Con cãi cha mẹ chắc gì con hư!
Chương5 Con cãi cha mẹ chắc gì con hư?
Tôi đọc cuốn sách của nhỏ bạn cả tháng mà vẫn chưa xong, trong khi đọc ngôn tình thì hai ngày là quá đủ. Bạn tôi nó tưởng tôi chỉ thích đọc ngôn tình. Thật ra không phải. Tôi thích đọc sách lắm, nên mới đọc lâu để khắc sâu, còn truyện thì tôi chỉ đọc cho vui thôi, vì chính tôi cũng hiểu, đọc nhiều không có ích lợi gì hết. Mà một nguyên nhân nữa, tôi đọc sách chậm lắm, có mấy chỗ nghiền ngẫm mãi mà không hiểu gì, nên úp lại để đó, tận mấy ngày sau mới nhớ mà đọc tiếp. Hôm nay tôi lại lật ra đọc, đến trang 218 rồi.
Tựa đề: Con cãi cha mẹ chắc gì con hư.
Tôi đọc thấy cũng đúng chứ, nhưng mà nó còn trái với quan điểm xã hội đó giờ quá. Mà đây chính là điều tôi thích ở chị Rosie, bởi chị viết về vấn đề nào cũng rất khách quan.
CON CÃI CHA MẸ CHẮC GÌ CON HƯ
“Con cái của anh sinh ra, không phải là của anh. Chúng nó chỉ là con cái của sự sống bất diệt. Và tuy chúng sống chung với anh trong cùng một nhà, nhưng chúng không thuộc quyền sở hữu của anh. Anh chỉ là cái cung nhờ đó những đứa con của anh lấy đà vẫy vùng, chẳng khác nào như mũi tên bắn ra tận bốn phương trời.”
- Khalil Gibran
Tôi không biết mặt em. Tôi không biết tên em. Tôi nhận được tin nhắn của em từ Facebook. Tên Facebook của em là Đậu Bắp. Ngoài ra trang cá nhân của em trống không, không ảnh đại diện, không hình nền, không trạng thái. Câu chuyện từ một người vô danh. Nhưng nó làm tôi nhức nhối.
Em kể cho tôi về giấc mơ đi du học cháy bỏng của mình, kể về những đêm em mơ mình đang cắp sách đi học ở một ngôi trường rộng với những bãi cỏ trải dài, với bạn bè quốc tế. Em kể về những ngày khổ luyện học IELTS, vùi đầu vào trang sách với những con chữ dày đặc và học đến mụ mẫm cả người. Và rồi em được học bổng của một trường ở Úc.
Em kể về những cảm xúc vỡ òa, vui sướng và tự hào. Nhưng rồi tất cả nhanh chóng vụt tắt khi cha mẹ em không cho em đi du học. Cha mẹ bảo đi xa nguy hiểm, ở nơi xa xôi vậy để làm gì. Lỡ có chuyện gì nơi đất khách quê người, con gái một mình làm sao xoay xở được. Em vốn là người muốn làm vừa lòng gia đình, là một cô bé ngoan hiền ít cãi lời ba mẹ. Nên em đành từ bỏ học bổng, chấp nhận vào học ở một đại học tại Việt Nam.
Nhưng giấc mơ du học vẫn không rời bỏ em. Em không thể tập trung trong việc học hiện tại. Những hình ảnh về môi trường đại học ở nước ngoài vẫn ám ảnh em, khiến em không hề có chút cảm hứng nào để học hành. Em bỏ bê việc học, điểm thi cực kỳ thấp, chán ngán tất cả các môn học ở trường, cũng không thể hòa nhập được với bạn bè đại học. em chỉ thấy chán nản, mệt mỏi, thấy mọi thứ vô nghĩa.
Đọc xong câu chuyện của em mà tôi lặng cả người. Nó làm tôi nhớ tới chuyện của một người chị mà tôi quen biết.
