Trọ Khuya 3


Lúc tất cả mọi người về đến nhà của ông Đăng thì không thấy một ai ở trong nhà cả. Loan và Toàn đi ra sau vườn rồi dẫn họ lên đồi. Bố mẹ đứa bé rất khó chịu và thằng bé cứ quấy khóc. Tiếng trẻ con ngằn ngặt giữa đêm vang vọng khắp dốc đồi.

Ông thầy đã dựng một đàn lễ ngoài trời. Lễ lạt sơ sài nhưng không thiếu gì. Họ đã kịp chuẩn bị 1 con cá trê to đựng trong chậu nước. Toàn cũng không hiểu sao những lần trục vong, hoán đổi lại cần đến cá. Ông thầy lôi ra một bộ kim dài, có cán nhiều hình thù lạ. Ông cũng khoác ngoài chiếc áo nâu sồng thường ngày của mình một chiếc áo khoác đỏ có đính kim tuyến, như áo cũng các vị đạo sĩ xưa. 2 chiếc nến to màu đen được thắp lên. Đàn lễ được dựng lên ở cạnh cửa hầm, bên trong những sợi chỉ đỏ. Người phụ nữ trung niên họ đã gặp trên Cao Bằng đã tới từ lúc nào. Bà mang theo một chiếc hộp kín trông như chiếc hộp đàn. Bà ta nói với thầy:" Tôi mượn được rồi." Rồi mở chiếc hộp ra. Bên trong có 1 cây kiếm nhỏ, cán to có gắn chuông, trông hơi cũ. Ông thầy nâng chiếc kiếm lên, có vẻ khá nặng, rồi múa 1 vòng. Một người họ hàng của ông Đăng mang về 1 thanh sắt to, đèn xì và búa. Một người khác mang về đồ hàng mã. Thật đáng khâm phục khi họ tìm kiếm được tất cả những thứ cần thiết trong đêm khuya như vậy.

Buổi lễ cuối cùng bắt đầu trong im lặng.

Mọi người quỳ xung quanh khu vực làm lễ, thành tâm cầu nguyện.

Ông thầy nói: " Loan, xuống hầm, bật điện thoại lên."

Trong ánh mắt Loan có chút gì đó hoảng hốt nhưng cô vẫn giắt chặt chiếc túi chứa đồ bên hông rồi quả quyết đi xuống hầm. Toàn thấy vậy đuổi theo: " Để e đi cùng chị." Rồi không để Loan nói gì thêm, Toàn vơ theo cây nến rồi chiếc bật lửa, đi xuống hầm.

Hầm tối và ẩm mốc. Toàn và Loan tiến lại gần cái xác, sẵn sàng chờ nghe điện thoại. Trên đỉnh đồi, ông thầy múa lên những nhát kiếm đầu tiên, những lá bùa được rút ra, hơ qua ánh nến. Từng tràng niệm thoát ra từ miệng ông thầy.

Ở dưới hầm, Toàn cảm thấy tai ù đặc đi vì không gian đầy bức bí. Bỗng đột nhiên Toàn nghe thấy tiếng sáo văng vẳng, càng lúc càng rõ hơn và xoáy sâu vào tai Toàn. Cậu ngồi thụp xuống ôm đầu. Loan lo lắng hỏi han nhưng cậu ko nghe thấy gì.

"Loan, tháo xích ở cái xác ra." Giọng ông thầy vang lên trong điện thoại.

Loan run run tiến lại gần cái xác câm lặng, dùng sẵn cây kìm trong túi kẹp đứt chốt khoá đã rỉ sét. Tiếng xích rời rơi ra "choeng..."

"Bộp" bàn tay cái xác nắm chặt vào tay Loan làm cô giật mình đánh rơi giá nến. Căn hầm chìm vào bóng tối. Loan hét lên.

Trên đàn lễ, ông thầy vẫn đang múa những điệu múa kiếm điên cuồng trong ánh nến le lói. Ông đang làm lễ xin phép đất trời cứu vớt cho linh hồn dưới kia.

Cái xác phát ra những tiếng rên rỉ, tiếng thét nghe như của một ng câm, không thể nói được. Cái đầu của cái xác xoay tròn. Loan sợ xanh mặt cố giành ra rồi chạy trong bóng đêm. Cô vấp phải thứ gì đó rồi ngã xuống đất, khi cô quay lại, cái xác gí đầu vào tai cô, tay nắm chặt vào tay cô rồi hét lên những tràng dài. Loan cứng đơ người lại rồi kêu thất thanh:" Toàn...Toàn..."

Toàn đang trong cơn mê sảng nghe thấy tiếng Loan vọng lại thì chợt tỉnh, lần mò theo tiếng kêu kinh hồn trong bóng đêm, Toàn lật mạnh cái xác ra đằng sau khiến nó ngã lăn ra, xương kêu răng rắc.

"Loan...sao thế? Tháo bùa của nó ra!"

Loan dùng tay giật mạnh lá bùa dán trên dải băng bịt mắt của cái xác ra. Nó vẫn rên rỉ, rồi từ hai hốc mắt bị che sau tấm vải, những dòng huyết lệ đỏ lòm chạy dọc xuống khuôn mặt đã mục ruỗng. Nó đang khóc.

