33333

Phản ứng bất ngờ" được coi là một phần của "phản ứng flight - or - flight" ( fight - or - fight respond). "Phản ứng flight - or - flight" trong tiếng Nhật còn được gọi là "phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy". Tuy "chiến đấu" và "bỏ chạy" đều được đọc là "tousou" nhưng đây không phải một kiểu chơi chữ. Đó là phản ứng của động vật khi đối mặt với nỗi sợ hãi. Nhà Sinh lý học người Mỹ Walter B. Cannon đã phát hiện ra phản ứng này của cơ thể đối với stress.
Canon nhiều lần làm thí nghiệm bằng việc sử dụng một con mèo rất hay hoảng sợ khi đứng trước một con chó đang sủa. Ông nhận ra rằng khi con vật bị đặt trong tình trạng vô cùng căng thẳng trong một thời gian ngắn, nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ phản ứng khẩn cấp để sinh tồn.
Khi sinh vật đột nhiên chạm trán một kẻ địch có vẻ nguy hiểm thì chúng sẽ lựa chọn dốc toàn sức lực để đối mặt và chiến đấu hoặc cố gắng hết sức để trốn thoát.
Ví dụ như nhịp tim tăng nhanh, đồng tử mở lớn, hoạt động của cơ quan tiêu hóa bị kiềm chế, lòng bàn tay và bàn chân tiết ra mồ hôi dính. Tất cả những điều nói trên là phản ứng để tiến hành "chiến đấu" với kẻ thù trước mắt hoặc bỏ trốn "Đào Tẩu", là phản ứng để sinh tồn.
Ngoài ra, khi đối mặt với một nguy cơ bất ngờ xuất hiện, người ta hay dùng cách nói " mặt tái mét". Đây cũng là phản ứng của cơ thể để giảm lượng máu lưu thông. Thậm chí, bạn còn phát sinh cả phản ứng tâm lý.
Trong khi đang do dự "chiến đấu hay bỏ chạy" Thì ngay chính lúc này, trạng thái chiến đấu được hình thành nhưng đồng thời, bạn cũng cảm thấy buồn bực. Nghe có vẻ kỳ lạ?
Trạng thái "chiến đấu" thường được gọi là tình trạng có khả năng tấn công. Tuy nhiên "chiến đấu" thực tế bao gồm cả "tấn công" và "phòng thủ".
Ngay cả chiến đấu trong lực lượng phòng vệ cũng được tạo nên từ cả tấn công và phòng thủ nên trong chiến đấu chỉ một mực tấn công thì bạn đã tốn công vô ích.
Một người chỉ huy thiếu kinh nghiệm và hành động không có chiến thật sẽ vẫn ra lệnh "Lên!" để rồi toàn quân bị tiêu diệt mặc dù anh ta hiểu rõ ràng tiếp tục tiến công cũng không nắm chắc được phần thắng. Không biết địch biết ta, chúng ta đương nhiên sẽ bại trận. Trái lại, một người chỉ huy tài ba, trong tình cảnh đó sẽ đưa ra một quyết định rút lui, lui binh về để phòng thủ
Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong cơ thể chúng ta.
Khi gặp kẻ thù, cho dù hiểu rằng chiến đấu đồng nghĩa với cái chết, chúng ta vẫn hiếu chiến. Thế nên, trong nội tâm diễn ra một hoạt động nhằm mục đích kiềm chế gọi là "trạng thái chán nản". Ở Nhật, nói đến "trạng thái chán nản" người ta luôn luôn nghĩ tới hình ảnh vô cùng ốm yếu bệnh tật và có xu hướng bị nhãn dán tiêu cực. Nhưng không hẳn như vậy.
Kẻ yếu đuối, kẻ vô dụng, đó chính là những nhãn dán người khác áp đặt lên chúng ta .
"Trạng thái chán nản" đồng nghĩa với việc bạn đang rút lui, hãy nắm bắt Suy nghĩ "Vào trạng thái chiến đấu, tôi sẽ cố gắng hết sức" và chấp nhận bản thân.
Sự lo âu và kìm nén đều có ý nghĩa cả.
Khi nãy tôi đã nói về "Flight"- chiến đấu trong "phản ứng Flight-or-fight",và bây giờ là " Flight"- bỏ chạy. Những năm gần đây, số lượng "hikikomori" tăng đáng kể.
Tôi cho rằng hikikomori là ví dụ cho phản ứng "Flight". Tôi nghĩ đó không chỉ là hành động vì yếu đuối và thất bại nên ngồi lì trong nhà để tránh bị tổn thương.
