Ma quỷ trong thế giới ngày nay
MA QUỶ
TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Đức Giám mục Cristiani
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
• Lời Chúa trong Tin Mừng
• Chúa Giêsu chịu cám dỗ
• Những thí dụ
• Tại sao lại quá nhiều trường hợp bị quỷ nhập?
• Thời Thượng cổ
• Một khúc quanh nguy hiểm
• Những tưởng tượng thiếu lành mạnh
• Những con số kinh hoàng
• Luther và ma quỷ
• Ảnh hưởng của Luther
CHƯƠNG I: Ma quỷ quấy nhiễu thánh Gioan Maria Viannây
• Những đợt tấn công đầu tiên của ma quỷ
• Cám dỗ ghê gớm
• Những trò chơi của Satan
• Một nhân chứng tường thuật
• Những nhân chứng khác
• Quỷ Cào Sắt
• Một thí dụ dễ nhớ
• Những biểu hiện khác của ma quỷ
• Con Rắn
• Những lần ma quỷ hiện ra
• Lời chứng
• Một xác nhận khác
• Lời chứng của y sĩ
• Cám dỗ lớn nhất
• Cha sở Ars và trò chiêu hồn 2
• Tổng kết và so sánh
CHƯƠNG II: Ma quỷ phá rối ở Lộ Đức
• Một thành phố nhỏ trở thành nổi tiếng
• Những phá rối đầu tiên
• Rất nhiều người bị ảo kiến
• Nơi chốn "hiện ra"
• Nỗi lo đầu tiên
• Những phán đoán hợp lý
• Bị ảo kiến cả đám
• Những kết luận của Thánh Bộ phụng tự
• Sự ganh đua giữa các làng
• Những người ảo kiến ở Ossen
• Những người ảo kiến ở Lộ Đức
• Kết luận
CHƯƠNG III: Chứng quỷ nhập
• Một sự kiện lạ thường
• Bản chất chứng quỷ nhập
• Nguyên nhân bị quỷ nhập
• Các phù phép
• Những mầu nhiệm đen tối
• Phương thuốc chữa trị
• Những dấu hiệu xác nhận
• Giáo luật
CHƯƠNG IV: Antoine Gay- một trường hợp quỷ nhập rất đặc biệt
• Nguồn tài liệu của chúng tôi
• Tiền sử
• Các bằng chứng
• Biên bản y học
• Tại sao lại không trừ quỷ cho ông Gay?
• Một vài diễn biến
• Cha Chiron
• Ma quỷ cãi nhau ở Perpignan
• Thời gian ở họ Ars
• Ma quỷ ca tụng Đức Maria 3
• Vẫn chưa được trừ quỷ
• Một trang sách của thánh Grignon de Monfort
• Cuộc chiến đấu thê thảm
• Ma quỷ thú nhận
• Ma quỷ giảng đạo đức
• Một vài suy tư của Isacaron
• Cầu nguyện với Đức Maria
• Đoạn kết cuộc đời Antoine Gay
CHƯƠNG V: Những trường hợp quỷ nhập ở thế kỷ 19 và 20
• Tại Ars
• Hai đứa trẻ bị chứng quỷ nhập ở Illfurth
• Trừ quỷ cho Thiébaut
• Cuộc tấn công cuối cùng
• Trừ quỷ cho Joseph
• Trường hợp của Helène Poirier
• Hai trường hợp quỷ nhập khác
• Các nữ tu bị quỷ nhập tại dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm
CHƯƠNG VI: Bị quỷ nhập vì bùa ngải
• Một câu chuyện kì dị
• Những dấu chỉ rõ ràng
• Gặp Giám mục
• Trừ quỷ lần đầu tiên
• Những điều nhận thấy
• Những than van của người chồng
• Lần trừ quỷ thứ 12
• Ngày vĩ đại
• Kết luận
CHƯƠNG VII: Một vụ thư ếm vào giữa thế kỷ 20
• Một cuộc gặp gỡ kì lạ
• Mệt mỏi quá sức
• Cảnh ông thầy khám bệnh
• Giấc ngủ kì dị
• Bệnh lại càng trầm trọng hơn
• Bị sa bẫy
• Đe dọa 4
• Hiệu quả của phù phép
• Lại tấn công nữa
• Tên thầy lang trả thù
• Cánh cửa cứu rỗi
• Trở lại đời sống tôn giáo
CHƯƠNG VIII: Những cảnh trừ quỷ
• Việc trừ quỷ
• Trừ quỷ lần thứ nhất
• Một vài chú thích
• Trừ quỷ lần thứ hai
• Lần trừ quỷ thứ ba
• Lần trừ quỷ thứ tư
• Những việc làm có chiều sâu
• Lần trừ quỷ ngày 31.12.1954
• Cảnh trừ quỷ
• Kết luận
CHƯƠNG IX: Sự hiện diện của Satan trong thế giới ngày nay
• Khởi điểm của chúng tôi
• Những cách phân biệt
• Cách thức biểu lộ của Satan
• Điều dối trá tuyệt diệu: không có Thiên Chúa
• Một hiện thân của Satan
• Dối trá và mâu thuẫn
• Satan, kẻ giết người
• Hoạt động của Satan trong thế giới
• Những mức độ khác nhau trong sự hiện diện của ma quỷ
• Nhìn tổng quan
CHƯƠNG X: Chủ nghĩa Satan và những trò chơi của Satan
• Định nghĩa
• Hai hình thức của chủ nghĩa Satan
• Tôn giáo Satan
• Ma thuật Satan
• Chủ nghĩa Satan ngày nay
• Chủ nghĩa Satan chính danh
• Ma thuật Satan ngày nay 5
• Những trò chơi Satan
• Những trò chơi khác
• Bói toán: việc làm của ma quỷ
CHƯƠNG XI: Một vài trạng sư của Lucifer
• Boullan và bè Mariavites
• Bè rối Mariavites
• Léon Bloy
• Quan niệm của Léon Bloy về Satan
• Quan niệm của Papini về Thiên Chúa
• Papini và Lucifer
• Sự khốn khổ của Satan có thể chữa lành được không?
CHƯƠNG XII: Tâm lý của Satan
• Những phân biệt cần thiết
• Satan và ông bà nguyên tổ của chúng ta
• Kẻ cám dỗ Đức Kitô
• Những con quỷ trong Tin Mừng
• Ma quỷ thời Jean Cassien và thời nay
• Thái độ của ma quỷ đối với những người trừ quỷ
MA QUỶ
trong thế giới ngày nay
Một cuốn sách nói chuyện ma quỷ!
Nhưng,
Có ma, có quỷ thật không?
Quỷ ám, quỷ nhập như thế nào?
Những chuyện bùa ngải, thứ ếm là thực hay hư?
Tại sao Thiên Chúa để cho ma quỷ quấy nhiễu, hành hạ con người?
Tất cả những thắc mắc trên đây đều được giải đáp, không phải bằng lý lẽ, nhưng bằng những
câu truyện ly kì, kinh dị và khủng khiếp mà Đức Cha Cristiani sẽ thuật lại trong tác phẩm
này.
Đây là một cuốn sách đã được tiếp đón nồng nhiệt sau những tháng ngày đằng đẵng trông
mong.
Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn lạ thường, đồng thời sinh nhiều lợi ích cho bất
cứ độc giả nào đã một lần đọc qua.
Nguyên tác: PRESENCE DE SATAN DANS LE MONDE MODERNE
Ed. France-Empire, Paris6
DẪN NHẬP
LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG
Khi nói một quả quyết nào đó là "Lời Chúa trong Tin Mừng", chúng ta xác nhận rằng quả
quyết ấy là chân lý vững chắc không cần phải bàn cãi nữa.
Đối với Kitô hữu, Đức Kitô là một quyền bính tối thượng, quyền bính mà ta phải cúi đầu tuân
phục, phải hết lòng tin cậy và yêu mến. Ngay cả đối với những người không tin Chúa, Đức
Kitô cũng là một trong số những nhân vật phi phàm nhất của lịch sử. Ngài là biểu tượng của
ngay thẳng và chân thật. Ngài là người đã nói: "Lời nói của các con phải: có thì nói có, không
thì nói không". Tất cả những gì không theo nguyên tắc đó đều thiếu đúng đắn!
Vậy chúng ta hãy tự hỏi Đức Kitô nghĩ gì và nói gì về Satan. Về điểm này cũng như về mọi
điểm khác liên quan đến đời sống tôn giáo của con người, sách Tin Mừng đều nói rất chuẩn
mực và dứt khoát. Nếu những người mất đức tin không chấp nhận tính chuẩn mực và dứt
khoát của Tin Mừng, thì chắc chắn, nếu không nại đến Tin Mừng, họ sẽ không hiểu gì về não
trạng tôn giáo của những thế kỷ trước đây ở Pháp. Những ai đã hoặc đang tin rằng mình đã
tiếp xúc với ma quỷ, những ai đã bị chúng tấn công như cha sở họ Ars, những ai bị mọi người
coi là "bị quỷ nhập"và được người ta trừ quỷ cho, tất cả những người đó đều đã hết lời giải
thích những tình trạng mà họ cảm thấy, đã được nói đến trong sách Tin Mừng và trong
Truyền Thống phát xuất từ Tin Mừng.
• Hãy mở sách Tin Mừng ra xem Tin Mừng có nói về Satan không?
• Có những câu chuyện về những người bị quỷ nhập, về việc trừ quỷ không?
• Chính Chúa Giêsu có tin ma quỷ không?
• Và Ngài nói gì về ma quỷ?
CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ
Điểm đầu tiên khiến chúng ta phải lưu ý là việc Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc. Có ba
cuốn Tin Mừng nói về cơn cám dỗ này, cho ta thấy Chúa Giêsu và Satan đối đầu với nhau.
Nhưng nên ghi nhớ điều này: không có ai chứng kiến cuộc chạm trán để đời này cả. Nếu
không được đích thân Chúa Giêsu kể lại, thì ba tác giả Tin Mừng nhất lãm không thể biết gì
về chuyện này. Ngài cũng phải vất vả khi nói cho các môn đệ hiểu được những gì đã xảy ra
giữa Ngài và ma quỷ. Ngài muốn ta biết rằng Ngài đã thấy quỷ, có thể nói được là "thấy tận
mắt": lúc đó, Satan đã đề nghị với Ngài nhiều việc, muốn Ngài sống dưới ách của nó, muốn
Ngài làm trệch hướng! Tóm lại, Chúa Giêsu đã muốn chịu cám dỗ, và Ngài đã chịu cám dỗ
thực sự. Ngài đã tỏ lộ cho những kẻ theo Ngài biết cơn cám dỗ ấy thế nào: Satan chỉ cho Ngài
thấy thế gian và bảo: "Ta sẽ cho ngươi toàn bộ quyền thế của các nước trên thế giới này;
cùng với vinh quang của chúng! Quyền hành đó đã được trao vào tay ta, và ta muốn trao cho
ai tuỳ ý! Vậy nếu ngươi thờ lạy ta, thì tất cả những cái đó sẽ thuộc về ngươi!" (Lc 4,5-7)
Chúng ta đừng nghĩ rằng cơn cám dỗ đó quá hạn hẹp. Thực ra, nó bao gồm những chiều kích
của mọi người sống trên hành tinh này. Vì thế, Satan nghĩ rằng nó cũng bao gồm cả những
chiều kích của Chúa Giêsu nữa.
Còn về phía Chúa Giêsu, ba lần Ngài gọi Satan là "thủ lãnh thế gian này" (Ga 12,27;
14,30,16,11), nghĩa là Ngài cũng đồng ý với Satan trong việc nhìn nhận rằng nó có ưu thế trên
mọi nước ở trần gian. Khi nói tới những trình thuật về cơn cám dỗ trong sa mạc, cha Lagrange 7
so sánh nó với những bài "khởi ngôn" trong những bi kịch cổ, trong đó toàn bộ kịch bản sẽ
diễn xuất đều được loan báo và ám chỉ trước. Cuộc chiến đấu giữa Chúa Giêsu và Satan là
một khởi ngôn thuộc loại này. Nó nói lên tất cả sứ mạng của Chúa Giêsu. Ngài chỉ đến để lật
đổ sự thống trị của Satan thôi. Thánh Gioan đã phải nói trong thư thứ nhất của ngài
rằng: "Con Thiên Chúa đã xuất hiện để phá huỷ những việc làm của ma quỷ" (1Ga 3,8). Vì
thế, toàn bộ sách Tin Mừng chắc chắn ghi lại đầy đủ những hành động Chúa Kitô đã làm để
chống lại Satan, và những hành động Satan đã làm để chống lại Chúa Kitô. Và quả thực là
thế! Người ta không thể không ngạc nhiên khi đọc sách Tin Mừng của chúng ta. Nếu không
tin chắc chắn rằng Satan đang hiện diện và hành động giữa chúng ta, thì người ta sẽ không thể
hiểu gì về những cuốn Tin Mừng.
NHỮNG THÍ DỤ
Nếu kể ra đây tất cả những đoạn Tin Mừng nói tới ma quỷ thì quá dài. Chúng ta chỉ nên kể ra
những đoạn chính yếu.
Chúa Giêsu khởi sự rao giảng ở Galilê, và thánh Marcô viết rằng Ngài "đuổi quỷ" (Mc 1,30).
Trước khi Ngài giảng bài giảng trên núi, dân chúng qui tụ chung quanh Ngài. Tại sao vậy?
Thánh Luca cho chúng ta biết: "để được Ngài chữa bệnh, và tất cả những ai bị thần ô uế dằn
vặt đều được chữa lành cả" (Lc 6,18). Vì, như thánh Matthêu nói:"Người ta dẫn đến với Ngài
tất cả những ai lâm tình trạng khốn khổ, bị những bệnh tật và đau khổ khác nhau, cả những
người bị quỷ nhập, điên dại và bại liệt" (Mt 4,24).
Khi nói tới Maria Mađalêna, thánh Luca nói rõ là nàng được Chúa Giêsu chữa cho khỏi "bảy
quỷ" (Lc 8,2). Khi sai các môn đệ rao giảng ở Galilê, Chúa Giêsu ban cho họ quyền năng trên
ma quỷ. Khi họ trở về, Ngài nói với họ: "Ta đã thấy Satan từ trời rơi xuống như một ánh
chớp" (Lc 10,17-20).
Một hôm Chúa Giêsu chữa lành người phụ nữ mà "quỷ dữ đã khiến cho đau ốm suốt 18 năm".
Khi người cai quản nhà hội bất bình với Chúa vì hôm đó là ngày sa-bát, thì Chúa Giêsu trả
lời: "Đồ giả hình! Trong ngày sa-bát, há các ngươi chẳng thả bò hay lừa trong chuồng ra dẫn
chúng đi uống nước sao? Còn người con gái của Abraham đây, ma quỷ đã cầm buộc suốt 18
năm nay, lại chẳng nên cởi trói cho nó trong ngày sa-bát sao?" (Lc 13,10-17).
Chúng ta hãy nhớ có lần Chúa đuổi bọn quỷ tự xưng là đám đông, vì chúng cư ngụ rất đông ở
trong người bị chúng ám đó. "Đám đông" ấy xin Ngài cho phép chúng nhập vào đàn heo.
Ngài cho phép, và tất cả đàn heo đều nhảy xuống hồ chết đuối hết (xem cả ba Tin Mừng nhất
lãm, nhất là Mc 5,1-20).
Cái nét khôi hài trong trình thuật này khiến người ta hết sức chú ý. Các con quỷ được mô tả
hoàn toàn đúng. Người ta cảm nhận được bản chất và tính tình của chúng.
Người ta thấy được "tâm lý" của chúng. Chúng ta lại trở lại vấn đề này: khi chúng nhập vào
một người nào thì chúng làm gì? Đức Cha Catherinet viết: "Chúng đặt để và thực hiện ở đó
những rối loạn bệnh tật tương tự như bệnh điên. Chúng có một cảm thức nhạy bén và biết
Chúa Giêsu là ai. Chúng phủ phục xuống lạy Ngài một cách trơ trẽn, xin xỏ Ngài, cầu khẩn
Ngài như cầu khẩn Thiên Chúa, lo sợ bị Ngài ném chúng trở lại "Vực Sâu". Để tránh điều đó,
chúng xin được nhập vào đàn heo và cư ngụ ở đó. Vừa mới nhập vào đàn heo thì chúng đã
làm hại đàn súc vật đó một cách dữ dằn và độc ác bằng một quyền năng khiến chúng ta ngạc
nhiên không kém tính hay thay đổi của chúng".
Trong những trình thuật khác về đuổi quỷ của sách Tin Mừng, chúng ta đều thấy những nét
được kể ra sau đây ở nhiều mức độ khác nhau: sợ hãi, khúm núm, quyền năng, bất lương, hay
thay đổi và ngay cả tức cười nữa.
Tóm lại, không những người Công giáo, mà ngay cả các sử gia nghiêm chỉnh cũng không thể
không nhận thấy rằng: Chúa Giêsu không phải chỉ nói một cách giới hạn như những người 8
đồng thời với Ngài vẫn nói, Ngài không có ý nói hùa theo sự dốt nát và thành kiến của những
người chung quanh Ngài, mà thực sự chính Ngài cũng tin rằng Satan hiện diện và hoạt động
trong thế gian, Ngài gìn giữ chúng ta chống lại Satan, đến nỗi trong sách Tin Mừng, chỗ nào
đọc cũng thấy có Satan. Điều đó khiến chúng ta phải đặt vấn đề, một vấn đề mà chúng ta phải
khảo sát một cách hết sức chuyên chú.
TẠI SAO QUÁ NHIỀU TRƯỜNG HỢP BỊ QUỶ NHẬP NHƯ THẾ ?
Các trình thuật về ma quỷ trong sách Tin Mừng có rất nhiều. Ma quỷ được nói đến rất nhiều,
đến nỗi người ta phải tự hỏi: như vậy có quá đáng không? Trong đời sống thường nhật, chắc
chắn người ta không gặp nhiều người bị quỷ nhập như Chúa Giêsu đã gặp. Các nhà phê bình
hiện đại - ít nhất là những người tự hào nhận mình là "phê bình độc lập" - thế nào cũng cho
rằng như vậy có vẻ không thật. Theo họ, đa số những người bị quỷ nhập chỉ là những người bị
chứng cuồng loạn, những kẻ nửa điên nửa khùng, những kẻ bị chứng thác loạn...
Dẫu thực sự như vậy đi nữa, dẫu khi chữa trị loại "bệnh" này, Chúa Giêsu có dùng khoa y học
thời đó đi nữa, thì Ngài cũng rất nổi tiếng vì đã thành công trong tất cả mọi trường hợp, nói
vắn tắt là giải cứu những người khốn khổ ấy khỏi căn bệnh của họ, và giúp họ trở về trạng
thái bình thường. Nhưng giải quyết vấn đề theo kiểu đó quả thật là quá giản lược, nếu người
ta xem xét lại những gì đã nói ở trên. Các bản văn Tin Mừng phân biệt rất rõ ràng giữa những
người bị quỷ nhập và những người bị các bệnh khác. Những người bị quỷ nhập có những dấu
hiệu rõ rệt chứng tỏ có một thứ trí tuệ khác lạ cư ngụ trong họ. Thứ trí tuệ này lại tỏ ra thù
nghịch với Chúa Giêsu và chúng ta gọi nó là thứ trí tuệ của thần ác.
Tiếp theo cái "khởi ngôn" mà chúng ta đã nói tới tầm quan trọng của nó, là việc Chúa Giêsu
chịu cám dỗ trong sa mạc, nếu Satan không can thiệp vào hoạt động của Chúa Giêsu, hay chỉ
đóng vai trò phụ thuộc, thì như thế mới có chỗ cho chúng ta ngạc nhiên. Nhưng sự việc không
xảy ra như thế. Chúa Giêsu công khai coi mình như "kẻ mạnh" đến để trừ khử nước của Satan
trên thế gian. Nói cho đúng thì cuộc chiến đấu này chủ yếu xảy ra trong vô hình, trong địa hạt
của ân sủng và tội lỗi. Và cứ như thế cho đến ngày tận thế. Nhưng vì được Thiên Chúa cho
phép, cuộc chiến đấu rất vĩ đại và kéo dài từ thế kỉ này sang thế kỷ khác đó cũng thể hiện ra
thành những dấu hiệu hữu hình, và để lại cho chúng ta những trình thuật rất ngoạn mục.
Nhưng những trình thuật này không phải là cái cốt yếu. Đừng quên điều đó. Dẫu trong tác
phẩm này chúng tôi nhấn mạnh tới chúng, thì chúng ta cũng không nên coi chúng quan trọng
quá! Điều cốt yếu, đó là số phận các linh hồn, là sự lựa chọn giữa thiên đàng và hoả ngục,
giữa tình yêu và hận thù, giữa hạnh phúc vĩnh cửu và án phạt đời đời! Ý định của Thiên Chúa
Quan Phòng là cho con người biết ít nhiều về quyền lực của Satan, và quyền lực này xuống
trước quyền lực của Đấng Cứu Thế.
Chúng ta hoàn toàn không bị bó buộc tin rằng con số những người bị quỷ nhập mà Tin Mừng
đề cập tới tương ứng với một con số trung bình nào đó trong thế giới hồi ấy hay trong thế giới
ngày nay. Rất có thể, và cũng rất hợp lý, là chung quanh Chúa Giêsu, những trường hợp đó
xảy ra một cách hết sức thường xuyên. Sự kết hợp giữa thần tính và nhân tính tạo nên nhân vị
nơi con người Chúa Giêsu, vừa là Con của Loài Người vừa là Con của Thiên Chúa, sự kết
hợp đó đã gây ra một đối kháng tương ứng mà Thiên Chúa cho phép, là những biểu hiện của
ma quỷ được gia tăng gấp bội và được lặp đi lặp lại. Theo một nghĩa nào đó, hiện tượng quỷ
nhập là một phản ứng, một bức hoạt kế đáp trả lại việc nhập thể của Ngôi Lời. Lúc đó, người
ngoại giáo và ngay cả người Do Thái giáo trở nên cứng lòng tin đối với thế giới siêu nhiên, và
đó cũng là một trong những đặc tính của thời đại chúng ta hiện nay. Việc Chúa Giêsu đến trần
gian và rất nhiều trường hợp quỷ nhập xảy ra chung quanh Ngài, là một mạc khải sâu sắc về
thế giới siêu nhiên, được thể hiện trên hai bình diện bổ sung lẫn nhau, là Thành của Thiên
Chúa và Thành của Satan (Cité de Dieu et Cité de Satan)!
Chính trong chiều hướng này mà chúng ta nói rằng, đối với chúng ta, Tin Mừng rất là chuẩn
(normatif). Nó đưa ra những nguyên tắc, chiếu dọi ánh sáng, đặt ra luật lệ, soi sáng cho những
thế hệ tương lai bằng một thứ ánh sáng không bao giờ tắt. Tất cả những gì chúng ta biết và tin 9
về ma quỷ đều bắt nguồn từ các cuốn Tin Mừng. Đối với Kitô hữu, sự hiện hữu và tính bất
lương của ma quỷ là một tín điều phải tin. Định mạng của chúng ta cũng tương tự như định
mạng của các thiên thần hay của ma quỷ. Chúa Giêsu nói: Chúng ta sẽ được thấy Thiên Chúa
như các thiên thần đang thấy, hoặc chúng ta sẽ bị chúc dữ như Satan và đồng bọn của nó.
Cần phải nói và nhắc lại tất cả các điều đó trước khi chúng ta trở về với những sự kiện đương
thời về chuyện đó. Và để đi từ Phúc Âm tới những dữ kiện của thời đại, chỉ cần một khoảnh
khắc nhanh chóng!
Một cách tổng quát, chúng ta phải coi chừng hai nguy hiểm này: một là đặt quá nặng về vấn
đề ma quỷ, hai là đặt quá nhẹ, coi nó như không có. Có những thế kỷ chỗ nào người ta cũng
thấy có ma quỷ, rồi lại có những thế kỷ người ta không còn muốn thấy ma quỷ ở đâu nữa. Hai
thái cực này đều sai lầm như nhau, dối trá như nhau, do đó đều phát xuất từ Satan, là cha đẻ
của mọi sự dối trá.
THỜI THƯỢNG CỔ
Không thể nói rằng những Kitô hữu nguyên thuỷ bị ám ảnh về những tác động của ma quỷ.
Chúng ta có thể trưng dẫn những đoạn văn của Phêrô và Phaolô, những đoạn văn luôn luôn
thức thời mà chúng ta phải coi là sát với thực tế. Chúng ta phải chiến đấu với ma quỷ. Đời
sống luân lý chỉ là một cuộc chiến đấu. Có một cái gì khác hơn là thịt và máu. Con rồng
(tượng trưng cho ma quỷ) vẫn luôn luôn hoạt động. Trong sách Khải huyền, thánh Gioan đã
nói tất cả những gì phải nói về sự biến thiên, thăng trầm của lịch sử Kitô giáo. Nhưng chắc
chắn rằng "con rồng" đóng một vai trò quan trọng hàng đầu. Những thời bị bách hại xảy ra rất
nhiều lần trong lịch sử Giáo Hội, chắc chắn là do ma quỷ. Mặt khác, chắc chắn rằng các Kitô
hữu đầu tiên coi việc thờ phượng các tượng thần của ngoại giáo là thờ phượng ma quỷ.
Những thần ngoại giáo dưới con mắt của họ đều là ma quỷ.
Tuy vậy, khi bàn tới tất cả những điều đó, chúng ta không cho rằng các Giáo phụ đã từng nói
quá đáng. Thánh Augustino đã thấy rõ hai thành trì. Ngài đã mô tả hai thành trì đó một cách
rõ ràng, quả quyết, với một nhãn quan rộng lớn của một thiên tài về tâm linh.
Đôi khi ta thấy ngài bi quan, nhưng bi quan về một lý do hoàn toàn khác không phải vì nhãn
quan thần học của ngài về ma quỷ. Ngài không chỉ quy cho ma quỷ tất cả những gì là đen tối
trong hành động của con người. Chúng ta cũng có phần trách nhiệm trong đó. Trái lại, chúng
ta nghe thánh nhân xác nhận về ma quỷ rằng "con chó đã bị xiềng lại" - chúng ta sẽ trở lại vấn
đề này sau. Ma quỷ không thể làm gì chống lại chúng ta mà không do chúng ta. Chính vì
chúng ta đồng ý mà ma quỷ mới có sức mạnh. Chính vì chúng ta chống lại mà ma quỷ trở
thành yếu đuối.
Những câu chuyện quỷ quái nhất từ thời xa xưa của Kitô giáo mà chúng ta nghe kể đều xuất
phát từ những câu chuyện của các Giáo phụ trong sa mạc. Thánh Antôn đã đánh nhau xáp lá
cà với ma quỷ. Những vị ẩn tu ở Thébaide, các tu sĩ thuộc mọi dòng tu và mọi thời đại đều có
chuyện lôi thôi với Satan. Ở dòng chúng tôi có thánh Martin, ngài có ít nhiều kinh nghiệm về
ma quỷ. Tuy nhiên, chúng ta có thể liếc mắt qua những trang sử thời Trung Cổ, lật giở những
trang sách của các nhà thần học kinh viện cỡ lớn để tìm hiểu về ma quỷ, mà khỏi phải sợ thấy
ma quỷ hiện lên. Các tác giả đặc biệt nghiên cứu về văn chương thời Trung Cổ liên quan tới
những hiện tượng quỷ nhập hay những trò ma thuật đều cho rằng: Những bậc đại sư - như
Albertô Cả, Tôma Aquinô, Duns Scot - có khuynh hướng bác bỏ những phép lạ mạo danh của
các thầy phù thủy. Rồi vào thế kỷ XV, Gerson và triết gia cuối cùng theo chủ nghĩa duy danh
là Gabriel Biel đã chống đối nhau: người trước thì xác nhận, người sau thì phủ nhận quyền
năng của ma quỷ trên trần gian này.
MỘT KHÚC QUANH NGUY HIỂM
Năm 1486, một tác phẩm được viết nhằm gây một ảnh hưởng rộng lớn đã hướng dẫn cả một
thế kỷ đến những cực đoan rõ rệt và thảm khốc nhất. 10
Đó là cuốn Malleus maleficarum (cái búa của các Thầy phù thủy) do hai tu sĩ dòng Đa Minh
người Đức viết: Jacques Sprenger và Henri Institoris, ông trước làm giáo sư ở đại học
Cologne, ông sau làm pháp quan (inquisiteur) ở Thượng du nước Đức. Tác phẩm được phổ
biến rất nhanh chóng. Trong hai thế kỷ XV và XVI, cuốn sách được xuất bản 28 lần. Đó là
cẩm nang về Cách trừ quỷ của các phù thủy. Và tác phẩm này đã làm lay chuyển toàn bộ nền
văn chương nói về chuyện ma quỷ thời đó. Không thể kể hết được tựa của những tác phẩm
được xuất bản dành cho các vị pháp quan và các vị giải tội sử dụng vào thế kỷ XVI. Những
tác phẩm này chỉ bàn đến những chuyện ma thuật và những giao ước kí kết với ma quỷ. Vào
đầu thế kỷ XVII, các tác phẩm loại này tràn ngập thị trường. Trong đó, người ta nói về hiện
tượng quỷ nhập với những chi tiết rùng mình ghê sợ, về những yêu quái, ma cà rồng, yêu tinh,
những vị thần quen thuộc... Năm 1603, một tác giả là Jourdain Guibelet xuất bản cuốn Luận
về triết học (discours philosophique). Cái tựa hấp dẫn của cuốn sách chỉ dùng để che dấu ở
bên trong một khảo luận về các loại quỷ dâm dục, nghĩa là về các quan hệ xác thịt với ma
quỷ.
Thư viện của Yves Plessis chỉ gồm toàn những tác phẩm của Pháp bàn về hành động của ma
quỷ, không dưới hai cuốn. Thời đó, dư luận quần chúng có xu hướng coi bệnh tật nào về thể
xác con người cũng đều có ma quỷ trong đó cả. Émile Brouette, trong cuốn Satan của bộ
sách Études carmélitaines (những nghiên cứu của các tu sĩ Cát Minh, trang 363) đã trích dẫn
những hàng chữ này của một tác giả nổi tiếng là Ambroise Paré: "Tôi cho thuốc, còn Thiên
Chúa chữa lành", "Tôi nói với Hipprocate là cha đẻ của y khoa rằng: trong các bệnh tật, có
một cái gì thần thánh mà con người không cắt nghĩa được... Có những tay phù thủy, những
tay chế thuốc độc, những tay đầu độc người khác một cách độc ác, quỷ quyệt, lừa đảo, tạo
may mắn cho mình bằng những giao ước kí kết với ma quỷ. Ma quỷ sẵn sàng phục vụ họ,
giúp họ phá hoại thân thể, trí tuệ, mạng sống và sức khoẻ của con người và những tạo vật
khác bằng những phương tiện tinh vi, ma quái và bí hiểm".
NHỮNG TƯỞNG TƯỢNG THIẾU LÀNH MẠNH
Có thể nói rằng vào thế kỷ XVI, đã phát sinh ra một trào lưu tưởng tượng thiếu lành mạnh về
ma quỷ. Chỗ nào người ta cũng thấy có ma quỷ. Người ta tưởng tượng ra ma quỷ phá phách
đủ kiểu đủ cách. Cuộc bút chiến của đạo Tin Lành vừa được thành lập chống lại Công giáo
chủ yếu nói về ma quỷ. Ngay từ đầu, tổ chức tự xưng là Giáo Hội Tin Lành Cải cách cứ bị ám
ảnh về những chuyện ma quỷ. Nếu trước thời Luther và Calvin người ta đã bắt đầu truy lùng
các tay hành nghề phù thủy, thì hai ông này không những đã không làm gì để ngăn cuộc truy
lùng đó lại, mà còn dựa vào Thánh Kinh, vào Cựu Ước và Tân Ước để cho phép và khuyến
khích các cuộc truy lùng đó. Ông Brouette viết: "Luther, Mélanchton và Calvin tin vào những
chuyện ma quái. Còn đồ đệ của họ, là những tay giảng đạo cuồng tín, chỉ làm cho những
người trở lại với Phúc Âm đã dễ tin lại càng dễ tin hơn vào những chuyện ma quái đó" (Sách
đã dẫn, trang 367)
NHỮNG CON SỐ KINH HOÀNG
Ông Brouette đã đưa ra những con số không thể tin được về số lượng những vụ án ma thuật.
Quả thật ông ta đã "hết sức thận trọng và vì ích lợi cho mọi người" khi đưa ra những con số
này. Ông nói:
"N. Van Werveke thẩm định có 30 ngàn vụ án được đem ra xử trước các toà án ở
Luxembourg. L. Raiponce, trong cuốn Essai sur la Sorcellerie (Khảo sát về ma thuật, trang
64), có đưa ra một con số vừa phải hơn, ông cho rằng có 50 ngàn vụ hành quyết trong nước
Đức, Bỉ, Pháp. A. Louandre trong cuốn La Sorcellerie (Ma thuật) viết rằng vào thế kỷ XVI,
tại Lorraine, trong vòng 15 năm, có 900 người hành nghề phù thuỷ bị hành quyết; tại Genève
năm 1515, trong ba tháng, có 500 người; tại giáo phận Côme, trong vòng 1 năm, có 1000
người. Theo J. Francais thì tại Strasbourg, trong 3 năm, có 25 vụ ma thuật bị xử thiêu. Theo 11
G. Save, trong cuốn La Sorcellerie à Saint Dié (Ma thuật ở Saint Dié), từ năm 1530 đến
1629, tổng số những vụ kiện cáo chống ma thuật tại quận Saint Dié lên tới 230 vụ. Theo C.E.
Dumont, trong cuốn Justice criminelle des Duchés de Lorraine (Những vụ án hình sự tại các
quận vùng Lorraine) quyển 2 trang 48, từ năm 1553 đến 1669, có 740 vụ án. Nếu có một cuốn
danh mục ghi lại đầy đủ các vụ án về ma thuật, thì chắc chắn nó phải là một tác phẩm đọc
"mệt nghỉ".
Trái với dư luận được các sử gia nổi tiếng nhất tin tưởng thời đó, sự thực không phải là tới
cuối thế kỷ XVI, việc đàn áp ma thuật mới lên đến cực điểm. Các vụ trấn áp này tới thế kỷ
XIV còn rất hiếm, có lên cao là ở thế kỷ XV. Các vụ án rầm rộ lên nhiều từ năm 1530, nghĩa
là trong tiền bán thế kỷ XVI. Nửa thế kỷ đầu cũng đổ máu nhiều như nửa thế kỷ sau, chúng
tôi muốn nói từ năm 1580 đến 1620 là dữ tợn nhất.
Có lẽ người ta không thể sai lầm nhiều lắm khi cho rằng phần lớn việc phát sinh thứ văn
chương nói về ma quỷ được bộc phát rõ ràng sau năm 1530 là do Luther và giáo phái Tin
Lành. Đó là ý kiến của Đức Cha Janssens trong cuốnLa Civilisation en Allemagne (Nền văn
minh ở nước Đức) bộ lịch sử vĩ đại của Ngài. Ngài viết: "Thời đó, một loại văn chương
chuyên nói về ma quỷ rất đa dạng và cũng rất quan trọng phát triển. Tại Đức, hầu như nó chỉ
bắt nguồn từ giáo phái Tin Lành, và nó phù hợp từng điểm một với giáo huấn của Luther và
giáo phái của ông".
LUTHER VÀ MA QUỶ
Chắc chắn trong toàn bộ giáo thuyết của Luther, ông đã gán cho ma quỷ một vai trò quan
trọng hơn rất nhiều so với vai trò mà người ta đã gán cho ma quỷ trước thời của ông. Ông tự
nhận ông có những bằng chứng cá nhân về việc làm của ma quỷ. Phải, chính ông đã thấy
Satan. Ông quả quyết như vậy với bất cứ ai. Ông viết:
"Satan thường hiện ra dưới một lốt giả trang. Chính tôi tận mắt thấy nó hiện dưới lốt một con
heo, một bó rơm đang cháy,...".
Ông kể lại cho bạn ông là Myconius rằng: vào năm 1521, tại Wartburg, ma quỷ đến gặp ông
định giết ông, và ông thường gặp nó trong vườn dưới lốt một con heo rừng màu đen. Năm
1530, tại Coburg, vào một đêm kia, ông nhận ra nó dưới hình một ngôi sao. Ông viết:
"Nó đi dạo với tôi trong phòng ngủ và giao cho hai con quỷ trách nhiệm canh chừng tôi... Đó
là những con quỷ pháp quan".
Ông thuật lại chi tiết những cuộc nói chuyện của ông với quỷ. Ông kể những trường hợp "rất
xác thực" Satan mưu hại người ta, do bạn bè ông kể lại cho ông. Tại Sessen, có ba người đầy
tớ bị quỷ bắt sống đem đi: trên đường đi, Satan đã vặn cổ ông chủ quán trọ và đã đem một tên
lính lên trên không. Tại Muhlberg, một người say rượu đang chơi sáo cũng bị như thế. Tại
Eisenach, một người chơi sáo khác cũng bị quỷ đem đi, dẫu mục sư Justus Menius và nhiều
thầy truyền đạo khác thường xuyên canh chừng và giữ cẩn thận các cửa ra vào cũng như các
cửa sổ của căn nhà mà nạn nhân đang ở. Người ta tìm lại được xác của người chơi sáo thứ
nhất trên một dòng suối, và xác của người thứ hai trong một bụi cây phỉ (noisetier). Luther
xác nhận tất cả những sự kiện trên một cách trang trọng. Ông nói:
"Đó không phải là những chuyện trên mây trên gió, được bịa ra để cho người ta sợ đâu, cũng
không phải là những chuyện trẻ con như những người ham được khen là thông thái chủ
trương, mà là những dữ kiện có thực, đã thực sự gây kinh hoàng cho nhiều người". Ông còn
nói: "Những con quỷ bị thất bại, bị xỉ nhục, bị đánh đập đã trở thành những con yêu tinh, vì
có những con quỷ bị thoái hóa, và tôi có xu hướng tin rằng những con quỷ chính là những
con quỷ thoái hoá ấy".
Ông ta có vẻ ưng ý với điều ông ta vừa phỏng đoán, vì ông cứ nhấn mạnh điều đó. Ông nói:12
"Loài rắn và loài khỉ ưa bị ma quỷ nhập hơn những loài khác. Satan ngự trong những con vật
đó. Nó nhập vào chúng và dùng chúng để gạ gẫm con người, và nhất là để làm hại con người.
Ma quỷ cư ngụ ở rất nhiều quốc gia, nhưng đặc biệt nhiều hơn ở nước Phổ. Ở Laponie cũng
có rất nhiều quỷ và các nhà ma thuật. Tại Thuỵ Sĩ, cách Lucerne không xa, trên một ngọn núi
rất cao, có một cái hồ gọi là "hồ Philatô": ở đó, ma quỷ làm đủ mọi thứ xấu xa ô uế. Trong xứ
của tôi, có một ngọn núi cao gọi là Polsterberg - là núi của quỷ - trên đó, có một cái hồ, khi
có người ném xuống đó một viên đá nhỏ, thì lập tức có một cơn bão nổi lên, và cả vùng chung
quanh đều bị tàn phá. Hồ này đầy dẫy ma quỷ: Satan đã giam giữ chúng ở đó" (tất cả những
bản văn này được Đức Cha Janssens trích dẫn trong tác phẩm đã nêu trên, cuốn 4, trang 433).
Luther nói như vậy không phải trong những lá thư riêng tư của ông, hay trong những câu
chuyện khi ăn cơm. Ngay trong những bài ông giảng, những điều nói về ma quỷ có một chỗ
đứng quan trọng. Năm 1520, khi chưa hoàn toàn tách ra khỏi truyền thống Công giáo, ông đã
tuyên bố rằng: khi ma quỷ và những người tội lỗi phạm tội về điều răn thứ nhất là họ tự chuốc
lấy sự thất bại trong các công việc mình thực hiện, và chuốc lấy bất hạnh cho định mạng của
mình. Nhưng về sau ông thấy chỗ nào, việc nào cũng có ma quỷ nhúng tay vào. Trong
bộ Grand Catéchisme(Giáo lý yếu lược) của ông xuất bản năm 1529 bao gồm những ý niệm
quen thuộc nhất của ông, ông dạy rõ ràng rằng chính ma quỷ xui khiến người ta gây lộn, ám
sát nhau, gây mầm phản loạn, chiến tranh, và những tai hại có tính cách lâu dài như chúng ta
sẽ nói đến sau này. Và cũng chính nó gây ra sấm sét, bão bùng, mưa đá khiến cho mùa màng
bị tổn thất, súc vật bị chết và không khí bị nhiễm độc. Như thế thì không biết ông ta sẽ nói sao
khi thấy những chiếc xe hơi thời nay nhả khói làm ô nhiễm môi sinh thành phố?
Luther viết:
"Ma quỷ không ngừng đe doạ đời sống của các Kitô hữu. Nó thích chí đổ xuống trên họ đủ
mọi thứ đau khổ và tai hoạ để phá họ. Vì thế, biết bao nhiêu người đã chết một cách đau khổ:
người bị cắt cổ, người mắc chứng điên loạn. Chính chúng ném con nít xuống sông, chúng
khiến cho người té ngã có thể chết được".
Ông cho rằng quyền hạn của ma quỷ rất lớn. Ông viết:
"Ma quỷ rất tài tình, chỉ cần một lá cây là nó có thể làm người ta chết được. Nó có nhiều thứ
thuốc, nhiều loại độc dược hơn tất cả thuốc của các nhà bào chế trên thế giới hợp lại. Ma quỷ
không ngừng đe doạ đời sống con người bằng những phương tiện riêng của nó, chính ma quỷ
làm không khí trở nên độc hại".
Đó không phải là những bản văn riêng lẻ hay ít gặp trong tác phẩm của Luther. Người ta đọc
thấy nhiều quả quyết khó tin do ngòi bút ông viết ra. Chẳng hạn, ông chắc chắn rằng có những
thiếu nữ bị ma quỷ lạm dụng khiến cho có thai vì tác động của nó, và những đứa trẻ được sinh
ra do sự kết hợp ô trọc này là con của ma quỷ, chúng không có linh hồn. Theo ông, chúng chỉ
là những "đống thịt", và ông đưa ra lý lẽ không thể chối cãi là "ma quỷ có thể tạo dựng một
thân xác, nhưng không thể tạo nên linh hồn cho thể xác ấy được. Vì thế, linh hồn của những
đứa trẻ ấy chính là Satan!" Và ông kết luận một cách giáo điều rằng:
"Chẳng phải thật khủng khiếp và ghê tởm khi nghĩ rằng Satan có thể làm cho người ta đau
khổ như thế, và chúng có quyền năng sinh ra những em bé đó sao? (Tác phẩm đã dẫn, trang
436, của Đức Cha Janssens)
ẢNH HƯỞNG CỦA LUTHER
Chắc chắn rằng đối với Giáo hội Tin Lành cũng như các tác giả của Giáo phái Tin Lành,
những quả quyết của một người có uy tín như thế được lập đi lập lại một cách trang trọng như
thế thì không thể nào không có ảnh hưởng. Trong hầu hết các bài giảng của hàng giáo sĩ Tin
Lành, những câu chuyện về ma quỷ đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Văn chương bình dân
bị tràn ngập bởi vô số những câu chuyện về ma quỷ. 13
Một tay bút chiến Công giáo người Đức, Jean Has, đã bất bình về việc các sách bàn về ma
quỷ được viết ra quá nhiều. Năm 1588, ông viết:
"Trong có mấy năm mà người ta đã xuất bản và phổ biến vô số sách về ma quỷ, những cuốn
sách đó được viết nhân danh ma quỷ, được in ra nhân danh ma quỷ, được bán và được đọc
một cách thích thú nhân danh ma quỷ: người ta coi trọng những sách đó, và các tác giả
những cuốn sách đó lại nổi tiếng trong số tất cả những người tự xưng là rao giảng Lời
Chúa!".
Ông viết thêm:
"Ngày xưa, các Kitô hữu đạo đức cấm con cái của mình không được kêu tên thần Ác, thậm
chí không được ám chỉ ma quỷ bằng những biệt danh của nó. Theo lời của Salomon thì không
được lấy danh ma quỷ mà thề thốt: 'Khi một người tội lỗi nhân danh ma quỷ mà nguyền rủa
ai, thì họ đã tự nguyền rủa chính linh hồn mình'. Thế mà hiện nay, người ta rao giảng về ma
quỷ, người ta viết sách nhân danh ma quỷ, và coi việc làm đó là đúng và đáng khen. Tôi có
thể nói đúng cái lý do của sự việc đó cho các bạn: ông ta chính là ông tổ của 'các nhà rao
giảng Tin Mừng' của chúng ta, chính 'thánh tổ phụ' Martin Luther đã đầu tiên nêu gương đó".
Năm 1595, một "tổng giám sự", nghĩa là một giám mục giáo phái Luther, là Ándre Célichius,
đã xuất bản một khảo luận trọn bộ nói về Hiện tượng quỷ nhập để biện minh cho sự việc đó.
Bằng những lời lẽ sau đây, ông tuyên bố rằng ông coi cuốn sách của ông là cần thiết:
"Hầu như khắp nơi, xa cũng như gần chúng ta, số người bị quỷ nhập nhiều đến độ người ta
phải ngạc nhiên và lo sợ, có thể đó là một tai ương thực sự giáng xuống quốc gia của chúng
ta và tất cả mọi người sống trong đó - giống như nước Ai Cập xưa - vì đã bị kết án phải hư
mất!"
Ông ta thẩm định rằng tại xứ sở của ông ta, là Mecklembourg, có ít nhất 30 người bị "quỷ
nhập" đang gieo sợ hãi và kinh hoàng ở khắp nơi! Ông viết:
"Những người yếu đuối và nhút nhát, các phụ nữ và thiếu nữ hết sức bối rối vì tất cả những gì
họ phải thấy và nghe một cách miễn cưỡng. Rất nhiều người từ chối đức tin và đức ái vì họ đã
nghe theo lời dụ dỗ của ma quỷ, nó dụ họ sống phản đạo và thờ lạy hình tượng..."
Và ông đã dành nhiều chương dài để mô tả sự tàn phá của ma quỷ vào thế kỷ ông đang sống!
Thôi, chúng ta hãy ngưng những kỷ niệm đáng buồn ấy tại đây. Vào thời đại của chúng ta,
những chuyện quá đáng ấy chắc chắn không thể xảy ra nữa. Đã tới lúc phải tìm hiểu những
dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của Satan trong thế giới hiện nay. Về vấn đề này, trước tiên
chúng ta sẽ bàn tới những gì xảy ra ở nước Pháp vào thế kỷ XIX liên quan tới ma quỷ.
Có thể kể một cách nghiêm chỉnh không bịa đặt những "câu chuyện về ma quỷ" của thời đại
gần với chúng ta như thế không? Chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi trên bằng những gì chắc chắn,
đồng thời tránh tất cả những gì là quá lố.
CHƯƠNG I
MA QUỶ QUẤY NHIỄU
THÁNH GIOAN MARIA VIANNÂY
NHỮNG ĐỢT TẤN CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA MA QUỶ
Khi tới làm cha sở họ đạo Ars, cha Gioan Viannây được 32 tuổi. Họ đạo nhỏ bé này rất nghèo
nàn, rất hiu quạnh mà cũng rất khô khan. Còn ngài thì bị tình yêu đối với Thiên Chúa và các 14
linh hồn thiêu đốt, dằn vặt. Trước tình trạng của họ đạo như thế, ngài chỉ biết cầu nguyện và
ăn chay. Ngày đầu ngài ăn chay cầu nguyện thế nào, thì ngài cũng cầu nguyện ăn chay suốt
cuộc đời như vậy. Vì thế, trong kinh cầu nguyện ngày lễ kính ngài, Giáo Hội đã ca tụng ngài
là một người cầu nguyện không biết mệt, đồng thời thống hối liên tục. Hằng ngày ngài cầu
nguyện và hãm mình không ngừng là để xin Thiên Chúa ban cho họ đạo của ngài biết quay
trở về với Chúa.
Nếu thực sự có những kẻ thù của các linh hồn mà chúng ta gọi là ma quỷ, thì chắc chắn chúng
phải biết những khát vọng lớn lao của vị linh mục trẻ tuổi ấy từ lâu. Và chắc chắn không tránh
được việc chúng muốn vô hiệu hoá những cố gắng của ngài. Ngay từ bài giảng đầu tiên ở nhà
thờ, vị linh mục trẻ này đã thẳng thắn lên tiếng chống lại những tật xấu, những lộn xộn đang
làm cho xứ đạo của ngài hư hỏng: là khiêu vũ và say rượu. Đương nhiên bài giảng của ngài
làm cho nhiều người bị tổn thương về quyền lợi khiến họ đứng lên chống lại ngài: các chủ
quán rượu, các khách khứa tới uống rượu, những người hay lui tới vũ trường, những người
lạm dụng ngày chủ nhật để làm bậy, họ cảm thấy những đam mê, thói hư tật xấu, và những
ham muốn xác thịt của họ đang bị đụng chạm, bị bài xích. Nhưng trong họ đạo của ngài,
người ta thấy ngài thật nhân từ, hiền lành, thật thánh thiện, sốt sắng, đến nỗi họ đã coi ngài
như một vị thánh sống.
Tuy nhiên, những thanh niên đàng điếm, du đãng gần đó, nhưng không thuộc họ đạo của ngài,
không ngần ngại chống lại ngài, vu khống cho ngài những gì xấu xa nhất. Ngài sống giống
như một thiên thần: để chế ngự xác thịt, để bắt xác thịt trở thành nô lệ ngoan ngoãn của tinh
thần, và để thông hiệp với những đau khổ của Chúa Cứu Thế trên thập giá, ngày nào ngài
cũng ăn chay đánh tội, nên thân thể ngài xanh xao, gương mặt ngài hốc hác, và họ đã cả gan
giải thích đó là do ngài đã bí mật ăn chơi trác táng. Người ta đã đặt ra những câu hát thô bỉ để
nhạo cười ngài, đã gửi cho ngài những lá thư nặc danh để chửi rủa ngài, dán vào cửa nhà ngài
những tờ giấy nhục mạ ngài.
Bà Cathérine Lassagne, là nhân chứng sống gần ngài liên tục và lâu nhất, biết rõ những đức
hạnh của ngài nhất, đã viết: "Vào thời đó, ngài bị vu khống và khinh bỉ. Người ta tới la hét om
sòm vào cửa sổ nhà ngài...".
Dẫu không muốn quy toàn bộ thủ đoạn này cho một mình ma quỷ, chúng ta cũng cứ theo dõi
cuộc tấn công đầu tiên của nó chống lại một tông đồ nhiệt thành như ngài, nhằm phá hoại
danh dự và tiếng tăm của ngài một cách hèn hạ và kinh tởm. Chỉ một chút xíu nữa là cuộc tấn
công đó có thể đi đến thành công! Trong vụ án điều tra phong thánh, một nhân chứng
nói: "Ngài quá mệt mỏi và chán nản vì những tiếng đồn quái ác xấu xa mà người ta dám tung
ra về ngài, đến nỗi ngài muốn bỏ họ đạo của ngài để trốn đi. Nếu không có một người ở gần
ngài thuyết phục ngài rằng, việc ngài bỏ đi sẽ làm cho người ta tin những lời đồn đại ấy là
đúng, thì ngài đã bỏ trốn rồi".
Vậy thì ngài phải làm gì đây? Phó thác mọi sự cho Thiên Chúa, tiếp tục cầu nguyện hãm
mình, nhất là cầu nguyện cho những kẻ bách hại ngài. Ngài cứ làm như thế, và đó là chiến
thắng đầu tiên của ngài trên Satan.
CÁM DỖ GHÊ GỚM
Tuy nhiên, ma quỷ không chịu thua. Nó lại tiếp tục tấn công ngài. Lần này, nó tấn công trực
tiếp đối thủ của nó. Chính vì ngài hãm mình ép xác, nên sức khoẻ của ngài ngày một suy
giảm. Ngài là con trai của một nông dân, nên có một thể chất bự con, khoẻ mạnh. Thế mà
trong những năm đầu tiên phục vụ tại Ars, ngài bị một cơn bệnh khá nặng. Cơn bệnh đó chắc
chắn là kết quả của cái mà về sau ngài gọi là "sự điên khùng của tuổi trẻ", nghĩa là sự ăn chay
hãm mình mà ngài tự ép buộc mình làm khi sống một mình trong nhà xứ, và chỉ một mình
Thiên Chúa mới biết được. Khi bị bệnh, ngài bắt đầu có những tư tưởng chán nản và thất
vọng. Ngài chắc rằng mình chết đến nơi rồi. Nhiều lần ngài nghe thấy giọng nói xấc xược 15
dường như phát xuất tự đáy lòng ngài nói với ngài: "Bây giờ chính là lúc mi phải sa hoả
ngục!". Sở dĩ ta biết được những điều đó là do ngài kể lại, và do những nhân chứng đã cung
khai trước toà án phong thánh, nhất là do Cathérine Lassagne mà chúng tôi đã giới thiệu ở
trên.
Tuy nhiên, đức tin nơi đáy tâm hồn ngài vẫn rất mãnh liệt, ngài vẫn trông cậy vào Chúa, nhờ
đó, ngài mau chóng tìm lại được bình an nội tâm tưởng chừng như đã mất.
Đọc tới đây, chúng ta phải công nhận rằng cha sở trẻ này đã giữ được nét tinh tuý nhất của
chức vụ tông đồ, ngài đã chứng tỏ được ngài có lương tri, có khôn ngoan về mặt tâm linh, có
sức mạnh, và có bản lĩnh tinh thần.
Những vu khống, những cám dỗ là những phương pháp chung, là những phương pháp thông
thường mà ma quỷ dùng để can thiệp vào định mệnh của con người, mà chúng ta chưa thoát
ra khỏi được.
Nhưng bây giờ chúng ta hãy nói tới những quấy nhiễu của ma quỷ, là một cái gì khác hẳn
những cái trên, mà chúng ta sắp thấy sau đây.
NHỮNG TRÒ CHƠI CỦA SATAN
Trong cuộc chiến đấu của Satan chống lại cha sở họ Ars, có sự leo thang rất dễ thấy. Những
gì xảy đến cho ông Gióp cách đây hàng chục thế kỷ dường như cũng xảy đến y hệt cho ngài.
Những cơn cám dỗ được chuyển thành những quấy nhiễu phá phách. Thiên Chúa là ông chủ
tối thượng định đoạt vận mệnh chúng ta, đã cho ma quỷ được phép đi quá giới hạn mà chúng
ta vẫn thường ấn định theo quan niệm của chúng ta. Nên nhớ rằng thánh Augustinô đã
nói: "'con chó bị xiềng' đó không thể cắn được ai."
Những cái xiềng này có thể được nới lỏng ra một chút do Thiên Chúa cho phép. Việc đó đã
khởi sự xảy ra cho cha sở Viannây suốt mùa đông cuối năm 1824 đến đầu năm 1825. Lúc đó
ngài làm cha sở họ Ars được sáu năm, và ngài được 38 tuổi. Những hiện tượng kì cục đó luôn
luôn xảy ra vào ban đêm. Những tiếng động gây bất an khiến ngài không ngủ được. Ngài
không hề sợ hãi, mới đầu ngài tưởng rằng đó là những con chuột vẫn cắn xé những tấm màn ở
giường của ngài. Vì thế, ngài lấy một cây gậy ở đầu giường để đuổi chúng đi. Nhưng vô ích,
càng đập vào màn để đuổi chuột đi, thì càng nghe thấy tiếng chúng nghiến răng. Thế mà sáng
dậy coi lại màn thì không thấy có một dấu hiệu nào chứng tỏ có chuột cắn xé cả. Tuy nhiên,
ngài không hề nghĩ những tiếng động đó là do ma quỷ gây ra. Theo cha Toccanier, một linh
mục được sai đến phụ tá ngài sau này, thì "ngài không phải là người dễ tin, vì ngài rất khó tin
vào những chuyện dị thường". Nhưng rồi ngài cũng phải tin rằng đó là do ma quỷ làm, như
chúng ta sẽ đọc thấy sau đây.
Đức Cha Saudreau, một Giám mục rất có uy tín trong những chuyện thần bí về Thiên Chúa
cũng như về ma quỷ, là một tác giả mà sau này chúng tôi sẽ phải trích dẫn nhiều đoạn văn,
ngài viết một cách rõ ràng:
"Ma quỷ tác động lên mọi người bằng cách cám dỗ họ... Không ai thoát khỏi những cuộc tấn
công của nó: đó là công việc thường xuyên của nó. Đôi khi ma quỷ biểu lộ sự hiện diện của
chúng qua những quấy nhiễu khó chịu, để làm cho người ta sợ hơn là để gây nguy hiểm cho
người ta. Chúng gây tiếng động, lay chuyển, dời chỗ, đảo lộn và đôi khi làm đổ bể một vài đồ
vật nào đó. Người ta gọi đấy là ma quỷ quấy nhiễu".
Cũng có thể là Đức Cha Saudreau đã từng mắt thấy tai nghe y hệt những kinh nghiệm của cha
sở họ Ars, chứ chắc chắn không phải chúng chỉ xảy ra trong trí của ngài đâu.
Chúng ta sẽ thấy, Satan, được Thiên Chúa cho phép, sẽ tiến tới mạnh dạn hơn chút nữa. Vì
thế, trong những đêm tĩnh mịch, cha Viannây nghe thấy có những tiếng đập ngoài cửa, có
những tiếng la hét lạ tai vọng tới nhà xứ. Cha Viannây không hề nghĩ tới đó là do ma quỷ, mà 16
chỉ đơn giản nghĩ rằng có lẽ đó là kẻ trộm đang bị cám dỗ vì những vật dụng trang trí và
những đồ vật rất đẹp và quí giá mà ông xã trưởng ở Ars đã cung hiến cho nhà thờ. Vì thế, ngài
trỗi dậy, đi xuống dưới cái sân nhỏ, nhìn quanh quất khắp nơi, dòm ngó trong các góc kẹt, các
xó xỉnh. Ngài không thấy gì cả! Ngài chưa hiểu có chuyện gì. Ngài quyết định tới cầu cứu
một người nào đó trong họ đạo để đề phòng những kẻ tấn công mà ngài chưa thấy được đang
đe doạ ngài.
MỘT NHÂN CHỨNG TƯỜNG THUẬT
Thời đó, năm 1826, người thợ đóng xe trong làng là một chàng trai 28 tuổi khoẻ mạnh, đã
sống tại đó khá lâu để có thể làm chứng cung khai trước toà án phong thánh. Anh tên là André
Verchère. Chúng ta hãy đọc qua lời khai của anh lần đầu tiên vào ngày 4.6.1864 và lần thứ hai
ngày 2.10.1876, được khai sau khi thề nói đúng sự thật. Anh nói:
Đã nhiều ngày rồi, cha Viannây nghe thấy có những tiếng động lạ thường trong nhà xứ. Một
buổi tối, ngài đến tìm tôi và nói: "Cha không biết đó có phải kẻ trộm không... Con có thể đến
ngủ ở nhà xứ với cha được không?"
_ Thưa cha, con rất sẵn lòng. Con sẽ đem cây súng theo.
Đêm đến, tôi lại nhà xứ. Tôi vừa sưởi ấm vừa nói chuyện với cha sở cho tới mười giờ. Cuối
cùng cha nói: "Thôi, chúng ta đi ngủ nhé!" Cha nhường cho tôi phòng ngủ của cha, còn cha
thì ngủ ở phòng bên cạnh. Tôi không ngủ được. Vào khoảng 1 giờ sáng, tôi nghe thấy có tiếng
lay động dữ dội ở cánh cửa bước ra sân. Cùng một lúc vang dội lên những tiếng chuỳ đập vào
cánh cửa ấy, đang trong khi nhà xứ có những tiếng rầm rầm như tiếng của nhiều chiếc xe
chạy.
Tôi cầm khẩu súng lao về phía cửa sổ và mở ra. Tôi nhìn ra mà chẳng thấy gì cả. Căn nhà
rung lên trong vòng 15 phút. Hai chân tôi cũng rung lên như vậy, và tôi còn cảm thấy như vậy
suốt 8 ngày. Ngay khi có tiếng động bắt đầu, cha sở đốt đèn lên. Cha đến với tôi và hỏi:
_ Con có nghe thấy không?
_ Con nghe chứ! Cha thấy đó, vì con đã đứng dậy cầm súng mà!
Nhà xứ rung động y như có động đất. Cha sở còn hỏi:
_ Con có sợ không?
_ Không, tôi đáp, con không sợ, nhưng con cảm thấy như chân con muốn khuỵu xuống. Nhà
xứ chắc sập mất!
_ Con nghĩ chuyện gì đang xảy ra vậy?
_ Con nghĩ rằng đây là do ma quỷ!
Khi mọi tiếng động chấm dứt, chúng tôi đi ngủ lại. Tối hôm sau, cha sở lại đến yêu cầu tôi trở
lại ngủ với cha. Tôi trả lời:
_ Thưa cha, con ngán quá cha ạ!
Chính cha sở đã xác nhận sự kiện này, tại trường Chúa Quan Phòng, một cơ sở bác ái do
ngài sáng lập, ngài đã kể lại người đầu tiên tới giữ nhà xứ cho ngài đã sợ hãi thế nào. Ngài
vừa cười vừa nói: "Tội nghiệp anh chàng Verchère của tôi, cầm súng trong tay mà cứ run
như cầy sấy! Anh ta không còn nhớ rằng mình đang có súng trong tay nũa!"
NHỮNG NHÂN CHỨNG KHÁC17
Anh chàng đóng xe từ chối, cha Viannây nói với ông xã trưởng, và ông gửi một lúc hai người
tới nhà xứ để canh giữ: chính con trai ông là Antoine, một thanh niên khoẻ mạnh 26 tuổi, và
người làm vườn ở lâu đài Ars tên Jean Cotton, 24 tuổi. Trong 12 ngày, tối nào họ cũng đến
ngủ ở nhà xứ. Trước toà án phong thánh, họ khai như sau:
_ Chúng tôi không nghe thấy một tiếng động nào, Jean Cotton kể lại. Cha sở ngủ ở một phòng
bên cạnh, không phải ngài cũng thấy như chúng tôi. Hơn một lần, giấc ngủ của ngài bị quấy
phá, ngài kêu chúng tôi và nói: "Các con không nghe thấy gì sao?". Chúng tôi trả lời là
không hề nghe thấy một tiếng động nào cả. Tuy nhiên, có lúc chúng tôi nghe thấy một tiếng
động giống như tiếng một lưỡi dao gõ rất nhanh vào một cái lu đựng nước... Hồi tối, chúng
tôi đã treo đồng hồ của mình gần cái gương trong phòng ngài. Cha sở nói với chúng tôi:
"Cha lấy làm lạ là đồng hồ của các con không bị bể".
Dẫu sao, cha Viannây vẫn chưa dám nói gì về nguồn gốc và bản chất những tiếng động lạ
thường mà ngài nghe thấy. Nhưng cuối cùng, sau khi có một kinh nghiệm mới nữa, ngài mới
hiểu rõ.
Đường phố phủ đầy tuyết. Lúc đó, vào giữa mùa đông. Bỗng nhiên, giữa đêm khuya, có
những tiếng kêu la vọng lên trong sân nhà xứ. Cathérine Lassagne, là người biết rất nhiều về
cha sở, đã viết:
"Lúc đó y như có một đạo quân gồm lính Áo và lính Côzắc nói lộn xộn một thứ ngôn ngữ mà
ngài không hiểu gì cả".
Vì thế, ngài xuống mở cửa ra, nhìn thấy tuyết vẫn y nguyên trên đường, không một dấu chân.
Thì ra tất cả những tiếng lộn xộn đó, những tiếng ồn ào của những binh lính đi qua chỉ là ảo
ảnh ảo giác! Ngài nghĩ, dẫu sao đây không phải là chuyện do con người làm ra được. Nhưng
nếu không phải do con người, thì cũng không phải việc làm của "thần lành". Lần này, quả
thật, ngài cảm thấy sợ! Đó là một dự cảm tiên báo một cuộc tấn công của hoả ngục! Ngài quả
quyết như thế! Về sau, khi được Đức Giám mục của ngài là Đức Cha Delvie hỏi, ngài nói:
_ Con cho rằng đó là ma quỷ, vì con cảm thấy sờ sợ. Nếu là do Thiên Chúa nhân từ, thì ngài
không làm cho người ta sợ hãi.
Từ lúc đó, ngài không còn cho rằng cầu cứu sự che chở của con người là hữu ích nữa. Ngài
cho tất cả những người canh giữ nhà xứ về hết, và chỉ còn một mình ngài sẵn sàng trực diện
với Đối Thủ.
QUỶ CÀO SẮT
Đối Thủ này - như chúng ta biết, từ Đối Thủ dùng để chỉ ma quỷ hay Satan - được cha
Viannây gọi là con Quỷ Cào Sắt. Tại sao ngài lại chọn từ ngữ đó để gọi ma quỷ? Chắc hẳn là
vì Satan luôn luôn tìm cách lôi kéo các linh hồn xuống hoả ngục, y như người ta thường dùng
cái cào sắt có nhiều răng để kéo cỏ, kéo phân bón về một nơi nào đó. Đó là một hình ảnh rất
cụ thể và sống động ở vùng đồng quê nơi ngài phục vụ.
Một khi đã biết chắc chắn những tiếng động đó phát xuất từ đâu, ngài dùng một chiến thuật
rất đơn giản và đúng đắn để đối phó. Cha Beau giải tội cho ngài khai rằng:
_ Thỉnh thoảng tôi có hỏi ngài: "Làm sao ngài đẩy lui được những cuộc tấn công đó?" Ngài
trả lời: "Tôi hướng về Thiên Chúa, làm dấu thánh giá, nói mấy lời khinh bỉ với ma quỷ. Vả
lại, tôi nhận xét thấy khi nào tiếng động to hơn, và những cuộc tấn công gia tăng nhiều hơn,
thì ngày hôm sau thế nào cũng phải có một tội nhân 'cỡ bự' nào đó tới!"
Thật là một khám phá lớn, một nguồn an ủi kì diệu đối với cha sở khiêm nhượng đó khi
những người tội lỗi từ khắp nơi trong địa phận, thậm chí là trong cả nước Pháp, và đôi khi từ
ngoại quốc đến gặp ngài để xưng tội.
Theo lời khai của một người bạn thân với ngài, thì về sau, ngài có nói với người bạn đó
rằng: "Những lần đầu thì quả thực tôi sợ, vì không biết nó là cái gì. Nhưng bây giờ tôi rất hài 18
lòng, vì đó là một dấu hiệu tốt cho biết mẻ lưới của ngày hôm sau luôn luôn tốt đẹp".
Và một lần khác ngài nói: "Đêm đó, ma quỷ quấy phá tôi dữ dội, nhờ vậy tôi biết ngày mai tôi
sẽ gặp rất nhiều người... Con Quỷ Cào Sắt này ngu quá, chính nó báo cáo cho tôi biết trước
khi nào có những tội nhân 'cỡ lớn' đó tới... Nó nổi giận, càng hay!".
MỘT THÍ DỤ DỄ NHỚ
Một trong những thí dụ gây cảm xúc nhất về việc ma quỷ quấy nhiễu, là chuyện xảy ra nhân
dịp cử hành Năm thánh vào tháng mười hai năm 1826, tại Saint-Trivier-sur-Moignans.
Thành phố nhỏ này cách họ Ars khoảng 12 cây số. Mọi linh mục gần đó đều hẹn nhau tới đó
để đón mừng Năm Thánh. Tại đây, người ta hy vọng cuộc lễ sẽ lôi kéo được rất nhiều người
đến, và sẽ khuyến khích được nhiều người xưng tội và ăn năn hối cải.
Cha Viannây cũng khởi hành từ nhà cha trước rạng đông. Vừa đi ngài vừa lần hạt. Đó là một
khí giới cha thích dùng để chiến đấu với Satan. Bỗng xảy ra một chuyện không thể cắt nghĩa
được, tháng đó trong năm là đã gần tới mùa đông, chung quanh ngài xuất hiện những quầng
sáng mờ mờ quái gở, không khí dường như bằng lửa. Ở hai bên đường, ngài có cảm tưởng
rằng những bụi cây đang cháy. Ngài nghĩ rằng chính Satan làm ra như vậy để khiến ngài sợ
sệt, vì nó thấy trước được những thành quả cứu độ mà Năm Thánh sẽ đem lại. Nhưng ngài
vẫn tiếp tục con đường của mình đến đó.
Khi vừa tới nhà xứ ở Saint-Trivier, ngài bắt đầu ngay bổn phận của mình. Tối đến, tại nhà xứ,
khi mọi sự dường như đều yên tĩnh, thì có những tiếng động không thể cắt nghĩa được nổi lên.
Những tiếng động đó dường như xuất phát từ phòng của cha sở họ Ars. Các cha bạn, bị quấy
rầy bởi những tiếng ồn ào lạ tai, đến than phiền với ngài. Ngài chỉ đơn sơ trả lời: "Đó là do
con Quỷ Cào Sắt, nó đang giận lên vì những việc thiện mà chúng ta làm ở đây!"
Các linh mục bạn chỉ cười về sự quả quyết của ngài. Họ nói với ngài: "Cha không ăn cũng
chẳng ngủ, nên chính cái đầu của cha nó ca nó hát, và có những con chuột đang chạy ở trong
trí óc của cha đấy!".
Những ngày sau, các cha khác tha hồ chế diễu ngài. Một buổi tối, bị chế nhạo trách móc dữ
dội hơn, ngài không nói gì cả. Nhưng khi mọi người vừa bắt đầu nằm xuống, thì có những
tiếng động như tiếng của một chiếc xe chở rất nặng làm rung động cả nhà xứ. Mọi người đều
sợ hãi chỗi dậy.
Đang khi mọi người tự hỏi tiếng động như thế phát xuất từ đâu, thì có một tiếng gãy bể từ
phòng cha sở họ Ars vang ra, to đến nỗi cha sở họ đạo ở đó là Benoit phải kêu lên: "Cha sở
Ars bị ám sát rồi!". Lập tức, mọi người đổ xô về phòng ngài và mở cửa: họ thấy gì lúc đó?
Cha Viannây vẫn ngủ yên trên giường, nhưng có những bàn tay vô hình đã khiêng giường của
ngài ra giữa phòng. Lúc đó ngài thức dậy và nói với họ tỉnh bơ: "Chính con Quỷ Cào Sắt đã
lôi tôi ra tận đó, và gây ra tất cả những tiếng động ấy... Không sao đâu... Tôi rất tiếc là đã
không báo cho các cha biết trước. Nhưng đó là một dấu hiệu tốt cho biết ngày mai sẽ đánh
được một con cá lớn".
Ai cũng ngẫm nghĩ tự hỏi "con cá" đó là gì?
Các cha bạn vẫn còn chế nhạo ngài một chút, nhưng cũng ngán sợ cái mà họ gọi là "ảo ảnh"
của ngài. Nhưng quả là ngài không lầm, mọi người đều công nhận điều ngài nói đó khi thấy
một nhân vật trong vùng này mà họ biết là đã bỏ đạo, đó là một kỵ sĩ ở Murs, bước vào nhà
thờ và đi thẳng tới toà giải tội của cha sở họ Ars. Việc trở lại của ông này đã gây một ấn
tượng mạnh mẽ trong cả vùng đó. Trong số những người chỉ trích cha Viannây gay cấn nhất,
có một người bắt đầu từ lúc ấy coi ngài như "một vị thánh lớn".
NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁC CỦA MA QUỶ19
Những quấy nhiễu của Satan còn kéo dài nhiều năm nữa. Lúc trước chỉ có một mình cha sở
Ars phải chịu đựng điều đó. Về sau, ma quỷ cũng quấy phá cả những người sống chung quanh
ngài. Các cô giáo và các em nhỏ mồ côi ở trường Chúa Quan Phòng, một cơ sở sáng giá do
cha sở thiết lập, cũng nghe thấy những tiếng động kì lạ trong một vài đêm. Ma quỷ còn chọc
ghẹo cả cộng đoàn này. Về sau, trước toà án phong thánh, Marie Filliat cung khai rằng:
"Một hôm, sau khi rửa nồi, tôi đổ nước vào nồi để nấu súp. Tôi thấy trong nước có những
miếng thịt nhỏ. Hôm đó lại là ngày ăn chay kiêng thịt. Tôi đổ bỏ hết nồi đó, rồi rửa nồi và đổ
nước vào lần nữa. Khi nồi súp đã nấu xong sẵn sàng để dọn ra, thì tôi lại thấy trong đó có lẫn
những miếng thịt nhỏ. Khi biết chuyện, cha sở bảo: 'Ma quỷ nó làm ra như thế đấy, cứ việc
dọn lên mà ăn'".
Như mọi người thấy, cha sở Ars không hề bối rối. Lương tri của ngài vẫn không bị lay
chuyển, và sự trông cậy của ngài vào Thiên Chúa đã khiến cho Satan không làm gì được ngài.
Một hôm, người ta hỏi xem ngài có sợ không, ngài chỉ trả lời: "Cái gì rồi cũng quen! Quỷ và
tôi, chúng tôi coi nhau như đồng chí".
Điều đó rõ ràng không có nghĩa là ngài cùng phe với ma quỷ. Ngày 4.12.1841, ngài tâm sự
với các cô giáo trường Chúa Quan Phòng: "Các con nghe đây: tối hôm qua, quỷ nó tới phòng
cha đang khi cha đọc sách nguyện. Nó thổi hơi rất mạnh, và dường như mửa ra một cái gì đó
giống như hạt lúa mì hay hạt gạo trên nền nhà. Cha nói với nó: 'Tao sẽ lại đằng kia (nhà trẻ
mồ côi) kể lại việc mày làm để người ta khinh rẻ mày'. Thế là nó im lặng ngay tức khắc".
Hôm khác, khi cha Viannây đang dỗ giấc ngủ vì ngài rất cần nghỉ ngơi, thì ma quỷ la lên để
làm hao mòn sức khoẻ ngài chừng nào có thể: "Viannây! Viannây! Ta sẽ bắt mi! Hãy xem, ta
sẽ bắt mi!". Ngài trả lời: "Tao đâu có sợ mày!".
Hiện nay, tại nhà xứ họ Ars, người ta thấy có một cái giường mà trước đây là giường của cha
Viannây. Cái giường đó bị cháy khi nó được đặt ở nhà thờ, nhưng không biết nó bị cháy cách
nào. Hồi đó, khi người ta tới báo cho ngài biết là nhà ngài bị cháy, thì ngài không trao chìa
khoá cho họ để họ xông vào nhà dập tắt đám cháy. Mà ngài nói, mặt tỉnh bơ không lộ vẻ
hoảng hốt: "Lại cái con Quỷ Cào Sắt khốn kiếp! Nó không bắt được chim, nên đã đốt cái lồng
chim rồi".
Ma quỷ sỉ nhục, mắng nhiếc cha Viannây một cách rất thường xuyên, nó đe doạ ngài, nói với
ngài những câu thô lỗ. Nó dùng những lời thô tục để chửi ngài: "Viannây! Viannây! Đồ ăn
khoai thiu! A, mi chưa chết à! Ta sẽ bắt mi!". Tại nhà xứ, nó bắt chước tiếng gấu gầm gừ,
tiếng chó tru tréo, lay động như điên những tấm màn ở giường ngài,...
Theo lời khai của Cathérine Lassagne và sư huynh Athanase, thì có những lần ma quỷ bắt
chước tiếng búa đóng đinh xuống sàn, hay tiếng búa đóng vành sắt vào thùng tônô, nó đánh
trống trên bàn, trên ống khói, trên bình nước, hoặc nó hát bằng một giọng nheo nhéo và sai
lạc, khiến cho cha Viannây nói: "Con Quỷ Cào Sắt có một giọng nói tệ ơi là tệ!".
Thực ra, tất cả những cái đó chỉ là những trò kì cục, ấu trĩ hơn là nguy hiểm. Cũng may là ma
quỷ không được phép làm tất cả mọi chuyện. Cha Viannây có một nghĩa vụ phải chu toàn mà
Thiên Chúa trao cho. Nếu ma quỷ muốn gây trở ngại khó khăn cho nghĩa vụ đó bằng cách
làm ngài bị mất ngủ, bằng cách tấn công cha đủ mọi mặt, thì phản ứng của ngài là lại càng
làm nghĩa vụ đó một cách tốt đẹp và hữu hiệu hơn. Tóm lại, những quấy nhiễu chỉ làm bất lợi
ngược lại cho kẻ gây ra chúng. Chúng ta sẽ thấy tương tự như vậy trong một số trường hợp bị
quỷ nhập.
Hiện nay, có những "nạn nhân của quỷ" chấp nhận chịu mọi thử thách của ma quỷ để liên kết
với những đau khổ của thập giá cứu chuộc của Chúa, là thứ khí giới chắc chắn sẽ chiến thắng
Satan, và làm cho nó thất bại vĩnh viễn. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó sau này!
Chúng tôi chắc chắn rằng cha sở Ars là người như thế. Ngài chấp nhận chịu đựng tất cả mọi sỉ
nhục của ma quỷ để cứu rỗi các linh hồn. Qua các kinh nghiệm hằng ngày của ngài, ngài đã 20
rất sớm nhận ra rằng cuộc chiến đấu của ngài với ma quỷ có liên quan chặt chẽ với việc người
tội lỗi ăn năn trở lại, rằng Thiên Chúa dẫn đến với ngài những người tội lỗi ở khắp mọi miền
nước Pháp, kể cả ở ngoại quốc nữa.
Bây giờ chúng ta sẽ nói đến những biểu hiện của Satan gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong đời
sống của "vị linh mục Công giáo gương mẫu" này như thế nào.
CON RẮN
Theo thánh sử Gioan, Con Rồng hay Con Rắn cám dỗ bà Eva chính là Satan. Vì thế, không có
gì lạ khi ma quỷ thỉnh thoảng hiện ra dưới lốt một con rắn. Chúng ta sẽ có một thí dụ điển
hình về việc đó trong một chương sau, về trường hợp bị quỷ nhập của Claire-Germaine Cèle ở
Nam Phi châu.
Sau đây là một đoạn văn của cha Monnin, người đầu tiên viết tiểu sử cha sở họ Ars, kể lại lời
chứng của Cathérine Lassagne, là người nổi tiếng tận tâm với cha sở Ars. Chính chị Cathérine
nói:
_ Một buổi tối, cha sở đến trường chúng tôi để thăm một bệnh nhân. Khi tôi gặp lại ngài ở
nhà thờ, ngài bảo: "Con thích nghe tin tức! Được rồi! Đây là một tin rất sốt dẻo. Hãy nghe
cha kể chuyện mới xảy đến với cha sáng nay. Cha có một vật để trên bàn, con có biết đó là
cái gì không?".
Xin mở ngoặc ở đây: ngài muốn nói về kỷ luật của ngài. Ngài chưa bao giờ nói với Cathérine
về điều đó, nhưng nhiều lần chị đã thấy cái dụng cụ khủng khiếp ấy dưới gầm giường ngài.
Chị biết rõ ngài để nó ở đó không phải để làm vật tượng trưng. Rõ ràng là vị linh mục thánh
thiện này đã dùng nó, thậm chí dùng thường xuyên nếu không nói là hằng ngày. Nhưng chị
chưa bao giờ hở môi hỏi ngài về điều đó, mà ngài cũng không hề nói với chị. Thế mà lần này
tự nhiên ngài lại nói:
_ Con có biết cái gì đây không? Nó tự nhiên trườn lên bàn của cha như một con rắn! Thấy
vậy, cha hơi sợ. Con biết đó là một sợi dây thừng: cha cầm sợi dây lên, nó cứng như một
thanh gỗ. Cha lại đặt nó xuống bàn, nó lại bắt đầu trườn đi như vậy tới ba lần."
Một trong những cô giáo có mặt trong cuộc nói chuyện đó phản bác: "Có thể cha đã rung cái
bàn của cha?"
_ Không, cha sở đáp, cha không hề đụng tới cái bàn.
NHỮNG LẦN MA QUỶ HIỆN RA
Chính cha Monnin còn tự hỏi ma quỷ có thực sự hiện ra với cha sở Ars không? Cha muốn nói
về sự hiện ra thấy được, không phải chỉ là tai nghe mà là mắt thấy. Chúng ta biết là nhiều lần
ma quỷ đã thổi vào mặt cha, và cha đã cảm nhận trên mặt mình có cái gì đó giống như một
con chuột chạy qua. Nhưng ngài có trông thấy Satan không? Thấy nó dưới hình thức nào?
Cha Monnin trả lời cho câu hỏi này bằng hai sự kiện.
Một hôm, vào lúc ba giờ sáng, cha Viannây thấy một con chó đen lớn có đôi mắt sáng quắc,
lông lởm chởm, nó cào cào xuống đất ở chỗ trước đó vài tuần lễ người ta đặt xác của một
người chết chưa xưng tội. Trông thấy con chó ở một chỗ như thế ngài sợ lắm! Ngài không hề
nghi ngờ về thực chất của con chó đó. Ngài chắc chắn đó là quỷ, và nó trốn vào trong toà giải
tội của ngài. Cha Monnin còn nói thêm: người ta thấy sự kiện này có một cái gì giống hệt như
ở trong đời sống của thánh Stanislas ở Kotska: ma quỷ đã hiện ra với vị thánh này khi ngài bị
bệnh, dưới lốt một con chó giận dữ, có vẻ như muốn phóng bổ vào ngài, và ngài đuổi nó ba
lần bằng cách làm dấu thánh giá. 21
Cha Viannây còn kể rằng quỷ đã hiện ra với ngài dưới lốt những con dơi bay vào phòng ngài
và bay chung quanh giường của ngài. Chúng nhiều đến nỗi các bức tường trở thành đen kịt.
Sự kiện đó khiến chúng ta, cũng như cha Monnin, tự hỏi có phải cha sở Ars là người duy nhất
nghe, cảm thấy hay xem thấy nhiều chuyện khó tin như thế không?
LỜI CHỨNG
Về vấn đề này, chúng ta đã có sẵn một câu trả lời. Khi ma quỷ bắt đầu quấy nhiễu, cha sở Ars
không biết chuyện gì xảy ra cả. Cha đã cầu cứu và nhận được sự can thiệp của một vài người
trong họ đạo: anh chàng Verchère và vài người khác nữa. Tất cả những người đó đều đã nghe
thấy như ngài. Tất cả đều sợ hãi, còn sợ hãi hơn ngài nữa. Tất cả đều kết luận như ngài, rằng
không thể lẫn lộn những tiếng động mà họ nghe được với những tiếng động tự nhiên. Cha
Monnin còn trưng ra những nhân chứng khác, và chúng tôi cũng tường thuật lại sau cha chính
những nhân chứng ấy, vì họ đã đến xác nhận với chúng tôi sự kiện chính trong số những sự
kiện ma quỷ quấy nhiễu ở Ars, chung quanh thánh Gioan-Maria-Viannây.
Năm 1829, khi những "chuyện ma quỷ" ấy đã xảy ra được 5 năm, thì có một linh mục trẻ
thuộc giáo phận Lyon đến Ars, linh mục này là con bà quả phụ Bibot, bà là người đã giúp cho
cha sở thánh biết bao nhiêu công việc, ngay từ khi ngài được bổ nhiệm tới họ Ars.
Cha Bibot cũng được cha Viannây tín nhiệm như mẹ mình. Cha đến với ngài để cấm phòng.
Đương nhiên cha được ngài tiếp đón hết sức thân tình, vì ngài biết ơn mẹ của cha một cách
sâu xa. Và cha ở trong nhà xứ của ngài.
Chúng tôi có một trình thuật của cha Bibot về những gì xảy ra lúc đó ở nhà xứ họ Ars. Trình
thuật này được cha Renard, bạn cha Bibot, kể lại. Cha Renard hỏi cha Bibot:
_ Cha ngủ tại nhà xứ. Vậy cha hãy cho tôi biết những chuyện ma quỷ xảy ra ở đó. Có thật là
nó gây ra những tiếng động không? Cha có nghe thấy không?
_ Có chứ, cha Bibot trả lời, đêm nào tôi cũng nghe thấy. Nó nói bằng một giọng nheo nhéo và
hoang dại, giống như những tiếng kêu của loài hươu nai. Nó cứ quanh quẩn quanh những cái
màn của cha sở, và lay động những cái màn đó dữ dội. Nó gọi đích danh ngài: Tôi nghe rõ
mồn một những câu: "Viannây! Viannây! Mi làm gì đó! Cút đi! Xéo đi!".
_ Những tiếng động và kêu la ấy hẳn phải làm cha sợ hãi chứ?
_ Không hẳn vậy! Tôi không nhát gan đâu, vả lại, cha Viannây có mặt ở đó làm tôi an tâm.
Tôi cầu xin Thiên Thần Bản Mệnh gìn giữ và tôi ngủ được. Nhưng tôi thực sự tội nghiệp cho
cha sở: tôi không muốn ở lại mãi với ngài. Vì tôi chỉ ở đó như một khách tới thăm, nên tôi
cũng phải rút lui "có trật tự", mặc cho Thiên Chúa lo liệu
_ Cha có hỏi cha sở ở đó không?
_ Không, tôi có ý định đó nhiều lần, nhưng vì sợ làm phiền ngài, nên không dám mở miệng.
Tội nghiệp cha sở! Tội nghiệp cho con người thánh thiện đó! Làm sao ngài có thể sống được
giữa những cảnh đảo điên như thế?
Đó là một chứng cứ rất rõ ràng. Cha Bibot đã nghe thấy, đã tội nghiệp cho cha sở. Ngài thẩm
định rằng việc chịu đựng những cuộc tấn công được lập đi lập lại hằng đêm như thế quả là
quá sức của ngài. Cuộc chiến đấu liên tục với ma quỷ này là một chuyện xảy ra thực sự, và
làm cho người ta mệt lừ.
Có điều nên ghi nhớ trong bài tường trình của cha Bibot, đó là lời cha đã nghe: những lời mà
Satan cứ lập đi lập lại hoài vào tai cha sở: "Viannây! Viannây! Mi làm gì đó? Cút đi! Xéo đi!".
Chúng tôi sẽ nhấn mạnh những lời này sau. Nhưng ngay bây giờ, chúng ta có thể biết rằng đó
là một trong những hình thức ma quỷ bách hại hay quấy nhiễu cuộc đời của cha Gioan-MariaViannây, người giải tội và làm cho người ta trở lại với Chúa không biết mệt! 22
MỘT XÁC NHẬN KHÁC
Và đây là lời xác nhận thứ hai, vẫn theo tiểu sử mà cha Monnin viết về cha Viannây.
Năm 1842, nghĩa là 13 năm sau khi cha Bibot tới thăm, có một tội nhân hối cải tới Ars, nhưng
vẫn còn ngần ngại chưa quyết định đến xưng tội với cha sở thánh thiện ấy. Đó là một cựu
quân nhân đã chuyển sang ngành hiến binh đang phục vụ ở quận Ain. Cũng như bao người
khác, vào nửa đêm, ông ta đứng dậy đến cửa nhà thờ để chờ cha giải tội nổi tiếng mà ai cũng
kính trọng ấy tới.
Trong lúc ngài chưa tới, ông ta đi bộ chung quanh nhà thờ, rất gần với nhà xứ. Mới đây ông bị
nhiều điều phiền muộn, và chúng vẫn còn để lại cho ông một cảm tưởng vừa buồn, vừa bất
an, vừa lo sợ bị Chúa phạt. Tất cả những chuyện đó vẫn còn ngổn ngang trong thâm sâu tâm
hồn ông. Chân lý Kitô giáo đã lôi kéo ông và làm ông lo sợ. Ông muốn xưng tội, nhưng tâm
trí ông vẫn còn đang diễn ra một cuộc chiến đấu dữ dội chung quanh ý định trở lại của ông.
Trong lúc ông đang phải chiến đấu - cuộc chiến đấu mà biết bao người khác đã phải trải qua,
ở Ars cũng như ở bao chỗ khác - thì ông bỗng nghe thấy một tiếng động lạ thường dường như
phát xuất từ cửa sổ nhà xứ. Cha Monnin viết:
"Ông ta nghe thấy một giọng nói mạnh, nheo nhéo và chói tai, y như vọng lên từ hoả ngục,
lập đi lập lại nhiều lần những lời mà ông nghe rất rõ: 'Viannây! Viannây! Lại đây! Lại đây!'.
Cái tiếng kêu từ hoả ngục ấy làm ông kinh hãi. Ông bị lay chuyển rất mạnh khiến ông bỏ đi.
Lúc đó, ở tháp chuông, đồng hồ lớn gõ một tiếng. Lập tức cha sở xuất hiện cầm đèn trong tay.
Ngài gặp ông này vẫn còn đang hết sức xúc động. Ngài trấn an ông, đưa ông vào nhà thờ.
Trước khi hỏi ông và nghe những điều đầu tiên ông kể về lai lịch của mình, thì ngài đã làm
ông cảm động vì những lời này: 'Này anh bạn, anh đang phiền muộn. Vợ anh vừa sinh đẻ
xong thì mất. Nhưng hãy cậy trông vào Chúa. Chúa nhân từ sẽ đến nâng đỡ anh... Nhưng
trước hết, hãy làm cho lương tâm mình được yên ổn đã, rồi anh mới ổn định được các công
việc của anh dễ dàng hơn'.
Anh hiến binh đó nói: tôi không hề chống cự lại, tôi quỳ xuống như một đứa trẻ và bắt đầu
xưng tội. Trong cơn bối rối, tôi không làm sao liên kết các ý tưởng lại với nhau, nhưng cha sở
nhân từ đã giúp tôi. Ngài hiểu ngay tận đáy tâm hồn tôi, ngài cho tôi thấy những điều mà tôi
không thể nhận thức được, những điều khiến tôi ngạc nhiên khôn xiết. Tôi không tin rằng có
người lại hiểu được, đọc được tâm hồn người ta chính xác đến thế!".
Qua những lời chứng vừa mới kể, chắc chắn không có gì khiến người ta phải thắc mắc khi
thấy rằng trong chương nói về hiện tượng quỷ nhập và những dấu hiệu quỷ nhập lại nói tới
việc hiểu biết về những chuyện ẩn kín. Trong chương cuối cùng, chúng tôi sẽ đưa ra nhiều thí
dụ cho thấy Satan cũng biết về những chuyện ẩn kín trong lương tâm này.
Nghĩa là sao? Chắc chắn không phải nhờ ma quỷ mà thánh nhân ở họ Ars mới đọc được tâm
hồn người ta. Sở dĩ Satan biết như thế một cách chắc chắn nhiều hay ít, là do những ân huệ
đặc biệt của trí khôn thiên thần, dẫu nó là một thiên thần sa ngã. Trái lại, nơi cha Viannây,
việc biết những chuyện bí mật trong lương tâm là một đoàn sủng cao quý nhất, nhờ nó mà
ngài khiến cho người tội lỗi ăn năn trở lại một cách hiệu quả nhất. Lời thú nhận của người
hiến binh mà chúng ta vừa kể chỉ là một thí dụ trong hàng ngàn thí dụ khác.
LỜI CHỨNG CỦA Y SĨ
Bây giờ chúng ta đã có đủ chứng cớ để bác bỏ những giải thích quá sơ lược cho rằng những
hiện tượng ma quái được kể ra đây là do việc ăn chay hãm mình quá đáng của cha Viannây,
hay do khuynh hướng cho bất kì chuyện gì xảy đến cũng đều do siêu nhiên cả của ngài. Các
linh mục bạn của ngài khởi đầu cũng nghĩ như vậy. Nhưng rồi họ cũng phải thay đổi ý kiến.
Cuối cùng, mọi người đều phải công nhận sự bình tĩnh lạ thường và lành mạnh của ngài, và 23
công nhận những chuyện xảy ra giữa ngài và Satan là có thực. Ngài nói những chuyện đó một
cách rất tự nhiên, vừa nói vừa pha trò châm biếm. Cathérine Lassagne đã nhiều lần lưu ý tới
những chuyện ngài kể cho những người chung quanh về đề tài ấy. Như ta đã biết, đó cũng
chính là một trong những phản ứng của ngài đối với ma quỷ: "Tao sẽ nói với họ tất cả những
gì mày làm để người ta cười mày!".
Chúng ta cũng nên nghe các y sĩ của ngài nói về vấn đề này. Tất cả những người sống gần
ngài đều nói rằng ngài hoàn toàn quân bình về thể lý cũng như tâm lý. Người ta hỏi ông J.B
Saunier, là bác sĩ thường xuyên chữa bệnh cho ngài, về những chuyện ma quỷ quấy nhiễu.
Khi người ta dám mở miệng ra nói với ông hai tiếng "ảo ảnh", thì ông trả lời một cách quả
quyết rằng: "Để trả lời cho những cố gắng nhằm giải thích những hiện tượng thuộc loại này
về mặt sinh lý, chúng tôi chỉ có một điều phải nói, là nếu người ta có thể chấp nhận những
giải thích ấy khi đã biết rõ những sự kiện được thực hiện trong những điều kiện bệnh lý xảy
ra đồng thời, khiến ta thấy được bản chất của những sự kiện, là những sự kiện bình thường
không bao giờ gây ra một khuyết tật nào - như trì độn, động kinh hay những dấu hiệu điên
loạn - thì không thể nào gán cho những sự kiện đó có cùng một nguyên nhân khi chúng hội tụ
lại với nhau như trong trường hợp của cha Viannây, khi mọi chức năng trong cơ thể ngài đều
hoạt động rất điều hòa, ý tưởng của ngài rất rõ ràng minh bạch, nhận thức rất tinh tế, phán
đoán và cách nhìn rất chắc chắn, sự tự chủ rất đầy đủ, sức khoẻ kì diệu của ngài giữ được
mãi, hầu như không hề bị suy giảm giữa những công việc liên tục đến hàng loạt khiến ngài
phải tiêu hao sức lực".
Y sĩ này có lý. Những ơn siêu nhiên mà Thiên Chúa ban cho cha sở họ Ars để tôn vinh ngài
đã được ghép với những tính tốt tự nhiên của ngài, những tính tốt mà lịch sử dễ dàng nhận
thấy. Ngài có những thiên tư cần thiết để trừ quỷ một cách hữu hiệu hơn bất cứ một linh mục
nào khác trong địa phận của ngài, và có thể hơn mọi linh mục đồng thời với ngài. Một hôm,
Đức Cha Devie, giám mục của ngài, đã làm cho một số những kẻ phê bình ngài phải câm
miệng: "Tôi không biết là cha sở Ars có được đào luyện hay không, nhưng tôi biết rằng ngài
được ơn soi sáng". Đức Cha rất xác tín về điều đó đến nỗi đã ban cho ngài được phép toàn
quyền sử dụng mọi quyền năng trừ quỷ của ngài trong tất cả mọi trường hợp đến với ngài.
Chúng ta sẽ thấy ngài làm việc ấy trong một chương khác trong sách này.
Nhưng trước đó, chúng ta nên tiếp tục tìm hiểu những cuộc tấn công của ma quỷ trong đời
sống của vị thánh thời đại này.
CÁM DỖ LỚN NHẤT
Ngày 12.4.1959, để kỷ niệm 100 năm ngày mất của cha sở họ Ars, tại nhà thờ Đức Bà Paris,
Đức Cha Fourrey, Giám mục Belley, đã nói một bài tán tụng trọng thể về thánh Gioan-MariaViannây, trong đó Đức Cha đã mô tả những quấy nhiễu của ma quỷ như sau:
"Tôi không ngần ngại gợi lên đây những đau khổ lạ thường cứ diễn đi diễn lại trong suốt 35
năm, những đau khổ ấy chắc chắn phải làm tê liệt việc thi hành tác vụ linh mục nếu ngài chỉ
như mọi linh mục khác. Ngay khi biết được những quấy nhiễu ấy là do ma quỷ, ngài đã tự
trấn an: Vị Thầy mà mình đang phục vụ thì mạnh hơn Ma Quỷ. Vì thế, đêm nào những hiện
tượng ma quái đáng sợ ấy xảy ra một cách đặc biệt, thì ngài còn vui mừng nữa. Đối với ngài,
đó là dấu hiệu cho biết hôm sau sẽ có những tội nhân 'cỡ lớn' - những 'con cá bự' như ngài
thường nói - nhờ toà cáo giải của ngài mà trở thành những người có ân nghĩa với Chúa".
Nhưng vị Giám mục hùng biện đó lập tức cho thấy ngay điều quan trọng nhất, theo ý kiến
ngài, trong sự kiện ma quỷ quấy nhiễu cuộc sống của một vị đại thánh như thế. Ngài nói:
"Tôi muốn nói tới cái mánh khoé tinh vi hơn của Thần Ác muốn tìm cách làm cho ngài thất
vọng, rồi dùng màu sắc của một sự thánh thiện cao nhất để tách ngài ra khỏi những chức
năng mà Giáo Hội đã trao phó.24
Việc cứu rỗi các linh hồn luôn luôn ám ảnh ngài, tràn ngập tâm hồn ngài, sẽ trở thành một
đam mê thánh thiện mà kẻ thù của mọi sự thiện sẽ dùng nó một cách rất nghịch lý để làm cho
ngài mù quáng. Nó muốn đưa người của Thiên Chúa vào một thảm kịch nội tâm bi đát nhất
mà người ta có thể quan niệm được. Có thể trong khi muốn cứu rỗi các linh hồn, mà vì dốt
nát và bất lực, ngài có nguy cơ dẫn đưa các linh hồn đến hư mất và cùng chịu trầm luân với
họ chăng? Bổn phận đích thực của ngài chẳng phải là tự xoá mình đi thay vì trở thành một
linh mục sáng giá, và che dấu mọi bất hạnh to tát của mình trong tĩnh tâm, cầu nguyện và
sám hối sao? Nhưng đây mới là nỗi đau khổ lớn nhất mà ngài đã chịu: đó là Đức Giám mục
địa phận đã ra lệnh cho ngài phải ở lại nhiệm sở, tiếp tục chu toàn bổn phận, cái bổn phận
vượt quá sức ngài, cái bổn phận mà ngài có cảm tưởng mình đã phản bội".
Không có gì làm người ta cảm động hơn là thấy thảm trạng này. Ma quỷ đã nắm được vị
thánh nhờ cái mà người ta gọi là "điểm yếu" của ngài, và cái "điểm yếu" này trong thực tế lại
chính là cái "điểm mạnh" của ngài! Ngài là một linh mục trung thành, là người đầy tình
thương và đầy tinh thần phục vụ! Nhưng ngài cũng là người cảm nghiệm được sự hư không
của mình, biết tự hạ mình trước Chúa Giêsu của ngài. Và ma quỷ lợi dụng ngay chính điểm
này, nắm ngay lấy sự khiêm nhượng này, đưa nó tới một cực đoan nào đó, cực đoan này sẽ
biến cái nhân đức lớn nhất ấy thành một nguy hiểm lớn lao nhất cho linh hồn của vị thánh.
Còn thủ đoạn nào khéo léo hơn, nguy hiểm đối với nạn nhân mà nó nhắm tới hơn là thủ đoạn
đó? Cần biết thêm rằng điều đã củng cố cho ý định trốn đi của cha sở thánh này, là ngài tin,
cũng như rất nhiều vị linh mục thánh thiện trước ngài và đồng thời với ngài đã tin, tin rằng
nên dành một khoảng thời gian nào đó giữa thời thi hành tác vụ và giờ chết, để bằng sự thống
hối sửa chữa lại tất cả những thiếu sót về hành động trong suốt cả đời mình.
Đức Cha Fourrey nói tiếp: "Ma quỷ tìm cách đưa cha sở Ars vào cái bẫy duy nhất mà ngài có
thể sa vào. Nó đẩy ngài vào một con đường không phải là con đường mà Thiên Chúa đã vạch
ra cho ngài, bằng cách làm cho ngài phải âu lo trong lương tâm, tức nơi xảy ra cuộc chiến
đấu của ngài.
Sư huynh Athanase nói: "Người tôi tớ của Thiên Chúa đó phải chịu rất nhiều đau khổ nội
tâm. Đặc biệt ngài bị dằn vặt vì muốn được sống tĩnh mịch: ngài thường nói về chuyện đó. Ý
muốn đó như một cơn cám dỗ ám ảnh ngài ban ngày, và còn nhiều hơn nữa vào ban đêm.
Ngài nói với tôi: 'Đêm nào tôi không ngủ được, là tâm trí tôi luôn luôn đi du lịch: khi thì ở tu
viện Trappe, khi thì ở dòng Chartreuse, tôi muốn tìm một xó xỉnh nào để khóc lóc cho cuộc
đời khốn nạn của tôi, và để thống hối tội lỗi tôi'. Ngài cũng thường nói ngài không hiểu được
rằng tại sao ngài lại không ngã lòng khi thấy những nỗi bất hạnh của mình. Ngài rất sợ sự
phán xét của Thiên Chúa. Mỗi lần nói đến chuyện đó, ngài sợ run lên. Ngài khóc và nói rằng
mối lo ngại lớn nhất của ngài là sợ tới giờ chết mà lại ngã lòng thất vọng. Ngài sợ hãi và lo
lắng khi phải mang lấy trách nhiệm mục vụ của mình. Ngài không muốn chết khi đang làm
cha sở. Ngài thú nhận rằng đó là nỗi sợ khiến cho ngài bị cám dỗ đi trốn lần thứ hai. Ngài
nói với tôi: 'Tôi muốn đặt Thiên Chúa nhân lành ở chân tường để cho Ngài thấy rằng nếu tôi
chết trong trách nhiệm của linh mục, thì đó không phải là do tôi muốn, mà là vì Ngài muốn'".
Chúng ta có thể nói: có lẽ ngược lại như vậy, khi sắp đến thời mà ơn kêu gọi trở nên hiếm hoi
hơn, thì Thiên Chúa muốn dùng gương sáng của ngài để chứng tỏ rằng một cha sở tốt có thể
chết hoặc phải chết "tại trận". Vào thời của ngài, các linh mục không bị thiếu một cách trầm
trọng như thời của chúng ta. Cuộc đối thoại sau đây giúp ta hiểu điều đó:
_ Tôi sẽ đi khỏi đây!
_ Đức Giám mục không muốn cha đi.
_ Đức Cha không cần tới tôi: ngài đã có đủ người làm cha sở rồi. Còn tôi, tôi cần phải có
chút ít thời giờ để khóc lóc cho cuộc đời khốn nạn của tôi, và để thống hối tội lỗi hầu chuẩn
bị về với Chúa. 25
Mẩu đối thoại này xảy ra giữa ngài và Cathérine Lassagne, cũng như xảy ra với sư huynh
Athanase. Chị vừa thuật lại điều đó vừa kết luận: "Chính vì thế mà ngài quyết ra đi."
Cha Monnin là người rất rành rọt về mọi chi tiết của đời sống cha sở Ars, theo cha thì vị thánh
nhân xứ Ars này nhìn nhận rằng có sự bất hợp lý trong ước muốn của ngài, và ma quỷ đã lợi
dụng điều đó để cám dỗ ngài. Và chúng ta biết rằng ngay từ những năm đầu ngài nhận chức
vụ ở Ars, ngài đã phải nghe hoài câu nói muốn phát khùng của ma quỷ: "Viannây! Viannây!
Mi làm gì đó? Hãy cút đi! Xéo đi!". Theo lời chứng của cha Bibot, thì ngài đã phải nghe lời
của ma quỷ đó ít nhất từ năm 1829. Ta có thể chắc chắn rằng đó là cơn cám dỗ chủ yếu của
đời ngài, và ngài đã chống trả cơn cám dỗ đó một cách can đảm. Tuy nhiên, có hai lần ngài
suýt nhượng bộ cơn cám dỗ, nhưng cuối cùng ngài đã vâng theo thánh ý Chúa và mệnh lệnh
của Giám mục một cách tốt đẹp đến nỗi ngài đã chết vì bổn phận như Chúa Giêsu của ngài đã
mong muốn.
Đức Cha Fourrey còn nói: "Việc ngài muốn trốn hai lần không phải là những dự tính chống
đối bề trên. Vì khi định ra đi, ngài có viết cho Đức Giám mục địa phận: 'Xin Đức Cha chắc
chắn rằng con sẽ trở về khi nào Đức Cha muốn con trở về'. Nhưng việc báo động về thảm
trạng lương tâm của ngài cho toà giám mục dường như đối với ngài là phương tiện cuối cùng
đạt được sự giải phóng mà ngài khao khát. Cathérine Lassagne đã nhận thấy: 'Ngài tin rằng
khi trốn khỏi họ đạo là ngài làm theo thánh ý Chúa'.
Chỉ sau thất bại trong lần thử trốn đi vào năm 1853, ngài mới phát giác ra có sự can thiệp
của ma quỷ trong những ước mơ đã ám ảnh ngài là được sống trong sự tĩnh mịch, xa khỏi họ
đạo Ars để thống hối ăn năn".
Đó là cuộc chiến đấu gay cấn nhất của cha sở họ Ars chống lại "Con Quỷ Cào Sắt". Nếu ma
quỷ muốn chơi khăm ngài bằng cách tỏ hiện ra một cách kì cục và tức cười, thì nó cũng biết
tỏ ra là một tên cám dỗ đặc biệt sành sỏi và bạo dạn.
CHA SỞ ARS VÀ TRÒ CHIÊU HỒN
Việc chúng ta tìm hiểu về "cha sở họ Ars và ma quỷ" sẽ không đầy đủ nếu chúng ta không
biết một vài câu truyện chính xác về phản ứng của ngài đối với trò chiêu hồn mà ngài luôn
luôn coi như trò ma quỷ.
Vì có những bất động sản ở Beaujolais, không xa Villefranche, nên khi nào cư ngụ tại đó, Bá
tước Jules de Maubou cũng hay tới thăm vị thánh ở Ars. Ông ta vừa là bạn vừa là hối nhân
của ngài. Ông thuộc giai cấp phong lưu trong xã hội, trong đó người ta "giải trí" bằng trò chơi
cầu cơ. Một hôm ông tham dự trò chơi ấy chỉ vì muốn làm theo "mốt" thời đó.
Hai ngày sau, ông ta tới Ars, thoạt trông thấy cha Viannây, thì như thường lệ ông đi thẳng tới
chỗ ngài, vừa mỉm cười vừa đưa tay ra để bắt tay. Nhưng ông ta ngạc nhiên biết bao khi thấy
cha sở chặn ông lại bằng một cử chỉ ngay trước khi ông định nói với ngài, và bằng một giọng
buồn buồn xen lẫn nghiêm nghị, ngài nói:
_ Này anh Jules, hôm kia anh đã giao dịch với ma quỷ! Anh hãy đến xưng tội đi!
Bằng những phương thế tự nhiên, chắc chắn cha Vannây không thể biết được chuyện gì đã
xảy ra với ông ta hai ngày trước. Vì thế, vừa ngạc nhiên vừa ngoan ngoãn, ông bá tước trẻ này
đã quỳ gối xuống xưng tội và hứa sẽ không bao giờ tham dự vào một trò chơi mà người của
Thiên Chúa đã tuyên bố là có ma quỷ nữa.
Ít lâu sau, khi ông trở lại Paris, ông lại thấy người ta chơi cầu cơ trong một phòng khách. Họ
mời ông chơi, ông từ chối. Họ khẩn khoản mời ông, ông vẫn một mực từ chối. Người ta nắm
tay nhau quanh bàn cầu cơ. Bá tước Maubou bỏ đi tìm một góc ngồi, từ thâm tâm ông phản
đối trò chơi đang diễn ra không có ông. Nhưng bất chấp mọi người chờ đợi, bàn cầu cơ vẫn
bất động. Người đồng cốt, tức người chủ động của trò chơi, hết sức ngạc nhiên. Cuối cùng 26
ông ta nói: "Tôi không hiểu tại sao, chắc chắn ở đây có một thế lực cao hơn đang làm tê liệt
tác động của chúng ta."
Sau đây là chuyện thứ hai cũng tương tự như câu chuyện thứ nhất. Charles de Montluisant,
một sĩ quan trẻ tuổi, đã từng nghe nói đến những điều lạ lùng ở Ars, nên đã cùng với bạn bè
quyết định tới đó, thuần tuý vì hiếu kì. Trên đường, các sĩ quan đó thoả thuận với nhau rằng
mỗi người phải hỏi cha sở Ars một câu. Chỉ có De Montluisant tuyên bố là anh ta không có gì
để hỏi cha cả, nên anh sẽ không hỏi ngài điều gì hết!
Vì thế, họ tới Ars. Thình lình, trong bọn họ có người muốn chơi khăm anh ta, nên nói với cha
sở:
_ Thưa cha sở, đây là anh De Montluisant, một đại uý trẻ có tương lai, anh có điều muốn hỏi
cha.
Anh đại uý mắc bẫy, đành phải tham dự cuộc chơi của bè bạn. Không biết hỏi gì, anh chỉ hỏi
đơn sơ:
_ Thưa cha, những câu chuyện ma quỷ mà người ta nói về cha không có thật, phải không ạ?
Đó chỉ là tưởng tượng!
Để trả lời, cha sở nhìn viên sĩ quan với ánh mắt xuyên suốt và nói bằng một giọng gọn gàng
và quả quyết:
_ Ồ, anh bạn, về chuyện đó, anh đã từng có kinh nghiệm điều gì rồi! Nếu anh không làm như
thế, thì anh không thể nào dứt nó ra được!
Câu trả lời thật bí ẩn, khó hiểu, nhưng lại đầy quả quyết. Họ nhìn nhau. Mọi người im lặng, và
anh đại uý không trả lời trước sự ngạc nhiên của bè bạn.
Nhưng, khi gặp lại nhau, bạn bè anh muốn biết rõ sự việc ấy thế nào: hoặc cha sở nói một
cách may rủi không có gì chính xác, hoặc ngài thực sự muốn nói điều gì. Nhưng điều ấy là
điều gì?
De Montluisant trả lời rằng hồi anh còn học ở Paris, anh có gia nhập vào một nhóm từ thiện
bác ái, nhưng lại là một nhóm chơi trò chiêu hồn. Anh nói:
"Một hôm, khi bước vào trong phòng của tôi, tôi có cảm tưởng rằng không phải chỉ có một
mình tôi trong phòng. Cảm giác kì lạ này làm tôi bất an. Tôi nhìn, tôi kiếm khắp nơi mà
không thấy gì cả. Hôm sau cũng vậy. Mặt khác, dường như có một bàn tay vô hình nào đó xiết
vào họng tôi. Tôi là người theo đạo Chúa, nên tôi lấy nước thánh ở Sait-Germain-l'Auxerrois
là họ đạo của tôi, rảy khắp phòng, mọi góc kẹt, xó xỉnh. Từ đó, mọi cảm giác có sự hiện diện
siêu nhiên nào đó biến mất luôn. Thế rồi tôi rút ra khỏi nhóm chơi trò chiêu hồn đó. Tôi chắc
chắn rằng cha sở Ars đã ám chỉ tới việc rắc rối ấy xảy ra cách đây đã lâu".
Những sự kiện vừa kể được xếp vào hồ sơ ở mục trò chiêu hồn mà chúng tôi sẽ nói lại ở một
chương khác. Nhưng khi nghĩ rằng cha sở họ Ars đã chứng tỏ được ơn Thiên Chúa soi sáng
suốt cả cuộc đời ngài, và ngài đã có rất nhiều kinh nghiệm nhờ nghe vô số người đến xưng
tội, thì chúng ta không thể nào không có ấn tượng khi thấy ngài quả quyết một cách rõ ràng
chắc chắn rằng, hầu hết những cuộc chiêu hồn đích thực đều do ma quỷ làm ra.
Cha sở Ars đã trông thấy và biết những điều mà chúng ta không thể trông thấy hay biết được.
Không thể coi nhẹ những quả quyết của ngài về vấn đề này, vì thế chúng tôi nghĩ rằng cần
phải nhấn mạnh điều đó, hơn là giải quyết những vấn đề phức tạp không kém gì những vấn đề
siêu linh học đó.
TỔNG KẾT VÀ SO SÁNH
Vì giới hạn của chương này, chúng tôi chỉ trình bày những câu chuyện đặc thù, và đối với đầu
óc của người thời đại thì cũng rất lạ thường. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng tốt hơn nên một mặt
tổng kết lại, mặt khác đưa ra những đối chiếu so sánh. Tổng kết này chúng tôi dành để nói về27
ma quỷ, nó sẽ cho ta thấy sự hăm hở của ma quỷ trong việc chống lại cha sở họ Ars. Những
so sánh chúng tôi đưa ra sau đó sẽ giúp chúng ta xác định vị thế của thánh nhân trong hàng
ngũ các tôi tớ cao cả của Chúa trong quá khứ.
Ma quỷ sở dĩ ghét cha Gioan-Maria-Viannây, bằng mọi giá làm cho ngài sao lãng bổn phận,
hoặc bằng cách làm ngài mất ngủ để tiêu hao sức khoẻ ngài, hoặc một cách tinh vi hơn làm
cho ngài âu lo thao thức, khiến ngài muốn trốn vào sa mạc, chính vì ngài hiểu rõ sự hiện hữu
của việc cầu nguyện, của việc ăn chay hãm mình, của tác vụ linh mục trong việc làm cho
người tội lỗi ăn năn trở lại. Một hôm Satan dùng miệng của một phụ nữ bị quỷ nhập để nói
với ngài trước mặt các nhân chứng rằng:
"Mi làm ta đau khổ biết bao! Nếu trên trái đất này có 3 người như mi thì vương quốc của ta
sẽ bị tiêu diệt mất. Mi đã cướp khỏi tay ta 80 ngàn linh hồn rồi đấy!".
Những lời này được nói ra trong thời gian cha sở Ars đang nhờ một vị thừa sai tới giảng cho
các con chiên trong họ đạo của ngài. Khi nói với vị thừa sai, cha đã giảm đi 3/4 số lượng các
linh hồn mà mọi người đã nghe rõ và nhớ kỹ:"Cha thấy không, ma quỷ nói rằng hai chúng ta
đang phá hoại vương quốc của nó, và chúng ta đã cướp mất của nó 20 ngàn linh hồn rồi!".
Ma quỷ nói rõ là 80 ngàn, mà nó không hề nói tới vị thừa sai, mà chỉ nói về cha sở họ Ars.
Chính vì hết sức khiêm nhượng, mà thánh nhân đã nói giảm đi con số tổng kết những chiến
thắng của ngài, và gán một phần nào cho vị linh mục đồng sự của ngài.
Cũng cần phải nói rằng con số mà người phụ nữ bị quỷ nhập nói ra - người phụ nữ được vị
thánh của chúng ta chữa lành - không phải là tổng kết cuối cùng. Một hôm, chính cha sở Ars
nói: "Chỉ một mình Thiên Chúa mơi biết tất cả những điều tốt đẹp được thực hiện ở đây!",
trong khi nói câu đó, ngài chỉ vào toà giải tội của ngài. Không phải những hối nhân của ngài
đều là những người trở lại, còn lâu mới được như thế, nhưng không thể chối cãi được rằng rất
nhiều người ở trong đó, có thể là đa số, đã trở về với đức tin, hay ít nhất là sống một đời sống
tôn giáo.
Bây giờ chúng ta hãy đưa ra những so sánh. Khi tìm hiểu sâu sát đời sống tu đức của cha sở
họ Ars, ta không thể chối cãi sự thật hiển nhiên này, là ngài hết lòng yêu mến - yêu mến cách
lạ lùng - sự ăn năn thống hối trong gương các vị thánh hồi xưa, đặc biệt nơi các vị thánh ở
Thébaide và ở các sa mạc xứ Ai Cập. Có những bằng chứng rõ ràng cho thấy cha sở Ars có
biết đời sống của các vị ẩn tu ở Ai Cập, và ngài đã tự ý trích dẫn những đoạn văn của các vị
ẩn tu đó trong những bài giáo lý và trong các bài giảng nổi tiếng của ngài.
Cha Balley, thầy dạy của ngài, thường hay giới thiệu các vị thánh đó với ngài để khuyến
khích ngài noi gương bắt chước. Giữa những vị thánh đó với ngài có một điểm giống nhau
nữa, đó là sự quấy nhiễu của ma quỷ. Nhất là không thể không nói tới thánh Antôn Cả, ông tổ
của đời sống ẩn tu, mà không nói tới những quấy nhiễu của ma quỷ mà thánh nhân phải chịu
đựng. Những khách đến thăm viếng ngài trên núi Kolsim ở vùng sa mạc, hầu như không bao
giờ đến mà không nghe thấy chung quanh ngài có những tiếng động lộn xộn hoà lẫn với nhau,
phá tan bầu khí im lặng của sa mạc bao la, những tiếng động ghê rợn như tiếng của binh khí
và ngựa: y như âm thanh của một thành bị cả một đạo quân thù nghịch bao vây. Chính những
hồn ma vô hình tạo nên những tiếng động ấy, y như Con Quỷ Cào Sắt đã làm cha sở họ Ars
sau đó nhiều thế kỷ.
Thánh Hilarion, một ẩn sĩ nổi tiếng khác, mỗi khi đọc kinh đều nghe thấy chung quanh ngài
những tiếng cho sủa, bò rừng rống, rắn huýt sáo, hay những âm thanh khác không kém lạ lùng
và ghê rợn.
Chung quanh canh chòi của thánh Pacôme, là bậc thầy của phái ẩn tu theo cộng đoàn, ma quỷ
tạo ra một thứ âm thanh mà người nào nghe nó cũng có cảm tưởng mọi sự đều bị đảo lộn và
phá hủy. 28
Chúng hiện ra chung quanh chiếc lều của thánh Abraham, tay cầm búa như thể muốn phá huỷ
chiếc lều.
Những lần khác, chúng lấy lửa đốt chiếc chiếu của ngài, y như chúng đã đốt giường của cha
sở họ Ars.
Và như cha Monnin nhận xét: người ta có thể đọc hết đời sống các vị thánh, ít khi người ta lại
không nhận thấy trong đó có cuộc chiến đấu công khai với Satan, thường là ồn ào và gây ấn
tượng sâu đậm. Cùng với ngài, chúng ta hãy kể thánh Benoit, thánh Francois d'Assise, thánh
Gioan Thiên Chúa, Vincent Ferrier, Pierre d'Alcantara. Trong số các thánh nữ có thánh
Marguerite de Cortone, Angèle de Foligno, Rita de Cascia, Rose de Lima, và biết bao vị khác
nữa.
Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi cũng gặp rất nhiều trò ma quái ở Lộ Đức, chung quanh
cô bé Bernadette khiêm nhường. Đó là những điều chúng tôi sẽ đề cập đến ở chương kế tiếp.
CHƯƠNG II
MA QUỶ PHÁ RỐI Ở LỘ ĐỨC (1858-1859)
MỘT THÀNH PHỐ NHỎ TRỞ THÀNH NỔI TIẾNG
Làng Ars, một làng đơn sơ tầm thường bỗng trở thành nổi tiếng vì có một cha sở thánh thiện:
trước ngài, nó hoàn toàn không được thế giới biết đến. Nhưng làng Lộ Đức được nổi tiếng lại
không hoàn toàn theo cùng một cách thức như vậy. Trong cuốn La France pittoresque (Nước
Pháp kiều diễm) xuất bản năm 1835, tác giả Abel Hugo, là anh cả của Victor Hugo, đã nói về
Lộ Đức bằng những từ ngữ này: "Cái thủ phủ của Lavedan-en-Bigorre ở phía trước đây ngày
xưa tên là Miranbel, theo thổ ngữ của vùng, từ này có nghĩa là đẹp mắt".
Lộ Đức có một lâu đài cổ chủ yếu được dùng làm nhà tù từ thế kỷ XIV. Theo Abel Hugo, thì
lâu đài này vừa được sửa chữa lại. Ông còn mô tả thêm:
"Thành phố bao quanh một tảng đá ở phía đối diện với con suối Gave. Nó trải dài trong một
cái khe, có một dòng suối chảy băng ngang khe. Thành phố được xây dựng một cách thích
đáng, nhưng không đều đặn, không có một dinh thự nào to tát điểm trang cho thành phố cả,
nhưng nó lại có một vị trí thuận lợi, là nơi tiếp giáp của bốn thung lũng có các đường tới
Pau, Tarbes, Barège và Bagnères chạy khắp".
Nhưng không phải vì cảnh đẹp mà năm 1958 hàng triệu người đã tới đó, thực ra họ tới để
hành hương. Năm đó là năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức. Hiện ra như thế
nào? Cả thế giới đều biết. Ngày 11.2.1858, một cô bé rất đơn sơ, rất nghèo nàn, rất dốt nát,
nhưng rất đạo đức, tên là Bernadette Soubirous, bỗng nhiên trông thấy "một thiếu nữ bận
quần áo trắng" hiện ra ở hốc một tảng đá, ngay lối vào hang Massabieille. Trong khoảng từ
11.2 đến 16.7, còn 18 lần hiện ra như thế nữa.
Nhưng mục đích của chúng tôi hiển nhiên không phải là kể lại những lần Đức Mẹ hiện ra đó
cho độc giả ở khắp các nước trên thế giới, mà là nói về sự can thiệp của ma quỷ vào những
lần hiện ra này.
Ma quỷ đã can thiệp vào những lần Đức Mẹ hiện ra một cách lạ lùng này. Điều đó không có
gì đáng ngạc nhiên. Nếu nó im lặng hay vắng mặt thì mới là chuyện đáng ngạc nhiên. Nó đã
từng quậy phá ở Ars, làm phiền nhiễu một vị thánh. Làm sao nó bỏ qua được những gì đang
xảy ra ở Hang Đá kì diệu này? Rất nhiều tác giả đã viết về Lộ Đức, và tất cả đều nhấn mạnh 29
đến sự can thiệp của ma quỷ. Sự can thiệp đó, các nhà thần học gọi là những quấy nhiễu.
Trong chương này, chúng ta sẽ đề cập đến những trò quái đản mà chỉ có Satan mới bày ra để
phá rối sự việc này.
NHỮNG PHÁ RỐI ĐẦU TIÊN
Một trong những người đầu tiên tường thuật về những lần Đức Mẹ hiện ra này là anh chàng
J.B Estrade, một tường thuật viên xuất sắc. Theo anh, thì kể từ ngày 19.2.1858, khi Đức Mẹ
hiện ra lần thứ tư, ma quỷ đã bắt đầu quấy nhiễu.
Sau khi Đức Mẹ hiện ra lần đó tại Hang Đá, khi trở lại thành phố, Bernadette cho biết là có
những tiếng la hét nghe lạ thường và kì dị đã phá rối việc Đức Mẹ hiện ra. Dường như những
tiếng la hét ấy vọng lên từ con suối Gave. Tiếng la hét rất nhiều và có vẻ như đối đáp nhau.
Chúng kêu gọi nhau, giao thoa nhau, như những tiếng om sòm của một đám đông đang náo
loạn. Giữa những tiếng lạ tai ấy, có một giọng nói rõ ràng hơn nghe có vẻ điên dại, được vang
lên như một lời đe dọa: "Hãy trốn đi! Trốn đi!".
Mệnh lệnh đó nói với ai vậy? Bernadette hiểu ngay rằng không phải nói với cô cho bằng nói
với "thiếu nữ áo trắng" đó mà cô chưa biết tên, đang hiện ra với một đôi mắt xuất thần, vì nếu
cô có bị nguy hiểm thì nào có ý nghĩa gì? Vẫn theo J.B Estrade, Thiếu Nữ hiện ra trong ánh
sáng đó chỉ cần quay mắt trong chốc lát về phía xuất phát những tiếng la hét đó, là những
tiếng đó ngừng bặt ngay. Thật là những ánh mắt hữu hiệu, như có một quyền lực tối thượng!
J.B Estrade tuyên bố rằng bài tường thuật về cuộc phá rối đầu tiên của ma quỷ này là do
Bernadette trực tiếp kể lại cho ông và em gái của ông. Cha Nogaro, cha sở nhà thờ chính toà
Tarbes, cả ngài nữa, cũng đã tiếp xúc với "chính cô gái xuất thần ấy".
Cũng như Đức Cha Trochu, chúng tôi nghĩ rằng phải chấp nhận sự kiện đó có thực. Nhưng
chúng tôi nghi ngờ về cái ngày tháng xảy ra sự kiện. Thật vậy, cha Cros Dòng Tên là người
nghiên cứu tỉ mỉ những gì liên quan tới những lần Đức Mẹ hiện ra, đã không nói tới sự kiện
đó vào ngày 19.2 và cả sau đó nữa. Vả lại, nhiều lần cha đã bắt quả tang những khiếm khuyết
về trí nhớ của anh chàng Estrade tốt lành ấy, đến nỗi người ta có chiều hướng cho rằng anh ta
đã dời cho cái tình tiết này, nghĩa là anh ta đã dời ngày tháng xảy ra sự kiện đó về phía trước.
Chúng tôi không bài bác ông, chắc chắn như vậy, nhưng chúng tôi nghĩ rằng việc đó về sau
mới xảy ra.
Bây giờ chúng ta hãy nói tới những "trò ma quỷ" có ghi ngày tháng rõ ràng hơn, và do đó
chắc chắn hơn. Nhưng chúng tôi dự định chỉ đưa ra những sự kiện đã được xác nhận rõ rệt,
nên chúng tôi sẽ theo các tài liệu của cha Cros một cách sâu sát. Trước hết là đưa ra các dữ
kiện, rồi sau đó mới đưa ra các nỗ lực giải thích.
RẤT NHIỀU NGƯỜI BỊ ẢO KIẾN
Hôm đó là ngày thứ năm, ngày 15.4.1858, ông thôn trưởng Lộ Đức là Lacadé, đã làm một bản
tường trình đầu tiên cho ông xã trưởng Argelès về những người tự cho rằng mình thấy Đức
Mẹ hiện ra, khác với Bernadette Soubirous. Chúng ta hãy lưu ý tới ngày tháng xảy ra các sự
kiện. Theo những tính toán của cha Cros, thì có 18 lần hiện ra từ ngày 11.2 đến ngày 7.4.1858
(còn một lần hiện ra nữa với Bernadette vào ngày 16.7 mà cha Cros không kể tới. Theo cha,
loạt hiện ra đã chấm dứt vào ngày 7.4.1858). Loạt hiện ra của Đức Mẹ đã chấm dứt.
Bernadette sẽ ở ngoài vòng những gì xảy ra sau đó. Chúng ta hãy đọc bài tường thuật của ông
thôn trưởng. Ông viết:
"Thứ bảy tuần trước, 10.4.1858, có ba cô gái làng Lộ Đức tới Hang Đá cầu nguyện vào lúc 2
giờ trưa. Các cô xác nhận rằng Đức Trinh Nữ hiện ra với họ. Một trong ba cô, theo lời yêu
cầu của cha sở, đã viết một bản khai báo mà cha sẽ gởi lên cho Đức Giám mục địa phận:30
'Con tên là Pauline Labantès, vào lúc 10 giờ sáng hôm qua, 14 tháng 4, đã tới Hang Đá để
cầu nguyện, và nói rằng con đã thấy Đức Trinh Nữ hiện ra'".
Tuy nhiên, đó mới chỉ là khởi đầu. Ông Jacomet, một viên cảnh sát rất có lương tâm, đã viết
những bản tường trình, theo như bổn phận mình, gởi cho xã trưởng, rồi gởi cho tri huyện.
Số người tự cho là mình thấy Đức Mẹ hiện ra càng ngày càng nhiều. Bernadette lúc này có
thể nói là "đã rút lui vào bóng tối". Cô không còn tranh đua với biết bao người đang thấy
những điều kì diệu đó làm gì! Ông cò đưa ra những chi tiết rất chính xác. Những chi tiết này
rất hữu hiệu để dư luận có thể thẩm định được giá trị của những thị kiến mới xuất hiện này.
Những thị kiến ấy xảy ra ở đâu? - Không bao giờ xảy ra ở chính cái chỗ mà Bernadette đã
thấy Đức Mẹ hiện ra, đã nghe chính miệng Ngài xưng danh hiệu của Ngài. Dường như có một
sự che chở vô hình bao quanh nơi này, cũng như đã bao quanh chính bản thân Bernadette. Sau
thời gian được Đức Mẹ hiện ra, Bernadette vẫn luôn luôn rất "tự nhiên", nghĩa là rất giản dị,
rất dốt nát, nhưng rất ngay thẳng, rất chân thành. Đó là những điểm để chúng ta so sánh với
những người tự nhận rằng mình thấy Đức Mẹ sau này.
Ngày 10.4.1858, có năm cô tự nhận mình thấy Đức Mẹ, chứ không phải ba cô như trong trình
thuật của ông thôn trưởng. Ông cò viết:
"Một cô là Claire-Marie Sazenave, 22 tuổi, là một cô gái đức hạnh, có đức tin nhiệt thành
nhưng lại có óc tưởng tượng cao độ. Cô nói: 'Tôi thấy một tảng đá trắng, hầu như cùng lúc
với hình một phụ nữ, dáng dấp bình thường, tay trái bồng một đứa trẻ: gương mặt tươi cười,
tóc hình xoáy ốc rủ xuống vai; trên đầu có một cái gì trăng trắng, dựng đứng lên như được
chải bằng một cái lược, và cuối cùng là bận một áo dài trắng. Còn đứa trẻ, tôi chỉ nhìn thấy
lúc đầu không được rõ ràng lắm, sau đó tôi không còn thấy nữa'.
Cô thứ hai là Madeleine Cazaux, 45 tuổi, đã lập gia đình, là một đàn bà hư hỏng, thích uống
rượu, nói về thị kiến của mình như sau: 'Tôi thấy trên một hòn đá trắng có một cái gì đó, có
dáng dấp như một cô gái mười tuổi, đầu đội "voan" trắng rủ xuống vai, còn tóc thì thả xuống
tới ngực. Mỗi lần cây đèn cầy bị dời chỗ một chút, thì hình đó biến mất'.
Cô thứ ba là Honorine Lacroix, trên 40 tuổi, là một gái điếm, phong cách đê tiện, có nói rằng
chị ta trông thấy Đức Trinh Nữ trước tiên. Chị nói: 'Đức Trinh Nữ có hình dáng một cô bé 4
tuổi, đầu phủ một tấm "voan" trắng, tóc thả xuống vai và chải ngược lên ở trán. Mắt ngài
xanh, tóc hoe vàng, phần dưới khuôn mặt rất trắng, còn đôi má thì hồng'.
Còn hai cô gái lạ, người ta nói là một cô cũng thấy, và người ta không nghe nói gì hơn nữa:
họ chẳng biết hai cô này từ đâu tới".
Tất cả những việc đó, mới nghe, thấy rất khả nghi! Nhưng khả nghi hơn nữa, chính là cái nơi
xảy ra những cái-được-gọi-là-hiện-ra ấy.
NƠI CHỐN HIỆN RA
Ông cò còn mô tả rõ ràng hơn.
Sau những lần Đức Mẹ hiện ra với Bernadette, Hang Đá trở thành nơi hành hương của dân
chúng. Vì thế, người ta dựng nên ở đó một bàn thờ. Những khách thăm viếng mang đến
những bông hoa ngoài đồng hay trong vườn, và để lại đó những lễ vật họ dâng cúng. Hang Đá
có hình dáng một cái bếp lò sâu khoảng 4 mét, vòm cao 2 mét 6. Lên cao khoảng 2 mét rưỡi,
nghĩa là tại một điểm người ta không cần thang cũng có thể với tới, mở lên phía trên vòm một
lỗ thông đi thẳng lên ở bên trong tảng đá. Lỗ thông này có thể dài 4 mét, và mở rộng ra thành
một khoảng trống hình quả trứng với đường kính khoảng 2 mét 6. Tiến sâu lên nữa, lỗ thông
này lại hẹp trở lại. Và sâu lên 4 mét nữa thì lỗ thông bị bít lại, nhưng nếu nhìn từ đó với ánh
sáng đèn cầy, ta có thể thoáng thấy những bề mặt của vách đá màu trăng trắng. 31
Rõ ràng là muốn vào trong cái hốc đá ấy, phải thường xuyên nằm sát bụng xuống mặt đất và
trườn tới, trong một tư thế rất bất tiện, không có vẻ trang nhã chút nào đối với phụ nữ. Hơn
nữa, lần đầu tiên, những phụ nữ "được thị kiến" này đâu có mang theo thang để leo lên như
những người sau sẽ làm, nên họ đã phải trèo lên bàn thờ một cách "vô liêm sỉ", vì bàn thờ
được dựng ở đáy Hang Đá, rồi đứng trên bàn thờ mà trèo lên cái lỗ thông hơi kì bí mà chúng
tôi vừa mô tả sơ lược. Họ phải đốt đèn lên để thấy đường, và ánh sáng chập chờn đó chắc
chắn sẽ làm hiện ra những hình bóng thay đổi, mà với một chút tưởng tượng, người ta có thể
thấy những hình bóng đó khi thì thành một phụ nữ với dáng dấp bình thường, khi thì thành
một cô gái 10 tuổi, hay thậm chí 4 tuổi.
Ông cò diễn tả rõ ràng với giọng điệu bài bác:
"Hôm đó là thứ bảy, mùng 10.4, lần đầu tiên các phụ nữ đó mạo hiểm vào thăm cái nơi mà tôi
vừa mô tả cho các bạn. Không có gì giữ họ lại được cả, cả cái bàn thờ mà họ phải đạp lên, cả
sự đoan trang mà phụ nữ phải có. Họ gồm 5 người, một nhóm kì cục, khác biệt nhau rất nhiều
về tuổi tác, phong cách, thói quen".
Cuộc thăm viếng đầu tiên này không gây nhiều ồn ào. Trong số ba người thị kiến ấy, thì
Marie Sazenave là người đàng hoàng nhất. Theo ông cò thì dường như cô ta đã "hổ thẹn về
những gì mà mấy người bất xứng cùng đi với cô khai rằng đã thấy". Nhưng dầu vậy, sự việc
đó cũng được đồn thổi ra. Sự tò mò vẫn mạnh hơn là nỗi sợ dư luận. Nhiều phụ nữ đã thay
phiên nhau vào trong cái hốc xó đó. Rất nhiều người không thấy gì cả và đã trở về với tâm
tình hụt hẫng bối rối. Nhưng ngày 14.4, một phụ nữ giúp việc 50 tuổi, tên là Sazette Lavantès,
đã leo lên cái lỗ thông đó, và trở về hết sức hớn hở. Người ta xúm xít quanh bà ta hỏi han. Bà
đã thấy. Bà vẫn còn run rẩy. Bà ta thấy gì vậy? Bà ta nói: "Một hình thể trắng, cao gần bằng
tôi, có một thứ hơi nước làm thành một tấm "voan", và ở dưới là một cái áo dài lê thê, nhưng
tôi không thấy rõ hình thể người, không đầu, không tay, không chân, không có phần nào của
thân thể con người gì cả. Tóm lại, điều tôi thấy không có gì là rõ ràng, nó mơ hồ đến nỗi tôi
không biết đó là cái gì".
Chính những yếu tố đó đã gây ra những xung động. Kể từ lúc đó, những cuộc thăm viếng tới
cái lỗ thông rất khó leo lên đó càng ngày càng nhiều. Ngày 17.4, lần đầu tiên cả đàn ông và
đàn bà hợp nhau lại để thám hiểm. Một thiếu nữ 15 tuổi tên là Joséphine Albario bật khóc lên
và xúc động. Người ta trấn an cô và dẫn cô về. Họ bắt buộc phải đưa cô về nhà cô và đặt cô
nằm trên giường. Cô tuyên bố là cô đã thấy "Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, đang bồng một em
nhỏ trên tay, và bên cạnh có một người đàn ông râu dài". Dẫu nằm trên giường, những hình
ảnh ấy dường như vẫn ám ảnh cô!
Từ đó, nhiều người cảm thấy lo sợ. Có hai luồng tư tưởng tự nhiên thành hình. Một số người
đầy ngưỡng mộ, tin vào bất kì vụ hiện ra nào, của Bernadette cũng như của những người "thị
kiến" sau này. Những người còn lại cảm thấy chướng tai vì những tình tiết khác nhau giữa
những người "thị kiến" sau này, nên không tin gì nữa, kể cả những thị kiến của Bernadette.
Hai luồng tư tưởng đó khiến người ta rất hoang mang. Ngày 18.4, người đầy tớ gái của ông
thôn trưởng bị chấn động, vì chị ta tin rằng chị ta cũng trông thấy một cái gì!
Nhưng lần này, chị ta không cần phải leo lên cái lỗ thông ở trong tảng đá, vì đang khi chị lần
hạt trước bàn thờ trong Hang Đá, thì chị bị chấn động. Ông thôn trưởng rất tin tưởng vào
người tớ gái của mình. Ông cho người thí nghiệm xem ánh sáng có thể khêu gợi lên những thị
kiến không, những thị kiến đã xoay chuyển được đầu óc của nhiều phụ nữ như thế! Ngày
19.4, một ban thẩm tra muốn biết đích xác sự việc đó thế nào, nên đã vào trong hang phía
trên. Có thể giải thích một cách tự nhiên những thị kiến, nhất là thị kiến của Joséphine
Albario, đã khiến cô ta xuất thần suốt 45 phút không? Nhưng kết quả cuộc thẩm tra đó là
không giải thích được gì cả.
Tuy nhiên, người ta nhận xét thấy những cuộc hiện ra với Bernadette được xảy ra trong những
hoàn cảnh rất khác biệt với những cuộc hiện ra mà chúng tôi vừa nói. 32
Điều chắc chắn là đám đông có khuynh hướng lẫn lộn hai thứ đó với nhau. Những người
nghiêm túc như ông cò Jacomet thì tin rằng họ có đủ chứng cớ để xác định ngay rằng cả hai
loại đã hiện ra đó đều là những ảo giác đáng tiếc. Và ông biện lý Dutour sẽ viết cho ông tổng
biện lý ngày 18.4, than phiền về thái độ của hàng giáo phẩm:
"Cái tâm tình tôn giáo đã bị sai lạc đi vì sự điên đảo và gian trá ấy, thế mà không có ai làm gì
cả để xoay chuyển cái tâm tình tôn giáo đó khỏi con đường sai lạc mà nó đã đi sâu vào. Các
thị kiến càng ngày càng nhiều, người ta không còn kể tới các phép lạ nữa: hàng giáo phẩm và
ông thôn trưởng Lộ Đức dường như không còn bận tâm nào khác nữa ngoài việc tiếp nhận
những cái đó".
Và tới lượt ông, ông lại làm lại như ông cò Jacomet toàn bộ bản tường trình về những thị kiến
mà chúng tôi vừa nói.
Chắc chắn là vào cuối tháng 4.1858, sự hoang mang tinh thần lên đến cực độ chung quanh
những vụ hiện ra đó.
NỖI LO ĐẦU TIÊN
Tuy nhiên, một giọng nói đã vang lên, giọng nói mà chúng ta phải đón nhận, nó sẽ cho chúng
ta nguyên tắc để phân biệt hai loại thị kiến. Chúng tôi đã nói rằng cho tới đó đã có hai khuynh
hướng: hoặc chấp nhận tất cả, thán phục tất cả, hoặc kết án tất cả, loại bỏ tất cả. Lần đầu tiên
có một linh mục đề cập đến một điều mà về sau được nhìn nhận là chân lý
Vào chính thời gian đó, trong số những người "thị kiến", có một cô tên là Marie-Bernard, ở
Carrière-Basse. Cha Pène kể lại rằng:
"Cô này cho rằng cô đã thấy tại hang Lộ Đức một nhóm gồm 3 người: một người nam có râu
trắng, một người nữ khá trẻ, và một em bé. Ông già một tay cầm xâu chìa khoá còn tay kia
vuốt râu. Ở thành phố, thoạt tiên, người ta nói có lẽ là gia đình Thánh Gia. Về sau, cô ta thấy
lại những thị kiến đó và nhận xét thấy những nhân vật đó có những cử chỉ không được đoan
chính. Nhận xét như thế về những cử chỉ đó là do chính cô gái "thị kiến" đó hay do những
người thấy cùng một thị kiến đó nói ra, chứ không phải do tôi hay do em gái tôi nói ra. Tuy
nhiên, cô gái này là hối nhân của tôi, nhiều lần cô đã kể cho tôi những sự kiện đó, nhưng tôi
không lưu tâm tới, vì cho rằng đó chỉ là những thủ đoạn của ma quỷ muốn che lấp những lần
Đức Mẹ hiện ra trước đó bằng bóng đen của chúng".
Chính chúng tôi nhấn mạnh những dòng cuối cùng này. Dường như những dòng chữ đó đã
giúp chúng tôi giải thích được toàn bộ những sự kiện đã xảy ra một cách hợp lý nhất.
Khi người ta cho rằng những thị kiến được thêm vào những lần Đức Mẹ hiện ra với
Bernadette là do thần kinh bị kích thích, do tưởng tượng, do tinh thần bị truyền nhiễm, thì rõ
ràng là như thế có lợi cho ma quỷ, và người ta thấy trong toàn bộ những tình tiết - mà chúng
tôi mới chỉ kể có một phần - cò lòi ra một thủ đoạn: đó là thủ đoạn làm ngạt thở, bóp nghẹt
những thị kiến rất chính thức và những lần hiện ra rất chắc chắn của Đức Trinh Nữ, bằng một
loạt những bắt chước một cách xuyên tạc và méo mó, mà một phần nào dân chúng ở Lộ Đức
đã chấp nhận một cách vội vàng, đang khi những người khôn ngoan nhất thì nhún vai.
Nhận chìm chân lý vào một đám dối trá, đó là một phương thức rất xứng hợp với ma quỷ.
Điều đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn những biến cố đã xảy ra hơn.
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, tuy những cấm đoán cũng như những đối kháng của
những người không tin gây bất lợi cho những lần hiện ra đích thực - tức là những lần hiện ra
với Bernadette - nó cũng vẫn có một tác dụng tốt là hạn chế và tiêu diệt những biểu hiện của
ma quỷ khi chúng quấy nhiễu ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng, với thời gian, người ta hiểu
rằng không nên coi tất cả đều tốt, cũng không nên kết án tất cả, mà đơn giản là phải phân biệt
tất cả. 33
Trong số những người bị ảo kiến, người được biết đến nhiều nhất là cô bé Joséphine Albario.
Nhưng trường hợp của cô có quá nhiều bối rối, giao động và nước mắt. Ông Estrade - mà
chúng tôi đã trích dẫn nhiều lần, vốn có trí phán đoán tốt hơn là trí nhớ - đã viết về cô, sau khi
trong thâm tâm ông đã tin tưởng cô ngang với Bernadette:
"Tuy nhiên có một điều gì đó kín đáo ngăn cản lòng ngưỡng mộ của tôi và dường như báo
trước cho tôi biết là chân lý không ở nơi cô này. Tôi bắt đầu so sánh và nhớ lại rằng: Trước
sự hăng say của Bernadette vào sự việc tôi cảm thấy hoan hỉ, đang khi trước những hăng say
của Joséphine, tôi chỉ ngạc nhiên. Tìm hiểu kĩ sự hăng hái của Bernadette, tôi hiểu rằng đó là
một tác động xuất phát từ trời, còn khi đối diện với sự hăng hái của Joséphine, tôi chỉ thấy đó
là những giao động của một cơ thể đã bị kích thích quá mức..."
Khi nói như vậy, Estrade cũng như mọi người có lương tri khác, đã thực hành một nghệ thuật
cần thiết mà thánh Inhaxiô sáng lập dòng Tên gọi là "sự phân biệt các thần". Và chính thánh
Inhaxiô đã cùng lời khuyên quan trọng của thánh Phaolô thời bình minh của Kitô giáo làm
phương châm: "Đừng dập tắt Thánh Linh, đừng coi thường những ơn tiên tri, nhưng hãy kiểm
chứng lại tất cả: điều gì tốt thì giữ lấy!..." (1Ts 5,21)
NHỮNG PHÁN ĐOÁN HỢP LÝ
Vì thế, chân lý vẫn còn đang được thử nghiệm. Người ta đang dần dần thấy rõ ánh sáng hơn.
Dẫu mục đích phải đạt tới còn khá xa, nhưng người ta đã xem thấy nó.
Nhưng trước khi đề cập đến một loạt những xáo trộn và giao động khác cho thấy sự quấy
nhiễu đó là do ma quỷ một cách rõ ràng hơn, chúng ta hãy thêm một thí dụ nữa cho thấy sự
đánh giá của mọi người về những "thị kiến" đang tranh đua với những thị kiến của
Bernadette. Chúng ta vừa nói đến Joséphine Albario, một thiếu nữ rất tốt. Và đây là một cô
khác: Marie Courrech, người tớ gái của chính ông thôn trưởng Lộ Đức. Nếu thuật lại ở đây
chính những lời khai báo của cô do cha Cros thuật lại thì rất là dài (II, 96 và tt).
Nhưng điều đáng cho chúng ta lưu ý là phán đoán của Antoinnette Garros, một phụ nữ ở Lộ
Đức: "Tôi không tin vào những thị kiến Marie Courrech: gương mặt của cô ta không giống
như gương mặt của Bernadette, cử chỉ cũng vậy. Cô ta bị chấn động, hay rùng mình. Nhiều
lần, khi trông thấy có gì hiện ra ở phía bên kia suối Gave là cô ta muốn lao mình về phía
trước, bởi vì theo như cô ta nói, người hiện ra kêu cô ta tới hang. Nếu chúng tôi không hết
sức giữ cô ta lại, thì cô ta sẽ lao mình xuống suối Gave. Một hôm, tôi phải ráng sức giữ cô ta
lại, thì những người gần đó trông thấy liền la lên: 'Cứ để cho cô ấy đi, nếu cô ta băng qua
được suối Gave thì đó là phép lạ'. Nhưng tôi không nghe họ, tốt hơn tôi nên ngăn cản để cô
khỏi chết đuối. Tôi tự nhủ: 'Nếu Đức Mẹ muốn kêu cô ta băng qua suối Gave, thì Ngài sẽ gỡ
được cô ta ra khỏi tay tôi'.
Từ những thí dụ và tranh luận này, ta có thể rút ra bài học là luôn luôn có một phương cách để
phân biệt những ơn chính thức, những đoàn sủng đích thực, với những thứ giả hiệu làm giống
như vậy của ma quỷ.
BỊ ẢO KIẾN CẢ ĐÁM
Những chuyện lộn xộn đó - cần phải gọi như vậy - không bị giới hạn lâu trong một vài phụ nữ
hay thiếu nữ như những người mà chúng tôi đã trưng dẫn. Mà con số những "người bị ảo
kiến", càng ngày càng tăng lên, và bộ tịch của họ thường là tức cười, kì dị, khôi hài. Chúng ta
sẽ nói đến tính cách của những bộ tịch đó. Cứ như thế kéo dài cho đến đầu năm 1859.
Khoảng 20 năm sau, cha Cros có tìm hiểu ý kiến của nhiều người cho biết về những người bị
ảo kiến đó. Cha viết:"Vào tháng 6.1878 chúng tôi đã tìm lại được ở Lộ Đức tên của hơn 30
người bị ảo kiến, cả đàn ông lẫn đàn bà, gồm đủ loại tuổi: nhưng chúng tôi chỉ tìm thấy tên 34
của những người nổi tiếng nhất, vì sau 20 năm, không còn ai hãnh diện là mình đã thấy Đức
Mẹ hiện ra nữa cả".
Cha Cros có những chứng cớ chứng tỏ những tường trình của ông cò Jacomet không có gì là
quá đáng, cho dẫu người ta thường trách ông quá nghiêm khắc vì hiểu lầm rằng ông có thành
kiến thù nghịch với những chuyện linh thánh. Thực ra, ông cò không nắm được hết các sự
kiện: ông chỉ đưa ra được phần nào thôi, ngoài ra ông không biết hay không lưu tâm tới.
Những biểu hiện phá rối của ma quỷ đã lên tới mức quá đáng đến nỗi người ta cảm thấy hết
sức chướng tai gai mắt, đến nỗi chính cha sở Lộ Đức, vào tháng 9.1858, phải lên toà giảng
yêu cầu các bậc cha mẹ chấm dứt tình trạng đó bằng cách ngăn cấm con cái mình không được
dấn thân vào những chuyện quái đản xảy ra không ngừng ấy.
Khi đọc những bản văn do cha Cros sưu tập, người ta có cảm tưởng đang phải đối diện với
một thứ dịch tễ. Đây là những lời khai của các nhân chứng:
Sư huynh Léobard, giám hiệu các trường học ở Lộ Đức: "Ma quỷ đã khơi động lên vô số
người thấy ảo ảnh. Người ta thấy họ dây vào những chuyện vô lý điên cuồng nhất. Họ có thấy
gì không? - Có chứ! Và người ta có đủ lý do để tin rằng rất nhiều người trong bọn họ đã
trông thấy Thần Ác dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhiều học trò của tôi quả quyết rằng
chúng đã thấy những cuộc hiện ra ấy. Chúng thường trốn học. Những chuyện kì dị của chúng
không phải chì xảy ra ở Hang Đá, ở dòng suối, ở bên cạnh nhà thờ lớn, mà còn ở nhà của
chúng, nơi chúng tạm thời dùng làm những nhà nguyện nho nhỏ...".
Sư huynh Cérase: "Một đám trẻ con cả nam lẫn nữ tự cho rằng mình đã thấy Đức Trinh Nữ.
Tôi có gặp một số đang trên đường đi tới Hang Đá. Chúng cầm đèn cầy trong tay và quỳ
xuống gần những ao nước. Một hôm có người nói với tôi: 'Cả con gái tôi cũng thấy Đức
Trinh Nữ ở Hang Đá. Có biết bao người trông thấy Ngài!'. Tôi rất nghi ngờ những thị kiến
của Bernadette, những thị kiến mà tôi chưa bao giờ được chứng kiến..."
Chính chúng tôi nhấn mạnh những dòng chữ cuối cùng này. Người ta thấy những thị kiến do
ma quỷ nguỵ tạo ra gây nhiều bất lợi cho sứ điệp của Bernadette. Chúng ta sẽ có những bằng
chứng khác về chuyện đó.
Chúng ta hãy theo dõi tiếp cuộc điều tra kiên trì của cha Cros mà chúng tôi mượn để trưng
dẫn bằng chứng:
"Dominique Vignes, Marie Portau, Dominiquelle Cazenave, Ursule Nicolau... những nhân
chứng tuyệt diệu: Tôi đã nhiều lần gặp những người ảo kiến ở Hang Đá. Họ cầm trong tay
những bó hoa thiên nhiên, bứt bỏ những bông huệ và bông hồng rồi ném xuống suối Gave và
nói: Đấng hiện ra không thích hoa huệ lẫn hoa hồng'.
"Tôi có nghe thấy một cô gái khoảng mười, mười một tuổi than van khóc lóc tru tréo trước cái
hốc đá, hiện nay là chỗ ở cho người canh gác: cô bé thấy có "Đấng" hiện ra tại đó với cô.
Người ta kính trọng cô bé cũng như những em "được thị kiến" khác. Người ta ôm hôn chúng
một cách sùng kính".
"Mỗi em trong đám đó cầm một xâu chuỗi. Nhưng mọi xâu chuỗi đều mới và chưa làm phép:
chúng không thích những xâu chuỗi cũ hay đã làm phép. Chúng cầm chuỗi giơ lên cao, thánh
giá trong xâu chuỗi ngang với tầm mắt, và lúc lắc xâu chuỗi trước mặt, chúng chạy theo đủ
mọi hướng, người nghiêng về một bên, mặt thì nhăn nhó, và kêu la om sòm như những con
chó nhỏ vừa chạy theo con mồi vừa sủa vang...".
"Tôi thấy các em làm thành một đám rước đi từ suối Merlasse đến chỗ cái cột có bảng yết thị
cấm tới hang đá. Tới đó, một em kêu lên: 'Tất cả hãy xuống đây với tao, tụi bây sẽ thấy Đức
Trinh Nữ!'. Các phụ nữ cũng đi cả đám theo chúng..."
"Một buổi tối, khi đêm đã xuống, một trong số các em bị ảo kiến đó, đầu có quấn vòng nguyệt
quế, kêu lên: 'Tất cả hãy lần chuỗi, cả Thiên Chúa cũng lần chuỗi nữa đấy!'. Tôi có giải thích 35
cho các em thấy như thế là thế giới đã đảo lộn rồi, đời nào lại có chuyện Thiên Chúa cầu
nguyện với Đức Trinh Nữ!... Nhưng vô ích! Người ta cũng bị lôi cuốn theo. Một lát sau em đó
kêu lên: 'Hãy hôn đất 40 lần! 40 lần!'. Những người tham dự đều hôn đất. Còn tôi, tôi cười,
đồng thời bực bội vì trông thấy những trò ma quỷ đó".
Cô Tardhivail: "Ngày nay người ta không thể quan niệm được sự nhẹ tin của dân chúng Lộ
Đức thời đó: họ tin có các vong hồn lảng vảng trong không khí và trong lửa. Một tên vô danh
nào đó vừa ở Saint-Pé tới, vào trong thành nói: 'Tôi nhìn lên phía Hang Đá thì thấy Đức
Trinh Nữ đang đi lại. Mọi người ở đó đều thấy Ngài'. Thế là cả một đám đông chạy lại Hang
Đá, chị tôi và tôi cũng trong đám đó".
Jean Domingieux: "Một hôm, tôi thấy một người bị ảo kiến thuộc họ đạo Ribère đứng trước
Hang Đá, anh ta hô hào đám đông đang chen chúc nhau ở giữa con kênh và con suối Gave,
và ở trong cánh đồng bên kia suối Gave, nơi tôi đang đứng: 'Anh chị em hãy lấy tràng hạt ra,
tôi sẽ làm phép tràng hạt'. Người ta lấy các xâu chuỗi ra, và anh chàng ảo kiến đó làm phép
bằng nước ở Hang Đá",
Trong số những "kì cục" của tất cả đám trẻ tội nghiệp đó, có một điều đáng lưu ý, là bọn
chúng hay nhăn mặt cách dị hợm. Sau đây là những lời chứng về những chứng kì cục đó:
Anh phu tuần phiên Callet: "Một hôm, tôi đi theo một anh chàng ảo kiến tên là Barraôu tới
chỗ máy xay. Tới gần một cái giường, anh bèn leo lên dọc theo những tấm màn, mặt thì nhăn
nhó trông khủng khiếp: anh ta nghiến răng, hoặc chạm răng vào nhau kêu lập cập, cặp mắt
anh trông có vẻ hoang dại".
Bà Prat: "Một hôm tôi chứng kiến cảnh thằng Minino trông thấy thị kiến: nó kêu như lừa kêu,
gương mặt nó trông khủng khiếp đến nỗi tôi không dám nhìn".
Những nhân chứng khác cho chúng tôi biết về những cử chỉ ngu xuẩn của những người bị ảo
kiến: có lần họ nhìn thấy Bernadette ăn cỏ. Người ta cũng hay nói về chuyện đó: nên họ thích
bắt chước Bernadette ăn cỏ như thế, và như thế rõ ràng là họ đã làm cho hành vi đó bị hiểu sai
ý nghĩa dầu họ không muốn, vì phần đông đã làm mà không ý thức được tầm quan trọng của
việc mình làm.
Nhưng họ cũng có những sáng kiến khác biểu lộ điều họ tin:
Pauline Bourdeu: "Tôi thấy 12 đứa ở trong bọn cùng tới Hang Đá, đầu đội một vòng hoa".
Basile Casterot: "Anh chàng bị ảo kiến tên S., đi ngang qua thành phố, mang trên đầu một
băng vải mà anh ta lấy từ cái nón của một thiếu nữ. Anh nói: 'Đức Trinh Nữ ra lệnh cho tôi
làm điều đó'. Nhiều người đi theo anh ta. Một vài người bảo: 'Hắn điên rồi!' Nhưng đa số cho
rằng anh ta được Đức Mẹ hiện ra."
Bà Baup: "Trên đường tới Bois, một hôm tôi gặp anh chàng ảo kiến M. đang xuất thần,
nhưng gương mặt bối rối lo lắng. Tôi lay hắn dậy, hắn không nói lời nào. Cuối cùng hắn ra
khỏi cơn xuất thần và đột nhiên đứng dậy đi ra. Tôi hỏi hắn: 'Mày thấy gì vậy?'. Hắn không
muốn trả lời và cứ đi. Tôi nhấn mạnh hơn: 'Mày thấy gì vậy?' Cuối cùng hắn vừa tiếp tục đi
vừa nói: 'Thấy Đức Trinh Nữ bận áo dài trắng và mang triều thiên'.
Cùng lúc đó, cháu gái của tôi tới kiếm tôi, để rủ tôi tới xem ba hay bốn người ảo kiến khác
trên cùng con đường đó. Nó nói với tôi: 'Cô nên tới xem một cô bé đang xuất thần hay lắm!'.
Tôi trông thấy cô bé tuổi từ mười đến mười một, đang quì gối, gương mặt trông khác hẳn. Lúc
đó, một cô bé ảo kiến khác đi ngang qua, tay cầm đèn cầy cháy sáng. Tôi giật lấy cây đèn cầy
và đưa ngọn đèn tới ngay trước cặp mắt của cô bé đang xuất thần ấy. Đôi mắt vẫn mở. Dần
dần, cơn xuất thần chấm dứt, cô bé nói với chúng tôi: 'Con trông thấy Đức Trinh Nữ bận áo
dài trắng, mang thắt lưng xanh, và đội triều thiên trên đầu'. - 'Ngài nói gì với con?' - 'Ngài
nói với con: Con hãy về! Ta cần phải đi tới Hang Đá'".36
Tất cả những chuyện đó không phải là điều ác, nhưng chúng tạo ra những bất lợi rất lớn cho
những lần hiện ra chân thực, tức những lần hiện ra với Bernadette, hiện nay đã chấm dứt và
đang bị những lần hiện ra giả tạo lấn lướt và nhận chìm, tức những lần hiện ra cho những
người bắt chước cô.
Thật vậy, người ta ngần ngại, người ta thắc mắc, người ta nghi vấn. Trong vô số những người
thị kiến ấy, có những cái rất đáng nghi ngờ, trong số những phép lạ được dẫn chứng có những
phép lạ hết sức khả nghi. Vì thế, chúng làm cho cả những đầu óc ưu tú nhất cũng phải hoang
mang.
Một thí dụ cụ thể sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó. Trong số những người được kể tới đầu tiên,
trong số những người cứng tin trước những sự kiện ở Lộ Đức, có giám đốc Đại chủng viện
Tarbes, cha Ribes, là người có đức tin mạnh hơn ai. Chính ngài thuật lại việc ngài đến Lộ Đức
vào tháng 8.1858 ra sao. Cùng đi với ngài có một linh mục ngoại quốc. Cả hai cha tới đó hỏi
thăm. Đầu tiên các ngài tới thăm Bernadette. Cô ấy vẫn là đối tượng hàng đầu trong thời sự ở
Lộ Đức. Cô là người thấy Đức Mẹ hiện ra nhiều nhất. Hai người khách của chúng ta tới gặp
cha mẹ của Bernadette và xin gặp cô. Cô đi vắng. Các ngài quyết định đi tới chỗ máy xay,
nhờ cha cô dẫn đi. Và đây là cảnh họ chứng kiến tại đó. Cha Ribes nói:
"Từ nhà máy xay, chúng tôi tới Hang Đá bằng một con đường nhỏ dọc theo đồi Fort. Chúng
tôi xuống dốc, thời đó rất hiểm trở và chẳng có cây cối gì cả, nhưng hiện nay đã có trồng
nhiều cây xanh và đã trở nên dễ đi vì có những con đường làm theo hình chữ Z, mà các người
hành hương thời nay đều biết. Chúng tôi tới trước mặt cái hang đá kì diệu ấy. Một tấm chắn
bằng gỗ đóng kín lối vào hang. Tại đó có một em bé khoảng 12 đến 14 tuổi đang quì gối, đèn
cầy cầm trong tay, tay kia cầm tràng hạt lần chuỗi, đang chào một nhân vật nhiệm màu và đi
bằng đầu gối tới chân tảng đá. Mặt đất lên cao thành bậc thang. Nước thuỷ triều ở suối Gave
dâng lên rút xuống tạo thành những bậc thang rộng và thoai thoải. Chúng tôi quan sát cậu bé
đang bị ảo kiến này trong giây lát: gương mặt của nó co rúm lại trông rất xấu. Người bạn
đồng hành với tôi nói với nó: 'Ra chỗ khác đi! Con đang làm công việc của ma quỷ!'. Đứa bé
giả bộ không nghe thấy, cứ tiếp tục công việc của nó: Một giọng nói sang sảng lập lại với nó:
'Ra khỏi đây mau! Đi đi, nếu không Thiên Chúa sẽ trừng phạt con đó!'. Lập tức cậu bé ảo
kiến thổi tắt ngọn đèn, leo lên chỗ tấm chắn và chuồn mất".
Đó chỉ là việc làm đầu tiên trong cuộc điều tra của hai vị giáo sĩ. Kỳ thực, họ tìm kiếm, họ
nghi ngờ, nhưng họ biết rằng nhờ cầu nguyện họ sẽ không bị sai lầm. Hãy nghe phần tiếp theo
bài tường thuật:
"Chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi uống nước suối, và chúng tôi tới cha sở. Bernadette đợi
chúng tôi tại đó. Với lòng thành thật thường ngày của cô, cô kể lại cho chúng tôi những gì cô
đã thấy, đã nghe ở Hang Đá. Tôi cho cô ta những nhận xét về ba điều bí mật: Tôi thấy những
điều đó giống như những bí mật ở La Salette. Cô trả lời không do dự là cô đã nhận những bí
mật này cho riêng cô thôi, cô không phải nói với ai cả, dẫu là với Đức Giáo Hoàng, và cô
cảm thấy mình phải giữ gìn những bí mật đó".
"Linh mục đồng hành với tôi tuyên bố rằng ngài tin. Còn tôi, tôi chưa tin chắc lắm! Tôi nói
với ngài: 'Tôi sẵn sàng tin, nhưng tôi còn muốn có thêm chứng cớ nữa!'"
Cha sở Lộ Đức lúc đó đã tin một cách hoàn toàn và chính đáng tính chính thống của sự kiện
Đức Mẹ hiện ra với Bernadette, nên sự do dự của tôi đã làm ngài hiểu lầm. Vài ngày sau, ngài
có viết thư cho Đức Giám mục phàn nàn về chuyện đó:
"Làm sao Đức Cha muốn người ngoại quốc thêm niềm tin vào việc Đức Mẹ hiện ra được, khi
mà các vị Giám đốc Đại chủng viện lại tuyên bố chống lại?".
Tuy nhiên năm sau, cha Ribes trở lại Lộ Đức dâng thánh lễ tạ ơn cho một trường hợp khỏi
bệnh nhờ uống nước suối Lộ Đức. Lúc đó, cha sở nói với ngài: "Cha phải tạ lỗi với Đức
Trinh Nữ vì cha đã đối nghịch với Ngài".37
Tuy nhiên, cha Giám đốc Đại chủng viện đã có lý khi chỉ muốn chấp nhận với những chứng
cớ chắc chắn. Và tháng 8.1858, những chứng cớ vẫn còn được đem ra bàn cãi và thực sự cũng
cần được bàn cãi. Như chúng tôi đã từng nói, ma quỷ đã nhận chìm sự thật vào giữa đám dối
trá tức những lần hiện ra bằng ảo giác, những phép lạ mạo danh. Người ta hiểu rằng ông cò
Jacomet lúc đó đã có thể viết cho ông tri huyện về điều đó, khi một uỷ ban của Đức Giám
mục được thành lập để khảo cứu những sự kiện đó:
"Những người có lý trí và sùng đạo thực sự tự hỏi làm sao người ta lại dám để cho hàng giáo
phẩm cấp cao phải can thiệp vào những chuyện trá nguỵ đang xảy ra đó?"
Tuy nhiên, uỷ ban đó đã được ông tri huyện chấp nhận. Và ông tin chắc ông sẽ làm cho uỷ
ban kết án thẳng thừng mọi chuyện về vụ thị kiến đó, kể cả những thị kiến của Bernadette, là
những thị kiến khởi đầu cho những rắc rối này! Ông Massy, tri huyện Tarbes nói:
"Một uỷ ban được thành lập có nhiệm vụ nhận định về những phép lạ ở Lộ Đức. Trong khi thi
hành nhiệm vụ đã được uỷ thác này một cách có lương tâm và không thành kiến, uỷ ban có
quyền chấm dứt tình trạng đáng buồn này... Tôi sẵn sàng cung cấp tin tức, tài liệu để đánh
giá đúng mức những sự kiện được cho là siêu nhiên mà người ta đang tìm cách tạo ra".
NHỮNG KẾT LUẬN CỦA THÁNH BỘ PHỤNG TỰ
Vô số những trò bắt chước ấy đang cố bóp méo tính chân thực của việc Đức Mẹ hiện ra với
Bernadette, nếu chúng phát xuất từ ma quỷ đúng như những đầu óc ưu tú đã suy nghĩ, thì phải
công nhận rằng ma quỷ đã không tính sai nước cờ của nó. Những sự việc chúng tôi thuật lại
đã được chính quyền dân sự biết tới, ít ra là một phần nào đó. Chúng ta đừng ngạc nhiên về
điều ấy. Vì bổn phận của chính quyền là phải bảo vệ trật tự xã hội, trật tự này đã bị phá rối
một cách rất thường xuyên và rất rõ rệt chung quanh hang đá Lộ Đức và trong tất cả những
làng mạc lân cận. Vì thế chính quyền đã rất tán thành lá thư của Bộ Trưởng Thánh bộ Phụng
Tự, Hồng y Rouland, gởi cho Giám mục giáo phận Tarbes là Đức Cha Laurence, đề ngày
30.7.1858. Lá thư này đề cập đến quá nhiều vấn đề nên không tiện trưng dẫn toàn bộ ở đây:
"Kính thưa Đức Cha, những tin tức mới mà tôi nhận được về vụ Lộ Đức, theo tôi, có lẽ là một
chuyện tự bản chất có thể làm cho mọi người chân thành sùng đạo đau buồn sâu xa.
Việc trẻ con làm phép chuỗi Môi Khôi, những biểu hiện tôn giáo mà trong đó hàng đầu lại là
những phụ nữ kém tư cách, việc các em bị ảo kiến đội vòng hoa, những nghi thức kì quái,
những trò bắt chước nhái lại y hệt các lễ nghi tôn giáo, sẽ mở lối cho các báo chí Tin Lành và
một vài tờ báo khác tấn công, nếu giáo quyền trung ương không can thiệp vào để làm dịu bớt
lòng háo thắng bút chiến của họ.
Những cảnh không đẹp ấy chắc chắn sẽ làm mất uy tín của tôn giáo dưới con mắt của dân
chúng. Vì thế, kính thưa Đức Cha, tôi nghĩ rằng tôi có bổn phận phải một lần nữa yêu cầu
Đức Cha hết sức lưu tâm đến những sự kiện ấy.
Ngài sẽ dễ dàng hiểu rằng việc thiết lập một nơi hành hương mới, tự nó, không thể tạo nên
một mối nghi ngờ nào cho chính quyền cả. Ngay từ khi xảy ra những biểu hiện đầu tiên ấy tại
Hang Đá Lộ Đức, nếu tôi can thiệp mạnh để nó không tiếp tục xảy ra, thì những tin tức chính
xác phát xuất từ nhiều nguồn khác nhau sẽ không cho phép tôi thấy được điều gì nghiêm
trọng hay có giá trị trong nguồn gốc, hoặc trong diễn tiến, hoặc trong kết quả của cái phong
trào bình dân này.
Những biến cố đó khiến tôi phải có những dự liệu trước: Sự kiến số người ảo kiến và xuất
thần ngày càng gia tăng nhắc chúng ta nhớ lại những cảnh tượng đáng tiếc nổi tiếng đã xảy
ra vào thế kỷ 18, và sự kiện có những đám đông điên khùng tụ tập bên bờ suối Gave vào thời
này, những sự kiện đó sẽ biện minh cho những biện pháp mà Giáo quyền đã phải áp dụng.
Những biểu hiện đáng tiếc ấy, theo tôi, có lẽ đã làm cho hàng giáo phẩm mất đi sự dè dặt đã
từng bảo vệ mình cho tới nay.38
Cuối cùng, về điểm này, tôi chỉ biết khẩn cấp kêu gọi Đức Cha hãy hết sức cẩn thận và cũng
hết sức kiên quyết trong việc công khai khống chế những lạm dụng tương tự..."
Trong lá thư đó, người ta không thể không nhìn thấy một mệnh lệnh thực sự, tuy rất lịch sự
nhưng cũng rất dứt khoát. Khi nói một cách bóng gió nhưng rõ ràng đến những lộn xộn trong
lịch sử ở nghĩa trang Saint-Médard vào thế kỷ 18, Bộ trưởng Thánh Bộ Phụng Tự mong
muốn, chờ đợi, yêu cầu Giám mục Laurence phải can thiệp, và sự can thiệp này dường như
phải là và chỉ là sự khống chế tổng quát và lên án tất cả mọi câu chuyện về sự kiện Đức Mẹ
hiện ra, kể cả việc hiện ra với Bernadette vốn là khởi đầu cho những sự kiện khác tương tự.
Nếu Đức Giám mục tuân hành sự thôi thúc ấy, nếu ngài can thiệp vào những sự việc đó bất
chấp lời khuyên của Phaolô: "Hãy giữ lại những gì tốt đẹp." thì Satan đã chiến thắng rồi.
SỰ GANH ĐUA GIỮA CÁC LÀNG
Nỗi nguy hiểm mà chúng tôi nói đến đâu có thể coi thường được, nên vào một ngày tháng
7.1858, Đức Giám mục được một cha sở ở vùng chung quanh Lộ Đức báo cho biết về những
trường hợp cả tập thể bị kích động vừa xảy ra. Những thị kiến siêu nhiên mới đây đây đã leo
thang, không phải chỉ ở Lộ Đức, mà còn ở những làng lân cận nữa. Tại Lộ Đức, biết bao
người nghĩ rằng họ sẽ trổi vượt hơn cô bé Bernadette nghèo nàn, vì theo sự suy nghĩ của quần
chúng, cô khó mà xứng đáng được Đức Trinh Nữ ưu tiên chọn hơn những người khác.
Ngày 9.7, cha sở họ Ossen là Pierre Junca viết cho Đức Cha Laurence một lá thư trình bày
cho ngài biết những gì đang xảy ra trong họ đạo của cha.
Một thiếu niên 10 tuổi tên Laurent Lacaze muốn tới Hang Đá sau khi học hành buổi sáng ở
trường. Hôm đó là ngày 2.7, nó nài xin cha mẹ cho phép đến nỗi hai ông bà đã nhượng bộ nó.
Vào giữa trưa, Laurent cùng với đứa em trai 8 tuổi của nó tới trước Hang Đá. Nó lần chuỗi.
Khi ngước mắt lên, nó thấy “một phụ nữ mặc áo trắng, tay trái bồng một em nhỏ. Em nhỏ này
tay phải cầm một cụm ba bông hồng đỏ, đầu đội một mũ trùm đỏ có ba bông hồng trắng được
buộc bằng một băng vải đỏ.. Người nữ tay mặt cầm một cụm ba bông hồng đỏ. Cánh tay phải
có quàng một băng vải lớn màu đỏ có viền hoa, và thõng xuống một tràng hạt xinh xắn. Bà
đội mũ trùm đầu màu trắng được trang hoàng bằng một băng vải trắng. Hai bên bà là hai
người đàn ông, một người đứng bên phải, một người bên trái, đều mặc đồ đen, đầu đội bê-rê
xanh. Đàn ông bên phải có bộ râu dài trắng. Người phụ nữ và hai người đàn ông đều mang
giầy đen".
Trong lá thư của cha sở có ghi toàn bộ mô tả trên. Cậu bé lacaze có nhiều thì giờ để thấy chi
tiết cái thị kiến lạ lùng của cậu. Người phụ nữ yêu cầu cậu phải trở về ban chiều. Cậu đã vâng
lời. Và cậu lại thấy những nhân vật ban sáng, và tất cả những người đó đi theo cậu trên con
đường hướng về làng Ossen, mang theo đứa nhỏ và mẹ nó đi với cậu. Dọc đường, người phụ
nữ đùa với những trò vui vẻ trẻ con của Laurent... Những ngày kế tiếp, Laurent Lacaze lại đến
thăm viếng Hang Đá, và lại thấy những người đó hiện ra. Nhưng kể từ đấy, có nhiều người
vây quanh nó. Người ta đi theo nó thành một đám rước. Được báo tin, cha sở nghĩ rằng cần
phải rảy nước thánh lên cậu bé và lên nơi mà nó nói là thấy người phụ nữ đó. Nhưng dường
như không có kết quả bao nhiêu.
Đó là những câu chuyện nghe phát chán. Nhưng dân chúng Ossen láo nháo cả lên. Người ta
ghét cha sở vì ngài tỏ ra nghi ngờ. Còn cha thì phải hỏi ý kiến Đức Giám mục để biết phải
hành xử ra sao. Trong thời gian đó, lại có những em khác thấy ảo kiến nữa: Jean-Marie
Pomiès, 13 tuổi và Jean-Marie Sarthe, 10 tuổi. Cậu sau ở làng Ségus, một làng khác gần bên.
Nhưng những thị kiến của nó không kéo dài. Cha sở và nhiều người khác ra lệnh cho nó ở
nhà. Nó vâng lời và mọi sự đều chấm dứt.
Hai đứa trẻ làng Ossen, trái lại, tiếp tục việc làm sai trái của chúng. Người ta nói với chúng tôi
về hai đứa đó như sau: "Trong một thời gian khá lâu, chúng bị theo đuổi và ám ảnh bởi cuộc 39
hiện ra đó. Ngoài đường cũng như trong nhà, chúng chạy theo "đấng hiện ra" như thể chúng
săn đuổi "ngài". Tiếng kêu la của chúng thường giống như những tiếng tru tréo, cử chỉ cũng
như những vận động của chúng không luôn luôn hoà nhịp với nhau. Nhiều lần người ta cảm
thấy chướng mắt vì những cái họ thấy không thích hợp và mất trật tự. Cha mẹ chúng cứ ngỡ
là mấy đứa con của mình thấy Đức Trinh Nữ thật, nên tự ái của họ, sự hãnh diện của họ đã
góp phần làm cho những cảnh đáng tiếc này lâu chấm dứt".
Những dòng chữ đó là của cha sở họ Ségus.
Ông Jean Vergez, thôn trưởng làng Ossen, cũng quan sát những gì xảy ra về phía ông. Cha
Cros đã thuật lại những lời chứng của ông như những gì ta vừa thấy. Rõ ràng là cậu bé Lacaze
thực sự có những thị kiến. Những người chứng kiến không thể nghĩ gì khác hơn cho đó là
Đức Trinh Nữ hiện ra. Tại sao lại không thể nghĩ như thế? Chẳng lẽ chỉ có Bernadette
Soubirous là độc quyền thấy ngài sao? Cha mẹ của Laurent Lacaze không cho Bernadette là
độc quyền. Ông thôn trưởng tìm hiểu họ, và viết:
"Gia đình Lacaze không làm việc. Họ vui vẻ, nhất là người cha, về những gì xảy ra cho đứa
con của họ. Buổi tối tôi gặp cha của Lacaze đi cắt cỏ. Tôi nói với ông: 'Ông đã mất một
ngày'. Ông ta trả lời: 'Phải, nhưng tối thiểu chúng tôi được một xã hội tốt đẹp ở nhà, xã hội
của Đức Trinh Nữ'.
Nhưng không phải chỉ có thế. Theo sự xác nhận của ông thôn trưởng, thì trong đám trẻ con
trong làng, có những chuyện đáng ngạc nhiên. Chẳng hạn, Laurent Lacaze, chỉ biết nói thổ
ngữ, hiện đang học tiếng Pháp. Nhưng còn cái đáng ngạc nhiên hơn. Hãy nghe ông thôn
trưởng nói:
"Một hôm tại nhà Lacaze, Jean-Marie Pomiès, một cậu bé 13 tuổi, đang đứng cách cái cửa sổ
trổ ra sân gà vịt khoảng 2 mét. Cửa này cao 60cm, rộng 43cm, và cao cách mặt đất hơn 1
mét. Bỗng nhiên đứa trẻ nhìn qua cửa sổ đó thấy Đức Mẹ hiện ra trong sân gà vịt, thế là tôi
thấy nó nhảy qua cửa sổ nhanh như một mũi tên, không đụng vào thành cửa sổ, và đáp xuống
bằng chân trong sân gà vịt, rồi chạy theo 'đấng hiện ra'.
Cảnh tượng này làm tôi kinh sợ đến nỗi tôi ra về ngay, và khi về tới nhà, tôi nói với vợ tôi:
'Anh không thể nào tin vào những chuyện này được. Anh sẽ không trở lại đó nữa'".
Cha Cros có đưa ra những lời chứng về chính sự kiện đó. Ngài quả quyết rằng ngài đã khảo
sát các nơi và thấy có những sự kiện "không thể giải thích theo cách tự nhiên được". Ngài
thêm rằng các em bị ảo kiến đó còn có một quái trạng chung khác: chúng sợ những tràng hạt
đã làm phép, và chỉ thích những tràng hạt mới chưa làm phép. Không đồ vật đã làm phép nào
trao cho chúng mà được trả lại bao giờ.
Đức Cha Laurence đã nhận được những bài tường thuật xác thực và chi tiết về tất cả những sự
kiện này. Ngày 12.7.1858 ngài trả lời cho cha sở Ossen:
"Tôi coi hai em bé Lacaze và Pomiès bị ảo kiến như bị bệnh thần kinh. Cần phải đối xử với
chúng như vậy. Không có gì là siêu nhiên trong những cái chúng thấy được cả, tôi phán đoán
như vậy chắc chắn không sai. Một Đấng ở trên trời không thể nói những lời vô nghĩa, không
đùa giỡn, cũng không suồng sã. Nếu những trẻ em này nói hay làm những gì không xứng hợp,
thì phải rầy la và đối xử nghiêm khắc với chúng".
Nhưng Đức Giám mục sẽ phải sửa đổi mệnh lệnh của mình trước khi được dân chúng đón
nhận và tuân giữ. Những người bị ảo kiến ở Ossen còn tiếp tục những trò kì cục của họ một
thời gian nữa. Càng ngày càng có thêm các chứng cớ cho rằng người ta theo phe các tiên tri
trẻ, ngưỡng mộ chúng, nghe lời chúng. Người ta quì gối xuống khi đi ngang qua nhà Lacaze,
để cầu nguyện với Đức Trinh Nữ. Người ta thích ngủ cùng phòng với các em có ảo kiến. Tại
toà giảng, cha sở có nói về lá thư của Đức Giám mục, nhưng vô ích. Lá thư nói rằng cần phải
cấm các trẻ em dưới 15 tuổi tới Hang Đá, và không cho phép những đứa khác liên lạc với 40
những đứa bị ảo kiến. Người ta không chịu tin lời cha sở cho tới khi ngài đưa cho họ xem
thấy lá thư. Em gái cha sở là Francoise Junca còn thêm: "Các làng lân cận còn ghen với làng
Ossen. Còn chúng tôi, chúng tôi phải chịu trách nhiệm về việc này: anh tôi mất ngủ vì nó".
Trong câu nói trên, ta thấy có sự ghen tương của các làng khác đối với làng Ossen. Một sự
ghen tương kiểu đó cũng xảy ra đối với làng Lộ Đức.
Một phụ nữ ở làng Omex, một làng lân cận khác, kể lại: "Một hôm tôi đứng trước Hang Đá.
Các trẻ em bị ảo kiến ở Ossen và nhiều em khác ở Lộ Đức đang ở trong hốc đá, nơi ma quỷ
hiện ra với chúng. Bỗng nhiên từ trong lỗ hổng phát ra một giọng nói rất nhỏ nhẹ, giống như
giọng nói của một đứa trẻ dễ thương. Giọng đó nói: 'Trong thung lũng Batsurguère, và nhất
là ở Ossen, có rất nhiều người dũng cảm, còn ở Lộ Đức thì chỉ toàn là đồ hạ tiện thôi'. Lúc đó
tôi nói trước mặt mọi người: 'Người nào nói như thế thì còn ma quỷ hơn cả ma quỷ nữa. Đức
Trinh Nữ không coi thường ai, càng không coi thường những người cần ăn năn hối cải'".
Những người chứng kiến bị dao động và chia rẽ nhau. Một phụ nữ làng Ossen cảm thấy mát
ruột vì những lời nịnh nọt chị vừa nghe, đến nỗi chị muốn biến đổi phòng mình thành một nhà
nguyện kính Đức Mẹ nếu ông chồng của chị không phản đối. Người đàn bà khốn khổ ấy cuối
cùng bị điên và chết năm ấy.
Chúng tôi nói về những sự việc ấy đủ để người khác có thể đo lường được phần nào sự lan
rộng những rối loạn do biết bao nhiêu trò ma quỷ như thế gây ra tại Lộ Đức và những làng kế
cận, và để người khác hiểu được sự thận trọng mà vị Giám mục cần thiết phải có để nhận ra
được phương hướng giải quyết trước tất cả những biểu hiện kì quái ấy của ma quỷ. Nếu ma
quỷ muốn làm giảm uy tín việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette bằng cách trộn lẫn vào đó vô
số những lần hiện ra giả hiệu kì quái, thì có thể nói ma quỷ đã gần đạt được mục đích của nó.
May thay, Đức Cha Laurence đã không quá nghiêm khắc. Ngày 28.7.1858, ngài kí một lệnh
chỉ thành lập một uỷ ban điều tra việc Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức. Nhưng điều đáng lưu ý ngay
từ nguyên tắc là uỷ ban này đã chỉ định đích danh một mình Bernadette làm đối tượng cho
việc điều tra có tính cách quyết định này.
Theo lệnh chỉ, vấn đề là không phải vô số các sự kiện mà chúng tôi đã sưu tập trong chương
này. Dưới mắt của những người có đầu óc thì tất cả những chuyện đó chỉ là tưởng tượng, là
khoác lác, là kì cục, và có thể la ma quái. Thấy chúng được sưu tập ở đây, độc giả có thể ngạc
nhiên về số lượng của chúng, về những tiếng đồn, về sự lạ thường của chúng, và có thể nhờ
phản tỉnh, quan niệm được những ấn tượng không đẹp về những chuyện xảy ra ở Lộ Đức. Tuy
nhiên nếu độc giả suy tư về chuyện đó, thì độc giả sẽ chỉ xúc động nhiều hơn khi thấy bóng
tối dày đặc như thế đã bị xua tan và ánh sáng tỏ hiện một cách hết sức đơn giản và dường như
hết sức tự nhiên.
Uỷ ban của các Giám mục bắt đầu ngay công việc của mình. Vì mọi người đều nhận thấy sự
đơn sơ, kiên trì, thẳng thắn và sự chân thực rất rõ ràng nơi Bernadette, và mặt khác vì những
phép lạ xảy ra ở Hang Đá thời gian đó lần này được công nhận là phép lạ đích thực thật là kì
diệu, nên chỉ trong vòng hơn 3 năm, Đức Cha Laurence đã long trọng công nhận những biến
cố Lộ Đức y như chúng ta đã được biết đến qua cuộc sống của Bernadette.
Nhưng chắc chắn độc giả sẽ hiếu kì muốn biết những xảy đến cho đám người bị ảo kiến mà
ma quỷ đã lợi dụng để khai thác trong toàn vùng Lộ Đức suốt nhiều tháng trời đó.
NHỮNG NGƯỜI ẢO KIẾN Ở OSSEN
Khi cha Cros điều tra lịch sử một cách hết sức tỉ mỉ vào năm 1878, thì ngài cũng có tìm hiểu
những người đã bị ảo kiến ở Ossen ngày trước. 20 năm qua, họ đã trưởng thành một cách tự
nhiên. Những kinh nghiệm của năm 1858 còn lại gì trong trí họ?
Không có gì hoặc hầu như không có gì. Họ đã trở nên những Kitô hữu rất tốt. Cả hai anh em
Laurent Lacaze và Jean-Pierre Pomiès đều có tên trong số những người giúp lễ chính, khi có 41
rước kiệu Thánh Thể trong họ đạo. Cha Cros có hỏi họ. Laurent Lacaze, người đầu tiên, nói
với ngài rằng anh ta hầu như không còn nhớ gì về những việc làm và cử chỉ của mình hồi năm
1858 nữa. Anh ta nói:
"Con nhớ rằng con đi tới Hang Đá với những đứa trẻ khác, và con thấy một loại bóng đen,
nhưng con không còn ý niệm là cái đó có chân tay hay không, là đàn ông hay đàn bà. Con
không nhớ con đã làm gì trên đường từ Lộ Đức tới Ossen".
Đối với đa số những người còn nhớ rõ hơn một chút, thì "loại bóng đen" mà Laurent đã trông
thấy hồi đó chỉ có thể là ma quỷ!
Đến lượt Jean-Pierre Pomiès, khi được cha Cros hỏi tới, anh tuyên bố:
"Con thường tới Hang Đá vì bị hấp dẫn bởi tiếng đồn về những chuyện phi thường tại đó.
Trong thời gian lui tới đó, con được thị kiến 2 lần: lần thứ nhất con thấy trong hốc đá một
bóng sáng lòa, ở giữa lại có một bóng đen khá dày. Bóng sáng đó không đỏ cũng không
trắng, cao khoảng 1 mét. Con không thấy rõ hình dáng của nó. Thấy như vậy khoảng 15 phút.
Lần thứ hai con cũng thấy như vậy, nhưng con rất kinh ngạc về những chuyện xảy ra cho cô
bé cũng được thị kiến. Con quì gối giữa cô ấy và một cậu bé. Cả ba cùng thấy rõ cái bóng
sáng đó. Bỗng nhiên cô bé đưa tay tới trước về phía bóng sáng đó, thì cây đèn cầy mà cô ta
cầm trên tay đột nhiên biến mất, mà không biết là nó biến đi đâu. Chúng con rất là ngạc
nhiên về điều ấy".
Như vậy là Jean-Pierre Pomiès cũng chỉ thấy một "bóng đen khá dày" với một bóng sáng
không đỏ không trắng nhưng rất mạnh.
Người ta còn nhớ chính anh ta đã nhảy vèo một cái qua cửa sổ hẹp, nhảy ra rồi lại nhảy vào,
với một sự khéo léo siêu nhân. Nhưng vào năm 1878, người ta có thể viết về anh ta và người
đồng sự với anh ta là Laurent Lacaze như sau:
"Họ sống rất ngay thẳng và đạo hạnh. Ma quỷ gian trá đã lợi dụng sự ngây thơ của họ,
nhưng cả hai không ai chịu làm tay sai cho Satan cả!".
Đó là chứng từ của cha Cros, sau khi đã thấy và đã nghe họ nói.
NHỮNG NGƯỜI ẢO KIẾN Ở LỘ ĐỨC
Cái khả năng quên đi nhanh chóng đó cũng được nhận thấy nơi vô số người đã bị ảo kiến tại
Lộ Đức ngày trước.
Cha Cros không quên phỏng vấn họ. Ngài nhận thấy phần đông chỉ nhớ được một cách rất mơ
hồ về những ảo kiến mà họ thấy trong các năm 1858-1859. Sau những vụ hiện ra đó ít lâu,
cha phó ở Lộ Đức là Serrès, khi tiếp xúc thường xuyên với các trẻ em học giáo lý đã nhận xét
rằng: phần lớn các trẻ em ấy lúc đó đã tới tuổi rước lễ lần đầu, chỉ còn nhớ một cách mơ hồ và
lẫn lộn những gì đã hiện ra với chúng ở Hang Đá hay ở những chỗ khác. (Ở Lộ Đức cũng như
ở nhiều địa phận khác tại Pháp, trẻ em rước lễ lần đầu khoảng 12 - 14 tuổi).
Nhưng cha Cros đã hỏi một vài người lớn bị ảo kiến, lớn hơn chúng 20 tuổi. Đây là câu trả lời
của Alexandre-Francois L., một người ở trong số đó:
"Tôi không thích đi chơi vớ vẩn, và tôi giữ cái tính đó mãi. Vì thế, nếu các bạn bè không lôi
kéo tôi, thì tôi đã không đến Hang Đá... Vì thế tôi cùng với họ leo lên cái hốc đá phía trên và
tôi quì gối xuống cầu nguyện.
Lúc đó tôi thấy một thị kiến trắng như tờ giấy này: Đó là một thứ hình người, nhưng tôi không
thấy rõ mặt mũi tay chân. Ngay khi những đứa trẻ nói lên, thì tôi không thấy nữa. Tôi bảo
những người khác im lặng và thị kiến lại trở lại. Tôi thấy nó trở lại ít nhất 5 lần. Ai muốn tin
thì tin, nhưng tôi đã thấy và thật là đẹp mắt".42
Một người khác được cha Cros gọi là "người nổi tiếng nhất trong số những người bị ảo kiến
ngày xưa", nay đã trở thành cha của bốn đứa con, tới lượt anh ta nói:
"Tôi đã chứng kiến một hay hai lần việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette, và tôi rất cảm xúc
như bao nhiêu người khác. Nhưng tôi không nghĩ về nó nhiều, thì một ngày kia, khi đi dạo ở
cạnh khu rừng với một đứa trẻ cùng tuổi, chúng tôi cùng đi xuống Hang Đá.
Khi ở đó cầu nguyện, tôi thấy trước mắt có một cái gì đó hình khuôn mặt người. Tôi bật cười
rồi bật khóc, và người ta cho rằng tôi thấy thị kiến. Tôi nói với bạn tôi những gì tôi thấy.
Các phụ nữ tới tìm tôi tại nhà và dẫn tôi tới Ribère. Một vài lần tôi không thấy gì cả. Những
lần khác, tôi cũng thấy như trước, và tôi kêu lên: Hãy quì gối xuống! Hãy hôn đất!, vì tôi sợ.
Tôi trông thấy cái hiện ra đó đi từ cây này sang cây khác trong đồng cỏ.
Tôi yêu cầu người ta đưa tràng hạt của họ cho tôi, và tôi nhúng những tràng hạt đó xuống
suối Gave, vì ý tưởng đó đến với tôi như vậy.
Một hôm, chỉ có một mình tôi tại Hang Đá, và tôi trông thấy thị kiến. Vị linh mục, người đã
cho trồng những cây thánh giá trên đỉnh đồi Ger, tới đó và bảo tôi: 'Hãy ra khỏi đó đi! Cái
con trông thấy thì nghịch hẳn với sự hiện ra thực sự'. Và tôi bỏ đi.
Những đứa trẻ khác nhăn mặt lại như tôi, và chúng la hét. Nhưng tôi không biết chúng la hét
gì. Tôi sợ. Tôi chỉ tới đó một mình vào ban ngày. Ban đêm tôi không dám đi nếu các phụ nữ
không đến tìm tôi.
Họ tin rằng tôi trông thấy Đức Trinh Nữ. Thỉnh thoảng vào lúc 10 giờ, 10 giờ rưỡi, chúng tôi
trở về. Các phụ nữ hỏi tôi: 'Mày thấy gì vậy?'. Tôi trả lời: 'Đức Trinh Nữ!'. Thực ra tôi thấy
một khuôn mặt đàn ông. Khuôn mặt này thay đổi thường xuyên. Thỉnh thoảng nó có râu. Một
lần tôi trông thấy nhân vật đó mặc đồ trắng, tôi không nhớ nhận xét tay chân của ông ta.
Tất cả những cái đó hiện giờ lẫn lộn với nhau. Tôi không thể nói nó là cái gì..."
Đó là tất cả những gì cha Cros đã sưu tập được một cách chính xác về tất cả các thị kiến cách
đây 20 năm. Nói chung, tất cả những người ảo kiến cũ đều rất quả quyết về hai điểm này:
Một, là không ai thúc đẩy hay xúi giục họ nguỵ tạo ra những thị kiến cả, nó đến với họ là do
họ, hoặc do ma quỷ - chúng tôi nói dựa theo rất nhiều người khác nữa; hai, là cảnh sát, ông
cò, hiến binh, tuần phiên luôn luôn chống lại việc làm không tốt ấy của họ.
KẾT LUẬN
Chúng tôi không biết kết luận gì khác với kết luận của cha Cros, là người đã nghiên cứu kĩ
lưỡng toàn bộ hồ sơ này, mà chúng tôi đã trích dẫn phần nào trong đó. Ngài tin chắc rằng
Satan thực sự là tâm điểm tất cả những biểu hiện ấy, vì tại đó có một sự hội tụ, một thứ tự,
một mưu chước, không thể là một đặc tính của một người nào trong số những nhân vật đã
từng đóng một vai trò trong đó. Giống như trong một bài hợp xướng cổ, chúng ta nghe thấy
tiếng hát, còn người điều khiển ta không trông thấy thì không ai khác hơn là ma quỷ. Người
điều khiển buổi hoà nhạc là Satan. Đó là mấu chốt để giải thích một cách hợp lý những
chuyện quái đản mà chúng ta đã thấy. Chỉ vậy thôi, Satan không thể làm gì khác hơn là để
móng vuốt của nó vào những bố trí khéo léo nhất của nó. Nhờ ơn Chúa, nên luôn luôn có sự
khác biệt giữa những người bị ảo kiến - dù là phụ nữ, thiếu nữ, cậu bé hay cô bé - được biểu
hiện ra thời đó, với Bernadette rất an bình và trầm tĩnh, khác biệt đến nỗi không ai có thể lầm
lẫn được, và sự phân biệt thiện ác, chân giả được thực hiện chính xác.
Chúng ta hãy đưa ra thẩm định cuối cùng của cha Cros mà chúng tôi cũng lấy làm thẩm định
cho mình:
"Chúng tôi đã từng chứng minh cho thấy làm sao chứng cớ của linh thánh lại chính là kết quả
của sự bất lực nơi những kẻ phản kháng mạnh mẽ nhất: những kẻ phản kháng dù là chính
quyền hay ngoài chính quyền, không ai có thể chặn đứng biến cố đang xảy ra, hay làm chậm 43
bước tiến của nó. Dưới mắt họ, biến cố chỉ là Bernadette, và Bernadette không là gì cả. Đám
mây những người ảo kiến tan rã, lập tức người ta không hề nói tới nó nữa. Ngôi sao của
người thị kiến chân thực đã chiếu sáng thâu qua đám mây ấy, và chính đám mây ấy lại được
dùng để thẩm định sự thuần khiết của ánh sáng đó một cách chính xác hơn.
Vì thế sự phản kháng của hoả ngục cũng như sự phản kháng của con người đều bị thất bại.
Có thời Satan được những người đạo hạnh trợ tá cho nó, vì họ đã bị yêu thuật của nó lừa
phỉnh: không có gì đáng sợ hơn có thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, chính đám mây này dù
đen tới đâu, thì công trình của Thiên Chúa vẫn xuyên thấu. Sự bảo hộ của ma quỷ dù có năng
lực tới đâu cũng trở thành vô ích đối với những người ảo kiến, và khi những khuôn mặt nhăn
nhó đã biến mất, thì gương mặt của Bernadette vẫn chiếu sáng như trước, nhưng chiếu sáng
bằng sự chân thành, bằng sự bình an đã trở thành duyên dáng hơn".
Ngày kỉ niệm 100 năm vừa chấm dứt ở Lộ Đức vào đầu năm 1959, là một bằng chứng của sự
vinh quang từ nay sẽ bao quanh tên của cô bé Bernadette Soubirous khiêm nhường, là người
đã thấy Đức Trinh Nữ năm 1859! Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng: Bernadette, một cô
nông dân thấp hèn, cũng như cha sở họ Ars là con của nông dân, đã kết thúc cuộc đời tại tu
viện Nevers. Vào giây phút cuối đời, cô đã phải chiến đấu với ma quỷ, cũng như cha sở họ
Ars đã phải chiến đấu suốt cuộc đời ngài.
Trong giờ hấp hối, cô đã tỏ ra trong giây lát một nỗi sợ hãi lớn lao, và một trong những nữ tu
giúp đỡ cô đã nghe cô nói một cách rất rõ ràng: "Satan hãy xéo đi!".
Và vị thánh nhỏ này ít phút sau đó đã tìm lại được tất cả sự bình thản của mình, và đã chết
trong một niềm bình an lớn lao đầy chiến thắng!
CHƯƠNG III
CHỨNG QUỶ NHẬP
Chúng ta vừa đọc thấy những thí dụ điển hình nổi tiếng nhất về việc ma quỷ quấy nhiễu con
người. Trước khi đề cập đến những trường hợp quỷ nhập khác hẳn với những quấy nhiễu đó,
chúng tôi nghĩ cần phải trình bày một vài cách giải thích có tính cách lý thuyết về sự kiện quỷ
nhập.
MỘT SỰ KIỆN LẠ THƯỜNG
Có lẽ không có sự kiện nào lạ thường hơn chứng quỷ nhập. Vô số kinh nghiệm của con người
đã chứng tỏ một sự kiện như thế là có thực. Trước khi Chúa Giêsu đến trần gian, chắc chắn từ
lâu đã có những người bị quỷ nhập rồi. Chính Chúa Giêsu đã từng gặp rất nhiều trường hợp
quỷ nhập, sách Tin Mừng bảo đảm với chúng ta điều đó. Giáo Hội thời nguyên thuỷ cũng gặp
rất nhiều trường hợp quỷ nhập. Trong số các chức thánh của hàng giáo sĩ có thiết lập chức trừ
quỷ, đó là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ điều ấy. Trong các chương kế tiếp, chúng tôi dự
định sẽ đưa ra những thí dụ đáng kinh ngạc, càng mới càng tốt, về những hiện tượng quỷ
nhập. Vả lại, thần học Công giáo đã đặt nặng vấn đề này, đến nỗi đã nghiên cứu thành một lý
thuyết hoàn chỉnh về sự kiện quỷ nhập, còn sách Các phép của Giáo Hội La Mã, một bộ phận
chính thức trong tác vụ giáo sĩ đã cho biết những dấu hiệu giúp nhận ra những hiện tượng nào
là quỷ nhập thực sự, và đưa ra những phương cách chữa trị, được gọi một cách đơn giản làcác
phép trừ quỷ mà chúng ta sắp bàn tới.44
Về những gì liên quan đến bản chất và nguyên nhân của chứng quỷ nhập, chúng tôi không thể
chọn được một cuốn sách chỉ nam nào khác chắc chắn và chính xác hơn tác phẩm của Đức
Cha Saudreau: L'État mystique... et les faits extraordinaires de la vie spirituelle (Tình trạng
thần bí... và những sự kiện lạ thường trong đời sống thiêng liêng) (xb lần 2, Paris, Amat,
1921, chương 22, tựa đề Những sự kiện ngoại nhiên có tính ma quỷ).
BẢN CHẤT CHỨNG QUỶ NHẬP
Đôi khi người ta so sánh chứng quỷ nhập với việc Nhập Thể chỉ vì có một tương tự nào đó.
Chứng quỷ nhập là một bắt chước, và theo từ ngữ mà chúng ta đã dùng, là một "trò khỉ" của
Satan, có thể nói là một hình thức méo mó của mầu nhiệm Nhập Thể. Đức Cha Saudreau
nói: "Chứng quỷ nhập không bao giờ tới mức độ hoá hồn", nghĩa là ma quỷ không bao giờ
thay thế được linh hồn của người bị quỷ nhập, nó không làm cho thân xác người đó sống động
được, nhưng không biết bằng cách nào nó lại xâm chiếm thể xác, cư ngụ trong thân xác, hoặc
tại não bộ, hoặc ở trong lòng của nạn nhân. Vì thế nó làm cho linh hồn của nạn nhân không
còn làm chủ được thể xác và tay chân mình nữa. Nó làm cho nét mặt nạn nhân có những biểu
lộ kì dị tương ứng với việc làm của nó, nghĩa là nó biểu lộ sự điên dại, giận dữ, đầu óc kiêu
căng, ý đồ của nó, hoặc biểu lộ đau khổ khi bị người ta dùng phép trừ quỷ! Dường như ma
quỷ dùng mắt nạn nhân để nhìn, dùng miệng nạn nhân để nói, đến độ dẫu nạn nhân là một
người tế nhị, có giáo dục đàng hoàng, vẫn thốt ra một thứ ngôn ngữ thường là tục tĩu, bỉ ổi,
thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ đối với nạn nhân ấy. Vì ma quỷ rất đông, mà mỗi con quỷ có
một tính nết riêng, nên chúng biểu lộ trên nạn nhân những tính nết riêng biệt của từng con
quỷ, đến độ khi có nhiều quỷ trong nạn nhân, thì người ta có thể đoán được con quỷ nào đang
hoạt động.
Tuy nhiên, hành động của ma quỷ vẫn bị lệ thuộc vào bản chất và tính nết của nạn nhân. Nó
cũng phải dùng những cách nói, cách xử sự, cách hành động quen thuộc của nạn nhân nữa.
Không phải lúc nào ma quỷ cũng hiện diện trong người của nạn nhân. Nó muốn ở trong nạn
nhân lúc nào thì ở. Nó gây nên những rối loạn bệnh hoạn nơi nạn nhân. Nhờ các phép trừ quỷ,
một người bị quỷ nhập có thể được khỏi bệnh tạm thời, để rồi sau đó lại bị ma quỷ chiếm lại.
Khi ở tình trạng bình thường, người bị quỷ nhập cũng giống y như mọi người. Người ta
không cho rằng người bị quỷ nhập là chủ thể tạo ra những biểu hiện dị thường như người ta
thấy trong một cơn khủng hoảng của nạn nhân. Chính các cơn khủng hoảng cũng luôn luôn
mãnh liệt như nhau. Trong một số trường hợp, nạn nhân vẫn giữ được trọn vẹn lương tâm
mình. Nhưng y không thể giữ được những điệu bộ vặn vẹo, khoa chân múa tay hay những lời
nói mà một "kẻ" khác làm hoặc nói trong y, và những cái đó vẫn là xa lạ đối với y. Nhiều khi
ma quỷ làm nạn nhân ngủ để y không biết gì về những chuyện xảy ra nơi y, do đó, y không
còn nhớ gì cả. Ma quỷ ra vào rất thường xuyên nơi thân xác nạn nhân, một cách nào đó nó đi
dạo từ đầu đến chân y, làm cho một cánh tay hay chân cứng đơ như một thanh sắt mà không
làm cho tay hay chân kia bị gì cả.
Mặt khác, không phải mọi con quỷ đều hành động theo cùng một cách, vì bọn chúng không
con nào giống con nào. Người viết tiểu sử của thánh Martin - một người trừ quỷ tài ba của thế
kỷ thứ 4 - đã nhận xét như thế.
Không phải là phi lý mà người viết tiểu sử thánh Martin tin rằng tất cả các thần linh của dân
ngoại đều là ma quỷ, nhưng ông cho rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa thần Mercure, là
một con quỷ hoạt bát, nhanh nhẹn, láu lỉnh, kiên trì, và thần Jupiter mà ông đánh giá là thô
kệch và đần độn: Jovem brutum et hebetem esse dicebat. Cũng vậy, theo Jean Cassien thì cha
Serenus có nói: "Không phải con quỷ nào cũng độc ác như nhau, điên dại như nhau, mạnh mẽ
và tinh quái như nhau". Về sau, chúng ta sẽ thấy quỷ kiêu ngạo là Satan, quỷ hà tiện có lẽ là
Belzebuth, và quỷ ô uế có tên là Isacaron, trong một trường hợp quỷ nhập mà chúng ta sẽ tìm
hiểu. Và còn có những con quỷ lười biếng, vô độ, phạm thượng... Không có gì ngăn cản các 45
con quỷ có những "chuyên môn" này hay "chuyên môn" kia trong chiều hướng ác, hay trong
những tật xấu khác. Không phải con quỷ nào cũng có một quyền lực như nhau. Có những con
quỷ bị phép trừ quỷ đuổi đi dễ dàng, hoặc không trở lại nữa. Có những con cầm cự lâu dài,
ngoan cố trở lại, hoặc trở đi trở lại hoài. Đức Cha Saudreau nhận xét: "Khi những con quỷ
thuộc loại 'bét' quấy phá, thì chỉ cần đọc một vài kinh, làm một vài việc đạo đức hay nói một
vài lời cầu nguyện thì cũng đủ khiến chúng phải chấm dứt".
Trái lại, trong những trường hợp quỷ nhập nổi tiếng nhất, vị trừ quỷ phải kiên trì chiến đấu, có
lẽ là lúc phải chiến đấu với những tên đầu sỏ của hoả ngục.
Chúng tôi sẽ dành ra một chương đặc biệt để kể về một trường hợp quỷ nhập, mà sau khi nỗ
lực trừ quỷ trong 6 năm trường, với rất nhiều biến chứng hồi hộp, tới đầu năm 1959 này vẫn
chưa trừ được (tác giả viết cuốn này vào năm 1959).
NGUYÊN NHÂN BỊ QUỶ NHẬP
Lương tri của quần chúng có khuynh hướng cho rằng nguyên nhân hàng đầu khiến người ta bị
quỷ nhập là những lầm lỗi của họ. Hoàn toàn không phải vậy. Các trường hợp bị quỷ nhập
tương đối hiếm thấy và cũng rất khác nhau. Theo giáo sư Lhermite, mà chúng tôi sẽ trích dẫn
sau này, thì "có nhiều trường hợp quỷ nhập hơn chúng ta tưởng", điều đó không nhất thiết có
nghĩa là có nhiều người tội lỗi hơn. Nếu ma quỷ tự do phá hoại con người, thì nhân loại sẽ bị
đảo lộn, con người không còn làm chủ định mệnh của mình, và ma quỷ sẽ chuyển hướng
được những công trình của Thiên Chúa thực hiện nơi con người ra khỏi mục đích của Ngài.
Thực tế tự nó không sao hiểu được, và dẫu ma quỷ có quyền năng tới đâu thì thực sự chúng
vẫn là "những con chó bị xiềng". Dù ma quỷ có quấy nhiễu như trường hợp của cha sở họ
Ars, dù con người có bị quỷ nhập, thì vẫn không có chuyện gì xảy ra mà không do Thiên
Chúa cho phép. Ma quỷ chỉ hành động nơi chúng ta trong mức độ mà Thiên Chúa - Đấng nắm
quyền tối thượng - cho phép như đã nói trong sách Gióp. Chính trường hợp của Gióp, bị ma
quỷ quấy nhiễu là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ rằng không thể giải thích những thử thách
đó là do lầm lỗi của nạn nhân. Trong trường hợp của cha sở họ Ars có thể lại còn rõ hơn nữa.
Khi tấn công con người, ma quỷ có lý do của nó. Lý do đó chúng ta có thể đoán ra được.
Nói chung, chứng quỷ nhập là những "trò quỷ quái" rất ly kỳ, y như những trò quỷ quái mà
chúng tôi đã kể và sẽ còn kể nữa, là những chứng cớ chứng tỏ có thế giới ngoại nhiên mà
nhiều người không còn tin là có thật nữa. Trong những trường hợp xác định, Thiên Chúa để
mặc cho con quỷ này hay con quỷ kia kiêu ngạo, hay muốn giết người là để phá huỷ cái chiến
thuật của chúng, cái chiến thuật chung mà Baudelaire đã diễn tả bằng câu văn nổi tiếng
này: "Cái quỷ quyệt nhất của ma quỷ là làm cho người ta tin rằng nó không hiện hữu".
Baudelaire sinh năm 1821 và chết yểu vào năm 1867. Đúng vào thời ông đưa ra câu nói trên,
thì ma quỷ đã làm sai chiến thuật đó vì nó đã lộ mặt ra ở Ars, Lộ Đức, Lyon, Alsace và nhiều
nơi khác, khiến cho câu nói dối "ma quỷ không hiện hữu" hay "không có ma quỷ" không
được người ta tin nữa.
Nhưng không phải lúc nào cũng có thể nói những quấy nhiễu của ma quỷ, hay trầm trọng hơn
nữa là chứng quỷ nhập đều là do lỗi lầm của nạn nhân mà ra. Tuy nhiên những lỗi lầm đó
chính là nguyên nhân gần của thứ tai hoạ này. Đức Cha Saudreau đã kể ra nhiều trường hợp
như thế trong quá khứ. Ngài còn nói thêm về một sự kiện vừa xảy ra mà ngài biết:
"Chúng tôi biết một trường hợp vừa xảy ra, có thể hiện nay vẫn còn. Đó là một người sau khi
cầu nguyện với thần Mercure, thì bị tai hoạ tương tự như thế xảy tới. Người đó đọc kinh ấy là
theo lời khuyên của một bà già tự xưng mình là bà lang chữa bệnh".
CÁC PHÙ PHÉP46
Chúng ta sẽ nói đến nhiều trường hợp quỷ nhập mà nguyên nhân khởi đầu là một lá bùa. Về
điểm này, Đức Cha Saudreau quả quyết dứt khoát như thế: "Một trong những nguyên nhân
thông thường nhất khiến ma quỷ quấy nhiễu là bùa ngải". Và Đức Cha xác định rằng "bùa
ngải là những bí tích của ma quỷ".
Ma quỷ hành động qua "những phù phép", và bí mật của những phù phép đó chỉ được tỏ lộ ra
cho những người theo phe nó. Trong những dân tộc vẫn còn theo ngoại giáo, ít khi người
hành nghề thầy pháp hay phù thuỷ lại không có quyền hành hay ưu thế trong xã hội. Mọi
người đều ghét nhưng cũng đều sợ và đều phải nhờ vả hắn. Hắn có những quyền năng mà
người ta cho là siêu nhiên. Hắn được coi như có quyền trên bệnh tật, trên sức mạnh thiên
nhiên, trên cả thời tiết khí hậu.
Trong các xứ theo Kitô giáo từ lâu đời, nghề thầy pháp cũng không hoàn toàn biến mất. Trong
những vùng thôn quê, có những cá nhân có những quyền năng huyền bí và lớn lao. Những
quyền lực này chính là "bùa ngải", "phù chú", "thư ếm"... Rất nhiều người cho rằng tin vào
những thứ đó chắc chắn là mê tín. Điều đó thật tai hại! Không thể chứng minh rằng những tác
động mà người ta gán cho các thứ phù phép đó tất cả đều là giả dối. Trong mọi trường hợp,
sách các phép nhìn nhận quyền năng của bùa ngải là có thật, và yêu cầu giáo sĩ chiến đấu với
chúng. Sách các phép cũng có những kinh nguyện chống lại bùa ngải. Dường như sau khi ma
quỷ lập ra những nghi thức dành cho nó, và để đề cao những phù phép đó, ma quỷ buộc phải
ra tay hành động khi ông thầy pháp đã làm đúng những hình thức mà nó đã qui định. Người ta
quả quyết với chúng tôi là tại các miền quê nước Pháp, loại phù phép quỷ quái này rất thịnh
hành.
Trong những cuốn sách như Le Dragon Rouge (Con Rồng Đỏ) và Grand Albert có những
công thức ma thuật được dùng để hại những người họ ghét hay ghen. Không phải lần nào thầy
pháp "vẽ bùa" thì lá bùa cũng đều hiệu nghiệm cả. Rất nhiều diễn biến xảy ra khi trừ quỷ
được giải thích theo cách đó. Do tác dụng tốt đẹp của vị trừ quỷ, ma quỷ phải bỏ đi, nhưng nó
không bỏ hẳn con mồi. Người ta bảo nó tới với ông thầy pháp đã điều khiển nó và than phiền
về những cú đòn mà nó phải chịu, thế là ông thầy ra lệnh để nó tiếp tục công việc bị dở dang.
Đức Cha Saudreau đã nhận xét rất rõ ràng về điều này. Ngài viết:
"Sau khi vị trừ quỷ đọc lời nguyện và làm những nghi thức thánh, con quỷ bị mất phần lớn
sức mạnh của nó, nhưng nó sẽ tìm lại được sức mạnh mới nhờ những thực hành ma thuật của
ông thầy pháp. Đó là điều nó nhìn nhận khi bị bó buộc trả lời cho vị trừ tà hỏi nó".
Bùa ngải có tác dụng thực sự và tác dụng này chỉ có thể là của ma quỷ. Đức Cha Saudreau đã
nhận thấy điều đó khi ngài viết: "Nguyên nhân hầu hết của những trường hợp quỷ ám nổi
tiếng đều là bùa ngải. Chẳng hạn như trường hợp của Madeleine de la Palude và của Louise
Capel ở Marseille, trường hợp của các nữ tu dòng Ursule ở Loudun, của các nữ tu dòng tế
bần ở Louviers".
Nhưng không phải tất cả các bùa ngải đều hiệu nghiệm như nhau, vì những hình thức được
dùng để luyện bùa càng tội lỗi bao nhiêu thì những bùa ngải đó càng hoạt động mạnh bấy
nhiêu. Qua các thời đại, đã có và vẫn còn các hình thức phù phép dùng sự phạm thánh để
luyện bùa như xúc phạm đến Mình Thánh Chúa chẳng hạn, hay cử hành những "thánh lễ đen"
(messe noire). Vào thế kỷ 17, trong những vụ án nổi tiếng, người ta khám phá ra rằng bùa
ngải được luyện bằng việc giết các trẻ em, bằng những tội lỗi phản tự nhiên hay bằng những
"thánh lễ đen".
Trong những trường hợp được Đức Cha Saudreau vừa kể, "những người luyện bùa là những
linh mục khốn nạn, để luyện bùa, họ đã xúc phạm đến Mình Thánh Chúa một cách kinh tởm".
Cuối cùng, có thể tin rằng giữa các thầy pháp và những người luyện bùa cũng có một phẩm
trật ghê tởm, phẩm trật này chỉ cho những người đồi bại nhất, bất lương nhất được phép "huy
động" những tên quỷ phụ tá đáng sợ của Lucifer, hay đích thân Lucifer, nếu người ta có thể
nói như thế. 47
Về những điểm mũi nhọn của tác động ma quái này, chúng tôi chỉ có những phỏng đoán thôi.
Nhưng chắc chắn có và còn những "giao ước" ký kết với Satan. Dường như điều đó đã được
chứng tỏ rõ ràng.
NHỮNG MẦU NHIỆM ĐEN TỐI
Sau khi nói về hai nguyên nhân đầu tiên của chứng quỷ nhập: là lầm lỗi của người bị quỷ
nhập, hay thường hơn là những bùa ngải người ta đã luyện để hãm hại nạn nhân, Đức Cha
Saudreau không nghĩ rằng ngài đã kể ra hết được những cách giải thích có thể có về nguyên
nhân chứng quỷ nhập. Vẫn có những trường hợp không thuộc hai loại mà chúng ta nói tới.
Việc quỷ quấy nhiễu và chứng quỷ nhập có thể là và đôi khi chắc chắn là một thử thách mà
Thiên Chúa cho phép xảy ra, như trong trường hợp của thánh Gióp hay cha sở họ Ars, chẳng
phải do lỗi lầm của người bị quỷ quấy nhiễu hay bị quỷ nhập, mà cũng chẳng do bùa ngải gì
cả. Ma quỷ xin Thiên Chúa cho phép nó hành động và Chúa đã ban cho nó phép đó. Đối với
các ngài, đó là một thử thách như bao nhiêu thử thách khác, nhưng tệ hơn nhiều. Tuy nhiên nó
sẽ chuyển thành sự xấu hổ cho Satan và cho tính kiêu ngạo của nó. Con Quỷ Cào Sắt dù trở
thành "bạn bè" với cha sở Ars, làm sao nó có thể hãnh diện về sự thất bại của nó nơi ngài!
Cuối cùng nó cũng không thể không bộc lộ sự ghen ghét và tức giận của nó! Cha sở Ars đã
giật nhiều linh hồn ra khỏi tay nó. Nó không ngừng quấy rối ngài, nhưng không thể thắng nổi
ngài.
Sau này chúng tôi sẽ trưng dẫn một trường hợp: một con quỷ được phép nhập vào "thân chủ"
của nó, nhưng lại không ra khỏi người đó được khi nó muốn ra. Đó là trường hợp của Antoine
Gay, đáng cho chúng ta khảo cứu một cách chi tiết sau này. Nhưng Đức Cha Saudreau kể một
trường hợp rất tương tự của cô Nicole Aubry ở Vervins, theo ngài thì trường hợp quỷ nhập
này làm cho cả nước Pháp xúc động (1565). Cô bị quỷ nhập không phải vì bùa. Khi bị trục
xuất, những con quỷ phải miễn cưỡng khai rằng trường hợp này xảy ra là do Thánh Ý Chúa,
để biểu hiện quyền năng trừ quỷ của đạo Công giáo, và để cho người theo giáo phái Calvin
trong vùng có lý do để trở về đạo Chúa. Những con quỷ này còn nói chúng rất đau khổ khi
phải nhập vào phụ nữ này và phải nói nhiều điều bất lợi cho chúng. Trường hợp của Antoine
Gay cũng y như vậy. Trong trường hợp của Nicole Aubry, quả là có một số lớn người theo
giáo phái Calvin trở lại.
Trong một số trường hợp quỷ nhập, người ta thấy lời của thánh Augustinô rất đúng: Thiên
Chúa thích biến điều ác thành điều thiện, hơn là tiêu diệt điều ác đó hoàn toàn. Trong lịch sử,
có nhiều tâm hồn đã lợi dụng những đau khổ do chứng quỷ nhập để đạt tới một trình độ thánh
thiện cao. Đức Cha Saudreau nói: "Chị Marie des Vallees bị quỷ nhập vì bùa ngải, nếu chị
không phải chịu cái thử thách nặng nề như một cuộc tử đạo này, thì chắc chắn chị không đạt
được một mức độ anh hùng cao như thế, khiến chị có biệt danh là 'bà thánh xứ
Contance'" (1590-1656). Ai cũng biết trường hợp quỷ nhập của cha Surin, kéo dài 31 năm và
thử thách này khiến cha đạt được những công đức rất lớn.
Người ta biết có nhiều trường hợp mà phép trừ quỷ không có hiệu lực. Chính ma quỷ bắt buộc
phải thú nhận rằng chúng sẵn sàng ra khỏi nạn nhân, vì phép trừ quỷ làm chúng đau khổ lắm,
nhưng vì Thiên Chúa không cho phép nên chúng không ra khỏi nạn nhân được.
Một trường hợp nổi tiếng lịch sử mà chúng tôi đã nói tới là trường hợp của Madeleine de
Palud, một phụ nữ bị quỷ nhập ở Marseille, những phép trừ quỷ khiến cho con quỷ tên
Asmodée và hai con quỷ vô danh khác ra khỏi nạn nhân vào năm 1611, nhưng vì Thiên Chúa
cho phép, nên vẫn còn một con quỷ ở lại tên là Belzébuth, nó muốn ra lắm nhưng vẫn cứ bị
giam hãm trong thân xác của phụ nữ này.
Sau này, trong một trường hợp tương tự, chúng tôi sẽ trưng dẫn một thí dụ gây kinh ngạc xảy
ra mới đây, trong đó, phép trừ quỷ đã làm cho ma quỷ phải nới lỏng sự chi phối của nó đối 48
với nạn nhân. Chẳng hạn như một phụ nữ bị quỷ nhập, bị ma quỷ cản trở không cho đi xưng
tội hay rước lễ, thỉnh thoảng nhờ phép trừ quỷ chị ta lại làm được việc đó, nhưng con quỷ vẫn
không bị đuổi ra, hoặc bị đuổi ra rồi lại trở lại. Nhưng trong trường hợp này, sau khi hiểu tình
trạng của mình và biết được lợi ích thiêng liêng có thể rút ra được từ đó, nạn nhân bèn chấp
nhận tình trạng ấy. Chị biết rằng ma quỷ ở trong mình như một con thú ở trong lồng, một con
thú giận dữ, nhưng rốt cuộc nó không thể gây ra cho chị một điều dữ nào. Đức Cha Saudreau
viết:
"Vì vậy, người bị quỷ nhập tiếp tục chịu đau khổ, nhưng đau khổ của họ sẽ hết sức ích lợi cho
Giáo Hội. Con quỷ không làm gì được ai ngoài linh hồn mà nó đang bất đắc dĩ phải thánh
hóa, vì thế, có biết bao linh hồn yếu đuối thoát khỏi những quyến rũ của nó."
Một tác giả viết tiểu sử của thánh Gioan Êuđê mới đây, là cha Boulay, tuyên bố rằng vào thời
của cha, năm 1907, có trên 30 người đã chấp nhận làm nạn nhân theo kiểu đó để cứu rỗi các
linh hồn. Khi trưng dẫn chuyện này, Đức Cha Saudreau còn nói: "Chúng tôi còn biết nhiều
người quỷ nhập khác như thế trong nhiều địa phận khác nhau, mà cha Boulay không biết,
cũng không gồm trong số trên 30 người này".
Một người trừ quỷ đương thời rất thành thạo đã xác định với chúng tôi y như vậy, rằng có
những người "hy sinh chịu quỷ nhập" đã dâng những đau khổ của họ cho Chúa để cầu nguyện
cho hàng giáo sĩ thời đại đang cần những đau khổ đó biết bao!
Vả lại, đối với những tâm hồn phi thường này, chúng ta đừng tưởng rằng họ không được đền
bù. Thường thì hoàn toàn trái lại. Đức Cha Saudreau kết luận:
"Khi ma quỷ nhập vào một người tín hữu, Thiên Chúa thường ban phép cho người này nhận
được những ơn trợ lực phi thường từ trời cao, như một đối trọng cân bằng với những thử
thách phi thường mà hoả ngục bắt người đó phải chịu. Thông thường, nếu có những thị kiến
về ma quỷ thì cũng có những thị kiến về thiên đàng, nếu ma quỷ làm cho người đó đau khổ thì
thiên thần bản mệnh của họ sẽ an ủi và thêm sức cho họ. Những vị thánh mà họ tôn sùng,
những thiên thần mà họ kêu cầu, đôi khi ngăn cản không để ma quỷ làm hại họ, và một cách
rất quyền năng giúp đỡ họ làm những việc đức hạnh để làm cho kẻ thù suy yếu, đồng thời
thúc đẩy họ tiến tới hoàn hảo".
Tóm lại những trường hợp quỷ nhập là những trường hợp ở đầu mút của một thế lực bao la
lan rộng khắp vũ trụ tâm linh: Cuộc chiến của thiện chống ác, của thành Thiên Chúa chống
với thành của Satan.
Trong bối cảnh đó, quỷ nhập chỉ là một màn đặc biệt của một cuộc hỗn chiến lớn lao giữa các
thần. Chính trong tính cách hữu hình này mà chứng quỷ nhập mới có lý do hiện hữu của nó.
Nếu thực sự "cái quỷ quyệt nhất của ma quỷ là làm cho chúng ta tin rằng nó không có, không
hiện hữu" thì đối với nó, không có một mâu thuẫn nào rõ rệt hơn, không có một phi lý nào dễ
thấy hơn là những biểu hiện của nó trong sự kiện quỷ nhập.
Có những trường hợp quỷ nhập không thấy được, trong đó Satan không phải tỏ hiện ra, nhưng
thực sự lại hiện diện nhiều hơn lúc nào hết, lúc đó nó thổi vào trong những tấm lòng đã thuận
theo nó những ý định kinh tởm nhất. Những trường hợp đó đáng sợ hơn những trường hợp
khác rất nhiều. Đó chính là trường hợp của một tông đồ hầu như không bao giờ được ghi
trong sách Phúc Âm mà không có danh từ "tên phản bội" viết kèm theo! Thật ra, có lẽ ông ta
không hề kêu cầu Satan. Nhưng Phúc Âm thánh Gioan đã dùng những từ thích hợp để diễn tả
rằng "sau khi ăn miếng bánh trong bữa tiệc ly, Satan nhập vào hắn!".
Và thánh Augustinô giải thích việc ma-quỷ-nhập-vào đó rằng: "Nó nhập vào người đã phó
mình cho nó để chiếm hữu người đó một cách hoàn toan hơn".
PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ49
Chứng quỷ nhập không có phương thuốc chữa trị sao? Thiên Chúa đã bỏ mặc tạo vật của
Ngài dưới quyền Satan mà không cấp cho họ đủ sự trợ giúp để họ có thể thoát khỏi nanh vuốt
của nó sao?
Rõ ràng là không thể như thế được. Không có sự tiền định cho ai chịu điều ác hay sa hoả ngục
cả.
Phương thuốc mà Thiên Chúa muốn để chữa trị chứng quỷ nhập là phép trừ quỷ, tiếng Pháp là
Exorcisme, rút ra từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là cầu khẩn. Để trử quỷ thì có những luật rất
chính xác. Việc đầu tiên phải làm là tìm hiểu để biết chắc chắn rằng đó là một trường hợp quỷ
nhập chứ không phải là một bệnh tật tự nhiên. Về việc này, nhờ một lập luận đơn giản, ta có
thể suy ra phương cách sau đây: nếu thấy trong con người của nạn nhân có hiện diện một trí
tuệ khac với trí tuệ của y, thì đó là một hiện tượng quỷ nhập chứ không phải là bệnh tật. Lát
nữa chúng ta sẽ nói tới những chi tiết rõ ràng mà sách các phép Rôma có ghi về điểm cốt yếu
này. Nhưng các tác giả đều nhất trí nhìn nhận rằng nói chung những bước đầu của chứng quỷ
nhập rất khó phân biệt.
Từ xa xưa, ma quỷ biết rằng các phép trừ quỷ được sử dụng thường xuyên trong Giáo Hội có
một quyền năng khủng khiếp trên bọn chúng, khiến chúng đau khổ về thể lý hay về tâm lý,
tức đau khổ vì kiêu ngạo. Muốn tránh những phép trừ quỷ đó, chúng phải cố gắng che đậy
hàng tuần, hàng tháng không cho người ta khám phá ra nạn nhân bị quỷ nhập. Sau này chúng
tôi sẽ đưa ra một thí dụ cho thấy bình thường việc trừ quỷ chỉ bắt đầu thực hiện sau 3 năm.
Dường như mục đích của Satan là làm cho người ta tưởng rằng người bị quỷ nhập mắc bệnh
điên, để y bị cầm hãm trong một bệnh viện tâm thần, nhờ vậy tránh được mọi can thiệp có
tính cách tâm linh. Vào thế kỷ 17, sách lược này của ma quỷ đã bị cha Surin tố giác. Và sách
các phép, nơi qui tụ kinh nghiệm ngàn đời của Giáo Hội, đã ghi một cách chính xác như
sau: "Ma quỷ có thói quen trả lời dối trá và chỉ tỏ cho thấy sự hiện diện của chúng một cách
bất đắc dĩ, để khiến vị trừ tà ngưng công việc trừ quỷ lại, hay làm cho mọi người tin rằng
bệnh nhân không phải bị quỷ nhập".
Ngày nay, ma quỷ dễ dàng thực hiện cái sách lược im lặng và dấu diếm nào biết bao, vì rất
nhiều bác sĩ, cả bác sĩ có đạo, cũng không chấp nhận bệnh nhân có khả năng bị quỷ nhập, và
chủ trương chữa trị bệnh nhân bằng những phương pháp tự nhiên không tác dụng gì trên ma
quỷ cả. Điều quan trọng là phải giữ được sự trung dung đúng mức, đừng quá vội tin là quỷ
nhập bao lâu giả thuyết cho là một bệnh tự nhiên chưa bị gạt bỏ, và cũng đừng chậm trễ sử
dụng những phương thuốc siêu nhiên mà Giáo Hội đề nghị khi đã biết chắc chắn đó là quỷ
nhập.
Cần phải biết nghi ngờ về sự hiện diện của ma quỷ nơi bệnh nhân khi thấy có những triệu
chứng tuy không thể kết luận dứt khoát, nhưng rất đáng lưu ý, để có thể kiểm soát chặt chẽ
hơn đối tượng đang bị nghi ngờ. Đức Cha Saudreau khi trích dẫn bác sĩ Hélot, một bác sĩ
chuyên môn thời của ngài (cuốn Névroses et Possessions, Le diagnostic: bệnh thác loạn thần
kinh và chứng quỷ nhập, Cách chẩn đoán) có đưa ra những dấu hiệu sau đây:
1. Bệnh nhân bị co giật, khiến ta có thể nhận ra có một trí tuệ khác với trí tuệ của bệnh
nhân, và có lúc bệnh nhân bình thường, có lúc bất thường xen kẽ nhau.
2. Bệnh nhân có những cử động dị thường luôn luôn đi kèm với sự tác động kéo dài như:
nhảy, múa, mất thăng bằng, bò lê dưới đất, đập phá, đau đớn, té ngã mà không có
nguyên nhân rõ rệt, vặn cổ, vặn gáy....
3. Bệnh nhân có những biến chứng, đau đớn không chịu nổi, đột nhiên được chữa lành
bằng nước thánh, bằng dấu thánh giá, bằng Mình Thánh Chúa,...
4. Bệnh nhân đột nhiên bị mất cảm giác, giác quan và cảm tính, và có thể lấy lại được
trong chốc lát nhờ cầu nguyện. 50
5. Bệnh nhân kêu la giống như thú vật, bị buộc phải tru tréo lên một cách vô ý thức,
nghĩa là sau đó bệnh nhân không còn nhớ gì nữa.
6. Khi nhìn một người bình thường, bệnh nhân lại thấy người đó dị thường, hay thấy
người đó là quỷ.
7. Bệnh nhân tự nhiên nổi giận khi thấy những vật dụng đã được làm phép, hay khi thấy
một linh mục, hay khi đi ngang qua một nhà thờ mà thấy người ta muốn vào.
8. Bệnh nhân không thể ăn uống hay gìn giữ được những đồ ăn thức uống đã được làm
phép.
Tất cả những dấu hiệu đó dù xảy ra riêng rẽ hay đồng thời, chỉ là những triệu chứng. Chúng
phải xảy ra lúc bệnh nhân tỉnh thức. Khi thấy những triệu chứng đó, điều quan trọng là phải
can đảm và bạo dạn. Những phép trừ quỷ là một trận chiến phải đánh, và trận chiến này có thể
cam go và kéo dài. Không được lùi bước trước những buồn phiền mà trận chiến này có thể
gây ra. Sách Các Phép đã nói rất rõ: "Ma quỷ gây trở ngại được chừng nào hay chừng ấy để
cản trở bệnh nhân lãnh nhận phép trừ quỷ".
Đương nhiên cần phải tham vấn một hay nhiều y sĩ, bàn luận sự việc với họ, và phải bảo đảm
là họ vừa có khả năng vừa khôn ngoan, nghĩa là họ không chống đối sự hiện hữu của chứng
quỷ nhập vì một thành kiến không hợp lý, để rồi cuối cùng họ từ chối hay bác bỏ. Bác sĩ
Hélot có nói về một vài đồng nghiệp của ông: "Họ có tai để mà giả điếc!".
Hiển nhiên là có những bất tiện khi không có lý do hợp lý mà lại nhận công tác trừ quỷ, vì
như thế là trình bày tôn giáo của mình một cách bất lợi. Nhưng còn nhiều bất lợi hơn nữa khi
phải hoãn lại vô thời hạn việc trừ quỷ khi không còn phương cách nào khác nhằm nâng đỡ
những nạn nhân của ma quỷ đó nữa. Không phải chỉ có thể xác nhận nạn nhân bị nguy hiểm
mà cả linh hồn họ nữa nếu không có ai tới giúp họ khi còn có thể được. Khi đã kết luận rằng
cần phải trừ quỷ, thì lúc đó bổn phận của ta là phải tiến hành ngay, bằng cách cầu nguyện và
ăn chay để chuẩn bị, và dùng tất cả những phương tiện mà Giáo Hội đương dùng. Cũng đừng
quên rằng vấn đề bây giờ không còn là muốn can thiệp hay không cũng được.
Trong luật dân sự có trường hợp tội phạm là "không giúp đỡ người đang gặp nguy hiểm",
cũng vậy, theo thần học, ai có trách nhiệm đối với tâm hồn người khác mà lại không can thiệp
để cứu giúp người đang bị Satan hãm hại, người đó có tội. Đó là ý kiến của Đức Cha
Saudreau, ngài viết: "Vì thế, khi bàn đến những vấn đề này, các nhà thần học đã chính thức
tuyên bố rằng người nào có trách nhiệm đối với các linh hồn mà không trừ quỷ cho người bị
quỷ nhập thì mắc tội trọng. Như vậy, hiển nhiên là chống đối việc trừ quỷ hay ngăn cản không
cho người khác cứu giúp những người đang gặp nguy hiểm về tâm linh cũng như thể chất
khủng khiếp như thế, cũng là một tội trọng".
NHỮNG DẤU HIỆU XÁC NHẬN
Bây giờ chúng ta nói đến những dấu hiệu mà sách Các Phép đã đưa ra như những dấu hiệu
chắc chắn của chứng quỷ nhập. Nói chung, những dấu hiệu này là những dấu hiệu chứng tỏ có
một trí tuệ nào đó chắc chắn khác với trí tuệ của nạn nhân đang hiện diện trong y. Trong Sách
Các Phép những dấu hiệu đó là:
1. Bệnh nhân nói tiếng lạ, hay hiểu được người nói tiếng đó.
2. Bệnh nhân nói cho biết những chuyện ở xa hay còn trong vòng bí mật.
3. Bệnh nhân biểu lộ những khả năng vượt quá tuổi tác hay vượt quá điều kiện của mình,
như lơ lửng trên không mà không bám hay dựa vào đâu cả, đi lộn ngược đầu trên vòm
nhà hay trần nhà, vẫn khư khư bất động bất chấp những nỗ lực đẩy hay kéo của những
người mạnh hơn hợp lại, ... 51
Những thí dụ khác nhau đó không phải là Sách Các Phép ghi nguyên văn như thế, mà là do
giới có thẩm quyền giải thích ra.
Vả lại, khi trừ quỷ, vị linh mục được Giám mục cho phép trừ quỷ một cách chính thức, và
công khai hoặc bán công khai - vì trừ quỷ một cách riêng tư thì tất cả mọi Kitô hữu đều được
phép - sẽ nhanh chóng nhận ra rằng mình đang đối diện với một đối thủ rất thông minh,
thường có những phản ứng bất ngờ, rất khác với những phản ứng mà bệnh nhân vẫn có trong
tình trạng bình thường. Quả thật trong thân xác của một phụ nữ bị quỷ nhập, và qua miệng
của phụ nữ này, Satan luôn luôn nói về mình với tư cách một người đàn ông, tự xưng mình
bằng những từ ngữ khoa trương - mà chúng ta sẽ có những thí dụ sau - tiết lộ những chuyện bí
mật, tự nguyện hoặc miễn cưỡng trả lời những câu hỏi được đặt ra, nhất là khi người ta nhân
danh Thiên Chúa, nhân danh Đức Kitô hay đặc biệt hơn nhân danh Đức Trinh Nữ để ra lệnh
cho nó phải trả lời.
Người trừ quỷ không bao giờ được lùi bước, không bao giờ được mất kiên nhẫn và can đảm,
nhưng điều rất quan trọng là phải chuẩn bị hết sức bằng cầu nguyện và hãm mình, sẵn sàng
lao mình vào một cuộc chiến rất cam gi với ma quỷ. Cuộc chiến đấu chống lại Satan không
phải là một chuyện tầm thường. Trái lại, đó là một chuyện nghiêm trọng và rất cảm động.
Người trừ quỷ có thể chắc chắn rằng ma quỷ sẽ tìm cách trả thù bằng những đòn tấn công của
nó. Nhưng vị đó tự an ủi mình bằng cách nghĩ mình là người đứng về phe Thiên Chúa và Đức
Kitô, chống lại mọi quyền lực của sự dữ. Đối với người trừ quỷ, điều chắc chắn là vị đó nhờ
công việc của mình có thể lãnh nhận được những ân sủng cao siêu, dẫu rằng vị đó có quyền
"coi bổn phận của mình như một phương thế thánh hoá hữu hiệu nhất mà Thiên Chúa Quan
Phòng dành cho mình" (Saudreau)
Đằng khác, đừng quên rằng vị trừ tà không phải chỉ có bổn phận chữa bệnh nhân khỏi chứng
quỷ nhập, mà còn phải hướng dẫn người đó đi tới sự thánh thiện nữa. Nếu bệnh nhân cần phải
hối cải, thì không gì có thể kềm chế quyền lực và sự thống trị của Satan một cách chắc chắn
bằng sự hối cải thực tâm và lâu bền của bệnh nhân, người mà ma quỷ đã ra sức chiếm hữu.
Nếu bệnh nhân không cần hối cải, thì bệnh nhân cần tiến tới trên con đường nhân đức. Tật
xấu hay những khuyết điểm của bệnh nhân là những điểm tựa cho ma quỷ quấy rối, và ngược
lại những hành vi nhân đức do bệnh nhân thực hiện với sự giúp đỡ của vị trừ quỷ, là bảo đảm
chắc chắn nhất cho sự thất bại của ma quỷ.
GIÁO LUẬT
Trước khi chấm dứt chương nói lý thuyết về hiện tượng quỷ nhập, thiết tưởng nên kể ra đây
những qui định của Giáo Luật liên quan tới việc trừ quỷ. Trong cuốn Codex juris
ecclesiastici (sách luật của Giáo sĩ), có ba điều luật từ 1151 đến 1153:
Điều 1151: "Cho dẫu có quyền năng trừ quỷ, nếu không nhận được phép đặc biệt và khẩn cấp
của Đấng Bản Quyền tức Đức Giám mục của mình, thì không ai có thể trừ quỷ một cách hợp
pháp cho những người bị quỷ nhập".
Đấng Bản Quyền chỉ nên ban phép này cho linh mục có đạo đức, khôn ngoan và không có gì
đáng trách trong cách sống; và vị linh mục này chỉ được thi hành việc trừ quỷ sau khi đã xem
xét chăm chú và cẩn thận và đã nhận thấy một cách chắc chắn đối tượng mình trừ quỷ là thực
sự bị quỷ nhập.
Điều 1152: Các thừa tác viên hợp pháp có thể thi hành phép trừ quỷ không chỉ cho các tín
hữu hay tân tòng mà còn cho những người ngoài Công giáo hay đã bị vạ tuyệt thông nữa".
Điều 1153: "Khi thi hành phép trừ quỷ trong lễ rửa tội, trong lúc truyền phép Thánh Thể, hay
khi chầu phép lành, thì vị trừ quỷ phải chính là thừa tác viên hợp pháp làm các nghi lễ đó".
Điều luật này muốn nói rằng: Nếu trong những trường hợp cần kíp người nào cũng có thể rửa
tội cho người khác được, thì trong việc trừ quỷ công khai, chính thức và hợp pháp, chỉ có 52
những thừa tác viên rửa tội long trọng - nghĩa là rửa tội với tất cả những lễ nghi do Giáo Hội
lập ra, trong đó có nghi thức trừ quỷ - và những thừa tác viên cử hành Truyền Phép hay cử
hành Chầu Phép Lành, mới được phép trừ quỷ một cách hợp pháp, công khai và chính thức
với phép của Giám mục mà thôi.
Thật thế, Giám mục không bao giờ ban quyền trừ quỷ một cách long trọng cho ai ngoài những
linh mục đã được tuyển chọn kỹ lưỡng về khả năng trừ quỷ và tư cách sống của vị đó.
CHƯƠNG IV
ANTOINE GAY
MỘT TRƯỜNG HỢP QUỶ NHẬP RẤT ĐẶC BIỆT
NGUỒN TÀI LIỆU CỦA CHÚNG TÔI
Hơn bao giờ hết, chúng tôi cảm thấy cần phải đưa ra những nguồn tài liệu mà chúng tôi dùng
để tường thuật những câu chuyện dường như không có thực mà chúng tôi sẽ trình bày trong
chương này.
Trước hết là tác phẩm Le possédé qui glorifia L'Immaculée (người bị quỷ nhập làm rạng danh
Đức Mẹ Vô Nhiễm). Đề tựa cuốn sách quả hơi khó hiểu. Tác giả là J.H. Gruninger, người
Lyon, là chỗ quen biết với chúng tôi, đã viết cuốn đó năm 1952 nói về cuộc đời đau khổ của
Antoine Gay. Để viết cuốn này, ông mượn tài liệu trong một số cuốn sách mỏng của Victor de
Stenay, xuất bản năm 1896 tại nhà của Delhomme và Briguet ở Lyon. V. Stenay là tên tác giả
của ông Blanc, chủ tịch của hội Saint-Francis-de-Sales ở Lyon. Để viết cuốn sách mỏng này,
ông Blanc đã dựa theo cuốn sổ ghi chép của ông Houzelot, một nhà điêu khắc ở Paris. Công
việc của ông khiến ông thường có ở Lyon cả một lô thư từ, biên bản và các bản tường trình do
chính ông sưu tập liên quan tới trường hợp quỷ nhập của Antoine Gay, đến cuộc đời cha
Chiron, là người đã hết sức chăm sóc Gay, do cha Zophyrin Gandon viết, và cả những ghi nhớ
cũng như các chứng tá của rất nhiều người đã quen biết Antoine Gay.
Người ta đã từng say sưa tranh luận về trường hợp của Gay. Rất nhiều nhân chứng cho rằng
việc ông bị quỷ nhập không còn gì phải nghi ngờ nữa, cần phải làm phép trừ quỷ để chữa cho
ông. Nhưng vẫn có những nghi ngờ, bài bác sinh ra đến nỗi giáo quyền không làm phép trừ
quỷ cho ông. Có những lý lẽ rất rõ ràng để tin rằng điều đó sẽ không xảy ra nếu không có
phép đặc biệt của Thiên Chúa. Tác giả - của tác phẩm mà chúng ta sẽ phân tích - tin chắc rằng
những thử thách của Antoine Gay có lý do của nó, lý do đó là cái mà trong trường hợp của
Hélène Poirer chúng tôi gọi là "có mục đích tính" (finalité)
Có thể nói rằng trong một thời đại mà con người hay nghi ngờ và cứng lòng tin, thì mục đích
của trường hợp Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức với Bernadette chẳng hạn là để chứng tỏ cho con
người thấy có thế giới siêu nhiên, đồng thời để đáp lại câu nói của Baudelaire vẫn hay được
trưng dẫn và nhắc lại: "Cái quỷ quyệt nhất của ma quỷ là làm cho chúng ta tin rằng nó không
hiện hữu".
Sự quỷ quyệt này có hại cho chúng ta. Ma quỷ không muốn gì khác hơn là được hoạt động
giữa loài người mà loải người không biết nó hiện diện hay hoạt động gì cả. Nhưng Thiên
Chúa không cho phép ma quỷ làm được điều đó. Ngài ra lệnh cho nó phải lộ mặt ra bất chấp
nó muốn hay không. Những sự kiện chúng tôi tường thuật trong cuốn sách này là những bằng
chứng xác nhận điều đó.
TIỀN SỬ53
Antoine Gay sinh ngày 31.5.1790 tại Lantenay thuộc tỉnh Ain. Ông được rửa tội ngay hôm
sau và qua chứng thư rửa tội của ông, chúng tôi được biết cha ông là một viên thư lại của nhà
vua tại Lantenay, một làng nhỏ của xã Brénod, quận Nantua. Khi còn nhỏ, ông được học rất
ít, nhưng lớn lên ông lại trở thành một tay thợ mộc cừ khôi, và sau thời gian quân dịch dưới
thời Napoléon I, ông định cư ở Lyon. Ông là một người khá điển trai, cao lớn, tóc nâu, gương
mặt hiền dịu với những nét đều đặn và bình thản. Trên quan điểm tôn giáo, có thể nói rằng
những khủng hoảng do cuộc cách mạng 1789 gây ra không ảnh hưởng gì tới ông. Ông rất đạo
đức, ngay từ thời niên thiếu ông đã có ý định đi tu. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, ý định
đó đã được thực hiện rất trễ: Lúc ông được 46 tuổi, tức năm 1836, ông mới vào tu viện
Trappe ở Aiguebelle. Tại đó ông được làm một thầy dòng trợ sĩ (frère-convers). Nhưng ông
không được ở lại tu viện nữa khi ông mắc một chứng bệnh thần kinh mà người ta không xác
định ngay được bản chất đích thực của nó. Những người quen biết với Antoine Gay sau này
tin chắc rằng bệnh thần kinh của ông không gì khác hơn là bệnh quỷ nhập. Một hôm con quỷ
ở trong ông thú nhận rằng nó đã cư ngụ trong con người ông trên 15 năm mà không ai hay
biết, chính đương sự cũng không biết gì hơn ai.
Tuy nhiên, từ khi ra khỏi tu viện Trappe, những dấu hiệu bị quỷ nhập đã lộ ra nhiều lần rõ rệt.
Năm 1837, Antoine Gay đã hết sức đau khổ, vì biết có ma quỷ đang ở trong người ông.
CÁC BẰNG CHỨNG
Đương nhiên chúng tôi sẽ đưa ra những bằng chứng ngay. Tài liệu của chúng tôi viết thế nào
thì chúng tôi trình bày như vậy.
Trước hết, chúng tôi có biên bản sau đây được ghi trong tác phẩm của Gruninger. Biên bản
này do cha Burnoud, cựu bề trên tu hội thừa sai ở La Salette, gởi lên cho Đức Cha Ginoulhiac,
lúc đó là Giám mục Grenoble:
"Trong ba buổi họp kéo dài từ một đến hai tiếng, chúng tôi bàn luận để cứu xét về trường hợp
của ông Gay, người Lyon. Chúng tôi cho rằng rất có thể ông ta bị quỷ nhập. Ý kiến của chúng
tôi:
1. Căn cứ trên sự việc là ông đã nói cho chúng tôi nhiều điều bí mật mà con người không
thể nào biết được.
2. Căn cứ trên những dấu hiệu bên ngoài là ông ta không đồng ý khi chúng tôi đọc một
vài công thức và lời nguyện trong sách Các Phép "bằng tiếng Latinh". Chắc chắn là
ông Gay không biết tiếng Latinh, nên khi cứu xét những hoàn cảnh đã khiến ông ta
vặn vẹo người, chúng tôi chỉ có thể cho rằng những vặn vẹo đó là do sự hiện diện của
một trí tuệ cao hơn, hay của một cái gì siêu nhiên trong đó.
3. Căn cứ trên một vài câu trả lời của ông ta khi chúng tôi hỏi bằng tiếng Latinh. Những
câu hỏi đó cho chúng tôi thấy cái trí tuệ đang trả lời chúng tôi bằng tiếng Pháp qua
miệng của ông Gay.
4. Căn cứ trên rất nhiều biên bản đã được viết bởi những người đáng kính và đáng tin, tất
cả đều chứng nhận ông Gay có một đức tin vững chắc, là người đức hạnh và chân thật.
Nếu những lời chứng đó là xác thực, thì ông Gay đã không đóng kịch như thế. Và như
vậy là ông ta bị quỷ nhập.
Tuy nhiên, người ta lưu ý điều này là trong biên bản, cha Burnoud chỉ kết luận với một "xác
xuất" rất lớn thôi. Tuy vậy, cha vẫn tiếp tục công việc của mình. Trong một lá thư của ông
Houzelot viết cho ông Blanc, có những dòng chữ này: "Tôi có gặp cha Burnoud khi cha làm
quản hạt ở Vinay. Cha tuyên bố với tôi rằng: sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng trường hợp của
ông Gay, cha quả quyết rằng ông ta thực sự bị quỷ nhập".54
BIÊN BẢN Y HỌC
Và đây là một biên bản do một y sĩ viết, đề ngày 12.11.1843, và mang chữ ký của bác sĩ
Pictet:
"Chúng tôi ký tên dưới đây là Bác sĩ Y khoa, ngụ tại đường Croix-Rousse, chứng nhận rằng
ông Gay đã được cha Collet và cha Nicod, cha sở ở thành phố này, đưa tới để chúng tôi khám
bệnh, theo lời thỉnh cầu của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Lyon. Sau bốn tháng khám nghiệm
hằng ngày một cách rất thận trọng, trong tất cả mọi hoàn cảnh và vào bất kỳ giờ giấc nào,
như ở nhà thờ, trong thánh lễ, khi cùng đi chặng đàng thánh giá với ông, khi nói chuyện công
khai và riêng tư, tại bàn ăn, lúc đi đường... chúng tôi không thể tìm ra một biến chứng nhỏ
nhất nào về thể lý cũng như tâm lý. Trái lại, ông ta có một sức khoẻ hoàn toàn cả thể chất lẫn
tinh thần, có phán đoán và lý trí chính xác ít thấy, điều đó chứng tỏ ông không có một biến
chứng nhỏ nào, ngay cả khi có những khủng hoảng lạ thường xảy ra một cách bất ngờ và
thường xuyên trong con người ông ta. Những khủng hoảng đó phát sinh từ một nguyên nhân
huyền bí không thể giải thích một cách tự nhiên bằng những phương tiện khoa học của chúng
tôi. Chính cái hữu thể huyền bí đó đã hoạt động bằng thể xác của ông, nói bằng miệng của
ông, độc lập với ý muốn của ông.
Ngoài ra, chúng tôi xác nhận rằng: khi đã tự đặt mình vào địa vị của ông Gay, tự đồng hoá
với ông, bằng cầu nguyện, bằng việc dẹp bỏ chính mình, tạm gác qua một bên khoa học cũng
như lý trí của mình, để cầu xin Chúa Thánh Thần trợ giúp, thì chúng tôi vẫn tin chắc rằng cái
tình trạng lạ thường ấy chỉ có thể là chứng quỷ nhập. Và chúng tôi càng tin chắc điều đó hơn
khi gặp riêng ông Gay lần đầu tiên, lần đó cái trí tuệ lạ thường ấy nói với chúng tôi bằng
miệng của ông, biết rõ tận đáy lương tâm của chúng tôi, nói lai lịch đời sống chúng tôi từ
năm 12 tuổi, nói cho chúng tôi nghe những chuyện riêng tư mà chỉ có Thiên Chúa, cha giải
tội và chúng tôi biết với nhau thôi. Và chúng tôi làm chứng rằng sự việc này đã xảy ra nhiều
lần như thế với nhiều người khác nữa, trong số đó có nhiều người đã trở lại đạo".
TẠI SAO LẠI KHÔNG TRỪ QUỶ CHO ÔNG GAY ?
Với một biên bản rõ ràng như thế, người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy toà Tổng Giám
mục Lyon lại không kết luận rằng phải làm phép trừ quỷ cho ông ta. Thật vậy, bất chấp mọi
xác nhận, giáo quyền không bao giờ trừ quỷ cho ông cả. Khi xét những hoàn cảnh đã xảy ra,
người ta bó buộc phải giả thiết rằng Thiên Chúa không muốn cho quỷ xuất ra khỏi nạn nhân.
Quả thật, con quỷ chính cư ngụ trong cơ thể ông Gay luôn luôn khẳng định như thế. Nó
không ngừng tuyên bố, chắc chắn là có chút ít huênh hoang đúng như bản tính của nó,
rằng: "Trường hợp quỷ nhập này là lạ thường nhất chưa từng xảy ra bao giờ".
Lạ thường ở chỗ nào? Ở chỗ quỷ trong thân xác đó để làm theo lệnh của Chúa, người ta có thể
nói như thế. Nó vâng lời Thiên Chúa, và chính vì thế mà Thiên Chúa không cho phép con
người đuổi nó ra.
Trong một lá thư của ông Houzelot gửi cho ông Blanc mà chúng tôi đã trưng dẫn, có viết:
"Tôi thấy các linh mục đặt ra những câu hỏi rất khúc mắc cho ma quỷ, thế mà nó giải đáp
được ngay tức khắc. Chính các linh mục thú nhận như vậy... Tôi thấy con quỷ khóc lóc khi nó
bị ép buộc phải khai ra những sự thật của đạo Chúa Giêsu Kitô, hoặc phải cho biết những ý
kiến hay những bằng chứng về quỷ nhập. Nó nói: 'Nỗi đau khổ lớn nhất mà Thiên Chúa có thể
gây ra cho ta là bắt buộc ta phải phá huỷ công trình của mình'".
Vì thế người ta biết chắc chắn rằng Thiên Chúa không bao giờ cho phép trừ quỷ trong trường
hợp này. Có thể nói rằng, khi một con quỷ bị bắt buộc ở trong một thân xác để vâng lời Thiên
Chúa toàn năng, thì Thiên Chúa thật bất công nếu Ngài bắt nó phải chịu đau khổ vì phép trừ
quỷ.
Dẫu sao, sự thật vẫn là ông Gay không bao giờ được trừ quỷ, đang khi tất cả những người
sống chung quanh ông có đủ bằng chứng không thể chối cãi rằng ông bị quỷ nhập. 55
MỘT VÀI DIỄN BIẾN
Đừng tưởng rằng những nhân chứng có thẩm quyền về hiện tượng tâm linh dị thường này
không ưa Antoine Gay, hay coi thường ông. Trái lại, người ta tin chắc rằng ông rất đạo hạnh
và có nhiều công đức, biên bản của bác sĩ Pictet là một bằng chứng. Vào mùa thu năm 1843,
bạn bè của ông Gay đưa ông về tu viện Trappe ở Aiguebelle, nơi ông đã từng sống 7 năm về
trước. Trước tiên, người ta xin cha tu viện trưởng trừ quỷ cho ông, nhưng ngài không nhận
làm, lấy cớ rằng ngài thuộc giáo phận Valence đang khi ông Gay thuộc giáo phận Lyon. Tuy
vậy, cha Tu viện trưởng vẫn tin chắc rằng ông bị quỷ nhập, nên gởi ông tới người bạn của
ngài làm tuyên uý cho các Frère Privas, thuộc giáo phận Viviers kế bên. Gay ở đó 22 ngày.
Thời gian này, ông đã tỏ ra rất nhiều dấu hiệu bị quỷ nhập. Nhưng cuối cùng ông lại phải trở
về Lyon mà không hề được ai trừ quỷ cho.
Từ 1844 đến 1847, người ta thấy ông trong thành phố này, ở số 72 đường Macchabées, gần
nhà thờ thánh Irénée. Thỉnh thoảng, người ta thấy ông lang thang trên các công viên, khua
chân múa tay và nói những lời kì cục. Một hôm, vì bị tố giác là điên, ông bị đưa tới bệnh viện
tâm thần Antiquaille và ở đó 3 tháng. Nhưng nhờ sự can thiệp tốt bụng của Bossan, một kiến
trúc sư tương lai, nổi tiếng ở Fourvière, mà ông được ra khỏi đó. Nhưng vẫn chưa được trừ
quỷ. Năm 1845, có hai linh mục đáng kính đã tận tình giới thiệu ông Gay lên Đức Tổng Giám
Mục là Hồng Y Bonald. Ngài đón tiếp ông rất nồng hậu, và hứa sẽ cứu xét vấn đề một cách ân
cần. Nhưng không hiểu tại sao, sự việc lại ngưng tại đó, không có gì khả quan hơn.
CHA CHIRON
Cuộc đời Antoine Gay bắt đầu một khúc quanh khi ông có người bảo hộ mới. Đó là cha
Marie-Joseph Chiron, một linh mục thánh thiện, mà cuộc đời đã được linh mục Zéphyrin
Gandon viết thành sách, với lời tựa của Đức Cha Hurault, Giám mục Viviers.
Cha Chiron là người luôn luôn được giáo phận Viviers nhắc tới với lòng kính mến. Cha được
chỉ định đặc biệt phụ trách trường hợp của Gay. Vì cha đã thành lập một hội chuyên chăm
nom săn sóc những người mắc bệnh tâm thần. Cha không bao giờ cho rằng Gay bị điên cả, mà
chắc chắn ông bị quỷ nhập. Và cha quyết định sẽ tận tâm nâng đỡ ông trong mức độ mà Thiên
Chúa cho phép.
Thời gian đó, Gay gia nhập dòng ba thánh Phanxicô, lấy tên là Joseph-Marie.
Năm 1850, cha Chiron cùng với ông tới tu viện Vernat-les-Bains ở giáo phận Perpignan để
giới thiệu ông lên Đức Giám mục tại đó hầu xin phép trừ quỷ cho ông, nhưng cuối cùng cũng
chẳng được, luôn luôn vì những lý do không được tiết lộ, nhưng chắc chắn là phù hợp với giả
thiết mà chúng tôi đã nói: Ma quỷ ở đó là để "vâng theo lệnh Chúa".
Trong cuộc hành trình này có xảy ra một sự kiện khiến chúng ta biết chút ít về thế giới huyền
bí của ma quỷ.
MA QUỶ CÃI NHAU Ở PERPIGNAN
Ở Perpignan, cha Chiron còn phụ trách một phụ nữ bị quỷ nhập đã 20 năm, có 3 đứa con. Cả
giáo xứ đều trông thấy chị ta chạy với một tốc độ nhanh kinh khủng, và được nâng lên khỏi
mặt đất khoảng 2 bộ (tức khoảng hơn nửa thước). Chúng ta sẽ gặp lại - trong một chương sau
- một thành tích như thế của một phụ nữ bị quỷ nhập khác.
Đang khi cha Chiron ở trong nhà người phụ nữ kia thì người ta dẫn đến với cha một cô gái
đáng thương biệt danh là Chiquette, nhưng tên thực của cô là Francoise. Cô Chiquette 36 tuổi,
bị câm. Nhưng con quỷ nhập vào cô tên là Madeste, đâu có câm! Và một cuộc cãi lộn khủng 56
khiếp chưa từng thấy xảy ra giữa Madeste và Isacaron, con quỷ đang ở trong người ông Gay.
Đích thân cha Chiron kể lại như sau:
"Madeste vừa gặp Isacaron thì một cuộc đối thoại khủng khiếp nổ ra giữa hai thiên thần sa
ngã. Hai con quỷ của hai người quỷ nhập giống như hai con chó điên. Chúng nói với nhau
bằng một thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ mà chúng tôi không hiểu gì cả. Về sau, nhờ Isacaron
phiên dịch buổi tranh cãi đó, tôi mới biết là chúng cãi nhau vì vấn đề hơn thua, xem trong hai
đứa, đứa nào lớn hơn. Chúng nguyền rủa nhục mạ nhau. Hai đứa sẵn sàng đí đến chỗ đánh
nhau, khiến tôi phải thường xuyên nhảy vào can thiệp.
Phải nói rằng hai người bị quỷ nhập chưa bao giờ gặp nhau, nhưng hai con quỷ ở trong hai
người đó đã biết rõ nhau. Trong những ngày kế tiếp, chúng còn cãi lộn với nhau 6 lần, lần
nào cũng khủng khiếp, vẫn nói cái thứ tiếng xa lạ ấy. Nhưng những lần sau có nhiều người
chứng kiến".
Những sự kiện này đã gây cho cha Chiron một ấn tượng rất mạnh. Ít lâu sau, trong một lá thư
gửi cho Đức Cha Clermont-Ferrand, cha đã trình bày những sự kiện đó một cách chi tiết và
kết luận một cách rất chí lý: "Nếu không có chứng quỷ nhập, thì người ta không thể cắt nghĩa
được những sự kiện như thế".
Chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý như vậy. Nhưng sự việc này xảy ra cho chúng ta thấy không
phải lúc nào ma quỷ cũng thực sự hoà thuận với nhau, điều này quả đáng ngạc nhiên!
Antoine Gay và cha bảo trợ của ông lại trở về Lyon chờ đến hết mùa hè để đi La Salette.
