tongiao

1.2 Nguồn gốc, bản chất của tôn giáo
*Nguồn gốc của tôn giáo:
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo
Trước hết, do sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, xã
hội để giải quyết các yêu cầu, các mục đích kinh tế - xã hội, cũng như cuộc sống
của bản thân họ. Khi xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp
hình thành, đối kháng giai cấp nảy sinh. Trong xã hội đó, các mối quan hệ xã hội
ngày càng phức tạp và con người ngày càng chịu tác động của những yếu tố tự
phát, ngẫu nhiên, may rủi... nằm ngoài ý muốn và khả năng điều chỉnh của mình
với những hậu quả khó lường... Một lần nữa con người lại bị động, bất lực trước
lực lượng tự phát nảy sinh trong xã hội. Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về
chính trị, sự hiện diện của những bất công xã hội cùng với những thất vọng, bất
hạnh trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị - đó là nguồn gốc sâu xa của
tôn giáo.
Mặt khác, trong những trường hợp cụ thể nào đó, sự xuất hiện tôn giáo là để
phục vụ cho những yêu cầu kinh tế - xã hội cụ thể. Điều này thể hiện rõ nét ở một
số tôn giáo, khi những yêu cầu, mục đích kinh tế - xã hội bị “tôn giáo hoá” qua
những nội dung giáo lý, cách thức hành lễ, tu trì.
Trong những thập kỷ gần đây, với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã
hội, đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được đảm bảo, con người
có điều kiện hơn trong quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo,
tín ngưỡng, tâm linh. Đây cũng là nguyên nhân cho sự nẩy sinh, phát triển nhu cầu
tôn giáo, tín ngưỡng.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên,
xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và
“chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều
đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề
đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức
đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát
triển.
Mặt khác, các kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, có một thời kỳ
rất dài con người sống không có tôn giáo. Bởi lúc đó, nhận thức của con người còn
quá mông muội, thấp kém; trình độ nhận thức mới ở giai đoạn trực quan, cảm tính.
Với trình độ nhận thức như vậy, con người chưa thể sáng tạo ra tôn giáo, vì tôn
giáo bao giờ cũng gắn với cái thần thánh, siêu nhiên, thế giới bên kia - sản phẩm
của những biểu tượng, của sự trừu tượng hoá, khái quát hoá. Khi con người chưa
biết tự ý thức thì họ cũng chưa nhận thức được sự bất lực của mình trước sức mạnh
của thế giới bên ngoài, do vậy, con người cũng chưa có nhu cầu sáng tạo ra tôn
giáo để bù đắp sự bất lực ấy.
Phải đến một trình độ nhận thức nhất định, khi con người đạt đến khả năng
tư duy trừu tượng hoá, khái quát hoá (từ những hiện tượng riêng lẻ xẩy ra được hệ
thống hoá, khái quát hoá), con người mới có khả năng sáng tạo ra tôn giáo. Thực
chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu
mặt chủ thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu
nhiên, thần thánh.
- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Vấn đề ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tình cảm của con người đối với sự ra
đời và tồn tại của tôn giáo đã được các nhà vô thần cổ đại nghiên cứu. Họ thường
đưa ra những luận điểm: “sự sợ hãi sinh ra thần linh”. V.I.Lênin tán thành và phân
tích thêm: “Sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản, - mù quáng vì quần chúng
nhân dân không thể đoán trước được nó, - là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống
của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đang đem lại
cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong,
biến họ thành người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh
chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại...”
Nhưng không chỉ từ sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của thiên nhiên và xã
hội đã dẫn con người đến nhờ cậy thần linh, mà ngay cả những nét tâm lý như tình
yêu, lòng biết ơn, sự kính trọng,… trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người nhiều khi cũng được thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo.
* Bản chất của tôn giáo:
Trước hết chủ nghĩa Mác- Lê nin cho rằng tôn giáo, tín ngưỡng là một loại hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan, chứa đựng những
yếu tố tiêu cực, lạc hậu nhất định. Khác với các hình thái ý thức xã hội khác như
triết học, văn học, đạo đức, chính trị…, qua sự phản ánh của tôn giáo, những hiện
tượng tự nhiên trở thành siêu nhiên. Ph.Ăng ghen cho rằng: “Tất cả mọi tôn giáo
chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những
lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần
thế ”. Thực tế cho thấy, nhiều nhà sáng lập ra các tôn giáo lớn, như Phật Thích Ca,
Chúa Giê su, Nhà tiên tri Môhamét..., vốn là những con người tự nhiên – con
người thực, nhưng qua lăng kính tôn giáo, họ trở thành những Đấng siêu nhiên.
Mặt khác, trong bản thân mỗi tôn giáo đều chứa đựng những yếu tố lạc hậu,
tiêu cực nhất định khi giải thích về bản chất các sự vật, hiện tượng, giải thích về
cuộc sống của thế giới và con người. Một số tôn giáo, thông qua các giáo thuyết,
và các hành vi cực đoan khác, đã kìm hãm nhận thức và khả năng vươn lên của con
người, trước hết là những tín đồ; thậm chí đẩy họ đến những hành động đi ngược
lại trào lưu, xu thế văn minh.
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra. Con
người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ,
nguyện vọng, suy nghĩ của họ. Khi con người sáng tạo ra ngôn ngữ, công cụ sản
xuất, sáng tạo ra nhà nước..., chính là sáng tạo ra những điều kiện giúp họ không
ngừng vươn lên trong làm chủ tự nhiên, xã hội. Nhưng, sáng tạo ra tôn giáo, con
người lại sợ hãi tôn giáo, tuyệt đối hoá và phục tùng tôn giáo vô điều kiện.
Con người, theo C.Mác, Ph.Ăngghen, chính là thế giới những con người, là
nhà nước, là xã hội; nhà nước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo. Hai ông cũng
cho rằng, sản xuất vật chất và các quan hệ kinh tế, xét đến cùng là nhân tố quyết
định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức xã hội, trong đó có tôn giáo.
Do đó, mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức, thiết chế tôn giáo đều được sinh ra
từ những hoạt động sản xuất, từ những điều kiện sống nhất định trong xã hội và
thay đổi theo những thay đổi của cơ sở kinh tế.
- Về phương diện thế giới quan, về cơ bản, các tôn giáo mang thế giới quan
duy tâm, có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lê nin. Điều này nói lên rằng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tôn giáo chỉ
khác nhau về thế giới quan, về cách nhìn nhận thế giới và con người; giữa chủ
nghĩa Mác - Lê nin và tôn giáo, giữa những người cộng sản và người theo tôn giáo
không hoàn toàn đối lập về tư tưởng như các thế lực thù địch, các thế lực chống
chủ nghĩa Mác - Lê nin vẫn tuyên truyền.
Trong thực tiễn, những người cộng sản có lập trường mác xít không bao giờ
có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân. Ngược lại, chủ nghĩa Mác - Lê nin và những người cộng sản, chế độ xã hội
chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo
của nhân dân. Trong những điều kiện cụ thể của xã hội, những người cộng sản  và
những người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp
hơn ở thế giới hiện thực. Xã hội ấy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo.
1.3 Tính chất, bản chất của tôn giáo.
*Tính chất của tôn giáo:
- Tính lịch sử của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là nó có sự hình
thành, tồn tại và phát triển trong những giai đoạn lịch sử nhất định, nó có khả năng
biến đổi để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Khi các điều kiện kinh tế
– xã hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo. Trong quá trình vận
động của các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử cụ thể đã làm
cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đến một giai đoạn lịch sử nào
đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức
được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị
trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.
Đương nhiên, để đi đến trình độ đó sẽ còn là một quá trình phát triển rất lâu dài của
xã hội loài người.
- Tính quần chúng của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc, quốc gia,
châu lục. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất
đông đảo (gần 3/4 dân số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh
hoạt văn hoá, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn
giáo hướng con người vào niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó
luôn luôn phản ánh khát vọng của những người lao động về một xã hội tự do, bình
đẳng, bác ái. Mặt khác, nhiều tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện,
vì vậy, được nhiều người ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là quần
chúng lao động, tin theo.
- Tính chính trị của tôn giáo
Khi xã hội chưa có giai cấp, tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây
thơ của con người về bản thân và thế giới xung quanh mình, tôn giáo chưa mang
tính chính trị. Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia
giai cấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích. Trước hết, do tôn giáo là sản
phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các
giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo
mang tính chính trị. Tuy nhiên, khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo
để phục vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ.
Vì vậy, cần nhận rõ rằng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thể lực chính trị- xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.
* Chức năng của tôn giáo:
- Chức năng đền bù hư ảo
Chủ nghĩa Mác – Lê nin cho rằng sự bất lực của con người trước những sức
mạnh tự nhiên và xã hội đã nẩy sinh nhu cầu khắc phục những mâu thuẫn thực tế
trong ý thức, trong tưởng tượng; nẩy sinh nhu cầu đền bù sự hạn chế của các mối
quan hệ hiện thực – thế giới “trần gian” với thế giới bên kia - thế giới “siêu trần
gian”.
Luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã
chỉ ra rằng, tôn giáo có tác dụng làm dịu nỗi đau, an ủi sự mất mát, bù đắp những
thiếu hụt về mặt tinh thần của con người trong cuộc sống hiện thực; nhưng cũng
giống như thuốc phiện, tôn giáo có thể gây ra những tác động có hại đối với con
người khi tạo ra cho họ nhu cầu thường xuyên tách khỏi hiện thực, tiêm nhiễm cho
họ những quan niệm phi khoa học...
- Chức năng thế giới quan
Tôn giáo giúp con người có những nhận thức nhất định về thế giới và con
người, thông qua hệ thống giáo thuyết của nó. Khi phản thế giới hiện thực, tôn giáo
muốn đưa ra một bức tranh về thế giới tương lai (thông qua hệ thống các quan
điểm, nhận thức, lý giải về tự nhiên, xã hội và con người) nhằm thoả mãn nhu cầu
nhận thức của con người. Sự lý giải đó của tôn giáo không những hướng con người
tới những nhận thức về thế giới (theo cách của họ), mà còn tạo ra ở tín đồ những
thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh.
- Chức năng điều chỉnh hành vi
Thông qua hệ thống các giá trị chuẩn mực, cả trong nghi lễ và cuộc sống, tôn
giáo góp phần quy định và điều chỉnh hành vi của con người, giúp con người
hướng tới cái thiện, cái đẹp. Những chuẩn mực này không chỉ điều chỉnh các hành
vi liên quan đến việc thờ cúng, nghi thức, nghi lễ tôn giáo, mà cả các hành vi trong
cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ xã hội, quan hệ gia đình của tín đồ...
- Chức năng giao tiếp
Tôn giáo góp phần tăng cường các mối quan hệ giữa con người với con
người, trước hết là những người cùng tín ngưỡng. Sự giao tiếp chủ yếu được thực
hiện trong hoạt động thờ cúng (giao tiếp với thánh thần); ngoài ra còn có sự giao
tiếp ngoài tôn giáo, như về kinh tế, về gia đình, trong sinh hoạt hàng ngày...
- Chức năng liên kết cộng đồng
Tôn giáo góp phần hình thành những cộng đồng xã hội – gắn kết với nhau
dựa trên những giá trị, chuẩn mực tôn giáo. Trong các xã hội có áp bức bóc lột, có
những trường hợp tôn giáo với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng,
đã đóng vai trò quan trọng trong sự liên kết, giữ gìn ổn định trật tự xã hội dựa trên
hệ thống giá trị và chuẩn mực chung. Mặt khác, trong những trường hợp cụ thể
khác, tôn giáo là ngọn cờ tập hợp các lực lượng đấu tranh chống áp bức, bóc lột,
chống lại các thế lực chính trị - xã hội phản tiến bộ đương thời...
Các chức năng được trình bày là một hệ thống, trong đó, mỗi chức năng lại
có thể bao chưa các chức năng khác, như chức năng nhận thức, chức năng đạo đức,
chức năng văn hoá... Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, nội dung xã hội của các chức năng của tôn giáo có thể biến đổi, và thường bị các giai cấp bóc lột, lợi dụng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: