Ngày trở về nhà ông ngoại
Sau năm tháng ở bệnh viện tâm thần, cô bé được trở về nhà cùng cô hai và ông ngoại. Suốt chặng đường , Kim Nương trên xe không nói chuyện, cô hai hỏi gì cũng chỉ lắc đầu hoặc gật đầu, cô bé nhìn ngắm khung cảnh qua lớp kính. Chiếc xe đi qua những ruộng lúa xanh tươi, thỉnh thoảng lại bắt gặp người nông dân đang dắt con trâu đi cày về. Hoàng hôn năm ấy rất đẹp, khung cảnh lãng mạn và thơ mộng trên vùng quê yên bình. Chiếc xe chạy băng băng qua ruộng lúa rồi ngừng lại trước cổng một ngôi nhà. Nhìn sơ qua căn nhà thấy lớp sơn tường đã phai màu theo thời gian, trong sân là một vài chiếc xe máy để ở góc tường, có mấy đứa nhỏ đang chơi đuổi bắt với nhau.
Có mấy người lớn đang ngồi uống trà ở bàn ghế đá ngay cạnh cây mít, họ đứng dậy khi thấy chiếc xe ô tô đỗ lại.
- Kim Nương à, về nhà ông ngoại rồi.
Ông quay lại mỉm cười nhìn Kim Nương nói thì cô bé chỉ gật đầu, cô hai nói tiếp.
- Con ngồi trong xe một lúc, để cô cầm đồ của con vào đã.
- Vâng.
Cô bé khe khẽ trả lời, cô hai xoa đầu cô bé rồi nói với người lái xe.
- Anh Thịnh ơi, giúp em cầm đồ vào nhà với.
- Ok em!
Hai người mở cửa xuống xe, họ đi ra phía sau lấy đồ, Kim Nương chỉ cúi mặt xuống, trên tay ôm con gấu bông nhỏ mặc cảnh phục có chút run rẩy. Vì trước mặt cô là rất nhiều người, có cả những hàng xóm xung quanh cũng tò mò.
- Chị đưa đây em cầm giúp cho.
Một người thanh niên chạy ra giúp cô hai, một lúc sau thì có thêm người thứ hai đi ra phụ.
- Chị để đây, đỡ bé con vào trong nhà đi, Anh năm và anh Thịnh cầm cho.
Cô hai gật đầu, cô hai đi ra phía ghế sau xe rồi đỡ cô bé bước xuống xe, vừa đi vừa an ủi.
- Không phải sợ đâu, họ là người nhà của chúng ta đó, không phải người xấu đâu bé con.
- Người.... Người nhà?
Cô bé nói lắp bắp, cô hai cúi xuống xoa đầu.
- Đúng rồi.
Đột nhiên có một tiếng nói phát ra.
- Ở đây làm gì có ai là người xấu chứ?
Tiếng một người phụ nữ trẻ từ trong nhà truyền ra, trên mặt vẫn còn lớp phấn chưa đánh xong. Trên tay cô ấy vẫn đang cầm 1 chiếc gương và hộp phấn trang điểm.
- Em im đi nha, chị không muốn nói nhiều nữa đâu.
Cô hai lúc này có vẻ hơi bực bội một chút, cô thật sự rất ghét giọng điệu của em gái thứ ba trong gia đình và cả em trai Tư.
- Chị nói đúng đó chị ba, lại thêm một người nữa, tốn tiền gia đình mình. Đúng là của nợ!
Cô hai là chị hai - con thứ hai trong gia đình. Đáng ra theo đúng vai vế, cô bé nên gọi là dì hai nhưng từ nhỏ cô bé hay gọi là cô hai nên mọi người cũng đã quen rồi.
Đúng lúc đó có một tiếng nói vọng ra, khiến tất cả mọi người im lặng không dám nói thêm.
- Thằng tư bỏ ngay cái tính ích kỷ đi nha bố không nói nhiều đâu, cả cô nữa. Cô là chị ba mà không làm gương giống như chị hai được hả? Lúc nào cũng phải cãi nhau mới chịu được phải không? Thích thì về nhà chồng mà cãi nhau với nó, suốt ngày rượu chè.
Sau đó ông ngoại nói với cô hai:
- Con đưa bé Kim Nương lên phòng nghỉ ngơi đi.
Ông ngoại nói xong là xoa đầu cháu gái.
- Vâng.
Cô hai trả lời ông ngoại, rồi dắt tôi vào nhà.
- Bé con của cô hai vào nhà đi con. Từ nay về sau nơi đây là gia đình mới của con, ai nói xấu con, cứ mách cô.
