VII

Gạch đá ngổn ngang trên mặt sân. Những túi thạch cao, vài đống cát. Marianna đang đi lại dưới cái nắng chói chang, váy quấn ngang hông để gấu váy khỏi bị vấy bùn.

Đôi giày dưới chân Marianna không buộc dây, tóc búi cao sau gáy bằng những cây trâm bạc được chồng tặng. Xung quanh cô ngổn ngang mẩu gỗ, búa, xẻng, thuổng, rìu, dao xây và xe cút kít.

Cái lưng cô đau không chịu nổi, cô đưa mắt tìm chỗ râm mát để nghỉ ngơi giây lát. Có phiến đá lớn gần chuồng ngựa và dù nó có vẻ khá trơn nhưng cô vẫn lại đó. Cô ngồi xuống rồi để cả người trượt trên phiến đá, tay chống hông. Cô nhìn xuống bụng, nó mới chỉ hơi nhô lên dù cái thai đã sang tháng thứ năm và đây đã là lần mang thai thứ ba của cô.

Trước mặt cô là một ngôi biệt thự rất đẹp. Không còn chút dấu vết nào của khu nhà cũ. Đúng ở vị trí của nó trước kia, bây giờ là phần chính của một biệt thự ba tầng và một cái cầu thang uốn lượn rất lịch lãm. Hai bên là hàng trụ thẳng đứng tạo thành một vòng tròn gần như khép kín trước mặt ngôi nhà. Các kiểu cửa sổ được bố trí luân phiên nhau theo một nhịp đều đặn. một, hai, ba, một; một, hai, ba, một; cử như một điệu mây, điệu tarascondo. Một vài cửa số trong số đó là thật, những cái còn lại được vẽ thêm để giữ lại phong cách thời trước. Ở một trong số những cửa giả ấy, Mar ianna sẽ cho vẽ một cái rèm và cả gương mặt một phụ nữ đang ló ra, có thể là gương mặt của chính cô đang nhìn ra từ sau cửa kính.

Lúc đầu ông bác-chồng muốn giữ lại khu nhà cũ y nguyên như khi ông nội Mariano xây lên và cũng giống như các anh chị em trong gia đình đã thống nhất từ trước. Nhưng Marianna đã khẩn nài và cuối cùng cô cũng thuyết phục được chồng biến nó thành một biệt thự để mọi người có thể lưu lại đây khi mùa đông đến, sẽ có cả phòng riêng cho lũ trẻ, cho người hầu và cả khách khứa. Trong lúc xây dựng, ngài công tước bố cô cũng đã có một chòi đi săn khác ở khu Santa Flavia.

Rất ít khi ông bác-chồng đến xem công trình. Ông ta rất ghét cảnh vôi vữa, gạch ngói bụi bặm. Ông thích ở lại Palermo, tại ngôi nhà ở phố Alloro trong khi cô vợ ở Bagheria luôn phải tính toán, ngã giá với thợ xây, thợ vẽ. Kiến trúc sư phụ trách thi công cũng chẳng mấy khi có mặt, để lại mọi việc cho ông thợ cả và bà công tước trẻ.

Bà công tước đã tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền cho công trình. Riêng mình gã kiến trúc sư đã đòi một nghìn sáu trăm onze. Các phiến gạch sành bị vỡ liên tục nên tuần nào cũng phải bổ sung thêm gạch mới, cách đây không lâu ông thợ cả lại bị ngã từ giàn giáo xuống gãy tay và vậy là công việc lại bị đình đốn tới hai tháng trời.

Đến khi công trình chỉ còn lại phần sàn nhà nữa là xong thì ở Bagheria lại bùng phát dịch đậu mùa: ba thợ xây mắc bệnh và vậy là việc hoàn thiện lại phải trì hoãn thêm hàng tháng trời. Ông bác-chồng lui về tránh dịch ở Torre Scannatura với hai cô con gái Giuseppa và Felice. Marianna ở lại, bất chấp những lá thư hối thúc như mệnh lệnh của chồng: "Đi khỏi đó nếu cô không muốn mắc bệnh... Cô phải nghĩ cho đứa con trong bụng."

