Mau van te, cung

 Văn khấn ngày Giỗ Thường

Văn khấn khi cúng giỗ

Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất

Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất. Nên vào ngày giỗ của Tổ Tiên, nhà giàu thì có tổ chức cúng lễ linh đìnhmời họ mạc gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì bát cơn, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang, cây đèn dầu cúng người đã khuất.

Theo tục xưa:

Nếu bố đã chết thì phải khấn là: Hiển khảo

Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ

Nếu ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo

Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ

Nếu cụ ông đã chết thì hải khấn là: Tằng Tổ Khảo

Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ

Nếu anh em đã chết thì hải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ

Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội

Nếu cô dì chú bác đã chết thì hải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội

Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên.

Vài điều cần lưu ý khi cúng giỗ Tổ Tiên

Đối với ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng (còn gọi là giỗ trọng) thì ngày hôm trước ngày giỗ cần phải có cúng cáo giỗ. Ngày hôm cúng cáo giỗ còn gọi là ngày tiên thường.

Cúng cáo giỗ là để báo cho người đã khuất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời là để báo với Thần linh, Thổ Địa nơi để mộ người đã khuất cũng như Công Thần Thổ Địa tại gia cho phép hương hông người đã khuất được về hưởng giỗ. Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoài mộ. Trong cúng cáo giỗ phải cúng Công Thần Thổ Địa trước, cúng Gia tiên sau. Ngoài việc khấn mời vong linh người được giỗ ngày hôm sau, còn phải khấn mời vong linh hương hồn Gia tiên nội ngoại cùng về dự giỗ. Nhân dịp cúng giỗ ngoài mộ cần đắp sửa lại mộ phần.

Trong cúng giỗ đúng vào ngày mất của người được hưởng giỗ cần phải cúng mời người được hưởng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hai họ nội, ngoại từ bậc cao nhất trở xuống và cuối cùng là cáo thỉnh gia thần cùng dự tiệc giỗ.

1. Ý nghĩa: Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi.

Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tn rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên khonong cần thiết phải cúng giỗ nữa.

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con chúa nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.

Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.

2. Sắm lễ: Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).

Theo tục xưa, trước ngày trọng giỗ như: giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng còn có lễ Tiên Thường. Tiên Thường là ngày giỗ trước. Trong ngày Tiên Thường người đứng giỗ phải làm lễ báo với Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ. Sau đó, gia chủ ra mộ người được hưởng giỗ để làm lễ mời Tiên linh về dự giỗ, đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.

Trong ngày Tiên Thường, gia chủ phải làm hai lễ: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và khấn theo văn khấn:

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào ngày Tiên Thường

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …………………………………………………….

Ngày trước giỗ - Tiên Thường…………………………………………………………….

Tín chủ con là:…………………………………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………….

Nhân ngày mai là ngày giỗ của……………………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………

Chính ngày giỗ của………………………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mới………………………………………………………………………

Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………………..

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngàu Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày …………… tháng …………….năm………………………………

Ngày trước giỗ - Tiên Thường

Tín chủ (chúng) con là……………………………………………………………………

Ngụ tại…………………………………………………………………………………….

Nhân hôm nay là ngày giỗ của…………………………………………………………….

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh.

Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ (chúng) con là……………………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………

Là chính ngày Cát Kỵ của…………………………………………………………………

Thiết nghĩ………………….(dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời………………………………………………………………………

Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………………..

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ Thường – Cát Kỵ là ngày kỷ niệm người chết qua đời. Đây là điều quan trọng nhất trong phụng sự Tổ Tiên. Con cháu phải nhớ ngày này để làn tròn bổn phận với người mất.

Suốt từ lúc cáo giỗ ngày Tiên Thường cho đến hết ngày hôm sau, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương.

Dùng thủ lợn hoặc thủ bò để thờ Thổ Công trong ngày giỗ.

Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ.

Khách lễ trước bàn thờ: 4 lạy 3 vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.

Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị lễ.

Gia chủ đứng thẳng, chắp hai tay giơcao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống hai tay đang chắp (thể thủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên.

Sau khi gia chủ, con cháu, bạn bè thân hữu, khách khứa khấn lễ xong. Đợi hết ba tuần hương thì gia chủ lế tạ, hóa văn khấn, hóa vàng, rồi xin lộc hạ lễ.

Cuối cùng gia chủ bày bàn, bày mâm cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giõ, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất và thăm hỏi lẫn nhau.

Văn khấn cầu tự

Nam mô A Di Đà Phật !

Chuẩn bị lễ vật:

- 13 tờ tiền

- 13 loại quả khác nhau

- 13 đồ chơi trẻ con.

Bài cúng:

Nam mô A Di Đà Phật !

Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương Phật, Chư Phật 10 phương.

Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơi bản địa ở khu vực này.

Đệ tử con là ……………………sinh ngày…………………………....

Cùng chồng/vợ……………………….sinh ngày…………………………..

Ngụ tại:……………… ………………………………..........

Hôm nay nhân gày lành tháng tốt, khí tiết năm ………bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng đâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc xum vầy truyền vào hậu thế.

Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm - Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợi chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/ con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.

Con lạy quan Nàm tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Tảng đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quân âm bồ tát chí đức tôn linh hiển thành thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để Ông Bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.

Chúng con người trần nhục nhãn nan chi, việc trần thế chưa tường việc âm chưa tỏ. Thânh sinh nơi trần tục mệnh bởi cung trời cầu xin Thần Phật đức độ cao dầy, hạ trần giáng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế.

Gia đình chúng con bút son thêm số, sổ ngọc thêm năm vượng đinh vượng tài, thêm người thêm của. Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chảy đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin yết cáo tôn thần cùng dân sớ trạng CẦU TỰ xin tỏ tấc thành giáng ban trăm phúc.

Trăm lạy các tôn linh. Cúi nhờ ơn đức.

Sở nguyên thành tâm. Con xin cảm tạ.

Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dầy cho chúng con được toại nguyên đường con cái.

Tạ lễ 3 lễ - 5 lạy.

Chú ý:

Sau khi lễ mỗi lễ lấy về 1 thứ.

Trên đường về nhà mua thêm 1 xuất đò (nếu đi đò), mua thêm 1 xuất ăn (nếu vào quán ăn)

Trình tự dâng lễ

- Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễtại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

- Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

- Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

- Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

- Thứ tự khi thắp hương:

Thắp từ trong ra ngoài

Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.

Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.

Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.

Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.

Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.

Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.

Văn khấn

Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dângcúng cũng được.

Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.

Văn khấn Thần Tài

Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.

1) Ý nghĩa

Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.

Người xưa thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh xuất phát từ điển tích:

Có một tên lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ.

Hóa ra Như Nguyện chính là Thần Tài hiện hình. Từ đó người ta lập bàn thờ để thờ. Lại có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm là vậy. Vì người ta sợ hót rác là hót luôn cả Thần Tài trong đó thì việc làm ăn sẽ không phát đạt. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây.

2) Bàn thờ Thàn Tài

Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công.

Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thếp vàng, phía trong khảm bài vị Thần Tài hoặc là thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết lên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung sau:

Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,

Tiền hậu địa Chúa Tài thần.

Hai bên bài vị có câu đối:

Thổ năng sinh bạch ngọc,

Địa khả xuất hoàng kim.

Có nghĩa là:

(Đất hay sinh ngọc trắng

Đất cũng cho vàng ròng).

Nội dung câu đối có thể thay nhưng bao giờ cũng phải có một đôi.

Trước bài vị là bát hương kê trên 100 thoi vàng giấy. Hai bên là hai cây đèn nhỏ đủ thắp. Trong khám đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng bày hao quả, phẩm vật khi cúng lễ.

Có nhà khắc lên khám mấy chữ đại tự và có đôi câu đối ca tụng sự giúp đỡ của Thần Tài và cầu mong của gia chủ.

3) Cúng Thần Tài

Người xưa cúng Thần Tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ , Tết, Sóc Vọng mà vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin. Ngày thường, người ta cúng Thần Tài đơn giản, chỉ có trầu, nước, trái cây,….Còn trong các dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng thì cúng Thần Tài bằng cỗ mặn.

Thông thường người ta chỉ thắp hương thờ Thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.

Văn khấn Thần Tài

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

- Con kính lạy Thần tài vị tiền.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………...

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn thần Thổ Công

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

1) Ý nghĩa.

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

2) MŨ THỔ CÔNG

Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

3) CÚNG THỔ CÔNG

Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

4) TẾT THỔ CÔNG

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).

5) VĂN KHẤN THỔ CÔNG

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn khấn Thổ Công

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là………………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn lễ nhập trạch

Lễ Nhạp Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc,ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi.

Ý nghĩa:

Lễ Nhạp Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ phải tuân thủ các qui định cổ truyền là:

- Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới.

- Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.

- Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

Sắm lễ:

Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà...

Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước...... lễ vật để cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Lễ vật được để lên bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ Thần linh xin nhập vào nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp và đun nước.

Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách.

Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm ở nhà mới.

Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi nới dọn dẹp đồ đạc.

Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và Tổ tiên...

Người có chửa thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội ''Thần thai''

Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ.

Theo ông bà ta xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ.

Văn khấn:

Văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần:

- Văn khấn Thần linh.

- Văn khấn cáo yết gia tiên

Văn khấn thần linh

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Hôm nay là ngày..... tháng.... năm.... tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh .

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:..................................... và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn các Yết Gia Tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy Tiên nội ngoại họ...........................

Hôm nay là ngày......... tháng.:....... năm..........

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ.................... thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam nô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Khi chuyển nhà, khi phải sửa chữa lớn

Khi chuyển nhà, sửa chữa lớn cần phải làm lễ cúng tôn thần, gia tiên để mọi việc được hanh thông

Văn khấn

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Quan Đương niên.

- Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:................

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo….. căn nhà ở địa chỉ……….. ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi soi xét và cho phép được động thổ.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu củ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để động thổ, khởi công dựng nhà.

Khi bắt đầu khấn và lúc động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất việc động thổ xong, mới trở về.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: