lý thuyết thuế

Đề cương môn thuế

Phần I: Lý thuyết

I – Kiến thức chung

1. Nêu các khái niệm về thuế? Tại sao nói nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân?

Trả lời:

Khái niệm :1)thuế là 1 biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhạn được của các cá nhân hay doanh nghiệp ( thuế trực thu) , trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ ( thuế gián thu) và trên tài sản

                   2) thuế  là 1 khoản chuyển giao thu nhâp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luatk quy định, nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

* nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân vì

-thuế luôn được ban hành bằng các văn bản pháp luạt nên mọi công dân phải có nghĩa vụ về mặt pháp lí là thực hiện các luật thuế theo quy định

- việc nộp thuế và tạo ra quỹ tiền tệ tạp trung của nhà nước để sau đó chúng được chi tiêu cho hàng hóa công cọng như nền hòa bình, môi trường trong sạch đường xá, bệnh viện, trường học… đó là quyền lợi của người nộp thuế.

2. Kể tên các đặc điểm của thuế? Phân tích đặc điểm quan trọng nhất của thuế?

Trả lời:

Thuế có 3 đặc điểm :

1 tính bắt buộc

2 tính không hoàn trả trực tiếp

3 tính pháp lý cao

Đặc điểm “ tính bắt buộc” là quan trọng nhất vì

- Chuyển gia thu nhập dưới hình thức thuế không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp thuế do đó khong thể sử dụng phương pháp tự nguyện

- Phần lớn hàng hóa công cộng do nhà nước sản xuất và cung cấp nhưng không ai tự nguyện tả tiền cho việc thụ hưởng àng hóa ông cộng do đó để đảm bảo cung cấp hàng hóa công cộng nhà nước phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phải chuyển giao

- mặt khác thuế được quy định bắt buộc nhằm đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế

- Tuy nhiên tính bắt buộc của thuế không có nội dung hình sự nghã là hành động đóng thuế cho nhà nước không phải là hành đọng xuất hiện khi có biểu hiện phạm pháp mà là hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ công dân

3. Trong cơ chế thị trường, thuế có những vai trò gì? Phân tích vai trò quan trọng nhất của thuế?

Trả lời:

Trong cơ chế thị trường thuế có hai va trò

- Huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước

- Điều tiết kinh tế vĩ mô

Vai trò quan trọng của nhất là huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước .Ngân sách nhà nước có thể được tạo lập từ nhiều nguồn khác nhau. Thuế , phí , lệ phí vay trong nước , vay nước ngoài , viện trợ không hoàn lại, lợi nhuận từ doanh nghiệp nhà nước, phạt, tịch thu, bán tài nguyên và công sản quốc gia, cô phần doanh nghiệp nhà nước….

Trong các nguồn thu tren thì thuế là nguồn thu chủ yếu vì ;

- Chiếm tỉ trọng cao (75%-85%) trong tổng thu ngân sách nhà nước

- Nguồn thu từ thuế thường xuyên và tương đối ổn định, ít chịu rằng buộc.

4. Thế nào là phí, lệ phí? So sánh sự giống và khác nhau giữa phí và lệ phí?

Trả lời:

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí

Vd: phí qua cầu, phí qua phà, học phí , viện phí…

Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí.

Vd lệ phí trước bạ, lệ phí quốc tịch, hộ tịch…

*so sánh

- giống : đều mang tính hoàn trả trực tiếp

              Đều được quy định bằng pháp lệnh

Khác

Phí

Lệ phí

- là nguồn thu của NSNN hoặc cá nhân

- nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư

- nhằm thỏa mãn nhu càu cá nhân

-là nguồn thu của NSNN

- nhằm múc đích kiểm soát quản lí

-thực hiện chức năng công quyền với xã hội

5. So sánh sự giống và khác nhau giữa thuế và phí? Thuế và lệ phí?

 

Thuế

phí

Lệ phí

-bắt buộc

-mang tính không hoàn trả trực tiếp

-Được quy định bằng văn bản pháp luật

- là nguồn thu chủ yếu của NSNN

-Phân chia gánh nặng chi tiêu công cộng cho mỗi tổ chức, cá nhân xã hội

-Không bắt buộc chỉ bắt buộc thi ta sử dụng

-Hoàn trả trực tiếp

-Được quy định bằng vb pháp lệnh

-Là nguồn thu nhỏ của NSNN

-Thu hồi vốn đầu tư ban đầu của nhà nước hoặc tổ chức cá nhân đã đầu tư hàng hóa dịch vụ cung cấp

-Không bắt buộc chỉ bắt buộc thi ta sử dụng

-Hoàn trả trực tiếp

-Được quy định bằng vb pháp lệnh

-là nguồn thu nhỏ của NSNN

 

- Nhằm mục đích kiểm soát quản lý của nhà nước

 

II – Thuế xuất, nhập khẩu

1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của thuế XNK?

