mạng máy tính
Câu hỏi ôn tập môn Mạng Máy Tính
(Hướng dẫn tóm tắt, chỉ có tính chất tham khảo)
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH
Mạng máy tính là gì?
Hệ thống ghép nối các máy tính để chia sẻ thông tin hoặc tài nguyên.
Tài nguyên trong hệ thống mạng bao gồm những gì?
ØGồm phần cứng(CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vị, …) và thông tin dữ liệu
ØSự chia sẻ tài nguyên trong mạng máy tính chỉ giới hạn trong các thiết bị ngoại vi và dữ liệu.
ØHệ thống phân tán cho phép chia sẻ mọi tài nguyên
Khái niệm băng thông, tốc độ truyền ?
ØBăng thông :Tần số sóng điện từ truyền trên môi trường truyền dẫn nào đó, tính bằng hz.
ØTốc độ truyền: Số lượng thông tin truyền được trong 1 đơn vị thời gian, đơn vị bps(bit per second)
Phần cứng và phần mềm trong mạng gồm những gì ?*
· Phần cứng:
ØMáy tính
ØMôi trường truyền: Vô tuyến(radio, viba, hồng ngoại,…), hữu tuyến(cáp đồng trục, xoắn đôi, cáp quang,…)
ØThiết bị mạng:Card mạng, modem, repeater, hub, switch, bridge, router,…
· Phần mềm:
ØHệ điều hành mạng:
üHệ điều hành thông thường:quản lý tài nguyên cục bộ trên máy tính
üHệ điều hành mạng :quản lý tài nguyên trên hệ thống mạng, cung cấp các dịch vụ mạng.
ØCác phần mềm ứng dụng mạng
Kể các hệ điều hành mạng mà anh(chị) biết?
Phân loại mạng theo công nghệ truyền dẫn?*
· Point-to-point:
üGiữa 2 máy có 1 đường truyền riêng
üDữ liệu đi qua 1 hoặc nhiều máy trung gian
üNếu có nhiều đường truyền giữa 2 máy, cần chọn đường tốt nhất để truyền
· Broadc0ast:
üTồn tại một kênh truyền chung cho các máy trên mạng
üKhi có một máy gởi dữ liệu, các máy khác trên mạng đều nhận được. Do đó, cần có một cơ chế địa chỉ để phân biệt máy gởi và máy nhận. Các máy tính nhận được dữ liệu nhưng không đúng địa chỉ của máy mình thì không xử lý
Phân biệt hai mô hình peer-to-peer và client/server?
· Peer-to-peer: mọi máy tính vừa là client vừa là server
· Clie0nt/server: mỗi máy tính chỉ có thể đảm nhận 1 vai trò client hoặc server, ưu điểm, khuyết??
Các dịch vụ trên mạng?
File server, print server, web server, mail server, remote access server, database server, …
Phân loại dịch vụ mạng theo kết nối?*
· Dịch vụ có kết nối:
üThiết lập kết nối:hai máy đàm phám và thỏa thuận tính chất đường truyền như định tuyến, tốc độ, đường truyền, độ ưu tiên, kích thước gói tin, …
üTruyền dữ liệu khi kết nối thành công
ü Hủy kết nối khi truyền xong
· Dịch vụ không kết nối:
üMỗi gói tin chứa địa chỉ đích được gởi trực tiếp trên mạng mà không cần kết nối
üMỗi gói tin sẽ được định tuyến độc lập và có thể đến đích khác thứ tự
Nêu ứng dụng của mạng máy tính?
Chương 2: MÔ HÌNH MẠNG MÁY TÍNH
Giao thức và hệ thống phân cấp giao thức?*
Giao thức: là tập các luật, cấu trúc dữ liệu và các qui ước để cấp thứ n của máy này trao đổi thông tin với cấp n của máy khác.
Hệ thống phân cấp giao thức:
ØĐể giảm độ phức tạp trong việc thiết kế, phần mềm mạng được chia thành các cấp khác nhau gọi là tầng (layer)
ØMỗi cấp được xây dựng dựa trên cấp dưới nó
ØSố lượng, tên gọi, nội dung, chức năng của các tầng tùy thuộc vào từng loại mạng khác nhau.
ØKiến trúc mạng là tập các cấp và protocol trong mỗi cấp của mạng máy tính
ØTập các giao thức trong mạng gọi là bộ giao thức (protocol suite)
Tiêu chuẩn thiết kế các cấp trong mạng máy tính*
ØĐịa chỉ(Adress): mạng cần có cơ chế địa chỉ để phân biệt máy hay tiến trình nào gởi hoặc nhận dữ liệu.
ØXác định chiều truyền dữ liệu: simplex,half duplex, full duplex
ØKiểm soát lỗi: thực hiện trong cấp mạng để bảo đảm tính chính xác của dữ liệu
ØKiểm soát lưu lượng: điều tiết tốc độ truyền dữ liệu giữa các máy tính trên mạng
ØThứ tự truyền: dữ liệu truyền có thể đến đích khác nhau, nên cần có cơ chế đánh số để xác định thứ tự dữ liệu
ØSử dụng kỹ thuật ghép kênh và phân kênh khi đường truyền cần sử dụng nhiều kênh truyền
ØĐịnh tuyến :được sử dụng khi có nhiều đường truyền cho 1 kênh truyền
Trình bày mô hình OSI và chức năng của các tầng(lớp) trong mô hình?*
ØDo OSI ban hành năm 1984,.
