Chương 1: Trên Du Thuyền
Mai Hoa Đón Gió Xuân
Nguyên tác: Sóng Biển
Chương 1: Trên Du Thuyền
...Ánh trăng vắt vẻo trên ngọn cây, phơi thân nơi song cửa, rớt xuống mặt biển hồ lăn tăn gợn sóng lấp lánh vỡ tan từng mảnh, vì vấp phải du thuyền đang đưa khách dạo chơi. Mùi tanh tanh dưới nước thỉnh thoảng bốc lên từ hai bên mạn thuyền chẳng thể lấn áp hết hương thơm của gió xuân thoang thoảng lượn bay trong bầu trời đêm thanh trong lấp lánh ánh sao. Hơi thở nhịp nhàng của cỏ cây dọc hai bến bờ cũng đua theo gió xuân nhẹ lướt làm tiết trời thanh minh (1) thêm ấm áp. Tiếng côn trùng rả rích trên đất liền vang vọng theo tiếng sóng vỗ và tiếng quẫy đuôi của đàn cá tung tăng bơi lội, và tranh nhau đớp những cánh hoa xuân bập bềnh theo dòng nước như đang đùa giỡn cùng khách du thuyền.
Cô Mai Hoa nép mình dựa vào một góc ở trên boong thuyền đang bất động thả hồn theo dòng nước với mây trời bỗng bị phá rối bừng tỉnh, vì tiếng hỉ nộ ái ố ỏm tỏi nổ to giữa lũ yêu tinh của các môn phái (2), cứ y như là đại hội anh hùng đấu võ mồm về một ông Giêsu nào đấy ở Nazaréth, khiến nàng chú ý. Ngay cả người bạn trai hàng xóm đang ngồi cạnh nàng cũng cụt hứng im bặt âm thanh khi đang khẽ hò ca khúc "Đối Đáp"*** (Dc 1:12-17):
"Em ơi, em đẹp dường bao!
Mắt em hao giống như là bồ câu.
Anh ơi, anh đẹp dường bao!
Người em yêu dấu, đẹp trai quá trời.
Xanh um biết mấy giường mình,
Trần nhà trắc diệp, xà nhà hương nam.
Vua ở cung cấm cao sang,
Cam tùng anh tỏa nực mùi hương thơm.
Người anh yêu dấu em ơi!
Em là túi dược giữa cạnh sườn anh.
Người em yêu dấu anh ơi!
Anh là thần dược giữa hồ vạn vân.*
Người anh yêu dấu em ơi!
Em giống như là chùm hoa phụng tiên,**
Trong vườn nho En-ge-đi."
Lũ yêu tinh nháo ầm ĩ đến văng bọt miểng theo gió bắn cả vào cô Mai Hoa thấy gớm.
Lũ yêu tinh Biệt Phái Pharisiêu:
- Yêu tinh 1: Hắn phá luật của tổ tiên, đã "không ăn chay..., lại còn ăn uống với quân thu thuế và tội lỗi (Mt 9:11-14)".
- Yêu tinh 2: Không những thế, Hắn còn vi phạm "điều không được phép làm vào ngày hưu lễ 'Sabbáth' (Lc 6:2)".
- Yêu tinh 3: còn hạch tội bảo chúng ta là " ... đồ điên, đầy tham ô và độc ác" (Lc 11:37-53) nữa.
- Yêu tinh 4: Ah, Hắn còn nói, "không được bỏ vợ hay chồng, hôn nhân là bất khả phân ly, cả hai vợ chồng trở thành một thân xác, cho nên cả hai lìa bỏ cả cha mẹ và chỉ biết có nhau thôi", nghĩa là họ không được vì hiếu với cha mẹ, mà coi trọng cha mẹ hay coi trọng anh chị em hơn chồng hay vợ của họ, đấy là sai (Mc 10:1-12).
- Yêu tinh 5: thế mà còn dám ngoác mồm ngông nghênh tuyên bố là, "đến kiện toàn lề luật của tổ tiên chứ không bãi bỏ (Mt 5:17)".
- Cả Lũ yêu tinh Biệt Phái Pharisiêu: thiệt là làm các lão đây tức chết mà.
Lũ yêu tinh phái Ký lục - Luật Sĩ:
- Yêu tinh 1: hơn thế nữa, Hắn còn phá luật "không chịu rửa tay trước khi ăn"(Mc 7:1-17).
