Marketing ban thân

Công nghệ hiện đại cho phép các ứng viên có thể gửi hồ sơ xin việc qua email, nhưng không ít các ứng viên bỏ qua lá thư xin việc. Đây là một sai lầm lớn.

Trong khi, resume cung cấp một cách tổng quát về năng lực chuyên môn của bạn, thì một lá thư xin việc được viết bằng tay cho phép bạn có thể nói rõ hơn về những kỹ năng đặc biệt và bằng cấp đáp ứng những đòi hỏi cho vị trí đó.

Dưới đây là các mẹo giúp bạn thành công hơn trong việc PR bản thân với nhà tuyển dụng qua lá thư xin việc:

1. Gửi đúng địa chỉ

Thay vì một lời chào chung chung như “gửi tới người có liên quan” hay “kính gửi nhà tuyển dụng”, hãy gửi một lá thư xin việc tới một người cụ thể. Nếu trong thông báo tuyển dụng không ghi tên người tiếp nhận hồ sơ thì bạn có thể gọi điện đến công ty và hỏi tên người nhận, nếu chưa rõ thì bảo họ đánh vấn cho chính xác, hỏi giới tính để tránh sự nhầm lẫn ngây ngô không đáng có. Bằng cách này, bạn sẽ gửi thư đến đúng người và chắc chắn bạn sẽ được đánh giá là người cẩn thận và nhanh nhạy. Cuối cùng là bạn cần tránh sử dụng những lời chào mập mờ như: “Kính gửi ông hoặc bà” và “gửi tới người có thể liên quan”.

2. Viết đúng yêu cầu

Thông thường nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi ở bạn thêm những khả năng ngoài yêu cầu công việc và họ cũng muốn biết tại sao bạn lại chọn vị trí này. Do đó, hãy link tất cả các kỹ năng, các công việc trước đây và các thành quả lớn nhất để phù hợp với yêu cầu của vị trí đó dựa trên những thông tin về công ty mà bạn đã tìm hiểu được.

3. Ngắn gọn, súc tích

Hầu hết, các đoạn quảng cáo trên truyền hình gửi những thông điệp quan trọng tới khán giả - những khách hàng tiềm năng của mình chỉ ngắn gọn trong khoảng 30 giây. Cũng tương tự như vậy, nhà tuyển dụng không có thời gian để đọc hết hàng trăm hồ sơ của các ứng viên. Do đó, khi viết thư xin việc, cần phải viết ngắn gọn, dễ hiểu, sáng sủa và thuyết phục.

Để gây chú ý, hãy viết một câu giới thiệu thật nổi bật lên trên đỉnh của lá thư, giải thích vì sao bạn lại quan tâm đến công việc này, tỏ rõ mong muốn có một cuộc phỏng vấn và sau đó cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn. Không nên kể lể dài dòng và sử dụng những từ ngữ sáo rỗng. Ngoài ra, bạn có thể thêm một vài đặc điểm cá nhân để tạo sự nổi bật trong nghề nghiệp của mình thay vì lạc sang các chủ đề về cuộc sống cá nhân của bạn.

4. Trung thực

Lỗi lớn nhất của những người tìm việc thổi phồng những gì mình không có trong résumé hoặc thư xin việc để mong muốn được ấn tượng và nổi bật. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng có kinh nghiệm có thể dễ dàng phơi trần điều này.

Cuối cùng là nếu bạn đáp ứng được tất cả những yêu cầu của nhà tuyển dụng và nghĩ rằng bạn là một ứng viên hoàn hảo cho công việc đó thì cần phải cẩn thận kẻo bạn bị nhầm giữa hai khái niệm tự tin và tự mãn. Do đó, không nên tự mãn với chính mình trong CV. Thay vì sử dụng những từ ngữ hoành tráng để quảng bá mình thì tốt hơn hết hãy đưa ra những ví dụ điển hình để chứng minh bạn đã làm được những gì và có khả năng đóng góp cho công ty mới ra sao nếu được tuyển dụng.

Tiếp thị bản thân: Tại sao không?

Cùng trình độ chuyên môn, cùng vốn kinh nghiệm như mình nhưng sao anh ấy lại nhanh chóng tìm được việc và tiến xa trong sự nghiệp vậy? Anh ta may mắn? Hay anh ta có người nâng đỡ? Cả hai đều có thể! Song, yếu tố quyết định lớn nhất là anh ta biết cách tiếp thị bản thân.