ØĐược chia làm 7 tầng theo nguyên tắc sau:
üMỗi tầng được tạo ra ứng với 1 mức trừu tượng hóa
üMỗi tầng thực hiện với chức năng rõ ràng
üChức năng của mỗi tầng được chọn phù hợp với protocol chuẩn quốc tế.
üThông tin trao đổi giữa các tầng là tối thiểu
üSố tầng phải đủ lớn sao cho các chức năng riêng biệt nằm trên các tầng khác nhau và đủ nhỏ để kiến trúc mạng không phức tạp.
Ø7 tầng theo mô hình OSI được chia thành 2 nhóm : nhóm hoạt động trong môi trường truyền dẫn (các tầng thấp) và nhóm hoạt động trong máy tính(các tầng cao) do các công ty khác nhau cung cấp dịch vụ.
ØChức năng từng tầng:
üApplication:Chứa giao thức của mọi loại phần mềm ứng dụng trên mạng.
· Cung cấp giao tiếp giữa chương trình ứng dụng cho user với hệ thống mạng
· Trình bày các đặc tả kỹ thuật để giải quyết vấn đề giao tiếp giữa các chương trình ứng dụng với hệ thống mạng
üPresentation:
· Mô tả ý nghĩa, cú pháp và định dạng dữ liệu bao gồm các qui định về thứ tự truyền, phương pháp mã hóa, kỹ thuật nén, phương pháp bảo mật dữ liệu,…
· Bảo đảm các dạng thức biểu diễn thông tin của các ứng dụng sao cho các hệ thống trên mạng có thể làm việc được.
üSession:
· Thiết lập, quản lý, duy trì, kết thúc các phiên làm việc, trao đổi dữ liệu trên mạng giữa các ứng dụng trên 2 máy tính.
· Trình bày các đặc tả kỹ thuật thực hiện quá trình trên.
üTransport:
· Quản lý kết nối giữa 2 máy tính một cách độc lập với môi trường mạng.
· Đảm bảo độ tin cậy cho các gói tin truyền tải trong mạng.
· Trình bày các đặc tả kỹ thuật thực hiện việc : Đánh thứ tự và đảm bảo thứ tự truyền các gói tin, ghép/tách dữ liệu từ các gói tin đến từ một ứng dụng,chọn lựa giao thức truyền nhận dữ liệu có hay không cơ chế sửa lỗi.Ví dụ : TCP,UDP…
§ Network:
· Làm nhiệm vụ điều khiển hoạt động subnet gồm :định tuyến, kiểm soát tắc nghẽn, quản lý chất lượng dịch vụ QoS, kết nối liên mạng, tách và ghép dữ liệu,…
· Đảm bảo quá trình chuyển giao các gói tin giữa các hệ thống trên mạng thông qua việc xác định đường dẫn, xử lý gói tin, chuyển giao gói tin đên các hệ thống.
· Trình bày các đặc điểm kỹ thuật về địa chỉ logic cho các thiết bị mạng, cơ chế định tuyến, các giao thức định tuyến
üData Link:
· Làm nhiệm vụ truyền dữ liệu tin cậy giữa 2 đầu đường truyền gồm: quản lý frame, quản lý lỗi, quản lý lưu lượng,…
· Chuyển đổi thông tin dưới dạng chuỗi các bit ở mức mạng thành từng đoạn thông tin gọi là frame. Sau đó đảm bảo truyền liên tiếp các frame tới mức vật lý, đồng thời xử lý các thông báo từ trạm thu gửi trả
üPhysical:
· Làm nhiệm vụ giao tiếp giữa máy tính và môi trường truyền. Chuyển tải các dòng bit không có cấu trúc trên đường truyền vật lý. Đơn vị dữ liệu là các bit
· Trình bày các đặc tả về điện và vật lý của mạng : giao tiếp vật lý, đặc tính điện của các giao tiếp, cự ly và tốc độ truyền dữ liệu.
Trình bày 2 giao thức có liên kết và không liên kết? Trình bày gói tin của giao thức? Vẽ sơ đồ luồng dữ liệu trong mô hình OSI
Trả lời:
Giao thức có liên kết(connection-oriented) :Trước khi truyền dữ liệu, 2 tầng đồng mức thiết lập liên kết logic và các gói tin được trao đổi thông qua liên kết này. Quá trình này gồm 3 giai đoạn:
· Thiết lập liên kết:2 thực thể đồng mức ở 2 hệ thống thương lượng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong giai đoạn sau.
· Truyền dữ liệu: dữ liệu được truyền với các cơ chế kiểm soát và quản lý kèm theo như kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, cắt/nối dữ liệu để tăng cường độ tin cậy và hiệu quả trong việc truyền dữ liệu.
· Hủy bỏ kết nối: giải phóng tài nguyên hệ thống đã được cấp phát cho liên kết để dùng cho liên kết khác.
Giao thức không liên kết: trước khi truyền dữ liệu không thiết lập kiên kết logic và mỗi gói tin được truyền độc lập với các gói tin trước hoặc sau nó.