Trả lời:

Khái niệm thuế xuất khẩu , nhập khẩu  là 1 loại thuế gián thu đánh trên hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới VN

Đặc điểm:

- đối thượng chịu thuế XK,NK chỉ bao gồm hàng hóa không bao gồm dịch vụ

- hàng hóa thuộc diện chịu thuế XK,NK là hàng hóa được phép XK, NK qua cửa khẩu biên giới VN, dấu hiệu được phép xuất khẩu , nhạp khẩu là dấu hiệu pháp lí quan trọng nhất của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khảu nhập khẩu

- hàng hóa thuộc đối tượng chịu thues XK, NK không có sự phân biệt về mục đích kinh doanh hay phi kinh doanh, chính ngạch hay tiểu ngạch , miễn là hàng hóa đó được nhập khẩu qua của khẩu biên giới VN

- thuế XN khẩu là loại thuế gián thu gắn liền với hoạt động ngoại thương và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế.

Mục đích :

- quản lí hoạt động xuất nhạp khảu

- góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

- bảo hộ sản xuất trong nước

- Huy động nguồn thu cho NSNN

2. Giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu được xác định theo nguyên tắc nào?

Theo nguyên tắc sau

- Đối với hàng hóa xuất khẩu trị giá tính thuế là giá trị tại cửa khẩu (giá FOB, DAF) không bao gồm phí bảo hiểm I và phí vận tải F

- đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa nhập khảu đàu tiên

Hàng hóa nhaappj khẩu có hợp đồng mua bán hàng hóa hì trị giá tính thuế hàng nhạp khẩu được xác định théo 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế phù hợp cam kết quốc tế với trình tự : áp dụng tuần tự 6 phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định trị giá tính thuế

Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa và hàng nhập trong 1 số trường hợp khác bộ tài chính có quy định cụ thể việc xác định trị giá tính thuế căn cứ vào nguyên tắc xác định trị giá tính thuế ở trên.

3. Đồng tiền sử dụng khi xác định trị giá tính thuế?

Đồng tiền được nộp bằng Vn đồng, trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp  bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng VN theo tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng NNVN công bố tại thời điểm tính thuế.

4. Trình bày phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu?

VIII. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch:

A. Điều kiện áp dụng:

1. Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu,

2. Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.

3. Sau khi bán lại hàng hóa người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu mang lại, không kể các khoản điều chỉnh

4. Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch

B Xác định trị giá tính thuế

Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để xuất khẩu đến VN sau khi đã đc điều chỉnh theo quy định

a)     giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tền người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu bao gồm các khoản sau đây:

-         giá mua trên hóa đơn thương mại. trường hợp giá mua ghi trên hóa đợ có bao gồm các khoản giảm giá phù hợp thông lệ thương mại quốc tế, thì các khoản tienf này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế.

-         Các khoản tiền người mua phải thanh tón nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại bao gồm: tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất , mua bán , vẫn chuyển, bảo hiểm hàng hóa và các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền người mua trả cho người thứ 3 theo yêu cầu của người bán, khaonr tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ

b)     các khoản điều chỉnh

·        các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế khi các khaonr này phải liên quan trực tiếp đến hàng nhạp khẩu , do người mua chịu và chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán.bao gồm

-         chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới

-         chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu

-         chi phí dóng gói , bao gồng cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công

-         rị giá của hàng hóa , dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miến phí hoặc giẩm giá để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu vào VN chưa được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ thanh toán.

-         Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ lien quan đến hàng hóa nhập khảu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán hàng hóa nhạp khẩu

-         Các khoản tiền người mua thu được sau khi định đoạt ,sử dụng hàng nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu

-         Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đén cửa khẩu nhập

·        các khoản được trừ.

-         chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khảu hàng hóa, bao gồm chi phí  về xây dựng kiến trúc lắp đặt , bảo dưỡng trợ giúp kĩ thuật

-         chi phí vạn chuyển bảo hiểm trọng nội địa phát sinh sau khi nhạp khẩu

-         các khoản thuế, phí,lẹ phí phải nộp cho NSNN tính trong giá mua hàng nhập khẩu

-         các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuấtt khẩu hàng hóa được lập thành văn bản và nộp cùng tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu

-         các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng nhạp khảu

-         khoản lãi suát theo thoản thuận tài chính của người mua có lien quan đến việc mua hàng nhập khẩu sẽ được trừ ra khỏi giao dịch neus đủ các điều kiện sau thỏa thuận tài chính được lập thành văn bản

công thức xác định trị giá

trị giá tính thuế = Giá mua trên hóa đơn +các khoản tiền người mua + các khoản điều chỉnh

                                                                    phải trả chưa tính vào giá -

                                                                    mua trên hóa đơn

III – Thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của thuế TTĐB?

Kn Thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế tieu dung đánh vào 1 số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục do nhà nước quy định

Đặc điểm:

- thuế TTĐB được thu 1 lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa , kinh doanh dịch vụ. đây là loại thuế tiêu dung 1 giai đoạn

- thuế TTĐBcó mức động viên cao, thường được thu với mức thuế suất cao hơn so với thuế tiêu dung thông thường

- danh mục hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không nhiều và thay đổi tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã họi và mức sông dân cư

Mục đích :

- tạo nguồn thu cho NSNN

- hướng dẫn , điều tiết sản xuất và tiêu dung 1 số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt theo quy định hướng dẫn của nhà nước, nhằm loại trừ hay hạn chế những xu hướng sản xuất hay tiêu dung không có lợi cho nền kinh tế

- điều tiết lại 1 phần thu nhạp trong xã hội , giảm bớt sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập và tiêu dung xã hội

2. Đối tượng chịu thuế TTĐB?

 1. Hàng hóa:

a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

b) Rượu;

c) Bia;

d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

e) Tàu bay, du thuyền;

g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;

h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

i) Bài lá;

k) Vàng mã, hàng mã.

2. Dịch vụ:

a) Kinh doanh vũ trường;

b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

d) Kinh doanh đặt cược;

đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

e) Kinh doanh xổ số.

 

 

3. Đối tượng nộp thuế TTĐB?

 Ngườinộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

 

 

4. Giá tính thuế TTĐB được quy định như thế nào?

1 đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế TTĐB sản xuất trong nước: giá tiêu thụ đặc bietj là giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT được xác định

Giá tính thuế TTĐB =           giá bán chưa có thuế GTGT      

                                               1+thuế suất thuế TTĐB

2 đối với hàng nhập khẩu : giá tính thuế đối với hàng nhâp khẩu được xác định như sau

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu

Giá tính thuế NK được xá định theo các quy định của luật thuế XK, thuế NK. Trường hợp hàng hoa nhập khảu được miễn giảm, thuế nhập khảu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế Nk được miễn giảm

3 đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT và chưa có thế TTĐB và không loại từ giá trị vỏ bao bì

4 Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phảm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB

5 đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp trả chậm, giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền 1 lần không bap gồm khoản lãi góp, lãi trả chậm

6. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

7 đối với cơ sở hoat động kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế là

Giá tính thuế = giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT

TTĐB                   1+ Thuế suất thuế TTĐB

8 đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế giá trị gia tăng và chưa có thuế TTĐB được xác định

Giá tính thuế TTĐB  = giá dịch vụ chưa có thuế GTGT

                                       1+ Thuế suát thuế TTĐB

IV – Thuế giá trị gia tăng

1. Khái niệm, đặc điểm mục đích của thuế GTGT?

 Khái niệm: Thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Đặc điểm : thuế GTGT là sắc thuế tiêu dung nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh vào các gia đoạn sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Vì thế, tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng

Mục đích

- đảm bảo động viên số thu ngân sách nhà nước góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ở nước ta phù hợp với kinh tế thị trường tạo điều kiện thực hiện hội nhập kinh tế với khu vực và trên thế giới

- khắc phục tình trạng đánh thuế trùng lặp của thuế doanh thu trước đây, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất , mở rộng lưu thông hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu

- tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc thực hiện mua bán hàng hóa  có hóa đơn ở các doanh nghiệp

2. Sự giống nhau và khác nhau giữa hàng hóa không chịu thuế GTGT và hàng hóa chịu thuế GTGT thuế suất 0%?

    Đối tượng không chịu thuế GTGT  là những loại vật tư, hàng hoá dùng cho các lĩnh vực như:
 Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; Hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; Dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh; Liên quan đến nhân đạo.....
    Thuế suất 0% là loại thuế áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ một số trường hợp khác
 Như vậy hàng hóa không chịu thuế GTGT và chịu GTGT 0% sẽ được phân thành 2 loại: Hàng hóa đầu ra và hàng hóa đầu vào.
     Hàng hóa đầu vào: theo mình không có gì khác nhau, tổng giá bán ra trên hóa đơn bán hàng đều là giá không có thuế giá trị gia tăng. Khi ghi trên hoá đơn đối với  hàng hoá chịu thuế suất 0 % thì trên hóa đơn GTGT dòng thuế GTGT ghi 0%; Đối với hàng hoá không chịu thuế thì khi ghi trên hóa đơn GTGT dòng thuế GTGT gạch chéo. Doanh nghiệp mua hàng hóa không chịu thuế và chịu thuế 0% về để sản xuất ra hàng hóa chịu thuế thì vẫn phải nộp thuế GTGT theo quy định. 
     Hàng hóa đầu ra: thì sự khác nhau giữa hàng hóa không chịu thuế và hàng hóa chịu thuế suất 0% được phân biệt bởi việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Nếu Doanh nghiệp bán hàng chịu thuế suất 0% thì vẫn được khấu trừ GTGT đầu vào theo quy định, còn nếu bán hàng không chịu thuế thì sẽ không được khấu trừ GTGT đầu vào; Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh mua hàng hoá về để sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở sản xuất kinh doanh phải hạch toán riêng phần thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế để được khấu trừ thuế, trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh không hạch toán riêng thì sẽ được phân bổ thuế GTGT đầu vào để được khấu trừ theo tỉ lệ doanh thu hàng hoá chịu thuế GTGT và doanh thu của hàng hoá không chịu thuế GTGT
   Sự khác biệt ở đây là: Hàng chịu thuế 0% vẫn thuộc danh mục hàng hoá chịu  thuế GTGT, nên khi kê khai danh mục hàng chịu thuế thì cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn phải được kê khai đầy đủ. Còn hàng không chịu thuế thì không phải là đối tượng chịu thuế GTGT

3. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định như thế nào?

a) Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của bộ tài chính áp dụng cho các tổ chức nước ngoài khong có tư cách pháp nhân VN và cá nhan nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại VN

b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị trên 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu để được khấu trừ thuế hoàn thuế GTGT đàu vào phải có đủ điều kiện và thủ tục sau

- Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá , cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ,

- tờ khai hải quan đối với hàng xuất khẩu có xác nhạn đã xuất khẩu của cơ quan hải quan

- Hàng hóa dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng

- hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hóa đơn đối với tiền gia công gia công.

4. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định như thế nào?

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ

2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.

3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.

Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.

5. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

V – Thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của thuế TNDN?

Khái niệm Thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên thu nhạp chịu thuế của các doanh nghiệp trong kì tính thuế

Đặc điểm

- thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi các doanh nghiệp có thu nhạp doanh nghiệp có thu nhạp chịu thuế( lơi nhaaunj xác định theo luật thuế TNDN) mới phải nộp thuế TNDN

- thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập cá nhân nhận được từ hoạt động đàu tư như lợi tức cổ phần, lợi nhuận do góp vốn liên doanh liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN

- thuế TNDN là thuế trực thu song không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế TNCN

Mục đích:

-Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đàu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội

-Thuế TNDN là một trong các nguồn thu quan trọng của ngan sách nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. khi nền kinh tế phát triển đầu tư gia tăng thu nhập của doanh nghiệp và của các nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồn tài chính nhà nước thông qua thuế TNDN ngày càng ổn định và vững chắc

-Xuất phát từ yêu cầu phải quản lí các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kì nhất định thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế đối tượng chịu thuế, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế TNDN, nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lí kinh tế vĩ mô.

2. Đối tượng nộp thuế TNDN được quy định như thế nào?

Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế bao gồm

   -Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp nhà nước, luật đàu tư nước ngoài tại VN, luật đầu tư, luật các tổ chức tín dụng, luật kinh doanh bảo hiểm, luật chứng khoán luật dầu khí, luật thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: công ty cổ phàn công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, văn phòng luật sư….

   -Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập, có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực

   -Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã

   -Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của  pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại VN

   -Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu trên có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại việt namkhong theo luật đầu tư, luật doanh nghiệp hoặc thu nhập phát sinh tại VN nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của bộ tài chính

3. Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?

Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện sau

Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp

Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

 

4. Thuế suất thuế TNDN được quy định như thế nào?

1)Thuế suất thuế TNDN là 25% trừ trường hợp quy định tại khoản 2 phàn này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi

2) thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tài tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại VN từ 32%- 50%

VI – Thuế thu nhập cá nhân

1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân?

1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện trên

2. Kể tên các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân?

Thu nhập chịu thuế

1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:.

7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

3. Giảm trừ gia cảnh là gì? Giảm trừ gia cảnh được quy định như thế nào?

1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú

Nếu cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh 1 lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương tiền công

2 Giảm trừ gia cảnh được quy định

Mức giảm trừ gia cảnh

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);

b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. Kể từ tháng phát sinh nuoi dưỡng.

2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

 

4. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng cho thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công với cá nhân cư trú?

Bậc thuế

Phần thu nhập

tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập

tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 

Phần II – Bài tập

-         Dạng 1: thuế GTGT

-         Dạng 2: thuế NK + TTĐB + GTGT

-         Dạng 3: Thuế TTĐB

-         Dạng 4: Thuế TTĐB + GTGT + TNDN

-         Dạng 5: Thuế TNDN

Kết cấu đề thi: gồm 2 câu lý thuyết 3 điểm + bài tập 7 điểm. Thời gian làm bài: 60 phút

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #giola