Mach nguon

MẠCH NGUỒN Ý CHÍ

Tôi gặp anh vào một ngày cuối thu. Nụ cười ấm áp, cởi mở luôn bừng sang trên gương mặt anh. Anh bảo: Mới xa Tây Nguyên mấy ngày mà sao thấy bồn chồn quá. Nhớ đất, nhớ người, nhớ gió Tây Nguyên, nhớ những vạt đồi hoa dã quỳ vàng như ươm nắng... Anh là một trong những doanh nhân tiêu biểu của Tây Nguyên ra Thủ đô dự Hội nghị Doanh nhân APEC.

Anh là Bùi Pháp - Giám đốc DN Đức Long Gia Lai (DLGL). Tiếp xúc với anh, tôi có cảm giác anh là một tri thức, lịch thiệp và mẫn cảm hoặc một nhà hoạt động xã hội hơn là một nhà kinh doanh thành đạt. Vậy mà chính anh, trong vai trò là chủ một DN lớn ở Tây Nguyên cùng với các cộng sự của mình đã làm nên tên tuổi của ĐLGL, một DN chuyên về sản xuất và kinh doanh đồ gỗ với giá trị XK hàng năm đạt xấp xỉ 12 triệu USD và nội địa đạt gần 200 tỷ đồng.

Lập nghiệp

"Nhận một chỉ vàng và 170.000 đồng từ tay mẹ già trao cho, tôi thật sự xúc động. Hành trang vốn liếng lúc lên đường của tôi đấy"! Bùi ngùi anh tâm sự. Ấy là một buổi chiều mùa thu năm 1978. Anh bảo đã gần 30 năm trôi qua nhưng anh không thể nào quên được cái ngày 13/9 đáng nhớ ấy...

Sinh trưởng trong một gia đình nông dân tại Đức Long (Bình Định). Nhà nghèo, cha mất sớm lại đông anh em nên từ năm 17 tuổi anh phải từ giã mái ấm gia đình và quê hương đi làm kế sinh nhai. Gia Lai, mảnh đất ân tình đã níu kéo chân anh và anh đã chọn nơi đây làm bước đầu khởi nghiệp. Sau một thời gian trăn trở, cuối cùng anh đã quyết định tìm thầy học nghề cơ khí, là nghề đòi hỏi phải có sức khỏe, tính chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao. Ban ngày học nghề, ban đêm anh đi học thêm võ nghệ để nâng cao sức khỏe, rèn luyện tính kiên nhẫn điềm đạm (đây cũng là yếu tố cơ bản cần thiết giúp anh thành công trong nhiều lĩnh vực về sau). Do quyết tâm lớn và chịu khó tìm tòi, học hỏi nên sau đó không lâu anh đã trở thành một người thợ cơ khí lành nghề được chủ tín nhiệm giao trọng trách điều hành xưởng cơ khí chế tạo máy.

Đến với rừng

Năm 1995, anh Pháp chuyển sang ngành khai thác gỗ. Tiếp xúc với các xưởng chế biến gỗ tại các tỉnh miền Trung, anh thấy đa phần các xưởng chỉ xẻ gỗ làm nhà, xây dựng cơ bản, số gỗ dùng cho tinh chế ít. Còn tại miền Tây Nam Bộ thì họ chỉ dung phần lõi để đòng tàu thuyền, phần giác bỏ đi. Như thế này thì lãng phí quá. Nguồn nguyên liệu gỗ tại Tây Nguyên lúc bấy giờ còn khá phong phú, xong muốn đem lại hiệu quả tối đa cần phải sử dụng hợp lý , triệt để. Từ đó anh nảy sinh ý tưởng về mở một xưởng chế biến gỗ. Với số vốn dành dụm được và huy động thêm ở gia đình, bà con, anh mở một xưởng cưa nhỏ mang tên Đức Long với diện tích nhà xưởng 1.000 m2 bằng gỗ lợp tôn. Máy móc thiết bị thì mua trong nước và anh tự mày mò chế tạo thêm nhờ vốn liếng từ những ngày học nghề cơ khí. Vận may đã đến với anh: vào thời điểm này có những công ty lớn ở từ Anh, Pháp, Trung Quốc đến Gia Lai thăm dò thị trường, đặc biệt là người Nhật. Các công ty này thấy xưởng cưa Đức Long tuy nhỏ nhưng được bố trí khoa học, từ khâu chế biến đến đầu ra sản phẩm. Thế là họ mạnh dạn hợp tác đầu tư vốn và bao tiêu sản phẩm. Xưởng cưa Đức Long tiếp tục được mở rộng, ngày càng ăn nên làm ra... Đến nay Đức Long đã có 4 nhà máy với 8 dây chuyền chế biến gỗ hiện đại, tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng lên đến 100.000m2. Sản phẩm gỗ Đức Long đã có mặt ở hầu hết khắp các tỉnh, thành trong cả nước và vươn ra 25 quốc gia trên thế giới như Đức, Mỹ, Nhật, Singapore...

Đa dạng hóa ngành nghề

Ngoài ngành nghề truyền thống là chế biến gỗ xuất khẩu và tiêu dung nội địa, ĐLGL đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, xây dựng cao ốc, căn hộ văn phòng cho thuê, làm đường giao thông kinh doanh vận tải... Một trong những hoạt động kinh doanh thành công có ý nghĩa xã hội to lớn của ĐLGL là tháng 1 năm 2006 dự án Bến xe khách liên tỉnh ĐLGL và dịch vụ xe bus đô thị với số vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng đã đi vào hoạt động với trên 600 xe xuất bến mỗi ngày. Đây là mô hình kinh doanh dịch vụ vận tải đầu tiên ở Việt Nam cho doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn 100%. Công trình đã được Phó Thủ tướng Vũ Khoan đánh giá là "Bến xe loại 1, bến xe tiêu biểu kiểu mẫu trong cả nước". Và gần đây nhất là ngày 9 tháng 1 năm 2007 Phó Thủ tướng Thường trực nước CHDCND Lào Xổm Xa Vạt Lềnh Xa Vắt cùng phái đoàn CP đã đến thăm và ngỡ ngàng than phục trước một bến xe hiện đại do anh làm chủ.

Đặc biệt tháng 9/2006, ĐLGL đã khởi công xây dựng cao ốc thương mại - căn hộ cao cấp Đức Long Tower tại trung tâm thành phố Plei Ku với tổng số vốn trên 80 tỷ đồng. Tòa nhà cao 22 tầng bao gồm siêu thị nhà hàng, căn hộ cao cấp, bãi đỗ xe... với lối kiến trúc hiện đại nhưng không tách rời bản sắc Tây Nguyên, là điểm nhấn trong không gian kiến trúc đô thị Plei Ku và có khả năng đáp ứng tốt nhất tiện nghi và chất lượng cho người sử dụng. Mặc dù vừa khởi công xây dựng và đến năm 2008 mới hoàn thành nhưng số lượng căn hộ cao cấp tại Đức Long Tower đã bán đựợc gần 50%. Điều đó đã minh chứng những ý tưởng, những dự án của ĐLGL đều đạt hiệu quả phù hợp quy luật phát triển tất yếu của xã hôi.

Khát vọng của tập đoàn

Trong câu chuyện, giám đốc Bùi Pháp không hề giấu giếm khát vọng thành lập tập đoàn ĐLGL - một tập đoàn lớn mạnh và phát triển bền vững. Anh chia sẻ: Khi Việt Nam gia nhập WTO, các DNVN sẽ phải đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cần một tầm nhìn toàn cầu để chủ động sử lý mọi tình huống vì thời cơ và thách thức luôn đan xen lẫn nhau. Hơn lúc nào hêt, DN cần nâng cao hơn nữa uy tín và tầm nhìn thương hiệu. Anh bảo: ĐLGL đang dồn tổng lực và đã chuẩn bị sẵn sang kỹ lưỡng cho chặng đường sắp tới. Tăng cường đầu tư trong đó đặc biệt chú trọng ưu tiên đầu tư nguồn nhân lực vì anh cho con người là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, đồng thời mở rộng thị phần tại các thị trường xuất khẩu và nội địa. Trước mắt trong năm 2007, ĐLGL sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ XK tại KCN Bến Cát - Bình Dương với tổng số vốn đầu tư 70 tỷ đồng; một nhà máy chế biến gỗ cao su tại Diên Phú - Plei Ku với tổng số vốn đầu tư 100 tỷ đồng; xây dựng tòa nhà Đức Long Plaza tại TP HCM trong đó bao gồm 1000 - 1500 căn hộ và căn phòng cho thuê. Đặc biệt, sẽ trồng mới 7000 ha cao su tại Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lào và Campuchia để phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và trong tương lai những vùng đất này sẽ là nguồn nguyên liệu bền vững cho những nhà máy chế biến gỗ...

Nói về thương hiệu ĐLGL anh Pháp vui vẻ thổ lộ: Đức Long (Hoài An - Bình Định) là nơi sinh ra và lớn lên, Gia Lai là nơi anh khởi nghiệp và thành đạt. Anh đã chọn và trân trọng đặt tên cho doanh nghiệp của mình cùng với logo con rồng vàng nằm trong vòng cầu tượng trưng cho sức mạnh sự phồn vinh của DN. Anh bảo anh biết ơn hai vùng đất đã cho anh những mạch nguồn ý chí và bản lĩnh để anh có được thành công như ngày hôm nay.

Qua ánh mắt sâu kín và nụ cười hồn hậu không mấy khi tắt trên gương mặt anh, tôi đã hiểu vì sao anh lại chọn Tây Nguyên làm điểm tựa cho niềm tin của mình. Và tôi hiểu, chính con người vùng đất đầy nắng gió ấy đã thấm đẫm trong tâm hồn anh dư vị mặn mòi của hồn quê hương mà không mấy ai cũng đều may mắn có được...

n tại đây...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thanh