Mao những năm tháng chưa được biết
Mao: Câu Chuyện Không
Ðược Biết
Chương 1:
Trong cuốn Mao tuyển, Mao Trạch Ðông viết là chủ nghiã
cộng sản (CS) ở Trung Quốc (TQ) phải bắt đầu với sự nổi
dậy của giới nông dân, thay vì công nhân như Marx và
Lenin vận động, và tự cho đây là 1 khám phá đặc thù của
ông ta khi áp dụng chủ nghiã CS vào TQ vì rằng ông ta là
người xuât thân nông dân và hồi còn trẻ ông ta đã rất xúc
động khi chứng kiến sự nổi dậy và bị đàn áp của giới nông
dân nơi ông ta sinh trưởng. Thực ra đây là chuyện ba xạo,
vì tất cả các bản báo cáo của Mao cho Đảng CS Liên Xô
(ĐCSLX) trong năm năm sau khi Mao gia nhập đảng
không có 1 dòng nào về giới nông dân. Tất cả các cuôc nổi
dậy và bị đàn áp của nông dân trong những năm này
không hề làm Mao xúc động như ông ta viết sau này. Các
báo cáo của ông cho Quốc tế Cộng sản đệ tam về con số
nông dân chết vì đói lên đến hàng trăm người mỗi ngày
không bày tỏ một sự xúc động nào về những thảm kịch
này, thế nhưng lại chứa đựng đầy sự hưng phấn khi ông
ta viết về giới sinh viên. Sau này Mao viết sách tự cho
mình là người gốc nông dân, nhưng thực ra khi còn trẻ
ông ta luôn tìm cách chối bỏ nguồn gốc nông dân của ông.
Mao bắt đầu được đi học năm 8 tuổi, nhưng chỉ là học với
thầy đồ dậy tại nhà. Vốn là một đứa trẻ ngỗ nghịch Mao bị
đuổi học nhiều lần. Mao không bao giờ tỏ ra thích thú làm
ruộng. Khi bị cha ép ra làm ruộng, Mao bỏ nhà trốn đi và
chính thức ghi danh học ở một ngôi trường cách quê ông
25 km, khi đó Mao mới 16 tuổi và vừa mới chết vợ (Mao bị
ép lấy vợ năm 14 tuổi, người vợ này hơn Mao 4 tuổi).
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chính ở ngôi trường này Mao được nghe tới châu Âu,
châu Mỹ lần đầu tiên và được học về Napoleon,
Washington, vân vân. Thế nhưng Mao chỉ ở đây có 6
tháng. Mùa xuân 1911, Mao lại khăn gói đi Trường sa.
Trường Sa là một thành phố lớn với rất nhiều trường học,
nhưng không có trường nào giữ Mao được lâu. Bị cha đe
dọa cắt trợ cấp Mao ghi danh vào một trường sư phạm
năm 1913, lúc đó Mao mới 19 tuổi. Năm 1918 Mao ra
trường nhưng không kiếm được việc làm, ông bỏ đi Bắc
kinh một năm mà cũng không kiếm được việc, nên lại trở
về Trường sa, đúng lúc một giáo sư cũ của ông đang cần
người.
Chương 2:
Ðảng CSTQ được thành lập theo lệnh của Liên Xô: Tháng
4 năm 1920 Cộng sản Quốc tế đệ tam gởi một đại biểu,
Grigori Voitinsky, sang Trường Sa gặp giáo sư Trần Ðộc
Tú để thành lập đảng CSTQ với lời hứa hẹn sẽ được Liên
Xô giúp đỡ 100% về mặt tài chính, nhân sự cũng như vũ
khí. Ðảng được thành lập vào tháng 8 năm đó. Dù Mao
chẳng phải là đảng viên lúc đó, ông đã được Trần Ðộc-Tú
giao nhiệm vụ trông coi tiệm sách của đảng ở Trường sa.
Sau vài tháng làm việc, Mao đã nhờ một người bạn trông
coi cửa tiệm, còn Mao thì dựa vào uy tín của giáo sư Trần
Ðộc-Tú để làm các dịch vụ khác như liên lạc với các nhà
xuất bản sách, thư viện, đại học khắp nước. Nhờ thế khi
có chút uy tín, Mao được tuyển chọn làm Hiệu trưởng một
trường tiểu học.
Không ai được biết Mao gia nhập đảng năm nào, nhưng
chắc chắn Mao không phải là một trong những người
thành lập đảng, như tài liệu hiện thời tuyên truyền. Sự kiện
ĐCSTQ được thành lập vào tháng 8 năm 1920, chứ không
phải 1921 như tài liệu sau này của đảng, được in rõ ràng
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
trong những sách báo xuất bản bởi Cộng sản Quốc tế đệ
tam khi đó. Lý do của sự sửa đổi này có lẽ là để ghép Mao
vào thành phần thành lập đảng.
Chương 3:
Ngay sau khi thành lập ĐCSTQ, Liên Xô đã bí mật xây
dựng một trại huấn luyện lính Trung quốc ở Siberia. Liên
Xô cũng bí mật thành lập một tổ chức tình báo với rất
nhiều nhân viên của họ, theo kiểu KGB (Komitet
Gosudarstvennoĭ Bezopasnosti)và GRU (Glavnoye
Razvedovatel noye Upravlenie, Main Intelligence
Directorate), ở Quảng đông, Thượng hải và Bắc kinh.
Ngày 3 tháng 6 năm 1921, hai nhân viên tình báo thuộc
Ban Viễn Ðông của Cộng sản Quốc tế đệ tam, Nikolsky và
Maring, tới Thượng hải yêu cầu ĐCSTQ tổ chức đại hội
đảng lần thứ nhất. Khi đó ĐCSTQ đã thành lập được 7 cơ
sở, mỗi cơ sở được gởi hai đại biểu tham dự đại hội, và
được cung cấp 200 quan chi phí di chuyển. Số tiền 200
quan thời đó là rất lớn, bằng hai năm lương của Mao. Ðại
diện Trường Sa là Mao Trạch đông và một người bạn thân
của ông tên Ho Shu-heng. Ðây là bằng cớ đầu tiên Mao
nhận tiền của Liên Xô. Ðại hội ĐCSTQ lần đầu này chỉ có
13 đại biểu, đại diện cho 57 đảng viên, gồm toàn ký giả,
sinh viên và thầy giáo. Không có ai là công nhân. Ở đại hội
này Mao hoàn toàn chìm lỉm, hầu như ông không có phát
biểu gì. Khi đại hội chấm dứt, mỗi đại biểu được phát 50
quan nữa để đi về và Mao đã dùng số tiền này để đi thăm
cảnh ở Hàng châu và người bạn gái Si-Yung ở Nam kinh,
dù lúc đó Mao vừa lấy người vợ thứ
Dương Khai Tuệ (1901-1930) - Vợ thứ 2 của
Mao
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Người vợ thứ hai này tên là Dương Khai Tuệ, con gái của
một người thầy cũ của Mao. Dựa vào những bài thơ Mao
viết khi tán tỉnh Dương Khai Tuệ, ta có thể đoán biết là
Mao thật lòng yêu Dương Khai Tuệ dù rằng tình yêu này
chắc hẳn đã kết thúc sau ngày cưới. Dương Khai Tuệ để
lại một cuốn nhật ký trong đó bà bày tỏ tình yêu với Mao
một cách sâu sắc. Bà có 3 con với Mao. Sau khi bị Mao bỏ
rơi bà bị quân Tưởng bắt, và được đề nghị nếu chấp thuận
công khai tuyên bố ly dị Mao thì sẽ được tha bằng không
thì sẽ bị xử tử. Bà từ chối và bị xử tử ngày 14 tháng 11
năm 1930 cùng với đứa con lớn, lúc đó mới 8 tuổi. Cũng
cần biết là dù yêu Mao sâu sắc, Dương Khai Tuệ lại rất
khinh bỉ chủ nghiã CS.
Sau đại hội, Mao được trả lương 60 quan một tháng, và
sau này tăng lên đến 100 rồi có lúc lên tới 170 quan. Việc
nhận tiền Liên Xô đã làm nhiều đảng viên bức xức, nhưng
Mao thì không. Trong một lá thư gởi cho bạn, ông viết năm
1920, khi đang làm hiệu trưởng một trường tiểu học: "Ðời
sống thật là thê thảm. Mỗi ngày tôi phải liên tục làm việc từ
ba tới bốn tiếng không được nghỉ", và sau khi đi dự hội
nghị về ông viết: "Bây giờ tôi sống rất hạnh phúc. Thời
gian trong ngày tôi chỉ dùng để ăn và chăm sóc sức khoẻ.
Thiệt đã."
Tháng 1 năm 1923 với ý đồ xâm nhập Quốc dân đảng TQ
Liên Xô ra lịnh cho tất cả đảng viên ĐCSTQ phải gia nhập
Quốc dân đảng. Rất nhiều đảng viên ĐCSTQ chống lại lịnh
này, nhưng Mao thì tóm ngay lấy cơ hội này mà gia nhập
Quốc dân đảng. Mao thủ đắc hai điều lợi: phía Liên Xô thì
coi Mao là kẻ biết vâng lời, do đó đã thăng chức cho Mao
làm phụ tá cho Tổng bí thư đảng lúc ấy là giáo sư Trần
Ðộc-Tú ; Phiá Quốc dân đảng thì cũng bổ nhiệm Mao vào
1 trong 16 người dự khuyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
dân đảng. Chỉ trong vòng một năm cái đảng cộng sản TQ
nhỏ xíu đã giành được những vị trí béo bở trong Quốc dân
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
đảng, thế nhưng sự tận tụy của Mao với Quốc dân đảng
đã có phản ứng ngược: Mao bị tố cáo là "cơ hội" và "hữu
khuynh", vì thế Mao bị thanh trừng khỏi Ủy ban Trung
ương ĐCSTQ, và cũng không được mời tham dự hội nghị
đảng vào năm sau, 1925.
Chương 4:
Bị đá văng ra khỏi vị trí lãnh đạo ở DCS, Mao bèn thử thời
vận ở Quốc dân đảng . Ông rời Trường Sa mà đi Quảng
đông. Chỉ trong hai tuần ông được giao cho quản lý bộ
tuyên truyền, và làm chủ bút tờ Chính trị Tuần báo. Tháng
2 năm 1926, 32 tuổi, Mao được QDÐ phong làm thành
viên sáng lập Ủy ban Vận động Nông dân Quốc gia và
đồng thời làm Hiệu trưởng trường đào tạo cán bộ cho tổ
chức này. Những cán bộ này có nhiệm vụ đi về nông thôn
xách động nông dân nổi lên lập thành phong trào nông dân
chống kẻ giàu. Khi Quốc dân đảng bắt đầu chiến dịch bắc
tiến để lật đổ chính phủ Viên thế Khải thì phong trào này
đang lập được nhiều thành tích, và dĩ nhiên hậu quả là xã
hội bị xáo trộn, bạo loạn nổi lên khắp nơi. Mao được QDÐ
điều về Hồ Nam để chỉ đạo phong trào.
Chính nơi đây Mao tận mắt chứng kiến phong trào đã biến
những người nông dân hiền lành thành những kẻ bạo
động. Họ đội cho nạn nhân một cái mũ giấy ghi tội và lôi
kéo các nạn nhân đi khắp phố, theo sau là một đám đông.
Nhiều nạn nhân bị đánh đập tới chết, trong khi những
người đứng coi la lớn: "giết nó đi". Sự kiện này đã kích
thích Mao. Ông viết trong bản báo cáo tháng 3 năm 1927:
"Sự dã man nơi đây đã bơm vào người tôi một kích thích
tố mới. Thật tuyệt vời". Theo Mao, trật tự xã hội cần phải
được đập nát trước khi xây dựng một xã hội mới, và điều
này lọt vào mắt xanh của những người Cộng sản Liên Xô.
Vì thế, Mao được chọn cho trở lại Ủy ban Trung ương
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
đảng, dù chỉ là dự khuyết.
Trong khi đó, càng ngày càng có nhiều đảng viên Quốc
dân đảng lên tiếng chống đối sự bạo loạn đang gia tăng
này. Ngày 6 tháng 4 năm 1927 trong một cuộc kiểm tra đột
xuất tại một cơ sở của Liên Xô, chính phủ Bắc kinh đã
khám phá những tài liệu chứng tỏ Liên Xô đã móc nối và
gài gián điệp với mục đích lật đổ chính phủ dân quốc.
Những tài liệu này cũng tiết lộ liên hệ giữa Liên Xô và
ĐCSTQ. Ngày 12 tháng 4, tư lệnh quân đội Tưởng Giới
Thạch ban lệnh thanh trừng ĐCSTQ. Ông ra lệnh cho
quân đội tấn công vào những cơ sở của ĐCSTQ, bắn
thẳng vào những đám biểu tình chống đối, và giam giữ
nhiều thành viên lãnh đạo Công đoàn, một số bị tra tán và
giết chết. Một danh sách 197 đảng viên ĐCSTQ cần bắt
được công bố, Mao có tên trong đó. Một điều trớ trêu là
phụ tá đắc lực của Chủ tịch Quốc dân đảng Uông Tinh Vệ
chính là Mao trạch Ðông. Uông Tinh Vệ bàn giao chức
Chủ tịch đảng lại cho Tưởng Giới Thạch.
Trong khi đó, phía ĐCSTQ Trần Ðộc Tú cũng đã bị
Lominadze thay thế bởi Chu Ch'iu pai, và Mao được thăng
thưởng vào Bộ chính trị.
Chương 5:
Phản ứng lại lệnh săn bắt của Tưởng, Stalin ban lệnh cho
ĐCSTQ cấp tốc rút quân đội ra khỏi quân đội của Tưởng
mà lập quân đội riêng và rút về bờ biển phía nam để nhận
súng đạn do Liên Xô chuyển đến. Tháng 7 năm 1927 trong
một cuộc họp khẩn của đảng Mao tuyên bố một câu sau
này được nổi tiếng khắp thế giới: "Sức mạnh đến từ nòng
súng". Thế nhưng với Mao thì súng thôi chưa đủ, để đạt
được những gì mình muốn Mao phải có cả súng và đảng.
Một kế hoạch được thành hình.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Khi đó 20 ngàn quân CS đã kịp thời rút ra khỏi quân đội
Tưởng và kéo về tụ tập ở Nam xương, thủ đô của Quảng
tây. Ðoàn quân này được lệnh tiến về Shantow để nhận
quân viện do Liên Xô gởi tới bằng đường tàu. Mao biết
rằng họ phải đi ngang Trường Sa nên Mao xin Trung ương
ĐCSTQ cho phép ông tổ chức một cuộc nổi dậy cho nông
dân ở Trường Sa để tạo nơi đây thành một căn cứ cho
đảng. Không biết gì về ngụy kế của Mao, Trung ương
ĐCSTQ cho phép. Các tay lãnh đạo cuộc nổi dậy họp
nhau tại tòa lãnh sự Liên Xô ở Hồ Nam từ ngày 15 tháng 8
để bàn biện pháp tổ chức cuộc nổi dậy nhưng tới ngày 18
tháng 8 Mao mới xuất hiện với lời xin lỗi là ông ta bận đi
điều nghiên thực tế. Lý do chính là Mao câu giờ để chờ coi
20 ngàn hồng quân có đi tới Trường Sa không. Khi biết
chắc là đoàn quân này đã bị tan rã, một phần chết vì uống
nước dơ, một phần đào ngũ, chỉ còn một số nhỏ chừng 1
ngàn người tới được biên giới Trường sa, Mao xuất hiện
và đề nghị tấn công Trường sa. Lúc đó lực lượng cộng sản
ở giáp giới Trường Sa có 3 nhóm: nông dân, thợ thuyền
thất nghiệp, và toán quân vừa tan vỡ còn sót lại. Lý do của
đề nghị này là nếu ở trên chấp thuận, Mao sẽ đương nhiên
được cử lãnh đạo 3 nhóm này. Mưu kế của Mao thành
công, Mao được cử làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận.
Thế nhưng vốn không có một căn bản quân sự, Mao phải
nghĩ ra một kế khác để bảo toàn lực lượng của mình. Cái
kế đó là Mao không có mặt cùng quân sĩ ngày dự định tấn
công vào Trường sa. Ba ngày sau trước khi đoàn quân
này bị chính phủ tấn công Mao xuất hiện, tuyên bố là đã
mất thiên thời nên đề nghị rút lui để bảo toàn quân đội.
Trung ương ĐCSTQ phải đồng ý, mà không biết đây là âm
mưu ngay từ đầu của Mao. Cuộc tấn công Trường Sa này
được sử sách TQ gọi là cuộc khởi nghiã mùa thu Trường
Sa do Mao lãnh đạo, thực ra đây không phải là một cuộc
khởi nghiã, vì chính Mao đã giết nó từ trứng nước. Kết quả
thì như ý muốn của Mao: bây giờ Mao đã có trong tay một
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
đạo quân khoảng 1500 người.
Chuyện kế tiếp là Mao phải di chuyển đám quân này tới
một nơi khác để xây dựng cơ sở cho mình. Mao kiếm
được một số binh sĩ ủng hộ ông, và dùng họ làm bồi pha
nước trước khi mời các sĩ quan của toán quân này tới họp.
Vì Mao là cán bộ Cộng sản duy nhất ở đây nên cuộc họp
tuy có căng thẳng mà cuối cùng các sĩ quan phải tuân lịnh
Mao để dời tới một căn cứ nằm sâu trong núi thuộc huyện
Ninh Cương, tỉnh Cường Sơn, cách đó 170 km. Tuy thế
khi tới nơi Mao chỉ còn khoảng 600 người. Tại đây Mao
sống nương nhờ một băng cướp khoảng 500 người, do
Viên Văn Tài và Vương Tặc (biệt danh Hổ Vương) cầm
đầu, vốn có quen biết Mao từ trước. Băng cướp này ban
đầu cũng nghi ngờ Mao tới để chiếm đất mình, thế nhưng
chỉ bốn tháng sau, khi thấy Mao và đồng bọn tấn công vào
thành Ninh Cương, và thẳng tay tàn sát sĩ quan và địa chủ
một cách quá ư man rợ thì họ thấy mình thua xa Mao, nên
đã tự nguyện phục tùng Mao. Thế là Mao đã cướp được
đất và quân của kẻ cướp.
Khi những chuyện của Mao đã làm tới tai Trung ương
đảng đặt tại Thượng hải thì Mao bị triệu hồi, nhưng Mao
đã phớt lờ lệnh này. Trung ương đảng bèn quyết định trục
xuất Mao ra khỏi đảng, thế nhưng vì Mao đã ẩn sâu trong
núi, phương tiện đi lại khó khăn, quân sĩ Mao không biết
chuyện này.
Tháng 4 năm 1928, một lực lượng gần 4 ngàn người của
hồng quân bị thất bại sau cuộc tấn công Hồ Nam đã chạy
tới nương nhờ Mao sau khi bị phe chính phủ ráo riết truy
đuổi. Ðứng đầu nhóm này là một tướng cộng sản tên Chu
Ðức (Chu Đức). Chu Ðức đã từng đi Ðức, và gia nhập
đảng cộng sản trước khi sang Nga thụ huấn về quân sự.
Một liên minh Chu Ðức-Mao được thành hình, Chu Ðức
lãnh đạo về quân sự, Mao lãnh đạo về đảng. Ðơn xin phép
được hợp thức hoá vai trò của Mao tới tay Stalin ngày 26
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tháng 6 năm 1928 và mọi đòi hỏi của Mao được Stalin
chấp thuận hoàn toàn. Theo Stalin Mao có đầy đủ đức tính
của một lãnh tụ cộng sản, và bây giờ với quân đội trong
tay Mao hơn hẳn các nhóm cộng sản khác. Mao được
Stalin đánh giá có khả năng cao nhất thành công thiết lập
chế độ CS ở TQ.
Hà Tử Trân (1909-1984) - Vợ thứ 3 của Mao
Cũng trong năm 1928 tại căn cứ này Mao lấy vợ lần thứ
ba. Hà Tử Trân lấy Mao vì cần bảo vệ tại một nơi mà đàn
ông nhiều hơn đàn bà, thế nhưng chỉ sau một năm bà
cương quyết đòi bỏ Mao nhưng Mao không cho phép. Bà
có 6 con với Mao sau 10 năm sống chung, sang Moscow
chữa bệnh tháng 10 năm 1937 và sống luôn ở đó cho tới
khi chết trong một nhà thương tâm thần.
Chương 6:
Ngày 14 tháng 1 năm 1929 lực lượng Chu Ðức-Mao xuống
núi, chỉ vài ngày trước khi căn cứ của họ bị Tưởng tấn
công. Khi tin tức căn cứ của họ bị tấn công, và vợ Chu
Ðức bị chặt đầu tới tai Chu Ðức thì ông này mất hết tinh
thần. Ðây là cơ hội bằng vàng cho Mao lật Chu Ðức mà
nắm gọn luôn vừa đảng vừa quân sự. Chu Ðức cũng
không chống đối gì.
Tháng 3 năm đó Mao tấn công và thành công chiếm được
Tinh Châu, một thành phố khá lớn và giàu có. Quân đội
Mao lần đầu tiên được phát quân trang.
Tháng 6 cùng năm Thượng hải gởi tới một nhân viên tên
Liu An-gong để nắm vị trí thứ 3, sau Mao và Chu Ðức. Thế
nhưng với An-gong bên cạnh, Chu Ðức đã thách thức vai
trò lãnh đạo của Mao. Vì hầu hết quân sĩ đều theo Chu
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ðức, Mao bị loại ra khỏi ban lãnh đạo một lần nữa trong
một cuộc bỏ phiếu.
Phải giã từ bộ chỉ huy, nhưng không chiụ thua, Mao chờ
đợi cơ hội. Ngày 10 tháng 7, khi đại hội đảng vừa bắt đầu
khai mạc thì Mao tung tin là quân chính phủ đang tới đánh.
Các đại biểu nhanh chóng giải tán, thế là Mao cho người
điền vào các chỗ trống và bỏ phiếu bầu người của Mao
vào các chức vụ quan trọng. Ðể trả thù Chu Ðức, Mao bí
mật liên minh với một sĩ quan của Chu Ðức là Lâm Bưu,
và cuối tháng 7 năm 1929 khi quân Tưởng tới đánh thì lực
lượng của Lâm Bưu thay vì tới họp mặt với Chu Ðức theo
kế hoạch để chống Tưởng, đã rút đi theo Mao. Chỉ còn lại
với một nửa quân đội, Chu Ðức chỉ đành nhờ Trung ương
đảng tìm biện pháp giải quyết. Vận may một lần nữa lại
đến với Mao vì lúc đó Stalin đang sợ hãi phong trào
Trotsky mà giáo sư Trần Ðộc-Tú , sáng lap vien ĐCSTQ,
là một thành viên đắc lực. Trần Ðộc-Tú một thời là người
đỡ đầu của Mao, nên Stalin quyết định ra mặt ủng hộ Mao,
vì sợ nếu không thì Mao sẽ theo Trần Ðộc-Tú mà gia nhập
phe Trotsky. Chu Ðức đành viết thư mời Mao trở lại ghế
lãnh đạo, và dĩ nhiên một người như Mao thì phải để Chu
Ðức khẩn khoản năn nỉ nhiều lần trước khi cho phép Chu
Ðức được gởi quân tới đón về.
Chương 7:
Sau khi Tưởng Giới Thạch thành lập chính phủ dân quốc
ở Nam kinh năm 1930, việc làm đầu tiên của ông là càn
quét đám lãnh chuá. Nhiều trận chiến đẫm máu xảy ra.
Liên Xô thấy đây là cơ hội để họ bành trướng thế lực của
đảng, nên Chu Ân Lai được gọi sang Moscow báo cáo về
tình hình ĐCSTQ lúc đó. Chu khi đó đã nắm nhiều chức vụ
quan trọng trong đảng như lãnh tụ tổ chức guồng máy gián
điệp và ám sát, cũng như đã từng nắm chức vụ bí thư
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
đảng tại Thượng hải từ năm 1928. Chu báo cáo hiện có
62700 quân, chia thành 13 quân đoàn, trong đó quân đòan
Mao-Chu Ðức là lớn nhất với 15 ngàn người.
Trong khi Chu Ân Lai đi vắng, người thay thế Chu là Lý
Lập Tam quyết định phát triển thế lực bằng cách chiếm lấy
mấy thành phố lớn như Nam xương và Trường sa. Mao
được phân công tác đánh Nam xương, nhưng vốn là một
người thực tế Mao không nghĩ là hồng quân có thể chiếm
được những thành phố này. Thế nhưng Mao thấy đây lại là
một cơ hội cho Mao lãnh đạo luôn quân đoàn lớn thứ hai
của ĐCSTQ, lúc đó dưới quyền Bành Ðức Hoài, nên sốt
sắng nhận lời. Mao dẫn quân đòan của mình đi theo
hướng bắc tiến về Nam xương, thế nhưng khi tới địa đầu
Nam xương thì Mao lại dẫn quân quay về Trường Sa mà
Bành đã vừa chiếm được ngày 25 tháng 7, nhưng đang bị
chính quyền Nam kinh (có sự trợ giúp của Mỹ) cố giành lại.
Mao cho người báo về Thượng hải là quân đòan Bành
đang bị thiệt hại nặng, thế nhưng lại báo với Bành là cần
Bành tới giúp. Khi Bành tới gặp Mao thì Mao giành ngay
lấy quyền chỉ huy và ép Bành làm phụ tá, và ra lệnh đánh
chiếm lại Trường sa. Mao lý luận là với hai quân đòan hiệp
lực họ dư sức đánh chiếm Trường sa, thế nhưng trong khi
Bành ra sức tấn công thì Mao chỉ đứng ngó (theo báo cáo
của GRU cho Moscow). Sau ba tuần tấn công với nhiều
tổn thất, dĩ nhiên quân đòan Bành tổn thất nhiều hơn, Mao
đề nghị hưu chiến và rút ra. Khi các sĩ quan dưới quyền
Bành không chiụ tuân lệnh rút lui, Mao ra lệnh thanh trừng
họ. Mao đổ lỗi sự thất bại trong cuộc hành quân này cho
Lý Lập Tam vì Lý Lập Tam ban lệnh tấn công, và ông này
bị triệu hồi về Moscow sau đó bị thất chức. Sách sử TQ
sau này cũng đổ lỗi cho Lý Lập Tam nhưng chính ra Mao
mới là người gây ra sự thất bại này. Trong khi đó, Mao
thành lập một ủy ban cách mạng toàn quốc, Mao làm chủ
tịch, để nắm trọn quyền lãnh đạo về quân đội, chính quyền
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
cũng như đảng.
Chương 8:
Theo lệnh của Moscow, Giang Tây được chọn làm căn cứ
hồng quân TQ. Một lần nữa Mao phải bày kế để giựt
quyền lãnh đạo ở đây, từ tay một cán bộ cộng sản tên là Li
Wenlin. Mao đề nghị triệu tập một hội nghị gồm tất cả các
đại diện đảng ở Giang Tây tại Pitou. Hội nghị dự trù bắt
đầu ngày 10 tháng 2, thế nhưng Mao đột nhiên đổi lại là
ngày 6, vì thế Li Wenlin không đến kịp. Mao và tay chân
chia nhau tóm gọn quyền hành. Những kẻ chống đối bị
thanh trừng một cách dã man. Trung ương đảng đóng ở
Thượng hải dĩ nhiên không chấp nhận, nên gởi một đại
biểu, Cai Shenxi, tới nắm quyền lãnh đạo thay Mao và đòi
Mao trở về trình diện. Biết được chuyện này Mao bàn giao
quyền lãnh đạo cho người em rể, Liu Shiqi, và để không
còn phải gởi báo cáo về Thượng hải nữa cũng như để đặt
Trung ương đảng vào sự kiện là đã có người thay Mao rồi,
Mao liền giả chết.
Hai tuần sau đó khi Thượng hải biết được Mao vẫn còn
sống, một văn kiện được gởi đi khắp các cơ sở của đảng
loan báo là mọi đảng viên chỉ nhận lệnh từ Trung ương
đảng bộ ở Thượng hải mà thôi. Dù văn kiện không nêu tên
Mao, nhưng đã khơi dậy một cuộc nổi loạn chống Mao ở
Giang Tây. Mao và Liu thẳng tay đàn áp. Trong vòng một
tháng cả ngàn người bị giết. Cuộc tàn sát chỉ chấm dứt khi
Mao kẹt đánh nhau ở Trường Sa giành quyền với Bành,
quân đội Giang Tây nổi dậy và đuổi Liu ra khỏi Giang Tây.
Liu trở về Thượng hải nhận lệnh mới, còn Mao trên đường
trở về Giang Tây, hy vọng giành lại được quyền lãnh đạo,
thì nhận được tin Cộng sản Quốc tế đệ tam đã thăng chức
cho Mao thành nhân vật số 1 của ĐCSTQ. Với quyền sinh
sát trong tay, Mao ra lệnh mở một cuộc thanh trừng quy
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
mô, tàn sát tất cả những ai chống đối ông ta. Chỉ trong một
tháng số người chết lên tới 4 ngàn người. Không chiụ
đựng được sự tàn ác của Mao, binh sĩ và dân chúng nổi
dậy chống Mao, thì may mắn thay cho Mao lúc đó có mặt
một phái đòan của đảng bộ Thượng hải. Phái đoàn khuyên
họ giải tán vì Mao có sự ủng hộ của quốc tế, và đề nghị
với họ là gởi bằng cớ dã man của Mao về cho Trung ương
ở Thượng hải. Dù với đầy đủ bằng cớ, Mao vẫn được
Stalin hết lòng tin tưởng. Ðược sự ủng hộ từ Moscow và
sự đồng loã từ Thượng hải, Mao lần này mở rộng cuộc
thanh trừng, hậu quả hàng chục ngàn người nữa, đa số là
đảng viên và quân sĩ, chết ở Giang Tây. Trang sách bi
thảm này của ĐCSTQ cho tới ngày hôm nay vẫn bị che
giấu.
Tuy nhiên chính sách khủng bố của Mao đã dẫn tới một
hiệu quả không ngờ trong cuộc chiến với quân Tưởng giới
Thạch sau đó. Khi quân Tưởng mở chiến dịch càn quét
hồng quân thì chiến lược của Mao là rút vào vùng an toàn,
dụ quân Tưởng đi sâu vào và khi thuận tiện thì bất ngờ đổ
ra đánh. Mao ra lệnh tất cả nhà cửa nơi quân Tưởng sắp
đi tới đều phải bị thiêu hủy, thực phẩm phải được chôn
giấu kỹ, và mọi người dân đều phải di tản. Vì khiếp sợ sự
tàn bạo của Mao, ai nấy đều tuân lệnh răm rắp. Chiến lược
này của Mao thành công không ngờ, tuy thế sự thành công
của Mao còn tùy thuộc thêm một yếu tố nữa mà khi đó
không ai biết: Liên Xô đã thiết lập được một mạng lưới tình
báo ở Trung quốc, và đã chia xẻ các tin tức tình báo này
cho ĐCSTQ. Ngày 30 tháng 12 năm 1930, nắm được
chính xác số lượng quân đội Tưởng và ngày giờ hành
quân Mao dùng một quân số hơn gấp năm lần mà bao vây
tiêu diệt toàn bộ quân đội Tưởng. Viên tướng tư lệnh bị
bắt, bị chặt đầu và thả trôi sông. Tháng 4 năm 1931 lại một
lần nữa Mao đẩy lui được đợt tấn công lần thứ hai của
quân Tưởng. Tức giận trước sự thất bại này, đầu tháng 7
năm 1931 Tưởng giới Thạch đích thân dẫn theo 300 ngàn
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
quân đi đánh, quân số của Tưởng gấp 10 lần hơn Mao.
Chỉ trong hai tháng quân Mao liên tục tháo lui, căn cứ điạ
hồng quân càng ngày càng rút nhỏ lại và quân đội Mao
đứng trước cơ nguy sụp đổ. Khi đó một cứu tinh của Mao
xuất hiện: Nhật bản. Nhật bản vừa chính thức phát động
cuộc chiến xâm lăng Mãn châu.
Ngày 18 tháng 9 năm 1931 Tưởng giới Thạch lên tàu ở
Nam kinh đi Giang Tây chuẩn bị tấn công căn cứ điạ cuối
cùng của Mao ở đó thì lúc 10 giờ tối cùng ngày quân Nhật
tấn công Shenyang, thủ đô của Mãn châu và một số thành
phố lớn. Viên tướng trấn thủ Mãn châu là Trương Học
Lương rút quân bỏ chạy mà không bắn một phát súng.
Ngày 19 tháng 9 Tưởng tới Giang Tây thì được tin Mãn
châu thất thủ, ông liền rút quân về lại Nam kinh. Tưởng
Giới Thạch, cũng như Trương Học Lương, tự biết quân đội
mình thua xa Nhật về mọi mặt nên ông không chính thức
tuyên chiến với Nhật, mà chỉ hy vọng sẽ thắng Nhật nhờ
vào điạ thế rộng lớn của TQ. Ông cũng hy vọng vào sự
can thiệp của Hội Quốc liên, và nhờ đó có đủ thời gian để
hiện đại hoá quân đội.
Ðể có đủ tiềm lực đánh Nhật, Tưởng phải ngưng chiến
dịch tiêu diệt Mao và kêu gọi Mao hợp tác đánh Nhật. Thế
nhưng trong con mắt chiến lược của Mao thì Tưởng nguy
hiểm hơn Nhật nhiều, nên Mao cương quyết tẩy chay
chuyện hợp tác, và khi quân Tưởng rút ra khỏi Giang Tây
quân Mao nhanh chóng chiếm lại những đất đã mất. Sự
kiện này đã được các sách giáo khoa ĐCSTQ viết ngược
lại là chính Tưởng đã không chiụ hợp tác chống Nhật.
Thực ra thì chính sách của Mao không bao giờ là chống
Nhật. Sau này chính Mao xác nhận: "Nếu không có Nhật,
giờ này chúng tôi còn ở trên rừng".
Ngày 7 tháng 11 năm 1931 Mao tuyên bố thành lập chính
phủ cách mạng ở Giang Tây, lấy Thụy Kim làm thủ đô, dù
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
không một quốc gia nào thừa nhận kể cả Liên Xô. Một ủy
ban nhân dân ra đời và Mao là thủ tướng kiêm luôn Chủ
tịch nước. Danh từ Chairman Mao (Mao chủ tịch) có từ đó.
Chương 9:
Mặc dù Moscow đã phong Mao làm Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, nhưng cũng đã phong Chu Ân-Lai làm tổng bí thư
đảng, và Chu Ðức làm tư lệnh quân đội. Tổng Bí thư đảng
CSTQ trước đó là Hướng Trung Phát đã bị QDÐ bắt giết
dựa vào một nguồn tin mật, mà có khả năng là đến từ
ĐCSTQ. Chu Ân-Lai, chứ không phải Mao, là người giữ
nhiệm vụ liên lạc và báo cáo với Liên Xô. Mục đích của
Liên Xô rõ ràng là không muốn Mao tự biên tự diễn.
Người dân ở đây ngay từ 6 tuổi phải gia nhập đoàn thiếu
niên, tới 15 tuổi thì có đoàn thanh niên, người lớn nếu
không vào quân đội thì cũng phải gia nhập đủ loại ủy ban,
đoàn thể. Mục đích là để kiểm soát lẫn nhau, và để chính
quyền dễ kiểm soát.
Tháng 3 năm 1933 Mao bắt đầu chiến dịch cải cách ruộng
đất. Ðịa chủ bị đấu tố, nếu không bị giết thì cũng bị phạt
đóng thuế, hoặc bắt đi dân công. Hàng chục ngàn người bị
bắt đi dân công, mà kết quả kinh tế càng ngày càng tụt
giốc. Dân chúng nhiều người bỏ trốn. Có nơi nổi dậy
chống lại chính phủ, và bị đàn áp dã man.
Trong 5 năm DCS nắm quyền (1931 - 1935) chỉ ở Thụy
Kim thôi đã có ít nhất 700 ngàn người chết, mà hơn phân
nửa có liên hệ tới "AB đoàn" (Anti-Bolshevik).
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chương 10:
Ngày 28 tháng 1 năm 1932 Nhật bản tấn công Thượng
hải. Quân đội TQ (Tưởng) chống lại kịch liệt và chịu nhiều
thiệt hại. Qua sự can thiệp của Hội Quốc liên, một hiệp
ước ngừng bắn tạm thời được ký kết. Trong thời gian hai
bên đánh nhau ĐCSTQ không bỏ lỡ cơ hội bành trướng
đất đai, nên sau khi ký ngừng bắn với Nhật, Tưởng giới
Thạch cương quyết phải "ổn định nội bộ" trước. Tháng 5
năm 1932 Tưởng bắt đầu chiến dịch tiêu diệt CS lần thứ
tư.
Trong khi đó tại Thụy Kim, Mao đã giành được quyền lãnh
đạo quân đội từ tay Chu Ðức sau khi được sự hậu thuẩn
của Chu Ân-Lai. (Ðể đạt được sự hậu thuẩn này Mao cho
rải truyền đơn khắp nơi ký tên Chu Ân-Lai lên án chế độ
Cộng sản dã man và trong khi đảng cố gắng thanh minh
với công chúng cũng như với Moscow rằng đây chỉ là thư
giả mạo, Mao ép Chu Ân-Lai phải liên hiệp với ông.) Khi
Tưởng mở đợt tấn công vào Giang Tây, Liên Xô ban lệnh
cho quân cộng sản trực diện đối kháng, thì Mao một lần
nữa chống lại lệnh đó mà ra lệnh rút quân, chiến lược của
Mao là wait and see. Các tướng lãnh hồng quân nhất định
chống lại lệnh của Mao, tình hình chỉ tạm thời lắng dịu khi
Moscow rút lại lệnh tấn công mà tuyên bố ủng hộ Mao.
Tháng 1 năm 1933 Bạc Cổ, một cán bộ cộng sản trung
ương được cử tới Thụy Kim (Bạc Cổ là người luôn luôn
xúi giục đảng hất cẳng Mao). Bạc Cổ, nhỏ hơn Mao 14
tuổi, được sự ủng hộ của tập thể thay thế Chu (Chu Ân Lai
không tham quyền cố vị như Mao) làm tổng bí thư đảng.
Bạc Cổ và Chu đánh thắng quân Tưởng nhiều trận và
buộc Tưởng phải rút quân vào tháng 3 năm 1933, chấm
dứt chiến dịch diệt Cộng lần thứ tư của Tưởng. Trong cuộc
chiến này, quân Tưởng không những phải chiến đấu
chống Cộng, mà còn phải đối phó với quân Nhật đang uy
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
hiếp Bắc kinh, sau khi họ đã dựng lên một chính phủ TQ
thân Nhật. Liên Xô cũng góp phần không nhỏ trong cuộc
chiến này bằng cách cung cấp những tin tức tình báo họ
thu lượm được cho hồng quân TQ.
Chương 11:
Tháng 9 năm 1933 Tưởng Giới-Thạch đem theo nửa triệu
quân tấn công vào Thụy Kim, mở đầu chiến dịch diệt Cộng
lần thứ năm. Lần này Tưởng đã có nhiều chuẩn bị hơn
qua việc ký hiệp ước hưu chiến với Nhật (tháng 5) và mở
mang thêm nhiều đường xá. Trước một lực lượng quá
hùng mạnh mà lại đông gấp 10 lần, quân Cộng sản co
cụm lại. Tháng 10 năm 1934, Mao không còn sự lựa chọn
nào ngoài đường di tản. Những người không được tin
tưởng đều bị hành quyết, con số lên tới hàng ngàn người.
Cuộc hành quyết diễn ra ở một ngọn đồi hoang vắng, cả
ngàn người bị giết và chôn chung trong một hố. Khi cái hố
quá đầy thì nạn nhân phải tự đào cho mình một lỗ và sau
đó họ bị buộc phải nhảy xuống hố rồi bị đâm chết. Có
người bị chôn sống.
Chế độ Cộng sản dã man ở Giang Tây chấm dứt khi Mao
rời bộ tổng tham mưu leo lên tàu bắt đầu một cuộc phiêu
lưu chứa đầy huyền thoại, lịch sử gọi là "Trường chinh".
Chương 12:
Khoảng 80 ngàn người chia thành ba đạo quân rút lui. Mao
cầm đầu một đạo quân, còn hai đạo quân kia do Lâm Bưu
và Bành Ðức Hoài cầm đầu. Ðoàn người, kéo dài cả mười
cây số, hiển nhiên là một mục tiêu dễ dàng cho quân
Tưởng truy kích, thế nhưng chính Tưởng Giới Thạch ra
lệnh cho quân đội chỉ theo dõi chứ không được tấn công.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Kế hoạch của Tưởng là mong muốn Mao đi ngang hai tỉnh
Quý Châu và Tứ Xuyên. Ðây là hai tỉnh lớn của TQ, nằm
trên lộ trình của Mao. Hai tỉnh này không chịu sự cai quản
của Tưởng, mà Tưởng thì không muốn gây thêm một cuộc
chiến tranh nữa với đám lãnh chúa ở đó. Theo tính toán
của Tưởng, khi đám quân của Mao đi ngang qua đó chắc
chắn sẽ làm đám lãnh chúa ở đó sẽ sợ hãi mà cầu cứu
Tưởng, đây là cơ hội cho Tưởng giành lại quyền kiểm soát
hai tỉnh này.
Một lý do thứ hai nữa mà Tưởng cho phép Mao an toàn rút
quân di tản là vì Tưởng đang muốn lấy lòng Liên Xô, trong
khi một cuộc chiến tranh với Nhật có thể bùng nổ bất cứ
lúc nào.
Lý do thứ ba là Tưởng đang vận động với Moscow để cho
phép con trai ông, Tưởng Kinh Quốc, được trở về TQ.
Tưởng Kinh Quốc qua Liên Xô du học khi Quốc dân đảng
còn đang được bảo trợ bởi Liên Xô vào những năm đầu
của thập niên 1920. Trong thời gian này Liên Xô đã gài rất
nhiều gián điệp vào bộ máy hành chánh của TQ và Quốc
dân đảng. Sau này khi Tưởng tuyên chiến với ĐCSTQ,
nhiều gián điệp được lệnh nằm yên chờ lệnh. Nhiều kẻ leo
lên tới những vị trí chóp bu trong chính quyền Tưởng, mà
Tưởng không hề hay biết. Người dẫn Tưởng Kinh Quốc
sang Liên Xô du học để bị giữ ở đó làm con tin là Thiệu
Lực Từ, hiển nhiên là một con cờ của Liên Xô thế nhưng
trong suốt 22 năm Tưởng cầm quyền Thiệu Lực Từ được
Tưỏng giao nắm những vai trò quan trọng trong Quốc dân
đảng cho tới ngày chiến thắng của ĐCSTQ. Bộ mặt thật
của Shao vẫn được giữ kín ngay cả dưới chế độ CS, tới
nay nhiều người vẫn cứ tưởng Shao chỉ là một cảm tình
viên, mà không biết hắn chính là một trong những thành
phần nồng cốt thành lập ĐCSTQ.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Tưởng Giới Thạch chỉ biết con mình đã bị giữ làm con tin
qua vợ Tôn Dật tiên, bà Tống Khánh Linh. Bà là chị của
Tống Mỹ Linh, vợ Tưởng Giới Thạch và cũng là một gián
điệp của Liên Xô. Sự thật bà là gián điệp của Liên Xô
được tiết lộ qua bức thư bà viết cho Vương Minh ngày 26
tháng 1 năm 1937: "Tôi phải báo cho đồng chí hay là
những diễn biến hiện tại có thể gây nguy hiểm cho vai trò
của tôi ở TQ trong những ngày sắp tới". Ðây là một sự
thật: Vợ của Chủ tịch Quốc dân đảng Tôn Dật tiên là cán
bộ cộng sản.
Chương 13:
Tháng 12 năm 1934 đoàn quân di tản "Trường chinh" tới
Quý Châu. Và đúng như Tưởng dự đoán, Mao đã nhanh
chóng biến từ khách thành chủ nhà. Tưởng liền điều động
quân chận các ngã đường khác mà để ngỏ hướng tiến về
Tứ Xuyên. Thế nhưng thực tế đã không diễn ra như
Tưởng mong muốn.
Trên đường đi tới Quý Châu Mao đã lôi kéo được hai
người, Wang Jia-xiang và Lạc Phủ, vào vòng tay mình
trong một âm mưu giành quyền lãnh đạo đảng. Cả ba đi
chung với nhau, thông thường là nằm võng. Mao tiết lộ
sau này: "Trong cuộc vạn lý trường chinh, tôi nằm trên
võng. Vậy tôi làm gì? tôi đọc sách". Tại cuộc họp ngày 15 -
17 tháng 1 năm 1935 để thảo luận tại sao hồng quân thất
bại ở Thụy Kim, Bạc Cổ và Otto Braun (một cán bộ cộng
sản người Ðức do Liên Xô gởi tới làm cố vấn) bị đổ hết
mọi lỗi lầm. Cuộc họp đưa tới quyết nghị sau: Braun bị
cách chức, Mao được vào ban bí thư (lúc đó gồm 7 người:
Bạc Cổ, Chu Ân-Lai, Lạc Phủ, Trần Vân (Trần Thiệu Vũ),
Hạng Anh, Vương Minh và Trương Quốc Ðào) và Bạc Cổ
vẫn được tín nhiệm là nhân vật số 1 cuả đảng. Dù chỉ sau
đó 3 tuần, cùng với Chu và Lạc Phủ, Mao thành công ép
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bạc Cổ nhường ghế lãnh đạo đảng cho Lạc Phủ. Ðể lôi
kéo sự hợp tác của Chu, Lạc Phủ (xúi bẩy bởi Mao) viết
báo cáo cho Moscow với tựa đề như sau: "Phúc trình về
thất bại quân sự của các đồng chí Bạc Cổ, Chu Ân-Lai và
Otto Braun". Sau khi Chu đồng ý hợp tác với Lạc Phủ và
Mao, tên Chu được rút ra.
17 tháng 1 quyết định là tất cả sẽ đi tới Tứ Cuộc họp ngày
15 để bắt tay với Trương Quốc Ðào đang đóng quân ở
phía bắc-Xuyên, Tứ Xuyên và để nhận viện trợ của Liên
Xô vì Tứ Xuyên rất gần với Mông cổ (hiện đang bị Liên Xô
chiếm đóng) và Tân cương. Thế nhưng Mao biết rõ là vị
thế của Lạc Phủ và Mao trong đảng có thể bị nguy hiểm vì
Trương Quốc Ðào từng làm Chủ tịch hội nghị đảng lần thứ
nhất năm 1921, Trương Quốc Ðào còn là thành viên
thường trực của Cộng sản Quốc tế đệ tam, và rất có uy tín
với Stalin. Trương Quốc Ðào cũng không "hiền", chính hắn
đã chủ trì và đích thân tham dự nhiều cuộc thanh trừng tàn
khốc.
Thế là thay vì tiến lên phía bắc bắt tay với Trương Quốc
Ðào, Mao lại quay về nam tấn công quân đội Tưởng đang
theo đuôi Mao. Ðây là một chuyện làm ngu ngốc, vì quân
Tưởng không hề có ý định tấn công Mao. Dĩ nhiên thoạt
đầu không ai chịu nghe ý kiến của Mao, nhưng Mao đã có
sự dàn xếp sẵn với Chu và Lạc Phủ. Bốn ngàn quân Mao
chết và bị thương trong trận này. Tàn quân hối hả làm
phao chạy trốn sang bên kia sông Hồng hà, bỏ lại các
quân cụ nặng. Trận đánh này gây ra một tổn thất lớn cho
hồng quân, nhưng đã cho Mao một lý do chính đáng để
không tiến về Tứ Xuyên: không còn sức đề kháng nếu gặp
quân Tưởng chận đầu ở Tứ Xuyên. Sử sách Trung quốc
viết là trong trận đánh này Mao đã kịp thời rút quân, cứu
hồng quân khỏi bị thiệt hại nặng nề, mà không viết rằng
chính Mao là kẻ đã chọn chiến trường.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trong hai tháng liền sau đó, Tưởng liên tục bỏ bom sau
lưng quân Mao để ép quân Mao tiến về Tứ Xuyên, thế
nhưng mặc kệ mưa pháo, Mao vẫn cứ dẫn quân tiến về
nam, và khi bị pháo nặng quá thì rút chạy về bắc, nhưng
rồi sau đó lại quay vòng về nam. Hồng quân liên tục hứng
chịu nhiều thiệt hại, cho mãi tới ngày 28 tháng 4 thì Mao
mới đồng ý tiến về Tứ Xuyên, dưới áp lực của Lâm Bưu,
Bành Ðức Hoài và Lạc Phủ (dù ông này đã bị Mao mua
chuộc). Chính Lâm Bưu đã phải la lên: "Cứ tiếp tục như
vầy thì toàn quân sẽ chết hết".
Thế nhưng khi hồng quân tới Hiuli, một tỉnh nhỏ cực nam
của Tứ Xuyên, Mao lại ra lệnh đóng quân và vì thế, phải
hứng chiụ hai mặt trận: bị Tưởng thả bom sau lưng, và bị
phải giao chiến với quân đội của lãnh chuá vùng này.
Trước sự chống đối mạnh mẽ của Lâm Bưu và Bành, Mao
cuối cùng phải nhượng bộ. Hồng quân lại tiếp tục bắc tiến
và ngày 25 tháng 6 thì Mao gặp mặt Trương Quốc Ðào.
Tổng cộng Mao đã dẫn quân đi vòng vòng ở Quý Châu 4
tháng, làm chết khoảng 30 ngàn quân, tức là hơn phân
nửa số quân đi theo Mao từ Thụy Kim. Ðổi lại, Mao không
những đã có chân trong bộ chính trị đảng mà còn có sự
hậu thuẩn của 3 người trong bộ chính trị: Chu Ân-Lai, Lạc
Phủ và Trần Vân.
Sách sử TQ sau naỳ còn ghi thêm là ngày 31 tháng 5 năm
1935 trước khi gặp được Trương Quốc Ðào, Mao có đụng
một trận oai hùng với quân Tưởng khi băng cầu qua sông
Ðại Ðộ. Những chứng nhân còn sống ở đây thuật lại là
không có một cuộc đụng độ nào xảy ra lúc đó.
Chương 14:
Khi hai bên gặp mặt nhau, quân Mao còn có 10 ngàn
người, tất cả đều rã rời. Tất cả vũ khí nặng đều mất hết.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Vũ khí cá nhân chỉ là súng trường mà mỗi người chỉ còn
chừng 5 viên đạn. Quân đội Trương Quốc Ðào có 80
ngàn, tất cả đều khoẻ mạnh, được huấn luyện và có trang
bị vũ khí tự động. Trong tình hình đó thì Trương Quốc Ðào
đương nhiên phải được giao cho chức vụ số một của đảng
hoặc của quân đội. Thế nhưng với sự trợ giúp của Lạc
Phủ, Chu và Bạc Cổ, Mao nhất định phản đối. Lúc đó Trần
Vân đang trên đường đi qua Moscow báo cáo. Còn Bạc
Cổ, vì không muốn bị kết án bất lực không điều khiển
được Mao trong cuộc trường chinh, đã chấp nhận theo
Mao. Mãi tới tháng 7 năm 1935 Mao mới chịu nhượng bộ
cho Trương Quốc Ðào vị trí số 1 trong quân đội, còn Mao
thì điều khiển đảng.
Tháng 8 năm đó ban lãnh đạo đảng đồng ý tiến về phía
bắc cho gần với Liên Xô thêm, để dễ tiếp nhận quân viện.
Ðịa điểm tới là 1 vùng cộng sản ở phía bắc Thiểm Tây.
Theo kế hoạch, quân đội chia ra hai đoàn, một đoàn do
Trương Quốc Ðào và Chu Ðức chỉ huy, đi về phía tây
chiếm Aba rồi mới bắc tiến, đoàn kia, ít hơn, do Mao chỉ
huy đi về phía đông chiếm Banyou rồi theo ngã đó đi về
hướng bắc. Chín ngày sau, Mao đánh điện cho Trương
Quốc Ðào lấy danh nghiã đảng, yêu cầu (và sau đó là ra
lệnh) Trương Quốc Ðào phải quay lại mà đi theo đường
Mao đã đi qua. Mục đích của Mao là: thứ nhất, Mao phải
tới Liên Xô trước, và thứ hai, vì con đường đi tới Banyou
phải trèo núi, vượt sông, vất vả hơn con đuờng đi Aba
nhiều, nên quân đội Trương Quốc Ðào phải chịu chung số
phận như quân đội Mao, mà nếu bị tồi tệ hơn thì lại càng
tốt hơn. Quả nhiên, quân Trương Quốc Ðào không những
bị thiếu lương (vì phải quay lại đi theo ngả Banyou) mà còn
bị ăn bom của Tưởng (như đã nói ở trên, Tưởng đồng ý
cho Mao con đường sống để đổi lại sự an toàn cho con trai
mình, nhưng Tưởng cũng không muốn quân Mao tới nơi
còn mạnh khoẻ, nên khi biết quân Mao đói khát và rách
rưới như một lũ ăn mày thì Tưởng để yên cho qua, còn
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
quân Trương Quốc Ðào mạnh khỏe hơn thì bị Tưởng cho
ăn bom).
Ngày 18 tháng 10 năm 1935 quân Mao tới điểm hẹn trước
Trương Quốc Ðào.
Cuộc trường chinh bắt đầu ở Thụy Kim với 80 ngàn người
và kết thúc nơi đây gần một năm sau, khi quân đội của
Mao còn lại không tới 4 ngàn người, tất cả đều đói khát,
rách rưới và mệt lả, sau một đọan đường dài chừng 10
ngàn cây số.
Chương 15:
Sự có mặt của Mao tại đây đã kịp thời ngăn chặn một cuộc
thanh trừng của Trung ương đảng đối với Liu Chih-tah,
một lãnh tụ công sản điạ phương. Mao đã xuất hiện như
một ân nhân cứu mạng của Liu Chih-tah, vì thế Chih-tah
không chống đối gì khi Mao giành quyền làm chủ ở đây.
Tháng 2 năm 1936 Mao quyết định vượt sông Hoàng hà
để qua Ngoại Mông nhận viện trợ của Liên Xô. Vùng này
hiện do Liên Xô cai trị. Một cuộc chiến nhỏ xảy ra giữa
quân Mao và Tưởng khi quân Mao đang vượt sông đã gây
ra cái chết cho Liu Chih-tah. Ðiểm đáng nói là (1) Liu bị
bắn chết bằng một viên đạn ngay đầu khi Liu đang ở hậu
cứ quan sát trận đánh bằng ống nhòm, (2) khi Liu bị bắn
có hai người bên cạnh, một là người bảo vệ và một là một
sĩ quan của Mao. Sau khi Liu bị bắn thì người sĩ quan này
sai người bảo vệ chạy đi kiếm bác sĩ, và khi bác sĩ tới thì
Liu đã chết. Một sự kiện trùng hợp "ngẫu nhiên" nữa là cả
hai sĩ quan thân tín của Liu đồng thời bị giết trong vòng
một tháng sau.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chương 16:
Ðể tạo điều kiện cho Mao được an toàn ở đây (Mao ở đây
10 năm), Liên Xô đã sắp xếp cho Mao liên lạc với viên
tướng của Tưởng từng là lãnh chuá Mãn châu, hiện được
Tưởng giao cai quản Thiểm Tây là Trương Học Lương.
Trương đóng bản doanh ở Tây An. Cuộc tiếp xúc đầu tiên
diễn ra ngày 20 tháng 1 năm 1936 giữa Trương và người
đại diện của Mao. Trong cuộc tiếp xúc này, Trương được
cho biết là ĐCSTQ và Liên Xô ủng hộ Trương lên thay
Tưởng. Trương Học-Lương bày tỏ muốn sự ủng hộ của
Liên Xô phải được cụ thể hơn. Thực tế đây chỉ là một cái
bẫy của Mao vì Mao thì chỉ có một mục đích là chiếm trọn
TQ cho Mao, còn Stalin thì đang lo sợ Nhật sẽ tấn công
Liên Xô, nên muốn Nhật tấn công TQ trước, và sẽ bị sa lầy
ở đó. Vì thế Stalin ủng hộ Tưởng ở vị trí quốc trưởng.
Trong khi đó Stalin vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Mao
qua ngã Ngoại Mông. Tưởng cương quyết ngăn chận
chuyện này, nên đích thân bay lên Tây An, tổng hành dinh
của Trưong Học Lương. Nhận thấy đây là cơ hội cho mình
lấy điểm với Mao và Stalin, Trương nẩy ra ý định bắt cóc
Tưởng. Khi được hỏi ý kiến Mao hết sức hả hê, nhưng
Mao biết Stalin sẽ hết sức chống đối nên Mao quyết định
giấu không cho Stalin biết, trong khi vẫn nói với Trương là
kế hoạch đã được Stalin duyệt và chấp thuận.
Tưởng tới Tây An ngày 4 tháng 12. Ngoại trừ vài chục sĩ
quan phụ tá và mấy người hầu cận, Tưởng vẫn giao việc
gìn giữ an ninh cho Trương Học Lương. Sáng sớm ngày
12 tháng 12, Tưởng vừa tập thể dục xong, thì nghe súng
nổ. Tưởng thoát ra ngã sau nhưng bị bắt lại sau mấy tiếng
đồng hồ trốn trong một hang đá. Khi đó Tưởng còn mặc
quần áo ngủ và chưa kịp xỏ giầy.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chương 17:
Khi nhận được tin Tưởng đã bị bắt cóc, Mao lăn bò trên
mặt đất mà cười, trong khi Stalin giận dữ điên cuồng.
Stalin gửi Mao một điện tín lên án vụ bắt cóc. Làm như
không nhận được bức điện, Mao vừa dụ dỗ vừa ép buộc
Trương giết Tưởng cho nhanh. Thế nhưng khi khám phá
là mình không được ban phép lành bởi Stalin, Trương Học
Lương tới gặp Tưởng lúc đó đang là con tin của mình mà
khóc lóc và xác nhận là mình làm chuyện tầm bậy, và hứa
sẽ thả Tưởng nếu Tuởng can thiệp để chính phủ Nam kinh
đừng dẫn quân tới đánh. Trương Học Lương cũng đề nghị
là để cho Tưởng bắt mình lại bằng cách theo Tưởng đi
Nam kinh. Tưởng nhận lời.
Trong khi đó Moscow vận động để Tưởng gặp Chu Ân Lai,
lúc đó đang làm sứ giả cho Mao ở tư dinh của Trương Học
Lương. Tưởng không chiụ, vì không thừa nhận đảng cướp
cộng sản là một thế lực chính trị. Nhưng cuối cùng ông
chiụ gặp Chu khi Stalin đưa ra lá bài tẩy: Liên Xô đồng ý
trao trả Tưởng Kinh Quốc lại cho ông.
Chiều 25 tháng 12 Tưởng bay về Nam kinh cùng với
Trương Học-Lương. Dân chúng đổ ra đầy đường phố Nam
kinh hoan nghênh ông trở về như là một kẻ chiến thắng.
Nhưng Tưởng biết mình đã thua khi thừa nhận đảng cướp
cộng sản là một đảng đối lập chính trị.
Trương Học Lương sau đó được cho qua Hawaii tỵ nạn,
và ông này mất ở đây năm 2001, hưởng thọ 100 tuổi.
Chương 18:
Cuộc thương lượng giữa Mao và Tưởng đem đến những
kết quả ngoài dự đoán của Mao: Mao được giao cho quản
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
lý một diện tích rộng 130 ngàn cây số vuông, với dân số 2
triệu và thủ đô là Diên An. Mao còn được chính phủ Nam
kinh trang bị vũ khí và trả lương cho 46 ngàn quân (Tưởng
chỉ chấp nhận quân số này thôi). Sự hào phóng này cuối
cùng đạt được mục tiêu: Tưởng Kinh Quốc được trao trả
ngày 19 tháng 4 năm 1937.
Không biết vì vô tình hay cố ý mà vào tháng 2 năm 1937,
Tưởng Giới Thạch phong một gián điệp Liên Xô, Thiệu
Lực Từ, làm bộ trưởng tuyên truyền. Ông này đã đánh
bóng Mao Trạch Ðông thành một anh hùng của Trung
quốc, và xoá bỏ hết tội ác của Mao. Một ký giả người Mỹ,
Edgar Snow, cũng bị Mao cho vào tròng mà không biết, cứ
phom phom viết trên Saturday Evening Post và New York
Herald Tribune những bài báo tự cho là "tối mật", thực ra
tòan là biạ đặt theo lời kể của chính Mao, về cuộc đời đầy
huyền thoại của Mao.
Ðối với Mao, một người vốn sinh ra từ một vùng quê
nghèo khó, Diên An đã đem đến cho ông một đời sống thật
sự trưởng giả. Mao đã nhanh chóng thích nghi với đời
sống mới, ông học nhảy, ham đi coi hát, và say mê đàn bà.
Một trong số những người đàn bà hớp được hồn Mao là
Giang Thanh mà sau này ông cưới làm vợ thứ tư.
Giang Thanh là con gái của vợ hờ của một chủ khách sạn.
Bà bỏ nhà ra đi gia nhập đòan hát từ năm 14 tuổi vì không
chiụ nổi phải chứng kiến cảnh đấm đá nhau hoài của cha
mẹ. Trước khi gặp Mao, Giang Thanh đã có bốn đời
chồng, không kể những kẻ qua đường. Người ta còn đồn
là có một lần bị bắt vì tình nghi là cộng sản, bà đã phải ngủ
với lính gác để được thả. Tin Mao muốn cưới Giang Thanh
đã tạo ra một làn sóng chống đối, cả Tổng bí thư đảng Lạc
Phủ cũng viết thư ngăn cản, nhưng Mao bất cần. Một đám
cưới rình rang được tổ chức mà Lạc Phủ không nhận
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
được thiệp mời.
Chương 19:
Ngày 7 tháng 7 năm 1937 một cuộc chạm súng giữa hai
toán quân TQ và Nhật xảy ra tại cầu Marco Polo. Ðến cuối
tháng đó, hai tỉnh lớn của TQ bị chiếm: Bắc kinh và Thiên
tân. Dẫu thế, TQ và Nhật vẫn chưa chính thức tuyên
chiến. Tưởng Giới Thạch cần thêm thời gian chuẩn bị.
Nhưng Stalin muốn cuộc chiến TQ-Nhật phải được xẩy ra
càng sớm càng tốt, để buộc chân Nhật.
Vì thế một gián điệp của Nga được ủy thác. Người gián
điệp này là một tướng của Tưởng, tên Trương Trị Trung,
một quân đoàn trưởng của quân đoàn Thượng hải sĩ quan
và-Nam kinh. Ngày 9 tháng 8, Trương Trị Trung bắn chết 1
1 hạ sĩ quan Nhật, và đổ thừa là 2 người này giết chết 1
lính TQ. Sau đó ông xin lệnh tấn công, nhưng Tưởng vẫn
từ chối. Ngày 14, Trương Trị Trung cho thả bom tàu Izumo
của Nhật và ban lệnh tổng tấn công. Nhưng một lần nữa,
Tưởng cản ngăn lại. Ngày 15, Trương Trị Trung ra tuyên
cáo báo chí là Thượng hải bị Nhật tấn công và tạo lên một
phong trào chống Nhật khắp nước. Tưởng lầm là Thượng
hải đã bị tấn công, Tưởng Giới Thạch ban lệnh tổng tấn
công. Ngày 18, khi biết mình bị gạt, Tưởng cách chức
Trương Trị Trung và ra lệnh ngưng chiến. Thế nhưng cuộc
chiến đã lan rộng tới mức không thể dừng được.
Khi cuộc chiến Trung-Nhật bùng nổ, Mao là người thủ lợi
nhiều nhất: Ðể cùng đánh Nhật, Tưởng Giới Thạch phải
đồng ý cho Mao được quyền tự quản quân đội. Ðảng CS
không còn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đảng viên đang
bị giam giữ được thả ra, và quan trọng hơn nữa, DCS
được có trụ sở khắp nước, được công khai vận động
tuyên truyền, và được tuyển quân. Sau 8 năm chiến tranh
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trung Nhật, TQ tổn thất cỡ 20 triệu người, chính phủ dân
quốc và Quốc dân đảng bị suy yếu, trong khi quân đội
cộng sản tăng vọt lên 1.3 triệu, gấp 20 lần lớn hơn trước
chiến tranh. Căn cứ Jinchaji của DCS chỉ cách Bắc kinh có
80 km, với hơn 25 triệu dân.
Sau khi thành công châm ngòi nổ cuộc chiến, Stalin ra
lệnh cho ĐCSTQ phải hợp tác với Quốc dân đảng để đánh
Nhật, "không vì một lý do gì mà từ chối".
Khi đó hồng quân có 46 ngàn quân đóng ở Diên An, được
lập thành quân đòan 8 dưới quyền điều khiển của Chu
Ðức và Bành Ðức Hoài, và 10 ngàn quân đóng ở đông bộ
đồng bằng sông Dương tử, được lập thành quân đoàn 4
do Hạng Anh điều khiển. Các cấp chỉ huy và binh sĩ hồng
quân đều sẵn sàng chiến đấu chống Nhật. Nhưng Mao thì
không. Ông ta ban lệnh cho các cấp chỉ huy phải "mở rộng
căn cứ điạ Cộng sản chứ không phải chiến đấu với Nhật".
Chiến lược này gặp sức chống đối mãnh liệt từ Trung
ương đảng. Tháng 12 năm 1937 tại cuộc hội nghị của bộ
chính trị ĐCSTQ, dù có sự chống đối của Mao, bộ chính
trị, đứng đầu là Vương Minh, có sự ủng hộ của Hạng Anh,
Trương Quốc Ðào, Bạc Cổ và Chu Ân Lai chủ trương
đánh Nhật, đã thông qua một nghị quyết là hồng quân phải
nhận lệnh từ bộ chỉ huy quân sự quốc gia (tức là chấp
nhận sự lãnh đạo của Tưởng để đánh Nhật). Vương Minh
cũng được sự ủng hộ bởi đa số để đọc bản báo cáo tại đại
hội đảng được dự trù tổ chức vào năm sau (người đọc báo
cáo thường là người số 1 trong đảng).
Chương 20:
Trường chinh (1934-1935)
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Người cương quyết lật đổ Mao nhất là Trương Quốc Ðào.
Không hận thù sao được khi chỉ trong mấy tháng Mao tiêu
diệt toàn bộ lực lượng 80 ngàn quân của Trương. Lần đầu
tiên ông gặp Mao tháng 6 năm 1935 ông có 80 ngàn quân
dưới tay, vậy mà khi cuộc Trường Chinh kết thúc ông chỉ
còn phân nửa; Qua năm sau, vào tháng 10 năm 1936 Mao
chỉ định cho quân đội Trương mở đường tới Ngoại Mông
để nhận vũ khí viện trợ của Liên Xô, kết quả 20 ngàn quân
của Trương bị đánh tan. Liên Xô bèn đề nghị chuyển giao
vũ khí ở Tín Giang, và Mao sai Trương dẫn 20 ngàn đám
tàn quân còn lại mở đường. Ðây là con đường tử thần, dài
1500 km, xuyên qua sa mạc và một lãnh điạ kiểm soát bởi
một đạo quân hồi giáo, rất cuồng tín và rất hận thù cộng
sản. Kết quả 20 ngàn quân chỉ còn lại 400 người tới được
Tín Giang.
Thế nhưng Trương Quốc Ðào không thuyết phục được
Vương Minh hất Mao ra khỏi bộ chính trị. Lý do là khi đó
Vương Minh hoàn toàn tự tin mình đã nắm được vị trí số 1
của ĐCSTQ, ông không thấy cần thiết để làm rạn nứt tính
thống nhất của đảng. Trương quyết định rời bỏ hàng ngũ
CS mà sang đầu thú Quốc dân đảng. Tuy thế trong suốt
phần đời còn lại ông đã không tiết lộ một bí mật gì của
ĐCSTQ cho Quốc dân đảng.
Trở lại chuyện của Mao. Mao có một con cờ rất lợi hại, đó
là đặc sứ của ĐCSTQ ở Liên Xô từ tháng 6 năm 1936,
thay thế Vương Minh. Người này là Vương Gia Tường.
Vương Gia Tường trở về mang theo một mệnh lệnh của
Cộng sản Quốc tế đệ tam: ĐCSTQ phải được thống nhất
dưới sự lãnh đạo của Mao. Vương Minh không (dám)
chống đối.
Ngày 29 tháng 9 ĐCSTQ mở đại hội, Mao kéo dài cuộc đại
hội tới 2 tháng, không cho các tướng hồng quân trở về căn
cứ tham gia đánh Nhật. Ngày 28 tháng 10 sau khi Vương
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Minh phải đi Trùng Khánh tham dự Nghị hội Quốc gia, Mao
lôi kéo được sự ủng hộ của Lưu thiếu Kỳ, Bành Ðức Hoài
và Chu Ðức. Mao ra lệnh cho các tướng bắt đầu từ bây
giờ hồng quân phải sẵn sàng tấn công bất cứ ai cản
đường giành chính quyền của DCS. Ðây là một bước
ngoặc lịch sử: ĐCSTQ được lệnh tấn công vào quân đội
chính phủ dân quốc.
Thế nhưng khi báo cáo với Liên Xô, Mao luôn luôn nói là
ĐCSTQ chỉ tự vệ. Các sách giáo khoa TQ bây giờ cũng
viết y như thế.
Chương 21:
Ngày 23 tháng 8 năm 1939 Liên xô ký hiệp ước bất tương
xâm với Ðức quốc xã, và tháng sau hai nước xâm lăng Ba
Lan. Rất nhiều người TQ bất bình trước chuyện này và lên
án "quỷ dữ" Liên xô, trong số đó có giáo sư Trần Ðộc Tú,
người sáng lập ĐCSTQ. Trong khi Tưởng Giới Thạch lo
ngại Liên xô sẽ ký một hiệp ước tương tự với Nhật, và sẽ
cùng với Nhật xâm lăng TQ thì ngược lại Mao rất mừng rỡ,
cho rằng nếu Liên xô xâm lăng TQ, chắc chắn Mao sẽ
được đưa lên cầm quyền chính phủ sô viết do Nga thành
lập.
Ðối nội Mao tiếp tục chính sách đánh Tưởng thay vì đánh
Nhật. Không những thế, Mao còn mượn tay Nhật đánh
Tưởng bằng cách cung cấp tin tức tình báo của quân đội
Tưởng cho Nhật qua một nhân viên làm ở lãnh sự quán
Nhật ở Thượng hải, tên Pan Hannian. Mao cũng không
ngần ngại ký một hiệp ước với Nhật, theo đó quân Nhật
được toàn quyền xử dụng đường xe lửa đông bộ TQ, đổi
lại Nhật không được tấn công vào quân đội Mao.
Mùa xuân năm 1940 ở mặt trận phiá bắc TQ, hồng quân
dưới quyền điều khiển của Chu Ðức và Bành Ðức Hoài
đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô vào quân Nhật.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Tưởng Giới Thạch, khi đó là tổng tư lệnh quân đội liên
quân Quốc-Cộng, mời Chu Ðức về bàn kế hoạch. Trên
đường về, Chu Ðức ghé Diên An và bị Mao giữ lại ở đây
cho tới hết chiến tranh. Người thay thế Chu Ðức là Chu Ân
Lai. Theo chiến lược của Mao kẻ thù mà hồng quân nên
đánh phải là Tưởng chứ không phải Nhật. Trong thời gian
này, Mao đã rất nhiều lần đánh điện yêu cầu Stalin đưa
quân sang giúp ông đánh Tưởng, nhưng Stalin chỉ giúp
tiền bạc và vũ khí.
Tháng 5 năm 1940 cuộc chiến Trung-Nhật càng ngày càng
tồi tệ. Nhật bản bắt đầu leo thang chiến tranh bằng cách
thả bom thủ đô Trùng khánh. Tư lệnh quân đòan 8 của
hồng quân, Bành Ðức Hoài ban lệnh hành quân, dù không
có sự đồng ý của Mao, phá hủy các đường rầy xe lửa
vùng bắc bộ TQ, nhằm ngăn cản bước tiến của quân Nhật
về Trùng khánh. Báo chí TQ ca ngợi sự tấn công này là
một đòn đánh vào tin đồn là quân đội TQ rạn nứt. Chu Ân
Lai vuốt ve Mao là cuộc tấn công này gây tiếng vang tốt
cho DCS về mặt tuyên truyền. Nhưng Mao thì nổi điên,
không phải vì 90 ngàn hồng quân bị thiệt hại khi Nhật phản
công mà vì Bành Ðức Hoài bất tuân lệnh của ông. Mối hận
này Mao để trong lòng cho mãi tới năm 1945 Mao mới đòi.
Dù sau đó khi thấy trận đánh quả nhiên mang lại tiếng tốt
cho ĐCSTQ, thanh niên thi nhau đăng ký quân dịch với
DCS, thì Mao lại kể công là trận đánh này do lệnh của
Mao.
Ngày 16 tháng 7 năm 1940 Tưởng Giới Thạch ban lệnh
cho quân đoàn 4 (hồng quân) rút ra khỏi vùng Dương tử
mà kéo về phía bắc, đóng quân chung với quân đòan 8.
Mục đích của Tưởng là tách rời hai lực lượng Quốc-Cộng,
phiá bắc thuộc Cộng sản, phiá nam thuộc dân quốc. Như
thế sẽ tránh được sự tương tàn giữa hai bên cùng người
TQ. Nhưng Mao khước từ. Ông ban lệnh cho quân đòan 4
tấn công vào quân đội Tưởng đầu tháng 8 năm 1940, giết
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
chết 11 ngàn quân cùng hai viên tướng của Tưởng. Theo
sự tính toán của Mao, nếu Tưởng trả thù thì sẽ gây ra một
cuộc nội chiến, và Liên xô sẽ có đủ lý do để kéo quân vào
TQ. Tưởng hoàn toàn không có phản ứng gì. Biết được
yếu điểm của Tưởng là e sợ một cuộc nội chiến lan rộng,
ngày 7 tháng 11 năm 1940 Mao đánh điện cho Quốc tế
Cộng sản đệ tam xin 150 ngàn quân viện để chính thức
phát động cuộc chiến với Tưởng. Thế nhưng khi đó trong
một cuộc tiếp xúc ngầm giữa Liên xô và Nhật để chia đất
TQ, Nhật chỉ muốn giao cho Liên xô quản lý vùng Tân
cương và Ngoại Mông, và ba tỉnh phía bắc TQ mà Cộng
sản đã chiếm được. Ðiều kiện này không thỏa mãn Stalin,
nên Stalin ra lệnh cho Mao án binh bất động, "chỉ được tấn
công nếu Tưởng tấn công trước".
Mao chỉ còn có cách ép buộc Tưởng phải bóp cò trước.
Chương 22:
Phương cách Mao chọn để buộc Tưởng bóp cò là "thí
quân", dùng đó làm lý do yêu cầu Liên xô can thiệp. Con
bài thí là Chính ủy quân đòan 4 Hạng Anh, vốn đã nhiều
lần ra mặt chống đối Mao. Ðây là dịp để Mao mượn tay
Tưởng trừ khử.
Tháng 12 năm 1940 Mao ban lệnh cho Hạng Anh dời quân
khỏi Dương tử, rút về bắc. Có hai ngã rút: bắc lộ và đông
lộ. Mao báo cho Tưởng biết là mình thỏa thuận rút quân
theo yêu cầu của Tưởng hồi tháng 7, và xin mở đường.
Khi nhận được tin Tưởng cho phép quân đoàn 4 được an
toàn rút ra theo bắc lộ, Mao điện cho Hạng Anh là Tưởng
cho lệnh rút qua ngã đông lộ. Ngày 6 tháng 1 năm 1941,
quân Hạng Anh đụng đầu một lực lượng lớn hơn nhiều
của Tưởng, ông đánh điện về cầu cứu với Mao nhưng
Mao không trả lời. (Sau này Mao trả lời với điện Cẩm linh
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
là máy liên lạc bị hư từ ngày 6 tới ngày 9 tháng 1.) Tối
ngày 11 tháng 1 Chu Ân Lai thông báo với báo chí là quân
đòan 4 bị quân Tưởng bao vây và tấn công. Chỉ là thông
báo mà thôi, chứ không xin Tưởng ban lệnh ngừng tấn
công. Ngày 12 tháng 1, Tưởng tự ý ban lệnh ngừng đánh,
và không những thế, ông còn cho phép quân đoàn 4 được
đóng quân tại chỗ, để dưỡng quân. Hạng Anh thoát chết vì
quân Tưởng, nhưng bị người tùy phái của mình giết hai
tháng sau trong khi đang ngủ.