Tiếp thị bản thân là gì?

Tiếp thị (marketing) là khái niệm thường khiến chúng ta nghĩ đến hoạt động tiếp thị sản phẩm của các công ty quảng. Song, nó không chỉ bị giới hạn ở mặt này. Việc tìm kiếm công việc hoặc củng cố vị trí hiện tại của bạn đòi hỏi kỹ năng tiếp thị bản thân.

Tiếp thị bản thân ở đây không phải là gây sự chú ý từ mái tóc, từ bộ quần áo, từ đôi giày… mà là chỉ cho nhà tuyển dụng thấy những lợi ích mà bạn có thể mang đến cho công ty họ lúc này hoặc trong thời gian tới. Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng biết bạn khác biệt với các ứng viên khác ở điểm nào.

Tại sao tiếp thị bản thân lại quan trọng?

Thành công không chỉ dựa vào việc bạn đã làm được những gì mà còn nhờ vào khả năng tiếp thị bản thân của bạn. Dù bạn gọi cụm từ đó là gì - tiếp thị bạn thân hay tự thể hiện mình (self-marketing, self-selling, hay self-promotion) thì bạn cũng nên thực hiện để được chú ý.

Được nhà tuyển dụng chú ý, bạn có thể nhanh chóng xin được việc. Được sếp chú ý, bạn có thể nhanh chóng cải thiện vị trí của mình và tiến xa trong sự nghiệp. Do vậy, hãy nghĩ đến việc tiếp thị bản thân.

Tiếp thị bản thân thế nào?

Trước hết, hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bạn có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình bằng việc trả lời các câu hỏi như: Bạn có thể làm tốt/không tốt việc gì? Kiến thức chuyên môn của bạn so với người khác là cao hay thâp? Các kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp bạn có thể sử dụng có gì nổi trội hay kém so với người khác? Tính cách của bạn có điểm nào đáng khen/chê?

Sau khi xác định được điểm mạnh, hãy đặt chúng vào sự xem xét của nhà tuyển dụng để xem những điểm mạnh đó sẽ có lợi cho nhà tuyển dụng mình muốn nhắm tới ở mặt nào. Còn khi nêu ra điểm yếu, hãy nghĩ về điều mà các nhà tuyển dụng có thể thấy rằng các điểm yếu đó hoàn toàn có thể cải thiện được.

Và khi đã xác định được điểm mạnh cần làm nổi bật và điểm yếu có thể khắc phục, hãy lên kế hoạch tiếp thị bản thân. Kế hoạch tiếp thị bản thân gồm 3 bước:

- Xác định mục tiêu: Xác định xem công việc lý tưởng của bạn là gì? Các vị trí bạn có thể đảm nhiệm là gì? Mục tiêu 5 năm trong sự nghiệp là gì?

- Vạch chiến lược tiếp thị: Xác định xem bạn muốn nhắm đến các công ty nào? Bạn sẽ tiếp cận các công ty đó như thế nào?

- Hành động: Kế hoạch hành động nên dựa theo các câu hỏi như: Cần làm việc gì? Khi nào việc đó được hoàn thành? Ai có thể giúp đỡ bạn làm việc đó? Nhiệm vụ của bạn là đưa ra lịch trình cụ thể và deadline (thời hạn) cho các đầu việc.

Việc tiếp thị bản thân có thể được thực hiện qua các kênh thông tin, qua hồ sơ, qua thư xin việc và qua phỏng vấn. Do vậy, tùy vào từng hình thức, bạn hãy chọn cho mình cách tiếp thị hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể tiếp thị bản thân của các kênh thông tin như bạn bè, gia đình, người quen, blog, báo chí…. Hoặc bạn có thể tiếp thị bản thận qua hồ sơ và thư xin việc cực kỳ chuyên nghiệp và qua cuộc phỏng vấn ấn tượng.

Dù chọn cách tiếp thị bản thân nào, bạn cũng cần để ý các điểm sau:

- Tự tin

- Có cách nhìn tích cực

- Biết cách gợi ra điêu mình muốn nói nếu được mời phỏng vấn

- Hãy nhớ, khả năng bị ứng viên khác đánh bại hoàn toàn có thể xảy ra và tuyệt đối không được nản lòng.

Gây dựng thương hiệu bản thân Hãy giả sử như bạn là một món đồ trong cửa hàng tạp hoá: Bạn muốn mình có một thương hiệu nổi tiếng và nhiều người săn lùng hay chỉ muốn là một nhãn mác chung chung, chẳng ai biết đến?

