Chương 1

Sau một hồi nói chuyện với anh quản lí, cô bé cũng được nhận vào hát và tất nhiên là miễn phí. Có lẽ là vì xinh!

...Ôi! Tuổi mười sáu! Thật tuyệt!

Sống riêng từ năm mười lăm tuổi, học hành không đâu vào đâu, hành trang chỉ có niềm tin rằng, mình muốn làm gì là sẽ làm bằng được và nếu mình đam mê thật sự, ông trời sẽ không phụ mình.

Tôi về Việt Nam!

Một phần dòng máu Việt trong tôi trỗi dậy đã giúp tôi có quyết định táo bạo như vậy.

Lần đầu bước xuống sân bay Nội Bài, lần đầu đặt chân về Hà Nội,... Và cũng lần đầu tiên khóc oà trước cảnh những người nông dân, già lụ khụ có, phụ nữ mang bầu có, và có cả trẻ em đang hùng hục làm việc ngoài cánh đồng gay gắt nắng. Sao mà họ lại khổ quá vậy? Sao mà họ tội nghiệp quá vậy? Ở nước ngoài, cô gái chưa bao giờ gặp cảnh bi đát đến thế. Họ làm việc trong im lặng, lầm lũi, khắc khổ không có một nét vui.

Vậy mà, lúc ở nước ngoài, những than thở của cô gái và lũ bạn chỉ xoay quanh "sao tôi phải mang một đôi giày "no name" thế này", "thu nhập cả tháng của tôi sao không mua nổi cái điện thoại mà mình thích?". Tất cả coi đó là những "đau khổ" trong cuộc sống! Cảm giác đầu tiên cô gái gặp ở Việt Nam là sự thương cảm, những con người chăm chỉ đã quá vất vả để kiếm miếng ăn. Đó cũng là lần đầu tiên cô khóc tại quê cha.

Khi đã thuê tạm được một căn phòng lụp xụp trong một ngõ nhỏ xa trung tâm, cô gái bắt đầu một hành trình tìm hiểu về Hà Nội.

Người đàn ông Việt Nam đầu tiên mà cô thực sự gặp và nói chuyện là một anh xe ôm. May Mắn thay, cô đã gặp một anh xe ôm tử tế, không chở cô đi lòng vòng mà nhiệt tình chở thẳng cô đến một địa chỉ mà cô muốn đến - một quán ca nhạc mà cô có thể hát.

Với thói quen của một anh xe ôm và một sự trình bày bập bõm bằng tiếng Việt chưa sõi lắm của cô gái, cô được đưa đến một quán "Hát với nhau".

Không hề bỡ ngỡ, cô gái phăng phăng bước vào quán gặp người quản lí để được xin hát. Ngồi đợi ở một xó khiêm nhường, hai mươi phút sau, anh quản lí báo ị lẹt quẹt bước ra từ căn buồng nhỏ phía sau, vừa đi vừa súc miệng òng ọc, ngang cửa sổ, anh thò miệng ra ngoài nhổ toẹt đống nước.

"Địt mẹ đứa nào hắt nước vào bà đấy!" - Một giọng phụ nữ từ bên ngoài vọng vào.

Cô bé quá choáng khi chứng kiến sự việc. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người mà cô bé được thấy lần đầu tiên - là một câu chửi.

Sau một hòi nói chuyện với anh quản lí, cô bé cũng được nhận vào hát và tất nhiên là miễn phí. Có lẽ là vì xinh!

Đang tưởng tượng mình kiêu sa hát trên sân khấu, cảm giác đói bụng đưa cô đến Ô Chợ Dừa, trong một quán bánh cuốn Hà Nội.