Hiện tại Hạng Anh vẫn bị sử sách hiện thời của TQ phê
bình là làm tiêu hao quân đòan 4 vì đi lầm đường.
Mao liên tục đánh điện cho Moscow, "hết cái này tới cái
khác", theo một nguồn tin tình báo Liên xô,: "kế hoạch của
Tưởng là tiêu diệt lần mòn quân đội của tôi, trước là quân
đoàn 4, sau đó sẽ là quân đoàn 8. Nếu không được phản
công thì chỉ có đường chết".
Moscow tung tin là quân đòan 4 của ĐCSTQ thiệt hại cả
chục ngàn người, thực tế chỉ cỡ hai, ba ngàn, vì một bộ
phận lớn của quân đoàn 4 đã được rút ra trước, do Lưu
Thiếu Kỳ chỉ huy. Vì ngu ngốc chính phủ Tưởng loan báo
là quân đoàn 4 đã bị đánh tan. Ðiều này khiến thế giới
phương tây cho rằng chính Tưởng đạo diễn cuộc tấn
công. Nhật báo New York Herald Tribune ngày 22 tháng 1
năm 1940 đăng một bài báo của Edgar Snow bắt đầu như
sau: "Theo một nguồn tin đáng tin cậy về cuộc đụng độ
gần đây ...". Thực ra tin tức của Snow do một cán bộ cộng
sản ở Hồng kông cung cấp. Do những tin tức sai lầm, cả
Roosevelt và Churchill cùng đánh giá Tưởng là kẻ hiếu
chiến. Ðại sứ Anh quốc ở TQ, Clark Kerr, công khai tuyên
bố là Chu Ân Lai đáng giá bằng hết tất cả các lãnh tụ Quốc
dân đảng gộp lại.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chương 23:
Ngày 22 tháng 6 năm 1941 Ðức quốc xã xâm lăng Liên xô.
Ðây là một diễn biến ra ngoài suy đoán của Mao và làm
Mao mất ngủ nhiều ngày. Vốn lệ thuộc vào Liên xô quá
nhiều, Mao biết rằng một Liên xô suy yếu sẽ không thể
nào giúp Mao đạt được mục đích của mình. Mao ban lệnh
cho hồng quân: Ngưng ngay chiến dịch chống Tưởng.
Tháng 7 năm đó Stalin yêu cầu Mao xuất quân đánh Nhật
(để ngăn chận Nhật hợp tác với Ðức quốc xã tấn công
Liên xô), Mao đòi chi tiền. Dimitrov (Chủ tịch Quốc tế Cộng
sản đệ tam) chi ngay 1 triệu Mỹ kim. Ấy thế mà tại cuộc
họp Trung ương đảng Mao đưa ra kế hoạch: Nếu Nhật
đánh Liên xô, hồng quân không được can thiệp, vì "quân
ta không đủ sức đánh Nhật, mọi sự can thiệp đều đưa tới
những thiệt hại to lớn không thể sửa chữa được. Tuy thế
bề ngoài vẫn phải giả bộ là đang hết lòng giúp Liên xô." Dĩ
nhiên không phải Stalin không biết chuyện đó, nhưng vì
quyền lợi lâu dài Liên xô vẫn tiếp tục giúp Mao.
Trong khi không phải đánh nhau với Nhật và Tưởng, Mao
quay về củng cố quyền hành và xây dựng một chế độ
cộng sản dựa vào khủng bố và tẩy não tại Diên an. Lúc
này hồng quân có khoảng 700 ngàn người, đa số là mới
gia nhập khi phong trào chống Nhật lên cao. Những hăng
say ngày mới gia nhập hồng quân đã nhanh chóng đổi
thành bất mãn, khi chứng kiến sự bất công ở đây: Chế độ
ăn uống chia làm ba loại: tiểu táo, trung táo và đại táo.
Tiểu táo chỉ ăn bằng nửa của trung táo, còn đại táo thì
muốn gì được nấy. Lãnh đạo có nhà thương riêng, con cái
của họ thì có người hầu, còn dân chúng không có gì ăn,
bệnh hoạn không được cứu chữa, thuốc men cũng không
có. Cán bộ đảng giải thích sự bất bình đẳng này là do yêu
cầu của đảng: "Mao chủ tịch phải ăn một ngày một con gà
do yêu cầu của đảng". Mao chủ tịch còn trưng dụng luôn
chiếc xe duy nhất ở Diên an lúc đó làm xe riêng. Chiếc xe
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
này do Công đoàn giặt TQ ở New York gởi tặng để chở
thương binh, nhưng Mao đã tư hữu nó.
Dưới bàn tay phù thủy của Mao, Diên an biến thành một
nhà tù khổng lồ. Những kẻ bỏ trốn bị xử tử công khai khi bị
bắt lại. Mao phát động chiến dịch "Chỉnh huấn", theo đó
bất cứ ai cũng có thể là gián điệp do Tuởng gài lại nên tất
cả đều phải trải qua thanh lọc và học tập. Hàng trăm ngàn
người bị ép phải tố giác lẫn nhau qua phong trào phê và tự
phê. Mọi người bị buộc phải viết nhật ký và phải nộp cho
đảng kiểm soát. Họ bị buộc phải tố cáo nhau là gián điệp
để đạt được yêu cầu của Mao (Mao ra lệnh cho các vùng
cộng sản khác cũng phải tổ chức phong trào "chỉnh huấn"
giống như Diên an, và phải móc ra 10% là gián điệp). Biết
bao nhiêu thanh niên tình nguyện vào đây chỉ vì lòng yêu
nước đã bị giết vì bị nghi ngờ là gián điệp. Một số khác
phải tự tử, hoặc phát điên.
Chỉ sau hai năm chính sách tẩy não và khủng bố của Mao
đã biến mấy trăm ngàn thanh niên thành những bộ máy.
Họ nói y hệt như nhau về mọi vấn đề, kể cả về tình yêu.
Không ai dám kể một chuyện cười, Mao không những
chính thức ban lệnh cấm mà bất cứ một lời than phiền hay
bất mãn gì đều bị coi là gián điệp. Mao hoàn toàn thành
công: Chính sách khủng bố tàn bạo của Mao đã không
những không để lọt lưới một gián điệp nào của Tưởng mà
còn bẻ cong hết mọi ý chí phản kháng của dân chúng.
Ðiển hình là Vương Thực Vị, một văn sĩ trẻ, chỉ 35 tuổi khi
đợt chỉnh huấn đầu tiên bắt đầu năm 1942, đã viết những
bài báo tường sôi nổi về sự bất công ở Diên an. Năm 1944
khi báo chí được phép vào Diên an, ông được đẩy xe lăn
ra và luôn miệng lắp bắp: "Tôi đã chống Mao chủ tịch. Tội
tôi đáng chết, nhưng Người đã tha tôi sống, tôi muôn ngàn
lần cảm ơn". (Ông bị cộng sản xử tử khi họ rời bỏ Diên an
năm 1947)
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Mùa xuân năm 1945, để chuẩn bị chiến tranh với Tưởng,
Mao công khai xin lỗi những nạn nhân của mình bằng
những lời nói giả dối trơ trẽn, kiểu như: "Thay mặt Trung
ương đảng tôi xin lỗi", "Chúng ta đánh kẻ thù trong đêm
tối, chẳng may làm tổn thương người mình" hoặc đạo đức
giả "Cũng giống như cha đánh con mà, đừng buồn bực
nữa". Mặc dù thế, những lời nói giả dối này đã tỏ ra có
hiệu quả: Những nạn nhân còn sống sót của Mao đã tiếp
tục theo Mao đánh Tưởng, giúp Mao xây dựng thành công
chế độ cộng sản phi nhân tính trên nước TQ và được Mao
ban ơn bằng không phải chỉ một mà nhiều đợt chỉnh huấn
khác nữa.
Ngoài ra trong âm mưu biến Tưởng thành một hình ảnh
tàn nhẫn, hòng khơi dậy lòng căm thù của đảng viên đối
với Tưởng, Mao đã lạnh lùng không động một ngón tay khi
em mình, Mao Trạch Dân, vợ và con cùng với hơn 140
đảng viên cộng sản bị bắt ở Tín giang. Tin này tới tai Liên
xô qua ngã Trùng khánh, và Liên xô đã thông báo cho Chu
Ân Lai để báo lại cho Mao. Sở dĩ Mao không làm gì vì ý đồ
Mao là sẽ biến cuộc xử bắn 140 người này thành một sìcăng-
đan, nào ngờ Tưởng cuối cùng chỉ xử tử Mao Trạch
Dân và hai cán bộ cộng sản khác. Những người khác, kể
cả vợ và con của Mao Trạch Dân được thả.
Chương 24:
Cuộc "Chỉnh huấn 42-45" ở Diên an cũng cải tạo thành
công các cán bộ gộc như Lạc Phủ và Bác Cổ. Hai ông này
tuyên thệ trung thành với Mao. Thế nhưng Vương Minh
cương quyết không chiụ khuất phục. Ông này dự trù sẽ
đưa vấn đề ra trước đại hội đảng, và nếu cần, cả Quốc tế
Cộng sản đệ tam. Thế nhưng tháng 10 năm 1941 ông ngã
bịnh và được đưa vào nhà thương. Một bác sĩ của bệnh
viện, Bác sĩ Jin Mao-yue, được lệnh của Mao đầu độc
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Vương Minh cho đến chết. Vương Minh không chết vì đã
không uống thuốc, và cũng vì đã có sự can thiệp kịp thời
của Liên xô. Nhưng ông không còn có thể đứng dậy được
nữa. Ông được đưa đi Moscow trị bệnh ngày 19 tháng 8
năm 1943 và chết ở đó năm 1974. (Bác sĩ Jin sau này bị
kết tội là gián điệp của Quốc dân đảng)
Khi đó Chu Ân Lai (đang ở Trùng khánh làm đại diện cho
Mao) được gọi về, và ông này hết lời xiểm nịnh Mao. Dù
thế, Mao vẫn bắt Chu phải tự thú trước Bộ Chính Trị và tại
các cuộc đấu tố đảng liên tục trong 5 ngày liền là "tôi đã
phạm rất nhiều tội không thể tha" và "Chính Mao chủ tịch
đã cứu tôi". Chu hoàn toàn bị khuất phục bởi Mao.
Bành Ðức Hoài cũng bị gọi về Diên an và ông được để yên
cho tới đầu năm 1945 thì cũng bị đấu tố liên tục 40 ngày
với đủ các lời xỉ nhục và tố cáo. Cuộc đấu tố chỉ chấm dứt
khi Nhật đầu hàng. Khi đó Mao cần Bành trong cuộc chiến
với Tưởng sắp xảy ra.
Chương 25:
Dĩ nhiên một kẻ chuyên tạo khủng bố như Mao rất sợ
người ta trả thù.
Mao cho cất một căn nhà ở ngoại ô Diên an, chung quanh
có hàng rào cao, và có lính gác. Ai cũng tưởng Mao sống
ở đây, nhưng không phải. Mao còn một căn nhà khác sâu
vào trong núi, có khả năng chống được bom, nối với căn
nhà ở ngoài bằng một con đường đủ rộng cho xe chạy.
Con đường được che kín bởi cây cối, người ngoài khó
thấy. Toàn bộ căn nhà được ngụy trang kín đáo, chỉ khi
đến thật gần, bước lên bậc thềm mới thấy nó. Không ai
được tới đây, ngoại trừ những người Mao cho đòi tới. Và
cũng chỉ có thể tới một mình gặp Mao mà thôi. Lính hầu bị
giữ lại bên ngoài. Mao sống ở đây.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trùm mạng lưới KGB của TQ là hung thần Khang Sinh.
Khang có phải là đảng viên CS không, không ai biết.
Những người bảo lãnh Khang vào đảng, dựa theo hồ sơ
của Khang, đều khai không biết gì về chuyện đó. Khang
cũng từng bị tù bởi Quốc dân đảng. Dimitrov cũng kết tội
Khang là không đáng tin cậy. Nhưng Mao đã xử dụng
Khang, như Stalin xử dụng Vyshinsky (gốc Menshevik),
cho Khang toàn quyền tra tấn và kết tội kẻ khác. Trong
cương vị này Khang đã bộc lộ hết bản chất tàn ác cũa y,
nhưng với một gốc gác mơ hồ như vậy, Khang lúc nào
cũng thấp thỏm lo sợ, vì thế Khang tuyệt đối trung thành
với Mao cho tới lúc chết. Ðây cũng là một cách dùng
người của Mao.
Quyền uy của Khang lớn tới độ chính Lưu Thiếu Kỳ đã
phải nhờ Khang che chở nhiều lần để khỏi bị thanh trừng
trong cuộc chỉnh huấn ở Diên an.
Jiang Qing (1914-1991) - Vợ thứ 4 của Mao
Trong cuộc chỉnh huấn ở Diên an có hai người đàn bà.
Một là Diệp Quần, vợ Lâm Bưu và một là Giang Thanh, vợ
Mao. Một ngày tháng 3 năm 1943, trong khi Lâm Bưu
đang ở Trùng khánh, Diệp Quần bị cột vào ngựa và cho
ngựa kéo. Khi về tới, Lâm Bưu đến gặp mặt Mao và chửi
thẳng vào mặt Mao: "Ð.M. mày. Chúng tao chiến đấu ở
mặt trận để ở nhà mày đối xử với vợ tao như vậy hả?"
Mao phải trả tự do cho Diệp Quần, và còn cho bà trắng án.
Giang Thanh, ngược lại, không được Mao che chở như
vậy. Bà cũng phải bị kiểm thảo và bị đấu tố, dù không
nặng nề như những người khác, thế nhưng cũng đủ để
khiến bà sợ Mao tới suốt đời.
Sự khủng bố của cuộc chỉnh huấn Diên an đã xây dựng
thành công một ông vua kiểu Tần Thủy Hoàng: không ai
dám trái ý. Mọi người phải học tập các bài nói chuyện của
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Mao, và tung hô: Mao Chủ tịch muôn năm. Bài hát "Ðông
phương hồng" trở thành phổ thông khắp mọi nhà. Hình
Mao được phổ biến khắp nơi. Mao cũng cho sửa lại lịch sử
theo kiểu "cái gì sai là do kẻ khác làm, cái gì đúng là do
công của Mao". Vì thế, những trận đánh thua của hồng
quân là do làm trái ý Mao, cuộc chiến phá hủy đường rầy
xe lửa chống Nhật đưa đến kết quả lẫy lừng cho hồng
quân là do lệnh của Mao. Thậm chí trận đánh cầu Dadu,
một trận đánh mà tài liệu giáo khoa kể là bên Mao chỉ chết
một con ngựa, không có cũng biến thành có.
Không còn đối thủ, Mao tổ chức đại hội đảng lần thứ 7
ngày 23 tháng 4 năm 1945 (lần thứ sáu là 17 năm trước)
và nghiễm nhiên trở thành Chủ tịch ĐCSTQ thực sự, với
đầy đủ uy quyền của một hoàng đế.
Chương 26:
Bí thư đảng bộ Diên an là Xie Juezai. Tay này đã bí mật
viết nhật ký kể lại đầy đủ những diễn biến tại đây. Những
cuốn nhật ký này sở dĩ không bị tiết lộ, cho tới ngày nay,
có lẽ vì Xie là bạn thân của Mao từ thời niên thiếu nên
được Mao tin tưởng.
Theo Xie, đây là số gạo mà người dân Diên an phải đóng
thuế cho chính quyền CS:
Năm 1937: 13,859 shi (một shi là 150 kilo).
Năm 1938: 15,972 shi
Năm 1939: 52,250 shi
Năm 1940: 97,354 shi
Năm 1941: 200,000 shi.
Chính Xie viết trong nhật ký là "người dân chỉ có chết vì
thuế mà thôi" (21/6/1939). Cũng theo Xie, vì quá nghèo, có
nơi số tử vong gấp năm lần số sinh sản. Di dân bị lùa tới
những vùng núi non, và bị bỏ mặc ở đây. Họ chết như ruồi.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ðó là chưa kể những đóng góp của Chính phủ Trùng
khánh (vào những năm đầu tiên) và Liên xô, mà chính tay
Stalin phê chuẩn cho mỗi tháng 300 ngàn Mỹ kim.
Ấy vậy mà Mao còn kiếm thêm tiền bằng đường trồng và
buôn bán ma túy. Có khoảng 30 ngàn mẫu đất được trưng
dụng để trồng ma túy. Năm 1943 Liên xô đánh giá là Mao
bán được 44,760 kilo ma túy.
Tất cả tiền lời từ buôn bán ma túy đều vào tay DCS, người
dân không những không được sơ múi chút nào mà còn
phải đối phó với sự lạm phát, Xie viết "Chúng ta đã tạo ra
lạm phát vì chúng ta quá giàu" (6/3/1944). Dĩ nhiên chữ
"chúng ta" đây chỉ DCSTQ. Theo Xie, từ năm 1937 tới năm
1944, muối tăng giá gấp 2131 lần, dầu ăn 2250 lần, tơ sợi
6750 lần, vải vóc 11,250 lần, diêm quẹt 25 ngàn lần.
Chính Mao là tạo ra lạm phát bằng cách in tiền vô tội vạ và
cho phép bộ máy cồng kềnh của Mao được xử dụng nó
không giới hạn. (Bọn VC xài y chang bài bản)
Chương 27:
Tháng 2 năm 1945 tại Hội nghị Thượng đỉnh Yalta, Stalin
khẳng định với Roosevelt và Churchill sẽ tham gia mặt trận
Thái bình dương khi Ðức quốc xã đầu hàng. Hai tay lãnh
tụ tây phương này cho Stalin hay sẽ có bồi thường xứng
đáng, mà không biết là Stalin đang rất nóng lòng muốn
xâm lăng TQ, dù có bồi thường hay không. Ðiều này đối
với Mao có nghiã là quân đội sô viết sẽ tiến vào TQ, và
Mao sẽ được đưa lên lập chính phủ cộng sản, như mơ
ước Mao đã ấp ủ 22 năm.
Mười hai giờ 10 phút đêm 9 tháng 8 năm 1945, chỉ 3 ngày
sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, một triệu
rưỡi quân Liên xô vượt biên giới Mông cổ tràn vào TQ, mở
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
một mặt trận dài 4600 cây số. Mao ban lệnh cho hồng
quân nhanh chóng bắt tay với quân đội Liên xô, và thành
lập chính phủ CS nơi nào họ đi qua. Theo hiệp định Yalta
Stalin phải thông báo cho Tưởng trước khi đem quân vào
TQ, nhưng Stalin chỉ làm chuyện này một tuần sau.
Nhật đầu hàng ngày 15 tháng 8. Người dân TQ nhảy múa
ăn mừng chiến thắng. Tám năm chiến tranh (nếu tính luôn
thời gian Nhật xâm lăng Mãn châu là 14 năm), ít nhất cả
10 triệu người chết, chưa kể số thương binh và tỵ nạn.
Phải ăn mừng chứ. Theo hiệp định Yalta, quân Liên xô sẽ
dừng quân và bàn giao các đất đai đã chiếm được của
Nhật lại cho Tưởng, thế nhưng thực tế xảy ra khác hẳn.
Quân Liên xô vẫn tiếp tục tiến về Nam, và theo sau là
hồng quân TQ. Cuối tháng 8, quân Liên xô đã giúp Mao
phát triển lãnh thổ tới tận tỉnh Chahar và Jehol, cả hai nơi
này chỉ cách Bắc kinh có 150 km. Phần thưởng lớn nhất
cho Mao là Mãn châu, nơi Nhật đã chiếm đóng 14 năm.
Không những quân Liên xô lấy được kho vũ khí của Nhật,
lên tới cả trăm ngàn súng và hàng ngàn vũ khí nặng, và
giao lại cho Mao mà còn bàn giao cho Mao 200 ngàn quân
vốn là lính của chính phủ Mãn châu thân Nhật. Khi đó
quân Tưởng còn đang kẹt ở Nam TQ và Miến điện, Tưởng
cầu cứu với Mỹ. Tổng thống Mỹ Harry Truman (lên thay
Roosevelt chết ngày 12 tháng 4) đòi hỏi Tưởng đàm phán
với Mao. Tưởng đánh điện mời Mao đến Trùng khánh họp.
Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng trước áp lực từ Stalin (và
có bảo đảm an ninh của cả Liên xô và Mỹ) Mao đồng ý
gặp Tưởng.
Ngày 28 tháng 8 Mao bay đến Trùng khánh trên một chiếc
máy bay của Mỹ. Cuộc hội nghị diễn ra trong 45 ngày. Mao
luôn miệng ca tụng Tưởng, nhưng cả hai đều biết là họ chỉ
đóng kịch. Tưởng cần có một cái hiệp định hòa bình để
chiều lòng Mỹ, và Mao phải chiều lòng Stalin. Trong khi
Mao đang ở Trùng Khánh, quân đội Mỹ chiếm được hai
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
thành phố lớn, Thiên tân và Bắc kinh, và họ sẵn sàng bàn
giao cho quân Tưởng.
Mao trở về Diên an ngày 11 tháng 10 và ngay lập tức ban
lệnh đánh đuổi quân Tưởng ra khỏi Mãn châu. Thế nhưng
quân đội Mao vốn chưa quen đánh giặc (chiến lược của
Mao xưa nay là né tránh đụng độ để bảo toàn lực lượng),
chưa kể về mặt tâm lý là chỉ muốn hưởng thái bình, nên
chưa đánh đã hàng. Trong 10 ngày cuối năm 1945, 40
ngàn hồng quân đầu hàng quân Tưởng, theo tài liệu của
DCSTQ. Lâm Bưu báo cáo với Mao: "Dân chúng nói là
quân đoàn 8 không nên đánh nhau với quân chính phủ
nữa. Theo họ, Quốc dân đảng mới là Chính phủ". Nhiều
cuộc biểu tình nổ lớn đòi quân Liên xô rút về. Tin tức quân
Liên xô hãm hiếp đàn bà TQ và cướp bóc của cải loan
truyền. DCSTQ cũng bị đàm tiếu vì có dính liú tới quân
Liên xô. Có lần trong một cuộc triệt thoái, Lâm Bưu bị
chính quân mình hỏi: "Có phải quân ta rút về xứ bọn tóc đỏ
(ý nói Liên xô) không?".
Ngày 1 tháng 6 năm 1946 Lâm Bưu xin lệnh di tản khỏi
Harbin, đây là thành phố lớn cuối cùng của Mao ở Mãn
châu. Mao nhiều lần xin Stalin đưa quân trở lại giúp nhưng
bị từ chối. Stalin chỉ cho phép hồng quân TQ được phép
qua biên giới Liên xô trú quân. Ngày 3 tháng 6 Mao chấp
thuận cho di tản.
Mao chỉ chờ giờ bị treo cổ. Thì lúc đó Mao được cứu. Cứu
tinh của Mao là chính phủ Mỹ.
Chương 28:
Tháng 12 năm 1945 Truman gởi tướng George Marshall
sang TQ để nghiên cứu tình hình, và đưa kế hoạch giúp
TQ chấm dứt cuộc nội chiến. Tại cuộc họp mặt đầu tiên
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
với Chu Ân lai, Marshall được Chu cho biết là DCSTQ
muốn thành lập một chính phủ dân chủ thân Mỹ ở TQ. Khi
được hỏi là nghe nói Mao sắp sang thăm Liên xô, Chu
cười lớn: "Không có đâu, Mao chủ tịch muốn đi thăm Mỹ
kìa". Tất cả những bản báo cáo của Marshall về Mỹ đều
bày tỏ sự bất mãn của ông với sự bất hợp tác của phe dân
quốc. Sau này, tháng 2 năm 1948 Marshall còn báo cáo
cho Quốc hội Mỹ "không có bằng cớ nào là DCSTQ được
sự giúp đõ của các đảng cộng sản nước ngoài", mặc dù
Mỹ và Anh đã giải mã nhiều bức điện qua lại giữa Moscow
và Diên an.
Chính Marshall đã ép Tưởng phải ngừng ngay những cuộc
tấn công vào quân Mao. Marshall cho biết chính phủ Mỹ sẽ
ngưng giúp Tưởng (khi đó Mỹ giúp Tưởng chuyển quân
bằng tàu từ các nơi về Mãn châu) nếu ông không ngừng
ngay. Tưởng đồng ý ngưng bắn 15 ngày, nhưng sau đó
dưới áp lực của Marshall và Tổng thống Mỹ Truman (ông
này viết cho Tưởng một lá thư đe doạ là nếu không tìm
được một giải pháp hoà bình thì Mỹ sẽ xét lại sự giúp đỡ
của Mỹ), từ 15 ngày đổi thành 4 tháng. Thời gian này đủ
để hồng quân thiết lập được căn cứ an toàn ở Bắc Mãn
châu với hậu phương là Liên xô. Chính Liên xô đã đóng
vai trò quyết định trong trận chiến sắp tới. Về mặt vũ khí,
Liên xô gởi cho Mao 900 máy bay lấy được của Nhật, 700
xe bọc sắt và vô số súng ống đạn dược. Liên xô cũng sửa
lại hệ thống đưòng rầy xe lửa, và nối nó sang tới biên giới
Nga. Về mặt nhân sự, Liên xô gởi hàng chục ngàn tù nhân
chiến tranh Nhật làm huấn luyện viên cho hồng quân TQ.
Liên xô cũng gởi sang 200 ngàn lính Bắc Hàn tham chiến
với hồng quân TQ. Ðể cám ơn hậu tình của Liên xô, Mao
đã gởi sang Moscow một triệu tấn thức ăn mỗi năm, kết
quả cả chục ngàn nông dân Diên an bị chết đói vào năm
1947, và sang năm 1948 con số chết đói ở Mãn châu lên
đến cả trăm ngàn.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Một cộng sự viên của Tưởng, ông Ch'en Li fu, khuyên
Tưởng" Nếu muốn đánh CS, phải đánh tới nơi. Ðánh rồi
nghỉ, rồi mới đánh chỉ có thất bại thôi". Nhưng Tưởng
không thể bỏ qua sự viện trợ của Mỹ, lúc đó trị giá khoảng
3 tỷ Mỹ kim. Tưởng phải cúi đầu trước áp lực của Mỹ.
Chương 29:
Tháng 10 năm 1946 bốn tháng sau ngày ký hiệp định
ngừng bắn, quân Tưởng bắt đầu mở lại những cuộc tấn
công vào căn cứ điạ Bắc Mãn châu của Mao. Hồng quân,
dưới quyền chỉ huy của Lâm Bưu, lần này đã tỏ ra chiến
đấu hữu hiệu. Cuộc chiến kéo dài dằng dai cả năm. Uy tín
Tưởng xuống thấp. Ông cần một chiến thắng quân sự.
Ngày 1 tháng 3 năm 1947 Tưởng ủy thác cho một tướng
tâm phúc của mình, Hu Tsung-man, thực hiện một kế
hoạch táo bạo: đánh chiếm Diên an. Ngày 18 tháng 3 Hu
chiếm được Diên an, nhưng Mao đã trốn thoát. Sau này
Hu cho một người bạn của ông, Hu Kung mien, biết là ông
đã điện cho Mao biết kế hoạch của Tưởng, kịp thời cho
Mao di tản toàn bộ ban tham mưu của mình. Thì ra Hu là
một gián điệp nằm vùng của Mao. Hu chiếm đưọc Diên an,
nhưng chỉ đóng quân ở ngay thành phố Diên an. Ngoại ô
Diên an vẫn thuộc quyền kiểm soát của cộng sản. Nhiều
lần, Hu gởi quân đi truy sát Mao đều mang thất bại. Lần
nào quân Hu cũng đi thẳng vào ổ phục kích của Mao, kết
quả không ai sống sót trở về. Những trận đánh chỉ có
thắng này của Mao đã đưa tên tuổi Mao lên hàng danh
tướng.
Một bằng chứng khác Hu nằm vùng là ngày 8 tháng 6,
hoàn toàn bất ngờ một toán quân của Hu, do Liu Kan điều
khiển, xuất hiện sát chỗ Mao đang đóng quân. Mao vội vã
băng rừng chạy, mọi điện đài đều được tắt hết, ngoại trừ
một đường dây. Mao liên tục gọi cho Hu yêu cầu Hu rút Liu
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Kan về. Hu ban lệnh cho Liu Kan: bỏ hết mọi thứ mà kéo
quân về Bảo an. Sau này Mao khoe khoang: "Bốn quân
đoàn của Liu Kan diễn hành qua lại ngay trước mắt chúng
tôi, trong khi chúng tôi chỉ đứng ngó". Liu Kan phải trả giá
bằng cái chết, dàn dựng bởi chính Hu: Tháng 2 năm 1948,
Hu ra lệnh cho Liu Kan đánh chiếm Yichuan, đoàn quân
trên đường đi lọt ổ phục kích của Mao. Liu điện về cho Hu
xin rút, nhưng Hu không cho. Liu Kan tự sát. Cái chết của
Liu và sự tan rã của quân đoàn 29 của ông đập tan mọi hy
vọng của Tưởng. Một tháng sau, Hu được lệnh rút khỏi
Diên an. Tưởng vẫn đánh giá Hu là một người đáng tin
cậy, và đã dùng quyền của mình che chở cho Hu không bị
kết tội, ông không học gì được từ sự thất bại ở Diên an.
Hu chết ở Ðài loan năm 1962, tung tích vẫn không bị bại
lộ.
Gián điệp đóng một vai quan trọng trong sự thất bại của
Tưởng. Năm 1948 Tưởng giao cho một tướng khác Wei Li
huang nắm chức tư lệnh vùng Mãn châu, cầm đầu nửa
triệu quân, dù đã nhận được báo cáo là Wei có thể là một
cán bộ cộng sản. Wei cũng hành động y như Hu, rút hết
quân đội về thành phố để ngỏ vùng nông thôn cho Mao tự
do phát triển. Lâu lâu, Wei cử những toán quân lẻ tẻ đi
hành quân vào những chỗ đã bị phục kích sẵn. Khi thấy
tình hình tuyệt vọng, Tưởng ra lệnh cho Wei rút quân về
Tinh châu để chuẩn bị rút ra khỏi Mãn châu, thì Wei bỏ lại
toàn bộ quân đội của mình cho Mao tàn sát (theo ý muốn
của Mao). Ngày 2 tháng 11 Thẩm Dương sụp đổ, toàn bộ
Mãn châu rơi vào tay Mao. Wei cũng không bị Tưởng trị
tội, ông qua sống ở Hồng kông một thời gian rồi mới về
Bắc kinh sống ở đó cho tới chết năm 1960.
Quân đội Mao sau khi chiếm Mãn châu tiếp tục tiến về Bắc
kinh. Quân số của Mao lúc này là 1 triệu 3, sẵn sàng đánh
Bắc kinh, lúc đó có 6 trăm ngàn quân, dưới quyền điều
khiển của tướng Fu Tso-yi. Fu không phải là cộng sản,
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
nhưng Fu không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Tưởng
nên quyết định đầu hàng, tránh đổ máu. Nhưng Mao muốn
mình trở thành một danh tướng đánh bại được Fu, một
chiến tướng có tên tuổi, nên giữ sứ giả của Fu lại bàn
chuyện thương thuyết cả hai tháng trong khi đó quân đội
Mao tiếp tục tấn chiếm từng thành một. Chỉ khi Mao lấy
được Thiên tân ngày 15 tháng 1 năm 1949, Mao mới nhận
lời cho Fu đầu hàng. Lịch sử DCSTQ ghi là Mao thành
công ép Fu đầu hàng vì Mao oanh liệt tạo nên hết chiến
thắng này tới chiến thắng khác trên trận điạ. Thực ra cả
hàng chục ngàn người đã chết lãng nhách chỉ vì Mao
muốn nổi tiếng.
Trong khi đó mặt trận Hoài hải, phía bắc Nam kinh, đã xảy
ra những trận đánh kinh hồn từ tháng 11 năm 1948 tới
tháng giêng năm 1949. Tư lệnh mặt trận của chính phủ
dân quốc không phải là gián điệp, dù dưới quyền ông có
không ít gián điệp. Thế nhưng, ở bộ Tổng Tư lệnh dưới
quyền Tưởng có hai người là gián điệp cộng sản: Lưu Phi
và Kuo Ju kuei, mà Tưởng rất tin tưởng. Hai người này đã
chuyển giao mọi kế hoạch quân sự của Tưởng cho hồng
quân. Chính con trai của Tưởng xác nhận hai người này là
gián điệp mà Tưởng cũng không tin. Sau này Tưởng
thuyên chuyển Lưu Phi tới Tứ xuyên, và ông này dâng Tứ
xuyên cho Mao không một phát súng.
Khi quân Nhật đầu hàng, Tưởng được mọi người coi là
một anh hùng dân tộc. Thế nhưng chỉ sau một thời gian
ngắn chính phủ của ông đã để cho tham nhũng lan tràn,
tạo ra lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Dưới áp lực của
báo chí, ông cho mở cuộc điều tra, và kết quả cho thấy là
Thủ tướng chính phủ TV Song và gia đình nhà vợ của ông
đã ăn cắp công quỹ tới 380 triệu Mỹ kim. Mấy ngày sau,
dưới áp lực của vợ, ông ra lệnh cho báo chí sửa lại là chỉ
có 3 triệu Mỹ kim. Sự thất bại của Tưởng trong công cuộc
trong sạch hoá guồng máy chính quyền đã đưa Mao tới
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
thành công.
Chương 30:
Trong khi Tưởng nhu nhược không dám có những quyết
định tàn nhẫn, thì Mao lại hoàn toàn khác. Năm 1948 khi
Mao tấn chiếm Mãn châu, Mao đụng độ với tướng Cheng
Tung-kuo ở Trường xuân. Cheng nhất định không đầu
hàng, dù bị vây hãm tứ phiá. Mao ra lệnh không cho một
người dân thường nào được thoát, "hãy biến Trường xuân
thành một thành phố chết". Lâm Bưu báo cáo như sau:
"Hàng ngàn dân chúng vì quá đói phải bỏ thành chạy trốn,
họ quỳ mọp xuống van khóc, xin chúng tôi tha cho đi.
Nhưng quân sĩ đánh đập, bắt họ quay về thành, kẻ nào
không chiụ thì bị trói và đốt chết". Sau năm tháng bao vây,
con số người chết lên tới 300 ngàn.
Thế nhưng khi những sự tàn khốc do Mao thực hiện được
kể lại thì người nghe đều cho đây là sự tuyên truyền dối trá
của Quốc dân đảng. Càng chán ghét Quốc dân đảng bao
nhiêu, người ta lại càng kỳ vọng Mao sẽ đem đến cho họ
một đời sống tốt đẹp hơn.
Ngày 20 tháng 4 năm 1949 quân đội Mao qua sông Dương
tử tiến vào Nam kinh. Ngày 23 Tưởng bay đi Xi kou thăm
mộ mẹ, và sau đó lên tàu đi Thượng hải, rồi Ðài loan.
Tưởng đem theo hầu hết máy bay dân sự, rất nhiều mỹ
thuật cổ và một số linh kiện điện tử, nhưng đã để lại hầu
như trọn vẹn mọi nhà máy, không phá huỷ, cho Mao.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Mao đứng trên cổng Thiên An
môn tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung
hoa. Ðám đông cả trăm ngàn người hô lớn: "Mao chủ tịch
muôn năm".
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ðiều không ai biết là Mao cần tới gần 6 tháng để chuẩn bị
an ninh tối đa cho mình trong ngày tuyên bố thành lập
nước. Trong thời gian này vợ Lạc Phủ có tới thăm Giang
Thanh và hỏi thăm sức khoẻ Mao, bà này cho biết Mao
thường hay run khi gặp kẻ lạ. Mao sợ bị ám sát. Bất cứ
chỗ nào Mao muốn tới đều phải có chuyên viên Liên xô tới
dò mìn trước, đó là chưa kể hàng ngàn lính TQ được đưa
tới đi qua đi lại, vai sát vai: họ được xử dụng làm máy dò
mìn "nhân tạo".
Chương 31
Cuộc chuyển đổi quyền hành từ Quốc Dân đảng sang
Cộng Sản đảng diễn ra tốt đẹp. Thương gia, kỹ nghệ gia
được tiếp tục kinh doanh và làm việc cho tới gần cuối năm
1950. Chỉ có luật pháp và báo chí bị thay đổi ngay: Quan
toà được thay thế bằng các đảng viên, còn báo chí bị kiểm
duyệt gay gắt. Nơi nào chống đối bị đàn áp thẳng tay.
Tháng 10 năm 1950 Mao phát động một chiến dịch chống
phản cách mạng toàn quốc. Mao cũng đồng thời phát động
cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp ở
những vùng mới chiếm. Mục tiêu của Mao là phân chia xã
hội ra nhiều thành phần: phản cách mạng, kẻ thù giai cấp,
gián điệp, tôn giáo, địa chủ, tư sản, phú nông, cho tới kẻ
cướp. Mỗi thành phần bị đối xử khác nhau. Mao hạ lệnh
mỗi tỉnh phải gay gắt hơn nữa, phải tăng con số người bị
bắt theo tiêu chuẩn của Mao. Mao cũng biết người ta ưa
thích bạo động, nên Mao muốn những cuộc hành quyết
phải được thực hiện ở nơi công cộng, càng được nhiều
người chứng kiến la ó càng tốt. Một nhân chứng cho biết
ngay giữa Bắc kinh, cô chứng kiến một đám đông đi theo
hò reo la ó bao quanh 200 người bị Công an lôi đi trên
đuờng phố và bị hành quyết ngay trên viả hè. Các xác chết
mặc dù còn nhỏ máu được kéo đi khắp đường phố. Khi
chiến dịch kết thúc một năm sau, Mao tuyên bố có khoảng
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
700 ngàn bị giết, con số thực sự phải cỡ 3 triệu.
Những người không bị giết chết thì bị bắt đi lao động cải
tạo. Họ bị đưa tới những vùng hẻo lánh và bị bắt làm cho
tới khi kiệt lực mà chết, theo kiểu mẫu của những trại tù
gulag của Liên Xô. Mức độ dã man của những phương
pháp hành hạ cải tạo viên khiến một nhà ngoại giao Liên
Xô phải thốt lên: "Tụi Quốc Dân đảng cũng không tàn ác
tới như thế". Trong thời gian Mao cai trị, con số người chết
vì lao động khổ sai lên đến 27 triệu.
Mao còn một biện pháp thứ ba, gọi là quản chế. Dưới thời
Mao có hàng chục triệu người bị quản chế. Người bị quản
chế được sống ở thành phố, nhưng lúc nào cũng bị theo
dõi, thường xuyên phập phồng lo sợ, chưa kể những liên
lụy đến gia đình và hàng xóm.
Chỉ trong một năm Mao hoàn toàn thành công đè bẹp mọi
hình thức đối kháng, dù đó chỉ là những lời đồn. Cuối năm
1951 Mao lại đề xướng một chiến dịch mới, gọi là "tam
phản": chống tham nhũng, chống phí phạm và chống tư
tưởng phong kiến (lè phè). Về mặt chống tham nhũng,
mục đích là không để sứt mẻ một đồng nào từ số tiền
đảng gom góp được. Quốc Dân đảng thất bại vì để cho
tham nhũng lan tràn, nên trong chiến dịch này bất cứ
người nào bỏ túi tiền của chính phủ trên 10 ngàn quan đều
bị xử tử. Mao tổ chức cho các đơn vị chính phủ và quân
đội ở mọi tỉnh thành phải tổ chức thi đua bắt tham nhũng.
Nếu Mao hoàn toàn thành công về mặt chống tham nhũng
thì về mặt chống phí phạm Mao lại thất bại nặng: Mao phí
phạm nhân lực vào những cuộc điều tra kéo dài ngày này
sang ngày khác, người dân phí phạm thời giờ bởi những
cuộc tra vấn liên tục. Ðã thế Mao còn đưa ra thêm chiến
dịch "Ngũ phản": chống hối lộ, chống trốn thuế, chống ăn
cắp của công, chống ăn gian và ăn cắp tin tức liên hệ đến
kinh tế. Chiến dịch này dẫn tới hàng trăm ngàn người phải
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tự tử.
Trong khi vật giá leo thang, hàng hoá càng ngày càng
khan hiếm, kinh tế TQ đi vào khủng hoảng thì Mao sống
như một ông vua. Mao thích ăn ngon, và lạ. Nhiều món ăn
phải chuyên chở cả ngàn cây số tới, thí dụ cá hồ Vũ hán,
mà khi tới nơi phải còn sống Mao mới ăn. Mọi thức ăn,
uống của Mao đều có bác sĩ thử nghiệm. Mao thích bơi,
mà nước hồ bơi phải đủ ấm kẻo Mao bị cảm vì lạnh. Mao
không thích tắm, Mao không hề vào bồn tắm hay đứng
dưới vòi sen trong 25 năm. Mỗi ngày Mao đều để cho
người hầu lau mình bằng khăn ấm. Mao thích gái đẹp.
Ngày 9 tháng 7 năm 1953 quân đội được lệnh kiếm gái
cho Mao, Tư lệnh quân đội Bành Ðức Hoài chống đối
nhưng không có kết quả. Một đạo quân được thành lập
gồm toàn gái trẻ đẹp, được dạy muá hát và chiêu đãi, mà
ai cũng biết là để hầu hạ Mao.
Chương 32
Năm 1947 đắc chí trước những chiến thắng cận kề, Mao
hy vọng sẽ được một ký giả Mỹ, kiểu Edgar Snow, đánh
bóng mình trên diễn đàn quốc tế. Vì Edgar Snow đã bị
cấm ở Liên Xô, Mao tìm tới một ký giả hạng nhì, cô Anna
Louise Strong. Theo lời Mao, Strong viết một bài báo tựa
đề: "Tư tưởng Mao Trạch Ðộng" và một cuốn sách tên:
Bình minh ở TQ. Bài báo và cuốn sách có những câu tự
cao tự đại như: Ngay cả Marx và Lenin cũng không thể
nằm mơ tới", hoặc "Các nước Á châu hãy học hỏi TQ, chứ
đừng học Liên Xô". Quyển sách này bị cấm ở Liên Xô.
Tháng 11 năm 1947, Mao đề nghị với Stalin cho ông đến
thăm Liên Xô. Stalin nhận lời. Mao rất mừng. Thế nhưng 3
tháng sau vẫn chưa có tin gì của Stalin, Mao hỏi lại lần thứ
hai ngày 22 tháng 4 năm 1948, và Stalin đồng ý một lần
nữa. Thế nhưng khi sắp tới ngày Mao khởi hành thì Stalin
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
thông báo hoãn lại. Ngày 4 tháng 7 Mao thông báo cho
Stalin hay là mình sẵn sàng đi ngày 15 tháng 7, và cũng
muốn đi viếng thăm các nước Ðông Âu luôn. Tới ngày 14,
Mao nhận được điện báo hãy hoãn lại chuyến đi. Rõ ràng
Stalin muốn dạy Mao một bài học.
Mao nhượng bộ. Mao cho cạo sửa chữ "Tư tưởng Mao
Trạch Ðông" thành "Chủ nghiã Marx-Lenin", thừa nhận
những tư tưởng của mình không có gì mới mẻ, chỉ là
những đóng góp cho Chủ nghiã Marx. Trong buổi tiếp tân
dành cho đặc sứ Mikoyan của Nga, Mao tuyên bố: "Stalin
là ông thầy của nhân dân TQ và nhân dân toàn thế giới".
Và "Là học trò của Stalin, tôi (Mao) sẵn sàng nghe lời chỉ
bảo của thầy". Khi đó Mikoyan mới đưa ra đề nghị của
Stalin là muốn Mao lãnh đạo phong trào cộng sản ở Ðông
Á, chứ đừng dây dưa tới Âu châu hay Mỹ. Stalin muốn đẩy
Mao ra sân sau. Ðối thủ một thời của Mao là Vương Minh,
khi đó đang chờ được đi Liên Xô chữa bệnh, muốn lấy
lòng Mao mới tuyên bố là tư tưởng Mao không chỉ thích
nghi ở Á châu mà rất thích hợp cho các quốc gia thuộc điạ
và bán thuộc điạ. Mao khoái quá. Mao bắt đầu mơ tưởng
tới chia xẻ thế giới với Stalin.
Chương 33
Sau khi thành lập chính phủ nhân dân Mao biết là mình đã
lộ đuôi cáo nên không còn hy vọng gì vào sự giúp đỡ của
người Mỹ, ông bèn hết lời ve vãn Stalin để xin viện trợ.
Mặt khác để chứng tỏ lòng trung thành của mình với
Stalin, Mao bày tỏ một thái độ hằn học với Anh và Mỹ (khi
đó cuộc chiến tranh lạnh đã bắt đầu).
Mao cử Chu Ân Lai tới gặp Ðại sứ Liên Xô xin cho Mao
được gặp Stalin vào ngày sinh nhật 70 tuổi sắp tới đây của
Stalin, 21 tháng 12 năm 1949. Stalin đồng ý, nhưng không
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
mời Mao làm quốc khách. Mao đi bằng xe lửa, khởi hành
ngày 6 tháng 12. Ông không mang theo một cán bộ cao
cấp nào, lý do là ông biết chắc chắn mình sẽ bị Stalin "cạo
đầu". Không ai biết chuyện gì đã xảy ra trong lần gặp mặt
đầu tiên, vì ngay cả đại sứ TQ ở Liên Xô cũng không có
mặt. Chúng ta chỉ biết là sau đó Mao được đưa tới tư dinh
số 2 của Stalin, ở đó liền mấy ngày mà không được tiếp
xúc với ai và cũng không ai được tiếp xúc, ngoại trừ những
nhân viên mật vụ có nhiệm vụ theo dõi Mao và báo cáo lại
cho Stalin. Tại bữa tiệc mừng sinh nhật Stalin, Mao được
xếp ngồi ngay cạnh Stalin và là người khách nước ngoài
duy nhất được phát biểu. Sau bài phát biểu, Mao hô lớn:
"Stalin vĩ đại muôn năm". "Vinh quang này thuộc về Stalin".
Hai ngày sau Mao được đưa tới gặp Stalin, nhưng khi
được yêu cầu giúp Mao phát triển quân sự, Stalin lạnh
lùng từ chối. Mao được đưa về lại tư dinh số hai và trong
nhiều ngày sau không được gặp mặt ai. Sinh nhật 65 tuổi
của Mao, 26 tháng 12, trôi qua không có tiệc tùng gì. Biết
rằng mọi cuộc nói chuyện ở đây đều bị nghe lén, Mao điện
thoại cho Chu Ân Lai hay là ông sẵn sàng bình thường hoá
với các quốc gia tây phương. Ngày 6 tháng 1 năm 1950,
báo chí Anh quốc đăng tin Mao bị giam lỏng ở Moscow.
Chính phủ Anh tuyên bố thừa nhận chính quyền Mao. Lá
bài tây phương quả nhiên hiệu nghiệm. Mao được Stalin
cho gặp mặt và cuộc thương thuyết giữa Mao và Stalin
thực sự bắt đầu.
Ngày 14 tháng 2 năm 1950 Stalin và Mao (có thêm Chu Ân
Lai mới tới) ký hiệp ước.
Theo hiệp ước này, Stalin cho TQ vay 300 triệu Mỹ kim
trong vòng 5 năm. Stalin chấp thuận bảo trợ 50 dự án kỹ
nghệ hạng nặng, nhỏ hơn con số Mao mong muốn nhiều.
Ðổi lại, Mao đồng ý cho Liên Xô mọi đặc quyền kinh tế, kỹ
nghệ và thương mại ở hai vùng Mãn châu và Tín giang.
Ðây là hai vùng có trữ lượng lớn về quặng mỏ. Sau này
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ðặng Tiểu Bình nói với Gorbachev là "Sau cuộc chiến
tranh nha phiến 1842 TQ bị nhiều thế lực ngoại bang xâm
lăng, Nhật là kẻ gây thiệt hại nhiều nhất cho TQ, còn Liên
Xô là kẻ hưởng lợi nhiều nhất". Hiển nhiên Ðặng ám chỉ
hiệp ước này.
Chương 34
Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh - TQ, 1957
Ngày 16 tháng 2 năm 1950 tại bữa tiệc chia tay trước khi
Mao về lại TQ, một nhân vật được đưa tới gặp Mao: Hồ
Chí Minh. Stalin cho Hồ biết viện trợ cho VN sẽ là trách
nhiệm của Mao Cả hai về lại TQ chung một xe lửa, Mao
cho Hồ biết kế hoạch đầu tiên sẽ là thiết lập một hệ thống
đường xá nối liền hai nước, giống như Liên Xô đã làm cho
TQ năm 1945-46. Lịch sử được lập lại ở VN: Nhờ số quân
viện khổng lồ của TQ đổ sang, gồm cả vũ khí và cố vấn
người TQ, VN đã lao vào một cuộc chiến tranh trong 25
năm với Pháp và sau đó là Mỹ. Dưới sự chỉ đạo của cố
vấn TQ, VN đã mở ra một cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo
hơn cả chính TQ. Bất chấp chống đối của dân chúng, Hồ
đã nhắm mắt cho Mao biến VN thành một con rối của TQ.
Tháng 10 năm 1950 Mao nhảy vào một mặt trận thứ hai:
Triều Tiên. Sau thế chiến thứ hai, Triều Tiên chia đôi: miền
bắc thuộc phe cộng sản, do Kim Nhật Thành lãnh đạo,
miền nam thuộc phe tự do, do Phác Chánh Hy làm tổng
thống. Tháng 3 năm 1948 Kim viếng thăm Liên Xô và đề
nghị Liên Xô giúp Kim thống nhất đất nước. Stalin không
đồng ý vì e ngại sự can thiệp của Mỹ. Kim tìm tới Mao, và
được Mao nồng nhiệt hứa hẹn sẽ giúp đỡ. Mao thuyết
phục Stalin là cuộc chiến Triều Tiên sẽ là đất cho Liên Xô
thử các vũ khí mới của họ. Sau nữa, với quân số hùng hậu
của TQ gởi sang tham chiến Mao có khả năng đánh bại
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
quân Mỹ, và thế chiến lược giữa hai siêu cường vì thế sẽ
có thay đổi. Ngày 25 tháng 6 năm 1950 Bắc Hàn xua quân
tràn qua vĩ tuyến 38 tấn công Nam Hàn. Liên Hiệp Quốc
nhanh chóng thông qua một nghị quyết sẽ gởi quân sang
giúp Nam Hàn. Lý do Liên Xô không phủ quyết chuyện này
vì Liên Xô muốn Mỹ đọ sức với TQ ở chiến trường này. Ai
thắng ai thua Liên Xô đều có lợi.
Ðầu tháng 8 năm 1950 Bắc Hàn đã chiếm được 90% Nam
Hàn. Ngày 15 tháng 9 Mỹ bắt đầu đổ quân vào Nam Hàn
và đẩy quân Bắc Hàn trở lui. Ngày 29 tháng 9 Kim điện
cầu cứu Stalin cho phép Mao gởi Chí nguyện quân. Ngày
1 tháng 10 Stalin bật đèn xanh cho Mao gởi quân. Mao
nhảy dựng mừng vui, ra lệnh cho quân đội đang đóng ở
biên giới với Triều Tiên: hãy sẵn sàng. Tại cuộc họp Bộ
chính trị, mọi người đều chống lấy lý do là: quân Mỹ hơn
hẳn TQ về mặt kỹ thuật, chưa kể Mỹ còn có bom nguyên
tử, nhưng dưới sự lãnh đạo của Mao, bộ chính trị không
còn khả năng chống đối ý của Mao nữa.
Ngày 2 tháng 10 Mao đánh điện cho Stalin là quân TQ
chưa sẵn sàng. "Chúng tôi còn đang bàn thảo". Thực ra
Mao đã sẵn sàng mọi thứ, Bành Ðức Hoài đã được cử làm
tư lệnh chiến trường, nhưng Mao đang muốn mặc cả với
Liên Xô.
Ngày 5 tháng 10 Stalin đánh điện: "Còn chờ gì nữa".
Ngày 8 tháng 10 Mao gởi Lâm Bưu và Chu Ân Lai sang
Moscow thương lượng với Stalin về quân dụng. Lý do Lâm
Bưu được chọn vì Lâm Bưu chống cuộc chiến này từ đầu.
Mao đánh giá là nếu mình càng làm eo thì sẽ càng có
thêm nhiều quân dụng tốt. Không ngờ Stalin đã biết tẩy
của Mao, ông cho biết là mọi thứ đã sẵn sàng như đề nghị
ban đầu của Mao chỉ trừ một đon vị 124 chiếc máy bay
chiến đấu để bảo vệ trên không cho quân TQ. Stalin cũng
cho hai người biết là TQ không cần phải tham chiến nếu
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
không muốn. Chu và Lâm điện về TQ tham khảo Mao thì
được Mao cho hay: Chúng ta vẫn cứ tham chiến, dù có
hay không có bảo vệ trên không.
Chương 35
Đồng chí! Tôi chết oan uổng vì Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Có thể đây sẽ là số mệnh của đồng chí? - Truyền đơn,
Korea, 2/1/1953
Nguồn: faculty.kirkwood.edu
Chỉ sau 2 tháng tham chiến, quân TQ đã đẩy bật quân
Liên hiệp quốc ra khỏi Bắc Hàn và lập lại chế độKim Nhật
Thành. Bành Ðức Hoài làm tư lệnh liên quân TQ-Triều
Tiên, Kim chỉ là bù nhìn, vì quân Bắc Hàn chỉ có 75 ngàn
người so với 450 ngàn quân TQ.
Bành Ðức Hoài muốn ngừng lại ở vĩ tuyến 38 như cũ,
nhưng Mao ra lệnh phải tiếp tục tiến về Nam. Ðầu tháng 1
năm 1951, thủ đô Hán thành sụp đổ. Ngày 25 tháng 1,
quân đội Mỹ bắt đầu phản công. Quân TQ thiệt hại vô kể
bởi chiến thuật biển người của họ. Bành bay về TQ gặp
Mao, và được biết kế hoạch của Mao là "Chúng ta sẽ đánh
thắng Mỹ bằng nguồn nhân lực dồi dào của ta. Ðừng nóng
lòng thắng liền, mỗi đợt đưa 300 ngàn quân sang, chết hết
lại đưa tiếp."
Tháng giêng năm 1952, cuộc chiến kéo dài đã cả năm,
Kim yêu cầu Mao chấp nhận đàm phán, nhưng Mao chống
đối. Mao muốn dùng cuộc chiến Triều Tiên để đòi hỏi
Stalin xây dựng nhà máy chế vũ khí cho TQ. Mặc dù muốn
TQ đánh Mỹ thay mình, Stalin không muốn giúp TQ thành
một cường quốc về quân sự nên Stalin từ chối, nhưng sau
nhiều đòi hỏi cuối cùng Stalin đồng ý cất cho TQ vài nhà
máy chế súng cỡ nhỏ. Mao không hài lòng.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Tháng 8 năm 1952 quân Mỹ tổn thất khoảng 37 ngàn
người ở chiến trường Triều Tiên. Con số này quá khiêm
nhường so với tổn thất của TQ, nhưng sự ủng hộ của dân
chúng Mỹ về sự tham chiến của Mỹ đã tụt xuống chỉ còn
33%. Nước Mỹ dân chủ không thể nào đương đầu với
nước TQ độc tài về chuyện đếm xác chết. Chu Ân Lai lại
được phái sang Liên Xô, lần này ông mang theo một lý lẽ
vững chắc: TQ cuối cùng đã thắng Mỹ. Do đó, ông xin Liên
Xô giúp cho 2 chuyện: "TQ cần được trang bị vũ khí tốt
hơn, hiện đại hơn, nhất là về mặt không và hải quân" và
"TQ phải là đầu tàu của phong trào cộng sản ở Á châu".
Stalin vẫn bác bỏ yêu cầu đầu mà chỉ chấp thuận yêu cầu
sau: TQ được phép thành lập và ủng hộ các mầm cộng
sản ở các nước Á châu.
Một mặt khác, Stalin cũng biết ý đồ của Mao muốn cạnh
tranh với mình nên đã nhiều lần bày tỏ một thái độ thân
thiện khác thường với Bành Ðức Hoài và Lưu Thiếu Kỳ.
Trong lần Bành Ðức Hoài và Chu Ân Lai công du Liên Xô,
Stalin kéo Bành ra nói chuyện riêng, làm Chu rất tức giận.
Một lần khác Lưu Thiếu Kỳ viếng thăm Liên Xô được báo
Pravda gọi Lưu là Tổng bí thư DCSTQ. Lưu phải đính
chính là ở TQ chỉ có Chủ tịch Mao Trạch Ðông mà thôi.
Stalin muốn hai người này lật đổ Mao, nhưng cả hai đều
không dám làm chuyện đó.
Mao và An-Ying (Mao Ngạn Anh, sinh 1922
tại Hunan 1), TQ 1946 - Nguồn:
bjcpdag.gov.cn
Ngày 5 tháng 3 năm 1953 Stalin chết. Mao được cho biết
nếu sớm giải quyết cuộc chiến ở Triều Tiên thì Liên Xô sẽ
cứu xét xây dựng nhà máy chế tạo vũ khí nặng cho TQ,
nhưng lúc đó Mao đang mong muốn có bom nguyên tử
nên từ chối đề nghị này của Liên Xô. Thêm nữa, để gây
căm phẫn Mao còn tố cáo là quân đội Mỹ xử dụng vũ khí
hoá học. Sau này dưới áp lực của Liên Xô, Mao phải rút lại
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
lời tố cáo này và chấp nhận ngừng chiến.
Ngày 27 tháng 7 năm 1953 hiệp định ngưng bắn diễn ra.
TQ gởi sang Triều Tiên 3 triệu lính, theo ước tính của Liên
Xô, TQ tổn thất khoảng 1 triệu quân. Ðặng Tiểu Bình cho
rằng TQ tổn thất khoảng 400 ngàn.
An-Ying và Siqi - Nguồn: bjcpdag.gov.cn
Trong số người chết có con trai của Mao, Mao An-ying. Vợ
An-ying là Siqi (Tư Tề), "con nuôi" không chính thức của
Mao. Khi An-ying báo cho Mao biết là An-ying muốn lấy
Siqi, Mao lồng lên tức giận la hét tới độ An-ying té xiủ. Sự
tức giận này có lẽ vì Mao "nuôi" Siqi cho mình hưởng,
không ngờ bị con trai mình chiếm lấy.
Khi cuộc chiến kết thúc, 2 phần 3 trong số 20 ngàn tù binh
TQ chọn xin tỵ nạn ở Ðài loan. Những người chọn quay
trở về TQ bị Mao gọi là phản quốc vì đã đầu hàng kẻ địch
và bị trừng phạt. Một chuyện ít người biết nữa là Bắc Hàn
còn giữ 60 ngàn tù binh Nam Hàn, và đã không giao trả,
theo lời xúi bẩy của Mao. Những kẻ bất hạnh này bị giam
giữ ở những xó kẹt hẻo lánh ở Bắc Hàn cho tới chết.
-------------
(1. Bạn đọc Feng Nguyễn giúp phần phiên âm Việt ngữ
các nhân danh và địa danh từ tiếng Trung Quốc và thông
này: Mao Anqing hay Mao Ngạn Thanh và Ngạn Anh là
con của Mao với bà Dương Khai Tuệ. Ngoài ra Mao còn
có 1 con gái tên Lý Mẫn với bà Hạ Tử Trân và 1 người con
gái khác tên Lý Nạp với Giang Thanh. Mao Ngạn Thanh,
Lý Mẫn và Lý Nạp hiện nay vẫn còn sống).
------------------
Chương 36
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Với 91 công trình sản xuất vũ khí nặng được Liên Xô chấp
thuận xây cất lần này, Mao hăng hái đưa ra một kế hoạch
biến TQ thành một cường quốc quân sự trong vòng 15
năm. Kế hoạch ngũ niên 1953-57 sử dụng 61% ngân sách
để xây dựng ước mơ này của Mao (trong khi giáo dục, văn
hoá và y tế chỉ được 8%). Dân chúng bị đảng dối gạt là
những công trình này do Liên Xô trợ cấp trong khi thực ra
nó nằm trong chương trình trao đổi giữa hai nước: TQ đổi
thực phẩm lấy viện trợ quân sự. Mao xuất cảng cả gạo,
vốn là thứ mà TQ luôn phải nhập cảng, mặc kệ dân chúng
chết đói. Mao là tác giả câu nói bất hủ: "Nếu chỉ còn lá cây
mà ăn thì cứ để chúng ăn lá cây".
Mao cũng không quên ước mơ được dẫn đầu khối cộng
sản, nên ngoài chương trình xuất cảng thực phẩm đổi lấy
viện trợ quân sự, Mao còn viện trợ và cho vay không điều
kiện cho một số quốc gia khác, như Bắc Việt, Bắc Hàn và
thậm chí ngay cả Ðông Ðức khi xảy ra cuộc nổi loạn giữa
dân chúng và chính quyền tháng 6 năm 1953. Bức tường
Bá Linh được xây nên theo ý kiến của Mao, khi Tổng Bí
thư đảng Cộng sản Ðông Ðức thăm xã giao TQ năm 1956.
Người chống đối chương trình trao đổi thực phẩm lấy viện
trợ quân sự mạnh nhất là Lưu Thiếu Kỳ, nhân vật thứ hai
sau Mao ở TQ. Theo Lưu, mức sống người dân phải được
đặt trên ý đồ bánh trướng quân sự. Vì đang còn cần Lưu,
Mao cho thanh trừng Cao Cương (Gao Gang), bí thư Mãn
châu, với tội danh là âm mưu chia rẽ cán bộ đảng. Gao là
người ủng hộ chương trình trao đổi thực phẩm lấy viện trợ
của Mao 100%. Khi biết tin Stalin sắp chết, Mao lập tức
công bố những dấu hiệu cho thấy Lưu sắp bị thanh trừng:
Không cho Lưu đi theo Mao trong những lần công du, đòi
hỏi Lưu phải đưa cho Mao coi xét mọi công văn trước khi
phổ biến, tố cáo Lưu (dù không nêu đích danh) có những
hành động hữu khuynh, hạ bệ những cộng sự viên thân tín
của Lưu. Lưu e sợ sẽ tới phiên mình bị thanh trừng. Bỗng
nhiên, ngày 24 tháng 12 năm 1953, Mao chỉ định Lưu sẽ
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
thay mình làm chủ tịch nước để ông được nghỉ đi chơi một
thời gian, có nghiã là Lưu vẫn được tín nhiệm. Từ đó Lưu
không dám chống đối Mao nữa.
Chuyến đi chơi của Mao đem tới một lạc thú cho Mao: gái
đẹp. Bất cứ nơi nào Mao đặt chân tới các cán bộ điạ
phương phải sẵn sàng gái tơ, đẹp và còn trinh dâng cho
Mao.
Chương 37
Ðể có đủ thực phẩm trao đổi Mao hô hào cán bộ phải xiết
chặt hầu bao người dân hơn nữa. Từ tiêu chuẩn 200 kg
gạo mỗi người một năm, Mao rút xuống còn 140 kg, có nơi
chỉ còn 110 kg. Có nơi cán bộ xông vào nhà dân, trói chủ
nhà, lục xét đồ đạc để tìm kiếm thực phẩm. Nhiều người tự
tử. Có người làm đơn khiếu nại gởi Mao, cứ tưởng là cấp
dưới làm sai, chứ không biết đây hoàn toàn là kế hoạch
của Mao. Mao vận động nông dân tham gia hợp tác xã để
cho cán bộ đảng dễ dàng kiểm soát. Một chiến dịch thanh
trừng khổng lồ được Mao dựng ra với chỉ tiêu: "5% phản
động". Chiến dịch lan rộng đến mọi lãnh vực: phim ảnh bị
cấm đoán, các tác phẩm văn nghệ được viết bởi các tác
giả không cộng sản bị phê phán, các tác giả còn sống ở
TQ bị trù dập. Một nhà văn nổi tiếng của TQ là Hồ Phong
bị công kích công khai trên báo chí và bị bỏ tù. Mục đích
của Mao là tạo khủng bố để mọi người không ai còn dám
có ý kiến khác, và như thế, chỉ lo làm ăn, tạo ra thực phẩm
cho Mao thu góp. Mao phác hoạ chiến lược của Mao cho
nhóm đầu não của mình vào đầu năm 1956 như sau:
"Nửa năm đầu 1955 chỉ toàn đen tối: Ði đến đâu cũng
nghe chửi. Dân chúng chửi chúng ta vì lấy đi một ít gạo
của họ. Nửa năm sau, không còn ai chửi nữa. Ai cũng lo
làm lụng. Kết quả là một mùa gặt hái thắng lợi. Sau mùa
gặt đó chúng ta lại phải tổ chức chống phản động nếu
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
muốn có thêm một mùa gặt thắng lợi nữa."
Chúng ta chắc còn nhớ năm 1953 Mao phải gác chuyện
đòi hỏi Liên Xô giúp chế tạo bom nguyên tử. Tháng 7 năm
1954 Mao cử Chu Ân Lai sang Moscow thông báo cho
Liên Xô hay là Mao sắp tấn công "giải phóng" Ðài loan.
Ngày 3 tháng 9 Mao cho nổ súng thị uy vào đảo Kim Môn
(Quemoy), đảo này chỉ cách Ðài loan vài cây số. Ngày 1
tháng 10 nhân ngày quốc khánh TQ, một phái đòan hùng
hậu do Khrushchev dẫn đầu sang thăm TQ. Mao xin
Khrushchev giúp chế tạo bom nguyên tử, nhưng vẫn bị từ
chối. Sau khi Khrushchev về, Mao gia tăng thả bom và bắn
súng vào những hòn đảo quanh Ðài loan. Tổng thống Mỹ
Eisenhower phản ứng bằng một hiệp định phòng thủ với
Ðài loan. Mao vẫn tiếp tục tấn công, và còn làm như sắp
đổ bộ. Eisenhower đe doạ sẽ dùng bom nguyên tử nếu TQ
không dừng lại. Ðây là điều Mao mong muốn: TQ có thể
sẽ lâm vào một cuộc chiến tranh nguyên tử với Mỹ. Dĩ
nhiên không muốn một cuộc chiến tranh nguyên tử xảy ra
ở Liên Xô, Khrushchev nhận lời viện trợ kỹ thuật cho TQ
chế bom nguyên tử.
Chương 38
Mao Trạch Đông và Nikita Khrushchev ôm
nhau ở Phi cảng Beijing, 8/1958 - Ảnh: Mao:
The Unknown Story
Chỉ vài tháng sau khi chiến dịch hạ bệ Stalin do
Khrushchev đưa ra thì ở Ðông Âu một loạt các cuộc nổi
loạn xảy ra. Thoạt đầu là Ba Lan, sau đó lây lan sang
Hung và Nam Tư. Mao đánh giá đây là cơ hội để giành vị
trí lãnh đạo với Liên Xô, nên thoạt đầu ông dứt khoát
chống Liên Xô gởi quân sang dẹp loạn, thế nhưng sau
những cuộc đi đêm bất thành với các lãnh tụ Ðông Âu tìm
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
kiếm sự ủng hộ cho một kiểu mẫu TQ ở Ðông Âu, Mao
quay sang ủng hộ Liên Xô đưa quân sang dẹp loạn. Mao
thất vọng khi các lãnh tụ cộng sản Ðông Âu đều bày tỏ
lòng khao khát cho người dân của họ có thêm tự do, chứ
không phải thêm độc tài kiểu Stalin và thêm nghèo đói.
Mao cũng ve vãn Ai Cập trong vụ kinh đào Suez bằng
cách tổ chức những cuộc biểu tình ủng hộ Ai Cập lên tới
cả trăm ngàn người. Mao gởi ngay cho Nasser 20 triệu
đồng tiền Pháp, không cần trả, và hứa hẹn với Nasser sẽ
gởi 250 ngàn chí nguyện quân sang đánh nhau với Do
Thái, nếu Nasser muốn. Nhưng Nasser không cần người,
ông chỉ cần vũ khí hiện đại là thứ mà Mao chưa có.
Khi nhận tin Liên Xô mời tham dự cuộc họp thượng đỉnh
khối cộng sản ngày 7 tháng 11 năm 1957, Mao đặt điều
kiện: giúp Mao xây dựng chế bom nguyên tử và hoả tiễn.
Ba tuần trước khi họp thượng đỉnh, Liên Xô ký với TQ một
hiệp định giúp Mao xây lò nguyên tử.
Tại phiên họp thượng đỉnh Mao không che dấu dã tâm
muốn lật đổ Khrushchev giành ghế lãnh đạo khối cộng
sản, và ông cũng biết Khurshchev không thể công khai
chống đối ông vì Khrushchev muốn bảo vệ sự thống nhất
trong khối cộng sản.
Sau phiên họp Mao yêu cầu Liên Xô giúp xây dựng tàu
ngầm và lại bị từ chối. Mao lại áp dụng bài bản cũ: tấn
công đảo Quemoy. Lại một lần nữa Washington đánh giá
là Mao muốn chiếm Ðài loan. Không ai nghĩ ra mục đích tối
hậu của Mao: dụ cho Mỹ hăm dọa sẽ trả đũa bằng bom
nguyên tử, để dùng đó làm bàn đạp thương thuyết với
đồng minh Liên Xô. Ngày 4 tháng 9 năm 1958 Ngoại
Trưởng Mỹ John Dulles tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ Ðài loan và
Quemoy bằng mọi giá, nếu cần sẽ thả bom ở TQ.
Khrushchev tuyên bố: "tấn công vào TQ là tấn công vào
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Liên Xô", và bí mật phái ngoại trưởng Gromyko sang TQ
gặp Mao. Ông này bị Mao dụ dỗ: hãy giúp chúng tôi xây
dựng tàu ngầm, chúng tôi sẽ chiến đấu chống Mỹ trên đất
chúng tôi. Khrushchev đồng ý.
Dĩ nhiên để có tiền đầu tư vào những công trình quân sự
tốn kém này, Mao càng cần phải xiết chặt người dân TQ
thêm.
Chương 39
Phương thuốc "khủng bố trước công tác sau" của Mao đã
chứng tỏ hết sức hiệu nghiệm. Thế nhưng sau khi thế giới
phương tây đồng loạt lên án xe tăng Liên Xô tàn sát dân
lành ở Ðông Âu, Mao phải thay đổi chiến lược.
Ngày 27 tháng 2 năm 1957 trong một bài nói chuyện trước
Quốc hội dài 4 tiếng đồng hồ, Mao phát động phong trào
trăm hoa đua nở, kêu gọi dân chúng, nhất là các nhà trí
thức, hãy thẳng thắn phê bình đảng. Rất ít người được
biết cái bẫy này của Mao, kể cả thành phần trong Trung
ương đảng.
Một phong trào chống đảng cộng sản rầm rộ nổ ra khắp
nước. Một trong những sự chống đối đầu tiên là sự độc
quyền lãnh đạo của đảng, mà có người gọi là "nguồn gốc
của mọi tội lỗi". Chế độ cộng sản bị người ta so sánh với
Hitler, bản hiến pháp của TQ bị coi là giấy đi cầu. Ðâu đâu
cũng kêu gọi dân chủ.
Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ
Ngày 6 tháng 6 năm 1957 Mao đặt vấn đề có sự rạn nứt
trong nội bộ Trung ương đảng và kêu gọi dân chúng đứng
sau lưng ông chống lại thành phần bảo thủ trong đảng.
Mao làm ra vẻ mình là người cấp tiến, nhưng lại bí mật
ban lệnh cho quân đội và đảng bắt và thủ tiêu cho được
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
những kẻ "hữu khuynh" trong giới trí thức. Ðể đạt chỉ tiêu
do Mao đề ra, rất nhiều người bị chết oan. Cuộc thanh
trừng kéo dài một năm, với khoảng nửa triệu người bị giết.
Mục đích tối hậu là để xiết bụng người dân cho có đủ tiền
theo đuổi kế hoạch bành trướng quân sự của Mao.
Ngay cả Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai cũng bị Mao sỉ nhục
trước mặt thuộc cấp của họ vì đã nhiều lần ngăn cản và
làm chậm trể kế hoạch phát triển quân sự của Mao.
Những cán bộ cấp thấp này được Mao xúi giục đấu tố
thượng cấp của mình. Chu bị bắt phải viết và đọc tờ kiểm
điểm xác nhận mình xém chút đi vào đường hữu khuynh
trước 1360 đại biểu tại đại hội đảng tháng 5 năm 1958.
Cũng tại đại hội này Mao lập Lâm Bưu lên làm Phó Chủ
tịch, cùng với Lưu, Chu, Chu Ðức và Trần Vân. Mao cũng
thừa cơ hội đẩy mạnh phong trào sùng bái Mao lên thêm
một tầng nữa: Mọi người phải tuyệt đối tuân lệnh Mao. Bất
cứ nơi nào Mao đi tới phải có chục ngàn, nếu không trăm
ngàn, người hô hào "Mao Chủ tịch muôn năm". Lời nói của
Mao là mệnh lệnh, phải được tuân theo một cách mù
quáng.
Chương 40
Khi Mao đã hoàn toàn đập nát mọi ý đồ chống Mao từ
trong đảng cũng như của giới trí thức, Mao hãnh diện
tuyên bố là kế hoạch kỹ nghệ hoá Trung Quốc (TQ), đưa
TQ lên hàng siêu cường có thể được rút ngắn lại, thay vì
15 năm, nó có thể thành công trong 8 năm, 7 năm, hoặc 5
năm, mà cũng có thể chỉ 3 năm. Vì thế tháng 5 năm 1958
Mao phát động phong trào "Bước tiến nhảy vọt".
Dân TQ được Mao cho biết là "bước tiến nhảy vọt" này sẽ
đưa TQ qua mặt các cường quốc kinh tế tư bản trong một
thời gian ngắn. Mao không che giấu ý đồ muốn thôn tính
toàn thế giới. Người dân TQ vì thế bị động viên làm việc
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
ngày đêm cho mau đạt được mục đích này. Bộ máy tuyên
truyền của Mao không ngớt rầm rộ đưa tin là hợp tác xã
Sputnik ở tỉnh Henan trồng được 1,8 tấn thóc mỗi sào đất
(bằng 1/6 mẫu), gấp 10 lần các nơi khác. Ðây là một con
số khó tin. Ngày 4 tháng 8 Mao công khai tuyên bố đã đến
lúc TQ phải nghĩ đến cách giải quyết số gạo dư thừa. Ðây
là một chuyện khó tin thứ hai, vì chỉ mới 6 tháng trước TQ
còn bị thiếu gạo. Tháng 9 tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin
Quảng tây gặt được 70 tấn thóc trên một mảnh đất nhỏ
bằng 1/5 mẫu. Tất cả những tuyên truyền láo khoét này chỉ
nhằm một mục đích là thúc đẩy dân TQ cật lực làm việc,
và cho cán bộ đảng tha hồ vơ vét và bóc lột. Thừa biết là
dân TQ không có gạo mà ăn, nhưng Mao vẫn kiên trì
tuyên truyền bắt cán bộ đảng phải đi tra xét và lục lọi nhà
dân cố tìm cho ra chỗ giấu gạo để tịch thu và trừng phạt
họ.
Võ Văn Kiệt ký nghị định Số. 207/TTH
(11/4/1996) thanh lập khu kinh tế Dung Quất
Mao là tác giả của nhiều công trình hoang tưởng: Trong 4
năm từ 1958 hàng trăm triệu dân công bị khai thác làm
đập, hồ chứa nước và kênh đào, mà dụng cụ chỉ là đồ cá
nhân như búa, dùi và xẻng. Dân công không những phải
dùng dụng cụ của mình mà còn phải mang theo thức ăn,
có nơi còn phải tự cất lều lấy mà ở. Dĩ nhiên tai nạn không
tránh khỏi. Công trình càng lớn, số người chết càng nhiều.
Công trình xây đập ở Hà Nam (Henan) chẳng hạn, vừa
xây xong thì vỡ làm chết 85 600 người (con số chính
thức). Rất nhiều công trình phải bỏ dở vì lý do không thực
tế. (Dịch tới đây người dịch không khỏi không liên tưởng
tới những chuyện xảy ra ở Việt Nam (VN) sau 1975, tôi tự
hỏi tại sao những người cộng sản (CS) VN vẫn còn hoang
tưởng về chủ nghiã CS. Thử hỏi bao nhiêu người dân phải
chết oan ức vì chế độ kinh tế mới? Bao nhiêu tài sản quốc
gia bị tàn phá qua những kế hoạch hoang tưởng kiểu xây
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
nhà máy làm gạch trong rừng ở tỉnh Thái Bình để rồi nhà
máy xây xong, gạch làm xong mà không chuyển ra ngoài
được vì không có kế hoạch làm đường? Gần đây là nhà
máy lọc dầu Dung Quất, tốn gần 3 tỷ đồng xây xong thì để
đó ngó chơi).
Mao cũng là tác giả của một kế hoạch điên khùng: xua
đuổi chim két ra khỏi TQ vì chim ăn thóc. Toàn dân TQ bị
trưng dụng ra đồng với gậy gộc và liên tục la ó ồn ào để
chim không dám đậu xuống, rồi khi mệt quá thì sẽ rớt
xuống và bị bắt bởi đám đông. Sau này khi biết rằng chim
két ăn thóc nhưng cũng ăn một số sâu bọ nguy hại cho
mùa màng, Mao đánh điện cho Toà đại sứ Liên Xô ở Bắc
kinh: "Tối mật: Xin gởi ngay cho 200 ngàn chim két".
Một thất bại to lớn nữa đã hủy diệt hết năng lực của dân
TQ là kế hoạch làm thép. Ðể qua mặt Anh quốc trong vòng
3 năm theo ý muốn của Mao, Mao hỏi ông bộ trưởng năng
lực: "Chúng ta sản xuất 5 triệu tấn thép năm vừa rồi,
chúng ta có khả năng tăng lên gấp đôi năm nay không?".
Dĩ nhiên nói không là chết, ngài bộ trưởng hăng hái gật
đầu: "Dạ, có ngay". Thế là thành chỉ tiêu của Mao cho năm
1958. Các nhà máy làm thép phải hoạt động 24 trên 24
cho tới lúc máy móc hư hỏng mà vẫn chưa đạt được tiêu
chuẩn, Mao liền ra lệnh cho mọi nhà đều phải làm thép:
dân chúng phải tình nguyện đem các vật dụng trong nhà
bằng thép ra nộp cho các lò nấu được xây dựng sơ sài
sau vườn, hàng chục triệu người phải bỏ công việc để đi
nấu thép. Kết quả là 6 triệu tấn thép được sản xuất từ
những nhà máy thép vườn mà không xử dụng gì được.
Một sự lãng phí nhân lực và vật lực khủng khiếp.
Trong số 1,639 công trình quân sự nặng chỉ có 28 công
trình hoàn thành. Lần đầu tiên trong lịch sử lòai người TQ
đã sản xuất được máy bay mà không cất cánh được, xe
tăng không chạy đường thẳng (phanh) được, tàu chiến bị
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
chìm trước khi có thể nổ súng. Mao đem tặng Hồ Chí Minh
một chiếc trực thăng mà xưởng sản xuất chỉ dám chở tới
biên giới rồi bỏ đó.
Trong phong trào "bước tiến nhảy vọt" Mao cũng cho
thành lập rất nhiều công xã mà mục đích chính là để kiểm
soát đời tư của người dân. Dân chúng phải sống theo giờ
giấc quy định của cán bộ đảng. Ở Henan và một số thí
điểm khác, Mao còn phát cho mỗi người một con số và
người dân phải mặc áo với con số này trên lưng.
Mao không ngần ngại phá hủy đền chùa, di tích để xây
công xưởng. Ở Bắc kinh có 8 ngàn di tích, Mao chỉ muốn
để lại 78 cái. Nhiều bức tường cổ kính bị phá hủy, một hồ
nước bị lấp, nhưng rất may là lệnh của Mao đã không
được thực hiện tới nơi.
Sau 4 năm thực hiện "bước tiến nhảy vọt", Lưu Thiếu Kỳ
ước tính có tới 38 triệu người chết đói. Thế nhưng TQ đã
xuất cảng 7 triệu tấn gạo chỉ trong hai năm 1958-9. Mao
ban lệnh cho trồng rau cải trên mộ người chết, vì "người
chêt cũng có lợi: xác họ làm thành phân bón". Người dân
không được khóc than cho kẻ chết. Mao chẳng đã từng nói
"Chúng ta sẵn sàng hy sinh 300 triệu dân TQ (một nửa
dân số) để hoàn thành chủ nghiã Cộng sản" đó sao.
Chương 41
Thống tướng Bành Ðức Hoài (24/10/1898 -
29/11/1974)
Chỉ có một người duy nhất trong Bộ Chính trị đảng CSTQ
dám chống lại Mao trong phong trào "Bước tiến nhảy vọt"
là Bành Ðức Hoài. Ngay từ năm 1930 Bành đã từng phê
phán các đối xử dã man của Mao với các cấp dưới quyền,
ông cũng đã thách thức Mao trong vị thế lãnh đạo quân đội
trong cuộc "Trường chinh". Năm 1950 ông chống Mao khi
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Mao xây dinh thự khắp nơi và tuyển gái đẹp phục vụ Mao.
Thế nhưng khi cuộc chiến ở Triều Tiên xảy ra, ông lại là
một tay sai đắc lực của Mao khi được giao quyền Tổng tư
lệnh quân đội liên quân.
Khi "bước tiến nhảy vọt" được phát động, Bành cùng với
khoảng 1400 sĩ quan cao cấp bị Mao bắt phải phê và tự
phê liên tục đến độ Bành xin từ chức, nhưng Mao không
cho. Mao lại phong Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch, đặt Lâm
Bưu lên trên Bành.
Bành biết mình không có cách gì ngăn chặn Mao thực hiện
bước tiến nhảy vọt nên ông xin đi tham quan Ðông Âu. Ở
Ðông Ðức Tổng bí thư đảng CSÐ Ðức Ulbricht cho ông
hay là Ðông Ðức đã không còn phải ăn theo khẩu phần
nữa, nhờ vào số thực phẩm nhập từ TQ, và ông xin Bành
hãy báo lại với Mao cho tăng thêm số thịt xuất khẩu sang
Ðông Ðức. Bành ngậm ngùi tiết lộ là những báo cáo về
thành công nông nghiệp gần đây của TQ chỉ là báo cáo
láo, và TQ đang có nguy cơ chết đói, nhưng những lời nói
này không dao động Ulbricht. Các nơi khác Bành đi tới đều
chịu chung một số phận: không ai màng tới chuyện TQ sắp
bị chết đói. Chặng chót ở Albania, đột nhiên Bành được
gặp Khrushchev. Mặc dù không có thông dịch, chắc chắn
Bành cũng đã có được một sự hậu thuẫn nào đó từ
Khrushchev.
Bành trở về Bắc kinh ngày 13 tháng 6 năm 1959, và mệnh
lệnh đầu tiên của ông cho bí thư trưởng quân đội của ông
Huang Kecheng là di chuyển một số quân đội để "chuyển
gạo tới cứu đói". Vì mọi cuộc chuyển quân đều phải có sự
đồng ý của Mao, nên âm mưu này của Bành bị chận lại.
Bành không hề hay rằng mọi hành động của ông ở Ðông
Âu đều được theo dõi và báo cáo cho Mao.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Mao cho triệu tập một cuộc họp cấp lãnh đạo tại Lư Sơn
(Lushan) ngày 2 tháng 7. Ðây là một trung tâm du lịch do
Tây phương xây dựng từ đầu thế kỷ 19. Dưới thời Mao nó
được tu sửa lại thành một pháo đài, cư dân quanh vùng bị
ép phải bỏ đi để bảo đảm an toàn 100% khi Mao cần tới
đây nghỉ mát. Bành muốn nhân cơ hội này tố cáo Mao báo
cáo láo về số lượng sản xuất gạo của TQ, và buộc Mao
phải có trách nhiệm về kế hoạch chế tạo thép tại gia. Bành
cũng âm mưu liên kết với Lạc Phủ để lật Mao nhưng Lạc
Phủ từ chối. Bành hoàn toàn không biết là tất cả thành
viên trong phiên họp đều một lòng theo Mao. Kẻ tấn công
Bành dữ dội nhất là Lâm Bưu.
Kết quả phiên họp: Bành và bí thư trưởng Hoàng Khắc
Thành (Huang Kecheng) bị buộc tội chống đảng. Bành bị
giam tại gia trong khi thuộc hạ của ông bị những cách
trừng phạt khác nhau.
Sau khi thành công thanh trừng Bành, Lâm Bưu càng xiểm
nịnh Mao thêm. Ông cho in một quyển sách nhỏ những lời
nói chuyện của Mao và phân phát cho binh sĩ bắt học
thuộc lòng.
Quyển sách nhỏ này sau này được in phát khắp nước, trở
thành một cuốn sách tùy thân cho mọi người dân TQ.
Chương 42
Mao quyết định chiếm Tây Tạng từ năm 1950, khi mới
chiếm được TQ. Thế nhưng vì Tây tạng nằm trên núi cao,
không thuận tiện cho xe cộ nên Mao phải hòa hoãn trước.
Ông thừa nhận vai trò của đức Ðạt Lai Lạt Ma, và hứa hẹn
cho Tây Tạng được quyền tự trị, trong khi đó ông cho xây
hai con đường dẫn đến Tây Tạng.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ðầu năm 1956 khi hai con đường này hoàn tất, Mao tấn
công Kham, một vùng kế cận với Tây tạng và gặp sự
chống đối quyết liệt. Quân chống đối lên tới 60 ngàn
người, phần đông là người Tây tạng. Mao biết rằng đây là
bài học cho Mao khi chiếm đóng Tây tạng, nên ông ban
lệnh ngừng chiến tháng 9 năm đó.
Năm 1958 Mao ban lệnh gia tăng số thực phẩm thu mua,
sự chống đối lan rộng khắp nước Tây tạng. Mao ra lệnh
cho quân đội đàn áp. Mao viết: "Bọn nổi loạn càng nổ lớn,
càng cho ta một lý do chính đáng chiếm đóng Tây tạng"
Ngày 10 tháng 3 năm 1959 phản ứng trước tin đồn Mao
dự trù bắt cóc đức Ðạt Lai Lạt Ma, một cuộc biểu tình nổ
lớn ở thủ đô Lhasa. Dân chúng bao vây kín dinh thự đức
Lạt ma, để bảo vệ ngài. Ngày 17, sau nhiều thuyết phục
đức Lạt ma đồng ý bí mật rời bỏ Lhasa và sang tỵ nạn ở
Ấn độ sau 15 ngày đi bộ, phần lớn đi ban đêm dưới thời
tiết khắc nghiệt để tránh tai mắt lính TQ. Không hay biết là
đức Lạt ma đã trốn thoát, đám đông vẫn bao kín dinh thự
ngài khi quân đội TQ khai hoả. Ứơc lượng có tới 87 ngàn
người Tây tạng bị giết chết, bắt bớ và lưu đày đến các trại
lao động cưỡng bức. Ngày hôm sau TQ công bố một văn
thư ký tên Chu Ân Lai là cuộc nổi loạn ở Tây tạng đã bị
dẹp yên, và chính phủ Tây tạng sẽ do Ban Thiền Lạt Ma
lãnh đạo, nhưng thực ra TQ đã chính thức chiếm đóng Tây
tạng cho tới ngày nay. (Lời Người Dịch: Ðoạn văn này
không có trong sách mà do tôi dịch từ tài liệu phân phát
bởi văn phòng đức Ðạt Lai Lạt Ma)
Một chính sách khắc nghiệt được Mao ban hành vì Mao
cho rằng dân Tây tạng "ngu dốt, dơ bẩn và vô dụng". Mao
cũng phàn nàn là ở Tây tạng có quá nhiều sư sãi, thiếu
người lao động, vì thế Mao ban lệnh đóng cửa tu viện, bắt
sư sãi hoàn tục. Trước đó Tây Tạng có 2500 tu viện, tới
năm 1961 chỉ còn 70 cái. Mao đóng thuế và thu mua thực
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
phẩm tới mức dân Tây tạng không còn gì để sống. Ngay
cả dầu để đốt đèn cũng không có. Người dân Tây tạng
chết như rạ, nhiều khi cái chết đến dễ dàng chỉ vì một cơn
cảm cúm. người bị chết sau 3 ngày
Chương 43
Tháng 9 năm 1958 một hỏa tiễn của Mỹ bắn đi từ Ðài loan
rớt xuống TQ không phát nổ. Khrushchev yêu cầu TQ cho
người Nga khám xét hỏa tiễn này. TQ trả lời là họ không
tìm được nó. Khrushchev đe doạ sẽ ngưng công trình làm
hoả tiễn R-12, chiếc hoả tiễn được tìm thấy ngay, thế
nhưng hệ thống hướng dẫn hoả tiễn bay đã bị tháo mất.
Ðánh giá là TQ chỉ muốn lợi dụng Liên xô giúp họ chế vũ
khí nặng để thống trị thế giới, đích thân Khrushchev ra
lệnh làm chậm lại tiến trình chế bom nguyên tử, và ngày
20 tháng 6 năm 1959 thì ngừng hẳn. (Nhưng khi đó TQ đã
học và có được phần cơ bản của bom).
Tháng 9 năm đó Khrushchev qua thăm Mỹ. Khrushchev
đánh giá là có thể chung sống hoà bình với phương tây.
Mao lại đánh giá sách lược mới của Liên xô sẽ là một cơ
hội cho TQ lãnh đạo khối Cộng sản, thay Liên xô, trong 8
năm. Ông ban lệnh tiếp tục vắt sữa Liên xô mà đừng cho
họ biết ý đồ của mình, trong khi đó phải tuyên truyền chủ
nghiã Mao-ít làm khuôn mẫu cho các quốc gia khác.
Ðể truyền bá chủ nghiã Mao-ít Mao phải bưng bít sự thật
là dân TQ đang chết đói. Chỉ có cán bộ ngoại giao TQ mới
được xuất ngoại. Khi được hỏi bởi lãnh tụ cánh tả Pháp
Francois Mitterand (sau này thành tổng thống Pháp) là ở
TQ có nạn đói không. Mao lạnh lùng trả lời: "Tôi lập lại một
lần nữa, hãy nghe cho rõ: TQ không có nạn đói". Mitterand
tin thật. Ngay cả Pierre Trudeau (sau này là thủ tướng
Canada) cũng tin thật. Bản báo cáo của CIA Mỹ cũng viết
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
là "có 1 sự tăng triển rất đáng chú ý về hàng sản xuất của
TQ). Con bài Edgar Snow (cùng với hai văn sĩ khác là Han
Suyin và Felix Greene) cũng được xử dụng lại để đánh
bóng chế độ.
Ðối ngoại, Mao không ngần ngại xử dụng tiền bạc để mua
chuộc các chính quyền Cộng sản khác (như Cuba và
Albania), cũng như để giúp thành lập các phong trào cộng
sản theo Mao ở các quốc gia khác. Sau này một cán bộ
tình báo CIA của Mỹ tiết lộ là ông ta khám phá ra một cách
rất dễ dàng để xâm nhập TQ là chỉ cần thành lập một đảng
Mao-ít, thì ngay lập tức sẽ nhận được viện trợ của Mao và
sẽ được mời đi thăm TQ.
Một cuộc hội nghị thượng đỉnh 4 nưóc Mỹ, Anh, Pháp và
Nga được triệu tập, dự trù tổ chức tại Paris ngày 16 tháng
5 năm 1960. Mao không được mời. Mao tố cáo Liên xô đi
theo chủ nghiã xét lại. (Thế nhưng chỉ hai tuần trước ngày
hội nghị, một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi
ở Nga. Khi Tổng thống Mỹ Eisenhower từ chối xin lỗi,
Khrushchev tuyên bố không đi dự hội nghị và vì thế hội
nghị tan vỡ.) Ðối lại, Khrushchev hủy bỏ đồng loạt một số
công trình lớn Liên xô đang xây dựng cho TQ, mà Mao sau
này đổ thừa là làm tê liệt nền kinh tế của TQ khiến gây ra
nạn đói ở TQ.
Tháng 10 năm 1962 Khrushchev bí mật gài hoả tiễn có
gắn đầu đạn nguyên tử ở Cuba. Khi đó Mao đang chuẩn bị
một cuộc chiến tranh biên giới với Ấn độ nên cả hai lại
quay ra ủng hộ nhau. Ngày 20 tháng 10 Mao hạ lệnh tấn
công. Quân đội TQ tiến sâu vào lãnh thổ Ấn tới 150 cây
số, và sau khi chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình hơn
Ấn độ, Mao cho triệt thoái quân về. Ngày 22 tháng 10
Tổng thống Mỹ Kennedy công bố tối hậu thư đòi
Khrushchev rút hoả tiễn về và hạ lệnh phong toả bờ biển
Cuba. Cả thế giới hồi hộp theo dõi hai cường quốc nguyên
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tử. Ngày 28 tháng 10 Khrushchev ban lệnh rút hoả tiễn về
sau khi Kennedy đồng ý không xâm lăng Cuba. Tháng 7
năm 1963 Khrushchev ký hiệp ước chống thử bom nguyên
tử với Anh và Mỹ, nới rộng thêm sự rạn nứt giữa hai quốc
gia cộng sản. Mao gia tăng cuộc khẩu chiến: ông mạnh
miệng tố cáo Khrushchev là "đồ xét lại".
Chương 44
Tháng 4 năm 1961 Lưu Thiếu Kỳ có dịp về quê và mắt
thấy tai nghe những sự thật đang xảy ra cho người dân TQ
do chính sách của "bước tiến nhảy vọt" mà ông góp sức.
Ông xin lỗi dân làng, ông nói: "Tôi rất xúc động chứng kiến
bà con của tôi đang sống quá cực khổ. Tôi thấy phải có
trách nhiệm đã làm cho bà con đau khổ, và tôi xin lỗi". Khi
trở về Bắc kinh ông đã hết sức vận động với Mao để rút
chỉ tiêu thu mua gạo của dân xuống, nhờ thế số nạn nhân
chết vì đói năm 1961 chỉ còn phân nửa năm trước (dù vẫn
còn khoảng gần 12 triệu).
Cũng năm này DCSTQ sẽ có phiên họp đảng nên Mao e
sợ sẽ mất phiếu. Mặc dù đã đổ thừa nạn đói xảy ra do cán
bộ cấp dưới làm sai, và Liên xô đã góp phần phá hủy kinh
tế TQ, Mao phải giả bộ là ông sẽ không ăn thịt nữa, dù
thực tế thực đơn của ông vẫn đầy đủ 7 món: hải sản, gà,
vịt, heo, cừu, bò và cháo. Dư biết là những trò giả bộ của
mình không thể nào giúp ông giữ được ghế chủ tịch, Mao
bày ra một kế khác: đại hội đảng sẽ không có bỏ phiếu.
Tháng 1 năm 1962 bảy ngàn đảng viên kéo về Bắc kinh
họp đại hội đảng. Mao sắp xếp cho các đảng viên có hai
tuần để đọc báo cáo mà trước đó đã được thảo luận ở tổ.
Tại cuộc họp tổ, đại biểu nào ương ngạnh muốn đặt vấn
đề đều bị đe doạ. Ðại hội sẽ kết thúc với bài nói chuyện
sau cùng của Lưu thiếu Kỳ vào ngày bế mạc 27 tháng 12.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Mao không ngờ Lưu không đọc bản tổng kết mà Mao đã
duyệt trước mà công khai đặt vấn đề dân chúng thiếu ăn,
thiếu mặc đều vì chính sách sai lầm của Mao. Ông nói:
"Bước tiến nhảy vọt chỉ là một bước thụt lùi vĩ đại". Ông
kêu gọi các đại biểu hãy dũng cảm phân tách bước tiến
nhảy vọt, và đặt câu hỏi TQ có nên xóa bỏ công xã và
chương trình kỹ nghệ hoá không.
Bài nói chuyện của Lưu được sự đáp ứng nồng hậu của 7
ngàn đảng viên đại biểu. Biết rằng có Lưu Thiếu Kỳ chống
lưng, cả 7 ngàn cái miệng hùa nhau kết án chính sách của
Mao. Mao hoàn toàn không ngờ sự việc lại xảy ra như vậy,
nhưng Mao biết một mình ông không thể chống lại 7 ngàn
người. Bước đầu tiên Mao phải nhượng bộ: Ông cho kéo
dài đại hội để cho các đại biểu có thêm thì giờ phát biểu,
xổ hết tức giận ra, mà sau đó nơi riêng tư ông gọi là xổ
trung tiện ra.
Ngày 29 Lâm Bưu phát biểu. Ông này hết lời bênh vực
Mao với luận điệu như "Mao chủ tịch không hề sai", và
"trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta phải gắn bó với Mao
Chủ tịch hơn nữa". Ngay sau đó, không ai còn dám tố cáo
Mao trực tiếp nữa. Tuy thế, Mao vẫn phải tự nhận lỗi kiểu
chung chung và hủy bỏ chương trình thu mua lúa gạo.
Nhờ thế, hàng chục triệu người thoát chết đói.
Ngay sau khi đại hội đảng kết thúc, Mao bay đi Thượng hải
để Lưu thiếu Kỳ và phe cánh của ông, Chu Ân Lai, Trần
Vân và một ngôi sao đang lên Ðặng Tiểu Bình, đưa ra
những thay đổi to lớn cho chính sách của Mao. Những
thay đổi như ngưng lại các kế hoạch kỹ nghệ tốn kém như
chế tàu ngầm nguyên tử, rút bớt kinh phí từ các cơ xưởng
sản xuất vũ khí, tăng gia tài trợ cho các kỹ nghệ thực
phẩm. Bọn Lưu cũng cho phục hồi danh dự cho hàng chục
triệu người bị Mao kết tội "hữu khuynh" những năm trước.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trong mấy năm tới Lưu và những người đồng chí cố gắng
vãn hồi lại nền kinh tế TQ, trong khi Mao hoạch định một
kế hoạch trả thù.
Chương 45
Mao, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức (Zhu De) đón
Chu Ân Lai sau chuyến công tác ở Moscow
- 11/1964
Một công trình của Mao không bị cắt xén: công trình chế
bom nguyên tử. Tháng 4 năm 1964 Mao được biết là quả
bom có thể sẽ được hoàn thành vào mùa thu năm ấy, Mao
liền thay đổi thái độ với Liên xô. Mao ve vãn Khrushchev
bằng những lời lẽ như "TQ vẫn là một thành viên của khối
cộng sản", và "hãy để bọn đế quốc run sợ vì sự đòan kết
của chúng ta". Về mặt an ninh, dù công xưởng chế bom
nguyên tử Lop Nor được xây cất trong sa mạc Gobi, hoàn
toàn cô lập với bên ngoài và mọi nhân viên đều đã phải ở
trong đó không được ra ngoài trong nhiều năm, có người
cả 10 năm rồi không được về nhà, Mao vẫn không yên
tâm. Ông bí mật cho dời cơ xưởng này tới một địa điểm
khác, được xây cất sâu trong núi. Ðiạ điểm mới này tốn
hơn 200 tỷ nhân dân tệ, và quy tụ công sức của hơn 4
triệu người.
Vẫn còn một điểm Mao phải quan tâm: Việt nam ở phiá
nam TQ. Vào năm 1963 Mỹ có khoảng 15 ngàn cố vấn ở
Nam VN. Mao lập luận là Mỹ sẽ không dám tấn công vào
lò nguyên tử của TQ nếu Mỹ có quân đông ở VN vì một
cuộc tấn công như thế của Mỹ sẽ khiến quân TQ có lý do
tràn sang VN giết quân Mỹ đang đóng ở VN. Vì thế Mao
khuyến khích Bắc Việt mở rộng cuộc chiến với Mỹ sang
Lào và Thái lan, và tăng cường gởi người vào Nam VN.
Mao cố vấn Hồ: "Ðừng sợ Mỹ đưa thêm quân. Ngay cả
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
nếu Mỹ xâm lăng Bắc Việt, quân đội TQ sẽ lập tức gởi
quân sang, lập lại bài học Triều tiên." Chu Ân Lai tuyên bố
với Tổng thống Nasser của Ai cập: "Nếu Mỹ có thêm quân
ở VN chúng tôi sẽ càng vui thêm, vì chúng tôi sẽ có thêm
nhiều con tin" Chu cũng tuyên bố với Tổng thống Nyerere
của Tanzania: "Bắc kinh sẽ đổ quân vào Bắc Việt ngay khi
Mỹ tấn công lò nguyên tử TQ, dù có hay không có sự đồng
ý của chính phủ Hà nội".
Ngày 16 tháng 10 năm 1964 TQ thử trái bom nguyên tử
đầu tiên ở lò nguyên tử Lop Nor. Không nói tới những tai
hoạ ghê gớm gây ra bởi trái bom cho môi trường chung
quanh lò Lop Nor, chỉ kể những chi phí mà TQ đã bỏ ra để
chế tạo quả bom này lên tới 4 tỷ Mỹ kim (tiền năm 1957),
một số tiền lớn đủ để mua gạo cho toàn dân TQ xử dụng
trong hai năm. Số tiền này đủ để cứu sống 38 triệu nhân
mạng đã chết vì đói ở TQ. Trái bom của Mao đã gây thiệt
hại về nhân mạng gấp 100 lần hai trái bom Mỹ thả xuống
Nhật.
Chương 46
Từ giữa sang phải: Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân
Lai, Đặng Tiểu Bình (1964) - Nguồn:
bjreview.com.cn
Ngày 14 tháng 10 năm 1964 Khrushchev bị loại ra khỏi bộ
chính trị, và được thay thế. Nhận thấy đây là một cơ hội để
TQ được Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho hoàn thành kế
hoạch chế tạo hoả tiễn, mà vốn đã bị đình trệ từ khi Liên
Xô rút cố vấn kỹ thuật về từ năm 1959, Mao bắn tiếng qua
đại sứ Liên Xô là ông mong muốn cải thiện quan hệ hai
nước. Brezhnev cũng muốn vậy, thế nhưng khi biết là Mao
chỉ muốn thủ lợi cho riêng mình, Brezhnev bèn thử dò tìm
một cơ hội lật đổ Mao. Tại bữa tiệc chiêu đãi phái đoàn
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chu Ân Lai tại điện Cẩm Linh (Kremlin) ngày 7 tháng 11,
bộ trưởng quốc phòng Liên Xô, Malinovsky, nói với Chu:
"Chúng tôi không muốn cả Mao lẫn Khrushchev đứng giữa
quan hệ của hai chúng ta". Làm như không biết ông này
nói gì, Chu bỏ đi chỗ khác. Malinovsky quay sang thống
chế Ho Lung, khi đó là quyền Tổng tư lệnh quân đội TQ:
"Chúng tôi đã gạt bỏ Khrushchev, các ông hãy gạt bỏ Mao
đi rồi ta sẽ có quan hệ tốt hơn". Ho Lung phản kháng vài
câu rồi cũng bỏ đi. Tối hôm đó, Chu điện cho Mao hay mọi
chuyện. Ngày hôm sau, Chu chính thức phản đối với
Brezhnev khi ông này và bốn cán bộ cao cấp (không có
Malinovsky) tới thăm ông ở tư dinh, Brezknev đổ thừa là
Malinovsky say, nói bậy, thế nhưng sự kiện là Malinovsky
không bị khiển trách gì chứng tỏ ông này chỉ làm theo ý
của Brezhnev.
Ý thức rằng Brezhnev đang âm mưu lật đổ ông, Mao
không cho một cán bộ cấp cao nào của TQ được sang
thăm Liên Xô nữa. Lệnh này được tuân thủ cho tới khi
Mao chết. Chỉ một người duy nhất được ngừng chân ở
Moscow trên đường đi dự đại hội đảng Romania vào năm
1965 là Ðặng Tiểu Bình, chứng minh là ông này được Mao
hoàn toàn tín nhiệm. Khi Hồ Chí Minh chết (1969), e ngại
sẽ gặp mặt phái đoàn Liên Xô, Chu Ân Lai đã bay sang Hà
nội và sau đó bay về TQ trước khi đám tang bắt đầu. Ðám
tang của Hồ chỉ có sự có mặt của một phái đoàn cấp thấp
của TQ. Mao cũng đánh giá là Bắc kinh chỉ cách Ngoại
Mông của Liên Xô chỉ 500 cây số, đa số là đồng ruộng
trống trải và bằng phẳng, nên rất dễ trở thành mục tiêu tấn
công của xe tăng Liên Xô. Ðể đề phòng chuyện này, Mao
cho xây dựng một số đồi núi nhân tạo giống như những
pháo đài khổng lồ ở bắc TQ. Kế hoạch này bị hủy bỏ vài
năm sau vì quá tốn kém.
Một số cán bộ cao cấp có liên hệ với Liên Xô cũng bị thanh
trừng. Thống chế Ho Lung bị bắt và bị đưa đi cải tạo cho
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tới chết (1969). Thứ trưởng quốc phòng TQ, Xu Guangda,
chỉ vì có mặt ở Liên Xô trong lúc Malinovsky nói câu đó đã
bị thẩm vấn tới 416 lần trong 18 tháng.
Cũng trong năm 1965 một cuộc họp thượng đỉnh các nước
Á châu và Phi châu dự trù sẽ được tổ chức ở Algeria. Ðể
hy vọng kiếm phiếu, Mao ve vãn tổng thống Sukarno của
Indonesia bằng quà cáp và hứa hẹn sẽ giúp Indonesia chế
bom nguyên tử. Mao cũng hứa hẹn y như vậy với Ai cập.
(LND: Sao tôi nhớ tới Nhạc Bất Quần và lời hứa sẽ truyền
thụ Tịch Tà kiếm phổ quá). Mao cũng hứa sẽ xây dựng
cho Zambia một hệ thống đường rầy xe lửa dài tới 2000
cây số, một kế hoạch lên tới 1 tỷ Mỹ kim. Xui cho Mao là
tổng thống Ben Bella của nước chủ nhà Algeria bị lật đổ
trong một cuộc chính biến xảy ra chỉ 10 ngày trước ngày
hội nghị khai mạc. Vì thế cuộc hội nghị thượng đỉnh bị hủy
bỏ, dù Mao hết sức vận động cửa hậu. Ước mộng của
Mao được làm chủ một hội nghị quốc tế Á-Phi lại bị tan
tành.
Mao cũng bị thất vọng khi không sai khiến được Pakistan
đánh Ấn độ. Tháng 9 năm 1965, Ấn độ và Pakistan xảy ra
chiến tranh biên giới. Mao cũng dàn quân ở biên giới TQ-
Ấn, và ra tối hậu thư cho Ấn độ trong ba ngày phải giải giới
một số căn cứ của Ấn đặt dọc theo biên giới hai nước, ở
những chỗ mà Mao cho là thuộc đất TQ. Ấn độ đề nghị
cùng thanh tra, nhưng Mao khước từ. Ý đồ của Mao là Ấn
độ không thể nào đương đầu với hai mặt trận một lúc:
Pakistan và TQ. Ý đồ này bị thất bại vì Pakistan bỗng
nhiên chấp nhận đình chiến, theo đề nghị của Liên hiệp
quốc. Pakistan cho Mao hay là một cuộc chiến tranh với
Ấn độ sẽ rất tốn kém. Cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn
và TQ vì thế cũng tạm chấm dứt.
Mao cũng là kẻ đỡ đầu cho lực lượng cộng sản ở Thái.
Ngày 7 tháng 8 năm 1965 đảng cộng sản Thái đụng độ với
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
lực lượng quân đội của chính phủ theo lời khuyến dụ của
Mao, nhưng không đem lại kết quả như ý.
Thất vọng lớn nhất của Mao về mặt đối ngoại trong năm
1965 phải nói là cuộc đảo chánh ở Indonesia.
Leonid I. Brezhnev (10/1964 - 10/1982) -
Nguồn: numismondo.com
Tổng thống Sukarno thân Bắc kinh, nên đã giao cho đảng
cộng sản Indonesia nắm giữ một số cơ quan quan trọng
trong chính quyền và quân đội. Ðây là một đảng cộng sản
lớn nhất không nắm chính quyền vì có tới 35 triệu đảng
viên. Ngày 30 tháng 9 đảng cộng sản tổ chức một cuộc
đảo chính để giành chính quyền theo lời khuyên của Mao:
"Phải nắm lấy cơ hội mà giành chính quyền", tổng tư lệnh
quân đội và năm viên tướng khác bị bắt giữ và bị giết. Thế
nhưng âm mưu này đã bị tiết lộ, và một viên tướng không
nằm trong danh sách phải cần bị bắt của phe đảo chánh
đã lật ngược được tình thế. Tướng Suharto ban lệnh bắt
và tàn sát cả trăm ngàn người, đảng viên đảng cộng sản,
cảm tình viên cũng như thường dân. Tất cả thành viên của
bộ chính trị đều bị giết, ngoại trừ một người, Jusuf
Adjitorop, khi đó đang ở TQ.
Về mặt đối nội, lợi dụng uy tín Mao xuống thấp, Lưu Thiếu
Kỳ đã tạo cho mình được một vị trí ngang ngửa với Mao.
Báo chí TQ không còn chỉ tôn vinh Mao Chủ tịch, mà luôn
luôn Mao Chủ tịch và Lưu Chủ tịch (Lưu là Chủ tịch nước,
Mao là Chủ tịch đảng). Vì là người đã đưa TQ ra khỏi nạn
chết đói, Lưu được rất nhiều người ủng hộ, kể cả từ
những kẻ đã từng ủng hộ Mao trước kia. Thậm chí, có
người đề nghị chỉ treo tranh Lưu (không treo tranh Mao)
trên tường Thiên An môn, nhưng Lưu đã bác bỏ ý kiến đó
ngay lập tức.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chương 47
Tháng 11 năm 1965, Mao bố trí một kế hoạch trả thù tàn
khốc được gọi là "Cách mạng văn hoá" với sự tiếp tay của
hai người: Lâm Bưu và Giang Thanh. Lâm Bưu được bí
mật mời đến gặp Mao tối ngày 1 tháng 12, Mao cho Lâm
hay kế hoạch thanh trừng của mình và yêu cầu tiếp tay.
Lâm chấp nhận với một yêu cầu: cho Lâm thanh trừng một
người bạn rất thân và hoàn toàn tín cẩn của Mao hiện
đang làm tổng tham mưu quân đội, Luo Ruiqing. Lý do
Lâm ghét Luo là vì ông này được Mao tin tưởng hơn Lâm.
Mao biết rằng âm mưu thanh trừng lần này của Mao không
thể thành công nếu không có sự tiếp tay của Lâm, nên
Mao đồng ý với Lâm để thanh trừng Luo.
Lâm Bưu và Mao tại Bắc Kinh -Nguồn:
marxists.org
Ngày 8 tháng 12 vợ Lâm Bưu đọc một bài diễn văn trước
bộ chính trị dài 10 tiếng tố cáo Luo có lòng tham vô đáy.
Ðây là một chuyện chưa từng xày ra vì vợ Lâm Bưu không
phải là thành viên của bộ chính trị. Luo không có mặt tại
buổi họp, nhưng khi nghe tin ông không còn đứng vững
nổi. Ông bị bắt giam tại gia. Nhưng Lâm Bưu chưa hài
lòng, Lâm đòi hỏi Mao kết tội Luo phản đảng. Mao lưỡng
lự không muốn làm chuyện này.
Trong khi Mao nóng lòng chờ đợi trả thù tới độ phải dùng
thuốc ngủ gấp 10 lần một người bình thường mới ngủ
được thì thị trưởng Bắc kinh Bành Chân (Peng Zhen) vốn
đoán biết Mao đang sắp đặt một cuộc thanh trừng quy mô,
và với sự đồng ý của Lưu thiếu Kỳ, đưa ra một số quy định
nghiêm cấm xử dụng các chiêu bài chính trị để đàn áp văn
hoá và người làm văn hoá. Ông cũng bay đi Tứ Xuyên, bề
ngoài là thanh tra xưởng vũ khí, mà bí mật gặp Bành Ðức
Hoài đang bị giam lỏng ở đó. Mặc dù Bành Ðức Hoài đã bị
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tước hết binh quyền, ông vẫn được rất nhiều người cảm
phục.
Bành Chân cũng dùng quyền hành của mình cố ngăn chận
một bài báo của Mao phê phán vở nhạc kịch "Hai Rui bị sa
thải", trong đó một người dân bị vua trừng phạt vì dám nói
thay cho nông dân. Bành Chân công khai phê phán Mao là
có ý đồ chính trị vì theo ông vở kịch chỉ có giá trị lịch sử,
không phải là một biến cố chính trị. Mao lại cho là vở nhạc
kịch này châm biếm quan hệ giữa Mao và Bành Ðức Hoài.
Trước những diễn biến bất lợi Mao tự biết ông phải xúc
tiến cuộc cách mạng văn hoá ngay, ông cho Lâm Bưu hay
là ông đồng ý kết tội Luo Ruiqing phản đảng. Ngày 18
tháng 3 năm 1966 sau khi bị Mao kết tội "phản đảng", Luo
nhảy lầu tự tử, nhưng chỉ bị gãy chân. Ngay ngày hôm
sau, Giang Thanh yêu cầu Lâm Bưu phê chuẩn bản tuyên
ngôn cách mạng văn hoá do bà soạn mà chính Mao đã
duyệt với lời phê trên tựa đề: "Ðồng chí Lâm Bưu đã phê
chuẩn cho đồng chí Giang Thanh...". Sự tham gia của
Lâm Bưu đã khiến Chu Ân Lai xoay chiều: ông cho Bành
Hoài biết là ông ủng hộ Mao.
Ngày 14 tháng 4 Giang Thanh công bố bản tuyên ngôn
cách mạng văn hoá. Một tháng sau bộ chính trị họp (vắng
mặt Mao) để thông qua danh sách những nạn nhân đầu
tiên: Bành Chân, Luo Ruiqing, Lu Dingyi (chủ bút báo
Nhân Dân, vì không đăng bài viết của Mao), Yang
Shangkun (vì những liên hệ của ông này với Liên Xô mà
cũng vì ông đã đặt máy nghe lén ở trên xe lửa của Mao và
một nhân viên thu âm đã không khôn ngoan khoe khoang
với một người bạn gái của Mao là "tôi nghe hết cô và Mao
Chủ tịch nói gì với nhau"). Lưu Thiếu Kỳ chủ toạ phiên họp,
và mặc dù Lưu đã lớn tiếng chống đối, cuối cùng tất cả
mọi người có mặt, cà Lưu và Bành Chân, cũng giơ tay bỏ
phiếu thông qua bản án. (LND: Có phải đây là cách thức
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
họp hành của đảng cộng sản phải không, tức là ai cũng
phải nhất trí hết, ai biết xin chỉ dùm? Giả sử Lưu hoặc
Bành chống đối tới cùng thì sao?)
Chương 48
Ðể bắt đầu chiến dịch cách mạng văn hoá, Mao gia tăng
chiến dịch tôn sùng Mao. Ngày nào báo Nhân Dân cũng
đăng hình Mao thiệt lớn trên trang nhất cùng với lời trích
dẫn của Mao. Mọi người bị bắt buộc phải mang trên mình
một cuốn sách đỏ in những lời nói chuyện của Mao và phải
thuộc lòng.
Tháng 6 năm 1966 học sinh sinh viên được hướng dẫn để
đấu tố thầy giáo "để bảo vệ Mao Chủ tịch". Hàng loạt giáo
sư và nhân viên của đại học Bắc kinh bị đánh đập, bị bắt
quỳ gối, bị lôi kéo trên đường phố, bị lăng mạ và xỉ nhục.
Không một trường học nào trên khắp đất nuớc TQ thoát
khỏi cảnh thầy cô giáo bị học sinh cột giây vào cổ, bị bắt
quỳ giữa đám đông và bị bắt buộc phải nhận tội và xin
được chết.
Tháng 8 năm 1966 cùng đứng với Mao trên Thiên An môn,
Lâm Bưu kêu gọi hồng vệ binh hãy phá hủy cho bằng hết
nền văn hoá cổ. Lần này nạn nhân của Mao là đền thờ
Khổng tử, thư viện, nhạc viện và các người có liên quan
như học giả, văn sĩ, ca sĩ. Những người nổi tiếng bị hành
hạ trước. Vệ binh xông vào nhà bắt người, phá huỷ sách
vở, tranh ảnh và lấy đi các đồ quý giá. Những món đồ này
sau này được đem ra phân phát hay bán lại với giá rẻ mạt
cho các quan chức cộng sản. Giang Thanh mua được một
cái đồng hồ bằng vàng có gắn kim cương với giá 7 đồng
nhân dân tệ.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Tháng 9 năm 1966 Mao và Lâm Bưu xúi giục mọi người
hãy tiêu diệt những cán bộ đi theo con đường tư bản. Dân
chúng được cho biết là trong đảng có quá nhiều thành
phần xấu, và đây là cơ hội để mọi người góp phần làm
trong sạch đảng. Hàng triệu người bị bắt bớ và tra tấn vì
những tội danh vu vơ. Chính Mao cũng biết là không có
cách gì phân biệt được người nào có tội hay vô tội. Những
chuyện hành hình xảy ra mỗi ngày. Cơ quan nào cũng có
nhà tù để giam người và tra tấn người. Xã hội TQ bị xáo
trộn tới tận gốc rễ.
Ðối với một vài tiếng nói phản đối lẻ loi đến từ các cán bộ
cao cấp như bộ trưởng canh nông Tan Zhenlin, ông này
cho rằng đây thực chất chỉ là do Mao muốn thanh trừng
các đồng chí của Mao hay ngoại trưởng Chen Yi, ông này
gọi đây là một lò tra tấn khổng lồ thì Mao chỉ cần làm bộ
nóng giận là những kẻ này im lặng liền. Cần lắm thì đã có
Lâm Bưu và Chu ra tay, và sau đó ông thăng chức cho
mấy người này là đâu lại vào đấy. Chỉ có một người anh
hùng duy nhất dám dùng tính mạng mình để chống Mao là
một nữ sinh viên tên Wang Rongfen. Cô viết một lá thư
cho Mao kết án Mao hành động y như Hitler, và tuyên bố
rút lui ra khỏi Ðoàn Thanh niên Cộng sản. Sau đó cô viết
một lá thư khác bằng tiếng Ðức rồi mua bốn chai thuốc
độc và uống hết trước toà đại sứ Liên Xô. Cô hy vọng là
nhân viên sứ quán Liên Xô sẽ thấy xác cô và sẽ cho phổ
biến lá thư bằng tiếng Ðức của cô. Thế nhưng cô đã tỉnh
dậy ở nhà thương công an và bị kết án tù chung thân. Hai
tay bị cùm sau lưng, cô phải lăn trên đất và dùng miệng
hốt thức ăn quăng giục trên sàn để ăn như vậy trong nhiều
tháng.
Trong khi nạn nhân của Mao bị tra tấn thì Mao bình yên
hưởng thụ cuộc sống của một ông vua tại Zhongnanhai.
Sàn nhảy tại đây không bao giờ thiếu gái và nhạc, kể cả
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
những bản nhạc Mao cấm công chúng không được nghe.
Chương 49
Ngày 25 tháng 12 một đám sinh viên khoảng 5000 người
dẫn đầu bởi một sinh viên vệ binh tên Kuai Dafu biểu tình
rầm rộ trên đường phố hò reo "đả đảo Lưu Thiếu Kỳ".
Lưu Thiếu Kỳ (1888-1969) và vợ - Nguồn:
english.rednet.com.cn
Ngày 6 tháng 1 nhóm Kuai bắt cóc con gái của Lưu,
Pingping, và điện thoại cho vợ Lưu, Guangmei, tới nhà
thương để ký giấy chấp thuận cho nhà thương cưa chân
Pingping. Bọn này không ngờ là cả Lưu và vợ cùng tới.
Kuai viết về câu chuyện này như sau: "Chúng tôi hoàn
toàn ngạc nhiên khi gặp Lưu Thiếu Kỳ. Chúng tôi không
dám đụng tới ông. Trung ương chưa cho lệnh. Chúng tôi
biết đả đảo hôm nay có thể thành hoan hô ngày mai, nên
chúng tôi đành yêu cầu ông Lưu Thiếu Kỳ đi về". Rõ ràng
bọn Kuai chỉ là một bọn hèn nhát và cơ hội. Sau đó, Kuai
được điện thoại của Chu Ân Lai và Giang Thanh thả luôn
Guangmei.
Tối ngày 13 tháng 1 Lưu được đưa tới gặp Mao. Trong
cuộc nói chuyện, Lưu vẫn cương quyết không cúi đầu.
Ông yêu cầu Mao chỉ trừng phạt một mình ông, và hãy
ngưng ngay cuộc cách mạng văn hoá. Mấy ngày sau, điện
thoại của Lưu bị cắt. Kuai tổ chức một cuộc biểu tình quy
tụ tới cả 300 ngàn người để hạ bệ Guangmei. Nhận lệnh
từ Giang Thanh là nhóm Kuai có thể làm gì cũng được,
Kuai kể lại: "Bà ta thật quật cường. Chúng tôi đè bà qùy
xuống, nhưng ngay lập tức bà đứng thẳng dậy" Bà trả lời
một cách bình tĩnh "tôi không sợ gì hết". Cả Lưu Thiếu Kỳ
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
và thuộc hạ cũng bị hạ nhục ở những nơi công cộng.
Biết rằng Lưu rất yêu vợ, và sức mạnh của Lưu được vợ
chia xẻ, Mao tách rời hai vợ chồng Lưu ngày 18 tháng 7.
Họ chỉ gặp lại nhau một lần sau đó tại phiên tòa ngày 5
tháng 8. Ðây là một phiên tòa phường tuồng, vì Lưu không
có quyền biện hộ (chứng tỏ Mao vẫn còn sợ Lưu phát biểu
bất lợi cho mình). Mỗi lần Lưu tính nói gì thì đám đông la ó
ồn ào, ông bị đấm và đá, ông cũng bị nắm tóc giựt ra đằng
sau cho ký giả chụp hình và quay phim. Dù vậy, cả hai ông
bà cũng đã có được một phút nắm tay nhau dưới cơn mưa
đấm đá.
Lưu Thiếu Kỳ chết ba năm sau, dù người giữ tù có báo
cáo cả năm về trước là ông hoàn toàn không còn biết gì
hết. Khi ấy Chu Ân Lai kết án ông là phản bội, và xin Mao
cho ông được lãnh án tử hình. Nhưng Mao không chấp
nhận cho ông chết chóng vánh.
Chương 50:
Cuộc đại thanh trừng mang tên cách mạng văn hóa không
những đã loại Lưu Thiếu Kỳ mà luôn cả những kẻ đã từng
thách đố Mao: Bành Đức Hoài, Lý Lập Tam (Li Lisan) cùng
bà vợ người Nga, Lạc Phủ (Lo Fu). Một chuyện đáng để ý
là khi toán nổi loạn đầu tiên được gởi bắt Bành đã bị Bành
thuyết phục mà quay sang ủng hộ ông. Người này bị Mao
bắt bỏ tù, nhưng cho biết là ông không hề hối hận đã bênh
vực Bành.
Bành Đức Hoài bị lôi đi làm mục tiêu cho hàng ngàn cuộc
biểu tình hạ bệ uy tín ông. Có lần ông bị đá gẫy xương
sườn, nhiều lần ông bị ngất xỉu. Ông cũng bị tra vấn về
những liên hệ giữa ông và Liên xô. Ông bị hành hạ như
vậy cho tới chết (tháng 11 năm 1974) tám năm sau. Cũng
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
như Lưu, xác ông bị đốt dưới một cái tên khác và cái chết
của ông cũng như Lưu không được công bố khi Mao còn
sống.
Tới giữa năm 1967 Mao đã thanh trừng hàng triệu đảng
viên "khuynh hữu" và thay thế họ bằng sĩ quan quân đội.
Thế nhưng quân đội vốn có trật tự, họ không tàn ác như
những kẻ nổi loạn và cũng không tin tưởng là những kẻ
nổi loạn lại có thể làm được việc, nên họ đã thuê mướn lại
những người đã bị sa thải trước kia. Tại Vũ hán chẳng
hạn, tư lệnh quân đội là tướng Chen Zaidao đã xử dụng lại
một số lớn các nhân viên đã bị sa thải trước kia, và ông đã
giải tán một số băng đảng nổi loạn và bắt giữ những kẻ
chủ mưu. Ông cũng ra mặt bênh vực một tổ chức quy tụ
cả triệu những người trung dung, không theo phe nổi loạn.
Tháng 7 năm 1967 Mao tới Vũ hán thanh tra. Ông nghĩ
rằng sự có mặt của ông ở đây sẽ khiến tướng Chen khiếp
sợ, thế nhưng ông không ngờ tướng Chen lại cứng đầu
mà cho là mình đang làm đúng.
Ngày hôm sau xảy ra một chuyện chưa từng nghe tới:
hàng ngàn người của nhóm trung dung cùng với cảm tình
viên trong quân đội đổ ra đường biểu tình. Khi họ được
cho biết là Mao kết án nhóm của họ là "bảo thủ" thì cuộc
biểu tình nổ lớn. Hàng chục ngàn người trang bị gậy gộc,
cùng với cả ngàn quân sĩ có súng ống, biểu tình quanh tư
dinh Mao. Dù không ai có can đảm tấn công Mao, họ bắc
loa tố cáo Giang Thanh và nhóm của bà đả lấn quyền. Một
nhóm nhỏ đã xông vào trong tư dinh Mao và bắt đi một
thành viên của nhóm Giang Thanh là Wang Li. Đây là lần
đầu tiên trong 18 năm Mao thật sự sợ hãi: Ông bắt Chu Ân
Lai phải cấp tốc bay lên (từ Bắc kinh) cùng với 200 hộ vệ
quân và hộ tống Mao trốn ra cửa sau vào lúc 2 giờ sáng
(ngày 21 tháng 7 năm 1967).
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Dĩ nhiên sau đó tướng Chen cùng với thuộc hạ bị bắt và
thay thế bởi những người biết nghe lời hơn. Nhưng một
chuyện đáng nói tiếp là nhóm Chen bị áp tải tới Bắc kinh,
và họ bị trói ké và bị đánh đập dã man không phải ở một
nhà tù nào mà ở ngay giữa phiên họp của bộ chính trị
ĐCSTQ, cơ quan cao nhất của ĐCS và nhà nước Trung
quốc. Đây là chuyện xảy ra lần đầu tiên trên thế giới, dù đó
là thế giới tự do hay thế giới găng tơ của Mao. (LND: Trùm
găng tơ Al Capone dùng gậy côn cầu (baseball) đập chết
thuộc hạ của mình ngay giữa phiên họp. Có lẽ là Mao bắt
chước chăng?)
Cuộc nổi dậy ở Vũ hán đem đến cho Mao một kết luận:
75% sĩ quan quân đội không đáng tin cậy. Thế nhưng đã
vừa thanh trừng giới dân sự xong, nếu bây giờ thanh trừng
luôn quân đội thì (1) sẽ có quá nhiều kẻ thù và (2) dùng ai
để thanh trừng quân đội? Mao phải kiếm một con dê tế
thần để xoa dịu những căm phẫn đang dâng lên trong
quân đội, sau cuộc thanh trừng tướng Chen. Con dê đó là
Wang Li, người bị nhóm nổi dậy bắt cóc ngay trong tư dinh
Mao ở Vũ hán. Sau khi tướng Chen bị bắt, Wang Li được
Chu Ân Lai đích thân tới nhà tù thả ra, ôm hôn và đưa về
Bắc kinh. Tại phi trường Bắc kinh anh hùng Wang Li được
chào đón bởi một đám đông đến cả mấy chục ngàn người.
Sau đó Wang Li lại được cả triệu người chào mừng ở
Thiên An môn. Một tháng sau, Wang Li bị Mao ra lệnh bắt
giam.
Yang Chengwu và Mao - Nguồn:
english.pladaily.com.cn
Khi thấy sự kiện bắt giam Wang Li không giải quyết được
vấn đề gì, Mao đành chọn một giải pháp thứ hai: Mao giao
cho Lâm Bưu được quyền thành lập thêm một cơ quan
mới, đặt tên "Văn phòng Hành chánh" để điều khiển quân
đội. Cơ quan này do vợ Lâm Bưu và một số sĩ quan thân
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tín của Lâm Bưu điều khiển. Những sĩ quan này, cũng như
những người lãnh đạo khác trong quân đội đều do Lâm
Bưu, chứ không phải Mao, chỉ định. Mao đã có lần cắt cử
một viên tướng tâm phúc của mình là Yang Chengwu làm
Quyền Tổng Tham mưu nhưng Lâm Bưu không chịu. Mao
chỉ còn giữ lại một quyền hành: Lâm Bưu muốn di chuyển
quân phải có sự đồng ý của Mao. Lâm Bưu bổ nhiệm một
viên tướng trẻ măng làm Tổng Tham mưu quân đội,
Huang Yongsheng. Ông này sau này thành tình nhân của
Diệp Quần, vợ Lâm Bưu. Lâm cũng bổ nhiệm đứa con trai
24 tuổi của mình làm phó cho cục chiến tranh của không
quân và ra lệnh cho không quân phải báo cáo mọi chuyện
với y cũng như phải nghe lệnh của y.
Cuộc cách mạng văn hóa của Mao mà mục đích chính là
tàn sát cánh hữu (còn gọi là bảo thủ) do chính phủ bảo trợ
đạt đến cao điểm vào năm 1968 đã ra ngoài tầm kiểm soát
của Mao khi ông ra lệnh cho các phe phái "cánh tả", "trung
dung" và "bảo thủ" ngừng đánh nhau mà không ai nghe.
Nhiều cuộc đánh giết nhau xảy ra giữa các nhóm liên can
đến hàng trăm ngàn người. "Cánh tả" có nhiều ưu thế vì
được Mao phát cho súng đạn, nhưng các nhóm khác cũng
có những cách của họ để có được súng. Với súng trong
tay, ai cũng có thể trở thành ăn cướp. Không ai còn muốn
đi làm công nữa. Nền kinh tế TQ có cơ nguy sụp đổ. Mọi
công trình kỹ nghệ, quân sự, ngay cả kế hoạch nguyên tử,
cũng bị ảnh hưởng. Để chấm dứt tình trạng này Mao ban
lệnh giải tán các nhóm sinh viên học sinh và đưa họ đi làm
ở các làng mạc và nông trường xa xôi. Mao cũng dùng
quân đội đàn áp các nhóm khác. Tuy thế cũng phải mất cả
năm mới ổn định tình hình.
Đầu năm 1969 Mao triệu tập đại hội đảng lần thứ 9, khi bộ
máy quyền hành của ông hoạt động trở lại. Các đại biểu
được lựa chọn dựa vào lòng trung thành, mà thước đo
lòng trung thành này là sự tàn ác và dã man của họ đối với
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
kẻ thù trong cuộc cách mạng văn hóa. Khi Mao đọc diễn
văn, đám đại biểu này không ngớt ngắt lời Mao bằng cách
tung hô "Mao Chủ tịch muôn năm", Mao phải cần 20 phút
mới đọc xong hai trang giấy. Bực mình vì chuyện này, Mao
phải ra lệnh cho thư ký đại hội ra một điều luật cấm hoan
hô không có phép.
Thành phần lãnh đạo mới dưới quyền Mao gồm có Lâm
Bưu, Chu Ân Lai, Trần Bá Đạt (Chen Boda), Khang Sinh
(Kang Sheng), hai người này được thưởng công vì vai trò
của họ trong cuộc cách mạng văn hóa. Giang Thanh được
đưa vào Bộ Chính trị cùng với Diệp Quần và người tình
của bà Huang Yongshen. Lâm Bưu chính thức thành nhân
vật số hai của ĐCSTQ.
Mao thành công cuộc thanh trừng vĩ đại nhất lịch sử TQ,
dù rằng những cuộc giết chóc vẫn tiếp diễn cả 10 năm
sau. Cuộc cách mạng văn hóa đã giết chết khoảng 3 triệu
người. Các nhà lãnh đạo TQ sau Mao xác nhận khoảng
100 triệu người, tức 1/9 dân số TQ, bị thiệt hại cách này
hay cách khác vì cuộc cách mạng văn hóa. Những cuộc
giết chóc, tra tấn và khủng bố này được nhà nước Trung
quốc bảo trợ. Chỉ một số rất nhỏ bị giết bởi hồng vệ binh
trong cuộc khủng bố, phần lớn còn lại là công trình trực
tiếp có chỉ đạo của Mao.
Chương 51:
Một mục đích khác của cuộc cách mạng văn hóa là thanh
trừng thành phần theo Liên xô trong đảng CSTQ. Vì thế
khi cuộc cách mạng văn hóa kết thúc, ngày 2 tháng 3 năm
1969 Mao chọn một hòn đảo nhỏ, tiếng TQ là Trân Bảo
(Zhenbao), tiếng Nga là Damansky trên sông Ussuri dọc
theo biên giới TQ-Nga mà tổ chức một cuộc phục kích
quân đội Nga trú đóng ở đây, lấy cớ là hòn đảo này thuộc
chủ quyền TQ. Mao không ngờ Liên xô phản ứng lại bằng
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
một trận đánh dữ dội có xe tăng và pháo binh. Kết quả 800
lính TQ thiệt mạng (bên Liên xô tổn thất 60 lính). Quân
Liên xô cũng bắn pháo vào đất liền TQ xa tới 20 cây số.
Điều này làm Mao lo sợ là Liên xô sẽ xâm lăng TQ. Mao
liền ra lệnh ngừng chiến.
Đại hội ĐCSTQ lần thứ 9 xảy ra như đã kể ở trên trong lúc
Mao đang lo sợ Liên xô xâm lăng. Vì thế 2000 đại biểu về
dự đại hội đều bị nhốt trong khách sạn, không ai được ra
ngoài, thậm chí có lệnh không ai được mở màn ngó ra
ngoài đường. Đại sảnh tổ chức đại hội cũng thế, được che
màn kín để ở ngoài không ai biết là bên trong đang có đại
hội.
Sau đó Mao cho xây dựng một số núi giả, bề ngang 250
tới 400 m, dầy 120 tới 200 m, cao 20 tới 40 m phía bắc
Bắc kinh nhằm ngăn chận xe tăng Liên xô tiến vào Bắc
kinh. Đây là một công trình rất tốn kém, và hoàn toàn vô
ích, nên sau này bị hủy bỏ.
Mao cũng e sợ Liên xô sẽ tấn công căn cứ chế bom
nguyên tử của mình, nên đã nhiều lần cử Chu Ân Lai gặp
Thủ tướng Nga Kosygin để yêu cầu đặt căn cứ chế bom
nguyên tử ra ngoài mục tiêu tấn công của Liên xô, nhưng
không được Kosygin đồng ý.
Mao có nhiều cái sợ vô lý. Thí dụ khi phái đoàn Liên xô
bay tới Bắc kinh tham dự cuộc họp giữa hai nước về biên
giới, Mao lo sợ là chiếc máy bay chở phái đoàn Liên xô sẽ
mang theo bom nguyên tử, chứ không phải nhân viên
thương thuyết, nên ông rời Bắc kinh đi Vũ hán "lánh nạn"
trước đó mấy ngày. Cả Chu Ân Lai, Giang Thanh và Lâm
Bưu cũng đi trốn, trong khi quân đội TQ nhận được báo
động đỏ. Cuộc báo động giả này vậy mà kéo dài tới 4
tháng, lôi kéo hàng triệu người vào một công trình đào
hầm chống bom nguyên tử cho Mao và cán bộ cấp cao trú
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
ẩn. Một căn hầm ở Trung nam hải được xây cất nối liền
với Thiên An môn, Nhà Đại sảnh Nhân dân, tư dinh Lâm
Bưu và một nhà thương bí mật bằng những đường hầm
rộng lớn đủ cho 4 chiếc xe chạy song song. Căn hầm
được xây cất kiên cố đủ sức chống đỡ bom nguyên tử.
Chương 52:
Ngôi vị chủ tịch nước TQ bị bỏ trống khi Lưu Thiếu Kỳ
chết. Lâm Bưu muốn Mao nắm chức đó để Lâm được
chính thức làm Phó Chủ tịch nước, nhưng Mao lại muốn
bãi bỏ chức đó. Mao rất tức giận khi được biết toàn bộ 5
người chóp bu trong bộ chính trị (Mao, Lâm, Chu, Khang
Sinh và Trần Bá Đạt), trừ Mao, đều hậu thuẫn Lâm Bưu.
Lin Biao (1907-1971) - Nguồn: antorcha.org
Mao lập tức cho bắt giam Trần Bá Đạt, và sau đó tại cuộc
họp của Bộ Chính trị ở Lư sơn (tháng 8 năm 1970) Mao
yêu cầu Lâm Bưu tự phê là đã bị Trần Bá Đạt lừa gạt. Lâm
từ chối. Mao quyết định phải thanh trừng Lâm, nhưng vì
toàn thể nhân viên chính quyền đều do Lâm lựa chọn Mao
phải hành động một cách kín đáo.
Lâm Bưu họp ban tham mưu của mình. Con trai lớn của
Lâm, Liguo (Lập Quả), vốn quen thuộc với lối sống tây
phương nên luôn coi Mao là kẻ độc tài, quyết định ám sát
Mao. Được sự đồng ý của cha, cậu và các bạn cùng tuổi
bán thảo về rất nhiều phương cách để ám sát Mao, dùng
hơi ngạt, thả bom, bắn vào xe lửa của Mao, vân vân,
nhưng không ai thấy cậu có hành động cụ thể gì.
Quan hệ Mao-Lâm càng ngày càng tồi tệ, vì cả hai không
ai chịu nhượng bộ ai. Một năm sau cuộc họp Lư Sơn, Mao
đã xử dụng thời gian này đi lại các nơi vận động các quan
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
chức được bổ nhiệm bởi Lâm Bưu khuyến dụ họ ngã theo
Mao, trong khi Lâm Bưu càng ngày càng cô đơn và không
biết nên tin ai để thực hiện kế hoạch ám sát Mao của
mình. Thậm chí ông cũng không biết có nên còn tin tưởng
Tổng Tham mưu quân đội Hoàng Vĩnh Thắng (Huang
Yongsheng, người tình của vợ ông) hay không.
Ngày 12 tháng 9 năm 1971 Lâm Bưu quyết định đào thoát
vào sáng hôm sau. Ông cho nhân viên hay là ông và gia
đình sẽ bay đi Dalian (Đại Liên), chỉ là một phi trường gần
đó để không ai nghi ngờ. Khoảng 9 giờ tối Liguo nói thật
với chị Doudou (Đậu Đậu, các gọi thân thiết của con gái
Lâm Bưu, tên thật là Lâm Lập Hành) là gia đình sẽ đào
thoát bằng cách bay đi Quảng Đông, sau đó đi Hồng Kông.
Đây là lầm lỗi chí mạng của họ Lâm, vì Doudou vốn coi
Mao như thần thánh như bao nhiêu thanh niên của TQ thời
đó, cô không chấp nhận cho cha mình phản bội Mao.
Doudou bí mật thông báo ý định đào tẩu của gia đình cho
lính bảo vệ, và họ điện thoại cho Chu Ân Lai. Chu Ân Lai
tức khắc cho lệnh đòi đem cho ông xem lịch trình bay của
các máy bay, kể cả máy bay riêng của Lâm Bưu. Khi được
biết là Chu đòi xem lịch trình bay, Lâm Bưu quyết định cất
cánh ngay, thay vì chờ tới 6 giờ sáng như kế hoạch. Ông
cũng quyết định bay đi Ngoại Mông, và sau đó đi Liên Xô.
Sợ rằng Mao sẽ cho máy bay truy kích, ông cần rút ngắn
thời gian bay trên đất TQ. Không hay biết rằng bí mật của
mình bị bại lộ vì Doudou phản bội, Liguo thông báo cho chị
là gia đình sẽ đi ra phi trường ngay bây giờ chứ không chờ
tới sáng nữa, Doudou trốn ra khỏi nhà và sang tỵ nạn với
lính bảo vệ.
Khoảng 11 giờ 50 tối gia đình Lâm Bưu (không có
Doudou), một người bạn của Liguo và người đầu bếp
chính của Lâm lên xe ra phi trường. Khi ra tới cổng thì lính
bảo vệ đòi kiểm soát, Lâm cho lệnh bỏ chạy. Người đầu
bếp khi đó nghi ngờ ý định của Lâm Bưu, nên nhảy khỏi xe
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
và bị Liguo bắn trúng tay. Chiếc xe của Lâm Bưu chạy
thoát, nhưng bị lính bảo vệ đuổi theo. Lâm Bưu tới phi
trường, nhưng chỉ đủ thì giờ để leo lên máy bay và ra lệnh
cất cánh ngay lập tức, dù khi đó chiếc máy bay đang được
bơm xăng và kiểm soát máy móc. Chiếc máy bay cất cánh
lúc 0 giờ 32 phút, đem theo Lâm Bưu, vợ, con trai Liguo,
một người bạn của Liguo, người tài xế lái xe và 4 người
trong phi hành đoàn gồm một phi công và ba nhân viên
sửa máy. Hai tiếng sau, chiếc máy bay đâm đầu xuống đất
ở biên giới Mông Cổ, phát nổ và giết chết hết chín người,
vì một lý do đơn giản: không đủ xăng bay tiếp.
Ngay khi chiếc máy bay của Lâm Bưu cất cánh, Mao được
Chu đánh thức để thông báo tình hình, nhưng khi đó Mao
không có bao nhiêu lựa chọn. Ông không tin tưởng không
quân hoàn toàn để yêu cầu họ truy kích Lâm Bưu trên
không. Mao chọn giải pháp đi trốn, ông dọn vào ở trong
phòng 118 trong tòa nhà đại sảnh, nơi đó ông đã vừa xây
xong một đường hầm chịu được bom nguyên tử như đã kể
ở chương trước. Mao chỉ ra khỏi đó chiều ngày 14 khi có
tin chính thức là máy bay Lâm Bưu đã lâm nạn.
Khi Mao biết Lâm Bưu có một kế hoạch ám sát ông, có
dính dáng tới nhiều người đang nắm những chức vụ cao
cấp, tinh thần ông hoàn toàn suy sụp. Trong nhiều ngày
ông không ngủ được, dù đã uống không biết bao nhiêu
thuốc ngủ. Ông bị ho và nóng. Ông cũng không thở được
khi nằm xuống. Khi đó bác sĩ cũng cho biết ông bị bịnh tim.
Khi đó Mao là một ông già 78 tuổi. Mao không còn lực
lượng và sức lực để thanh trừng cho hết phe đảng của
Lâm Bưu.
Chen-Yi (1901-1972). Mao xuất hiện trước
công chúng lần cuối tại đám tang Chen-Yi -
Nguồn: paulnoll.com
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ngày 6 tháng 2 năm 1972 thống chế Trần Nghị (Chen Yi)
chết vì ung thư. Ban đầu Mao dự trù chỉ cho tổ chức một
đám ma nhỏ vì Trần Nghị là người lớn tiếng chống cuộc
cách mạng văn hóa của Mao. Thế nhưng khi ông thấy có
quá nhiều cán bộ cũ đến thăm viếng và càng ngày càng có
nhiều lời ong tiếng ve chống đối ông, ông thay đổi thái độ:
Mao thân hành tới viếng lễ. Tại tang lễ Trần Nghị, Mao đổ
thừa là cuộc cách mạng văn hóa hoàn toàn là ý đồ của
Lâm Bưu trong mục đích gạt bỏ ra ngoài những người già
như Trần Nghị và Mao.
Chương 53:
Mao luôn luôn nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới. Ông nói
với trùm Mao-ít Úc Edward Hill: "Tôi nghĩ thế giới cần phải
được thống nhất. Trong quá khứ người Mông Cổ, người
La Mã, đại đế Alexander, Napoleon và đế quốc Anh đều
muốn thống nhất thế giới. Hitler cũng muốn thống nhất thế
giới, nhưng họ đều thất bại. Ngày nay Mỹ và Liên xô muốn
thống nhất thế giới, nhưng dân số họ quá nhỏ, họ không
có đủ nhân lực để phân tán đi các nơi. Ngoài ra, họ còn sợ
một cuộc chiến tranh nguyên tử. Họ không sợ các dân tộc
khác chết bớt vì chiến tranh, mà họ sợ chính dân họ sẽ
chết bớt." Ý của Mao quá rõ ràng: ông không sợ dân TQ
chết bớt.
Chính cái tham vọng này đã khiến Mao lao vào các
chương trình hiện đại hóa tốn kém với một tốc độ ghê hồn,
bất chấp những nguy hiểm. Chẳng hạn ngày 27 tháng 10
năm 1966 một đầu đạn hỏa tiễn có gắn bom nguyên tử
được bắn thử, đường bay dài 800 cây số đi ngang qua
một số tỉnh thành đông dân ở tây bắc TQ. Những người
trong đội bắn thử nghiệm ai nấy đều sợ hãi nếu chẳng may
có vấn đề, nhưng Mao cương quyết cho bắn. Cũng may
mà chiếc hỏa tiễn thử nghiệm lần đầu tiên này lại thành
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
công nên cả đội tai qua nạn khỏi (dù các cuộc thử nghiệm
sau lần này đều thất bại, tất cả đều bay vòng vèo rồi rớt
xuống ngay khi vừa ra khỏi nòng súng, Mao kết tội là có
phá hoại vì thế có biết bao khoa học gia bị tra tấn, xử tử,
kể cả xử tử giả).
Khi TQ thành công chế bom khinh khí năm 1967 Mao lại
càng tin tưởng là ông sẽ lãnh đạo thế giới. Khi ấy bộ máy
tuyên truyền của TQ dốc toàn lực vào chuyện truyền bá
"tư tưởng Mao Trạch Đông" ra khắp thế giới. Miến Điện là
một điển hình. Các cộng đồng người Hoa được phân phát
cuốn sách đỏ (trích đăng các lời tuyên bố của Mao), chân
dung Mao và các bài hát ca tụng Mao. Mao đưa về Miến
Điện những cán bộ cộng sản Miến đã được huấn luyện ở
TQ và dụ dỗ họ nổi lên cướp chính quyền. Mao hứa hẹn:
"Nếu các bạn không thành công và nếu chính quyền Miến
tuyệt giao với TQ thì chúng tôi sẽ càng có cơ hội ủng hộ
các bạn cụ thể hơn."
Rất nhiều căn cứ được thiết lập trên đất TQ để huấn luyện
cán bộ cộng sản của các quốc gia muốn theo gương Mao,
bài học bao gồm luôn cách xử dụng súng ống và chất nổ.
(LND: Những căn cứ này là bằng chứng TQ huấn luyện và
đào tạo khủng bố).
Tới cuối thập kỷ 60 sự tuyên truyền của Mao đạt được một
số thắng lợi ở Tây phương. Mao được đánh giá là một nhà
tư tưởng học, được triết gia Pháp Jean Paul Sartre ca
ngợi. Tuy nhiên, thế giới đã không có thêm được một đảng
cộng sản nào khác theo mô hình của Mao. Mao thất bại ở
Phi châu, Trung Đông, châu Mỹ La Tinh (Castro gọi Mao là
cục cứt) và ngay cả Việt nam.
Việt nam hoàn toàn lệ thuộc vào TQ những năm 1950 và
60. Khi TQ ngưng chiến với Mỹ ở Triều tiên, Mao đã gởi
một số các tướng từng tham chiến ở Triều tiên sang giúp
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
VN đánh nhau với Pháp. Khi TQ bắt được một bản kế
hoạch Navarre, do tướng Pháp Henri Navarre, đệ trình lên
chính phủ Pháp, TQ đã bắt Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing)
giao nó tận tay Hồ Chí Minh. Mao cũng chỉ thị cho Vệ
Quốc Thanh phải "dứt điểm Điện biên phủ vào thượng
tuần tháng năm và giải phóng Vientianne (Lào) vào tháng
tám hay chín". Ngày 7 tháng 5 Điện biên phủ thất thủ, ngày
17 tháng 6 chính phủ Pháp sụp đổ. Đây là cơ hội cho TQ
nhảy vào, ngày 23 tháng 6 Chu Ân Lai gặp mặt tân thủ
tướng Pháp Pierre Mendès-France ở Thụy sĩ và đề nghị
giải pháp thương thuyết. Pháp đồng ý, nhưng VN không
chịu đàm phán. Chu Ân Lai nói với Hồ Chí Minh: "Nếu các
đồng chí không ngồi vào bàn thương thuyết thì các đồng
chí đánh Pháp một mình đi". Phạm văn Đồng khóc khi
được Hồ cử làm chủ tịch phái đoàn thương thuyết phía
VN. Chu Ân Lai đại diện phía TQ. Đây là lần đầu tiên VN
và TQ có chuyện bằng mặt chẳng bằng lòng.
Vào năm 1965, chính phủ Brezhnev bắt đầu gia tăng viện
trợ quân sự cho VN bằng cách cung cấp các vũ khí tối tân
mà TQ không có như súng bắn máy bay và hỏa tiễn địakhông,
một số phải được điều khiển bởi người Nga, thì TQ
không còn cạnh tranh được. Chính phủ VN từ từ ngả sang
Liên xô, dù rất nhiều lần Mao và Chu dụ dỗ họ theo TQ.
Chu Ân Lai có lần giải thích với Hồ Chí Minh là "Liên xô
giúp các đồng chí chỉ là để hoàn thiện quan hệ của họ với
Mỹ thôi", một giải thích mà con nít nghe cũng không lọt tai.
Mao có lần dụ với Hồ là hãy quay về với TQ, Mao sẽ kiếm
cho Hồ một người vợ TQ. (LND: Khi Hồ còn long đong ở
Tàu những năm 1920 thì khi nghe vậy Hồ tuân lệnh Mao
liền. Mao có biết đâu lúc này Hồ đã là chủ tịch nước
VNDCCH có cả bầy con gái bao quanh, nên đề nghị của
Mao đã không còn tác dụng).
Mao cũng nhận được một cái tát vào mặt khi Lào yêu cầu
TQ rút hết các cán bộ của họ về nước. Chính sách bành
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
trướng chủ nghĩa Mao đã đi vào ngõ cụt. Mao tìm ra một
giải pháp: ông sẽ mời tổng thống Mỹ Nixon đến thăm TQ.
Cuộc viếng thăm này sẽ đưa Mao ra trước ánh đèn sân
khấu chính trị.
Chương 54
Nixon và các cố vấn trên trong Air Force One
trền đường đến Beijing - Ảnh: Ollie Atkins
Ngay từ khi thành lập chính phủ Mao luôn lớn tiếng chống
Mỹ. Thậm chí Mao còn tố cáo chính sách sống chung hòa
bình của điện Cẩm Linh là một nhượng bộ thua thiệt cho
Mỹ.
Năm 1969 tổng thống Mỹ Nixon công khai bắn tiếng muốn
phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc (TQ), Mao
không thèm trả lời vì khi đó Mao còn nuôi tham vọng trở
thành lãnh tụ khối thứ ba, thiết lập quan hệ với Mỹ sẽ làm
hư hỏng hình tượng của Mao trong các quốc gia của khối
này. Chỉ sau đó 1 năm Mao thấy rằng chủ nghĩa Mao
không còn hấp dẫn với các quốc gia này, Mao quyết định
mời Nixon sang thăm TQ. Nhưng mời như thế nào để
không bị mất mặt (nếu chẳng may Nixon từ chối)?
Tháng 11 năm 1970 Mao nhắn lời mời qua người Lỗ Ma Ni
(Romania) để thăm dò phản ứng của Mỹ. Nixon nhận
được ngày 11 tháng 1 năm 1971, nhưng ông được ban
tham mưu khuyên không nên nhận lời một cách sốt sắng.
Vì thế Kissinger viết thư trả lời Mao là một cuộc thăm viếng
như vậy là quá sớm.
Tháng 3 năm 1971 khi đội thể thao bóng bàn của TQ được
gởi sang tranh giải ở Nhật (lần đầu tiên kể từ cuộc cách
mạng văn hóa), đội bóng bàn Mỹ yêu cầu cho phép họ
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
được qua thăm TQ. Đội thể thao bóng bàn TQ phải điện về
Bắc kinh hỏi ý kiến, và Mao thẳng thừng bác bỏ. Thế
nhưng chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, Mao đổi thái độ và ra
lệnh mời. Cuộc viếng thăm của đội bóng bàn Mỹ được cả
TQ và Mỹ loan tin trên trang nhất như là một sự kiện lịch
sử hy hữu. Nixon nhận thấy đây là cơ hội để ông nhận lời
mời viếng thăm TQ của Mao. Kissinger được bí mật cử
sang gặp Mao, và mang theo rất nhiều quà cáp của Nixon.
