2222

Sau khi đi khám phá rằng vấn đề của bạn thực sự không có cách giải quyết, Bạn sẽ cảm thấy vô vọng.Bạn nhận ra và chết lặng vì mình không thể làm bất cứ việc gì nếu không phụ thuộc vào người khác,vì không biết mình nên làm gì mới phải.Do đó vấn đề của bạn ngày càng lớn,tổn thương cũng sâu hơn.
"Cảm giác bất lực" liên quan chặt chẽ đến những vấn đề tâm lý phát sinh Khi chúng ta sống theo chuẩn mực của người khác.Vì thế chỉ khi nắm bắt được bản chất của cảm giác bất lực chúng ta mới có thể thấu hiểu tâm hồn mình và giảm nhẹ cho nó.
Nếu Phân tích chi tiết,có thể thấy cảm giác bất lực đến với chúng ta được chia làm 3 giai đoạn:
1.cảm giác bất lực liên quan đến năng lực.
2 cảm giác vô lăng khi không thể kiểm soát được sự việc.
3 cảm giác trống rỗng không ai có thể hiểu được.
Cảm giác bất lực liên quan đến năng lực là cảm giác bất lực khi không thể khống chế thực hiện những kỹ năng hoặc việc mà bản thân mong muốn như nói tiếng Anh tốt, học tập tốt, dạy sớm.
Cảm giác này ban đầu chỉ đến một cách đơn lẻ,từng điều một.Như ví dụ tôi đề cập đến ở trên,không thể nói tiếng Anh,không thể học tập tốt hay không thể dậy sớm thì từng cái riêng lẻ không thể nào giáng một đòn chí mạng vào bạn.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi những điều đó chồng lên nhau,khiến bạn cảm thấy bản thân mình chẳng làm được gì ra hồn đã khiến bạn gần như sụp đổ .
Mình không giỏi tiếng Anh,thành tích học tập lại kém ,đã vậy đến việc dậy sớm mỗi sáng còn không thể làm được.Mình chẳng được tích sự gì cả? Đúng quá còn gì!".
Cứ như vậy bạn sẽ không thể phát huy khả năng của mình cũng không thể khống chế được những cảm xúc và suy nghĩ về việc đó.
"Cảm giác vô năng" có lẽ là cái tên thay thế dễ hơn cho giai đoạn thứ hai này.
Bước sang giai đoạn thứ 3,cảm giác bất lực có chiều hướng tăng lên,bạn cảm thấy bi quan,nghĩ rằng mình chẳng làm được điều gì cũng chẳng ai giúp được mình cả,thế giới này chỉ mình đơn độc mà thôi.
"Làm thế nào cũng vô dụng cả thôi. Bản thân mình không kiểm soát được tình hình,mà cũng chẳng ai giúp được mình cả,mọi thứ đã không còn cách nào cứu vãn được nữa rồi.. "
Và bạn rơi vào Tuyệt Vọng Giai đoạn thứ ba này gọi là "cảm giác trống rỗng."
Theo những ví dụ trên, " cảm giác vô năng" xuất hiện không Chỉ bởi cảm giác bất lực ngày càng chồng chéo lên nhau mà do những thất bại liên tiếp lặp đi lặp lại dù chỉ là những việc nghe chừng rất đơn giản.
Tôi rất kém trong việc xác định phương hướng ,khi đi tàu điện tôi thường hay lo lắng nên lên nhầm chuyến tàu đi về hướng ngược lại, nếu chỉ một hai lần tôi còn có thể thốt lên "chết!nhầm rồi."và coi nó như một câu chuyện hài hước trong lúc cảm thấy thất vọng về bệnh mù đường của bản thân.
Thế nhưng,nếu lỗi đó cứ lặp đi lặp lại vào lúc quan trọng như có cuộc họp khẩn thì khi đó cảm giác bất lực sẽ chuyển thành cảm giác vô năng.
Mặc dù đã biết yếu điểm của mình nhưng trong những thời điểm quan trọng mà vẫn dẫm lên vết xe đổ, khi đó bạn sẽ cảm thấy mình làm gì cũng chẳng ra hồn,mình thật bất lực đến nỗi không quản nổi bản thân.
Tôi nhận ra mình lên nhầm tàu điện nhưng sau đó bạn có hoảng hốt đến mức nào thì xung quanh cũng chẳng có ai giúp được bạn,những người xung quanh bạn lúc đó không thể biết rằng bạn đang lên nhầm tàu.
Và tất nhiên bạn cũng không thể kêu lên "giúp tôi với". vì thế chắc chắn không ai giúp bạn cả.
"Không ai chịu giúp mình,mình là đồ vô dụng", "mọi người chắc đều nghĩ nó lại thế nữa à ...","đây mà"....Hẳn đó là những suy nghĩ trong đầu bạn nhưng giam mình vào những suy nghĩ ấy sẽ khiến bạn rơi vào cảm giác trống rỗng.
Bạn sẽ trải qua từng giai đoạn mang tên "cảm giác bất lực", " cảm giác vô lăng",và "cảm giác trống rỗng".Những cảm giác sẽ lần lượt đeo bám khiến bạn cảm thấy ngày càng mệt mỏi.Vậy nên, cho dù bạn không làm được cái này cái kia thì bạn phải khống chế bằng được cảm giác của mình.
Tôi cho rằng ba giai đoạn cảm giác trên chính là nguyên nhân lớn gây ra vấn đề về nội tâm.
