Mác-Lênin
1 Đặc điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin
Kinh tế chính trị Mác - Lênin do C.Mác và Ăng-ghen sáng lập và Lênin phát triển trong
điều kiện lịch sử mới.
1.1. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là sự kết thừa những tinh hoa của nhân loại
Những tư tưởng kinh tế xuất hiện rất sớm, ngay từ thời cổ đại và nó không ngừng được phát
triển, đến chủ nghĩa tư bản những tư tưởng này phát triển trở thành những học thuyết kinh tế:
trọng thương, trọng nông, tư sản cổ điển, tiểu tư sản, không tưởng... những học thuyết này có
nhiều thành tựu đồng thời cũng có nhiều hạn chế. Mác, Ăngghen, Lênin đã kế thừa những thành
tựu của họ và khắc phục những hạn chế để xây dựng lện học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin.
1.2. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu kinh tế chính trị Mácxít: Biện chứng duy vật, đồng
thời còn sử dụng một loạt các phương pháp khác như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học,
lôgíc và lịch sư, phân tích, tổng hợp...
Với những phương pháp nghiên cứu như trên đã khắc phục được những hạn chế của các
phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế đi trước (quan sát, duy tâm khách quan, duy tâm chủ
quan...) và đi vào nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình kinh tế từ trong quá trình sản xuất vật
chất, quá trình vận động phát triển, và trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
1.3. Học thuyết kinh tế Mác -Lênin là sự khái quát thực tiễn sinh động của chủ nghĩa tư bản
Những nhà kinh tế trước Mác sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư đang trên đà phát triển theo
chiều hướng tiến bộ chưa bộc lộ những mâu thuẫn và chưa bộc lộ đày đủ bản chất của nó nên
những học thuyết của họ còn nhiều mặt hạn chế. Đến Mác, Ăngghen, Lênin thì chủ nghĩa tư bản
đã hoàn thành cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa. Thực tiễn đó đã cho phép
Mác và tiếp đó là Lênin đã phân tích một cách sâu sắc và đầy đủ về bản chất và quá trình vận
động của chủ nghĩa tư bản.
1.4. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm ba bộ phận cấu thành: Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị
Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Mỗi bộ phận có vị trí, vai trò và nội dung riêng, trong đó kinh tế chính trị là môn khoa học
nghiên cứu mặt xã hội của quá trình sản xuất.
2.Về hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị Mác - Lênin:
Kinh tế chính trị Mác - Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX thời kỳ mà phương
thức sản xuất TBCN đã khẳng định được sự chiến thắng của nó đối với phương thức sản xuất
phong kiến.
- Về kinh tế: Đây là giai đoạn phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí ở các nước tư bản
- Về chính trị - xã hội: Đại công nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện một giai cấp mới -
giai cấp vô sản. Giai cấp này cùng với giai cấp tư sản hình thành nên hai giai cấp cơ bản trong xã
hội tư bản. Do bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giai cấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu
tranh với giai cấp tư sản Nhưng tất cả những phong trào này đều mang tính tự phát, nên một yêu
cầu khách quan phải có một lý luận khoa học để dẫn đường, nhằm đưa phong trào đấu tranh của
công nhân từ tự phát lên tự giác.
- Về tư tưởng: Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 có nhiều phát minh khoa học làm cơ sở lý luận
cho việc lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt có ba trào lưu tư tưởng lớn:
Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
- C.Mac(1818 - 1883) và Ph.Engels (1820 - 1895) là những người sáng lập chủ nghĩa Mác
trong đó kinh tế chính trị là một trong 3 bộ phận cấu thành. Sau đó được Lênin phát triển trong
điều kiện lịch sử mới.
3.Những nội dung cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin:
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin vạch ra những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản, đã
đưa ra những luận chứng kinh tế có tính chất quá độ lịch sử về chủ nghĩa tư bản, chỉ ra sứ mệnh
của giai cấp vô sản và sự tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa để chuyển lên chủ nghĩa cộng
sản. Lý luận này là nguồn sức mạnh, là ánh sáng soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
để tiến tới xã hội tương lai.
- Trong điều kiện CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền,
Lênin tiếp tục bảo vệ và phát triển lý luận kinh tế của Mác, chỉ ra những đặc điểm kinh tế cơ bản
của thời kỳ quá độ, vạch ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội boa gồm các nội dung: Quốc hữu
hoá, công nghiệp hoá, hợp tác hóa và cách mạng văn hoá tư tưởng.
-Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp khôi phục và
phát triển kinh tế của nước Nga sau chiến tranh đồng thời cũng có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với
nhiều nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top