Chu, thông dịch viên, Mao, Nixon, và
Kissinger (tháng 2, 1972) - Ảnh: Tân Hoa xã
Những món quà mà Nixon tin chắc Mao sẽ không thể từ
chối, gồm có (1) TQ sẽ được gia nhập Hội đồng Thường
trực Liên hiệp quốc thế chỗ Đài loan ngay, (2) TQ sẽ được
Mỹ cung cấp những tin tức tình báo Mỹ biết về Liên Xô, kể
cả những hình ảnh vệ tinh Mỹ chụp được về cuộc bố trí
quân sự của Liên Xô ở biên giới Trung-Xô, (3) Mỹ sẽ rút
hết quân đội khỏi Indonesia trong vòng 12 tháng, (4) Mỹ sẽ
rút quân từ từ ra khỏi Nam Hàn (mà không đòi hỏi TQ phải
hứa hẹn không giúp Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn), (5) Mỹ
sẽ rút quân ra khỏi Nam Việt Nam, dù có đạt được kết quả
ở bàn thương thuyết hay không, và hứa sẽ không đem
quân trở lại. Sợ Mao không hiểu, Kissinger còn nói thêm rõ
ràng là: "khi đó Mỹ sẽ cách xa VN cả 10 ngàn dặm, trong
khi Hà nội thì vẫn gần ngay đó" (We will be 10000 miles
away and Hanoi will still be there). Khi bị Chu Ân Lai vặn
hỏi về những hứa hẹn này, Kissinger hứa chắc là Mỹ sẽ
không đòi hỏi TQ phải ngừng viện trợ cho Bắc Việt và
cũng không yêu cầu TQ cắt giảm giọng điệu chửi Mỹ trên
trường quốc tế. Thế nhưng món quà hấp dẫn nhất của
Nixon dành cho TQ là "Mỹ sẽ chính thức bỏ rơi Đài loan và
sẽ chính thức tái lập quan hệ bình thường với TQ vào năm
1975 nếu ông đắc cử Tổng thống năm 1972".
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Rõ ràng Nixon rất nóng lòng muốn thiết lập quan hệ bình
thường với TQ tới độ sẵn sàng bán đứng không những
người bạn đồng minh của mình (Đài loan, Nam Hàn,
Indonesia và Nam Việt Nam) mà cả kẻ cựu thù của mình
(Liên Xô), không hay biết rằng Mao còn muốn bình thường
hóa quan hệ với Mỹ hơn gấp nhiều lần.
Khi Mao được Chu báo cáo kết quả cuộc họp giữa Chu và
Kissinger, Mao kết luận ngay là Nixon rất dễ xỏ mũi và TQ
có thể lấy lợi rất nhiều mà không cần phải thay đổi thái độ
bài Mỹ hay chế độ độc tài của mình.
Ngày 25 tháng 10 năm 1971 Đài loan bị hất ra khỏi 5 quốc
gia thành viên hội đồng thường trực, thay thế bởi TQ. Sự
sắp xếp này diễn ra khi Kissinger trở lại thăm TQ lần thứ
hai, chuẩn bị cho chuyến đi của Nixon. Mao không quên
dặn dò phái đoàn TQ trước khi lên đường tới Liên Hiệp
Quốc phải tiếp tục lớn tiếng chửi Mỹ "một cách công khai",
phải coi Mỹ là kẻ thù số 1.
Chín ngày trước khi Nixon tới, Mao ngất xỉu. Mao đã rất
gần ngày chết. Căn phòng ngay cạnh phòng tiếp tân được
tu sửa thành một bệnh viện thu nhỏ. Ngày Nixon đến TQ,
Mao nóng lòng gặp Nixon, ông hỏi thăm từng chi tiết lộ
trình của Nixon mỗi vài phút. Cả Mao và Nixon đều nóng
lòng gặp nhau.
Cuộc gặp mặt cuối cùng cũng diễn ra, nhưng chỉ ngắn
ngủi có 65 phút. Ngoài những lời thăm hỏi xã giao, Nixon
muốn thảo luận về Đài Loan, Việt Nam và Đại Hàn nhưng
Mao không muốn người Mỹ có một bản sao về thái độ của
TQ với những nước này, ông nói những chuyện này Nixon
nên thảo luận trục tiếp với Chu. Mao vẫn muốn thế giới thứ
ba coi Mao là lãnh tụ chống Mỹ.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Chương 55
Tháng 5 năm 1972 bác sĩ khám phá Chu Ân Lai bị ung thư
bọng đái. Họ báo cáo chuyện này cho Mao, và ông ra lệnh
không được cho ai hay, kể cả Chu và vợ. Lý do Mao đưa
ra là Chu đã già (74 tuổi) và yếu tim, không chịu được giải
phẫu. Thế nhưng Mao còn già hơn thì sao (Mao 78 tuổi)
mà có đầy đủ bác sĩ và phẫu thuật túc trực 24 trên 24.
Khi Chu bắt đầu nghi ngờ là mình bị ung thư là lúc Mao bắt
Chu phải tự phê về những lỗi lầm mình làm trong quá khứ.
Và Chu đã ngoan ngoãn làm theo lệnh Mao nhưng ông
vẩn không được khám bệnh. Mãi tới năm 1973, khi Chu đi
tiểu ra máu, Chu mới được đưa đi bệnh viện khám, nhưng
với điều kiện là chỉ được khám thôi, chứ chưa được chữa.
Người bác sĩ khám bệnh nhận thấy là Chu phải mổ ngay,
không thể chờ đợi được nếu muốn cứu sống Chu, nên đã
tự ý mổ lấy bứu ra. Mao bị đặt trong sự đã rồi, nhưng lúc
ấy Mao đang vui vì vừa lèo lái Nixon được theo ý mình,
nên đành chấp nhận mà không làm khó dễ người bác sĩ.
Ngày 22 tháng 6 năm 1973 Brezhnev và Nixon ký hiệp
ước đề phòng chiến tranh nguyên tử, Mao bị hất ra rìa.
Mao đổ lỗi cho Chu và bắt ông phải tự nhận là kẻ xét lại.
Tồi tệ hơn, những hứa hẹn của Kissinger không được thực
hiện hay thực hiện chậm chạp (Mỹ vẫn chưa bình thường
hóa quan hệ với TQ và cũng chưa có một hành động gì
giúp TQ phát triển vũ khí nguyên tử), Mao cũng đổ lỗi cho
Chu, dù thực ra những chuyện này hoàn toàn do hoàn
cảnh đang xảy ra ở Mỹ: Nixon đang lúng túng vì vụ
Watergate nổ lớn, cuối cùng ông phải từ chức.
Bịnh tình Chu càng ngày càng tệ hại: mỗi lần đi tiểu ông
đều bị ra máu, nên phải được truyền máu một tuần hai lần.
Có lần đang được truyền máu thì có giấy gởi tới đòi ông
trình diện ngay, bác sĩ xin trì hoãn 20 phút mà không
được, phải rút ống chích ra. Sau đó, ông bác sĩ này mới
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
biết là chẳng có chi khẩn cấp cả, chỉ là trò mèo giỡn chuột
của Mao thôi.
Khi Chu sắp mù thì Mao đồng ý cho giải phẫu, ông nhận
thấy Chu vẫn còn làm được việc. Khoảng một tháng sau
khi được giải phẫu và đã đi làm lại bình thường, Chu được
bác sĩ của Mao báo cáo là Mao mắc một chứng bệnh
không chữa được. Ông giữ kín tin này, không cho Mao
hay.
Mèo nào cắn mỉu nao?
Chương 56
Nixon va Giang Thanh (tháng 2, 1972)- Ảnh:
Byron Schumaker
Giang Thanh là người vợ chót của Mao. Nhiều người đánh
giá bà là một con quỷ hiếu sát, thế nhưng khi Mao còn
sống thì Giang Thanh chỉ làm theo lệnh Mao. Giang Thanh
có câu nói nổi tiếng sau khi Mao chết: "Tôi chỉ là con chó
của Mao chủ tịch. Nếu Mao Chủ tịch muốn tôi cắn ai là tôi
cắn".
Bà có hai yếu điểm: thứ nhất là quá khứ khi bị Quốc Dân
Đảng bắt, và thứ hai là lá thư bà viết cho người chồng cũ
khi bà có chuyện xích mích với Mao, nhờ một người bạn
làm đạo diễn một hãng phim gởi đi. Những người nào biết
về những chuyện này của bà đều bị bà săn bắt, bỏ tù, tra
tấn và giết, và càng giết nhiều người bà càng sợ có ngày
bà bị trả thù. Mao biết yếu điểm này của vợ, và đã xử dụng
nó để khiến Giang Thanh lúc nào cũng nơm nớp lo sợ
những bí mật này bị khai quật.
Mao có hai con gái với Giang Thanh là Li Na (Lý Nạp) và
Chiao Chiao (1). Cả hai đều không có tham vọng chính trị,
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
và đều này làm Mao thất vọng. Không ai dám đeo đuổi cô,
Li Na lấy chồng năm 30 tuổi, vốn là người làm của cô (2).
Giang Thanh, hoàn toàn không đồng ý đám cưới này, nên
kiếm chuyện tống cổ anh này đi. Li Na sau này gần như bị
điên. Chiao Chiao cũng bị Mao từ chối không cho gặp khi
cô chứng tỏ mình không có ích gì cho Mao về mặt chính
trị. Mao có hai con trai với người vợ trước, Dương Khai
Tuệ (Yang Kaihui) là Ngạn Anh (An ying), chết ở chiến
tranh Triều tiên và Ngạn Thanh (An ching), bị bệnh tâm
thần. Người sống gần gũi với Mao nhất là người cháu Viễn
Tân (Yuanxin), con của em út của Mao, Mao Trạch Dân
(Mao Tse-min). Độc giả còn nhớ Mao đã không ra tay cứu
Trạch Dân khi ông này bị Quốc Dân đảng bắt vào năm
1940. Dĩ nhiên Viễn Tân không được biết chuyện này.
Viễn Tân được Mao cử làm quân ủy vùng Shenyang
(Thẩm Dương, Mãn châu) trong thời cách mạng văn hóa,
và sự tàn ác của Viễn Tân ở đó khiến ông nổi tiếng. Trong
một lần tra tấn một nữ cán bộ đảng tên Zhang Zhixin, Viễn
Tân cắt ống thanh quản của người nữ tù nhân để bà này
không nói được, trước khi xử bắn. Sau khi Mao chết chỉ
một tháng, Viễn Tân bị bắt vì theo nhóm tứ nhân bang của
Giang Thanh.
Cái chết của Giang Thanh (bà tự tử trong tù) cũng do sự
sắp đặt của Mao. Để đổi lại được sống êm thắm cho đến
chết, Mao đồng ý với những người chống đối ông là họ
được toàn quyền làm gì thì làm với nhóm của Giang
Thanh sau khi ông qua đời.
Tất cả mọi người trong gia đình của Mao không ai có được
một số phần yên ổn.
Chương 57
Trong hai năm cuối đời Mao một phong trào chống Mao
phát triển một cách âm thầm mà đáng kể, mà trung tâm
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
điểm là Đặng Tiểu Bình. Đặng bị Mao cách chức năm
1966 ngay trước khi cuộc cách mạng văn hóa nổ ra, ông
và gia đình bị giam tại gia, và bị bắt trải qua nhiều cuộc
đấu tố. Con trai và gái của Đặng bị bắt buộc phải đấu tố
cha mẹ của mình ngay tại đại học Bắc Kinh. Người con trai
nhảy lầu tự tử, không chết nhưng bị bán thân bất toại. Mao
cho đón ông về lại Bắc kinh năm 1973 và giao cho ông làm
phó thủ tướng, nhiệm vụ chính là để tiếp khách nước
ngoài. Cuối năm đó, Đặng được giao quyền lãnh đạo quân
đội. Giao cho Đặng nhiều quyền hành như vậy là một canh
bài, nhưng Mao đã tính toán đúng. Đặng hoàn toàn không
cho phép bất cứ một cuộc nổi loạn nào được xảy ra khi
Mao còn sống, và ngay cả sau khi Mao chết, Đặng cũng
không cho phép hạ bệ Mao một cách chính thức.
Ngay khi nắm được quân đội, ông cho thâu nhận lại làm
việc hàng loạt những người đã bị Mao thanh trừng trong
cuộc cách mạng văn hóa. Ông cũng cho khôi phục lại một
số giá trị văn hóa, và nâng cao mức sống người dân,
những chuyện mà ngày trước Lưu Thiếu Kỳ từng làm và bị
khép tội "xét lại".
Mao luôn coi cuộc cách mạng văn hóa là một thành công
vĩ đại của mình, vì thế ông đã phong cho 4 người có công
nhất được vào bộ chính trị và có rất nhiều quyền hành:
Giang Thanh, Trương Xuân Kiều (Zhang Chunqiao),
Vương Hồng Văn (Wang Hongwen) và Diệu Văn Nguyên
(Yao Wenyuan). Nhóm này sau này bị gọi là Tứ Nhân
Bang. Đối lại, Đặng cũng thành lập một nhóm người để
chống Mao và nhóm tứ nhân bang bao gồm cả Quân ủy
Trung ương Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) và Thủ tướng
Chu Ân Lai.
Đặng là người hiểu rõ Chu Ân Lai, và đã mượn oai của
Chu để thanh trừng nhóm tứ nhân bang. Ngày 9 tháng 4
năm 1974 tại cuộc họp đảng Chu tuyên bố: "Trương Xuân
Kiều đã phản bội đảng, nhưng Chủ tịch không cho phép
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
chúng tôi điều tra". Đây là án tử hình cho Trương Xuân
Kiều sau này, mà cũng đồng thời gián tiếp xác nhận Chu bị
ép buộc trong cuộc cách mạng văn hóa.
Biết rằng cái chết của Mao chỉ đếm từng ngày (mà không
cho Mao biết), bộ ba Chu-Diệp-Đặng ép Mao chính thức
phong Đặng làm người thừa kế của Chu. Khi đó Mao cũng
đã được Tứ Nhân Bang báo cáo những hoạt động khả
nghi của nhóm Đặng, nhưng Mao không có sự lựa chọn
nào khác là phải phê chuẩn, nếu ông muốn chết êm ả trên
giường bệnh. Ông chọn giải pháp hàng hai: Đặng được
phong làm Đệ Nhất Phó Thủ tướng nhưng cũng phong
Trương Xuân Kiều làm người thứ nhì trong quân đội và
chính phủ, chỉ sau Đặng. Thêm nữa, Tứ Nhân Bang được
nắm báo chí và truyền thanh truyền hình.
Ngày 26 tháng 12 Chu thông báo cho Mao hay tại giường
bệnh là Chu có bằng cớ là Giang Thanh và Trương Xuân
Kiều bị Quốc Dân Đảng mua chuộc vào năm 1930. Đây là
đòn chí tử của Chu đối với Mao, khi cho Mao hay là người
vợ của Mao và người đứng đầu trong nhóm Mao đã lập ra
và tin tưởng là gián điệp cho kẻ thù.
Tháng 3 năm 1975 Mao liên lạc với nhóm Tứ Nhân Bang
để họ phát động một chiến dịch trên báo và đài để chống
lại nhóm Đặng, nhưng Đặng tới gặp mặt Mao yêu cầu
ngừng ngay lại. Mao phải đồng ý, đổ thừa là do nhóm này
tự ý làm. Ngày 3 tháng 5, tại hội nghị bộ chính trị, Mao
phải ban lệnh cho nhóm Tứ Nhân Bang ngừng lại, và
chính thức xác nhận đây là lỗi của Mao. Đây là lần cuối
cùng Mao xuất hiện tại Bộ Chính trị. Ai cũng thấy khi đó
Mao đã bị mù, rất yếu, và nói không ra hơi. Cũng tại cuộc
họp này, Mao khẩn khoản nhiều lần: "Đừng xét lại nữa,
đừng chia rẽ nữa, đừng âm mưu nữa" Câu đầu có nghĩa là
hãy trung thành với cách mạng văn hóa. Hai câu sau có
nghĩa là đừng chia rẽ đảng, và đừng âm mưu lật đổ tôi,
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
muốn làm gì hãy chờ tôi chết rồi đã (làm gì với vợ tôi và
nhóm của bả cũng được).
Tháng 6 năm 1975 quân đội thách đố Mao bằng cách tổ
chức một cuộc tưởng niệm cho thống chế Hạ Long (Ho
Lung), người bị Mao giết vì nghe bộ trưởng quốc phòng
Liên Xô nói câu: "hãy loại bỏ Mao" mười một năm về
trước. Chu Ân Lai có mặt hôm đó, ông ôm vợ Hạ Long mà
vừa khóc vừa xin lỗi đã không cứu ông ấy được khi đó.
Thực ra Chu là người đã xử chết Hạ Long vì ông là trưởng
ban điều tra, nhưng sự có mặt của ông hôm đó đã đổ hết
mọi tội lỗi lên đầu Mao.
Ngày 23 tháng 7 Mao mổ mắt lấy hạt cườm ra. Ngay khi
thấy lại được, việc làm đầu tiên của Mao là phải thanh
trừng Chu, ông không muốn ai đổ lỗi cho mình cả. Hai
tuần sau, ông cho phát động một chiến dịch trên báo tố
Chu. Tuy nhiên chiến dịch này đã phải ngừng lại khi Đặng
trực tiếp đối mặt Mao yêu cầu ngừng lại, một lần nữa Mao
đổ thừa cho vợ mình tự ý làm.
Ngày 8 tháng 1 năm 1976, Chu Ân Lai chết, Mao hành
động ngay tức khắc. Ông ra lệnh sa thải Đặng, bắt giam tại
gia, đồng thời đình chỉ công tác Diệp. Mao lập một người ít
ai biết đến là Hoa Quốc Phong (Hua Guo-feng) lên thay
Đặng. Lý do Mao chọn Hoa chứ không phải một người
trong nhóm Tứ Nhân Bang là để tránh những phản đối đến
từ trong đảng và quân đội.
Tuy nhiên, bây giờ không còn là thời của ngày xưa nữa.
Đặng Tiểu Bình khi xử dụng lại hầu hết những cán bộ đã
bị Mao thanh trừng trước kia đã tạo được một lực lượng
đông đảo và mạnh mẽ, dám nói dám làm. Họ hiểu được
thế nào là dân làm chủ. Khi xác Chu Ân Lai được đưa từ
nhà thương tới nhà quàn, có trên một triệu người tự ý xắp
hàng dọc đường đưa tiễn ông, mà không có sự sắp đặt
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
sẵn. Sự vắng mặt của Mao ngày tang lễ của Chu được
đánh giá là tàn ác, và khi Mao đốt pháo mừng tết ở Trung
Nam Hải, người ta xầm xì là Mao ăn mừng Chu chết. Càng
ngày càng có nhiều người tụ tập về Thiên An môn đặt hoa
và viết thơ tưởng niệm Chu, và kết án cuộc cách mạng
văn hóa. Và khi họ dám đập phá xe công an và đốt cháy
các đồn bót được dựng lên bởi nhóm Tứ Nhân Bang, lòng
dân đã bước sang một ngả rẽ mới. Họ công khai thách đố
Mao.
Chính phủ thẳng tay đàn áp. Máu đổ. Nhưng Mao không
còn lực lượng để đàn áp như xưa: Rất nhiều tướng tá
trong quân đội đã tìm tới nhà riêng của Diệp Kiếm Anh vấn
kế và nghe lệnh, dù Diệp đã bị cách chức. Họ kêu gọi Diệp
ra tay bắt nhóm Tứ Nhân Bang, nhưng Diệp khuyên nên
chờ sau khi Mao chết. Diệp cũng vận động với Trưởng
ban Bảo vệ Trung ương Uông Đông Hưng (vốn là thuộc
cấp của ông) để bảo vệ tính mạng cho Đặng Tiểu Bình.
Dân chúng treo đầy những cái lọ nhỏ (lọ nhỏ = tiểu bình)
trên các cành thông ở Thiên An môn. Đánh giá được tình
hình, Đặng viết thư cho Mao xin được thả tự do, Mao đồng
ý, nhưng tới sau cái chết của Chu Đức (6/7/1976) ông mới
được trả tự do. Tổng cộng thời gian Đặng bị giam giữ chỉ
có 3 tháng.
Chương 58
Mao có một thói quen có từ thời Trường Chinh là viết. Ông
viết về những người đồng chí của ông, mà đã giúp ông
gây dựng sự nghiệp (và cũng vì ông họ phải chết tức tưởi).
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông đem các
bài viết đó ra đọc lại. Vương Minh vì tranh chức với ông đã
bị ông bỏ thuốc độc cho tê liệt, được đưa sang Nga trị
bệnh và chết ở đó. Lưu Thiếu Kỳ và Bành Đức Hoài là hai
nạn nhân của cuộc cách mạng văn hóa của ông, mà ngay
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
cả cái chết của họ ông vẫn phải giữ kín. Lâm Bưu, kẻ tiếp
tay đắc lực của ông thanh trừng các đồng chí của ông,
cuối cùng cũng bỏ trốn và rớt máy bay mà chết. Ông còn
hận là chưa khám phá được hết những người có liên hệ
với Lâm Bưu trong âm mưu ám sát ông. Ông cũng đọc lại
những bài báo chính tay ông đã viết về Lưu Thiếu Kỳ và
Chu Ân Lai, và ông giận dữ bôi xóa đi những đoạn ông đã
ca ngợi họ ngày đó.
Đặng Tiểu Bình là người duy nhất còn sống mà còn sống
là còn nguy hiểm, nhưng làm sao đây? Ông có trong tay
bom nguyên tử thật đấy, nhưng làm sao mà xử dụng nó?
Tham vọng bá chủ thế giới đã tan tành như mây khói. Ông
đã thành công xây dựng một định nghĩa cho một thế giới
thứ ba, để hy vọng được họ coi ông là lãnh tụ. Thế giới thứ
ba thành hình, nhưng họ có nghe lời ông đâu. Ông có lần
đau đớn thú nhận với Kissinger: "Chỉ có hai cường quốc
trên thế giới, còn Trung quốc thì tụt hậu", đếm ngón tay,
ông nói tiếp: "Mỹ, Liên Xô, Châu Âu, Nhật, rồi mới đến
Trung quốc. Chúng tôi đứng chót". Mao cũng có nhận xét
với Tổng thống Ford: > "Người Trung quốc chỉ còn bắn
súng ... không đạn" và "chửi thề".
Homer Simpson: "...ai đã giết 70 triệu người,
goocheegoochee goo! Chính ông đấy! -
Nguồn: x55.xanga.com
Trong khi cay đắng nhìn tham vọng làm bá chủ thế giới
không thành tựu, ông không hề có chút hối tiếc nào đã hy
sinh trên 70 triệu người Trung quốc. Ông chỉ tiếc cho cá
nhân ông. Những ngày cuối đời, ông đòi xem lại các cuốn
phim tuyên truyền ông đã cho đóng, và những cận thần kể
lại là thấy ông vừa coi vừa nước mắt chảy dài.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Mao được đưa đến ở trong một dinh thự mang bí số 202,
trong khu Trung Nam Hải từ tháng 7 năm 1976. Căn biệt
thự này được xây cất để chống động đất. Ngày 8 tháng 9
ông không còn nói ra lời, một người thư ký báo lại là ông
nói: "tôi thấy mệt, gọi bác sĩ". Đây là câu nói cuối cùng của
Mao. Ông chết lúc 12 giờ 10 phút đêm hôm đó.
Ông không để lại di chúc cho ai thừa kế, dù ông có rất
nhiều thì giờ để làm chuyện đó. Ông chống đối Lâm Bưu
khi Lâm đòi làm người thừa kế của ông. Ông từ chối xác
nhận cho Hoa Quốc Phong thay thế ông, dù Hoa tuyệt đối
trung thành với ông. Ông sợ người ta sẽ đảo chánh ông,
nên ông chỉ có một nguyện vọng: để ông chết an lành trên
giường bệnh, sau khi ông chết, chuyện gì xảy ra cho Trung
Quốc và ngai vàng của ông, ông mặc kệ.
Hết
Phụ lục: Mao Chỉ Là Yêu Quái?
Nicholas D. Kristof [1], Nguyễn Ước dịch
Nếu Chủ tịch Mao thật sự nhìn thấu tương lai, hẳn ông đã
định vị được ở tỉnh Tứ Xuyên có một bé gái tên Jung
Chang và đã "mie jiuzu" - giết nó và diệt tuyệt hết thảy
thân nhân của nó theo lối tru di tam tộc.
Nhưng thay vì thế, bé gái ấy lớn lên, sang Anh ở, và ngày
nay viết một cuốn tiểu sử về Mao [2], góp phần hủy hoại
vĩnh viễn tiếng tăm của Mao. Dựa vào một thập niên với
những cuộc phỏng vấn tỉ mỉ và những nghiên cứu các văn
khố, cuốn tiểu sử cự phách này giật sập, một cách có
phương pháp luận, mọi trụ cột của yêu sách đòi đồng cảm
hoặc tán thành sự nghiệp của Mao hoặc chính thống hóa
Mao.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Cách đây gần bảy chục năm, cuốn "Red Star Over China:
Sao Đỏ Trên Khắp Trung Hoa" của Edgar Snow đã góp
phần biến Mao thành nhân vật anh hùng đối với nhiều nơi
trên thế giới. Nó từng đánh dấu một khoang trên kệ sách,
mở đầu cho vị trí chói lọi của Mao trong lịch sử - nay thì
cuốn sách này đánh dấu một khoang khác.
Khi lần đầu mở cuốn sách này ra, tôi có lòng ngờ vực.
Chang là tác giả cuốn "Wild Swans: Những Thiên Nga
Hoang Dã", một bản ghi chép tràng giang và thành công
về ba thế hệ phụ nữ trong gia tộc bà; nó hấp dẫn nhưng
không là một một tác phẩm có tính chất học thuật. Nó xuất
hiện khi tôi đang sống ở Trung Quốc; các bạn người Hoa
của tôi và tôi đều ngạc nhiên về sự thành công của nó vì
những trải nghiệm mà Jang kể lại thì buồn nhưng cũng
chẳng khác thường. Riêng cuốn tiểu sử này, viết chung
với chồng bà là Jon Halliday, một sử gia, thì tôi đã kỳ vọng
nó cũng phong phú mà nhẹ nhàng như thế. Cũng vậy, cái
nhan đề "The Unknown Story: Câu Chuyện Không Được
Biết" - mà nói cho cùng là viết về Mao, làm tôi chùn tay.
oOo
Tuy thế đây lại là một tác phẩm có thẩm quyền. Thật vậy,
trong nhiều năm vừa qua, phần lớn sự bạo tàn của Mao đã
nổi lên rõ nét, nhưng cuốn tiểu sử này cung cấp những
thông tin mới mẻ và có chất lượïng, đồng thời trình bày
chúng hoàn toàn bằng một văn phong khiến người trên
khắp thế giới đặt nó trên bàn cạnh giường ngủ. Chẳng
ngạc nhiên việc chính phủ Trung Quốc không chỉ cấm
cuốn sách này mà còn cấm luôn cả những bài điểm nó
trong các tạp chí, vì qua những trang sách này, Mao xuất
hiện như một Hitler khác hoặc một Stalin khác.
Riêng mặt đó, tôi có những nghi ngại về các phán xét của
cuốn sách, vì theo cảm quan của tôi, Mao tuy đáng tởm
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
nhưng cũng đã mang lại những thay đổi có ích cho Trung
Hoa. Và thỉnh thoảng cả hai tác giả dường như quá hăm
hở hủy diệt Mao tới độ tôi tự hỏi liệu họ có gạt bỏ bằng
chứng vô tội hay không. Nhưng sẽ bàn thêm về điều đó
sau.
Mao dĩ nhiên không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn
thuộc về mạng lưới (tả tơi) của sự chính thống hóa mà
Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc dựa trên đó. Ông thuộc
phần của huyền thoại thành lập chính quyền Trung Quốc,
nhân vật Romulus và Remus [3] - của nước "Trung Quốc
Nhân Dân", và đó là lý do chân dung của ông được treo ở
Quảng trường Thiên An Môn. Ngay giữa những người
Trung Quốc bình thường, Mao tiếp tục giữ một vị trí trong
trí tưởng tượng bình dân, và tại những vùng khác nhau ở
Trung Quốc, một số dân quê bắt đầu dựng đền miếu có
tính tôn giáo truyền thống để vinh danh ông. Đó là sự vinh
danh tột bậc dành cho một kẻ vô thần - ông trở thành một
vị thần.
Các tội lỗi của Mao trong phần sau của đời ông thì tương
đối được biết rõ, thậm chí Trần Vân [Chen Yun], một trong
các lãnh tụ chóp bu của Trung Quốc thập niên 1980, gợi ý
rằng có thể tốt nhất nếu Mao chết vào năm 1956. Dù vậy,
cuốn tiểu sử này lại cho thấy Mao là một cái gì đó lừa đảo
kể từ Ngày Thứ Nhất.
Thí dụ, cả hai tác giả khẳng định rằng trong thực tế, Mao
không là thành viên sáng lập của Đảng Cộng sản Trung
Quốc như đã được tin tưởng rộng rãi, và rằng Đảng ấy
được thành lập năm 1920 chứ không phải 1921. Thêm
nữa, cả hai dựa vào việc nghiên cứu sâu rộng trong các
văn khố của Nga để trình bày rằng Đảng Cộng sản Trung
Quốc hoàn toàn bị người Nga khống chế. Trong một giai
đoạn kéo dài 9 tháng vào năm 1920, thí dụ 94% tài trợ của
Đảng đến từ Nga và chỉ có 6% là do quyên góp ở địa
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
phương. Mao nổi lên làm thủ lãnh đảng không phải vì
được các đồng chí Trung Quốc ưa thích mà vì Matcơva
chọn ông. Và lý do độc nhất khiến Matcơva chọn ông là vì
ông nịnh hót nổi bật hơn cả: ông từng có lần kể lể với
người Nga rằng "Trật tự của Quốc tế Cộng Sản mới nhất
[Đệ Tam] rực rỡ tới độ nó làm tôi hân hoan nhảy đựng lên
300 lần."
Mao luôn luôn nổi tiếng là một lãnh tụ nông dân vĩ đại và
một nhà chiến lược quân sự vĩ đại, nhưng cuốn tiểu sử
này chế nhạo lời tuyên xưng đó. Huyền thoại ấy bắt đầu từ
"Cuộc Khởi Nghĩa Vụ Gặt Mùa Thu" năm 1927. Thế nhưng
theo Chang và Halliday thì Mao không can dự vào cuộc
chiến đấu đó và trên thực tế, Mao phá hoại nó - cho mãi
về sau, ông mới cưỡng chiếm uy tín của nó.
Người ta biết rõ rằng người vợ đầu của Mao (hoặc thứ hai
tùy cách bạn tính) là Dương Khai Huệ [Yang Kaihui], bị
giết năm 1930 bởi một sứ quân đối thủ của Mao. Nhưng
chẳng biết thêm gì nhiều về bà ấy. Ngày nay, Chang và
Halliday trích dẫn từ các bức thư buốt nhói và không được
gởi đi, tìm thấy trong thời gian tân trang ngôi nhà cũ của
bà từ năm 1982 tới 1990. Các bức thư ấy cho thấy tình bà
yêu Mao sâu xa cùng với phản ứng kinh tởm của bà đối
với sự tàn bạo thời của bà (và của chồng bà). "Giết, giết,
giết", bà viết trong một bức thư mà đã trở thành một loại
hồi ký cuộc đời mình. "Tất cả những gì tôi nghe trong tai
mình là âm thanh ấy! Tại sao loài người quá độc dữ? Tại
sao quá tàn bạo?" Mao đã có thể dễ dàng cứu người phụ
nữ dịu dàng ấy vì ông đi ngang ngôi nhà mà ông đã bỏ bà
ở lại. Nhưng ông chẳng nhấc ngón tay lên, và bà bị bắn
chết lúc tuổi 29.
Khoảng thời gian đó, cuốn sách kể lại, nhiều người trong
Hồng Quân thiếu tin cậy Mao - vì thế ông phát động một
cuộc thanh trừng tàn bạo các cấp bộ Cộng sản. Ông viết
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
cho các cơ quan đầu não của đảng rằng ông đã phát hiện
4.400 tên phá hoại trong đảng, đã tra tấn hết thảy, và đã
hành quyết hầu hết bọn chúng. Một bản báo cáo mật được
tìm thấy là vào thời đó, trọn bộ chỉ huy của toàn thể Hồng
Quân dưới quyền Mao đều bị tàn sát, thường là sau khi đã
tra tấn bằng những cách thức như chọc thẳng cây sắt
nung đỏ vào trực tràng.
oOo
Một trong những yếu tố được trân trọng bảo tàng nhất của
Đảng Cộng sản Trung Quốc là Cuộc Trường Chinh, một
cuộc tẩu thoát thần thánh băng ngang nước Trung Hoa để
tới khu an toàn ở Tây Bắc. Nó thường được kỷ niệm như
một cuộc hành trình trong đó Mao và các đồng chí của ông
biểu lộ sự can trường và khôn ngoan cực kỳ khi lẽn qua
các phòng tuyến của kẻ thù và khuất phục mọi gian khổ.
Chang và Halliday xói mòn mọi thành tố của sự am hiểu
thông thường ấy.
Thứ nhất, cả hai tranh cãi rằng Mao với Hồng Quân thoát
ra được và bắt đầu Cuộc Trường Chinh chỉ vì Tổng Tư
Lệnh Tưởng Giới Thạch cố ý để cho họ làm như thế.
Chang và Halliday tranh cãi rằng họ Tưởng muốn phái
binh sĩ của ông ta xuống ba tỉnh Tây Nam nhưng e ngại
việc gây thù nghịch với các sứ quân địa phương ở đó. Vì
thế, ông tạo một đườøng rãnh cho Hồng Quân theo Cuộc
Trường Chinh mà đi vào các tỉnh ấy, gây hoảng sợ cho
các sứ quân, và ông theo lời mời của họ mà gởi binh sĩ tới
để trục xuất Hồng Quân, và như thế, ông thành công trong
việc mang các tỉnh ương ngạnh ấy nhập vào vùng lãnh thổ
của mình.
Sửng sốt hơn nữa là cả hai tác giả tranh cãi rằng suốt hầu
hết Cuộc Trường Chinh Mao thậm chí không đi bộ - ông đi
cáng. Họ trích dẫn lời Mao nói nhiều chục năm sau đó:
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
"Trong cuộc quân hành ấy, tôi nằm trên kiệu. Thế tôi làm
gì. Tôi đọc. Tôi đọc nhiều lắm." Ngày nay, đó thật là trưởng
giả.
Trận đánh nổi tiếng nhất trong Cuộc Trường Chinh là việc
quân Cộng Sản vượt qua cầu Đại Độ (Dadu), được cho
rằng là một cuộc xung phong anh dũng dưới hỏa lực của
quân thù. Cuốn "The Long March: Cuộc Trường Chinh"
của Harrison Salisbury xuất bản năm 1985 mô tả đó là
"một cuộc tấn công tự sát" ào lên chiếc cầu đã gần như bị
tháo rời từng mảnh rồi bị tẩm dầu hỏa và đốt cháy. Nhưng
Chang và Halliday viết rằng trận đánh ấy hoàn toàn là một
sự bịa đặt, và trong niềm khải hoàn của học thuật, họ trích
dẫn bằng chứng rằng hết thảy 22 người dẫn đầu vượt qua
cầu đều sống sót và sau đó nhận tặng phẫm mỗi người
một bộ quần áo Lê-nin và một cây bút máy. Chẳng người
nào bị thương. Cả hai trích dẫn rằng Chu Ân Lai biểu lộ sự
lo lắng sau đó vì bị mất một con ngựa khi băng qua cầu.
Câu chuyện được kể tiếp theo một nguồn mạch tương tự
như thế: Mao có một địch thủ, Vương Minh (Wang Ming),
bị đánh thuốc độc suýt chết trong khi họ trú ẩn ở Diên An.
Mao hoan nghênh cuộc xâm lược Trung Hoa của người
Nhật, vì ông nghĩ rằng nó sẽ đưa tới cuộc phản công
chống xâm lược của người Nga và là một cơ hội cho ông
dẫn đầu một chế độ bù nhìn cho Nga. Chẳng những không
lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại người Nhật. Mao còn ra
lệnh cho Hồng Quân đừng đánh nhau với quân Nhật, và
ông nổi khùng khi các thủ lãnh Cộng sản khác đụng độ lẻ
tẻ với Nhật. Quả thật, Mao được nói là đã hợp tác với tình
báo của Nhật để làm tiêu hao các lực lượng của người
Trung Hoa theo chủ nghĩa dân tộc.
oOo
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Gần như mọi người đều kinh ngạc. Tôn Dật Tiên phu
nhân, cũng được biết với tên Tống Khánh Linh, bị miêu tả
là điệp viên của Liên Sô, mặc dù không có sức thuyết phục
lắm. Và Trương Học Lương, vị "Thống Chế Trẻ Tuổi",
người được tưởng nhớ một cách rộng rãi tại Trung Quốc
như một vị anh hùng vì hành động bắt cóc Tưởng Giới
Thạch để buộc ông ta phái đánh nhau với Nhật, được
miêu tả là một kẻ có máu đảo chánh và thèm khát quyền
lực. Tôi quen biết vị Thống Chế Trẻ Tuổi đó vào cuối cuộc
đời của ông, và chữ ông viết theo thư pháp cái tên Trung
Hoa của tôi được dùng để trang trí cho danh thiếp bản chữ
Hoa của tôi, nhưng lúc này tôi đang tự hỏi có nên có bản
danh thiếp mới hay không.