THỜI GIAN Ở HỌ ARS
Danh tiếng cha sở họ Ars rất lớn, và họ Ars rất gần với Lyon đến nỗi không thể không ngạc
nhiên nếu Antoine Gay không được đem tới trình diện cha sở Ars. Quả thật, năm 1853, ông
đã tới Ars và kéo dài cuộc hành hương tại đó 15 ngày. Ông tới đó là do vâng lời Đức Tổng
Giám Mục Lyon, tức Hồng Y Bonald, chính ngài nói với ông Goussard, một trong những
người thân thuộc của Gay: "Ông hãy dẫn ông ta tới gặp cha sở họ Ars, và hãy ở lại đó ít ngày
với cha". Ông Houzelot, vốn vẫn luôn luôn lưu tâm tới trường hợp của Gay, cũng đi với ông.
Lúc đó là cuối tháng 11. Chúa Nhật kế tiếp là 4.12.1853, họ Ars nhỏ bé này cử hành trọng thể
lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Nên nhớ rằng tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội lúc đó chưa được công bố, mà sẽ công
bố vào ngày 8.12.1854.
Lúc đó một biến cố bất ngờ xảy ra. Người ta thấy Antoine Gay quỳ gối dưới chân bức tượng
Đức Trinh Nữ, tay khoanh lại, mắt đầy lệ. Bỗng từ miệng anh phát ra một tuyên bố long
trọng. Hiển nhiên tuyên bố này phải phát xuất từ con quỷ đang ở trong con người anh, vì
Antoine Gay không có đủ trình độ thần học để có thể tự phát một bài diễn từ gây ấn tượng
mạnh như vậy.
MA QUỶ CA TỤNG ĐỨC MARIA
"Lạy Đức Maria! Lạy Đức Maria! Ngài là tuyệt tác của bàn tay Thiên Chúa, là tác phẩm cao
cả nhất mà Thiên Chúa đã tạo nên.
Là tạo vật vô song, Ngài khiến cho mọi thần dân trên trời phải thán phục. Mọi người đều tôn
vinh Ngài, và nhìn nhận Ngài là Mẹ của Đấng Tạo Hóa. Vinh quang của Ngài cao hơn các
thiên thần, cao hơn tất cả Triều Thần trên trời. Ngài ngồi gần Thiên Chúa. Ngài là đền thờ
của Thiên Chúa. Ngài đã cưu mang trong lòng tất cả những gì mạnh mẽ nhất, cao cả nhất,
quyền năng nhất và khả ái nhất!57
Ôi Maria! Ngài đã đón nhận Đấng tạo dựng nên Ngài ngay trong cung lòng trinh nữ của
Ngài. Ngài là Đấng vừa Đồng Trinh vừa là Mẹ, nên không ai có thể so sánh được với Ngài.
Sau Thiên Chúa, Ngài là người cao cả nhất. Ngài là người Phụ Nữ mạnh mẽ. Chỉ một mình
Ngài thôi cũng đủ đem lại vinh quang cho Thiên Chúa hơn tất cả mọi thần dân trên trời hợp
lại.
Nơi Ngài, không hề có một bợn nhơ. Ước gì tất cả những ai nói rằng Ngài không phải là
Trinh Nữ, không phải là Mẹ Thiên Chúa, đều bị nguyền rủa. Ngài là Đấng thụ thai không một
tỳ vết. Ngài là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Ôi Maria! Tôi ca tụng Ngài! Nhưng tất cả những lời ca tụng Ngài đều bay lên tới Thiên
Chúa là tác giả của mọi sự thiện hảo! Sau trái tim của Người Con chí thánh của Ngài, thì
không có gì có thể so sánh được với trái tim của Ngài! Ôi trái tim nhân hậu! Ôi trái tim dịu
dàng! Ngài không hề bỏ rơi những kẻ vô ơn nhất, những kẻ tội lỗi nhất trong đám người hay
chết này! Trái Tim Ngài đầy ngọt ngào đối với những người khốn nạn chỉ xứng đáng chịu
hình phạt. Chính Ngài đã nhận lãnh cho họ ân huệ và tình thương xót! Những kẻ tội lỗi ghê
tởm nhờ Ngài mà ăn năn hối cải.
Ôi! Phải chi những người sống trên trái đất này nhận biết Ngài! Phải chi họ cảm mến được
sự âu yếm, quyền năng, lòng nhân hậu của Ngài, thì không một người nào bị hư mất! Tất cả
những ai chạy đến với Ngài với hết lòng trông cậy, và liên tục cầu khẩn Ngài thì bất kỳ họ ở
trong tình trạng nào, thì Ngài cũng cứu họ và chúc lành cho họ muôn đời... Tôi bị bắt buộc
phải hạ mình dưới chân Ngài và xin lỗi Ngài về tất cả những sỉ nhục mà tôi đã bắt nạn
nhân này phải chịu đựng!
Hôm nay là một trong những ngày lễ long trọng nhất của Ngài hằng năm. Tôi xin thú
nhận rằng Con Chí Thánh của Ngài đã buộc tôi phải nói rằng ngày lễ này là ngày lễ long
trọng nhất trong tất cả các ngày lễ mừng kính Ngài"
Isacaron, con quỷ ô uế, đã nói như thế qua miệng của Antoine Gay. Lời lẽ của nó đã được ông
Houzelot ghi lại, và nhờ ông mà chúng tôi có được những lời lẽ ấy. Và sau khi con quỷ bị bắt
buộc phải tuyên xưng như thế, chúng tôi hiểu rõ hơn rằng: 5 năm sau, khi được cô Bernadette
hỏi tên, Đức Maria đã nói: "Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội".
Cha Toccanier là người phụ tá cho cha sở họ Ars cũng có mặt lúc Isacaron tuyên xưng những
lời tán tụng Đức Maria đáng ghi nhớ ấy.
Ông Houzelot nảy ra ý nghĩ yêu cầu con quỷ đọc lại chậm hơn những gì nó vừa nói để ông
ghi lại, và Isacaron đồng ý. Cha Toccanier không thể dấu được xúc động: Cha nói với những
người có mặt tại đó về bài tuyên xưng ấy của ma quỷ: "Người ta không thể tìm thấy một diễn
từ hay như vậy ngoài những tác phẩm của các Giáo Phụ". Cuối cùng, cha muốn tranh luận
thần học với con quỷ này một cách nghiêm chỉnh vào một hôm khác, và cha vẫn còn ngạc
nhiên về những câu trả lời đầy quả quyết của ma quỷ trong một thứ thần học hoàn toàn chính
thống của Giáo Hội.
VẪN CHƯA ĐƯỢC TRỪ QUỶ
Chúng ta đừng quên rằng Antoine Gay đến Ars để được giải phóng khỏi nỗi đau khổ của
mình. Cha sở thánh thiện ở Ars có những quyền năng mà ngài đã từng áp dụng trên người
khác như ta đã thấy trong một chương trước, liệu ngài có sử dụng quyền năng ấy trên Antoine
Gay không?
Hôm đó, cha Viannây phải tiếp rất nhiều khách nên rất khó gặp ngài. Dầu vậy, Antoine Gay
vẫn được đưa đến gặp ngài nhiều lần. Ngài kêu người ta dẫn ông vào nhà xứ. Một buổi chiều,
trong phòng riêng, cha sở bỗng nhiên thấy Antoine Gay sấp mình xuống dưới chân ngài như
thể có một quyền năng vô hình nào đó thình lình vật ông ta xuống. Nhưng đồng thời ông ta 58
đưa quả đấm ra và nói với ngài bằng một giọng đe dọa: "Viannây! Mi là một tên ăn trộm! Mi
đã cướp khỏi tay chúng ta những linh hồn mà chúng ta đã mất bao nhiêu công lao cám dỗ!".
Nghe những lời ấy, cha sở thánh thiện chỉ làm trên đầu Gay một dấu Thánh giá rất lớn. Ngài
nghe thấy con quỷ thốt ra một tiếng kêu giận dữ.
Tuy nhiên, ngài đã quyết định phải làm phép trừ quỷ cho Gay. Vì cha sở tin rằng ngài phải có
bổn phận đối với mọi người bị quỷ nhập. Vì thế, theo lời yêu cầu của ngài, cha Goussard đã
trở về Lyon để xin Đức Hồng y Bonald cho phép trừ quỷ. Đức Hồng Y Tổng Giám mục trả
lời:
"Cha sở Ars không cần phải xin phép tôi. Ngài đương nhiên biết rằng tôi phải cho phép ngài.
Hay là lúc đó ngài muốn xin với Đức Cha địa phận Belley".
Không chậm trễ, cha Toccanier viết thư cho Đức Cha Chalandon, lúc đó làm Giám mục
Belley. Đức Cha vội vàng cho phép ngay. Tuy nhiên, việc trừ quỷ lại một lần nữa bị hoãn lại,
và cuối cùng bị huỷ bỏ. Tại sao? Cha sở Ars nghĩ rằng tốt hơn nên làm phép trừ quỷ một cách
rất trang trọng ở Fourvière, tại đền thờ Đức Trinh Nữ.
Nhưng thời gian trôi qua mà không có một quyết định nào về việc này cả. Antoine Gay lại
được đưa về Lyon mà vẫn chưa được giải phóng khỏi người bạn đồng hành bất dắc dĩ kia.
Cho tới bây giờ, người ta không khỏi nghĩ rằng Thiên Chúa không muốn giải phóng cho
người bị quỷ nhập này vì 2 lý do: thứ nhất là qua sự thử thách này, Antoine Gay không ngừng
được thánh hóa, và thứ hai là con quỷ ở trong ông phải hoàn tất bổn phận đã được áp đặt cho
nó. Chúng ta hãy xét cái lý do thứ hai trước đã.
MỘT TRANG SÁCH CỦA THÁNH GRIGNON DE MONFORT
Nhiều người ngạc nhiên khi thấy một con quỷ như con quỷ đã nhập vào Antoine Gay bị bó
buộc phải khiêm nhượng, tại Ars hay bao nhiêu lần nữa ở những nơi khác, suốt 40 năm hiện
diện trong con người đau khổ này: tại Ars, nó phải ca tụng Đức Trinh Nữ một cách rất long
trọng. Tất cả những điều đó khiến ta nhớ lại trang sách sau đây của thánh Grignon de
Monfort, trong cuốn khảo luận nổi tiếng của ngài Về lòng sùng kính đích thực đối với Đức
Trinh Nữ(De la vraie Dévotion à la Sainte Vierge). Khi nói về sự thù nghịch giữa Đức Maria
và Satan, thánh nhân viết:
"Thiên Chúa không bao giờ tạo nên một mối thù ghét nào không thể hoà giải được, kéo dài và
càng ngày càng gia tăng tới cùng, như mối thù ghét giữa Đức Maria với Satan, giữa con cái
và tôi tớ của Đức Trinh Nữ với con cái và những kẻ đồng loã với Lucifer; đến nỗi kẻ thù đáng
sợ nhất trong các kẻ thù mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên để chống lại ma quỷ chính là Đức
Maria, Mẹ của Thiên Chúa. Ngay trong vườn Địa Đàng, mặc dầu Đức Maria chưa được tạo
dựng, ngài mới chỉ có trong ý tưởng của Thiên Chúa, Thiên Chúa đã gán cho ngài một sự thù
ghét lớn lao đối với kẻ thù khốn kiếp của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã ban cho ngài biết bao
kỷ xảo để khám phá ra sự gian trá của con rắn xưa, biết bao sức mạnh để chiến thắng nó, để
quật ngã và đè bẹp sự kiêu căng vô đạo của nó, đến nỗi nó thù ghét ngài không phải chỉ hơn
tất cả các thiên thần và loài người, mà theo một ý nghĩa nào đó, còn thù ghét ngài hơn cả
Thiên Chúa nữa. Không phải vì cơn giận, sự thù ghét và quyền năng của Thiên Chúa thì vô
cùng lớn lao hơn cơn giận, sự thù ghét và quyền năng của Đức Mẹ vì những hoàn hảo đó của
Đức Mẹ có giới hạn, mà trước tiên là vì Satan rất kiêu ngạo nên cảm thấy vô cùng đau khổ
khi bị chiến thắng và bị phạt bởi một nữ tỳ nhỏ bé và khiêm nhượng của Thiên Chúa, sự
khiêm nhượng của ngài còn sỉ nhục nó nhiều hơn là quyền năng của Thiên Chúa; và thứ hai
là vì Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria một quyền năng chống lại ma quỷ rất to tát đến nỗi
chỉ một lời thở than của ngài cũng làm cho chúng sợ hơn là những lời cầu xin của tất cả các
thánh, hay chĩ một lời đe doạ của ngài đối với chúng cũng làm cho chúng lo lắng hơn là tất
cả những đau khổ khác, chúng đã phải miễn cưỡng thú nhận như vậy qua miệng những
người bị quỷ nhập" (Sách đã dẫn, số 52). 59
Đó chẳng phải là chính những gì chúng ta vừa nghe qua miệng của Antoine Gay, cũng là
miệng mà con quỷ Isacaron dùng để nói sao?
Nhưng chúng ta cần phải nghe chính con quỷ này nói trong chức năng mà Chúa Quan Phòng
đã trao cho nó.
MỘT CUỘC CHIẾN ĐẤU THÊ THẢM
Rất nhiều người đã từng nghe Antoine Gay nói, và luôn luôn xác nhận rằng họ nhận xét thấy
có một sự lưỡng diệnkỳ lạ nơi ông. Sự lưỡng diện này không phải chỉ là 2 mặt giữa ông ta và
con quỷ đã ám ông, mà là giữa những cách nói khác nhau của chính con quỷ.
Người ta phân biệt được dễ dàng giọng nói của Antoine Gay khi nói tự nhiên. Ông ta luôn
luôn nói bằng một giọng dịu dàng, hiền hậu, chậm rãi, không bao giờ bỏ thói quen lễ độ của
ông.
Trong số 3 con quỷ cư ngụ trong người ông, con quỷ chính là Isacaron. Nó nói bằng một
giọng cụt ngủn, hống hách, đam mê và uy quyền. Nó xưng mày tao với mọi người, không nể
nang ai, không phân biệt ai với ai cả, dẫu là người có phẩm vị cao trong Giáo Hội.
Chỉ trong lời nói của nó, người ta có thể phân biệt được 2 âm vực hoàn toàn khác nhau.
Khi nó nói với tư cách ma quỷ, thì nó biểu lộ sự tức giận bằng cách nghiến răng, phát ra
những lời lộng ngôn kinh tởm. Cần thiết phải xảy ra như thế để người ta phân biệt được ai
nói.
Sự xấu xa ghê tởm của nó được phản ảnh trên nét mặt bệnh nhân, khiến cho những người ở
gần đều cảm thấy khiếp sợ. Đó là âm vực thứ nhất, âm vực của hoả ngục, người ta có thể gọi
như vậy.
Nhưng khi nó phải thi hành cái bổn phận mà Thiên Chúa bắt buộc nó phải làm, nghĩa là khi
nó phải nói với tư cách vâng lời Thiên Chúa, và đóng đúng vai trò của nó, thì không phải nó
chỉ nói đúng quan niệm chính thống của Giáo Hội, mà còn nói bằng một giọng dịu dàng, trôi
chảy, hùng biện, đôi khi rất là tuyệt vời.
Trong cùng một cuộc đối thoại, người ta thấy con quỷ và nạn nhân thay phiên nhau nói, và họ
nhận ra một cuộc chiến đấu kinh khủng xảy ra trong tinh thần và tâm hồn của Antoine Gay.
Chẳng hạn như ông ta vừa mới nói, vừa mới than van về tình trạng của mình, biểu lộ những
bằng chứng về lòng đạo đức chân thành của mình, thì bỗng nhiên Isacaron chen vào, nói ngay
bằng miệng của ông, không có một chuyển tiếp nào cả. Lúc đó, giọng nói đổi ngay, trở thành
khàn khàn, và tuôn ra những tiếng kêu la, chửi rủa, thoá mạ. Lời nói đang ngọt ngào khiêm
nhượng, bỗng nhiên trở thành chua chát, cay độc, tục tĩu!.
MA QUỶ THÚ NHẬN
Những điều đáng ngạc nhiên và ít thấy cho tới lúc đó, là ma quỷ xác nhận về sứ mạng đã
được uỷ thác cho nó, mà nó phải chu toàn vì muốn hay không.
Không phải chỉ một lần thoảng qua mà là 10 lần mỗi ngày, ma quỷ phải lập đi lập lại tuyên
xưng này:
"Ôi! Tôn sư Tối Thượng! Tôi bó buộc phải ca tụng Ngài. Mọi tạo vẫt đều bắt buộc phải nhìn
nhận Ngài, nhìn nhận quyền năng, lòng nhân từ, và cả sự công bằng khủng khiếp của Ngài!
Tôi đây, Isacaron, thủ lãnh của các quỷ thần ô uế, bó buộc phải theo lệnh của Đấng Tối Cao,
đọc cho người ta viết lại tất cả những điều sau đây".
Trong thời gian này, các thính giả, nhất là ông Houzelot, không ngừng ghi lại những gì con
quỷ nói. Và nó lại tiếp tục: 60
"Vì thế, tôi bị trở thành một công cụ để giáo hoá con người, đang khi tôi hăng say làm cho họ
hư mất!
_ Tôi bó buộc phải nói những điều dường như làm cho những người thông thái nhất phải
ngạc nhiên: tôi phải nói với họ về vinh quang của Đấng Toàn Năng, về sự hổ thẹn và ngượng
ngập của Hoả ngục.
_ Đấng mà trước mặt Ngài mọi người trên trời đều phải quỳ gối, ý muốn của Đấng đó là: tôi
- quỷ Isacaron, đang chiếm hữu thân xác của Antoine Gay này - tôi phải nói bằng miệng ông
ta, hành động bằng tay chân ông ta, tôi nhăn mặt kinh tởm, tôi kêu những tiếng khủng khiếp,
tôi bị Thiên Chúa bắt buộc hằng ngày phải đưa ra những bằng chứng biểu lộ rằng người này
bị quỷ nhập.
_ Ôi Tôn sư cao cả! Ngài làm tôi đau đớn biết bao! Ngài buộc tôi phá huỷ sức mạnh của tôi,
thành trì của tôi! Thật là khốn nạn cái lúc tôi nhập vào thân xác này! Tôi không ngờ rằng tôi
lại bị ép buộc làm việc cho vinh quang của Đấng Tối Cao, làm việc để cho các tâm hồn ăn
năn trở lại".
Người ta có rất nhiều bằng cớ chứng tỏ Isacaron muốn thoát khỏi bổn phận của nó, muốn các
giáo sĩ làm phép trừ quỷ để cho phép nó ra khỏi, nhưng rất tiếc cho nó là họ đã không làm
điều ấy.
Một hôm, người ta nói về cha De Ravignan trước mặt Gay. Lúc đó cha đang phụ trách các
buổi giảng thuyết ở nhà thờ Chính Tòa, sau cha Lacordaire. Con quỷ kêu lên bằng miệng của
ông Gay:
"Đó là một người! Đó là một linh mục! Mi hãy nói với ông ấy dâng thánh lễ để giải phóng
cho người bị quỷ nhập này, và để Thiên Chúa tước bỏ cái quyền hành mà ta đang sử dụng
trên thân xác này trước khi nó được giải phóng".
MA QUỶ GIẢNG ĐẠO ĐỨC
Đây là một câu chuyện được Sư huynh Bề Trên các trường học Công giáo tại Feurs (Loire) kể
lại. Khi đi từ Lyon tới Clermont-Ferrand với Antoine Gay, cha Chiron có viết thư cho sư
huynh rằng cha sẽ dừng lại tại Feurs với một người bị quỷ nhập.
Và đây, cha đã tới. Sư huynh và toàn thể cộng đoàn nhìn chằm chằm vào người bạn đường
của cha. Họ thấy gì? Một người rất điềm đạm, rất đứng đắn, thậm chí rất nhã nhặn. Sư huynh
không tin vào mắt mình. Ngài nói nhỏ vào tai cha Chiron: "Cha chẳng nói với tôi rằng cha có
đem theo một người bị quỷ nhập sao?".
Nhưng khi sư huynh vừa nói lên ý nghĩ đó, thì "ông bạn rất tốt" kia bỗng đổi nét mặt. Sư
huynh viết: "Miệng sùi bọt, mắt nảy lửa, ông ta nói bằng một giọng khiến tôi xanh mặt: 'Bộ
mi không nhìn thấy ta sao?'. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ chết giấc nếu cha Chiron không trấn an tôi".
Hầu như luôn luôn như vậy. Khi người ta ít ngờ tới nhất, thì ông Gay đáng thương này bỗng
chốc vặn vẹo người tới mức độ không thể tin được, vật mình xuống đất, quay người như
chong chóng mà không bao giờ bị mất thăng bằng. Ông ta vốn là một người nặng kí, thế mà
bỗng chốc trở nên nhẹ nhàng và mềm dẻo lạ thường. Một hôm, ông ta vung mạnh chân trái
lên đầu một người nói chuyện với ông, người này tầm vóc rất cao, rồi lại để chân xuống đất
nhẹ nhàng như một tay nhào lộn giỏi nhất trong một gánh xiếc.
Nhưng khi người ta mong được thấy những cảnh điên dại, thì lại có một sự thay đổi mới lạ
xảy ra. Đôi mắt Gay đầy lệ. Giọng nói của con quỷ dịu dàng hẳn. Cũng cái miệng phát ra
những lời nguyền rủa lúc nãy, bây giờ bắt đầu giảng một bài như sau: 61
"Kẻ ác không được hạnh phúc. Nếu người ta đầy ắp những tư tưởng lo cho chính mình, thì
người ta cũng đầy ắp tinh thần của ma quỷ. Chính nhờ chiều hướng ích kỷ đó mà chúng tôi
mới làm cho con người hư mất được.
Thiên Chúa dùng con người để thử thách con người. Các người bị sầu khổ ư? Hãy nhận điều
đó như là một ân huệ! Thập giá đáng cho tất cả mọi người yêu thích hơn hết! Thiên Chúa đã
vác thánh giá để cứu rỗi con người, và Ngài cũng để những người mà Ngài yêu mến cùng vác
thánh giá với Ngài!
Thế gian tưởng rằng sự khiêm nhượng là yếu đuối, là bất lực. Còn ta, ta nói rằng khiêm
nhượng là quyền năng và là sự cao cả!
Nếu các ngươi biết nỗi bất hạnh của những người sa hoả ngục thế nào, thì các ngươi sẽ trở
nên thánh hết tất cả. Không có một ngôn ngữ nào có thể diễn tả được những đau khổ của
những người bị luận phạt. Không một trí óc con người nào có thể hiểu nổi những nỗi khổ đau
đó!
Người nào yêu thương chính mình hơn Thiên Chúa, sẽ không được Thiên Chúa yêu thương!
Thiên Chúa cho phép mặt trái của cuộc đời xảy ra để con người được ích lợi về tâm linh, để
làm cho con người trở về với chính mình, và trở về với Ngài.
Đừng bao giờ quên rằng thánh giá đáng yêu, đáng thích hơn danh dự!
Cần phải hiểu rằng cuộc đời ngắn ngủi, và người ta phải chịu đựng những đau khổ trong tinh
thần thống hối, và coi những đau khổ đó như là đến từ Thiên Chúa.
Người ta không thể yêu mến Thiên Chúa mà lại không yêu thương người lân cận mình. Hạnh
phúc cho ai biết bỏ tất cả vì Thiên Chúa!
A! Phải chi con người có thể nhìn thấy một tâm hồn ở trong tình trạng ân sủng đẹp đẽ biết
chừng nào!
Hạnh phúc không ở dưới trần gian này: người nào chiếm hữu được Thiên Chúa là chiếm hữu
được tất cả!
Người giàu phải là người quản lý săn sóc cho người nghèo. Thiên Chúa đã giao của cải trong
tay người giàu để họ giúp đỡ đồng loại. Họ là những nhà kinh doanh của Thiên Chúa.
Người giàu phải tự coi thường mình và tuân theo những lời giáo huấn của Chúa Cứu Thế.
Ngài đã nói: 'Người giàu khó được cứu rỗi hơn con lạc đà chui qua lỗ kim'".
Nhưng điều kỳ lạ là Isacaron đã không nói tất cả những lời nói xây dựng đó sớm hơn sự việc
nó giận dữ, nói báng bổ Thiên Chúa, nguyền rủa các tạo vật của Ngài và nguyền rủa chính
mình. Nó đã từng kêu lên:
"Khốn cho những kẻ kiêu ngạo! Khốn cho ta, Isacaron! Chính sự kiêu ngạo, sự vô ơn, sự bất
tuân phục đã biến ta thành một thiên thần phản loạn và bị trầm luân!".
MỘT VÀI SUY TƯ CỦA ISACARON
Chúng tôi xin kể ra một vài suy tư của Isacaron về một số chủ đề khác nhau.
* Về Philatô
"Philatô khi làm quan toà quả có biết rằng ông ta đang kết án một người vô tội. Tuy nhiên,
ma quỷ đã thúc đẩy ông ta kết án vị Quan Toà tối thượng, Quan Toà của mọi quan tòa. Khi
rửa tay, Philatô đã làm tay mình bị dơ bẩn thêm".
* Về Maria Mađalêna mà Tin Mừng nói rằng đã được Chúa chữa cho khỏi "bảy quỷ":
"Maria Mađalêna là một vị đại thánh mà người ta cần phải chạy đến với một sự tin cậy hoàn
toàn. Ngay khi Bà được may mắn biết Thiên Chúa, thì sự thống hối của Bà rất lớn, nước mắt 62
Bà chảy quá nhiều, đến nỗi không một con quỷ nào có thể làm Bà phạm tội trở lại. Bà là
gương mẫu cho mọi hối nhân, họ phải coi Bà như trạng sư đặc biệt trước Thiên Chúa, vì
Thiên Chúa ban ơn ưu đãi đặc biệt cho những ai kêu cầu Bà".
* Về việc nguyện ngẫm:
"Nếu các người suy ngẫm kỹ về cuộc đời của Đấng Cứu Thế và của Mẹ thánh Ngài, thì ta
thách các người dám làm một lỗi lầm nhỏ nhất chống lại Thiên Chúa".
"Đói khát và sự chết không là gì cả! Chỉ có tội lỗi mới đáng sợ thôi".
* Về sự trọn hảo Kitô giáo:
Để trả lời cho một bà kia hỏi Isacaron: sự trọn hảo Kitô giáo hệ tại điều gì, và con đường nào
dẫn tới sự trọn hảo ấy? Con quỷ trả lời:
"Hãy kinh tởm tội trọng. Đừng cố tình phạm tội nhẹ. Đừng quên mất Thiên Chúa đang hiện
diện. Biết khiêm nhượng trong tất cả mọi ngày của cuộc đời, vì kiêu ngạo là tật xấu lớn nhất
trong mọi tật xấu. Hãy làm gương sáng và khôn ngoan khuyên bảo người khác. Hãy ăn năn
hối cải như Vị Tiền Hô yêu cầu. Và người nào đã thánh thiện rồi thì hãy cố gắng thánh thiện
hơn nữa!".
* Cầu nguyện với Đức Maria:
Chúng ta hãy kết thúc phần châm ngôn có nguồn gốc dị thường này bằng lời cầu nguyện với
Đức Maria, do quỷ Isacaron sáng tác và đọc lại:
LỜI CẦU NGUYỆN
"Ôi Đức Maria linh thiêng!
Con xin thưa với Mẹ,
Với lòng tín thác hoàn toàn.
Mẹ không hề bỏ rơi ai,
Mẹ quan tâm đến ơn cứu sống
Của con người biết bao!
Và Thiên Chúa không thể chối từ
Bất cứ điều gì Mẹ xin.
Hãy che chở con dưới quyền năng của Mẹ,
Nếu Mẹ thương chấp nhận
Lời cầu xin khiêm nhường của con,
Thì một cách nào đó,
Cả hoả ngục cũng không hại được con.
Mẹ là Bà chủ cai quản vận mệnh con,
Nếu Mẹ bỏ rơi con,
Con sẽ bị hư mất không phương cứu chữa.
Nhưng không, Mẹ rất nhân từ,
Đến nỗi không thể bỏ rơi
Những ai đã cậy trông nơi Mẹ.
Xin cầu cho con trước Thiên Chúa Ba Ngôi,
Thì chắc chắn con sẽ được cứu rỗi.
A! Con muốn có thể làm cho
Mọi người trên trái đất biết Mẹ.
Con muốn loan báo khắp nơi
Sự cao cả của Mẹ,
Lòng nhân từ và quyền năng của Mẹ.
Điều con không thể làm nhưng con muốn,
Là mọi thần thánh trên trời đều làm63
Và mọi ma quỷ đều bị bắt buộc
Tuyên xưng rằng Mẹ là Tuyệt Tác của Đấng Hoá Công,
Mẹ nắm trong tay quyền năng của Thiên Chúa,
Mẹ rất đáng sợ đối với quỷ thần,
Và tất cả đều phải tuân phục Mẹ.
Mẹ là tạo vật vô song,
Chỉ một mình Mẹ vừa là mẹ vừa đồng trinh,
Mẹ đã ban cho nhân loại Đấng Cứu Thế.
Mẹ với thánh Giuse đứng riêng một hàng,
Mẹ đã được tôn lên cao
Hơn tất cả thiên thần và các thánh.
Mẹ quả thật là linh thiêng!
Con cậy trông nơi Mẹ,
Và tin vững chắc rằng:
Mọi quyền năng dưới địa ngục
Không thể nào thắng được con!
Ước gì được như vậy!
Tất cả các thiên thần và các thánh,
Sẽ ca tụng Mẹ đến muôn đời! Amen".
Người ta quả quyết với chúng tôi rằng, sau khi đọc kinh này, bỗng nhiên con quỷ trở nên ngạo
mạn, và nói bóng gió về việc Antoine Gay đã bị giam hãm như một người điên trong vòng 3
tháng ở bệnh viện tâm thần Antiquaille, tại Lyon. Rồi nó kêu lên:
"Chúng nó sẽ vào các nhà thương điên tìm những người điên để nghe họ đọc một kinh như
vậy!"
ĐOẠN KẾT CUỘC ĐỜI ANTOINE GAY
Cuộc đời của Antoine Gay hiển nhiên có thể nói là "ngoại hạng". Vào thế kỷ 17, có một
trường hợp quỷ nhập rất cảm động được dùng làm phương tiện thánh hoá nạn nhân bằng
những thử thách khủng khiếp nhất. Đó là trường hợp quỷ nhập cha Surin, dòng Tên, suốt 20
năm, sau khi cha trừ quỷ cho các nữ tu Ursule ở Loudun. Trường hợp của Antoine Gay hơi
khác một chút, nhưng giống với trường hợp của cha Surin ở cái nét không thể chối cãi này, là
người bị quỷ nhập được thánh hóa. Những năm cuối cùng của Antoine Gay xảy ra trong cảnh
bị mọi người bỏ rơi, có thể còn khủng khiếp hơn bị quỷ nhập.
Cha Chiron, người rất lo lắng cho ông, đã chết từ năm 1852. Cha sở Thánh họ Ars, người
quan tâm tới ông không kém, cũng lìa trần năm 1859. Sau khi cha sở Ars chết, Antoine Gay
còn sống thêm 12 năm, và hầu như không còn ai tới giúp đỡ ông một cách liên tục nữa.
Nhưng ông chấp nhận tất cả với lòng nhẫn nhục lạ lùng. Gia đình ông xấu hổ vì ông. Hai em
gái ông thù nghịch với ông. Cô em gái út ngăn cản hai đứa con của mình không cho chúng tới
thăm cậu. Tuy nhiên, Antoine Gay chỉ làm theo lòng nhân từ của mình, nên khi người em gái
đó bị bệnh, ông đã cho bà ấy 200 franc. Đó là số tiền ông dùng để chữa bệnh. Con quỷ vẫn
luôn ở trong ông. Ông phải chiến đấu dữ dội và không ngừng với kẻ thù dữ tợn của ông bằng
đời sống cầu nguyện và thống hối nhiệm nhặt. Ông sống như một tu sĩ ở sa mạc ngày xưa: ăn
chay, chỉ ăn bánh mì và uống nước lạnh, ngủ trên một tấm ván, mang thắt lưng gai để đền tội
và sống theo kỷ luật.
Trong 6 tháng cuối cùng đời ông, ông sống trong căn nhà trọ nghèo nàn tại số 72 đường
Macchabées, thuộc giáo xứ Saint Irénée. Có những người đạo đức và bác ái ở Lyon săn sóc
ông, nhất là một bà nọ rất cảm thông với ông, từng ở bên cạnh ông hằng giờ. Những cuộc
thăm viếng này đã an ủi ông, vì khi có mặt một vài người thì ma quỷ đỡ hành hạ ông hơn. 64
Nhưng một thử thách mới đang chờ đợi ông, một thử thách mà người ta sẽ thấy tương tự như
trong những trường hợp quỷ nhập mới xảy ra sau này: Đó là con quỷ Isacaron đang làm chủ
thân xác ông không muốn cho ông xưng tội như ông vẫn muốn. Isacaron rất cương quyết. Nó
tuyên bố với ông rằng ông không thể xưng tội được trước khi lãnh phép trừ quỷ. Tại sao nó lại
đòi hỏi như thế? Dường như con quỷ này bị Thiên Chúa Quan Phòng bắt buộc phải ở đó, như
chúng ta đã thấy, để "làm theo lệnh Chúa", và vai trò này đối với nó là một cực hình đặc biệt.
Vì thế nó muốn được làm phép trừ quỷ để thoát khỏi cực hình này. Nhưng vì không có ai làm
phép trừ quỷ như ý nó muốn, nên nó quyết định ít ra là làm hư mất linh hồn của nạn nhân
khốn khổ mà nó không thể nào ra khỏi được, bằng cách cản trở không cho nạn nhân này lãnh
các phép bí tích. Vì thế, nó xác định với ông:
"Mi không thể nào xưng tội được trước khi ta ra khỏi thân xác mi!". Nó còn nói thêm: "Chưa
từng có một vụ quỷ nhập như thế này, và sẽ không bao giờ có một vụ tương tự như thế
nữa!". Chúng ta cũng dễ dàng tin như thế.
Quả thật, một lần, con quỷ ngăn cản Antoine Gay suốt 3 tuần không cho ông đi dự lễ ngày
Chúa nhật. Một hôm, cha Perrier đến tìm ông, có ông Blanc cùng đi. Ngày trước, khi cha
Perrier ở tại một tu viện của dòng Tên ở Lalouvesc, cha đã biết Antoine Gay tại đó. Nay cha
vừa được bổ nhiệm tới một nhiệm sở ở Lyon. Khi đi thăm người bị quỷ nhập, ý định của cha
là tạo điều kiện để ông xưng tội. Nhưng vào dịp này, Isacaron lại tuyên bố một lần nữa là nó
sẽ không cho ông xưng tội trước khi nó được ra khỏi ông. Hai người chờ đợi và hy vọng vô
ích. Bao lâu họ còn hiện diện ở đó, thì Gay hoàn toàn không nói được một lời nào.
Năm 1869, Antoine Gay được 79 tuổi, ông có trở về Lantenay, nơi chôn nhau cắt rốn của ông,
một vài tuần lễ, để điều chỉnh những vấn đề về thừa kế, khiến ông phải gặp mặt gia đình ông.
Trong một lá thư gửi cho bà T. ở Lyon, người vẫn thỉnh thoảng đến thăm ông, người ta đọc
thấy những dòng chữ thảm thiết: "Tại đây, con quỷ còn hiểm độc với tôi hơn là ở Lyon. Tôi
muốn người ta cầu nguyện nhiều cho tôi, vì cuộc đời tôi sắp kết thúc rồi. Tôi không biết khi
nào tôi mới trở về Lyon được: luôn luôn vẫn có những cản trở, thế gian đứng về cùng một phe
với ma quỷ. Tôi càng lúc càng đau khổ hơn. Xin bà gởi lời thành kính khiêm nhường của tôi
tới cha Perrier. Bà hãy nói với ngài rằng tôi xin ngài cầu nguyện cho tôi và đừng quên tôi khi
dâng thánh lễ".
Trong phần tái bút, có ghi chú thêm: "Con quỷ khốn nạn Isacaron nói với tôi: 'Hãy trả lời lẹ
lẹ lên!'".
Sau khi viết lá thư đó, Antoine Gay trở lại Lyon. Ông lập tức lâm vào tình trạng thê thảm: khi
đi ngang qua ông, người ta lắc đầu thương hại. Họ nghe thấy ông nói: "Tôi không thể nào ở
trong cái túp lều khốn nạn của tôi nữa!".Kẻ thù bên trong ông không để cho ông được yên
thân nữa. Ông khóc lóc hoài. Tuy nhiên, đức tin của ông vẫn nguyên vẹn. Ông nói: "Tôi chỉ
biết kêu cầu sự cứu giúp của Đức Trinh Nữ và thánh Giuse". Trong khi cuộc chiến tranh
1870-1871 xảy ra, con quỷ loan tin qua miệng của ông rằng ông sẽ bị đau khổ hơn bao giờ
hết. Isacaron bắt ông phải khoanh tay lại trong nhiều giờ, không cho ông đổi tư thế. Ông thấy
cuộc đời của ông sẽ kết thúc một cách nhanh chóng. Ngày 4.6.1871, bà T., người phụ nữ đầy
tình thương vẫn thỉnh thoảng đến thăm ông, trông thấy ông rất đau khổ, đã ở bên cạnh ông
khoảng một tiếng rưỡi. Ông lập đi lập lại là giờ chết của ông đã đến gần rồi, thế mà ông vẫn
chưa được giải thoát khỏi con quỷ đó. Đã 2 tháng nay ông không thể đi lễ được vì quá yếu.
Cha sở họ đạo Saint Irénée, ở gần nhà ông, đã được bà T. báo cho biết về tình trạng của ông.
Một lần nữa, cha thử giúp ông xưng tội. Hôm đó là ngày 13.6, ngày lễ kính thánh Antôn
Pađua. Mọi cố gắng đều vô ích. Isacaron nói:"Không thể cho xưng tội được trước khi làm
phép trừ quỷ". Vì thế, Antoine Gay bị câm không xưng tội được do áp lực của ma quỷ. Cha sở
bèn ban phép giải tội và xức dầu cho người hấp hối, và ông đã nhận tất cả những bí tích này
với lòng đạo đức sâu xa. 15 phút sau, ông tắt thở, trước sự hiện diện của cha sở, là người đã
chứng kiến tới giây phút cuối cùng của ông. Người Kitô hữu dũng cảm này đã sống gần nửa
thế kỷ trong xiềng xích và trong sự gắn bó bất đắc dĩ với tên đầu xỏ của Hoả ngục. 65
Giấy khai tử của Antoine Gay được ghi lại trong sổ tử của họ đạo Saint Irénée với chú thích
như sau:
"Năm 1871, ngày 14.6, tôi đã làm lễ an táng theo nghi thức Giáo Hội cho Antoine - Louis
Gay, chết ngày 13.6, thọ 81 tuổi. Ký tên Chazelle, cha phó".
Trong số những người biết rõ ông và tỏ ra thiện cảm với ông, ngoài những người mà chúng
tôi đã kể, như cha Chiron, cha sở họ Ars, cha Perrier, cha Toccanier, còn có những người nổi
tiếng như cha Collin, vị sáng lập tu hội các cha Mariste, cha Chevrier, sáng lập tu hội Prado,
và nhiều người khác nữa.
CHƯƠNG V
NHỮNG TRƯỜNG HỢP QUỶ NHẬP
Ở THẾ KỶ 19 VÀ 20
TẠI ARS
Chương này đề cập đến một số trường hợp quỷ nhập xảy ra vào hậu bán thế kỷ 19 và tiền bán
thế kỷ 20.
Chúng ta lại bắt đầu từ Ars. Nhưng bây giờ cha sở thánh họ Ars không còn được coi là nạn
nhân những vụ quấy nhiễu của ma quỷ nữa, mà là người dùng quyền lực của những nghi thức
trừ quỷ trong Giáo Hội để đuổi quỷ.
Trước tiên là một sự kiện do anh Jean Picard, người làm nghề đóng móng ngựa trong làng
làm chứng và cung khai trước toà án phong thánh.
Một phụ nữ bị quỷ nhập được chồng chị dẫn đến Ars. Chị tỏ ra rất giận dữ và thốt ra những
tiếng ú ớ. Không ai hiểu được chị ta muốn nói gì. Sau khi tiếp xúc xem xét chị, cha sở Ars
biết chị bị quỷ nhập, và tuyên bố phải dẫn chị đến gặp Đức Giám Mục địa phận. Bỗng nhiên
chị ta lại nói được và nguyền rủa:
_ Được! Được! Là tạo vật mà giở mặt hả? A! Phải chi ta có quyền năng của Đức Giêsu Kitô
thì ta sẽ tống các ngươi xuống hoả ngục hết!
_ Được! Cha Viannây nói ngay, mày biết Đức Giêsu Kitô. Tốt lắm! Hãy dẫn bà này tới chân
bàn thờ!
Bốn người đàn ông sấp tới bất chấp chị ta kháng cự, họ đưa chị tới chỗ cha sở vừa nói.
Lúc đó, cha Viannây rút cái thánh tích lớn mà cha vẫn để trong túi ra, cha đặt thánh tích lên
đầu chị bị quỷ nhập, chị ta quỳ xuống như người chết rỗi. Nhưng chỉ lát sau, chị trỗi dậy và
chạy nhanh ra khỏi nhà thờ. Một giờ sau, chị trở lại, rất bình tĩnh, lấy tay chấm nước thánh để
làm dấu thánh giá, rồi quỳ gối xuống. Chị đã được hoàn toàn chữa lành. Chị còn ở lại Ars với
chồng chị ba ngày nữa, nêu gương sáng bằng tư cách và lòng đạo đức của mình cho tất cả
những người tới đó hành hương.
Như vậy, tác động của cha sở họ Ars quả là hữu hiệu phi thường!
Trường hợp sau đây cũng tương tự như vậy. Lần này cũng lại là một phụ nữ, nhưng có người
con trai của chị đi theo. Cả hai đều từ những vùng lân cận của xứ Cermont-Ferrand tới. Người
phụ nữ đã bị đau khổ 40 năm nay vì cái chứng bệnh mà người ta đoán rằng chứng quỷ nhập.
Ngay tại Ars, chị đã tỏ ra có nhiều dấu hiệu khá rõ ràng. Chị vừa nhảy múa vừa ca hát gần
nhà thờ suốt một buổi. Nếu chỉ có thế, thì chỉ là bệnh mất trí đơn giản. Nhưng dấu hiệu quan 66
trọng là khi người ta cho chị uống một vài giọt nước thánh thì bỗng nhiên chị nỗi xung lên và
đập phá tường nhà thờ.
Một linh mục ngoại quốc ở đó thấy tội nghiệp chị, nên dẫn chị vào nhà xứ bằng con đường
mà cha Viannây vẫn đi. Cha thánh bỗng xuất hiện, cha chỉ ban phép lành cho chị, lúc đó
miệng chị ta đang đầy máu. Lập tức, người phụ nữ đáng thương này trở nên hoàn toàn bình
thản, những đau khổ khủng khiếp mà chị phải chịu đựng bao nhiêu năm nay không còn trở lại
nữa!
Trường hợp thứ ba là người từ giáo phận Avignon tới. Người ta dẫn tới cha sở họ Ars một cô
giáo trẻ có những dấu hiệu bị quỷ nhập, theo lệnh của Đức Giám Mục, vị này đã đích thân
nghiên cứu trường hợp quỷ nhập này. Cô được một cha phó họ đạo thánh Phêrô ở Avignon và
bà Bề trên dòng nữ Phanxicô ở Orange dẫn tới. Họ tới Ars vào buổi tối ngày 27.12.1857.
Sáng hôm sau, cô được dẫn tới phòng thánh lúc cha sở đang mặc áo lễ để cử hành thánh lễ.
Nhưng lập tức cô giáo bị quỷ nhập la lên và tìm cách chạy trốn:
_ Ở đây đông người quá! Cô ta kêu lên.
_ Phải rồi! Đông người quá! Cha sở lập lại. Được rồi, người ta sẽ ra hết!
Cha sở ra dấu cho mọi người ra hết, chỉ còn lại một mình cha đối diện với Satan. Mới đầu,
người ta chỉ nghe thấy có một tiếng động khó diễn tả nhưng rất lớn vang lên trong nhà thờ.
Rồi có một giọng nói phát ra. Cha phó ở Avignon đứng gần cửa, nên nghe được cuộc đối
thoại sau đây:
_ Mày có muốn dứt khoát ra khỏi người này hay không? Cha Viannây hỏi.
_ Muốn!
_ Tại sao?
_ Vì tôi đang ở với một người đàn ông mà tôi không thích.
_ A! Mày không thích tao à? Cha sở hỏi bằng một giọng mỉa mai.
_ Không! Con quỷ đáp với một giọng chói tai và tức giận.
Nhưng, hầu như ngay lúc đó, cánh cửa lại mở. Tất cả mọi người đều thấy cô giáo trẻ khóc lên
vì sung sướng, và từ đó về sau, cô trầm tĩnh và đơn sơ, lòng biết ơn lộ trên nét mặt. Cô đã
được chữa lành. Nhưng bỗng chốc một tâm tình sợ hãi xâm chiếm cô, cô quay trở lại với cha
Viannây và nói:
_ Con sợ nó trở lại!
_ Không đâu con! Thánh nhân nói với cô. Ít ra là không thể trở lại ngay được!
Quả thật cô giáo đã trở lại xứ sở của cô, tiếp tục dạy học tại thành phố Orange. Và nó không
trở lại nữa.
Một thí dụ khác đáng nhớ về tác động của cha Viannây đối với Satan. Hôm đó là buổi chiều
ngày 23.1.1840, một phụ nữ người Haute-Loire, thuộc vùng ngoại ô của Puy, đến quỳ gối
trước toà giải tội của cha sở Thánh họ Ars. Nhưng khi cha bảo chị xưng tội, thì bỗng nhiên
người ta nghe thấy một giọng the thé và lớn tiếng kêu lên:
_ Tôi chỉ phạm có một tội thôi, và ai muốn ăn cái trái cây đẹp đẽ ấy thì tôi sẽ chia phần cho!
Hãy giơ tay lên và giải tội cho tôi. A! Tôi thường tới đây xưng tội với cha, và cha đã từng giơ
tay giải tội cho tôi một vài lần rồi!
Cha Viannây hiểu rằng cha đang đối diện với ma quỷ. Nhưng muốn chắc ăn hơn, cha hỏi nó
bằng tiếng Latinh những câu hỏi ghi trong Sách Các phép:
_ Tu qui es? (Mày là ai?) 67
_ Magister Caput (Là thủ lãnh bậc thầy). Quỷ trả lời như thế rồi tiếp tục nói bằng ngôn ngữ
bình thường. Nó la lên:
_ A! Tên mặc áo đen kia, mi làm ta đau khổ biết bao! Lúc nào mi cũng nói rằng mi sẽ ra đi,
tại sao mi lại không cút đi?... Có những tên mặc áo đen làm ta đau khổ không kém gì mi!
_ Tao sẽ viết thư cho Đức Giám Mục để xin phép trục xuất mày ra. Cha sở trả lời như thế!
_ Được! Ta sẽ làm mi run tay không viết được. Ta sẽ bắt mi, ta mạnh hơn mi mà!... Còn mi,
mi chưa chết à? Nếu không có con mẹ khốn kiếp ấy ở trên trời kia (chỉ Đức Maria) thì chắc
chắn ta đã tóm được mi! Nhưng bà ta che chở cho mi, cùng với con Rồng to lớn ấy ở cửa nhà
thờ của mi (rõ ràng là chỉ thánh Micae)... Hãy nói đi, tại sao ban sáng mi thức dậy sớm thế?
Mi vâng lời tên mặc áo dài tím à? (tức Đức Giám Mục). Tại sao mi giảng đơn sơ thế? Điều
đó khiến mi bị coi là một tên dốt nát. Tại sao mi không giảng cho oai phong như ở trong các
thành phố?
Những câu thoá mạ còn tiếp tục như thế rất lâu, sỉ nhục các Giám Mục và các Linh mục.
Nhưng Satan bất đắc dĩ phải nhìn nhận cha sở Ars là một đầy tớ đích thực của Thiên Chúa.
Đức cha Trochu khi kể lại cuộc đấu khẩu này, không nói nó kết thúc ra sao, nhưng chúng ta
có thể giả thiết rằng nó phãi kết thúc bằng sự thất bại của Satan như những cuộc chiến đấu
khác.
Người ta ghi nhận rằng trong trường hợp này vừa có sự quỷ nhập nơi người phụ nữ, vừa có sự
quấy nhiễu của ma quỷ đối với cha sở Ars.
Cuối cùng, chúng ta hãy nghe chuyện cha Viannnây chữa lành cho một phụ nữ bị quỷ nhập
vào một ngày chót của đời cha. Hôm đó là ngày 25.7.1859. Hôm nay là ngày cha phải nằm
liệt giường để không bao giờ trỗi dậy nữa. Vào khoảng 8 giờ tối, người ta dẫn đến với cha
một cách không phải là dễ dàng "một phụ nữ bị coi là quỷ nhập". Chồng chị đi với chị, và
cùng với chị vào nhà xứ. Cha Viannây gặp họ tại đó. Chuyện gì xảy ra? Người ta không biết
chính xác. Nhưng điều chắc chắn là chị ta được chữa khỏi.
Một số lớn nhân chứng đứng ở cửa nhà xứ và bỗng chốc thấy chị đi ra, tự do và sung sướng.
Nhưng một người trong đám nhân chứng đó nói: "Người ta nghe thấy trong sân một tiếng
động y như tiếng cành cây bị gãy đột ngột. Tiếng động ấy đã làm cho những người chứng
kiến sợ hãi". Ông Oriol còn nói trong lời cung khai của ông: "Mà khi tôi vào nhà xứ sau kinh
chiều, tôi thấy cây cơm cháy vẫn còn y nguyên".
Một lần nữa, việc quấy nhiễu và việc quỷ nhập lại đồng thời xảy ra.
HAI ĐỨA TRẺ BỊ QUỶ NHẬP Ở ILLFURTH
Chúng ta hãy rời khỏi xứ Ars là nơi vừa cho chúng ta thấy khá nhiều trường hợp bị quỷ nhập
đến từ nhiều xứ trên đất nước Pháp. Bây giờ chúng ta hãy sang vùng Alsace. Cha sở Ars, vừa
qua đời ngày 4.8.1859. Những sự kiện quỷ nhập mà chúng ta sắp nghe, xảy ra ở Illfurth trong
khoảng từ 1864 đến 1869. Illfurth ở cách Altkirch 7 km tại hợp lưu sông Ill và sông Largue,
và nằm trên kênh đào nối sông Rhône với sông Rhin, ở quận Mulhouse. Thời đó là một thị
trấn lớn có khoảng 1200 dân.
Nạn nhân của ma quỷ trong vùng này là hai anh em: một đứa tên là Thiébaut Burner, 9 tuổi,
còn đứa kia tên là Joseph mới 7 tuổi. Vào cuối năm 1864, cả hai đứa đều có những triệu
chứng bệnh hoạn khiến cho các bác sĩ phải hoang mang. Vào tháng 9.1865, có những hiện
tượng hoàn toàn bất thường xuất hiện. Chẳng hạn cả hai đứa, nếu nằm ngửa, thì chúng có thể
xoay đi xoay lại như những con bông vụ sống, với một tốc độ không thể tin được. Nhưng
không phải chỉ có thế: đôi khi chúng đói mà ăn không no. Bụng chúng phồng to lên vô chừng.
Chúng nói rằng trong dạ dày chúng có một cái gì giống như một trái cam, và có một con vật
sống động di chuyển trong người từ trên xuống dưới. 68
Hơn thế nữa, thỉnh thoảng, nếu chúng ngồi trên một cái ghế dựa, thì cả ghế được một bàn tay
vô hình nào đó nâng lên với chúng, rồi lơ lửng trên không mà chẳng có một lý lẽ nào rõ rệt
giải thích được. Như chúng tôi đã nói ở trước, theo Đức Cha Saudreau, thì đó là những dấu
hiệu báo cho biết đó là chứng quỷ nhập. Tại Illfurth, có rất nhiều người thấy những dấu hiệu
đó, kể cả những người nghiêm chỉnh và có học thức, nếu không có chứng cứ thì không dễ gì
tin được những chuyện lố lăng như những chuyện mà người ta kể cho chúng tôi đây. Chúng
tôi đã trưng dẫn trong tác phẩm của J.H. Gruninger một đoạn văn dài ở chương trước. Ông
này chứng nhận rằng trong số những người chứng kiến những sự việc ở Illfurth, có cha ruột
của ông, và cha ông rất thường kể lại những gì đã xảy ra. Và cả vùng đó người ta đều biết
chuyện này.
Trong một giáo phận có nhiều thành phần trí thức như giáo phận Strasbourg, ý tưởng cho rằng
đây là một trường hợp quỷ nhập không thể nảy ra một cách nhanh chóng trong đầu óc của một
số người Công giáo cũng như linh mục. Người ta tìm cách làm sáng tỏ vấn đề. Người ta thử
trừ quỷ cho hai đứa trẻ, và trong khi trừ quỷ, họ yêu cầu ma quỷ cho biết tên của chúng.
Cách đây mấy trang, chúng ta đã đọc thấy cha sở họ Ars trong một trường hợp tương tự đã
đọc những lời hỏi tên ghi trong sách Các phép: Tu qui es? (Mày là ai?). Trong trường hợp
này, khi bị hỏi tên, ma quỷ thấy đối diện với chúng không phải là một quyền năng mạnh mẽ
như quyền năng của vị thánh nhân họ Ars, nên trong một thời gian dài, chúng từ chối không
chịu xưng tên ra. Nhưng rồi ngưởi ta cũng biết trong mỗi đứa trẻ có ít nhất hai con quỷ. Hai
con quỷ nhập vào đứa lớn, Thiébaut, tự xưng là Ypès và Oribas. Còn trong đứa kia, có một
con tên là Zolalethiel, nhưng con quỷ còn lại người ta không bao giờ biết được tên của nó.
Những dấu hiệu cho biết chứng quỷ nhập ghi trong Sách Các phép đã được kiểm chứng trong
trường hợp của hai đứa trẻ này, vì chúng nói được nhiều thứ tiếng rất khác nhau, hay ít ra
chúng có thể trả lời những câu hỏi được hỏi bằng tiếng Latinh, tiếng Anh, Pháp, Đức, hay
bằng thổ âm vùng đó. Việc nói được các thứ tiếng chưa học là một dấu chỉ có sức thuyết
phục. Một dấu chỉ khác: chúng rất ghét nước thánh, nói chung là không sao sửa chữa được
việc chúng ghét những vật đã được làm phép. Dấu chỉ thứ ba: chúng có thể tiên báo trước
những biến cố sắp xảy ra. Người ta có thay phiên nhau ở bên cạnh hai đứa trẻ bị quỷ nhập đó
cũng vô ích. Chúng tỏ ra có một tầm hiểu biết rất cao so với tuổi tác và học vấn của chúng.
Không một câu hỏi nào chúng không trả lời được, dẫu là những câu hỏi rất khó hoặc rất rắc
rối. Rõ ràng sự hiểu biết này không phải là tự nhiên. Chúng thuộc loại ngoại nhiên. Nhưng tất
cả mọi hoàn cảnh đều có khuynh hướng chứng tỏ rằng sự hiểu biết đó không phải của các
thiên thần, mà thực sự là của ma quỷ.
Chẳng bao lâu cả miền Alsace đều biết những sự kiện ấy. Tiếng đồn vang tới tận Paris. Theo
yêu cầu của giáo luật, Toà giám mục Strasbourg cho mở cuộc điều tra. Theo yêu cầu của toà
tỉnh trưởng tỉnh Haut-Rhin, quận trưởng quận Mulhouse cũng ra lệnh cho đội trưởng hiến
binh Werner viết một bài tường trình về những sự kiện đã xảy ra.
Werner bèn tới tận nơi. Nếu anh ta có tiên kiến thì tiên kiến đó hẳn là bất lợi. Anh tin chắc
chắn rằng, giữa thế kỷ 19 này, việc tin vào ma quỷ là một chuyện không thể chấp nhận được.
Nhưng anh ta đã tỉnh ngộ ngay khi anh ta tới tận nơi. Chắc chắn là ở Illfurth có xảy ra những
chuyện vượt quá tầm hiểu biết của anh.
Về phía mình, từ lâu Giáo quyền đã đi đến kết luận cần phải có, như phải làm phép trừ quỷ
cho hai đứa trẻ. Trong thời gian đó, chúng vẫn lớn lên. Đến năm 1869, thì những trò ma quỷ
đó đã kéo dài được 5 năm. Thiébaut đã được 14 tuổi, còn đứa em được 12 tuổi.
Việc trừ quỷ được thực hiện làm hai lần, nghĩa là trừ quỷ đứa này xong mới tới đứa kia.
TRỪ QUỶ CHO THIÉBAUT69
Việc trừ quỷ được thực hiện ở cô nhi viện Saint Charles ở Schiltigheim. Về việc này, chúng
tôi có bài tường thuật trong một cuốn sách: Cuốn Aux prises avec Satan: Les Possédés
d'Illfurth (Đương đầu với Satan: những người bị quỷ nhập ở Illfurth), của các tác giả Suter,
cha sở Eichhoffen ở Alsace, và Francois Gaquère, tiến sĩ văn chương và thần học, và cha
Arras (Ed. Marie-Médiatrice, à Genval, Belgique, 1957).
Trước tiên, ta thấy đứa trẻ bị quỷ nhập tỏ ra rất ghét những vật đã được làm phép, mặc dù nó
sinh ra trong một gia đình Kitô giáo và được giáo dục về đức tin hẳn hoi. Tác phẩm đó có
viết:
"Đối với nó, nhà thờ là một cái chuồng heo, nước thánh là một thứ nước ghê tởm, các linh
mục là những cái váy đen, các nữ tu săn sóc bệnh nhân là những đống rác, người Công giáo
là đồ đểu, các trẻ em là những con chó nhỏ".
Ma quỷ dùng miệng đứa trẻ để nói. Khi ma quỷ biểu lộ sự hiện diện của nó, thì đứa trẻ giống
như một người xuất thần, bị lả đi như chết. Lúc khác nó như một cậu bé điển trai, mặc dù
xanh xao, u sầu và có điệu bộ của một đứa trẻ bất hạnh.
Tại viện mồ côi, nơi người ta dẫn nó tới, nó tỏ ra điềm tĩnh, chỉ chơi và đi dạo trong sân.
Chưa bao giờ nó học tiếng Pháp, thế mà nó trả lời cho các khách tham quan bằng một thứ
tiếng Pháp hoàn hảo không chê được, và trả lời bằng cả tiếng Latinh nếu người ta hỏi nó bằng
thứ tiếng này, mặc dù nó chưa bao giờ dùng cũng như chưa bao giờ học thứ tiếng này. Nó tự
do đi khắp nơi, trừ nhà nguyện. Khi nó đi gần nơi thánh này, cho dù người ta bịt mắt nó để nó
không biết người ta dẫn nó đi đâu, thì nó vẫn cứng người lại, sủa lên như chó, và từ chối tiến
tới. Lúc đó gương mặt của nó trông rất ghê tởm. Nếu người ta rảy nước thánh lên người nó,
thì nó co rúm lại như một con sâu bị đạp lên, và nó chỉ trở lại bình thản nếu người ta để cho
nó được đi chỗ khác. Ngày được chọn để làm phép trừ quỷ là ngày 3.10.1869. Cần phải dùng
sức mạnh để cưỡng ép đứa trẻ tới nhà nguyện.
Tại đó, nó được trói vào một cái ghế bành, và có ba người đàn ông giữ chặt lấy nó. Đó là các
ông Schrantzer, Hausser, và anh giữ vườn André. Nó được đặt trên một tấm thảm, trước bàn
cho rước lễ, gương mặt hướng về nhà tạm. Đôi má nó có sắc đỏ như bị lên cơn sốt. Miệng nó
sùi bọt chảy xuống tận đất. Nó quay qua quay lại đủ hướng, y như nó đang ở trên một cái vỉ
nướng, còn mắt thì tìm chỗ nào có cửa để ra. Người làm phép trừ quỷ là cha Souquat, được
Đức Cha Raess, Giám mục Strasbourg uỷ quyền. Ngay giây phút đầu, cha cảm thấy ngần
ngại, vì nghe thấy từ miệng đứa trẻ mà cha vừa mới biết, thốt lên một cách hung tợn bằng một
giọng khàn khàn và dữ dằn:
" Hãy cút khỏi mặt tao! Hãy ra khỏi đây tên đểu giả kia!".
Bị sững sờ và hầu như mất hết bình tĩnh, vị linh mục trừ quỷ được nhiều giáo sĩ cao cấp và
các nữ tu vây quanh, đã trấn tĩnh lại và bắt đầu đọc kinh cầu các thánh. Tới câu "Thánh Maria.
Cầu cho chúng con", con quỷ thốt ra những tiếng kêu dễ sợ: "Hãy ra khỏi cái chuồng heo này,
tên đểu giả kia. Ta không muốn", nó rên rỉ như thế. Nó lập lại những lời rên rỉ đó mỗi khi
nghe kêu cầu một vị thánh. Nhất là càng kêu to hơn khi tới câu: "Các thánh thiên thần và
Tổng lãnh thiên thần, cầu cho chúng tôi!". Một lát sau, khi linh mục trừ quỷ đọc: "Lạy Chúa,
xin giải thoát chúng con khỏi cạm bẫy ma quỷ", thì đứa bé bị quỷ nhập rùng mình và run rẩy
cả tay chân. Nó rú lên dữ tợn, đồng thời vặn vẹo thân mình dữ dội, đến nỗi ba người đàn ông
phải mệt lắm mới dành được nó.
Kinh cầu các thánh chấm dứt, vị linh mục tới trước mặt nó và tiếp tục đọc các kinh trong sách
các phép.
Nó không ngừng kêu lên: Hãy ra khỏi cái chuồng heo này, tên đểu giả kia!". Nhưng khi linh
mục đọc tới câu bằng tiếng Latinh "Gloria Patri, et Filio,..." (Sáng danh Đức Chúa Cha và
Đức Chúa Con...), thì con quỷ kia kêu lên bằng miệng đứa trẻ vốn không biết tiếng
Latinh: "Ta không muốn!". Câu đó được giải thích như sau: "Ta không muốn tôn vinh Chúa
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Trước khi đọc Tin Mừng thánh Gioan trên nó, như70
sách Các phép truyền phải đọc, linh mục làm một dấu thánh giá trên nó, và liên tiếp trên trán,
trên miệng, trên trái tim, khiến cho nó lại rống lên nhiều lần nữa. Đứa trẻ tìm cách cắn vào tay
cha Souquat. Lúc đó cha bắt đầu cuộc đối thoại sau đây bằng tiếng Đức:
_ Hỡi thần của tối tăm, con rắn bị đạp đầu! Ta, linh mục của Thiên Chúa, nhân danh Thiên
Chúa, ta ra lệnh cho mi phải nói mi là ai?
_ Chuyện đó không can hệ gì tới mi cả, tên đểu giả! Ta muốn nói thì mới nói!
_ Đó đúng là thái độ và lời nói kiêu kỳ của mi mà mi đã dùng để nói với Đấng Toàn Năng khi
Ngài đuổi mi ra khỏi Thiên đàng. Nhưng ta lập lại điều này, Satan, mi hãy ra khỏi đây, hãy ra
khỏi nhà thờ này! Mi không thuộc về Nhà của Thiên Chúa, mà thuộc về bóng tối!
_ Không, Satan kêu lên, ta không muốn. Giờ ta chưa đến!
Việc trừ quỷ đã kéo dài 3 tiếng rồi. Vị linh mục đã hết sức mệt mỏi và đổ mồ hôi. Cha bèn
tạm ngưng nghi thức. Ngay khi đứa trẻ ra khỏi nhà nguyện, nó hoàn toàn điềm tĩnh trở lại.
Ban tối, nó nói điều suy nghĩ này với cha Schrantzer, người đã đưa linh mục trừ quỷ tới bằng
xe.
_ A! Cha đã trao cho ông ấy một tấm ảnh! Nó nói.
_ Cho ai vậy? Cha hỏi.
_ Tất nhiên cho ông lái xe!
Quả thật, cha đã cho ông lái xe một tượng ảnh của thánh Bênêđictô, nhưng chắc chắn
Thiébaut không thể trông thấy cử chỉ đó của cha. Vì thế cha hỏi lại:
_ Làm sao con biết điều đó? Nếu không phải như thế thì con đã làm gì?
_ Nếu không có tượng ảnh đó thì con đã lật đổ xe, cả người lẫn ngựa. Con đã chạy tới ngay
bên cạnh!
_ Vậy hãy nói, chúng ta đã làm cho con rất khổ sở: con có biết ai đã ban phép lành cho con
không?
_ Biết chắc chắn, ông ta đã đuổi mất một trong những người chủ của chúng tôi...
Quả thật, trước đó nhiều năm, cha Souquat đã đuổi quỷ ra khỏi một căn nhà. Nhưng làm sao
đứa trẻ này biết được điều đó?
Những chi tiết nhỏ này giúp cha Souquat xác định rõ hơn điều cha đã chắc chắn, là Thiébaut
đã thực sự bị quỷ nhập.
Vì thế, cha chuẩn bị màn thứ hai.
CUỘC TẤN CÔNG CUỐI CÙNG
Hôm sau, thứ hai 4.10.1869, vào lúc 2 giờ trưa, phép trừ quỷ lại được thực hiện với sự hiện
diện của những nhân chứng ngày hôm trước.
Người ta buộc chặt đứa bé vào cái ghế bành màu đỏ và bắt nó mặc một cái áo trói (thường
dùng cho người điên). Ma quỷ vẫn luôn luôn muốn biểu lộ sự có mặt của nó. Nên bỗng nhiên
người ta thấy chiếc ghế bành cùng với đứa trẻ bay lên trên không, bất chấp ba người lực
lưỡng cố gắng níu giữ lại, khiến họ bị xô nhào sang bên trái cũng như bên phải. Cùng lúc đó,
đứa trẻ bị quỷ nhập rống lên ghê rợn và miệng nó phóng nước bọt ra.
Tuy nhiên, người ta cũng kéo nó xuống được, và bắt đầu nghi thức trừ quỷ. Hai tiếng đồng hồ
trôi qua, sau khi đọc kinh cầu các thánh và những kinh nguyện mở đầu trong sách Các phép,
linh mục trừ quỷ đứng dậy và một lần nữa kêu gọi ma quỷ: 71
_ Hỡi thần ô uế, lúc này giờ của mi đã đến, nhân danh Giáo Hội Công giáo, nhân danh Thiên
Chúa, và nhân danh ta, là linh mục của Thiên Chúa, ta ra lệnh cho mi phải nói các ngươi có
bao nhiêu đứa?
_ Điều đó không liên can gì tới mi cả, thằng đểu!
_ Đó là những lời nói kiêu ngạo mà mi và những người ở hoả ngục cứ ngoan cố nói hoài! Mi
thuộc về vực sâu chứ không phải thuộc về ánh sáng! Hãy trở lại đó đi, hỡi thần ô uế!
_ Ta không muốn trở lại đó, ta muốn đi chỗ khác!
_ Này Satan! Ta ra lệnh cho mi nói cho ta biết tụi mi có bao nhiêu đứa?
_ Chúng ta chỉ có 2 thôi!
_ Mi tên gì?
_ Oribas.
_ Còn đứa kia?
_ Ypès.
_ Được! Hỡi các thần ô uế! Ta ra lệnh cho các ngươi phải ra khỏi nhà của Thiên Chúa: các
ngươi không được làm gì ở đây cả. Hỡi các thần của hư mất! Hãy ra khỏi đây: ta ra lệnh cho
các ngươi nhân danh Bí tích Thánh Thể! ...
_ Ta không muốn ra! Thằng đểu, mi không có quyền hành gì cả. Giờ ta chưa tới!
Vị linh mục một lần nữa lại nhễ nhại mồ hôi, ngài run rẩy. Những người chứng kiến cũng xúc
động không kém, thậm chí sợ hãi nữa. Tuy nhiên, cha Souquat lại tiếp tục cuộc chiến. Cầm
một cây thánh giá, cha đứng giơ trước mặt người bị quỷ nhập và nói:
_ Hỡi Satan khốn kiếp, mi không dám nhìn thẳng vào hình ảnh này, và mi quay mặt đi để khỏi
phải trông thấy, mi thách thức linh mục. Ta ra lệnh cho mi, hãy ra khỏi đây, và hãy trở về hoả
ngục là nơi dành cho mi!
_ Ta không muốn đi, con quỷ kêu lên, ở đó không tốt.
_ Đúng ra mi phải vâng lời Thiên Chúa, nhưng mi đã tự gây bất hạnh cho mi. Mi thích làm
thần tối tăm hơn. Hãy rút lui ra khỏi ánh sáng, và hãy cút vào trong bóng tối đã được dọn sẵn
cho mi!
_ Giờ ta chưa đến, ta không đi!
Vị trừ quỷ cầm cây đèn cầy đã được Đức Thánh Cha làm phép, và nói nhấn mạnh:
_ Hỡi Satan kiêu căng, ta đặt cây đèn cầy này trên đầu mi để chỉ cho mi con đường xuống
hoả ngục. Ở đây là ánh sáng của Giáo Hội Công giáo, còn mi là thần của tối tăm. Phải, hãy
trở về hoả ngục để gặp các đồng chí của mi.
_ Ta ở lại đây, vì ở đây thì tốt, còn ở hoả ngục không tốt.
Để kết thúc, vị linh mục cầm trong tay một bức tượng Đức Trinh Nữ Maria, và nói:
_ Mi có thấy Đức Trinh Nữ Maria không? Một lần nữa, Ngài sẽ đạp dập đầu mi! Ngài sẽ ghi
và in trên ngực mi danh hiệu Giêsu và Maria để những danh hiệu đó sẽ thiêu đốt mi đời đời...
Vậy, mi không nhượng bộ phải không? Ta đã ra lệnh cho mi nhân danh Đức Giêsu, nhân
danh Giáo Hội Công giáo, nhân danh Đức Thánh Cha, nhân danh Bí tích Thánh Thể. Mi vẫn
giả điếc trước lời của linh mục. Này Satan, bây giờ chính Mẹ của Thiên Chúa ra lệnh cho mi!
Ngài ra lệnh cho mi ra khỏi đây! Hỡi thần dơ bẩn, hãy trốn khởi Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội!
Ngài ra lệnh cho ngươi phải đi!
Lúc đó, cả cộng đoàn tham dự đọc kinh Hãy nhớ (Memorare) bằng tiếng Latinh. Bỗng nhiên,
bằng một giọng trầm trầm cương quyết, con quỷ kêu lên: 72
_ Được, ta sẽ đi!
Lúc đó, đứa trẻ đáng thương bị quỷ nhập vặn vẹo mình như một con giun bị người ta đạp
trúng. Mọi người nghe thấy một tiếng rắc khô khan. Đứa trẻ duỗi người ra, cúi xuống và bất
tỉnh. Con quỷ đã ra khỏi.
Cảnh tượng ấy khiến những người ở đó vốn đã sợ hãi lại hốt hoảng thêm. Trước đây một chút,
họ trông thấy khuôn mặt Thiébaut đỏ bừng, đầy vẻ đe doạ và giận dữ, và họ đã nghe những
câu trả lời đầy kiêu căng của Satan.
Bây giờ thì đứa trẻ đang ngủ thiếp đi, ngủ một tiếng đồng hồ. Ma quỷ đã ra khỏi nó. Khi
người ta đưa ảnh Chúa Kitô đến trước mặt nó, hoặc rảy nước thánh trên người nó, nó không
còn phản ứng nữa. Nó để cho người ta bồng nó vào phòng của nó một cách dễ dàng. Sau một
thời gian ngắn, nó thức dậy, dụi mắt, và tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi trông thấy chung quanh
nó biết bao người mà nó không quen. Cha Schrantzer, người mới nói chuyện với nó hôm
trước, hỏi nó:
_ Con có nhận ra cha không?
_ Không, con không biết cha!
Mẹ nó cũng có mặt ở đó. Chị ta reo lên vui mừng. Thằng Thiébaut của chị trước đây bị quỷ
làm cho điếc, bây giờ lại nghe được bình thường, và nó đã được chữa khỏi quỷ nhập. Tất cả
những người chứng kiến đều tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội một quyền năng cao
cả như thế. Người mẹ và đứa trẻ trở về Illfurth với hy vọng rằng đứa em bị quỷ nhập cũng sẽ
tới phiên được chữa lành sớm.
TRỪ QUỶ CHO JOSEPH
Điều kỳ lạ là khi trở về nhà, Thiébaut không còn nhớ gì nữa. Bốn năm vừa qua sống trong
tình trạng bị quỷ nhập đã bị xoá khỏi ký ức. Nó không còn nhận ra cha sở của nó, cha Brey,
một linh mục rất đạo đức, mà người ta đã so sánh với cha sở thánh họ Ars, và như người ta
nói, cha cũng bị ma quỷ quấy nhiễu như ngài. Nó không nhớ là đã thấy toà thị trưởng mới. Nó
đưa cho em nó những bức ảnh đã làm phép mà nó đem từ Strasbourg về. Nhưng Joseph ném
xuống đất và nói:
_ Mày giữ lấy cho mày đi! Tao không thích mấy cái đó!
_ Nó có bị điên không má? Thiébaut hỏi mẹ.
Người ta tránh không nói cho nó biết trước đây nó cũng bị tình trạng như thế. Nó không nhớ
gì nữa cả.
Thứ tư 6.10.1869, đứa em bị quỷ nhập kêu lên:
_ Hai đồng chí của tao - người ta hiểu nó nói đến Oribas và Ypès, hai con quỷ đã bị đuổi ra
khỏi Thiébaut - đều là những thằng nhát gan. Hiện tại tao là chủ và là người mạnh nhất. Tao
sẽ không ra khỏi đây trước 6 năm. Tao sẽ chọc quê mấy ông thầy tu.
Ông Tresch, làm thị trưởng, và là một Kitô hữu rất tốt, hỏi nó:
_ Mày mạnh thế à?
_ Đương nhiên, nó nói, ta thích ở đây. Ta đang sống trong cái tổ chim rất là ấm áp. Ta chỉ rời
khỏi đây khi nào ta muốn.
Tuy nhiên, không để lâu, cha Brey đã xin toà Giám mục cho phép trừ quỷ. Đang khi Thiébaut
lại trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn như ngày xưa, đi nhà thờ và đi học, xưng tội và rước lễ đàng
hoàng, không còn nhớ 4 năm bị quỷ nhập nữa, thì tình trạng của Joseph càng ngày càng tệ đi.
Cuối cùng, phép trừ quỷ của toà Giám mục đã về tới, cha sở ấn định ngày trừ quỷ là ngày 73
27.10. Tuy nhiên chuyện này được giữ kín để tránh tình trạng người ta kéo tới xem đông quá.
Hôm đó là Chúa nhật, chỉ có một vài nhân chứng được mời tới dự. Và nghi thức trừ quỷ được
cử hành tại nhà nguyện của nghĩa trang Burnkirch, cách làng khoảng 15 phút đi bộ. Hiện diện
tại đó có ông thị trưởng Tresch, cha mẹ đứa trẻ, thầy giáo, ông trưởng nhà ga, cô giáo trường
nữ sinh, giáo sư Lachemann, ông Spies và ông Martinot.
Vào lúc 6 giờ sáng, khi thánh lễ bắt đầu, thì đứa trẻ bị quỷ nhập bắt đầu giậm chân và nghiêng
người xuống đủ mọi phía. Người ta phải trói chân trói tay nó lại. Chưa đọc xong các kinh
dưới chân bàn thờ thì đứa trẻ đã tự cởi trói được, và đá những sợi dây trói đó lên tới chỗ cha
làm lễ. Ông Martinot phải giữ chặt nó lại trên đầu gối của ông. Nó bắt đầu kêu lên những
tiếng ú ớ, sủa ăng ẳng như chó con, kêu ủn ỉn như lợn con. Tuy nhiên, nó giữ được bình thản
từ kinh "Thánh, Thánh, Thánh..." cho đến hết lễ.
Sau khi cởi áo lễ, mặc áo surplis và dây các phép (stola), cha sở bắt đầu làm phép trừ quỷ. Khi
tới phần đối thoại với quỷ theo nghi thức, cha Brey ra lệnh cho nó nói có bao nhiêu con quỷ
trong đứa nhỏ. Nó trả lời khô khốc: "Mi không cần biết điều đó!". Cha sở lại tiếp tục, nó nói
ra tên Ypès, là một trong những con quỷ đã nhập vào anh đứa bé.
Trong khi đọc Tin Mừng Gioan, thằng nhỏ bị quỷ nhập kêu lên: "Tao sẽ không đi đâu
cả!". Và nó chửi rủa vị trừ quỷ như tát nước. Vị này vẫn tiếp tục công việc suốt 3 tiếng đồng
hồ. Các tham dự viên bắt đầu chán và nản. Nhưng cha sở, mặc dù chính cha đã hết sức mệt
rồi, mồ hôi ra nhễ nhại, cha cũng khuyến khích họ đừng bỏ cuộc. Trong thời gian đó, ông thị
trưởng Tresch giữ đứa nhỏ. Mệt quá, ông ta phải chuyển nó cho giáo sư Lachemann, thấy vậy,
con quỷ kêu lên:
_ Mi cũng ở đây hả, thằng mũi tẹt?
Trong thời gian đó, cha sở quỳ gối trước bàn thờ, cầu nguyện một lát, và hứa sẽ làm tuần chín
ngày tạ ơn nếu việc trừ quỷ thành công.
Từ trên bàn thờ xuống, cha sở nói với đứa trẻ:
_ Nhân danh Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, ta khẩn thiết truyền cho mi ra khỏi đứa trẻ
này!...
Satan tức giận trả lời:
_ Làm sao bây giờ, tên kia đã cầu cứu tới cái Bà Vĩ Đại ấy của hắn! Kìa, ta buộc phải ra khỏi
thôi!
Nghe những lời đó, cả cộng đoàn tham dự cảm thấy xúc động sâu xa. Tất cả đều hiểu rằng
đứa trẻ sắp được chữa lành, mà nguyên nhân là do Đức Trinh Nữ Maria. Cha sở lặp lại lệnh
truyền vừa rồi. Con quỷ bèn la lên:
_ Ta đi, ta sẽ nhập vào một đàn heo!
_ Mi phải vào hoả ngục! Vị linh mục ra lệnh.
_ Ta muốn nhập vào một đàn ngỗng! Nó năn nỉ.
_ Mi phải vào hoả ngục! Linh mục lập lại, mỗi lần đều nói lại lời ra lệnh theo đúng chỉ dẫn
của sách Các phép.
_ Tao không biết đường đi tới đó! Satan nói. Ta sẽ nhập vào một bầy cừu!
_ Mi phải vào hoả ngục!
_ Bây giờ thì tình thế bắt buộc ta phải ra đi! Con quỷ thét lên.
Sau những lời này, đứa trẻ quay sang phải rồi sang trái, đồng thời duỗi ra, phùng má lên, và
co giật lần cuối cùng rồi ngã xuống, đồng thời đột nhiên trở nên im lặng và bất động. Người ta 74
cởi trói cho nó, tay của nó thõng xuống như không còn sinh lực, đầu ngửa về phía sau. Nhưng
tình trạng đó chỉ kéo dài trong chốc lát. Rồi người ta thấy nó vươn vai như một người tỉnh
giấc, nó mở to đôi mắt mà trước đó đã nhắm tịt suốt buổi lễ trừ quỷ, và tỏ ra ngạc nhiên thấy
mình trong nhà nguyện với những người chung quanh.
Ngay từ đầu, con quỷ đã nói: "Nếu ta buộc phải ra đi, ta sẽ đánh dấu sự ra đi của ta bằng
cách phá huỷ một cái gì đó". Quả thật, người ta thấy xâu chuỗi trên cổ đứa trẻ và sợi dây có
thánh giá ở ngực bị đứt thành từng khúc. Tuy nhiên, nó lại không làm đứt được những sợi dây
trói chân trói tay đứa trẻ.
Tất cả những người hiện diện đều ngạc nhiên về cảnh tượng vừa xảy ra. Họ hát bài Tạ ơn
Thiên Chúa (Te Deum), kinh cầu Đức Mẹ, và kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina). Lời kinh
bị ngắt ra vì những tiếng khóc nức nở. Cha Brey cảm thấy như bị tê liệt vì xúc động và nước
mắt.
Chứng từ duy nhất cho thế giới! Ở làng Illfurth, gần công trường, trong một cái vườn, tại địa
điểm nhà của hai đứa trẻ bị quỷ nhập nay đã bị phá hủy, vẫn còn một công trình kỷ niệm để
ghi nhớ lâu dài những sự kiện chúng ta vừa nói tới. Đó là một cái cột cao có nổi lên rải rác
những ngôi sao, trên đỉnh có tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trên bệ, người ta đọc thấy một câu viết bằng tiếng Latinh, mà chúng tôi dịch ra như sau:
"Muôn đời ghi nhớ việc chữa lành cho hai em Thiébaut và Joseph Burner bị quỷ nhập,
nhờ lời cầu bầu của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, năm của Chúa 1869".
Công trình này được dựng lên năm 1872 nhờ sự quyên góp, ngày nay vẫn còn được bảo tồn
cẩn thận.
TRƯỜNG HỢP CỦA HÉLÈNE POIRIER
Trước khi đề cập đến trường hợp lạ lùng của một phụ nữ bị bùa mê ở Plaisance trong chương
sau, chúng tôi muốn kể sơ qua một vài trường hợp khác. Trước hết là trường hợp của Hélène
Poirier.
Bà này, một phụ nữ rất tốt, đã phải trải qua những thử thách khủng khiếp. Bà sống tới 80 tuổi,
mất năm 1914. Cha Champault đã kể lại chi tiết những bất hạnh do ma quỷ gây ra cho bà
trong một cuốn sách tựa đề Une possédée contemporains (một phụ nữ bị quỷ nhập thời hiện
đại, 1834-1914) (Paris, Téqui). Tác giả đã tuỳ nghi sử dụng một tài liệu chính xác và đầy đủ.
Lúc đó cha Champault điều khiển một tu hội ở Gien (Loiret) chính cha đã chứng kiến tận mắt
phần lớn những sự kiện mà cha kể lại. Ngoài ra, cha còn có trong tay tài liệu rất phong phú
của hai cha sở kế tục nhau phụ trách họ đạo Coullons, là họ đạo của người bị quỷ nhập. Cuối
cùng, chính bà này đã giúp việc cho cha Champault trong nhiều năm, và cha vẫn giữ liên lạc
với bà cho tới khi bà mất.
Hélène Poirier là ai? Là một cô gái tốt lành ở miền quê làm nghề buôn vải. Không ai hiểu tại
sao Thiên Chúa lại cho phép ma quỷ quấy phá cô gái liêm chính này liên tục không dứt như
vậy. Cô bị quỷ ám ảnh và chiếm hữu liên tiếp. Hai từ này (ám ảnh và chiếm hữu) chỉ những
mức độ biểu hiện khác nhau của ma quỷ. Nếu người ta có thể gán cho những sự kiện loại này
"khả-năng-có-một-mục-đích" (finalité) nào đó, mà không có nó thì Thiên Chúa đã không cho
phép chúng xảy ra, thì có lẽ là Thiên Chúa Quan Phòng muốn chứng tỏ cho chúng ta thấy
rằng: nếu để cho ma quỷ hoạt động tự do, chúng sẽ gây ra những nguy hiểm đáng sợ mà
chúng tôi đã trình bày. Chúng ta biết rằng ma quỷ không được phép làm tất cả mọi chuyện.
Thật là may mắn cho loài người khốn khổ chúng ta.
Hãy trở lại với Hélène Poirier. Có thể nói là cuộc đời cô được dệt bằng những trò hiếp đáp
của ma quỷ, bằng những trận đòn nhục nhã, bằng những lần bị nhấc bổng lên khỏi mặt đất,... 75
Cô ta bị ma quỷ chiếm hữu (hiểu theo nghĩa đen) ít nhất là hai lần, trong vòng 6 năm. Cả hai
lần, cô đều được lãnh nhận phép trừ quỷ. Giữa khoảng thời gian này, cô rơi vào tình trạng
bị ám ảnh với những mức độ khác nhau. Theo một nghĩa nào đó, cô là nạn nhân của ma quỷ,
là người tử đạo vì sự độc ác của nó trong phần lớn đời sống của cô.
Đằng khác, nơi cô ứng nghiệm những gì mà Đức Cha Saudreau đã dạy chúng ta, chẳng hạn
như sự can đảm và kiên nhẫn của nạn nhân quỷ nhập có thể trở thành những nguồn ân sủng
siêu việt cho họ.
Trong phần thứ hai cuộc đời cô, Hélène Poirier được Thiên Chúa thưởng cho những an ủi lạ
lùng, xảy ra song song với những tấn công của ma quỷ, đó là sự can thiệp của Thiên Thần bản
mệnh, cho cô thấy những thị kiến về Đức Trinh Nữ và chính Chúa Giêsu.
Để hiểu được ma quỷ quấy rối cô hung bạo thế nào, chúng ta phải đối diện với vô số sự kiện,
mà đây chỉ là một cái nhìn bao quát.
Khi còn sống với mẹ trong cảnh nghèo khổ cùng cực, Hélène đã phải chịu những cú bạt tai,
đấm đá, và cả những mưu toan thắt cổ cô của những kẻ thù vô hình này, trước con mắt bất lực
của mẹ cô. Đó không phải là những ảo ảnh tưởng tượng, vì mặt mũi và tay chân cô phải mang
những dấu vết của những đối xử tàn tệ đó, đôi khi tồn tại suốt nhiều tuần lễ.
Ma quỷ tỏ hiện ra với cô dưới những hình thức xấu xa gớm ghiếc nhất. Nó đè lên người cô
bằng sức mạnh của nó, nó quẳng cô xuống dưới đất - như thế vô số lần - nó táng vào mặt cô
nhiều cú bạt tai.
Rất nhiều lần nó nâng cô lên khỏi mặt đất: những lần đó luôn luôn có một sức mạnh vô hình
nắm lấy tóc cô, lôi cô đi khắp phòng của cô, kéo cô lên khỏi mặt đất, để rồi ném cô xuống đất,
nửa sống nửa chết dưới gầm giường. Thậm chí có lần cô bỗng nhiên bị nắm đầu và bị đem lên
bay trên các nhà cửa lân cận ở độ cao khoảng 40 mét.
Ban đêm, có những chuyện xảy đến cho cô giống như đã xảy ra cho cha sở họ Ars: một con
quỷ lay động dữ dội những tấm màn ở giường cô, làm cho các thanh treo màn di chuyển ồn ào
từ bên này sang bên kia theo cả hai chiều, cứ như vậy cả mấy tiếng đồng hồ. Hélène kêu cứu.
Người ta chạy tới phòng cô. Phải có 20 người trông thấy những tấm màn ở giường quay vòng
vòng như đã nói. Và người ta đã kể tên các nhân chứng đó để chúng ta không còn nghi ngờ về
tính thực tế của sự kiện.
Dẫu Hélène Poirier được thánh hoá nhờ bao nhiêu đau khổ ấy, thì ít gì cũng phải có một
người trong chúng ta sẽ cầu xin Thiên Chúa đừng dẫn mình tới sự thánh thiện bằng con
đường khủng khiếp và man rợ như thế.
HAI TRƯỜNG HỢP QUỶ NHẬP KHÁC
Trong cuốn sách viết về những đứa trẻ bị quỷ nhập ở Illfurth, cha Francois Gaquère có kể hai
trường hợp bị quỷ nhập khác, với ít chi tiết hơn rất nhiều. Hai trường hợp này xảy ra sau một
thời gian ngắn. Chúng tôi chỉ kể lại những trường hợp này một cách sơ lược thôi.
Trước tiên là trường hợp của một thiếu nữ Phi Châu, thuộc dòng giống da đen Nam Phi, tên là
Claire-Germaine Cèle, ở Natal (Nam Phi), 17 tuổi, hai lần bị quỷ nhập và hai lần được chữa
khỏi. Lần thứ nhất được chữa khỏi nhờ phép trừ quỷ ngày 10.9.1906, và lần thứ hai ngày
24.4.1907. Cô thiếu nữ thổ dân này được rửa tội từ hồi nhỏ và được các nữ tu dòng truyền
giáo giáo dục. Gia đình cô bị khủng hoảng bởi sự bất hòa: trong gia đình thường xảy ra những
cuộc cãi lộn. Cô bé yếu ớt tỏ ra rất thất thường: sau khi rước Chúa lần đầu, cô đã sớm bỏ bê
lãnh nhận các phép Bí tích. Đôi mắt cô trông thấy một bóng đen. Ban đêm cô ngủ không yên.
Người ta nghe thấy cô khóc như người điên: "Tôi bị mất linh hồn rồi! Tôi đã xưng tội và rước
lễ phạm sự thánh rồi! Tôi đã treo cổ tự tử!". Một hôm, cô ta cho cha Erasme, một linh mục
thừa sai, xem một cái phiếu, mà cô nói rằng trong đó cô đã tự bán mình cho ma quỷ. Ngày 76
20.8.1906, cô tỏ ra đau khổ hơn bình thường. Cô nghiến răng, sủa như một con chó và kêu
cứu. Cô nói với chị cô:
"Chị ơi! Hãy kêu cha Erasme tới! Em muốn xưng tội và thú nhận tất cả. Nhưng hãy lẹ lên, vì
ma quỷ muốn giết em. Nó đang chế ngự em. Em không còn một vật gì đã làm phép cả, em đã
làm mất tất cả các ảnh đeo mà chị cho rồi!".
Tới đây, người ta có thể nghĩ rằng đó chỉ là những khủng hoảng do việc sa sút về trí tuệ thôi.
Nhưng thật ra có nhiều triệu chứng rất rõ cho thấy đó là chứng quỷ nhập. Germaine sợ sệt tất
cả những đồ vật đã được làm phép, cô đẩy chúng ra xa và nói rằng chúng thiêu đốt cô. Cô biết
được những chuyện ở xa và bí mật. Cô đều hiểu được mọi thứ tiếng mà người ta nói với cô,
cô có thể lập lại những công thức rất dài bằng tiếng Latinh ở trong sách Các phép. Cô còn sửa
sai những ai bị lầm lẫn khi đọc những công thức đó. Con quỷ ở trong người cô rất lắm
chuyện, nó thích nói ra những cách cư xử thân mật, cũng như những tội lỗi bí mật của những
người tới xem, khiến cho đa số bị mắc cỡ phải chạy trốn. Nó tỏ ra giận dữ khi người ta kêu
cầu thánh danh Giêsu hay Maria.
Đối với nạn nhân, nó làm cho cô đủ mọi hành động độc ác. Khi thì nó kéo cô lên trên không
khí mà không một sức mạnh nào có thể cầm giữ lại được, khi thì nó làm cho lồng ngực và
bụng cô phình to lên, khi thì làm cho cái đầu của cô có một bề ngoài trông rất quái đản, đôi
má của cô cũng phồng to lên như hai quả bóng, cổ thì dài ra, và một cái bướu hiện lên trông
dễ sợ. Dưới lớp da của cô, có một cục tròn nổi lên và chạy khắp tay chân cô. Những lần khác
cô ta trườn trên mặt đất như một con rắn, vừa trườn vừa phóng lưỡi ra. Nhưng chỉ cần rảy
nước thánh hay có một linh mục ban phép lành cũng đủ làm mọi hành động tàn nhẫn đó
ngưng lại ngay. Tuy nhiên, cảnh tượng cũng như hậu quả của trường hợp quỷ nhập này đã
ảnh hưởng một cách cụ thể tới rất nhiều người. Một số người chứng kiến đã trở lại với Chúa,
và một số rất lớn đã tăng trưởng lòng đạo đức của mình lên.
Nạn nhân được trừ quỷ hai lần đều có kết quả, điều đó chứng tỏ quyền năng của các kinh
nguyện trong Giáo Hội. Lần trừ quỷ sau do chính Đức Giám Mục Henri Delalle làm, ngài là
người Apremont, gần Metz, xứ Lorraine, ngài thuộc dòng Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trong khi cử hành nghi thức trừ quỷ, có xảy ra một biến cố mà nếu không có nhiều người làm
chứng thì khó mà tin được. Sau nghi thức cầu nguyện dài hai tiếng rưỡi, cô gái bị quỷ nhập
bỗng nhiên bay cao lên 2 mét, và nói với vị Giám Mục đang ngạc nhiên: "Này ông Giám Mục,
tại sao ông lại nhìn tôi ngạc nhiên thế? Ông hãy bắt chước tôi xem!". Cùng lúc đó, nó phát ra
một tiếng cười ghê rợn làm các người hiện diện đứng tim! Dẫu sao, cuối cùng cô bé đã được
chữa khỏi. Sau đó cô sống một đời sống tốt đẹp, và 6 năm sau cô chết vì một chứng bệnh ở
ngực, ngày 14.3.1913. Con quỷ không trở lại với cô lần nào nữa. Thử thách của cô cũng chấm
dứt như của các em ở Illfurth. Các em không bị ma quỷ hành hạ nữa, nhưng cả hai đều chết
yểu: Thiébaut chết lúc 16 tuổi, còn người em là Joseph, chết năm 1882, lúc được 25 tuổi.
CÁC NỮ TU BỊ QUỶ NHẬP TẠI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHÁT DIỆM
Trường hợp quỷ nhập thứ hai mà cha Gaquère kể lại là một trường hợp quỷ nhập tập thể.
Những sự kiện này được ghi lại trong một tập sách nhan đề Bullotin de la Société des
Missions étrangères de Paris (Tập san của Hội Thừa sai Paris ở ngoại quốc), in tại Hồng
Kông vào những năm 1949-1950. Tác giả những bài này là Đức Cha Cooman, đã từng làm
Giám mục phó Thanh Hóa. Các trường hợp quỷ nhập này đã xảy ra ở Phát Diệm, thuộc tỉnh
Ninh Bình, miền bắc Việt Nam vào năm 1924-1925.
Nạn nhân đầu tiên là một tập sinh thuộc dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, một dòng tu địa
phương. Khi mới bắt đầu xảy ra, thì có những tiếng động dữ dội, và dường như có một bàn
tay vô hình giáng xuống người của chị Maria Diện, lúc đó đang làm tập sinh, và có những hòn
đá từ đâu ném tới, hoặc những cây gậy đánh vào người không phải chỉ một mình chị Diện, mà
còn đánh cả những người tới cứu chị nữa. 77
Việc bách hại này từ đâu đến vậy? Trong các trường hợp quỷ nhập, không phải lúc nào cũng
biết được nguồn gốc. Sau này chúng tôi sẽ đưa ra những thí dụ về nguồn gốc rõ ràng của
chứng quỷ nhập: những thầy pháp có kí kết những giao ước với ma quỷ có thể can thiệp hay
nhúng tay vào chuyện này. Trong trường hợp của Germaine Cèle mà chúng ta vừa nghe kể sơ
lược có nguyên nhân là cô đã rước lễ một cách không nên, phạm sự thánh. Đối với hai em bị
quỷ nhập ở Illfurth, người ta phỏng đoán là do một phụ nữ bị nghi là phù thuỷ đã cho các em
ăn một trái táo có bùa phép. Trong trường hợp của chị Maria Diện, thì có một thanh niên 20
tuổi, tên Minh, khi hành hương tới chùa Đền Sòng, một chùa ngoại đạo nổi tiếng, để xin các
"thần linh" giúp hỏi cô gái này về làm vợ. Ngày 22.9.1924, con quỷ vừa đánh đập chị Diện ở
mặt và miệng, vừa tuyên bố:
"Đây là lần thứ tư người ta tới chùa để hỏi mi về làm vợ! Vì thế, cuối cùng ta phải bắt mi". Sự
hành hạ kì cục này xảy ra liên tục trong gần 2 năm, gây sợ hãi cho các tập sinh, có những
tiếng động ghê rợn, có những vật được ném tới không biết từ đâu: đá, gỗ, khoai, chai rỗng,
hay có những tiếng chim hót, ngựa hí, còi xe hơi kêu, hoặc có những tiếng đôm đốp ở cửa,
tiếng cười ghê rợn, hay có những tiếng khóc lóc thổn thức nghe não nuột, hay những tiếng
rầm rầm. Nói chung, có tất cả những gì chúng ta đã gặp trong trường hợp ma quỷ quấy phá
cha sở thánh họ Ars.
Nhưng điều khủng khiếp nhất là các tập sinh khác cũng tới phiên bị phá phách nữa. Trong tu
viện như có một sự truyền nhiễm kì cục. Tự nhiên các tập sinh lại thi nhau trèo lên những cây
cau trong vườn, một loại cây cao từ 8 đến 10 mét. Muốn tránh trò leo trèo này, người ta phải
để các cây thánh giá nho nhỏ ở thân các cây cau. Có sự kiện các tập sinh tự nhiên trốn ra khỏi
nhà dòng một cách vô ý thức, mà sau đó không còn nhớ gì cả. Nhưng sự hiện diện của ma quỷ
trong các tập sinh được biểu lộ rõ rệt nhất qua việc biết các thứ tiếng, và biết những chuyện bí
mật một cách không thể giải thích theo tự nhiên được. Cuối cùng phải đi đến quyết định làm
phép trừ quỷ. Không dưới 14 người bị quỷ nhập. Điều này khiến người ta nghĩ tới trường hợp
quỷ nhập có tầm cỡ lịch sử của các nữ tu dòng Ursule ở Loudun vào thế kỷ 17.
Cuộc chiến đấu để trừ quỷ kéo dài và cam go. Con quỷ ra khỏi, nhưng sau đó trở lại một cách
dữ tợn hơn. Do đó, những vị làm phép trừ quỷ phải hết sức kiên trì. Tháng 12.1925, nhà tập
Phát Diệm mới tìm lại được sự bình an vĩnh viễn. Năm 1949, khi kể lại những sự kiện này,
Đức Cha Cooman đã lưu ý rằng có một sự bình an tốt đẹp và những tâm tình sốt sắng luôn
luôn được biểu lộ nơi các chị dòng Mến Thánh Giá này.
Trong số những người bị quỷ nhập, có 3 người đã trở thành những bà bề trên tuyệt hảo của tu
viện. Chính chị Maria Diện, người đầu tiên bị quỷ nhập, về sau đã thực hiện hoàn hảo chức
năng của một vị tập sư ở tu viện Thanh Hóa. Và chị đã qua đời ngày 6.8.1944 trong những
tâm tình đạo đức cao siêu nhất.
CHƯƠNG VI
BỊ QUỶ NHẬP VÌ BÙA NGẢI
MỘT CÂU CHUYỆN KÌ DỊ
Bây giờ chúng ta hãy rời Pháp để qua Ý và cùng bước sang giữa thế kỷ 20. Chúng ta sẽ gặp
một trường hợp rất kì lạ trong miền Plaisance. Về tài liệu, chúng tôi viết theo cuốn sách nhỏ
của Alberto Vecchi, nhan đề Intervistacol diavole (Hội kiến với ma quỷ) (Edizioni paoline,
Modène, Italie)
Một buổi tối tháng 5.1920, một linh mục dòng Phanxicô, tên Pier-Paolo Veronesi, vừa tới
phòng thánh của nhà nguyện tu viện S. Maria di Campagna ở Plaisance, thì có một phụ nữ tới 78
xin cha ban phép lành. Chị muốn cha ban phép lành cho chị ở bàn thờ kính Đức Trinh Nữ
Maria. Cha sẵn lòng chiều theo ý chị, nghĩ rằng ý muốn này là do lòng sùng kính Đức Mẹ.
Nhưng cha hơi ngạc nhiên khi chị xin được phép nói chuyện với cha ở phòng thánh một chút,
gương mặt chị thì in hằn một nỗi buồn kéo dài. Cha nghĩ rằng chị có một nỗi buồn nào đó,
một cơn thử thách đau thương nào đó, nên cha không thể từ chối chị một vài phút nói chuyện
theo như chị yêu cầu.
Lúc đầu chị nói bằng một giọng nghẹn ngào, nhưng càng nói chị càng tỏ ra tự tin hơn, và thổ
lộ hết tâm sự của chị. Chị nói gì vậy?
Vào những khoảng thời gian nào đó, chị cảm thấy có một sức mạnh kì lạ xâm chiếm con
người chị, khiến cho chị làm những động tác ngoài ý muốn của chị. Lúc đó chị tự nhiên cảm
thấy mình bắt đầu nhảy múa liên tục mấy tiếng đồng hồ, mặc dù chị không muốn làm điều đó,
cho tới khi kiệt sức thì chị ngã xuống. Tự nhiên chị thấy mình hát lên những điệu nhạc mà chị
chưa hề nghe bao giờ, hoặc chị giảng cho một cử toạ tưởng tượng bằng một thứ ngôn ngữ xa
lạ. Thường thường chị cảm thấy có một nhu cầu không thể cưỡng lại được, bắt chị dùng răng
cắn xé tất cả những gì rơi vào tay chị. Chị điên cuồng xé hết tất cả quần áo của chồng chị.
Nhiều khi chị giống như một con hươu, trước sự kinh hãi của những người trông thấy, chị
nhảy từ ghế này sang ghế khác, nhảy cả lên bàn, rồi gầm rú lên, kêu meo meo... đến nỗi người
ta tưởng rằng họ đang sống trong một cái chuồng thú dữ. Cuối cùng, chị bỗng nhiên nói được
những chuyện ở xa và những chuyện chưa ai biết, mà về sau người ta kiểm chứng lại và thấy
đúng. Sau những màn kinh dị như thế tại nhà chị, và khi đã kiệt sức vì mệt mỏi, thân xác chị
đen thui và sưng lên trong nhiều ngày, đến nỗi làm cho những người trông thấy phải thương
hại.
Điểm cuối cùng là khi chị bị rối loạn như vậy, thì dù cha mẹ chị ở xa, chị cũng biết rằng các
ngài cũng cảm thấy khó chịu, y như một ảnh hưởng huyền bí nào đó chuyển từ chị tới các
ngài. Chị kết luận:
_ Thưa cha, cha thấy đó, cuộc sống của con trở nên y như hoả ngục. Con có 2 đứa con,
nhưng mặc dù vậy, con chỉ nghĩ tới cái chết, và đó là sự giải thoát cho con.
Vị linh mục đã không ngạc nhiên về toàn bộ câu chuyện này. Vì cha đang làm tuyên uý cho
một bệnh viện tâm thần, nên cha chỉ kết luận rằng mình đang đối diện với một người đầu óc
đang bị bấn loạn. Cha chỉ hỏi một vài câu:
_ Tất cả những chuyện đó có đúng như vậy không?
_ Đúng, rất nhiều nhân chứng có thể xác nhận điều đó.
_ Việc đó kéo dài lâu chưa?
_ Đã được 7 năm rồi.
_ Các y sĩ đã nói gì với chị?
_ Con đã đi hết các bác sĩ mà con biết ở Plaisance rồi! Tất cả đều nói với con bằng những
hình thức ít hoặc nhiều rõ ràng, rằng trường hợp của con là một trường hợp cuồng loạn.
Nghe những lời này cha cảm thấy an tâm. Đó chính là những điều cha đã nghĩ. Cha nói:
_ Vậy chị có biết chị bị sao không?
_ Không, bởi vì con cảm thấy rõ ràng rằng con không bị cuồng loạn cũng không bị điên.
_ Rồi sao?
_ Rồi con cảm thấy rằng người ta không thể giúp đỡ gì con được, con cần phải nương tựa vào
Chúa. Con đã tới tất cả các nhà thờ của thành phố, bất chấp sự ngại ngùng và nhàm chán, để
cầu nguyện và để lãnh nhận các phép lành. Mỗi lần con nhận được một phép lành, con cảm
thấy khoẻ hơn được một vài ngày. Nhưng con đã đi tới các nhà thờ thường xuyên tới mức độ79
người ta cho rằng con bị điên, và con không dám tới nữa. Nhưng xin cha hãy nghe con kể
những gì xảy đến cho con:
"Con nghe nói rằng trên các ngọn đồi có một linh mục ban phép lành rất linh nghiệm, linh
nghiệm đặc biệt. Con muốn tới đó với ngài. Một Chúa nhật, sau khi ăn trưa, con lên đường,
với chồng và nhiều bà con của con, trên một chiếc xe ngựa mà con mượn được của xã S.
Giorgio. Con ngựa chạy nước kiệu rất tốt, đã nuốt nhanh những quãng đường dài. Bỗng
nhiên nó dừng lại và không chịu đi nữa. Người ta đánh nó đến chảy máu cũng vô ích. Nó đá
hậu, làm sút cả yên ra, nhưng không chịu bước tới nữa! Lúc đó, không biết chuyện gì đang
xảy đến cho con, con nhảy đại từ trên xa xuống, không để cho những người bên cạnh kịp giữ,
và con bắt đầu bay - đó chính là từ thích hợp - bay cao hơn mặt đất nửa mét, băng qua các
cánh đồng, cứ thế con lên trên đồi hướng về phía tháp chuông của xứ đạo mà con muốn tới.
Các tín hữu đã chầu phép lành ban tối xong, bây giờ đang ra về. Tất cả họ đều thấy con bay
lên về phía nhà thờ, vừa tru tréo lên, vừa khua tay múa chân: những con chó sủa lên ầm ĩ,
còn gà thì nháo nhác chạy trốn, và con đã đến nơi. Tất cả mọi người đều tránh ra, còn con,
hạ thấp đầu xuống, thân dài ra, con bươn qua cửa nhà thờ đang mở hé, và lao tới nằm dưới
chân bàn thờ chính, trên bàn thờ có bày một bức tượng thánh Expédit. Cha sở, dẫn đầu đám
đông, chạy tới, thấy mọi chuyện xảy ra, ngài ban phép lành cho con. Lúc đó con mới hoàn
hồn, và trong nhiều ngày, con cảm thấy khá hơn, khá hơn rất nhiều!".
Tất cả bài diễn văn ấy chỉ làm xác tín thêm những nghi ngờ của cha Pier-Paolo. Cha nói một
cách lưỡng lự:
_ Những hiện tượng ấy thật kì dị, phải, thật là kì dị! Rồi cha bảo chị ta:
_ Hãy nghe đây, vì phép lành làm cho chị khoẻ hơn, nên đừng sợ gì cả, cứ tới đây khi nào chị
muốn. Nếu không có tôi ở đây, thì luôn luôn có một linh mục bạn của tôi sẵn sàng ban phép
lành cho chị.
NHỮNG DẤU CHỈ RÕ RÀNG
Một vài ngày trôi qua, người phụ nữ đó lại tới để lãnh nhận phép lành. Nhưng trong khi cha
Pier-Paolo đang ban phép lành cho chị ta, thì chị ta dựa vào một cái cột gần chỗ ca đoàn, bắt
đầu kêu hư hử, miệng ngậm lại như một con chó kêu lúc nó mơ màng. Rồi đôi mắt nhắm lại,
chị cất tiếng hát một bài ca lạ lùng. Chị hát bằng một giọng say sưa, phong phú, vang dội,
khiến cho tất cả trẻ em gần đó chạy lại để nghe. Hát xong, chị bắt đầu nói tiếng lạ, dường như
chị đang tranh cãi chống lại một quyền lực vô hình, và lên giọng giận dữ như giọng của một
người điên lúc giận dữ tới cực điểm.
Đúng lúc đó, một cha khác đi ngang qua nhà thờ, đó là cha Apollinaire Focaccia. Cha đã quan
sát lúc chị ta hát, và lúc chị nguyền rủa bằng tiếng lạ... Đến tối, cha nói với cha Pier-Paolo:
_ Cha có chú ý tới bà ấy không?
_ Có chứ! Chuyện gì vậy?
_ Cha không bị ấn tượng gì à?
_ Thành thật mà nói thì không. Vì tôi làm tuyên uý cho các bà điên, nên tôi quen với những
cảnh này rồi!
_ A, nhưng cần phải chú ý! Theo tôi thì bà này đã bị quỷ nhập!
_ Đừng nói quá! Cha Pier-Paolo đáp lại. Không nên chỗ nào cũng đặt ma quỷ vào một cách
vô thưởng vô phạt như dân chúng vẫn làm, đang khi vấn đề chỉ là những chuyện có thể giải
thích một cách tự nhiên được. Và rồi điều gì hôm nay không giải thích được, thì ngày mai
chắc chắn khoa học của con người sẽ giải thích được.80
_ Tôi không đồng ý kiến với cha, cha Apollinaire nói. Không phải thế đâu! Cha đã quên rằng
bà ta nói được một thứ tiếng lạ đó sao? Rõ ràng là bà ta đang sống trong một thế giới huyền
bí, và cái thế giới đó chính là thế giới của ma quỷ!
_ Này cha Apollinaire! Một ngày nào đó, cha hãy đi với tôi vào bệnh viện tâm thần, tôi sẽ chỉ
cho cha coi những trường hợp rất hay, mà khoa học chưa thể giải thích được.
_ Tôi sẵn sàng đi, nhưng cha hãy nói cho tôi biết, cha đã gặp một trường hợp nào đại khái
giống như trường hợp này chưa?
_ Thực sự là chưa!
_ Vậy chúng ta có quyền chấp nhận như là một giả thuyết, không đi ngược lại khoa học, rằng
có thể ma quỷ can thiệp trong trường hợp này. Người phụ nữ này có vẻ rất bình thường.
Nhưng trong bà ta có một nhân cách khác với nhân cách của bà ta. Chúng ta đã nghe bà hát.
Không có một ca sĩ nào, thậm chí nổi tiếng nhất thế kỷ này, có thể hát hay như vậy. Và phải
nói thế nào về những lời chửi rủa dị thường được phát lên bằng một ngôn ngữ còn dị thường
hơn nữa? Không, cha không thể khiến tôi bỏ ý nghĩ cho rằng bà ta bị quỷ nhập. Chắc chắn
chúng ta không còn ở thời đại trung cổ nữa. Thời đó, chỗ nào người ta cũng thấy có những
trò phù thuỷ và những trò ma quỷ. Nhưng chúng ta không được tự hào rằng mình thông thái
hơn Phúc Âm, hơn Chúa Giêsu, hơn thánh Phaolô và thánh Phêrô, các ngài đã nói về ma quỷ
như một hữu thể có thực. Thánh Phaolô trong thư gửi giáo dân Êphêsô nói rằng ma quỷ ở
trong không khí. Hiện tượng quỷ nhập đã được biết đến từ thời thái cổ. Giáo Hội đã thiết lập
chức trừ quỷ không phải để chơi. Theo như các vị thừa sai của Giáo Hội trong những xứ
ngoại giáo, thì ma quỷ hoạt động rất mạnh trong những dân tộc còn sống trong bóng tối tăm
của ngoại giáo. Chắc chắn nó cũng có thể hoạt động như thế nơi những dân tộc theo đạo
Chúa nhưng vẫn có nhiều người từ chối niềm tin vào Phép Rửa...".
Cha Apollinaire còn khai triển tư tưởng của mình lâu nữa. Cha Pier-Paolo dần dần được lay
chuyển, nhưng vẫn chưa xác tín. Ngài nói:
_ Thưa cha, tất cả những gì cha vừa nói đều rất đúng. Nhưng tôi không tranh luận về giáo lý,
tôi chỉ nói về những sự kiện, tôi nghi rằng bà này thực sự bị quỷ nhập.
GẶP GIÁM MỤC
Sau cuộc tranh luận tối hôm trước, cha Pier-Paolo cảm thấy có phần bối rối, nên sáng hôm
sau, cha đã tới gặp Đức Giám Mục của mình là Đức Cha Pellizzari để trình bày chi tiết tất cả
những sự kiện mà chúng tôi vừa kể. Sau một lúc suy nghĩ, Đức Cha chỉ nói:
_ Này cha, cha hãy làm phép trừ quỷ cho bà ta!
_ Thưa Đức Cha, linh mục vội vàng trả lời, có cần thiết phải làm điều đó chăng?
_ Cần chứ! Đức Giám Mục không ngần ngại trả lời.
_ Chính con phải trừ quỷ cho bà ta sao?
_ Phải, cha phải làm!
_ Đức Cha có thể trao trách nhiệm cho người khác không?
_ Hoặc cha, hoặc Đức Cha Mosconi (tức Giám Mục phó), nhưng tốt hơn là cha làm, vì cha
biết bà ta.
_ Xin Đức Cha thứ lỗi, nếu không lầm thì con nghe nói rằng ma quỷ sẽ chống lại người nào
dùng phép trừ quỷ để trừ nó, và sẽ bày ra đủ trò để quấy phá người ấy!
_ Nhưng ai có thể tin được lời của ma quỷ? Cha không biết rằng ma quỷ là cha của mọi sự
dối trá sao? 81
Cuối cùng, cha Pier-Paolo phải vâng theo ý của Đức Cha. Từ toà giám mục trở về, cha cũng
hơi lo lắng. Đương đầu với ma quỷ, đối với cha, có vẻ là một cuộc phiêu lưu kinh khủng. Cha
là một linh mục rất đạo đức, nhưng có phần nào hơi nhút nhát, sợ phải bước vào một trận
chiến trong đó có lẽ cha khó nắm được phần thắng. Nhưng lệnh Đức Giám Mục rất rõ ràng và
dứt khoát. Cha tuân phục, cầu nguyện, cha ngủ rất ít, và quyết chí thi hành nhiệm vụ đã được
uỷ thác. Ban sáng, cha đi tìm bác sĩ Lupi, giám đốc bệnh viện tâm thần để trình bày cặn kẽ
những gì xảy ra, và ông bác sĩ đã bị thu hút bởi câu chuyện của cha, đã xin cha cho phép
chứng kiến nghi thức trừ quỷ, và đó cũng chính là điều cha muốn đề nghị với ông.
TRỪ QUỶ LẦN ĐẦU TIÊN
Nghi thức trừ quỷ lần đầu được cử hành ngày 21.5.1920, lúc 2 giờ chiều, trong một căn phòng
ở lầu một phía trên nhà nguyện. Chị bị quỷ nhập cùng đi với chồng, mẹ, một người bạn của
gia đình, và hai cô gái. Cha Pier-Paolo được một linh mục bạn phụ tá tên là Giustino, có
nhiệm vụ ghi lại tất cả những gì sẽ xảy ra, và một người phụ tá nữa là bác sĩ Lupi, giám đốc
bệnh viện tâm thần.
Quỳ gối trước một bàn thờ nhỏ, trước tiên hai cha đọc kinh cầu các thánh theo như sách Các
phép chỉ dạy. Người phụ nữ bị quỷ nhập ngồi trong một cái ghế bành bằng mây, vươn vai như
một con ác thú vừa ngủ dậy. Bỗng nhiên, những lời đầu tiên của nghi thức trừ quỷ vang lên
bằng tiếng Latinh:
"Exorcizo te, immundissime spiritus, omne phantasma, omnis legio..."
Nghe những lời này, người phụ nữ bị quỷ nhập dùng hai tay cầm lấy hai đầu bàn chân, nhảy
bay lên khỏi mặt đất trông rất là ngoạn mục, rồi chị ta nhào xuống một cách thư thái như một
con nai trong một tư thế đứng thẳng ở giữa căn phòng. Thân xác chị hoàn toàn biến đổi:
gương mặt của chị trông thật gớm ghiếc. Chị bắt đầu tru tréo những lời nguyền rủa đối với
linh mục trừ quỷ bằng một giọng vang như sấm, chẳng có một chút nữ tính nào:
_ Nhưng mi là ai mà dám chiến đấu với ta? Mi không biết rằng ta là Isabo có một đôi cánh
dài và những quả đấm rắn chắc sao?
Từ miệng người bị quỷ nhập phát ra một trận chửi rủa như tát nước vào mặt linh mục trừ quỷ.
Bàng hoàng, ngạc nhiên và hầu như bối rối, vị linh mục cảm thấy ở trong tình thế phải im
lặng trong giây lát. Nhưng không hiểu làm sao cha lấy lại được can đảm ngay, và cha mạnh
dạn nói:
_ Ta, linh mục của Chúa Kitô, ra lệnh cho mi dù mi là ai mặc lòng, nhân danh mầu nhiệm
Nhập Thể, nhân danh cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, vì sự Lên Trời của
Ngài, vì việc Ngài trở lại để phán xét chung, ta ra lệnh cho mi phải ở yên, không được làm
hại một tạo vật nào của Chúa, hay làm hại một người nào ở đây, và phải vâng lời tất cả
những gì ta ra lệnh cho mi!.
Trong khi mọi người đang xúc động, thì cuộc đối thoại sau đây xảy ra:
_ Nhân danh Thiên Chúa, mi là ai?
_ Isabo! Người phụ nữ kêu lên, gương mặt đỏ bừng và đôi mắt sáng rực.
_ Từ Isabo nghĩa là gì?
Thay vì trả lời, người đàn bà tự cắn tay và bàn tay, đồng thời như muốn chụp lấy áo của linh
mục trừ quỷ. Nhưng rồi cuối cùng chị cũng nói:
_ Tên này có nghĩa là "bị bùa mê" tới mức không thể cản lại được.
_ Mi có quyền năng gì?82
_ Quyền năng mà người ta cho ta!
_ Người ta cho mi những quyền năng nào?
_ Rất nhiều sức mạnh!
_ Mi nhận những sức mạnh đó từ người nào?
_ Từ người biết sai ta đi!
_ Mi nói thứ tiếng Ý nào vậy?
_ Ta không phải là người Ý.
Người phụ nữ hay nói đúng hơn là con quỷ đang chiếm hữu chị rú lên với một vẻ khinh thị,
và đồng thời lại phát ra một trận chửi rủa xối xả. Trong thời gian trừ quỷ, những trận chửi rủa
như thế còn xảy ra nhiều lần nữa.
_ Mi từ đâu đến? Vị linh mục hỏi không xúc động.
_ Nhưng mi ra lệnh cho ta làm như ta là nô lệ của mi vậy sao?
_ Hãy nói cho ta biết mi từ đâu tới?
_ Không nói!
_ Nhân danh Thiên Chúa, Đấng mà mi biết rất rõ, hãy nói cho ta biết mi từ đâu tới?
Nghe thấy tiếng "Thiên Chúa" người phụ nữ quay mặt đi chỗ khác, như một con bò rừng bị
một cái gậy đập vào mõm, chị ta bất động trong giây lát và từ chối trả lời.
Cử toạ ngong ngóng chờ đợi khi đối diện với cái cảnh gây xúc động này.
_ Nhân danh Thiên Chúa, linh mục lại nói, vì Máu Ngài đổ ra, vì cái chết của Ngài, hãy nói
cho ta biết mi từ đâu tới?
_ Từ những sa mạc ở xa.
_ Mi tới một mình hay tới với đồng bọn?
_ Ta có đồng bọn của ta.
_ Bao nhiêu?
Sau một lát lần chần tránh né, con quỷ trả lời, và nói những tên nghe dị thường như tên của
nó.
_ Tại sao mi lại nhập vào thân xác này? Vị linh mục hỏi.
_ Vì một tình yêu mãnh liệt không được đáp lại.
_ Không được ai đáp lại?
_ Mi đúng là đồ ngu.
_ Hãy trả lời: ai không đáp lại tình yêu này?
_ Thân xác này! Vừa la, người phụ nữ vừa đấm thật mạnh vào ngực mình.
_ Tại sao mi không cùng thân xác này đáp lại tình yêu đó?
Bằng một giọng hãnh diện, cao ngạo, khinh thị, người phụ nữ trả lời:
_ Bởi vì như vậy không phải là chính đáng!
_ Vì thế thân xác này đã trở thành nạn nhân của mi à?
Để đáp lại câu hỏi này của cha Pier-Paolo, người bị quỷ nhập đã thốt ra một giọng cười dễ sợ,
miệng vẫn mím lại, đôi môi chu ra như mõm thú vật, khiến cho tất cả những người chứng
kiến phải sợ hãi trong giây lát. 83
_ Mi đã nhập vào thân xác này hồi nào?
Sau khi vặn vẹo người thật lâu nó mới trả lời câu hỏi này:
_ Vào năm 1913, ngày 23.4 lúc 5 giờ chiều.
Những câu hỏi dồn dập của linh mục bắt buộc người phụ nữ phải nói rằng hôm đó, một tinh
thần xa lạ đã nhập vào chị theo một miếng bùa do một phù thuỷ luyện bằng một miếng thịt
heo ướp muối rưới lên một ly rượu nho trắng.
Trong phần trừ quỷ tiếp theo, vị linh mục hỏi xem có thật con quỷ cũng đã nhập vào những
người khác trong gia đình không. Con quỷ trả lời có.
_ Bằng thần giao cách cảm à? Vị linh mục nói.
_ Đồ ngu! Con quỷ trả lời.
Nhưng khi linh mục ra lệnh cho Isabo ra khỏi thân xác nó đang chiếm hữu, thì nó la
lên: Không!
_ Hãy xéo đi! Vị linh mục kêu lên.
_ Không bao giờ!
_ Ta ra lệnh cho mi phải xéo đi!
_ Ta không đi: ta là Isabo!
Và trong cơn phẫn nộ khủng khiếp, người bị quỷ nhập gạt những người có mặt ở đó ra, lao về
phía linh mục, tay giơ ra, mắt rực lửa, chụp lấy áo cha, xé dây các phép ra làm nhiều mảnh,
với những tiếng kêu man rợ.
_ Người ta phải mất 7 ngày mới làm cho ta nhập vào được thân xác này, còn mi muốn làm ta
ra khỏi người này chỉ bằng một lần trừ tà thôi sao?
Đây là lúc quyết định! Ông bác sĩ thản nhiên nhìn chòng chọc vào người phụ nữ bị quỷ nhập.
Vị linh mục rảy nước thánh trên chị và ban phép lành, thì chị ta vật mình xuống đất, co rúm
người và cuộn khúc lại, y như có người đốt cháy chị bằng than hồng.
_ Chừng nào mi mới ra? Linh mục hỏi.
_ Làm sao ra được, con quỷ nói bằng một giọng buồn sâu xa, trong khi mi cố làm cho ta ra
khỏi thì những người khác lại cố làm cho ta ở lại.
_ Hãy đi ra! Linh mục kêu lên đồng thời đặt dây các phép lên vai người phụ nữ.
Khi đụng tới dây các phép, chị nhảy lên như một con hoẵng và điên lên vì sợ hãi. Chị ta bèn
kêu:
_ Hãy bỏ gánh nặng này ra cho ta! Và chị ta chạy trốn.
_ Dừng lại! Vị linh mục la lên, nhưng chị ta vẫn tiếp tục chạy trốn, đồng thời kêu lên:
_ Hãy bỏ dùm tôi cái gánh nặng này! Hãy bỏ dùm tôi cái gánh nặng này!
Cảnh này còn kéo dài một lúc. Con quỷ tuyên bố rằng nó chỉ đi khi nào mửa ra được cái
miếng thịt muối đã làm nên cái bùa này. Người ta đem tới một cái thau để chị mửa ra, nhưng
uổng công. Nhiều lần dường như chị ta mửa ra một cái gì đó, nhưng không lần nào mửa ra
những thứ đã ăn vào bữa trước. Vị linh mục lại hỏi:
_ Hỡi thần nhơ nhớp! Những lời nào khiến mi cảm thấy đau khổ nhất?
Nhiều lần tìm cách từ chối trả lời, nhưng vì linh mục cứ ép buộc phải nói, nên cuối cùng con
quỷ trả lời một cách sợ hãi, giữa sự im lặng của mọi người:
_ Sanctus! Sanctus! Sanctus! (Thánh! Thánh! Thánh!) 84
Và quả thật, trong những lần trừ quỷ tiếp theo, người ta thấy ba tiếng ấy - mà phụng vụ gọi là
Trisagion - có tạo ra một hiệu quả trừ quỷ thực sự.
Trong khi con quỷ nói những lời ấy thì nó cũng xen lẫn vào những tiếng rú khiến cho những
người chứng kiến rất sợ hãi. Chính bác sĩ Lupi cũng đứng run rẩy và xanh mặt!
Nghi lễ trừ quỷ lần đầu kéo dài tới tối. Người phụ nữ bị quỷ nhập dường như đã kiệt sức, và
cha Pier-Paolo cũng mệt không kém. Cha đã cho con quỷ một mệnh lệnh cuối cùng: không
được làm một điều ác nào cho cả người bị quỷ nhập lẫn gia đình người đó. Sau khi hứa như
thế, nó nhìn vị linh mục một cách đe doạ và xảo trá, rồi nó nhìn theo những bức tường của căn
phòng dường như đang theo dõi một cuộc du ngoạn của các bóng ma vô hình, rồi nó rung
động và co thắt người lại, cuối cùng ngừng tất cả mọi biểu hiện của nó. Người phụ nữ dường
như ra khỏi một giấc ngủ sâu. Chị xanh xao nhưng bình thường. Chị ta xác nhận rằng chị hết
sức mệt, nhưng không còn nhớ gì cả. Màn trừ quỷ này đã chấm dứt.
Cha Apollinaire hỏi cha Pier-Paolo:
_ Này cha Pier-Paolo, kết quả thế nào?
_ Bà này thực sự bị quỷ nhập!
Lần này cha không thể nghi ngờ gì nữa. Nhưng cha cảm thấy sợ hãi vì đối thủ có quyền năng
như thế. Cha nói:
_ Thật không thể tin được thần ác lại có thể chống lại những phương thế hành động của
chúng ta đối với nó tới mức độ đó!
Cha trở về phòng, hy vọng ngủ được một chút, lúc này cha mới buồn ngủ làm sao!
Người bạn của cha là cha Giustino đã ghi lại tất cả những gì xảy ra. Dựa trên chính bài tốc kí
của cha viết đó, mà chúng tôi đã thuật lại tất cả một cách gián tiếp qua Alberto Vecchi.
NHỮNG ĐIỀU NHẬN THẤY
Đáng lẽ chúng tôi phải theo dõi từng bước một cuốn sổ ghi chép tuyệt hảo này để kể lại tất cả
các cuộc chiến đấu còn phải trải qua từ ngày 21.5, ngày trừ quỷ đầu tiên, cho tới ngày 23.6,
ngày cuối cùng. Trong khoảng thời gian đó có không dưới 13 buổi trừ quỷ. Ở cuối chương
chúng tôi sẽ thuật lại lúc người phụ nữ bị quỷ nhập này được giải phóng. Nhưng chúng tôi
phải nhấn mạnh những nhận định mà chúng tôi thấy được qua những lần trừ quỷ này.
Trước tiên, trong trường hợp quỷ nhập này, khởi đầu mọi sự là bởi một cái bùa do một tay
pháp sư trong xứ luyện ra. Tác động bất lương của những bùa phép thì khó mà tin được. Pháp
thuật là một sự kiện. Đó là một sự kiện vẫn còn hiện hành trong các miền quê của chúng ta,
cũng như trong các miền quê nước Ý, và đương nhiên ở các xứ khác nữa!
Thật vậy, trong khi trừ quỷ, người ta biết được rằng chỉ trong vùng Plaisance thôi đã có 7 ông
thầy pháp.
Thứ hai là qua sự thú nhận của ma quỷ, người ta biết rằng trong pháp thuật, cũng có một
cuốn sách các phép của ma quỷ, trong đó có một số công thức ma thuật, được Thiên Chúa cho
phép, có quyền năng vận dụng ma quỷ, bắt buộc chúng phải vâng lời nhập vào người này
người kia để chiếm hữu. Tại đó có cả một phương diện về thực tế hoả ngục đã bị hiểu biết
một cách sai lầm.
Thứ ba, để chống lại những cuộc tấn công của ma quỷ, chúng ta có những phương tiện hữu
hiệu, trước hết là sự cầu nguyện, các bí tích, các á bí tích, việc kêu cầu các thiên thần và các
thánh, sự phù hộ của Đức Trinh Nữ Maria.
Trong chương sau, chúng ta sẽ thấy quyền năng to tát mà Thiên Chúa đã khấng ban cho Đức
Trinh Nữ Vô Nhiễm. Và qua kinh nghiệm có kiểm chứng trong trường hợp Antoine Gay, 85
chúng ta biết được từ miệng của chính ma quỷ rằng Đức Maria là Mẹ của Thiên đàng, với tất
cả sức mạnh của từ ngữ này, và từ ngữ này đã nói lên tất cả.
Cuối cùng, dường như các danh hiệu mà các con quỷ đã mang đều hoàn toàn do tuỳ tiện. Nếu
chúng ta tin vào Isabo, thì ít ra trong trường hợp người phụ nữ bị bỏ bùa ở Plaisance này,
chính các thầy pháp ở xứ này đã đặt tên cho bảy con quỷ nhập vào chị ta, những tên mà chúng
mang có vẻ kỳ cục, quái đản. Ngoài tên Isabo, chúng ta còn biết các tên Erzelaide, Eslender,
...
Và tất cả những con quỷ này đều khác nhau, hơn nữa, dường như chúng không thiện cảm với
nhau bao nhiêu.
Điều vẫn còn gây ấn tượng là sự tàn phá và những tác hại của chứng quỷ nhập, nhất là khi
chúng đương sôi nổi nơi một người nào. Về điều này, chúng tôi có ghi lại những tâm sự của
chồng người phụ nữ bị quỷ nhập ở Plaisance.
NHỮNG THAN VAN CỦA NGƯỜI CHỒNG
Một hôm cha Pier-Paolo đang chuẩn bị một buổi trừ quỷ, còn cha Giustino đang đổ đầy bình
nước thánh sắp phải dùng tới, thì chồng của người phụ nữ bị quỷ nhập than thở:
_ Hy vọng công việc này sẽ kết thúc sớm!
_ Tôi hiểu, cha Pier-Paolo trả lời, hẳn nhiên là anh đã phải trải qua những giờ đầy cảm xúc!
_ Những giờ đầy cảm xúc à? Thưa cha, đó là những giờ khủng khiếp. Đúng ra con có thể kể
cho cha cả ngàn chuyện, nhưng bây giờ con chỉ có thể đưa ra một vài chuyện thôi: rất nhiều
lần vào buổi tối, khi con đi làm về, con thấy trong nhà tối thui, và mọi vật trong nhà đều ngổn
ngang. Vợ con thì huýt sáo, kêu meo meo, gầm rống lên, nhảy lên ghế lên bàn, lên bất cứ đồ
đạc nào... Những lần khác, con thấy vợ con đang tức giận xé quần áo, vải vóc. Lúc ấy thấy
con, vợ con khóc lóc nói với con một cách bực tức: 'Hãy cho tôi những vật để xé, lẹ lên, tôi
cần phải xé, phải phá, phải tiêu hủy'. Vừa nói vợ con vừa nhe răng, giơ móng vuốt ra một
cách dữ tợn!
_ Nếu như vậy, cha Pier-Paolo ngắt lời, thì quần áo anh chắc chắn còn rất ít!
_ Không còn gì cả! Vợ con đã xé tất cả! Cách đây không lâu, con chỉ còn 2 chiếc sơ mi, một
cái đang mặc, một cái đang gửi giặt. Bây giờ để chắc ăn, con phải gởi bên hàng xóm tất cả
những gì con có. Nhưng thảm kịch của vợ con không ngừng tại đó. Những lần khác nữa, con
thấy vợ cón ở dưới gầm bàn, co rúm lại, đầu thụt vào hai vai như một con thú bị mắc bẫy, các
bắp thịt thì gồng lên như để chiến đấu và ăn tươi nuốt sống kẻ thù. Con gọi: "Têrêsa!". Bằng
một giọng khàn khàn, vợ con trả lời: "Ta là Isabo, chính ta đang điều khiển nó!" Mới đầu con
tưởng vợ con đùa giỡn, con nói: "Têrêsa! Anh đang nói chuyện với em mà!" Vẫn cái giọng
sầu thảm ấy, vợ con trả lời: "Ta là Isabo! Chính ta đang cai quản nó!". Lúc ấy, vợ con ra
khỏi gầm bàn, nhảy về phía con, giơ hai quả đấm lên để thụi vào mặt con, và tự nhiên còn
chửi rủa tới tấp vào mặt con nữa. Một buổi tối con mệt mỏi hơn và chán chường hơn bình
thường, con chửi một câu nặng nề chống lại Isabo, nhưng vợ con nhảy bổ vào con như một
con mèo đang tức giận để bóp cổ con. Con phải vất vả lắm mới gỡ ra được. Có thể nói rằng
sức mạnh của vợ con đã tăng lên gấp trăm lần!
_ Khi thấy vợ anh trong tình trạng ấy thì anh làm gì?
_ Con để những dụng cụ nghề nghiệp của con rớt xuống đất, người chồng trả lời một cách
chán nản, con ăn vội một miếng bánh mì, rồi cố gắng tới giúp người vợ đáng thương của con
cho tới 11 giờ đêm, đôi khi tới nửa đêm, cho tới khi con thấy vợ con tỉnh trí lại.
_ Thế còn con cái?86
_ Mới đầu chúng sợ hãi và khóc lóc, nhưng chẳng bao lâu chúng quen đi, trẻ con thì vốn là
như thế. Nếu vào ban sáng thì chúng chạy ra đường chơi đùa, nếu vào ban tối thì chúng nói
với nhau: "Má bắt đầu khiêu vũ rồi, thôi chúng mình đi ngủ" và chúng đi ngủ.
_ Anh có còn hy vọng sẽ thấy được tất cả những cảnh này chấm dứt chăng?
_ Không còn hy vọng gì... Các y sĩ luôn luôn trả lời tương tự nhau, và cũng không biết làm gì
hơn. Con đã chán nản đến nỗi sợ mình điên lên rồi làm tầm bậy.
_ Nhưng giờ đây, linh mục nói, chúng tôi đã thay thế những phương pháp chữa trị của các
bác sĩ bằng quyền bính của Giáo Hội là mẹ chúng ta, và chúng ta có thể chắc chắn về kết quả
cuối cùng.
_ Vâng, thưa cha, bây giờ con cảm thấy hoàn toàn an tâm và tin tưởng!
Như vậy có phải rõ ràng là Giáo Hội đã đem lại hy vọng cho người đàn ông dũng cảm này
không? Nhưng những than van rất hợp tình hợp lý này giúp chúng ta đo lường được mức độ
nguy hiểm mà chúng ta phải chịu nếu không có sự bảo vệ của Thiên Chúa, Ngài bắt ma quỷ
phải giữ một khoảng cách nào đó đối với đại đa số nhân loại, chỉ cho phép chúng "cám dỗ"
thôi - như chúng ta vẫn nói - một hiện tượng tâm linh không ai tránh khỏi.
LẦN TRỪ QUỶ THỨ MƯỜI HAI
Lần trừ quỷ thứ mười hai vào ngày 21.6.1920, ba ngày trước đó, con quỷ tuyên bố rằng nó sẽ
không chịu ra trước 5 giờ chiều ngày 23.6. Nhưng dẫu sao kể từ lúc đó, nó đã yếu đi rất nhiều.
Ngay từ đầu lần trừ quỷ thứ 12 này, người ta đã thấy điều đó. Khi đọc kinh cầu các thánh hay
những kinh nguyện chuẩn bị khác, người phụ nữ bị quỷ nhập không còn làm dữ như những
lần trước nữa. Thay vì vươn mình như một con ác thú chuẩn bị chồm tới, thay vì nhìn một
cách căm thù những người tới chứng kiến, nhất là vị linh mục trừ quỷ, thì chị ta ngồi, đầu cúi
xuống, cằm sát tới ngực, bàn tay nắm lấy thành ghế, trong một thái độ yếu ớt, xấu hổ và hối
hận.
Khi vị linh mục vừa cất tiếng lên, thì chị ta từ từ đứng dậy, rồi nằm sõng soài đau đớn trên
tấm nệm đặt trước mặt chị, tay chân chị cứng ngắc, đôi mắt nhắm lại. Tất cả những người
hiện diện đều xúc động khi nhìn thấy thân xác chị thảm thương như một xác chết, và họ đang
chờ đợi một cú nhảy lên bất ngờ như đã xảy ra trong bao nhiêu lần khác, hoặc vặn vẹo người,
la hét, gầm thét lên, khiến những người nghe thấy phải đứng tim. Vị linh mục, không mấy an
tâm, hết nhìn lên cây thánh giá trên bàn thờ nhỏ, lại liếc nhìn bình nước thánh để chắc chắn
rằng mọi sự đã sẵn sàng để có thể bất ngờ tấn công con quỷ. Rồi cha bắt đầu ra lệnh như mọi
lần.
_ Ta ra lệnh cho mi không được động đậy, và chỉ trả lời những câu hỏi của ta. Mi hiểu
không?
Không có trả lời.
_ Hãy trả lời ta, mi hiểu không?
Vẫn không có tiếng trả lời.
_ Mi không thể trả lời hay không muốn trả lời?
Vẫn im lặng.
Vị linh mục bối rối. Làm sao bắt con quỷ câm này nói được? Ngài nảy ra một sáng kiến.
_ Nếu mi không thể trả lời được, thì giơ một ngón tay. Nếu mi không muốn trả lời thì giơ hai
ngón.87
Nghe lệnh này, người bị quỷ nhập từ từ giơ một ngón tay lên như là phải khó nhọc lắm giữa
sự im lặng của mọi người. Chị ta không thể trả lời.
Những người chứng kiến cảnh này bị ấn tượng sâu xa. Cái người mà ma quỷ đã nhiều lần biến
thành mạnh bạo như thế, độc đoán và hống hách như thế, vậy mà giờ đây lại tỏ ra mệt mỏi
như thế, nhục nhã như thế, bất lực như thế, tỏ ra ủ rũ, buồn thảm sâu xa như thế, khiến cho
người ta không thể nào quên được!
Cuộc đối thoại còn kéo dài giữa vị linh mục và người bị quỷ nhập. Chị ta luôn luôn trả lời
bằng cách giơ một hoặc đôi khi hai ngón tay lên. Cuối cùng linh mục ra lệnh:
_ Đứng dậy! Mửa ra!
Khi dùng từ ngữ này, cha muốn ám chỉ rằng cái bùa là một miếng thực phẩm đã ăn vào trước
đó 7 năm, mà bây giờ chị phải mửa ra để được giải phóng khỏi cái phù phép đó. Đã nhiều lần
vị linh mục ra lệnh này: mửa ra! Nhiều lần chị cũng đã mửa ra một vài miếng, không lần nào
là những thức ăn của bữa trước. Nhưng chính cái viên bùa thì chưa ra.
Lần này nữa, chị từ từ đứng dậy, từ từ lại gần cái chậu và ráng vâng lời, nhưng không được.
Vị linh mục đã cầu cứu tới quyền năng của ba tiếng Sanctus! Sanctus! Sanctus! mà chúng ta
đã từng nói tới. Tất cả cộng đoàn đều hô lên với cha ba tiếng đó.
Chị bị quỷ nhập vâng lời và lại mửa ra một cái gì đó, nhưng cai viên thịt ác hiểm kia thì vẫn
chưa chịu ra. Và cũng chẳng thể đạt được cái gì khác hơn nơi chị ta nữa.
NGÀY VĨ ĐẠI
Cuối cùng là cái ngày vĩ đại ấy. Isabo đã nói: ngày 23.6.1920, người ta sẽ thấy rõ điều đó. Bác
sĩ Lupi tò mò hơn ai hết về những gì sắp xảy ra. Tất cả mọi người đều tới đúng giờ để có được
cái kinh nghiệm độc đáo này. Bác sĩ Lupi bị căng thẳng hơn bình thường, nên cứ lấy cây gậy
của mình gõ xuống mặt đất hoài. Các kinh nguyện chuẩn bị được đọc một cách sốt sắng hơn
những lần khác. Trong căn phòng trừ quỷ, người phụ nữ bị quỷ nhập bò lê, trông xanh xao
mệt mỏi hơn, thẹn thùng hơn bao giờ hết. Chị ngồi phịch xuống cái ghế bành dành cho chị,
đầu nghiêng một bên, trong tư thế của một người bị kết án tử hình ngồi trên chiếc ghế điện.
Khi những lời trừ quỷ đầu tiên cất lên, chị nằm dài trên tấm nệm, người cứng ngắc, mắt nhắm
lại. Bác sĩ Lupi chú ý hơn, không muốn bỏ mất một chi tiết nào trong kinh nghiệm này.
_ Nhân danh Thiên Chúa, vị linh mục kêu lên, ta ra lệnh cho mi phải vâng lời ta, làm tất cả
những gì ta truyền lệnh. Mi hiểu không?
Im lặng.
_ Nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Đức Maria, ta ra lệnh cho mi như thế!
Vẫn im lặng.
_ Nếu mi hiểu thì giơ một tay lên, nếu không hiểu thì giơ hai tay.
Một cách chậm chạp như không còn hơi sức nữa, chị ta giơ tay lên. Cuộc đối thoại gây xúc
động lại tiếp tục. Người ta biết rằng hôm trước có một con quỷ đã ra khỏi chị để nhập vào một
người khác. Người ta cũng biết rằng tất cả những thành viên khác trong gia đình đã bị quỷ
nhập ít hoặc nhiều, nay đã được chữa lành hoàn toàn.
Còn có những tranh luận giữa Isabo và linh mục về vấn đề tất cả các con quỷ có phải ra cùng
một lượt với nhau không. Cuối cùng, để chóng kết thúc, vị linh mục ra cái lệnh mà mọi người
đang chờ:
_ Hãy đứng dậy và mửa ra!
Nghe lời này, người bị quỷ nhập ráng đứng dậy, mắt nhìn chằm chằm xuống đất, và quỳ gối
xuống cạnh cái chậu. Chị cúi xuống, và với tất cả cố gắng khiến chị rung động cả toàn thân, 88
chị ráng mửa ra. Vị linh mục hết năn nỉ lại ra lệnh, thúc giục chị vâng lời. Người phụ nữ đáng
thương ấy trông giống như một xác chết.
_ Mửa ra! Vị linh mục lại ra lệnh.
Với những co thắt trông thật tội nghiệp, chị tựa cùi chỏ vào hai cái ghế hai bên và ráng mửa
ra. Khó nhọc mà không mửa ra được gì.
_ Hãy đọc Sanctus! Vị linh mục lên tiếng.
Nghe vậy chị mửa ra được cái gì đó, nhưng còn ít quá! Đầu chị dường như gục xuống. Cần
phải nâng đỡ chị, nếu không, có thể chị sẽ chết mất!
Lúc này, vị linh mục nhìn đồng hồ:
_ Bây giờ là 4g35, cha nói. Với tất cả uy quyền mà Thiên Chúa ban cho ta, ta ra lệnh cho mi,
hỡi thần ô uế, phải ra khỏi thân xác này ngay, nếu mi không ra ngay tức khắc, ta sẽ đuổi mi
ra sa mạc, ra giữa sa mạc Sahara, nếu không ta sẽ đuổi mi xuống hỏa ngục.
Nghe vậy, tất cả những người có mặt đều run lên. Giờ phút nghiêm trọng đã tới! Không có gì
khiến cho Satan sợ hãi cho bằng bị ném xuống hỏa ngục. Điều này gợi cho chúng ta một khía
cạnh bị hiểu sai lầm về số phận của ma quỷ. Trong Tin Mừng, các con quỷ đã thích nhập vào
đàn heo hơn là bị đuổi xuống "Vực Sâu".
Vậy, ở Plaisance, tất cả cử tọa đều chờ đợi. Mọi nhân chứng đều nghe thấy tim mình đập và
nín thở.
Lúc đó, theo lệnh của vị linh mục, người bị quỷ nhập từ từ mửa ra. Đằng sau, tóc chị từ đầu
thả xuống dưới lưng như một bộ tóc giả to lớn phủ hết phần dưới gáy. Đôi mắt chị đầy lệ.
Trông chị có vẻ ngây dại và nhớn nhác. Các bắp thịt ở mặt xệ xuống, môi dưới dường như trĩu
xuống cằm. Không còn gì có vẻ là người trên cái khuôn mặt bị biến dạng ấy. Cặp mắt long
lanh như muốn khóc, chiếc miệng mở hé, đôi má hóp vào như xác chết. Tất cả những ai trông
thấy chị đều chắc chắn không cầm được nước mắt.
Cuối cùng, người ta nghe thấy một giọng sầu thảm, nghẹn ngào, ngập ngừng nói trong cổ
họng:
_ Ta ... đi ... đây ...!
Lúc đó, đầu của người phụ nữ cúi xuống cái chậu, và từ miệng chị mửa ra một lượng lớn
những thứ ghê tởm.
_ Hãy cút đi! Xéo đi! Vị linh mục kêu lên, lòng khấp khởi mừng vui.
Từ lúc đó, người bị quỷ nhập không còn cảm thấy dây các phép hay việc đặt tay của linh mục
lên đầu chị là một gánh nặng ghê gớm nữa. Bỗng bằng một giọng tươi mát, trẻ trung, vui
sướng, chị kêu lên:
_ Tôi khỏi rồi!
Và chị đưa mắt nhìn những người chứng kiến từ người này sang người khác trong trạng thái
hân hoan, với một nụ cười chiến thắng.
_ Thế còn viên thịt mà Isabo nói tới đâu? Cha Pier-Paolo hỏi.
_ Viên thịt đó chắc chắn ở trong chậu! Ông bác sĩ nói.
Ông đứng dậy, tiến lại gần cái chậu, và lấy cây gậy của ông khua vào những chất trong chậu.
Ông nói: "Hãy nhìn đây!", ông vừa nói vừa dùng gậy khều lên tất cả những gì người phụ nữ
đã mửa ra, trông nó như là một miếng vải. Thật vậy, trước những cặp mắt ngạc nhiên của
những người chứng kiến, một cái gì giống như một tấm "voan" rất đẹp, lóng lánh những màu
sắc của chiếc cầu vồng! Sau khi mở tấm "voan" ra, ở giữa tấm voan đó, người ta thấy viên thịt 89
"nổi tiếng" mà con quỷ đã từng mô tả nhiều lần trong những nghi thức trừ quỷ ấy. Đó là một
viên thịt héo ướp muối, lớn bằng quả cau, có bảy sừng.
KẾT LUẬN
Thần ác ấy đã giữ lời hứa. Chính ông bác sĩ mới đầu khó tin như thế, mà bây giờ đã tin chắc
chắn, vì có những bằng chứng rất rõ ràng và dứt khoát.
Người phụ nữ bị quỷ nhập, sau khi khỏi bệnh, khóc thút thít, nhưng nước mắt của chị bây giờ
là nước mắt vui mừng. Vả lại, ngay cả những người chứng kiến cũng thấy mắt mình rướm lệ.
Ông bác sĩ vẫn còn hăm hở, xem xét, tìm tòi trong cái chậu. Hai linh mục thì nhìn lên Chúa
Kitô chiến thắng.
Vị linh mục trừ quỷ mời tất cả mọi người hiện diện quỳ gối trước bàn thờ. Người phụ nữ được
giải phóng khỏi ma quỷ đã dâng lên Chúa những dòng lệ với những tiếng khóc nức nở thổn
thức. Chị vừa thoát khỏi cơn thử thách kinh khủng nhất. Chắc chắn cái lỗi lầm đầu tiên của
chị là đã đi hỏi ý kiến một ông thầy pháp tự xưng mình là thầy lang chữa bệnh, ông này đã
phải lòng chị. Vì chị từ chối lời tỏ tình của ông ta, nên ông ta đã trả thù bằng cách bỏ bùa chị.
Chúng ta vừa thấy được những hậu quả tai hại do hành động đó của chị. Điều này thật kỳ lạ!
Trong chương sau, chúng ta sẽ gặp một trường hợp hầu như giống y như vậy, nhưng xảy ra
khoảng 30 năm sau trong một vùng hoàn toàn khác hẳn.
Câu chuyện về việc trừ quỷ trên đây vẫn còn được những người thời đại ở Plaisance nhắc tới.
Người ta biết rằng vị Giám mục đã ra lệnh trừ quỷ bị chết thình lình sau đó ít lâu. Có phải
Satan trả thù không? Còn một vài sự kiện khác khiến người ta có thể nghĩ như thế, nhưng dẫu
sao sự trả thù này vẫn là một thú nhận sự bất lực của nó. Vị Giám mục đã làm đúng bổn phận
của ngài. Và cho dẫu ngài có mất đi thì công lao của ngài vẫn tồn tại mãi mãi.
CHƯƠNG VII
MỘT VỤ THƯ ẾM VÀO GIỮA THẾ KỶ XX
MỘT CUỘC GẶP GỠ KỲ LẠ
Trước khi đề cập đến chính nội dung chủ đề chương này, tôi xin mạn phép đưa ra đây một sự
kiện hoàn toàn có tính cách cá nhân. Đang khi bận viết cuốn sách này, thì tôi nhận được lá thư
của một linh mục mà tôi chưa hề quen biết, và linh mục này hoàn toàn không biết tôi đang
viết một tác phẩm nói về ma quỷ. Linh mục đó cũng vừa đọc một tác phẩm về chủ đề này, và
viết thư cho tôi, một cách ngẫu nhiên, để giới thiệu với tôi tài liệu riêng của cha. Ngài nói với
tôi:
_ Đương nhiên là con có những hồ sơ ấy.
_ Được rồi, tôi sẽ đọc những hồ sơ của cha, cha hãy đến gặp tôi nhé!
Việc đó tôi tưởng là khó xảy ra, nhưng thực sự cha đó đã tới. Hồ sơ của cha là những tài liệu
hết sức quí giá. Cha đã phải mãnh liệt đương đầu với Satan suốt 6 năm nay. Qua người phụ
nữ bị bỏ bùa ở Plaisance được đề cập ở chương trước, chúng ta thấy cuộc chiến đấu đó dữ dằn
như thế nào. Thế kỷ chúng ta có khuynh hướng nghi ngờ sự hiện hữu của Satan, cũng như đã
nghi ngờ biết bao chuyện khác, nhưng thế kỷ này cũng có những bằng chứng về sự hiện hữu
của nó, về sức mạnh và hành động của nó, về những phương pháp mà nó dùng khi được
Thiên Chúa cho phép, về những tình trạng khủng khiếp mà nó có thể gây ra cho một nạn nhân
khốn khổ nào đó của nó. 90
Tôi được phép cho biết tên của "nhân chứng" đã đương đầu với Satan vào thời đại mà chúng
ta đang sống đây. Đó là cha Berger-Bergès, ở Chavagne-en-Pailler thuộc tỉnh Vendée.
Vì chính cha không xuất bản cuốn sách nào cả, nên cha đã nhờ tôi nói thay cho cha rằng cha
sẵn sàng trình bày trước bất kỳ một cử toạ nào về những phép trừ quỷ mà cha có nhiệm vụ
phải làm trong 6 năm qua, và vào lúc tôi viết bài này, thì cha vẫn đang tiếp tục nhiệm vụ ấy.
Tôi đã tham khảo, đọc qua, đồng thời ghi chú về những hồ sơ ấy, nhưng dĩ nhiên ở đây tôi chỉ
có thể đưa ra một cái nhìn bao quát và ngắn gọn về những tài liệu đó thôi.
Đàng khác, tôi không thể ghi rõ tên tuổi của những người có liên quan đến những câu chuyện
đó, mà chỉ ghi chữ đầu trong tên của họ, và cũng không chỉ rõ nơi những câu chuyện ấy xảy
ra.
Có những trường hợp trừ quỷ tương đối dễ dàng và thành công nhanh chóng. Nhưng cũng có
những trường hợp phức tạp hơn, lâu có kết quả hơn. Dường như trong những trường hợp trừ
quỷ khó khăn này, như trường hợp ở Plaisance, mỗi lần nhờ việc trừ quỷ mà nạn nhân bớt đau
khổ hơn, dễ chịu hơn, thì chỉ ít lâu sau, chứng quỷ nhập tái diễn và trở nên nặng nề hơn, vì
những phù phép gây ra chứng quỷ nhập đó lại được người ta thực hiện ở xa.
Trong tất cả những hồ sơ mà tôi đã xem qua, tôi chỉ giữ lại một hồ sơ, vì nó có tính cách tiêu
biểu đặc biệt. Đó là hồ sơ nói về trường hợp quỷ nhập của bà G., một người có gia đình và có
một cô con gái nhỏ. Hồ sơ này có không dưới 145 tình tiết xảy ra từng đợt từ 14.9.1953 đến
5.2.1959, hiện nay (năm 1959), lúc tác giả viết cuốn sách này vẫn còn đang tiếp diễn.
Nhưng trước tiên, chúng tôi phải nói câu chuyện xảy ra ngay từ đầu như thế nào.
Để làm việc này, chúng tôi dựa vào những ghi chép riêng của người chồng nạn nhân. Cách
nói, cách trình bày câu chuyện là của chúng tôi, còn tất cả mọi chi tiết, tình tự đều là của ông
ta. Và để cho bài tường thuật sinh động hơn, chúng tôi sẽ trình bày như chính ông ta tự thuật,
dùng chính những từ ngữ của ông được chừng nào có thể.
MỆT MỎI QUÁ SỨC
Ông G. kể lại: "Lúc đó là tháng 9.1950, con gái của chúng tôi là Annie, 2 tuổi, bị chứng mất
ngủ. Từ lúc cháu sinh ra, hầu như vợ tôi luôn luôn phải thức trắng đêm với cháu. Nàng cảm
thấy mệt mỏi toàn diện, khiến nàng lo lắng đến nỗi chúng tôi phải cầu cứu tới bác sĩ: nàng
không còn muốn làm một việc gì nữa, lúc nào cũng thấy mệt mỏi, người thì gầy hẳn đi, lại hay
bị chóng mặt... Tuy nhiên, bác sĩ vẫn trấn an. Theo bác sĩ, tình trạng hiện tại không có gì
nghiêm trọng cả. Chỉ cần yên tĩnh, ăn uống và ngủ nghỉ đầy đủ; muốn thế, phải để nàng sống
trong một căn nhà yên tĩnh để an dưỡng tối thiểu là 3 tuần.
Nói thì quả là hay lắm, dễ lắm, nhưng chúng tôi đâu có bảo hiểm xã hội. Vợ tôi lại chưa bao
giờ rời khỏi căn nhà mà hai vợ chồng tôi sống từ hồi nào đến giờ. Vả lại, việc sống ở ngoài
rất tốn kém. Vì thế chúng tôi quyết định bỏ qua ý kiến của bác sĩ. Ba tuần trôi qua, tình trạng
sức khoẻ của vợ tôi không có gì khả quan hơn. Một hôm lên thành phố, tôi gặp một bạn gái
của vợ tôi hỏi thăm tin tức gia đình tôi. Tôi đã kể hết sự tình, và chị ta trả lời: 'Tại sao anh lại
không tới ông B.? Ông ấy đang chữa trị cho con trai tôi, cháu bị đau thần kinh, và tôi rất hài
lòng. Con trai tôi bây giờ đã ăn ngon ngủ yên, những khủng hoảng thần kinh hầu như biến
mất hoàn toàn'. Nghe chị ta nói chắc chắn như thế, mừng quá, tôi hỏi chị xem ông B. ở đâu.
Dường như đó là một thầy lang vườn, rất nổi tiếng trong khắp vùng đó. Chị ấy bảo tôi: 'Thứ
bảy nào ông ta cũng tới S.J. và chữa bệnh suốt ngày. Anh thử tới đó xem, không tốn kém gì
đâu!'. Nhưng người bạn gái tốt bụng này còn nói thêm, không có vẻ coi chuyện mình nói tới là
quan trọng: 'Mới đầu ông ta làm tôi sợ: lần đầu tôi tới đó với cháu nhỏ, ông ta cắt của cháu
một mớ tóc và cầm nó giữa các ngón tay. Ông vừa vân vê các ngón tay với nhau, vừa nói:
'Phải rồi, đúng là cháu bị bệnh thần kinh rồi!'. Cùng lúc đó một làn khói xanh từ các ngón tay
của ông ta bốc lên!' 91
Về tới nhà tôi nói tất cả những việc đó với vợ tôi. Chuyện làn khói xanh và mớ tóc bị cắt
không làm cho nàng lo âu chút nào cả. Nàng không tin vào tất cả những chuyện đó. Vì thế
chúng tôi quyết định tới ông ta vào thứ bảy kế đó. Nhưng vì lý do đột xuất, ông ta lại không
tới S.J. để khám bệnh như thường lệ, nên tôi đã tới thăm mẹ tôi ngay hôm đó, mẹ tôi nói với
chúng tôi: 'Ồ! Các con! Mẹ không muốn ngăn cản các con tới ông B. khám bệnh đâu! Nhưng
các con biết, mẹ không tin tưởng hắn được. Gia đình hắn gồm toàn những người đểu cáng.
Nếu có thể làm được thì hắn sẽ làm cho nửa vùng S.J. này toi mạng hết'.
Tuy vậy, tiếng báo động này không làm cho chúng tôi ngưng thực hiện ý định. Nên thứ bảy
sau đó, chúng tôi tới bấm chuông nhà ông thầy lang nổi tiếng ấy.
ẢNH ÔNG THẦY KHÁM BỆNH
Chính vợ của ông ta ra mở cửa cho chúng tôi. Chị ta đón tiếp chúng tôi vui vẻ lắm. Chúng tôi
chờ tới phiên mình. Đến lượt, ông thầy kêu chúng tôi vào, mời chúng tôi ngồi và bắt đầu thăm
bệnh:
_ Thưa bà, xin bà cho biết họ tên và ngày sinh của bà.
Vợ tôi trả lời xong, B. cắt một ít tóc của nàng. Hắn cầm tóc đó giữa ngón cái và ngón trỏ của
bàn tay phải, rồi cầm cổ tay vợ tôi. Im lặng một lát, hắn vê ngón cái và ngón trỏ với nhau,
không nói gì, bỗng nhiên có một làn khói xanh bay lên, cao tối thiểu 20cm, y như một điếu
thuốc tự bốc khói từ một ống gạt tàn thuốc. Một lát sau, hắn rời hai ngón tay ra, thì - một
chuyện có vẻ như không có thật - không còn thấy tóc đâu nữa! Lúc đó, B. tuyên bố: "Ồ! Bà bị
đau thần kinh, nhưng không sao cả, tôi sẽ chữa cho bà, nghề chuyên môn của tôi mà! Tới đây
khám bệnh hai ba lần là bà sẽ hoàn toàn khoẻ mạnh!".
Rồi hắn cầm một cái lọ có đựng một chất gì là lạ, và nhúng ngón tay cái vào lọ. Hắn nhìn
đồng hồ để căn thời gian, chỉ trong vài giây là hắn rút nhanh ngón tay ra. Kế đó, hắn nắm lấy
hai cổ tay vợ tôi: kìa, tự nhiên hắn co rúm người lại, người hắn đỏ lên như trái cà chua. Như
vậy kéo dài mấy phút, đầu hắn vẫn cúi xuống. Bỗng nhiên vợ tôi nhắm mắt lại và bắt đầu ngủ.
Lập tức, hắn buông hai cổ tay vợ tôi ra và chuẩn bị làm cho nàng tỉnh dậy. Hắn nói rằng hắn
đang bị đau ở gáy, và như hắn nói thì công việc hắn vừa làm khiến hắn rất mệt. Hắn cầm một
ống thuốc đựng éther, chích vào gáy hắn một phát để lấy lại sức khỏe, rồi chích vào gáy vợ tôi
khiến nàng tỉnh dậy, trông ngơ ngáo, đầu nặng chịch, sau một vài phút ngủ một giấc kỳ lạ.
Phiên khám bệnh của vợ tôi thế là hết. Nàng cảm thấy khoẻ hơn trước một chút. Hắn cho
chúng tôi địa chỉ nhà tư của hắn, để phòng trường hợp chúng tôi muốn gặp hắn tại nhà.
Nhưng hắn hẹn chúng tôi trở lại S.J. 15 ngày sau.
GIẤC NGỦ KỲ DỊ
Chúng tôi ra về với hy vọng rất lớn là bệnh nàng sẽ khỏi. Nhưng ngay buổi tối hôm đó, chúng
tôi đang dùng bữa, thì bỗng nhiên vợ tôi buông bỏ muỗng nĩa, gục đầu xuống ngay trên đĩa
nàng đang ăn và ngủ mất. Chuyện gì xảy ra vậy? Tôi không hiểu gì cả. Hai phút trôi qua, thế
mà có vẻ như lâu lắm, vợ tôi tỉnh lại và nói với tôi: "Thế là nghĩa gì? Tất cả mọi cái đều mờ
đi trước mắt em, và em không còn thấy gì nữa. Bây giờ em thấy mệt mỏi và thờ thẫn!".Ít lâu
sau, nàng cảm thấy khoẻ khoắn hơn và nói: "Bây giờ em đói quá!".
Hôm sau cũng như những ngày tiếp theo, cảnh đó lại diễn ra, bữa ăn nào vợ tôi cũng ngủ. Ban
tối, lúc đi ngủ, khoảng 8g30 hay 9g00, nàng bắt đầu lúng búng nói những từ ngữ kỳ dị, rồi
cười nắc nẻ như thể có một cái gì hiện ra trước mắt nàng. Nàng đi quanh cái bàn như một
người điên, và dùng ngón tay chỉ các đồ vật như một người câm muốn làm cho người ta hiểu
mình. Tôi cố làm cho nàng ngừng cái trò đó lại, nhưng nàng đẩy tôi ra như thể tôi là một
người xa lạ, mà nàng không muốn gặp. 92
Càng ngày tôi càng không hiểu gì, và tôi tự hỏi tên lang băm này có thể đã làm gì cho vợ tôi
trong lần chữa bệnh bằng từ lực - như hắn ta vẫn gọi như thế.
Việc này không thể kéo dài được. Vì thế, thứ năm sau cái lần gặp tên lang băm đó, chúng tôi
lại tới gặp hắn tại nhà tư.
BỆNH LẠI CÀNG TRẦM TRỌNG HƠN
Chúng tôi kể lại những gì đã xảy ra, thì tên thầy lang xin lỗi một cách kỳ cục, hắn nói hắn đã
lầm lẫn về ngày tháng sinh của vợ tôi, vì đối với những người sinh vào tháng đó, thì cần phải
chữa trị một cách êm dịu hơn, vì thế không có gì đáng lo cả, và chúng tôi có thể hoàn toàn an
tâm trở về, vì mọi sự sẽ xảy ra tốt đẹp hơn nhiều!
Khi nói điều đó, tên B. có vẻ vui mừng ra mặt. Về sau chúng tôi mới hiểu tại sao: Satan đã
làm đúng lệnh của hắn. Đối với hắn, việc chúng tôi trở lại gặp hắn là một chiến thắng. Trong
lúc khám bệnh, vợ tôi lại ngủ trước mặt hắn. Thực ra hắn chỉ miễn cưỡng làm đẹp lòng nàng
và đành phải nói: "Khi ra khỏi nhà tôi, bà sẽ ăn ngon, rồi bà sẽ thấy, và tối nay bà sẽ ngủ
ngon!".
Quả thật là trên đường trở về nhà, vợ tôi đã ăn ngấu nghiến cả một nải chuối. Buổi tối, nàng đi
ngủ và ngủ một giấc say như chết: sau này chúng tôi mới hiểu điều đó, vì lúc ấy Satan đã có
mặt để làm một điều gì rồi. Buổi sáng, khi tỉnh dậy, nàng lại cảm thấy hoàn toàn thờ thẫn.
Nhiều ngày trôi qua, tình trạng của nàng càng lúc càng tệ hại hơn. Nàng nhức đầu kinh khủng,
chưa bao giờ nhức đầu như vậy. Đôi khi nàng cảm thấy choáng váng khủng khiếp, và phát
khóc lên vì đau đớn quá mức. Rồi bỗng nhiên nàng im lặng, người trở nên cứng ngắc, mắt mở
trừng trừng hoảng hốt, nhìn chòng chọc lên trần nhà, hai tay giơ lên. Nàng nói nhiều
lần: "Chắc tôi điên mất!".
Những lần khác, nàng giống như chết. Tôi không sao làm nàng tỉnh dậy được trừ phi làm gãy
hai cánh tay nàng. Nàng không nhìn thấy tôi, cũng không nghe thấy tiếng tôi nói nữa. Cứ như
vậy suốt một tiếng, đôi khi tiếng rưỡi đồng hồ, có những lần chỉ kéo dài 15 phút. Còn tôi, ở
đó, bất lực, chẳng biết phải làm gì nữa!
Đương nhiên, thứ bảy kế tiếp, khi B. tới S.J. khám bệnh, chúng tôi tới đó để nói với hắn sự
bất mãn của mình. Hắn lại khám bệnh vợ tôi: hắn cầm lấy hai cổ tay nàng, cho nàng uống một
lọ thuốc tăng lực mà hắn nói là máu bò và huyết cầu tố. Hắn còn cho thêm vào đó một ít thuốc
cốm cũng được gọi là thuốc tăng lực. Hắn còn xác định là hắn đã làm cho lực tác động của
hắn bớt mạnh, và nói rằng hắn không cưỡng ép nàng chút nào cả. Nhưng tình trạng sức khoẻ
của nàng vẫn không khá hơn chút nào. Một lần nữa, thứ bảy trước Giáng Sinh 1950, chúng tôi
lại tới S.J. để nói với hắn rằng với bất cứ giá nào hắn cũng phải làm sao cho nàng đỡ hơn. Vì
chúng tôi tin chắc rằng tất cả đều tuỳ thuộc hắn, vì hắn đã truyền nhân điện của hắn qua nàng.
Để trả lời cho những quở trách của chúng tôi, hắn nói:
_ Các bạn đáng thương của tôi ơi! Tôi không thể làm gì hơn những gì tôi đã làm. Nhưng với
bà - hắn nói với vợ tôi -tôi không hiểu tại sao. Dường như có một bức tường ở trước tôi. Khi
tôi muốn làm điều gì cho bà, thì có một sức lực ngăn cản không cho tôi chữa bệnh cho bà. Tôi
đã từng chữa bệnh cho bao nhiêu người khác, nhưng không bao giờ thấy có một bức tường
như vậy! Tôi không biết phải làm gì ngoài cái phương cách mà tôi phải dùng: vậy, bà hãy đến
ở gần nhà tôi, tôi sẽ chăm sóc bệnh tình bà dễ dàng hơn!
Như vậy là hắn đang giương lên chung quanh chúng tôi một cái bẫy mà chúng tôi vẫn vô tình
không biết gì cả.
BỊ SA BẪY93
Hôm đó, khi trở về nhà, vợ tôi rất lưỡng lự. Nhưng một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi trở lại
nhà của B. ở S.J, và nàng yêu cầu hắn dẫn nàng ngay tối hôm đó về ngôi khách sạn ở cách
S.J. hai kilômét. Chắc chắn hắn rất vui mừng nhưng không để lộ cho ai thấy cả, lập tức hắn
kêu điện thoại cho khách sạn đó, báo tin rằng sẽ có 2 người tới đó để thuê phòng. Ngay 9 giờ
tối hôm đó, chúng tôi tới khách sạn, và phải ở đó từ thứ bảy tới thứ năm kế tiếp, mà tình trạng
của vợ tôi vẫn không khá hơn. Lễ Giáng Sinh đã tới. Vợ tôi quyết định mừng lễ ở nhà. Bệnh
của nàng càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Nàng trở thành nhớn nhác, không còn nhận ra tôi
nữa. Nàng nói với tôi: Tôi không quen biết ông, tôi không muốn gặp ông nữa!". Điều nghiêm
trọng hơn nữa là nàng không còn thiện cảm với bé Annie, đứa con gái mà trước đây nàng hết
sức yêu thương và âu yếm. Có lần đang làm bếp, nàng cầm con dao trong tay, sấn tới con bé
để làm hại nó. Nàng cảm thấy trong người nàng có một lực thúc đẩy nàng làm điều ấy. Tuy
vậy, nàng vẫn chống lại lực thúc đẩy đó. Nhưng rồi một hôm nàng có tư tưởng bóp cổ con gái
mình. Sức mạnh ấy vẫn thúc đẩy nàng. May mắn thay nàng chống cự lại được. Nhưng nàng
khóc. Đối với nàng đó là một đau khổ khôn tả. Những tư tưởng làm hại con của nàng có thể
xuất phát từ đâu?
Giữa tháng giêng 1951, khi còn nằm trên giường, nàng nói với tôi: "Hãy tới gặp tên B., nói
với hắn tới gặp em. Em sợ những trò ma quái của hắn quá rồi! Hắn phải ngưng tất cả những
trò này lại!".
Tôi làm những gì nàng muốn. Ban tối, sau khi B. chữa bệnh cho bệnh nhân xong, hắn tới nhà
chúng tôi. Hắn muốn nói chuyện mặt đối mặt với vợ tôi. Hắn bảo nàng tới nhà hắn một mình.
Vì thế tôi dẫn nàng tới nhà hắn, nhưng để một mình nàng vào gặp hắn khoảng nửa tiếng.
Khi ra khỏi đó, nàng có vẻ hơi lạc thần. Tôi hỏi nàng: "Em làm sao vậy? Trông em tức cười
quá!". Nàng trả lời: "Ồ! Tên B. ngu xuẩn này yêu cầu em làm tình nhân của hắn, và em trả lời
hắn: Hãy để tôi yên, và đừng đặt lại vấn đề ấy nữa!"
Lúc ấy tên thầy lang không nài nỉ nàng vì trong nhà của hắn đầy người. Vợ hắn không có ở
đó. Nhưng không vì thế mà tên khốn nạn ấy từ bỏ ý định của hắn, như chúng ta sẽ thấy sau
này.
Tháng giêng qua đi. Bệnh tình của vợ tôi càng tệ hơn, lúc nào nàng cũng thù ghét Annie, con
gái nàng. Điều đó trở thành một ám ảnh kinh khủng tới độ nàng không chịu đựng được nữa.
Một hôm, vào đầu tháng giêng 1951, nàng nói với tôi: "Anh biết đấy, em phải tới S.J. để chữa
bệnh, em phải ở gần B. để hắn chữa cho em. Em nài xin hắn đưa em ra khỏi tình trạng này.
Quả thật, em không thể chịu đựng nổi nữa, và em phải xa rời đứa con gái của em, vì em sợ
gần nó em sẽ làm hại nó!".
Sau này chúng tôi thấy rằng mưu mô của Satan - theo lệnh của B. - hệ tại chính điều này:
Việc vợ tôi sợ làm hại đứa con gái khiến nàng rơi vào bẫy của B., hắn không chịu đựng được
sự từ khước của vợ tôi đối với đam mê của hắn khi hắn tấn công nàng lần đầu. Tôi trả lời:
_ Em thực sự tin rằng mọi sự sẽ tốt đẹp hơn khi em đến với tên ấy sao? Anh không tin tưởng
lắm!
Nhưng vì nàng năn nỉ, nên tôi lại dẫn nàng tới khách sạn mà chúng tôi đã ở trước lễ Giáng
Sinh, và tôi để nàng một mình tại đó, vì tôi còn phải về để đi làm. Tôi và hắn vẫn đến thăm
nàng, cho tới thứ ba kế tiếp. Sáng thứ ba, nàng thấy hắn vào phòng nàng lúc nàng còn nằm
trên giường. Và hắn đã đề nghị với nàng những điều tội lỗi ghê tởm nhất một cách vô liêm sỉ.
Vợ tôi tức giận. Nàng nói với hắn những từ ngữ chỉ thích hợp để nói với một tên đểu cáng
như hắn. Nàng nói thêm: Hãy để tôi yên, tôi sẽ nói với chồng tôi tất cả!".
ĐE DỌA
B. lại thất bại lần nữa, nên hắn đe doạ nàng một cách quyết liệt: 94
_ Nếu bà nói với chồng bà điều đó, bà sẽ hối hận! Tôi không thích ai cưỡng lại tôi cả, và bà
sẽ hối hận vì điều đó!
_ Ông đã làm gì khiến cho tôi bệnh hoạn thế này? Vợ tôi la lên.
_ Bà nói vậy sao? Hắn tức giận đáp lại. Không phải tôi làm cho bà bệnh đâu, có thể có một
tên vô lại nào đó đã làm hại bà!
_ Đúng! Thằng vô lại đó chính là ông! Vợ tôi phản công lại.
Hắn cười khẩy và trả lời:
_ Ờ! Đúng rồi! Tôi thư ếm bà đó! Chỉ cần vậy thôi!
Không hiểu rõ lời hắn nói, vợ tôi kêu lên:
_ Tôi sẽ điện thoại cho chồng tôi ngay chiều nay, để anh ấy đến kiếm tôi.
_ Được! Tôi nói cho bà biết là bà không kêu điện thoại được đâu, và bà phải ở lại đây!
Hắn tức giận ra khỏi phòng, và xuống khu giải khát ở nhà hàng. Vào khoảng 2 giờ chiều, hắn
trở lại nói với nàng:
_ Sao? Bà đã suy nghĩ về những gì tôi nói với bà chưa?
