CHƯƠNG 4 : RA ĐI

Lão Lý Phó khệnh khạng bước vào, hắn từ từ tiến lại  tháo bỏ chiếc bịt mắt. Gương mặt già nua của hắn cười nham hiểm, Xương hét lên: "Có ai không, cứu tôi..."

Chưa kịp dứt câu, Xương bị hắn tát mạnh, một cú trời giáng.

"Mày có câm mồm không? Biết điều thì cái gì cũng có. Mày tưởng tao cho gia đình mày thuê ruộng với giá rẻ mạt mà không được lợi ích gì hả con kia?"

Bác Xương quỳ rạp xuống, hai tay xoa lại, khóc nức nở:

"Con lạy ông, ông tha cho con. Nhà con đội ơn ông vì đã cứu mang gia đình con. Hôm nay nhà con mang cái lễ mọn đến để chúc Tết, không biết đã làm gì phật ý ông mong ông chỉ bảo."

Lão nâng chiếc cằm của bác Xương lên và nở một nụ cười nham hiểm.

"Mày cũng lớn rồi phải biết lo nghĩ cho gia đình mày chứ! Chả là năm nay tao đi xem thầy có nói cái tuổi Nhâm Thìn rất hợp với tuổi của tao, mà cả quanh mấy cái làng này thì có mấy ai. Nhưng tao thấy có mỗi mày là ưng cái mắt tao. Với lại năm nay rất dễ sinh được con trai. Thế nên nếu mày chấp nhận về đây hầu hạ tao và đẻ được đứa con trai, thì sau này mày không cần phải lo đến cơm ăn áo mặc. Cái số ruộng tao cho gia đình mày thuê tao cũng coi như là tiền mua mày về!"

Bác Xương run rẩy quỳ rạp xuống, lạy lấy lại để:

"Con lạy ông, tuổi con còn nhỏ chưa hiểu chuyện nên không thể hầu hạ ông chu đáo được. Phận con hèn mọn làm sao dám nghĩ tới bước vào cửa nhà ông. Với lại nhà con cũng đã có mối hôn sự...."

Chưa kịp nói xong, lão Phó Lý trừng mắt lên quát: "Câm mồm..."

Vừa nói, lão sấn tới đè Xương ra giữ chặt hai tay, định hét lên thì bị lão đấm một cái vào mắt. Lão xé toạc chiếc áo mới của Xương, làm lộ ra một mảng da trắng ngần. Lão đưa bàn tay nhăn nheo sờ vào bộ ngực tròn trịa của một cô gái mới lớn. Bác Xương vùng vẫy để thoát ra toan hét lên, thì bị lão vớ lấy búi rơm ấn vào miệng và tát một cái trời giáng xuống mặt, làm Xương hoa mắt, trời đất như tối sầm lại. Bàn tay nhăn nheo của lão vẫn cứ mò mẫm trên cơ thể ấy. Lão lao vào như một con hổ đói, mặc sức dày vò trên cơ thể của một cô bé chỉ đáng tuổi con của mình.

Lão kéo cái dây rút quần áo và tuột xuống, người lão trần như nhộng. Lúc này Xương đầu còn đang quay cuồng bởi cú tát như trời giáng vừa nãy của lão. Thì cảm nhận một luồng khí lạnh ở phía thân dưới, ngóc đầu lên nhìn xuống thì phần thân dưới của mình chẳng còn một mảnh vải che thân.

Lúc này một tay lão dí chặt búi rơm trên miệng bác Xương, một tay lão vày vò trên ngực của bác và chuyện gì đến cũng sẽ đến, một dòng máu từ từ chảy ra, nước mắt bác Xương chảy nước mắt giàn giụa, miệng chỉ phát ra được âm thanh ú ớ. Bác Xương quơ tay loạn xạ, vớ được một thanh gỗ, thì lấy hết sức bình sinh đập vào đầu của lão. Lão rít lên, từ trên đầu lão chảy xuống một dòng máu đỏ tươi, lão nghiến răng:

"Mả mẹ con đĩ này! Rượu mời không uống mà muốn uống rượu phạt à?"

Vừa nói lão vừa giơ tay lên, đáp cho Xương liền mấy cú tát trời giáng, đôi mắt của lão bùng nên lửa giận. Hai tay lão bóp chặt lấy cổ của bác Xương và tiếp tục hành sự. Đến lúc này bác Xương ngất lịm đi và không biết gì nữa.

Đến tờ mờ sáng hôm sau, bác Xương tỉnh dậy do cái lạnh nó ngấm vào da thịt. Bác nhìn xung quanh chỉ toàn đồng không mông quạnh. Bác đứng dậy mò mẫm, toàn thân ê ẩm, cảm giác không còn một chút sức lực nào nữa. Bác ngồi co rúm lại, khóc sướt mướt, đầu óc trống rỗng không còn suy nghĩ được gì. Ngồi một lúc, bác đứng lên, tìm đường đi về nhà.

....

Nghe xong chuyện, bà giận giữ đứng lên, vớ lấy chiếc dao rựa, đòi sang nhà lão Lý Phó. Nhưng Xương cản lại, khóc lóc:

"Mẹ ơi, bình tĩnh! Con xin mẹ nhà lão Lý đông người làm mẹ sang một mình chỉ thiệt thân thôi. Nhà mình nghèo khó, đấu lại sao được với nhà lão, rồi chuyện con có chửa sẽ đồn ra khắp làng, như thế nhà mình sẽ không thể ngẩng cao đầu sống ở cái làng này nữa."

Đang lúc 2 mẹ con giằng co nhau, thì bố về. Thấy thế, bố lao vào can hai mẹ con:

"Có gì từ từ nói nào! Xương mày làm gì mà để mẹ mày điên tiết lên như thế này hả con kia!"

Đến nước này cũng không thể giấu được nữa, bà cố gắng trấn tĩnh lại và ngồi kể lại cho ông. Lúc này ông lửa giận trong ông bốc lên, người ông run lên rằng lấy cây dao rựa trong tay của bà, nghiến răng:

"Tao không thể để yên, trơ mắt nhìn con gái mình chịu ấm ức được như thế này. Tao phải đi đòi lại sự trong sạch, đòi lại công bằng cho con Xương. Tao không sợ ai điều tiếng, dù cái làng này muốn nói gì thì nói. Tao không thể để con cái nhà mình chịu ấm ức như thế này. Lão đó cậy mình có quyền mà muốn làm gì thì làm à, tao sẽ kiện. Tao sẽ kiện cả nhà nó."

Xương quỳ xuống, ôm lấy chân bố:

"Bố ơi, con xin bố. Con không muốn nhà mình mang tiếng. Con cũng không muốn nhà mình sống mà phải cúi đầu ở cái làng này, mà phải cưới lão Lý thì càng không. Bố mẹ cho con đi biệt xứ đi, con không muốn ở đây nữa."

Thế là cả nhà ba người ôm nhau, khóc nức nở.

Chiều hôm đó, ông đi mua rất nhiều dầu về, bà hỏi:

"Ông làm cái gì mà mua nhiều dầu vậy?"

Ông không nói gì, im lặng vào nhà, rồi ngồi lầm bầm một mình.

Tối hôm đó, ông cầm chiếc đèn pin, cái giỏ tre và mấy can dầu ra khỏi cửa.

"Bà ở nhà khoá cửa cẩn thận, tôi ra đây có việc một lát."

"Đêm hôm rồi ông còn đi đâu?"

"Hôm nay trời mới mưa xong, ngoài ruộng có nhiều ếch, tôi ra bắt một ít, mai bà mang đi mà bán."

Bà định hỏi thêm gì nữa, thì chưa kịp hỏi ông đã quay đi một mạch. Trong lòng bà có hơi chút bồn chồn, nhưng bà cũng đóng cửa cẩn thận rồi đi ngủ.

Nửa đêm bà giật mình tỉnh dậy, chị vẫn chưa thấy ông về, bà có chút lo lắng, thì nghe có tiếng ồn ào ở ngoài đầu làng. Bà ra sân đứng ngó nghiêng, thì thấy đầu làng có ánh sáng le lói. Thấy mấy người thanh niên chạy qua nhà, mấy bà già hàng xóm cũng chạy ra hóng hớt, bà níu anh Sáu lại hỏi:

"Sáu ơi! Đầu làng có chuyện gì mà ồn ào thế?"

Anh Sáu hớt hải:

"Nhà ông Phó Lý cháy, mà cháy to lắm. Bây giờ mọi người đang hô hào qua để dập lửa."

Bà giật mình nghĩ đến mấy can dầu chiều nay chồng mua về, mà tối nay ông lại có điều bất thường. Bà mới khoác chiếc áo, chạy ra đầu làng để nghe ngóng tin tức.

Đám cháy bùng lên phừng phừng, nhanh chóng lan từ nhà trước sang nhà ngang, đặc biệt là nhà kho lớn chứa thóc gạo của lão Lý – thóc gạo chủ yếu là lão thu của người thuê ruộng. Căn nhà làm toàn bằng nên đám cháy cứ thế lớn dần trời hôm nay còn có gió mạnh. Lửa bắt đầu hoành hành, những xô nước mọi người thi nhau hắt vào nhưng chỉ như muối bỏ biển không ngăn cản được đám lửa đó. Một đêm dài trôi qua, cuối cùng đám cháy cũng được dập tắt, khi mà xung quanh không còn gì nữa để cháy.