- Yêu tinh 2: nhục mạ cả tổ tiên và chúng ta là "...đồ như mồ mả tô vôi, chất gánh nặng lên vai người khác, giết các ngôn sứ và cất dấu chìa khóa thiên đàng của dân chúng... (Lc 11:47-53)".
- Cả Lũ yêu tinh phái Ký - Luật: thiệt là tức chết, chúng ta phải gài bẫy để Hắn lỡ miệng cho hả dạ bõ ghét (Lc 11:53).
Lũ yêu tinh phái Nhiệt Thành:
- Yêu tinh 1: có lẽ Hắn là thủ lãnh mới của một nhóm lực lượng kháng chiến của quân dân Do Thái để tiêu diệt quân Rôma cho chúng tôi.
- Yêu tinh 2: để coi, nếu là thế, chúng tôi sẽ gia nhập tổ chức kháng chiến quân của Hắn.
- Yêu tinh 3: hình như có ông Simôn phái chúng tôi đã đi theo Hắn rồi (Lc 6:15).
- Yêu tinh 4: biết đâu, Hắn sẽ khôi phục lại vương quốc Israel thì sao (Cv 1:6)!
- Cả Lũ yêu tinh phái Nhiệt Thành: Biết đâu đấy.
Lũ yêu tinh phái Sadđucêe:
- Yêu tinh 1: chết là hết, làm gì có chuyện thân xác sống lại (Mc 12:18).
- Yêu tinh 2: nhưng Hắn nói, "người ta sẽ sống lại và sẽ trở nên như các thiên thần ở trên trời (Mc 12:18-27)."
- Yêu tinh 3: Hắn còn nói, "có Thiên Chúa Hằng Sống của thân xác kẻ sống lại ngày sau."
- Cả Lũ yêu tinh phái Sadđucêe: không có chuyện xác loài người ngày sau sống lại.
Lũ yêu tinh phái Essênêô:
- Yêu tinh 1: Hắn nói đúng đấy, quý vị thượng tế và biệt phái các ông đúng là hạng lạm dụng chức quyền trong việc đền thờ để áp bức tham ô và bắt chẹt tín đồ đến độ độc ác.
- Yêu tinh 2: tôi đồng ý với giáo lý của Hắn, hôn nhân chỉ một vợ một chồng.
- Yêu tinh 3: Không cần biết Hắn là ai, nhưng ai gia nhập nhóm thiện phái chúng tôi mới thắng ác vào thời sau hết.
- Cả Lũ yêu tinh phái Essênêô: thời Đại Cứu Thế sau hết, ai ở trong thiện phái duy nhất chúng tôi mới có khả năng đại thắng ác thần.
Cả đám yêu quái còn đang om sòm chưa muốn dứt thì du thuyền đã cập lại bến đậu kết thúc chuyến du đêm. Du khách nhốn nháo chuẩn bị lên bờ, một tên yêu quái trong các môn phái liếc mắt trộm nhìn cô Mai Hoa lộ tia gian xảo nói với theo du khách đang rời thuyền.
"Nghe đâu hắn sẽ ghé nhà lão Simôn tật phong đấy!"
Cô Mai Hoa âm thầm ghi nhớ câu nói của tên yêu tinh.
+++ ++++
Phần Chú Thích:
(*) Hồ vạn vân: bầu sữa Mẹ. Dân gian Việt có câu đố: "hồ vạn vân, nước hồ vạn vân, từ quan tới dân ai ai cũng uống."
"Người em yêu dấu anh ơi!
Anh là thần dược giữa hồ vạn vân."
Hai câu trên đây là do SB tự sáng tác thêm vào để đối với câu dưới:
"Người anh yêu dấu em ơi!
Em là túi dược giữa (cạnh) sườn ngực anh."
Ý SB muốn ám chỉ Giáo Hội Công Giáo, Thánh Kinh, Thánh Truyền và Đức Mẹ Maria ví như "hồ vạn vân", có Chúa Thánh Thần là "Thần Dược" luôn ngự giữa, "vì tất cả chúng ta cùng uống trong một Thánh Thần" (1 Cr 10:3-4; 12:12-14,27-31a). Và Evà, được gọi là mẹ của chúng sinh phát xuất từ cạnh sườn Ađam thế nào, thì Giáo Hội cũng được sinh ra từ cạnh sườn Chúa Kitô như vậy. Giáo Hội chính là Mẹ, là "túi dược", là bệnh viện lưu động cứu giúp chúng sinh.
(**) Hoa phụng tiên: hoa móng tay
(***) Ca khúc "Đối Đáp" (Diệu ca / Nhã ca / Diễm ca/ Ca Thương ở chương 1, câu 12-17): Bài ca mang hình bóng, ám chỉ đến mối tình giữa "con cái của Thiên Chúa và con cái loài người." (Coi trong "Sách Khởi nguyên/Sáng thế" chương 6:1-4). Đức Mẹ Maria chính là mối tình đầu của "con cái loài người" thế gian, kết ước với "con cái Thiên Chúa" vào ngày sứ thần truyền tin (Lc 1:26-38), và sinh ra "những người con của thần khí" (Gioan 3:5-8), tức là các Kitô hữu, là những ai sống, làm chứng nhân và giữ các điều răn Thiên Chúa dạy bảo (Kh 12:11), họ là "những siêu nhân trên mặt đất (St 6:4b)", "Ta đã nói: các con là những bậc thần thánh" (Thánh vịnh 82:6) (Gioan 10:34)."
(1) Tiết thanh minh: sớm nhất là vào đầu xuân giữa tháng Hai, và muộn nhất là giữa tháng Ba. Dân Công Giáo Việt Nam Mừng Lễ "Tảo Mộ" "Kính Nhớ Ông Bà Tổ Tiên" vào ngày mồng 2 Tết hằng năm. (Kiều Truyện của Nguyễn Du, câu 39-54):
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến oanh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang."
(2) Các môn phái: "Tôn giáo vào thời Chúa Giêsu": Tác giả chú giải: Lm. James McPolin S.J. (Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính dịch thuật)
Nền văn hóa Hy lạp đã không chỉ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội và chính trị ở Đông Phương mà còn đời sống tôn giáo nữa. Đặc biệt ở Palestine, tôn giáo của đất nước bị ảnh hưởng do việc du nhập tôn giáo Hy Lạp, dù rằng vẫn có sự phản kháng mạnh mẽ, đặc biệt dưới thời Maccabê (khoảng năm 175-135 trước Công Nguyên).
Thêm vào đó, nhiều người Do Thái tản mác khắp nơi đã hinh thành ra những cộng đoàn luu vong (gọi là Diaspora) đã tiếp cận với những hình thức khác nhau của tôn giáo Hy Lạp như niềm tin vào các vị thần của khác nhau được tôn thờ tại các thành phố hay niềm tin vào số mệnh, chiêm tinh, ma thuật, bùa chú, thuyết Khắc Kỷ và thuyết Khoái Lạc.
Các hình thức tôn giáo khác nhau này tìm đường đi vào đất Palestine và tồn tại ở đấy dưới thời Đế Quốc Roma.
Trong khi dưới ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp và quyền lực thống trị của Đế Quốc Roma, người Do Thái sống ở Palestine không phải là một dân tộc thống nhất, hết mình vì sự đoàn kết tôn giáo và quốc gia. Vẫn luôn có sự khác biệt giữa họ về thái độ đối với lề luật Do Thái hay đền thờ. Trong bối cảnh này, chúng ta hãy xem xét vài nhóm người mà Chúa Giêsu thường hay đối thoại công khai.
Phái Pharisiêu
Người Pharisiêu được biết đến như là "những người tách biệt" (Trong Tin Mừng tiếng Việt thường dịch là "người biệt phái") bởi vì họ hết sức tránh tiếp xúc với dân ngoại giáo, với những người không tinh sạch, người tội lỗi và ngay cả những người Do Thái không giữ luật. Họ nổi lên như một phong trào thuộc tầng lớp thường dân (không phải tư tế) vào khoảng năm 150 trước Công Nguyên. Mục đích của họ là đưa các thực hành tôn giáo trong đền thờ ra bên ngoài để đi vào trong đời sống hằng ngày của dân chúng. Họ rất nhiệt thành với Do Thái giáo.
Giáo huấn cơ bản của họ không chỉ là luật thành văn (được gọi là Torah) và các ngôn sứ nhưng còn có những truyền thống truyền khẩu khác rất chi tiết về các thực hành và luật buộc. Các luật lệ chi tiết này (có liên quan đến ngày Sabát, luật tinh sạch tôn giáo, kiêng cử và thuế thập phân) có thể được thấy trong Tin Mừng Matthêô chương 23.
Mặt tích cực của phái Pharisiêu: họ phổ biến thực hành tôn giáo bên ngoài đền thờ, đi vào trong đời sống của những người dân bình thường; Họ muốn nhắc nhở dân chúng về sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người và kêu gọi dân chúng đáp trả lại sự hiện diện của Chúa bằng cách tuân giữ những thực hành tôn giáo.
Họ có ảnh hưởng trên những người Do Thái khác nhờ lòng đạo đức và học thức. Song một cách nào đó họ cũng bày tỏ tinh thần quốc gia và thái độ phân biệt chủng tộc đối với người ngoại quốc. Bằng cách này, họ duy trì căn tính tôn giáo và dân tộc theo nghĩa nào đó. Dưới cái nhìn của họ, không còn hy vọng nào cho các dân tộc khác không được ban lề luật. Chỉ có người công chính trong dân Israel mới có thể chia sẻ một thế giới sẽ đến trong tương lai.
Phong trào này đặc biệt thành công nơi những người dân thành thị, nghĩa là tầng lớp trung lưu, các nhà buôn, các quan chức và những người phục vụ xã hội. Nhưng họ không mấy gần gũi với đám dân nghèo. Sau khi Đền Thờ Giêrusalem bị phá hủy (70 AD), khi không còn phụng tự Đền Thờ nữa, thì phái Pharisiêu đóng vai trò trung tâm trong việc nuôi dưỡng Do Thái Giáo.
Người Pharisiêu đóng vai trò rất quan trọng trong các Tin Mừng. Chúa Giêsu đối thoại với họ về thái độ trên cả lề luật của họ có liên quan đến các khía cạnh chính yếu của một tôn giáo chân chính, quá nhấn mạnh đến các chi tiết luật buộc. Đôi lúc họ tỏ ra "thuần túy tôn giáo" đến độ thiếu đi lòng thương cảm khi chỉ nhấn mạnh đến việc tuân giữ lề luật tôn giáo.
Phái Sađucêô
Nhóm này phổ biến trong giới quý tộc và tư tế của người Do Thái sống ở Palestine. Tên gọi của họ xuất phát từ tên vị tư tế Sadok, người được vua Solomon chỉ định có trách nhiệm chăm lo hòm bia giao ước khi ông lên nắm quyền tại Giêrusalem (1 V 2, 35). Trong các bản văn viết sau này, các con của Sadok được xem như thuộc vào hệ tư tế chính thức của đền thờ (Ed 40, 46).
Như vậy, phái Sađucêô xưng mình xuất thân từ dòng dõi tư tế Sadok. Nhóm này gồm các tư tế và những người giàu có, xuất hiện vào khoảng năm 130 trước Công Nguyên. Họ tin rằng lề luật Do Thái đã được chú thích chính xác như trong văn bản rồi nên không cần phải giải thích thêm hoặc cần phải có những truyền thống phụ như quan niệm của người Pharisiêu. Vì thế họ từ chối truyền thống truyền khẩu của người Pharisiêu. Họ cũng chống đối người Pharisiêu về vài vấn đề giáo lý quan trọng. Chẳng hạn, họ tin rằng linh hồn sẽ bị hủy hoại cùng với thân xác (Trong Mc chương 12, Chúa Giêsu đã chạm trán với họ về vấn đề này khi họ nêu câu hỏi bảy anh em trai lấy cùng một vợ rồi chết mà không có con), trong khi người Pharisiêu tin rằng linh hồn bất tử.
Người Pharisiêu được xem như thành phần đạo đức trong mắt người dân. Trong khi đó người Sađucêô thường có nhiều đất đai và giàu có, họ không nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Họ cộng tác với người Roma và chi phối vụ xử án của Chúa Giêsu vì thấy rằng tôn giáo của Ngài công kích tôn giáo của đền thờ mà họ đang nắm quyền kiểm soát.
Phái Essênêô
Người Essênêô không được Tin Mừng đề cập đến, nhưng từ khi khám phá ra các cuộn bản thảo Biển Chết vào năm 1947 (được công nhận là các bản văn thuộc cộng đoàn người theo phái Essênêô sống ở Qumran trên bờ Biển Chết), chúng ta có nhiều bằng chứng hơn để xác định rằng họ hiện hữu vào thời Chúa Giêsu.
Essênêô có nghĩa là "những người thánh thiện". Vì phản đối các lạm dụng của những vị thượng tế ở Giêrusalem nên họ rút lui khỏi đời sống công khai về ở ẩn (có lẽ vào khoảng năm 150 trước công Nguyên) và định cư tại Qumran (cũng có thể tại nhiều nơi khác tại Palestine nữa). Họ phủ nhận đền thờ Giêrusalem cũng như chức tư tế ở đó và thành lập một cộng đoàn rất có quy củ.
Họ nhấn mạnh hôn nhân nhất phu nhất phụ song nhiều người trong họ sống đời độc thân. Họ nghiên cứu sách thánh và chia sẻ của cải chung với nhau. Họ tin rằng trong cuộc chiến cuối cùng giữa sự thiện và sự dữ thì thời đại Cứu Thế sẽ đến, và chỉ mình họ được chia sẻ chiến thắng vĩ đại đó.
Phái Nhiệt Thành
Dù rằng ít khi họ được đề cập đến trong các Tin Mừng (chỉ trong Lc 6, 15), người theo phái Nhiệt Thành vẫn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo và chính trị của xứ Palestine vào thế kỷ thứ I của Công Nguyên. Họ cổ vũ cuộc cách mạng vũ lực chống lại người Roma.
Những nhà cách mạng bạo động này luôn có đông người gia nhập xuất thân từ đám dân nghèo đang trong tình trạng kinh tế vô vọng. Phong trào kháng chiến Nhiệt Thành nhận được sự ủng hộ của đám thường dân, dân nghèo và lớp người trẻ, trong khi tầng lớp bên trên tìm cách duy trì hòa bình với Roma. Sự giải phóng đất nước và công bình xã hội là những cảm hứng chính cho phong trào này mà đỉnh cao là cuộc tàn phá Đền thờ Giêrusalem do người Roma thực hiện vào năm 70 của Công Nguyên.
Họ tự gọi là phái Nhiệt Thành vì họ rất nhiệt huyết, không chỉ với lề luật Chúa nhưng còn về công bình xã hội và công cuộc giải phóng đất nước, điều mà họ tin rằng có thể đạt được nhờ cuộc các mạng vũ lực. Việc người Roma chiếm đóng đất nước cũng như những đàn áp chính trị và xã hội đã làm lớn mạnh phong trào giải phóng rất bạo động này. Chúa Giêsu bênh vực người nghèo và kết án sự đàn áp bạo động nhưng không bao giờ trong các Tin Mừng chúng ta nghe thấy Ngài tuyên bố một cuộc cách mạng vũ lực nào cả.
https://youtu.be/ujzMHLac404
古筝 - 春江花月夜: Cổ Cầm - Dạ Nguyệt Hoa Giang Xuân
Sông Xuân Đêm Trăng Rằm - Moonlit River in Spring
张若虚
Trương Nhã Khư
(约647年— 约730年)
海涛譯術成語越
8日3月2018年
Sóng Biển Dịch Thuật sang Ngữ Việt
Ngày 8 Tháng 3 Năm 2018
1. 春江潮水连海平,海上明月共潮生。
Xuân giang triều thủy liên hải bình, hải thượng minh nguyện cung triều sinh.
Sông xuân nước liền dâng bằng biển, trăng sáng bừng soi trên biển nước.
2. 滟滟随波千万里,何处春江无月明。
Liễm liễm tùy ba thiên vạn lý, hà xử xuân giang vô nguyệt minh.
Lăn tăn gợn sóng muôn ngàn dặm, sông xuân hỡi chỗ nào không trăng.
3. 江流宛转绕芳甸,月照花林皆似霰。
Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điền, nguyệt chiếu hoa lâm giai tự tản.
Sông uốn lượn quanh đồng thơm ngát, trăng chiếu tỏa rừng hoa như mưa.
4. 空里流霜不觉飞,汀上白沙看不见。
Khống lý lưu sương bất giác phi, đinh thượng bạch sa khan bất kiến.
Không gian trôi đâu hiểu sương rơi, đáp xuống bờ cát trắng đâu thấy.
5. 江天一色无纤尘,皎皎空中孤月轮。
Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần, kiểu kiểu khống trung cô nguyệt luân.
Sông trời một màu vô nhiễm bụi, trăng trong trẻo cô tịnh giữa trời.
6. 江畔何人初见月?江月何年初照人?
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt? Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân?
Bên sông ai ngắm nhìn trăng trước? Trăng bên sông năm trước chiếu ai?
7. 人生代代无穷已,江月年年只相似。
Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ, giang nguyệt niên niên chỉ tương tự.
Kiếp nhân sinh đời đời không dứt, trăng sông năm tháng giống vậy thôi.
8. 不知江月待何人,但见长江送流水。
Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân, đãn kiến trường giang tống lưu thủy.
Đâu biết sông trăng chờ đợi ai, chỉ thấy dòng trường giang lưu tiễn.
(Trường Giang - Sông Dương Tử: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Giang)
9. 白云一片去悠悠,青枫浦上不胜愁。
Bạch vân nhất phiến khư du du, thanh phong phố thượng bất thăng sầu.
Một áng mây trắng lững lờ trôi, bến phong xanh gợi biết bao sầu.
(Các lọai cây phong [Maple; Genus Acer]: https://gobotany.newenglandwild.org/genus/acer)
10.谁家今夜扁舟子?何处相思明月楼?
Thùy gia kim dạ thiên chu tử, hà xứ tương tư minh nguyệt lâu.
Đêm nay nhà ai du xuồng con? Nhớ đâu ai trong lầu dưới trăng?
11.可怜楼上月徘徊,应照离人妆镜台。
Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi, ưng chiếu li nhân trang kính đài.
Trăng trên lầu bồi hồi thương tiếc, nên chiếu ai lìa gương trang điểm.
12.玉户帘中卷不去,捣衣砧上拂还来。
Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ, đảo y châm thuợng phất hoàn lai.
Rèm ngọc trong cửa chưa cuốn đi, áo trên chày phủi đập lại tới.
(Hồi xưa đồ giặt là một cái khung chà bằng phiến đá hoặc bằng gỗ hoặc ngay trên cầu ao/sông/hồ, người ta bỏ quần áo trên đó rồi lấy cái chầy đập đập lên quần áo để phủi giũ cho hết bẩn. [Đảo Y: đập giũ áo]. [Y: y phục, đồ mặc che nửa thân trên]. [Châm: cái đe/chày đá để giặt quần áo]. [Phất: phẩy quét, phủi.])
13.此时相望不相闻,愿逐月华流照君。
Thử thời tương vọng bất tương văn, nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân.
Lúc ấy nhìn nhau chưa quen nhau, nguyện theo trăng rằm trôi chiếu anh.
14.鸿雁长飞光不度,鱼龙潜跃水成文。
Hồng nhạn trường phi quang bất độ, ngư long tiềm dược thủy thành văn.
Nhạn hồng bay xa chừng không rõ, cá rồng quẫy nước sâu gợn vết.
(Ngư long [Ichthyosaurs]: là loại cá thằn lằn có phần thân giống cá heo và có mỏ nhọn dài ra như chiếc kìm.
https://en.wikipedia.org/wiki/Ichthyosaur ; http://www.bbc.co.uk/nature/life/Ichthyosaur)
15.昨夜闲潭梦落花,可怜春半不还家。
Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa, khả liên xuân bán bất toàn gia.
Đêm qua mơ hoa rụng xuống ̣đầm, tiếc nửa xuân qua chưa về nhà.
16.江水流春去欲尽,江潭落月复西斜。
Giang thủy lưu xuân khứ dục tận, giang đàm lạc nguyệt phúc tây tà.
Nước sông muốn trôi xuân đi mãi, trăng sông đầm ngả lặn về tây.
17.斜月沉沉藏海雾,碣石潇湘无限路。
Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ, kệ thạch Tiêu Tương vô hạn lộ.
Trăng lặn chìm ẩn khói mù khơi, bia đá Tiêu Tương đâu hạn đường.
(Vịnh sông Tiêu nằm ở Quảng Đông (Quảng Đông và Quảng Tây là đất của người Việt hồi xưa bị Trung Hoa xâm chiếm và đồng hóa, là quê hương của hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị). Cả hai sông Tiêu và sông Tương có nguồn gốc ở Tỉnh Hồ Nam 湖南. Nếu ai muốn đi từ vịnh sông Tiêu đến sông Tương, thì buộc phải đi qua sông Dương Tử / Trường Giang.
18.不知乘月几人归,落月摇情满江树。
Bất tri thừa nguyệt cơ nhân quy, lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.
Đâu biết mấy ai cưỡi trăng về, trăng bấn loạn cây ngã đầy sông.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top