KỲ SƠN
KỲ SƠN (Tiếng Trung 岐山县 pinyin Qishan)
https://baike.baidu.com/item/陕西/193811
https://baike.baidu.com/item/岐山县
https://zh.wikipedia.org/wiki/岐山县
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%83m_T%C3%A2y
Kỳ Sơn là một huyện thuộc địa cấp thị Bửu Kê (宝鸡市), tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tên là Kỳ Sơn vì tại biên giới phía Đông Bắc có hai ngọn núi đối lập nhau, cũng tức là một núi có hai đường rẽ (sơn hữu lưỡng kỳ). Phía Nam Kỳ Sơn là dãy núi Tần Lĩnh (dãy núi này rất nổi tiếng, là ranh giới tự nhiên giữa Bắc và Nam Trung Quốc)
Kỳ Sơn chính là một trong những cái nôi của dân tộc Trung Hoa và có ý nghĩa trọng yếu trong văn hóa Trung Quốc. Đây là nơi sinh sống của Thần Nông Viêm Đế (cùng với Phục Hy và Nữ Oa tạo thành Tam Hoàng). Đây là nơi thành lập vương triều nhà Chu, từ đó phạt Trụ diệt Thương (Phong Thần Bảng!). Kỳ Sơn chính là thủ đô trung tâm của triều đại Tây Chu. Sau này, Kỳ Sơn cũng là cái nôi của nước Tần thời Xuân Thu chiến quốc!
Kỳ Sơn có địa hình phức tạp đa dạng. Phía Nam là dãy Tần Lĩnh, phía Bắc là núi Kỳ Sơn, phần trung tâm là đồng bằng và thung lũng sông nên tạo thành hình dạng 'lõm' ở giữa. Địa hình phức tạp nên khí hậu cũng khắc nghiệt. Khí hậu ôn đới gió mùa, tính chất lục địa nửa khô hạn, nửa ẩm ướt, bốn mùa rõ ràng. Kỳ Sơn thiên tai chủ yếu là gió lớn, gió nóng, khô hạn, mưa liên tục, mưa to, mưa đá cùng sương giá.
Vào mùa xuân (tháng 3 - 5), cả vùng nóng lên, lượng mưa tăng, không khí lạnh hoạt động thường xuyên, nhiệt độ tương đối kém và lạnh, gió bão, sương giá và hạn hán mùa xuân dễ xảy ra. Mùa hè (tháng 6 - 8) có nhiệt độ và lượng mưa cao nhất. Ánh sáng nhiều, nhưng do sự khác biệt về địa hình và nhiệt độ nên lượng mưa phân bố không đều. Vào đầu mùa hè, có nhiều đợt hạn hán. Trong giai đoạn sau, thường có gió mạnh, mưa to và mưa đá. Mùa thu (tháng 9 -11), đầu mùa mưa dầm liên tục. Độ ẩm cao, ánh sáng giảm. Cuối thu không khí gay gắt, nhiệt độ giảm mạnh, khô hạn ít mưa, gió mùa rõ rệt, đại lục tính mạnh. Vào mùa đông (tháng 12 - 2), khí hậu lạnh, khô và ít mưa.
Kỳ Sơn có tài nguyên nước phong phú do có 7 con sông chảy qua. Khoáng sản có đá vôi, thạch anh, cẩm thạch, sa thạch, than đá...Tài nguyên gỗ và nhiều loại cây thuốc phong phú. Hệ sinh thái động vật đa dạng.
Mở rộng hơn, Kỳ Sơn - Bửu Kê – Thiểm Tây mang giá trị văn hóa lịch sử vô cùng to lớn. Thiểm Tây là đất phát nguyên và đất an táng của Viêm Đế và Hiên Viên Hoàng Đế (quân chủ thủy tổ của mọi người Hán!). Có thể nói vùng này là nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa. (Lăng Thủy tổ Hoàng đế Hiên Viên, Lăng Tần Thủy Hoàng và đội quân đất nung, Vạn Lý Trường Thành, lầu Tây An, cung A Phòng, cung Đại Minh, cung Vị Ương,...)
