IX

Cậu quý tử rồi cũng chào đời như ông bác-chồng mong đợi, nó tên là Mariano. Mariano ra đời đúng hai năm sau cô chị Manina. Cũng tóc màu vàng, xinh xắn hơn chỉ nhưng tính cách thì hoàn toàn trái ngược: nó rất dễ khóc nếu không có ai luôn mắt để ý tới, mỗi lần như thế nó khua chân múa tay và khóc thét lên. Vấn đề là ở chỗ mọi người ai cũng nâng niu nó như một món đồ quý giá và vậy là dù mới chỉ mấy tháng tuổi nhưng nó cũng đã hiểu là những gì nó muốn đều sẽ được đáp ứng.

Lần này ông bác-chồng đã cười hể hả, ông mang đến tặng ngay cho vợ một chuỗi hạt ngọc trai sắc hồng to như hạt đậu. Ông còn trao cho vợ cả một ngàn scudi vì "các ông hoàng thường làm như vậy với hoàng hậu khi họ sinh hạ quý tử".

Ngôi nhà chật cứng những người họ hàng chưa từng gặp mặt rồi cả hoa và bánh ngọt. Bà bác xơ xưng tội Teresa mang theo một đoàn thiếu nữ là con cái của các gia đình quyền quý, các cô đều sắp vào tu viện, mỗi người mang một món quà tặng cho sản phụ: người thì tặng một chiếc thìa bạc, người thì hộp kim chỉ khâu hình trái tim, người lại mang đến một cái gối thêu tay hay đôi dép xỏ đính nổi hình ngôi sao.

Ông anh cả Signoretto lại ngồi cạnh cửa sổ gần một giờ, uống một cốc sôcôla nóng, một nụ cười hạnh phúc đọng mãi trên môi. Cùng đến với ông là cô em Agata với ông chồng Diego và lũ con mặc lễ phục.

Anh Carlo cũng từ tu viện San Martino delle Scale đến, mang tặng cô em một cuốn Kinh Thánh được một thầy tu chép tay từ thế kỷ trước và điểm xuyết những hình tiểu họa có màu sắc tinh tế.

Hai đứa con gái lớn ganh tị vì bị bỏ quên nên ra vẻ không quan tâm đến thằng em trai mới sinh. Chúng lại tiếp tục thói quen đi sang chỗ Lina và Lena để rồi bị lây chấy. Chị bếp Innocenza hết chải tóc chúng với dầu đốt lại chải với dấm nhưng chỉ có lũ chấy lớn là lăn ra chết còn bọn còn trong trứng thì vẫn sống và tiếp tục sinh sôi nhanh chóng. Vậy là phải quyết định cạo trọc đầu hai đứa, mỗi khi nhìn chúng đi ra ngoài như tù nhân với cái đầu trọc lốc và cái vẻ rụt rè là Innocenza lại phì cười.

Ông bố Marianna quyết định lưu hẳn lại biệt thự để "có thể nhìn ra màu mắt của thằng nhóc". Ông ta nói mắt trẻ sơ sinh rất hay đánh lừa ta, rằng ông không biết chúng thực sự là màu gì, mỗi lần bế thằng bé ông lại hát ru như thể nó là con ông vậy.

Mẹ cô thì chỉ đến một lần, việc đi lại làm bà thấy quá mệt mỏi đến mức sau chuyến đi như vậy bà phải nằm liệt giường tới ba ngày. Với bà đoạn đường từ Palermo đến Bagheria như dài vô tận" với những cái hố sâu "như vực", cái nắng "mọi rợ và bụi mù "khốn kiếp".

Bà thấy Mariano "quá đẹp không giống con trai và "một vẻ đẹp như thế lớn lên sẽ dùng làm gì đây?", bà đã viết như thế trên một mẫu giấy màu xanh nhat có mùi hoa viôlét. Rồi bà nhìn thấy đôi chân thằng bé và khẽ nhay vào đó: "Ta sẽ cho nó làm vũ công." Lần này, khác với mọi khi bà viết rất nhiều và thậm chí còn viết một cách vui vẻ Bà cười nói, ăn uống, nhịn nhai thuốc lá được vài giờ, rối bà cùng chồng trở về phòng dành cho khách và họ ngủ cho đến tận mười một giờ sáng hôm sau.

