Part 1.2
Nhưng chuyện có thể đã bắt đầu rất lâu sau đó, vào cái thời khắc đến chính Mashi cũng chẳng hề nhận ra chăng. Bạn để ý một người nào đó, nhưng lại không thực sự để mắt tới anh ta, anh ta luôn ở ngay kế bên. Hoặc bạn để ý tới anh ta, nhưng chẳng thấy hòa hợp, cũng chẳng nắm được ý nhau, để rồi trước khi bạn nhận thức được sự có mặt của một người nào đó hoặc xuất hiện điều gì đó khiến bạn phiền lòng, 6 tuần đã trôi qua gần hết và anh ta hoặc đã đi mất hoặc sắp sửa rời đi rồi, và về cơ bản thì bạn đang dần chấp nhập một điều gì đó mà chính bạn cũng không hay biết; một thứ đã bén rễ đâm chồi nhiều tuần trời ngay trước mắt bạn và thứ ấy mang trên mình tất tật các triệu chứng mà bạn buộc phải gọi với cái tên mình muốn thứ ấy.
Tại sao Mashi lại không nhận ra ấy hả? Em biết khao khát có hình thù ra sao – và lần này, em đã hoàn toàn để khao khát vụt qua trước mặt. Mashi thích nụ cười láu cá bừng sáng trên khuôn mặt Junkyu mỗi khi hiểu em đang nghĩ gì, khi tất cả những gì em thực sự muốn chỉ có da thịt và da thịt mà thôi.
Vào bữa tối thứ ba tại căn biệt thự, Mashi cảm nhận được cái nhìn chăm chú của Junkyu trong khi đang giải thích tác phẩm "Bảy Lời Cuối Cùng Của Cứu Chúa Trên Thập Tự" do Haydn sáng tác, cũng là bản nhạc mà em đang chép lại. Năm ấy Mashi mới mười bảy tuổi và là người nhỏ tuổi nhất trên bàn ăn, cũng là người ít có tiếng nói nhất, dần dà em đã hình thành thói quen chèn thêm càng nhiều thông tin vào càng ít từ càng tốt. Mashi nói rất nhanh, điều đó để lại cho mọi người ấn tượng rằng em luôn lúng túng và nói năng lùng bùng khó nghe. Sau khi đã giải thích xong về bản nhạc chép lại của mình, Mashi nhận ra cái nhìn tràn đầy hứng thú đến từ bên trái mình. Ánh nhìn ấy khiến em sung sướng ngây ngất; rõ ràng là là Junkyu rất có hứng thú – cũng có nghĩa là anh thấy thích em. Sau rốt thì chuyện này cũng không hề khó khăn như lúc trước. Thế nhưng sau khi chậm rãi quay qua đối mặt và đón lấy ánh mắt anh, Mashi lại bắt gặp một cái nhìn lạnh lùng buốt giá – cái nhìn vừa như thù nghịch lại vừa như lạnh lẽo đan xen với vẻ tàn nhẫn.
Ánh nhìn ấy khiến em tan vỡ triệt để. Em đã làm gì để phải chịu đựng điều này cơ chứ? Em muốn Junkyu hyung tỏ ra tử tế với em, cười với em như đã anh đã từng chỉ vài ngày trước đó trên đường tàu bỏ hoang, hoặc như khi Mashi giải thích với Junkyu vào buổi chiều hôm đó rằng B. là thị trấn duy nhất ở Ý nơi mà cả xe đò lẫn tuyến xe buýt khu vực, mang theo Đức Chúa, lao qua đây vun vút và không bao giờ đỗ lại. Anh đã ngay lập tức bật cười và nhận ra Mashi đang ám chỉ đến cuốn sách của Carlo Levi. (Nhà văn Carlo đã viết cuốn sách "Chúa Cứu thế dừng chân tại Eboli") Mashi thích cái cách suy nghĩ của hai cả hai như đang bộ hành song song cùng nhau, thích cái cách cả hai lập tức đoán ra người kia đang chơi chữ nhưng sẽ không nói ra hết mà giữ lại vào phút cuối.
Anh ta sẽ là một người hàng xóm khó tính đây. Tốt hơn hết là tránh xa anh ta ra, Mashi đã nghĩ vậy. Chỉ nghĩ tới chuyện em gần như đã đổ gục chỉ vì làn da tay anh, lồng ngực anh, đôi bàn chân mịn màng chưa từng cọ lên bề mặt thô ráp nào của anh – và đôi mắt anh, khi ánh nhìn đăm chiêu mà dịu dàng của anh hướng về phía mình, ánh nhìn ấy tựa như phép Cải tử hoàn sinh.
