manutd
Xin chào tất cả các bạn,
Trên thị trường có các sản phẩm nào tích hợp tính năng ba trong một, các bạn có biết không ạ? …. Xin cảm ơn tất cả các bạn, mình đã nghe thấy một vài câu trả lời là đáp án của câu hỏi này rùi. hehe
Vâng và ko để các bạn phải đợi lâu… mình xin tự giới thiệu mình là Trung và đây là những thành viên của nhóm marketing 10. G10 xin hân hạnh gửi đến các bạn bài thuyết trình về chiến lược marketing của G7- sản phẩm của tập đoàn cà phê Trung Nguyên.
Đầu tiên mình muốn các bạn xem một clip:D
TEEENN TEN TEN
Có những sản phẩm tiêu dùng tưởng chừng đã đi vào tiềm thức của người Việt và không thể thay đổi, như: xi rô Rừng Hương, xá xị Chương Dương, bột giặt Daso, kem đánh răng Dạ Lan,,… Có những thương hiệu Việt từng gắn bó phát triển với những thăng trầm trong lịch sử giữ nước của chúng ta mà điển hình là nước khoáng Vĩnh Hảo. Tuy nhiên, những sản phẩm đó, những thương hiệu thuần Việt vừa kể ấy, lần lượt biến mất hoặc lâm vào tình trạng “sống phải có máy trợ tim” khi mà Coca-Cola, Omo, Tide, Colgatẹ.. xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Dường như, trong tất cả những cuộc cạnh tranh mang tính sống còn, những sản phẩm thuần Việt bao giờ cũng bị sản phẩm ngoại “đánh” đến bán thân bất toại ngay trên sân nhà… Đã có một tâm lý như là hội chứng sợ hãi của các nhà kinh doanh Việt mỗi khi trên thị trường xuất hiện thêm một sản phẩm ngoại nào đó…
Nhưng đã xuất hiện một con người muốn thay đổi cái vòng quay mà dường như nó đã phải chấm dứt sớm hơn – Anh là Đặng Lê Nguyên Vũ
Đánh giá chiến lược Marketing của Trung Nguyên
1. Thành tựu đạt được
Ø Chỉ trong vòng hơn 10 năm, từ 1 hãng cà phê bé nhỏ, Trung Nguyên đã vươn lên thành 1 tập đoàn hùng mạnh, trở thành thương hiệu cà phê đầu tiên được xây dựng và quản lí bài bản trên thị trường cà phê Việt Nam.
Ø Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền (franchising) ở Việt Nam.
Hiện nay Trung Nguyên đã có mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trong nước và cửa hàng tại 8 quốc gia: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến gần 50 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. Với mô hình này, Trung Nguyên đã củng cố vị thế của mình ở thị trường trong nước cũng như xây dựng vị trí trên thị trường thế giới.
Ø Xây dựng được một triết lí cà phê với tham vọng thống lĩnh nội địa, vươn ra thế giới.
Không thể phủ nhận Trung Nguyên là doanh nghiệp hàng đầu trong việc sáng tạo cà phê cũng như đưa văn hóa cà phê thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống người dân Việt Nam. Trung Nguyên đã xây dựng các giá trị niềm tin của cà phê bao gồm:
· Cà phê đem lại sáng tạo
· Cà phê là năng lượng của nền kinh tế tri thức
· Cà phê làm thế giới tốt đẹp hơn
2. Một số thất bại trong chiến lược Marketing của Trung Nguyên:
Ø Thứ nhất, trong thành công của thương hiệu “Trung Nguyên”, công tác quan hệ công chúng đóng vai trò quyết định. Trong những năm đầu thành lập, có rất nhiều bài viết, phóng sự... về “hiện tượng cà phê” này và hầu như 100% các bài viết đều mang nội dung tích cực. Có thể nói, chính PR đã tạo nên cơn sốt Trung Nguyên.
Thời điểm khi Trung Nguyên mới ra đời, thị trường cà phê Việt Nam (đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố phía Nam) hầu như là bỏ ngỏ, trong khi “uống cafe” đã không chỉ đơn thuần là nhu cầu giải khát, thậm chí không đơn thuần là thưởng thức. “Uống cà phê” có thể coi là một nét văn hóa mang đậm đà bản sắc của người Nam Bộ. Các quán cà phê là điểm hẹn thường xuyên của nhiều tầng lớp: từ sinh viên, học sinh tới cán bộ công chức, từ công nhân lao động tới giới văn nghệ sĩ...
Điều đáng nói là, trong giai đoạn đó, các quán cafe chủ yếu mang tính chất gia đình, nguồn cung cấp không rõ ràng, không mang tính hệ thống và hầu như không có chiến lược phát triển dài hạn.
Và đó chính là cơ hội của Trung Nguyên: Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên được xây dựng và quản lý một cách bài bản trên thị trường cafe Việt Nam. Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên thực hiện chiến lược nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam và vươn ra thế giới.
Chính hai chữ đầu tiên đó đã tạo nên cơn sốt các bài viết về Trung Nguyên. Song đó là chuyện của mấy năm trước.
Giờ đây, mối quan tâm của báo chí đối với Trung Nguyên đang ngày một nhạt đi, đơn giản bởi hai chữ “Trung Nguyên” đã trở nên quen thuộc. Khi sự quen thuộc xuất hiện, cũng là lúc tính hiện tượng không còn.
Ø Bành trướng quá vội vã trong khi hệ thống quản lý chưa được xây dựng & đáp ứng kịp quy mô phát triển. Franchising đã làm nên thành công của Trung Nguyên, nhưng rồi cũng là con dao hai lưỡi khiến thương hiệu Trung Nguyên bị "nhạt" và mất dần bản sắc.
Trung Nguyên đang trở nên không đồng nhất. Về nhiều mặt. Có thể thấy rõ sự khác nhau về giá cả, chất lượng cafe và cả cung cách phục vụ tại các quán Trung Nguyên. Mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch rất lớn.
Với 14.000 đồng bạn có thể tới một quán rộng rãi, mát mẻ, trang trí theo phong cách núi rừng, nhạc nhẹ nhàng và người phục vụ trong trang phục Tây Nguyên sẽ mang tới cho bạn một ly “số 4” thơm lừng.
Với 10.000 đồng, bạn vẫn có được ly “số 4” đó tại một quán nhỏ hơn, chật hơn và nhiều khói thuốc hơn. Hình ảnh Tây Nguyên ở đây được thu gọn trong một vài bài hát hoặc ảnh treo tường. Thậm chí “chỉ” với 7.000 đồng, bạn vẫn thưởng thức được ly cafe yêu thích tại một quán Trung Nguyên “bình dân”, với những chiếc ghế nhựa khác màu.
Chỉ có điều là người phục vụ hình như không vui vẻ lắm, ly cà phê hình như hơi nhạt hơn, và thường thì những cố gắng để tìm thấy nét văn hoá Tây Nguyên của bạn ở đây sẽ không mang lại kết quả. Cả ba quán trên đều nằm tại Sài Gòn!
Đây là hậu quả của một chiến dịch franchising ồ ạt, khi chất lượng nằm ngoài tầm kiểm soát. Đơn giản là Trung Nguyên đã không thể kiểm soát được hết các đối tác thuê thương hiệu. Và điều tất yếu là các quán Trung Nguyên này “mạnh ai nấy làm”.
Ø Tham vọng trở thành một tập đoàn đa ngành trong khi năng lực lõi là cà phê lại chưa được củng cố và khai thác hết. Dự án bán lẻ G7-Mart ra đời đã không thành công như mong đợi.
Theo một vài thống kê, hệ thống này đang có trên 100.000 điểm tại Việt Nam và giữ vai trò cung tiêu dùng hàng hóa đến trên 65% người tiêu dùng Việt Nam. Con số này hơn hẳn 15-20% so với hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại.
G7 đã quảng bá rất tốt cho hệ thống từ công tác PR đến quảng cáo, chuẩn hóa hệ thống trưng bày, sắp xếp hàng hóa… Tuy nhiên, dường như họ không thực hiện được vấn đề cốt lõi: tổ chức hệ thống quản lý chuỗi bán lẻ.Với hệ thống quản lý kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ, phần lợi nhuận có thể mang lại nằm ở khâu tổ chức cuỗi cung ứng để có giá cung cấp thật tốt và hợp lý nhất. Để làm được điều này, việc quản lý đặt sản phẩm từ các cửa hàng về hệ thống trung tâm, (hoặc điểm phân phối, depot), lên đơn hàng và tổ chức giao trong thời gian nhanh nhất, nhưng chi phí vận chuyển phải thấp và hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là phải quản lý cho vòng quay hàng hóa nhanh nhất từ các nhà cung cấp kho hàng của hệ thống cửa hàng.Hiện, điều này khó thực hiện ở Việt Nam vì: quy hoạch đường phố, giao thông, khu vực địa lý phức tạp, nhất là các thành phố lớn. Trong khi đó, các cửa hàng (tạp hóa) lại nằm sâu trong những khu dân cư… Bên cạnh đó là tình trạng kẹt xe. Chưa hẳn đường đi ngắn nhất về mặt địa lý là đường đi tối ưu nhất, nhanh nhất. Sẽ rất khó tối ưu hóa cho bài toán vận tải giao hàng đúng hẹn để đáp ứng nhu cầu hàng hóa luôn sẵn sàng.
Sự thất bại của G7 Mart là do hình thức kinh doanh này vẫn chưa phù hợp với Việt Nam. Các hộ kinh doanh vẫn chưa thoải mái bỏ ra khoảng 200 triệu chỉ là phí nhượng quyền , chưa biết là có thành công hay ko, trong khi đó có thể lấy 200 triệu tự mở cửa hàng tạp hóa và tự kinh doanh lấy lãi. Hình thức nhượng quyền và cách quản lí của Trung Nguyên chưa được đồng bộ (điều này có thể thấy qua chuỗi cửa hàng café Trung Nguyên). Người Việt Nam mình vẫn chưa quen với việc bỏ tiền ra còn chịu sự quản lí của công ty nhượng quyền. Thêm vào đó thì sự bày trí của các chuỗi cửa hàng y chang như 1 siêu thị nhưng chủng loại mặt hàng ít. Thay vì vào G7 Mart thì người dân vào siêu thị, ko mua có thể đi xem hoặc thoải mái lựa chọn hơn .
Tóm lại nguyên nhân chính để dẫn đến sự thất bại của G7 Mart là do phí nhượng quyền quá cao cho những tiểu thương và hình thức quản lí chưa triệt để cũng như là các chủ cửa hàng chưa tìm thấy những lợi ích mang lại từ việc nhuận quyền so với cửa hàng tạp hóa bình thường.
KẾT LUẬN
Trên thương trường luôn tồn tại những cuộc chiến quyết liệt và dai dẳng giữa các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có khả năng nắm vững, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, có những chiến lược phù hợp thì sẽ tồn tại và phát triển. Những doanh nghiệp không có hướng đi đúng đắn sẽ bị đào thải theo quy luật thị trường. Trong môi trường đầy khắc nghiệt và sóng gió thương trường, G7 của Trung Nguyên đã tìm được chỗ đứng của mình và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tập đoàn. Thành công này không chỉ là đơn thuần khẳng định vị trí của G7 mà nó là một bước ngoặt.. để có thể trong tương không xa – một hai hay nhiều hơn những thương hiệu đến từ Việt Nam được tô đậm trên bản đồ thế giới.
Không chỉ nhờ chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh, phân phối hợp lí mà còn nhờ sự đóng góp lớn của các chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Tập đoàn đã vận dụng một cách khéo léo hệ thống marketing-mix đồng thời cân bằng được lợi nhuận của doanh nghiệp, nhu cầu người tiêu dùng và đặc biệt là lợi ích của xã hội. họ luôn mang một niềm tin sắt đá vì ‘ Màu cờ sắc áo của dân tộc ‘, và luôn được sự hậu thuẫn của Nhà nước. Với bản lĩnh thương trường, chiến lược hợp lí G7 đã, đang phát triển và sẽ vẫn có khả năng đứng vững và thành công hơn nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top