mang

1. Chứcnăngcáctầngtrongmôhình OSI

Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application layer)

Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện 

cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình 

ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng 

dụng, và qua đó với mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm 

Telnet, Giao thức truyền tập tin FTP và Giao thức truyền thư điện tử SMTP, HTTP, 

X.400 Mail remote

Tầng 6: Tầng trình diễn (Presentation layer)

Tầng trình diễn biến đổi dữ liệu để cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho tầng 

ứng dụng. Nó thực hiện các tác vụ như mã hóa dữ liệu sang dạng MIME, nén dữ liệu, 

và các thao tác tương tự đối với biểu diễn dữ liệu để trình diễn dữ liệu theo như cách 

mà chuyên viên phát triển giao thức hoặc dịch vụ cho là thích hợp. Chẳng hạn: chuyển 

đổi tệp văn bản từ mã EBCDIC sang mã ASCII, hoặc tuần tự hóa các đối tượng (object 

serialization) hoặc các cấu trúc dữ liệu (data structure)

Tầng 5: Tầng phiên (Session layer)

Tầng phiên kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng này thiết 

lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng 

ở xa. Tầng này còn hỗ trợ hoạt động song công (duplex) hoặc bán song công (halfduplex) hoặc đơn công (Single) và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành 

(checkpointing) – giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi có lỗi xảy ra, vì điểm 

đã hoàn thành đã được đánh dấu – trì hoãn (adjournment), kết thúc (termination) và 

khởi động lại (restart). Mô hình OSI uỷ nhiệm cho tầng này trách nhiệm “ngắt mạch 

nhẹ nhàng” (graceful close) các phiên giao dịch (một tính chất của giao thức kiểm soát 

giao vận TCP) và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên, đây là phần thường không 

được dùng đến trong bộ giao thức TCP/IP.

Tầng 4: Tầng giao vận (Transport Layer)

Tầng giao vận cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các người 

dùng tại đầu cuối, nhờ đó các tầng trên không phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ 

truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả. Tầng giao vận kiểm soát độ tin cậy của một 

kết nối được cho trước. Một số giao thức có định hướng trạng thái và kết nối (state and 

connection orientated). Có nghĩa là tầng giao vận có thể theo dõi các gói tin và truyền 

lại các gói bị thất bại. Một ví dụ điển hình của giao thức tầng 4 là TCP. Tầng này là 

nơi các thông điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP. Ở tầng 4 địa 

chỉ được đánh là address ports, thông qua address ports để phân biệt được ứng dụng 

trao đổi.2

Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer)

Tầng mạng cung cấp các chức năng và qui trình cho việc truyền các chuỗi dữ 

liệu có độ dài đa dạng, từ một nguồn tới một đích, thông qua một hoặc nhiều mạng, 

trong khi vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of service) mà tầng giao vận yêu cầu. 

Tầng mạng thực hiện chức năng định tuyến, .Các thiết bị định tuyến (router) hoạt động 

tại tầng này — gửi dữ liệu ra khắp mạng mở rộng, làm cho liên mạng trở nên khả thi 

(còn có thiết bị chuyển mạch (switch) tầng 3, còn gọi là chuyển mạch IP). Đây là một 

hệ thống định vị địa chỉ lôgic (logical addressing scheme) – các giá trị được chọn bởi 

kỹ sư mạng. Hệ thống này có cấu trúc phả hệ. Ví dụ điển hình của giao thức tầng 3 là 

giao thức IP.

Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)

Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện có tính chức năng và quy trình 

để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong 

tầng vật lý nếu có. Cách đánh địa chỉ mang tính vật lý, nghĩa là địa chỉ (địa chỉ MAC) 

được mã hóa cứng vào trong các thẻ mạng (network card) khi chúng được sản xuất. Hệ 

thống xác định địa chỉ này không có đẳng cấp (flat scheme). Chú ý: Ví dụ điển hình 

nhất là Ethernet. Những ví dụ khác về các giao thức liên kết dữ liệu (data link 

protocol) là các giao thức HDLC; ADCCP dành cho các mạng điểm-tới-điểm hoặc 

mạng chuyển mạch gói (packet-switched networks) và giao thức Aloha cho các mạng 

cục bộ. Trong các mạng cục bộ theo tiêu chuẩn IEEE 802, và một số mạng theo tiêu 

chuẩn khác, chẳng hạn FDDI, tầng liên kết dữ liệu có thể được chia ra thành 2 tầng 

con: tầng MAC (Media Access Control – Điều khiển Truy nhập Đường truyền) và 

tầng LLC (Logical Link Control – Điều khiển Liên kết Lôgic) theo tiêu chuẩn IEEE 

802.2.