Bàn luận:
Nói chung, cảm hứng cho Kỳ Sơn Ôn thị phải nhắc đến toàn bộ Thiểm Tây, là cái nôi văn hóa, tu tiên thế gia lâu đời, và không thể không nhắc đến, ứng với nước Tần thời Xuân Thu chiến quốc. Bởi vậy Ôn gia mới có thái độ ngạo mạn đến vậy. Có thể liên hệ sự bành trướng của Ôn gia với sự lớn mạnh của Tần quốc chiếm hết 7 nước nhất thống thiên hạ. Chỉ là trong MĐTS, Xạ Nhật chi chinh thành công, Ôn gia bị diệt.
Hửm?! Vậy lấy hình tượng của Tần vương Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng) áp dụng cho Ôn Nhược Hàn cũng không tệ!
Kỳ Sơn có nhiều tài nguyên dược liệu, liên hệ với 'diệu thủ hồi xuân' Ôn Tình?
Theo donghua, Xạ Nhật chi chinh, các tu tiên thế gia tập hợp lại tiến về Quan Trung phạt Ôn. Quan Trung là vùng đồng bằng châu thổ sông Vị Hà, một trong những con sông chảy qua Kỳ Sơn. Quan Trung nằm phía Đông Kỳ Sơn, thời Xuân Thu dưới quyền kiểm soát của nước Tần.
Thêm bằng chứng cho thấy Kỳ Sơn trong MĐTS là tồn tại song song của nước Tần.
Trích dẫn:
"Huyện thành Bửu Kê tỉnh Thiểm Tây, triều Chu từ nơi này thống nhất thiên hạ, Gia Cát Lượng chết ở chỗ này.
Tỉnh Thiểm Tây thành Bửu Kê có một cái huyện Kỳ Sơn, thuộc về loại địa phương 'danh khí không lớn, lai lịch không nhỏ'. Tựa như tại thành Bắc Kinh gặp được một lão già lang thang vô công rỗi nghề, ăn mặc bình thường, lại là hậu nhân của vị hoàng đế nào đó.
Nếu như dùng một câu để khái quát lịch sử Kỳ Sơn thì có thể nói: Kỳ Sơn chứng kiến một vương triều vĩ đại dưới ánh mặt trời mở ra một triều đại mới, lại chứng kiến một nhân vật vĩ đại kết thúc trong ánh tà dương."
...
"Triều Chu thì chắc ai cũng biết, Chu Văn Vương sáng lập, Khương Tử Nha nâng đỡ, Chu Vũ Vương diệt Thương, Chu Công Đán phò trợ. Vương triều Tây Chu khai sáng chế độ nô lệ hưng thịnh cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Tuy rằng Đông Chu chia năm xẻ bảy, Xuân Thu hưng vong kế tiếp là Chiến quốc, nhưng đều phải kính vương thất Đông Chu là chủ thiên hạ.
Căn cơ triều Chu ngay tại Kỳ Sơn. Các thế hệ tổ tiên triều đều sinh hoạt tại Kỳ Chu, là chư hầu cát cứ phương tây. Năm 1152 trước công nguyên, Chu Văn Vương Cơ Xương kế vị. Cơ Xương rất có dã tâm, âm thầm phát triển thực lực nước Chu, chờ đợi thời cơ lật đổ Trụ Vương triều Thương. Điển tích liên quan Chu Văn Vương nạp hiền nổi danh nhất —— Khương thái công câu cá, người nguyện mắc câu, là ở đâu mà lão Khương câu được Chu Văn Vương? Ngay tại dưới chân Kỳ Sơn.
Nước Chu dưới sự thống trị của Chu Văn Vương, thực lực ngày càng mạnh mẽ, ngay cả phượng hoàng cũng tới tham gia náo nhiệt. Truyền thuyết có một bầy phượng và hoàng không rõ lai lịch, nghe nói Chu Văn Vương tài đức sáng suốt, bay đến Kỳ Sơn, kêu ngày kêu đêm, muốn được Chu Văn Vương tán thưởng. Phượng hoàng là loài cát tường, mọi người nghe nói phượng hoàng tới, cũng không quan tâm tiếng ồn nhiễu dân, đều nói nước Chu hưng thịnh là chuyện sớm muộn, đây chính là điển tích Phượng minh Kỳ Sơn."
https://baike.baidu.com/tashuo/browse/content?id=095968e1c4d7b4b823d6aab2&lemmaId=208997&fromLemmaModule=pcRight
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top