mạng máy tính
Câu 1 : So sánh công nghệ frame relay và x.25?
frame relay
X25
Giống nhau
Là giao thức của công nghệ chuyển mạch gói, Đặc tả giao tiếp giữa DTE và DCE
Có tính tin cậy, mềm dẻo và khả năng chia sẻ tài nguyên
Khác nhau
- Đặc điểm:
- Thủ tục
- Tốc độ truyền trong mạng
- Khung thông tin
+ Việc xử lí tại các node mạng
+ kích thước phần dữ liệu (user data)
+ Tài nguyên
+ Không kế thừa công nghệ X25 mà là giao thức tiên tiến có nhiều điểm tương đồng với X.25
+ Loại bỏ hoàn toàn các thủ tục ở tầng 3 trong mô hình OSI. Chỉ một số chức năng chính ở tầng 2 được thực hiện
+ Không sử dụng các thủ tục điều khiển lưu lượng, điều khiển lỗi của tầng mạng
+ Cao
+ Cấu trúc đơn giản
+ Không có Header của tầng mạng
+ ít
+ tối đa 2048 byte
+tiết kiệm tài nguyên
+ Có các thủ tục ở tầng 3. Dữ liệu trong tầng 3 được chia thành các gói trong mỗi gói có bổ xung phần network Header
+ Có sử dụng
+ thấp hơn nhiều(tối đa 64 Kbps)
+ Phức tạp hơn
+ Có
+ nhiều hơn
+ tối đa 128 byte
+ không tiết kiệm tài nguyên bằng frame relay.
Câu 2. Trình bày một số phương pháp kiểm tr và khắc phục sự cố trong mạng?
1. Kiểm tra các dấu hiệu hệ thống bị tấn công: hệ thống thường bị treo hoặc bị crash bằng những thông báo lỗi không rõ ràng. Khó xác định nguyên nhân do thiếu thông tin liện quan. Trước tiên ác định nguyên nhân có phải phần cứng hay không nếu không phải hãy nghĩ đến khả năng máy bị tấn công.
2. Kiểm tra các tài khoản người dùng mới lại, nhất là ID của tài khoản đó bằng không.
3. Kiểm tra sự xuất hiện các tập tin lạ. Người quản trị hệ thống nên có thói quen đạt tên tập theo mẫu nhất định để dẽ dang phát hiện tập tin lạ. Dùng các lệnh Ls-l để kiểm tra thuộc tính Setuid và Setgid đối với những tập tin đáng chú ý, đặc biietj là các tập tin Scripts.
4. Kiểm tra thời giant hay đổi trên hệ thống, đặc biệt là các chương trình Login, Sh hoặc các Scrripts khởi động,…
5. Kiểm tra hiệu năng của hệ thống: sử dụng các tiện ích theo dõi tài nguyên và các tiến trình đang hoạt đọng trên hệ thống như Ps hoặc Top,…
6. Kiểm tra hoạt đọng của các dịch vụ hệ thống cung cấp: một trong các mục đích tấn công là làm cho tê liệt hệ thống( hình thức tấn công DoS). Sử dụng các lệnh như Ps, Pstar, các tiện ích về mạng để phát hieenj nguyên nhân trên hệ thống.
7. Kiểm tra truy nhập hệ thống bằng Account thông thường, đề phòng trường hợp các Account này bị truy nhập trái phép và thay đổi quyền hạn sử dụng hợp pháp không kiểm soát được.
8. Kiểm tra các file lien quan đến cấu hình mạng và dịch vu như /etc/inetd.conf, bỏ dịch vụ không cần thiết. Đối với những dịch vụ không cần thiết chạy với quyền Root thì không chạy bằng các quyền yếu hơn.
9. Kiểm tra các phiên bản của Sendmail, /bin/mail, fingerd, tham gia các nhóm tin bảo mật để có thông tin về lỗ hổng và dịch vụ sử dụng.
Câu 3: Friewall là gì ưu nhược điểm các loại?
- Friewall là một hệ thống dùng để tăng cường khống chế truy xuất phòng ngừa đột nhập bên ngoài vào hệ thống sử dụng tài nguyên của mạng một cách phi pháp. Tất cả các thông tin đến và đi nhất thiết phải đi qua Friewall.
- Ưu điểm:
+Bảo vệ mạng nội bộ.
+ Cho phép người quản trị mạng xác định một điểm khống chế, ngăn chặn để phòng ngừa tin tặc, kẻ phá hoại, xâm nhập mạng nội bộ.
+ Cấm không cho các loại dịch vụ kém an toàn vào mạng.
+ Chống trả sự công kích đến từ các đường khác.
+ Tính an toàn mạng được củng cố trên hệ thống Friewall. Mà không phải phân bố trên tất cả các máy chủ của mạng.
+ Bảo vệ những dịch vụ yếu kém trên mạng.
+ Dễ dàng giám sát tính an toàn mạng và phát ra cảnh báo.
+ Có thể giảm đi vấn đề không gian địa chỉ và che giấu cấu trúc của mạng nội bộ.
+ Tăng cường tính bảo mật, nhấn mạnh quyền sở hữu.
+ Dùng để quản lý lưu lượng từ mạng ra ngoài, xây dựng phương án chống tắc nghẽn.
- Nhược điểm:
+ Hạn chế dịch vụ có ích vì để nâng cao tính an toàn mạng.
+ Người quản trị hạn chế hoặc đóng nhiều dịch vụ có ích của mạng.
+ Không phòng hộ được sự tấn công của kẻ phá hoại trong mạng nội bộ.
+ Không thể ngăn chặn sự tấn công thông qua các con đường khác ngoài bức tường lửa.
+ Không thể hoàn toàn phòng ngừa sự phát tán phần mềm hoặc tệp đã nhiễm virút.
- Các loại Friewall:
+ Friewall lọc gói.
+ Friewall cổng mạng hai ngăn.
+ Friewall che chắn máy chủ.
+ Friewall che chắn mạng con
Câu 4. Trình bày hiểu biết của mình về các lỗ hổng và điểm yếu của mạng?
1. Lỗ hổng: là các điểm yếu của mạng có thể tạo ra sự ngưng trệ của dịch vụ, thêm quyền đối với người sử dụng hoặc cho phép các truy nhập không hợp pháp vào hệ thống. Các lỗ hổng tồn tại trong các dịch vụ như Sendmail, Web, Ftp,…và trong hệ điều hành mạng như trong Windows NT, Windows 95, UNIX, hoặc trong các ứng dụng. Các loại lỗ hổng bảo mật hệ thống được chia làm ba loại:
- Lỗ hổng loại A: các lỗ hổng này cho phép người sử dụng ở ngoài cho truy nhập vào hệ thống bất hợp pháp. Lỗ hổng rất nguy hiểm, có thể làm phá hủy toàn bộ hệ thống.