Tầng liên kết dữ liệu chính là nơi các cầu nối (bridge) và các thiết bị chuyển 

mạch (switches) hoạt động. Kết nối chỉ được cung cấp giữa các nút mạng được nối với 

nhau trong nội bộ mạng. Tuy nhiên, có lập luận khá hợp lý cho rằng thực ra các thiết 

bị này thuộc về tầng 2,5 chứ không hoàn toàn thuộc về tầng 2.

Tầng 1: Tầng vật lí (Physical Layer)

Tầng vật lí định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong 

đó bao gồm bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, và các đặc tả về cáp nối 

(cable). Các thiết bị tầng vật lí bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp mạng 

(network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ (Host Bus Adapter)- (HBA dùng 

trong mạng lưu trữ (Storage Area Network)). Chức năng và dịch vụ căn bản được thực 

hiện bởi tầng vật lý bao gồm:3

* Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện (electrical connection) với một phương tiện 

truyền thông (transmission medium).

* Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền thông được chia sẻ hiệu 

quả giữa nhiều người dùng. Chẳng hạn giải quyết tranh chấp tài nguyên (contention) 

và điều khiển lưu lượng.

* Điều biến (modulation), hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số (digital data) của các 

thiết bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền thông 

(communication channel).

Cáp (bus) SCSI song song hoạt động ở tầng cấp này. Nhiều tiêu chuẩn khác 

nhau của Ethernet dành cho tầng vật lý cũng nằm trong tầng này; Ethernet nhập tầng 

vật lý với tầng liên kết dữ liệu vào làm một. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các 

mạng cục bộ như Token ring, FDDI và IEEE 802.11.

 

2. So sánhcấutrúccủamôhình TCP/IP và OSI

Các điểm giống nhau:

· Cả hai đều có kiến trúc phân lớp.

· Đều có lớp Application, mặc dù các dịch vụ ở mỗi lớp khác nhau.

· Đều có các lớp Transport và Network.

· Sử dụng kĩ thuật chuyển packet (packet-switched).

· Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần phải biết rõ hai mô hình trên.

Các điểm khác nhau:

· Mô hình TCP/IP kết hợp lớp Presentation và lớp Session vào trong lớp 

Application.

· Mô hình TCP/IP kết hợp lớp DataLink và lớp Physical vào trong một lớp.

· Mô hình TCP/IP đơn giản hơn bởi vì có ít lớp hơn.

· Nghi thức TCP/IP được chuẩn hóa và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

 

3. Trìnhbàycấutạovànguyênlýhoạtđộngcácthiếtbịmạngcơbảngồm:

Switch

Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi 

mộtBridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có 

khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng(port) trên 

Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng “học” thông tin củamạng thông qua các 

gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng.Switch sử dụng các thông tin 

này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cungcấp thông tin giúp các gói thông tin 

đến đúng địa chỉ.

Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là 

chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch 

hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng 

hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN).

Bridge

Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge 

được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được 

sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin 

(packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển 

tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích.

Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau 

vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự “can thiệp” 

của Bridge. Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, 

Banyan… cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc. Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối 

những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó 

khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý.

Repeater5

Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng 

CAT 5 UTP - là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường 

truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng 

cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn 

đi xa hơn giới hạn này.

Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater 

có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở

đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện 

thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử

dụngRepeater.

Hub

Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và 

có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các 

mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), 

Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng 

và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.

Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng 

phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến 

và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub 

(Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip 

có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong 

mạng.