"Loan, nghe này. Tháo đồng thời băng bịt mắt và miệng của nó. Nhưng cháu không được mở mắt ra. Nhất định!" Nói xong ông thầy tắt máyToàn nghe thấy, cùng Loan, một người nắm dải băng bịt mắt, 1 người nắm dải băng miệng. Nhắm mắt lại, họ tháo chiếc nút đang được thít chặt ra.

Những tấm vải cũ mèm rơi xuống. Một cơn gió lạnh kinh khủng thốc lên trong căn hầm. Đồ đạc xung quanh đổ vỡ lẻng xẻng. Cơn gió đấy lao thẳng lên trên mặt hầm.

Một người đàn ông đứng gần nắp hầm khuỵu xuống. Ông thầy hét:" Đỡ ông ta vào đây nhanh lên". Hai người đàn ông khác kéo thân thể mềm oặt của ông ta vào trong khu vực đàn lễ rồi vội vàng đi ra. Ông ta lắc lư rồi khóc, khóc rất nhiều. "Lưỡi...tôi có lưỡi rồi..."

"Tên kia. Cớ sao ngươi lại bắt chết hai mẹ con kia đi?" Ông thầy gằn giọng.

Người đàn ông lầm bầm trong tiếng khóc...:" Tôi...tôi...tôi cô đơn..."

* **

Mới chuyển về khu nhà mới được một tuần, bé Bông vẫn chưa quen được người bạn mới nào trong xóm. Cô bé vẫn hay ra vườn chơi trò trồng rau, nặn bánh một mình. Bố mẹ bận công việc riêng, Bông vẫn quen thui thủi một mình. Cuối giờ chiều, bóng chiều bảng lảng, Bông bỗng nghe thấy tiếng nhạc rất hay vọng lại từ xa. Cô bé con tò mò đi theo tiếng nhạc ấy, nó phát ra từ những lùm cây chè của ngọn đồi bên cạnh.

Cô bé leo lên con đường mòn dẫn lên đỉnh đồi. Cô bé vui vẻ nhảy chân sáo lên.

Lên tới nơi, cô bé nhìn thấy một chú bộ đội đang ngồi thổi sáo. A! Chú bộ đội trên tivi đây mà. Bông vui vẻ chạy lại gần chú.

Từ đó, mấy ngày, Bông lại lên chơi với chú. Không biết nhà chú ở đâu, nhưng có vẻ chú rất buồn. Chú chỉ có một mình giống như Bông thôi. Bông hỏi gì chú cũng không nói. Chỉ cho Bông bánh kẹo. Cô bé ăn ngon lành.

Tối hôm ấy, Bông bị mẹ mắng. Cô bé ấm ức khóc thút thít chạy ra vườn. Bông leo lên khoảng đồi quen thuộc. Thấy Bông khóc, tay hằn lên những vết tím, chú bộ đội có vẻ tức giận lắm.

Chú cho Bông ăn rất nhiều bánh, Bông nhai mãi không hết. Thế rồi chú bắt Bông đi ngủ. Trước khi đi ngủ, chú còn chải tóc cho Bông nữa. Cô bé nằm xuống và nhìn chăm chăm lên bầu trời đầy sao.

*

"Ngươi cô đơn ngươi có quyền tước đoạt mạng sống của cô bé ư? Biến nó thành vong hồn vất vưởng như ngươi?? Không những thế, ngươi còn bắt đi cả mẹ cô bé?"

"Không..không.." ng đàn ông nói bằng giọng khó nghe...

"bé bị đánh...tôi đưa đi..."

"Bà ta...tôi bị..ép..."

"Ai ép?" Người đàn ông khóc mếu máo

"Quan âm...âm phủ..."Ông thầy ôm đầu. Nếu là quan âm phủ thì vong hồn bà Dung sẽ bị tra tấn đến khi bắt thêm một người nữa.

Ông thầy lại làm phép, xin giải trùng, xin khất Quan âm. Ông rút ra một sợi chỉ, căng nó ra rồi dùng kiếm chém đứt. Ông nhờ người phụ nữ trung niên đốt vàng mã lễ quan Âm.

Giờ là lúc phải giải thoát cho cả ba vong hồn này.

"Tôi sẽ thử xin thổ địa xem long mạch này không có vong trấn được không...E rằng là khó, nếu không, sẽ phải tìm một Thần giữ của thay thế!"

Nói rồi ông lại múa lên những nhát kiếm trong không trung. Phía Đông, mặt trời bắt đầu ló rạng.

"Bế thằng bé con lên đây!" Ông thầy gọi. Bố đứa bé run rẩy sau khi chứng kiến những điều vừa rồi, bé thằng bé vẫn còn đang ngái ngủ lên chỗ ông thầy.

"Đưa tay thằng bé đây nào"

"Ông...ông định làm gì...?"

Chẳng nói chẳng rằng, ông thầy mở bàn tay thằng bé con, lấy đầu kiếm rạch 1 đường cho máu chảy ra. Thằng bé khóc ré lên.

"Ông làm cái gì thế..." người bố tức giận

Ông thầy lấy lá bùa vàng hứng máu thằng bé rồi tiếp tục múa lên.