Tất cả người làm ai cũng muốn bế đứa bé trai đã bao lâu trông chờ: người chăn bò Ciccio Calò trìu mến bế nó trên đôi tay chai sạn, chằng chịt vết sẹo, vết cắt đen sĩ. Lina và Lena hôn lên miệng và đôi chân nhỏ xíu với vẻ dịu dàng hiếm thấy. Cả Raffaele Cuffa cũng nhân cơ hội mặc chiếc áo khoác dài mới vải gấm Ả rập với màu truyển thống của gia đình Ucrìa, ông đến cùng bà vợ Severina chẳng mấy khi ra ngoài vì bệnh đau đầu nặng đến mức gần như bị mù. Người làm vườn Peppino Geraci thì đến cùng bà vợ Maria và năm người con, đứa nào cũng có tóc và lông mi màu đỏ hoe, rụt rè đến nỗi chẳng dám nói gì. Người đánh ngựa Peppino Cannarota đến với thằng con trai lớn, nó cũng làm vườn cho nhà Palagonia.

Đứa bé được họ chuyền tay từ người này sang người khác như thể nó là Đức Chúa hài đồng vậy, họ cười ngờ nghệch, giẫm chân lên cả áo lễ dài của nhau rồi thi nhau hít hà cái mùi thơm tho tỏa ra từ cơ thể bé xíu của cậu ấm.

Trong khi đó con bé Manina bò khắp phòng, chỉ có chị bếp Innocenza là để mắt tới con nhỏ. Cả hai bò chồm hỗm dưới mấy cái bàn trong khi khách khứa nhộn nhịp ra vào, giẫm đạp lên những tấm thảm quý mua từ xứ Erice, nhổ vào mấy cái bình xứ Caltagirone, vốc cả nắm kẹo dồi xử Catania) từ cái khay đẩy mà Marianna để cạnh giường ngủ.

Một buổi sáng, cha Marianna đến với một món quà bất ngờ: một bộ đồ viết cho cô con gái câm điếc, đó là một cái túi lưới màu bạc bên trong có một cái lọ có nắp xoay được dùng để đựng mực, một hộp thủy tinh dùng để đựng bút, một túi da nhỏ đựng giấy thấm và cả một cuốn sổ tay nhỏ được nối với một sợi dây buộc vào cái túi lưới. Nhưng thứ ngạc nhiên nhất chính là cái bảng nhỏ gấp được, làm bằng gỗ rất nhẹ và có thể đeo ở đai lưng bằng hai sợi dây kim tuyến. Tưởng nhớ Maria Luisa xứ Savoia Orléans(2), hoàng hậu trẻ nhất và thông minh nhất của vương quốc Tây Ban Nha, mong rằng bà sẽ là một tấm gương cho con, Amen!", người cha đã viết như vậy để khai trương bộ đồ viết của Marianna.

Trước thái độ khẩn khoản của cô con gái, ông đã ngồi viết ngắn gọn câu chuyện về bà hoàng hậu qua đời năm 1714 và chưa bao giờ bị quên lãng này.

"Một thiếu nữ có thể không đẹp nhưng rất mạnh mẽ. Là con gái của Vittorio Amedeo(3), đức vua của chúng ta từ năm 1713 và công chúa Anna xứ Orléans), cháu gái vua nước Pháp Louis XIV(2), năm mười sáu tuổi bà đã trở thành vợ của hoàng tử Filippo V(3), sau này là vua Tây Ban Nha. Chẳng bao lâu sau người chồng phải đi chinh chiến ở Ý và được người ông họ, thái tử nước Pháp gợi ý, bà quyết định nhiếp chính. Những người rì rầm phản đối nhất thì đặt câu hỏi: Một cô gái mười sáu tuổi làm thế nào mà đứng đầu Nhà nước được? Nhưng sau đó ai cũng phải thừa nhận đó là sự lựa chọn không thể đúng đắn hơn. Bà hoàng hậu trẻ Maria Luisa trên thực tế có năng khiếu làm chính trị. Bà bỏ ra hàng giờ ở Hội đồng để nghe tất cả những gì mọi người nói rồi đưa ra những nhận xét ngắn gọn nhưng thấu đáo. Khi một diễn giả nào đó nói quá nhiều và toàn là những điều vô bổ, bà lôi từ dưới gầm bàn ra một bức thêu và chỉ tập trung vào nó. Và cuối cùng mọi người cũng hiểu ra căn nguyên của hành động ấy nên mỗi khi thấy bà lấy bức thêu ra là họ biết cần cắt ngắn bài diễn thuyết. Với cách làm như vậy bà đã khiến các phiên họp Hội đồng Nhà nước diễn ra nhanh chóng và đi vào nội dung cụ thể.