- Lỗ hổng loại B: cho phép người sử dụng có thêm các quyền trên hệ thống mà không mà không cần thực hiện kiểm tra tính hợp lệ. Mức độ nguy hiểm trung bình, những lỗ hổng này thường có trong các ứng dụng trên hệ thống, có thể dẫn tới lộ thông tin yêu cầu bảo mật.
- Lỗ hổng loại C: cho pháp thực hiện các phương thức tấn công theo kiểu từ chối dịch vụ Dos. Mức nguy hiểm thấp, chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, có thể làm ngưng trệ, gián đoạn hệ thống, không phá hỏng dữ liệu hoặc chiếm quyền truy nhập.
Kẻ phá hoại có thể lợi dụng những lỗ hổng trên để tạo ra những lỗ hổng khác tạo thành một chuỗi những lỗ hổng mới. Để xâm nhập vào hệ thống, kẻ phá hoại sẽ tìm ra các lỗ hổng trên hệ thống, hoặc từ các chính sách bảo mật, hoặc sử dụng các công cụ dò xét (như SATAN, ISS) để đạt được quyền truy nhập. Sau khi xâm nhập, kẻ phá hoại có thể tiếp tục tìm hiểu các dịch vụ trên hệ thống, nắm bắt được các điểm yếu và thực hiện các hành động phá hoại tinh vi hơn.
Câu5. Trình bày hiểu biết về chất lượng dịch vụ QoS?
1. Trễ: là một nhân tố ảnh hưởn đến chất lượng thoại. Mỗi hệ thống truyền thông tin chỉ cho trễ một thời gian nhất định. Thời gian trễ có thể chấp nhận được trong khoảng từ 200ms đến 400ms. Chất lượng cuộc gọi tốt thì thời gian trễ yêu cầu không quá 200ms. Yêu cầu giảm trễ là cần thiết trong hệ thống VoPN để có thể nâng cao dịch vụ. Nguyên nhân gây trễ khi truyền thoại qua mạch gói có thể do:
- Trêc tích lũy hay trễ thuật toán: là trễ do chờ đủ khung dữ liệu để xử lý ở các bộ mã hóa.
- Trễ xử lý: thời gian mã hóa và đóng gói dữ liệu đã mã hóa để chuyển qua mạng.
- Trễ truyền qua mạng: trễ truyền dữ liệu qua mạng chuyển mạch gói hoặc do các book đệm chống Jitter ở phía sau.
Để giảm thiểu trễ, phải tang tốc độ mạng, năng lực của các bộ xử lý, mã hóa, ngoài ra cần sử dụng các bộ triệt tiếng vọng Echo Canceller.
2. Trượt: là sự chênh lệch thời gian đến của các gói tin theo các đường khác nhau từ nguồn đến đích gây ra. Để có thể tái tạo tiếng nói một cách chính xác, trung thực bên thu cần phải loại bỏ Jitter bằng cách sử dụng bộ đệm (Bufer), các gói sau khi nhận sẽ được lưu trong bộ đệm và sẽ được xử lý lần lượt. Dùng bộ đệm sẽ tránh được những thời gian trễ lớn của các gói tin, nhưng làm tang thời gian trễ của hệ thống. thời gian trượt càng lớn thì dung lượng của bộ đệm càng lớn. Bộ đệm càng lớn thì thời gian trễ càng tăng. Vì vậy việc tính toán dung lượng bộ đệm thích hợp đối với từng hệ thống là rất cần thiết sao cho tránh được trượt mà thời gian trễ không làm giảm chất lượng hệ thống.
3. Mất gói: không thể đảm bảo tất cả các gói tin đều đến đích an toàn và đúng thứ tự, nhất là trong mạng IP. Các gói tin có thể bị mất khi mạng bị quá tải hay trong trường hợp tắc nghẽn hoặc do trường hợp đường kết nối không đảm bảo. Yêu cầu chất lượng dịch vụ tỉ lệ mất gói là nhỏ hơn 10%. Do hạn chế của thời gain trễ nên các giao thức vận chuyển không liên kết giải quyết vấn đề này. Để duy chì chất lượng thoại ở mức thấp nhất bằng các gói tin mất bằng các khoảng im lặng. Để nâng cao độ tin cậy của đường truyền cần tăng tốc đọ kênh truyền, tăng dung lượng hệ thống thiết bị truyền dẫn
Câu 6. Trình bày khái quát về băng thông. Đặc trưng cơ bản của đường truyền băng thông, thông lượng, suy hao?
- Khái quát về băng thông: băng thông của một đường truyền là một tầng số hạn thấp và tần số giới hạn cao, tức là miền tần số mà đường truyền đó có thể đáp ứng được. băng thông của cáp phụ thuộc vào chiều dài của cáp. Cáp ngăn băng thông cao và ngược lại. vì vậy khi thiết kế nắp đặt cáp, chiều dài cáp sao cho không vượt qua giới hạn cho phép vì có thể xáy ra lỗi trong quá trình truyền.
- Thông lượng của đường truyền là số lượng các bit (chuỗi bit) được truyền đi trong 1 giây. Hay nói cách khác là tốc độ của đường truyền dẫn. ký hiệu là bit/s hoặc bps. Tốc độ của đường truyền phụ thuộc vào bang thong và độ dài của nó
- Suy hao là độ do sự suy yếu của các tín hiệu trên đường truyền. Suy hao phụ thuộc vào độ dài của cáp, cáp càng dài thì suy hao càng cao. Khi thiết kế cáp cũng rất cần quan tâm đến giới hạn chiều dài cho phép của từng loại cáp.
Câu 7. Trình bày cấu trúc điểm-điểm?
- Đường truyền nối từng cặp node lại với nhau theo một hình học xác định. Một kênh truyền vật lý sẽ được thiết lập giữa hai node có nhu cầu trao đổi thông tin. Chức năng các node trung gian: tiếp nhận, lưu trữ tạm thời và gửi tiếp thông tin sang node tiếp theo khi đường truyền rỗi. Cấu trúc điểm gọi là mạng lưu và gửi tiếp.
- Ưu điểm là ít khả năng dụng độ thông tin.
- Nhược điểm là hiệu xuất sử dụng đường truyền thấp. Chiếm dụng nhiền tài nguyên, độ trễ lớn, tiêu tốn nhiều thời gian để tiết lập đường truyền và xử lý tại các node. Vì vậy tốc độ trao đổi thông tin thấp.
Câu 8. Trình bày kiểu quảng bá?