Nỗi phiền muộn của mỗi người chủ yếu bắt nguồn từ cách đánh giá của người khác.Chính vì nhận thức được lời nói và ánh nhìn của người khác nên chúng ta càng cảm thấy bất lực nhận ra mình không thể kiểm soát chính bản thân cũng như không có khả năng giúp đỡ ai.khi bạn càng hạ thấp sự tự nhận thức cá nhân,bạn càng phủ định chính mình.
Để không trải qua các giai đoạn đó thì: nếu như bạn đã và đang có cảm giác bất lực ,hãy ngăn mình lại ngay trước khi chạm đến mốc tiếp theo, cố gắng kiểm soát hành động và cảm xúc của bản thân để bình tâm lại.
Trong truyện ngắn ra mắt năm 2017 mang tên "Hikari no Ue no Chiisana Kodomo" (Sugarless Love) - nhà xuất bản Shueisha,nhà văn Fumio Yamamoto,người từng đoạt giải thưởng văn học Naoki có biết một câu chuyện như sau:
Minami là một cô gái có dáng người mập mạp nhưng lại thu hút rất nhiều người khác giới.Còn Shuuko luôn nghĩ rằng mình chỉ hạnh phúc khi sở hữu một vóc dáng mảnh mai.một ngày nọ Shuuko hỏi Minami Vì sao lại có thể khiến nhiều người đàn ông để ý tới mình như vậy. Minami trả lời:
"Ừm.. Bởi tớ không sống với chính bản thân mình."
Và cô nói tiếp.
"Những người tớ đã gặp từ trước đến giờ ai chẳng muốn được yêu quý ,đàn ông ,phụ nữ có kinh tế mọi người đều muốn mình đựơc yêu thương, muốn được lắng nghe ,muốn được chấp nhận và khen ngợi. Vì thế nên tớ làm những điều đó với họ.Chỉ vậy thôi.
Được lắng nghe, được chấp nhận và được khen ngợi, chắc hẳn có rất nhiều người mong muốn người khác làm vậy với mình.
Thế nhưng đó Có Thể Là "Yêu"?
Mỗi khi nhớ tới câu chuyện trên, tôi đang nghĩ con người chẳng ai có thể một mình sống trên đời,mọi người đều sống trong những mối liên hệ với người khác.Cuộc sống tuy có niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng cũng có những nỗi đau và sự buồn bã.Có người gây tổn thương. Con người ta, vì ngăn mình bị thương tổn mà luôn phải để tâm đến Ánh mắt của người khác và sống theo quan điểm của họ. Minami chính là người như vậy.
Giống như cách cô nói, không sống với chính bản thân mình. Việc sống mà đánh mất bản thân mình thật sự rất đau khổ nhưng thực tế vẫn có nhiều người tiếp tục muốn bị đau khổ như vậy.
Vậy nên, để thay đổi cách sống của bản thân ,chúng ta cần phải tách mình khỏi suy nghĩ của người khác.
Không thể học được cách "phớt lờ" những đánh giá từ bên ngoài nhưng không phải chỉ vì bạn phớt lờ những đánh giá của họ mà sau này họ sẽ không yêu quý ,giúp đỡ bạn nữa.Nếu bạn cần, họ vẫn sẽ trợ giúp bạn. không ai thích người khác cứ mãi lệ thuộc vào mình nhưng mọi người vẫn vui vẻ giúp đỡ lẫn nhau.
Chắc hẳn Khi đọc đến phần này, các bạn đã hiểu được từ" xoa dịu" không được sử dụng với ý nghĩa thư giãn.
"Xoa dịu"đồng nghĩa với việc" Đùn đẩy cho người khác".
Có lẽ bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái Nếu được" xoa dịu" Và thậm chí còn không thể ý thức rằng mình đang "đùn đẩy" cho người khác, phụ thuộc vào người đó. Bởi vì khi đó,con người không tự đối mặt với vấn đề, không tự mình suy nghĩ,cũng không tự mình hành động.
Đến đây Tôi mong các bạn có thể nhận ra rằng nhờ cậy người khác và đùn đẩy cho họ tưởng như giống nhau nhưng thực ra lại là hai khái niệm riêng biệt.
Mong muốn được ai đó "Xoa dịu" không đem lại cho bạn hướng giải quyết ,Tôi đã lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần, nhưng đương nhiên bạn vẫn có thể nhờ người khác giúp đỡ để giải quyết vấn đề.không ai bắt bạn phải làm tất cả mọi việc cả.
Trên đời này,đôi khi bạn không thể giải quyết mọi vấn đề mà chỉ dựa vào sức mình,tuy nhiên bạn tuyệt đối không được hoàn toàn ỷ lại vào họ thậm chí có những người còn muốn người khác giải quyết luôn vấn đề cho mình. ví dụ dụ bạn lên taxi và nói với tài xế: " anh có thể đưa tôi đến đâu đó không?"
Nếu bạn nói như vậy, có lẽ tài xế cũng không biết phải đáp thế nào. có thể người tài xế nào đó sẽ vui vẻ lái chầm chậm vòng quanh vài phút và cho bạn xuống ở nơi thích hợp.Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự xoa dịu tạm thời. Trước khi lên xe l,Bạn nên suy nghĩ nơi mình muốn đến,bạn cần có định hướng cho mình:nhờ người khác giúp đỡ để vượt qua hay ỷ lại hoàn toàn vào người khác.
Việc mong muốn được giúp đỡ và được xoa dịu hoàn toàn khác nhau. Trước đây có lần tôi cũng từng mong muốn được người khác giải quyết hộ tất cả mọi việc, nhưng một người thầy đáng kính đã khiến tôi thực sự bất ngờ.
Trong lúc tiến hành dự án chăm sóc tâm lý sau một thảm họa tự nhiên, tôi định nhờ thầy Takahashi yoshitsuma đang công tác tại Trường đại học Tsukub người dẫn đầu ngành hỗ trợ tâm lý do thảm họa cho lời khuyên và tôi đã thản nhiên hỏi: Thưa thầy,có thông tin gì hữu ích không ạ?"
Ngay lập tức, Thầy nói::"cách hỏi của em lạ thật đấy."
Cách tôi đưa ra câu hỏi cũng tương tự như câu hỏi:" Tôi đang bị lạc đường nhưng tại sao tôi lại bị lạc nhỉ?" Thế nên câu hỏi mãi không có câu trả lời.
Thầy nói:" những lúc thế này em nên biết mình muốn đi đâu nhưng cũng cần tự hỏi mình nên đi như thế nào Nếu không chỉ ra điểm đến của mình thì chẳng ai có thể hướng dẫn em cả"
Lúc nói:" chán quá,Em không biết nên bắt đầu từ đâu cả".Tôi chỉ đơn thuần gửi gắm rắc rối săng cho thầy,bởi Tôi không nói rõ mình lúng túng vì điều gì hay mình muốn có kết quả như thế nào nên thầy giáo cũng không thể đưa ra một đáp án thích đáng được.
Nếu ngay từ đầu chúng ta sắp xếp lại vấn đề cẩn thận, làm rõ cái gì cần và cái gì mình không hiểu rồi mới hỏi thì người giúp bạn sẽ dễ dàng trả lời hơn. Để làm được điều đó Chúng ta cần đối diện với bản thân và tìm hiểu xem vấn đề khiến mình đau đầu là gì.
Hãy hỏi vấn đề mà người khác có thể nắm bắt và đưa ra câu trả lời.Đừng vì chính bạn cũng không thể giải quyết vấn đề của bản thân mà lại đùn đẩy cho người khác. có như vậy bạn mới nhận được sự giúp đỡ thiết thực.
Nếu bạn nhận được sự giúp đỡ từ họ (ví dụ một phương án nào đó chẳng hạn ).Bạn sẽ cảm thấy mình được cứu vớt và nhận ra giá trị của bản thân cũng như nâng cao sự tự nhận thức bản cá nhân.
Tôi mong rằng nếu bạn đi lạc thì thay vì "tôi bị lạc, rắc rối to rồi, giúp tôi với" bạn có thể nói" tôi bị lạc,Rắc Rối to rồi,giúp tôi với Tôi muốn đến chỗ này
Thật kỳ lạ, con người khi càng đau khổ lại càng muốn" làm một điều gì đó ".Nhưng chính việc này sẽ nảy sinh những mối liên hệ giữa người với người, phát sinh những điều mới.
Nếu Hiện tại bạn đang cảm thấy buồn bã và đau khổ nhưng chưa thấy bản thân cần làm điều gì đó thì chứng tỏ bạn chưa hoàn toàn lấn sâu vào muộn phiền, cũng như chưa rơi xuống vực thẳm.
"Kosotsuki taiKen" là từ chuyên ngành và nhà tâm lý học lâm sàng thường sử dụng.Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng đôi khi việc dứt khoát buông mình xuống vực sâu lại là phương pháp tốt,khi đó bạn sẽ thấy dường như mọi hoạt động của cơ thể bị đình trệ nên chắc chắn ta sẽ có thời gian suy nghĩ.
Tuy nhiên,cứ mãi mãi quẩn quanh trong suy nghĩ" làm sao mới được đây?" cũng không phải là cách.
Và suy nghĩ của bạn có thể là: " thế này không được rồi.. ","Mình phải thay đổi điều gì đó".
Trong khi suy nghĩ,bạn sẽ hoàn toàn chìm vào đau khổ và phải đối mặt với cảm giác bất lực.Chính vì"cảm giác bất lực" nảy sinh từ quan niệm của người khác nên cho dù bạn gặp rắc rối với rất nhiều người khác nhau thì căn nguyên của nó vẫn là cảm giác bất lực.Bạn không thể tự vực bạn thân mình dậy. chỉ vì lời nói và ánh mắt của người đó.
Thực ra,bạn có thể đối mặt với cảm giác bất lực một cách tốt nhất trong cây tinh thần còn chưa suy sụp. Tuy nhiên,con người lại không nghiêm túc
đối mặt với vấn đề của mình khi họ còn có thể.
Nếu chỉ mới bị stress nhẹ mà bạn đã tìm đến sự khó chịu thì nỗi phiền muộn sẽ ngày một lớn.Bạn phải tiếp tục chịu đựng nó cho đến khi rơi xuống tận đáy vực rồi cuối cùng đối mặt với cảm giác bất lực của bản thân.
Thay vào việc xuất hiện cảm giác trống rỗng,có thể lần đầu tiên bạn nghĩ tới việc "từ bỏ".
Đây là một nhận thức vô cùng quan trọng,bởi "từ bỏ" sẽ giúp bạn gạt đi những quan điểm của người khác, tự nhận thức để thay đổi cuộc đời mình.
Nếu đối mặt với cảm giác bất lực con người sẽ biết được giới hạn của mình và nảy ra những suy nghĩ như sau:
•Dù mình có quan tâm đến người đó đến mấy thì cũng không làm được gì cả.
•Dù mình buồn phiền vì người đó cũng chẳng có gì thay đổi?
•Tóm lại mình phải làm điều gì đó dù người khác nghĩ gì đi chăng nữa.
Việc này hoàn toàn không giống với kiểu từ bỏ mà chỉ nói suông: " Tôi bỏ cuộc đây".Thoát khỏi sự lệ thuộc và gạt bỏ đi sự lưu luyến đó mới là "từ bỏ".
Chúng ta không thể thực sự từ bỏ khi còn dựa dẫm vào người khác.Tâm hồn không thể thanh thản nếu bạn còn mãi vương vấn.Từ bỏ tức là thoát khỏi sự lệ thuộc và gạt bỏ đi niềm lưu luyến,đối mặt với "cảm giác bất lực" và cố gắng chữa lành những tổn thương của bản thân.
Đương nhiên tôi cũng là người từng trải qua giai đoạn Kosotsuki taiken Và từ đó hiểu ra nhiều điều.Tôi đã từ bỏ và không còn cần phải nhắm đến mục tiêu là một người bình thường theo cách mà mọi người nghĩ nữa.
Tôi từ bỏ cách sống rập khuôn từ những điều nhỏ nhất,tôi từng luôn nghĩ rằng đi làm là phải mặc áo vest đen, đeo cặp đen, mang dày cao gót cho giống mọi người.Thế nhưng tôi đã từ bỏ suy nghĩ ấy.
Tôi không còn mong muốn trở nên giống một ai đó, tôi nhận ra rằng "kỳ vọng vào người khác" hoặc theo phong cách của ai đó cũng chẳng để làm gì.
Tôi đã có thể bỏ được những điều bình thường," cách sống rập khuôn" và "kỳ vọng vào người khác".
Tôi tự tin tuyên bố rằng: chính nhờ buông tay với những điều đó tôi có thể bước thêm một bước. Nếu bạn không thể tiến lên, thì bởi vì bạn vẫn bị kìm hãm trong suy nghĩ "Bước tiếp theo nên làm thế này,Thế này". bạn không nhận ra rằng còn có một con có một nước đi khác.
Nếu bạn loại bỏ được ý nghĩ" mình chỉ có mỗi cách đó thôi",Có lẽ bạn sẽ nhận ra còn có một thế giới khác rộng lớn hơn,nơi mà bạn có khả năng đi về bất cứ hướng nào.
Sau đó, bạn sẽ nhờ ai đó hỗ trợ mình hoặc cũng có thể tự tìm hiểu qua sách vở.Từ những cuộc gặp gỡ đó ,bạn sẽ có khả năng nhận thức những điều mới mẻ,tìm ra chiếc chìa khóa dẫn bạn đến bước tiếp theo.
Nếu bạn trải qua "Kosotsuki taiken" và chạm đến" cảm giác bất lực" thì việc vượt qua được nỗi đau khổ vẫn nhanh chóng và dễ dàng hơn bạn tưởng.
"Vô lý, Làm sao có thể vực lại tinh thần ngay sau khi rơi xuống đây vực chứ? "
Có lẽ bạn cảm thấy thế, nhưng bạn hoàn toàn không cần lo lắng điều đó.
Những người rơi xuống sâu đến mức từng trải qua "Kosotsuki taiken" và đối mặt với "cảm giác bất lực" sẽ không bao giờ nghĩ tới việc tìm đến cái chết bởi họ chẳng còn chút sức lực nào để tự sát nữa. Thật đáng tiếc khi nhiều người không chịu nổi quan điểm của người khác và dùng chút sức lực cuối cùng còn lại để tự kết liễu cuộc đời mình mà không chịu dành thời gian đối diện với bản thân.
Vậy nên, nếu bạn đã có suy nghĩ" mình muốn từ bỏ thế giới này ",Xin hãy đợi thêm một thời gian nữa. Hãy luôn tâm niệm trong đầu rằng, bạn vẫn chưa rơi xuống đáy đâu. Năng lượng của bạn vẫn còn. Hãy đợi một chút nữa cho đến khi chạm đáy.
Nhiều bạn trẻ hiện nay nghĩ theo kiểu nếu bản thân không tồn tại thì mọi người sẽ hạnh phúc hơn hoặc tốt nhất là mình nên chết đi vì ai đó. Thay vì sống "theo quan điểm của người khác" như vậy, Bạn hãy lựa chọn cách để mình có cảm giác rơi xuống đáy vực, sau đó dũng cảm đối mặt với "cảm giác bất lực".
Sau khi rơi xuống bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được một điều gì đó.
Bản thân tôi cũng từng có một khoảng thời gian thay đổi suy nghĩ từ "muốn biến mất khỏi thế giới này" sang "muốn sống trên thế giới này". Khi tôi bị chồng đánh đập tới mức gãy xương ,bị dán băng dính vào miệng, tôi đã rất muốn tự tử.
Tôi căm hận cuộc sống của mình, căm hận hoàn cảnh của mình , ngày nào cũng nghĩ "tôi muốn chết,muốn chết". Thế nhưng lúc ấy, tôi chợt nhận ra rằng mình sợ cái chết.
Có lẽ con người sẽ không nghĩ "muốn chết" nữa khi cái chết ở ngay gần trước mắt. Đến lúc cận kề với ranh giới sống chết con người sẽ đột nhiên thay đổi suy nghĩ.
