các chế độ lái tàu ưu nhược điểm
1. Lái tay
Sau khi khởi động xong máy lái thì việc điều khiển tàu được thực hiện trực tiếp bằng việc điều khiển vôlăng lái, góc bẻ lái theo yêu cầu sẽ được chỉ thị trên mặt chỉ báo (Rudder order indicator). Khi bánh lái quay được tới góc bẻ lái yêu cầu thì kim chỉ báo góc bẻ lái thực sẽ cho ta biết góc bẻ lái thực của bánh lái. Phương pháp lái tay, người ta còn gọi là phương pháp lái theo lệnh. Trong quá trình lái người thuỷ thủ thực hiện trực tiếp quay vôlăng theo lệnh của sỹ quan. Trong khi lái phải chú ý nghe lệnh, thực hiện lệnh, trả lời lệnh một cách nhanh chóng.
Trong trường hợp quan sát thấy cần thiết phải đổi hướng cho tàu mà chưa thấy sỹ quan ra lệnh, lúc đó người thuỷ thủ lái phải nhắc khéo người sỹ quan đưa ra lệnh mới bằng cách nhắc lại lệnh cũ đã được thực hiện rồi.
Trong trường hợp lái thẳng thế thì người lái phải quay vôlăng lái sao cho tàu hành trình theo một hướng cố định bằng cách lái căn cứ vào các mục tiêu cố định trước mắt, hoặc lái theo la bàn, hoặc căn cứ theo 2 cột trước mũi. Trong phương pháp này người thuỷ thủ phải tuyệt đối tuân thủ theo lệnh của sỹ quan chỉ huy, không được tuỳ tiện đổi hướng đi của tàu hoặc thực hiện sai lệnh bởi vì vậy sẽ gây nguy hiểm cho con tàu. Khi chuyển từ lái tự động sang lái tay thì vôlăng lái (Steering wheel) phải được đưa về vị trí 0 tức là kim chỉ thị góc bẻ lái yêu cầu ở giữa mặt chỉ báo, sau đó bật công tắc chức năng về vị trí MAN.
Trong trường hợp lái theo la bàn điện thì phải chờ cho la bàn hoạt động ổn định và tiến hành đồng bộ la bàn phản ảnh với la bàn chính.
*Chú ý: sau mỗi ca trực hoặc thay thuỷ thủ lái cần kiểm tra hoạt động của hệ thống lái thuỷ lực bằng cần lái lever ở cả 2 van điện từ N01 và N02.
2. Lái tự động
Khi la bàn điện đã ổn định theo hướng bắc nam và việc đồng bộ la bàn phản ảnh và la bàn chính đã thực hiện xong thì phương pháp lái tự động theo la bàn sẽ được tiến hành như sau:
- ấn và xoay núm đặt hướng (núm số 9) sao cho kim chỉ góc đặt hướng trùng với hướng đặt.
- Bật công tắc chức năng sang vị trí AUTO, lúc này tàu sẽ đi theo hướng yêu cầu.
- Cách chuyển hướng đi trong lái tự động: khi tàu đang ở chế độ lái tự động muốn chuyển hướng ta nhấn nút COURSE SETTING KNOB (núm số 9) và xoay kim chỉ góc đặt hướng chỉ vào hướng đi yêu cầu, khi đó tàu sẽ chuyển hướng đi mới.
- Trong lái tự động khi hướng đi thay đổi quá 150 thì chuông báo động lệch hướng sẽ kêu và khi hướng đi thay đổi dưới 150 thì nó sẽ tắt.
*Chú ý: khi đặt hướng trong trạng thái tự động mà góc đặt hướng là lớn thì ta không được xoay núm số 9 liên tục mà ta phải xoay núm số 9 sao cho kim đặt hướng lúc đầu dịch chuyển được 100, sau đó ta quan sát thấy mũi tàu đã dịch chuyển được 50 thì ta lại dịch chuyển kim đặt hướng thêm 50 nữa. Khi mũi tàu dịch chuyển được 50 tiếp theo ta xoay núm số 9 sao cho kim đặt hướng dịch chuyển 50 và cứ như vậy ta chuyển kim đặt hướng tới hướng cần đặt.
- Công tắc điều chỉnh trong lái tự động.
+ Điều chỉnh thời tiết: từ nguyên lý hoạt động của hệ thống ta thấy rằng cứ mỗi khi có sự chênh lệch về hướng đi giữa hướng đặt và hướng thực tế, lập tức sẽ có tín hiệu điều chỉhh bánh lái đưa về hướng đã định. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết sóng gió... có tác động ảnh hưởng mạnh đến con tàu làm cho con tàu liên tục bị chao đảo về hai mạn. Do đó dễ gây ra hiện tượng quá tải làm hư hỏng máy lái. Vì vậy người ta đưa vào núm điều chỉnh thời tiết có giá trị từ 1 đến 12, khi biển lặng ta đặt giá trị 0, khi biển động ta đặt giá trị từ 0 đến 12 tuỳ theo điều kiện thời tiết sóng gió.
+ Điều chỉnh góc bẻ lái và tốc độ bẻ lái để tăng chất lượng lái tự động tức là làm sao nhanh chóng đưa tàu trở về hướng đi và bánh lái không phải bẻ nhiều, ta dùng núm RUDDER ADJ và RATE ADJ điều chỉnh. Việc điều chỉnh này phụ thuộc vào tải trọng, loại tàu... do đó phải có chuyên gia kỹ thuật tính toán cho từng loại tàu.
3. Lái cần
Bật công tắc cấp nguồn cho máy lái về vị trí EMER. Để bánh lái quay sang phải hoặc sang trái ta quay cần gạt Lever sang vị trí S hoặc P. Khi quay cần sang vị trí S bánh lái sẽ quay sang phải và ngược lại khi quay cần sang vị trí P bánh lái sẽ quay trái. Khi quay cần Lever ta phải giữ cần, nếu để dừng bánh lái tại góc bẻ lái yêu cầu ta quay cần gạt về giữa, để đưa bánh lái về vị trí 0 ta quay cần Lever về phía ngược lại. Khi lái tàu theo phương pháp này thì ơphải thường xuyên qua sát góc bẻ lái thực trên thiết bị chỉ báo góc bẻ lái thực (RUDDER ANGLE INDICATOR).
4. Lái sự cố
Trong trường hợp vì lý do nào đó các phương pháp lái trên không thực hiện được thì ta có thể dùng phương pháp lái sự cố bằng cách sử dụng bơm tay bơm trực tiếp đẩy dầu lên xilanh để quay bánh lái. Khi sử dụng ta chỉ việc bật công tắc mở van dầu ở gần tay bơm, khi muốn bơm dầu sang xilanh bên trái hoặc phải ta chỉ việc bật công tắc mở van dầu sang trái hay phải. Sau đó dùng bơm tay để bơm dầu vào xilanh đẩy piston sang trái hoặc sang phải theo yêu cầu của người lái. Khi lái ở chế độ này quan sát góc bẻ lái trên kim chỉ báo góc bẻ lái thực được nối cơ với bánh lái.
*Chú ý: khi thực hiện chế độ lái này xong thì phải để công tắc đóng mở van ở vị trí giữa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top