Rồi hắn đưa cho nàng một cái kẹo nu-ga mà hắn vừa mua ở một cái máy bán kẹo tự động. Vợ
tôi cầm lấy kẹo, ném vào mặt hắn và nói:
_ Ông là một thằng đểu cáng! Cái kẹo của ông đó! Tôi sẽ kêu điện thoại cho chồng tôi!
_ Được! B. trả lời. Rồi bà sẽ thấy, bà sẽ hối hận vì đã từ chối.
Quả thật, suốt buổi chiều, vợ tôi cố gắng tới phòng điện thoại mà không được, dù phòng đó
chỉ cách phòng nàng có năm, sáu mét. Nhưng vào buổi tối, khoảng 20 giờ, khi tôi gọi điện
thoại cho nàng như mọi ngày để biết tin tức về nàng, thì nàng mới tới được phòng điện thoại,
mà phải vất vả lắm mới tới được. Nàng nói trong hơi thở:
_ Hãy đến gặp em gấp!
Nàng chỉ cố gắng nói được như thế. Nhưng tôi đã hiểu năm chữ đó. Vào 10 giờ tối tôi mới tới
được bên nàng. Lúc đó tôi thấy nàng đang khóc! Sáng thứ tư, nàng mệt mỏi đến nỗi phải vất
vả lắm mới mặc được quần áo. Tôi phải cố gắng lắm mới dẫn nàng ra ga được, trước cặp mắt
giận dữ nhưng bất lực của B., chính hắn cũng vừa mới dẫn một người ra ga.
Trên xe lửa, vợ tôi kể lại tất cả những gì xảy ra giữa nàng và B. Nàng kể cho tôi sự nài xin vô
liêm sỉ và những lời đe doạ của hắn. Hắn còn dám nói với nàng:
_ Anh không thể nhịn được lòng khát khao của anh đối với em nữa! Chắc là em đã bỏ bùa mê
cho anh rồi!
Chắc chắn là có bùa mê trong đó, nhưng cái phù phép đó là do hắn chứ không phải do vợ tôi.
Vợ tôi không hề nghĩ tới chuyện này!
HIỆU QUẢ CỦA PHÙ PHÉP
Khi về tới nhà, chúng tôi hiểu ngay. Hắn đã nói: "Tôi không thích ai cưỡng lại tôi cả, bà sẽ
hối hận vì điều đó".
Quả thật, vợ tôi cảm thấy ngay những hiệu quả báo thù của hắn. Nàng càng lúc càng đau đớn,
nên cứ phải nằm trên giường hoài. Nàng bị như vậy trong hai tuần đầu của tháng 2.1951.
Những cơn đau của nàng làm tôi rất khổ tâm: nàng không đứng dậy được, không ăn được,
không ngủ được, và lịm đi lúc nào không biết. Tôi cho nàng uống nước cam, nhưng nàng nuốt
không nổi. Tôi kêu bác sĩ tới, ông ta chích thuốc cho nàng. Qua ánh mắt của ông, tôi biết ông
ta nghĩ nàng đang bị nguy khốn. Tôi kêu tới bốn bác sĩ, nhưng kết quả chẳng hơn. Một trong 95
các bác sĩ đề nghị đưa nàng tới bệnh viện tâm thần. Nhưng nàng nói với ông ta rõ ràng: "Tôi
không muốn vào bệnh viện. Thưa bác sĩ, tôi không bị điên đâu! Nhưng tôi cảm thấy trong
người có một sức mạnh làm tôi đau đớn. Người ta bảo tôi điên, nhưng tôi không điên đâu!".
Tuy nhiên vào cuối tháng hai, vợ tôi và tôi quyết định tới Saujon để nghỉ mát tại một nhà do
bác sĩ Dubois, một bác sĩ tâm thần, phụ trách. Hôm đó là ngày 21.2. Tại đó, người ta điều trị
cho vợ tôi bằng tất cả những phương pháp thông thường áp dụng cho các bệnh thần kinh: nào
là tắm bông sen, chạy điện, ... Nhưng chẳng kết quả gì. Tuy nhiên sau hai tháng điều trị, nàng
lên được nửa ký. Các cơn khủng hoảng cũng bớt kịch liệt đi. Sức khoẻ tương đối khá hơn cho
tới tháng tám. Nhưng một hôm, khi nàng đi ngủ, chỉ trong một phút mà tất cả đều thay đổi.
Nàng buông bỏ cuốn sách đang đọc, mở mắt trừng trừng và la lên: "Nhức đầu quá! Nhức đầu
quá! Tôi điên mất!". Cơn khủng hoảng đó kéo dài suốt một tiếng đồng hồ. Rồi nàng nói với
tôi: "Tình trạng đó trở lại rồi! Thằng B. lại làm hại em rồi! Hắn muốn cho em điên lên mà!
Hắn làm cho em cứ choáng váng trong đầu hoài!".
Tình trạng của nàng bỗng nhiên trầm trọng ra, không ăn được nữa. Tôi cảm thấy bất lực.
Chúng tôi đến với một bà thầy thuốc, bà này làm nàng bình thản được một lúc, nhưng khi về
nhà được một tiếng, thì tất cả đều trở lại còn tệ hơn trước. Dường như lúc đó có những cuộc
tấn công và phản công giữa bà thầy thuốc và tên B. Cuối cùng, chúng tôi đi đến quyết định là
phải làm đơn khiếu nại tên B. trước pháp luật.
Chúng tôi đã làm việc đó vào tháng 9.1951. Tháng 10 và 11 trôi qua mà đơn chúng tôi vẫn
chưa được cứu xét. Nhưng vào tháng 12, chúng tôi nhận được giấy báo yêu cầu chúng tôi tới
toà án để đối chứng với tên B. Nhưng hôm đó vợ tôi không đến được vì nàng bị đau suốt đêm
trước. Tôi tới hầu toà một mình, và phân bua mọi chuyện với quan tòa. Ông chánh án chỉ trả
lời đơn giản: "Nếu vợ anh không tới được, thì chúng ta phải dời vào ngày khác".Tôi không
đồng ý điều đó, vì có thể những lần khác cũng lại như thế nữa, và việc ra toà sẽ quay trở lại
bất lợi cho chúng tôi. Nên khi gặp B. ở hành lang, tôi nói với hắn: "Vợ tôi sẽ tới đây, bất chấp
những cản trở của anh!". Thật vậy, tôi đã về nhà kêu nàng dậy, đưa nàng tới toà án bằng taxi,
vì toà án chỉ cách nhà tôi khoảng 400 mét. Khi tới hầu tòa, vợ tôi khai tất cả. Quan toà hỏi B.
xem hắn có nhìn nhận sự việc không. Mặt hắn bỗng thất sắc và dường như hết sức lúng túng.
Hắn nhìn nhận tất cả, kể cả việc thư ếm nàng, và ký vào biên bản vụ kiện. Trạng sư của hắn
làm như "bị cụt hứng". Nên từ lúc đó B. sẵn sàng bị tấn công, có lẽ không vì vụ thư ếm mà
luật pháp không hề đề cập đến, nhưng vì vụ hành nghề thầy thuốc một cách bất hợp pháp. Sau
vụ khiếu nại đó, một viên cảnh sát tới nhà tôi. Ông ta thấy vợ tôi đang lên cơn: mắt thì hoảng
hốt, tay thì giơ lên trời, và ông ta chụp được một mớ thuốc mà B. đã cho chúng tôi. Ông ta
nói: "Với những tang vật này, chúng tôi sẽ bắt tên ranh mãnh ấy về việc hành nghề y tế bất
hợp pháp".
B. đoán được việc đó, vì khi ra khỏi toà án, hắn đến nói với chúng tôi: "Ông bà không thấy
được ông bà đã gây rắc rối cho tôi tới mức nào: họ đã phạt tôi hai trăm ngàn đồng quan
Pháp. Hãy nghe tôi! Ông bà hãy rút đơn khiếu tố đi, vì tôi không còn lý do gì để tiếp tục việc
đó nữa!" Hắn nói câu ấy mà không hề nghĩ tới sự phản bội của hắn về sau.
Thế là hắn thú nhận điều mà chúng tôi luôn luôn chắc chắn: tất cả mọi khủng hoảng của vợ
tôi đều do hắn gây ra cả.
Nhượng bộ lời van xin của hắn, vợ tôi và tôi lập tức trở lại gặp ông chánh án để xin rút đơn
khiếu nại vì hắn đã đồng ý để cho vợ tôi được an mạnh. Quan toà trả lời:
_ Tốt lắm, ông bà cứ rút đơn khiếu nại, nhưng chúng tôi vẫn dành cho mình quyền theo dõi
tên B. này về việc hành nghề y tế bất hợp pháp.
Về đến nhà, chúng tôi viết một lá thư cho ông chủ tịch viện kiểm sát để rút đơn khiếu tố, và
chúng tôi báo lại cho B. về chuyện đó. 96
LẠI TẤN CÔNG NỮA
Tên thầy lang đã đạt được điều hắn muốn. Vợ tôi được yên ổn không đau đớn khoảng một
tháng. Nhưng vào tháng giêng 1952, thảm cảnh trở lại và tệ hơn trước. Tức muốn điên lên, vợ
tôi đòi tới gặp tên B. ngay. Hôm đó, hắn ở nhà với mẹ hắn, chính bà đón tiếp chúng tôi, nhưng
vì vợ tôi xin bà cho nàng gặp chính hắn, nên hắn ra gặp chúng tôi. Một cuộc cãi lộn kịch liệt
đã nổ ra trước sự có mặt của mẹ hắn. Rốt cuộc, vì không thắng được trong cuộc tranh cãi, B.
nắm tay vợ tôi định lôi nàng ra khỏi nhà. Nhưng nàng vuột ra lanh lẹ, và giáng cho hắn một
cú đấm thật mạnh vào mũi. Hắn lại nắm lấy nàng, nàng lại thoi cho hắn một cú trực tiếp nữa
vào giữa mặt. Lần này máu vọt ra, và mũi hắn chảy máu lênh láng. Đến lượt tôi can thiệp, tôi
nắm chặt tay hắn, bắt hắn phải đứng yên và để vợ tôi thoát ra. Hắn tuân theo và rút khăn ra lau
mặt, chiếc khăn bị nhuộm đỏ máu ngay. Người hắn tím lại: ánh mắt đầy căm giận. Chúng tôi
đi về phía cửa, hắn chạy theo bén gót kêu lên:
_ A! Các người tới nhà hành hung tôi! Tôi chưa bao giờ bị như thế! Tôi sẽ thưa công an!
_ Được rồi! Vợ tôi trả lời. Chúng ta cùng đi! Ông cứ khiếu nại và nói tại sao tôi đánh ông!
Vẫn giữ khăn trên mũi, B. lại đe dọa:
_ Nếu bà còn tiếp tục, bà sẽ chết trong nhà thương điên, nghe chưa?!
Vậy là hắn đã lộ ý định trả thù của hắn. Chúng tôi lập tức tới bót cảnh sát. Khi nghe diễn tiến
câu chuyện, các viên thanh tra cười thầm. Hắn dám yêu cầu cảnh sát ra lệnh cho vợ tôi để hắn
yên. Lúc đó vợ tôi nói với hắn:
_ Được! Ông cứ khiếu nại về tôi! Rồi tôi sẽ nói tại sao tôi đánh ông!
Lập tức hắn cảm thấy mắc cỡ, nên chỉ nói:
_ Thôi, tôi không khiếu nại, nhưng yêu cầu để cho tôi yên!
Khi ra về, hắn nói lời cuối cùng:
_ Một người mắc bệnh như bà mà lại đánh mạnh được như thế đấy!
TÊN THẦY LANG TRẢ THÙ
Về sau tên thầy lang quyết tâm trả thù vợ tôi, không chỉ vì nàng cưỡng lại hắn, mà còn công
khai nhục mạ và thách thức hắn.
Nàng sẽ phải chết trong nhà thương điên. Để thực hiện lời đe doạ ấy, hắn có một tên đầy tớ
sẵn sàng làm theo lệnh của hắn, là Satan, chúng ta sắp thấy rõ ràng điều đó. Và sự cứng tin
của thời đại đã đóng một vai trò có lợi cho tên phù thuỷ này. Vào thời đại chúng ta, có ai tin là
có quỷ đâu? Chứng quỷ nhập, đối với đa số các bác sĩ cũng như đối với đại đa số quần chúng
thời nay, chỉ là chứng điên loạn. Vì thế, khi "thư ếm" vợ tôi, khi sai con quỷ nhập vào nàng,
B. hầu như chắc chắn người ta sẽ phải nhanh chóng đưa nàng vào nhà thương điên. Sự trả thù
là ở chỗ đó. Theo hắn nghĩ thì nàng đang nằm trong tầm tay của hắn.
Cuộc cãi lộn kịch liệt mà chúng tôi vừa thuật lại, xảy ra ngày 12.1.1952. Chúng tôi về nhà và
biết chắc chắn thế nào cũng có chuyện không may xảy ra. Chắc chắn những tháng đầu tiên vợ
tôi sẽ phải đau đớn rất nhiều. Có những điều bất thường cho thấy tình trạng của vợ tôi lại trầm
trọng hơn trước. Nhưng một đêm vào tháng 8.1952, nàng giật mình và tỉnh giấc, rất sợ sệt và
la khóc. Nàng nắm chặt tay tôi, xiết cứng lấy tôi với tất cả sức mạnh, như một người đang bị
kinh hãi ghê gớm, đôi mắt đầy hoảng hốt, nàng nói với tôi:
_ Ôi! Em sợ quá! Kìa, nó kìa! Nó đang tiến lại giường của em! Đuổi nó đi!
_ Nhưng em sợ cái gì chứ? Tôi nói với nàng, cố trấn tĩnh nàng.
_ Kìa, nó kìa! Một con vật có móng vuốt ghê lắm, thân là rắn, mà đầu lại là đầu thằng B.!97
Nàng lập lại:
_ Nó tiến lại giường em kìa! Em sợ quá anh ơi!
Cơn đau và nỗi khủng khiếp khiến nàng la lớn. Cứ như vậy cho tới sáng. Hôm sau, nàng mệt
lử và kiệt sức, mà cơn đau vẫn không hết. Hai đêm sau, cuộc tấn công lại tiếp diễn: Nàng bị
mê sảng và quỵ xuống tại chỗ. Như một người mất trí, nàng nói nhiều thứ tiếng lạ, cười ngờ
nghệch, bị điên loạn như vậy từ 45 phút tới một tiếng đồng hồ. Khi cơn khủng hoảng qua đi,
nàng hồi tỉnh lại và nói:
_ Chuyện gì xảy ra với em vậy? Em có cảm tưởng như mình không còn sống nữa! Em không
thấy gì nữa! Ôi chao! Sao em bị đau ở gáy thế này?
Còn tôi, chưa biết đó là do quỷ, và không hề nghĩ như thế. Tôi đau khổ vì sự bất lực của mình.
Nhưng lúc nào lời đe doạ của B. cũng văng vẳng trong tâm trí tôi: "Bà sẽ chết trong nhà
thương điên!" Tôi cứ ngẫm nghĩ câu này mãi, và tự hỏi xem chúng tôi phải đi đâu đây!
Chung quanh chúng tôi, hàng xóm và những người thân quen góp ý kiến với chúng tôi.
Đương nhiên, không ai nghĩ tới sự hiện diện của Satan cả. Nhiều ý kiến khác nhau khuyên
chúng tôi tới cầu cứu các thầy lang vườn. Nhưng không ông thầy lang nào giúp được chúng
tôi, tất cả đều bỏ cuộc khi họ biết là họ đang chống lại tên B.
ÁNH CỬA CỨU RỖI
Vào khoảng thời gian đó, chúng tôi cho ra đời một cháu gái thứ hai, vào tháng 12.1952. Bất
chấp những thử thách mẹ nó phải chịu suốt cái năm khủng khiếp ấy, đứa trẻ vẫn khoẻ mạnh.
Một điểm đáng lưu ý là sau những đêm khủng khiếp ấy, vợ tôi không còn chịu để trong nhà
những cây thánh giá, những hình ảnh đạo đức hay chuỗi môi khôi nữa. Trong những lúc lên
cơn, nàng chỉ yêu cầu vứt tất cả những thứ đó ra ngoài. Nhưng việc bỗng nhiên ghét bỏ những
vật làm phép này không làm chúng tôi mở mắt ra, và chúng tôi vẫn không nhìn ra có Satan
hành động trong những cơn đau đớn của vợ tôi.
Một ngày vào tháng 2.1953, Chúa Quan Phòng dẫn chúng tôi tới cha Berger-Bergès, vì chính
vợ tôi đã đề nghị việc này chứ không phải do tôi thúc đẩy. Gặp cha, chúng tôi thuật lại những
nỗi khốn khổ của mình cho cha nghe, cũng như đã từng kể như thế cho bao nhiêu người trước
đó. Cha đón tiếp chúng tôi với tất cả lòng tốt của cha, nhưng cha chỉ trả lời cho chúng tôi một
cách đơn giản rằng: "Trước tiên cần phải để y tế khám nghiệm xem đó có phải là một bệnh tự
nhiên hay không, rằng cha không thể làm gì được nếu không biết rõ điều đó, nhưng cha sẽ
làm theo ý chúng tôi nếu điều đó trở nên cần thiết".
Mười lăm ngày sau, tức vào cuối tháng 2, theo lời khuyên của một người bạn, chúng tôi quyết
định tới hỏi ý kiến các cha ở Bellef...
Điều kỳ lạ là cuộc hành trình này cả bận đi lẫn bận về đều gặp trục trặc. Chiếc taxi chở chúng
tôi cứ bị "pan" hoài, bác tài xế chưa gặp chuyện kỳ lạ như vậy bao giờ.
Tại Bellef, chúng tôi kể lại trường hợp của mình. Sau nửa tiếng đồng hồ, vị linh mục ở đó đã
trao cho chúng tôi một cuốn sách, bảo chúng tôi đọc và tuân theo những chỉ dẫn trong sách.
Còn cha, cha nói cha sẽ làm những gì cha phải làm. Cha còn xác định rằng việc đó có thể đòi
hỏi tới sáu tháng hay hơn nữa.
Tất cả tuỳ thuộc vào ý muốn của Thiên Chúa là Đấng đã gởi đến cho chúng tôi cơn thử thách
này vì những lý do của Ngài.
TRỞ LẠI ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO
Tất cả những gì phải chịu đựng từ năm 1950 đã chuẩn bị cho chúng tôi tuân theo mọi điều mà
người ta vừa yêu cầu, một sự chuẩn bị mà chúng tôi không hay. Chúng tôi đã nghe theo lời 98
khuyên của vị linh mục. Chúng tôi trở về nhà, quyết định cố gắng tuân theo những lời khuyên
đó. Trên đường trở về, xe của chúng tôi lại cứ trục trặc hoài, đến nỗi tài xế phải nói rằng đó là
lần đầu tiên trong đời ông ta thấy như vậy!
Đã lâu lắm rồi, đây là lần đầu tiên vợ tôi cảm thấy được yên ổn. Vị linh mục tiếp đón chúng
tôi hôm trước đã thực sự trừ quỷ cho vợ tôi từ xa một cách hữu hiệu, mà về sau chúng tôi mới
biết, vì Satan đã tuyên bố như thế. Tuy nhiên, ngày đó là vào tháng 2.1953, chúng tôi vẫn
chưa nghĩ ra Satan hiện diện ở đây. Nhưng có một sự biến đổi kỳ diệu xảy ra ngay trong
chúng tôi. Cho tới lúc đó, đức tin của chúng tôi rất yếu kém, và không sống đạo gì cả.
Bỗng nhiên, do hiệu quả của ân sủng - mà sau này chúng tôi mới đánh giá được - chúng tôi
quyết định đi lễ mỗi Chúa nhật, năng chịu các phép bí tích, rước lễ thường xuyên. Chắc chắn
những lời mà nhiều người rộng lượng khuyên bảo chúng tôi từ ít lâu nay đã đem lại kết quả.
Nhưng tác động của Thiên Chúa có một sức mạnh kỳ diệu. Chúng tôi trở về con đường của
Chúa một cách nhanh chóng lạ thường. Chúng tôi hiểu được những điều mà cho tới lúc đó
chúng tôi không biết.
Tuy nhiên, khi vợ tôi muốn đi dự lễ, thì đó là cả một câu chuyện lịch sử. Phải sống như thế
nào thì mới phát sinh một ý tưởng như thế. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn vững vàng không nao
núng. Người ta cầu nguyện cho chúng tôi. Dường như đó là một cuộc chiến đấu giữa hai lực
lượng trái ngược nhau, mà chúng tôi không còn nghi ngờ gì nữa".
Chương tiếp theo sẽ kể lại những tình tiết đặc sắc nhất về cuộc chiến đấu này, nó còn kéo dài
thêm nhiều năm nữa!
CHƯƠNG VIII
NHỮNG CẢNH TRỪ QUỶ
VIỆC TRỪ QUỶ
Kể từ khi ông bà G. cảm nhận được những hiệu quả của ân sủng, Satan cũng cố gắng những
lần cuối cùng để ngăn cản không cho giáo quyền trừ quỷ cho họ. Vì ma quỷ sợ những vụ trừ
quỷ đó hơn tất cả mọi sự. Theo dõi tác phẩm này tới đây, độc giả có thể nhận thấy giữa trường
hợp của cặp vợ chồng G. mà chúng ta đang nói tới và của người phụ nữ bị bỏ bùa ở Plaisance,
chị G. đã bị những khủng hoảng khiến người ta phải đặt vấn đề về lý trí của chị. Chúng tôi đã
nói: mục đích của tên phù thuỷ - ở đây cũng có tên phù thuỷ như ở Plaisance - là muốn làm
cho chị G. bị giam hãm trong một nhà thương điên để trả thù chị vì chị đã không đáp lại tình
yêu của hắn.
Vấn đề trừ quỷ trong trường hợp này gặp trở ngại vì có những do dự kéo dài khá lâu. Toà
Giám mục tại địa phương của đương sự không thông cảm bao nhiêu. Cha sở D. họ S.J. - mà
chúng tôi sẽ nói đến sau - không tin vào chứng quỷ nhập. Cha tuyên uý của các nữ tu dòng
Biển Đức cũng không khá hơn. Toà Giám mục tự nhiên nghiêng về phe họ và phủ nhận.
Sau nhiều nghi ngờ do một đằng van nài xin trừ quỷ, một đằng thì cự tuyệt, cuối cùng toà
Giám mục nhận được trả lời là tại địa phương không có linh mục chuyên môn trừ quỷ, nên
đương sự được khuyên sang giáo phận Bordeaux mà xin trừ quỷ.
Vợ chồng G. theo lời khuyên này, nên cùng qua giáo phận Bordeaux với hy vọng những nỗi
bất hạnh của họ sẽ được giải quyết.
Sự việc được giải quyết từng bước nhỏ một. 99
Tại thành phố này, hai vợ chồng người bệnh tới một nhà dòng gồm những tu sĩ thông thái.
Sau khi cứu xét vấn đề thật kỹ lưỡng, các tu sĩ này cho rằng cần phải làm phép trừ quỷ cho
họ. Tại đó, người ta đã làm phép trừ quỷ cho họ nhiều lần, nhưng không đạt được những kết
quả lâu bền.
Vì không thể trọ ở Bordeaux lâu hơn, nên một lần nữa, người chồng lại về cầu cứu toà Giám
mục giáo phận mình, xin cho vợ mình được trừ quỷ ngay trong giáo phận. Sau khi cứu xét,
toà Giám mục chính thức trao cho cha Berger-Bergès, trách nhiệm trừ quỷ cho chị ta. Đó là
cha cựu giám đốc Đại chủng viện, cũng là một nhà thần học, một linh mục tài năng và nhiệt
thành, cha ý thức được tất cả tầm quan trọng của sứ vụ đã được uỷ thác cho cha, vì thế cha đã
vận dụng tất cả những phương tiện phong phú mà Giáo Hội đã đề nghị những vị trừ quỷ sử
dụng: cầu nguyện, hãm mình, tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, vào Chúa Giêsu, vào Đức
Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm, vào sự thông công với các thánh, vào chính khả năng của những
công thức trừ quỷ trong sách Các phép.
Chúng ta sẽ thấy cha chu toàn bổn phận vừa hết sức tế nhị vừa quan trọng của cha như thế
nào. Chúng ta có thể trưng dẫn những ghi chép cá nhân của cha về từng lần trừ quỷ một.
Nhưng ở đây chúng tôi còn có một tài liệu độc đáo về tất cả sự việc này mà chúng tôi được
phép sử dụng. Đó là những ghi chú của chồng người phụ nữ bị quỷ nhập, ghi lại từng buổi trừ
quỷ. Lần này, chúng tôi không sửa đổi những ghi chú này chút nào cả.
TRỪ QUỶ LẦN THỨ NHẤT
"Ngày 14.9.1953, chúng tôi tới nhà xứ F., cha sở mời chúng tôi vào phòng khách. Cha Berger
đã tới đó trước một chút. Nhưng khi chúng tôi bước vào phòng khách, thì vợ tôi bắt đầu nhảy
nhót, nàng nhảy trên các đầu ngón chân. Khi trông thấy cha Berger, nàng tỏ ra sợ hãi - cảm
thấy giây phút quyết định đối với nó, tức giờ trừ quỷ, đã tới.
Chúng tôi đi vào phòng thánh để qua nhà thờ. Khi tới bàn thờ Đức Trinh Nữ, "Con Thú dơ
bẩn" phản đối, nó muốn quay trở lại vì nó cảm thấy khó chịu. Nhưng tôi trói chặt vợ tôi vào
một ghế dựa. Cha Berger bắt con quỷ phải im lặng. Sau khi đọc kinh cầu các thánh là bước
sang phần thẩm vấn.
_ Mày tên gì?
_ Điều đó không liên quan gì tới ngươi cả!
_ Nhân danh Thiên Chúa và Giáo Hội, ta ra lệnh cho mày phải nói tên của mày là gì?
_ Ta là Satan! Là một nhân vật vĩ đại!
_ Mày định khi nào mới rời khỏi người phụ nữ này?
_ Khi nào ta muốn!
_ Tại sao mày lại nhập vào người phụ nữ này?
_ Hừ! Không phải tự ta tới đây, mà có người sai ta tới!
_ Ai sai mày tới?
_ Chuyện đó không liên quan gì tới ngươi cả! Satan trả lời.
_ Một lần nữa, ta ra lệnh cho mày phải nói ai!
_ Hừ, một người khác, ở xa!
_ Người đó là ai?
_ Hắn cấm ta không được nói với ngươi điều đó!100
Linh mục bèn lấy nước thánh rẩy lên con quỷ. Nó rú lên đau đớn. Lập tức, nó nói ngay tên
của người đã sai nó nhập vào vợ tôi! Đó là tên W.B. (chính họ và tên của thầy lang trị bệnh
bằng nhân điện nổi tiếng cả vùng đó, mà nạn nhân quỷ nhập này đã đến hắn khám bệnh, như
đã nói ở trên).
_ Mày đã ký một giao ước với hắn phải không?
_ Phải!
_ Vậy, mày hãy đi lấy cái giao ước đó đem về đây cho ta!
_ Để ở đâu? Satan hỏi.
_ Để ở bàn thờ Đức Trinh Nữ.
Con quỷ bèn kinh hãi và bắt đầu ấp úng:
_ A ơ! A ơ! Ta không thể làm điều đó!
_ Tại sao? Linh mục hỏi.
_ Vì tên B. không muốn. Chúng tao không làm việc có người này mà không có người kia, hắn
bảo ta phải giữ đúng như vậy!
_ Kệ mày! Linh mục nói. Ta muốn xem cái giao ước đó. Nếu mày không đem cái tờ giấy ấy
tới đây vào ngày mai, thì mày sẽ phải đau đớn cho tới khi nào tờ giấy ấy có ở đây.
_ Đồ lưu manh! Đồ ăn cướp! "Con Thú dơ bẩn" nói.
_ Phải, tao ăn cướp đó! Nhưng mày phải đi lấy!
_ Nhưng ta có làm gì ngươi đâu? Hãy để ta yên!
_ Được! Mày biết tay ta! Linh mục nói.
Sau khi cha giơ cây thánh giá ra trước mặt Satan, nó trả lời:
_ Hắn không đòi gì ngoài cái ấy! Hắn được như thế không đủ sao? Đúng là thằng phá rối!
_ Thôi đủ rồi! Vị linh mục nói. Mày sẽ biết tay ta! Mày sẽ đau đớn, ta hứa điều đó!
Vị linh mục bắt đầu đọc kinh trừ quỷ. Con quỷ la lối, tru tréo lên, vặn vẹo, khóc lóc và xin
ngừng lại. Vị linh mục không tha nó. Cha ra lệnh cho con quỷ phải quỳ gối xuống thờ lạy
Thiên Chúa, khiến cho "Con Thú dơ bẩn" ấy giận dữ. Nó nhón gót chân lên và không muốn
nhượng bộ. Nhưng cha lấy nước thánh rẩy lên nó, và một lần nữa ra lệnh:"Quỳ gối
xuống!" Con quỷ cứng đầu phải nhượng bộ và quỳ xuống. Nó nguyền rủa lung tung và hứa
sẽ trả thù. Nhưng linh mục bắt nó phải im lặng và nói:
_ Chính tao là người điều khiển ở đây! Vị linh mục lập lại:
_ Mày có muốn ra không?
_ Nhân danh Đức Trinh Nữ Maria, tao ra lệnh cho mày phải ra!
Lần này con quỷ bình thản trả lời:
_ Thưa Bà! Ô! Thưa Bà!
Cha bèn nói thêm:
_ Và nhân danh chị C. đây (tên của phụ nữ bị quỷ nhập) là người đã chiến thắng mày, kẻ
muốn cưới lấy chị mà không được.
Con quỷ tức giận, trả lời vị linh mục:
_ Ta cấm ngươi không được nói như thế! Ngươi không có quyền nói như thế!
_ Rồi mày sẽ thấy! Linh mục vừa nói vừa đưa cây thánh giá vào sát cổ chị C. 101
Con quỷ la lên, rú lên đau đớn và nói:
_ Không được! Không được! Đau quá, đau quá!
_ Đau càng tốt! Linh mục nói. Tao muốn mày mệt lử mới thôi!
Cha tiếp tục đánh gục con quỷ, càng lúc càng hăng, nó đau đớn và tỏ ra rất tức giận.
_ Ngươi muốn gán người đàn bà này cho ta à?
Nhưng sau một lúc đau đớn, con quỷ chịu không nổi, nó ngã vật xuống.
Lúc đó linh mục nhắc nhở nó phải ra khỏi, nếu không thì những ngày tiếp theo, những đau
đớn sẽ càng khủng khiếp hơn, rồi ngài hỏi tiếp:
_ Mày hiểu chưa? Hãy giơ tay lên để tao biết mày đã hiểu.
Phải cố gắng hết sức nó mới giơ được tay phải lên.
Lần trừ quỷ đầu tiên này đã chấm dứt. Vợ tôi lại trở về với thực tế, hơi thờ thẫn một chút,
nhưng rồi cũng mau chóng tỉnh táo lại. Buổi trừ quỷ kéo dài một tiếng rưỡi.
Phải nói rằng trong buổi trừ quỷ này Satan rất là mạnh, rất ngổ ngáo, muốn làm tay anh chị,
nhưng nó đã phải nhượng bộ trước người mạnh hơn nó: "Cha Berger, người đại diện của
Thiên Chúa".
MỘT VÀI CHÚ THÍCH
Có cần phải chú thích về bài tường thuật vừa rồi không? Nó sáng tỏ từ đầu tới cuối. Người ta
chỉ nhận xét rằng người chồng phân biệt rất rõ những lúc vợ anh sống bằng lương tri của
nàng, và những lúc mà ma quỷ (có lúc anh gọi là "Con Thú dơ bẩn") nói và hành động bằng
thân xác của nàng thay cho nàng. Từ đầu đến cuối buổi trừ quỷ, con quỷ nói rõ về giao ước
được ký kết với tên thầy lang chữa bệnh bằng nhân điện mà nó có nói tên ra, về sự ép buộc
mà tên này áp đặt lên nó bắt nó nhập vào thân xác người phụ nữ này. Sự kiện quỷ nhập ở đây
được biểu hiện bằng việc vặn vẹo thân người, bằng những tiếng rú, những đau đớn gây ra do
nước thánh, do việc đặt thánh giá lên người nạn nhân, do việc nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria.
Không phải tự nhiên mà một phụ nữ bị bệnh lại cảm thấy đau đớn như vậy vì những phương
thế tự chúng là vô hại. Tại Bordeaux, theo lời chứng của một tu sĩ đã trừ quỷ nhiều lần, thì
đặc biệt vào ngày 31.8.1953, người bị quỷ nhập co thắt dữ dội trong cũng những hoàn cảnh
đó, và con quỷ đã nói bằng đủ mọi giọng: kiêu ngạo, run sợ, năn nỉ, hứa hão... Ngoài ra,
gương mặt của người bị quỷ nhập trông rất kinh tởm!
Mặt khác, chúng ta nhận thấy có một điều rất giống nhau giữa cái cảnh mà chúng ta vừa
chứng kiến với những cảnh đã được mô tả trong chương trước về người phụ nữ bị bùa ngải ở
Plaisance. Chúng ta đang theo dõi cũng loại môi trường đó, trong cũng cuộc chiến đấu đó,
trong cũng những thứ biến cố đó. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn trong những buổi trừ quỷ
mà chúng tôi sắp kể lại.
Những buổi trừ quỷ là những trận chiến rất sôi động và mệt nhọc đến nỗi không thể kéo dài
lâu được, và đó là lý do rất đơn giản buộc vị linh mục phải tạm ngưng buổi trừ quỷ để lại tiếp
tục trong một lần khác.
TRỪ QUỶ LẦN THỨ HAI
"Ngày 16.9.1953:
Chúng tôi tới nhà cha sở. Cha Berger đã tới đó trước rồi. Trông thấy cha, vợ tôi lại bắt đầu
nhảy nhót, lúc thì nhảy bằng chân này lúc lại nhảy bằng chân kia, giống như thường lệ. Tôi
phải khó nhọc mới dẫn được nàng đến trước bàn thờ Đức Trinh Nữ, vì khi đi ngang qua 102
phòng thánh, nàng đã muốn trốn ở đằng sau cái tủ. Nhưng tôi ôm nàng trong tay, và bắt nàng
ngồi trên một cái ghế, buộc nàng vào đó, vì "Con Thú dơ bẩn" vẫn còn muốn làm xằng để
khỏi phải trông thấy Mẹ của Thiên Đàng, cũng là Mẹ chúng ta.
Cha Berger bắt nó phải ngồi im. Trong khi cha đọc kinh cầu các thánh, con quỷ nhìn trộm cha
và chửi rủa:
_ Già mà lưu manh! Già mà ăn cướp! Không thể thế được! Đồ láo toét! Còn ta, ta rất vĩ
đại!...
Sau đó, cha lập lại những câu hỏi bữa trước:
_ Khi nào, ngày nào, giờ nào mày mới chịu ra?
Ngập ngừng một lát, Satan trả lời:
_ Ta không biết gì về chuyện đó cả! Ta là ta, đang ở đây!
_ Còn tên B. của mày? Linh mục hỏi. Mày đã hỏi hắn về tờ giấy đó chưa?
_ Rồi! Satan trả lời.
_ Giấy đó đâu?
_ Đằng kia! Dưới cái chân bà tốt bụng của người kia!
Và nó dùng ngón tay chỉ một tượng thiên thần nhỏ. Cha nhìn theo:
_ Nhưng có gì đâu?
Satan cười hề hề vì lời nói dối đó. Nhưng cha trở lại và nói:
_ Mày phải đi kiếm cái giao ước đó, vì có một tờ giao ước được ký kết bằng máu của hắn phải
không?
_ Phải, Satan trả lời. Nhưng hắn không chịu đưa cho ta. Hắn nói ta là một thằng vô tích sự
nếu ta không giữ đúng giao ước đó tới cùng.
_ Tao cần cái giao ước đó, mày hiểu không? Linh mục nói. Mày biết nó ở đâu mà! Trong bàn
giấy phải không?
_ Không! Satan nói. Hắn đã lấy đi rồi, và đang để nó trong bóp của hắn.
_ Tao không cần biết, tao cần tờ giấy đó vào ngày mai. Mày phải đặt tờ giấy đó dưới tượng
thiên thần nhỏ kia. Hiểu chưa?
_ Rồi, rồi! Satan trả lời.
_ Trong khi chờ đợi, mày sẽ phải đau đớn, linh mục nói và bắt đầu làm phép trừ quỷ.
_ Ha! Ha! Thằng này còn tệ hơn thằng kia nữa, con quỷ vừa nói vừa nhìn vị linh mục. Nhưng
thật là... thật là... Nó không tầm thường! Nó bắt ta phải xem những trò buồn cười!
_ Mày sẽ còn thấy những chuyện buồn cười hơn nữa, cha nói, nếu mày không chịu đi. Dù có
tờ giấy đó hay không, mày cũng phải ra đi. Chính tao ra lệnh cho mày như vậy!
_ Tại sao mày lại nhập vào người phụ nữ này? Linh mục hỏi, và mày đã ở trong chị ta bao
lâu rồi?
_ Ở được 3 năm, vào tháng 9, Satan trả lời. Chị này tới để chữa bệnh. Mới đầu thì tốt đẹp,
nhưng về sau lại hỏng chuyện.
_ Tại sao? Cha nói.
_ Hắn cấm ta nói với ngươi!
_ Tao ra lệnh cho mày phải trả lời cho tao, cha nói, tao biết điều này, là khởi đầu, hắn muốn
chiếm thể xác người phụ nữ này!103
_ Đúng vậy! Quỷ trả lời.
_ Và vì hắn không chiếm hữu được, và hắn sai mày và mày dám vâng lời tên B.! Mày là nô lệ
cho nó! Mà mày là Satan! Mày không xấu hổ sao?
_ Ô! Chính ta điều khiển đó chứ! Ta là vĩ đại!
Vì kiêu ngạo, nó không muốn bị nói rằng người ta điều khiển nó... Và nó dám nói với vị linh
mục:
_ Còn ngươi! Hãy quỳ gối xuống thờ lạy ta đi!
_ Sao? Linh mục nói. Mày sẽ thấy! Hãy quỳ gối xuống ngay tức khắc và thờ lạy Thiên Chúa
mau!
Satan vâng lời. Cha làm cho Satan phải đau khổ, khiến nó rú lên đau đớn, ôm ngực và sủa như
một con chó con. Linh mục kết thúc lời kinh và đưa ra trước con quỷ một tấm hình nhỏ của
chị C., đặt hình đó lên trán nó, khiến nó lại rú lên nữa vì nó không chịu nổi.
Cha nhắc lại rằng nó phải đem cái giao ước đó tới, nếu không, nó sẽ phải đau đớn bao lâu nó
còn ở trong người phụ nữ này. Nó chỉ còn thì thầm vì đã hết hơi kiệt sức rồi.
_ Được! Được!
Linh mục bèn nói với nó:
_ Tốt lắm! Ngày mai chúng ta sẽ xem!
Và cha đi vào phòng thánh, đang lúc đó con quỷ nói:
_ A! Ta mệt quá rồi! Chịu không nổi nữa!
Rồi vợ tôi lại hồi tỉnh. Sau đó cả ba chúng tôi đi vào phòng thánh, lúc ấy cha sở cũng vào. Vị
linh mục trình bày với cha sở về buổi trừ quỷ, và nói với ngài rằng "Con Thú dơ bẩn" đó đã
tuân lệnh tên B.!
Nghe tới đó, vợ tôi đứng dậy, và con quỷ tuyên bố:
_ Chính ta, chính ta mới là người ra lệnh cho hắn!
Nhưng cha bắt nó phải im lặng, và tôi đưa vợ tôi đi khỏi để hai cha nói chuyện. Buổi trừ quỷ
này kéo dài 45 phút. Satan đã bình thản hơn, đỡ cứng đầu hơn buổi trừ quỷ trước rất nhiều."
Như chúng ta thấy, những cuộc chiến đấu đó vẫn còn tiếp diễn, vẫn giữ cái nét tổng quát đó,
chỉ khác nhau về ít hay nhiều chi tiết.
Trong lần trừ quỷ thứ ba, điều khiến chúng ta thích thú là con quỷ thú nhận rằng trong thời
gian đầu nhập vào nạn nhân, nó đã được yên thân hoạt động nhờ vào lòng cứng tin của một
linh mục, vị này không tin ma quỷ hiện diện trong bệnh nhân, nên từ chối không chịu trừ quỷ
cho bệnh nhân.
TRỪ QUỶ LẦN THỨ BA
Ngày 18.9.1953. Vẫn là người chồng tường thuật lại:
"Thời tiết thật xấu, mưa hoài không ngớt, nhưng chúng tôi quyết định lên đường, cha Berger
cũng không ngần ngại. Cha đã ra đi dưới trời mưa tầm tã, vì cha muốn Satan thấy không gì
ngăn cản được cha khi cha đã dấn thân chiến đấu với "Con Thú dơ bẩn" ấy.
Chúng tôi vào nhà thờ. Cũng như lần trước, con quỷ lại bắt đầu giở trò quái đản. Nhưng hôm
nay, nó nói tiếng Đức (đang khi người bị quỷ nhập là một phụ nữ đơn sơ quê mùa, không hề
biết một chữ tiếng Đức nào). Nó muốn chạy trốn, nhưng cha buộc nó phải ở yên.
Tới khi cha đọc kinh cầu các thánh, nó lại bắt đầu nhục mạ cha: 104
_ Thằng già lưu manh! Thằng già ăn cướp! Hãy nghe nó kể lể kìa! Sao nó không ngừng lại
nhỉ? Nó nói gì vậy?
Nhưng vị linh mục bắt đầu đọc lời trừ quỷ: Con quỷ bèn rú lên và xin cha ngừng lại. Sau đó
cha hỏi:
_ Mày chưa đem cái giao ước lại đó à?
_ Giao ước nào?
_ Giao ước mà mày phải đòi của tên B. đó!
_ À! Ta quên khuấy đi mất! Con quỷ nói. Ngươi nhớ quá nhỉ?
_ Ừ! Vậy là rốt cuộc mày không mang tới. Thôi được! Bây giờ mày có muốn ra khỏi người
phụ nữ này không?
_ Không! Con quỷ trả lời dứt khoát.
_ A! Mày không chịu ra hả? Được rồi! Mày sẽ thấy! Mày sẽ hiểu!
Vị linh mục lại dùng tới nước thánh, và lại bắt đầu đọc kinh trừ quỷ khiến con quỷ rất đau
đớn. Và sau khi cha rút cây thánh giá ra, Satan còn nói:
_ Chà! Tên phá rối kìa!
_ Mày sẽ thấy! Hãy chờ một chút! Mày chưa hết đâu! Linh mục nói với nó và tiếp tục đọc
kinh.
Bỗng Satan kêu lên:
_ A! Tên D. của nhà ngươi! (D. là tên của một linh mục ở vùng đó). Hắn không chịu tin gì về
việc này cả! Hắn đã ngăn cản tất cả những gì hắn có thể ngăn cản! Còn ta, ta thấy tất cả
chuyện đó. Hắn đã vô tình giúp đỡ ta: Hắn không cố ý giúp ta, nhưng hắn đã thực sự giúp ta
rồi!
(Về lời tuyên bố này, chúng tôi đã ghi lại nguyên văn. Lời này nói tới cha quản hạt D. ở họ
đạo S.J. Những lời Satan nói đây có 3 người đã nghe: cha Berger, cha sở F. và tôi là chồng
của người bị quỷ nhập).
Nhưng khi Satan tuyên bố những lời này, cha Berger bắt nó phải im lặng. Cha nói:
_ Chuyện đó không liên quan gì tới mày! Điều tao muốn là mày phải ra khỏi người này. Nhân
danh Đấng đã đạp giập đầu mày, nhân danh người Mẹ Thiên Đàng của chúng tao, là Đấng
điều hành cả trời lẫn đất, cũng như ở khắp nơi, là Đấng mày phải vâng lời!
Vị linh mục lại đặt cây thánh giá lên ngực người bị quỷ nhập và nói thêm:
_ Nhân danh cả chị C. là người đang muốn đuổi mày ra nữa!
Con quỷ rú lên, vặn vẹo người, và nói với cha:
_ A! Ngươi biết đấy! Ta sẽ không bao giờ quên được cái hận này! Ngươi làm ta đau đớn quá!
Bao than già kia! (Vì cha mặc áo dòng đen) Ta sẽ hận ngươi mãi!
Nhưng linh mục đọc một kinh cầu xin Đức Trinh Nữ xua đuổi Satan khiến nó tức giận và nói:
_ A! Chết rồi! Việc phải đến đã đến rồi! A! Chết mất! Nó biết cách làm ta phải ra cho được,
tên vô lại! Hừ, tên vô lại! Chắc chắn ta sẽ phải ra đi thôi! Nhưng ta lại không muốn đi!
Satan lại than vãn:
_ Phải, ta không thực hiện được điều người ta ra lệnh cho ta, vì ta sắp bị cưỡng ép phải ra đi!
Chắc chắn ta sẽ thất bại, và tất cả đều do tên lưu manh này, vì tên Berger này! Hắn đã khám
phá tất cả rồi! Ta bị rơi vào tay hắn rồi! Ta đã làm việc suốt 3 năm nay nơi người đàn bà 105
này. Và đó là nơi ta đã rơi vào! Ta, Satan vĩ đại! Người điều khiển trái đất! A! Không,
không thể được! Ta không thể sa vào cảnh này được!
Satan lại gọi tên của vị linh mục đã không tin vào chuyện quỷ nhập:
_ A! Tên D., ngươi không phải là một người bạn! Đúng ra ngươi phải ngăn cản họ làm những
chuyện này chứ! A! Tên D., ngươi là một thằng vô tích sự! Đúng ra ngươi phải tiếp tục ngăn
cản họ chứ!
Nhưng cha Berger bảo nó:
_ Thôi đủ rồi! Mày phải đi! Vì Đức Trinh Nữ ra lệnh cho mày như thế! Không phải tao ra
lệnh cho mày, vì tao chỉ là một tôi tớ hèn mọn, mà chính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ chúng ta
ra lệnh cho mày!
Rồi cha quay về phía bàn thờ và cầu nguyện:
_ Lạy Đức Trinh Nữ Maria! Xin hãy bắt Satan ra khỏi người này! Con trông cậy nơi Mẹ, lạy
Đức Trinh Nữ Maria! Nó phải góp phần vào vinh quang của Mẹ! Xin Mẹ ra một cử chỉ nhỏ
để đuổi Satan xuống hoả ngục!
Lúc đó, con quỷ không chịu đựng được nữa. Nghe nói thế, nó lắp bắp:
_ Lạy Bà! Phải, lạy Bà! Không thể nói gì với Bà được! Hỡi Bà Cao Cả! Tôi bị cấm làm điều
đó!
Con quỷ sợ hãi, nó nói:
_ Tôi sợ quá! Tôi sợ quá! Bà ơi! Kìa Bà đến! Bà đến trên mây trời! Không! Không! Hãy để
cho tôi một chút nữa! Một chút nữa! Bà ơi!
Rồi con quỷ cúi xuống, đau đớn, đồng thời người phụ nữ bị quỷ nhập thót bụng lên và muốn
mửa. Cảnh đó kéo dài 5 phút. Và mặc dù đau đớn, Satan vẫn nói:
_ Không, ta không muốn đi!
Linh mục lại bắt đầu đọc kinh, đồng thời sử dụng cây thánh giá khiến con quỷ đau đớn. Nó
nói:
_ Ngừng lại! Ngừng lại! Ta sẽ đi! Vì ngươi muốn ta đi!
Lúc đó cha nói:
_ Không phải tao, mà là Đức Trinh Nữ Maria muốn mày đi!
Con quỷ kêu lên:
_ Các ngươi đâu có làm ta sợ được! Nhưng ta sợ Bà này, sợ Bà lớn ấy! Chỉ sợ một mình Bà
thôi, vì ta không làm gì chống lại Bà ấy được: Bà ấy luôn luôn có quyền!
Và con quỷ sợ hãi, nó không cử động nữa. Nó nghe và trả lời đơn giản:
_ Tôi phải ra đi! Phải ra đi! Phải, thưa Bà!
Quay về phía linh mục, nó nói:
_ Mọi sự là do ngươi! Phải, mọi sự đều do ngươi mà ra cả! Tất cả là như thế! Hỡi thằng già
đê tiện kia!
_ Tao tự hào và hãnh diện về điều đó, vì tao nắm được Satan trong tay, và tao làm cho nó đau
khổ! Vì mày không bao giờ chịu đau khổ cho đủ cả! Hỡi "Con Thú dơ bẩn"!
_ Ô! Ngươi là kẻ thù lớn nhất của ta! Ngươi, Berger!
_ Càng tốt! Tao rất hài lòng về điều đó, vì đối với tao, được làm kẻ thù của Satan là một vinh
dự. Mày biết rằng chúng tao được gọi là "Con Đức Mẹ" - đó là tên của các tu sĩ thuộc Hội 106
Các Linh Mục Chavagnes: Con Cái của Đức Maria Vô Nhiễm - và Đức Trinh Nữ Maria đã
đạp giập đầu mày, đầu của Satan.
Và cha cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ:
_ Lạy Mẹ! Xin Mẹ đừng để cho Satan này thắng! Chỉ một cử chỉ của Mẹ cũng đủ để làm cho
"Con Thú dơ bẩn" này phải ra đi. Trừ phi Mẹ muốn làm cho Satan phải đau khổ hơn nữa:
Ngày mai là thứ bảy, là ngày kính Mẹ, lạy Đức Trinh Nữ Maria!
Và cha nói với Satan:
_ Mày muốn đi bây giờ hay đợi đến ngày mai?
_ A! Ta không muốn gì hết! Ta không biết!
_ Được! Ngày mai mày sẽ thấy, sẽ hiểu, vì những đau khổ của mày sẽ là những chứng cứ,
những chứng cứ lớn nhất! Ngày mai, Satan ạ!
Vị linh mục kết thúc buổi trừ quỷ thứ ba. Vợ tôi hồi tỉnh lại, hơi mệt mỏi, nhưng nhẹ nhàng
thoải mái hơn".
Buổi trừ quỷ kéo dài 2 giờ 15 phút, và có điều đáng ngạc nhiên ở những lời bày tỏ và thái độ
của Satan trước Đức Trinh Nữ Maria, là Đấng có quyền hạn rất lớn trên Satan kiêu ngạo.
Đối với những gì đã xảy ra trước, đừng quên rằng những câu hỏi và những lời đối thoại với
Satan được nói bằng tiếng Pháp, còn tất cả những kinh trong sách Các phép, những kinh trừ
quỷ đều được đọc bằng tiếng Latinh, trong đó có những kinh làm cho Satan rất khiếp sợ.
Những kinh bằng tiếng Latinh đó người bị quỷ nhập tuyệt đối không hiểu được một chữ,
nhưng lại ảnh hưởng trên Satan một cách hữu hiệu như mọi độc giả đều thấy.
LẦN TRỪ QUỶ THỨ TƯ
"Hôm nay, thời tiết rất thuận lợi. Mặt trời đã lên. Chúng tôi tới nhà thờ. Sau khi tôi trói người
quỷ nhập lại, vị linh mục lại bắt đầu đọc kinh cầu các thánh như thường lệ. Và cũng như mọi
khi, con quỷ vẫn chửi rủa vị linh mục:
_ Già mà lưu manh! Già mà đê tiện! Ngươi lại bắt đầu những trò khỉ của ngươi! Không thể
thế được! Ngươi là đồ láo toét! Ta nói cho ngươi biết, ta không thèm làm như thế! Nhưng cứ
nghe nó đi! Được rồi! Nó không làm xong đâu, nó nói hoài à! Nó không chịu ngừng lại!
Nhưng ngươi sẽ phải chết khát, đồ già mà đê tiện! Hãy ngừng lại đi! Ta ở đây mà! Ta thật là
đẹp!
_ A! Phải rồi! Mày đẹp lắm! Cha nói. Đầu của mày là một cái đầu rắn bẩn thỉu, bị người ta
đạp giập nát!
_ Chà! Hãy nghe hắn nói kìa! Satan kêu lên. Bây giờ hắn đang nhục mạ ta kìa! Ngươi có tôn
trọng ta không?
_ Sao? Tôn trọng mày à? Mày là "Con Thú dơ bẩn"! Cứ chờ xem! Mày sẽ biết tay tao!
Và cha đọc lời trừ quỷ. Con quỷ rú lên, vặn vẹo người, và nói:
_ Thôi! Ngừng lại đi! Các ngươi không thấy hắn đang làm ta đau đớn sao? Những người
khác đâu? Hãy cản hắn lại! Sáng nay ngươi làm ta đau khổ chưa đủ sao (con quỷ dùng một
từ ngữ ghê gớm thay cho từ đau khổ), mà còn phải tiếp tục làm nữa? Ngươi đúng là một
thằng đê tiện, một tên gian ác!
Cha bắt nó câm miệng và hỏi nó:
_ Mày muốn gì? Đi hay không đi?107
_ Ê này! Đi hay không, ta không biết, ta không quyết định được. Bây giờ chưa phải là lúc đi!
_ A! Bây giờ chưa tới lúc à? Được, nhân danh Đức Trinh Nữ Maria, tao ra lệnh cho mày phải
rời khỏi phụ nữ này ngay tức khắc, vì hôm nay là ngày kính Đức Trinh Nữ Maria.
_ Ta biết, Satan trả lời. Nhưng Bà ấy không bảo ta phải ra đi ngày hôm nay!
_ Đồ láo toét! Đồ đạo đức giả! Đồ "Thú vật dơ bẩn"! Vị linh mục nói. Được! Mày phải quỳ
xuống tức khắc trước Đức Trinh Nữ Maria!
Con quỷ nhiều lần từ chối không được đành phải quỳ xuống.
_ Bây giờ, cha nói, mày phải đọc: "Kính mừng Maria!".
Con quỷ liền phản đối:
_ Á! Không được! Ngươi đừng làm quá đáng chứ! Nếu không, ta không thèm đọc gì cả!
_ Mày phải đọc: "Kính Mừng Maria!".
Satan liền đọc lên:
_ Kính... kính... kính... mừng...
_ Còn phải đọc: "Maria" nữa chứ! Cha nói.
Con quỷ đành mau miệng lập lại đầy căm tức:
_ Kính mừng Ma... Ma... Maria!
_ A! Vậy là nó vừa đọc kinh "Kính Mừng Maria!".
_ Không phải thế! Không phải thế! Ta có đọc gì đâu! Nhưng tiên quyết là ta không muốn đi!
Ta, ta đang ở đây!
_ Được! Rồi mày sẽ thấy!
Và cha ra hiệu cho tôi, tôi bèn dẫn vợ tôi tới trước bàn thờ chính. Lúc đó Satan sợ hãi và bắt
đầu run rẩy. Một lúc im lặng. Linh mục chỉ lên nhà tạm và nói với nó:
_ Mày xem! Nhân danh Thiên Chúa và Giáo Hội, tao ra lệnh cho mày phải rời khỏi người
phụ nữ này!
Con quỷ không trả lời. Nó im lặng chừng một phút. Rồi bỗng nhiên nó nói với linh mục:
_ Ngươi có nghe gì không? Ngươi không nghe thấy Ngài nói gì sao? Ngài nói cho ngươi đó!
Ngài nói: chỗ của ngươi không phải là ở đây! Ngươi có nghe thấy không?
Lại im lặng. Rồi Satan, đôi mắt nhìn lên bàn thờ, nói:
_ Hãy nghe!
Satan vừa nói vừa run rẩy:
_ Nhưng phải nói rằng Ngài nói điều đó là nói với ta! Nhưng không được đâu! Ngài nói với
ta: chỗ của mi không phải là ở đây!
_ Đúng rồi! Cha nói. Chỗ của mày không phải là ở đây! Hãy trở về chỗ của mày là hoả ngục,
và hãy để người phụ nữ này lại đây!
Con quỷ bèn run rẩy khóc lóc. Bỗng nhiên, sau một lúc im lặng, một chuyện kì lạ xảy ra: Tên
Satan kiêu hãnh kia quỳ gối trước bàn thờ, đầu phủ phục sát đất và thờ lạy Thiên Chúa Toàn
Năng: nó xin Thiên Chúa cho nó được ở lại đây. Ngẩng đầu lên, hướng về nhà tạm, nó trả lời
Chúa:
_ Vâng, vâng, tôi nghe rồi!
Và hướng về vị linh mục, nó nói: 108
_ Ông có nghe gì không? Ngài bảo tôi phải tôn trọng ông và vâng lời ông.
Bỗng nó phủ phục sát đất để thờ lạy Chúa, nó giữ tư thế đó cho tới hết buổi trừ quỷ, khoảng
nửa tiếng đồng hồ. Những người có mặt không thể quên được cảnh này.
Chính nó tự xưng là Satan vĩ đại, thế mà bây giờ nó đang thờ lạy Thiên Chúa và vâng lời
Ngài. Từ lúc Thiên Chúa ra cho nó lệnh đó, nó không cử động nữa, nó cứ phủ phục như thế
và tỏ ra kính trọng vị linh mục.
Cảnh tượng đó kéo dài khá lâu. Nhưng bỗng nhiên Satan nói:
_ Ấy! Tôi phải ở lại đây lâu sao? Tôi muốn đi mà!
Linh mục đáp lại:
_ Mày hãy cút đi, Satan! Chỗ của mày không phải là ở đây! Thiên Chúa đã nói với mày như
thế, tao chỉ lập lại cho mày thôi! Hãy để người phụ nữ này lại cho Chúa, còn mày thì hãy cút
về hoả ngục để gặp lại bạn bè của mày đi!
_ A! Hai chuyện đó đâu có phải là một! Tôi vẫn có quyền giữ lấy người phụ nữ này chứ!
_ Mày không có quyền gì cả! Cha nói. Hãy trở về hoả ngục của mày và hãy để người phụ nữ
này lại. Chị ta ở nhà chị ta, mà mày lại không chịu ở nhà của mày: Satan, hãy cút đi!
_ Tôi cũng muốn đi! Nhưng lại không muốn đi một mình!
Nó còn nói với những người có mặt ở đó:
_ Được! Còn những người khác, các người tới đây phải không? Có ai nghĩ đến ta không? Ta
không thể ở lại đây được!
Vị linh mục lập lại:
_ Hãy xéo đi, Con Thú dơ bẩn! Đồ giả hình! Đồ ba xạo! Đồ hèn!
_ Ấy! Ông phải lễ phép một chút chứ! Tôi tôn trọng ông là vì tôi không thể làm khác được.
Tôi bị bắt buộc như thế, nhưng tôi không sợ ông đâu, ông biết chứ?
Cha lại nhắc nó:
_ Được! Hãy nhìn Thiên Chúa kìa!
Con quỷ quay mặt đi và nói:
_ Ê! Ông biết chứ! Tôi chỉ sợ Ngài chút xíu thôi!
Nhưng bỗng nhiên, nó lại phải miễn cưỡng quỳ gối xuống và nói:
_ Dạ! Vâng ạ!
Và quay về phía linh mục, nó nói:
_ A! Thưa cha! Ngài bảo tôi phải nói với cha là: Thưa cha! Được! Được! Vì tình thế buộc
phải như vậy! Còn ta, ta vẫn vĩ đại!
Nhưng Satan không thể nói gì ngạo mạn hơn nữa. Nó vừa quỳ gối xuống, vừa lập lại:
_ Dạ, vâng ạ! Dạ, vâng ạ!
Rồi nó đau đớn, vặn vẹo người và tuyên bố:
_ Ồ! Không được, tôi không làm được! Tôi không muốn làm!
Và nó nói với cha:
_ Cha có nghe thấy không? Ngài bảo tôi: Mi phải ra đi ngay hôm nay! Nhưng không thể
được! Tôi đã vất vả làm việc suốt 3 năm nay! A! Ông linh mục D. của cha (tên của linh mục
không tin vào chứng quỷ nhập), ông ta không thấy gì cả! Cần phải mua cho ông ta một cặp 109
kiếng để cho ông ta thấy rõ hơn. Ông ta nói: "chị ấy bị bệnh" - nhưng bệnh đó là do tôi làm
ra ở trong người chị! Ông ta nói: "chị ta đau" - vẫn là do tôi làm ở trong đó! Nhưng các
người không thấy gì cả! A! Các người chẳng có tinh ma gì cả! Chẳng biết rằng chính ta là
Satan đang ở trong người chị ta. Và bây giờ tôi có thể nói rõ cho cha biết: Chính ta, Satan vĩ
đại, ta hiện diện trong chị ta một phần nào thôi! Cha có muốn tôi cho cha thấy là tôi hiện
diện trong ấy một chút không?
_ Tao biết rồi, biết mày ở đó rồi!
_ Ô! Cha! Cha thấy tất cả! Cha khám phá ra tất cả! Tôi ở đó, nhưng tôi không sợ các người!
Và vì không sợ, nên ta sẽ không đi!
Nãy giờ nó vẫn phủ phục dưới đất, bây giờ nó mới quỳ lên và nhăn nhó. Nó lấy ngón tay chỉ
vào mình nó và nói:
_ Ta, ta ở đây! Ta là đấng vĩ đại! Ta là chủ trái đất này!
Nhưng bỗng nhiên nó nhìn lên nhà tạm và bị vật xuống đất! Nó lại phủ phục xuống và run
rẩy, bàn tay cào cào xuống mặt đất! Nó đau đớn, vặn vẹo mình, bỗng nhiên nó ngã ngửa ra, và
phát ra những tiếng rên rỉ một thời gian rất lâu.
Bỗng nhiên nó trỗi dậy, nhưng vẫn còn quỳ gối. Nó vẫn còn ra vẻ láu cá. Nhưng nó lại phải
miễn cưỡng phủ phục xuống, và cha lại nói với nó:
_ Mày thấy không, mày bảo mày lớn, mày vĩ đại, thế nhưng mày vẫn phải vâng lời.
Nó vừa nhìn xuống tấm thảm vừa nói:
_ Ồ! Tôi nhìn tấm thảm này mà! Cái thảm này đẹp lắm! Tôi sẽ làm một cái giống như vậy!
Vì nó phủ phục đầu sát đất, nhưng nó vẫn muốn làm ra vẻ không sợ, nên nó nói:
_ Ta cần phải coi cho sát cái tấm thảm này! Ta bị cận thị rồi!
Rồi nó ngẩng đầu lên và nói:
_ A! Vì sự thể như vậy, nên ta sẽ không đi! Rồi sẽ biết ai là người chán nản thua cuộc!
_ Được! Linh mục nói. Rồi mày sẽ thấy!
Cha đọc kinh trừ quỷ, rồi rảy nước thánh khiến Satan đau khổ. Bị đau đớn, nhưng nó vẫn ráng
nói:
_ Ta vẫn vĩ đại!
Nhưng bỗng nhiên, bị đau quá, nó lại ngã ngửa ra lần thứ hai. Nó giãy giụa, vặn vẹo, và phát
ra những tiếng rên.
Sau khi làm cho nó thật đau khổ, linh mục nói với Satan:
_ A! Mày không muốn đi! Được! Ngày mai và ngày kia, chúng ta lại tiếp tục nếu cần. Nhưng
tao đảm bảo mày phải ra đi!
Nói rồi, cha bỏ đi, còn Satan chỗi dậy và nói:
_ Ta là Satan vĩ đại! Chính ta điều khiển cả vũ trụ này!
Lúc đó, vợ tôi hồi tỉnh lại, nàng tới trước bàn thờ Thiên Chúa, chắp hai tay lại và thưa:
_ Ôi lạy Chúa! Ôi lạy Chúa!
Rồi nàng quỳ gối xuống, làm dấu thánh giá! Nhưng Satan ở trong nàng phản đối. Và nàng rời
khỏi đó với niềm tin tưởng Thiên Chúa sẽ cứu thoát nàng khỏi ảnh hưởng của "Con Thú dơ
bẩn". 110
Buổi trừ quỷ này kéo dài 3g15'. Satan phải đau đớn lắm, nhưng nó chỉ chịu tạm rời khỏi ý
thức của nàng khi nó kiệt sức và không chịu nổi nữa.
Phải nói rằng lần này Satan đã hiền lành hơn rất nhiều, đã vâng lệnh Thiên Chúa, đã tôn kính
vị linh mục mặc dù cha không nhượng bộ con thú dơ bẩn ấy chút nào!..."
NHỮNG VIỆC LÀM CÓ CHIỀU SÂU
Chúng ta hãy tạm gác qua một bên những trưng dẫn trong tập ghi chú của ông G. Rõ ràng là
sau mỗi lần trừ quỷ là con quỷ lại mất đi một phần sức mạnh và hào khí của nó. Bị trừ quỷ
nhiều lần liên tiếp, dường như con quỷ đã muốn ra đi, nhưng cuối cùng nó lại muốn ở lại. Sở
dĩ như vậy hầu chắc là vì, từ xa, người sai nó đã thực hiện những phù phép để có thể tiếp tục
ảnh hưởng lên nó.
Nhưng vị linh mục không phải chỉ biết cử hành những nghi thức trừ quỷ ở trong sách. Cha
còn theo lời khuyên của hầu hết các tác giả nói về chứng quỷ nhập, nên cha chú tâm vào việc
thánh hóa người phụ nữ bị quỷ nhập, không phải chỉ một mình chị mà cả chồng chị nữa. Cha
trấn an họ, giúp họ ham cầu nguyện và năng lãnh nhận các phép bí tích. Quả thật, theo nhận
định của cha, lòng đạo đức của hai người là một phương thế hỗ trợ cho cha trong cuộc chiến
đấu chống lại ma quỷ. Cặp vợ chồng này trước đây không phải là những người có đức tin
vững chắc, đời sống đạo của họ thời đó rất khô khan. Nhưng bây giờ càng ngày họ càng tiến
triển hơn với những tâm tình tôn giáo rất sốt sắng. Họ đã trở thành những người con đầy tin
tưởng và biết ơn đối với vị linh mục phụ trách hướng dẫn họ. Nói về họ, cha không biết phải
nói thế nào để diễn tả sự xúc động của cha, cũng như lòng tin tưởng và biết ơn mà họ dành
cho cha.
Càng lúc công việc trừ quỷ càng được thực hiện cách nhau thưa hơn, trong khi đó, cha vẫn cố
gắng làm những công việc có chiều sâu. Người phụ nữ bị quỷ nhập thường xuyên cảm thấy
trong mình có một lực kháng cự lại những công việc đó. Satan vẫn tiếp tục hoạt động trong
người chị. Chị cảm thấy điều đó và rất đau khổ, nhưng chị cũng cảm thấy việc cầu nguyện
đem lại cho chị nhiều lợi ích.
Vào lúc chúng tôi viết bài này, việc trừ quỷ vẫn còn được thực hiện khi cần thiết. Cha tin chắc
rằng có nhiều lần Satan rất muốn ra khỏi chị vì những nghi thức trừ quỷ khiến nó đau đớn
kinh khủng, nhưng nó không thể ra khỏi được. Nếu nó ra khỏi, thì nó lại trở về với tên thầy
lang chữa bệnh bằng nhân điện mà nó phải lệ thuộc và vâng lời, vì nó đã kí kết với hắn một
giao ước.
Phải đợi đến cuối cùng người ta mới biết sự việc đó. Trong chương đặc biệt nói về quỷ nhập,
chúng tôi có trích dẫn nhiều tư tưởng của Đức Cha Saudreau. Về sự kiện này, Ngài có viết rất
rõ ràng:
"Nhiều con quỷ nhập vào con người y như bị sa vào bẫy. Chúng bị giam hãm trong người đó
là do lệnh của Thiên Chúa. Ít nhất là có một số lần chúng muốn rời khỏi đó, mà không thể
được. Những trường hợp ấy, việc trừ quỷ không có mục đích trục xuất chúng ra, mà chỉ giảm
bớt sự ràng buộc của chúng, giảm sức mạnh của chúng, và cuối cùng, đặt chúng vào tình
trạng hầu như không thể làm hại ai được".
Chúng tôi sẽ đan cử một ví dụ về tình trạng "bị tù hãm" này của Satan. Lần này, chúng tôi
không trưng dẫn cuốn tập ghi chú của chồng người bị quỷ nhập nữa, mà trưng dẫn bài tường
thuật của chính linh mục trừ quỷ viết cho tòa Giám mục vào ngày 1.1.1955.
LẦN TRỪ QUỶ NGÀY 31.12.1954
"Sau 15 tháng và 15 ngày chiến đấu không ngừng với "Con Thú dơ bẩn", vì trong buổi trừ
quỷ vào cuối năm này, chúng tôi muốn những mệnh lệnh nhân danh Giáo Hội của tôi có một
sức ép mạnh hơn nữa, nên chúng tôi - tức gia đình G. và tôi - đã quyết định làm phép trừ quỷ111
trong nhà nguyện kính thánh Jean d'Ars mà tôi phụ trách. Tôi muốn tìm hiểu cho thật rõ ràng
tại sao Satan lại ngoan cố như thế: hay ít ra là có những cách giải thích mới, hoặc xác định lại
rõ ràng những gì Satan đã từng nói với chúng tôi qua những lần khác nhau đã được chúng tôi
ghi lại một cách chắc chắn trung thực.
Vì thế, buổi trừ quỷ đáng ghi nhớ đó đã được thực hiện vào 9 giờ tối hôm qua, trong một bầu
khí đầy phản kháng lúc đầu, rồi chuyển sang những thái độ và những câu trả lời chậm rãi, đầy
kính trọng, gây cảm động sâu xa.
Khi vào tới khu vườn quanh nhà nguyện, bỗng nhiên bà G. rời khỏi chồng bà, và Satan trốn
vào trong bóng tối giữa những lùm cây. Sau một cuộc săn bắt sôi động, ông G. bắt được "Con
Thú" với giá một cuộc vật lộn rất dữ dội, cam go. Người ta phải kéo lê nó trên mặt đất. Khi
tới trước nhà nguyện, nó cố gắng bám chặt xuống đất. Ông G. tới nơi, phải làm hết sức mới
nâng lên được cái thân xác ấy, lúc này bỗng nhiên nặng ít nhất gấp ba lần so với lúc bình
thường. Sau khi "Con Thú" bị cưỡng bức vào nhà nguyện, nó tìm cách lẩn trốn giữa những
hàng ghế dài. Tôi thận trọng đóng cửa và khóa lại. Tôi dùng quyền năng của mình và nước
thánh để can thiệp. Cuối cùng, tôi ra lệnh buộc Satan phải vào cung thánh, dưới bậc bàn thờ,
hướng về phía nhà tạm và rất gần với bàn thờ Đức Trinh Nữ. Tôi ra lệnh cho nó ngồi xuống.
Nó nhìn chúng tôi một lúc với vẻ thách thức, mãi rồi mới chịu ngồi lên một cái ghế ở góc các
bậc bàn thờ. Nó muốn lớn tiếng phản đối. Tôi ra lệnh buộc nó phải im lặng. Nó vâng lời.
Công việc trừ quỷ bắt đầu.
Nhưng trước khi cử hành trừ quỷ, có một vấn đề phải đặt ra. Tại sao tôi lại nhấn mạnh quá
nhiều về thái độ phản đối và chống cự của Satan? Vì từ một năm nay, chính xác là từ ngày
25.12.1953 đến nay, đây là lần đầu tiên Satan muốn ngăn cản nạn nhân vào nhà nguyện hay
nhà thờ, hay bất kỳ cơ sở tôn giáo nào. Suốt một năm nay, trong việc sùng kính đạo đức của
chị G. chưa bao giờ chị gặp phản ứng dữ dội như thế. Tại sao Satan bỗng nhiên giở trò cứng
rắn như vậy? - Chính vì sự việc sau đây: Hôm trước, tại nhà tôi, anh chị G. có kể cho tôi nghe
về việc tên B. bực tức chị G. thế nào, hắn la lối tại phòng mạch của hắn ở J.B. - Chị G. nghe
rất rõ trong nội tâm của chị những cuộc đối thoại nói về chị, đó là những hiệu quả hoàn toàn
cảm nhận được trong những cuộc thư ếm của Satan - "Làm sao mà con mẹ ấy vẫn chưa chết
nhỉ! Cần phải kết thúc vụ này! Hoặc con mẹ đó chết, hoặc ta sẽ chết!".
Kể tới đó, Satan bỗng thể hiện ra trong chị G. với vẻ xảo trá và nụ cười hạ tiện cố hữu của nó.
Lập tức tôi nảy ra ý tưởng thực hiện một buổi trừ quỷ vào cuối năm 1954 này, một buổi trừ
quỷ kịch liệt và ngoại lệ để đi đến kết thúc, bằng những nghi thức trừ quỷ, đòi buộc Satan
phải rời khỏi chị G. Vả lại, tôi tự nhủ, có lẽ tôi chưa thực hiện đúng mức quyền ra lệnh cho
"Con Thú" này? Có thể Con Thú chưa sợ tôi cho đủ chăng? Lúc đó, tôi quay về phía Satan
đang đứng trước mặt tôi - tức chị G. đã bị mất ý thức - bằng một giọng run lên vì tức giận, cố
làm ra vẻ khô khan và dữ tợn, tôi nói với Con Thú: "Ngày mai là cuối năm. Đối với mày, Con
Thú dơ bẩn, đó cũng là ngày cuối cùng của mày ở trong người phụ nữ này!... Mày hãy nghe
cho rõ! Tối mai, tại đây, trong nhà nguyện này, trước mặt Chủ của mày, trước mắt Đức Trinh
Nữ, mày sẽ bị trừ khử lần chót, và tao đảm bảo rằng, dù muốn dù không, mày cũng phải ra
khỏi chị này". Nghe những lời đó, Satan biến mất, và chị G. hồi tỉnh lại. Vì thế, chắc chắn
Satan cảm thấy sợ hãi và kinh khiếp chờ đợi những gì sẽ xảy đến với nó, khiến nó từ chối
không chịu vào nhà nguyện, và kháng cự lại một cách bất thường, đến nỗi anh G. phải vất vả
lắm mới chế ngự được nó".
CẢNH TRỪ QUỶ
"Tôi bắt đầu việc trừ quỷ. Anh G. vẫn ở kế bên tôi như mọi khi. Lúc đó là 9 giờ 30. Thú thật
là lúc đó, tự thâm tâm tôi phát sinh một tư tưởng, nói chung là tự đề cao mình lên: ai biết?
Liệu có phải đây là lúc Con Thú phải ra đi không? Tôi đã dự tính trước lời duy nhất mà tôi sẽ112
nói với Satan một cách cương quyết bất khả khoan nhượng khi đọc lời trừ quỷ, đó là: "Nhân
danh Thiên Chúa và Đức Maria Vô Nhiễm, tao ra lệnh cho mày phải ra khỏi phụ nữ này".
Những lời trừ quỷ này sẽ được lập lại ba lần. Cứ mỗi lần, tôi sẽ kết thúc bằng kinh
"Humiliare..." rất nổi tiếng trong sách Các phép.
Ngay khi bắt đầu trừ quỷ, Satan trở nên trầm tĩnh và biểu lộ sự tôn kính - tôi rất đắn đo tất cả
các từ ngữ tôi dùng - một sự tôn kính gây ấn tượng hết sức mạnh. Có thể nói đó là một sự
sùng kính tôn giáo. Và ngay khi đọc kinh Humiliare, Satan hướng về phía nhà tạm, phủ phục
sát trên tấm thảm. Lúc đó, tôi thực hiện ba loạt trừ quỷ khiến Satan phải có những cử chỉ hết
sức cung kính thờ lạy, mà Giáo Hội buộc Con Thú thất bại phải biểu lộ trước nhà tạm. Trong
ba lần đó, lần nào tôi cũng chỉ đọc những lời sau đây bằng một giọng rung vang: "Nhân danh
Thiên Chúa và Đức Maria Vô Nhiễm, tao ra lệnh cho mày phải ra khỏi phụ nữ
này!". Nghe vậy, Satan từ từ đứng dậy. Nó giải thích về sự hiện diện của nó trong nạn nhân
khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì chúng tôi không ngờ nó lại trả lời và nói năng như vậy. Và
đây chính là những lời nó nói sau mỗi lần tôi ra lệnh cho nó, như vừa kể:
1. Sau khi tôi đọc các kinh trừ quỷ lần đầu, nó nói bằng một giọng chậm rãi, bình thản, biểu lộ
sự đau đớn và sự thành thật van xin, khiến anh G. cũng như tôi xúc động sâu xa:
"Tôi không thể cút đi hay ra khỏi được. Cha biết rõ tôi không thể làm được điều đó. Chính
hắn (tên B.) buộc tôi phải ở lại. Nếu đi được thì tôi đã đi từ lâu rồi. Ngay từ đầu, tôi đã muốn
đi khỏi, nhưng chưa bao giờ đi khỏi được. Vì hắn ở đằng xa không cho phép tôi làm điều đó.
Bộ cha tưởng rằng tôi rất vui thích khi trông thấy cha đến, trên tay cầm cuốn sách đã làm cho
tôi phải đau đớn ấy sao? Và trong khi tôi biết rằng không có việc gì làm được! ...".
Tôi can thiệp ngắt ngang:
_ Mày nói láo! Mày là một tên láo toét!
_ Không, tôi không nói láo!
_ Có mà, mày nói láo!
_ Không, tôi không nói láo. Tôi biết rằng tôi là một tên láo khoét, nhưng không láo khoét
trong việc này. Nếu tôi không đi, chính là vì tôi không đi được!
(Theo tôi, người ta không thể phủ nhận sự đúng đắn và chân thành trong những lời này)
2. Sau khi đọc lời trừ quỷ lần thứ hai, Satan nói bằng giọng trầm, mệt lử, với thái độ chán nản
hơn... Nó đã nghe mệnh lệnh của tôi lần thứ hai, giọng đọc y như lần trước, có tính cách bắt
buộc phải thi hành ngay. Nó nói:
_ Tôi không ra được! Tôi không ra được! Tôi không ra được! (Tới đó, nó từ từ ngã ngửa,
đầu quẹo ra sau, với một cử chỉ mà chúng tôi cắt nghĩa là một cố gắng vô vọng vì không ra
khỏi thân thể nạn nhân được).
_ Tôi nói là không ra được! (bằng một giọng cao hơn và chắc chắn hơn). Tôi sẽ ra khi nào
hắn hiểu được! Hiện tại, hắn vẫn chưa hiểu, mà hắn lại còn khiêu khích... Hắn cần phải
hoán cải thì tôi mới ra được, và tôi biết lúc đó Giáo Hội sẽ thâu phục được hắn (tôi xin
nhấn mạnh rằng tất cả những lời này là của Satan). Chính Giáo Hội phải làm bổn phận của
mình. Phần tôi, tôi sẽ chống lại Giáo Hội vì lúc đó tôi sẽ cố gắng hết sức để Giáo Hội
không thu phục được hắn!
3. Sau khi đọc lời trừ quỷ lần thứ ba, ra lệnh lần thứ ba, Satan nói bằng một giọng rất kính cẩn
và bình thản:
_ Hiện tại, hắn (tên B.) đang ở trong tình trạng bị kích động dữ dội. Hắn không sao hiểu
được tại sao việc thư ếm này lại chưa có tác dụng gì cả. Hắn sẽ chơi kiểu "một là còn hai
là mất". Trong vụ thư ếm này, thì người này hoặc người kia phải chết (Bà G. hoặc tên 113
B.). Hắn không hiểu sao luồng ác khí lại trở về trên người hắn (tới đây, nó tạm ngừng một
chút rồi lại tiếp tục). Hãy nghe đây! Muốn làm cho hắn trở lại, phải lần chuỗi, phải lần
chuỗi Môi Khôi cho nhiều... Chính cha sẽ là người đuổi tôi đi, nhưng phải lâu lắm!
Satan rút lui: thế là xong lần trừ quỷ vào buổi tối cuối năm 1954. Chị G. từ từ hồi tỉnh lại và
hoàn toàn kiệt sức".
Bài tường thuật của vị linh mục trừ quỷ kết thúc bằng những nhận xét sau đây, có lẽ không
phải là vô ích cho chúng ta:
"Mỗi người đều tự do có một suy nghĩ riêng về một buổi trừ quỷ như thế, nhưng đối với
những người đã thực sự tiếp xúc hằng ngày với Satan hữu hình, như tôi và ông G., biết những
tâm tình đa dạng của nó, phương pháp của nó, chân lý hay gian trá của nó, biết tính quỷ quái
hoặc trá hình hoặc bộc lộ của nó, thì ở đây, có những lời của ma quỷ nói ra theo lệnh của
Thiên Chúa với mục đích hữu ích là làm cho vụ "thư ếm khủng khiếp này" - như cha Paile nói
với tôi - bị chế phục, và làm cho Giáo Hội có thể chiến thắng.
Thưa Đức Cha, con tin rằng con sẽ không phải viết thư lại cho Đức Cha: Đức Cha thấy những
biến cố này đã đi theo chiều hướng nào và bằng những bước thế nào. Thời gian là một yếu tố
quan trọng, và nói chung là thường hằng nằm trong những ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Không cần phải nói rằng gia đình G. có một đức tin rất đáng phục, đã sống một mùa Mân Côi
rất phong phú và triển nở, và họ cũng đang trông cậy vào sự giúp đỡ tận tâm của Đức Cha...".
Cuộc chiến đấu này vẫn còn tiếp diễn. Nhưng phần thắng, kể từ nay, dường như đã nắm chắc!
Quả thật, nhờ những lần trừ quỷ, vợ chồng G. đã tìm được một cuộc sống dường như bình
thường. Giả như đôi khi cơn khủng hoảng có trở lại, thì đã có sẵn phương thuốc trị liệu, mà sự
kịch liệt của những cuộc tấn công cũng đã giảm xuống rất nhiều.
KẾT LUẬN
Đây là lần đầu tiên chúng tôi kể một cách tổng hợp và đầy đủ những cảnh quỷ nhập và những
cảnh trừ quỷ của trường hợp này. Chúng tôi xin rút ra một số những kết luận quan trọng.
Trước hết, có một sự giống nhau trong tất cả những kinh nghiệm thuộc loại đặc biệt này. Dưới
mắt chúng tôi, những lần trừ quỷ - tại Ars, ở Illfurth, ở Natal, tại Việt Nam, ở Plaisance, hay ở
một nơi nào đó tại Pháp, vào khoảng cùng một thời gian đó - luôn luôn có một số biến cố, với
những tình tiết có cùng một đặc tính, và cũng có những tiếng hò hét, kêu la, nhăn mặt, vặn
vẹo, kháng cự của Satan... Và kết quả sau những nỗ lực trừ quỷ gay go bằng những lời cầu
nguyện của Giáo Hội, thì sự chiến thắng cuối cùng thường là nhờ sự can thiệp rõ ràng và hữu
hình của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm.
Kế đó, người ta không thể lầm lẫn được giữa những trường hợp quỷ nhập mà chúng tôi đã kể
lại, và những trường hợp điên cuồng thuần tuý và đơn giản, vì có những điểm khác biệt rất
hiển nhiên.
Một là những kinh nguyện trong sách Các phép hoàn toàn vô hiệu đối với chứng điên cuồng
tự nhiên.
Hai là người điên không bao giờ lại được khoẻ khoắn hơn nhờ phép trừ quỷ, cũng không bao
giờ có được giọng nói như sấm vang của một người bị quỷ nhập.
Ba là chứng điên loạn không thể biến mất ngay tức khắc như hầu hết các trường hợp quỷ
nhập mà chúng ta đã khảo sát trên đây.
Giữa những trường hợp điên loạn và những trường hợp quỷ nhập, không có cùng một thứ
triệu chứng, cùng một thứ trị liệu, cũng như không cùng có những kết quả đạt được.
Cuối cùng, trong những trường hợp điên loạn, người ta không bao giờ thấy có sự hiện diện
của một trí tuệ siêu nhiên và rõ ràng là khác hẳn với trí tuệ của bệnh nhân như người ta vẫn 114
thường thấy trong những trường hợp quỷ nhập. Giáo Hội đòi hỏi phải có những dấu hiệu đó
mới cho phép trừ quỷ.
Những suy tư này dẫn chúng tôi đến những nghiên cứu liên quan tới những chứng cớ cho thấy
Satan đang hiện diện trong thế giới ngày nay. Chương kế tiếp sẽ dùng chính những kết luận
mà chúng tôi vừa trình bày làm khởi điểm để đi tới, và nó sẽ cho phép chúng tôi xác nhận
những kết luận đó một cách dứt khoát và vĩnh viễn.
CHƯƠNG IX
SỰ HIỆN DIỆN CỦA SATAN TRONG
THẾ GIỚI NGÀY NAY
KHỞI ĐIỂM CỦA CHÚNG TÔI
Chúng tôi đã tường thuật nhiều chuyện về những trường hợp quỷ ám cũng như quỷ nhập. Vì
thế, từ nay chúng ta có thể bác bỏ một số những khẳng định tự nhận là khoa học. Nhưng
khẳng định đó cho rằng tin ma quỷ thực sự hiện hữu và hoạt động trong thế giới là một niềm
tin sai lầm, mê tín: những khẳng định như thế đã không tồn tại hoài theo thời gian. Chúng ta
hãy đưa ra một thí dụ điển hình cho thấy cái mà người ta gọi là khoa học đã coi thường những
giáo huấn của thần học Công giáo như thế nào. Không gì quả quyết hơn như chúng ta sẽ thấy,
nhưng theo thiển ý của chúng tôi, thì cũng không có gì hẹp hòi và sai lầm hơn.
Năm 1884, bác sĩ Legué đã xuất bản một cuốn sách nhan đề Urbain Grandier et les
possedés de Loudun (Urbain Grandier và những người bị quỷ nhập ở Loudun). Tác giả đã
kiên quyết tuyên bố không ngần ngại rằng:
"Khoa học ngày nay đã cởi bỏ cái ách của Thần học. Để giải thích sự vật, khoa học không
cần phải nại đến ảnh hưởng của ma quỷ hay thần thánh. Từ lâu các nhà bác học nổi tiếng đã
nghiên cứu những bệnh thần kinh kỳ dị mà ngày xưa được coi là những bệnh siêu nhiên. Nhờ
công việc của họ, nhờ những ảnh hưởng tốt đẹp mà họ đã để lại cho những nghiên cứu hiện
đại, nên Satan, một hữu thể tưởng tượng, đã hoàn toàn biến mất. Chắc chắn nó đã nhường
chỗ cho một thực tại khoa học. Cũng như tất cả những bệnh nhân khác, những người bị
chứng điên loạn đều thuộc quyền giải quyết của các y sĩ, chứ không thuộc quyền giải quyết
của các linh mục hay của các tu sĩ trừ tà nữa" (Trích trong Satan dans la Cité của M. de la
Bigne de Villeneuve, Paris, s.d., p.50).
Những ý kiến của bác sĩ Legué không còn là ý kiến của tất cả các y sĩ nữa. Gần chúng ta hơn
rất nhiều có giáo sư Jean Lhermitte, một bác sĩ tâm thần nổi tiếng, vừa mới qua đời (tháng
2.1959), đã phát biểu theo một tinh thần khác hẳn, trong tạp chí Ecclesia tháng 10.1954 dưới
một nhan đề rất gợi ý: Người bị quỷ nhập có phải là người điên không?
Chính ông đã viết một cách khẳng định:
"Tinh thần phê bình và khoa học đã làm tan biến nhiều đám mây, đã phá đổ nhiều huyền
thoại, tuy vậy, thế giới hiện nay vẫn còn một con số đáng kể những người bị quỷ nhập. Tôi
quả quyết điều này dựa trên kinh nghiệm cá nhân và lâu năm của tôi".
Vậy, chúng ta có thể tin rằng ma quỷ hiện hữu, ám ảnh quấy nhiễu con người, tin vào hiện
tượng quỷ nhập, mà không sợ mâu thuẫn với khoa học, dẫu là thứ khoa học có những đòi hỏi
nghiêm khắc nhất.
Đối với người Công giáo, Satan là một hữu thể có ngã vị (il est Quelqu'un). Satan không phải
là một ý niệm trừu tượng, một sản phẩm của trí tưởng tượng, một nhân vật hư cấu, hay một 115
tên xảo quyệt chỉ có trong tiểu thuyết. Satan cũng không phải là một danh hiệu trong huyền
thoại được đặt ra do sự dốt nát về những chứng bệnh thần kinh chỉ thuộc phạm vi chữa trị của
y học, không liên quan gì tới thần học cả.
Nhưng chúng ta đừng quên điều này, những sự kiện chúng tôi đã trình bày không phải là điều
cốt yếu trong hành động của ma quỷ nơi con người. Người ta có thể so sánh những sự kiện về
quỷ nhập với những biểu hiện tương tự nhưng theo chiều hướng ngược lại, như những lần
hiện ra của Đức Trinh Nữ hay của các thánh. Sở dĩ có những cuộc hiện ra này là để đánh động
tinh thần con người, và để đức tin của các tín hữu thêm sống động. Nhưng điều vô cùng quan
trọng hơn là tác động của Thiên Chúa, của Đức Trinh Nữ và của các Thánh trên con người
bằng ân sủng, một cách thân mật, sâu xa, hằng ngày hay nói đúng hơn là không ngừng.
Cũng vậy, việc Satan hiện diện và hoạt động trong các thể chế, phong tục, trong đời sống của
con người - cá nhân, gia đình, quốc gia, cũng như quốc tế - như chúng tôi đang cố gắng mô tả,
là một cái gì rộng rãi hơn nhiều, nghiêm trọng hơn nhiều, và đáng sợ hơn nhiều đối với tất cả
chúng ta. Một phụ nữ đáng thương bị quỷ nhập, bị Satan điều khiển, bị hành hạ bằng đủ mọi
hình thức thô lỗ nhất như chúng ta đã thấy, thật là tội nghiệp cho chị, đồng thời gây một ấn
tượng mạnh đối với chúng ta. Nhưng một sự kiện khác còn khủng khiếp hơn gấp trăm ngàn
lần, đó là toàn thể các quốc gia trên thế giới, một cách nào đó, đang sống dưới ách của ma
quỷ, tới mức độ có thể nói là bị chứng quỷ nhập tập thể, dường như đó là những gì đang xảy
ra dưới mắt chúng ta. Và hậu quả của sự việc này thật là kinh khủng.
NHỮNG CÁCH PHÂN BIỆT
Sách Các phép có chỉ cho chúng ta những dấu hiệu để phân biệt chứng quỷ nhập với chứng
điên loạn thần kinh, vì hai chứng ấy khác nhau rất xa. Nhưng chúng ta có thể áp dụng những
chỉ dẫn đó cho sự kiện mà chúng ta vừa gọi là quỷ nhập tập thể không? Thật khó mà quả
quyết được. Chúng tôi chỉ dám phỏng đoán thôi. Sách Các phép đâu có nói đến việc trừ quỷ
cho các quốc gia hay cho toàn thể nhân loại! Một Giáo Hoàng sáng suốt như Đức Lêô XIII
mà tin rằng phải thêm vào mỗi thánh lễ tư một nghi thức trừ quỷ rõ ràng bằng lời kêu cầu
thánh Micae, chắc chắn sự việc đó chứng tỏ ngài tin rằng, thời nay vẫn có những chuyện ma
quỷ quấy nhiễu. Căn cứ trên sự kiện nào mà ngài tin như vậy? Làm sao nhận rõ được sự hiện
diện của Satan trong thế giới ngày nay? Tất cả vấn đề là ở chỗ đó.
Trong việc giải quyết vấn đề, cần phải tránh hai nguy hiểm này: Thứ nhất là quan niệm cho
rằng chỗ nào, lãnh vực nào cũng có Satan, đến nỗi con người không còn trách nhiệm về việc
mình làm nữa. Thứ hai là quan niệm cho rằng không nơi nào có Satan cả, mọi hỗn loạn mà
chúng ta đang kinh hãi chứng kiến đều là do ác tâm của con người mà ra, Satan không có vai
trò nào hết.
Thực ra, cả ma quỷ lẫn con người đều có thể góp phần gây ra những đau khổ và hỗn loạn
đang làm chúng ta phải phàn nàn, hoặc đang đe doạ chúng ta, hoặc đã xảy đến với chúng ta.
Chúng ta vẫn hãnh diện được làm một chi thể trong Thân Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô.
Song song với Thân Thể đó, cũng có hoặc có thể cũng có thân thể mầu nhiệm của Satan,
trong đó qui tụ tất cả những đầu óc bất lương của thế giới và hoả ngục.
Trong một bản văn mà sách Phụng Vụ Các Giờ Kinh dành cho các giáo sĩ đọc, vào Chúa
Nhật thứ nhất mùa Chay. Đức Grêgôriô Cả nói với chúng ta:
"Chắc chắn ma quỷ là thủ lãnh của tất cả những kẻ gian ác, và tất cả những kẻ gian ác đều là
chi thể của cái đầu này."
Ngài có kể ra một vài người được coi là "chi thể" của cái thân thể ma quỷ này, như Philatô,
những tên lý hình đã đóng đinh Chúa Kitô, v.v... 116
Cứ theo lẽ ấy thì khó mà có ai thoát khỏi một đôi lần làm "chi thể của Satan", cho dẫu là Kitô
hữu.
Nhưng khi người ta biết hối hận về tội lỗi mình, thì tội lỗi ấy được rút lại một cách nhanh
chóng như lúc người ta phạm tội. Lúc đó, người ta không còn thuộc về Satan nữa và tội lỗi đó
chỉ còn là một tai nạn, một bước lầm lỡ, một sự sa ngã, nó không cản trở bước tiến của con
người về phía trước.
Thân thể mầu nhiệm của Satan bao gồm những người a dua theo nó, tự nguyện làm những gì
nó đề nghị, hoặc sống theo sự thôi thúc hay theo những nguyên tắc của nó.
CÁCH THỨC BIỂU LỘ CỦA SATAN
Chúng ta hãy đi sát vấn đề hơn. Vấn đề là: làm sao nhận ra được sự hiện diện của Satan? Hãy
tìm câu trả lời trong các sách Tin Mừng, đó là nguồn mạch ánh sáng của chúng ta.
Đức Giêsu đã nói nhiều điều về Satan mà chúng ta cần phải sưu tập lại để nghiền ngẫm.
Một hôm Người nói với những người biệt phái không ngừng mưu hại Người: "Các ông là con
cái ma quỷ, nên các ông muốn làm theo ý muốn của nó là cha của các ông. Ngay từ ban đầu,
ma quỷ đã là kẻ giết người. Nó không khi nào đứng về phía chân lý vì nó chẳng bao giờ
thành thật. Đối với nó, gian trá chỉ là một điều rất tự nhiên, vì nó vốn là đứa gian trá và là
cha đẻ của mọi dối trá" (Ga 8,44).
Như thế chưa đủ sáng tỏ sao?
Nếu chúng ta muốn biết sự hiện diện của Satan được biểu lộ thế nào trong thế giới chúng ta
đang sống ngày nay, chúng ta chỉ cần nhận ra những điều dối trá quan trọng được tuyên bố
vào thời đại này, và sự tiến bộ đã đạt được trong nghệ thuật giết người hiện nay.
Thế giới càng thấm nhuần sự dối trá, sinh mạng con người càng bị coi thường và càng bị cái
chết đe doạ, thì sự hiện diện của Satan càng rõ rệt!
Làm sao chúng ta có thể nghi ngờ về hai điểm này được? Sự dối trá và giết người, đó là hai
dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự có mặt của Satan. Chúng ta không thể sai lầm khi quả quyết sự
hiện diện của Satan trong những dối trá quan trọng và những đe doạ khủng khiếp về mạng
sống con người mà chúng ta đang chứng kiến vào thời đại này.
ĐIỀU DỐI TRÁ TUYỆT DIỆU: KHÔNG CÓ THIÊN CHÚA
Dưới mắt chúng ta, sự dối trá có một tầm mức ảnh hưởng sâu rộng vào thời đại này, mà thế
kỷ trước chưa có, đó chính là chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa cũng như của ma quỷ.
Trong nhiều thế kỷ dài đăng đẳng, nơi các tôn giáo của dân ngoại, ma quỷ đã thành công
trong việc khiến người ta tôn thờ nó dưới danh hiệu những thần linh giả tạo. Người ta chưa
đặt tới niềm tin vào Thiên Chúa. Như thánh Phaolô nói với dân thành Athènes: "Tôi thấy quí
vị là những người sùng đạo nhất trong nhân loại" (Cv 17,22). Quả thật, họ thờ không biết bao
nhiêu là thần linh, thậm chí thờ cả một "vị thần chưa hề biết đến" vì e rằng có vị thần nào bị
lãng quên chăng!
Nhưng ngày nay sự chối bỏ thần linh được công nhận, được tuyên truyền, có vẻ như muốn
khinh thường niềm tin vào Thiên Chúa. Đó là một thứ triết lý đề cao niềm tin vào hư không
hơn là vào hữu thể, làm như hữu thể phát xuất từ hư không, hay hư không có trước và sinh ra
hữu thể.
Hiện nay, sự chối bỏ Thiên Chúa là điều dối trá to lớn nhất, tệ hại nhất, tội lỗi nhất. Nó có hai
hình thức không nghiêm trọng như nhau: Trước hết là hình thức lý thuyết, của các triết gia
duy vật, duy khoa học, bất khả tri, hiện sinh. Và sau đó là hình thức thực tiễn của những 117
người chỉ mải miết theo đuổi việc làm ăn, của cải trần gian, theo đuổi những tính toán chính
trị, thương mại, kể cả việc nghiên cứu khoa học hay phát minh kỹ thuật, đến nỗi không dành
cho Thiên Chúa một chỗ đứng trong đời sống của họ!
Sự chối bỏ Thiên Chúa đã khởi đầu với những văn sĩ độc lập, với những kẻ "vô đạo" (libertin)
như người ta thường nói vào thế kỷ 17, với những "triết gia" như người ta thường gọi vào thế
kỷ 18, với những tay chủ trương "tự do tư tưởng" như người thời nay vẫn nói: "Một số người
đã biểu lộ sự cứng tin của mình bằng những giọng điệu thống thiết hơn!" Người ta thường
hay trích dẫn một trang sách của Nietzsche mà ông ta đã đặt vào miệng của một người phải
nói là điên. Ông ta có lý lắm, nhưng người điên này có lẽ đúng là một người bị quỷ nhập:
"Thiên Chúa ở đâu, hắn nói, tôi có thể nói cho các bạn biết điều đó! Các bạn và tôi, chúng ta
đã giết chết Ngài rồi! Tất cả chúng ta đều là những kẻ giết chết Ngài! Nhưng chúng ta đã giết
chết Ngài như thế nào? Làm sao chúng ta có thể uống hết được cái Đại Dương ấy? Ai đã cho
chúng ta cái bọt biển để xoá bỏ toàn bộ cái chân trời ấy? Chúng ta đã làm gì khi tách rời trái
đất này khỏi mặt trời của nó? Trái đất ấy bây giờ đi đâu rồi? Chúng ta đi đâu? Xa khỏi tất cả
các mặt trời ư? Hiện tại chúng ta không bị rơi bằng một sa ngã liên tục sao? Ngã ra sau, ra
bên cạnh, ra đằng trước, ra đủ mọi hướng sao? Có còn một cái cao và một cái thấp nữa
không? Chúng ta không bị lạc vào một sự hư không vô tận sao? Chúng ta không cảm thấy sức
ép của một nơi trống rỗng mênh mông sao? Trời không lạnh hơn sao? Đêm không đen hơn
sao? Không cần phải đốt đèn vào giữa trưa sao? Các bạn đã không nghe thấy tiếng xôn xao
của đám người đào huyệt chôn Thượng Đế đó sao? Các bạn không ngửi thấy mùi của Thượng
Đế đang bị thối rữa sao? - Vì các thần linh cũng đều bị hư hoại! Thượng Đế đã chết! Thượng
Đế vẫn còn chết, và chúng ta là những kẻ giết chết Ngài!..."
Trong những dòng đó, giọng điệu có vẻ hối hận làm sao, cắn rứt, điên dại và sợ sệt làm sao!
Chắc chắn đó là sự dối trá thuộc loại siêu đẳng! Là dối trá của mọi thứ dối trá!
Nói rằng Thiên Chúa không hiện hữu, thì có khác nào nói rằng hữu thể không hiện hữu! Tên
của Thiên Chúa chính là Hữu Thể, Ngài là Đấng vẫn có, Đấng Tự Hữu. Theo cách diễn tả
của Victor Hugo, thì "Ngài hiện hữu, hiện hữu, hiện hữu, hiện hữu một cách chồng chất!"
Mà trước mắt chúng ta, nhiều dân tộc đang sống dưới ách của những kẻ chối bỏ Thiên Chúa,
đang tuyên dương chủ thuyết của họ, họ nhạo cười đức tin, họ phủ nhận tất cả những gì vượt
khỏi tầm nhận xét của "khoa học", thứ khoa học theo như họ hiểu, nghĩa là bằng cách biến cái
tuyệt đối thành những cái ngẫu nhiên!
Thế giới của chúng ta đã trở thành quá nhỏ bé vì những phương tiện giao thông liên lạc phát
triển nhanh chóng. Một số những bậc thầy đang điều khiển cái thế giới nhỏ bé này - chúng tôi
tự hỏi - liệu họ có phải đơn thuần và giản dị là những viên phụ tá cho chính Satan không?
Thậm chí là hiện thân của Satan không?
MỘT HIỆN THÂN CỦA SATAN
Cách đây 11 năm, Dom Alois Mager đã dùng chính từ ngữ này để chỉ Hitler trong một cuốn
sách có giá trị nói về Satan, do nhóm Études Carmélitaines (những nghiên cứu của dòng Cát
Minh) xuất bản (Desclée, 1948)
Chúng tôi có thể cho biết tên của nhân vật đó, vì hắn đã chết. Đối với những nhân vật còn
đang sống (là hiện thân của Satan) mà chúng ta đang thấy họ "quấy phá" thế giới, thì chúng ta
không nên nói rõ tên của họ. Tuy vậy, không một độc giả nào lại có thể không nhận ra những
điều đó.
Bản văn của Dom Alois Mager mà chúng tôi trích dẫn ra đây rất mạnh mẽ và rõ ràng. Ông
viết:
"Satan chủ trương dùng con người này làm hiện thân cho nó để đảo lộn tất cả những chuẩn
mực của luật pháp và luân lý. Nói chung, cho tới thời đó, những chuẩn mực này vẫn còn được 118
truyền thống cũng như thiên nhiên nhìn nhận, cho dẫu có những phong trào bài trừ Kitô giáo.
Hiện thân đó là Adolf Hitler. Không còn một từ ngữ nào ngắn gọn hơn, chính xác hơn, thích
hợp với bản chất của Hitler hơn cái từ ngữ rất hàm súc này: Hiện thân của Satan. Nếu đặc
trưng không có ngoại lệ của tất cả những tay làm hiện thân cho Satan, là: sống vô luân cả về
mặt tinh thần lẫn nhân cách, thì Hitler tiên thiên là một hiện thân của ma quỷ. Nếu không bị
huyền hoặc thì không ai thấy con người Hitler lại có một nhân cách đáng phục về luân lý
cũng như tính nết. Trong vụ án Nuremberg, tướng Jodl có nói về Hitler như sau: "Đó là một
vĩ nhân, nhưng là vĩ nhân của Hoả Ngục" (Satan, sách đã dẫn, trang 639).
Dối trá và giết người: Hai tính chất này không phải là nổi bật rõ ràng trong sự nghiệp của
Hitler sao?
Đối với Staline, đối thủ của Hitler, người ta chẳng có thể nói như thế hoặc hơn thế nữa sao?
Chúng tôi tin rằng: vào thời đại của chúng ta, sự hiện diện của Satan trong thế giới chính là
chứng quỷ nhập tập thể của nhiều dân tộc, và càng chắc chắn hơn nữa trong trường hợp
của chủ nghĩa Quốc xã ở Đức, cũng may là nó không tồn tại lâu, và chủ trương chối bỏ
Thiên Chúa trong những quốc gia rộng lớn. Trường hợp sau đáng sợ hơn nhiều, vì nó tồn tại
lâu dài hơn, có tính cách đe doạ nhiều hơn, và có vẻ cao ngạo hơn.
Cần phải tin rằng Satan đang chuẩn bị một thảm hoạ khủng khiếp nhất cho nhân loại mà
người ta có thể tưởng tượng và kinh sợ. Thêm vào đó là những lời dối trá của thời đại, được
trang bị bằng những phương tiện phá hoại và giết người chưa từng có từ trước tới nay.
Trước khi xét tới tính chất thứ hai trong việc biểu hiện của Satan, chúng ta hãy tiếp tục xét tới
quyền lực của dối trá mà Satan đang bày ra trước mắt chúng ta hiện nay.
DỐI TRÁ VÀ MÂU THUẪN
Việc chối bỏ Thiên Chúa là sự dối trá đứng hàng đầu và nghiêm trọng nhất trong những điều
dối trá của thời đại chúng ta hiện nay. Nhưng sự dối trá không đi một mình. Chúng ta đang
lặn hụp, đang chìm ngập trong dối trá, thậm chí hít thở bầu không khí dối trá mà hầu như
không biết.
Dấu hiệu để nhận ra sự dối trá này là sự mâu thuẫn. Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, thì ai là
Thiên Chúa? Chúng ta không thể nói đó là ma quỷ, vì trong khi Satan làm cho người ta chối
bỏ Thiên Chúa, thì nó cũng muốn được người ta phủ nhận sự hiện diện của chính nó, hơn là
nó muốn lộ mặt ra. Con người ngày nay vừa chối bỏ Thiên Chúa, vừa muốn chối bỏ cả ma
quỷ nữa. Thế thì chỉ còn lại có con người hiện hữu. Vì thế, chính con người là Thiên Chúa!
Khoa học, kỹ thuật, sự thông minh của con người có một quyền năng tối thượng trên tất cả
mọi sự. Chúng ta là Thượng Đế! Nhưng chúng ta không có linh hồn, vì chỉ có vật chất hiện
hữu mà thôi. Hoặc nếu chúng ta có linh hồn - câu này chỉ có nghĩa là chúng ta sống và tư
tưởng - thì linh hồn ở đây không phải là linh hồn bất tử. Khi con người chết, thì tất cả đều
chết. Nếu Thiên Chúa chết, nghĩa là trong mọi trường hợp có một người trong thời đại này
chết, thì tức là có một vị Thượng Đế chết.
Phủ nhận Thiên Chúa, phủ nhận Satan, phủ nhận linh hồn bất tử, phủ nhận sự khác biệt giữa
Thiện và Ác, phủ nhận tội lỗi, phủ nhận đức hạnh, phủ nhận Trời, phủ nhận Hoả Ngục! Đó là
một vài phủ nhận dối trá của chúng ta.
Nếu sau đó, chúng ta tự tôn vinh mình, nếu chúng ta tự coi mình như những Thượng Đế duy
nhất hiện hữu, thì đó là thuần tuý mâu thuẫn. Hữu thể và hư vô bị lẫn lộn với nhau. Khi bỏ hết
tôn giáo, chúng ta sẽ lấy chủ nghĩa hư vô làm tôn giáo duy nhất có thể có của chúng ta. Và vì
điều đó không ảnh hưởng gì đến những bài diễn văn quan trọng, những lời hứa hẹn lớn lao, và
nhất là những ảo tưởng vĩ đại, nên một lần nữa, mọi vấn đề trong chính trị, trong triết lý, trong
sự xáo trộn hiện nay, đều được giải quyết trong sự mâu thuẫn bao la này! 119
Vấn đề chỉ là không những chinh phục thế giới trên trái đất này, mà còn chinh phục cả vũ trụ
tinh tú. Tất cả những thứ đó chỉ là trò tung hứng, là biểu dương quyền năng một cách phù
phiếm. Tất cả những cái đó chỉ là phù vân và thất vọng! Vào thời đại này, dân số thế giới tăng
vọt với một tốc độ khiến những nhà chính trị phải sốt ruột. Người ta tính toán xem hành tinh
này có thể nuôi được bao nhiêu người. Và người ta chỉ thấy được hai giải pháp: một là phá
huỷ các mầm sống ngay từ trong lòng mẹ, hai là dùng chiến tranh để tiêu diệt một phần lớn
nhân loại! Việc thần thánh hoá con người đã đi đến những hậu quả như thế đấy! Nói là Satan
hoá con người thì đúng hơn!
Dối trá và mâu thuẫn, đó là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự hiện diện của Satan trong thế
giới ngày nay.
SATAN - KẺ GIẾT NGƯỜI
Nhưng dấu hiệu thứ hai, tức những âm mưu hay những đe doạ tiêu diệt sự sống con người
không phải là kém rõ ràng!
Giữa thế giới ngày nay và thế giới của thế kỷ trước, nếu có một đặc tính khác biệt, thì đó
chính là sự phát triển lạ lùng những phương tiện giết người.
Lúc nào, thời nào cũng có chiến tranh, điều đó đúng tới tận mọi nguồn gốc của chúng ta, từ
thời Cain và Abel đã có chiến tranh rồi. Nếu Satan là "kẻ sát nhân ngay từ ban đầu" - theo từ
ngữ mà Chúa Kitô dùng - thì ma quỷ không phải chỉ hiện diện mà thôi trong tất cả những
cuộc "huynh đệ tương tàn" giữa con người, nhưng phải coi nó như kẻ âm thầm xúi giục gây
nên tất cả những cuộc chiến tranh này. Những tiến bộ trong nghệ thuật giết người là những
tiến bộ ma quỷ. Mà những tiến bộ này thời nào cũng có. Hơn nữa, khó lòng có được một tiến
bộ nào rút ra từ chiến tranh mà đem lại lợi ích tốt đẹp!
Thế giới ngày nay chi phí cho chiến tranh nhiều hơn là chi phí cho những mục đích quan
trọng khác trong đời sống nhân loại, nhiều hơn hàng tỷ đôla. Tất cả những tỷ bạc được sử
dụng cho chiến tranh sắp tới, và tất cả những tỷ bạc được phung phí trong những cuộc chiến
tranh vừa qua, nếu được sử dụng để truyền bá đức tin chân thật cho thế giới, để chống lại bất
hạnh và ngu dốt, để đẩy lui nạn đói và tội ác, thì bộ mặt thế giới đã khác hẳn. Mà đâu có cần
thiết phải gây ra chiến tranh để rồi phải đau khổ vì những hiểm hoạ mà chiến tranh giáng
xuống trên chúng ta!
Các phương tiện giao thông liên lạc càng nhiều nhờ vào cái tiến bộ mà chúng ta vẫn tự hào
ấy, các khoảng cách càng bị rút ngắn lại, thì con người càng cảm thấy phải sống trong một
bầu khí bị giam hãm, có thể nói như thế, và bị đầu độc vào một giờ nhất định mỗi ngày bởi
những tin tức đến với chúng ta từ khắp thế giới. Những tin tức đó bằng hình thức này hay
hình thức khác, nói với chúng ta về sự ghen ghét, thù hận, tranh chấp, những tai biến có thể
xảy ra, những phương tiện giết người chưa từng có và kinh khủng.
Nỗi sợ chiến tranh cũng gây ra những tàn phá trong tâm hồn con người không kém gì chính
những cuộc chiến tranh. Chúng ta đang sống một cuộc sống dị thường nhất và phi nhân nhất.
Từ khi chúng ta giết Thiên Chúa, như Nietzsche đã nói, không còn hoà bình cho con người
nữa, và con người bị kết án là: cứ phải luôn luôn nói tới hoà bình, nhưng là một hoà bình vắng
mặt, một lý tưởng xa vời, một giấc mơ, có thể là một ảo tưởng, bởi vì người ta vừa nói chuyện
hoà bình vừa làm việc để gia tăng khả năng giết người, nghĩa là gia tăng sức mạnh quân sự
của mình. Một số quốc gia làm điều đó vì sợ bị tấn công, một số khác vì những tham vọng
thầm kín của mình, gây nên những chuyện thách thức lẫn nhau, đe doạ nhau, ngầm ám chỉ
một cuộc tranh chấp có khả năng xảy ra rất gần đây, một tranh chấp toàn thế giới, cũng có
nghĩa là sự chung tận của nhân loại.
HOẠT ĐỘNG CỦA SATAN TRONG THẾ GIỚI120
Giữa những vùng khác nhau trong thế giới ngày nay, có những sự khác biệt nào về những dấu
hiệu hiện diện của Satan không? - nếu Satan không hiện diện ở một số nơi nhiều hơn những
nơi khác thì mới là điều đáng ngạc nhiên.
Giovanni Papini có viết một cuốn sách gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi, trong đó có
nhiều điểm xuất sắc có thể chấp nhận được, nhưng cũng có nhiều điểm ấu trĩ, những tư tưởng
lạc giáo - mà chúng ta sẽ đề cập tới - thậm chí có cả những lời lộng ngôn vô ý thức. Một trong
những chương ngắn của cuốn sách này có tựa là: Miền đất hứa của Satan. Người ta tò mò
muốn biết miền đất đó là đất nào? Dân tộc bị gán cho danh hiệu con trưởng của Satan là dân
tộc nào? Người ta không thể ngạc nhiên khi nghe Papini nói miền đất đó là nước Pháp, và dân
tộc đó là dân tộc Pháp (Nên nhớ tác giả là người Pháp, viết cuốn sách này cho độc giả Pháp.
Lời dịch giả). Papini nói:
"Từ thời Jules César, người ta viết rất nhiều về 'nước Pháp hiền dịu', nhưng tôi tin rằng
không ai trên mảnh đất này lại khám phá ra điều dị thường mà tôi xin nói ra ở đây: Nước
Pháp là miền đất hứa của Satan".
Quả là một khám phá dị thường. Papini còn nhấn mạnh: không phải ông ta muốn viết tiểu
thuyết, mà đó là một dữ kiện ông nhận thấy, ông quả quyết như vậy:
"Một sự chiều theo điều ác vì điều ác hoàn toàn có ý thức, một sở thích làm điều đồi bại độc
ác, một lý thuyết và thực hành phản loạn chống lại Thiên Chúa và các luật luân lý, đặc biệt là
luật Kitô giáo".
Papini đã tỏ ra một sự khoan dung rõ rệt đối với Satan suốt cuốn sách của ông. Vì thế, ông
không muốn người ta đánh giá thấp điều ông quả quyết, một điều quả quyết không dễ nghe
đối với người Pháp:
"Tôi rất yêu mến nước Pháp, ông xác định, yêu nghệ thuật, văn chương, văn hoá của nó: vì
thế, tôi không hề có ý định vu khống nước Pháp. Và để chứng tỏ rằng tôi không nói một cách
may rủi, cũng không nói chơi, nên tôi bó buộc phải kể ra rất nhiều tên của các tác giả và tác
phẩm".
Và ông kể ra một số rất lớn các văn sĩ Pháp. Điều lạ lùng là những văn sĩ đó không luôn luôn
là những người mà chúng tôi cho rằng có "khuynh hướng ma quỷ". Không có một chữ về
Voltaire, Diderot, Alembert, Holbach, Condorcet. Bù lại, ông ta cho là có khuynh hướng
Satan ngay cả những tác giả Công giáo như Georges Bernanos và Francois Mauriac.
Tất cả những cái đó chưa phải là nghiêm trọng lắm! Nếu cuộc cách mạng Pháp có thể được
coi là do Satan đạo diễn, xét về một số phương diện và biến cố, chứ không phải toàn bộ, thì
không thể quên rằng có một tục ngữ đã lưu hành rất lâu mà người trong Giáo Hội cũng theo
đó mà nói: Gesta Del per Francos (những việc làm cao cả của Thiên Chúa của người Pháp)!
Chẳng may đã hai thế kỷ nay người ta cũng nói Gesta Diaboli per Francos (những việc làm
đồi bại của ma quỷ qua người Pháp). Đối với chúng ta, toàn bộ vấn đề là tìm biết xem chúng
ta có được cứu khỏi sự nô lệ Satan không, chúng ta muốn hay không muốn trở về với truyền
thống ánh sáng và chân lý lâu đời của chúng ta trong tình thương của Thiên Chúa.
NHỮNG MỨC ĐỘ KHÁC NHAU TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA MA QUỶ
Hãy để qua một bên những công trình cặm cụi viết lách của Papini, và hãy thử đưa ra một ý
niệm chính xác hơn về hành động của Satan trong vũ trụ mà chúng ta đang sống.
Có điểm đầu tiên dường như rất chắc chắn đối với chúng ta là: trong một số quốc gia, Satan
hành động nhiều hơn so với những nước khác. Từ đó ta suy ra được điểm thứ hai không kém
hiển nhiên, đó là: trong những mức độ hiện diện của Satan giữa các dân tộc, có thể nhận ra
một cái gì đó tương tự như mức độ hiện diện của Satan mà chúng ta đã thấy rõ ràng giữa các
cá nhân. Chúng tôi đã nói hành động của Satan sẽ leo thang từ cám dỗ đến ám ảnh quấy 121
nhiễu, và từ quỷ ám đến quỷ nhập. Vì thế, cũng có những nước bị quỷ nhập, những nước bị
quỷ ám, và có những nước chỉ bị quỷ cám dỗ.
Cám dỗ là chuyện xảy ra hằng ngày, hầu như lúc nào cũng có. Đủ mọi hình thức cám dỗ, tuỳ
theo tính nết và tính khí của từng người mà thay đổi. Muốn trình bày về cám dỗ, một cách rất
đơn giản là dựa vào bảy mối tội đầu mà mô tả: Kiêu ngạo, hoang phí, dâm dục, ghen ghét,
giận dữ, ...
Nhưng trong cái bảng tổng quan mà chúng tôi muốn phác hoạ, điều đáng cho chúng ta lưu ý
không phải là điều đó.
Mới đây, ngày 20.2.1959, tờ La France Catholique (Nước Pháp Công giáo), một tuần báo
lớn, có đăng một bài báo của Maria Winowska tựa là Cơn cám dỗ thứ ba. Qua bài báo này,
mọi người đều nhất trí công nhận một trong những tinh thần tỉnh táo nhất của thời đại.
Bài báo này nói về việc ma quỷ cám dỗ Đức Kitô, về cơn cám dỗ trong đó Satan cho Ngài
thấy tất cả các vương quốc trên trái đất, rồi nói với Ngài: "Nếu ngươi sấp mình xuống thờ lạy
ta, thì tất cả những thứ đó sẽ thuộc về ngươi!"
Maria Winowska đưa vào câu chuyện một thanh niên Ấn giáo vừa trở lại và chịu phép Rửa
tội. Hai người đã tới Montmartre. Quang cảnh thành phố Paris nguy nga và diễm lệ đang bày
ra trước mắt họ, khiến cho chàng thanh niên Ấn giáo kêu lên:
_ Tại sao người Kitô hữu lại không sống theo đức tin của mình? Tin Mừng thật là rõ ràng:
Cầu nguyện là trên hết, không ngoan là trên hết, đức tin là trên hết, tình thương là trên hết.
Tuy được viết trên giấy, nhưng còn phải đượcđem ra thực hành.
_ Em có lý đấy! M. Winowska trả lời. Nhưng dẫu sao trong số những Kitô hữu vẫn có những
người, nam cũng như nữ, sống Tin Mừng chứ! Chắc chắn như thế! Có một số người, thậm chí
là số lớn nữa đang sống Tin Mừng! Và chính điều đó biện hộ cho chúng tôi. Đương nhiên là
cũng có những mặt yếu, những khiếm khuyết, những phi lý...
_ Người Kitô hữu Âu châu, anh chàng Ấn giáo nói tiếp, đa số sống giống như không có đức
tin. Em không muốn nói rằng họ không có đức tin, mà nói rằng họ cất giấu đức tin đó kỹ quá!
Anh ta lại tiếp tục một cách không thương xót:
_ Em đã nghe các linh mục nói với em về kỹ thuật truyền giáo, về phương pháp, về cách thích
nghi, về báo chí, về điện ảnh, về truyền hình. Đó quả là những linh mục tốt. Nhưng tại sao họ
lại không nói cái chính yếu nhỉ? Đối với người Ấn giáo thì khác, sự minh triết quan trọng hơn
những thứ đó, quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời! Làm sao so sánh giữa Đấng Tạo Hoá
và các tạo vật được?
Đương nhiên Maria Winowska phản đối. Không thể phán đoán hàng giáo phẩm qua một lần
tiếp xúc bên ngoài. Không được kết án họ là duy hoạt động chủ nghĩa khi chưa biết toàn bộ
đời sống nội tâm của họ ra sao. 50 năm qua, chúng ta đã thực hiện 2 cuộc cách mạng trên lãnh
vực tôn giáo: một cuộc cách mạng về phụng vụ hiện chưa đem lại được tất cả những kết quả
mong muốn, và một cuộc cách mạng về Kinh Thánh mới chỉ bắt đầu thôi; ngoài ra, còn phải
thực hiện thêm một cuộc cách mạng về thần bí, về tâm linh, để đáp ứng đầy đủ những ước
vọng rất chính đáng của những người như chàng thanh niên Ấn giáo và chị Maria Winowska
này.
Cơn cám dỗ lớn nhất cho người Kitô hữu thời nay không phải là cám dỗ về những chuyện lẻ
tẻ, mà là cơn cám dỗ rất bao quát, nhưng cũng rất nguy hiểm, đó là chuộng sự vật hơn Thiên
Chúa. Anh thanh niên Ấn giáo nói rằng anh ta đã làm một cuộc trắc nghiệm đối với những
Kitô hữu mà anh đã gặp. Trắc nghiệm đó tương tự như sự thử nghiệm trong cơn cám dỗ ma
quỷ đã áp dụng cho Đức Kitô trên núi. Anh nói:
_ Mà chị biết không? Rất ít người không có chấp nhận làm một hành động nhỏ để tỏ sự kính
trọng, như cúi đầu một cái chẳng hạn, trước tên cám dỗ sẵn sàng dâng cho ta các nước trên 122
trần gian. Họ nói: 'Một khi có tất cả những thứ đó, người ta sẽ làm cho Thiên Chúa được vinh
danh', hoặc nói: 'Cũng cần phải nhượng bộ thế gian một chút xíu để có thể làm chủ nó nhiều
hơn', hoặc 'Nếu không thích nghi với những tiến bộ của thế giới, thì Kitô giáo sẽ không đứng
vững được' - Tóm lại, em có thể chắc chắn với chị rằng tất cả những người đó đều tin tưởng
vào những kỹ thuật của con người hơn là vào đức tin của mình!".
Quả thực, sau khi đã cẩn thận trắc nghiệm 47 người, anh bạn Ấn giáo của chúng ta chỉ tìm
thấy 3 hay 4 người thực sự yêu mến Thiên Chúa hơn các sự vật. Và cần phải thêm rằng
anh ta chỉ làm thí nghiệm này trên những người Công giáo ngoan đạo mà thôi.
Đó là cơn cám dỗ thứ ba. Tất cả những người Công giáo này đều có đức tin cả, thậm chí họ có
nhiều việc làm để chứng tỏ niềm tin ấy, họ có đức cậy và đức mến nữa. Họ là những người
mà thánh Phaolô - trong các thư của ngài - gọi là "các thánh", nghĩa là những tâm hồn có
Thiên Chúa ngự trị. Nhưng họ cũng là những linh hồn không hợp lý - và tất cả chúng ta,
không nhiều thì ít, đều như thế cả - là những tâm hồn không đi tới cùng con đường mà đức tin
đòi hỏi, là những tâm hồn - nói theo Maria Winowska - coi cái có quan trọng hơn cái là.
Và chị ta ngàn lần có lý khi kết luận:
_ Tất cả khoa học của trần gian không giá trị bằng một chút xíu minh triết, và tiến bộ cao
nhất về kỹ thuật sẽ kết thúc đột ngột nếu con người chỉ làm chủ được nó trên số lượng. Nói
cách khác: "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì?"
Cách đây 3 thế kỷ, Pascal đã nói bằng một ngôn ngữ vô song:
_ Tất cả mọi vật chất gộp chung lại, cộng với tất cả mọi tinh thần gộp chung lại, cộng với tất
cả mọi sản phẩm của hai thứ đó gộp chung lại, cũng không có giá trị bằng một chút bác ái.
Đó là một trật tự khác hẳn, vô cùng cao cả hơn.
NHÌN TỔNG QUAN
Chúng tôi cho rằng người ta sẽ có một cái nhìn hoàn toàn sai lầm về thế giới hiện tại, nếu
người ta lẫn lộn sự đối nghịch giữa đông và tây với sự đối kháng giữa Satan và Thiên Chúa,
hay nếu người ta tách rời hành tinh này thành hai vùng hoàn toàn riêng biệt: vùng của ma quỷ
và vùng của Thiên Chúa.
Chúng tôi xin nhường lời cho một người Nga. Cách đây không lâu, chúng ta đã nghe một
người Nga nói trong những tờ báo của chúng ta. Đó là một kỹ sư Xô Viết qua Âu Tây với một
công tác khoa học, đã ở với chúng tôi một thời gian tương đối lâu. Anh ta nói:
_ Thực ra, những người phương Tây các anh cũng là những người duy vật. Với tiền bạc trong
tay, các anh có thể sắm tất cả mọi của cải, thoả mãn mọi ước muốn. Nhưng đúng là các anh
không còn nghĩ gì nữa ngoài những của cải đó. Cuộc sống của các anh, sinh hoạt của các
anh, khoa học, kỹ thuật, tất cả những công việc và những bận tâm của các anh, các anh đã
dành cho chúng một mục đích thực tế này, là gia tăng sự thoải mái của các anh, cải thiện
những tiện nghi của các anh: như xe hơi, tủ lạnh, tivi, ... đó chính là lẽ sống của đại đa số các
anh".
Ai dám nói là trong lời tố cáo đó không có một phần nào sự thật? - Duy vật không phải chỉ là
cái dở của chủ nghĩa xã hội, mà còn là của chủ nghĩa tư bản nữa. Vẫn theo kỹ sư này, thì sự
suy sụp do chủ nghĩa tư bản gây ra cho con người còn nghiêm trọng hơn nhiều. Chúng ta hãy
nghe anh ta lý luận tiếp:
_ Trái lại, đối với chúng tôi, tất cả những vấn đề đó không hiện hữu (anh ta muốn nói tới việc
tìm sự thoải mái). Một cách thực tiễn, những tiện nghi của anh quả là xa lạ đối với chúng tôi.
Vì chúng tôi không có khả năng, thậm chí không nghĩ tới chúng. Người ta đã khiến chúng tôi
không còn ước muốn những của cải vật chất nữa. Còn các anh đang phải ưu tư và bị ám
ảnh vì tất cả những ước muốn đó. Khi làm điều ấy, người ta đã giải phóng chúng tôi. Tất cả123
các nghị lực mà các anh phung phí để tìm những thứ phù phiếm đó, thì chúng tôi lại dùng vào
việc đọc sách, sáng tác nhạc, suy tư, mơ mộng. Các anh còn muốn chúng tôi làm gì nữa, khi
mà ban tối chúng tôi trở về căn phòng nhỏ bé của chúng tôi, giống như một nhà tu hành trong
căn phòng nhỏ bé của ông ta?
Và anh kết luận:
_ Phải, chúng tôi còn có thì giờ và còn có hứng thú để suy nghĩ. Nhưng, còn các anh thì
sao?
Trong số những công việc mà người Nga này vẫn muốn dành cho mình thì giờ để làm, nếu
anh ta thêm vào hai chữ "cầu nguyện" sau những chữ "đọc sách, sáng tác nhạc, suy tư, mơ
mộng", thì những lời nói của anh ta thật đáng khích lệ biết bao! Tuy nhiên, lý tưởng của anh
kỹ sư này vẫn cao hơn lý tưởng mà những nhà lãnh đạo của anh đang theo đuổi: là đạt tới và
vượt qua những nước giàu hơn về sản xuất, về của cải vật chất, về hàng triệu thứ tiện nghi với
kỹ thuật tinh xảo nhất. Điều mà anh kỹ sư này coi thường, và chúng ta cũng coi thường như
anh ta, khi nó đi ngược lại sự phát triển về tâm linh của con người, chính là những cái nhìn
mà nhiều quốc gia đang lấy làm đối tượng phải đạt tới. Chủ nghĩa duy vật chất đã chẳng được
định nghĩa là "mỗi người được hưởng theo nhu cầu của mình" sao? Và nhu cầu của mỗi người
trong công thức này chẳng phải là những ước muốn vật chất sao?
Nhưng chúng ta không nên đối nghịch chủ nghĩa duy vật chất với chủ nghĩa tư bản. Cả hai
đều do Satan gợi hứng, thôi thúc, trong mức độ phủ nhận Thiên Chúa và linh hồn. Tóm lại
chủ nghĩa duy vật chất không làm gì khác hơn là lấy lại cái triết lý "trưởng giả". Nó là kết quả
của triết lý đó, và tiếp tục đẩy triết lý đó tới cùng cực. Nếu thật là không có Thiên Chúa,
không có ma quỷ, không có linh hồn, và tất cả chỉ là vật chất, thì duy vật hay tư bản chẳng cái
nào đúng hơn cái nào, vì không còn chân lý theo đúng nghĩa chân lý, mà tất cả đều là giả dối,
tất cả đều do Satan!
Sau khi nói những điều đó, chúng tôi không vui mừng cũng không sợ hãi tố cáo ra đây một số
đặc tính của nền văn minh ngày nay, được coi như một số dấu hiệu cho biết có sự hiện diện
của Satan giữa chúng ta. Những đặc tính này không ai có thể phủ nhận là không thấy:
1. Sự tầm thường trong những phương tiện truyền thông của chúng ta, như điện ảnh, truyền
thanh, truyền hình... Sự tầm thường không nằm trong khả năng truyền bá, mà trong sự tác
động có cao thượng và đẹp đẽ trên tinh thần hay không.
2. Tính khiêu dâm của môi trường xã hội được trình bày trong các tiểu thuyết, phim ảnh, các
vở kịch, các bài ca, trong những trò giải trí, những thú tiêu khiển.
3. Sự thoái hoá của nghệ thuật hiện đại, dường như không còn yêu thích vẻ đẹp nữa, mà chỉ
thích những cái xấu xa, tăm tối.
Trước khi kết thúc chương này, một chương rất dễ viết dài ra, chúng ta thấy gì?
Satan hoạt động khắp nơi. Chống lại nó, chỉ có một sức mạnh có thực, là Đức Giêsu Kitô.
Một đằng là chủ nghĩa tục hoá, là dối trá, là coi thường sự sống con người, là máu của Abel bị
Cain làm đổ ra. Một đằng là đức tin, đức ái, là tình thương vô biên được thực hiện trong cầu
nguyện, trong thờ phượng, trong sự từ chối hận thù của Satan, trong ước muốn làm cho nước
Chúa lan rộng khắp nơi, trong lời cầu nguyện sốt sắng không ngừng của các tâm
hồn: "Nguyện cho Nước Chúa trị đến".
Cái nhìn về lịch sử phổ quát không thay đổi: Thành của Thiên Chúa chống với thành của
Satan, Thành của Tình Yêu chống với thành của Hận Thù!
Có hai ngọn cờ: một của Satan, một của Chúa Giêsu Kitô.
Điều kỳ lạ là: người Kitô hữu tuyên bố coi nhẹ cuộc sống hiện tại vì biết còn một cuộc sống
khác vĩnh cửu, thì lại tỏ ra kính trọng sự sống con người và nhân cách con người một cách
tuyệt đối nhất. Satan, trái lại, làm cho những kẻ theo nó tin rằng: cuộc sống hiện tại là duy 124
nhất, không còn một cuộc sống nào khác sau cuộc sống này nữa, và cuộc sống này là cái thiện
hảo tối thượng của con người. Vì thế, tôi nói rằng đối với cuộc sống này, vốn là tất cả, Satan
biểu lộ sự coi thường sinh mạng con người, sự coi thường đó được thể hiện bằng những trại
tập trung, những vụ hành quyết tập thể, những lò hoả táng, những cuộc tra tấn phi nhân! Thế
là dối trá luôn luôn đi đôi với giết chóc!
Nhưng điều đáng trách nhất của những kẻ theo Satan là sự què quặt mà họ gây ra cho loài
người khi họ chối bỏ Đấng Vô Biên, chối bỏ sự bất tử.
Tinh thần hẹp hòi của những người cứng tin là một cái gì thê thảm hơn nữa. Cần nhắc lại lời
kêu gọi của Tertullien nói với những người lạc giáo thời ông: "Parce orbis unicae spei!" -
"Hãy chừa lại cho thế giới niềm hy vọng duy nhất của nó!". Nếu một ngày nào chúng ta muốn
chiếm hữu cái thế giới này dẫu nó không đáng giá bằng linh hồn chúng ta, thì lúc đó cần phải
cứu linh hồn chúng ta bằng đức tin và tình yêu!
Ôi, còn cuộc chiến nào kinh khủng bằng cuộc chiến giữa Chúa Kitô và Satan!
CHƯƠNG X
CHỦ NGHĨA SATAN
VÀ NHỮNG TRÒ CHƠI CỦA SATAN
ĐỊNH NGHĨA
Từ ngữ chủ nghĩa Satan (Satanisme) có nhiều nghĩa. Trước hết, ta có thể coi Satan như chủ
hay thủ lãnh của thế gian này. Đó là danh hiệu mà Chúa Giêsu đã dùng tới 3 lần trong Tin
Mừng để nói về Satan. Và chúng tôi cũng vừa mới trình bày về quan điểm này. Satan hiện
diện trong vũ trụ chúng ta đang sống tới mức độ nào? Chúng tôi đã nói: mức độ đó thay đổi
tuỳ từng quốc gia, chủng tộc, văn minh, chế độ chính trị. Chủ nghĩa Satan còn có nghĩa là
sống theo đường lối Satan bằng một đời sống tội lỗi. Chúng tôi đã nhắc lại lời của Đức
Grêgôriô Cả rằng trong suốt thời gian một người tùng phục tội lỗi, thì người đó là một chi thể
trong "thân thể mầu nhiệm của Satan".
Công việc của chúng ta không phải là tìm xem số người sống trong "tình trạng ân sủng" là
bao nhiêu, nghĩa là những người, hiện lúc này, không sống dưới quyền lực Satan. Nhưng
chúng ta có quyền giả thiết rằng số người đó nhiều hơn là người ta tưởng, nhất là nếu cho
rằng những kẻ tội lỗi thường chỉ là những người đã bước tới một bước lầm lỡ, hay đã bị sa
ngã nhưng họ không muốn vì thế mà ở lại trong quyền lực Satan.
Cuối cùng, từ ngữ chủ nghĩa Satan còn có nghĩa là sự thờ phượng Satan, không phải bằng
một tội đã phạm trong một cơ hội nào đó, rồi về sau hối hận và chừa cải ngay, mà bằng một
gắn bó rõ ràng và tự nguyện với Satan.
HAI HÌNH THỨC CỦA CHỦ NGHĨA SATAN
Chúng ta cần phân biệt hai hình thức khác nhau của chủ nghĩa Satan. Trước hết là thứ Satan
chủ nghĩa của những người tuy không tin có Satan cũng như không tin có Thiên Chúa, nhưng
toàn bộ đời sống của họ lại phù hợp với những nguyên tắc và sự hướng dẫn của Satan.
Đối với hình thức đầu tiên của chủ nghĩa Satan này, câu nói mà chúng tôi thường lập lại và đã
từng giải thích thật là chí lý: "Mưu mô quỷ quyệt nhất của Satan là làm cho người ta tin rằng 125
không có ma quỷ gì cả!". Về đề tài này, Papini vào năm 1921 đã trích dẫn lời của triết gia
Alain:
"Ma quỷ phải chịu cùng một số phận với tất cả mọi thứ ảo ảnh... Theo như tôi thấy, ngay cả
chiến tranh cũng không làm cho ma quỷ và các quyền năng của nó sống lại" (Alain, Propos
sur la Religion, Paris, Rieder, 1937, p.64).
Nhưng chúng ta không dừng lại ở hình thức đầu của chủ nghĩa Satan. Hình thức này thuần tuý
tiêu cực. Vả lại, người ta cũng gặp thấy hình thức này ngay cả nơi những Kitô hữu ưu tú, dẫu
họ không có một chút ý hướng xấu nào, và họ cũng không biết họ đang sống ngược với tính
chính thống và với Tin Mừng.
Điều chúng ta phải tìm hiểu, quan trọng nhất là những hình thức tích cực của chủ nghĩa Satan.
Chúng tôi nói những hình thức tích cực (ở số nhiều), vì qua các thế kỷ, và cho tới thời đại
chúng ta, dường như ít nhất có hai hình thức chủ nghĩa Satan tích cực: tôn giáo
Satan (Satanisme-religion) và ma thuật Satan (Satanisme-magie).
TÔN GIÁO SATAN
Ngay khi nghĩ về vấn đề này, người ta không thể không ngạc nhiên khi thấy lịch sử của chủ
nghĩa Satan thực sự hoà lẫn với lịch sử các tôn giáo!
Kết luận như thế quả là bao quát quá, cần phải giải thích rõ ràng hơn.
Hiện nay lịch sử các tôn giáo được nghiên cứu rất sâu xa, thường không đề cập nhiều đến
Satan. Ma quỷ chỉ chiếm một vị thế giới hạn. Nhà viết sử các tôn giáo thường chú tâm trình
bày những niềm tin tôn giáo của các dân tộc một cách khách quan, nêu danh các vị thần, đưa
ra những thuộc tính của mỗi vị thần được nhóm người này hay nhóm người kia thờ phượng.
Họ trình bày những nghi thức mà người ta dùng để biểu lộ lòng tôn kính đối với các thần linh.
Trên nguyên tắc họ không đả động tới việc phán đoán về giá trị. Họ không làm triết lý, không
đi sâu vào siêu hình học, và càng không đặt vấn đề theo kiểu thần học Kitô giáo.
Nhưng bàn về chủ đề này chúng ta có thể tránh kiểu đặt vấn đề của thần học được không? Khi
nói về Satan và sự hiện diện của nó trong thế gian, chúng ta có cần phải đặt mình trong quan
điểm Kitô giáo, là quan điểm duy nhất đặt Satan vào đúng chỗ của nó trong bảng tổng quát về
các hữu thể không?
Tin Mừng đã nói gì? Các Giáo Phụ đã nói gì? Thần học Kitô giáo đã nói gì về các tôn giáo
của dân ngoại?
Tin Mừng đã gán cho Satan một danh hiệu khó hiểu - đáng lẽ chúng ta không nên nhấn mạnh
quá về điểm này - nhưng tất nhiên là đúng vì đích thân Đức Kitô đã cho nó danh hiệu đó: Thủ
lãnh của thế gian! Một danh hiệu như thế làm sao lại có thể dành cho Satan được, nếu những
thần linh ngoại giáo không phải thuần tuý và đơn giản là ma quỷ?
Các Giáo Phụ trong Giáo Hội cũng nhất trí hiểu vấn đề như thế. Về điểm này đối với các ngài,
không còn gì phải nghi ngờ nữa. Các thần linh ngoại giáo đều là ma quỷ cả. Những lời sấm
lưu hành trong dân ngoại, như của Dodone hay của Delphes, và những sấm ngôn khác ít nổi
tiếng hơn đều là những lời sấm của ma quỷ, là những biểu hiện của chủ nghĩa Satan.
Thần học Kitô giáo đương nhiên thừa hưởng quan điểm đó. Những mô tả về các tôn giáo dân
ngoại ngày xưa cũng như thời nay của lịch sử, đối với chúng ta, không phải là một trò chơi trí
tuệ, một thứ hiếu kỳ về văn học, mà là một nhận xét đáng sợ về sự thống trị của Satan trên
con người.
Làm sao Satan và bè lũ của nó lại được con người tôn thờ và cầu xin? Dường như người ta
khó nhận thấy mình làm điều đó, vì người ta ngả theo Satan một cách vô thức, hay vì một thứ
chủ nghĩa hiện thực sơ đẳng nào đó. Nói chung, các nhà viết sử về các tôn giáo, đều nhìn 126
nhận có một Thiên Chúa tối cao, tối thượng, toàn năng và toàn thiện, nhưng chính những tôn
giáo này lại rất thường xếp Thiên Chúa ấy vào một xó, và dành sự tôn kính của họ cho cả một
thế giới thần linh thấp kém hơn, hoặc tốt hoặc xấu. Người ta cũng biết những thần linh này
phải tuỳ thuộc vào vị Thiên Chúa tối thượng ấy, nhưng họ cho rằng những thần linh này gần
gũi với họ hơn, chia sẻ thân phận với họ nhiều hơn, do đó cầu khẩn hay nài xin dễ có lợi ích
hơn.
Cuối cùng, một số lớn các tôn giáo dân ngoại tin rằng có những lực lượng hay sức mạnh có
hại cần phải được hoà giải bằng những nghi thức cúng tế.
"Chủ nghĩa hiện thực" sơ đẳng này, nói nôm na là: việc nào cần thì làm trước, dường như bắt
nguồn từ những huyền thoại ngoại giáo, những nghi thức ngoại giáo, và những pha trộn sau
này trong những chủ nghĩa hoà đồng thực dụng, mà đền Panthéon là một thí dụ điển hình.
Chắc chắn không thể nghi ngờ là dưới mắt của những người theo đạo Do Thái, và còn hơn thế
nữa, của những người theo Kitô giáo, tất cả các thần linh ngoại giáo chỉ có thể là ma quỷ. Vì
thế, luôn luôn có những cuộc chiến đấu anh hùng, đối với người Do Thái thì đặc biệt vào thời
Macabê, còn đối với người Kitô giáo thì là suốt thời kỳ bắt hại đẫm máu. Vì thế, người Kitô
hữu luôn luôn cảm thấy một sự kinh tởm về mặt tôn giáo khi phải đối diện với việc thờ lạy
"tượng thần" - như họ vẫn nói - tức là những hình tượng phù phiếm trong việc thờ cúng ma
quỷ của dân ngoại.
Theo quan điểm mà chúng ta thừa hưởng từ xa xưa, nếu ta để qua một cái tôn giáo duy nhất
chân thực, tôn giáo của các tổ phụ, của Môisê, và của Kitô giáo, thì rõ ràng là lịch sử các tôn
giáo không gì khác hơn lịch sử của chủ nghĩa Satan. Danh hiệu "Thủ lãnh của thế gian" mà
Chúa Kitô dùng để chỉ Satan chỉ có thể được hiểu theo nghĩa đó.
Khi so sánh sự đơn nhất trong việc thờ phượng Thiên Chúa: trước hết là Yavê rồi tới Ngôi
Lời nhập thể, với sự đa tạp trong việc thờ cúng các thần giả hiệu, ta bó buộc phải nhìn nhận
rằng: nếu Chúa Giêsu thực sự là vị Vua duy nhất, thì Ngài thật chí lý khi tuyên bố: "Nước Ta
không thuộc về thế gian này!"
Và chúng ta cũng hiểu được tại sao nghi thức rửa tội Kitô giáo lại nhấn mạnh vào việc trừ
quỷ, được cử hành nhiều lần trong nghi lễ. Người ta còn gặp lại việc trừ quỷ rất nhiều lần
trong phụng vụ Công giáo. Khi một linh mục làm phép nước thánh, ngài đọc trên muối mà
ngài sẽ pha vào trong nước đó những lời sau đây:
"Hỡi muối được Thiên Chúa hằng sống tạo dựng nên, ta trừ quỷ cho ngươi, để ngươi trở nên
thứ muối tinh khiết ích lợi cho phần rỗi các tín hữu, để ngươi trở nên một khí cụ đem lại hạnh
phúc về tâm hồn cũng như thể xác cho tất cả những ai dùng ngươi, để người ta rảy ngươi vào
chỗ nào thì chỗ đó được trừ khử và đẩy lui mọi ảo ảnh, mọi hiểm độc, và mọi cạm bẫy của
ma quỷ chuyên lường gạt, cũng như mọi tinh thần bất chính, chúng bị xua đuổi bởi Đấng
sẽ đến phán xét kẻ sống, kẻ chết, và cả thế gian bằng lửa. Amen".
Rồi ngài cũng đọc trên nước phải làm phép:
"Hỡi nước được tạo dựng, nhân danh Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, ta trừ quỷ cho ngươi,
để ngươi trở nên nước tinh khiết có khả năng xua đuổi tất cả mọi quyền lực thù nghịch, cũng
như nhổ bật gốc đồng thời đuổi xa chính Kẻ Thù và những thiên thần bội phản cùng bè lũ
với nó. Nhờ cũng một Đức Kitô Chúa chúng ta...".
Ngài còn thêm:
"Lạy Chúa, vì phần rỗi của loài người, Chúa đã trộn lẫn chất nước này với những mầu nhiệm
lớn nhất của Chúa, xin hãy rủ thương khấng nhận lời kêu cầu của chúng con, để nước này
vốn là tạo vật của Chúa, nhờ ân sủng của Chúa, nhận được khả năng đuổi xa ma quỷ...".
Cuối cùng, vào lúc làm phép nước trong phụng vụ tuyệt vời ngày thứ bảy tuần thánh, lời cầu
nguyện đó được lặp lại: 127
"Vậy lạy Chúa, xin hãy ra lệnh cho mọi thần ô uế ra khỏi đây: xin hãy xua đuổi khỏi môi
trường này tất cả mọi hiểm ác và mưu mô của ma quỷ. Đừng để quyền lực kẻ thù lẫn lộn vào
nước này. Đừng để quyền lực ấy lai vãng chung quanh nước này và âm thầm lẻn vào nước
này để quấy phá và làm cho nước này hư hoại. Xin cho tạo vật thánh này tránh được mọi tấn
công của kẻ thù, được tinh khiết vì mọi hiểm ác đều bị xua đuổi..."
Nếu những công thức đức tin trong Giáo Hội này được xác nhận sáng tỏ như thế, thì còn ai
nghi ngờ gì nữa?
Nhưng người ta nói, đó chỉ là những câu nói, những gì còn sót lại của những tín ngưỡng cổ
xưa, mà dưới con mắt của người thời đại chỉ là những mê tín! Chúng tôi xin trả lời ý kiến đó
bằng những dữ kiện. Tất cả những trường hợp quỷ nhập mà chúng tôi đã thuật lại, tất cả
những nhân chứng của các linh mục trừ quỷ, và của những người đã chứng kiến những can
thiệp của ma quỷ, đều khẳng định điều đó: người ta không thể rảy nước thánh lên một người
bị quỷ nhập mà không làm cho con quỷ đang cư ngụ nơi người ấy cảm thấy tác dụng của
nước ấy đối với nó. Nó đã phải kêu lên: "Mi đốt ta! Mi đốt ta!". Vậy là nước thánh có hiệu lực
tác động và tiêu huỷ những hành động bí mật của ma quỷ. Điều này đưa chúng ta tới một khía
cạnh khác của chú nghĩa Satan.
MA THUẬT SATAN
Song song với tôn giáo Satan mà chúng tôi vừa đề cập, người ta thường cho rằng cũng có ma
thuật Satan nữa. Nói cho đúng, không thiếu các nhà chuyên môn nghiên cứu về lịch sử các
tôn giáo và các nghi thức phụng tự, đã nghĩ và dạy rằng: ma thuật thậm chí có trước tôn giáo,
và tất cả các tôn giáo dân ngoại đều biến thể từ ma thuật. Nhưng ý kiến này càng ngày càng ít
người chấp nhận, và nó cũng đáng bị như thế. Khó mà chắc chắn được con người đã bắt đầu
bằng ma thuật để rồi chuyển sang tôn giáo đúng nghĩa.
Vậy, ma thuật đối nghịch với tôn giáo là gì?
Trong tôn giáo, con người nghiêng mình trước một quyền lực cao hơn, họ thờ lạy, cầu khẩn,
đồng thời nhìn nhận sự yếu đuối bất lực của mình. Họ chấp nhận sự lệ thuộc của họ. Những
dân tộc "sơ khai" nhất hiện nay, nghĩa là những dân tộc kém tiến hoá nhất, theo chúng tôi
nghĩ, vẫn còn rất gần với nguồn gốc xa xưa, như dân tộc Pygmés chẳng hạn, nơi những dân
tộc này, thái độ đó vẫn còn hiện hành. Nơi họ, tôn giáo thậm chí vẫn còn thuần tuý hơn nơi
những dân tộc tiến hoá hơn.
Trong ma thuật, con người khoe khoang về một quyền lực mầu nhiệm nào đó. Không những
không nghiêng mình trước thần linh, con người còn tin rằng họ có thể điều khiển được cả thần
linh. Họ phát minh ra những công thức và sử dụng chúng. Họ cho rằng nhờ những công thức
đó họ có thể điều khiển được những sức mạnh thượng đẳng để chúng phục vụ họ. Não trạng
của nhà ma thuật - hay của nhà phù thuỷ, tức anh em sinh đôi với nhà ma thuật nhưng độc ác
hơn - rất khác với não trạng của con người tôn giáo. Một người bình thường làm sao có thể đi
tới một não trạng như thế?
Đối với chúng tôi, đó là một điều khó hiểu. So với việc thờ thần tượng, thì ma thuật có tính
Satan cao độ hơn rất nhiều. Khi thờ thần tượng, con người ít nhiều gì cũng có một tâm hồn
thành thật. Người ta sai lầm trong bản chất của đối tượng tôn sùng, chứ không sai lầm trong
việc họ lệ thuộc và cầu khẩn với đối tượng đó, vốn là điều tất yếu phải có. Người ta không
dành sự tôn kính của họ cho Thiên Chúa đích thực, nhưng họ không sai lầm khi nghĩ rằng sự
kính trọng của họ phải danh riêng cho một Đấng nào đó!
Trong ma thuật có sự phạm thánh, có sự kiêu ngạo, hãnh diện về một quyền lực đích thực đầy
tính ma quỷ. Tên thầy bùa ra lệnh cho thần linh, nhưng hắn biết rằng các thần linh sẽ có lúc
bắt hắn phải trả một giá rất đắt về sự thần phục tạm thời của họ. Dẫu sao, hắn vẫn hãnh diện
vì ép buộc được họ, bắt họ phải tuân lệnh hắn ít nhất trong một thời gian nào đó. Hắn hãnh 128
diện vì có được một quyền lực khiến cho anh em đồng loại của mình phải khiếp sợ, phải dành
cho hắn nhiều lợi thế trước mắt, trong khi chờ đợi luật công bình tự nhiên trở lại giải quyết.
Chắc chắn ma thuật cũng như việc thờ cúng thần tượng phát sinh từ chính chủ nghĩa hiện thực
đó. Người ta đã thờ phượng những thần linh kém hơn, nghĩa là những thần giả tạo, thay vì thờ
phượng chính Thiên Chúa chân thật đã được những người "sơ khai" nhìn nhận, vì những thần
linh ấy gần với chúng ta hơn, kêu cầu và hoà giải với họ có lợi ích hơn. Nhưng có một số
người đã đầy cái chủ nghĩa hiện thực này đi xa hơn nữa, họ đã chuyển từ tôn giáo sang ma
thuật, từ sự tuân phục sang một thứ giao ước ngầm, cho họ quyền ra lệnh cho chính thần linh.
Việc chuyển từ tôn giáo sang ma thuật là một sự biến dạng, nhưng dẫu sao nó vẫn còn tự
nhiên hơn là việc chuyển từ ma thuật sang tôn giáo. Nếu con người đã bắt đầu dùng ma thuật,
ta sẽ không thể hiểu được làm sao họ lại thụt lùi - có thể nói như thế - về phía tôn giáo. Làm
sao họ có thể kêu cầu những đại diện của những sức mạnh mà họ tưởng rằng đang nằm trong
quyền sử dụng của họ?
Đó là hai loại Satan chủ nghĩa: tôn giáo Satan và ma thuật Satan, mà chúng ta đã định nghĩa
rõ ràng. Trong tôn giáo Satan thì Satan là "thủ lãnh của thế gian này", bởi vì toàn thể thế giới
đều nghiêng mình trước bàn thờ của nó và dâng lễ vật cho nó. Trong ma thuật Satan, thì
dường như Satan đồng ý vâng lời con người khi họ sử dụng một số công thức hoặc cử hành
một số nghi thức nào đó. Nhưng Satan không mất mát gì trong chuyện đó cả, vì những người
thực hành ma thuật cuối cùng sẽ bị Satan thu phục lại, và nó sẽ thống trị họ một cách còn chặt
chẽ hơn và đầy đủ hơn tất cả những người thờ phượng nó.
CHỦ NGHĨA SATAN NGÀY NAY
Chủ nghĩa Satan đã có từ lâu đời dưới hai hình thức đó ngày nay còn lại gì? Mọi người đều
hiểu rằng câu hỏi này không thể trả lời được.
Tôn giáo Satan mà chúng tôi đã định nghĩa, đang biến mất một cách nhanh chóng. Trên thế
giới, những bàn thờ cúng các thần linh giả tạo càng ngày càng ít đi. Điều đó không có nghĩa là
sự thống trị của Satan trên thế giới bị giảm sút, vì nó đang thực sự hoạt động tích cực trong
những đế quốc rộng lớn, như chúng tôi đã chứng tỏ điều đó. Nó đã thay đổi chiến thuật. Nó
phải thích ứng với sự tiến hoá chung của nhân loại, một nhân loại mà nó chưa làm chủ được
một cách tuyệt đối, dẫu nó đang đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Hình thức mới đây nhất của chủ nghĩa Satan chính là chủ nghĩa vô thần dưới mọi hình thức.
Chủ nghĩa là có tính Satan, vì nó chối bỏ Thiên Chúa và ma quỷ, chối bỏ linh hồn, chỉ biết có
vật chất và cuộc sống hiện tại. Vì nó cắt bỏ phần bất tử của con người, nên nó đã làm cho con
người, và ngay cả tình yêu của những con quỷ đồng bọn với nó. Vì nó chính là sự thù hận.
Chiến thắng của nó chính là reo rắc hận thù, truyền bá hận thù. Chủ nghĩa Satan ngày nay chủ
trương khơi dậy lòng hận thù giữa các giai cấp, giữa các chủng tộc, giữa các dân tộc, gieo hận
thù khắp nơi với chiêu bài lo lắng cho dân nghèo, cho giai cấp bị bóc lột. Thế là tôn giáo
Satan lại được phổ biến ra rộng rãi hơn dưới một hình thức mới, hoạt động hơn, bất lương hơn
rất nhiều so với bất cứ thời đại nào. Những dối trá của chủ nghĩa này có tầm rộng rãi hơn,
những gì nó chối bỏ có tính cách triệt để hơn, và những gì nó khích động mang tính giết
người nhiều hơn bất cứ thời nào từ trước tới nay.
Tất cả mọi người đều nhìn thấy chủ nghĩa đó đúng là một tôn giáo, vì nó huy động được tất cả
sức mạnh của lòng nhiệt thành, của sự tận tâm, của tinh thần hy sinh nơi tâm hồn những
người gắn bó với nó, không khác gì những điều người ta gặp trong các cao trào tôn giáo khác.
Nhưng tôn giáo này chỉ có thể gọi là tôn giáo của Satan, vì nó chống lại niềm tin vào Thiên
Chúa một cách triệt để và căm thù.
Tuy nhiên, tôn giáo Satan vẫn còn tồn tại trong hình thức thờ cúng thần tượng nơi những dân
tộc vẫn còn mải mê với chủ nghĩa thần vật cổ xưa (animisme antique), là những dân tộc 129
dường như sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận sự xâm nhập của chủ nghĩa vô thần một cách
tự nhiên, mà không hề biết một chút gì về nguồn gốc của nó.
CHỦ NGHĨA SATAN CHÍNH DANH
Ngoài hai hình thức của tôn giáo Satan vừa nói trên - tức chủ nghĩa vô thần và tôn giáo thờ
thần vật lạc hậu - còn một thứ Satan chủ nghĩa tinh vi và thâm độc, còn ít người biết tới, cũng
ít người theo, và rất khó tìm hiểu nghiên cứu. Đó là tôn giáo thờ phượng Lucifer một cách tự
nguyện và có tính toán. Chúng tôi không dám tự hào có những dữ kiện chính xác về thứ Satan
chủ nghĩa này của thời đại chúng ta. Chúng tôi có thể nói đó là thứ Satan chủ nghĩa có những
nghi thức phạm thánh, những lời báng bổ cố tình, những kiểu thờ phượng quái dị, như những
"thánh lễ đen" (messe noire) chẳng hạn, nghĩa là những hình thức phạm thượng có hệ thống
và có tính toán, nhái theo những nghi thức tôn kính Thiên Chúa của những tín hữu sáng suốt
và chân thành nhất, để áp dụng tương tự trong việc thờ phượng Lucifer.
Chúng ta sẽ có cái nhìn bao quát về thứ Satan chủ nghĩa này khi đọc một đoạn ghi chú trong
cuốn Satan, do nhómÉtudes carmélitaines xuất bản (trang 639). Đoạn ghi chú đó như sau:
"Chúng tôi không thể nói rộng về tất cả những người theo đạo Satan ngày nay, hay những
cảm tình viên của đạo này. Báo chí Anh ra ngày 2.12.1947 có loan tin về việc ông Aleister
Crowley từ trần. Theo như "ông Công Lý" đánh giá, thì đó là nhân vật tội lỗi và đồi bại nhất
của nước Anh".
Khi được hỏi về lý lịch của mình, Crowley trả lời: "Trước khi có Hitler, đã có ta". Đó là một
lời nhái theo một câu nói trong Tin Mừng. Trước khi từ giã cõi đời, lão phù thuỷ 70 tuổi này
nguyền rủa vị bác sĩ đã từ chối một cách chính đáng không chịu chích morphine cho lão: "Vì
ông mà tôi phải chết không được chích morphine, nên ông sẽ phải chết ngay sau khi tôi
chết". Và đã xảy ra như vậy. Tờ Daily Express (Tin nhanh hằng ngày) ra ngày 2.4.1948 loan
tin: đám tang của lão phù thuỷ đen Crowley đã gây nên những phản đối trong Uỷ Ban Nhân
Dân thành phố Brighton. Uỷ viên J.C. Sherrot nói: "Bản tường thuật xác nhận rằng người ta
đã cử hành toàn bộ những nghi thức của ma thuật đen trên mộ ông ta". Thật vậy, trên mộ
hắn, các đệ tử đã hát những câu thần chú của ma quỷ, hát bài "Ca ngợi thần Pan" do chính
Crowley soạn ra, bài "Ca tụng Satan" do Carducci soạn, và những bài Lễ Ca để cử hành "lễ
ngộ đạo" (messe gnostique) do Crowley sáng tác để phục vụ những nghi thức tại đền thờ
Satan của hắn tại Luân Đôn.
Báo chí Anh ra ngày 30.3.1948 đã dành những ghi chú quan trọng về những người đã chết
cho nhà siêu tâm lý nổi tiếng Harry PRICE, là chuyên viên nghiên cứu về ma quỷ. Price có
lần tuyên bố trong một bản tường thuật được Đại học Luân Đôn chứng nhận: "Trong tất cả
những vùng thuộc Luân Đôn, có hàng trăm người, nam có nữ có, thuộc thành phần trí thức
cũng như thuộc giai cấp cao trong xã hội, tôn kính ma quỷ và thường xuyên thờ phượng ma
quỷ. Ba hình thức mê tín của thời Trung Cổ - là ma thuật đen, quỷ thuật, nghi thức gọi quỷ -
đang thịnh hành ở Luân Đôn một cách có qui mô và tự do, thứ tự do mà thời Trung Cổ chưa
từng có". Ông Price là người sáng lập và là thư ký vĩnh viễn của Hội đồng nghiên cứu bệnh
tâm thần (Council for Psychiatrical Investigations) của Đại học Luân Đôn.
A. Frank-Duquesne còn cho chúng tôi biết: "Trong số những chuyện dị thường về ma quỷ thời
nay có bản tường thuật của giáo sư Paul Kosok thuộc Đại học Long-Island, được xuất bản
trong Tập san Bảo Tàng về Vạn Vật học của Mỹ (Annales du Musée Américain d'histoire
naturelle) nói về một cuộc thám hiểm được thực hiện năm 1946 tại Pérou. Trong khoảng 500
km vuông đất có nhiều cát của một vùng sa mạc, các nhà thám hiểm đã khám phá được hai
loại tranh vẽ: một loại trình bày những dấu hiệu của hoàng đạo, một loại trình bày các thứ
chim chóc, cây cối, và nhất là những con rắn nhiều đầu. Một bức tranh Con Rắn, ở giữa, có
một cái hố lớn chứa các bộ xương người và xương thú vật, rõ ràng xương đó là của những
người và vật bị sát tế. Người ta cho rằng toàn bộ những tranh vẽ đó đã có từ 2000 năm nay".130
Phải chi chúng ta đăng lại toàn bộ bài báo quan trọng này, đặc biệt về hai đoạn đầu và về
những bài báo đã cho chúng ta biết chung quanh những "hội Satan" có rất đông người tham
gia ở Luân Đôn, chung quanh những "tín đồ Satan" mà ai cũng biết như Crowley và Price.
Nhưng rõ ràng là những điều đó chỉ cho chúng ta cái nhìn bao quát rất sơ sài về cái tôn giáo
tôn thờ Lucifer ngày nay. Đó là chỉ nói về Luân Đôn mà thôi. Có lẽ người ta còn gặp những
nhóm tương tự như thế trong tất cả những thành phố lớn trên thế giới.
Quả thật, người ta chắc chắn rằng tại Paris hiện tại, có trên 10 ngàn người, nam có nữ có, thờ
phượng Satan một cách thường xuyên. Nhưng bản chất của tất cả các tôn giáo loại này là lẩn
trốn mọi thứ ánh sáng, mặc lấy những tính chất huyền bí, và coi thường tất cả mọi thống kê.
Nhưng các tín đồ của Satan mà chúng ta vừa nói đến không phải là những người thờ phượng
Lucifer, mà còn là những thầy pháp hoặc phù thuỷ. Điều này dẫn chúng ta tới một khảo sát sơ
lược về ma thuật hiện đại.
MA THUẬT SATAN NGÀY NAY
Ngoài những tay đại pháp sư quỷ quái mà chúng ta vừa kể tên, và những người mà chúng ta
có thể nghi ngờ là hành động trong mặt bí mật của xã hội ngày nay, còn có những tay phù
thuỷ ở những vùng thôn quê, chúng ta không thể xác định được bao nhiêu người, nhưng có lẽ
nhiều hơn người ta tưởng. Sách gối đầu giường của họ là những cuốn Les Secrets du Grand
Albert (Những bí mật của Albert Cả), Les Secrets du Petit-Albert (Những bí mật của Abert
Thứ), Le Dragon Rouge (Con Rồng đỏ). Điều lạ lùng là hai cuốn sách huyền bí trước mang
tên của vị thánh nổi tiếng là thánh Tiến sĩ Albert Cả, là người mà người ta cho rằng biết tất cả
những bí mật của vũ trụ vạn vật. Đem những công thức ma thuật kinh tởm ấy đặt dưới sự bảo
trợ của một vị thánh rất được tôn sùng là một mưu mô quỷ quyệt đúng là của ma quỷ. Nhưng
chúng tôi cũng biết ít nhất có một tay phù thuỷ thời nay - mà chúng tôi đã nói tới - lạm dụng
những hình ảnh đạo đức để hành động nghề lừa bịp đám đông hầu thủ lợi.
Thật là ngạc nhiên khi biết rằng: trong những chương trước nói về những nghi thức trừ quỷ
mới đây, chúng ta gặp những trường hợp vì đọc những câu thần chú ma thuật mà rồi bị quỷ
nhập. Nếu chúng ta tin vào lời của những con quỷ bị những linh mục trừ quỷ bắt buộc phải
nói, thì chính những tay phù thuỷ này đã ra lệnh cho chúng phải nhập vào những người này
hay người kia. Và bằng cách làm đi làm lại một số phù phép, chính những tay phù thuỷ ấy đã
ngăn cản không cho những con quỷ đó vâng theo những mệnh lệnh trong những lời trừ quỷ,
hoặc bắt buộc chúng phải trở lại với những người đã được giải phóng một thời gian nhờ
những lời kinh ở trong sách Các phép.
Tất cả những chuyện đó quả thật vẫn còn rất mù mờ đối với chúng ta. Nhưng những vị trừ
quỷ giỏi nhất biết rất rõ về điểm này.
Đôi khi chính các toà án cũng lưu tâm một cách không chính thức về những hành vi mê tín
này, như trong trường hợp của một phụ nữ kia vừa mới giết chồng chị, vì chị ta tưởng chồng
mình bị thư ếm hoặc chính chàng đi thư ếm người khác!
Nhưng công lý của loài người rõ ràng là không có khả năng xét xử những âm mưu giết người
loại ấy, vì những âm mưu thuộc loại này thường thoát khỏi những lời chứng của con người,
và không thể nào đem ra ánh sáng pháp luật được.
Chắc chắn rằng có những người đàn ông, cũng có thể có cả đàn bà nữa, làm theo những lời
chỉ bảo kỳ quái trong các sách ma thuật, là tưởng tượng rằng họ liên lạc với Satan, giao ước
với nó, nên nhờ đó đạt được những quyền năng lạ thường, và nhờ những quyền năng này họ
làm được một nghề đem lại nhiều tiền bạc. Ma thuật góp phần vào khía cạnh đen tối của đời
sống con người. Theo cách dùng từ của thánh Gioan, bóng tối luôn luôn đối lập với ánh sáng.
Ma thuật cư ngụ trong bóng tối. Nó ẩn mình tránh tất cả mọi ánh mắt dòm ngó, nó biết rằng
nó tạo ra một sự ghê tởm không sao xoá bỏ được nơi tất cả mọi người bình thường. Nhưng nó 131
rất kiêu ngạo và hãnh diện về những gì nó tưởng rằng nó biết, nhất là về những gì nó tưởng
rằng nó làm được.
NHỮNG TRÒ CHƠI SATAN
Ngoài tôn giáo Satan và ma thuật Satan, còn có những "trò chơi Satan".
Trong một bài giảng nảy lửa vẫn còn nổi tiếng đến ngày nay, Đức Cha Pierre Chrysologue,
một hôm, nói với giáo dân trong giáo phận Ravenne của ngài: "Ai chơi với ma quỷ thì không
thể thống trị với Chúa Kitô!".
Ngài nói với các Kitô hữu, mà việc "chơi với ma quỷ", tức những cảnh vô luân trong những
đấu trường, đôi khi cũng cám dỗ họ.
Ngày nay cũng như thế kỷ thứ 5, người Kitô hữu nên biết rằng: nếu không muốn chuốc lấy
tình trạng "không được thống trị với Chúa Kitô", thì không nên chơi đùa với ma quỷ.
Nhưng ngày nay, việc chơi đùa với ma quỷ chắc chắn không còn là những trò chơi mà Pierre
Chrysologue tố giác nữa. Hoặc nếu ngày nay vẫn còn những trò chơi đó, thì chúng sẽ mang
những hình thức hết sức mới mẻ.
Chúng tôi đã nói tới phim ảnh, nên chúng tôi không nói lại nữa. Chúng tôi sẽ không nói nhiều
về việc quá đông người đang lạm dụng tiểu thuyết, mà một số lớn người thời đại rất ưa
chuộng. Khả năng hấp dẫn của tiểu thuyết dường như trực tiếp do việc trình bày những điều
tục tĩu.
Tiểu thuyết được viết ra như thế, và bằng những hiện thực độc hại và đồi truỵ, nó đang chiến
thắng như thế trước mắt chúng ta: sự việc đó rất thường mang tính chất tội lỗi, ma quỷ. Chắc
chắn người Kitô hữu không nên đọc những thứ sách đó. Điều này gợi cho chúng ta những lời
tiên tri của thánh Phaolô viết cho đồ đệ của ngài là Timôthê:
"Sẽ có thời người ta không chịu nghe đạo lý chân chính nữa, trái lại họ sẽ nghe theo những
bọn người khéo nói làm cho họ vui tai và thoả mãn tư dục, họ sẽ bịt tai không nghe chân lý
mà xoay hướng về những chuyện hão huyền" (2Tm 4,3-4)
Ad fabulas convertentur! (họ sẽ xoay hướng về những chuyện hão huyền). Từ ngữ Latinh
để chỉ về tiểu thuyếtchính là từ ngữ fabulae đó, nghĩa là những chuyện hão huyền!
Thời nay có biết bao người chỉ tìm kiếm triết lý, cách hiểu cuộc đời của họ trong các tiểu
thuyết họ đọc, là loại sách thường xuyên kích thích trí tưởng tượng và tình dục.
NHỮNG TRÒ CHƠI KHÁC
Chúng tôi đã nói chuyện cha sở thánh họ Ars nghĩ gì, nói gì về việc chiêu hồn và cầu cơ.
Gần chúng ta hơn rất nhiều, chính xác là ngày 26.11.1995, cha Berger-Bergès, vị trừ quỷ đã
được chúng tôi nói đến, có đặt 4 câu hỏi như sau cho con quỷ đang hiện diện trong một người
bị quỷ nhập:
1. Trò chiêu hồn là một khoa học hay một sự lừa phỉnh? Có phải chính ngươi là đạo diễn
trong trò chiêu hồn không?
Trả lời: Nó chậm rãi trả lời bằng cử điệu, nó dùng ngón tay chỉ rằng chính nó.
2. Còn trò cầu cơ? Có phải chính ngươi di chuyển con cơ không?
Trả lời: "Phải, nhưng không phải chỉ có một mình ta, mà cần phải có cả những người tham
dự nữa!
Phải hợp tác với nhau mới làm con cơ chạy được".132
3. Trong trò chiêu hồn, có những bản văn ký tên Marc Aurèle. Vậy ai ký tên Marc Aurèle?
Chính ngươi hay một người nào của ngươi? (Tôi rất nhấn mạnh câu hỏi này, cha Berger nói.
Nó không trả lời, nó nói rằng nó không muốn trả lời. Cuối cùng, nó nói rằng nó không được
phép trả lời. Tuy nhiên, nó có một cử chỉ nhỏ mà tôi nhận ra, cử chỉ đó cho tôi biết là chính
nó. Nó làm như một người trả lời một cách bí mật để Thiên Chúa không thấy được nó trả lời
gì hết!...)
4. Thế còn cái trò bói bài là trò gì vậy?
Satan trả lời: "A! Cần phải có những người làm ăn sinh sống bằng nghề này!" Nó cho biết
rằng bói bài là một trong những phương tiện nó dùng để lường gạt sự ngu xuẩn của con
người.
Điều đó khiến chúng ta thấy được khía cạnh kỳ cục của thời đại. Việc coi bói bài khiến chúng
ta trở về với những khía cạnh trẻ con nhất của ngoại giáo thời xưa.
BÓI TOÁN: VIỆC LÀM CỦA MA QUỶ
Hiện nay, việc bói toán bình dân dưới những hình thức hết sức khác nhau được phổ biến tới
một mức độ không thể tin được. Người ta đã đưa ra những con số sau đây: Chỉ tại Paris, có tới
6000 người đăng ký với Sở Công an hành nghề làm thầy fakir, bói bài, bói chỉ tay, thầy tướng
số. Còn trên toàn nước Pháp, có tới 60.000 người, với con số "dịch vụ" hàng năm ít nhất là 60
tỷ dịch vụ. Chắc chắn những phương pháp cổ xưa được áp dụng vào việc bói toán tại Pháp,
như xem bộ lòng của con vật đem cúng tế, xem đường bay của chim, nghe tiếng thì thào của
gió rừng, hay những hình thù do dòng nước xoáy tạo nên... Những phương pháp đó đã biến
mất vĩnh viễn. Nhưng hiện nay vẫn có biết bao phương pháp khác đang được áp dụng, như
xem các lá bài, xem chỉ tay, xem những dấu vết còn lại ở bã cà phê, ... Cũng như thời xưa,
khoa chiêm tinh học (tức khoa tử vi) vẫn được coi là hình thức thông thái nhất để biết vận
mạng con người. Ngày nay vẫn còn những nhà chiêm tinh gia, coi tử vi. Những người này quả
quyết - không phải là không thiếu thận trọng - rằng họ có những bằng chứng rõ ràng về giá trị
của những lời tiên tri của họ.
Thực ra tất cả những tự phụ của họ chẳng những phù phiếm mà còn hoàn toàn phi lý nữa.
Chắc chắn đó là những hình thức "dối trá", là "nghề chuyên môn" của ma quỷ từ ngàn xưa.
Các thầy chiêm tinh gia, các thầy tử vi được coi là những thầy bói sáng giá nhất. Đối với
những thầy bói loại này, chúng ta chỉ cần đối chiếu họ với những lời của một bậc thầy về
thiên văn học, một khoa học chính xác, ông G. de Vaucouleurs. Trong tác phẩm L'Astronomie
(Thiên văn học) vĩ đại của ông, xuất bản năm 1948, khi đề cập đến ảnh hưởng của vũ trụ trên
các sinh vật, ông viết: "Đương nhiên những ảnh hưởng mà các nhà chiêm tinh hay tử vi tìm
cách móc nối với những lời nói vớ vẩn giả mạo khoa học của họ, những ảnh hưởng đó không
phải là ảo tưởng". Đi xa hơn một chút, ông nhận thấy rằng trong quá khứ, khoa thiên văn học
vẫn còn "quan hệ mật thiết với những mê tín của khoa chiêm tinh hay khoa tử vi cho tới đầu
thời đại này (và than ôi! ngày nay thậm chí vẫn còn đắm chìm quá sâu trong tinh thần kém
tiến hoá)" - và khi đả kích việc bói toán của khoa chiêm tinh hay tử vi, ông đã dùng những từ
ngữ như khinh thường vị trí của khoa thiên văn học, đối lập với ngành bói toán theo chiêm
tinh hay tử vi, trong ngành đó, Nostradamus là người nổi bật nhất thời trước, nên môn bói
toán này vẫn được nhiều người ái mộ cuồng nhiệt cho tới ngày nay!
Làm sao khoa chiêm tinh hay khoa tử vi lại gắn số mạng của con người với sự gặp gỡ ngẫu
nhiên của những lá bài, hay với những đường nét ít nhiều kỳ cục trong bã cà phê được!?
Điều đó càng làm cho các tín hữu thấy được rõ ràng sự dối trá của khoa bói toán. Chắc chắn
chỉ một mình Thiên Chúa mới biết được tương lai thôi. Tại sao Ngài lại biết được tương lai?
Làm sao Thiên Chúa lại có thể biết được những gì chưa xảy ra, đang khi con người có tự do?
Làm sao việc Thiên Chúa biết trước lại không nghịch lý trước tự do của chúng ta? Ai cũng 133
biết đó là một trong những vấn đề khó khăn nhất của môn siêu hình học tổng quát. Chúng tôi
xin trình bày vắn tắt giải đáp duy nhất có thể nghĩ ra được cho vấn đề này:
Trong tư tưởng của Thiên Chúa, thế giới của chúng ta không phải là thế giới duy nhất có thể
nghĩ ra được. Có thể có vô vàn những thế giới có thể hiện hữu, khác biệt nhau. Nhưng sự khả
hữu của chúng là do việc chúng đã được cưu mang từ đời đời trong tư tưởng của Đấng Sáng
Tạo. Và trong tư tưởng này, nghĩa là trong Ngôi Lời của Thiên Chúa, các thế giới này mới
diễn ra bằng ý tưởng đúng theo những định luật tự nhiên của nó, trong đó có vai trò của tự do
tuỳ nghi tác động vào. Khi Thiên Chúa quyết định cho thế giới này hay thế giới kia hiện hữu,
nghĩa là thế giới đó được Ngài tạo dựng nên, là vì Ngài thích chọn thế giới đó hơn những thế
giới khác. Những điều kiện của thế giới đó vì thế không bị thay đổi, vì nếu thay đổi, thì đó
không còn là cái thế giới mà Thiên Chúa đã muốn và đã thấy nữa.
Những hành vi tự do cũng sẽ tiếp tục là tự do, nhưng dầu vậy Thiên Chúa cũng vẫn thấy trước
được những hành vi đó sẽ xảy ra như thế nào, vào lúc nào. Chính trong chiều hướng này mà
Thiên Chúa biết được tương lai. Vì Ngài là Đấng duy nhất đời đời cưu mang trong tư tưởng
mình các thế giới, nên hiển nhiên chỉ một mình Ngài biết được tương lai mà thôi. Vậy ngoài
trường hợp lạ lùng nơi các tiên tri của Thiên Chúa, mọi hình thức muốn báo trước tương lai
đều nhất thiết có tính cách ma quỷ, vì đó là một sự lấn lướt, dẫm chân lên Thiên Chúa.
Do đó, không một khả năng bói toán nào có được ở trong trò bói bài, trong bã cà phê, trong
đường chỉ tay, trong những đường do muối vẽ ra trên lòng trắng trứng, cũng như trong sự gặp
gỡ của các hành tinh và ngôi sao vào lúc một người nào đó sinh ra. Cái mà người ta gọi là
Định Mạng trong khoa chiêm tinh hay tử vi, chỉ là một sự gian trá hay mê tín.
Chắc chắn chúng tôi không chủ trương rằng ngàn thầy bói đang sinh sống bằng cái nghề nói
trước tương lai, tại Paris cũng như tại các thành phố lớn ở Pháp, đều là những thầy phù thuỷ
đã bán mình cho Satan.
Đa số những người đó dường như chỉ nghĩ tới việc làm một cái nghề đem lại tiền bạc để sinh
sống, mà không hề nghĩ rằng nghề đó là vô luân hay có tính cách ma quỷ gì cả. Nhưng không
phải vì thế mà chúng ta không có quyền nghĩ rằng ma quỷ đã tìm thấy những cái lợi cho nó ở
những lệch lạc đó, và sự bói toán - dù dưới hình thức thời đại hay cổ xưa - chỉ là những "trò
chơi Satan" giữa lòng nhân loại. Vì thế bói toán cũng là một trong những hình thức thời đại
của ma thuật Satan, song song và khác biệt với tôn giáo Satan.
á
CHƯƠNG XI
MỘT VÀI TRẠNG SƯ CỦA LUCIFER
BOULLAN VÀ BÈ MARIAVITES
Trong chương này, chúng tôi muốn đưa ra một vài thí dụ xảy ra mới đây chủ trương bênh
vực cho Lucifer. Thí dụ đầu tiên là trường hợp ông Boullan (một linh mục xuất).
Jean-Antoine Boullan sinh ngày 18.2.1824 tại Saint-Porchaire (Charente-Maritime), và qua
đời ngày 4.1.1893 tại Lyon. Người ta ít biết về nghề nghiệp của ông, chỉ biết rằng ông là linh
mục năm 1848. Ông thường giao du với những văn sĩ có khuynh hướng huyền bí, và sống
trong một môi trường mà trong cuốn Confession (Tự Thú) của ông, ông xác định là môi
trường của những phụ nữ "bị dư luận cho là điên loạn và quỷ ám". Một trong những phụ nữ134
này còn bị động kinh nữa. Trong cuốn Confession, ông nhìn nhận rằng ông không có năng
khiếu hướng dẫn phụ nữ.
Nói rằng ông bị họ "hướng dẫn" thì có lẽ đúng hơn nhiều. Tuy nhiên, ông rất thông minh.
Nhưng ông lại bị thúc đẩy cùng một lúc bởi tính hiếu kỳ thiếu lành mạnh và những khuynh
hướng tính dục mạnh tới mức luôn ám ảnh ông. Ông tự giải thích những lầm lỗi của mình như
sau. Ông viết: "Những tội lỗi của tôi phát sinh từ 3 nguyên do: trước tiên là sự yếu đuối và
mỏng dòn nơi bản tính đã bị hư hỏng của tôi, rồi đến những ảo tưởng mà ma quỷ dùng để
lường gạt tôi và làm cho tinh thần tôi bị lạc hướng; cuối cùng là cách hiểu sự vật của tôi đã
dẫn tôi tới nhiều chuyện đáng chê trách".
Một lời tự thú như thế cho thấy những dấu hiệu thành thật. Ông Boullan nhìn nhận những sai
sót và lỗi lầm của mình. Nơi ông, có một sự pha trộn giữa những ý tưởng tốt đã khiến ông bị
mù quáng, và những hành động tội lỗi đã dẫn ông tới việc tự lừa dối mình. Ông cho rằng vì
ông có ý muốn chữa lành những người phụ nữ bị quỷ ám. Về vấn đề này, ông đã dùng những
"kinh nghiệm" của mình về những phụ nữ đồi truỵ để thử tìm hiểu những hậu quả của tội lỗi
và những giới hạn nơi những hành động của ma quỷ. Ông đã để cho Satan xoay chuyển mình
tới mức độ tin rằng ông là "Gioan Tẩy Giả tái giáng xuống thế gian này". Ông đã kế tục con
đường lạc đạo của Vintras, ông này tự cho mình là một "hoá nhân của tiên tri Êlia".
Chúng ta biết rằng Gioan Tẩy Giả được coi là Êlia tái sinh. Vì thế, một người kế tục cho
Vintras chỉ có thể làm Gioan Tẩy Giả. Từ khi tự cho mình là người như thế, ông cảm thấy
mình có một sứ mạng. Ông được sinh ra để cải cách. Cần phải quy tụ chung quanh mình
những đồ đệ để cùng nâng "lưỡi gươm của Thiên Chúa" lên chống lại Giáo Hội Rôma. Theo
như ông tin tưởng thì Giáo Hội Rôma đã bị giao nộp cho Satan. Các linh mục Công giáo, nói
theo từ ngữ của ông, là "những quỷ có sừng mang chức linh mục".
Tiền bạc là một vấn đề hết sức quan trọng đối với ông. Cuốn Tự Thú cho biết ông "kiếm được
rất nhiều tiền", tại Paris, trước khi lập nên sự nghiệp của mình. Ông không nói tiền bạc đó từ
đâu ra. Nhưng tiền bạc làm ông say mê. Ông mua một lâu đài và chi phí vào đó những món
tiền kếch xù. Trong tâm trí ông, thiện và ác trở thành một cái gì đó khó phân biệt, đến nỗi ông
đã phạm một tội lừa đảo, bịp bợm, đã khiến ông phải ra trước vành móng ngựa năm 1861,
lãnh 3 năm tù (1861-1964). Điều tra của toà án cho biết ông đã sử dụng những kiến thức tự
cho là siêu nhiên của mình để khai thác những tâm hồn cả tin, và để bòn rút tiền bạc của họ.
Nhưng rồi ông cũng đâu có giữ được tiền bạc ấy cho mình. Ông có một thú vui dị thường là
lấy tiền của người này để phân chia cho người khác.
Cuốn Tự Thú có ghi lại những lời nguyền rủa nảy lửa đối với những "quỷ có sừng mang chức
linh mục". Vì những lời này mà ông bị tố cáo tại Rôma, khiến ông và người bạn gái của ông
bị kết án. Người bạn gái này là một nữ tu xuất, tên Adèle Chevalier, được Đức Mẹ làm phép
lạ chữa bệnh cho ở La Salette, nhưng sau đó bị sa ngã vào truỵ lạc, lôi kéo cha Boullan sa ngã
theo.
Ông lại bị đưa ra trước toà án giáo sĩ ở Rôma, và bị tù ở nhà giam của Toà Thánh. Nhưng ông
được giải thoát do quân Piémont tràn vào năm 1870.
Tất cả những ai theo ông, ông đều gán cho họ một gánh nặng ghê gớm, hoặc lâu dài hoặc
ngắn hạn, có thể bị tù đày, hoặc phải trả hết những món nợ nần của ông.
Nhưng ông rất ngông cuồng đến nỗi ngay cả các đồ đệ của Vintras cũng phải tống cổ ông ra
khỏi hội của họ.
Linh mục sai lạc khốn nạn này là nạn nhân của khoa huyền bí học và thói dâm dục. Nếu ông
không thuộc vào một tổ chức, và không để lại cho Giáo Hội một bè rối sau này, thì lịch sử của
ông chỉ đơn thuần là đáng thương và tầm thường mà thôi.
Nhưng ông thuộc về một tổ chức, và trường hợp của ông đã tạo ra một luồng sáng thảm hại
soi chiếu vào cả một thế giới đã có đầy những biểu hiện và âm mưu của bóng tối. Đó là Hội 135
Huyền Bí học của Êliphas Lévi, hội Thiên cảm học của Vintras tức hoá thân của Êlia, hội
Thông thiên học của bà Blavatsky, những sáng tạo của Guaita, của Sâr Péladan dưới danh
hiệu Hội Chữ Thập Hồng và cũng có thể, trên một bình diện còn rộng lớn hơn, là những nghi
thức huyền bí của hội kín Tam Điểm (Franc Maconnerie initiatique) - hội này kết án chủ
nghĩa vô thần của tổ chức Đại Đông (Grand Crient) tại Pháp - Đó chỉ là những hội có những
lý thuyết và lối sống đạo có tính cách bí truyền đang hoạt động trong mặt trái của xã hội hiện
nay. Và chắc chắn không phải là không có cơ sở khi coi tất cả những hội đó là những hình
thức khác nhau của chủ nghĩa Satan hiện nay.
Nhưng Boullan cũng để lại cho đời một hậu duệ: Bè rối Mariavites.
BÈ RỐI MARIAVITES
Bè Mariavites là một giáo phái giả thần bí (pseudo-mystique), được thành lập ở Ba Lan năm
1906, do Jan Kowalski, một linh mục bị vạ tuyệt thông, và bởi Félicie Kozlowska, một phụ
nữ được thấy những thị kiến (1862-1922).
Hai người sáng lập này quan hệ mật thiết với cha Boullan. Họ thuộc về tổ chức của cha, cùng
hoạt động với cha, cùng ở trong hội Thiên cảm học (illuminisme) của cha. Kowalski và bạn
gái của ông là Procnievski, cả hai đều thuộc dòng Phanxicô. Marie - Félicie Kozlowska cũng
là một nữ tu Phanxicô. Họ là những người ủng hộ cha Boullan và bà tiên tri của cha là Adèle
Chevalier, một nữ tu xuất được ơn phép lạ ở La Salette. Người ta thấy họ hoạt động trong môi
trường khả nghi này trong khoảng từ 1888 đến 1893. Thời gian này, cha Boullan qua đời.
Những người Ba Lan đó đã về xứ sở của họ. Năm 1894, Marie - Félicie bắt đầu đưa ra những
lời tiên đoán, chẳng bao lâu người ta gọi bà là Matouchka, nghĩa là "mẹ".
Phong trào mới này chủ trương tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria một cách đặc biệt. Họ chỉ nói
một cách rất đạo đức về việc "bắt chước đời sống của Đức Trinh Nữ Maria" (Mariae Vitam
imitari). Vì thế, họ mới mang tên là Mariavites (những người noi gương Maria). Marie -
Félicie Kozlowska không ngần ngại tuyên bố là có "Đức Trinh Nữ cư ngụ" ở trong bà ta. Năm
1903, họ bị Đức Giáo Hoàng Piô X kết án. Thay vì thần phục Giáo Hoàng, những hội viên
"noi gương Đức Mẹ" này đã tách rời cả đám khỏi Giáo Hội. Vào năm 1906 là năm bè
Mariavites chính thức thành lập, số người gia nhập bè phái được thẩm định khoảng một triệu
người, trong đó có 300 linh mục và nữ tu phụ trách hướng dẫn và nâng đỡ tinh thần họ.
Kowalski trở thành giáo chủ bè ly khai này. Ông đã lãnh nhận - cho chính ông và cho một vài
đồng chí của ông - chức giám mục - thành sự - nhân danh toà giám mục của giáo phái Công
giáo cổ truyền và phái Jansénites ở Utrecht năm 1909. Tháng 12.1910, Đức Giáo Hoàng Piô
X đã kết án họ qua thông điệp Acta Sanctae Sedis.
Nhưng chẳng bao lâu gương xấu này nổ ra ngay. Bè phái này chủ trương cho phép và phổ
biến những "hôn nhân thần bí" được vay mượn như tàn tích của cha Boullan. Người ta quả
quyết, những cuộc hôn nhân này nhằm mục đích đạt được "sự sinh con không qua đam mê
xác thịt, để nhờ đó sinh ra những đứa con không mắc tội tổ tông truyền". Từ "hôn nhân thần
bí" này người ta nhanh chóng chuyển sang "đa hôn thần bí" (Polygamie mystique) hay "đa
hôn tinh thần" (Polygamie spirituelle). Giáo phái Công giáo cổ truyền (Vieux - Catholique)
lúc đó chống đối lại. Đại hội quốc tế của giáo phái này, tổ chức năm 1924 tại Berne, ra vạ
tuyệt thông cho toàn giáo hội Mariavites. Vào ngày đó, giáo hội này vẫn còn sáu trăm ngàn
tín đồ. Ông giáo chủ và nhiều vị giám mục của ông phải trả lời những kết án nặng nề về
những việc làm liên hệ đến phong tục trong xứ sở của họ, và toà án thượng phẩm đã giáng
trên họ những lời kết án gây nhiều tiếng vang. Theo Enciclopedia Cattolica (tự điển bách
khoa Công giáo), ở chữMariavites, cuốn VIII, thì năm 1952, số người theo bè phái này lúc đó
không vượt quá năm mươi ngàn người, với một vị tổng giám mục, ba giám mục, ba mươi linh
mục và năm trăm nữ tu. Họ sống theo luật của thánh Phanxicô, trong đó, các linh mục theo
luật của dòng nhất, các nữ tu theo luật của dòng nhì, còn các giáo hữu theo luật dòng ba. 136
Trong bè phái này, chủ nghĩa Satan chỉ được thể hiện bằng cách "nhái" theo những tổ chức
chính thống. Nó làm cho dòng Phanxicô mang tiếng vì không thể giữ những luật đó đúng đắn
hơn được.
LÉON BLOY
Có nên gắn liền trường hợp của linh mục xuất Boullan và những người cuồng nhiệt theo bè
phái Mariavites với trường hợp của nhà văn nổi tiếng Léon Bloy không?
Cách đây không lâu, đặt vấn đề như thế dường như là một sự xúc phạm, hay ít nhất là một
chuyện hết sức khó tin (vì lúc đó Léon Bloy đang có uy tín và được kính trọng).
Nhưng bỗng nhiên vào năm 1957, xuất hiện một tác phẩm làm người ta ngạc nhiên do R.
Barbeau viết. Tựa đề của tác phẩm khiến người ta phải dị nghị: Léon Bloy, một tiên tri của
Lucifer (Un prophète de Lucifer, Léon Bloy, Paris, Ed. Montaigne, Aubier).
Chúng ta hãy nhường lời cho các tác giả nói lên những ý hướng của ông, và chia sẻ với chúng
ta những khám phá của ông. Ông viết rằng trong hơn ba năm, ông đã gia nhập "Hội Léon
Bloy" (Cercle Léon Bloy) do cha Guy Courteau dòng Tên hướng dẫn tại Montréal. Linh mục
này coi Bloy là một người có năng khiếu nhất trong việc làm tỉnh giấc tính vô cảm thiếu tình
người (apathique) của lớp người "trưởng giả", đồng thời mở cho giai cấp trí thức con đường
vào Giáo Hội. Quả thật, ảnh hưởng của Léon Bloy vào đầu thế kỷ này rất rộng lớn. Nhiều
người sắc sảo và đáng kính như Jacques Maritain (và vợ ông), Pierre van der Meer de
Walcheren, Léopld Levaux, ... đã lớn tiếng tuyên bố rằng sở dĩ họ trở lại Giáo Hội Công giáo
là do Léon Bloy. Ông có nhiều bạn bè rất hào phóng như Pierre Termier, Réné Matineau,
Jacques Debout, và nhiều người khác nữa. Những người ngưỡng mộ ông là những người có
tầm cỡ như Hubert Colley, tác giả cuốn L'Âme de Léon Bloy (tâm hồn của Léon Bloy) (viết
năm 1930); M.J. Lory, tác giả cuốn La pensée religieuse de Léon Bloy (tư tưởng tôn giáo
của Léon Bloy) (1951); Stanislas Fumet, Mission de Léon Bloy (sứ mạng của Léon Bloy)
(1935); Albert Béguin, Bloy, mystique de la douleur (Bloy, nhà thần bí của đau khổ)
(1948),...
Léon Bloy sinh tại Périgueux. Cha ông là một người vô thần, nhưng mẹ là một người rất đạo
đức. Ngay từ nhỏ, ông đã có một tính khí rất hung hăng, đòi hỏi tuyệt đối, rất khó thích ứng.
Chính Barbey d'Aurevilly đã giúp ông trở về với đức tin ở Paris. Không thể phủ nhận được
Léon Bloy là một văn sĩ thượng thặng, với khuynh hướng viết văn có âm nhạc và nhịp điệu,
điều đó khiến ông đứng hàng đầu trong nghề viết văn. Ông quan hệ rất thân thiết với Ernest
Hello, với cha Tardif de Moidrey. Ông hết sức ngưỡng mộ Blano de Saint-Bonnet, một nhà
văn ở Lyon. Nhưng theo cuốn sách của R. Barbeau, thì chắc chắn rằng kể từ đó ông đã giao
du với rất nhiều người theo huyền bí học, ông sống trong niềm mong chờ những mặc khải vĩ
đại, những tai biến lạ lùng, và ông có tư tưởng cho mình có một sứ mạng cao cả phải thực
hiện.
Với bản tính tuyệt đối của ông, ông cảm thấy mình có sự tranh chấp sâu sắc với thời đại. Ông
kêu lên: "Ngày 29.5.1892, tôi có cảm thức rõ rệt là tất cả mọi người đều sai lầm, tất cả mọi
người đều bị gạt gẫm, và tâm trí con người đã bị rơi vào bóng tối hết sức dày đặc".
Nhưng ánh sáng đến với ông phát xuất từ đâu? - Không phải từ Giáo Hội Công giáo mà từ
một phụ nữ đáng thương tên Anne-Marie Roulé, một cô gái điếm, là người đàn bà tốt bụng
trong cuốn tiểu thuyết Le Désespéré (người tuyệt vọng) của ông.
Ông kết giao với nàng. Ông chắc chắn rằng ông đã làm cho nàng trở lại. Trước khi bị bệnh
điên loạn và kết thúc cuộc đời trong nhà thương điên, nàng đã có những thị kiến siêu nhiên.
Dựa trên niềm tin vào phụ nữ này, và trên những mặc khải mà ông tin rằng được tỏ lộ ra trong
Bí mật của Mélanie Calvat, người trông thấy Đức Mẹ hiện ra ở La Salette, ông chắc chắn rằng 137
sắp đến "ngày tận thế", và ngày tận thế này hệ tại sự giáng lâm của Đấng An Ủi(Paraclet),
và Đấng này không ai khác hơn là đích thân Lucifer!
Một sự ngông cuồng như thế là một phạm thượng không thể chấp nhận được. Toàn bộ cuốn
sách của R. Barbeau có khuynh hướng chứng minh rằng đó là ý niệm căn bản và chủ yếu của
Léon Bloy, ý niệm mà ông coi là "bí mật" dành cho ông, vì thế ông muốn dấu không cho ai
biết, nhưng bí mật đó lại soi sáng cho tất cả những gì ông viết ra.
Thường xuyên bị thất vọng vì những hy vọng được chứng kiến những biến cố mà ông có sứ
mạng chuẩn bị vẫn không thành tựu, nên trong cuốn Tiểu Sử (Biographie, do Joseph Bollery
xuất bản tại nhà in Albin-Michel, năm 1947), ông viết:
"Tôi chỉ có thể thấy trong tôi một nỗi oán giận chua cay nhất và tàn khốc nhất đối với một
Thiên Chúa quá cứng rắn và bạc bẽo... Nếu tôi đối xử với một con chó tương tự như cách
Thiên Chúa đã đối xử với tôi, thì tôi thật là xấu hổ" (I. 428-429).
Thật vậy, ông tin rằng Thiên Chúa Cha là một ông chủ hống hách và tàn nhẫn, Thiên Chúa
Con chỉ sửa đổi lại công trình của Chúa Cha đã bị thất bại, và chỉ có Chúa Thánh Thần là sự
thống trị khắp nơi bằng Tình Thương.
Như vậy là Léon Bloy đã lập lại theo cách thức của mình những giấc mơ của Joachim de
Flore (khoảng 1145-1202). Nhưng đặc biệt là sự đồng nhất ông gán cho giữa Satan và Chúa
Thánh Thần thật là quái đản!
QUAN ĐIỂM CỦA LÉON BLOY VỀ SATAN
Léon Bloy tự hào rằng ông là người duy nhất - ông thường nói: người duy nhất! - hiểu được
Satan là gì. Ông thấy Satan là ngôi thứ ba của Thiên Chúa, nên chúng ta không nên ngạc
nhiên khi thấy ông gán cho Satan quá nhiều quyền năng. Trong cuốn sách ông viết về
Christophe Colomb có tựa là Le Révélateur du Globe (Đấng Mặc Khải về Thế Giới) (1884),
người ta đọc thấy:
"So với tất cả chuyện đời nay, thì quan niệm về ma quỷ là một quan niệm thiếu chiều sâu
nhất, nông cạn nhất, thiếu điều đã trở thành một đối tượng của văn học. Chắc chắn là ma quỷ
do phần đông các thi sĩ nghĩ ra không làm ai sợ kể cả trẻ con. Tôi chỉ biết có một ông Satan
duy nhất do các nhà thơ nghĩ ra mà thực sự đáng sợ thôi. Đó là ông Satan của Baudelaire, vì
ông ta là người dám nói phạm thượng.
Tất cả những Satan khác, kể cả Satan của Dante, chỉ làm cho tâm hồn chúng ta an tâm, và
những đe doạ của chúng chỉ làm nhún vai những em bé gái đang học lớp giáo lý nhi đồng vốn
rất dốt về văn học. Nhưng cái ông Satan đích thực mà chúng ta không còn biết tới nữa chính
là Satan của bà Evà, là kẻ đã cám dỗ Đức Giêsu Kitô. Satan đó quái đản đến mức, nếu cho
phép tên khốn kiếp ấy hiện nguyên hình đúng như bản tính của hắn - trong sự trần trụi siêu
nhiên của sự Không-Tình-Thương (Non-Amour) - thì loài người và toàn thể các giống thú chỉ
kêu lên một tiếng rồi chết ngất...".
Cho tới đây chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Léon Bloy. Nhưng đoạn tiếp theo đây có nhiều
chỗ chúng tôi không đồng ý cho lắm, vì ông tỏ ra hơi quá đáng:
"Satan hiện diện giữa mọi đôi môi và mọi ly rượu. Hắn ngồi trong tất cả mọi bữa tiệc, và
giữa những chiến thắng hắn làm cho chúng ta no nê những chuyện kinh tởm. Hắn nằm trong
cái góc tối tăm nhất trên giường của đôi tân hôn. Hắn gặm nhấm và làm dơ tất cả những tâm
tình, hy vọng, tất cả những gì trong trắng, tinh khiết, tất cả mọi vinh quang của con người.
Cái ngai mà nó ưa ngồi nhất là cái chén vàng của tình yêu đang độ nở hoa. Và cái bồn tắm
ngọt ngào nhất của nó là cái mái ấm màu tím của tình yêu đang bốc lửa.
Khi chúng ta không nói với Thiên Chúa cũng như không nói vì Thiên Chúa, tức là chúng ta
nói với ma quỷ, và chính hắn nghe chúng ta nói, trong một bầu khí im lặng khủng khiếp. Hắn 138
đầu độc tất cả mọi dòng sinh lực và mọi nguồn tử vong. Hắn đào những cái hố giữa mọi con
đường chúng ta đi. Hắn trang bị vũ khí cho toàn bộ vạn vật để chống lại chúng ta, đến nỗi
Thiên Chúa phải được giao nhiệm vụ canh giữ mỗi người chúng ta cho một thiên thần của
Ngài, để chúng ta không bị hư hoại ngay từ giây phút đầu tiên khi sinh ra. Cuối cùng Satan
ngồi trên thượng tầng trái đất, đặt bàn chân hắn trên năm châu thế giới. Và không có gì nơi
con người được thực hiện mà không có hắn can thiệp vào, mà hắn không bị can thiệp, mà
hắn không phải can thiệp vào".
Và ông kết luận:
"Đó chính là đế quốc vô giới hạn của Satan. Hắn thống trị như một vị vua trên vô số thần dân
là những đứa con thảm hại của sự tự do nơi con người".
Léon Bloy đã nhiều lần trở lại với chính những ý tưởng này. Những ý tưởng này đúng ra là
của Luther, là nhà thần học bi quan về tội tổ tông, cho rằng tội ấy không thể tẩy xoá và huỷ
diệt được. Léon Bloy đã trở lại với những ý tưởng đó trong các cuốn sách của ông:
Belluaires et Porchers (Những người dạy thú và những kẻ chăn heo) (1905); L'Âme de
Napoléon (Tâm hồn của Nã-phá-Luân) (1912); và ở nhiều chỗ khác nữa. Một hôm ông viết
thư cho Pierre Termier: "Tất cả những gì tân thời đều là của ma quỷ. Đó là mấu chốt của mọi
cuốn sách tôi viết, và của tác giả những cuốn sách đó". Trong cuốn L'invendable (Cái không
thể bán được) (1909), ông viết: "Mai mốt chúng ta sẽ phải đối diện với một trường hợp quỷ
nhập khắp nơi (possession universelle)!" (tr. 219).
Nhưng làm sao Léon Bloy khảo sát quyền lực đen tối của Satan kỹ lưỡng như thế lại có thể
đồng hoá Satan với Đấng Yên Ủi được? Làm sao kẻ mà ông nhận là Không Tình Thương -
cũng như chúng ta vẫn công nhận - lại có thể trở thành hiện thân của Tình Thương được?
Đó chính là bí mật thâm sâu nhất của Léon Bloy. Ông bị mất hút trong những thế giới biểu
tượng bí hiểm nhất, và ông vui thích với những lần xuất thần chỉ dành riêng cho ông thôi.
Ngày 21.10.1889, ông viết cho vị hôn thê chưa cưới của ông là con gái của một văn sĩ Đan
Mạch tên Molbech, như sau:
"Em hãy nhớ... điều đã được mặc khải cho anh ngày xưa, và chỉ một mình anh trên đời mới
có thể nói được điều đó, chẳng hạn như: cái dấu hiệu của đau khổ và nhục nhã - tức Thập
Giá - lại là biểu tượng gợi cảm nhất của Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu - là Con Thiên
Chúa, là Ngôi Lời Nhập Thể, là Đấng đại diện cho toàn thể nhân loại - đã vác trên vai Thập
giá này, cái Thập giá còn lớn hơn thân Ngài, đè nặng lên Ngài. Simon Xirênê phải giúp
Ngài vác một quãng đường. Khi anh nghĩ tới nhân vật nhiệm mầu vĩ đại ấy, được tuyển chọn
từ đời đời giữa hàng tỉ tạo vật, để một ngày kia giúp đỡ cho Ngôi Hai Thiên Chúa vác cái
hình ảnh của Ngôi thứ Ba, anh cảm thấy sâu sắc một sự kính trọng vô biên giống như một nỗi
sợ sệt.
Simon có nghĩa là Vâng Lời. Nhưng chính Đấng-Không-Vâng-Lời - tức Chúa Thánh Thần -
đã đặt Thập giá lên vai của một người vâng lời khác là Đức Giêsu Kitô. Jeanne, em thương,
em hãy nhận ra rằng trong sự việc đó có ba nhân vật, hai kẻ vâng lời phải vác cái gánh nặng
khủng khiếp của Đấng-Không-Vâng-Lời, và cái bộ ba thảm thương ấy đang trên đường đi tới
chỗ chiến thắng cái chết. Thật là một vực thẳm khủng khiếp!"
Trong một thư khác đề ngày 2.12.1889, ông đã cho thấy quan niệm của ông về tội nguyên tổ
và sự phục hưng cuối cùng. Ông viết:
"Đây là cách quan niệm của tôi về cái thảm kịch vĩ đại của tội nguyên tổ: Con Rắn, biểu
trưng cho mặt đen tối của Chúa Thánh Thần, đã lừa dối người đàn bà, mà người đàn bà
này lại là biểu trưng cho mặt sáng láng của Ngài. Người đàn bà đã chấp nhận và ăn cái chết
vào mình. Cho tới đây, loài người chưa gọi là sa ngã, vì nếu người đàn bà đã đánh mất sự vô
tội diệu kỳ của nàng, gấy bất lợi cho tiết tháo, vốn là phản ánh sự vô tội của nàng, thì người
đàn ông - biểu trưng sáng lạn của Ngôi Hai Thiên Chúa - chưa đánh mất chính sự vô tội ấy 139
bằng hành động tự do của mình. Đó là một tình huống chưa bao giờ xảy ra với họ, hầu như
không thể quan niệm nổi. Anh xin em hết sức chú ý điểm này. Người đàn ông và người đàn bà
phải đối diện với nhau, tranh chấp với nhau chỉ một mình họ thôi, vì Con Rắn đã nhập vào
người đàn bà, đã trở nên một với nàng rồi. Bóng tối và ánh sáng đã pha trộn với nhau suốt
bao thế kỷ rồi. Người đàn ông và người đàn bà đó, tức Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần,
phải đối diện với nhau, dưới bàn tay của Chúa Cha.
Người đàn bà, biểu trưng của Chúa Thánh Thần, đại diện cho tất cả những gì đã sa ngã và sẽ
sa ngã. Người đàn ông, biểu tượng của Chúa Giêsu, đại diện cho sự cứu rỗi phổ quát nhờ sự
chấp nhận, nhờ sự thăng hoa tự do của mọi sự sa ngã, của toàn bộ sự ác có thể xảy ra: Và
nhờ phép lạ của một tình thương vô biên, người đàn ông bằng lòng hy sinh sự vô tội của mình
để chia sẻ hoa trái của sự chết, để rồi một ngày nào đó sẽ chiến thắng chính cái chết đó, khi
mà sự đau khổ đã làm cho sự tự do của y lớn lên một cách kỳ diệu. Lúc đó, cả hai đều nhận ra
rằng họ trần truồng, bởi vì Sự Cứu Chuộc - vốn đã khởi sự - một ngày nào đó sẽ hoàn tất trên
một cái cây - mà cái cây trong vườn địa đàng, chỉ là biểu tượng có trước của cây này - ngày
đó, của lễ hiến tế, lễ vật hy sinh phổ quát là Sự Tự Do và Tiết Tháo phải được nhìn ngắm
hoàn toàn trần trụi trên Thập giá tượng trưng cho sự đền tội của mọi người. Nếu anh không
chết vì lạnh, thì còn có 50 chuyện khác để nói nữa!
Bất chấp! Bằng một nghĩa cử không sao nói được, không sao hiểu được. Tình yêu đã nhập
vào trần gian. Ngôi Lời - vốn không thể tách rời khỏi Tình Yêu - cũng đã theo Tình Yêu nhập
vào trần gian. Và Chúa Cha đã liên tục dùng cái này để nâng đỡ cái kia. Trước tiên người
đàn ông đã hy sinh sự tự do của mình một cách đau đớn để cứu lấy vợ mình, và kế đó, người
đàn bà đã hy sinh tiết tháo của mình một cách đau đớn hơn nữa để giải thoát cho chồng
mình. Khi em viết thư cho anh nói rằng có lẽ chỉ có người đàn bà là giàu có, và chỉ có người
đàn ông là nghèo nàn, là em đã diễn tả - có thể là vô tình chăng? - một trong những công
thức tuyệt diệu nhất của khoa chú giải thượng thặng. Và cái công thức đó chỉ hoàn toàn đúng
theo chiều hướng của khoa chú giải đó thôi, và điều đó chính là đối tượng anh muốn trình
bày trong lá thư này".
Nếu chúng ta hiểu rõ được cái ngôn ngữ tối nghĩa và kiêu kỳ này, thì Con Rắn, tức Satan, biểu
trưng cho bề mặt đen tối của Đấng An Ủi, đã phỉnh gạt người phụ nữ, phụ nữ này không phải
chỉ là bà Evà, mà còn là Người Phụ Nữ sẽ trở nên Trinh Nữ Maria nữa, là biểu trưng cho mặt
tươi sáng của chính Đấng An Ủi đó. Con Rắn "đã trở nên một với nàng", nghĩa là Satan, cả
Ánh Sáng lẫn Người Phụ Nữ "đã pha trộn vào nhau suốt bao nhiêu thế kỷ rồi". Con Rắn và
Người Phụ Nữ chỉ còn là một hữu thể, hữu thể đó chính là Đấng An Ủi. Nhưng, sau khi sa
ngã và lúc trỗi dậy, "Bằng một nghĩa cử không sao nói được, không sao hiểu được. Tình yêu
đã nhập vào trần gian. Ngôi Lời - vốn không thể tách rời khỏi Tình Yêu - cũng đã theo Tình
Yêu nhập vào trần gian. Và Chúa Cha đã liên tục dùng cái này để nâng đỡ cái kia". Đấng An
Ủi đồng nghĩa với Lucifer. Hình ảnh gây xúc cảm nhất đối với Lucifer là Đứa Con hoang
đàng. Người Cha lo lắng chờ đợi đứa con trở về. Lucifer sẽ trở lại. Hắn sẽ được Chúa Cha
hớn hở đón tiếp. Người anh của hắn sẽ không hài lòng. Nghĩa là Giáo Hội sẽ bách hại Đấng
An-Ủi-và-Giải-Phóng, Đấng sẽ nhổ đinh cho Đức Kitô vào thời kỳ cuối cùng. Đó là Sự Giáng
Lâm bất khả tư nghị sẽ xảy đến trong tương lai, là sự chiến thắng của Do Thái giáo
(Synagogue), và là Vinh Quang của Satan.
Chúng ta hãy tạm ngưng trình bày những điều phi lý ấy tại đây. Khi đọc bản buộc tội Léon
Bloy của R.Barbeau, ít nhất chúng ta có thể xếp Bloy vào số người theo tân-ngộ-đạothuyết (Néognostique), càng ngày càng đông từ hai thế kỷ nay. Qua việc đó chúng tôi muốn
nói gì? Cách đây 18 thế kỷ, ngộ đạo thuyết gồm những người rối đạo tự cho mình là cao hơn
những tín hữu bình thường. Họ đọc Kinh Thánh với một niềm tự hào là đã tìm thấy trong đó
những ý nghĩa nhiệm mầu mà những tín hữu bình thường không thể hiểu nổi, và họ dựng nên
những hệ thống khó mà tin được về những "éons" (vị thần), là những hữu thể trung gian, ở
giữa Thiên Chúa và vật chất, chúng được hiểu như một chiếc cầu nối vật chất - được đồng hoá
với sự ác - với Thiên Chúa, là Đấng ở rất xa dường như không thể đạt tới được. 140
Cũng như những người ngộ đạo thuyết, Léon Bloy tin rằng cái bí mật mà ông khám phá được
chỉ dành riêng cho ông và một vài người được thụ pháp (initíes) mà chỉ một mình ông mới
hiểu những gì được mạc khải cho họ. Ông cũng muốn tìm cho bí mật này một chỗ dựa trong
Kinh Thánh, nhưng được chú giải theo cách riêng của ông. Ông sống trong một niềm hy vọng
ngông cuồng rằng sẽ có một tai biến mà trong đó ông không phải chỉ là một người chứng
kiến, mà còn là một tác nhân chủ động nhất nữa. Ông nghĩ rằng ông sẽ là tiên tri, là người
loan báo ưu tuyển về ngày tận thế (parousie). Theo ông, ngày này chính là ngày Lucifer,
được tôn vinh và lấy lại danh hiệu cũng như vinh quang của Đấng An Ủi, và cũng là ngôi vị
thứ ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Để Satan được khôi phục lại, chỉ cần kẻ đang là KhôngTình-Yêu trở lại thành Tình Yêu như lúc đầu, và kẻ ấy xin với Chúa Cha rằng: "Con xin Cha
chuyển sự Công Bình của Cha thành Vinh Quang của Cha!" Câu đó có nghĩa là: Nếu Thiên
Chúa cầm giữ Satan trong hoả ngục, cùng với những kẻ bị trầm luân khác do hắn lôi kéo, thì
Ngài đã làm một hành vi công bình, nhưng điều đó có hại cho vinh quang của Ngài. Việc tạo
dựng tức công trình của Ngài như vậy là chưa hoàn toàn. Nói vắn tắt, nếu hoả ngục tồn tại
vĩnh cửu, thì việc tạo dựng kể như thất bại! Như vậy là có một vết đen, có một vết bẩn không
thể chấp nhận được. Cho nên "vì vinh quang của Ngài", Thiên Chúa bắt buộc phải tha thứ cho
Satan và cho tất cả mọi người bị trầm luân. Ngài không thể để cho sự kinh tởm được gọi
là Hoả Ngục ấy tồn tại mãi!
Dường như đó là bí mật của Léon Bloy. R. Barbeau, tác giả cuốn sách mà chúng ta vừa phân
tích, đã tuyên bố nghiêm chỉnh như sau:
"Cuốn sách này chỉ là một phần văn bản đã được đệ trình ở Sorbonne ngày 1.6.1955. Cả một
loạt những vấn đề quan trọng - mà chúng tôi sắp liệt kê ra - đã được xuất bản trong một công
trình nghiên cứu được xuất hiện sau này, kèm theo những lá thư và những bản văn chưa từng
được xuất bản. Những vấn đề quan trọng vừa nói, chẳng hạn như sự chuyển kiếp
(réincarnation) của người "Phụ Nữ nghèo nàn" (Femme pauvre) ấy, niềm tin của Léon Bloy
vào sự chuyển kiếp của nhiều người bạn ông, sự tự hào không thể lay chuyển cho rằng chính
ông cũng là một nhân vật quan trọng được chuyển kiếp, sự bất hiện hữu của thời gian, thiên
thần tính của Satan trước khi sa ngã, việc con người tự thần thánh hoá mình, những chủ đề về
vườn địa đàng, về châu Atlantide, vế phái tính của Người Phụ Nữ đó, sự loạn luân, Thiên
đường theo ngộ đạo thuyết, ngôn ngữ huyền bí, nghệ thuật Lucifer, chu kỳ bảy năm, năm hạn,
Thánh Graal, sự tất yếu và tự do, hai Vực Sâu, thuyết đảo ngữ (hay nói lái, như gare thành
rage), và nhiều vấn đề khác thuộc huyền bí học, cũng như hai tài liệu đầy đủ về chủ nghĩa
Lucifer từ tính (luciférisme magnétique) của Éliphas Lévi, và chủ nghĩa Lucifer huyền thoại
(luciférisme mythologique) của bà H.P. Blavatsky. Những vấn đề trên đã tạo nên mối quan hệ
giữa Léon Bloy và những người thụ pháp (initié)".
Léon Bloy đã dẫn chúng ta vào một cảnh đầy huyền hoặc. Chúng ta hãy tiếp tục ở trong cảnh
này ít lâu nữa với Giovanni Papini.
QUAN NIỆM CỦA PAPINI VỀ THIÊN CHÚA
Hai tác giả có cùng khuynh hướng về thuyết thiên cảm (illuminisme), là Léon Bloy và Papini,
lại gặp nhau ở chỗ cả hai đều kiên quyết tán thành sự khôi phục của Satan vào thời cuối cùng.
Vấn đề vẫn luôn luôn là "chuyển sự công bình của Thiên Chúa sang vinh quang của Ngài".
Nếu Papini ít có những tư tưởng tân-ngộ-đạo (néognostique) hơn Léon Bloy, thì ông lại làm
sống lại một cách kì cục một chủ thuyết lạc giáo rất cổ xưa: thần khổ thuyết (théopaschisme).
Chủ thuyết này cho rằng cả Thiên Chúa cũng đau khổ nữa! Nhưng các nhà theo thuyết này
thời xưa cắt nghĩa "sự đau khổ của Thiên Chúa" bằng cái chết của Con Thiên Chúa trên thập
giá, trong đó có một số giải thích là đúng, còn một số khác rõ ràng là lạc đạo. Còn Papini cho
rằng sự đau khổ là một trong những đặc tính căn bản nhất của bản tính Thiên Chúa. Quả thật,
ông không ngần ngại viết như sau: 141
"Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu, thì tất yếu Ngài phải là Sự Đau Khổ. Nếu Tình Yêu là sự hiệp
thông hoàn toàn giữa người yêu và người được yêu, thì tất nhiên mọi đau khổ, mọi thử thách
của đối tượng được yêu sẽ làm cho tâm hồn của chủ thể yêu xót xa đau đớn. Nếu Thiên Chúa
yêu các tạo vật như người Cha yêu thương con cái mình - Ngài yêu thương chúng hơn một
người cha trần thế yêu thương con cái mình rất nhiều - thì Thiên Chúa phải đau khổ, và chắc
chắn Ngài phải đau khổ vì thấy những tạo vật - mà Ngài đã dùng quyền năng của mình rút ra
khỏi hư không - phải đau khổ. Và nếu bản tính của Thiên Chúa là vô hạn về mọi phương tiện,
thì sự đau khổ của Ngài cũng phải vô hạn, cũng như tình yêu của Ngài là vô hạn" (Papini, Le
Diable, tr. 74).
Không có gì tai hại hơn sự dốt nát về thần học mà người ta nhận thấy trong những hàng chữ
trên! Không biết gì về Thiên Chúa thì mới nói về Ngài bằng những lời không thích hợp như
vậy. Nói như thế là đã nhân hình hoá (anthropomorphisme) Thiên Chúa tới độ không thể chấp
nhận được, là gán cho Thiên Chúa những khiếm khuyết của thứ tình yêu mà chúng ta vẫn
quan niệm và vẫn có.
Thiên Chúa vượt lên trên tất cả mọi phạm trù và mọi quan niệm của chúng ta. Tình yêu vô
biên của Ngài có nguyên tắc của nó, có cách biểu lộ của nó. Hành vi tạo dựng đã đặt các hữu
thể hữu hạn - như loài thiên thần và loài người - vào đúng chỗ của nó. Hành vi đó chỉ có thể là
một hành vi yêu thương, vì Thiên Chúa không thể làm gì khác hơn những hành vi như thế.
Nhưng tình yêu của các tạo vật đòi hỏi họ phải có tự do. Tình yêu đó không thể ảnh hưởng lên
bản chất của Thiên Chúa chút nào cả, không thể gây biến đổi nào trong bản tính bất biến của
Ngài. Nghĩ khác đi chính là lẫn lộn hữu hạn với vô hạn, tạo vật với Tạo Hoá, các hữu thể với
HỮU THỂ! Tình yêu đúng với bản chất của nó nơi Thiên Chúa lại chính là Thiên Chúa.
Chúng ta nhân cách hoá Tình Yêu đó thành Đấng An Ủi hay Thánh Thần, cũng như chúng ta
nhân cách hoá Sự Khôn Ngoan là chính Thiên Chúa thành Ngôi Lời của Ngài. Nhưng Tình
Yêu thuần tuý và vô biên này chỉ có thể là Hạnh Phúc Vô Tận, nó khai trừ hoàn toàn mọi khổ
não và đau đớn. Papini đã đưa chúng ta tới những phi lý hoàn toàn trên phương diện thần học,
khi ông nói tiếp:
"Chúng ta không hề nghĩ cho đủ sự đau khổ vô hạn của Thiên Chúa. Chúng ta không hề
thương xót cho sự đau đớn ấy của Thiên Chúa. Phần đông những người tự nhận mình là con
cái Thiên Chúa lại không hề lo lắng tìm hiểu hay an ủi những đau khổ vô hạn của Thiên
Chúa. Chúng ta xin Thiên Chúa Cha những món quà, xin Ngài can thiệp, tha thứ, nhưng
không có ai chia sẻ nỗi lo âu vĩnh cửu của Thiên Chúa bằng một tình cảm âu yếm của một
người con sáng suốt".
Ông nhìn nhận rằng các thánh đã suy gẫm rất nhiều về thánh giá Đức Kitô, rằng các ngài
muốn hiệp thông với những đau khổ của Chúa Kitô với tư cách Đức Kitô là người. Nhưng
ông trách các thánh là đã gán cho những đau khổ của Thiên Chúa một "sự thể hiện quá vật
chất" (épiphanie physique). Theo ông, "Thập giá chỉ là một biểu tượng hữu hạn, sờ mó được
của Khổ hình Thập Giá đi trước và theo sau biểu tượng ấy".
Nói như thế, Papini không ngờ rằng ông đã đi xa hơn các nhà thần khổ luận ngày xưa rất
nhiều, là những người đã bị kết án là rối đạo. Trước tiên là những người chủ trương Đức Kitô
chỉ có một bản tính (monophysites ou eutychiens), vì họ cho rằng nơi Đức Kitô bản tính con
người bị chìm ngập và tan biến trong bản tính Thiên Chúa, đến nỗi cả hai chỉ còn là một bản
tính duy nhất. Họ nghĩ rằng có thể nói: bản tính Thiên Chúa đã chịu đau khổ trên thập giá.
Nhưng Papini còn cho rằng đau khổ nằm ngay trong yếu tính của Thiên Chúa. Ông dùng
thuyết lạc giáo của các nhà thần khổ để canh tân lại thuyết lạc giáo của các nhà Patripassiens
hay Sabelliens (phụ nạn thuyết). Những nhà thần học này nhân danh sự duy nhất của bản thể
Thiên Chúa dạy rằng Thiên Chúa Cha đã chết trên thập giá cũng như Thiên Chúa Con!
Người ta thấy tư tưởng của Papini đầy tưởng tượng lãng mạn. Ông không chỉ muốn chúng ta
tin Thiên Chúa, mà còn muốn chúng ta thương xót Ngài nữa! 142
Đúng là đảo lộn vai trò một cách dị hợm bằng một phạm thượng bất ngờ! Vì Thiên Chúa là
Tình Yêu Vô Biên, nên Ngài cũng là Hạnh Phúc Vô Biên, Ngài không cần chúng ta thương
xót Ngài chút nào cả. Ngài muốn lòng trắc ẩn của chúng ta hướng về Người Con của Ngài
chết trên thập giá. Ngài muốn lòng trắc ẩn của chúng ta đối với Con của Ngài không phải chỉ
là hão huyền và vô bổ, nó phải đi kèm với sự hối hận đúng như những lầm lỗi của chúng ta
đòi hỏi, vì nguyên nhân khiến Con Ngài phải đau khổ chính là những lỗi lầm đó, chứ không
phải chỉ là sự điên rồ của Satan, hay sự phản bội của Giuđa, hay sự ghen ghét của người
Pharisiêu. Nhưng tất cả những chuyện đó đều xảy ra trong trật tự của những vật hữu hạn, của
tạo vật. Không có gì thuộc về hữu hạn và tạo vật lại có thể biến đổi được cái vô hạn và bất
sinh bất diệt.
Papini thật là phi lý khi đề nghị chúng ta thương xót Thiên Chúa!
PAPINI VÀ LUCIFER
Ông không phi lý chút nào khi cho rằng chúng ta phải cầu nguyện cho Satan, phải xin Thiên
Chúa tha thứ cho Satan, phải ý thức rằng Satan không phải chỉ là kẻ tội lỗi nhất, mà còn là kẻ
đáng thương nhất!
Thật vậy, Papini nhận thấy rằng Satan là kẻ tội lỗi nhất. Nhưng theo ông, chúng ta phải thông
cảm với Satan. Và một khi đã thông cảm, thì không thể nào không cảm động khi thấy kẻ tội
lỗi kinh khủng này cũng là kẻ khốn khổ kinh khủng!
Mà chỉ tư tưởng này thôi cũng đủ để xoay ngược lại vấn đề, thay đổi toàn bộ tình huống.
Satan tội lỗi! Chúng ta có quyền và có bổn phận lên án hắn! Nhưng Satan đau khổ, nên chúng
ta có bổn phận thương xót hắn và xin Thiên Chúa tha thứ cho hắn!
Thật vậy, theo Papini, nếu Thiên Chúa yêu thương Satan vô biên trước khi hắn sa ngã - phải
coi điều này là hiển nhiên, vì hắn là tạo vật đẹp đẽ nhất của Ngài - thì "Ngài lại không thương
hắn hơn thế nữa khi hắn trở nên kẻ khốn khổ và tuyệt vọng nhất trong số tất cả những kẻ khốn
khổ sao?".
Người ta thấy trong lập luận đó có nguỵ biện. Lập luận đó là: Thiên Chúa yêu thương những
kẻ khốn khổ, mà Lucifer là kẻ khốn khổ nhất, nên Thiên Chúa phải thương hắn hơn tất cả
những người khác!
Lương tri đơn giản của con người có thể trả lời rằng Thiên Chúa yêu thương những kẻ khốn
khổ khi họ không đáng phải chịu khốn khổ, hay chính họ không muốn chịu khốn khổ, hay khi
họ biết biến sự khốn khổ đó thành một hành vi yêu thương, và hành vi yêu thương cao cả nhất
là hành vi của Đức Kitô đã làm trên thập giá! Phải, Thiên Chúa yêu thương vô hạn Đức Kitô
của Ngài trên thập giá! Nhưng làm sao Thiên Chúa có thể yêu thương được kẻ đã chọn hận
thù thay vì yêu thương, phản loạn thay vì vâng phục, kiêu ngạo thay vì khiêm tốn? Đó là
chuyện không thể xảy ra, cũng không thể quan niệm được!
SỰ KHỐN KHỔ CỦA SATAN CÓ THỂ CHỮA LÀNH ĐƯỢC KHÔNG ?
Papini yêu cầu chúng ta thương xót Satan vì hình phạt hắn phải chịu. Ông đã giả thiết: những
người theo thần học chính thống như chúng ta đã dạy rằng trước một Thiên Chúa đang thịnh
nộ và không thể nguôi giận được, trước một Thiên Chúa cố chấp trong sự công bình của Ngài,
có một Lucifer đáng thương kia rất khốn khổ, rất muốn được tha thứ, nhưng Thiên Chúa lại từ
chối không chịu tha thứ cho hắn nếu chúng ta không cầu xin Ngài điều đó.
Papini chủ trương như thế thì cũng giống như Léon Bloy, nhưng tính chất ngông của tân ngộ
đạo thuyết ít hơn, tính huyền hoặc cũng ít hơn. Tất cả đều đơn giản hơn rất nhiều. Chính
Papini cũng biết điều đó, vì ông đã mô tả nỗi thống khổ của Satan như sau: 143
"Hình phạt mà Lucifer phải chịu hết sức khủng khiếp, đến nỗi không một thần thánh hay
người nào có thể quan niệm được: hắn không yêu thương nữa, không còn khả năng yêu
thương ai được nữa, hắn bị đóng đinh và bị nuốt vào trong bóng tối vô tận của sự vắng
bóng tình thương và của hận thù... Trên trái đất này, không có một tên bất lương nào bị
nguyền rủa như hắn, nguyền rủa tới mức độ không bao giờ hắn có được một tâm tình thúc
đẩy, một ánh sáng hy vọng mờ nhạt nhất. Những ánh sáng dù mong manh nhưng vô giá ấy
Lucifer không bao giờ có được" (Sách đã dẫn, tr. 77. Chúng tôi gạch dưới những điều muốn
nhấn mạnh).
Papini đã nhìn thấy cái lý do chủ yếu khiến hoả ngục trở thành vĩnh cửu. Thỉnh thoảng người
ta đặt vấn đề: "Làm sao chấp nhận được một lỗi lầm phạm trong khoảnh khắc lại có thể bị
phạt đời đời?" Hỏi như thế là chưa hề biết lý thuyết của Giáo Hội và Hoả Ngục. Lầm lỗi
phạm trong giây lát không bao giờ bị phạt đời đời trong hoả ngục cả, vì đó là một lỗi lầm
được hối hận ngay sau đó, và bị xoá bỏ vì sự ăn năn của chính người phạm lỗi, hay đúng hơn
vì tình thương vô hạn của Thiên Chúa. Chỉ có tội lỗi vĩnh cửu mới phải chịu hình phạt vĩnh
cửu. Lucifer chỉ biết có hận thù, ai cũng biết điều đó! Không những hắn không thể làm gì
khác hơn, mà hắn cũng không muốn gì khác hơn là hận thù. Mà hận thù chính là lầm lỗi vô
tận của hắn, và cũng là nguyên nhân trầm luân vô tận của hắn.
Vả lại, lòng hận thù vô tận đó cũng chính là sự kết án vô tận. Hoả ngục không phải là một cái
gì được thêm nữa - có thể nói như vậy - vào cái lầm lỗi mà hắn đang bị ràng buộc một cách
nội tại do sự thế phải vậy. Lucifer không thể không khốn khổ, cũng như hắn không thể không
hận thù. Khi không thể yêu thương nữa, thì hắn đã tự bít lại vĩnh viễn cho mình con đường
hối cải. Nơi Léon Bloy, chúng ta cũng thấy sự sai lầm đó. Chúng tôi tự hỏi: Theo các ông,
làm sao một người tự bản chất là Không-Tình-Thương lại có thể trở thành chính Tình
Thương, tức Đấng An Ủi, và Đấng này không ai khác hơn là Chúa Thánh Thần? Đó là sự đảo
lộn sự vật mà chỉ có những người tưởng tượng mất thăng bằng mới có thể chấp nhận được
thôi. Nơi Papini, sự quái đản đó nhỏ hơn. Ông không đi tới chỗ đồng hoá Lucifer với Đấng
An Ủi - đó là một phạm thượng ghê tởm - nhưng ông muốn rằng hình phạt về lòng hận thù
đối với Lucifer phải được Tình Yêu Vô Biên cảm nghiệm thấy cũng như chính kẻ có tội đang
cảm thấy. Dựa trên đó, ông đề nghị chúng ta thương xót Thiên Chúa bằng cách thương xót
Lucifer.
Trong số những con quỷ mà những vị trừ quỷ của chúng ta đã chất vấn, ít nhất có một con
quỷ đã kêu lên: "Đặc biệt ta không muốn cho con người thương hại ta!".
Thật vậy, Satan không muốn chúng ta thương hại hắn đâu! Cuốn sách của Papini cho thấy ông
đã gây cho ma quỷ một nỗi khổ tâm nhất: đó là nỗi khổ bị thương hại bởi những kẻ có thể
chết được như chúng ta, thấp kém hơn hắn rất nhiều!
Giải pháp mà Papini đề nghị, vì thế, không có căn bản chút nào. Nó được xây dựng trên một
quan niệm sai lầm về bản tính thiên thần. Cũng như ông đã quan niệm sai lầm từ căn bản về
bản tính Thiên Chúa khi cho rằng bản tính đó có thể đau khổ được. Cũng như ông đã quan
niệm sai lầm từ căn bản về bản tính thiên thần, nên cũng sai lầm về bản tính ma quỷ, vì ông
giả thiết bản tính đó giống như bản tính loài người, là bị lệ thuộc vào sự thay đổi và sự khác
nhau trong những quyết định và lựa chọn của mình.
Sự khôi phục vào thời cuối cùng của những kẻ bị trầm luân là một vấn đề thường được
bàn cãi sôi nổi vào thời đại chúng ta. Trong đó, hầu hết các thần học gia Tin Lành đều chủ
trương thời gian trừng phạt ở Hoả Ngục có giới hạn. Để kết thúc vấn đề này, chúng tôi xin
trưng dẫn một trang sách rất đúng đắn của Jean Guitton mới xuất bản đây. Ông viết:
"Cái ý niệm soi sáng và làm nền tảng cho niềm tin Kitô giáo về sự vĩnh cửu của hoả ngục, đó
là: sự thất bại của kẻ gian ác phải là thất bại toàn diện. Ở đây tôi gọi là gian ác, kẻ nào chọn
lựa sự ác vì đó là sự ác, một cách sáng suốt, tự do, và kiên trì với chọn lựa đó cho tới cùng.
Mà, mọi sự xấu hổ và đau khổ dù lớn đến đâu, nếu có tính thời gian, thì sẽ có lúc phải tiêu tan 144
đi. Nếu kẻ gian ác không bị tồn tại vĩnh cửu trong điều ác mà hắn đã chọn lựa, thì chính hắn
sẽ là kẻ chiến thắng thật sự. Nếu thế thì cuối cùng hắn sẽ có quyền nói với Thiên Chúa: 'Ngài
thấy đó, tôi đã hoàn thành một việc khó. Chính tôi là kẻ can đảm nhất, kiên nhẫn nhất. Sự cao
cả và thi vị của đau khổ là chính tôi, chỉ một mình tôi thôi, là người đã giới thiệu, trình bày sự
cao cả và thi vị đó trong suốt cuộc thương khó lâu dài của tôi, là người không phải chỉ đau
khổ có một ngày. Thực ra, tôi đã có lý do khi chọn điều ác, là điều đã đem lại cho tôi biết bao
giây phút vô tận. Chính tôi là người khéo léo nhất, chính tôi là người cao cả nhất. Sự đền tội
của tôi đã chấm dứt. Vì thế tôi sẽ có lý do cho đến đời đời, và trước mặt Ngài 'ai có thể sánh
được với chúng tôi!''" (Trong Revue de Paris, tháng mười hai năm 1958. Jean Guitton, La
Vie éternelle).
Trong chương cuối cùng, chúng ta hãy nghiên cứu sơ lược về tính tình của ma quỷ, và thử
đưa ra một cái nhìn tổng quát, thế nào thì thế, về Tâm lý của Satan.
GHI CHÚ
Những trang dành cho Léon Bloy ở trên đã gây phản kháng mạnh mẽ nơi các ông Van der
Meer de Walcheren hiện là linh mục Dom Pierre Matthias, và ông Bisson, một hoạ sĩ vẽ tranh
tôn giáo được ưa chuộng, cả hai ông đều nhờ Léon Bloy mà trở lại Kitô giáo. Họ cho rằng
những đoạn văn bị kết án của Léon Bloy đã bị ông R. Barbeau chú giải một cách sai lạc trong
cuốn sách mà chúng tôi đã trưng dẫn. Thật vậy, theo một nguồn tin có thẩm quyền cấp cao ở
Rôma, thì các tác phẩm của Léon Bloy đã bị đưa ra trước toà án của Toà Thánh, và Đức Hồng
Y Billot cho biết chúng không bị kết án, vì lý do poetice loquitur - ông ta nói với tư cách thi
sĩ. Cuốn sách của Papini về ma quỷ không bị kết án cũng vì lý do đó. Vậy chúng ta cũng đừng
nên nghiêm khắc hơn Toà Thánh.
CHƯƠNG XII
TÂM LÝ CỦA SATAN
NHỮNG PHÂN BIỆT CẦN THIẾT
Khi nói về Satan thì điều không nên quên là: Satan chỉ có một, còn các con quỷ thì vô số.
Nhưng trong cuốn khảo luận này, chúng tôi ít nhiều cũng đã đối xử với Satan như thể tất cả
mọi con quỷ đều giống như hắn, như thể thủ lãnh hoả ngục và quân binh của hắn có thể thay
đổi lẫn nhau được. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy trong số những con quỷ nhập vào người
này hay người kia trong các trường hợp quỷ nhập, người ta gặp những danh hiệu khác không
phải là Satan, như Isacaron, Isabô, Asmodée, ... Những danh hiệu này không hoàn toàn đồng
nghĩa với Satan. Trong bài tiểu luận về tâm lý ma quỷ này, sự kiện đầu tiên cần phải nhận
thấy, là các con quỷ khác biệt nhau, giống như nơi con người: người này khác người kia.
Không bao giờ có hai con giống hệt nhau cả. Và chúng cũng không luôn luôn đồng ý với
nhau. Chúng ta đã thấy ở Perpignan, con quỷ chiếm hữu Antoine Gay là Isacaron đã gây lộn
một cách giận dữ với con quỷ chiếm hữu Chiquette.
Trong trường hợp người phụ nữ bị thư ếm ở Plaisance, chúng ta thấy: bên cạnh Isabô còn có 6
con quỷ khác với những tên gọi kỳ cục. Nhưng dường như Isabô không quan tâm gì đến
những con quỷ đó cả.
Muốn hiểu tâm lý Satan, điều trước tiên là phải phân biệt thủ lãnh với thần dân của hắn. 145
SATAN VÀ ÔNG BÀ NGUYÊN TỔ CỦA CHÚNG TA
Chúng ta chắc chắn rằng Con Rắn đã cám dỗ bà Eva chính là Satan. Con Rắn là Con Rồng ở
trong sách Khải Huyền. Và Con Rồng chính là Satan hay Lucifer.
Chúng ta có thể suy diễn từ danh từ Con Rắn ra những gì liên hệ tới "não trạng" của Satan
không?
Đặc tính thứ nhất: "Trong các loài thú sống ngoài đồng, thì Con Rắn là con quỷ quyệt
nhất" (St 3,1). Không thể nghi ngờ gì về điều này. Satan nổi danh về những quỷ kế của hắn.
Từ ngữ đó là gì? Quỷ kế là "mưu mô khéo léo để lường gạt". Ai hành động bằng mưu mô,
bằng quỷ kế, là có ý hướng xấu. Nếu hắn nói thì không phải là để nói sự thật, mà để lường
gạt, để làm người ta hiểu sai. Satan là giả mạo, là dối trá. Người ta không thể tin cậy, phó
thác nơi hắn. Điều mà hắn thiếu nhất là sự ngay chính, thành thật, thẳng thắn. Hắn luôn
luôn mờ ám. Hắn cố tình tỏ ra khó hiểu, dấu diếm. Khi suy gẫm cuộc đối thoại giữa hắn với
bà Eva, người ta ngạc nhiên một đằng vì sự đơn sơ, ngây thơ của bà, đằng khác vì sự tinh vi,
bạo dạn và vô liêm sỉ của Satan. Hắn giải thích sự phòng thủ của Thiên Chúa theo cách riêng
của hắn.
Hắn chối không chịu nhận rằng sự phòng thủ đó là chính đáng, không nhận rằng việc vi phạm
sự phòng thủ đó có thể gây ra những hậu quả xấu nghiêm trọng. Bà Eva nói với hắn rằng ai ăn
quả ở cây mà Chúa đã cấm đụng đến sẽ bị phạt chết. Satan - dưới lốt rắn - trả lời thế nào?
"Không phải vậy đâu! Ông bà không chết đâu! Nhưng Thiên Chúa biết rằng ngày nào ông bà
ăn trái đó thì mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ trở nên như Thiên Chúa, biết được điều
lành điều dữ!".
Satan không chỉ đưa ra một phủ nhận về Thiên Chúa, mà còn tố cáo Ngài hành động như một
kẻ thù của con người, như một tên bạo chúa không muốn cho "mắt của họ mở ra". Hắn còn
làm cho niềm mong ước của hắn trỗi dậy trong tâm trí con người: "Ông bà sẽ trở nên như
Thiên Chúa".
Qua lời này, Satan đã để lộ điều bí mật của hắn, nguyên nhân phản loạn của hắn, vì lý do sa
ngã của hắn: "Muốn trở nên như Thiên Chúa". Hành vi kiêu ngạo này chính là nền tảng
cho tâm lý của Satan!
Làm sao một tạo vật có trí tuệ sáng như vậy lại có thể đi tới một tình trạng tinh thần ngu xuẩn
như thế? Chúng ta không biết gì về đời sống của các thiên thần trước khi Satan sa ngã. Có thể
trong thế giới của các thiên thần, có rất nhiều thiên thần hâm mộ hắn. Điều đó khiến chúng ta
giả thiết rằng hắn đã lôi kéo về phe hắn "một phần ba các ngôi sao trên trời" tức là các thiên
thần. Sự việc có nhiều thiên thần khác hâm mộ hắn là "sự thử thách" của Satan. Hắn đã thất
bại trong cuộc thử thách đó, vì hắn lại tự đề cao chính mình. Tất cả những gì chúng ta biết
được về tính kiêu ngạo của con người, giúp chúng ta đi đến phỏng đoán đó. Tính kiêu ngạo
này đã gợi cho hắn sáng kiến nói với bà Eva câu này: "Ông bà sẽ trở nên như Thiên
Chúa". Trong vụ sa ngã của hắn, chính hắn đã tự coi mình như Thiên Chúa. Tính kiêu ngạo
của hắn không chết.
Chính sự kiêu ngạo khiến hắn xa rời Thiên Chúa và biến hắn thành Kẻ Đối Thủ. Trong sách
Huấn Ca, hậu quả của sự kiêu ngạo đó được đặt nổi bật lên rõ rệt. Trong đó chúng ta đọc
thấy:
"Lề thói của kẻ kiêu ngạo là lìa xa Chúa và để trái tim nó xa rời Đấng Tạo Hoá, vì lề thói của
kẻ kiêu ngạo là tội lỗi, kẻ nào say mê tội lỗi thì gieo rắc sự kinh tởm". (Hc 10, 12-13).
Cuối cùng, với sự xa cách Thiên Chúa đó, người ta thấy trong tâm lý của Satan dưới lốt Con
Rắn cám dỗ, có sự ghen ghét đối với con người, được giấu ẩn dưới vẻ thân thiện! 146
Hắn muốn lường gạt người đàn bà, và dùng nàng để lường gạt người đàn ông. Hắn đối lập lời
của hắn với lời của Thiên Chúa. Hắn làm cho họ hoa mắt lên vì cái giấc mơ phi lý và tại hại
này: "Ông bà sẽ trở nên như Thiên Chúa".Tuy nhiên hắn biết rằng chính nhờ điều ấy mà hắn
đã đưa được sự chết vào trong nhân loại.
Từ đó, chúng ta hiểu rằng: Chúa Giêsu, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, đã định
nghĩa Satan là cha của dối trá, là kẻ giết người ngay từ nguyên thuỷ. Đối với chúng ta,
không hể quá đáng khi nói rằng từ ngữ kẻ giết người chỉ đưa ra một khía cạnh của chân lý
toàn diện này: Trên tất cả, Satan là kẻ giết Thiên Chúa!
Sau khi cám dỗ Đức Kitô thất bại, chính hắn đã không ngừng đưa Ngài tới chỗ chết! Bằng
cách nhập vào tâm hồn Giuđa, hắn chính là đạo diễn của cái thảm kịch kết thúc ở đồi Canvê
ấy!
KẺ CÁM DỖ ĐỨC KITÔ
Tất cả những chuyện gì chúng ta vừa khám phá ra được về Satan đều được thể hiện rõ ràng
trong ba lần hắn cám dỗ Đức Kitô. Thật không có một kiêu ngạo nào điên rồ hơn lời Satan nói
với Đức Kitô lúc hắn cho Ngài thấy bằng tâm trí với tất cả những vương quốc trên trái
đất: "Nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi, tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó!". Cái cốt lõi sâu
xa trong tham vọng của Satan là "tước đoạt của Thiên Chúa những kẻ đang thờ phụng Ngài,
và hướng sự thờ phụng của con người về với hắn!". Đúng là điên rồ! Tuy nhiên, như chúng
tôi đã nói, lịch sử các tôn giáo là một bằng chứng cho thấy Satan đã thành công rất lớn trong
việc làm cho người ta thờ phụng hắn thay vì thờ phụng Thiên Chúa!.
Và nếu con người thời nay không thờ phượng đích danh Satan nữa, thì hắn cũng đã hoạt động
và thúc đẩy để con người không còn thờ phượng Thiên Chúa nữa! Hắn không còn hướng việc
thờ phượng của con người vào những vị thần trong huyền thoại nữa, mà hướng tới những "vị
thần" mới, do lòng kiêu ngạo của con người sáng tạo nên: Khoa Học, Tiến Bộ, Kỹ Thuật, Vật
Chất! Như chúng tôi đã nói ở trên, sự chinh phục thế giới đang làm cho tâm hồn con người hư
mất! Đó chính là chiến thắng của Satan trong sự thù ghét Thiên Chúa và con người!
Tóm lại: lòng kiêu ngạo, ý chí muốn mình trở thành thần linh, tính quỷ quyệt, lòng ghen
tương và sự thù ghét đối với con người, tất cả những cái đó đã dẫn tới sự dối trá, giết
người, giết Thiên Chúa. Đó là Satan!
Hiện tại, nếu chúng ta muốn tìm gặp Satan, chắc chắn chúng ta sẽ không gặp thấy hắn trong
đám những con quỷ tối tăm và không quan trọng nơi những người bị quỷ nhập hoặc bị quỷ
quấy nhiễu, mà sẽ gặp thấy hắn trong đường lối chính trị lớn của thế giới. Satan ở tại trung
tâm những cơ cấu giết người hàng loạt, mà cụ thể có thể là cuộc thế chiến thứ ba có lẽ sẽ xảy
ra. Chúng ta có thể chắc chắn rằng chính hắn là kẻ đang đạo diễn trong cuộc chiến tranh lạnh,
đang gieo rắc ngờ vực giữa các dân tộc, khiến dân tộc này chống lại dân tộc kia, gây nên
những cuộc bách hại những người theo Chúa Kitô, áp đặt cái ách phi nhân bản của hắn lên
những quốc gia theo chủ nghĩa vô đạo, và sẵn sàng châm ngòi cho những trái bom đã được kỹ
thuật hiện đại nhất hoàn chỉnh để thực hiện cái tai hoạ cuối cùng cho nhân loại!
Tâm lý của Satan: vừa có tính cách đại qui mô vì hắn chi phối được toàn cầu, vừa bi thảm vì
hắn chủ trương huỷ phá tất cả, vừa có tính tội lỗi vì hắn làm cho người ta xa lìa Thiên Chúa là
ánh sáng và sự sống.
Theo những bản văn nói về Léon Bloy mà chúng tôi đã trích dẫn ở chương trước, thì ông ta đã
không quá đáng khi nói rằng nếu con người không thể nhìn thấy Satan đúng như bản chất của
hắn, thì con người sẽ bị điên đảo vì hắn!
NHỮNG CON QUỶ TRONG TIN MỪNG147
Nếu chúng ta không thể nói gì về mức độ độc ác và quyền năng của Satan, thì cũng vậy,
chúng ta cũng không thể nói về những chuyện đó của những con quỷ ở dưới lệnh của hắn. Cái
đám đông vĩ đại ấy đang cống hiến cho hắn tất cả mọi khả năng thông minh hướng về điều ác
thuộc đủ mọi trình độ của mình.
Khi phân tích những dữ kiện trong Tin Mừng về những người bị quỷ nhập được Chúa Giêsu
chữa lành, Đức Cha Catherinet đã tìm thấy trong đó những đặc tính tâm lý của những con quỷ
như sau. Ngài viết:
"Tất cả những tính chất như sợ hãi, khúm núm, có quyền phép, bất lương, hay thay đổi, thậm
chí thô lỗ, đều được tỏ lộ ra rõ ràng trong bài tường thuật của Tin Mừng về những người bị
quỷ nhập ở Gérase, và chúng ta cũng thấy được những tính chất đó với nhiều mức độ khác
nhau trong những trình thuật khác của Tin Mừng về việc trừ quỷ".
Đức Cha cũng ghi chú thêm:
"Cái khía cạnh tức cười, tầm thường và bất lương này trong những trường hợp quỷ nhập,
cũng được gặp thấy trong những tường thuật của sách Công Vụ, đặc biệt đoạn 19,13-17.
Đoạn này nói về câu chuyện ở Êphêsô, có một số "thầy trừ quỷ dạo người Do Thái thử kêu
cầu danh hiệu Giêsu trên những người bị quỷ nhập xem sao. Họ là bảy người con trai của
ông Seévas nào đó, làm thượng tế trong đạo Do Thái. Tại hoạ liền đến với họ, vì một ngày
đẹp trời kia, một trong những người bị quỷ nhập đó trả lời họ: "Ta biết Đức Giêsu, ta biết
Phaolô là ai. Nhưng ta không biết các ngươi là ai". Và người bị quỷ nhập đó xông vào họ,
thắng được cả bọn, đánh họ một trận nhừ tử đến nỗi phải trần trụi trốn ra khỏi nhà đó, mình
mẩy đầy thương tích!".
Khác với Satan, đặc trưng của những con quỷ này dường như có sự mâu thuẫn, vì chúng lần
lượt thay đổi những đặc tính đó, hết đe doạ tới luồn cúi, hết kiêu ngạo đến sợ hãi, nhưng luôn
luôn vô liêm sỉ, thô lỗ và tầm thường!
MA QUỶ THỜI JEAN CASSIEN VÀ THỜI NAY
Để mô tả sơ lược về thế giới ma quỷ, chúng ta không thể bỏ qua bài mô tả trong
cuốn Conférences (các bài giảng) của Jean Cassien, nói về cha Serenus, một trong những vị
ẩn tu ở sa mạc. Cha Serenus nói về những kinh nghiệm của cha và của những cha khác đã có
dịp đọ sức với ma quỷ. Cassien viết:
"Theo cha Serenus, chắc chắn là những thần xấu cũng có những sở thích khác nhau y như
loài người. Thật vậy, những thần xấu mà người bình dân thường gọi là "ma-cà-rồng"
(vagabond), nhất là những con hay cám dỗ và thích làm trò hề, chúng thường ở một số nơi
nào đó, trên một số con đường nào đó. Chúng thích gạt gẫm những người mà chúng gặp hơn
là thích làm cho họ đau khổ. Chúng cảm thấy thích thú khi làm họ mệt vì những trò chơi của
chúng hoặc vì những ảo ảnh do chúng gây ra, chứ không cố ý hại họ..." (Sđd, tr.139)
Cha Serenus còn kể ra nhiều tính nết của chúng, mà chúng ta chỉ cần nhớ nét cốt yếu
này: "Chúng thích gạt gẫm người ta".
Nhưng chúng cũng thích sỉ nhục, đe doạ, và làm cho người ta sợ. Với những người mà chúng
muốn quấy nhiễu, chúng thường tạo ra "cuộc chiến tranh lạnh" theo cách của chúng, nhưng
Thiên Chúa không cho phép chúng gây nhiều đau khổ cho họ.
Trong những quấy nhiễu của ma quỷ tại Ars và Lộ Đức, ma quỷ cũng hành động như thế.
Con Quỷ Cào Sắt của cha sở Ars không tỏ ra nguy hiểm, chắc chắn vì, theo cách nói của
thánh Augustin đã được trưng dẫn trước đây, "con chó đã bị xích lại rồi". Nó có thể sủa, hoặc
chỉ cắn những ai lại gần nó quá! Những người như Boullan hay Léon Bloy đã bị cắn thật đau,
nhưng đó là do lỗi của họ. Cả cha sở họ Ars, cả Bernadette, không ai phải đau khổ quá nặng
nề vì ma quỷ quấy nhiễu cả! 148
Đối với loài người, tên cám dỗ tỏ ra có những nét mà chúng tôi vừa nói: quỷ quyệt, dối trá,
ám ảnh, ít nhất là theo từng giai đoạn, nhưng nó không có khả năng chống lại đức tin: "Cui
resistite fortes in fide! - Hãy đứng vững trong đức tin mà chống lại nó!" Thánh Phêrô yêu
cầu chúng ta như thế.
THÁI ĐỘ CỦA MA QUỶ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI TRỪ QUỶ
Để kết thúc chương này, chúng tôi nghĩ nên trích dẫn bức thư sau đây do một vị trừ quỷ xuất
sắc đang thi hành công tác trừ quỷ, đó là cha Berger-Bergès. Cha viết cho chúng tôi ngày
17.2.1959:
"Đức Cha hỏi tôi: khi bị trừ quỷ thì tâm lý của Satan thế nào? Tôi xin trả lời Đức Cha bằng
lá thư này:
Dù nguyên nhân của trường hợp quỷ nhập là gì đi nữa, thì trong đó thường có một mầu
nhiệm không thể hiểu thấu. Cần phải xác định và tóm tắt tâm lý của Satan bằng những từ
này: Kiêu ngạo, khinh thường nạn nhân, dai dẳng theo đuổi.
Kiêu ngạo khiến cho Satan cảm thấy hết sức đau khổ và nhục nhã vì những nghi thức trừ quỷ
trong sách Các phép Rôma. Vì thế, ngay từ đầu buổi trừ quỷ, nó đã có những lời hay những
thái độ thay phiên nhau xảy ra là sợ hãi, bị sỉ nhục, ngao ngán. Vì thế, nó đã tìm cách trốn đi
bằng cách vặn vẹo, uốn éo thân mình một cách dữ tợn, đến nỗi những người có mặt ở đó phải
trói chặt người bị quỷ nhập lại, hoặc phải khống chế y bằng đôi tay vững chắc. Vì thế, khi
Satan phải phủ phục xuống đất, cuộn người lại, bất lực, nó mới thốt ra những lời tức giận
này:
'Ta không muốn người ta thấy điều đó! Ta không muốn người ta thấy ta như thế này!'
Vì thế, nó mới lên mặt phạm thượng và ngạo mạn, thái độ đó khiến nó nói: 'Này Thượng Đế!
Tôi không sợ ông đâu!... Chính ta là chủ tể đây!... Ta là chủ tể thế giới!...'
Khi nó cố bẻ gãy cây thánh giá mà vị linh mục đặt trên ngực nó mà không được, điều đó
khiến nó phải nói: 'Ông Giêsu đừng làm cho nó gãy nhé!'
Bằng một nụ cười quỷ quái mà ai trừ quỷ cũng đều biết rõ, Satan gọi Chúa Giêsu là 'Con Rối
ở trên thập giá!... Tên Tử tội trên cây gỗ!...'
Quyền năng của phép trừ quỷ làm tính kiêu ngạo của nó bị tổn thương, khiến nó đâm ra thù
ghét tôn giáo. Và điều rất lạ lùng - cần phải nhấn mạnh - là sự thù ghét đó phải ngừng lại một
cách bất lực trước danh hiệu và con người của Đức Trinh Nữ Maria, và nhiều lần Satan bị bó
buộc phải tuyên xưng nguyên văn như sau:
'Chính BÀ là người quyền năng nhất!... Tôi không làm gì chống lại Bà được, hỡi Bà đầy
quyền năng!... Chỉ vì Bà mà tôi không làm gì được!... Và người ta bắt buộc tôi phải nói lên
điều đó!...'. Người ta ở đây chính là Thiên Chúa!
Không bao giờ, không bao giờ Satan dám sỉ nhục Đức Trinh Nữ, nhưng nó không quên tìm
cách tống khứ cuốn sách trừ quỷ, tức sách Các phép. Ít nhất có một lần nó nói với tôi rằng
sách Các phép đã làm nó phải chịu đựng một hoả ngục thứ hai. Cuốn sách Các phép mà vị
linh mục cầm trong tay có lần đã đốt cháy bàn tay của nó, khi nó thình lình giằng lấy cuốn
sách đó trong vòng một giây... Và nếu có thể thì nó cũng sẽ tống khứ cả vị linh mục trừ quỷ.
Thật vậy, nó bị bó buộc phải tuyên bố một cách giận dữ:
'Với ngươi, ta đành phải chịu như vậy! Vì ngươi có những người ở bên trên phù hộ ngươi,
bảo vệ ngươi... nếu không, ta sẽ bóp chết ngươi từ lâu rồi!...'
Thưa Đức Cha, Đức Cha đã đoán đúng, các độc giả của Đức Cha cũng đoán đúng, rằng tất
cả những chi tiết đó đều được ghi lại đầy đủ trong tập tài liệu của con, với những chi tiết
chính xác khiến Satan phải khó chịu, thậm chí còn cảm thấy nặng nề nữa. Nó đã từng kêu lên 149
ít nhất là một lần với con: 'Ôi chao, những tài liệu của ngươi, nếu có thể, ta sẽ ném tất cả
những thứ đó của ngươi vào lửa!'.
Thưa Đức Cha, như con đã nói với Đức Cha, cần phải ghi nhận một điểm trong tâm lý Satan
là: ngoài tính kiêu ngạo, nó còn tỏ ra một sự khinh thường thật dễ ghét và thô bỉ đối với nạn
nhân của nó trong thời gian trừ quỷ. Sở dĩ nó có thái độ này đối với người bị nó nhập vào,
là vì nó thấy người ấy là một đối thủ hay một người thay thế chỗ của nó trên thiên đàng, nơi
mà nó đã bị trục xuất vĩnh viễn cùng với đồng bọn của nó. Và khi vị trừ quỷ gọi nó là 'Đồ
khốn kiếp! Đồ bị nguyền rủa!' thì nó phản ứng ngay tức khắc bằng sự im lặng và buồn bã bi
thảm tới mức gây ấn tượng. Sự buồn thảm này sẽ biến thành lòng thù hận và sự hung tợn đối
với nạn nhân của nó'.
Những người chứng kiến những cảnh đau thương luôn luôn gây ấn tượng ấy, và vị linh mục
trừ quỷ đã trông thấy người bị quỷ nhập lăn xuống đất, cuốn người lại trên mặt đất trong
những cơn đau khủng khiếp, và bắt buộc phải tránh những đòn mà Satan dùng để trả đũa một
cách độc ác. Sự độc ác này đôi khi khiến cho vài người chứng kiến phải đi chỗ khác để khỏi
phải nhìn những cảnh hết sức đau thương.
Dĩ nhiên trong khi xảy ra những cảnh độc ác đó, thì việc trừ quỷ vẫn tiếp tục hết buổi này tới
buổi khác, đôi khi kéo dài hai tiếng, ba tiếng, thậm chí tới bốn tiếng, khiến vị trừ quỷ mệt
nhọc không thể ngờ được, vì vị linh mục không chịu nhượng bộ Satan cho tới khi nào nó bị
sức mạnh của sách Các phép chiến thắng và chế ngự được nó, khiến nó dần dần bị kiệt sức,
rồi bỗng nhiên khuỵu xuống, đầu sát đất, và bằng một giọng hổn hển nó thốt lên những lời bất
ngờ:
'Thôi! Đủ rồi! Xin thương tôi! Xin thương tôi! Hãy để tôi ra đi!'
Với quyền năng trả đũa và thống trị của phép trừ quỷ trong Giáo Hội, người ta chờ đợi được
nhìn thấy Satan đầu hàng kể từ lúc đó, và ra dấu hiệu cho biết người bị quỷ nhập đã được
giải phóng. Người ta tự nhủ rằng rốt cuộc người đó, anh đó hay chị đó, đã được giải phóng
rồi! Nhưng niềm tin và sự hy vọng của dân chúng bị chưng hửng khi biết rằng Satan vẫn còn
trong nạn nhân, nó vẫn dai dẳng bắt buộc Giáo Hội và vị trừ quỷ phải can thiệp nhiều lần
nữa. Chính điểm này khiến chúng ta phải lập lại lời Thánh Phaolô:
'Ai biết được những đường lối nhiệm mầu của Thiên Chúa? Ai hiểu được những mầu
nhiệm không thấu của Ngài?'
Thưa Đức Cha, còn người đang viết cho Đức Cha những dòng chữ này, đã hơn 5 năm nay,
vẫn tiếp tục không ngừng cầm sách Các phép trong tay để đương đầu với Satan. Người đó
vẫn không ngừng lập lại cho những ai đang bị quỷ nhập, đang bị Con Thú hành hạ đau khổ
lời này: 'Hãy tin tưởng! Hãy vững tâm! Hãy tin vào sức mạnh, có thể chậm nhưng hữu
hiệu, của quyền năng trừ quỷ trong Giáo Hội. Hãy tin tưởng vào sức mạnh của Đức Trinh
Nữ, là Đấng đã chiến thắng Satan, và hãy chờ đợi giờ phút của Thiên Chúa chắc chắn sẽ
đến!'"
Đánh máy bởi : josviet (thanhcavietnam_org)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top