"Cô hai dẫn tôi vào nhà, vừa đi vừa nói nhưng ánh mắt tôi vẫn nhìn bóng dáng ông ngoại. Tôi thấy ông ngoại đang nói về vấn đề gì đó mà tôi không hề nghe thấy, một chuyện gì đó rất mơ hồ."
Tối hôm đó, sau bữa cơm gia đình, cô bé đứng dậy lên phòng của cô hai chơi một mình. Căn phòng cô hai có màu tường nhẹ dịu, có một mùi thơm giống như hoa hồng. Trên bức tường là bằng khen của Bộ Công an, vì có thanh tích xuất sắc phòng chống tội phạm về ma túy, giải nhì cuộc thi bắn súng năm 2007 và một số giấy khen khác.
Cô hai có rất nhiều sách để trên kệ, có cả truyện tranh, truyện cổ tích, một số sách "Psychology" nhưng nhiều nhất phải là sách luật hình sự. Ngoài ban công cô có trồng hoa, có cả cây xương rồng nữa.
- Kim Nương đang vẽ gì thế?
Cô hai vào phòng lúc nào mà cô bé không biết, Kim Nương vội vàng giấu bức tranh ra đằng sau, rồi lắc đầu.
- Nếu như con không muốn, cô không đòi xem tranh của con đâu.
Cô hai xoa đầu cô bé rồi rời khỏi phòng, trước khi đi còn lấy một quyển sổ tay. Mãi cho đến đêm khuya thì cô hai mở cửa phòng ra, đã thấy bé con đã ngủ say giữa những bút màu và giấy a4, cô hai để sổ tay trên bàn rồi dọn bút vẽ của Kim Nương để vào hộp và những tờ giấy sang một bên. Xong nhẹ nhàng chỉnh tư thế ngủ cho cô bé và mỉm cười nói nhỏ
- Bé con của cô nặng quá rồi.
"Cô đặt cô bé nên gối, ngắm nhìn cô bé ngủ say giấc mà vô thức hát ru cô bé. Cô hai bất giác rơi nước mắt vì mừng Kim Nương đã vượt qua được đau đớn, mừng vì con bé đã dần biểu đạt được điều muốn nói, con bé nó đã cố gắng. Nhưng không biết sau này có thể bước ra khỏi bóng tối không? Cô hy vọng con sẽ làm được, còn sau này con trở thành một con người thế nào thì cô cũng ủng hộ, nhưng con tuyệt đối không được đi theo con đường xấu, cho dù con tuyệt vọng nhất, phải biết suy nghĩ trước khi quyết định một việc nào đó... Khi không còn ông và cô hai bên cạnh. "
( 3 năm sau...)
Ngày 18 tháng 6 năm 2012.
Kim Nương lúc này đã 13 tuổi, ông ngoại dạy cô nhiều thứ trong cuộc sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình trong những trường hợp xấu nhất, biết sử dụng công cụ hỗ trợ. Sau một thời gian dài huấn luyện, gần như cháu gái của ông ngoại đã nắm được kỹ năng cơ bản, cô cũng được luyện tập bắn súng ngắn. Ngày hôm ấy, sau khi luyện tập thể lực xong, cô ngồi dưới gốc cây nghỉ ngơi, đôi mắt nhìn phía xa xa có những đàn chim di cư tới khu rừng gần đó tìm nơi trú ẩn.
- Có mệt không?
Cô giật mình, quay lại thì thấy ông ngoại đứng đó từ lúc nào không hay, cô lắc đầu và trả lời.
- Không mệt ông ạ.
- Không mệt thì đứng dậy chạy tiếp!
Cô lắc đầu ngao ngán, cô hai đứng một bên cười.
- Thôi mà ba, ba cứ trêu cháu.
"Cô hai chọc ghẹo ông ngoại, đó là khoảng thời gian ấm áp nhất trong cuộc đời, kể từ khi sống bên ông ngoại và cô hai. Ngoài ra còn có cả cậu năm và cậu sáu cùng chăm sóc cho cô, mỗi lần cô hai và ông ngoại bận rộn với công việc. Cô ốm là có cậu sáu chăm sóc, vì cậu là một bác sĩ tại một bệnh viện đa khoa, thỉnh thoảng lại được cậu dạy cách sơ cứu. Nhưng mà lúc đó cũng không tập trung nhiều cho lắm, trừ những lúc ở bên ông ngoại và cô hai thì lại tập trung đến lạ thường."
- Tí nữa hai cô cháu mình đi mua đồ chuẩn bị mâm cơm dỗ cụ nha
Ông ngoại nói.
- Vâng ạ, con và bé Kim Nương đi luôn đây!
Cô hai kéo Kim Nương đi một cách bất ngờ, khiến cô tuột cả một bên dép.
- Cô hai chờ con chút, con đeo lại dép đã.
- Cô không chờ con đâu, cô đi trước đây!
- Cô hai thật đáng ghét quá!!!
Kim Nương chạy theo cô hai, ông ngoại bật cười khi thấy cô cháu gái vui vẻ nô đùa với cô con gái thứ hai của ông.
- Hóa ra thầy ở đây.
Ông hơi bất giác giật mình quay lại nhìn thấy một thanh niên đã đứng sau ông từ bao giờ không hay. Ông hỏi:
- Có việc gì không? Cường.
- Em nhận được tin nhắn của hai trinh sát ngầm báo về, tuần sau bọn chúng vận chuyển số hàng lớn về thành phố T. Liệu chúng ta có lên tóm gọn không thầy?
Ông ngoại suy nghĩ một hồi mới đưa ra quyết định.
- Chắc phải tóm gọn lại thôi, để lâu không ổn lắm. Trước khi hành động phải bảo anh em chú ý an toàn, giảm thiểu tối đa thương vong.
- Vâng, em hiểu rồi.
"Sau đó Cường rời đi, ông đứng nhìn bóng lưng chàng trai trẻ đi xa, lòng ông nặng trĩu. Dù biết rằng sẽ có thương vong nhiều, thậm trí có người sẽ nằm xuống dưới tay tội phạm. Ông cũng từng là một người lính thời còn trẻ, trải qua biết bao nhiều thăng trầm, cũng chứng kiến nhiều anh em ngã xuống trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông chuyển ngành và trở thành một chiến sĩ công an hình sự như bây giờ."
Hai cô cháu mua cũng khá nhiều đồ, còn thiếu coca nữa là xong chỉ tiêu của ông. Chợ Tam Cờ tầm này là giờ cao điểm nên khá đông người đi đi lại lại nhộn nhịp. Bên ngoài thường là hàng bánh mì, giò chả và hoa quả,... Trong thì toàn là những mặt hàng thực phẩm thường ngày mà gia đình nhà ai cũng hay mua, có hàng tươi sống và một số rau củ sạch. Theo ghi ghép lịch sự "Từ điển thành phố T ghi rõ, vào thời nhà Trần thế kỷ XIII, nhiều lái buôn phương Bắc đến giao thương trên mảnh đất thành phố T. Họ họp nhau lại để trao đổi hàng hóa với dân bản địa. Đến đời nhà Lê thế kỷ XVI - XVII, hoạt động giao thương ở chợ đã phát triển, nhộn nhịp hơn nhiều. Cuối thời nhà Nguyễn đến năm 1957, chợ được làm bằng tranh tre nứa lá, đặt cạnh bờ sông Lô thuộc phố Tam Kỳ. Sau phố đổi tên là phố Tam Cờ nên chợ cũng mang tên cùng phố."
- Ăn xúc xích không Kim Nương? Cô mua cho!
Kim Nương lắc đầu.
- Dạ, cháu không ăn đâu.
Cô cố gắng từ chối, cô hai không tha. Cô treo túi thực phẩm lên xe rồi nói với người bán hàng.
- Bác nướng cho hai cô cháu 4 xiên xúc xích nha.
Người bán hàng mỉm cười và trả lời.
- Hai cô cháu đợi chút, có ngay đây.
Trong lúc cô hai đang nói chuyện với người bán hàng, cô chợt nghe thấy tiếng cười khúc khích của trẻ con. Theo phản xạ tự nhiên mà quay đầu lại thì không nhìn thấy ai cả, cô hai giật mình quay ra nhìn cô bé hỏi:
- Sao vậy, Kim Nương?
Cô hai quan sát một hồi không thấy gì cả, hỏi Kim Nương lần nữa. Phải mất một thời gian ngắn Kim Nương mới chịu trả lời cô hai.
- Không có gì đâu ạ.
Cô hai nhìn vẻ mặt Kim Nương không hề bình thường chút nào. Bởi thứ mà Kim Nương nhìn thấy không phải bất kì một người bình thường nào có thể thấy. Nó không tồn tại trên thế gian này và cô bé không thể kể với ai vì họ đều sẽ không tin và cho rằng cô coi phim quá nhiều nên tưởng tượng ra. Rất hiếm người có thể tin những điều cô bé ấy nói.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top