Nhưng cô vẫn nhất quyết cưỡng lại và chỉ yêu cầu cho chị đầu bếp Innocenza ở lại cùng mình. Tất cả mọi người khác đều có thể đi đến khu đồi Scannatura.

Ông bác-chồng rất bực mình nhưng cũng không cố thuyết phục thêm. Sau bốn năm chung sống, ông đã từ bỏ mong muốn được vợ vâng lời; ông tôn trọng ý kiến của vợ nếu như ý kiến đó không ảnh hưởng quá trực tiếp đến mình, không đi ngược lại quan điểm của mình về nuôi dạy con cái và không cản trở quyền làm chồng của ông.

Ông không giống như chồng Agata, luôn muốn can thiệp vào mọi việc dù là nhỏ nhặt thường nhật của vợ. Ông luôn câm lặng, đơn độc, rụt đầu rụt cổ như một con rùa già. Lúc nào ông cũng có vẻ không hài lòng và nghiêm khắc nhưng Marianna thấy dẫu sao ông ta còn khoan MADE

dung hơn rất nhiều người đức ông chồng khác mà có biết.

Cô chưa bao giờ nhìn thấy ông cười, ngoại trừ cái lần có cởi một chiếc giày và cho chân trần vào đài phun nước. Đó là lần duy nhất. Ngay từ đêm đầu tiên sau đám cưới, người đàn ông lạnh lùng, nhút nhát ấy đã có thói quen nằm sát mép giường và quay lưng lại với cô. Để rồi một buổi sáng, trong khi cô vẫn đang chìm trong giấc ngủ, ông ta đã nhảy xổ lên người và cưỡng đoạt cô.

Cơ thể của người vợ trẻ mới vừa mười ba tuổi đã phản kháng lại bằng những cú đạp và cào cấu. Ngay sáng sớm hôm sau, Marianna đã trốn chạy về nhà cha mẹ đẻ ở Palermo. Cũng chính ở đó mẹ cô viết cho cô rằng cô đã mắc một sai lầm lớn khi trốn tránh trách nhiệm làm vợ và rằng cô đã bôi tro trát trấu vào bộ mặt của cả gia đình. Bà dội lên đầu cô vô số lời trách mắng và cả tục ngữ, nào là "Ai lấy chồng mà không hối hận thì có thể mua cả Palermo với chỉ một trăm onze và "Ai lấy chồng vì tình yêu thì sẽ luôn phải đau khổ, rồi thì "Đàn bà và gà mái đi nhiều dễ bị lạc", "Vợ có ngoan thì chồng mới tốt. Lại thêm cả bà bác Teresa, xơ xưng tội, cũng nhảy vào giáo huấn, mẩu giấy bà viết nói cô đã mắc phải một tội lỗi chết người khi tự ý rời khỏi nhà chồng.

Bà bác già Agata thì khỏi nói rồi, bà túm lấy tay cô và giật phắt cái nhẫn cưới ra rồi bắt cô phải cắn răng vào đó. Cuối cùng, thậm chí cả cha cũng trách mắng cô thậm tệ rồi đích thân ông đánh xe ngựa riêng của mình đưa cô trở lại Bagheria trao trả lại cho ông chồng và cầu xin ông đừng quá hà khắc với cô vì dẫu sao cô cũng còn nhỏ tuổi, lại bị tật nguyền. "Hãy nhắm mắt lại và nghĩ đến chuyện khác, bà bác xơ xưng tội đã viết như vậy lên một mẩu giấy và nhét nó vào trong túi cô, lúc sau trên đường trở lại nhà cô mới đọc: "Hãy cầu xin Đức Chúa, Chúa sẽ bù đắp cho con."

Buổi sáng ông bác-chổng thường dậy sớm, vào khoảng năm giờ. Ông ta nhanh chóng mặc quần áo trong khi Marianna vẫn còn đang ngủ và đi ra đồng ruộng cùng Raffaele Cuffa. Ông quay trở về khoảng lúc một giờ rưỡi và ăn trưa với cô. Sau đó ông đi nghỉ khoảng một tiếng rồi lại đi ra ngoài hoặc khép mình trong thư viện với những cuốn sách về các tầng lớp quý tộc của mình.

Với cô ông rất lịch thiệp nhưng cũng lạnh lùng. Có khi ông quên là mình có một cô vợ trong nhiều ngày liền. Thỉnh thoảng, ông đi Palermo và ở lại đó cả tuần. Rồi đột nhiên ông trở về và Marianna bắt gặp ánh mắt ông cứ nhìn chăm chăm vào ngực mình. Theo bản năng tự nhiên cô khép lại vạt cổ áo.

Khi cô vợ trẻ đang ngồi chải tóc gần cửa sổ, thi thoảng công tước Pietro lại nhìn trộm vợ từ xa. Nhưng ngay khi bị phát hiện là ông lại bỏ đi ra ngoài. Vả lại, ban ngày rất ít khi chỉ có riêng hai vợ chồng với nhau vì lúc nào cũng có một người hầu đi lại quanh các phòng để châm đèn, sắp xếp lại chăn đệm trên giường, cất quần áo đã giặt và phơi khô vào tủ, lau chùi mấy cái tay nắm ở cánh cửa hay thay khăn lau sạch vừa là xong ở gần chậu rửa.

Một con muỗi to như con ruồi đậu lên cánh tay trần của Marianna, cô nhìn chú muỗi trong giây lát với vẻ tò mò rồi đuổi đi. Không hiểu ở đâu ra con muỗi to đến thế nhữ Cô đã cho hút khô nước ở cái vũng gần chuồng gia súc từ sấu tháng trước rồi, năm ngoái con mương dẫn nước tới vườn chanh cũng đã được vệ sinh lại, chỉ mới cách đây vài tuần cô còn cho lấp đầy hai vũng bùn lầy trên đường đi đến vườn ô liu. Có lẽ vẫn còn nước đọng ở đâu đó quanh đây, nhưng nó có thể ở đâu nhỉ?

Lúc này thì những bóng râm đang dần rộng ra. Mặt trời đã trượt ra phía sau nhà người chăn bò Ciccio Calò, làm cho sân trước ngôi nhà trở nên tranh tối tranh sáng. Lại một con muỗi khác bay đến đậu lên cái cổ nhễ nhại mồ hôi của Marianna, cô vung tay bực dọc: phải đổ cả vôi sống vào chuồng gia súc mới được, có khi chính cái máng nước cho đàn bò giống Messina uống lại sinh ra cái lũ hút máu này. Trong năm có những giai đoạn không có loại lưới, mành vải hay hương liệu nào có thể xua được lũ muỗi. Ngày trước người được muỗi ưa thích nhất là Agata nhưng giờ thì cô em cũng đã đi lấy chồng và đến sống ở Palermo. Có vẻ như lũ côn trùng thích nhất là cánh tay trắng để trần và cái cổ mảnh mai của Marianna. Nhất định tối nay cô phải cho đốt lá cây sả trong phòng ngủ để tránh muỗi.

Việc xây biệt thự đã gần hoàn thành. Giờ chỉ còn phải hoàn thiện nốt phần trang trí hoa văn bên trong nhà. Marianna đã cho gọi Intermassimi đến để vẽ tranh tường. Tay thợ vẽ đến với một cuộn giấy trên tay, cái mũ ba chỏm bẩn thỉu đội trên đầu, hai chân ngắn cũn, gày gò như đang bơi trong đôi ủng rộng.

Anh ta xuống ngựa, cúi đầu và mỉm cười với Mari-anna, một điệu cười nửa nhún nhường quyến rũ, nửa như thách thức. Anh ta trải cuộn giấy vẽ ra ngay trước mắt Marianna với đôi bàn tay ngắn mũm mĩm khiến cô thấy lo lo.

Những hình vẽ táo bạo và đầy sáng tạo, dù vẫn chuẩn mực về mặt hình thức và tuân thủ truyền thống nhưng như thể được phác họa nên từ một ý nghĩ đen tối, láu lỉnh mà rực sáng. Marianna thấy không giống như trong truyền thuyết về con quái vật đầu sư tử, thay vào vị trí cái đầu sư tử ở trên tranh là hình đầu một người đàn bà. Nhìn kỹ tranh thêm lần nữa cô nhận ra những cái đầu đó giống cô đến lạ thường và điều này làm cô đôi chút bất ngờ; làm thế nào mà hắn ta đưa được cô vào hình vẽ những con quái vật trong truyền thuyết trong khi hắn chỉ nhìn cô duy nhất một lần hôm đám cưới, nghĩa là khi cô mới chỉ vừa mười ba tuổi?

Phía dưới những cái đầu màu vàng với đôi mắt to màu xanh nước biển ấy là cái mình dài của con sư tử với bộ lông xoăn kỳ lạ, dọc sống lưng có những cái bờm, mào và cả lông vũ. Dưới chân tua tủa những móng vuốt hình mỏ vẹt, cái đuôi dài uốn thành nhiều vòng về phía trước rồi lại uốn về phía sau, ở cuối đuôi tách ra thành hai đầu nhọn, giống hệt như đuôi những con chó mà trước kia mẹ cô vô cùng khiếp sợ. Một số con lại mang trên lưng một cái đầu dê với rất nhiều con mắt lớn, một số con khác thì không. Nhưng tất cả đều nhìn qua cặp lông mi dài với vẻ đầy kinh ngạc.
Anh chàng họa sĩ chằm chằm nhìn cô vẻ ngưỡng mộ và không chút bối rối về khuyết tật của Marianna. Trái lai hắn ta bắt đầu nói với cô bằng ánh mắt mà không sờ tay tới những thứ giấy má mà cô luôn mang theo bên mình cùng với hộp đựng bút, mực.

Đôi con ngươi lóng lánh cho thấy anh chàng họa sĩ nhỏ con và lông lá của vùng Reggio Calabria đang sẵn sàng dùng những ngón tay đen đúa, mũm mĩm của mình nhào nặn cơ thể trắng ngần của nữ công tước trẻ tuổi như thể cô là là một thứ bột nở để sẵn đó cho hắn nặn.

Marianna nhìn hắn vẻ khinh bỉ. Cô không thích cái cách chứng tỏ mình một cách ngạo nghễ và trắng trợn ấy. Vả lại hắn ta là ai kia chứ? Đơn giản chỉ là một họa sĩ, một kẻ vô danh đến từ một khu nhà tồi tàn của vùng Calabria và có khi được sinh ra trên đời này từ một cặp bố mẹ làm nghề chăn bò hay chăn cừu cũng nên.

Khi đêm đến, trong bóng tối Marianna nghĩ lại những gì xảy ra khi đó và tự mỉa mai mình. Cô biết là sự kỳ thị của cô lúc chiều chỉ là giả, chẳng qua là cô dùng nó để che giấu một cảm giác bị quấy rối mà cô chưa từng gặp, một nỗi sợ hãi bất chợt làm cô thấy cổ họng như nghẹn lại. Cho đến giờ, trước mặt cô chưa ai từng thể hiện ham muốn đối với cơ thể cô một cách táo tợn và rõ rệt đến thế, điều này hoàn toàn xa lạ với cô nhưng cũng lại làm cô cảm thấy tò mò.

Ngày hôm sau, cô cho người báo cho anh chàng họa sĩ là cô đi vắng và ngay ngày tiếp theo cô lại viết cho anh ta một mẩu giấy, nói anh ta có thể bắt đầu công việc và cô sẽ cử thêm hai thanh niên đến phụ giúp trộn màu và rửa bút vẽ, còn cô thì sẽ ở trong thư viện đọc sách,

Và mọi việc cũng diễn ra đúng như vậy, ngoại trừ hai lần Marianna đi ra chỗ bậc thềm nhìn anh chàng họa sĩ đang vắt vẻo trên giàn giáo vẽ phác thảo bằng bút chì lên bức tường trắng. Cô thích xem những ngón tay nhỏ lông lá và mũm mĩm ấy cử động ra sao khi anh ta vẽ. Các hình vẽ trông rất tự tin và thanh lịch cho thấy một tay nghề rất tinh tế và sâu sắc khiến cô không thể không thán phục.

Đôi bàn tay lấm đầy màu vẽ thi thoảng lại đưa lên gãi mũi làm cho cái mũi lem luốc những màu vàng, màu xanh. Tay nắm chặt chiếc bánh mì kẹp cật để đưa lên miệng và chốc chốc lại làm rơi những miếng cật rán và mấy mẩu vụn bánh mì.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top