Gia đình chị thuộc dạng khá giả. Chị từ nhỏ đến lớn chẳng phải động tay đọng chân vào việc gì. Nhà ở tỉnh, khi vào Sài Gòn học ba mẹ mua cho chị một căn nhà ở Sài Gòn. Mỗi tuần cha mẹ đều gửi thức ăn nấu sẵn vào cho chị. Ra trường cha mẹ yêu cầu chị về quê sống, lo cho chị một công việc ở một cơ quan nhà nước khá ổn định. Chị cũng khá chăm chỉ, vừa đi làm vừa đi học thêm để nâng cao trình độ. Chị học thạc sĩ trong nước. Rồi chị được học bổng Tiến sĩ ở Nhật. Chị cực kỳ phấn khởi, chuẩn bị mọi thứ để lên đường.
Nhưng khi chị báo tin cho gia đình, thì không ngờ lại vấp phải sự phản đối dữ dội của ba mẹ. Ba mẹ chị nhất định không cho chị đi Nhật. Bảo nếu chị đi thì sẽ từ con. Họ sợ nguy hiểm cho chị. Họ sợ chị khó có chồng nếu học lên cao. Họ sợ đủ thứ chuyện sẽ xảy ra nơi đất khách quê người.
Cực chẳng đã, chị đành ngậm ngùi ở lại, từ bỏ ước mơ du học. Rồi chị rời khỏi quê nhà, quay lại Sài Gòn và làm việc tại một ngân hàng. Nhưng rồi quá bất mãn với cuộc sống, nghĩ tới những cơ hội đã có thể có nếu chị được học tiến sĩ ở Nhật, nghĩ đã trưởng thành mà vẫn chưa thể tự quyết định được cuộc sống của mình, chị rơi vào trầm cảm, rồi quyết định tự tử. May mà gia đình phát hiện được và đưa chị đi chữa trị.
Mỗi lần nghe những câu chuyện như vậy, tôi lại thấy giận không kể xiết những người cha người mẹ. Nhưng tôi cũng giận cả những người con để cha mẹ quyết định cuộc đời mình. Tôi không rõ họ có hạnh phúc hay không. Họ có hài lòng không nếu như chấp nhận sống như vậy? Nếu không hạnh phúc, tại sao không đấu tranh cho cuộc đời mình muốn sống?
Cha mẹ dù sao cũng chỉ là người ngoài, họ nlàm sao biết được những gì đang ở trong tim mình, những gì đang dằn xé, đang thôi thúc, đang cuộn sóng trong lòng mình. Đối với tôi, nếu làm theo những gì mình tin tưởng, dù cho trái lời cha mẹ, thì sau này có thất bại đi chăng nữa cũng sẽ hài lòng vì ít ra mình đã thử làm điều mình thích. Còn nếu suốt đời sống theo ý người khác, làm theo lời cha mẹ, thì sau này cha mẹ già yếu mất đi, con mình mãi vẫn chưa có cơ hội sống theo ý mình. Rồi sẽ trải qua những ngày dài oán hận cha mẹ, căm ghét cuộc đời. Cảm giác đó chẳng phải rất kinh khủng hay sao?
Rất nhiều lần, từ những câu chuyện của những bạn trẻ mà tôi từng tiếp xúc, tôi rút ra được một điều rằng: Gia đình đôi khi là rào cản cho sự phát triển của người trẻ. Trong môi trường Á Đông, gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Những đứa con đôi khi sợ mang tội bất hiếu, sợ cãi lại cha mẹ, nên để cha mẹ quyết định thay cuộc sống của mình. Điều đó thường không đem lại kết quảe gì tốt đẹp. Tác giả người Mỹ ChaChanna Simpson từng nói: “Gia đình là rất quan trọng, nhưng hãy ghi nhớ rằng mặc dù gia đình luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho bạn, họ không phải lúc nào cũng biết điều gì là tốt nhất cho bản thân bạn. Thật không may, những người gần gũi với bạn nhất đôi khi lại là những người ít hỗ trợ bạn nhất. Đặc biệt là khi bạn lựa chọn điều gì có vẻ xa lạ với họ. Nên nếu bạn tiềm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình cho ước mơ của mình, mà không có được nó, thì đừng quay ra nghi ngờ ước mơ của mình. Hãy tìm những mối quan hệ khác, ngoài đời hoặc trên mạng, những người đang đi cùng hướng với bạn.”
Ta chỉ có một cuộc đời để sống. Sao không làm những điều thật sự có ý nghĩa với bản thân?
Đó là nguyên văn bài viết của chị Rosie, văn phong rất hay, tôi thật ngưỡng mộ chị!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top