Văn án
"Kẻ trước mắt chưa đã là kẻ thành tâm, kẻ sau lưng chưa chắc đã là kẻ ám toán.
Tam cung lục viện, rắn rết độc tâm, trải qua bao đời, hậu vị vẫn chỉ duy nhất một chủ,
tuyệt chưa thấy kẻ thứ hai dám tranh giành phượng ấn."
Năm Luân Đức thứ mười, Tiêu Nguyệt được phong là Thái Tử Phi, khi ấy mới tròn 12 tuổi, Thái Tử đã 19. Cùng năm, Tiêu Nguyệt theo chân phu quân dẹp loạn phía Đông đất nước, đồng thời cứu được Thế Tử Di Quốc.
Năm Luân Đức thứ mười một, Tiêu Nguyệt thay mặt trượng phu cùng phụ thân dẹp phản loạn phía Tây, cứu được công chúa Tây Hung. Tiêu lão gia được phong làm Trấn Bình Quốc Công, ban cho vô số vàng bạc, ân sủng vua ban, ngàn đời không hết.
Năm Luân Đức thứ mười hai, Luân Đức hoàng đế vì bệnh nặng đột ngột qua đời, Hiếu Vũ Hoàng Hậu cũng vì đau khổ sinh bệnh mà theo phu quân về nơi hoàng tuyền. Triều đình lục đục, cả nước loạn lạc vì quan lại nhũng nhiễu, chiến tranh nơi biên cương lần lượt nổ ra.
Giữ năm Luân Đức thứ mười hai, Tiêu Nguyệt và Thái Tử là Khương Vũ Liêu thiết lập lại bộ máy quan lại, thay nhau Đông Tây Nam Bắc dẹp loạn, huyết tẩy toàn bộ dòng dõi hoàng gia uy hiếp ngai vàng của Khương gia, những kẻ có mưu đồ phản chính tuyệt giết không tha. Năm ấy, Tiêu Nguyệt 15 tuổi, Thái Tử đã 21.
Sau 2 năm chinh chiến và tranh đấu hoàng quyền, Khương Vũ Liêu theo ý chỉ của Luân Đức Hoàng Đế trước khi băng hà, lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Nguyên Minh Hoàng Đế, miến hiệu là Vũ Tông, phong Tiêu Nguyệt lấy thụy hiệu Chiêu Dương Hoàng Hậu, miến hiệu là Ôn Hậu.
Năm Nguyên Minh thứ nhất, Ôn Hậu thay mặt hoàng đế, chiêu mộ nhân tài, lập khoa thi cử, lập tỷ thí võ nghệ, chiêu binh cho quân đội, phong Tư Mã Trường làm đại tướng quân canh giữ bốn phía, phong Thượng Quan Khải làm đội trưởng Cẩm Y Vệ, phong Phó Huyền Lăng làm thừa tướng. Ổn định tứ gia, siết chặt quan lại, ba năm miễn thuế, chia đất cho dân, kinh tế đi lên, chính trị càng ngày càng thu phục lòng người.
Năm Nguyên Minh thứ ba, Nguyên Minh Hoàng Đế ban cho Trấn Bình Quốc Công, 6 tòa thành trì phía Bắc, phong con trai trưởng làm phó tướng quân canh giữ phía Đông biên cương, phong cho nhị vị muội muội song sinh của Ôn Hậu từng cùng Ôn Hậu rong ruổi sa trường làm Hiếu Thuận Phu Nhân và Hiểu Chinh Phu Nhân.
Năm Nguyên Minh thứ tư, Ôn Hậu lâm bệnh nặng, Nguyên Minh Hoàng Đế ra lệnh mời thần y ở ẩn về chữa trị, cùng năm phía Nam có phản động, Nguyên Minh Hoàng Đế ngự giá thân chinh. Khi đang khải hoàn trở về sau chiến thắng, bị ám toán, Ôn Hậu đứng trước cổng thành, thân thể chưa hồi phục liền liều mạng tới đỡ một nhát kiếm cho Hoàng Đế.
Năm Nguyên Minh thứ năm, Hiếu Thuận Phu Nhân và Hiểu Chinh Phu Nhân chết yểu, Ôn Hậu đau lòng quá độ lại lâm bệnh triền miên, Nguyên Minh Hoàng Đế ban cho Trấn Bình Quốc Công phủ thêm 2 tòa thành trì, đồng thời cho khởi xây hai tượng của hai vị phu nhân đã có công với đất nước.