Tôi gọi cách sống theo ánh mắt và đánh giá của người khác là "sống bằng quan điểm của người khác". Việc tự đối mặt với bản thân có quan điểm và tiếng nói của riêng mình mà không phụ thuộc vào người khác là "sống theo quan điểm của bản thân".
Kể cả khi không rơi vào tình cảnh cực đoan như tôi, sau khi bạn rơi xuống đáy vực trải qua giai đoạn " Kosotsuki taiken" và từ bỏ được, bạn không chỉ được giải phóng bản thân khỏi quan điểm của người khác mà còn có thể hoàn toàn biến nó thành chính kiến của bản thân. Sự thay đổi đó chỉ diễn ra trong thoáng chốc.
Cho đến khi thay đổi được, nhiều người phải mất một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên quá trình thay đổi lại chỉ diễn ra trong khoảnh khắc khi ta chợt nghĩ "À!" khi ấy, bạn tự cảm được bình yên, thoải mái và không ràng buộc.
"Trải nghiệm À" Mà nhà nghiên cứu não bộ Kenichio Mogi sẽ nói tới, có thể hiểu là trải nghiệm học tập mà tế bào thần kinh của não đồng thời hoạt động và phát sinh duy nhất một lần sự biến đổi về bản chất.
Vì những người có cảm giác mình rơi xuống đáy vực thường có nhiều thời gian để đối mặt với bản thân và suy nghĩ nên họ dễ dàng thấy được quan điểm của bản thân.
Đừng bi quan khi thấy mình rơi vào tình trạng tồi tệ. Nếu bạn có thể thẳng thắn đối diện với bản thân và thoát khỏi những điều đang giam cầm bạn, bạn sẽ trở thành con người có chính kiến, biết quý trọng hơn và đặt những cảm xúc của bản thân lên trên mọi ánh nhìn của người khác.
Khi mùa đông lạnh lẽo vừa qua đi, mùa xuân ấm áp sẽ đến. Giây phút bạn chấp nhận từ bỏ và gạt đi ý kiến của người khác, sống bằng chính kiến của bản thân sẽ là thời điểm bạn thấy tâm hồn mình thanh thản
Nhiều người muốn tôi tư vấn cho họ về những vấn đề trong cuộc sống thường ngày như tâm trạng không vui vẻ, công việc và chuyện tình cảm không suôn sẻ, cũng có những người tâm hồn tổn thương sâu sắc đến nỗi họ không biết nên làm gì mới phải.
Dưới đây là câu chuyện của một giáo viên làm việc tại trường học ở một vùng quê nọ.
Anh vốn là giáo viên tại một ngôi trường bình thường nhưng đột nhiên bị điều chuyển sang trường dành cho học sinh khuyết tật. Đây là lần đầu tiên anh thuyên chuyển công tác. Tại môi trường làm việc mới vì anh chưa rõ nhiều điều nên thường bị những giáo viên khác quở trách, mối quan hệ với đồng nghiệp cũng không suôn sẻ. Vì vậy người đó đã mắc chứng trầm cảm và cuối cùng buộc phải nghĩ việc.
Người giáo viên trong ví dụ trên đã rơi vào ba giai đoạn của cảm giác bất lực.
Thứ nhất, lần đầu tiên anh bị điều chuyển công tác. Hơn nữa, đây là môi trường đặc biệt, chưa quen thuộc và bị đồng nghiệp trách Cứ. Từ đó, anh nảy sinh cảm giác bất lực đối với năng lực của bản thân.
Thứ 2, trong môi trường làm việc mới, khi những mối quan hệ xã hội không thuận lợi, người đó sẽ thấy bản thân thật vô dụng và sinh ra" cảm giác vô năng".
Thế rồi, anh cho rằng mình chẳng làm được gì nữa, Chẳng ai giúp được mình và thực sự rơi vào tình trạng "không còn đường lui", nỗi tuyệt vọng ấy kéo theo "cảm giác trống rỗng".Anh nhận thấy mình cần phải dành thời gian Lấy lại tinh thần càng sớm càng tốt nên quyết định thôi việc.
Nhưng sau khi trở lại làm việc ở một ngôi trường mới, cơ thể anh vẫn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tinh thần xuống dốc và không thể khôi phục được như cũ.
Không biết bao nhiêu lần anh ấy muốn thét lên "Tôi muốn chết,tôi muốn chết" Vì cảm giác như bản thân đã sắp chạm đến đến độ cực hạn của bản thân.
Và anh ấy tìm đến tôi.
Trước hết, anh bắt đầu từ việc điều chỉnh nhịp sinh hoạt và làm việc theo đồng hồ. Điều chỉnh thời gian thức dậy, ăn sáng và mặc quần áo hệt như chuẩn bị ra khỏi nhà, tất cả giống như khi đi làm.
Anh thực hiện việc này như một giả thiết. Bằng việc điều chỉnh nghịp hoạt động của cơ thể theo thời gian đi làm anh sẽ cảm thấy áp lực giảm hơn. Dù vậy, anh vẫn cảm thấy đến trường là một việc khó khăn. Sau khi làm quen với việc điều chỉnh thời gian sinh hoạt. Anh tập ra khỏi nhà và đi đến trường. Trước hết anh đi tới ga tàu gần nhà, Nếu làm được thì sẽ lên tàu điện, nếu quen hơn nữa thì xuống ở ga gần trường. Cứ tiến từng bước từng bước như vậy anh sẽ không còn sợ việc đi làm nữa. Thế nhưng, chính vào lúc đó, nhà trường gọi anh đến hỏi: " khi nào cậu quay trở lại ?",anh lại sợ hãi bất an và không thể tiếp tục được nữa.
Chúng ta có thể điều chỉnh nhịp sống bao nhiêu lần cũng được nhưng điều quan trọng nhất vẫn là nhịp điệu tâm hồn.
Rất nhiều lần, anh muốn nói chuyện với tôi. Khi ấy tôi đối thoại trực tiếp với anh, lắng nghe câu chuyện của anh và kiểm chứng sự thật.
Trong trường, có một thầy giáo lớn tuổi rất khó tính. Lúc nào anh cũng cố gắng nhưng yêu cầu của trường và đồng nghiệp quá cao nên dẫn tới việc tinh thần suy sụp. Anh Mỉm cười không được, để người khác biết mình lo lắng, sầu não cũng không xong. Anh dần hình thành cảm giác bất lực
Sau đó, anh bắt đầu nhận ra rằng người khác sẽ không thay đổi vì mình và hoàn cảnh sẽ không thay đổi theo chiều hướng bản thân mong muốn.
" Tôi ổn, nếu bị đuổi việc nữa cũng chẳng sao. Đây không phải Ngôi Trường duy nhất. Nếu đi làm mà vẫn thấy mệt mỏi Tôi sẽ dừng làm việc quá sức, không cố gắng tỏ ra mình ổn nữa mà tự nhủ với bản thân rằng 'mình đã đến giới hạn' rồi."
Cuối cùng, anh không còn đi làm theo kiểu chống đối nữa và Dần không còn lui tới chỗ tôi. Khoảng nửa năm sau, anh liên lạc và nói "tôi đã khỏe, hoàn toàn hồi phục rồi". Tôi cũng thở phào nhẹ nhõm
Anh là một người làm nghệ thuật. Anh chăm chỉ và cần mẫn, nhưng vì từ nhỏ đã không ai coi trọng anh nên dù có cố gắng thế nào, anh vẫn không nghĩ rằng mình đã cố gắng. Vì thế, anh càng không thể ngừng cố gắng được.
Trong một lần biểu diễn, nhạc cụ mà Anh chơi bóng gặp trục trặc và không thể phát ra âm thanh. Từ đó, anh rơi vào trạng thái trầm cảm, anh luôn lo sợ rằng mình có thể sẽ không chơi nhạc được nữa.
Với người này, âm nhạc và nhạc cụ là cả cuộc sống với anh.
Anh ấy nghĩ rằng không thể biểu diễn nghệ thuật nữa, đồng nghĩa với việc cuộc đời này cũng kết thúc. Tôi hỏi anh rằng : "Vậy, nếu không thể chơi nhạc nữa thì anh sẽ chết ư?"
Câu trả lời dừơng như đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh.
Câu hỏi "Không thể chơi nhạc nữa thì sẽ chết ư?" Khiến bản thân bắt đầu nghĩ cách đối mặt với bản thân.
Cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi, cuối cùng người đó bắt đầu trải qua giai đoạn "Kosotsuki taiken".
Nói đến " kosotsuki taiken " và "cảm giác rơi xuống tận đáy", mọi người thường nghĩ rằng đó là trạng thái cận kề sự thất bại của cuộc sống hay tinh thần suy sụp, thế nhưng, hai khái niệm đó hoàn toàn có ý nghĩa như vậy.
Trạng thái sau khi bạn đã nghĩ mãi, nghĩ đến thông suốt, mới gọi là "Kosotsuki taiken" hay còn gọi là "cảm giác rơi xuống tận đáy".
Vậy nên, cho dù bên ngoài trông bạn không giống với tình trạng "xuống tận đáy",nhưng có thể đối với bạn, bạn đã chạm đến giai đoạn "Kosotsuki taiken" Và ngược lại
Trong khi điều trị bệnh cho các bệnh nhân, Tôi luôn cố gắng để việc này không trở thành sự "xoa dịu".
Sự "xoa dịu" không giải quyết được vấn đề. Thay vào đó còn khiến bạn bị lệ thuộc vào nỗi đau trong lòng ngày một nhiều hơn, vì vậy nó là điều vô cùng nguy hiểm.
Thực ra, đều gọi là "được tha thứ" cũng tiềm ẩn nguy cơ tương tự. Từ việc "được tha thứ", bạn cũng không được nhận lại điều gì cả.
Sau khi tôi nhập viện vì chứng trầm cảm, mọi người xung quanh tiếp xúc với tôi một cách dè chừng như đang lo sợ chạm vào một vết thương nào đó. Dù tôi làm bất cứ điều gì thì họ đều nói "không sao,không sao" và sẵn lòng tha thứ kể cả khi tôi không làm điều đáng lẽ mình phải làm hoặc hủy hẹn vào phút chót, họ vẫn chấp nhận.
Tôi cảm thấy rằng dù làm gì cũng được tha thứ chính là tình cảm thật đáng buồn. Đó khiến tôi có cảm giác chẳng ai để ý đến mình. Chẳng ai nói với tôi "Như thế không được đâu".Chẳng ai quan tâm tôi. Đối với tôi, "được tha thứ" không có nghĩa là "được thừa nhận", điều đó chỉ khiến tôi thấy mình có tồn tại hay không cũng đều giống nhau.
Chắc hẳn cũng có những người cảm thấy thoải mái khi "được tha thứ". Tuy nhiên khi đó, động lực để thay đổi, động lực để cơ thể trưởng thành hay nói cách khác là động lực để giải quyết vấn đề bị tước đoạt.
Để giải quyết vấn đề, bạn cần tự mình suy nghĩ, có chính kiến và quan điểm của bản thân. Nếu dựa dẫm vào ý nghĩ của người khác thì bạn mãi mãi không thể giải quyết vấn đề và thoát khỏi đau khổ được.
Nhưng làm thế nào nếu không nhận được sự tha thứ?
Đối lập với "được tha thứ" là "bị trách mắng". Việc "bị trách mắng" thực ra rất quan trọng, vì chẳng có mấy người thích "bị trách mắng" cả. Thế nhưng, nhờ bị trách mắng, bạn sẽ có thể biết điều gì không được làm.
Những người trách mắng đa phần sẽ nói bạn làm gì chưa tốt, bạn nên làm thế nào.. Vì thế, đôi khi điều này sẽ trở thành một cơ hội tốt. Sự suy nghĩ sẽ trở thành bước đệm để bạn hoàn thiện bản thân nói cách khác bạn có được cơ hội để trưởng thành
Bị người khác quở trách khiến bạn cảm thấy áp lực nhưng điều này cũng giúp bạn nhận ra sai lầm của mình, thẳng thắn đối mặt với bản thân, học được cách từ bỏ. Vậy nên, so với "được tha thứ", "bị trách mắng" quan trọng hơn rất nhiều.
Bị mắng có thể khiến bạn nhận ra những điều quan trọng và cuộc sống sau này của bạn xuất hiện sự thay đổi lớn. Nếu bạn nghĩ được rằng "Bị mắng hóa ra lại là một điều may mắn" thì có lẽ bạn đã thay đổi và đang sống với "chính quan điểm của bản thân" rồi. Khi đó bạn đã không còn sợ "bị trách mắng" nữa. Cho dù "người đó" có mắng bạn, khiến bạn đau lòng, thì đó là cơ hội để bạn nhận ra, cơ hội để suy nghĩ, cơ hội để thay đổi, và là cơ hội để bạn trưởng thành

Bạn đã bao giờ biết đến những câu nói này chưa?

Thánh thần,
Xin người hãy cho con can đảm để thay đổi những điều có thể thay đổi được.
Xin người hãy cho con thanh thản.
Để chấp nhận những điều không thể đổi thay
Và,
Xin người hãy cho con khôn ngoan để phân biệt được điều nào có thể thay đổi và điều nào không thể thay đổi.
Reinhold Neibuhr (Hideo Ooki dịch)
Đây là lời cầu nguyện đã được nhà thần học, nhà Luân lý học người Mỹ Reinhold Neibuhr phát biểu trong bài thuyết giáo ở một nhà thờ nhỏ tại ngôi làng trong dãy núi phía Tây bang Massachusetts vào mùa hè năm 1943. Vì thế, nó được đặt tiêu đề là "Lời cầu nguyện của Niebuhr".
Câu nói "Xin người hãy cho con thanh thản, để chấp nhận những điều không thể đổi thay" trong lời cầu nguyện của Niebuhr, nhằm giải thích tầm quan trọng của việc từ bỏ.
Có lẽ nhiều người vẫn cho rằng "từ bỏ" mang ý nghĩa tiêu cực nhưng việc phân biệt giữa điều có thể thay đổi và điều không thể đổi thay, và việc cần chấp nhận những điều không thể đổi thay lại là cách nghĩ tích cực.
Thay vì suy nghĩ nhiều và lo lắng về những điều không thể thay đổi, bạn sẽ thấy thoải mái và có ý nghĩa hơn nếu biết từ bỏ và chấp nhận điều không thể thay đổi. Để rồi, bạn tập trung vào những điều bản thân có thể thay đổi.
Tuy nhiên, trong thực tế, chấp nhận những điều không thể thay đổi là việc vô cùng khó khăn. Bởi vậy, việc hiện trên hóa ý nghĩa "Mình phải trở thành một cái tôi khác với tôi của hiện tại. Thế nên mình sẽ thay đổi!", lại càng khó khăn hơn nữa.
Nhưng tôi muốn nói điều này, với chính những ai đang cố gắng thay đổi và những ai đang nỗ lực để tiến gần tới lý tưởng của mình.
Bạn hãy chấp nhận toàn bộ con người mình: mặt tốt, mặt xấu, mặt đáng thất vọng.. tất cả. Nếu bạn không thể chấp nhận toàn bộ con người mình, bao gồm cả những điều không hay, thì bạn sẽ không thể tiến lên được. Xin hãy chấp nhận bản thân mình, một cách trọn vẹn.
Những người khác sẽ gắn rất nhiều nhắn dán lên người bạn. Ví dụ như: một người ưu tú, một kẻ vô dụng, người hiền lành, người cẩu thả, hay vì bạn là đàn ông, phụ nữ, anh trai, cha mẹ,..
Họ đánh giá bạn bằng mọi thuộc tính, cấp bậc hay bản chất, phân loại chúng ta rồi dán vào những cái nhãn. Và chúng ta thường có khuynh hướng chấp nhận những cái nhãn do người khác dán lên mình.
"Vì tôi là người kiên định nên tôi phải thật vững vàng".
"Tôi phải sống sao cho ra dáng đàn ông".
"Vì làm cha/mẹ rồi nên tôi phải có phong thái của người làm cha/mẹ".
Cứ như vậy, bạn để yên cho người khác dán nhãn lên bản thân mình, rồi tự tay siết chặt nút thắt lại.
Những nhãn ấy thật có thật sự nói lên con người bạn?
Những nhãn dán người khác dùng để đánh giá bạn có thể "quá" hơn rất nhiều so với bạn nghĩ.
Đặc biệt, Tôi muốn bạn lưu ý khi nhà tư vấn bác sĩ tâm lý dán nhãn cho bạn dưới danh nghĩa "chuẩn đoán".
Khi bạn được chẩn đoán mắc chứng "trầm cảm", bạn sẽ nghĩ "À, hóa ra mình bị trầm cảm" nên tâm trạng của bạn càng trở nên u ám. Một số có thể không biểu hiện ra nhưng nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn.
Khi được chuẩn đoán bị "trầm cảm", bạn sẽ "Trốn tránh" cụm từ đó. Hơn nữa, nhiều người còn suy nghĩ theo kiểu "Tôi bị trầm cảm, Tôi cần được mọi người quan tâm".
Tuy nhiên, cho dù trong bạn có tồn tại những yếu tố trói buộc bạn hay không, Bạn vẫn là bạn.
Từ bỏ đôi khi là việc tích cực, giống như công tắc chuyển sang chế độ sống theo "quan điểm của bản thân" . Việc bạn gỡ những nhãn dán trên người mình xuống cũng coi như một cơ hội để bật công tắc
Sau khi trải qua những chuyện đau buồn và khó chịu đựng nổi, cơ thể sinh ra các phản ứng để chống đỡ điều đó. Trong đó, có một phản ứng mang tên "Phản ứng stress cấp tính - ASR (Acute Stress Reaction) ".
Khi những người quan trọng đối với một ai đó, ví dụ cha mẹ anh em, con cái hoặc những người yêu quý mất đi hoặc khi ai đó phải nghe những lời đau lòng, họ sẽ shock vì bị tổn thương. Cảm giác này cũng sẽ xuất hiện nếu ai đó chịu tổn thương quá lớn và cảm thấy không thể làm gì được.
Thể trạng sẽ không thể phản ứng lại được khi cú shock quá lớn. Bạn không thể cử động, cũng không thể thốt lên Thậm chí không cảm thấy đau buồn nữa.
Bản chất của con người hay của mọi sinh vật sống chính là không thể phản ứng lại với một điều vượt quá khả năng chịu đựng.
Tôi xin kể các bạn nghe câu chuyện như sau. Một con ngựa vằn bị sư tử bắt làm mồi và bị ăn thịt ngay lập tức. Nhưng điều này không có nghĩa con ngựa vằn phải chịu đau đớn cho tới lúc chết. Khi bị nuốt xuống như vậy, ngựa vằn không hề phải chịu đau đớn trong lúc vẫn còn nhận thức được mà nó đã hoàn toàn mất đi phản ứng với nỗi đau.
Điều này không chỉ xảy ra ở con người mà ngay cả động vật cũng vậy.
Mỗi sinh vật sống đều có một cơ chế duy trì sự sống gọi là phản ứng stress cấp tính, nó sẽ khiến cơ thể mất phản ứng đối với những đau đớn vượt quá sức chịu đựng.
Chính bạn cũng đã từng trải qua cảm giác trống rỗng, không cảm thấy đau buồn, thậm chí nước mắt cũng không thể rơi nổi. Tất nhiên điều đó không có nghĩa bạn sẽ không cảm thấy đau buồn hay rơi nước mắt nữa chỉ là bạn không thể nào phản ứng lại những được những điều vượt quá sức chịu đựng.
Sau khi trải qua đau khổ, cơ thể cần phát sinh phản ứng. Cụm từ "phản ứng stress cấp tính" có thể hơi khó hiểu nên tôi sẽ thay bằng "phản ứng bất ngờ".
Trong trường hợp bạn phải chịu đựng một cú sốc mạnh mẽ. Ví dụ như người thân thiết với bạn mất trong một tai nạn giao thông, có thể bạn sẽ không bao giờ đi qua con đường nơi xảy ra tai nạn ấy nữa và cố gắng làm những việc sẽ không để bản thân trải qua nỗi đau đó một lần nữa.
Đôi khi bạn hoàn toàn ý thức được mình đang lảng tránh chỗ đó, tuy nhiên cũng có những lúc bạn đi đường vòng một cách vô thức. Vì mỗi lần đến gần nơi ấy, bạn đều cảm thấy stress nên một hệ thống của cơ thể mang tên "né tránh" hoạt động nhằm phòng ngừa điều đó.
Trái lại, có những người khi gặp phải cú sock tinh thần hay có chuyện buồn, họ lại không hề rơi một giọt nước mắt, cũng không tỏ ra nên thẫn thờ mà lẳng lặng làm việc của mình. Thực ra, đây cũng là một phần của "phản ứng bất ngờ".
Việc bị sốc cũng có thể khiến ai đó có hành động một cách thái quá. Mặc dù mệt mỏi và stress nhưng họ sẽ không hoạt động hoặc thể hiện rằng mình đang đau khổ. Điều này cũng xảy ra khi tất cả các chức năng của cơ thể đồng thời ngừng hoạt động do shock.
Trong nhiều trường hợp, cảm giác chán nản và tự ti mãi sau này mới xuất hiện.
"Phản ứng bất ngờ" tương tự như một vật cản nhằm mục đích ngăn bạn tích tụ quá nhiều áp lực tâm lý. Thế nên, bạn không cần trách bản thân vì "phản ứng bất ngờ" này.
Đó chính là phản ứng tự nhiên để con người và loài vật bảo vệ bản thân

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #doc9218