- Các mạng có cấu trúc quảng bá được phân chia thành hai loai: quảng bá tĩnh và quảng bá động phụ thuộc vào việc cấp phát đường truyền cho các node. Trong quảng bá động có quảng bá động tập trung và quản bá động phân tán.
- Quảng bá tĩnh chia thờ gian thành nhiều khoảng rời rác và dùng cơ chế quay vòng để cấp phát đường truyền. Các node có quyền được truy nhập khi đến cửa thời gian của nó.
- Quảng bá động tập trung: một thiết bi trung gian có chức năng tiếp nhận yêu cầu lien lạc và cấp phát đường truyền cho các node. Kiểu cấp phát này giảm được tối đa thời gian chết của đường truyền hiệu xuất kênh truyền cao nhưng thiết kế phức tạp và khó khan.
- Quảng bá động phân tán không có bộ trung gian, các node tự quyết định có nên hay không nên truy nhập đường truyền, phụ thuộc vào trạng thía của mạng.
Câu 9. Thế nào là giao thức? vai trò của giao thức truyền thông?
- Giao thức là một tập hợp các quy tắc chuẩn dành cho việc biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, chứngthực và phát hiện lỗi dữ liệu, những việc cần thiết để gửi thông tin qua các kênh truyền thông, nhờ đó mà các máy tính (và các thiết bị) có thể kết nối và trao đổi thông tin với nhau. Các giao thức truyền thông dành cho truyền thông tín hiệu số trong mạng máy tính có nhiều tính năng để đảm bảo việc trao đổi dữ liệu một cách đáng tin cậy qua một kênh truyền thông không hoàn hảo.
- Vai trò của giao thức truyền thông:
- Đóng gói: Trong quá trình trao đổi thông tin, các gói dữ liệu được thêm vào một số thông tin điều khiển, bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi, điều khiển giao thức... Việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu được gọi là quá trình đóng gói (Encapsulation). Bên thu sẽ được thực hiện ngược lại, thông tin điều khiển sẽ được gỡ bỏ khi gói tin được chuyển từ tầng dưới lên tầng trên.
- Phân đoạn và hợp lại: Mạng truyền thông chỉ chấp nhận kích thước các gói dữ liệu cố định. Các giao thức ở các tầng thấp cần phải cắt dữ liệu thành những gói có kích thước quy định. Quá trình này gọi là quá trình phân đoạn. Ngược với quá trình phân đoạn bên phát là quá trình hợp lại bên thu. Dữ liệu phân đoạn cần phải được hợp lại thành thông điệp thích hợp ở tầng ứng dụng (Application). Vì vậy vấn đề đảm bảo thứ tự các gói đến đích là rất quan trọng. Gói dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể qua giao thức gọi là đơn vị giao thức dữ liệu PDU (Protocol Data Unit).
- Điều khiển liên kết: Trao đổi thông tin giữa các thưc thể có thể thực hiện theo hai phương thức: hướng liên kết (Connection - Oriented) và không liên kết (Connectionless). Truyền không liên kết không yêu cầu có độ tin cậy cao, không yêu cầu chất lượng dịch vụ và không yêu cầu xác nhận. Ngược lại, truyền theo phương thức hướng liên kết, yêu cầu có độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và có xác nhận. Trước khi hai thực thể trao đổi thông tin với nhau, giữa chúng một kết nối được thiết lập và sau khi trao đổi xong, kết nối này sẽ được giải phóng.
- Giám sát: Các gói tin PDU có thể lưu chuyển độc lập theo các con đường khác nhau, khi đến đích có thể không theo thứ tự như khi phát. Trong phương thức hướng liên kết, các gói tin phải được yêu cầu giám sát. Mỗi một PDU có một mã tập hợp duy nhất và được đăng ký theo tuần tự. Các thực thể nhận sẽ khôi phục thứ tự các gói tin như thứ tự bên phát.
- Điều khiển lưu lượng liên quan đến khả năng tiếp nhận các gói tin của thực thể bên thu và số lượng hoặc tốc độ của dữ liệu được truyền bởi thực thể bên phát sao cho bên thu không bị tràn ngập, đảm bảo tốc độ cao nhất. Một dạng đơn giản của của điều khiển lưu lượng là thủ tục dừng và đợi (Stop-and Wait), trong đó mỗi PDU đã phát cần phải được xác nhận trước khi truyền gói tin tiếp theo. Có độ tin cậy cao khi truyền một số lượng nhất định dữ liệu mà không cần xác nhận. Kỹ thuật cửa sổ trượt là thí dụ cơ chế này. Điều khiển lưu lượng là một chức năng quan trọng cần phải được thực hiện trong một số giao thức.
- Điều khiển lỗi là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ dữ liệu không bị mất hoặc bị hỏng trong quá trình trao đổi thông tin. Phát hiện và sửa lỗi bao gồm việc phát hiện lỗi trên cơ sở kiểm tra khung và truyền lại các PDU khi có lỗi. Nếu một thực thể nhận xác nhận PDU lỗi, thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại.
- Đồng bộ hoá: Các thực thể giao thức có các tham số về các biến trạng thái và định nghĩa trạng thái, đó là các tham số về kích thước cửa sổ, tham số liên kết và giá trị thời gian. Hai thực thể truyền thông trong giao thức cần phải đồng thời trong cùng một trạng thái xác định. Ví dụ cùng trạng thái khởi tạo, điểm kiểm tra và huỷ bỏ, được gọi là đồng bộ hoá. Đồng bộ hoá sẽ khó khăn nếu một thực thể chỉ xác định được trạng thái của thực thể khác khi nhận các gói tin. Các gói tin không đến ngay mà phải mất một khoảng thời gian để lưu chuyển từ nguồn đến đích và các gói tin PDU cũng có thể bị thất lạc trong quá trình truyền.
- Địa chỉ hoá: Hai thực thể có thể truyền thông được với nhau, cần phải nhận dạng được nhau. Trong mạng quảng bá, các thực thể phải nhận dạng định danh của nó trong gói tin. Trong các mạng chuyển mạch, mạng cần nhận biết thực thể đích để định tuyến dữ liệu trước khi thiết lập kết nối.
Câu 10. Chức năng của router ?
- Router là thiết bị mạng hoạt động ở tầng thứ 3 của mô hình OSI-tầng network. Router
được chế tạo với hai chức năng chính:
- Phân cách các mạng máy tính thành các segment riêng biệt để giảm hiện tượng
đụng độ, giảm broadcast hay thực hiện chức năng bảo mật.
- Kết nối các mạng máy tính hay kết nối các user với mạng máy tính ở các khoảng
cách xa với nhau thông qua các đường truyền thông: điện thoại, ISDN, T1, X.25…
- Cùng với sự phát triển của switch, chức năng đầu tiên của router ngày nay đã được
switch đảm nhận một cách hiệu quả.
- Router chỉ còn phải đảm nhận việc thực hiện các kết nối truy cập từ xa (remote access) hay các kết nối WAN cho hệ thống mạng LAN.
- Do hoạt động ở tầng thứ 3 của mô hình OSI, router sẽ hiểu được các protocol quyết định
phương thức truyền dữ liệu.
- Các địa chỉ mà router được hiểu là các địa chỉ “giả” được quy định bởi các protocol. Ví dụ như địa chỉ IP đối với protocol TCP/IP, địa chỉ IPX đối với protocol IPX…
- Do đó tùy theo cấu hình, router quyết định phương thức và đích đến của việc chuyển các packet từ nơi này sang nơi khác.
- Một cách tổng quát router sẽ chuyển
packet theo các bước sau:
• Đọc packet.
• Gỡ bỏ dạng format quy định bởi protocol của nơi gửi.
• Thay thế phần gỡ bỏ đó bằng dạng format của protocol của đích đến.
• Cập nhật thông tin về việc chuyển dữ liệu: địa chỉ, trạng thái của nơi gửi, nơi nhận.
• Gứi packet đến nơi nhận qua đường truyền tối ưu nhất.
Câu 11. Trình bày nguyên tắc truyền thông đồng tầng?
Để truyền thông đồng tầng, gói tin khi chuyển xuống qua các tầng sẽ được bổ sung thêm vào phần đầu bằng thông tin điều khiển của tầng. Việc thêm Header vào đầu các gói tin khi đi qua mỗi tầng trong quá trình truyền dữ liệu được gọi là quá trình Encapsulation. Quá trình bên nhận sẽ diễn ra theo chiều ngược lại, khi đi qua các tầng, gói tin sẽ tách thông tin điều khiển thuộc nó trước khi chuyển dữ liệu lên tầng trên.
Đơn vị dữ liệu được sử dụng trong các tầng bao gồm
- Thông tin điều khiển giao thức PCI (Protocol Control Information): Thông tin được thêm vào đầu các gói tin trong quá trình hoạt động truyền thông của các thực thể. Ký hiệu N_PCI là thông tin điều khiển tầng N.
- Đơn vị dữ liệu dịch vụ SDU (Service Data Unit): Là đơn vị dữ liệu truyền thông giữa các tầng kề nhau. Ký hiệu N_SDU là đơn vị dữ liệu truyền từ tầng (N+1) xuống tầng N chưa thêm thông tin điều khiển.
- Đơn vị dữ liệu giao thưc PDU (Protocol Data Unit) : Đơn vị dữ liệu giao thức tầng. Ký hiệu PDU = PCI + SDU, nghĩa là đơn vị dữ liệu giao thức bao gồm thông tin điều khiển PCI được thêm vào đầu đơn vị dữ liệu dịch vụ SDU.
Câu 12. Trình bày quan hệ giữa dịch vụ và giao thức?
Mỗi một lớp giao thức có hai đặc trưng: đặc trưng dịch vụ và đặc trưng giao thức. Đặc trưng dịch vụ là các tham số dịch vụ trong các hàm nguyên thủy. Thông qua các tham số dịch vụ mà các tầng ở trên có thể giao tiếp với đồng tầng trong hệ thống khác. Đặc trưng giao thức bao gồm: Khuôn dạng PDU, các tham số dịch vụ sử dụng cho mỗi một loại PDU và phương thức hoạt của thực thể giao thức.
Dịch vụ và giao thức là những khái niệm khác nhau. Một dịch vụ là một tập các các thao tác của các thực thể (thủ tục..) của tầng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động các thực thể của tầng trên kề nó. Dịch vụ tầng được định nghĩa trong suốt đối với đối tượng sử dụng dịch vụ. Ngược lại, một giao thức là một tập các quy tắc, quy ước về kết nối, ngữ nghĩa, định dạng, ý nghĩa của khung, gói hoặc bản tin… được các thực thể đồng tầng đàm phán, thương lượng với nhau. Các thực thể sử dụng giao thức để thực hiện sự xác định các dịch vụ.
Câu 13. Trình bày các quan hệ của dịch vụ hướng liên kết?
Các quan hệ của dịch vụ hướng lien kết là:
- Thiết lập lên kết: một kênh logic được thiết lập giữa các thực thể đồng tầng của hai hệ thống khác nhau. Chúng sẽ đàm phán, thương lượng với nhau về tập các tham số và sử dụng các tham số này như thế nào trong quá trình truyền dữ liệu.
- Truyền dữ liệu: dữ liệu được truyền giữa hai tầng đồng tầng theo cơ chế kiểm soát và quản lý quá trình truyền dữ liệu, thực hiện việc ghép kênh, cắt hợp dữ liệu… Bảo đảm được thứ tự truyền, phát hiện lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, phát hiện tắc nghẽn thông tin… Nhằm tang cường độ tin cậy cao và hiệu suất truyền.
- Giải phóng liên kết: sau khi kết thúc quá trình truyền dữ liệu, các tài nguyên của hệ thống được cấp phát cho quá trình thiết lập liên kết và truyền dữ liệu sẽ được giải phóng, sẵn sàng cấp phát cho liên kết tiếp theo.
Câu 14 trình bày tổng quát mô hình kiến trúc TCP IP?
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là chồng giao thức cùng hoạt động nhằm cung cấp các phương tiện truyền thông liên mạng. Năm 1981, TCP/IP phiên bản 4 (IPv4) được hoàn thành và sử dụng phổ biến trên máy tính sử dụng hệ điều hành UNIX, trở thành một trong những giao thức cơ bản của hệ điều hành Windows 9x. Năm 1994, một phiên bản mới IPv6 được hình thành trên cơ sở cải tiến những hạn chế của IPv4.
Câu 15. Trình bày chức năng mô hình TCP IP
Tầng ứng dụng (Process/Application Layer): Ứng với các tầng Session, Presentation và Aplication trong mô hình OSI. Tầng ứmg dụng hỗ trợ các ứng dụng cho các giao thức tầng Host to Host. Cung cấp giao diện cho người sử dụng mô hình TCP/IP. Các giao thức ứng dụng gồm TELNET(truy nhập từ xa), FTP (truyền File), SMTP (thư điện tử),.......
Tầng vận chuyển Host to Host: Ưng với tầng vận chuyển (Transport Layer) trong mô hình OSI, tầng Host to Host thực hiện những kết nối giữa hai máy chủ trên mạng bằng 2 giao thức: giao thức điều khiển trao đổi dữ liệu TCP (Transmission Control Protocol) và giao thức dữ liệu người sử dụng UDP (User Datagram Protocol).Giao thức TCP là giao thức kết nối hướng liên kết (Connection - Oriented) chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao trong việc trao đổi dữ liệu giữa các thành phần của mạng, tính đồng thời và kết nối song công (Full Duplex). Khái niệm tin độ cậy cao nghĩa là TCP kiểm soát lỗi bằng cách truyền lại các gói tin bị lỗi. Giao thức TCP cũng hỗ trợ những kết nối đồng thời. Nhiều kết nối TCP có thể được thiết lập tại một máy chủ và dữ liệu có thể được truyền đi một cách đồng thời và độc lập với nhau trên các kết nối khác nhau. TCP cung cấp kết nối song công (Full Duplex), dữ liệu có thể được trao đổi trên một kết nối đơn theo 2 chiều. Giao thức UDP được sử dụng cho những ứng dụng không đòi hỏi độ tin cậy cao.
Tầng mạng (Internet Layer):Ưng với tầng mạng (Network Layer) trong mô hình OSI, tầng mạng cung cấp một địa chỉ logic cho giao diện vật lý mạng. Giao thức thực hiện của tầng mạng trong mô hình DOD là giao thức IP kết nối không liên kết (Connectionless), là hạt nhân hoạt động của Internet. Cùng với các giao thức định tuyến RIP, OSPF, BGP, tầng tầng mạng IP cho phép kết nối một cách mềm dẻo và linh hoạt các loại mạng "vật lý" khác nhau như: Ethernet, Token Ring, X.25... Ngoài ra tầng này còn hỗ trợ các ánh xạ giữa địa chỉ vật lý (MAC) do tầng Network Access Layer cung cấp với địa chỉ logic bằng các giao thức phân giải địa chỉ ARP (Address Resolution Protocol) và phân giải địa chỉ đảo RARP (Reverse Address Resolution Protocol). Các vấn đề có liên quan đến chuẩn đoán lỗi và các tình huống bất thường liên quan đến IP được giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol) thống kê và báo cáo. Tầng trên sử dụng các dịch vụ do tầng Liên mạng cung cấp.
Tầng tầng truy nhập mạng (Network Access Layer): Tương ứng với tầng Vật lý và Liên kết dữ liệu trong mô hình OSI, tầng truy nhập mạng cung cấp các phương tiện kết nối vật lý cáp, bộ chuyển đổi (Transceiver), Card mạng, giao thức kết nối, giao thức truy nhập đường truyền như CSMA/CD, Tolen Ring, Token Bus..). Cung cấp các dịch vụ cho tầng Internet phân đoạn dữ liệu thành các khung.
Câu 16. Quá trình đóng gói dữ liệu encapsulation ?
Cũng như mô hình OSI, trong mô hình kiến trúc TCP/IP mỗi tầng có một cấu trúc dữ liệu riêng, độc lập với cấu trúc dữ liệu được dùng ở tầng trên hay tầng dưới kề nó. Khi dữ liệu được truyền từ tầng ứng dụng cho đến tầng vật lý, qua mỗi tầng được thêm phần thông tin điều khiển (Header) đặt trước phần dữ liệu được truyền, đảm bảo cho việc truyền dữ liệu chính xác. Việc thêm Header vào đầu các gói tin khi đi qua mỗi tầng trong quá trình truyền dữ liệu được gọi là Encapsulation. Quá trình nhận dữ liệu sẽ diễn ra theo chiều ngược lại, khi qua mỗi tầng, các gói
tin sẽ tách thông tin điều khiển thuộc nó trước khi chuyển dữ liệu lên tầng trên.
Câu 17. Địa chỉ IP là gì ? trình bày cấu trúc địa chỉ IP?
- Địa chỉ IP: mỗi trạm (Host) được gán một địa chir duy nhất gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bit được tách thành bốn vùng( mỗi vùng 1 byte), có thể được biểu diễn dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hoặc nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dưới dạng thập phân có dấu chấm để tách giữa các vùng.
- Địa chỉ IO được chia thành 5 lớp: A, B, C, D, E với cấu trúc mỗi lớp được xác định. Các bit đầu tiên của byte được dùng để định danh lớp địa chỉ (0-lớp A, 10-lớp B, 110-lớp C, 1110-lớp D, 11110-lớp E).
- Lớp A cho phép định danh tối đa 126 mạng (byte đầu tiên) với tối đa 16 triệu host(3 byte còn lại) cho mỗi mạng. lớp này được dùng cho các mạng có số trạm cực lớn.
- Lớp B cho phép định danh đến 16384 mạng convowis tối đa 65535 Host trên mỗi mạng.
- Lớp C cho phép định danh tới 2.097.150 mạng và tối đa 254 Hostcho mỗi mạng.
- Lớp D dùng để gửi IP Datagram tới một nhóm các Host trên một mạng.Tất cả các số lớn hơn 233 trong trường đầu là thuộc lớp D.
Câu 18. Nêu quá trình thiết lập và kết thúc liên kết TCP ba bước
- Thiết lập và huỷ bỏ liên kết: TCP là một giao thức hướng liên kết, tức là cần phải thiết lập một liên kết giữa một cặp thực TCP trước khi truyền dữ liệu. Sau khi liên kết được thiết lập, những giá trị cổng (Port) hoạt động như một nhận dạng logic được sử dụng nhận dạng mạch ảo (Virtual Circuit).Trên kênh ảo dữ liệu được truyền song công (Full Duplex). Liên kết TCP được duy trì trong thời gian truyền dữ liệu. Kết thúc truyền, liên kết TCP được giải phóng, các tài nguyên như bộ nhớ, các bảng trạng thái.. cũng được giải phóng.
- Thiết lập liên kết TCP: Được thực hiện trên cơ sở phương thức bắt tay ba bước (Tree - Way Handsake):
- Bước 1: Như hình 3.7 yêu cầu liên kết luôn được trạm nguồn khởi tạo tiến trình bằng cách gửi một gói TCP với cờ SYN=1 và chứa giá trị khởi tạo số tuần tự ISN của Client. Giá trị ISN này là một số 4 byte không dấu và được tăng mỗi khi liên kết được yêu cầu (giá trị này quay về 0 khi nó tới giá trị 232). Trong thông điệp SYN này còn chứa số hiệu cổng TCP của phần mềm dịch vụ mà tiến trình trạm muốn liên kết.
- Mỗi thực thể liên kết TCP đều có một giá trị ISN mới, số này được tăng theo thời gian. Vì một liên kết TCP có cùng số hiệu cổng và cùng địa chỉ IP được dùng lại nhiều lần, do đó việc thay đổi giá trị ISN ngăn không cho các liên kết dùng lại các dữ liệu đã cũ (Stale) vẫn còn được truyền từ một liên kết cũ và có cùng một địa chỉ liên kết .
- Bước 2: Khi thực thể TCP của phần mềm dịch vụ nhận được thông điệp SYN, nó gửi lại gói SYN cùng giá trị ISN của nó và đặt cờ ACK=1 trong trường hợp sẵn sàng nhận liên kết . Thông điệp này còn chứa giá trị ISN của tiến trình trạm trong trường hợp số tuần tự nhận để báo rằng thực thể dịch vụ đã nhận được giá trị ISN của tiến trình trạm.
- Bước 3: Tiến trình trạm trả lời lại gói SYN của thực thể dịch vụ bằng một thông báo trả lời ACK. Bằng cách này, các thực thể TCP trao đổi một cách tin cậy các giá trị ISN của nhau và có thể bắt đầu trao đổi dữ liệu. Không có thông điệp nào trong ba bước trên chứa bất kỳ dữ liệu gì , tất cả thông tin trao đổi đều nằm trong phần Header của thông điệp TCP.
- Kết thúc liên kết: Khi có nhu cầu kết thúc liên kết TCP, ví dụ A gửi yêu cầu kết thúc liên kết với FIN=1. Vì liên kết TCP là song công (Full-Duplex) nên mặc dù nhận được yêu cầu kết thúc liên kết của A, thực thể B vẫn có thể tiếp tục truyền cho đến khi B không còn số liệu để gửi và thông báo cho A bằng yêu cầu kết thúc liên kết với FIN=1. Khi thực thể TCP đã nhận được thông điệp FIN và sau khi đã gửi thông điệp FIN của mình, liên kết TCP thực sụ kết thúc. Như vậy cả hai trạm phải đồng ý giải phóng liên kết TCP bằng cách gửi cờ FIN=1 trước khi chấm dứt liên kết xẩy ra, việc này bảo đảm dữ liệu không bị thất lạc do đơn phương đột ngột chấm dứt liên lạc.
- Truyền và nhận dữ liệu Sau khi liên kết được thiết lập giữa một cặp thực thể TCP, các thực thể truyền dữ liệu. Liên kết TCP dữ liệu có thể được truyền theo hai hướng. Khi nhận một khối dữ liệu cần chuyển đi từ người sử dụng, TCP sẽ lưu trữ tại bộ đệm. Nếu cờ PUST được xác lập thì toàn bộ dữ liệu trong bộ đệm sẽ được gửi đi dưới dạng TCP Segment. Nếu PUST không được xác lập thì dữ liệu trong bộ đệm vẫn chờ gửi đi khi có cơ hội thích hợp.
- Bên nhận, dữ liệu sẽ được gửi vào bộ đệm. Nếu dữ liệu trong đệm đựợc đánh dấu bởi cờ PUST thì toàn bộ dữ liệu trong bộ đệm sẽ được gửi lên cho người sử dụng. Ngược lại, dữ liệu vẫn được lưu trong bộ đệm. Nếu dữ liệu khẩn cần phải chuyển gấp thì cờ URGENT được xác lập và đánh dấu dữ liệu bằng bit URG để báo dữ liệu khẩn cần được chuyển gấp.
Câu 19. Trình bày giao thức IP V6 và phân loại địa chỉ IP V6?
Sự khác nhau đáng kể nhất giữa IPv4 và IPv6 là chiều dài của địa chỉ nguồn và địa chỉ của chúng. Việc chuyển sang sử dụng IPv6 là do ngày càng thiếu về số địa chỉ IP. Giao thức IPv6 này có một không gian địa chỉ lớn hơn so với giao thức IPv4.
Giao thức IPv4 sử dụng một địa chỉ nguồn và địa chỉ đích là 32bit. Các địa chỉ này được biểu diễn thành bốn phần. Một địa chỉ IPv4 điển hình có dạng như 192.168.0.1.
Tương phản với IPv4, địa chỉ IPv6 có chiều dài là 128bit. Điều đó cho phép có thể biểu diễn đến 3.4x1038 (340.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.0 00) địa chỉ. Có một vài sự khác nhau trong cách biểu diễn địa chỉ của IPv6. Một địa chỉ IPv6 thường được viết thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm có 4 số hex và mỗi nhóm được tách biệt với nhau bằng dấu “:”.
- Phân loại địa chỉ IPv6:
+ địa chỉ Unicast: là địa chỉ của một giao diện. Một gói tin được chuyển đến địa chỉ Unicast sẽ chỉ được định tuyến đến giao diện gắn với địa chỉ đó.
+ Địa chỉ Anycast: là địa chỉ của một tập giao diện thuộc nhiều node khác nhau. Mỗi gói tin đến địa chỉ Anycast được chuyển tới chỉ một trong tập giao diện gắn với địa chỉ đó (là giao diện gần node gửi nhất và có Metríc nhỏ nhất).
+địa chỉ Multicast: địa chỉ của tập các giao diện thuộc về nhiều node khác nhau. Một gói tin tới địa chỉ Multicast sẽ được gửi tất cả các giao diện trong nhóm
Câu 20. Trình bày phương pháp token bus và token ring?
Mạng Token ring
Ngoài Ethernet LAN một công nghệ LAN chủ yếu khác đang được dùng hiện nay là Token Ring. Nguyên tắc của mạng Token Ring được định nghĩa trong tiêu chuẩn IEEE 802.5. Mạng Token Ring có thể chạy ở tốc độ 4Mbps hoặc 16Mbps. Phương pháp truy cập dùng trong mạng Token Ring gọi là Token passing. Token passing là phương pháp truy nhập xác định, trong đó các xung đột được ngǎn ngừa bằng cách ở mỗi thời điểm chỉ một trạm có thể được truyền tín hiệu. Điều này được thực hiện bằng việc truyền một bó tín hiệu đặc biệt gọi là Token (mã thông báo) xoay vòng từ trạm này qua trạm khác. Một trạm chỉ có thể gửi đi bó dữ liệu khi nó nhận được mã không bận.
1) Hoạt động của Token ring.
- Token ring bao gồm một số lượng các repeater, mỗi repeater được kết nối với 2 repeater khác theo một chiều truyền dữ liệu duy nhất tạo thành một vòng khép kín.
- Để một ring có thể hoạt động được thì cần phải có 3 chức năng đó là: chức năng đưa dữ liệu vào ring, lấy dữ liệu từ ring và gỡ bỏ gói tin, các chức năng này được thực hiện bởi các repeater.
- Trong ring các dữ liệu được đóng gói thành các frame. trong đó có một trường địa chỉ đích. khi gói tin đi qua các repeatert thì trường địa chỉ sẽ được copy xuống. và so sánh với đại chỉ của trạm, nếu giống nhau thì phần còn lại của frame sẽ được copy và gói tin tiếp tục được gởi đi.
- Việc gỡ bỏ một gói tin trong ring thì phức tạp hơn so với dạng bus. Để gỡ bỏ các gói tin ta có hai cách để lựa chọn.
• Cách thứ nhất là sử dụng một repeater chuyên làm nhiệm vụ gỡ bỏ các gói tin nó được xác định rõ địa chỉ.
• Cách thứ hai các gói tin được gỡ bỏ bàng chính trạm gởi gói tin đó.
Thông thường vẫn thường dùng cách thứ hai vì có hai ưu điểm đó là tạo ra một cơ chế trả lời tự động hai là có thể truyền một gói tin đến nhiều trạm đích.
Token bus network
•Nguyên lý:
- Để cấp phát quyền truy nhập đường truyền cho cá trạm đang có nhu cầu truyền dữ liệu,một thẻ bài được lưu chuyển trên một vòng logic thiết lập bởi các trạm đó. - Thẻ bài là đơn vị dữ liệu đặc biệt dùng để cấp phát quyền truyền dữ liệu. - Các đối tượng có nhu cầu truyền dữ liệu sẽ "bắt tay" với nhau tào thành 1 vòng logic và thẻ bài sẽ được lưu truyền trong vòng logic này. - Sau khi truyền xong data hoặc hết thời gian cầm thẻ bài thì thẻ bài được chuyển sang trạm kế tiếp trong vòng logic. => phương pháp truy nhập có điều khiển.
• Vấn đề quan trọng là phải duy trì được vòng logic bằng việc thực hiện các chức năng :
- Bổ sung một trạm vào vòng logic : các trạm nằm ngoài vòng logic cần được xem xét định kỳ để nếu có nhu cầu truyền dữ liệu thì bổ sung vào vong logic. - Loại bỏ một trạm khỏi vòng logic : khi một trạm không còn nhu cầu truyền dữ liệu cần loại bỏ ra khỏi vòng logic để tối ưu hoá việc điều khiển truy nhập bằng thẻ bài - Quản lý lỗi : một số lỗi có thể xảy ra như trùng địa chỉ,"đứt vòng"... - Khởi tạo vòng logic : khi cài đặt mạng hoặc sau " đứt vòng " , cần phải khởi tạo vòng.
Câu 21. Nêu thành phần mạng Ethernet và đặc điểm của mạng Ethernet?
- Thành phần mạng Ethernet:
+ Data terminal Equipment(DTE): các thiết bị truyền và nhận dữ liệu DTEs thường là PC, Workstation, File Server, Print Server…
+ Data Communication Equipment(DCE): lad các thiết bị kết nối mạng cho phép nhận và chuyển khung trên mạng. DCE có thể là các thiết bị độc lập như Repeter, Switch, Router hoặc các khối giao tiếp thông tin như card mạng, modem,…
+ Interconnecting Media: cáp xoắn đôi, cáp đồng (mỏng,dày), cáp quang.
- Những đặc điểm cơ bản:
+ cấu hình truyền thống: Bus đường thẳng,star.
+ Cấu hình khác Star bus.
+ Kỹ thuật truyền: Base band.
+ Phương pháp truy nhập: CSMA/CD.
+Quy cách kỹ thuật: IEE:8023.
+ Vận tốc truyền 10Mbs, 100Mbps,…10Gbps.
+ Loại cáp: cáp đòng trục mảnh, cáp đồng trục dây, cáp xoắn đôi, cáp quang,…
Câu 22. Trình bày cấu trúc khung Ethernet?
- PRE (7bytes): đánh dấu điểm đầu khung, đồng bộ.
- SFD(1byte): 10101011.
- DA/SA (6 bytes): địa chỉ đích, địa chỉ nguồn.
- Length/Type (2 bytes): chiều dài dữ liệu nếu nhỏ hơn 1500.
- Data: dữ liệu gửi từ LLC đưa xuốn gồm n byte (n<1501).
- PAD: có thể có hay không. Nếu n<46 thì thêm 1 số byte (toàn 0) vào PAD để chiều dài tổng công của Data+Pad là 46 byte.
- FCS (4 bytes): kiểm tra lỗi trong các trường DA, SA, Length/Type PAD và Data.
Câu 23. Nêu các chuẩn Ethernet 100mbps ?
Mạng Ethernet 1000mbps gồm hai dạng chuẩn:
· Fast Ethernet (IEEE 802.3u): 100Base-TX, 100Base-T4 và 100Base-FX.
- Các loại cáp sử dụng :
+ 100BASE-T4 sử dụng bốn đôi dây cân bằng cáp UTP Cat-3 hoặc Cat-5.
+ 100BASE-TX sử dụng hai dây đôi UTP Cat-5 hoặc đoi dây STP.
+ 100BASE-FX sử dụng đôi dây cáp quang đa mode.
- Mã hóa :
+100BASE-TX và 100 Base-FX sử dụng kĩ thuật mã hóa 4B/5B.
+ 100Base-T4 sử dụng kỹ thuật mã hóa 8B/6T.
- Phương thức điều khiển truy nhập CSMA/CD
+100Base-T4 sủ dụng phương thức hoạt dộng bán song công.
+ 100Base-TX sử dụng phương thức hoạt động song công.
+100Base-FX sử dụng cả hoạt động song công và bán song công.
· 100VG-AnyLAN là công nghệ cạnh tranh với Fast Ethernet, ít được sử dụng.
Câu 24. ISDN là gì trình bày đặc điểm ?
- ISDN là một mạng viễn thông , dựa trên kĩ thuật chuyển kênh và chuyển mạch gói, cung cấp các đường truyền số, có khả năng phục vụ nhiều loại dịch vụ khác nhau, bao gồm dịch vụ thoại và phi thoại. các thuê bao liên kết mạng phải tuân theo các chuẩn.
- Đặc điểm:
+ Là một mạng đa dịch vụ, thay thế nhiều mạng viễn thông khác nhau đang cùng tồn tại một mạng duy nhất có khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ hiện tại và các dịch vụ tương lai với một giao tiếp thuê bao duy nhất.
+ ISDN có hệ thống báo hiệu số 7 và các node chuyển mạch thông minh.
+ Kiến trúc ISDN tương thích với mô hình OSI. Các giao thức đã được phát triển có lien quan tới các ứng dụng của mô hình OSI có thể sử dụng được trong ISDN. Các giao thức có thể phát triển sử dụng một cách độc lập cho các tầng khác nhau, cho các chức năng riêng của từng tầng mà không ảnh hưởng đến tầng kề nhau.
Câu 25. Trình bày công nghệ DSL trên mạng cáp đồng?
Phân chia tần số: phổ tần cáp đông từ 0 đến 1,1 Mhz được chia thành các khoảng tần số để sử dụng cho các dịch vụ sau:
- Từ 0 kHz đến 4 kHz: dùng dùng cho điện thoại va các dịch vụ dữ liệu băng tần thấp.
- Từ 0 kHz đến 80 kHz: khoảng tần số dùng cho ISDN.
- Từ 80 kHz đến 94 kHz: đảm bảo sự an toàn phổ tần thoại và đường lên của ADSL.
- Từ 94 kHz đến 106 kHz: khoảng tần số dùng cho đường lên của ADSL.
- Từ 106 kHz đến 120 kHz: an toàn phổ tần lên và xuống của ADSL.
- Từ 120 kHz đến 1,1MHz: khoảng tần số dùng cho đường xuống của ADSL.
Việc phân tách phổ tần giữa thoại và ADSL cũng như giữa đường xuống và đường lên của ADSL được thực hiện nhờ bộ lọc Spilitter.
Câu 26. Trình bày giao thức X.25?
- Tầng vật lí: tương ứng với tầng vật lý mô hình OSI, giao thức X.25 xác định các vấn đề về điện, hàm, thủ tục và kiểu các bộ đấu chuyển được sử dụng. Bao gồm các chuẩn của CCITT X26/27 và EIA, RS:X21, X.21 Bis, V.32…
- Tầng liên kết dữ liệu: X.25.2 cung cấp các lien kết giữa hai thiết bị đầu cuối của một định tuyến thông tin có độ tin cậy cao, kiểm soát luồng và kiểm soát lỗi. LAP-B là giao thức LLC tần con của lien kết dữ liệu, chuẩn hướng bit, hoạt động theo chế độ song công và đồng bộ.
- Tầng cấp mạng: X.25.3 là giao thức giữa một DTE và một DCE>DTE có thể là một PAD còn DCE có thể là một thiết bị X.25. Giao thức X.25 cung cấp các khả năng chọn mạch ảo thường trực hay theo nhu cầu. X.25 yêu cầu cung cấp dịch vụ tin cậy và tính năng điều khiển luồng dữ liệu End to End. Do các thiết bị trên mạng có thể hoạt động theo nhiều mạch ảo nên X.25 phải cung cấp tính năng điều khiển luồng cho mỗi mạch.
Câu 27. Trình bày hoạt động của giao thức X.25?
Hoạt động: gian đoạn thiết lập kênh ảo, giai đoạn trao đổi thông tin và giai đoạn giải phóng kênh ảo. Ngay sau khi thiết lập kênh ảo, một thông báo tóm tắt của cấu trúc gói tin sẽ được node nguồn gửi đi đến node mục đích. Nếu chấp nhận, node đích sẽ hiển thị và thông báo lại cho node nguồn. Đường truyền song hướng được thiết lập. Giai đoạn trao đổi dữ liệu: node nguồn gửi khung thông tin, node đích sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý của khung thông qua các bit FCS. Nếu không hợp lý thì loại bỏ khung và gửi thông báo lại cho node nguồn biết, yêu cầu truyền lại. Nếu khung là hợp lý thì node này tiếp tục các thủ tục truyền gửi khung tới node tiếp theo trong mạng, đồng thời thông báo lại cho node nguồn biết là đã nhận được thông báo từ node đích, tiếp tục gửi gói tin tiếp theo..Sau khi kết thúc kênh ảo sẽ được giải phóng.
Câu 29. VOIP là gì nêu các thành phần chư yếu của VOIP ?
- VOIP là mô hình truyền thoại sử dụng giao thức IP internet Protocol. VOIP là một công nghệ hấp dẫn nhất hiện nay. Các chuẩn giao thức của VOIP được đưa ra bởi ITU_T và IETF.
- Các thành phần chủ yếu:
+ Internet Protocol IP: dịnh danh dại chỉ các thiết bị và định tuyến các gói tin lưu chuyển mạng. Các gói IP có phần Header 20bytes.
+ Các chuẩn nén tín hiệu thoại: chuyển đổi tín hiệu Analog-Dgital và nén tín hiệu.
+ chuẩn H.323 hoặc SIP: thiết lập cuộc gọi.
+ Read Time Transport Protocol(RTP): quản lý các kết nối End to End đẻ giảm thiểu mất gói và trễ.
Câu 30. Mạng chuyển mạch khung, cấu hình tổng quát mạng frame relay ?
- Mạng chuyển mạch khung:
+ Ra đời như một công nghệ kế thừa những đặc điểm ưu việt của mạng chuyển mạch gói như tính tin cậy, mềm dẻo, tài năng chia sẻ tài nguyên. Đồng thời hạn chế tối đa thủ tục kiểm soát, hỏi đáp không cần thiết gây ra đọ trễ lớn. Nó cho phép tận dụng các ưu thế về tốc đô truyền tải và tính ổn định của công nghệ truyền dẫn, thỏa mãn nhu cầu dịch vụ tốc độ cao, sử dụng nhiều thông lượng kmangj diện rộng WAN trên đó truyền tài một lượng lớn dữ liệu với nhiều định dạng khác nhau.
+ Công nghệ frame relay tích hợp tính năng dồn kênh tĩnh và chia sẻ công nghệ X.25. Dữ liệu được tổ chức thành các khung có đọ dài không cố định được đánh địa chỉ tương tự như X.25. tyu nhiên khác với X.25, Frame Relay loại bỏ hoàn toàn các thủ tục ở tang 3 trong mô hình OSI. Chỉ một số chức nang chính ở tầng 2 được thực hiện. Vì vậy tốc độ truyền trong mạng Frame Relay cao hơn nhiều so với X.25 và mạng Frame Relay được gọi là mạng chuyển mạch gói tốc độ cao.
- Mạng Frame Relay: các kênh riêng tạo ra lien kết vật lý giữa DTE và DCE. DTE còn được goj là thiết bị truy nhập mạng FRAD thường gọi là các Router, Bridge, ATM Switch,… DCE còn được gọi là thiết bị mạng FRND là các thiết bị mạng Frame Relay Switch. FRAD và FRND chuyển đổi dữ liệu thông qua các qyu định của giao tiếp UNI. Mạng trục của Frame Relay có thể là các mạng viễn thông IP, PSTN…
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top