matketing quoc te kotler
Phần I
Tổng quan về thương mại quốc tế
1. Nguồn gốc của Marketing quốc tế : Cơ hội và thách thức
Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn.
Khác nhiều công ty của Mỹ, không chủ đích hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, Beatrice Foods - một công ty thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng lớn thứ 2 ở Mỹ đã tự nhận mình là một doanh nghiệp quốc tế mà trong đó Mỹ là một trong các thị trường công ty đang hoạt động. Mong muốn trở thành công ty đứng đầu thế giới như tập đoàn Nestle.A của Thụy Sĩ. Công ty Beatrice đã nhận ra điều tất yếu rằng nếu là một pháp nhân Mỹ hoạt động theo luật pháp Mỹ thì sẽ bị giới hạn hoạt động và gặp những khó khăn về thuế. Công ty này đã từ bỏ quốc tịch Mỹ bằng việc chuyển trụ sở đăng ký sang quốc gia khác, mặc dù trụ sở chính vẫn ở Chicago. Từ "foods" trong tên của tập đoàn này trước đây nhằm ngụ ý Beatrice Foods là một công ty Mỹ có thể sẽ được loại bỏ. Mục tiêu của công ty Beatrice trong 10 năm tới là tăng doanh thu trên thị trường quốc tế từ 23% so với tồng doanh thu lên 40%.
Trường hợp của công ty Beatrice đã nêu lên tầm quan trọng của marketing quốc tế và sự mong muốn chuyển đổi từ công ty quốc gia thành công ty đa quốc gia. Khi cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ thì các công ty nếu không có khuynh hướng quốc tế hoá kịp thời sẽ gặp nhũng ảnh hưởng bất lợi. Một doanh nghiệp khôn ngoan phải có tâm lý quyết đoán và cái nhìn tiến bộ, linh hoạt về thị trường thế giới hơn là chỉ phản ứng hay tự vệ. Theo đó mà các vấn đề có thể gặp phải sẽ được chuyển thành những thử thách hay cơ hội.
Cuốn sách này tập trung vào việc lập kế hoạch, tiến hành thực hiện và kiểm soát các nguồn lực hợp tác với mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá các cơ hội thị trường toàn cầu. Cuốn sách đánh giá tầm quan trọng của marketing quốc tế, đối với Mỹ và đối với cả thế giới. Mở rộng hơn là sự đánh giá tầm ảnh hưởng của các nền văn minh khác nhau trên thế giới tới quá trình marketing quốc tế. Sách đưa ra quan niệm rõ ràng, đầy đủ về các khái niệm và vấn đề cơ bản trong thương mại quốc tế nói chung và marketing quốc tế nói riêng. Cuối cùng, sách sâu chuỗi các khái niệm và kĩ năng marketing căn bản thành một hệ thống nằm trong thế giới thương mại, gắn kết trực tiếp chúng với các quyết định marketing quốc tế mà trọng tầm là sự hợp tác trong marketing.
Sách tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết. Cụ thể là phần 1 và 2 đưa ra cái nhìn tổng quát về thương mại thế giới và môi trường kinh doanh trên thị trường thế giới. Phần 3 tập trung vào việc lập kế hoạch thâm nhập thị trường, nhấn mạnh vào các vấn đề thông tin thị trường, phân tích thị trường và các chiến lược xâm nhập thị trường. Phần 4 đề cập tới vấn đề đưa ra quyết định marketing - cũng là phần quan trọng nhất của cuốn sách. Phần 5 là những quyết định tài chính trên thị trường thế giới. Phần này bạn đọc có thể không cần quan tâm nhiều, nhưng không nên hoàn toàn bỏ qua, bởi vì thị trường tài chính xuyên suốt các quốc gia luôn có mối quan hệ chặt chẽ, không thể đưa ra các quyết định tài chính nếu không có sự cân nhắc các vấn đề tài chính có liên quan.
Bắt đầu mỗi chương là một ví dụ minh hoạt về marketing, một nghiên cứu ngắn gọn về thế giới kinh doanh nhằm giúp cho việc giới thiệu nội dung của từng chương. Các đoạn quảng cáo và các ví dụ marketing thực tế sẽ được sử dụng trong các chương cho mục đích minh hoạ. Kết thúc chương là đoạn tóm tắt, các câu hỏi về những khái niệm bao trùm, một bài thảo luận để bạn đọc có thể đưa ra các ý kiến tranh luận, đưa ra một hay nhiều trường hợp khác nhau để có thể cùng phân tích. Chú ý rằng các số liệu tương ứng xuất hiện ở cuối chương là những số liệu thực tế và trích dẫn.
Thông qua cái nhìn tổng quan về marketing quốc tế, chương này trả lời câu hỏi marketing quốc tế bao gồm những đối tượng nào, bao gồm cái gì, tại sao có marketing quốc tế, thế nào là marketing quốc tế? Bài thảo luận bắt đầu bằng một ví dụ về việc marketing nói chung được định nghĩa ra sao và định nghĩa này được hiểu thế nào trong marketing quốc tế. Bên cạnh đó chương này cũng đề cập đến vai trò của marketing trong các nền kinh tế. Để tránh những quan niệm sai lầm thường thấy, một nghiên cứu rõ ràng và toàn diện về lợi ích của thương mại quốc tế sẽ được trình bày. Chương 1 sẽ xem xét những tiêu chuẩn phải được xác định khi một công ty chuyển đổi thành công ty đa quốc gia. Cuối cùng chương 1 cũng sẽ nghiên cứu các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến sự thất bại của một số công ty Mỹ khi kinh doanh tại các thị trường nước ngoài năng động.
Quá trình của marketing quốc tế.
Trước khi nghiên cứu về marketing quốc tế, cần phải hiểu marketing là gì và nó hoạt động ra sao trên phạm vi quốc tế. Do có rất nhiều sách vở nói về marketing nên hiện nay có rất nhiều định nghĩa về marketing đang được sử dụng. Phần lớn các định nghĩa này thường có điểm chung và trình bày những khái niệm cơ bản về marketing theo cùng một cách. Mọi định nghĩa đều được chấp nhận miễn là hội tụ đủ các yếu tố thiết yếu, và với điều kiện ta cũng có thể chỉ ra được các ưu điểm cũng như hạn chế của định nghĩa đó.
Một trong những định nghĩa về marketing được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa mà Hiệp Hội Marketing Mỹ (AMA) đã sử dụng trong nhiều thập kỷ qua: marketing là "một đặc tính của các hoạt động kinh doanh nhằm định hướng nguồn hàng hoá và dịch vụ mà người cung cấp đưa ra về phía khách hàng hoặc người sử dụng". Để định nghĩa marketing quốc tế, một số chuyên gia chỉ đơn giản kèm theo một cụm từ "đa quốc gia" vào sau định nghĩa về marketing vừa nêu. Mặc dù định nghĩa của Hiệp Hội Marketing Mỹ tỏ ra hữu dụng trong một số trường hợp, nhưng nó lại trở nên thiếu xót trong một vài trường hợp giả định mặc nhiên. Những hạn chế này càng trở nên lớn hơn khi định nghĩa được mở rộng ra thành marketing quốc tế.
Một hạn chế của định nghĩa này là nó đã giới hạn marketing chỉ là "các hoạt động kinh doanh". Một hạn chế khác nữa là định nghĩa áp đặt rằng một sản phẩm khi sản xuất xong thì phải sẵn sàng được đem bán cho khách hàng trong khi rất nhiều trường hợp một công ty phải định rõ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trước khi tạo ra một sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhu vậy hướng của định nghĩa này là "chúng ta bán những gì chúng ta làm" mà đáng ra là "chúng ta làm cái ta có thể bán". Chức năng của marketing chưa trọn vẹn vì định nghĩa dừng lại khi hàng hoá được bán đi, mà sự hài lòng của khách hàng sau khi mua mới có tính chất quyết định trong những lần mua hàng tiếp theo. Chính những lời phàn nàn của những nhà nhập khẩu Châu á và của những người sử dụng là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các công ty Mỹ khi họ cung cấp phụ tùng thay thế và dịch vụ hậu mãi cho các thiết bị đã bán.
Thêm một hạn chế của định nghĩa này là sự tiêu tốn tiền của khi quá nhấn mạnh vào việc phân phối các sản phẩm đi các nơi so với các khía cạnh khác của quá trình kếp hợp marketing. Phải thừa nhận chính định nghĩa nhỏ hẹp này đã là nguyên nhân làm cho một số công ty Mỹ nghĩ rằng chức năng kinh doanh quốc tế của họ chỉ đơn giản là xuất khẩu những sản phẩm có thể được từ một nước này sang một nước khác.
Cụm từ "đa quốc gia" khi được thêm vào định nghĩa cũng không loại bớt đi được các hạn chế của định nghĩa này. Hơn nữa, cụm từ này cường điệu hoá những nét giống nhau giữa các quốc gia, bên cạnh đó còn quan niệm bản chất của marketing quốc tế một cách quá đơn giản khi nhìn nhận quá trình xử lý marketing như một bản sao chép các quyết sách và sử dụng chúng giống nhau tại mọi địa điểm kinh doanh khác nhau.
Vào năm 1985, một định nghĩa mới đã khắc phục được hầu hết những hạn chế này được Hiệp Hội Marketing Mỹ thông qua. Theo đó, nó được sử dụng như một định nghĩa cơ bản của marketing quốc tế và được phát biểu như sau: marketing quốc tế là quá trình xử lý mang tính chất đa quốc gia trong việc lập kế hoạch và thực thi các công đoạn hình thành, định giá, quảng bá, phân bố những ý tưởng, hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các trao đổi để có thể thoả mãn những yêu cầu của cá nhân hay tổ chức. Trong định nghĩa mới được thông qua bởi Hiệp Hội Marketing Mỹ này chỉ có một từ "đa quốc gia" được thêm vào. Với ngụ ý rằng những hoạt động marketing phải được một vài quốc gia cùng tham gia, và những hoạt động này bằng mọi cách nên được liên kết xuyên suốt giữa các quốc gia.
Nhưng dịnh nghĩa mới này vẫn không hoàn toàn thoát khỏi những mặt hạn chế. Với việc tách riêng những yêu cầu của cá nhân thành một phần và những yêu cầu của tổ chức thành một phần khác, định nghĩa đã quá tách biệt mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức. Kết quả là, nó đã loại trừ marketing mang tính chất công nghiệp, loại marketing này đòi hỏi những giao dịch diễn ra giữa hai tổ chức với nhau. Trong thế giới marketing quốc tế,.....
Tuy nhiên, định nghĩa này đã thực sự có được một số ưu điểm. Nó gần giống như định nghĩa dễ hiểu, được thừa nhận rộng rãi đã được Hiệp Hội Marketing Mỹ đưa ra trước đây. Trong nhiều phương diện, định nghĩa này đã đưa ra một cách chi tiết những tính chất cơ bản của marketing quốc tế. Đầu tiên, định nghĩa làm sáng tỏ những gì được trao đổi không chỉ hạn chế là những sản phẩm hữu hình (hàng hoá) mà nó còn bao gồm cả những ý tưởng được hình thành, những dịch vụ được cung cấp. Khi Mỹ muốn quảng bá ý tưởng hạn chế việc sinh đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ, công việc này phải nên được coi là một quá trình marketing quốc tế. Minh hoạ kèm theo 1-1 và 1-2 chỉ ra hai tổ chức này đã làm thế nào để thực hiện ý định quảng bá cho việc bảo vệ rừng nhiệt đới. Cũng như vậy, những dịch vụ được cung cấp hay những sản phẩm hữu hình đều thích hợp đối với định nghĩa này, bởi vì những chuyến bay, dịch vụ tài chính, dịch vụ quảng cáo, tư vấn quản lý, nghiên cứu marketing, và nhiều thứ khác đều đóng một vai trò rất quan trọng trong cán cân thương mại của Mỹ.
Thứ hai, định nghĩa này đã loại bỏ ngụ ý rằng marketing quốc tế chỉ thích ứng với những giao dịch mua bán hay thương mại. Chỉ có một vài điểm bất lợi nhỏ không đáng chú ý khi thực hiện marketing quốc tế. Công việc marketing của các tổ chức chính phủ và tổ chức tôn giáo là những điểm cần gạch chân. Những tổ chức chính phủ thường rất năng động trong việc marketing để có thể thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Chính quyền của bang Pennsalvania là một ví dụ, họ đã có những nhượng bộ trị giá 75 triệu USD để khuyến khích Volkswagen chọn Mỹ làm nơi tập trung thiết bị xây dựng nhà máy sản xuất. Con số này sẽ là không đáng kể gì khi so sánh với khoản miễn thuế và viện trợ trực tiếp của bang Illinois trị giá 276 triệu USD cho Chrysler Mitsubishi để họ đầu tư máy móc thiết bị. Cũng tương tự, Nissan, Honda, và Mazda cũng nhận được những khoản viện trợ hào phóng của các chính quyền Tennessee, Ohio, và Michigan cho từng công ty. Minh hoạ 1-3 cho thấy những người đân Canada tại tỉnh Saskatchewan đã cố gắng thu hút những nhà sáng chế nước ngoài như thế nào. Tôn giáo cũng là một công việc kinh doanh béo bở, thế nhưng hầu hết mọi người đều không muốn nhìn vấn đề này theo cách như vậy. Tôn giáo đã được marketing hàng thế kỉ nay. Những người thực hiện công việc này được biết đến nhiều có thể kể tới Billy Graham và Jimmy Swaggart. Chương trình truyền hình của họ được chiếu tại nhiều quốc gia. Những chuyến đi vượt đại dương của những nhân vật này tạo ra sự quảng bá hêt sức rộng rãi tại gia đình ở khắp các nước.
Thứ ba, định nghĩa này nhận ra rằng sẽ là không thích hợp nếu các hãng sản xuất tạo ra các sản phẩm rồi sau đó mới tìm kiềm thị trường để tiêu thụ. Sẽ là không thích hợp nếu nhà sản xuất đi tìm kiếm khách hàng cho những sản phẩm đã sản xuất, công việc sẽ mang tính logic hơn khi chúng ta tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước, sau đó sẽ tạo ra các sản phẩm để thoả mãn nhu cầu đó. Để đáp ứng những thị trường ở ngoài nước, quá trình này cần phải có những sản phẩm được cải tiến. Trong một vài trường hợp, nếu sản xuất sản phẩm theo cách thức này sẽ có thể đưa đến phương pháp mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngoài nước ( một sản phẩm mới là sản phẩm được tạo ra dành riêng cho thị trường ngoài nước). Phương hướng của công ty AT&T trước đây là thiết kế những sản phẩm dành riêng cho người tiêu dùng Mỹ, sau đó áp dụng với các sản phẩm cho những thị trường ngoài nước. Cho đên bây giờ công ty này đã hiểu rằng họ phải định hướng quản lý sao cho có thể nhìn xa hơn được những nhu cầu của thị trường Mỹ.
Thứ tư, định nghĩa này thừa nhận rằng địa điểm hay sự phân bố chỉ là một phần trong sự kết hợp marketing và khoảng cách giữa các thị trường làm cho nó không quan trọng hơn mà cũng chẳng kém đi so với những thành phần khác của quá trình kếp hợp này. Địa điểm, sản phẩm, việc quảng bá và giá cả (4P), 4 thành phần này phải thống nhất và xuyên suốt với mục đích đưa ra được một sự kếp hợp marketing được người tiêu dùng ưa chuộng.
Quy mô của marketing quốc tế.
Một cách để có thể hiểu khái niệm marketing quốc tế là xem xét những khác nhau và giống nhau của các định nghĩa về marketing nội địa, marketing ngoài nước, marketing so sánh, thương mại quốc tế, và marketing đa quốc gia. Marketing nội địa được định nghĩa là công việc thực hành marketing nằm trong phạm vi nghiên cứu hoặc những thị trường trong nước. Từ những triển vọng của marketing nội địa, các phương pháp marketing được sử dụng ngoài phạm vi thị trường trong nước là marketing ngoài nước. Như vậy, marketing ngoài nước bao gồm quá trình hoạt động marketing nội địa nhưng được thực hiện trong phạm vi một nước thứ hai. Một công ty của Mỹ sẽ thực hiện phương pháp marketing nội địa trên nước Mỹ và thực hiện phương pháp marketing ngoài nước tại Anh. Đối với một công ty của Anh thì ngược lại, họ thực hiện phương pháp marketing nội địa tại Anh và marketing ngoài nước tại Mỹ.
Phương pháp marketing so sánh được sử dụng với mục đích làm sáng tỏ hai hay nhiều hệ thống marketing, lớn hơn là xem xét những đặc thù của hệ thống marketing quốc gia, lợi ích của hệ thồng này với quốc gia đó. Những điểm giống nhau và khác nhau của các hệ thống sẽ được nhận biết. Theo đó, marketing so sánh đòi hỏi phải có hai quốc gia hoặc nhiều hơn và sau đó đưa ra một bản phân tích so sách các phương pháp marketing sẽ được sử dụng cho các quốc gia này.
Marketing quốc tế phải được phân biệt với thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế là luồng hàng hoá và tiền vốn lưu thông xuyên các nước. Trọng tâm của việc phân tích thương mại quốc tế là những điều kiện buôn bán và tiền tệ làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và quá trình trao đổi tài nguyên. Phương hướng kinh tế này đưa ra một cái nhìn máy móc về thị trường ở mức độ quốc gia, không đưa ra được cụ thể những điểm đáng chú ý trong quá trình marketing của 1 công ty để họ có thể can thiệp kịp thời. Trong khi đó marketing quốc tế nghiên cứu theo một cách khác, với mức độ thị trường thấp hơn, chúng liên quan tới nhau nhiều hơn, sử dụng các công ty như những đơn vị phân tích. Trọng tâm chính của quá trình phân tích nhằm câu hỏi những sản phẩm được sản xuất đã thành công hay thất bại như thế nào khi xâm nhập thị trường ngoài nước, tại sao, thêm vào đó là marketing đã có tác động thế nào vào quá trình tiêu thụ sản phẩm đó.
Một số chuyên gia marketing phân biệt marketing quốc tế (international marketing) và marketing đa quốc gia (multinational marketing) là hai quá trình khác nhau, họ cho rằng marketing quốc tế mang ý nghĩa là quá trình marketing giữa các quốc gia với nhau. Từ "international" theo cách đó ngụ ý rằng một công ty không phải là một tổ chức thành viên của thế giới mà đúng hơn chỉ là một cơ sở được thành lập dựa trên nền móng của một quốc gia. Với những chuyên gia này thì marketing đa quốc gia (hay marketing toàn cầu, trên toàn thế giới) sẽ có giới hạn lớn hơn, khi đó sẽ không có khái niệm ngoài nước và nội địa trong thị trường thế giới và những cơ hội mang tính toàn cầu.
Câu hỏi được đặt ra khi cần phân biệt những khác biệt khó nhận biết giữa marketing quốc tế và marketing đa quốc gia là rất quan trọng, đặc biệt khi những công ty đa quốc gia không có một khác biệt nào giữa hai giới hạn này. Với mục đích thảo luận thêm về chủ đề này, hai quá trình marketing quốc tế và marketing đa quốc gia sẽ được hoán đổi vị trí cho nhau. Thêm vào đó, bài học sẽ sử dụng ví dụ nước Mỹ ( cùng với Nhật, Tây Đức để mở rộng hơn một chút cho bài học) như một điểm gốc để đưa ra những ý kiến khác nhau xoay quanh quá trình marketing quốc tế. Không nên áp đặt phương pháp giải quyết vấn đề này thành một định hướng chủ đạo cho mọi quốc gia. Đúng hơn, phương pháp giải quyết này chỉ là một sự kiện xảy ra tất yếu, tại vì cuộc thảo luận sẽ sử dụng những quốc gia khác nhau như những điểm để tham khảo. Bên cạnh đó sẽ là thích hợp hơn nếu chúng ta chọn Mỹ là điểm gốc tại vì những người sử dụng cuốn sách này đầu tiên đều rất thân quen với thị trường nước Mỹ.
Không phải bàn cãi gì nữa khi ta nói rằng sự sống và cái chết là hai quy luật giống nhau trong tự nhiên. Có vẻ như sẽ là sai nếu chúng ta cho rằng marketing nội địa và marketing quốc tế là hai quá trình tương tự trong tự nhiên, nhưng không phải như vậy, có thể hiểu rằng quá trình marketing quốc không phải là cái gì khác mà chính là quá trình marketing nội địa với mức độ rộng hơn. Những ý kiến sai lầm có thể là nguyên nhân của việc đưa ra những quyết định chủ quan trong quá trình marketing kết hợp tại Mỹ khi chuyển sang những thị trường khác, giống như biểu diễn tại sơ đồ 1-4. Marketing nội địa bao gồm một tập hợp những
được bắt nguồn từ thị trường nội địa. Marketing quốc tế phức tạp hơn vì một nhà làm công tác thị trường phải giải quyết các vấn đề khó khăn về hệ thống tiền tệ, tài chính, pháp luật và văn hoá khác nhau. Ví dụ như: các công ty Mỹ làm việc ở Nam Phi phải đấu tranh với các tổ chức người da đen tại đó và cả với sự phản đối trong chính nước Mỹ. Phức tạp hơn là luật của một số Thành phố và một số bang lại yêu cầu công ty hoạt động ở Nam Phi cũng phải đóng những khoản tiền cho quỹ phúc lợi xã hội.
Hình 1.5 cho thấy cho thấy sự giao nhau của một số nhân tố môi trường, đó là sự chia sẻ những điểm tương đồng giưã các quốc gia có liên quan. Mức độ giao dịch giữa Mỹ và Phương Tây lớn hơn giữa Mỹ và các châu lục trong các quốc gia khác.
Chiến lược Marketing hỗn hợp được xác định bởi các nhân tố không thể kiểm soát được trong môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia cũng như sự tác động giữa các nhân tố ( xem hình 1.6). Để có được kết quả tối ưu nhất, chiến lược Marketing hỗn hợp của một công ty phải được giảm nhẹ bớt để phù hợp với một môi trường mới. Mức độ giao dịch giữa các yếu tố không thể kiểm soát được sẽ cho biết mức độ mà 4P của chiến lược Marketing phải thay đổi - giao dịch càng lớn, càng phải giảm nhẹ bớt.
Khả năng ứng dụng của Marketing
Một câu hỏi khá thú vị được đặt ra là liệu các nước xã hội chủ nghĩa và các nước kém phát triển có cần áp dụng các chiến lược Marketing (M) hay không. Cần nhấn mạnh rằng những nước này thì nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng vẫn rất dồi dào nhưng chưa được đáp ứng và do đó sự kích thích nhu cầu vốn dĩ là một chức năng chính trị của M là không cần thiết. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu thì các tập đoàn đa quốc gia không phải quá chú trọng đến yếu tố M tại các nước đang phát triển. Những công ty của các tập đoàn này cũng với những sản phẩm hảo hạng của mình, riêng nó đã đủ tạo ra lợi thế cạnh tranh cao mà không cần quá tập trung vào các chiến lược M. Trong những trường hợp này, vấn đề chính là nguồn cung cấp, nói cách khác là thiếu cung và vấn đề có thể giải quyết thông việc đẩy mạnh hiệu quả sản xuất.
Nếu vậy thì vô hình chung đã làm thu hẹp lại nội dung của hoạt động M và chưa nói nên được một khái niệm đầy đủ về M. Thứ nhất, những nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và Hungari đã cho phép một số loại hình doanh nghiệp tư nhân và một số hộ kinh doang cá thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Liên bang Xô Viết cũng đã chuyển đổi nền kinh tế theo hướng này. Thứ hai, mục đích của M là phải thường xuyên hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và không cần thiết và không cần thiết phải tối đa hoá lượng hàng bán hay thoả mãn, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dụng. Vì lẽ đó mà M được sử dụng để kìm hãm nhu cầu mà vẫn duy trì một mức lợi nhuận như vậy, một khi đã đặt ra chiến lược M. Thứ ba, M có thê kắc ohục phần nào vấn đề thiếu cung thông qua việc vận dụng các công cụ của nó trong M hỗn hợp (M min).Sự hỗn hợp này có thể điều chỉnh được (ví dụ như giảm bới quảng cáo, phân phối có chọn lọc hơn, giá cao hơn) để làm giảm nhu cầu xuống tới mức gần với khả năng cung hơn nữa . Cuối cùng, M khuyến khích những hay đổi tạo ra những cách thức mới và tốt hơn nhằm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng một cách có hiệu quả. Tóm lại , M là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi quốc gia thậm trí với cả những nền kinh tế phát triển như Mỹ.
M là một hoạt động phổ biến có thể áp dụng rộng rãi nhưng điều đó không có nghĩa là phải hay cầu thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới với cùng một cách thức. Người tiêu dùng ở những nước khác nhau có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau vì văn hoá, thu nhập, trình độ phát triển kinh tế ... ở những nước này là không giống nhau. Do đó, khách hàng sử dụng cùng một loại sản phẩm vì những nhu cầu và mục đích khác nhau hay họ mua những sản phẩm khác nhau để thoả mãn cùng một nhu cầu giống nhau nào đó. Ví dụ như cùng một nhu cầu ăn thì ở những nước khác nhau, sử dụng những thực phẩm khác nhau. Hay như cùng một nhu cầu sưởi ấm, người Mỹ sẽ sử dụng lò sưởi bằng điện hoặc bằng ga còn người ấn Độ thì lại sưởi ấm bằng cách đốt phân bò.
Để mở rộng thị trường nước ngoài, hầu hết mọi công ty của Mỹ đều muốn dọn cho mình một con đường đi ít chông gai nhất. Vì lẽ đó, các công ty ôtô của Mỹ dự định tạo ra một " hội chứng xe to", có nghiã là sự ưa chuộng xe to của những khách hàng Mỹ sẽ được áp đặt nhu một khuynh hướng chung để hướng tới xuất khẩu nhưng sở thích của người dân Mỹ lại không phải là sở thích của tất cả mọi người. Chính suy nghĩ sai lầm này đã làm cho rất nhiều công ty của Mỹ đã lựa chọn cách thức dễ dãi và thiếu sáng suốt đơn giản hoá những chiến lược M nhằm mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Người ta thường nhầm lẫm Mar mix và Mar truyền thống. Mar truyền thống nghe có vẻ như là phổ biến và vì thế có thể áp dụng cho mọi quốc gia. Nhưng M truyền thống thực tế lại ngụ ý một M mix với cùng một tiêu chuẩn cho tất cả thị trường. Ví dụ: định hướng (hướng dẫn) tiêu dùng thì không có nghĩa là nên áp dụng lại cùng một chiến lược M trong những môi trường kinh doanh khác nhau.
Những đặc điểm của các tập đoàn đa quốc gia (MNCs)
Các tập đoàn đa quốc gia là những diễn viên chính trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Như đã trình bày ví dụ về tập đoàn Beatrice, các công ty con luôn mong muốn được có cùng khuynh hướng hoạt động mang tính quốc tế hơn. Vì vậy, cần phải biết rõ một MNC là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong hoạt động kinh tế quốc tế.
Xung quanh MNCs vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau và rất khó có thể lý giải cho đúng. Người ta cho rằng MNCs có nhiều ảnh hưởng và có uy tín. Bên cạnh đó MNCs còn tạo ra lợi ích cho xã hội làm thuận tiện hơn cho cán cân kinh tế. Ông Miller giải thích: " các nguồn vốn tài nguyên, vốn lương thực và công nghệ đã phân bổ một cáh không đồng đều trên khắp hành tinh và tất cả đều là những nguồn cung ngắn hạn, vì thế cần nhất là có một công cụ hiệu lực để thúc đẩy hoạt động sản xuất và phân phối những hàng hoá và dịch vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả. Công cụ hiệu lực đó chỉ là MNC. Mặt khác đi cùng với MNC là sự khai thác bóc lột tàn khốc. Các MNC bị nên án vì đã di chuyển các nguồn lực vào và ra khỏi một quốc gia mà không quan tâm nhiều đến lợi ích xã hội. Bất chấp việc các MNC được nhìn nhận có tính tiêu cực hay tích cực thì chúng vẫn tồn tại và điều quan trọng là hiểu được khi nào một công ty sẽ trở thành thành viên của MNC.
Thuật ngữ MNC này nhấn mạnh đến sự to lớn. Mười tập đoàn đa quốc gia khổng lồ hàng đầu không có sự hiện diện của Mỹ đánh gia dựa trên doanh thu đó là: Royal Dutch/ Shell, British Petroleum, Toyota, IRI, ENI, Unilever, Pemex, Elf Aquitaive, Cie. Francaise desPetroles và Tokyo Electric Power. Người ta không thường xuyên sử dụng tiêu trí doanh thu làm tiêu trí chính trong việc nhìn nhận liệu một công ty có làm đa quốc gia hay không. Trên thực tế thì, theo ban kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc thì với doanh thu 100 triệu $ không được xem là đa quốc gia. Dựa trên tiêu trí đó, tập đoàn Culligan sẽ không đủ tiêu chuẩn là một công ty đa quốc gia trong năm 1977 vì nó hỉ đạt 93 triệu $ dù công ty này đã có mức doanh thu trong kinh doanh ở nước ngoài tăng mạnh từ 33 nghìn $ nên 47 triệu $. Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia là lớn nhưng không nên sử dụng doanh thu của công ty làm tiêu trí duy nhất để đánh giá tính chất đa quốc gia. Một uỷ viên hành chính quản trị của IBM cho rằng, IBM không trở thành công ty đa quốc gia bởi quy mô lớn của nó, đúng hơn là IBM có quy mô lớn là nhờ việc tham gia vào việc hoạt động quốc tế. Có những tài liệu đồng ý với quan niệm này.
Không có tiêu trí nào chứng tỏ được sự đúng đắn trong việc xác nhận một MNC tại mọi thời điểm bởi lẽ MNC không phải là một khối u rộng lớn. Để định nghĩa một MNC, người ta đã sử dụng rất nhiều lý giải khác nhau nhưng những nhận định này không có tính thống nhất cần thiết. Vì thế mà một công ty liệu có được xếp vào là một MNC hay không phụ thuộc một phần vào việc sử dụng các tiêu trí gì để đánh giá. Theo Aharonni thì, 1 MNC có ít nhất 3 đặc điểm quan trọng là: cơ cấu hoạt động và hành vi.
Định nghĩa qua cơ cấu MNC
Yêu cầu về cơ bản để có hể là một MNC gồm có số quốc gia mà công ty tham gia hoạt động kinh doanh, và quốc tịch cho giám đốc và chủ các chi nhánh. Ví dụ tập đoàn Singer bán sản phẩm máy khâu của mình trên 180 nước, vì thế nó thoả mãn được yêu cầu về số nước mà nó hoạt động kinh doanh. Hình 1.7 cho thấy về công ty Broken Hill Proprietary nổi tiếng như thế nào bởi số lượng quốc gia trên toàn cầu mà công ty này có mặt. Coca - cola thì dễ dàng đáp ứng được yêu cầu về sự đa quốc gia bởi các nhà quản lý cao cấp nhiều với quốc tịch khác. Chủ tịch uỷ viên chính hội đồng quản trị là người Cuba, 4 uỷ viên khác là người Mêxicô, argentina, Ai cập và một người mang quốc tịch Mỹ.
Định nghĩa qua hoạt động của MNC
Việc định nghĩa một MNC theo hoạt động của nó dựa trên những đặc điểm như tiền lương, doanh thu và tài sản. Những đặc điểm này cho thấy mức độ cam kết của các nguồn lực tổng hợp cùng với sự điều hành của nhân tố nước ngoài và khoản thưởng từ cam kết đó. Cam kết và thưởng càng lớn thì mức độ quốc tế hoá càng cao. IBM đạt doanh thu 3 tỷ $ tại Nhật có thể thoả mãn nhu cầu về hoạt động này. Mục tiêu của Daimler Benz là có được mức tăng trưởng hàng năm ổn định là 5% trong khi duy trì đưọc sự cung ứng sản phẩm của mình ở các thị trường trên hơn 160 quốc gia. Hãng bút Parker có 80% doanh thu từ nước ngoài thì có tính đa quốc gia hơn ít nhất là dựa trên tiêu trí doanh thu công ty A.T Cross, có doanh thu hơn được từ kinh doanh ở thị trường nước ngoài tính ra chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh thu. Mười công ty đứng đầu của Mỹ trong việc kinh doanh thu lợi từ thị trường nước ngoài là exxon, Mobil, Texaco, IBM, Ford, Phibro - Salom, General motors, DuPort, ITT và Chevron.
Nguồn lực con người hay là những người làm thuê ngoại quốc được xem bình thường như là một phần của những đòi hỏi của một MNC về hoạt động hơn là xem nó như là một phần của đòi hởi về mạt cơ cấu dù cho các nhà quản lý hàng đầu chắc hẳn muốn có những nhân công có khá năng hoạt động độc lập. Người ta cũng xem tổng lượng công nhân thuê ở nước ngoài của một công ty như một tiêu trí đánh gía MNC cơ cấu. Trong nhiều trường hợp, sự sẵn lòng sử dụng nhân công nước ngoài được xem như một tiêu trí quan trọng để đánh giá đa quốc gia. Ví dụ như Avon đã mướn 370.000 phụ nữ Nhật Bản để bán các sản phẩm của mình tới từng hộ trong nước Nhật. Siemens nổi tiếng toàn thế giới về khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình và các sản phẩm công nghiệp có khoảng 300.000 nhân công trong 123 quốc gia trên thế giới.
Định nghĩa MNC thông qua hành vi
Hành vi là một cài gì đó có phần ít chính xác để là thước đo cho tính chất đa quốc gia của một công ty hơn qua cơ cấu và hoạt động mặc dù nó không kém phần quan trọng. Tiêu trí này liên quan đến đặc điểm về hành vi của người quản lý đứng đầu. Bởi vậy, một công ty sẽ có thể mang tính đa quốc gia hơn khi những nhà quản trị của nó suy nghĩ có tầm quoc tế hơn. Suy nghĩ này, được biết đến như tâm của quả đất và phải phân biệt được giữa hai thái độ hay khuynh hướng khác, đó là khuynh hướng coi trọng tính dân tộc (Ethuocentricty) và khuynh hướng coi trọng tính kỹ thuật (Polycentricity) .
" Ethuocentricity" hướng mạnh vào thị trường trong nước. Thị trường và khách hàng nước ngoài không được đánh giá cao và thậm trí còn bị coi là thiếu khả năng thưởng thức, thiếu tinh tế và có ít cơ hội. Việc tập trung đưa ra quyết định vì thế là một sự cần thiết. Thường xuyên sử dụng những cơ sở trong nước để sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn (có nghĩa là nhưng sản phẩm không cần có sự biến đổi đặc biệt nào) xuất khẩu nhằm đạt được mục đích kinh doanh tưong xứng. " Hội chứng xe to" của Detroit là một minh chứng cho khuynh hướng " Ethuocentricity" . Tại một thời điểm, tổng công ty Môtô (General motor - GM) đãc coi xe cho những công ty con ở nước ngoài của mình sản xuất ra như sản phẩm nước ngoài. Gần đây hơn tính chất quốc tế hoá đang thay chỗ cho tính dân tộc một cách õ ràng, điều này dễ thấy khi công ty này đã tổ chức lại hoạt động quốc tế của mình và được người đứng đâù của công ty con ở nước ngoài của công ty GM lên chức phó chủ tịch ( như quyền lợi của các bộ phận trong nước ).
" Polycentricity" khuynh hướng đối ngược lại với " Ethuocentricity" hướng mạnh vào thị trường nước kinh doanh. Nó tập trung vào sự khác biệt giữa 2 thị trường được tạo ra bởi những biến đổi bên trong như là thu nhập, văn hoá luật và các chính sách. Giả định rằng mỗi thị trường là duy nhất và vì thế mà khó cho những người đứng ngoài có thể hiểu dược. Bởi vậy nên tuyển những nhà quản trị doanh nghiệp và cho phép họ được tự mình đưa ra những quyết định kinh doanh.
Ông Hout, Porter và Rudder sử dụng thuật ngữ công nghiệp "đa nội địa" (multidonestic) mà cũng giống như Polycentricity. Theo họ, một công ty trong hệ thống công nghiệp đa nội địa theo đuổi những chiến lược độc lập trong các thị trường nước ngoài của nó trong khi quan sát các yếu tố cạnh tranh một cách độc lập từ thị trường này tới thị trường khác
Geocentricity (siêu quốc gia) là một khuynh hướng xem toàn bộ thế giới là thị trường mục tiêu chứ không chỉ giới hạn ở bất kỳ một quốc gia nào. Một công ty siêu quốc gia có thể được xem là phi quốc gia hoá. Vì thế, các phòng hay thị trường "quốc tế" hay "đối ngoại" sẽ không tồn tại bởi các công ty này không gắn cho một thị trường nào là quốc tế hay nước ngoài. Các nguồn lực của công ty được phân bổ không phụ thuộc biên giới quốc gia và không có sự giới hạn cho đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khi cần. Trong phần lớn các trường hợp, công ty kiểu này sẽ không gắn mình với một quốc gia cụ thể. Vì thế, sẽ rất khó xác định công ty này của nước nào trừ phi xem xét địa điểm đặt trụ sở và nơi đăng ký kinh doanh của công ty.
Các công ty siêu quốc gia cho rằng, các quốc gia có sự khác biệt nhưng sự khác biệt này có thể hiểu được và quản lý được. Bằng việc phối hợp và kiểm soát các nỗ lực makerting toàn cầu, các công ty này khiến các chương trình marketing của mình trở nên phù hợp với các nhu cầu của địa phương nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ rộng lớn của chiến lược tổng thể. Cách tiếp cận như vậy bao hàm cả các vấn đề tập trung hoá và phi tập trung hoá trong một mối quan hệ cộng sinh mà cho phép một mức độ linh hoạt nào đó.
Thuật ngữ "global" (toàn cầu) mà các ông Hout, Porter và Rudden dùng về bản chất là để chỉ tính siêu quốc gia. Các ví dụ mà họ đưa ra về loại hình công ty này có thể kể đến như Caterpillar, Komatsu, Timex, Seiko, Citizen, General Electric, Siemens và Mitsubishi. Các công ty này có những chiến lược đa dạng ở các quốc gia nhưng phụ thuộc lẫn nhau trong việc vận hành và về mặt chiến lược chung. Một chi nhánh ở một quốc gia có thể tập trung hoá vào sản xuất chỉ một bộ phận của sản phẩm và trao đổi sản phẩm với chi nhánh khác... Một công ty có thể đặt ra các mức giá ở một quốc gia để cố ý tạo ra ảnh hưởng tới một quốc gia khác". Chiến lược như vậy gọi là chiến lược tập trung hoá mặc dù về các khía cạnh khác trong vận hành có thể không như vậy. Một công ty toàn cầu "sẽ tìm cách đáp ứng các nhu cầu cụ thể của thị trường địa phương và tránh sự vận hành đồng nhất trên bình diện toàn cầu. Trên thực tế, các công ty cạnh tranh trên toàn bộ hệ thống chứ không chỉ ở mức độ địa phương.
Ví dụ của Beatrice ở đầu chương minh hoạ một hình thức marketing siêu quốc gia trên bình diện toàn cầu. Một ví dụ khác có thể là về Jardine, Matheson & Co. Mặc dù đây là công ty của Hồng Kông từ hơn một thế kỷ rưỡi qua, Jardine đã thay đổi lãnh thổ về mặt pháp lý sang vùng Bermuda trước khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Sự thay đổi như vậy đã đem lại cho Jardine những lợi ích cả về thuế lẫn an ninh. Công ty này đã có được những ưu đãi thuế do sau đó Hồng Kông đã tăng thuế thu nhập công ty từ 17% lên 18,5%. Còn về mặt an ninh, những lợi ích kinh doanh của công ty ở ngoài lãnh thổ Hồng Kông (chiếm đến 28% tổng thu nhập của công ty) đã được bảo vệ không bị ảnh hưởng bất lợi do thay đổi trong môi trường kinh doanh vì giờ đây, bất kỳ sự kiện tụng nào cũng được xem xét theo luật Bermuda chứ không phải luật Hồng Kông.
Các công ty Thuỵ Điển nhìn chung đã tiếp nhận khuynh hướng quốc tế này. Là một nước nhỏ, Thuỵ Điển có một số ít các nhà cung cấp nội địa, và sự hạn chế này đã khiến cho việc sử dụng các nhà cung cấp nước ngoài trở nên cần thiết. Và một điều rất tự nhiên là các công ty Thuỵ Điển có "tinh thần dân tộc" rất thấp và thường có thái độ ưu ái đổi với các nhà cung cấp ngoài châu Âu hơn hơn các công ty ở một số nước châu Âu lớn.
Những lợi ích của Marketing quốc tế
Trong một báo cáo kinh tế gửi lên quốc hội năm 1985, Tổng thống Mỹ Reagan đã đưa ra nhận xét: "Những lợi ích của tự do thương mại thật rõ ràng: nó tạo ra nhiều việc làm hơn, khiến cho việc sử dụng các nguồn lực quốc gia hiệu quả hơn, tạo ra sự đổi mới nhanh hơn, mức sống được nâng cao ở cả quốc gia này và các quốc gia tự do thương mại với nó." Marketing quốc tế ảnh hưởng hàng ngày đến người tiêu dùng Mỹ theo nhiều cách, mặc dù tầm quan trọng của nó thì vẫn chưa được hiểu thấu đáo hoặc không được nhìn nh ận. Các quan chức chính phủ và những quan sát viên khác thường hay nói đến những khía cạnh tiêu cực của kinh doanh quốc tế. Mặc dù, rất nhiều trong số những khía cạnh đó là hoàn toàn tưởng tượng chứ không có thật. Những lợi ích của marketing quốc tế cần được bàn luận công khai nhằm loại bỏ những quan niệm sai lầm này.
Để tồn tại
Vì phần lớn các quốc gia không được may mắn như nước Mỹ về quy mô thị trường, nguồn lực và các cơ hội, họ phải tiến hành thương mại với các nước khác để tồn tại. Hồng Kông là lãnh thổ hiểu rất rõ vấn đề này. Không có lương thực và nước từ Trung Quốc, thuộc địa này của Anh sẽ không thể tồn tại lâu dài. Một số quốc gia ở châu Âu cũng vậy bởi phần lớn các quốc gia châu Âu có quy mô tương đối nhỏ. Không có thị trường nước ngoài, các công ty châu Âu không thể có được tính kinh tế nhờ quy mô để có thể cạnh tranh với các công ty Mỹ. Trong một quảng cáo của mình, Nestlé đã đề cập tới quốc gia Thuỵ Sỹ của mình như một nơi thiếu nguồn lực tự nhiên và do đó công ty đã buộc phải dựa vào thương mại và đi theo xu hướng siêu quốc gia. Với Mỹ, quốc gia được những ưu đãi về nguồn lực, quy mô dân số và là nơi có mức tiêu dùng cao nhất, thì sự đi xuống của kinh tế trong nước cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng. Vì thế, Mỹ cũng cần thương mại như các nước khác để có thể tồn tại và phát triển. Vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán ở Mỹ năm 1987 với ảnh hưởng lan sang cả các thị trường khác trên toàn thế giới đã khiến nhiều nghị sỹ Mỹ phải xem xét lại các biện pháp bảo hộ và họ đã thấy rằng, nền kinh tế các quốc gia phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhau. Một dự thảo bảo hộ được đưa ra nhằm làm ảnh hưởng tới nền kinh tế của nước khác sẽ rất dễ gây ra chính ảnh hưởng cho kinh tế Mỹ.
Sự phát triển của các thị trường ngoài nước
Những người làm công ty thị trường của Mỹ không thể bỏ qua những tiềm năng to lớn của thị trường quốc tế, nhất là có tới 95% dân số thế giới sống ngoài nước Mỹ và nắm giữ 75% tài sản của toàn thế giới. Thị trường nước ngoài vì thế không chỉ rất lớn mà còn có thể đang phát triển nhanh hơn thị trường Mỹ. Sự suy giảm tăng trưởng dân số Mỹ đã khiến cho những ngành nghề kinh doanh thức ăn trẻ em, đồ ăn nhanh và đồ uống bị ảnh hưởng. Lối sống thay đổi cũng giải thích vì sao sự tăng trưởng của các thị trường khác cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Chẳng hạn như việc chăm lo cho sức khoẻ đã khiến do doanh số thuốc lá và rượu bị giảm sút. Không có thị trường nước ngoài, các công ty kinh doanh rượu của Mỹ sẽ bị chính lượng rượu thừa cuốn trôi. Một ví dụ khác, Singer là một công ty đã từng bị những đe doạ về tình trạng sản xuất dư thừa khi phụ nữ Mỹ tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn. Những phụ nữ này sẽ tự may vá ít hơn và mua đồ may sẵn nhiều hơn.
Doanh lợi và lợi nhuận.
Thị trường nước ngoàI chiếm một thị phần rất lớn trong tổng hoạt động kinh doanh của rất nhiều công ty Mỹ, các công ty này có hàng loạt các thị trường với trình độ văn hóa cao ở nước ngoài. Các công ty như IBM, Hewlett Packard, Exxon, Mobil, Texaco, Pan Am, và Tupperware có tới hơn một nửa doanh thu thu được từ thị trường nước ngoàI . Về mặt lợi nhuận thì các công ty Canada Dry, Max Factor, Milton Bradlery, Coca-cola, và ITT có tới hơn một nửa lợi nhuận ròng của họ thu được từ các hoạt động kinh doanh ở nước ngoàI . Trong rất nhiều trường hợp, những hoạt động ở nước ngoàI có thể đóng gớp vào lợi nhuận của công ty những tỷ lệ không giống nhau khi so sánh nó với tổng doanh thu tạo ra. Một sự thua lỗ 5% trong doanh thu từ các hoạt động kinh doanh nước ngoàI có thể dẫn tới sự mất hơn 5% trong lợi nhuận. Hiện tượng này gây ra bởi chi phí cố định rõ ràng đã được tính tại nội địa thấp hơn chi phí lao động và nguyên liệu ở nước ngoàI , làm giảm cường độ cạnh tranh ở nước ngoàI và tiếp tục như thế. Trong trường hợp của Coca- Cola, những hoạt động kinh doanh ở nước ngoàI tạo ra 38% doanh thu và 53% lợi nhuận. Ân tượng hơn nữa là tập đoàn ITT mà các hoạt động ở nước ngoàI chỉ chiếm 37% tổng doanh thu nhưng lại tạo ra 67% lợi nhuận. Những công ty Mỹ với những khoản lợi nhuận khổng lồ thu được từ thị trường nước ngoàI là Exxon, Occidential, IBM, Phillip, Bchlumberger , Mobil, Texaco, Chevron, Allied, và Amoco.
Đa dạng hóa.
Nhu cầu đối với hầu hết các sản phẩm đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố mang tính chu kỳ như chu kỳ kinh tế và các nhân tố theo mùa như thời tiết. Và kết quả không mong muốn của sự biến đổi này là sự biến động về doanh thu, cáI mà tiếp đó có thể biển động đủ mạnh để gây ra việc xa thảI người lao động. Một cách để phân tán rủi ro là lựa chọn những thị trường ở nước ngoàI như một giảI pháp cho vấn đề nhu cầu đa dạng. Những thị trường này thậm chí những biến động bởi tạo ra các thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cho doanh nghiệp có công xuất sẩn xuất dư thừa. Ví dụ , thời tiết lạnh có thể làm giảm sức tiêu thụ của nước ngọt. Nhưng không phảI tất cả các nước đều bước vào mùa đông đồng thời cùng một lúc và một vàI nước vẫn có thời tiết khá ấm áp quanh năm. Một tình huống tương tự cũng xảy ra đối với chu kỳ kinh doanh: Chu kỳ kinh doanh tại Châu Âu thường muộn hơn chu kỳ kinh doanh tại Mỹ. Việc bán hàng tại thị trường nội địa và tại thị trường nước ngoàI trong sự khác biệt về thời gian xảy ra chu kỳ kinh tế vẫn cólợi cho các công ty chẳng hạn như Culligan. Mặc dù, Culligan phảI đối đầu với mức suy giảm về doanh thu tại thị trường nội địa trong những năm 1970 và 1971, nhưng tổng doanh thu của công ty vẫn không mấy thay đổi bởi có sự tăng lên trong doanh thu ở nước ngoàI. Nói cách khác, doanh thu ở nước ngoàI sụt giảm lại được vực dậy bởi doanh thu trong nước đang tăng mạnh.
Lạm phát và giá cả của hiện đại hóa.
Lợi nhuận của việc xuất khẩu rõ ràng là đầy sức thuyết phục. Nhưng nhập khẩu cũng đem lại lợi nhuận cao cho thị trường Mỹ, bởi vì chúng góp phần dụ trữ năng lực sản xuất cho nền kinh tế Mỹ. Nếu không có nhập khẩu ( hoặc có một vàI hạn chế trong nhập khẩu ) thì sẽ không mang lại động lực cho các doanh nghiệp nội địa trong việc ổn định giá cả hàng hóa của họ.Việc thiếu cơ hội lựa chọn sản phẩm nhập khẩu buộc những người tiêu dùng phảI trả tiền nhiều hơn, gây ra lạm phát và đẩy nhanh lợi nhuận của các công ty trong nước lên quá cao. Sự biến động này thường đóng vai trò khởi đầu cho yêu cầu của công nhân về mức lương cao hơn; đẩy mạnh hơn nữa nạn lạm phát . Những hạn nghạch nhập khẩu được đưa ra đối với loại ôtô của Nhật đã giữ được 46200 việc làm trong ngành công nghiệp của Mỹ nhưng với một chi phí lên đến 160000$ cho một việc làm một năm. Chi phí quá lớn này đã gây ra việc tăng thêm (vào năm 1983) 400$ vào giá mỗi ôtô của Mỹ và 1000$ vào giá mỗi hàng nhập khẩu từ Nhật . Khoản lợi này thuộc về Detroit tạo nên một mức lợi nhuận cao kỷ lục đối với các nhà sản xuất ôtô của Mỹ. Những khoản lợi ngắn hạn này thu được từ những biện pháp quản lý của chính phủ trong vấn đề cung hàng nhập khẩu có thể trong dàI hạn sẽ quay lại đánh trả các công ty trong nước. Các biện pháp hạn chế thương mại không chỉ làm giảm cạnh tranh bằng giá cả ngắn hạn, mà chúng còn có ảnh hưởng mạnh trong nhu cầu tiêu dùng trong nhiều năm tới. Ơ Châu Âu khi giá của nước cam ép tăng lên, người tiêu dùng chuyển sang dùng nước tráI cây khác. Cũng như thế những người trồng cam Florida cảm thấy lo sợ khi thấy giá quá cao khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng hàng hóa khác. Sau mùa đông lạnh giá năm 1962 ngành cam quýt của nước này phảI mất 10 năm mới giành lại được khách hàng của họ. Những người trồng cam của Mỹ cuối cùng cũng học được cách cùng tồn tại với hàng hóa nhập ngoại bởi họ hiểu ra rằng nước quả nhập từ Brazil, thông qua việc giảm tối đa mức tăng giá, lại có thể giữ được người tiêu dùng.
Việc làm.
Những biện pháp hạn chế thương mại như thuế nhập khẩu cao gây lên bởi hãng Smoot-Hawley Bill năm 1930, đã buộc mức thuế xuất nhập khẩu trung bình lên tới 60%, đã đánh vào Great Depression và có nguy cơ gây ra nạn thất nghiệp rộng rãI một lần nữa. Nói cách khác, thương mại không có các biện pháp hạn chế, nâng cao GDP của thế giới và tăng việc làm cho hầu hết các quốc gia. Thậm chí các sản phẩm nhập khẩu cũng có thể đem lại lợi ích cho một quốc gia. Trong trường hợp của Mỹ, việc nhập khẩu ôtô tạo ra tới hơn 20 tỷ USD trong doanh thu một năm, tạo ra 165000 việc làm và tạo cơ hội cho 7000 hãng kinh doanh độc lập.
Với những đề cập về việc xuất khẩu, những số liệu từ phòng thương mại chỉ ra rằng 250 công ty sản xuất của Mỹ thu được nửa tỷ đôla trong doanh thu ở nước ngoàI trong năm 1980. Sự phụ thuộc của các ngành công nghiệp của Mỹ vào hàng nhập khẩu để phát triển được chứng minh bằng các con số sau: 79% toàn bộ việc làm trong ngành công nghiệp vào năm 1977-1980 đều liên quan đến xuất khẩu và trong năm 1980 gần 47 triệu việc làm liên quan đến xuất khẩu sản phẩm công nghiệp.
Theo báo cáo của Census Bureau năm 1987 về "nguồn gỗc về xuất khẩu hàng công nghiệp" thì hơn 4 triệu việc làm của Mỹ liên quan đến xuất khẩu, riêng Califorlia đã có tới 501400 việc làm . Hơn một nửa trong số các việc làm trên nằm trong ngành công nghiệp, chiếm 11% trong số các ngành công nghiệp của Mỹ. Theo một báo cáo khác do phòng thương mại đưa ra vào đầu năm nay về "đóng góp của xuất khẩu vào việc giảI quyết vấn đề việc làm của Mỹ" đã chỉ ra rằng xuất khẩu tạo ra 5,5 triệu việc làm vào năm 1989 trong đó cứ 1 tỷ xuất khẩu tạo ra 25800 việc làm và khoảng 17% nghề trong ngành công nghiệp. Trong suốt thời kỳ 1980-1984 số việc làm tạo ra từ xuất khẩu giảm 25% do sự giảm trong khối lượng xuất khẩu (900000 việc làm); sự tăng năng suất (700000 việc làm)và việc sử dụng nhiều hơn các linh kiện nhập khẩu (200000 việc làm).
Lợi ích về việc làm đã đước khẳng định trong các khóa họp phân tích các số liệu này của các cơ quan chính phủ của Mỹ với mô hình hàng hóa ra- vào của nền kinh tế Mỹ. Xuất khẩu 10 tỷ đôla tạo ra khoảng 193000 việc làm mới và 82600 việc cho người lao động. Nhập khẩu một lượng tương tự lại làm mất đi179000 việc làm với 100600 việc của những người đang làm việc. Hơn một nửa số việc làm mới do kết quả của việc tăng xuất khẩu là các công việc của nhân viên cổ trắng với doanh thu và vị trí marketing thu được ở mức cao nhất.
Mức sống.
Thương mại cho phép các nước và người dân của họ được hưởng mức sống cao hơn mà tự họ có thể có. Nừu không có thương mại thì sự khan hiếm hàng hóa buộc họ phảI trả nhiều hơn cho một lượng hàng hóa ít hơn. Việc tìm kiếm các hàng hóa như chuối có thể không thể có được. Cuộc sống tại Mỹ sẽ trở lên rất khó khăn nếu không có nhiều loại kim loại mang tính chiến lược đối với nền kinh tế, những loại này phảI nhập vào. Thương mại cũng khiến cho các ngành dễ dàng tiến hành việc chuyên môn hóa và thu được lợi trong việc sử dụng nghuyên liệu thô, trong khi cùng lúc đó lại tăng được hiệu quả sản xuất. Một sự lan truyền quá trình đổi mới qua biến giới quốc gia là rất hữu ích thông qua sản phẩm của thương mại quốc tế. Thiếu thương mại quốc tế sẽ cản trở luồng sóng đổi mới truyền đI trên thế giới.
Hiểu biết về quy trình Marketing.
Marketing quốc tế không nên được hiểu là một trường hợp phụ hay đặc biệt của Marketing nội địa. Thực tế thì điều ngược lại mới đúng. Theo như điều giảI thích của Cox thì " điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó đúng là thế. CáI mà mỗi chúng ta dựa vào chủ yếu là từ những so sánh của hệ thống Marketing nội địa chứ không phảI cáI mà họ nói với chúng ta về những thứ khác, mà là họ buộc chúng ta tìm hiểu về chính chúng ta để hiểu cáI chúng ta sẽ quan sát thấy ở nước ngoài." Thorelli và Becker có cùng ý kiến "Bằng việc tìm hiểu Marketing trong những nền văn hóa khác nhau nhà nghiên cứu (hoặc sinh viên) thu được những sự hiểu biết sâu sắc hơn về Marketing theo cách của riêng họ". Việc học Marketing quốc tế do đó thực sự có giá trị trong việc đưa ra những hiểu biết thấu suốt về mô hình hành vi thường nhận thấy ở trong nước.
Phần lớn các nhà xuất khẩu thờ ơ của thế giới.
Mỹ vừa là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới ( cho tới khi bị thay chỗ một cách tạm thời cho Tây Đức vào năm 1980) và đồng thời cũng là nước thiếu chú ý tới việc xuất khẩu nhất trên thế giới. Trong nhiều năm, Mỹ thống trị thương mại thế giới nhờ lợi dụng hoàn cảnh nghèo túng của những nước khác do chiến tranh thế giới thứ hai. Những nước này đã rất nỗ lực trong việc khôI phục lại một vị trí có sức cạnh tranh manh hơn. Tuy nhiên, Mỹ dường như cũng cố gắng nhiều nhưng chỉ là để khai thác sức cạnh tranh của nó. Sự tăng lên tuyệt đối về khối lượng thương mại và tổng thu nhập quốc nội đã khiến các công ty Mỹ hiểu lầm và coi thương mại là hiển nhiên và do đó đã thất bại phảI chứng kiến sự đI xuống của vị trí thương mại của mình (xem bảng 1-1). Còn các nước Nhật Bản và Tây Âu lại thu được khoản lợi khổng lồ trong khi Mỹ trượt dàI trong tỷ trọng hàng xuất khẩu so với lượng xuất khẩu của toàn thế giới. Để giảI quyết vấn đề này, Mỹ đã vay nợ rất nhiều để trang trảI cho sự thâm hụt của mình, trở thành một con nợ thực sự vào năm 1985 lần đầu tiên trong 71 năm. Thêm vào đó có sự thay đổi trong chủ nợ và con nợ, Mỹ cũng chuyển từ một xã hội sản xuất sang một xã hội tiêu dùng. Bảng 1-9 đã cung cấp một thực trạng khá chính xác về thương mại của Mỹ.
Bảng 1-1 Cán cân thương mại của Mỹ.
Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân
Thương mại
Thời kỳ Giá trị bán FAS % thay đổi Giá trị mua CIF % thay đổi Xuất FAS
(tỷ USD) (tỷ USD) Nhập CIF
(tỷ USD)
1987 252.9 +16.4 424.1 +9.6 -171.2
1986 217.3 +2.0 387.1 +7.1 -169.8
1985 213.1 -2.2 361.6 +6.0 -148.6
1984 217.8 +8.7 341.1 +26.4 -123.3
1983 200.4 -5.5 269.8 +5.9 -69.3
1982 212.1 -9.2 254.8 -6.8 -42.6
1981 233.6 +5.9 273.3 +6.3 -39.6
FAS : free aslong side ship ( xem chương 16)
CIF : cost, insurance and freight (xem chương 16)
Nguồn: Bureau of the Census của Mỹ
Nguyên nhân và kết quả.
Không phảI tất cả các công ty Mỹ đều phảI có trách nhiệm về sự suy giảm sức cạnh tranh của Mỹ trong thương mại quốc tế. Bẩy công ty của Mỹ đã hoạt động khá thành công tại nước ngoàI và còn tiếp tục thành công nữa. Thậm chí tại cả thị trường rất khó tính là thị trường Nhật Bản, các tập đoàn Mc Donald's; Coca-Cola và Kentncky Fried Chicken, cùng với các công ty của Mỹ khác đã thu được những thành công đáng kể. Vấn đề là ở chỗ một lượng lớn các công ty Mỹ không thể biến sức mạnh ở trong nước của mình thành sức mạnh tại thị trường nước ngoài.
Không có gì đáng phảI ngạc nhiên là không một ai muốn thừa nhận rằng đIũu đó là do các hoạt động nghèo nàn của các công ty Mỹ. Các nhà quản lý thì đổ lỗi cho người lao động và chính phủ; người lao động thì đổ lỗi cho chính phủ và nhà quản lý, và cứ thế . Thực tế thì những đIũu ấy là chưa đủ cho mọi người gồm cả nhà quản lý, nhà khoa học, người lao động và chính phủ.
Nhà quản lý: Theo một nghiên cứu do phòng thương mại của Mỹ tiến hành, 92% các công ty Mỹ chỉ hoạt động trong thị trường nội địa , gần 250000 nhà sản xuất Mỹ nhưng chỉ có 10% trong số họ là xuất khẩu với chưa đến 1% tron số các công ty này đã xuất 80% sản phẩm xuất khẩu của Mỹ. Những sự phát hiện này dường như khẳng định thêm quan đIểm rằng việc kinh doanh ở Mỹ không có định hướng quỗc tế.
Tại sao rất nhiều hãng đã thất bại trong việc mở rộng thị trường thông qua xuất khẩu và cáI gì đã cản trở họ? Những lời bào chữa là:(1) thị trường nước ngoàI quá nhỏ, (2) thị trường nước ngoàI qua xa,(3) lợi nhuận xuất khẩu qua nhỏ, (4) việc xuất khẩu quá khó khăn, (5) những hàng hóa này đều bán được rất tốt tại thị trường nội địa. Những lời bào chữa này không còn giá trị khi một ai đó cân nhắc về trường hợp của Nhật Bản và Tây Đức đã đạt hiệu quả rất cao trong thương mại quốc tế.
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, thị trường lớn nhất, là nhà nhập khẩu lớn nhất dẫn đầu thế giới và cùng với Tây Đức và Nhật Bản đứng đầu thế giới về xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá
• Kim ngạch buôn bán hai chiều của Mỹ lên đến tổng số 677 tỷ đôla vào năm 1987,với xuất khẩu đạt 252 tỷ đô la và nhập khẩu là 424 tỷ đô la và mức thâm hụt cán cân thương mại là 171 tỷ đô la.
• Mỹ xuất khẩu 5.4% sản phẩm quốc nội vào năm 1987- sau mức đỉnh đIểm là 8,1% vào năm 1980 và giảm 5,1% vào năm 1986. Vào năm 1986, Tây Đức xuất khẩu được 25,9%; Canada 25,1%; Mỹ 19,3% và Nhật Bản là 10,5%.
• Hàng xuất khẩu chiếm khoảng 14% tỷ trọng hàng công nghiệp của Mỹ.
• Tổng lượng hàng xuất khẩu gồm có 79% là hàng công nghiệp ; 12% là hàng nông sản và 9% là khoáng sản và nguyên nhiên vật liệu.
• Tổng lượng hàng hoá nhập khẩu gồm 80% là hàng công nghiệp;11% là hàng nguyên nhiên liệu và 12% là hàng nông sản cùng các hàng hoá khác.
• Mức trung bình khoảng 25000 việc làm của Mỹ tạo ra tương ứng 1 tỷ đô la hàng xuất khẩu vào năm 1987.
• Hàng xuất khẩu chiếm khoảng 5,5 triệu việc làm ở Mỹ năm 1987.
• Cứ 6 việc làm trong ngành công nghiệp thì có 1 việc tạo ra xuất khẩu năm 1987.
• Từ năm 1891 đến hết 1970, Mỹ đã được hưởng liên tục thặng dư thương mại. Sau năm 1970 Mỹ bị thâm hụt cán cân thương mại trừ các năm 1973-1975.
• Mức thâm hụt thương mại của Mỹ 1988 đã giảm so với năm 1987 với tổng mức thâm hụt lên đến 171 tỷ đô la.
• Canada đứng sau Mỹ về thị trường xuất khẩu ở nước ngoàI vào năm 1987, tiếp theo là Nhật Bản, Mexico, Anh và Hàn Quốc.
• Đầu tư vốn lớn nhất là các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ , sau đó là ngành cung cấp cho ngành công nghiệp và nguyên liệu, sau đó là thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm tự động.
• Phòng thương mại ước tính khoảng 2000 công ty Mỹ đã chiếm hơn 70% sản phẩm xuất khẩu công nghiệp của Mỹ
Xuất khẩu sản phẩm kinh doanh dịch vụ.
• Xuất khẩu kinh doanh dịch vụ của Mỹ bằng một phần tư xuất khẩu sản phẩm của Mỹ.
• Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm kinh doanh dịch vụ lần lượt đạt được 58 tỷ đô la và 60 tỷ đô la vào năm 1987.
• Vào năm 1987, xuất khẩu kinh doanh dịch vụ của Mỹ chiếm 1% tổng thu nhập quốc nội của Mỹ; riêng mức thu của ngành dịch vụ du lịch và phí của hành khách có liên quan chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
EXIBIT 1-9 thực trạng thương mại của Mỹ.
Nguồn : Kinh doanh của Mỹ ngày 28/3/1988 trang 40.
Cử nhân đại học: Có một nhu cầu thực sự đối với việc dạy sinh viên để nhận thức rõ ràng hơn về thế giới chứ không chỉ biết có một mình nước Mỹ. Một phần của vấn đề là phần lớn các giáo sư về kinh doanh đều không có một bằng cấp nào liên quan đến kinh doanh quốc tế. Như chúng ta mong đợi , họ không có ham thích trong môn học mà họ chọn để dạy. Thêm vào đó, nhiều trường học về kinh doanh nổi tiếng không đưa ra một khoá học quốc tế nào với cơ bản là những kỷ luật và những nguyên tắc cơ bản của marketing, quản lý và các môn học khác đều mang tính toàn cầu.
Hơn nữa, bằng chứng về sự thờ ơ của thế giới về đào tạo đại học là chỉ có ít sách giáo khoa và báo chí có liên quan đến những vấn đề cơ bản trong thương mại quốc tế. Hơn nữa, về bản chất, phần lớn việc giành được học bổng mang tính tượng trưng nhiều hơn là mang tính lý thuyết hay tính kinh nghiệm chủ nghĩa. Những học bổng giành được mang tính tượng trưng này, trong khi rất hữu ích, thì chỉ là chuyện vặt dựa chủ yếu vào lời nhận xét ngẫu nhiên và mang tính cá nhân hơn là dựa vào những cuộc đIũu tra chính xác. Cũng tương tự các môn học mang tính tượng trưng cũng trở lên thực sự quá nhanh chóng. CáI m thực sự đang thiếu là các lý thuyết có thể cung cấp một nền tảng phân tích cơ bản để có thể hiểu được và dự đoán được những rắc rối có liên quan. Các trường cao đẳng kinh doanh của hệ thống các trường cao đẳng của Mỹ (AACSB) đã đang khuyến khích các trường về kinh doanh đưa kinh doanh quốc tế vào chương trình giảng dạy. Các trường đại học có thể áp dụng hoặc không áp dụng những lời gợi ý này .
Lao động: Lao động có tổ chức đã tạo nên một sự đóng góp đầy ý nghĩa trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động. Nhưng trong nhiều trường hợp các nguyên tắc lao động và việc phân chia công việc lại được củng cố nhờ việc người lao động có khuynh hướng hạn chế năng suất lao động. Việc quản lý đã đựơc đưa vào đối với các tổ chức nghiệp đoàn dựa vào giả thiết là nền kinh tế Mỹ đủ mạnh để trang trảI các khoản chi phí cho những nguyên tắclao động thực sự không hiệu quả. Một giả thiết khác là các công ty khác trong đó có các công ty cùng ngành sẽ chấp nhận những nguyên tắc tốn kém này. Nhưng hiện nay, người tiêu dùng đang có những sản phẩm tiêu dùng của nước ngoàI rẻ hơn để lựa chọn. Bảng 1-10 là một ví dụ đIún hình về quan đIểm của người lao động có tổ chức cáI mà vừa đáng khen lại vừa đáng chê. Theo như những bằng chứng hiện có thì trong bất kỳ trường hợp nào nhập khẩu và đầu tư đều là đIũu tồi tệ không cần thiết cho vấn đề việc làm của Mỹ .
Công chúng: Công chúng Mỹ đã góp phần một cách mù quáng vào thâm hụt thương mại của Mỹ. Theo như điều tra của tạp chí Wall Street Journal vào năm 1985 và "NBC news" đã đưa ra được một vàI bằng chứng. Trong số những người Mỹ được hỏi có 51% đều ủng hộ các biện pháp hạn chế nhập khẩu với mục đích là bảo vệ các ngành sản xuất trong nước . Lối suy nghĩ này được ủng hộ bởi rất nhiều các tổ chức gồm các quan chức chính phủ và các chính trị gia. Họ đã sai lầm trong việc đánh giá chi phí khổng lồ gắn liền với các biện pháp hạn chế thương mại. Một cách đầy nực cười là bởi lẽ những trả giá cho mô hình này, những người chịu ảnh hưởng xấu là những người có thu nhập trung bình hoặc thấp. Những hạn chế thương mại về quần áo , đường , ôtô do đánh một mức thuế thu nhập 23% là quá nặng đối với một gia đình gồm toàn những người có thu nhập dưới 10000 USD nhưng lại chỉ đánh mức thuế 10% đối với một gia đình có thu nhập 23000 USD.
Chính phủ: Chính phủ Mỹ đã đưa ra hàng loạt các nguyên tắc không khuyến khích xuất khẩu . Trong việc bảo vệ các hành động của chính phủ , thương mại không thể bị coi là tách biệt bởi vì đất nước này còn có những tham vọng khác mang tính quốc gia ngoàI vấn đề là một nền kinh tế hùng mạnh mà còn các vấn đề khác như : vấn đề về an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại, và nhiều thứ khác nữa. Những tham vọng đa dạng này đã tăng tính tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Vấn đề này ngày càng tăng khi chính phủ độc quyền thương mại và những hỗ trợ về mặt kinh tế và quân sự để đạt được những mục tiêu này. Khi thân thiên, những quốc gia không phảI là cộng sản như Isael, và Pakistan bị coi là xâm phạm vào quyền con người hoặc bị nghi ngờ là có kế hoạch về việc sản xuất vũ khí hạt nhân thì được chính phủ Mỹ làm ngơ đI.
Nhưng khi ấn Độ bị buộc tội là đã thành công trong kỹ thuật sản xuất vũ khí hạt nhân và các nước Nicaragua và Balan bị buộc tội là đã xâm phạm quyền con người thì chính phủ Mỹ lại cắt hết hoặc áp đặt các biện pháp quản lý hàng xuất khẩu của những nước này nhập vào Mỹ- không quá nhiều bởi vì
Một số bước cạnh tranh.
Sự nhận thức về những vấn đề xuất khẩu là một bước khởi đầu tốt, nhưng sự nhận thức đó phải được kế tiếp bằng các bước chính xác.Một giải pháp tốt là sử dụng các đối thủ cạnh tranh của Mỹ như một nền tảng để phân tích và so sánh để chắc chắn rằng những bước đi này sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh.
Việc Nhật và Đức có thể bắt đầu từ sự thiếu vắng nền tảng công nghiệp sau chiến tranh thế giới lần II đạt đến một vị trí nổi bật về thương mại đem lại một bài học tốt.Các nước này có những điểm chung nào mà cho phép họ đạt được sự thành công vượt bậc như vậy? điểm chung này là ở mỗi nước nhiều thành phần trong xã hội đâ sẵn sàng làm việc cùng nhau vì lợi ích của quốc gia.Người tiêu dùng Nhật, Đức đều sẵn sàng giữ gìn cả tài nguyên và tiền mặt trong khi chấp nhận giá cả cao đối với nhu câù tất yếu.Phong cách quản lí gia trưởng ở Nhật và hệ thống cùng gia quyết định ở Mỹ đã khích lệ sự trung thành của công nhân.Trong cùng một thời điểm, mỗi chính phủ đều tích cực khuyến khích xuất khẩu đồng thời phối hợp với hoạt động của hàng loạt các lĩnh vực khác.Kết qủa là có một sự hy sinh và hợp tác lớn lao.Điều này không có nghĩa là cả hai nước đều sử dụng phương pháp tương tự như nhau.Ví dụ, Nhật bản tích cực trong việc đề ra kế hoạch kinh tế để phân bổ nguồn tài nguyên và lựa chọn nghành công nghiệp để khuyến khích tăng trưởng.Ngược lại, Đức lại dựa vào tác động của thị trường nhiều hơn.
Anh là một sự so sánh có lợi khác.Đã từng là một quốc gia thịnh vượng và có công nghệ kĩ thuật tiên tiến, Anh đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế khủng khiếp.Đã có lần nước Anh phải đối mặt với những vấn đề tương tự như những vấn đề mà Mỹ đang phải đối mặt hiện nay.Những nhà quản lí và công nhân không tin tưởng nhau và thường phàn nàn với chính phủ các khó khăn.
Sự khác nhau cơ bản giữa hai nước này là hệ thống lập kế hoạch kinh tế quốc gia củ Anh, cái đã chứng minh sự kém hiệu quả của việc thiếu vắng sự hợp tác giữa người lao động và người quản lí.Ngược lại, Mỹ nhìn chung thường cho phép các nhóm tự ra quyết định.Tuy nhiên, dẫn đến sự thiếu đoàn kết.
Mỹ có một sự lựa chọn.Mỹ có thể đi theo con đường của Anh hoặc đi theo sự chỉ dẫn của Đức và Nhật.Có thể xã hội Mỹ quá thông thoáng nên sự can thiệp của chính phủ đối với sự bành trướng của Nhật và Đức là không thể hoặc không thoả mãn. Do đó, rõ ràng là sự hợp tác và sự cam kết từ các bên là rất cần thiết. Chính phủ Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự nhất trí rộng rãi giữa các đại diện của chính phủ, các nhà kinh doanh, các học giả chuyên nghiệp, người tiêu dùng và người lao động trong việc lập chính sách.Có một vài dự luật trong quốc hội đề nghị sáng lập một hội đồng độc lập quốc gia về hợp tác để cung cấp một diễn đàn cho những người đại diện của người lao động, nhà kinh doanh và chính phủ để nhận biết các vấn đề kinh tế quốc gia và phát triển các chiến lược các chính sách để giải quyết nhữnh vấn đề này.
Tất cả các bên cần phải xem xét lại vai trò của mình trong thương mại.Các nhà quản lí nên đặt ra câu hỏi làm thế nào để có thể theo đuổi lợi nhuận mà công nhân không bị xa lánh quá mức.Lao động có tổ chưc cần phải chú ý rằng lương, lợi nhuận và bảo hiểm nghề nghiệp không thể tăng nếu không có sự tăng năng suất lao động nếu việc giảm nhân công có thể được hạn chế trong những thời kì nền kinh tế khó khăn.Các tổ chức chuyên nghành cần phải đảm bảo ngân quỹ cho việc nghiên cứu quốc tế. Hệ thống lí thuyết cũng có một vai trò trong việc giới thiệu cho người tiêu dùng biết về những chi phí to lớn của chủ nghĩa bảo vệ thương mại để họ có thể hiểu rõ hơn về việc áp dụng hàng loạt các biện pháp bảo hộ(hoặc không áp dụng) mà các nhà sản suất, các nhà chính trị và các nhà lãnh đạo nhân công Mỹ đề xuất.Chính phủ Mỹ cần một chính sách thương mại rõ ràng và nhất quá.Hiện tại các chính sách của Mỹ là không rõ ràng và không thể dự đoán được, những nỗ lực nửa vời của Mỹ trong việc xúc tiến thương mại đã đem lại một kết quả không mong muốn.Cuối cùng tất cả các đảng phái cần phải hiểu rằng lợi ích của họ cần phải gắn liền với nhau và phải coi các đảng phái khác là đối tác hơn là kẻ thù.
Cùng với lòng tự hào, sự cam kết, sự quyết tâm và sự hy sinh, các công ty phải trung thành với khái niệm Marketing-không phải chỉ ở trong nước mà ở cả nước ngoài.Theo một cách nào đó, các công ty Cooper và Kleinschmidt là những công ty đang hướng về chiến lược Marketing, đã phát hiện ra rằng phải phân đoạn thị trường thế giới và thiết kế những sản phẩm phù hợp cho từng đoạn thị trường nhằm đạt được sự tăng trưởng mạnh về xuất khẩu.Các công ty của Mỹ phải chú trọng tới Marketing nhiều hơn ở thị trường nước ngoài nếu họ muốn nâng cao sức cạnh tranh.
Kết luận :
Cách bố trí của quyển sách này sẽ chia nội dung thành những biến cố kiểm soát được và không kiểm soát được.Nửa đầu của cuốn sách chủ yếu dành cho việc thảo luận những biến cố không thể kiểm soát được trong nước và ngoài nứoc.Nửa sau tập trung vào những biến cố có thể kiểm soát được bao gồm chiến lược 4P của Marketing.
Chương đầu tiên cung cấp một cái nhìn tổng thể về tiến trình và những vấn đề cơ bản của Marketing quốc tế.Tương tự như Marketing trong nước, Marketing quốc tế gắn liền vơí quá trình tạo ra và thực thi một chiến lược Marketing Mix có hiêụ quả để thoả mãn mục tiêu của tất cả các bên trong việc tìm kiếm một sự thay đổi mà không quan tâm đến vật trao đổi là một sản phẩm, một dịch vụ hay ý tưởng và cũng không quan tâm tới liệu những hoạt động này có đem lại lợi ích hay không.Đó cũng là một phần kết quả của việc liệu những nước khác có cùng tốc độ phát triển kinh tế và hệ tư tưởng chính trị hay không, vì Marketing là một hoạt động toàn cầu và được áp dụng trong hàng loạt các trường hợp.
Lợi ích của Marketing quốc tế là đáng kể.Thương mại đax làm giảm bớt lạm phát và nâng cao việc làm và mức sống nhân dân đồng thời nó lại cung cấp sự nhận thức tốt hơn về tiến trình Marketing ở trong nước và nước ngoài.Đối với nhiều công ty, Sự sống còn hay khả năng đa dạng hoá tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển và lợi nhuận từ nước ngoài.Một công ty càng xuất khẩu nhiều ra thị trường nước ngoài về mặt nhân sự, lượng bán hàng va tài nguyên thì nó càng có khả năng hơn để nó trở thành một công ty đa quốc gia....
Mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn, Mỹ vẫn là một nước có kim ngạch xuất khẩu thấp.Điều này được minh hoạ bởi sự tăng trưởng tuyệt đối trong xuất khẩu và suy thoái về thị phần.Dường như không ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, nhưng sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa các nhà quản lí, lao đọng chuyên nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ Mỹ là cần thiết.Nếu không có sự cải thiện về quan điểm đối với xuất khẩu thì sẽ không có bất kì một sự cải thiện đáng kể nào trong hoạt động ngoại thương.
Các doanh nghiệp Mỹ cần hiểu rằng việc triển khai khái niệm Marketing không chỉ dừng lại ở biên giới Mỹ.Marketing quốc tế còn có ý nghĩa nhiều hơn là chuyển hàng hoá ra nước ngoài.Sản phẩm, khuyến mại và giá cả cũng phải được quan tâm.Hơn nữa chiến lược 4P của Marketing cần được sửa đổi cho phù hợp với từng loại thị trường.Càn phải hiểu rõ về khách hàng nước ngoài.Do đó, thật kì lạ khi các doanh nghiệp Mỹ chỉ hướng vào thị trường trong nước nhưng lại hướng quản lí ra nước ngoài.Những nguyên tắc Marketing có thể được kết hợp nhưng sự kết hợp Marketing thì lại không.Việc thực hiện Marketing có thể hoặc không thể được đánh giá cao ở nơi khác và các mức độ được đánh giá cao không thể có nếu không có sự điều tra kĩ càng và sự nghiên cứu thị trường.
Một chính sách thương mại hợp lí cho Mỹ.
Hai tuần vừa qua chúng ta đã cảnh báo về nhưng mối nguy hiểm mà một chính sách bảo hộ thương mại sẽ áp đặt đối với nền kinh tế Mỹ và trích dẫn những mối quan tâm cụ thể của chúng ta với dự luật HR4800, một dự luật mà thượng nghị viện đã thông qua sẽ công kích luật thương mại của các quốc gia hướng về chủ nghiã bảo hộ.
Nếu nghị viện quyết định rằng Mỹ cũng phải hành động trong năm nay.Chúng tôi cũng phải đề xuất rằng Mỹ lần đầu tiên đặt ra một số mục tiêu ở nước ngoài thì một dự luật thương mại như vậy sẽ thành công.Theo quan điểm của chúng tôi, một dự luật như vậy sẽ:
• cung cấp cho chính quyền-cũng như các chính quyền trong tương lai một nền tảng vững chắc về những tiến bộ trong đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế.Mỹ có truyền thống thành công trong các cuộc đàm phán thương mại, trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu không có vị tổng thống Mỹ nào tỏ ra thân thiện.
• Củng cố tầm quan trọng của việc dành cho nhau những ưu đãi.Thương mại luôn luôn là một tiến trình đa phương và trong dài hạn một thoả thuận thương mại thành công không thể do một bên đơn phương áp đặt.
• Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài cho hàng hoá dịch vụ và đầu tư Mỹ.Cũng tại đây sự đàm phán có tác dụng hơn là sự ép buộc:khả năng tiếp cận không thể dành được bởi sự ép buộc đơn phương của Washington D.C.
• Đảm bảo cho các quan chức thương mại Mỹ một sự linh hoạt để giải quyết một cách hiệu quả toàn bộ phạm vi của các hệ thống kinh tế nước ngoài và các nền văn hoá.Mọi người ở khắp nơi đều không giống như chúng ta, nếu chúng ta muốn bán hàng hoá cho họ và mua hàng hoá từ họ thì chúng ta phải nhận ra sự khác biẹet và thoả mãn họ.
• Báo hiệu cho các đối tác thương mại của chúng ta rằng Mỹ coi thương mại quốc tế như một phương tiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới.Chính sách thương mại Mỹ không được nhìn nhận như một cách để dành phần lợi ích lớn hơn cho Mỹ.
• thúc đẩy sự nhận thức rằng thương mại thế giới là rất quan trọng để xem xét trong những dự luật nhất định.Quốc hội nên nhận ra rằng hầu hết các dự luật đã thông qua đều có tác đọng đới với thương mại theo cách này hoặc cách khác và những tác đọng đối với thương mại thế giới luôn đáng được quan tâm.
Chẳng có gì khó hiểu và phức tạp về vấn đề mà chúng ta đang đề cập tới.Các nhà kinh tế đã hào hứng tham gia thương mại quốc tế sẽ phải quan tâm tới các dự luật là điều hiển nhiên.Nhưng một số nhà chính trị học của Mỹ lại là nhà kinh tế học, và một trong số họ quan tâm nhiều đến thương mại.Khi quốc hội thông qua thuế nhập khẩu Smoot-Hawley vào năm 1930, nó đã vượt qua được sự phản đối của hơn 1000 nhà kinh tế Mỹ.
Mặc dù các nhà lãnh đạo chính trị cao cấp thường xuyên tìm kiếm các phương thuốc bách bệnh không gây tác hại và nhanh chóng ổn định:Tăng cường bảo vệ là một biện pháp để cứu chữa sự thâm hụt ngoại thương.Việc tăng thuế sẽ dễ dàng hơn là sự giảm giá trị của đồng đô la ở nước ngoài hoặc là giảm thâm hụt ngân sách và cắt giảm tỷ lệ lãi suất ở trong nước.
Những gì mà các nhà làm luật Mỹ thường bỏ qua là sự quan trọng của ngoại thương đối với nền kinh tế Mỹ.Trước đây, các nhà lãnh đạo đã không chú ý tới ngoại thương.Trong những năm gần đây, Mỹ đã nỗ lực mở rộng ra phương tây khi bắt đầu thời đại công nghiệp.Mỹ nhận thấy mình rất giàu có về nguyên liệu thô để tập trung vào đáp ứng nhu cầu trong nước
Nhưng ngày nay Mỹ đã không còn cách nhìn thiển cận về kinh tế nữa Công nhân và nhân dân Mỹ sản xuất trong bối cảnh toàn cầu. Các nước sẽ không trở lại với tình trạng cô lập nền kinh tế thế giới như trước đây.
Thương mại thế giới còn đang xem xét cái được gọi là dự luật thương mại đang còn được tranh cãi. Việc ám chỉ thương mại phải được cân nhắc bất kì khi nào chính phủ tiến hành bất kì biện pháp naò có liên quan đến kinh tế.
Chủ nghĩa bảo hộ sẽ luôn bị thất bại dù cho nó luôn tỏ ra cố gắng. Một dự luật thương mại như HR4800 cũng được liệt kê vào chính sách thất bại này. Điều này càng tỏ ra đúng khi Mỹ và các đối tác thương mại mong muốn có những thành công về kinh tế. Chúng ta thật sự hi vọng rằng Nghị viện sẽ hoạt động một cách khôn ngoan và phù hợp.
Trường hợp 1-1 : Tổng công ty ARIZONA SUNRAY
ARIZONA SUNRAY là một trong những công ty tiên phong về năng lượnh mặt trời ở bang ARIZONA .Những người sáng lập công tybao gồm những người ARIZONA ở thế hệ ba ,con cháu của những người sáng lập ra bang. Những người sáng lập rất kiêu hãnh về di sản của tổ tiên, thường tự hào rằng sự thịnh vượng tương đối mà họ đạt được là kết quả của việc nghĩ tới ARIZONA đối với họ điều đó có nghĩa là một sự tìm kiếm không ngừng các cơ hội kinh doanh ở trong bang.
Vào cuối những năm 50 một thành viên của thế hệ này nổi lên như một kiểu tiên phong mới- 1 người trong nhóm các nhà khoa học và các doanh nhân người đã hy vọng phát triển sự ứng dụng thưc tế đầu tiên của nănglượng mặt trời trên phạm vi mà Mỹ có thể đáp ứng. Vào đàu những năm 60, ông đã tiên phong trong việc sử dụng năng lượng mặt trời tại các văn phòng và nhà ở, cùng với các thành viên khác của công ty ông đã đưa ARIZONA trở thành một công ty thành công đáng ngạc nhiên.Cuối cùng mang tên là ARIZONA SUNRAY.Sau một vài thử nghiệm công ty đã chọn khẩu hiệu "đi theo hướng mặt trời :đó là con đường của ARIZONA''.Với lí do để có được những công việc kinh doanh mới là đi theo hướng mặt trời công ty đã mở rộng ra mọi vùng của bang sau đó tới NEVADA và NEW MEXICO.
Thế hệ tiếp theo đã nắm quyền kiểm soát việc kinh doanh vào năm 1965.Kết quả là đưa ra một quyết định để thay thế địa bàn kinh doanh từ khu vực ít dân của các bang phía đong nam chuyển sang các trung tâm đô thị đông dân hơn ở phía tây của bờ biển CALIFORNIA.Khu vực Los Angeles/orange county được đánh giá là khu vực mở rộng đầy tiềm năng với dân cư có mức sống cao có thể mang lại lợi ích đáng kể trong việc sử dụng năng lượng mặt trời trong gia đình họ.Một vài khía cạnh của chương trình Marketing đã được định hướng lại để thu hút trực tiếp hơn các khách hàng vùng biển California:bao gồm việc thay đổi khẩu hiệu của các nhà máy trở thành " bắt kịp ánh sáng.Đó là con đường của California'' khẩu hiệu này đã chứng tỏ sự thành công và các công ty tiếp tục được mở rộng.
Vào khoảng 1986, các thành viên của thế hệ tiếp theo đã bắt đầu đạt được những ảnh hưởng và quyền lực tích cực trong công ty.Tuy nhiên những ảnh hưởng của họ cho phép họ hiểu biết thêm cả về lĩnh vực du lịch và giáo dục ở nước ngoài.Kết quả là họ có ý định mở rộng hơn nữa khẩu hiệu "đuổi theo mặt trời'' ở những phạm vi mà thế hệ trước chưa từng mơ ước đến.Họ đã tranh luận rằng ARIZONA SUNRAY nên mở rộng lĩnh vực hoạt động ra toàn bộ Pacific Rim, đang nắm giữ những lợi thế đáng kể của công nghệ kĩ thuật mới trong thế giới vi mô để đáp ứng đưọc hàng loạt các yêu cầu về năng lượng mặt trời-từ máy tính sử dụng năng lượng mặt trời đến nồi cơm điện sử dụng năng lượng mặt trời-cho phép ARIZONA lấy lại ttên là Pacific Sunray.Để nắm giữ lợi thế tối đa của cả những cơ hội hiện nay và những kế hoạch dài hạn cho việc mở rộng này.
Các thành viên còn lại của thếhệ thành lập công ty đã phản dối kịch liệt ý định này, từ chối xem xét các ý tưởng cấp tiến. "Tại sao lại phiền toái như vậy" chủ tịch đầu tiên của công ty đã đặt ra câu hỏi "chúng ta đang kiểm soát thị trường Mỹ,chúng ta biết sản phẩm của mình,biết khách hàng, biết những người miền tây.Đây là một thị trường lớn.Chúng ta đang thu được lợi nhuận kếch xù.Tất cả các thành viên và các công nhân trong công ty đều đang làm việc tốt.Tại sao chúng ta lại muốn phung phí những đòng vốn vào việc Marketing ở những khu vực mà chúng ta chẳng biết gì cả.Thị trường Mỹ đang đem lại lợi nhuận lớn cho chúng ta, tại sao chúng ta lại phải tìm kiếm ở nước ngoài?.
Các thành viên của cả ba thế hệ đều đang tranh luận về vấn đề này.Mặc dù hiện nay thế hệ đầu tiên đã về hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng đáng kể.Mặc dù thế hệ trẻ nhất vẫn còn thiếu quyền lực, nhưng họ lại nắm giữ tiền đồ sáng lạng và rộng lớn hơn.Thế hệ thứ hai mặc dù có quyền đưa ra những quyết định quan trọng, nhưng họ phải dung hoà cả hai trường phai trên và cân nhắc liệu nó có thoả mãn cả hai trường phaí trên không.
" Một phương châm của người chủ gia đình là không bao giờ tìm cách tự làm những cái mà tốn nhiều chi phí hơn là mua. Người thợ may thì không tự đóng giày cho mình mà mua chúng từ những người thợ đóng giày ".
(Adam Smith)
2. Các học thuyết thương mại và sự phát triển kinh tế.
Minh hoạ Marketing : Nhật Bản _ Thương mại là sự sống còn.
Là một trong những nước gần như không có gì về tài nguyên khoáng sản . Nhật Bản là nước nhập khẩu tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới . Nước Nhật nhập khẩu chiếm 1/ 4 tổng sản lượng nguyên vật liệu thô xuất khẩu của thế giới .(*) Hầu hết là nhập khẩu toàn bộ dầu mỏ , quặng kim loại , quặng kim loại , quặng bôxit, niken, cotton và cao su tự nhiên . Ngoài ra Nhật Bản còn nhập khẩu chiếm 92% đồng , 85% than cốc , 40% cá và 30% nông sản trong tổng khối lượng trong nước .
Nhật Bản còn là nước xuất khẩu máy móc và tư bản lớn nhất thế giới . Vì đất nước có rất ít nguồn tài nguyên thiên nhiên nên nó trở nên cần thiết cho Nhật Bản để trở thành một nước chuyên xử lý nguyên liệu , sau đó tạo ra hàng hoá đã tăng thêm về giá trị để xuất khẩu. Một khi được biết đến một cách rộng rãi về sản phẩm kém chất lượng , Nhật Bản sẽ có thể xoá đi hình ảnh về sản phẩm vốn có chất lượng và giá trị cao.
Mặc dù chi phí lao động rẻ đã tạo ra cho Nhật Bản một sức mạnh để cạnh tranh với các nước công nghiệp , nhưng lợi thế cạnh tranh này bị phần nào mất đi do các quốc gia mới nổi lên với lao động rẻ hơn đã trở thành các đối thủ cạnh tranh trong việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Nhận thấy rằng lợi thế cạnh tranh này ngày một mất đi , Nhật Bản đang chuyển sang lợi thế so sánh tương đối liên quan đến các mẫu mã mới dựa trên các yêu cầu về đầu vào sản phẩm khác nhau . Nó đã chuyển từ việc sản xuất các sản phẩm chủ yếu sang các sản phẩm tinh vi , phức tạp hơn , có hàm lượng kĩ thuật cao hơn hay thời trang hơn. Giá trị thặng dư cộng thêm vào cũng với những sản phẩm như vậy sẽ cho phép Nhật Bản luôn đứng ở vị trí đầu bảng ở các nước như Singapore, Hongkong, Đailoan và Hàn Quốc.
(*): " Tính đa quốc gia của Nhật Bản" - Tạp chí " Business Week" 16/6/1980.
Trường hợp Nhật Bản cho thấy rõ sự cần thiết của thương mại , Nhật Bản phải nhập khẩu để tồn tại và nó cũng phải nhập khẩu để tạo ra ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nó . Nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu là tất nhiên , nhưng không rõ ràng rằng cần thiết các nước khác cũng phải như vậy. Ví dụ như cần phải có một sự giải thích logic đối với một nước có đầy đủ về điều kiện tự nhiên như Mỹ lại vẫn thực hiện buôn bán với các nước khác.
Chương này có nhiệm vụ giải thích các nguyên nhân , cơ sở của buôn bán quốc tế và các nguyên tắc về lợi thế so sánh tuyệt đối và lợi thế so sánh tương đối . Những nguyên tắc này cho biết các quốc gia có thể thu được những gì và thu bằng cách nào từ các quốc gia khác . Tính vững chắc của nguyên tắc này đã được xem xét cũng như những nội dung chính của các nguyên tắc này . Chương này kết thúc với việc đề cập đến vấn đề hội nhập khu vực và những ảnh hưởng của nó đối vơí thương mại thế giới .
Nền tảng của thương mại thế giới
Khi mà người mua và người bán đến với nhau , họ hy vọng sẽ đạt một cái gì đó từ phía người kia . Khi các quốc gia buôn bán với nhau thì họ cũng hy vọng như thế . Một quốc gia rõ ràng là không thể hoàn toàn tự có đầy đủ những thứ cần thiết mà không làm lãng phí chi phí quá mức .
Bởi vậy thương mại là một hoạt động cần thiết mặc dù trong một số trường hợp , thương mại không hoàn toàn tạo ra lợi ích cho các quốc gia có liên quan . Rõ ràng là tất cả các quốc gia đều cảm thấy áp lực chính trị khi họ bị thâm hụt thương mại . Nếu thâm hụt quá lớn thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền thưong mại mặc dù có thể không biết là những tác hại này có thể nhìn thấy hay không nhìn thấy . Ngược lại những lợi nhuận thương mại hoặc là không thấy rõ hoặc là chúng được chuyển sang cho những người công nhân hay những người tiêu dùng.
Tại sao các quốc gia lại buôn bán với nhau ? Một quốc gia làm ăn buôn bán với các quốc gia khác vì nó hy vọng đạt được cái gì đó từ phía đôí tác làm ăn . Có thể có câu hỏi liệu thương mại có giống như một trò chơi "được ăn cả ngã về không" với nhận thức rằng một nước phải thua lỗ thì nước khác mới có lợi nhuận . Câu trả lời là không phải như vậy vì mặc dù một quốc gia có thể không ngần ngại kiếm lợi nhuận từ sự thua lỗ của nước khác , nhưng không ai lại muốn tham gia vào một thương vụ mà có rủi ro về thua lỗ qúa cao. Như vậy để thương mại được diễn ra cả hai quốc gia phải cùng chia lợi nhuận từ nó . Hay nói cách khác thì " thương mại là trò chơi tổng các số dương "
Để giải thích làm thế nào để thu lợi nhuận từ thương mại , việc xem xét đường giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia là rất cần thiết . Các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh ảnh hưởng như thế nào đến các cơ hội thương mại là dựa trên các đường giới hạn khả năng sản suất của các đối tác kinh doanh .
Đường giới hạn khả năng sản xuất
Nếu không có thương mại , một số quốc gia sẽ phải tự sản xuất tất cả những hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của quốc gia đó . Hình 2-1 biểu diễn 1 ví dụ giả thuyết về 1 quốc gia với sự xem xét hai sản phẩm máy vi tính và xe ôtô . Hình vẽ này cho ta thấy số lượng máy vi tính và ôtô mà nước đó có khả năng sản xuất . Đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy số lượng lớn nhất khi máy vi tính và ôtô được sản xuất ở những sự phối hợp đầu vào khác nhau khi một sản phẩm có thể được thay thế bằng các sản phẩm khác nhau nằm trong giới hạn nguồn lực hiện có . Quốc gia đó có thể lựa chọn để chuyên môn hoá hay dùng tất cả nguồn lực để sản xuất máy vi tính (điểm A) hoặc sản xuất ôtô (điểm B) . ở điểm C sự chuyên môn hoá sản phẩm đã không được lựa chọn và vì vậy một số lượng hai sản phẩm đã được sản xuất ra .
Hình 2.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất với chi phí cơ hội cố định
A
Số máy C
Vi tính
O số xe ôtô B
một loại chi phí liên quan đến sự thay thế một sản phẩm băng sản phẩm khác chi phí thay thế phụ thuộc vào giá trị sản xúât của sản phẩm từ bỏ so với giá trị sản xuất của sản phẩm khác . Hình 2-1 biểu thị tình huống chi phí cơ hội là không đổi . Nước đó thôi sản xuất một máy vi tính để sản xuất một xe ôtô . Trong tình huống này các tình huống là cân xứng giống nhau trong suốt quá trính sản xuất , có ý nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa hai sản phẩm này là không đổi . Nhưng sự giả định này là không thể có vì nhiều lí do .
Số
Hình 2-2: Đường giới hạn khả máy
năng sản xuất với chi phí cơ vi
hội tăng dần tính
số ôtô
Về mặt lý thuyết ,một ngành công nghiệp độc lập ( ví dụ : sản xuất máy tính ) có thể thu được doanh số giảm đi khi nó mở rộng với chi phí sang các ngành công nghiệp khác (ví dụ ; sản xuất ôtô ) . Hơn nữa chi phí cơ hội ngày càng tăng lên vì có thể là mỗi loại hàng hoá thì sử dụng đầu vào sản xuất ở những tỷ lệ khác nhau . Thậm chí nhiều ngành phải chịu chi phí cận biên ngày càng tăng kết quả là số lượng ngày càng nhiều các hàng hoá khác phải bị bỏ đi để sản xuất ra những đơn vị tiếp theo của một hàng hoá nào đó . Điều này có thể giải thích tại sao không quốc gia nào hoàn toàn chuyên môn hoá sản xuât chỉ một loại sản phẩm duy nhất .
Hình 2-2 biểu diễn hình giới hạn khả năng sản xuất khi chi phí cơ hội tăng dần , đường cong cho thấy ngày càng trở nên tốn kém hơn khi thay thế sản xuất một sản phẩm này thay cho một sản phẩm khác . Phần lợi nhuận ngày càng giảm khi số lượng của một sản phẩm giảm đi để tăng số lượng của sản phẩm khác . Hình 2-3 biểu diễn trường hợp ngược lại , chi phí cơ hội giảm dần . Cùng với việc chuyển sản xuất từ một sản phẩm khác sang các sản phẩm khác việc sản xuất ra một sản phẩm thay thế trở nên rẻ hơn khi tăng số lượng sản phẩm thay thế .
Một khả năng khác là chi phí cơ hội sẽ thay đổi khác nhau theo số lượng sản phẩm ; có nghĩa là đối với hai sản phẩm bất kỳ đưa ra , chi phí cơ hội có thể tăng hoặc giảm khi mức sản xuất kế tiếp đạt được . Ví dụ chi phí cận biên ban đầu có thể giảm do chuyên môn hoá và sản xuất ở quymô lớn . Nhưng đến một điểm nhất định , việc sản xuất tiếp tục sẽ có thể gây nên tình trạng không hiệu quả và chi phí cận biên sẽ lại bắt đầu tăng lên .
Vì môĩ quốc gia có một nguồn tài nguyên duy nhất nên chúng sở hữu một nguồn giới hạn khả năng sản xuất duy nhất . Khi phân tích đường cong này sẽ đem lại một lời giải thích lôgíc bản chất của thương mại quốc tế . Bất kể chi phí cơ hội là cố định hay biến đổi , một quốc gia phải quyết định sự kết hợp lý giữa hai loại sản phẩm bất kỳ và phải quyết định liệu quốc gia đó có muốn chuyên môn hoá một trong hai sản phẩm không . Sự chuyên môn hoá sẽ có thể xảy ra nếu nó không cho phép quốc gia đó tăng lượng của cải qua việc trao đổi buôn bán với các quốc gia khác . Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh tương đối có thể giải thích làm thế nào đường giới hạn khả năng sản xuất lại có thể giúp cho một nước quyết định nên xuất nhập khẩu những gì .
Số
Máy
Vi
tính
số ôtô
Hình 2-3: Đường giới hạn khả năng sản xuất :chi phí cơ hội giảm dần .
Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối :
Ađam Smith là học giả đầu tiên xem xét một cách chính thức nguyên nhân cơ bản hình thành ngoại thương . Trong cuốn sách của ông "Sự giàu có của các quốc gia "(1776)(Wealth of Nations), Smith đã sử dụng nguyên tắc lợi thế tuyệt đối như là một căn cứ , một cơ sở cho thương mại quốc tế . Theo nguyên tắc này , một nước nên xuất khẩu một hàng hoá mà nó sản xuất ở chi phí thấp hơn các quốc gia khác . Trái lại , quốc gia đó nên nhập khẩu hàng hoá mà trong nước sản xuất với chi phí cao hơn các quốc gia khác .
Lấy ví dụ hai nước , mỗi nước sản xuất hai sản phẩm . Bảng 2-1 cung cấp những số liệu giả thuyết về sản lượng của Mỹ và Nhật về hai loại sản phẩm máy vi tính và xe hơi . Trường hợp 1 cho thấy rằng khi dưa nguồn lực và lao động nhất định , Mỹ có thể sản xuất 20 máy vi tính hoặc 10 xe hơi hoặc một số sự kết hợp cả hai loại . Trái lại , Nhật thì chỉ có thể sản xuất được một nửa số máy vi tính (Ví dụ : Nhật sản xuất được 10 chiếc trong khi Mỹ sản xuất được 20 chiếc ). Sự khác biệt này có thể là do trình độ công nhân Mỹ làm ra sản phẩm này tốt hơn . Do vậy Mỹ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất máy vi tính . Nhưng tình huống này đặt ra đối với xe hơi thì Mỹ chỉ sản xuất được ra 10 chiếc trong khi Nhật sản xuất được ra 20 chiếc với cùng đơn vị nguồn lực . Lúc này Nhật lại có lợi thế tuyệt đối .
Trong trường hợp này thì thương mại diễn ra giữa hai nước là rất hợp lý . Mỹ có lợi thế tuyệt đối về máy vi tính nhưng không có lợi thế tuyệt đối về xe hơi . Đối với Nhật thì ngược lại , Nhật chỉ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất xe hơi và không có lợi thế về sản xuất máy vi tính. Nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào sản xuất sản phẩm mà nó có lợi thế tuyệt đối thì sẽ sử dụng nguồn lực có kiệu quả hơn . Khi đó lợi ích khách hàng sẽ tăng lên . Khi Mỹ sẽ sử dụng ít nguồn lực hơn để sản xuất máy vi tính , nó nên sản xuất sản phẩm này để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu sang Nhật . Cũng với lí do này Mỹ nên nhập khẩu xe hơi từ Nhật hơn là từ sản xuất trong nước . Tất nhiên , đối với Nhật Bản nên xuất khẩu xe hơi và nhập khẩu máy tính .
Bảng 2-1 : Sản lượng vật chất có thể sản xuất.
Sản phẩm Mỹ Nhật
Trường hợp 1 Máy vi tính 20 10
Ôtô 10 20
Trường hợp 2 Máy vi tính 20 10
Ôtô 30 20
Trường hợp 3 Máy vi tính 30 10
Ôtô 40
Một số ví dụ tương tự có thể giúp cho thấy giá trị của nguyên tắc lợi thế tuyệt đối . Một bác sĩ thì hoàn toàn thực hiện phẫu thuật tốt hơn là một thợ máy , trong khi thợ máy sẽ sửa xe tốt hơn . sẽ là khó khăn nếu như vị bác sĩ chữa bệnh cũng như sửa xe khi cần đến . Cũng sẽ rất khó khăn nếu có trường hợp nào đó người thợ máy cố gắng thực hiện phẫu thuật . Vì vậy trên thực tế thì mỗi người nên tập trung chuyên môn hoá vào một nghè mà người đó có chuyên môn . Tương tự , sẽ là không thực tế nếu người tiêu dùng cố gắng sản xuất tất cả những thứ họ muốn tiêu dùng . Mỗi người nên làm cái mà họ làm tốt nhất và để lại việc sản xuất những thứ khác cho những người mà họ sản xuất tốt hơn .
Nguyên tắc lợi thế so sánh tương đối
Một vấn đề của nguyên tắc lợi thế tuyệt đối là nó không thể giải thích liệu thương mại có diễn ra khi một nước hoàn có lợi thế tuyệt đối với toàn bộ sản phẩm xem xét . Trường hợp 2 của bảng 2-1 biểu thị tình huống này . Chú ý thấy rằng trường hợp 2 khác trường hợp 1 là Mỹ ở trường hợp 2 có thể làm ra 30 chiếc ôtô chứ không phải 10 chiếc như ở trường hợp 1 . Trong trường hợp 2 này , nước Mỹ đều có giá trị tuyệt đối với cả hai sản phẩm . Do sản xuất có hiệu quả cho phép nước Mỹ có thể sản xuất cả hai sản phẩm với chi phí thấp hơn .
Với cách nhìn nhận đầu tiên thì có vẻ như là nước Mỹ sẽ không thu được gì nếu buôn bán với Nhật . Nhưng vào thế kỉ XIX nhà kinh tế học người Anh David Ricardo , có lẽ là người đầu tiên đánh giá một cách đầy đủ các chi phí so sánh tương đối như là một nền tảng của thương mại , ông cho rằng các chi phí sản xuất tuyệt đối là không liên quan . Mà chính là chi phí sản xuất so sánh tương đối sẽ quyết định thương mại sẽ diễn ra như thế nào và những mặt hàng nên xuất khẩu hay nên nhập khẩu . Theo nguyên tắc lợi thế so sánh của Ricardo thì một nước cóthể sản xuất nhiều loại sản phẩm tốt hơn so với các nước khác nhưng chỉ nên sản xuất những gì mà nó sản xuất có hiệu quả nhất . Thực chất nước đó nên tập trung sản xuất sản phẩm bất lợi về so sánh là ít nhất . Ngược lại nên nhập khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh ít nhất hay bất lợi về so sánh cao nhất .
Trường hợp 2 cho thấy lợi thế so sánh khác nhau như thế nào từ sản phẩm này đến sản phẩm khác . Phạm vi lợi thế so sánh có thể tìm thấy dựa trên sự xác định tỉ số giữa máy vi tính và xe hơi . Tỉ lệ lợi thế của máy tính là 2: 1 (20: 10) nghiêng về phía nước Mỹ . Cũng lợi thế nghiêng về phía nước Mỹ nhưng ở mức độ ít hơn là tỉ lệ về xe hơi 1,5:1 (30: 10) . Hai tỉ lệ này cho thấy nước Mỹ có lợi hơn Nhật 100% về sản xuất máy tính và chỉ vượt 80% lợi thế về sản xuất ôtô . Kết quả là nước Mỹ thì có lợi thế so sánh lớn hơn đối với sản phẩm máy tính .
Đối với Nhật Bản việc có bất lợi về so sánh thấp nhất trong sản xuất ôtô cho thấy rằng nước này nên sản xuất và xuất khẩu ôtô sang Mỹ . Xem xét lại hai ví dụ về bác sĩ và người thợ máy . Người bác sĩ có thể tự sửa ôtô như một sở thích thậm chí có thể ( nhưng khó có thể xảy ra ) là người bác sĩ có thể sửa nhanh hơn người thợ máy trong trường hợp này thì vị bác sĩ có lợi thế so sánh tuyệt đối trong cả việc chữa bệnh và sửa xe , trong khi người thợ máy không có lợi thế tuyệt đối trong cả hai việc này . Nhưng điều này không có nghĩa là tốt hơn nếu vị bác sĩ vừa thực hiện phẫu thuật vừa sản xuất ôtô do có các lợi thế liên quan . Khi so sánh với người thợ máy thì người bác sĩ có thể khá hơn nhiều hơn nhiều khi chữa bệnh nhưng chỉ nhỉnh hơn một chút trong việc sửa xe . Nếu lợi thế lớn nhất của vị bác sĩ là việc chữa bệnh thì người bác sĩ đó nên tập trung vào chuyên môn đó . Và khi người bác sĩ có vấn đề về xe cộ thì nên nhờ người thợ máy sửa vì người bác sĩ có lợi thế tương đối rất ít trong lĩnh vực này . Với việc đưa cho người thợ máy sửa xe thì người bác sĩ sẽ sử dụng thời gian hiệu quả hơn , năng suất hơn và thu nhập sẽ lớn nhất .
Tương tự một người giám đốc cần phải bổ quyền hạn và trách nhiệm cho người dưới quyền mặc dù ông ta biết rõ về tất cả các lĩnh vực của công việc hơn họ . Từ khi chức năng của người giám đốc là quản lí thì không có lí gì người giám đốc lại tiết kiệm những khoản chi phí nhỏ nhặt bằng cách thực hiện các công viêc văn phòng do có kiến thức nổi trội về những công việc này . Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng đối với những người tiêu dùng .. Mặc dù họ có thể tự sửa xe hay thay dầu mỡ một cách dễ dàng nhưng những trung tâm sửa xe hay gara bão dưỡng vẫn làm ăn phát đạt vì người tiêu dùng cho rằng thời gian rỗi của họ còn quý hơn khoản tiền tiết kiệm được từ việc sửa xe hay bảo dưỡng xe . Họ thà trả tiền thuê ai đó thực hiện những công việc kia để họ có thể tận hưởng khoảng thời gian đó .
Tỷ lệ trao đổi , buôn bán và lợi nhuận.
Học thuyết về vốn cung cấp
Mấy lời bình về các học thuyết thương mại
Liên kết kinh tế
Do sự thúc ép từ các phía, chính sách bảo hộ trên khó có thể tồn tại. Các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia buộc phải thay đổi chính sách mới để áp dụng vào thực tế trong thương mại quốc tế. Tự do hoá thơng mại toàn cầu là một ý tởng tốt nhng khó có thể trở thành hiện thực. Học thuyết cho chính sách kinh tế mới này cho rằng chính sách tốt nhất là hình thành các liên kết kinh tế ở qui mô nhỏ. Nhiều quốc gia ở cùng một khu vực địa lý có thể cùng tham gia vào các loại hình liên kết kinh tế khác nhau để đẩy mạnh ngoại thơng và giảm bớt rào cản. Những liên kết lớn đợc liệt kê trong Bảng 2 -7.
Các nhà kinh tế đã xác định 5 loại liên kết kinh tế lớn. Đó là Khu vực mậu dịch tự do, Liên minh thuế quan, Thị trờng chung, Liên minh kinh tế và Liên minh chính trị. Bảng 2-6 so sánh các hình thức liên minh này.
Khu vực mậu dịch tự do, đây là một liên minh kinh tế giữa hai hay nhiều nớc nhằm mục đích tự do hoá buôn bán, biện pháp sử dụng là bãi miễn thuế giữa các nớc thành viên, trong khi đó mỗi nớc thành viên vẫn có biểu thuế nhập riêng áp dụng với các nớc ngoài liên minh. Một số liên minh thuộc hình thức này nh EFTA ( Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu), LAFTA (Khu vực mậu dịch tự do Châu mĩ la tinh). Nhợc điểm của mô hình này là thiếu sự hợp tác giữa các nớc thành viên trong việc xác định mức thuế nhập khẩu cho các nớc nằm ngoài liên minh, tạo điều kiện cho các nớc này có thể xuất khẩu hàng hoá vào khu vực mậu dịch tự do thông qua nớc có mức thuế nhập khẩu thấp nhất.
Liên minh thuế quan là một hình thức mở rộng hơn so với khu vực mậudịch tự do trong đó các nớc thành viên cùng thiết lập một biểu thuế quan chung với phần còn lại của thế giới. Ưu điểm của mô hình này đồng đều các quy định thơng mại và tạo nên một rào cản chung với các nớc không phải là thành viên. Liên minh thuế quan Benelux là liên minh cổ nhất thuộc hình thức này trên thế giới.
Thị trờng chung là một hình thức liên minh phức tạp và ở trình độ cao hơn cả Liên minh thuế quan và Khu vực mậu dịch tự do. Trong Thi trờng chung, các nớc thành viên bãi bỏ mọi thuế quan và biện pháp bảo hộ khác bên cạnh đó cho phép di chuyển các nhân tố của sản xuất nh dịch vụ, nguyên liệu, lao động và vốn trong liên minh. Do đó, luật pháp và luật lao động đợc tiêu chuẩn hoá để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Đối với các nớc không phải thành viên thì mức thuế nhập khẩu se ngay lập tức đợc xác định nh mức thuế của các nớc thành viên, để xâm nhập Thị trờng chung cần lu ý tới rào cản phi thuế quan. Thông thờng nhà xuất khẩu từ bên ngoài sẽ xuất khẩu vào nớc có rào cản phi thuế quan thấp nhất vì hàng hoá có thể di chuyển tự do một khi nó đã vào đến Thị trờng chung. Một ví dụ điển hình cho hình thức này là Thị trờng chung Châu Âu đợc hình thành năm 1957 theo Hiệp ớc Rome ban đầu gồm 6 thành viên. Bảng 2-8 liệt kê những mốc sự kiện quan trọng của EC, bảng 2-9 so sánh Châu Âu với các nền kinh tế khác.
Sự liên kết giữa các nớc còn tăng thêm với hình thức Liên minh kinh tế vì nó thực hiện hài hoà chính sách tài chính, tiền tệ giữa các nớc thành viên. Nếu coi mỗi bang của Mĩ là một nớc độc lập thì Liên bang Mĩ là một ví dụ gần gũi nhất của Liên minh kinh tế.
Liên minh chính trị là hình thức cuối cùng của Liên minh kinh tế vì kinh tế và chính trị luôn gắn liền với nhau. Hiệp ớc liên kết giữa các quốc gia bắt đầu việc xác định một chính sách kinh tế và chính trị chung cho liên minh. Cộng đồng chung Châu Âu EC đang đi theo hớng này, điều đó lý giải vì sao nó đổi tên thành Cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC.COMECON hay CMEA (Hội đồng tơng trợ kinh tế) gồm Liên bang Xô viết và các nớc Đông Âu, về cơ bản là một liên minh thuế quan nhng nó có thể trở thành Liên minh chính trị nếu Xô viết không tan rã.
Các liên minh kinh tế theo khu vực không phải lúc nào cũng nhất thiết thuộc 1 trong 5 loại này. ASEAN bao gồm hơn 250 triệu dân nằm trong khu vực có tốc độ tăng trởng cao nhất thế giới....
Bảng 2-8: Những mốc sự kiện quan trọng của Cộng đồng chung Châu Âu
Năm 1950, Ngoại trởng Pháp, ngài Robert Schuman, đề xuất mô hình Cộng đồng Châu Âu đầu tiên (giải quyết các vấn đề than, thép) vào ngày 9 tháng 5. Ngày này đợc coi là ngày khai sinh chính thức của EU.
Năm 1951, Hiệp ớc Pari đợc kí kết ngày 18 tháng 4 thiết lập nên Cộng đồng than thép Châu Âu.
Năm 1957, Kí kết Hiệp ớc Rome ngày 25 tháng 3 thiết lập Cộng đồng năng lợng nguyên tử Châu Âu và Thị trờng chung Châu Âu.
Năm 1958, thành lập các uỷ ban và hội đồng quản lý thị trờng chung Châu Âu.
Năm 1961, cùng với Hy lạp kí kết hiệp định liên kết.
Năm 1962, ra đời chính sách nông nghiệp chung dựa trên từng thị trờng và mức giá chung cho các sản phẩm nông nghiệp.
Năm 1964, thiết lập thị trờng nông nghiệp chung và hỗ trợ các tổ chức marketing, thống nhất giá ngũ cốc có hiệu lực vào năm 1967.
Năm 1967, Hiệp ớc về một Cộng đồng chung Châu Âu và một hội đồng chung Châu Âu có hiệu lực.
Năm 1972, để kiểm soát biến động tỉ giá trao đổi lộn xộn tại các nớc thành viên, Uỷ ban Châu Âu đề ra pham vi biến động 2,25% để duy trì giá trị các đồng tiền một cách tơng đối.
Năm 1973, sát nhập thêm Đan Mạch, Ai-len và Anh nâng số thành viên của EC lên chín,
Năm 1974, thành lập Hôi đồng Châu Âu, quyết định bầu cử Nghị viện bằng bầu cử trực tiếp, phổ thông.
Năm 1975, EU kí kết Hiệp định Lome vói 46 nớc Châu phi, vùng biển Carlbean, Thái Bình Dơng để tăng cờng liên kết thơng mại bằng cách cho các này tự do tiếp cận thị trờng của EU và giành đảm bảo ổn định cho 36 mặt hàng từ các quốc gia này.
Năm 1979, Hội đồng Châu Âu nhóm họp ngày 9 & 10 tháng 3 quyết định đa Hệ thống tiền tệ Châu Âu vào hoạt động.
Năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của EU.
Năm 1984, Hiệp định Lome III đợc kí kết với 65 nớc ngoài EU tham gia.
Năm 1986, kết nạp thêm Bồ Đào Nha và Tây Ba Nha.
Bảng 2-6: Một sản phẩm tạo nên đợc sự khác biệt
Hỗ trợ tại đờng của Mercedes-Benz: hãy uỷ thác cho một dịch vụ hỗ trợ cha từng xuất hiện trong thế giới ô tô.
Dịch vụ dành cho ô tô đã tiến những bớc đi kì diệu. Chúng tôi xin giới thiệu chơng trình hỗ trợ tại đờng trên toàn quốc đầu tiên cha từng đợc cung cấp bởi bất kỳ một nhà sản xuất ô tô nào khác.
Hỗ trợ tại đờng Mercedes-Benz: gồm một đờng dây nóng trên toàn quốc do các chuyên gia của Mercedes-Benz đảm nhiệm; phụ tùng thay thế miễn phí dành cho chủ nhân của xe Mercedes-Benz.
Sự hỗ trợ này không chỉ là theo qui tắc, nó đợc cung cấp cả ngày lẫn đêm, cuối tuần cũng nh ngày lễ và chỉ bởi Mercedes-Benz.
Nếu chiếc Mercedes của bạn cần dịch vụ hỗ trợ trên bất cứ con đờng nào tại Mĩ. Dịch vụ hỗ trợ tại đờng của Mercedes-Benz luôn sẵn sàng từ 5 giờ sáng cho tới nửa đêm từ thứ 2 đến thứ 6; vào ngày lễ, thứ 7, chủ nhật từ 8 giờ sáng tới 12 giờ đêm. Một đờng điện thoại miễn phí gồm 800 máy sẽ nối bạn với một cố vấn kĩ thuật của Mercedes, ngời qua điện thoại sẽ hớng dẫn bạn để bạn có thể tiếp tục hành trình. Nếu xe của bạn cần sự quan tâm đặc biệt hơn thì một trạm thay thế phụ tùng lưu động do các kĩ sư có tay nghề đảm nhận đến từ một trung tâm điều hành của Mercedes.
Để nhanh chóng có được sự trợ giúp từ chuyên gia, bạn chỉ cần gọi một cú điện thoại miễn phí.
Trên đường cao tốc hay các con đờng phụ, vào đêm tối khi trời ma, khi ngời thân bạn đang ngồi sau tay lái, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ. Có thể bạn không bao giờ cần đến nhưng bạn biết rằng luôn có chúng tôi. 800 đường điện thoại với đầy đủ thông tin luôn sẵn sàng khi bạn sở hữu một chiếc ô tô Mercedes.
Dịch vụ hỗ trợ tại đờng đã hoạt động hoàn hảo hơn 1 năm qua tại Nam Cali và miền Bắc (những ngời dân ở Califoria và miền Bắcxin lu ý đã có số điện thoại dịch vụ hỗ trợ tại đờng mới cho toàn quốc).
Hàng loạt các biện pháp hỗ trợ
Thật tuyệt diệu khi biết rằng Hỗ trợ tại đường chỉ là một trong các chương trình trợ giúp của Mercedes-Benz, hãng Mercedes đã biến mỗi cá nhân thành một người trợ giúp của khách hàng: ngời bán, quản lý, nhân viên kỹ thuật.
Không cần nói thêm lời nhưng cùng với nó là cả một đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ.
Nó không hoàn toàn là một hiệp hội tự do thương mại bởi vì thuế quan giữa các thành viên chỉ được cắt giảm mà không phải là loại bỏ hoàn toàn. Nó giống như một hiệp hội kinh tế do các quốc gia thành viên thoả thuận hạn ngạch sản xuất cho những hàng hoá nhất định. Ngoài ra, ASEAN còn nhằm những mục tiêu kinh tế vì tất cả các thành viên đều mang đặc trưng là những nền kinh tế định hướng thị trường và chống lại sự công kích chủ nghĩa cộng sản Việt Nam trong khu vực.
Người ta nghi ngờ về những hình thức hội nhập kinh tế và hiệp hội chính trị thuần tuý có thể trở thành hiện thực. Ngay cả khi nó xảy ra thì cũng không thể kéo dài lâu bởi vì cuối cùng thì các quốc gia khác nhau đều có những mục tiêu và tỉ lệ lạm phát khác nhau. Quan trọng hơn là không một quốc gia nào sẵn sàng từ bỏ chủ quyền quốc gia vì những lí do kinh tế. Khối EC, mặc dù đã có những bước tiến lớn, cũng đã gặp rắc rối do sự đối đầu giữa các quốc gia thành viên về vấn đề lợi ích quốc gia đối lập nhau.Trên cơ sở nhận thức của các thành viên EC về mức độ hợp tác và hội nhập lí tưởng, người ta thấy rằng có hai tư tưởng chính: tư tưởng của những người theo phe đa số và tư tưởng của những người theo phe thiểu số. Phe đa số bao gồm the Benelux staes, Italia, isrent, muốn cải cách ở mức tối đa. Phe thiểu số bao gồm Pháp, Tây Đức, Vương quốc Anh, là những quốc gia miễn cưỡng thực hiện những hi sinh cần thiết để đạt được mức độ hội nhập cao. Trong bất kỳ đề xuất chung nào, việc các quốc gia thành viên đều có quyền phủ quyết theo đó cần thiết phải có sự nhất trí hoàn toàn chứ không phải đa số phiếu trong quá trình ra quyết định đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp. Vì luật lệ của EC đòi hỏi các quốc gia thành viên tham gia các cuộc thảo luận thương mại như một nhóm nên bất kỳ thành viên nào cũng có thể gây trở ngại cho việc đàm phán với các quốc gia không phải là thành viên.
Liên bang Xô viết là một minh chứng khác cho những khó khăn trong việc hình thành một hiệp hội kinh tế hay chính trị thuần tuý. Theo đuổi mục tiêu chính trị của mình, U.S.S.R mong muốn mở rộng CMEA theo hướng hội nhập kinh tế và chính trị trong khi vẫn hạn chế thương mại của khối với phương Tây. Đường lối này đòi hỏi thương mại và việc định kế hoạch kinh tế được thống nhất hơn nữa nhằm phân chia thị trường phía Đông theo các ngành kinh tế. Mặc dù liên bang Sô viết thống trị khối liên minh phía Đông, nó vẫn vấp phải khó khăn trong việc buộc các quốc gia thành viên chấp nhận các quyết định thương mại và kinh tế của khối hay những khó khăn trong việc tạo ra một chính quyền siêu quốc gia nhằm quyết định quốc gia nào sản xuất cáI gì, thương mại được tiến hành ở đâu và các nhà máy sẽ được xây dựng ở đâu?
Người nghiên cứu thị trường phải chú ý đến những ảnh hưởng của hội nhập hay hợp tác kinh tế khu vực bởi vì môi trường cạnh tranh có thể thay đổi mạnh mẽ theo thời gian. Ngay từ khi bắt đầu, các chính sách thương mại mới nói chung phải có xu hướng ưu đãi các hãng kinh doanh trong nước.Thí dụ IBM đã phảI đối mặt với những vấn đề nảy sinh ở châu Âu là nơi mà các thành viên EC đã muốn bảo hộ công nghiệp máy tính của mình. Mặt khác, các hãng bên ngoàI có thể giành được lợi thế từ tình hình trên để vượt qua những rào cản mà một thành viên nhất định trong khối hợp tác kinh tế khu vực dựng nên. Trước thủ tục tiếp nhận phiền hà của Pháp, trước hết Nhật bản có thể chuyên chở VCRs đến Tây Đức trước khi vận chuyển tự do đến Pháp.
Vì môi trường kinh tế ưu đãi trong khu vực hợp tác mà các hãng gia tăng mong muốn môi trường đầu vào và môi trường cạnh tranh được tăng cường hơn nữa. Dường như là các hãng trong khu vực có khả năng cạnh tranh mạnh hơn nhờ có việc mở rộng thị trường trong nước, đưa đến kết quả là những nền kinh tế tốt hơn về qui mô. Các hãng ngoài khu vực đang phải đối mặt với việc vượt qua các rào cản thương mại, có thể thông qua việc hình thành những điều kiện sản xuất dễ dàng trong khu vực. Thí dụ isarent đã cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách đề cập đến việc nó là một thành viên của EC trong các chương trình quảng cáo. Hãng Nike của Mĩ đã có thể tránh được hàng rào thuế quan của EC bằng cách mở một nhà máy sản xuất ở isarent. Những nhãn mác nước ngoài mà không được hưởng những điều kiện sản xuất dễ dàng đều đã nhanh chóng nhận ra rằng sản phẩm của họ quá đắt ở EC.
Theo thời gian, khu vực sẽ tăng trưởng ngày càng nhanh nhờ những ảnh hưởng thương mại , những chính sách ưu đãi, và môi trường cạnh tranh đã tạo ra nhiều kích thích cho nền kinh tế. Tuy nhiên hợp tác kinh tế có thể đem đến thách thức cũng như cơ hội trong thị trường quốc tế. Thị trường được mở rộng mở ra nhiều tiềm năng có lợi hơn nhưng nó cũng có thể tạo ra một cảm giác về sự thông đồng (câu kết) khi các chi nhánh hay những người được cấp giấy phép được hưởng độc quyền trong những quốc gia thành viên nhất định. Kết quả dàI hạn có thể là sự chống độc quyền khu vực trong số các hãng mới hay những quốc gia không phảI là thành viên mong muốn thương mại trong phạm vi khu vực hội nhập một cách kinh tế.
Hợp tác kinh tế hoặc thúc đẩy hoặc cản trở thương mại quốc tế, tuỳ thuộc vào kết quả hợp tác đựoc nhìn nhận như thế nào? Đối với trường hợp hình thành của EC, người ta nhận thấy một sự gia tăng đáng kể trong số lường và tầm quan trọng tương đối của thương mại trong các ngành kinh tế giữa tất cả các đối tác hơn là sự gia tăng chuyên môn hoá giữa các lĩnh vực công nghiệp.Chiều hướng trên có ảnh hưởng đến mỗi thành viên của nhóm kinh tế trong việc thay đổi từ người cung cấp có hiệu quả nhất trên thế giới cho đến người cung cấp yếu nhất trong một khu vực kinh tế đặc biệt. Tây Ban Nha vào lúc gia nhập EC buộc phảI tăng thuế quan từ 20 lên 150 % đối với thóc lúa cho gia súc được trồng ngoài khu vực kinh tế. Kết quả là hành động trên đã đình chỉ việc nhập khẩu của Tây ban nha đối với ngô và lúa miến từ Mĩ.Do đó, và ảnh hưởng thực có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Liệu hợp tác kinh tế có thể thúc đẩy toàn bộ môI trường thế giới vẫn còn là vấn đề phải bàn cãi. Một mặt, thương mại giữa các quốc gia thành viên tiến hành tự do hơn. Mặt khác, thương mại giữa những quốc gia trong và ngoài khu vực càng hạn chế hơn do các nước bên ngoài nhận thấy khó khăn hơn trong việc thâm nhập khu vực thương mại vì những rào cản thương mại. Nói tóm lại, người ta xem hợp tác khu vực như một dấu hiệu đầy hy vọng vào những khuyến khích thương mại mạnh mẽ hơn nữa sẽ được thực hiện trên toàn thế giới.
Việc lập kế hoạch một cách có hệ thống nhằm xác định những cơ hội xuất khẩu
Do sự hạn chế trong những học thuyết thương mại mà một học thuyết thường được xem như một cơ cấu tổ chức rõ ràng mà đơn thuần vạch ra thương mại trong những hoàn cảnh lí tưởng. Vì những học thuyết thương mại rất có ích cho những người nghiên cứu các cơ hội xuất khẩu nên các cơ cấu tổ chức phải được điều chỉnh nhằm lưu tâm hơn nữa đến những thay đổi trong việc thực hiện một cách rành mạch hơn.
Một bước khởi đầu tốt đẹp cho việc xác định các cơ hội xuất khẩu là việc nhận biết những hàng rào xuất khẩu. áp dụng phép phân tích, Bauerchmidr, Sullivan, và Gillespie đã nhận ra 5 nhân tố đi kèm với các rào cản thương mại, giống quan điểm của những uỷ viên ngành công nghiệp giấy của Mĩ. Đó là chính sách xuất khẩu quốc gia, khoảng cách thị trường cạnh tranh, sự thiếu vắng những cam kết trên lĩnh vực xuất khẩu, sự thúc ép về kinh tế từ phía ngoài (thí dụ như gía trị đồng đô la cao, chi phí vận chuyển cao...) và sự cạnh tranh mạnh mẽ. Bảng 2-7 cho thấy cách thức đối phó lại mỗi dạng của rào cản xuất khẩu. Các hãng của Mĩ ít nhất cũng quan tâm đến môi trường cạnh tranh. Việc các hãng đó đánh giá cao tầm quan trọng của nhân tố về sự thúc ép kinh tế ngoại sinh dường như hàm ý họ tin tưởng rằng họ không thể làm gì nhiều để tác động đến hoạt động xuất khẩu. Cũng không đáng ngạc nhiên khi thấy rằng đang thiếu vắng những cam kết trong hoạt động xuất khẩu.
Một kế hoạch có hệ thống sẽ cung cấp một cách tiếp cận thực tế cho việc đánh giá những cơ hội xuất khẩu đối với nhiều sản phẩm. Một kế hoạch như vậy sẽ đặc biệt có ích cho những quốc gia và những công ty với nhiều chủng loại sản phẩm ( thí dụ các công ty kinh doanh xuất khẩu va những tập đoàn đa quốc gia lớn). Một kế hoạch có hệ thống cũng rất hữu dụng cho các công ty nhỏ hơn trong việc nghiên cứu tính khả thi của việc xuất khẩu những sản phẩm của mình.
Nghiên cứu của Kilpatrick và Miller đã cố gắng xác định những đặc trưng nhằm phân biệt những ngành công nghiệp xuất khẩu thực và nhập khẩu thực ở Mĩ theo một cách thức hợp lí. Dựa trên kết quả đó, những đặc điểm quan trọng rút ra là mức thu nhập cho mỗi lao động cao hơn, giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản xuất cao hơn, và qui mô của nền kinh tế lớn hơn.
Avai cũng đã có bước tiếp cận tương tự. Dựa trên những số liệu thu thập trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm chế tạo trong 65 ngành công nghiệp ở isarent, Ayal đã cố gắng chứng minh rằng thành công trong lĩnh vực xuất khẩu của isarent có thể dự đoán trước thông qua những đặc trưng cố hữu trong công nghiệp được phản ánh trong cơ sở dữ liệu của các quốc gia phát triển khác ( trong trường hợp này là Mĩ). Những phát hiện đó chỉ ra rằng những nhân tố quyết định đến thành công của isarent trong lĩnh vực xuất khẩu là tỉ lệ kĩ năng cao, vốn trên từng lao động thấp, và qui mô kinh tế nhỏ.
Mối quan hệ giữa rào cản về thuế thấp và cường độ lao động yếu đã tỏ ra là không mạnh lắm.,hơn thế còn có thể dự đoán được, và cả hai thay đổi đó đều nhằm tăng cường sức mạnh dự báo.
Nghiên cứu gần đây của Schneeweis chú trọng đến những nhân tố quyết định trong nền thương mại Hoa kỳ. Theo những kết quả, việc sáng chế, nghiên cứu và phát triển và những giá trị gia tăng trên mỗi công nhân đều ảnh hưởng quan trọng đến tỉ lệ xuất khẩu và nhập khẩu trong các ngành kinh tế. Những đơn vị kinh doanh với tỉ lệ xuất khẩu cao đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp không tiêu dùng được đặc trưng bởi sự phát triển năng suất lao động và sản phẩm. Mặt khác, tỉ lệ nhập khẩu cũng liên quan một cách tiêu cực đến giá trị gia tăng trên mỗi lao động, bằng sáng chế và cường độ vốn. Do đó, các đơn vị kinh doanh với nhiều lao động hoặc vốn, năng suất lao động cao hơn có sự cạnh tranh nhập khẩu thấp hơn và doanh số xuất khẩu tương đối cao. Hơn nữa, nghiên cứu và phát triển thường đi kèm với quảng cáo và độc quyền tạm thời.Cũng như vậy, sự không hoàn hảo của thị trường như bằng độc quyền hay trợ cấp khuyến khích xuất khẩu trong khi cô lập các đơn vị khỏi hoạt động nhập khẩu. Cuối cùng, qui mô kinh tế là một điều kiện ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất.
Ngoài ra còn có những nhân tố mang tính quyết định khác trong quá trình hoạt động. Lecraw đã phân tích những nhân tố xác định đó của 153 công ty xuyên quốc gia trong 6 lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhẹ ở Indonexia, Philippin, Malayxia, Singapore, và Thailand. Bài phân tích đã phát hiện ra rằng khả năng thu nhiều lãi của các hãng liên hệ một cách tích cực đến quảng caó, cường độ nghiên cứu và phát triển, thuế quan và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường cũng như thị phần của 2 hãng lớn nhất trong ngành kinh doanh. Lãi suất có xu hướng giảm khi tồn tại những đặc trưng sau:(1) sự gia tăng về thị phần của một hãng lớn thứ 3 trong nền kinh tế (2) sự gia tăng trong quá trình thâm nhập thị trường nhập khẩu (3) sự tăng trưởng trong doanh số của các hãng (4) sự gia tăng số lượng các quốc gia nội địa trong các tập đoàn đa quốc gia của nền kinh tế.
Một cách tiếp cận khác liên quan đến việc xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu, không kể tuyệt đối hay tương đối, xem như một chỉ số của cơ hội kinh doanh. Giá trị của phương pháp này nằm ở tinh dễ hiểu của nó. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh khi doanh thu của năm lấy làm gốc là nhỏ bởi vì bất cứ một sự gia tăng nào hầu như cũng bị phóng đại về mức độ quan trọng của nó. Kết quả là người ta đã cường điệu những cơ hội kinh doanh cho các sản phẩm được xem xét ở qui mô doanh thu kỳ gốc nhỏ. Do vậy, việc tin cậy mạnh mẽ vào sự thay đổi ròng trong doanh số từng năm riêng lẻ có thể không đáng tin cậy.
Phân tích thị phần thay đổi có thể giải quyết những vấn đề đi kèm với phương pháp mức tăng trưởng doanh số. Phân tích thị phần thay đổi nhấn mạnh đến sự thay đổi trong thị phần thị trường qua thời gian cuả các quốc gia nhập khẩu.Sự thay đổi thực biển hiện sự khác nhau giữa tăng trưởng thực và tăng trưởng dự kiến của mỗi thành viên (tức là liệu tỉ lệ tăng trưởng của một quốc gia thành viên có cân bằng với tỉ lệ tăng trưởng trung bình của nhóm hay không). Nhìn chung, phương pháp phân tích dựa trên sự thay đổi về tỉ lệ có xu hướng loại bỏ những sản phẩm với tỉ lệ tăng trưởng thấp, với điều kiện thị trường chín muồi hoặc bão hoà, với mối quan hệ người bán _người mua hiện tại và sự cạnh tranh gia tăng trong thị trường hiện nay bất kể những sản phẩm đó có thể hứa hẹn triển vọng trong tương lai theo phương pháp tăng trưởng doanh thu.
Mặc dù mỗi cách tiếp cận đều hữu ích cho quá trình xác định những cơ hội xuất khẩu thì một vài dự đoán là hợp lệ. Mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định và khả năng dự đoán của phương pháp này hay phương pháp khác chỉ có thể áp dụng cho những dữ liệu lịch sử theo thời điểm xem xét hệ thống. Khi áp dụng, các phương pháp này nên được xem xét trong mối tương quan với phương pháp khác vì những kết quả tổng hợp sẽ đáp ứng sự gia tăng độ tin cậy trong các dự đoán về hoạt động thương mại tiền năng.
Tổng kết
Đối với các quốc gia muốn tiến hành buôn bán với một nước khác,hoạt động của quốc gia đó khi có thương mại phải tốt hơn khi không tiến hành các hoạt động thương mại. Những nguyên tắc cơ bản của lợi thế tuyệt đối và tương đối giải thích cách thương mại có thể gíup các quốc gia tăng cường sự thịnh vượng của mình thông qua chuyên môn hoá. Thương mại cho phép một quốc gia tập trung vào sản xuất những sản phẩm với tiềm năng tốt nhất cho quá trình tiêu dùng cũng như xuất khẩu của quốc gia đó, kết quả của việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước.
Chi phí sản xuất tuyệt đối không ảnh hưởng như những chi phí tương đối khác đến quá trình quyết định liệu thương mại có nên tiến hành và sản phẩm nào sẽ xuất khẩu hay nhập khẩu. Về cơ bản, một quốc gia có thể chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm mà nó có lợi thế so sánh tương đối cao nhất. Nếu lợi thế so sánh không tồn tại thì cũng sẽ không có thương mại, vì không có sự khác nhau trong chi phí sản xuất có liên quan giữa hai quốc gia (tức là tình huống cân bằng lợi thế tương đối.
Lợi thế so sánh không phải được xác định duy nhất thông qua lao động mà còn thông qua các nhân tố khác của quá trình sản xuất cần thiết để sản xuất ra sản phẩm được nói tới. Lợi thế này thường được quyết định bởi sự dư thừa một nhân tố sản xuất nhất định của quốc gia. Do vậy, một quốc gia sẽ có lợi thế trong việc xuất khẩu một sản phẩm yêu cầu nhân tố dư thừa như một đầu vào sản xuất chủ yếu.
Các học thuyết thương mại mặc dù mang tính hữu ích song chỉ giải thích đơn giản các quốc gia nên làm gì hơn là miêu tả những hành động mà các quốc gia thực sự phải làm. Một hình mẫu thương mại lí tưởng dựa trên những học thuyết đó có liên quan đến lợi thế so sánh và vấn đề cung cấp vốn thường xa rời mạnh mẽ thực tiễn thương mại . Do đó cần thiết phải điều chỉnh các học thuyết để giải thích sự khác biệt do những thay đôỉ khác thường gây ra. Thí dụ mức thu nhập cao của các nước công nghiệp phát triển có thể tạo ưu đãi cho những sản phẩm chất lượng cao mà LDCs không có khả năng cung cấp. Hơn thế, những hạn chế thương mại, là chuẩn mực hơn là ngoại lệ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến qui mô và phương hướng của thương mại, và bất cứ nghiên cứu nào nếu thiếu việc đưa thuế quan, hạn ngạch, và các rào cản thương mại khác vào xem xét thì đều không hoàn chỉnh.
Có thể vấn đề quan trọng nhất trong các học thuyết thương mại cổ điển là sự thất bại của họ trong việc hợp nhất các hoạt động marketing vào quá trình phân tích. Sự không hợp lí là ở chỗ giả định rằng thị hiếu của người tiêu dùng là đồng nhất trên các thị trường của quốc gia và những thị hiếu đó có thể được thoả mãn tối đa bằng những hàng hoá đồng nhất. Những hoạt động marketing như phân phối và xúc tiến kinh doanh bổ sung giá trị cho sản phẩm và thành công của sản phẩm thường được quyết định thông qua việc lập và thực hiện những hoạt động đó.
Câu hỏi
1. Thương mại có phải là một trò chơi có kết quả bằng 0 hoặc dương?
2. Hãy giải thích
a. nguyên tắc cơ bản của lợi thế tuyệt đối
b. nguyên tắc cơ bản của lợi thế tương đối
3. Liệu có thể có thương mại nếu
a. một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm so với đối tác của nó.
b. tỉ lệ trao đổi nội địa của một quốc gia hoàn toàn giống so với quốc gia khác?
4. Học thuyết về vốn cung cấp?
5. Giải thích Leontief Paradox?
6. Thảo luận về giá trị và hạn chế của các học thuyết thương mại.
7. Phân biệt giữa:
a. khu vực thương mại tự do
b. liên minh thuế quan
c. thị trường thông thường
d. liên minh kinh tế
e. liên minh chính trị
8. Hợp tác kinh tế sẽ thúc đẩy hay kiềm chế thương mại?
9. Giải thích ngắn gọn những phương pháp xác định cơ hội xuất khẩu
a. Phương pháp tăng trưởng doanh thu
b. Phương pháp phân tích tỉ lệ thay đổi
Thảo luận
1. Nêu những sản phẩm hay lĩnh vực công nghiệp mà Mĩ có cũng như không có lợi thế so sánh?
2. Tại sao lại có lợi cho một nước Mĩ với nguồn vốn rồi rào và nguồn lực giàu có khi tham gia thương mại với các quốc gia khác?
3. Đối với một quốc gia có chi phí lao động cao, làm thế nào để quốc gia đó có thể chứng tỏ tính cạnh tranh xuất khẩu của mình?
4. Giải thích cách thức mà Mĩ có thể...trong lợi thế so sánh?
Bảng 2_7. Phản ứng trước vấn đề tầm quan trọng của các rào cản ảnh hưởng đến thương mại Quốc tế
Các rào cản ảnh hưởng đến thương mại Quốc tế Không đồng tình Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng lắm Hơi quan trọng Rất quan trọng Cực kì quan trọng Đồng tình
Thiếu sự trợ giúp của Mĩ nhằm vượt qua những rào cản xuất khẩu
Thiếu những khuyến khích về thuế của Mĩ cho nhà nhập khẩu
Giá trị đồng đôla cao so với đồng tiền nước ngoài
Việc thực thi mạnh mẽ đạo luật mua chuộc đút lót nước ngoài của Mĩ.
Những rủi ro liên quan đến hành vi bán hàng ra nước ngoài
Quản lí tập trung vào những thị trường nội địa đang phát triển
Sự thiếu hụt vốn hiện có cho việc mở rộng ra thị trường nước ngoài
Sự thiếu hụt năng lực sản xuất giành cho việc duy trì những thị trường nước ngoài
Những khác nhau về ngôn ngữ và văn hoá
Những khác nhau về cách tiêu dùng sản phẩm ở thị trường nước ngoài
Sự thiếu vắng các kênh phân phối nước ngoài
Sự cạnh tranh từ các hãng trong nước trên thị trường nước ngoài
Sự cạnh tranh từ các hãng của Mĩ trên thị trường nước ngoài
Chi phí chuyên chở đến các thị trường nước ngoài cao
Các tiêu chuẩn kĩ thuật ở những thị trường nước ngoài khác nhau
Thuế quan đánh vào các sản phẩm nhập khẩu cao
Những luật lệ và thủ tục nhập khẩu khó hiểu.
114
113
117
111
117
113
113
114
113
112
114
114
113
116
117
113
112
22.8
22.1
6.8
43.2
16.2
15.9
36.3
42.1
37.2
25.9
21.9
32.5
31.0
8.6
23.1
12.4
22.3 33.3
30.1
2.6
29.7
29.9
23.9
35.4
28.1
32.7
26.8
25.4
25.4
31.9
6.0
26.5
19.5
22.3 24.6
23.9
15.4
27.4
27.4
14.2
17.7
19.3
16.8
32.1
23.7
19.3
23.9
22.4
31.6
30.1
31.3 11.4
18.6
29.9
16.2
16.2
37.2
8.6
7.9
10.6
12.5
24.6
15.8
9.7
40.5
14.5
27.4
20.5 7.9
5.9
45.2
5.4
10.3
8.9
1.8
2.6
2.7
2.7
4.4
7.0
3.5
22.4
4.3
10.6
3.6 2.5
2.5
4.0
2.0
2.7
3.0
2.0
2.0
2.1
2.4
2.6
2.4
2.2
3.6
2.5
3.0
2.6
Nguồn: Alan Bauerschmidt, Daniel Sullivan và Kate Gillespie " Những nhân tố chủ yếu làm nền tảng cho các rào cản xuất khẩu. Những nghiên cứu trong ngành công nghiệp giấy của Mĩ". Tạp chí nghiên cứu kinh doanh Quốc tế số 16 (năm 1985) trang 116_ in lại đã được sự cho phép.
Trường hợp 2_1 : Những chiến lược thương mại : Hướng nội hay hướng ngoại
Những nhà kinh tế và những nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia đang phát triển đã hoàn toàn tán thành vai trò của chính phủ trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường, và duy trì các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên họ không đồng ý về các chính sách thương mại có thể giúp các quốc gia giành được tăng trưởng cao và phát triển các tiềm năng công nghiệp.
Các chính sách thương mại có thể được mô tả mang tính hướng nội hoặc hướng ngoại. Một chiến lược hướng ngoại đem đến sự khuyến khích mang tính trung lập giữa sản xuất cho thị trường trong nước và cho xuất khẩu. Vì thương mại quốc tế không hoàn toàn là không có lợi, do vậy mặc dù đôi khi có sự hiểu sai nhưng cách tiếp cận này thường được xem như sự khuyến khích xuất khẩu. Trên thực tế, bản chất của chiến lược hướng ngoại là sự phân biệt đối xử nhằm thúc đẩy xuất khẩu cũng như khuynh hướng chống lại sự thay thế nhập khẩu. Mặt khác chiến lược hướng nội lại là chiến lược trong đó người ta hướng những ưu tiên thương mại và công nghiệp vào sản xuất trong nước và chống lại ngoại thương. Cách tiếp cận này thường được hiểu như chiến lược thay thế nhập khẩu.
Chiến lược hướng nội thường bao hàm sự bảo hộ cao và công khai. Chính điều này làm hàng hoá xuất khẩu không thể cạnh tranh do sự gia tăng chi phí đầu vào của nước ngoài sử dụng trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, sự gia tăng trong chi phí tương đối những đầu vào trong nước cũng có thể xảy ra thông qua lạm phát hoặc do việc định giá tỉ giá hối đoái quá cao trong khi các quốc gia đưa ra những hạn chế về số lượng nhập khẩu. Trong khi đó những chính sách khuyến khích công nghiệp lại được điều hành bởi một bộ máy phức tạp và cồng kềnh.
Minh hoạ: Phân loại các quốc gia đang phát triển bằng định hướng thương mại
Chiến lược hướng ngoại Chiến lược hướng nội
Mạnh mẽ Vừa phải Mạnh mẽ Vừa phải
Hồng kông
Hàn Quốc
Singapore Braxin
Cameroon
Colombia
Costa Rica
Cóte d'Jvoire
Guatemala
Indonexia
Israel
Malayxia
Thai lan Bolivia
El Salvador
Honduras
Kenya
Madagasca
Mehico
Nicaragua
Nigeria
Philippin
Senegal
Argentina
Bangladesh
Chile
CH Dominica
Etiopia
Ghana
ấn Độ
Pakistan
Peru
Sri lanka
Sudan
Tanzania
Thổ nhĩ kỳ
Uruguay
Zambia
Hồng kông
Hàn Quốc
Singapore Braxin
Chile
Israel
Malayxia
Thai lan
Tunisia
Thổ nhĩ kỳ
uruguay Cameroon
Colombia
Costa Rica
Cóte d' Jvoire
El Salvador
Guatemala
Honduras
Indonexia
Kenya
Mehico
Nicaragua
Pakistan
Philippin
Senegal
Sri Lanca
Yugoslavia
Argentina
Bangladesh
Bolivia
Burundi
CH Dominica
Etiopia
Ghana
ấn Độ
Madagascar
Nigeria
Peru
Sudan
Tanzania
Zamibia
Những biểu thuế quan đã ủng hộ những chính sách hướng ngoại qua những sự hạn chế về lượng. Những biểu thuế quan này thường kết hợp với những biện pháp khác, bao gồm cả những trợ cấp sản xuất và sự chuẩn bị cho đầu vào tại giá bán sỉ tự do. Các chính phủ luôn tìm cách để giữ tỉ giá hối đoái ở mức thích hợp để duy trì và khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Trong chiến lược hướng ngoại, sự bảo hộ thấp hơn so với chiến lược hướng nội; điều này quan trọng như việc thu hẹp độ rộng của mức bảo hộ cao nhất và thấp nhất.
Exhibit 1 là một sự phân loại 41 nước phát triển dựa trên định hướng thương mại.
Câu hỏi :
1. Chính sách thương mại nào (hướng nội hay hướng ngoại) đã giúp cho kinh tế phát triển thành công hơn? Câu trả lời dựa vào thực tiễn và sự nghiên cứu căn cứ vào thực tế chứ không dựa vào những tiêu chuẩn lý thuyết.
2. Đưa ra một lý giải tại sao các chính phủ của những nước phát triển thường do dự khi tiến hành những cải cách thương mại để thực hiện những chính sách hướng ngoại?
Nguồn : Điều này đã được tóm tắt và phỏng theo cuốn "Công nghiệp hoá và ngoại thương", "Tài chính và phát triển" của Sarath Rajapatirana (Tháng 9 - 1987) : trang 2-
1. Gerald M. Meter, Kinh tế học quốc tế: Những học thuyết về chính sách (New York: Oxford University Press, 1980), 57.
2. Peter H. Lindert và Charles P. Kindleberger, Kinh tế học quốc tế, tái bản lần thứ 7 (Homewood, IL: Irwin, 1982), 26.
3. Adam Smith, Sự giàu có của những quốc gia (1776: Tái bản, Homewood, IL: Irwin, 1963).
4. David Ricardo, Những nguyên lý về kinh tế học và thuế (1987: tái bản, Baltimore:Penguin, 1971).
5. H. Robert Heller, Lý thuyết thương mại quốc tế và bằng chứng thực nghiệm, tái bản lần thứ 2 (Englewood Cliffs, N): Prentice- Hall, 1973)
6. "Sổ tay kinh tế", Business Week- 1-11-1982, 19.
7. "Thảo nào nước Mỹ mất những công việc ở nhà máy". Business Week, 25-11-1985, trang 24, 28
8. "Sổ tay kinh tế" Business Week, 20-10-1986, trang 18
9. Eli Heckscher, "Những tác động của Ngoại thương đối với phân phối thu nhập" trong cuốn "Lý thuyết thương mại Quốc tế" tái bản : Howard S. Ellis và Lioyd A. Matzler (Homewood, IL:Iwin, 1949); Bertil Ohlin, Quốc tế và thương mại Quốc tế (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1933)
10. Wilfred Ethier, "Kinh tế học quốc tế hiện đại" (New York: Norton, 1983) trang 40.
11. G. D. A. MacDougall, "Xuất khẩu của Anh-Mỹ: Một sự nghiên cứu dựa trên chi phí so sánh" Nhật ký kinh tế (tháng 12-1951): Robert Stern "Năng suất và chi phí so sánh của Anh-Mỹ trong thương mại quốc tế" Oxford Economic Papers (tháng 10-1962); Bela Balassa, "một sự trình bày theo kinh nghiệm của lý thuyết giá so sánh cổ điển", Tổng quan kinh tế học và những thông tin được thống kê (tháng 8 1963)
12. Ethier, "Kinh tế học quốc tế hiện đại" trang 24
13. Jagdish Bhagwati, "Lý thuyết thuần túy của thương mại quốc tế : Một sự khái quát" Nhật ký kinh tế (tháng 3- 1964).
14. Wassily W. Leontief, "Sản xuất và ngoại thương nội địa: Xem xét lại vị trí của tư bản Mỹ" những tiến trình của xã hội triết học Mỹ, tháng 9 1953; Wassily W. Leontief, "Những hệ số về tỷ lệ và cấu trúc của thương mại Mỹ: xúc tiến sự phân tích lý thuyết và thực nghiệm", Xét lại kinh tế học và những thông tin được thống kê 38 (tháng 11 1956): trang 386 - 407.
15. Heller, "Lý thuyết thương mại Quốc tế", trang 70.
16. Keith E. Maskus, "Một sự kiểm chứng định lý Heckscher-Ohlin-Vanek: Lý thuyết cũ của Leontief", nhật ký kinh tế học quốc tế 19 (tháng 11 1985):201-12.
17. Quỹ tiền tệ quốc tế, Hướng dẫn sử dụng những thông tin thương mại được thống kê, niên giám 1985
18. Văn phòng điều tra của Mỹ, Điểm sáng của kinh doanh xuất nhập khẩu Mỹ Báo cáo FT 990 (tháng 11 1985) A-3
19. Heller, Lý thuyết thương mại quốc tế, trang 5
20. Shujiro Urata, "Những nhân tố đầu vào và cơ cấu ngành sản xuất thương mại của Nhật Bản", Tổng quan kinh tế học và những thông tin được thống kê 65 (tháng 11 1983): 678-84
21. Alex O. Williams, "Thương mại quốc tế và đầu tư - một cánh tiếp cận quản lý" (New York: Wiley, 1982) trang 40.
22. Williams L. Givens, "Nước Mỹ có thể không còn tự do mậu dịch", Business Week, 22-11-1982, trang 15.
23. "Hồng Kông không còn theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ công nghiệp của Mỹ" Business Week, 26-8-1985, trang 45.
24. Uỷ ban tiền lương và ổn định giá cả, Một sự nghiên cứu về công nghiệp may mặc (Washington. D.C.. tháng 6-1978).
25. J. E. Meade, Thương mại và phúc lợi (New YorkLOxford Univerisity Press, 1955); R.G. Lipsey và K. Lancaster, "Lý thuyết chung thứ yếu", Xét lại những nghiên cứu về kinh tế 24 (1956), 11-32; Meier, Kinh tế học Quốc tế.
26. Sê Charles P. Kindleberger, Kinh tế học quốc tế, tái bản lần thứ 5 (Homewood, IL: Irwin, 1973), 174-86.
27. Quản trị thương mại quốc tế, một bài học cho việc kinh doanh trong cộng đồng ASEAN (Washington. D.C.: Bộ thương mại Mỹ : 1981).
28. David Fouquet, "Cuộc họp của những nhà lãnh đạo thị trường chung để hoạch định tương lai của nhóm", Diễn đàn Chicago, 3-12-1985.
29. Một cuộc thảo luận về lịch sử, những khó khăn và những viễn cảnh của cộng đồng Châu Âu, dưới con mắt của Augusto Lopez Claros. Cộng đồng chung Châu Âu trên con đười tiến tới sự hợp nhất" Tài chính và phát triển (tháng 9-1987) trang 35-38.
30. "Cuộc gặp thượng đỉnh của phương đông: Một cơ hội để tập trung các nước vào hàng ngũ", Business Week, 18 June 1984, trang 42.
31. Kindleberger, Kinh tế học Quốc tế, 174-88.
32. Either, Kinh tế học Quốc tế hiện đại, trang 490.
33. Alan Bauerschmidt. Daniel Sullivan & Kate Gillespie, "Những nhân tố nằm dưới hàng rào xuất khẩu" nghiên cứu trong ngành công nghiệp giấy của Mỹ, Nhật ký nghiên cứu kinh tế Quốc tế, 16 (Mùa thu 1985) 111-23.
34. J. A. Kilpatrick & R. R. Miller, "Những yếu tố quyết định cơ cấu thương phẩm của thương mại Mỹ: Một cách tiếp cận phân tích biệt số" Nhật ký nghiên cứu kinh tế Quốc tế 9 (Mùa xuân/hạ 1978):25-33.
35. Igal Aval, "Sự thực hiện xuất khẩu công nghiệp: Sự ước định và dự đoán", Nhật ký Marketing, 46 (mùa hè 1982): trang 54-61.
36. Thomas Schneeweis, "Một ghi chú về thương mại quốc tế và cơ cấu thị trường", Nhật ký nghiên cứu kinh tế Quốc tế, 16 (mùa hè 1985): 139-52.
37. Đonal J. Lecraw, "Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở các nước kém phát triển", Nhật ký nghiên cứu kinh tế Quốc tế, 14 (mùa xuân/hạ 1983): trang 15-33.
38. Robert T. Green & Arthur W. Allaway, "Sự nhận ra những cơ hội xuất khẩu: chuyển giao - chia sẻ cách tiếp cận", Nhật ký Marketing, 49 (mùa đông 1985): trang 83-88.
" Sự bảo hộ có thể mang lại những lợi ích về kinh tế trong những trường hợp nhất định nếu như chính phủ đủ sáng suốt để phân biệt những trường hợp đó và đủ mạnh để tự kìm hãm chúng nhưng những điều kiện này chưa chắc đã đáp ứng được mục đích ".
F. Y. Edgeworth
3. Sự bóp méo thương mại và các hàng rào Marketing
Minh hoạ Marketing : Các thứ tốt nhất trong cuộc sống (không) miễn phí
ý tưởng của tự do mậu dịch tạo nên nhiều nhận thức mang tính lý thuyết bởi thực tiễn tăng thêm hiệu quả và phúc lợi kinh tế cho tất cả các quốc gia liên quan và những công dân của các nước đó. Tuy vậy, một điều đáng buồn là tự do mậu dịch trên thực tế đã bị hầu hết các quốc gia coi nhẹ. Có lẽ không có sản phẩm nào là thí dụ minh hoạ cho điều này tốt như sản phẩm ô tô. Khi ô tô của Nhật Bản được nhập khẩu vào nước Mỹ, Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ chấp nhận sự kiểm tra ngẫu nhiên của người Nhật Bản để đảm bảo đúng theo yêu cầu của những tiêu chuẩn về ô tô của Mỹ. Ngược lại, Nhật Bản không chấp nhận những sự kiểm tra được thực hiện bởi bất cứ nước nào xuất khẩu ô tô tới Nhật Bản. Bởi vì sự không tin cậy này, những kỹ sư của Nhật Bản đã được gửi qua Mỹ 2 tháng để chứng kiến và chứng nhận rằng sự kiểm tra xe cộ vẫn phải được tiến hành ở một phòng đăng ký địa phương với những dây chuyền kiểm tra khác. Do không chấp nhận những kết quả kiểm tra của nước ngoài, Nhật Bản tất yếu phải tiến hành những quá trình kiểm tra lại tốn kém ở Nhật Bản, kéo dài 18 tháng hoặc hơn. Trong thời gian đó, những người bán hàng, những người nhập khẩu bị bó buộc tại văn phòng đăng ký thay vì ở trong phòng trưng bày để bán những chiếc xe ô tô. Không lấy gì làm ngạc nhiên, xuất khẩu ô tô của Nhật Bản nhiều gấp 80 lần nhập khẩu. Trong năm 1984, Nhật bản bán khoảng 2 triệu ô tô ở Mỹ trong khi Chrysler đã phải xoay sở mà chỉ bán được có 197 xe ô tô ở Nhật Bản.
Để trả đũa, bộ trưởng bộ công nghiệp Pháp đã từ chối đưa ra những chứng chỉ về kỹ thuật không quan trọng cho ô tô được nhập từ Nhật Bản. Ví dụ, Mazda 626 đã bị loại ra bởi vì thanh bảo vệ của nó dài hơn 1 cm so với năm trước đấy. Canada cũng vậy, họ kéo dài quá trình thanh tra và chứng nhận cho ô tô của Nhật Bản. ở Mỹ, Quốc hội đã thông qua một cuộc "bỏ phiếu địa phương" đưa ra dự luật yêu cầu 90% ô tô của Nhật Bản bán tại thị trường Mỹ phải được sản xuất ở Mỹ.
Trong nhiều năm, họ đã có nhiều cuộc thảo luận về việc hạn chế nhập khẩu ô tô của nước ngoài vào thị trường Mỹ. Nếu điều này trở thành hiện thực, những khách hàng Mỹ có thể phải trả nhiều tiền hơn cho những chiếc xe ô tô của nước ngoài được sản xuất ở địa phương. Để làm cho vấn đề trở nên xấu hơn, khách hàng sẽ nhận ra rằng giá ô tô trong nước sẽ tăng đáng kể mặc dù giá cả hiện tại đã rất cao rồi.
Những nhà sản xuất thép của Mỹ cũng có nhữn vấn đề tương tự, và họ đã liên tục đòi hỏi chính phủ hạn chế, đánh thuế, hoặc dựng lên các hàng rào đối với thép nhập khẩu từ nước ngoài bởi vì những sản phẩm này của nước ngoài có giá thấp hơn nhiều. Không đếm xỉa đến việc các hãng sản xuất thép của nước ngoài có được những lợi thế quá nhiều hay không, không ai có thể phủ nhận rằng tiền lương trong ngành công nghiệp thép của Mỹ khá cao - cao nhất trong tất cả các ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ. Những nhà sản xuất thép của Mỹ chắc chắn trong những vấn đề nghiêm túc, nhưng những khách hàng Mỹ có phải chịu thiệt hại bởi việc phải chi nhiều hơn cho sự kém hiệu quả của những nhà sản xuất? Nếu những hãng sản xuất thép và ô tô có thể có đường lối của mình về hạn chế nhập khẩu, những ngành công nghiệp khác có thể sớm làm theo. Chẳng bao lâu nữa, những khách hàng có thể phải chi nhiều hơn cho ti vi, quần áo, vân vân. Và người được lợi trong tình huông này chắc chắn không phải là khách hàng.
Bất chấp những lợi thế, các quốc gia có khuynh hướng ngăn cản tự do mậu dịch. Tại sao các quốc gia lại ngăn cản tự do mậu dịch khi sự hạn chế là phi lý? Chương này sẽ đưa ra các loại và tác động của các hàng rào Marketing. Nó sẽ xem xét những hạn chế về thương mại và nhân tố cơ bản, nếu có, đằng sau nó. Hiểu rõ những hàng rào này, những người làm Marketing phải ở trong một vị trí tốt hơn để đương đầu với chúng.
Không thể nào liệt kê tất cả các hàng rào Marketing bởi vì đơn giản là chúng rất nhiều. Thêm nữa, các chính phủ liên tục đưa ra những biện pháp hạn chế nhập khẩu mới hoặc điều chỉnh những biện pháp hiện đang sử dụng. Theo mục đích nghiên cứu, hàng rào Marketing có thể chia thành 2 phạm trù cơ bản: hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Exhibit 3-1 trình bày chi tiết về sự phân chia này. Mỗi phami trù và những phạm trù của nó sẽ được bàn đến trong chương này.
Sự bảo hộ công nghiệp địa phương
Một sự giải thích về việc các chính phủ can thiệp vào tự do Marketing là để bảo vệ nền công nghiệp địa phương thường do sự chi tiêu của những khách hàng địa phương cũng như khách hàng trên toàn thế giới. Những quy tắc được tạo ra để không cho phép hoặc hạn chế hàng hoá của nước ngoài vào. Những lý lẽ cho sự bảo hộ nền công nghiệp địa phương thường là một trong những dạng sau : (1) giữ tiền ở lại trong nước, (2) giảm thất nghiệp, (3) làm cân bằng chi phí và giá cả, (4) tăng cường an ninh quốc gia, và (5) bảo vệ nền công nghiệp non trẻ.
Giữ tiền ở lại quốc gia
Những nghiệp đoàn và những người chủ trương bảo hộ thường tranh luận rằng thương mại quốc tế sẽ dẫn đến việc đồng tiền "chảy ra" nước ngoài, làm cho những người nước ngoài trở nên giàu hơn và những người địa phương trở nên nghèo hơn. Lý lẽ này là do sự sai lầm của việc coi tiền như là biểu thị sự giàu có. Ví dụ, không thể nói rằng một người là người nghèo chỉ bởi vì anh ta không có nhiều tiền mặt trong tay trong khi anh ta có rất nhiều tài sản quý giá như đất đai và đồ kim hoàn. Thêm nữa, những lý lẽ của những người chủ trương bảo hộ này đã giả thuyết rằng những người nước ngoài nhận tiền mà không phải đưa lại những cái gì đó có giá trị. Khi những khách hàng địa phương mua những hàng hoá của địa phương hay những hàng hoá của nước ngoài, họ sẽ phải dùng tiền để trả cho những sản phẩm này. Trong mọi trường hợp , họ nhận được những sản phẩm có giá trị tương đương với số tiền bỏ ra.
Giảm thất nghiệp
Đây là một tiêu chuẩn thực tế cho những nghiệp đoàn và những chính khách để tấn công vào việc nhập khẩu và thương mại dưới cái tên bảo vệ việc làm. Exhibit 3-2 đã đưa ra lý lẽ của Liên hiệp công nhân ngành thép của Mỹ. Lý lẽ này dựa vào sự làm ra vẻ rằng việc giảm nhập khẩu sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn cho những sản phẩm nội địa và do đó sẽ tạo thêm nhiều việc làm. Hầu hết các phân tích thị trường xét ý kiến này trên một khía cạnh, không phải là không có giá trị. Tối thiểu, nhập khẩu cũng làm những người ngoại quốc kiếm được ít đô la hơn với việc họ có thể mua hàng xuất khẩu của Mỹ. Và kết quả là, nhu cầu của nước ngoài đối với những sản phẩm của Mỹ sẽ giảm. Ngoài ra, những công ty nước ngoài có thể từ chối đầu tư vào Mỹ. Họ chỉ sẵn sàng đầu tư chỉ khi nhu cầu nhập khẩu đủ lớn để bù đắp chi phí xây dựng và sử dụng các phương tiện của địa phương. Ví dụ, Mitsubishi sử dụng thị phần thị trường và doanh số hàng bán theo tiêu chuẩn của họ để xác định liệu họ có nên đầu tư để sản xuất tại Mỹ. Công ty nhận thấy doanh số bán hàng năm của họ phải vượt hơn mức tối thiểu 240000 đơn vị trước khi việc sản xuất ở Mỹ được thực hiện. Sự quan trọng của đầu tư nước ngoài không thể xem nhẹ. Những tài sản và đầu tư trực tiếp nước ngoài và Mỹ tương ứng là 418.2 tỷ USD và 53.3 tỷ USD. Tám nước (Hà Lan, Anh, Canada, Tây Đức, Nhật Bản, Netherland Antilles, Thụy Sỹ và Pháp) chiếm tới gần 90% tổng đầu tư. Với 40% đầu tư vào ngành sản xuất, 20% đầu tư vào thương mại, 20% đầu tư vào dầu khí, 7% đầu tư vào bảo hiểm, đầu tư đóng góp đáng kể trong việc tạo việc làm ở Mỹ.
Một vấn đề của sự bảo hộ đó là nó có thể dẫn tới lạm phát. Thay vì việc giảm bớt sự bảo hộ để thu được hoặc lấy lại thị phần cho cạnh tranh thu hút đầu tư, những nhà sản xuất địa phương thường không thể chống lại những khuôn mẫu của việc tăng thêm những ..... của họ
Theo Viện Kinh tế Quốc tế, việc áp dụng hạn ngạch đã tạo điều kiện cho nhiều ngành công nghiệp Mỹ thu được lợi nhuận phụ thêm nhờ giá cao hơn vào năm 1986. Những khoản lợi nhuận phụ thêm này là rất lớn: dệt may-3,5tỷ USD, thép 2,8 tỷ, ôtô 2,5 tỷ.
Với giá cả cao ở thị trường trong nước, người tiêu dùng trở nên nghèo tương đối và muáit hơn, nền kinh tế trở nên kén sức cạnh tranh. Một số nước khác bằng việc từ chối không nhập khẩu hàng từ Mỹ đã làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Khi Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu và hạn ngạch vào 160 tr USD thép đặc biệt từ Châu Âu vào năm 1983, Cộng đồng Châu Âu đã trả đũa bằng việc hạn chế nhập khẩu hơn 200tr USD các mặt hàng của Mỹ. Năm 1986, Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu vào các sản phẩm cây tuyết tùng của Canada- trị giá250tr USD, Canada ngay lập tức trả đũa bằng việc áp dụng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng của Mỹ là: sách, báo chí, linh kiện máy tính, bán dẫn, thông Noel, nước táo và chè túi.
Không phải mọi tổ chức lao động đều ủng hộ việc hạn chế nhập khẩu. Hiệp hội Đóng tàu Quốc tế đã xem việc này là một điều bất lợi. Họ cho rằng việc đó có thể làm mất từ 7.500 đến 11.600 việc làm tại các xưởng tàu. Sự tăng số việc làm tại một ngành này sẽ làm giảm cơ hội việc làm tại các ngành khác. Các biện pháp của giới bảo hộ do vậy cũng khó mà thành công. Do vậy nước Mỹ cũng khó có thể tăng việc làm trong dài hạn theo tư duy như vậy.
Tác động của hàng nhập khẩu và các hạn chế thương mại tới việc làm thì khó mà có thể xác định chính xác được. Người ta sẽ không biết chính xác được bao nhiêu việc làm bị mất ở ngành công nghiệp ôtô và các ngành có liên quan nếu lệnh cấm nhập khẩu ôtô đối với Nhật bị rỡ bỏ. Các con số dự tính khác nhau là: Chrysler 750 việc làm, United Auto Worker 200 việc làm, Merrill Lynch 50.000 việc làm ... . Mặc dù các ước tính về thiệt hại ( chi phí) do bảo hộ không đồng nhất, nhưng tất cả đều thống nhất chỉ ra rằng: chi phí đó của người tiêu dùng là cực kỳ lớn. Hạn ngạch áp dụng vào xe hơi vào đầu nhưng năm 1980 làm giá xe tăng 1300 USD (30%), tạo ra 460tr USD lợi nhuận siêu ngạch cho những nhà sản xuất nội địa Mỹ. Nhìn chung 4 năm áp dụng hạn ngạch đã làm tăng giá xe hơi 15,7 tỷ USD tạo ra 44.000 việc làm, do vậy chi phí tạo việc làm là357.000 USD/ việc làm. Minh hạo 3-3 cho thấy chi phí của việc tạo việc làm bằng bảo hộ.
Cân bằng chi phí và giá cả giữa các nước.
Một số nhà bảo hộ biện minh cho hành động của mình bằng cách viện dẫn các học thuyết kinh tế. Họ lập luận rằng hàng nhập khẩu có được giá rẻ là do có chi phí thấp. Do vậy rào cản là cần thiết để khiến giá đó cao hơn và tạo điều kiện cho hàng cho hàng nội địa. Lập luận này là không thuyết phục đối với các nhà phân tích bởi các lý do sau:
Thứ nhất để xác định các nhân tố gây ra sự chênh lệch giá là rất khó khăn. Đó là do lao động rẻ, nguyên liệu, hiệu quả hay trợ cấp? Hơn nữa chi phí và mục tiêu của các doanh nghiệp là rất khác nhau giữa các quốc gia nên khó lòng có thể cân bằng chi phí này. Ví như trong ngành công nghiệp gỗ của Mỹ, các hiệp hội cho rằng họ mất 1/3 thị trường vào tay các doanh nghiệp được chính phủ Canada trợ cấp. Đề nghị áp thuế nhập khẩu 65% vào gỗ từ Canada đã bị Bộ Thương mại Mỹ từ chối vì cho rằng mức trợ cấp chỉ bằng 0,5% - một con số quá nhỏ để áp thuế. Theo Bộ sự chênh lệch giá cả phần nhiều là do cách tiếp cận kinh doanh của Canada chứ không phải trợ cấp. Mục đích của Canada là việc làm chứ không phải lợi nhuận. Nhưng chỉ một vài năm sau đó, chính Bộ lại ra một quuyết định hoàn toàn ngược lại.
Thứ hai, dù các nguyên do được xác định rõ cũng khó có thể hiểu được tại sao chi phí và giá cả phải được cân bằng giữa các nước. Có ngoại thương là do cá sự chênh lệch về giá giữa các nước và chênh lệch giá chính là động lực duy nhất để thúc đảy ngoại thương phát triển.
Thứ ba, chủ nghĩa bảo hộ đã buộc người tiêu dùng Mỹ phải giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước- các công tuy cho thấy khả năng mất kiểm soát về chi phí và tiền lương. Nếu không có các sản phẩm nhập khẩu, ti vi RCA, Zentich và các sản phẩm nội địa khác còn đắt hơn nữa. Lương trung bình trong ngành thép là 23 USD /1h so với 13 USD /1h tại Nhật. Theo Bộ lao động Hàn quốc mức lương trung bình của nước này là1,8 USD /1h, do vậy thép Hàn sẽ rẻ hơn nhiều.
Nếu sự cân bằng chi phí và giá cảgiữa các nước là một kết mong đợi, khi đó thương mại quốc tế sẽ là công cụ duy nhất để thực hiện nó. Giả sử tại một nước có mức lương cao hơn, nó sẽ thu hút lao động từ các nước có lao động rẻ hơn. Quá trình này làm tăng cung lao động, lương giảm đi. Mặt khác lương tại nước có mức lương thâp sẽ tăng lên, dẫn đến cân bằng tiền lương.
Bảo vệ an ninh quốc gia.
Nhà bảo hộ luôn tự coi mình là người yêu nước. Họ cho rằng các nước nên tự cung tự cấp và sẵn sàng trả giá cho sự thiếu hiệu quả để bảo đảm an ninh quốc gia. Điều 232 Đạo luật Mở rộng Thương mại cho phép Mỹ mở rộng bảo hộ các ngành cần thiết cho an ninh quốc gia. Một quan chức của bộ Thương mại đề nhị tổng thống Reagan áp dụng hạn ngạch đối với máy tiện và máy điều khiển trung tâm bằng kỹ thuật số vì cho rằng các nhà sản xuất các máy móc cao cấp là rất cần thiết cho an ninh quốc gia. Tác động của luật đó làm cho các nhà cung cấp máy của Mỹ thu lợi nhuận lớn mà không phải giải quyết các vấn đề về gía cả và chi phí vốn tồn tại.
Nhưng các nhà phản đối bảo hộ lại cá cách nhìn khác về an ninh quốc gia. Một đất nước không thể nào tự cung tự cấp vì tài nguyên là không đồng đều giữa các quốc gia. Nước Mỹ sẽ rất nguy hiểm nếu nguồn cung cấp một số khoáng sản bị ngưng trệ. Hơn nữa, nếu an ninh quốc gia đạt được khi chi phi bảo hộ quá cao thì việc dùng tiền đó vào các mục đích khác còn có lợi hưon nhiều. Trong trường hợp các khoáng sản không thể tái sinh như dầumỏ. Nước Mỹ sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu chỉ khai thác của mình, do vậy tốt nhất là khai thác của nước khác.
Hầu hết các nước có phương tiện lưu trữ và phương tiện ư tiên. Chính sách bảo hộ quy định một số hoặc tất cả hàng đến hoặc từ một nước phải sử dụng phương tiện chuên chở từ nước đó. Lý do chínhcho quy định này là nhằm tăng tính an ninh cho mình. Nh ững người hậu thuẫn cho việc phân biệt đối xử giữa các màu cờ của phương tiện vận tải cho rằng các hạm đội chuyên chở phải được ưu tiên vì chính họ sẽ là lực lượng chuyên chở trong trươngf hợp khẩn cấp. Đối với Mỹ, các phương tiện ưu tiên có tầm kinh tế choiến lược quan trọng bởi vì 95% các nguồn nguyên liệu quan trọng đều nhập khẩu qua tàu nước ngoài. Hơn nữa phương tiện vận tải ưu tiên còc giúp cỉa thiện cán cân quốc tế, tiết kiệm ngoại tệ. Quy định giúp cho các nhà chuyên chở Mỹ thu được các khoản tài chính khổng lồ. Tuy nhiên việc ưu tiên cho các phương tiện vận tải gây ra tổn thất lớn về phúc lợi xã hội. Các nhà bình luận cho rằng nếu an ninh quốc gia là thực sự cần thiết, chính phủ tốt hơn là trợ cấp trực tiếp cho người chuyên chở.
Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ.
Sự cần thiết phải bảo vệ cho các ngành công nghiệp non trẻ là lý do tốt nhất cho đưa ra các biện pháp bảo hộ. Một số ngành cần bảo hộ cho tới khi chúng trưởng thành. Hàn quốc là một ví dụ cho việc bảo hộ các ngành công nghiệo hướng về xuất khẩu. Cần chú ý rằng sự chênh lệch của mức tăng trưởng gắn liền với xúc tiến xuất khẩu so với thay thế nhập khẩu làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ngay cả đến bây giờ, không ai biết một ngành công nghiệp non trẻ sẽ trưởng thành. Nhiêù ngươi cho rằng "một bé được luông chiều là một bé hư". Trong thực tế không có một động lực nào khiến một doanh nghiệp non trẻ trở nên cứng cáp nếu được bảo hộ. Ngành da dày Cancda là một ví dụ, các côngty giày đã thất bại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, kết quả là thị phần đã bị giảm từ 40 xuống 38%.
Hơn nữa loại bảo hộ này cho phép được bảo hộ kéo dài thời gian giao hàng cho dù khách hàng có phàn nàn. Điều này khiến cho các khách hàng tìm kiếm đối tác nước ngoài và mục tiêu bảo hộ bị thất bại.
Cái giá của bảo hộ.
Dù các bài học từ các cuộc cải cách cho thấy quá trình này là có thể điều chỉnh được dưới một số điều kiện, nhưng những lợi ích từ tự do hoá thương mại có thể tăng lên nếu môi trường trao đổi là hoàn toàn tự do. Một môi trường như thế sẽ giúp cho các nước đang phát triển có thể đứng vững về chính trị thông qua thực hiệ n cải cách. Nhưng trong những năm gần đây lại có sự phục hồi của các hàng rào phi thuế. Các hàng rào phi thuế khác nhau -có ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng vào Bắc mỹ và EC đã tăng hơn 20% từ 1981 đến 1986. Những quiđịnh này có ảnh hưởng đến một lượng lớn hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng được xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Tuy vậy các rào cản phi thuế về quần áo và dày dép đã bắt đầu có những lỗ thủng. Một số nước đã tận dụnh được các lỗ hổng này để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào các nước phát triển, mặc dù gần đây nó đang bị bịt lại.
Giá của bảo hộ đối với các nước công nghiệp phát triển.
Có một số cách để tính giá cả (thiệt hại) của việc bảo hộ. Những phương pháp này thường chưa tính hết các chi phí do tác động tiêu cực của hạn chế cạnh tranh tới tính hiệu quả, đổi mới công nghệ, quy mô kinh tế, tiết kiệm và đầu tư:
• Người tiêu dùng: năm 1984, ước tính thiệt hại của bảo hộ đối với doanh nghiệp dệt may Mỹlà 8,5-18tỷ USD, thép 1,3-2,0 tỷ USD , ôtô 1,1tỷ USD .
• Phúc lợi xã hội: đây bao gồm các chi phí phụ thêm đối với nền kinh tế khi tiêu dùng hàng hoá trong nước so với nhập khẩu. Thông thướng chi phí phúc lợi xã hội thường nhỏ hơn nhiều so với chi phí tiêu thụ, đặc biệt là chi phí tiêu dùng có thuế quan và hạn ngạch. Dù vậy các con số ước tính đối với dệt may ở EC và Mỹ xấp xỉ 1,4 đến 6,6 tỷ, gần 2tỷ USD thép ở Mỹ.
• Chi phí để duy một việc làm. thông thường tiền để duy trì một việc làm thường lớn hơn nhiều so với mức lương của họ. Ví dụ như để duy trì một việc làm trong ngành công nghiệp ôtô Anh tốn khoảng 19.000-48.0000 USD /1năm, tại Mỹ con số này là 40.000-108.500 USD/năm. Con số này lớn gấp 4 lần ở Anh và 6 lần ở Mỹ mức lương bình thường. Việc hạn chế xuất khẩu tự nguyện của các nhà xuất khẩu thép nước ngoài đã làm thiệt hại 114.000 USD/1 công việc được duy trì một năm.
Chi phí đối với các nước đang phát triển.
Các nước đang phát triển phải chịu chi phí nặng từ môi trường bảo hộ cao của họ. Thêm vào đó họ ccòn phải chịu chi phí bảo hộ từ các nước phát triển.Chỉ có một ssó rất ít các bản nghiên cứu về loại chi phí noisau ở trên. Các nghiên cứu hiện có chỉ có thể tính toán được lượng tăng thu nhập từ xuất khẩu từ các nước đang phát triển nếu các hàng rào thuế quan và phi thuế được rỡ bỏ. Các bản nghiên cứu của WB, IMF và của Commonwealth dự tính con số tăng xuất này vào khoảng vài tỷ USD mỗi năm. Các nghiên cứu cụ thể hơn chỉ được thực hiện cho từng nước như đối với Hàn quốc. Lệnh cấm xuất khẩu thép carbon sang thị trường Mỹ đã làm giảm doanh số 33%(221tr USD). Nhưng Hàn quốc còn có được thu nhập từ giá cao và mức tăng xuất khẩu sang thị trường khác.
Chi phí cho việc bảo hộ là rrất lớn đốivới cả nước phát triển và nước đang phát triển tuy nhiên các nước đang phát triển phải chịu nhiều hơn. Thể chế bảo hộ nhằm vào các nước đang phát triển nhiều hơn là vào các phát triển.
Môi trường quốc tế.
Mức thất nghiệp cao, mức tăng trưởng chậm và tăng cạnh tranh từ các nước đang phát triển tạo ra nguy cơ các nước phát triển sẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với các sản phẩm chế tạo. điều này có nghĩa là sẽ có nhiều hàng rào phi thuế hơn, tinh vi hơn và hiệu quảt hơn. các diễn biến này sẽ dẫn đến sự sói mòn tính thống nhất của GATT và có thể hạn chế mức tăng trưởng xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã mắc nợ lớn và điều này sẽ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Nếu các nước phát triển áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ , các nước đang phát triển buộc phải xuất khẩu sang các nước khác. điều này cáo thể là việc mở rộng thương mại với các nền kinh tế tập trung hoặc với các nước đang phát triển khác theo một cơ chế riêng. Nhưngtriển vọng phát triển theo cả hai hướng này đều không tốt vàkhông có cách nào có thể thay đổi việc trao đổi việc trao đổi với các nước phát triển.
Nguồn:Sarath Rajapatirana Industrialization and foreign trade.
Tổng quan về bảo hộ địa phương.
Các chính sách bảo hộ hiếm khi đạt được mục đích của mình. Theo phó Đại diện thương mại Mỹ thì cái giá của việc bảo hộ là sự kém hiệu quả. Theo bản nghiên cứu của Uỷ ban Ngân sách Quốc hội, ngành dệt may và ngành thép đã thất bại trong việc đầu tư mới để nâng cao tính cạnh tranh do việc tăng đầu tư chưa đủ để cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Điều này có nghĩa là bảo hộ là không hiệu quả. Canto, Eastin và Laffer đã xác nhận việc áp dụng hạn ngạch đã không làm tăng đáng kể thị phần, lợi nhuận và đầu tư cho các nhà sản xuất thép nội địa.
Phần lớn các nhà chính trị là thiển cận: họ chỉ nghĩ đơn giản làm sao giữ dược của cải ở lại nước mình, chưa tính toán đến khả năng trả đũa, họ muốn phần tốt nhất của cả hai thế giới. Trong khía cạnh này các rào cản nhân tạo đã làm giảm sức cung cấp của thế giới về hàng hoá và dịch vụ tất yếu dẫn đến giảm phúc lợi xã hội và người tiêu dùng là người phải chịu cuối cùng.
Chính phủ: một nhân tố của chủ nghĩa bảo hộ.
Chính phủ có thể xem là nguồn gốc của mọi vấn đề ít nhất là trong lĩnh vực thường mại. Chỉ riêng sự tồn tại của chính phủ ngay cả khi không có thuế quan hoặc các biện pháp can thiệp marketing quốc tế, cũng bóp méo thương mại cả trong và ngoài nước. Ví như chính sách tiền tệ của Federal Reserve cũng ảnh hưởng đến đầu tư trên khắp toàn thế giới. để nhằm hậu thuẫn và duy trì sự tồn tại của mình chính phủ phải có thu nhập - phần lớn được phát sinh từ thuế. Thu thuế sẽ ảnh hưởng cả đến thu nhập của người dân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hiểu được vấn đề này hãy hình dung 50 bang của Mỹ như 50 nước độc lập. Một số nước có cả thuế thu nhập và thuế thực phẩm. Pennsylvania không thu thuế vào hàng dệt may nhưng thu thuế thu nhập. Texas không thu thuế thu nhập cũng không thu thuế thực phẩm. Delaware có chính sách thuế rất thuận lợi cho hợp tác đầu tư. Các chính sách thuế khác nhau sẽ dẫn đến thu nhập và sức mua khác nhau. Nhưng chính quyền bang không là người chịu trách nhiệm duy nhất về việc này. Tại cấp nhỏ hơn có chính quyền thành phố và vùng miền, cấp cao hơn có chính quyền Liên bang.
Trên bình diện quốc tế, mỗi chính phủ có chính sách và mục tiêu khác nhau, sẽ có các chính sách thuế thu nhập và VAT khác nhau và do vậy luật thuế thay đổi ttheo từng nước. Mỹ cá thuế an ninh xã hội nhưng cho phép khấu trừ lãi vay và trả nợ. Một số nước khác lại làm ngược lại. Thu thuế không là nguyên nhân duy nhất dẫn đến chênh lệch về thu nhập. Một số các chính phủ cho phép các cartel được phép hoạt động. Cartel là một thoả thuận kinh doanh quốc tế thống nhất giá cả và phân chia thị trường. Điều này là bất hợp pháp tại Mỹ nhưng lại được khuyến khích tại rất nhiều nước. Ví dụ như úc và New Zealand cho phép các công ty kinh doanh động vật được liên kết để xuất khẩu thịt bò sang Mỹ. Ngươì ta còn cho rằng các công ty máy tính Nhật có thoả thuận ngầm trong việc phân chia thị trường thế giới. Có gần 500 cartel ở Nhật mặc dù họ cho rằng chính các cartel này đang khống chế việc xuất khẩu. Các chính phủ cũng có thể thành lập cartel như OPEC. Malaysia muốn có một cartel về thiếc. Peru lại muốn có certel các nước sản xuất bạc. Không còn nghi ngờ gì nữa chính các liên kết này đang làm ảnh hưởng đến giá cả và thương mại quốc tế.
Hợp tác kinh tế giữa các chính phủ tạo ra lợi ích kinh tếvà cả những yếu tố bất lợi bằng việc ảnh hưởng đến thương mại trong và ngoài nước. Chính sách nông nhgiệp chung của châu (CAP) là một ví dụ. Pháp ra nhập Liên minh với diều kiện nền nông nhgiệp của mình phải được bảo vệ, do vậy CAP đã phải có hơn 20 hệ thống giá cả. Điều này đòi hỉ Châu âu phỉa áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với nông sản để sản phẩm của họ không bị bán dưới cho phí sản xuất. Hơn nữa chính phủ cũng cam kết mua các sản phẩm thừa nhằm duy trì một mức giá cao. Quy định này đã khiến nông dân sản xuất nhiều hơn sau đó lại được xuất khẩu với giá thấp. Nó dẫn tới xung đột giữa Pháp- một nứơc có lợi với Anh và Đức - các nước bị thiệt hại.
Rất nhiều người cho rằng Mỹ là một quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại. Nhưng nhận định này là đáng nghi ngờ bởi vì chính phủ thường nghiêng theo các nhà vận động hành lang quyền lực. Thực tế có rất nhiều các quy định hành chính không chỉ ảnh hưởng đến các công ty trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Ví dụ như những khó khăn về tài chính của các chủ trang trại Mỹ có thể bắt nguồn từ các khoản vay trợ giá từ phía chính phủ. Bằng việc hạn chế ngũ cốc đưa ra thị trường đẻ hỗ trợ gía, sản xuất ở ngoài nước được khuyến khích và tiêu dùng trong nước bị chững lại vì giá cao giả tạo.
Trái ngược với cách hiểu thông thường, Mỹ đã thiết kế ra các rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá nước ngoài. Với 34% hàng của Mỹ được bảo hộ chặt chẽ bằng các biện pháp phi thuế quan, Mỹ trở thành một nước có tỷ lệ bảo hộ phi thuế quan cao hơn nhiều so với các nước khác. Tỷ lệ này ở Nhật là 7%. Mỹ bảo hộ thông qua rất nhiều phương tiện: hạn ngạch vào đường, các sản phẩm chế biến từ sữa (Trung quốc) và mắc quần áo. Hạn ngạch cũng được áp dụnh vào nước cam của Nhật trừ khi chúng được nhập khẩu vào Alaska, Hawaii, Washington, Montana, Idaho , Oregon. Đạo luật Nhập khẩu Thịt áp hạn ngạch vào thịt bò từ úc, New zealand và argentina. Hạn ngạch tự nguyện cũng được áp dụng để bảo hộ thép ,dày, tivi... .Đối với một tác giả nước ngoài nếu muốn được bảo hộ bản quyền tại Mỹ thì sách đó phải được in tại Mỹ cũng như tại các nước khác.
Luật Mỹ còn quy định việc chuyên chở hàng hoá giữa hai cảng của Mỹ phải được chuyên chở trên phương tiện vận tải của Mỹ. Do quân đội mỹ sử dụng tàu hàng để chuyên chở đến 95% các nguồn tiếp viện trong thời chiến, chính phủ phải chi 250 tr USD hàng năm để duy trì đội tàu này. Một nửa các bang của Mỹ cấm sử dụng hàng nhập khẩu cho các công trình công cộng. Nhà nhập khẩu cũng phải tuân thủ các luật bất thành văn. Hơn nữa một ngành muốn có được sự bảo hộ không cần phải chứng tỏ rằng hàng nhập khẩu đang bán dưới chi phí sản xuất hoặc phá giá tại thị trường Mỹ. Điều cần làm chỉ là chứng tỏ hàng nhập khẩu đang làm tổn thương đến mình. Cuối cùng, Mỹ còn có quy định cấm việc chảy máu công nghệ.
Tóm lại, mọi chính phủ đều là nhân tố chính làm méo mó thương mại và ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - chính trị.
Những rào cản Marketing: thuế quan
Thuế quan là một từ gốc Pháp, nghĩa là tỷ lệ, giá cả, hoặc một số lệ phí, là thuế đánh vào hàng hoá khi đi qua biên giới, nộp tại hải quan một nước. Thuế quan có thể được phân loại cũng là 10% trong những năm kế tiếp. Vào giữa năm 1986 Tổng thống Reagan đã chọc tức Cananda bằng việc áp dụng thuế đối với sản phẩm gỗ tùng deCanada trong 5 năm. Mức thuế là 35% trong 30 tháng đầu tiên trước khi giảm xuống 20% và cuối cùng xuống 8%.
Thuế đối kháng được áp dụng đối với hàng NK nào đó khi nó được hỗ trợ bởi chính phủ nước ngoài. Thuế đối kháng được tính để cân bằng với lợi thế hoặc việc giá đặc biệt được chính phủ nước người XK cho phép, thông thường chính phủ hỗ trợ xuất khẩu bằng cách giảm một số thuế nào đó, nếu hàng hoá được XK. Nhật Bản giảm thuế môn bài cho các nhà XK đối với ti vi và các sản phẩm điện tử khác. EU giảm thuế VAT đối với thép XK sang Mỹ, Luật pháp của Mỹ đã tồn tại hàng thế kỷ, những điều khoản quy định một khoản thuế trừng phạt để cân bằng sự hỗ trợ.
Luật pháp tập trung vào những khoản tiền thưởng hoặc trợ cấp cho hàng hoá XK sang Mỹ và nó áp dụng với bất kể chủ thể nào trả khoản tiền như vậy, thời gian trả tiền, và hình thức trả tiền. Luật pháp cũng áp dụng những điều khoản miễn thuế nếu hàng hoá NK của họ gây tổn hại cho một ngành công nghiệp của nước Mỹ. Thư ký tài chính của Mỹ có quyền ban hành thuế đối kháng yêu cầu một khoản thuế bổ sung ngang bằng với tổng số tiền thưởng được xác định. Đây là điều mà Zenith muốn Bộ tài chính thực hiện với tivi, và các hàng điện tử khác của Nhật nhập vào Mỹ. Fairchild muốn Mỹ áp dụng thuế đối kháng đối với máy bay Bandeirane 20 chỗ ngồi NK từ Braxin, trong khi những người trồng cma ở Florida muốn loại thuết như vậy với chất cô đặc đông lạnh. Cũng với lý do đó ngành thép của Mỹ yêu cầu áp dụng thuế đối kháng đối với thép NK từ EU.
Quan điểm của EU là thuế VAT chính là khoản tiền hoàn trả của thuế đã được nộp và do đó không phải là môtk khoản tiền thưởng (tức là một khoản tiền thưởng hoặc sự cho phép của chính phủ vì thực hiện những hành động nào đó như XK) trong trường hợp đó, thép của EU đáng lẽ ra không những phải chịu thuế đối kháng. Tuy nhiên, Bộ tài chính áp dụng thuế đối kháng năm 1982 nhằm giảm nhập khẩu, các hãng của Mỹ có thể yêu cầu dưới dạng điều khoản giải thoát của hành động thương mại 1974 với uỷ ban thương mại quốc tế (ITC). Được thành lập bởi uỷ ban thuế của Mỹ năm 1916, ITC là một tổ chức căn cứ vào thực tế và không thiên vị. Công việc của nó là xác định xem liệu hàng NK có làm phương hại đến người sản xuất nội địa hay không. ITC không phải chứng minh quan hệ nhân quả giữa hàng NK và những tổn hại của ngành công nghiệp nội địa. Theo đó, công nghiệp nội địa chỉ cần chỉ ra rằng nó bị tổn hại bởi hàng nhập khẩu mà không cần phải chứng minh rằng hàng nhập khẩu được bán phá giá hay bán thấp hơn chi phí sản xuất. Hình 3-5 là sơ đồ biểu diễn phương thức xác định thuế đối kháng.
Vai trò của ITC đã tăng lên đáng kể giữa những năm 1980. Những ngành công nghiệp cần bảo hộ là: thép, đồng, cá ngừ đóng hộp, giầy dép, nội thất bằng thép không gỉ, điện thoại di động. ITC xác định rằng các nhà sản xuất thép và đồng bị tổn hại bởi hàng NK trong khi loại bỏ yêu cầu bảo hộ của các ngành giầy dép, gỗ xẻ, nội thất bằng thép không gỉ. Các phân loại được sử dụng ở đây dựa trên chiều di chuyển của hàng hoá, mục đích khoản thời gian áp dụng, hạn chế NK, tỉ lệ và điểm phân phối.
Chiều di chuyển thuế quan NK và thuế quan XK
Thuế quan thường được áp dụng trên cơ sở chiều di chuyển của hàng hoá đó là hàng NK và hàng XK. Thuế XK thường được áp dụng đối với những nguồn lực khan hiếm hoặc nguyên liệu thô của nước XK hơn là với thành phẩm. Chi Lê áp dụng thuế XK với đồng, trong khi đó Braxin áp dụng đối với cà phê. Đôi khi nước XK áp dụng thuế XK là vig họ buộc phải làm như vậy theo những tài liệu của uỷ ban thương mại quốc tế liên quan đến chỉ trích việc hỗ trợ XK không hợp lý của Braxin. Braxin đã đồng ý thuế XK 38,5$/ 1 tấn chất lỏng cô đặc đông lạnh. Nhật Bản cũng áp dụng thuế XK vì Nhật Bản muốn đánh thuế hàng XK của mình để cải thiện thâm hụt thương mại của Mỹ hơn là để Mỹ đánh thuế NK vào hàng của Nhật Bản. Ngân hàng thế giới cũng yêu cầu Achentina giảm thuế Xk 16% để cải thiện cán cân thương mại của nước này.
Mục đích của thuế quan bảo hộ và thuế quan tài chính
Thuế quan có thể phân chia thành thuế quan bảo hộ và thuế quan tài chính. Sự khác biệt giữa hai loại thuế này là do mục đích đánh thuế của chúng. Mục đích của thuế quan bảo bộ là bảo hộ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, và lao động của nước mình chống lại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bằng cách không cho hàng nước ngoài vào nước mình. Ví dụ, các nước Nam Mỹ có thuế NK cao cản trở việc Nk ô tô nguyên chiếc.
Ngược lại, mục đích của thuế quan tài chính là tạo ra nguồn thu từ thuế cho chính phủ. So với thuế quan bảo hộ, thuế quan tài chính thương đối thấp. Khi ô tô của Mỹ và các nước khác được NK vào Mỹ mức thuế là 3%, ngược lại ô tô cyủa Mỹ XK sang Nhật phải chịu nhiều loại thuế NK. Nhật Bản áp dụng thuế hàng hoá 23% đối với ô tô NK và thuế 18,5% đối với linh kiện điều hoà nhiệt độ. Thậm chí chi phí chuyên chở cũng bị đánh thuế vùi Nhật Bản cho rằng chi phí chuyên trở làm tăng giá trị của ô tô. Ngoài đánh thế vào trọng lượng của phương tiện còn có mức thuế 3% giá gốc, nếu phương tiện được sử dụng để kinh doanh, 5% nếu là do tư nhân mua, và một mức thuế hàng năm đối với người sở hữu tuỳ theo cỡ của động cơ.
Kết quả là một chiếc ô tô của Mỹ bán ở Nhật có thể đắt gấp đôi so với ở Mỹ. Thuế của Mỹ là thuế quan tài chính trong khi thuế của Nhật mang tính chất thuế quan bảo hộ nhiều hơn.
Thời gian áp dụng thuế quan phụ thu và thuế quan đối kháng.
Thuế quan bảo hộ có thể được chia nhỏ hơn theo thời gian áp dụng. Thuế quan phụ thu là một hoạt động tạm thời trong khi thuế đối kháng là một khoản thu lâu dài. Khi Davidson tuyên bố rằng cần có thời gian để điều chỉnh hàng NK từ Nhật Bản, tổng thống Reagan thấy rằng vì lợi ích quốc gia phải giảm bớt NK. Để bảo vệ công nghiệp nội địa, thuế phụ thu được sử dụng thuế đối với xe máy tăng vọt từ 4,4% lên 45% trong một năm, và sau đó giảm xuống 35%, 20%, 15%.
... chưa đủ ...
Thuế VAT là một loại thuế nhiều công đoạn , không luỹ tiến đối với việc tiêu thụ. Nó là thuế doanh thu quốc gia được thu tại moĩi giai đoạn của hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm, mặc dù chỉ đánh trên giá trị gia tăng ở giai đoạn đó. Nói cách khác, mỗi lần hàng hoá chuyển người sở hữu, thậm chí giữa những người trung gian là phải nộp thuế.Nhưng thuế được thu tại một công đoạn nào đó chứ không phải tổng giá trị của hàng hoá tại thời điẻm đó. Ví dụ., một người sản xuất trước tiên trả thuế đối với nguyên vật liệu thô có trị giá 100$, bằng cách chuyển những nguyên liệu này thành thành phẩm người sản xuất này đã thêm 50$ nữa vào giá trị sản phẩm. Nếu sau đó sản phẩm được bán cho người bán buôn, người bán buôn trả thuế đối với 50$ này (tức là giá trị gia tăng) chứ không phải tổng giá trị 150$. T
Thuế VAT rất phổ biến ở Châu Âu dẫn đến thuế được tính vào giá bán lẻ của sản phẩm. ở triều Tiên, nó được thu trên phần lớn hàng hoá và dịch vụ ở khách sạn, phương tiện du lịch và các nhà hàng lớn với mức 10%. Mức thuế VAT chuẩn ở Phấp là 18,6% . ở Mỹ, những cuộc thảo luận về việc loại bỏ thuế doang thu dơn và thay thế nó bàng thuế VAT được đưa ra định kỳ. Tầm quan trọng của thuế VAT là do thực tế GATT cho phép nước sản xuất giảm tuế giá trị gia tăng khi sản phẩm được XK. Mỹ là quốc gia mà tổng thu của nó phụ thuộc nhiều hơn vào thuế thu nhập bị đặt trong vị thế bất lợi vì thuế thu nhập không được trả lại.
Thuế CASCADE được thu tại mỗi thời điểm trong chuỗi sản xuất và phân phối và được đánh trên tổng giá trị của sản phẩm bao gồm cả thuế đánh vào sản phẩm ở các giai đoạn trứơc đó. DO thuế CASCADE là sự kết hợp của thuế doanh thu đơn và thuế giá trị gia tăng. Nó tương tự như thuế doanh thu đơn ở điểm là thuế được đánh trên tổng giá trị cảu sản phẩm ở giai đoạn đó( không chỉ giá trị gia tăng). Mặt hkác nó giống thuế VAT bởi vì thuế được thu tại từng điểm (không chỉ tại một điểm ) trong chuỗi sản xuất và phân phối, Là bộ phận của hệ thống thuế được áp dụng, loại thuế này là loại đơn giản nhất trong tất cả các loại . Trong hơn 30 năm, hệ thống CASCADE- mà hiện nay không dùng nữa trong hệ thống thuế của ý (IGE) dã làm tổn hại đến sự phát triển cảu các nghanhgf có quy mô lớn ở đó. Vì IGE được áp dụng mỗi khi hàng hoá được chuyển chủ sở hữu. các nhà sản xuất ý đã tối thiểu hoá việc chuyển hàng hoá bằng cách bán sản phaamr trực tiép cho người bán lẻ. IGE được thay thế bằng thuế VAT vào năm 1973 và các nhà sản xuất nước ngoài hy vọng sự phục hối của các tổ chức bán buôn có thể tạo thuận lợi cho hàng tiêu dùng nước ngoài NK
bảng 3.1 so sánh các loại thuế phân phối
Người bán Giá đã trả
Nông dân 4$
Nhà sản xuất 5$
Người bán buôn 7$
Người bán lẻ 10$
Người nộp thuế Thuế đơn thuế VAT Thuế CASCADE
Người sản xuất 0 Trên 4 $ trên 4$
Người bán buôn 0 trên4-5$ trên 5$+thuế trước đó
Người bán lẻ 0 Trên 5-7$ trên 7$+các thuế trước
Người tiêu dùng trên 10$ trên 7-10$ trên 10$+các thuế trước
Thuế môn bài là thuế dánh 1 lần trên doanh thu của những sản phẩm nhất định. Đồ uống có cồn và thuốc lá là những ví dụ điển hình. ở Mỹ, chính phủ liên bang thu 3% thuế môn bài với dịch vụ điện thoại và 16$ đối với mỗi bao thuốc lá. Cính quyền các bang, hạt, thành phố có thể quy định mức thuế riêng. Bốn loại thuế gián thu này thường được áp dụng ở cửa khẩu.
Thuế ở cửa khẩu có thể được sử dụng để tăng giá hàng NK hoặc giảm giá hàng NK. Người tacó thể tăng giá của hàng nhập khẩu bằng cách đành vào hàng nhập khẩu (thên vào thuế hải quan ) một loại thuế thường là do sản phẩm nội địa. Đối với hàng được xuất khẩu, giá sản phẩm xuất khẩu của họ trở nên cạnh tranh hơn ( tức là thấp hơn ) khi những sản phẩm này bị đánh cùng một mức thuế mà chúng phải chịu khi được sản xuất, bán và tiêu dùng trong nứơc.
Hiệu quả của việc giảm thuế khi hàng hoá XK là giảm giá hàng XK. Mỹ cũng có thuế cửa khẩu. Ví dụ để bảo vệ nghành rượu Whisky Mỹ áp dụng mức thuế trung bình 2,86$ tên 1/5 galông rượi Whisky của Scôtland thêm vào thuế nhập khẩu để trả thuế môn bài của liên bang và điạ phương. Không tính thuế NK thuế cửa khẩu của Châu âu gần bằng với thuế môn bài và các loại thuế gián thu khác mà người sản xuất tương tự trong nước phải trả. thuế cửa khẩu như vậy là một cố gắng để làm cho sản phẩm nội địa trở nên cạnh tranh hơn bằng cách nâng giá hàng NK. Tây Đức áp dụng mức thuế cửa khẩu 105 đối với ôtô NK từ các nước Châu Âu khác, kết quả là làm cho xe hiệu Volkswagen của nó rất cạnh tranh. Hơn thế nữa khi Volkswagen được XK, nó được giảm 10% thuế
Nhiều nước áp dụng thuế doanh thu hay thuế cân bằng. Đây là loại thuế nhằm bồi thường cho những khoản thuế tương tự đánh trên hàng nội địa
Bất kỳ nghiên cứu nghiêm túc nào về loại thuế này đều cho thấy rằng nó không tương ứng với giá một chút nào . Trong khi mức thuế đối với hàng nhập khẩu và nội địa là như nhau, hiệu quả đối với hàng nhập khẩu lớn hơn vì thuế thương fđược tính trên chi phí chứ không phải chỉ mình giá trên hoá đơn.
Thông thường , khách du lịch mua hàng ở nước ngoài có đủ điều kiện để nhận khoản thuế VAT hoàn ttrả nếu như những hàng hoá đã mua được sử dụng bên gnoài nước mà họ đã mua. Thuế VAT ở các nước khác nhau thì khác nhau, đối với các sản phẩm khác nhau thì khác nhau và phương thức hoàn trả cũng khác nhau. Ngoài thời gian phải đợi thêm một khoảng thời gian nữa và các ngân hàng Mỹ phải trả phí choviệc đổi tiền hoặc hoàn trả bằng ngoại tệ . Phần này đã nghiên cứu các loại thuế khác nhau, tất cả các loại thuế đều làm biến đổi giá thị trường.
Một câu hỏi được đặt ra là thuế có hiệu quả trong việc cải thiện địa vị thương mại của một nước hay khong. Có ý kiến cho rằng tính hiệu quả phụ thuộc vào tính tạm thời hay lâu dài của thuế quan. Nếu là tạm thời địa vị thương mại sẽ được cải thiện với chi phí là sự giảm xuống của người có việc làm, đầu ra và tổng lượng xuất khẩu bởi ví người tiêu dùng tiết kiệm các nguồn lực cho tương lai khi hàng hoá nước ngoài rẻ hơn. Nhưng nếu thuế quan là lâu dài, cán cân thanh toán bị ảnh hưởng bởi vì hàng hoá nước ngoài bị đắt ngang bằng.
Do đó , đối với thuế lâu dài , người tiêu dùng thấy rằng không cần phải tiết kiệm và để dành các nguồn lực cho tương lai. Theo đó, vì mục đích của việc ban hành chính sách , nếu chính sách thuế trở nên thành công trong việc giảm thâm hụt thương mại thì cần thiết phỉa chỉ cho người ta thấy rằng thuế áp dụng đối với hàng hoá nước ngoài chỉ trong một thời gian ngắn và không gây ra hành động trả đũa của các chính phủ nước ngoài
Hàng rào Marketing- Hàng rào phi thuế quan
Thuế quan nói chung là gây khó chịu , nhưng ít nhất thì nó cũng dơn giản và rõ ràng. Ngược lại, hàng rào phi thuế quan thì khó hiểu và không rõ ràng Tầm quan trọng của thuế quan đã suy giảm trong khi đó hàng rào phi thuế quan đã trở nên quan trọng hơn, thường được nguỵ trang, tác động của hàng rào phi thuế quan có thể chỉ bằng, nếu khong nói là nhiều hơn tác động của thuế quan. Hình 3-6 mô tả một hãng của Mỹ -tập đoàn giầy Allen -Edmonds dự định vượt qua hàng rào NK của Nhật như thế nào.
Xét về nghành, các sản phẩm từ thép và dược phẩm XK của Mỹ bị ảnh hưởng lớn nhất bởi hàng rào phi thuế quan xét về quốc gia, Nhật bản là nước khó vào nhất đối với hàng chế tạo xuất khẩu của Mỹ, tiếp sau là các nước eeC. Nhật bản vẫn duy trì hạn nghạch với hơn 100 sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp. Thuốc lá của nước ngoài phải được bán thông qua một đại lý của chính phủ, đại lý này cũng định giá cao cho các sản phẩm nhã hiiêụ nước ngoài. Nếu điếu thuốc lá đó được sử dụng ở Nhật bản, chúng phải được mua từ một cửa hàng với giá bán lẻ
Hàng rào phi thuế quan có vài trăm loại . Có thể chia thành 5 nhóm lớn, mỗi nhóm có một số hàng rào phi thuế quan khác nhau.
Sự tham gia của chính phủ vào thương mại.
Mức độ can thiệp của chính phủ vào thương mại biến đổi từ thụ động đến củ động. các hình thức tham gia bao gồm tư vấn hành chính, mậu dịch quốc doanh và các hoạt động hỗ trợ.
Chỉ dẫn hành chính nhiều Chính Phủ thương đưa ra những ý kiến tham khảo kinh doanh buôn bán cho các công ty tư nhân, Nhật Bản cũng làm như vậy dựa trên nền tảng quy tắc để giúp thi hành chính sách công nghiệp của mình. Sự hợp tác có hệ thông giữa CP Nhật và các doanh nghiệp được lấy tên là "Japan Inc". Để những công ty tư nhân tuân theo chỉ dẫn của Chính Phủ Nhật, Chính Phủ đã sử dụng biện pháp thưởng phạt khiến ai cũng phải cố gắng thông qua sử dụng ảnh hưởng của luật lệ quy tắc, tiến cử, khuyến khích, không khuyến khích, và ngăn cấm. Nhiều người nghi ngờ rằng Chính Phủ Nhật Bản khuyên các thương nhân của mình mua bán và kiểm soát ngoại tệ như thế nào chỉ để điều chỉnh giá từ đồng yên, làm cho xuất khẩu của Nhật Bản được thuận lợi. Những hội đồng hành chính của các cơ quan chính phủ Nhật Bản có đủ ảnh hưởng để giới hạn các nhà nhập khẩu mua xắm hàng hoá ở mức nhất định không vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước. Chính phủ Nhật phủ định việc đó là một thực tế đang tồn tại, đưa ra yêu cầu tìm kiếm các bản báo cáo về số lượng mua xắm của mỗi công ty. Điều thú vị đáng chú ý là lời chỉ dẫn này thỉnh thoảng được áp dụng mặc dù miến cưỡng để khuyến khích nhập khẩu. Vào năm 1981, uỷ ban hội chợ triển lãm nhật bản đã buộc ngành công nghiệp và thương mại quốc tế phải xoá bỏ lơì chỉ dẫn này đối với ngành công nghiệp sản xuất giấy. Hiệp hội ngành công nghiệp chất bán dẫn đã nộp đơn kiện theo điều 301 của Bộ luật thương mại 1974, buộc tội Chính phủ Nhật Bản đã giới hạn thị phần của các công ty Mỹ ở mức 10%. Hiệp hội đã rút đơn kiện sau khi Nhật Bản đồng ý áp dụng"Lời chỉ dẫn hành chính" để tăng cường nhập khẩu bán dẫn củ Mỹ.
Chi tiêu Chính phủ và kinh doanh của Nhà nước. Kinh doanh Nhà nước là sự tham gia tốt nhất của Chính phủ bởi vì giờ đây bản thân Chính phủ là khách hàng hay người mua, người quyết định mua cái gì, khi nào, ở đâu và bao nhiêu. Thực tế, Chính phủ tham gia các hoạt động thương mại cả trực tiếp và gián tiếp thông qua các cơ quan dưới sự giám sát của mình. Các hoạt động kinh doanh đó hoặc là thay thế, hoặc là bổ xung thêm các doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù sự tham gia của Chính phủ trong kinh doanh buôn bán rất phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa, Chính phủ của những nước này có trách nhiệm đưa ra kế hoạch tập trung đối với toàn bộ nền kinh tế nhưng thực tế không chỉ giới hạn ở những quốc gia này. ở Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất dầu thuộc sở hữu của các công ty đa quốc gia như exxon và Shell nhưng chính phủ Thái Lan cũng sở hữu và kinh doanh các nhà máy sản xuất dầu và các trạm Gas. Chính phủ Mỹ, người tiêu dùng lớn nhất trên thế giới, theo luật mua bán của Mỹ buộc phải đưa ra hạn mức đấu thầu đối với các nhà cung ứng Mỹ mặc dù giá của họ cao hơn. Việc bành chướng của các công ty thuộc sở hữu nhà nước của Châu Âu được xem như bước phát triển thần kỳ trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Thực tế có sự hàm ý nghiêm trọng"Chính phủ không còn bị hạn chế các chức năng quan trọng củ mình nữa như điều chỉnh trọng tài trong nền kinh tế thị trượng tư nhân".
Những vấn đề gây ra bởi chi tiêu và kinh doanh của chính phủ rất nghiêm trọng và có lẽ Nhật Bản mình hoạ cho điều này rõ nét nhất. Dường như không thể xuyên qua được những rào cản của Nhật Bản đặc biệt trên thị trường lớn về thiết bị bưu chính viến thông. Chẳng hạn chỉ có 1% thiết bị của nước ngoài được hãng Nippton Telephon and Telegraph mua mặc dù thậm chí sản phẩm của Nhật còn đắt hơn.
Khi Chính phủ can thiệp quá sâu vào việc bán lại các sản phẩm nhập khẩu thì vấn đề càng trở nên phức tạp. Các công ty thuốc lá của Mỹ đã khuyến cáo rằng các đại lý thuốc lá và muối của Nhật Bản đã giữ gía cao giả tạo các sản phẩm của họ và những người bán hàng độc quyền thuốc lá củ Chính phủ đã góp phần làm mất danh tiếng các sản phẩm của Mỹ đang được quảng cáo. Tại các vòng đàm phán thương mại của 89 quốc gia ở Geneva Nhật Bản đã ngần ngại nới lỏng các hàng rào thuế quan toả khắp mọi nơi của mình, đặc biệt là xu hướng của các đại lý chống lại việc mua các sản phẩm nước ngoài trị giá hàng tỷ đô mỗi năm. Kết quả là đã thất bại trong việc thông qua bộ luật quốc tế mà sẽ thúc đẩy có hiệu quả các hoạt động chi tiêu của chính phủ.
Trợ cấp.
Sự tham gia của Chính phủ có thể được thực hiện dưới hình thức trợ cấp để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước hoặc để thúc đẩy xuất khẩu. Chẳng hạn xe hơi được sản xuất và bán ở Braxin phải chịu thuế gía trị gia tăng và thuế doanh thu chiếm khoảng 35 - 40% giá bán. Những nếu những chiếc xe hơi này được xuất khẩu chúng sẽ được miễn thuê và nhà sản xuất có thể kiếm thêm một khoản tín dụng thuế ngang bằng tổng số thuế, tổng số lên tới gấp đôi tiền thuế được miễn. Tiền xuất khẩu góp phần làm giảm thuế thu nhập của các công ty. Tất cả sự khuyến khích này nhằm làm cho chi phí sản xút xe hơi rẻ hơn 25 % so với sản xuất chúng ở Châu Âu. Các nhà xuất khẩu cũng có đủ khả năng về tài chính và tài trợ. Chẳng hạn họ chỉ phải trả 8 - 20% lãi xuất thậm chí lãi xuất thị trường là 50 - 60%. Những khuyến khích khác bao gồm giảm giá cước và giá bảo hiểm và xoá bỏ những rào cản nhập khẩu nghiêm ngặt để mua hàng nước ngoài.
Trợ cấp có thể dưới nhiều hình thức bao gồm tiền mặt, lãi xuất, thuế gía trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế doanh thu, giá cước, bảo hiểm và cơ sở hạ tầng. Các khoản cho vay trợ cấp giành cho các khu vực yêu tiên, tỷ giá triết khấu ưu đãi, gía trần gía sàn tín dụng là những chính sách trợ cấp của một số nước Châu á. Một phương thức trợ cấp thường thấy của Chính phủ là tài trợ ưu đãi ( thấp hơn so với lãi xuất thị trường) những nhà nhập khẩu ngũ cốc nước ngoài có thể được hưởng trợ cấp của chính phủ Canada với tỷ giá xấp xỉ tỷ giá gốc, Chính phủ Mỹ đã giành hàng triệu đô la sẵn có để trợ cấp lãi xuất cho các nhà nhập khẩu ngũ cốc nước ngoài.
Một số quốc gia có thể lựa chọn biện pháp công khai trợ cấp, đơn giản bằng trợ cấp tiền mặt. Các nước Châu âu đã giảm giá xuất khẩu ngũ cốc 35% so với giá nội địa Achentina không thể trợ cấp xuất khẩu phải sử dụng đến biện pháp triết khấu cao ở thị trường á châu.
Trợ cấp có thể dưới hình thức cho hưởng ưu đãi về tỷ giá ngoại hối. American Textile Manufacture institute Amalgamated Clothing and Textile Workers Unions và International Ladies Garment Workers Union khiếu kiện rằng các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhận được trên 40% trợ cấp trong trợ cấp ưu đãi về tỷ giá chuyển đổi ngoại hối. Do đó các tổ chức lao động này đã nộp đơn kiến nghị đòi bù lại thuế.
Có nhiều kiểu trợ cấp ngầm khác. Việc giảm thuế cộng với các biện pháp hỗ trợ của Braxin cũng được coi là hình thức trợ cấp. Để thu hút các nhà sản xuất ôtô nước ngoài, Tennesse, Ohio, Michigan và Illinos đã xây dựng các nhà máy của mình ở những quốc gia đó và cung cấp các dịch vụ như xây dựng đường cao tốc, đào tạo nhân công, giảm thuế đó là trợ cấp trá hình để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Lợi ích che chắn là một kiểu trợ cấp. Một quốc gia có thể cho phép công ty bảo vệ mình trước các công ty nước ngoài. Năm 1971, Mỹ cho phép các công ty thành lập các công ty hạ giá quốc tế trong nước mặc dù các công ty này chi trả trái phiếu Mỹ hơn 1 tỷ đô la trong doanh thu mỗi năm. GATT, hiệp định đa phương đã phán quyết rằng DISC là trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp. Luật mới của Mỹ cho phép các công ty đề ra các luật lệ chặt chẽ hơn để thành lập các tập đoàn bán hạ giá nước ngoài có cùng mục đích như DISC.
Do tất cả các quốc gia đều trợ cấp nên GATT cho phép trợ cấp đối với các sản phẩm căn bản miễn là các sản phẩm đó không chiếm chỗ xuất khẩu của các quốc gia khác hoặc bán thấp hơn giá xuất khẩu.
Những sản phẩm cơ bản này là nông sản như các sản phẩm nông lâm ngư sản dưới dạng thô hoặc chế biến, thường bao gồm cả vận tải và Marketing như thịt đông lạnh và xông khói. Mức độ trợ cấp rất lớn. Chỉ số tiền thanh toán hàng nông sản trên toàn thế giới hơn 100 tỷ đô la mỗi năm trong đó Mỹ chiếm 26 tỷ đô la.
Hoa kỳ thường không trợ cấp xuất khẩu nhưng nó có một số chương trình trong nước bổ xung cho chương trình trang trại nhằm hỗ trợ nông dân. Nhìn chung mặc dù những chương trình này nhằm phục vụ cho các thương nhân nhưng các nhà xuất khâủ có thể sử dụng các chương trình này một cách có lợi cho mình nhờ việc giảm giá chi phí sản xuất. Hơn nữa, Hoa kỳ cho phép các công ty xuất khẩu Mỹ áp dụng điều 301 đối với các trường hợp liên quan đến trợ cấp của đối thủ cạnh tranh. Điều 301 của luật thương mại cho phép Mỹ trả đũa khi trợ cấp và các hoạt động thương mại của nước ngoài gây tổn thất xuất khẩu của Mỹ ở các thị trường ngoài Châu Âu. Chẳng hạn Mỹ đã trả đũa việc Chính phủ Pháp trợ cấp xuất khẩu lúa mì bằng việc bán 150 triệu đô la trợ cấp lúa mì cho Ai Cập là một thị trường của Pháp. Đến lượt Pháp lại thâm nhập vào thị trường của Mỹ (Như Nga, Braxin) và khiếu kiện tới tổ chức khác.ư
Việc tìm ra các giải pháp thoả đáng đối với các vấn đề trợ cấp không dễ dàng chút nào. Hầu như tất cả những vấn đề này đều liên quan đến sản phẩm chế biến do lợi nhuận thu được thông qua việc miễn giảm thuế đều đã đã được trả vào thuế gián thu nước ngoài. Các khoản trợ cấp càng làm cho vần đề thêm rắc rối do sự sở hữu tràn nan của Chính phủ . Chẳng hạn như hội đồng quốc gia Broiler đã kiện chính quyền Reagan để trả đũa trợ cấp Châu Âu đã giúp các công ty ở Châu Âu bán thấp hơn giá Mỹ 28% và chiếm 80 - 90% thị trường Trung Đông, Địa Trung Hải, Châu Phi và Cuba. Cổ phần của Mỹ ở Trung Đông vào những năm giữa thập kỷ 80 đã giảm từ 107 triệu đô la xuống còn 1 triệu đô la. Các hãng sản xuất thép của Châu Âu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu các công ty thép của Mỹ chứng minh được rằng các khách hàng truyền thống của họ bị các công ty Châu Âu giành giật bằng các khoản trợ cấp.
Mặc dù có luật thương mại Mỹ nhưng vẫn còn rất khó khăn để giải quyết các vấn đề về trợ cấp do có nhiều vấn đề còn mơ hồ. Chẳng hạn nó vẫn chưa quy định các khoản viện trợ chính phủ của nước ngoài để bù đắp thâm hụt sản xuất được tạo ra bởi các công ty nhà nước có được coi là trợ cấp xuất khẩu hay không theo luật Mỹ.
Giấy phép.
Không phải tất cả hàng hoá đều được tư do nhập khẩu. Nhập khẩu có kiểm soát yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu. Chẳng hạn việc nhập khẩu quân chủng, đạn dược, chất nổ vào Mỹ phải có giấy phép của các cơ quan Alcochol Tobacoo và Firearm cấp. Nhập khẩu rượu đã trưng cất, đồ uống có mạch nha phải có giấy phép nhập khẩu của các cơ quan trên. Nhập khẩu sữa và kem phải có giấy phép hợp pháp của viện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. ấn Độ yêu cầu giây phép cho tất hàng hoá nhập khẩu. Họ cấm nhập khẩu sản phẩm riêng rẽ. Không dễ ràng để có giấy phép nhập khẩu nhất là từ khi nhiều quốc gia chỉ cấp giấy phép nhập khẩu cho các mặt hàng cần thiết.
Vào năm 1986, Nhật Bản đã đơn giản hoá các thủ tục giấy phép nhập khẩu. Trước đây Nhật yêu cầu phải có đơn xin cấp giấy phép cho bất kỳ một sản phẩm mỹ phẩm mới nào thậm chí đối với các sản phẩm chỉ khác nhau về mầu sắc, mức độ.
Những yêu cầu mới đã xếp loại mỹ phẩm thành 78 loại và liệt kê danh sách các thành phần được phép sử dụng. Người nhập khẩu chỉ cần đơn gian thông báo cho Chính phủ về bất kỳ sản phẩm mới nào có chứa các thành phần đó.
Kiểm tra. Kiểm tra là phần không thể thiếu được đối với các sản phẩm. Hàng hóa phải được kiểm tra để xác định chất lượng và số lượng. Bước này liên quan chặt chẽ đến các nguyên tắc khác và các thủ tục nhập khẩu. Thứ nhất, kiểm tra nhằm mục đích phân loại và xác định thuế nhập khẩu. Thứ hai, kiểm tra để biết liệu các sản phẩm nhập khẩu có phù hợp với các tài liệu được gửi kèm hày không và xem những mặt hàng đó có cần giấy phép không. Thứ ba kiểm tra để xem các sản phẩm có đáp ứng yêu cầu về an toàn hay không để đảm bảo chắc chắn các sản phẩm này phù hợp với mức tiêu dùng hay những sản phẩm có thể hoạt động an toàn. Các nhà nhập khẩu nên cẩn thận xác định số lượng và chất lượn sản phẩm cũng như mô tả chính xác hàng hoá. Bất kỳ một sự mô tả sai khác nào so với những nội dung trong hoá đơn bắt buộc phải có những biện pháp đo đạc và kiểm tra kỹ lưỡng sẽ tốn thời gian và chi phí. Kiểm tra có thể nhằm mục đích cố ý hạn chế nhập khẩu. Chẳng hạn gậy đánh bóng chày của Mỹ bán rất chạy ở thị trường Nhật. Nhưng cản trở lớn nhất là mỗi cây gậy đều phải được gián tem an toàn trong tiêu dùng và phải được xác minh chỉ sau khi kiểm tra rất tốn kém ở bến tàu.
Cách đây không lâu, các công ty Mỹ muốn xuất khẩu sang Nhật phải chấp nhận các cuộc kiểm tra tốn kém, mất thời gian cho mỗi chuyến hàng. Những thùng hàng của họ phải bị mở ra để kiểm tra tại cảng. Việc kiểm tra này buộc các công ty Mỹ sản xuất ở nhật phải có giấy phép hoặc phải ngừng sản xuất.
Do các công ty Mỹ khiếu lại liên tục nên đã dẫn tới sự sửa đổi các điều luật cho phép các quan chức MITI kiểm tra các công ty Mỹ. Tuy nhiên do chi phí tốn kém các quan chức MITI không kiểm tra được các công ty vừa và nhỏ. Vấn đề đã được giải quyết khi MITI uỷ quyền cho Applied Research Loboratories một công ty Mỹ kiểm tra các nhà máy điện tử và nhà máy sản xuất các dụng cụ điện ở Mỹ. Toàn bộ thủ tục được hoàn tất trong vòng vài tháng và chỉ mất khoảng 2500 đô la.
Các quy định về sức khoẻ và an toàn.
Nhiều sản phẩm phải tuân theo các quy định về an toàn và sức khoẻ, những quy định rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và mội trường. Chẳng hạn trứng nhập khẩu vào Mỹ phải có chứng chỉ do viện Trưởng thú ý của nước xuất khẩu cấp xác nhận trứng tươi hợp vệ sinh và được đóng gói theo đúng quy định của viện kiểm tra sức khoẻ động thực vật. Trứng được sản xuất theo kiểu chăn nuôi bầy đàn không bị nhiễm bệnh NewCastle. Những hạn chế này nhằm mục đích bảo vệ gia cầm trong nước khỏi bị lây nhiễm bệnh từ nước ngoài. Các sản phẩm về thịt không được đưa vào lưu thông cho đến khi thanh tra củaviện kiểm tra sức khoẻ động thực vật kiểm tra và cấm nhập khẩu những sản phẩm thịt từ các quốc gia có bệnh lở mồm long móng.
Các quy định về an toàn và sức khỏe không chỉ giới hạn đối với sản phẩm nông nghiệp. Nó còn được áp dụng đối với các sản phẩm khác như vô tuyến, sóng micro, dụng cụ có tia X, sản phẩm laser và các sản phẩm điện tử khác liên quan đên bức xạ, thức ăn đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm, vải vóc ... Những quy định về chống ô nhiễm và các tiêu chuẩn an toàn xe cộ của liên bang Mỹ đã làm cho xe hơi của Braxin không vào được thị trường Mỹ. Khái niện an toàn đã ngăn không cho nhập gậy đánh bóng chày bằng nhôm của Mỹ vào thị trường Nhật. Theo thiết kế sản xuất ở đầu gậy có một lỗ nhỏ được bịt bằng nút cao su, Nhật cho rằng trong khi đánh bóng nút này có thể bật ra và làm bị thương mọi người. Theo các nhà chế tạo Mỹ thì điều này chẳng có gì đáng sợ. Đối với hàng hoá nhập khẩu vào một nước thì phải đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm do nước đó đặt ra. Những yêu cầu đối với sản phẩm có thể là những tiêu chuẩn hay đặc điểm kỹ thuật cũng như đóng gói, nhãn hiệu, đóng dấu.
Tiêu chuẩn sản phẩm : Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn sản phẩm riêng của mình để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng. Những tiêu chuẩn này có thể là rào cản để ngăn cản hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài. Do những quy định về nhãn mác kích cỡ, chất lượng và độ chín muồi mà các sản phẩm nông nghiệp của Mehico không vào được thị trường Mỹ. Những tiêu chuẩn sản phẩm của Nhật còn chặt chẽ hơn, họ căn cứ vào các đặc điểm tính chất vật lý chứ không căn cứ vào cách thực hiện của sản phẩm. Những tiêu chuẩn này buộc phải xét duyệt sản phẩm nhiều lần khi có một sự thay đổi nhỏ về sản phẩm thậm chí cách vận hành sản phẩm. Thậm chí những tiêu chuẩn này thường xuyên thay đổi ở Nhật để hạn chế nhập khẩu. Đóng gói, dán nhãn, đóng dấu được tiến hành cùng nhau vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiêu sản phẩm phải được đóng gói theo cách nào đấy để đảm bảo an toàn và vì các lý do khác. Anh không nhập khẩu sữa của Pháp do yêu cầu phải bán theo đơn vị đo lường của chất lỏng chứ không theo đơn vị đo lường metric. Canada yêu cầu đồ hộp nhập khẩu phải được đóng trong hộp có kích cỡ theo quy định và có chỉ dẫn trên bao bì hoặc bằng tiêng anh hoặc tiếng pháp. Theo luật nhãn hiệu của Canada yêu cầu tất cả vải vóc nhập khẩu nhãn hiệu phải được ghi bằng 2 tiếng đó.
nếu một quốc gia quyết định bảo hộ tạm thời nền công nghiệp trong nước do bị những đe doạ nghiêm trọng, lập tức hàng loạt hàng rào bảo hộ mới được lập ra và áp dụng với tất cả các quốc gia thậm chí kể cả khi sự đe doạ đối với nền công nghiệp của nước đó chỉ đến từ một quốc gia khác. Như vậy, các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (MFN) đã chuyển các quốc gia từ lợi ích song phương sang lợi ích đa phương (hay đồng thời nhiều lợi ích song phương). Mỗi quốc gia phải chấp nhận điều ngầm định rằng sự nhượng bộ của quốc gia này dành cho một quốc gia khác cũng có nghĩa là dành cho tất cả. Có một sự chấp nhận chung duy nhất là các quốc gia có lợi thế sẽ không tính đến những điều kiện tương hỗ đòi hỏi ở các quốc gia kém phát triển.
Hoa Kỳ không chấp thuận quy chế MFN cho các quốc gia cộng sản hạn chế di cư tự do, tuy vậy quy định này có thể bị tổng thống bãi bỏ. Vào năm 1986 Tổng thống Regan tiếp tục cho Trung Quốc, Hungari, Rumani hưởng quy chế này. Sau khi lần đầu tiên Trung Quốc nhận được quy chế đãi ngộ quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 1980, nhập khẩu nấm từ Trung Quốc tăng vọt từ con số không lên 50% tổng lượng nấm nhập khẩu của Mỹ. Sự tăng trưởng này có được do sự giảm thuế nấm nhập từ 45% xuống 10%. Việc cho Trung Quốc hưởng quy chế MFN là một việc có ý nghĩa lớn, bởi cả những lý do chính trị. Đối với Liên Xô, mặc dù đã có quan hệ thương mại với Mỹ lâu hơn Trung Quốc, nhưng vẫn chưa nhận được quy chế này của Mỹ và vẫn lên án hành động này.
Theo GATT, một lý do chính đáng của thuế quan trong thương mại quốc tế là để bảo hộ công nghiệp trong nước. Các lý do chấp nhận được gồm có quốc phòng hay không liên quan đến kinh tế chẳng hạn tăng thu nhập. Ba lý do phi kinh tế khác là cải thiện cơ cấu thương mại, tăng doanh thu, cán cân thanh toán. Chính sách "ăn mày là của nhà hàng xóm" này đã tạo ra những khoản lợi nhuận thu được từ việc chi tiêu của các quốc gia khác không được GATT coi là một lý do chính đáng để từ chối việc cắt giảm thuế quan. Bất kỳ sự cải tiến hiệu quả nào đều thu được từ việc mở rộng các chính sách vĩ mô hơn là can thiệp vào tỷ lệ bảo hộ (chính sách vi mô cho việc phân bố các nguồn lực). Chính sách vĩ mô và vi mô có thể không kết hợp hay ảnh hưởng lẫn nhau. Các hình thức bảo hộ đưa ra bởi Hoa Kỳ dưới các công cụ bảo vệ của GATT kèm theo thuế quan (dụng cụ bàn ăn bằng gốm, ổ bi), cấm nhập (sữa khô đóng bao), hạn chế số lượng (thép không rỉ, dụng cụ hợp kim thép) và hạn chế song phương (tất).
Mặc dù GATT đã cơ bản hình thành tiến trình hợp lý hoá thuế quan nhưng hiện tại vẫn gặp phải những hình thức phi thuế như nhập khẩu bổ xung, hạn ngạch, những quy định bao bì, mua bán của chính phủ và chất lượng sản phẩm. Trên tinh thần nhượng bộ của các thành viên GATT sau 5 năm đàm phán giữa 90 quốc gia ở Giơnevơ (gọi là vòng đàm phán Tôkyô) đã đạt được thoả thuận giảm 35% cả hạn chế thuế quan lẫn phi thuế quan. Bản hiệp định này ảnh hưởng tới 80-90% các mối quan hệ thương mại trên thế giới, và tạo ra một khung pháp lý cơ bản để kiểm tra, thông báo, giải quyết tranh chấp, phát triển và đàm phán mở rộng ảnh hưởng. Chi tiết của vòng đàm phán Tookyô được trình bày ở minh hoạ 3-8.
Những thoả thuận chính gồm có:
Giảm hàng rào phi thuế quan, bao gồm cả phân biệt đối xử chống lại tình trạng phi quốc gia trong mua sắm của các cơ quan chính phủ.
Chấp nhận trợ cấp, đặc biệt là trợ cấp xuất khẩu nông sản. Cấm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp đối với các sản phẩm phi nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp làm tổn hại đến các nước khác bằng cách xuất khẩu sang nước khác hay là nguyên nhân của sự giảm giá trên một thị trường (VD: EC trợ cấp xuất khẩu lúa mỳ sang Braxin và ấn Độ).
Các nhà sản xuất đặt ra định mức chất lượng sử dụng định mức tổng thể hơn là sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết.
Sử dụng thống nhất phương pháp định giá hàng nhập, bãi bỏ phương pháp định giá của American Selling Price đối với việc định giá cao thuế nhập cho hoá chất benzen.
Kể từ Chiến tranh thế giới thứ II, bảy vòng đàm phán đa phương được tổ chức:
1. Đàm phán ở Giơnevơ 1947.
2. Đàm phán ở Annecy 1949.
3. Đàm phán ở Torquay 1950-1951.
4. Đàm phán ở Giơnevơ 1955-1956.
5. Đàm phán ở Giơnevơ (Vòng đàm phán Dillon) 1959-1962.
6. Đàm phán ở Giơnevơ (Vòng đàm phán Kennedy) 1963-1967.
7. Đàm phán ở Giơnevơ (Vòng đàm phán Tokyo) 1973-1979.
Sáu vòng đàm phán đầu chủ yếu tập trung cắt giảm thuế quan đa phương. Với sự tiến bộ và thành công của quá trình cắt giảm thuế quan, hàng rào phi thuế quan trong thương mại trở thành chủ đề của mối quan tâm lớn hơn. Vòng đàm phán Tokyo cố gắng tập trung vào hiệp định tổng thể về xác định thuế và phi thuế quan. Thêm nữa sự giảm thuế khoảng 1/3 trong những thị trường công nghiệp chủ yếu, vòng đàm phán Tokyo đưa ra hàng loạt tập quán mới hoặc tăng cường để làm quen với những khác biệt khi không có thuế quan. Kèm theo đó những tập quán bổ xung và thuế của đối tác. Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, giấy phép bản quyền sản xuất, chống phá giá, những cố gắng của chính phủ, những tập quán giá trị. Hơn nữa bản hiệp định đã tiếp cận với các sản phẩm chế biến lúa mỳ và hàng không nội địa cũng được đề cập.
Minh hoạ 3-8. Các vòng đàm phám thương mại GATT.
Nguồn: SJ. Anjaria "Vòng đàm phán thương mại toàn cầu mới" Finance & Development 23 (June 1986).
GATT cũng đưa ra những quy tắc đối xử trong thương mại, thông qua những quy tắc bắt buộc cơ bản. Do những cố gắng của Nhật Bản nhằm thiết lập tự do hoá thương mại vòng đàm phán Tokyo thoả thuận cho phép một quốc gia trả đũa lại một quốc gia khác trong những tình huống cơ bản cụ thể. Trên thực tế các quy tắc bảo vệ của GATT (cũng có nghĩa là các nguyên tắc của MFN) có thể bị vi phạm. Thực tế này nếu cứ tiếp tục không bị hạn chế thì không nghi ngờ gì nữa, các nguyên tắc của MFN sẽ mất hết.
Giới hạn thành công của vòng đàm phán Tokyo. Thuế quan vẫn tồn tại cả rõ ràng rành mạch lẫn không thực hiện được, vừa dễ cắt giảm hay loại bỏ. Trong thập kỷ 80 những trở ngại chính trong thương mại đã chuyển thành những rào cản không nhình thấy được. Điều này không tác động đồng thời tới đối tác gây khó khăn cho việc đạt được thoả hiệp đa phương. Hơn nữa các quốc gia kém phát triển (Less Developed Countries) bị tổn hại bởi những hạn chế nhập khẩu của Phương Tây đối với hàng dệt, phải miễn cưỡng giảm hàng rào bảo hộ của mình cho dịch vụ và công nghệ cao bởi vì một sân chơi mới tạo lợi thế cho mọi quốc gia. (Phụ chú 3-9 là ví dụ một vài giải pháp liên quan đến GATT).
Tháng 11 năm 1983, Tổng giám đốc của GATT chỉ định một nhóm nghiên cứu độc lập về hệ thống thương mại quốc tế. Nhóm này đứng đầu là tiến sĩ Fritz Leutwiler (người Thuỵ Sĩ) gồm bảy người độc lập từ các quốc gia phát triển và đang phát triển tham gia tuỳ theo khả năng. Tháng 3 năm 1985, nhóm này- thường được nhắc tới là "nhóm Leutwiler" đưa ra một bản báo cáo với nhan đề: "Các chính sách thương mại cho một tương lai tốt đẹp hơn: Đề nghị cho những hành động". Bản báo cáo gồm 15 điểm cơ bản được tóm tắt dưới đây. Bản báo cáo cũng đề cập tới phạm vi của những cải cách trong chính sách thương mại tương lai mà các chính phủ cần thực hiện trong những năm tới.
1. Mở rộng rõ ràng và kiểm tra các chính sách thương mại cũng như các hoạt động cụ thể, phân tích chi phí, lợi nhuận của các chính sách bằng "bản cán cân bảo hộ".
2. Làm rõ ràng, trong sáng hơn các quy định về thương mại đối với các nông sản, không có sự đối xử đặc biệt với các quốc gia cũng như hàng hoá.
3. Có một lịch trình đưa ra phương thức để thích ứng với những quy định của GATT ở tất cả các nước, mọi phương thức đánh giá mà hiện nay không phù hợp với GATT trong đó có cả tự hạn chế xuất khẩu và phân biệt rõ hạn chế nhập khẩu.
4. Thương mại hàng dệt và vải vóc nên trở thành chủ thể đầy đủ làm nguồn gốc cho các quy tắc của GATT.
5. Các quy tắc bổ xung cần phải được xem xét lại, phân loại và làm cho hiệu quả hơn.
6. Cải tiến tăng cường các tập quán áp dụng của GATT kiểm soát các hình thức biến đổi của phi thuế quan.
7. Phân loại và thắt chặt các quy tắc cho phép liên đoàn hải quan và khu vực tự do ngăn cản sự lợi dụng hay biến thể của họ.
8. Thiếu sót và giám sát đối với các chính sách thương mại của một quốc gia, các biện pháp của ban thư ký GATT nên được thu thập và công bố rộng rãi.
9. Xem xét kỹ hơn và giới hạn áp dụng các chính sách bảo vệ "an toàn" khẩn cấp đối với những tình huống còn có thể tiếp tục không bị phân biệt đối xử.
10. Các quốc gia đang phát triển cần hội nhập hơn nữa vào hệ thống thương mại thế giới cùng với tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ.
11. Mở rộng thương mại dịch vụ, đàm phán tìm ra những quy tắc đa phương cho hình thức này.
12. Quá trình giải quyết các tranh chấp trong GATT cần phải được tăng cường bằng việc xây dựng tiến trình lâu dài, dỡ bỏ ảnh hưởng của chính phủ trong việc giải quyết các bất đồng và tăng cường hiệu lực ảnh hưởng của các cuộc tiếp xúc giữa các bên.
13. Vòng đàm phán mới của GATT phải được khai mạc nhằm tăng cường thương mại đa phương và mở rộng thị trường thương mại thế giới trong tương lai.
14. Thiết lập một thể chế quản lý ngang bộ lâu dài trong GATT nhằm đảm bảo những giải pháp chất lượng cao cho các vấn đề thương mại.
15. Tạo ra một giải pháp hợp lý (cơ cấu lại) cho vấn đề nợ trên thế giới phù hợp với mức độ phát triển của hệ thống tài chính, hợp tác quốc tế tích cực hơn trong các chính sách vĩ mô, dung hoà giữa các chính sách thương mại và tài chính.
Phụ chú 3-9- "Nhóm Leutwiler"- cải cách các chính sách thương mại.
Nguồn: S.Anjaria "Vòng đàm phán mới cho thương mại toàn cầu".
Tạp chí: "Finance & Development" số 23 (6/1986).
GSP- Generalized System of Preferences.
(Hệ thống thuế quan ưu đãi).
Mặc dù lợi ích thu được từ GATT là khá đồng đều, tuy vậy các nước kém phát triển lại không mặn mà với việc chấp nhận GATT bởi họ tin rằng lợi ích thậm chí không được chia cho họ. Cắt giảm thuế quan nhìn chung kích thích sản xuất nhiều hơn là các nhu cầu thiết yếu về hàng hoá. Các nước kém phát triển chủ yếu xuất khẩu hàng sơ chế nay đã bị thay thế bởi các quốc gia có lợi thế khác trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu thành phẩm trở lại các nước này. Kết quả là các quốc gia kém phát triển xuất khẩu ít hơn giá trị nhập khẩu do đó càng làm cho tinhf trạng nghèo khó tăng thêm.
Liên quan đến những yêu cầu của các nước kém phát triển này, Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) được mở ra như là một cơ chế của Liên Hợp Quốc. Những cố gắng của UNCTAD dẫn đến sự thành lập chương trình "Nhũng yêu cầu mới của nền kinh tế thế giới" (NIEO). Chương trình này tìm kiếm phương thức cho các nước kém phát triển thông qua sự ổn định giá cả hàng thiết yếu để mở rộng khả năng sản xuất và lợi ích thu được bởi tăng cường công nghệ hiện đại.
Mục tiêu của UNCTAD là cố gắng phát triển các quốc gia ở thế giới thứ ba, Tạo vị trí trong xuất khẩu cho họ. Mục tiêu này lại dẫn đến việc thành lập một hệ thống thuế quan ưu đãi cho sản phẩm của các quốc gia kém phát triển. Mặc dù không nằm trong nguyên tắc bắt buộc của GATT nhưng các nước có lợi thế đồng ý dành cho các nước kém phát triển sự ưu đãi đối với hàng hoá của các nước kém phát triển. Hệ thống thuế quan ưu đãi của Mỹ được biết đến như là hệ thống thuế ưu đãi chung nhất (GSP). Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật thương mại năm 1947 trong đó khởi sự việc thực hiện GSP. Mục đích của đạo luật này là thúc đẩy thương mại và phát triển ở khoảng 140 quốc gia. Để đánh giá mức độ của một quốc gia, các biến số kinh tế được quan tâm chẳng hạn GNP trên đầu người hay mức sống. Phụ lục 3-10 là danh sách phúc lợi của các quốc gia độc lập đang phát triển cũng như các quốc gia hay vùng lãnh thổ. Sản xuất sản phẩm toàn bộ hay phần lớn (ít nhất 35% của một quốc gia) của các quốc gia trên khi vào thị trường Mỹ được miễn thuế miễn là giá trị riêng của mặt hàng đó không vượt quá 50,9 triệu đô la hay 50% giá trị nhập khẩu của Mỹ về mặt hàng này. Tuy vậy không phải sản phẩm với mọi chất lượng đều được hưởng ưu đãi, một sản phẩm phải nằm trong danh mục thuế của Hoa Kỳ để xem sản phẩm này có thuộc danh mục miễn thuế khi vào thị trường Mỹ hay không. Phụ lục 3-11 cho biết danh mục thuế đối với các nhóm hàng. Nói chung, chất lượng hàng hoá trong danh mục này được phân loại thành khoảng 2750 mục nhỏ được định danh A hay A* đằng trước. Trong quá trình thâm nhập thị trường hàng loạt A (form A) (chứng nhận xuất xứ) là cần thiết, và các nhà xuất khẩu ngoại quốc phải xin được từ chính phủ các nước và phải được kiểm chứng bởi các cơ quan quản lý nhà nước.
Các nhà xuất khẩu ngoại quốc và nhà nhập khẩu Mỹ có thể tìm thấy ở GSP nhiều ưu đãi và thật khó khăn nếu không nhận được lợi thế từ đó. Một vấn đề này là thị trường Mỹ quan tâm nhiều nhất tới 5 thị trường phát triển nhanh nhất và có lẽ là cần thiết nhất là Đài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông, Mehico và Braxin.
Phụ lục 3-10.
Các quốc gia đang phát triển là đối tượng ưu đãi của GSP.
Các quốc gia độc lập
Angôla
Angtigoa và Bacbara
Achentina
Bahamas
Baranh
Bangladet
Bacbadot
Beli
Benanh
Butan
Bolivia
Bosoana
Braxin
Brunay
Buôckina phaso
Miến Điện
Burundi
Camơrun
Capve
Cộng hoà Trung Phi
Sat
Chile
Môdămbic Colombia
Como
Cônggô
Costarica
Sip
Dibuti
Dominic
Cộng hoà Đôminic
Êcuado
Ai cập
En Sanvado
Ghinê Xích đạo
Phigi
Gămbia
Grenada
Guatemala
Ghinê
Guyana
Gana
Ghinê Bitxao
Haiti
Hondurat
Sômali
ấn Độ
Indonexia
Israen
Bờ Biển Ngà
Jamaica
Gioocdani
Kenia
Kiribati
Hàn Quốc
Libăng
Lêxôthô
Libêria
Mađagaxca
Malauy
Mali
Mandivơ
Malaysia
Manta
Muritania
Muritus
Mêhicô
Marốc
Dimbabuê Nauru
Nepan
Nicaragua
Nigher
Ôman
Pakistan
Panama
Papuatân Ghinê
Paraguay
Pêru
Philipin
Bồ Đào Nha
Rumani
Ruanda
Sain Lucia
Saintvincen-Grenada
Saotolme-Principe
Senegan
Sâysen
Siralêôn
Singapore
Quần đảo Xôlômôn Suriname
Xoadilan
Xiri
Đài Loan
Tanzania
Thái Lan
Tôgô
Tôngga
Trinidad-Tôbagô
Tuynidi
Thổ Nhĩ Kỳ
Vutanu
Uganda
Uruguay
Vannatu
Vênêzuela
Tây Samoa
Cộng hoà Arập -Yêmen (Sana)
Nam Tư
Daia
Dămbia
Các quốc gia chưa độc lập và vùng lãnh thổ
Anguila Gibranta Quần đảo Pirsain
Becmuda Quần đảo Heard và Mc Donal Saint Christopher-Nevis
Các lãnh thổ của Anh ở Ân độ dương Hồng Kông Saint Hênena
Quần đảo Cayman Macao Tokealu
Đảo Krismat (Australia) Monserat Vùng Trust ở quần đảo TBDương
Cocos (Keeling) Đảo Ăngti thuộc Hà Lan Quần đảo Turks và Caicos
Quần đảo Cook New Caledonia Walit và Fotuna
Quần đảo Falkland (QĐ Mavinat) Nine Tây Sahara.
Đảo Poliledi thuộc Pháp Đảo Norfork
Các tổ chức quốc gia (đối xử như quốc gia).
Nhóm ANDEAN CARICOM
Bôlivia Ăngtigoa và Bácbara
Côlômbia Bahama
Êcuado Bacbadot
Pêru Beli
Vênêzuêla Dominic
ASEAN Grenada
Brunây Guyana
Indonesia Giamaica
Malaysia Monserat
Philipine Saint Christopher-Nevis
Singapore Saint Lucia
Thái Lan Saint Vicent và Grenadie
Trinidad và Tobago.
Các quốc gia được hưởng lợi gồm các quốc gia đã phát triển ở mức độ thấp và các quốc gia đang phát triển.
Mỗi năm, lợi nhuận thu được của Đài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông là 159,8 tỷ đô la, 74,6 tỷ và 54,6 tỷ (theo thứ tự). Có một số áp lực đối với các nhà quản lý chính sách với GSP cần phải làm trong tình huống này. Thật vậy những sửa đổi từ quốc hội đối với GSP đã định rõ sản phẩm nào từ quốc gia nào thuộc điêù khoản điều chỉnh của hiệp định ưu đãi chứ không chỉ giới hạn mức độ phát triển của quốc gia. Hệ thống GSP mới được sửa đổi bởi quốc hội năm 1984 cho tám năm rưỡi tiếp theo (đến năm 1993). Vào năm 1987 chính quyền Regan chấm dứt miễn thuế cho 290 sản phẩm xuất xứ từ Đài Loan, Nam Hàn, Singapore, Hồng Kông, Braxin, Mêhicô, Achentina và Nam Tư.
Một hệ thống thuế ưu đãi khác của Mỹ là "Ưu tiên khu vực Caribê" (CBI). Đạo luật về khu vực kinh tế vùng Caribê năm 1983 đưa ra các phương thức tính thuế và thương mại để thúc đẩy quá trình tăng cường và mở rộng cơ hội cho thành phần kinh tế tư nhân trong các quốc gia cụ thể tại khu vực tiểu Caribê. Các nước được hưởng lợi từ đạo luật này là: Angtigoa và Bacbara, Bahamas, Bacbaros, Belize, quần đảo British Virgin, Costa Rica, Dominica, Cộng hoà Dominica, En Sanvado, Grenada, Guatemala, Haiti, Honduras, Jamaica, Monsterat, vùng Ăngti thuộc Hà Lan, Panama, Pueto Rico, St. Christopher-Nevis, St. Lucia, St. Vicent và Grenadies, Trinidad và Tobago, quần đảo Virgin thuộc Mỹ.
Những cắt giảm đưa ra chủ yếu trong CBI là việc xoá bỏ thuế đối với hầu hết các sản phẩm từ nhóm nước trong tiểu vùng Carribê trong vòng 12 năm. Tuy vậy hệ thống luật pháp, trong đó kèm theo cả các mặt hàng quan trọng (hàng dệt, quần áo, tất, hàng da) từ tình trạng miễn thuế này là một phần trong chính sách bảo vệ công nghiệp nội địa của Mỹ.
Mặc dù hầu hết các sản phẩm đều muốn được hưởng thuế suất thấp của GSP nhưng CBI có một vài đặc điểm khác biệt.
CBI khác GSP ở một vài điểm quan trọng. Trong khi GSP được áp dụng rộng rãi trên thế giới thì CBI chỉ giới hạn ở 27 quốc gia tiểu vùng Caribê. Những điều kiện của CBI sẽ không còn hiệu lực vào năm 1995- 2 năm sau khi GSP hết hạn hiệu lực. Các sản phẩm chịu tác động của CBI nhiều hơn GSP tới 7350 nhóm.
Nhập khẩu trực tiếp, chuyên chở vật chất, các quy tắc nguồn gốc được áp dụng cho cả GSP lẫn CBI nhưng đối với CBI thì thông thoáng hơn ở vài khía cạnh. Thứ nhất, GSP đòi hỏi 35% giá trị gia tăng đối với lợi nhuận thu được của một quốc gia trong hầu hết các trường hợp. Đối với CBI 35% này chỉ gặp trong quá trình thông qua hàng hoá đối với một số nước hưởng lợi. Thứ hai, trong CBI từ 15% đến 35% giá trị gia tăng đòi hỏi phải được tính vào nguồn nguyên liệu của Hoa Kỳ. Cuối cùng giá trị gia tăng tính cho các đảo của Mỹ chẳng hạn như Pueto Rico hay US Virgin Islands có thể được tính như là lợi nhuận trong sản lượng của quốc gia khi tính giá trị gia tăng theo CBI.
Hệ thống luật này cung cấp những lợi thế rõ ràng cho nhập khẩu từ vùng này. Hàng hoá có lợi thế khi giảm giá do thuế bị bãi bỏ so với hàng nhập của các quốc gia không nằm trong CBI. Các doanh nghiệp Mỹ sản xuất ở Caribê sẽ thu được nhiều lợi nhuận bởi việc xuất khẩu sang Canada, Châu Âu, Nam Mỹ bởi vì nhiều quốc gia thuộc tiểu vùng Caribê có ưu đãi và nhận được ưu đãi từ một hay nhiều thị trường. Do vậy điều luật này khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ mở rộng các nhà máy lắp ráp sử dụng nhiều lao động sau đó xuất khẩu trở lại thị trường Bắc Mỹ.
Một số chú ý trong chính sách bảo hộ.
Một quốc gia có thể lựa chọn mở cửa hay đóng cửa biên giới đối với thương mại. Nếu nhận được từ một hệ thống mở quốc gia này sẽ có nhiều cơ hội hơn cho việc phát triển kinh tế và tối đa hoá lợi nhuận cho người tiêu dùng. Với việc tiếp cận và nhận lấy điều này Hồng Kông đã trở thành một nền kinh tế vững, ngược lại đối với Anbani đã đóng cửa và chối bỏ hầu hết mọi...
Yêu cầu đối với sản phẩm
Sản phẩm phải được đánh dấu và dán nhãn đầy đủ, việc đánh dấu và dán nhãn có thể áp dụng cho cả sản phẩm lẫn bao bì đóng gói của hàng hoá.Một quan toà ở Italia đã ra lệnh tịch thu những chai Co ca bởi vì anh ta cảm thấy rằng thành phần được liệt kê trên nắp chai không được miêu tae và dán nhãn đầy đủ. Pháp yêu cầu mọi hàng hoá phải có dán nhãn xuất xứ và Mĩ cũng qui định như vậy.
Đối với mục đích vẩn tải và nhận dạng, bao bì đóng gói phải được đánh dấu người nhận hàng, cảng , số của bao bì.
Nhìn chung, qui định là việc đóng goi, đánh dấu, dán nhãn phải trung thực và đầy đủ thông tin không được gây ra ấn tượng sai sót nào. Ví dụ như viwcj vận chuyển đồng hồ đeo tay phải được đánh dấu để chỉ ra tên của nhà sản xuất, nước sản xuất, cũng như số trang sức trên đồng hồ bằng hệ thống số và từ của arap. Tất cả những sản phẩm dệt đa sợi phải được dán nhãn để chỉ ra tên chung và phần trăm trọng lượng của sợi cấu tạo, tên của nhà sản xuất, nước sản xuất. ở Singapo, không có những qui định đối với việc đánh dấu vá ghi nhãn đối với bao bì nhưng có những đòi hỏi riêng cho đồ ăn ưống, thuốc, dược phẩm, rượu, sơn, các loại dung môi.
Ví dụ, sơn và các loại dun môi phải có ghi nhãn cảnh báo. Đồ thực phẩm, rượu, cac s loại dung môi phải có nhãn bao gồm tên của nước xuất xứ. Những sản phẩm mỡ động vật không thể ăn được phải có nhãn sau: Khong dành cho con người sử dụng.
Kiểm tra sản phẩm: Có nhiều sản phẩm phải được kiểm tra để đảm bảo tính an toàn và phù hợp trước khi chúng được đanhs dấu. Đây là lĩnh vựcc khác mà Mĩ gặp một số rác rối ở Nhật bản. Mặc dù sản phẩm có thể được công nhân ở bất kì đâu về tính an toàn và hiệu quả, những sản phẩm như dược phẩm, thiết bị sản xuất dược phẩm, hoá chất phải qua những cuộc kiểm tra tiêu chuẩn kĩ lưỡngmà có khi mất đến hàng mấy năm - đủ dài để các công ti Nhật phát triển sản phẩm cạnh tranh của mình. Hơn thế nữa, sự xem xétlại xảy ra ngay bên cạnh những cánh của đóng kín của bộ Sức khoẻ và phúc lơi.
Chi tiết kĩ thuật của sản phẩm: Những chi tiết kĩ thuật của sản phảm mặc dù biểu lộ ra là mmột quá trình vô hại, có thể được dùng để gây khó khăn cho việc nhập khẩu. Những chi tiết kĩthuật có thể được viết theo một cách nhằm ưu đãi những nhà thầu trong nước và bắt các nhà cung cấp nước ngoài phải đúng ở bên ngoài. Ví dụ, chi tiết kĩ thuật có thể hoàn toàn chi tiết, hoặc chúng có thể được viết giống với những sản phẩm trong nước. Vì vậy, chúng có thể được sử dụng để chống lại các nhà sản xuất nước ngoài. những người mà khong thể đáp ứng được những chi tiết kĩ thuật mà không có sự biến đổi dài hoặc đắt tiền. NTT của Nhật Bản có thể sử dụng những chi tiết kĩ thuật của sản phẩm như một hàng rào được xây leen khi nó bị buộc phải chấp nhận quyền đấu thầu từ các nhà cung cấp nước ngoài. Khi đó , nó dã không cung cấp chi tiết kĩ thuật cũng như chi tiết đấu thầu bằng bất kĩ thứ tiếng nào ngoài tiếng Nhật. NHững chi tiết kĩ thuậtcủa nó thì có tính gới hạn cao được viết với những sản phẩm của Nhật Bản ddang tồn tại. Thay thế cho những đặc điểm chức năng chung, NTT quá cá biệt những nét vật lí định vị những lỗ thông gió, chi tiết đó hoàn toàn đúng với những chi tiết của sản phẩm của Nippon Elẻctic. Ví dụ nhưNTT yêu cầu vỏ kim loại cho moderm khi mà hầu hết nhuẽng nhà sản xuất Mĩ sử dụng vỏ plastic. Các bộ phận phải được làm bởi người Nhật để đủ khả năng đấu thàu.Nhìn chung NTT đãthành công nhờ vào nhưng qui định về chi tiết kĩ thuật đối với đặc tính. GATT đã thiết lập nhứng thủ tục nhằm tạo ra một tiêu chuẩn về sản phẩm dùng nhiều những tiêu chuảan về đặc tính hơn là những chi tiết kĩ thuật vật lí cụ thể.
Hạn ngạch:
Hạn nghạch là một công cụ kiểm soát số lượng hàng nhập khẩu, chúng là những điều khoản giới hạn số lượng sản phẩm nước ngoài được nhập khẩu để bảo vệ các hãng sản xuất trong nước và bảo toàn ngoại tệ. Hạn nghạch có thể được sử dụng để kiểm soát xuất khẩu. Một hạn nghạch xuất khẩu đôi khi bị đòi hỏi bởi kế hoạch quốc gia nhằm duy trì , bảo vệ nguồn tài nguyên quí hiếm trong nước. Ví dụ như Thái Lan giới hạn xuất khẩu gỗ tếc ở dạng nguyen liêu thô nhưng cho phép xuất khẩu những sản phẩm được chế biến cuối cùng từ gỗ tếch. Từ lập trường của chính sách, hạn nghạch không đáng mông muốn bằng thuế khi mà hạn nghạch thì không tạo ra thu nhập cho chính phủ. Theo Viện Kinh tế thế giới, hạn nghạch và thuếlàm cho người tiêu dùng Mĩ tốn đến 56 tỉ USD năm 1984.
Có 3 loại hạn nghạch: vô điều kiện, thuế, tự nguyện.
Hạn nghạch vô điều kiện: hạn nghạch vô điều kiện làloại hạn nghạch có tính giới hạn cao nhất. Nó giới hạn bằng những điều kiện số lượng được nhập khẩu trong suốt một kì hạn hạn nghạch. Khi đã bị đưa vào hạn nghạch này thì mội cửa vào đều bị cấm. Một số hạn nghạch mang tính toàn cầu, nhưng những hạn nhạch khác được chỉ định rõ cho các nước ngoại cụ thể. Nhật Bản áp đặt hạn nghạch hà khắc lên cam và thịt bò. Để nhân nhượng EC, nó đã nâng hạn nghạch về sữa bột không kem và thuốc lá từ Châu Âu. Điều khắc nghiệt nhất của hạn nghchj này là sự cấm vận hay hạn nghạch không được chỉ ra trong trưoừng hợp Mĩ áp dụng với Việt nam và bắc Triều Tiên.
Hạn nghạch thuế quan: Một hạn nghạch thuế quan cho phép sự đi vào của một số lượng giới hạn của sản phẩm có hạn nghạch tại một tỉ lệ đã bị giảm của thuế. Số lượng mà vượt quá hạn nghạch có thể được nhập khẩu nhưng sẽ bị đảng thuế ở tỉ lệ cao hơn. Thông qua viếcử dụng hạn nghạch, sự kết nối giữa thuế và hạn nghạch được áp dụng với mục đích căn bản là nhập khẩu những gì cần thiết và không khuyến khích phần vượt quá thông qua thuế quan cao. Khi Mĩ tăng thuế quan áp dụng đối với xe máy nhập khẩu nhằm bảo vệ nghành công nghiệp xe máy ở Mĩ, nó đã miễn thuế này cho 6000 chiếc môtô lớn đầu tiên nhập từ Nhật Bnả và 4000-5000 chiếc đầu tiên nhập từ Châu Au. Minh hoạ 3 - liệt kê những sản phẩm đưa ra hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch vô điều kiện.
Hạn ngạch tự nguyện: Một hạn nghạch tự nghuyện khác với những loại hạn ngạch khác là ở chỗ hai loại kia là được áp dụng đơn phương. Một hạn ngạch tự nghuyện là một thoả thuận chính thức giữa 2 nước hoặc giữa một nước với một nghành của nước khác. Thoa thuận này thường chỉ rõ giới hạn cung cấp sản phẩm, quốc gia, và khối lượng hàng hoá.
2 loại hạn nghạch tự nnghuyện có thể phân biệt theo luật là VER ( hạn chế nhập khẩu tưẹ nguyện) và OMA ( thoả thuận marketing theo lệnh). Trong khi một OMA liên quan đến sự đàm phán giữa 2 chính phủ nhằm cụ thể những nguyên tắc quản lí xuất khẩu, kiểm soát khối lượng giao dịch, và các quyền bàn bạc, một VER là một thoả thuận trực tiếp giữa chính phủ nước nhập khẩu và một nghành của nước xuất khaảu( ví dụ như hạn ngạch đối với sự tham gia của một ngành). Cả hai đều có thể khiến nước nhập khẩu phá vỡ những nguyên tắc của GATT ( bài !() mà đòi hỏi các nước đáp lại hạn ngạch đã nhận được và áp dụng sự bảo hộ thị trường đó lên một cơ sở Tối huệ quốc.Bởi vì đây là một khu vực ảm đạm, OMA và VER có thể được áp dụng ở một cách không gây hại cho một nước nào đó. Trong trường hợp một VER liên quan đến những ngành cá nhân, sự vạch trần nơi công cộng là không cần thiết.
Tổng quan hoạt động kinh doanh thế giới.
Những hàng hoá áp dụng hạn ngạch
Được quản lí bởi Uỷ viên hải quan như đã cung cấp trong Danh sách thuế quan của Mĩ ( TSUS)
Hạn ngạch theo tỉ lệ thuế quan:
- Các loại sữa, lỏng, tươi hay sữa chua.
- Cá , tươi, đông lạnh hoặc đã lọc thành khúc...cá tuyết, cá philê, cá cush...
- Cá hồi, được miêu tả trong điều 112.30.TSTU
- Khoai tây trăng hoặc Ailen: giống đã được kiểm nghiệm hoặc các laọi khác mà giống đã được kiểm nghiệm.
- Cây đậu chổitoàn bộ hoặc một phần của ngôđậu chổi.
-Các loại cây đậu chổi khác.
-Xe máy hơn 700cc
Hạn ngạch cô điều kiện:
- Thức ăn gia súc bao gồm sữa hoặc các chế xuất từ sữa.
- Hàng thay thế bơchứa chứa trên 45% chất bơ được cung cấp bởi điều 116.30.TSUS và dầu bơ.
- Hỗn hợp bơ: trên 5,5% dưới 45% trọng lượng là bơ béo.
- Phomát, Cheddar tự nhiên làm từ sữa đã khử trùng tuổi không ít hơn 9 tháng.
- Sôcôla và những vật phẩm khác từ sôcôlachứa trên 5,5% trọng lượng bơ béo.
- Sôcôla chứa 5,5% hoặc ít hơn trọng lượng là bơ béo.
_ cà phê
- Kem đông lanh hoặc kem tươi.
- Kem
- Sữa và kem
- Cotton, có độ dài 1-1/8 ''( trừ loại thô )
-........................
Các vật phẩm dệt may:
Hải quan Mĩ có quyền kiểm soát nhập khẩu đối với các loại vải cotton, len, dệt sợi được sản xuất ở các nước khác. Sự kiểm soát này được áp dụng với những mặt hàng cơ bản được đưa ra bởi uỷ viên Hải quan bởi người đứng đầu uỷ ban thi hành hiệp đinhj về dệt may.
Tham khảo 1: Hạn nghạch nhập khẩu của Mĩ.Hạn nghạch tự nghuyện lớn nhất là hiệp đinh Đa sợi (MFA) cho 41 nước xuất khẩu và nhập khẩu.Hiệp định quốc tế hơn 2 thập kỉ này về dệt may cho phép các chính phủ các nước phương Tây lập hạn ngạch đối với nhập khẩu hàng dệt may giá thấp từ các nước ở Thế giơí thứ 3.Hiệp định này đã bị chỉ ttrích bởi vì những nước đi trước có thể dùng hiệp định này đối với các nuức nghèo hơn. Hơn thế nữa, Hiệp định đa sợi này làm các người tiêu dùng cuẩ mĩ tiêu tốn mất 369,4 triệu USD một năm.
Như đã nói, một nước có thể thương lượng để hạn chế một cách tự nguyện sự xuất khẩu của mình sang một thị truường khác. Điều này nghe có vẻ lạ bởi vì các nước dường như đang thực hiện chóng lại sự mong muốn của chính mình. Nhưng sự không mong muốn của một nước nhằm chấp nhận những điều khoản không ưu đãi này sẽ thực sự dẫn đến sự trả đũa thương mại và những diều khoản nặng nề hơn trong các dạng của hạn ngạch bắt buộc. Nó chỉ có nghĩa tự nguyện là nước xuất khẩu cố gắng tránh những hàng rào thương mại riêng mà ít được mong muốn hơn.
Ví dụ: Nhật đồng ý hạn chếd và làm lại giá khi nhập khẩu sang Anh. vào đầu những năm 1980, nó đồng ý giới hạn hàng tự động hàng năm vào Mĩ còn 1,68 triệu dơn vị. Giươí hạn đó đã được tăng lên 1,85 triệu đơn vị vào năm 1984. Hạn ngạch tự nguyện của Nhật đượ c bổ sung thêm 1650 USD để giá trung bình của một chiếc ôtô được bán ơ mĩ năm 1984 tăng lên 17%. Mĩ thì không muốn tăng thuế một cách trực tiếp hoặc áp dụng hạn ngzạch nhập khẩu dẫ chuỷen sang hạn ngạch tự nguyện. Nó có thể thuyết phục Ec kí một hạn ngach OMA về tthép . Nó cũng được khuyến khích một cách mạnh mẽ từ Nhật Bản nhằm áp dụng những giới hạn lên doanh số xuất khẩu. Những hiệp định như vậy đơn giản nhằm phục vụ thu hút các nhà cung cấp mới như Hongkong hoặc đài loan, nhằm thay thế Nhật Bản mà không giảm nhập khẩu ở Mĩ.Năm 1981, Chính quyền Regân đã áp dụng cá hạn ngạch OMA đối với ti vi mầu nhập khảu từ Nhật Bản. Hàn Quốc , Đài Loan không có hiệu lực. Nhưng chính sách của chính quyền này đối với nhập khẩu ô tô đã làm giảm đi hình ảnh về tự do thương mại của Mĩ ở nước ngoài. Hơn thế Mĩ cũng đã restraint hiệp định về quần áo và đường. Nhưng restraint này lấy đi của người tiêu dung Mĩ 14-19,5 tỉ USD hàng năm do giá tăng lên.
Hạn ngạch vẫn là hạn ngạch như ý nghĩa mà chúng được gọi.
Chúng luôn ngăn cấm tự do thương mại và thương chúng thất bại nhằm đạth được những kết quả như mong muốn. Sau nhưngcx tranh cãi về hạn ngạch và giá tăng để giành được một số tiền thêm để nâng cao năng suất và sự cạnh tranh, các nhà sản cxuất ô tô đã không sử dụng lợi nuận tích luỹ được để trả những khoản bonnus lớn cho những nhà quản lí của mình nữa. THao phó tổng thống Drexel Burnham Lambert " hạn ngạch làm hại tới người tiêu dùng" Như đã xem xét và tổng kết lại bởi Boonekamp , hạn ngạch tự nguyện " thường không tự nguyện: chúng tốn kém và là không gây hại nhưng chúng có thẻ là một dạng lôi kéo sự bảo hộ riêng rẽ với các biện pháp khác"
Kiểm soát tài chính:
Những qui định tài chính cũng có the có chức năng như những giới hạn thương mại quốc tế. Những chính sách giới hạn tiền tệ quốc tế được lập ra để kiểm soat nguồn vốn vì thế mà đồng tiền được bảo vệ hoặc kiểm soat được nhập khẩu. Ví dụ như để bảo vệ đồng lia Italia yếu , ý áp dụng thuế 7% đối với các mua bán đồng tiền nước ngoài. Có một ssố dạng giới hạn tài chính có ther ......
Để hỗ trợ cho việc khởi đầu ngành công nghiệp sản xuất máy bay, chính phủ Braxin đã yêu cầu nhà nhập khẩu máy bay phải kí quĩ đầy đủ giá trị của máy bay nhập khẩu đó trong vòng một năm mà không hề có lợi nhuận.
Những hạn chế về tín dụng chỉ áp dụng cho những hàng hoá nhập khẩu, tức là các nhà xuất khẩu có thể nhận được các khoản cho vay của chính phủ thường với mức lãi suất rất ưu đãi, song nhà nhập khẩu lại không nhận được bất cứ một khoản tín dụng hay tài trợ nào từ phía chính phủ. Do vậy họ phải tìm kiếm các khoản vay từ khu vực tư nhân, thường với lãi suất rất cao, nếu những khoản cho vay như vậy không hoàn toàn sẵn có.
Những hạn chế trong việc chuyển lợi nhuận. Một hình thức khác của rào cản trao đổi là hạn chế về việc chuyển lợi nhuân. Các quốc gia ASEAN đã cùng thực thi một học thuyết cho phép di chuyển lợi nhuận kiếm được từ các công ty nước ngoài về nước một cách không hạn chê. Đặc biệt Singapore đã cho phép tự do di chuyển vốn. Tuy vậy nhiều quốc gia có qui định về việc di chuyển lợi nhuận kiếm được từ các hoạt động trong nước và gửi cho các công ty mẹ đặt tại nước ngoài. Có thể lấy ví dụ Tây Đức đã không mấy vui vẻ khi những công ty dầu lửa của Mĩ sau khi tạo ra lợi nhuận tại Tây Đức đã không tái đầu tư tại đó, kết quả là giá dầu tăng lên cao hơn. Braxin đã áp dụng tỉ lệ luỹ tiến trong việc đánh thuế lợi nhuận chuyển ra các công ty mẹ ở nước ngoài , có lúc lên đến 60%. Các quốc gia khác cũng áp dụng hình thức hạn chế chuyển lợi nhuận đơn giản bằng cách trì hoãn lâu dài trong việc cho phép hồi hương lợi nhuận. Để vượt qua những hạn chế này, các công ty xuyên quốc gia đã phải tìm kiếm những chỗ sơ hở hợp pháp. Rất nhiều công ty đã đi theo những thủ đoạn sau:
Switch trading: Mẹo này đòi hỏi hàng hoá đem bán phải giành được tín dụng hoặc đổi lấy hàng hoá khác mà sau này có thể được bán để đổi lấy đồng tiền mong muốn. Thí dụ Yugosiavia cấp 1 tỉ đô la Mĩ tín dụng cho hãng mì ống của Italia mà Yugosiavia không muốn. Một hãng cuả Mĩ đồng ý bán sản phẩm của mình cho Yugosiavia với mức giá cao hơn qui định đổi lại là việc cấp tín dụng cho hãng mì. Sau đó hãng của Mĩ có thể bán mì cho một hãng ở Tây Đức lấy đồng Mác đức mà cuối cùng sẽ được chuyển toàn bộ ra đô la Mĩ.
Chuyển lên hàng ưu tiên: Một công ty có thể đàm phán theo cách thức của mình để được đứng trong danh sách ưu tiên cho việc xin phép hồi hương lợi nhuận bằng cách hối lộ các quan chức, từ chối sử dụng dịch vụ và sửa chữa những sản phẩm đã bán ra hoặc tương tự như vậy.
Trao đổi tiền tệ: Thủ thuật này phù hợp với một công ty đa quốc gia muốn hồi hương một đồng tiền với một hãng khác đang cần loại tiền tệ đó và sẵn sàng có nó bằng cách chấp nhận 1 khoản khấu hao.
Việc giăng lưới: Trong thủ thuật này, những quĩ đã bị khoá của 1 chi nhánh sẽ được tiêu dùng để chuyển sang chi phí??? Trong phạm vi một quốc gia, thí dụ chi phí hợp pháp của công ty mẹ.
Những khoản vay tương tự: những biến đổi trong netting liên quan đến hoạt động giao dịch giáp lưng. Thí dụ một chi nhánh ở Anh của tập đoàn Mỹ vay bằng bảng Anh của một hãng xuyên quốc gia của Anh mà chi nhánh tại Mĩ của hãng này lại vay đúng khoản đô la như vậy từ phía tập đoàn của Mĩ.
Một cách khác là đàm phán để đạt được giá trị cao hơn trong các khoản đầu tư. Thực tế thì cách thức này đã làm gia tăng cổ phần không lãi suất trên cơ sở thời điểm hồi hương cổ tức được tính toán. Một vài thủ thuật cho việc thực hiện mục tiêu này là:
+Invoicing: gia tăng chi phí của việc gửi hàng trong nội bộ công ty
+Tiền bản quyền tác giả: gia tăng tiền bản quyền tác giả cho các chi nhánh về những phần do Mĩ thiết kế
Phí quản lí: tính vào chi phí của các chi nhánh về thời gian các nhà quản lí tại công ty mẹ giành cho việc kinh doanh Quốc tế
Phí thiết kế: tính vào chi phí của các chi nhánh về thời gian các kĩ sư phát triển và cải tiến sản phẩm tại nước ngoài.
GATT
Hầu hết các quốc gia đều cố gắng theo đuổi lợi ích tối ưu của mình trong thương mại Quốc tế. Hậu quả là sớm hay muộn thì thương mại Quốc tế và marketing Quốc tế cũng sẽ đổ vỡ. Để ngăn chặn hay ít nhất là giảm bớt hậu quả, 1 tổ chức Quốc tế tại Geneva đã ra đời và được biết đến là hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Được thành lập vào tháng 2.1948, mục tiêu của GATT là tiến đến một hệ thống thương mại tự do mang tính đa phương trên toàn thế giới. Thí dụ điều luật của GATT qui định việc đặt giá Quốc tế đối với những dự án lớn. GATT cũng tổ chức những diễn đàn cho việc đàm phán thuế quan và loại bỏ sự phân việt đối xử trong thương mại. Các thành viên của GATT chiếm tới 90% thương mại Quốc tế .Những quốc gia không phải là thành viên của GATT bao gồm một vài nước ở Châu mĩ Latin,và châu Phi cùng một số nước ở Đông Nam á và Ttrung Đông. Năm 1986, Mehico trỏ thành thành viên giao ước thứ 92 trong tổ chức gồm 94 thành viên sau khi đồng ý loại bỏ mức giá chính thức khá cao cho hàng ngàn sản phẩm và những yêu cầu về giấy phép nhập khẩu cho hàng trăm sản phẩm.
Bốn nguyên tắc cơ bản của GATT là:
1.Các quốc gia thành viên sẽ hỗ trợ các thành viên khác về những vấn đề liên quan đến thương mại.
2. Hiệp ước sẽ cung cấp một cơ cấu tổ chức cho đàm phán, bao gồm cả những kết quả đàm phán theo những công cụ hợp pháp.
3. Các quốc gia chỉ có thể bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế quan khi cần thiết và nếu được phép. Không nên có bất cứ một hình thức hạn chế noà khác như hạn ngạch nhằm cấm nhập khẩu.
4. Thương mại nên được tiến hành trên cơ sở không phân biệt đối xử.
Việc giảm bớt các rào cản sẽ mang tính qua lại vì việc giảm bớt rào cản của một quốc gia này dẫn đến việc gia tăng nhập khẩu sẽ được đền bù bởi sự gia tăng xuất khẩu của những quốc gia khác cung do việc giảm bớt các rào cản đó. Khái niệm này là nền tảng của nguyên tắc nước được ưu đãi nhất (MFN) một phần quan trọng của GATT. Theo nguyên tắc này ,các quốc gia giành cho nhau sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn so với sự đãi ngộ mà mình giành cho những đối tác thương mại hay các quốc gia khác. Thí dụ, những cắt giảm mà Mĩ giành cho pháp cũng được mở rộng cho các quốc gia mà Mĩ trao đổi hiệp ước nước được ưu đãi nhất (như Braxin)
Quyền kiểm soát ngoại hối.
Quyền kiểm soát ngoại hối là một công cụ để hạn chế lượng tiền mạnh ra khỏi quốc gia.Những quyền kiểm soát ngoại hối định mức thường được áp dụng bởi đồng tiền quốc nội bị đánh giá quá cao,do đó làm các hàng hoá nhập khẩu được trả tiền bằng một lượng tiền nhỏ hơn.Những nhà nhập khẩu cố gắng sử dụng việc trao đổi hàng hoá giá thấp quen thuộc để mua hàng hoá không có giá hoặc đắt hơn theo đồng tiền quốc gia.Đó chính là lí do mà người tiêu dùng Mehicô trước khủng hoảng kinh tế năm 1982 thường xuyên mua hàng ở phía bên kia biên giới, ở Texas và Calỉonia.Khi điều này xảy ra,việc kiểm soát vốn trở nên cần thiết để hạn chế lượng tiền ngoại hối mà một nhà nhập khẩu có thể dùng để trả cho lượng hàng mà họ mua.
Những qui định về việc kiểm soát cũng hạn chế cả thời gianvà lượng tiền mà một nhà xuất khẩu có đưọc nhờ việc bán hàng . Ví dụ như các nhà xuất khẩu người Pháp phải đổi tiền Đôla ra đồng Francs trong vòng 1 tháng.Bắng cách áp đặt luật lệ lên các cách chuyển tiền ngoại tệ ra ngoài, chính phủ vừa làm cho việc mua hàng nhập khẩu trở nên khó khăn vừa làm cho những hàng hoá này trỏ nên đắt đỏ hơn .
Nhật Bản lại phân phối ngoại tệ theo cách khuyến khích hàng hoá nhập khẩu là công nghệ tinh vi,hiện đại chứ không phải là hàng hoá tiêu dùng.Trung Quốc thì lại yêu cầu các công ty liên doanh xuất khẩu đủ để trả cho nhập khẩu.Công ty ô tô của Mỹ( AMC) đã sử dụng tới hơn 23 triệu đôla cho các máy móc nhập khẩu và các chi tiết khác để lắp ráp xe Jeep Cherokees để bán tại Trung Quốc.Do đó ,nó đã bị thiếu hụt tiền Đôla cho các dụng cụ nhập khẩu hoặc các phần của xe vì phía Trung Quốc trả cho AMC bằng tiền Trung Quốc, mà tiền Trung Quốc thì không thể chuyển đổi được.
Tỉ giá hối đoái nhiều mức.
Tỉ giá hối đoái linh hoạt là một hình thức khác của hàng rào trao đổi hay các biện pháp kiểm soát. Mục đích của nó có hai mặt,khuyến khích xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá nào đó và để hạn chế hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu khác.Điều đó có nghĩa là không có một tỉ giá chung cho mọi hàng hoá hoặc mọi ngành sản xuất.Nhưng với việc áp dụng nhiều tỉ giá trao đổi ngoại hối, một số sản phẩm và nghành sản xuất sẽ thu được lợi nhuận còn một số nghành thì không.Tây Ban Nha đã từng áp dụng tỉ giá trao đổi thấp cho những hàng hoá nhằm mục đích xuất khẩu và tỉ giá cao cho những hàng hoá tiêu thụ ở thị trường nội địa.Nhiều tỉ giá trao đổi có thể áp dụng cho hàng nhập khẩu.
Tỉ giá cao có thể áp dụng cho hàng nhập khẩu mà là những loại hàng đặc định có chứng nhận của chính phủ, trong khi tỉ giá thấp được sử dụng cho hàng nhập khẩu
Bảng 3-2 có danh sách các nước có nhiều tỉ giá trao đổi.
Một hệ thống tiền tệ có hai tỉ giá được áp dụng bởi Bỉ và Nam Phi.Nam phi đã từng áp dụng tỉ giá thương mại cho đồng ran với tỉ giá 92,9 cen, trong khi tỉ giá tài chính của nó là 77,25 cen. Cuối cùng đất nước Nam phi đã huỷ bỏ hệ thống tỷ giá hai cấp đã kéo dài 20 năm và tạo ra một tỉ giá đồng ran thống nhất là 88,10 cen vào ngày 7 tháng 2 năm 1983. Sự thay đổi này rất được các nhà kinh doanh hoan nghênh đặc biệt là khi sự kiểm soát tỉ giá này được nới lỏng.
Đồng forint của Hungary cũng giao dịch ở hai tỉ giá- một cho các khách du lịch và một cho các giao dịch thương mại. Hungary đã thể hiện được sự quan tâm muốn gia nhập IMF nhưng họ đang gặp phải một vấn đề là sự không thể chuyển đổi đồng tiền của mình, thậm chí dù họ đã thu hẹp khoảng cách giữa hai loại tỉ giá từ 100% xuống 10%. Sự nghiêm trọng của nền kinh tế bị sụp đổ gần đây vào năm 1982 đã buộc chính phủ phải quốc hữu hoá các ngân hàng và áp dụng hệ thống hai tỉ giá, mà tỉ giá thấp ưu đãi dành cho giao dịch liên quan tới nhập khẩu các nhu yếu phẩm( ví dụ như thức ăn) và việc thanh toán các tài khoản cá nhân nước ngoài à công cộng mới. Tỉ giá thị trường tự do được sử dụng trong ngành công nghiệp và cho hầu hết vùng biên giới và giao dịch cá nhân, trong khi với tỉ giá chính thức qui định mà làm cho đồng Peso đắt lên tương đối, được sử dụng khoang 80% các giao dịch. Các tỉ giá trao đổi ở Mexico được thiết lập hàng ngày bởi chính phủ. Kết quả là các tỉ giá đựoc chính phủ và chợ đen sử dụng chênh lệch rất nhiều. Argentina cũng gặp phải vấn đề tương tự khi họ thiết lập hệ thống hai tỉ giá vào năm 1982, trên thị trường đen một đôla có thể đắt gấp ba lần so với lượng đồng pêso theo tỉ giá chính thức.
Do nhiều tỉ giá được sử dụng thu về nhiều ngoại tệ mạnh ( thông qua xuất khẩu) cũng như để hạn chế nhập khẩu , hệ thống này đã bị IMF lên án. Theo IMF, tình trạng tiền nhiều tỉ giá không chính thức là sự vi phạm các nguyên tắc, và các thành viên này có thể sẽ bị loại khỏi những hỗ trợ của IMF. Tổ chức này cũng đã sẵn sàng chấp nhận tình trạng nhiều tỉ giá này cho 1 thành viên trong trường hợp có các nguyên nhân cân bằng thanh toán và các trường hợp khác theo các điều kiện dưới đây.
1) Các biện pháp này trong ngắn hạn và không cản trở sự điều chỉnh cân bằng thanh toán.
2) Tình trạng này không đem dến một sự ưu đãi thương mại không cân bằng nào cho các thành viên khác.
3) Không phân biệt giữa các thành viên.
Kí gửi nhập khẩu ưu tiên và hạn chế tín dụng.
Các rào cản tài chính có thể bao gồm các hạn chế định mức và hạn chế nhập khẩu , như là kí gửi nhập khẩu ưu tiên và hạn chế tín dụng. Cả hai cách thức này hoạt động được nhừ việc áp đặt hạn chế tái chính xác đinhj lên các nhà nhập khẩu. Một chính phủ có thể yêu cầu kí quĩ ưu tiên( kí quĩ bắt buộc) mà có thể làm cho nhập khẩu trở nên khó khăn bằng cách thắt chặt vốn của nhà nhập khẩu. Hậu quả là, các nhà nhập khẩu phải trả lãi suất cho tiền vay mà không có khả năng sử dụng đồng tiền này hoặc thu lợi nhuận từ tiền của chính phủ. Các nhà nhập khẩu ở Brazil và Italy phải kí quĩ một khoản tiền lớn với ngân hàng trung ương nếu họ có ý định
Tổng quan về hoạt động kinh doanh thế giới
forms of contact with the rest of the world . Như đã chỉ ra trong ví dụ về người nông dân , không một dân tộc nào kể cả nước Mĩ có thể tự mình làm mọi việc. Mĩ có một sự lựa chọn và nó có thể chọn giữa việc trở thành một nước giống như Hôngkông hoặc một nước giống như Anbani hơn.
Các nước thường có những cắt giảm ít và cố gắng để có sự phù hợp nhanh chóng cho những vấn đề thương mại của mình. Mối bận tâm với những vấn đề cấp bách thường làm họ mất đi cái nhìn những mục tiêu dài hạn . Thiếu sự nhìn xa trông rộng hòan hảo , họ có thể dễ dàng kết thúc với những vấn đề nghiêm trọng hơn sau đó.
Vấn đề mà thế giới đang đối mặt đó là hầu hết các nước phát triển cũng như đang phát triển đang đi theo hệ thống đóng cửa của Anbani. Mặc dù có động lực phát triển kinh tế ở Bắc Mĩ , Mĩ và những đối tác thương mại của mình vẫn thất bại trong việc cắt giảm đi các biện pháp bảo hộ. Các nước phát triển dường như đang làm mạnh hơn các biện pháp bảo hộ phi thuế quan đối với hoạt động buôn bán . Hàng rào mậu dịch vẫn cao ở LDCs.
Theo Anjaria, Kirmani, và Petersen, việc tăng thêm cơ chế bảo hộ tập trung ở các lĩnh vực mà lợi thế cạnh tranh đang thay đổi và thực tế này làm suy yếu chức năng của cơ chế giá cả quốc tế. Tập quán này phá hoại quá trình tự do hoá thương mại. Nó mâu thuẫn với qui tắc của lợi thế cạnh tranh mà qui tắc này là cơ sở cho sự tăng trưởng thương mại hiệu quả . Hiệp định Đa sợi cho phép những giới hạn có tính phân biệt chống lại các nhà xuất khẩu LDCs , ngăn cản họ khám phá một cách đầy đủ lợi thế cạnh tranh của mình trong nghành sản xuất quần áo và dệt may. Các rào cản thương mại sẽ làm chậm quá trình chuyên môn hoá , đa dạng hoá , hiệu quả đầu tư và sự tăng trưởng.
Như các tác giả đã kết luận : " cán sự không đủ để chống lai các nhà bảo hộ và các biên pháp song phương là lời giải thích chính cho sự tăng lên cuả cơ chế bảo hộ". Các chính phủ cần có những nỗ lực hợp tác và củng cố để công khai những chi phí của cơ chế bảo hộ. Các chính sách thương mại nên tính đến cả sự xem xét một cách hệ thống những chi phí này.
Kết luận
Đoạn này bàn luận về những rào cản thương mại khác nhau có thể hạn chế hoạt động marketing quốc tế và phúc lợi kinh tế thế giới của tất cả các khách hàng. Điều quan trọng cần hiểu rằng chỉ có một số rào cản được đề cập tới còn một số khác thì chưa. Ví dụ như ngày càng có nhiều nước hiện nay chuyển sang " những yêu cầu về đặc tính của hàng hoá"để giành lợi thế thương mại.Những nhà cung cấp nước ngoài bị đòi hỏi sử dụng những nguyên liệu của địa phương hoặc thực hiện xuất khẩu nhân danh nước nhập khâu trước khi họ được phép bán sản phẩm của mình ở đó.
Thiếu sự lưu ý về những bất hợp lí hoặc bất công của nhiều tập quán, chúng là những phần của hoạt động marketing quốc tế. Mặc dù các quốc gia sử dụng GATT để làm giảm đi một số trong những hạn chế này, nhiều hạn chế khác vẫn tồn tại. Thực tế, hầu hết các nước trong những năm gần đây đã nghĩ ra nhiều biện pháp bảo hộ hơn. Kể từ khi nhà marketing quốc tế kkhông kiểm soát được những bắt buộc đang ngày một lan rộng đó, sự bảo vệ tôt nhất là hiểu và có kiến thức về những tập quán thương mại đó. Nhhững rào cản này có thể làm mất tác dụng nhưng không thể vượt qua. Bằng cách hiểu chúng, nhà marketing có thể biết cái gì có thể mong đọi và làm thế nào để vượt qua. Người ta luôn phải nhớ rằng nhữn vấn đề nảy sinh luôn đi kèm với những cơ hội mới , cho những nguồn lợi mới.
Câu hỏi
1. Giải thích lí do cơ bản và thảo luận những điểm yếu trong mổi ý kiến sau về sự bảo hộ cho các nghành kinh tế địa phương:
a. Giữ tiền ở trong nước
b. giảm thất nghiệp
c. cân bằng chi phí và giá.
d. tăng cường an ninh quốc gia
e. bảo vệ các nghành yếu kém, mới ra đời.
2. Phân biệt các loại thuế quan sau:
a. Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu
b. Thuế bảo hộ và thuế doanh thu
c. Thuế phạt thêm và thuế thăng bằng
d. thuế cá biệt và thuế ấn định
Giải thích những dạng khác nhau sự tham gia của chính phủ trong thương mai: sự chỉ đạo của chính quyền, trợ cấp và hoạt động buôn bán của nhà nước.
5. Những hình thức khác nhau của trợ cấp là gì không kể tiền mặt?
6. Giải thích những thủ tục hải quan và đi vào, thảo luận mỗi mục đề cập dưới đây có thể hạn chế nhập khẩu như thế nào:
a. phân loại sản phẩm
b. định giâ sản phẩm
c. chứng từ
d. giấy phép/ giấy đăng kí
e. thanh sát
f. những qui tắc sức khoẻ và an toàn.
7. Giải thích những loại khác nhau của yêu cầu sản phẩm và thảo luận mỗi loại có thể hạn chế nhập khẩu như thế nào:
a. Tiêu chuẩn sản phẩm
b. đóng goi, dán nhãn , kẻ kí mã hiệu
c. kiểm tra sản phẩm
d. chi tiết kĩ thuật của sản phẩm
8. Nhân tố căn bản của hạn ngạch xuất khẩu là gì?
9. Phân biệt những loại hạn nghạch nhập khẩu sau:
a. vô điều kiện
b. thuế
c. OMA
d. VER
10. Thảo luận các phương pháp kiểm soát tài chính có tác hại như thế nào lên tự do thương mại: kiểm soát hoạt động trao đổi ngoại tệ, tỉ giá trao đổi ngoai tệ phân biệt, ưu tiên kí quĩ nhập khẩu, hạn chế tín dụng, hạn chế chuyển lợi nhuận.
11. GATT là gì? Mục đích của GATT là gì?
12. GSP là gì?
13. CBI là gì?
Thảo luận những trường hợp sau
1. Nếu sự tồn tại đơn giản của chính phủ có thể bóp méo thương mại trong và ngoài khu vực của nó, chính phủ có nên bị huỷ bỏ để loại trừ những bóp méo thương mại?
2. Một só quan chức chính phủ Mĩ và các quan chức đã được bầu cử đã ủng hộ sự lựa chọn hệ thống thuế VAT của Châu âu. Lí do của họ là gì? Bạn có đồng ý ý kiến của họ không?
3. Liệu thuế có đóng vai trò quan trong hơn hàng rào phi thuế vào những năm 1990 trong việc ảnh hưởng đến thương mại thế giới không?
4. Thảo luận làm thê nào bạn có thể vượt qua những kiểm soát tài chính áp đặt bởi nước chủ nhà?
5. Bạn có đồng ý rằng GATT đẫ phục vụ cho một mục đích có ích và đã đạt được mục tiêu của mình?
6. Liệu Mĩ có tiếp tục hệ thống GSP năm 1993?
7. Các công ti đa quốc gia nhìn chung nên đối phó với những rào cản thương mại như thế nào?
Trường hợp 3-1 : Đối tác hay kẻ thù
Thị trường ô tô của Nhật bản rộng lớn nhưng được cho thấy là đóng của với những nhà sản xuất ô tô ngoại quốc. Năm 1985, khoảng 2,2 triệu chiếc ô tô Nhật Bản đã được bán ở Mĩ, nhưng chỉ có 1816 chiếc ô tô của Mĩ được bán ở Nhật Bản. Nói cách khác, Mĩ đã xuất khẩu một chiếc ô tô sang Nhật để nhập 1200 cái ô tô từ đất nước này.
Trong nhiều trường hợp, nghành công nghiệp ô tô là điển hình với những khó khăn mà các công ty nước ngoài phải đối mặt khi bán sản phẩm của mình ở Nhật.Có rất nhiều hàng rào hành chính, luật pháp ,văn hoá xã hội phải vượt qua. Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài phải có được những chiếc ô tô của minh và các chứng từ đã được xem xét một cách tỉ mỉ bởi các nhà cầm quyền Nhật Bản Những nhà kinh doanh mới sẽ được tuyển dụng khi những nhà sản xuất đang tồn tại không được phép chia sẻ những trang thiết bị . Thuế quan đánh lên ô tô thì cao theo tiêu chuẩn của Mĩ và còn áp dụng lên cả phí giao thông.
Khi hỏi chính phủ Mĩ có tiếp tục áp dụng hạn ngạch đối với ô tô Nhật không, Lee Jaccoca , người đứng đầu hãng Chrysler xác nhận rằng: việc nhập khẩunguyên liệu của Nhật từ Mĩ và xuất khẩu những sản phẩm làm từ đó như ô tô là một ví dụ chính là một " một định nghĩa cổ điển của thuộc địa. Tất cả chúng ta đang lỡ là Redcoats" . Một cách ngẫu nhiên, doanh số của Chrysler ở Nhật 3 qui đầu năm 1987 là 214 chiếc. Công ti đã hoạt động tôt nhưng là trên thi trường Mĩ , nơi co tác động của việc áp dụng hạn nghạch đối với hoạt động nhập khẩu của Nhật
Chính phủ Nhật để bảo vệ những tập quán thương mại của mình đã chỉ ra rằng mức thuế của Nhật nằm trong mức thấp nhất trên thế giới. Nhật cũng biện minh rằng những nhà sản xuất ô tô của Mĩ chỉ có thể đổ lỗi cho bản thân họvì ô tô của Mĩ bị các nhà tiêu dung Nhật đáng giá rằng tiêu tôn nhiều xăng. Hơn thế nữa, các hãng ô tô Mĩ có thể không chiếmlĩnh dược thị trường vì Mĩ đã bán chạy hơn nhiều các nhà sản xuất Anh, Y, và Thuỵ Điển mà doanh số cua họ nhìn chung đã tăng lên .Trong tất cả các hãng sản xuất nước ngoài, các nhà sản xuất ô tô Tây Đức là những người dẫn đầu. Ô tô Đức chiếm 80% thị trường ô tô ở nước ngoài, bán hơn 40 nghìn các mỗi năm. Những kiểu ô tô sang trọng đắt tiền đã bán chạy trong năm 1987.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật thì chỉ ra rằng họ phải đối mặt với quá nhiều hàng rào thương mại ở Mĩ. họ bị buộc phaỉ tuân theo OMA - giới hạn số lượng ô tô họ có thể xuất khẩu sang Mĩ. Những nhà sản xuất ô tô từ hầu hết các nước khác không phải đối mặt voí vấn đề hạn ngạch khi bán ô tô ở Mĩ. Để tránh những hàng rào thương mại như vạy , Nissan, Honda, Toyota, và Mazda đã thiết lập những nhà máy ở Tennessee, Ohio, California, và Michigan.
Năm tốt nhất cho các nhà sản xuất ô tô Mĩ ở thị trường Nhật là năm 1979 khi Mĩ bán 16 739 chiếc ở đây.Các nhà sản xuất Mĩ đã hi vọng rằng năm 1988 sẽ là một năm tốt như vậy và họ đã có ý định sẽ tranh thủ lợi thế của việc đồng đôla giảm giá so với yên Nhật , làm ô tô được nhập không đắt đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Những năm gần đây, General Motors hàng năm đưa sang Nhật khoảng 3000 chiếc Cadillacs, Camaros, Corvettes, và các loại ô tô giá cao khác nhăm hướng tới những khách hàng giàu có.GM muốn tăng xuất khẩu bằng đường biển khoảng 1000 chiếc Pontiac Grand Am thể thao cũng như kiểu nhỏi gọn Chevroler Cosica và Berretta. Những loại ô tô này sẽ được phân phối bởi hãng Suzuki, một công ti một phần thuộc sở hữu của GM Ford, công ti này chỉ bán được 637 ôtô ở Nhật trong 3 qui đầu năm 1987 nhưng nó đã có kế hoạch đưa hàng nghàn chiếc Ford Taururs sang bằng đường biển năm 1988.
Câu hỏi :
1. Thành công của thương mại nhật Bản là do tính cao cấp trong sản xuất hay do chính sách kinh doanh buôn bán của họ ( ví du như hàng rào nhập khẩu)? Có phải chính phủ Nhật sử dụng những rào cản phi thuế quan một cách vô lí nhằm hạn chế nhập khẩu không?
2. Mĩ bị thâm hụt thương mại lớn đối với Nhật Bản , liệu Mĩ có tiếp tục quan hệ mậu dịch với Nhật không?
3. Một số cho rằng thâm hụt mậu dịch của Mĩ là do chính sách mậu dịch tự do mà nước này thực hiện. Bạn có nghĩ rằng Mĩ có ít rào cản nhập khẩu hơn các đối tác thương mại của nó không?
4. Liệu các biện pháp bảo hộ mà Mĩ thực hiện có làm tăng thất nghiệp ở Mĩ không? Bạn có nghĩ rằng việc sử dụng OMAs của chính phủ Mĩ chống lại nhập khẩu ôtô có đem lại ích lợi cho Mĩ?
5. Các hãng của Mĩ ( bao gồm cả cac nhà sản xuất ô tô) có thể làm gì để vượt qua những rào cản thương mại của Nhật và nâng cao hình ảnh cuả mình?
Phần II
Môi trường thị trường thế giới
4. Môi trường chính trị
Minh hoạ Marketing
Mặc đầu sự suy tính về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng ở quốc hội Mỹ nhưng Nhật Bản đã tương đối thành công trong việc gây ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà hoặch định chính sách của Mỹ. Nhật bản đã đạt được điều này thông qua hàng trăm đại diện của mình ở Oasinhton cũn như ở các thủ phủ của các bang. Những hoạt động này đã được Nhật Bản tài trợ về mặt tài chính. Ngoài khoản tiền khoảng 600.000$ mà đại sứ quán Nhật Bản ở Washington sử dụng vào công tác vận động hành lang thì trung tâm thương mại Nhật Bản với các văn phòng ở 6 thành phố của Mỹ đã sử dụng hơn 7 triệu $ trong năm 1081 vào công tác nghiên cứu và các quan hệ với công chúng.
Khi cần thiết Nhật Bản sẵn sàng có những hoạt động về mặt luật pháp nhằm đạt được những mục tiêu của họ. Ví dụ như ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ của Nhật Bản đã đem ra toà kiện bộ ngoại giao của Mỹ để dành được giấy phép đánh bắt cá trong lãnh hải của Mỹ. Khi ngành công nghiệp...... muốn Mỹ từ chối cung cấp tính dụng thuế đầu tư cho các xí nghiệp của Mỹ tỏng việc mua bán các công cụ máy móc của Nhật Bản thì Nhật Bản đã thuê một trong những luật sư giỏi nhất để bào chữa cho họ. Tuy vậy, đối với Nhật Bản thì kiểu đối đầu công khai này vẫn không phổ biến lắm vì Nhật Bản thích giải quyết vẫn đề một cách kín đáo hơn. Bằng cách liên minh với các tổ chức của Mỹ, Nhật Bản đã để cho các tổ chức này đóng vai trò chủ đạo còn bản thân họ thì đứng đằng sau. Chẳng hạn, thay vì chính bản thân hãng Sony, thì các nhà phân phối VCR của Mỹ đã đóng vai trò to lớn trong việc đánh bại ......( a proposed royalty fee). Hãng Nissan đã xúi dục 1100 nhà kinh doanh ô tô của Mỹ đễn một tiểu bang của nghị viện để lên tiếng thay họ phản đối dự luật của tiểu bang đó. Hãng General Motor đã chịu phần lớn trách nhiệm tỏng việc dành sự chấp nhận của FTC thông qua dự án liên doanh với Tôyota ở California.
Chưong này xem xét các mối tương quan giữa các quyết định về chính trị, luật pháp và thương mại. Nội dung chính sẽ tập trung xem xét việc môi trường chính trị ảnh hưỏng như thế nào đối với môi trường đầu tư. Những điểm chính về chính trị được đề cập gồm có: hình thức nhà nước, những biểu hiện của sự bất ổn về chính trị và nguy cơ về chính trị. Chưong này kết thức bằng việc khảo sát các chiến lược xử lý những nguy cơ về chính trị.
Sự đa dạng của môi trường chính trị
Môi trường chính trị mà các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt là rất phức tạp bởi họ phải đối phó với nền chính trị của nhiều quốc gia. Chính sự phức tạp đó đã buộc các công ty đa quốc gia phải xem môi trường này như một môi trường chính trị tổng hợp của ba môi trường chính trị bên trong, bên ngoài và quốc tế.
Chính trị đối ngoại :
Chính trị đối ngoại là nền chính trị của nước sở tại. Phần này của môi trường kinh doanh quốc tế có thể bao quát từ thân thiện đến thù địch và nguy hiểm. Tình hình kinh tế và chính trị của nước sở tại sẽ quyết đinh tìh hình chính trị mà công ty phải đối mặt.
Môt công ty kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia cần phải hiểu rằng không một quốc gia nào cho phép hàng hoá lưu thông qua biên giới mà không bị điều chỉnh. Khi một công ty quyết định phải nhập khẩu một sản phẩm từ công ty mẹ thì công ty đó nhận ra rằng không phải lúc nào môi trường chính trị của nước sở tại cũng thuận lợi. Một quy luật là chính phủ nước sở tại thường coi nhập khẩu là không có lợi bởi vì nhập khẩu ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của họ. Diều này thường đúng với các loại hàng hoá không thiết yếu và xa xỉ phẩm, đặc biệt là khi những loại hàng hoá này có thể hoặc đã được sản xuất ở trong nước. Có thể kể ra một trường hợp thị trường thuốc lá khổng lồ trị giá 11,4 tỉ USD ở Nhật Bản. Cho dù dân Nhật Bản ngày càng ưa chuộng thuốc lá Mỹ thì thuốc lá Mỹ vẫn bị cản trở một cách mạnh mẽ bởi các quy định của chính quyền địa phương nhằm bảo vệ 113000 người trồng thuốc lá của Nhật Bản. Các nhà sản xuất thuốc lá của Nhật Bản phản đối bất cứ sự nới lỏng nào về luật nhập khẩu. Trong các nhóm vận động của Nhật Bản thì thành viên trong lính vực nông nghiệp là năng động và có ảnh hưởng nhất. Khoảng 5 triệu người làm nông nghiệp của Nhật Bản chỉ chiếm 9% lực lượng lao động của cả nước. Mặc dù ít về số lượng nhưng những người nông dân này có quyền lực chính trị rất lớn bởi số đại biểu của họ chiếm ưu thế trong quốc hội. Việc phân bố lại các vùng cử tri trong quốc hội diễn ra rất chậm chạp và không phản ánh được sự thảy đổi về phân bố. Kết quả là một lá phiếu của khu vực thành thị chỉ có trọng lượng bằng một nửa lá phiếu ở nông thôn. Do vậy tỉ lệ phát triển của các công ty thuốc lá của Mỹ trên thị trường Nhật Bản không đến 3%.
Môi trường chính trị của nước sở tại có xu hướng được cải thiện nếu những công ty quyết định đầu tư và các cơ sở sản xuất địa phương thay vì nhập khẩu các sản phẩm cuối cùng từ bên ngoài để bán trong nước đó. Các cơ sở sản xuất địa phương cải thiện cán cân thanh toán của nước sở tại và tạo ra việc làm. Song công ty cũng không nên cho rằng nước chủ nhà luôn chào đón các khoản đầu tư nước ngoài. Khi công ty IBM đề nghị xây dựng một nhà máy sản xuất máy tính ở Mehicô thì chính phủ Mêhicô đã khước từ dự án này. Sự từ chối có tính nguyên tác của chính phủ Mehico là do chính sách đòi sở hữu 100% các nhà máy ở nước ngoài của IBM.
Các nước phát triển thường thiếu tin tưởng và thậm chí còn oán giận các công ty đầu tư nước ngoài vì họ cho rằng các công ty đầu tư nước ngoài sẽ khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ. Những vấn đề liên quan đến việc sắp xếp các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài mà các nước kém phát triển quan tâm bao gồm: các khoản siêu lợi nhuận mà các công ty nước ngoài thu về, thu nhập của các xí nghiệp trong nước, việc đào tạo nhân sự bất hợp lý, việc bỏ qua các tập quán xã hội, lòng trung thành đối với các chính phủ nước ngoài và việc áp dụng các công nghệ lạc hậu. Việc một chính phủ khuyến khích hoặc không khuyến khích đầu tư nước ngoài thường được quyết định bởi việc xem xét cán cân thanh toán, sự phát triển kinh tế và thực tiễn chính trị. Các vấn đề về cán cân thanh toán dẫn đến các chính sách ưu đãi những dự án đầu tư có thể cải thiện xuất khẩu của quốc gia., trong khi đó những lo lắng về sự phát triển kinh tế của đất nứơc lại đem đến những chính sách ủng hộ đầu tư trong các ngành công nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm hoặc trực tiếp thông qua việc sx hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng các bán thành phẩm đã sản xuất trong nước. Tình hình chính trị nhạy cảm thường dẫn đến các chính sách ngăn cấm sở hữu nước ngoài đối với các ngành kinh doanh thiết yếu hoặc dễ bị tổn thương, ví dụ như cá tiện ích giao thông, bưu chính viễn thông và phát thanh.
Thế nên môi trường đầu tư nước ngoài ở các nước khác nhau thì khác nhau. Môi trường đầu tư phụ thuộc vào hình thức đầu tư lẫn tình hình chính trị vào lúc đó. Nói chung việc sản xuất tại địa phương một nước được ưa thích hơn là xuất khẩu và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ở nơi khác. Việc đầu tư kinh doanh vào các khu vực kinh tế có tỉ lệ thất nghiệp cao thường được hoan nghênh ngang với sự giới thiệu các công nghệ phức tạp, miễn là những công nghệ đó không thay thế các công nghệ đang tồn tại.
Một vấn đề thường xảy ra với chính trị đối ngoại là những tín hiệu đối lập mà các nước sở tại gửi đến các công ty nước ngoài. Một mặt nước chủ nhà tích cực thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia. Để chiếm được đầu tư nước ngoài và công nghệ mới, nước chủ nhà hứa hẹn sự hợp tác và sự khuyến khích về thuế và tài chính. Mặt khác, rất nhanh chóng, nước chủ nhà sẽ cáo buộc các công ty nước ngoài là không cung cấp công nghệ và kĩ thuật hiện đại nhất cho các dự án đầu tư ở nước họ. Nước sở tại cũng có thể phê phán các công ty này là đang kiếm được những khoản siêu lợi nhuận và làm cạn kiệt tài sản của quốc gia đó. Để biểu lộ sự không bằng lòng, nước sở tại có thể hạn chế việc hồi hương các khoản lợi nhuận cho các công ty mẹ ở nước ngoài.
Chính trị đối nội
Chính trị đối nội là loại chính trị liên quan đến nước của công ty mẹ, nó cũng được hiểu như là quốc gia mẹ hay quốc gia gốc.
Thoạt nhìn, dường như chính trị đối nội không có vẻ gì là nguy hiểm và rằng một công ty sẽ gặp ít vấn đề rắc rối hơn từ trong nước. Điều này không phải là một trường hợp thông thường. Mặc dầu các vấn đề chính trị quan trọng của công ty thường xuất phát từ điều kiện chính trị bên ngoài song công ty cũng nên chú ý hơn tới sự phát triển của chính trị bên trong nước mình.
Những lời chỉ trích nội bộ về hoạt động quốc tế của các công ty phần lớn xuất phát từ các tổ chức chính trị và xã hội, các tổ chức đó thường buộc tôi công ty qua tài chính xuất khẩu và công việc của công ty. Mặc dầu những tổi chức này thường không có sự phản đối đối với việc xuất khẩu hàng hoá song họ thường phản đối kiệc liệt đối với việc xuất khẩu tài chính cũng như nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ bởi vì việc nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra nạn thất nghiệp ở trong nước. để khuyến khích các hoạt động này, các tổ chức có thể ủng hộ việc sử dụng hàng hoá nội địa được bán trong nước họ.
Trong một số trường hợp, sự phản đối đối với các hàng nhập khẩu và các hoạt động đầu tư nước ngoài là dựa trên nguyên tác đạo đức. Ví dụ như, công dân ở một số quốc gia muốn ngăn cấm việc nhập khẩu vàng từ Nam Phi và họ buộc các công ty trong nước không đựơc đầu tư sang Nam Phi bởi các chính sách phân biệt chủng tộc vào giữa những năm 80. áp lực đã trở nên quá lớn và chính phủ Nam Phi đã phải tiến hành quảng cáo ở Mỹ nhằm nỗ lực giảm thiểu những ảnh hưởng, tổn thất được thể hiện trong bảng 4-1.
Thay vì ủng hộ thương mại quốc tế thì chính phủ của nước sở tại có thể trở thành chướng ngại. Chính phủ của các nước này đã có những quyết định can thiệp vào dòng chảy tự do của thương mại và các chính sách mà họ đưa ra chủ yếu là vì muc đích chính trị hơn là vị mục đích kinh tế. Trong nhiều thập kỉ, Đài Loan đã từ chối buôn bán với Trung Quốc mặc dầu Đài Loan có cái mà Trung Quốc cần: vốn và công nghệ, mặt khác Trung Quốc có thể lấy nguồn nhân công rẻ mạt để đối chọi lại với mức lưong công nhân cao tại Đài Loan.
Một ví dụ khác là sự xuất khẩu của Mỹ đối với mặt hàng máy tính. Toàn bộ phần mềm máy tính và công nghệ máy tính sang tất cả những vùng kiểm soát của chính phủ phân biệt chủng tộc đều bị cấm. Tương tự như vậy, luật pháp nước Mỹ cũng làm cho điều đó trở nên không có tính hấp dẫn đối với những công ty Mỹ đầu tư vào Nam Phi bởi luật pháp Mỹ phủ nhận mọi khoản tín dụng cung cấp cho các công ty phải trả thuế cho chính phủ Nam Phi do tại đó có các chi nhánh của họ.
Khi lợi ích quốc gia là một đông lực thì một chính phủ có thể sẽ dùng một số công ty nhất định như là một công cụ để đạt được mục tiêu chính trị. Ví dụ như Hoa Kì đã không bằng lòng với một số quốc gia thực hiện thương mại một cách trung lập và những chính sách thuế khoá của họ có liên quan về mặt bảo mật với công nghệ Mỹ. Muốn thức đẩy một số quốc gia thiết chặt sự giám sát nhằm chống lại sự vận chuyển bất hợp pháp những công nghệ liên quan đến quân sự của Mỹ sang Liên Xô, Mỹ đã cố ý trì hoãn việc ban hành giấy phép xuất khẩu chó các công ty Mỹ có làm ăn buốn bán với nước này. Bộ thương mại Mỹ đã kéo dài thời gian tiến hành những thủ tục buốn bán thông thường trong khoảng vài tháng trước khi cấp giấy phép xuất khẩu cho công ty American Microsystem, một công ty sản xuất chip, mặc dù những sản phẩm được sản xuất cho nước áo của công ty này thì người tiêu dùng Liên Xô có thể mua từ Tây Đức hoặc Nhật Bản. Hành động đầy tính toán này đã làm cho các nước áo, Thuỵ điển, Phần Lan, ấn Độ phải bí mật kí một hiệp định chuyển giao công nghệ nhằm thoải mãn lợi ích của Mỹ.
Chính trị quốc tế
Chính trị quốc tế là sự giao thoa của các nhân tố môi trường toàn diện của hai hay nhiều quốc gia. Sự phức tạp về môi trường chính trị ngày càng rõ hơn khi mà lơi ích của công ty, của nước sở tại và của nứoc mẹ không có sự tương đồng. Thậm chí có khả năng tình trạng rắc rối đó có thể trở nên quá lớn đến nỗi không còn giải pháp nào có thể cứu vãn nồi. Dresser, một tập đoàn cảu Mỹ đã vướng vào một rắc rối như vậy khi nó tìm cách cung cấp nguyên vật liệu cho một công ty sản xuất khí đốt của Liên Xô. Vì sự cấm đoán của chính quyền Mỹ đối với sự tham ra của các công ty Mỹ vào dự án đó mà tập đoàn Dresser bị chính phủ Mỹ hăm doạ bằng sự tố tụng dân sự và doạ sẽ tước giấy phép xuất khẩu nếu như Dresser- France, chi nhánh của Dresser tại Pháp chở ba tổ hợp máy nén tới Liên Xô. Mặt khác, Pháp lại rất cứng rắn trong việc theo đuổi dự án. Căn cứ vào đạo luật chiến tranh khẩn cấp năm 1938 nhằm ra các quyết định bảo vệ lợi ích quốc gia, chính phủ Pháp đã khống chế Dresser-France bằng tiền phạt, bỏ tù và tịch thu những hiện vật nghi vấn. Dresser-France đứng trước tình cảnh là phải tuân theo luật pháp của nước Pháp và điều này nghĩa là công ty mẹ phải vi phạm luật pháp của nước Mỹ. Một công ty không thể làm được gì nhiều để có thể thoả mãn cả hai chính phủ có xung đột.
Không bận tâm đến môi trường chính trị là đối ngoài, đối nội hay quốc tế thì công ty nên nhớ rằng không khí chính trị không thể tồn tại lâu dài được. Mối quan hệ về chíh trị giữa Mỹ và Trung Quốc- một đối thủ lâu đời của Mỹ- là một ví dụ điển hình. Sau nhiều thế kỉ là kẻ thù của nhau, cả 2 nước bây giờ đã trở nên rất quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ về kinh tế chính trị giữa hai nước.
Trong khi hầu hết các công ty nắm giữ đựơc rất ít những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến những thay đổi của môi trường chính trị quốc tế thì họ phải sẵn sàng để đối phó với những sự thay đổi mới. Các công ty có thể tìm được lợi ích kinh tế xác thực khi mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện. Mối quan hệ giữa Mỹ và Jamaica đã rất bế tắc cho đến cuộc bầu cử thủ tướng Edual Seaga- người đã chống đối Cuba kịch liệt- thì Jâmaica đột nhiên nhận được các khoản ưu đãi bởi Seaga có mối quan hệ mật thiết với tổng thống Reagan. Và Mỹ đã tạo ra một bước đột phá về thuế quan dành cho các hàng hoá của Jamaica và đổi lại Mỹ chỉ mua bauxite solely của Jamaica với mục đích chính trị.
Mặt khác, những vấn đề nghiêm trọng có thể phát triển khi điều kiện về chính trị trở nên xấu đi. Một môi trường đầu tư thuận lợi có thể biến mất qua một đêm. Ví dụ như trường hợp của Hàn Quốc, môi trường kinh doanh đã trở nên xấu đi sau vụ ám sát tổng thống vào năm 1979. Các công ty Mỹ trước đây được khuyến khích mạnh mẽ nay bắt đầu có cân nhắc khác về vấn đề đầu tư ở Hàn Quốc. Và hãng Control Data đã rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc sau vụ tranh chấp lâu ngày về vấn đề lao động và chính phủ đã không giúp đỡ họ trong vịêc hạn chế các công nhân cấp tiến. Một trường hợp khác là Mỹ đã rút lại quy chế thương mại thuế suát 0% với Chi Lê bởi vì sự thất bại của Chi Lê trong việc thực hiện những bước đi nhằm ủng hộ quyền công nhân vốn đã được quốc tế công nhận. Vì vậy Chi Lê cùng với Romania, Nicaragua và Paraguay đã bị hoãn được hưởng quy chế GSP.
Các kiểu nhà nước : các hệ thống kinh tế
Các hệ thống kinh tế là một cơ sở khác để phân loại các nhà nước. Những hệ thống này dùng để giải thích các doanh nghiệp là sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, hay liệu có sự kết hợp nào không giữa sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Về cơ bản, có ba hệ thống là: hệ thống cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Theo từng loại hình nhà nước, quyền kiểm soát kinh doanh. Dựa theo mức độ kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà nước, các hệ thống kinh tế đa dạng khác nhau có thể được sắp xếp theo một cơ cấu liên tục, với chủ nghĩa cộng sản ở giai đoạn cuối cùng và chủ nghĩa tư bản ở giai đọan khác.Xu hướng tiến tới chủ nghĩa cộng sản kèm theo sự can thiệp của nhà nước và quyền kiểm soát các yếu tố sản xuất của chính phủ gia tăng. Xu hướng đi theo chủ nghĩa tư bản kèm theo sở hữu tư nhân tăng lên.
Thuyết cộng sản cho rằng tất cả các nguồn lực thuộc sở hữu chung và của chung của tất cả mọi người (ngoại trừ các daonh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận ) vì lợi ích của toàn xã hội. Trong thực tế, chính nhà nước là người kiểm soát tất cả các nguồn sinh lợi và các ngành công nghiệp, và kết quả là nhà nước quyết định việc làm, sản xuất , giá cả , giáo dục, và nhiều thứ khác. Mục tiêu trọng tâm là quỹ phúc lợi xã hội. Bởi vì tạo lợi nhuận không phải là động cơ chính của chính phủ, không có sự khích lệ những người công nhân và các nhà quản lí nâng cao năng suất.
Mặc dù nhiều nước cộng sản quan tâm đến các ngành công nghiệp, sẽ thật sai lầm khi kết luận rằng tất cả các chính phủ cộng sản hoàn toàn giống nhau. Trong khi Liên Xô và Trung Quốc theo đuổi một lí tưởng cơ bản giống nhau, vẫn có sự khác nhau đáng kể giữa hai nước cộng sản lớn nhất này. Trung Quốc đã và đang thử nghiệm một mô hình chủ nghĩa cộng sản mới bằng cách cho phép các công của mình làm việc cho chính phủ và giữ lại bất cứ lợi nhuận nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, điều này được giải thích trong bảng minh họa 4-2. Bằng cách nới lỏng lực lượng lao động lớn nhất trên thế giới, chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã được tạp chí Time là người xuất chúng vào năm 1985. Nhưng bất cứ một ai cũng phải nhớ rằng "các thị trường tự do"có thể tồn tại ở Trung Quốc với sự cho phép của nhà nước, và các hoạt động của các thị trường như vậy vẫn được các quan chức chính phủ giám sát. Sự chệch hướng của Trung Quốc so với lí tưởng cơ bản của chủ nghĩa cộng sản trước tiên đã chứng tỏ sự khác biệt với Liên Xô, mặc dù vào năm 1986 Liên Xô đã quyết định bắt đầu cho phép các hộ gia đình và các tổ chức tư nhân nhỏ kinh doanh vì lợi nhuận.
Mức độ nắm quyền của chính phủ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ít hơn dưới chế độ cộng sản chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sở hữu và quản lí nhiều ngành công nghiệp lớn, cơ bản nhưng lại cho các doanh nghiệp nhỏ quyền sở hữu tư nhân. chủ nghĩa xã hội còn là một vấn đề mức độ, và không phải tất cả các nước xã hội chủ nghĩa là như nhau. Một nước xã hội chủ nghĩa như Ba Lan nghiêng theo chủ nghĩa cộng sản, được thể hiện là đất nước này kiểm soát chặt chẽ giá cả và phân phối. Hệ thống chủ nghĩa xã hội Pháp theo so sánh, gần với chủ nghĩa tư bản hơn là gần với chủ nghĩa cộng sản.
ở giai đoạn cuối của cơ cấu liên tục, đối lập với cộng sản chủ nghĩa là tư bản chủ nghĩa. Triết lí về tư bản chủ nghĩa là triết lí về một hệ thống thị trường tự do mà cho phép cạnh tranh kinh doanh và tự do lựa chọn cho những người tiêu dùng và các công ty. Nó là một hệ thống định hướng theo thị trường trong đó các cá nhân, với động cơ lợi ích cá nhân,
Được phép sản xuất hàng hóa hay dịch vụ cho tiêu dùng công cộng theo những điều kiện cạnh tranh. Giá cả hàng hóa do quan hệ cung và cầu quyết định. Hệ thống này đáp ứng những nhu cầu của xã hội bằng cách khuyến khích tự quyết định , chịu trách nhiệm về rủi ro, và cải tiến. Kết quả là hàng hóa đa dạng phong phú, chất lượng sản phẩm hiệu quả và giá thấp hơn.
Cùng với hai hệ thống kinh tế còn lại, có nhiều cấp độ khác nhau cuả chủ nghĩa tư bản. Nhật Bản khi so với Mỹ, mang ít tính tư bản hơn. Mặc dù thực tế tất cả các công nghiệp được nhà nước giám sát chặt chẽ . Nhật Bản có MITI và các cơ quan chính phủ khác khuyên các công ty sản xuất, mua bán chính xác cái gì. Mục của Nhật là phải phân bổ các nguồn lực khan hiếm theo cách như vậy để sản xuất hiệu quả những sản phẩm đó mà có tiềm năng tốt nhất cho toàn bộ đất nước.
Không một quốc gia nào hoạt động dưới chủ nghĩa cộng sản thuần khiết hay chủ nghĩa tư bản thuần khiết, và hầu hết các quốc gia nhận thấy cần phải tạo ra sự hài hòa giữa hai thể chế này. Thậm chí các nước thuộc khối Đông Âu tạo thuận lợi cho các củ doanh nghiệp của họ, và Trung Quốc cho phép những người nông dân bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng ở các chợ địa phương. Các nước Đông Âu khuyến khích kinh doanh tự do nhưng can thiệp để cung cấp hỗ trợ và trợ cấp cho các sản phẩm sắt thép và nông sản. Mỹ cũng không phải là một mô hình chủ nghĩa tư bản hoàn hảo. Mỹ hỗ trợ giá cho nhiều sản phẩm sữa và nông sản và đôi khi áp đặt kiểm soát giá. Hơn thế nữa, nền kinh tế Mỹ chịu tác động to lớn bởi sự kiểm soát cung tiền và tỷ lệ lãi suất của cục dự trữ liên bang. Laissez Faire, hình thức chủ nghĩa tư bản thuần khiết nhất là rất hiếm. Có lẽ chỉ có một nơi duy nhất mang đặc điểm giống như thị trường thương mại tự do lí tưởng là Hồng Kông thậm chí Hồng Kông không có ngân hàng TƯ. Trong bất cứ trường hợp nào, không có một quốc gia nào cho phép các doanh nghiệp hoàn toàn là sở hữu tư nhân hay sở hữu công cộng.
Thật là cường điệu khi nói rằng chủ nghĩa tư bản , một hệ thống khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả, là hệ thống lí tưởng cho tất cả các nước. Ví dụ, đúng là Ba Lan ấn định giá cả thấp và do vậy có khó khăn rất lớn trong việc giả quyết vấn đề cung tiến thoái lưỡng nan. Kết quả là, công dân buộc phải xếp hàng thành một dãy dài vì một khẩu phần lương thực nhỏ bé để đáp ứng nhu cầu của họ. Nhưng chủ tư bản có thể không đúng cho những nước như Trung Quốc bởi vì một hệ thống cho phép của cải chỉ tập trung trong tay một số ít người và còn lại là phần lớn người nghèo và đói. Hoạt động thị trường không phải luôn luôn phục vụ lợi ích quốc gia tối đa, đặc biệt vì nhu cầu xã hội. Hiệu quả có thể thu được khi việc làm cho mọi người giảm đi, và động cơ lợi nhuận có thể làm tăng cao vấn đề lạm phát.
Những rủi ro chính trị
Có một số rủi ro chính trị mà những nhà thị trường phải vượt qua. Những tai họa xuất phát từ hoạt động của chính phủ bao gồm tịch thu tài sản, sung công tài sản, quốc hữu hóa và nội địa hóa. Những hoạt động như vậy có khả năng hơn là nguồn gốc ngăn cản đầu tư nước ngoài, mặc dù các tài sản của các công ty địa phương hoàn toàn không miễn trừ. Chẳng hạn Charles de Gaulle đã quốc hữu hóa ba ngân hàng lớn nhất của Pháp vào năm 1945, và nhiều lần quốc hữu hóa nữa đã xẩy ra vào năm 1982, do những người chủ nghĩa xã hội Pháp thực hiện.
Tịch thu tài sản là một quá trình mà chính phủ giành quyền sở hữu một tài sản mà không có sự đền bù. Một ví dụ về tịch thu tài sản là chính phủ Trung Quốc đã nắm giữ tài sản của người Mỹ sau khi những người cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949. Quốc hội Mỹ đã không thông qua việc bình thường hóa quan hệ kinh tế với Trung Quốc cho đến khi đàm phán giải quyết việc yêu cầu đền bù thỏa đáng cho Mỹ.
ở một khía cạnh nào đó sung công khác với tịch thu tài sản đó là có một chút đền bù, mặc dù không nhất thiết phải đền bù. Thông thường hơn, một công ty mà tài sản cuả họ bị sung công đồng ý bán cơ ngơi của họ- không phải vì lựa chọn mà là bởi vì sự ép buộc công khai hay ngấm ngầm.
Sau khi tài sản của họ đã bị tịch thu hay sung công, nó có thể hoặc được quốc hữu hóa hoặc được biến đổi cho thích nghi. Quốc hữu hóa liên quan đến sở hữu nhà nước và chính nhà nước điều hành các doanh nghiệp bị tịch thu này. Chẳng hạn, ngoại thương của Mianma được quốc hữu hóa hoàn toàn. Nhìn chung hoạt động này ảnh hưởng đến toàn bộ nền công nghiệp hơn là một công ty đơn lẻ. Chẳng hạn khi Mehico cố gắng giải quyết vấn đề nợ của mình tổng thống Jose Lopez Portillo đã quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng cuả cả nước. Tất cả những tài khoản đô la được giữ lại trong các ngân hàng Mehico bị đóng băng. Những người sở hữu tài khoản chỉ được phép rút tiền bằng đồng peso và ở một tỷ giá ấn định thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ giá thị trường tự do. Tất cả các ngân hàng ở Mehico hiện nay đều thuộc sở hữu nhà nước. Trong trường hợp quốc hữu hóa khác, sự nhìn xa trông rộng về chủ nghĩa xã hội hồi giáo của Clonel Gadhafi ở Libya đã dẫn ông đi đến quyết định quốc hữu hóa toàn bộ doanh nghiệp tư nhân vào năm 1981. Một vài nước cho phép quốc hữu hóa -chẳng hạn Tây Đức- nhưng hành động như vậy không có sự tham gia của lĩnh vực tư nhân hay lĩnh vực công cộng.
Trong trường điều chỉnh cho phù hợp với trong nước, các công ty nước ngoài từ bỏ quyền kiểm soát và sở hữu, hoặc là một phần hoặc là toàn bộ cho nước sở tại. Kết quả là các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân được phép quản lí tài sản bị tịch thu ha sung công. Chính phủ Pháp sau khi nhận thấy nhà nước không đủ sức để điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng , đã phát triển kế hoạch bán 36 ngân hàng Pháp.
Đôi nội địa hóa là một hành động tự nguyện diễn ra trong trường hợp không tịch thu hay quốc hữu hóa. Thông thường nguyên nhân của hành động này hoặc là thực trạng nền kinh tế kém phát triển hay những áp lực xã hội. Khi tình trạng ở Nam Phi và áp lực chính trị ở nước nhà gia tăng, Pepsi đã bán các chi nhánh sản xuất Coca chai Nam Phi cho các nhà đầu tư trong nước, và Coca-Cola đã phát tín hiệu nó sẽ trao quyền điều hành cho một công ty địa phương. Cả hai công ty này dường như có cùng ý tưởng : không muốn mất nhiều thời gian lo lắng chỉ cho 1% công việc kinh doanh của họ. General Motor đã bán chi nhánh của nó cho giới quản lí Nam Phi vào năm 1986. Ngay sau đó, ngân hàng Barchays đã có những hành động tương tự.
Một hệ thống phân loại rủi ro chính trị khác do Root sử dụng. Dựa theo sự phân loại này, 4 loại rủi ro chính trị có thể xác định, rủi ro bất ổn định chung, rủi ro quyền sở hữu, rủi ro điều hành, và rủi ro chuyển giao.
Rủi ro bất ổn định nói chung liên quan đến sự bất ổn định về triển vọng tương lai cuả hệ thống chính trị nước sở tại. Cuộc cách mạng của người Iran đã lật đổ Shali là một ví dụ cho loại rủi ro này. Đối lập lại, rủi ro kiểm soát quyền sở hữu liên quan đến khả năng của chính phủ nước sở tại có thể thực hiện những chính sách(như sung công ) để hạn chế quyền kiểm soát và sở hữu một chi nhánh của một nhà đầu tư nước sở tại đó.
Rủi ro điều hành xuất phát từ sự bất ổn mà một nước sở tại có thể hạn chế những hoạt động kinh doanh cuẩ nhà đầu tư ở tất cả các lĩnh vực bao gồm sản xuất, marketing, tài chính. Cuối cùng rủi ro chuyển giao tương ứng với bất hoạt động tương lai mà nước sở tại có thể hạn chế khả năng của một chi nhánh để chuyển thanh toán, vốn hay lợi nhuận ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư về công ty mẹ.
Nhiều ước tính khác nhau về quy mô mà các chính phủ đã quốc hữu hóa các doanh nghiệp trong vài thập kỷ qua. Theo một ước tính, tài sản của 1535 công ty từ 22 nước đã bị 76 nước quốc hữu hóa từ năm 1960 đến giữa những năm 70. Tuy nhiên, Liên hợp quốc đã công bố có 875 vụ quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài ở 62 nước từ năm 1960 đến giữa năm 1974. Một mặt, tạp chí Businsse Week thông báo 563 hoạt động sung công liên quan đến 19660 cong ty ở 79 LDC từ năm 1960 đến năm 1979.
Lý do mà các quốc gia thực hiện quốc hữu hóa rất khác nhau và tính đến những lợi ích quốc gia, có được sự ủng hộ, ngăn chặn sự khai thác quá mức của người nước ngoài, và một cách dễ dàng, không tốn kém và nhanh chóng để tích lũy được của cải. Mặc dù số lượng rắc rối có thể rất cao, thật vui mừng chỉ ra rằng xu hướng này có thể dừng lại. Rủi ro quốc hữu hóa sẽ ít hơn trong tương lai bởi vì nhiều lí do. Nhiều chính phủ đã phải trải qua những gia đoạn cực kỳ khó khăn khi điều hành các doanh nghiệp được quốc hữu hóa và đã nhận thấy rằng các dự án khả quan của họ đã gây ra nhiều khó khăn khi thu hút công nghệ mới và đầu tư nước ngoài cũng có khả năng nhiều nước khác trả đũa hành động này( quốc hữu hóa).
Mặc dù mối đe dọa tịch thu hay sung công trực tiếp đã trở lên mờ nhạt nhưng mối đe dọa mới đã xuất hiện. Các công ty đa quốc gia nhìn chung quan tâm đến những việc làm táo bạo, cuộc cách mạng và tịch thu, nhưng hiện nay họ phải chú ý đến cái được gọi là sung công dần dần không dễ nhận ra. Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) coi sung công dần là một hoạt động mà ảnh hưởng tích lại là tước bỏ những quyền cơ bản của nhà đầu tư trong đầu tư. Luật pháp ảnh hưởng đến quyền sở hữu công ty, điều hành và tái đầu tư( chẳng hạn không thể chuyển đổi tìên tệ hay xóa bỏ quyền được nhập khẩu) có thể dễ dàng được ban hành. Vì các nước có thể thay đổi những luật lệ trong cuộc chơi, nên các công ty phải lựa chọn những biện pháp bảo vệ hợp lí. Nhiều biện pháp che chắn ssẽ được bàn sau.
Các yếu tố bất ổn chính trị
Để đánh giá một thị trường marketing tiềm năng, một công ty phải xác định và đánh giá các nhân tố liên quan đến bất ổn định chính trị. Những nguyên nhân tiềm năng liên quan đến bất ổn chính trị phức tạp là rối loạn xã hội, thái độ của các dân tộc, và các chính sách của nước sở tại.
Rối loạn xã hội
Sự bất ổn xã hội do những điều kiện cơ bản gây ra như sự khó khăn về kinh tế, sự chia rẽ và khởi nghĩa nổi dậy trong nước và sự khác nhau về lý tưởng,tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Lebanon đã trải qua cuộc xung đột giữa những người Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và nhiều nhóm tôn giáo khác. Cuộc xung đột giữa phái Hindu phái Hồi giáo ở ấn Độ tiếp tục căng thẳng. Một công ty có thể không trực tiếp dính líu vào những cuộc xung đột ở địa phương nhưng công việc kinh doanh của nó vẫn bị phá vỡ nghiêm trọng bởi những vụ xung đột như vậy. Một ví dụ điển hình là Philippine chỉ trước khi đế chế Marcos sụp đổ. Vào năm 1984, có 274 cuộc bãi công và mất 1,8 triệu giờ làm việc, gấp hai lần so với năm 1981. Sự rối loạn thị trường lao động gia tăng, mà các nhóm cánh tả ủng hộ, lớn đến mức các quốc gia đã quyết định dời bỏ đất nước này. Baxter Travenol dừng hoạt động và mất khoản đầu tư gần 10 triệu đô la. Ford đã đóng cửa các hoạt động lắp ráp, và ngân hàng Mỹ đã rời trung tâm xử lí dữ liệu khu vực đến Hồng Kông.
Thái độ của các dân tộc
Đánh gía về môi trường chính trị không hoàn chỉnh nếu không có sự kiểm tra về thái độ của các công dân và chính quyền nước sở tại. Thái độ của nhân dân đối với các doanh nghiệp và các công dân nước ngoài có thể không thiện cảm. Nhân dân nước sở tại thường quan tâm tới những ý định của người nước ngoài khai thác, bóc lột và chủ nghĩa thực dân, và những quan tâm này thường gắn với những băn khoăn, và lo lắng về những hành động của chính phủ nước ngoài mà có thể được xem là không đúng. Những thái độ như vậy có thể nảy sinh từ những triết lí dân tộc hay xã hội chủ nghĩa ở nước sở tại cuẩ công ty. Bất cứ thái độ thù địch cố hữu nào như vậy chắc chắn là những trở ngại lớn bởi vì sự tồn tại khá dai dẳng của nó. Các chính phủ có thể đến và đi, nhưng thái độ thù địch của nhân dân có thể vẫn còn. Vấn đề này có thể giải thích lí do tại sao 12 công ty Mỹ quyết định dời bỏ El Salvador vào những năm 80. Sự ra đi của họ có nghĩa là sự ra đi của 20% vốn đầu tư của Mỹ ở nước đó.
Các chính sách của nước sở tại
Không giống như thái độ thù địch cố hữu của nhân dân, thái độ của chính phủ đối với người nước ngoài thường không kéo dài lâu. Thái độ có thể thay đổi hoặc theo thời gian hoặc theo sự thay đổi trong giới lãnh đạo và nó có thể thay đổi vì sự tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Tác động của sự thay đổi thái độ có thể khá kịch tính, đặc biệt trong thời gian ngắn.
Mô hình chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hoặc bên trong hoặc bên ngoài sự ảnh hưởng là bên ngoài khi chính sách điều chỉnh các hoạt động của công ty trong một nước khác. một ví dụ về chính sách bên trong là đạo luật 101 của Quebec. Đạo luật yêu cầu tất cả các họat động kinh doanh được thực hiện hoàn toàn ở Pháp và ra lệnh các công ty bảo hiểm và tín thác sẽ đầu tư vào đâu. Khi đạo luật này được thông qua , phản ứng là một dòng vốn lớn rút khỏi là 57 tỷ USD. Một công ty đầu ty lớn đã di chuyển 19,2 tỷ USD đầu tư gián tiếp từ Montreal đến Ottawa.
Mặc dù chính sách đối ngoại của chính phủ không liên quan đến các công ty đang làm ăn chỉ ở một nước, một chính sách như vậy có thể tạo ra những vấn đề phức tạp cho các công ty đang kinh doanh ở những nước mà xung đột với nhau. Những bất đồng giữa các nước thường lan sang các hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn một công ty ở một nước có thể bị cấm kinh doanh với các nước khác mà được coi là thù địch. Xung đột về biên giới giữa Chile và Argentina.
Một công ty nên đặc biệt chú ý đến thời gian bầu cử. Những cuộc bầu cử đặt ra một vấn đề đặc biệt bởi vì khuynh hướng bản năng của nhiều ứng cử viên sử dụng phương pháp mị dân để tập hợp sự ủng hộ ( phiếu bầu). Các hoạt động và các chiến thuật của các ứng cử viên có thể dễ dàng tạo ra một bầu không khí ngột ngạt cho các công ty nước ngoài. Khi các chính khách của Pháp rút ra sự thật rằng cứ 5 đến 10 ô tô Nhật được nhập khẩu thì một người công nhân Pháp bị thât nghiệp, vì vậy chính phủ ngừng nhập khẩu ô tô khi cuộc bầu cử diễn ra trong vài tuần. Bộ trưởng bộ công nghiệp sử dụng mọi biện minh có thể chấp nhận đẻ từ chối những chứng nhận yêu cầu.
Việc sử dụng thuật hùng biện không thiện cảm trước cuộc bầu cử có thể không là gì nhưng đã tạo ra một bức màn, và "tiếng chó sủa" sẽ không nhất thiết được tiếp nối là "vết cắn". trong trường hợp như vậy, một công ty không cần phả ứng quyết liệt nếu nó có thể cầm cự qua cuộc bầu cử. Ronald Reagan, một người từ lâu đã ủng hộ thương mại tư do, đã trở thành một nhà bảo vệ thực sự chỉ trước cuộc tái bầu cử của ông vào năm 1984. Sau cuộc bầu cử, một chính sách thương mại tự do đã được thiết lập lại. Do đó, một công ty phải quyết định sớm những đe dọa chỉ là như vậy và không hơn hay những nguy cơ như vậy tạo ra ý đinh và thái độ thực sự đối với tương lai của các ứng cử viên.
Phân tích rủi ro chính trị hay rủi ro đất nước
Mặc dù các nhà khoa học chính trị, kinh tế học, các doanh nhân, và học giả kiinh doanh có một vài ý kiến về rủi ro chính trị, nhưng họ dường như có nhiều khó khăn để đồng ý về định nghĩa của nó và các phương pháp để dự đoán các rủi ro. Có lẽ , bởi vì không có sự thống nhất về định nghĩa, nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng để tính toán, phân tích và dự đoán rủi ro chính trị. Simon đưa ra một tổng kết về đánh giá rủi ro chính trị tốt về các mặt : định nghĩa, cách tiếp cận, cơ sở dữ liệu và những biến thể.
Một vài phương pháp đánh giá là cụ thể cho từng nước mà một thông báo rủi ro được dựa trên những hoàn cảnh đặc biệt đuy nhất, chính trị và kinh tế. Như vậy thiếu một khuôn khổ nhất quán cho phép so sánh giữa các nước. Vì một công ty đa quốc gia phải quyết định phân bổ các nguồn lực dựa trên các cơ hội tiềm năng và những rủi ro gắn liền với mỗi quốc gia, một phương pháp chung là cần thiết.
Thậm chí khi có một nỗ lực mang tính hệ thống để so sánh giữa các quốc gia, các phương pháp được sử dụng rất khác nhau. Một vài phương pháp chẳng có gì hơn là những danh sách kiểm tra bao gồm một số lượng lớn các vấn đề có liên quan mà có thể áp dụng cho mỗi nước. Một danh sách kiểm tra khá toàn diện là một bảng do Nagy xây dựng. Các hệ thống khác dựa vào những câu hỏi được gửi tới các chuyên gia hay nhân dân địa phương để đánh giá thái độ chính trị. Những hệ thống tính điểm như vậy cho phép đánh giá sắp xếp các nước theo số đã được chấp nhận. Một vài viện đã chuyển thành viện nghiên cứu kinh tế vì mục đích này. Ví dụ ngân hàng Marine Midland sử dụng ecometrics để đánh giá nhiều nước khác nhau về mặt rủi ro kinh tế.
Tuy nhiên, phương pháp nay không hoàn hảo. "Phương pháp này có bất lợi nó chỉ giải quyết với dữ liệu kinh tế, những mối quan hệ đó là đúng đối với nhiều nước nói chung từng dự đoán những kết quả các nước riêng lẻ, vầ vai trò của thống kê không cao như mong muốn."
Simon đã chỉ ra rằng những biến thể được sử dụng để đánh giá rủi ro chính trị, có thể được phân loại theo nhiều phạm vi. Do vậy những biến thể có thể hoặc là có liên quan đến xã hội hoặc có liên quan đến chính phủ, hoặc bên ngoài hoặc bên trong( được dựa trên nguồn gốc của rủi ro ), và hoặc vĩ mô hoặc vi mô( được dựa trên hoạt động của chính phủ trực tiếp hướng vào tất cả các công ty hay chỉ một số ngành công nghiệp được lựa chọn ở nước sở tại.)
Mức độ phát triển kinh tế và hình thức hệ thống chính trị có thể được sử dụng như là những mảng phạm vi bổ sung. Các nước có thể hoặc là công nghiệp hóa hoặc đang phát triển. Và nhiều nước có thể có hệ thống chính trị mở hoặc hệ thống chính trị đóng. Một xã hội mở khi các tổ chức phi chính phủ có thể tổ chức những sự kiện bằng thể hiện sự thông qua( đồng ý ) hay bất mãn dưới hình thức: bỏ phiếu, chống đối, tẩy chay...Trong những xã hội khép kín một chính phủ không cho phép những hình thức tự do ngôn luận của công chúng và trấn áp nhân dân có thể dẫn tới những cuộc bạo động đối đầu. Bảng 4-1 một khung rủi ro chính trị.
Kiểm soát rủi ro chính trị
Để kiểm soát rủi ro chính trị , có 4 cách mà một MNCs có thể theo đuổi : tránh rủi ro, bảo hiểm rủi ro, thương lượng về môi trường và cơ cấu đầu tư.
Tránh rủi ro có nghĩa là không đầu tư kinh doanh ở những nước có sự bất ổn chính trị cao.Trong trường hợp này phân tích rủi ro chính trị là có ý nghiã rất lớn . Ngược lại, bảo hiểm rủi ro lại là một chiến lược chuyển rủi ro sang người khác(eg.,người bảo hiểm tư nhân, FCIA, và OPIC). Chiến lược này sẽ được đề cập đến chi tiết hơn ở phần sau.
Thương lượng môi trường là giải pháp để hướng tới sự thoả thuận nhượng bộ thẳng thắn trước khi cho phép công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Sự thoả thuận như vậy là để xác định quyền và nghĩa vụ của MNCs, của các đối tác nước ngoài của MNCs và chính phủ nước nhận đầu tư.
Về cơ cấu đầu tư, mục đích là để giảm tối đa những nguy cơ tiềm tàng do sự điều chỉnh hoạt động của công ty hay do các chính sách tài chính. Khi việc đầu tư đã được thực hiện , sẽ có một số chính sách để đồi phó với sự bất ổn định. Đó là chính sách như chuyển từ mục tiêu tạo chỗ đứng ở nước đầu tư và có lợi nhuận sang mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và thay đổi tỷ lệ lợi nhuận / chi phí. Chính sách tài chính bao gồm các kỹ thuật :
+Giữ các công ty liên doanh hay chi nhánh phụ thuộc vào công ty mẹ về thị trường, nhà phân phối hay cả hai.
+Tập trung nghiên cứu và phát triển cơ sở vật chất và công nghệ độc quyền ở nước mình.
+Tạo dựng một thương hiệu riêng mang tính toàn cầu để nước chủ nhà cùng lắm cũng chỉ lấy đi được phần tài sản hữu hình chứ không lấy đi được tài sản vô hình của công ty.
+Làm chủ về giao thông, vận tải
+Sản xuất sản phẩm ở nhiều nhà máy.
+Thúc đẩy sự hợp tác với bên ngoài.
Rủi ro chính trị còn bị ảnh hưởng bởi khả năng độc lập của công ty. Một chi nhánh sẽ có ít khả năng đó khi yêu cầu về công nghệ, điều hành,quản trị lại nằm trong tầm kiển soát của nước chủ nhà. Trong trường hợp chính phủ có xu hướng can thiệp sâu vào công việc của công ty ,khi đó để tăng tính độc lập công ty có thể phải thực hiện một số hoạt động nhất định. Khi doanh số của chi nhánh lớn hơn của công ty liên doanh thì MNCs phải dùng việc kiểm soát bán hàng và để giảm sự can thiệp. Một cách đơn giản , khi các chi nhánh ngày càng tăng cường việc xuất khẩu thì cũng đạt được một kết quả tương tự.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Fagre và wells gần như khẳng định rằng mức độ sở hữu của các chi nhánh nước ngoài tại một nước phản ánh trình độ công nghệ của các nước, phản ánh mức độ mà một MNCs cố gắng cá biệt hoá sản phẩm của mình, phản ánh mức độ xuất khẩu của chi nhánh sang các chi nhánh ở nước khác của MNCs, phản ánh mức độ đa dạng hoá sản phẩm của MNCs và mức độ cạnh tranh của các MNCs khác. Khối lượng đầu tư không ảnh hưởng nhiều đến chính sách sở hữu của chính phủ.
Để đối phó với sự bất ổn định, Mascarenhas đề nghị áp dụng chiến lược nỗ lực và linh động. Chiến lược để tăng sự kiểm soát được sử dụng để giữ môi trường trước những thay đổi bất lợi. Chiến lược này gồm các kỹ thuật:
+Sử dụng sự hợp tác đã có để kiểm soát việc cung cấp các nguồn lực và sử dụng sự hợp tác sắp tới để kiểm soát thị trường ,đặc biệt một số hay hầu hết các nguồn lực cung cấp và thị trường là ở bên ngoài nước đầu tư.
+Vận động chính phủ có những chính sách ưu đãi.
+Đặt câu hỏi về thanh toán.
+Sử dụng xúc tiến thương mại để tác động đến người tiêu dùng.
+Tham gia các hợp đồng với người cung cấp đầu vào và người mua các sản phẩm đầu ra.
+Thành lập cacten với đối thủ cạnh tranh.
Cần phải chú ý rằng một số trong những chiến lược này bị coi là phi pháp ở một số nước.
Tăng tính chủ động , nhất là với kinh phí sẽ tăng khả năng thích nghi của công ty với những biến động của môi trường. Chiến lược này bao gồm:
+Sử dụng một thiết bị để sản xuất nhiều sản phẩm vì vậy giảm được sự phụ thuộc vào một sản phẩm duy nhất.
+Một sản phẩm được bán ở nhiều thị trường.
+Tăng cường xuất khẩu , xin giấy phép kinh doanh,quyền kinh doanh và các hợp đồng phụ để giảm các nguồn lực vào chi phí cố định và để kéo dài sử dụng tài sản ở nước ngoài.
+Phân quyền quyết định để đạt quyết định nhanh chóng.
+Tránh những cam kết dài hạn bằng cách có chú ý về việc kết thúc trong ngắn hạn.
+Duy trì sự bảo toàn với những tài sản vay đột xuất và chứng khoán phát hành để đối phó tạm thời trước sự biến động của môi trường.
+Thiết lập một hệ thống thông minh để tiếp cận với sự phát triển của môi trường.
Bảng 4-2 đưa ra một số giải pháp để giảm bớt sự bất ổn và những điều kiện thích hợp với từng giải pháp.
Bảng 4-2
Giải pháp Điều kiện Ví dụ
Dự đoán a. Khi thị trường lớn và chi phí Dự đoán sự tiêu dùng hàng
đầu tư được trừ dần với khối hoá thiết yếu dựa vào nhân
lượng lớn khẩu học. Dự báo trước về
b. khi dữ liệu là có sẵn và tin cậy rủi ro chính trị và địa lý
c. khi vốn góp nhiều và có thể thu trước khi đầu tư vào việc
hút vốn một cách dễ dàng khai thác dầu khí
d. khi giám đốc hiểu và thông
thạo kỹ thuật dự báo
Kiểm soát a. khi không có sự bắt buộc của Người bán lẻ với nhiều nhà
chính phủ cấm những thanh toán cung cấp và nhiều khách
có nghi ngờ. hàng không thể hội nhập
b. khi không có hạn chế về quảng theo xu hướng một cách dễ
cáo dàng.Một công ty sản xuất
c. khi sự liên kết không bị ngăn quần áo của Mêxico không
chặn bởi hành động mua chịu biết chính xác về doanh thu
bán chịu và lợi nhuận của mình thì
d. Khi sự liên kết không bị loại không thể tận dụng được
bỏ do tồn tại quá nhiều sản phẩm các hợp đồng sau này.
đầu vào và đầu ra.
e. khi vẫn còn hợp đồng trong thời
gian tới
f. khi các hợp đồng được cam kết trả
đúng hẹn
Bảo hiểm a. trên lý thuyết, chỉ bảo hiểm chỉ bảo Bảo hiểm rủi ro chính trị
hiểm những vụ có thể xảy ra và kết chỉ có ở một số nước, một
quả phải rõ ràng. Đó phải là những số ngành và chỉ cho một
mối nguy không cố ý. vài loại rủi ro
b. Khi mức khấu trừ và phí là hợp lý
linh động a. khi công nghệ của công ty cho một công ty dệt may có
phép việc đầu tư đước chia thành thể ký hợp đồng phụ về
những phần nhỏ hơn, những phần quần jeans bởi vì những
có thể làm được. yêu cầu về chuyên môn
b. Có đối tượng giúp hoàn thành là sẵn có
những hợp đồng phụ bắt buộc
c. khi có nhiều nguồn cung cấp và có
nhiều người mua sản phẩm của hãng
d. khi hợp đồng phụ không có đối thủ
cạnh tranh
e. khiviệc xin giấy phép , xin quyền
kinh doanh và xuất khẩu là khả thi
Tránh rui ro a. khi không được phép chuyển rủi ro chỉ chấp nhận thanh toan
cho người khác bằng đồng tiền mạnh
Biện pháp để tối thiểu hoá rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị không thể dự báo trước nhưng ít nhất cũng làm giảm được rủi ro chính trị. Có một số biện pháp mà MNCs có thể thực hiện để thuyết phục nước nhận đầu tư không kiểm soát tài sản của họ:
Thúc đẩy kinh tế
Một chiến lược bảo vệ đầu tư kêu gọi các công ty gắn lợi ích kinh doanh của mình với lợi ích nền kinh tế quốc dân của nước nhận đầ tư. Brazil đã trục xuất ngân hàng Mellon vì ngân hàng này từ chồi hợp tác để tham gia đàm phán lại về khoản nợ nước ngoại khổng lồ của nước này.
Có thể thúc đẩy kinh tế nước nhận đầu tư bằng một số cách khác nhau. Một cách là công ty mua sản phẩm hay nguyên vật liệu của nước đó để phục vụ cho sản xuất và hoạt động của công ty. Bằng việc trợ giúp các hãng trong nước công ty có thể phát triển mối liên kết với những người có thể đem lại nhiều mối quan hệ chính trị. Có thể kết hợp với chiến lược này việc sử dụng công ty nhận thực hiện hợp đồng phụ. Chẳng hạn,một số nhà sản xuất xe tăng quân đội cố gắng thực hiện hợp đồng từ Nethelands bằng việc kí hợp đồng phụ sản xuất xe tăng mới với những công ty của Hà Lan.
Đôi khi sử dụng nguồn lực trong nước là bắt buộc. Chính phủ có thể yêu cầu sản phẩm phải chứa linh kiện sản xuất trong nước, điều này có thể thúc đẩy kinh tế trong nước do : (1)nó làm tăng nhu cầu về linh kiện sản xuất trong nước, (2) Tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. Đầu tư nhiều hơn nữa vào cơ sở vật chất con làm chính phủ hài lòng hơn nữa. IBM là công ty nước ngoài duy nhất được phép bán tổng đài ở Pháp vì PBXs của hãng được sản xuất tại đây.
Tóm lại , các công ty nên cố gắng giúp nước nhận đầu tư bằng cách theo hướng xuất khẩu.Exhibit 4-3 chỉ ra Marubeni,một hãng của Nhật nhấn mạnh chiến lược này khi quảng cáo nhằm vào thị trường Mỹ. Cả United Brands và Castle và cooke đều có thể phục vụ cuộc cách mạng ở Nicaragua theo chién lược này. Lượng USD họ thu được qua xuất khẩu đã trở thành thu nhập chính của chính phủ Nicaragua. Vì vậy bảo đảm cho những hoạt động kiểu Mỹ latinh của họ không bị mất đi. AT&T cũng vào được thị trường viẽn thông Pháp bằng cách giúp CGN, nhà sản xuất công tắc bán công tắc kĩ thuật số tại Mỹ.
Tạo thêm việc làm
Các công ty nước ngoài sẽ mắc một sai lầm phải trả giá đắt khi cho rằng công dân của các nước kém phát triển là không lựa chọn được. Công ty không thu được lợi ích gì nếu cho rằng dân của nước nhận đầu tư là lười biếng, không thông minh, không năng động và không có giáo dục,những thái độ như vậy làm công ty sẽ phải lo hết mọi việc. Vì vậy sử dụng lao động trong nước công ty nên dựa vào vị trí lao động.Chẳng hạn, chính sách của United Brands là chỉ thuê người địa phương vào vị trí quản lý.
Các hãng cũng nên cân nhắc cẩn thận về mức độ ảnh hưởng của tự động hoá ở khu vực có lao động rẻ với tỷ lệ thất nghiệp cao. Tự động hoá là không phù hợp ở ấn độ nơi mà mục tiêu của chính sách của quốc gia là tạo thêm công ăn việc làm chứ không phải là rút bớt lao động. Chính phủ ấn độ đẵ yêu cầu Lux và lifebouy tự rút khỏi ÂĐ, còn Colgate và Beecham phải cắt giảm hoạt động. Để có thể tạo thêm 15.000 đến 250.000 việc làm mới ,Wimco bị yêu cầu buộc phải từ bỏ việc xây mới 2,700 ngôi nhà. Như vậy là công nghệ cao không phải luc nào cũng được chào đón hay là sự mong đợi của nước nhận đầu tư.
Việc không đủ khả năng để tự động hoá hoàn toàn cũng không gây nhiều bất lợi cho MNCs, như cho thấy cuộc nghiên cứu tại các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc lá, đồ uống ở Đông Nam á nó lại đem lại một số lợi ích. MNCs có thể thu được nhiều lợi ích hơn ở các nước kém phát triển khi sử dụng công nghệ ở mức trung bình hơn là thiết bị công nghệ cao.Một nhà máy tự động hoá hoàn toàn có thể dễ điều hành hơn cho giám đốc công ty vì họ đã quen với công nghệ cao và là người có khả năng kiểm soát về chất lượng và số lượng sao cho đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu. Nhưng bù lại công nghệ trung bình và bổ xung thêm lao động lại đỡ tốn kém và nâng cao thiện cảm do tạo thêm nhiều việc làm.
Chia sẻ quyền sở hữu
Thay vì một mình kinh doanh, công ty nên cố gắng chia sẻ trách nhiệm với công ty khác, đặc biệt là những công ty trong nước. Biện pháp có thể là chuyển từ công ty tư nhân sang công ty cổ phần, hay từ công ty nước ngoài thành công ty trong nước. Dragon Airline, được xem là một công ty thực sự của Trung Quốc đã yêu cầu cần phải giảm bớt quyền hạ cánh của hãng hàng không Cathay Pacific với lý do đây là một hãng của Anh hơn là của Trung quốc. Lời đe doạ đó đã buộc Cathay Pacific phải phát hành những chứng khoán mới cho các nhà đầu tư Trung Quốc có cổ phần trong công ty. Động thái này là để thuyết phục Hongkong và Trung Quốc rằng hãng có nguồn gốc của Trung Quốc.
Một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để chia sẻ bớt trách nhiệm là thành lập một công ty liên doanh. TRong hầu hết các trường hợp, kết quả là sự mất đi một phần quyền kiểm soát nhưng bù lại là lợi ích thu được. Chính sách của United Brands ở Nam á là không chia sẻ bất cứ công việc gì trừ khi liên doanh để giảm bớt rủi ro.
ở một số liên doanh với nước ngoài, không nhất thiết lúc nào đối tác cũng là của nước nhận đẩu tư. Việc hợp tác có thể với một nước khác. Nhiều quốc gia cùng tham gia một công việc không chỉ giảm bớt được khó khăn mà còn làm cho nước nhận đầu tư không thể kiểm soát việc kinh doanh mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ với nhiều nước cùng một lúc.Chính sách tình huống ở Nam á là một trong những lý do để Forse chọn việc sản xuất kinh doanh mô tô ở đây với Anglo American. Việc hợp tác này làm giảm phạm vi của Forse ít nhất là 40%.
Đôi khi sự hợp tác đa quốc gia lại đem lại một kết quả trái ngược. Điều này đặc biệt đúng khi một trong những quốc gia đó không có quan hệ tốt với nước chủ nhà.
Một chiến lược khác là viếc tự nguyện nội địa hoá. Chứng minh cho trường hợp này là một đạo luật về quy chế trao đổi với nước ngoài cuả Ân Độ được thông qua năm 1973 để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. Luật này giới hạn một công ty chỉ đước phép có số vốn nước ngoài chiếm tối đa lầ 40%, ngoại lệ là những công ty có công nghệ cao và theo hướng xuất khẩu . Cả IBM và Coca-Cola vì thế mà đã ra khỏi Ân Độ năm 1978. Ngược lại,các hãng sản xuất thuốc như Warner lambert và Parke Davis chấp nhận cắt giảm tỷ lệ của họ.
Nội địa hoá trong hầu hết các trường hợp không phải là mong muốn của các nhà đầu tư vì vậy nó thường là một qui định bắt buộc. Do đó công ty nên có kế hoạch nội địa hoá trước hơn là đợi đến khi nước nhận đầu tư yêu cầu vì đến lúc đó công ty ty sẽ không có động lực và mất đi tính độc lập của mình. Việc làm này được hiểu là một hành động để tỏ thiện chí.Với một chiến lược không ngoan công ty sẽ vẫn giữ được thị trường và công nghệ trong khi cũng chỉ góp vốn theo tỷ lệ.
Quan tâm đến dân chúng
MNCs của Mỹ thường khuyến khích đưa ra nước ngoài những sản phẩm sấu, nhưng điều này là không nên. Một công ty nếu chỉ đơn giản là kinh doanh ở nước ngoài là không đủ mà còn phải có sự hợp tác tốt với công dân nước đó. Để đạt được điều này các MNCs của nên kết hợp dự án đầu tư với dự àn về con người. Điều này ban đầu có thể làm tăng tổng chi phí, nhưng lại có ý nghĩa kinh tế trong dài hạn. ở nhiều nước nhân dân vẫn phải sống trong cảnh khổ sở, thiếu thốn về cơ sở vật chất. Vì thế tốt nhất nên trợ giúp họ xây dựng trường học, đường xá, bệnh viện và hệ thống cấp nước bởi vì những dự án như vậy làm lợi cho cả nước nhận đầu tư và công ty, đặc biệt là về mặt thiện cảm trong thời gian dài.Theo một nghiên cứu của Conference Boards, gần một nửa trong số 200 công ty của Mỹ đã nghiên cứu hoạt động phòng khám chữa bệnh ở nước nhận đầu tư. Union Carbide đã xây một trường kỹ thuật ở Zimbabue trị giá $4_5m, và United Brands theo chính sách này như việc xây dựng nhiều trường học mới. ở nhiều nước kém phát triển thì một số tiền ít cũng có thể đi một chặng đường dài.
Trung lập về chính trị
Vì lợi ích lâu dài tốt nhất cho công ty, là không khôn ngoan nếu công ty để liên quan đến tranh chấp về mặt chính trị giữa các công ty trong nước hay giữa các công ty nước ngoài. Một công ty nên tuyên bố rõ ràng rằng nó không phải là kinh doanh chính trị mà mối quan tâm của nó là về kinh tế theo lẽ tự nhiên.
Đằng sau quang cảnh hành lang
Giống như những biến đổi tác động đến hoạt động kinh doanh, rủi ro về chính trị có thể được giả quyết một cách hợp lý. Các công ty cũng như các tập đoàn có những lợi ích khác nhau và mỗi bên muốn đưa ra ý kiến của mình. Khi nghành công nghiệp nấm của Mỹ yêu cầu hạn nghạch chống lại nhập khẩu từ Trung Quốc, Pizza Hut đã đứng ra bảo vệ Trung Quốc bằng cách yêu cầu cho các nhà cung cấp trong nước và nhà cung cấp nước ngoài sẽ không gặp phải tiêu chuẩn kỹ thuật., là một trong những khách hàng lớn nhất của Trung Quốc và là một nhà tiêu thụ 9 triệu tấn nấm để sản xuất bánh Pizza, do vậy thương vụ mua lớn này Pizza Hut đang gặp nguy cơ . Hơn thế nữa, công ty mẹ của nó PepsiCo hy vọng mở một nhà máy tại ở phía Nam Trung Quốc. Do Chính phủ Mỹ xũng muốn củng cố mối quan hệ với Trung Quốc nên lời yêu cầu của nghành công nghiệp nấm Mỹ đã bị từ chối.
Trong thực tế các công ty nên cố gắng tác động đến các quyết định chính trị. Các cuộc triển lãm để Mobil cố gắng tác động đến quyết định là nó sẽ làm lợi cho đối tác của nó. ả Rập. Mặc dù hoạt động của công tybị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị. Tác động này không nhất thiết chỉ theo một hướng. Các hoạt động vận động hành lang có thể được thực hiện và sé khôn ngoan nếu vận động hành lang yên lặng đằng sau để không gây ra ồn ào chính trị khôngt cần thiết. Các nhà nhập khẩu phải cho chính phủ của mình biết tại sao hàng nhập khẩu đang chống lại họ và khách hàng của họ, Ví dụ, nhiều đại lý bán lẻ quần áo đã phàn nàn mạnh mẽ khi hàng rào thương mại được dựng lên để chống lại nhập khẩu quần áo. Tương tự, những nhà sản xuất máy tính của Mỹ lên tiếng phản đối hành động của chính phủ nhằm bảo vệ giá của chất bán dẫn sản xuất ở Mỹ bởi vì các công ty này phải chịu bất cứ sự tăng giá nào.
Các công ty không những phải vận động hành lang ở nước của mình mà có lẽ phải vận động hanhg lang ở nước xuất khẩu. Các công ty có lẽ muốn tự đi vận động hoặc để chính phủ làm hộ. Đối với các công ty của Mỹ, chính phủ có thể được yêu cầu gây sức ép tới chính phủ nước ngoài. Khi vấn đề liên quan đòi hỏi sự sung công, các công ty Mỹ có thể dùng luật sửa đổi Hickenlôpẻ 1963. Luật sửa đổi yêu cầu chính phủ mỹ cắt sự trợ giúp của tất cả các quốc gia mà chuyển quyền sở hữu của các công ty Mỹ mà không có sự bồi thường thoả đáng.
Bán tên lủa cho ả Rập mang lại cho Mỹ nhiều lợi nhất.
Thậm chí trước khi Tổng thống Reagân phủ quyết cách giải quyết của quốc hội ngăn không bán tên lửa phòng thủ cho ả Rập Xéut, các nhà bình luận đã tán thành nên bán tên lửa . Họ lập luận rằng bán tên lửa sẽ không chỉ mang lại lợi ích không chỉ cho A Rập mà diều quan trọng hơn cả là lợi ích sống còn của Mỹ trong chiến lược Trung Đông của Mỹ.
Ví dụ , tờ New York Times, chắc chắn sẽ không ủng hộ quyết định của chính phủ, đã có bài xã luận phát hành ngày 7 tháng 5 " quốc hội đã sai lầm khi ngăn không bán vũ khí với trị giá 354 triệu USD cho ả Rập, mà phần lớn là tên lửa phòng không. Một tác giả bài xã luận đăng trên tờ Times đã cho rằng "....chống lại ảnh hưởng của Iran và Syria bằng cách hỗ trợ cho Irắc và Jorrdan
.Và các nước này đã đầu tư của cải của họ vào phương Tây mà đáng kể là Mỹ. Họ không phải là những đồng minh đáng chú ý nhưng họ là bạn và là những người bạn tốt". Một bài xã luận tương tự cũng cho rằng Nếu Mỹ không bán vũ khí cho ả Rập thì họ sẽ mua vũ khí từ các quốc gia khác. Tờ Times cũng nói rằng " A Rập trung thành bảo vệ vũ khí của Mỹ chống lại chuyển nhượng bất hợp pháp" Sự bảo vệ này sẽ mất nếu chúng ta để họ mua vũ khí từ các quốc gia khác
.Tờ times kết luận " Một thương vụ mới là mong muốn có tính chất ngoại giao đối với Mỹ ".
John M.Poindexter_ trợ lý của tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia đã chỉ ra vai trò chiến lược của A Rập trong một bài báo được đăng trên tạp chí The Washington Post, nêu lên những biến động trong khu vực " đó là một cuộc chiến tranh kéo dài của những người theo chủ nghĩa cuồng tín. Xô Viết ủng hộ những kẻ quá khích có quan điểm cực đoan ở Bắc Yêmen và các nơi khác". Sự can thiệp của Xô Viết vào Afghanistan mà Poindexter gọi nó là tốt
" Nước Mỹ có nhiều bạn bè trong khu vực họ đang gúp đỡ nhằm duy trì sự ổnn định an ninh trong khu vực và Sự an ninh của họ củng cố lợi ích của chúng ta. ARập là một trong các quốc gia quan trọng đó.. Poindexter viết " Hoàn thành bán vũ khí thời điểm này, thậm chí tên lửa sẽ không giao hết trong vài năm là một sự minh chứng rõ ràng và quan trọng cam kết của mỹ tới sự phong thủ của ả Rập. Nó sẽ giúp Iran tránh khỏi cuộc chiến tranh vùng vịnh mở rộng, giúp đỡ giải quyết các nước ả Rập khác giảm bớt khả năng là Các binh đoàn Mỹ có thể được phải sử dụng để bảo vệ lợi ích của chúng ta ở vịnh Percian . Bản thân Tờ Post đã bị thuyết phục. Trong một bài xã luận 9 tháng 3, hai ngày sau khi bài báo của Poindexter đưa ra, tờ Post viết " đối với A Rập
Đứng trước một loạt hiểm nguy thì bảo vệ đất nước là nhiệm vụ trung tâm
Sự ủng hộ của Mỹ với nền quốc phòng của ả Rập được thể hiện bằng sự trung thành và cung cấp vũ khí. Có một lưu ý là bây giờ Mỹ đã phá vỡ điều này một cách ngẫu nhiên.
Tổng thống Reagân đã nhấn mạnh quan điểm của ông ta trong bản thông điệp phủ quyết là ả Rập đã chứng tỏ thiện chí và tình bạn của họ và làm việc không phô trương để cải thiện bầu không chính trị trong khu vực.
Tuần này, thượng nghị viện sẽ cố gắng phủ quyết ý kiến của Tổng Thống Reagân, khi các thành viên bỏ phiếu bầu họ nên nhớ một thực tế đơn giản là Họ không chỉ đang bỏ phiếu cho dự luật vũ khí cho ả Rập mà họ đang bỏ phiếu cho dự Luật vũ khí cho chính nước Mỹ và nhữnglợi ích của họ .Dựa vào những so sánh chúng tôi tin sự phủ quyết của tổng thống chấp nhận.
Mobill
Quan sát tình trạng chính trị và mối nguy hiểm
Các nhà thị trường cần phải nhạy cảm trước biến động chính trị. Nên sẵn sàng đối phó với những kế hoạch bất ngờ khi môi trường chính trị chuyển sang thù địch khi đó cần có những biện pháp để giảm nguy hiểm. Một vài ngân hàng lớn và MNCs có những biện pháp làm giảm nguy hiểm đối phó với nỗi sợ hãi Liên minh đảng Cộng Sản sẽ lên nắm quyền trong cuộc bầu cử 1978 ở Pháp. Mối lo sợ của họ cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết các công ty này nằm trong danh sách quốc hữu hoá của phái tả. Chiến lược bảo vệ của họ bao gồm tiền vốn ra , chuyển giao bằng sáng chế, và các tài sản khác tới các các chi nhánh ở nước ngoài và bàn cổ phiếu củ công ty cho người nước ngoài và công dân Pháp sống ở nước ngoài.Những hoạt động này một khi được thực hiện sẽ làm cho chính phủ Pháp khó khăn để quốc hữu hoá tài sản của công ty. Để tránh sự trả đũa những hoạt động này phải đựoc giữ yên lặng. Khi những sự kiện đã được sang tỏ, những sợ hãi cũng đúng một phần, Mặc dù đảng Liên minh thắng cử, chính phủ mới rất thực tế và không theo đuổi tích cực sung công trong phạm vi rộng
Các biện pháp khác
Có một vài bước mà MNCs có thể thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro chính trị. Một chiến lược co thể làm là giữ lợi nhuận hấp. Bởi vì rất khó để chiều lòng khách hàng tất cả mọi lúc. Điều này đặc biệt khó đối với các công ty tương đối không mấy tên tuổi. Ví dụ, trong thập kỷ 80 Texas instrrucment đã thay đổi logo và biển hiệu ở El Salvador.
Một chiến lược khác là cố gắng chấp nhận Nội địa hoá. Trong thực tế, để tiếp cận, đòi hỏi công ty phải thích nghi với môi trường nước chủ nhà. Không ty không giành được nhiều thành công nếu cho dân tộc mình là hơn cả và cố gắng Mỹ hoá các công dân nước chủ nhà. Một người có thâm niên lâu năm trong Kinh doanh quốc tế chỉ ra rằng, Công ty sẽ tốt hơn nhiều nếu nó dễ thích nghi và linh hoạt. Một công ty như vậy sẽ biết rằng nó nên sử sự như một người mề dẻo, và thích nghi với môi trường. Một lý do tại sao McDonaldlại sử dụng những nhân viên nước chủ nhà, nó có vẻ giống như công ty nước chủ nhà . Đó cũng là một mục tiêu cu tập đoàn Hăley. Công ty này được xem như là công ty Mỹ trong lòng nước của Mỹ , Công ty Anh ở nước Anh và công ty úc ở nước úc.
Cuối cùng, cần thận trọng đề phòng, bảo vệ Những lái xe motô nên được huấn luyện để chống lại bắt cóc, những người quản lý cần được hướng dẫn cách giải quyết những tình huống không lường trước và đặc biệt được dạy tránh đi theo những lối mòn. Nên phòng ngừa ngay cả những việc rất đơn giản. Chẳng hạn ở El Savador. Texass Instrucment đã dựng lên những bức tường bảo vệ cho các phương tiện của nó và thuê thêm nhân viên an ninh. Tốt hơn nên lo trước mọi chuyện khi đã quá muộn.
Bảo hiểm chính trị
Trong các chiến lược nhằm tránh rủi ro và giảm rủi ro. Các MNCs có thể sử dụngmột chiến lược để chuyển giao rủi ro. Mức độ bảo hiểm có thể có được từ một số nguồn . Đối với các công ty của Mỹ 3 nguồn chủ yếu là bảo hiểm cá nhân, OPIC, và FCIA
Bảo hiểm tư nhân
Một số lớn các công ty tự bảo hiểm cho mình. Một kế hoạch tốt hơn là nên làm theo ví dụ của CluB Med bằng cách chuyển rủi ro chính trị cho một bên thứ 3 thông qua mua bảo hiểm chính trị. NBC đã được một nhà bảo hiểm bồi thường khoản tiền hậu hĩnh khi nó phải trì hoãn chương trình truyền hình Olimpic Games tại Matxcova năm 1980 vì tổng thống Cater đã cấm không cho các vận động viên Mỹ tham dự Olimpic để phản đối việcc Xô Viết đem quân vào Afghanistan .
Mặc dù sung công tài sản chiếm như là lý do phổ biến nhất cho các công ty mua bảo hiểm chính trị. Chính sách bảo hiểm nên bao gồm cả bảo hiểm bắt cóc, khủng bố, và sung công từ từ. Thông tin về hầu hết các công ty bảo hiểm đều rất khan hiếm, bởi vì các công ty rất thận trọng và không thể cho phép tiết lộ tin tức họ đang tiến hành một việc như là bảo hiểm bắt cóc chản hạn.Vì việc tiết lộ những tin tức này chỉ càng làm khuyến khích các hoạt động đó. Tỉ lệ phí bảo hiểm cho bảo hiểm không thảm khốc điển hình cao hơn gấp 5- 10 lần bảo hiểm thương mại thường. Mức giá cao phản ánh, chỉ có một lượng nhỏ các nhà bảo hiểm tư nhân ỏ Mỹ cũng như là sự thiếu kinh nghiệm thực tế trong tính toán các tỷ lệ đòi hỏi cần có tính kỹ thuật cao trong bảo hiểm. Chỉ có một ít công thức cơ bản . Đối với một nhà thầu xây dựng một bệnh viện ở nước ngoài trị giá 200USD, tỉ lệ phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào địa điểm xây dựng. Nếu dự án ở Tây Ban Nha , phí bảo bảo hiểm có thể chỉ 1.6 triệu USD. nhưng nếu dự án ở A Rập- quốc gia có độ rủi ro trung bình thì phí bảo hiểm sẽ gấp đôi và gấp 4 lần nếu ở Libia- quốc gia có độ rủi ro cao.
Phí bảo hiểm có thể được chiết khấu hoặc giảm xuống gần 50% nếu công ty mua bảo hiểm của cùng một công ty bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của mình trên toàn thế giới.
OPIC
MNCs không phải chỉ dựa vào duy nhất các công ty bảo hiểm tư nhân t. Có nhiều cơ quan nhà nước, phi lợi nhuận có thể cung cấp những loại bảo hiểm tương tự cần thiết. Một trong những tổ chức đó là OPIC (Tổ chức Hợp tác Đầu tư tư nhân hải ngoại ) OPIC là cơ quan của Mỹ hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua bảo hiểm dầu tư và chương trình tài chính tín dụng. Không giống như AID (cơ quan phát triển quốc tế ) cung cấp sự hỗ trợ giưã 2 chính phủ với nhau. OPIC là một cơ quan theo hướng về hoạt động kinh doanh , Mục dích của nó là hỗ trợ đầu tư tư nhân của Mỹ. Đã được quốc hội thông qua năm 1981. OPIC là một tổ chức độc lập, tự lực về tài chính . Tuy nhiên những hợp đồng của nó hoàn toàn được sự giúp đỡ từ chính phủ Mỹ- một người chủ duy nhất. Bộ bảo hiểm và tài chính là 2 bộ chính điều hành hành cơ quan này.
Các chương trình của OPIC đưa ra :
• Dự án của nhà đầu tư là một dự án kinh doanh mới hoặc mở rộng doanh nghiệp đang hoạt động và
• Dự án đặt tại một quốc gia đang phát triển ở đó OPIC hoạt động và
• Dự án sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của nước chủ nhà
• Dự án phải được nước chủ nhà thông qua và
• Dự án phù hợp với lợi ích kinh tế của mỹ và không có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể tới nền kinh tế nước mỹ và nhân công Mỹ
OPIC sẽ không hỗ trợ dự án "Runaway Plant " ( ví dụ một công ty bị phá sản tại Mỹ thiết lập một công ty ở nước ngoài ở đó sản xuất những sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự và những sản phẩm hoặc dịch vụ này được bán ở thị trường tương tương tự trước đó) .OPIC cũng không hỗ trợ cho những dự án : Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhà máy sản xuất rượi, dự án quân sự, dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Chương trình cụ thể
Các tiêu chí đưa ra của OPIC và các chương trình cụ thể của OPIC
Bảo hiểm
• OPIC chỉ có thể phát hành bảo OPIC hiểm cho những nhà đầu tư có đủ tiêu chuẩn dưới đây
+ Là công dân nước Mỹ hoặc
+ Là các công ty của Mỹ, Các đối tác hoặc các tổ chức kinh doanh khác mà Mỹ sở hữu ít nhất 50% hoặc
+ Các công ty nước ngoài, các đối tác hoặc các tổ chức kinh doanh khác
các nhà đầu tư có đủ khả năng trên chiếm sở hữu 95 %
• OPIC sẽ bảo hiểm không quá 90% Dự án cộng với thu nhập của dự án. Bởi vậy các nhà đầu tư phải chịu ruỉu ro ít nhất 10% của dự án được OPIC bảo hiểm.
• OPIC chỉ bảo hiểm chỉ khi mua bảo hiểm do vậy Các nhà đầu tư phải mua bảo hiểm trước dự án kinh doanh được thực hiện và cam kết không huỷ ngang. Chính vì thế các nhà đầu tư được khuyến khích liên hệ với OPIC ngay từ khi lập dự án kinh doanh.
• Không có một Form cố định cho Bảo hiểm của OPIC.
Tài trợ
• Chỉ cho vay vốn trực tiếp đối với những dự án được tài trợ bởi, hoặc những dự án kinh doanh nhỏ của Mỹ
• Vốn vay được cấp cho
+ Nhà đi vay người Mỹ cổ phần chiếm trên 50%.
+ Các cơ quan nước ngoài mà Mỹ chiếm trên 95%cổ phần
• OPIC sẽ không mua cổ phiếu của dự án, nhưng có thể mua đồng tiền chuyển đổi và các công cụ vay nợ .
OPIC hoạt động đa mục tiêu, một trong những mục tiêu xúc tiến đầu tư ở nước ngoài sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các nước thế giới thứ Ba. Những mục tiêu này đòi hỏi OPIC phải xem xet từng mục tiêu kỹ lưỡng đẻ đảm bảo mục tiêu lâu dài nước chủ nhà (ví dụ Việc làm, tiết kiệm nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu , đào tạo, thu nhập thuế.vvv ). Các dự án được phê duyệt phải phục vụ lợi ích của Mỹ : mở rộng ngoại thương , bảo vệ thị trường nội địa, việc làm, tiếp cận nguồn nguyên vật liệu, thu nhập các nhà đầu tư và hỗ trợ cho các quốc gia thân với Mỹ. Bởi vậy, Luật pháp của chính phủ ngăn cấm không cho OPIC giúp đỡ các dự án đầu tư tư nhân của Mỹ mà có thể làm phương hại tới nền kinh tế Mỹ. Trong năm tài chính 1985, OPIC đã từ chói 20 trong số 147 dự án bởi vì chúng có tác động tiêu cực tới Mỹ. Hầu hết các dự án bị từ chối đềuliên quan đến các lĩnh vực kinh tế nhay cẩm như là dệt may, dày dép, điện tử, hoa trag trí. Một trong những dự án như vậy liên quan đến sản xuất giầy dép mà được làm khung ở Mỹ sau đó chuyển sang nước ngoài để khâu và làm đế bằng vật liệu tổng hợp rồi xuất trở lại Mỹ. Các nhà đầu tư đã tranh luận rằng, Với phương pháp này ssẽ cho phép họ đứng vững trong kinh doanh hkhi cạnh tranh với giầy nhập khẩu và anh ta có thể sử dụng nhân công Mỹ.
Tuy nhiên OPIc lại nghĩ khác. OPIC kết luận dự án đó sẽ là thiệt hại tới nhà máy sản xuất giầy dép của Mỹ., do vậy OPIC từ chối loì yêu cầu hỗ trợ.
OPIc đưa ra một vài loại hình hỗ trợ trong đó bảo hiểm rủi ro về chính trị là hoạt động chủ yếu. Các loại hình là
hỗ trợ khác bao gồm bảo đảm vồn vay, cho vay trực tiếp, cho vay bằng đồng tiền địa phương, tài trợ dụ ấn đặc biệt và tiến hành khảo sát và nghiên cứu khả thi ccá quỹ cho vay. OPIC đã cho vay gần 1 tỉ USD vay trực tiếp và vay có đảm bảo.
2 dịch vụ hữu ích của OPIC trong lĩnh vực thông tin là dịch vụ thông tin những nhà đầu tư và ngân hàng các cơ hội kinh doanh (IIS) Ngân hàng các cơ hội là một hệ thống được vi tính hoá . Nó được sử dụng như một kênh thông tin về đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi các dòng thôn tin giữa các công ty Mỹ và các nhà tài trợ của cá dự án đầu tưở LDCs. Cả hai bên đều phải đăng kí những mục đích đầu tư và những yêu cầu đầu tư của mình ( chẳng hạn một công ty Mỹđăng kí loại hình kinh doanh, quốc gia sẽ đầu tư ). Không phải mất phí đăng kí này. Hệ thống thông tin này sẽ xử lý các thông tin để những lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài và và các cơ hội đầu tư nước ngoài gặp nhau. (Thông tin này do các dự án kinh doanh nước ngoài cung cấp để tìm các nhà đầu tư Mỹ). Phí trả cho việc này rất ít.
ISS là một ngân hàng xuất bản các thông tin cơ bản khi một công ty quan muốn quan tâm đến đầu tư ở nước ngoài. các tài liệu được thu thập thành Kit với nhiều Kit khác nhau cho hơn 100 LDCs và 10 khu vực. Những Kít này bao gồm, những vấn đề vè kinh tế, phát luật thương mại, điều luật kinh doanh, tình hình chính trị, các ưu đãi về đầu tư của các nước và khu vực đang phát triển.
OPIC có ba loại bảo hiểm bao gồm bảo hiểm rủi ro về đồng tiền không chuyển đổi, Quốc hữu hoá tài sản ( kẻ cả quốc hữu hoá một phần) và rủi ro hoặc thiệt hại bởi chiến tranh, khởi nghĩa hoặc bạo động, Hình 4-6, 4-7, và 4-8 chỉ các loại hình bảo hiểm của OPIC. Hình 4-9 miêu tả những rủi ro và phí bảo hiểm . Một hợp đồng bảo hiểm thường kéo dài 20 năm. với phí bảo hiểm hàng năm là 1,5 % cho 3 loại bảo hiểm trên. Bảo hiểm của OPIc rõ ràng hơn bảo hiểm tư nhân.
Hầu hết tất cả các phương tiện đầu tư đề có thể được bảo hiểm. chúng bao gồm cổ phiếu, tiền đi vay,tiền gốc và tiền lãi, bảo đảm thanh toán tiền vay của người vay khác, thu nhập trong các doanh nghiệp nước ngoài, bản quyền tác giả, tiền bồi thường cho các nhà đầu tư với những hợp đôngf hợp tác với chính phủ nướcngoài., tát cả các hình thức thu nhập chính thức hoặc được chấp nhận của các hoạt động đầu tư khác. Đối với các coong ty xây dựng và cơ khí, OPIC bảo hiểm khi hợp đồng bị phá bỏ và cung cấp bảo hiểm đảm bảo cho đấu thầu và hoạt động băng thư tín dụng khi các quốc gia nước ngoài yêu cầu các công ty Mỹ .
Từ khi OPIC thành lập, cơ quan này đã chi hơn 28 tỉ USD bảo hiểm chính trị. Hình 4-10 chỉ rõ số lượng bảo hiểm hang năm. Dịch vụ của OPIC rất có giá trị. Nhiều quốc gai có thu nhập thấp hoặc các quốc gia kém phát triển đề kí hiệp định sử dụng các dichj vụ của OPIC. cho đến nay có hơn 87 quốc gia và 2000dự án đầu tư sử dụng các dịch vụ của OPIC. Chẳng hạn, OPIC đã cấp 225 ttriệu USD cho bảo hiểm quốc hữu hoá và bạo động chính trị cho 20 côngty Mỹ đang hoạt động ở Trung quốc.
Rất nhiều các nghành công nghiệp thu được lợi từcác chương trìn cảu OPIC từ sản xuất nông sản và hoá chất đến ngân hàng và xây dựng lớn. Các công ty thành công trong kinh doanh mạo hiển đều được sự hỗ trợ từ OPIC bao gồm Ford ở ấn Độ (bảo hiểm ), Hormel ở Philipin (bảo Hiểm ), Black and Decker ở Namtư (bảo hiểm),Dresser ở Trung Quốc (bảo hiểm), Owen-Illinois ở Ai cập (bảo Hiểm), Union carbide ở SuĐăng (bảo hiểm ), Squibls ở Pakítan (bảo hiểm đồngvà tiền địa phương, Agro-Tech international ở Đôminica (Vay trực tiếp ).
Theo Douglas và Craig , rủi ro chính trị bao gồm 4 yếu tố : (1) Sự bất ổn định trong nước (e.g ., sự bạo loạn , thanh trừng , ám sát ...) , (2) xung đột với nước ngoàI (e.g ., trục xuất cán bộ ngoại giao , bạo lực vũ trang ...) , (3) Tình hình chính trị (e.g .,vị trí của Đảng cộng sản , số ghế của các nhà xã hội học trong cơ quan lập pháp ) và (4) Tình hình kinh tế (e.g ., GNP, mức nợ nước ngoàI và những khó khăn khác ).
Đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ , thì tự họ phải phân tích rủi ro chính trị của một nước là không thể được do những yêu cầu về kinh phí , chuyên gia và một số nguồn lực khác. Tuy vậy vẫn có một số giải pháp có thể cung cấp những đánh giá có ích về rủi ro chính trị . Một là phỏng vấn những người hiểu biết hay có kinh nghiệm ở đất nước đó , bao gồm những nhà kinh doanh , chủ ngân hàng hay các quan chức chính phủ. Có thể có sự lựa chọn khác là sưu tập những bàI viết về vấn đề này. Bài viết có thể tham khảo là về tỷ xuất cho vay của một nước được cấp bởi tạp chí Institutional Invester. Dựa trên cuộc nghiên cứu 100 ngân hàng đứng đầu các quốc gia vế số vốn đI vay của nước đó, về nguy cơ không trả được nợ và xếp hạng 100 quốc gia đó cứ 6 tháng một lần .Những ngân hàng lớn ,có hệ thống phân tích tinh vi phảI đảm nhiệm nhiều phần việc hơn . Về các khoản nợ của ngân hàng Mỹ hay Continental Banks thì phân tích rủi ro đương nhiên là phảI sử dụng hệ thống của các ngân hàng lớn nhất thế giới.
Một giảI pháp khác tương đối đơn giản là căn cứ vào LIBOR(tỉ suất cho vay của hệ thống liên ngân hàng của Luân Đôn ) . Tỷ suất LIBOR là tương đồi an toàn vì nó là lãI xuất trả cho các khoản vay giữa các ngân hàng. Người muốn vay không phảI là một ngân hàng tất nhiên sẽ phải trả mức phí cao hơn LIBOR, mức chênh lệch đó (chênh lệch giữa tỷ suất vay và LIBOR) cho biết mức độ rủi ro bao gồm.Nếu người vay từ nước có rủi ro không trả được nợ cao phải chịu một mức phí cao hơn. Vì vậy mức phí này có thể là dấu hiệu để nhận biết rủi ro vì nó phản ánh đánh giá của người cho vay về nước đó về các mặt mức nợ nước ngoài ,tình hình trả nợ. Vì các khoản nợ là không thích hợp để so sánh , sự điều chỉnh là về số lượng và mức bão hoà.Do đó tạp chí Euromoney đã đưa ra một công thức cho phép tính sự đIều chỉnh này và công thức để tính Chỉ số lãI suất kinh doanh ngoạI tệ của một nước (spread index) là :
[ (volume spread ) + Euromoney index] + (volume maturity)
Bằng cách đơn giản xem xét chỉ số kinh doanh ngoạI tệ của một nước và so sánh với chỉ số của nước khác , kết hợp với mức lãi suất , một nhà đầu tư có thể rút ra kết luận về độ rủi ro của nước đó. Khi các phương pháp để đánh giá rủi ro chính trị trở nên tinh vi hơn, đã có có sự thay đổi trong cách tiếp cận từ những khái niệm ban đầu và định tính sang cách tiếp cận về dịnh lượng và các yếu tố phát sinh trong nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên cần có sự kết hợp giữa hai cách này. Ông Simon giảI thích trong điều kiện tăng áp lực lên kết quả ứng dụng , không có gì là ngạc nhiên nếu cả hai lý thuyết trên đều không cho kết quả. Ngoài lý thuyết , mỗi tình huống rủi ro mới xuất hiện có xu hướng được xem là chỉ liên quan tới một nước , sẽ không có một nỗ lực nào để sửa chữa và nó sẽ lan tới khắp các nước . Vì moõi nước là một phần của hệ thống quốc gia và toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau, những nước phụ thuộc nhiều thường mất cơ hội để đánh giá rủi ro chính trị .Vì vậy , cần có một khung đánh giá chung cho 4 yếu tố môI trường cơ bản (nước nhận đầu tư, nước đầu tư, trường quốc gia , trường quốc tế ) mà một MNCs phảI hoạt động.
Nói chung trong khi các nhà đầu tư tư nhân có khả năng tiếp cận các mặt thương mại của hoạt động kinh doanh ở nước ngoài thì họ lại có vẻ khá dè dặt trong việc tiến hành các hoạt động đầu tư ra nước ngoài vốn là do sự không ổn định về chính trị của các quốc gia đang phát triển. Để làm giảm bớt sự không chắc chắn này, OPIC đã bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư của Mĩ đối với 3 loại rủi ro chính trị chính sau:
Tính không chuyển đổi thành vàng
Việc bảo hiểm này sẽ giúp các nhà đầu tư giải quyết vấn đề về khả năng không chuyển đổi được sang đồng USD của đồng tiền quốc gia thu được từ các khoản lợi nhuận, tiền lương, hay các khoản hoàn vốn từ hoạt động đầu tư. Việc bảo hiểm của OPIC đối với khả năng không chuyển đổi cũng bảo vệ các nhà đầu tư chống lại những tỉ giá hối đoái có phân biệt đối xử bất lợi đối với họ. Việc chuyển đổi từ đồng tiền quốc gia sang đồng USD chỉ được đảm bảo trong phạm vi số lượng mà đồng tiền đó có khả năng chuyển đổi sang USD khi việc bảo hiểm có hiệu lực. Tuy nhiên việc bảo hiểm này không bảo vệ các nhà đầu tư chống lại sự phá giá của đồng tiền quốc gia.
Việc sung công quĩ
Việc bảo hiểm rủi ro này sẽ bảo vệ các nhà đầu tư chống lại việc tịch thu hoặc quốc hữu hoá các hoạt động đầu tư mà không có sự đền bù xứng đáng. Bảo hiểm xung công cũng bảo vệ các nhà đầu tư chống lại những tổn thất bắt nguồn từ các tình huống khác nhau được miêu tả như là 'sự sung công từ từ'
đó là hàng loạt những hành động mà ảnh hưởng từng bước của nó là tước đoạt dần dần những quyền lợi cơ bản của các nhà đầu tư. Những hành động sung công do sự xúi giục hay khích động của các nhà đầu tư sẽ không được bảo hiểm.
Chiến tranh, cách mạng, khởi nghĩa và xung đột thông thường.
Việc bảo hiểm này sẽ bảo vệ các nhà đầu tư chống lại những tổn thất do chiến tranh ( tuyên chiến hoặc không), cách mạng hoặc khởi nghĩa. Thêm vào đó, bảo hiểm cũng có hiệu lực đối với những tổn thất do những xung đột thông thường_ những hành động bạo lực có động cơ chính trị bao gồm khủng bố và phá hoại. Bảo hiểm xung đột thông thường chỉ được xem như một điều khoản thêm vào phần bảo hiểm chiến tranh, cách mạng, khởi nghĩa của OPIC. Những tổn thất do một cá nhân hoặc một nhóm tiến hành nhằm đạt được mục đích phi chính trị như những mục tiêu liên quan đến học sinh sinh viên hay người lao động sẽ không được bảo hiểm.
Mức phí đối với việc bảo hiểm của OPIC dựa trên bản chất của hoạt động đầu tư và mô tả sơ lược những rủi ro của dự án chứ không dựa trên địa điểm tiến hành dự án. Mặc dù có những tỉ lệ khác nhau có thể áp dụng cho các bảo hiểm mang tính chuyên dụng, tỉ lệ bảo hiểm sau đây là điển hình cho nhiều dự án.
Stt Loại bảo hiểm Phần bảo hiểm hàng năm trong 100 USD bảo hiểm
1 Khả năng không chuyển đổi thành tiền 30
2 Việc xung công quĩ 60
3 Chiến tranh, khởi nghĩa, cách mạng 60
4 Xung đột thông thường 15
*Tất cả bảo hiểm của OPIC đều được đảm bảo bằng cam kết và uy tín tuyệt đối của Hợp chủng quốc Hoa kỳ
Từ khi bắt đầu hoạt động, OPIC đã giải quyết gần 150 yêu cầu bảo hiểm với tổng số tiền lên tới trên 500 triệu USD, 8% yêu cầu bảo hiểm không được chấp nhận.
Hormel và Union Carbide đã cung cấp những minh hoạ rất sống động về các hoạt động của OPIC. Vào đầu những năm 1970, hoạt động sản xuất trong nông nghiệp ở Philippin đang đạt đến một trình độ mà đòi hỏi việc hình thành dây chuyền sản xuất, kho chứa, và các phương tiện phân phối mới để tạo ra một dây chuyền thực phẩm liên kết giữa khu vực nông nghiệp và thành thị. Công ty quốc tế Hormel và tập đoàn thức ăn sạch ở Philippin đã tiến hành một hoạt động kinh doanh chung trong lĩnh vực chế biến thịt và những thực phẩm đa dạng khác. Hormel hoạt động với tư cách nhà giám sát kỹ thuật đối với các hoạt động đào tạo và sản xuất, sau đó thu lợi từ các dự án được mở rộng. Bảo hiểm của OPIC được lưu hành cho những dự án đầu tiên và những hoạt động mở rộng tiếp theo dự án đó.
Mặc dù là một quốc gia lớn nhất ở châu Phi thì Sudan vẫn còn bị cản trở bởi sự thiếu vắng mạng lưới truyền thông và quá trình điện khí hoá. Union Carbide đã thâm nhập vào thị trường Khartoum bằng việc xây dựng một công ty liên doanh sản xuất pin khô. Từ khi bắt đầu dự án có sự bảo hiểm của OPIC, công ty đã nhiều lần được mở rộng. Union Carbide chỉ đạo một chương trình đào tạo toàn diện cho nhân viên, trên 98% trong số đó là người Sudan. Năm 1983, OPIC đã phát hành thêm việc bảo hiểm đối với những hoạt động mở rộng mới.
Tóm lại, mô hình OPIC đã đạt được những thành công đáng kể. Số lượng quốc gia và công ty sử dụng chương trình này tăng đáng kể, và số lượng bảo hiểm của OPIC ngày càng phát triển. Thành công của OPIC đã được khẳng định thông qua công trình nghiên cứu của Mandel. Nhiều mục tiêu của OPIC không cần thiết phải đi theo một hướng. Một chương trình viện trợ nước ngoài có thể tăng hoặc không tăng thị phần thị trường tại nước ngoài của các hãng Mĩ hoặc có thể chỉ kích thích nền kinh tế Mĩ. Mặc dù vậy, chắc chắn OPIC sẽ phải đối mặt với một vài mâu thuẫn trong những mục tiêu kinh tế và chính trị. Việc ưu tiên hoá một cách dứt khoát trong các mục tiêu của nó có thể là cần thiết vào lúc này.
FCIA
Một cơ quan khác mà các doanh nghiệp Mĩ có thể trông đợi sự trợ giúp là Hiệp hội bảo hiểm tín dụng nước ngoài (FCIA), một tổ chức bao gồm 50 công ty hàng đầu của Mĩ trong lĩnh vực bảo hiểm tai nạn đường biển. Được thành lập vào năm 1961, FCIA đã đưa các doanh nghiệp của Mĩ trở nên cạnh tranh hơn trên trường Quốc tế bằng việc bảo hiểm các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Mĩ đối với các rủi ro thương mại và chính trị. Những rủi ro như vậy là rất nhiều. Như FCIA đã giải thích, rủi ro có thể xuất phát từ sự giảm giá trị về mặt kinh tế trên khu vực thị trường của người bán, sự dao động về nhu cầu, sự cạnh tranh không lường trước, những thay đổi về thuế quan cũng như những thay đổi về mặt công nghệ. Một trong những người lãnh đạo hay các thành viên quản lí trọng yếu của công ty người bán chết hoặc không có khả năng làm việc có thể khiến công ty ngừng hoạt động. Chính phủ nước người bán hay một khách hàng chính có thể sửa đổi các điều khoản mua bán. Hoặc người bán có thể phải chịu phần gia tăng không mong đợi trong chi phí hoạt động. Những thảm hoạ tự nhiên, như lũ lụt hay động đất có thể ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của người mua trên thị trường.
Những lợi ích từ việc bảo hiểm của FCIA bao gồm:
+Bảo vệ người nhập khẩu chống lại việc từ chối thanh toán của người mua
+Khuyến khích nhà nhập khẩu đưa ra các điều khoản thanh toán hợp lí hoặc các điều khoản hoàn trả mang tính dài hạn cho các nhà nhập khẩu nước ngoài
+Khuyến khích những nỗ lực thận trọng của các nhà xuất khẩu nước ngoài trong việc mở rộng và thâm nhập những thị trường nước ngoài có mức độ rủi ro cao hơn.
+Mang đến cho các nhà xuất khẩu tính thanh khoản, các đòn bẩy và sự linh hoạt cao hơn về tài chính trong việc điều hành những danh mục đầu tư nước ngoài nhận được.
Nói tóm lại, việc bảo hiểm sẽ giúp các nhà đầu tư có những lời chào hàng cạnh tranh hơn bằng cách nới rộng thơì hạn tín dụng và giành được sự tài trợ từ phía nước ngoài. Trên 8,000 doanh nghiệp đã tận dụng được lợi ích từ dịch vụ bảo hiểm của FCIA. Một nhà nhập khẩu có thể áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua các trung gian bảo hiểm quốc gia hoặc các văn phòng FCIA địa phương. Bảng 4.3 liệt kê các chương trình trợ giúp khác nhau đối với các giao dịch cụ thể.
FCIA hoạt động trong sự hợp tác với eximbank. Eximbank chi phối hoạt động của FCIA. Trong khi các hãng bảo hiểm tư nhân bảo hiểm những rủi ro tín dụng thương mại thông thường, eximbank bảo hiểm cả những rủi ro về chính trị cũng như tái bảo hiểm những rủi ro thương mại vượt mức qui định. Trách nhiệm pháp lí đối với những rủi ro chính trị bao gồm : ' sự chậm chễ trong việc chuyển thanh toán,những mối nguy hiểm như chiến tranh, cách mạng hay những hành động chiến tranh tương tự; sự thu hồi hoặc không thể thu hồi giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu mà không lường trước được, hành động trưng thu, sung công, hoặc sự can thiệp của chính quyền vào công việc kinh doanh của người bán, phí vận chuyển hay bảo hiểm gây ra do sự gián đoạn hay đi lệch hướng của việc vận chuyển.
Thời hạn ngắn
(Dưới 180 ngày)
Các sản phẩm Chương trình phù hợp
Hàng tiêu dùng Các chính sách FCIA
Mặt hàng sản xuất nhỏ
Phụ tùng thay thế
Vật liệu thô
Sản phẩm nông trại
Thời hạn trung bình
(Từ 181 ngày đến 5 năm)
Các sản phẩm Chương trình phù hợp
Các thiết bị dùng cho khai thác và tinh chế Các chính sách FCIA
Máy móc xây dựng Các thế chấp cho ngân hàng thương mại
Máy bay nói chung Chuyển cover cho các nhà phân phối nước ngoài
Máy móc nông nghiệp
Các thiết bị truyền thông Vay chiết khấu
Các nghiên cứu cho việc lập kế hoạch và tính khả thi Đường lối được bảo đảm giữa các ngân hàng
Thời hạn dài
(Trên 5 năm)
Các sản phẩm Chương trình phù hợp
Các nhà máy xi măng Vay trực tiếp
Các hệ thống hoá học Bảo đảm tài chính cho ngân hàng thương mại
Nhà máy điện- thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử
LNG và các hệ thống xử lý khí Các khoản vay PEFCO
Các máy bay thương mại
Đầu máy xe lửa
Giữa các sản phẩm FCIA là Master Policy, nó cung cấp sự bảo vệ tự động và bao trùm cho một mức giá hấp dẫn thông qua một chính sách thống nhất cho tất cả các mặt hàng. Master Policy được kí kết chó việc vận chuyển trong suốt giai đoạn một năm và bảo đảm cho tất cả các hàng hoá đủ tư cách của người xuất khẩu (chẳng hạn: nhiều sản phẩm của người xuất khẩu tới các thị trường khác nhau ). Bán hàng ngắn hạn và trung hạn đều được bảo đảm bằng chính sách này. Thông thường thì 90% thiệt hại về thương mại và 100% thiệt hại do rủi ro về chính trị được đề cập đến. Ưu điểm của Master Policy là nó còn cung cấp một số điều khoản đặc biệt. Chẳng hạn điều khoản "trước khi vận chuyển" nhằm bảo đảm ngày kí hợp đồng bán hàng thay vì ngày gửi hàng. Hàng hoá cũng được bảo đảm. Ngoài ra, các công ty còn bỡ ngỡ trong lĩnh vực xuất khẩu hoặc có lượng hàng xuất khẩu hạn chế có thể áp dụng Small Bussiness Policy, cũng giống Master Policy nhưng linh hoạt và có nhiều ưu đãi hơn.
Kết luận
Môi trường chính trị của các marketer quốc tế khá phức tạp và khó khăn do sự tương tác giữa môi trường chính trị trong nước, ngoài nước và quốc tế. Nếu một sản phẩm được nhập khẩu hay sản xuất ở nước ngoài, các đảng phái chính trị và tổ chức lao động sẽ buộc tội marketer không tạo cơ hội việc làm cho cho nước chủ nhà. Mặt khác, các chính phủ nước ngoài không phải lúc nào cũng niềm nở với các nguồn vốn và đầu tư từ bên ngoài vì những mối nghi ngờ về động lực và sự cam kết của marketer. Khi cả nước chủ nhà và nước đất nước của nhà đầu tư bên ngoài có chế độ chính trị và lợi ích quốc gia khác nhau, chính sách trái ngược của hộ sẽ làm cho vấn đề càng trầm trọng hơn.
Chương này đã đề cập đến khía cạnh chính trị của thương mại quốc tế. Do sự đa dạng của các chế độ kinh tế, chính trị nên các chính phủ phải theo đuổi các triết lý khác nhau. Trong một số trường hợp, động lực chính trị của họ làm che mờ các logic về kinh tế. Kết quả thường thấy là các rủi ro về chính trị -như sự chiếm đoạt, quốc hữu hoá, sự hạn chế- được tạo ra nhằm chống lại hàng xuất khẩu và /hoặc hàng nhập khẩu là không thể tránh được.
Các quyết định marketing do vậy cũng bị ảnh hưởng khi xem xét các vấn đề chính trị. Khi đầu tư vào một quốc gia ở nước ngoài, các công ty phải hết thận trọng vớí những vấn đề chính trị ở quốc gia đó. Nói chung chính trị vốn tự nhiên là dễ thay đổi, các công ty nên chuẩn bị các kế hoạch dự phòng để đương đầu với những thay đổi chính trị có thể xảy ra. Để tối thiểu hoá những rủi ro về chính trị, công ty cần cố gắng thích nghi với lợi ích quốc gia của nước chủ nhà bằng cách tham gia tích cực vào nền kinh tế, tuyển nhân viên các kiều dân của nước đó, chia sẻ quyền sở hữu doanh nghiệp với các các doanh nghiệp địa phương và luôn làm tròn trách nhiệm công dân tại nước đó. Mặt khác, để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, các công ty nên duy trì thái độ chính trị trung lập, thực hiện các hành động chính trị một cách thầm lặng để đạt tới mục tiêu của mình, và chuyển các rủi ro cho tới phía thứ ba bằng các mua bảo hiểm chính trị. Và cuối cùng các công ty nên xây dựng một hệ thống cho phép họ có thể đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện về các điều kiện chính trị.
Một số công ty coi vấn đề chính trị như là một trở ngại khi tham gia vào thị trường bên ngoài hay lại coi đó là rào cản tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Nhưng đối với các công ty khác, các vấn đề chính trị lại là các cơ hội và thử thách. Theo một số công ty có cái nhìn lạc quan thì các vấn đề về chính trị cũng tương tự như các điều kiện về môi trường có thể vượt qua và kiểm soát được. Các rủi ro về chính trị có thể giảm bớt, thậm chí có thể loại bỏ thông qua sự thích nghi và điều khiển khéo léo.
Câu hỏi:
Giải thích tại sao có nhiều môi trường chính trị
Phân biệt giữa chính phủ nghị viện (mở) và chính phủ chuyên chế (đóng)
Phân biệt các kiểu chính phủ: hai đảng, đa đảng, một đảng duy nhất, một đảng thống trị
Phân biệt các chế độ kinh tế: chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản.
Sự ổn định của một nước được quyết định bởi : (a) sự phát triển kinh tế (b) dân chủ (c) chủ nghĩa tư bản.
Giải thích các khái niệm: tịch thu, chiếm đoạt, quốc hữu hoá và nội địa hoá.
Thế nào là chiếm đoạt dần dần ? Những ảnh hưởng kinh tế của nó đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thế nào là các nguồn tiềm năng, các dấu hiệu của sự mất ổn định chính trị
Một công ty làm phân tích về sự mạo hiểm trong khi đầu tư vào một quốc gia như thế nào?
Giải thích các phương thức quản lý mạo hiểm chính trị sau: từ bỏ, bảo đảm, đàm phán và môi trường, xây dựng cơ cấu đầu tư.
các biện pháp nào có thể sử dụng nhằm tối thiểu hoá các rủi ro về chính trị
OPIC là gì và nó giúp đỡ các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong việc đầu tư ra nước ngoài như thế nào ?
FCIA là gì và nó giúp đỡ các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong việc đầu tư ra nước ngoài như thế nào ?
Các tình huống thảo luận
Theo Harvey E Heinbach, phó chủ tịch của Merrill Lynch "" Thảo luận về lời nói này trên quan điểm chính trị và kinh tế liên quan tới Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Tại sao nước chủ nhà (bao gồm cả Hoa Kỳ) không phải lúc nào cũng dễ dàng chấp nhận đầu tư của công ty nước ngoài vào sản xuất trong nước.
Đã từng nhìn nhau với thái độ thù địch, giờ đây Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đẩy mạnh các mối quan hệ về kinh tế , chính trị. Những lý do nào có thể giải thích cho sự phát triển này.
Một quốc gia sẽ như thế nào nếu chuyển đổi thành chế độ 100% chủ nghĩa tư bản hay 100% chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa tư bản có phải là chế độ tốt nhất về kinh tế, xã hội cho tất cả các quốc gia
Năm 1987, Tsuneo Sakak, một nhân viên của Fuji Photo Film, được nhận vào Simon School of Business tại trường đại học Rochester nhưng lại bị từ chối mà không có một lời giải thích. Sau đó người ta mới biết rằng người đứng sau việc này là Eastman Kodak, ông này có trụ sở nằm trong Rochester. Kodak đã kiến nghị với trường đại học là Sakai sẽ biết được các bí mật thương mại của Kodak từ rất nhiều nhân viên của ông hiện đang tham dự các khoá học về kinh doanh, các bí mật này có thể tình cờ bị tiết lộ thông qua các buổi tranh luận trong lớp học. Kodak là công ty có đóng nhiều nhất cho trường đại học cần phải có trách nhiệm với sự thay đổi quyết định của trường đại học. William E Simon, nguyên là Treasury secrectary, đã từng cộng tác với Rochester chỉ trích cả trường đại học lẫn Kodak, ông gọi hành động đó là "sự mua chuộc ". Kodak biện hộ rằng những gì họ làm là nhằm bảo vệ lợi ích kinh doanh của mình. Kodak khăng khăng cho rằng hành động của họ là hoàn toàn hợp lý.
Câu hỏi
Bạn có ủng hộ việc Kodak quyết định gây áp lực cho trường đại học
Bạn có ủng hộ việc trường đại học không cho Sakai vào học
Kodak và trường đại học Rochester cuối cùng thu xếp cho Sakai được nhận vào . Và . Liệu những sự kiện tiếp theo có làm thay đổi câu trả lời của bạn không.
Kẻ độc tài
Năm 1987, MIT (Viện Công Nghệ Massachussetts) định mua hoặc thuê một siêu máy tính và cho mời thầu với mức giá 7,5 triệu đô la. Trong số những công ty tham dự có: Cray Research, IBM, ETA Systems, Amdahl (Fujitsu sở hữu 46%) và Hneywell-NEC (Nippon Electric Corp sở hữu 50%).
Biết được rằng MIT thích máy của người Nhật, chính phủ Hoa Kỳ liền can thiệp vào. Quyền tổng thư ký của Commerce chính thức thông báo cho chủ tịch MIT rằng " hàng hoá nhập khẩu cần phải tuân theo thuế chống phá giá của quốc hội". Mặc dầu có sự phủ định của bộ thương mại về đe doạ của chính phủ, MIT hiểu rằng do những rào cản của Nhật không cho các công ty siêu máy tính của Hoa Kỳ tham gia vào thị trường Nhật Bản nên chính phủ Hoa Kỳ cũng không muốn mua siêu máy tính của Nhật.
MIT phản ứng lại việc chính phủ can thiệp vào bằng cách huỷ bỏ việc đặt hàng và tuyên bố là họ cần xin ý kiến của quỹ liên bang về việc trung tâm nghiên cứu sẽ sử dụng siêu máy tính của Hoa Kỳ.
Câu hỏi
Chính phủ Hoa Kỳ buộc MIT từ bỏ siêu máy tính của Nhật mặc dù giá thấp hơn có hợp lý không ? Nên nhớ rằng các dự án nghiên cứu cần tới sự trợ giúp của siêu máy tính là do chính quyền liên bang tài trợ.
MIT phản ứng bằng việc bãi bỏ kế hoạch mua hàng có đúng không?
Trường hợp 4-3 : Quảng cáo đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi : Công ty Mỹ có nên đầu tư vào Nam Phi không ?
Công ty trách nhiệm Hữu hạn Navazuni ( là một công ty miền Nam California mang tính chất đại diện và là giả định ) cung cấp quần áo đắt tiền cho cả nam giới và nữ giới . quần áo có thể được làm từ lông cừu được làm mềm và da dê non hay được đan từ loại len tốt nhất hoặc từ lông dê . Sản phẩm của hộ rất nổi bật , đó là do việc sử dụng sự thay đổi kiểu cách của những mẫu của bộ tộc người gốc Mỹ , Zuni và Navajo đã phát triển nó đầu tiên . Các mẫu đó , được sản xuất bằng máy moc shoặc được làm bằng tay , đã chứng tỏ là được sử dụng rất rộng rãi với người trẻ tuổi hợp thời ở các vùng đô thị , năm 1980 công ty bắt đầu cân nhắc việc mở rộng ra nước ngoài .
Năm 1981 , các đơn đặt hàng về sản phẩm Của Navazuni nhận được không mấy hy vọng từ nước cộng hoà ở Nam Phi , một quốc gia có người khởi xướng -tương tự như thế ở Tây Mỹ - đã tạo nên lợi ích người tiêu dùng ở American Indián giữa cộng đồng da trắng Châu Âu . Số lượng người da trắng lớn đến California như những du khách , nơi mà họ bị hấp dẫn bởi các mẫu thiết kế Amer-Indián , các mẫu mà giống như những mẫu được người Bantu ở Nam Phi sử dụng . Những yêu cầu ban đầu , một khi đã được đáp ứng , đã đưa đến bởi những đơn đặt hàng lớn trong năm . Năm 1982 , số lượng tiếp tục được mở rộng , là nguyên nhân cho hội đồng quản trị Navazuni cân nhắc việc thám hiểm thị trường Nam Phi .
Năm 1983,quan chức của lãnh sự quán Nam Phi đặt tại Los Angeles , đã thăm tổng giám đốc công ty Navazuni . Ong hỏi , Liệu công ty sẵn sàng trong việc xây dựng công ty con sản xuất thuộc sở hữu của mình hoàn toàn ở Nam Phi không ? Nơi xây dựng đó phải được xây dựng cùng với khu công nghiệp trắng đã đựoc thành lập trước trên Kwazulu (Zululand) một trong những nước thường đựơc gọi là Nam Phi hoặc những nước Nam Phi dân tộc tự do được chính phủ thành lập cho những người Bantu.
Kwazulu, lãnh sự đã lý giải , là họi tụ hơn 2,1 triệu thành viên của tổ chức liên minh Zulu trước đây : Nam Phi còn bao gồm cả 2,8 triệu cừu cà dê , vì thế một số thị trường thương mại đã tồn tại . Tuy nhiên , một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chất lượng của loại tôt nhất của da dê , len sẽ đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu của Navazuni . Người Amazulu-được ghi nhận là thông minh và cần cù -sẽ được sử dụng sức lao động .
Chính phủ Nam Mỹ còn dự tính cung cấp cho chuyên gia châu Âu . Công ty được đề cử Navazuni sẽ là một trong các doanh nghiệp tương tự đang mở rộng khong ngừng - những doanh nghiệp vừa và nhỏ , dự định vây quanh hoàn toàn Kwazulu Homeland vào năm 1999, vì vậy công dân của họ được tuyển dụng . Do đó , trong mỗi giai đoạn hoạt động của Navazuni, từ công trình đầu tiên đến những công trình đang hoạt động , chính phủ nên cung cấp những trợ giúp về việc tổ chức , đào tạo , và quản lý lao dộng . Đặc biệt là trợ giúp trong việc tuyển fụng loại công nhân được yêu cầu , từ Kwazulu. Những người công nhân được chọn có thể được phương tiện vận tải công cộng được bao cấp đưa tới nơi làm việc mỗi sáng . Vào cuối ngày làm , chính phủ sẽ đưa trở lại chỗ cho riêng họ ở .
Về plhần Navazuni có thể yêu cầu trả tiền lương ở mức mà công ty thấy thấp hơn một cách hợp lý so với mức của những người công nhân Mỹ ( một điều tra 1979 của các công ty Mỹ đã đầu tư vào Nam Mỹ chỉ ra rằng 95%công nhân Bantu được trả khoảng $192 và $238 mỗi tháng ) . Hơn nữa , công ty còn hy vọng cung cấp thuốc tại xưởng cho việc điều trị những vết thương nghề nghiệp . Tuy nhiên , không cần thiết phải trả bất cứ lợi ích người công nhân theo tập quán Mỹ , nếu như người Nam Mỹ da trắng chưa được thuê .
Lãnh sự còn nói ngắn gọn về thị trường nội địa của Nam Mxy . Năm 1980, người da trắng ở Nam Phi dưới 5 triệu người , sống tập trung ở 3 thành phố của các vùng Dủban ( gần với Kwazulu ) . Johonnesburg và Cape Town . Hai nghìn năm trước công nghuyên , giả định tỷ lệ tăng dân số tiếp tục tăng , thì số dân thời kỳ này vẫn tăng gấp đôi , đặc biệt là nếu tính cả người nhập cư từ Anh và Tây âu . Người nhập cư hiện tại vẫn giữ ổn định 300.000 người mỗi năm , người từ Bỉ , Hà Lan , Đức , Phần Lan , Pháp , cũng như từ Anh và Ailen .
Những công nhân da trắng ở Nam Phi được tuyển dụgn hết . Mức sống của họ cao hơn ở châu Phi ,ngang bằng hoặc cao hơn những người ở một số vùng của của Mỹ , sự giàu có này đã tạo ra hai sở thích về những vật phẩm xa xỉ (như quần áo ) và những xu hướng thời trang hiện đại ở châu Âu và Hao Kỳ . Sự giàu có này , xét cả phạm vi sở thích của người da trắng ở cao bồi Mỹ và người ấn ( có lẽ do được kích thích bởi phim ảnh của người Mỹ )đưa đến thị trường tiềm năng cho những sản phẩm của Navazuni.
Lãnh sự còn cho rằng thị trường nội địa Bantu đã chứng minh sự thăm dò này .Năm 1960, số người giảm xuống trong khi toàn châu Phi tính cả Nam Phi là 11 triệu người , với tỷ lệ tăng dân số dự tính 2,53%. Năm 1980, số người đạt tới 20 triệu người , với tỷ lệ tăng 3%. Năm 2000,các nhà nhân khẩu học dự tính dân số của Bantu 37 triệu người , năm 2020 62 triệu người .
Trái với suy nghĩ của mọi người , những người này bị bần cùng hoá và đói ăn như những nơi ở vùng châu Phi nhiệt đới . Vào những năm 1960 , hầu hết người Bantu làm nông nghiệp và ở mỗi thủ đô thu nhập bình quân thường là 128 đôla . Tuy nhiên suốt những năm 1970 , tăng trình độ kỹ thuật của một số ngành , đặc biệt là ngành chế tạo , phat sinh ra cầu về những thợ chuyên môn và không chuyên . Những người không kể da trắng , người châu á hay người da mầu (những người là kết quả của sự pha trộn các chủng tộc ) có thể được tuyển . Kết quả là các ngành nghề bắt đầu tuyển dụng lượng lớn người Bantu để làm kiểm toán , lái xe , giám sát viên ở vị trí thấp , và cũng như làm ở Navazuni -người vận hành máy móc phức tạp . Ví dụ , giữa những năm 1969 và 1972,lượng người làm việc chuyên môn tăng 175% , Những nơi mà người công nhân công nghiệp kiếm được gấp từ 3 đến 20 lần thu nhậpcủa công nhân ở Sierra Leone, Zambia,Zảie và một số nơi khác ở châu Phi đen .
Lãnh sứ đề cập rằng , một số công ty khac của Mỹ đã kiếm lời từ thời tiết ưu đãi của Nam Phi . Ví dụ , năm 1977 , đầu tư trực tiếp của Mỹ đạt 1,8 tỷ đôla; 17% tổng đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó .100 công ty đứng đàu của Mỹ , không ít hơn 55 công ty có đầu tư ở Nam Phi vào năm đó , bao gồm cả tập đoàn khổng lồ như ITT, General Electric,General Motors, Caterpillar, Goodyear và Ford.
Lãnh dự tin rằng , lý do cho xu hướng này là do sự cương quyết của chính phủ về việc loại bỏ những hạn chế không phù hợp trong việc điều hành thương mại của Mỹ . Một số công ty thử cơ hội thương mại ở các nước thứ ba , Navazuni có thể phải bị bắt buộc thành lập dưới dạng liên hợp , hoặc cùng với nhà nước hoặc với tư nhân . Những yêu cầu về việc cấp giấy phép và thếu khoá đơn giản .An ninh được đảm bảo bởi 40.000 người trong lực lượng cảnh sát Nam Phi , trong khi an ninh quốc gia được bảo vệ bởi 494.000 người , công nghệ phòng thủ hàng tỉ đola có thể cung cấp quân trang ( vũ khí ) với chất lượng như nhau cho mọi người trên thế giới .
Ông kết luận rằng , hơn nữa chính phủ phải được chuẩn bị để xem xét khả năng cung cấp những khích lệ hơn nữa , có thể dưới hình thức trợ cấp có chọn lọc hoặc những tiền thưởng thực tế trong suốt giai đoạn đầu của hoạt động .
Ông giải thích , lý do cho những chính sách này là để phục vụ cho lợi ích lâu dài về kinh tế và thương mại của cả hai bên Nam Phi và Hoa Kỳ "Chúng tôi hy vọng rằng công ty của bạn -và các công ty khác giống các bạn -sẽ trở nên giàu có và mở rộng quy mô trong những thập kỷ tới , và đem lại thu nhập có lợi cho số lượng người thậm chí còn đông hơn nữa ở Bantu . Đến năm 2000, chúng tôi dự tính khoanh vùng hoàn toàn mỗi vùng của 11 vùng da đen bằng một vòng tròn các ngành nghề quy mô vừa và nhỏ của châu Âu , có thể đem đến công việc có lợi cho mọi người kể cả người Bantu . Ước vọng của chúng tôi là tạo tầng lớp người lao động giàu có ở Bantu , có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho cả người da trắng lẫn da đen ở Nam Phi . Chúng tôi sống riêng rẽ , nhưng lại làm việc cùng với nhau để duy trì vị trí đứng đầu của chúng tôi ở châu Phi . Chúng tôi mời các bạn hãy cùng tham gia .
Ban giám đốc của Navazuni đã họp để nghiên cứu lời đề nghị . Cùng lúc đó , bộ tộc Public Affairs của Nam Phi , một bộ phận của lãnh sự quán của Los Angeles , đã đưa ra câu truyện chính trên tờ nhật báo Los Angeles Times để miêu tả kế hoạch của Navazuni như là ví dụ cho hợp tác Nam Phi -Mỹ đầy triển vọng trong việc mang đến công ăn việc làm cho những người châu Phi đen.
Hai ngày sau đó , tổng giám đốc công ty tiếp đón một đoàn đại biểu nổi tiếng của afro-mỹ gồm bộ trưởng , các luật gia và những nhà giáo dục . Đoàn đại biểu yêu cầu công ty bỏ kế hoạch đó , khi mà nó được hình thành trên sự bóc lột về kinh tế của những người da đen , điều đó đã bị phủ nhận mọi quyền công nhân và quyền về chính trị .
Đoàn đại biểu còn nhắc và yêu cầu Navazuni phải tôn trọng triệt để nguyên tắc Sullivan. Nguyên tắc được đưa ra bởi đức ông Leon Sullivan người Philadelphia , đạo luật này nhấn mạnh sự cần thiết về việc đối xử bình đẳng , thân thiện đối với người da đen và những người không phải da trắng , và ủng hộ việc tuyển lựa những người da đen và không phải người da trắng vào các vị trí quản lý và giám sát . Những nguyên tắc này đã được ủng hộ nhiệt liệt và được chấp nhận như là những chính sách hoạt động bởi công ty đa quốc gia cũng như một số công ty Mỹ đang họat động ở Nam Phi . Do đó , Navazuni phải cân nhắc thận trọng những nguyên tắc này .
Bảng 1.Nguyên tắc Sullivan
I. Không phân biệt chủng tộc về những điều kiện ăn , tiện nghi vật chất và việc làm .
II Công bằng bác ái về việc tuyển dụng công nhân .
III Trả lương công bằng cho công nhân đang làm công việc giống nhau hoặc tương tự nhau , trong cùng khoảng thời gian như nhau .
IV Bắt đầu và phát triển những chương trình đào tạo để có thể cho những người da đen và những người không phải da trắng vào những công việc giám sát , công việc hành chính , văn phòng và công việc kỹ thuật cao .
V Tăng số người da đen và người không phải là da trắng trên các vị trí quản trị và giám sát .
VI Cải thiện chất lượng cuộc sống của công nhân sống ngoài môi trường làm việc ở những lĩnh vực như các điều kiện về nhà ở , phương tiện đi lại , học hành , tái sản xuất và sức khoẻ .
Nguồn: Stratford P.Sherman "Điểm cho cách quản lý công ty ở Nam Phi " 9/7/1984
Câu hỏi
1. Công ty Navazuni nên bỏ hay tiếp tục khai thác thị trường Nam Phi ? Tại sao ?
2.Liệu có sự lựa chọn nào xảy ra mà có thể thoả mãn cả hai phía không?
3. Các công ty Mỹ có nên đầu tư vào những quốc gia mà người Mỹ phản đối không ?
Khi hợp đồng vượt qua khỏi biên giới quốc gia , chúng có thể khác đi cả về hình thức cũng như về ngôn ngữ .
Henry P.deVries
Môi trường luật pháp
Mục lục
Các hệ thống luật
Dạng khác nhau của các môi trường luật pháp
Luật và Mảketing hỗn hợp
Cưỡng chế
Những kẽ hở và thủ đoạn
Luật Mỹ hạn chế xuất khẩu
Nạn ăn hối lộ
Quyền xét xử và quyền quản lý
Thể thức hợp pháp của tổ chức
Chi nhánh và công ty con
Sáng chế , thương hiệu , bản quyền và xâm phạm bản quyền
Việc làm giả
Thị trường ảm đạm
5. Môi trường pháp lí
Minh hoạ Marketing : Cánh tay dài của luật pháp
Sở thích (thị hiếu ) người tiêu dùng Mỹ đã kích thích cả việc nhập khẩu cả những sản phẩm làm từ thú hoang dã hợp pháp lẫn bất hợp pháp . Sản phẩm nhập khẩu bất hợp pháp là những sản phẩm được chế biến từ những loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc những sản phẩm đưa vào với những chứng từ không chính xác về xuất xứ . Vào giữa những năm 1980 , sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp chiếm khoảng 30% sản phẩm động vật hoang dã nhập khẩu . Những điều luật của liên bang cấm tất cả ngà voi từ ASIAN và cho phép các quan chức bắt tay cầm ô làm bằng chân voi , cốc bia làm bằng da voi , túi xách làm từ da cá sấu và da trăn nhập khẩu . Nhà bán lẻ nổi tiếng Scotne , vừa bị phạt vì vi phạm luật nhập khẩu với khoản tiền phạt lớn và bị tịch thu hàng . Joan và David Halpern cũng bị phạt 15.000 đôla và buộc phải bỏ 1.300 đôi giày trị giá 106.000 đôla bởi vì những đôi giày này làm từ những loài trăn được bảo vệ.
Các nhà nhập khẩu phải đối mặt với tình trạng khó khăn là họ không có khả năng xác định được đâu là sản phẩm hợp pháp và đâu là sản phẩm bất hợp pháp . Luật của quốc tế , của liên bang và luật của nhà nước rất phức tạp và mâu thuẫn nhau . Thương nhân Mỹ thậm chí chịu trách nhiệm về việc khi người cung ứng hàng cho họ phạm tội cung cấp chứng từ sai về việc cố gắng làm giả việc giết bất hợp pháp những động vật có nguy cơ tuyệt chủng . Ví dụ công ty chế biến Italia bán cho Halpern giày làm bằng da trăn nhưng lại ghi mác là làm từ da rắn . Để tránh hình thức phạm pháp này , Halpern giờ đây thử chất lượng của hàng mà công ty nhập khẩu và loại bỏ những hàng nhập khẩu nghi ngờ .
Nguồn: Việc tìm kiếm da và lông thú trái phép báo kinh tế hàng tuần 7/3/1983
Việc xuất khẩu , nhập khẩu sản phẩm làm từ động vật hoang dã đã cung cấp cho ta một ví vụ về sự phức tạp của môi trường luật pháp . Giống như hầu hết những nguyên tắc , nguyên tắc về động vật hoang dã cũng đôi khi khó hiểu . Ví vụ Mỹ cho nhập khẩu ngà voi của châu Phi trừ trường hợp là thú bắt trộm . Trong một số trường hợp khac , khong ai chấp nhận người phạm pháp cho dù động vật đó có bị bắt trộm hay không . Thực tế tốc độ gia tăng nhanh của việc trình báo giấy tờ giả mạo đã làm cho người mua không hy vọng rằng nhà sản xuất sẽ điều chỉnh lại -điều đó khác nào để cáo đứng canh chuồng gà con . Từ khi những nguyên tắc không cho phép người mua biện hộ về sự kém hiểu biết của mình , thì người mua phải tự mình cố gắng kiểm soát được tình huống . Họ phải chấp nhận tuân theo những yêu cầu luật pháp cho mỗi mặt hàng mà họ đang bán .
Mục đích của chương này là thảo luận về ảnh hưởng của môi trường pháp luật đến những quyết định kinh doanh và giải thích vấn đề pháp luật và chính trị liên quan đến nhau như thế nào . Chương này nghiên cứu luật và giải thích của các quốc gia đang thay đổi như thế nào . tác động đến xuất khẩu , nhập khẩu và Marketing hỗn hợp . Trọng tâm và luật của Mỹ , luật hạn chế xuất khẩu của Mỹ . Ngoài ra , đề cập đến những hệ thống pháp luật quan trọng , bài viết còn bàn luận về thị trường hàng hoá ảm đạm , sáng chế và vi phạm bản quyền , việc làm giả và ăn hối lộ .Phần này cũng bàn về các kiểu pháp luật của những tổ chức kinh tế .
Hệ thống pháp luật
Để hiểu và đánh giá những triết lý pháp luật khác nhau ở các quốc gia , thì thật cần thiết phân biệt hai hệ thống luật bất thành văn và luật thành văn.
Có 25 quốc gia sử dụng luật bất thành văn và luật của Anh . Hệ thống luật bất thành văn là hệ thống luật dựa phần lớn vào tiền lệ và tập quán . Những phán quyết của toà án không dựa vào luật mà dựa vào những quyết định của toà án trước kia và những giải thích của luật trước đó . Kết quả là , luật của những quốc gia này xu hướng truyền thống . Những quốc gia sử dụng hệ thống luật này bao gồm Mỹ , Anh, Canada , ấn Độ và thuộc địa khác của Anh .
Những quốc gia theo hệ thống luật thành văn , còn được biết đến như code hay luật civil bao gồm các nước ở châu Âu và Nhật Bản . Hầu hết các nước , khoảng 70 nước sử dụng hệ thống luật thành văn . Như tên của nó đã thể hiện , nguyên tắc chính của luật được thể hiện ở những đạo luật được lập ra . Mọi trường hợp đều ghi ra để chỉ rằng cái gì hợp pháp và cái gì là không hợp pháp . Có cách giải thích rất nghiêm túc và văn vẻ của hệ thống luật này .
Thực tế , hai hệ thống luật này có sự giống nhau và có khác nhau khó phân chia rõ ràng được . Mặc dù toà án Mỹ dựa phần lớn vào quyết định và sự giải thích của toà án trước , nhưng họ vẫn cần đến những luật mà nằm trong luật thành văn hoặc đạo luật . Đối với những quốc gia sử dụng luật thành văn , một số luật được phát triển bởi toà án và không bao giờ được viết ra . Chính vì thế , sự khác nhau lớn nhất giữa hai hệ thống luật này là sự tự do của toà án trong việc giải thích luật ở quốc gia sử dụng luật bất thành văn , khả năng của toà án giải thích luật bằng cách cá nhân để đưa cho toà án quyền làm thích hợp luật đó phù hợp với tình huống . Ngược lại , toà án ở quốc gia sử dụng luật civil có vai trò nhỏ bé trong việc sử dụng ý kiến cá nhân để thành lập hoặc giải thích luật , bởi vì toà án phải nhất nhất tuân theo luật đã được in sẵn .
Các dạng khác nhau của môi trường luật pháp
Cũng giống như môi trường chính trị đã thảo luận ở chương trước , thì có nhiều dạng khác nhau của môi trường luật pháp : môi trường trong nước , nước ngoài , và quốc tế . Điều tệ nhất là luật pháp có thể cản trở việc Marketing một sản phẩm . Đối với hầu hết các doanh nhân , luật như là một cản trở . Ví dụ chính sách câu lạc bộ biển Địa Trung Hải về việc thay đổi nhân công nươc ngoài trong 6 tháng ,nhưng đã bị hạn chế bởi luật về di cư của Mỹ .
Môi trường luật pháp trong nước
Trong môi trường nội địa , một doanh nhân phải tuân theo luật pháp quốc gia . Luật pháp có thể ảnh hưởng đến việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá . ở Mỹ những sản phẩm phạm pháp cà chất gây nghiện không được phép nhập khẩu .Nhưng một số sản phẩm tiêu dùng có thể hiện không hợp pháp thì cũng bị cấm nhập khẩu . Hơn nữa ,ngoài sản phẩm từ động vật hoang dã thì có một số sản phẩm khác cũng bị cấm như hầu hết các sản phẩm nông nghiệp , động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng như khỉ , vượn , vật phẩm nguy hại và thuốc mê , chất gây nghiện ,chất độc hại , ...
Môi trường luật pháp ngoài nước
Môi trường luật pháp quốc tế
Luật và Marketing Mix
Luật pháp của chính phủ được lập ra để phục vụ cacds lợi ích của xã hội . Một bên là để bảo vệ cho các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh còn một bên là để bảo vệ người tiêu dùng.
Các thành viên NB, AuStralia và New fealard. Sự kết hợp chặt chẽ với những chính sách đã được NaTô tìm thấy trong vài năm qua đã tạo thành những quy định khắt khe về thương mại đối với những quốc gia có liên quan đến nhân quyền. Các khoản vay bị giữ lại đối với Nam phi, Urugoay, Elsalvado và Chi lê.
Các nhà phê bình buộc tội rằng Chính phủ Mỹ đã độc doán trong việc chấp nhận đơn của các quốc gia. Trong khi các nhà phê bình về nhân quyền ở Cu ba, Sec và Liên Xô cũ lạm dụng quyền, Chính phủ Mỹ lại lờ đi hoặc tha thứ cho những hành vi tương tự ở Haili, Honduras, Kenya, Nam phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hai tổ chức cá nhân (xem xét các vấn đề nhân quyền và Uỷ ban các nhà làm luật về nhân quyền), chính quyền Reegan áp dụng những chỉ tiêu về nhân quyền đầy mâu thuẫn giữa các nước Liên Minh và các nước thù địch.
Một vài câu hỏi khác liên quan đến những quy định về bất kỳ một hình thức liên minh nào và bất kỳ sự chế nào cũng có hiệu quả. Hành động liên tục gây áp lực đối với Elralvado là một ví dụ và đã có những kết quả cụ thể. Thậm chí ngay cả khi những sự phê chuẩn này có hiệu lực thì chúng không thể đem lại những kết quả mỹ mãn cho những mục tiêu mong muốn. Đã có những chứng cớ không thể chối cãi về nhân quyền ở Iran, Nicarapua, trong suốt thời gian chính phủ của Tổng Thống Shah vad Somora cầm quyền. Tuy vậy chính sách nhân quyền của Hoa Kỳ cũng có mục đích tốt đẹp trong một vài trường hợp.
Sản phẩm:
Có rất nhiều sản phẩm được nhập khẩu bất hợp pháp vào trong hầu hết các quốc gia. Bao gồm như tiền giả, chất kích thích, các văn hoá phẩm đồi trụy và các thiết bị tình báo. Ngoài ra còn nhập khẩu các loại động vật sống, hoa quả tươi trừ khi có giấy chứng nhận đòi hỏi đi kèm. Hơn thế nữa rất nhiều sản phẩm được sửa đổi đi để phù hợp với luật lệ trong nước trước khi các sản phẩm được phép qua biên giới. Sự bớt gay gắt có thể là về yếu tố kỹ thuật từ quan điểm thiết kế hoặc chỉ là đồ mỹ phẩm như trong trường hợp có những sự thay đổi trong việc đóng gói một cách bảo đảm.
Chiến lược sản phẩm của một công ty cũng có thể bị ẩnh hưởng bởi môi trường luật pháp. Mỹ cấm nhập khẩu cái được gọi là con chíp đặc biệt tối thứ 7, súng lục nòng ngắnbởi vì chúng thường được sử dụng để gây án. Thật kỳ lạ là luật quản lý súng lại không cấm việc bán các loại vũ khí rẻ chỉ có việc nhập khẩu cacs loại vũ khí này mới bị cấm. Kết quả là Bertta, một tay buôn súng người Italia có thể vượt khỏi luật cấm nhập khẩu bằng cách thành lập một cơ sở chế biến ở bang Marviand.
Trước khi một sản phẩm được giới thiệu sang thị trường Mỹ, những quy định của luật pháp hiện hành phải được cho thấy. Đây là thực tế đặc biệt khi đối với các sản phẩm có liên quan tới thuốc men và sức khoẻ. Việc áp dụng hoặc thông qua một chất kích thích mới đòi hỏi phải được công nhận của trên 70 yêu câù về tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi viện dược phẩm Norik-Eaton, một chi nhánh sản xuất của Morton Norwick đã phải đệ trình một đơn xin hoạt động tới cục quản lý chất kích thích liên bang (FDA) Về sự rõ ràng của sản phẩm có tác dụng làm cơ bắp dễ chịu (Dantrium). Thêm vào đó là các yêu cầu đối với các nguyên liệu. Qúa trình để phê chuẩn thường rất lâu. Cục FDA có thể mất tới 10 năm để thông qua một loại chất kích thích mới. Việc xem xét rất kỹ càng đối với các công ty sản xuất chất kích thích, những công ty này mà trước đây ở Mỹ các bằng sáng chế chỉ mất khoảng 17 năm. Để bảo vệ đầu tư, các công ty đật ra các chiến lược để đối phó với sự chì trệ này. M ặc dù vậy, rất nhiều các công ty thường chọn thị trường đầu tiên cho các sản phẩm của họ là ở Tây Đức, nopưi mà quá ỷtình phê chuẩn chỉ mất có 2 năm. Trong nước Mỹ, mỗi nhà máy chế biến đều có một kênh pjhân phối riêng từ chỗ được coi như là chỗ để cạnh tranh mà không bị kẹt trong quá trình sản xuất.
Trong hầu hết các quốc gia khác, các nhà máy chế biến thuqường không được thoả mái. ở Châu Âu các nhàg buôn bán độc lập bán các loại máy tính cá nhân. Nhưng luật pháp của Châu Âu lại hạn chế việc quản lý phân phối của IBM đã buộc phải tuyển lựa các đại lý bán hàng có nhiệm vụ độc lập, một kênh phân phối ít mơ ước hơn. Các nhà thị trường trực tiếp ở Tây Ban Nha đã thất vọng bởi việc cấm gửu các loại góid bưu kiện tới nhà. Người tiêu dùng ở Tây Ban Nha phải đi tới tận bưu điện trung tâm để nhận các gói hàng. Mặc dầu vậy sự đánh bại, nguyên nhân chính là tại đơn đặt hàng theo đường bưu điện.
Trong các điều khoản của việc bán lẻ, không phải tất cả các kiểu của người bán là đều chấp nhận cho việc phân phối sản phẩm. Trong trường hợp này, người làm phân phối sự ảnh hưởng và hiệu quả bị ảnh hưởng rất nhiều. ậ Nhật, các cửa hàng nhỏ được bảo vên bởi luật pháp, và chi phối ngành công nghiệp bán lẻ. Các cửa hàng bán lẻ với quy mô lớn thì luật pháp cho phép các cửa hàng nhỏ bên cạnh được phủ quyết một số cửa hàng mopứi được dựng lên với hơn 27000 feet vuông và sự đề xuất của các của hàng đang tồn tại. Sự hạn chế này về sự gia tăng của một loạt các của hàng tổng hợp và các cưả hàng lớn buộc các nhà máy chế biến và các nhà nhập kjhẩu phải bán qua những người bán lẻ nhỏ, một kênh phân phối đắt hơn nhiều. Rất nhiều quan điểm về luật như một hàng rào thương mại chính khi những người bánd lẻ nhỏ giường như ít hơn những nhà bán lẻ lớn để lưu trữ và bán hàng hoá nhập khẩu.
Việc bán lẻ ở một số nước khác cũng bị ảnh hưởng bởi các ý nghĩ cổ hủ cái mà người ta gọi là luật rừng. Luật này cấm các cửa hàng mở cửa vào ngày chủ nhật. Trong nước Anh và wales. Sẽ là hợp pháp khi mua caca cuốn sách khiêu dâm vào ngày chủ nhật, nhưng không phải là một chai rượu . rượi wshiky và chai rượi Gin cũng không phải là sữa đặc trong can .
Xúc tiến
Không có hình thức hạn chế là bao nhiêu, một quảng cáo có thể phải chi trả cho việc xúc tiến của moình ở trong nước Mỹ. Nhưng ở một số nơi việc tự do chi tiêu được xem như là một nhà nhập khẩu. Quan điểm về quảng cáo thì không nhất thiết đối với các nhà làm kinh doanh. Rất nhiều nước đánh thuế vào các trương trinh quảng cáo, các cơ quan và các phương tiện truyền thông. Một số chính phủ sử dụng thếu quảng cáo để hạn chế quảng cáo bởi yêu cầu và lạm phát có thể được kìm hãm. Một số chinmhs phủ khác sử dụng giới hạn quảng cáo như một hàng rào không thếu quan đối với việc xuất khẩu ra nước ngoài. VD, Nhật Bản không cho phép các hãng thuốc lá của nước ngoài được phép quảng cáo bằng tiếng Nhật.
Với một lịch trình hạn chế trong khi có rất nhiều cuộc đàm phán với chíng phủ Mỹ. Cuối cùng công ty TWA đã vượt qua sau khi công ty đề nghị chíng phủ Mỹ can thiệp. Sự kiện này đã đánh dấu sự quan trọng đó là họ có thể có sự cống hiến cho chính phủ ở nước mình và gây ra áp lực cho nước chủ nhà.
Sự phức tạp của môi trường luật pjháp quốc tế kết hợp với mạng lưới kinh doánh quốc tế đôi khi có thể tạo ra những cơ hội không mong đợi và những giải pháp đối với các vấn đề đa dạng này. Nilkel của Cuba vẫn tìm được cách để xâm nhập được vào thị trường của Mỹ qua sự giả mạo nguồn gốc. Một lịch trình bao gồm tàu trở Nilkel của Canada (được nhập khẩu qua điều khoản ưu đãi tối hệu quốc)có thể đưa vào nước Mỹ mà không bị đánh thếu. Lợi nhuận của Xoviet không phải bằng việc đóng theo biểu thuế quan 3 cents/1 pound. Các tuyến lịch trình khác được thực hieưẹn bởi khối liên minh Xoviêt qua Tây Đức. ậ đó có 2 hình thức nhập khẩu. Một đó là sử dụng nội lực và một đó là thực hiện việc tái xuất. Hình thức tái xuất được thực hiện chủ yếu cho quá trình kinh doanh xuất khẩu mặc dù vậy các nước Soviêt vẫn chuẩn bị Nilkel để cung cấp cho thị trường Mỹ.
Không có luật phápd quốc tế nào mà những quy định về cách thực hiện một cách hợp pháp và có thể cháap nhận được của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Thường luật pháp của các quốc gia lại hay mâu thuẫn với nhau. Đặc biệt khi có liên quân đến chính trị. Điều phức tạp này lại tạo nên một vấn đề đặc biệt cho các công ty đó bởi khi làm kinh doanh ở nhiêù nước khác nhau tại đó mỗi nước lại có những đòi hỏi khác nhau. Mặc dù luật kinh doanh quốc tế không tồn tại , rất nhiều tổ chức quốc tế đang có xu hướng chuyển theo hướng đó. Liên hợp quốc đã trở nên rất tích cực trong nỗ lực điều chỉnh các nhà kinh doanh trong nước và quốc tế. Những đường lối trong việc bảo vệ kinh doanh và tiêu dùng là một ví dụ rất tốt. Mặc dù sự hiệu quả của các đường lối kinh doanh này vẫn còn là câu hỏi của rất nhiều nước, trong đó bao gồm cả Mỹ cũng phản đối về các nỗ lực của Liên hợp quốc và cho rằng Liên hợp quốc không có vai trò trong việc can thiệp vào các vấn đề kinh doanh trong phạm vi quyền hạn trong nước của một số quốc gia và. Trong đó GATT là tổ chức tích cực nhất. Vai trò của tổ chức này trong việc thúc đẩy tự do hoá đã được thoae thuận trong chương III. Liên minh Châu âu, đang đại diện cho mong muốn của các nước thành viên về việc hội nhập nền kinh tế, những nỗ lực cho mục tiêu tương tự. Luật lệ của Uỷ ban Châu âu có thể còn có hiệu lực mạnh hơn cả luật của quốc gia trong đó có đưa ra các rào cản của quá trình chu chuyển hàng hoá tự do từ nước này sang nước khác trong các nước thành viên. Có thể thấy như trong trường hợp của thị trường Bia ở Tây Đức. Thị trường này đã được bảo hộ trong gần 500 năm từ việc nhập khẩu bia bằng luật :"Bia tinh khiết". Điều luật này ở đức yêu cầu thành phần của Bia chỉ bao gồm các hạt ngũ cốc được ủ thành mạch nha, các cây hoa bia, nước men tự nhiên và không có các chất phụ gia mà có hoá chất độc hại (những chất phải đảm bảo ổn định và an toàn). Luật tinh khiết được áp dụng đối với các loại bia được nhập khẩu vào trong Tây Đức nhưng không áp dụng cho các loại bia của Đức được xuất khẩu sang các nước khác.
Luật cấm xuất khẩu của Mĩ
Quy định chống tẩy chay hàng hoá (Antiboy cott Regulation)
Đạo luật quản lý hàng xuất khẩu của Mỹ năm 1977 đã gây nên sự tẩy chay hàng hoá. Điều đó đã hình thành một chính sách của Hoa Kỳ nhằm chống lại sự hạn chế thương mại của các nước khác đối với các nước thân thiện với Hoa Kỳ. Mục đích của luật này không phải không thừa nhận chủ quyền tối cao của bất kỳ quốc gia nào mà nhằm tẩy chay hàng hoá từ các quốc gia khác. Chính xác hơn là nhằm ngăn cản các công dân Mỹ sử dụng hàng hoá. Luật này như là một công cụ trong chính sách đối ngoại của quốc gia. Các Công ty của Mỹ được khuyến cáo từ chối bất kỳ yêu cầu để hỗ trợ như tẩy chay hàng hoá và các yêu cầu báo cáo như yêu cầu của Uỷ ban chống tẩy chay hàng hoá.
Từ chối kinh doanh đối với những Công ty nằm trong sổ đen và tẩy chay hàng hoá các quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ theo đúng sự tẩy chay hàng hoá nước ngoài yêu cầu. Sự phân biệt, đối xử những người Mỹ khác dựa trên chủng tộc, vùng giới tính hoặc quốc gia xuất xứ để theo đề nghị sự tẩy chay hàng hoá nước ngoài.
Sự cung cấp thông tin về chủng tộc, vùng giới tính hoặc nguồn gốc quốc gia của những về tin hoặc quốc tịch của người Ck. Công ty vi phạm luật bởi vì nó bị cấm thông tin về mối quan hệ kinh doanh của người khác với những người trong danh sách đen của người ảrập, cũng chứng nhận rằng chắc chắn sản phẩm đó không có nguồn gốc từ Is sarel. Công ty bị ảnh hưởng ủng hộ việc chống tẩy chay hàng hoá. Mặc dù Xeox không công nhận về sự vi phạm này nhưng nó phải trả nợ 17.000 đôla tiền phạt và đồng ý cắt giảm sự ưu tiên về xuất khẩu sang hầu hết các quốc gia ảrập trong vòng 6 tháng. Theo như lời của Xerox, hầu hết các chứng cứ mỉa mai vì chính bản thân Công ty đó cũng bị tẩy chay ở ảrập.
Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài.
Đạo luật này nhằm giới hạn những khoản phí phải trả để dành được một hợp đồng nước ngoài và bất kỳ một sự vi phạm nào đối với đạo luật này có thể bị phạt một khoản tiền bạc và bị bỏ tù. Nhưng luật này vẫn còn mập mè không rõ ràng và nó làm tăng sự trì hoãn cũng như những chi phí cho việc tiến hành kinh doanh. Ví dụ một người cùng hợp tác với một Công ty phải chứng nhận rằng không có một hành động đút lót, hối nộ, hoặc trái đạo đức, hầu như mới hoạt động kinh doanh đều được thực hiện. Đaị lý của Công ty phải dành một khoản chi phí kế toán trước khi nhận được sự chi trả cho chi phí đó như là một thường lệ, hay một người lái taxi chuyến. Theo như khảo sát gần đây phần lớn các khái niệm kinh doanh của Mỹ là.
Đạo luật không đạt được những mục đích đã định sẵn.
Đạo luật này đẩy các........ của Hoa kỳ một sự bất lợi về cạnh tranh.
Đạo luật này góp phần không nhỏ đến sự không thuận lợi, sự cân bằng cán cân thanh toán của Hoa Kỳ.
Cảm giác chung cho rằng, đạo luật này nên được chấp nhận mặc dù nó vẫn chưa tạo niềm tin trên thế giới. Những hàm ý bổ xung của đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài đều được xem xét trong lĩnh vực có liên quan đến hối lộ.
Những quy tắc liên quan tới sức khoẻ, môi trường và an toàn.
Những quy định này dựa trên giả định rằng điều gì là tốt cho nước Mỹ, là tốt cho các quốc gia khác. Những luật lệ về sức khoẻ, sự an toàn và môi trường buộc các hãng nước ngoài phải tuân theo một cách nghiêm ngặt chứng chỉ của Hoa Kỳ, vấn đề đó một vài nhà kinh doanh nhìn nhận rằng các quy định của Hoa Kỳ có thể khiến cho hàng hoá không những không thể dùng được mà còn quá đắt do đối với người tiêu dùng nước ngoài. Các nhà phê bình những quy tắc này khảng định rằng chính phủ Hoa Kỳ không nên áp đặt những quy định về sức khoẻ sự an toàn chung và môi trường đối với các hãng của các quốc gia khác.
Những hạn chế về xuất khẩu - nhập khẩu tiền tệ.
Những vấn đề có liên quan đén những quy tắc xuất - nhập khẩu tiền tệ của Mỹ rất nhiều.
Thứ nhất : ngân sách quốc hội cấp quá ít, thứ hai. Luật chính phủ và sự hạn chế chặt chẽ về số lượng các thẻ tín dụng cấp cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đạo luật thương mại năm 1974 cấm sử dụng thẻ tín dụng xuất nhập khẩu đối với hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa. Autirust laws.
Luật này của Hoa Kỳ đem lại kết quả trong sự miễn cưỡng các Công ty của Mỹ để hình thành những Công ty liên doanh hoặc cấm tham gia các dự án ở nước ngoài. Vào năm 1980 cùng với xu hướng tăng lên thì sự hạn chế của luật này cũng giảm bớt, đạo luật năm 1982 cho phép nhà xuất khẩu thành lập các Công ty xuất khẩu thương mại để họ có thể chia sẻ tài nguyên được sét miễn thuế. bất chấp những quy định mới các nhà xuất khẩu vẫn phải thực hiện kinh doanh cùng sự khác nhau những khái niệm về sự giải thích của luật giữa phòng Thương mại và phòng Tư pháp Tax Re gulation (những quy định về thuế)
Điều này luôn không thế và không đáng đối với những Công ty Mỹ đang tiến hành hoạt động kinh doanh nước ngoài từ trụ sở chính ở nước. Những chi phí cho các nhà quản lý của Mỹ ở thị trường nước ngoài có thể là rất cao bởi sự giao động của những đồng nội tệ của nước đó nạm phát và giá sinh hoạt cao.
ở Nhật bản một căn hộ nếu có sẵn mọi thứ có thể tới vài nghìn đôla một tháng và các trường học tư nhân cũng có con số tương tự cho một đứa trẻ trên một năm. Người Mỹ sống ở nước ngoài luôn được bù thêm cho những khoản phí thêm về nhà ở và trường học. Đến năm 1976 Luật thuế 1954 cũng cho phép họ miễn giảm 2000 - 25000 thuế thu nhập của họ. Năm 1976 quốc hội cắt giảm xuống còn khoảng 15.000.
Vấn đề này gây nhiều khó khăn để thông qua dư luật cải tổ Luật thuế 1978. Việc này đã bị loại riêng ra và thay thế bằng cách thức phức tạp cho phép khấu trừ đi những chi phí sinh hoạt cơ bản. Tuy vậy gánh nặng về thuế vẫn còn đối với những người Mỹ đang làm việc ở nước ngoài và buộc các Công ty phải trả cho những người của họ làm việc ở nước ngoài những khoản thuế thêm.
Một nhân viên của một Công ty của Mỹ làm việc ở ảrậpxêút với mức lương 4000 thì cần nhiều hơn 3 lần khoản đó để duy trì tương tự mức thu nhập tại Mỹ sự gia tăng về chi phí buộc các Công ty chuyển người lao dộng địa phương các nhà quản lý địa phương trong nhiều trường hợp có thể có chức năng như những người Mỹ không sống ở nước ngoài, ngoại trừ điều đó thì họ có thể phải quen với việc mua sắm hàng hoá địa phương hoặc Châu Âu thay vì việc cung cấp từ Mỹ.
Đối với những Công ty xây dựng dùng lao động chân tay, nó không rễ ràng thay thế những kỹ sư có trình độ bằng các kỹ sư các quốc gia khác. Kết quả là gánh nặng trong việc tăng thuế đã giảm lượng xuất khẩu của Mỹ và thuế thu nhập cho nhà nước.
Luật 1978 đã được thay thế bởi một số luật hợp lý hơn trong năm 1981. Với riêng một khoản 70.000 giá để gửi của một người Mỹ đã giảm xuống. Luật mới cũng không có ảnh hưởng của thuế các quốc gia có tỷ lệ thuế thu nhập cao hơn. Tất cả các nước Tây âu, Mỹ Latinh, Nhật bản đều có mức thuế cao hơn mức thuế cao nhất của Mỹ, chưa có thuế thu nhập trong những trường hợp này. Những quy định về thuế thích hợp hơn có thể làm thay đổi một phần khó khăn của các Công ty Mỹ đối với việc đưa người Mỹ ra nước ngoài.
Thêm nữa, đối với những luật thuế Liên Bang, một số chính phủ có cùng luật thuế, chính điều này là một phương pháp gây đầy tranh cãi về cách tính thuế thu nhập Liên Bang. Luật thuế này cho phép nhà nước tính cả thu nhập ngoài và sự phân chia rộng rãi của Công ty.
Tham nhũng hối lộ
Ngay ý nghĩ đầu tiên, tham nhũng không những vô nguyên tắc và bất hợp pháp, tuy nhiên theo cách nhìn hẹp hơn thì hối lộ thực sự thì không phải là một vấn đề gây tranh cãi đơn giản.
Đã có nhiều câu hỏi đặt ra, tham nhũng (hối lộ) là gì? nó diễn ra như thế nào và tại sao phải sử dụng đó. Những vấn đề về đạo đức và pháp luật kết hợp với hối lộ cũng có thể rất phức tạp.
Theo đạo luật chống tham nhũng năm 1977, hối lộ là một tập quán thói quen trong thương mại để yêu cầu trả lời, cam kết sẽ trả, hoặc chấp thuận nhận một vật gì có giá trị để có thể thực hiện rễ ràng một hành động hoặc một quyết định bởi chính phủ nước ngoài, nhà chính trị hoặc một đảng phái nào đó để giúp đỡ đạt được trực tiếp công việc kinh doanh cho người nào đó. Một hành động hối lộ cũng được biết đến như là khoản "thanh toán" "tiền đút lót".
Chất súc tác "phong bì' hoặc "khoản thanh toán ngoài hợp đồng" như là những phương thức thanh toán khác. Một khoản hối lộ có thể gửi dưới dạng tiền mặt, quà, hoặc các chuyến thăm quan miễn phí.
Theo lời của ban Giám đốc Thương mại (Commerec board) khoảng 3/4 nhà kinh doanh hàng đầu của Mỹ tán thành khoản thanh toán không bình thường này. Các Công ty liên quan bao gồm Exxon, Lockeed, Greneral mofox, Ford, Unitecl Bvand, Crnem man, Nerthnop và MC Donnell - Douglas, các khoản thanh toán được xếp từ những người quan trọng đến những thư ký.
Có một vài nguyên nhân giải thích tại sao hối lộ lại được nài nỉ, yêu cầu và chấp thuận một nguyên nhân là mức lương thấp của các công chức nhà nước đơn giản tính tham lam là một nguyên nhân khác. Lòng trung thành và những lời hứa đối với bạn bè, gia đình và các Đảng phái chính trị của họ có thể gây cho họ yêu cầu hành động tử tế, điều này sẽ đem lại lợi nhuận cho những tổ chức đó. Sự tăng nhanh về số lượng các quy định của các nhà chức trách có vẻ là một nguyên nhân khác. Các quy định phức tạp đã tạo cơ hội cho hối lộ bởi vì bằng cách đưa hối lộ thì một Công ty có thể đi tắt các tệ nạn hành chính quan liêu. Hệ thống chính phủ của Braxin cũng gây ra những khó khăn đó thậm chí nó còn.
Giữa những nguyên nhân đó tại sao một vài nhà kinh doanh mong muốn và thậm chí háo hức yêu cầu một khoản hối lộ là để.
+Theo yêu cầu của công việc.
+Đảm bảo một hợp đồng.
+Tránh sự trì hoãn của hợp đồng.
+Ngăn cản đối thủ cạnh tranh đạt được hợp đồng.
Hối lộ không phải luôn luôn là vô điều kiện, hơn nữa nó có thể là một vấn đề hàng đầu, điều gì có thể xem như là hối lộ, đối với một người có thể không phải là.
Đặc biệt là đối với người chấp nhận khoản thanh toán này. Vấn đề này có thể nên hiểu rõ ràng hơn bởi vì xét cho đến cũng như là một hệ thống tiền quà. Điều đó là thường thấy ở các nước phương Tây khi cân nhắc, xem xét, đưa ra
Đôi khi, phạm vi áp dụng của luật pháp có thể được mở rộng. Chương 12 bộ luật dân sự của Pháp cho phép các toà án của Pháp xét xử một công dân nước ngoài nếu người này dính líu đến một vụ án có liên quan đến một công dân của Pháp. Do đó, một công ty của Pháp có thể kiện một công ty vận tải đường biển của Anh tại một toà án Pháp với lý do công ty Pháp này phải trả các khoản bồi thường tổn thất đối với các hàng hoá do công ty của Anh chuyên trở. Và rõ ràng là các toà án trong nước dễ dàng dành được quyền xét xử đối với các bị đơn nước ngoài., đặc biệt là trong các vụ kiện thương mại.
Mỗi khi có thể và trên thực tế, các công ty thường nhờ trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại. Các trọng tài có thể kiên nhẫn lẵng nghe sự giải thích của cả hai bên, quá trình xét xử thường nhanh hơn và các quyết định thường được đưa ra bởi các luật sư chuyên ngành. Cả IBM và Fujisu dường như đều hài lòng với các phán quyết của trọng tài trong các vụ kiện về bản quyền. Ngược lại, Inter đã mang vụ việc ra toà và đã thất bại trước Nec trong vụ kiện về vấn đề bản quyền. Sau khi nghe hai bên tranh cãi khá lâu, quan toà ở một toà án địa phương đã công nhận rằng Intel không vi phạm luật bản quyền. Tuy nhiên, mọi việc trở nên phức tạp hơn khi một toà án cấp cao hơn đã cho rằng vị quan toà đó không đủ tư cách xét xử. Cuối cùng, vị quan toà này đã phải nhượng bộ bởi ông ta có một lượng cổ phiếu trị giá 80 USD thông qua một hội đầu tư và vụ kiện được đưa ra xử lại.
Một khía cạnh trong luật pháp vốn không được chấp nhận rộng rãi là việc mở rộng phạm vi áp dụng của luật pháp. Một quốc gia nếu muốn bảo hộ các lợi ích của mình thường sẽ mở rộng phạm vị áp dụng của luật quốc gia đó ra ngoài biên giới. Do đó, một công ty Mỹ kinh doanh ở nước ngoài sẽ chịu ảnh hưởng bởi luật pháp của Mỹ. Hoạt động của các chi nhánh và các công ty con thậm chí còn phức tạp hơn và gây rất nhiều tranh cãi. Mặc dù nằm trong các công ty mẹ ở Mỹ song các chi nhánh ở nước ngoài lại không phải là các công ty của Mỹ. Các công ty này có trụ sở ở nước ngoài và một câu hỏi được đặt ra là liệu chúng có chịu sự chi phối của các sắc lệnh của chính phủ Mỹ hay không. Vào năm 1986, tổng thống Mỹ Reagan đã cấm các công ty Mỹ không được làm ăn với Libya sau các vụ khủng bố phi trường ở Vienna và Rome. Để đối phó, các công ty Mỹđã chấp hành sắc lệnh này song họ vẫn cho phép các công ty con ở nước ngoài của mình tiếp tục buôn bán như bình thường với Libya, miễn là các nhân viên quốc tịch Mĩ không làm ở đây.
Khi một quốc gia cố mở rộng phạm vi áp dụng luật qua biên giới nước mình, nó có thể làm mếch lòng các đối tác kinh doanh hay các đồng minh chính trị. Và Mĩ đã một số lần lâm vào tình trạng này trước đây. Mỹ đã mâu thuẫn với Canada khi chính phủ Mĩ định cấm các công ty con của Canada bán hàng hoá sang Cuba. Một cuộc đấu khẩu khác cũng đã xảy ra ở châu âu khi Mỹ cấm các công ty con ở châu Âu của các tập đoàn của Mĩ không được tham ra vào một dự án xây dựng đường ống dẫn dầu ở Liên Xô. Hẳn là đã rút ra được nhiều bài học từ những vụ cãi vã này, chính phủ Mĩ giờ đây đã cố gắng giảm thiểu những mâu thuẫn xung quanh việc mở rộng phạm vi áp dụng luật. Chẳng hạn như đối với lệnh cấm vận Nicaragua, Mĩ đã hết sức thận trọng để không gây ra các mâu thuẫn không cần thiết với các đồng minh Trung Mĩ của mình bởi Nicaragua đã kí một hiệp định thương mại quan trọng với bốn thành viên của tổ chức thị trường chung Trung Mĩ này. Mĩ cũng không muốn gây ra những rạn nứt trong thương mại, vốn có thể làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của các đồng minh của mình. Do đó, Nicaragua vẫn có thể trao đổi hàng hoá với Mĩ thông qua Canada và Mexico. Lệnh cấm vận của Mĩ đối với Nicaragua có thể nói là chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị hơn là về mặt kinh tế.
Các hình thức tổ chức doanh nghiệp
Các công ty làm ăn ở Anh có thể lựa chọn một trong ba hình thức cơ bản sau: Chi nhánh của các công ty Anh; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty liên doanh. Nếu một công ty được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thì sẽ có nhiều vấn đề cần phải được xem xét. Một công ty TNHH có thể tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần (p.l.c) và có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu hoặc dưới hình thức công ty tư nhân ( ltd), vốn không được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Nhìn chung, một công ty cổ phần phải có đủ một số điều kiện về vốn, điều lệ đăng kí, phương thức huy động vốn và những tài sản để cổ phần hoá.
ở Mĩ, một doanh nghiệp có thể thuộc các hình thức sau: một chủ sở hữu; hợp doanh hay tập đoàn. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, hình thức phổ biến nhất là tập đoàn. Do không bị ràng buộc nhiều về mặt pháp lý, các tập đoàn có cấu trúc khá ổn định và nó cũng được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Hầu hết các tên các công ty của Mĩ đều có kí hiệu "Corp" hay "Inc" song đó không phải là thương hiệu của các công ty này.
Các thuật ngữ chỉ các loại hình doanh nghiệp cũng rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau. Hầu hết các công ty trong khối thịnh vượng chung Anh quốc đều có tên gọi kèm theo dòng chữ ltd hay ltd.co với ý nghĩa rằng các trách nhiệm của công ty là "limited" (hữu hạn). Các thuật ngữ tương tự ở Pháp là S.A đối với các công ty cổ phần và SARL với các công ty trách nhiệm hữu hạn. ở Tây Đức và Thuỵ Sĩ người ta dùng chữ AG để biểu trưng cho một công ty cổ phần và chữ GmbH để biểu trưng cho một công ty trách nhiệm hữu hạn.
Để minh hoạ rõ hơn, chúng ta có thể so sánh các công ty ở Tây Đức ở Ireland. So với các công ty Ireland thì các công ty tương tự của Đức có thể thuộc các dạng sau: AG ( công ty hợp doanh trách nhiệm hữu hạn); Gesellschaft ( Công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn); O.H.G (công ty liên doanh); KG (công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn).... Để giảm thiểu sự lẫn lộn và đảm bảo tính thống nhất, các quốc gia châu Âu hiện đang khuyến khích sử dụng thống nhất thuật ngữ PLC cho mọi loại hình công ty có sự góp vốn của nhiều người.
Chi nhánh và công ty con
Khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, các công ty đa quốc gia luôn phải chọn một trong hai hình thức là sử dụng các chi nhánh hoặc các công ty con. Chi nhánh về bản chất là một bộ phận mở rộng của công ty song có trụ sở ở địa điểm khác. Mặc dù tách rời về mặt địa lý, nó vẫn trực thuộc công ty mẹ. Một công ty con, ngược lại, không những tách rời về mặt địa lý mà còn tách rời với công ty mẹ cả về mặt pháp lý. Nó được xem là một pháp nhân độc lập dù rằng nó bị một công ty mẹ nắm quyền sở hữu.
Có thể xem xét trường hợp của Marshall Field, một công ty bách hoá nổi tiếng ở Chicago, để thấy rõ điều này. Field có trụ sở chính ở trung tâm thương mại Chicago và một số chi nhánh ở ngoại ô Chicago cũng như một số chi nhánh khác ở khắp bang Texas. Đến lượt mình, bản thân Field lại là một công ty con của Batus, một tập đoàn của Mĩ sở hữu đại lộ Saks Fifth, các cửa hàng bách hoá Ivery, công ty cho thuê bất động sản và đồ đạc Breuners, công ty thuốc lá Williamson và hệ thống cửa hàng đặc biệt Thimbles. Tuy nhiên, công ty mẹ của Batus lại là BAT Industries, một tập đoàn công nghiệp có trụ sở tại London.
Biểu đồ 5.2 cho thấy hệ thống công ty con mà Compaq đã sử dụng để thâm nhập thị trường Anh, Tây Đức và Canada. Biểu đồ 5.3 cho thấy Bayes đã làm thế nào để sử dụng hệ thống công ty con như một chiến lược kinh doanh trên thị trường Mĩ.
Công ty mẹ có thể sở hữu 100% hay một tỉ lệ vốn nhất định nào đó của công ty con. GE đã thu được một tỉ USD từ các công ty con 100% vốn hay một phần vốn của nó ở châu Âu. Các công ty Pillsbury, Coca-Cola hay IBM là những công ty thường nắm 100% vốn của công ty con. Tuy nhiên, mặc dù các công ty hoạt động theo những phương thức khác nhau nhưng rất khó có thể khẳng định đâu là mô hình ưu việt nhất. Điều chắc chắn nhất là công ty mẹ có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty con nếu nó nắm 100% vốn, nhưng liệu rằng việc kiểm soát toàn bộ đó có phải là một điều đáng mơ ước hay không thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Những con số thống kê chỉ ra một quy luật rằng những công ty xuyên quốc gia thường thích sử dụng công ty con hơn là chi nhánh. Fiat có 432 công ty con và có liên hệ với 130 công ty khác ở sáu mươi quốc gia. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao Fiat, cũng như các công ty đa quốc gia khác, lại có thể giải quyết mọi khó khăn và đảm bảo chi phí cho hoạt động của các công ty con ở khắp mọi nơi. So với các chi nhánh, việc sử dụng các công ty con làm phức tạp thêm cấu trúc của tập đoàn. Các công ty con cũng tốn phí nhiều hơn và đòi hỏi phải tăng doanh số để cân bằng nguồn chi phí.
Có mấy lí do khiến cho các công ty con thường được lựa chọn. Lý do thứ nhất là việc hình thành một công ty con thông qua việc sát nhập một công ty địa phương đã có sẵn giúp cho công ty mẹ thuận lợi hơn trong vịêc thâm nhập thị trường mới. Tập đoàn Cibageigy có trụ sở tại Thuỵ Sĩ đã sát nhập Airwich, một công ty Mĩ, thành công ty con của mình nhằm mục đích thứ nhất là thâm nhập được vào thị trường Mĩ và mục đích thứ hai tiếp cận được với Similarly Renault, một nhà sản xuát ô tô của Pháp bởi Renault cho rằng cách dễ nhất và nhanh nhất để mở rộng sự hiện diện của mình tại thị trường Mĩ là liên kết với một công ty Mĩ. Trả 350triệu đôla cho 46% cổ phiếu của American Motors, Renault đã mua 2 tỉ Đôla tài sản của mình( điều đó có nghĩa mạng với 1400 khách hàng, năng lực sản xuất, và tổ chức) mà sẽ phải mất tới hàng trăm triệu Đôla để nhân đôi lên.
Merrill Lynch lại có lí do riêng của mình để thành lập một công ty con kinh doanh tại Nhật Bản ,vấn đề là nó phải đương đầu với luật pháp của Nhật Bản,mà không cho phép Merrill Lynch sáp nhập những chi nhánh tại Tôkiô thành các công ty con, mặc dù các công ty của Nhật Bản được phép thành lập các công ty con. Từ lúc chức vị trở thành một việc kinh doanh ở Nhật Bản, Merrill Lynch đã có một thời gian gặp khó khăn tuyển chọn các quản lí mới. Các nhà quản trị cao cấp của họ ở Nhật Bản đã cố định là các giám đốc chi nhánh thay vì có chức vụ tổng giám đốc hay giám đốc điều hành. Để giải quyết vấn đề này, công ty mẹ đã thành lập công ty Merrill Lynch Nhật Bản ở Mỹ và do đó có khả năng thu hút các nhà quản lí người Nhật Bản để điều hành công ty con ở Nhật Bản.
Một lí do khác tại sao mà công ty con lại được ưa chuộng là vì sự linh hoạt được tạo ra, mà cho phép công ty mẹ có thể tận dụng lợi thế lỗ hổng luật pháp hoặc cơ hội để né tránh những qui định của các quốc gia nào đó. Để đối phó với sự chống đối mạnh mẽ với khuynh hướng mua hàng bí mật được tiến hành bởi nhà nước Xô Viết, mà đã gây ra sự tăng giá sau khi được tiết lộ, nước Mỹ đã bắt đầu yêu cầu các công ty tại Mỹ phải báo cáo lượng bán thóc gạo và các hạt giống tới hơn 100000 tấn được tiến hành trong vòng 24 giờ, và Bộ Nông Nghiệp đã phải thông báo rộng rãi tin tức này ngay lập tức. Mục đích của yêu cầu này là để bảo vệ các nhà làm bánh và các doanh nghiệp khác có thể bị lầm lẫn về cung và cầu, do đó giúp giảm bất kì một sự bất ổn nào của thị trường mà có thể gây ra cho người tiêu dùng phải trả giá cao hơn. Hầu hết các công ty đa quốc gia đều muốn giữ bí mật các vụ làm ăn bởi vì họ muốn có thời gian củng cố lại vị trí của mình trước khi các nhà đầu cơ mua lại, và cũng bởi người Nga và Trung Quốc luôn yêu cầu giữ bí mật các vụ làm ăn như vậy. Các công ty đa quốc gia của Mỹ thường có khả năng tránh các yêu cầu công khai bằng cách giành sự ưu tiên cho việc chuyển giao vào Mỹ thông qua một chi nhánh tại Thuỵ Sĩ hoặc các công ty thương mại trực thuộc ở một nơi nào khác.
Những ví dụ như trên gây nên nhiều vấn đề. Có một tranh cãi cố hữu giữa lợi nhuận của công ty và lợi ích của người khách hàng.Một công ty phaỉ quyết định liệu họ có nên kết hợp dự định này với tinh thần của luật định được đưa ra để bảo vệ khách hàng hay kiệu họ có nên chỉ quan tâm tới lơị nhuận của các nhà nắm giữ cổ phiếu. Ví dụ về chuyện thóc gạo đã chỉ ra rằng một công ty có thể thưòng xuyên lách qua cản trở luật pháp, tránh né luật pháp một cách cố ý bằng cách sử dụng cách công ty con ở nước ngoài. Trong các trường hợp khác, hệ thống này không thể tránh được nếu tổ chức của công ty con ở nước ngoài giống với một chi nhánh hơn là một công ty con. Những điều luật cũng có thể được thay đổi để hạn chế những hành động qua kẽ hở được nhắc tới trong hệ thống báo cáo. Nhưng tính hiệu quả của những nỗ lực này vẫn còn gây nghi ngờ, và vẫn có một vấn đề liên quan tới việc áp dụng các đặc quyền ngoại giao trong luật.
Một lợi ích khác liên quan tới việc sử dụng công ty con là ích lợi về thuế. Khi thành lập một công ty ở nước ngoài, một công ty con được coi như là một công ty ở trong nước, cọhả năng giành đựoc ưu đãi về thuế cho các công ry của nước ngoài. Hơn thế nữa, một công ty con có thể đem lại cho công ty mẹ sự linh hoạt trong trường hợp công ty mẹ phải trả thuế cho lợi nhuận có được bởi công ty con. Với một chi nhánh nước ngoài, thu nhập sẽ ngay lập tức bị đánh thuế thông qua công ty mẹ, không cần kể tới liệu có sự chuyển lợi nhuận hay không. Đưa ra tình huống này, công ty mẹ sẽ không có cơ hội trì hoãn bất kì khỏan lợi nhuận hay thua lỗ nào. Tại Tây Đức, sẽ là không khôn ngoan đối với những công ty nước ngoài nếu thành lập chi nhánh vì thuế hay bất cứ lí do nào khác. Cũng như thế tổ chức của một cong ty con hay là của một chi nhánh là một tập quán ở Bahamas, htậm chí rằng các công ty nước ngoài kinh doanh tại đó không phải đăng kí trừ phi họ muốn mua hay thuê bất động sản.
Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ là một công ty con không đợc hưởng lợi thế về thuế ở mọi qúôc gia. Bất cứ một ưu đãi về thuế nào cũng không được qui định trước nếu thiếu việc nghiên cứu kĩ các điều luật qui định của địa phương. Trường hợp này có thể áp dụng để thành lập một chi nhánh tại Đan Mạch thay cho một công ty con. Lợi nhuận của chi nhánh có thể chuyển về công ty mẹ mà không phải chịu bất kì một hạn chế nào, trong khi phần lãi của công ty con chuyển về công ty mẹ ở nước ngoài phải chịu 30% thuế chiếm giữ, cũng như là các hạn chế khác. Hơn nữa, bất kì sự chịu thuế nào của chi nhánh công ty ở Đan Mạch có thể được trừ vào thuế, cùng với các hạn chế khác. Hơn nữa, bất kì sự chịu thuế nào của chi nhánh ở Đan Mạch sẽ được bù lại thuế lợi nhuận ở nước công ty mẹ, nhưng đối với công ty con thì không có điều này.
Một điều cần phải luôn ghi nhớ là mỗi loại hình doanh nghiệp đều có mặt mạnh và yếu riêng. Do đó bất kì một sự ưu đãi nào về thuế cần phải xem xét kĩ lưỡng với các chỉ tiêu khác có thể bù lại với lợi ích này.Một chi nhánh có thể có được ưu đãi về thuế hơn là một công ty con ở Nhật Bản, nhưng ở Nhật Bản một chi nhánh lại khó thu hút vốn , mua đất, và mở rộng sản xuất. Kết quả là, các chi nhánh chỉ được đánh giá cao khi tiến hành các hoạt động dịch vụ và bán hàng. Tương tự như thế, ưu đãi về thuế ở Nam Phi đã giảm đi đáng kể bởi các qui định công khai. Các chi nhánh phải trình bày với nhà chức trách tình trạng tài chính của mình cũng như của công ty mẹ, trong khi các công ty tư nhân đăng kí ở địa phương thì không bị bắt buộc phải công bố những thông tin của công ty mẹ cho công chúng. Điều này cũng đúng với Đan Mạch.
Lợi ích của việc hạn chế các khoản nợ có khi là nguyên do quan trọng nhất để thành lập một công ty con. Với cơ cấu tổ chức như thế này, khoản nợ của công ry mẹ sẽ được giới hạn cho việc đầu tư ở nước ngoài. Điều đó có nghĩa, sự thua lỗ lớn nhất có thể không lớn hơn tài sản đầu tư vào công ty con. Cũng như vậy , sự thiết lập một công ty riêng biệt sẽ tạo ra một vài sự bảo hộ chống lại những hành động không thiện chí. Ví dụ, trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai tập đoàn Philip thành lập công ty Philip Bắc Mỹ( NPA) để thâm nhập bằng cách đặt sự tín nhiệm lên công ty của Mỹ này để bảơ vệ công ty khỏi những mưu toan thanh toán của Nazis. Vấn đề trong trường hợp này là NAP thậm chí đã trở nên quá độc lập và thậm chí con không mua đầu video của công ty mẹ để bán trên thị trường Mỹ. Philip cuối cùng đã giải thể tổ chức này vào năm 1986, giành lại 58% cổ phần ở NAP để có được " một khuôn mặt trên thế giới, một chính sách tập trung".
Nói chung các công ty đa quốc gia tin rằng họ sẽ được bảo vệ trước những hoạt động và các khoản nợ của công ty con bởi sự thiếu phụ thuộc đối với công ty mẹ và công ty con, làm cho chúng trở thành những thực thể riêng về mặt luật pháp. Qui tắc này gần đây đã rơi vào sự kiểm soát ngặt nghèo của cơ quan pháp luật của ấn độ chống lại Union Carbide trong thảm hoạ tại Bhopal, ấn Độ. Một sự rò rỉ ga tại nhà máy của Carbide đã giết hơn 2000 người và làm bị thương hàng nghìn người khác. Thêm vào đó, trong trường hợp chống lại các luật sư của nạn nhân vụ này, nhà hợp đồng chính của Union Carbide công ty cố vấn Humphrays và Glasgown đã kiện, viện dẫn nhà máy có những sai sót về mặt phân phối. Công ty có trụ sở tại Bombay được liên kết với công ty Humphreys và Glasgơ, một công ty kiến trúc mà đến lượt nó lại được điều hành bởi tập đoàn Enserch , một công ty đa năng lượng tại Dallas.
Vấn đề chính về luật pháp trong trường hợp Bhopal là liệu công ty mẹ có trách nhiệm gì đối với sự phá hoại gây ra bởi công ty con. Vấn đề này trong hầu hết các trường hợp có thể được quyết định dễ dàng nếu công ty mẹ sở hữu 100% vốn cổ phần cuả công ty con. Với toàn quyền điều chỉnh một công ty con có sở hữu toàn bộ, không có gì nghi ngờ về việc công ty mẹ và công ty con có độc lập hay không. Trong trường hợp của Union Carbide, vấn đề này rất phức tạp vì thực tế Union Carbide India Ltd không phải là công ty con bị sở hữu toàn bộ . Mặc dù có liên quan đến trách nhiệm và đưa ra các quyết định một cách tự quyết trên lí thuyết xong thực tế công ty này lại không hoàn toàn độc lập bởi quyền điều hành do công ty mẹ nắm giữ. Đây đúng là vấn đề phát sinh tại ấn Độ đối với những ai có liên quan tới thảm kịch này.
Lí lẽ kiên quyết của ấn Độ là các công ty đa quốc gia có tham gia các hoạt động nguy hiểm không thể tách khỏi các hoạt động của công ty con. Vấn đề nợ nần phần lớn phụ thuộc vào phạm vi liên quan của Union Carbide trong việc điều hành công ty con ở ấn Độ . Theo phía ấn Độ , cả hai đều không thể coi là hai chủ thể riêng về mặt luật pháp bởi mối quan hệ gắn bó của nó. Các bằng chứng đã chứng minh rằng nếu không được phép của trụ sở chính ở bang Conneticut thì nó không thể sử dụng một lượng lớn tiền bạc. Sự phản đối của Union Carbide là ở chỗ, khi họ có quyền phủ quyết một lượng kinh phí lớn, thì những hoạt động hàng ngày của công ty con lại được quyết định bởi các giám đốc địa phương.
Bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền, các trường hợp vi phạm
Thuật ngữ bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng thực tế chúng mang ý nghĩa khác nhau. Thương hiệu là một biểu tượng hay tên gọi được dùng để xác định 1 sản phẩm hay tên gọi được sản xuất hay buôn bán bởi một công ty nhất định . ở nước Mỹ, nó là một thương hiệu đã được đăng kí nếu nhãn hiệu này được chấp nhận cho đăng kí bởi cơ quan Thương hiệu. Bản quyền thuôcj trách nhiệm của cơ quan đăng kí bản quyền thuộc ban lưu giữ của Quốc hội, cung cấp những công cụ bảo vệ chống lại sự ăn trộm các tác phẩm văn học , nghệ thuật ,kịch và các tác phẩm hội hoạ của các tác giả. Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ những ý tưởng hơn là những vật thể. Bằng sáng chế , ngược lại. Bảo hộ cho những ý tưởng về khoa học và kĩ thuật. Đây là sự hỗ trợ về mặt pháp luật từ phía chinh phủ dành cho người sáng chế quyền đối với các phát minh về thiết kế và ứng dụng được sáng chế ra và ngăn chặn những người khác sử dụng chúng. Được quản lí bởi cơ quan sáng chế, một bằng sáng chế ở Mỹ cấp trong 17 năm cho bằng sáng chế ứng dụng hay những sáng chế về máy móc. Bằng sáng chế chế tạo được cấp trong 3,5 năm, 7 năm hay 14 năm.
Việc vi phạm sáng chế xảy ra khi sử dụng nó để kinh doanh ( có nghĩa là bắt chước hay copy) mà không được sự đồng ý của người sở hữu, nhằm mục đích gây sự nhầm lẫn hay để đanh lừa công chúng. Ví dụ như, Texas instrument đã cáo buộc 8 công ty của Nhật Bản làm những con chip bộ nhớ dựa trên các sáng chế của họ sau khi bằng sáng chế hết hạn và công ty của Mỹ đã được các công ty của Nhật trả gần 300 triệu đôla cho tiền bản quyền. Texas instrument cũng giành được phán quyết của uỷ ban thương mại quốc tế buộc tội con chip Dram của Samsung đã vi phạm sáng chế về bán dẫn sáng chế của họ. Samsung sau đó cũng như 8 công ty của Nhật Bản phải trảtiền bản quyền sáng chế.
Trong khi bằng sáng chế, thương hiệu và quyền sở hữu hoàn toàn khác nhau, thì chúng có một điểm chung là đều có sự bảo vệ cho quyền của người sở hữu chúng. Tất cả đều yêu cầu mọi sự áp dụng -không phải ở cùng một văn phòng. Những biện pháp đối với bằng sáng chế được xác định rõ hơn, những ý tưởng cơ bản giống nhau được áp dụng như đối với các thương hiệu và quyền tác giả.
Khi một công ty phát triển một sản phẩm mới, họ có thể nhận được một bằng sáng chế. Mục đích của bằng sáng chế là giúp công ty khai thác thương mại đồng thời ngăn không cho các công ty khác sử dụng nó. Không phải mọi cái mới dều được được đăng ký bản quyền. Một bằng sáng chế chỉ được công nhận khi được kiểm tra kỹ lưỡng và đáp ứng được với những tiêu chuẩn khắt khe. Nói chung, nó phải mơí, chưa từng có trước đây, hữu dụng và phải là kết quả của những bước nghiên cứu sáng tạo. ở Hàn Quốc, các công ty công nghệ sinh học chấp nhận một danh sách những bộ phận siêu nhỏ có thể được sở hữu bản quyền nhằm xem xét việc bảo hộ bản quyền cho sản phẩm.Tuy nhiên, các nhà sáng chế ở Liên Xô cũ và khối các nước Đông Âu gặp phải một vấn đề đặc biệt. Bởi cái được gọi là "kiểu của những nhà sáng chế Xô Viết", mọi quyền và sự kiểm soát những sáng chế mới phải thông qua nhà nước. Tất cả những gì mà các nhà sáng chế ở các quốc gia này được nhận là danh hiệu nhà sáng tạo và đôi khi là thù lao cho các nhà sáng chế. Điều này gây ra một cuộc tranh cãi về hệ thống này là không có một cá nhân nào sở hữu bằng sáng chế, do đó sáng chế này được chuyển thành công nghệ và phổ biến khắp đất nước. Tuy nhiên, hệ thống này không tạo động lực thúc đẩy cho những nhà sáng chế triển vọng sáng tạo ra những cái mới.
Việc nhận được sự công nhận bằng sáng chế luôn là vấn đề khó khăn ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nước kém phát triển vì luật bản quyền không tồn tại hoặc không được quan tâm ở các quốc gia này. Trung Quốc mới chỉ ban hành luật bản quyền lần đầu tiên vào năm 1984. Những quốc gia này có thể từ chối công nhận những bằng sáng chế được cấp ở quốc gia khác hay họ từ chối thông qua đơn xin công nhận bản quyền sáng chế của các công ty nước ngoài. Những sản phẩm không được cấp bản quyền ở Trung Quốc bao gồm phần mềm máy tính, động vật, cây trồng, thực phẩm, nước giải khát và những sáng chế liên quan tới năng lượng nguyên tử. Những thứ không được hoàn tòan bảo vệ bởi luật bản quyền là những sản phẩm liên quan tới lĩnh vực quân sự quốc gia, nền kinh tế và sức khoẻ cộng đồng. Trung Quốc không cấp bản quyền cho các loại hoá chất và dược phẩm vơí lý do là các quốc gia khác có cùng trình độ phát triển cũng không công nhận bản quyền những sản phẩm này.
Các luật bản quyền ở các nước có sự thay đổi lớn, và không thể vội vã kết luận rằng vấn đề bản quyền chỉ bị giới hạn ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nước kém phát triển . Các quốc gia công nghiệp phát triển cũng có thể loại bỏ các sản phẩm khỏi danh mục được bảo vệ bản quyền. G.D. Searle có bằng độc quyền sáng chế từ năm 1992 cho sản phẩm aspmartame nhưng vẫn không nhận được sự bảo hộ bản quyền ở các nước Châu Âu và Nhật Bản . Trong nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm của mình phát triển, Nhật Bản đã dự định sửa đổi lại luật bản quyền nhằm cho phép các công ty Nhật Bản được quyền sao chép từng phần những phần mềm hiện tại một cách hợp pháp mà không cần sự đồng ý của những người sản xuất nguyên bản. Canada là quốc gia công nghiệp duy nhất yêu cầu thực thi việc cấp giấy phép sử dụng bản quyền cho thuốc gây nghiện. Smith Kline đã thành công với Tagamet - một loại ma tuý được sử dụng để điều trị chứng nhiễm trùng, nhưng chỉ 4 năm sau khi Tanamet xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường Mỹ , Canada đã cấp cho Novopharm giấy phép sản xuất một loại thuốc giống hệt. Kết quả là Smith Kline đã kiện chính phủ Canada đã xâm phạm bản quyền sáng chế.
Một nhà sáng chế cần hiểu rằng: một bằng sáng chế nhận được ở một quốc gia có nghĩa là nó sẽ chỉ được bảo vệ ở trong phạm vi quốc gia đó. Để nhận được sự bảo hộ rộng rãi hơn, các nhà sáng chế nên nộp đơn xin cấp bản quyền ở những thị trường quan trọng khác. Một số hiệp định quốc tế giúp đơn giản hoá quá trình rắc rối này. Một trong số những hiệp định này là Hiệp ước hợp tác quốc tế về bản quyền (Patent Cooperation Treaty - PCT). Hiệp ước PCT có 30 nước thành viên tham gia (xem bảng 5-1). PCT là một hiệp ước đa phương. Nó cho phép nhà sáng chế trình một đơn xin công nhận bản quyền cùng một lúc ở tất cả các quốc gia thành viên. Do vậy, Nó thay thế cho việc phải làm đơn riêng để trình lên từng quốc gia.
Bảng: 5-1 International Patent Cooperation Union (PCT Union)
STT Các nước thành viên (năm 1980) Ngày gia nhập hiệp ước
1 Australia 31/3/1980
2 áo 23/4/1979
3 Brazin 9/4/1978
4 Cameroon 24/1/1978
5 Cộng hòa Trung Phi 24/1/1978
6 Sát 24/1/1978
7 Công-gô 1/12/1978
8 Đan Mạch 1/12/1978
9 Phần Lan 1/10/1980
10 Pháp 25/2/1978
11 Ga-bông 1/12/1978
12 Cộng hòa liên bang Đức 1/12/1978
13 Hungary 27/6/1980
14 Nhật 1/10/1978
15 Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên 8/7/1980
16 Liechtenstein 19/3/1980
17 Luxembourg 30/4/1978
18 Madagsca 24/2/1978
19 Malauy 24/2/1978
20 Monaco 22/6/1979
21 Hà Lan 10/7/1979
22 Nauy 1/1/1980
23 Rumani 23/7/1979
24 Senegal 24/1/1978
25 Liên Xô 29/3/1978
26 Thuỵ Điển 17/5/1978
27 Thuỵ Sỹ 24/1/1978
28 Togo 24/1/1978
29 Anh 24/1/1978
30 Mỹ 24/1/1978
Nguồn: Joseph M. Lightman "Bảo vệ bản quyền ở nước ngoài: Các hiệp ước và luật quốc gia trong thực hành kinh tế đối ngoại (Washington đưẻC Bộ Thương Mại Mỹ, 1981), trang 57
Một hiệp định quốc tế khác được đưa ra bởi nhóm Paris (Công ước Paris) hay công ước quốc tế về bảo vệ sở hữu công nghiệp năm 1883. Nhóm Paris bao gồm khoảng 80 nước thành viên (xem bảng 5-2). điều khoản quan trọng nhất là "quyền ưu tiên", điều này có nghĩa là với việc đăng ký bản quyền ở một quốc gia thành viên, nhà sáng chế sẽ có một năm kể từ ngày đệ đơn đầu tiên để xin đăng ký bản quyền ở các quốc gia khác trước khi mất sự bảo hộ. Thêm vào đó, Công ước này đã xây dựng những luật lệ, quy tắc và quyền khác của sở hữu bản quyền. Điều luật "đãi ngộ quốc gia" ngăn chặn sự phân biệt đối xử bằng cách yêu cầu các quốc gia thành viên đối xử với những người nước ngoài trình đơn xin đăng ký bản quyền như đối với công dân nước mình. Quy tắc "tính độc lập của bằng sáng chế" tạo ra sự bảo hộ rộng rãi hơn vì sự huỷ bỏ hay hết hạn bảo hộ bản quyền sáng chế ở quốc gia cấp bản quyền đầu tiên không ảnh hưởng tới hiệu lực bảo hộ ở các quốc gia khác.
Sự tập trung hoá bảo hộ nhãn hiệu thương mại dễ dàng hơn là tập trung vào bảo hộ bản quyền sáng chế. Một hiệp ước với mục đích tạo ra sự đăng ký bản quyền quốc tế là Hiệp định Madrid về Đăng ký Nhãn hiệu Thương mại Quốc tế. 22 quốc gia phần lớn ở châu Âu là những thành viên ký kết hiệp định này, mặc dù Hoa Kỳ không tham gia. Hiệp định Madrid cho phép tự động mở rộng sự bảo hộ tới tất cả các quốc gia thành viên khi một công ty trả khoản lệ phí khoảng 300$ cho sự bảo hộ trong 20 năm. Sau khi người sở hữu nhãn hiệu thương mại đã đăng ký ở một quốc gia thành viên, phòng Quốc tế của tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization- WIPO) có trụ sở tại Geneve sẽ phát hành và gửi một bản đăng ký quốc tế tới các cơ quan quản lý nhãn hiệu thương mại ở các quốc gia thành viên để đối chiếu xem có phù hợp với luật quốc gia của họ không.
Hiệp ước Đăng ký Nhãn hiệu Thương mại ( Trademark Registration Treaty - TRT) đơn giản hoá hơn nữa quá trình nộp đơn đăng ký sở hữu bản quyền bởi nó không yêu cầu phải đăng ký trước tiên ở nước mình như trong hiệp định Madrid. Nếu một quốc gia thành viên được nêu tên trong bản đăng ký bản quyền không bác bỏ nó theo luật của quốc gia mình trong vòng 15 tháng thì nhãn hiệu đó được coi là đã được đăng ký ở nước này.
Bảng 5-2: Tổ chức Quốc tế về bảo hộ Sở hữu Công nghiệp (Nhóm Paris)
Các nước thành viên (năm 1980)
Algeria Hungary Philppin
Achentina Iceland Balan
Australia Indonesia Bồ Đào Nha
áo Iran Rumani
Bahamas Irăc San Mảino
Bỉ Ai Len Senegal
Benin Israel Nam Phi
Nhãn hiệuaxin Italia Nam Rhodesia
Bungari Bờ biển ngà Liên Xô
Burundi Nhật Bản Tây Ban Nha
Camơrun Gioocđani Sri Lanka
Canada Kenya Suriname
Cộng hoà Trung Phi Lebanon Thuỵ Điển
Sat Libyan Arab Jamahiriya Thuỵ sỹ
Côngô Liechtenstein Xiri
Cuba Lucxămbua Tanzania
Cyprus Madagasáng chếa Togo
Sec và Slovakia Malauy Trinidad và Tobago
Đan Mạch Malta Tuynisi
Cộng hoà Đôminica Mauritani Thổ Nhĩ Kỳ
Ai cập Mauritius Uganda
Phần Lan Mêhicô Anh
Pháp Monaco Mỹ
Gabông Marôc Upper Volta
CH Dân chủ Đức Hà lan Urugoay
CH Liên bang Đức Niu Dilân Việt Nam
Ghana Niger Nam tư
Hy lạp Nigeria Zaire
Haiti Nauy Zambia
Holy See
Nguồn: Joseph M. Lighthương mạian "Bảo vệ bản quyền ở nước ngoài: Các hiệp ước và luật quốc gia trong thực hành kinh tế đối ngoại (Washington đưẻC Bộ Thương Mại Mỹ, 1981), trang 58-60.
Ngoài ra còn có một số hiệp ước và hiệp định khác. Như là Công ước về bản quyền của Châu Âu (European Patent Convention - EPC) thiết lập một hệ thống công nhận bản quyền lẫn nhau giữa các quốc gia Tây Âu. Theo đó, một người chỉ phải gửi một đơn đăng ký bản quyền quốc tế tới phòng bản quyền Châu Âu - Cơ quan quản lý các đơn đăng ký cấp bằng sáng chế - cho sáng chế của mình. Các nước Châu Mỹ Latinh có Công ước liên chính phủ các nước Mỹ latinh về Sáng chế, Bản quyền, Thiết kế và Kiểu dáng công nghiệp (Inter-American Convention on Inventions, Patents, Designs and Industrial Models). Chi phí cho việc đăng ký bản quyền nr quyền là rất cao. Trong hai năm 1972-1973, Squibb merk và Upjohn xin đăng ký 349 sáng chế và đã phải chi 30 Triệu USD. Gần đây, Genetech và Biogen đã tranh chấp với nhau về quyền sáng chế ra chất protein Alpha (Một loại Protein của người có khả năng điều trị một số bệnh ung thu và nhiễm trùng do virus gây ra. Genetech đã gửi hôưn 1400 đơn xin cấp bằng sáng chế và nhận được 80 giấy chứng nhận bản quyền ở các quốc gia. Năm 1983, Biogen đã tiêu tốn hơn 1 triệu USD cho lệ phí xin cấp bản quyền.
Ngoài ra còn có những chi phí còn lớn hơn cả lệ phí nộp đơn đăng ký bản quyền ban đầu. Công ty sẽ phải trả phí duy trì bản quyền định kỳ (đó là những thứ thuế hàng năm ) trong suốt thời gian tồn tại của bản quyền để giữ cho nó có hiệu lực. Việc đăng ký bản quyền lần đầu cũng như việc đăng ký lại cũng phải chịu thêm những yêu cầu khác. Yêu cầu cung cấp bằng chứng chứng minh mình là người sáng chế luôn được đưa ra trong quá trình sử dụng và tiếp tục sử dụng bản quyền.
Chi phí cho việc xin cấp bằng sáng chế và duy trì hiệu lực của nó còn có thể lớn hơn cả lợi ích mà nó đem lại. Tại Anh, hoạt động sản xuất băng đĩa bất hợp pháp là không thể kiểm soát được vì tiền phạt vi phạm bản quyền chỉ thấp hơn 100$. Thậm chí, cảnh sát còn cho rằng bọn tội phạm tỏ ra không quan tâm và rất mơ hồ về hành vi vi phạm pháp luật của mình. Như là một quy luật của cạnh tranh, xin đăng ký bản quyền và đăng ký bản quyền là vấn đề sống còn và rất thiết yếu tại các thị trường quan trọng nhất (đó là: Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản). Với những quốc gia công nghiệp phát triển khác như Pháp, Italia, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ thì lợi nhuận tiềm năng sẽ bù đắp được những chi phí . ở Đông Âu hay Đài Loan thì điều naỳ là phi kinh tế, không đáng công để đăng ký bản quyền ở những nơi này vì ở những nước này luật bản quyền được áp dụng quá lỏng lẻo, dường như là không tồn tại trên thực tế. Gucci và Rolex đã phải cạnh tranh dai dẳng và thất bại thảm hại trên những thị trường này.
Mặc dù những chi phí bỏ ra để nhận bản quyền là rất lớn nhưng các nhà sản xuất phải nhận thấy rằng nếu không có nó thì thiệt hại còn có thể lớn hơn nếu muốn kinh doanh lâu dài trên thị trường này. Nhà sản xuất muốn kiện ra toà những kẻ xâm phạm bản quyền thường phải đối mặt với một khó khăn là chứng minh quyền sở hữu bản quyền. Việc nhà sản xuất không nhận được bản quyền sáng chế đã khuyến khích những kẻ xâm phạm bản quyền hoạt động mạnh mẽ hơn và làm tăng chi phí cho các phiên toà cũng như gây khó khăn cho việc chứng minh quyền sở hữu sáng chế của mình. Chi phí cho một phiên toà có thể dễ dàng vượt quá chi phí đăng ký bản quyền tại một số quốc gia.
Giá trị của bản quyền được thể hiện rõ ràng với chiến thắng của IBM trong vụ kiện chống lại các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản. Với tội danh sao chép trái phép các phần mềm của IBM sử dụng cho các máy móc thiết bị của mình, Fujitsu đã buộc phải trả cho IBM hàng triệu đôla, 8 triệu đôla một tháng cho tới năm 2002. Cũng như vậy, Hitachi đã phải trả cho IBM từ 2-4 triệu đôla một tháng và phải để cho IBM kiểm tra tất cả các sản phẩm mới của Hitachi để chắc chắn rằng nó không xâm phạm bản quyền của IBM. Tổng số tiền mà Hitachi phải trả cho IBM trong 8 năm ước tính khoảng 194-384 triệu đôla. Nhưng IBM với mục đích gây áp lực lên Fujitsu đã công bố vào năm 1986 rằng họ sẽ không thu một đồng nào của Fujitsu. Một trường hợp khác là của Matsushita, hãng này đã bị phạt khoảng 2 triệu đôla khi bị hải quan Mỹ phát hiện đã xâm phạm bản quyền chương trình BIOS của IBM (basis input anh output system)
Trong quá trình nộp đơn xin đăng ký bản quyền cần phải phân biệt sự khác nhau về pháp luật giữa các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ (common law) và các quốc gia theo hệ thống luật châu Âu (luật văn bản quy phạm pháp luật - statute law) ở các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ xác định người sở hữu bằng sáng chế theo nguyên tắc "ưu tiên người sử dụng" (priority in use). Trong khi đó, người sở hữu bằng sáng chế ở các nước theo hệ thống luật châu Âu được xác định bởi "ưu tiên người đăng ký" (priority in registration). Điều này có nghĩa là người đầu tiên nộp đơn đăng ký bản quyền sẽ được công nhận , mặc dù sáng chế này thực ra đã được những người khác nghiên cứu ra và sử dụng trước đó. Trung Quốc cũng áp dụng hệ thống luật này. Hoa Kỳ cũng như các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ dựa trên nguyên tắc "người đầu tiên sáng chế ra".
Xâm phạm bản quyền
Xâm phạm bản quyền là hoạt động sao chép bất hợp pháp và trái phép các sản phẩm. Trên thực tế nó là hoạt động xâm phạm bản quyền sáng chế hoặc nhãn hiệu thương mại hoặc cả hai. Theo điều luật Laham của Mỹ, xâm phạm bản quyền nhãn hiệu thương mại được định nghĩa là: " một nhãn hiệu thương mại giả mạo, nó hoàn toàn giống hoặc thực tế là không thể phân biệt được với các nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký". Điều 42 của luật nhãn hiệu thương mại của Mỹ năm 1992 quy định cấm nhập khẩu hàng hoá xâm phạm bản quyền vào Mỹ.
Có một số mức độ khác của xâm phạm bản quyền. Mức độ cao nhất của xâm phạm bản quyền là sản phẩm giả thực sự, nó dùng tên của sản phẩm chính hiệu và trông giống hoàn toàn với sản phẩm đã đăng ký bản quyền. Tiếp theo là look alike or knock-off "hàng nhái", nó sao chép thiết kế của sản phẩm chính hiệu nhưng không sử dụng tên của sản phẩm này. Các sản phẩm nhái của Apple là Orange ở New Zealand, Lemon ở Italia, Apolo II ở Đài Loan. Bao bì nhái là một vấn đề rất nghiêm trọng, nó tạo ra doanh thu 3 tỷ đôla mỗi năm ở thị trường Mỹ cho bọn làm hàng giả do sự nhầm lẫn của khách hàng. Ví dụ như bao bì một hộp lọc dầu trông rất giống sản phẩm của Fram ngoại trừ một từ "For use" ở bên cạnh tên gọi Fram. Một ví dụ khác, hầu hết khách hàng liếc qua hộp Motorcare có dòng chữ, màu sắc và logo tương tự sẽ dễ dành nhầm nó với hộp Motorcraft mà không nhận ra rằng nhãn hiệu đã bị "thay thế" và hình chiếc ôtô tương tự đang chạy theo hướng ngược trở lại như trên bao bì sản phẩm chính hiệu.
Mức độ tiếp theo của xâm phạm bản quyền là reproduction or replica, một bản sao chép gần giống nhưng không hoàn toàn giống của Chanel 6 là Chanel 5. Cuối cùng mức độ thấp nhất của xâm phạm bản quyền là bắt chước hay hàng giả tương tự . Chúng là một bản sao chép nghèo nàn nhưng rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm chính hiệu. Nhưng việc sử dụng tên và hình dáng sản phẩm chỉ khác biệt rất ít so với sản phẩm chính hiệu là bất hợp pháp, nó làm cho người tiêu dùng bị lẫn lỗn giữa sản phẩm bắt chước và sản phẩm thật.
Xâm phạm bản quyền có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ theo người xâm phạm bản quyền có ăn cắp thông tin về sản phẩm trực tiếp hay không. Mỗi hình thức ăn cắp bản quyền có thể chia thành hai phân lớp tạo thành 4 chiến lược ăn cắp điển hình. Một chiến lược xâm phạm bản quyền trực tiếp là hành động sản xuất hàng giả được tiến hành ở một nước thứ 3nhằm tránh sự điều tra và kiểm soát của pháp luật, sau đó chúng lại được chuyển về bán tại nước của kẻ làm hàng giả. Một chiến lược khác của xâm phạm bản quyền trực tiếp là khi nhân viên của hãng bán những thông tin mật về sản phẩm của công ty mình cho đối thủ cạnh tranh nước ngoài và họ sử dụng những thông tin này để sản xuất sản phẩm và bán chúng tại chính thị trường của người đầu tiên sản xuất sản phẩm này. ở một chiến lược gián tiếp, kẻ ăn cắp bản quyền sử dụng một đại lý hay người trung gian để lấy cắp những thông tin về sản phẩm nhằm tránh những hậu quả pháp lý có thể gặp phải do tội ăn cắp bản quyền . Một chiến lược khác là hàng giả được sản xuất tại nước kẻ làm hàng giả sau đó được bán sang nước thứ 3 khác. Một chiến lược khác phức tạp hơn là hàng giả được sản xuất tại một nước thứ ba rồi bán sang nước sản xuất sản phẩm chính hiệu , nước người sản xuất hàng giả và các nước thứ 3 khác.
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi uỷ ban Thương mại Thế giới, thiệt hại của các hãng do sản phẩm giả gây ra năm 1978 là 3 tỷ USD. Mặc dù đã có những chính sách cứng rắn và nỗ lực thực sự nhưng những thiệt hại mà các công ty Mỹ phải gánh chịu lên tới 16-18 tỷ USD vào năm 1983 Và 20 tỷ USD trong năm 1984. Hàng năm có khoảng 3 triệu chiếc quần Levis giả được tiêu thụ và thiệt hại mà Disney phải chịu là 10 triệu USD. Thị phần của Apple ở Australia đã sụt giảm nghiêm trọng, từ 90% xuống còn 30% , một phần là do những sản phẩm nhái của Đài Loan. Gần 40% số ôtô của General Motor được bán ở Trung Đông là hàng nhái. Phòng Thương mại Quốc tế ước tính hàng nhái chiếm gần 5% lượng hàng hoá được tiêu thụ trên toàn thế giới hàng năm.
Ngoài những thiệt hại về tài chính, các công ty còn phải đối mặt với các thiệt hại gián tiếp khác. Hàng giả làm mất uy tín của các công ty này do nhãn hiệu của họ được đóng trên các sản phẩm kém chất lượng. Đây chính là vấn đề của G.D. Searle- nhà sản xuất thuốc tránh thai Ovulen gặp phải do thuốc giả có chất lượng lém hơn hẳn thuốc chính hiệu.
Số các sản phẩm bị làm giả là rất lớn. Những sản phẩm bị làm giả nhiều nhất là các nhãn hiệu hàng tiêu dùng được quảng cáo nhiều và các sản phẩm danh tiếng như rượu mạnh Hennessy, quần áo thời trang của Pierre Cardin hay Dior, hành lý xách tay của Samsonite, quần Jean Levis và đồng hồ đeo tay Cartier. Các sản phẩm khác là hàng công nghiệp như thức ăn bổ sung cho gia súc, các loại vaccin, mày điều hoà nhịp tim và bộ linh kiện máy bay trực thăng của Pfijer. Hàng giả còn bao gồm cả những sản phẩm thời trang của Gucci, túi xách LouisVuitton và cả những sản phẩm kỹ thuật như máy lọc dầu Fram, phụ tùng máy kéo Caterpillar.
Mặc dù hàng giả thường là các mặt hàng tiêu dùng có giá trị cao, tuy nhiên những mặt hàng tiêu dùng có gía trị thấp cũng không thoát khỏi tầm ngắm của những kẻ sản xuất hàng giả. Thậm chí, Coca-Cola cũng không phải luôn là hàng thật vì những kẻ làm hàng giả ở các nước kém phát triển rất dễ dàng đổ những thứ nước khác có mùi vị giống Coca-Cola vào chai Coca-Cola thật.
Hàng giả có thể được sản xuất ở bất cứ quốc gia nào, kể cả Mỹ hay Nhật Bản - nước có tổng sản phẩm quốc nội đứng thứ hai thế giới và cũng được coi là nước có nhiều sản phẩm nhái hơn bất cứ quốc gia nào. MITI, một trong số những đại lý đã phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này, đã rất bối rối khi các sản phẩm Cartier giả được bày bán ngay tại toà nhà nơi đặt trụ sở chính của mình. Một số quốc gia có xu hướng chuyên môn hoá sản xuất hàng nhái. Những nguồn hàng giả chính bắt nguồn từ Italia, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam á khác. Tổng gía trị các loại hàng giả từ Italia vào Mỹ mỗi năm lên tới 3 tỷ USD. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở Đài Loan, nơi rất nhiều nhà sản xuất địa phương không hề để ý tới bản quyền và bằng sáng chế. Tiềm năng xuất khẩu rất lớn của các thương vụ hàng giả đã khiến chính phủ các nước này nhìn nhận vấn đề này theo một cách khác. ở Mehicô, một nhà sản xuất hàng giả đã công khai mở một số cửa hàng "Cartier" tại các khách sạn thuộc sở hữu của Mỹ. Sau nhiều năm kiện tụng tại toà án Mêhicô và ít nhất 49 quyết định pháp lý chống lại những người bán lẻ được đưa ra, Cartier vẫn không thể nhận được sự hợp tác của các quan chức Mêhicô nhằm đóng cửa nhà sản xuất hàng giả này.
Việc kiểm soát hàng giả là rất khó khăn một phần là do đây là một ngành kinh doanh ít rủi ro và lơị nhuận cao. Để có được một lệnh khám xét một cơ sở kinh doanh là rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Số vụ việc được đưa ra xét xử ít và các khung hình phạt tù và phạt tiền thấp đã không tạo ra được sự ngăn chặn hữu hiệu. Hơn nữa, có rất nhiều người sản xuất hàng giả nhỏ, họ có thể dễ dàng di chuyển tới một địa điểm khác để tránh sự kiểm tra của cảnh sát. Thái độ của các cơ quan thực thi pháp luật và khách hàng chỉ dừng lại ở sự chỉ chích, thậm chí còn ôn hoà hơn. Rất nhiều khách hàng nước ngoài không hiểu được sự nghiêm trọng của xâm phạm bản quyền cũng như sự cần thiết phải tôn trọng nhãn hiệu thương mại. Các cơ quan thực thi pháp luật thì tin rằng bọn tội phạm chẳng hề chứng tỏ là sẽ thay đổi
Sẽ là bất hợp pháp nếu nhập khẩu vào mỹ một sản phẩm mang nhãn hiệu thương mại là "bản sao hay bắt chước"một nhãn hiệu thương mại của Mỹ. Trong khi đó, luật Hải quan của Mỹ cũng như nhiều nước khác chỉ yêu cầu xoá bỏ hay huỷ đi những nhãn hiệu thương mại của hàng nhái đó. Do vậy, người nhập khẩu những loại hàng hoá này chỉ gặp phải một chút khó khăn vì hàng hóa đó vẫn có thể được chuyển tới một nước thứ 3 và bán lại. Những sự bất lợi như vậy dường như không phải là trở ngại vì không có một hình phạt kinh tế đi kèm.
Luật Hải quan mới của Mỹ và những điều luật quốc tế tương tự cuối cùng đã đưa ra những hình phạt, những hình phạt naỳ đã thực sự đánh mạnh vào bọn sản xuất hàng giả và những người nhập khẩu các loại hàng giả này. Những điều luật này quy định phải tịch thu các loại hàng giả và nhân viên hải quan có quyền tịch thu và phá huỷ những loại hàng này. Những người nhập khẩu khẳng định đó là hàng thật thì phải có nghĩa vụ chứng minh điều này. Luật giả hiệu nhãn hiệu thương mại năm 1984 quy định có thể phạt hoặc bỏ tù những người sản xuất hàng giả. Làm hàng giả là một loại tội phạm liên bang và có thể bị trừng phạt vói khoản tiền phạt lên tới 1 triêụ $ và phạt tù tới 15 năm.
Mặc dù những điều luật mới của Mỹ làm cho việc bắt giữ hàng giả dễ dàng hơn nhưng vẫn có một cách khác chống lại hoạt động nhập khẩu hàng giả. Điều 42 của luật nhãn hiệu thương mại năm 1946 cấm nhập khẩu hàng giả và các loại sản phẩm có nhãn hiệu gần giống với những nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký tại Mỹ. Các công ty cũng có thể tự bảo vệ, chống lại sự xâm phạm bản quyền và bằng sáng chế theo chương 337 luật Thương mại năm 1974. Uỷ ban Thương mại Quốc tế có quyền không cho nhập khẩu những hàng hoá có sự vi phạm bản quyền. Việc cấm nhập khẩu còn có giá trị với các công ty hơn là các khoản tiền phạt do toà án quy định. Để cho việc giám sát và tịch thu hàng giả có hiệu quả, các công ty phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hải quan. Ví dụ như Apple đã hợp tác với hải quan Mỹ để ngặn chặn các loại bản sao của Apple vào thị trường Mỹ.
Để cho Hải quan Mỹ có thể bắt giữ hàng giả , cần phải có những bằng chứng xác đáng chứng tỏ những hàng hoá này thực sự là hàng giả. Vấn đề nảy sinh là một số hàng giả có bề ngoài giống hệt hàng thật. Do vậy, người sở hữu nhãn hiệu hàng hoá phải có thể đưa ra những bàng chứng chắc chắn. G.D. Searle đánh dấu những viên thuốc của mình bằng cách sử dụng những phươnh pháp bí mật. Các công ty khác chuyển sang sử dụng những công nghệ mới như bột từ tính ẩn, nhãn có gắn những con chíp rất nhỏ, mực biến mất- xuất hiện, những hình ảnh vẽ bằng tay của nhà sản xuất hay những dấu vân tay được số hoá trên nhãn hiệu. Levis Strauss sử dụng những nhãn có thể kiểm tra ( đó là những nhãn với những mẫu duy nhất trên sợi vải). Mỗi nhãn hàng làm tăng chi phí sản xuất một chiếc quần lên 1-2 cent và chi phí còn tăng lên khi thực hiện kiểm tra dấu hiệu tại kho. Alied Corp sử dụng Nhãn Thật ở bên ngoài thùng hàng, sau đó sử dụng một máy quét để so sánh nhãn trên thùng và mã số.
Thật là không hợp lý nếu một công ty chỉ chống hàng giả tại quốc gia mình. Cuộc chiến chông hàng giả phải được tiến hành tại quốc gia sản xuất hàng giả và tại các thị trường chính. Apple đã gửi đơn kiện những kẻ làm hàng giả tại Đài Loan, Hong Kong và New Zealand và đã dự định tiến xa hơn là kiện tại Singapore, Nhật Bản, Australia và Tây Âu. Mục đích cũng là nhằm ngăn chặn hàng giả xâm nhập thị trường các quốc gia công nghiệp phát triển - thị trường chính của các công ty. Để cho chiến lược này có hiệu quả, các công ty cần phải truy tìm những người phân phối, những nhà nhập khẩu và cả những người sản xuất hàng giả. Cartier đã gửi 120 đơn kiện những người bán lẻ ở hầu hết các thnàh phố chính. Do rất khó và mất nhiều thời gian để đóng cửa những nhà máy sản xuất hàng giả ở nước ngoài nên những người trung gian trở thành mục tiêu chính của chiến dịch chống hàng giả, do đó những người này nhận thức được mối nguy hiểm của việc cất trữ hàng giả.
Sự hợp tác mà các công ty nhận được từ Chính phủ nước ngoài trong việc giảm lượng hàng giả ở các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Hong kông thường tỏ ra nỗ lực và đáng tin cậy trong việc tiến hành các phiên toà xét xử bọn sản xuất hàng giả. Ngược lại, Đài loan tỏ ra lưỡng lự và không thể biết liệu họ có truy tìm những người sản xuất hàng giả hay không. Đài Loan bỏ ngoài tai những lời chỉ trích vì nền kinh tế của họ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động xuất khẩu hàng giả. Luật Thương mại và Thuế quan Mỹ được thông qua năm 1984 đã dự định đưa vấn đề chống hàng giả ra phạm vi quốc tế. Nó cho phép chính quyền liên bang được tước bỏ những ưu đãi thuế quan và miễn thuế nhập khẩu cho những nước kém phát triển nếu họ không có những nỗ lực cần thiết nhằm kiểm soát nạn hàng giả bắt nguồn từ quốc gia mình.
Sự đe doạ tước bỏ quy chế GSP đã được áp dụng với Đài Loan và Hàn quốc. Hàn Quốc được biết đến như là "vương quốc của hàng giả", có sự bảo hộ sở hữu trí tuệ rất lỏng lẻo. Họ không tham gia bất kỳ hiệp ước về bản quyền quốc tế nào. Do đó, có thể thấy rằng có sự xâm phạm bản quyền tràn lan đối với những tác phẩm xuất bản của nước ngoài như băng nhạc, phần mềm máy tính, hoá chất và dược phẩm. Sự im lặng của chính phủ là do họ muốn bảo vệ các công ty và nhân công của nước mình. Sẽ có 700000 chỗ làm sẽ bị ảnh hưởng nếu chính phủ tiến hành chống hàng giả. Biện pháp gây áp lực cũng được nhiều nước sử dụng, đầu tiên là Mỹ, cuối cùng họ đã buộc chính phủ Hàn Quốc phải tiến hành những biện pháp bảo hộ tốt hơn đối với các sản phẩm của nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn những nghi ngại về việc thực thi pháp luật thực sự ở nước này.
Cuối cùng, các công ty phải đầu tư thiết lập một hệ thống giám sát riêng cho mình. Cách chống hàng giả tốt nhất là tấn công lại những kẻ làm hàng giả chứ không phải chỉ dựa vào hoạt động thực thi pháp luật của chính phủ. Một công ty máy tính ở Đài Loan cho phép các khách hàng của mình mang sản phẩm giả tới để đổi lấy một sản phẩm chình hiệu với một mức chiết khấu nhất định. Channel tiêu tốn hơn 1 triệu đôla một năm để bảo vệ sản phẩm của mình. Họ truy tìm những kẻ làm hàng giả bàng cách sử dụng một máy tính để cập nhật những nhãn hiệu được bảo hộ ở rất nhiều quốc gia , những cái tên của...
Envirowall, và George Alexander, phó giám đốc phụ trách Marketing, đều rất lo lắng vì tin tức này.Những gì đã dường như là một sự khởi đầu suôn sẻ với Envirowall đã trở thành thảm hoạ. Envirowall đã hi vọng sẽ kí kết một vài hợp đồng mà dẫn tới sự thành lập một nhà máy chế tạo ở khu vực tự do thương mại ở Bắc Ai Cập.
Những thông tin căn bản về công ty:
Thành lập vào đầu thập niên 1970, là kết quả của việc tổ chức lại Jersey Panelwall, một công ty ra đời năm 1952 ở New Jersey. Công ty nguyên thuỷ đã tập trung vào việc sản xuất rông rãi những bức tường ghép được tiêu chuẩn hoá. Những tấm ghép này đượDịch Marketing quốc tế.
Và nhãn hiệu gần đây của họ,như: Channel,Chabel,hoặc Replica số 5.
Một sách lược khuyến khích khác đã được hãng Cartier sử dụng.Họ mở những cửa hàng của mình thẳng trực tiếp ra phố với những cửa hàng bán đồ giả,buộc những nhà bán lẻ cho những nhà sản xuất đồ giả phải ngừng việc bán hàng để cho một mối quan hệ phân phối độc quyền trong quốc gia tại Mexicô.
Khi chi phí của việc giám sát cao, việc tạo ra một hiệp hội nhằm mục đích thu thập thông tin và bằng cớ có vẻ thích hợp hơn. Apple, Lotus, Ashtontate, Microsoft , Autodesk và Word Perfect đã thành lập một hiệp hội phần mềm kinh doanh như là một đội thanh tra. Đội này đã thành công trong việc cung cấp thông tin cho chính quyền nhằm bắt giữ những kẻ vi phạm bản quyền.Chiến lược này giảm chi phí đồng thời tăng tính hợp tác và hiệu quả.
Thị trường xám
"Thị trường xám" tồn tại khi một nhà sản xuất kinh doanh với một nhà phân phối không định trước mà hoạt động như một nhà phân phối được lên kế hoạch và ra đời thuật ngữ: phân phối song song.Nhờ kênh phân phối này,hàng hoá thị trường xám chu chuyển toàn cầu cũng như trong phạm vi quốc gia.Trong thuật ngữ quốc tế, hàng hoá thị trường xám là những sản phẩm cung cấp bởi một nhà phân phối chưa đăng kí.Những sản phẩm đang chú ý đã sử dụng cách này là:đồng hồ, camêra, ô tô,nước hoa, và hàng điện tử.
Qui mô của thị trường xám phát triển rất đều đặn và ổn định ở Mỹ,từ 2% hàng xuất khẩu năm 79 lên tới 20% năm 81.Qui mô của thị trường xám đã đatl tới 7 tỷ đôla năm 1984, chiếm tới 3-4 tỉ đôla thị trường đồng hồ ở Mỹ,100 triệu đôla hàng chế tạo là hàng thuộc thị trường xám.Đối với hãng Seikô vấn đề này rất nghiêm trọng, bởi cứ 1 trong 4 đồng hồ Seiko nhập khẩu vào thị trường Mỹ là hang giả.
Một dân buôn chợ đen có thể thu thập hàng bằng hai cách cơ bản.Một là đặt hàng trực tiếp của nhà sản xuất thông qua nhà trung gian,để che dấu thông tin và mục đích của mình.Hai là, mua những hàng hoá của những tàu buôn nước ngoài trên thị trường mở nước ngoài.Các nước Châu á nói chung và Hồng Kông nói riêng là những thị trường được ưa chuộng bởi vì giá hangf buôn ở đây thường thấp hơn rất nhiều so với nơi khác.ảnh hương to lớn của chợ đen thậm chí còn khiến một số quốc gia chú ý tới việc kiểm soát hàng hoá này cho các nước thứ 3,đặc biệt là Mỹ.Tây Đức thực hiện điều này bằng cách giảm tất cả thuế nhập khẩu và thuế VAT trong nước cho hàng xuất khẩu lại.Sân bay Roisy-Paris đã trở nên nổi tiếng đối với những nhà trung gian buôn bán quốc tế bởi ngững kho hàng miễn phí đựơc cung cấp cho hàng hoá chuyển tàu, mà hàng này cũng không bị đánh thuế.Sân bay này cũng cho phép việc phân phối nhanh chóng bởi hàng hoá vận chuyển không qua khâu trung gian.
Sự tồn tại của chợ đen cũng gây ra nhiều tranh cãi.Có rất nhiều những lời than phiền và yêu cầu đánh thuế được đưa ra. Cuối cùng người ta đặt ra 4 câu hỏi:
1) Tại sao lại tồn tại thị trường xám.
2)Hàng hoá ở thị trường này có hợp pháp không?
3)Những hoạt động ở đây có ích không?
4)Hàng hoá ở đây có thực sự kém phẩm chất hơn không?
Mặc dù có một vài lí do ra đời song sự khác biệt về giá cả là lí do thực sự duy nhất cho sự tồn tại của thị trường xám.Không có sự biện minh nào cho sự tồn tại này trừ nguyên do giá cả trên 2 loại thị trường nội địa trong chừng mực mà thậm chí với chi phí lưu thông tăng lên thì nẫn thu được khoản lợi nhuận hợp lí.Đây là một ví dụ điển hình cho lực lượng kinh tế trong sản xuất.Hàng hoá thị trường xám có thể được mua , nhập khẩu , bán lại bởi một nhà phân phối không đăng kí với giá thấp hơn rất nhiều mức giá thấp hơn rất nhiều mức giá đặt ra bởi nhà sản xuất,nhập khẩu và phân phối hợp pháp .Kết quả là, những hàng hoá giống nhau có thể có 2 giá bán lẻ khác nhau.
Việc hàng hoá ở thị trường xám có hợp pháp hay không không thể trả lời bằng sự chắc chắn tuyệt đối. Không giống như chợ đen , mà đã rõ ràng là phi pháp, thị trường xám giống như cái tên của nó, không phải là trắng hay đen-tiính hợp pháp vẫn nằm trong sự nghi ngờ.Đối với thị trường Mỹ, tất cả những hãng có đăng kí thương hiệu đã đăng kí của Mỹ đều được bảo vệ bởi sắc lệnh thuế năm 1930 và điều 42 của luật Lanham.Đạo luật này bảo đảm cho người sở hữu duy nhất thương hiệu của Mỹ đầu tư tiền vào việc thúc đẩy nhãn hiệu tới mức mà nhãn hiệu đó làm cho nhà sản xuất trở nên nổi tiếng trên nước Mỹ.Việc bảo đảm cho nhà sở hưũ thương hiệu khỏi sự cạnh tranh không công bằng từ những người đang tìm cách bán hàng hoá tương tự mà chưa được phép.Nếu người sở hữu 1 thương hiệu của Mỹ mua quyền phân phối từ những nhà sản xuất nước ngoài không liên quan, thì người sở hữu đó do vậy sẽ có khả năng được cơ quan Hải Quan dành cho quyền ngăn cản sự thâm nhập của hàng hoá mang nhãn hiệu đó.
Do vậy , một thương hiệu trước tiên phải được đăng kí với cơ quan đăng kí thương hiệu . Sau đó, thương hiệu này phải được đăng kí với Bộ Tài Chính nhằm chặn đứng những hàng nhập khẩu không được phép.Một nhà sở hữu thương hiệu đăng kí bằng cách gửi đơn tới tới Uỷ ban thuế quan, cùng với mức phí 190 đô la và cơ quan đăng kí thương hiệu sẽ cấp giấy chứng nhận.Điều 562 của Luật thuế năm 1930 qui định cơ quan Hải quancủa Mỹ ngăn chặn sự thâm nhập của hàng hoá nhập khẩu dưới nhãn hiệu được đăng kí vớiBộ Tài chính bởi 1 công ty hay một công dân Mỹ.Chỉ có những công ty tư nhân Mỹ mới được quyền xin cấp bảo hộ này.Quyên ngăn cản không được cấp cho công ty nước ngoài, bao gồm những công ty sử dụng công ty con ở Mỹ để nhập khẩu hàng hoá của mình vào Mỹ.Kết quả là, Canon và Minolta đã không thể đăng kí thương hiệu của mình với Hải quan Hoa Kì để hạn chế hàng hoá thâm nhập từ thị trường xms.
Sự hỗn loạn xảy ra do những luật lệ không phù hợp.Uỷ ban thương mại quốc tế quyết định ủng hộ Dủacell trong nỗ lực của họ nhằm cấm các loại pin nhâpj khẩu được sản xuất bởi một nhà máy của họ ở Bỉ phục vụ cho việc tiêu dùng ở Châu âu. Nhưng quyết định này sau đó bị Tổng thống Reagan bãi bỏ. Đồng hồ Bắc Mỹ, ngược lại, lại giành được quyền chống lại Buchwald Seybold Jeưelé cấm bán Piaget thông qua những đầu mối khoong có phép.Toà án cũng cấm cửa hàng St Photo số 47 nhập khẩu, mua và bán những đồng hồ Piaget nhập khẩu lậu. Piaget đã giành thắng lợi bởi tên của nó là thương hiệu ở Mỹ và nó có một pháp lệnh đặc biệt có hiệu lực của chính phủ chứng nhận rằng Piaget, một công ty con của North American Watch, là duy nhất được nhập. Trong một trường hợp khác, tuy vậy, toà án phúc thẩm ở New York bỏ trông pháp lệnh cấm một nhà phân phối khác việc bán sản phẩm caméa của Nhật cho những đại lí với giá thấp hơn.
Một trường hợp đáng chú ý khác liên quan tới J.osawa, nhà phân phối toàn cầu đã được công nhận của Bell và Howell:Mamiya,. J. osawa đã mua Bell &Howell: Mamiya,một công ty chuyên phân phối sản phẩm của Osawa trên thị trường Mỹ.J.osawa sau đó đã thắng trong 1 vụ kiện mà nhờ đó đã ngăn cản được Masel supply: một công ty kinh doanh quốc tế có trụ sở tại Hông kông, trong việc phân phối các sản phẩm của osawa trên thị trường Mỹ. Masel đã phản công lại bằng cách lập luận rằng đặc quyền của Bell&Howell đáng ra không đựơc cấp vì sự thiếu tinh độc lập, khi Bell&Howell, Mamiya và óăa mua lẫn nhau.
Hiện tại, điều luật này có vẻ nghiêng về phía các kênh phân phối loại 1. Toà án tối cao của Mỹ qui định rằng nhà sở hữ thương hiệu sẽ không bị ảnh hưởng gì về danh tiêngs bởi sẽ không có sự lẫn lộn nào về xuất xứ của hàng hoá và rằng một nhà sản xuất có thể dán nhãn và quảng cáo để thông báo cho công chúng biết sự thiếu đảm bảo của thị trưòng xams. Toà án ở nhiều nước khác cũng gặp phải tình huống tương tự. Các thẩm phán Nhật Bản đã áp dụng điều luật này nhiều lần đối với các nhà nhập khẩu thuộc thị trường xám.
Đạo luật thương mại bình đẳng của Anh cho phép những nhà bán buôn bán cho bất cứ nhà bán lẻ nào mà ngược lại họ cũng được mua của bất kì nhà bán buôn nào.Toà án " đạo luật thương hiệu của đất nước không đòi hỏi (nhà sản xuất) một phương tiện nào cho việc thành lập một chiến lược giá cả phân biệt đối xử đơn giản bằng cách thành lập một chi nhánh của Mỹ với cái tên danh nghĩa cùng với thương hiệu của họ.
Đối với những nhà sản xuất , các nhà kinh doanh đã đăng kí , việc phân phối song song chẳng có tác động gì nhưng đối với freeloaders hoặc những người ăn bám như trên, những người có lợi từ những vụ đầu tư và thiện chí của các ông chủ hợp pháp thì rất có ích.Những nhà buôn bán trên thị trường xám lại nhìn tinh huống trên theo một cách khác.Họ đổ lỗi cho những nhà sản xuất về việc không đặt giá một cách cạnh tranh và cho rằng những hạn chế trong phân phối của các nhà sản xuất là để che dấu cho sự độc quyền hoàn toàn về giá.Những nhà phân phối song song tuyên bố sẽ liên kết nhiều hơn với các khách hàng bằng việc cung cấp các hình thức phân phối được chọn lựa và hợp pháp ,mà có khả năng đem đến cho khách hàng hàng hoá giống như vậy với một cái giá thấp hơn nhưng đúng giá trị nhờ hệ thống kinh doanh tự do.Một vài nhà phân phối song song thậm chí còn
kiện hãng Mercedez Benz bởi việc hạn chế bán hàng của họ đã vi phạm đạo luật Clayton và Sherman.Họ đã chỉ ra rằng ,thương hiệu được đưa ra để chống lại sự gian dối hơn là để hạn chế phân phối.
Với sự biện minh rằng hàng hoá ở thị trường xám là kém phẩm chất hơn ,các nhà sản xuất và những nhà kinh doanh đã đăng kí đã từ chối cung cấp những hàng hoá trên bởi họ cho rằng hàng hoá ở thị trường xám không dành cho tiêu dùng ở Mỹ.Do đó,hàng hoá thuộc loại trên là hang giả, loại 2 hoặc hàng không được bán, và khách hàng có thể bị nhầm lẫn bởi họ tin rằng mình đã nhận được các sản phẩm giống hệt cùng với sự bảo hành của Mỹ.Các nhà buôn ở thị trường xám , tuy vậy,lại không đồng tình với luận điểm này. Theo họ, không có một bằng chứng nào chứng minh hàng của họ sản xuất lại kém chất lượng hơn.Thật không thể hình dung rằng một nhà sản xuất lại ngừng dây chuyên sản phẩm chỉ để làm ra mẫu sản phẩm khác cho thị trường phi Mỹ.Như vậy ,hàng hoá của thị trường xám là những sản phẩm chính cống đối đầu với qui định sản xuất ngặt nghèo.còn về việc đảm bảo kém hơn và việc từ chối cung cấp các hàng hoá thuộc thị trường xám của các nhà sản xuất theo các điều khoản đảm bảo,các nhà phân phối song song không có liên quan gì bởi họ có các trung tâm dich vụ đảm bảo của mình mà có thể cung cấp dịch vụ tương đương nếu không muốn nói là tốt hơn.Bộ phận dịch vụ của họ thường tiếp cận thị trường của mình sát hơn.Những nhà kinh doanh trên thị trường xám cũng chỉ ra rằng họ sẽ không thể sống sót trong cuộc đua lâu dài này nếu họ không cung cấp dịch vụ và bảo đảm có chất lượng.
Những lập luận của cả hai bên đều chính đáng và có giá trị.Nhưng có một điều là đương nhiên:Các nhà cung cấp đã đăng kí bị ảnh hưởng nhiều bởi việc phân phối song song.Họ bị mất thị phần cũng như quyền kiểm soát giá cả.Họ co thể phải cung cấp dịch vụ cho những hàng hoá bán bởi các đối thủ phân phối song song,và tiếp theo là sự mất đi thiện cảm khi mà khách hàng không có khả năng nhận được sự sửa chữa chính đáng.
Những nhà sản xuất và cung cấp đã đăng kí rõ ràng đã nhận thấy sự cần thiết phải hạn chế thị trường xám.Có một vài chiến lược phục vụ cho mục đích này. Một cách là theo dõi con đường vận chuyển của hàng hoá thị trương xám.Các nhà sản xuất có thể sử dụng số xêri trên sảm phẩm và thẻ bảo hành để xác định người liên quan tới việc phân phối không đăng kí.Nhưng có 2 vấn đề nảy sinh khi sử dụng cách này.Thứ nhất,sử dụng những số có mẫu đặc biệt hoặc những dấu hiệu đặc định trên sản phẩm làm tăng chi phí kiểm kê và ảnh hưởng tới sự linh hoạt của nhà sản xuất trong việc gửi hàng đi nhanh chóng và ít tốn kém tới các thị trường mà có nhu cầu tăng đột biến.Thứ hai la, thậm chí khi những nhà kinh doanh không đăng kí có bị phát hiện,thì một câu hỏi được đặt ra là sẽ làm gì để xử lí tình huống này.Nếu Canon dừng cung cấp hàng cho Hà Lan thì các nhà kinh doanh đơn giản sẽ nhập máy camera thay thế từ Tây Đức.Hơn nữa,bất kì một hành động công khai và dự tính trước nào chống lại những nhà kinh doanh trên thị trường xám có thể sẽ bị cho là sự kiềm chế bất hợp pháp thương mại trong nước và quốc tế.
Một chiến lược khác là tuyên truyền cho khách hàng.hãng Minolta đã tiến hành các hoạt động quảng cáo nhằm thông báo cho khách hàng rằng máy camểa do thị trường xám sản xuất sẽ có đảm bảo kém hơn.Chiến lược này có nhiều rủi ro bởi thông điệp này ngụ ý rằng có một vài sai sót với sản phẩm của riêng nhà sản xuất.
Cách có hiệu quả hơn cả để xoá bỏ thị trường xám là xoá bỏ nguyên do dẫn đến sự có mặt của nó : sự không nhất quán về giá giữa các thị trường. Hợp lý giá cả sẽ đặt các nhà bán lẻ thị trường xám ra khỏi thị trướng.Song, phương cách này đòi hỏi nhà sản xuất phải giảm giá ở các thị trường có lợi nhuận nhiều nhất.Một vấn đề nữa nảy sinh cùng với chiến lược này là nó ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh uy tín của sản phẩm và giá trị của nhãn mác.Những nhãn mác đích xác rất thành công bởi sự ưa thích của những trưởng giả và những người ưa dùng đồ ngoại, và họ rất thích được ca ngợi bởi những hàng hoá xa xỉ đắt tiền.Trong trường hợp của xe ô tô,việc giảm giá phá vỡ tỉ lệ bảo hiểm và giá trị bán lại,làm nảy sinh một tình huống kì quặc là làm ra xe mới còn rẻ hơn đồ dùng rồi.
Để giải quyết những vấn đề đã nêu trên , người ta đã sử dụng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.Hãng Porch đã làm những chiếc xe khoẻ hơn và trang bị tốt hơn dành cho thị trường Mỹ nhằm tương ứng với giá cao hơn.Điều đánh giá ở đây là sự khác biệt về thiết bị rất đáng chú ý và đem đến khác biệt về giá.Nhãn hiệu đa dạng cung có thể được dùng cho một sản phẩm ,với việc mỗi nhãn hiệu ứng với 1 thị trường xác định.Tuy nhiên ,cũng như các chiến lược khác,sử dụng đa nhãn hiệu ảnh hưởng tới qui mô kinh tế,cũng như gia tăng chi phí sản xuất , kiểm kê, và marketing.
Kết luận
Phần này đã nghiên cứu các vấn đề pháp lý khác nhau liên quan tới việc điều hành hoạt động kinh doanh quốc tế.Bởi sự đa dạng của các hệ thống luật pháp, sự thông hiểu và cơ cấu thi hành luật lệ khác nhau, cuộc tranh luận này sẽ phải, cần thiết,một chút chung hơn. Dựa trên một lí do căn bản tương tự, sẽ là không thể đối với những nhà quan lí cao nhất và những người phụ trách pháp lí tại trụ sở của công ty có thể tự mình nắm vững toàn bộ luật nước ngoài.
Để đánh giá đúng vấn đề và sự tinh vi của hệ thống luật nước ngoài, rõ ràng điều cần thiết là nên hỏi ý kiến của luật sư được uỷ quyền ở nước đó để tìm ra tổ chức hoạt động của một công ty bị điều chỉnh bởi luật như thế nào.Để đương đầu với một vấn đề như hối lộ, thiếu hợp tác,vi phạm, thì những dich vụ do các đại diện pháp luật ở địa phương là cần thiết.Và không kém quan trọng là sự hợp tác của chính phủ hai bên .
Môt trường luật pháp rất phức tạp và hay thay đổi, với sự phân bổ quyên hạn trong các hoạt động kinh tế của các nước khác nhau. Sự tác động qua lại của môi trường luật pháp trong nước , nước ngoài và quốc tế tạo ra nhiều trở ngại cũng như cơ hội.Nước tiếp nhận đầu tư có thể sử dụng công ty con của tập đoàn đa quốc gia
tại nước mình như là một cách tác động tới các công ty đa quốc gia và do dó có thể tác động tới chính sách của quốc gia kia.Cũng như vậy,nước đầu tư có thể ra lệnh cho công ty mẹ điều hành hoạt động của công ty con.Diều này do đó khó có thể tìm thấy một tình huống mà một công ty đang chịu sức ép chống lại những chỉ đạo của hai chính phủ.Nhưng một công ty đa quốc gia có thể sử dụng mạng lưới toàn cầu của mình để chống lại một sự đe doạ như vậy bằng cách chuyển hoặc đe doạ chuyển những hoạt động bị gây ảnh hưởng sang một nước khác, do vậy làm giảm đi ảnh hưởng của chính phủ lên hoạt động của nó.đây chính là quyền bù đắp mà cho phép công ty có một sự tự do trong việc điều chỉnh các chiến lược marketing mix.
Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ là những hợp đồng hợp pháp và những thoả thuận có thể chỉ tốt đối với các bên tham gia và những quốc gia thực hiện chúng.ở Indonesia,thoả thuận hợp pháplà một sự bắt buộc về mặt đạo đức và có thể vì thế không bị bắt buộc thi hành tại toà án trong trường hợp có tranh chấp. Do đó, một hợp đồng không thể sử dụng để thay thế cho sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa các bên hay là để che chắn cẩn thận cho đối tác kinh doanh.
Câu hỏi:
1) Hãy mô tả sự đa dạng của môi trường luật pháp?
2)Hãy phân biệt hệ thống luật
3)Nêu ví dụ về những sản phẩm không thể nhập khẩu vào Hoa kì.
4)Giải thích môi trường luật trong nước có thể ảnh hưởng thế nào đến marketing mix.
5)áp dụng đặc quyền ngoại giao trong luật là gì?
6)Tại sao các công ty đa quốc gia thích sử dụng công ty con ở thị trường nước ngoài?
7)Phân biệt bằng sáng chế,thương hiệu ,quyền sở hữu và sự vi phạm.
8)Nhà sở hữu thương hiệu có thể làm gì để giảm tối thiểu
9)Phân biệt quyền ưu tiên trong sử dụng với quyền ưu tiên trong đăng kí.
10)Những sản phẩm nào là của thị trường xám?Chúng có hợp pháp không?
Phân công thảo luận và
1) Hãy xem xét những điều luật của Mỹ được trích dẫn trong chương này.Bằng cách này hay cách khác, chúng cản trử hàng xuất khẩu của Mỹ.Bạn có đồng tình với cách phân tích của các luật này từ cái nhìn của Uỷ ban an ninh quốc gia và các chính sách nước ngoài?
2) Giả thiết rằng các cơ quan của chính phủ khác nhau giám sát hàng hoá xuất khẩu của Mỹ về lĩnh vực công nghệ cao có những mục tiêu mâu thuẫn , bạn có ý kiến gì( đề xuất gì) để cải thiện tình hình này?
3) Tại sao đối mặt với hối lộ lại rất khó khăn đối với các công ty đa quốc gia?
4)Liệu các nhà kinh doanh trên thị trường xám có cung cấp những dịch vụ marketing hữu hiệu cho các khách hàng cũng như cho các nhà sản xuất?
5) Luật hải quan Mỹ qui định đồng hồ cần phải được dán tem khi lưu chuyển. Hãng Seiko đã phản đối rằng đồng hồ Seiko trên thị trường xám nhập khẩu tại cảng của Mỹ không đủ tiêu chuẩn bởi việc mở của
Trường hợp 5-1: Envirowall, không được hợp tác.
Ngày 10/10/1973 Béntone, giám đốc củac sử dụng rộng rãi trong nganhf xây dựng công nghiệp và thương mại, là những tấm ghép bọc nhôm được coi như những bức tường làm sẵn.Những bức tường loại nay thường được thấy ở những khu nhà tập thể hay khách sạn
Trong suốt quá trình xây dựng những tấm panel được đặt vào một kết cấu định sẵn.ở các toà nhà lớn, việc sử dụng những tấm panelsẽ đẩy nhanh tốc độ của tiến trình xây dựng,và giảm tổng chi phí nguyên vật liệu bởi những lớp che có sẵn.
Jersey Panelwall, đã từng bị thiếu vốn, đã trụ vững thời kì khó khăn khi nền kinh tế đi xuống.Trụ sở đặt tại bờ biển phía Đông, cùng với chi phí đi lại tốn kém, đã hạn chế những nỗ lực tiếp cận thị trường bên ngoài vùng Địa Trung Hải của họ. Ben stone,đã làm cho Panelwall từ khi tốt nghiệp MBA, và đã đề cao vai trò của giám đốc kế hoạch và phó giám đốc tài chính. George Alexander, với bằng cao học về kĩ thuật, đã làm việc ở bộ phận bán hàng và thiết kế. Năm 1971, khi có một lượng bàn thấp tới mức báo động, Ben và George đã thuyết phục những cổ đông của công ty và đề xuất việc mua lại Jersey Panelwall. Việc thương lượng tiếp sau đó đã dẫn tới sự chấp thuận bán những chúng khoán lâu dài của những người sở hữu trứơc đó.Ben và George cũng vay thế chấp tài sản của họ , nhờ vậy đã thúc đẩy việc mua lại công ty.
Hai người cũng đã bắt đầu xây dựng lại sản phẩm của công ty với bề mặt điều khiển môi trường. Họ tiếp tục sản xuất những tấn panel đạt tiêu chuẩn để tiếp tục thu hút thêm nguồn tiên lãi ổn định, trong khi mà George bắt đầu gặp gỡ các kiến trúc sư giới thiệu về sản phẩm mới.Thông qua sự đa dạng về độ day của các tấm kính và lương không gian giữa các tấm panel, cũng như việc sử dụng việc cách li một cách khôn ngoan , bức tường mơi của họ có thể điều chỉnh nhiệt độ và âm thanh.Sự áp dụng này đã tạo điều kiện cho những tấm panel trên phù hợp với yêu cầu của khách hàng và vẫn tạo được một sự tiết kiệm sẵn có rất lớn so với việc xây dựng từng phần.Thực tế là,những nỗ lực nghiên cứu và phát triển đã dẫn tới việc bao những tấm màn che mỏng giữa hai lớp kính.Do vậy ,những bức tường có thể được sản xuất để điều chỉnh ánh sáng.Để phản ánh sản phẩm của công ty tốt hơn, tên của công ty đã đổi thành Envirowall,Inc.
Envirowall vẫn tiếp tục ở trong tình trạng thiếu vốn. Mặc dù lợi ích cận biên đã tăng lên do sản phẩm mới đáp ứng tốt nhu cầu ,vốn sản xuất vẫn vượt quá giới hạn vì việc tiếp tục sản xuất các tấm panel thec tiêu chuẩn. Mối quan tâm của các nhà đầu tư đã bị xúc phạm bởi sụ thể hiện của công việc thiết kế của George ở một tòa nàh nằm tại cuối đường bay-một người có thể ngồi xem những máy bay gần đấy khởi động máy mà không nghe thấy tiếng ầm của động cơ máy bay . Một vài nhà đầu tư muốn được đầu tư vào sản phẩm mới của Ben và George, nhưng hai người muốn giữ quyền sở hữu và điều hành.
Sau đó một nhóm các nhà đầu tư đề xuất việc đầu tư mở rộng Envirowall. Và họ sẵn sàng làm điều đó vì lợi nhuận. Những nhà đầu tư gợi ý ràng khả năng điều chỉnh ánh sáng và độ nóng sẽ có một thị trường giá trị ở Trung Đông.Cùng lúc, sự tăng nhanh về doanh thu dầu mỏ đã dẫn tới sự tăng trưởng nhanh và xây dựng ở khu vực này. Tấm lợp của Envirowall, nếu được sản xuất ở đây, sẽ có thị trường rất lớn. Một nhà máy sản xuất nhômhiện đã được xây dựng bởi một công ty của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kì, và một công ty sản xuất những tấm kính có độ dày cần thiết thông thường đã có ở Itali.Việc thiết kế rất phức tạp về mặt kĩ thuật, sử dụng chương trình phân tích máy tính.Nhưng việc sản xuất thực sự những tấm lợp này chỉ đòi hỏi lao động có tay nghề thấp cẩn thận. Ai Cập là một địa điểm lí tưởng cho việc nhập khẩu những nguyên liệu thô,lực lượng lao động, và tiếp cận thị trường. Thêm vào đó, Ai cập đang rất nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài và đã thiết lập một khu vực tự do thương mại ở đúng địa điểm này.
Những cuộc thương lượng thành công được công khai với các nhà đầu tư và đại diện của Mỹ ở Ai Cập nhanh chóng được tiến hành. Qua một kiểm tra thường lệ một đại diện người AiCập đã tiết lộ rằng bố của George là người DoThái . Ben hoàn toàn bị sốc trước mối lo ngại của những nhà đầu tư. Gia đình mẹ anh ta theo đạo thiên Chúa Giáovà Sự giáo dục không có bất cứ tập quán tôn giáo. Và những kế hoạch cho sản xuất trang thiết bị dường như bị trì hoãn.
Câu hỏi
1.Những lựa chọn có thể có của công ty Envirowall năm 1973
2. Năm 1979, Sau hiệp định trại ĐaVít (Camp David ) giữa Israen và AiCập, các sự kiện khác nhau như thế nào?
3.Đề xuất của bạn cho công ty Envirowall
Trường hợp 5-2 : Hối lộ : Vấn đề của quốc gia
Một ví dụ là có một thành viên trong ban quản trị của một công ty Mỹ cảm thấy thiếu tự tin khong biết làm thế nào để giải quyết với những khoản quà biếu ở nước ngoài đặc biệt khi những lời đề nghị yêu cầu những món quà mà hầu hết người Mỹ xem đó là hối lộ .Trong khi những khoả quà biếu tồn tại hiển nhiên ở Mỹ, người ta cho rằng chúng làm huỷ hoại nền văn hoá Mỹ .Vì thế kiểu xin xỏ này gợi ra thậm chí với hầu hết các uỷ viên quản trị hướng ngoại rằng những giá trị trong kinh doanh của Mỹ có đạo đức cao hơn những các nước khác.
Sự kết tội này, nếu những đồng nghiệp ở nước ngoài biết được thì họ có thể phá vỡ dự án kinh doanh thương mại đã được lên kế hoạch cẩn thận nhất .
Kinh nghiệm đầu tiên của tôi với hình thức hối lộ ở các nước thế giới thứ ba như là một ví dụ. Nó diễn ra ở Đông Phi thập kỉ 70s bắt đầu với lời yêu cầu " Tôi muốn một món quà "một số tiền cụ thể " là Zawadi và bay giờ chúng ta là những người bạn, hãy mang đến nhà tôi chè Chai và một Radio khi bạn đền nhà tôi'
Cả chè 'Chai" và 'Zawadi' có thể theo thuật ngữ Swahili là hối lộ. Những gợi ý đặcc biệt trên được bày tỏ với sự thừa nhận. Hầu hết họ đưa quà khi những cuộc thương thảo kết thúc và những chi tiết của dự án kinh doanh đã được giải quyết .Tôi đã mong chờ mời anh ta đi uống một tập tục khi hoàn thành một hợp đồng ở Mỹ, ngược lại sau mỗi khía cạnh thương mại được thanh toán, anh ta đã mong đợi nhận tiền.
Khoản tiền mà anh ta goi ý dưa ra dường như rất lớn vào thời điểm đó, nhưng đó là lời yêu cầu chi tiết một chiếc Radio điều đố lầm tôi tức giận. Bằng cách này hay cách khác nó càng làm tôi tổn thương nhưng bề ngoài tôi chỉ cười, bên trong bụng tôi sôi lên . Tôi đang được yêu cầu hối lộ, một lời yêu cầu mà ở nền văn hoá nước tôi lêm án. Tôi không làm điều này và không mong đợi nó sẽ xảy ra với những nguời khác. Xa hơn, giống như hầu hết người Mỹ, tôi mong đợi các cuộc thảo luận về tiền bạc phải nói rõ trong bản hợp đồng. Chẳng hạn, Mặc dù các cuộc đàm phán đã hoàn thành, người ta đã yêu cầu tôi chả thêm . Bao nhiêu lần?, theo luật lệ gì? Điểm dừng ở dâu? Tôi đã phản ứng phát biểu rõ ràng' tôi là người Mỹ ' Tôi tuyên bố' Tôi không hối lộ và bỏ đi.
Đây chưa phải là bước đi dài nhất trong cuộc đoì tôi. Tuy nhiên nó là một trong những phát sinh ít nhất về phương diện thương mại. Khi quyết định tiến hành kinh theo luật lệ Mỹ, tôi đã từ bỏ hơn một dự án kinh doanh.Tôi cũng không mở cửa ra một nền văn hoá nuớc ngoài.
Nhưng xa hơn việc làm này tạo cơ hội kinh doanh cũng như là mối quân hệ giữa cá nhân với nhau mà có thể có ảnh hưởng đến triển vọng thương mại của tôi trong những năm tới.
Câu hỏi
Bạn đồng ý với tác giả từ bỏ yêu cầu đòi quà tặng?
Nếu bạn ở trong tình huống tương tự như vậybạn sẽ giả quyết tình huống như thế nào trong khi xem xét những ddieeuf cần làm trong kinh doanh của bạn?
6. Văn Hoá
Minh hoạ Marketing
Một trong những lý do chính được coi là mang lại sự thành công trên khắp thế giới của Singer chính là do sự nhạy bén của nó đối với các phong tục tập quán của riêng từng nước. Nhưng đôi lúc nhà kinh doanh rất thành công này lại gặp phải một số rắc rối không mong đợi. ở một nước Đạo Hồi thì các manơcanh trong các cửa hàng được "đạo Hồi hoá" một cách hết sức chi tiết và tỉ mỉ và chỉ có thể bị giật mình bởi tiếng la hét và tiếng kính vỡ loảng xoảng khi một thường dân ném đá vào cửa sổ của phòng trưng bày của cửa hàng. Cuối cùng thì Singer cũng đã nhận thấy rằng nó đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng bởi vì các manơcanh đã không deo mạng che mặt.
Một trong những thử thách lớn nhất của Singer chính là Nhật Bản. ở đây người ta may các bộ kimono truyền thống rất rộng rãi bằng sợi libe đơn giản để thuận tiện cho việc di chuyển và khi cởi ra để mang đi giặt. Từ khi các máy Singer xuất hiện và chỉ sản xuất váy ngắn, tất, và sợi vĩnh cửu thì công ty đã phải sản xuất thêm một loại máy mới mà có thể may được bằng sợi libe chỉ nhỏ bằng 1/4 inch. Tuy nhiên người Nhật vẫn không tin tưởng dùng máy Singer để may kimono cho mình. Song, công ty này lại thu được thành công hơn trong việc làm cho váy dạ hội mang phong cách phương Tây được người dân Nhật chấp nhận. Công ty có được thành công này là nhờ vào một kế hoạch hết sức chu đáo. Chiến dịch quảng bá cho Singer được bắt đầu ở một trường may vá ở Tokyo với 1000 học sinh thường ngày và 500 học sinh nội trú. Kế hoạch này được xúc tiến và đã rất thành công, nhờ đó mà công ty có thể tiếp tục cung ứng các sản phẩm may mặc theo phong cách phương Tây cùng song song tồn tại với trang phục truyền thống kimono, tuy nhiên vẫn không thể thay thế được kimono.
David P. Cleary. Great American Brands (New York: fairchild.1981);275
Ví dụ của Singer đã cho thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu và đánh giá các nền văn hoá khác nhau. Văn hoá giữ một vị trí quan trọng trong việc ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng, và đến lượt nó, nhận thức của khách hàng lại tác động đến sở thích và quyết định mua của họ. Mặt khác, trường hợp của Singer cũng là một minh chứng nhắc nhở các công ty khác rằng một chiến lược marketing tốt vẫn có thể dễ dàng thất bại nếu nó mâu thuẫn với nền văn hoá của đất nước đó. Một chiến lược marketing hỗn hợp sẽ thành công chỉ khi nó được gắn kết với nền văn hoá đã có. Các công ty nên chú ý rằng có thể sẽ phải thay đổi lại sản phẩm, rằng có thể sẽ phải tìm ra một kênh phân phối mới hoặc có thể sẽ phải xem xét lại chiến dịch xúc tiến bán hàng mới.
Không gì có thể đáng ngạc nhiên hơn khi những điều ngớ ngẩn xảy ra là do những sai phạm này. Dường như vấn đề cốt lõi nhất ở đây chính là thái độ thờ ơ của rất nhiều công ty Mỹ khi hướng đến thị trường bên ngoài. Các công ty này thường thâm nhập thị trường nước ngoài bằng việc xem nhẹ các phong tục tập quán và truyền thông của nước đó-những phong tục mà họ chưa bao giờ làm ở đất nước họ. Ngược lại hoàn toàn, rất nhiều công ty của Nhật lại rất thành công ở Mỹ và ở rất nhiều nơi khác là bởi vì họ nhận thức và am hiểu sâu sắc về nền văn hoá ở đất nước họ đặt chân tới.
Để đánh giá đúng đắn vai trò của văn hoá trong xã hội cũng như trong mối quan hệ của marketing và văn hoá, chương này được chia thành các phần sau: (1) Văn hoá là gì, (2) Đặc điểm của văn hoá, và (3) Văn hoá ảnh hưởng như thế nào đến hành vi người tiêu dùng. Chúng ta đã đề cập đến những phương thức khác nhau của sự phát triển thông tin liên lạc giữa các nền văn hoá, sự giao tiếp bằng lời nói, hành động và những cách thức khác nữa. Song để có thể hiểu rõ các nền văn hoá khác nhau như thế nào, chương này sẽ so sánh nền văn hoá của Mỹ và Nhật. Và cuối cùng, do tính đồng nhất về dân số trong một quốc gia được xem như một ngoại lệ hơn là như một nguyên tắc nên việc nghiên cứu mối quan hệ và các vấn đề cơ bản của các nhóm văn hoá là hết sức cần thiết.
Văn hoá và đặc điểm của văn hoá
Văn hoá, một từ đầy đủ nghĩa, có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Hiển nhiên rằng, một khái niệm thường có rất nhiều định nghĩa kèm theo nó. Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy có ít nhất là 164 định nghĩa về văn hoá. Kết quả của một cuộc nghiên khác lại chỉ ra 241 định nghĩa về khái niệm này. Song, trong bất kỳ trường hợp nào, một định nghĩa chính xác về khái niệm này chính là văn hoá là tập hợp các giá trị và tín ngưỡng truyền thống được lưu truyền và san sẻ trong một xã hội đã có từ trước. Văn hoá còn là tổng thể các cách thức sống và cách suy nghĩ được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá bao gồm rất nhiều điều của con người bởi vì khái niệm này chứa đựng các quy tắc, giá trị, phong tục, nghệ thuật và nhiều hơn thế.
Văn hoá mang tính nguyên tắc phải tuân theo. Văn hoá quy định những quy cách ứng xử được chấp nhận trong xã hội. Theo như những khó khăn ban đầu mà Wacoal gặp phải ở Nhật thì có thể thấy đôi khi thái độ cư xử cứng nhắc lại không được chấp nhận.Vào năm 1952 khi Wacoal tổ chức buổi trình diễn thời trang đầu tiên về đồ lót nữ thì công đã phải thuê các vũ công quầy bar làm người mẵu vì các người mẵu chuyên nghiệp từ chối việc xuất hiện trước công chúng trong bộ đồ lót mỏng của công ty. Và để phù hợp với lễ nghi phong kiến của Nhật Bản, Wacoal đã cấm tất cả giới mày râu - kể cả chủ tịch của công ty - đến xem buổi trình diễn.
Tính nguyên tắc này của văn hoá đã làm cho quá trình đưa ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng trở nên đơn giản hơn bằng việc hạn chế số lượng sản phẩm sản xuất và chỉ tung ra những sản phẩm được xã hội chấp nhận. Song, đặc điểm này cũng gây ra khó khăn cho những sản phẩm mà không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người tiêu dùng. Chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá trước đây đã từng được xã hội chấp nhận nhưng ngày nay việc hút thuốc lại trở thành điều có hại cho sức khoẻ và là một vấn đề nan giải đối với cả xã hội.
Văn hoá mang tính phổ biến trong xã hội. Một điều hết sức cần thiết là văn hoá phải dựa trên sự sáng tạo và mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong xã hội. Nó không thể tồn tại một mình mà phải được các thành viên trong xã hội chấp nhận và chia sẻ cùng nhau, và điều này lại củng cố thêm bản chất nguyên tắc của nó. Ví dụ như xưa kia các bậc cha mẹ ở Trung Quốc thường có sở thích là muốn con gái mình có đôi bàn chân nhỏ. Vì người con gái nào có đôi bàn chân to thì bị coi là người nhà quê hoặc người thuộc tầng lớp thấp và bị coi khinh. Kết quả là các bậc phụ huynh - những người thuộc tầng lớp quý tộc - đã lấy vải quấn chặt chân con gái mình để cho đôi chân đó không to lên được. Và đối với các bậc cha mẹ thì việc cô con gái lớn lên với bước đi khó khăn bằng đôi chân nhỏ méo mó cũng không có gì là quan trọng lắm.
Văn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thiệp trong xã hội. Một ưu điểm của văn hoá là giúp cho việc giao lưu quan hệ giữa người với người trở nên dễ dàng hơn. Văn hoá luôn luôn đưa ra những thói quen chung về cách nghĩ và cách cảm nhận của mọi người. Bởi vậy cho nên trong một nhóm văn hoá thì việc giao lưu giữa người này với người kia trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên văn hoá lại gây trở việc trao đổi thông tin giữa các nhóm với nhau do không có những giá trị văn hoá chung được chia sẻ giữa các nhóm. Điều này chính là một trong những nguyên nhân khiến cho một chương trình quảng cáo đạt tiêu chuẩn ( nghĩa là một chương trình quảng cáo mang tính quốc tế để chuẩn bị cho việc phát hành ở nhiều nước) vẫn có thể gặp phải trở ngại trong việc giới thiệu đến người tiêu dùng ở nước ngoài.
Văn hoá phải được học tập và nghiên cứu. Văn hoá không chỉ là sự kế thừa truyền thống mà người ta phải học để có được nó. Xã hội hoá là việc xảy ra khi một người được hấp thu và được học về nền văn hoá nơi mà anh ta sinh ra và lớn lên. Ngược lại, nếu một người lại học tập và nghiên cứu về một nền văn hoá của xã hội khác với nền văn hoá nơi anh ta sinh ra thì sẽ diễn ra quá trình biến đổi và tiếp nhận văn hoá. Việc học về văn hoá giúp cho con người có thể tiếp thu một nền văn hoá mới. Các nước Châu á vẫn thường phàn nàn, đôi khi hơi chua chát, về việc nền văn hoá của họ đã bị ảnh hưởng xấu bởi dòng nhạc rock-and-roll, tình dục và sự buông thả trong xã hội phương Tây-những yếu tố nước ngoài mà họ cho là có hại và đáng chê trách. Liên bang Xô Viết và Hàn Quốc đã thất bại trong việc ngăn chặn dòng nhạc rock-and-roll xâm ngập vào đất nước họ.
Văn hoá mang tính riêng biệt. Những người thuộc các nền văn hoá khác nhau thì có quan điểm khác nhau đối với cùng một vấn đề. Có thể vấn đề này được chấp nhận ở nền văn hoá này nhưng không nhất thiết phải được chấp nhận ở nền văn hoá khác. Xét về điểm này thì văn hoá mang tính duy nhất và độc đoán. Kết quả là, với cùng một hiện tượng nhưng có thể lại được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Một người đàn ông Mỹ sau khi đi xa về có thể vỗ vào mông vợ mình và đây được coi như một hành động hết sức tự nhiên và bình thường ở Mỹ song đối với nhiều nước khác thì lại bị coi là một hành động thô bỉ và xúc phạm đến người khác.
Có thể dễ dàng nhận thấy ở một số nước thì gia đình chú rể thường mang của hồi môn đến gia đình cô dâu để đảm bảo một tương lai chắc chắn cho cô dâu hoặc để đáp tạ công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. ở ấn Độ, hàng loạt các quy tắc văn hoá hoàn toàn khác biệt đã ra đời. Người con gái bị coi là gánh nặng cho chính gia đình cô ta và cả chồng tương lai. Do đó khi lấy chồng, gia đình cô dâu phải mang của hồi môn đến nhà chú rể. Song có nhiều chú rể lại không hài lòng với những gì nhận được vì họ cho rằng khoản hồi môn đó chưa tương xứng với việc họ phải chung sống cùng người vợ mới. Vấn đề này đã trở nên nghiêm trọng đến mức chính phủ phải đi tiên phong trong việc ngăn chặn tục lệ này trở nên phổ biến khắp công chúng.
Văn hoá mang tính lâu dài và vĩnh viễn. Bởi vì văn hoá được chia sẻ và lưu truyền rất lâu từ thế hệ này sang thế hệ khác, nên văn hoá mang tính ổn định tương đối và đôi khi tồn tại vĩnh cửu. Người ta thường thấy là để có thể xoá bỏ một thói quen cũ thì hết sức khó khăn và con người đang dần hướng đến việc bảo tồn và duy trì những di sản văn hoá vốn có mặc dù thế giới thì vẫn đang thay đổi không ngừng. Điều này chính là nguyên nhân của việc mặc dù Trung Quốc và ấn Độ là hai nước đông dân song vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh tỉ lệ sinh. Người Trung Quốc cho rằng gia đình đông con là một gia đình hạnh phúc và con cái sẽ là người chăm lo cho cha mẹ lúc tuổi già. Người Trung Quốc còn là những người luôn mong có con trai để nối dõi tông đường. Chính điều luật mới của chính phủ Trung Quốc quy định mỗi gia đình chỉ được phép có một con là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng loạt bé gái sinh đầu lòng. Vấn đề đáng nói là ở chỗ chính các bậc cha mẹ đã giết chết con gái mình để không bị hạn chế sinh-họ muốn có khả năng có đứa con khác, và hy vọng đó là con trai.
ở ấn Độ, sự nghèo khổ khiến con người ta đôi khi trở nên độc ác và lạnh lùng. Có một số bậc cha mẹ ở đó mong muốn có nhiều con để bắt chúng ra ngoài đường ăn xin. Và cũng như Trung Quốc, trẻ em ở đây bị coi như một hình thức "phúc lợi xã hội" của các bậc cha mẹ.
Cũng do đặc tính lâu dài của văn hoá nên các nhà làm marketing có thể dễ dàng sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với văn hoá của nước đó hơn là cố gắng thay đổi nền văn hoá cho phù hợp với sản phẩm mà mình sản xuất ra. Một công ty Mỹ đã tiến hành một chiến lược đa dạng hoá thị hiếu người tiêu dùng nội địa bằng sản phẩm bánh kem ở thị trường Anh. Do người Anh có thói quen thích dùng bánh xốp không bơ với trà hơn là dùng món tráng miệng sau bữa tối, công ty đã phải mất 5 năm thử thách thất bại trước khi từ bỏ chiến lược đó.
Văn hoá phải trải qua một quá trình tích luỹ và kế thừa. Văn hoá được tích luỹ và kế thừa qua hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi thế hệ đều thêm vào một chút gì đó của riêng mình vào nền văn hoá chung trước khi truyền lại cho đời sau. Do đó, theo thời gian văn hoá càng trở nên rộng lớn và bao la hơn bởi vì các quan niệm mới không được liên kết với nhau mà trở thành một bộ phận của nền văn hoá chung. Và đương nhiên trong suốt quá trình này thì những tư tưởng cũ, lạc hậu cũng bị thui chột đi.
Văn hoá cũng hết sức linh hoạt. Văn hoá được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng không vì thế mà văn hoá là cố định và không được thay đổi. Chẳng những văn hoá có thể thay đổi mà còn đang thay đổi không ngừng - văn hoá tự thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới và nguồn tri thức mới. Vấn đề về độ dài của mái tóc chính là một ví dụ điển hình cho việc thay đổi văn hoá. ở nước Mỹ, việc đàn ông để tóc dài đã từng là chuyện rất bình thường. Việc để tóc ngắn đã trở nên hết sức phổ biến vào những năm 50 nhưng lại nhanh chóng bị lỗi mốt vào đầu những năm 60. Và đến những năm 80 thì đàn ông lại quay trở về với mái tóc ngắn.
Tính linh hoạt của văn hoá có thể khiến cho sản phẩm trở nên lỗi thời và cũng có thể báo hiệu một thói quen mua sắm mới của khách hàng. Ví dụ như thị hiếu của người Nhật đã thay đổi từ việc ăn kiêng cá và gạo đến việc thích nghi với các sản phẩm bơ sữa và thịt. Còn ở Trung Quốc thì phụ nữ mặc quần dài rộng thùng thình đến mắt cá chân trong suốt thời kì diễn ra cuộc Cách mạng Văn hoá và ngay cả đến cuối những năm 70 họ vẫn chưa mặc váy ở nơi công cộng. Nhưng đến năm 1986 thì tờ thời báo hàng ngày Guangmin của Đảng Cộng Sản dành cho những người trí thức đã đăng trên trang nhất sự xác nhận của Đảng đối với bộ áo tắm hai mảnh. Bộ áo tắm kiểu hai mảnh được coi như sự biểu đạt khát vọng của con người đối với khả năng thưởng thức cái đẹp, và bộ đồ này đã thay thế cho bộ áo tắm một mảnh trong cuộc thi thể dục thể thao toàn quốc gia.
Do những thay đổi về quan niệm cũng như giá trị của văn hoá theo thời gian, các nhà làm marketing luôn phải chạy theo những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng để có thể nắm bắt được những xu hướng văn hoá mới. ở Anh, thị trường bia đang trải qua nhiều biến động và Anheuser-Busch đang chất chứa đầy ắp những dự định thu lợi nhuận từ những biến đổi này. Việc giảm doanh số của các sản phẩm bia đen bán tại các room temperature là do sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại bia của Mỹ và Châu Âu nhạt hơn, sạch hơn, đặc biệt là các loại như Carling Black Label, Heineken, Skol, Carlsbergs, và Fosters từ úc và Châu Âu. Những loại bia nhạt này - từng bị coi là "nhạt nhẽo" và "vô vị" - đã tăng thị phần thị trường từ 10% năm 1971 lên 37% vào giữa những năm 80. Bên cạnh những thay đổi về thị hiếu, những thay đổi trong phong cách sống cũng góp phần giúp đỡ Anheuser-Busch. Một người Anh bình thường và có khả năng uống bia nay có thể uống hơn một can bia tại nhà, bởi vậy mà sức lôi cuốn của các quán rượu như là nơi để tụ tập uống bia đã giảm sút. Xu thế này tạo điều kiện cho Anheuser-Busch bán sản phẩm bia Budweiser ở đó. Theo các cuộc điều tra về thị trường thì đàn ông rất thích Budweiser cũng như Budweiser chiếm được thị phần ngày càng tăng đối với những phụ nữ uống bia.
ảnh hưởng của văn hoá đối với tiêu dùng
Cách thức tiêu dùng, phong cách sống, và các thứ bậc của nhu cầu, tất cả đều bắt nguồn từ văn hoá. Văn hoá quy định tập quán mà theo đó con người thoả mãn với những mong muốn của mình. Hiển nhiên là thói quen tiêu dùng thì rất đa dạng. Chẳng hạn như việc tiêu dùng thịt bò. Một số người Thái Lan Và Trung Quốc không bao giờ ăn thịt bò vì họ cho rằng ăn thịt gia súc được nuôi ở trang trại là không đúng, do đó họ chỉ tiêu dùng gạo và các loại rau. ở Nhật, mức tiêu dùng thịt bò trên đầu người đã tăng lên đến 11 bảng Anh/ một người, tuy nhiên con số này vẫn còn nhỏ so với mức tiêu dùng ở Mỹ và Achentina là hơn 100 bảng Anh/một người.
Những tập quán ẩm thực này dường như trở nên hết sức kỳ quặc đối với người Mỹ. Còn người Trung Quốc thì ăn những thứ như là dạ dày cá hay súp tổ chim (được làm từ nước bọt của con chim). Người Nhật thường ăn hải sản tươi sống và người I-rắc thì dùng món châu chấu nướng với muối như một thứ đồ nhắm khi uống rượu. Mặc dù đôi khi đối với người Mỹ và Châu Âu những thói quen trên là rất đáng kinh tởm, nhưng thói quen tiêu dùng của họ hì lại chỉ là sự lạ lùng đối với người nước ngoài. Người Pháp thích ăn ốc sên, người Mỹ và người Châu Âu thích dùng mật ong ( nước bọt hay dãi của con ong) với pho mát xanh hoặc xa lát trộn Roquefort với pho mát đặc và đất xanh. Khi so sánh giữa các xã hội khác nhau thì không có xã hội nào được độc quyền về những tập quán ẩm thực đặc biệt cả.
Sự ưa thích về ẩm thực bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa lý, thực phẩm, và nền kinh tế. Cơ thể những người trưởng thành ở Trung Quốc thường thiếu lactase - một loại enzim cần thiết cho quá trình tiêu hoá lactosa ( lượng đường trong sữa) - nên họ không thể tiêu hoá được sữa. Đây cũng chính là vấn đề nan giải của người thưởng thành ở Nhật, Châu Phi ( phía nam sa mạc Sahara) và nam Châu Âu. Nhìn chung, những người bắc Âu có thể uống được sữa chưa lên men. Đối với những nước không có những loại vật nuôi như gia súc, cừu, dê và lợn để cung cấp chất protein động vật và chất béo thì côn trùng chính là loại cung cấp những chất trên một cách hiệu quả. Nếu bạn bị biến thành những thứ mà mình ăn vào thì người Pháp sẽ là một phần của con ngựa, người Nhật là một bộ phận của con châu chấu và người Hy-lạp là một phần của con dê.
Những tập quán văn hoá cũng có ảnh hưởng tới các phương thức chế biến món ăn. Người Châu á thích ăn gà nướng hoặc luộc hơn là gà rán. Do vậy nên món gà rán Kentucky đã thất bại thảm hại ở Hongkong. Toàn bộ gà của công ty này đều được nuôi theo chế độ ăn kiêng, nghĩa là ăn toàn cá nên điều này đã ảnh hưởng tới mùi vị của gà và người Trung Quốc ở Hongkong nhận thấy rằng món gà rán chế biến theo phong cách Mỹ này rất khó ăn. Sau khi rút lui khỏi thị trường, cuối cùng Kentucky cũng phải quay trở về với phương pháp rán mới mang đậm phong cách của người Trung Quốc.
Văn hoá không chỉ ảnh hưởng tới những hàng hoá được tiêu dùng mà còn tác động tới những hàng hoá không được tiêu dùng. Những người theo đạo Hồi sẽ không mua thịt gà trừ phi những con gà đó bị giết theo giới luật Hồi Giáo và cũng giống như những người Do Thái, người theo đạo Hồi không được phép ăn thịt lợn. Họ cũng không được hút thuốc hay uống rượu, vì đây là tập quán do một số người theo đạo Tin lành cực đoan truyền lại. Mặc dù những điều luật này có ở các nước theo đạo Hồi nhưng khi chưa có bàn tay thị trường thì những hạn chế này cũng chưa hẳn là hoàn toàn. Một thách thức lớn của marketing là phải sản xuất ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của một nền văn hoá riêng biệt. Moussy, một nhãn hiệu bia không cồn của Thuỵ Sĩ, là sản phẩm được coi là có khả năng vượt qua rào cản tôn giáo mà cấm các đồ uống có cồn. Thông qua việc làm cho sản phẩm của mình phù hợp tín ngưỡng tôn giáo của đạo Hồi, Moussy đã thu được rất nhiều thành công ở ả-rập Saudi - nơi chiếm gần 1/2 doanh số bán hàng ở nước ngoài của công ty.
Văn hoá ảnh hưởng tới quá trình nhận thức.
Bên cạnh thói quen tiêu dùng, quá trình nhận thức cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hoá. Khi đi du lịch nước ngoài, người ta rất thường quan sát nền văn hoá ở nước ngoài nhưng một cách vô ý lại không quan tâm đến những giá trị văn hoá riêng. Hiện tượng này được gọi là tiêu chuẩn tự tham khảo (SRC). Do ảnh hưởng của SRC nên người tiêu dùng có khuynh hướng bị bó buộc bởi những tập quán văn hoá của nước mình. Đối với những người đi du lịch thì việc biết được những nhận thức về các sự kiện nước ngoài bị xuyên tạc như thế nào do ảnh hưởng của SRC là hết sức quan trọng.
Động vật là một minh chứng chính xác về tác động của SRC tới quá trình nhận thức. Thông thường người Mỹ và Châu Âu coi chó như là những thành viên trong gia đình, gọi chúng một cách âu yếm và thậm chí còn cho chúng lên giường ngủ cùng. Tuy nhiên người A-rập lại cho rằng chó là loài động vật bẩn thỉu và dơ dáy. Thậm chí một số người ở miền Viễn đông còn độc ác đến mức ăn cả thịt chó - một phong tục mà người Mỹ cho là kinh tởm và còn đem so với tục ăn thịt người. Ngược lại, những người theo đạo Hinđu thì tôn sùng loài bò và họ không thể hiểu nổi tại sao người Mỹ lại có thể ăn thịt bò và đặc biệt là tiêu dùng với khối lượng lớn.
Để nghiên cứu một hiện tượng ở một nước khác, một nhà nghiên cứu hay nhà quản trị marketing phải thử loại bỏ ảnh hưởng của SRC. Nếu không kiểm soát được SRC thì sự hiện diện của nó sẽ làm mất đi sự chính xác của kết quả nghiên cứu. Ông Lee đưa ra một phương pháp có nhiều bước để loại bỏ ảnh hưởng quá đáng của SRC. Một là, vấn đề được đánh giá dựa theo văn hoá của đất nước của nhà nghiên cứu. Hai là, cùng vấn đề đó được đánh giá lại nhưng lại đánh giá dựa theo văn hoá của nước chủ nhà. Ba là, so sánh hai đánh giá đó. Bất cứ sự khác biệt nào giữa hai đánh giá đó được tìm thấy thì đều nói lên sự hiện diện của SRC. Cũng cần phải có một cái nhìn khác đối với vấn đề nay trong trường hợp đã loại bỏ SRC.
Mục đích của cách tiếp cận vấn đề theo phương pháp này là để buộc các nhà quản lý/nhà nghiên cứu phải đánh giá chính xác về những giả định đã đưa ra. Điều này đến lượt nó lại khiến các nhà quản trị marketing phải kiểm tra tính khả thi của những giả định trước đó dựa trên một nền văn hoá khác. Bằng việc nắm bắt được đầy đủ ảnh hưởng của SRC, nhà quản lý có thể sẽ loại bỏ được ảnh hưởng của SRC, và có thể đánh giá lại vấn đề theo một quan điểm trung lập hơn. Việc nhận thức được ảnh hưởng quá mức này có thể sẽ khiến cho một người suy nghĩ dựa trên văn hoá của nước chủ nhà. Kết quả cuối cùng phải là nhà quản lý nên phán đoán vấn đề theo quan điểm của thế giới chứ không phải theo văn hoá của riêng nước mình.
Việc nhận biết được ảnh hưởng của SRC là hết sức có ích bởi vì kiến thức này có thể giúp nhà quản lý ngăn chặn sự chuyển giao các hình thức văn hoá riêng trên quy mô lớn ra thị trường nước ngoài. Kiến thức này còn giúp nhà quản lý hướng đến khách hàng nhiều hơn, đưa ra chiến lược marketing phán ánh đúng hơn nhu cầu thị trường. Việc tiếp thị bảo hiểm hoả hoạn là một ví dụ hợp lý để giải thích hiện tượng này. Đối với người tiêu dùng Mỹ thì việc mua bảo hiểm hoả hoạn là việc làm hết sức thiết thực và chính đáng. Song việc khuyến khích người Brazil mua bảo hiểm hoả hoạn là việc làm hết sức khó khăn do sự mê tín của họ. ở Brazil, người ta luôn tin rằng nếu mua bảo hiểm hoả hoạn thì bằng cách này hay cách khác chính họ lại khuyến khích cho hoả hoạn xảy ra. Vì thế mà họ không muốn nghĩ về nó như một sự cố và luôn tránh bàn cãi đến nó hay tránh mua bán bảo hiểm hoả hoạn.
Văn hoá ảnh hưởng đến quá trình trao đổi thông tin
Một đất nước có thể được đánh giá là có trình độ văn hoá cao hoặc trình độ văn hoá thấp. Trình độ văn hoá là thấp hay cao đều xét theo khía cạnh chiều sâu kiến thức về thông tin.Việc phân loại này giúp hiểu rõ các xu hướng văn hoá khác nhau và giúp giải thích quá trình trao đổi thông tin được diễn ra như thế nào. Bắc Mỹ và Bắc Âu ( ví dụ Đức, Thuỵ Điển và Scandinavia) là những ví dụ về các nền văn hoá low-context. Trong các kiểu xã hội này, các thông điệp rất rõ ràng và dễ hiểu theo chiều hướng mà những từ thực sự được sử dụng để chuyển tải phần chính của thông tin trong giao tiếp. Các từ này và ý nghĩa của nó (đã trở nên độc lập thực sự) có thể trở nên khác biệt tuỳ hoàn cảnh mà nó xuất hiện. Sau đó, điều quan trọng là cái gì được nói đến chứ không phải nó được nói như thế nào và cũng không phải là môi trường mà nó được nói ra.
Ngược lại, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, ý, Châu á, Châu Phi và các quốc gia ảrập ở Trung Đông là những ví dụ về những nền văn hoá high-context. ở các kiểu nền văn hoá này, sự giao tiếp có thể là gián tiếp, và cử chỉ đáng chú ý lại là cử chỉ mà trong đó các thông điệp được gửi đi trở thành sự phê bình. Kể từ khi lời nói không chuyển tải được hết các thông tin thì rất nhiều thông tin lại được chứa trong phần ngôn ngữ cử chỉ của thông điệp để giao tiếp. Phạm vi giao tiếp là cao bởi vì nó bao gồm rất nhiều các thông tin phụ thêm, như thông điệp về giá trị của người gửi, vị trí, bối cảnh và các hiệp hội trong xã hội. Theo đúng nghĩa thì một thông điệp sẽ không hiểu được nếu không có ngữ cảnh của nó. Môi trường cá nhân của ai đó (ví dụ môi trường vật lý và hoàn cảnh xã hội) sẽ quyết định một người nói gì và được người khác hiểu như thế nào. Kiểu giao tiếp này nhấn mạnh cá tính của một người và ngôn từ là yếu tố quyết định tính trung thực của một người, như vậy việc một nhà kinh doanh tuân thủ các điều khoản mà không cần đến công việc giấy tờ pháp lý chi tiết là có thể.
Cũng là điều có thể khi trong một nền văn hoá, một phạm vi nhỏ có thể tồn tại trong một phạm vi khác nhưng lớn hơn. Ví dụ, ở Mỹ là một low-context culture mà bao gồm các nền văn hoá nhỏ hoạt động trong khuôn khổ của một phạm vi lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, chiến lược giao tiếp cần phải có một sự điều chỉnh hợp lý để nó có hiệu quả.
Một trong các phương pháp quảng cáo đã được các nhà quảng cáo Mỹ sử dụng là xuất hiện trên các kênh truyền hình thương mại như một bài giảng minh hoạ. Trong phương pháp low-context, một sản phẩm được đề cập đến trong sự vắng mặt của môi trường tự nhiên của nó. Một thông điệp như thế sẽ không dễ hiểu trong các nền văn hoá high-context do đã bỏ qua các chi tiết về ngữ cảnh hợp lý.
Theo Hall,văn hoá cũng rất phong phú trong cách mà theo đó quá trình xử lý thông tin được diễn ra. Một vài nền văn hoá lại xử lý thông tin một cách trực tiếp và thẳng thắn và vì vậy là monochronic trong tự nhiên. Kế hoạch, sự đúng giờ ***
***Các nền văn hoá của Nhật, TBN,BĐN là các ví dụ điển hình về nền văn hoá polychronic. Người Nhật thường hay bị hiểu lầm và buộc tội bởi người phương Tây về việc không đưa ra các thông tin chi tiết. Sự thật của vấn đề này là người Nhật không muốn trở nên quá thẳng thắn vì khi nói điều gì một cách trực tiếp họ có thể cảm thấy như là sự xúc phạm. Người Nhật cũng không cảm thấy thoải mái khi bắt đầu công việc kinh doanh lớn mà chưa trở nên thân thuộc với đối tác. Đối với họ sẽ là vội vàng khi thảo luận các vấn đề kinh doanh quan trọng mà chưa thiết lập các mối quan hệ cá nhân. Hơn nữa, các nhà kinh doanh Mỹ xem sự thất bại của người Nhật khi coi giao tiếp bằng mắt như một tín hiệu của sự khiếm nhã, ngược lại người Nhật không muốn nhìn vào mắt nhau vì như vậy được coi như sự đối đầu và công kích.
Hoàn cảnh văn hoá và tập quán trong đó quá trình xử lý thông tin được diễn ra có thể được kết hợp lại để tiếp tục một miêu tả chính xác hơn và việc giao tiếp sẽ được diễn ra như thế nào ở các nước đặc biệt. Ví dụ Đức là một nền văn hoá monochronic và low-context, so sánh với Pháp lại là một nền văn hoá polychronic và high-context. Một người Đức low-context có thể bị một đối tác Pháp high-context vì đưa ra quá nhiều thông tin đã biết. Hoặc một người Đức low-context sẽ nổi giận khi anh ta cảm thấy không nhận được đủ thông tin từ người Pháp high-context.
Sự tư¬ơng đồng về văn hoá
Sẽ là sai lầm nếu cho rằng tư¬ơng đồng về văn hoá nghĩa là quá nhấn mạnh về khía cạnh khác biệt văn hoá. Bởi vì loài ng¬ời, không phân biệt chủng tộc và tôn giáo, đều có những nhu cầu cơ bản giống nhau cho nên việc các nét văn hoá nhất định mở rộng qua khỏi biên giới quốc gia là hoàn toàn dễ hiểu. Ví dụ như¬ : mọi ngư¬ời đều yêu thích âm nhạc và mong muốn đ¬ợc vui vẻ. Murdock đã đ¬ưa ra một vài sự tư¬ơng đồng về văn hoá nh¬ư : các môn điền kinh, đồ trang sức, lịch, nấu ăn, sự tìm hiểu nam nữ, khiêu vũ, đoán mộng, giáo dục, các món ăn kiêng, tập quán, chuyện tiếu lâm, quan hệ họ hàng, sự khẳng định bản thân, và sự mê tín.
Nhờ sự t¬ương đồng về văn hoá mà một số hàng hoá có thể đư¬ợc mua bán tại thị tr¬ường nư¬ớc ngoài mà chỉ cần thay đổi đôi chút. Ví dụ như¬ mọi ng¬ười ở nhiều nơi đều chấp nhận những trò chơi điện tử nh¬ư Pacman bởi có cùng mong muốn đư¬ợc vui vẻ. Cũng như vậy, văn hoá không phải là trở ngại đối với các phần mềm vi tính với các ứng dụng về khoa học kỹ thuật sử dụng các sơ đồ giản l¬ược và những con số nhiều hơn là sử dụng chữ cái. Và sự yêu thích đồng nhất đối với cái đẹp và kim cư¬ơng cũng khiến cho hoạt động quảng cáo cho kim cư¬ơng trên thế giới gần như¬ tư¬ơng tự nhau.
Cần chú ý rằng các giá trị giống nhau không luôn luôn dẫn tới các hành động giống nhau. Cách thể hiện các giá trị văn hoá vẫn thay đổi giữa các quốc gia. Tuy mọi ngư¬ời đều có sở thích t¬ương đồng là âm nhạc nh¬ưng họ yêu thích các thể loại âm nhạc khác nhau. Vì có sự khác nhau về sở thích âm nhạc nên đối với các quốc gia khác nhau phải sử dụng các loại âm nhạc khác nhau. Cũng nh¬ư vậy, mọi ng¬ời đều ng¬ỡng mộ vẻ đẹp như¬ng quan niệm về cái đẹp thì thay đổi đến chóng mặt.
Một vài giá trị văn hoá vẫn giữ nguyên theo thời gian. Đối với các sản phẩm nhắm vào các giá trị cơ bản tư¬ơng đồng thì các sản phẩm không cần thiết phải thay đổi theo sự biến đổi của môi tr¬ường. Trư¬ờng hợp điển hình là thành công v¬ượt mức t¬ưởng tượng của Reader's Digest trong suốt 3/4 thế kỷ. Trong khi có những thay đổi mạnh mẽ về lối sống và sở thích về văn hoá trên thế giới, tạp chí Reader's Digest ra đời năm 1922 vẫn giữ phong cách xuất bản nhẹ nhàng và ít chứa đựng kiến thức, tiếp tục đư¬a ra khẩu hiệu "c¬ười là liều thuốc bổ", những khó khăn rồi sẽ v¬ợt qua và thế giới này rất đẹp, dù không phải là hoàn mỹ. Tạp chí này chứa đựng những mẩu chuyện làm thoải mái tinh thần ng¬ười đọc. Những nét văn hoá này cũng t¬ương đối là đồng nhất, bởi có tới 100 nghìn ngư¬ời đọc cuốn tạp chí này trong lần tái bản thứ 39 bằng 15 thứ tiếng. Ví dụ này cho các nhà marketing thấy rằng trong khi các giá trị văn hoá có thể luôn luôn thay đổi thì những giá trị cơ bản chung vẫn không thay đổi. Đối với một số sản phẩm thì thị trư¬ờng này vẫn là sự lựa chọn có hiệu quả trong hoàn cảnh thế giơí thay đổi liên tục.
Sự tư¬ơng tự trong văn hoá : Một ảo tưởng
Không nên hiểu t¬ương đồng về văn hoá là hai nền văn hoá có rất nhiều điểm giống nhau. Sự tư¬ơng tự về văn hoá khi mới nhìn qua trên thực tế phần nhiều chỉ là ảo t¬ưởng. Vì thế các nhà marketing cần thận trọng khi cho rằng một thị trư¬ờng nào đó cũng chỉ là tư¬ơng tự. Đối với nhiều ng¬ười Mỹ, Canada chỉ là phần mở rộng lên phía bắc của Hoa Kỳ tuy nhiên điều này lại bị phần lớn ng¬ười Canada phản đối việc đồng hoá văn hoá Mỹ không chấp nhận. Khác biệt về văn hoá luôn tồn tại giữa 2 nư¬ớc này và đã có nhiều sản phẩm phải chịu thất bại bởi điều này. Rất nhiều nhãn hiệu thuốc lá của Mỹ không thể thâm nhập đ¬ợc thị trư¬ờng Canada cho dù đã có những thay đổi lớn về sản phẩm và tiến hành các hoạt động xúc tiến thư¬ơng mại để phù hợp với thị hiếu của ng¬ười Canada. Nguyên nhân là tâm lý những người Canada luôn cho rằng những nhãn hiệu đó mang quá nhiều "tính Mỹ", do vậy chẳng có nghĩa lý gì đối với họ cả.
Sự khác biệt cảm nhận đ¬ược này về văn hoá, cho dù là có thực hay chỉ là do tưởng tư¬ợng chính là nguyên nhân cho việc thất bại của không chỉ các sản phẩm Mỹ tại thị trư¬ờng Canada mà cả các sản phẩm Canada tại thị trư¬ờng Mỹ. Các chiến dịch liên tục nhằm bán ấm pha trà bằng điện, một sản phẩm không thể thiếu trong đồ gia dụng ở Canada vào Mỹ chỉ giành đư¬ợc không đến 1% thị phần bởi vì ng¬ời tiêu dùng Mỹ cho rằng thiết bị lạ lùng này sẽ làm hỏng cafe của họ. Cũng như¬ thế, Vegemite là loại bia nổi tiếng của Australia với 90% số gia đình sử dụng nhưng không thể có chỗ đứng trong đời sống ăn uống của ngư¬ời Mỹ.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ là một phần quan trọng của văn hoá mà thiếu nó thì không thể giao tiếp đ¬ợc. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là có tới vài ngàn ngôn ngữ. Riêng Indonesia đã có 250 ngôn ngữ. Còn mặc dù ở Trung Quốc chữ viết đư¬ợc thống nhất nh¬ng lại có tới hàng ngàn loại tiếng của các địa phư¬ơng. Putonghua (tiếng phổ thông) hay Madarin, tiếng quốc gia, đều đ¬ược sử dụng trên khắp đất n¬ước.
Những quan sát của Berlo đã nói lên tầm quan trọng cũng như¬ tầm ảnh hư¬ởng rất lớn của ngôn ngữ. Bởi vì ngôn ngữ thì chi phối cách suy nghĩ. "Những hệ thống sử dụng ngôn ngữ khác nhau thì sẽ có cách nghĩ khác nhau. Ngôn ngữ của một ng¬ời Đức khác hẳn với ng¬ời Mỹ, do đó cách nghĩ của anh ta cũng sẽ khác ng¬ười Mỹ." Một sự kiện xảy ra vào thế vận hội 1984 đã minh hoạ rất rõ cho điều này. Một vài vận động viên thể dục dụng cụ của Mỹ bị các trọng tài Đông Âu chấm điểm tư¬ơng đối thấp. Bela Karolyi, ng¬ười nhập cư¬ từ Rumania là huấn luyện viên của vận động viên đã đoạt huy ch¬ương vàng lần đó đã rất tức giận và nói rằng những trọng tài đó đáng đ¬ược đ¬ưa tới "nông trại". Rất nhiều ng¬ười Mỹ đã hiểu lầm câu nói này, bởi vì trong xã hội Mỹ, nông dân luôn đư¬ợc kính trọng. Nh¬ưng ở rất nhiều nư¬ớc thì nông dân chỉ đ¬ợc coi là thiếu giáo dục và không tinh tế. Do những suy nghĩ khác nhau về văn hoá đó nên rõ ràng chiến dịch quảng cáo của một công ty sản xuất thiết bị nông nghiệp dựa vào sự khẳng định chất l¬ượng của những tiểu nông gây ra những khó chịu cho khách hàng châu Âu.
Các nhà Marketing cũng cần phải thận trọng khi làm việc với hai hay nhiều thị trư¬ờng sử dụng cùng một ngôn ngữ, ví dụ như¬ Anh và Mỹ. Mặc dù hai nư¬ớc có rất nhiều điểm t¬ương đồng nh¬ng vẫn có những khác biệt vô cùng quan trọng cần nhận biết. Nh¬ư Oscar Wilde nhận xét : "Những ngư¬ời Anh hầu nh¬ư có mọi điểm chung với ngư¬ời Mỹ, ngoại trừ ngôn ngữ."
Có những điểm khác nhau lớn giữa tiếng Anh - Mỹ và tiếng Anh - Anh. Ngư¬ời ta sử dụng những từ khác nhau để chỉ một vật ( xem bảng 6-1 ). Ng¬ười Mỹ sử dụng apartment và elevator còn t¬ương ứng ng¬ời Anh sử dụng flat và lift. Ng¬ười ta sử dụng subways tại New York như¬ng lại sử dụng underground ở London.
Ng¬ời dân ở hai n¬ớc nhiều khi sử dụng cùng một từ hay nhóm từ giống nhau để diễn đạt những việc khác nhau. Ng¬ời Mỹ sử dụng billion để nói 100 triệu trong khi nó có nghĩa là 1 triệu triệu đối với ng¬ời Anh. Cụm từ "table a motion" đối với ng¬ời Mỹ là không tiếp tục thư¬ơng l¬ượng vấn đề này nữa, trong khi đối với ng¬ười Anh thì vấn đề này cần đư¬ợc giải quyết ngay và đư¬a vào ch¬ương trình nghị sự. Một bộ phim "went like a bomb" nghĩa rất thành công đối với ng¬ời Anh, nh¬ng lại là thất bại đối với ng¬ời Mỹ. Ng¬ời Mỹ thì "vacuum" - hút bụi chiếc thảm trong khi ng¬ời Anh lại "hoover" hay "bissel" nó.
Thậm chí khi sử dụng cùng một từ để chỉ cùng một sự vật thì cách viết cũng khác nhau. Ví dụ nh¬ color và theater đối với ng¬ời Mỹ và colour hay theatre của ng¬ời Anh. Các phát âm cũng có thể khác nhau, đặc biệt là với chữ Z, ng¬ời Mỹ đọc là zee trong khi ng¬ời Anh đọc la zed. Nhãn hiệu Mỹ E - Z sẽ gây lầm lẫn rất lớn tại Anh.
Cuối cùng thì cần l¬u ý rằng nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian. Từ queer hay gay là tiếng lóng của Mỹ chỉ những ng¬ời đồng tính luyến ái, trong khi nghĩa gốc của chúng đ¬ợc sử dụng với dụng ý khác.
Những vấn đề nh¬ vậy không chỉ có đối với tiếng Anh. Khi một hãng hàng không Mỹ tiến hành xúc tiến th¬ơng mại cho sản phẩm "rendez-vous lounges" của mình tại Brazil, họ cần hiểu rằng trong tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là họ đang quảng cáo các căn phòng dành cho những cặp tình nhân. Cách sử dụng và nghĩa của các từ trong tiếng Tây Ban Nha cũng khác nhau giữa các nư¬ớc sử dụng thứ tiếng này. Ngư¬ời ta có thể sử dụng cùng một thứ tiếng ở các nư¬ớc khác nhau như¬ng điều này là rất mạo hiểm.
Sự khác biệt về ngôn ngữ thư¬ờng dẫn tới việc cần thiết trong thay đổi chiến l¬ược Marketing. Các ca sĩ th¬ường có những cuốn sách giới thiệu in bằng hơn 50 thứ tiếng. Một vài quyển sách chỉ bao gồm tranh vẽ. Và trong nhiều trư¬ờng hợp thì cách dịch cơ bản bằng tay là không đủ.Ví dụ như¬ các nhà marketing về máy tính phải thay đổi phần cứng và phần mềm để phù hợp với việc sử dụng ở một ngôn ngữ khác. 1 trong những nguyên nhân vì sao các nhà sản xuất máy tính Nhật Bản vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường Mỹ là bởi vì những khó khăn gặp phải trong việc xuất khẩu phần mềm viết bằng tiếng Nhật. Các phần mềm về kế toán và tài chính phải viết lại toàn bộ bởi vì các quy tắc về kế toán và hệ thống báo cáo tài chính ở các nư¬ớc rất khác nhau. Hãng máy tính Apple đã để mất thị phần ở Nhật bởi tại Nhật họ chỉ đ¬ưa ra kiểu máy tính Mỹ với rất ít cơ hội để sử dụng với tiếng Nhật. Để vượt qua vấn đề này, hiện nay, Apple IIe đã xuất hiện với 18 phiên bản quốc gia khác nhau, mỗi phiên bản có một bàn phím với hệ thống chữ cái riêng.
Sự khác nhau kém rõ ràng hơn trong các quy định về kế toán và tài chính là các cách đọc và cách viết ở các nước khác nhau. ở Mỹ, họ đọc và viết từ trái sang phải, hết một dòng rồi mới chuyển xuống dòng dưới. Còn người Trung Quốc thì đọc từ trên xuống dưới, theo cột chứ không phải theo dòng. Người TQ cũng đọc từ phải sang trái (có nghĩa là: họ bắt đầu với cột gần nhất với bên phải của trang, sau đó chuyển sang cột khác ở bên trái. Sự khác biệt này nhiều khi yêu cầu sản phẩm phải điều chỉnh vài chi tiết. Những nhà sản xuất máy vi tính cũng đã nhận thấy rằng họ phải thay đổi hệ thống máy của mình đối với các nước ảrập, do đó máy vi tính có thể in ra một văn bản đọc từ phải qua trái.
Hằng loạt các nghiên cứu đã khẳng định một cách rộng rãi rằng dân số mỹ nhìn chung không thể sử dụng ngôn ngữ nước ngoài một cách trôi chảy. Theo một nghiên cứu cho biết : "không một trường đào tạo tiến sỹ nào yêu cầu sinh viên phải sử dụng ngôn ngữ trôi chảy." Không có gì là ngạc nhiên, một khuynh hướng khá rõ của rất nhiều nhà quản lý Mỹ cho rằng họ không cần thiết phải học một thứ ngôn ngữ khác. Họ luôn tin rằng tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn cầu của giao dịch kinh doanh. Mặc dù một phần nhận định này là đúng nhưng nó sẽ gây khó khăn cho họ khi tiến hành kinh doanh trong những nơi không nói tiếng Anh.
Rất nhiều các công ty Mỹ than phiền rằng thị trường Nhật quá đóng kín với họ, nhưng các nhà kinh doanh và các quan chức Nhật lại nhìn nhận tình huống này ở một góc độ khác. Họ cho rằng các công ty Mỹ đã sai vì các nhà quản lý Mỹ chưa đủ cố gắng để hiểu thị trường Nhật Bản. Các nhà quản lý Nhật đã có một nỗ lực lớn trong việc học tiếng Anh, nhưng các nhà quản lý của Châu Âu và Mỹ thì không làm ngược lại. Theo một cuộc điều tra dư luận, 87% các nhà quản lý Mỹ không có một nỗ lực nào để học tiếng Nhật. Có lẽ một lý do là do tiếng Nhật có đặc điểm là cấu trúc dơn nhất, hệ thống chữ viết phức tạp, vốn từ nhiều, và sự phong phú về cách biểu đạt. Kết quả của sự thiếu hụt về kỹ năng ngôn ngữ là các nhà quản lý phương Tây gặp khó khăn trong việc giao tiếp với các nhà cung ứng, các nhà phân phối và các khách hàng Nhật Bản. Thêm vào đó các nhà quản lý này lại không thể khắc phục được điểm yếu này của họ ở Nhật Bản.
Không phải mọi cá nhân đều có thể thành thạo một ngôn ngữ nước ngoài. Tuy nhiên, một số đặc điểm để dự đoán khả năng của một người thành công trong việc học tiến nước ngoài. Thứ nhất, nếu một người đã học một ngoại ngữ, thì họ có thể học tốt khi chuyển sang một ngoại ngữ khác. Người ta đã phát hiện ra rằng năng lực ngôn ngữ là khá giống nhâu đối với mọi ngôn ngữ và sự thông minh không thể đảm bảo sự thành công trong việc học một ngôn ngữ. Điều quan trọng lại là sự tự tin, cũng như sự chán nản khi xem một cái gì đó quá nghiêm trọng khi mắc lỗi.
Sự linh hoạt và tính tự giác cũng sẽ có tác dụng, nhưng trở nên quá chi tiết cũng không phải là một thuộc tính tích cực. Một vài cá nhân trở nên thất vọng khi họ muốn tìm lý do tại sao tiếng Đức lại đặt động từ ở cuối câu hoặc tại sao một số chữ cái trong tiếng Pháp lại là âm câm. Sự kiên nhẫn là một điều hoàn toàn cần thiết, vì sự lặp lại liên tục là cần thiết trước khi hiệu quả xuất hiện. Các sinh viên học ngôn ngữ cần phải chịu đựng được sự buồn chán và một thời gian thất vọng. Người học nên có một thời gian dài tập trung chú ý vì tập trung chú ý trong một thời gian dài là cần thiết để học một cách có hiệu quả.
Cuối cùng, hoàn cảnh của một người sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng học của người đó. Kỹ sư, giáo viên và những người miền Nam vì rất nhiều lý do thường xuyên gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ. Có thể vì những người miền Nam không đi theo chủ nghĩa thế giới một cách thích đáng bởi vì***. Các kỹ sư thì dường như quá logic. Các giáo viên thì hình thành một phương pháp truyền thụ kiến thức làm cho việc tiếp thu kiến thức mới khó hơn.
Nếu như một người muốn học một ngoại ngữ thì người đó phải nỗ lực nghĩ một cách đa dạng và nghĩ như người nước đó. Nói cách khác, nên suy nghĩ bằng tiếng nước ngoài chứ không thông qua giai đoạn dịch.
Khi tiến hành hoạt động marketing ở nước ngoài thì việc dịch cẩn thận lại là cần thiết. Một vài tình huống khó xử do việc dịch gây ra rất nổi tiếng như các khẩu hiệu " Body by Fisher" và "let Hertz put you in a driver's seat" lại được dịch nhầm thành "Corpse by Fisher" và "let Hertz make you a chauffeur". Tương tư " come alive with Pepsi" đã trở thành một tiêu đề khủng khiếp khi nó được dịch thành "come alive from the grave", "it's finger-licking good" của Kentucky Fried Chicken đã được dịch sang tiếng Farsi (Iran) thành " it's so good you will eat your fingers". Một công ty sản xuất ruột bút máy đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, theo như cách dịch thì mực của mình có thể thực hiện một chức năng khác- có thể ngăn cản sự có thai không mong muốn. Như vậy, điều quan trọng là phải nhận thức rằng chỉ dịch ý chứ không dịch từ.
Một thực tế khác nữa là sự rắc rối trong cách ghi ngày tháng của người Mỹ. Người Mỹ ghi tháng, sau đó là ngày và năm. Trong khi hầu hết thế giới, logic hơn bắt đầu từ đơn vị nhỏ nhất (ví dụ: ngày). Vì vậy, nếu ngày tháng được viết "tháng hai, ngày3, năm 1990" bởi người Mỹ thì đương như là không hợp lý đối với người nước người khi họ thường viết ngày 3 tháng 2 năm 1990.
Sự nhầm lẫn còn tăng lên một cách nghiêm trọng khi viết ngày tháng chỉ bằng các con số. Hãy xem xét 2/3/1990. Người Mỹ sẽ đọc là tháng 2, ngày 3, năm 1990, trong khi các người khác lại đọc thành ngày2 tháng 3 năm 1990. Sẽ dễ dàng để tưởng tượng kết quả sẽ như thế nào bởi sự hiểu lầm giữa một công ty của Mỹ và một đối tác nước ngoài khác về thời gian giao hàng và thanh toán.
Trong khi giao tiếp với khách hàng, không thể quá nhấn mạng rằng không thể dùng tiếng lóng, danh ngôn và các cụm từ không quen thuộc trong thư tín thương mại hay đàm phán. Một công ty của Mỹ đã mất một hợp đồng với một công ty của Nhật bởi vì câu nhận xét " đây chỉ là một trò chơi bóng mới hoàn toàn. Người Nhật không nghĩ kinh doanh là một trò chơi và họ xoá bỏ hợp đồng. Cũng còn rất nhiều từ và cụm từ mà khi dịch một cách văn trương sẽ gây nên sự hiểu lầm và xúc phạm. Thật là thông minh khi tránh nói với người Mỹ những câu như : call it a day, big shot, lay your card on the table và bottom line.
Các quy tắc an toàn trong giao dịch quốc tế là:
Khi nghi ngờ, hãy vượt qua .
Giữ các ý kiến riêng biệt, chỉ tập trung vào một điểm trong một thời điểm nhất định.
Xác nhận những gì đã thảo luận bằng văn bản.
Viết lại tất cả các số liệu theo cách của người mình đang nói chuyện.
Điều chỉnh trình độ ngoại ngữ ngang bằng với đối tác nước ngoài.
Sử dụng các trợ giúp bằng hình ảnh nếu có thể.
Tránh dùng từ kỹ thuật, thể thao và thương mại khó hiểu.
Hay nói cách khác " hãy nói với phần còn lại của thế giới như là bạn đang trả lời một cách nhẹ nhàng một bà dì điếc, rất giàu,già người mà chỉ hỏi bạn nên để lại cho banh bao nhiêu trong di chúc của mình.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ
Không phải lúc nào người ta cũng giao tiếp hoàn toàn bằng lời nói và viết.Dù cố ý hay không, con người cũng thường xuyên giao tiếp với người khác bằng cử chỉ. Ví dụ, ra hiệu với ai đó bằng cách vẫy taychỉ với lòng bàn tay là không sao với người Mỹ nhưng với người Nhật là rất bất lịch sự. Những người nước ngoài ở Indonesia cũng nên để ý đến giao tiếp bằng cử chỉ ở nơi này. " Người Indo là những người lịch sự, một người khách làm ăn sẽ được mời thứ gì đó để uống, thì không nên chạm đến đồ uống của mình khi chủ nhà chưa có dấu hiệu làm như vậy. Sẽ là lịch sự khi ít nhất sẽ thử đồ uống trước khi mời khách. Người Indo it khi dúng giờ, vì vậy đừng cảm thấy bị xúc phạm khi không thể bắt đầu đúng giờ cũng nhơ khi khách của bạn đến muộn. Người ìno tránh sử dụng tay trái để mời đồ uống hay thứ gì đó vì nó được xem như là một bàn tay không sạch. Cũng coi như là bất lịch sự khi chỉ bằng một ngón tay.
Cũng như từ ngữ, ngôn ngữ cử chỉ cũng thường chuyển tải nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, dấu hiệu vòng ngón tay cái và ngón trỏ thành một vòng tròn có rất nhiều ý nghĩa. Nó có nghĩa là được, là tốt nhất đối với người Mỹ, và hầu hết các nước Châu âu, với người Nhật nó có nghĩa là tiền, là khiếm nhã đối với người Braxin, trong khi đó ở các nước Châu Mỹ Latin nó có là một cử chỉ thô tục. Ngược lại, khi giơ ngón tay trỏ và ngón tay giữa nó có nghĩa là hai, hoà bình, hoặc là chiến thắng.
Trong một bài báo nổi tiếng "The silent language in overseas business", Edward T.Hall giải thích cần thiết phải chú ý đến sự khác biệt về ngôn ngữ về các khía cạnh như: thời gian, không gian, sự vật, các mối quan hệ bạn bè và ngôn ngữ của hợp đồng. Với mục đính để minh hoạ, các ngôn ngữ đã được đề cập ở đây đã được thay đổi nhưng xuất phát từ các công trình mà Hall và Arning đã thực hiện.
Ngôn ngữ của thời gian
Thời gian có những ý nghĩa khác nhau ở các nước khác nhau. Một người Mỹ và một người Châu á không cùng nói đến một vật khi họ cùng nói: "Why don't you come over sometime?". ở Mỹ, nếu câu nói được nói với một giọng trang trọng, thì nó ngụ ý rằng nếu đến thăm một ai đó thì nên thông báo trước. Đối với một người Châu á thì nghĩa chính xác người ta muốn nói là: có thể đến bất cứ lúc nào mà không cần hẹn, không tính đến đã muộn hay còn sớm. Nếu ai đó có những người bạn lười biếng thì họ có thể ghé thăm vào bữa ăn như vậy họ sẽ được mời tham gia vào bữa ăn.
ở Mỹ, có một mối quan hệ trực tiếp giữa thời gian và tầm quan trọng của vấn đề. Khi một vấn đề là quan trọng thì nó cần phải được chú ý và có hành động ngay lập tức. ở một vài nước, mối quan hệ này lại ngược lại. Các vấn đề quan trọng cần nhiều thời gian để định rõ và cân nhắc, hạn cuối là một áp lực bắt buộc họ phải làm.
Sự nhận biết về thời gian chính là giới hạn của ngôn ngữ, và có rất nhiều sự nhận biết khác nhau có thể thấy, sự phân chia thời gian, sự tuần hoàn và các tập tục. Về sự phân chia thời gian, phổ biến trong các nền văn hoá của châu Âu và Bắc Mỹ, thời gian được chia thành quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy, thời gian là quá báu và thời gian trong quá khứ có thể có ích cho tương lai. Về sự tuần hoàn của thời gian, cuộc sống được giả sử như một vòng tròn và vì vậy không thể thay đổi được tương lai. Kết quả là, tương lai dường như là sự lặp lại của quá khứ, và sẽ không cần kế hoạch vì thời gian chẳng có giá trị nào. Cuối cùng, là các tập quán về thời gian, chính các hoạt động hay các thủ tục lại quan trọng hơn nhiều so với thời gian phải bỏ ra để hoàn thành công việc. Thời gian và tiền bạc là hai lĩnh vực riêng biệt, và số tiền kiếm được phụ thuộc vào kĩ năng làm việc hơn là thời gian. Một khi công việc thứ nhất được hoàn thành thì chúng ta có thể bắt tay vào công việc tiếp theo.
Người Mỹ có xu hướng rất coi trọng thời gian - kể cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi - bởi vì họ quan niệm "thời gian là vàng bạc". Họ thường cho rằng mọi việc cần được giải quyết và hoàn thành càng nhanh càng tốt và rằng không có thời gian để lãng phí hay la để dành. Ngược lại các nước Xô viết lại có cả những lớp huấn luyện cho việc trả giá và đánh cờ. Họ kiên nhẫn và thận trọng trước khi hành động và thường bỏ ra thêm thời gian chỉ để đạt được chút ưu thế trong toàn bộ quá trình đàm phán.
Sự nôn nóng của người Mỹ thường không đem lại hiệu quả khi giao dịch với các công ty nước ngoài. Để rõ hơn hãy xem xét 4 bước sau trong đàm phán kinh doanh: (1). Nontask sounding, (2). Hành động liên quan đến trao đổi thông tin, (3). Thuyết phục, (4). Nhượng bộ và đồng ý. Một nhà đàm phán Mỹ kiểu mẫu thường muốn bỏ qua hai bước đầu tiên, hoặc thực hiện chúng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên ở Brazil cũng như nhiều quốc gia khác thì lại cần có nhiều thời gian để tạo một mối quan hệ tốt và lòng tin trước khi bắt đầu bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, chủ yếu là bởi vì người Brazil không thể tin tưởng vào bất cứ hệ thống luật pháp nào có thể giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai. tương tự như vậy người Trung Quốc lại chậm chạp, thận trọng và cầu toàn. Các cuộc đàm phán nhiều khi diễn ra hàng tuần. Họ không quan tâm đến việc các thương nhân nước ngoài còn phải xem xét các kế hoạch cho ngày hôm sau.
ở các quốc gia phương Đông nơi mà mọi người có nhiều thời gian rảnh rỗi và cho rằng không cần thiết phải trở nên vội vàng trong mọi tình huống thì thời gian co giãn trở nên bình thường. Trên thực tế ở một vài nơi việc không đúng giờ đôi khi còn ngụ ý là quan trọng hay uy tín. Tuy nhiên bất cứ một sự tổng quát hoá nào về vấn đề này đều nguy hiểm. Ví dụ như người châu á thường không đúng giờ, nhưng người Trung Quốc lại quan niệm rất khắt khe về giờ giấc trong các dịp lễ hội và các cuộc gặp mặt. Nói chung, người châu á và châu Phi thường không đúng giờ và việc chậm trễ từ 30 phút đến 1 giờ trong một cuộc hẹn và rất phổ biến. Thông thường nhũng người phải chờ đợi không nhận được bất cứ một lời xin lỗi nào. Tuy nhiên nếu như cần phải có một lời xin lỗi thì nó sẽ đại loại như là: "Nếu như tôi lái xe nhanh hơn, có thể tôi đã bị liên quan đến một vụ tai nạn nào đó và điều đó thậm chí còn trì hoãn tôi lâu hơn nữa."
Như vậy như thế nào mới được coi là chậm trễ? Theo như một cuộc nghiên cứu, đối với sinh viên Mỹ thì chậm 19 phút là thực sự chậm trễ và ở Brazil là 33 phút. Người Brazil không cho rằng chậm trễ là thiếu quan tâm, và họ thường không buộc tội nghiêm khắc người khác vì sự chậm trễ đó.Viện cớ rằng việc họ không thể đúng giờ là do những tình huống khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát, người Brazil cũng không dễ nói lời xin lỗi như người Mỹ.
Cuộc sống chứa đựng rất nhiều tình huống khác nhau về sự cấp thiết và đúng giờ. Một cuộc điều tra đã được thực hiện, nghiên cứu sự khác nhau về thời gian và tốc độ trong đời sống của người Nhật Bản, Anh, Mỹ, Italia, Đài Loan và Indonesia dựa trên sự chính xác của các đồng hồ công cộng, vận tốc đi bộ của người bộ hànhvà tốc độ phục vụ của bưu điện khi mua một con tem. Kết quả cho thấy người Nhật Bản đi bộ nhanh nhất và giữ cho hầu hết các đồng hồ công cộng chạy đúng giờ. Người Mỹ đứng thứ hai. Đứng cuối cùng là Indonesia với tất cả các lĩnh vực trừ dịch vụ bưu điện đều thua kém các nước khác. ở Italia không có sự thống nhất trong việc thuê mướn các nhân viên bưu điện vốn để thực hiện một công việc đơn giản như là bán các tem thư dán sẵn.
ở các nước phương Đông thời gian có thể lại rất quan trọng trong một số khía cạnh khác. Người ta thường cho rằng các nhà thiên văn và tu sĩ nên xác định trước giờ thích hợp cho các công việc cá nhân hay hoạt động kinh doanh. Bắt đầu một dự án xây dựng hay buổi lễ khai trương một toà nhà hoặc một công việc kinh doanh, ngày giờ tốt cho kết hôn hay kí một hợp đồng đều phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn lựa thời gian. ở ấn Độ, người ta không nên xuất hành trong một khoảng thời gian được cho là không an toàn hay không may mắn. Điều này có thể gây tình trạng tiến thoái lưỡng nan cho những hành khách đi máy bay mà giờ xuất hành không phải là giờ tốt. Tuy nhiên người lữ hành này có thể hoá giải điều này một cách linh hoạt. Anh ta có thể bắt đầu cuộc hành trình của mình sớm hơn từ nhà và điều đó sẽ khắc phục được việc máy bay cất cánh vào giờ xấu. Để hài hoà các phương tiện giao thông hiện đại với lòng tin truyền thống trong trường hợp tương tự, người lữ khách có thể chọn giờ xuất phát thực sự là từ nhà chứ không phải là từ sân bay. Nếu thời gian xuất phát từ nhà cũng không hợp lý, anh ta có thể rời nhà từ rất sớm và lái xe lòng vòng 1,2 giờ đồng hồ trước khi ra sân bay.
Ngôn ngữ không gian
Không gian cũng có những ý nghĩa riêng đặc biệt. Sự quan trọng của nó thể hiện rõ ràng nhất khi con người nói chuyện với nhau. Nếu như đối phương ở gần chúng ta, ví dụ như trong cùng một phòng thì việc đối thoại hiển nhiên là đơn giản và dễ dàng. Nhưng việc này sẽ càng khó khăn hơn nhiều khi khoảng cách giữa người nghe và người nói càng lớn. Ví dụ như khi đối phương ở bên kia đường, ở một tầng lầu khác hay ở một phòng khác. Trong những trường hợp như thế, người ta phải nói to thậm chí là phải hét lên để người kia có thể nghe thấy, và cũng có thể người ấy sẽ không nghe rõ ràng tất cả những gì họ nói.
Khoảng cách cũng có những ý nghĩa về personal selling. Người Mỹ latin cảm thấy rất bình thường khi chỉ đứng cách nhau vài inches và thường ôm hôn nhau thắm thiết. Nhưng đối với người châu á thì hoàn toàn ngược lại, họ chỉ chấp nhận những khoảng cách tương đối xa và không có sự đụng chạm thân thiết. Với người Mỹ thì khoảng cách hợp lý là ở khoảng giữa hai thái cực trên. Một người Mỹ có thể gây ấn tượng là hơi thân mật quá đối với một người châu á nhưng lại tương đối xa cách đối với một người Mỹ latin.
Ngôn ngữ vật chất
Người Mỹ thường bị coi là người thực dụng do những ấn tượng về việc làm việc quá chăm chỉ nhằm đạt được những mục đích về vật chất để trang trải cuộc sống hay để gây ấn tượng với người khác. Người dân ở các quốc gia khác cũng cho rằng vật chất và sự chiếm hữu là quan trọng nhưng họ chỉ làm việc vừa đủ để đạt được những điều đó. Trong các nền văn hoá khác, cuộc sống là sự hưởng thụ và vì thế nhiều người thường thôi làm việc khi họ vừa mới chỉ kiếm dược một khoản nhỏ. Khi hết tiền, họ lại tiếp tục làm việc và cứ như vậy trong suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng những người này không thực dụng, họ có thể quan tâm thậm chí rất quan tâm đến những thứ khác. Ví dụ như ở Trung Đông, những điều quan trọng hơn đối với con người là gia đình, bạn bè và các mối quan hệ họ hàng.Vì vậy để hoạt động kinh doanh, họ thật sự cần sử dụng một trung gian hay "cò mồi" vì những người này biết ai là đối tác thích hợp. Những mối quan tâm như thế có thể có ý nghĩa như, nếu không nói là hơn những mối quan tâm về vật chất.
Tầm quan trọng của gia đình đối với con người có thể cho chúng ta những cơ sở để so sánh người Mỹ với người nước khác. Trong một cuộc điều tra, 71% phụ nữ Nhật Bản cho rằng sau khi kết hôn nên tập trung vào chăm sóc chồng con. Nhưng ở Mỹ tỷ lệ này lại chỉ có 17%.
Trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình cũng mang nhiều sắc thái khác nhau.Gia đình mở rộng khác rất nhiều so với gia đình hạt nhân kiểu truyền thống ở Mỹ vốn chỉ bao gồm bố, mẹ và con cái. Một gia đình mở rộng bao gồm nhiều mối quan hệ ràng buộc như cô dì, chú bác, anh chị em họ, cháu chắt và ông bà, đó là các thành viên trong cùng một gia đình có quan hệ phụ thuộc sâu sắc lẫn nhau. Tôn trọng những người lớn hơn được đánh giá cao. ở một vài nền văn hoá, người con trai cả có nghĩa vụ sẽ gánh vác công việc kinh doanh của gia đình. Anh ta không thể dễ dàng chỉ kết hôn rồi rời khỏi gia đìnhlàm việc nuôi sống bản thân hoặc một ai đó khác. Những luật lệ gia đình có thể sẽ tạo ra một thực tế khó chấp nhận đó là chế độ gia đình trị. Mặc dù các doanh nhân Mỹ đã rất cố gắng hạn chế tính gia đình trị này nhưng những mối quan hệ thân thế và những công nhân ở các quốc gia khác vẫn coi trọng và xúc tiến truyền thống này, và nó được ưu tiên hơn là chính bản thân năng lực của mỗi người.
Những mối quan tâm và lợi ích gia đình cũng khác nhau tuỳ theo các vùng khác nhau trên toàn thế giới. Người Châu âu không thích nói chuyện về gia đình tại công sở, họ luôn mong muốn giữ kín những riêng tư của mình. ở châu á thì thực tế hoàn toàn ngược lại, trong cả lĩnh vực xã hội và kinh doanh, người ta hay hỏi về những mối quan hệ hay tình hình của những thành viên trong gia đình để chứng tỏ sự quan tâm và ưu tiên.
Ngôn ngữ hợp đồng
Mỹ là một quốc gia khá quan liêu. Người Mỹ thường rất cụ thể và thẳng thắn khi đàm phán về các điều khoản của hợp đồng, làm cho các hợp đồng hợp pháp của họ trở nên phổ biến và không thể thiếu được. Chẳng ngạc nhiên tí nào khi ở đây các luật sư lại trở thành các đối tác trong các hợp đồng kinh doanh thực sự. Khi Nhật Bản muốn làm rõ những điều liên quan đến sản phẩm AT&T, công ty này đã phản ứng lại theo một phong cách hoàn toàn Mỹ là gửi đến một luật sư thay vì một giám đốc. Thực tế Mỹ là một quốc gia nhiều luật sư hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Luật sư ở đây có thu nhập và địa vị cao trong xã hội mà không nơi nào có được.
Theo một câu tục ngữ cổ ở Thái Lan thì "thà ăn phân chó còn hơn là dính dáng vào chuyện kiện cáo". Những suy nghĩ tương tự cho phép giải thích tại sao người Trung Quốc không thích những mâu thuẫn và họ thà rút ra khỏi một hợp đồng còn hơn là phải liên quan đến những tranh chấp pháp luật có thể sẽ xảy ra. ở nhiều nền văn hoá khác, thậm chí hợp đồng bằng văn bản còn không có giá trị ràng buộc bằng một lời nói. Theo những người ở đây thì nếu một người không dành được sự tin tưởng như một người bạn thì đừng có hy vọng người đó sẽ tuân theo đầy đủ các ràng buộc của hợp đồng - dù là bằng văn bản. Người Nhật Bản có thể chứng minh điểm này một cách rõ ràng nhất.
Nhật Bản chỉ có 15.000 luật sư, thậm chí còn ít hơn số luật sư của bang Ohio của Mỹ. Hợp đồng kinh doanh giữa các công ty được thiết lập dựa trên cơ sở lòng tin mơ hồ, không cụ thể về lợi ích lâu dài của một tổ chức. Thiếu sự ràng buộc bảo đảm của hợp đồng, các công ty Nhật Bản thường thiên về việc chỉ quan hệ kinh doanh với những công ty mà mình biết rất rõ, trong khi các công ty Mỹ lại dựa vào sự bảo vệ của luật pháp đối với hợp đồng với công ty mà có thể họ biết rất ít. Các nhà quản lý nước ngoài phàn nàn rằng người Nhật Bản rất miễn cưỡng tuân theo những ràng buộc của hợp đồng, nhưng những nhà quản lý của Nhật lại kêu ca rằng người nước ngoài cậy vào sự giúp đỡ của luật sư lại tôn trọng các chứng từ văn bản hơnlà tinh thần đoàn kết của các bên tham gia hợp đồng.
Ngay cả khi hợp đồng đã được ký kết thì không có nghĩa là phải cứng nhắc tuân theo, thi hành hợp đồng đó bởi vì hợp đồng nào cũng có thể sửa đổi do sự thay đổi của hoàn cảnh. ở Hàn Quốc, các doanh nhân coi những bản hợp đồng như là những văn bản thoả thuận lỏng lẻo cho phép được linh hoạt và có thể sửa đổi được. ở một vài nền văn hoá người ta hiểu rằng, một điều cam kết vào ngày hôm nay có thể sẽ được thay thế bởi một yêu cầu ngược lại vào ngày mai, đặc biệt khi lời yêu cầu đó là của một người co sự ảnh hưởng lớn. Trong những tình huống khác, các thoả thuận hợp đồng đơn giản chỉ thể hiện sự mong muốn và rất ít liên quan đến khả năng thực hiện của con người. Chừng nào mà con người còn cố thực hiện, anh ta sẽ không cảm thấy lương tâm bị cắn rứt; và anh ta sẽ không có sự cố gắng đặc biệt nào nếu như anh ta cảm thấy không thể thực hiện những cam kết.
Nền văn hoá ở mỗi nơi quy định cách thức thể hiện và giải quyết những bất đồng. Người Bắc Mỹ thường dễ chấp nhận những lời từ chối thẳng thừng. Nhưng ở những nơi khác thì con người lại phải rất thận trọng tránh làm mất mặt người khác khi có bất đồng xảy ra. Đặc biệt người Châu á rất nhạy cảm khi bị chỉ trích công khai và có thể sẽ trở nên nổi nóng khi bị mất mặt.Vì thế ở Châu á cần phải tránh sỉ nhục và chỉ trích nhau công khai bởi vì ở đó sự lịch sự được đánh giá cao hơn nhiều so với sự thật thẳng thừng. ở Mexico, những câu nói thẳng hay những lời chỉ trích bị coi là khiếm nhã, vì thế người Mexico thường hay nói quanh co thoái thác làm cho việc xác định sự thật trong câu nói trở nên khó khăn hơn. ở các nước Mỹ latin sự bất đồng có thể được coi là những chỉ trích chống lại chủ nghĩa cá nhân. Người ta mong đợi những người cấp dưới hoặc là ủng hộ, giúp đỡ ông chủ của họ hoặc là im lặng.Tương tự như vậy ở Nhật Bản, sự im lặng được hiểu là sự ủng hộ tích cực, còn việc trao đổi hay tranh cãi thì lại không phù hợp. Chỉ có những người có quyền đưa ra quyết định mới được tự do bình luận, những cổ đông ở Nhật Bản không được phép tra hỏi tầng lớp quản lý. Công ty có thể thuê "vệ sĩ" để can gián, khuyên nhủ những người đưa ra quá nhiều câu hỏi thay vì chỉ hỏi một vài câu.
Các công ty Mỹ thường thích đặt nền móng cho các quyết định của mình dựa trên những chuẩn mực mục tiêu, hoặc chí ít họ cũng có quyền đòi hỏi điều đó. Điều này cho phép người khác có quyền chỉ trích các quyết định đã được đưa ra. Nhưng điều tương tự lại không phù hợp khi áp dụng vào những nước mà việc đặt nghi vấn cho những quyết định cá nhân của các nhân vật cấp cao là không hợp lý. Các giám đốc thường thấy mình ở trong tình trạng khó khăn một khi họ không thể hỏi ý kiến ai đó về những vấn đề thuộc lĩnh vực mà họ được coi là chuyên gia.
Có thể thấy trước được rằng sự khác nhau trong việc thể hiện sự không đồng ý có thể sẽ làm cho những nhà quản lý Mỹ bối rối. Khi một khách hàng tiềm năng im lặng, gật đầu hay tỏ ý rằng họ sẽ quan tâm đến điều gì đó, người Mỹ có thể cho rằng mọi việc đang tiến triển tốt. Tuy nhiên các khách hàng nước ngoài vẫn có thể im lặng ngay cả khi vấn đề đưa ra không phù hợp với những gì họ mong muốn, bởi vì họ không muốn xúc phạm người Mỹ khi nói ra điều gì đó mang ý nghĩa phàn nàn.
Một vấn đề nữa liên quan đến cách thể hiện sự đồng ý hay bất đồng đó là quan niệm về quyền lực cá nhân. Có một số hình thức thể hiện quyền lực và phong cách quản lý khác nhau, từ phong cách chuyên quyền cho đến thái độ bàng quan không can thiệp lẫn nhau. Giữa hai thái cực này là các kiểu khác như: patrimonial, paternistic, và democratic hoặc participative.
Không thể nào lấy một quan điểm nào đó và cho đó là quan điểm chủ đạo, thống trị trong mọi hoàn cảnh. ở Mỹ, không có sự nhất trí nào cho rằng quan điểm nào là tốt nhất. ở các nước khác, đặc biệt là những nước bị chi phối bởi những mối quan hệ chằng chịt trong các gia đình mở rộng, phương pháp quản lý quyền huynh thế phụ là tương đối phổ biến. Một người chủ có thể đối xử với công nhân như con cái. ở những nơi khác có thể có sự tập trung cao độ nếu như quyền lực cá nhân được coi là quyền tự nhiên tuyệt đối trong quản lý. Trong bất cứ tình huống nào, người nghiên cứu thị trường cũng phải tìm hiểu xem có đại diện cá nhân nào không để có thể tiếp xúc với đúng người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định về mua bán.
Ngôn ngữ tình bạn
Người Mỹ có đặc điểm nổi trội nhất là thường tỏ ra thân thiện, dù là ở lần gặp gỡ đầu tiên. Họ dường như chẳng mấy khó khăn trong việc thắt chặt tình bạn trong một thời gian ngắn, và đặc điểm này cũng được thể hiện ở các mối quan hệ kinh doanh. Các thương nhân Hoa Kỳ thường nõng vội khi xúc tiến các quan hệ cá nhân vốn bị chỉ trích ở Nhật Bản cũng như ở các quốc qia khác. ở nhiều nước quan niệm về tình bạn không hoàn toàn đơn giản, nó còn bao gồm cả những nghĩa vụ thực tế như giúp đỡ về tài chính hay ủng hộ cá nhân khi bạn bè gặp khó khăn. Tình bạn thường không nảy nở nhanh ở những nước này, tuy nhiên, một khi nó đã nảy nở thì lại có xu hướng sâu sắc và lâu dài hơn.
ở ấn Độ, việc được mời đến ăn tối tại nhà riêng là việc đặc biệt quan trọng, đó là biểu hiện của một tình bạn thực sự. Vì thế bất kỳ một thoả thuận kinh doanh nào tại một buổi ăn tối đều được coi là không thích hợp. ở Italia, Ai Cập và Trung Quốc, bữa ăn tối vốn mang tính chất xã hội cũng có thể trở thành một buổi tối dành cho việc kinh doanh, ví dụ như bằng một bữa ăn mười món ở Trung Quốc. ở Mỹ, mọi người nhanh chóng kết thúc bữa ăn như thể việc ăn uống chỉ là một việc cần phải làm, rồi sau đó lập tức đi vào vấn đề chính hay mục đích của bữa tối ấy.
Pillsbury là một công ty thành công ở Nhật Bản nhờ vào khả năng điều chỉnh những phong cách khác nhau cơ bản trong công việc kinh doanh ở đây. Những giá trị truyền thống của Phương Đông về bạn bè, tình yêu, lòng tin và sự thành thật đều được các nhà quản lý của Pillsbury tìm hiểu và nắm rõ, và những giá trị này lại bị họ bỏ qua khi Pillsbury quyết định tiến hành hoạt động kinh doanh ở Nhật Bản. Pillsbury coi mối quan hệ liên doanh của mình như là một cuộc hôn nhân trong một xã hội không chấp nhận sự li hôn, vì thế công tyy này đã thất bại hoàn toàn khi học cách chấp nhận làm ăn kinh doanh ở đây.
Tình bạn cũng là một thành phần quan trọng trong làm ăn buôn bán ở Trung Quốc. Theo như cách giải thích của Bộ thương mại Mỹ thì : "Đặc trưng trong đàm phán thương mại với các bạn hàng cũ một phần là do những kinh nghiệm không đúng của Trung Quốc với những mối quan hệ thương mại với nước ngoài trong thế kỷ 19 và 20....Văn hoá Trung Quốc đã làm cho các quan chức thương mại phụ thuộc vào các mối quan hệ cá nhân thân thuộc trong thời gian dài, ngược lại so với các nước phương Tây chỉ phụ thuộc vào những bộ máy tập thể mang tính chất pháp luật. Trong khi sự thật là đôi khi người Trung Quốc thường lợi dụng tình bạn để tìm kiếm sự nhượng bộ trong đàm phán thương mại, thì một sự thật khác là sự thành công trong quan hệ kinh doanh lâu dài với Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào sự tin tưởng lẫn nhau được gây dựng như giữa những người bạn. Trung Quốc cũng có nhiều bạn hàng truyền thống và cũng trông chờ sự cạnh tranh từ họ.
Cách xưng hô giữa những người bạn cũng khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng xưng hô, là một đồng nghiệp, đối tác kinh doanh hay là một khách hàng. Đặc trưng nóng vội trong tình bạn ở Mỹ đã làm cho người Mỹ nhanh chóng dùng tên riêng trong quan hệ xã hội cũng như kinh doanh sau lần gặp đầu tiên. Sự thân thiện này được cho là cần thiết để làm cho các bạn hàng nước ngoài cảm thấy thoải mái nhưng thực tế chỉ làm cho chính người Mỹ thoải mái trong khi những bạn hàng nước ngoài thì ngược lại.
Thực tế người Mỹ sử dụng tên riêng trong giao tiếp có thể lại là sự xúc phạm đối với các quốc gia khác khi mà các nghi lễ trang trọng là những truyền thống không thể thay thế. Những người nước ngoài cảm thấy khó chịu khi trẻ con Mỹ xưng hô với bố mẹ bằng tên riêng. Theo lời kể lại, Thủ tướng Margret Thatcher đã rất bực mình với Tổng thống Jimmy Carter khi ông gọi bà bằng tên riêng. Người Pháp và hầu hết những người Bắc Âu cũng đều cảm thấy đó là một sự xúc phạm. Các công ty của Đức cũng khá nghiêm túc trong khi làm việc, chỉ có trong những mối quan hệ gần gũi hay thân thuộc mới xưng hô với nhau bằng tên riêng. ở Trung Quốc phải biết rằng chữ đầu tiên trong tên đầy đủ mới thực sự là họ của gia đình và vì thế sẽ là sai lầm lớn nếu như cho rằng xã hội Trung Quốc cho phép mọi người xưng hô với nhau bằng tên riêng.
Sử dụng tên riêng trong xưng hô không phổ biến ở các nước phương Đông, trừ khi tên riêng ấy có danh hiệu hay tước vị đi cùng (ví dụ Mr, Mrs,...). Việc xưng hô trang trọng như thế thường thấy ở Châu á, Mỹ latin, và thế giới Arab, trong khi người Châu Âu dùng cách xưng hô trang trọng bằng tên họ. Vì thế việc các doanh nhân nhớ phải xưng hô với đối tác kinh doanh bằng tên họ là hết sức quan trọng trừ phi được yêu cầu cách xưng hô khác. Vậy khi nào con người được phép xưng hô bằng tên riêng? "ở Australia và Venezuela thời gian chờ đợi thích hợp là 5 phút; ở Argentina, Đức và Pháp là một năm; ở Thuỵ Sĩ là ba năm và ở Nhật Bản là 10 năm"
Ngôn ngữ đàm phán
Phong cách đàm phán trên thế giới hiện nay vô cùng đa dạng. ở Mỹ, không một ánh mắt ra hiệu thường được hiểu là dấu hiệu không suôn sẻ lắm trong quá trình đàm phán. Nhưng ở Nhật Bản, nét đặc trưng về văn hoá trong đàm phán kinh doanh lại đòi hỏi không có sự giao tiếp bằng ánh mắt giữa các đối tác. Hơn nữa ở Nhật không ai tỏ ra ngạc nhiên khi thường xuyên có các khoảng lặng trong quá trình đàm phán. Người Mỹ nên học cách chấp nhận thủ thuật đàm phán này thay vì phản ứng lại bằng cách nhanh chóng nhượng bộ hay tranh cãi.
Sự thẳng thắn của người Mỹ đôi khi cũng là bất lợi trong đàm phán kinh doanh. Những nhà đàm phán Trung Quốc thường có ý chí bền bỉ dẻo dai, lại được chuẩn bị tốt và không chịu áp lực về thời gian. Họ thường sẵn sàng sử dụng rất nhiều thủ thuật nhằm đạt được sự thoả thuận tốt nhất. Trong khi tuyên bố không bỏ qua kỹ thuật và kinh nghiệm kinh doanh của nước ngoài, những nhà đàm phán này cũng sẵn sàng khích một đối thủ chống lại một đối thủ khác. ở Trung Quốc, các đàm phán viên ngoại quốc sẽ phải trải qua các cuộc đàm phán lặp đi lặp lại và tốn rất nhiều thời gian. Người Trung Quốc chi nhượng bộ khi nào mà các nhà đàm phán phương Tây sau nhiều ngày làm việc không hiệu quả đã thoái chí và ra sân bay, chỉ đến khi đó họ mới được gọi quay trở lại để bàn bạc thêm.
Theo kết quả sơ bộ của một cuộc nghiên cứu thăm dò về phong cách đàm phán khác nhau giữa các chuyên gia Mỹ, Nhật Bản và Brazil thì: Người Nhật sẵn sàng sử dụng các thủ thuật thuyết phục tấn công, nhưng những thủ thuật này lại hạn chế đối với các khách hàng và later stages trong đàm phán, khi mà tất cả các phương pháp khác đều đã không thành công. Việc nhìn chằm chằm vào đối phương hay việc nói "không" đều rất hiếm khi xảy ra. Trong khi đó, các nhà quản lý Brazil lại khá thô bạo, huênh hoang và khiếm nhã. Họ thường xuyên ngắt lời người khác và không đồng ý với đối phương, trong khi đưa ra nhiều yêu cầu và rất ít cam kết. Việc đụng chạm hay nhìn chằm chằm vào mặt người khác là thường xuyên.
Ngôn ngữ tôn giáo
Trong khi tìm kiếm sự chỉ dẫn về tinh thần, con người lại tìm đến với tôn giáo. Những tôn giáo lớn đã trở nên quen thuộc với mọi người. ở một số vùng trên thế giới, thuyết duy linh (nói về đức tin vào những thứ ttòn tại như tâm hồn, tinh thần, ma quỷ, tà thuật và phù thuỷ) cũng có thể coi là một dạng tôn giáo. Mặc dù cũng có những người không tin vào tôn giáo nhưng hoàn toàn có thể nói rằng người ta chứng kiến các nghi lễ tôn giáo với một thái độ tôn kính (ví dụ như để xua đuổi những điều xấu xa,...)
Tôn giáo tác động đến con người trên rất nhiều phương diện bởi vì nó quy định những cách đối xử đúng mực, bao gồm cả thói quen làm việc. Người theo đạo Tin lành khuyến khích tín đồ của Thiên chúa giáo hãy kính chúa bằng cách làm việc chăm chỉ và tiết kiệm. Vì thế, rất nhiều người dân châu âu và người Mỹ tin rằng làm việc là đức hạnh và chê bai thói ăn không ngồi rồi. Người theo Đạo Hồi cũng như vậy, tán dương lao động và coi sự lười biếng như là dấu hiệu không trung thành với tôn giáo của mình. Rõ ràng hơn, những người có khả năng làm việc thì không dược phép ngồi không. Tuy nhiên một số tôn giáo khác lại chỉ dẫn con người theo con đường ngược lại. Với Đạo Hindu và Đạo Phật, đặc trưng nhất là việc từ bỏ những ham muốn vì ham muốn sẽ dẫn đến sự lo lắng. Không có đấu tranh sẽ có hoà bình, mà con người sẽ an toàn trong hoà bình.
Người nghiên cứu thị trường phải đặc biệt quan tâm đến các hoạt động tôn giáo. Các Phật tử quan niệm ngày tháng gắn liền với sự sinh ra và mất đi của Đức Phật, và với quy mô bé hơn là những ngày trăng tròn, trăng khuyết và những ngày không có trăng. Tháng nhịn ăn Ramadan là kỳ lễ vủa những người theo Đạo Hồi, họ sẽ phải nhịn ăn từ khi mặt trời mọc cho đến chiều tối vào mỗi ngày trong suốt tháng. Vì vậy, công nhân sẽ phải sử dụng nửa thời gian ngủ của mình để ăn uống. Năng suất lao động vì thế có thể sẽ bị ảnh hưởng không ít. Hơn nữa, tín đồ Đạo Hồi cầu nguyện năm phút mỗi ngày và họ dừng tất cả các công việc để làm việc đó.
Không nghi ngờ gì về việc hoạt động marketing trên toàn thế giới đều bị ảnh hưởng bởi các đức tin tôn giáo. Không một ấn phẩm nào ở Arab được phép in hình một cô gái trên đó. Váy áo không có tay được coi là một sự xúc phạm đối với các quy định của Đạo Hồi, và vì thế tất cả các quảng cáo có những hình ảnh tương tự như thế đều bị cấm ngặt ở Malaysia. Mặt khác, các quy định tôn giáo cũng có thể cấm không cho tiêu dùng một số các loại hàng hoá nào đó. Ví dụ như cấm ăn thịt lợn và uống rượu đối với những người theo Đạo Hồi, thịt bò đối với Đạo Hindu, thịt lợn và tôm cua sò hến với người Do Thái và một lần không được ăn cá vào ngày thứ 6 đối với những người theo Đạo thiên chúa giáo La Mã.
Bởi vì không thể tách rời tôn giáo ra khỏi hoạt động kinh doanh nên việc tìm hiểu về bản chất logic trong các quy luật tôn giáo trở nên vô cùng cần thiết. Hệ thống kinh tế của các nước theo Đạo Hồi có thể giải thích được diều này. Hệ thống này bị ảnh hưởng bởi Shariah (là việc soạn thảo ra các điều lệ trong cuốn kinh Koran và những truyền thuyết về người sáng lập ra Đạo Hồi Muhammad). Họ cho rằng các quyền của con người chỉ có thể đạt được khi mà các nghĩa vụ của họ được hoàn thành mà không phải bằng con đường vòng vo. Câu châm ngôn này chính là cơ sở cho việc kinh Koran cấm con người không được phép trả hay nhận bất cứ hình thái lãi suất nào. "Đồng tiền đại diện cho những đòi hỏi về tiền bạc của người chủ về quyền sở hữu những vật chất đạt được thông qua lao động hay lưu thông. Cho vay tiền là một dạng chuyển hoá của quyền này và tất cả những gì đòi lại phải là tương đương với giá trị của nó, không được lớn hơn. Vì thế lãi suất được coi như là một sản phẩm phi lý của quyền sở hữu tức thời. Phi lý, bởi vì lãi suất là sự sở hữu dành được không được của luật pháp chấp nhận trong quy định về quyền sở hữu; tức thời, bởi vì ngay sau khi hợp đồng vay mượn kết thúc, quyền sở hữu một phần tài sản của người đi mượn sẽ được chuyển cho người cho vay." Một khi các nhân tố cơ bản đã được làm rõ thì việc kết hợp hài hoà các công việc kinh doanh với các luật lệ tôn giáo là điều hoàn toàn có thể. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể thay thế hệ thống dựa vào lãi suất với một hệ thống service-charge và chứng khoán (chính là hệ thống chia cổ tức). Hình 6-1 minh hoạ sự ảnh hưởng của Đạo Hồi đến các hoạt động kinh doanh của nước Saudi Arabia.
Ngôn ngữ mê tín
Trong thế giới hiện tại, thật dễ dàng cho rằng mê tín dị đoan là những điều phi lý. Tuy nhiên lòng tin vào điều này lại đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải các vấn đề về cá nhân cũng như các hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới. ở châu á, xem bói, xem tướng, phân tích và lý giải giấc mơ, xem tuần trăng, xem ngày tháng năm sinh và chữ viết,lên đồng, và nhiều thứ khác tương tự từ lâu đã là một phần trong cuộc sống hàng ngày của con người. Hình dáng bên ngoài thường được dùng để suy đoán tính cách bên trong. Ví dụ như tai dài thường được quan niệm là người có nhiều của cải.
Nhiều người phương Tây lấy làm thú vị khi thấy những người ngoại quốc quá coi trọng những vấn đề mê tín. Họ thường không thực hiện tín ngưỡng của mình bằng cách tế lễ các con vật hay các nghi thức khác để xua đuổi những cái xấu ra khỏi con người. Nhưng họ phải nhận thức được rằng lòng tin và những điều mê tín của họ chỉ là những điều ngớ ngẩn khi người nước ngoài nhìn vào. Người Mỹ thường gõ vào gỗ, bắt chéo các ngón tay và cảm thấy không bình thường khi một con mèo nhảy qua người. Họ không muốn đi qua bên dưới chiếc thang và rất cẩn thận trong ngày thứ 6 ngày 13.
Phải nhớ rằng con người ở bất cứ nơi đâu cũng đều là những thực thể có tình cảm và khí chất. Không phải lúc nào họ cũng có thể hành động một cách hợp lý và có mục đích. Thay vì giảm bớt hay coi mê tín dị đoan như những trò vô bổ thì con người lại rất khôn ngoan thể hiện sụ tôn trọng đối với các tập quán và tín ngưỡng nơi họ sống. Sự tôn trọng ấy dần dần sẽ tạo được tình bạn và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa những người sống trong vùng. Năm 1972, khi Hyatt Regency mở một khách sạn ở Singapore, các trang thiết bị bị hư hỏng rất nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có lý do low occupancy rate. Người quản lý tại địa phương đã mời một ông thầy trị phong thuỷ về để xem xét các ảnh hưởng xấu đến khách sạn. Ông thầy đã phát hiện ra vấn đề là do những linh hồn quỷ dữ mà theo người Trung Hoa cổ chỉ đi trên một đường thẳng. Để tránh những linh hồn này, ông ta ra lệnh rời chiếc cổng quay về hướng các thánh thần. Sau khi chiếc cổng được rời đi, quả nhiên công việc làm ăn trở nên rất khấm khá.
Ngôn ngữ màu sắc
Màu sắc cũng có ý nghĩa riêng, và những sở thích về màu sắc được quy định tuỳ vào từng nền văn hoá. Do những tập quán và sự cấm đoán, một số màu sắc bị cho là mang ý nghĩa xấu. Một loại màu được cho la tốt và chấp nhận được ở một nền văn hoá có thể lại không phù hợp với nền văn hoá khác. Việc dùng màu sắc của hoa có thể là một minh chứng rõ nét. Bông hoa màu tía ở Brazil bị cho là có liên quan đến cái chết hay là những điều xui xẻo, trong khi ở Canada là hoa huệ tây, ở Anh và Thuỵ Điển là hoa trắng và ở Đài Loan là hoa màu vàng. Hoa vàng tượng trưng cho sự không trung thuỷ ở Pháp và sự không tôn trọng một phụ nữ ở Liên Xô. ở Mêhicô, hoa đỏ, theo tôn giáo có nghĩa là bị mê hoặc bởi những thói hư tật xấu. Và người ta phải mua hoa trắng để xoá bỏ những bùa mê đó.
Hơn cả hoa, màu sắc chính bản thân nó cũng mang những ý nghĩa đặc biệt. ở châu Phi, màu vàng có nghĩa là bệnh tật. Mầu trắng là một mầu phù hợp cho các cô dâu ở Mỹ nhưng mầu trắng thay cho mầu đen lại dành cho đám ma ở ấn độ, Hồng Kông, Nhật Bản. người Mỹ nhìn màu đỏ khi họ thấy bực mình, trong khi đó, người Trung Quốc lại coi màu đỏ làa màu may mắn. Theo phong tục của người Trung Quốc, họ thường cho tiền vào những phong bao màu đỏ để đem tặng cho công nhân hay trẻ em vào những ngày lễ đặc biệt, đặc biệt là vào ngày tết âm lịch.
Các giám đốc Marketing nên cẩn thận trong việc sử dụng những màu thích hợp với các sản phẩm của mình bởi vì việc sử dụng màu sắc không đúng có thể tạo ra hoặc phá vỡ một hợp đồng. Một nhà sản xuất về hệ thống máy y tế đã mất một đơn đặt hàng lớn đối với một máy quét CAT ở một nước Trung Đông bởi vì màu trắng của trang thiết bị. Bút màu trắng của Parker không ưa chuộng ở trung quốc, nơi mà màu trắng là màu của đám tang. Sản phẩm bút màu xanh lá cây cũng gặp phải sự thất bại tương tự ở ấn độ, nơi mà màu này đồng nghĩa với sự không may mắn.
Ngôn ngữ của quà tặng
Quan điểm văn hoá liên quan đến sự biểu hiện của quà tặng rất khác nhau trên toàn thế giới. Vì sự khác nhau trong sự biểu hiện của quà tặng và sự phù hợp của chúng, những ý định tốt có thể biến thành sự ngạc nhiên và thậm chí sự bối rối khi những món quà đặc biệt vi phạm những niềm tin mang tính chất văn hoá.Thường thì ở Nga, người ta không tặng quần áo, nơi mà quần áo được coi như những quà hối lộ. ở Pháp, Xô viết, Tây Đức, Đài Loan, và Thái Lan, tặng dao là không thích hợp vì nó có thể cắt hay làm tổn thương đến tình bạn. mặc dù là không tương xứng nhưng đối với những đồ dao kéo nói chung người ta thường đưa cho nhau một ít tiền coi như là bán cho người nhận.
Người ta thường không bao giờ tặng khăn tay ở Thái Lan, Italy, Venezuela, và Braxin vì nó như một món quà mang đến thảm hoạ cho người nhận, cho thấy rằng một điềm gở sắp dến trong tương lai gần mà cần phải có khăn mùi xoa để lau nước mắt. Người ta không tặng hoa trong chậu nước cho người đang ốm ở Nhật Bản vì người ta quan niệm rằng bệnh tật có thể chở nên trầm trọng hơn. Cũng nên tránh tặng những đồ vật mà gắn với con số 4 cho người Trung Quốc hay người Nhật Bản vở vì từ này đọc là sì trong tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật và có nghĩa là tử( chết). Tương tự như vậy, chọn đồng hồ đem đi tặng ở Trung Quốc hay Đài Loan là sự lựa chọn thô thiển vì từ này phát âm giống như từ " chấm dứt" hay một như chuyến viếng thăm đang hấp hối.
Rất nhiều người Mỹ nghĩ rằng tặng quà là một hành động lãng phí thời gian tuy nhiên họ lại rất tận dụng việc mua và tặng quà lễ giáng sinh mặc dù có rất nhiều ngụ ý thương mại. ở rất nhiều nơi trên thế giới, một món quà là biểu tượng của sự suy xét hay sự thận trọng và một người không thể đến thăm nhà người khác mà không mang theo quà tặng. ở Nhật Bản, thực tế này còn được mở rộng ra dối với những quan chức Nhật trong những chuyến đi ra nước ngoài. Theo phong tục truyền thống này thì thủ tướng phải mang một món quà sang nước mà ông ta tới thăm. Món quà này có thể mang ý nghĩa là những chính sách nhượng bộ thương mại được chứng tỏ trong chuyến thăm của thủ tướng Nakasone tới tổng thống Reagan ở Washington năm 1983. thủ tướng đã cắt giảm hạn ngạch đối với hàng nông sản cũng như là cắt giảm hàng rào thuế quan.
Trong một chừng mực nào đó, tặng quà cũng là một nghệ thuật. Người ta chỉ tặng quà sau khi mối quan hệ riêng tư đã phát triển ở Châu âu nhưng ở Nhật bản, người ta thường tặng quà khi mới gặp nhau hay khi chia tay. ở Nhật thì hình thức quan trọng hơn nội dung. Bởi vì sự hàm ơn đối với người khác trong xã hội, người Nhật cảm thấy mất mặt nếu như họ ở trong tình huống không có khả năng đền đáp. Những thương nhân nước ngoài không nên không tặng quà đối tác Nhật bản của mình. Đối với những người ả Rập, những người luôn tự hào họ là những người hào phóng sẽ không cảm thấy bối rối khi nhận được món qùa đắt tiền. Một thương nhân người Mỹ nên nhớ rằng thông thường khi không có một món quà thì người ta dễ nhận ra. Vì vậy, một nguyên tắc chủ yếu trong tặng quà quốc tế là khi còn nghi ngờ thì nên nghiên cứu kỹ càng phong tục tập quán của xã hội đó.
Văn hoá Mỹ
Văn hoá tồn tại ở mọi nơi trên thế giới, mặc dầu văn hoá ở mỗi nơi là khác nhau từ quốc gia này với quốc gia khác. có thể hiểu hành vi của người tiêu dùng tốt hơn khi những giá trị văn hoá cơ bản của quốc gia đó được xác định. để đánh giá tầm quan trọng của sự đa dạng của văn hoá, cần qua tâm hai nền văn hoá rất quan trọng nhưng lại hoàn toàn khác nhau: văn hoá mỹ và văn hoá Nhật.
Nền văn hoá Mỹ có một vài tính cách nổi bật. Đầu tiên, đó là tính vật chất.
Việc sở hữu vật chất và tiêu dùng đặc trưng có vai trò vô cùng quan trọng. Rõ ràng là người tiêu dùng Mỹ là những người tiêu dùng nhiều nhất với rất nhiều loại sản phẩm, dầu lửa là một ví dụ điển hình. Người tiểu dùng Mỹ mua các loại hàng hoá và dịch vụ để làm cho cuộc sống tiện nghi hơn. thường thì giá cả chỉ là điều quan trọng thứ hai đối với sự thuận tiện và sự lỗi thời dường như là nguyên tắc hơn là sự ngoại lệ, điều này dẫn đến sự thây đổi mẫu mã và việc đổi hàng cũ lấy sản phẩm mới.
Văn hoá Mỹ là chủ nghĩa cá nhân. Các trường trung học của Mỹ có các chương trình giảng dạy linh hoạt phản ánh sở thích cá nhân của học sinh. Theo lời của Bộ trưởng bộ giáo dục William Bennen, chương trình giảng dạy của một số trường trung học ở Mỹ đã bị làm giảm chất lượng bở những khoá học không hàn lâm như xem nhạc rock hay xem cá voi biểu diễn. Ngược lại, chương trình học của tất cả các trường học ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều rất nghiêm khắc và không cho phép học sinh có sự lựa chọn.
Người Mỹ đánh giá họ theo cá nhân hay theo công việc của họ. Trong văn hoá của người Nhật, họ đánh giá bản thân mình theo công việc hay theo tổ chức, như phòng và công ty mà họ tham gia. Thay bằng nói là " Tôi là một kỹ sư", một công nhân Nhật sẽ nói tôi là một giám đốc của một công ty đặc biệt. Người Nhật coi bản thân họ là thành viên của một xã hội hợp tác và hoàn thiện mình thông qua công ty của họ. ở Mỹ, không thiếu sự tiện nghi ngưng sự tự do của sự biểu hiện về ý tưởng và tiêu thụ được khuyến khích. Một người tiêu dùng có một lựa chọn hoặc là phù hợp với công chúng hoặc là giữ quan điểm rất cá nhân. ở những nước như là Liên Xô cũ, sự lựa chọn hay là sự tự do để biểu hiện những quan điểm khác nhau thì hạn chế hơn rất nhiều.
Văn hoá Mỹ là hướng về thành tích. Bởi vì tính cách này, cạnh tranh được nhấn mạnh ở việc tiêu dùng của doanh nghiệp. Để hướng về phía trước, một người thường tỏ ra không coi trọng bạn bè hay đồng nghiệp. Dân chúng thường đòi sự ủng hộ dành cho người bị lép vế, nhưng họ nhớ về nhưng nhường thắng và người thua cuộc trong một cuộc đua thường xuyên như thế nào? Ngược lại, các công ty của Nhật bản rất hiếm khi sa thải công nhân lâu năm bởi vì người ta khuyến khcíh tất cả mọi người gắn bó với công ty kể cả khi công ty ở trong thời kỳ hưng thịnh hay suy thoái. người Hàn Quốc cũng chú trọng sự hợp tác hơn là sự cạnh tranh.
Văn hoá Mỹ là văn hoá tiết kiệm thời gian. ở Mỹ, người ta thường đến đúng giờ khi có cuộc hẹn. Đôí với người Mỹ, thời gian là vàng. Đôi khi người ta có ấn tượng là người Mỹ luôn luôn vội vàng, cố gắng đúng giờ cho cuộc hẹn tiếp theo. Rất nhiều quảng cáo ở Mỹ phản ánh giá trị tiết kiệm thời gian này.
Văn hoá Mỹ là hướng vào giới trẻ. ở Mỹ, người ta đánh giá cao tính trẻ trung. Quan điểm này xuất hiện từ một vài thập kỷ trước đây và vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi. Tuổi tác thực tế đôi khi không quan trọng bằng việc trẻ trong tâm hồn. Mối đe doạ về tuổi tác mang lại vô số cơ hội cho các sản phẩm về màu tóc, vitamin dưỡng da mặt ( VD : Geritol) và các loại kem để giữ cho đôi tay trông trẻ trung.
Văn hoá Mỹ là thực tế và hiệu quả. Theo một suy nghĩ chung, Người Mỹ có xu hướng ít trang trọng hơn các nền văn hoá khác, làm cho phong cách và các sản phẩm tự do được chấp nhận rộng rãi hơn. Đối với các công ty thương mại, họ nhấn mạnh vào hiệu quả, giới thiệu sản phẩm ở mức chi phí sản xuất thấp nhất và tối đa hoá doanh thu. Ngược lại, chính phủ ấn độ lại chú trọng đến cơ hội việc làm hơn sự tự động hoá và hiệu quả. Bởi vì tính cách thực tế của người mỹ, người nhật gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các đối tác người Mỹ rằng việc cắt giảm chi phí phân phối bằng cách giảm độ dài của hệ thống phân phối ở Nhật Bản là một quan hệ kinh doanh tồi.
Mọi người không nên hiểu nhầm rằng những tính cách này đồng nhất với việc văn hoá Mỹ là văn hoá duy nhất của Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Trên thực tế, những tính cách này có ở một số người với những mức độ khác nhau trên toàn thế giới. Ví dụ, chủ nghĩa duy vật, cũng dễ thấy ở các nền văn hoá khác. trong một phạm vi nào đó, tính vật chất của người Mỹ có thể bị coi nhẹ hơn. ví dụ, một người Nhật bản có thể sẵn sàng mua một khẩu súng Beretta trị giá 8000$ chỉ bởi vì khẩu súng đó được coi là biểu tượng cho quyền lực trong khi một người Mỹ khi mua những đồ vật như thế sẽ phải đắn đo, suy xét.
Không nên coi bất kỳ tính cách nào là tốt hay xấu. Một tính cách được coi là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào hoàn cảnh hay văn hoá. Những điều là phù hợp ở Mỹ có thể lại không phù hợp ở nơi khác. một điều phi lý ở Mỹ dôi khi khi lại khá logic đối với người ở quốc gia khác.
Trong Marketing, việc xác định giá trị văn hoá của thị trường mục tiêu là điều vô cùng quan trọng bởi vì những gía trị văn hoá này sẽ gắn liền với hành vi mua hàng, gợi ý việc tiêu dùng tiềm năng trong tương lai. Giá trị văn hoá đã tỏ ra khá hữu ích trong việc hiểu quyền sở hữu những đặc tính chung của những người tiêu dùng hàng hoá lâu bền như ôtô. Ví dụ, sự ưa thích sở hữu một chiếc ôtô có kích thước tiêu chuẩn là phụ thuộc vào sự tôn trọng của người khác và có được triển vọng thăng tiến đối với thế giới bên ngoài. Mặt khác, những xe ôtô trung bình và nhỏ lại đựoc những người mà có mối quan hệ bình thường với người khác ưa chuộng. Đối với loại xe thể thao, người sở hữu muốn chỉ ra giá trị định hướng truyền thống, phù hợp với môi trường, và viễn cảnh tự hoàn thiện mình một cách mạnh mẽ.
**Sự nhạy cảm đối với sự thay đổi giá trị văn hoá cũng có thể chứng minh giá trị trong một thời gian dài. Ví dụ trong trường hợp của ô tô**
Các hoạt động cá nhân không đo đếm được và định hướng tự do hơn đối với các mối quan hệ giữa người với người sẽ mở ra một tương lai dài hạn cho điện thoại di động gắn liền với hệ thống khác như mốt có phương tiện giao thông cá nhân của người Mỹ. Do đó, những thay đổi trong nét văn hoá Mỹ qua thời gian sẽ làm cho tiêu dùng thay đổi theo.
Bởi vì thay đổi trong văn hoá gắn liền với thay đổi trong tiêu dùng, những nhà marketing khôn ngoan cần nhận thức được điều này và cần thể hiện chúng trong các sản phẩm và các mục quảng cáo của mình. Một vài nét văn hoá được nhận ra từ những năm 50 cho tới nay vẫn còn tồn tại. Có thể kể ra một vài xu hướng như :
Tuổi trẻ ngày càng muốn được khẳng định mình hơn.
Mong muốn có được sự khác biệt về sở thích trong khuôn khổ giới hạn, bao gồm cả mong muốn được sung túc, khoẻ mạnh và đầy đủ về cá nhân hoá.
Xu hướng sống tự do và phóng túng hơn.
Xử sự ngày càng văn hoá hơn.
Các quan niệm về vai trò của giới, về nam giới và nữ giới đã thay đổi ( gồm cả việc vai trò của phụ nữ ngày càng tăng lên trong công việc ).
Mong muốn có những thử thách và phiêu lưu mới.
Mong muốn ngày càng tăng để có được sự rỗi rãi nhằm tạo ra niềm cảm hứng.
Mong muốn trở nên hợp thời, không bị lỗi mốt.
Trong các xu hướng trên có cả các giá trị văn hoá mới được thêm vào. Một xu hướng là không thích những điều rắc rối và kèm theo nó là xu hướng đơn giản hoá cuộc sống, trở về với thiên nhiên và từ chối những điều quá phức tạp. Một xu hướng khác là sự áp dụng hệ thống các giá trị văn hoá phi đạo đức chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh lợi ích cá nhân và sống cho hiện tại. Cuối cùng, có xu hướng ngày càng tăng đó là các thái độ bình đẳng về giới và xoá bỏ các rào cản xã hội.
Do được các nhà quan sát sắc sảo ở xã hôi Mỹ chứng minh, xu hướng này đang được ủng hộ một cách mạnh mẽ và vẫn chưa có dấu hiệu suy thoái. và các nhà kinh doanh nhận thức được xu hướng này cũng là điều hiển nhiên. Thay bằng việc cố gắng phản đối hay giảm sự ảnh hưởng của xu hướng này, rất nhiều nhà máy thực tế là đầu tư vào chúng. Các nhà khi doanh trở nên tinh vi hơn trong việc đáp lại nhu cầu đa dạng của khách hàng. nhiều sản phẩm mới cùng với phong cách mới đã được đưa ra với nhiều tính năng hơn, với vòng đời sản phẩm dài hơn ví dụ như quần bò xanh, giầy đế mềm, và rất nhiều loại quần áo kiểu mới ở các chợ. Phong cách phóng khoáng của người phụ nữ được chấp nhận nhiều hơn, được thể hiện qua việc kinh doanh nước hoa Charlie. Nhiều rào cản xã hội đã được xoá bỏ và trên các tạp chí phụ nữ hiện nay, hàng loạt các biện pháp kế hoạch hoá gia đình đã được quảng cáo công khai và tự do ( như bao cao su cho phụ nữ và nam giới, mà không quan tâm đến tình trạng hôn nhân. Disco là một ví dụ điển hình của việc suy thoái các giá trị tôn giáo, bởi disco mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn ngay lập tức. Những sản phẩm " back-to-nature" có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ sữa chua đến giầy. Tính chất trẻ trung được nhấn mạnh ở các loại đồ uống có ga và đồ ăn nhanh. xu hướng này sẽ được tiếp tục trong tương lai gần.
Nền văn hoá của Nhật:
Mặc dù Nhật và Mỹ cạnh tranh với nhau trong rất nhiều khu vực sản xuất và trong công nghiệp nhưng phương thức kinh doanh lại khác nhau rõ rệt. Những sự đa dạng đang xảy ra nhận được từ những sự đổi khác trong khi mở rộng hệ thống xã hội cuả hai nước. Hiểu biết về những sự đa dạng này rất cần thiết cho việc đánh giá nền công nghiệp của Nhật. Kinh nghiệm duy nhất của Nhật với tư cách của một quốc gia công nghiệp không phải ở phương tây là cung cấp một cơ hội tốt cho sự phân tích làm thế nào để tiến trình công nghiệp hoá có thể diễn ra ở những nước châu á khác.
Đặt các trường hợp ngoại lệ và những chi tiết ra bên ngoài ,nó cần thiết để đưa ra một số lời nhận xét về thực tế kinh doanh và xã hội ở Nhật Bản. Một số đặc điểm chung của hệ thống xã hội Nhật và các tổ chức doanh nghiệp của Nhật đang được xem xét theo cac lĩnh vực.
Địa vị lâu dài và không thể thay đổi được của người lao động:
Địa vị của người lao động trong các tổ chức của Nhật tồn tại lâu dài và không thể thay đổi được. Họ có bộ luật dành cho người lao động cho đến khi nghỉ hưu nếu chỉ làm cho một công ty. Quá trình bắt đầu từ khi một người lần đầu tiên đứng vào hàng ngũ lao động sau khi học xong và nó tiếp tục cho đén khi nghỉ hưu dù cho có chuyển đi công ty khác .
Cũng vì vậy, các công ty phải có trách nhiệm và nghĩa vụ rất quan trọng. Việc một số cán bộ giỏi chuyển đi công ty khác cũng không phải lớn lắm vì các công ty cũng không muốn gây bối rối cho những người làm thuê bằng việc thuê người ngoài nửa chừng. Những công ty này có thể tiếp tục cung cấp cho công nhân những công việc với thu nhập khá cao so với công
ty. " Việc sa thải công nhân được coi như không phù hợp, chống lại chủ nghĩa gia trưởng, và nó là phương thức cuối cùng trước khi phá sản ." Các nhà máy ở Nhật hiếm khi buộc người làm hợp đồng phải nghỉ việc tạm thời vì quan điểm cuả người Nhật là mọi người đều trên cùng một chiếc thuyền, dù đó là thời điểm thuận lợi hay lúc khó khăn. Khi các dự định và kế hoạch sản xuất của hãng ô tô Toyota bị gặp khó khăn bởi sự khủng hoảng của dầu, công ty này đã phải tìm việc làm cho công nhân của họ đặc biệt là các kỹ sư. Để giải quyết vấn đề này, họ nên đi theo phương thức kinh doanh bằng việc tìm kiếm các hợp đồng đối với việc xây dựng nhà cửa hoặc các toà nhà thương mại. Một lí do tại sao hãng Sony lại kết hợp với các nhà máy của Mỹ trong việc maketing dụng cụ thể thao, bảo hiểm và ghi băng ca nhạc là vì việc liên minh cung cấp nơi cho các cong nhân điện tử của Sony mà muốn thay thế. Khi lợi nhuận được cộng lại, nhũng sự hợp tác này cũng cung cấp cho Sony nơi để rèn luyện những nhà quản lí trẻ .
Một thực tế quan trọng nữa trong kinh doanh ở Nhật là việc không tương xứng và trình độ kém cỏi sẽ khong phải là nơi cho việc sa thải. Người làm thuê chỉ đơn giản được chuyển quamột đơn vị khác mà họ có thể gây ra ít thiệt hại hơn. Một việc thiệt hại là tiền thưởng được sử dụng để trả cho những người làm việc khong đạt yêu cầu để họ xin thôi việc. Việc sa thải thì hầu như ít xảy ra hơn .
Đặc điểm này của các công ty Nhật bản cũng có những hạn chế. Thời gian làm việc của người công nhân thường gắn chặt với công ty lớn hay những chức vụ lớn trong ngành. Đối với những công vừa và nhỏ thì có sự linh hoạt hơn. hơn nữa, chỉ nam nhân viên chính thức mới được có lợi ích này. còn những người làm việc theo giờ hay phụ nữ không thuộc hệ thống này. Thêm vào đó, những người công nhân làm việc theo hợp đồng cũng chỉ làm việc như phụ thêm vào công việc chính mà thôi. khi việc kinh doanh đi vào thời kỳ suy thoái, thất nghiệp chỉ là vấn đề đối với những công ty nhỏ hay những người cung cấp.
Để dánh giá hệ thống lao động ở Nhật, hiểu được nền văn hoá Nhật là vô cùng cần thiết. " Với nhiều ràng buộc chặt chẽ, đây là một nền văn hoá có tổ chức cao, đoàn kết, có thứ bậc, khiêm tốn, không tư lợi. Phong cách của người Nhật, làm việc suốt đời, không thể bị pha trộn một cách hỗn tạp với thứ văn hoá coi trọng lợi ích bản thân, chủ nghĩa cá nhân, và cạnh tranh nơi mà người** ta chất lượng sản phầm và triết lý phúc lợi xã hội gắn bó mật thiết đến mức mà giá của chất lượng sản phầm chính là chi phí để có được phúc lợi xã hội. **
Việc tuyển mộ và lựa chọn
Một tổ chức tuyển mộ thêm nhân viên dựa chủ yếu vào các phẩm chất cá nhân hơn là dựa vào năng lực làm việc cụ thể hay các yêu cầu về nghề nghiệp ( ví dụ như bằng cấp ). Việc lựa chọn nhân viên vào một vị trí cũng dựa trên tiêu chuẩn cơ bản đó. Các phẩm chất chung, ví dụ như học vấn, tính cách, tiểu sử là các tiêu chuẩn cơ bản nhất. Các nhân viên đều có thể được giao cho mọi công việc và vị trí dựa theo yêu cầu. Các sinh viên đã tốt nghiệp đại học thường thích các công việc cho các công ty lớn và giữ các mối quan hệ với các trường đại học Nhật Bản. Mặc dù các công ty lớn cố gắng hạn chế việc thu nhận người thân quen vào làm trong công ty nhưng tình hình này vẫn tiếp tục xảy ra trong hệ thống tuyển mộ của Nhật. Nhìn chung thì hệ thống tuyển mộ và lựa chọn là sự tăng cường và mở rộng của hệ thống cơ bản về quan hệ chủ thợ.
Địa vị
Địa vị dành được trong công ty chính là sự tiếp nối và mở rộng của địa vị người công nhân trong xã hội lúc bắt đầu làm việc. Theo thông lệ thì người công nhân thường được cấp cho một danh hiệu nào đó dựa theo trình độ học vấn của mình. Trình độ đại học sẽ có địa vị cao hơn so với trình độ trung học. Những sinh viên tốt nghiệp những trường đại học công lập nổi tiếng như đại học Kyoto hay đại học Tokyo hay các trường dân lập có uy tín khác luôn được đánh giá cao hơn các sinh viên tốt nghiệp các trường kém danh tiếng hơn. Điều không kém quan trọng, đó là tiểu sử của gia đình, bởi vì địa vị của người cha sẽ là một nhân tố quan trọng cho các vị trí của người con. Đó chính là cơ chế để xác định địa vị của người công nhân trong công ty và cũng vừa là cơ hội cũng như hạn chế đối với quá trình tiến thân của người công nhân sau này.
Tiền lương
Theo số liệu của bộ lao động Nhật Bản thì công nhân làm việc cho các hãng lớn ( với hơn 500 công nhân ) sẽ có lương bình quân tháng là 315000 yên, trong khi công nhân các hãng nhỏ ( ít hơn 100 công nhân ) thì chỉ nhận được 20500 yên, do đó sẽ tạo ra khoảng cách lớn về tiền công. Tiền lương chỉ là một phần trong số những gì mà người công nhân được hưởng từ hãng. Do vậy sẽ rất khó khăn khi so sánh tiền lương thực tế của công nhân Nhật so với công nhân Mỹ và cho rằng lợi thế cạnh tranh của Nhật Bản là nhân công rẻ. Những khoản khác cũng được tính vào lương có thể kể ra như : tiền thuê nhà, ăn uống, bảo hiểm y tế, sự cho phép làm thay ca, các thiết bị trong nhà, và các dịch vụ cá nhân.
Chế độ lương bổng dựa chủ yếu trên tiêu chuẩn xã hội hơn là dựa trên tiêu chuẩn sản xuất. Việc thăng cấp được quyết định dựa vào thâm niên làm việc. Kết quả là, ngoài nền tảng giáo dục cơ bản, tiêu chuẩn xét thưởng bao gồm độ tuổi của nhân viên, sức khoẻ và cỡ gia đình. Vì vậy phần thưởng là thể hiện của lòng trung thành đối với công ty và sự quan tâm tới nhu cầu của nhân viên như người chồng, người cha của họ. Tiêu chuẩn quan trọng thứ hai là cấp bậc nghề nghiệp, năng lực, và năng suất. Kể từ khi những tiêu chuẩn quan trọng như vậy xuất hiện phủ định lại các quy tắc quản lý tiên tiến của hầu hết các nước công nghiệp phát triển khác, thì dường như công nhân ít có động cơ để làm việc chăm chỉ hơn, đặc biệt là khi nguy cơ bị sa thải là nhỏ nhất. Tuy vậy, tỷ lệ đầu ra cao cho thấy lòng trung thành của công nhân và sự đoàn kết trong nhóm có thể là những nhân tố thúc đẩy quan trọng. Trên thực tế, các phần thưởng bằng tiền mặt và hàng hoá được coi như tiêu chuẩn thứ hai đối với sự thành công của công ty. Trong suốt thời kỳ khó khăn, tất cả các thành viên của công ty đều được hi vọng sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn.
Trách nhiệm của công ty
Công ty không chỉ chịu trách nhiệm phần lớn đối với các hoạt động liên quan đến công việc của nhân viên mà còn cả những hành động cá nhân của họ. Trách nhiệm này là hoàn toàn đến mức các vấn đề riêng tư cũng không được miễn xét. Công ty có thể khuyên công nhân cách quản lý cuộc sống cá nhân của họ, và nhiều vấn đề gia đình khác. Nếu một xung đột phát sinh giữa 1 nhân viên nam và vợ anh ta, công ty có thể tham gia và trở thành trọng tài. Để theo dõi cuộc sống của nhân viên và gia đình anh ta, công ty có thể sử dụng cả các phương pháp cá nhân thân mật và nghiêm khắc. Triết lý của công ty yêu cầu công ty đảm bảo trách nhiệm của họ đối với mỗi nhân viên là hoàn toàn đầy đủ. Chú ý rằng nhân viên không coi sự can thiệp của công ty như một sự xâm phạm vào quyền cá nhân của họ.
Quyền và trách nhiệm
Cơ cấu tổ chức của một công ty Mỹ được thiết kế một cách logic, và sự mô tả công việc chi tiết là thông thường và luôn được mong đợi. Các công nhân viên Mỹ không ngạc nhiên khi quyền và trách nhiệm ở mỗi vị trí được vạch ra rõ ràng. Hệ thống này thúc đẩy tính hiệu quả cũng như tính kỷ luật.
Ngược lại, các công ty Nhật bản có cơ cấu ít rõ ràng hơn và vì vậy có xu hướng gây ra nhiều mâu thuẫn hơn. Những vị trí thông thường trong công ty, mặc dù được phân định rõ ràng về thứ bậc và chức vụ, được quản lý bằng các quy tắc rất chung chung và không thực tế. Kết quả là, trách nhiệm và quyền lợi không được định rõ, và thường gây khó khăn trong việc xác định người ra quyết định. Tuy nhiên hệ thống này thúc đẩy được tính năng động trong việc quản lý các bộ phận của công ty.
Ra quyết định
Các công ty Nhật Bản có đặc trưng riêng và được quản lý bằng một "hệ thống quản lý đứng đầu bởi gia đình" (Kafuchoo Sei). Với hệ thống này, người đàn ông đứng đầu gia đình hoặc công ty có đầy đủ sức mạnh và quyền lực. Thông thường người lãnh đạo hoạt động giống như một người cha với những quan tâm của bậc làm cha mẹ (onjo-shugi). Bằng cách này, anh ta có thể thu hút được những người cấp dưới và đạt được hiệu quả nhiều hơn trong việc thúc đẩy công nhân và những người xung quanh anh ta.
Cách thức đàm phán của người Nhật bản được miêu tả bằng triết lý về sự giảm thiểu rủi ro và tránh đối đầu. Kết quả là, các nhà quản lý Nhật bản sẽ chọn phương án không làm gì khi an toàn và sẽ chỉ hành động khi xảy ra các sự kiện gây áp lực buộc họ phải hành động.
Một phần là bởi vì mong muốn không phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với hậu quả của một quyết định, các nhân viên tránh việc phải tự mình đưa ra các quyết định. Vì vậy sẽ là không thể chấp nhận được khi một nhân viên đổ lỗi cho một người khác về một quyết định sai. Phương pháp này khuyến khích sự tiếp tục việc không phân định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của mỗi vị trí trong công ty. Vì vậy, một nhóm chứ không phải một cá nhân thực hiện chức năng đưa ra các quyết định.
Phong cách lãnh đạo thường công khai và dân chủ. Mặc dù hầu hết các quyết định về cơ bản phải được quyết định từ cấp cao nhất, nhưng ban quản lý cao nhất không độc tài trong việc ra quyết định. Quản lý của người Nhật bản được đặc trưng bởi phong cách "quản lý theo sự nhất trí từ cấp trung gian"; các quyết định ban đầu được đưa ra từ các vị trí thấp nhất trong công ty. Sự tham gia được khuyến khích, và ý kiến của các thành viên trẻ tuổi thường được xem xét cẩn thận. Quản lý ở tất cả các cấp bị ảnh hưởng bởi quan điểm của nhân viên ở các cấp thấp hơn. Mặc dù hệ thống này cồng kềnh, nhưng việc thực hiện chiến lược, một khi có sự nhất trí từ dưới lên trên, có thể nhanh chóng chuyển sang hướng lựa chọn mục tiêu theo cách hợp tác thực hiện bởi vì tất cả các bộ phận đều đã sẵn sàng và đồng lòng. Theo một số nhà quan sát, các công ty Nhật Bản rất hiệu quả trong việc thực hiện chiến lược nhưng không nhất thiết phải xác định chúng.
Một kết quả quan trọng của phương pháp ra quyết định của các công ty Nhật Bản là các nhà quản lý trung gian không thể bị bỏ qua. Ví dụ, Sterling Drug thành công ở Nhật Bản trong việc giảm bớt các nhà quản lý trung gian. Các bản nháp của các mục tiêu về doanh thu được vạch ra và gửi tới cấp thấp nhất trong công ty để tranh thủ sự ủng hộ trước khi một sự nhất trí chung được gửi tới ban lãnh đạo cao nhất. Các mục tiêu này cũng nhận xét để xác định và đóng góp ý kiến cho những người sẽ đưa ra quyết định cũng như để đạt được sự nhất trí trước khi nó được đưa tới những người ra quyết định cuối cùng.
Hoạt động Marketing
Có 4 khái niệm liên quan có thể giúp hiểu rõ hơn hoạt động Marketing của các công ty Nhật Bản và tiến trình hoà giải: thuyết sự hoà thuận giả tạo nhấn mạnh sự giữ gìn hoà thuận trong khi nhận thấy được những xung đột tiềm ẩn.Thuyết chiết trung cũng nhấn mạnh sự hoà thuận của con người trong việc ra quyết định nhưng không kể đến sự cân đối của các chi phí kinh tế. Thuyết chấp nhận nhấn mạnh sự chấp nhận đối với những chính sách đã được đưa ra và kết quả trong sự nghịch lý và mâu thuẫn là tính năng động và khả năng thích nghi. Economic nonfunctionality yêu cầu các quyết định marketing dựa trên các yếu tố con người ngoài hiệu quả kinh tế và lợi nhuận.
Quan điểm của người Nhận bản về sự cạnh tranh là cạnh tranh "khó nhưng công bằng". Quan điểm này khác rất nhiều so với thực tiễn cạnh tranh của thị trường Mỹ. Người Nhật bản thông qua việc sát nhập công ty đã kìm hãm sự tăng trưởng của thị trường Mỹ. Để bảo vệ các công ty Nhật bản nhỏ khỏi bị phá sản do sự cạnh tranh giá quá cao, các bộ luật đã được ban hành để giới hạn chiến thuật điều hành của các công ty lớn. Tuy vậy phương pháp này của người Nhật Bản cho phép các hoạt động marketing như các dạng đặc biệt của khuyến mại quảng cáo mà được coi là hợp pháp ở Mỹ.
Sự phân biệt giới tính
Nhiều hành động và chính sách được coi như là sự phân biệt giới tính ở Mỹ lại được chào đón ở Nhật Bản, thậm chí cả phụ nữ Nhật Bản. Điều đặc biệt là phụ nữ Nhật bản vui mừng chấp nhận và cam chịu nhiều điều bất công trong cuộc sống của mình. Là con gái, cơ hội đến trường của họ và có được sự giáo dục tốt là rất xa vời. Giả sử rằng họ sẽ lập gia đình sớm và sẽ đi ở xa, người phụ nữ đã lập gia đình chỉ có công việc làm thêm hoặc không làm gì cả. Vì vậy, các bậc cha mẹ có con gái nhỏ thấy không có lý do gì phải đầu tư chuyện học hành cho con gái cuả mình.
Là công nhân viên chức, phụ nữ Nhật bản phải hài lòng với tập quán đó là công ty chỉ thuê những phự nữ trẻ, có phẩm chất hoàn toàn tốt, biết vâng lời và không có tham vọng. Những phụ nữ này cũng được coi như là một phần thảm mỹ của một cơ quan. Để làm tròn trách nhiệm đối với các ông chủ, những phụ nữ trẻ chỉ được giao cho những công việc đầy tớ với mức lương thấp, thường là chỉ bằng một nửa so với đồng nghiệp nam. Hơn nữa, cơ hội thăng tiến là rất mong manh. Các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao và các vị trí quản lý luôn được dành cho nam giới, không quan tâm rằng những người đàn ông này có năng lực hay không. Bị lợi dụng nhiều hay ít trong công việc, những phụ nữ này không được bảo vệ bởi luật lao động truyền thống. Như thể để nhắc nhở họ thường xuyên về sự không công bằng này, các nhân viên nam luôn yêu cầu họ phải mặc đồng phục, trong khi chính những đồng nghiệp nam này lại đi làm bằng quần áo bình thường.
Là vợ, phụ nữ Nhật Bản không khác gì những người hầu gái. Thật không bình thường nếu họ xuất hiện ở trạng thái tốt trước người chồng của mình và đi ngủ trước khi các ông chồng đã ngủ say. Cũng là bình thường khi người vợ phải buộc dây giày cho chồng khi anh ta thay đồ và quạt mát cho chồng khi anh ta ngủ. ở Nhật Bản, việc chăm sóc con cái là trách nhiệm của người vợ. Sau khi cân nhắc kỹ, người ta thấy phụ nữ Nhật Bản tồn tại không phải để phục vụ mình mà để phục vụ người khác.
Truyền thống chống lại sự thay đổi
ở Nhật Bản đã diễn ra một sự thay đổi trong lĩnh vực giải trí. Do thặng dư thương mại của Nhật và áp lực của các đối tác kinh doanh, chính phủ Nhật đã tìm cách giảm thiểu xung đột thương mại bằng cách gây áp lực buộc các công ty rút ngắn tuần làm việc. Người Nhật cho rằng nếu làm việc ít hơn, họ sẽ có nhiều thời gian giải trí hơn, sẽ gia tăng chi tiêu và tiêu dùng nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu Nhật bản và các nước khác. Bộ lao động thậm chí sử dụng một khẩu hiệu với câu hỏi "Các bạn công nhân viên, các bạn sẽ can đảm nắm giữ kỳ nghỉ hè của mình chứ?" Những sự kiện sau đây chỉ ra sự thay đổi đáng kể trong thái độ của công nhân:
Mỗi công nhân Nhật làm việc 2.180 giờ một năm (hơn hẳn 1.898 giờ ở Mỹ và 1.613 giờ ở Đức)
Chỉ 7.8% người lao động Nhật làm việc 5 ngày một tuần.
Hơn 30% người lao động thích làm việc hơn là giải trí và 60% không dành nhiều thời gian giải trí hơn nếu nó có sẵn.
Nhật bản, cũng giống như các nước công nghiệp phát triển khác, đã trải qua nhiều sự thay đổi. Những người chào đón những thay đổi mới này là những người gặp khó khăn trong việc thích nghi với tổ chức và xã hội Nhật Bản truyền thống. Nhóm người thích thay đổi là tầng lớp thanh niên sống ở nông thôn và được giáo dục trên bậc trung học. Ngoài việc họ phản đối truyền thống cưới xin theo sắp đặt, những thanh niên này không chấp nhận hệ thống làm việc một công ty và sẽ sẵn sàng làm việc cho công ty nước ngoài. Theo một cuộc điều tra của bộ lao động, một phần ba số người lao động dưới 30 tuổi nói rằng họ sẽ xem xét để thay đổi công việc. Một nhóm khác khuyến khích sự thay đổi đó là những phụ nữ trẻ được giáo dục theo một chế độ mới về các mối quan hệ xã hội và hi vọng có một vai trò mới.
Theo liên đoàn lao động, liên đoàn đã không có đủ sức mạnh để cải thiện vai trò yếu kém của mình trong quá trình ra quyết định. Những cố gắng đầu tiên của liên đoàn đã bị cản trở bởi trợ cấp của người lao động và bởi lòng trung thành của họ, một truyền thống mà họ không thể vượt qua. Kết quả là, ban quản lý không quan tâm về khả năng liên đoàn lao động có thể gây đe doạ nghiêm trọng tới chức năng tự động của tổ chức. Trên thực tế, các cuộc bãi công trong suốt "cuộc tấn công mùa xuân", mặc dù không diễn ra thường xuyên nhưng rất có hiệu quả bởi vì chúng là một cuộc biểu tình hơn là một sự phá ngang thông thường. Các cuộc bãi công này được tính toán cẩn thận sau sự cố vấn với ban quản lý để giảm thiểu bất kỳ gián đoạn nào về lịch trình sản xuất và kinh doanh.
Mặc dù một vài thay đổi, người Nhật vẫn có thể giữ vững được giá trị truyền thống của đất nước. Vì vậy quốc gia này có đặc trưng là sự pha trộn văn hoá hơn là sự vay mượn văn hoá. Việc đi theo văn hoá phương tây không làm thay đổi các giá trị văn hoá lớn của Nhật. Những thay đổi đã diễn ra giống như là phương pháp Nhật Bản hoá của người Mỹ hơn là sự Mỹ hoá của người Nhật Bản. Bằng cách thay đổi và thích nghi với những quan điểm của người Mỹ và thực tiễn văn hoá Nhật, người Nhật có thể sáng tạo ra một nền văn hoá mới trong khi kết hợp hai nền văn hoá Mỹ và Nhật. Mặc dù việc pha trộn thành công hai nền văn hoá khác nhau, nền văn hoá Nhật vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.
Những ý kiến có liên quan
Nhật Bản và phương tây khác nhau về ít nhất hai điểm liên quan tới bản chất của tổ chức xã hội của công ty. Đầu tiên, các công ty Nhật không khác nhiều trong hoạt động so với các tổ chức khác trong xã hội. Quan điểm phương tây nhận thấy các thành phần của cuộc sống, mỗi bộ phận phục vụ cho một mục đích đặc biệt với các mối quan hệ khác nhau trong mỗi bộ phận - gia đình, xã hội, cơ quan - mà kết quả ở trong các hành động riêng lẻ và tổ chức riêng lẻ trong mỗi nhóm. Sự khác nhau thứ hai liên quan tới sự mở rộng sự cá tính hoá hay sự làm mất cá tính con người của các mối quan hệ trong công ty. Các công ty nhật phát triển và dùng một cơ cấu năng động và hướng về con người được các nhân viên trong công ty hiểu rõ.
Theo chính sách về sa thải, quan điểm của các nhà kinh tế giải thích rằng Nhật Bản cố gắng giữ vững sự ổn định trong nước (ví dụ như tạo việc làm đầy đủ). Thực tế cũng có thể được giải thích bằng một cách khác: thay vì tối đa hoá lợi nhuận, mục tiêu chính của công ty là thoả mãn tốt nhu cầucủa các bộ phận có liên quan. Các mục tiêu kinh tế nắm giữ vị trí không quan trọng để giữ tính chính trực trong nhóm. Điều này không bị coi như một mục tiêu phi lý vì nó được đưa ra nhằm mang lại tính tự nguyện giữa các nhân viên trong công ty. Quan điểm này có lẽ chiếm đáng kể trong vị trí nhỏ bé của công đoàn Nhật Bản. Ngược lại, lao động có tổ chức có quyền lực lớn ở Mỹ, nơi mà tính hiệu quả được nhấn mạnh và là nơi mà động cơ thúc đẩy và sự cố kết nhóm là những khó khăn chính. Sự có mặt cuả những vấn đề như vậy ở Nhật là bởi vì các công ty Nhật coi trách nhiệm cá nhân là trách nhiệm của tập thể.
Các quá trình công nghiệp hoá rất thành công sẽ đem lại lòng tin cho người Nhật bản. Nhưng hệ thống này đã không thành công, người ta dễ kết luận rằng sự thất bại là kết quả của những sai lệch so với thực tiễn công nghiệp đã được tìm thấy ở Mỹ. Người ta còn kết luận thêm rằng việc làm theo phương tây là đúng cho tất cả các nước, không kể đến văn hoá và môi trường. Điểm khác nhau quan trọng cần chú ý là sự thành công đáng kể có thể chịu tác động của hoàn cảnh văn hoá và môi trường. Mặc dù sự thật là phong cách phương tây của các công ty làm tối đa hoá năng xuất, quá trình công nghiệp hoá thực tế có thể được thực hiện bằng một phương cách khác của tổ chức xã hội.
Bài học của sự thành công của các công ty Nhật Bản là các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau quyết định hoạt động kinh tế trong một nước, và các mối quan hệ này phụ thuộc vào văn hoá của nước đó. Các nguyên tắc marketing và quản lý không hoàn toàn nhưng phải liên quan và thích hợp với văn hoá của dân tộc. Có nhiều cách để lột da một con mèo, và cũng có nhiều cách để đạt được hiệu quả và tăng hiệu quả một cách kinh tế.
Văn hoá nhóm
Do sự khác nhau giữa các nền văn hoá, tính đồng nhất của người tiêu dùng trên khắp thế giới là không tồn tại. Điều này cũng không tồn tại ở Mỹ. Sự khác nhau giữa các nhóm người tiêu dùng có ở khắp mọi nơi. Có người tiêu dùng da đen, da trắng, người theo đạo thiên chúa, nông dân, người già, người trẻ, người phương đông, người phương tây, giữa các nhóm người tiêu dùng đông đảo khác. Vấn đề giao tiếp giữa những người có ngôn ngữ khác nhau là hiển nhiên, nhưng giữa những người có cùng một một ngữ cũng gặp phải những vấn đề giao tiếp nghiêm trọng. "Các thành viên của các phân nhóm trong các xã hội sử dụng ngôn ngữ chuyên môn và cách diễn đạt riêng để dễ hiểu nhau hơn, nhưng cũng không thể hoàn toàn hiểu nhau." Nếu lắng nghe cuộc đối thoại của các truckdriver trên đài CB có thể xác nhận quan điểm này.
Để hiểu các nhóm người tiêu dùng khác nhau này, phải kiểm tra các nền văn hoá đặc trưng. Kể từ khi tập trung vào một nhóm trong một xã hội, nhiều khu vực được điều tra là không có văn hoá riêng nhưng lại có văn hoá nhóm, một nền văn hoá ở mức độ nhỏ hơn và đặc biệt hơn.
Một nền văn hoá nhóm là một nhóm văn hoá riêng biệt và có thể nhận biết được, có giá trị chung với các nền văn hoá khác nhưng cũng có những đặc trưng nhất định mà chỉ riêng nó có. Vì vậy, các nền văn hoá nhóm là những nhóm người trong một xã hội lớn hơn. Trong khi các nền văn hoá khác nhau có có cùng những đặc điểm cơ bản của một nền văn hoá lớn hơn, chúng vẫn giữ được truyền thống và phong cách sống,làm cho chúng khác nhiều so với các nhóm khác trong cùng một nền văn hoá rộng hơn mà chúng là bộ phận. Vìídụ, Indonesia có hơn 300 dân tộc với nền văn hoá và cách sống tồn tại hàng nghìn năm.
Chức năng của văn hoá nhóm
Văn hoá nhóm rất quan trọng đối với một con người bởi vì nó có ít nhất 3 chức năng: Sự nhận biết nhóm, một mạng lưới các nhóm và cơ quan, và một khuôn khổ tham khảo.
Một nền văn hoá nhóm cung cấp một cơ sở tâm lý cho sự nhận biết ra nhóm. Nó đưa ra một đặc tính duy nhất dựa trên một tổ chức với cùng loại người. Một cá nhân sẽ biết anh ta hay cô ta là da trắng, da đen hay người Tây Ban Nha chẳng hạn. Văn hoá nhóm vì vậy cho phép phân biệt cá nhân này với cá nhân khác trong xã hội.
Một nền văn hoá nhóm cũng đưa ra một cách thức giao tiếp. Nền văn hoá nhóm cung cấp sự bảo tồn mối quan hệ cơ bản với các những người khác trong cùng nhóm văn hoá. Nói tóm lại, văn hoá nhóm tạo ra các phương tiện tiếp xúc thông qua mạng lưới giao tiếp.
Một nền văn hoá nhóm làm cho một người dễ dàng hiểu môi trường mới bằng cách cung cấp khung tham khảo cho việc xem xét nền văn hoá mới. Người ta có thể thực hiện nhiều so sánh với những kinh nghiệm trước đó trong nhóm văn hoá. Việc hiểu một hoàn cảnh mới hay môi trường mới vì vậy dễ dàng hơn và nhanh hơn.
Cơ sở của văn hoá nhóm
Có nhiều cách khác nhau để nhận biết các nhóm văn hoá. Mặc dù nguồn gốc các dân tộc hiển nhiên là một nhưng không khải là duy nhất. Những thay đổi về nhân khẩu học và xã hội có thể thích hợp với các các nhóm văn hoá đang thành lập trong một quốc gia. Khi được giải thích bởi Valentine, "danh sách chỉ bắt đầu với (1)giai cấp kinh tế xã hội - như là các tầng lớp thấp hơn hay tầng lớp nghèo. Tiếp tục bao gồm (2) ngôn ngữ dân tộc - ví dụ người da đen, người Do Thái; (3) dân cư các vùng - người phương nam, người trung đông; (4) thanh niên; (5) các loại công đồng - thành thị, nông thôn; (6) các loại cơ quan - giáo dục, sự thành lập các hình phạt; (7) các nhóm nghề nghiệp - các loại nghề khác nhau; (8)Các thành phần tôn giáo - Đạo tôn giáo, đạo Hồi,, và thậm chí (9) các nhóm chính sách - các nhóm cách mạng chẳng hạn. Nhưng đó vẫn chưa phải là toàn bộ, (10)các nhóm có trí tuệ, như các nhà khao học và các trí thức; (11) các bộ phận có các cách cư sử khác nhau, chủ yếu là những kẻ lầm đường lạc lối; và (12)
Một số nhóm văn hoá
Mức độ đồng nhất trong nước là khác nhau giữa các nước. Trong trường hợp ở Nhạt Bản, xã hội như là một khối đồng nhất. Mặc dù một vài điểm khác nhau giữa các vùng và các dân tộc cũng như sự khác nhau giữa các tầng lớp thu nhập khác nhau được phát hiện, những khác biệt này cũng không được công bố. Có nhiều lý do giải thích tại sao Nhật Bản là một nước đồng nhất về các mối quan hệ. Đây là một nước nhỏ về diện tích, làm cho dân cư nước này tập trung về địa lý. Niềm hãnh diện quốc gia và triết lý về quản lý cũng giúp họ vươn lên một mức độ cao hơn. Kết quả là, mọi người làm việc cùng nhau một cách hoà thuận để đạt mục tiêu chung. Sự cần thiết phải làm việc chăm chỉ cùng nhau được nuôi dưỡng đầu tiên bởi nhu cầu khôi phục kinh tế sau Thế chiến II, và các bài học rút ra từ kinh nghiệm này thì không thể nào quên.
Ngược lại, Canada là một nước rộng về địa lý. Dân số nước này, mặc dù ít hơn Nhật, nhưng lại phân tán hơn và sự khác nhau tồn tại giữa các tỉnh, mỗi tỉnh có những đặc trưng riêng. Hơn nữa, bất cứ ai khi đi du lịch qua Canada đều dễ dàng nhận thấy sự khác nhau giữa các tộc người.
Môi trường xã hội Canada làm cho các dân tộc trở thành thành viên của xã hội Canada trong khi họ có đủ tự do để theo đuổi nền văn hoá của riêng mình. Vì vậy môi trường này đi theo cái gọi là thuyết đa dân tộc. Người Canada không phủ định mà thậm chí còn khuyến khích sự khác nhau giữa các nền văn hoá của các dân tộc. Về mặt dân tộc, có hai nhóm văn hoá nổi bật: nhóm văn hoá nói tiếng Anh và nhóm văn hoá nói tiếng Pháp. Theo Yeates, người tiêu dùng nói tiếng Pháp "có những động cơ khác nhau, một nền văn hoá khác nhau, những mức sống khác nhau và những thói quen mua bán khác nhau - khác so với những Canada khác, so với người Mỹ, khác so với người Pháp ở Châu Âu, khác so với bất cứ nhóm người tiêu dùng nào trên thế giới."
Những nghiên cứu ở Canada lại chỉ ra rằng các gia đình nói tiếng Anh và tiếng Pháp khác nhau đáng kể về nhân khẩu, văn hoá, và thói quen tiêu dùng. Theo kết quả nghiên cứu của Schaninger, Bourgeois, và Buss, người Canada nói tiếng Pháp nói chung là thấp hơn về thu nhập, cấp bậc xã hội, giáo dục, và nghề nghiệp. Mặt khác, họ "nhiều con hơn, tính ổn định gia đình lớn hơn, vai trò người cha lớn hơn, và hệ thống họ hàng rộng hơn". Một câu hỏi phải được đặt ra là liệu sự thay đổi thói quen tiêu dùng giữa hai nhóm văn hoá có bị gây ra bởi sự khác nhau về nhân khẩu hay sự thay đổi về văn hoá hay không. Schaninger, Bourgeois, và Buss đã cố gắng trả lời câu hỏi này bằng cách sử dụng các ví dụ so sánh từ vùng thị trường giống nhau để điều khiển về nhân khẩu. Mặc dù những cố gắng để giữ các yếu tố thị trường thường xuyên, những khác nhau lớn vẫn được tìm thấy ở các gia đình nói tiếng Pháp, nói cả hai ngôn ngữ, và nói tiếng Anh về thói quen tiêu dùng nhiều loại hành hoá, cũng như thói quen trao đổi thông tin. Khi so sánh với các gia đình nói tiéng Anh, các gia đình nói tiếng Pháp sử dụng nhiều nguuyên liệu hơn khi nấu ăn và nhiều đồ uống hơn, nước giải khát ngọt, bia, rượu, và rượu gin Geneva. Họ sử dụng ít rau đông lạnh, đồ uống kiêng, và rượu mạnh và pha trộn, đồ dạc của họ ít có trị giá.
Mặc dù có quan điểm cho rằng Mỹ là một "melting pot" (nơi định cư), nhưng nó cũng ít hỗn tạp hơn. Thị trường Mỹ bao gồm một số nhóm văn hoá khác nhau. Về cỡ của các nhóm văn hoá lâu đời, dẫn đầu là người Anh (50 triệu người ), tiếp theo là người Đức (49 triệu người), người ailen (40 triệu), người Mỹ da đen (21 triệu), người Pháp (13 triệu), người ý (12 triệu), người Scôtlen (10triệu), người Mỹ gốc Mehico (8 triệu), người ấnđộ gốc Mỹ (7 triệu), và người Hà lan (6 triệu). Một tộc người tuy nhỏ nhưng tính độc lập cao, là kết quả của sự tập trung về mặt địa lý. New York ban đầu gồm có người ý, Ba lan, Nga, và Hungary. Minnesota gồm hầu hết là người Nauy, trong khi Illinois và Florida gồm nhiều người Séc và người Bahama.
Một nhóm văn hoá quan trọng khác ở Mỹ là văn hoá TBN, chiếm phần đáng kể bởi vì nó rộng lớn. Nó nhanh chóng trở thành dân tộc thiểu số lớn nhất, vượt lên cả tộc người da đen. Điều này cũng không gây ngạc nhiên bởi vì ngoài người nhập cư hàng năm, người TBN có gia đình lớn hơn. Họ có tỷ lệ sinh cao nhất trong nước, và tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 6 lần so với tốc độ tăng dân số nói chung. Người tiêu dùng TBN thường là trẻ, với độ tuổi trung bình là 21 trái hẳn với độ tuổi 30 của những người Mỹ khác. Với sức tiêu dùng hàng năm 70 tỷ đô la, thành phần văn hoá này rõ ràng là rất quan trọng để không bị loại bỏ.
Thị hiếu và thói quen mua hàng của người TBN giống nhau trong cả nhóm. Người TBN có xu hướng mua theo cảm hứng. Về lòng trung thành với nhãn hiệu, họ có một lòng trung thành mạnh mẽ đến không bình thường, trung bình 9.5 năm mới xuất hiện thay đổi. Người TBN nói chung có lòng trung thành cao trong việc mua sắm cho con cái họ, vì vậy rất cần thiết để phát triển thị trường quần áo trẻ em. Sự hướng về gia đình mẹnh mẽ của họ giả thích tại sao họ bảo trợ cho cửa hàng thức ăn nhanh gấp hai lần bình thường. Gà là một món ăn ưa thích, được minh chứng bằng tỷ lệ tiêu dùng thịt gà gấp ba lần so với người Mỹ khác.
Nhóm văn hoá của người TBN gây ra những thử thách về thị trường. Việc điều hành trái ngược với quá trình đồng hóa thông thường. Người tiêu dùng nói tiếng TBN tự hào về di sản của họ và muốn giữ vững một đặc điểm riêng biệt. Sự thật là, người Cuba, người Pêru, và người Mêhico thậm chí khác với người khác về sắc thái ngôn ngữ, vị trí địa lý, nhân khẩu học, và di sản. Stroh, trong việc tiêu thụ sản phẩm bia của mình trong nhóm văn hoá TBN này, địa phương hoá Radio bằng cách sử dụng nền nhạc khác nhau, âm thanh, và thổ ngữ để tiếp cận với các tộc người một cách hiệu quả. Cũng như vậy, Miller Liteđề cao nhạc Tex/Mex còn El Pipporo (một hoạ sỹ người Mỹ) và Carlos Palomino (một võ sĩ quyền anh người Mỹ gốc Mehico) ở vùng tây nam nước Mỹ, đề cao nhạc Salsa-Caribê và những tay chơi ex-baseball Caribê như Manny Mota và Camolo Pasqual ở miền đông và đông nam.
Để tiếp cận với người Tây Ban Nha, có thể sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau, từ các báo và danh bạ điện thoại tiếng Tây Ban Nha cho đến truyền hình địa phương và mạng lươí truyền hình tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, phương tiện hiệu quả nhất có lẽ là radio vì người tiêu dùng Tây Ban Nha nghe radio trong nhiều giờ hơn và thường xuyên hơn những người khác.
Các công ty cố gắng thu hút sự quan tâm của người Tây Ban Nha bằng nhiều cách khác nhau. Các ngân hàng ở thành phố lớn đưa ra các máy thanh toán tự động (ATMS) giao dịch bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Nhiều công ty thiết kế sản phẩm chú trọng vào thị hiếu của người Tây Ban Nha(TBN), từ thuốc lá cao cấp hiệu L&M cho đến mỹ phẩm Que Guapa với giá cả bình dân. Một số công ty, ví dụ như Kentucky Fried Chicken, đã điều chỉnh các chiến dịch quảng cáo cho phù hợp với thị trường TBN. Các công ty khác, như Kraft,Procter&Gamble, General Fords, Campbell, và Anheuser Busch, thực hiện các chương trình quảng cáo đặc biệt bằng tiếng TBN dành cho thị trường này.
Như đã chỉ ra ở trên, việc phiên dịch phải được thực hiện cẩn thận, và điều này được áp dụng trong việc dịch các quảng cáo bằng tiếng Anh cho người TBN. Ví dụ, "bia" (cerveza) là một danh từ thuộc giống cái. Loại bia Budweiser có khẩu hiệu "Vua của các loại bia" nếu dịch theo nguyên bản sẽ sai về mặt giống từ trong tiếng TBN, thay vào đó nên dịch theo nghĩa "Nữ hoàng của các loại bia". Thông thường, để có hiệu quả thì chỉ dịch một cách đơn giản một quảng cáo đã được chuẩn hoá là chưa đủ. Một giám đốc của Donnelly Marketing giải thích: "Trong khi bạn có thể dịch được ngôn ngữ, bạn không thể dịch được các giá trị văn hoá. Ngôn ngữ chỉ là một phương tiện giao tiếp. Đièu thực sự quan trọng chính là nền văn hoá ở phía sau ngôn ngữ đó". Lời giải thích này làm rõ tại sao Maxwell House thấy được sự cần thiết phải thay đổi chủ đề chiến dịch quảng cáo. Trong khi nhấn mạnh "truyền thống trong nhà bếp Mỹ" ở thị trường Mỹ, công ty biết được rằng truyền thống của sản phẩm không tồn tại trong người dân TBN. Kết quả là, cần thiết phải có một số điều chỉnh, và truyền thống "gia đình Fernandez" đã được đưa ra. Thông điệp chủ đề là "75 năm trước, gia đình Fernandez đã tới đất nước này và tạo một ttuyền thống".
Kết luận
Văn hoá quy định những niềm tin có thể chấp nhận, những truyền thống, phong tục và các giá trị mà sau đó sẽ được chia sẻ trong xã hội. Văn hoá có tính chủ quan, sinh động và tích luỹ. Nó ảnh hưởng đến hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau thông qua tư duy, giao tiếp và tiêu dùng. Mặc dù những nét văn hoá nổi bật thì có tính phổ biến, nhiều điểm khác lại là duy nhất và đa dạng giữa các nước. Và dù cho có các chuẩn mực chung của các quốc gia, những khác biệt về văn hoá như một quy tắc thậm chí vẫn còn tồn tại trong mỗi quốc gia.
Trong khi có thể có xu hướng hiểu lầm các nền văn hóa và tiểu văn hoá khác nhau, điều này nên được ngăn chặn. Điều bắt buộc là nền văn hoá của một quốc gia không nên được đánh giá cao hơn nền văn hoá của một quốc gia khác. Mỗi nền văn hoá có các giá trị và thực tế xã hội riêng, và một nhà kinh doanh quốc tế sẽ vượt xa lên phía trước nếu anh ta cố gắng đi trong đôi giầy của người khác để hiểu rõ hơn những mối quan tâm và các ý tưởng của người đó.
Vì hoạt động Marketing diễn ra trong một nền văn hoá đã có sẵn nên kế hoạch Marketing của một công ty chỉ có ý nghĩa hoặc thích hợp khi nó liên quan tới nền văn hoá đó. Một công ty Mỹ nên hiểu rằng người tiêu dùng nước ngoài không bị bắt buộc phải tiếp nhận các giá trị của Mỹ hoặc họ không muốn làm như vậy. Ngoài ra, biết được suy nghĩ của một người còn quan trọng hơn là biết được ngôn ngữ của người đó. Do những khác biệt lớn về ngôn ngữ và văn hoá trên toàn thế giới, các công ty Mỹ cần điều chỉnh để giải quyết các vấn đề về marketing ở các nước khác nhau. Trong một môi trường văn hoá nước ngoài, một kế hoạch marketing đã được thực hiện tốt ở trong nước có thể không còn hiệu quả nữa. Kết quả là, kế hoạch marketing của công ty có thể phải thực hiện những điều chỉnh quan trọng. Do đó hoạt động marketing có hiệu quả trong môi trường này...
Câu hỏi
1.Các đặc điểm của văn hoá?
2.Giải thích tác động của văn hoá với người tiêu dùng.
3.SRC (self - reference criterion) là gì?
4.Phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hoá: high - context và low - context.
5.Phân biệt các nền văn hoá: monochronic và polychronic.
6.Giải thích sự khác biệt của một nước với nước khác về ý nghĩa của thời gian, không gian, sự đồng ý/bất đồng ý và tình bạn. Thảo luận những vấn đề liên quan đến kinh doanh của các yếu tố đó.
7.Nêu một số đặc điểm riêng của nền văn hoá Mỹ.
8.Một số đặc điểm riêng của nền văn hoá Nhật Bản.
Thảo luận
1.Từ nào trong hai từ sau mô tả thế giới đúng hơn: cộng đồng chung văn hoá, đa dạng văn hoá?
2.Khi tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế trong kinh doanh, các nhà quản lý người Mỹ có cần thiết phải học một ngoại ngữ không?
3.Bạn có đồng ý rằng nước Mỹ là một "melting - pot" (nơi định cư) hay không?
4.Người tiêu dùng TBN ở nước Mỹ cũng là những người tiêu dùng Mỹ, vậy các nhà kinh doanh có cần thiết phải điều chỉnh chiến lược Marketing đối với đoạn thị trường này hay không?
5.Giải thích ảnh hưởng của văn hoá với cách con người sử dụng dụng cụ để ăn( thìa, dĩa, dao, đũa).
6.Giải thích tại sao ở một vài nước người ta bị bất ngờ khi thấy: (a) một quảng cáo có hình ảnh một người Mỹ ngồi vắt chéo chân lên bàn, (b) những người Mỹ đi giầy vào nhà họ.
7.Theo Edward T.Hall, một nhà nhân loại học nổi tiếng, người Mỹ thoải mái với ngưòi Đức hơn với người Nhật vì nguời Đức thường dùng ánh mắt để biểu hiện thái độ với người nói. Tuy nhiên, người Mỹ nhận thấy người Đức rất ít cười. Người Đức và người Nhật đánh giá thế nào về thói quen giao tiếp bằng ánh mắt và nụ cười của ngươì Mỹ?
Theo William Wells thuộc công ty quảng cáo DDB Needham Worldwide, các chương trình quảng cáo trên truyền hình của Mỹ thường được trình bày như một bài thuyết trình được minh hoạ hoặc một vở kịch trong đó một sản phẩm là một prop (hoặc kết hợp cả hai hình thức trên).
Tại sao phương pháp thuyết minh ( một kỹ thuật low-context) thích hợp với các nền văn hoá high- context?
Tại sao phương pháp diễn kịch (high-context) thích hợp với người Nhật?
Lưu ý rằng các chương trình quảng cáo của Nhật Bản dành một thời gian dài để trình bày những điều không liên quan đến sản phẩm trước khi dành chỉ một vài giây cuôí cùng cho bản thân sản phẩm. Đối các nhà quảng cáo người Mỹ, phương pháp quảng cáo này thật khó hiểu và làm người ta rối trí.
Case 6-1 : Marketing giao thoa văn hoá
Một lớp học mô phỏng
Lớp học mô phỏng này được thiết kế cho một khoá học về hành vi người tiêu dùng trong 15 tuần, mỗi tuần hai buổi và mỗi buổi 75 phút, với khoảng 40 sinh viên một lớp và có thể được điều chỉnh độ dài và quy mô của khoá học. Trước khi bắt đầu khoá học, cần giải thích rõ làm thế nào để đạt được các mục tiêu của khoá học.
Tuần 1: Phân công sinh viên vào các nhóm nghiên cứu, mỗi nhóm gồm 5 sinh viên nghiên cứu một lĩnh vực văn hoá (ngôn ngữ, thái độ, tôn giáo, tổ chức xã hội, giaó dục, công nghệ, chính trị và luật pháp), cung cấp đề tài cho các nhóm nếu có thể. Yêu cầu các nhóm tập trung vào các vấn đề chủ yếu trong mỗi lĩnh vực.
Tuần 1-5: Xác định thời gian cho các nhóm nghiên cứu, các nhóm sẽ phải trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp trong các tuần từ 6 đến 9. Dành đủ thời gian trên lớp để suy nghĩ, giải quyết vấn đề và trả lời các câu hỏi. Trong 5 tuần này, có thể bao quát những phần trong sách mà không được đề cập đến trong lớp học mô phỏng.
Tuần 6-9: Các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu. Các sinh viên nên tham gia và ghi lại các thông tin được trình bày để sử dụng trong giai đoạn sau của khoá học.
Tuần 10- 15: Trong tuần 10, lập lại các nhóm, mỗi sinh viên trong một nhóm sẽ chuyển sang một nhóm mới sao cho mỗi nhóm mới gồm 8 thầnh viên nghiên cứu các lĩnh vực của cùng một nền văn hoá riêng biệt, mỗi nhóm đóng vai trò một tổ chức kinh doanh.
Bảng 1: Các lĩnh vực văn hoá
Các lĩnh
vực văn hoá Các nền văn hoá
BWANA FELIZ LEUNG KORAN DHARMA
Ngôn ngữ Swahili TBN Quảng Đông Arâp Hindu
Tôn giaó
Chính Chủ nghĩa vật linh Công giáo Phật giáo Hồi giáo Hindu
Giáo dục Koran
Công nghệ Thấp/đang phát triển Trung bình/đang phát triển Thấp-trung
bình-đang
phát triển Thấp Nông nghiệp/thấp/
đang phát triển
Chính trị Cộng hoà Cộng hoà/không
ổn định Chủ nghĩa
cộngsản/chủ nghĩa dân tộc
Hồi giáo CNXH-thuộc địa Anh
Hệ thống
luật pháp
Thái độ
Tổ chức xã
Hội
PRODUCE
1.Tìm hiểu các dặc tính riêng của mỗi nền văn hoá theo các lĩnh vực. Tập trung vào phát triển các tiêu chuẩn ngôn ngữ sẽ được.......trong quá trình trao đổi với các nền văn hoá khác.
2.Tìm hiểu sự gần gũi của các nền văn hoá trong các lĩnh vực của nền văn hoá.
3.Chỉ ra rằng mục tiêu của các nhóm thuộc các nền văn hoá là đưa một sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng vào mỗi một nền văn hoá khác và thành công của họ phụ thuộc vào việc họ hiểu rõ về các nền văn hoá của họ đến mức nào và so sánh với các nền văn hoá khác.
4.Yêu cầu các nhóm phát triển 1 sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng mà họ thấy thích hợp với nền văn hoá của mình và có thể đưa nó vào 1 nền văn hoá khác một cách thành công.
5.Các nhóm phát triển 1 chiến lược Marketing cho mỗi nền văn hoá mục tiêu, chú ý đến phong cách của mỗi nền văn hoá.
6.Mỗi nhóm đàm phán với nhóm khác, kiên trì cho đến khi thoả thuận được một hợp đồng hoặc cho đến khi thực sự bế tắc.
7.Thảo luận về khoá học, tập trung vào những điều nhận thức được và sự nhạy cảm về văn hoá.
Mỗi bước đi có thể thực hiện qua một số giai đoạn, đặc biệt là những bước liên quan tới việc tự nhận dạng văn hoá và đánh giá các nền văn hoá khác. Tuỳ theo số người tham gia khoá học, các học viên có thể thực hiện hoạt động marketing và quảng cáo ở những mức độ khác nhau.
THảO LUậN
Trong quá trình mô phỏng này, ccác học viên được đặt vào tình thế sử dụng các kỹ năng giao tiếp đa dạng như: đưa ra ý tưởng, mã hoá, giải mã, nhập vai, đưa ra quýêt định, giải quyết vấn đề, nghiên cứu tại thư viện, nhạy bén về văn hoá ...
Hiện nay, nghiên cứu sâu hơn đang trong quá trình thực hiện để quyết định việc học tập, phát triển nhạy bén giao thoa văn hoá và thái độ, nhận thức về lợi ích của sinh viên của sự mô phỏng này. Nhu cầu bổ sung đang được chỉ đạo để áp dụng sự mô phỏng này vào các thị trường Mỹ La tinh.
Sự mô phỏng này cũng tăng cường nhận thức giữa các cá nhân ở mức vĩ mô. Nếu khác biệt vĩ mô - sự giao thoa văn hoá - được nhấn mạnh, sẽ là an toàn khi giả tưởng rằng các học viên sẽ nhận ra rằng bất cứ sự khác biệt về cách ứng xử nào, thậm chí ở nơi những khác biệt về văn hoá chủ yếu không thích hợp, là tuỳ thuộc vào khác biệt vô tận về kinh nghiệm của mỗi thành viên ở bất cứ xã hội nào.
Việc điều chỉnh bài tập này để phù hợp với yêu cầu của công nghiệp và các chương trình đào tạo cuả chính phủ có tính khả thi.
Nguồn: James B>Stull, Đại học Bang San Jose. Bản quyền-1980.
Case 6-2: BENEATH HIJAB : Hoạt động Marketing với những phụ nữ đeo mạng ở Iran
Jeffrey A. Fadiman
San Jose State University
Hijab có nghĩa là chiếc váy khiêm tốn và đó là lý do mà các phụ nữ Hồi giáo chùm kín người họ. Đối với những phụ nữ Hồi giáo mặc Hijab, một câu hỏi làm phiền họ nhất của các phụ nữ phương tây là câu hỏi "Vì sao?". Để bảo vệ , Mahjubah - Tạp chí cho phụ nữ Hồi giáo (một tạp chí bằng tiếng Anh được xuất bản ở iran dành cho người nước ngoài) đưa ra một bài báo điều tra về Hijab qua con mắt của phụ nữ Hồi giáo. Theo bài báo này, nam giới và nữ giới khác nhau cả về sinh lý và tâm lý. Phụ nữ Hồi giáo bình đẳng với nam giới song không giống hệt nam giới. Mỗi giới có quyền và vị trí riêng của mình trong xã hội. Phụ nữ mặc hijab không chỉ vì họ là phái yếu mà còn vì họ có địa vị cao mà thánh Ala đã ban cho và vì họ muốn tôn trọng đức hạnh của đạo Hồi. Vì thế, hijab có nghĩa hơn là một cái áo choàng, nó còn có nghĩa là: trái tim phải khiêm tốn.
ở mặt khác, phụ nữ Hồi giáo thường thắc mắc tại sao phụ nữ phương tây lại mặc những quần áo hở hang, bó sát da khó vận động và không thoải mái chút nào. Tại sao phụ nữ phương tây lại thành nô lệ của bề ngoài của mình, luôn nghe trên các phương tiện thông tin về các cách để làm mình quyến rũ. Sao họ phải trông xinh đẹp để hút những cái nhìn chòng chọc của người lạ ở những nơi công cộng? Tại sao những nhà hoạt động vì quyền bình đẳngnam nữ ở phương tây lại muốn biến những phụ nữ thành nam giới? Phụ nữ đạo Hồi băn khoăn không biết những câu hỏi về vai trò giới tính là dấu hiệu của điểm mạnh hay thực sự là dấu hiệu của điểm yếu.
Câu hỏi
Giả sử rằng giờ đây các nhà lãnh đạo mới của iran hoan nghênh các thương gia Mỹ chỉ với một yêu cầu là các nhân viên của công ty tôn trọng tôn giáo, đạo đức và đức tin của quốc gia. Giả sử rằng trước cuộc cách mạng Ayatollah Khomeini phụ nữ iran rất thích thú các chủng loại hành hoá của Mỹ, họ mặc " hijab" chỉ để tỏ sự tôn trọng quan điểm của những người đàn ông iran. Sau đó cách mạng Khomeini nổ ra, Mỹ bị coi là con quỷ sa tăng khổng lồ. Kết quả tất nhiên là những hàng hoá phương tây trở thành đồng nghĩa với sự đồi bại về tôn giáo. Giờ đây thị trường lại mở ra một lần nữa sau những năm tháng đóng kín.
Làm thế nào bạn có thể khơi gợi lại những nhu cầu đó? Làm thế nào để kích thích nhu cầu trong cộng đồng phụ nữ iran về hàng hoá (hay dịch vụ) phương tây mà không gây ra sự lo ngại ở bộ phận quan chức tôn giáo (tất cả là nam giới) và quan chức chính phủ của iran?
Bạn nên trả lời câu hỏi này dưới một dạng bài luận, trong đó đưa ra gợi ý về một số biện pháp đặc biệt có thể thực hiện. Bạn cũng nên trả lời những câu hỏi sau trong bài luận đó:
1.Lựa chọn sản phẩm: Với tư cách là giám đốc marketing của một công ty nhỏ của Mỹ, loại sản phẩm (hàng hoá hay dịch vụ) nào bạn nên cố gắng kiểm nghiệm thị trường đối với phụ nữ iran? Bạn hãy mô tả chi tiết, đánh giá sự lựa chọn sản phẩm của bạn.
2.Phân đoạn thị trường : Bạn nên chọn phân đọan thị trường nào làm nhóm khách hàng mục tiêu đầu tiên. Mô tả chi tiết bao gồm cả giới tính, độ tuổi, tầng lớp xã hội, khu vực sinh sống (nông thôn, ngoại ô, thành thị..). Đánh giá lựa chọn của bạn.
3.Thay đổi sản phẩm: Sản phẩm hay dịch vụ nên thay đổi theo cách nào để kích thích nhu cầu của phụ nữ, đặc bệt là những người vẵn mặc áo chadur đen, bằng cách đó sẽ làm chúng phù hợp với áo hijab dù là theo sở thích hay là biểu hiện tôn trọng với các nhà chức trách nam giới. Đánh giá những thay đổi của bạn.
4.Hình ảnh sản phẩm: Hình ảnh sản phẩm phải thay đổi theo hướng nào để phù hợp với tôn giáo, đạo đức và luân lý của ngưòi iran, nếu coi rằng những điều này hoàn toàn do những ngưòi đàn ông quyết định (Lưu ý: mặc dầu những phụ nữ thuộc giai cấp thượng lưu và trung lưu thường tự mình thực hiện công việc mua sắm thì những người phụ nữ thuộc tầng lớp thấp và cả những phụ nữ trung lưu tôn trọng truyền thống cũng không làm vậy. Chồng, cha họ hay những người đàn ông khác làm công việc mua sắm thay cho họ và những ngưòi đàn ông này sẽ chọn những cái anh ta thấy thích hợp. Vấn đề là làm thế nào để đưa ra những sản phẩm hay dịch vụ có thể luôi cuốn phụ nữ mà không làm người đàn ông của họ thấy khó chịu. Đồng thời lưu ý các vấn đề lựa chọn phương tiện thông tin, các đặc điểm phân phối tiềm năng, các chiến lược về điểm bán hàng.
5. Phần đầu kế hoạch tại hiện trường. Xem xét cả hai yếu tố: những hồi ức chính trị lâu daì với Mỹ của người iran và sự ưa thích lâu dài với những người phương Tây, sẽ chọn mẫu người nào để mở đầu những nỗ lực đầu tiên trên đất nước này. Giả sử rằng người đó có đầy đủ các bằng cấp nghề nghiệp, nhưng hãy mô tả những đặc trưng của họ (giới, độ tuổi, tính tình, khả năng ngôn ngữ, các kỹ năng đặc biệt...), thí sinh lý tưởng phải có khả năng làm việc với những người iran. Khi mô tả thí sinh lý tưởng của mình, bạn hãy lưu ý câu hỏi này dựa trên những tài liệu bạn hiện có, trong số các bạn cùng lớp của mình, ai sẽ lựa chọn tốt nhất đánh giá lựa chọn của bạn.
Trong khi làm bài luận, bạn nên lưu ý một vài điểm độc đáo về hệ thống phân phối ở iran. Các thành phố ở iran cũng như nhiều thành phố khác ở Trung Đông có thể được mô tả là có ba cộng đồng ở một thành phố:
Trung tâm hiện đại: các cửa hàng tổng hợp, các gian hàng đặc chủng những hàng xa xỉ (trước cách mạng Khomeini) dành cho nhóm khách hàng ủng hộ phương tây, và phải kể cả sự lui tới của tầng lớp khá giả.
Trung tâm truyền thống: Những mô hình thị trường của Trung Đông-những chợ mở với những khu riêng rẽ dành cho những ngành nghề riêng biệt (như phố của những thợ bạc...), các cửa hàng gia đình (những cửa hàng nhỏ) tập trung dọc các đường phố nhỏ dành cho nhóm khách hàng thuộc tầng lớp thấp hơn, những người tôn trọng truyền thống và công nhân ở đô thị.
Khu vực lao động tập trung thành vòng tròn quanh cả hai trung tâm trên và kém giàu có hơn,trải dài ra tới tận khi lẫn vào các làng ở nông thôn nơi cung cấp thức ăn cho các thành phố.
Trang 264-265 Tham khảo
7. Hành vi người tiêu dùng trong bối cảnh quốc tế : Các khía cạnh tâm lý và xã hội
Sự minh hoạ trong Marketing
Phần lớn các sản phẩm đều có biểu tượng và gắn liền với các biểu tượng ấy. Trong quá trình trao đổi, các biểu tượng có thể được truyền đạt và sử dụng để tiếp cận người tiêu dùng, những người giải thích và hiểu các biểu tượng thông qua một cơ sở đã được xác định: "Các thành viên của các quốc gia phân biệt có thể sử dụng cùng hoặc các biểu tượng giống nhau, nhưng thường thì ý nghĩa đi kèm với các biểu tượng này là khác nhau. Do đó, khi các thành viên của một nền văn hoá gặp các biểu tượng của một nền văn hoá khác, các biểu tượng này hoặc bị hiểu sai hoặc hoàn toàn không hiểu"
Việc dùng các biểu tượng rất khác nhau trên toàn thế giới. "Con bò là một biểu tượng tôn giáo thiêng liêng của người Hindu và không được phép gắn với các sản phẩm thương mại. Nhiều gia đình ở Hà lan có ănten ti vi nhưng không có ti vi. ở Brazin bạn không mặc áo len có hình hươu và ở Venezuela không mặc đồ có hình con vịt. Chúng biểu thị cho những người đồng tính luyến ái. ở tiểu Sahara Châu phi, sư tử, báo và voi mang ý nghĩa biểu tượng rất đẹp đẽ. ở Nhật bản, máy ảnh phổ biến đến mỹ, người ta cảm thấy bị thuyết phục rằng mọi người dân Nhật bản phải sinh ra cùng với một chiếc máy ảnh".
Khi gặp một vật hoặc một biểu tượng đặc biệt, những người ở các nước khác nhau có thể dễ dàng có những giải thích khác nhau. Biểu tượng có thể được coi là thích hợp hay không thích hợp tuỳ theo nơi mà nó xuất hiện, vì một biểu tượng được đánh giá theo các điều kiện văn hoá của htị trường mục tiêu. Việc cố gắng áp đặt các giá trị và thái độ của Mỹ với người tiêu dùng nước ngoài mâu thuẫn với mục tiêu cơ bản của quan niệm marketing. Mọi người ở bất cứ đâu không khải lúc nào cũng vui vẻ đáp lại các giá trị của Mỹ, và điều này không nên được hiểu với ý tiêu cực hay phi lôgic. Khi một nhà kinh doanh người Mỹ giao dịch với một khách hàng nước ngoài, một chương trình xúc tiến tốt phải nói được với người tiêu dùng "bằng chính ngôn ngữ của anh ta, và trực tiếp đến sự trung thành với ngôn ngữ, với những ý nghĩa phụ về tôn giáo, văn hoá, lịch sử và thông qua đó tới lòng trung thành với quốc gia và nhóm hội khác.
Người tiêu dùng có thể là không dự đoán trước được, và tính phức tạp và không đoán trước được của người tiêu dùng khiền cho việc nghiên cứu và hiểu được hành vi người tiêu dùng trở nên cấp bách. Các nhà Marketing đã sử dụng rất nhiều phương pháp trong đó có cả phương pháp văn hoá để tìm hiểu hành vi người tiêu dùng. Cho đến nay, việc nghiên cứu người tiêu dùng trên một nền tảng quốc tế hầu như chỉ dựa vào văn hoá. Rõ ràng là văn hoá ảnh hưởng đến các quá trìng tâm lý và xã hội và do đó ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Nhưng có lẽ đã có sự nhấn mạnh quá mức vào một khía niệm riêng lẻ (văn hoá). Đó là một phương pháp khi dựa váo văn hoá như một yếu tố duy nhất quyết định hành vi hoặc khái niệm duy nhất giải thích hành vi một cách tương đối, nến không hoàn toàn.
ảnh hưởng của văn hoá đã được đề cập kỹ ở chương 6, chương này đề cập đến những khái niệm khác có liên quan, tập trung vào các phương pháp chính được sử dụng để nghiên cứu khách hàng. Mục đích cơ bản của chương là để công nhận vai trò của các yếu tố khác ngoài văn hoá ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Do vậy chương này nghiên cứu các khía cạnh tâm lý và xã hội, bao gồm động cơ, kiến thức, tính cách, tâm lý, tri giác, thaí độ, tầng lớp xã hội, nhóm và gia đình.
Tiền đề hành vi người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng có thể định nghĩa là một nghiên cứu về hành vi của con người trong vai trò người tiêu dùng và bao gồm tất cả các bước trong quá trình ra quyết định. Việc nghiên cứu phải đi xa hơn hành động mua hàng, bao gồm cả việc nghiên cứu các quá trình ít quan sát được hơn, cũng như việc thảo luận xem tại sao, ở đâu và một hành vi mua hàng diễn ra như thế nào.
Hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu được thực hiện bởi nhiều học giả và nhà thực nghiệm thuộc nhiều ngành khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng cố gắng giải thích cái gọi là mô hình hộp đen, như trình bày ở hình 7-1. Về cơ bản, đây là một mô hình về sự kích thích và phản ứng. ý chí của ngưòi tiêu dùng tương ứng với một hộp đen trong đó cái hộp giống như lý trí không cho phép theo dõi các quá trình diễn ra trong nó. Các hoạt động trí óc giữa sự kích thích và kết quả phản ứng không thể theo dõi được, gây khó khăn cho việc lĩnh hội được tại sao một người quyết định thực hiện một hành động. Các học giả đang cố gắng trong nhiều năm nay để dưa ra một số kết luận, dựa trên việc theo dõi đầu vào và hoạt động đầu ra, về điều xảy ra bên trong hộp đen. Một phần của vấn đề có thể là việc các nhà điều tra từ nhiều ngành khác nhaudự định tạ ra các hành vi tiêu dùng khác nhau và những suy luận khác nhau sau đó.
Có 4....chính được sử dụng để giải thích hoạt động bên trong của hộp đen. 4....này được chỉ ra trong bảng 7-2, bao gồm: (1)kinh tế, (2)
Bảng 7-1: Dạng hộp đen
Đầu vào Hộp đen Đầu ra
BĐ 7-2 : Tiền đề về hành vi người tiêu dùng
Tiền đề kinh tế :
Các nhà kinh tế học chính là nhóm học giả đầu tiên thực hiện nghiên cứu một cách nghiêm túc về hành vi người tiêu dùng. Theo họ, quyết định của người tiêu dùng là dựa trên một sự phân phối kĩ lưỡng các nguồn lực trong số các lựa chọn khác nhau để tối đa hoá lợi ích có tính đến số tiền. Trong biểu đồ 7-3 đường thẳng AB là đường ngân sách-khoản thu nhập ròng có thể được chi dùng vào một trong hai lựa chọn hoặc kết hợp cả hai lựa chọn đó.
Đường bàng quan đầu tiên ( I1¬¬) cắt đường ngân sách tại hai điểm( C&D)
chỉ ra rằng sự kết hợp nào đều cũng đều mang lại cho người tiêu dùng sự thoả mãn như nhau ở điểm nào trong hai điểm người tiêu dùng cũng sẽ thờ ơ bởi vì cả hai điểm đều nằm trên đường bàng quan và ích lợi đạt được không ngừng được củng cố bằng cách điều chỉnh một cách đơn giản sản lượng của hai lựa chọn. Đường bàng quan thứ ba ( I¬3), ở vị trí cao hơn sẽ mang lại sự thoả mãn lớn hơn. Nhưng đường này không hề cắt đường ngân sách, người tiêu dùng không thể đạt tới vì thế điểm tối ưu là điểm E nằm trên đường bàng quan thứ hai ( I2), bởi vì nó có thể đạt được và nó là giao điểm duy nhất của đường I2 & đường ngân sách, nên sự thỏa mãn đạt được là lớn nhất phù hợp với túi tiền sẵn có. Do đó, việc tiêu dùng hợp lý hầu như chỉ là một chức năng của thu nhập - hoặc thu nhập mong đợi hiện tại hoặc tương lai - và người tiêu dùng sẽ lựa chọn tổng số hàng hoá và dịch vụ mang lại sự thoả mãn tối ưu.
P271
Thuyết kinh tế học này trong khi rất hữu ích thì lại không đầy đủ do những giả định mang tính hạn chế của nó. Thứ nhất, nó giả định rằng người tiêu dùng muốn tiêu dùng tối đa hoá sự thoả mãn khi mà nhiều người tiêu dùng thực sự chỉ tìm kiếm những giải pháp mua hàng mang lại sự thoả mãn hơn là những giải pháp tối ưu.
Thứ hai, người ta giả định rằng người tiêu dùng thực hiện các biện pháp để đạt được ích lợi từ tất cả các lưạ chọn có khả năng. Trên thực tế, người tiêu dùng hiếm khi ràng buộc tính toán chi tiết nhằm đạt được sự thoả mãn từ mỗi lựa chọn. Biện pháp, nếu nó được thực hiện thông thường sẽ không chính xác. Bởi vì ích lợi có tính chủ quan bất kỳ sự so sánh bên trong cá nhân và giữa các cá nhân về ích lợi đạt được đều rất khó khăn. Vấn đề liên quan đến việc phân phối một cách chủ quan khoản ích lợi cho một đối tượng trở nên phức tạp hơn bởi sự thực là người tiêu dùng ở các qgoa khác nhau có những hệ thống giá trị khác nhau làm đa dạng các cấp độ ích lợi có thể đạt được từ một đối tượng.
Thứ ba, người ta cho rằng người tiêu dùng ra quyết định một cách hợp lý, người tiêu dùng được coi là đã hoàn tất các thông tin về giá cả, thông tin và sản phẩm. Tuy nhiên, điều kiện này không có thực bởi vì không có sẵn thông tin đầy đủ, quá tốn kém không thể đạt được hay quá mang tính kỹ thuật không thể hiểu được. Điều này đặc biệt đúng ở nhiều qgoa có mạng lưới thông tin liên lạc chưa phát triển đầy đủ hoặc không chính xác. Khi một sản phẩm nước ngoài có liên quan thì việc phổ biến thông tin có lẽ sẽ không được chính xác hoặc hiệu quả.
Thứ tư, người tiêu dùng được giả định là có lý trí thì thực sự lại bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cảm xúc. Giá cả và sự bền vững thường trở thành thứ yếu sau vẻ đẹp và uy tín.
Thứ năm, giả định cơ bản trong kinh tế học là sự đồng nhất: sản phẩm đồng nhất và sự ưa thích của người tiêu dùng như nhau. Trên phạm vi quốc tế, coi người tiêu dùng ở các quốc gia là đồng nhất thì thật là một giả định rất không thực tế. Mặt khác, Marketing lại dựa trên khái niệm không đồng nhất: cả cầu lẫn cung đều không đồng nhất, do vậy đã làm gần như cả thế giới thực trở nên đúng đắn hơn nhiều.
Tiền đề kinh tế học nên được coi là mang tính chỉ thị hoặc vạch ra tiêu chuẩn, chứ không phải là tính chất mô tả, tự nhiên - giải thíc rằng người tiêu dùng nên làm gì hơn là người ấy thực sự làm gì. ở điểm này, sự nhấn mạnh việc tiêu dùng đúng đắn có thể được xác định bởi trình độ phát triển kinh tế của một nước.
P272
Các quốc gia tiên tiến, trở nên giàu có hơn, thì có thể giữ vững được mức tiêu dùng tương đối cao, trong khi mà các nước đang và kém phát triển, do mức thu nhập bình quân đàu người thấp hơn, phải giới hạn tiêu dùng trong nước. Vậy mà tiền đề kinh tế học lại không đầy đủ trong việc giải thích tại sao người tiêu dung ở các quốc gia với cùng trình độ phát triển kinh tế lại có những kiểu ưa thích tiêu dùng khác nhau. Nó cũng giải thích vì sao các thành viên của một giai cấp có thu nhập như nhau trong cùng một nước lại không thể tránh được việc ưa thích nhiều hơn 1 sản phẩm cùng loại. Vì thế, thuyết kinh tế học tự nó không cung cấp được một bức tranh hoàn thiện về hành vi người tiêu dùng, và các hệ thống điều lệ trừu tượng khác nhau cũng phải được quan tâm đến.
Tiền đề SV - XH học:
Tiền đề này liên quan gần nhất trong việc giải thích các kiểu mẫu hành vi và nó vẫn liên quan rất nhiều đến , Theo các nhà SVXH việc nghiên cứu hành vi con người cho thấy ý thức cần có sự xem xét của SV học. "Nguyên lý nổi bật nhất của nó: hành vi con người dựa trên tính di truyền. Có lẽ có những gen người quy định những hành vi như là sự tuân thủ tập tục, quan hệ đồng tính luyến ái, và hận thù". Lý thuyết này gây ra nhiều tranh cãi bởi vì nó khẳng định rằng tất cả các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác nên trở thành các nhánh trong một hệ thống lớn của SVXH học. Hơn nữa, "nó có lẽ được sử dụng để chỉ ra rằng một số cuộc tranh đua kém chất lượng (?), rằng tính trội của nam cao hơn nữ là thuộc tính tự nhiên" và .v.v. Cũng vì thế mà cần đặt ra câu hỏi, chẳng hạn như: liệu trình độ phát triển kinh tế có phải là kết quả của những khác biệt về di truyền, hay liệu có phải các quốc gia trở nên phá triển cao là do người dân các nước này từng bước gia tăng một loại gen riêng biệt và cao, hoặc liệu có phải các nước kém phát triển vẫn cứ kém phát triển là bởi công dân của họ có tính di truyền ở cấp thấn hơn.
Đưa ra kết luận chắc chắn về mặt giá trị của tiền đề SVXH là còn nóng vội bởi vì hầu như không có bằng chứng xác thực nào ủng hộ hay bác bỏ lý thuyết này. Trong bất kỳ trường hợp nào, dường như có vể đặc tính di truyền hay sự phát triển SH có thể được sử dụng để giải thích hành vi lựa chọn nhãn hiệu. Ngời tiêu dùng không tuân theo duy nhất tiếng gọi của bản năng, và khả năng học tập của họ. Vì lẽ đó, người ta mong đợi rằng đóng góp nào của sinh vật - xã hội học đối với việc hiểu biết về hành vi người tiêu dùng trong tương lai gần, trong điều kiện tốt nhất, sẽ giới hạn lại.
Tiền đề hành vi học:
Các ngành hành vi học tương xứng với nghiên cứu người tiêu dùng là tâm lý học, xã hội học và nhân chủng học thuộc về văn hoá. Tâm lý học, với đặc trưng là đơn vị phân tích trung tâm, nghiên cứu về hành vi đơn lẻ và giữa các cá nhân. Hành vi được điều khiển bởi những nhận thức của con người, như là giá trị, thái độ, kinh nghiệm, nhu cầu và các hiện tượng tâm lý khác. Vì thế, hành vi mua trở thành nhiệm vụ của quan điểm mang tính tâm lý về sản phẩm, và người tiêu dùng mua một sản phẩm khong chỉ để tiêu dùng mà còn do nhận thức xem có thể sử dụng sản phẩm ra sao để giao tiếp với những người khác. Một số khái niệm phù hợp với nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là động cơ, nghiên cứu, tính các nhân, nhận thức, và thái độ.
Xã hội học nghiên cứu về các nhóm và các quan hệ của con người. Thành phần kết quả phân tích không phải là đơn lẻ mà lẻ nhóm. Nhóm, bao gồm một tập hợp các cá nhân đơn lẻ tác động với nhau qua thời gian là thành phần quan trọng bởi vì nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sự ưa thích và hành vi tiêu dùng của một người. Trong nhiều trường hợp, có thể hữu ích cho người làm marketing khi coi người tiêu dùng là một tập hợp. Chẳng hạn như 2 gia đình, không phải đơn lẻ, thường có quyết định mua hàng ảnh hưởng tới tất cả các thành viên của nhóm gia đình. Những khái niệm thuộc về xã hội học quan trọng là gia đình và nhóm liên quan.
Nhân chủng học thuộc về văn hoá nghiên cứu về văn hoá con người. Do vậy, tiền đề phân tích có lẽ rất rộng lớn. Văn hoá liên quan đến trình độ giai cấp xã hội toàn bộ (do đó là 1 tập hợp lớn) và các giai cấp xã hội là đáng kể theo nghĩa là họ có ảnh hưởng đến sự phat triển cá nhân và nhận thức của người tiêu dùng. Những khái niệm của hệ thống quy định này vốn thường có trong phân tích hành vi người tiêu dùng là văn hoá, văn hoá thiểu dân và giai cấp xã hội.
Tiền đề Marketing:
Kinh tế học, xã hội học và các ngành hành vi học có lẽ đã cung cấp một nền tảng vững chắc cho nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhưng lại có giá trị giới hạn đối với các nhà làm marketing. Bởi vì mục tiêu của các hệ thống khoa học đó là nhằm miêu tả và giải thích hành vi hơ là gợi ý các giải pháp cố định cho các vấn đề ra quyết định. Hơn nữa, một hệ thống đặc biệt không phải lúc nào cũng đầy đủ trong việc mang lại sự thấu hiểu trọn vẹn những điều ẩn dấu bên trong hành vi người tiêu dùng. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng vì vậy phải được dựa vào nhiều hệ thống bao gồm tất cả các hệ thống quy định phù hợp. Tiền đề marketing chuyển động hướng theo kết cục này bằng cách cố gắng kết hợp một số các hệ thống lại với nhau. Trong khi cách tiếp cận này dựa trên những khái niệm và lý thuyết vay mượn từ các hệ thống quy định khác, hiện nay marketing tự nó đã trở thành một lĩnh vực được ứng dụng rõ rệt. Dựa trên tiền đề này những hiểu biết đòi hỏi thích hợp được sắp xếp thành hoặc là không điều khiển được hoặc là có thể điều khiển được. Những biến đổi có thể điều khiển được là những biến đổi mà các nhà làm marketing có thể điều khiển được, gọi là 4P của MKT. Những biến đổi không thể điều khiển được thì ngược lại, là những biến đổi nằm ngoài khả năng điều khiển của những nhà làm marketing, và những biến đổi này được chia thành những biến động bên trong cá nhân (tính tâm lý) và những biến đổi giữa các cá nhân (XH&Văn hoá).
Động cơ :
Động cơ là lý thuyết khởi đầu hành vì người tiêu dùng có thể coi nó là ý muốn được điều khiển bởi một dạng động cơ liên quan đến một cá tính đặc biệt. Một khi mối quan hệ động cơ - chuyển động được thúc đẩy thì người tiêu dùng sẽ thực hiện một số dạng rồi được khích lệ nhằm thoả mãn nhu cầu đã nhận thấy lúc đó.
Quá trình thúc đẩy động cơ có 5 phần theo thứ tự sau: nhu cầu chưa được thoả mãn ý muốn, động cơ, mục tiêu, và hành vi được khích lệ. Những phần này có thể được hình dung như là việc nắm giữ các vị trí khác nhau trong bảng biến thiên động cơ di chuyển từ bên trái của bảng biến thiên sang bên phải, động cơ trở nên xác định và dễ nhận thấy. Vì thế, chỉ động dưới sự chỉ dẫn này cho thấy một thay đổi từ cái chung đến cái riêng cùng với sự gia tăng của một phương pháp có lẽ là chính xác.
P274
Biểu đồ 7-4: Kiểu động cơ
Cần lưu ý rằng cấu trúc nhu cầu thay đổi một cách đáng kể từ nước này sang nước khác. Như đã được trình bày trong công trình nghiên cứu của Havre, Ghiselli, và Potter, hệ thống cấp bậc nhu cầu thay đổi giữa các nhà quản lý người Bắc Âu, Âu latinh, Anh Mỹ và Nhật Bản. Các nhà quản lý ở các nước đang phát triển thì để cao tầm quan trọng đối với tất cả các nhu cầu nhiều hơn. Ngược lại, những nhà quản lý Anh - Mỹ lại coi trọng sự thoả mãn nhu cầu xã hội cao hơn nhiều so với những nhà quản lý ở các quốc gia phát triển khác. Dưới các nước Châu Âu latinh và các nước đang phát triển, các nhà quản lý chủ yếu không thoả mãn việc thực hiện các nhu cầu xã hội nhiều hơn các khu vực để sử dụng các nhu cầu uy tín và chất lượng để thúc đẩy chúng. Người ta cũng thấy những khác biệt đáng kể giữa các nhà quản lý ở Mỹ, miền nam Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan. Những nhà quản lý Mỹ và Ba Lan coi trọng nhu cầu nhiều hơn, trong khi mà nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ và Italia lại quan tâm hơn đến việc thoả mãn nhu cầu. Kiểu mẫu nhu cầu khác nhau đối với người lao động trong cùng một công ty ở Mỹ và Mêhicô, trong đó người ở Mêhicô coi trọng ý nghĩa của mỗi nhu cầu nhiều hơn.
Do cấu trúc nhu cầu thay đổi qua các quốc gia nên không có ai có thể chỉ tạo người lãnh đạo theo cách tốt nhất. ở Mỹ, sự hoàn thành và phần thưởng bằng tiền được coi là nguồn động viên khích lện. Những người quản lý được khuyến khích bằng tính hiệu qủa, vốn quyết định sự tiến triển của công việc. ở Nhật Bản, vấn đề quản lý không phải là giảm lực lượng lao động cần có trong quá trình sản xuất mà là tối đa hoá lực lượng lao động đó, mục tiêu lại trở thành việc sử dụng toàn bộ nhân công một cách chủ động và tương xứng khoản đầu tư vào những thiết bị và mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Mặc dù không bị nguy cơ phá sản đe doạ nhưng nhữngcông nhân Nhật Bản vẫn không hề thua kém các đồng sự phương tây về nhiệt tình công việc,. Lòng hăng say công việc của công nhân Nhật Bản được hướng dẫn theo một cách khác và bị thúc đẩy bởi những yếu tố như là lòng trung thành đối với công ty và quan hệ thân thiết với những người giám sát hiện thời. Sẽ không còn những động lực cho tính hiệu quả của công việc nếu thay thế quan hệ làm việc mang tính cá nhân ở phương tây cho hệ thống này của Nhật Bản.
Động cơ mua hàng của người tiêu dùng chủ yếu được quyết định bởi thói quen mua hàng mặc dù động cơ mua hàng có thể thay đổi và việc nhận ra các loại động cơ đã được định dạng là rất quan trọng. Động cơ (khác nhau) có thể được sắp xếp thành động cơ lí trí và động cơ tình cảm. Britt đã đúc kết các động cơ lý trí là: quản lý kinh tế trong việc mua hàng, quản lý kinh tế trong việc điều hành khả năng tin cậy, sự bền vững, sự thuận lợi và sự tăng tiền. Ngược lại, các động cơ tình cảm là: niềm tự hào và uy tín chất lượng, sự noi gương, sự tuân thủ, tiện nghi vật chất, cá tính nổi bật, sự hài lòng và tính sáng tạo.
Vấn đề trong sự sắp xếp mang tính quy ước (lý trí hoặc tình cảm) chính là việc người tiêu dùng có thể không nhận thấy động cơ tình cảm và có lẽ có xy hướng hợp lý hoá hành vi cá nhân bằng cách chỉ định ra các động cơ về lý trí và các động cơ được xã hội chấp nhận mà thôi. Bên cạnh đó, quá trình sắp xếp không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Chẳng hạn như: sự thuận tiện có thể đồng thời vừa là động cơ lí trí vừa là động cơ tình cảm. Tương tự như vậy, nhiều nhà tâm lý học đã nghiên cứu những kết quả có sức thuyết phục tương đối về những khía cạnh lí trí và tình cảm, và thực sự đã đưa ra bằng chứng không mấy xác thức để chứng minh cho tính nổi trội hơn của dạng này so với dạng khác.
Cuối cùng, việc liệu khách hàng mục tiêu có được khích lệ mọt cách thích hợp hay không sẽ tác động lớn đến thành công của một sản phẩm. Việc một động cơ là phụ thuộc lý trí hay tình cảm thì không quan trọng lắm. Điều quan trọng là định dạng được những động cơ phù hợp với mục đích của marketing. Nhiệm vụ khó khăn là phải lựa chọn một cách cẩn thận và chính xác một động cơ thích hợp cho mục đích hỗ trợ thúc đẩy sản phẩm. Theo tập đoàn Oponoon Research, lý do mà người tiêu dùng Mỹ ưa thích các sản phẩm nước ngoài hơn là các sản phẩm của Mỹ là: chất lượng tốt hơn (46%), giá rẻ hơn (36%), bền hơn (15%) và những lý do khác (3%). Hình 7.5 là một quảng cáo xe hơi kết hợp được cả động cơ tình cảm và động cơ lý trí.
Tính thích hợp của động cơ mua hàng thường thay đổi từ nước này sang nước khác. ở Mỹ, nơi mà việc chăm sóc răng miệng được coi trọng, thuốc đánh răng có chứa chất flourua giảm sâu, nhưng họ chỉ hoạt động giới hạn ở Anh và những khu vực nói tiếng Pháp of Canada, những nơi mà việc chăm sóc răng miệng là lí do mua hàng chủ yếu. Ngay cả khi cac nhóm nước cùng đặc điểm về nhân khẩu học và tâm lý học, họ vẫn có thể uống nước khoáng vì các lí do khác nhau. Phụ nữ Pháp dùng nước khoáng để giữ dáng vẻ mảnh dẻ của họ. Đối với người Đức, nước khoáng là sản phẩm có tác dụng phòng, chữa bện rất tốt cho các cơ quan bên trong cơ thể. ở Mỹ, người ta thường đối xử với những con vật cũng như thể chúng là trẻ nhỏ. ậ các nước không thuộc thế giới phương Tây, người ta thấy không cần thiết phải yêu quý hay nuông chiều động vật theo cách này. Việc nhân tính hoá nhu cầu của các con vật cưng do vậy có lẽ là điều kinh khủng đối với người dân các nước này, và việc sử dụng loại động cơ không đúng đắn này có thể khiến cho doanh nghiệp thất bại trên thị trường.
Học tập
Giống như tất cả các thói quen, thói quen ăn uống cũng được học tập. Trước chiến tranh thế giới thứ 2, người Anh có thói quen uống trà chứ không uống cà phê. Sau đó quân đội Mỹ tiến vào nước Anh, mang theo hương vị cà phê Mỹ - đầu tiên là thứ cà phê hầu như có màu vàng hoe, tương đối loãng. Sau một thời gian dài, người Anh đã học uống cà phê. Một ví dụ khác, một bữa trưa no nê với rượu vang là không hề gì đối với một người Thuỵ Sĩ, nhưng nó sẽ làm một người Mỹ ngủ li bì. Mặt khác, rượu cốc tai kiểu Mỹ có lẽ đã minh chứng là quá mạnh đối với người châu Âu vốn quen với các đồ uống dịu ngọt hơn. Những nhà làm marketing phải quan tâm đến những thói quen này.
Về các loại động cơ, các tiêu chuẩn văn hoá, và thói quen tiêu dùng đều được nghiên cứu nên một người làm marketing phải hiểu được quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu là một sự thay đổi của hành vi xảy ra qua thời gian liên quan đến những điề kiện kích thích bên ngoài. Dựa trên định nghĩa này, có thể nhận thấy 2 tính chất quan trọng của việc nghiên cứu:
1) Phải có thay đổi nào đó (hoặc có sự khởi đầu) phản ứng với các chiều hướng (hành vi).
2) thay đổi này phải là kết quả của những điều kiện kích thích bên ngoài (đó là kết quả của kinh nghiệm).
3) Kiểu nghiên cứu giải thích những thay đổi này: nghiên cứu cổ điển, nghiên cứu phương tiện và nghiên cứu nhận thức.
P276
21 lý do hợp lý để mua một chiếc xe SAAB.
Trong mỗi chúng ta, có một mặt cứng nhắc, lạnh lùng, có tính logic muốn thu nhận những dữ kiện và bằng chứng thực tế trước khi nó thông qua bất kỳ điều gì.
Cho nên khi mặt bốc đồng, tình cảm của gạn nhìn thấy bức ảnh sống động trên trang giấy trước mặt và kêu lên:"này, hãy nhìn đây", mặt logic của bạn lập tức muốn xem thông tin rõ ràng và thích hợp về SAAB.
Vậy thì đây là một vài thông tin xác thực có ý nghĩa về các sản phẩm của Saab, những thông tin gây nhiều tranh cãi trong việc ủng hộ cho việc sở hữu một chiếc Saab.
1) Bánh trước: Saab là một trong số ít những hãng xe ở Mỹ có điều này. Kể từ đó, hầu hết các hãng sản xuất xe khác đã phát hiện ra việc điều khiển tốt hơn và an toàn của bánh lãi và đã theo bước Saab.
2) Động cơ bán phản lực: sẽ có nhiều năng lượng hơn mà không cần thay thế thêm động cơ nào cả. Thế hệ động cơ phụ thứ 3 của Saab, gồm hệ thống điều khiển tự động của Saab vẫn là thế hệ dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh.
3) Công nghệ 4 van: tăng gấp đôi số van làm động cơ hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Vậy mà một nhóm các nhà sản xuất khác đang bắt đầu bắt chươc theo Saab.
4) Kỹ thuật tiên tiến. Đó chỉ là cách để nói rằng tất cả các phương tiện, điều khiển và các nhân tố chức năng được thiết kế để dễ dàng cho sử dụng. Tài sản kế thừa của Saab là loại động cơ dùg trong du hành trong không gian. Saab là nhà sản xuất xe hơi duy nhất cũng xây dựng động cơ quân sự siêu âm tốc.
5) Khung thép đặc biệt: sự êm ái bên trong chiến tránh làm tăng thêm khí động lực học và giúp phun nước bánh rỉ sét.
6) Cân bằng. 60% trọng lượng của xe được mang bởi bánh xe trước để duy trì sức kéo cao hơn và sự vững vàng của tay lái.
7) Chống gỉ: một chu trình gồm 16 bước được thiết kế để bảo vệ xe không ẩm ướt trong mùa đông kéo dài ở Thuỵ Điển.
8) Điều khiển khí hậu. Chiếc Saab của bạn sẽ tiện nghi bên trong bất chấp những gì xảy ra bên ngoài. Máy điều hoà nhiệt độ dựa trên tiêu chuẩn hiện đại cũng như có hệ thóng cách âm hiệu qủa đối với những tiếng ồn bên trong.
9) Hệ thống điện năng hiệu quả. Khởi động động cơ đáng tin cậy.
10) Hệ thống âm thanh tiên tiến. Khi bạn đi trên một chiếc Saab, hệ thống âm thanh catset AM/FM thật tuyệt hảo. Khi bạn ra khỏi xe nó cũng có thể báo động cho bạn làm nản lòng bất kỳ tên trộm nào.
11) Một trong những bánh lái an toàn nhất thế giới. Được thiết kế có đệm xốp thấm nước và dễ điều khiển trong trường hợp chuyên chở nặng.
12) Thiết kế buồng xe an toàn. Năm ngoái hãng xe Highway Loss Dât của Mỹ đã xếp hạng độ an toàn của xe dựa trên thiệt hại thực tế và mức độ chấn thương. Saab 900 an toàn hơn bất kỳ chiếc xe nhiều chỗ cỡ trung bình nào khác.
13) Ghế ngồi sau có thể gấp xuống được. Điều này khiến cho Saab là nhà sản xuất xe hơi nhiều chỗ duy nhất trên thế giới có thể cung cấp một khoảng không gian bên trong xe rộng khoảng 56 feet vuông.
14) Rộng rãi với những bánh xe 15 inch. Chúng cho phép đạt được một tốc độ cao với việc điều khiển tiện lợi. Chúng cũng cho phép lắp đặt các loại phanh đĩa lớn hơn.
15) Giá cả. Giá của xe Saab đặc biệt là không đắt lắm khi so sánh với các loại xe Audi, BMW, Mecedes hoặc Volvo.
16) Hệ thống đèn ở các khoá. Chúng chỉ cho bạn những gì bạn sắp tiến đến khi bạn có tín hiệu rẽ lúc trời tối.
17) Chỗ ngồi phía trước. Được thiết kế với hình dạng thuận tiện và dễ sắp đặt theo chiều mà bạn muốn. Chúng thậm chí còn được sưởi ấm/
18) Những nhà bảo dưỡng xe Saab. Họ có mặt ở hầu hết các quốc gia, sẵn sàng giúp đỡ bạn những hiểu biết về trang thiết bị máy móc của xe Saab.
19) Đồ phụ tùng của Saab. Chúng có thể là hơi nhiều so với mặt logic của bạn. chúng giúp bạn có thể đặt hàng với Saab về các bộ phận bánh xe, sàn, đèn .v.v.
20) Máy bay Saab. Chiếc Saab đầu tiên được thiết kế ra bởi một kỹ sư máy bay mà đã thành lập công ty. Suy xét kỹ lưỡng về những vấn đề gặp phải hơn là tuân theo các giải pháp thông thường.
21) Chiếc xe Saab tốt nhất được trưng bày trên trang giấy.
Hình 7-5: Động cơ mua hàng
Nguồn: Được ấn hành với sự cho phép của Saab - Scania Mỹ.
Học tập theo kiểu cổ điển
Đây là quá trình mà một kích thíc không có điều kiện (USS) được hiểu là nhằm đưa ra một phản ứng không có điều kiện mang tính đặc thù (UCR) kèm theo một kích thích độc lập mà CS sẽ cho ra cùng phản ứng (UCR) được gọi là phản ứng có điều kiện (CR). Quá trình này trình bày trong hình 7-6. Để có CS tạo ra kết quả như mong muốn, cả UCS và CS phải được giới thiệu cùng nhau và phải được lắp lại cho đối tượng nghiên cứu.
Học tập cổ điển
Kích thích không có
điều kiện (UCS) Phản ứng không có
điều kiện (UCR)
Kích thích có
điều kiện (UCS) Phản ứng có
điều kiện (CR)
Hình 7-6: Nghiên cứu theo kiểu cổ điển.
Học tập bằng công cụ:
Nghiên cứu bằng công cụ là kiểu nghiên cứu làm gia tăng tính thường xuyên hoặc tính khả năng của một phản ứng đặc thù. Dựa trên quá trình thử nghiệm và có sai số, một phản ứng đặc thù chọn lựa một khả năng tốt nhất trong nhiều lựa chọn cho một vấn đề được đặt ra. Lựa chọn (có ví dụ nhãn hiệu hoặc kho bãi) là một thử nghiệm ngẫu hứng cho đến khi lựa chọn xứng đáng nhất dần dần nổi bật lên nhất hoặc lựa chọn tối ưu, như trình bày trong hình 7 -7.
Một nhà làm marketing có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động đến quá trình nghiên cứu bằng cách sử dụng các phần thưởng khác nhau để khuyến khích những nhà làm marketing nghiên cứu bằng công cụ. Hình 7-8 cho ta thấy hãng Volvo tiến hành thúc đẩy sản xuất ô tô như thế nào.
Học tập bằng công cụ
Tình huống lựa chọn
Phản ứng 1
Phản ứng 2
Phản ứng 3
..........
Phản ứng n
Hình 7-7: Học tập bằng công cụ
Nghiên cứu theo kinh nghiệm
Kích thích
Trung tâm xử lý
Trí nhớ
Mục đích
Kỳ vọng
Không thể tưởng tượng được rằng những căn cứ cơ bản trong suy nghĩ là chỉ phụ thuộc vào việc mô tả nghiên cứu ứng xử. Rất có thể cả 3 thuyết này đều bao gồm một vài sự thật về cách nghiên cứu của một người như thế nào. Từ khi 3 thuyết này được liên kết với nhau, những người làm marketing phải liên tục cung cấp thông tin chào hàng đối với những sản phẩm tới khách hàng tiềm năng. Một sản phẩm không thể thành công nếu khách hàng không biết dùng sản phẩm đó để làm gì và lợi ích của nó là gì.