Sau khi Mao nắm quyền, Chang và Halliday cho thấy ông
tiếp tục ác ôn. Đây là ý kiến đã quá quen thuộc, nhưng về
vấn đề đó vẫn có những phát giác mới. Mao dùng Chiến
Tranh Triều Tiên như một cơ hội để tàn sát các bộ đội
từng theo dân tộc chủ nghĩa. Và Mao phát biểu một số
điều đáng lưu ý về dân quê mà ông được cho là người
mạnh mẽ bênh vực họ. Vào thập niên 1950, trong khi họ
đang chết đói, Mao ra lệnh: "Hãy giáo dục dân quê ăn ít
hơn, và hãy nấu nhão lúa mạch hơn. Nhà nước nên cực
kỳ hà khắc... để ngăn đừng cho dân quê ăn nhiều quá."
Tại Matcơva, ông đề nghị hy sinh tánh mạng của 300 triệu
người Trung Quốc, một nửa dân số thời đó, và vào năm
1958, ông điềm nhiên tuyên bố về toàn dân đang lao lực:
"Lao động như thế này, với hết thảy các dự án này, một
nửa dân Trung Quốc rất có thể sẽ chết."
Thỉnh thoảng, Mao có vẻ điên rồ. Ông đùa nghịch bằng
việc gạt bỏ danh tính của nhiều người và thay chúng bằng
các con số. Và trong khi thảo luận về khả năng hủy diệt địa
cầu bằng vũ khí hạt nhân, Mao trầm ngâm nói với mình
rằng: "Đây có thể là một sự cố lớn lao đối với thái dương
hệ, nhưng đối với vũ trụ được quan tâm như một toàn thể,
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
thì nó hẳn chỉ là một việc tầm thường."
Chang và Halliday kể lại chi tiết làm thế nào mà Bước Đại
Nhảy Vọt dẫn tới nạn đói tệ hại nhất trong lịch sử vào cuối
thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, và làm thế nào vào
năm 1966, Mao tái thu tóm quyền lực tối thượng trong sự
hỗn loạn của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Vài tư liệu hấp
dẫn nhất liên quan tới Chu Ân Lai, vị thủ tướng rất lâu
năm, kẻ gây ấn tượng rằng ông là người hoàn toàn sủng
nịnh Mao, dù Mao đã hành hạ ông qua việc buộc ông tự
phê và đặt ông ngồi ở chiếc ghế thứ ba trong các cuộc
họp. Vào giữa thập niên 1970, Chu đau đớn vì bệnh ung
thư, vậy mà Mao không chịu cho ông được điều trị - Mao
muốn Chu là kẻ chết trước mình. Vào ngày 9 tháng Năm
năm 1974, Mao tuyên bố: "Bỏ ngay việc giải phẩu. Tuyệt
đối không được bàn cãi gì cả." Và thế là đủ đảm bảo cho
Chu qua đời vào đầu năm 1976 và Mao chết vào tháng
Chín cùng năm.
Đây là bức chân dung phi thường của một yêu quái, là kẻ
mà cả hai tác giả qui trách nhiệm về hơn 70 triệu cái chết.
Nhưng con số ấy làm sao chính xác? Bản thư mục và các
chú thích cuối sách cho ta cảm giác về nguồn tài liệu, và
chúng gây ấn tượng: cả hai tác giả tuyên bố rằng đã trò
chuyện với nhiều người, từ con gái của Mao, Lý Nhẫn (Li
Na), đến tình nhân của Mao, Trương Ngọc Phượng
(Zhang Yufeng), tới các tổng thống George H.W.Bush và
Gerald Ford. Nhưng không rõ ràng rằng những người ấy
đã nói ra bao nhiêu. Một trong những người được liệt kê
như một nguồn tin là Trương Hán Chi (Zhang Hanzhi),
thầy dạy tiếng Anh cho Mao và là cận thần; bà cũng là một
trong những bạn người Hoa cao niên nhất của tôi vì thế tôi
có kiểm tra bà. Trương Hán Chi nói với tôi rằng bà quả
thật có gặp không chính thức Chang một hoặc hai lần
nhưng bà từ chối phỏng vấn và không hề nói điều gì đáng
kể. Tôi hy vọng rằng Chang và Halliday sẽ chia sẻ một số
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tư liệu gốc của họ, hoặc qua mạng internet hoặc cho các
học giả khác, để người ta có khả năng phán đoán rằng cả
hai đã công bằng và chính xác ra sao khi đạt tới những kết
luận ấy.
Cảm giác của tôi là hầu hết các sự kiện và các phát hiện
đều dường như được hỗ trợ khá tốt, nhưng những mơ hồ
thì không luôn luôn được thừa nhận một cách thích đáng.
Còn về sự tín nhiệm của các tác giả thì hình như cả hai đã
hướng rõ rệt vào việc dựa trên một số tạp chí của
Hongkong vốn chuyển động trong sự pha trộn mờ ảo giữa
thực tế và hư cấu, nhưng [với các tạp chí ấy thì] việc họ
lục lọi cho ra sự thật lại càng khó khăn hơn việc thừa
nhận. Các hồi ký và các hồi tưởng mà cả hai tác giả dựa
vào có thể đáng tin, hầu hết về thời đó, nhưng tôi tự hỏi về
sức nặng của sự quá đổi tự tin mà cả hai tác giả dùng tới
trong việc kể tỉ mỉ các biến cố và các lời trích dẫn - và tôi e
rằng một số điều có thể bị thổi phồng.
Đan cử nạn đói ghê gớm từ năm 1958 tới 1961. Cả hai tác
giả tuyên bố rằng "gần 30 triệu người chết", và trong một
chú thích cuối trang, họ trích dẫn sự phân tích dân số
Trung Quốc về con số tử vong trong những năm đó. Đúng,
có thể. Nhưng cũng có nhiều chuyên gia ước lượng trong
những cuốn sách và những tạp chí có tính chất học thuật
về con số người chết, cách biệt nhau rất lớn, và trong thực
tế, không người nào thật sự biết chắc chắn - và chắc chắn
rằng dữ kiện tử vong không quá hoàn chỉnh để có thể gây
cảm hứng tự tin. Những ước lượng tỉ mỉ nhất của các nhà
dân số học từng nghiên cứu con số người chết đó thì hầu
hết thấp hơn con số trong cuốn tiểu sử này: Judith
Banister ước lượng 30 triệu; Basil Ashton cũng xấp xỉ 30
triệu; và Xizhe Peng đề nghị khoảng 23 triệu. Việc chỉ đơn
giản lấy ra con số ước lượng cao nhất từ một văn bản và
giữ riết nó như một ước lượng chính xác khiến tôi e ngại;
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
nếu cái đó bị thổi phồng thì những cái khác ra sao?
Một vấn đề khác: Mao gây ấn tượng là kẻ quỉ quyệt đến
mức như thế, tới độ ông không bao giờ thật sự trở thành
ba chiều kích. Là độc giả, chúng ta chùn lại trước ông
nhưng không thật sự hiểu ông. Ông được trình bày như
một người mắc bệnh tâm thần, cư xử vụng về và bất nhất,
khiến ta khó mà thấu hiểu làm thế nào Mao đánh bại hết
thảy các đối thủ của mình để lãnh đạo Trung Quốc và nổi
bật như một trong những nhân vật được thờ phượng nhất
trong thế kỷ vừa qua.
oOo
Sau cùng, đó là chỗ đứng của Mao trong lịch sử. Tôi đồng
ý rằng trong rất và rất nhiều khía cạnh, Mao là nhà cai trị
tai ương và cuốn sách này nắm bắt mặt đó tốt hơn bất cứ
cuốn sách nào từng được viết ra. Nhưng di sản của Mao
không hoàn toàn xấu. Cải cách ruộng đất tại Trung Quốc,
giống như cải cách ruộng đất tại Nhật Bản và Đài Loan,
góp phần đạt công trình chuẩn bị cơ bản cho sự thịnh
vượng ngày nay. Hành động giải phóng phụ nữ và chấm
dứt tệ nạn tảo hôn đã đưa Trung Quốc từ một trong những
nơi đối xử với thiếu nữ tồi tệ nhất thế giới thành một nơi
mà phụ nữ có quyền bình đẳng còn hơn những nơi, thí dụ
như Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Quả thật, cuộc tấn kích
toàn diện của Mao vào nền kinh tế già nua và cấu trúc xã
hội đã tạo hoàn cảnh dễ dàng hơn cho Trung Quốc nổi bật
như một con rồng kinh tế mới mẻ của thế giới.
Có lẽ sự so sánh thích hợp nhất là với Tần Thủy Hoàng, vị
hoàng đế tiên khởi của nhà Tần, kẻ 2.200 năm trước đây
đã thống nhất Trung Hoa, xây lên phần lớn Vạn Lý Trường
Thành, tiêu chuẩn hóa việc đo lường, tạo ra đồng tiền
chung và một hệ thống pháp luật - nhưng đốt sách và
chôn sống các học giả. Vị hoàng đế nhà Tần ấy hung ác
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
và thỉnh thoảng điên dại như Mao - nhưng sự thành công
của ông trong việc hòa nhập và củng cố Trung Hoa đã đặt
nền tảng chuẩn bị cho triều đại kế đó, nhà Hán, một trong
những kỷ nguyên hoàng kim của văn minh Trung Hoa. Tôi
nghĩ, trong một cách thức giống như thế, sự tàn ác của
Mao là tai ương nhất thời; nó được ghi lại một cách xuất
sắc trong cuốn sách phi thường này - và tuy thế, có điều
còn hơn là một câu chuyện: Mao cũng đã giúp đặt nền
tảng chuẩn bị cho sự tái sinh và chỗi dậy của một Trung
Hoa sau năm thế kỷ ngủ say.
Chú thích của người dịch:
[1] Nicholas D. Kristof, bình luận gia của tạp chí The New
York Times, cùng với vợ là Sheryl WuDunn viết nhiều sách
về Trung Hoa và châu Á.
[2] The Unknown Story của Jung Chang và Jon Halliday,
có kèm hình minh họa, dày 814 trang. NXB Alfred A.Knopf,
Anh, Tháng Sáu 2005.
[3]Theo truyền kỳ của La mã, Romulus là kẻ thành lập và
là hoàng đế đầu tiên của La mã. Cùng Remus là anh em
sinh đôi, lúc hài nhi, cả hai bị bỏ rơi và được chó sói nuôi.
Người La mã đồng hóa ông với vị thần Quirinus.
Nguồn: Bài điểm sách có nhan đề The Real Mao: Mao thật
của Nicholas D. Kristof, đăng trong The New York Times
BOOK REVIEW, ra ngày Chủ Nhật, October 23, 2005, các
trang 1 và 9&10.
Phụ lục: Khi Mao Hống
Adi Ignatius - Nguyễn Ước dịch [*]
Tiểu sử của kẻ thay đổi Trung Quốc phác họa một chân
dung ương ngạnh nhưng sống động về một bạo chúa
Vào cuối thập niên 1970 lúc tôi lần đầu tiên du hành tới
Trung Quốc như một sinh viên và rồi là thông tín viên nước
ngoài thì người Trung Quốc đang choáng váng bắt đầu dò
dẫm những ranh giới mới của tự do sau cái chết của Mao
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trạch Ðông. Lúc đó có cuộc tuyên truyền tấn kích dồn dập
Tứ Nhân Bang - bọn bốn tên (gồm cả vợ của Mao là Giang
Thanh) bị qui trách về Cuộc Cách Mạng Văn Hoá, một
thập niên kinh khiếp mà Mao đã buông cương và kế đó
nuôi dưỡng. Mao không bị tính sổ vào bộ tứ hung hiểm ấy,
nhưng khi tôi gặp gỡ những người Trung Quốc gan dạ và
nói chuyện với họ về Bè Lũ ấy thì họ đưa năm ngón tay
lên, rồi chầm chậm cụp ngón cái lại để giữ cho đúng sự
tính sổ chính thức những kẻ âm mưu. Thông điệp thật rõ
ràng: Mao là ngón tay biến mất ấy.
Mao trông rất thân thương nhưng gây máu đổ
và đói kém
Gần ba thập niên sau đó, nhân dân Trung Quốc vẫn vật vã
với cách xử lý di sản của Mao. Ðảng Cộng Sản tiếp tục
bảo vệ ký ức về ông; bộ mặt ông vẫn chế ngự Quảng
trường Thiên An Môn ở Bắc kinh. Và trong khi người
Trung Quốc nói chung thừa nhận sự tàn bạo của ông thì
hầu hết lại dường như ấp ủ hình ảnh ông như một người
lập quốc, kẻ đã lật sấp hàng thế kỷ bị sỉ nhục trong bàn tay
của các siêu cường ngoại bang. Ðiều hiển nhiên là gần
như bản thân các đấng quốc phụ đều có khuyết tật. (Tại
Hoa Kỳ, George Washington thì ngạo mạn; John Adams
thì hay than vãn; Thomas Jefferson thì ngoại tình.) Nhưng
những cuốn tiểu sử gần đây đã làm rõ ra rằng Mao không
chỉ tàn nhẫn mà thôi, về thực tế, sự tàn nhẫn của ông
trong lịch sử thì không ai sánh bằng. Nếu một Mao thần
tượng và thời thượng xã hội chủ nghĩa từng có thời dường
như được ôm hôn thắm thiết còn hơn, chẳng hạn như
Stalin, thì ngày nay, bản thành tích đã làm rõ ra rằng hai
kẻ ấy là địch thủ tranh đua nhau về sự tàn bạo. Qua việc
giết người và cai trị tồi, cả hai chịu trách nhiệm về hàng
chục triệu cái chết.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Nỗ lực mới đây nhất nhằm chiếu ánh sáng khắc nghiệt của
lịch sử lên Người Lái Tàu Vĩ đại ấy là cuốn Mao: Câu
Chuyện Không Ðược Biết (Mao: The Unknown Story) của
Jung Chang và Jon Halliday. Chang là tác giả cuốn Những
Thiên Nga Hoang Dã (Wild Swans), một hồi ký hấp dẫn và
bán cả triệu cuốn vào năm 1991, kể câu chuyện làm thế
nào mà ba thế hệ trong gia tộc bà sống sót qua những
biến động thời hiện đại ở Trung Quốc. (Bà từng là Vệ Binh
Ðỏ theo Mao-ít trong các giai đoạn đầu của Cuộc Cách
Mạng Văn Hóa.) Halliday, chồng của Chang, là một tác giả
và là một sử gia về Nga.
Mao của họ thì xấu tới tận cốt tủy, kẻ lúc nào cũng ích kỷ
và mưu mô trí trá, thuở thanh niên đã ấp ủ "một tình yêu
sự ác ôn khát máu". Và rồi thì ông thật sự biến thành một
kẻ tởm lợm. Mao thanh trừng và giết chết các đối thủ. Ông
ngốn như lợn cao lương mỹ vị ngoại nhập giữa nạn đói tập
thể do các chính sách của ông gây ra. (Cả hai tác giả nêu
con số ước lượng 38 triệu người dân chết vì đói và vì lao
lực trong Bước Ðại Nhảy Vọt. Trong khi đó, Mao bám riết
các kế hoạch kỹ nghệ hoá lầm lạc và điềm nhiên bình luận
rằng, "một nửa Trung Quốc rất có thể phải chết.") Trong
thập niên 1970, Mao thậm chí còn cấm giải phẩu kẻ trung
thành Số Hai của mình là Chu Ân Lai đang khổ sở vì ung
thư bàng quang, để góp phần bảo đảm rằng họ Chu sẽ
không sống lâu hơn mình.
Mao bám riết các kế hoạch lầm lạc của mình
và điềmnhiên bình luận rằng:
"một nửa Trung Quốc rất có thể phải chết"
Những kỳ công nức tiếng của Mao được viết lại, vì nó bịp
bợm. Cuộc Vạn Lý Trường Chinh ư? Cả hai tác giả khẳng
định rằng suốt con đường đó không hề xảy ra các trận
đánh truyền kỳ, và đưa giả thuyết rằng Mao và đạo quân
cộng sản của ông sống sót qua cuộc thử thách 6 ngàn
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
dặm ấy [10.000 cây số] chỉ vì Tưởng Giới Thạch, đối thủ
chính trị của ông, quyết định cứ để cho họ đi mà chẳng
chống chọi. Sự tuyên bố thành lập Cộng Hoà Nhân Dân
năm 1949 ư? Một phá sản thê thảm, cả hai tác giả biện
luận rằng vì Mao căng thẳng thần kinh nên thường xuyên
viện đến nó để làm cho thông cái cổ họng lúng búng và
không đưa ra được ý tưởng nào nhằm gây phúc lợi cho
nhân dân Trung Quốc. Tình yêu nông dân của Mao ư?
Dỏm. "Không có dấu hiệu nào cho thấy Mao rút từ các cội
rễ nông dân của ông ra bất kỳ quan tâm xã hội nào, chắc
chắn là ông bị thúc đẩy bởi cảm quan không công chính.
Ðã và đang có nhiều tranh luận giữa các học giả Trung
Quốc về việc biên tập và in cuốn sách này (nó đã được
xuất bản tại Anh vào Tháng Sáu). Chang và Halliday bỏ ra
bảy năm nghiên cứu cho cuốn sách và tiến hành các cuộc
phỏng vấn những người cùng cánh với Mao còn sống
khắp thế giới. Nhưng trong chừng mực chi tiết của nó, đây
là bức chân dung một chiều, với rác rưởi tới nơi tới chốn,
làm người ta ngập ngừng, cũng thế đối với sự chắc chắn
mà với nó nhiều biến cố được mô tả. Cả hai tác giả nói,
"Mao cóc cần cái gì xảy tới sau khi ông ta chết." Ai có thể
mô tả thật chính xác, thậm chí các cảm xúc của mình, với
một sự tin chắc như thế.
Tuy thế, đây là một cuốn sách thú vị, và vì hình ảnh vĩ đại
ấy, đây tối hậu là một cuốn sách cung cấp nhiều thông tin
về một nhận vật sẵn sàng cho sự tái thẩm định bất cứ lúc
nào. Thật khó tha thứ cho kẻ đã quá bị ám ảnh bởi quan
điểm chính trị nhỏ nhen và oán thù tới độ sau cuộc động
đất ở Ðường Sơn năm 1976 làm chết hàng trăm ngàn
người Trung Quốc, ông đứng chủ trì cuộc vận động chống
kẻ thù chính trị của mình là Ðặng Tiểu Bình và hạ lệnh cho
những người cứu hộ ngừng công tác cấp cứu để "tố cáo
họ Ðặng trên hoang tàn đổ nát." Có thể nay tới lúc đưa lại
ngón tay thứ năm ấy lên trời.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
[*] Nguyên tác: The Mao That Roared, Tuần báo Time,
October 31, 2005. Ấn bản Canada, trang 50. (Trang 82, Ấn
bản Hoa Kỳ)
Phụ lục: Mao đã từng là ông
thánh của chúng tôi
Jung Chang. Phạm Việt Vinh dịch
Xếp hàng ở Trung Quốc? Khi đó, bạn sẽ chẳng đi được
đâu cả - Jung Chang nói vậy. Ở Phương Tây, hàng triệu
cuốn sách của nhà văn nữ này đã được bán, còn ở Trung
Quốc thì đó là hàng cấm. Jung Chang, năm nay 53 tuổi,
nổi tiếng thế giới với Ðàn thiên nga hung dữ, tác phẩm tự
thuật về gia đình bà. Bà lớn lên ở Trung Quốc dưới thời
Mao. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, bà phải làm nghề
điện. Sau này, bà nghiên cứu Anh ngữ và được cấp học
bổng sang London. Giờ đây, cùng với chồng, bà vừa viết
xong một bộ tiểu sử của Mao. Dưới đây là cuộc phỏng vấn
bà do Deike Diening và Stephanie Flamm thực hiện (Báo
Tấm gương hàng ngày, CHLB Ðức, 02.10.2005).
Nhà văn Jung Chang (張戎, Trương Nhung,
sinh năm 1952)
Mao: The Unknown Story, tác phẩm mới của Jung Chang
và Jon Halliday
Năm 1978, khi bà đến London, Châu Âu đang ngưỡng mộ
Mao. Ông ta đã được Andy Warhol thần tượng hóa. Hồi
đó, bà nghĩ thế nào về điều này?
Tôi rất buồn, nên đã không nói cho ai biết tôi là người
Trung Quốc. Tôi luôn khai tôi là người Nam Triều Tiên.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn gắn chặt lấy bà. Ðàn thiên
nga hung dữ, cuốn sách cuối những năm 80 mà bà viết về
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
gia đình bà, có thể tìm thấy ở bất kỳ một hiệu sách nghiêm
túc nào.
Nguyên cớ là mẹ tôi. Năm 1988, khi tôi đã ở Anh được 10
năm thì bà sang thăm tôi, và ở đây, bỗng dưng bà nói
những chuyện mà ở Trung Quốc chúng tôi chưa bao giờ
nói tới. Mẹ tôi ở chỗ tôi 6 tháng. Khi tôi đến Viện làm việc,
mẹ tôi ngồi nhà và nói vào máy ghi âm.
Chuyện ấy xảy ra 12 năm sau cái chết của Mao.
Nhưng hồi đó đất nước này mới bắt đầu thay đổi. Mẹ tôi
phải đi sang Phương Tây để có thể đoạn tuyệt đuợc với
những năm tháng kinh khủng. Ðối với bà thì đó là một
chuyến nghỉ dài. Mẹ tôi kể về bà tôi, khi còn trẻ đã từng
làm nàng hầu cho một ông quan địa phương ở Dịch Huyện
(Yixian) phía Ðông Bắc Bắc Kinh, và luôn phải bó chân.
Mẹ tôi kể về quân chiếm đóng Nhật Bản, và về cha tôi. Lần
đầu tiên, bà đã phê phán cha tôi một cách cay đắng.
Cha bà là một người cộng sản sùng tín?
Sống chung với cha tôi rất khó. Năm 1949, khi tại nhiều
vùng vẫn còn nội chiến, cha mẹ tôi cùng một nhóm những
người cộng sản phải từ Mãn Châu Lý rút về Tứ Xuyên ở
phía nam Trung Quốc. Cha tôi là sỹ quan cao cấp, theo
ngôi thứ cộng sản thì ông có quyền sử dụng một chiếc xe
Jeep, hay là một con ngựa. Hồi đó, mẹ tôi mang thai
nhưng lại mới vào Ðảng. Cha tôi ép mẹ tôi phải đi bộ trên
2000 Km.
Mặc cho mẹ bà đang sắp sinh con?
Ðứa trẻ đã chết, vì cha tôi không muốn có trường hợp
ngoại lệ. Trong thời Mao, đó là một hành động gương
mẫu. Chỉ khi đến thăm tôi ở London, mẹ tôi mới suy xét lại
chuyện này.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Năm 1993, bà đã cùng với chồng là Jon Halliday bắt tay
vào việc viết tiểu sử của Mao. Phải chăng, việc này cũng
có một nguyên cớ nào đó?
Không, đơn giản là chúng tôi chỉ muốn biết nhiều hơn về
người đàn ông này, muốn từ dữ kiện này đến dữ kiện kia
tái tạo cuộc đời của ông ta. Và thành thật mà nói, lúc đầu
chúng tôi đã không biết là công việc sẽ cần bao nhiêu
công sức, chỉ nghĩ chắc là sẽ nhiều. Nhưng tôi hoàn toàn
không biết sẽ là bao nhiêu.
Cuốn sách - vừa được dịch sang tiếng Ðức, xét lại một
cách triệt để bức tranh của nhà lãnh tụ cách mạng Trung
Quốc này. Bà mô tả ông ta như là một ác thú không tim; nó
tự nói về mình như sau: "Người như ta luôn hướng tới sự
phá phách".
Ông ta không phải là một người cộng sản sùng tín, nhưng
là một kẻ cực đoan. Thời còn trẻ, ông ta đã trải qua một
cuộc khởi nghĩa nông dân theo mô hình Leninit tại tỉnh Hồ
Nam quê ông ta. Ông ta thích bạo lực, thứ mà chủ nghĩa
cộng sản có thể châm ngòi. Ðối với ông ta, cái chết là lý do
để vui mừng. Năm 1957, tại Moscow, ông ta đã nói với
Khrushchev:" Ðể giành thắng lợi cho cách mạng thế giới,
chúng tôi sẵn sàng hy sinh 300 triệu người Trung Quốc".
Ngay cả những người Xô Viết cũng hoang mang về phát
biểu này.
Cho đến lúc đó, những người Xô Viết đã trợ sức cho Mao,
mặc dù, khác hẳn với thông tin trong bất kỳ cuốn từ điển
nào, Mao rõ ràng không phải là người sáng lập ra Ðảng
Cộng sản Trung Quốc.
Những tài liệu mà chúng tôi tìm thấy trong lưu trữ của
Quốc tế Cộng sản tại Moscow đã cho thấy là Ðảng Cộng
sản Trung Quốc đã được dựng lên vào năm 1920 do lệnh
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
từ Moscow, chứ không phải là do Mao thành lập vào 1921
như người ta vẫn khẳng định. Mao đã trắng trợn giả tạo
lịch sử. Nhưng không phải chỉ ở điểm này. Ngay cả vai trò
của ông ta trong cuộc trường chinh...
... tức là cuộc rút chạy về Bắc Trung Quốc, khi mà những
người cộng sản đã thất bại sau cuộc nổi dậy vào năm
1934...
... cũng không đúng như huyền thoại được tuyên truyền.
Những trao đổi do chính phủ Anh Quốc ghi lại được từ
Moscow cho thấy là hồi đó những đồng chí của Mao đã
không muốn có Mao trong cuộc trường chinh. Họ cho rằng
Mao là người tráo trở, và họ đã có lý. Mao đã lợi dụng
cuộc trường chinh để lường gạt đối thủ của ông ta là
những vị tư lệnh Hồng quân.
Bà đã viết trong cuốn sách của mình về một chặng đường
vòng 2000 Km.
Chuyến đi kéo dài 4 tháng. Cuối cùng đội quân của Mao
chỉ còn lại một phần mười. Mới đầu tôi hoàn toàn không
hiểu được điều này. Nó không phục vụ cho lợi ích của
cách mạng. Nhưng sau đó tôi đã nhận ra là tổn thất này
chẳng có tý ý nghĩa gì đối với Mao. Mao cho rằng người ta
có thể hủy bỏ Hồng quân và gây dựng một đội quân từ
những người khác.
Nếu điều đó rõ ràng như vậy, tại sao lại chẳng có ai phát
hiện ra?
Tôi cho rằng lý cớ ở đây không phải là ý thức hệ, mà là
ngôn ngữ. Chúng tôi đã gặp may. Jon - chồng tôi, lục lọi
đống lưu trữ ở Moscow, còn tôi thì đảm nhận phần tiếng
Trung Quốc. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau và thông
báo cho nhau biết mình đã tìm được những gì. Mọi chuyện
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
rất ly kỳ.
Ðiều gì đã hấp dẫn bà như vậy?
Ðó là những suy tính của Mao. Ông ta cực kỳ thông
minh,và là một nhà chiến lược khôn khéo. Ông ta đã rất
sớm nhận ra là chỉ có chế độ Xô Viết mới có khả năng
mang lại cho mình quyền lực. Tiền và súng đạn sẽ do
Moscow cung cấp.
Và ngoài ra, chủ nghĩa cộng sản là một ý thức hệ quyến rũ
nhất của thế kỷ 20. Nó hứa mang lại cho con người một xã
hội không còn giai cấp.
Ðiều này Mao chẳng quan tâm. Ðối với ông ta, chủ nghĩa
cộng sản là chế độ thống trị phù hợp nhất đối với mình.
Chúng tôi không hề tìm thấy bất kỳ một bằng chứng nào
cho thấy có một lần nào đó ông ta đọc diễn văn công khai
hứa hẹn mang lại nhiều nhà thương, trường học hay là
một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mặc dù vậy, có vẻ như rất nhiều người lại tin tưởng ông ta.
Nhưng đó chính là tác dụng của sự sùng bái cá nhân do
chính Mao phát động. Ông ta cưỡng ép mọi người phải
đeo huy hiệu Mao; ông ta ra chỉ thị phân phát chân dung
mình tại mọi nơi. Ông ta thấy rõ là chủ nghĩa cộng sản
không được ưa chuộng ở Trung Quốc. Thời nội chiến
1945-1949 không hề có bất kỳ một cuộc biểu tình thân
cộng sản nào. Ở Nga có những cuộc nổi dậy với mong
muốn có Lenin, ở Cu Ba người ta đòi có Castro. Ở Việt
Nam nhiều người tung hô Hồ Chí Minh. Còn người Trung
Quốc thì không thích Mao.
Còn những người như cha của bà?
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Cha tôi yêu chủ nghĩa cộng sản, chứ không yêu Mao. Ông
sinh ra ở Tứ Xuyên, phía Nam. Trong chiến tranh chống
Nhật, những ngườI Quốc dân Đảng rất o ép dân chúng.
Liên Xô hồi đó là đồng minh duy nhất của Trung Quốc. Do
đó, nhiều người trai trẻ đã kéo về Diên An ở phía Bắc...
... là nơi mà những người cộng sản đã thành lập Công xã
vào năm 1935...
... và phần lớn họ đã thất vọng. Ở đó chỉ có khủng bố
hoành hành. Do khiếp sợ mà họ trở thành những bánh xe
nhỏ trong guồng máy khủng bố của Mao. Mao coi Trung
Quốc là một nhà tù khổng lồ.
Bà lớn lên ở Trung Quốc. Bà có nhớ là biết đến một con
người như Mao bắt đầu từ hồi nào không?
Ðối với tôi, Mao lúc nào cũng hiện hữu. Chúng tôi hát
những bài như: "Mẹ gần ta, cha gần ta, nhưng chẳng có ai
gần ta hơn Chủ tịch Mao vĩ đại". Khi ông ta ra lệnh cho
chúng tôi ngồi trước cổng trường học gõ vào các thanh
kim loại để ngăn chim sẻ phá hoại mùa màng, chúng tôi đã
ngoan ngoãn vâng theo.
Bà không bao giờ thấy chuyện đó là ngớ ngẩn hay sao?
Hồi đó thì không. Việc tôn sùng cá nhân đã tẩy não tôi
hoàn toàn. Mao đã là ông thánh của chúng tôi. Chúng tôi
đã nguyện đi theo ông ta và có chuyện gì cũng mang cuốn
Mao tuyển bìa đỏ ra vẫy.
Bà còn giữ cuốn Mao tuyển nào không?
Không, tôi cũng chẳng nhớ là đã vứt nó đi từ hồi nào.
Nhưng sau này thì tôi lại có một cuốn, dùng cho mục đích
nghiên cứu. Có một người đã tặng tôi, hình như là ở Mỹ.
Ngay ở Châu Âu nhiều người cũng có cuốn sách này.
Sartre thậm chí đã nói, "bạo lực cách mạng của Mao"
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
mang "tính đạo lý sâu sắc".
Có những nhà dân chủ xã hội cực đoan đã nghĩ là Mao cải
thiện cuộc sống của dân Trung Quốc. Nhưng cũng có
những người biết rõ là Mao thích bạo lực, và chính điều
này lại hấp dẫn họ. Tôi xếp Sartre thuộc hạng thứ hai.
Bà bắt đầu nghi ngờ chế độ từ lúc nào?
Ðiều này xảy ra vào những năm kinh khủng nhất thời Cách
mạng Văn hóa, lúc mà những người trung thành với chế
độ như cha mẹ tôi đột nhiên bị quy là phản cách mạng.
Năm 1968, hôm sinh nhật lần thứ 16 của mình, tôi ngồi
trên giường viết một bài thơ, trong lúc cha tôi hoảng loạn
lục lọi khắp nhà tìm kiếm các tài liệu và sách báo có nghi
vấn để "thanh trừng". Lúc đó tôi nghĩ, nếu như đây là thiên
đường như người ta vẫn dạy bảo chúng tôi, thì tôi không
muốn nhìn thấy nó y như trong địa ngục.
Năm 1972, sau chuyến đi thăm Trung Quốc của Nixon, khi
tình hình đã đỡ căng thẳng, thì bà là một trong những
người đầu tiên được nghiên cứu tiếng Anh. Bà cảm nhận
ra sao về sự mở cửa của đất nước?
Nó là một sự giải phóng đối với tôi, nhưng tôi thuộc về giới
đặc tuyển. Tôi có thể đọc được những cuốn như như Six
Crises của Nixon và một vài các tác phẩm văn học Anh-
Mỹ. Nhưng đối với nông dân thì những năm từ chuyến
thăm của Nixon đến cái chết của Mao 1976 lại là thời gian
khốn nạn nhất. Số lượng các nước có quan hệ ngoại giao
với chúng tôi tăng từ 31 lên 66 - và tất cả đều nhận được
viện trợ của Trung Quốc, ngay cả nước Malta giàu có.
Mao đã dùng tiền để mua ảnh hưởng, trong khi nông dân
chúng tôi chết đói.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bà có bao giờ tự hỏi rằng vậy mà tại sao chẳng có ai nổi
dậy chống lại sự điên rồ đó?
Hệ thống đàn áp rất có hiệu lực. Vì bất kỳ lý cớ nhỏ bé nào
người ta cũng có thể bị vào tù. Ngoài ra, ở Trung Quốc hồi
đó không có vũ khí. Ngay cả sĩ quan Hồng quân cũng
không được phép mang súng ngắn. Sau khi chiếm được
quyền lực, Mao đã ra lệnh tịch biên tất cả các loại súng
ống. Và, với một cái nĩa ăn thì các bạn không thể chạm
đến một chính quyền hùng mạnh như vậy.
Hay cũng có thể là do Trung Quốc hoàn toàn không có
một sách lược khai hóa xã hội và khuyến khích cá nhân?
Nhiều khi phương Tây lấy Trung Quốc làm chỗ để phóng
rọi những ý tưởng rất lạ lùng. Họ còn nghĩ là chủ nghĩa
cộng sản là một phong trào chống thực dân. Vì Trung
Quốc bị nước ngài đánh qụỵ, cũng như nước Ðức trong
thế chiến thứ nhất, nên đã xuất hiện những phản ứng
tương tự. Mao đã đạt được quyền lực giống hệt như Hitler.
Chủ nghĩa cộng sản đã được mang vào Trung Quốc bằng
bạo lực nên nó chỉ có thể được gìn giữ cũng bằng bạo lực.
Ngay cả bây giờ, bạn cũng sẽ bị tống tù nếu như bạn đả
động đến vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn.
Trong quá trình sưu tầm tài liệu, bà có bị gây khó dễ gì
không?
Cá nhân tôi thì không. Nhưng hồ sơ lưu trữ luôn bị kiểm
tra, nên chúng tôi không thể nêu tên các tài liệu được trích
dẫn, để tránh gây nguy hiểm cho những người đã cung
cấp tài liệu cho chúng tôi. Khi phỏng vấn thì lại khác. Nhiều
người thân cận của Mao có vẻ như chỉ chờ được phát
ngôn. Theo mã số, chúng tôi đã thực hiện tất cả các buổi
phỏng vấn, nhưng lại gắn lời phát biểu cho một nhân vật,
nếu như người này đã chết. Các cuộn băng ghi âm gốc
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
được bảo quản trong một va-ly cất tại nhà băng. Khi không
ai bị đe dọa nữa, chúng tôi sẽ công bố chúng.
Mỗi khi về Trung Quốc, bà cảm thấy thế nào?
Ðến đó, tôi luôn nhìn thấy sự đổi thay. Năm 1983, lần đầu
tiên quay trở về Trung Quốc, tôi lại nhìn thấy chợ hoa, hoa
không còn là biểu hiện của tư sản nữa; đã xuất hiện
những phòng trà và những người đánh cờ trên hè phố. Tôi
thấy mức sống của con người đã cải thiện, và tôi đã khóc
vì sung sướng. Cũng như nhiều người khác, tôi đã cho là
sự thay đổi về kinh tế sẽ kéo theo sự đổi thay về chính trị.
Nhưng đó là một ảo tưởng. Mao vẫn được tôn thờ.
Mặc dù đất nước đã vận động từ lâu theo nguyên tắc của
chủ nghĩa tư bản. Trung Quốc được coi là thị trường bung
phát lớn nhất thế giới.
Họ đã thay đổi đường lối kinh tế và mở cửa đất nước.
Người nước ngoài vào Trung Quốc, và người Trung Quốc
đi ra nước ngoài. Nhưng: họ vẫn giữ lại những cái cơ bản
của chủ nghĩa Mao. Ðảng vẫn giữ độc quyền tuyệt đối.
Hiện nay, 30 năm sau cái chết của Mao, các nhà đầu tư
nước ngoài quyết định điều kiện làm việc cho các công ty
của họ. Phải chăng, Trung Quốc đang trên con đường thực
hiện mục đích của Mao, tức là làm bá chủ thế giới, nhưng
lại bằng các phương tiện của chủ nghĩa tư bản?
Ðường lối của Mao đã tiêu tốn 70 triệu mạng người. Do
vậy, tôi tin rằng khi mà dấu ấn của ông ta vẫn còn là cơ sở
của hiến pháp, thì người ta không thể xem Trung Quốc là
một thế lực tốt lành. Người ta sẽ luôn nghĩ: Ðó đang và
vẫn sẽ là những người thừa kế của Mao. Và người ta phải
cảnh giác.
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Nhiều người lại nghĩ ngược lại. Trung Quốc đang có khả
năng làm lung lay sự tự tin của phương Tây.
Xã hội Trung Quốc đã trở nên khá hung dữ. Hầu như
không còn trợ cấp phúc lợi xã hội, người nào cũng phải tự
vật lộn. Ðiều này người ta có thể cảm nhận ngay khi trèo
lên xe buýt. Nếu như bạn xếp hàng trật tự như một người
Anh, bạn sẽ chẳng bao giờ đi được đến đâu. Nhưng tôi rất
mong là phương Tây sẽ gây áp lực mạnh hơn lên chính
quyền Trung Quốc. Do vậy mà tôi viết cuốn sách này.
Liệu nó sẽ có mặt ở Trung Quốc không?
T
ôi đang thực hiện một bản dịch. Nhưng là để xuất bản ở
Ðài Loan. Các sách của tôi bị cấm ở Trung Quốc. Khi cuốn
tiểu sử Mao của tôi được thảo luận trên tờ Economist, họ
đã cố gắng hết sức để cắt trang bình luận cuốn sách ra
khỏi từng tờ báo. Những người thừa kế của Mao ở Bắc
Kinh muốn giữ chặt lấy ghế của mình.
Jung Chang, Jon Halliday/Từ Thứ
Company Confidential
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top