Những hikikomori thường đánh giá bản thân cực kỳ thấp, bởi vậy họ dễ tổn thương khi ra ngoài xã hội. Họ dễ để ý đến mọi lời nói nhỏ nhặt và tự khiến mình mệt mỏi.
Để tránh điều đó xảy ra, họ bảo vệ bản thân bằng cách ở trong nhà không ra ngoài.
Những người đánh giá thấp bản thân thường dựa vào nhận định của người khác. Trong số họ cũng có những người vờ như tự biết giá trị của bản thân nhưng thực ra chỉ là vẻ bề ngoài, còn họ vẫn sống theo tiêu chuẩn của người khác đặt ra.
Những người hay phán xét người khác thường bị coi là kẻ tự mãn nhưng trong thâm tâm nhiều người, họ luôn khổ sở vì không thể chấp nhận bản thân, và để chối bỏ điều đó, họ phán xét người khác.
Phán xét người khác và phóng đại bản thân không bao giờ mang đến cho ta nhận định về bản thân một cách chính xác.
Vì vậy, hikikomori không ra ngoài tiếp xúc với xã hội và cũng khó tiếp nhận quan điểm của người khác.
Xét theo khía cạnh tích cực, đôi khi việc này lại là sự lựa chọn đúng đắn.
Bước ra ngoài xã hội bằng một cơ thể khỏe mạnh, được là chính mình rất quan trọng. Nói cách khác, trạng thái hikikomori là khoảng thời gian để đối mặt với bản thân, chấp nhận và phục hồi bản thân.
Thay vì tự trách mình và cứ ru rú trong nhà, Hãy dành ra khoảng thời gian nhất định để tự bảo vệ bản thân, đối mặt với chính mình
* Post Traumatic Stress Disorder: hội chứng rối loạn stress hậu sang chấn.
** Post Traumatic Stress Growth: sự gia tăng stress hậu chấn thương tâm lí.
"Phản ứng bất ngờ" và "phản ứng fight-or-flight" (Chiến đấu hay bỏ chạy), trên đây tất nhiên không chỉ là những phản ứng chỉ xảy ra trên các loài động vật mà Canon từng tiến hành thực nghiệm. Hơn nữa khái niệm "kẻ địch" cũng không chỉ nói về sinh vật sống.
Đương nhiên "phản ứng bất ngờ" và "phản ứng fight-or-flight" cũng xảy ra khi một thảm họa tự nhiên quy mô lớn đột ngột ập đến không báo trước.
Vào tháng 8 năm 2014 ở Hirosima, một cơn mưa tuy không kéo dài nhưng đã làm lở đất trên ngọn núi trong thành phố, gây ra những vết nứt trên diện rộng. Thảm họa xảy ra khiến khoảng 170 nơi bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, cướp đi sinh mạng của hơn 70 người.
Là người đang cư trú tại Hiroshima, nơi thảm họa xảy ra và là một trong số ít những chuyên viên tư vấn stress sau thảm họa, tôi phụ trách hỗ trợ tinh thần cho những nạn nhân chịu thiệt hại
Tôi đã chứng kiến một hiện tượng rất thú vị khi theo dõi những người có "phản ứng bất ngờ" ngay sau khi gặp nhau sẽ trở nên như thế nào.
Sau khi thảm họa xảy ra, các nạn nhân đều chạy thục mạng đến những chỗ được quy định làm nơi tị nạn để tạm lánh.
Trước một thảm họa xảy đến đột ngột như vậy, ai cũng sẽ có một quãng thời gian rơi vào tình trạng hoảng loạn, nhưng khi đó, tất cả mọi người đều hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Sẽ có người trở thành lãnh đạo để tiếp nhận đồ cứu tế một cách có tổ chức.
Tuy nhiên, sau đó, khoảng cách giữa những người bị nạn dần dần xuất hiện.
Đó không phải khoảng cách vật lí mà là khoảng cách trong tâm hồn. Không! Chính xác hơn có lẽ phải gọi là "khoảng cách trong việc điều trị tinh thần". Sau thảm họa, mọi người hình thành nhiều trạng thái tâm lý khác nhau.
Có người nghiêm túc đối mặt với bản thân và hướng mình đến phương trời mới. Trong khi đó, có những người chỉ biết phê phán người khác, do đó, tình hình của họ càng ngày càng tệ hơn.
Cùng thời điểm, cùng gặp một thảm họa thiên nhiên, đều chịu mất mát, đều trải qua cảm giác rơi xuống đáy, nhưng mỗi người lại có mức độ hồi phục, hay nói đúng hơn là hướng hồi phục khác nhau.
Sau khi chịu cú shock mạnh và áp lực tinh thần nặng nề khiến tinh thần bị tổn hại, một thời gian dài trôi qua bạn vẫn cảm thấy sợ hãi đối với trải nghiệm đó, đây là ý nghĩa của thuật ngữ "PTSD (Post Traumatic Stress Disorder = hội chứng rối loạn stress hậu sang chấn)" hay còn được gọi là chấn thương tâm lí.
Trái ngược với nó là "PTSG (Post Traumatic stress Growth) " - một thuật ngữ đang thu hút nhiều sự chú ý gần đây, dịch sát nghĩa là ra là "sự gia tăng stress hậu chấn thương tâm lý". Thuật ngữ này thể hiện stress gia tăng rõ rệt và bất thường sau khi đầu óc liên tục trong trạng thái căng thẳng.
Đây là một khái niệm mới, từng chỉ được sử dụng trong quá trình chăm sóc nạn nhân trong trận động đất Hanshin - Awaji (1995) và Chuuetsu (2014). Đến tận trận đại địa chấn miền Đông Nhật Bản (2011), thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi và trở nên quen thuộc.
Vào năm 2016, Richard Tedeschi - Giáo sư ngành Tâm lý học Đại học North Carolina tại Charlotte - đã lần đầu sử dụng khái niệm "PTG - Sự gia tăng stress hậu chấn thương tâm lý".
Tedeschi không dùng "PTSG" mà sử dụng cụm từ đã được đã được lược bớt từ "Stress" - "PTG" - những tôi cho rằng sự gia tăng mức độ stress mới là phần phải nhấn mạnh nên tôi dám chắc đó là "PTSG", không phải "PTG".
Khi thảm họa xảy ra, ai cũng bị sock giống nhau và gặp phải phản ứng bất ngờ. Tuy nhiên, việc nó trở thành PST[D] hay PTS[G] sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.
Mặc dù tai họa khiến bạn bị stress, nhưng nếu sau đó bạn có thể vững vàng hơn thì cảm giác căng thẳng sẽ giảm. Mặt khác, những người không thể phục hồi được sẽ bị mắc kẹt trong trạng thái hoàn toàn căng thẳng và tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ stress.
Sự khác biệt giữa có thể hay không thể chấp nhận vấn đề. Những người không thể chấp nhận vấn đề sa vào một vòng luẩn quẩn như sau: hành động theo "quan niệm của người khác", mong muốn được xoa dịu, khiến cơ thể ngày càng stress
6:Tại Sao Những Người Càng Thiệt Thòi Lại Càng Không Đổ Lỗi Cho Người Khác

Mặc Kệ Thiên Hạ - Sống Như Người Nhật

Mari Tamagawa

6:Tại Sao Những Người Càng Thiệt Thòi Lại Càng Không Đổ Lỗi Cho Người Khác

Trận đại địa Chấn miền Đông Nhật Bản xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 chắc hẳn đã khắc sâu trong ký ức người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là nhân dân Nhật Bản. Khi chăm sóc tâm lý cho những nạn nhân chịu thiệt hại tại Fukushima trong vai trò của nhà tâm lý học, tôi đã nhận ra điều này.
Các nạn nhân không chỉ phải trải qua động đất và Sóng Thần mà còn cả sự cố nhà máy năng lượng nguyên tử fukushima, thế nên những nỗi đau họ chịu đựng không thể diễn tả bằng lời. Rất nhiều người chết hoặc phải chịu đựng mất mát do sự cố nhà máy năng lượng hạt nhân mà nhiều người đã không thể trở về nhà.
Từng người, từng người đều có vấn đề riêng khó giải quyết.
Lúc nói chuyện với họ, tôi đã hỏi những câu về tình hình của họ sau thảm họa như: anh được chuyển đến đâu, ở nơi đó xảy ra chuyện gì vậy, tình hình như thế nào... Khi đó khá nhiều người kể lại cho tôi dưới cái nhìn khách quan.
Con người thường sẽ muốn nói hết ra dù chỉ một lời phàn nàn cho hả giận, nhưng những người này lại không hề đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác.
"Giờ tôi phải chuyển nhà đến chỗ này, nơi đó cũng sẽ gặp phải chuyện này, chuyện kia. Nhưng tất cả mọi người cũng đều phải chịu như vậy mà nên tôi nghĩ rằng 'không chỉ có mình mình phải khổ cực' và điều đó khiến Tâm trạng tôi bớt nặng nề."
"Tôi nghĩ tinh thần và sự gắn kết của các thành viên trong gia đình rất quan trọng. Thật may tôi còn sống sót".
Mặc dù đang trong tình trạng khó khăn nhưng nhiều người bắt đầu nghĩ đến việc đóng góp cho xã hội.
Trong những người tâm sự với tôi, có một bác lớn tuổi đã mất cả nhà cửa và người thân vì thảm họa động đất. Bác vốn là một người làm việc liên quan đến những công trình công cộng. Bác nói :"Tôi đã mất đi tất cả mọi thứ, nhưng chính vì không còn gì để mất nữa, nên tôi muốn tìm ra cách sống của riêng mình và cống hiến".
Bác ấy bảo vì mình từng có kinh nghiệm làm việc liên quan đến công trình công cộng nên sẽ giúp ích trong cuộc tái thiết sau thảm họa. Hơn nữa, do có thể vượt qua được những tổn thương nên hiện tại tinh thần bác rất thoải mái.
Tôi lo rằng bác có thể sẽ đổ bệnh do quá sức, nhưng bác đáp lại "Khi đó thì phải đi bệnh viện thôi". Sau đó, không chỉ trận đại địa chấn miền Đông Nhật Bản, bác còn tới những nơi chịu thiệt hại khác để hỗ trợ mọi người.
Anh 35 tuổi, là một người khuyết tật và phải ngồi xe lăn. Ban đầu, chân tay anh vốn chỉ cứ động bất tiện, nhưng sau khi bị bỏ lại trong trận động đất, tình trạng của anh chuyển biến xấu nên khiến anh trở nên hoàn toàn không thể cử động được.
Vì sự chậm trễ của đội cứu hộ mà sức khỏe của anh tệ hơn, nên ban đầu, anh luôn oán hận người khác. Thế nhưng, trong khi trò chuyện, anh dần bắt đầu nói về ước mơ của mình.
"Tôi giỏi về vi tính. Dù chân không thể cử động thì tôi vẫn có thể sử dụng máy tính. Nhờ điều này, tôi vẫn kết nối được với rất nhiều người".
Anh phấn khởi nói " Tôi vẫn có thể đóng góp cho xã hội bằng cách đó mà". Ở lần trò chơi thứ hai, anh thông báo với tôi rằng mình đang tìm một công việc theo ngày thông tin.
Ở Fukushima, Bạn sẽ gặp rất nhiều người tự chấp nhận tình trạng của bản thân. Sau đó, nhận ra giá trị sống và mong muốn bước về phía trước như hai người đàn ông trên.
Khi một thảm họa tự nhiên nghiêm trọng đột ngột xảy ra khiến bạn trải qua mất mát, đe dọa đến cuộc sống thường ngày, bạn sẽ rơi vào tình trạng buộc phải đối mặt với một hiện thực khó khăn. Cách người khác nhìn bạn sẽ thay đổi, có thể họ sẽ nói với bạn những lời khiến bạn đau lòng.
Nhưng chấp nhận hiện thực này là bạn chứ không phải ai khác. "Chấp nhận" là một điều quan trọng để tạo cơ hội cho bản thân. Kể cả khi trải qua mất mát lớn, chỉ cần bản thân không bi quan và biết "chấp nhận" thì ai cũng đều có thể bước tiếp
Sau khi bạn có thể chấp nhận bản thân, bạn sẽ đặt ra những mục tiêu và mơ ước như "Tôi muốn trở thành thế này", "Tôi muốn làm điều này". Nếu vậy, thì đó là bằng chứng cho thấy bạn đã tiến tới giai đoạn kế tiếp.
Tuy nhiên, có người dù đã mất công đặt ra mục tiêu và mơ ước rồi nhưng lại khiến mình dậm chân tại chỗ do không biết tìm đường đi.
Không phải ai cũng có thể tìm ra con đường đúng đắn để hướng tới mục tiêu hay ước mơ mà mình đặt ra. Bạn có thể tham khảo gợi ý sau đây: gặp gỡ những người tốt nhất có thể.
Giả sử bạn đang làm việc trong một doanh nghiệp. Hãy tìm gặp người hiện tại có phương pháp kinh doanh thu được lợi nhuận cao nhất của nghành đó, hay nếu bạn muốn trở thành nhà văn, ãy tìm các tác giả mà mình ngưỡng mộ.
Tôi đã tìm gặp người tài giỏi nhất trong các nhà tâm lý học lâm sàng, ngài Yasutaka - Chủ tịch hiệp hội phi lợi nhuận các nhà tư vấn Giáo Dục Nhật Bản, và thầy Uchiyama KiKuo - cha đẻ hiệp hội các nhà tư liệu hành vi Nhật Bản và hiệp hội y học Hành Vi Nhật Bản, ngoài ra còn có thầy Tagami Fujio - Nguyên giáo sư đại học Tsukuba.
Tôi đã nói với thầy Uchiyama rằng "Thầy tham gia nhiều Hiệp hội như vậy chắc hẳn vất vả lắm", nhưng thầy đáp "chị cũng phải tham gia nhiều hiệp hội như vậy mà". Những người như thầy Uchiyama luôn cảm thông với sự vất vả của tôi.
Những "người tốt nhất" sẽ nghiêm túc chấp nhận bản thân bạn và bày tỏ niềm hân hạnh với việc bạn đến gặp họ. Hơn nữa, họ sẽ động viên bạn cố gắng, "cứ đi theo con đường của bạn nhé" và nhẹ nhàng đẩy bạn về phía con đừng nên đi.
"Người tốt nhất" là những người phải gánh vác rất nhiều việc, vì vậy họ thường không vì sự thành đạt của mình mà tự mãn hay tỏ ra vĩ đại, mà luôn có thái độ mềm mỏng với người khác.
Tuy nhiên Bạn hãy cẩn thận những kẻ "hoàn hảo nửa vời".
Dù bạn đã cất công đi gặp nhưng những kẻ "nửa vời" làm vẻ như muốn nói "Đây không phải chỗ bạn nên đến", hay tỏ ý chỉ trích "Đến việc đó mà cũng không làm được à?".
Cũng có kẻ luôn khoác lên mình bộ mặt của Một vĩ nhân, tưởng mình là người tuyệt vời, và có kẻ dù trong bất kỳ tình huống nào cũng tỏ ra hống hách. Điểm đặc trưng mà chỉ riêng những kẻ nữa vời mới có là luôn thích sử dụng những từ ngữ chuyên môn, hơn nữa họ khinh thường ai không biết chúng.
Những người đó thường buông ra những lời tiêu cực. Bởi họ dùng một lớp áo bảo hộ để phủ định bản thân mình.
Trái lại, "người tốt nhất" luôn trò chuyện với ta, đặt cùng điểm nhìn với ta. Họ luôn nói chuyện dễ hiểu và không mấy khi dùng từ ngữ chuyên môn.
"Người tốt nhất" chắc chắn sẽ đưa ra một lời khuyên hay đáp án về con đường bạn đã chọn. Họ sẽ cho bạn lời khuyên rằng con đường bạn định bước từ bây giờ liệu có đúng hay không.
Thế nên, khi đã phần nào có thể khẳng định bản thân, nếu bạn đi gặp "người tốt nhất", bạn sẽ kiên định hơn với con đường mình chọn
Tôi rất thích trẻ con. Con tôi, cả con cái của bạn bè hay người hoàn toàn xa lạ gặp trên đường tôi đều rất thích bởi chúng quá dễ thương.
Trẻ con rất tự do, vô lo vô nghĩ. Với chúng, thế giới mỗi ngày đều rộng mở thêm một chút và ngày nào cũng giống một cuộc hành trình mới.
Chúng có thể đưa tay ra với bất cứ thứ gì, cũng có rất nhiều điều nguy hiểm nên cha mẹ luôn phải đề cao cảnh giác khi nuôi dạy con nhỏ.
Nhưng Các bé thường hứng thú với thế giới xung quanh, chạm vào mọi vật có thể để tôi luyện các giác quan và bắt lấy những đồ vật gần chúng.Chúng thử tất cả mọi thứ.
Cạnh bàn cứng lắm nên không được đụng đầu vào. Thủy tinh nếu bị va đập thì sẽ vỡ, nên không được ném đồ đạc. Cứ như thế, trẻ sẽ hiểu được thế giới quanh mình. Thế nên, Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Quan niệm của bản thân vẫn có xu hướng bị những ý kiến của người khác tác động đến. Bản thân không thể tự dưng trở nên kiên cường được.
Vì vậy, điều mình thực sự muốn hướng tới là gì. Muốn trở thành người như thế nào và cả việc ban đầu bạn có cảm giác với điều gì chưa,.. Chưa chắc bạn đã hiểu được.
Tuy nhiên, nếu dừng lại tại đó, quan niệm của bạn seaxi yếu ớt. Thế nên, sau khi đến được điểm bạn đặt bước đầu tiên, trước hết hãy bắt đầu bằng việc "đưa tay ra một cách ngẫu nhiên".
Hãy "đưa tay ra một cách ngẫu nhiên" để nắm lấy thứ bản thân yêu thích.
"Tôi muốn thấy cái này, muốn chạm vào cái này" - thử đưa tay ra và thực hiện các phép thử. Sau đó chọn lựa điều gì tốt, điều gì không. Hãy biết từ bỏ những điều mà bạn cảm thấy vô nghĩa, chấp nhận những điều bạn cho rằng có ý nghĩa. Cứ lặp đi lặp lại việc lựa chọn, càng ngày bạn sẽ càng trở nên có chính kiến cá nhân.
Sự lựa chọn phải của chính bạn chứ không phải chọn lấy thứ đã bị người khác ảnh hưởng. Giống như một đứa trẻ mới bắt đầu tập bò, tôi luyện các giác quan bằng việc sờ soạng một cách ngẫu nhiên, trước tiên bạn nên thử tự mình đưa tay ra, sau đó lựa chọn thứ bạn "thích" và "ghét".
Điều này bước đầu sẽ khiến quan điểm cá nhân của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Hiểu rõ trong thế giới xung quanh, bạn sẽ nhận ra được điều gì khiến bạn thoải mái và điều gì không. Bạn Không cần miễn cưỡng chấp nhận những điều kiện bạn không thoải mái. Đã mất công thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng của bản thân thì nhất định phải từ bỏ những điều không thuộc về bạn!
Hãy vui vẻ, thoải mái để dễ dàng lựa chọn cho mình những điều tốt đẹp
Shakespeare từng nói: "Cuộc đời là một chuỗi lựa chọn liên tiếp".
Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp buộc bạn phải lựa chọn
Hằng ngày, từ việc "Nên tiếp tục làm công việc hiện tại hay nhảy việc?" ; "Nên kết hôn với người này hay không?"; "Nên sống trong một ngôi nhà tuy xa nhưng giá thuê rẻ và rộng rãi hay ngôi nhà dù tiền thuê đắt và chật hẹp nhưng lại gần công ty?" đến những việc nhỏ như "Hôm nay mặc đồ gì?"; " Sau khi về nhà làm gì đây?"
đều buộc bạn phải liên tục đưa ra những lựa chọn.
Bạn không thể sống mà không lựa chọn điều gì. Chỉ cần còn sống, chúng ta cần phải lựa chọn.
Thường xuyên lựa chọn đôi khi còn quan trọng hơn so với việc luôn luôn băn khoăn xem lựa chọn này đúng hay sai. Ta bắt đầu từ việc đưa tay ra một cách ngẫu nhiên, chọn lấy một trong số vô vàn lựa chọn. Lựa chọn sẽ giúp bạn hiểu được thứ gì phù hợp và thứ gì không phù hợp với mình. Nếu bạn tiếp tục tìm kiếm điều phù hợp với bản thân, dần dần bạn trở nên hiểu rõ thứ phù hợp với mình và trở nên vui vẻ hơn.
Tôi từng vớ nừa lấy một quyển sách triết học đọc thử và học bất kỳ một môn "gì đó" . Tôi luôn tự nhủ với bản thân rằng, mình phải cố gắng. Dần dần, trong số những điều mình chọn lựa, tôi thấy được lĩnh vực nào khiến mình có thể cảm thấy thoải mái và học tập thuận lợi nhất.
Bạn đầu, tôi thậm chí còn chẳng đạt đến trình độ phân biệt được "thích" và "ghét", dễ đọc hay không, tiếp thu được hay không. Thay vì cố học những thứ quá khó nằm ngoài tầm với của mình một cách vô ích, tôi học thứ bản thân mình cho là thú vị. Trước hết, tôi ưu tiên cho sự thoải mái của mình và tiếp tục giữ gìn điều đó. Dù lúc ấy, Tôi thấy vẫn chưa "thích" thật nhưng về sau, tôi đã dần yêu thích nó.
Hơn ngay cả những người tìm đến tôi tâm sự, có người sau khi dùng phép thử thách đánh thức tài nấu ăn của mình, có người vì từng được giúp đỡ để trải qua giai đoạn đau khổ nên bắt đầu nghiên cứu tâm lý học để giúp lại những người khác.
Cơ hội có thể làm bất cứ điều gì.
Sự vươn tay ra một cách ngẫu nhiên, rồi chọn điều khiến bạn thoải mái. Sau đó, theo đuổi thứ mà bạn nghĩ rằng phù hợp với mình. Nếu thực hiện lần lượt các bước đó, bạn sẽ tìm thấy "điều bạn yêu thích".
Bạn không cần phải tìm kiếm "Thứ mình yêu thích là gì?" ngay từ ban đầu. Nếu bạn theo đuổi điều phù hợp với mình rồi trở nên hứng thú và thấy vui vẻ khi làm điều đó thì tự nhiên Bạn có thể khám phá ra "thứ bạn yêu thích".
Tiếp tục làm "điều bạn yêu thích", điều này thực sự trở thành điều bạn muốn làm chứ không phải do người khác áp đặt lên bạn nữa. Có nghĩa là, mơ ước và mục tiêu của bạn sẽ được khám phá.
Những người có thể đối mặt với bản thân và chấp nhận hiện thực, sẽ bước được những bước đầu tiên trên đường đời.
Khi ấy, có thể bạn vẫn chưa thấy được rõ ràng mình sẽ trôi dạt đến nơi đâu, nhưng nếu cứ vươn tay ra và cảm thấy bản thân thoải mái khi làm điều này, thì mục tiêu và ước mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực.
Cuộc đời của bạn sẽ dần thoát khỏi những đánh giá và chuẩn mực của người khác để trở thành chính bản thân mình
Sau khi xác lập được mục tiêu mới, bạn nghĩ rằng "Được rồi!Mình phải cố lên!" nhưng chẳng hiểu sao động lực đó lại biến mất trong chốc lát.Chắc hẳn bạn cũng từng trải qua chuyện này rồi.
Tôi cũng thường xuyên như vậy.
Một ngày, hai ngày trôi qua, vì cảm thấy mọi thứ còn mới mẻ nên tôi vô cùng cố gắng. Nhưng đến ngày thứ ba, ban đầu tôi nghĩ phải cố gắng lên nhưng cơ thể chẳng chịu nghe theo, điều đó khiến tôi quyết định "Nghỉ nốt hôm nay, mai cố gắng vậy".
Thế rồi đến ngày mai, lại có vấn đề khác xảy ra, công việc khác chiếm hết thời gian, và mục tiêu đã đặt ra chẳng biết bị bỏ quên từ lúc nào.
Tôi nghĩ chắc chắn mình không chỉ là người duy nhất gặp phải tình huống này.
Tại sao chúng ta không thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu? Chúng ta đã mất công theo đuổi ước mơ và mục tiêu, vậy mà lại để sự "cả thèm chóng chán" của bản thân đặt dấu chấm hết cho chúng thì thật lãng phí.
Bạn đã không còn phải để ý đến ánh nhìn của người khác và giải phóng được bản thân, nhưng nếu liên tiếp bỏ qua mục tiêu, bạn rất dễ rơi vào cảm giác bất lực, lại tiếp tục bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người khác.
Thế Nhưng, cho dù bạn có hiểu được điều đó, thì tình trạng cả thèm chóng chán vẫn thường hay xảy ra. Bạn không cần phải buồn bã chỉ về mình hay cả thèm chóng chán. Điều này xảy ra do ảnh hưởng tới hoạt động của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Cơ chế duy trì cân bằng nội môi gọi là "homeostasis", là cơ chế bảo đảm cơ thể của chúng ta ở trong một tình trạng nhất định. Walter Bị. Cannon đã phát hiện ra cơ chế này.
Đây là cơ chế giữ cho môi trường bên trong Không thay đổi trước những tác nhân có thể biến đổi bên ngoài. Bảo đảm thân nhiệt ở mức nhất định dù nhiệt độ tăng hay giảm, duy trì huyết áp và độ ẩm trong cơ thể và loại bỏ những vi khuẩn, virus có ý định xâm nhập vào cơ thể đều là nhiệm vụ của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Những phản ứng như trên luôn được tự động kích hoạt để bảo vệ sự an toàn của cơ thể. Chúng hoàn toàn không liên quan đến ý muốn cá nhân của chủ thể.
• Tôi muốn thoát khỏi tình trạng này.
• Tôi muốn vứt bỏ hết muộn phiền.
• Tôi sẽ bắt đầu làm việc ngay!
• Lần sau nhất định sẽ thành công!
Về mặt lý thuyết, việc đã xác định mục tiêu nhưng mãi mà chẳng thể biến chúng thành hiện thực cũng tương tự như trên. Mặc dù, trong đầu ta ý thức được rằng mình phải thay đổi, nhưng chức năng sống của cơ thể lại nghĩ "Tôi không muốn thay đổi!"
Như vậy, Homeostasis rất hữu ích nhưng cũng khá phiền phức, sẽ trở thành một cơ chế hãm khi chúng ta gần chạm đến mục tiêu hay sự thay đổi. Tuy điều này vẫn đang là lý thuyết phổ biến, tuy nhiên, thực ra tôi lại cho rằng còn có một lý do khác.
Con người là loài sinh vật thích nghi kém trước sự thay đổi, thế nên khi cố gắng đạt được ước mơ hay mục tiêu, con người cần có "năng lượng để biến hóa", nhưng sự thay đổi lại không chuẩn bị trước một cách cẩn thận.
Sẽ có thứ gì có thay đổi so với tình trạng hiện tại, có thể là sự biến đổi của hoàn cảnh hay sự thay đổi của chính bản thân. Sự thay đổi ấy sẽ khiến con người tiêu tốn nhiều năng lượng.
Nếu bạn không sẵn sàng cho sự thay đổi thì dù bạn tốn bao nhiêu công sức, bạn vẫn sẽ cảm thấy rằng "có điều gì đó Sai sai". Sau đó, bạn sẽ mệt mỏi, bất an, rồi đột nhiên tinh thần lao dốc
Việc hao tốn tâm trí khiến cả cơ thể và tinh thần đều mệt mỏi. Bởi vậy, đôi khi bạn muốn bỏ cuộc cũng là điều dễ hiểu.
Để đạt được mục tiêu và ước mơ, bạn cần phải chuẩn bị trước "năng lượng", chính là "sự sẵn sàng cho ước mơ trở thành hiện thực".
Sau khi cố gắng tìm kiếm, bạn đã gặp được người phù hợp để kết hôn rồi tổ chức đám cưới. Đối với những người đang mong muốn lập gia đình, tâm nguyện đó hẳn đã được hoàn thành.
Thế nhưng, sau khi trải qua cuộc sống hôn nhân. Những người thiếu "sẵn sàng" chắc chắn vỡ mộng.
Đối với phụ nữ Nhật, họ phải thay đổi tên họ quen thuộc mà mình đã dùng suốt từ khi sinh ra. Ở cơ quan, họ sẽ được gọi bằng tên khác. Ngoài ra, họ cần phải đổi lại tên trên bằng lái ô tô, tài khoản ngân hàng.. Tuy không nhiều nhưng cũng có người phản ứng rất chậm khi được gọi bằng tên họ mới do chưa quen. Điều đó cũng khiến họ căng thẳng.
Cuộc sống mới của hai người bắt đầu, môi trường sống cũng thay đổi theo. Bạn phải rời xa môi trường sống quen thuộc để bước vào môi trường sống mới.
Kết hôn có nghĩa là bạn có gia đình mới và có cuộc sống chung với người khác vì cả hai đều lớn lên ở môi trường khác nhau, nền giáo dục khác nhau, Tính cách khác nhau nên sẽ nảy sinh mâu thuẫn trong khi chung sống.
Từ những việc nhỏ như cách nêm gia vị với món canh miso, cách gấp quần áo cho tới việc lo bên nhà nội ngoại,
Thậm chí các quy tắc trong cuộc sống sinh hoạt mới đều có thể là những điều mà bạn chưa bao giờ dám tưởng tượng đến từ khi sinh ra. Mặc dù, bạn hi vọng một cuộc hôn nhân thật hạnh phúc Nhưng bạn lại chưa Sẵn sàng cho ước mơ trở thành hiện thực nên hoàn toàn bị sự thay đổi ấy làm cho chóng váng.
Sự mệt mỏi và stress quá mức sẽ gây ra trạng thái " Shoushin ustu " ( còn gọi là bệnh trầm cảm thăng tiến)..
Khi hoàn cảnh thay đổi, các mối quan hệ xã hội thay đổi, phạm vi trách nhiệm cũng thay đổi. Tuy nhiên sự phân chia năng lượng cho sự thay đổi đó lại không đồng đều thì sẽ gây ra mất cân bằng và kiến Cơ thể mệt mỏi. Trong trường hợp chịu đựng quá sức, bạn khó có thể phục hồi.
Vậy, chúng ta nên làm thế nào để sẵn sàng cho ước mơ trở thành hiện thực?
Bạn chỉ cần phân chia lại cách sử dụng năng lượng. Năng lượng trong cơ thể bạn hữu hạn. Nếu bạn phân chia năng lượng chưa hợp lý, chưa biết cách tái tạo năng lượng cho bản thân thì có thể sẽ mệt mỏi, uể oải.
Thế nên, bạn phải dự tính trước xem cần tốn bao nhiêu công sức cho những điều mới mẻ và sự thay đổi. Khi có mục tiêu và ước mơ, bạn phải phân chia nguồn năng lượng theo một cách khác

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #doc9218