Sáng hôm sau, tiếng khóc thê lương vang lên từ nhà của lão Lý. Mấy bà vợ và đám con lão may mắn thoát nạn nhờ việc lão mang theo một ả đào hát về nhà từ một tuần nay. Lão Lý đuổi vợ con xuống nhà ngang để tiện hú hí với ả đào. Lửa đã lan từ nhà trên xuống, nhưng may mắn vợ con lão cùng gia nhân thoát ra ngoài. Còn lão và ả đào hát uống say mèm nên mắc kẹt trong căn nhà chính rồi bỏ mạng.

Bà ở nhà nghe ngóng tin, chờ cả đêm vừa rồi không thấy chồng về bà thấp thỏm lo lắng thì tờ mờ sáng ở ngoài ngõ có bóng dáng chồng bà xách một cái lồng về, bà hớt hả chạy ra :

"Ôi trời ông ơi! sao bây giờ ông mới về!"
Ông thản nhiên đáp:
"Thì hôm qua tôi đã nói với bà là tôi đi soi ếch còn gì. Đây này bà lại mà xem tôi bắt được nhiều ếch chưa? Bắt được khối lươn nữa, ếch với lươn thì bà mang đi mà bán , còn ít cá này thì kho với sung giềng là ngon nhất."

Bà vừa nói vừa đập vào vai ông
"Giờ này ông còn biết kho cá với giềng à ! ông nghe tin gì chưa?"

" Vụ nhà lão Lý cháy chứ gì ?lúc trên đường về tôi nghe mụ Tốn hàng nước nói rồi!"

Bà kéo tay ông vào nói nhỏ :
"Có phải là ông...?"

"Bà chỉ nói vớ vẩn, cả đêm qua tôi đi soi ếch"

Ông nói đoạn phủi tay chân vào nhà cầm ấm nước chè tu một hơi dài rồi khà một tiếng:

"Tôi là tôi cũng có ý định đốt nhà lão nhưng chưa kịp làm thì trời đã phạt lão rồi, đáng đời cái loại bất nhân!"

" Phỉ phui cái mồm ông đi! đừng có mà đi nói linh tinh không là cái miệng làm hại cái thân đấy! Thế hôm qua ông mua nhiều dầu vậy để làm gì?"

Ông ra giếng rửa chân tay, vừa rửa ông vừa nói:

" Mấy lão trong hội cờ quạt ấy, lần trước tôi thua, nên lần này tôi phải đi xếp hàng mua dầu cho các lão. Thế bà nghĩ tôi làm à?"

"Thì tôi thấy ông cư xử kỳ lạ tự nhiên lại mang về một đống dầu rồi mang đi đâu không biết!"

Bà kéo ông lại nói khẽ:
"Thế bây giờ vụ con Xương thì tính sao bụng của nó càng ngày càng to rồi."

"Thôi được rồi! bà giữ kín cái miệng để tôi tính!"

Một tuần sau, ông bà quyết định dẫn Xương lên thành phố. Ông bà nói với hàng xóm rằng trên đó có người quen đã thuê làm giúp việc, và con Xương lên đây để kiếm ít vốn cho việc cưới chồng.

Sau vài tháng ở thành phố, bác Xương thường xuyên viết thư về gia đình trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian, tần suất thư giảm hẳn đi. Ban đầu là mỗi tháng, sau đó là là hai tháng, và cuối cùng là sau sáu tháng ở nhà không nhận được bất kỳ lá thư nào. Ông sốt ruột quyết định lên thành phố để tìm bác Xương.

Khi chuẩn bị đi, ông bất ngờ ngã bệnh và tình trạng sức khỏe ngày càng trở nặng . Gia đình bác cả quyết định lên thành phố để lập nghiệp làm ăn và cũng để tìm kiếm bác Xương .

Sau bốn tháng tìm kiếm, họ tìm thấy bác Xương, nhưng cả thảy đều ít khi liên lạc với gia đình. Tình trạng sức khỏe của ông ngày càng kém, và sau một khoảng thời gian, ông qua đời. Cả hai bác trở về dự đám tang nhưng cũng được 3 hôm thì 2 bác lại quay trở về thành phố, khiến mọi người trong làng bàn tán.

Gia đình và làng xóm trách móc hai bác vì đám tang của ông mọi người tỏ ra lạnh lùng, và họ không thể hiểu tại sao 2 người con gái không quan tâm từ khi ông đổ bệnh.

Từ đó, hai bác bặt vô âm tín.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top