Năm Nguyên Minh thứ sáu, Nguyên Minh Hoàng Đế lâm bệnh nặng, không qua khỏi, Ôn Hậu dưới gối không có người nối dõi, phong Thất hoàng tử do thân Nhã Phi sinh thành lên làm hoàng đế,phong Nhã Phi làm Trung Cung Thái Phi, Khương Quan Ngọc lên ngôi lấy niên hiệu là Quan Nhân Hoàng Đế, không có miến hiệu. Đổi phong hào của Tiêu Nguyệt thành Khang Tĩnh Thái Hậu, năm ấy Tiêu Nguyệt 23 tuổi.
Năm Quan Nhân thứ nhất, Quan Nhân Hoàng Đế cho xây An Thọ tự tặng cho Trung Cung Thái Phi, xây Lan Nhiên Đình tặng cho Khang Tĩnh Thái Hậu, ban cho Trấn Quốc Bình Quốc Công phủ 3 tòa thành trì, ban cho Nhạn gia 5 tòa thành trì cùng dãy rừng phía Tây.
Sau khi Khương Quan Ngọc lên ngôi, Tiêu Nguyệt lui sau hậu cung, an ổn hưởng nốt quãng đời còn lại, không màng thế sự. Trung Cung Thái Phi cũng trước sau như một không màng quyền thế, không màng vinh hoa, hàng tháng thường xuyên tới An Thọ tự ăn chay niệm phật.
Năm Quan Nhân thứ hai, Khương Quan Ngọc bị ám sát, một lần nữa Khang Tĩnh Thái Hậu đỡ lấy cung tên, thương nặng, thái y phán rằng, cả đời không thể rời giường nửa bước. Trung Cung Thái Phi hay tin liền trở về hậu cung, chăm sóc Thái Hậu. Từ đó, hậu cung được thắt chặt nghiêm ngặt, Quan Nhân Hoàng Đế cũng siết chặt hơn việc an toàn của hoàng gia.
Giữa năm Quan Nhân thứ hai, Quan Nhân hoàng đế trúng độc mà chết, Trung Cung Thái Phi đau buồn u uất, cả năm trời không rời khỏi Khang Thọ Cung của Khang Tĩnh Thái Hậu, Khang Tĩnh Thái Hậu thêm một lần đứng ra dẫn dắt triều đình, huyết tẩy một lượt những kẻ có mưu đồ bất chính, gia tộc bất nghĩa, rồi phong cho Tứ vương gia - thân sinh của Y Phi đã chết sau khi sinh lên làm Hoàng Đế. Năm ấy, Tiêu Nguyệt 25 tuổi.
Tứ vương gia tên là Khương Tĩnh Hiên, năm nay hắn tròn 18 tuổi, năm 14 tuổi hắn được Quan Nhân Hoàng Đế ban phong hào là Luân Vương, đất phong nằm trong kinh thành, sản nghiệp của hắn dường như cả đất nước không có nơi nào là không có. Từ nhỏ mất mẫu thân cũng là do một tay Nhã Phi nuôi nấng, là huynh đệ thân thiết của Khương Quan Ngọc, hiển nhiên khi còn tại vị Khương Quan Ngọc hết mực quan tâm, sủng ái vị đệ đệ này. Chưa kể tới, hắn là một người có tài, văn võ song toàn, khó ai sánh kịp, có điều chân không lành lặn, thân thể ốm yếu. Nếu như vị tứ vương gia này là một nam nhân lành lặn về thân thể thì đích xác vị cửu ngũ chí tôn kia chưa chắc Khương Quan Ngọc đã được chạm tới.
Giờ Khang Tĩnh Thái Hậu phong vị cho vị tứ vương gia này có ý tứ gì? Vương gia hoàng gia không thiếu, người có tài lại càng không, nay lại chọn một vị thân bại, ốm yếu đây là thu lại quyền lực của Khương gia? Tiêu gia trải qua ngàn đời, vẫn luôn vững mạnh như vậy, lần lượt các đời hoàng đế, nữ nhân Tiêu gia không hoàng hậu cũng là quý phi, trưởng tử, nam nhân không là thượng thư, thừa tướng, cũng là tả thị lang, cũng là phó tướng. Không nói những đời khác, mà ngay cả Nguyên Minh Đế cũng có chút ngứa mắt Tiêu gia này, tuy rằng bản thân ban thưởng, cũng chỉ là nể mặt tình nghĩa phu thê, cũng như công lao của Tiêu Nguyệt đối với hắn, đối với đất nước.
Chẳng nhẽ Khang Tĩnh Thái Hậu muốn nắm giữ cả giang sơn? Liệu thiên hạ này có đổi chủ?
"Tiêu gia không phú cũng phải quý.
Tiêu gia không nắm trọn giang sơn,
cũng phải nắm bằng được một nửa giang sơn."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top