Cô gọi một đĩa bánh cuốn Thanh Trì. Trời! Sao mà ngon đến thế! Ở nước ngoài làm gì có loại bánh mà cảm giác thanh thanh yển đầu lưỡi thật là thú vị đến như vậy. Nhất là lúc bụng đói cồn cào. Cô vừa nghển cổ định gọi thêm một đĩa nữa thì... Ôi mẹ ơi! Thật không thể tin nổi vào mắt mình, bà bán bánh cuốn đặt đôi bàn tay đầy mỡ lên đôi chân nứt nẻ cáu bẩn của mình và bắt đầu hì hục xoa bóp, y như lực sĩ cử tạ đang thoa kem dưỡng da... Chưa hết, phịch, phịch, phịch... Bà lấy cây kéo cắt chả tỉa tót những móng chân vàng đen đen của mình. Bà bắt đầu dùng định luật đòn bẩy gẩy gẩy, khều khều những cục đất bám trong kẽ chân.

"...Cuộc đời vẫn đẹp sao, tìnhn yêu vẫn đẹp sao..." Tiếng nhạc vang lên từ chiếc radio cũ rè rè. Như một người yêu văn nghệ, bà lắc lư theo điệu nhạc một cách đầy khoái trá, miệng lẩm bẩm điều gì đó chẳng ai hiểu được.

Ngán đến tận cổ họng thật sự là cảm giác của cô gái lúc này. Rất ngây thơ, vượt qua sự ngại ngùng, cô gái rụt rè nói với bà bán bánh cuốn: "Bác ơi! Con muốn góp ý với bác để công việc kinh doanh của bác được tốt hơn..."

"Rửng mỡ à? Thích góp ý thì lên phường!" - Bà tiếp tục cắt móng chân.

Đặt vội tờ tiền lên bàn, cô gái đi như tên bắn ra khỏi quán.

Thật may mắn, sau khá nhiều tìm kiếm, với sự giúp đỡ của mấy anh xe ôm, cô gái cũng có được công việc đi hát tại một số quán.

Giờ này, nghĩ lại vẻ bề ngoài của mình lúc đó, cô bật cười vì chẳng khác gì một người vừa xổng ra từ một rạp xiếc: quần nõn chuối, áo cánh sen hở bụng, tóc nữ sinh, tự trét phấn bôi son lên mặt vì bị yêu cầu, trong khi sự thật là cô không biết trang điểm nên bao cố gắng của cô chỉ làm mình xấu đi thảm hại. Với bản tính tự nhiên và cầu tiến, cô đã hỏi ý kiến nhiều "đồng nghiệp" chỉ bảo, tiếc thay, chẳng ai giúp cô hoặc nếu có chỉ là những lời khuyên "đểu". Có lẽ không một ai muốn cô gái này thành công.

Trong ít ỏi những quán mà cô gái được nhận hát, có một quán bar trả giá cao nhất - tám mươi ngàn đồng! Cô mừng lắm. Mỗi khi hát xong, bà chủ quán nói cô ngồi xuống với khách. Cô gái mười sáu tuổi vui sướng vì tưởng họ là những fan hâm mộ. Ngồi xuống bàn, cô gọi nước cam, nhưng không hiểu vì sao bồi bàn lại mang ra một chai rượu rất đắt tiền.

Về sau, bà chủ thường thì thào: "Khách hỏi cháu uống gì phải nói là rượu nghe không?"

"Nhưng cháu thích uống nước cam mà."

"Ở đây uống rượu khách mới thích" - Bà chủ nói một cách chắc chắn như đinh đóng cột.

Ban đầu, những người khách quen còn lịch sự, chỉ trêu chọc và đùa cợt, dần dần "được đàng chân, lấn đằng đùi", họ bắt đầu có thái độ sàm sỡ vớ vẩn như sờ đùi, khoác vai...

"Em thấy các anh chẳng lịch sự chút nào!" - Cô gái tỏ vẻ không hài lòng và đi về. Thế là mất việc!

Công việc đại loại là như vậy. Khi cô gái tiêu hết số tiền mang về Việt Nam, thì khó khăn thực sự đã đến. Trong lúc túng quẫn nhất, một người bạn vét sạch túi và cho cô mượn chín mươi sáu ngàn đồng. Chà! Có những lúc chín mươi sáu ngàn đồng là một số tiền thực sự có giá trị, "một miếng khi đói bằng một gói khi no" mà.

Công việc thì cũng dần mất hết rồi, mà ai cũng có những hoàn cảnh muốn chia sẻ, cô và người bạn quyết định chọn một nơi để ngồi nói chuyện cho khuây khỏa, mà trong điều kiện lúc đó phải là nơi ít tốn kém nhất. Chúng tôi ra công viên. Quả nhiên, rảo bước chầm chậm và hít thở khí trời cũng làm vơi bớt cảm giác ngột ngạt. Trong công vien, một nhóm người đang chơi "xúc đĩa, chẵn về, lẻ về". Lạ lẫm, cô gái sà vào xem trong lúc anh bạn thì kéo tay lôi đi vì anh chúa ghét mấy trò cờ bạc. Tuy vậy, vì tò mò, cô gái vẫn thử chơi. Nào ngờ, họ là dân bịp bợm chuyên nghiệp nên đến lượt cô bé cũng bị vét sạch túi. Chín mươi ngàn đồng cuối cùng cũng đi tong.

Không còn lựa chọn nào khác, cô quay trở lại Tiệp Khắc để kiếm tiền tiếp tục nuôi đam mê của mình.

"Mẹ!". Cô gái chỉ nói được có thế khi xuống sân bay. Một căn phòng nhỏ nhưng gọn ghẽ và xinh xắn đã được mẹ chuẩn bị để đón con gái.

Đam mê cháy bỏng trong cô chỉ cho phép cô có hai ngàu thăm thú gia đình, ăn vài bữa cơm thân mật. Đến ngày thứ ba, cô đã có mặt ở chợ.

"Ơ, ca sĩ mà lại đi bán tất ở chợ à?". Có gì đó hả hê và đắc chí toát ra từ người đàn bà quen.

Cô gái nghe câu nói mà thấy buồn buồn, cay cay ở mũi. Cô tự nhủ: "Nhất định phải thành công để mình không bao giờ phải nghe những lời nói như vậy nữa.

Sau một thời gian làm trong chợ, người đàn ông đầu tiên trong đời cô gái đã xuất hiện. Đó là một tình yêu đẹp, trong sáng và ngây thơ. Anh ba mươi hai tuổi, điển trai, cao to, người Việt Nam. Người đàn ông lãng mạn với một tình yêu rộng lớn dành cho cô gái. Họ làm vệc chung, ăn chung, sống chung. Và mọi thứ đi vào nề nếp. Anh đắm mình trong sự ngây thơ, trong sáng của cô. Anh yêu sự hồn nhiên ấy. Anh cưa bao giờ được yêu, anh đã chăm sóc cô gái như một nụ hoa dễ bị tổn thương. Trong suốt gần hai năm, anh luôn thầm mong sẽ có ngày cô gái đồng ý lấy anh làm chồng.

"Em sẽ trở về Việt Nam!" - câu nói cào xé nát trái tim anh. Anh bật khóc trong sự vô vọng. "Anh yêu em, hãy để anh lo lắng cho cuộc đời em... cưới anh nhé..." Anh nói, dù biết nói cũng vậy thôi.

"Em không thể, em không thể!". Đó là lần đầu tiên và cuối cùng anh hỏi cô về chuyện này.

Phải nói thời gian họ ở bên nhau là một quãng thời gian đẹp nhất của họ.

Và cái ngày cô gái trở về Việt Nam cũng đã đến. Cô phải quay lại nơi mà cô thực sự thuộc về.

Đêm cuối cùng... Thật tàn nhẫn! Đêm áy cả hai đã uống thật nhiều rượu để cố xua tan những dằn vặt trong lòng. Uống thêm mấy viên thuốc... mà sao không thấy gì? Rồi bỗng dưng một cảm giác hạnh phúc vô điều kiện ập đến. Người nhẹ bỗng. Âm nhạc lan tỏa khắp phòng. Âm thanh rõ từng chi tiết... bàn tay đổ mồ hôi... người như đang bay... Không hề suy nghĩ gì và mọi sự đau khổ tan biến. Trời! Trên đời có cảm giác tuyệt vời vậy sao? Cô gái quay đầu nhìn anh, bất chợt cô bắt được ánh nhìn lo lắng của anh.

"Sao anh nhìn em kì vậy?"

"Em, em hứa với anh một điều rằng sẽ không bao giờ uống thuốc này nữa, em hứa đi! Chỉ một lần này thôi, không bao giờ uống thuốc này nữa. Hiểu chưa?"

"Anh làm gì mà căng thẳng thế? Nuốt cọng thun à?"

Khi thấy khuôn mặt anh nghiên túc đến lạnh tanh, tôi ngừng giỡn và hứa... sẽ không bao giờ uống. Tôi biết anh sợ tôi sẽ nghiện. Đêm ấy suýt chết, nếu như không có bàn tay ông trời che chở cho hai linh hồn này. Cả hai đã uống thuốc quá liều mà lại lần đầu tiên.

Đêm sau tôi bay về Việt Nam. Trên đường ra sân bay... hai người đều im lặng, không ai nói được điều gì. Chỉ có ánh mắt nuối tiếc thỉnh thoảng nhìn tôi. Đến sân bay, tôi làm thủ tục... và... đã đến giờ phải nói lời chia tay. Anh ôm tôi thật chặt. Cái ôm tôi không bao giờ quên. Một cái ôm nói lên được tất cả. "Anh yêu em" - dường như anh muốn ôm mãi và không bao giờ buông, một giọt nước mắt rơi trên cánh tay tôi, nóng hổi. Sao lại có cảm giác co thắt trong ồng ngực thế này? Tôi không dám ngước lên nhìn anh, vì sợ sẽ không đi nổi. Tôi đi thẳng và khôg hề ngoái lại. Khi máy bay đáp xuống Bangkok để transit, tôi thẫn thờ, tay cầm tấm vé, người lảo đảo vẫn còn say thuốc từ hôm trước. Tôi còn không phân biệt được là tôi đang bay từ Tiệp về Việt Nam hay từ Việt Nam về Tiệp! Tôi thầm mong tấm vé transit trong tay tôi là tấm vé về Tiệp Khắc.

Không! Đó là tấm vé bay về Việt Nam! Tôi miễn cưỡng ngồi lên máy bay đi thẳng về Việt Nam. Về đến tận sân bay Nội Bài, tôi lại bắt taxi. Lần này tôi bật khóc trong taxi nhưng với lí do khác lần đầu. Vì tôi phải xa anh... vì tôi nhớ anh... và tôi thực sự không muốn xa anh!

Rút kinh nghiệm từ lần trước, để dành tiền lo việc sự nghiệp, chỉ để dành một con số ít ỏi cho cuộc sống cá nhân, tôi lại đi thuê nhà, tuy nhiên lần này còn tệ hơn nhiều. Hà Nội mưa rét! Căn nhà không có nước nóng, không có lò sưởi... không có gì hết. Chỉ tuềnh toàng một tấm chiếu, một cái chăn và một chiếc tủ cũ rích.

Tôi đau khổ, vừa nhớ anh, vừa vẫn còn ngần ngật say thuốc, khóc mấy đêm liền. Không đi đâu, không ăn, không đi làm.

Mặc kệ!

"Rít, rít...", chợt có hai con chuột cống gớm ghiếc đuổi nhau rầm rầm trong căn phòng, dường như chẳng để ý đến sự hiện diện của tôi trong đó. Quá sợ hãi, tôi thu mình trong góc phòng, đến tiếng la cũng không thể thoát khỏi cổ họng.

"Mày cút đi không?" - phải hơn một phút tôi mới thu hết sức bình tĩnh hét lên. Ấy thế mà bọn chuột cống cưa trừng trừng nhìn tôi như kiểu thử thách xem ai ngon hơn ai, xem ai sợ thua. Thua! Tôi thua! Kinh tởm quá. Tôi rúc vào trong chăn không dám hé đầu ra ngoài. Khi tôi lấy hết sự dũng cảm hé đầu ra thì chúng chạy qua người tôi. Một cảm giác thật khó tả, kinh hãi..

Và một điều nữa... tôi rất sợ gián! Mà gián ở đây thì diễu binh từng đoàn, hiên ngang như là những chủ nhân thực sự của căn phòng.

Ngoài việc sợ gián và sợ chuột, tôi còn sợ những người đàn ông khiếm nhã.

Một lần, tôi đi gặp một nghệ sĩ "nhớn" - anh Sắc Kèn. Trên bàn ăn, cái "nghệ sĩ" của anh bay theo gió, cũng như những người đàn ông khác, anh bắt đầu kể lể: "Hoàn cảnh của anh rất ư là hoàn cảnh, lại là cô đơn, lại là thiếu thốn tình cảm, lại là chưa gặp được người hiểu mình..." Và cuối cùng câu chuyện cũng là con đường dẫn đến khách sạn!

Tôi từ chối: "Tối nay em còn phải chạy qua nhà bạn mượn MD về thu nhạc để sáng mai còn đi hát."

"Mượn á? MD nhà anh đây, để anh cho em mượn một cái, xịn!"

Kèn chở tôi về đến đầu hẻm, khi tôi vừa xuống xe, chưa kịp chào và cám ơn, anh nắm đầu tôi kéo về phía mình. Giật mình, tôi la lên: "Á!"

Ngay lúc đó, Kèn thọc cái lưỡi dài ngoằng vào tận cổ họng tôi. Phảm xạ tự nhiên, tôi xô Kèn ra, Kèn ngã ra khỏi xe, hổn hển nói: "E... e... em có... có chịu làm... làm bạn gái... gái của anh không?"

Tôi không nói được gì, quay đầu chạy thục mạng về nhà, ngay tại cửa, tôi khuỵu xuống nôn hết bữa ăn tối, nôn hết nghệ thuật xuống đất.

Hôm sau, Kèn không gọi điện thoại và dĩ nhiên chẳng có MD nào cả! Tôi hiểu ra vấn đề và tự đi mua một cái MD second hand cho mình.

Chẳng hiểu sao, thời gian này tôi may mắn đi hát được nhiều chỗ hơn, cuộc sống cũng dễ thở hơn trước một chút.

Tên của tôi trở thành trên hot trong các ca sĩ hát lót.

Nhưng tôi thực sự vui khi bước lên sân khấu ở các tỉnh lẻ, khán giả ở đó rất thân thiện và gần gũi. Họ yêu quý mình bằng cả tấm lòng. Tôi hạnh phúc, dù phải đi rất xa. Nhiều khi cả mười lăm tiếng đồng hồ. Hồi ấy tôi không sợ gì, không sợ ai, tôi có thể làm rất nhiều trò trên sân khấu, miễn là vui, miễn là người ta thích.

Những người đàn ông vô duyên và khiếm nhã thì mỗi người một vẻ mỗi người một cách "bày tỏ tình cảm" khác nhau, bây giờ ngồi nhớ lại, tôi không khỏi bật cười.



Và một trong số họ là Sáu Mít. Ông mập mạp, đứng đến nách tôi. Lùn, lùn lắm lắm. Thật ra đến bây giờ tôi nghĩ, tôi bị gài vào cuộc gặp với ông trong một thế cờ được sắp đặt trước. Lần ầy, có một chị bạn trong công ty rủ tôi đi uống cà phê. Bỗng nhiên, Sáu Mít xuất hiện từ xa, chị ấy vẫy tay: "Ê, ê anh! Anh khỏe không? Sao mà trùng hợp đến thế? Anh qua đây ngồi cho vui."

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #showbiz