Cách ứng xử đã được nghiên cứu không thay đổi nhanh chóng và dễ dàng. Hiệu quả của Wacoal trong giáo dục người phụ nữ Nhật Bản theo cách phương Tây là dễ nhưng nó chẳng chứng tỏ được điều gì. Ban đầu, doanh số có xu hướng giảm vào mua đông khi khách hàng trở lại với việc sử dụng kimono có nhiều lóp giữ ấm. Nhưng cuối cùng, những thói quen văn hoá đã bị gạt sang một bên và doanh số của Wacoal đã tăng cao vào cuối những năm 1950.
Những thói quen đã có từ lâu ngăn cản hiệu quả marketing, có thể thay đổi bởi cách ứng xử mới. Marketing trực tiếp, một hình thức phát triển nhanh ở Mỹ, đang dần giành được sự chấp nhận cả ở bên ngoài nước Mỹ, những nơi mà mọi người vẫn chưa dám bỏ tiền ra mua sản phẩm mà mình chưa hề biết đến. Tăng nhận thức về giá trị của hành động phản đáp trực tiếp về mặt thời gian và thuận tiện, tuy nhiên khi khách hàng không phải là ngưòi Mỹ thì giúp họ đạt hàng nhiều hơn đối với sản phẩm của công ty có danh tiếng.
Tính cách con người
Nghiên cứu về tính cách con người từ lâu là một chủ đề rất hấp dẫn người làm marketing vì quyết định việc mua sản phẩm là dựa trên tính cách của người tiêu dùng. Tính cách, xuất phát từ tiếng Lating là "personal" hoặc "relating to person" là tính cách của từng con người để phân biệt được người này với người khác. Tính cách là hệ thống hợp nhất của quan điểm, sự thúc đẩy và sự nhận thức. Nghiên cứu tích cách là nghiên cứu con người nói chung chứ không là nghiên cứu từng cá nhân con người hay từng yếu tố đặc biệt của con người.
Những yếu tố tính cách là những phẩm chất tương đối ổn định, nhưng chúng thể hiện sự khác nhau giữa người này với người khác. Những yếu tố này có thể là các yếu tố được phân tích để xác định số lượng về tính cách con người và mối quan hệ giữa những yếu tố đó. Một mặt, nghiên cứu sự khác nhau về tôn giáo đã giúp cho những hàng hoá loại mới được chấp nhận ở Nigiêria nhưng tính cách con người đã lại làm giảm tính hiệu quả của nó. Chủ nghĩa giáo điều (closed-mindedness) được gắn với cả sự sáp nhập tôn giáo và sự biến đổi văn hoá của người tiêu dùng. Đối với việc thay đổi văn hoá, rất rõ ràng là những vấn đề đơn giản trong đánh giá của CN giáo điều sẽ dễ dàng thay đổi văn hoá người tiêu dùng và ngược lại. Hơn nữa, nghiên cứu cũng phát hiện sự tồn tại của những khác nhau trong tính cách giữa những nhóm tiểu văn hoá, với khuynh hướng tín đồ hồi giáo giống CN giáo điều hơn là cơ đốc giáo.
Vì nghiên cứu tính cách quan tâm tới cá nhân mỗi người nên rất khó tổng hợp các đặc điểm tính cách của tất cả mọi người cùng sống trong 1 quốc gia. Mặc dù khó khăn như vậy nhưng đặc điểm tính cách chung của từng quốc gia lại rất khác nhau. ở Nhật Bản, các công chức có xu hướng theo thói thường và theo dân tộc. Những đức tính được yêu mến nhất là hợp tác, công bằng và hiểu biết. Tính quả quyết và hung hăng sẽ được bộc lộ khi người Nhật Bản bị tác động tới tinh thần. Có thể đưa ra kết luận người Nhật Bản là người luôn cố gắng, quả quyết, sáng tạo và có tính độc lập. Người Phương Đông thì rất thường xuyên đồng ý với quan điểm thảo luận đi đến hoà bình và hoà nhập. Những doanh nhân Hàn Quốc tỏ ra không đồng tình với việc kinh doanh buôn bán bằng tranh luận và đấu đầu, do đó họ thường tránh những cuộc đấu đầu trong giá cả. Người Mỹ thì bị mắc lỗi trong kí kết hợp đồng.
Có thể nói rằng có sự khác nhau lớn giữa tính cách của người Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng đối với ngưòi Canada và người Mỹ_ mặc dù có vị trí địa lý ngay sát nhau và ngôn ngữ giống nhau_ họ vẫn có tính cách khác nhau. Người Canada thường thận trọng, triết lý và tiết kiệm hơn. Họ có xu hướng thận trọng hơn, dễ kiềm chế hơn, không giàu trí tưởng tượng và có tinh thần tập thể hơn.
Người Mỹ khi so sánh với người Canada thì họ bốc đồng hơn, tự tin và mạo hiểm hơn. Vì người Mỹ có sáng tạo hơn nên họ cũng dễ làm quen với sản phẩm mới hơn. ông Gen George S.Parton mô tả rất rõ tính cách con người Mỹ, ông cho rằng người Mỹ thích mùa đông và sẽ không chịu được sự thất bại "Người Mỹ từ trước tới nay yêu chiến đấu, tất cả những người Mỹ thực sự đều yêu sự đau đớn trong trận đấu". Những tính cách này rất hợp với nước Mỹ. Tuy nhiên, những tính cách trên có thể không phù hợp với nhiều quốc gia mà những đặc điểm tính cách khác được đánh giá cao hơn.
Sự khác nhau về tính cách con người có thể giải thích tại sao người Canada và người Mỹ có những quan điểm và thói quen tiêu dùng khác nhau. Người Mỹ ít quan tâm tới sự cần thiết của luật pháp, lời giới thiệu sản phẩm và trở nên độc lập hơn, theo họ con người chỉ có quan hệ với chiếc súng ngắn của mình, trong khi người Canada thì phản đối kịch liệt những quan điểm này. Ngược lại, sự thận trọng của người Canada có thể giải thích xu hướng của họ là mượn ít hơn và dùng ít hơn thẻ tín dụng. Lý do căn bản là tính thận trọng của họ giải thích tại sao người Canada sử dụng bảo hiểm nhân thọ nhiều hơn bất kỳ người nước nào trừ Nhật Bản.
Một ý tưởng Marketing rất thú vị là "sản xuất xe ô tô thông minh" hay "ô tô phục vụ tính cách con người" với công nghệ cao có khả năng tự động thích nghi với tính cách và sở thích của người đang lái xe. Thêm vào đó là một hệ thống radio, chỗ ngồi thoải mái, gương và bộ điều khiển window "hệ thống giảm xóc sẽ được thay đổi bằng cách ấn vào công tắc khi đang lái xe trên đại lộ và cũng dễ điều khiển như chiếc xe ô tô thể thao, và cũng dễ dàng nhanh chóng trong việc gài số". Xe ô tô Mitsubishi điều chỉnh độ cao và độ xóc để người lái có thể chọn giữa việc điều khiển khó hay cách dễ hơn và thoải mái hơn. Minh hoạ 7-10 tham khảo tính cách con người khi chọn ô tô.
Tâm lý
Vì không có hiệu quả tốt trong việc sử dụng tính cách con người để dự đoán hành vi mua bán, những nhà làm marketing đã trở lại với những yếu tố làm thay đổi hành vi mua bán khác mà có kết hợp với tính cách con người. Nghiên cứu hành vi mua bán này được gọi là tâm lý, hay có thể gọi là nghiên cứu về cách sống hay AIO (hành động, ý thích và quan điểm). Tâm lý là phân tích định lượng về phương cách sống của người tiêu dùng và những hành động có mục đích liên quan tới hành vi mua hàng. Sự phân tích này bao gồm cả sức mạnh yếu tố chất lượng trong thuyết phân tâm học của Freud và sự nguỵ biện bằng phương pháp logic và thống kê của đặc điểm và nhân tố của thuyết. Kết quả là những vấn đề được tổ chức tốt và những phản đáp phụ thuộc vào số lượng đại diện và sự phân tích đa dạng.
Những vấn đề bình thường trong nghiên cứu tâm lý có liên quan tới nhân khẩu học, đặc điểm cá tính và những hành động như những thói quen, khách hàng quen và ý thích chung. Con người được phân loại theo cách sống và sau đó bị làm ngược lại theo thói quen tiêu dùng. Việc nghiên cứu phụ nữ Canadan đã biểu lộ rõ 5 loại, người đã đạt được thành công, người tự tin, người bấp bênh, người theo truyền thống, người hướng tới sự nghiệp. Tuýp người lớn nhất là người đã đạt được thành công. Thành viên của nhóm này thường từ 40 tuổi trở lên và thường hài lòng với chức năng của mình là làm công việc nhà. Họ đọc quảng cáo về mặt hàng tạp phẩm, tiết kiệm và mua những phiếu quay xổ số. Họ từ chối không trả thêm tiền để tiết kiệm thời gian sắm sửa và họ mặc cả rất nhiều. Ngược lại, những người phụ nữ độc lập tự tin là nhóm lớn thứ hai, thì không biết rõ giá cả mà cũng không thích những phiếu quay xổ số. Đây là nhóm trẻ nhất và họ có thể mua sắm qua catalog. Nhiều tham vọng và có nhiều sáng kiến, những người phụ nữ này muốn trở thành nhà lãnh đạo.
Nhóm lớn thứ ba là gồm những người phụ nữ bấp bênh, họ cảm thấy cô đơn và không thể thành công. Do thiếu nhãn hiệu trung thành, những người tiêu dùng thuộc tuýp người này không biết giá cả và mua sản phẩm có nhãn hiệu riêng. Nhóm người tiếp theo là tuýp người theo truyền thống. Họ nhiều tuổi hơn và quyết định bằng lòng tin vững chắc đã có từ trước, và họ đánh giá chất lượng, sự tiện dụng lớn hơn giá cả. Thận trọng với những nhãn hiệu chưa biết tới, họ là người trung thành với nhãn hiệu và cửa hàng của mình và trả tiền mặt khi mua hàng. Cuối cùng, tuýp người phụ nữ coi trọng sự nghiệp là nhóm người cuối cùng và là nhóm ít nhất. Họ giống như nhóm người độc lập tự tin nhưng nhóm cuối này thì lớn tuổi hơn và cứng đầu hơn.
Vì nhiều phong cách sống khác nhau, người làm marketing phải điều chỉnh các chiến lược thông tin theo từng cách sống. ít nhất, một chiến dịch có thể được đặt ra với marketing truyền thống hơn bao gồm nhóm người đã đạt được thành công, bấp bênh, và người theo truyền thống, tất cả đều tập trung vào cuộc sống gia đình. Một loại thông tin khác cần thiết cho những người phụ nữ đang đi làm (người tự tin độc lập và ngươì quan tâm tới sự nghiệp) họ thích làm việc và bị lôi cuốn vào lao động.
Mọi người cho rằng người Nhật Bản giống nhau tới mức mà marketing không nên chia làm các nhóm khác nhau và sẽ không có câu trả lời lộn xộn hoặc không đáng kể. Cho tới khi, tâm lý được kết hợp với những yếu tố nhân tâm học khác như tuổi và giới tính, thì tâm lý có thể đem lại thông tin có ích. Ví dụ, có sự khác nhau lớn trong cách sống của các nhóm tuổi khác nhau tại Nhật Bản hơn là ở Mỹ. Hơn nữa, có sự khác nhau giữa văn hoá của hai nước, người phụ nữ Nhật Bản quan tâm tới gia đình nhiều hơn, ít cúi mình để phục tùng, ít nhạy cảm với giá cả, và không thích lái xe ô tô hay xem phim. Nhóm người Nhật Bản lớn tuổi hơn cũng ít tin vào quảng cáo các thông tin mua sắm hơn.
Tâm lý cũng có ích trong việc giải thích những giá trị của từng loại và thói quen mua hàng của ngươì tiêu dùng trong từng nước khác nhau. Nghiên cứu của Boote cho thấy rằng giá trị và phong cách sống khác nhau trong nhóm nước (Tây Đức, Pháp và Anh). Như vậy là cân thiết để kiểm tra bất kỳ thông điệp quảng cáo nào trong cuộc sống.
Nhiều lối sống có thể cho biết sự thành công hay thất bại của sản phẩm. Ví dụ người tiêu dùng Mỹ có nhiều lối sống khác nhau và thói quen tiêu dùng khác nhau. Hàng ngày, người Mỹ mua 120,000 chiếc đài mới, 50,000 tivi, 10,000 bộ da lông chồn vizon, 1,500 chiếc thuyền và 12,000 tủ lạnh. Mỗi ngày, họ bỏ ra 300tr USD để mua quần áo, 3,6tr USD mua đồ chơi và vật dùng cho động vật cưng, và 700 tr USD cho giải trí và nghỉ ngơi. Cũng trong một ngày, 833,000 quần bò jean được sản xuất, 60tr tã lót trẻ em được qua sử dụng và 100,000 người Mỹ chuyển sang nhà mới.
Đó là lý do mà người Mỹ phải nghĩ ra cách đối xử với sức ép XH, kết quả là ở Mỹ có nhiều người tìm tới lời chỉ bảo vể tâm thân hơn những nước khác. Người Mỹ thường xuyên sử dụng thuốc an thần như Valium và các thuốc giảm đau khác (52tr atpirin mỗi ngày) đối với bệnh đau đầu do stress. ở Nhật Bản, nhu cầu đối với các loại thuốc giảm đau ít bởi vì người Nhật Bản sau khi làm việc vất vả cả ngày thì họ đi ngủ và không còn những mối lo lắng và băn khoăn gì.
Nhận thức
Để học, con người phải nhận thức. Nhận thức phải vượt qua cái cảm giác khi có những kích thích tới các giác quan. Đó là quá trình của việc giải thích những thúc đẩy căng thẳng hay những kích thích nhận được mà bộ nãm phải sắp xếp và đưa ra kết quả thông qua kinh nghiệm. Ví dụ người Trung Quốc nhận thức Coke bằng cách nhìn và nếm như thuốc.
Minh hoạ 7_11 chỉ ra mô hình thuộc nhận thức đơn giản, một mô hình dựa trên thí nghiệm của Warr & Knapper. Quá trình liên quan tới sự chọn lựa của người lựa chọn đầu vào của hoạt động kích thích, sẽ được giải quyết bởi trung tâm xử lý. Trung tâm xử lý này bị ảnh hưởng bởi tình trạng hiện tại của người tiêu dùng (tâm trạng) và tính cách ổn định (như cá tính và văn hoá). Kết quả là hành động phản đáp của nội tâm và xúc cảm.
Tâm trạng ngưòi td
Kích thích người lựa chọn đầu vào Trung tâm xử lý Hành động phản đáp
Tính cách người td
Minh hoạ 7-11
Văn hoá của một người ảnh hưởng lớn tới nhận thức và cách ứng xử của người đó. Ví dụ người Mỹ thường thích thịt tái vẫn giữ được độ ẩm và hương vị. Mặt khác, người Châu á không thích ăn thịt theo cách này, họ nghĩ là thịt như vậy là sống và không an toàn. Hơn nữa, người Mỹ thích nấu với miếng thịt to, được cắt ra từng mảng hoặc được chia thành từng đĩa trên bàn ăn khi bữa ăn bắt đầu. Tuy nhiên người Trung Quốc thích cắt nhỏ từng miếng trước khi chế biến món ăn và do đó không cần dùng dao trong bữa ăn.
Điều quan trọng là hiểu rằng nhận thức của con người được định hình qua quá trình chọn lọc chủ quan. Quan niệm về môi trường xung quanh không đơn giản là bức ảnh chụp chính xác thế giới vật chất. Nó là cấu trúc một phần hay toàn bộ về hoàn cảnh trong đó tồn tại những dấu hiệu, đã được chọn lọc và nhấn mạnh. được hiểu như những hành vi đơn lẻ. Chính xác hơn, khi một người nhận thức không như một người chụp ảnh mà là người hoạ sĩ, vẽ lại sự vật theo cách họ nghĩ. Vì thế, không có một vật thể hay sản phẩm nào luôn được cảm nhận chính xác cái cách mà nó tồn tại.
Vì nhu cầu con người là có tổ chức và ổn định nên nhận thức về một vấn đề nào đó có xu hướng ổn định theo thời gian mặc dù vấn đề đó có thay đổi. Đó là phát hiện của Laker's Skytrain, và là người đầu tiên mở chuyến bay không tính tiền đồ ăn và các thiết bị thêm. Chiến lược cắt giá chuyến bay vẫn được thực hiện cho tới giữa năm 1979 Laker bỏ qua mục đích cũ của việc giảm giá để thêm các thiết bị phụ thêm. Tuy nhiên, nhận thức của khách hàng về dịch vụ của hãng hàng không này không thay đổi dẫn tới kết quả là công ty cũng sụp đổ theo khi các khách hàng bỏ sang sử dụng chuyến bay của hãng hàng không khác.
Vì tính chọn lọc và chủ quan của nhận thức nên có thể cùng một vật con người có cách nhìn, cách hiểu vô cùng khác nhau. ở Tây Ban Nha, thanh toán bằng tín dụng không được chấp thuận. ở Anh, mọi người thích bánh kem như món tráng miệng đặc biệt, và những loại bánh như vậy thường được bán ở hàng bánh kẹo hoặc được làm rất công phu và cẩn thận tại nhà. Nếu bánh được làm quá đơn giản và sơ sài thì không được mọi người chấp nhận.
Một sản phẩm có thành công hay không phụ thuốc đáng kể vào việc liệu nó được người tiêu dùng nhận thức như thế nào. Người làm marketing nên đưa ra những gợi ý về sản phẩm để hỗ trợ người tiêu dùng nhận thức đúng đối với sản phẩm. Có thể đưa ra ví dụ về vấn đề của sản phẩm whiskey Ailen. Nghiên cứu cho thấy rằng tên Ailen sẽ có thể có kết quả thuận lợi, từ này cũng gợi lên hình ảnh của chiến đấu. Để giải quyết vấn đề, từ whiskey cũng có nghĩa rộng của sự chống đối, và do đó whiskey Ailen nói riêng đã có danh tiếng đối với loại nước có cồn mạnh. Vì thế, sản phẩm này gồm hai lần chống đối mạnh. Để vượt qua nhận thức về sự chống đối, người Ailen đã đưa sản phẩm rượu whiskey của mình lên bằng tên nhãn hiệu (như John Power and Son, Dunphy's và Jameson).
Người Mỹ nói chung cũng có nhận thức rõ ràng về Canada. Nghiên cứu chỉ ra rằng Canada gợi lên trí tưởng tượng về bầu trời xanh, những ngọn núi phủ đầy tuyết, những con suối long lanh và những khu rừng xanh tốt. Những nhận thức rõ ràng này cũng được đề cập tốt tới nhiều loại bia của Canada. Tin tốt được đưa ra bởi một nhóm nghiên cứu cho bia Moosehead (bia đầu nai sừng tầm Bắc Mỹ) là nai sừng tầm Bắc Mỹ cũng có một thắng lợi. Động vật được xem như là "sự độc lập, sức mạnh, chúa tể của rừng xanh - một chàng trai tốt bụng và thân thiện, nhưng bạn đừng qua mặt chàng trai đó". Dựa vào hình tượng đó, chiến dịch quảng cáo bia đã đưa ra hình ảnh "đầu và gạc nai trên giá đỡ" "con nai được thả" và bia được ủ "ở ven rừng Canada".
Không chỉ làm cho người tiêu dùng có sự tưởng tượng chung về mỗi đất nước, mà họ còn có những quan điểm đặc biệt về những sản phẩm của từng nước. Điều tra người tiêu dùng ở Pháp, Tây Đức và Bỉ theo thang điểm từ -100 đến +100. Kết quả là định giá so sánh của các nước là: Tây Đức +66%, Mỹ +35, Hà Lan +33%, Bỉ +17%, Pháp +6% và Anh -11 %. Hàng hoá Anh được nhận thức trên toàn thế giới là sản phẩm có trình độ kỹ thuật thấp hơn, chất lượng thấp hơn, và có giá thấp hơn. Hơn nữa, nhiều người cho rằng các nhà cung cấp của Anh ít khi đáp ứng nhanh các yêu cầu của khách hàng. Sự đánh giá này dường như giống với những gì tìm kiếm của Marmet Niffencgga và White22. Nghiên cứu này cho thấy rằng người tiêu dùng Pháp nhận thấy các sản phẩm của Anh ít được quảng cáo và không được nổi tiếng cho lắm, sản phẩm tương đối tốt nhưng không có những tiến bộ vượt bậc nào và chỉ dành cho thị trường "quen thuộc". Tóm lại, người ta thấy rằng các sản phẩm của Anh không phù hợp với đồng tiền bỏ ra.
Một số nghiên cứu thực nghiệm đều ủng hộ giả thuyết là người tiêu dùng thường áp đặt những quan niệm về những hàng hoá nhất định của một số nước nào đó23. Những nhãn "made in" trên sản phẩm từ các nước đang phát triển được người tiêu dùng sử dụng như một dữ liệu thông tin mà có thể làm thay đổi đáng kể quan niệm của người tiêu dùng về nhãn hiệu. Những nhận thức của người tiêu dùng về nhãn hiệu sản phẩm cũng như quan hệ của nó để định giá là khác nhau giữa các nước sản xuất, giữa người tiêu dùng ở nhóm kinh tế xã hội này với nhóm kia. Sự khác nhau về cơ cấu dân số cũng là những nhân tố dẫn tới sự khác nhau trong nhận thức. Theo một nghiên cứu của Mỹ, quần áo nội địa lại được nhiều phụ nữ, người già và nhóm người có thu nhập trung bình ưa thích.
Một số nghiên cứu khác ở Soandinavia xem xét ảnh hưởng của nhãn "made in" đến quan niệm của người tiêu dùng. Những hiểu biết về nước xuất xứ không chỉ ảnh hưởng tới quan niệm của người tiêu dùng về sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến các khía cạnh của chương trình marketing. Hơn nữa, những đánh giá của người tiêu dung có tác động với hành vi mua bán và sự thoả mãn của khách hàng.
Trang 287 Khi xem xét lại các dữ liệu cho thấy rất nhiều các kết quả lý thú. Nước xuất xứ có ảnh hưởng đến những đánh giá về sản phẩm. Giữa trình độ phát triển kinh tế của các nước và những đánh giá về sản phẩm có quan hệ tích cực với nhau; đó là hàng hoá từ các nước phát triển thì tốt hơn ở các nước đang và kém phát triển (LDCS). Hơn nữa hàng hoá giữa các nước phát triển và giữa các nước LDCS cũng khác nhau. Trong mọi trường hợp những nhận thức đó đều bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về dân số và quan niệm của mỗi cá nhân.
Mặc dầu nhà sản xuất được coi là khách quan hơn người tiêu dùng thì họ vẫn tin cậy vào những sản phẩm được sản xuất ở những nước nhất định. So với các nhà quản lý Mỹ, các nhà quản lý Pháp nhận thấy giá cả đắt hơn nhãn hiệu khó nhận biết hơn và mang tính trưng bày nhiều hơn. Ngược lại, các nhà quản lý Mỹ nhận thấy các sản phẩm của Pháp ít tin cậy hơn và có tính mô phỏng nhiều hơn. Hơn nữa, các nhà quản lý Mỹ đánh giá các sản phẩm của Nhật và Tây Đức cao hơn của Pháp, trong khi các sản phẩm của Anh lại được các nhà quản lý Pháp đánh giá cao hơn người Mỹ.
Mỗi nhóm người tiêu dùng ở các nước khác nhau đều có cùng đánh giá về các sản phẩm của một nước nào đó. Theo một nghiên cứu, người tiêu dùng Mỹ đánh giá sản phẩm của mình tốt hơn của Nhật, trong khi đó người tiêu dùng Nhật Bản thì nhận xét ngược lại. Khi phân tích các nhân tố, sự khác biệt trong nhận thức có thể được mô tả theo 5 nhân tố dễ thấy. Đối với người tiêu dùng Mỹ đó là chất lượng, khả năng nhận biết, uy tín, mẫu sản phẩm và giá cả. Đối với người Nhật đó là khả năng nhận biết, chất lượng, uy tín sự phổ biến và chức năng của sản phẩm.
Khi các nhân tố của 2 nhóm trên có liên quan đến hoạt động quảng cáo, các nhà nghiên cứu thị trường có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến nhận thức của người tiêu dùng về nhãn hiệu sản phẩm.
Đôi khi việc đánh giá chất lượng sản phẩm của một nước nào đó là việc định vị sản phẩm. Ví dụ, người tiêu dùng Nhật Bản có thể ưa chuộng một số sản phẩm trong nước hơn. Cuối cùng, ở Nhật Bản Warrner Lambert nhấn mạnh loại kẹo cao su và kẹo khác mang nhãn Nhật Bản có xuất xứ của Mỹ nhưng lạ không chú ý đến xuất xứ của lưỡi dao bào sản xuất ở Mỹ.
Những kết quả của những nghiên cứu này có liên quan đến hoạt động marketing. Khi nhãn hiệu "made in" không được yêu thích thì các nhà marketing đều muốn cố che dấu hay không đả động đến xuất xứ của sản phẩm. Tuy vậy, ở nhiều nước trong đó có Mỹ đòi hỏi ghi rõ xuất xé hàng hoá và các chi tiết khác trên nhãn hiệu trước khi nhập khẩu hàng hoá đó Cattin Jolibert và Lohnes gợi ý 2 chiến lược "Một là tiến hành một chiến dịch truyền thông để nâng cao hình ảnh của quốc gia tuy nhiên nó không thể được tiến hành bởi một công ty vì chi phí lớn. Nó cần có sự kết hợp giữa các công ty với các quan chức địa phương. Chiến lược thứ hai là sự liên kết giữa các tập đoàn với các công ty địa phương (ít có hoặc không có sự khuyếch trương nước xuất xứ). Chúng ta có thể làm được điều này thông qua các nhà phân phối nội địa có tiếng tăm hoặc bằng việc nội địa hoá các công ty như thành lập các công ty con hoặc công ty liên doanh.
Nhà marketing quốc tế còn phải quan tâm đến mối quan hệ giữa nước xuất xứ và nhận thức về cll sản phẩm. Thường thì máy móc và hàng kỹ thuật từ Tây Đức, hàng điện tử từ Nhật Bản, hàng thời trang từ Pháp thuốc lá từ Mỹ đều được nhiều nơ trên thế giới ưa chuộng. Cũng như vậy, người tiêu dùng ở các nước đang và kém phát triển thường thích hàng ngoại nhập khẩu hơn vì cho rằng nó có chất lượng và uy tín cao hơn.
Mỗi công ty luôn phải nghĩ rằng hình ảnh sản phẩm có thể thay đổi một khi dây chuyền máy móc được vận chuyển sang nơi khác. Lowonbrau đã đánh giá mất hình ảnh của mình là một hãng bia nhập khẩu có uy tín khi người uống Mỹ bắt đầu nhận thấy rằng bia chưa được Miller cấp giấy phép. Sau nhiều năm buôn bán thất bại, Miller đã tiến hành một chiến dịch với chủ đề "Cả thế giới ủng hộ Lowenbrau" ca tụng sự thực là bia được sản xuất ở nhiều nước thực sự yêu thích bia.
Nhận thức thường là ổn định mặc dù nó có thể thay đổi, đặc biệt là khi các nhân tố kích thích có thể thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian dài. Thật là không may ở Mỹ, nhận thức về các sản phẩm được sản xuất ở Mỹ chuyển sang hướng xấu đi. Trước đây, khách hàng nước ngoài nhận thấy hàng hoá của Mỹ, đắt nhưng tốt và đáng tin cậy. Đối với các doanh nhân Nhật Bản cũng như vậy. Nhận thức của các công ty Mỹ bao gồm:
1. Các nhà cung cấp Mỹ chỉ xuất khẩu hàng hoá dư thừa và không thay đổi sản phẩm khi xuất sang Nhật Bản.
2. Các nhà marketing của Mỹ lại không thông thạo tiếng Nhật.
3. Các nhà marketing của Mỹ không thể nghiên cứu và hiểu rõ về hệ thống kinh tế của Nhật.
4. Người lao động Mỹ được trả lương hậu hĩnh nhưng ít hiệu quả dẫn đến sản phẩm có nhiều thiếu sót32. Cho đến khi có sự tham gia của người Nhật thì bất kỳ một hàng rào thương mại nào đối với hàng hoá của Mỹ ở Nhật Bản đều là do chính các công ty Mỹ tự áp đặt.
Các nhà marketing quốc tế cần hiểu rằng, những hoạt động thực tế của thị trường như là làm thế nào để các sản phẩm của họ được chấp nhận ở nước ngoài khi xác định được thái độ tiêu dùng. Theo lời giải thích của Piercy "Nếu một nhà xuất khẩu chủ yếu cạnh tranh bằng giá cả thì nó ảnh hưởng xấu tới việc trở thành nhà cung cấp có thể thương lượng được với giá rẻ và chất lượng thấp và người mua cũng ít trung thành với sản phẩm. Điều này giúp làm hoàn thiện mẫu người nội địa và gắn các nhà xuất khẩu vào mỗi phân đoạn của thị trường đó không phải là viễn cảnh hấp dẫn nhất trong thời gian dài.
Do tính ít thay đổi trong nhận thức, một nhận thức tiêu cực của một nước đặc biệt nào đó cũng khó thay đổi. Nhưng vấn đề có thể được giải quyết nếu một công ty hay một nước kiên trì kiên quyết nâng cao chất lượng sản phẩm. Trường hợp ở Nhật Bản, nỗ lực thâm nhập vào thị trường Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ II được ủng hộ với nhận thức là hàng hoá của Nhật thì rẻ, có tính mô phỏng và xấu xí. Nói một cách châm biếm, nhiều người tiêu dùng trong đó có cả Mỹ đều cảm thấy rằng hàng của Nhật tốt hơn của Mỹ, xứng đáng với đồng tiền hơn. Hiện tại Hàn Quốc cũng đang cố gắng giống Nhật Bản. Cả 2 hãng ô tô Yugo của Yugoslavia và Huyndai của Hàn Quốc đều có những khó khăn phải vượt qua. Ngược lại Volio lại tìm cách tăng những nhận thức tích cực về nhãn hiệu như đã trình bày ở hình 7.12.
Thái độ
Thái độ để phản ánh một vật gì đó tích cực hay tiêu cực. Thái độ là một khái niệm phức tạp và đa dạng. Nó bao gồm 3 phần: Sự nhận thức, mức độ ảnh hưởng và ...................(mục đích cư xử). Theo định nghĩa này, một vài thuộc tính của thái độ đã được xác định rõ. Đầu tiên, mối quan hệ giữa mỗi con người và vật thể đó là bình thường, phản ứng về nó là tích cực hay tiêu cực. Ví dụ, hầu hết mọi người có thái độ yêu thích xe ôtô Mercedes Beras, BMW và RollsRoye coi chúng như là một biểu tượng của địa vị cao. Mặt khác, ngoại trừ người tiêu dùng Mỹ, những người từ lâu được cho là thích ô tô loại to, hầu hết người tiêu dùng lại nghi ngại nhiều về loại ô tô này vì trông chúng đồ sộ và đi lại khó khăn ở những con đường hẹp ở nhiều nơi trên thế giới.
Thứ hai, các thái độ này tồn tại lâu dài. Đối với một người trưởng thành các thái độ càng trở nên thay đổi hơn. Đó là một khó khăn đối với các nhà marketing quốc tế những người muốn thay đổi chúng. Thái độ của người nào đó về một vật được tạo nên từ những hiểu biết kinh nghiệm thu được một cách trực tiếp hay gián tiếp của người đó.
Các thái độ của mỗi người nhằm đạt 4 chức năng: Chức năng làm công cụ, chức năng bảo vệ, biểu thị giá trị, và trình độ hiểu biết. Chức năng làm công cụ nhằm mục đích tăng cường tối đa lợi ích bên ngoài và giảm thiểu các thiết hại bên trong. Chức năng này được coi là thiết thực và có thể điều chỉnh được vì mỗi người đều có thể thay đổi thái độ là chấp nhận phù hợp với xã hội và được người khác ủng hộ. Cách cư xử này đặc biệt được chú trọng ở Nhật Bản, nơi mọi người mong muốn hoạt động theo nhóm. Vì thế, một nhà nghiên cứu thị trường nên tìm ra cách làm thế nào để một sản phẩm có thể làm thoả mãn nhu cầu của một nhóm người tiêu dùng.
290 Chức năng tự bảo vệ nhằm bảo vệ người đó khỏi những mâu thuãn bên trong và những mối đe doạ bên ngoài. Mong muốn được bảo vệ mà không chú ý đến những nhược điểm, người ta hình thành quan niệm để tự bảo vệ và che dấu những điểm yếu. Ví dụ, những người tiêu dùng thu nhập thấp ở Mỹ ít ra đều có thể nhận thức được quần áo của Mỹ tốt hơn hàng nhập khẩu. Điều này có thể giải thích là người mua có thu nhập thấp không có sự lựa chọn nào khác nhưng lại mua hàng nhập khẩu rẻ hơn có thể tăng cường chức năng này.
Không giống với người Mỹ, những người đã quen với việc bị chỉ trích về gốc gác của mình, người Mỹ Latinh và người Trung Đông đánh giá cao danh dự của mình. Vì thế, thật là không dễ chịu chút nào khi những quảng cáo có ảnh hưởng trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh hay lòng tin của người tiêu dùng. Nhà quảng cáo Nhật Bản khi đề cao phẩm chất hàng hoá, phải cẩn thận để không ảnh hưởng đến tên của đối thủ cạnh tranh ở các kênh truyền hình thương mại.
Chức năng biểu thị giá trị lại liên quan đến nhu cầu của mỗi cá nhân muốn thể hiện sự giàu sang của mình. Mỗi người đều muốn khẳng định mình và khác so với người khác. Tuy thế có những nơi người ta lại ngờ vực và không đồng tình với chức năng này, họ lo sợ rằng truyền thống ở nước mình sẽ bị sự dễ dãi của phương Tây làm suy đồi. Đó việc kết quả của việc thế hệ trẻ bị Mỹ hoá dẫn tới bị lãng quên chứ không phải là thiếu tôn trọng người già hay phúc lợi cộng đồng. Thế hệ trẻ ở Mỹ cũng như ở những nơi khác trên thế giới nói chung dễ chấp nhận những sản phẩm được nhấn mạnh những biểu tượng đặc trưng làm tăng chất lượng sản phẩm.
Chức năng hiểu biết cũng được coi là chức năng đánh giá sản phẩm vì nó liên quan đến việc mong muốn được hiểu rõ về sản phẩm. Dựa trên sự rõ ràng, khả năng dự đoán và tính ổn định trong nhận thức, mỗi cá nhân tìm cách hiểu rõ về sản phẩm. Vì thế nhà nghiên cứu thị trường nên quan tâm cung cấp đủ thông tin để làm cho khách hàng tiềm năng quen thuộc với những lợi ích của sản phẩm mang lại. ở Nhật Bản người ta dường như chẳng mô tả gì về những sản phẩm được quảng cáo nhưng thực ra những quảng cáo đó thực sự nói về các sản phẩm với các chức năng của nó. Người tiêu dùng Nhật Bản muốn biết sản phẩm là gì và muốn được cung cấp thông tin về những sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm mới.
Thái độ phần lớn bị ảnh hưởng bởi văn hoá. Chẳng hạn các thái độ về phụ nữ ở các nước này là khác so với nước khác. ở nhiều nước, phụ nữ vẫn bị coi là tài sản của đàn ông và phụ nữ phải được sự đồng ý của chồng trước khi tham gia mua bán hoặc xin được cấp visa hay hộ chiếu. ở Arập Xêhút những quy định nghiêm ngặt của Đạo hội khiến việc phụ nữ đi làm là không bình thường, ở Nhật Bản, việc phù nữ đi làm là bình thường nhưng hiếm khi có cơ hội ở vào vị trí quản lý. Vì thế khi mô tả trong quảng cáo, những mô tả này cần phải phù hợp với vai trò mong đợi của người phụ nữ trong nền văn hoá đặc biệt đó.
Thái độ có thể ảnh hưởng đến các kế hoạch marketing ở những cách khác nhau. Một vài nước. Một số nước lại có những thái độ đơn giản về người nước ngoài, của cải và khả năng thay đổi khiến cho các công ty đa quốc gia dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới. Trên thực tế, những quan niệm về chính hoạt động marketing cần được xem xét. ở ấn Độ, hoạt động marketing bị coi là không cần thiết, không được chú ý đến và coi là lãng phí. Sản phẩm Nestle nhận được nhiều phản hồi tiêu cực của công chúng do các hoạt động marketing của công ty ở các nước nghèo kém phát triển. Ngược lại, ở Phần Lan, Thuỵ Điển, Tây Đức người tiêu dùng lại có thái độ ủng hộ các hoạt động marketing. Theo một nghiên cứu khác thì người tiêu dùng ở 6 nước phát triển có những quy định khác nhau chi về chi phí cho hoạt động marketing.
Một vấn đề mà các công ty Mỹ gặp phải trong hoạt động marketing ở nước ngoài liên quan đến các thái độ tiêu cực về tình hình sản phẩm hay về chính bản thân sản phẩm. Ví dụ người tiêu dùng ưa chuộng máy móc của Mỹ nhưng không thích mua nó do chi phí cao, dịch vụ đi kèm, khả năng cung ứng các bộ phận. Trường hợp khác, người mua ở nước ngoài cảm thấy rằng hàng của Mỹ (như ô tô) to, cồng kềnh, giá cao và không sử dụng lâu dài.
Đối với một nhà marketing phải phân biệt các thái độ của cá nhân với các hợp đồng chúng có sự khác nhau lớn, đặc biệt là khi thái độ của cá nhân phủ nhận các tính chất văn hoá xã hội. ở Nhật Bản, theo thái độ có thể chia người tiêu dùng thành 2 nhóm: Những người đồng tình và không đồng tình. Đầu tiên những người không đồng tình chiếm số lượng nhỏ. Theo một điều tra quy mô hơn cho thấy, những nhân viên văn phòng dù giống nhau về cung cách, thói quen nghề nghiệp và các hoạt động cộng đồng khác, có thể có những mối quan tâm khác nhau. Đặt hàng qua thư và điện thoại có thể không bị áp lực và không phải đàm phán với đối thủ kinh doanh.
Tầng lớp xã hội.
Tầng lớp xã hội ý nói đến sự không công bằng thậm chí ngay cả ở Mỹ, nơi mà mọi thứ tưởng như là bình đẳng, mọi người bình đẳng với nhau. Tầng lớp xã hội vẫn tồn tại vì nó giúp cho hoạt động xã hội diễn ra suôn sẻ. Đối với một xã hội, có nhiều chức năng được phát huy tác dụng, một số thì không hay lắm. "Trong mọi xã hội, chẳng có gì là đơn giản hay phức tạp, mỗi người khác nhau về uy tín, sự kính trọng và vì thế cần phải thể hoá sự bất bình đẳng... là một chức năng "Một xã hội cần phải phân bố vị trí cho các thành viên và hướng dẫn họ hoàn thành vai trò của mình"37. Về mặt này, các thành viên trong xã hội không khác gì các con ong trong tổ - mỗi một loại ong khác nhau thì có những nhiệm vụ khác nhau (ví dụ ong thợ, ong chúa, ong chiến....). ở Nhật Bản, trước đây đã lâu chính phủ đã nâng cấp hệ thống đẳng cấp xã hội để tiến hành cải tổ tầng lớp xã hội việc dựa trên trình độ học vấn cao vẫn cản trở nhiều người trở thành các quan chức của chính phủ.
Nhiều xã hội thấy chẳng làm sao cả khi tồn tại một trật tự xã hội. ở Indonesia sự bất bình đẳng và khác biệt về vị thế thường được xem xét một cách thận trọng. Những người cao cấp trong xã hội cần được tôn trọng, những người cấp trung có quan hệ với những người có địa vị thấp hơn hoặc không phải là người gốc Indo. Hơn nữa địa vị, vị trí và tuổi tác rất được coi trọng ở đây. Người đó cần phải tỏ ra lịch sự chỉn chu. Người đó được xã hội chấp nhận thường là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
292. Căn cứ để bổ nhiệm mọi người trong các tầng lớp xã hội ở các nước là khác nhau. ở Mỹ những nét đặc trưng có liên quan luôn gắn với cấu trúc, chỉ tiêu tầng lớp xã hội với mục đích phân loại là nghề nghiệp, nguồn thu nhập loại nhà cửa, nơi cư trú. Bảng 7.1 kiểm chứng những đặc điểm này. ở những nước khác, nghề nghiệp và / hoặc khoản thu nhập nào đó (chứ không phải là nguồn thu nhập) là sự đánh giá bao quát. ở một vài xã hội, sự sáp nhập trong hoàng tộc được thực hiện ở phâna biệt tầng lớp xã hội này với tầng lớp xã hội khác.
293 Hệ thống xã hội của Mỹ so với nước khác thì khác nhau ở một vài khía cạnh. Đầu tiên, phần lớn đại diện cho xã hội thường là tầng lớp trung bình (ví dụ trung bình thấp và trung bình cao). Nhiều nước kém phát triển có quy mô tầng lớp thấp lớn và hình ảnh minh hoạ là một kim tự tháp; tầng lớp cao chiếm số ít ở đỉnh và tầng lớp thấp lại ở đáy. Ngoài ra, hệ thống tầng lớp xã hội của Mỹ có thể thay đổi. Nhưng ở ấn Độ thì ngược lại rất là cứng nhắc. Con người được sinh ra ở những tầng lớp xã hội cụ thể thì ít có cơ hội chuyển sang tầng lớp xã hội khác.
Một điểm nữa là việc xuất hiện rất nhiều các tầng lớp xã hội khác. ở Mỹ có tới 3 tầng lớp xã hội chính (cao, trung bình và thấp) và mỗi tầng lớp được chia làm 2 nhóm (ví dụ nhóm cao và thấp ở mỗi tầng lớp chính). ở Thái Lan xã hội được chia thành 5 tầng lớp:
1. Tầng lớp quý tộc bao gồm phần lớn những người thuộc dòng dõi hoàng tộc.
2. Những người ưu tú bao gồm những người đứng đầu về chính trị, kinh tế, chuyên gia.
3. Tầng lớp trung lưu cấp cao gồm kỹ sư, doanh nhân nhỏ, nhân viên văn phòng.
4. Tầng lớp trung lưu cấp thấp gồm phần lớn là thợ thủ công và lao động có tay nghề cao.
5. Tầng lớp hạ lưu bao gồm lao động có tay nghề thấp, nhân viên phục vụ.
ở Đạo Phật các thành viên theo đạo là những người đứng đầu trong cấu trúc của tầng lớp xã hội nhưng lại không hình thành nên cơ cấu tầng lớp xã hội. Vua là người đứng đầu trong xã hội ở trong tầng lớp thượng lưu hình 7 .13. Mặc dù người Thái nhận thức được địa vị và sự khác biệt trong tầng lớp xã hội nói chung, họ vẫn không có sự phân biệt với người khác trong xã hội. Mặc dù đất nước mở cửa, thiếu đi ý thức và sự quan tâm về các tầng lớp xã hội Thái Lan vẫn không có hệ thống tầng lớp giống như của Châu Âu truyền thống (là một chế độ cứng nhắc). Kết quả là phân chia tầng lớp xã hội dựa nhiều vào sức khoẻ, trình độ học vấn và ít dựa vào lịch sử gia đình.
Thậm chí ở các nước khác nhau có cùng những tiêu chí để phân biệt, nó cũng không giống nhau và không nhất thiết có cùng một kết quả. Nếu phân loại dựa trên nghề nghiệp, các sinh viên Mỹ coi thầy thuốc là người quan trọng nhất nhờ các khoản tiền kiếm được, trách nhiệm trình độ học vấn và uy tín. ở Nhật Bản, các giáo sư Đại học là người có địa vị cao nhất vì xã hội đặc biệt đề cao học vấn và nghề nghiệp. ở Trung Quốc và Nigeria cũng vậy. ở Mỹ nếu dựa trên tình hình tài chính thì có thể lý giải vì sao luật sư lại là người đứng đầu về địa vị và uy tín trong xã hội. Mặt khác ngoài nước Mỹ kỹ sư lại được coi trọng hơn nhiều trong xã hội.
Tầng lớp xã hội có liên quan nhiều đến chiến lược marketing. Nó ảnh hưởng đến việc dự trữ, công tác sản phẩm, các phương tiện sử dụng, các hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại. Vì thế, những động cơ khác nhau có thể được dùng cho những tầng lớp xã hội khác nhau. Đôi khi các sản phẩm nhập khẩu gắn với những tầng lớp xã hội nhất định. Người tiêu dùng Mỹ khi sử dụng các sản phẩm tầng lớp thấp của Nhật Bản thì cảm thấy sản phẩm của Mỹ không có sự phân chia tầng lớp. Các loại ô tô của Châu Âu cũng liên quan tới tầng lớp xã hội và xuất hiện một trật tự phân hạng khác. Xe Citroen không thể so được với Audi mà chỉ có thể là Mercedes. Mercedes chỉ chịu thua Porche. Nhưng Porche không thể bằng Lamborghini.
292 Bảng 7.1: Những mô tả về tầng lớp xã hội Mỹ.
Tầng lớp xã hội Tỷ lệ % Nghề nghiệp Nguồn thu Loại nhà Khu vực sinh sống
Thượng lưu 0,5 Nhà đầu tư, công việc, dân sự, luật sư, giáo sư, chủ tập đoàn lớn Là thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3 được thừa hưởng tài sản Một ngôi nhà hoàn hảo Những nơi cổ xưa (trên cao): Vịnh Gold, Bờ biển North..
Thượng lưu cấp thấp 1,5 Giáo sư, giám đốc công ty Lương, lợi nhuận và phí Ngôi nhà mới và hiện đại Khu vực thịnh vượng mới mẻ hơn
Trung lưu cấp cao 10 Giáo sư, doanh nhân Lương, cổ tức Nhà được chia nhỏ diện tích lớn hơn bình thường Dinh thự ở khu vực ngoại thành
Trung lưu cấp thấp 35 Nhân viên văn phòng Lương Nhà ở nơi rộng rãi có 2 phòng, nhà ở thoáng mát Khu vực ngoại ô đang bị xuống cấp
Hạ lưu cấp cao 40 Lao động chân tay Lương Nhà cũ hơn Khu vực trung tâm thành phố đang bị xuống cấp dưới mức trung bình có sự xâm nhập của các doanh nghiệp
Hạ lưu cấp thấp 15 Lao động tay nghề thấp Lương và hỗ trợ xã hội Nhà tập thể rất nghèo và dưới tiêu chuẩn Khu ổ chuột
Nhóm
Một nhóm gồm từ 2 người trở lên cùng tham gia vào một tập hợp các qui tắc và xác định mối quan hệ với những người khác một cách rõ ràng và hoàn toàn chắc chắn, theo đó hành vi của họ phụ thuộc lẫn nhau. Ban đầu, nhóm được lập ra với mục đích bảo hộ và cùng tồn tại, hiện nay, một nhóm đáp ứng cho nhu cầu của các thành viên trong nhóm nhiều hơn là nhu cầu xã hội và sự thoả mãn về tâm lý. Một cá nhân không thể hoạt động tốt được khi bị tách riêng ra bởi vì tất cả mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh học và xã hội. Mỗi cá nhân cần phải gắn mình vào một nhóm để phối hợp hoạt động với những người khác nhằm tạo ra sự gắn bó chặt chẽ trong nhóm và góp phần đáp ứng nhu cầu có hiệu quả hơn. Sự ảnh hưởng của một nhóm có liên quan xuất phát một phần từ khả năng phổ biến thông tin của nhóm đó.
Sự tác động và mức ảnh hưởng của một nhóm có liên quan không ngừng thay đổi theo các loại sản phẩm. Người ta xác định mức ảnh hưởng của nhóm có liên quan này một phần từ nét nổi bật của sản phẩm. Một sản phẩm có thể được chú ý tới do 2 cách : có chất lượng trung thực và nét nổi bật. Sản phẩm càng có chất lượng và nổi bật thì càng trở nên hấp dẫn với khách hàng. Nét nổi bật của sản phẩm cho phép nhóm có liên quan nỗ lực hoạt động để gây ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng. Lấy ví dụ, nhãn hiệu Galaxy của Philip Morris một thời bị coi như là một loại thuốc lá "chết người " và vì lí do đó mà người Braxin thấy xấu hổ khi bị bắt gặp cùng điếu thuốc mang nhãn hiệu này bởi người ta đã tạo ra áp lực xã hội và áp lực cá nhân cho những người hút thuốc lá nhãn hiệu Galaxy.
Nét nổi bật của sản phẩm trong khi đang trở nên quan trọng thì không phải là nhân tố duy nhất tác động tới phạm vi ảnh hưởng của một nhóm có liên quan. Witt và Bruce giải thích:
Một hoặc nhiều khía cạnh của quá trình ảnh hưởng xã hội sau đây có thể liên quan tới một quyết định mua hàng nào đó: (1) nét nổi bật đã được biết đến của sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan (2) mức độ của rủi ro đã được biết đến cùng với các quyết định mua hàng (3) tính chất tự nhiên và phạm vi của sản phẩm hoặc đặc trưng của dịch vụ liên quan tới nhóm của người mua, tầng lớp xã hội...(5) sự tinh thông trong các quyết định mua hàng đã được biết đến của nhóm có liên quan (6) nhu cầu của người mua hàng về sự tán đồng và tăng cường các mặt xã hội và (7) cả sự thoả mãn đã mong đợi cùng với một việc mua hàng nhất định xuất phát từ môi trường xã hội của người mua hàng.
Các tục lệ văn hoá có thể ra điều kiện đối với tác động của sự kêu gọi thành lập nhóm. Một cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra phần lớn các mẫu khác nhau của các nhân tố tác động trong số các giám sát viên hàng đầu trong các tổ chức sản xuất ở Hà Lan, Pháp và Mĩ. Các giám sát viên Pháp và Đan Mạch bị tác động về mặt xã hội nhiều hơn. Hệ thống giải thưởng cho các thành tích cá nhân mặc dù cho thấy ngày càng được khích lệ mạnh mẽ ở Mỹ, nhưng người Đan Mạch lại xem là không công bằng và người Pháp thì cho là nó tạo ra sự bất hoà về tình cảm trong mối quan hệ của tổ chức. Bởi vậy, kĩ thuật quản lí phải nhạy bén với môi trường bên trong mà họ áp dụng.
Đối lập với người Mỹ, những người sống thiên về cá nhân nhiều hơn, thì người Nhật nhiệt tâm hơn với các thành viên của nhóm và có thiên hướng tập trung. áp lực của nhóm lớn tới mức tập đoàn Nippon Telegraph và Telephone phải đưa ra giải pháp để giải toả stress, tính giá 40 cents một phút / một người khi gọi một số điện thoại mà đưa ra một thông điệp đã được thâu sẵn trong máy ghi âm. Khi bạn chọn số điện thoại dành cho việc xin lỗi, người gọi có thể hét lên một cách giận dữ và sau đó nghe thấy câu trả lời với giọng nhẹ nhàng đã được thâu sẵn : "Xin lỗi. Tất cả là lỗi tại tôi. Bạn đã đúng ". Khi bạn chọn số điện thoại để tìm sự thông cảm thì sẽ có một giọng nam cất lên làm an lòng người gọi : "Mỗi người đều có thời điểm khó khăn. Rồi sẽ ổn cả thôi ( và giọng sụt sịt...) ". Nhu cầu giải toả stress lớn tới mức mỗi số điện thoại trên nhận được từ 500 đến 600 cuộc gọi mỗi ngày.
Tầm quan trọng của xu hướng theo nhóm cũng được minh chứng bởi kinh nghiệm của những người nói tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ. Có xu hướng đi mua hàng theo nhóm, những người Tây Ban Nha này tập trung mức ảnh hưởng của họ vào một số nhãn hiệu trên một số thị trường. Sức mua hàng được tập trung theo kiểu này có thể mở rộng gấp hai lần thị phần của một công ty tại một số khu vực thị trường. Chẳng hạn Libby là một nhãn hiệu mà chỉ có 8% những người không nói tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ thường xuyên sử dụng, đối xứng rõ nét với tỉ lệ 40% trong số người Tây Ban Nha này. Kiểu trung thành với nhãn hiệu như thế nàycó thể đóng góp một phần đáng kể cho việc tăng thị phần của nhãn hiệu này ở New York từ 8% lên 14%. Có một số lý do giải thích tại sao mà những người nói tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ này lại mua hàng theo nhóm. Một mặt, sự đa dạng hoá việc mua hàng bị áp đặt do hạn chế về vật chất như việc giải mã hàng, quảng cáo hàng trên thông tin đại chúng chậm, và ít sản phẩm trưng bày. Mặt khác, có nhiều rào cản về tâm lý trong việc thử dùng các nhãn hiệu khác nhau cũng như họ cảm thấy rằng việc dùng thử các nhãn hiệu như vậy là mạo hiểm. Kết quả là, các cơ hội về hành vi mua hàng của họ có phần nào đó bị giới hạn.
Gia Đình
ở Mỹ, từ family mang nghĩa hẹp nhất khi nó bao gồm người chồng, người vợ và con của họ ( nếu có ). Người ta coi gia đình như vậy là gia đình hạt nhân hoặc gia đình trong hôn nhân. ở những khu vực khác trên thế giới, từ này mang một nghĩa rộng hơn vì nó dựa trên quan niệm về một đại gia đình hoặc gia đình có quan hệ máu mủ ruột thịt. Một gia đình có thể được mở rộng theo chiều dọc khi bao gồm nhiều thế hệ. Nó cũng có thể được mở rộng theo chiều ngang khi bao gồm tất cả các thành viên trong gia đình như chú, dì, anh chị em họ. Bởi vậy, những gia đình không phải là người Mỹ tính cả người thân của vợ hoặc chồng hay cả hai theo chiều dọc và chiều ngang như một phần của gia đình. Việc một người con trai sống ở nhà bố mẹ anh ta thậm chí sau khi lập gia đình là phổ biến. Khi bố mẹ anh ta già yếu thì trách nhiệm của anh ta là phải chăm sóc họ, chăm sóc gia đình và trông coi công việc. ở một nước như nước Mỹ, việc chăm sóc gia đình là khá hiếm và sắp xếp cho các bậc cha mẹ già yếu ở viện dưỡng lão vì người ta không quan tâm tới người già.
Như là một trường hợp nhỏ và đặc biệt của nhóm có liên quan, người ta có thể phân biệt gia đình qua các đặc điểm của nó. Trước hết, một gia đình tạo cho các thành viên của nó nhiều cơ hội để phối hợp hành động trên cơ sở trực diện. Thật vậy, mỗi thành viên hoạt động vừa như một người cố vấn vừa như một người cung cấp thông tin. Thứ hai, mỗi thành viên là một đơn vị tiêu dùng nhỏ với nghĩa là tất cả các thành viên chia sẻ tổng số các sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm lâu bền hoặc những sản phẩm ảnh hưởng tới ngân sách gia đình. Thứ ba, mỗi cá nhân cần thường xuyên phục vụ cho nhu cầu gia đình. Cuối cùng, mỗi thành viên thường được phân công nhiệm vụ cơ bản trong việc mua hàng cho các thành viên khác trong gia đình sử dụng, bởi vậy hành động như một người gác cổng hay đại lý mua hàng.
Những gia đình người Mỹ và không phải người Mỹ chăm sóc gia đình của họ theo nhiều cách khác nhau, người Mỹ nhấn mạnh tự do cá nhân và trẻ em được giáo dục để trở nên tự túc và độc lập. ở Nhật Bản và Trung Quốc, gia đình là tiêu điểm chính. Tương tự như xu hướng nghiêng nhiều về gia đình, người Nhật có ý thức tốt về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình cuả họ và các nghĩa vụ này chi phối tới các quyết định trong gia đình.
Do tầm quan trọng của xu hướng gia đình, gia đình trị là một thực tế được tính đến và được chấp nhận ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Truyền thống này thậm chí có thể thực hiện cả với các đối tác kinh doanh. ở Nhật Bản, mối quan hệ thân thiết giữa tất cả các thành viên trong các kênh phân phối của một nhà sản xuất giải thích tại sao các thành viên phi lợi nhuận không bị đào thải khỏi hệ thống. Tập đoàn Pillsbury sẽ phải làm cho phong cách kinh doanh khác thường này phù hợp ở Nhật Bản, nơi chú tâm vào quan hệ làm ăn lâu dài, niềm tin, sự chân thành và những "người bạn cũ " phương Đông. Các công ty liên doanh chẳng khác gì một cuộc hôn nhân và một vụ ly dị bị phản đối mạnh. Truyền thống gia đình cũng giải thích tại sao những ưu tiên của các tổ chức là người lao động, nhà cung cấp, khách hàng, dân chúng, chính phủ, chủ ngân hàng, và cuối cùng là các cổ đông.
Chức năng của gia đình sẽ có hiệu quả hơn khi mỗi thành viên trong gia đình chuyên trách về vai trò mà họ phù hợp hơn hoặc có khả năng thực hiện tốt hơn những người khác trong gia đình. Người ta có thể phân biệt 4 loại chuyên môn hoá vai trò thuộc hôn nhân: (1) vợ có ảnh hưởng lớn trong gia đình, (2) chông có ảnh hưởng lớn hơn, (3) hai vợ chồng hoà hợp và có ảnh hưởng như nhau, (4) tự do cá nhân. Trong hình thức hoà hợp, mỗi bên ,hoặc vợ hoặc chồng đưa ra một nửa các quyết định mua hàng. Tuy nhiên, việc mua hàng theo hình thức tự do cá nhân cả vợ lẫn chồng đèu không giữ vai trò chi phối, bởi vì đối với mỗi loại sản phẩm nhất định, mỗi bên đưa ra số quyết định là tương đương nhau. Căn cứ vào một cuộc nghiên cứu về các gia đình người Bỉ trong phạm vi chuyên môn hoá vai trò trên 25 sản phẩm, mức độ ảnh hưởng của vợ hoặc chồng khác nhau theo sản phẩm. Sự khác nhau và sự sắp xếp các loại sản phẩm ở bất cứ hình thức nào trong 4 hình thức ra quyết định trên trước hết được qui cho việc qui định giá, tuổi thọ, mức độ thường xuyên mua hàng, và công dụng chung.
Những mô hình mẫu quyết định có thể thích hợp hoặc không thích hợp với người tiêu dùng Mỹ. Bởi vậy, phạm vi của sự chuyên môn hóa vai trò phải được phân tích theo hoàn cảnh văn hoá bên trong mà nó xuất hiện. Căn cứ vào một cuộc nghiên cứu, việc ra quyết định chung ở Mỹ hầu như được thông báo trong các gia đình da trắng, trong khi sự chi phối của người chồng là phổ biến trong các gia đình Nhật - Mỹ. Ngược lại trong các gia đình da đen, vai trò chi phối của người vợ là điều hiển nhiên.
Một nhà hoạt động marketing phải xác định hình thức ra quyết định liên quan tới sản phẩm. Một thực tế được biết tới là, một nhà hoạt động marketing có thể đưa ra nỗ lực xúc tiến về phía ra quyết định mua hàng. Bởi vậy, cân nhắc và đánh giá mức ảnh hưởng tương đối của vợ hoặc chồng trong quá trình ra quyết định là hữu ích.
ý kiến lãnh đạo
Trong mỗi nhóm hoạt động xã hội, có một số cá nhân có thể nỗ lực tạo ra một ảnh hưởng đáng kể tới các thành viên khác để gây ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành vi theo một hướng mong muốn. Những cá nhân này được biết đến như người lãnh đạo ý kiến. Trong ngữ cảnh về hành vi của người tiêu dùng, ý kiến về sản phẩm của họ có thể tác động tới việc mua hàng sau đó của những người khác. Trong một cuộc nghiên cứu về một nhóm người thường xuyên uống bia, 80% những người nghiện bia Moosehead ,một nhãn hiệu bia Canada do được một người bạn giới thiệu.
Để trở thành người lãnh đạo ý kiến đòi hỏi một trình độ nhất định. Liên quan tới các đặc điểm xã hội và tâm lý, các dấu hiệu bị giới hạn chỉ ra rằng, người lãnh đạo ý kiến tự tin hơn, tiến bộ hơn, quyết đoán, dễ ưa, thăng bằng về tình cảm, dễ bị tổn thương khi hoàn cảnh thay đổi, thân mật, và ít phiền muộn.
Những người lãnh đạo ý kiến tự nhiên có hay phải qua quá trình hoạt động? Câu trả lời là việc lãnh đạo ý kiến không phải là hiện tượng hoặc có tất cả hoặc không có gì. Chỉ bởi vì một cá nhân là một người lãnh đạo ý kiến cho một sản phẩm không có nghĩa là người đó sẽ là người lãnh đạo ý kiến cho tất cả các sản phẩm khác. Tình huống này đưa ra vấn đề để áp dụng khái niệm khái niệm về ý kiến lãnh đạo vào hoạt động Marketng khi đặc điểm của người lãnh đạo ý kiến thay đổi theo sản phẩm. Tìm ra đặc điểm cho mỗi loại sản phẩm trước khi các nỗ lực nghiên cứu Marketing phù hợp được nhằm vào những người lãnh đạo ý kiến chuẩn xác cho sản phẩm đó có thể cần thiết. Tập đoàn Kunnan trong quá trình xúc tiến sản phẩm vợt quần vợt Pro Kennex, trông cậy vào người hướng dẫn quần vợt và các cửa hiệu thay thế cùng với sự xác nhận của các cầu thủ chuyên nghiệp.
Trong hoạt động Marketing về sản phẩm ở nước ngoài, các công ty đa quốc gia cố gắng kêu gọi những người lãnh đạo ý kiến. Nhìn chung, những người có lẽ trở thành những người đáng để người khác kính trọng. Tại Ghana, các nhân viên y tế nhà nước đạt được sự hợp tác và chào đón tốt hơn do nhu cầu ở nông thôn cuốn hút các bác sĩ trước khi khuyến cáo nhân dân hay xịt thuốc vào những nơi ẩm thấp để chống lại căn bệnh sốt huyết. ở các nước đang phát triển, những ý tưởng mới sẽ trở thành chiến lược tốt khi tiếp cận với các nhà giáo, thày tu, linh mục trước tiên, bởi vì ý kiến của họ có ảnh hưởng lớn tới ý kiến của những người khác.
Khi có điều gì lo ngại thì người lo ngại trước tiên là những người lãnh đạo ý kiến, các nhà hoạt động Marketing phải cố gắng phát hiện ra vấn đề cùng với những ảnh hưởng và lợi ích. Chẳng hạn hãng BMW bán sản phẩm xe hơi của mình có chiết khấu cho các nhà ngoại giao, tin rằng những người tiêu dùng mục tiêu của hãng sẽ tạo ra sự chú ý về loại xe hơi mà họ lái đang chiếm lĩnh thị trường. ở nước ngoài, các tạp chí kinh doanh xuất bản định kì và báo tiếng Anh thường là phương tiện hiệu quả để gây ảnh hưởng tới chính phủ và các nhà lãnh đạo trong kinh doanh,những người lãnh đạo ý kiến tiềm năng.
Quá trình truyền bá sự đổi mới là sự chấp nhận của người tiêu dùng qua thời gian của một sản phẩm hoặc một ý tưởng gắn với một cơ cấu xã hội nhất định và một hệ thống giá trị hay văn hoá nhất định. Các nhà cải cách có các đặc điểm chắc chắn mà có thể phân biệt được với những người khác. Chẳng hạn, trước đây, người ta đã phát hiện ra rẵng người mua của Mazda trên hai thị trường riêng biệt có những đặc điểm tương tự nhau nhưng khác so với người mua sau này. Bảng 7-2 đưa ra một so sánh về các đặc điểm chung thông qua ().
Quá trình truyền bá khác nhau tuỳ theo văn hoá. Các nghi thức kinh doanh thận trọng ở Hàn Quốc được phản ánh qua cơ cấu tổ chức của các hãng cũng như trong cách tiếp cận quản lý coi trọng sự hài hoà và cơ cấu thông qua sự đổi mới và ().
Văn hoá không chỉ ảnh hưởng tới quá trình truyền bá nói chung mà nó còn dùng nhiều ảnh hưởng trong việc chấp nhận một sản phẩm nói riêng. Một sản phẩm thích hợp với một nền văn hoá có thể không hoàn toàn phù hợp với một nền văn hoá khác. Thị hiếu của người Italia và người châu á là rau và thịt tươi, không chấp nhận thức ăn đông lạnh. ở Italia và Đông Nam á,chợ mở cửa và đóng cửa sớm, và người mua hàng muốn chọn được loại hàng hoá tốt nhất phải đi chợ sớm vào buổi sáng. Vào đầu buổi chiều, chợ bắt đầu đóng cửa chỉ có một số mặt hàng để lựa chọn. Sự ảnh hưởng của nền văn hoá tương tự áp dụng cho việc tiếp nhận băng vệ sinh phụ nữ thực sự phổ biến giữa các phụ nữ Mỹ. Phụ nữ ở nhiều nước có ý thức mạnh về những điều cấm kỵ hoặc tín ngưỡng truyền thống về cơ thể họ. Như một phụ nữ đã giải thích : "Tôi là một phụ nữ Tây Ban Nha ...Chúng tôi không thể dùng bất cứ một thứ gì như vậy. Chúng tôi đã bị ràng buộc. Các cô gái Mỹ tự do ngay từ khi sinh ra nhưng các cô gái Tây Ban Nha thì không, chúng tôi không được tự do cho tới khi lập gia đình, sau đó chúng tôi về nhà chồng, đó là người sẽ mang lại tự do cho chúng tôi.
Dựa vào những bằng chứng đã bị bó hẹp lại, đó dường như đã trở thành mối quan hệ giữa sự định hướng và sự đổi mới trong lĩnh vực xuất khẩu giữa các công ty. Điều này đúng trong trường hợp của Pêru và sự chấp nhận quá trình đổi mới. Việc xuất khẩu dành cho các nhà dệt may ở Pêru có thể liên quan tới việc áp dụng sự đổi mới về vốn. Việc nghiên cứu nhiều hơn là cần thiết để khẳng định rằng các công ty hướng vào các hoạt động xuất khẩu thì có thể đựơc đổi mới.
Như quan niệm về vòng đời của sản phẩm quốc tế, một sản phẩm mới sẽ không được chấp nhận tại cùng một thời điểm và với cùng một tỷ lệ ở nhiều nước khác nhau. Bởi vậy, sẽ rất cần thiết khi đặt câu hỏi liệu các nhà caỉ cách sẽ được phân cấp quốc gia hay quốc tế ? Nếu 10 % các nhà cải cách được coi như 10 % những người chấp nhận đầu tiên thì làm thế nào để phân cấp người tiêu dùng nếu họ không nằm trong số 10% trên phạm vi quốc tế nhưng lại rất thành thạo trong số những người mua hàng trong nước họ ? Câu trả lời là tỷ lệ phổ biến phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân đoạn cho mỗi thị trường mục tiêu. Sự quan tâm đặc biệt phải được dành cho nhóm dân tộc ít người, các độ tuổi các tầng lớp xã hội, các khu vực địa lý và hơn nữa. Bởi vậy, các nhà cải cách phải được phân cấp theo 10% đầu tiên trên một thị trường mục tiêu cụ thể bất chấp phần trăm công nhận ở các nước khác hoặc trên phạm vi thế giới.
Kết luận
Hành vi của người tiêu dùng, như một nguyên tắc nghiên cứu, được nghiên cứu sâu rộng ở Mỹ đến mức được nghiên cứu kỹ lưỡng ở cả mức vi mô và vĩ mô. Thật ngạc nhiên, nó không được điều tra một cách nghiêm khắc và mẫn cán trong bối cảnh quốc tế. Thường xuyên hơn, các cuộc nghiên cứu thường so sánh người tiêu dùng ở nhiều nước khác nhau thường qui cho sự khác nhau trong đặc điểm và hành vi của người tiêu dùng đối với sự khác nhau về văn hoá. Bước tiếp cận này ( chẳng hạn, văn hoá...) thì không tương xứng và không thúc đẩy sự hiểu biết về hành vi tiêu dùng ở nước ngoài.
Thay vì nỗ lực sử dụng các nền văn hoá để giải thích hầu hết sự khác nhau về tiêu dùng, các nhà nghiên cứu đã phải một lần nữa hướng sự nghiên cứu vào các đơn vị phân tích nhỏ hơn. Điều này đòi hỏi một cuộc nghiên cứu về các khái niệm tâm lý cũng như các khái niệm về xã hội mà không chỉ dựa vào các yếu tố quyết định về văn hoá.
ở cấp độ tâm lý, các khái niệm liên quan như thúc đẩy, học tập, tính cách, tâm lý, nhận thức và thái độ phải được nghiên cứu kĩ lưỡng. Vì nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước khác nhau là khác nhau cũng như tầm quan trọng gắn với nhu cầu cụ thể và việc mong đợi cho người tiêu dùng ở khắp nơi sẽ được thúc đẩy theo cùng một cách. Các biện pháp thúc đẩy khác nhau diễn ra một phần do các đặc điểm và phong cách củ từng cá nhân. Việc nghiên cứu và nhận thức về một sản phẩm và thái độ về một sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng tới việc thúc đẩy người tiêu dùng trong nhu cầu về sản phẩm. Mặc dù các hãng của Mỹ lấy làm tự hào về bản thân họ trong việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, họ đã phải nhận ra rằng người tiêu dùng nước ngoài, người môi giới, và các đối thủ cạnh tranh có thể không có cùng một kiểu nhận thức.
ở cấp độ xã hội, việc cho rằng hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi môi trường văn hoá là không đầy đủ. Việc quan trọng hơn là lên danh sách các tục lệ văn hoá chỉ dành riêng cho một nước và hiểu tại sao khác nhau giữa các nước. Bởi vậy, thật quan trọng khi đánh giá các qui tắc này bị ảnh hưởng bởi nhóm liên quan, tầng lớp trong xã hội, gia đinh, ý kiến lãnh đạo, và quá trình phổ biến sự đổi mới. Sở thích của người tiêu dùng phụ thuộc một phần vào một sản phẩm tốt thích hợp với hoàn cảnh văn hoá như thế nào và liệu một sản phẩm sẽ có được sự tán thành của các nhóm liên quan, các tầng lớp xã hội,và gia đình của người tiêu dùng hay không.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động Marketing phải chống lại việc sử dụng văn hoá như một nhân tố để chạy đua và không nên sử dụng nó vào việc bán buôn để giải thích hành vi của người tiêu dùng ở nước ngoài. Thật cần thiết khi chú ý vào sự khác nhau về văn hoá và thay cho việc cố gắng để hiểu các nguyên nhân cơ bản của sự khác nhau về văn hoá. Mục tiêu này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải cụ thể và chính xác hơn trong việc nghiên cứu bằng cách mở rộng việc ứng dụng các quan niệm về xã hội và tâm lý có liên quan tới hoàn cảnh quốc tế. Đã đến lúc phải loại bỏ cách giải thích mơ hồ và chung chung về hành vi tiêu dùng để chặng đường nghiên cứu được chính xác hơn và tập trung cao hơn.
Câu hỏi
1. Hãy giải thích các hướng tiếp cận về kinh tế để nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng. Tính chất và những hạn chế của bước tiếp cận này ?
2. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa ba nguyên tắc sau trong quá trình phân tích : tâm lý học, xã hội học và nhân loại học ?
3. Có phải các bước thúc đẩy vừa phải thì có hiệu quả hơn là những đối tác giàu cảm xúc trong việc thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng ?
4. Nhận thức về sản phẩm của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các thông tin có liên quan tới nguồn gốc quốc gia của sản phẩm
5. Hãy giải thích thái độ đối với hoạt động Marketing và thái độ của các phụ nữ ở các quốc gia khác nhau như thế nào ?
6. Có phải các tầng lớp xã hội tồn tại ở Mỹ, miền đất của sự bình đẳng ?
Phân công thảo luận và các tình huống nhỏ
1. Bạn có thấy sự khác nhau giữa người tiêu dùng có thể được giải thích chính xác bằng tất cả các quan niệm liên quan tới văn hoá? Việc dùng các quan niệm về tâm lý và xã hội khác để tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng là lãng phí thời gian?
2. Theo bạn, sự khác biệt về văn hoá có thể giải thích bằng di truyền học đặc trưng hay không?
3. Các biện pháp thúc đẩy việc mua hàng đạt hiệu quả như nhau trên toàn thế giới?
4. Bởi vì tính cách liên quan tới cá nhân mỗi con người, công dân của mỗi nước có những đặc điểm tính cách độc nhất ?
5. So sánh người Mỹ, người châu á và người châu Phi : nghiêng về nhóm nhiều hơn, nghiêng về gia đình nhiều hơn, liên quan nhiều hơn tới địa vị xã hội. Các xu hướng đó có thể ảnh hưởng như thế nào tới phương thức đưa sản phẩm của bạn tới người tiêu dùng châu á và châu Phi ?
6. Bạn có nghĩ rằng thật đáng giá khi xin ý kiến lãnh đạo và các nhà cải cách ở thị trường nước ngoài ?
Phần III
Lập kế hoạch Marketing quốc tế
8. Hệ thống Thông tin và Nghiên cứu Marketing
Minh hoạ về marketing : khói thuốc trong mắt bạn
Brazil, đất nước rộng lớn nhất Châu Mĩ Latin cũng chính là một trong những thị trường thuốc lá lớn nhất trên thế giới. 120 triệu người tiêu dùng 120 nghìn điếu thuốc lá tương đương với 6 nghìn gói thuốc là một minh chứng rõ ràng về thị trường này. Philip Morris cùng với nhiều nhãn hiệu đối thủ cạnh tranh khác đã bám trụ được sau bao nhiêu khó khăn phải đương đầu trong nỗ lực thâm nhập vào thị trường này. Nghiên cứu thị trường của công ty này cho biết người Brazil cần loại thuốc lá mà trong đó chứa ít nicotine và không làm rát họng, nhờ vậy Philip Morris đã quyết định tiên phong vào một lĩnh vực thị trường mới, nơi ưa chuộng loại thuốc lá có hàm lượng nicotine thấp, một sản phẩm đặc trưng duy nhất. Giữa những sự phô trương, Philip Morris sản xuất ra Galaxy, nhãn hiệu có ít nicotine hơn tất cả những nhãn hiệu khác được bày bán tại Brazil. Thuộc tính này còn được hỗ trợ xa hơn bởi tìm ra đặc tính khoa học được đề cập trong chiến dịch khuyếch trương sản phẩm. kết quả chiến dịch tung ra nhãn hiệu này suýt khiến ban giám đốc Philip Morris Brazileira rơi nước mắt-sản phẩm chỉ chứng tỏ một thất bại nặng nề.
Philip Morris tập trung các nhóm và khám phá ra một sự ngạc nhiên nho nhỏ về thông tin. Những người hút thuốc lá cho rằng Galaxy như một "loại thuốc lá kiêng" và cảm thấy ngượng khi dùng nó. Sau khi dùng các bằng chứng khoa học để thuyết phục nguời Brazil về thuộc tính nicotine rằng thuộc tính này đã đảm bảo tính pháp lý. Galaxy đã đưa ra thuộc tính này mà không tính đến khả năng lợi nhuận. Để tạo cầu nối giữa hai bên, Philip Morris tung ra một chiến dịch mới kêu gọi những người thông minh tuổi vị thành niên. Với chủ đề mới: chuyển sang dùng Galaxy không những là một quyết định cảm động và hợp lý mà còn là một người thông minh. Chiến dịch mới đã được tiến hành. Các biện pháp trứoc và sau chiến dịch đã cho thấy một sự thay đổi thái độ rất đáng kể. Bằng chứng thuyết phục nhất là sản lưọng bán đã tăng đột ngột.
(Theo " Marketing research help Philip Morris Penetrate the Impenetrable Brazil Market", Marketing News 17 September 1981 )
Tình huống của Galaxy minh hoạ cho tầm quan trọng của thông tin Marketing và thông tin nào có thể làm nên sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Những dữ liệu đã giúp Pilip Morris kịp thời điều chỉnh để sản phần được chấp nhận. Sự nhận biết của công ty về các thói quen của người tiêu dùng được dựa trên một loạt các hoạt động nghiên cứu đa dạng bao gồm nghiên cứu tại bàn giấy, phân tích sản lượng bán, các nghiên cứu theo dõi phát triển và thử nghiệm thực tế. Nhìn chung, Galaxy có đuợc thành công là nhờ nghiên cứu marketing.
Việc thiếu kiến thức và không quen với các thị trường nước ngoài thường gia tăng rủi ro cho các công ty muốn làm ăn tại nước khác. Vấn đề còn rắc rối thêm ở chỗ nghiên cứu Marketing quốc tế khó khăn, phức tạp, và nhiều vấn đề hơn nghiên cứu thị trường nội địa. Theo lời Cavusgil, những nguyên nhân khiến có ít thông tin chính xác thu thập đuợc từ nghiên cứu tiếp thị xuất khẩu là do các công ty bị hạn chế kinh nghiệm trong loại hoạt động nghiên cứu này và những khó khăn của việc thu thập thông tin ở nước ngoài. Phạm vi quốc tế cũng như mức độ mạo hiểm kinh doanh của một công ty sẽ quyết định quy mô nghiên cứu marketing quốc tế của nó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mạo hiểm hơn và cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Trái lại, nếu một công ty gần như không ràng buộc với marketing quốc tế thuờng " ra quyết định dựa vào nghiên cứu còn hạn chế do "các cuộc gọi tư vấn cung cấp ."
Đưa ra các biến đổi nhanh chóng và phức tạp của thế giới hôm nay, cùng với những nhu cầu không dự đoán được của khách hàng, việc sử dụng nghiên cứu marketing là cần thiết cho một công ty để giảm thiểu hàng loạt những rủi ro xung quanh việc tiếp thị một sản phẩm.Vì vậy, mục đích của chương này là để khảo sát bản chất và nghiệp vụ của nghiên cứu Marketing quốc tế. Chương điều tra nghiên cứu là những chủ đề như các dạng dữ liệu, các dạng phương pháp thu thập dữ liệu,minh chứng, và giải pháp. Bàn luận nhấn mạnh đến các khó khăn về việc phân biệt văn hoá giữa các quốc gia và sự cần thiết của áp dụng nghiệp vụ Marketing vào các thị trường thế giới.
Bản chất của nghiên cứu marketing
Theo Hiệp hội Marketing Châu Mỹ, nghiên cứu Marketing là "sự ghi nhận góp nhặt một cách hệ thống, và phân thích dữ liệu của các vấn đề liên quan đến việc tiếp thị hàng hoá và dịch vụ" Định nghĩa này cung cấp một mô tả hữu ích về bản chất nghiên cứu Marketing, nhưng nó chưa đề cập đến các phân tích tiền nghiên cứu, đây là một mặt hết sức quan trọng của tiến trình nghiên cứu.Trước khi thu thập dữ liệu, một kế hoạch cẩn thận cần yêu cầu phải chỉ rõ cả các thông tin cần thiết lẫn mục đích của các thông tin này là gì. Nếu thiếu hoạt động tiềnn ghiên cứu thì sẽ có một rủi ro lớn là các thông tin cấp thiết thì chưa có trong khi chỉ có toàn các thông tin không liên quan hoặc chưa phù hợp. Bức thư ở trang 8-1 đã chỉ ra thiếu sót của định nghĩa, mục tiêu nghiên cứu, và hoạt động tiền nghiên cứu.
Nghiên cứu Marketing có thể giúp ích trong việc xác định các cơ hội cũng như các vấn đề nảy sinh. Mack Trucks thâm nhập vào thị trường Pakistan vào cuối thập kỉ 60. Thất bại ngay sau đó của công ty bị quy là do hoàn toàn không biết rằng người đứng đầu của đối thủ cạnh tranh chính là con trai của Tổng thống. Một ví dụ khác về John Werner, người muốn tiếp thị "John Werner Select" cho những người sành ăn nuts dựa trên một dây chuyền đóng gói nuts Châu á ông ta phát hiện ra ở malysia. Lúc đầu ông ta đã rất nghi ngờ vào lợi ích của nghiên cứu Marketing. Các cuộc điều tra nhỏ bắt đầu từ các quán bar, tuy nhiên, cuối cùng đã khiến ông ta nhận thấy rằng sản phầm ở dạng nguyên chất không bán được. Khách hàng tiềm năng rất khó chỉ ra mục đích của sản phẩm. Một sự phản hồi cho biết nuts nhìn giống thức ăn cho chó. Những người khác thì nhầm nuts dùng cho món ăn sáng làm từ ngũ cốc. sau đó sản phẩm đuợc thay đổi và John Werner nhận ra nuts đã quá nhỏ do vậy mọi người bị... bởi vỏ bọc, kết quả là làm nên một sự lúng túng về bản chất của sản phẩm.
Dù có những ích lợi của việc tìm kiếm này thì thu thập thông tin vẫn có thể không bao giờ thay thế được những quyết định của ban quản lý. Đây là một minh hoạ cho điều này qua câu chuyện về những người dân đảo chân đi đất. Hai người bán giày từ hai công ty đến cùng một hòn đảo và ra về với hai sự giải thích khác nhau. Một người kết luận rằng không có một cơ hội nào ở thị trường này bởi vì mọi người không đi giày .Người kia, tuy nhiên, đã hăng hái hơn vì anh ta cho là chưa ai bán giày cho những "vị khách" này. Ngụ ý của câu chuyện đó là nghiên cứu Marketing chỉ là một vế của sự thành công, còn lại là cần những phân tích và quyết định chính xác .
Gửi: Ban quản trị thương mại quốc tế
Phòng thương mại Mỹ
Thành phố Washington
Gửi quý ông/ bà
Tôi đang thực hiện một dự án quan trọng để đưa sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ đuợc phân phối rộng khắp.
Tôi chưa xác định được đặc điểm bản chất của sản phẩm. Tuy vậy tôi chắc chắn rằng đây không phải là đồ ăn cũng như các sản phẩm tự động. Tôi không thể ngã ngũ được nguồn gốc của sản phẩm từ nước nào, mặc dù tôi đã trực tiếp học hỏi tại các hãng sản xuất Châu á và Châu âu. Tôi mong muốn nhận được từ quý ông/bà nghiên cứu ngắn gọn về yêu cầu để xác định nghiên cứu cần thiết.
Cám ơn sự giúp đỡ hỗ trợ của quý ông/bà về nhữg thông tin cần thiết.
Kính thư,
Khách hàng nhập khẩu tiềm năng
Exhibit 8-1 Poorly formulated research
Nguồn thông tin Marketing
Một người nghiên cứu đã nhận biết được vấn đề Marketing và đã hoàn thành phân tích tiền nghiên cứu, những thông tin liên quan cần phải được lựa chọn. Có hai nguồn tin chính là nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu sơ cấp có thể coi như những thông tin lần đầu tiên được thu thập, trong các nghiên cứu chính thức để trả lời cụ thể cho câu hỏi nghiên cứu hiện thời. Những ích lợi của thông tin sơ cấp là ở chỗ thông tin cụ thể, liên quan, và cập nhạt. Tuy nhiên việc tìm kiếm thông tin sơ cấp thường tốn kém thời gian và tiền bạc.
Dữ liệu thứ cấp, trái lại, được coi là loại thông tin sẵn có được thu thập cho nhiều mục đích khác và dễ tìm kiếm. Cần chú ý là những ưư điểm của dữ liệu sơ cấp lại là nhược điểm của dữ liệu thứ cấp.
Như một quy luật, không một nghiên cứu nào có thể hoàn thành nếu chưa có các thông tin thứ cấp đầu tiên, và thông tin này nên được dùng mỗi khi phù hợp và thích đáng Để xác định được các thông tin thứ cấp phù hợp, người nghiên cứu phải tìm kiếm các tiêu chuẩn liên quan nhằm đánh giá mục đích, phương pháp luận, định nghĩa các khái niệm, và mất thời gian để nghiên cứu các trường thông tin sơ cấp. Quá trình đánh giá trở nên hoàn thiện hơn nếu dữ liệu sơ cấp từ nhiều đất nước phải được so sánh nhằm phân tích tiềm năng thương mại ở mỗi quốc gia.
Vấn đề cho những nhà làm Marketing là dữ liệu sơcấp về Marketing quốc tế có thể không so sánh được vì vài lí do. Thứ nhất, các nước có thể tìm ra các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau. Ví dụ ở Tây Đức, sử dụng giấy biên nhận thuế thu nhập để xác định mức độ tiêu dùng của khách hàng. ở Vương quốc Anh,theo một cách khác, dựa vào các cuộc điều tra cũng như các nguồn cung cấp sản phẩm. Thứ hai, sự phân loại khác nhau cũng là một vấn đề. ở Tây Đức TV là sự giải trí tiêu khiển có hạng trong khi ở Mỹ đồ đạc, trang bị đồ đạc, và các dụng cụ gia đình lại là quan trọng.Những khác biệt trong sự phân loại là vấn đề thưòng gặp bởivì nhiều nước có khuynh hướng dùng nhiều định nghĩa đa biến đổi trong việc thu thập cùng một loại thông tin. Định nghĩa "sức tiêu dùng" được nhà nghiên cứu Pepsico dùng biến đổi từ "lượng rượu uống trước ngày phỏng vấn" (Argentina thành "số lần phản hồi của tiêu dùng hàng ngày hoặc gần hết một ngày" (Đức) và "lượng rượu được uống ít nhất một làn trong tuần" (spain) Bảng 8-1 liệt kê sự biến đổi của các định nghĩa về khái niệm đô thị
Nghiên cứu thứ cấp
Có rất nhiều cách khác nhau để thu thập dữ liệu thứ cấpvà có nhiều nguồn thông tin cho mục đích này. Chẳng hạn như các nguồn thông tin có thể thu thập từ xã hội hoặc các nguồn tin cá nhân.
Các nguồn tin cá nhân.
Một phương pháp cơ bản để tìm các thông kinh doanh là bắt đầu với một thư viện. Một thư viện với những sưu tầm đáng giá thường bao gồm các hướng dẫn liên quan có chất lượng, chỉ dẫn về ngành và thương mại, thông tin liên quan đến tài chính và các hình thức khác chứa đựng thông tin kinh doanh.
Một nguồn tin đáng tin cậy khác là từ phía Phòng thương mại của một cộng đồng.
Được thông tin trong việc kinh doanh ở địa phương, tổ chức này có khả năng mang đến những lời khuyên hữu ích. Thêm vào đó, Phòng thương mại Mỹ, là nơi xuất bản cuốn Sổ tay thương mại quốc tế, nơi có rất nhiều phòng ban về thương mại, những nơi thường có một vài nguồn thông tin tốt nhất về hoạt đống buôn bán và các ngành trong từng khu vực riêng biệt. Các tổ chức lớn hơn có trung tâm và các chỉ dẫn tổng thể, các dẫn chiếu đặc biệt và các hoạt động kinh doanh hàng ngày của nhiều ngành quan trọng trong vùng. Họ có thể xuất bản những hướng dẫn tiêu dùng riêng biệt, hướng dẫn sản xuất, hoặc liệt kê các doanh nghiệp quốc tế trong khu vực. Cuối cùng, các phòng thương mại quốc tế giữ vai trò cung cấp một lượng lớn các thông tin về các nước từ khi họ hoạt động như một cơ quan quan hệ xã hội. Một người nghiên cứu liên hệ được với Phòng thương mại Thái Lan và chỉ sau một ngày đã nhận được các thông tin theo yêu cầu về kế hoạch sản xuất của đất nước đó, khiến anh ta có thể biết được địa chỉ các nhà máy, về sản phẩm, và về khả năng thu nhận.
Nước Định nghĩa về thành thị
Albana Có 400 hoặc hơn 400 dân cư trú
argentina Có ít nhất 2000 dân cư trú
Bermuda Cả đất nước
Canada ít nhất 1000 dân cư trú và dân số với mật độ ít nhất 400 người trên một cây số
Congo Có ít nhất 5000 dân cư trú
Cyprus Có ít nhất 5000 dan cư trú
denmark Có ít nhất 200 dân cư trú
Laban Có ít nhất 5000 dân cư trú, ít nhất 60 % nhà nằm tại khu xây dựng chính và 60% đan số làm ở các ngành SX, buôn bán hoặc kinh doang đô thị.
Kwan Có ít nhất 10000 dân cư trú
Lebanon Cí ít nhất 10000 dân cư trú
Maurius Có ít nhất 20000 dân cư trú
Nigeria Có ít nhất 20000 dân cư trú
Singapore Toàn bộ đất nước
SWitzerland Có ít nhất 10000 dân cư trú
Uganda Có ít nhất 100 dân cư trú
USA Trong nội thành có ít nhất 2500 dân
Table 8-1
Theo World Population 1983. D.C U.S Bereau of census 1983
Thông thường, một nhà nghiên cứu cần thiết phải liên hệ với các hãng mà có khác hàng tiềm năng hoặc các nhà cung cấp để tìm kiếm thông tin. Trong tình huống này những chỉ dẫn là cốt lõi. ở Mỹ, có hàng ngàn các chỉ dẫn, và một vài trong số đó là đáp ứng được nhu cầu của người nghiên cứu.
các hãng nước ngoài mong muốn đuợc làm kinh doanh với các nhà máy của Mỹ đều cần một vào chỉ dẫn. Chỉ dẫn tốt nhất có lẽ là Gia nhập các ngành SX Mỹ của THomas. Nó có 10 lời chỉ dẫn đầy đủ và thông dụng, danh sách các nhà sản xuất, phan loại sản phẩm dưới góc độ địa lý, địa chỉ, đánh giá, đặc điểm sản phẩm, và những hoạt đông kinh doanh Xuất khâủ. Những nguồn chỉ dẫn khác về ngành SX Mỹ :
National Directories for use in Marketing
Midwest Manufactorers and In dustrial Directory
Mc Crae's Blue Book
Sweet's Catalog Files
State Industrial Directories
Manfactures Agents ' guide
Thông tin về các đại lý của các hãng SX có thể tìm trong :
Manufacturers Agents National Association Directory of Members
Verified Directory of Manufacturers' Representatives (Agents)
Truờng hợp cho các nàh xuất -nhập khẩu, thông ti có thể có trong các danh bạ điện thoại hoặc từ :
Export-Annual Buyers Guide to Export Products
American Export Register
Directory of United States Importers
Nếu một hãng nước ngoài muốn làm kinh doanh với nứoc Mỹ, cuốn Custom House Guide có bao gồm các bảng giá thuế quan và hiện đã liệt kê độ 10000 cảng tại Mỹ phục vụ cho hoạt đồng ngoại thương
Để tìm dữ liệu của các vùng rieng biệt ở ngoài nứoc Mỹ, có thể tìm trong :
The Lati American Market Guide
Pacific island Business Directory
The Caribbean year book
Trường hợp các nhà tiếp thị thích dể các hãng nghiên cứu làm công việc nghiên cứu giúp họ, có thể họ sẽ cần tham khảo chỉ dẫn của Bradford của các hãng nghiên cứu Marketing và Tham khảo quản lý tại Mỹ và trên thế giới.
Để bắt đầu tìm kiếm một quá trình, một nguồntin hữu ích đó là bác khoa toàn thư về các nguồn thông tin kinh doanh, cuốn này sẽ hướng dẫn để tìm đến với các nguồn thông tin. Nó có 1600 chủ đề theo vùng và 500 khu vực khác nhau. Một nguồn tin đầy đủ cho mọi mục đích là E xport Advisory service. Cuốn này mô tả các dịch vụ đuợc chào giá qua information handling services, và một nguồn thông tin giàu có được cung cấp dưới dạng thu nhỏ (như Vi phim ) Tất cả các thông tin về cán cân thương mại, tính hợp pháp, thống kê, và các tài liệu xuất bản có thể tìm trong Export Advision Service. Các chủ đề bao gồm chống phá giá, các sự điều chỉnh ,các điều chỉnh về xuất khẩu từ náưm 1968, Đông Nam á, úc, giao kèo, khế ước, chuyên chở, môi giới hải quan và tổ chức IMF. Điều này chứng tỏ rằng mọi khu vục đều được nhắc đến trong một số các chủ đề để tạo thành export Advision Service. Từ khi cuốnn ày được hoàn thiện, nó được đề cập đến rất nhiều như một danh mục của các chủ đề, các danh mục thông số, danh mục luật pháp, liệt kê định kì các tạp chí xuất bản, các thông tin xã hội, và địa chỉ để tìm đến thông tin nào mà ngưòi ta muốn.
Nguồn thông tin xã hội.
Các nguồn xã hội về thông tin thị trường cũng nhiều như là các nguồn thông tin riêng. Các chính phủ nước ngoài, đại sứ quán và lãnh sự quán của họ, các tổ chức xúc tiến thương mại hoặc có thông tin mong đợi hoặc là đóng vai trò hướng dẫn những người hoạt động marketing lấy được nguồn thông tin chính xác. Ví dụ ở Tây Đức có hiệp hội thông tin - tài liệu làm nhiệm vụ thúc đẩy phát triển khoa học thông tin và trao đổi dữ liệu khoa học kỹ thuật với các nước khác. Trung tâm thông tin và tư liệu của Pháp thì đưa ra những dịch vụ cung cấp thông tin cho mọi người như những môi giới thông tin của Mỹ. Hơn nữa, các tổ chức khu vực và quốc tế, như ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế, thường xuyên thu thập thông tin về dân số và tình hình tài chính của các quốc gia. Chẳng hạn như GATT (hiệp định chung về thương mại và thuể quan ) xuất bản ấn phẩm "Compendium of sources and international trade statistics" (Tóm lược các nguồn lực và thống kê thương mại quốc tế).
Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế (OECD) là tổ chức quốc tế của các nước có nền kinh tế thị trường công nghiệp hoá, Tổ chức này thường xuyên tập hợp thông tin thống kê ngoại thương của các nước thành viên và làm cho thông tin thống kê đó có thể so sánh được theo quốc tế bằng cách chuyển các thông tin sang các đơn vị thống nhất OECD xuất bản những thống kê này theo sáu khổ sách cơ bản để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đa dạng.
Monthly Statistics of Foreign Trade (Series A) ( tạp chí thống kê ngoại thương hàng tháng ( loạt A)) là một tập san xuất bản hàng tháng cung cấp các dữ liệu thống kê cập nhật về ngoại thương của các nước thành viên OECD. Các dữ liệu này bao trùm toàn bộ hoạt động thương mại của từng nước cũng như rất nhiều series được điều chỉnh theo mùa và chỉ số giá trị trung bình, và thương mại được phân loại bởi tổ chức phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (SITC) do liên hợp quốc thành lập.
Foreign Trade by Commodities (Series C) ( ngoại thương theo ngành-loạt C) là một tập san cung cấp thông tin tổng kết hàng năm về trị giá tính theo đồng đôla Mỹ của hàng hoá thương mại phân ra theo các nước đối tác mua bán. Các bảng biểu được sắp xếp theo dạng ma trận vầ chỉ ra dữ liệu cho từng nước OECD cũng như các nhóm khu vực trong các nước OECD. Tất cả hàng hoá ở mức độ 1 và 2 con số theo SITC đều được thể hiện ở đó.
OECD Microtables: Annual Foreign Trade by Country (Vi biểu OECD: thống kê ngoại thương hàng năm theo theo quốc gia) là những bộ vi phiếu đầu ra máy tính cho hàng nhập khẩu và xuất khẩu của từng nước OECD, cũng như cho các nước Châu Âu thuộc OECD, EEC, và toàn bộ khối OECD những bộ tài liệu này cung cấp số liệu thương mại hàng năm theo giá trị và có thể là theo số lượng theo phân loại hàng hoá của SITC đến mức độ năm con số. Với mỗi con số của SITC, dữ liệu được phân chia theo đối tác thương mại hoặc là theo quốc gia.
OECD Microtables: Annual Foreign Trade by Commodity (Vi biểu OECD: thống kê ngoại thương hàng năm theo theo hàng hoá) là một bộ khoảng 80 vi phiếu đầu ra máy tính thể hiện giá trị và lượng xuất nhập khẩu theo hàng hoá. Mỗi khung có một cột liệt kê các nước OECD theo hàng ngang ở bên trên và các mặt hàng dọc bên lề các mức từ 1 đến 5 của mã số SITC được thể hiện hết vào đó các trình bày này tương tự như ở ấn phẩm Foreign Trade by Commodities (Series C) nhưng chi tiết hơn nhiều.
Overall Trade by Country Monthly, Magnetic Tape (thương mại tổng thể hàng tháng theo các quốc gia, băng từ) là một băng ra hàng tháng chứa các file thống kê tương tự như Monthly Statistics of Foreign Trade (Series A). Nó cung cấp một bức tranh hiện có về sự phát triển gần đây của ngoại thương của tất cả các nước OECD. Có khoảng 8000 loại ấn phẩm và số liệu ra hàng tháng và hàng quý nhìn chung quay về năm 1960.
Detailed Foreign Trade by Commodity, Magnetic Tape ( ngoại thương chi tiết theo hàng hoá, băng từ ) liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu của mỗi nước OECD, phân chia theo nước xuất xứ hay nước nhập khẩu và theo sản phẩm theo mã SITC tại mọi mức chi tiết. Những cuốn băng ra hàng năm này chứa các dữ liệu tích luỹ hàng quý. Đó là một file rất lớn do hàng vài triệu mục thông tin mới xuất hiện mỗi năm.
Đối với các công ty của Mỹ, nguồn thông tin xã hội hợp lý nhất là chính phủ Mỹ và các cơ quan trực thuộc. Điểm bắt đầu tốt nhât là liên hệ với phòng thương mại quốc tế của bộ thương mại. Phòng thương mại quốc tế này có những thư viện tham khảo ở các thành phố chính nơi có thể nói chuyện với các chuyên gia thương mại và tìm kiếm các dữ liệu thống kê và báo cáo thương mại cho mỗi nước. Tại trụ sở chính của phòng thương mại quốc tế này ở Washington.D.C, có các chuyên gia chịu trách nhiệm bao quát một nước đặc biệt. Một công ty Mỹ quan tâm đến việc bán buồng vệ sinh vi sóng cho Nigeria đã tránh được một sai lầm dẫn đến việc thất thu sau khi được khuyên là những gì Nigeria thực sự cần là các hệ thống tiêu nước thải cơ sở.
Bộ thương mại Mỹ cung cấp một vài loại dịch vụ và thông tin. Các ấn phẩm của nó bao gồm :
Business America (kinh tế Mỹ bán nguyệt san)
International Demographic Data (Dữ liệu nhân khẩu học quốc tế)
FT 410
U.S Foreign Trade Statistics : Classification and Cross-Classification(Thống kê ngoại thương Mỹ : phân loại và ?????????)
Trade Information and Analysis Publications ( ấn phẩm phân tích và thông tin thương mại )
Guide to Foreign Trade Statistics (hướng dẫn thống kê ngoại thương)
Một nguồn thông tin xuất khẩu rất hữu ích là ấn phẩm FT 410 ra hàng tháng (Foreign Trade Report: báo cáo ngoại thương). FT 410 liệt kê hàng hoá của từng nước, cung cấp dữ liệu thống kê về các chuyến hàng của tất cả các hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ. Việc kiểm tra những bảng báo cáo thống kê như vậy có thể cung cấp ý tưởng về khoảng 4500 sản phẩm của Mỹ và khoảng 160 nước nhập khẩu. Một công ty có thể biết được sản phẩm gì đã được xuất khẩu, số lượng là bao nhiêu, và xuất khẩu đến nước nào.
Cơ quan quản trị kinh doanh trong nước và quốc tế (DIBA) có một số bản báo cáo đã được chuẩn bị trước rất có ích cho các nhà xuất khẩu. Những bản này bao gồm:
Market Share Reports ( Báo cáo thị phần)
International Economic Indicators and Competitive Trends ( chỉ dẫn kinh tế quốc tế và xu hướng cạnh tranh).
Index to Foreign Market Reports (???????????????????????)
International Marketing Series ( loạt maketing quốc tế )
International Economic Indicators là bản báo cáo hàng quý cung cấp dữ liệu kinh tế ( ví dụ: GNP, sản phẩm công nghiệp, thương mại, giá cả và lao động) của Mỹ và 7 nước công nghiệp. Những báo cáo này đánh giá vị thế cạnh tranh tương đối của Mỹ. Market Share Reports mặt khác là báo cáo thường niên đánh giá xu hướng thị trường, sự thay đổi trong nhu cầu nhập khẩu những hàng hoá đặc trưng và vị thế cạnh tranh của các nước. Một công ty ở Ohio sản xuất thiết bị điều khiển quá trình đã phân tích thị trường nước ngoài tiềm năng bằng cách dựa vào Market Share Reports cũng như Global Market Surveys ( điều tra thị trường toàn cầu ). Sau đó, công ty này xử lý để sử dụng các dịch vụ khác của bộ thương mại, chẳng hạn như triển lãm ra nước ngoài của bộ thương mại và dịch vụ đại lý / phân phối. Nỗ lực này thành công đến mức hiện nay công ty có trụ sở kinh doanh ở 22 nước và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 50% việc kinh doanh hàng triệu đôla Mỹ của nó.
Các ấn phẩm trong loạt thông tin maketing quốc tế bao gồm:
Overseas Business Reports (OBR) (báo cáo kinh doanh nước ngoài )
Foreign Economic Trends and Their Implications for the United States (FET) (xu hướng kinh tế và sự thực thi của nước ngoài đối với Mỹ )
Global Market Surveys (GMS) ( điều tra thị trường toàn cầu )
Country Market Sectoral Surveys ( điều tra khu vực thị trường trong nước )
Loạt OBR thảo luận các dữ liệu cơ sở và thông tin maketing về các nước riêng biệt và các sản phẩm mà các nước đó yêu cầu. Loạt FET cung cấp cho từng nước các nhận định về tình hình kinh doanh và triển vọng. GMS xuất bản các nghiên cứu tìm hiểu thị trường bao quát về các sản phẩm đặc trưng của Mỹ và mỗi tờ GMS bao gồm các tổng kết thị trường của từng nước riêng. Cuối cùng Country Market Sectoral Surveys là báo cáo đi sâu vào các cơ hội xuất khẩu hứa hẹn nhất trong một nước đơn lẻ. Cơ quan dịch vụ thương mại Mỹ và nước ngoài ra ấn phẩm Annual Worldwide industry Review( Tổng kết công nghiệp thế giới hàng năm). Bản tổng kết này cung cấp 1 quá trình rộng khắp về xu hướng xuất khẩu của ngành kết hợp với đánh giá từng nước nhằm xác định các thị trường hứa hẹn, Chi phí cho mỗi tờ Review là 200 đôla Mỹ .
Các nhà hoạt động marketing nên xem xét việc mua một vài bản báo cáo khác nhau và các dịch vụ thông tin thường xuyên có sẵn ở mức giá hợp lý. Các bản báo cáo có sẵn ở bộ thương mại gồm có tờ ESP, FTI, dịch vụ liên hệ xuất khẩu và Market Reserch Reports ( báo cáo nghiên cứu thị trường ).
Export Statistics Profiles (ESP) (Qúa trình thống kê xuất khẩu) là các ấn phẩm về các bảng thống kê đã được thiết kế sẵn đặc biệt cho biết về tình hình xuất khẩu các sản phẩm đặc trưng của Mỹ sang các nước riêng biệt. Các quá trình này dựa trên dữ liệu xuất khẩu do dịch vụ thương mại Mỹ và nước ngoài soạn thảo từ cục điều tra thống kê và dữ liệu thị phần và nhập khẩu nước ngoài của Liên hiệp quốc.
Giá của mỗi bản tiểu sử nghành tiêu chuẩn này là 70 USD, trong khi các đơn đặt hàng thông thường với yêu cầu đặc biệt có giá từ 50 đến 500 USD. Mỗi bản này bao gồm ba mục. Thứ nhất, nó gồm một bản tóm tắt về thị trường xuất khẩu_một bản tóm tắt điểm qua về thị trường xuất khẩu cho một nghành đặc trưng.Thứ hai, nó gồm 1 bản báo cáo thường xuyên về cơ hội thương mại cho biết số lượng các nhà xuất khẩu dẫn đầu về doanh số theo loại sản phẩm do bộ thương mại nhận. Thứ ba, mỗi bản có các bảng biểu thống kê cho biết một lưu lượng xuất khẩu trong vòng 5 năm. Tất cả các biểu phân hạng các nước và sản phẩm theo thứ tự nhằm so sánh dễ dàng và nhanh chóng. Điểm đặc biệt của các bản tiểu sử này là có một bản tóm tắt thị trường xuất khẩu đánh dấu những thị trường phát triển nhanh nhất và một ma trận xuất khẩu tiềm năng đánh giá tiềm năng xuất khẩu của từng nước về nghành hàng tìm hiểu.
Mỗi bản có thể hữu ích cho việc ra quyết định theo nhiều cách. Nó xác định các sản phẩm bán chạy nhất và thị trường ăn khách nhất, xác định tiềm năng xuất khẩu, đo lường các nhu cầu của nước ngoài và sự phát triển, đem lại cho đối thủ cạnh tranh cổ phiếu cấp quốc gia, điểm lại những biến động chính qua các năm, phân tích và dự báo các xu hướng phát triển. Các bảng biểu là trọng tâm của bản tiểu sử xếp hạng tình hình xuất khẩu của từng sản phẩm, từng nước và gồm cả một hướng dẫn sử dụng cho việc phân tích. Như một sự thay đổi cho bản ESP tiêu chuẩn, các công ty có thể muốn tìm hiểu về dịch vụ thông thường. Dịch vụ thông thường này cung cấp dữ liệu về sản phẩm không được đề cập đến ở các nghành của bản ESP tiêu chuẩn hay các nước đặc biệt không xuất hiện ở bảng phân loại ngành trong các nước của tờ ESP tiêu chuẩn. Một công ty có thể chọn những dữ liệu nhập khẩu về sản phẩm và quốc gia đặc trưng, phân loại xem các dữ liệu nên trình bày như thế nào.
The foreign traders index (FTI)( Chỉ số các doanh nhân nước ngoài)
Là một file được tự động hoá và là cơ sở dữ liệu của các công ty nước ngoài được liệt kê theo sản phẩm theo mã số phân loại công nghiệp tiêu chuẩn 5 con số (SIC) và theo quốc gia. Bản FTI này rất có ích cho nhà xuất khẩu đang tìm kiếm một danh sách các đối tác có triển vọng ở nước ngoài. Thông tin cho bản FTI được thu thập bởi dịch vụ thương mại nước ngoài thông qua liên hệ trực tiếp với các đại diện của các công ty là kết quả của các hoạt động xúc tiến thương mại của chính phủ Mỹ ra nước ngoài(Đó là: sự thu thập thông tin cho tờ World traders data reports, triển lãm ở nước ngoài và các chương trình khác )
Bản FTI bao gồm các dữ liệu của trên 145000 công ty ở 143 nước. Trong đó có các nhà sản xuất, các tổ chức dịch vụ, các đại diện đại lý, các nhà bán lẻ, các nhà bán buôn / các nhà phân phối, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và các cộng tác. Những người này có thể được khôi phục từng người một hoặc theo bấy kỳ một sự kết hợp nào liên quan đến bất kỳ một nhóm sản phẩm hoặc ngành hàng nào được đưa ra. Bản FTI liệt kê các công ty nhập khẩu từ Mỹ và các công ty có tiềm năng lớn sẽ là những nhà nhập khẩu hàng hoá cuả Mỹ. Chỉ số này bao gồm các công ty thông báo là họ quan tâm đến việc làm đại diện cho các nhà xuất khẩu Mỹ.
FTI có sẵn qua dịch vụ bảng liệt kê đối tác xuất khẩu theo ba dạng. EMLS, danh mục thương mại và DTS. EMLS (dịch vụ danh mục đối tác xuất khẩu) bao gồm sự phục hồi dữ liệu đặc trưng cho các người tìm hiểu mong muốn có được các danh mục của các công ty nước ngoài ở các nước định trước theo phân loại sản phẩm. Sự khôi phục được cung cấp trên các nhãn hiệu bưu điện dán hồ hoặc in ra. Mức giá năm 1988 là 25USD cho việc truy cập và 25 cent cho một bản ghi công ty. Một nhà sản xuất nhỏ ở thành phố New york phát triển một loại hình kinh doanh có lãi về thiết bị sản xuất điện của ông ta bằng cách sử dụng EMLS như là nguồn khởi đầu.
Trade Lists (danh mục thương mại) là cuốn sách nhỏ in ra bán xon trên giá. Nó bao gồm tất cả các dữ liệu thương mại có sẵn ở file FTI tự động hoá cho các nước đang phát triển được lựa chọn cũng như các ngành chắc chắn gọi là mục tiêu. Mức giá năm 1988 từ 3 đến 5 USD cho mỗi bản phục hồi hay báo cáo thương mại.
Data Tape Service (DTS) (dịch vụ băng từ dữ liệu) bao gồm thông tin FTI của tất cả các hãng ở tất cả hoặc một số quốc gia theo dạng băng từ. Mục đích của DTS là làm cho một người sử dụng có thể khôi phục các đoạn dữ liệu khác nhau thông qua công dụng của thiết bị máy tính của người sử dụng. Vào năm 1988, giá cả dịch vụ băng từ dữ liệu là 5000$. Mặc dù băng bao gồm tất cả các thông tin cho một nước đặc biệt có thể được mua với giá 300$ ở mỗi nước.
Market Research Reports ( báo cáo nghiên cứu thị trường) là bản báo cáo đầy đủ về các ngành riêng lẻ ở các nước hoặc vùng lựa chọn. Chúng cung cấp thông tin thâm nhập thị trường và hàng rào thương mại, phân tích kích cỡ thị trường và các xu hướng, dự đoán nhu cầu và liệt kê số liệu thị phần, tình hình nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ, hàng hoá bán chạy nhất và người sử dụng cuối cùng.
Mỗi bản báo cáo cũng đưa ra người nhập khẩu chính, đại lý tiềm năng, hiệp hội thương mại và ấn phẩm địa phương thích hợp cho việc quảng cáo. Một bản tóm tắt báo cáo về một nước đặc trưng có thể tìm thấy ở cơ quan điều tra thị trường quốc gia, mỗi cuộc điều tra giá 10USD.
Một nguồn thông tin khác là Trade Opportunities Program ( TOP) ( chương trình cơ hội thương mại). Một công ty của Mỹ đơn giản chỉ sản phẩm của nó, các nước nó quan tâm và các loại cơ sở nó mong muốn (đó là : bán hàng trực tiếp, đại diện nước ngoài hay đề nghị của chính phủ nước ngoài). Các cơ hội xuất khẩu được chuyển giao bởi các bưu điện dịch vụ ở nước ngoài của Mỹ ở khắp thế giới đến máy tính TOP ở Washington D.C. nếu một nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm đến sản phẩm này và những điều kiện của người đặt mua dài hạn phù hợp, một " thông báo cơ hội thương mại" được gửi bằng thư điện tử đến người đặt mua đó, đưa ra thông tin về nhà nhập khẩu nước ngoài, thời gian hết hạn, số lượng yêu cầu và yêu cầu giao dịch, Như một sự thay đổi, các công ty Mỹ có thể đặt mua dài hạn đến tạp chí TOP giá khoảng 100$/năm hoặc đến dịch vụ băng từ dữ liệu TOP, Tuần báo TOP là một bản thảo về các công ty xuất khẩu hàng đầu được TOP nhận và xử lý .
Một dịch vụ tương đối mới là Automated information transfer system ( AITS : hệ thống chuyển giao thông tin tự động ), Hệ thống này cung cấp trên cơ sở cập nhật các dữ liệu quốc tế bao gồm các công ty dẫn đầu về doanh số xuất khẩu và thực tế cơ sở cuả khách hàng nước ngoài, Một người xuất khẩu có thể đi đến bất kỳ một văn phòng nào của hội quản trị thương mại quốc tế (ITA) để sử dụng mạng vi tính hoá AITF, Tệp thông tin chính bao gồm thông tin về các công ty "khách hàng " sử dụng dịch vụ ITA và thể hiện triển vọng tốt về việc mua hàng hoá Mỹ.
Một nhà hoạt động Marketing yêu cầu hỗ trợ đặc trưng quốc gia có thể chuyển sang văn phòng chính sách kinh tế quốc tế của cơ quan quản trị thương mại quốc tế. Văn phòng này cung cấp lời khuyên kinh doanh chuyên nghiệp và thông tin thương mại trên cơ sở địa lý cho các khu vực Marketing chủ yếu của thế giới. Nhân viên của IEP cung cấp chỉ dẫn chung về việc làm thế nào để kinh doanh được trong một thị trường đặc biệt và cũng giúp đỡ giải quyết vấn đề mà các công ty của Mỹ gặp phải ở nước ngoài. Các dịch vụ của IEP được thiết kế đặc biệt nhằm giúp các công ty Mỹ phát triển thương mại xuất khẩu của họ. Để giúp các công ty tìm kiếm tiềm năng thị trường cho sản phẩm của họ ở một nước hay một vùng địa lý chọn trước. Các chuyên gia trong nước của IEP cung cấp dữ liệu cơ sở về sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu, thị phần và cạnh tranh của nước thứ ba. Các chuyên gia cũng phân tích các báo cáo về lĩnh vực công nghiệp và các dự án phát triển cho các nhà hoạt động thương mại năng động và tiềm năng. Các nhân viên của IEP xác định các hãng nghiên cứu thị trường nước ngoài để giúp các công ty chuẩn bị một chiến lược Marketing hiệu quả cũng như giúp lựa chọn một đại lý hay nhà phân phối thích hợp.
Tốm lại, chính phủ Mỹ thu thập lượng lớn các dữ liệu liên quan được làm sẵn với mức giá hợp lý. Từ cơ sở dữ liệu rộng lớn này, một vài sản phẩm dịch vụ dữ liệu được sản xuất ra, như bảng 8.2 cho biết. Nhiều trong số các dịch vụ này chỉ khác nhau về các điều khoản làm thế nào để các thông tin được khôi phục và tổng hợp để bán. Một nhà hoạt động Marketing do vậy nên tham khảo cơ quan quản lý thương mại quốc tế trước khi đặt hàng quá nhiều dịch vụ mà một vài trong số đó có thể là thừa.
Bảng 8-2: Dịch vụ và sản phẩm dữ liệu của chính phủ Mỹ phù hợp với yêu cầu kinh doanh quốc tế.
Tra cứu nhanh:
Một cách nhanh chóng, dễ dàng để làm cho phù hợp yêu cầu kinh doanh quốc tế của với các chương trình, dịch vụ và ấn phẩm được miêu tả trong hướng dẫn nà......
Nghiên cứu sơ cấp
Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn, không liên quan hay không cập nhật, nhà hoạt động Marketing sau đó phải chuyển sang nghiên cứu cơ bản. Một quyết định phải đưa ra là liệu nên tự làm hay mua thông tin. Nói cách khác câu hỏi để giải quyết là liệu có nên sử dụng các đại lý bên ngoài như các công ty nghiên cứu Marketing để thu thập thông tin cần thiết hay công ty nên sử dụng nhân viên của mình cho mục đích này.
Một danh sách các công ty nghiên cứu Marketing quốc tế có thể tìm thấy ở danh sách thương mại của bộ thương mại: các tổ chức nghiên cứu thị trường thế giới,"International Directory of Marketing research Houses and Services" của hiệp hội Marketing Mỹ (Green Book) và " Bradford'sDirectory of Marketing Research Agencies and Management Consultants in the United States and the world" .
Nếu sử dụng nhân sự bên ngoài, công ty nên phân biệt trong các loại nhà môi giới thông tin khác nhau. Nghành môi giới thông tin có hơn 200 công ty, không kể khoảng 1000 cá nhân làm việc với tư cách cố vấn độc lập với quốc gia của họ. Nghành này có thể bị phân đoạn theo mặt giá trị nào được thêm vào thông tin phân phối ? tại phần cuối bên dưới của quy mô giá trị gia tăng là các công ty phân phối tài liệu, hầu hết tập trung ở Washington DC. Nắm giữ thị phần lớn nhất, các công ty này làm ăn có hiệu quả khi khách hàng của họ biết những gì họ muốn và khi nào dữ liệu sẵn sàng có ở dạng được in.
Tiếp theo đó là các công ty làm nhiệm vụ tìm kiếm nguồn thông tin xuất bản. Những công ty này được khách hàng sử dụng, những người tin rằng thông tin này sẵn sàng được in ở đâu đó nhưng không biết chỗ để xác định taì liệu đặc biệt này. Các công ty nghiên cứu dịch vụ trọn gói thậm chí còn bị xuyên tạc hơn bởi vì sau khi tìm kiếm cơ sở dữ liệu hiện có, những công ty này có thể tiến hành thực hiện phỏng vấn. Tại đỉnh của hình chóp giá trị gia tăng là các công ty đào tạo khách hàng tự nghiên cứu. Có lẽ là các công ty này theo từng đoạn thông tin có thể bảo đảm thành công của họ bằng cách hình thành nên các mạng tin hợp tác với các công ty khác, có thể gồm cả các hội viên nước ngoài. Mạng tin này do đó phát triển việc cung cấp thông tin hiệu quả hơn trong khi tăng cường giá trị dịch vụ cung cấp.
Nếu một nhà hoạt động Marketing quyết định thực hiện tự nghiên cứu mà không thuê cố vấn hay các nhà nghiên cứu bên ngoài thì có rất nhiều lựa chọn có sẵn để thu thập thông tin cơ bản. Đầu tiên, người hoạt động Marketing nên đặt mua dài hạn các tờ báo của nước chủ nhà của đối thủ cạnh tranh. Những tờ báo này nên bao gồm báo ngôn ngữ địa phương và ra hàng ngày với số lượng lớn. Thậm chí một tờ báo ở một tỉnh nhỏ gần khu vực thị trường tiềm năng cũng có ích. Bởi vì báo rất có thể có những tin tức liên quan đến một công ty hay một ông chủ lớn ở trong vùng. Thứ hai, người hoạt động Marketing có thể tìm hiểu về thị trường nước ngoài bằng cách tự đi thăm dò thị trường đó hay bằng cách trở thành một thành viên của một nhiệm vụ thương mại. Bằng cách tham gia hội chợ thương mại, nhà hoạt động Marketing có thể quan sát các đối thủ cạnh tranh bài trí quầy hàng và có cơ hội nói chuyện với các khách hàng tiềm năng và các nhà phân phối. Nếu nhà hoạt động Marketing quan tâm đến khía cạnh giao thoa giữa các nền văn hoá của thị trường, các vấn đề gặp phải và cách giải quyết của người hoạt động Marketing đó sẽ bị ảnh hưởng bởi cách nghiên cứu đã được phát triển và thực hiện. Bảng 8.3 đặt ra 4 loại nghiên cứu về biện pháp quản lý sự giao thoa giữa các nền văn hoá.
Nếu quan tâm đến thái độ của người tiêu dùng, một người hoạt động Marketing có thể thực hiện một cuộc điều tra gọi là một " Nghiên cứu mô tả định lượng ". Loại nghiên cứu này rất hay dùng trong Marketing do nhu cầu hiểu biết thói quen mua sắm và tính cách của người tiêu dùng. Nếu nhà hoạt động Marketing gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề hay không chắc chắn về việc làm thế nào để xử lý, một "Nghiên cứu thăm dò" có thể được xem xét. Ví dụ sự phỏng theo có thể là một công cụ hữu ích cho loại nghiên cứu này. Muốn biết về thói quen nướng bánh của các bà nội trợ ở Anh, một công ty Mỹ đã đề nghị 500 người nội trợ nướng các loại bánh họ ưa thích, Hầu hết họ chọn nướng loại bánh đơn giản nhưng khô xốp thông thường. Loại nghiên cứu thăm dò này cho phép công ty có được một vài nhìn nhận cho một cơ hội thị trường. Công ty này sau đó đã xử lý thông tin để giới thiệu một thiết bị trộn bánh dễ sử dụng tương tự mà đã dành được 30 đến 35% thị phần của thị trường máy trộn bánh.
Một người hoạt động marketing nên cố gắng để xác định tính hiệu quả của việc kết hợp các loại marketing đã lên kế hoạch. Trong nhiều trường hợp, cả nghiên cứu thăm dò lẫn mô tả định lượng đều không thích hợp hoặc không đầy đủ cho mục đích của họ. Thay vào đó, loại " Kỹ thuật thí nghiệm" có lẽ là cần thiết để xác định một mối quan hệ nhân quả.
Một loại thí nghiệm đại trà thường được sử dụng trong nghiên cứu marketing là " marketing kiểm tra", Kỹ thuật này có thể sử dụng để kiểm tra một chương trình marketing quốc gia đã lên kế hoạch đối với một sản phẩm mới trong một vùng địa lý giới hạn. Một thị trường kiểm tra tốt phải có những đặc điểm sau:
Tính đại diện.
Phương tiện thông tin tự chủ.
Khu vực thương mại tự chủ.
Mối quan tâm về tính đại diện bao hàm cả khả năng so sánh được về nhân khẩu học. Thị trường kiểm tra phải nên tương ứng một cách nhân khẩu học với quốc gia chứa nó và số dân của thị trường phải mô tả được các đặc điểm trung bình của quốc gia đó. Thị trường này phải vừa đủ lớn để cung cấp những dữ liệu có ý nghĩa và cũng không được lớn đến mức làm cho chi phí nghiên cứu ngăn cản việc thực hiện.
Thị trường phải độc lập với quan điểm phương tiện để tránh ... ? phương tiện ra khỏi thị trường. Nếu thị trường không độc lập về điều khoản tổng hợp các phương tiện, chi phí truyền thông sẽ lãng phí bởi vì người nhận thông tin được liên lạc bên ngoài thị trường định trước. Phương tiện truyền thông cũng nên có sẵn ở mức giá hợp lý. Một thành phố như Tokyo là không phù hợp với marketing kiểm tra do mức giá quá cao tính cho thời gian TV - là thời gian không phải lúc nào cũng có sẵn.
Cuối cùng, thị trường kiểm tra phải tự chủ về khu vực thương mại. Điều này là cần thiết để tránh phải chuyển tải khi vào và ra khu vực. Nếu thành phố tăng dân số trong ngày do mọi người ở bên ngoài vào thành phố làm việc hoặc nếu một nhà phân phối phân phối sản phẩm ở các thành phố khác gần đó, sẽ rất khó để đạt được số ghi đúng về doanh số. Bởi vì số dân định cư thông thưòng của khu vực thương mại này đã phóng đại số liệu doanh số thực tế, Các thành phố như Tokyo và New York là hoàn toàn không tự chủ được. ở Bắc Mỹ, Winnipeg, trung tâm của tỉnh thuộc Manitoba, Canada được xem là một thị trường kiểm tra hàng đầu 9, Tính quốc tế tương đối và số dân cố định của trung tâm này thể hiện những đặc điểm giống như một người nhận thông tin với mục đích lớn hay thị trường chung. Thành phố này với số dân 640 nghìn người biệt lập thuận lợi do những trung tâm thành phố gần nhất là Regina, Saskatchewan và Minneapolis, Minnesota, cả hai đều cách đó khoảng 300 dặm. Do đó, thị trường có thể kiểm soát được do dân cư của nó không bị đặt vào tình trạng hoặc cạnh tranh thông tin từ các nguồn thông tin bên ngoài. Theo các điều khoản của phương tiện truyền thông.
Hãng Winnipeg sở hữu riêng một số đài truyền hình và vài tờ báo, và do việc truy cập dễ dàng nên đã loại bỏ mọi khó khăn liên quan tới truyền thông.
Hãng đã được thuê kiểm tra một số khái niệm sản phẩm trước khi những sản phẩm này được giới thiệu và đưa ra rộng rãi trên thị trường Hoa kỳ. Hãng Champs Food Systems đã thử nghiệm một loạt khái niệm nhà hàng: từ nhà hàng bán bittết và tôm hùm đến nhà hàng bán ......... và một loạt những nhà hàng khác nữa. Mặt hàng cuối cùng của hãng đã trở thành món MotherTucker với ...... . Mac Donald trước tiên nhờ hãng Winnipeg thử nghiệm món thịt gà với khoai tây lát. Tuy nhiên khách hàng lại coi món gà là thực phẩm ăn kiêng do vậy họ không thích dùng kèm với khoai tây hay bánh bao. Do đó món gà kèm khoai tây của Mac Donald đã có tên gọi Chicken Mc Nuggets. Một số sản phẩm khác cũng được hãng Winnipeg thử nghiệm thành công bao gồm Pepsi hương anh đào và ....... Một điểm thuận lợi khác khi sử dụng hãng Winnipeg thăm dò thị trường là: nếu một số quốc gia có những nét tương đồng về tâm lý tiêu dùng và về dân số thì hãng đó có thể chỉ tiến hành thăm dò thị trường tại một thành phố của một nước để từ đó biết được điều kiện thị trường ở nước khác.
Dù cho việc nghiên cứu chỉ mang tính chất thăm dò, định lượng hay thử nghiệm thì nhà nghiên cứu vẫn phải tuân theo một số bước nhất định. Biểu 8-4 liệt kê một số phương pháp luận và đặc điểm của chúng. Trong đoạn sau chúng tôi sẽ đưa ra việc kiểm tra một số bước trong qui trình nghiên cứu với trọng tâm nhằm vào những điểm đặc trưng thường gặp phải khi tiến hành nghiên cứu marketing quốc tế.
Phác thảo nghiên cứu
Nếu mục đích nghiên cứu là để xem khách hàng của một quốc gia nào đó phản ứng ra sao đối với một số điểm đáng quan tâm (ví dụ: giá cả) hoặc để so sánh một nhóm thử nghiệm với một nhóm ........ trong cùng một nước thì nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể sử dụng các phác thảo nghiên cứu, bao gồm những mục sau:
Bài tập tình huống
..............
So sánh nhóm chiến lược
..............
Ngoài ra những phác thảo thống kê như Ô chữ và phác thảo thừa số cũng có thể được sử dụng.
Khó khăn sẽ nảy sinh khi mục đích nhằm so sánh các phản hồi đối với một thử nghiệm bị thay đổi giữa các nước do có người không tham gia vào các phác thảo thử nghiệm. Các bên tham gia ở những nước khác nhau không thể được chỉ định vào từng nhóm quốc gia theo trình tự bất kỳ. Nghĩa là những người này phải tự động được chỉ định từ trước vào từng nhóm theo quốc tịch. Do vậy rất khó khi tiến hành so sánh giữa nhóm thử nghiệm và nhóm ........ trước khi chúng được xử lý.
Biểu 8-4
Phương pháp luận
Miêu tả
Mục đích nghiên cứu quản lý tương đối
Những trở ngại cơ bản xuất hiện trong mọi nghiên cứu quản lý tương đối Nhằm phát triển các lý thuyết tương đồng trong ứng xử xã hội ở nơi công sở thuộc các nền văn hoá khác nhau trên thế giới
Văn hoá là gì?
- Thế nào là văn hoá?
- Liệu từ đất nước có thể sử dụng làm định nghĩa thay thế cho nền văn hoá?
- Có thể coi người dân (trong 1 nước) là đa văn hoá hay văn hoá đồng nhất ?
- Văn hoá có thể coi là yếu tố (biến số) độc lập hay phụ thuộc, nhưng không phải là yếu tố thừa (biến số dư).
So sánh sự ứng xử tổ chức của từng nền văn và của toàn cầu?
- Những ứng xử nào thay đổi do nền văn hoá và những ứng xử nào không bị thay đổi do nền văn hoá?
- Khi nào văn hoá mang tính ứng phó?
- Khi nào văn hoá - một yếu tố độc lập - không liên quan tới yêú tố phụ thuộc hoặc thuyết lợi ích? Khi nào lý thuyết không chịu ảnh hưởng của nền văn hoá?
Làm thế nào để một nhà nghiên cứu TT mang yếu tố văn hoá
Nhằm thiết kế, tiến hành và diễn giảI việc nghiên cứu theo quan điểm của từng nền văn hoá - và không cứng nhắc theo quan điểm vị chủng hoặc chỉ một nền văn hoá - nhóm nghiên cứu phải mang tính đa văn hoá.
So sánh giữa phương pháp nghiên cứu các nền văn hoá mang tính tiêu biểu với mang tính đồng đều?
Nếu vấn đề rất trừu tượng thì chủ đề, ý tưởng và phương pháp nghiên cứu phải rất nổi bật. Nếu tính trừu tượng thấp hơn thì việc thực hiện ý tưởng và phương pháp nghiên cứu không nên mang tính tiêu biểu nhưng nên đồng đều về mặt văn hoá.
Mối đe doạ đối với việc diễn giải: Sự tương tác giữa yếu tố văn hoá và chủ đề, phương pháp nghiên cứu
- Các yếu tố văn hoá và nghiên cứu có sự tương tác lẫn nhau. Sự qua lại này có thể làm xáo trộn các kết quả, khiến cho ta không thể diễn giải được chúng.
- Cần phải có nhiều phương pháp luận và cách tiếp cận để giải được những ảnh hưởng của sự tương tác này.
Chủ đề nghiên cứu
Ví dụ tiêu biểu
Nếu vấn đề cực kỳ trừu tượng thì chủ đề nghiên cứu (nghĩa là câu hỏi hay lý thuyết đang được thử nghiệm) phải thật tiêu biểu , đa văn hoá. Quan niệm và phương pháp luận phải đồng đều, đa văn hoá. Mang tính đa văn hoá, chủ để phải có các yếu tố sau:
- Quan niệm tương đồng. Định nghĩa về kháI niệm phải có cùng một ý với từng nền văn hoá.
- Tầm quan trọng ngang nhau. Hiện tượng phải đồng đIệu với mỗi nền văn hoá.
- Tính phù hợp tương đương. Ví dụ chủ đề phải phù hợp tương ứng với các vấn đề nhạy cảm về chính trị và tôn giáo trong mỗi nền văn hoá.
Vấn đề này liên quan tới qui mô của mẫu thử nghiệm, lựa chọn văn hoá, so sánh giữa mẫu được phù hợp và mẫu đại diện và tính độc lập của mẫu đó:
- Qui mô: Số lượng nền văn hoá được chọn phải đủ để:
chọn lựa ngẫu nhiên sự khác biệt đối với các yếu tố không phù hợp
loại bỏ các giả thiết đối nghịch
Những nghiên cứu chỉ với vài ba nền văn hoá chỉ nên coi như dự án thử nghiệm.
- Chọn lựa nền văn hoá: việc lựa chọn nền văn hoá nên dựa trên qui mô lý thuyết của dự án nghiên cứu, chứ không nên dựa vào khả năng sẵn có may mắn của một số nền văn hoá tiêu biểu.
- So sánh mẫu thử nghiệm đại diện với mẫu phù hợp: Mục tiêu của nghiên cứu là để những mẫu đại diện cho mỗi nền văn hoá hay có những mẫu phù hợp tương đương với qui mô lý thuyết quan trọng khi so sánh các nền văn hoá?
Mẫu phù hợp nên tương đương về mặt chức năng
- Sự độc lập: căn cứ vào sự phụ thuộc tương tác trong thế giới công nghiệp hoá, những mẫu độc lập về văn hoá, chính trị và địa lý trong các nghiên cứu quản lý nhìn chung không khả thi hay được mong muốn.
Biên dịch Tương đương ngôn ngữ: ngôn ngữ sử dụng trong mỗi bản nghiên cứu - nghiên cứu ứng dụng và quản lý phải có sự tương đồng giữa các nền văn hoá, chứ không nên mang tính nổi trội
- Từ ngữ : từ ngữ của từng mục và hướng dẫn nên:
Sử dụng những từ ngữ phổ biến (ví dụ như những từ hay được sử dung)
Nên tránh những từ mang tính ngoại giao
Sử dụng ngữ pháp và cú pháp tương đương
Sử dụng những câu ngắn và đơn giản, tránh rườm rà.
- Phương pháp biên dịch: nhận dạng thuyết Whorfan, kỹ thuật biên dịch nên tìm những chuyển ngữ tương đương chứ không nên dịch từ với từ.
- Thuyết Whorfian: Văn hoá và kiến thức ngôn ngữ khác nhau sẽ dẫn đến nhận thức từ ngữ khác nhau. Cho dù có kiến thức ngôn ngữ giống nhau hoặc có thể xác định được thì hai người nói hai ngôn ngữ khác nhau sẽ không nhận thức từ ngữ theo cùng một kiểu.
- Kỹ thuật biên dịch: để đạt được sự biên dịch tương đương, tài liệu cần phải được dịch ngược. Dịch và dịch ngược lại ngôn ngữ ban đầu cần người biết song ngữ tốt hoặc do một chuyên gia dịch. Dịch độc lập do một người dịch song ngữ giỏi, người này phải (1) thông thuộc kiến thức ngôn ngữ và văn hoá của cả hai nền văn hoá, (2) thông thuộc chủ đề cần nghiên cứu và (3) dịch sang ngôn ngữ mẹ đẻ của người dịch.
Đánh giá và phương tiện Phương tiện đánh giá tương đồng: Mọi bài kiểm tra theo mục , đánh giá, phương tiện, và vận dụng thử nghiệm đều tương đồng khi so sánh giữa các nền văn hoá?
- Các yếu tố tương đồng. So sánh các nền văn hoá, các vấn đề và cách đánh giá có đồng đều về khái niệm, độ tin cậy cũng như có giá trị không? Cách đánh giá mang tính địa phương có phả để dành cho việc xác định các yếu tố tương đương về khái niệm không? Các yếu tố được dựa trên qui mô khái niệm quan trọng tương đương?
- Đánh giá tương đồng. Các nghĩa khác nhau sẽ không thể biên dịch được trừ phi việc đánh giá tương đồng được phát triển riêng biệt trong mỗi nền văn hoá.
Qui trình tương đồng. Nhà nghiên cứu phải sử dụng những qui trình giống nhau hoặc tương đồng trong mỗi nền văn hoá để phát triển cách đánh giá hoặc theo mô hình giống nhau hoặc tương quan. Các mục đánh giá phải theo mô hình giống nhau hoặc tương quan trong một nền văn hoá.
Tương đồng ngôn ngữ. Xem trong phần biên dịch ở trên.
Tương đồng trong vận dụng thử nghiệm. Sự tương tác giữ các yếu tố văn hoá và thử nghiệm có thể gây khó khăn cho việc diễn giảI . Do đó vận dụng thử nghiệm phải tương đồng giữa các nền văn hoá.
Quản lý Tương đồng trong quản trị. Cách quản lý, hướng dẫn, và thời gian biểu pahỉ tương đồng, không nổi trội khi so sánh giữa các văn hoá
Phản hồi tương đồng. Do việc quan sát thay đổi điều đang được xem xét (hiệu ứng Heisenberg), ảnh hưởng của nghiên cứu đối với chủ đề phải tương đồng giữa các nền văn hoá. Việc nghiên cứu phải được thiết kế và quản lý theo cách những phản hồi đối với hoàn cảnh phải giống nhau khi so sánh giữa các văn hoá theo các tiêu chuẩn sau:
- Sự quen thuộc: Chủ đề phải có tính quen thuộc với phương tiện, hình thức thử nghiệm và hoàn cảnh xã hội của việc nghiên cứu.
- Phản hồi tâm lý: chủ đề phải có mức độ mong muốn tương đồng và phản hồi tâm lý trong hoàn cảnh thử nghiệm.
- Hiệu ứng thử nghiệm. Phạm vi mà nhà nghiên cứu liên kết giả thuyết của mình với chủ đề - cả văn bản và lời nói hoặc không - phải tương đồng giữa các nền văn hoá.
- Đặc điểm bắt buộc. Phạm vi mà chủ đề nhằm khám phá giả thiết của người nghiên cứu và sau đó nhằm giúp (thông thường) hoặc che giấu nghiên cứu khi so sánh các nền văn hoá dựa vào (1) độ nhạy cảm đối với các chủ đề (giới tính, tôn giáo, chính trị) và (2) sự thiên vị .
Phương pháp chọn mẫu
Hầu như với tất cả những nghiên cứu về thị trường người tiêu dùng thì không thể thực hiện được cũng như không thực tế đối với người nghiên cứu để tiếp xúc với tất cả các thành viên của dân số. Cách thường được dùng là tiếp xúc với một nhóm khách hàng đã lựa chọn và được coi như là đại biêủ cho toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Phương pháp này được gọi là " Phương pháp chọn mẫu".
Có một vài cách lấy mẫu, trong đó có 2 loại chính đó là : Phương pháp lấy mẫu theo "Khả năng xảy ra" và "khả năng không xảy ra" thì có thể chỉ rõ trong bước tiếp theo, khả năng mà mỗi thành viên trong tổng thể nghiên cứu sẽ được có mặt trong mẫu đó, mặc dầu khả năng xảy ra bình quân là không cần thiết đối với mỗi thành viên của tổng thể. Đối với phương pháp "khả năng không xảy ra" thì không thể xác định như trường hợp "khả năng xảy ra" hay không thể tính được lỗi của mẫu.
Vấn để của phương pháp lựa chọn mẫu không tốt là phương pháp này không luôn được đặt dưới sự kiểm soát của một người nghiên cứu. Một phương pháp chọn mẫu lý tưởng, có thể không thực tế bởi nhiều lý do khác nhau, khi đem phương pháp đó dùng ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Trong khi đó, ở Mỹ có thể dùng được hầu như cả 2 phương pháp chọn mẫu trên mà có thể phản ánh được sát thực thị trường mục tiêu nào đó. Ưu điểm của từng cách lựa chọn này có thể không có sẵn ở các nước phát triển khác. Vấn đề này có tính quyết định đối với phương pháp chọn trong LDCs.
Phương pháp chọn mẫu theo "khả năng xảy ra", mặc dầu nặng về lý thuyết, nhưng có thể khó thu thập và người nghiên cứu thích dùng phương pháp lấy mẫu theo "khả năng không xảy ra". Có một số lý do để giải thích khó khăn trên. Ví dụ như, bản đồ của một nước thường không có sẵn, hay đã quá hạn, thường không có tên và nhà không có số. ở Hồng Kông, một số lớn người dân sống ở trên thuyên. Việc không có sẵn của những số liệu thống kê ý nghĩa. Những danh sách của những cư dân có thể là không còn sống hoặc không chính xác. Người nghèo khổ có thể dựng lều một cách bất hợp pháp và trả cho hàng xóm của họ để được phép dùng điện, nước bât hợp pháp, vì vậy thậm chí danh sách của những công ty công ích có thể chính xác như lần đầu tiên những danh sách này được đưa ra.
Như lưu ý của Brislin và Baumgarde, những kinh nghiên cứu dùng mẫu không ngẫu nhiên có thể hữu ích khi được mô tả như thể hướng dẫn những người nghiên cứu khác để chọn lựa những mẫu một cách có mục đích hơn. Bằng việc chấp nhận những bộ số liệu khác nhau để tổng hợp một cách có ý nghĩa hơn, những mẫu chuẩn xác làm cho có thể đánh giá những giả định có thể so sánh. Vì vậy, "nên quan tâm một cách xứng đáng" đối với việc thiết kế cách chọn mẫu mà không gặp phải những vướng mắc với những mẫu đó.
Những hệ thống giao thông kém có thể tạo ra những khó khăn khác, bởi vì nó phá vỡ việc dùng của mẫu đã được phân tán. Thậm chí khí đó một địa phương riêng biệt đã được xác định thành phần mẫu được chọn lựa. Ví dụ, nếu một thành phần của mẫu là hộ sản xuất của một đơn vị hộ gia đình đặc biệt, người nghiên cứu có thể ngạc nhiên vào lúc trở về mà một chủ hộ đặc biệt có tới hơn một hộ gia đình. Đây có thể là một trường hợp phổ biến ở những nơi trên thế giới. Sự phổ biến của những gia đình mở rộng như thế và việc cùng thuê chung một nhà làm cho rất dễ để một hộ gia đình sẽ bao gồm vài gia đình cơ bản. ở một vài nước, một người chồng có thể có nhiều vợ và tất cả các bà vợ có thể cùng chung sống trong một nhà.
Trong những nhà nghiên cứu qua nhiều nước, những phương pháp lấy mẫu trở nên phức tạp hơn. Một người nghiên cứu có thể mong muốn dùng cùng một phương pháp lấy mẫu đối với tất cả các nước để duy trì sự bền chặt. Tuy nhiên khả năng mong muốn theo lý thuyết, thường dẫn tới sự thực tế và linh hoạt. Những phương pháp lấy mẫu có thể phải khác nhau qua các nước để đảm bảo một cách hợp lý rằng khả năng có thể so sánh của từng nhóm các nước.
Đối với những sản phẩm lâu bền, một mẫu ngẫu nhiên có thể dùng tốt ở Mỹ, nhưng một mẫu mang tính phân biệt dựa trên việc phân đoạn theo tỷ lệ tổng thể có thể là ý nghĩa hơn trong một LDC, bởi vì một cách tương đối thì những khách hàng giầu có sẽ có những khả năng hơn để mua hàng và dùng những sản phẩm như thế. Vì vậy, sự hợp lý của phương pháp lấy mẫu mà nó là đại biểu cho dân số của một nước và những mẫu có thể so sánh được đó có thể được thu từ những nhóm đã dự tính của những nước khác nhau. Thêm nữa, ngươiv nghiên cứu có thể phải nhận ra được những mẫu thu được từ khu vực nông thôn và thành thị, bởi vì những nền kinh tế phát triển không đồng đều theo khu vực tồn tại ở nhiều nước. Kết quả là dân ở thành thị và nông thôn có sự khác nhau rõ rệt.
"Không có sự đáp lại" là một vấn đề của sự bất lực để tiếp xúc được các thành viên đã lựa chọn nhưng trái lại "không có phạm vi" lại liên quan đến vấn đề của việc xác định những thàn viên riêng biệt cho mẫu đó. Một phương pháp chọn mẫu tốt có thể chỉ cần xác định những đối tượng nên được chọn lựa mà không có sự bảo đảm rằng những đối tượng như thế sẽ chưa bao giờ được bao gồm trong đó. Do đó, sự lựa chọn này của phương pháp chọn mẫu hợp lý không cần phải giải quyết vấn đề "không có sự đáp lại" Kết quả là, những ý kiến của những đối tượng mà đối tượng này không đáp lại thì không được thu hoặc không đại biểu một cách tương đối được.
Có hai lý do chính được đưa ra đối với những lỗi của "Không có sự đáp lại" là :(1) từ chối trả lời và (2) không có mặt tại nhà để được phỏng vấn. ở nhiều nước, nơi nam giới là yếu tố chủ chốt trong lực lượng lao động thì điều này là khó khăn để có thể tiếp xúc được với người chủ gia đình tại nhà trong giờ làm việc. Thông thường, chỉ có người vợ hoặc những người giúp việc là có mặt tại nhà trong ngày. Theo một nghiên cứu đưa ra ở nhiều Mêhicô. TRong ví dụ như trên, dễ thấy rằng ý kiến của phụ nữ sẽ vượt quá mức được đại biểu như thế nào trong khi đó nam giới được một cách thoả đáng.
Để giải quyết vấn đề này, biện pháp cần thiết ở đây là gọi trở lại cho những người đó. Tuy nhiên việc gọi lại có thể rất khó thực hiện bởi vì hệ thống đường xá kém, hệ thống chiếu sáng kém và tỷ lệ tội ác cao trong nhiều nước. Tất cả những yếu tố này sẽ cản trở người nghiên cứu để thực hiện việc quay trở lại để phỏng vấn. Trong LDCs, những cản trở như không thể vượt qua được bởi việc gọi những cuộc điện thoại, bởi vì dịch vụ điện thoại có thể cũng thiếu hoặc không sẵn.
Thậm chí khi những thành viên riêng lẻ của một gia đình đều có mặt tại nhà hoặc có thể tiếp xúc được, thì họ có thể vẫn từ chối để để phỏng vấn. Sự miễn cưỡng để hợp tác phỏng vấn là dễ hiểu. Những phụ nữ ở Trung Đông sẽ không được phép phỏng vấn trong sự vắng mặt của chồng họ. ở hầu hết các nước, mọi người đều dè chừng đối với người lạ mặt và cho rằng họ có thể gặp rắc rối với những thanh tra, lái buôn hay những tên trộm cắp. Nếu những đối tượng này sẵn sàng hợp tác, một cuộc phỏng vấn có thể phải mất nhiều thời gian mới qua được những người giúp việc. Một vấn đề không phổ biến nhiều có ở Thái Lan là phải mất nhiều thời gian cho biết kì một cuộc phỏng vấn. Họ sẽ muốn mời khách bằng cách phục vụ những đồ uống và sẽ hỏi lặp đi lặp lại xem còn có thêm câu hỏi nào nữa không mà họ có thể trả lời cho người phỏng vấn. Gặp những trường hợp như thế một cuộc phỏng vấn mất 5 phút có thể kéo dài tới hàng tiếng.
Nhìn chung, những cách thúc đẩy bình thường như kích thích và việc van nài riêng tư có thể được dùng để giảm tỷ lệ không trả lời. Những phương pháp này có thể hạn chế tối đa vấn đề về việc không thu được những ý kiến của những đối tượng nào mà không hoàn toàn đại biểu cho một cuộc khảo sát. Tuy nhiên, hiệu quả của việc khuyến khích thưởng tiền có thể khác nhau ở mỗi nước. Một nghiên cứu đưa ra bởi Keown cho thấy rằng với 1$ tiền thưởng, tỷ lệ trả lời đó ở Hồng Kông sẽ giảm xuống.
Các phương pháp cơ bản trong việc thu thập số liệuC¸c ph¬ng ph¸p c¬ b¶n trong viÖc thu thËp sè liÖu
Có hai phương pháp chính đối với việc thu thập số sơ cấp là: Cách quan sát và sử lý các câu hỏi điều tra. Đối tượng trong phương pháp quan sát ít chú trọng đến liệu họ có được quan sát hay không quan sát bằng mắt thường. Còn phương pháp câu hỏi thăm dò đối tượng được hỏi những câu hỏi liên quan đến đặc điểm, tính chất và hành vi của họ.
Phương pháp quan sát
Ưu điểm chính của phương pháp quan sát là: trên cơ sở lý thuyết người ta cho rằng nó khách quan hơn là sử dụng những câu hỏi điều tra. Khi sử dụng phương pháp thăm dò, người nghiên cứu không phải phụ thuộc vào những gì người được trả lời hoặc sẵn lòng trả lời. Điều này được minh hoạ bởi nghiên cứu cổ điển của Lapiere. Trong những năm 1930 Lapiere và hai thanh niên người Trung Hoa đã đi khắp nước Mỹ, họ đã dừng chận tại 60 khách sạn, tại các lều trại, tại các nhà nghỉ dành cho khách du lịch và 184 nhà hàng và quán cà phê và họ bị khước từ phục vụ duy nhất tại tại một nơi. Sáu tháng sau đó một nửa các cơ sở này phúc đáp trả lời một bản câu hỏi mà Lapiere đã gửi bằng thư "Bạn sẽ chấp nhận các thành viên là người Trung Hoa như một vị khách trong cơ sở của bạn hay không ?". Đã có hơn 90% các cơ sở trả là không. Còn có lý do khác mà phương pháp quan sát có khuynh hướng đem lại thông tin khách quan hơn là bởi vì không có sự ảnh hưởng của người phỏng vấn, nó ít quan tâm đến liệu ảnh hưởng đó là thực sự hay là do người trả lời tưởng tượng ra. Thiếu những ảnh hưởng, tác động xã hội loại trừ khả năng ảnh hưởng của người phỏng vấn.
Trong một vài trường hợp, phương pháp quan sát có thể mang lại nhiều thông tin hơn các phương pháp khác có thể đạt được. Đặc biệt là những nơi mà liên quan đến vấn đề nhạy cảm, những vấn đề riêng tư, hoặc những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Bởi vì phương pháp này độc lập với đối tượng quan sát mà họ không sẵn lòng hoặc không có khả năng trả lời. Các cá nhân thì rất e dè khi thảo luận những vấn đề như thói quen cá nhân hay tiêu dùng và phương pháp quan sát phải tránh vấn đề này. ở Trung Đông, Mỹ Latinh và Châu á những người phỏng vấn thường bị nghi ngờ là những nhân viên thuế vụ điều này gây khó khăn trongtrong việc thu thập các số liệu về thu thập và mua sắm. Mức độ mở trong xã hội có thể là rất khác nhau. Chỉ 1% ngưởi Mỹ đưa ra sự nhất trí (thống nhất) về quan điểm trong một cuộc nghiên cứu, nhưng tỷ lệ này ở Italia lên tới 3,5% bởi vì đây là do sự tác động của khoa học kỹ thuật quan sát. Edwardt.Hall, một nhà nhân chủng học nổi tiếng đã thay việc nghe và hỏi bằng cách quan sát.
Mặc dù cá nhân hay kỹ thuâth trực tiếp của quan sát viên thường được sử dụng chung nhất, nhưng phương pháp quan sát một cá nhân không thể thực hiện công việc một cách đơn lẻ. Các dụng cụ bằng máy thường được sử dụng để ghi lai các công việc mà người tiêu dùng mua sắm và kiểm kê. Tuy nhiên cho đến nay công cụ này vẫn chưa phổ biến ở nhiều nước bởi vì do vấn đề chi phí, đặc biệt là nếu chi phí lao động ở những quốc gia nào thấp.
Có những quan điểm trái ngược giữa các nhóm người mà nó có thể liên quan trực tiếp đến phương pháp quan sát ở địa phương có thể được sử dụng v người thân và sự hiểu biết văn hoá địa phương. ý kiến khác th cho rằng người thân tạo ra sự bất cẩn. Quan sát viên ở địa phương với tư cách biết nhiều về địa phương dĩ nhiêu là biết những gì xảy ra. Kết quả, những tình tiết hữu ích có thể nằm ngoài báo cáo. ví dụ người quan sát ở 1 địa phương có thể thất bại nhận thấy rằng nhưng sinh viên mặc đồng phục ở trường nếu đó là những qui định ở địa phương. Những thông tin thất bại này là sự chỉ trích đối với một công ty Mỹ muốn bán quần áo tới học sinh. Nếu một quan sát viên Mỹ được sử dụng trong trường hợp tương tự thì nó sẽ không giống như trường hợp trên.như thế nó sẽ mất kể từ khi ở Mỹ chấp nhận mặc đồng phục ở trường học. Tất nhiên tình trạng này có thể được đề cập lại. Quan sát viên Mỹ có thể không như thấy điều gì khác thường về sinh viên mặc quần bò tời trường, nhưng hành vi này có thể khác lạ với quan sát viên không phải là người Mỹ.
Khi những vấn đề quen thuộc có thể bắt nguồn từ vài chi tiết chi tiết nằm ngoài việc thiếu những vấn đề quen thuộc có thể làm cho một quan sát viên đi tới những kết luận sai. Một quan sát viên là người Mỹ nhìn thấy 2 người cùng gới cầm tay nhau thì họ kết luận ngay rằng 2 người này bị đồng tính luyến ái. Nhưng kết luận này có thể không dựa trên hay tính đến tập tục hay yếu tố văn hoá ở địa phương. ở nhiều quốc gia, người ta không nhìn nhận vấn đề này là như thế. Trong nước đó những vấn đề đó được coi là khác thường khi mà những người khác giới với nhau nắm tay nhau trước công chúng.
Kết luận duy nhất tạo ra sự tin cậy đối với quan sát viên là không đầo tạo thay thế việc đào tạo một cách bài bản. Quan sát viên phải được bồi dưỡng về mặt chuyên môn. Thực hành là cần thiết nếu những chi tiết được chia sẻ ghi chú và ghi lại một cách có hệ thống. Nếu khuynh hướng không thể hoàn toàn được loại trừ qua việc đào tạo thì nó có thể cần thiết sử dụng quan sát viên thay đổi nền tảng để bổ sung những điểm yếu của mỗi quan sát viên khác.