Bạn sẽ không thể ngưng ngắm nhìn, và chẳng còn cách nào khác ngoài tiếp tục nhìn anh thật chăm chú để hiểu ra tại sao bạn lại không thể ngừng ngắm nhìn cho được.
Ắt hẳn em đã từng trao cho anh cái nhìn hung dữ tương tự.
Suốt hai ngày liền việc trao đổi giữa cả hai đột nhiên chững lại.
Trên ban công dài nối hai phòng ngủ của cả hai, cả hai hoàn toàn tránh mặt nhau: chỉ một hai câu xin chào, buổi sáng tốt lành, thời tiết đẹp đấy, hoặc chăng là vài câu tán gẫu nhảm nhí .
Sau đó, không một lời giải thích, mọi thứ trở lại bình thường như cũ.
Em có muốn chạy bộ sáng nay không ấy hả? Cũng không hẳn. Vậy ta đi bơi nhé.
Ngày hôm nay, nỗi đau, sự hồi hộp trước một thành viên mới, quá nhiều niềm hạnh phúc hứa hẹn lơ lửng nơi đầu ngón tay, sự vụng về khi ở gần những người có lẽ Mashi đã hiểu nhầm, em không muốn đánh mất họ và buộc phải đánh giá lại con người họ thêm lần nữa, thứ mưu mẹo tuyệt vọng em áp dụng lên những người em muốn và khao khát được người đó đáp lại, lớp bình phong em dựng lên như thể giữa thế giới này và em không chỉ ngăn cách nhau bởi một mà nhiều lớp cửa trượt dán giấy, sự thôi thúc muốn làm mọi thứ trở nên phức tạp và rồi giải mã những điều vốn đã không rắc rối ngay từ lúc đầu – tất thảy những điều này đều bắt đầu vào mùa hè Oliver đặt chân tới nhà cả hai. Mọi cung bậc cảm xúc đều được ghi tạc vào các bài hát nổi tiếng suốt mùa hè năm ấy, chúng xuất hiện trong mỗi cuốn tiểu thuyết em đọc trong và cả sau kỳ nghỉ của anh tại đây, chúng hiện hữu trên bất cứ thứ gì, từ mùi hoa hương thảo vào những ngày nắng nóng cho đến tiếng ve sầu rầm rĩ vào buổi chiều – mọi mùi hương và thanh âm em biết từ lúc sinh ra và vẫn quen thuộc suốt nhiều năm đến thời khắc đó đột ngột quay qua chống lại chính em, chúng đồng thời thay màu đổi vị mãi mãi sau những sự kiện của mùa hè năm ấy.
Hoặc có lẽ chuyện đã bắt đầu sau tuần đầu tiên anh tới đây, vào cái thời điểm em vô cùng kích động khi biết anh vẫn còn nhớ em là ai, rằng anh không hề phớt lờ em, và do đó, em có thể cho phép bản thân sở hữu niềm kiêu hãnh xa xỉ: bước qua anh khi ra vườn và chẳng phải giả vờ là không nhận ra anh. Cả hai chạy bộ từ lúc sáng sớm vào ngay ngày đầu tiên – chạy thẳng đến B. rồi quành trở lại. Sáng sớm hôm sau cả hai đi bơi. Rồi ngày hôm sau nữa, cả hai lại chạy bộ.
Em thích chạy đua cùng xe giao sữa khi chiếc xe còn chưa giao hết hàng, hoặc em sẽ đua cùng chủ cửa hàng tạp hóa và thợ làm bánh khi họ mới đang bắt đầu chuẩn bị mở hàng. Em thích chạy dọc bãi biển và men theo lối đi bộ khi chưa xuất hiện một bóng người nào, và ngôi nhà của cả hai trông tựa như một ảo ảnh xa xôi vậy. Em thích cái cảm giác khi chân cả hai đi đều nhau, chân trái với chân trái, hai chân chạm đất cùng lúc, để lại dấu chân trên cát khiến em những muốn trở lại để bí mật đặt chân em vào nơi bàn chân anh đã lưu lại dấu vết.
"Để sau đi."
Có lẽ anh đang hụt hơi và không muốn nói quá nhiều, hoặc anh chỉ muốn tập trung vào việc bơi lội hay chạy bộ của mình. Cũng có thể đó là cách anh khuyến khích em làm theo anh chứ hoàn toàn không có ý gì khác.
Song thứ cảm giác vừa bất an lại vừa lúng túng đột ngột xen vào khoảng cách giữa hai cả hai trong vào những thời khắc ít ai ngờ nhất. Như thể anh hoàn toàn cố ý làm vậy; anh nghiêm khắc với em, khắc nghiệt với em, rồi gạt đi hết thứ tình bằng hữu giả dối này.
Cái nhìn đăm đắm lạnh lẽo luôn thường trực nơi anh. Một hôm, khi Mashi đang tập ghi-ta trên thứ hiện đã biến thành "bàn làm việc của Mashi " ở sau vườn, và anh thả người trên bãi cỏ ngay gần đó, kế bên bể bơi, Mashi nhận ra ánh nhìn chăm chú ấy ngay tắp lự. Junkyu nhìn chăm chăm về phía Mashi trong lúc em đang tập trung vào phím đàn, và khi em đột nhiên ngẩng mặt lên để xem liệu Junkyu có thích bản nhạc em đang chơi hay không, nghênh đón em lại là ánh mắt ấy: sắc bén, dữ tợn, tựa như lưỡi dao ánh lên rồi lập tức rụt về ngay giây phút bị nạn nhân bắt gặp. Anh chỉ trao em một nụ cười nhạt nhẽo, như thể muốn nói: Trông chờ chẳng ích gì đâu.
Hãy tránh xa anh ra.
Ắt hẳn Junkyu đã thấy em đang run rẩy, và như thể muốn đền bù cho em, Junkyu bắt đầu hỏi em về ghi-ta. Em lâm vào trạng thái phòng bị quá mức và chẳng thể trả lời anh một cách cởi mở cho được. Câu trả lời lộn xộn của em có lẽ đã khiến anh ngờ rằng có sai xót đâu đó. "Đừng giải thích nữa. Chơi lại lần nữa đi." Em tưởng anh ghét bài này. Ghét ư? "Sao em lại nghĩ vậy?" Cả hai tranh cãi qua lại. "Cứ chơi lại đi, được chứ?" "Y như lúc nãy?" "Y như vậy."
Mashi đứng dậy và bước vào phòng khách, để mở cửa sổ để anh có thể nghe tiếng piano. Anh đi theo đến nửa đường rồi tựa người bên khung cửa gỗ, lắng tai nghe một chốc. "Em thay đổi bài đó rồi. Không giống lúc trước nữa. Em đã làm gì vậy?" "Em chỉ chơi theo cách Liszt sẽ chơi thôi." "Hãy đàn lại khúc đó đi mà!" (Liszt: một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc có tiếng người Hungary)
Mashi thích cái cách anh giả vờ tức giận. Vì vậy, em bắt đầu chơi lại. Một lúc sau: "Không thể tin là em lại chơi khác đi đấy." "À, cũng đâu có nhiều nhặn gì. Đây chính là cách Busoni sẽ chơi nếu ông ấy đàn theo kiểu của Liszt." "Em không thể chơi bản nhạc của Bach theo cách Bach đã viết được sao?" "Nhưng Bach chưa bao giờ viết nhạc cho ghi-ta. Có khi ông ấy còn chẳng viết khúc này cho đàn clavecin ấy chứ. Thực tế thì người ta thậm chí còn không chắc khúc này do Bach viết đâu." "Thôi quên đi." "Được rồi, được rồi. Không cần giận dữ thế đâu," em nói. Giờ đến lượt em giả bộ bằng lòng một cách bất đắc dĩ.
(Busoni là một nhạc sĩ, nghệ sĩ dương cầm, nhạc trưởng người Ý. / Đàn harpsichord (hay còn gọi là clavecin) xuất hiện tại châu Âu từ thế kỉ 15, nó được coi là tổ tiên của cây đàn piano ngày nay.)
"Đây là cách Bach chơi nếu không đàn theo kiểu của Busoni và Liszt. Đây chính là Bach lúc trẻ và bản nhạc này được dành tặng cho anh trai ông."
Mashi biết chính xác khúc nào trong đoạn nhạc này đã khuấy động tâm thức anh, và mỗi khi em chơi đến khúc ấy, nó giống như một món quà nhỏ gửi đến anh, bởi bản nhạc này chỉ thực sự dành riêng cho anh, tựa như vật tượng trưng cho một điều gì đó rất đỗi đẹp đẽ trong em, một điều chẳng cần phải là thiên tài mới nhận ra được, và chính điều ấy lại khuyến khích Mashi đàn thêm một khúc độc tấu. Chỉ dành riêng cho anh.
Cả hai – và bản thân Junkyu hẳn đã nhận ra những dấu hiệu này từ rất lâu trước khi Mashi ngộ ra – cả hai đang tán tỉnh nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top