Card mạng (NIC):6

Card giao tiếp mạng là thiết bị kết nối giữa máy tính và cáp mạng, có cấu

tạolà bản mạch cung cấp khả năng truyền thông cho máy tính. Card

mạngcó thể được tíchhợp ngay trên bản mạch chủ (main board) gọi là

“cardon board” hay các card mở rộng được gắn trên các khe mở rộng của máytính

theo các chuẩn ISA, PCI hay USP…Phần giao tiếp với cáp mạngthường theo các

chuẩn như: AUI, BNC, UTP…

Các chức năng chính của card mạng là:

- Ch uẩn bị dữ liệu đ ư a lên mạn g: Trước kh i đ ư a lên mạn g, dữ

liệu p hải được chuyển từ dạng byte, bit sang tín hiệu điện để có thể truyền

trên cáp.

- Gửi dữ liệu đến máy tính khác.

- Kiểm soát luồng dữ liệu giữa máy tính và hệ thống cáp.

Modem:

Cáp UTP:

Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded Twisted- Pair): 

Gồm nhiều cặp xoắn như cáp STP nhưng không có lớp vỏ đồng chống nhiễu. Cáp 

xoắn đôi trần sử dụng chuẩn 10BaseT hoặc 100BaseT. Do giá thành rẻ nên đã nhanh 

chóng trở thành loại cáp mạng cục bộ được ưu chuộng nhất. Độ dài tối đa của một 

đoạn cáp là 100m. Không có vỏ bọc chống nhiễu nên dễ bị nhiễu khi đặt gần các thiết 

bị và cáp khác do đó thông thường dùng để đi dây trong nhà. Đầu nối sử dụng là đầu 

nối RJ-45.

4. Trìnhbàychứcnăngcácdịchvụcủa windows gồm

IIS:IIS là viết tắt của từ Internet Information Services

Microsoft Internet Information Services (các dịch vụ cung cấp thông tin 

Internet) là các dịch vụ dành cho máy chủ chạy trên nền Hệ điều hànhWindow nhằm 

cung cấp và phân tán các thông tin lên mạng, nó bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau 

như Web Server, FTP Server,…

Nó có thể được sử dụng để xuất bản nội dung của các trang Web lên 

Internet/Intranet bằng việc sử dụng “Phương thức chuyển giao siêu văn bản“ -

Hypertext Transport Protocol(HTTP).

Nhiệm vụ của IIS là tiếp nhận yêu cầu của máy trạm và đáp ứng lại yêu cầu đó 

bằng cách gửi về máy trạm những thông tin mà máy trạm yêu cầu.

Có thể sử dụng IIS để: Xuất bản một Website của bạn trên Internet · Tạo các 

giao dịch thương mại điện tử trên Internet (hiện các catalog và nhận được các đơn đặt 7

hàng từ nguời tiêu dùng) · Chia sẻ file dữ liệu thông qua giao thức FTP.Cho phép 

người ở xa có thể truy xuất database của bạn (gọi là Database remote access).Và rất 

nhiều khả năng khác …

DHCP:

DHCP là viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol, là giao thức Cấu 

hình Host Động được thiết kế làm giảm thời gian chỉnh cấu hình cho mạng TCP/IP 

bằng cách tự động gán các địa chỉ IP cho khách hàng khi họ vào mạng. Dich vụ DHCP 

là một thuận lới rất lớn đối với người điều hành mạng. Nó làm yên tâm về các vấn đề

cố hữu phát sinh khi phải khai báo cấu hình thủ công.

Nói một cách tổng quan hơn DHCP là dich vụ mang đến cho chúng ta nhiều lợi 

điểm trong công tác quản trị và duy trì một mạng TCP/IP như:

+ Tập chung quản trị thông tin về cấu hình IP.

+ Cấu hình động các máy.

+ Cấu hình IP cho các máy một cách liền mạch

+ Sự linh hoạt

+ Khả năng mở rộng.

DNS:

DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân 

giải tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép 

thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.

Chức năng của DNS

Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL : Universal Resource 

Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi 

mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà 

không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên 

miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công 

việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" 

thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ 

IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).

5. Trình bày chứ cnăng và nguyên lý hoạt độngcủa Router

Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối 

hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải “nhận thức” được sự

tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của 

IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.

Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng 

khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại 

đường dài có tốc độ chậm.

Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính 

toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với 

nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn 

nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể

yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router có đặc 

điểm chuyên biệt theo giao thức - tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với 

một router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một router Novell hay DECnet. 

Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng 

được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức, 

thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: