MAC-LÊNIN chương 1 đến 3
Chương mở đầu
NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Chương mở đầu Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin nhằm giải quyết 3 vấn đề thông lệ của một môn học trước khi
đi vào các nội dung cụ thể, đó là: học cái gì (đối tượng của môn học)?; học
để làm gì (mục đích của môn học)?; và, cần phải học thế nào để đạt được
mục đích đó (những yêu cầu về mặt phương pháp của môn học)?.
Chương này mở đầu bằng việc trình bày khái lược các nội dung
trọng tâm và quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin
nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về đối tượng và phạm vi của môn học.
Mục đích của môn học này được xác lập trên cơ sở vị trí của nó trong
cấu tạo khung chương trình thống nhất của 3 môn học Lý luận chính trị
dùng cho đối tượng sinh viên không chuyên sâu các chuyên ngành: Triết
học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Yêu cầu của môn học này đề cập những nguyên tắc cơ bản cần phải
thực hiện khi triển khai dạy và học, làm cơ sở chung cho việc xác lập
phương pháp, quy trình cụ thể trong hoạt động dạy và học sao cho có thể
đạt được mục đích của môn học này.
I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành
a) Chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin "là hệ thống quan điểm và học thuyết" khoa
học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa
và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực
tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải
phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và
phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học.
b) Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin
- Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về
nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là:
3
triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Đối tượng, vị trí, vai trò và tính thống nhất của ba bộ phận lý luận
cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin.
2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác-
Lênin
a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
- Điều kiện kinh tế-xã hội
- Tiền đề lý luận: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ
điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
- Tiền đề khoa học tự nhiên
b) C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ
nghĩa Mác
- C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành chủ nghĩa Mác
- C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình phát triển chủ nghĩa Mác
c) V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều
kiện lịch sử mới
- Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác
- Vai trò của V.I Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa
Mác trong điều kiện lịch sử mới
d) Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
- Chủ nghĩa Mác-Lênin với cách mạng vô sản Nga (1917)
- Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC
TẬP, NGHIÊN CỨU NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN
1. Đối tượng và phạm vi học tập, nghiên cứu
Đối tượng học tập, nghiên cứu "Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin" là: "những quan điểm và học thuyết" của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I Lênin trong phạm vi những quan điểm, học thuyết cơ
bản nhất thuộc ba bộ phận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin.
2. Mục đích và yêu cầu về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
a) Mục đích của việc học tập, nghiên cứu
4
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận
dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin là để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin để giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin là để xây dựng niềm tin, lý tưởng cho sinh viên.
b) Một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại.
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện,
giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ
bản đó trong thực tiễn.
- Học tập, nghiên cứu mỗi nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong
mối quan hệ với các nguyên lý khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối
quan hệ với các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú
và nhất quán của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời cũng cần nhận thức các
nguyên lý đó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
5
Phần thứ nhất
THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là bộ phận lý luận nền
tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin; là sự kế thừa và phát triển những thành quả
vĩ đại nhất của tư tưởng triết học trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là triết
học cổ điển Đức. C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin đã phát triển chủ nghĩa
duy vật và phép biện chứng đến trình độ sâu sắc nhất và hoàn bị nhất, đó
là: chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế
giới quan khoa học; là phép biện chứng duy vật với tư cách "học thuyết về
sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến
diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người; (V.I.Lênin:
Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M-1981, t.23, tr. 53); và do đó, nó cũng chính là
phép biện chứng của nhận thức hay là "cái mà ngày nay người ta gọi là lý
luận nhận thức"; (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M-1981, t.26, tr. 65);
đó còn là chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hệ thống các quan điểm
duy vật biện chứng về xã hội, làm sáng tỏ nguồn gốc, động lực và những
quy luật chung của sự vận động, phát triển của xã hội loài người.
Việc nắm vững những nội dung cơ bản của thế giới quan và phương
pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin chẳng những là điều kiện tiên
quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin mà
còn là để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức khoa
học, giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn đất nước và thời đại.
Chương I
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy
vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết
học
- Ph.Ăngghen khái quát vấn đề cơ bản của triết học
- Nội dung và ý nghĩa của vấn đề cơ bản của triết học
- Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học
- Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: hai trường phái triết học
6
lớn trong lịch sử
- Vai trò của chủ nghĩa duy vật
2) Các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử
a) Chủ nghĩa duy vật chất phác
b) Chủ nghĩa duy vật siêu hình
c) Chủ nghĩa duy vật biện chứng
II. QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Vật chất
a) Phạm trù vật chất
- Khái quát quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất
- Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất; những nội dung cơ bản và ý
nghĩa của nó
b) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
- Vận động với tư cách là phương thức tồn tại của vật chất; các hình
thức vận động của vật chất và mối quan hệ biện chứng giữa chúng
- Không gian và thời gian với tư cách là hình thức tồn tại của vật
chất
c) Tính thống nhất vật chất của thế giới
- Luận điểm của Ph.Ăngghen về tính thống nhất vật chất của thế giới
- Nội dung của tính thống nhất vật chất của thế giới
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Ý thức
a) Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
- Nguồn gốc xã hội của ý thức
b) Bản chất và kết cấu của ý thức
- Bản chất của ý thức
- Kết cấu của ý thức
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
7
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức; nội dung của ý thức là sự
phản ánh đối với vật chất
- Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi
của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất
- Vật chất quyết định khả năng phản ánh sáng tạo của ý thức
- Vật chất là nhân tố quyết định phát huy tính năng động sáng tạo
của ý thức trong hoạt động thực tiễn
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất
- Tác dụng phản ánh thế giới khách quan
- Tác dụng cải biến sáng tạo thế giới khách quan
- Giới hạn và điều kiện tác dụng năng động sáng tạo của ý thức
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Tôn trọng khách quan; nhận thức và hành động theo quy luật khách
quan
- Phát huy năng động chủ quan; phát huy vai trò của tri thức khoa
học và cách mạng trong hoạt động thực tiễn
- Tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy
năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn.
Chương II
8
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
a) Phép biện chứng
- Sự đối lập giữa hai quan điểm biện chứng và siêu hình trong việc
nhận thức thế giới và cải tạo thế giới
- Khái niệm phép biện chứng
b) Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
- Phép biện chứng duy vật
2. Phép biện chứng duy vật
- Khái niệm phép biện chứng duy vật
- Đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
II. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
- Những tính chất của mối liên hệ
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Nguyên lý về sự phát triển
- Khái niệm "phát triển"
- Những tính chất cơ bản của sự phát triển
- Ý nghĩa phương pháp luận
III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Cái chung và cái riêng
- Phạm trù cái chung và cái riêng; cái đơn nhất
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái
riêng và cái đơn nhất
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Bản chất và hiện tượng
9
- Phạm trù bản chất, hiện tượng
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và
hiện tượng
- Ý nghĩa phương pháp luận
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Phạm trù cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và
ngẫu nhiên
- Ý nghĩa phương pháp luận
4. Nguyên nhân và kết quả
- Phạm trù nguyên nhân và kết quả
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả
- Ý nghĩa phương pháp luận
5. Nội dung và hình thức
- Phạm trù nội dung và hình thức
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và
hình thức
- Ý nghĩa phương pháp luận
6. Khả năng và hiện thực
- Phạm trù khả năng và hiện thực
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và
hiện thực
- Ý nghĩa phương pháp luận
IV. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại
a) Khái niệm chất, lượng
- Khái niệm "chất"
- Khái niệm "lượng"
b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
10
- Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật
- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất
- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự
thay đổi về lượng
c) Ý nghĩa phương pháp luận
2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
a) Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn và mâu thuẫn biện chứng
- Tính khách quan, phổ biến và tính đa dạng của các loại mâu thuẫn
b) Quá trình vận động của mâu thuẫn
- Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
- Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động và phát triển của
sự vật
c) Ý nghĩa phương pháp luận
3. Quy luật phủ định của phủ định
a) Khái niệm phủ định biện chứng và những đặc trưng cơ bản của
nó
- Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
- Hai đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
b) Phủ định của phủ định
- Vai trò của phủ định biện chứng đối với các quá trình vận động,
phát triển
- Hình thức "phủ định của phủ định" của các quá trình vận động,
phát triển
c) Ý nghĩa phương pháp luận
V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức
a) Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
- Khái niệm thực tiễn
11
- Các hình thức cơ bản của thực tiễn
b) Nhận thức và các trình độ nhận thức
- Khái niệm nhận thức
- Các trình độ nhận thức
c) Vai trò của thực tiễn với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của
nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý trong quá trình
phát triển nhận thức
- Tính thống nhất biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức
- Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
a) Quan điểm của V.I Lênin về con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lý
- Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính và mối quan
hệ giữa chúng
- Giai đoạn từ nhận thức lý tính đến thực tiễn
- Khái quát tính quy luật chung của quá trình vận động, phát triển
nhận thức: từ thực tiễn đến nhận thức - từ nhận thức đến thực tiễn - nhận
thức,...
- Ý nghĩa phương pháp luận
Chân lý và vai trò của chân lý với thực tiễn
- Khái niệm chân lý
- Các tính chất của chân lý: tính khách quan, tính tương đối, tính
tuyệt đối và tính cụ thể
- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
- Ý nghĩa phương pháp luận
12
Chương III
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
I. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN
XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT
1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó
a) Khái niệm sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
- Khái niệm sản xuất vật chất và các nhân tố cơ bản của quá trình sản
xuất vật chất
- Khái niệm phương thức sản xuất
b) Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với
sự tồn tại và phát triển của xã hội
- Vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội
- Vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với trình độ phát
triển của nền sản xuất và quá trình biến đổi, phát triển của toàn bộ đời sống
xã hội
- Tính thống nhất và tính đa dạng của quá trình biến đổi, phát triển
các phương thức sản xuất trong lịch sử
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất
a) Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất và các yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản
xuất
- Quan hệ sản xuất và ba mặt của quan hệ sản xuất
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất
- Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
- Vai trò tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản
xuất
- Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
13
quan hệ sản xuất với tư cách là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận
động, phát triển các phương thức sản xuất
- Ý nghĩa phương pháp luận
II. BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a) Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng
- Khái niệm cơ sở hạ tầng
- Kết cấu của cơ sở hạ tầng
b) Khái niệm, kết cấu kiến trúc thượng tầng
- Khái niệm kiến trúc thượng tầng
- Các yếu tố cơ bản hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội
- Nhà nước - bộ máy tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội có đối
kháng giai cấp
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng của xã hội
a) Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
- Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc
thượng tầng; nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh
đối với cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng; sự
biến đổi của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với sự biến đổi của
cơ sở hạ tầng
- Ý nghĩa phương pháp luận
b) Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ
tầng
- Vai trò của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
- Vai trò đặc biệt quan trọng của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng
- Hai xu hướng tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ
tầng
- Ý nghĩa phương pháp luận
III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP
TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
14
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
a) Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Khái niệm tồn tại xã hội và các nhân tố cơ bản cấu thành tồn tại xã
hội
- Khái niệm ý thức xã hội và cấu trúc của ý thức xã hội (tâm lý xã
hội và hệ tư tưởng xã hội; các hình thái ý thức xã hội).
b) Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội; nội dung của
ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định sự biến đổi của ý thức xã hội; sự biến đổi
của ý thức xã hội là sự phản ánh đối với sự biến đổi của tồn tại xã hội
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- Nội dung tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- Ý nghĩa phương pháp luận
IV. HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ-TỰ NHIÊN CỦA
SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI
1. Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế-xã hội
- Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội
- Kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội
2. Quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh
tế-xã hội
- Tính lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội
- Vai trò của nhân tố chủ quan đối với tiến trình lịch sử
- Sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ
quan đối với sự vận động, phát triển của xã hội
- Ý nghĩa phương pháp luận
V. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI ĐỐI
VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP
15
1. Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển
của xã hội có đối kháng giai cấp
a) Khái niệm giai cấp, tầng lớp xã hội
- Khái niệm giai cấp
- Khái niệm tầng lớp xã hội
b) Nguồn gốc giai cấp
- Nguồn gốc trực tiếp
- Nguồn gốc sâu xa
c) Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của
xã hội có đối kháng giai cấp
- Đấu tranh giai cấp và các hình thức đấu tranh giai cấp
- Nhà nước - công cụ chuyên chính giai cấp
- Vai trò của đấu tranh giai cấp với tư cách là phương thức và một
trong những động lực cơ bản, trực tiếp của sự phát triển của xã hội có đối
kháng giai cấp
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của
xã hội có đối kháng giai cấp
a) Khái niệm cách mạng xã hội và nguồn gốc của cách mạng xã hội
- Khái niệm cách mạng xã hội và khái niệm cải cách xã hội
- Nguồn gốc của cách mạng xã hội
b) Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của
xã hội có đối kháng giai cấp
- Cách mạng xã hội là phương thức của sự vận động, phát triển xã
hội có đối kháng giai cấp
- Cách mạng xã hội là động lực của sự vận động, phát triển xã hội
nhằm thay đổi chế độ xã hội đã lỗi thời chuyển lên chế độ xã hội mới cao
hơn
- Ý nghĩa phương pháp luận.
VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ
VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
16
Con người và bản chất của con người
a) Khái niệm con người
- Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của con người
- Sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tự nhiên và xã hội trong
hoạt động hiện thực của con người
b) Bản chất của con người
- Luận điểm của C.Mác về bản chất con người
- Năng lực sáng tạo lịch sử của con người và các điều kiện phát huy
năng lực sáng tạo của con người
- Giải phóng con người - giải phóng động lực cơ bản của sự phát
triển xã hội
2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử
của quần chúng nhân dân và cá nhân
a) Khái niệm quần chúng nhân dân
b) Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của
cá nhân trong lịch sử
- Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo lịch sử và là lực lượng
quyết định sự phát triển lịch sử
- Vai trò của cá nhân, vĩ nhân đối với sự phát triển của lịch sử
- Ý nghĩa phương pháp luận.
Phần thứ hai
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ
17
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
"Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế là cơ sở trên đó kiến trúc
thượng tầng chính trị được xây dựng lên thì Mác chú ý nhiều nhất đến việc
nghiên cứu chế độ kinh tế ấy. Tác phẩm chính của Mác là bộ "Tư bản"
được dành riêng để nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội hiện đại, nghĩa là
xã hội tư bản chủ nghĩa." (V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M-1981, tập
23, tr.54)
Học thuyết kinh tế của Mác là "nội dung chủ yếu của chủ nghĩa
Mác" (V.I Lênin: Toàn tập, Tập 26, Nxb. Tiến bộ, M-1981, tr.60); là kết
quả vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy
vật vào quá trình nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bộ
Tư bản chính là công trình khoa học vĩ đại nhất của C.Mác. "Mục đích cuối
cùng của bộ sách này là phát hiện ra quy luật kinh tế của sự vận động của
xã hội hiện đại", nghĩa là của xã hội tư bản chủ nghĩa, của xã hội tư sản.
Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và suy tàn của những quan hệ sản xuất
của một xã hội nhất định trong lịch sử, đó là nội dung của học thuyết kinh
tế của Mác" (V.I. Lênin: Toàn tập, Tập 26, Nxb. Tiến bộ, M-1981, tr.72)
mà trọng tâm của nó là học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư.
Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa không chỉ bao gồm học thuyết của C.Mác về giá trị
và giá trị thặng dư mà còn bao gồm học thuyết kinh tế của V.I Lênin về chủ
nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Nội dung ba học thuyết này bao quát những nguyên lý cơ bản nhất
của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top