Rõ ràng rằng, không một công ty nào có thể biết về sự canh tranh bằng cách phỏng vấn người cạnh tranh. Đó là tình huống nơi mà kỹ thuật quan sát có thể chứng tỏ rằng thu thập thông là rất hữu ích. Một phương pháp thông tin thường được sử dụng để thu thập lại số liệu liên quan đến những nguồn truyền thống như : Các chỉ số kinh tế và thông tin đại chúng một marketer có thể biết đối thủ cạnh tranh việc đọc các bài báo, tạp chí để biết đến công ty đó. Những vấn với những nguồn lực như vậy đó là những thông tin xuất hiện không kịp thời, phương tiện thông tin đại chúng cũng có thể là tổng quát (chung chung) và những thông tin về kinh tế này không còn tính giá trị
Để có được những thông tin không có trong những nguồn tư liệu truyền thống người ta đã nghĩ ra những biện pháp quan sát khác để có thể tập hợp được những thông tin tình báo. Nếu một nhà làm Marketing muốn biết quy mô lực lượng lao động của đối thủ cạnh tranh thì người quan sát có thể đếm số chỗ đỗ xe tại nhà máy của đối thủ cạnh tranh. Một biện pháp khác là đếm số người ra vào công ty nhưng phải chú ý đến số ca sản xuất. Người Nhật Bản được biết đến với việc cử người đến nhà máy của đối thủ cạnh tranh sau giờ làm việc để đếm số gỉ sắt chất đống trên đường ray xe lửa bên cạnh nhà máy. Với việc quan sát này công ty sẽ cho biết trong một tuần hoặc một tháng thì toa xe chở hàng của xe lửa được đưa đến mấy lần. Quay trở lại, những thông tin này cho biết số chuyến hàng mà nhà máy tiếp nhận.
Biện pháp quan sát khác là kiểm tra chính xác các quảng cáo trợ giúp cần thiết của đối thủ cạnh tranh bởi vì nó tiết lộ những thông tin về phương tiện của đối thủ, mạng lưới dịch vụ và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Thậm chí một chiếc hộp bị gấp lại có thể cho biết thông tin về doanh số đơn vị của đối thủ cạnh tranh. Đáy hộ có thể có nhãn mác của công ty sản xuất hộp; nếu biết được công ty sản xuất có thể biết được số hộp mà đối thủ cạnh tranh đặt. Cuối cùng là các tài liệu mã số thương mại hàng loạt của đối thủ cạnh tranh có thể cho biết một số thông tin về các khoản nợ thương mại thường tồn đọng trong nhà máy hoặc thiết bị. Các số liệu như vậy có thể được sử dụng để ước tính giá trị tài sản của đối thủ cạnh tranh.
Câu hỏi
Các câu hỏi điều tra được sử dụng thường xuyên hơn là quan sát bởi vì tốc độ và chi phí. Với việc hỏi, dữ liệu được thu thập nhanh chóng và với chi phí thấp nhất vì người nghiên cứu không phải mất thời gian vô ích để chờ đợi một sự việc xảy ra để quan sát. Biện pháp điều tra bằng câu hỏi cũng tương đối linh hoạt vì nó có thể được sử dụng để biết được tất cả các kiểu vấn đề marketing. Các câu hỏi điều tra có thể được sử dụng để có những thông tin trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những thông tin đó thậm chí rất có ích để biết được những thay đổi bên trong của khách hàng- như động cơ và thái độ- đó là những cái không thể quan sát được. Có ba phương pháp cơ bản để phát câu hỏi: phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn qua điện thoại, và bảng câu hỏi qua thư.
Nếu sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân, người phỏng vấn phải biết và hiểu ngôn ngữ địa phương. Yêu cầu này hiện nay là một vấn đề ở một nước như ấn Độ, nơi có 14 ngôn ngữ chính thức. Hơn nữa, rất nhiều ảnh hưởng xã hội và cá nhân nảy sinh trong một cuộc phỏng vấn cá nhân và do đó vẻ bề ngoài của người phỏng vấn cũng cần được chú ý. Nếu một người phỏng vấn ăn mặc quá đẹp, các nông dân và người trong làng có thể sợ hãi và có thể yêu cầu sử dụng những sản phẩm đắt tiền chỉ để gây ấn tượng với người phỏng vấn.
Phong cách và kỹ thuật phỏng vấn cá nhân có thể cần được điều chỉnh theo từng nước. Một người nghiên cứu sẽ không thể hỏi quá nhiều câu hỏi ở Hồng Kông. Những người ở đó luôn luôn bận rộn sẽ không muốn những cuộc phỏng vấn dài. ở Brazil thì hoàn toàn ngược lại. Nói chung, người Brazil giải thích mỗi câu hỏi rất cặn kẽ và cẩn thận đến nỗi phải mất một thời gian rất dài mới có thể hoàn thành bài phỏng vấn điều tra.
Việc sử dụng biện pháp phỏng vấn cá nhân không nên chỉ giới hạn đối với từng cá nhân. Nó cũng có thể được sử dụng với một nhóm người. Một sự khác nhau trong phỏng vấn nhóm là nhóm trọng tâm. Kỹ thuật này đòi hỏi một người đứng đầu để chỉ đạo thảo luận nhóm. Nhóm trọng tâm được sử dụng thành công ở Brazil bởi một nhà xuất bản lớn, người mua bản quyền phân phối cho một loạt các bản sao chép lại được xuất bản bởi Time-Life Books. Nhà xuất bản này đã thành lập một vài nhóm trọng tâm để phê bình các cuốn sách nhỏ mà nhà xuất bản đang chuẩn bị để sử dụng trong chương trình Marketing. Các nhóm này cho các nhà làm Marketing biết rằng những quyển sổ nhỏ này chứa quá nhiều thông tin và các quyển sổ nhỏ này có thể được làm đơn giản hơn với nhiều bức tranh và ít các văn bản hơn. một quyển sổ nhỏ ít rắc rối hơn do đó đã được sản xuất và sử dụng như một công cụ xúc tiến.
Phỏng cấn qua điện thoại đặt ra một thách thức đặc biệt đối với những nhà nghiên cứu quốc tế. Các nhà độc quyền Nhà nước về điện thoại thường gắn với những dịch vụ nghèo nàn và do đó khó có thể và bất kỳ lúc nào cũng có thể hướng dẫn một cuộc điều tra qua điện thoại. ở nhiều nước, những người cư trú rất khó khăn để nhận được đường dây điện thoại riêng của mình- đó là cái gì đó mà người Mỹ luôn cho là đương nhiên phải có. Những người tiêu dùng ở những nước khác có thể phải trả vài trăm đô la để có được đặc ân là được đặt vào danh sách đợi với hy vọng rằng đường dây và số điện thoại mới không bận. Thường thì một người phải chờ một vài năm trước khi cuối cùng nhận được điện thoại. Thậm chí, Hungary phát hành trái phiếu chính phủ nhằm mục đích cắt giảm danh sách cuộc gọi chờ. Trong khi những cư dân của các nước phương Đông thường chờ mười năm hoặc hơn thế để lặp đặt điện thoại. Những người dân Hungary mua lấy mua để trái phiếu mặc dù tỷ lệ lãi suất coupon thấp. Động cơ mua của họ là chính phủ hứa với họ một máy điện thoại trong vòng hai năm.
Quy mô sở hữu điện thoại khác nhau rất lớn giữa các nước. Trong 100 người dân thì số điện thoại ở các nước là: Mỹ:74, Anh:41, Achentina:9, Brazil:4, Peru:2, Algeria:1, ấn Độ:2, Nigeria:2. Cần phải chú ý rằng điện thoại bao gồm điện thoại công cộng và kinh doanh. ở ý 36% tất cả các điện thoại là điện thoại kinh doanh, tỷ lệ là 49% ở Tây Ban Nha.
Giả sử rằng điện thoại riêng có đi chăng nữa thì vẫn còn một vài vấn đề liên quan đến phỏng vấn qua điện thoại. Thứ nhất, một số thành phố( như Cairô và Tehran) không có danh bạ điện thoại. Thứ hai, những người có điện thoại nước ngoài có nhiều khả năng là những người thuộc nhóm có thu nhập cao và có trình độ giáo dục hơn là những người có điện thoại nước ngoài Mỹ và điều này chứng tỏ họ không phải là đại diện cho những cư dân khác. Cuối cùng, thói quen nói chuyện qua điện thoại có thể khác nhau rất lớn giữa các nước và người phỏng vấn có thể trải qua khó khăn lớn để có được thông tin qua điện thoại với một người không quen biết. Thậm chí ở Nhật Bản hiện đại chẳng có nhân viên văn phòng nào sử dụng điện thoại trừ khi muốn gửi đi các tin nhắn đơn giản.
Phỏng vấn qua thư là một biện pháp điều tra rất thông dụng bởi vì chi phí thấp và mức độ chính xác cao. Mặc dù nó có ưu điểm này song hiệu quả của nó lại bị ảnh hưởng bởi từng nước mà nó được sử dụng.Ví dụ, Unilever sẽ không sử dụng bảng câu hỏi qua thư ở Italy. Các nhà làm Marketing nên hiểu các vấn đề liên quan đến việc sử dụng biện pháp này ở đấu trường quốc tế.
Một vấn đề liên quan đến việc khan hiếm danh sách chính xác để gửi thư. Trong một danh sách của một thành phố châu á thì một trong 4 địa chỉ được điều tra không tồn tại. Không có người dân nước nào hay thay đổi như người dân Mỹ nhưng nói chung người dân ở hầu hết các nước không lấy làm phiền khi khai báo địa chỉ mới của họ, thậm chí không vì mục đích chuyển tiếp thư. Vì vậy, danh sách của chính phủ dựa vào báo cáo dân số và đăng ký chủ hộ theo lệ thường là đã quá hạn
Một vấn đề khác nữa là mù chữ. Rõ ràng, đây là một vấn đề quan trọng trong nhiều nước kém phát triển nhưng nước Mỹ khó mà tránh được vấn đề này. Trong 60 triệu người Mỹ đã trưởng thành thì hơn 1/3 hoàn toàn mũ chữ. Trong 158 thành viên của Liên Hợp Quốc thì Mỹ xếp thứ 49 xét khía cạnh mũ chữ.
Thiếu sự thân thuộc với biện pháp điều tra câu hỏi qua thư nên được đưa ra xem xét cẩn thận bởi vì nhiều người không quen với việc trả lời qua thư. Điều này một phần có thể vì số thư nhận được từ những những nước ngoài nước Mỹ: số đơn vị thư trong nước trung bình nhận được mỗi capita mỗi năm ở Thái Lan chỉ là 4 và con số này không thật sự cao so với những nước phát triển hơn như Tây Đức (202) và Thổ Nhĩ Kỳ(30). Cuối cùng, dịch vụ bưu điện nghèo nàn đặc biệt ở những khu vực nông thôn là một nguyên nhân gây phiền hà ở hầu hết các nước trên thế giới. ở Brazil gần 30% số thư gửi không bao giờ được chuyển đi. Vấn đề này chẳn phải xa lạ và có một vài lý do cho việc chuyển thư không tin tưởng này. Nhiều nhân viên bưu điện đơn giản chỉ là lười biếng và bất cẩn. Một số người xé tem dán trên phong bì nếu những chiếc tem đó có thể sử dụng lại hoặc tranh đẹp. Những người khác bóc phong bì để tìm tiền. Những người chở thư của bưu điện hiếm khi gửi thư đã được mở hoặc chở thư không có tem.
Đo lường
Thiết kế nghiên cứu tốt nhất và mẫu tốt nhất là vô ích nếu không có việc đo lường hoàn hảo. Một biện pháp hoặc dụng cụ đo lường thực hiện thành công ở một nước có thể thất bại để đạt được mục đích đã định ở nước khác. Do vậy cần phải xem xét kỹ lưỡng sự chính xác và giá trị của đo lường có được đảm bảo hay không. Câu hỏi và phạm vi phải được xác định rõ để chắc chắn rằng chúng thực hiện đúng chức năng.
Một dụng cụ đo lường được coi là đáng tin cậy nếu nó cho ra cùng một kết quả trong các lần đo nếu vật được đo không thay đổi. Nếu một cái cân để trong phòng tắm mà bị rơi nhiều lần thì nó sẽ không còn chính xác. Nếu một người cân 5 lần và được 5 kết quả khác nhau thì rõ ràng là cái cân đó bị hỏng bởi vì trọng lượng của một người không thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn.
Điều này cũng tương tự như nghiên cứu marketing quốc tế. Một bảng câu hỏi Mỹ được sử dụng ở thị trường nước ngoài làm gây nên nhiểu giải thích sai, hiểu lầm và sự khác biệt về quản lý sẽ xuất hiện. Các câu trả lời phản hồi không kiên định có thể là một dấu hiệu cho thấy sự không chính xác có thể xảy ra của cụng cụ. Thực tế cho thấy rằng "cùng một công cụ nghiên cứu mà được sử dụng trong một cuộc điều tra xuyên quốc gia có thể dẫn tới mức độ chính xác trong câu trả lời ở các quốc gia khác nhau bởi vì có sự khác biệt trong hiểu biết về sản phẩm và/hoặc nhãn hiệu: nhận thức về sản phẩm và thuộc tính của sản phẩm: sự quen thuộc với công cụ nghiên cứu sử dụng và xu hướng trả lời chắc chắn trong nước.
Giá trị là một yếu tố cho biết một công cụ đo lường có thể đo cái mà nó đo (có nghĩa là nó cho biết đo lường có phản ánh chính xác tính chất đại biểu của đối tượng được đo hay không). Nhiệt kế đã được thừa nhận rộng rãi là một công cụ chính xác để đo nhiệt độ. Nhưng giá trị của nó phải được xem xet cẩn thận nếu sử dụng nó để đo những thứ khác như chiều dài của một căn phòng hoặc để đo lượng mưa.
Sự chính xác là yêu cầu đầu tiên để có giá trị. Nếu một cụng cụ không chính xác thì nó chẳng có thể có giá trị. Nhưng sự chính xác là một điều kiện cần thiết chứ không phải là điều kiện đủ cho giá trị, chỉ bởi vì một cụng cụ là chính xác nhưng cụng cụ này không tự có công dụng.
Một cụng cụ được chứng minh là chính xác và có giá trị ở một quốcgia nhưng có thể không đúng như vậy ở một nước khác. Do vậy, nghiên cứu Marketing quốc tế thường cần phải có một số biện pháp đo lường thích hơp để giải quyết vấn đề này. Green and White đã chỉ ra rằng một số sự điểu chỉnh để đạt kết quả có thể là cần thiết nếu không có khái niệm chức năng và/hoặc dụng cụ tương tự. Điều lo ngại này cũng là điều lo ngại của Mayer về vấn đề lỗi định nghĩa, lỗi dụng cụ, lỗi hệ thống, lỗi chọn lọc, lỗi không trả lời, lỗi chọn mẫu ngẫu nhiên. Theo Sekaran thì phương pháp học chủ yếu và vấn đề thiết kế trong nghiên cứu xuyên quốc gia có thể phân loại theo 5 tiêu chí: đảm bảo sự tương đương theo chức năng, những vấn đề về phương tiện, biện pháp thu thập dữ liệu, các vấn đề thiết kế chọn mẫu, và phân tích dữ liệu.
Phần còn lại của phần này về đo lường đề cập tới những vấn đề và điều chỉnh đo lường xét theo khía cạnh sự tương đương theo quan niệm, tương đương về dụng cụ, tương đương về ngôn ngữ (dịch), cách trả lời, thời gian đo lường và công dụng bên ngoài.
Sự tương đương theo quan niệm
Sự tương đương theo quan niệm liên quan đến vấn đề liệu khái niệm đặc biệt về vấn đề nào đó được giải thích và hiểu theo cùng một cách bởi những người ở những nền văn hóa khác nhau. Các khái niệm như đói và hạnh phúc gia đình chủ yếu được hiểu và cho là chẳng có vấn đề gì. Tuy nhiên, các khái niệm khác là bản sắc văn hóa. Khái niệm đa thê giữa các giới được cho là đúng với người Mỹ nhưng nó lại bị coi là khó hiểu đối với những người ở những nước mà hôn nhân sắp sẵn được coi là một chuẩn mực và ở những nước mà một người đàn ông chỉ có thể nhìn thấy mặt người khác giới khi có sự hiện diện của gia đình cô gái đó hoặc một người đi kèm.
Mặc dù là rõ ràng và dễ hiểu nhưng nhân khẩu học không nên theo một cách dễ dàng xét về khía cạnh tương đương theo quan niệm mà không kiểm tra hệ thống tham khảo khác nhau. Sự khác nhau về nhân khẩu như giới tính là phổ biến và một câu hỏi về vấn đề tự nhiên này có thể được sử dụng trong nghiên cứu xuyên quốc gia. Mặt khác, tuổi tác không phải luôn được tính theo cùng một cách- Người Trung Quốc tính cả thời gian còn trong thai vào tuổi của họ. Cũng như vậy, trình độ giáo dục cũng không có cùng một cách hiểu ở mọi nơi. Cách hiểu trường tiểu học của Anh, trường tiểu học của Mỹ, trường trung học, trường phổ thông, đại học của Mỹ và đại học của Anh khác nhau rất lớn. Một trường tiểu học có thể xếp theo thứ tự từ 4 năm đến 8 năm tùy thuộc vào mỗi nước. ở một số nước, một trường đại học có thể chẳng có gì hơn một trường hướng nghiệp. Giáo dục đại học ở một nước có thể không tương đương với giáo dục đại học ở nước khác. Do đó, sẽ dễ dàng hơn trong nhiều trường hợp nếu nói chuyện về số năm học ở trường của những người trả lời.
Một dạng tương đương theo quan niệm mà người nghiên cứu phải chú ý đó là tương đương theo chức năng. Một vật đặc biệt có thể có nhiều chức năng khác nhau hoặc có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau ở những nước khác nhau. Một chiếc xe đạp là một phương tiện sáng tạo lại ở một số nước và là một phương tiện đi lại cơ bản ở những nước khác. Hóa chất chống đông được sử dụng để ngăn cản sự đóng băng của chất lỏng được làm nguội của động cơ ở những nước lạnh nhưng lại để ngăn cản nóng quá mức ở những nước có khí hậu ấm áp. Một cốc sữa nóng để bình tĩnh hơn, nghỉ ngơi và ngủ ngon hơn ở Anh; trái lại người Thái uống sữa nóng hoặc để thay thế hoặc bổ sung cho bữa sáng. Vì vậy, một sự so sánh có nghĩa đòi hỏi cách sử dụng phải được nâng cao để phản ứng với những vấn đề tương tự ở những nền văn hóa khác nhau. Sự khác nhau khi sử dụng phải được gắn liền với các công cụ đo lường nếu tránh được các kết quả vô nghĩa.
Sự tương đương phân loại và định nghĩa là dạng khác của sự tương đương theo quan niệm mà đòi hỏi sử dụng cẩn thận. Vấn đề này liên quan đến cách mà một vật được định nghĩa hoặc phân loại - hoặc là do người tiêu dùng hoặc là do luật pháp hoặc là do cơ quan chính phủ định nghĩa một cách chính thức. Bia là loại nước uống có cồn ở Bắc Âu nhưng lại là nước ngọt ở những nước thuộc Địa Trung Hải và là rượu mạch nha ở Thái Lan. Nước ngọt của Nhật bao gồm đồ uống hoa quả không có carbonate cộng với soda hoặc đồ uống có carbonate.
Hơn nữa, thậm chí các đặc điểm nhân khẩu học phụ thuộc vào vấn đề tương đương về phân loại hoặc định nghĩa. Tuổi tác là một ví dụ như vậy. Những người cùng một nhóm tuổi ở những nước khác nhau không nhất thiết cùng giai đoạn của cuộc đời hoặc cùng bước vào tuổi có thể lập gia đình. Khi một cậu bé trở thành người đàn ông hoặc một người công dân phụ thuộc vào cách định nghĩa được sử dụng ở từng nước. Tuổi để trở thành công dân thực sự có thể khác nhau ở mọi nơi từ rất trẻ là 10 tuổi đến 21 tuổi. ở ấn Độ, một cậu bé mới chỉ 13 hoặc 14 tuổi có thể chính thức cưới một cô gái trẻ hơn vài tuổi. Vì vậy, nhóm tuổi xác định theo niên đại ở hai hoặc hơn hai nước không nhất thiết dẫn đến nhóm tương đương có thể so sánh. Do đó, không thể tiêu chuẩn hóa nhóm tuổi và có cùng một sự tương đương về phân loại hoặc định nghĩa trên phạm vi thế giới.
Sự tương đương về công cụ
Khi tạo và sử dụng một biện pháp người nghiên cứu cần phân biệt hai loại công cụ đo lường đó là emic và etic. Công cụ Emic là một thử nghiệm được xây dựng lên để giải thích một hiện tượng ở một quốc gia mà thôi. Mặt khác công cụ Etic là được phổ biến ở nhiều nền văn hóa và không phụ thuộc vào một nền văn hóa nào. Có nghĩa là khi dịch hoàn toàn đúng thì công cụ Etic có thể được sử dụng ở nền văn hóa khác. Bảng 4-5 so sánh các thuật ngữ đo lường phân biệt giữa cái riêng xét về phương diện văn hóa với cách ứng xử phổ biến xét về phương diện văn hóa.
Bảng 8-5 Phân biệt giữa cái chung và cái riêng
Những điểm chỉ ra cái riêng về văn hóa Những điểm chỉ ra cái chung
Bản sắc văn hoá Cái chung về văn hóa
Emic: những âm thanh riêng có của một ngôn ngữ Etic: những âm thanh tương tự như tất cả những ngôn ngữ khác.
Cái riêng Cái chung
Dấu hiệu đặc biệt: mô tả cái duy nhất của người Nomothetic: các quy tắc điều chỉnh cách ứng xử cuả một nhóm người
Chỉ có một cực: văn hoá phải được hiểu theo quan niệm của chính họ Địa cầu là trung tâm: nghiên cứu cái chung, quy tắc ứng xử của con người ở mọi nền văn hoá
Trong một nền văn hoá: nghiên cứu cách ứng xử chỉ trong một nền văn hoá để biết được bất kỳ một cấu trúc nào mà nó có thể có. Cả giả thiết và kết quả của cách ứng xử đều được nhận ra trong một nền văn hoá. Xem xét nhiều nền văn hoá: nhấn mạnh việc mô tả hiện tượng xã hội chung nhất với quan niệm không có sự khác biệt về văn hoá. Cấu trúc hoặc quan sát do các nhà khoa học tạo ra.
Phụ thuộc vào văn hoá: cách ứng xử nghiên cứu phụ thuộc vào nền văn hoá riêng mà nó nghiên cứu Không phụ thuộc vào văn hoá: cách ứng xử được nghiên cứu không liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng bởi một nền văn hoá mà nó nghiên cứu
Sự khác nhau được nhấn mạnh Sự giống nhau được nhấn mạnh
Cái chung bị phủ nhận Cái chung là chủ yếu và được chấp nhận
Duy nhất Tất cả các nền văn hoá
Một khía cạnh khác của vấn đề là việc sử dụng hệ thống chia độ. Nhiều lần trong suốt cuộc điều tra, thật là không thích đáng chỉ để xác định liệu vật được điều tra có chất lượng hoặc đặc điểm riêng hay không. Thường thì người nghiên cứu phải xác định số lượng hoặc mức độ của chất lượng đó. Hơn nữa, hệ thống mã hóa là cần thiết để mã hóa ghi chú và phân tích các dữ liệu. Vì mục đích này, một nhà nghiên cứu đã phải chuyển sang hệ thống chia độ. Hệ thống chia độ cho phép một vật được đo và được đặt theo thứ tự phẩm cấp và được đánh số theo phẩm cấp.
Khi nghiên cứu khách hàng, hệ thống chia độ phổ biến nhất là hệ thống chia độ Likert và hệ thống khác thuộc về ngữ nghĩa. Khi sử dụng hệ thống chia độ Likert người trả lời được hỏi để trả lời bằng cách chỉ ra việc đồng ý (hoặc không đồng ý) và xúc cảm có liên quan đến mỗi mục hoặc câu hỏi. Mức độ đồng ý (hoặc không đồng ý) thường sắp xếp từ "hoàn toàn đồng ý" đến "hoàn toàn không đồng ý". Một nghiên cứu do Barkdale và những người khác thực hiện là một ví dụ làm như thế nào một công cụ sử dụng hệ thống đo lường Likert có thể đo được thái độ của người tiêu dùng về trách nhiệu tiêu dùng ở sáu quốc gia.
Hệ thống chia độ khác nhau về ngữ nghĩa đo ý nghĩa của một vật đối với người được hỏi để biết được khái niệm đó trong một loạt các mức đo lưỡng cực (có nghĩa là mức tột cùng của hệ thống chia độ phụ thuộc vào nghĩa trái ngược). Ví dụ, dụng cụ này được Narayana sử dụng để nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Mỹ và Nhật.
Một người nghiên cứu phải chú ý rằng mặc dù hệ thống chia độ Likert và hệ thống đo khác nghĩa được chứng minh là thoả mãn quan niệm và cách đo lường ở Mỹ nhưng có thể không được hiểu hoặc không thể suy ra cách trả lời tương tự ở thị trường khác. Tương tự, một vật cụ thể là 10 trong hệ thống chia độ từ 1 đến 10 có thể có ý nghĩa đối với người trả lời Mỹ nhưng có thể không hiểu được đối với những người trả lời ở nước khác nơi mà sự sắp xếp theo tỷ lệ là không phổ biến. Điều này buộc hệ thống chia độ phải được làm theo nhu cầu và được kiểm tra cẩn thận ở mỗi nền văn hoá xét về khía cạnh tương đượng và thích hợp.
Một vấn đề khác liên quan đến mức đo là số lựa chọn (có thể trả lời) được đưa ra với mỗi câu hỏi. Hệ thống chia độ 7 điểm là một ví dụ có thể cung cấp nhiều thông tin hơn hệ thống chia độ 5 điểm ở Mỹ nhưng mà những người trước đã chứng minh là hữu ích ở nơi khác. Theo nghiên cứu của Barry hệ thống chia độ 7 điểm dễ bị ảnh hưởng hơn hệ thống chia độ 4 điểm. Nhìn chung, hệ thống chia độ cao hơn được dùng khi một nhóm tương đối đồng nhất. khi đòi hỏi nhiều thông tin hơn để phân biệt với thành viên của nhóm khác.
Coment validity nên được thử nghiệm thường xuyên. Coment validity phải chặt chẽ hơn khi một công cụ đo lường phát triển cho một nhóm dân cư sắp sửa được sử dụng cho nhóm dân cư khác. Một thử nghiệm là có ý nghĩa khi chứa các mục của câu hỏi đại diện cho mức phổ biến cụ thể của nội dung. Thử nghiệm để đo khả năng đánh vần của học sinh lớp 5 nên bao gồm những từ mà học sinh ở trình độ đó đã học. Nếu thử nghiệm có nhiều mục thể thao là một ví dụ thì không thể có giá trị vì nó không công bằng đối với những học sinh không thích thể thao.
Thử nghiệm tiêu chuẩn hoá như I.Q..ACT và SAT có đôi chút tranh cãi bởi vì giá trị nội dung hoặc thiếu nó. ở Mỹ những thử ngiệm như vậy bị những người dân tộc thiểu số khác nhau phản đối vì thành kiến, bởi vì những câu hỏi công khai thừa nhận ý nghĩa của tầng lớp thượng lưu và trung lưu. Ví dụ câu hỏi không đại diện cho những mối quan tâm chung. Vấn đề bị thổi phồng lên khi trường đại học Mỹ yêu cầu các sinh viên nước ngoài tiến hành cuộc thử nghiệm tiêu chuẩn hoá của họ để xác định có đủ tư cách để nhập học hay không.
Tính chất giống nhau thường hay thấy nhưng không đạt được giá trị nội dung. Một người nghiên cứu phải luôn nhớ rằng một số câu hỏi chi tiết về văn hoá là khó hiểu đối với người nước ngoài bất kể người đó thông minh hay hiểu biết nhiều về văn hoá như thế nào đi nữa. Một số câu hỏi về trò chơi bảng Trivial Pursuit là một ví dụ có ý nghĩa đổi với những người Mỹ nhưng lại chẳng có ý nghĩa gì đối với Britons. Ngoại ngữ có thể là vấn đề phức tạp thậm chí hơn. Không có căn cứ gì để nói rằng trẻ em không nói tiếng Anh là không thông minh mà chỉ bởi vì chúng không thể trả lời những câu hỏi viết bằng tiếng Anh.
Một người nghiên cứu phải nhớ rằng giá trị nội dung của một công cụ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu cũng như nhóm người được điều tra. Tính chất giống nhau của nội dung có thể khác nhau giữa các nhóm và giữa các nền văn hoá. Do đó, thử nghiệm tiêu chuẩn hoá có thể thực hiện tốt. Các câu hỏi nhận dạng không đảm bảo so sánh thông tin thu được từ những nước khác nhau và một số sự khác nhau trong câu hỏi là cần tiết.
Sự tương đương về ngôn ngữ
Sự tương đương về ngôn ngữ có thể dễ dàng làm những kết quả của một cuộc nghiên cứu trở nên vô giá trị. Không nghi ngờ gì nữa, dịch nghĩa sai sẽ ngược với phương pháp nghiên cứu âm thanh. Những khó khăn đặc biệt là dịch chính xác theo nghĩa của những chữ không liên quan đến mục đích đã định hoặc ý nghĩa của cuộc nghiên cứu. Sự tương đương về ngôn ngữ phải được đảm bảo khi nghiên cứu quốc tế chỉ dẫn đến ngôn ngữ khác.
Mục đích của sự tương đương về ngôn ngữ đòi hỏi người nghiên cứu phải chú ý đến những vấn đề dịch tiềm năng. Theo Sekaran, người dịch cần chú ý đến từ vựng thành ngữ, sự khác nhau về ngữ pháp và cú pháp trong ngôn ngữ và sự khác nhau theo kinh nghiệm giữa những nền văn hoá được nhấn mạnh trong ngôn ngữ. Sự tương đương về từ vựng đòi hỏi một bản dịch là phải tương tự như ngôn ngữ gốc mà công cụ được phát triển. Sự tương đương về thành ngữ trở thành một vấn đề khi thành ngữ hoặc lối nói thông tục duy nhất ở một ngôn ngữ không thể dịch chính xác sang ngôn ngữ khác. sự tương đương về ngữ pháp và cú pháp nảy sinh một vấn đề khi phải dịch một đoạn dài. Khi xem xét sự tương đương về kinh nghiệm cần phải chú ý rằng sự tương đương chính xác của suy luận trong một bài văn được đưa ra bởi người trả lời ỏ nền văn hoá khác nhau.
Có một số biện pháp dịch có thể sử dụng đó là dịch ngược, dịch song song, dịch theo tổ, thăm dò ngẫu nhiên và dịch chính xác. Vói biện pháp dịch ngược, câu hỏi nghiên cứu được dịch bởi một người dịch và sau đó dịch ngược lại ngôn ngữ nguồn bởi một người khác. Bất kỳ sự khác nhau nào giữa bản dịch thứ nhất và thứ hai đều cho thấy có vấn đề. Một công ty nước ngọt của Australia dự định sử dụng bản dịch ở Hông Kông của một khẩu hiểu dạnh tiếng đó là " Baby, it's cold inside". Bản dịch ngược cho thấy lỗi dịch: ở Trung Quốc khẩu hiệu này hoá ra là "small mosquito, on the inside it is very cold". "Small mosquito" là một câu nói thông tục chỉ một đứa trẻ nhỏ và nó chẳng thể đồng nghĩa với từ lóng của Anh là từ baby chỉ một người phụ nữ hoặc một người được yêu.
Trong dịch song song câu hỏi được dịch bởi một vài người độc lập và bản dịch của họ sau đó được so sánh với nhau. Dịch theo tổ khác so với dịch song song là người trước gặp thành viên tổ để thảo luận những câu hỏi với người khác trong suốt thờì gian dịch.
Dịch thăm dò ngẫu nhiên liên quan đến việc sắp xếp việc thăm dò ở một địa điểm ngẫu nhiên trong cả câu hỏi đã được dịch và câu hỏi nguồn trong suốt thời gian trước thử nghiệm để đảm bảo rằng người trả lời hiểu những câu hỏi theo cùng một cách. Trong dịch chính xác cả bản nguồn và bản mục tiêu được xem xét rộng rãi để sửa đổi. Nếu những vấn đề khi dịch được phát hiện từ tài liệu nguồn thì nó được sửa lại một cách dễ dàng hơn.
Do vậy, câu hỏi nguồn trở nên rõ ràng và chính xác hơn. Ví dụ, lời tuyên bố: " Tôi là một huấn luyện viên aerobic" có thể chuyển thành: " Tôi là một giáo viên dạy nhảy"
Không tính tới phương pháp dịch thuật, luôn có những khái niệm không thể dịch sang một ngôn ngữ riêng biệt nào hoặc không thể được hỏi theo một cách có ý nghĩa trong một nền văn hoá riêng. " Uncola" là một ví dụ của những khái niệm như thế. Một số nhà ngôn ngữ học thậm chí còn tranh luận rằng sự tương đương của ngôn ngữ là một mục tiêu không thể đạt được. Trong bất cứ trường hợp nào, không có một phương pháp dịch thuật nào có thể đảm bảo sự tương đương về mặt ngôn ngữ, nhưng việc phát hiện ra những hạn chế về dịch thuật có thể xảy ra ít nhất cũng làm giảm đến mức tối thiểu các hạn chế này.
Lối trả lời
Mỗi người ở mỗi nền văn hoá khác nhau có những lối trả lời khác nhau khi trả lời cùng một câu hỏi. Ví dụ, người châu á thường rất lịch sự và có thể tránh chê bai về một sản phẩm. Trong những trường hợp như vậy, người nghiên cứu có thể phải sử dụng hệ thống số chẵn ( ví dụ: đúng/sai) để nhận được câu trả lời khách quan. Tuy nhiên, hệ thống số chẵn có thể gây ra những khó khăn khác trong cách hiểu vì hệ thống này có thể đưa ra những ý kiến mà nó thực sự không tồn tại ở nền văn hoá nào đó. Một người nghiên cứu có thể muốn đánh giá xem liệu rằng có nên sử dụng hệ thống số lẻ để những người trả lời có sự lựa chọn câu trả lời trung lập.
Một vấn đề khác liên quan tới sự khác nhau trong lối trả lời là sự hài lòng - cũng như sự thiếu hài lòng - chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong phần trả lời, đặc biệt khi vai trò này không được coi là một vai trò quan trọng. ở Malaysia, những người Trung Quốc thiểu số thường dè dặt trong cách trả lời và chắc chắn là từ chối trả lời, trái lại người Maylaisia và người ấn độ thiểu số thường hay nói và chắc chắn là sẽ trả lời. Do vậy, có thể là thích hợp khi điều chỉnh vị trí của những câu trả lời và/hoặc lối đáp bằng cách sử dụng cái gọi là điểm trung bình hoá thay vì sử dụng các điểm thô.
Thông thường, người nghiên cứu phải nhạy bén đối với trật tự của một ngôn ngữ. Ví dụ, những người nói tiếng Anh sử dụng từ "đúng" và " không" theo cách rất khác với cách mà người không nói tiếng Anh thường nói. Vì thế, " đúng" không luôn luôn là " đúng" và thỉnh thoảng " sai" có nghĩa là "đúng". Những ngôn ngữ phương Tây và tiếng Anh yêu cầu câu trả lời phải là "đúng" khi câu trả lời là khẳng định. Câu trả lời phải là "sai" khi câu trả lời đó là phủ định. Tuy nhiên, đối với những ngôn ngữ khác " đúng" hay " sai" lại đề cập tới việc liệu rằng câu trả lời của người hỏi là đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi được hỏi. Hãy xem câu hỏi " Bạn không thích cái này chứ ?". Một người Mỹ, người không thích mục này trong bảng câu hỏi sẽ nói "không". Nhưng một người không phải là người phương Tây có lẽ sẽ nói " vând " để chỉ sự đồng ý với câu hỏi đó. Đối với những người này, câu trả lời " Vâng, tôi không thích" là hoàn toàn hợp logic. Vì vậy, diễn đạt câu hỏi bằng những lời lẽ đơn giản, khẳng định là một ý kiến hay. Nên tránh những câu hỏi phủ định.
Chọn đúng cách thăm dò.
Những nghiên cứu xuyên quốc gia có thể được tiến hành đồng thời, liên tục hoặc độc lập. Ban đầu, người nghiên cứu có thể nghĩ việc tiến hành đồng thời các nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau có cùng sở thích là một việc thuận tiện. Nhưng những nghiên cứu đồng thời ở nhiều thị trường khác nhau có thể gây ra những hạn chế trong việc so sánh dữ liệu, đặc biệt là do các nhân tố mùa. Hãy xem một nghiên cứu về việc tiêu thụ nước giải khát, loại hàng thường có nhu cầu cao nhất trong mùa hè. Mùa đông ở Canada đến trong khi ở Argentina vẫn là mùa hè. Những nghiên cứu đồng thời trong những trường hợp như vậy có thể đưa đến những kết quả không có giá trị.
Đôi lúc, lịch sử có thể đóng vai trò như các nghiên cứu xuyên quốc gia phức tạp và hay biến động. Trong một nghiên cứu, một sự kiện cụ thể có thể ảnh hưởng tới kết quả hoặc hành vi trả lời. Ví dụ, một cuộc bầu cử quan trọng (tức là một sự kiện lịch sử) được tổ chức ở một nước nhưng lại không được tổ chức ở các nước khác có thể ảnh hưởng đáng kể tới kết quả nghiên cứu. Cũng như vậy, doanh số bán hàng ở Mỹ trong suốt mùa Giáng sinh cao hơn nhiều doanh số bán hàng trong suốt phần còn lại của năm, trong khi doanh số bán hàng ở Trung Quốc và Hồng Kông có xu hướng tăng cao hơn bình thường trong khoảng thời gian đón năm mới của người Trung Quốc. Một ví dụ khác, R.J.Reynolds đang bận rộn trong việc phân phối thuốc lá tới tận các gia đình ở Li băng, với kế hoạch sẽ tiến hành các cuộc phỏng vấn sau khi những người tiêu dùng đã dùng sản phẩm thuốc lá của mình. Tuy nhiên, việc phỏng vấn đã phải tạm dừng khi chiến tranh nổ ra ở Beirut. Công bằng mà nói, nên kiểm soát những sự kiện quan trọng vì chúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến 1 cuộc nghiên cứu được tiến hành liên tục hoặc độc lập.
Một nhân tố phức tạp khác là các giai đoạn trong vòng đời của một sản phẩm. Những sản phẩm giống nhau có thể lại ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời sản phẩm ở từng quốc gia khác nhau là do hiện tượng vòng đời sản phẩm quốc tế. Những nước kém phát triển có thể đi sau những nước phát triển trong việc phát triển sản phẩm mới. Doanh số bán hàng của sản phẩm ở hai hoặc nhiều nước trong cùng một khoảng thời gian là không thể so sánh, vì vậy không nên nghi ngờ về những kết quả thu được từ việc tiến hành những nghiên cứu đồng thời. Vì hạn chế này, trong một số trường hợp nên tiến hành các nghiên cứu đồng thời ở những nước này có cùng giai đoạn trong vòng đời sản phẩm. Hơn nữa, việc tiến hành các nghiên cứu liên tục đối với một giai đoạn nhất định trong vòng đời sản phẩm có thể là một việc làm khôn khéo khi sản phẩm đó không được tung ra cùng thời gian ở các nước có trình độ.
Hiệu lực bên ngoài
Có hai loại hiệu lực chính: bên ngoài và bên trong. Tới lúc này, chương này chỉ thảo luận về hiệu lực bên trong. Một nghiên cứu được coi là có hiệu lực bên trong khi nó thực sự chỉ ra những đặc điểm hoặc hành vi của sở thích. Nhưng một người nghiên cứu thông minh phải hỏi rằng liệu kết quả thu được từ một mẫu riêng biệt trong một nghiên cứu cụ thể sẽ đúng cho những đôí tượng không tham gia vào cuộc nghiên cứu hay không. Ví dụ, những người nuôi chó ở Mỹ được phát hiện rằng họ sẽ phản đối kịch liệt những thức ăn cho chó có giá cao hay có hương vị bò, nhưng những kết quả này cũng không thể chỉ ra rằng người Mỹ không phải là những người yêu chó cũng như những người nuôi chó ở nước ngoài sẽ phản đối giống như người Mỹ đối với những đồ dùng được xem là nuông chiều động vật quá mức.
Hiệu lực bên ngoài tập trung vào việc khái quát hoá những kết quả nghiên cứu cho những người khác. Thông thường, việc khái quát hoá các kết quả nghiên cứu được giới hạn ở mức nào đó. Do vậy, những kết quả này không thể áp dụng cho những nhóm khác hoặc cho những người khác, những sản phẩm khác, cũng như các thành phố hoặc các quốc gia khác.
Hãy xem mối liên quan giữa sức khoẻ với việc sử dụng Sacarin. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ giữa Sacarin và ung thư. Những bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng Sacarin là một chất gây ung thư và nó có thể đóng vai trò là chất xúc tác gây ung thư với cách hiểu rằng Sacarin hỗ trợ ung thư hoạt động. Hiệu lực bên trong không bao giờ nêu lên vấn đề này vì những nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh rằng Sacarin thực sự gây ra ung thư, ít nhất là đối với những chú chuột trong phòng thí nghiệm. Những người phê phán bằng chứng này đã tập trung vào vấn đề này ở hiệu lực bên ngoài. Theo những người phản đối thì việc gây ra một bệnh ở chuột không phải là căn cứ có giá trị để dự đoán ảnh hưởng của Sacarin đối với con người. Tuy nhiên, hiệp hội dược phẩm liên bang(FDA) đã bác bỏ những phản đối này bằng cách chỉ ra rằng sự phân tích không kèm theo bất kỳ bằng chứng nào về việc cơ chế gây ung thư ở chuột khác với ở người. Cho đến tận khi FDA nhảy vào cuộc, những nghiên cứu theo bảng câu hỏi là có cả giá trị bên trong và bên ngoài.
Đáng ngạc nhiên thay, FDA đã phản đối lại một cách bảo thủ khi kết quả kiểm tra được đệ trình đã sử dụng tới những nhân tố nước ngoài. Mặc dù, FDA chấp nhận kết quả được tiến hành chuột( liệu ở Mỹ hay không ở Mỹ) có thể thay thế cho kết quả được tiến hành trên người nhưng FDA lại miễn cưỡng trong việc chấp nhận người nước ngoài có vai trò giống như người Mỹ về mặt ảnh hưởng đối việc sử dụng thuốc. Những luật lệ mới của FDA cho phép một công ty dược phẩm được đệ trình kết quả của những nghiên cứu lâm sàng được tiến hành ở nước ngoài để ủng hộ những lời tuyên bố về an toàn và hiệu quả của thuốc. Những nghiên cứu như thế được cho phép với điều kiện chúng phải được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu giỏi ở nước ngoài, có giá trị và có thể áp dụng được cho dân số Mỹ.
Thông thường, hiệu lực bên ngoài không phải là một hạn chế khi về bản chất, vấn đề đáng quan tâm là sinh lý học. Những điều tương tự không thể dùng để nói về các vấn đề sinh lý học. Do vậy, con người có thể có cùng nhân khẩu học nhưng thái độ và hành vi lại khác nhau rất nhiều. Hành vi của một nhóm người tiêu dùng cũng như hành vi chung của con người ở một quốc gia không thể được mở rộng dễ dàng cho một nhóm khác hoặc những người ở quốc gia khác. Có thể là không hợp lý khi đánh giá rằng một nghiên cứu về những vấn đề của marketing ở một quốc gia cũng như kết quả thu được ở một nền văn hoá sẽ có thể áp dụng cho những vấn đề về marketing cũng như con người ở các nền văn hoá khác. Vì sự khác biệt về văn hoá, khó khăn về hiệu lực bên ngoài được nhân lên khi những người làm marketing tham gia vào một nghiên cứu marketing quốc tế.
Hệ thống thông tin marketing( MIS)
Hệ thống thông tin Marketing là một mạng thông tin thống nhất được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản trị Marketing những thông tin hữu ích và chính xác đúng lúc và đúng chỗ cho việc lập kế hoạch, ra quyết định và kiểm soát. Cũng như vậy, MIS giúp các nhà quản lý nắm bắt các cơ hội, từ đó nhận thức được các hạn chế tiềm năng và phát triển các kế hoạch Marketing. MIS là một phần không thể thiếu được của hệ thống thông tin quản lý mở rộng.
Mặc dù có máy tính và các công nghệ cao khác nhưng những phương pháp cũ trong việc thu thập và bảo quản dữ liệu vẫn rất được ưa chuộng. ở nhiều nơi trên thế giới, những kiến thức về hệ thống quản lý hiện đại cũng như việc áp dụng hệ thống quản lý hiện đại là không tồn tại. ở nhiều công ty, nhiều vị trí bị xếp chung vào cùng một phòng. Mỗi người lao động có thể có cách thức riêng và lộn xộn trong việc lưu trữ tài liệu và trữ thông tin. Những nhân viên mới thừa hưởng hệ thống sổ sách và lưu trữ này đồng thời sửa đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu của mình. Những hệ thống lưu trữ không có mục lục, một truyền thống được tôn trọng lâu đời, bắt mỗi nhân viên phải để ý vì không ai biết phải tìm một văn bản mà văn bản đó đã được lưu trữ bởi người khác như thế nào.
Những khó khăn như vậy không chỉ giới hạn ở các quốc gia kém phát triển. Các quốc gia phát triển như một số quốc gia ở châu Âu và Nhật Bản vẫn phải vật lộn với việc tự động hoá hệ thống thông tin của mình. Kinh nghiệm của Ngân hàng Châu Mỹ chỉ ra rằng các công ty của Mỹ cũng không thoát khỏi vấn đề này. Ngân hàng châu Mỹ theo truyền thống sắp xếp các thông tin về khách hàng của mình theo chủng loại sản phẩm, mỗi chủng loại sản phẩm này lại được sắp xếp ở các ngân hàng dữ liệu riêng nên các thông tin này không thể kết nối với nhau được. Vì thế, ngân hàng này không thể truy cập vào các dữ liệu trọn vẹn về khách hàng để biết về những sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi khách hàng của mình. Cũng như vậy, bằng việc coi 950 chi nhánh của ngân hàng ở California và các văn phòng hoạt động của ngân hàng trên toàn thế giới như những công ty hoạt động độc lập, ngân hàng đã phải vật lộn với các cách báo cáo khác biệt và những hệ thống không thể hoà hợp với nhau, gây ra cản trở đối với những cố gắng có phương pháp của chính mình trong việc thu thập dữ liệu.
Để thoát khỏi những khó khăn này, ngân hàng châu Mỹ đã phải mất 4 năm để phát triển hệ thống thông tin đầu tiên trị giá 200 triệu đô la cho các hoạt động của ngân hàng ở châu Âu. Những nhân viên cho vay của tập đoàn ở châu Âu hiện đã có thể truy cập các dữ liệu điện tử liên quan tới bản cân đối kế toán, các khoản nợ, tỷ giá ngoại hối và các thông tin khác về khách hàng ở châu Âu. Cuối cùng, ngân hàng đang chuẩn bị mở rộng hệ thống này trên toàn thế giới. Hệ thống thông tin này cho phép ngân hàng thiết lập mối quan hệ toàn vẹn với khách hàng để có thể xác định giá trị tín dụng của khách hàng, các sản phẩm và dịch theo vụ yêu cầu, cùng với các thông tin khác khác. Trong quá trình thiết lập hệ thống thông tin. ngân hàng cũng đã xây dựng được một hệ thống quản lý tốt hơn.
Thường có sự hiểu nhầm rằng MIS phải được tự động hoá và vi tính hoá. Mặc dù hệ thống thông tin của nhiều công ty được vi tính hoá nhưng các công ty vẫn có thể thiết lập và sử dụng hệ thống lao động chân tay, sau đó có thể vi tính hoá nếu mong muốn. Với công nghệ hiện đại và sự hiện diện của máy tính thì việc lắp đặt một hệ thống thông tin sử dụng máy tính là tương đối đáng giá cho một công ty xuyên quốc gia. Nhưng mọi người cũng không nên cho rằng máy tính là thứ thuốc chữa bách bệnh cho tất cả những khó khăn của MIS, đặc biệt là những nhược điểm được thiết kế bên trong MIS. Một hệ thống được thiết kế nghèo nàn, khi được vi tính hoá hay không, cũng sẽ không bao giờ hoạt động tốt được.
Để MIS đạt tới mục đích mong muốn, MIS phải được thiết kế kỹ lưỡng và vận hành thận trọng. Sự phát triển MIS liên quan tới 3 bước là phân tích, thiết kế và vận hành hệ thống. Việc phân tích hệ thống liên quan tới việc điều tra nhu cầu thông tin của tất cả những người sử dụng. Phải tiếp xúc với những đối tác quan trọng để xác nhận loại thông tin mà họ cần, khi các thông tin đã được xác định, và phiên bản phù hợp với các thông tin chứa trong đó. Vì thông tin không phải là miễn phí nên có thể là không khả thi khi phải thoả mãn tất cả các loại nhu cầu thông tin. Lợi ích của thông tin mang lại phải được so sánh với chi phí thu thập và bảo quản nó. Chỉ khi lợi ích này lớn hơn các chi phí thì một thông tin cụ thể mới cần được xử lý.
Thiết kế MIS là vấn đề cần xem xét tiếp theo. Thiết kế MIS là việc biến các yêu cầu về thông tin khác nhau thành một hoặc nhiều kế hoạch mà các kế hoạch đó chỉ rõ các bước và chương trình trong việc thu thập, ghi chép và xử lý các dữ liệu về marketing. Những kế hoạch cạnh tranh hoặc xen kẽ nhau được phát triển và so sánh, và cuối cùng kế hoạch phù hợp nhất sẽ được lựa chọn.
Bước cuối cùng là vận hành hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin được chọn sẽ được cài đặt và kiểm tra để đảm bảo rằng nó hoạt động như dự kiến.Tất cả những người điều hành MIS và những người sử dụng MIS đều phải được đào tạo và mọi lời nhận xét của họ phải được xem xét để đảm bảo rằng hoạt động của MIS diễn ra suôn sẻ. Thậm chí sau khi vận hành, hệ thống có thể tiếp tục được theo dõi để đảm bảo nó thoả mãn nhu cầu của tất cả mọi người sử dụng đồng thời cũng ngăn chặn không cho những người không đủ tiêu chuẩn tiếp cận hệ thống. Ví dụ ngân hàng bảo hiểm Thái Bình Dương đã mất 10,3 triệu USD khi một cố vấn tuy cập vào mã chuyển tiền điện tử và sử dụng nó để gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của ông ta ở Thuỵ Sĩ.
Vì MIS đượ xem là hiệu quả và hữu hiệu nên nó có một số đặc điểm sau. Theo Sweeney và Boswell thì hệ thống này hướng về người sử dụng, có thể mở rộng, dễ hiểu, linh hoạt, dễ kết nối, hiệu quả, chi phí vừa phải, tin cậy, đúng lúc, và dễ dàng kiểm soát. MIS cũng có tính hệ thống và tồn tại lâu dài. Marketing và các thông tin về môi trường xung quanh nên được thu thập, xử lý thường xuyên và cập nhật liên tục.
MIS bao gồm một số hệ thống con như báo cáo bên trong, nghiên cứu marketing và thu thập thông tin marketing. Hệ thống báo cáo bên trong là thiết yếu đối với hệ thống vì một công ty xử lý một lượng lớn thông tin dựa trên các dữ liệu hàng ngày. Phòng marketing có báo cáo về doanh số bán hàng. Phòng dịch vụ khách hàng tiếp nhận những lời khen và chê từ khách hàng. Phòng kế toán thường tạo nên và thu thập những thông tin như là các đơn đặt hàng, các chuyến hàng, số lượng hàng tồn kho, các chi phí về xúc tiến,... Tất cả những loại thông tin được tạo ra từ bên trong nên được lưu trữ và thông báo cho các bên có liên quan và có ảnh hưởng tới.
Đối với các thông tin từ bên ngoài, MIS gồm có hai hệ thống con. Một là hệ thống nghiên cứu marketing Hoạt động của hệ thống này được thảo luận rộng rãi. Hệ thống còn lại là hệ thống thu thập các thông tin marketing cũng như thu thập các thông tin có liên quan đến môi trường xung quanh. Trách nhiệm của hệ thống này là phải theo kịp sự thay đổi của môi trường cũng như các xu hướng của môi trường. Hệ thống con này thu thập thông tin từ những người bán hàng, nhà phân phối, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan của chính phủ, và các ấn phẩm về công nghệ, các chuẩn mực xã hội và văn hoá, môi trường chính trị và pháp luật, tình hình kinh tế, và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Việc vận hành MIS phải tuân theo luật lệ của từng quốc gia. Nhiều quốc gia quan tâm tới quyền tự do của công dân nên có những bộ luật thắt chặt việc tự do lưu chuyển thông tin. ở Anh, những người sử dụng thông tin được yêu cầu phải tuân theo đạo luật bảo mật dữ liệu và phải đăng ký với văn phòng đăng ký bảo mật dữ liệu, nếu không sẽ phải chịu những hình phạt nặng. Những người sử dụng máy vi tính phải nêu rõ những thông tin cá nhân được tiếp nhận như thế nào và nó sẽ được sử dụng như thế nào. Hơn nữa, những người dân Anh có quyền được xem các thông tin cá nhân của chính họ.
MIS nên được thiết kế để khai thác nhiều hơn ngoài việc thu thập và bảo quản dữ liệu. Nó nên vượt khỏi việc thu thập dữ liệu bằng cách tăng thêm giá trị cho thông tin để các thông tin này được sử dụng tốt nhất cho người sử dụng. Vì thế, MIS đòi hỏi một bộ phận phân tích chịu trách nhiệm về việc phân tích dữ liệu theo thống kê và nhận thức. Bộ phận này thậm chí có thể đi xa hơn bằng việc đưa ra các kết luận và đề nghị dựa trên việc phân tích thông tin.
Kết luận
Để giảm thiểu rủi ro, một công ty cần thông tin. Nhìn chung , các công ty của Mỹ không nhận thấy tầm quan trọng của thông tin đối với thị trường nước ngoài. Các công ty Nhật Bản thì tương đối lúng túng trước hành động của các công ty Mỹ. Vì được cảnh báo bởi giám đốc của phòng nghiên cứu thương mại quốc tế của MITI, Mỹ đã đánh bại Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai do mạng lưới thu thập thông tin giỏi hơn của chính phủ Mỹ. " "Tại sao các doanh nhân Mỹ không thể phát triển một hệ thống thu thập thông tin và chiến lược tương tự để đối phó và chiến với Nhật Bản ngày nay? Hầu hết người Nhật Bản không thể hiểu tại sao các doanh nhân Mỹ lại không thể chiến thắng trong cuộc chiến này".
Một mặt, chương này thảo luận các nhu cầu về thông tin và mặt khác thảo luận những khó khăn trong việc quản lý thông tin. Mục tiêu cơ bản của chương này là để cung cấp những hiểu biết cơ bản về quá trình nghiên cứu và sử dụng thông tin. Chú ý đặc biệt được đưa ra đối với quá trình thu thập thông tin và sử dụng thông tin marketing. Những vấn đề viết ở trên đây còn xa mới bao quát hết mọi mặt của markeing, và người đọc nên tham khảo các sách nghiên cứu marketing khác để xem các chi tiết có liên quan tới những vấn đề nghiên cứu cụ thể.
Không kể tới thị trường được định hướng ở đâu, một công ty phải biết về thị trường và người tiêu dùng của mình. Nhật Bản và những quốc châu Âu thành công ở nước ngoài đều do tuân theo các khái niệm marketing được truyền bá và khởi nguồn ở Mỹ . Tuy nhiên các công ty Mỹ thường không thực thi các khái niệm marketing này ở nước ngoài. Về cơ bản, các khái niệm marketing đòi hỏi các công ty phải hiểu nhu cầu của khách hàng , và vì mục đích này, nghiên cứu marketing là một sự đảm bảo cần thiết trong việc xác định rõ yêu cầu đó. Mặc dù, sự thực là các thông tin về thị trường nước ngoài thường thiếu hoặc kém chất lượng, nhưng khó khăn chung này có thể lại là một điều may mắn vì những đối thủ cạnh tranh cũng có những thông tin không đủ hoặc không đáng tin cậy như vậy. Một công ty làm tốt việc thu thập thông tin có thể có được lợi thế canh tranh hơn.
Một nhà marketing nên tiến hành nghiên cứu bằng cách bắt đầu tìm kiếm các thông tin thứ cấp có liên quan. Có rất nhiều thông tin cùng tồn tại và người nghiên cứu cần biết cách để nhận biết và xác định các nguồn thông tin thứ cấp phong phú này ở cả trong nước lẫn ở nước ngoài. Những nguồn thông tin này được cung cấp thông qua các ấn phẩm tham khảo nói chung, các tạp chí thương mại từ các hiệp hội kinh doanh và thương mại, các tổ chức nghiệp đoàn và các tổ chức nghiên cứu marketing. Các nguồn thông tin từ chính phủ cũng có nhiều loại và tồn tại dưới nhiều dạng từ miễn phí tới ở mức giá cả hợp lý.
Khi cần thiết phải thu thập thông tin sơ cấp, các nhà làm marketing không nên thực hiện việc thu thập thông tin về nước chủ nhà từ xa. Một nhà marketing nên hiểu rằng có thêm nhiều khó khăn xuất hiện ở nước ngoài vì những khó khăn như vậy thực sự có thể ảnh hưởng tới tất cả các bước của quá trình nghiên cứu. Vì những hạn chế này, quá trình thu thập thông tin trên phạm vi quốc tế là một việc không hề đơn giản. Một người không thể chỉ đơn thuần dùng lại phương pháp luận được sử dụng ở một nước và áp dụng nó cho tất cả các nước còn lại. Nhà làm marketing nên dự đoán những khó khăn gặp phải đối với một nước cụ thể và nhatá thiết phải đưa ra một số thay đôỉ trong chiến lược nghiên cứu. Để chắc chắn rằng một nghiên cứu là đáng tin cậy và có cả hiệu lực bên trong lẫn bên ngoài, sự tương đương về ngôn ngữ, dụng cụ và nhận thức là rất quan trọng.
Một công ty nên thiết lập một MIS để quản lý thông tin có hiệu quả. Hệ thống này nên kết nối với tất cả các đầu vào thông tin từ các nguồn hoặc các phòng khác nhau trong phạm vi công ty. Vì là một hoạt động đa quốc gia, nghĩa là sự kết nối và phối hợp tất cả các thông tin này cũng được hình thành bởi các hoạt động ở nước ngoài. Hệ thống này có thể có nhiều chức năng hơn việc biên soạn dữ liệu. Nó thường tạo ra các đầu ra có ý nghĩa dưới hình thức mong muốn cho người sử dụng đúng theo yêu cầu. Với sự phát triển cao của trí tuệ nhân tạo, việc máy tính thực hiện tất cả các chức năng cần thiết, bao gồm việc đưa ra các đề nghị cho các chiến lược marketing là có thể ở trong tương lai gần. Trong những phân tích cuối cùng, mỗi nhà làm marketing vẫn phải ghi nhớ rằng thông tin không bao giờ có thể thay thể sự đánh giá của con người. Hãy ghi nhớ, có dữ liệu ở mọi nơi mà không biết cách đánh giá thì cũng chỉ là vô ích.
Câu hỏi
1. Những gì là khó khăn trong việc sử dụng và so sánh thông tin thứ cấp ở một số nước?
2. Bách khoa toàn thư về các nguồn thông tin trong kinh doanh là gì? Nó có ích thế nào đối với những người làm marketing quốc tế?
3. Mô tả những sản phẩm của phòng thương mại Mỹ: FT 410, OBR, ESP, FT1 và TOP?
4. Tại sao lại khó khăn trong việc dùng các kỹ thuật thử nghiệm chắc chắn ở nước ngoài?
5. Phân biệt giữa: Dịch ngược, dịch không cân đối, cách tiếp cận đồng loạt, sự thăm dò ngẫu nhiên, và việc phù hợp với khuôn mẫu.
6.Phân biệt giữa hiệu lực bên ngoài và hiệu lực bên trong. Mối liên hệ mật thiết của hiệu lực bên ngoài đối với những nhà làm marketing là gì?
7. Những đặc điểm cần đạt tới của MIS là gì?
Bài tập thảo luận và các tình huống thảo luận.
1. Tokyo có thể là một thị trường nghiên cứu tốt không? Tại sao đúng hoặc tại sao sai?
2. Bạn thích quan sát hay hỏi trong việc thu thập dữ liệu ở nước ngoài?
3. Hãy đưa ra những loại hành vi quá phổ biến ở Mỹ đến nỗi chúng thường bị coi thường bởi những người nghiên cứu ở Mỹ- nhưng không bị coi thường bởi người nghiên cứu nước ngoài.
4. Hãy thảo luận những vấn đề đáng tin cậy và có hiệu lực trong việc thực hiện các nghiên cứu xuyên quốc gia thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi được tiêu chuẩn hoá.
5. Ăn kiêng và đi bộ là những khái niệm mà người Mỹ thường nhắc tới. Chúng có được hiểu bởi những người không phải là người Mỹ hay không?
6. Các biến số nhân khẩu học có ý nghĩa toàn thế giới không? Có đúng rằng những biến số này có thể được hiểu khác nhau ở những nền văn hoá khác nhau không?
7. Sau khi được học rằng không có bất kỳ rào cản nhập khẩu nào đối với những sản phẩm của nước mình, một nhà sản xuất thức ăn được chế biến ở Mỹ tiến hành nghiên cứu marketing ở Nhật Bản để khẳng định mức độ yêu thích các loại bánh ngọt. Những kết quả chỉ ra rằng người Nhật Bản thích ăn bánh ngọt. Kết luận rằng những người tiêu dùng Nhật Bản rất thích mua các loại bánh này, công ty đã sản xuất và để các siêu thị Nhật Bản bán sản phẩm của mình . Doanh số bán hàng đã thực sự gây thất vọng. Người Nhật Bản được phỏng vấn hiểu nhầm người sản xuất? Cũng có thể người sản xuất không hỏi đủ hoặc không hỏi đúng những câu hỏi?
8. Là một người nghiên cứu , bạn phải hỏi để nghiên cứu thị trường để đưa ra những đề nghị trong việc làm thế nào để bán cà phê ở một số nước châu á, châu Âu, và Nam Mỹ. Bạn cần hỏi những câu hỏi gì để hiểu những động cơ mua bán khác nhau, thói quen tiêu dùng, và cách sử dụng những sản phẩm này?
Trường hợp 8-1 : Một thế giới, một quảng cáo?
Những quảng cáo hàng loạt, thực tế của việc dùng những quảng cáo giống nhau ở mọi nơi trên thế giới, là một vấn đề gây tranh cãi lớn. Qua hàng thập kỷ, cuộc tranh cãi này vẫn rất nóng bỏng, và chắc chắn sẽ không dịu đi trong thời gian ngắn. Những quảng cáo hàng loạt dựa trên sự giả định về tính đồng nhất của khách hàng. Đó chính là những người, không kể tới sự phát triển cũng như cội nguồn dân tộc, có cùng nhu cầu và mong muốn và theo đó có thể được thúc đẩy theo cùng một cách. Nhìn tổng thể, một quảng cáo nên phải đủ nội dung.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Boote đã khám phá khía cạnh về tính đồng nhất của khách hàng. Ông đã so sánh tiêu chuẩn của 1500 phụ nữ, trong đó 500 người là người Tây Đức, 500 người là người Anh, và 500 người là người Pháp. Triển lãm 1 cung cấp kết quả của 29 mặt hàng có giá trị được xếp hạng bởi mỗi người trong 3 nhóm này. Cuộc kiểm tra T được tiến hành để đánh giá ý nghĩa của mỗi mặt hàng. Boote cũng tiến hành phân tích các nhân tố trong cách trả lời của mỗi nhóm, kết quả trong 2 nhóm từ Đức, 3 nhóm từ Pháp, và 4 nhóm từ Anh. Ông ta keté luận rằng 2 nhóm người Đức tương đối giống nhau về tính chất đối với 2 nhóm người Anh vì sự phân chia của những nhóm này nhưng không phải là tatá cả lời trả lời. Kết quả, ông ta kết luận rằng sự khám phá của ông dường như ủng hộ cho cả những quảng cáo được tiêu chuẩn hoá và cả những quảng cáo địa phương hoá. ông viết " Một sự cân bằng, kết quả cung cấp những bằng chứng nhỏ để ủng hộ việc sử dụng chiến dịch quảng cáo thông thường trong 3 nước này".
Câu hỏi
1. Nghiên cứu tại bàn cũng như các nguồn thông tin khác được cung cấp trong tình huống này. Bạn có đồng ý với người nghiên cứu rằng có một vài bằng chứng ủng hộ việc sử dụng những quảng cáo được tiêu chuẩn hoá.
2. Đề nghị của bạn đối với việc quản lý liên quan đến việc sử dụng những quảng cáo được tiêu chuẩn hoá là gì?
Trường hợp 8-2 :Công ty thực phẩm Best Frozen Foods.
Chủ tịch công ty Best Frozen Foods, F.Rozen đã nghiên cứu các số liệu mới nhất về doanh thu của công ty. Ông nhận thấy phần chủ yếu của lợi nhuận cận biên có được từ hệ thống kho quân nhu ở châu Âu. Hệ thống kho quân nhu bao gồm các cửa hàng lương thực do quân đội Mỹ quản lý để nhằm phục vụ cho toàn thể quân nhân và các phái viên tới châu Âu. Tất cả các kho quân nhu cũng như toàn thể quân nhân đều đóng ở Cộng hoà liên bang Đức, thường gọi là Tây Đức. Chỉ những quân nhân đó và những thường dân Mỹ có liên hệ với chính phủ mới được phép mua hàng taị các cửa hàng này. Những người dân địa phương không được phép mua hàng tại các cửa hàng này trừ phi họ là thân nhân của những người được phép mua hàng.
Các kho quân nhu thực chất là các siêu thị kiểu Mỹ không bày biện kiểu cách, ở đó bán các hàng hoá tạp phẩm phục vụ cho người Mỹ. Danh mục sản phẩm cơ bản giống như ở trong một siêu thị nào đó của Mỹ, nhưng số lượng nhãn hiệu cho mỗi sản phẩm lại có hạn.
F.Rozen gọi phó chủ tịch công ty là N.E.W Market vào phòng làm việc của mình và nói : " Hàng thực phẩm đông lạnh trong các kho quân nhu ở Tây Đức đang mang lại lợi nhuận cho chúng ta, đặc biệt là thực phẩm phục vụ cho các bữa tiệc lớn của các gia đình. ở Mỹ, các bữa ăn gia đình trong đó ngũ cốc được coi như một loại rau trở nên bán chạy hơn với nhiều loại rau hơn là ngũ cốc. Doanh số của sản phẩm thức ăn đông lạnh bằng ngũ cốc đã vượt quá con số mong đợi. Tuy nhiên, tôi nhớ rằng khi tôi còn phục vụ trong quân đội ở Đức, ông đã không thể mua được thực phẩm đông lạnh. Chúng ta sẽ có được một thị trường rộng lớn để mở rộng sản xuất các sản phẩm đông lạnh. Khi mà hệ thống vận tải và các kho hàng được xây dựng thì các chi phí tăng thêm không đáng kể.
Mỗi khi mở rộng khu vực thị trường, chúng ta đã dùng một chiến dịch quảng cáo lớn trên tivi cùng với chủ đề Better than Fresh thành công. Khi dân Đức uống nhiều bia, chúng ta sẽ sử dụng những diễn viên địa phương uốnh bia lạnh trong khi ăn đồ ăn của chúng ta. Tôi hình dung ra một chủ đề quảng cáo thực phẩm động lạnh cùng với bia lạnh. Tôi muốn ông sang Đức chuẩn bị điểm bán hàng, sắp đặt các chương trình quảng cáo khuyến mại trên ti vi và mọi thứ cho việc giới thiệu mặt hàng thực phẩm đông lạnh ở Đức. Thực phẩm sẽ được chở đến vào tuần tới và sẽ có đủ để chuyển tơí các cửa hàng sau ba tháng nữa".
N.E.W. Market đã dời sang Đức vào hôm sau. Sau đó ba tuần, ông ta gửi về cho F.Rozen bản báo cáo sau : "Tôi đã quan sát thấy các vấn đề sau. Thứ nhất là sự khác biệt về văn hoá giữa Mỹ và Đức, trong đó có việc mua hàng. Người Mỹ thường mua thực phẩm một lần một tuần, họ mua thực phẩm cho cả tuần và mốn sự tiện lợi. Các bữa ăn của họ được chuẩn bị và kết thúc càng nhanh càng tốt. Việc mua hàng cũng được hoàn thành càng nhanh càng tốt. Tất cả các viên chức địa phương đều được nghỉ làm từ buổi trưa tới hai giờ chiều. Họ tới các cửa hàng địa phương và mua thực phẩm cần thiết cho bữa tối. Nói cách khác, họ không cần chuẩn bị trước cho các bữa ăn như người Mỹ. Thịt và các thực phẩm tươi sống khác luôn có sẵn cho người dân địa phương. Người Đức không ăn ngô mà dùng làm thức ăn cho động vật.
Các tủ lạnh ở Mỹ to hơn và có những ngăn lạnh rất rộng. Thậm chí người Mỹ còn có các ngăn lạnh riêng cho mình. Tủ lạnh kiểu Đức thì nhỏ hơn, chỉ bằng tủ lạnh loại nhỏ đặt ở văn phòng. Có ít ngăn để thực phẩm đông lạnh, nếu có, những người Đức cũng không quen dùng thực phẩm đông lạnh, thậm chí họ còn uống bia hâm nóng. Khi đi ăn ở nhà hàng, bạn phải yêu cầu nếu muốn có đá lạnh. Người Đức dường như rất coi trọng việc thực phẩm phải luôn có sẵn. Có các gian hàng thực phẩm trước các chợ tạp phẩm, các cửa hàng bách hoá, và các nơi khác. Đó là các quầy bán đồ ă nhanh với xúc xích và các món ăn rán kiểu Pháp. Các cửa hàng tạp phẩm có nhiều sản phẩm tươi sống. Nhiều sản phẩm tươi sống như thịt, cá, phó mát được bán cùng với sự giúp đỡ của máy đếm tiền. Trong các cửa hàng còn có nhiều sự trợ giúp như là cho xem vật mẫu hoặc giải thích các chỉ dẫn. Nhưng có ít tủ lạnh và hầu như không có ngăn lạnh.
Tôi cho nhữngkhách hàng tiềm năng xem túi hàng. Chúng ta đã quên không in các chỉ dẫn bằng tiếng Đức lên túi hàng. Trên thực tế, tất cả bao bì đều được in bằng bốn hoặc năm thứ tiếng, bao gồm Đức, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Người ta nói rằng các chỉ dẫn không có ý nghĩa gì cả và khó mà làm theo được. Họ cũng không chắc một pound hoặc một ounce là bao nhiêu".
Bản báo cáo cũng đề cập tơí một vài vấn đề liên quan tới quảng cáo. "Vấn đề chủ yếu tồn tại với quảng cáo trên ti vi. Chương trình quảng cáo duy nhất phát vào giữa 6 giờ 30 và 7 giờ tối. Có một chương trình dành riêng cho quảng cáo là một trong những chương trình được yêu thích nhất. Nhưng khi bạn có chỗ trong chương trình này, bạn phải đăng ký trước ít nhất 18 tháng. Không có sự bảo đảm khi nào quảng cáo được chiếu trên ti vi suốt một năm và quảng cáo đó sẽ được đặt vào vị trí nào. Bất cứ loại quảng cáo có tính chất so sánh nào cũng không được phép sử dụng. Những người trong ngành thực phẩm đã nói với tôi là họ sẽ kiện chúng tôi nếu chúng tôi sử dụng chủ đề Better than Fresh. Việc này được coi là xúc phạm đến danh tiếng của ngành công nghiệp thực phẩm tươi sống và do đó là bất hợp pháp.
"Tôi không thể tìm được chỗ đứng cho sản phẩm của chúng ta. Các cửa hàng không có chỗ cho sản phẩm đông lạnh họ không cũng muốn thử sản phẩm đó. Hãy cho tôi lời khuyên. Tôi nên làm gì với hàng hoá sẽ đến trong nay mai".
Các câu hỏi
1. Tóm tắt các vấn đề liên quan đến việc marketing cho thực phẩm đông lạnh ở Đức.
2. F.Rozen nên khuyên N.E.W. Market phải làm gì ?
3. Có nên giới thiệu sản phẩm này không ?
4. Bạn có gợi ý gì nếu sản phẩm này được giới thiệu ?
9. Phân tích thị trường và các chiến lược thâm nhập thị trường.
Minh hoạ Marketing
IBM đã từng được biết tới với chính sách kinh doanh cứng rắn thông qua các công ty con mà nó toàn quyền sở hữu nay đã có sự thay đổi trong chính sách của mình. Nhằm đối phó với sự phát triển nhanh chóng của thị trường máy tính, kế hoạch kinh doanh của IBM hiện nay bao gồm các chiến lược dự kiến. Hãng này có 18 xưởng sản xuất ở ngoài nước Mỹ. ở châu Âu, hãng thành lập các công ty liên doanh, các dự án hợp tác với chính phủ, các đối thủ cạnh tranh và xây dựng các mối quan hệ cung ứng dài hạn. Một ví dụ của chính sách toàn cầu của IBM là hãng đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với STET, một công ty nhà nước của ý chuyên về kỹ thuật viễn thông và chế tạo trang thiết bị cho các nhà máy.
ở Nhật Bản, IBM cũng đã tự chuyển từ hình thức hoạt động độc lập sang hình thức liên doanh nhằm lấy lại vị trí đẫn đầu đã mất vào tay của Fujtsu. Công ty Mỹ này đã liên kết với một số công ty lớn của Nhật Bản. Máy tính cá nhân của IBM và các sản phẩm chi phí thấp
Bản thân GNP không phản ánh chính xác tiềm năng của thị trường. GNP của ấn độ là 126 tỷ USD tức là gấp đôi của Austria là 65 tỷ, nhưng con số lớn hơn đó không có nghĩa là India là một thị trường tốt hơn. Một chỉ số chính xác hơn có thể sử dụng là xem xét GNP trong mối quan hệ với số dân. Bằng cách chia GNP của một nước cho số dân của nó, kết quả đạt được là tỷ số GNP/đầu người, nó có thể đo được dung lượng thị trường. Con số đó có thể giúp công ty xác định được những nước ưu tiên nhờ khả năng đo được sự giàu có của thị trường ( ví dụ như mức độ của sức mua tập trung) Một nước có mức GNP/người cao hơn nói chung là có thuận lợi hơn về kinh tế so với những nước có mức thấp hơn. Trong trường hợp của Austria và India, Austria là 8,6000$ GNP/người còn India chỉ 190$ , như vậy ảutia có sức hấp dẫn hơn nhiều về mặt của cải vật chất.
Một chỉ số chung về dung lượng thị trường là dân số của một quốc gia. Về mặt này, Trung Quốc dẫn đầu vì số dân của nước này là trên 1 tỷ dân. Nhưng vì chính sách hạn chế sinh đẻ nghiêm ngặt của mình, trong tương lai, India sẽ chiếm vị trí này. Theo thống kê của một tổ chức riêng phi lợi nhuận về điều tra dân số, cho tới năm 2025, 83% dân số thế giới sống ở Châu Phi, Châu á và Mỹ Latinh.
Dân số là chỉ số tốt về cơ hội thâm nhập thị trường đối với hàng hóa ít giá trị và cần thiết. Hơn cả GNP, số dân đông nhìn chung thể hiện một thị trường thu hút. Nhưng bản thân dân số cũng có diểm khác so với GNP, nó có thể gây sự nhầm lẫn, đặc biệt trong trường hợp những hàng hóa đắt hoặc xa xỉ phẩm. Số dân của Thụy Sỹ 6,3 triệu ban đầu có vẻ không gây ấn tượng khi đem so với số dân 140 triệu của Bangladesh. Nhưng chỉ số GNP/đầu người đưa ra một bức tranh hoàn toàn khác. Thị trường Thụy Sỹ rõ ràng là hấp dẫn hơn rất nhiều với chỉ số GNP/ng là 14.240 $ trong khi Bangladesh chỉ là 100$. Chính vì thể, dân số lớn chưa chắc chỉ ra được cơ hội thị trường tốt hơn.
Vì thị trường là năng động, chúng ta phải theo dõi sự tăng trưởng của thị trường và hướng tăng của dân số. Khoảng 3/4 trong số dân của thế giới sống tại các nước đang phát triển, đánh dấu những thị trường quan trọng. Dân số thế giới dự tính sẽ tăng lên 6,2 tỷ vào năm 2000. Và tất nhiên, không phải tất cả các khu vực đều tăng với cùng một tỷ lệ. Dân số Mehico được dự tính là sẽ tăng 42% cho đến cuối thế kỉ, và thành phố Mexico đã là một thành phố lớn nhất thế giới vượt cả Tokyyo- Yokohama. ở Châu phi, tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ năm 1970 trên tổng thể. Đối lập với điều đó,bản thân mức tăng của ngoại vi Saharan Châu Phi là 3%/ năm đã gấp đôi tỷ lệ của phần còn lại của thế giới. Nigerie có thể sẽ nhanh chóng thay thế Soviet Union ở vị trí nước có số dân đông đứng thứ 3 trên thế giới. Một mặt , mức tăng trưởng dân số của Nigeria đưa đến nhiều cơ hội kinh doanh Mặt khác, nếu không có sự tăng trưởng đồng thời của cải và thu nhập, vấn đề thị trường tiềm năng nhận được sẽ bị lu mờ dần bởi những vẫn đề về xã hội.
Rõ ràng là không thể chỉ dựa vào dân số của mỗi nước mà không có sự xem xét tổng thể trên các khu vực của nó để thâm nhập một thị trường. Trên quan điểm thị trường, mức độ phân bố dân cư là đáng để nghiên cứu. Trong khi tổng dân số chỉ ra kích thước của thị trường, mật độ phân bố dân cư xác định những vùng thuận lợi trong sự thâm nhập thị trường. Khi dân số ở một vùng trở nên dầy đặc hay tập trung hơn, hiệu quả của phân phối và xúc tiến là thuận lợi. Theo hướng này đảo Java của Indonesia là một thị trường lý tưởng. 2/3 của 160 triệu dân Indonesia sống ở Java, một hòn đảo chỉ chiếm 7% diện tích toàn đất nước. Mật độ dân cư ở Java là 740 người/km2 - một con sôe hoàn toàn khác với trung bình của nước này là 83 ng/ km2. Ví dụ khác, Canada có diện tích rất rộng lớn mà số dân lại ít, . Nhưng khi xét kĩ hơn, dân cư Canada chủ yếu tập trung ở 3 thành phố lớn là Toronto, montreal và Vancouver. ở đó tập trung 29 % dân cư, chiếm 33% sức mua toàn quốc. Cũng như vậy., 3 thành phố lớn nhất của Mỹ là new York, Los Angeles và Chicago chỉ chứa 11% dân cư toàn quốc và chiếm 12% sức mua.
Một xu hướng xác định theo tổ chức UN là dân cư ngày càng sống trong các thành phố nhiều hơn. Cho tới năm 2010, nửa dân số thế giới, so với 42% năm 80, sẽ sống trong các khu đô thị. Xu hướng này sẽ làm tăng mức phân bố dân cư. Cũng đến cuối thế kỉ, 17 trong số 20 thành phố lớn nhất thế giới sẽ thuộc khu vực các nước chậm và đang phát triển. Hậu quả của nó là gia tăng sự khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và nhà ở cho người nghèo. Một tác động tích cực là đem đến sự phát triển xã hội và kinh tế.
Một chỉ số khác là thu nhập đầu người. Thu nhập phản ánh mức độ hấp dẫn của thị trường vì tiêu dùng tăng khi thu nhập tăng. Tuy nhiên, cũng không nên quá đánh giá cao tác dụng của chỉ số này. Những người tiêu dùng ở các nước chậm /đang phát triển có thể có thu nhập thấp nhưng sức mua lại có thể rất lớn vì giá cả sinh hoạt ở những nước này phụ thuộc vào chi phí thực phẩm và nhiên liệu thấp. Hệ quả là, những người tiêu dùng ở những nước này vẫn có thể có những khoản tiền nhàn rỗi đủ để dùng thỏa mãn nhu cầu. Bảng 9-1, 9-2 và 9-3 so sánh một số nước chọn lọc về mặt giá cả, lương và sức mua.
Cách sử dụng thu nhập sẽ đưa ra một đầu mối xác định tiềm năng thị trường. Nếu một tỷ lệ lớn thu nhập sử dụng theo hướng tiêu dùng những hàng hóa thiết yếu, cơ hội thị trường cho những hàng hóa xa xỉ là bị giới hạn. Chi phí thực phẩm, ví dụ, là cao ở Nhật do họ phải sử dụng 25% khoản thu nhập sẵn có để mua thực phẩm. Đối tác của họ, Mỹ, lại ngược lại, chỉ dùng 15% thu nhập và dùng phần còn lại để tiêu dùng cho những sản phầm không phải là thiết yếu
Không bao giờ nên coi bản thân thu nhập là quyết định sức hấp dẫn của thị trường. Trung Quốc là một ví dụ, là một nước có nền kinh tế đứng thứ 9 trên thế giới. Nhưng mức thu nhập bình quân đầu người chỉ là 350$, con số đó không hề khác nhiều so với Haiti hoặc Guinea. Hơn nữa, dân số cần được xét trên quan hệ với thu nhập để có được một cách thức tốt hơn trong đánh giá thị trường.
Một vấn đề nảy sinh với thu nhập bình quân là sự ngộ nhận rằng mọi người đều nhận một phần bằng nhau trong thu nhập quốc dân. Để loại bỏ điểm yếu này, một người nghiên cứu thị trường nên kiểm tra sự phân phối của thu nhập. Khi thu nhập được chia đều theo những vùng dân cư khác nhau, sản phẩm của một công ty có vẻ là phù hợp với tất cả cá thể riêng lẻ. Nhưng ngược lại, sản phẩm có thể không phù hợp cho một số thị trường nhất định nếu thu nhập vùng đó có khoảng cách khác biệt khá lớn so với các vùng khác. Trong những quốc gia công nghiệp và xã hội chủ nghĩa, thu nhập xét về khía cạnh nào đó là được chia đều. Trong nhiều quốc gia khác, đặc biệt những quốc gia kém phát triển hơn, tồn tại sự phân cực. Trên tổng thể,một phần giảm sút của thu nhập quốc gia do 20% dân số là liên quan đến sự phân cực gia tăng. Theo Cục điều tra dân số của Mỹ, 12% dân số Mỹ chiếm 38% của cải toàn quốc trong khi những người nghèo nhất là 26% chỉ chiếm 10% thu nhập. Tại brazil, sự phân cực tỏ ra đáng cảch báo vì 20% dân số những người giàu nhất chiếm tới 61,5% thu nhập quốc gia , và chỉ còn 3,5% thu nhập quốc gia dành cho 20% những người nghèo nhất. Những nước như Philipín, Peru , Mexico và Thổ Nhĩ Kì, những người nghèo nhất chiếm 20% dân số cả nước, theo thống kê của ƯB, chỉ giữ 5% thu nhập quốc gia. Trong những trường hợp như vậy, hầu hết những người tiêu dùng không đủ khả năng tiêu dùng những hàng hóa xa xỉ
Những người xuất khẩu nên chú ý đến tính co dãn của thu nhập với xuất và nhập khẩu trong những nước(thị trường) mục tiêu, bởi vì những hệ số này chỉ ra cách mà hàng xuất và nhập đựoc người tiêu dùng sử dụng. Tính co dãn của thu nhập cho xuất khẩu của Mỹ là 0.99. Vẫn đề của Mỹ là tính co dãn của thu nhập cho nhập khẩu là 1,7 , có nghĩa là mỗi 1% tăng lên trong thu nhập của người Mỹ thì tương ứng với 1,7 % tăng lên trong nhập khẩu của Mỹ. Với mỗi đơn vị tăng lên trong thu nhập, nhập khẩu của Mỹ sẽ tăng nhanh hơn xuất khẩu, dẫn đến sự mất cân đối trong cán cân thương mại. Hơn thế, theo tính toán của ngân hàng Nhật Bản, nếu giá trị của đồng USD giảm 1% thì sẽ chỉ dẫn đến giảm 0.4% trong nhập khẩu của Mỹ.
Sự co dãn thu nhập trong nhu cầu nhập khẩu của Mỹ có thể tính toán để xem cách Mỹ nhập từ các nước có quan hệ buôn bán sẽ thay đổi thế nào trong mối quan hệ với mức tăng thu nhập. Nhật bản có mức co dãn tốt nhất, tiếp đó là Australia, Tây Đức, Anh, Đan mạch và Thụy Diển. Không chỉ sự co dãn của nhập khẩu từ những nước này cao mà ngay cả sự co dãn của nhập khẩu từ thị trường Mỹ vào các nước này cũng thấp. Vì thế, thậm chí nếu thu nhập ở Mỹ và các nước này tăng cùng tỷ lệ, thì nhập khẩu của Mỹ sẽ vễ tăng nhanh hơn là xuất khẩu. Đây là tin tốt cho những nhà xuất khẩu sang Mỹ, nhưng hoàn toàn không phải là tin tốt cho các nhà xuất khẩu của Mỹ.
Thu nhập thường chỉ ra phạm vi của tiêu dùng, bởi vì thu nhập và tiêu dùng có mối liên hệ tích cực. Mặc dù ảnh hưởng của thu nhập là vừa phải do những tập quán văn hóa, nó còn chỉ ra mức độ tiêu dùng của nhiều hàng hóa. Thêm vào đó, một người nghiên cứu thị trường cũng nên theo dõi tiêu dùng bình quân cho mỗi sản phẩm vì nó có thể khác nhau giữa thị trường này với thị trường kia. Tại Mỹ, phí tổn tiêu dùng cá nhân là 6.203$ và 536 ô tô 773 diện thoại 636 TV cho mỗi 1000 người dân. Tại Anh, số liệu này chỉ bằng 1/2 so với ở Mỹ ( 3266$) và các số tương ứng là 259 ô tô 445 điện thoại 354 Ti vi cho mỗi 1000 dân, ở India là 126$, 1 ô tô, 4 điên thoại và 1 ti vi cho 1000 người dân.
Khi lập kế hoạch xuất khẩu , cũng rất có lợi khi ước tính
Chỉ số tập trung địa lý được xác định bằng cách chia kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cho những khách hàng chính trên tổng kim ngạch xuất khẩu của một nước . Chỉ số càng cao sự tập trung xuất khẩu vào những thị trường xuất khẩu chính càng lớn. Bất kỳ một sự thay đổi bất lợi nào diễn ra trên thị trường đó đều có thể gây suy yếu xuất khẩu của nước đó. Những chỉ số tập trung này nói chung là phát huy hiệu quả trong trường hợp ước tính khả năng trả nợ của các nước chậm và đang phát triển nhưng có thể không hữu ích trong trường hợp của các nước công nghiệp, những nước có nền kinh tế và thị trường xuất khẩu đa dạng.
Một chỉ số hữu ích khác đánh giá khả năng của một nước nhằm đạt được sự cân bằng trong cán cân thanh toán là sự hạn chế nhập khẩu. Chỉ số hạn chế nhập khẩu là giá trị của những hàng hóa nhập khẩu không thiết yếu chia cho giá trị của tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, và chỉ số này đo được số lượng của những hàng hóa không cần thiết. Chỉ số cao chứng tỏ có quá nhiều sự trao đổi ngoại tệ bị tiêu dùng vào những sản phẩm nhập không thiết yếu. Một quốc gia khi đó nên hạn chế danh sách nhập khẩu để giảm dòng chảy ngoại tệ ra nước ngoài, khi nhập khẩu không cần thiết có thể được hạn chế thì nguồn ngoại tệ có thể được dùng vào những sản phẩm khác cần thiết hơn cho nền kinh tế. Chỉ số hạn chế nhập khẩu của Brazil giảm chững tỏ những nỗ lực của nước này nhằm bảo toàn nguồn ngoại tệ. Dấu hiệu tăng của chỉ số Mexico, ngược lại, đã chỉ ra một sự cảnh báo trong xu hướng tăng lên những rủi ro trong đầu tư, đặc biệt khi mức tiêu dùng cao trong khi mức tích lũy lại thấp. Tổng thu nhập của Mexico có vẻ như không đủ để trả nợ và trả cho nhập khẩu. Như vậy chắc chắn là sẽ có những biện pháp quản lý ngoại hối và hạn chế nhập khẩu những sản phẩm không thiết yếu được áp dụng. Điều này có thể gây ra những tác động nghiêm trọng tới những nhà sản xuất muốn bán vào Mexico những sản phẩm xa xỉ.
Xuất khẩu
Hầu hết những cuốn cẩm nang về sự cần thiết trong marketing đều xác định rằng xuất khẩu là một chiến lược mà công ty không cần bất kỳ một tổ chức marketing hay sản phẩm nào ở nước ngoài cả., xuất khẩu là xuất khẩu sản phẩm từ chính nơi sản xuất ra nó. Sản phẩm xuất khẩu về cơ bản là tương tự như sản phẩm được bán ở thị trường của nước sản xuất ra nó. Như vậy, hầu như là không có sự cải tiến cho thị trường nước ngoài. Những nhà xuất khẩu hàng đầu của Mỹ ( với doanh số bán hàng xuất khẩu và xuất khẩu khi phần trăm bán hàng in parenthese) là general Motors ( 8,3 tỷ USD chiếm 8,14% ) Boeing (7,3 tỷ $/44,86%) Fỏd (7,2 tỷ$/11,55%) Genaral Eletric (4,3 tỷ$/12,35% và IBM (3 tỷ$/5,97%)
Cái lợi chính của chiến lược xuất khẩu là sự dễ dàng trong thực thi chiến lược. Rủi ro là ít vì các công ty chỉ là đơn giản xuất khẩu những năng lực sản phẩm thặng dư khi nó nhận được những hợp đồng từ nước ngoài. Kết quả là, những nỗ lực thực hiện marketing quốc tế của họ ngẫu nhiên đạt mức tốt nhất. điều này có vẻ rất giống với chiến lược thâm nhập của các công ty nhỏ. Nhiều công ty sử dụng chiến lược xâm nhập này khi họ lần đầu tham gia vào thương mại quốc tế vào có thể tiếp tục sử dụng nó trong nhiều hay ít cơ sở hiện tại.
Vấn đề với việc sử dụng chiến lược xuất khẩu là nó không fải luôn luôn là một chiến lược tối ưu. Mong muốn duy trì hoạt động quốc tế đơn giản đồng hành với sự thiếu đi sự cải tiến sản phẩm khiến chính sách marketing của công ty thiếu đi sự linh hoạt và khả năng phản hồi. Theo nghiên cứu của Cooper và Kleinschimidt : " nhà sản xuất thỏa mãn chỉ với việc bán hàng hóa nội địa ra nước ngoài cần kiên trì và chú ý một chút đến nguyên liệu tự nhiên và chọn lọc trên thị trường nước ngoài của mình, giống như đạt được mức biểu cận dưới trung bình của xuát khẩu, đặc biệt về mặt tăng trưởng xuất khẩu " Đối với một chiến lược tốt hơn, sản phẩm cần thiết phải biến đổi và không cố định.
Chiến lược xuất khẩu hoạt động không hiệu quả khi đồng tiền của nước xuất khẩu mạnh. Trong những năm 1970, đồng franc của Thụy Sỹ mạnh đến nỗi mà các công ty của họ thật sự khó khăn trong việc xuất khẩu và bán hàng trên thị trường Mỹ. Các công ty Thụy Sĩ đã phát hiện ra rằng họ cần phải tiến hành đầu tư ra nước ngoài nhằm giảm ảnh hưởng của đồng franc mạnh. Trong suốt kì đầu của đạo luật Reagan, đồng dollar Mỹ đã cũng trở nên đặc biệt mạnh. Các công ty Mỹ không chỉ gặp khó khăn trong viếc xuất khẩu hàng hoá mà còn phải cạnh tranh với dòng lũ những hàng nhập khẩu đã rẻ nay càng rẻ hơn khi mà đồng dollar mạnh lên. Một đồng tiền có thể còn mạnh trong nhiều năm, tạo ra những khó khăn dài hạn cho nước xuất khẩu
Bảng 9-1 Biểu giá tại 49 thành phố lớn trên thế giới
City Price Level excl.
Rent Zurich = 100 Price level incl
Rent Zurich =100
Lagos
Tokyo
New york
Abu Dhabi
Manama ( bahrain)
Chicago
Houston
Jeddan
Oslo
Los Angeles
Seoul
Helsinki
Panama
Jakarta
Singapore
Toronto
Hongkong
Montreal
Stockholm
Copenhagen
Kuala Lumpur
Tel Aviv
Cairo
Sydney
Zurich
Buenos aires
Bogota
Geneva
Mexico City
Caracas
Dublin
London
Brussels
Madrid
Vienna
Dusseldorf
Milan
Johannesburg
Bombay
Mannila
Paris
Athens
Amsterdam
Sao paulo
Luxembourg
Lisbon
Rio de Janerio
Istanbul
Bangkok 209
185
166
164
141
138
134
134
134
130
130
130
128
125
120
117
115
114
112
109
107
104
104
102
100
100
97
97
96
95
94
93
89
88
87
85
85
84
84
83
82
78
73
72
71
63
63
60
57 195
201
207
212
171
165
140
172
127
141
133
120
144
116
145
126
139
117
102
101
116
98
114
105
100
92
100
99
96
110
89
100
92
84
83
87
84
83
79
79
92
82
74
72
78
61
62
60
59
City Muwcs Luong
Gross Zurich =100 Muc luong
Net zurich = 100
New york
Los Angeles
Chicago
Houston
Montreal
Toronto
Geneva
Zurich
Tokyo
Copenhagen
Oslo
Sydney
Helsinki
Dusseldorf
Luxembourg
Amsterdam
Stockholm
Brussels
Jeddah
Vienna
Abu Dhabi
London
Paris
Milan
Dublin
Johannesburg
Caracas
Manama ( Bahrain)
Madrid
Tel Aviv
Athens
Hong Kong
Panama
Singapore
Seoul
Kuala lumpur
Lagos
Sao paulo
Buenos Aires
Bogota
Rio de janerio
Lisbon
Mexico City
Istanbul
Bangkok
Cairo
Jakarta
Manila
Bombay 142
136
129
113
109
106
103
100
100
98
92
85
74
74
71
70
70
69
67
61
61
57
56
53
53
46
46
42
41
38
36
36
33
31
31
26
23
23
30
19
18
17
17
15
12
11
9
8
6 126
128
126
119
99
102
96
100
104
66
80
77
57
63
67
61
59
63
80
56
78
51
56
52
48
45
56
52
41
32
37
42
37
29
36
28
28
25
22
22
20
17
19
13
14
11
12
9
8
City Purchasing Power Level
Total Basket
Zurich = 100
Gross Net
Geneva
Los Angeles
Luxembourg
Zurich
Amsterdam
Montreal
Chicago
Toronto
Copenhagen
Dusseldorf
New York
Houston
Sydney
Brussels
Vienna
Oslo
Paris
Milan
Stockholm
London
Helsinki
Dublin
Tokyo
Madrid
Athens
Lisbon 107
104
100
100
96
96
93
91
90
87
85
85
84
78
70
69
69
63
62
62
57
56
54
47
46
28 99
98
94
100
83
87
91
88
61
74
76
89
75
70
65
60
68
61
52
56
44
52
57
46
48
28
Việc cấp phép
Khi một công ty nhận thấy hoạt động xuất khẩu của mình kém hiệu quả nhưng còn do dự để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì cấp giấy phép có thể là một giải pháp hợp lý. Việc cấp giấy phép là một thoả thuận cho phép một công ty nước ngoài sử dụng quyền sở hữu công nghiệp (ví dụ: bằng sáng chế, nhãn hiệu, và bản quyền tác giả), sử dụng bí quyết kỹ thuật và kỹ năng thao tác (như nghiên cứu cơ bản, kỹ nghệ thủ công, sự giúp đỡ kỹ thuật v.v..) sử dụng thiết kế kỹ thuật và kiến trúc hay bất cứ một sự kết hợp nào giữa những yếu tố trên ở một thị trường nước ngoài. Thông thường, một nhà cấp phép sẽ cho phép một công ty nước ngoài sản xuất một sản phẩm để kinh doanh ở nước của người được cấp phép và đôi khi cả ở một thị trường nhất định nào đó.
Thực tế, hình thức cấp giấy phép là rất phong phú. Khoảng 50% dược phẩm bán ở Nhật Bản sản xuất theo giấy phép do các công ty của Mỹ và Châu Âu cấp. Tạp chí Playboy thường sử dụng nguồn tài liệu được cấp giấy phép bởi tạp chí Lui của Pháp để in trong tạp chí Oui của họ được xuất bản ở Mỹ. Tạp chí Playboy không chỉ có vai trò là người được cấp phép mà còn là người cấp phép ở chín ấn bản bằng tiếng nước ngoài của mình. Cũng như vậy, tạp chí Penthouse cũng cấp phép cho các ấn bản bằng tiếng Tây Ban Nha, australia, và tiếng ý ngoài ấn phẩm bằng tiếng Nhật và tiếng Brazil. Những nước nói tiếng Đức tiêu thụ lượng ấn phẩm của Penthouse nhiều nhất. Công ty Spalding nhận được hơn 2 triệu dôla Mỹ từ việp cấp giấy phép cho các mặt hàng thể thao của mình. Công ty Fruit of the Lôm kiếm được ít nhất là 1% doanh thu ròng của những công ty sử dụng tên của họ cho khoảng 45 sản phẩm bán ở thị trường Nhật Bản. Một trong những mặt hàng được cấp giấy phép ở nước ngoài nổi tiếng nhất là Pac-Man. Nó đem lại cho người chủ hàng triệu dôla tiền bản quyền lấy từ khoảng 300 sản phẩm mang nhãn hiệu này.
Theo phòng Thương mại Mỹ, số công ty của Mỹ có cấp giấy phép cho công ty nước ngoài đã tăng nhẹ từ hơn 200 công ty năm 1975 lên 300 công ty năm 1984. Trong khoảng từ năm 1971 đến những năm 1980, số tiền thu được từ tiền bản quyền tác giả, chi phí, dịch vụ và quản lý liên quan của các công ty Mỹ do việc cấp giấy phép về bằng sáng chế và công nghệ tăng 130% từ 2,4 tỉ đôla lên 5,5 tỉ đôla. Số tiền này gấp mười lần số tiền mà các công ty Mỹ chi trả để có được giấy phép khác của các công ty nước ngoài. Hãng McDonald's là một trong những nhà cấp giấy phép hàng đầu của Mỹ, trong đó gần một nửa số cửa hàng mới mở của nó là ở nước ngoài và đem lại khoảng 1 phần 5 doanh thu của công ty.
Việc cấp giấy phép không bị giới hạn trong phạm vi của sản phẩm hữu hình. Một dịch vụ nào đó cũng có thể là đối tượng để cấp phép. Những cố gắng để quốc tế hoá thị trường tương lai của công ty Chicago Mercantile exchange đã giúp nó giành được quyền sở hữu thông tin về chỉ số Nikkei. Công ty này sau đó chuyển quyền sở hữu thông tin về chỉ sô Nikkei cho công ty SIMEX để kinh doanh ở Singapore năm 1986 và dự định sẽ kinh doanh giấy phép về chỉ số của sàn giao dịch Chicago Mercantile exchange ở một thời điểm trong tương lai.
Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung được coi là có khả năng thu lời hơn và vì thế hình thức này thường được hưởng những khung chính sách ưu đãi thì kinh doanh bằng việc cấp giấy phép cũng cho thấy có rất nhiều thuân lợi. Nó cho phép có điều kiện mở rộng các chương trình nghiên cứu và phát triển, chi phí dành cho đầu tư trong khi vẫn nhận được một khoản thu nhập trội thu với một mức chi phí phải bỏ ra rất ít. Thêm vào đó, việc cấp giấy phép bảo vệ các bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại chống lại việc ăn cắp bản quyền. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một công ty mà sẽ rời khỏi một thị trường truyền thống hoặc hiện tại nào đó sau khi có hoạt động đầu tư sản xuất và xúc tiến bán hàng ở đây. Hiện tượng này rất phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, nơi mà lạm phát cao và giảm phát luôn đẩy chi phí quản lý điều hành lên rất cao. Công ty Pavot đã mất quền sở hữu đối với nhãn hiệu thương mại của mình vào tay một khách hàng cũ của mình ở Brazil sau khi chấm dứt điều hành và để nhãn hiệu đó "chết". Trong trường hợp này đáng lẽ công ty phải khôn ngoan hơn nếu chuyển sản phẩm của mình sang một công ty nước ngoài khác và để hờ trong trường hợp để có thể lấy lại quyền sở hữu và sản xuất sản phẩm khi nền kinh tế và một số yếu tố khác trở nên có lợi nếu kinh doanh sản phẩm này.
Có rất nhiều lý do cho thấy việc cấp giấy phép nên được sử dụng rộng rãi, trong đó hàng rào thương mại có thể là một lý do như vậy. Một công ty nên xem xét tới việc cấp giấy phép khi có vấn đề về vốn sản xuất, hoặc khi các hạn chế nhập khẩu không cho phép họ thâm nhập trực tiếp vào thị trường nước ngoài, hay khi trong chính sách của nước làm ăn có sự nhạy cảm đối với vấn đề sở hữu nước ngoài. Phương pháp này là rất linh hoạt vì nó cho phép một công ty có thể thâm nhập thị trường dễ dàng và nhanh nhất có thể. Việc cấp giấy phép cũng tỏ ra khá ưu việt khi chi phí vận tải cao, đặc biệt nó lại gắn tới (liên quan) giá trị của sản phẩm.
Một công ty cũng có thể tránh được những rủi ro tiềm tàng và những khó khăn bằng việc cấp giấy phép. Chẳng hạn, hầu hết các nhà thiết kế của Pháp thường sử dụng việc cấp giấy phép nhằm tránh phải đầu tư trong kinh doanh. Trong một ví dụ khác, hãng Disney có được toàn bộ giá trị bản quyền mà hầu như không phải chịu rủi ro ở dự án công viên giải trí Tokyo Disneyland trị giá 500 triệu đôla thuộc sở hữu của công tyKeisei Electric Railway và công ty Mitsui. Chi phí bản quyền và cấp giấy phép khi đã được thoả thuận tỏ ra rất hấp dẫn: Disney nhận được 10% tiền thu vé vào cửa và 5% lợi nhuận từ việc bán đồ ăn và hàng hoá trong công viên. Hơn thế nữa, Disney bằng chính sách sử dụng lao động thanh niên chi phí thấp làm đội ngũ nhân công của công viên nên đã không phải đối đầu với chính sách thời gian lao động của Nhật Bản.
Tuy nhiên, việc cấp giấy phép cũng có mặt tiêu cực nhất định. Chẳng hạn nguy cơ rủi ro bị giảm bớt cũng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị thu hẹp. Trên thực tế có thể là chiến lược thâm nhập thị trường ít có lợi nhất. Công ty Kentucky Fried Chicken cho biết họ đã thu được lợi nhuận từ 300 cửa hàng thuộc quyền sở hữu của mình nhiều hơn so với số lợi nhuận có được từ việc kinh doanh giấy phép ở 2100 cửa hàng khác, ở cùng một thời điểm. Giám đốc khu vực Châu Âu của công ty Anheuser-Busch nhấn mạnh "Việc cấp giấy phép là một biện pháp đầu tư tốn ít vốn nhất để thâm nhập thị trường. Nhưng nếu bạn muốn có lợi nhuận cao hơn, bạn sẽ phải chịu nguy cơ rủi ro lớn hơn đối với số tiền của mình."
Hơn thế nữa, một công ty cũng cần phải xét tới những triển vọng trong dài hạn của mình. Bằng việc cấp giấy phép cho một công ty nước ngoài, một công ty có thể đang nuôi dưỡng một đối thủ cạnh tranh trong tương lai, đối thủ mà hiện tại mới chỉ đang giành dật về mình bí quyết về công nghệ và sản xuất sản phẩm. ở một khía cạnh khác, một công ty khi đã được cấp giấy phép vẫn có thể từ chối gia hạn thêm đối với hợp đồng cấp phép. To compicate the matter, it is anything but easy to prevent the licensee from using the process learned and acquired while working under license. Công ty Texas instruments đã phải kiện rất nhiều nhà máy của Nhật Bản buộc họ phải tiếp tục trả tiền bản quyền cho bộ chip nhớ của mình. Trái lại, công ty MNCs dường như lại không quan tâm nhiều tới vấn đề này và tiếp tục tìm kiếm và ký những hợp đồng cấp phép mới ở nhiều thị trường khác.
Những vấn đề khác thường nảy sinh khi quá trình thực hiện của người được cấp giấy phép không được tốt. Việc cố gắng để chấm dứt hợp đồng nói ra còn dễ hơn nhiều so với thực hiện nó. Một khi việc cấp giấy phép được thực hiện, nó cũng có thể ngăn cản người cấp phép thâm nhập trực tiếp vào thị trường. Luật pháp của Nhật Bản cho phép người được cấp phép có được quyền quản lý thực sự đối với sản phẩm đã được cấp phép, và bằng đạo luật như vậy thì việc những nhà đầu tư muốn giành lại quyền sản xuất và bán sản phẩm thuộc quyền sở hữu của mình sẽ rất khó có thể thực hiện được.
Mặt khác thì việc chất lượng của sản phẩm không giữ được ổn định qua từng nước do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng của người được cấp phép cũng có thể gây nguy hại tới danh tiếng của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Điều này có thể giải thích tại sao công ty McDonald's lại tiến hành giám sát nghiêm ngặt quá trình sản xuất ở các công ty được họ cấp giấy phép sản xuất. Chính vì vậy mà McDonald's đã tự đảm bảo được sự ổn định về chất lượng cũng như không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm. Một trong những thể hiện đó là việc công ty McDonald's đã thắng kiện trong vụ kiện liên quan tới việc công ty này thu hồi giấy phép của một cơ sở ở Pháp vì nó đã sản xuất sản phẩm McDonald's dưới tiêu chuẩn. Cũng như vậy, công ty Anheuser-Busch buộc tất cả các công ty được mình cấp giấy phép phải sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn của công ty này. Những công ty này buộc phải đồng ý nhập khẩu nguyên liệu như men bia từ Mỹ.
Ngay cả khi công thức sản xuất sản phẩm được thực hiện nghiêm chỉnh thì phương thức cấp giấy phép đôi khi vẫn có thể gây nguy hại tới hình ảnh của sản phẩm đó, vì đây là vấn đề tâm lý. Nhiều sản phẩm được nhập khẩu có được danh tiếng chắc chắn bỗng chốc tan biến khi có mặt sản phẩm cùng loại được sản xuất ở ngay chính thị trường tiêu thụ theo giấy phép. Công ty bia Miller đã rất lo sợ khi cảm nhận được vấn đề này ngay khi sản phẩm Lowenbrau của họ một nhãn hiệu Đức được sản xuất tại Texas.
Trong một vài trường hợp, một công ty hoàn toàn không có sự lựa chọn nào khác về việc cấp giấy phép. Rất nhiều LDCs ép buộc những người nắm giữ bản quyền phải cấp giấy phép sản phẩm của mình cho các nhà sản xuất và phân phối khác với số tiền bản quyền mà có thể hoặc không thể được coi là công bằng. Canada với việc bảo vệ người tiêu dùng là nước công nghiệp duy nhất yêu cầu các công ty phải cấp giấy phép bắt buộc đối với mặt hàng dược phẩm. Các công ty sản xuất dược phẩm phải cấp giấy phép cho sản phẩm của họ với tiền bản quyền là 4%. Những nước như Bỉ và Li Băng thì không có điều khoản cấp giấy phép bắt buộc. Nhưng việc cấp giấy phép bắt buộc lại được áp dụng sau 3 năm kể từ khi có chứng nhận bản quyền ở Canada và Hà Lan và được áp dụng bất cứ lúc này ở Đức. ở Nigeria, việc cấp giấy phép bắt buộc có thể có hiệu lực sau 4 năm kể từ khi giấy chứng nhận bản quyền được ký hoặc sau 3 năm kể từ khi bản quyền được cấp nếu giấy bản quyền đó đang được sử dụng.
Hình thức cấp giấy phép mặc dù có những hạn chế nào đó thì nó vẫn là một chiến lược khá hiệu quả trong những hoàn cảnh nhất định. Farok Contractor đã nghiên cứu xu thế chung của các công ty xuyên quốc gia là thích việc quốc tế hoá thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hơn là hình thức cấp giấy phép. Sau cùng ông cũng tìm ra được những điều kiện nhất định thì hình thức cấp giấy phép mới có ưu thế. Hơn thế nữa, Contractor còn viện dẫn một vài bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối tương quan thuận giữa hình thức cấp giấy phép với pham vi cũng như số bản quyền của công ty. Những công ty lớn hơn và có tính chất quốc tế hơn thường là những công ty có nhiều bản quyền và có xu hướng thực hiện cấp giấy phép nhiều hơn.
Điều kiện cấp giấy phép cũng phải được đàm phán cẩn thận và được áp dụng minh bạch. Lấy ví dụ, người Trung Quốc hiểu các điều kiện trong cấp phép có thể khác so với thực tế hoạt động cấp giấy phép thường thấy ở Mỹ. Khi mà một công ty Trung Quốc muốn có một bộ văn bản hoàn hảo của công nghệ được cấp giấy phép thì một công ty Mỹ muốn cấp được giấy phép phải biết được văn bản đó là gì. Có khi công ty Mỹ đó phải thực sự sửng sốt khi biết rằng họ phải giành rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho những tài liệu không cần thiết hoặc thậm chí phải tìm cho được tài liệu không thực sự tồn tại.
Nói chung, một hợp đồng cấp giấy phép phải bao gồm những yếu tố cơ bản về sản phẩm bao hàm: các quyền được cấp giấy phép theo hợp đồng, phạm vi lãnh thổ áp dụng, điều kiện về quyền bảo hộ, các điều khoản mở rông và gia hạn hợp đồng, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu về đối tượng đối với các điều kiện và quyền cấp phép trong tương lai, buôn bán và trợ giúp quản lý kiểm soát chất lượng, vấn đề cấp giấy phép chuyển tiếp và cấp giấy phép trở lại, cơ cấu và tỉ lệ tiền bản quyền, chi phí dịch vụ cấp giấy phép, vấn đề cấp giấy phép không tính tiền bản quyền, các qui định và điều khoản thanh toán, các yêu cầu về kiểm toán và thông báo, sự đóng góp cổ phần, sử dụng đồng tiền trao đổi, các lựa chọn về luật bảo vệ bí mật thương mại và bí quyết kỹ thuật, thăm quan nhà máy, phân xử trong thương mại, thuế, điều khoản chấm dứt hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên khi kết thúc hợp đồng.
Hợp đồng cấp phép cũng cần có một điều khoản dành một khoản tiền gửi theo lệnh bằng đồng tiền trong nước dưới tên người cấp phép để giảm thiểu những rắc rối gắn với hạn chế trong chi phí chuyển tiền, quản lý và trao đổi ngoại tệ. Hơn thế nữa, khi chi phí cấp giấy phép dựa trên giá bán buôn thì cũng cần nó cũng cần sự đồng ý về giá được áp dụng. Cơ sở để tính giá tiền bản quyền thường được áp dụng dựa trên giá kinh doanh, mức giá ít liên quan đến khấu hao thương mại, thuế phí, phí bao bì, vận tải và bảo hiểm. Dựa vào công nghệ và sản phẩm mà tỉ lệ tiền bản quyền trong hợp đồng cấp giấy phép dao động trong khoảng từ 1% đến 50% và tỉ lệ bình quân là 5-6%.
Nghiên cứu thực tế cho thấy có 4 nhân tố cơ bản trong cấu trúc của hợp đồng chuyển giao quốc tế về công nghệ:
Địa điểm ra quyết định và quản lý.
Mức độ trao đổi cá nhân trong quá trình chuyển giao.
Các vấn đề liên quan tới nhà cung cấp
Sự chắc chắn trong mối quan hệ của nhà cung cấp công nghệ với được cung cấp.
Vấn đề kiểm soát quá trình chuyển giao thực sự được nhà cung cấp quan tâm sẽ có thể tăng đối với những chi phí quan trọng. Sự trao đổi cá nhân , chê công nghệ đó quá phức tạp thường không quan trọng trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ đơn giản hay công nghệ thông thường. Cũng cần phải xác định mức độ tham gia của mỗi bên trong những hoạt động ban đầu ( ví dụ: nghiên cứu cơ bản, đào tạo). Cuối cùng, mối quan hệ đó có vững chắc hay không lại chịu ảnh hưởng của sự dịch chuyển quyền lực giữa các bên. Thường thì đối với công ty được nhận giấy phép sẽ củng cố quyền lực khi đã nắm rõ về công nghệ. Bốn nhân tố cơ bản này thực sự cần thiết cho cả thắng lợi trước mắt và lâu dài sẽ được quyết định trong những bước thoả thuận của hợp đồng.
Một công ty cấp giấy phép có quốc tịch Mỹ cũng phải quan tâm tới cả luật chống độc quyền. Nếu một giấy phép nào đó có sự hạn chế phạm vi sử dụng đối tượng của hợp đồng cấp phép sẽ bị qui là vi phạm per-se.(ví dụ xem xét sự bất hợp pháp mà không cần tới một bằng chứng về mức độ ảnh hưởng do chống cạnh tranh). Lấy ví dụ về vi phạm per-se trong luật Mỹ, như một thoả thuận liên kết buộc người được cấp giấy phép phải mua những nhãn không có bản quyền, hay sử dụng vấn đề bao gói trong hợp đồng cấp giấy phép để buộc người được cấp phép phải chấp nhận các quyền khác về bản quyền, duy trì mức giá bán lại... Các hạn chế thương mại khác như hạn chế về phạm vi lãnh thổ được cấp phép hay cấp giấy phép chuyển tiếp sẽ được kiểm tra theo luật chống độc quyền. Điều này là không hợp pháp trong một số trường hợp : (1)Nếu hành động đó xảy ra và (2) họ có bằng chứng không xác đáng về ảnh hưởng của chống cạnh tranh. Luật chống độc quyền của phòng tư pháp Mỹ thường coi những thoả thuận cấp phép mà ngăn cản các công ty độc lập cạnh tranh buôn bán ở Mỹ với các công ty khác như đối tượng nghi phạm của luật này. Bởi vì những lý do mà luật này đưa ra, nhiều công ty cấp giấy phép thay vì đề nghị cấp giấy phép chuyển tiếp họ lại thích sự thoả thuận tách biệt hơn trong cấp phép.
Nếu giấy phép đó được cấp cho các công ty của Châu Âu thì công ty đó phải xem xét luật chống độc quyền của EC, đặc biệt ở điều 85 Hiệp Ước Rome. Điều khoản này ngăn cản những điều kiện hợp đồng (với vài miễn trách) mà nếu thực hiện sẽ có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại giữa các nước Châu Âu. Với những qui định về giá cố định, phạm vi lãnh thổ được cấp phép và thoả thuận liên kết sẽ được miễn truy.
Mỗi nhà cấp giấy phép thận trọng sẽ không chuyển hẳn một nhãn hiệu thương mại cho người được cấp phép. Hơn thế, họ còn xác định các điều kiện theo đó cho biết khi nào ngươì được cấp phép có thể hoặc không thể được sử dụng giấy phép.
Về phía người được cấp phép, nhãn hiệu thương mại của người cấp phép chỉ đáng giá trong việc bán sản phẩm được cấp phép khi sản phẩm đó thông dụng. Còn không, tốt hơn hết người được cấp phép nên tự tạo một nhãn hiệu thương mại mới để bảo vệ vị trí của mình khi giấy phép cơ bản không được thay đổi.
Việc cấp phép nên được xem như là con đương hai chiều vì việc cấp giấy phép cũng cho phép người cấp phép đầu tiên tiếp cận kỹ thuật và sản phẩm của người được cấp phép. Điều này rất quan trọng bởi người được cấp giấy phép có thể tin tưởng vào thông tin do người cấp giấy phép cung cấp. Không như cấc doanh nghiệp Mĩ, những nhà cấp giấy phép Châu Âu rất thich sự đáp lại và thậm chí họ còn giảm tiền bản quyền tác giả để đáp lại việc cải thiện san phẩm và những sản phẩm mới có lợi nhuận tiềm năng.
Những nhà cấp giấy phép Hoa Kỳ, thương xuyên cân nhắc rủi ro, tỏ ý xem thường sự phát triển công nghệ nước ngoài và không muốn sự đáp lại hay cấp giấy phép ngược trở lại. Thực tế, có rất nhiều ví dụ cho thấy rằng dòng công nghệ quan trọng đang chảy ngược về Mĩ (như dây chuyền sản xuất nhôm Sloderberg của Na Uy, phương pháp Pikington để sản xuất thuỷ tinh làm đĩa cua Anh, đông cơ đốt quay Wankel của Đức, công nghệ kính áp tròng của Cộng hoà Séc).
Ưu điểm của việc cấp giấy phép chéo được minh hoạ trong trường hợp của công ty Texas Instrumment. TI đã buộc tội những nhà sản xuất chất bán dẫn Nhật Bản đã vi phạm bằng sáng chế chíp điện tử khi bán DRAM ( chíp nhớ truy cập ngẫu nhiên động) ở Hoa Kỳ trong khi giấy phép do TI cấp đã hết hạn từ năm 1986. TI đã cố găng để lấy được khoản lệ phí cấp đăng ký lớn hơn nhưng ngững công ty này đã từ chối. Tuy nhiên, những công ty Nhật Bản đã có hy vọng kể từ khi họ phát triển công nghệ độc quyền của riêng họ. Bản thân TI về sau cũng xin cấp phép để sử dụng công nghệ của những công ty này. Kết quả là mỗi công ty nắm giữ bằng độc quyền sáng chế mà những công ty khác chưa đăng kí. Như đã dự đoán trứoc, các hãng Hitachi, NEC và Toshiba đã kiện TI vì đã vi phạm bản quyền sáng chế của họ, nhằm duy trì trạng thái cấp giấy phép ngược trở lại như cũ. Do đó, những tiền lệ bổ ích luôn được quy định thành điều khoản trong giấy cấp bằng sáng chế hay sản phẩm mà việc cấp phép ngược được chấp thuận như một đặc quyền hợp lý.
Sau cùng, người cấp phép cần cố gắng không phá hoại sản phẩm bằng cách cấp phép bừa bãi. Ví dụ, Pierrre Cardin đã tự hạ thấp tên tuổi của mình khi cho phép khoảng 800 sản phẩm sử dụng cái tên này để làm tên đăng kí cấp giấy phép. Sau đó, ông ta đã tạo ra cái tên Maxim's làm nhãn hiệu dành cho các nhà hàng, khách sạn, thức ăn. Tất cả những đơn vị đó không một cái nào tạo được sư thu hút riêng biệt. Cấp phép chính thức nghĩa là mất đi lợi nhuận tiềm năng trong khi cấp phép ăn theo sẽ làm nền kinh tế yếu đi. Đang kí ăn theo sẽ tạo ra thu nhập trong ngắn hạn nhưng về lâu dài nó có lẽ sẽ giết chết con ngỗng đẻ trứng gà.
Liên doanh
Liên doanh là một sự lưa chọn nữa mà một doanh nghiệp có thể áp dụng để tiến ra thị trường nước ngoài. Công ty liên doanh đơn giản là một công ty ở cấp độ hợp tác, nó có thể là công ty nội địa hoặc là một công ty quốc tế. ở đây, một công ty liên doanh quốc tế là công ty mà các thành viên thuộc từ hai quốc gia trở lên. Hình minh hoạ 9_1 mô tả về loại hình công ty này.
Đây là lời khuyên ta có thể nghe được ở tất cả mọi nơi, bởi bất cứ một ngôn ngữ nào và có thể áp dụng ở bất cứ đâu: kinh doanh hiệu quả nhất. ở Indonesia, ban quản trị của công ty Timur Jouh được giao nhiệm vụ xây dựng một hệ thống bảo vệ sức khoẻ đầu tiên cho quốc gia có dân số đứng thứ 5 thế giới này, khẩu hiệu được đặt ra là: "bekerja dengan mutu yang tunggi dalam bidang bisnis"_ cố gắng làm tốt nhất việc kinh doanh này. Họ thành lập công ty Aetna. ở Hông Kông phía bên kia biển Nam Trung Quốc, ngân hàng Đông á muốn thành lập một công ty liên doanh dể kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Đối tác của họ là ai ? Đó là Aetna. Tại sao lại là Aetna ? Vẫn là lý do chủ yếu, cho dù Trung Quốc ( nước đông dân nhất thế giới ) có đặc trưng riêng của mình. Tại Tây Ban Nha, đối tác của Aetna là công ty Banco Hispano Americano, khẩu hiệu ở đây là " trabaje siempu con lo major de la industria". ở mọi ngôn ngữ, dòng cuối là dòng cuối.
Hình minh hoạ 9_1: Công ty liên doanh
Nguồn: in lại với sự chấp thuận của công ty bảo hiểm nhân thọ Aetna / Công ty Casalty và Surety Aetna.
Cũng giống như một công ty thành lập bởi hai hay nhiều doanh nghiệp, công ty liên doanh là một doanh nghiệp thành lập nên nhằm một mục đích kinh doanh cụ thể bởi hai hay nhiều nhà đầu tư chia sẻ quyền sở hữu và quản lý. Ví dụ, công ty Sony đã thành lập công ty liên doanh với công ty PepsiCo để bán dụng cụ thể thao Wilson, với công ty Prudential để bán hợp đồng bảo hiểm và với công ty CBS để bán đĩa hát ở Nhật Bản.
Liên doanh cũng giống hình thức cấp phép, cũng chứa đựng những rủi ro và cả những thuận lợi như mọi hình thức khác để vào thị trường nước ngoài. Trong đa số các trường hợp, tình hình các nguồn lực của công ty và những nguyên nhân dẫn đến ý muốn kinh doanh ở nước ngoài sẽ quyết định xem công ty kinh doanh có phải là sự lựa chọn hợp lý nhất để bước vào thị trường nước ngoài hay không.
Các nhà kinh doanh trên thị trường coi các công ty liên doanh như một động lực bởi khả năng tạo ra do sự thay đổi về mục tiêu và tiềm lực(23). Hơn nữa, đặc điểm của các công ty liên doanh ở các quốc gia phát triển khác với các công ty liên doanh ở các nước đang phát triển(24). Root có một danh mục các mục cần kiểm tra, yêu cầu những đối tác trong tương lai cần xem xét những điểm sau : mục đích của công ty liên doanh, sự đóng góp của các bên, chủ trương của chính phủ nước sở tại, cổ phần, cơ cấu vốn, quản lý, sản xuất, tài chính, marketing và hợp đồng(25).
Do một số nguyên nhân, liên doanh có ưu điểm và nên được áp dụng. Đầu tiên, liên doanh làm giảm căn bản các nguồn lực ( tiền và nhân lực) mà mỗi bên phải huy động. Chiến lược này là cách duy nhất ngoài việc xin cấp phép để một doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Điều này đặc biệt đúng khi mọi hoạt động tự phát đều bị ngăn cấm ở quốc gia đó. Đặc biệt, các nền kinh tế luôn luôn hạn chế các công ty nước ngoài tham gia vào một vài loại hợp đồng hợp tác nào đó(26). Cả IBM và Coca-cola đều từ chối thay đổi chính sách tổng thể về quyền sở hữu của mình và đã không vào thị trường ấn Độ sau khi luật pháp nước này tịch thu toàn bộ các chi nhánh của họ. ậ Nhật Bản cho đến trước 1975, các công ty dược phẩm nước ngoài không được quyền sở hữu các cơ sở sản xuất, không cáp giấy phép và liên doanh là sự lựa chọn duy nhất.
Trong một vài trường hợp, những hoàn cảnh xã hội hơn là môi trường pháp luật đã buộc dẫn đến chọn lựa hình thức liên doanh. Khi công ty Pilisbury dự định bán sản phẩm của mình ở Nhật Bản, công ty này đã xem xét tới một số lựa chọn, từ việc xuất khẩu và xin giấy phép liên doanh cho đến việc mua lại hẳn một công ty Nhật. Mặc dù luật sở hữu nước ngoài đã được nới lỏng, Pilisbury vẫn quyết định đi theo lối thương mại truyền thống ở Nhật Bản là tìm một đối tác tốt. Theo cách này, họ đã hợp tác với công ty Snow Brand thành lập công ty Snow Brand/ Pilisbury.
Liên doanh có mối quan hệ mật thiết xã hội. Mối quan hệ thâtn thiện và chặt chẽ giữa nhà cung cấp và người môi giới phổ biến ở nhiều nước. ở Nhật Bản, mối quan hệ này được gọi là "keiretsu" có nghĩa là những nhóm thương mại như trong một gia đình được liên kết với nhau bởi quyền sở hữu công bằng. Những thông lệ và mối quan hệ thương mại này gây khó khăn cho một nhà cung cấp mới muốn vào Nhật Bản. Thậm chí ngay cả khi nhà cung cấp mới có khả năng đáp ứng vài đơn đặt hàng nào đó, những đơn đặt hàng này sẽ bị huỷ bỏ ngay khi một thành viên của gia đình thương mại trên có khả năng cung cấp sản phẩm theo đúng yêu cầu. Do vậy, liên doanh sẽ tạo cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài có được những đơn đặt hàng thương mại bằng đường cửa sau. Đây chính là cách thức mà công ty Paradyne đã sử dụng để thâm nhập vào thị trường máy tính Nhật Bản. Nhà sản xuất truyền thông dữ liệu Paradyne đã thành lập công ty liên doanh với tập đoàn dịch vụ máy tính, một công ty dịch vụ phần mềm Nhật Bản, để bán sản phẩm PIX II, thiết bị kết nối giữa máy tính trung tâm với đầu cuối bên kia. Chiến lược này trở thành một bắt buộc thực tế bởi vì người tiêu dùng nhật Bản không quan tâm sản phẩm tốt nhất hay đắt nhất mà chỉ mua sản phẩm từ những công ty trong "keiretsu" của họ. Tuy không phải là thành viên của một "keiretsu" nào nhưng tập đoàn Dịch vụ máy tính lại phát triển sản phẩm phần mềm và bảo dưỡng máy tính cho 510 tập đoàn chủ chốt của hầu hết các "keiretsu" quan trọng. Mối quan hệ thương mại này là nguyên nhân mang lại chỗ đứng ban đầu của cơ hội kinh doanh lớn và có lợi cho Paradyne. Điều kiện xã hội và kinh tế luôn ảnh hưởng lẫn nhau. Cả hai đều có thể mở rộng cơ hội kinh doanh bởi vì những mối quan hệ nội địa có thể làm tăng cơ hội này. Công ty Piper Aircraft liên doanh với một công ty Brazil sở hữu một phần bởi chính phủ để xây dựng "mặt phẳng nhẹ" và công ty liên doanh này phải loại trừ công ty Cessna, một đối thủ khó lường, được xem như một sự đe doạ ở Brazil.
Công ty liên doanh cũng đồng thời phải đáp ứng được những yêu cầu kinh tế, chính trị, xã hội nếu chúng có liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong mọi loại hình thương mại quốc tế, những rủi ro chính trị luôn hiện diện và những công ty liên doanh có thể làm giảm những rủi ro này khi đẩy mạnh cơ hội buôn bán. Theo chiều hướng này, công ty liên doanh có thể tạo nên sự khác nhau giữa thâm nhập và không thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Ví dụ, ở Mêxicô có luật Mêxicô hoá chặt chẽ yêu cầu vốn nội địa chiếm đa số. Mặc dù Mêxicô cho phép quyền kiểm soát nước ngoài một cách có hệ thống và có chọn lọc đối với các công ty mới trong 9 ngành công nghiệp và thậm chí cấp giấy phép cho công ty Apple sở hữu 100% vốn nước ngoài, Apple vẫn thận trọng thành lập một công ty liên doanh để giảm tối thiểu rủi ro. Chẵng những những rủi ro chính trị giảm xuống mà ảnh hưởng chính trị của đối tác bản địa cũng khiến cho việc buôn bán cho chính phủ dễ dàng hơn. Trong trường hợp của Apple, mối liên hệ mật thiết với các đối tác Mêxico đã khiến việc làm ăn với chính phủ Mêxicô và các doanh nghiệp nhà nước dễ dàng hơn.
Liên doanh không phải là không có khuyết điểm và hạn chế. Trước hết, nếu các đối tác trong công ty liên doanh không có cách đưa ra quyết định một cách rõ ràng và cứ phải tham khảo với nhau trong mọi quyết định thì quá trình đưa ra quyết định sẽ trì hoãn những hoạt động cần thiết khi cần chớp thời cơ. Fujitsu, nhà sản xuất máy tính lớn nhất Nhật Bản đã thành lập công ty liên doanh vào năm 1980 với TRW, công ty Dịch vụ máy tính độc lập lớn nhất nước Mỹ để bán máy tính cỡ nhỏ và các thiết bị đầu cuôí. Sau đó, thương mại thiết bị đầu cuối và tổ chức kinh doanh đã không sẵn sàng đưa ra được sự thích ứng sản phẩm trong một nỗ lực chung để phát triển hiệu quả hơn. Cuối cùng, Fujitsu đã phải mua lại 49% vốn của công ty TRW để dành được quyền duy nhất đưa ra quyết định trong một thị trường phát triển với tốc độ vũ bão này.
Khi hai cá thể hay tổ chức làm việc với nhau, mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra bởi vấn đề văn hoá, những bất đồng trong chính sách sản xuất và marketing, bởi sự đóng góp ít ỏi của bên này hay bên kia. Mặc dù, ban đầu cùng có chung một mục tiêu, nhưng cùng với thời gian mục tiêu các bên đã không còn đồng nhất nữa, dù công ty liên doanh vẫn hoạt động thành công. Công ty Dow-Badische được thành lập ở Mỹ cùng với công ty BASF cung cấp tư vấn chuyên môn thị trường. Rạn nứt cuối cùng cũng xảy ra dù lợi nhuận vẫn cao khi BASF muốn mở rộng kinh doanh sợi, công ty Dow cảm thấy rằng hoạt động kinh doanh đang rời xa con đường kinh doanh hoá chất của mình. Sau cùng, BASF mua lại phần của Dow và biến việc kinh doanh này thành một chi nhánh thuộc toàn quyền sở hữu của nó.
Một vấn đề tiềm tàng nữa là sự quản lý. Như định nghĩa, công ty liên doanh có hệ thống quản lý kép. Nừu đối tác nào chiếm dưới 50% vốn, đối tác đó phải để cho đối tác chiếm đa số vốn quyền đưa ra quyết định. Nừu hai bên chiếm 50 - 50 trong hội đồng quản trị, sẽ rất khó khăn để đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, thậm chí chỉ là đưa ra được quyết định. Trường hợp của công ty Dow với công ty liên doanh hoá chất thái Bình Dương - Hàn Quốc.
Khi giá giảm thì 560 triệu là cái giá phải trả cho việc liên doanh. Để hạn chế tổn thất, Dow đã muốn cải thiện hiệu quả nhưng đã bị phía đối tác Hàn Quốc phản đối. Ban lãnh đạo- đã bổ nhiệm hàng loạt giám đốc, tẩy chay những cuộc họp và cái quyết định mà không thể nào đạt tới. Kết cục, hai bên đem nhau kiện ra toà án.
Reich và Mankin thừa nhận rằng đây là một sự thiếu thận trọng khi liên doanh với công ty Mỹ của công ty Nhật Bản bởi đối tác cũ có thể đưa ra một thị phần về thị trường cho thuê nhãn hiệu của họ. Bằng cách dựa vào công ty Nhật Bản về việc sản xuất ra sản phảm, doanh nghiệp của Mỹ đã sử dụng " con ngựa thành Troa", khuyến khích một sự cạnh tranh mới. Điều này do sự đóng góp của công ty Mỹ về doanh thu trong khu vực và sự phân phối, mà đã có chút ít hiệu quả cụ thể và có khả năng thay thế công ty Nhật trong tương lai. Tuy nhiên cái quan điểm này dường như hơi phóng đại. Nếu như một hãng sản xuất Nhật Bản có thể dễ dàng thay thế một công ty của Mỹ, thì công ty của Mỹ cũng có thể thay thế công ty của Nhật một cách dễ dàng, bởi đối với nhiều sản phẩm thì những chi phí bán hàng vượt quá chi phí sản xuất. Cũng như vậy, công ty Mỹ có thể có một nhãn hiệu có giá trị, và có thể dễ dàng thay đổi nhà cung cấp trong khi tránh những mất mát do việc áp dụng giá cố định với sản phẩm.
Connolly chú ý tới giá trị có được do việc liên doanh tạo ra và được mang lại bởi một công ty ở một quốc gia thuận lợi và một công ty từ LDC. Những thuận lợi như các công ty ở các nước thế giới thứ ba đua ra chi phí quản lí và chi phí lao động thấp hơn, chi phí nhập khẩu thấp hơn, sự thoả hiệp về môi trường của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc các nước thế giới thứ ba lại thiếu vốn, không cập nhật và cải thiện công nghệ trong sản xuất, trong quản lí và trong kĩ năng tiếp thị, trong khi phụ thuộc vào những hoạt động trao đổi điều hành, những thành phần nguyên liệu có thể được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong các quốc gia có điều kiện thuận lợi.
Cả hai bên cùng nhau kết hợp định giá và có thể đưa ra một trách nhiệm có hiệu quả đối với thị trường.
Theo một cuộc điều tra đối với 1.100 việc liên doanh của hơn 170 công ty đa quốc gia của Mỹ, khoảng một phần ba trong số họ kết thúc trong sự tan rã hay trong việc gia tăng quyền lực của các công ty Mỹ. Nghiên cứu của Reynold đã được chứng minh rằng với chỉ 52 công ty liên doanh ấn- Mỹ, nhưng những việc tìm kiếm dường như hỗ trợ việc kết thúc sự mở rộng theo các hướng khác nhau trong việc thu được các kết quả và thay đổi quyền lực của phía đối tác. Thậm chí những mục tiêu ban đầu của đối tác đã trở nên phù hợp, nhưng qua một thời gian trở nên kém phù hợp, được chứng minh bởi sự thay đổi quyền hành của các bên. Thông thường khi những mục tiêu của phía đối tác của Mỹ bị hạn chế dần, và cuộc liên doanh trở nên kém thoải mái hơn như khi bắt đầu. Điều nay chứng tỏ rằng những cuộc liên doanh rất năng động và cả hai bên nên định kỳ xem xét những thành quả của mình và thành quả của cuộc liên doanh tạo ra.
Sản xuất
Quá trình sản xuất có thể được sử dụng như là một chiến lược liên quan đến một vài hay tất cả vấn đề sản xuất ở các công ty nước ngoài. Ví dụ như công ty IBM có 16 nhà máy ở Mỹ và hơn 18 nhà máy ở các nước khác. Một phương thức sản xuất được biết đến như "sourcing" có liên quan đến tập trung điều hành sản xuất ở một nước, nhưng không sản xuất quá nhiều để bán mà với mục đích giành cho xuất khẩu từ nước đó tới nước của công ty mẹ hay tới các nước thứ ba khác. Chương này đề cập nhiều hơn tới những mục tiêu sản xuất khác: kết quả của chiến lược sản xuất có thể sẽ thành lập một cơ sở sản xuất mới ở nước có thị trường mục tiêu, nhằm thâu tóm thị trường này. Chiến lược này rất đa dạng từ sản xuất hoàn toàn tới sản xuất hợp tác( với nhà sản xuất địa phương) và sản xuất từng phần. Ví dụ như công ty Sears đã hạn chế được chi phí cố định ban đầu bằng việc sử dụng chiến lược sản xuất hợp tác, nhờ tranh thủ được những nhà sản xuất địa phương để sản xuất được sản phẩm có nhãn hiệu riêng biệt hay được đặc định hoá.
Có nhiều lý do khiến cho một công ty lựa chọn phương án đầu tư ra nước ngoài. Một lý do có thể liên quan đến việc giành được quyền sử dụng nguyên liệu thô hay có được những lợi thế từ những nguồn lực khác nhau để điều hành sản xuất. Phương án này được biết đến cái tên như "đằng sau sự hội nhập" .Một lý do khác là họ có thể có được thuận lợi từ việc tận dụng được giá chi phí lao động thấp hơn hay một loạt các nhân tố khác về sản xuất ( ví dụ như lao động, nhiên liệu hay những đầu vào khác). Công ty Hoover đã có thể giảm chi phí sản xuất rất cao ở Anh bằng việc chuyển một số công đoạn sản xuất sang Pháp. Chiến lược này cũng làm giảm được rất nhiều các loại chi phí khác liên quan đến vấn đề vận chuyển hàng hoá. Các công ty xuất bản của Anh đã bắt đầu áp dụng các công đoạn in ấn của mình ở nước ngoài bởi họ có thể tiết kiệm từ 20- 40% chi phí sản xuất và vận chuyển.
Sản xuất ở nước sở tại có thể đem lại khả năng cạch tranh về giá cho sản phẩm của công ty ví công ty có thể tránh được việc đánh thuế nhập khẩu cao hay tránh được các hàng rào thương mại khác. Hãng Honda với 68% doanh thu bán ô tô từ hoạt động xuất khẩu ô tô ra nước ngoài và 43% thu được từ thị trường Mỹ la bằng chứng cho thấy công ty khá nhạy cảm với vấn đề hàng rào thương mại. Để tránh những rắc rối trong tương lai về vấn đề này công ty Honda đã xây dựng các nhà máy ở bang Ohio của Mỹ.
Do những đạo luật của nước sở tại, chỉ còn cách đảm bảo sản phẩm có thể được bán ở một vài nước là công ty phải có cơ sở sản xuất sản phẩm đó tại nước sở tại. Các luật kiểm soát vũ khí của Mỹ cấm nhập súng nhưng không cấm kinh doanh các loại súng ngắn có giá trị thấp. Các loại súng của công ty Beretta không rẻ nhưng kích cỡ súng lại không phù hợp với luật của Mỹ. Để tránh những quy định về kích thước súng, Beretta đã xây dựng cơ sở sản xuất súng ngắn ở Marvland.
Đối với các hãng có thể bán ô tô ở Mexico, họ phải sản xuất ô tô tại đó và mỗi công ty bị giới hạn chỉ được lắp ráp một dây chuyền sản xuất. Từ những năm 1960 Mexico đã cấm nhập khẩu ô tô. Do đó, GM đã chuyển giao một dây chuyền lắp ráp xe tải nhỏ của mình từ Texas đến Mexico. Năm 1981, chính phủ Mexico đưa ra dự thảo đạo luật chặt chẽ hơn nhằm điều khiển một phần những linh kiện rời nhập khẩu để sản xuất ô tô và các công ty sản xuất hoặc mang lại những đồng ngoại tệ mạnh cho đất nước hoặc phải ra đi. Mặt khác, công ty Ford đã dự định xây dựng những kế hoạch cho phép họ có thể xuất khẩu những xe tải đầu tiên sang Mỹ. Và Chrysier đã có điều kiện mở rộng những tuyến chuyên chở tới các nước Trung Đông và các nước Mỹ La Tinh.
Một công ty khi có ý định sản xuất ở nước ngoài thì phải xem xét hàng loạt các vấn đề có liên quan. Hình ảnh của sản phẩm là một trong những nhân tố đó. Mặc dù thuốc lá Winston đã được sản xuất ở Venezuela với cùng một loại nguyên liệu thuốc lá như loại thuốc Winston được sản xuất ở Mỹ, nhưng người dân Venezuela vẫn thích sử dụng thuốc lá Winston đắt tiền của Mỹ.
Cạnh tranh cũng là một nhân tố quan trọng khi mà nó quyết định đến lợi nhuận tiềm năng của công ty. Một nhân tố khác là các nguồn lực sản xuất ở các nuớc khác nhau, mà được coi là nhân tố quyết định tới lợi thế tương đối của mỗi nước. Lợi thế này bao gồm nhận thức của khách hàng về sản phẩm, bao gồm cơ sở sản xuất, nguyên liệu thô, trang thiết bị, đất đai, nước, điện và giao thông. Nguồn nhân lực, một bộ phận trong các yếu tố của sản xuất, phải có giá trị với mức chi phí hợp lý.
Các doanh nghiệp phải chú ý tới sự thay đổi có liên quan đến chi phí nhân công. Một nước nào đó được coi là hấp dẫn để xây dựng nhà máy nếu tiền lương ở đó tăng chậm hơn so với các nước khác. Việc chi phí nhân công tăng ở Tây Đức khiến công ty GM's Opel quyết định xây dựng cơ sở sản xuất ở Nhật và công ty Roller chuyển cơ sở sản xuất sang Singapore. Rất nhiều công ty Nhật Bản đã bị hấp dẫn bởi mức tiền lương của Mexico chỉ là 1$ /h, còn thấp hơn mức tiền lương họ sẽ phải trả nếu xây dựng công ty ở Hàn Quốc hay Singapore. Một công ty cũng phải quan tâm tới chi phí nhân công không chỉ bị quyết định bởi mức tiêu dùng của người lao động mà còn ở cả năng suất lao động và tỉ giá hối đoái nhưng cái thuận lợi ở đây là.........
vì công nhân Mexico tương đối thiếu kỹ năng và do đó sản phẩm sản xuất ra kém chất lượng hơn.
Loại sản phẩm là một nhân tố khác quyết định việc sản xuất ở nước ngoàI có kinh tế và hiệu quả hay không. Một nhà sản xuất phảI cân nhắc tính kinh tế giữa việc xuất khẩu các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá với tính linh hoạt của việc có một nhà máy sản xuất tại địa phương có khả năng đáp ứng sản phẩm theo nhu cầu ở đó. Đối với các sản phẩm nặng về vốn đầu tư, dựa vào khối lượng sản xuất để giảm chi phí thì thuận lợi hơn cả là nên sản xuất tập trung ở một địa điểm (Ví dụ ở trong nước hoặc ở một nước tiên tiến) và đưa ra các thị trường. Các sản phẩm nặng về chi phí vận tải như đồ ăn nhẹ và nước ngọt, chiếm nhiều không gian và có chi phí vận tải cao so với giá trị sản phẩ. Đối với những sản phảm này, tốt hơn là nên sản xuất ở một số địa điểm ở gần hoặc ngay tại thị trường tiêu thụ. Công ty 3M sản xuất nhiều sản phẩm dưới dạng bán thành phẩm hoặc với số lượng lớn nhằm tận dụng ưu thế của việc sản xuất nhiều để giảm chi phí trước khi đưa sản phẩm sang thị trường nước ngoài để chuyển đổi và đóng gói.
Thuế là một lý do quan trọng khác. Các nươcs thường đưa ra những ưu đãi về thuế, bên cạnh các biện pháp khuyến khích khác, để thu hút đầu tư nước ngoài. Về điểm này, Puerto Rico thực hiện rất tốt. Đã có lúc các công ty dược phẩm bớt được xung đột tiềm tàng với IRS và do đó không làm giảm đáng kể lợi thế của việc đầu tư tạI Puerto Rico. Hơn nữa, Tax Incentive Act năm 1987 của Puerto Rico và điều 936 của US Internal Revenue Code.
Miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty mẹ trong lục địa đối với các khoản thu nhập hợp pháp tạI Puerto Rico.
Miễn 90% thuế thu nhập và tài sản đối với doanh nghiệp thuộc Liên hiệp Anh.
Miễn 60% thuế ở các thành phố:
Thời gian miễn thuế từ 10 đến 25 năm tuỳ thuộc vào từng nơi mà công ty đặt trụ sở ở Puerto Rico .
Miễn thuế 100% thuế đối với 100.000$ đầu tiên trong tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất dưới 500.000$ với trên 15 lao động.
Các khuyến khích đặc biệt đối với các sản phẩm / nguyên vật liệu mua tại địa phương cho hoạt động nghiên cứu và phát triển và đối với các ngành dệt may, da giày.
Thêm vào đó, không có các vấn đề trao đổi vì đồng tiền sử dụng là USD.
Một nhân tố không kém phần quan trọng khác là xu hướng đầu tư đối với vốn nước ngoài. Xu hướng đầu tư được quyết định bởi các điều kiện địa lý và khí hật, quy mô thị trường và tiềm năng phát triển cũng như môi trường chính trị. Như đã đề cập ở trên, các động có chính trị, kinh tế và xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau, và không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia các bang và các thành phố cạnh tranh dữ dội để thu hút đầu tư nước ngoài.
ở Mỹ, các bang khác nhau sử dụng nhiều chiến thuật hung hăng để dành phần trong 300.000 việc làm mới và 10 tỷ đô la vốn đầu tư mà các doanh nghiệp nước ngoài đưa vào nước Mỹ hàng năm. ở Maryland thuộc bang New Jersey có khoảng 440 công ty sử hữu nước ngoài, tạo ra 45.000 việc làm. Một biện pháp khuyến khích thông thường là bang có ý định phát hành các trái phiếu doanh thu công nghiệp với lãi suất thấp. Ngoài các mối quan tâm cơ bản về tài chính và miễn giảm thuế, các công ty còn mong muốn nhiều hơn, và các nhà chính trị đưa ra các biện pháp khuyến khích như tiếp xúc cá nhân, cung cấp lao động có kỹ năng, mức lương thấp, đào tạo nghề do chính phủ tài trợ, địa điểm, giúp đỡ trong việc lấy thị thực xuất nhập cảnh và nhập học cho trẻ em. BOC group PLC của Anh được tài trợ cho việc đào tạo các nhân viêc có triển vọng tại South Canlina. Ưu đãi mà bang Michigan dành cho nhà máy trị giá 700 triệu $ với 3.500 chỗ làm của Mazda bao gồm cả việc gửi một số công nhân tới Nhật Bản để nghiên cứu hệ thống sản xuất của Mazda. Thậm chí, chất lượng cuộc sống cũng là một nhân tố quan trọng. Hãng Fujifilm đã chuyển hoạt động ở California sang Cregon vì khí hậu ở Nagano. Thêm vào đó, golf là môn thể thao phổ biến đối với người Nhật và Cregon hấp dẫn bởi người lao động Nhật Bản. Có thể chơi golf quanh năm. Các lý do về lịch sử và văn hoá cũng có vai trò trong việc lựa chọn địa điểm. Phần lớn các công ty của Nhật Bản nằm ở cùng bờ biển phía Tây, các công ty của Anh ở vùng bờ biển phía Đông, các công ty Đức và Scandinavi ở Đông Nam và miền Tây.
Hoạt động lắp ráp
Hoạt động lắp ráp là một biến thể của chiến lược sản xuất. Theo US Customs Service " lắp ráp là sự gắn kết các linh kiện đã được chế tạo với nhau". Các phương pháp được sử dụng để nối kết các linh kiện ở thể rắn có thể là hàn ghép bằng đinh tán, dán bằng kéo và máy...
Trong chiến lược này, các bộ phận hay các linh kiện được sản xuất ở nhiều nước khác nhau để tận dụng lợi thế so sánh của mỗi nước. Những bộ phận giá trị lớn có thể được sản xuất ở các nước tiên tiến trong khi các bộ phận đòi hỏi nhiều lao động được sản xuất tại một nước kém phát triển hơn, nơi nhiều lao động nhiều và chi phí lao động thấp. Chiến lược này thường được sử dụng trong việc sản xuất hàng điện tử dân dụng. Khi một sản phẩm đã bão hoà và bị cạnh tranh mạnh về giá cả, có thể cần phải chuyển toàn bộ các hoạt động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động sang các nước kém phát triển hơn. Ví dụ công ty Atari đã chuyển việc lắp ráp trò chơi điện tử và máy tình gia đình sang Hồng Kông và Đài Loan. Nhiều nhà sản xuất đồng hồ điện tử, máy tình và đồ bán dẫn đã thực hiện điều này từ vài năm trước đó.
Hoạt động lắp ráp cũng cho phép một công ty có khả năng cạnh tranh về giá cả với hàng nhập khẩu giá rẻ, và đây là một chiến lược phòng thủ được các nhà sản xuất hàng may mặc của Mỹ sử dụng để chống lại hàng nhập khẩu.
Trong việc thiết kế mẫu mã và cắt, một công ty của Mỹ có thể cạnh tranh bằng cách sử dụng máy móc tự động, nhưng may lại là một vấn đề khác vì may là một công đoạn đòi hỏi nhiều lao động và ít tự động nhất trong quá trình tạo ra sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này, có thể đưa vải đã cắt sẵn sang một nước có mức lương thấp để may trước khi mang trở lại để hoàn thiện và đóng gói. Warnaco và Interco tiết kiệm chi phí lao động bằng cách cắt vải ở Mỹ và đưa đến các nhà máy ở Costa Rica và Honduras để may. Theo điều 807 US Tariff Classification Act, thuế đánh vào sản phẩm hoàn thiện đưa trở lại rất thấp. Một quan niệm sai là thuế đánh vào mặt hàng 80700 dựa vào giá trị gia tăng đối với các linh kiện của Mỹ khi chúng ở nước ngoài.
Hãng Sears không bao giờ dùng các khu vực tự do mậu dịch cho hàng hoá nhập khẩu nhưng họ sử dụng New Orleans FTZ để kiểm tra các máy ảnh nhập ngoạI mà sau đó sẽ xuất sang châu Mỹ la tinh. Seiko Time Corporation của Mỹ mở một cơ sở rộng 200.000 foot vuông ở New Jersey FTZ làm kho chứa và xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Canada và châu Mỹ latinh. Một công ty cung cấp thiết bị y tế của châu Âu sản xuất máy chạy thận nhân tạo sử dụng nguyên vật liệu thô của tây Đức và lao động của Mỹ để lắp ráp tại một FTZ ở Mỹ, sau đó xuất khẩu 30% sản phẩm hoàn chỉnh sang Scandinavia.
Do vậy, việc thực hiện một số công đoạn sản xuất tạI một FTZ có thể hạ thấp chi phí sản xuất. Việc sử dụng FTZ cho phép một công ty sử dụng được lợi thế so sánh ở một nước khác mà không phảI thông qua các giấy tờ và thủ tục xuất nhập khẩu cần thiết. Form. O. Nth, một công ty của texas, có một nhà máy trong một FTZ ở Elsalvador. VảI may quần áo cắt sẵn ở Mỹ được đưa đến Elsalvador để may vì lương công nhân ở đó chỉ có 65 cent một giờ. Sau khi may song, quần áo được đưa trở lạI Mỹ để bán.
Các FTZ làm giảm đáng kể cả thuế và chi phí vận tải. Có một số cách để đạt được đIũu này. Thứ nhất, việc nộp thuế có thể được chậm lại. Thứ hai, các công ty có thể nhập khẩu với số lượng lớn để tận dụng phương tiện vận tảI và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Sau đó, hàng hoá nhập khẩu có thể được chế biến tạI FTZ theo nhu cầu thị trường. Thứ ba, một số FTZ có miễn thuế đặc biệt. Ví dụ, Panama miễn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoàI và cho phép họ nhập khẩu công nghệ và nguyên vật liệu thô mà không phảI nộp thuế nhập khẩu. Không phảI trùng hợp ngẫu nhiên khi FTZ của Parama tình cờ cũng là FTZ lớn nhất bán cầu Tây.
Thứ tư, nguyên vật liệu có thể được chế biến thành sản phẩm có mức thuế suất thấp nhất. Do đó, việc lắp ráp trong nước tiết kiệm được tiền thuế vì các sản phẩm hoàn chỉnh được đánh thuế thấp hơn các linh kiện và bộ phận rời. Công ty Olivety của ý đã giành được quyền thành lập một khu vực đặc biệt ở Harrisburg, Pennsilvania để lắp ráp máy chủ từ các linh kiện nhập khẩu. Bằng cách này, Oliverty đã tiết kiệm được 88% mức thuế thông thường đối với linh kiện nhập khẩu và chỉ phảI nộp phần thuế còn lạI khi các sản phẩm hoàn chỉnh được đưa ra khỏi khu. Một ví dụ khác là công ty AMC Renaul, nhà máy của công ty ở Kenosha, Wissconsin, FTZ lắp ráp ô tô từ linh kiện trong nước và nước ngoàI, thuế đánh vào ô tô lắp ráp trong FTZ thấp hơn thuế đánh vào các bộ phận rời nhập khẩu.
Thứ năm, có thể thực hiện việc lắp ráp ở nước ngoàI nếu chi phí lắp ráp tạI một FTZ ở nước ngoàI là thấp hơn. toàn bộ vùng đất MEXICO dọc theo biên giới nước Mỹ có chức năng như một FTZ. Khoảng 650 công ty Mỹ có các nhà máy ở Mexico, sử dụng lao động rẻ của Mexico để lắp ráp sản phẩm trước khi đưa trở lạI nước Mỹ .Thuế nhập khẩu chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm tạI các nhà máy ở Mexico. Từ những năm 1970 đến giữa 1980, số lao động Mexico trong khu vực này đã tăng gấp 7 lần lên khoảng 150 nghìn người.
Cuối cùng, các FTZ có thể ngăn việc nộp thuế quá mức. Trong quá trình vận chuyển, các nguyên liệu và bộ phận của sản phẩm thường bị hao hụt do bay hơI, dò gỉ vỡ và nhiều nguyên nhân khác. Sử dụng FTZ có thể tránh được việc phảI nộp thuế cho những thứ đã hỏng không thể phục hồi. Lượng nguyên vật liệu và linh kiện được kiểm tra lạI ở FTZ để tránh đánh thuế vào phần đã bị mất mát. Nguyên tắc này được áp dụng tương tự với hàng hoá bị hư hỏng. Những hàng hoá này bị loạI bỏ để tránh đánh thuế vào phần bị hỏng.
Kết luận.
Khi một công ty quan tâm đến việc kinh doanh ở các thị trường nước ngoàI, công ty đó cần phảI phân tích các đặc trưng của nền kinh tế như GDP, thu nhập và dân số để so sánh các cơ hội thị trưòng. Khi một thị trường được lựa chọn, nhà quản lý cần xác định chiến lược thâm nhập thị trường. Thêm vào đó, công ty nên cân nhắc đến tính khả thi của việc thực hiện toàn bộ hay một số hoạt động kinh doanh quốc tế của mình tai một khu vực mậu dịch tự do, khu vực có thể giúp thực hiện mục tiêu thâm nhập thị trường.
Nêu công ty muốn tránh việc đầu tư trực tiếp nước ngoàI, nó có thể xuất khẩu sản phẩm ngay từ trong nước, có thể cho phép công ty khác sản xuất và bán sản phẩm ở nước ngoàI hoặc có thể ký hợp đồng bán quyền quản lý kinh doanh cho một chủ sở hữu ở nước ngoài. Nếu công ty muốn đầu tư trực tiêp snước ngoàI, nó có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh từ xuất phát đIểm ban đầu hoặc tiếp nhận từ công ty khác. tuy nhiên công ty có thể nhận đươc sự đáp ứng thiếu thiện ý từ chính phủ nước ngoài. Nếu công ty quyết định khởi sự một công việc kinh doanh mới ở nước ngoàI, công ty phảI cân nhắc xem hình thức độc quyền hay liên doanh phù hợp hơn với mục đính của họ.
Việc độc quyền giúp công ty kiểm soát tốt hơn và có lợi nhuận nhiều hơn và có lợi nhuận nhiều hơn trong khi việc liên doanh làm giảm rủi ro và tận dụng được tiềm lực của các đối tác ở nước sở tại. Không quan tâm đến việc độc quyền hay liên doanh, công ty vẫn phảI quyết định sẽ thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần quá trình sản xuất ở nước ngoài. Cuối cùng, việc kinh doanh với các chính phủ nước ngoàI thường gắn với các dự án lớn đòi hỏi công ty phảI cung cấp chọn gói bao gồm tàI chính xây dựng và đào tạo.
Mỗi chiến lược gia nhập thị trường đều có đIểm mạnh và đIểm yếu riêng. Trong phần lớn các trường hợp các chiến lược không loạI trừ nhau. Một nhà sản xuất có thể sử dụng các chiến lược tổng hợp ở các thị trường khác nhau cũng như trong cùng một thị trưòng. Không có một phương pháp thâm nhập thị trường một cách đơn lẻ nào là lý tưởng cho mọi thị trưòng hay mọi trường hợp. Sự phù hợp của một chiến lược phụ thuộc vào các mục tiêu của doanh nghiệp, các đIũu kiện thị trường và chính trị.
Thảo luận.
1. Các tiêu chí đánh giá và so sánh các quốc gia về cơ hội thị trường? Theo các tiêu chí này Canada có phảI là thị trưòng hấp dẫn hay không?
2. Theo tạp chí FORTUNE, năm 1986, các chi nhánh nước ngoàI của công ty IBM đã nhập khẩu các linh kiện từ Mỹ dẫn tới việc xuất khẩu giảm 12%. Nhưng IBM vẫn hàI lòng với sự phát triển tạI sao?
3. Xuất khẩu là một chiến lược thâm nhập thị trường tương đối mạo hiểm, một công ty có cần phảI quan tâm đến các chiến lược thâm nhập thị trưòng hay không.
4. Một dịch vụ có thể được cấp phép cho mục đích thâm nhập thị trường hay không?
5. Mặc dù có những ưu thế của các khu vực tự do mậu dịch, các công ty mỹ đã không tận dụng được chúng một cách có hiệu quả. Nguyên nhân, có thể làm gì đẻ kích thích sự quan tâm của các công ty Mỹ?
6. Một trong những liên doanh nổi tiếng nhất là Nummi (liên doanh giữa General moto và Toyota) thật đáng ngạc nhiên khi hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất lạI nghĩ tới việc hợp tác với nhau. GM là nhà sản xuất đứng đầu thế giới và ở Mỹ, còn Toyota cũng giữ vị trí số 1 ở Nhật và thứ hai thế giới. Nummi là một liên doanh 50/50 với ban giám đốc chia đều giữa hai công ty. Liên doanh sản xuất một loạI ôtô do Toyota thiết kế. ích lợi mà mỗi bên có thể mong đợi sẽ đạt được từ liên doanh? Vấn đề có thể nảy sinh?
Trường hợp 9-1 : Làm thế nào để có thể xuất nhà.
Những căn nhà lắp ghép không còn là đIũu mới mẻ. Một số nhà bán lẻ qua đơn đặt hàng nổi tiếng đã bắt đầu bán những căn nhà lắp ghép ở Mỹ từ hàng thập kỷ trước. Mặt lợi thế của mặt hàng này là việc lắp ráp rất nhanh chóng, chỉ mất một vàI ngày. Một động cơ khác để mua là giá cả thấp do được sản xuất hàng loạt, Một lợi thế khác nữa là kiểm soát chất lượng tốt hơn. Đương nhiên đIều bất lợi lớn là quan niệm về sản phẩm. Việc sống trong một căn nhà lắp ghép thì không có tiếng tăm giì và các căn nhà giống nhau của người tiêu dùng. Mặc dù việc sản xuất hàng loạt thường mang nghĩa tiêu cực nhưng không đáng kể lắm đối với hàng tiêu dùng lâu bền như tủ lạnh, ôtô, các thiết bị âm thanh, tuy nhiên đối với nhà ở thì chi tiết này lạI rất được chú ý.
ở Nhật, nơI mà chi phí cho nhà ở và đất đai là rất lớn thì nhà lắp ghép là cần thiết với nhiều người. Một công ty Nhật đã có được bí quyết kỹ thuật sản xuất nhà lắp ghép là Misawa Homes. Một trong những mẫu nhà phổ biến là mẫu House 55. LoạI nhà này có 10 phòng, cần có 5 container lớn để vận chuyển. ưu thế của loạI nhà này là chỉ cần hai giờ để lắp ráp phần thô. Một thế mạnh khác là giá cả, thấp hơn 20% so với nhà lắp ghép thông thường và 30% so với nhà gỗ. LoạI nhà này đã được trưng bày tạI hội chợ thương mạI châu Âu và nhận được nhiều sự quan tâm. Được khuyến khích, Misawa Homes xuất khẩu house 55 sang Mỹ và châu ÂU.
Câu hỏi.
1. Bạn có nghĩ rằng những căn nhà lắp ghép như house 55 có thể được người tiêu dùng Mỹ và châu Âu chấp nhận hay không. (page 394 - 397).
Page 398- 405
2. Thậm chí giả định không có sự phản ứng tiêu cực nào từ phía người tiêu dùngMĩ thì có thể có những nhân tố nào không gây khó khăn tại Nhật Bản mà lại có thể gây khó khăn tại Mĩ?
3. Misawa nên có chiến lược như thế nào để đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài ?
Trường hợp 9-2 : Tập đoàn GTECH
Francine Newth
Providence College
Khái quát chung
Tập đoàn GTECH được miêu tả rõ nhất là một công ty về công nghệ giải trí nhẹ trong ngành công nghiệp giải trí chung. GTECH thiết kế, sản xuất, lắp đặt và cung cấp nhiều mạng giải trí cho các trò may rủi được sự bảo trợ của chính phủ hoặc trong phạm vi cấp phép và cho các tổ chức cá cược. Công ty được thành lập tại Delaware năm 1980 và đến ngày 1 tháng 3 năm 1981 đã có được phòng Các hệ thống giải trí của Datatrol gồm nhiều tài sản có liên quan và các hợp đồng xổ số trực tuyến với Michigan, đảo Rhode và Connecticut. Thành tích này đã khởi đầu cho một thành công quan trọng với những mạng xổ số trực tuyến. Đến năm 1987, GTECH được công nhận là công ty đi đầu trong việc thực hiện và điều hành những mạng trực tuyến như vậy được thiết lập trên 5 châu lục: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Australia, Châu á và Châu Âu. (xem dẫn chứng 1)
Công nghiệp
Công nghiệp giải trí được chia làm 2 khu vực: (1) khu vực giải trí nhẹ như sòng bạc, các đường đua và (2) là khu vực giải trí mạnh bao gồm cả việc bán vé số trực tuyến và ngoại tuyến với việc lựa chọn ngẫu nhiên các con số.
Khu vực giải trí nhẹ trực tuyến trong ngành công nghiệp giải trí có sức cạnh tranh rất cao, chỉ có khoảng 500 khách hàng trên toàn thế giới, các nhà cầm quyền có uy tín và các tổ chức được chính phủ cho phép. Việc chơi xổ số chịu sự điều chỉnh lớn và sự quản lý của các cơ quan xổ số trực thuộc chính phủ như uỷ ban xổ số. Các cơ quan lập pháp thường đưa ra một số đặc trưng nào đó của xổ số ví dụ như phần trăm trong tổng số doanh lợi mà phải được trả lại cho người chơi trong phần tiền thưởng. Tuy nhiên uỷ ban xổ số nhìn chung có thẩm quyền lớn trong việc quyết định các loại hình chơi, giá cả và việc lựa chọn nhà cung cấp vé, thiết bị và dịch vụ.
Dẫn chứng 1: Bản đồ
Dẫn chứng 2: Các nhà cung cấp mạng xổ số trực tuyến
Thiết bị đầu cuối cài đặt và trực tuyến( tháng 12/1987)
----------------------------------------------------
nhà cung cấp số tỷ phần
----------------------------------------------------
GTECH 40,170 57,3
CDC 12,015 17,3
AmTote 6,130 8,7
Syntech 4,300 6,1
SciGames 3,540 5,1
CSEE 2,500 3,6
ITS 1,500 2,1
--------- --------- --------
thiết bị đầu cuối 70,155 100.0
-----------------------------------------------------
Các hợp đồng xổ số được trao tặng trong quá trình mua đầy cạnh tranh dưới hình thức một đề nghị (request for proposal: RFP ). Những nhân tố quan trọng nhất đang ảnh hưởng tới việc trao giải cho các hợp đồng xổ số là: khả năng đánh giá một cách lạc quan doanh lợi của xổ số thông qua năng lực công nghệ tiềm tàng và kiến thức ứng dụng; chất lượng, tính tin cậy và khả năng nâng cấp mạng; kinh nghiệm, điều kiện tài chính và uy tín của người đấu thầu; khả năng thoả mãn bất kỳ yêu cầu nào khác và năng lực đóng góp bởi cơ quan xổ số và giá của mạng luới này.
Những đối thủ cạnh tranh chính trong kinh doanh mạng xổ số trực tuyến gồm có GTECH: Công ty kiểm soát dữ liệu (CDC); Công ty Syntech quốc tế; CSEE, một công ty của Pháp; Công ty các hệ thống đặt cược đua ngựa quốc tế (ITS); Công ty giải trí khoa học (SciGames), một công ty con của Tập đoàn sản xuất Bally; và AmTote (xem dẫn chứng 2 và 3).
Dẫn chứng 3: Các nhà cung cấp xổ số trực tuyến
Các phạm vi xổ số được ký hợp đồng
--------------------------------------------------------------
nhà cung cấp số tỷ phần
--------------------------------------------------------------
GTECH 26 60,5
CDC 6 14,0
SciGames 5 11,6
Amtote 3 7,0
Syntech 1 2,3
CSEE 1 2,3
ITS 1 2,3
----- ----- --------
phạm vi trực tuyến 43 100,0
--------------------------------------------------------------
Các hợp đồng xổ số trong nước liên quan đến việc lắp đặt và điều hành một mạng xổ số thuộc quản lý của công ty trong một kỳ hạn danh nghĩa, thường từ 2 đến 5 năm, tuỳ thuộc vào sự mở rộngsự lựa chọn của công ty xổ số. Những hợp đồng xổ số nội địa này điển hình có liên quan tới những hợp đồng hiện hành. Các khoản tiền trả cho các hợp đồng xổ số dựa trên một tỷ lệ phần trăm doanh số bán xổ số do mạng cung cấp. Tỷ lệ phần trăm này thường dựa trên lượng bán danh nghĩa và (hoặc) số lượng các thiết bị đầu cuối trong quá trình hoạt động.
Các hợp đồng xổ số nước ngoài thường yêu cầu các công ty phải bán, phân phối và cài đặt một mạng chìa khoá trao tay với giá cố định mặc dù một số hợp đồng nước ngoài hiện nay đang được đàm phán như những hợp đồng hiện hành. Các công ty cũng có thể bị yêu cầu phải cung cấp liên tục dịch vụ bảo dưỡng phần mềm và (hoặc) phần cứng, các dịch vụ sửa chữa và nâng cấp, trao đổi ý kiến về quản lý hoặc các dịch vụ khác liên quan tới việc điều hành mạng. Các khoản tiền trả cho các hợp đồng xổ số nước ngoài thường dùng đồng ngoại tệ và khó tránh khỏi những rủi ro có liên quan tới những biến động về tỷ giá hối đoái. Những loại xổ số ngoài nước Mĩ thông thường được quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền thuộc chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân được chính phủ cấp phép. Nhiều trong số các nước lớn có vài kiểu hoạt động xổ số, phần nhiều trong số đó là theo kiểu ngoại tuyến. Nhiều mạng xổ số trực tuyến đã và đang được ra đời tại Australia, Canada, Pháp, Singapo, Hồng Kông, Israel, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Venezuela, Mexico và New Zealand.
Tổng doanh thu của các hệ thống trực tuyến trong ngành công nghiệp toàn thế giới đạt khoảng 16 tỷ đôla. Điển hình, thẩm quyền của xổ số sẽ phân phối tổng thu nhập này như sau: 50% cho phần thưởng, 35% cho chính phủ hoặc cơ quan xổ số, 10% cho quản lý và 5% tiền hoa hồng cho môi giới
GTECH
GTECH và các công ty con của nó chủ yếu phải tiến hành thiết kế, sản xuất, thực hiện, điều hành, bán hàng và cung cấp dịch vụ mạng máy tính cùng với các linh kiện mạng. Mục đích của các mạng này là để thu thập, xử lý và phổ biến thông tin một cách nhanh chóng. Những hệ thống này được thiết kế đặc biệt cho những môi truờng có tốc độ giao dịch cao. ứng dụng chính của những mạng GTECH là trong lĩnh vực xổ số trực tuyến hoạt động cả trong nước và quốc tế.
Bí quyết công nghệ của GTECH, những mạng trực tuyến thống nhất của nó cùng với tốc độ thực thi và kĩ năng sáng tạo của các thành viên công ty là những nhân tố đóng góp lớn và thành công của công ty. Công ty này duy trì được những nỗ lực lớn trong nghiên cứu và phát triển để cạnh tranh thành công trong kinh doanh mạng công nghệ cao đầy năng động. Trong năm tài chính 1987, công ty đã sử dụng 8.025.000 đôla cho nghiên cứu và phát triển so với 6.350.000 đôla trong năm tài chính 1986 và 3.685.000 đôla trong năm tài chính 1985. Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 1987, GTECH đã có 106 nhân viên cam kết làm việc đủ giờ trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Hiện nay công ty có 994 nhân viên làm việc đủ giờ.
Những nỗ lực Marketing của GTECH chủ yếu bao gồm các buổi giới thiệu về các sản phẩm và dịch vụ của nó với các công ty xổ số trong giới hạn cho phép mà trong đó các hợp đồng được đưa ra để mua về hoặc mở rộng mạng. Tất cả doanh thu của công ty này chủ yếu thu được từ việc cung cấp các dịch vụ và bán hàng hoặc cung cấp các mạng trực tuyến trên máy vi tính và các thành phần khác cho các loại xổ số do chính phủ quản lý. (xem dẫn chứng 4).
Không giống như nhiều đối thủ cạnh tranh của mình, GTECH sẽ đưa ra quyền lựa chọn hợp đồng cho thuê thiết bị đầu cuối trong một khoảng thời gian đã thoả thuận. Lựa chọn này đặc biệt hấp dẫn trong việc công ty giảm những chi phí khởi điểm một cách đáng kể. Việc lắp đặt một hệ thống của GTECH cũng nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh của nó, do vậy doanh thu xổ số cũng thu về nhanh hơn.
Dẫn chứng 4: Tập đoàn GTECH và các công ty con- các thông tin tài chính
Năm tài chính kết thúc
Nghìn đôla 28/2 22/2 23/2 25/2 26/2
(trừ số liệu cổ phần) 1987 1986 1985 1984 1983
Kết quả hoạt động
Doanh thu từ:
Bán sản phẩm $70,334 $45,640 $26,550 $25,687 $17,490
Các dịch vụ 57,734 34,727 19,120 7,814 13,418
Tổng doanh thu:
Bán sản phẩm 30,878 16,956 12,787 13,347 8,461
Các dịch vụ 13,895 11,074 8,160 1,112 6,073
Thu nhập ròng 7,687 1,973 4,310 2,579 5,410
Thu nhập trên cổ phần $.81 $.21 $.47 $.30 $.73
Lượng cổ phần trung bình tồn đọng 9,460,686 9,230,280 9,110,814 8,510,754 7,415,400
Số liệu cuối năm
Vốn lưu chuyển $13,502 $28,772 $13,866 $12,561 $2,631
Tổng tài sản 171,719 126,500 86,461 54,733 19,724
Nợ dài hạn * 72,062 63,183 32,255 10,110 4,624
Giá trị tài sản cầm cố của cổ đông + 46,007 35,141 30,977 26,139 6,733
* bao gồm nghĩa vụ cho vay vốn ít hơn phần nợ chưa trả hiện tại
+ không có cổ tức nào được công bố hoặc trả bởi công ty này trong bất kì một thời kì tài chính nào đã trình bày
Islensk Getspa
Năm 1985, thủ tướng chính phủ Iceland đề nghị Liên đoàn thể thao, Hội những người tàn tật và Liên đoàn thanh niên cùng làm việc để lập ra một hệ thống chơi xổ số ở Iceland. Ba tổ chức này đã đưa ra quyết định cùng nhau làm việc vì mục đích như trên. Ngày 2 tháng 5 năm 1896, Quốc hội Iceland ban hành văn bản luật 26/196 cho phép Bộ trưởng tư pháp giao cho ba liên đoàn này quyền tổ chức một số trò giải trí. Ngày 8 tháng 7 năm 1986 ba liên đoàn đã thành lập một tổ chức mới là Công ty xổ số Iceland Islensk Getspa, một kiểu tổ chức miễn thuế phi lợi nhuận.
Những đại diện của Islensk Getspa bắt đầu tiến hành điều tra các tổ chức xổ số trên rất nhiều nước. Họ sớm xác định được những công ty sản xuất thiết bị trực tuyến đã từng giành được vị trí thống trị trên toàn thế giới.
Ngày 15 tháng 6 năm 1987, ban quản lý của GTECH cùng với vài đối thủ cạnh tranh khác của họ nhận được một tin telex từ những đại diện của Islensk Getspa thông báo là họ muốn đến thăm để thảo luận về những mạng xổ số trực tuyến. Chủ tịch Islensk Getspa, ông Thordur Thorkelsson và giám đốc điều hành, ông Vilhialmur B. Vilhialmsson mang theo bản copy luật xổ số gần đây của họ (xem dẫn chứng 5) trong đó chỉ ra một cách rõ ràng rằng Islenska Getspa đã sẵn sàng để tổ chức trò chơi xổ số của mình.
Dẫn chứng 5
02/05/1986
điều lệ chung
về các loại xổ số quay số
những người nắm giữ quyền tổng thống Iceland
theo phần 8 hiến pháp
Thủ tướng chính phủ, Người phát ngôn của Althing
Và chánh án Toàn án tối cao.
Biết: Athing đã thông qua điều luật này và chúng tôi
đã phê chuẩn với sự nhất trí chung.
Phần 1
Bộ trưởng tư pháp được phép cấp cho Liên đoàn thể thao Iceland (ISI), Hội Thanh niên Iceland (UMFI) và Liên hiệp những người tàn tật Iceland (OBI) giấy phép cùng nhau hoạt động trong một công ty gồm nhiều tổ chức hợp thành để quản lý chơi xổ số theo cách hàng loạt con số và (hoặc) chữ cái được liệt kê và lựa chọn dưới hình thức đặc biệt là tấm vé.
Giấy phép này sẽ có hiệu lực đến cuối năm 2005.
Phần 2
Công ty tổ chức chơi xổ số theo phần 1 sẽ chịu sự quản lý của Ban quản trị gồm 5 người mà sẽ được bổ nhiệm hàng năm. Liên đoàn thể thao Iceland sẽ bổ nhiệm 2 người trong số đó, Liên hiệp những người tan tật Iceland 2 người và Hội thanh niên Iceland 1 người. Những thành viên dự bị cũng sẽ được bổ nhiệm theo thể thức này. Các Đảng sẽ lần lượt bổ nhiệm Chủ tịch 2 năm một lần theo thoả thuận của họ nhưng về mặt khác thì bản thân Ban quản trị sẽ quyết định chọn nhân viên của mình.
Nếu không thì các Đảng sẽ đưa ra một thoả thuận được Bộ trưởng Tư pháp thông qua về các hoạt động của công ty này trong số nhiều thoả thuận khác về khả năng trả nợ của công ty và việc phân chia lợi nhuận.
Phần 3
Bộ trưởng Tư pháp khi nhận được những đề nghị của Ban quản trị công ty sẽ quyết định số tiền tham gia chơi xổ số (giá vé).
Phần 4
Bộ trưởng Tư pháp khi nhận được những đề nghị của Ban quản trị sẽ quyết định tổng số phần thưởng, mỗi phần trong tổng doanh số bán xổ số tại mỗi thời điểm sẽ được trả trong phần thưởng, hoặc một số phần thưởng riêng.
Phần thưởng xổ số sẽ được miễn tất cả các chi phí chính thức ngoài khoản thuế trong năm mà phần thưởng được trao cho người thắng cuộc.
Phần 5
Những lợi nhuận từ việc tổ chức chơi xổ số sẽ được dùng để hỗ trợ những hoạt động giải trí không chuyên trong các câu lạc bộ thành viên của Liên đoàn thể thao và Liên hiệp thanh niên Iceland và để trả những chi phí ban đầu cho các căn hộ dành cho người tàn tật hoặc để tài trợ cho các hoạt động khác của Liên đoàn vì lợi ích của những người tàn tật.
Phần 6
Bộ trưởng tư pháp khi nhận được đề nghị của Ban quản trị công ty sẽ ban hành Điều lệ với nhiều chi tiết nghiêm ngặt hơn về những hoạt động chơi xổ số và hoặc là Bộ trưởng sẽ giám sát những hoạt động này.
Phần 7
Ngoài công ty kể trên thuộc Liên đoàn thể thao Iceland, Liên hiệp thanh niên Iceland và Liên hiệp người tàn tật Iceland không được phép tổ chức chơi xổ số thuộc hình thức được miêu tả ở phần 1.
Giấy phép của Hội cá cược bóng đá Iceland-Islenskar getraunir- cho phép tổ chức chơi xổ số quay số theo đoạn 2 phần 1, tức là phần 10 trong luật về cá cược bóng đá số 50 ngày 29 tháng 5 năm 1972 sẽ bị xóa bỏ trong khi giấy phép theo luật này vẫn còn hiệu lực.
Phần 8
Những vi phạm luật này sẽ bị phạt tiền
Phần 9
Luật này có hiệu lực ngay lập tức.
Thực hiện tại Reykjavik, 2/5/1986
Steingrimur Porvaldul Gardar Kristjansson
Magnus P. Torfason
(L.S)
Đây là bản dịch trung thực và chính xác
theo tài liệu gốc được trình vào ngày:
18 tháng 12 năm 1986 tại Seltjarnarnesi
rersteinn palsson
Người phiên dịch
Phần IV
Các quyết định marketing quốc tế
10. Chiến lược sản phẩm: các quyết định cơ bản và lên kế hoạch sản phẩm
Minh hoạ marketing : Đông là Đông mà Tây là Tây
Một công ty của Đức đã chi 35 triệu USD để xuất bản một nguyệt san ở Mỹ có tên là Geo(địa lí ). Dù các ấn bản bằng tiếng Đức và Pháp của nguyệt san này đã đạt được nhiều thành công nhưng khái niệm về Geo vẫn còn khá xa lạ với độc giả Mỹ. Thế nhưng các biên tập viên của Hoa Kỳ vẫn không thể xin được việc thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nước Mỹ. Họ cũng chẳng được phép quảng cáo trên ti-vi và giảm giá bán. Kết quả là, Geo đã thất bại trong việc lôi cuốn độc giả của các tạp chí National Geographic (địa lí trong nước) cũng như Smithsonian.
Các tạp chí khoa học của Hoa Kỳ trên thế giới như Omni, Popular Science (khoa học thường thức), Science 82 và Discover (khám phá) đang làm ăn hiệu quả tại Nhật Bản, nơi rất quan tâm đến khoa học kĩ thuật. Những tạp chí đó thành công bởi vì cả khoa học công nghệ lẫn các ý tưởng sáng tạo đều tạo được sự thu hút trên toàn cầu. Ngược lại, các ấn phẩm về chính trị và cá nhân như tạo chí People (con người) lại ít được chú ý ở Nhật Bản.
Các chủ bút của Nhật thường tỏ ra khôn ngoan_một phẩm chất ảnh hưởng rất nhiều đến đầu ra của tờ báo trên thị trường. Bản dịch tiếng Nhật của các tạp chí nổi tiếng ở Mỹ không chỉ đơn thuần là một sự sao chép y nguyên mà các nhà xuất bản của Nhật luôn giành quyền kiểm soát cả về việc biên tập lẫn về mặt tài chính. Các nhà xuất bản của Nhật còn sẵn lòng trả tiền bản quyền để có được những cái tên nghe có vẻ Anh-Mỹ. Được thoải mái trong việc lựa chọn bài viết, các tờ báo của Nhật chỉ chép có 35-40% từ Science 82 và 5% từ Cargo Driver (Vận tải hàng hoá) cho vào tờ báo Quark (hạt vi lượng ) của mình. Ngoài ra, các tờ báo còn cho thêm các truyện ngắn và tranh ảnh để phù hợp với thị hiếu trong nước (như sử dụng nhiều hình ảnh và khuôn mặt của Nhật Bản trong bài viết). Các tạp chí Mỹ thành công tại Nhật Bản chủ yếu nhờ chúng đã được điều chỉnh để phù hợp với thị hiếu của người Nhật chứ không phải bắt thị hiếu phải chiều theo tờ báo vì một sản phẩm dù thành công ở một nước cũng không có gì đảm bảo là nó sẽ thành công ở một nước khác.
Một thương gia luôn cần tìm hiểu về nhu cầu và thị hiếu của từng thị trường và tìm cách thỏa mãn nó. Nhiều sản phẩm có sức cuốn hút toàn cầu và khi đưa nó vào một thị trường khác có thể không cần thay đổi gì hết. Nhưng trong số tất cả những cái gọi là sản phẩm toàn cầu, đa số sản phẩm không được như vậy. Với những sản phẩm loại này, cần điều chỉnh mới tìm được chỗ đứng trên thị trường. Nói chung để thay đổi một sản phẩm thì dễ hơn nhiều việc thay đổi ý thích khách hàng. Thế nên một doanh nhân cần tìm cách thay đổi sản phẩm của mình cho phù hợp thị hiếu của khách hàng hơn là điều chỉnh nhu cầu của khách hàng cho phù hợp với đặc tính sản phẩm. Nhận thức được việc áp dụng khái niệm marketing quốc tế sẽ tạo ra những lợi thế nhất định đối với việc buôn bán quốc tế. Dù nhiều nguyên tắc đã được chấp nhận rộng rãi trong marketing nội địa nhưng trong marketing quốc tế nó vẫn bị lờ đi.
Mục đích của chương này là nghiên cứu sản phẩm trên phương diện qt. Trọng tâm của nghiên cứu là ý nghĩa của sản phẩm và sự cần thiết của phân đoạn thị trường cũng như định vị sản phẩm. Ngoài ra còn có phát triển sản phẩm và dịch vụ. Những vấn đề còn nhiều tranh luận như chuẩn hoá sản phẩm so với thích ứng sản phẩm cũng như học thuyết về vòng đời sản phẩm qt và ý nghĩa marketing của học thuyết cũng sẽ được xem xét.
Sản phẩm là gì?
Một sản phẩm thường được xem xét theo nghĩa hẹp như là một vật cụ thể có thể miêu tả được các thuộc tính vật lí như hình dáng, kích thước, cấu tạo, màu sắc...Quan niệm sai lầm này cũng thường thấy trong marketing qt vì nhiều người tin rằng chỉ sản phẩm hữu hình mới xuất khẩu được. Tuy nhiên một sinh viên nghiên cứu marketing cần nhận ra rằng định nghĩa trên là sai vì rất nhiều sản phẩm là vô hình ( như dịch vụ ). Thực tế, phần lớn thị trường xuất khẩu của Hoa kỳ lại là các sản phẩm vô hình ví dụ như các bộ phim Mỹ được công chiếu trên toàn thế giới hay các dịch vụ kĩ thuật và dịch vụ tư vấn kinh doanh. Trên thị trường tài chính, các ngân hàng Mỹ đã vươn ra thị trường thế giới trong việc cung cấp các hỗ trợ về mặt tài chính , thường là các khoản tín dụng lớn. Thậm chí khi nói đến buôn bán sản phẩm hữu hình, cũng cần có các dịch vụ bảo hiểm và vận tải để vận chuyển chúng.
Trong nhiều trường hợp, cần kết hợp cả sản phẩm hữu hình lẫn vô hình để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện. Có lẽ cách tốt nhất để định nghĩa một sản phẩm là miêu tả nó như một thứ có ích và đem lại sự thoả mãn. Ví dụ như bảo hành là một phần của hàng hoá và nó có thể được điều chỉnh để phù hợp hơn ( tức là bảo hành cao cấp và thứ cấp). Hình 10-1 cho thấy thứ mà khách hàng hi vọng đạt được khi mua xe tải Mercedes-Benz không chỉ là bản thân chiếc xe tải. ở các nước nhiệt đới ẩm, chẳng có lí do gì để lắp một chiếc lò sưởi ở trong xe, còn ở Mỹ việc bộ phận truyền lực tự động được nối liền với các trang thiết bị khác là chuyện thường tình.
Có thể rút ra một ý nghĩa nữa của marketing là một nhà kinh doanh qt phải coi sản phẩm như là bất cứ thứ gì được cung ứng ra thị trường một cách hoàn thiện hoàn toàn. Hãy thử xem khẩu súng săn Beretta. Không nghi ngờ gì nữa bản thân khẩu súng săn đã là một sản phẩm hoàn chỉnh, hoàn toàn có thể thực hiện xuất sắc theo đúng chức năng đầu tiên của nó (tức là bắn ra đạn đi săn). Nhưng ở Nhật Bản Beretta còn có một chức năng thứ hai, đó là nhãn hiệu Beretta được xem như là một biểu tượng của quý tộc. Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi một khẩu Beretta có thể đáng giá tới 8000 USD chưa tính đến số tiền vài nghìn đô-la nữa để chạm khắc. Trong trường hợp này, chức năng thứ hai của Beretta đã lấn át cả chức năng chính. Vì vậy, có thể xem sản phẩm như là một sự thoả mãn có được từ nguyên tắc 4P của marketing (Product_sản phẩm; Place_địa điểm; Promotion_ hỗ trợ; Pricing_định giá) chứ không chỉ đơn thuần từ những đặc điểm vật lí của sản phẩm.
Phát triển sản phẩm mới
Có 6 bước rõ ràng trong phát triển một sản phẩm mới:
Bước thứ nhất là phác thảo ý tưởng của sản phẩm mới. Những ý tưởng như thế có thể bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau (như người bán hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, chính phủ, hãng nghiên cứu marketing, khách hàng v.v...). Bước thứ hai là kiểm tra ý tưởng. Cần xem xét và nghiên cứu tính khả thi của ý tưởng. Để có quyết định đúng, chỉ cần trình bày qua về sản phẩm mới đối với những người sử dụng tiềm năng hay đưa ra những quảng cáo dựa trên sản phẩm đó từ đó có thể biết được phản ứng thật của họ. Thông thường, các công ty luôn định trước những mục tiêu mà phải sản phẩm mới phải thoả mãn. Các tiêu chuẩn mà công ty Caterpillar sử dụng khi kiểm nghiệm một ý tưởng sản phẩm mới là : mọi sản phẩm mới phải cần đầu tư thật nhiều vốn, có khả năng tiêu thụ thông qua hệ thống phân phối hiện tại và sử dụng nhiều công nghệ cao .
Bước thứ ba là phân tích tính kinh tế để dự đoán đặc trưng sản phẩm, chi phí, nhu cầu và lợi nhuận. Công ty Xerox có một đội tổng hợp sản phẩm chuyên thử nghiệm và loại bỏ những ý tưởng không phù hợp. Có nhiều đội thiết kế cạnh tranh với nhau để sản xuất ra hàng mẫu, và mẫu thắng cuộc phải đáp ứng những mục tiêu định trước. Sau đó sản phẩm được chuyển sang đội phát triển sản phẩm.
Bước thứ tư là phát triển sản phẩm, bao gồm các việc tiến hành các thí nghiệm, kiểm tra kĩ thuật đồng thời sản xuất thí điểm với số lượng nhỏ. Trong giai đoạn này, sản phẩm thường được làm bằng tay hoặc trên các loại máy móc sẵn có hơn là trên một dây chuyền máy móc riêng. Do có các công ty nghiên cứu marketing ở nước ngoài chuyên điều tra hành vi người tiêu dùng nên các công ty Mỹ thường không cần bám sát thị trường. Còn các công ty Nhật thì ngược lại, họ đến tận nhà khách hàng, xác định các vấn đề về sản phẩm, đưa lại những thông tin phản hồi từ khách hàng và nhà phân phối.
Bước thứ năm bao gồm kiểm nghiểm sản phẩm về mặt marketing để biết marketing tiềm năngvà chiến lược marketing mix tối ưu. Sản phẩm Budwester của Anheuser Busch đã phải rút lui khỏi Tây Đức chỉ sau một cuộc thử nghiệm 6 tháng tại thị trường Berlin vào năm 1981. Tại Pháp, chi nhánh của Busch cũng đã chịu thất bại vì loại bia này không phù hợp với thị hiếu của người Pháp.
Cuối cùng, nếu mọi việc đều diễn ra tốt đẹp thì công ty cần sẵn sàng để thương mại hoá sản phẩm với quy mô lớn bằng cách hoàn thành sản xuất và marketing trên diện rộng.
Ba bước đầu có thể ghép vào với nhau và được gọi là giai đoạn bắt đầu. Nói chung giai đoạn này ít được quan tâm như là giai đoạn phát triển sản phẩm và thương mại hoá chúng. Tuy nhiên ngày nay nhiều công ty đã bắt đầu nhận ra rằng họ cần quan tâm hơn nữa đến giai đoạn chuẩn bị và trong mười năm gần đây, chi phí cho việc đưa ra một sản phẩm mới đã tăng từ 10-20% trong khi đó chi tiêu cho giai đoạn phát triển vẫn không đổi còn giai đoạn thương mại hoá thì giảm từ 60 xuống 40%. Sự thay đổi tỉ lệ phần trăm trong chi phí đã phản ánh nhu cầu xác định kẻ thắng ngay từ đầu (tức là trong giai đoạn chuẩn bị) hơn là sau đó mới phí tiền vào những hoạt động nghèo nàn trong giai đoạn thương mại hoá. Mục tiêu cuả nhiều công ty là cuối cùng chia đều cả ba giai đoạn.
Các biện pháp về sản phẩm rất đa dạng ngay trong các nước công nghiệp. ở Mỹ, chủ nghĩa cá nhân truyền thống dẫn đến khái niệm chung về những người lao động có xếp hạng. Còn Tây Đức lại chú trọng vào nghiên cứu lao động học_một bước tiến công nghệ sinh học để tăng hiệu quả với việc thiết kế nơi làm việc sao cho giảm thiểu sự mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần. Vì sự chán nản tăng lên khi thời gian trung bình để làm một việc giảm đi 1,5 phút nên đã có một nỗ lực phối hợp để kéo dài thời gian làm việc bằng cách mở rộng việc phối hợp với nhau.
Định vị sản phẩm
Định vị sản phẩm là khái niệm mà các nhà kinh doanh cũng như các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ rất quan tâm. Mọi khả năng có thể trong việc phân đoạn trên thị trường Hoa Kỳ đã được nghiên cứu kĩ. Tuy vậy, trên phương diện quốc tế, các nhà doanh nghiệp Mỹ lại thường coi việc phân đoạn thị trường như một khái niệm xa lạ. Hình như họ đã bỏ quên các kiến thức về phân đoạn thị trường ở nhà khi ra nước ngoài.Thường chẳng mấy khi có một nỗ lực nghiêm túc hay rõ ràng nào của các doanh nhân Mỹ để phân đoạn một thị trường nước ngoài. Hiện tượng này bắt nguồn từ quan điểm cho rằng đi ra nước ngoài tức là đã hoàn thành việc phân đoạn theo địa lí. Nhưng rõ ràng là phân đoạn theo địa lí thường là sự lựa chọn không phù hợp và hay được cường điệu quá mức. Các nhà kinh doanh đã không nhận ra rằng mục đích cuả phân đoạn thị trường là để thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn nữa chứ không phải phân đoạn thị trường chỉ là để phân đoạn.
Một lỗi lầm khác mà các doanh nghiệp Mỹ thường hay mắc phảt là luôn muốn thống lĩnh toàn bộ thị trường ngay lập tức. Hậu quả là sự thất bại trong hoạt động thị trường được biểu hiện ở hai vấn đề sau:
Thứ nhất, người tiêu dùng nước ngoài thường không đồng nhất. Thông thường, các nhà kinh doanh cần phân biệt khách hàng ở thành thị và nông thôn. Thậm chí ngay cả trong một thị trường khá đồng nhất như Nhật Bản, hãng Express của Mỹ vẫn thấy cần phải phân loại người tiêu dùng Nhật Bản. Hãng này đã phát hành loại thẻ tín dụng vàng cao cấp cho đoạn thị trường giàu có và loại thẻ xanh cho đoạn thị trường có thu nhập trung bình.
Thứ hai, một chiến lược thống lĩnh toàn thị trường sẽ đặt công ty vào tình thế cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ mạnh của địa phương. Thành công của các sản phẩm Nhật Bản tại Mỹ và nhiều nước khác một phần là nhờ vào những nỗ lực tận tâm và rõ ràng của người Nhật trong việc phân đoạn thị trường. Các công ty của Nhật thường lựa chọn thị trường mục tiêu rất kĩ càng để tránh phải cạnh tranh với các nhà sản xuất lớn hàng đầu trong các ngành lâu đời. Khởi đầu bằng việc chuyên môn hoá sản xuất một mặt hàng nhất định, các công ty Nhật Bản đã tạo được một danh tiếng rất tốt cho sản phẩm của mình và cuối cùng lôi kéo được khách hàng đến làm ăn lâu dài. Chiến lược này cực kì hiệu quả trong ngành ô-tô và điện tử dân dụng. Các nhà sản xuất máy vi tính của Nhật cũng đã áp dụng biện pháp này để thâm nhập vào thị trường máy vi tính Hoa Kỳ. Các công ty Nhật Bản bán những sản phẩm tiêu dùng như máy vi tính cá nhân, đầu đọc đĩa, máy in và các phụ kiện khác trước khi tìm cách giao dịch với những khách hàng có nhu cầu mua lớn và thường đem lại mức lợi nhuận cận biên cao nhất. Những phương pháp này có ý nghĩa chiến lược vì các doanh nghiệp đã đánh lạc hướng những người khổng lồ của Mỹ trong cuộc chơi. Sai lầm cơ bản của các nhà sản xuất dụng cụ Hoa Kỳ là họ quá chú trọng vào máy móc cho những người tiêu dùng cỡ lớn mà quên đi mất một thị trường nhỏ dành cho người nghèo và tạo cửa vào cho các đối thủ nước ngoài cạnh tranh với dòng sản phẩm ở mức giá 15000 USD. Một trong số rất ít các ngành tiến hành phân đoạn thị trường một cách nghiêm túc là ngành nước hoa. Các hãng mĩ phẩm của Hoa Kỳ đã thành công ở hầu khắp mọi nơi kể cả ở Pháp, nơi mà các nhãn hiệu nổi tiếng như Channel và Nina Ricci được coi là tiêu chuẩn. Chiến lược của các công ty Mỹ là thu hút trực tiếp các nhóm quý bà được định trước thông qua loại nước hoabiểu trưng cho phong cách sống hiện đại. Ví dụ, chi nhánh Charlie đã thành công vì thu hút được những phụ nữ hiện đại sống độc thân ở thành thị và gợi ý rằng kiểu nước hoa này rất thích hợp với họ. Kết quả là ngày nay loại nước hoa này rất thịnh hành ở Pháp. Nhiều công ty đã chuyển sang sản phẩm cao cấp để đối đầu trực tiếp với các hãng nổi tiếng của Pháp. Có thể lấy ví dụ như nước hoa Oscar de la Renta được đưa ra để cạnh tranh với các loại nước hoa Pháp truyền thống có từ thế kỉ 19 hay Halston được đưa ra cho những phụ nữ quý tộc Pháp hiện đại có thu nhập cao.
ý nghĩa của việc phân đoạn thị trường được thể hiện cụ thể qua một nghiên cứu các chiến lược xuất khẩu của các hãng điện tử công nghệ cao. Trong ba năm, những hãng đưa ra một chiến lược marketing toàn diện ( tức là vừa thích ứng hoasản phẩm vừa phân đoạn thị trường thế giới) đều thu được tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 130% so với 26% của những hãng chỉ lựa chọn phương thức hướng về bán hàng (tức là không thích ứng hoá sản phẩm mà cũng chẳng phân đoạn thị trường).
Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng cần thiết hoặc bắt buộc phải phân đoạn thị trường. Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu của khách hàng trong một nước nói chung khá đồng nhất hay có một thị trường chung lớn.
Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm
Vòng đời sản phẩm là lý thuyết nổi tiếng được biết đến trong Marketing. Nhưng trong Marketing quốc tế, lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm (IPLC) chưa được biết đến nhiều. Lý thuyết này đã được xây dựng và xác nhận bởi các nhà kinh tế để giải thích cho thương mại quốc tế trong phạm vi lý thuyết lợi thế tương đối. ,nó đã được đúc kết khá ngắn gọn bởi một số nhà kinh tế và nhà marketing quốc tế và một số tờ báo marketing.
Tính hiệu lực của IPLC
Một vài sản phẩm phải tuân theo những đặc thù được miêu tả bởi IPLC. Quá trình sản xuất chất bán dẫn đã bắt đầu ở Mỹ trước khi lan truyền đến Anh., Pháp , Tây Đức, và Nhật Bản. Hiện nay, điều kiện sản xuất thuận lợi đã được hình thành ở Hồng Kông, Đài loan, cũng như các nước Đông Nam á khác. Cũng như vậy, xưa kia, Mỹ đã từng là nước xuất khẩu máy chữ.và máy đếm tiền. Nhưng thời gian trôi qua, giờ đây, những chiếc máy đơn giản này ( vd máy chữ) lại được nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp của Mỹ chỉ xuất khẩu các kiểu máy điện tử tinh vi . Một số sản phẩm khác đã trải qua một vòng đời sản phẩm quốc tế hoàn chỉnh là: sợi tổng hợp, sản phẩm hoá dầu, da thuộc, sản phẩm cao su, và giấy. Ngành điện tử, một ngành đóng góp tích cực cho cán cân thương mại của Mỹ trong một thời gian dài, đã tụt dốc lần đầu tiên vào năm 1984 với khoản thâm hụt nghiêm trọng là 56,8 tỉ USD. Một việc tương tự cũng xảy ra cùng thời điểm đó đối với các thiết bị thông tin, do sự xuất hiện của chất bán dẫn vào năm 1982.
Lý thuyết IPLC đã đưa ra một vài cách giải thích hợp lý đối với trường hợp của Mỹ, Nhật Bản, và Anh, Tây Đức. Lý thuyết này dự đoán, những sản phẩm không phổ dụng với tiềm năng phát triển cao thường có sự tăng lên trong lượng xuất khẩu, trong khi những sản phẩm ở giai đoạn bão hoà trong vòng đời của mình và đã trở nên phổ dụng lại có xu hướng đối mặt với sự cạnh tranh do nhập khẩu. Lý thuyết IPLC này có thể không áp dụng được cho tất cả các loại hàng hoá- kinh nghiệm cho thấy, đôi khi, theo cách dự đoán này, hàng hoá không tuân theo quy luật.
Lý thuyết IPLC có thể thích hợp hơn với những sản phẩm áp dụng một công nghệ mới. Những sản phẩm mới này có thể mang lại những tiện ích thực tế hơn là giá trị thẩm mỹ. Hơn thế nữa, những sản phẩm này có thể thoả mãn những nhu cầu cơ bản , những nhu cầu chung phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Lấy một ví dụ, người giặt quần áo thuê sẽ phù hợp với lý thuyết này hơn là người phơi khô. Máy rửa bát đĩa không hữu dụng cho những nước có nguồn lao động nhiều và rẻ, và lý luận trong lý thuyết IPLC sẽ hầu như không xảy ra.
Chiến lược Marketing
Đối với những ngành công nghiệp Mỹ ở giai đoạn mà sản phẩm bị bắt chước trên phạm vi rộng (e.g ô tô) hay ở giai đoạn chín muồi ( e.g máy tính), mọi việc dường như là xấu đi nhiều hơn là tốt lên. Mặc dù vậy, viễn cảnh này có thể được tác động theo hướng thuận lợi. Điều cấp thiết đối với các doanh nghiệp Mỹ là hiểu sự liên quan của IPLS để họ có thể điều chỉnh chiến lược Marketing theo.
Chính sách sản phẩm: Lý thuyết IPLC nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chi phí. Thật là khó để làm cho chi phí lao động ở mức thấp trên toàn nước Mỹ nếu chi phí tương tự ở Nhật Bản chỉ là 8 cents một phút, 2 cents ở Hàn Quốc và 5 cents ở Trung Quốc. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp tân tiến cần phải giữ cho chi phi sản xuất ở mức cạnh tranh. Một cách làm là giảm chi phí lao động thông qua tự động hoá và người máy. IBM đã chuyển xưởng Lexington của mình (Kentucky) thành một trong những xưởng tự động hoá cao nhất trên thế giới. Cũng như vậy, các nhà sản xuất VCR người Nhật đang tính đến việc tự động hoá để giúp họ tháo gỡ những khó khăn ở Hàn quốc.
Một cách khác để giảm chi phí sản xuất là loại bỏ những lựa chọn không cần thiết nếu sự lựa chọn đó làm tăng tính không hiệu quả và sự phức tạp. Chiến lược này có thể là cấp thiết đối với những sản phẩm đơn giản hay những sản phẩm ở giai đoạn cuối của chu kì giá cả, trong những trường hợp đó, cần thiết phải đưa ra một sản phẩm được tiêu chuẩn hoá với một bao bì riêng hay options included. Đó là những gì mà dự án Chrysier- Liberty cần có để thành công thông qua " decomplexing".
Để giữ chi phí tăng ở mức tối thiểu, một doanh nghiệp Mỹ có thể sử dụng các nhà máy của địa phương ở các quốc gia khác như là một chiến lược thâm nhập. Công ty này không chỉ có thể giảm tối thiểu chi phí chuyển giao và vượt qua các rào cản thương mại mà còn có thể gián tiếp cản trở các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ở địa phương đó thông qua những điều kiện sản xuất thuận lợi. Một món lợi khác nữa đó là những quốc gia này cuối cùng có thể trở thành động lực cho các công ty Mỹ buôn bán các sản phẩm của mình trên vùng địa lý đó. Thực tế là, trước hết nên cho phép các công ty Mỹ giữ chi phí lao động ở mức thấp , cũng như giữ vững các thị trường gốc. Lấy vd, công ty sản xuất thiết bị Texas sản xuất tất cả sản phẩm chíp 64k của mình ở Nhật Bản để xuất khẩu. Hãng Ford thành lập chi nhánh Ford Tracer ở Đài Loan để xuất khẩu sản phẩm cho thị trường Canada, ở Mexico cho thị trường Mỹ. Cả hãng General Motors của Canada và hãng Suzuki đều đã xây dựng xưởng sản xuất ở Canada với mục đích là sản xuất ô tô được miễn thuế khi vận chuyển bằng đường biển sang thị trường Mỹ. Cũng tương tự, những bộ phận máy stereo bán ở Mỹ được sản xuất tại Nhật, Đài Loan, và Hàn Quốc.
Các nhà sản xuất nên nghiên cứu cấu trúc ngành dọc truyền thống, theo đó họ có thể sản xuất tất cả hoặc hầu hết các bộ phận của sản phẩm. , bởi vì trong rất nhiều trường hợp, outsourcing- việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài đã chứng tỏ là có hiệu quả . Outrourcing là thực tế của quá trình mua một phần hay toàn bộ sản phẩm của một hãng sản xuất khác trong khi khách hàng vẫn coi đó là sản phẩm của hãng mình sản xuất. Lấy vd, xe Ford Festiva được sản xuất bởi Dia Motors., xe Mitsubishi được sản xuất bởi Hyundai, xe pontiac Lemans bởi Daewoo, và GM Sprint bởi Suzuki.
Sự biến đổi của nguồn lực bên ngoài liên quan đến việc sản xuất những bộ phận đa dạng của sản phẩm hay having them được sản xuất theo hợp đồng với các quốc gia khác. ................(Mờ quá ) . Chỉ có chất bán dẫn, hộp và bộ phận lắp ráp cuối cùng được thực hiện ở Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ cần lợi dụng chiến lược này nhiều hơn nữa.
Trong giai đoạn chín muồi, lợi thế so sánh tương đối của những doanh nghiệp đổi mới sẽ đến và doanh nghiệp này nên chuyển từ việc sản xuất các mẫu đơn giản sang việc sản xuất những mẫu tinh vi hoặc sử dụng công nghệ mới để thoát khỏi sự cạnh tranh khốc liệt. Nhà sản xuất VCR của Nhật Bản là người cung cấp 99% loại máy này trên thị trường Mỹ và chiếm 75% thị phần thế giới nhưng tập đoàn này cũng không thể cạnh tranh về giá với Hàn Quốc, quốc gia mới nổi có mức lương thấp, bởi lượng lao động ở VCKs rất lớn. Để duy trì được thị phần, doanh nghiệp này đã phải sử dụng những công nghệ mới, như máy video xách tay có kèm bộ phận ghi hình 8mm.
Rắc rối của Froder và Gamble ở Nhật Bản là do tập đoàn này đã để mất vị thế dẫn đầu về công nghệ. Sau khi đơn phương độc mã tạo ra thị trường tã lót sử dụng một lần ở Nhật vào năm 1977, công ty này đã tự bằng lòng và cố lờ đi sự thật là nhãn hiệu sản phẩm Pamper của mình chẳng là gì cả ngoài một sản phẩm đơn giản. Ngay sau đó, các đối thủ cạnh tranh khác của Nhật đã sản xuất những sản phẩm tốt hơn. Công ty Uni-Cham đã học tập người Châu Âu và người Mỹ ở cách tìm hiểu thói quen khách hàng và thăm dò ý kiến 300 bà mẹ Nhật 3 lần cho mỗi loại tã lót nước ngoài. Sự đáp lại đã chỉ dẫn cho công ty này thêm vào leg gatherings và réuable adhesive closures để định hình lại những chiếc tã lót cho tiện lợi hơn và để giới thiệu loại tã lót có lỗ chân không bền thoáng. Sản phẩm của Uni-Cham được tạo thành từ liên kết polyme có độ thấm hút cao, được làm ẩm và giữ trong tình trạng đặc quánh đã trở nên quá phổ biến đến nổi mà công ty này đã chiếm hơn phân nửa thị trường. Tuy nhiên, Procter và Gamble đã không giới thiệu sản phẩm polyme Pamper cho đến năm 1985 và nhận thấy thị phần của mình tụt từ 90% xuống còn 15% trong thời gian đó.Giá cả cạnh tranh là một vấn để khác làm cho tình trạng của Procter và Gamble trở nên tồi tệ hơn. Uni- charm đã đưa ra một loại tã lót làm từ polyme rẻ hơn cho những bà mẹ tằn tiện. Và một đối thủ cạnh tranh khác là hãng Kao đã giới thiệu sản phẩm Q-size rẻ hơn nữa cho các vườn trẻ và các sản phẩm loại 2 khác mà chi phí ít hơn 18%.
Với những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, một doanh nghiệp cải tiến có thể thấy rằng điều đó có lợi để đưa hệ thống sản phẩm của mình trở thành tiêu chuẩn ngành, thậm chí nó còn là phương tiện để giúp cho các đối thủ cạnh tranh thông qua giấy phép về product knowledge. Bên cạnh đó, luôn luôn có một nguy hiểm là các đối thủ cạnh tranh sẽ kiên trì sáng tạo ra những hệ thống sản phẩm cạnh tranh và cao cấp hơn. ít nhất thì một hệ thống mới sẽ gây bối rối cho khách hàng, còn tồi tệ nhất thì thậm chí nó có thể chiếm chỗ hoàn toàn sản phẩm của doanh nghiệp cải tiến đó để trở thành tiêu chuẩn ngành. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Sony, họ đã phạm phải những sai lầm mang tính chiến lược trong việc bảo vệ dòng sản phẩm Betamax. Matsushita và Victor Co. đã chiếm vị trí hàng đầu của Sony vì họ cho phép những đối thủ của mình sử dụng tự do những bí quyết kỹ thuật về VHS (Video Home System). Philips và Grundig cũng không hề giới thiệu với công chúng vệ hệ thống Video 2000 của mình cho tới tận khi VHS, được sử dụng trong hai phần ba các VCR trên thế giới, gần như đã trở thành tiêu chuẩn của châu Âu và thế giới. Đến lúc này thì kể cả việc giảm giá, Video 2000 cũng chẳng thể thu hút được các nhà sản xuất cũng như những người tiêu dùng nữa. Tệ hơn nữa là chi nhánh Bắc Mỹ của Philips từ chối mua bằng sáng chế này, và do đó, chính Sony phải tự bắt đầu sản xuất máy VHS, kể từ năm 1988.
Chính sách định giá Ban đầu, một doanh nghiệp có sáng chế mới sẽ cố gắng để có thể hoạt động như một nhà độc quyền, đặt ra một mức giá cao hơn bình thường để trả cho tính mới trong sáng chế của mình. Nhưng sau đó, trong giai đoạn hai và ba của IPLC nó sẽ phải giảm giá để ngăn chặn những doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành và giữ thị phần. Dự đoán có thể sẽ có sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp mới của Hàn Quốc, các doanh nghiệp Nhật bản đã giảm giá sản phẩm của mình trên thị trường Bắc Mỹ tới 25%, từ đó khiến các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ở đây chậm tiếp nhận dòng sản phẩm mới đến từ Hàn Quốc. Để so sánh ta có thể xem xét trường hợp của IBM. Giá PC sản xuất bởi IBM hầu như không giảm, đây là một sai lầm của IBM khi họ cho rằng sản phẩm của mình là quá phức tạp đối với trình độ bắt chước của các doanh nghiệp Châu á. Đây quả là một sai lầm dẫn tới nhiều tổn thất vì đặc tính kỹ thuật của PC hầu như không thay đổi trong một thời gian dài. Chẳng bao lâu, PC chỉ còn đơn giản là những bản copy, rất thích hợp cho việc phân phối rộng rãi với số lượng lớn, một việc làm rất thích hợp cho các nhà bắt chước đại tài của châu á.
Chính sách promotion promotion và định giá trong IPLC có liên quan chặt chẽ với nhau. Bằng danh tiếng về chất lượng và uy tín của mình, một doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường những sản phẩm mới được sáng chế với giá cao, rồi sau đó họ sẽ tung ra thị trường những version mới của các sản phẩm đó với giá rẻ hơn, trong khi vẫn giữ nguyên mức giá cao của version cũ nhằm tìm kiếm siêu lợi nhuận. Song bên cạnh đó, một điều mà không doanh nghiệp nào nên làm là để cho giá cả trở thành yếu tố duy nhất tác động tới người tiêu dùng những sản phẩm của họ........(Mờ quá)
Chính sách phân phối Một hệ thống bán buôn mạnh sẽ có thể giúp các doanh nghiệp có sáng chế mới trong việc phân phối sản phẩm và bảo vệ vị trí độc quyền của nó trong một thời gian. Vì ban đầu, vị trí của doanh nghiệp này trên thị trường gần như là độc quyền nên nó được quyền tự do lựa chọn nhà phân phối, và hệ thống phân phối của nhà phân phối này cũng sẽ được mở rộng ra nhiều khi sản phẩm mới này trở nên phổ dụng.
Sự liên quan của chính sách quản lý
Vì không một quốc gia nào hay một doanh nghiệp nào có thể giữ được lâu dài địa vị độc quyền về sản phẩm hay quy trình sản xuất của mình, các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ các giai đoạn IPLC. Sức mạnh chủ yếu của các doanh nghiệp Nhật và Mỹ chính là tính hiệu quả trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm hàng hoá. Sức mạnh này sẽ hỗ trợ khả năng cạnh tranh về giá , lượng và phân phối. Đây chính là nguyên nhân làm cho máy in của Nhật có thể xâm nhập vào thị trường Mỹ. Những máy in này rất đáng tin cậy nhưng không có một đặc tính riêng biệt nào và được sản xuất hàng loạt trên dây chuyền tự động. Và chẳng bao lâu, sau khi máy in đứng vững trên thị trường, máy vi tính sẽ có thể nỗi bước theo sau.
Khi một sản phẩm đã ở giai đoạn cuối trong vòng đời của mình, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó sẽ cố gắng bằng mọi cách tận dụng các phân đoạn thị trường để tiêu thụ tối đa số sản phẩm có thể mà tại những nơi đó bằng những cố gắng của mình họ có thể có được những đặc điểm ưu việt hơn các nhà sản xuất khác, từ đó tạo ra danh tiếng làm tiền đề cho các dòng sản phẩm tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp nhận thức rất nhanh những dấu hiệu báo trước giai đoạn này và áp dụng đúng chiến thuật thích hợp. Một dấu hiệu dễ thấy là khi sản phẩm đã trở nên phổ dụng và có nhiều nhà sản xuất có thể sản xuất sản phẩm đó. Một dấu hiệu khác là khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đó chững lại. Lúc này việc doanh nghiệp nên làm nhất là phân đoạn thị trường và tận dụng các phân đoạn đó. Một biện pháp khác có thể giúp doanh nghiệp là hãy tạo ra các sản phẩm được cải tiến hơn so với dòng sản phẩm cũ, từ đó khiến cho hoạt động sản xuất các sản phẩm tương tự của các doanh nghiệp đi sau trở nên mạo hiểm vì đó đã là dòng sản phẩm hoàn toàn lỗi thời.
Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn hoá và thích nghi hoá sản phẩm.
Để hỗ trợ việc mua máy tính cho một công ty nước ngoài, các chuyên viên thương mại của phòng giao dịch quốc tế trực thuộc bộ thương mại Mĩ sẽ liên hệ với đại diện của nhà phân phối tại nước ngoài của hãng máy tính Apple. Đoạn hội thoại sau đây cho thấy điều đó :
" Các ngài là đại diện của hãng Apple ? "
" Đúng thế "
" Các ông có thay đổi gì với máy tính của mình khi bán ra nước ngoài không ? "
" Không. Các hãng ở nước ngoài sẽ phải mua máy y hệt như ở đây vậy "
" Vậy thì sau đó làm thế nào mà các ôngcó thể bán cho nước ngoài được ?, trong khi các hãng của Nhật muốn bán máy ở đây họ đều có những thay đổi trong máy tính của mình. Như vậy tại sao các hãng nước ngoài lại mua máy tính của các ông khi nó không dùng được ở nước mình ? "
" Đúng thế, nhưng ít nhất thì họ cũng có được nhãn hiệu Apple trên sản phẩm của mình "
" Thật là rồ dại "
Đoạn hội thoại này đã lí giải cho một vấn đề còn đang gây nhiều tranh cãi trong marketing quốc tế đó là tiêu chuẩn hoá hay là thích nghi hoá. ở Mĩ, có một xu hướng chung giữa các hãng là thích phân phối sản phẩm đã tiêu chuẩn hoá hơn. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm nghĩa là được thiết kế ngay từ đầu để xuất khẩu mà hầu như sẽ không có sự thay đổi nào ngoại trừ những từ ngữ phiên dịch và những thay đổi hình thức khác. Ví dụ như Revlon, thường chuyên chở hàng hoá ra nước ngoài mà không có thay đổi gì trong việc đóng gói sản phẩm và quảng cáo. Có những ưu điểm và nhược điểm trong cả tiêu chuẩn hoá lẫn cá biệt hoá.
Đối với phe ủng hộ việc tiêu chuẩn hoá.
Điểm mạnh của việc tiêu chuẩn hoá sản phẩm và phân phối sản phẩm là sự đơn giản và chi phí của nó. Quá trình xử lí thông tin để hiểu và ứng dụng là rất đơn giản, và chi phí cũng không tốn kém lắm. Nếu chi phí là vấn đề duy nhất cần được xem xét, thì tiêu chuẩn hoá là sự lựa chọn hợp lí bởi tính kinh tế của qui mô hoạt động nhằm giảm chi phí. Giảm tối đa chi phí không phải là công cụ cần thiết để tăng lợi nhuận. Đơn giản không phải lúc nào cũng đem lại lợi nhuận, và chi phí thường phản ánh đúng lợi nhuận. Giảm chi phí sẽ không tự động dẫn tới tăng lợi nhuận mà trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Bằng cách cố gắng làm chủ được chi phí thông qua tiêu chuẩn hoá, sản phẩm liên quan có thể sẽ không phù hợp với thị trường đã được chọn lựa. Điều này có thể làm cho cầu ở nước ngoài sẽ giảm dẫn tới giảm lợi nhuận. Trong một vài tình huống, nắm được chi phí nhưng không phải sẽ làm tăng được lợi nhuận. Vì vậy, phải nhớ cho rằng chi phí không phải là nhân tố quan trọng nhất. Mục tiêu chính của marketing là tối đa hoá lợi nhuận, và giảm chi phí chỉ được xem như là mục tiêu thứ yếu. 2 mục tiêu nay không phải lúc nào cũng thực hiện được đồng thời.
Thực ra thì tiêu chuẩn hoá(TCH) cũng dễ hiểu thôi. Ví dụ, khi cần có hình ảnh cho một công ty, thì tính đồng dạng của sản phẩm là rất cần thiết. Thành công của McDonald là dựa trên chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Thịt Hambugơ, bánh hoa quả cần phải được đặc chủng nghiêm khắc. Nỗi ám ảnh về chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải nhập khẩu hàng hóa từ Canada vì khoai tây không thể trồng được ở châu Âu. Năm 1982, một người được cấp phép ở Pari bị cấm vì đã sử dụng nhãn hiệu Mc Donald vì anh ta không đáp ứng được những tiêu chuẩn đặc biệt.
Một vài sản phẩm do những đặc tính tự nhiên không thể thay đổi được. Ghi âm nhạc hay hoạt động nghệ thuật là ví dụ. Trong trường hợp này, sản phẩm lên cao hay xuống thấp là tuỳ theo giá trị của nó.
Điều kiện để hỗ trợ sản phẩm và phân phối sản phẩm tiêu chuẩn hoá là khi sản phẩm nào đó được kết hợp với một nền văn hoá cụ thể. Tức là, khi khách hàng từ những nước khác nhau có chung một nhu cầu và vì thế cùng muốn những sản phẩm về cơ bản là giống nhau. Đồng hồ là để xem giờ trên toàn thế giới và vì vậy có thể TCH được. Kim cương cũng vậy. Những nỗ lực cuả Levis nhằm thâm nhập vào thị trường quần bò châu Âu đã thất bại vì những người tiêu dùng ở Âu châu muốn một tiêu chuẩn Mĩ. Trong trường hợp của công ty kẹo Mars, có 2 nguyên tắc truyền thống là bán tại duy nhất tại một điểm và chuyển giao lợi nhuận. Chiến lược của công ty là tận dụng những sản phẩm đã thành công, chiến lược này gồm có đưa M&Ms từ Anh tới Mĩ và đưa Milky way và Snicker từ Mĩ tới Anh.
Đối với phe ủng hộ việc thích nghi hoá sản phẩm:
Sẽ chẳng có vấn đề gì đối với những sản phẩm được tiêu chuẩn hoá nếu như người tiêu dùng ưa thích chúng. Trong rất nhiều trường hợp, người tiêu dùng nội địa nước Mỹ mong muốn một sản phẩm được thiết kế đặc biệt được sản xuất cho thị trường trong nước. Nhưng khi thiết kế sản phẩm đó lại được đem áp dụng ở thị trường nước ngoài thì người tiêu dùng ở những thị trường này sẽ bị buộc phải mua những sản phẩm được thiết kế như vậy hoặc là chẳng mua được gì. Cách kinh doanh ở thị trường nước ngoài như vậy đã được biết tới qua trường hợp "xe ôtô cỡ lớn" và "xe ôtô có tay lái ở bên trái". Cả hai trường hợp này đều thể hiện sự do dự và miễn cưỡng của các hãng kinh doanh của Mỹ trong việc sửa đổi sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Trong trường hợp "xe ôtô cỡ lớn" , các hãng của Mỹ đã cho rằng sản phẩm thiết kế dành cho thị trường nội địa đã là hoàn hảo và khách hàng nước ngoài sẽ dễ dàng ưa thích chúng. Các nhà sản xuất ôtô người Mỹ tin rằng( hoặc ít ra đã thường tin rằng) người Mỹ ước muốn xe ôtô cỡ lớn cũng có nghĩa là chỉ có xe ôtô cỡ lớn mới xuất khẩu được ra thị trường ngoài nước.
Còn trường hợp "xe ôtô có tay lái ở bên trái" lại là một kết quả tất yếu từ trường hợp "xe ôtô cỡ lớn". Có lẽ để thách thức người Anh khi lần đầu tiên Mỹ trở thành một quốc gia độc lập, người Mỹ đã cho ngựa chạy ngược chiều kim đồng hồ trên đường đua, trong khi ở Anh thì đua ngựa là chạy theo cùng chiều kim đồng hồ trên đường đua. Thói quen này đã tồn tại trong một thời gian dài và cuối cùng sau này lại được mở rộng sang cả việc lái xe. Người Mỹ lái xe theo lề đường bên phải với tay lái được bố trí ở bên trái của xe . Ttong khi đó luật giao thông của nhiều quốc gia châu Âu và châu á lại quy định phải lái xe theo lề đường bên trái và như vậy thì những chiếc xe với tay lái ở bên trái sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên những chiếc xe được xuất khẩu của Mỹ thì vẫn theo thiết kế tay lái ở bên trái giống như khi dành để bán cho thị trường nội địa với kiểu lái xe theo bên phải lề đường. Và theo như lời tự bào chữa của các nhà sản xuất ôtô của Mỹ thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn nhỏ ở thị trường nước ngoài không đáng để họ phải thay đổi những sản phẩm xuất khẩu sang kiểu xe có tay lái ở bên phải . Và theo như lời giải thích của chủ tịch hãng GM " ở Nhật Bản một chiếc xe với tay lái ở bên trái thì sẽ mang lại địa vị xã hội cho người sử dụng nó". Đó là một lý do xác đáng giải thích cho việc vì sao doanh số ôtô Mỹ bán ở thị trường nước ngoài lại gây thất vọng đến như vậy. Những nỗ lực hời hợt sẽ chỉ có thể mang lại những kết quả hoạt động kém cỏi mà thôi. Các nhà xuất khẩu người Mỹ đã phải thất bại rất nhiều lần để cuối cùng nhận ra rằng "nhập gia thì phải tuỳ tục". Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản không tung ra cùng một loại sản phẩm đối với những thị trường có nhu cầu khác nhau, các hãng của Nhật luôn thích nghi hoá sản phẩm của mình với thói quen lái xe của người Mỹ.
Những hãng nào của Mỹ mà nhận thức được sự cần thiết phải sửa đổi sản phẩm thì đều kinh doanh rất tốt ở thị trường nước ngoài, thậm chí ngay cả ở Nhật. Hãng DuPont đã theo sát nhu cầu khách hàng ở thị trường Nhật trong cả hoạt động sản xuất và marketing, các bộ phận thiết kế của hãng này đã làm việc với các khách hàng người Nhật để định ra từng phần trong tiêu chuẩn kỹ thuật của mình. Sản phẩm nước giải khát Sprite đã trở thành sản phẩm đồ uống nhẹ bán chạy nhất tại Nhật sau khi được thay đổi công thức, vị chanh trong sản phẩm đã được giảm bớt sau khi các nhà sản xuất phát hiện rằng người Nhật thích vị chanh nhẹ hơn và tinh khiết hơn. Sản phẩm bánh quy Ritz của hãng Yamazaki-Nabisco bán ở Nhật thì ít mặn hơn so với loại bánh này bán ở Mỹ. Sản phẩm Chips Ahoy bán ở Nhật thì đỡ ngọt hơn so với bán ở các thị trường khác. Chiều theo những nhu cầu của khách hàng Nhật , hãng ajinomoto đã sử dụng loại hạt cà phê tốt hơn cho sản phẩm cà phê tan Maxim.
Một câu hỏi đặt ra cho các hãng là họ phải sửa đổi sản phẩm của mình tới mức nào thì tốt nhất. Theo một nghiên cứu thì các chiến lược sản phẩm của các công ty đa quốc gia chịu ảnh hưởng của sự khác biệt về mức độ thành thị hoá tương đối của các thị trường mục tiêu ở những nước kém phát triển. Những sản phẩm hướng tới những thị trường thành thị thì chỉ đòi hỏi những thay đổi nhỏ so với những sản phẩm được bán tại các nước phát triển. Những sản phẩm hướng tới những thị trường thành thị và cận thành thị thì cần phải thay đổi nhiều hơn.Và những sản phẩm hướng tới thị trường nông thôn đa dạng về văn hoá thì cần có sự thích nghi hoá cao nhất. Các công ty đa quốc gia thì thực hiện trung bình 4 thay đổi đối với mỗi sản phẩm khi bán sản phẩm của mình tại các nước kém phát triển. Cứ 10 sản phẩm được chuyển sang các thị trường của những nước kém phát triển mới có 1 sản phẩm không được sửa đổi gì.
Một câu hỏi khác nữa là khi nào thì một sản phẩm phải được sửa đổi để phù hợp hơn với thị trường. Theo Uỷ ban Nghiên cứu thì hơn 70% các hãng được hỏi cho rằng những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự điều chỉnh sản phẩm bao gồm : khả năng sinh lời trong dài hạn, tiềm năng của thị trường trong dài hạn, sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường, khả năng sinh lời trong ngắn hạn, chi phí của việc thay đổi hoặc thích nghi và tiềm năng của thị trường trong ngắn hạn. Những nhân tố này đúng với sản phẩm được sử dụng trong thời gian dài và ngắn cũng như đối với các sản phẩm công nghiệp.
Thích nghi hoá sản phẩm là cần thiết bởi một số điều kiện. Trong những điều kiện ấy, có điều kiện là bắt buộc, có điều kiện là tự nguyện.
Sự sửa đổi sản phẩm có tính chất bắt buộc: Những nhân tố mang tính chất bắt buộc ảnh hưởng tới việc sửa đổi sản phẩm gồm có:
+ Những quy định bắt buộc do chính phủ đề ra ( như là luật của quốc gia)
+ Những tiêu chuẩn hiện hành về điện năng
+ Những tiêu chuẩn về hệ thống đơn vị đo lường
+ Những tiêu chuẩn về sản phẩm và hệ thống sản phẩm
Nhân tố quan trọng nhất khiến bắt buộc phải sửa đổi sản phẩm là những quy định của chính phủ. Để có thể thâm nhập một thị trường nước ngoài thì có những đòi hỏi chắc chắn phải tuân theo. Các quy định được cụ thể hoá và giải thích rõ khi khách hàng tiềm năng yêu cầu phải có đơn giá trên sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ, bắt đầu từ năm 1986 , Thuỵ Sỹ đã cấm sử dụng phốt-phát trong các chất tẩy rửa.Khoáng chất zeolite và nitrilotriacetate có thể thay thế cho phốt-phát, tuy nhiên hàm lượng nitrilotriacetate cho phép là cố định ở mức 5% nhằm tránh gây ra những độc hại trong các loại xà phòng. Quy định mới cũng đòi hỏi là trên nhãn sản phẩm cũng như ngoài bao bì phải nêu rõ thành phần hoá học của sản phẩm.Sản phẩm dầu gội đầu Avon đã phải thay đổi công thức nhằm loại bỏ chất bảo quản formaldehyde mà nếu sử dụng nó sẽ vi phạm luật định ở một vài quốc gia châu á . Các sản phẩm thực phẩm cũng luôn phải chịu sự quản lý và kiểm soát khắt khe. Các vitamin bổ sung trong bơ thực vật bị cấm ở Italya thì ở Anh và Hà Lan lại bắt buộc phải có. Còn đối với sản phẩm pho-mát đã qua chế biến thì tuỳ theo từng quốc gia có nơi cho phép sử dụng, có nơi chỉ cho phép sử dụng ở một mức nhất định còn có nơi lại cấm hoàn toàn. Gà rán Kentucky không thể sử dụng loại dầu ăn của Mỹ tại Tây Đức bởi vì những quy định về bảo vệ sức khoẻ ở đây nghiêm cấm việc những đại lý của công ty sử dụng thêm chất chống sủi bọt trong dầu ăn được dùng trong những chảo rán bằng áp suất, mà việc sử dụng chất phụ gia khác để thay thế lại không thích hợp vì nó sẽ làm thay đổi mùi vị của món ăn.
Tiếp đó, các sản phẩm cũng buộc phải sửa đổi để đáp ứng những khác biệt trong các tiêu chuẩn hiện hành về điện năng. ở nhiều nước, thậm chí cũng có những khác biệt trong các tiêu chuẩn điện năng ngay trong nội bộ quốc gia.Các tiêu chuẩn về điện năng khác nhau( về pha, chu kỳ và điện thế) ở nước ngoài sẽ dễ dàng gây hại cho những sản phẩm vốn chỉ được thiết kế cho việc sử dụng tại Mỹ và việc sử dụng không đúng chỗ như vậy sẽ là những nguy hiểm nghiêm trọng cho những người sử dụng. Những máy thu thanh và thu hình được sản xuất thích ứng với hệ thống điện thế 110-120 volt tại Mỹ sẽ bị hỏng nặng nếu đem sử dụng tại những nơi mà điện thế lại là 220 volt. Vì vậy, các sản phẩm nhất thiết phải thích ứng được với điện thế cao hơn. Trong trường hợp nếu không có vấn đề gì về điện thế thì hiệu quả hoạt động của sản phẩm sẽ bị giảm sút nếu như sản phẩm phải hoạt động theo một chu kỳ điện năng không thích hợp. Đồng hồ báo thức, máy cassette, máy quay đĩa được thiết kế dành cho hệ thống 60 vòng/ giây tại Mỹ sẽ chạy chậm hơn tại những nước mà tần số dòng điện là 50 vòng/ giây. Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh doanh sẽ phải thay thế một động cơ đặc biệt hoặc xếp đặt một tỷ lệ quay khác để nhằm đạt được hiệu quả hoạt động như mong đợi.
Một vài công ty của Mỹ muốn bán các thiết bị viễn thông ở thị trường Nhật Bản rộng lớn than phiền rằng hãng NTT( Nippon Telegraph and Telephone) của Nhật Bản đã đòi hỏi họ phải điều chỉnh sản phẩm theo điện thế thấp hơn và đồng thời cung cấp nhân công Nhật Bản. Tuy nhiên các hãng sản xuất tổng đài điện thoại nước ngoài sẽ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ về các khía cạnh như điện thế hoạt động, số dây trên một cáp và các tiêu chuẩn hoạt động khác. Plessy Co, một hãng của Anh , đã hết sức bất ngờ khi biết rằng các khách hàng người Mỹ muốn những chiếc PBX của họ chạy tự động trong suốt các cuộc gọi đường dài thông qua nhà cung cấp rẻ nhất ; đây là một đòi hỏi khác lạ đối với một nhà cung cấp châu Âu bởi vì ở châu Âu thì mỗi nước chỉ có duy nhất một công ty cung cấp dịch vụ đường dài.
Cũng giống như tiêu chuẩn về điện năng, các hệ thống đơn vị đo lường có thể rất khác biệt giữa các quốc gia. Mặc dù Mỹ cũng theo hệ thống đơn vị đo lường của Anh( tức là sử dụng các đơn vị đo như : feet, pound, v.v...) thì hầu hết các quốc gia lại sử dụng hệ đơn vị đo lường mét của Pháp và số lượng sản phẩm thì nên hoặc là phải được biểu thị theo các đơn vị của hệ đo lường này. Bắt đầu từ năm 1989, các quốc gia trong cộng đồng châu Âu sẽ không còn chấp nhậnviệc bán những sản phẩm không theo hệ đo lường mét nữa. Thậm chí cho đến nay thì nhiều quốc gia còn cấm việc bán các dụng cụ đo lường tính theo cả hệ thống đơn vị đo lường mét và hệ thống đơn vị đo lường của Anh. Một công ty của Anh đã bị cấm bán các dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh tại Pháp vì các mức đánh dấu đo lường trên sản phẩm đã không theo hệ đo lường mét.
Năm 1982, Quốc hội Mỹ đã quyết định giải tán Uỷ ban phụ trách về hệ đơn vị đo lường mét cũng như xoá bỏ chương trình tình nguyện chuyển đổi sang hệ đơn vị đo lường mét nhằm tiết kiệm 2 triệu USD.Quyết định này có thể đã chứng minh cho tính thiển cận bởi vì hiện nay hầu hết các quốc gia đang áp dụng hệ đơn vị đo lường mét. Trên thực tế, hiện nay chỉ còn Mỹ, Myanmar, Brunei là 3 quốc gia trên thế giới không sử dụng hệ đơn vị đo lường mét. Về điểm này, một tờ báo đã bình luận như sau : " Người Mỹ chúng ta lại là quốc gia văn minh cuối cùng trên thế giới chống lại hệ thập phân. Chúng ta lại thà chia các đơn vị độ dài và khối lượng theo hệ thập nhị phân hay thập lục phân"
Mặc dù việc chuyển đổi sang hệ đơn vị đo lường mét sẽ cần tới cả sự thay đổi nhận thức của người dân Mỹ, hệ đơn vị đo lường mét hiện đang được thừa nhận rộng rãi là hệ đơn vị đo lường tốt hơn rất nhiều. Một khi việc chuyển đổi được tiến hành , thì những thế hệ kế tiếp sẽ được học về hệ đơn vị đo lường mét mà chẳng vấp phải bất kỳ trở ngại nào. Và nếu hệ đơn vị đo lường mét được áp dụng thì các sản phẩm của Mỹ cũng sẽ dễ tiêu thụ hơn ở thị trường nước ngoài. Quyết định năm 1982 về việc xoá bỏ chương trình chuyển đổi hệ đo lường đã gây ra nhiều thiệt hại tới mức có thể coi đó là một bước thụt lùi trong quá trình phát triển mà nước Mỹ nên lấy đó làm một bài học về việc tham gia thị trường quốc tế.
Các hãng của Mỹ thì thường nói đến hàng rào phi thuế quan như là một trong những nguyên nhân dẫn tới thất bại của họ trong việc tạo được một chỗ đứng ở thị trường Nhật Bản. Nhật Bản đã sử dụng một vài biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên về phía Nhật Bản cũng lại chỉ ra rằng các hãng của Mỹ nói chung thường từ chối việc sửa đổi sản phẩm của mình. Mà những hậu quả của việc từ chối này lại thường không được báo cáo một cách chính xác hoặc là đánh giá quá thấp. Hãng NTT của Nhật là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ hai trên thế giới, vậy mà các hãng của Mỹ lại khăng khăng đòi bán sản phẩm của mình mà không có sự sửa đổi gì dù là như vậy thì sản phẩm của họ sẽ không tương thích với hệ thống viễn thông của NTT. Hãng NTT không thể thay đổi hệ thống phức tạp của mình để phù hợp với những đặc điểm kỹ thuật và nguyên vật liệu của Mỹ. Sự đòi hỏi phải chuyển đổi hệ đơn vị đo lường thì sẽ gây ra những phiền phức cho người bán nhưng họ chẳng thể mong đợi người mua lại thay đổi hệ thống kinh doanh phức tạp chỉ để phù hợp với những yêu cầu của mình. Các sản phẩm của Mỹ sẽ phải sản xuất theo hệ đơn vị đo lường mét nếu những sản phẩm này muốn tương thích được với những thiết bị ở các nước khác.
Tự nguyện thay đổi sản phẩm. Tới đây những điều kiện qui định việc thay đổi sản phẩm là bắt buộc vì nếu không thích nghi được, một sản phẩm sẽ không thể thâm nhập vào thị trường hay không thể thực hiện được chức năng trên thị trường đó. Những tiêu chuẩn bắt buộc như vậy làm cho việc ra quyết định thích nghi được dễ dàng, nghĩa là một sản phẩm hoặc là phải tuân theo hoặc là phải rút lui khỏi thị trường đó. Hãng Piaggio đã rút xe máy tay ga hiệu Vespa ra khỏi thị trường Mỹ từ năm 1983vì hãng này thà hy sinh một lượng xuất khẩu xe máy ít ỏi còn hơn là đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường của Mỹ.
Quyết định thay đổi sản phẩm tự nguyện là khó khăn và phức tạp hơn nhiều, nó dựa trên sự khôn ngoan trong hoạt động của các nhà marketing quốc tế. Ví dụ như hương vị của Nescafe ở Thuỵ Sĩ thì rất khác so với nhãn hiệu cùng loại được bán ở nước Pháp láng giềng bên cạnh.
Một điều kiện có thể làm cho việc thay đổi sản phẩm thêm hấp dẫn có liên quan đến việc phân phối tự nhiên và sự thuận tiện trong việc lưu thông hàng hoá với chi phí thấp nhất. Do chi phí chuyên chở được tính theo trọng lượng hoặc thể tích nên người chuyên chở sẽ tính cước chuyên chở theo cách có lợi nhất. Nhà marketing quốc tế có thể giảm phí lưu thông nếu hàng hoá được tháo rời rồi mới vận chuyển. Rất nhiều nước có đường sá, cửa ra vào, cầu thang hay thang máy rất hẹp, điều này có thể gây nên những vấn đề khó khăn trong vận chuyển khi hàng hoá khá lớn hoặc hàng hoá được chuyên chở khi đã được lắp ráp hoàn chỉnh. Do đó, một thay đổi nho nhỏ có thể làm cho việc di chuyển hàng hoá thuận tiện hơn rất nhiều. Một trường hợp như vậy là việc phân phối máy khâu hiệu Stinger ở Châu Phi. Một cái chốt nhỏ được đặt ở dưới đáy của mỗi cái máy khâu sẽ làm cho phụ nữ Châu Phi lắp đặt máy khâu được dễ dàng khi họ cần di chuyển nó.
Một yếu tố quyết định khác đối với việc thích nghi sản phẩm liên quan đến điều kiện sử dụng tại thị trường đó, bao gồm cả điều kiện về khí hậu. Thời tiết nóng hay lạnh, ẩm hay khô đều ảnh hưởng tới tính bền và hoạt động của sản phẩm. Hãng Avon đã thay đổi loại son môi có chất giữ ẩm hiệu Candid để phù hợp với khí hậu nóng và ẩm. Công thức xăng cũng cần những thay đổi nhất định. Khi sức nóng được tăng lên, xăng cần có điểm bốc cháy cao hơn để tránh vaporlocks và tránh chết máy. Tại Brazil, ô tô được thiết kế để chạy bằng loại khí gas chất lượng thấp để có thể đi được trên những con đường gồ ghề của Brazil và để chống chọi được với thời tiết nóng bức của nước này. Kết quả là những chiếc ô tô kiểu này rất được các nước kém phát triển ưa chuộng đặc biệt khi loại xe này cũng bền và dễ bảo dưỡng. Ngược lại loại ô tô của Mỹ không được ưa chuộng ở thị trường này nơi mà người dân ở đây thường chất đầy đồ lên ô tô của họ và không thường xuyên mang xe đi bảo dưỡng, đấy là chưa kể đến việc dùng xăng pha chì.
Một điều kiện sử dụng tại chỗ có thể đòi hỏi sản phẩm phải được thay đổi đó là không gian chứa sản phẩm. Tủ lạnh của hãng Sears được thiết kế lại cho nhỏ hơn mà vẫn giữ nguyên sức chứa ban đầu để chúng có thể đặt vừa trong nhà của người Nhật Bản vốn rất chật hẹp. Tương tự như vậy, hãng Philips đã phải thu nhỏ kích thước của máy pha cà phê. Ngược lại trong nhiều năm nay, U.S mills khăng khăng không cắt gỗ dán theo kích cỡ của Nhật ngay cả khi họ được nhắc đi nhắc lại rằng kích cỡ gỗ dán tiêu chuẩn của Nhật là 3x6 ft, còn của Mỹ là 4x8 ft. Trong một trường hợp có liên quan, những ngôi nhà kiểu Nhật thường để lộ xà gỗ nhưng các công ty sản xuất đồ gỗ của Mỹ thường để lộ những đầu đinh bẩn thỉu hoặc cong queo vì tại Mỹ những đầu đinh này thường được dán phủ bằng giấy dán tường. Các hãng này thường không hiểu rằng mặt gồ ghề và chất lượng của gỗ là rất quan trọng đối với người Nhật bởi vì một cái cột gỗ lộ thiên cũng là một loại đồ nội thất.
Nhân khẩu học liên quan tới hình dáng tự nhiên cũng có thể ảnh hưởng tới việc sản phẩm được sử dụng và phù hợp như thế nào. Habitat mothercare PLC thấy rằng sản phẩm của Anh không phù hợp với tập quán và kích cỡ tiêu dùng của Mỹ. Ga trải gường của Anh không đủ dài để phủ kín chiếc gường của Mỹ. Trong khi cốc vại của Anh cũng không chứa đủ đá ướp lạnh. Hãng Philips thu nhỏ máy cạo râu để vừa với bàn tay nhỏ nhắn của người Nhật. Một công ty sản xuất áo nịt đã có bước khởi đầu khá thành công ở Tây Đức nhưng lại không bán được hàng sau đó. Vấn đề là ở chỗ phụ nữ Đức thường không thử quần áo ngay tại cửa hàng và do đó không thấy được thứ mà họ mua lại không vừa bởi vì kích cỡ loại áo này ở Mỹ khác ở Đức, hơn nữa người Đức thường không đem hàng đi trả hoặc sửa lại.
Ngay cả búp bê cũng phải sửa cho phù hợp với hình dáng tự nhiên của người địa phương. Búp bê Barbie mặc dù đã có mặt ở Nhật hàng chục năm nay chỉ trở nên phổ biến sau khi Mattel cho phép Takara (đối tác sản xuất và marketing của Mattel tại Nhật) sửa lại sản phẩm. Nhật Bản là thị trường duy nhất trong 60 nước có sản phẩm được sửa. Búp bê Barbie theo kiểu phương Tây được sửa mắt xanh thành mắt nâu, mái tóc vàng sống động thành tóc đen và vòng ngực được giảm bớt, kết quả là cho ra đời một búp bê Barbie nhỏ hơn.
Những điều kiện sử dụng địa phương còn bao gồm cả thói quen của người tiêu dùng. Vì người Nhật thích dùng bút chì trong công việc - một khác biệt lớn so với thói quen dùng thư tín trong kinh doanh của người Mỹ nên máy photocopy cần có những chi tiết đặc biệt để có thể chụp được nét chì sáng màu. Các sản phẩm của Avon với mùi hương nặng bị phụ Nhật coi là xúc phạm và hương thơm đó phải được làm dịu bớt. Thêm vào đó, phụ nữ Nhật hay thay đổi mỹ phẩm tuỳ theo mùa vì vậy Avon đã mở rộng hàng loạt sản phẩm chăm sóc da Perfect balance từ 4 loại lên 8 loại. BSR Japan ltd. đã phải viết lại - chứ không chỉ dịch lại các hướng dẫn sử dụng vì hướng dẫn sử dụng kiểu phương Tây thường được cho là lạnh lùng và thực tế. Người Nhật cần một hướng dẫn sử dụng cám ơn khách hàng vì đã mua sản phẩm và mô tả một số thứ như : xuất xứ của vật liệu làm ra sản phẩm hay cái đài bán dẫn đó được làm như thế nào?
Cuối cùng cũng cần phải xem xét các đặc điểm về môi trường liên quan tới điều kiện sử dụng. Có vô số ví dụ về loại nay. Xà phòng phải được điều chế lại cho phù hợp với thứ nước của địa phương đó. IBM phải theo kịp những mẫu máy mới nhất để máy tính của họ phù hợp với khả năng xử lý văn bản của người Nhật. Kodak có một vài thay đổi trong sản phẩm đồ hoạ hình ảnh cho thợ ảnh Nhật mà hầu hết trong số họ không có phòng tối và phải làm việc trong những môi trường ánh sáng khác nhau.
Giá cả cũng thường ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của sản phẩm trên thị trường. Yếu tố này là cực kỳ quan trọng khi đưa sản phẩm ra nước ngoài bởi vì sản phẩm của Mỹ thường đắt trong khi thu nhập của người tiêu dùng nước ngoài thường thấp hơn mức thu nhập của người Mỹ. Thường thì những sản phẩm chất lượng cao của Mỹ khó lòng vượt qua những bất lợi về giá ở thị trường nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, các công ty Mỹ có thể giảm dung lượng của sản phẩm hoặc vứt bỏ những phần không cần thiết trên sản phẩm hoặc làm cả 2 việc trên. Người tiêu dùng nước ngoài thường không và 1 sản phẩm có nhiều chi tiết rườm rà có thể được đơn giản hoá bằng cách cắt bỏ những thứ không cần thiết làm tăng giá. Hành động này được GM áp dụng trong sản xuất và bán những chiếc xe gọi là phương tiện giao thông cơ bản ở những nước kém phát triển hơn.
Một lý do tại sao các nhà marketing quốc tế thường sẵn sàng sửa sản phẩm của họ ở những thị trường riêng lẻ là mong muốn tối đa hoá lợi nhuận bằng cách hạn chế việc di chuyển sản phẩm qua các nước. Lý do cơ bản của mong muốn này là một số nước có luật kiểm soát giá và một số luật hạn chế lợi nhuận và giá cả. Khi các nước lân cận khác không có những luật này nhà marketing được khuyến khích di chuyển sản phẩm sang những nước này, nơi mà họ có thể đặt ra mức giá cao hơn. Một vấn đề nữa có thể nảy sinh trong đó các công ty trong nước ở những nước có giá hàng hoá cao thường bị các nhà marketing, những người mua hàng trực tiếp từ các hãng sản xuất cùng loại sản phẩm như vậy ở những nước bán giá thấp phớt lờ.
Trong nhiều trường hợp do có luật chống độc quyền, nhà marketing những người muốn duy trì giá cả thị trường nhất định không thể cấm việc di chuyển hàng hoá bằng cách đe doạ cắt nguồn cung từ những công ty tái xuất sản phẩm sang những nước có giá cao hơn. Ví dụ như Johnson & Johnson đã bị EC phạt $300000 cho những nhà bán buôn và dược sĩ vì đã tái xuất dụng cụ thử thai Gravindex sang Tây Đức, nơi mà giá của nó cao gần gấp 2 lần.
Mặc cho các cố gắng của chính quyền nhằm ngăn chặn các công ty mang hàng hoá giá thấp vào những nước có giá cao hơn, thì các công ty này cứ làm chừng nào còn chưa bị tóm. Một số nhà sản xuất cố gắng che dấu việc làm này bằng cách thận trọng thay đổi cách đóng gói, mã hàng hoá, đặc điểm của sản phẩm, màu sắc và thậm chí cả nhãn hiệu để phát hiện ra những kẻ vi phạm hoặc làm cho khách hàng ở những thị trường nước ngoài nhầm lẫn. osborne đã gặp phải vấn đề này với sản phẩm máy tính xách tay của hãng. Các nhà phân phối sản phẩm của hãng ở châu Âu phàn nàn rằng một số công ty địa phương đã qua mặt osborne và bán máy tính osborne ở châu Âu với giá thấp hơn bằng cách giao dịch trực tiếp với tổng đại lý ở Mỹ. Để chấm dứt tình trạng này, osborne đã bắt đầu sản xuất máy tính với những chi tiết đặc biệt được thiết kế riêng cho các sản phẩm xuất khẩu do đó làm cho loại máy xuất sang Mỹ kém hấp dẫn hơn.
Có thể lý do độc quyền không phải lý do quan trọng nhất trong việc thay đổi sản phẩm quốc tế là bởi vì sự ưa thích mang tính lịch sử, tập quán địa phương hoặc văn hoá về kích cỡ, màu sắc, tốc độ, cấp độ và nguồn sản phẩm có thể phải được thiết kế lại để thích nghi với sở thích tại địa phương.Kodaszk thay đổi loại phim chụp ảnh để thoả mãn ý tưởng của người Nhật về skin tones. Mùi vị của kem bơ Kraft's Philadelphia ở Mỹ, Anh, Tây Đức và Canada khác nhau. Tại châu á, Foremost bán sữa dâu và sữa sôcôla thay vì sữa gầy. Theo truyền thống thì người châu á và châu Âu thích mua sắm hàng ngày do đó họ thích một cái tủ lạnh nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí và điện năng tiêu thụ.
Khi sản phẩm phải đối mặt với một nền văn hoá, thì nhiều khả năng là sản phẩm đó sẽ không thắng được nền văn hoá đó. Niềm tin tôn giáo mạnh mẽ làm cho các nước Trung Đông thích món thịt gà Halai. Tại một nước thích ăn súp như Brazil,Campbell đã không nắm được điều này bởi vì người nội trợ Brazil có truyền thống về vai trò của người nội trợ trong gia đình và phục vụ món súp Campbell cho gia đình họ có nghĩa là món súp đó không phải do họ làm ra. Kết quả là những bà nội trợ này thích những sản phẩm sấy khô của Knorr và Maggi như một món khai vị mà người nội trợ có thể bỏ thêm các thứ khác nữa vào. Món súp của Campbell thường được để dành dùng trong trường hợp khẩn cấp như khi gia đình về muộn.
Những thay đổi về sản phẩm không nhất thiết liên quan đến thuộc tính chức năng như độ bền, chất lượng, phương pháp vận hành, bảo dưỡng và các thuộc tính kỹ thuật khác. Thường thì, cũng cần phải lưu ý tới tính thẩm mỹ của sản phẩm cấp 2. Có nhiều trường hợp trong đó những thay đổi thứ yếu về sản phẩm lại làm tăng doanh số một cách đáng kể. Bằng cách thay đổi vỏ máy, Sharp đã có thể tăng cả giá và doanh số của tivi. Do đó, những thay đổi về chức năng và thẩm mỹ đều cần phải được quan tâm đúng mức vì chúng có ảnh hưởng tới toàn bộ sản phẩm.
Pillsbury là một công ty đã kết hợp được nhiều đặc trưng khác nhau của quá trình cải tiến sản phẩm nhằm thu hút khách hàng trong nước. Trong đợt quảng cáo bánh Pizza loại Totino tại Nhật, Pillsbury đã khéo léo tạo ra một số thay đổi mang tính bắt buộc và có lựa chọn đối với sản phẩm của mình. Tiêu chuẩn thực phẩm của Nhật cấm nhiều loại chất bảo quản và phẩm màu. Qui định cấm này đòi hỏi Pillsbury phải thiết kế lại hoàn toàn sản phẩm thì mới có thể thâm nhập được vào thị trường Nhật. Tại Hoa kỳ, bánh pizza Totino chủ yếu là bánh nhân, theo như cảm nhận chắc chắn của nhiều người thì người Mỹ có khẩu vị thức ăn kém. Nhưng người Nhật cũng ăn bằng mắt - mọi thực phẩm phải có hình thức đẹp. Họ cho rằng thực phẩm của Mỹ quá ngọt, quá to và quá nhiều gia vị, vì vậy cần phải thay đổi thành phần của bánh để phù hợp với khẩu vị của người Nhật. Hơn nữa cỡ bánh pizza phải giảm từ 12 ounce ở Mĩ xuống 6.5 ounce để có thể vừa với các lò nướng bánh nhỏ hơn của Nhật. Thực sự thì, bánh pizza ướp lạnh Totino và bao bì của nó đã được thiết kế lại hoàn toàn cho thị trường Nhật và thành công của Pillsbury khẳng định rằng những nỗ lực đã bỏ ra thật đáng giá.
Gà rán Kentucky là một ví dụ thành công khác về quá trình cải tiến. ở Nhật, cần phải có một thầy tu đạo Shinto để điều khiển một đám tang lớn cho 20 triệu con gà của nhà hàng này. Thực đơn của nhà hàng cũng đã thay đổi. Ngoài việc phục vụ khoai tây chiên thay thế cho khoai tây nghiền và nước sốt. Kentucky bán bánh sanwich gà, cá và khoai tây chiên. Một món ăn khác của nhà hàng là yakiton (chim được nướng thành những xiên vừa miệng). Một số món ăn khác cũng đòi hỏi phải được nấu lại. Nhà hàng đã giảm 1/ 2 lượng đường trong món salad, bởi vì người Nhật thích salad chua. Món bắp nấu cả lõi của nhà hàng dày 3 inch, mỏng hơn 2 inch so với bên Mỹ vì người dân địa phương thích những thứ có kích thước nhỏ. Đối với thị trường Malaysia, nhà hàng thậm chí phải thay đổi cả phương thức nấu. Bởi vì người Malaysia cho rằng gà dai là gà tươi còn gà mềm là gà ướp lạnh. Kentucky nấu gà theo công thức cứng thay vì công thức mềm thông thường.
Cuộc tranh luận còn tập trung vào những nhân tố đòi hỏi cải tiến sản phẩm. Tuy không có những giải pháp dễ dàng để thay đổi sản phẩm như thế nào nhưng có một số hướng dẫn có thể phù hợp với marketing quốc tế. Khi một sản phẩm được sử dụng ở một khu vực có trình độ kỹ thuật thấp thì sản phẩm càng được đơn giản hoá càng tốt. Nếu trình độ học vấn cũng thấp thì cần thiết phải đơn giản hoá cả nhãn hiệu hàng hoá và chỉ dẫn. Nếu là sản phẩm bảo dưỡng không thường xuyên hoặc khó phục vụ thì những cải tiến về dung sai và độ an toàn có thể cần thiết. Khi mức thu nhập bình quân thấp, công ty có thể muốn thay đổi chất lượng sản phẩm và giá cả, cũng như muốn bỏ đi những trang trí rườm rà không cần thiết. Các nhân tố môi trường và thiết kế sản phẩm khác có thể gồm cả những thay đổi thời tiết (sự thích nghi của sản phẩm), những khác nhau trong tiêu chuẩn (sự hiệu chuẩn lại và định cỡ lại), tính sẵn có của những sản phẩm khác (sự hoà hợp sản phẩm nhiều hơn hoặc ít hơn), sức mạnh sẵn có (định cỡ lại và mắc dây lại sản phẩm) và các điều kiện đặc biệt (thiết kế lại hoặc phát minh mới).
Tiêu chuẩn hoá sản phẩm hay thích nghi nó đều là vấn đề khó giải quyết. MNCs có thể muốn triển khai đồng thời cả hai chiến lược. Hãy xem công ty Mc Donald có những bản ghi chi tiết kỹ thuật và những luật lệ rất tỉ mỉ bắt buộc phải tuân theo. Tại Anh, tiêu chuẩn cao của công ty này đối với cà phê đã khiến nhà cung cấp cà phê Anh nổi giận, và công ty đã tự xây dựng nhà máy cho riêng mình khi không thể có bánh bao nhân đạt chất lượng. Mc Donald hỗ trợ cho nông dân Thái để họ trồng khoai tây Idaho Ruset. Khi châu Âu không có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, công ty không chần chừ nhập khẩu khoai tây chiên từ Canada và bánh nướng từ Tulsa
Mặc dù có sự kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, tôn chỉ hoạt động của Mc Donald cho phép và thực sự khuyến khích sự linh hoạt và sáng tạo riêng có, cho phép các biện pháp marketing khác nhau đáp ứng được thị trường địa phương. ở Đông Nam á, công ty cung cấp sữa lắc có vị sầu riêng làm từ hoa quả nhiệt đới có mùi thơm mà người châu á thích, nhưng người châu Âu lại không thích. Những thay đổi trong thực đơn cũng cần thiết ở châu âu , Mc Donald bán trà ở Anh, bán thứ nước gần giống với bia (không cần giấy phép bán rượu) ở Thuỵ Sĩ, và gà ở lục địa Bắc Mĩ (cạnh tranh với Kentucky Fried Chicken). Hơn nữa, triết lý hoạt động của công ty cũng phải thay đổi. Nhằm thu hút đối tác nước ngoài, những người có trình độ và tài chính tốt, Mc Donald sẽ chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thay cho những ưu đãi thông thường cấp cho từng cửa hàng một.
Tóm lại, các nhà marketing Mĩ không nên phí thời gian ngăn cản việc cải tiến sản phẩm. Khi các công ty của Hoa Kì thâm nhập thị trường nước ngoài, khái niệm marketing dường như bị quên lãng. Việc ngần ngại thay đổi sản phẩm có thể là kết quả của sự không nhạy cảm với những khác biệt về văn hoá tại thị trường nước ngoài. Không có một câu hỏi nào trái với quan điểm marketing quốc tế cho dù có bất cứ lý do nào giải thích cho sự chần chừ này. Sự cải tiến sản phẩm ít khi nên trở thàanfh một vấn đề quan trọng đối với các nhà marketing. Một nhà marketing giỏi sẽ so sánh sự lớn lên của lợi nhuận với sự lớn lên của chi phí cùng với sự cải tiến sản phẩm. Nếu sự lớn lên của lợi nhuận nhiều hơn tổng gia tăng chi phí, thì sản phẩm nên được điều chỉnh - mà không có nghi ngờ gì cả. Để làm được phép so sánh này, nhà marketing chỉ nên sử dụng thu nhập và chi phí tương lai.
Xu hướng tiến tới sản phẩm toàn cầu: sản phẩm quốc tế hay sản phẩm quốc gia.
Quá trình tiêu chuẩn hoá và cải tiến sản phẩm có thể tạo ra ấn tượng là một nhà marrketing phải chọn lựa giữa 2 quá trình này trong đó quá trình này tốt hơn quá trình kia. Trong rất nhiều thí dụ, sự kết hợp giữa 2 quá trình này thiết thực hơn và tốt hơn nhiều so với việc chọn lựa từng quá trình riêng rẽ. Black và Decker đã ngừng cung cấp sản phẩm theo đơn đặt hàng ở từng quốc gia, dành ưu tiên sản xuất một vài sản phẩm mang tính toàn cầu để có thể bán ở khắp mọi nơi. Chẳng hạn các nhà xuất bản Hoa Kì như Prentice-Hall và Harper và Row cũng đã chấp nhận khái niệm "sách quốc tế", mà một quyển sách quốc tế bằng tiếng Anh sẽ có bản quyền trên toàn thế giới. Các nhà xuất bản chỉ thay đổi trang tiêu đề, bìa sách và vỏ bìa bọc sách, nếu cần thiết.
Sản phẩm quốc tế và sản phẩm tiêu chuẩn hoá đôi khi có thể bị nhầm lẫn với nhau. Một sản phẩm quốc tế là sản phẩm được thiết kế cho thị trường thế giới. Còn sản phẩm tiêu chuẩn hoá là sản phẩm dành cho một thị trường trong nước và sau đó xuất khẩu tới thị trường quốc tế khác mà không cần thay đổi. Tivi của Zenith và RCA là những sản phẩm chất lượng cao, trong khi chi nhánh ở Đức của ITT cung cấp sản phẩm quốc tế bằng cách sản xuất vỏ quốc tế cho tivi. Vỏ quốc tế này cho phép việc lắp ráp đối với tất cả các hệ thống tivi 3 màu của thế giới (như NTCS, SECAM và PAL) mà không cần thay đổi sơ đồ điện đối với các loại module khác nhau.
Theo như Jagdish Sheth, cạnh tranh toàn cầu đôi khi nhầm lẫn với thị trường toàn cầu. Sản phẩm quốc tế có thể tồn tại, nhưng chúng nhằm những phân đoạn thị trường cụ thể, chứ không nhằm toàn bộ thị trường quốc tế. Mặc dù nguyên liệu thô cho công nghiệp và các phương pháp sản xuất có thể được tiêu chuẩn hoá, nhưng sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh vẫn còn không đồng bộ bởi việc sử dụng chúng ở các nước khác nhau thì khác nhau. Tương tự như đối với tiến trình toàn cầu hoá của các sản phẩm chuyên môn hoá như tivi và tủ lạnh. Ngược lại, thời gian, một nguồn lực khan hiếm khác có tính đa dạng hơn. Kết quả là những sản phẩm sản xuất cần nhiều thời gian ít có khả năng trở thành sản phẩm quốc tế bởi vì nhu cầu của các quốc gia nhiều thời gian và ít thời gian là khác nhau.
Xu hướng tiến tới sản phẩm quốc tế của một công ty là một xu hướng hợp lý và có lợi. Nếu một công ty phải cải tiến sản phẩm của mình đối với từng loại thị trường, điều này có thể là một việc rất tốn kém. Nhưng nếu thiếu những cải tiến cần thiết sản phẩm có thể hoàn toàn không bán được. Cam kết thiết kế sản phẩm quốc tế có thể là giải pháp cho 2 mối quan tâm lớn này mà hầu hết các công ty đang đối mặt tại thị trường quốc tế. Ví dụ như General Electrics sản xuất hệ thống điều khiển bằng số phù hợp với cả hệ đo lường mét và Anh. Ngoài ra, công ty còn thiết kế máy móc làm việc được dưới các mức điện áp khác nhau nhiều giữa các nước châu Âu. Tủ lạnh của GE được sản xuất để có thể sử dụng mà không cần quan tâm tới chu kỳ điện là 50 hay 60 vòng/giây. Xu hướng tiến tới sản phẩm quốc tế cũng hấp dẫn đối với những hàng hoá có sức hấp dẫn quốc tế hoặc những hàng hoá được khách du lịch quốc tế mua. Máy cạo râu điện của Noreico và radio âm thanh nổi xách tay của Sony và Crown được sản xuất có đặc điểm điện áp phổ thông.
Ai đó có thể đặt ra câu hỏi là liệu một sản phẩm quốc tế sẽ đắt hơn 1 sản phẩm quốc gia hoặc 1 sản phẩm địa phương hay không? bởi một sản phẩm quốc tế có thể cần cho nhiều mục đích. Trên thực tế, sản phẩm quốc tế đưa lại tiết kiệm nhiều hơn bởi hai lý do. Thứ nhất, thời gian chết tốn kém của quá trình sản xuất không cần điều chỉnh hoặc chuyển thiết bị để sản xuất các sản phẩm quốc gia khác nhau. Thứ hai, 1 sản phẩm quốc tế đơn giản hơn trong quản lý kiểm kê bởi chỉ cần kiểm tra 1 lần đối với tất cả mà không cần nhiều lần với mỗi phần riêng lẻ mà phải cất trữ trong kho.
Một sản phẩm quốc tế đòi hỏi cam kết tập thể, chẳng hạn như Ford Escort. Ôtô được thiết kế tại châu Âu là ô tô quốc tế Ford. Tuy nhiên, các thành viên ban quản trị người Mĩ của công ty nghi ngờ việc kinh doanh và kiểm tra kĩ thuật của các đối tác châu Âu. Cuối cùng, sản phẩm của Mĩ được thiết kế lại tỉ mỉ đến mức mà chỉ có một bộ phận chung còn giữ lại là water pump seal. Không còn nghi ngờ gì nữa rằng thành viên ban quản trị Mĩ phải hướng ra bên ngoài hơn và hướng vào bên trong ít hơn.
Xu hướng tiến tới sản phẩm quốc tế thoát khỏi sản phẩm quốc gia sẽ tiếp tục khi các công ty xuyên quốc gia nhận thức được nhiều hơn về tầm quan trọng của marketing quốc tế. Sự tự nguyện của một số công ty coi trọng thiết kế sản phẩm cho thị trường quốc tế quả thực là dấu hiệu tốt cho thấy xu hướng này sẽ tiếp tục .
Marketing trong dịch vụ
Mỹ là nước có ngành dịch vụ lớn nhất thế giới. Dịch vụ chiếm gần 2/3 GNP của Mỹ và hàng hoá hữu hình đã đóng góp nhiều vào giá trị của đòng đôla trong hơn 4 thập kỷ qua.Không có gì ngạc nhiên khi 76% việc làm của Mỹtrong lĩnh vực dịch vụ. Thực tế hoạt động liên quan tới dịch vụ chiếm90% trong tổng số 20 triệu việc làm được tạo ra trong những năm 70 và cũng chiếm 7 triệu việc làm trong những năm 1983, 1984. Cũng giống như vậy, phần lớn công nhân ở nhiều nước làm trong lĩnh vực dịch vụ: Canada 75%, Bỉ 74%, Thuỵ Sĩ 72% Anh 72%, Nhật bản 66%, Brazil54%, và Hàn Quốc 48%.
Trên thế giới, thương mại vô hình chiếm hơn 30% trong 2 tỷ già trị thương mại thế giới hàng năm.Thương mại dịch vụ hàng năm tạo ra 350-500 tỷ đôla trong đó Mỹ chiếm 20%.Trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ( như tài liệu kỹ thuật của sản phẩm và dây chuyền sản xuất), phòng thương mại Mỹ dự đoán các công ty của Mỹ sẽ thu được 7,6 tỷ đôla từ danh tiếng và phí trong khi chỉ phải trả cho các công ty nước ngoài 553 triệu đôla. Mỹ rất thành công trong lĩnh vực này.
Thành công trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ thương mại của Mỹ được thể hiện bằng số liệu sau: (1) hoạt động xuất khẩu dịch vụ thương mại của Mỹ chiếm 1/5 hoạt động xuất khẩu( 2)nỗi ngành xuất khẩu đạt 45,5 tỷ đôla năm 1984, làm thặng dư 2 tỷ dôla, (3) hoạt động xuất khẩu này chiếm 12% GNP của Mỹvà (4) xuất khẩu du lịch và các hoạt động liên quan đến phí du lịch chiếm 1/5 hoạt động xuất khẩu dịch vụ và 321800 việc làm ở Mỹ. Giữa những năm 1978-1983 hoạt động xuất khẩu ngành tư vấn và công nghệ của Mỹ tăng với tỷ lệ trung bình hơn 20% một năm.Hơn nữa các công ty quản lý và tư vấn của mỹ đã mở 600-700 chi nhánh tại hơn 100 quốc gia
Dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ thương mại là 2 lĩnh vực hoạt động chính của dịch vụ. Dịch vụ thương mạu xuất khẩu bao gồm kỹ thuật số và các loại hình khác như:quảng cáo, thiết kế và xây dựng, bảo hiểm, luật pháp, xử lý dữ liệuvà hoạt động ngân hàng. Dịch vụ tư vấn và công nghệ chính là đào tạo cán bộ, quản lý số liệu và nghiên cứu kinh tế và kinh doanh.
Mỗi quốc gia có luật pháp khác nhau và luôn thay đổi do vậy các công ty đa quốc gia cần có dịch vụ kế toán và thuế. đây là cơ hội tốt nhất cho các công ty kiểm toántư vấn về thuế cho nhân viên nước ngơài , kế hoạch hoàn lại thuế và chương trình thuế nước ngoài ở các công ty đa quốc giađể đảm bảo phù hợp với luật pháp nước sở tại. ernst và Whinney là công ty marketing năng động đã nhận thấy các công ty của Mỹ cùng với lao động của Mỹ nên ra nước ngoàivà giúp cán bộ cấp cao của các công ty này quản lý các hoạt động ở nước ngoài. Các công ty đã phản ánh " điều này mang lại nhiều cơ hội , lợi nhuận và liên tục". Khi phí tăng hơn 1000đôla 1 lao động nước ngoàivà từ khi hợp tác đã có nhiều lao động của Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài, phí hàng năm len tới 100000 đôla
Một loại hình dịch vụ nữa là nhu cầu mở rộng ra thị trường thế giới của các sản phẩm tài chính.Hình 10-6 mô tả một số sản phẩm tài chính( dịch vụ) được công ty Citicorp và một số ngân hàng quốc tế đã đưa ra . Các sản phẩm tài chính khác là cổ phiếu được bán trên một số thị trường chứng khoán quốc tế. Các nhà đầu tư Nhật Bảnlà những ngươì mua trái phiếu và hối phiếu chính phủ của Mỹ nhiều nhất. Còn đối với các nhà đầu tư của Mỹ có một số quỹ chung nhằm đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài.
Nhu cầu phát triển trên toàn thế giới của một số sản phẩm tài chính đã dẫn tới mối quan hệ chặt chẽ giữa thị trường hối đoái quốc tế Singapore(SIMEX) với hối đoái trao đổi Chicago(CME) cho phép một hợp đồng mua vào bằng một tỷ giá và bán ra với một tỷ giá khác. Lãi suất chứng khoán nước ngoài đã giải thích taị sao CME nắm giữ phần lớn chứng khoán của nhật bản để tạo ra và buôn bán với chứng khoán trung bình Nikkei 225 như mô tả ở bảng 10-2. Chỉ số trung bình Nikkei là một loại chỉ số chứng khoán của Nhật bản dựa trên toàn bộ tổ chức công cộng chính tham gia liên kết ở Nhật bản. Chỉ số này được thành lập bởi NKS(Nihon Keizai Shimbun) tổ chức xuất bản tờ nhật báo kinh doanh máy tính lớn nhất thế giới. SIMEX đã cung cấp cổ phiếu Nikkei 225 của mình cho CME nhằm trao đổi trong khu vực châu á do có quá ít các cổ phiếu của nhật bản được giao dịch trên thị trường chứng khoán mỹ. Trong thị trường CME , chỉ số cổ phiếu giao dịch thông thường là S&P 500. Một số cho rằng trong tương lai cái có thể giao dịch được là chỉ số trung bình dựa trên giá cổ phiếu của các công ty phát triển trên toàn thé giới. Một công ty phát triển trong lĩnh vực này là công tyMorgan Stanley cấp cho CME giấy chứng nhận để giao dịch dựa trên chỉ số chứng khoán Morgan Staley trên thị trường chứng khoán ở châu âu, úc và viễn đông. Chỉ số EAFE là chỉ số đa dạng hoá kgông bao gồm chỉ số chứng khoán của mỹ chiếm 38 ngành công nghiệp và chiếm 63% tổng giá trị của thị trường chứng khoán các nước này.Đay chính là một hoạt động chuẩn của marketing quốc tế
Một dịch vụ mới được chấp nhận là vô hạn. Như Mailflight là người chuyên gửi thư người anh có thể giúp các công tycủa mỹ gửi lại dịch vụ bưu điện của Mỹ. Dịch vụ này sẽ thu gom thư từ nhiều nơinếu khách hàng không thể gửi thư đến trung tâmMailflight ở sân bay quốc tế JFK nơi mà thư đã được chuẩn bị với đầy đủ danh mục cho chuyến bay cùng ngày tới công ty ở trung tâm châu âu. ở trung tâm này, thư được sắp xếp theo đúng tiêu chuẩn bưu điện của các khu vực nước đóvà thư được đưa đúng đến địa chỉ chỉ trong vòng 24 giờ.
Thật khó phân biệt hàng hoá trong dịch vụ, khi một sản phẩm hữu hình mô tả sản phẩm dịch vụ và sản phẩm dịch vụ tăng giá trị của sản phẩm hữu hình. Mặc dù mọi người mua đồ ăn của nhà hàng McDonald's thì họ thực sự phải trả cho dịch vụ và danh tiếng của công ty. Một ví dụ tương tự như vậy, một người mua máy tính không chỉ mua tính năng cơ học mà họ còn muốn mua công dụng của nó. Hơm nữa, mua máy tính sẽ dẫn theo mua các chương trình phần mềm cũng như dịch vụ khác. Tất nhiên một sản phẩm phầm mềm cần có một ổ cứng và dịch vụ sửa chữa, bảo hành cũng đòi hỏi phải có ở các nhà cung cấp.Cuối cùng sự khác nhau giữa hàng hoá và dịch vụ ngày càng khó phân biệt
Công nghiệp ô tô là một ví dụ điển hìnhcho chất lượng và dịch vụ phải đi đôi với nhau. Nhà sản xuất ô tô sẽ không thành công nếu thiếu các dịch vụ tương ứng. Toyota thành công là nhờ việc tăng gấp đôi, gấp ba quỹ dành cho dịch vụ sau khi thấy hãng Volkswagen bán hết ô tô ở thị trường mỹ nhờ có dịch vụ hoàn hảo. Chỉ tin cậy khách hàng đã đánh giá Toyota có danh tiếng thứ hai chỉ sau Mercedez-Benz
Cũng giống nhưcác hàng hoá thương mại khác, xuất khẩu dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi điều kiện kinh tế và tỷ giá. Như trong ngành du lịch, vào đầu những năm 80 khi đồng đola mạnh sức mua của đồng đôla tăng đã mang lại lợi ích cho du khách người mỹ. Nhưng khi đồng đôla yếu đi thì du khách tới mỹ nhiều hơn.Dù sao tác động của tỷ giá cũng chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố kinh tế như lạm phát. Tỷ lệ lạm phát cao ở mexico tăng nhanh hơn sự sụt giảm đồng peso so với đồng đola. Điều này giải thích sự suy giảm lĩnh vực dịch vụ trong khu vực do tỷ lệ lạm phát cao( như mexico, NamMỹ, phía đông địa trung hải )hình 10-7 mô tả du lịch thế giới.
Đối thủ cạnh trạnh chính của các công ty dịch vụ của mỹ bao gồm các công ty ở đông âu cùng với các công ty Mỹ latinh và các công ty Đông nam á tạo ra nhiều thách thức mới. Các quốc gia như ấn độ coi dịch vụ như một ngành công nghiệp mới cần được khai thác và bảo vệ. Rõ ràng, hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu là loại hàng hoá có nhiều rào cản phi thuế quan(như yêu cầu nhãn hiệu và tỷ trọng dịch vụ trong nước, yêu cầu của các công ty, kiểm soát tỷ giá hối đoái, và chính sách phân biệt đối xử bằng thuế ). Theo nghiên cứu trong cuộc họp lãnh đạo cấp cao của 23 nước đã chỉ ra rằng các rào cản này đã lập tức ngăn cản đầu tư vào ngành kinh doanh trực tiếp như ngân hàng, rào cản trong lao động ( như xây dựng và kế toán), hạn ngạch, tiêu chuẩn quốc gia( như viễn thông), hệ thống thuế và tập quán phân biệt đối xử( như ngành giải trí). Ngành quảng cáo của Mỹ gặp phải rào cản trong việc kiểm soát lợi nhuận chuyển từ nước ngoài về, rào cản về tính công bằng trong doanh nghiệp , hạn chế số lượng lao động nước ngoài. Công ty bảo hiểm nhân thọ của nước ngoài không được phépmở văn phòn đại diện ở Hàn quốc. Hệ thống thuế suất trong lĩnh vực tin tức của đông đức cấm thông tin đến từ nước thứ ba mà không qua quá trình xử lý ở trung tâm xử lý dữ liệu trước.Do vậy công ty express của Mỹ yêu cầu xử lý trong dữ liệu của công dân đức.
Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ phải tuân theo luật nước sở tại nhưng họ vẫn muốn thay đổi luật pháp không phổ biến hay những tập quán buôn bán trái ngược ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng tỷ giá cố định ảnh hưởng đến vị thế của cổ phiếu CME, CME đã thành lập liên minh tỷ giá linh hoạt nhằm đưa ra quan điểm khác về mức độ ủng hộ đối với tỷ giá cố định. Liên minh này là liên minh phi đảng phái do các chuyên gia kinh tế , lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan chính phủ lập ra. Dựa vào lòng tin rằng thị trường hối đoái linh hoạt là dấu hiệu chứ không phải nguyên nhân cuả sự suy giảm kinh tế,nhóm này đã đề suất ý kiến cho rằng chỉ có hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt mới mang lại sự ổn định của đồng tiền.
Dịch vụ có một số đặc trưng cơ bản: là hàng hoá vô hình, hướng về con người và nhanh lỗi thời. Do vậy toàn bộ chiến lược và biện pháp marketing sử dụng cho sản phẩm hữu hình vẫn đúngvới marketing dịch vụ như phương pháp phân đoạn thị trường. Việc phân đoạn thị trường cần thiết do người tiêu dùng có nhu cầu khác nhau về sản phẩm dịch vụ. Quantas cho rằng dựa vào vòng đời sản phẩm thị trường du lịch có 6 nhóm. nhóm 1, nhóm mới nổibao gồm những người không có kinh nghiệmthường là trẻ, sôi nổi, háo hứcđối với kinh nghiệm và khám phá mới.nhóm 2, hoàn toàn khác với nhóm 1, những người tiêu dùng lớn là những người trung thành thường là những người lớn tuổi hơn, nhóm thứ ba là nhóm thích khám phá. Với kiến thức du lịch của mình, họ luôn muốn có những chuyến du lịch tốt nhất với mọi chi phí vì với họ du lịch là cơ hội được thể hiện.
Nhóm thứ 4 là những người ghét du lịch . Những người thuộc nhóm này là những người không thuộc nhóm nào cả, họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình và không tham gia vào bất kỳ chuyến đi nào. Nhóm tiếp theo cho rằng ở nhà cũng là du lịchbao gồm những người phụ thuộc muốn an toàn, sức khoẻ yếu, không thích mạo hiểm. Họ không muốn thay đổi và chỉ muốn sử dụng ngôn ngữ của mình. Với những người này họ chỉ muốn ở nhà, đi bằng ô tô buýt.Nhiều người Mỹ hãnh diện rằng đây là tính cách ching của nước mình. Cuối cùng , nhóm thứ 6được"aussy dedicate"lấy làm mẫu cho những người thực dụngvà độc lập, tin cậy, một nhóm hướng nội cho rằng du lịch nước ngoài là không cần thiết. Những thành viên của nhóm này khi ra nước ngoài vẫn mang thói quen trong nước của mình.
Vì sáu đoạn thị trường có những nhu cầu khác nhau nên chỉ áp dụng một chiến lược marketing đồng nhất là không hợp lí. Nhiều người rất quan tâm đến giá cả trong khi một số khác lại ít để ý hơn. Những người này không có nhiều tiền nhưng vẫn muốn đồ dùng có giá trị sử dụng tốt. Những người thuộc nhóm này tỏ ra rất dễ bị kích động và có thể bị ảnh hưởng bởi những gì kích thích được tính bốc đồng của họ.
Cũng như đối với một sản phẩm, ngành dịch vụ của Công ty cần phải được định nghĩa theo nhiều cách. Ví dụ, American Express không chỉ là một Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thẻ tín dụng mà là một Công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực truyền thông và thông tin và hàng ngày, thông qua hệ thông máy chủ của mình tại Phoenix đã diễn ra tới 15 triệu giao dịch bằng thẻ tín dụng từ khắp nơi trên thế giới. Và cuộc triển lãm 10-8 nhằm quảng cáo cho hãng hàng không Nhật Bản cho ta thấy rõ ràng dịch vụ hàng không không chỉ đơn thuần là việc bán vé máy bay cho hành khách để di chuyển từ nước này đến nước khác.
Ngành dịch vụ cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh một cách thường xuyên cho phù hợp đối với các thị trường nước ngoài. Thậm chí các bộ phim khi được trình chiếu ở nước ngoài cũng cần phải có sự điều chỉnh. Một số bộ phim như Elvis, Battles Glactica và Shogun được chiếu như các bộ phim truyền hình trên TV ở Mỹ thì khi đem ra nước ngoài lại được chiêú tại các rạp. Đối với phần lớn những phim được phát hành một cách rông rãi trên toàn thế giới thì ít nhất cũng đòi hỏi phải có phụ đề hoặc lồng tiếng cho phim. Những ví dụ về sự thay đổi này phải kể đến Wendy (sản xuất thêm loại bánh sandwich tôm khi tung sản phẩm vào thị trường Nhật Bản), Shakey (thêm chanizo khi bán tại Mexico và mưc khi bán tại Nhật Bản), Arby (bỏ loại bánh sandwich jumbông) và Kentucky Fried Chicken (dùng thịt gà thay cho thịt chiên tại thị trường Anh và thêm loại thịt hun khói tại thị trường Nhật Bản). Hãng Burger Queen thì đổi tên thành Huckleberry tại thị trường Anh để tránh đụng chạm đến Nữ hoàng; còn tại thị trường Brazil, hãng Kentucky Fried Chicken đổi tên thành Sanders để tránh những vấn đề liên quan đến phát âm.
Dù hầu hết những đặc tính và danh tiếng của hãng Disney mang tính tự do văn hoá thì biểu tượng cuả hãng tại lối vào công viên Main Street U.S.A cũng không được sử dụng tại công viên Disneyland tại Tokyo. Mặc dù mục đích của việc thành lập Tokyo Disneyland là giúp Nhật Bản có những kinh nghiệm như của Mỹ thì các quan chức của Disney vẫn quyết định là người Nhật Bản không thể hiểu được Main Street là một định nghĩa và kết quả là người ta sử dụng từ World Bazaar tại lối vào ở Nhật Bản.
Các nhà cung cấp thường linh hoạt trong việc cung cấp các loại dịch vụ hơn là đối với việc cung cấp các loại sản phẩm vì việc tìm hiểu và so sánh chất lượng dịch vụ giữa các nhà cung cấp là một điều rất khó khăn đối với người tiêu dùng. Giá dịch vụ phải là giá cạnh tranh, đặc biệt khi những loại dịch vụ được đưa ra đều có chất lượng tuyệt vời. Một cuộc thi giữa các ngân hàng trong việc cung cấp các loại dịch vụ sẽ làm rõ vấn đề này. Dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng của Mỹ từ lâu là một ngành kinh doanh thu lợi nhuận rất cao cho dù gần đây các ngân hàng này đang gặp phải một số vấn đề khá nghiêm trọng do không thu được những khoản nợ ở nước ngoài. Thêm vào đó là việc các ngân hàng Nhật Bản không sử dụng dịch vụ của các ngân hàng Mỹ và sự cạnh tranh của các ngân hàng Châu Âu. Theo một dự báo thì chỉ riêng Nomura, một công ty chứng khoán của Nhật Bản đã nắm giữ tới một phần ba số nợ quốc gia của Mỹ. Các ngân hàng của Nhật Bản đặc biệt hoạt động rất có kết quả trong lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu chính phủ. Những tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ (bao gồm các tổ chức, cơ quan trung ương và địa phương) sử dụng các loại tín dụng ưu đãi như thư tín dụng của ngân hàng nhằm tăng tính hấp dẫn cho trái phiếu của công ty mình đối với các nhà đầu tư khi những ngân hàng này chịu trách nhiệm về những khoản nợ của các tổ chức phát hành nếu những tổ chức này gặp rắc rối đối với những khoản nợ đó. Việc mua những thư tín dụng của ngân hàng có uy tín sẽ khuyến khích những tổ chức phát hành trái phiếu được vay ngân hàng với lãi suất thấp nhất. Sự thành công của những ngân hàng Nhật Bản tại thị trường Mỹ một phần là do những ngân hàng này đã đưa ra một mức chi phí và chiết khấu rất hấp dẫn. Tuy nhiên, những ngân hàng này đang phải đối mặt với tình hình chính trị phức tạp của Mỹ. Như trường hợp tại thành phố Chicago, các uỷ viên hội đồng thành phố đã tranh luận một cách gay gắt về giá trị của việc đã sử dụng các ngân hàng Nhật Bản trong việc phát hành thư tín dụng, trích dẫn mọi thứ từ lòng yêu nước đến Pearl Harbor như là những lý do giải thích tại sao thành phố không nên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong nước mặc dù chúng có chi phí thấp hơn.
Kết luận
Một sản phẩm có thể cung cấp một sự thoả mãn rất lớn đến người tiêu dùng do chính bản thân sản phẩm cùng với những dịch vụ như danh tiếng, chuyên chở và giá cả. Một sản phẩm hoặc một dịch vụ muốn thành công tại bất kỳ một thị trường trong nước hay nước ngoài đều cần phải thoả mãn nhu cầu thiết yếu nhất của người tiêu dùng. Nhằm thoả mãn một cách tốt nhất những nhu cầu đó, các nhà nghiên cứu thị trường nên khoanh vùng thị trường, định vị sản phẩm và sử dụng các chiến lược Marketing khác nhau. Trước đây, các nhà nghiên cứu thị trường của Mỹ đã không nhận thức được rằng họ cần phải thay đổi hình thức marleting khi tung sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Họ thường bỏ qua sỏ thích cá nhân, nhu cầu của khách hàng nước ngoài và cũng không thay đổi mẫu mã, cách đóng gói của những sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng được những nhu cầu đó. Đối với những Công ty đã đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của tại thị trường quốc tế thì hoạt động của công ty rất khả quan. Ví dụ, công ty Texas Instrument và DuPont đã hoạt động rất có hiệu quả tại thị trường Nhật Bản bằng cách yêu cầu một chuyên gia nghiên cứu thị trường giỏi nhất của công ty đến Nhật Bản. DuPont đã nhận thấy rằng đặc điểm quan trọng nhất của thị trường này là phải luôn duy trì 13 phòng thí nghiệm tại đây để có thể tiếp cận gần gũi với khách hàng nhằm tạo ra những sản phẩm tốt nhất phục vụ nhu cầu của họ.
Trong khi tại thị trường nội địa việc điều chỉnh một sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng là một điều rất cần thiết thì trong một số trường hợp điều đó lại không có mọi sản phẩm đều phải có sự thay đổi khi tung ra thị trường nước ngoài. Một sản phẩm cao cấp được tạo ra nhằm bán tại một thị trường đôi khi lại cũng có thể phù hợp với rất nhiều tị trường khác nhau. Nhưng những trường hợp như thế là rất hiếm hoi và một sản phẩm như vậy cần được coi là một trường hợp may mắn ngẫu nhiên. Mặt khác, việc tạo ra một sản phẩm toàn cầu để tung vào thị trường thế giới phải luôn có một đòi hỏi là để nhằm thoả mãn một cách tốt đa nhu cầu của khách hàng và quá trình sản xuất sản phẩm đó về lâu dài phải rất đơn giản. Trong trường hợp sản phẩm này không thể sử dụng vì lý do môi trường hoặc lý do khác thì giám đốc marketing nên thử nghiệm lại những đặc tính của sản phảm và kiểm tra lại những nhu cầu của khách hàng. Nếu những đặc tính và yêu cầu này được thoả mãn thì sản phẩm đó sẽ trở thành một sản phẩm cao cấp. Ngược lại, thì sẽ có một vấn đề là cần phải thay đổi sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng miễn là những chi phí phải bỏ ra là không lớn lắm. Rõ ràng, các nhà nghiên cứu thị trường ít quan tâm đến thị trường trong nước hơn so với thị trường nước ngoài. Thực tế, một điều cơ bản là nếu một sản phẩm có thể đồng thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng và giá cả của sản phẩm đó hợp lý thì sản phẩm đó sẽ bán được tại thị trường quốc tế. Còn nếu sản phẩm đó không thoả mãn được những yêu cầu đặt ra (cả về nhu cầu của khách hàng và giá cả) thì các nhà nghiên cứu thị trường xuất khẩu cần phải tìm kiếm một phương thức marketing khác.
Minh hoạ hình 10.1 : Đồ chơi Grotesque: liệu chúng ta có thể tiêu thụ được những thứ quái đản này trên thị trường quốc tế?
Bọn trẻ dù cố ý hay không thường rất hay phàn nàn với bố mẹ chúng về mọi vấn đề. Tại Mỹ, cái cách bọn trẻ phàn nàn cũng là cả một nghệ thuật. Nó không chỉ là lấy được tiền của bố mẹ chúng. Hiện nay, có rất nhiều loại đồ chơi. Chúng nài nỉ và không ngừng kêu ca suốt ngày với bố mẹ.
Theo lời của giám đốc marketing và quan hệ quần chúng của Mattel thì công ty không nhận được một lời phàn nàn về loạt sản phẩm đồ chơi ảnh hưởng đến giá trị giáo dục và xã hội. Nhưng bà còn nói thêm rằng, những sản phẩm này có thể giúp bạn trẻ học được cách kiểm soát được những nỗi sợ hãi của chúng về những điều mà chúng không biết. Hơn nữa, chúng là đồ chơi , chúng gây sự thích thú và không nguy hiểm. Bất kỳ một nỗi lo sợ nào cũng là một nỗi lo sợ thái quá và chỉ có người lớn là coi những loại đồ chơi ma quỷ là nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh không đồng ý với quan điểm trên. Họ chỉ ra rằng những loại đồ chơi thủ công dạy cho bọn trẻ tính ích kỷ và không nhạy cảm. Những loại đồ chơi này có thể khiến bọn trẻ gặp ác mộng và phá hỏng cảm nhận của chúng về cái đẹp. Cũng như vậy, có rất nhiều loại đồ chơi đi lệch khỏi những quy tắc lịch sự và những cư xử đúng đắn. bọn trẻ làm thế nào để học được cách tôn trọng bố mẹ và những người khác. Bên cạnh đó, bọn trẻ có thể chơi với búp bê Barbie và Raggedy Andy.
11. Chiến lược sản phẩm : Các quyết định về nhãn hiệu và bao gói
12. Chiến lược phân phối : các kênh phân phối .
Minh hoạ về marketing : Thành công (hay không thành công)
Hãng Mcdonald đã mắc phải một số sai lầm và chuyến kinh doanh đầu tiên của hãng ở châu âu là một trong số những sai lầm đó. Hãng đã đặt cửa hàng ăn nhanh đầu tiên của mình ở châu âu ở vùng ngoại ô Amstecdam với hy vọng là nó sẽ phát triển tốt đẹp giống như ở vùng ngoại ô Chicago.Nhưng ở châu âu hầu hết mọi người sống ở và họ không thích di chuyển. Những trung tâm thương mại ở vùng ngoại ô, những nơi mà được coi là có vị trí thuận lợi cho việc bán đồ ăn nhanh ở Mỹ thì lại không hề thuận lợi ở châu âu. Và kết quả là MacDonald phải chuyển cửa hàng ở Amstecdam ban đầu vào thị trấn.
Kentucky Fried Chicken cũng đã có một bài học tương tự ở Nhật bản. Hãng đã mở các cửa hàng của mình ở khu vực giải trí Shiniuko và ở khu trưng bày '70 ở osaka. Những cửa hàng ở vùng ngoại ô này là nhằm vào những khách hàng đi xe hơi. Nhưng người Nhật thường sống trong những ngôi nhà nhỏ và họ thường đi lại bằng tàu điện. Do vậy không ngạc nhiên gì khi các cửa hàng này thất bại, Kentucky Fried Chicken đã bị thua lỗ rất nhiều trong vòng 4 năm. Hiện nay các cửa hàng đã chuyển về trung tâm thành phố và ở gần các trạm xe lửa.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Johnson Mathew sau hơn 150 năm hoạt động giờ đã thành một công ty lớn của Anh. Nó bước vào thị trường Mĩ năm 1981 với sứ mệnh lịch sử là trở thành người đứng đầu trong lĩnh vực đồ trang sức trong vòng 5 năm. Chiến lược này của công ty cũng nhằm mục đích loại bỏ được hãng phân phối trang sức lâu đời của Mĩ, hãng này vốn đã bị coi là hoạt động kém hiêu quả. Điều hành khoảng 10 nhà buôn lớn Johnson Mathew đã khuyến khích các đơn đặt hàng lớn bằng chương trình gửi bán rộng rãi, chương trình này cho phép khách hàng có thể giữ hàng trong 6 tháng với phí chuyên chở khá khiêm tốn. Nhưng kết quả của chiến lược này thì hoàn toàn ngược lại với mong đợi.Với khối lượng đơn đặt hàng lớn đã khiến cho nhiều đơn đặt hàng bị trì hoãn hoặc không hoàn thành được.V ấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi các nhà phân phối và những người bán lẻ thấy rằng sẽ có lợi hơn khi bán các sản phẩm của các nhà sản xuất khác trước tiên là vì các đơn đặt hàng đó được trả bằng tiền mặt. Cả việc có quá nhiều đơn đặt hàng cũng như việc thiếu những người bán lẻ đã dẫn tới việc 60% hàng hoá bị trả lại, sau đó Johnson Mathew đã quyết định thương lượng với khách hàng của mình để giới hạn lượng hàng trả lại không quá 35% và đề nghị được thanh toán cho khoản vượt quá. Điều đó đã dẫn tới việc các nhà phân phối kiện công ty này ra toà. Như vậy, mặc dù phân phối không phải là vấn đề rắc rối duy nhất của công ty, nhưng nó vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến khoản thua lỗ hàng triệu đô la và khiến công ty này sớm phải rời khỏi thị trường Mĩ.
Một hàng hoá tốt vẫn có thể không được thị trường chấp nhận nếu như nó không được chuẩn bị sẵn sàng. Tất cả các sản phẩm đều cần đến những nhà phân phối có đủ năng lực. Ví dụ hãng Nike, một hãng kinh doanh phát triển giầy đặc biệt là cho thị trường châu âu đẵ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà phân phối. Khó khăn là ở chỗ các nhà kinh doanh hiện tại đang kinh doanh giầy mang nhãn hiệu như Puma và Adidas. Các nhà bán buôn này lo rằng họ sẽ bị Puma và Adidas cắt giảm số lượng nếu họ kinh doanh quá nhiêù các nhãn hiệu nước ngoài.
Một nhà sản xuất có thể bán trực tiếp sản phẩm của mình đến người tiêu dùng cuối cùng nước ngoài, nhưng loại kênh phân phối này nhìn chung không thích hợp với hầu hết các loại hàng hoá tiêu dùng. ở thị trường nước ngoài, người ta đã quen thuộc với việc một sản phẩm phải qua vài nhà phân phối trung gian trước khi đến được tay người tiêu dùng cuối cùng. Hình 12-1 đã chỉ ra làm thế nào mà hãng Sony,với tư cách là một nhà môi giới, đã cung cấp các chuyên gia về phân phối sản phẩm của mình nhằm giúp các hãng của Mĩ đưa sản phẩm của hãng vào thị trường Nhật Bản. Mục đích của chương này nhằm bàn luận đến sự đa dạng của các loại kênh phân phối để đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Chúng ta sẽ xem xét cả kênh phân phối trong nước và kênh phân phối quốc tế.
Chương này mô tả về sự đa dạng của các nhà phân phối trung gian (đại lý, người bán buôn, người bán lẻ) tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau cũng như trong cùng một quốc gia. Chức năng nhiệm vụ của các nhà môi giới cũng sẽ được xem xét. Cần nhớ rằng có một số loại phân phối trung gian không tồn tại ở một số quốc gia và cách sử dụng cũng như tầm quan trọng của mỗi loại phân phối trung gian là rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
Một nhà sản xuất cần phải ra một vài quyết định mà các quyết định này sẽ có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kênh bao gồm :độ dài, độ rộng và số lượng kênh phân phối cần dùng. Chương này sẽ xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định này. Để có được sự thành công trong việc phân phối thì cần phải có một mối liên hệ tốt giữa các thành viên của kênh. Sự thất bại của Johnson Mathew đã cho thấy đó là do thiếu sự gắn kết nói trên. Ngược lại, McDonald và Kentucky Fried Chicken đã giành được niềm tin và sự hợp tác của các đối tác nước ngoài. Hơn nữa qua các ví dụ trên, ta thấy không thể có một kênh phân phối lý tưởng duy nhất cho mọi loại thị trường. Vì vậy chương này sẽ xem xét sự phù hợp của kênh phân phối với từng loại thị trường.
Các kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp
Các công ty sử dụng hai kênh phân phối chính khi đưa hàng hoá ra thị trường nước ngoài đó là kênh bán hàng gián tiếp và kênh bán trực tiếp. Bán hàng trực tiếp được biết đến với cái tên là Kênh trong nước hay kênh địa phương, đựợc sử dụng khi ví dụ như một nhà sản xuất của Mĩ đưa sản phẩm ra thị trường thông qua một hãng khác ở Mỹ, hãng này hoạt động như một nhà trung gian bán hàng của nhà sản xuất đó. Vì thế bán hàng trung gian chỉ là một kênh trong nước hay kênh địa phương của nhà sản xuất do không có một thương vụ nước ngoài nào với các hãng nước ngoài. Bằng việc xuất khẩu thông qua người trung gian độc lập trong nước, nhà sản xuất không cần lập ra một phòng quốc tế. Người trung gian đóng vai trò là một tổ chức xuất khẩu của người sản xuất, thường đảm trách nhiệm vụ chuyển hàng hoá ra nước ngoài. Người trung gian có thể là một đại lý trong nước nếu như nó không phải dán nhãn hiệu cho hàng hoá hoặc cũng có thể là một nhà buôn trong nước nếu như nó dán nhãn hiệu cho hàng hoá.
Có một vài lợi ích thu được khi sử dụng kênh gián tiếp trong nước, đó là sự đơn giản, ít tốn kém. Nhà sản xuất không phải chịu phí thiết lập kênh và được giải phóng khỏi trách nhiệm đưa hàng hoá ra nước ngoài. Vì người trung gian đại diện cho nhiều khách hàng để vận chuyển hàng hoá do vậy chi phí vận chuyển mà họ phải trả cho người trung gian là thấp hơn so với chi phí mà họ tự mình đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hoá
Tuy nhiên kênh gián tiếp cũng có một số mặt hạn chế của nó. Nhà sản xuất không phải chịu một vài chi phí Marketing trực tiếp nhưng điều đó cũng dẫn đến kết quả là họ phải từ bỏ quyền kiểm soát Marketing về sản phẩm của mình đối với sản phẩm của các hãng khác, và điều này sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự thành công của sản phẩm sau này. Nếu người trung gian được chọn không đủ mạnh thì nhà sản xuất có thể bị tổn thất, đặc biệt là trong trường hợp các đối thủ cạnh tranh rất quan tâm đến thực tế về phân phối của họ. Hơn nữa kênh phân phối có thể không tồn tại lâu dài. Trong kinh doanh người ta nắm giữ sản phẩm là vì nó đem lại lợi nhuận, người trung gian dễ dàng từ bỏ việc nắm giữ sản phẩm của một nhà sản xuất nếu nó không đem lại lợi nhuận hoặc nếu như sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
Bán hàng trực tiếp được áp dụng khi các nhà sản xuất phát triển một kênh bán hàng ra nước ngoài. Kênh này đòi hỏi người sản xuất phải giao dịch trực tiếp với đối tác nước ngoài mà khong thông qua một tổ chức trung gian nào ở trong nước. Nhà sản xuất phải thiết lập một kênh phân phối nước ngoài để đảm nhiệm các hoạt động kinh doanh giữa các nước. Tự mình chuyển hàng hoá ra thị trường nước ngoài, nhà sản xuất phải xuất khẩu sản phẩm thông qua một phòng hay một tổ chức xuất khẩu trong nước của mình.
Một thuận lợi có được khi sử dụng kênh bán hàng trực tiếp đó là có thể khai thác thị trường một cách chủ động, các nhà sản xuất có thể giao dịch trực tiếp vói thị trường nước ngoài của nó. Ngoài ra việc sử dụng kênh này còn cho phép nhà sản xuất mở rộng khả năng kiểm soát. Đồng thời nó cũng nâng cao khả năng liên lạc bởi vì người trung gian chỉ có được sự ưng thuận trước khi vụ giao dịch được hoàn thành.
Tuy nhiên bán hàng trực tiếp không phải là không có những khó khăn. Người sản xuất sẽ khó khăn trong việc kiểm soát loại kênh này nếu như họ chưa quen với thị trường nước ngoài.Hơn nữa nó lại tốn nhiều thời gian và tiền của. Nếu khối lượng kinh doanh không đủ lớn thì chi phí để người sản xuất bỏ ra để duy trì loại kênh này rất cao. Hiram Walker, một nhà sản xuất rượu ở Canada đã sử dụng kênh phân phối riêng của mình ở thành phố Newyork để phân phối các nhãn hiệu như:Ballantine Scotch, Kahlua và CC Rye. Với doanh thu ít ỏi cuối cùng công ty này đã buộc phải chấm dứt việc bán hàng tốn kém ở Mĩ cùng với nhưng hoạt động Marketing của nó ở New york.
Các Kênh Trung Gian: Kênh Trực Tiếp.
Có nhiều loại kênh trung gian kết hợp với kênh trực tiếp và gián tiếp. Hình 12-2 so sánh hai loại kênh trên và các loại kênh trung gian trong nước và ngoài nước.
Nhà phân phối nước ngoài
Nhà phân phối nước ngoài là một hãng nước ngoài có độc quyền phân phối cho một nhà sản xuất ở nước ngoài hay ở một khu vực nhất định. Ví dụ, khi Don Wood quay trở lại Detroit, ông vẫn nhớ chiếc xe thể thao MG mà ông đã lái ở Anh trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Lá thư của ông gửi cho chủ tịch hãng MG với yêu cầu hãng bán và chuyển cho ông một chiếc ô tô đã được hãng đáp lại là :Chính sách của MG là chỉ bán hàng thông qua các nhà phân phối chính thức. Nhưng MG rất vui lòng giới thiệu cho ông Wood một nhà phân phối của hãng ở Trung Tây nếu ông đặt hai chiếc ô tô thay vì một chiếc như trước đây. Ông Wood đã đồng ý và từ đó tiếp tục tiến bước trên con đường trở thành một nhà phân phối thành công.
Các đơn đặt hàng luôn được luân chuyển thông qua các nhà phân phối, ngay cả khi nhà phân phối lựa chọn việc chỉ định một đại lý phụ hay một nhà cung cấp phụ. Nhà phân phối mua hàng từ nhà sản xuất với mức giá triết khấu, sau đó bán lại hoặc phân phối hàng hoá cho người bán lẻ và đôi khi là cho người tiêu dùng cuối cùng. Xét về khía cạnh này thì chức năng của nhà phân phối ở nhiều nước có thể là sự kết hợp của người bán lẻ và người bán buôn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp nhà phân phối thường được coi là người nhập khẩu hoặc người bán buôn nước ngoài. Sự hợp tác lâu dài giữa nhà sản xuất và nhà phân phối nước ngoài được xác lập bởi hợp đồng và có thể kéo dài nếu sự thoả thuận mang lợi ích thoả đáng cho cả hai bên.
Môi giới Xk
Đại lý XK của người sản xuất (hoặc đại diện kinh doanh)
Người sản EMC
xuất Hợp tác xuất khẩu
Liên hiệp Webb -Pomerene
Đại lý Khách hàng Văn phòng/đại lý mua hàng
trong nước Nhà phân phối
nước ngoài
Đại lý mua hàng của Nhà nước Nhà bán lẻ
Người tiêu nước ngoài
Gián tiếp Công ty thương
dùng Nhà nước
Dân mua
Người tiêu dùng cuối
cùng
Nhà kinh doanh XK
Kênh nhà buôn export drop shipper
trong nước
Nhà phân phối xuất khẩu
Công ty thương mại
Trực tiếp
Hình 12-2
Trong một vài trường hợp, nhà phân phối nước ngoài chỉ là một chi nhánh của nhà sản xuất. Ví dụ hãng Seiko của Mĩ là một nhà phân phối của công ty mẹ của nó ở Nhật(hattori Seiko), công ty này sản xuất đồng hồ Seiko. Tuy nhiên phổ biến hơn nữa, là trường hợp các nhà phân phối là các nhà buôn độc lập. Charles của nhóm Ritz là một nhà phân phối Opium của Mĩ, đây là loại nước hoa bán chạy nhất ở Mĩ. Những nhà nhập khẩu Omni là những nhà nhập khẩu của Warteck ở Mĩ, một hãng bia không cồn của Thuỵ Điển được bao gói và định giá như một loại bia nhập khẩu hảo hạng. Một nhà phân phối đôi khi phải sử dụng tên nhãn hiệu sản phẩm đã được phân phối ngay cả khi đó là một phân phối độc lập và không thuộc sở hữu của một nhà sản xuất nào. Tổng công ty Brother International ở Mĩ là một nhà phân phối của Brother Industries, một công ty trách nhiệm hữu hạn của Nhật. Công ty Longines-Wittnawer-Watch đã phân phối đồng hồ Longines được sản xuất ở Thuỵ Sĩ vào thị trường Mĩ. Trên thực tế thì đó là một chi nhánh của tổng công ty Westing Electric. Việc sử dụng các nhà phân phối nước ngoài mang lại rất nhiều lợi ích.không giống như các đại lý nhà phân phối là một nhà bán buôn , người mua hàng đồng thời giữ nguyên nhãn hiệu của hàng như ban đầu chứ không phải thay đổi nó theo người đại diện mà nhà sản xuất không biết,điều này sẽ góp phần làm đơn giản các thủ tục thanh toánvà tín dụng cho nhà sản xuất. Để thực hiện tốt chức năng phân phối nhà phân phối nước ngoài cần phải lưu kho một lượng hàng hoá, linh kiện, phụ tùng cần thiết và phải có sẵn trang thiết bị, nguồn nhân lực để phục vụ người mua hàng và người tiêu dùng. Nhà sản xuất cũng cần phải lưu tâm đến việc lựa chọn một nhà phân phối nước ngoài nếu không nó có thể gặp rắc rối với một nhà phân phối thiếu kinh nghiệm, kỹ năng trong lĩnh vực dịch vụvà Marketing. Hiện tại hãng máy tính Apple
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top