Ông bố tức giận định lao vào ông thầy thì mọi người xung quanh đã kịp lôi ông bố xuống.Ông thầy nhét lá bùa dính máu vào sâu trong miệng con cá trê. Thế rồi ông thầy múa một vòng kiếm, xiên vào một lá bùa khác và đâm thẳng vào thượng vị của người đàn ông đang khóc lóc rên rỉ trên mặt đất.

Ông ta nôn ra rồi nằm vật ra đất. Lúc này con cá trê bắt đầu quẫy đạp tung toé. Rất nhanh chóng, ông thầy rút những cây kim bày sẵn trên mặt bàn, cắm vào khắp người con cá trê.

Ông thầy bắt đầu tung quẻ, xin phép thổ địa mang đi vị thần trấn đất bất đắc dĩ này. Tung ba lần, đều lên quẻ xấu.

Bất chợt, nền đất bắt đầu nứt ra những đường dài."Không ổn rồi. Thần không đồng ý việc không có ai trấn giữ vùng đất này...nên nếu như không có ai thay thế thì chuyện này sẽ chẳng bao giờ chấm dứt. Long mạch vùng địa thế này cũng sẽ bị ảnh hưởng, không còn màu mỡ, vạn vật úa tàn. Gia đình họ chỉ dùng người giữ của cho dòng họ, nhưng lại vô tình yểm đất đúng long mạch. Giờ...thực sự tôi không biết làm thế nào nữa..."

Những ánh nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống. Mạng sống của ông Đăng chỉ còn tính bằng từng phút. Nếu như không có người thay thế, 3 linh hồn này sẽ mãi vất vưởng, người trong gia đình của Toàn sẽ còn bị đe doạ.

Những người khác trong họ hàng Toàn bắt đầu nhao nhao lên tức giận.

"Bắt chính những người này vào đi. Chính gia đình họ đã gieo rắc tội lỗi, họ phải trả giá..."

Bốn con người của dòng họ kia bắt đầu run sợ. Một số người đã nắm lấy cánh tay của bà dì và cô cháu gái định kéo đi

"Dừng lại đi..!" Ông thầy hét. "Họ chẳng có tội lỗi gì cả. Tất cả là do sai lầm của tổ tiên họ làm ra mà thôi...nghiệp chướng..."

Lúc này Toàn và Loan đang dìu nhau bước lên khỏi căn hầm tối, bỏ lại cái xác đã bất động ở dưới hầm.

Khi bước lên trên, Toàn chợt nhìn thấy bà Dung đang cầm tay bé Bông trong im lặng, đứng ngay ở phía ngoài sợi chỉ đỏ. Trông họ đã không còn nét ghê rợn như lần trước.Toàn run rẩy.

"Để...để con bé đi..."- hồn ma thì thào"Cái..cái gì.." Toàn lắp bắp"Bác ở lại....để con bé..đi..."Toàn chợt hiểu.

Toàn lại gần ông thầy rồi hỏi: " Thầy ơi...người thay thế...có nhất thiết là người còn sống không ạ..?"

Ông thầy đáp:" Sao thế...không cần. Chỉ cần một linh hồn ở đây trấn đất. Phép giam nhốt thần giữ của, tôi đã huỷ rồi."

"Bác Dung...sẽ ở lại..."

Ông thầy giật mình: " Thật chứ? Nếu ở lại linh hồn sẽ giam nhốt ở đây mãi mãi, bảo hộ cho long mạch này. Vĩnh viễn không thể siêu thoát...thực sự, tôi chẳng muốn ai phải ở lại đây!"

Toàn nhìn sang phía hồn ma của bác Dung. Bà khẽ gật đầu.

"Nếu có người ở lại, những người khác sẽ được siêu thoát chứ ạ?" Toàn hỏi tiếp.

"Chắc chắn". Ông thầy khẳng định

"Cứu người quan trọng hơn. Cần một người hi sinh để tất cả mọi chuyện chấm dứt. Mau lên ạ, thời gian sắp hết rồi." Toàn kiên định

Ông thầy lưỡng lự một lúc. Dường như ánh dương đang ngày càng ló rạng thúc giục ông hơn. Dường như đó là cách tốt nhất. "Có vật gì còn sót lại của bà ấy không? Ông thầy gặng hỏi."Chỉ còn bình tro cốt của chị ấy đặt trong nhà. Bác Đăng tính đưa lên chùa nhưng mà...sợ lại như cô bé..." Một người họ hàng đáp."Mang bình tro lên đây. Nhanh lên!" Ông thầy giục.Một người đàn ông mau chóng chạy xuống đồi về khu nhà. 5 phút sau anh chạy lên, tay ômg một bình sứ trắng có nắp đỏ.Ông thầy lại múa kiếm lên, tiếp sau móc lấy lá bùa trong miếng con cá trê, bỏ vào trong hũ.Sau đó, ông lấy những sợi chỉ đỏ, quấn nhiều vòng quanh chiếc hũ r buộc chặt lại.Ông thầy nhờ mọi người mang chiếc hũ trắng xuống đồng thời mang cái xác dưới hầm lên. Họ đã chuẩn bị sẵn vải bạt. Bốn người đàn ông lần lượt leo xuống. Họ để chiếc hũ vào trong căn phòng nhỏ cũ rồi bê cái xác lên một cách chật vật.Đồng hồ đã chỉ gần 5 giờ sáng."Được rồi." Ông thầy nói. "Giờ là làm lễ trấn yểm long mạch nữa là xong".Ông đốt lên ba cây hương lớn bằng hai đôi đũa, cắm vào bát hương rồi lại múa kiếm lên trong tiếng chuông kêu linh rinh.Những người đàn ông xúc đất lấp xuống cửa hầm theo lời bảo của ông thầy. từng lớp từng lớp đất vun xuống, che lấy đi những bí mật kinh hoàng của thời chiến. Mọi việc diễn ra nhanh chóng và khẩn trương.Ông thầy lấy ra thanh sắt nhọn to dài đã chuẩn bị từ trước. Đoạn ông xiên một lá bùa đỏ cứng qua đó."Lấy máy hàn xì qua đây". Mọi người làm theo"Bây giờ, nung nóng sắt mỗi lần 1 gang tay. Khi sắt nóng đỏ lên thì bắt đầu đóng xuống. Cứ thế cứ thế."Mọi người đặt thanh sắt chính giữa cái hố vừa mới lấp. Một người nung đỏ thanh sắt lên. Hai người dùng búa đóng chặt nó xuống. Cứ vậy, cứ vậy cho đến khi thanh sắt chỉ còn nhô lên một chút."Được rồi..." Ông thầy thở phào. "Đã yểm xong long mạch và căn hầm. Bây giờ bất cứ ai xâm phạm đến chỗ này đều sẽ bị đuổi đi..""Thế còn...thế còn của nả của dòng họ tôi thì sao??" bà chủ đất nói vống lên."Đồ tham lam!" Ông thầy nói. "Của nả nhà các người, nếu không phải do đích tôn đồng ý lấy thì cũng không lấy được đâu. Bà đừng mơ mộng làm gì. Từ bây giờ, sẽ không có ai phù hộ cho con đường sự nghiệp, công danh của gia đình bà nữa đâu. Hãy tự lực cánh sinh và hứng chịu nghiệp báo do tổ tiên các người để lại đi!"Bà chủ đất quay ngoắt đi, cùng gia đình cô cháu gái lững thững đi xuống đồi.Ánh sáng đầu ngày ngày càng rực rỡ. Xa xa đã có tiếng ồn ào huyên náo của phiên chợ sớm. Mọi vật dường như tươi vui hơn so với những cơn ác mộng kéo dài những ngày vừa qua.Mọi người bắt tay vào dọn dẹp mọi thứ."Chúng ta cần biết quê quán của người này ở đâu để còn đưa về. Chắc thân quyến ngóng chờ bao năm nay rồi." Một người bác họ của Toàn nói khi nhìn vào cái xác.Toàn nhìn về phía ánh dương rực hồng đang ló bên chân trời. Ở xa xa, có bóng dáng hai con người, một lớn, một bé.Ông thầy cũng nhìn theo hướng ấy.Đó là linh hồn của anh bộ đội bị giam giữ suốt 50 năm dưới lòng đất. Tay anh đang dắt theo một linh hồn bé nhỏ, quen thuộc và tươi tắn, cô bé Bông với khuông mặt toe toét cười.Lần đầu tiên Toàn nhìn rõ họ. không phải trong bộ dạng vất vưởng kinh hoàng nơi trần thế mà là một dáng vẻ thanh thản như vậy.Anh bộ đội với bộ quần áo chỉnh tề, khuông mặt ngăm ngăm với đường nét cương nghị, trẻ trung nhưng vẫn pha nét sương gió.Anh ta cúi đầu: "Cảm ơn...và xin lỗi.

."Ông thầy cất tiếng: "Cậu muốn về đâu...? Tên tuổi, quê quán...?Anh bộ đội đáp, tiếng nói xa xôi như tiếng gió: "Tôi muốn nằm cùng đồng đội tôi...Hoàng Thế Bình...Tiểu đội 3, Quân khu E91,...""Được rồi...đưa cô bé đi đến nơi an toàn nhé...Tôi sẽ giúp cậu..." Ông thầy nói, chỉ đủ để Toàn nghe thấy."Còn một điều nữa...Tôi có thể có cây sáo của mình được không?..." Bóng ma mờ nhạt dần.Ông thầy lại gần chỗ cái xác, mở tấm vải bạt ra và cầm lên cây sáo được khắc đẽo thô sơ, đã có phần mục ruỗng vì nằm dưới đất quá lâu.Lau qua cây sáo, ông thầy bắc lên môi thổi một điệu nhạc. tiếng sáo không còn trong nhưng ai cũng nhận ra giai điệu. Bài điếu "Hồn tử sĩ" vang lên thê lương trong không gian, như một lời tiễn biệt đến một người chiến sĩ

Bóng ma mỉm cười. Ông thầy lấy trong túi ra chiếc bật lửa, đốt đi cây sáo. Lửa bắt rất nhanh hun đốt cây sáo.Bé Bông giơ tay chào tạm biệt. Họ quay lưng đi rồi biến mất trong ánh bình minh.Khi Toàn xuống tới nhà thì ông Đăng đã tỉnh lại, nằm trên giường.Ông thầy thuật lại mọi chuyện đã xảy ra tối qua. Ông Đăng cảm ơn rối rít. Nhờ có ông thầy mà cha con Bin vẫn còn có nhau.Nghe tới đoạn linh hồn vợ mình bị giam giữ mãi mãi dưới lòng đất, ông Đăng ôm mặt khóc nức nở. Một người mẹ đã sẵn lòng hi sinh để đứa con của mình thấy được ánh mặt trời. Từ giờ, tất cả những đồ cúng lễ, bà Dung sẽ không bao giờ nhận được. Linh hồn của bà mãi mãi nằm ở đây, nghìn năm không kết thúc. Ông thầy dặn dò ông Đăng về việc làm lễ khất Quan Âm trong vòng 50 ngày tới. Ngày nào cũng phải lễ tạ đầy đủ, không được thiếu sót gì.Đến chiều, ông cùng người phụ nữ trung niên gói ghém đồ đạc rồi rời đi sớm. Loan cũng đi theo. Loan tạm biệt mọi người trong bịn rịn. Họ đã song hành cùng nhau trên một chặng đường dài, vượt qua những tháng ngày kinh khủng nhất.Những ngày sau đó, Toàn đã làm nốt những công việc còn dang dở của mình. Ông Đăng đã nhờ cậy người quen trong Quân đội, tìm lại nghĩa trang liệt sỹ của những chiến sỹ chiến đấu và hi sinh vào năm 1948 trên vùng đất Việt Bắc ngày ấy. Chỉ còn duy nhất vài ngôi mộ được tìm thấy và chôn cất ở nghĩa trang liệt sỹ địa phương còn hầu hết rất nhiểu các chiến sĩ đã hi sinh nhưng vẫn không tìm thấy mộ phần.Ông Đăng đã nhờ cảnh sát tìm được gia quyến còn lại của anh bộ đội Bình. Họ đã đi tìm mộ của cụ họ rất nhiều năm nhưng không thấy, nên giờ đã bỏ cuộc từ lâu. Nhận được tin báo, gia quyến vô cùng vui mừng.Ông Đăng đã cất công cùng gia đình anh Bình đưa thi hài của anh về nghĩa trang liệt sỹ đó để chôn cất theo như đúng nguyện vọng cuối cùng của anh.Họ đã làm một lễ cải táng lớn và đầy xúc động. Giờ đây, anh Bình đã có thể về với đồng đội sau bao nhiêu năm mong mỏi.Cuộc sống của Toàn dần trở về với nhịp sống cũ. Toàn đã tìm được phòng trọ mới rất ổn, học kỳ tới cậu sẽ đi học lại.Toàn đã rẽ qua nhà hai ông bà cha mẹ Anh Thơ ven sông Cầu để nói cho họ biết sự thật. Họ đã mong chờ tìm được xác con gái trong suốt bao nhiêu năm qua. Đó cũng chính là động lực sống mỗi ngày của họ. Giờ đây, khi biết con gái mình là kẻ giết người, giờ còn bị cây ngải phản lại, họ biết được rằng, thân xác của Anh Thơ đã mãi mãi tan rã dưới con sông chảy xiết kia. Ông bà người bán hàng rong suy sụp lắm. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền được biết sự thật, để họ có thể thanh thản sống nốt quãng đời còn lại. Hai ông bà quyết định sẽ bán căn nhà ở đây để chuyển đến một nơi khác sinh sống. Chỉ có vứt bỏ đi những điều cũ, họ mới đủ can đảm để bắt đầu lại từ đầu ở cái tuổi Thất thập cổ lai hy.Toàn hứa sẽ cố gắng giữ liên lạc và tới thăm ông bà thường xuyên. Sau mọi chuyện, Toàn cảm thấy mình trưởng thành hơn và có thể đương đầu với mọi khó khăn, không còn là cậu công tử bột ngày nào. Sau những chuyện Toàn đã từng chứng kiến trong suốt những tháng ngày qua, cậu vẫn còn mơ man, thức dậy với tấm lưng ướt đầm đìa mồ hôi. Tuy nhiên khi mở mắt ra, cậu nhận ra rằng mọi chuyện đã thực sự kết thúc, lúc ấy trong Toàn chỉ còn lại cảm giác nhẹ nhõm.Một ngày, Toàn nhận được tin nhắn của Loan. Cô đã học hỏi được thêm nhiều sau khoảng thời gian tới sống với thầy phép. Cô mời Toàn tới dự lễ Khai Nhãn của cô vào cuối tuần này. Toàn vui vẻ nhận lời.Toàn đặt chân lên vùng đất Cao Bằng sau bao ngày tháng. Lễ Khai nhãn của Loan vô cùng đơn giản. Chỉ có Toàn, thầy phép cùng người phụ nữ trung niên cùng những người nghệ sĩ nhạc cụ chứng kiến.Loan mặc quần áo nâu sồng, khoác bên ngoài chiếc áo lễ trắng, đầu đội khăn trắng như các thanh đồng vẫn hay mặc khi hầu đồng. Ở trên điện thờ trong căn nhà rơm bày biện đủ thứ đồ lễ không sót một thứ gì.Loan bước chân qua than nóng trải dưới nền nhà, bày tỏ sự thành kính và sự gột bỏ những điều trần tục trong thế gian. Ông thầy cúi đầu xin thỉnh các Ngài về nhân Ghế, tiếp tục giúp thanh đồng cứu giúp chúng sinh. Đoạn ông lấy phấn đỏ, bôi lên trán và đôi mắt đang nhắm nghiền của Loan. Ông thầy tung xu xin quẻ các Ngài, đều là quẻ tốt.Loan cầm hai thanh nến đang cháy, nhảy và hát một bài hầu đồng trong tiếng kèn, tiếng gõ hòa vang. Xong bài, Loan mở mắt ra và cúi tạ 3 lần dưới nền nhà. Cô đích thân tự tay tạ lễ và mang đồ ra hóa. Như vậy từ giờ Loan đã trở thành một Thanh đồng, tiếp nối những điều mà người thầy của mình còn đang làm dang dở.Toàn rất mừng cho Loan. Cô là một cô gái lương thiện và dũng cảm, chắc chắn sẽ làm được nhiều điều còn vượt xa cả người thầy của mình. Toàn ở lại dùng một bữa cơm đạm bạc với họ rồi cũng xin phép về luôn.Toàn bỗng cảm thấy nhớ nhà vô cùng. Chứng kiến nhiều cảnh tượng chia ly khiến Toàn càng cảm thấy coi trọng gia đình của mình hơn. Trước khi về thăm nhà một tháng, Toàn qua thắp hương cho bé Bông rồi gặp lại anh Điều để tạm biệt.Anh Điều trông vẫn như vậy, có phần tươi vui hơn. Hai anh em tâm sự rất lâu bên nồi lẩu và chén rượu. Hai anh em mở lòng hơn. Anh Điều kể hết cho Toàn nghe những điều sâu thẳm trong lòng đã day dứt anh bấy lâu nay."Anh sắp phải đi công tác. Khá lâu" – Anh Điều nói. "Em cứ đi về Hà Nội đi rồi lên đây, anh em ta lại gặp nhau hàn huyên tiếp". Anh Điều cười.Toàn chìa tay ra nắm chặt lấy bàn tay anh Điều lắc lắc: "Chắc chắn rồi! Anh đi mạnh giỏi nhé. Cảm ơn anh vì tất cả!"Anh Điều và Toàn kéo giật tay lại rồi huých vai nhau thân tình. "Được rồi! Hứa đấy!"Nói rồi hai ạnh em tạm biệt nhau. Hai ngày nữa Toàn sẽ bắt xe về Hà Nội.Tuy nhiên, đấy là cuộc gặp gỡ cuối cùng trọn vẹn giữa hai anh em.

Ngày còn bé, Điều ở cùng với bố mẹ và em trai ở trong một căn nhà nhỏ có sân vườn. Hồi ấy, vườn tược còn nhiều, lũ trẻ trong xóm thân nhau lắm, rất hay í ới rủ nhau đi chơi, kều trộm hoa quả ở trong vườn hay rủ nhau đánh bi ở sân nhà văn hoá.

Em trai Điều kém Điều 6 tuổi. Thằng bé rất quấn anh, bố mẹ bận đi làm, thằng bé thì chưa đủ tuổi đi học nên người lớn cứ để nó ở nhà cho thằng anh trông coi. Lúc Điều đi học thì lại gửi tạm thằng bé sang nhà hàng xóm.

Mùa hè năm ấy, được nghỉ hè ở nhà 2 tháng, bọn con trai trong xóm kéo nhau đi chơi suốt ngày, đứa nào đứa nấy đen trùi trũi. Điều cũng ham chơi chẳng kém gì. Cậu hăng hái đi chơi với đám bạn, trèo cây, đánh trận giả, thi bơi ở con nước gần nhà.

Việc làm Điều khó chịu nhất, đó chính là thằng em suốt ngày lẽo đẽo theo sau như cái đuôi. Ngày thường, Điều cũng quý em trai lắm, thằng bé rất thảo lảo, có gì ngon đều để phần cho anh, phải đợi anh đi học về mới chịu ăn cơm. Nhưng đấy là chuyện của những ngày trước, bây giờ, Điều phải vừa chơi vừa trông em, vướng víu và bực bội, nó rất thích bắt chước những gì Điều làm, Điều không sát sao mãi được.

Trưa hôm ấy, sau khi khều quả chán chê ở khu vườn ông Tám, lũ con trai rủ nhau xuống sông tắm cho mát. Điều chạy thi với lũ con trai ra bờ sông, không để ý đến thằng em đang lật bật chạy phía sau: "Anh Điều ơi! Đợi em...Anh Điều!!!..."

Ra đến bờ sông, lũ con trai lột áo cởi trần định mặc độc cái quần đùi nhảy xuống sông tắm. Điều đang tháo giầy chuẩn bị nhảy xuống thì thằng em bắt kịp. Nó níu lấy quần Điều. "Anh ơi, cho em chơi với."

Điều cáu gắt với thằng bé: "Em chơi cùng làm sao được!. Đợi anh ở đây, tí anh đón, nhá!"

Nói rồi Điều nhảy tùm xuống sông, để lại thằng bé trên bờ.

Lũ con trai thi bơi với nhau một quãng xa, rồi cùng nhau hắt nước vào người thằng bơi chậm nhất.

"Ê ê chúng mày ơi...sang bên kia bờ sông hái lau với bẻ cây đánh trận đê!!! Thằng nào sang trước làm tướng...!" Một thằng hét lên.

Cả nhóm lại đua nhau bơi sang bờ sông bên kia, leo lên bờ đứa nào đứa nấy ướt lướt thướt, lao vào một trận chiến trong tưởng tượng.

Đến cuối chiều, Điều cùng đám bạn đi vòng qua làng bên để về xóm của mình.

Bước vào cổng nhà, Điều hớn hở huýt sáo.

Mẹ Điều chạy ra: "Điều! Sao trần trùng trục thế này? T mua áo quần cho m bao nhiêu mới đủ hả? Thế thằng Đạt đâu?"

Lúc này Điều mới chợt nhớ ra mình quên mất không đón em về.

Điều chạy vội ra bờ sông, vơ áo với giày vẫn đang vứt chỏng chơ bên bờ sông nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng thằng bé đâu.

"Đạt ơi!!! Đi về thôi!!! Đạt ơii anh đây!!!.."

Đáp lại lời của Điều chỉ là tiếng cây xào xạc trong bóng đêm đang dần phủ xuống.

Trong lòng Điều tâm trạng hỗn độn vô cùng, vừa lo lắng vừa sợ hãi bố mẹ sẽ trách mắng mình không trông em cẩn thận.

Điều chạy sang nhà những người hàng xóm gần đấy. Biết đâu thằng bé đợi lâu quá lại chạy sang nhà hàng xóm chơi.

Tuy nhiên thằng bé chẳng có ở đó, không có ai nhìn thấy thằng bé cả.

Tối hôm đó, cả xóm bật đèn đi tìm thằng bé mới có 6 tuổi. Bố Điều giận lắm, có mỗi trông em cũng không làm được!!

Những ngày sau đó, bóng dáng thằng bé vẫn bặt vô âm tín. Những ngày đó Điều sống trong sự day dứt nặng nề. Điều chẳng ăn chẳng ngủ được khi em trai mình chưa về.

Đến ngày thứ 10, em trai Điều về. Nhưng về theo cách chẳng ai mong muốn.

Một gia đình đánh bắt cá đã vớt được xác thằng bé cách nhà gần 8km ở hạ nguồn con sông.

Mẹ của Điều ngất lên ngất xuống, bố Điều thì câm lặng, mắt đục ngầu. Cảm giác tội lỗi xâm chiếm Điều khiến cậu không đủ can đảm để đối diện với mọi người. Cậu giam mình trong phòng và khóc trong bất lực.

Chiều hôm ấy, cậu bé Đạt đứng chờ anh mãi, nhưng lại chẳng thấy anh quay lại đón. Một lúc sau, cậu bé nhìn sang bờ bên kia, xa xa thấy bóng dáng của mấy cậu bé đang lóp ngóp trèo lên bờ. A! Là anh Điều mà, anh ý đi đâu thế???

"Anh Điều ơiii!! Anh ơi"- thằng bé gọi nhưng đương nhiên anh nó không nghe thấy. Anh sắp đi khuất sau rặng cây rồi.

Thằng bé vội vã lao xuống sông chạy theo phản xạ...

*****

Một năm sau, Điều xin phép chuyển trường, lên học trường nội trú trong thành phố. Cậu không thể chịu cảnh tang tóc bao phủ khắp ngôi nhà từng là mái ấm của mình. Mẹ Điều bị trầm cảm, còn bố cậu chẳng mấy khi nói với cậu thêm một lời nào nữa.

Từ ngày ấy, Điều đều cố gắng tránh về nhà hết sức có thể. Cậu cố gắng trụ lại trên thành phố. Bố mẹ Điều vẫn gửi tiền lên đều nhưng tuyệt nhiên không hề có một lời hỏi thăm hay một cuộc điện thoại. Sợi dây liên kết giữa họ giờ chỉ còn hai chữ Trách nhiệm.

Lớn hơn, Điều tự học để thi đỗ đại học. Cậu cũng cố gắng làm nhiều việc tốt để phần nào làm vơi đi vết thương vẫn còn đau nhói trong lòng.

Ra trường, Điều chọn những nghề phải đi đây đi đó, hoặc thật bận rộn. Cậu khép kín mình lại, bề ngoài rất vui vẻ xởi lởi nhưng chẳng ai biết nội tâm cậu giằng xé thế nào suốt bao năm qua. Cũng lâu lắm rồi Điều không về thăm nhà.

Khi gặp Toàn, Điều cảm thấy Toàn mang dáng dấp của cậu em trai tội nghiệp. Toàn cũng còn rất trẻ tuổi, lại đơn độc, vướng phải một thử thách khó tin mà không phải ai cũng vượt qua được. Thế là tự nhiên, Điều thật lòng muốn giúp cậu thanh niên trẻ.

Hôm làm bữa chia tay Toàn, Điều đã kể hết câu chuyện của cuộc đời mình. Toàn chỉ im lặng lắng nghe chứ không phán xét gì, lặng lẽ vỗ vai anh. Điều đó làm anh vô cùng cảm kích.

Anh Điều chuẩn bị đi công tác. Anh đi dẫn tour ở một số tỉnh miền Tây.

Đêm hôm trước, anh trằn trọc mãi không ngủ được. Có nên về thăm nhà không? Anh chưa thắp nén hương nào cho em trai mình suốt mấy năm ròng. Vào ngày giỗ hàng năm của thằng bé, anh vẫn đốt đồ cho nó đều đều. Liệu nó có giận anh không? Bố mẹ anh đã tha thứ cho anh chưa??