Gói tin của giao thức: là đơn vị thông tin dùng trong việc liên lạc, chuyển giao dữ liệu trong mạng. Những thông điệp trao đổi giữa các máy tính trong mạng, được tạo thành các gói tin ở máy nguồn, và những gói tin này khi đến đích sẽ kết hợp lại thành thông điệp ban đầu. Trên quan điểm mô hình mạng phân tầng, mỗi tầng chỉ thực hiện một chức năng là nhận dữ liệu từ tầng trên và chuyển giao xuống tầng dưới và ngược lại. Thực chất một gói tin gồm phần header và dữ liệu. Khi đến tầng mới gói tin sẽ được đóng thêm header mới và trở thành gói tin của tầng mới. Công việc tiếp diễn cho đến khi gói tin truyền trên mạng đến nơi nhận.
Vẽ sơ đồ quá trình truyền dữ liệu qua các cấp trong mô hình OSI ?*
Vẽ sơ đồ quá trình đóng gói dữ liệu qua các cấp trong mô hình OSI?*
Trình bày đơn vị truyền dữ qua các cấp trong mô hình OSI?
Mô hình tham chiếu TCP/IP,các tầng và các giao thức trong mô hình?*
ØMô hình TCP/IP:
üXuất phát từ mạng ARPAnet của Bộ Quốc Phòng Mỹ, nên còn gọi là DoDnet. Mạng Internet sử dụng bộ giao thức TCP/IP này nên việc nghiên cứu mô hình này rất cần thiết để hiểu biết và sử dụng tốt mạng internet.
üTCP và IP là 2 giao thức quan trọng nhất trong bộ giao thức TCP/IP trên mạng internet.
üMô hình TCP/IP gồm 4 tầng:
· Applicatiton :Cung cấp các chương trình ứng dụng trên mạng TCP/IP.Thực hiện các chức năng của các lớp cao nhất trong mô hình OSI bao gồm : Mã hoá/giải mã, nén, định dạng dữ liệu, thiết lập/giải phóng phiên giao dịch. Ví dụ : Các ứng dụng HTTP, Telnet, FTP, Mail,…
· Transport: Thực hiện chức năng chuyển vận luồng dữ liệu giữa 2 trạm, đảm bảo độ tin cậy, điều khiển luồng, phát hiện và sửa lỗi.Có 2 giao thức chính là TCP và UDP
· Internet: thực hiện chức năng xử lý và truyền gói tin trên mạng. Các quá trình định tuyến được thực hiện ở lớp này Có các giao thức gồm IP, ICMP ( Internet Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol)
· Network Access: thực hiện chức năng giao tiếp môi trường mạng, chuyển giao dòng dữ liệu lên đường truyền vật lý,…
ØCác giao thức trong mô hình:
üỞ tầng Application:TELNET: truy cập mạng từ xa, FTP: dịch vụ truyền tệp, SMTP: truyền thư tín, DNS: quản lý tên miền,…
üỞ tầng Transport: TCP, UDP,…
üỞ tầng Internet: IP,…
üỞ tầng Network Access:ARPANET, SATNET, Packet Radio,…
Trình bày giao thức liên mạng IP? Mô tả khuôn dạng dữ liệu IP
· Cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu. IP là giao thức cung cấp dịch vụ phân phát datagram theo kiểu không liên kết và không tin cậy nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu, không đảm bảo rằng IP datagram sẽ tới đích và không duy trì thông tin nào về datagram đã gởi đi.
· Mô tả khuôn dạng dữ liệu IP:xem tài liệu “thietke_lan_wan”
Trình bày giao thức UDP? Mô tả khuôn dạng dữ liệu.
· UDP là giao thức không liên kết, cung cấp dịch vụ không tin cậy, thay thế cho TCP trong tầng giao vận.
· UDP không có chức năng thiết lập và giải phóng liên kết, không có cơ chế báo nhận, không sắp xếp tuần tự các đơn vị đến và có thể dẫn đến tình trạng mất hoặc trùng dữ liệu mà không hề thông báo lỗi cho người gởi.
· Khuôn dạng dữ liệu của UDP:(vẽ hình)
o Source port(16 bit):số hiệu cổng nguồn, nơi gởi datagram
o Destination port(16 bit):số hiệu cổng đích, nơi datagram chuyển tới
o Length(16 bit): độ dài UDP, độ dài tổng cộng kể cả phần header của datagram.
o Checksum(16 bit):kiểm soát lỗi, nếu xảy ra lỗi thì datagram sẽ bị loại bỏ mà không cần thông báo cho máy gởi.
Trình bày giao thức TCP? Mô tả khuôn dạng dữ liệu.
Giao thức TCP hoạt động ở tầng giao vận(transport), TCP cung cấp dịch vụ liên kết tin cậy, nghĩa là 2 ứng dụng sử dụng TCP phải thiết lậpliên kết với nhau trước khi trao đổi dữ liệu.
Dữ liệu từ tầng ứng dụng gởi đến được TCP chia thành các segment có kích thước phù hợp để truyền đi.
Khi TCP gởi 1 segment, nó duy trì một thời lượng để chờ phản hồi từ trạm nhận. Nếu trong khoảng thời gian đó, phúc đáp không tới được trạm gởi thì segment đó được truyền lại.
Khi TCP trên trạm nhận nhận dữ liệu từ trạm gởi, nó sẽ gởi tới trạm gởi 1 phúc đáp, nhưng phúc đáp không được gởi ngay mà thường trễ 1 khoảng thời gian.
TCP duy trì giá trị checksum trong phần header của dữ liệu để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình truyền dẫn. Nếu 1 segment bị lỗi thì TCP ở phía máy nhận sẽ loại bỏ mà không phúc đáp lại để máy gởi truyền lại segment.
TCP segment có thể tới đích không tuần tự, nên TCP máy nhận sẽ sắp xếp các gói dữ liệu lại và gởi lên tầng ứng dụng.
Trình bày khuôn dạng TCP(xem tài liệu Thietke_LAN_WAN(trang 28-36)
Chương 3: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN
So sánh cáp xoắn đôi và cáp đồng trục?*
ØCáp xoắn đôi:gồm 2 sợi dây đồng có bọc nhựa và xoắn lại để chống nhiễu. Có các loại 4, 25, 50, 100 đôi. Có nhiều chủng loại: CAT 1: 2Mbps, CAT 2: 4 Mbps, CAT 3:16 Mbps, CAT 4:20 Mbps, CAT 5:100 Mbps, CAT 6:1000 Mbps
Phân loại: gồm UTP(Unshield Twisted Pair), STP(Shield Twisted Pair), FTP
üUTP:Không có lớp bọc chống nhiễu bên ngoài đôi cáp. Sử dụng trong nhà, khoảng cách ngắn tối đa 100m, tốc độ truyền thấp.Cáp UTP gồm nhiều loại cho các loại mạng khác nhau, thường dùng trong mạng văn phòng.
üSTP: Có lớp bọc chống nhiễu bên ngoài đôi cáp, sử dụng trong môi trường có sóng điện từ mạnh(đài phát thanh, truyền hình), giá thành cao, khoảng cách lớn tối đa 1000m, tốc độ truyền cao hơn UTP.
üFTP:dùng lớp lá kim loại thay cho lưới, giá thành rẻ, dễ sản xuất.
ØCáp đồng trục:gồm dây lõi và lưới bọc bên ngoài, cấu trúc này giúp chống nhiễu tốt, băng thông rộng khoảng 1GHz, chiều dài đường truyền lớn khoảng vài km mới cần repeater. Phân loại: loại 50 ôm dùng cho tín hiệu số, 75 ôm dùng cho tín hiệu analog và truyền hình cáp. Phân loại theo đường kính gồm Thicknet(RG-8) và Thinnet(RG-58). Thường sử dụng trong mạng bus, dùng kỹ thuật baseband hoặc broadband.
Trình bày cáp quang ?*
Cáp quang:
ØDựa trên nguyên lý truyền sóng ánh sáng trên môi trường thủy tinh hoặc nhựa trong suốt.
ØBăng thông và tốc độ truyền cao(khoảng 50 Tbps), chiều dài đường truyền hàng ngàn km, khả năng chống nhiễu tốt và độ suy giảm tín hiệu nhỏ, giá thành đắt và khó lắp đặt và quản lý.
ØNguồn phát sáng:đèn Led hoặc Laser, bước sóng thông dụng là 850, 1300, 1550 nano mét.
ØThường sử dụng trong topo Ring, mạng WAN, LAN.
Trình bày sóng radio và sóng viba?*
Sóng radio:
ØSử dụng băng tần thấp VLF, LF và MF. Bước sóng dài
ØKhoảng cách đường truyền rất lớn, do có khả năng phản xạ giữa mặt đất và tầng điện ly
ØDải thông hẹp nên tốc độ truyền thấp, dễ bị nhiễu bởi khí hậu và thời tiết
ØBăng tần do nhà nước quản lý chặt chẽ.
Sóng viba(miroware):
ØSử dụng tần số siêu cao (SHF) từ 8-10 Ghz, bước sóng ngắn.
ØKhoảng cách đường truyền ngắn do chỉ truyền theo đường thẳng. Ăngten thu/phát phải nhìn thấy nhau. Dùng repeater để gia tăng khoảng cách đường truyền(tháp cao 100m có thể truyền 80 km.
ØÍt bị nhiễu hơn sóng radio, nhưng bị hấp thụ bởi nước mưa
ØBăng tần ít bị quản lý, một số dải tần không cần xin phép như băng tần ISM(industrial, scientific, medical) 2.4Ghz hoặc 5 Ghz
Trình bày sóng hồng ngoại ?*
Sóng hồng ngoại:
ØBước sóng cực ngắn
ØSử dụng trong nhà, khoảng cách ngắn, bị cản bởi các vật chắn.
ØKhông cần xin phép sử dụng tần số
ØỨng dụng chủ yếu trong mạng LAN, kết nối ngoại vi với máy tính và các bộ điều khiển từ xa trong gia đình.
Trình bày modem tương tự và modem kĩ thuật số?(đọc)
Modem tương tự(Analog)
ØDùng tin hiệu thoại làm sóng mang nên băng thông thấp, tốc độ chậm
ØĐường điện thoại sẽ báo bận khi đang kết nối nên không thể thực hiện cuộc gọi điện thoại khi đã kết nối
ØCước phí cuộc gọi do công ty điện thoại thu và cước truyền dữ liệu do công ty ISP thu
ØNgày nay ít sử dụng do tốc độ truyền chậm
ØCó 3 phương pháp điều chế là điều biên, điều pha, điều tần.
Modem kỹ thuật số (Digital)
ØDùng trên các đường dây thuê bao kỹ thuật số(xDSL). Thông dụng nhất là đường truyền kỹ thuật số bất đối xứng(ADSL) do tốc độ truyền hướng xuống lớn hơn truyền hướng lên nên phù hợp với việc truy cập Internet hiện nay
ØDữ liệu sử dụng băng tần riêng có tần số cao, độc lập với băng tần thoại. Do đó không bị bận điện thoại khi kết nối và có tốc độ truyền cao hơn(từ 8 Mbps đến 24 Mbps). Tốc độ truyền phụ thuộc vào khoảng cách và tiết diện dây.
ØTại nhà cung cấp dịch vụ: lắp đặt DSLAM (DSL Access Multiplexer) tại tổng đài điện thoại để tách riêng tín hiệu dữ liệu và kết nối với ISP.
ØTại nhà khách hàng thuê bao:cần 1 splitter để tách/ghép 2 tín hiệu thoại và dữ liệu từ đường dây điện thoại đến máy điện thoại và modem ADSL để vào máy tính
Nêu các phương pháp chuyển mạch đang sử dụng ?
Chương 4: CÁC THIẾT BỊ MẠNG
Trình bày repeater và hub?*
Repeater:
üRepeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Mạng điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater.
üRepeater giúp tăng khoảng cách đường truyền, tăng số lượng nút mạng
üRepeater dùng trong mạng hữu tuyến và vô tuyến, thường dùng là mạng bus, giới hạn tối đa khoảng 4 repeater. (5-4-3)
üVẽ hình
Hub:
üThiết bị tập trung cáp trong mạng, chia tín hiệu từ 1 máy đến tất cả các máy còn lại.
üHoạt động ở tầng physic, số lượng port từ 8-12
üThường dùng trong mạng hình sao
üHub thường mở rộng vùng xung đột
üGiá thành rẻ, dễ lắp đặt
üCác kiểu đấu hub: stackable, uplink,…
Trình bày switch và bridge?*
Switch:
üThiết bị chuyển mạch hoạt động ở tầng 2(data link)
üXác định vị trí các máy trên mạng
üChuyển tiếp Frame từ nhánh mạng này sang nhánh khác có chọn lọc
üHỗ trợ đa giao tiếp đồng thời
üHỗ trợ giao tiếp song công(full-duplex): quá trình gởi và nhận khung diễn ra đồng thời trên một cổng.
üĐiều hòa tốc độ khác nhau giữa 2 kênh truyền.Vd:hoán chuyển dữ liệu giữa kênh truyền 10 mbps với kênh truyền 100 Mbps.
üDùng địa chỉ MAC quản lý lưu lượng giữa các port
üGiám sát xung đột
üCác giải thuật switch:
o Cut-though (xuyên cắt):đọc địa chỉ MAC đích(máy nhận) và chuyển frame dữ liệu ra port đích; ưu:xử lý nhanh, thời gian trễ nhỏ; nhược:không kiểm soát lỗi, có thể chuyển khung lỗi đến máy nhận.
o Store and Forward (lưu và chuyển tiếp): đọc toàn bộ nội dung frame dữ liệu, kiểm tra lỗi rồi truyền ra port đích, nếu khung lỗi thì bỏ; Ưu:truyền dữ liệu tin cậy, truyền được giữa các port khác tốc độ, khác chuẩn; Nhược: tốc độ chậm, thời gian trễ lớn.
o Adaptive-Switching(tương thích ): Đầu tiên người ta định nghĩa 1 ngưỡng lỗi cho phép, sau đó switch hoạt động theo giải thuật xuyên cắt. Nếu tỉ lệ khung lỗi lớn hơn ngưỡng cho phép, thì switch sẽ chuyển sang chế độ hoạt động theo giải thuật lưu và chuyển tiếp. Ngược lại nếu tỉ lệ khung lỗi hạ xuống nhỏ hơn ngưỡng, switch lại chuyển sang hoạt động theo giải thuật xuyên cắt.
üCác loại switch:
o Bộ hoán chuyển nhóm làm việc(Workgroup Switch):nối máy tính thành mạng ngang hàng, mỗi cổng tương ứng với 1 địa chỉ trong bảng địa chỉ.
o Bộ hoán chuyển nhánh mạng(Segment Switch): tương ứng mỗi cổng ứng với nhiều địa chỉ, do đó bộ nhớ lớn.
o Bộ hoán chuyển xương sống(Backbone Switch):nối các segment switch lại, nên bộ nhớ và tốc độ xử lý rất lớn để lưu trữ địa chỉ cho tất cả máy tính trong liên mạng và hoán chuyển dữ liệu giữa các nhánh mạng.
o Bộ hoán chuyển đối xứng : loại switch mà tất cả các cổng của nó đều có cùng tốc độ.
o Không đối xứng: loại switch có một hoặc 2 cổng có tốc độ cao hơn các cổng còn lại
Bridge:
üLà thiết bị hoạt động ở tầng 2(data link) trong mô hình OSI
üKết nối các mạng lan nhỏ thành mạng lớn, ghép nối các mạng khác chuẩn, khác tốc độ truyền.
üChức năng:kết nối các đoạn mạng, thông minh trong việc quyết định chuyển tín hiệu từ seg này đến seg khác; Tăng hiệu suất mạng vì loại trừ lưu lượng mạng không cần thiết và giảm collision; Chia thành các đoạn mạng và lọc lưu lượng dựa trên địa chỉ MAC; Chuyển frame giữa các đoạn mạng có giao thức lớp 2 khác nhau.
üCác loại Bridge: Transparent bridge, Source route bridge(SRB), Mixed media bridge.
üNguyên lý hoạt động của cầu nối trong suốt, giải thuật spanning tree(xem tài liệu thietkecaidatmang)
üNguyên lý hoạt động của Source routing bridge(SRB), cấu trúc khung RIF (xem tài liệu thietkecaidatmang)
Router: định nghĩa, đặc điểm, chức năng.*
üĐN: Router là thiết bị kết nối các mạng máy tính hoạt động ở tầng 3, thực hiện chức năng tìm đường và chuyển tiếp các gói tin từ mạng này tới mạng khác để đến máy nhận .
üĐặc điểm:Kết nối LAN,MAN,WAN,…; Kết nối các mạng có tốc độ truyền khác nhau; Kết nối các mạng có giao thức khác nhau
üChức năng: Tìm đường đi cho các gói tin
üCác giải thuật chọn đường :*
o Giải thuật định tuyến động và định tuyến tĩnh. Định tuyến tĩnh:quản trị mạng khai báo sẵn trong router và không đổi trong quá trình sử dụng.Nếu có thay đổi thì phải khai báo lại. Định tuyến động:Các router tự trao đổi thông tin để xây dựng bảng định tuyến. Trong quá trình hoạt động nếu trạng thái mạng thay đổi thì router sẽ tự động cập nhật thông tin mới; Kiểm soát tắc nghẽn; Kiểm soát chất lượng dịch vụ trên mạng; Gởi thông báo lỗi; Tách/Ghép dữ liệu khi truyền qua các mạng khác nhau;Quản lý liên mạng; Quản lý địa chỉ mạng,…
o Giải thuật chọn 1 đường-Chọn nhiều đường
o Giải thuật chọn đường bên trong khu vực-chọn đường liên khu vực
o Giải thuật chọn đường kiểu trạng thái nối kết-chọn đường theo kiểu vec tơ khoảng cách.
Trình bày gateway và firewall?
Chương 5:MẠNG CỤC BỘ
Trình bày lịch sử phát triển chuẩn mạng Ethernet?*
ØDo Bob Metcalfe phát triển từ năm 1973 tại trung tâm nghiên cứu Palo Alto của công ty Xerox. Ethernet được cải tiến từ mạng ALOHA bằng cách bổ sung tính năng Carrier Sense và sử dụng trên cáp đồng trục
ØMạng sử dụng giao thức CSMA/CD. Tốc độ truyền ban đầu là 2.94 Mbps.
ØĐến năm 1979 3 công ty Dec, Intel và Xerox hợp tác đề xuất chuẩn Ethernet 10 Mbps
ØNăm 1983 IEEE cải tiến 2 chi tiết nhỏ và chính thức công bố là chuẩn IEEE 802.3
Trình bày giao thức CSMA và CSMA/CD?*
· Dùng cho mạng bus, các máy trạm cùng chia sẻkênh truyền chung, các trạm đều có cơ hội thâm nhập đường truyền như nhau.
· Tại một thời điểm, chỉ có một trạm truyền dữ liệu nên trước khi truyền dữ liệu, trạm phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn đường truyền rảnh
· Khi hai trạm truyền dữ liệu đồng thời, xung đột dữ liệu sẽ xảy ra, các trạm tham gia phải phát hiện xung đột và thông báo tới các trạm khác gây ra xung đột
So sánh hai loại cáp 10base-T và 10base-F?*
Mô tả cấu trúc frame của chuẩn mạng IEEE 802.3*
Nêu đặc điểm Token passing protocol*
Trình bày mạng token bus và chuẩn IEEE 802.4? mô tả cấu trúc frame token bus?*
Mạng Token Bus và chuẩn IEEE 802.4
Ø Xuất phát từ mạng ArcNet(Attached Resource Computer Network) do công ty Data Point Corporation đề xuất năm 1977. Công ty General Motor hỗ trợ thành chuẩn IEEE 802.4
Ø Sử dụng kỹ thuật Token Passing, có 4 độ ưu tiên 0,2,4,6
Ø Về mặt vật lý: mạng bus dùng cáp đồng trục 75 ôm
Ø Về mặt luận lý: các station nằm trên 1 vòng tròn, mỗi station chỉ trao đổi thông tin với 2 station kế cận trong vòng
Ø Thứ tự trong vòng luận lý lấy theo địa chỉ station. Mỗi station chỉ nhận dữ liệu từ station có địa chỉ lớn hơn và truyền cho station có địa chỉ nhỏ hơn
Mô tả frame Token Bus:(có vẽ hình)
Ø Frame Control:chứa thông tin điều khiển, phân biệt frame dữ liệu(chứa độ ưu tiên) hoặc frame điều khiển(chứa thông tin bảo trì token)
Ø Destination Address và Source Address:địa chỉ máy đích và nguồn, thường 2 bytes hoặc 6 bytes
Ø Data: vùng chứa dữ liệu khoảng 8182 bytes
Ø Start/End Delimiter: 1byte đánh dấu đầu/cuối frame
Ø Check sum:vùng kiểm tra
Ø Preamble: vùng mở đầu nhận biết frame
Trình bày mạng token ring và chuẩn IEEE 802.5? Mô tả cấu trúc frame của tokenring?*
ØDo IBM đề xuất
ØSử dụng công nghệ token pasing
ØSử dụng phương pháp mã hóa difference Manchester Encoding
ØThông lượng từ 4 mbps;16 mbps; 100 mbps
ØSử dụng nhiều loại cáp khác nhau, dùng 1 mạch vòng vật lý kết nối, dữ liệu truyền trên 1 vòng
ü Cấu trúc frame token ring: gồm frame token và frame data(có vẽ hình)
Các trường : AC chứa thông tin nhận diện loại frame; FC: chứa 2 bit quản lý frame data; Khi gởi máy nguồn đặt A=C=0 đến nơi nếu tồn tại máy nhận đặt lại A=1; nếu nhận dữ liệu tốt C=1. Vùng data:4500->5500 bytes
Trình bày mạng 100VG-Any LAN*
Trình bày mạng LAN không dây? Mô tả cấu trúc frame 802.11?*
Trình bày mạng bluetooth 802.15?
Chương 6 Mạng diện rộng WAN
Trình bày các topo WAN*
HD trả lời:
ØGiống với topo LAN
ØSử dụng đối với khoảng cách kết nối lớn
ØSố lượng người sử dụng lớn
ØLưu lượng sử dụng cao.
ØKết nối qua các kênh truyền riêng -> tốc độ cao
ØYêu cầu thiết bị chuyên dụng
ØSử dụng giao thức có khả năng định tuyến
Trình bày hệ thống mạng PSTN*
ØLà hệ thống mạng điện thoại công cộng, truyền dữ liệu qua môi trường cáp quang, cáp xoắn đôi, viba, vệ tinh,…
ØƯu điểm: có sẵn, dễ sử dụng, giá thành thấp, …
ØKhuyết điểm: thông lượng thấp, chất lượng không cao, bảo mật giới hạn, …
Trình bày công nghệ X.25*
ØLà mạng truyền dẫn dữ liệu sử dụng tín hiệu analog
ØSử dụng công nghệ mạch chuyển gói phục vụ cho việc truyền dữ liệu với khoảng cách lớn.
ØSử dụng các giao thức ở tầng vật lý, liên kết dữ liệu và tầng mạng.
ØĐiều khiển lưu lượng đường truyền rất tốt.
ØBảo đảm độ tin cậy của dữ liệu khi truyền qua khoảng cách xa.
ØTốc độ tương đối chậm.
Trình bày công nghệ Frame Relay.*
ØNâng cấp từ X.25 để truyền dữ liệu tín hiệu số(digital)
ØKhông đảm bảo độ tin cậy dữ liệu
ØDùng 2 loại kết nối: SVCs và PVCs; SVCs:kết nối được thiết lập khi cần truyền dữ liệu và xóa kết nối khi truyền xong; PVCs:kết nối thiết lập trước khi dữ liệu cần truyền và vẫn duy trì sau khi dữ liệu truyền kết thúc.
ØBăng thông thấp nhất được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ
ØChỉ trả chi phí đối với băng thông được sử dụng, thông lượng rất nhạy cảm với lưu lượng mạng.
Trình bày công nghệ T-Carries*
ØLà tiêu chuẩn kỹ thuật mô tả phương thức truyền tín hiệu.
ØDựa trên tầng vật lý, sử dụng chế độ ghép kênh phân chia thời gian.
ØĐường truyền cần có khả năng dễ kết nối phần cứng phía khách hàng đến thiết bị chuyển mạch phía nhà cung cấp.
ØSử dụng cáp đồng trục, xoắn đôi UTP hoặc STP, cáp quang, sóng viba,…
ØĐường T1s nên sử dụng cáp đồng trục, viba hoặc cáp quang,…; đường T3s sử dụng viba hoặc cáp quang,…
ØCSU/DSU:Điểm kết nối cho đường truyền T1 phía khách hàng, CSU cung cấp thiết bị đầu cuối cho tín hiệu số, bảo đảm tính toàn vẹn thông qua việc sửa lỗi và giám sát đường truyền; còn DSU chuyển đổi các frame của T-carries sang các frame của LAN và ngược lại, kết nối đường truyền T-carries với các thiết bị đầu cuối
Trình bày công nghệ DSL*
ØHoạt động thông qua PSTN
ØThích hợp cho các local loop
ØSử dụng kỹ thuật điều chế tiên tiến cho phép truyền thông lượng lớn trên đường truyền điện thoại
Trình bày công nghệ kết nối từ xa*
ØQuay số trực tiếp vào mạng riêng của nhà cung cấp dịch vụ
hoặc sử dụng remote access server để đăng nhập vào mạng.
ØSử dụng công nghệ truyền dẫn như PSTN, X.25 hoặc ISDN
ØMáy client phải chạy phần mềm Dial up: có sẵn trong hệ
điều hành, định danh thông qua tên và mật khẩu, xác thực:
server so sánh định danh với cơ sở dữ liệu.
ØSử dụng dịch vụ truy cập từ xa (RRAS):có sẵn trong windows
server 200x, win XP hoặc Vista, chấp nhận nhiều kết nối từ xa
của các client với các kiểu đường truyền bất kỳ, cho phép server
làm việc như một router, tích hợp nhiều khả năng bảo mật.
Trình bày các giao thức kết nối từ xa*
ØSLIP (serial line internet protocol):vận chuyển gói dữ liệu IP,
truyền bất đồng bộ
ØPPP (point to point protocol): vận chuyển nhiều kiểu gói dữ liệu
của lớp mạng, nén dữ liệu và sửa lỗi, hỗ trợ mã hóa, truyền đồng bộ
và bất đồng bộ,…
ØPPPoE (point to point over Ethernet) : chuẩn cho các máy tính
gia đình kết nối đến ISP qua DSL hoặc đường truyền băng rộng.
Trình bày về mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Networks)*
ØMạng riêng ảo là mạng kết nối logic qua hệ thống truyền
công cộng
ØCô lập lưu lượng với lưu lượng khác trên cùng đường
kết nối công cộng
ØCân nhắc đến các kết hợp bảo mật
ØTạo các kết nối ảo giữa các điểm VPN
ØDùng giao thức PPTP (point to point tunneling protocol):
đóng gói kiểu PPP, chấp nhận bất kỳ kiểu dữ liệu PPP nào
truyền qua internet như IP hay IPX
ØDùng giao thức L2TP (Layer 2 Tunneling protocol): được
chấp nhận và sử dụng bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau,
có thể sử dụng VPN cho các loại thiết bị khác nhau.
Chương 7: Mạng Internet
Định nghĩa mạng Internet
Là mạng của các mạng LAN, WAN,…kết nối mọi máy tính trên
toàn cầu, sử dụng giao thức TCP/IP
Phương pháp truyền dữ liệu trong mạng Internet
Cấp Transport trong mạng internet tiếp nhận dữ liệu và chia thành
từng datagram có kích thước khoảng 64kb, các datagram sẽ được
cấp Internet truyền qua các router, trên đường truyền các datagram
có thể bị cắt nhỏ thành nhiều fragment để truyền trên các loại mạng
khác nhau và được lắp ghép lại ở mạng đích. Datagram sẽ được
chuyển lên tầng Transport ở máy nhận.
Cấu trúc Internet?
Là cấu trúc phân cấp bao gồm các mạng trục backbone kết nối các
châu lục. Mỗi khu vực sẽ có các nhà cung cấp dịch vụ internet(ISP)
cung cấp dịch vụ cho người sử dụng. Các mạng riêng biệt kết nối
vào Internet sẽ tự quản lý trong phạm vi mạng của mình, mỗi mạng là một hệ tự trị (AS :Autonomous Systems)
Trình bày 2 kiểu cung cấp dịch vụ cho cấp Transport*
Dịch vụ không kết nối(datagram) và dịch vụ có kết nối(virtual circuit)
Dịch vụ không kết nối:
ØCấp Network không kiểm soát lỗi và kiểm soát lưu lượng
ØCác Router truyền nhận từng gói tin(datagram) qua các hàm
cơ bản SEND và RECEIVE, thứ tự nhận có thể khác thứ tự
truyền đi
ØMỗi gói tin có chứa địa chỉ, các router dùng địa chỉ này để
định tuyến cho từng gói tin
ØMỗi router có 1 bảng định tuyến để quyết định truyền gói tin
theo đường truyền nào, các bảng định tuyến có thể là tĩnh
(do con người khai báo) hoặc động (tự dò tìm và cập nhật)
Dịch vụ có kết nối:
ØThực hiện kết nối trước khi truyền dữ liệu. Khi thiết lập kết nối, một đường truyền giữa các router sẽ được thiết lập gọi là mạch ảo (virtual circuit)
ØCác router sẽ lưu mạch ảo(VC) này trong bảng định tuyến
ØCác gói tin có cùng số VC sẽ được router truyền trên cùng
một đường truyền đã thiết lập, không cần tìm đường cho
các gói tin nữa.
ØSử dụng khi cần cung cấp dịch vụ có độ tin cậy cao.
Trình bày quản lý liên mạng*
ØCác mạng máy tính không đồng nhất :LAN, WAN, MAN,…
ØSử dụng các giao thức khác nhau: TCP/IP, Novell IPX/SPX, Apple talk,…
ØCông nghệ theo thời gian
ØGhép nối các mạng khác nhau rất đa dạng và phức tạp.
Trình bày định tuyến liên mạng*
Các router kết nối các mạng khác nhau có thể sử dụng các giao thức định tuyến thông dụng(distance vector và link state) cho liên mạng tương tự như trong cùng một mạng.
Giao thức định tuyến trong 1 mạng có thể khác giao thức định tuyến giữa các mạng.
Một số vấn đề cần quan tâm khi định tuyến giữa các mạng khác nhau như :qui định pháp luật, giá thành, …
Trình bày tổng quan về địa chỉ IP *
Mỗi host và router khi kết nối mạng cần 1 địa chỉ IP. Các máy trong mạng Internet có địa chỉ khác nhau
Địa chỉ IP có cấu trúc phân lớp gồm : lớp địa chỉ, địa chỉ mạng (Net ID) và địa chỉ host trong mạng (Host ID)
Địa chỉ IP còn có tên là :Địa chỉ logic, địa chỉ phân cấp
Địa chỉ IP 32 bit được biểu diễn dưới dạng X.X.X.X vd: 134.204.112.4
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top