Theo nhiều cách khác nhau, trong môi trường lao động, người ta sẽ nhìn bạn theo cách nhìn các nhãn mác trong cửa hàng tạp hoá. Nếu không được đóng gói hào nhoáng, bạn sẽ chỉ là món đồ rẻ tiền ai cũng có thể mua được ở bất cứ nơi đâu. Nhưng nếu là một thương hiệu mạnh và được khẳng định, bạn có thể đòi hỏi nhiều hơn, có giá trị hơn và cuối cùng sẽ được chọn lựa trước tiên nếu so với những người “thường thường bậc trung” cạnh bạn.

Cũng giống như các thương hiệu không thể xuất hiện trong một sớm một chiều, việc tạo dựng thương hiệu cho bản thân bạn không thể ngay lập tức có được. Nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và bạn phải tận dụng mọi khả năng có thể để quảng bá tên tuổi của mình. Tuy nhiên, gây dựng thương hiệu cho bản thân không tốn kém quá nhiều như thương hiệu của một hãng doanh nghiệp lớn nào đó và bạn có thể tự làm mọi thứ cho mình.

Dưới đây là những bước giúp bạn gây dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và bạn sẽ sớm đạt đến thành công nếu thực hiện tốt những bước đó.

Am hiểu về một vấn đề nào đó

Xác định được “nhãn mác” của bạn chính là nhân tố cốt tử trong quá trình gây dựng thương hiệu bản thân. Bạn cần phải được nhìn nhận là người am hiểu về một vấn đề cụ thể nào đó, chẳng hạn là một “chuyên gia marketing trên web” hay một “chuyên gia thiết kế website”, v.v. Bạn phải là sản phẩm người khác muốn mua, do đó, hãy thiết kế thông điệp của bản thân bạn xung quanh nội dung đó.

Phát triển thương hiệu bản thân cũng như thương hiệu nghề nghiệp cũng giống như tạo dựng sự quan tâm của mọi người, điều này có nghĩa bạn sẽ phải nói đi nói lại một điều gì đó theo những cách hơi khác nhau nhau. Chẳng hạn Seth Godin đã viết gần 12 cuốn sách bàn về marketing nhiều người đã đọc và tất cả những gì bạn biết về ông chính là một thương hiệu Seth Godin, “chuyên gia marketing sắc sảo”.

Tận dụng đòn bẩy của web

Trước khi bạn có thể xuất hiện trên tờ báo điện tử lớn nào đó và đi khắp đất nước để nói chuyện thì điểm xuất phát của bạn cũng không cần quá hoành tráng như vậy. Cách dễ dàng nhất cho bạn là thiết lập một blog tập trung vào lĩnh vực sở trường của bạn. Bạn đang tìm cách gây dựng thương hiệu nghề nghiệp của mình nên bạn cần phải tỏ ra mình là người chuyên nghiệp và cập nhật blog chí ít là mỗi tuần một lần, nhiều hơn càng tốt.

Ngay cả khi nếu như ban đầu chỉ có một “nhúm” bạn của bạn đọc blog thì việc cập nhật nội dung xung quanh chủ đề của bạn hàng tuần sẽ giúp bạn khẳng định chủ đề cũng như thông điệp chính của bạn là gì.

Đừng nên chỉ giới hạn trong blog của mình, để khiến người khác nhớ đến tên tuổi cũng như thương hiệu nghề nghiệp của bạn, bạn cũng nên để lại những bình luận sắc sảo trên các blog của người khác và tham gia những cuộc trao đổi trực tuyến. Việc tham gia này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như khẳng định và nâng cao tên tuổi của bạn với tư cách một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Viết sách

Không gì giúp khẳng định uy tín của bạn hơn là việc trở thành tác giả của cuốn sách bàn về lĩnh vực trở trường của bạn. Nên nhớ rằng khi xem tựa đề những cuốn sách cùng tác giả của chúng, rõ ràng tên tác giả chẳng liên quan gì tới việc đã có bao nhiêu người đọc nó và bạn chỉ biết rằng, cuốn sách đó là do tác giả nọ viết ra mà thôi.

Bạn cũng không nhất thiết phải tìm kiếm một nhà xuất bản lớn nào đó, trong thời đại bây giờ, bạn hoàn toàn có thể tự xuất bản một cuốn sách với giá bằng một vài cái vé xem phim rồi rao bán trên mạng. Tất cả những gì bạn cần là phải có cái gì để nói. Trong quá trình gây dựng thương hiệu bản thân ở lĩnh vực sở trường, với việc viết sách, biết đâu bạn có thể tạo dựng tên tuổi của mình với tư cách nhà văn thì sao, tất nhiên cái đó còn tuỳ thuộc khả năng của bạn.

Cuốn sách của bạn không nhất thiết phải quá to, quá dày, nó có thể chỉ gồm 20 trang bản thảo dạng Word và được co kéo thành khoảng 100 trang in khổ nhỏ (giống như khi bạn làm báo tường thôi). Hãy viết sách và bán, nếu bạn hoàn thành được việc đó, nó sẽ là tấm resume khá quan trọng cho bạn.

Viết báo

Không nhất thiết bạn phải trở thành một người giữ chuyên mục cho tờ báo nào đó, với những tờ báo nhỏ, nhất là của địa phương, chỉ cần bạn có ý tưởng nào đó mới mẻ, thông minh để nói và một chút kỹ năng viết lách cơ bản là bạn đã có thể “tấn công” toà soạn rồi.

Các tổng biên tập luôn tìm kiếm những ý tưởng săc sảo, do đó, cách tốt nhất để tiếp cận họ và viết một vài bài báo tập trung xung quanh những “gu” quen thuộc của họ.

Khi một bài báo được xuất bản, nó sẽ gây dựng uy tín cho bạn và tạo cho bạn một lượng “khán giả” nhất định. Nó cũng giúp bạn có tiền đề để tiến vào các cơ hội viết lách cho các báo và tạp chí lớn hơn. Hoạt động “quảng bá” theo kiểu này không chỉ chứng tỏ tài năng của bạn mà còn giúp bạn gây dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp.

Tranh thủ các cơ hội diễn thuyết

Các cơ hội được đăng đàn diễn thuyết trước công chúng sẽ nâng cao vị trí của bạn rất hiệu quả về cả bản thân bạn cũng như lĩnh vực nghề nghiệp. Khi bạn nói, tất cả mọi chú ý đều dồn vào bạn và thông điệp bạn truyền tải. Một lợi thế khác nữa là một cách rất tự nhiên, công chúng sẽ cho rằng khi bạn có thể đứng trước mọi người bàn về vấn đề nào đó thì chắc chắn bạn phải rất hiểu những điều bạn nói và tất nhiên, như thế bạn là một chuyên gia.

Quá trình đi từ một người học hỏi về tiếp thị cho tới một chuyên viên marketing không phải là việc bạn biết những gì mà là cách bạn chứng tỏ bạn hiểu điều đó như thế nào. Không nhất thiết phải là một người nổi tiếng trên cả nước, hãy trở thành một blogger, một tác giả, một nhà báo và một diễn giả về lĩnh vực sở trường của mình, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Khi gây dựng thương hiệu bản thân, vấn đề không phải bạn phải nói những gì mà là bạn làm thế nào để người khác nghe bạn nói. Nên nhớ rằng, cái hộp và nhãn mác sẽ bán được sản phẩm trước khi người ta dùng thử nó.

1. Khẳng định "thương hiệu"

Màn nhàm chán và ngượng nghịu nhất của một cuộc hẹn chính là những câu hỏi chỉ mang tính "điều tra" không hơn không kém. Chắc chắn bạn sẽ nhận được nguyên văn câu hỏi này: "Hãy cho anh biết gì về em đi!". Nghe cứ như đang trong buổi phỏng vấn xin việc vậy!

Tuy vậy, bạn cũng đừng vội vặc lại: "Ồ, vậy thì anh muốn biết gì về em?" hay thậm chí gắt gỏng "Vậy chính xác là anh muốn biết gì?" Ngược lại, hãy cứ nhỏ nhẹ và từ tốn. Bạn có thể suy nghĩ trong chốc lát và sau đó bắt đầu nói về bản thân.

Điểm mấu chốt quan trọng ở đây là bạn cần biết phải nói gì. Lời khuyên cho bạn là thay vì nói về hoàn cảnh gia đình hay những sự kiện trong cuộc đời thì hãy kể về khả năng của bạn, những dự định hay ước mơ mà bạn đang ấp ủ và nên đề cập một chút đến cách thức mà bạn định dùng để đạt được ước mơ.

Đây cũng chính là chiến lược PR bản thân của các doanh nhân thành công đấy. Nhưng nhớ là nói càng ngắn gọn càng tốt!

Bạn có thể cân nhắc và trả lời các câu hỏi sau để tìm được cho mình những ý tưởng miêu tả đúng nhất về bản thân bạn:

- Những gì là sức mạnh tiềm năng của bạn?

- Ước mơ của bạn là gì?

- Bạn đam mê lĩnh vực nào nhất?

- Bạn bè thường thích điểm gì nhất ở bạn?

- Khi ăn kem, bạn thích chọn vị nào nhất?

- Nếu được nổi tiếng, bạn muốn mình nổi tiếng vì điều gì?

2. Lập "bản nghiên cứu"

Mọi chuyên gia tư vấn đều khuyên rằng bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đến tham dự bất kỳ một cuộc gặp gỡ tuyển dụng nào. Trong chuyện yêu đương hẹn hò, nếu muốn thành công bạn cũng cần chuẩn bị một "vốn hiểu biết" thật tốt về người kia.

Nếu bạn quen biết anh ta qua người quen hay tại các buổi gặp gỡ. Cách duy nhất hữu hiệu để hiểu về một người chính là quan sát người ấy. Qua cử chỉ, thái độ và lời nói bạn sẽ biết được đối tượng của bạn là người thế nào.

Thật tuyệt vời vì chúng ta có các mạng lưới tìm kiếm online, chỉ cần một cú click chuột vào blog của anh ta bạn sẽ biết được sở thích, cá tính, mối quan tâm... và cả tình trạng hôn nhân của anh ta nữa!

3. Nghe cho kỹ để hỏi cho đúng!

Khi kết thúc một cuộc phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ hỏi xem bạn có già thắc mắc không. Khi ấy chính những câu hỏi đúng và đủ mới có thể giúp bạn tạo được ấn tượng tốt nhất.

Những câu hỏi đúng nói lên sự tôn trọng lắng nghe của bạn trong khi giao tiếp trao đổi với người kia. Đồng thời cũng cho thấy bạn là người có trí thông minh và vốn hiểu biết cao. Người kia chí ít cũng sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng và thích thú hơn khi ở gần bạn.

Về số lượng câu hỏi thì ít nhất bạn nên đưa 4 hoặc 5 câu.

4. "Dịch vụ hậu mãi"

Gửi thư cám ơn là một thủ tục lịch sự bắt buộc sau khi bạn đã đến tham dự một buổi phỏng vấn tuyển dụng. Sau cuộc hẹn cũng vậy, bạn nên gửi tin nhắn hay một bản e-mail bày tỏ lời cám ơn của mình đối với người kia.

Lời cảm ơn nên ngắn gọn, đơn giản và bạn cần phải gửi trong thời gian sớm nhất. Nhớ kèm thêm câu nói rằng bạn mong muốn được gặp lại sớm.

Lập kế hoạch Marketing bản thân dành cho mọi người

Không ít người thường nghĩ rằng “chỉ những ai làm marketing mới cần phải GIỎI marketing”. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi người cũng chính là một marketer: nhân viên sale phải giỏi marketing sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng; nhân sự phải giỏi marketing để giữ chân nhân viên và thu hút thêm ứng viên tiềm năng; giám đốc phải giỏi marketing để thu hút đối tác; nhân viên thu mua phải giỏi marketing để có được nguồn cung cấp ổn định với mức phí cạnh tranh;… Nhưng trước khi trở thành nhân viên sale, nhân sự, giám đốc, nhân viên thu mua thì họ đều là những ứng viên. Và “sản phẩm marketing đầu tiên” của ứng viên với nhà tuyển dụng chính là resume. Vậy, làm sao để đầu tư resume hiệu quả?

Câu trả lời phải chăng: “Thể hiện phần kinh nghiệm thật hoành tráng? Hay một học thức uyên thâm và thật nhiều bằng cấp?”. Một nhà tuyển dụng hàng đầu tâm sự: Có trên 90% resume nhận được hoàn toàn “không đạt yêu cầu”. Với những nhận xét kiểu này thì người xin việc “chẳng biết đường nào mà lần”. Ngoài con số ít ỏi ứng viên “đạt yêu cầu” được gọi, số còn lại ra sao? Đương nhiên họ sẽ không nhận được bất cứ phản hồi nào sau khi nộp hồ sơ, huống chi mong đến chuyện nhận được thông báo tường tận resume của mình bị “out” khỏi mắt xanh của nhà tuyển dụng như thế nào!!! Kiểu từ chối “lặng thầm” thường thấy này luôn đem đến sự bực bội, khó chịu và khiến cho kế hoạch marketing bản thân phá sản không lý do. Vì thế, nhiều người suy nghĩ rằng: có cố gắng ở cách trình bày, thể hiện điểm mạnh - yếu trong resume nhiều hơn nữa cũng khó mà thành công khi chẳng có một “manh mối” nào từ nhà tuyển dụng.