Những dòng suy nghĩ miên man ấy làm anh không ngủ nổi.

Sáng dậy, Điều ngủ quên, anh cuống cuồng vơ túi du lịch, mặc tạm bộ quần áo rồi lao ra khỏi nhà, còn chẳng kịp cạo râu.

Xuống đến bến xe ở Hà Nội thì chuyến xe anh định lên đã chạy mất. Anh hoang mang. Sáng sớm ngày mai đã phải dẫn đoàn rồi. Không đi bây giờ sao đến nơi kịp???

"Cậu đi đâu đấy???" Một người đàn ông thấy dáng vẻ của cậu gặng hỏi.

"Tôi...tôi đi về mấy tỉnh miền Tây...nhưng giờ hết xe rồi..."

"À may quá, công ty tôi còn một chuyến chạy qua TP HCM đến Cần Thơ trưa nay. Xe giường nằm hẳn hoi nhé. Cậu đi không? Xuống đó rồi bắt xe tiếp?"

"Được, được thôi, may quá!" Điều mừng rỡ.

Người đàn ông dẫn anh Điều ra ngoài bến xe, thấy một chiếc xe đang nổ máy ì ầm, chuẩn bị khởi hành. Trên xe ghi Hà Nội- Cần Thơ.

"Mau lên, xe sắp chạy rồi, còn phải đi đón khách ở các tỉnh nữa! May cho cậu là, giường Qđều được đặt trước rồi, còn có mỗi một giường nhé!" Người đàn ông khi nãy giục.

Điều ôm đống hành lý gọn nhẹ của mình lên xe rồi leo vào ngồi trên giường tầng 2 của mình.

Xe bắt đầu di chuyển ra đường cao tốc.

Chuyến xe im ắng suốt.

Anh Điều đưa đôi mắt buồn chán nhìn xuống khắp xe. Chuyến xe bến đầu nên chỉ có lèo tèo vài người.

Một cô gái đeo tai nghe đang nằm lắc lư đầu nhè nhẹ theo điệu nhạc, tay lướt màn hình iphone. Bên trên là một người phụ nữ trông có vẻ nhếch nhác, đội sụp chiếc mũ vải xuống ngủ ngon lành. Bên trái nữa là một người mẹ với một cô con gái đang rì rầm trò chuyện....

Từ từ đã nào.

Anh Điều bắt đầu đếm

1

2

3

4

5

6

7

Trên xe có 7 người phụ nữ tất cả.

Lời nói của bà đồng văng vẳng bên tai anh: " Nếu một ngày, cậu bắt buộc phải lên một chuyến xe, mà trên xe chỉ có 7 người phụ nữ thì cậu phải xuống xe ngay. Nhất định, thất dị vị vi thất sát, 7 người 7 nỗi đau...nhớ đấy!!!"

Anh Điều hoảng hốt, mồ hôi bắt đầu túa ra. Có nên tin lời bà ta không nhỉ?

Chuyến xe vẫn di chuyển đều đều trên đường cao tốc.

Anh Điều leo xuống, nói lớn lên: "Bác tài ơi...cho tôi xuống xe được không..? Tôi chợt...chợt nhớ ra...tôi để quên tài liệu quan trọng ở nhà..."

Giọng bác tài vang lên: "Đang trên đường cao tốc, không xuống được đâu"

Tất cả những người phụ nữ trên xe nhìn chằm chằm vào Điều với ánh mắt vô hồn quỷ dị. Họ chẳng nói lấy một câu nào.

Anh Điều run sợ..."Cho tôi xuống đi!!! Cho tôi xuống đi..."

"Anh không xuống được đâu!" Giọng bác tài đều đều

Anh Điều bắt đầu hoảng loạn.

Anh chạy ra phía cửa sau đập cửa mạnh nhằm gây sức ép cho bác tài.

Cuối cùng chiếc xe cũng dừng lại.

Cửa mở

Anh Điều lao xuống, trên tay cầm chiếc túi du lịch.

Chân anh run run ngồi sát vào lề đường cao tốc. Chiếc xe sau khi dừng khẩn cấp thì vội vã di chuyển đi.

Nhìn sang phía bên kia đường, anh thấy một bóng dáng quen thuộc.

Cậu bé tiến lại gần anh.

"Em vẫn chờ anh đây mà. Chúng mình cùng đi nhé?"

Anh Điều mỉm cười. Rồi anh khóc nức lên: "Anh xin lỗi..anh xin lỗi...tha lỗi cho anh..."

Cậu bé xoa đầu anh: "Không sao đâu, em không giận anh đâu. Anh dẫn em đi nhé?"

Anh Điều gật đầu rồi dắt tay cậu bé đi về phía mặt trời

----

Báo đưa tin, một tai nạn xe thảm khốc đã xảy ra trên đường cao tốc dẫn ra Quốc lộ 1. Theo như điều tra ban đầu, bánh xe bị nổ khiến tài xế đâm mạnh xe vào dải phân cách ở tốc độ cao.

Số lượng thương vong là 9 người.

Một nạn nhân trong lúc va chạm đã rời vị trí nên khi xảy ra chuyện, thi thể văng ra ngoài xe. Cảnh sát xác minh danh tính đó là anh Đ. Quê quán....

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #fsd