Mang may tinh
Câu 8: Các chuẩn wifi hiện đại
802.11b
IEEE đã mở rộng trên chuẩn 802.11 gốc vào tháng Bảy năm 1999, đó chính là chuẩn 802.11b. Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps và nó sử dụng mã CCK (complimentary code keying)., tương quan với Ethernet truyền thống. Sử dụng tần số vô tuyến (2.4 GHz). Các thiết bị 802.11b có thể bị xuyên nhiễu từ các thiết bị điện thoại không dây (kéo dài), lò vi sóng hoặc các thiết bị khác sử dụng cùng dải tần 2.4 GHz. Mặc dù vậy, bằng cách cài đặt các thiết bị 802.11b cách xa các thiết bị như vậy có thể giảm được hiện tượng xuyên nhiễu này.
Ưu điểm của 802.11b – giá thành thấp nhất; phạm vi tín hiệu tốt và không dễ bị cản trở.
Nhược điểm của 802.11b – tốc độ tối đa thấp nhất; các ứng dụng gia đình có thể xuyên nhiễu
802.11a.
802.11a và 802.11b được tạo một cách đồng thời. Do giá thành cao hơn nên 802.11a chỉ được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp còn 802.11b thích hợp hơn với thị trường mạng gia đình. hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và sử dụng tần số vô tuyến 5GHz, sử dụng mã OFDM, phạm vi của hệ thống này hẹp hơn so với các mạng 802.11b. Với tần số này, các tín hiệu 802.11a cũng khó xuyên qua các vách tường và các vật cản khác hơn.
Ưu điểm của 802.11a – tốc độ cao; tần số 5Ghz tránh được sự xuyên nhiễu từ các thiết bị khác.
Nhược điểm của 802.11a – giá thành đắt; phạm vi hẹp và dễ bị che khuất.
802.11g
Vào năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ một chuẩn mới hơn đó là 802.11g. 802.11g thực hiện sự kết hợp tốt nhất giữa 802.11a và 802.11b. Nó hỗ trợ băng thông lên đến 54Mbps và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi rộng. 802.11g có khả năng tương thích với các chuẩn 802.11b, sử dụng mã OFDM (orthogonal frequency-division multiplexing)
Ưu điểm của 802.11g – tốc độ cao; phạm vi tín hiệu tốt và ít bị che khuất.
Nhược điểm của 802.11g – giá thành đắt hơn 802.11b; các thiết bị có thể bị xuyên nhiễu từ nhiều thiết bị khác sử dụng cùng băng tần.
802.11n
Chuẩn 802.11n được thông qua vào năm 2009, hoạt động ở cả 2 băng tần 2,4GHz và 5GHz với các kênh 20MHz và 40MHz có thể được chuyển qua lại, cho tốc độ xử lý đạt đến 300 Mbps và tương thích ngược với các chuẩn cũ hơn. Chuẩn này áp dụng công nghệ truyền nhận tín hiệu đa hướng (MIMO). Tần số 2,4GHz cho phép tín hiệu truyền được xa hơn tuy nhiên có thể bị nhiễu bởi các thiết bị điện tử khác.
Ưu điểm của 802.11n – tốc độ nhanh và phạm vi tín hiệu tốt nhất; khả năng chịu đựng tốt hơn từ việc xuyên nhiễu từ các nguồn bên ngoài.
Nhược điểm của 802.11n – chuẩn vẫn chưa được ban bố, giá thành đắt hơn 802.11g; sử dụng nhiều tín hiệu có thể gây nhiễu với các mạng 802.11b/g ở gần.
802.11ac
Hoạt động trên băng tần 5GHz, độ rộng băng thông có thể đạt đến 160MHz (gấp 4 lần chuẩn N) và cho phép phát sóng tối đa theo 3 luồng.
Tốc độ truyền dữ liệu có thể đạt đến 1,3Gbps.
Ứng dụng công nghệ chùm tín hiệu gửi và nhận (Beamforming) định hướng phát sóng cho ăng ten để cho hiệu quả phát sóng tối ưu đến từng thiết bị.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top