"Bà thường xuyên trao đổi thư từ với người ông họ là Vua Mặt trời và luôn nghe theo lời khuyên của ông một cách ngoan ngoãn nhưng khi cần từ chối điều gì, bà vẫn nói không một cách khẳng khái đáng kinh ngạc. Những người lớn tuổi sững sờ vì trí thông minh của bà. Nhân dân yêu mến bà."

"Khi quân đội Tây Ban Nha thất bại thảm hại trên các chiến trường, bà hoàng hậu trẻ Maria Luisa đã làm gương cho tất cả mọi người khi cho bán tất cả đồ trang sức của mình và đích thân đi đến nhà từ người giàu nhất đến kẻ nghèo nhất để quyên góp tiền tái thiết quân đội. Khi bà sinh người con đầu lòng, hoàng tử xứ Asturie, bà nói nếu được tự mình quyết định, bà sẽ ôm con cưỡi ngựa ra mặt trận. Và ai cũng biết bà hoàn toàn làm được điều đó."

"Khi nhận được tin về chiến thắng tại Brihuega và Villaviciosa, bà hoàng hậu vui đến mức xuống đường hòa mình cùng mọi người dân, nhảy múa, ca hát cùng họ."

"Sau khi người con thứ hai ra đời nhưng lại chết chưa đầy một tuần sau đó, bà bị chứng viêm amiđan nhưng bà không hề than vãn, bà tìm cách che chỗ sưng bằng cái cổ áo xếp. Người con tiếp theo là hoàng tử Ferdinando Pietro Gabriele ra đời và may mắn sống sót nhưng căn bệnh của bà càng trở nên trầm trọng. Các bác sĩ nói bà bị lao phổi. Cũng chính vào thời điểm này, cha chồng bà, Thái tử (1) qua đời; tiếp theo đó là chị gái bà, Maria Adelaide, cùng chồng và con trai đầu cùng chết vì bệnh đậu mùa."

"Hai năm sau, khi biết đã đến lúc phải ra đi, bà xưng tội và rửa tội rồi vĩnh biệt chồng cùng các con với một sự bình thản đáng kinh ngạc. Bà tắt thở năm hai mươi tư tuổi và trong cuộc đời mình bà chưa từng thốt lên một lời than vân."

Toàn bộ người thân trong gia đình trốn chạy đi nơi khác đúng cái ngày người ta phát hiện ra một trong những Khá con của Peppino Geraci bị bệnh đậu mùa. Lại một đợi dịch đậu mùa khác ở Bagheria! Đây là đợt dịch thứ hai kẻ từ khi Marianna bắt đầu biến khu nhà cũ thành biệt thự, Đợt dịch đầu đã giết chết rất nhiều người, trong số đó có mẹ của người chăn bò Ciccio Calò, thằng con trai độc nhất nhà Cuffa và cũng kể từ đó bà vợ Severina khốn khổ của Cuffa mắc chứng đau đầu khủng khiếp đến mức lúc nào cũng phải quấn quanh thái dương một dải vải thấm đẫm dấm, vậy nên chỗ nào bà đến cũng vương đầy mùi chua nồng nặc.

Nhiều người cũng chết trong đợt dịch thứ hai: hai trong số bốn đứa con còn lại của của Peppino Geraci, cô bạn gái đã đính hôn của con trai người đánh xe Peppino Cannarota, nổi tiếng là xinh đẹp ở xứ Bagheria này và cũng là người hầu nhà Palagonia. Lại thêm hai người đầu bếp nhà Butera và bà công chúa già Spedalotto, người mới chỉ vừa chuyển sang ở ngôi biệt thự mới cách đó không xa.

Cả bà bác Manina trước đó được hai người đánh xe dìu đến, người quấn chặt trong cái khăn choàng bằng len và hay bế thằng bé Mariano bằng đôi tay gầy giơ xương cũng đã qua đời. Không ai biết có phải bà chết do dịch đậu mùa hay không. Bà ra đi chính ở trong biệt thự nhà Ucrìa mà không ai hay biết. Mãi hai ngày sau người ta mới phát hiện ra: bà nằm dựa trên giường như một con chim lông xù, cái đầu nhẹ tênh, sau này ông bố viết là "nhẹ như một quả hạnh nhân rỗng".

Hồi trẻ bà bác Manina được rất nhiều người theo đuổi, "bà có khuôn mặt nhỏ nhắn và thân hình như nàng tiên cá, đôi mắt lôi cuốn và mái tóc óng ả làm cụ cố Signoretto phải từ bỏ ý định cho bà đi tu để khỏi làm mất lòng những người ngấp nghé dạm hỏi bà. Hoàng thân xứ Cutò muốn lấy bà làm vợ, rồi cả công tước xứ Altavilla, nam tước xứ San Giacomo và bá tước xứ Patanè, nam tước xứ San Mar-tino. Nhưng bà không muốn lấy chồng mà ở lại nhà cha mẹ. Để trốn tránh việc kết hôn, bà đã phải giả vờ bị bệnh trong nhiều năm," ông bố viết. "Nhưng rồi bà lại mắc bệnh thật và không ai hiểu đó là bệnh gì. Bà ho đến gập cả người lại, tóc rụng và ngày càng gầy gò, ngày càng nhẹ cân."

Bệnh tật là thế nhưng bà bác Manina cũng sống đến gần tám mươi tuổi, ai cũng muốn mời bà đến dự tiệc vì bà là người có khiếu quan sát và bắt chước mọi người dù già hay trẻ, gái hay trai, làm bạn bè khách khứa ôm bụng mà cười.

Cả Marianna cũng cười dù không nghe được bà nói gì. Chỉ cần nhìn con người nhỏ nhắn và nhanh nhẹn của bà, xem bà múa đôi tay như nhà ảo thuật ra sao, bắt chước vẻ ăn năn của người này, vẻ cục mịch của người kia và vẻ tự phụ của người khác nữa là hoàn toàn bị bà chinh phục.

Bà còn biết đến như một người ác khẩu nên ai cũng muốn kết bạn với bà để khỏi bị nói xấu sau chẳng ai lung lạc được bà: thoạt nhìn thấy ai đó trông có lưng. Nhưng

vẻ buồn cười là bà bêu xấu ngay. Dẫu vậy bà không phải người bản chất hay thóc mách chuyện người khác mà bà thường để ý nhiều đến những hành động, thái độ thái quá của kẻ keo kiệt, người tự phụ, hay kẻ yếu đuối, người dại dột. Đôi khi những câu nói của bà chuẩn xác đến mức trở thành những câu ngạn ngữ. Khi miêu tả hoàng thân Rau, bà nói "ông ta coi rẻ tiền bạc nhưng đối xử với mấy đồng xu như chị gái mình". Hay khi nói về hoàng thân Des Puches, người nổi tiếng là lùn và đang chờ vợ sinh con "ông ta lo lắng đi đi lại lại dưới gầm giường". Rồi thì gọi tử tước xứ Palagonia là "cái cán chổi không hoài bão. Và rất nhiều những cách nói tương tự như thế làm mọi người rất thích thú.

Về thằng bé Mariano, bà thều thào nói nó là "con chuột nhắt có cái vẻ của một chúa sơn lâm đội lốt chuột nhất". Nói xong bà quay ra nhìn xung quanh với đôi mắt long lanh chờ đợi một tràng cười. Giờ thì bà như một nghệ sĩ trên sân khấu và không bao giờ chối bỏ công chúng của mình.

Một lần bà nói "Khi chết ta sẽ xuống địa ngục. Rồi bà thêm vào "Nhưng mà địa ngục là cái gì nhỉ? có giống như Palermo mà không có hiệu bánh ngọt không? Ta vốn chẳng thích đồ ngọt rồi." Và một lúc sau: "Nói tóm tại ta vẫn hợp với cái phòng khiêu vũ nơi đầy rẫy những thiên thần hơn, tức là thiên đường ấy mà."

Bà ra đi một mình, không làm phiền ai. Không ai khóc. Nhưng những câu nói mặn mà và cay đến rách lưỡi như cá cơm ngâm mắm ớt của bà vẫn tiếp tục lưu truyền.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top