Ấy vậy mà, thông qua chương trình “Khám Resume” (đợt 1 diễn ra từ ngày 01/05/2009 đến hết ngày 31/07/2009), MyJOBJOB - trạm web mạng cộng đồng job miễn phí đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam - sẽ mang đến cho người tìm việc hơn cả một “manh mối”: có được lời nhận xét về resume của chính mình bởi những nhà tuyển dụng hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Thế là, kế hoạch marketing bản thân trước nhà tuyển dụng giờ đây đã không hề “khó nuốt” nữa! Vậy thì, đừng để nhà tuyển dụng gọi một người dở hơn bạn chỉ vì họ có resume được viết “đạt yêu cầu” hơn! Mọi thông tin có liên quan đến chương trình hiện được cập nhật hằng ngày trên trạm web MyJOBJOB:

Nếu bạn rơi vào tình trạng phải đi tìm một công việc mới, 7 bí quyết sau sẽ giúp bạn thu hút Nhà tuyển dụng (NTD):

1. Xem tên của bạn như một thương hiệu

Cách bạn đặt tên trong email hay những biệt danh giúp bạn thể hiện cá tính với bạn bè nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng chúng nơi công sở. Theo Marianne Adoradio, một Chuyên viên Tư vấn Hướng nghiệp kiêm Tuyển dụng, NTD không bao giờ “ưu ái” những người có địa chỉ email “đáng yêu”.

2. Đáp ứng nhu cầu của NTD

Theo Kathryn Ullrich, Chuyên viên Tuyển dụng Quản Trị Viên và Tư vấn Nghề nghiệp, NTD luôn muốn tìm người thật sự phù hợp với công việc. Bạn có thể dốc hết sức để làm một công việc mình chưa từng làm, nhưng điều đó không thuyết phục được NTD. Vì thế, mỗi lần nộp hồ sơ tìm việc, bạn cần đưa ra những lý do thật thuyết phục giải thích tại sao bạn là người phù hợp nhất với công việc.

3. Duy trì những thông tin tích cực trên Internet

Theo Richard Phillips, Chuyên gia Tư vấn Hướng nghiệp của Advantage Career Solutions, bạn nên loại bỏ những thông tin “bên lề” về bản thân trên Facebook hay các mạng xã hội, thay vào đó, hãy tham gia vào các diễn đàn của những người làm cùng nghề để đóng góp ý kiến. Điều này sẽ có lợi cho bạn!

4. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Theo Adoradio, khi gặp khó khăn, hãy hỏi người khác xem họ sẽ làm gì trong tình huống này. Bạn có thể sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ và hữu ích mà bạn không ngờ đến.

5. Tham gia các khóa học nâng cao kiến thức

Việc này thật sự hữu ích nếu các khóa học này cung cấp cho bạn những kỹ năng mới (chẳng hạn kỹ năng liên quan đến công nghệ mới đang được sử dụng trong ngành nghề của bạn). Các chứng chỉ phù hợp cũng sẽ giúp cho hồ sơ của bạn thêm “hoành tráng”.

6. Đảm nhận dự án mới ở công ty

Theo Phillips, bạn nên đảm nhận những dự án mới có thể giúp bạn “làm mới” hồ sơ của mình. Hãy suy nghĩ về hồ sơ bạn sắp viết. Bạn muốn làm mới nó như thế nào, theo hướng nào?

7. Hãy linh hoạt khi chọn việc

Có thể bạn không muốn mỗi ngày phải đi hơn 15 km mới đến được công ty. Tuy nhiên, nếu bạn linh hoạt hơn khi xác định tiêu chí chọn việc thì cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ rộng mở hơn. Điều này cũng giúp bạn trở thành một ứng viên hấp dẫn hơn vì NTD sẽ đánh giá bạn có thể thích ứng tốt với sự thay đổi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: