ly thuyet tai chinh tien te_pdu

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

I. Vị trí môn học:

 Môn học Tài chính-Tiền tệ hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những

nội dung chủ yếu của hai môn học: “Tài chính học” và “Lưu thông Tiền tệ-Tín

dụng” của chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng.

 Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp, có liên quan trực tiếp

đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có điều tiết. Do vậy nó trở

thành môn học cơ sở cho tất cả sinh viên đại học thuộc các ngành kinh tế.

 Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những khái niệm và

những nội dung chủ yếu về Tài chính, Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tác

dụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành.

 Giáo trình là công trình nghiên cứu của các giáo viên Bộ môn Tài chính-

Ngân hàng, được các giáo viên trực tiếp biên soạn:

 - Ths Trần Ái Kết: biên soạn các chương I, II, III, VI, IX

 - Ths Phan Tùng Lâm: biên soạn chương IV

 - Nguyền Thị Lương, Đoàn Thị Cẩm Vân: biên soạn chương V

 - Phạm Xuân Minh: biên soạn chương VII và VIII

II. Phân phối chương trình:

 Chương trình môn học được phân phối như sau:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ 

Chương II: Những vấn đề cơ bản về tài chính

Chương III: Những vấn đề cơ bản về tín dụng

Chương IV: Ngân sách Nhà nước

Chương V: Thị trường tài chính và các định chế tài chính trung gian

Chương VI: Tài chính doanh nghiệp

Chương VII: Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

Chương VIII: Lạm phát và chính sách tiền tệ

Chương IX: Quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế

 CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ

VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ

I. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ:

Từ rất sớm trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhu cầu phải có một hình thức

tiền tệ làm trung gian trao đổi. Tuy nhiên quá trình phát triển các hình thái của tiền

tệ cho thấy khó có thể đưa ra một định nghĩa về tiền tệ được các nhà kinh tế học

thống nhất và chấp nhận. Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị,

K. Marx viết “ Một khi người ta hiểu rằng nguồn gốc của tiền tệ ở ngay trong hàng

hoá, thì người ta đã khắc phục được các khó khăn chính trong sự phân tích tiền tệ”.

Nhưng Marx cũng chỉ ra rằng người chỉ nghiên cứu tiền tệ và các hình thái tiền tệ

trực tiếp sinh ra từ trao đổi hàng hoá chứ không nghiên cứu các hình thái tiền tệ

thuộc về một giai đoạn cao hơn của quá trình sản xuất như tiền tín dụng chẳng hạn.

Khi nói đến tiền tệ, hầu hết các nhà kinh tế học trước đây cũng cho rằng đó là

phương tiện  trung gian trao đổi. Điều này chỉ phù hợp và đúng với giai đoạn ban

đầu khi con người bắt đầu sử dụng công cụ tiền tệ. Quá trình phát triển của tiền tệ

cho thấy tiền tệ không chỉ có vai trò trung gian trao đổi mà nó còn giúp cho chúng

ta thực hiện các hoạt động đầu tư tín dụng… Ngoài ra, còn có những vật thể khác

giữ vai trò trung gian trao đổi như chi phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu,… mà các nhà

kinh tế học vẫn không thống nhất với nhau có phải là tiền tệ hay không. Irving

Fisher cho rằng chỉ có giấy bạc ngân hàng là tiền tệ, trong khi Conant Paul Warburg

cho rằng chi phiếu cũng là tiền tệ. Samuelson lại cho rằng tiền là bất cứ cái gì mà

nhờ nó người ta có thể mua được hầu hết mọi thứ. Theo Charles Rist thì cái thật

quan trọng đối với nhà kinh tế không phải là sự thống nhất về một định nghĩa thế

nào là tiền tệ mà phải biết và hiểu hiện tượng tiền tệ.

II. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ:

Nghiên cứu lịch sử phát sinh và phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ đã trải

qua nhiều hình thái: hoá tệ, tín tệ và bút tệ...

  1

1. Hoá tệ:

Một hàng hoá nào đó giữ vai trò làm vật trung gian trao đổi được gọi là hoá tệ, 

hoá tệ bao gồm hoá tệ không kim loại và hoá tệ bằng kim loại. 

– Hoá tệ không kim loại.

Sản xuất và trao  đổi hàng hoá ngày  càng phát triển. Sự trao  đổi không còn

ngẫu nhiên, không còn trên cơ sở của định giá giản đơn. Trao đổi đã vượt khỏi cái

khung nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một vài địa phương. Sự trao đổi

ngày càng nhiều hơn đó giữa các hàng hoá đòi hỏi phải có một hàng hoá có tính

đồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợi

trong trao đổi, và bảo tồn giá trị. Những hình thái tiền tệ đầu tiên có vẻ lạ lùng,

nhưng nói chung là những vật trang sức hay những vật có thể ăn. Thổ dân ở các bờ

biển Châu Á, Châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền. Lúa mì và đại

mạch  được sử dụng  ở vùng Lưỡng Hà, gạo  được dùng  ở quần  đảo Philippines.

Trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền…

Tiền tệ bằng hàng hoá có những bất tiện nhất định của nó trong quá trình phục

vụ trao đổi như không được mọi người mọi nơi chấp nhận, dễ hư hỏng, không đồng

nhất … do đó dẫn đến việc sử dụng hoá tệ bằng kim loại. 

– Hoá tệ bằng kim loại.

Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển kèm theo sự mở rộng phân công

lao  động xã hội  đồng thời với sự xuất thiện của Nhà nước và giao dịch quốc tế

thường xuyên. Kim loại ngày càng có những ưu điểm nổi bật trong vai trò của vật

ngang giá bởi những thuộc tính bền, gọn, có giá trị phổ biến,… Những đồng tiền

bằng kim loại: đồng, chì, kẽm, thiếc, bạc, vàng xuất hiện thay thế cho các hoá tệ

không kim loại. Tiền bằng chì chỉ xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới dạng một

thỏi dài có lỗ ở một đầu để có thể xâu thành chuỗi. Tiền bằng hợp kim vàng và bạc

xuất hiện đầu tiên vào những năm 685 – 652 trước Công nguyên  ở vùng Tiểu Á và

Hy Lạp có đóng dấu in hình nổi để đảm bảo giá trị. Các đồng tiền bằng kim loại đã

sớm xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải. Tiền kim loại đầu tiên ở Anh làm bằng thiếc,

ở Thuỵ Sĩ và Nga bằng đồng. Khi  bạch kim mới được phát hiện, trong thời kỳ 1828

  2– 1844, người Nga cho đó là kim loại không sử dụng được nên đem đúc tiền. Nếu

so với các loại tiền tệ trước đó, tiền bằng kim loại, bên cạnh những ưu điểm nhất

định cũng đưa đến những bất tiện trong quá trình phát triển trao đổi như: cồng kềnh,

khó cất giữ, khó chuyên chở… Cuối cùng, trong các kim loại quý ( quí kim) như

vàng, bạc, những thứ tiền thật sự chúng có giá trị nội tại trở nên thông dụng trong

một thời gian khá lâu cho đến cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX.

Khoảng thế kỷ thứ XVI  ở Châu Âu nhiều nước sử dụng vàng làm tiền, có

nước vừa sử dụng vàng vừa sử dụng bạc. Các nước Châu Á sử dụng bạc là phổ

biến. Việc đúc quý kim thành tiền ngay từ đầu được coi là vương quyền, đánh dấu

kỷ nguyên ngự trị của lãnh chúa vua chúa.

Lịch sử phát triển của tiền kim loại quý đã trải qua ba biến cố chủ yếu, quyết

định đến việc sử dụng phổ biến tiền bằng kim loại quý.

– Sự gia tăng dân số và phát triển đô thị ở các nước Châu Âu từ thế kỷ XIII

đưa đến sự gia tăng nhu cầu trao đổi. Các mỏ vàng ở Châu Âu không đủ cung ứng.

– Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bạch kim loại bị mất giá, trong thời gian

dài vàng, bạc song song được sử dụng làm tiền; các nước Châu Âu sử dụng cả vàng

lẫn bạc. Chỉ các nước Châu Á mới sử dụng bạc (do không đủ vàng) đến cuối thế kỷ

XIX bạc ngày càng mất giádo vậy các nước Châu Âu và cả Hoa Kỳ quyết định và

sử dụng vàng, các nước Chấu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa do lệ thuộc sự

nhập cảng nguyên liệu máy móc… từ Phương Tây nên cũng bãi bỏ bạc sử dụng

vàng. Ở Đông Dương, bạc được sử dụng làm tiền từ 1885 đến 1931. Đến năm 1931

đồng bạc Đông Dương từ bản vị bạc sang bản vị vàng, có thể cho rằng, khoảng từ

1935 chỉ còn một kim loại quý được tất cả các nước chấp nhận làm tiền trên thế giới

là vàng.

2. Tín tệ:

Tín tệ được hiểu là thứ tiền tự nó không có giá trị nhưng do sự tín nhiệm của

mọi người mà nó được lưu dụng. Tín tệ có thể bao gồm tiền bằng kim loại và tiền

giấy.

  3– Tiền bằng kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với kim loại tiền tệ thuộc hình

thái hoá tệ. Ở hình thái này giá trị nội tại của kim loại thường không phù hợp với

giá trị danh nghĩa. 

– Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán.

– Tiền giấy khả hoán là thứ tiền được lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc

ký thác ở ngân hàng. Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán

đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy

khả hoán đó.

Ở Trung Hoa từ đời Tống đã xuất hiện tiền giấy. Vì những nhu cầu mua bán,

các thương gia hình thành từng thương hội có nhiều chi nhánh ở khắp các thị trấn

lớn. Các thương gia ký thác vàng hay bạc vào hội sở của thương hội rồi nhận giấy

chứng nhận của hội sở thương hội, với giấy chứng nhận này các thương gia có thể

mua hàng ở các thị trấn khác nhau có chi nhánh của thương hội, ngoài loại giấy

chứng nhận trên triều đình nhà Tống còn phát hành tiền giấy và được dân chúng

chấp nhận.

Ở Việt Nam vào cuối đời Trần, Hồ Quý Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền

giấy. Nhân dân ai cũng phải nộp tiền đồng vào cho Nhà nước, cứ 1 quan tiền đồng

đổi được 2 quan tiền giấy, việc sử dụng tiền giấy của Hồ Quý Ly thất bại vì nhà Hồ

sớm bị lật đổ, dân chưa quen sử dụng tiền giấy và sai lầm khi xác định quan hệ giữa

tiền đồng và tiền giấy (bao hàm ý nghĩa tiền giấy có giá trị thấp hơn).

Nguồn gốc của tiền giấy chỉ có thể được hiểu rõ khi xem xét lịch sử tiền tệ các

nước Châu Âu. Từ đầu thế kỷ thứ XVII, ở Hà Lan ngân hàng Amsterdam đã cung

cấp cho những thân chủ gởi vàng vào ngân hàng những giấy chứng nhận bao gồm

nhiều tờ nhỏ. Khi cần, có thể đem những tờ nhỏ này đổi lấy vàng hay bạc tại ngân

hàng. Trong thanh toán cho người khác các giấy nhỏ này cũng được chấp nhận. Sau

đó một ngân hàng Thụy Điển tên Palmstruch đã mạnh dạn phát hành tiền giấy để

cho vay. Từ đó ngân hàng Palmstruch có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có.

Với nhiều loại tiền giấy được phát hành, lưu thông tiền tệ bị rối loại vì nhiều nhà

ngân hàng lạm dụng gây nhiều thiệt hại cho dân chúng.  Do đó, vua chúa các nước

phải can thiệp vì cho rằng việc đúc tiền từ xưa là vương quyền và mặt khác việc

  4phát hành tiền giấy là một nguồn lợi to lớn. Vương quyền các nước Châu Âu thừa

nhận một ngân hàng tự có quyền phát hành tiền giấy với những điều kiện nhất định:

+ Điều kiện khả hoán: có thể đổi lấy bất cứ lúc nào tại ngân hàng phát hành

+ Điều kiện dự trữ vàng làm đảm bảo: ban đầu là 100% sau còn 40%

+ Điều kiện phải cho Nhà nước vay không tính lãi khi cần thiết.

– Tiền giấy bất khả hoán là thứ tiền giấy bắt buộc lưu hành, mọi người không

thể đem tiền giấy này đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc.

Nguồn gốc của tiền bất khả hoán là bởi những nguyên nhân sau:

+ Thế chiến thứ nhất đã làm cho các quốc gia tham chiến không còn đủ vàng

để đổi cho dân chúng. Nước Anh từ năm 1931 đã cưỡng bức lưu hành tiền giấy bất

khả hoán, nước Pháp năm 1936.

+ Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 dẫn đến ở nước Đức mọi người đua

nhau rút tiền, do đó Ngân hàng Trung ương Đức đã phải dùng vàng trả nợ nước

ngoài và do đó số trữ kim gần như không còn. Tiến sĩ Schacht (1933 – 1936) đã áp

dụng chính sách tiền tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu, để tài trợ sản xuất và

những chương trình kinh tế, xã hội lớn. Biện pháp này làm giảm 50% thất nghiệp,

sản xuất tăng 41% (1934). Từ đó, nhiều nhà kinh tế cho rằng giá trị tiền tệ không

phải dựa vào dự trữ vàng như các quan điểm trước đây.

3. Bút tệ:

Bút tệ là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách

kế toán của Ngân hàng. Bút tệ xuất hiện lần đầu tại nước Anh, vào giữa thế kỷ XIX.

Để tránh những quy định chặt chẽ trong việc phát hành giấy bạc, các nhà ngân hàng

Anh đã sáng chế ra hệ thống thanh toán qua sổ sách ngân hàng.

Bút tệ ngày càng có vai trò quan trọng, ở những quốc gia có nền kinh tế phát

triển và hệ thống ngân hàng phát triển, người dân có thói quen sử dụng bút tệ.

4. Tiền điện tử:

Có nhiều tên gọi cho thứ tiền này: tiền nhựa, tiền thông minh,… Đây có phải

là một hình thái tiền tệ không là vấn đề chưa thống nhất. Một số quan điểm cho rằng

đây chỉ là “phương tiện chi trả mới”, sự “chuyển dịch vốn bằng điện tử”.

  5

III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

Dù biểu hiện dưới hình thức nào, tiền tệ cũng có ba chức năng cơ bản: chức

năng phương tiện trao đổi, chức năng đơn vị đánh giá và chức năng phương tiện dự

trữ giá trị.

1. Chức năng phương tiện trao đổi 

 Là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được sử dụng như một vật môi giới trung

gian trong việc trao đổi các hàng hoá, dịch vụ. Đây là chức năng đầu tiên của tiền

tệ, nó phản ánh lý do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng

hoá .

 Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai

dịch vụ bán và mua với một người khác. Điều đó là đơn giản trong trường hợp chỉ

có ít người tham gia trao đổi, nhưng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chi

phí để tìm kiếm như vậy quá cao. Vì vậy người ta cần sử dụng tiền làm môi giới

trong quá trình này, tức là người ta trước hết sẽ đổi hàng hoá của mình lấy tiền sau

đó dùng tiền mua thứ hàng hoá mình cần. Rõ ràng việc thực hiện lần lượt các giao

dịch bán và mua với hai người sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc thưc hiện đồng thời

hai giao dịch đối với cùng một người.

  Để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền phải có những tiêu chuẩn

nhất định:

 - Được chấp nhận rộng rãi: nó phải được con người chấp nhận rộng rãi trong

lưu thông, bởi vì chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hoá mới

đồng ý đổi hàng hóa của mình lấy tiền;

 - Dễ nhận biết: con người phải nhận biết nó dễ dàng;

  - Có thể chia nhỏ được: để tạo thuận lợi cho việc đổi chác giữa các hàng hoá

có giá trị khác nhau;

 - Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi hàng

hoá ở khoảng cách xa;

  - Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng;

  6 - Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: để số lượng của nó đủ dùng trong

trao đổi;

  - Có tính đồng nhất: các đồng tiền có cùng mệnh giá phải có sức mua ngang

nhau.

2. Chức năng đơn vị đánh giá.

  Chức năng thứ hai của tiền là một đơn vị đánh giá, tức là tiền tệ được sử

dụng làm đơn vị để đo giá trị của các hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Qua việc

thực hiện chức năng này, giá trị của các hàng hoá, dịch vụ được biểu hiện ra bằng

tiền, như việc đo khối kượng bằng kg, đo độ dài bằng m…nhờ đó mà việc trao đổi

hàng hoá được diễn ra thuận lợi hơn.

Nếu giá trị hàng hoá không có đơn vị đo chung là tiền, mỗi hàng hoá sẽ được

định giá bằng tất cả các hàng hoá còn lại, và như vậy số lượng giá các mặt hàng

trong nền kinh tế ngày nay sẽ nhiều đến mức người ta không còn thời gian cho việc

tiêu dùng hàng hoá, do phần lớn thời gian đã dàng cho việc đọc giá hàng hoá. Khi

giá của các hàng hoá, dịch vụ được biểu hiện bằng tiền, không những thuận tiện cho

người bán hàng hóa mà việc đọc bảng giá cũng đơn giản hơn rất nhiều với chi phí

thời gian ít hơn sử dụng cho các giao dịch.

 Là một đơn vị đánh giá, nó tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng tiền làm

phương tiện trao đổi, nhưng cũng chính trong quá trình trao đổi sử dụng tiền làm

trung gian, các tỉ lệ trao đổi được hình thành theo tập quán - tức là ngay từ khi mới

ra đời, việc sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi đã dẫn tới việc dùng tiền làm đơn

vị đánh giá. Đầu tiên những phương tiện được sử dụng làm tiền để biểu hiện giá trị

hàng hoá cũng có giá trị như các hàng hoá khác. Cơ sở cho việc tiền biểu hiện giá

trị các hàng hoá khác chính là tiền cũng có giá trị sử dụng như các hàng hoá khác

(Theo phân tích của Marx về sự phát triển của các hình thái biểu hiện giá trị hàng

hoá: giá trị hàng hoá được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hoá đóng vai trò vật

ngang giá, vật ngang giá chung). Vì vậy trong thời  đại ngày nay, mặc dù các

phương tiện được sử dụng là tiền không còn có giá trị như các hàng hoá khác nhưng

nó được mọi người chấp nhận trong lưu thông (có giá trị sử dụng đặc biệt), do đó

vẫn được sử dụng để đánh giá giá trị các hàng hoá. Trong bất kể nền kinh tế tiền tệ

nào việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giá trị đều mang tính chất trừu tượng,

vừa có tính pháp lý, vừa có tính quy ước.

  73. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị 

 Là một phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua thời

gian. Khi người ta nhận được thu nhập mà chưa muốn tiêu nó hoặc chưa có điều

kiện để chi tiêu ngay, tiền là một phương tiện để cho việc cất giữ sức mua trong

những trường hợp này hoặc có thể người ta giữ tiền chỉ đơn thuần là việc để lại của

cải. 

 Việc cất giữ như vậy có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện ngoài tiền

như: Cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa…, một số loại tài sản như vậy đem lại

một mức lãi cao hơn cho người giữ hoặc có thể chống đỡ lại sự tăng cao về giá so

với việc giữ tiền mặt. Tuy nhiên người ta vẫn giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị

bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác, còn các tài

sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển đổi

nó sang tiền. Những điều đó cho thấy, tiền là một phương tiện dự trữ giá trị bên

cạnh các loại tài sản khác.

 Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tuỳ

thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối

lượng hàng hoá mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ

giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn

giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy để tiền thực hiện tốt chức

năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định.

IV. KHỐI TIỀN TỆ 

 Việc định nghĩa tiền tệ là một phương tiện trao đổi mới chỉ đưa ra một cách

hiểu khái quát về tiền, nó không cho chúng ta biết rõ trong nền kinh tế hiện tại

những phương tiện cụ thể nào được coi là tiền, số lượng của nó là nhiều hay ít. Vì

vậy người ta phải định nghĩa tiền một cách cụ thể hơn bằng việc đưa ra các phép đo

về các khối tiền tệ trong lưu thông.

 Các  khối tiền tệ trong lưu thông tập hợp các phương tiện  được sử dụng

chung làm phương tiện trao đổi, được phân chia tuỳ theo “độ lỏng” hay tính thanh

khoản của các phương tiện đó trong những khoảng thời gian nhất định của một quốc

gia. Độ “lỏng” hay tính thanh khoản của một phương tiện trao đổi được hiểu là khả

  8năng chuyển đổi từ phương tiện đó ra hàng hoá, dịch vụ - tức là phạm vi và mức độ

có thể sử dụng những phương tiện đó trong việc thanh toán chi trả. 

Các phép đo khối tiền tệ được đưa ra tuỳ thuộc vào các phương tiện được hệ

thống tài chính cung cấp và thường xuyên có sự thay đổi cho phù hợp, nhưng nhìn

chung các khối tiền tệ trong lưu thông bao gồm: 

- Khối tiền giao dịch (M1) gồm những phương tiện được sử dụng rộng rãi

trong thanh toán chi trả về hàng hoá dịch vụ, bộ phận này có tính lỏng cao nhất:

+ Tiền mặt trong lưu hành: Bộ phận tiền mặt (giấy bạc ngân hàng và tiền

đúc) nằm ngoài hệ thống ngân hàng.

+ Tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng. 

- Khối tiền mở rộng (M2) gồm:

+ M1

+ Tiền gửi có kỳ hạn 

Bộ phận tiền gửi có kỳ hạn mặc dù không trực tiếp sử dụng làm phương tiện

trao  đổi, nhưng chúng cũng có thể  được chuyển  đổi ra tiền giao dịch một cách

nhanh chóng và với phí tổn thấp. Bộ phận này còn có thể được chia ra theo kỳ hạn

hoặc số lượng.

- Khối tiền tài sản (M3) bao gồm:

+ M2 

+ Trái khoán có mức lỏng cao như: Hối phiếu, tín phiếu kho bạc… Bộ phận

trái khoán này là tài sản chính nhưng vẫn có thể được chuyển đổi ra tiền giao dịch

tương đối nhanh chóng.

Mặc dù số liệu về các khối tiền tệ được công bố và sử dụng vào những mục

đích nhất định, nhưng việc đưa ra các phép đo lượng tiền chỉ có ý nghĩa khi nó vừa

tập hợp được các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế, vừa tạo cơ sở dự báo lạm

phát và chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, hiện nay một số nước đang nghiên cứu để đưa ra

phép đo “tổng lượng tiền có tỷ trọng” trong đó mỗi loại tài sản có một tỷ trọng khác

nhau tuỳ theo độ “lỏng” của nó khi cộng lại với nhau. Việc lựa chọn phép đo nào

phụ thuộc vào nhận thức và khả năng của NHTƯ trong điều hành chính sách thực

tế. Tuy nhiên, sử dụng trực tiếp trong các giao dịch làm phương tiện trao đổi chủ

yếu là khối tiền M1, vì vậy định nghĩa M1 được sử dụng thường xuyên khi nói tới

cung-cầu tiền tệ. 

  9V. CUNG - CẦU TIỀN TỆ 

1. Cầu tiền tệ

 Việc nghiên cứu cầu tiền tệ luôn được các nhà kinh tế quan tâm, và nó có thể

cho những gợi ý về hoạch định chính sách của những người chịu trách nhiệm điều

hành nền kinh tế.

1.1. Một số học thuyết về cầu tiền tệ

Qua thời gian, những học thuyết về cầu tiền tệ  đã cho thấy sự tranh luận

không ngừng của các nhà kinh tế về sự ảnh hưởng của lãi suất đến cầu tiền tệ, và

sau đó là sự ảnh hưởng của tiền tệ đối với hoạt động kinh tế.

1.1.1Quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx.

Khi nghiên cứu các chức năng của tiền tệ, Karl Marx đưa ra 5 chức năng:

chức năng thước đo giá trị, chức năng phương tiện lưu thông, chức năng phương

tiện cất giữ, chức năng phương tiện thanh toán và chức năng tiền tệ thế giới. Trong

việc nghiên cứu chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ, Marx đã đưa ra quy

luật lưu thông tiền tệ hay quy luật về số lượng tiền cần thiết cho lưu thông với nội

dung:

Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỉ lệ thuận

với tổng số giá cả hàng hoá trong lưu thông và tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình

quân của các đồng tiền cùng loại.

V

PQ Mn = 

Trong đó:

n M : Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông.

n M   PQ : Tổng số giá cả hàng hoá trong lưu thông.

V: Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ.

Đến chức năng phương tiện thanh toán, quy luật này được phát biểu đầy đủ

như sau: 

Khối lượng tiền           Tổng giá     Tổng   Giá cả     Giá cả hàng 

cần thiết thực       cả hàng      _  giá cả       +  hàng hoá   _    hoá thực hiện

hiện chức năng       hoá trong          hàng hoá  đến hạn     bằng thanh

phương tiện lưu       lưu thông    bán chịu  thanh toán     toán bù trừ  

thông và           =

phương tiện                 Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ   

thanh toán

  10 

Bằng việc  đưa ra quy luật về số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, Karl

Marx đã chỉ ra rằng nền kinh tế cần một lượng tiền nhất định cho việc thực hiện các

giao dịch về hàng hoá dịch vụ, số lượng tiền này chịu ảnh hưởng của hai yếu tố cơ

bản là tổng giá cả hàng hoá trong lưu thông và tốc độ lưu thông bình quân của tiền

tệ.

 Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ cần thiết cho lưu thông, tức là đòi hỏi

lượng tiền cung ứng phải cân đối với lượng tiền cần cho việc thực hiện các giao

dịch của nền kinh tế.

1.1.2Học thuyết số lượng tiền tệ thô sơ 

Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số nhà kinh tế mà đại diện tiêu biểu

là Irving Fisher ở đại học Yale đưa ra học thuyết về số lượng tiền tệ mà nội dung

chủ yếu là một học thuyết vế xác định thu nhập danh nghĩa.

Trong tác phẩm “sức mua của tiền tệ”, nhà kinh tế học Mỹ Irving Fisher đưa

ra mối quan hệ giữa tổng lượng tiền tệ (M) với tổng chi tiêu để mua hàng hoá, dịch

vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế dựa trên một khái niệm gọi là tốc độ lưu thông

tiền tệ theo phương trình trao  đổi tính theo giá trị danh nghĩa của các giao dịch

trong nền kinh tế:

                                 PT MVT = 

Trong đó P là giá bình quân mỗi giao dịch, T là số lượng giao dịch tiến hành

trong một năm và  là tốc độ giao dịch của tiền tệ - tốc độ khối lượng tiền quay

vòng hàng năm. Vì giá trị danh nghĩa của các giao dịch (T) rất khó đo lường cho

nên học thuyết số lượng đã được phát biểu theo tổng sản phẩm (Y):

T V

                               MV=PY

Trong đó V là tốc độ thu nhập đo lường số lần trung bình trong một năm một

đơn vị tiền tệ được chi dùng để mua tổng số hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra

trong nền kinh tế.

M

PY

V = 

Irving Fisher lập luận rằng tốc độ thu nhập được xác định bởi các tổ chức

trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến cách các cá nhân thực hiện các giao dịch. Nếu

người ta dùng sổ ghi nợ và thẻ tín dụng để tiến hành các giao dịch của mình và do

đó mà sử dụng tiền ít hơn thông thường khi mua thì lượng tiền được yêu cầu ít đi để

  11tiến hành các giao dịch do thu nhập danh nghĩa gây nên ( MÌ so với PY) và tốc độ

(PY/M) sẽ tăng lên. Ngược lại nếu mua trả bằng tiền mặt hoặc séc là thuận tiện hơn

thì cần sử dụng lượng tiền nhiều hơn để tiến hành các giao dịch được sinh ra bởi

cùng một mức thu nhập danh nghĩa và tốc độ sẽ giảm xuống. Tuy nhiên quan điểm

của Fisher là những đặc điểm về tổ chức và công nghệ của nền kinh tế sẽ chỉ ảnh

hưởng đến tốc độ một cách chậm chạp qua thời gian, cho nên tốc dộ sẽ giữ  nguyên

một cách hợp lý trong thời gian ngắn.

Với quan điểm này, phương trình trao đổi được chuyển thành học thuyết số

lượng tiền tệ với nội dung: Số lượng thu nhập danh nghĩa chỉ được xác định bởi

những chuyển động trong số lượng tiền tệ.

Irving Fisher và các nhà kinh tế cổ điển khác cho rằng tiền lương và giá cả

hoàn toàn linh hoạt nên coi mức tổng sản phẩm được sản xuất trong nền kinh tế (Y)

thường được giữ ở mức công ăn việc làm đầy đủ, do vậy Y có thể được coi một

cách hợp lý là không thay đổi trong thời gian ngắn.

Như vậy: phương trình trao đổi được viết lại:

P = (V/Y) x M = k x M

Trong đó: k (= V/Y) không thay đổi trong thời gian ngắn và thay đổi chậm

trong thời gian dài. Học thuyết số lượng tiền tệ hàm ý rằng: những thay đổi trong

mức giá cả chỉ là kết quả của những thay đổi trong số lượng tiền tệ thô sơ đã đi đến

vấn đề cầu tiền tệ.

Phương trình trao đổi được viết lại như sau:

                       PY

V

M × =

1

 Khi thị trường tiền tệ cân bằng: số lượng tiền các tổ chức và cá nhân nắm giữ

(M) bằng số lượng tiền được yêu cầu (MD), vì vậy:

                      PY k PY

V

MD × = × =

1

Trong đó:

V

k

1

=  là một hằng số 

Như vậy học thuyết số lượng tiền tệ của Fisher nói nên rằng: cầu về tiền là

một hàm số của thu nhập và lãi xuất không có ảnh hưởng đến cầu của tiền tệ.

1.1.3 Lý thuyết của Keynes về sự ưa thích tiền mặt

  12  Trong khi I. Fisher phát triển quan điểm học thuyết số lượng của mình về

MD thì một nhóm các nhà kinh tế ở Cambridge cũng đang nghiên cứu về những vấn

đề đó và cũng đưa ra kết luận  PY k MD ∗ = . Nhưng khác với Fisher, họ nhấn mạnh

sự lựa chọn của các nhân trong việc giữ tiền và không bác bỏ sự ảnh hưởng của lãi

suất đến MD.

Trên cơ sở quan điểm này, Keynes xây dựng lý thuyết về cầu tiền tệ được gọi

là lý thuyết về sự ưa thích tiền mặt. Lý thuyết này được trình bày trong tác phẩm nổi

tiếng: “Học thuyết chung về công ăn việc làm, lãi xuất và tiền tệ”. Trong học thuyết

của mình, Keynes đã nêu ra 3 động cơ cho việc giữ tiền: 

-  Động cơ giao dịch:

Các cá nhân nắm giữ tiền vì đó là phương tiện trao đổi có thể dùng để tiến

hành các giao dịch hàng ngày. Keynes nhấn mạnh rằng bộ phận của cầu tiền tệ đó

trước tiên do mức giao dịch của dân chúng quyết định. Những giao dịch có tỷ lệ với

thu nhập cho nên cầu tiền tệ cho giao dịch tỉ lệ với thu nhập.

-  Động cơ dự phòng

Keynes thừa nhận rằng ngoài việc giữ tiền để tiến hành giao dịch hàng ngày,

người ta còn giữ thêm tiền để dùng cho những nhu cầu bất ngờ. Tiền dự phòng được

sử dụng trong các cơ hội mua thuận tiện hoặc cho nhu cầu chi tiêu bất thường. 

Keynes tin rằng số tiền dự phòng mà người ta muốn nắm giữ được xác định

trước tiên tiên bởi mức  độ các giao dịch mà người ta dự tính sẽ thực hiện trong

tương lai và những giao dịch đó tỉ lệ với thu nhập, do đó cần tiền dự phòng tỉ lệ với

thu nhập.

-  Động cơ đầu cơ

Keynes đồng ý rằng tiền tệ là phương tiện cất giữ của cải và gọi động cơ giữ

tiền là động cơ đầu cơ. Keynes đồng ý với các nhà kinh tế Cambridge rằng của cải

gắn chặt với thu nhập nên bộ phận cấu thành mang tính đầu cơ của cầu tiền tệ sẽ

liên quan đến thu nhập, nhưng Keynes tin rằng lãi suất đóng một vai trò quan trọng.

Keynes chia các tài sản có thể được dùng cất giữ của cải làm hai loại: tiền và

trái khoán. Keynes giả định rằng lợi tức dự tính về tiền là số không, lợi tức dự tính

đối với trái khoán gồm tiền lãi và tỉ lệ dự tính về khoản lợi vốn.

 Keynes giả định rằng: các cá nhân tin rằng lãi suất có chiều hướng quay về

một giá trị thông thường nào đó. Nếu lãi suất thấp hơn giá trị thông thường đó thì

  13người ta dự tính lãi suất của trái khoán tăng lên trong tương lai và như vậy dự tính

sẽ bị mất vốn về trái khoán đó. Kết quả là người ta rất có thể giữ của cải của mình

bằng tiền hơn là bằng trái khoán và cầu tiền tệ sẽ cao. Ngược lại, nếu lãi suất cao

hơn giá trị thông thường đó, cầu tiền tệ sẽ thấp. Từ lập luận trên cầu tiền tệ là liên

hệ âm so với mức lãi suất.

Đặt chung ba động cơ với nhau:

Đặt chung ba động cơ giữ tiền vào phương trình cầu tiền tệ, Keynes đã phân

biệt giữ số lượng danh nghĩa với số lượng thực tế. Tiền tệ được đánh giá theo giá trị

mà nó có thể mua. Keynes đưa ra phương trình cầu tiền tệ, gọi là hàm số ưa thích

tiền mặt, nó cho biết cầu tiền thực tế là một hàm số của i và Y.

    ⎟

=

+ −

Y i f

P

MD , 

Dấu -, + trong hàm số ưa thích tiền mặt có ý nghĩa là cầu về số dư tiền mặt

thực tế có liên hệ âm với i và liện hệ dương với Y.

Trong điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ:  M MD = 

) ( Y i f

Y

M

PY

V

,

= = 

Cầu tiền tệ liên hệ âm với lãi suất, nên khi tăng lên,   giảm xuống và

tốc độ tăng lên. Do lãi suất bị biến động mạnh nên thuyết ưa thích tiền mặt chỉ ra

rằng tốc độ cũng biến động mạnh.

) ( Y i f ,

Như vậy thuyết của Keynes về cầu tiền tệ cho thấy cầu tiền tệ tỉ lệ với thu

nhập và có liên hệ âm với lãi suất. Với sự biến động mạnh của tốc độ, học thuyết

này cũng chỉ rằng tiền tệ không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi

của thu nhập danh nghĩa.

1.1.4 Học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của Friedman 

Năm 1956 Milton Friedman đã phát triển học thuyết về cầu tiền tệ trong bài

báo nổi tiếng “Học thuyết số lượng tiền tệ: Một sự xác nhận lại”. Friedman cho rằng

cầu tiền tệ phải bị ảnh hưởng bởi cùng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của bất kỳ tài

sản nào. Vì vậy cầu tiền tệ phải là một hàm số của những tài nguyên được sẵn sàng

sử dụng cho các cá nhân (tức là của cải của họ) và của lợi tức dự tính về các tài sản

khác so với lợi tức dự tính về tiền.

  14Friedman trình bày ý kiến của mình về cầu tiền tệ như sau:

=

Ρ

− Π − − − − − +

r r r r r Y m p f

MD e

, , , 

Trong đó: 

Các dấu (+) hoặc (-) ở dưới phương trình chỉ mối liên hệ dương hoặc âm của

các yếu tố trên dấu với cầu tiền tệ. 

P MD  : cầu về số dư tiền mặt thực tế.

P MD   YP: Thu nhập thường xuyên (thu nhập dài hạn bình quân dự

tính).

 Rm: Lợi tức dự tính về mặt tiền.

 rb: Lợi tức dự tính về trái khoán.

 Re: Lợi tức dự tính về cổ phần (cổ phiếu thường).

Π : Tỉ lệ lạm phát dự tính.

Theo Friedman, việc chi tiêu được quyết định bởi thu nhập thường xuyên tức

là thu nhập bình quân mà người ta dự tính sẽ nhận được trong thời gian dài. Thu

nhập thường xuyên ít biến động, bởi vì nhiều sự biến động của thu nhập là tạm thời

trong thời gian ngắn. Vì vậy cầu tiền tệ sẽ không bị biến động nhiều cùng với sự

chuyển động của chu kỳ kinh doanh. Một cá nhân có thể giữ của cải dưới nhiều

hình thức ngoài tiền, Friedman xắp xếp chúng thành 3 loại: trái khoán, cổ phiếu (cổ

phiếu thường) và hàng hoá. Những động lực thúc đẩy việc giữ những tài sản đó hơn

là giữ tiền thể hiện bằng lợi tức dự tính về mỗi một tài sản đó so với lợi tức dự tính

về tiền. Lợi tức về tiền bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố:

- Các dịch vụ ngân hàng cung cấp đi kèm với các khoản tiền gửi nằm trong

cung tiền tệ, khi các dịch vụ này tăng lên, lợi tức dự tính về tiền tăng.

- Tiền lãi trả cho các khoản tiền gửi nằm trong cung tiền tệ

Các số hạng  và  m b r r − m e r r −  biểu thị cho lợi tức dự tính về trái khoán và cổ

phiếu so với lợi tức dự tính tương đối về tiền giảm xuống và cầu tiền tệ giảm xuống.

Số hạng    biểu thị lợi tức dự tính về hàng hoá so với tiền. Lợi tức dự tính về

giữ hàng hoá là tỉ lệ dự tính về việc tăng giá hàng hoá bằng tỉ lệ lạm phát dự tính

 . Khi     tăng lên, lợi tức dự tính về hàng hoá so với tiền tăng lên và cầu

tiền tệ giảm xuống.

− Π

Πe

ê

− Π

  15  Trong  học thuyết của mình, Friedman thừa nhận rằng có nhiều cái chứ

không phải chỉ có lãi xuất là quan trọng của nền kinh tế tổng hợp. Hơn nữa,

Friedman không coi lợi tức dự tính về tiền là một hằng số. Khi lãi suất tăng lên

trong nền kinh tế, các ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận cho vay hơn và do vậy

các ngân hàng có thể trả lãi cao hơn cho các khoản tiền gửi giao dịch hoặc nâng cao

chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng tức là lợi tức dự tính về tiền sẽ

tăng lên, như vậy  sẽ tương  đối  ổn  định khi lãi xuất thay  đổi, tức là theo

Friedman những thay đổi của lãi xuất sẽ có ít tác dụng đến cầu tiền tệ.

m b r r −

Từ những phân tích đó, hàm số cầu tiền tệ của Friedman chủ yếu là một hàm

số trong đó thu nhập thường xuyên là yếu tố quyết định đầu tiên của cầu tiền tệ và

phương trình cầu tiền tệ của ông có thể được tính gần với:

                                      ) ( P Y f

P

=

MD 

Theo quan điểm của Friedman, cầu tiền tệ không nhạy cảm với lãi suất vì

những thay đổi của lãi suất ít có tác dụng đến lợi tức dự tính tương đối của những

tài sản khác so với tiền, cùng với sự ít biến động của thu nhập thường xuyên, cầu

tiền tệ sẽ tương đối ổn định và có thể dự đoán được bằng hàm số cầu tiền tệ. Và như

vậy tốc độ (V) có thể dự đoán được tương đối chính xác theo phương trình cầu tiền

tệ viết lại:

) ( P Y f M V = =

Y PY

Nếu tốc độ có thể dự đoán được, thì một sự thay đổi trong mức cung tiền tệ

sẽ tạo một sự thay đổi dự đoán được trong tổng chi tiêu. Do đó học thuyết số lượng

tiền tệ của Friedman thực sự là một sự phát biểu lại của học thuyết số lượng tiền tệ

vì nó dẫn đến cùng một kết luận về tầm quan trọng của tiền tệ đối với tổng chi tiêu

của nền kinh tế.

1.2. Kết luận

Sự phân tích của các nhà kinh tế về cầu tiền tệ đều cho thấy cầu tiền tệ thực

tế có tương quan thuận với thu nhập thực tế. Mặc dù Friedman đã chứng minh, lãi

  16suất ít có ảnh hưởng đến cầu tiền tệ, nhưng sự phân tích của Friedman chưa đề cập

đến trường hợp tỉ trọng tiền mặt bao gồm cả các dịch vụ ngân hàng cung cấp đi kèm

với các khoản tiền gửi nằm trong cung tiền tệ, thực tế cho thấy các dịch vụ này

không giảm đi khi lãi suất thay đổi, mặt khác những người có tiền có thể ưu tiên cho

mục tiêu thu lãi cao vì vậy khi lãi suất tăng lên các số hạng  ,  … vẫn

tăng lên và cầu tiền tệ nhạy cảm với lãi suất.

m b r r − − m e r r

Như vậy, nếu loại bỏ sự ảnh hưởng của mức giá, mức cầu tiền tệ thực tế sẽ

chịu tác động bởi hai yếu tố quan trọng: thu nhập thực tế và lãi suất. Hàm số cầu

tiền tệ của Keynes vẫn còn nguyên giá trị.

2. Cung tiền tệ

Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền tệ trong nền kinh tế, một số tổ chức

như NHTƯ, các ngân hàng thương mại cung ứng tiền ra lưu thông.

2.1.Cung ứng tiền của Ngân hàng Trung ương

 NHTƯ phát hành tiền mặt chủ yếu dưới hình thức giấy bạc ngân hàng. Quá

trình này được thực hiện khi NHTƯ cho vay đối với các tổ chức tín dụng, cho vay

đối với kho bạc Nhà nước, mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối hoặc mua

chứng khoán trong nghiệp vụ thị trường mở.

 Khối lượng tiền phát hành của NHTƯ được gọi là tiền mạnh hay cơ số tiền

(MB) bao gồm hai bộ phận: Tiền mặt trong lưu hành (C) và tiền dự trữ của các ngân

hàng kinh doanh (R), trong đó chỉ có bộ phận tiền mặt ngoài ngân hàng mới được

sử dụng đáp ứng cho nhu cầu về tiền.

2.2.Cung ứng tiền của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

  Các NHTM và các tổ chức tín dụng khác tạo tiền chuyển khoản (D) theo cơ

chế tạo tiền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khối lượng tiền do các tổ chức này

cung ứng được tạo ra trên cơ sở lượng tiền dự trữ nhận từ NHTƯ và các hoạt động

nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống ngân hàng.

 Khi NHTƯ phát hành tiền đưa vào hệ thống ngân hàng, các NHTM sử dụng

số tiền dự trữ này để cho vay. Khi các doanh nghiệp hoặc dân cư vay khoản tiền đó,

  17nó được sử dụng để thanh toán chi trả và có thể một phần hoặc toàn bộ được kí gửi

trở lại vào một ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, ngân hàng lại tiếp

tục có vốn để cho vay. Như vậy từ lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống ngân hàng

thông qua các hoạt động của mình có thể làm hình thành lượng tiền gửi không kỳ

hạn rất lớn. Số tiền này được các doanh nghiệp, dân cư sử dụng để thanh toán qua

ngân hàng, vì vậy nó được tính là một bộ phận của khối tiền giao dịch trong nền

kinh tế, được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về tiền.

2.3. Mức cung tiền tệ

 Khối lượng tiền giao dịch do NHTƯ và các tổ chức tín dụng cung ứng cho

nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền bao gồm hai bộ phận chính là tiền mặt

trong lưu hành ( C ) và tiền gửi không kỳ hạn ( D ). Tiền dự trữ của các ngân hàng

kinh doanh ( R ). Mối quan hệ giữa mức cung tiền giao dịch (MS) và cơ số tiền

(MB) thể hiện qua hình 1.      

R C

 Cơ số tiền    : MB

Mức cung tiền giao dịch : MS      

D C

                                                               Hình 1. Mối quan hệ giữa MS và MB

NHTƯ với chức năng là ngân hàng phát hành thực hiện việc kiểm soát và

điều tiết khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định thị

trường, nó trực tiếp điều chỉnh khối lượng tiền mặt đang tồn tại và kiểm soát gián

tiếp việc tạo ra các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại.

Toàn bộ khối lượng tiền cung ứng được xác định theo hệ số tạo tiền so với lượng

tiền cơ bản do NHTƯ phát hành theo công thức:

    m MB MS ⋅ = 

Trong đó:

MS: Mức cung tiền giao dịch

MB: Cơ số tiền

m: hệ số tạo tiền.

  18  

D

C

D

C

r r E D + +

+

=

1

Với: C/D: Tỷ lệ tiền mặt trong lưu hành so với tiền gửi không kỳ hạn.

rD: Tỷ lệ dự trữ buộc.

rE: Tỷ lệ dữ trữ dư thừa của các ngân hàng thương mại.

Mặc dù có rất nhiều chủ thể có tác động tới mức cung ứng tiền nhưng NHTƯ

vẫn có thể sử dụng các công cụ của mình để điều chỉnh mức cung tiền theo ý muốn

chủ quan để thực hiện chính sách tiền tệ.

3. Cân đối cung cầu tiền tệ

 Thị trường tiền tệ luôn hướng về điểm cân bằng khi mức cung tiền tệ bằng

mức cầu tiền tệ. Điều kiện cho sự cân bằng của thị trường tiền tệ là:

     MD MS = 

 Hay:

     ⎟

=

Ρ + −

Y i f

MS

 Khi mức gía (P) và thu nhập thực tế (Y) cho trước, sự cân bằng cung và cầu

tiền thực tế sẽ tạo ra mức lãi xuất cân bằng (i) trên thị trường.

3

1

2

MS

  P

MD

  P

Lãi

suất, i

Q3  Q1  Q2

i3

i1

i2

Khối lượng

tiền        M1

thực tế,         P

Hình 2: Sự cân đối của thị trường tiền tệ

  19

          Mức cầu tiền thực tế có liên hệ dương với thu nhập thực tế và liên hệ âm với

lãi suất vì vậy trên đồ thị phản ánh thị trường tiền tệ, đường cầu tiền thực tế (MD/P)

có độ nghiêng xuống dưới. Mức cung tiền được điều chỉnh bởi NHTƯ, do NHTƯ

ấn định không phụ thuộc vào lãi suất vì vậy đường cung tiền thực tế thẳng đứng.

Giao điểm giữa đường cung tiền thực tế và đường cầu tiền thực tế như đồ thị xác

định lãi suất cân bằng của thị trường (i) tương ướng với khối lượng tiền thực tế

trong lưu thông (Q), nó phản ánh trạng thái mà thị trường tiền tệ luôn hướng tới. 

 Nếu thị trường tiền tệ ở tại điểm 2, lượng cầu tiền thực tế thấp hơn lượng

cung về tiền thực tế một khoảng Q1  – Q2  tức là có sự dư cung về tiền. Nếu các tổ

chức và cá nhân đang giữ nhiều tiền hơn họ muốn ở mức lãi suất i2 cao hơn mức lãi

suất cân bằng i1, họ sẽ cố gắng giảm lượng tiền bằng cách mua các tài sản sinh lãi,

tức là đem cho vay. Tuy nhiên khi có ít người muốn vay với lãi suất i2 do vậy lãi

suất thị trường sẽ bị áp lực làm giảm xuống tới điểm cân bằng i1.

Nếu lãi suất thị trường ban đầu ở điểm i3 thấp hơn lãi suất cân bằng i1, sẽ có

lượng dư cầu tiền thực tế Q3 – Q1. Các tổ chức cá nhân giữ ít tiền hơn họ sẽ muốn

nâng số tiền họ giữ bằng cách bán các trái phiếu lấy tiền, đẩy lãi suất tăng lên tới

mức lãi suất i1, khi đó thị trường cân bằng lãi suất không tăng nữa.

Như vậy thị trường luôn chuyển động tới một mức lãi suất cân bằng tại đó

mức cung tiền thực tế bằng mức cầu tiền thực tế. Sự cân đối này cho thấy trong

ngắn hạn khi mức giá và sản lượng chưa kịp điều chỉnh; nếu NHTƯ tăng mức cung

ứng tiền, lãi suất thị trường sẽ được điều chỉnh giảm, ngược lại khi mức cung tiền

giảm xuống sẽ đẩy lãi suất thị trường tăng lên. Chính vì vậy, khi NHTƯ tìm cách

kiểm soát cả mức cung tiền và mức lãi suất của thị trường đều dẫn tới nguy cơ mất

cân đối thị trường.

VI. TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN TỆ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

KINH TẾ

 Sự phân tích cung cầu tiền tệ cho thấy, trong cơ chế thị trường bất kỳ sự thay

đổi nào của mức cung tiền tệ cũng sẽ được thị trường điều tiết để có sự cân đối giữa

mức cung tiền tệ và mức cầu tiền. Sự điều chỉnh đó không chỉ đơn thuần gây ra

những thay đổi trong mức giá chung mà còn có tác động tới nhiều các hoạt động

  20của nền kinh tế. Để thấy rõ hơn vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế chúng ta đi vào

xem xét tác động của tiền tệ tới các hoạt động kinh tế.

  Theo mô hình tổng cung - tổng cầu (AS-AD); sự thay đổi của AD dẫn đến sự

thay đổi của sản lượng và giá cả. Khi tổng cầu tăng sẽ làm tăng sản lượng và mức

giá cả, ngược lại việc giảm AD có thể dẫn tới sự sụt giảm sản lượng và làm lạm

phát giảm. 

Theo sự phân tích của trường phái Keynes, tổng cầu bao gồm 4 bộ phận cấu

thành: chi tiêu tiêu dùng (C), tức tổng cầu về hàng tiêu dùng và dịch vụ, chi tiêu đầu

tư có kế hoạch (I), tức tổng chi tiêu theo kế hoạch của các hãng kinh doanh về nhà

xưởng, máy móc và những đầu vào khác của sản xuất; chi tiêu của Chính phủ (G)

và xuất khẩu ròng (NX) tức chi tiêu của nước ngoài ròng về hàng hoá dịch vụ trong

nước.

   NX G I C AD + + + =  

 Sự tác động của tiền tệ tới hoạt động kinh tế được thể hiện thông qua sự tác

động tới các bộ phận của tổng cầu bao gồm những tác động tới chi tiêu đầu tư, chi

tiêu tiêu dùng và buôn bán quốc tế. 

1.Chi tiêu đầu tư

Sự thay đổi của MS tác động tới I thông qua:

- Chi phí đầu tư. Việc thu hẹp mức cung tiền tệ của NHTƯ sẽ đẩy lãi suất

tăng lên, chi phí tài trợ cho các hoạt động đầu tư có thể tăng lên dẫn tới giảm lượng

đầu tư, AD suy giảm làm giảm sản lượng và giá cả.

Ngược lại khi NHTƯ mở rộng tiền tệ, lãi suất cân bằng của thị trường giảm

đi, chi phí đầu tư rẻ hơn có thể mở rộng đầu tư, tổng cầu tăng làm tăng sản lượng và

giá cả. Tuy nhiên lãi suất không thể đại diện đầy đủ cho chi phí đầu tư nên những

tác động này có thể không rõ ràng.

- Sự sẵn có của các nguồn vốn

Khi chính sách tiền tệ là thắt chặt, mức cung tiền giảm, mặc dù lãi suất có thể

thay đổi rất ít nhưng khả năng cho vay của các ngân hàng có thể giảm (rD tăng).

Việc hạn chế tín dụng của các ngân hàng thương mại làm cho chi tiêu đầu tư giảm

xuống dẫn tới AD giảm. Khi NHTƯ mở rộng tiền tệ có thể làm tăng khả năng cho

vay của các ngân hàng thương mại, làm cho chi tiêu đầu tư tăng lên. Sự tác động

này được thể hiện ở sơ đồ: 

  21MSÊ Æ khả năng cho vayÊ Æ IÊ Æ ADÊ Æ thu nhập và giá cảÊ

Tuy nhiên khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại được mở rộng

không đồng nghĩa với việc nguồn vốn này sẽ được tận dụng ngay, nó còn tuỳ thuộc

vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Việc hạn chế khả năng cho vay của hệ

thống ngân hàng có tác dụng tốt hay không còn tuỳ thuộc giới hạn của việc kiểm

soát vốn quốc tế.

Ngoài ra, sự thay đổi của cung tiền tệ có tác dụng đến giá cổ phiếu, khi dân

chúng giữ nhiều tiền hơn họ muốn chẳng hạn, chi tiêu vào thị trường cổ phiếu có

thể tăng lên làm tăng giá cổ phiếu; giá trị ròng của các hãng tăng lên có nghĩa là

những người cho vay sẽ được đảm bảo nhiều hơn cho các khoản vay của mình, như

vậy khuyến khích cho vay để tài trợ cho chi tiêu đầu tư, tổng cầu tăng thúc đẩy sự

gia tăng sản lượng và giá cả.

2. Chi tiêu tiêu dùng

- Ảnh hưởng đối với lãi suất

Do chi tiêu tiêu dùng hàng lâu bền thường được tài trợ một phần bằng đi vay,

do vậy lãi suất thấp hơn sẽ khuyến khích người tiêu dùng tăng chi tiêu tiêu dùng lâu

bền. Sự ảnh hưởng của tiền tệ tới tổng cầu như sau:

MÊ ÆiÌ Æ chi tiêu tiêu dùng lâu bềnÊ Æ ADÊ Æ thu nhập và giá cảÊ

Cũng tương tự như đối với ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư, sự ảnh hưởng của

lãi suất đến chi tiêu tiêu dùng lâu bền có thể là nhỏ.

- Ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu

Chi tiêu tiêu dùng cho hàng hoá lâu bền và dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất

lớn vào thu nhập cả đời của họ chứ không phải chỉ là thu nhập hiện tại. Khi giá cổ

phiếu tăng lên, giá trị tài sản tài chính tăng lên làm thu nhập cả đời của người tiêu

dùng và tiêu dùng sẽ tăng. 

Cơ chế tác động này như sau:

MÊ Æ giá cổ phiếuÊ Æ thu nhập cả đờiÊ Æ tiêu dùngÊ ÆADÊ Æ Y,PÊ

Mặt khác, khi giá cổ phiếu tăng, giá trị các tài sản tài chính tăng, người tiêu

dùng có khả năng tài chính đảm bảo hơn sẽ đánh giá những khó khăn tài chính ít

xảy ra hơn. Việc chi tiêu về hàng hoá lâu bền của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi

những khó khăn tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Khi những khó khăn này

xảy ra, họ sẽ phải bán các tài sản của mình để tăng thêm tiền mặt, việc bán các tài

  22sản tài chính như cổ phiếu sẽ thuận lợi cho việc bán các hàng hoá tiêu dùng lâu bền

như vật dụng tiêu dùng, phương tiện đi lại, nhà ở…Do vậy giá cổ phiếu tăng có thể

khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho hàng tiêu dùng lâu bền.

Cơ chế tác động sẽ là:

MÊ Æ giá cả phiếuÊ Æ giá trị tài sản tài chính Ê Æ khả năng khó khăn TCÌ Æ

chi tiêu nhà ở, hàng tiêu dùng lâu bềnÊ Æ ADÊ Æ Y,PÊ.

3. Xuất khẩu ròng

Trong bối cảnh nền kinh tế mở của các quốc gia và việc áp dụng chế độ tỷ

giá thả nổi, sự ảnh hưởng này thông qua tác động vào tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất

trong nước giảm (lạm phát chưa thay đổi) tiền gửi bằng nội tệ sẽ kém hấp dẫn hơn

so với tiền gửi ngoại tệ, kết quả là nhu cầu về ngoại tệ cao hơn so với nội tệ làm cho

giá đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ và làm cho hàng nội địa rẻ hơn so với hàng

ngoại, xuất khẩu ròng tăng lên và vì vậy tổng cầu tăng lên. Cơ chế tác động này

được tóm tắt:

  MÊ ÆiÌ Æ EÊ Æ NXÊ Æ ADÊ Æ Y,PÊ.

Như vậy: Sự thay đổi của mức cung tiền tệ có tác động tới các hoạt động

kinh tế thông qua các tác động tới những bộ phận của tổng cầu như chi tiêu đầu tư,

chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu ròng. Tuy nhiên sự tác động này mạnh hay yếu còn tuỳ

thuộc vào sự phản ứng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát

triển và linh hoạt thì chính sách tiền tệ có hiệu quả lớn hơn. Trong trường hợp nền

kinh tế trì trệ, các nguồn tài chính được tạo ra có thể không được tận dụng đầy đủ và

chính sách tiền tệ ít có hiệu lực hơn. 

  23CHƯƠNG II

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH 

1. Tiền đề ra đời của tài chính

  Tài chính là một phạm trù kinh tế - lịch sử. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của

nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Từ toàn bộ lịch sử phát sinh,

phát triển của tài chính chúng ta thấy: Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những

điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế - xã hội khách

quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hiện tượng kinh tế - xã hội

khách quan đó là những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời, tồn tại và phát

triển của tài chính.

  Karl Marx trong tác phẩm nghiên cứu Kinh tế chính trị học đã chỉ ra hai tiền

đề ra đời của tài chính, đó là sự ra đời, tồn tại của Nhà nước và sự xuất hiện, phát

triển của nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ.

 a. Tiền đề thứ nhất: Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước.

  Trong các hình thái xã hội có Nhà nước, tài chính đã từng tồn tại với tư cách

là một công cụ trong tay Nhà nước để phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc

dân, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong xã

hội loài người là Nhà nước chủ nô, cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nó, những

hình thức sớm của tài chính như thuế cũng bắt đầu xuất hiện.

 Khi một hình thái xã hội mới thay thế một hình thái xã hội cũ, thì một nền tài

chính mới ra đời phù hợp với hình thái Nhà nước mới. F. Ănghen viết : “Để duy trì

quyền lực công cộng đó, cần phải có những sự đóng góp của những người công dân

của Nhà nước, đó là thuế má. Với những bước tiến của văn minh thì bản thân thuế

má cũng không đủ nữa; Nhà nước còn phát hành hối phiếu vay nợ, tức là phát hành

công trái”.

 Trong các chế độ xã hội phát triển, các Nhà nước với chức năng quản lý xã

hội trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng… đều tăng cường tài

chính của mình. 

  24 Như vậy, có thể nói rằng trong điều kiện lịch sử nhất định khi có sự xuất

hiện, tồn tại và hoạt động của Nhà nước thì có sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của

tài chính.

 b. Tiền đề thứ hai: Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ.

 Lịch sử phát triển của tài chính cho thấy rằng, khi những hình thức tài chính

đầu tiên xuất hiện theo sự xuất hiện của Nhà nước (thuế) thì đã có sự xuất hiện và

tồn tại của sản xuất hàng hoá - tiền tệ, và hình thức tiền tệ đã được sử dụng trong

lĩnh vực của các quan hệ tài chính như một tất yếu. 

 Trong  chế độ chiếm hữu nô lệ, thuế bằng tiền đã được áp dụng (như thuế

quan, thuế gián thu, thuế chợ, thuế tài sản…). Trong chế độ phong kiến, theo với sự

mở rộng các quan hệ thị trường, sản xuất hàng hoá và tiền tệ, lĩnh vực của các quan

hệ thuế bằng tiền đã mở rộng và tiến hành thường xuyên hơn (như thuế đất, thuế

gián thu với vật phẩm tiêu dùng, thuế hộ gia đình…), tín dụng Nhà nước cũng bắt

đầu phát triển.

 Với sự phát triển vượt bậc của kinh tế hàng hoá - tiền tệ thu nhập bằng tiền

qua thuế và công trái đã trở thành nguồn thu chủ yếu của Nhà nước. Theo với thu

nhập bằng tiền, chi tiêu bằng tiền đã làm phong phú các hình thức chi tiêu và linh

hoạt trong khi sử dụng vốn. Chính trong thời kỳ phát triển kinh tế tư bản, ngân sách

Nhà nước - một loại quỹ tiền tệ tập trung đã được hình thành và ngày càng có tính

hệ thống chặt chẽ, ngày càng đóng vai trò quan trọng phân phối của cải xã hội dưới

hình thức giá trị.

 Kinh tế hàng hoá tiền tệ càng phát triển, thì hình thức giá trị tiền tệ càng trở

thành  hình thức chủ yếu của thu nhập và chi tiêu của Nhà nước. Kinh tế hàng hoá -

tiền tệ đã mở rộng lĩnh vực của các quan hệ tài chính. Nền kinh tế tư bản ra đời và

phát triển, thì hình thức giá trị tiền tệ của các quan hệ tài chính đã là một yếu tố bản

chất của tài chính.

 Như vậy, sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là một tiền đề

khách quan quyết định sự ra đời và phát triển của tài chính.

 Khi nói đến tiền đề của tài chính, một số nhà lý luận kinh tế nhấn mạnh đến

tiền đề thứ nhất - tức là nhấn mạnh đến sự tồn tại của Nhà nước; nhưng một số nhà

  25kinh tế khác không tán thành quan điểm đó; các nhà kinh tế này đưa ra ví dụ về một

Nhà nước Khơ-me không thừa nhận nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, do đó không có

nền tài chính. Nhiều nhà lý luận kinh tế nhất trí nhấn mạnh  đến tiền  đề thứ hai.

Theo các nhà kinh tế học này, đặc biệt nhấn mạnh đến sự ra đời và tồn tại của tiền

tệ và cho rằng đây là tiền đề có tính chất quyết định sự ra đời và tồn tại của tài

chính. Các nhà lý luận này dẫn chứng bằng thời kỳ kinh tế xã hội chủ nghĩa, khi đó

Nhà nước XHCN không thừa nhận nền kinh tế hàng hoá, nhưng tồn tại tiền tệ nên

vẫn tồn tại một nền tài chính.

2. Sự cần thiết khách quan của tài chính

  Khi nghiên cứu các tiền đề của tài chính, chúng ta thấy rằng: chính sự tồn tại

của Nhà nước và sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ quyết định tính tất yếu

khách quan tồn tại của tài chính.

  Trong quá trình phát sinh, phát triển của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, Nhà

nước ra đời; để tồn tại và phát triển cũng như để thực hiện chức năng quản lý toàn

diện xã hội của Nhà nước ở các quốc gia và ở mọi thời kỳ, cần thiết phải sử dụng tài

chính. Vì: 

- Thông qua các quan hệ tài chính, để thực hiện phân phối của cải xã hội theo

yêu cầu phát triển quốc gia. 

- Sử dụng công cụ tài chính điều tiết một phần thu nhập cuả các thành phần

kinh tế, phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội trong các giai đoạn phát triển.

- Thông qua phân phối tài chính, đảm bảo tái sản xuất xã hội và thực hiện đầu

tư phát triển kinh tế.

-  Sử dụng các công cụ tài chính, thực hiện giám sát toàn bộ các hoạt động của

quốc gia, đảm bảo sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả. 

Tóm lại, sự cần thiết khách quan của tài chính là do sự tồn tại khách quan của

các tiền đề tài chính. Trong đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và

quản lý xã hội, Nhà nước của các quốc gia cần thiết phải nắm lấy  tài chính như một

công cụ sắc bén để quản lý quốc gia.

  26II. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH

 Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của tài chính, chúng ta thấy quá trình phát

triển kinh tế xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của tài chính, và trong các hình thái xã

hội khác nhau thì nền tài chính cũng có những biểu hiện thay đổi. 

  Các nhà lý luận kinh tế ở các thời kỳ khác nhau và chế độ xã hội khác nhau,

nhận thức về bản chất của tài chính không có sự nhất quán hoàn toàn. Lý thuyết về

tài chính, tín dụng, tiền tệ và ngân hàng của K.Marx tuy có hạn chế vì điều kiện lịch

sử (Marx nghiên cứu vấn đề này từ cuối TK XIX), nhưng giá trị của nó đến nay

nhiều nhà kinh tế học hiện đại vẫn phải thừa nhận.

 Nghiên cứu một phạm trù kinh tế, đòi hỏi phải xem xét hình thức biểu hiện

bên ngoài và bản chất bên trong của nó.

1. Hiện tượng tài chính.

  Khi quan sát thực tiễn các quá trình vận động kinh tế- xã hội có thể dễ dàng

nhận thấy các hiện tượng tài chính thể hiện ra như sự vận động của vốn tiền tệ, như:

Các khoản chi trả chuyển từ doanh nghiệp này thành các khoản thu của doanh

nghiệp khác, các khoản nộp (chi) chuyển từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,

dân cư thành các khoản thu của Ngân sách Nhà nước, các khoản chi chuyển từ

Ngân sách Nhà nước thành các khoản thu của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế

xã hội, dân cư…

 Từ các hiện tượng tài chính đó cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế hàng

hoá tiền tệ, sự vận động của vốn tiền tệ là tất yếu và diễn ra liên tục. Sự vận động đó

của vốn tiền tệ, xét theo ý nghĩa là sự thay đổi chủ sở hữu vốn tiền tệ đó, có thể thấy

các hiện tượng tài chính biểu hiện các quan hệ giữa những người chi trả với những

người thu nhận vốn tiền tệ. Sự vận động của vốn tiền tệ đã làm thay đổi lợi ích kinh

tế của họ.

2. Bản chất của tài chính.

 Hiện tượng tài chính - sự vận động của các quỹ tiền tệ là biểu hiện bên ngoài

của tài chính, bên trong - bản chất của nó là mối quan hệ giữa người chi trả và

người thu nhận vốn tiền tệ, đây là mối quan hệ giữa hai chủ sở hữu - mối quan hệ xã

hội.

  27   a. Đặc điểm của quan hệ tài chính

  Các quan hệ tài chính phát sinh về sự vận động của vốn tiền tệ - biểu hiện

mặt giá trị của sản phẩm xã hội, là kết quả của hoạt động sản xuất thuộc lĩnh vực

kinh tế. Vì vậy các quan hệ tài chính là các quan hệ kinh tế.

 Các khoản thu chi của Ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp… biểu hiện

vận động của vốn tiền tệ, đều thể hiện việc của cải xã hội được phân chia thành

những bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận được phân phối cho những chủ thể khác

nhau, chứng tỏ tài chính là các quan hệ về phân phối sản phẩm. 

 Các hiện tượng tài chính thể hiện ra thành sự vận động của vốn tiền tệ, nhất

là sự phân phối sản phẩm dưới hình thức tiền tệ, vì vậy quan hệ tài chính là các

quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức tiền tệ.

  Các quan hệ phân phối dưới hình thức tiền tệ thuộc về tài chính có những

đặc điểm sau: 

 Thứ nhất: Các quan hệ phân phối đó luôn gắn liền với việc thực hiện những

nhiệm vụ của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu chung của xã hôi.

 Thứ hai: Các quan hệ phân phối luôn gắn liền với việc hình thành, phân phối

và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung, được sử dụng trên phạm vi

toàn xã hội hoặc trong từng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và dân cư. Đây là đặc

điểm đặc trưng của phân phối tài chính.

   b. Đặc điểm của các quỹ tiền tệ tài chính

 Các quỹ tiền tệ trong quá trình hình thành và sử dụng có những đặc điểm cơ

bản sau:

- Các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu. Sự vận

động của các quỹ tiền tệ có thể biểu hiện trong phạm vi một hình thức sở hữu hoặc

nhiều hình thức sở hữu.

- Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của tiền vốn. Đây là tiêu

thức chính của các quỹ tiền tệ tài chính.

 - Tất cả các quỹ tiền tệ điều vận động thường  xuyên, tức là luôn luôn được

sử dụng  ( chỉ tiêu ) và bổ sung (thu vào).

  28  - Các quỹ tiền tệ trong việc hình thành và sử dụng, điều thể hiện tính pháp lý

và được thể thức hoá bằng các văn bản chính quy.

 Như vậy các quỹ tiền tệ, trong sự vận động của chúng, là phản ánh thể hiện

những quan hệ giữa con người với nhau trong phân phối của cải xã hội dưới hình

thái tiền tệ.

Từ những điều phân tích trên, có thể khái quát về bản chất của tài chính như

sau: Tài chính là một mặt của quan hệ phân phối biểu hiện dưới hình thái tiền tệ,

được sử dụng để phân phối của cải xã hội, xây dựng và hình thành lên những quỹ

tiền tệ tập trung và không tập trung, và sử dụng các quỹ tiền tệ đó nhằm bảo đảm

cho quá trình tái sản xuất và nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.

Có thể nói tài chính là một phạm trù trừu tượng được khái quát từ sự vận động

của tiền tệ gắn liền với hoạt động của con người.

III. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH

Chức năng của tài chính là sự cụ thể hoá bản chất của tài chính, nó mở ra nội

dung của tài chính và vạch rõ tác dụng xã hội của tài chính. Chức năng của tài chính

là khả năng bên trong, biểu lộ tác dụng xã hội của nó và tác dụng đó chỉ có thể có

được với sự tham gia nhất thiết của con người. 

Tài chính vốn có hai chức năng cơ bản, chức năng phân phối tổng sản phẩm

xã hội dưới dạng hình thái tiền tệ và  chức năng giám đốc bằng tiền đối với toàn bộ

hoạt động kinh tế xã hội (gọi tắt là chức năng giám đốc).

1. Chức năng phân phối

 Phân phối của cải xã hội, trải qua quá trình phân phối lần đầu và nhiều  lần

phân phối lại.

  - Phân phối lần đầu là phân phối tiến hành trong lĩnh vực sản xuất vật chất,

hình thành nên quỹ bù  đắp tư liệu sản xuất, những khoản thu nhập ban  đầu cho

người lao động và thu nhập thuần tuý của xã hội (thu nhập thuần tuý của các doanh

nghiệp, tổ chức kinh tế, dân cư và thu nhập thuần tuý tập trung của Nhà nước).

  Trong các tổ chức kinh tế, sản phẩm làm ra sau khi tiêu thụ và thu được tiền,

được tiến hành phân phối. Một phần được sử dụng để bù đắp vốn cố định và vốn

  29lưu động đã tiêu hao. Một phần trả lương cho người lao động. Một phần nộp cho

Nhà nước dưới hình thức các loại thuế. Một phần nộp quỹ bảo hiểm xã hội. Phần

còn lại để hình thành nên các quỹ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và phân chia

lợi tức cho người góp vốn.

 Phân phối lần đầu, mới chỉ tạo ra những khoản thu nhập cơ bản, chưa thể đáp

ứng nhu cầu của xã hội. Do đó phải trải qua quá trình phân phối lại.

 Phân  phối lại thu nhập là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản

được hình thành qua phân phối lần đầu, để đáp ứng nhu cầu tích luỹ và tiêu dùng

của toàn xã hội (các ngành không sản xuất: Quân đội, Giáo dục, Y tế…).

 Mục đích của phân phối lại là: 

 . Bổ sung thêm vào Ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho

toàn xã hội.

 . Tạo ra nguồn thu nhập cho các lĩnh vực không sản xuất vật chất và những

người làm việc trong các lĩnh vực đó. 

 . Điều hoà thu nhập giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp và các tổ chức

kinh tế, các tầng lớp dân cư.

 . Điều tiết các hoạt động kinh tế trên phạm vi vĩ mô.

 Phân phối lại được tiến hành thông qua ba biện pháp: Biện pháp tài chính –

tín dụng, biện pháp giá cả và hoạt động phục vụ. Trong đó, biện pháp tài chính – tín

dụng giữa vai trò trunng tâm.

2. Chức năng giám đốc

 Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra

bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình phân phối của cải xã hội thành các

quỹ tiền tệ và sử dụng chúng theo các mục đích đã định.

 Như vậy, đối tượng giám đốc của tài chính là quá trình phân phối của cải xã

hội dưới hình thái tiền tệ - quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung

và không tập trung theo các mục tiêu đã định.

Cùng với việc xác định đối tượng, cần thiết phải chỉ ra những đặc điểm của

giám đốc tài chính.

  30- Thứ nhất: Giám  đốc của tài chính là sự giám  đốc bằng tiền thông qua sử

dụng chức năng thước đo giá trị và chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ

trong vận động của tiền vốn để tiến hành giám đốc.

- Thứ hai: Giám đốc bằng tiền của tài chính là sự giám đốc bằng tiền thông

qua phân tích các chỉ tiêu tài chính – các chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ các

hoạt động của xã hội và của các doanh nghiệp.

- Thứ ba: Giám đốc bằng tiền của tài chính còn được thực hiện đối với sự vận

động của tài nguyên trong xã hội.

Thực hiện chức năng giám đốc, tài chính nhằm mục đích sau: 

- Bảo đảm cho các cơ sở kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế phát triển theo

những mục tiêu định hướng của Nhà nước.

- Đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm môt cách có hiệu quả, tiết

kiệm tới mức tối đa các yếu tố sản xuất trong xã hội.

- Bảo đảm sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

- Bảo đảm việc chấp hành pháp luật trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nội dung Giám đốc tài chính, gồm có những nội dung chính sau:

- Giám đốc tài chính trong quá trình thành lập và thực hiện kế hoạch Ngân

sách Nhà nước.

- Giám đốc tài chính trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dựa trên cơ

sở chế độ hạch toán kinh tế và hợp đồng kinh tế.

- Giám đốc tài chính trong quá trình cấp phát, cho vay và thanh toán vốn đầu

tư XDCB.

Ngoài ra, Giám đốc tài chính còn được thực hiện trong các hộ kinh tế dân cư.

Giám đốc tài chính dù thực hiện ở đâu, cũng đều là sự giám đốc toàn diện mặt

giá trị đối với quá trình hình thành phân phối và sử dụng các nguồn vốn trong quá

trình hoạt động của từng khâu và trong toàn xã hội.

Hai chức năng của tài chính có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau, trong

đó việc thực hiện chức năng phân phối là tiền đề để thực hiện chức năng giám đốc,

  31và ngược lại việc thực hiện tốt chức năng giám đốc sẽ tạo điều kiện để thực hiện

chức năng phân phối tốt hơn.

Trên cơ sở nhận thức được bản chất, chức năng của tài chính, hoạt động của

tài chính mới phát huy được vai trò của nó trong nền kinh tế.

IV. NGUỒN  TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

1. Sự xuất hiện nguồn tài chính

Quá trình sản xuất xã hội, trải qua các khâu sản xuất – phân phối – trao đổi –

tiêu dùng. Mục đích của sản xuất là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, và cũng chính từ

nhu cầu tiêu dùng mà sinh ra sản xuất sản phẩm. Quá trình sản xuất phải thông qua

phân phối và trao đổi để đến người tiêu dùng.

Trong nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ, quá trình phân phối được tiến hành như

sau: Trước hết, người sản xuất có sản phẩm đem tiêu thụ trên thị trường và thu được

khoản tiền nhất định - gọi là doanh thu tiêu thụ hay doanh thu bán hàng.

Doanh thu tiêu thụ là doanh thu bằng tiền, nên về phương diện sử dụng nó rất

thuận tiện và linh hoạt, nó dễ phân chia, dễ vận chuyển trao đổi và dễ cất giữ.

Đối với nhà sản xuất, doanh thu bằng tiền sẽ giúp giải quyết tất cả các khoản

chi phí cần thiết, như bù đắp tiêu hao nguyên liệu, khấu hao máy móc, trả lương cho

công nhân, nộp thuế cho Chính phủ, trả lợi tức cho người có cổ phần… Sau khi chi

trả, từng phần tiền doanh thu (khoản doanh nghiệp chi) sẽ thuộc về những người

chủ sở hữu mới, và sẽ tiếp tục vận động thông qua các giao dịch trong đời sống kinh

tế xã hội. Đó là quá trình phân phối lại của doanh thu.

Về phương tiện tài chính, toàn bộ quá trình phân phối trên  đây gọi là phân

phối tài chính, và khoản doanh thu bằng tiền của doanh nghiệp sản xuất chính là

nguồn tài chính – giá trị của sản phẩm hàng hoá được chuyển hoá trong khi tiêu thụ.

Điều cần nhấn mạnh là, chỉ tới khi hàng hoá được tiêu thụ, thì người sản xuất

mới có  được nguồn tài chính để trang trải các khoản chi phí cần thiết. Như vậy,

nguồn tài chính chỉ bao gồm giá trị những sản phẩm hàng hoá  đã tiêu thụ được. 

Nguồn tài chính không chỉ giới hạn ở phần thu nhập quốc dân (V+m), mà nguồn tài

  32chính tập hợp trong nó tất cả các yếu tố hình thành giá trị của sản phẩm hàng hoá đã

được tiêu thụ. 

Nguồn tài chính, sau khi xuất hiện ở các doanh nghiệp sản xuất chúng được di

chuyển qua các luồng để tham gia vào những tụ điểm vốn khác nhau trong nền kinh

tế.

2. Các luồng di chuyển vốn và các tụ điểm vốn

Chúng ta xem xét chu trình tài chính trong nền kinh tế để thấy rõ vai trò của

các tụ điểm vốn và mối quan hệ giữa các tụ điểm đó.

+ Trước hết là tụ điểm tài chính doanh nghiệp. Chính ở đây nguồn tài chính

xuất hiện và cũng chính ở đây thu hút trở về phần quan trọng các nguồn tài chính

trong nền kinh tế.

Nguồn tài chính của doanh nghiệp – doanh thu do tiêu thụ sản phẩm  được

phân phối cho các tụ điểm vốn tiếp theo. Trước hết, một phần được sử dụng trực

tiếp mua tư liệu sản xuất (TLSX) trên thị trường TLSX. Một phần trả công cho

người lao động và chủ doanh nghiệp và lợi tức cổ phần cho người góp vốn, phần

này kết hợp với tiền lương của công nhân viên và tài trợ của thân nhân ở nước ngoài

hình thành tụ điểm vốn hộ gia đình. Một phần nộp thuế cho Nhà nước hình thành tụ

điểm vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN). Một phần mua bảo hiểm của các tổ chức

bảo hiểm hay gửi ở các tổ chức tín dụng hình thành tụ điểm vốn các tổ chức tài

chính trung gian. Phần còn lại bổ sung vào các quĩ của doanh nghiệp và có thể 

tham gia khu vực tài chính quốc tế. 

Bên cạnh luồng phân phối ra, tài chính doanh nghiệp còn thu hút các nguồn

vốn khác để bổ sung nguồn vốn của doanh nghiệp: Vay ngân hàng, phát hành cổ

phiếu, liên doanh… 

Quá trình phân phối các nguồn tài chính trên  đây của TCDN làm nảy sinh

hàng loạt các mối quan hệ tài chính, trong đó có những quan hệ sẽ tiếp tục phát

triển, thay đổi ở các tụ điểm vốn tiếp theo có những quan hệ kết thúc và nguồn tài

chính đi vào tiêu dùng cho sản xuất và phi sản xuất.

+ Thứ hai là tụ điểm vốn NSNN. NSNN có vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô

nền kinh tế thị trường, và để thục hiện được vai trò đó NSNN phải có các nguồn

  33vốn được động viên từ các khu vực kinh tế, từ dân cư và từ các nguồn tài chính

nước ngoài. 

Quá trình phân phối tài chính qua tụ điểm này như sau: Nguồn thu của NSNN

được hình thành từ các thuế của các doanh nghiệp và dân cư và từ việc phát hành

công trái, vay nợ và nhận viện trợ nước ngoài. Đồng thời NSNN sử dụng (phân

phối) nguồn tài chính của mình thông qua các khoản chi tiêu thường xuyên và đầu

tư phát triển của Chính phủ.

Hoạt động thu chi của NSNN làm nảy sinh các mối quan hệ giữa Nhà nước

với các tổ chức kinh tế và dân cư, giữa Nhà nước với các tổ chức tài chính quốc tế.

Mặt khác, chi NSNN làm tăng nguồn vốn tài chính ở các tụ điểm nhận vốn khác

nhau. 

+ Thứ ba là tụ điểm tài chính hộ gia đình.

Ở các nước kinh tế phát triển, nguồn tài chính này rất được chú trọng. Thực tế

ở nước ta cũng cho thấy rằng: Tài chính gia đình là một tụ điểm vốn quan trọng.

Trong điều kiện thu nhập của đại bộ phận dân cư cao, rõ ràng đây là nguồn tài chính

quan trọng. Việc khai thác nguồn này không chỉ đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh tế, mà

còn định hướng tích luỹ và tiêu dùng.

Nguồn tài chính dân cư được hình thành từ thu nhập của các thành viên trong

gia đình, tiền thừa kế, tiền tài trợ từ nước ngoài. Nó sẽ chi phí cho những mục đích

khác nhau, kết quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ cung cầu trên thị trường và

tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

Một phần vốn tài chính của hộ gia đình được phân phối cho tiêu dùng trực tiếp

(ăn, mặc, giải trí, học hành, chữa bệnh…) ở thị trường vật phẩm tiêu dùng (VPTD),

một phần dành dự trữ cho tiêu dùng trong tương lai. Khoản dự trữ này, nếu được

khai thác biến thành những nguồn vốn  đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng

cường tình hình tài chính cho các tụ điểm vốn khác.

+ Thứ tư là  tụ điểm vốn  các tổ chức tài chính trung gian.

Các tổ chức tài chính trung gian bao gồm: Các NHTM (Ngân hàng thương

mại), các công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính trung gian khác chuyên làm

  34nhiệm vụ môi giới để biến những nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi trong xã hội

thành những nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế. 

Do hoạt động đa dạng và phong phú, các tố chức tài chính có khả năng cạnh

tranh với nhau và bổ sung cho nhau tạo nên nguồn tiềm năng to lớn cung cấp vốn

cho các nguồn tài chính khác với nhiều hình thức phong phú. Chúng ta sẽ xem xét

sâu hơn trong phần  các tổ chức tài chính trung gian và thị trường tài chính. 

+ Một tụ điểm khác của hoạt động tài chính, là hoạt động tài chính đối ngoại.

Hiện nay, tất cả các lĩnh vực hoạt động tài chính trong nước (NSNN, tài chính

doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian, tài chính hộ gia đình) đều có quan

hệ trực tiếp tới hoạt động tài chính đối ngoại.

Đứng trên góc độ vĩ mô, thì đây là mối quan hệ giữa tài chính quốc gia với tài

chính quốc tế. Quan hệ này sẽ tạo được luồng di chuyển vốn từ bên ngoài để cung

ứng vốn cho nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế mở, chúng ta nhận thức điều đó và

vận dụng trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, để tăng cường nguồn lực cho

nền kinh tế đất nước. 

+ Tài chính của các hội, đoàn thể cũng là một tụ điểm vốn quan trọng.

Hoạt động của các hội và đoàn thể, trước hết là dựa trên nguồn kinh phí đóng

góp của hội viên. NSNN cho hỗ trợ một phần. Chi tiêu của các hội cho nhiều mục

đích tiêu dùng khác nhau, trong đó có một số hoạt động sản xuất kinh doanh, một

mặt tạo ra nguồn tài chính, mặt khác chính nguồn tài chính của các tổ chức này

cũng góp phần hỗ trợ cho các tụ điểm tài chính khác. Ngoài ra, nó còn tham gia vào

nguồn vốn của các tổ chức tài chính trung gian ( gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư

khác).

3. Hệ thống tài chính – các nhân tố và mối quan hệ

Khi xem xét các tụ điểm và luồng tài chính, chúng ta thấy bắt đầu từ nguồn tài

chính của các doanh nghiệp sản xuất, quá trình phân phối tài chính xảy ra theo các

luồng khác nhau và các tụ điểm vốn khác nhau. Điểm kết thúc ( chuyển hoá ) của

nguồn tài chính là việc sử dụng chúng cho mục đích tiêu dùng trên thị trường tư liệu

sản xuất (TLSX) và thị trường vật phẩm tiêu dùng (VPTD). Đó là quá trình phát

sinh, phát triển, thay đổi của các quan hệ tài chính.

  35Vai trò và vị trí của các tụ điểm vốn là các nhân tố quan trọng nhất trong quá

trình vận động của các nguồn tài chính. Hơn nữa, giữa các nhân tố đó có mối liên hệ

phụ thuộc lẫn nhau và chính sự kết hợp giữa chúng tạo thành một thể thống nhất.

Đó chính là hệ thống tài chính.

Chúng ta hãy xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa các tụ  điểm vốn trong hệ

thống tài chính của nền kinh tế trong sơ đồ các nhân tố tài chính và chu trình phân

phối tài chính (sơ đồ 1) , sơ đồ về quan hệ cung ứng và thu hút các nguồn vốn tài

chính (sơ đồ 2)

Sơ đồ 1 – Các nhân tố tài chính và chu trình phân phối tài chính.

9  Hoạt động tài

chính đối ngoại

Tài chính hộ

gia đình

Thị trường

VPTD

10  7  4

A

5  1  8

Các tổ chức

tài chính

trung gian

8  10

Tài chính

doanh nghiệp

Ngân sách

Nhà nước

Thị trường

TLSX

6  7

5

4

2

1  3

B

Từ sơ đồ trên cho chúng ta thấy các mối quan hệ hữu cơ sau:

-  (1) Quan hệ gữa tài chính doanh nghiệp (TCDN) với tài chính hộ gia đình.

  36-  (2) Quan hệ giữa TCDN với NSNN

-  (3) Quan hệ giữa TCDN với tài chính tổ chức trung gian.

-  (4) Quan hệ giữa TCDN với tài chính đối ngoại.

-  (5) Quan hệ giữa tài chính hộ gia đình với tài chính đối ngoại.

-  (6) Quan hệ giữa NSNN với tài chính tổ chức trung gian.

-  (7) Quan hệ giữa NSNN với tài chính đối ngoại.

-  (8) Quan hệ giữa tài chính hộ gia đình với tài chính tổ chức trung gian.

-  (9) Quan hệ giữa tài chính hộ gia đình với tài chính đối ngoại.

-  (10) Quan hệ giữa tài chính tổ chức trung gian với tài chính đối ngoại.

-  (A) Quan hệ giữa tài chính hộ gia đình với thị trường VPTD

-  (B) Quan hệ giữa TCDN với thị trường TLSX.

Sơ đồ 2 – Quan hệ cung ứng và thu hút các nguồn vốn tài chính.

Tài chính hộ

gia đình

Ngân sách

Nhà nước

Tài chính

đối ngoại

Tài chính

doanh ngiệp

Các tổ chức tài

chính trung gian

  37Các sơ đồ trên cho thấy vai trò thu hút vốn và cung ứng vốn chính của các tụ

điểm vốn hợp thành hệ thống tài chính là: Tài chính doanh nghiệp, NSNN, tài chính

các tổ chức tài chính trung gian, tài chính hộ gia đình và tài chính đối ngoại. Các

nguồn vốn tài chính sẽ kết thúc sự tồn tại của mình tại thị trường TLSX và thị

trường VPTD.

V. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG

1. Hoạt động tài chính trong sự đổi mới về cơ chế kinh tế

 Kinh  tế thị trường là một nền kinh tế mà trước hết mọi sản phẩm của sản

xuất đều mang tính chất hàng hoá với đúng nghĩa của nó. Tức là một nền kinh tế mà

mọi sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ trên thị trường với giá cả được xác định

chủ yếu theo quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Nền kinh tế đó không chấp nhận

kiểu phân phối theo mệnh lệnh hành chính với giá cả ép buộc không phản ánh đúng

giá trị của hàng hoá, mà trong cơ chế kế hoạch tập trung đã áp dụng. Trong nền kinh

tế kế hoạch hoá tập trung  nước ta đã thực hiện một chính sách phân phối như vậy,

do đó dã không sử dụng hiệu quả tiềm năng của đất nước, nền kinh tế bị trì trệ trong

một thời gian dài.

 Cơ chế thị trường là cơ chế “tự điều chỉnh”, Nhà nước không trực tiếp can

thiệp vào việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải có tính

năng động và nhạy cảm để phát huy được lợi thế của mình trong cạnh tranh, đáp

ứng kịp thời các yêu cầu luôn biến động của quy luật cung cầu trên thị trường.

 Một đặc điểm quan trọng của nền kinh tế thị trường là nó thực hiện một cơ

chế mở. Cơ chế kinh tế mở trước hết cho phép mọi thành phần kinh tế được tham

gia vào mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với đầy đủ mọi nghĩa

vụ và quyền lợi, trên cơ sở bình đẳng. Cơ chế kinh tế mở còn khuyến khích và tạo

mọi điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong sự giao lưu

hàng hoá, vốn, tài sản. Cơ chế kinh tế mở cũng khuyến khích sự giao lưu kinh tế

giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, trong nước và nước ngoài, gắn nền kinh tế

trong nước với nền kinh tế thế giới.

  38 Hoạt động tài chính gắn liền với hoạt động phân phối. Trong cơ chế kế hoạch

hoá tập trung, việc phân phối được tập trung dưới sự chỉ huy của Nhà nước, thì kết

quả phân phối đã được định đoạt trước bởi ý muốn chủ quan của Nhà nước. Công

cụ tiền tệ - tài chính ở đây mang nặng tính chất hình thức, chúng không có vai trò gì

trong phân phối. Các chỉ tiêu phân phối giữa hiện vật và gía trị tách rời nhau.

 Trong nền kinh tế thị trường, mệnh lệnh hành chính được thay thế bằng hệ

thống pháp luật. Mọi hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng tuân theo

các quy luật của nền kinh tế thị trường. Hoạt động tài chính thực sự sôi động, phong

phú  để  đáp  ứng các yêu cầu về chi trả, thanh toán, giao dịch. Tài chính vừa là

phương tiện của các hành vi kinh tế vừa là mục tiêu của các hành vi kinh tế đó, vì

muốn phát triển kinh tế, phải có cơ sở kinh tế vững vàng và nguồn tài chính khoẻ

mạnh.

 Trong  nền kinh tế thị trường, mọi thành viên  được quyền huy  động mọi

nguồn vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Do đó các công

cụ tài chính cũng ngày càng phát triển và mở rộng để phục vụ cho yêu cầu này.

 Phân phối của Ngân sách Nhà nước, một khâu phân phối quan trọng trong hệ

thống phân phối tài chính, thực hiện phân phối của mình để đầu tư cho kết cấu hạ

tầng, đảm nhiệm các khoản chi phí chung nhất của toàn xã hội, làm tiền đề thúc đẩy

quá trình đầu tư của các doanh nghiệp.

 Sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức trung gian tài chính cùng với sự

hình thành và phát triển của thị trường tài chính có vai trò rất quan trọng đối với nền

kinh tế. Chúng không chỉ cạnh tranh với nhau để tạo được nguồn vốn nhanh nhất

với lãi suất thấp nhất mà còn bổ sung cho nhau trong việc huy động triệt để các

nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội để cung ứng cho đầu tư. Đồng thời

trong nền kinh tế, ngoài tiền gửi tiết kiệm, tiền trong lưu thông ngoài hệ thống ngân

hàng, sẽ xuất hiện hàng loạt giấy tờ có giá trị (các loại chứng khoán) nhằm mục

đích thu hút các nguồn vốn. Sức mạnh lớn nhất của nền kinh tế thị trường là ở các

công cụ tài chính. Chính nó đã làm sôi động nền kinh tế trong các quá trình sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ; hướng các nguồn tài chính vào những  điểm xung yếu

nhất, cần thiết nhất và có hiệu quả nhất để phát triển kinh tế - xã hội.

  39  Tuy nhiên, khi đề cao vai trò của nền kinh tế thị trường, chúng ta cũng phải

nhìn thẳng vào những nhược điểm của nó. Cạnh tranh ở nền kinh tế thị trường vừa

là  động lực thúc đẩy phát triển vừa có thể kìm hãm sự phát triển. Vì trong cạnh

tranh, không tránh khỏi có những doanh nghiệp bị phá sản, gây lãng phí tài nguyên

xã hội. Hơn nữa, trong nền kinh tế cạnh tranh, tất không tránh khỏi tình trạng là có

những doanh nghiệp, những ngành, những vùng và những những nhóm dân cư có

thu nhập khác nhau, có thể những người giàu càng giàu thêm còn những người

nghèo càng nghèo thêm. Trong các quốc gia có nền kinh tế thị trường, sự can thiệp

của Nhà nước là tất yếu để hạn chế mặt tiêu cực của nó. Sử dụng các công cụ chính

sách tài chính - tiền tệ để tác động vào nền kinh tế đước áp dụng phổ biến ở các

nước khác nhau với những mức độ khác nhau.

2. Hoạt động tài chính và vấn đề lạm phát

 Có  nhiều cách nhìn nhận và  đánh giá khác nhau về bản chất cũng như

nguyên nhân gây ra lạm phát. Nhưng tất cả các ý kiến đều thống nhất về biểu hiện

của lạm phát là sự gia tăng giá cả. Chính vì vậy khi nói tỉ lệ lạm phát là nói tới tỉ lệ

gia tăng giá và việc chống lạm phát cuối cùng cũng phải hướng vào việc chống tăng

giá.

  Các nhà kinh tế học, như Jean Bordin  ( 1530-1596), David Hume (1711-

1776), Adam Smith (1723-1790),  David Ricardo (1772-1823) cũng như Irving

Fisher (1876-1947) và K.Marx (1818-1867), khi nghiên cứu về lưu thông tiền tệ

trong nền kinh tế, đều có nhận xét rằng khi khối lượng tiền trong lưu thông quá lớn

so với khối lượng hàng hoá có trong lưu thông, thì giá cả hàng hoá sẽ tăng vọt -

hiện tượng lạm phát xảy ra. Vì vậy  để ngăn ngừa lạm phát có hiệu quả, phải sử

dụng nhiều công cụ tác động trực tiếp và gián tiếp vào mức cung tiền tệ và khối

lượng hàng hoá trong lưu thông.

 Lượng tiền chủ yếu trong lưu thông  được cung  ứng chủ yếu từ 2 nguồn:

Ngân sách Nhà nước và tín dụng. Khối lượng tiền tệ sẽ quá lớn khi tổng số chi của

NSNN và tổng số cho vay tín dụng vượt qua các nguồn huy động được. Nói cách

khác lạm phát xảy ra khi Chính phủ thực hiện chính sách phát hành cho ngân sách

và cho tín dụng qúa giới hạn cho phép.

  40  Điều này có nghĩa, chẳng hạn khi khối lượng hàng hoá trong xã hội là một

con số Q nào đó, tương đương với giá trị tiền tệ là M, khi đó giá cả hàng hoá của

một đơn vị hàng hoá là: P = M/Q. Nếu chúng ta phát hành thêm tiền và lưu thông

(qua NSNN hoặc tín dụng) với một lượng là ∆m, thì giá cả của hàng hoá sẽ  là:       

P1 = (M + ∆m)/Q,  mức giá này lớn hơn mức giá trước khi phát hành một lượng ∆p =

∆m/Q và ∆p/P chính là tỉ lệ lạm phát do phát hành gây ra.

 Tuy nhiên, đây chỉ là tỷ lệ tính toán, trong thực tế, cần bổ sung nhiều yếu tố

ảnh hưởng khác, như mối quan hệ cung cầu, yếu tố tâm lý…

  Nguyên nhân gây ra lạm phát, không chỉ do sự mất cân đối về kinh tế, mà

còn có những nguyên nhân thuộc về lãnh vực tài chính. Điều đó có thể thấy rõ khi

nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế - tài chính nước ta trong hơn một thập kỉ

qua . Khi tốc độ tăng TSP xã hội bình quân năm tăng từ 1,4% (1976-1980) lên 8,7%

(1981-1985) và 5,9% (1986-1989) thì tốc độ lạm phát tăng từ 21% (1976-1980) lên

74% (1981-1985) và 297% (1986-1989), như vậy lạm phát tăng không phải do sự

trì trệ của sản xuất, mà do các giải pháp sai lầm về tài chính .

 Thực tế đúng như vậy, suốt từ năm 1976 đến năm 1991, nền tài chính quốc

gia luôn trong tình trạng bị động và suy yếu, bội chi ngân sách và tiền mặt tăng lên

rất lớn và ngày càng gia tăng. Số liệu sau đây minh hoạ điều đó:

 Số luợng tiền tệ trong lưu thông  trong giai đoạn 1976-1980 tăng 5 lần giai

đoạn 1981-1985 tăng 12,5 lần và 1986-1989 tăng hơn 17 lần.

 Các  số liệu trên cho thấy, sự mất cân đối trầm trọng giữa tốc độ tăng khối

lượng tiền trong lưu thông với tốc độ tăng TSP xã hội đã vi phạm nghiêm trọng cân

đối tiền hàng trong nền kinh tế. Các số liệu về lạm phát trong thời kì này cho chúng

ta thấy rõ điều đó: Từ tỉ lệ 191,6% (1985) vọt lên 587,2% (1986), 416,7% (1987) và

410,7% (1988).

 Rõ ràng đây là hậu quả của chính sách tài chính tiền tệ non kém của chúng ta

trong giai đoạn đó. Nhất là giai đoạn từ tháng 9-1985 đến cuối năm 1988 khi Chính

phủ thực hiện chính sách điều chỉnh giá, lương, tiền thì lạm phát ngự trị ngạo nghễ.

 Nhìn lại, chúng ta thấy, một nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy lạm phát là việc

chính phủ bơm quá nhiều tiền vào lưu thông cùng với việc tăng giá hàng loạt

  41nguyên vật liệu sản xuất, tăng lương, gây sức ép tăng chi phí sản xuât ngày càng

đẩy giá cả lên cao. Một nguyên nhân quan trọng khác là, chính sách lãi suất tín dụng

của chúng ta trong thời kì đó chỉ có tác động yếu tới mức cung tiền tệ trong nền

kinh tế, nó không khuyến khích người ta tiết kiệm, trái lại tác động làm người ta

vung tiền ra lưu thông nhiều hơn.

 Cuối năm 1988 và đầu năm 1989, Chính phủ mới thực sự sử dụng công cụ

tài chính tấn công trở lại cơn sốt lạm phát. Đó là chính sách sử dụng tỉ giá linh hoạt,

phù hợp với sự biến động giá cả trên thị trường và đặc biệt là chính sách lãi suất tiết

kiệm. Việc  đưa lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn (3 tháng) lên 12%/tháng là một liều

thuốc cực mạnh về mặt tâm lý để đánh vào lạm phát. Tuy nhiên, cũng phải thừa

nhận rằng, việc chỉnh lãi suất tiết kiệm trong thời kì đó chưa thật sự nhạy bén và

linh hoạt, và chưa sử dụng đồng bộ với các công cụ khác, nên kết quả đạt  được

trong năm 1989 còn rất bấp bênh, nguy cơ lạm phát vẫn còn đe doạ .

 Thực tế tình hình kinh tế những năm 1990-1991 cho thấy mặt dù nền kinh tế

có bước phát triển tiến bộ trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp….nhưng lạm

phát lại bùng lên và đỉnh cao vào cuối năm 1991 (172%). Một nguyên nhân ở đây là

do lạm phát có sức “sức ỳ” từ những đợt lạm phát trước, nhưng một nguyên nhân

khác nữa là Nhà nước chưa sử dụng được công cụ quản lý ngoại hối và vàng. Thời

kì này, giá vàng và tỉ giá ngoại tệ còn trôi nổi ngoài vòng kiềm chế của các công cụ

tài chính tín dụng. Do giá vàng và ngoại tệ (chủ yếu là đôla) không ngừng tăng lên

đã kích thích người ta  đẩy tiền ra lưu thông để tích trữ vàng làm cho lượng tiền

trong lưu thông ngày càng tăng lên, gây sức ép lạm phát.

 Chỉ từ đầu năm 1992 các công cụ tài chính - tiền tệ mới thực sự điều tiết

được giá vàng và ngoại tệ, và kết quả là tình hình tài chính - tiền tệ của chúng ta

trong năm 1992 khá tốt, lạm phát chỉ còn hai con số - một con số cho phép trong

nền kinh tế thị trường.

 Có  được kết quả hài lòng năm 1992, chúng ta mới thấy hết ý nghĩa quan

trọng của việc sử dụng đồng bộ, có hiệu quả các công cụ tài chính - tiền tệ trong nền

kinh tế thị trường, của chính sách “thắt chặt tiền tệ” để ngăn chặn lạm phát.

  423. Chính sách tài chính của chính phủ

Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, Chính phủ ở mỗi một quốc gia cần đề

ra một chính sách tài chính phù hợp để thực hiện các mục tiêu của nền kinh tế vĩ

mô. Trong số các nội dung quan trọng của chính sách tài chính quốc gia, nổi lên hai

nội dung lớn là:

- Chính sách tạo vốn và sử dụng vốn trong nền kinh tế.

- Chính sách điều hoà thu nhập thông qua các công cụ tài chính.

a. Chính sách tạo vốn và sử dụng vốn trong nền kinh tế

Muốn phát triển kinh tế, cần có 3 yếu tố: Lao động, vốn, công nghệ. Các yếu

tố này còn được gọi là các nguồn lực khan hiếm. Đối với nước ta, lưc lượng lao

động dồi dào, nhưng nguồn vốn quá ít ỏi và công nghệ còn lạc hậu. Tất nhiên là

muốn  đổi mới công nghệ cũng cần phải có vốn. Do  đó, vốn là vấn  đề mấu chốt

trong chính sách tài chính ở giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô ở mọi quốc gia là gia tăng tổng sản phẩm quốc

dân (GNP). Muốn gia tăng GNP, điều tất yếu là phải tăng vốn đầu tư cho sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ. Vấn đề đặt ra là xác định nhu cầu vốn trong mỗi thời kỳ như

thế nào? 

Có nhiều cách tính nhu cầu vốn cho một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

+ Cách thứ nhất: Xác định nhu cầu vốn trên cơ sở gắn với việc giải quyết vấn

đề xã hội và việc làm.

+ Cách tính thứ hai: Dựa theo mô hình Harrod Domar:  K a Y ∆ = ∆ . 

Với:  Y ∆  - mức gia tăng về sản lượng sản phẩm.

         K ∆  - mức gia tăng về vốn đầu tư 

a - là hệ số tăng trưởng. 

Các nhà kinh tế tính toán hệ số tăng trưởng tại các nước đang phát triển biến động

từ 0,14 – 0,30. Ở nước ta, con số này những năm đầu thập niên 90 khoảng 0,50. 

Để thực hiện chính sách tạo vốn cần giải quyết một số nội dung sau:

  43- Bằng mọi biện pháp và hình thức, các công cụ tài chính phải hướng vào việc

khai thác mọi tiềm năng về vốn trong nền kinh tế.

- Đẩy mạnh các hoạt động tài chính đối ngoại nhằm thu hút các nguồn vốn từ

bên ngoài, với các biện pháp vay nợ, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp.

- Triệt để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng vốn lựa

chọn một cơ cấu đầu tư thích hợp.

- Điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách Nhà nước theo hướng giảm các nhu cầu chi

chưa thực sự cấp bách.

- Sử dụng triệt để các công cụ tài chính trung gian để khai thông các nguồn

vốn và hình thành thị trường vốn và thị trường tiền tệ, mở rộng tính tự chủ trong

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tài chính - tiền tệ, hoạt động môi giới…

b. Chính sách điều hoà thu nhập 

Một mâu thuẫn gay gắt trong quá trình phân phối thu nhập là mâu thuẫn giữa

chính sách xã hội với quy luật phân phối trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề là

chúng ta phải có một chính sách phân phối hợp lý của cải trong toàn xã hội, chính

sách đó phải bảo đảm được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô.

Các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng có hai công cụ sắc bén của chính sách

tài chính trong phân phối, là: Thuế và chi tiêu ngân sách của chính phủ. 

+ Thuế: Mặc dù mọi người đều thừa nhận tác động của thuế trong vấn đề phân

phối, nhưng có nhiều quan điểm khác nhau về sử dụng nó ở mức độ nào, sử dụng ra

sao để vừa kích thích phát triển kinh tế, vừa điều hoà thu nhập, bảo đảm thích đáng

nguồn thu ngân sách.

Sử dụng công cụ thuế, trong đó việc sử dụng các loại thuế, đối tượng chịu thuế

và thuế suất là những nội dung quan trọng phù hợp với từng thời kỳ và điều kiện

thực tế nhất định. Ví dụ: Thuế thu nhập là loại thuế đánh vào thu nhập của dân cư

và các tổ chức có thu nhập – là một loại thuế được áp dụng phổ biến ở các nước

kinh tế phát triển, nhưng ở ta thì diện chịu thuế này chưa đáng kể.

Thuế thực sự là một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng thuế đúng đắn nó có tác

động tích cực phát triển kinh tế, nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì nó có tác động

  44ngược lại kìm hãm sự phát triển. Ở hấu hết các quốc gia, thuế được sử dụng như

một phương tiện đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, và nó cũng được coi

như một phương tiện quan trọng điều tiết nền kinh tế.

Ở nước ta, công cụ thuế với tư cách là một công cụ của chính sách tài chính,

chỉ mới thực sự phát huy vai trò của nó đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế từ 1990,

khi Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành hệ thống thuế mới. Với hệ thống thuế

này chính sách tài chính của quốc gia đã tác động tích cực đến nền tài chính quốc

gia: giảm đáng kể bội chi ngân sách, góp phần chặn đứng lạm phát thúc đẩy nền

kinh tế tăng trưởng tốt. Tuy còn hạn chế trong cơ cấu của hệ thống thuế và thuế suất

trong một vài luật thuế, nhưng chúng ta đã thấy được kết quả tích cực của công cụ

này đối với kinh tế xã hội nước ta trong những năm qua.

+ Công cụ chi ngân sách: Chi ngân sách là một khoản chi rất lớn của quốc gia

để đáp ứng cho nhu cầu của toàn xã hội. Trong các nước kinh tế phát triển, chi ngân

sách chủ yếu dành cho các chi tiêu công cộng, như: chi cho văn hoá – xã hội, giáo

dục, y tế, an ninh- quốc phòng và chi cho khu vực kinh tế công cộng…Ở nước ta,

chi ngân sách cũng nhằm bảo đảm nhu cầu xã hội, đặc biệt chi cho phát triển kinh tế

chiếm một phần quan trọng. Bởi lẽ, mặc dù nhà nước chủ trương một nền kinh tế

nhiều thành phần, nhưng ở ta kinh tế công cộng chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn

bộ nền kinh tế.

 Vấn đề là, trong chính sách tài chính của một quốc gia, việc chi tiêu ngân

sách có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế xã hội của quốc gia đó. Các nhà kinh tế học

khi nghiên cứu nhu cầu của nền kinh tế ở một quốc gia, cho thấy rằng: chi tiêu ngân

sách (chi tiêu của chính phủ) có tác động rất lớn tới tổng mức cầu của xã hội. Các

khoản chi khổng lồ của chính phủ cho y tế, giáo dục, quốc phòng và các mục tiêu xã

hội (trợ cấp người nghèo, trợ cấp thất nghiệp…) và đầu tư phát triển kinh tế, đã đẩy

nhu cầu xã hội lên rất cao dễ đưa tới mất cân đối cung- cầu trong nền kinh tế và

nguy cơ lạm phát.

 Thực tế ở nước ta, trong thời kì có lạm phát, một nguyên nhân là do cơ chế bao cấp của ngân

sách, ngân sách chi quá lớn vượt quá khả năng cung ứng của nền kinh tế, trong đó chi đầu tư phát triển

kinh tế tràn lan chưa có trọng điểm,  đã đưa đến lãng phí lớn tài nguyên của đất nước.

  45Nhưng cũng phải thấy rằng, Nhà nước Việt Nam- Nhà nước XHCN mà bên cạnh các mục tiêu

kinh tế, nó còn có mục tiêu quan trọng nữa là thực hiện công bằng xã hội. Để thực hiện công bằng xã

hội, các khoản chi phí về trợ cấp xã hội của chính phủ có ý nghĩa to lớn đối với việc cải thiện đời sống

của những người được hưởng chính sách xã hội. 

  46CHƯƠNG III

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG

Tín dụng ra đời rất sớm so với sự xuất hiện của môn kinh tế học và được lưu

truyền từ đời này qua đời khác. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh-có

nghĩa là lòng tin, sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ

Việt Nam là sự vay mượn.

 Trong  thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ

dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản: (1) Người sở hữu một số tiền hoặc

hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định và (2) 

Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một

giá trị lớn hơn. Phần trăm tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ

kinh tế là lãi suất.

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG

1. Cơ sở ra đời của tín dụng

Sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện sở hữu tư nhân về TLSX là cơ

sở ra đời của tín dụng. Xét về mặt xã hội, sự xuất hiện chế độ sở hữu về TLSX là cơ

sở  hình thành sự phân hoá xã hội: của cải, tiền tệ có xu hướng tập trung vào một

nhóm người, trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập

không đáp ứng đủ cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến

cố rủi ro bất thường xảy ra. Trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự ra đời của tín dụng

để giải quyết mâu thuẫn nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hoà nhu cầu vốn tạm

thời của cuộc sống. 

2. Quan hệ tín dụng nặng lãi

Quan hệ tín dụng nặng lãi là quan hệ tín dụng ra đời đầu tiên vào thời kỳ cổ đại.

2.1 Chủ thể của quan hệ tín dụng nặng lãi

Chủ thể của quan hệ tín dụng nặng lãi bao gồm: (1) Người đi vay: chủ yếu là

nông dân và thợ thủ công, ngoài ra, chủ nô, địa chủ và quan hệ cũng có một phần đi

  46vay nặng lãi; (2) Người cho vay: Những người kinh doanh thương nghiệp tiền tệ,

chủ nô, địa chủ và một số quan lại.

2.2 Nguyên nhân xuất hiện tín dụng nặng lãi.

Trong điều kiện sản xuất thấp kém, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, lại

thêm gánh nặng sưu thuế và các tệ nạn xã hội khác, những người sản xuất nhỏ khi

phải đối phó với những rủi ro xảy ra trong cuộc sống có thể dẫn đến phải đi vay để

giải quyết những khó khăn cấp bách trong  đời sống, như mua lương thực, thuốc

men, đóng tô, thuế…; còn các tầng lớp khác đi vay là để giải quyết những thiếu hụt

tạm thời với các nhu cầu cao.

2.3 Đặc điểm của tín dụng nặng lãi

Tín dụng nặng lãi có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Lãi suất cao, do hai nguyên nhân: Thứ nhất là cầu tín dụng lớn hơn cung tín

dụng; thứ hai là nhu cầu đi vay thường cấp bách không thể trì hoãn được.

+ Mục đích vay là tiêu dùng. Đối với nông dân và thợ thủ công thì mục đích

sử dụng vốn vay là để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như: mua

lương thực để ăn, thuốc men để chữa bệnh, nộp tô, đóng thuế…Đối với các tầng lớp

khác thì mục đích đi vay là để chi tiêu cho những nhu cầu cao cấp như xây dựng lâu

dài, tổ chức dạ hội, mua sắm quí kim…

+ Hình thức vận động của vốn trong quan hệ tín dụng nặng lãi biểu hiện rất đa

dạng: Cho vay bằng tiền thu nợ bằng tiền hay thu nợ bằng hiện vật…

2.4 Tín dụng nặng lãi trong điều kiện ngày nay  

Trong điều kiện ngày nay, tín dụng nặng lãi còn tồn tại khá phổ biến ở các

nước  đang phát triển; do các nguyên nhân: (1) Do  ảnh hưởng của chế  độ phong

kiến; (2) Mức độ thu nhập của người lao động thấp và (3) Hệ thống tín dụng chưa

phát triển. 

3. Sự phát triển của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường

Sản xuất hàng hoá là nguyên nhân ra đời của tín dụng. Vì vậy ở bất cứ xã hội

nào có sản xuất hàng hoá thì tất yếu có sự hoạt động của tín dụng.

  473.1 Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của tín dụng.

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, các doanh nghiẹp muốn tiến hành sản

xuất kinh doanh phải có một số vốn nhất định. Do đặc điểm vận động của vốn là

tuần hoàn theo công thức T-H-T và do tính chất thời vụ trong hoạt động sản xuất

kinh doanh, mà mỗi doanh nghiệp có lúc thì thiếu vốn có lúc thì thừa vốn. Tuy

nhiên, đối với doanh nghiệp có tính thời vụ thấp việc thừa thiếu vốn tiền tệ với thời

gian ngắn hơn và qui mô nhỏ hơn so với xí nghiệp có tính thời vụ cao. Đứng trên

giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì tại một thời điểm nhất định sẽ có hiện

tượng một nhóm các xí nghiệp có vốn tạm thời chưa sử dụng trong khi một nhóm

những xí nghiệp khác lại có nhu cầu vốn cần bổ sung tạm thời.

Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do chu kỳ sản xuất và tính chất thời vụ ở mỗi

doanh nghiệp, ở mỗi ngành kinh tế không giống nhau. Quá trình tái sản xuất là một

quá trình liên tục trên cơ sở phân công và hợp tác trong toàn bộ hệ thống kinh tế, vì

vậy khi mà doanh nghiệp này thừa vốn thì tất cả các doanh nghiệp khác thiếu vốn.

Đây là hiện tượng khách quan, đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối giữa nơi thừa và

nơi thiếu.

Trong cơ chế thị trường, tồn tại và phát triển luôn gắn bó với nhau, vì vậy nhu

cầu cho sản xuất không chỉ để duy trì mức sản xuất như cũ, mà còn có nhu cầu đầu

tư phát triển. Nhu cầu vốn trong trường hợp này dung để mua sắm TSCĐ, tăng dự

trữ vật tư hàng hoá cho tái sản xuất mở rộng. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận

tích luỹ để đầu tư có giới hạn, vì vậy muốn thực hiện được nhu cầu mở rộng sản

xuất cần phải nhờ đến nguồn vốn trong xã hội. Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu này

là vốn tiết kiệm xã hội, bao gồm vốn tiết kiệm của các nhà kinh doanh, vốn tiết

kiệm cá nhân và ngân sách Nhà nước. Mỗi khoản tiết kiệm có một mục đích nhất

định: nhà kinh doanh tiết kiệm để mở rộng sản xuất; cá nhân tiết kiệm để xây dựng

nhà cửa, mua sắm xe cộ… Mục đích của tiết kiệm có thể được thực hiện ngay hoặc

chỉ được thực hiện trong tương lai. Do đó trong thời gian chưa thực hiện được mục

đích đã định, những người chủ của vốn tiết kiệm có thể cho vay dưới hình thức trực

tiếp mua trái phiếu hay gián tiếp gởi vào các tổ chức tiết kiệm. Như vậy sự phát

triển của tín dụng  xuất phát từ nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư.

  48Tóm lại: Trong nền kinh tế thị trường, đặc điểm tuần hoàn vốn và yêu cầu của

quá trình tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có tín dụng.

3.2 Tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển một cách đa dạng.

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng ngày càng phát triển. Chủ thể tham gia

các quan hệ tín dụng rất phong phú. Quan hệ tín dụng được mở rộng về đối tượng

và quy mô, thể hiện trên các mặt sau:

- Các tổ chức ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển mạnh và rộng rãi

khắp nơi.

- Phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng vốn tín dụng với khối lượng ngày

càng lớn. 

- Thu nhập cá nhân ngày càng tăng, nên ngày càng có nhiều người tham gia

vào các quan hệ tín dụng.

Ngoài việc mở rộng các quan hệ tín dụng, hình thức tín dụng ngày càng phát

triển đa dạng như tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng Nhà nước và

các loại khác.

II. BẢN CHẤT TÍN DỤNG 

Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng ở bất cứ

phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm thời

một vật hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được giá trị

của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi. 

Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế

trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình tái sản

xuất.

1. Sự vận động của tín dụng

Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ

có mối quan hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện

dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình vận động đó được thể hiện qua các

giai đoạn sau:

  49+ Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, vốn

tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay.

Như vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là

một đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thôn thường. Mác viết “…

Trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận  được giá trị, vì cũng chỉ có một bên

nhượng đi giá trị mà thôi”.

+ Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận

được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn

một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị

đó, mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định.

+ Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần

hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở

về hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay. Như vậy sự

hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu

ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. 

2- Hoạt động của tín dụng trong phạm vi vĩ mô

Sau năm 1930 lý thuyết cho vay đã được thừa nhận và sử dụng để phân tích

hoạt động của tín dụng và lãi suất trong nền kinh tế thị trường. Quỹ cho vay được

hình thành và vận động giữa các chủ thể tham gia quá trình tái sản xuất, bao gồm

các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông; các tổ chức tài chính – tín

dụng; Nhà nước và công dân. 

2.1 Cung và cầu của quỹ cho vay.

2.1.1. Cung của quỹ cho vay. 

Trong nền kinh tế thị trường, cung của quĩ cho vay từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Tiết kiệm cá nhân. Thu nhập của cá nhân được chia làm hai phần là tiêu

dùng và tiết kiệm. Số thu về tiết kiệm cá nhân, một phần được sử dụng để mua nhà,

đất, hoặc đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán; một phần còn lại được đầu tư gián

tiếp vào thị trường vốn và tiền tệ thông qua các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ

tiết kiệm, HTX tín dụng…

  50+ Tiết kiệm của nhà doanh nghiệp. Tổng số tiết kiệm của nhà doanh nghiệp là

phần lợi nhuận không chia và khấu hao; số tiền tiết kiệm này khi nhà doanh nghiệp

chưa sử dụng đến thì có thể trở thành một bộ phận của quỹ cho vay thông qua thị

trường vốn và tiền tệ.

+ Mức thặng dư của ngân sách nhà nước. Mức thặng dư của NSNN bằng thu

nhập trừ đi chi phí về hàng hoá và dịch vụ.

+ Mức tăng của khối lượng tiền tệ cung ứng. Cơ sở để tính mức tăng này là

khối lượng tiền tệ lưu thông ngoài ngân hàng và tiền trên tài khoản séc.

2.1.2. Cầu về quỹ cho vay.

Trong nền kinh tế hàng hoá-tiền tệ, cầu về quĩ cho vay khá phong phú,  đa

dạng:

+ Nhu cầu đầu đầu tư của doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp đóng vai trò

quan trọng nhất về nhu cầu của quỹ cho vay.

+ Nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân. Ở các nước phát triển tín dụng tiêu

dùng chiếm một tỷ trọng đáng kể.

+ Thâm hụt Ngân sách của Chính phủ: khi NSNN bị thâm hụt Nhà nước phải

đi vay thông qua phát hành công trái hay trái phiếu kho bạc để bù đắp khoản bội chi

hàng năm.

+ Ngoài ra mức giảm khối lượng tiền tệ cung ứng và mức tăng dự trữ tiền tệ

cũng là hai thành phần của số cầu.

2.2 Đặc điểm của quỹ cho vay

Quỹ cho vay biểu hiện quan hệ giữa những người tham gia quá trình tái sản

xuất, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như Nhà

nước và dân cư. Mục đích sử dụng quỹ cho vay là nhằm thoả mãn nhu cầu vốn tiền

tệ tạm thời cho sản xuất và tiêu dùng. Quĩ cho vay có các đặc điểm cơ bản sau:

- Quỹ cho vay chủ yếu tập trung và phân phối thông qua các tổ chức tài chính

tín dụng. Trong nền sản xuất hàng hoá hiện  đại, phân phối quỹ cho vay thường

được thực hiện bằng hai cách:  (1) Phân phối trực tiếp như mua trái phiếu doanh

nghiệp và (2) Qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tiết

  51kiệm, quỹ bảo hiểm xã hội, HTX tín dụng và các tổ chức tài chính khác. Trong đó

việc phân phối qua các tổ chức trung gian chiếm đại bộ phận.

- Quỹ cho vay vận động trên cơ sở hoàn trả và có lãi suất. Sự hoàn trả là đặc

trưng riêng của quỹ tín dụng, đồng thời nó phản ánh bản chất vận động của quỹ cho

vay. Tuần hoàn và chu chuyển vốn trong nền kinh tế quyết định khả năng hoàn trả

của tín dụng. Về hình thức, sự hoàn trả được thực hiện trên cơ sở thoả thuận bằng

hợp đồng tín dụng giữa người cho vay và người đi vay. 

Tóm lại: Tín dụng là phương thức huy động vốn quan trọng nhất của nền kinh

tế thị trường. Vì vậy sử dụng có hiệu quả phương thức này sẽ góp phần giải quyết

nhu cầu vốn đang là vấn đề cấp thiết cho sản xuất và đầu tư phát triển.

III. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG.

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú.

Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau.

1. Thời hạn tín dụng. Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia

ra ba loại: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.

+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường

được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho

nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. 

+ Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp để

mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các

công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Tín dụng dài hạn: là loại có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử

dụng để cung cấp vốn cho XDCB, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.

Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một

phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất.

2- Đối tượng tín dụng. Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng được

chia thành hai loại: tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định.

+ Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn tín dụng đực sử dụng để hình thành vốn

lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên vật

  52liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp

mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Loại tín dụng này thường được chia ra các

loại: cho vay dự trữ hàng hoá; cho vay chi phí sản xuất và cho vay để thanh toán các

khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu.

+ Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành TSCĐ.

Loại này được đầu tư để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng sản

xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung hạn và

dài hạn.

3. Mục đích sử dụng vốn. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng

được chia làm hai loại: tín dụng sản xuất  lưu thông hàng hoá và tín

dụng tiêu dùng.

+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại cấp phát tín dụng cho các

doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hoá và lưu

thông hàng hoá.

+ Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng: Như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hoá bền chắc và cả

những nhu cầu hàng ngày. Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức

bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hoá.

4. Chủ thể trong quan hệ tín dụng. Căn cứ vào tiêu thức này, thì tín

dụng được chia thành các loại: tín dụng thương mại, tín dụng Nhà

nước và tín dụng ngân hàng.

+ Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp

được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Mua bán chịu hàng hoá là

hình thức tín dụng, vì: 

. Người bán chuyển giao cho người mua để sử dụng vốn tạm thời trong một

thời gian nhất định.

. Đến thời hạn được thoả thuận, người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới

hình thức tiền tệ và cả phần lãi suất. 

Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là GIẤY NỢ

- một dạng đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền cho người bán và nghĩa

  53vụ phải thanh toán nợ của người mua. GIẤY NỢ trong quan hệ tín dụng thương mại

được gọi là kỳ phiếu thương mại (thương phiếu), với 2 loại: hối phiếu và lệnh phiếu.

. Hối phiếu là một thương phiếu do chủ nợ lập ra để ra lệnh cho người thiếu nợ

trả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món nợ đáo hạn. Người hưởng

thụ có thể là người phát hành, cũng có thể là thứ ba. 

. Lệnh phiếu là một thương phiếu do người thiếu nợ lập ra để cam kết trả một

số tiền nợ nhất định khi đến hạn cho chủ nợ.

Về hình thức, thương phiếu được chia ra ba loại: (1) Thương phiếu vô danh,

không ghi tên người thụ hưởng; (2) Thương phiếu ký danh; có ghi tên người thụ

hưởng và (3) Thương phiếu định danh, có ghi tên như thương phiếu ký danh nhưng

không chuyển nhượng cho người khác.

. Vai trò của tín dụng thương mại trong nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh

tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp thường xuyên

xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng nhu cầu vốn của

những nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp

tiêu thụ được hàng hoá của mình. Mặt khác sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ

giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng

kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy vậy tín dụng thương mại vẫn có những hạn chế về qui mô tín dụng, về

thời hạn cho vay, và về phương hướng (giới hạn đối với những xí nghiệp cần hàng

hoá để sử dụng cho sản xuất hoặc dự trữ), ngoài ra việc cung cấp tín dụng thương

mại chỉ được thực hiện trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau. 

+ Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín

dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.

Trong nền kinh tế ngân hàng  đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong

quan hệ tín dụng nó vừa là người cho vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là

người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát

hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là

người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và cá nhân.

  54Khác với tín dụng thương mại, được cung cấp dưới hình thức hàng hoá, tín

dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ - bao gồm tiền mặt và bút tệ. 

Trong nền kinh tế thị trường,  đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua ngân

hàng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang

trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ, mà còn tham gia cấp vốn cho

đầu tư XDCB và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.

+ Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người đi

vay.

Chủ thể trong quan hệ tín dụng Nhà nước bao gồm: Người đi vay là Nhà nước

Trung ương và Nhà nước địa phương, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh

tế, ngân hàng và nước ngoài. Mục  đích  đi vay của tín dụng Nhà nước là bù  đắp

khoản bội chi Ngân sách.

Tín dụng Nhà nước bao gồm: tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn.

. Tín dụng ngắn hạn: là khoản vay ngắn hạn của Kho bạc Nhà nước để bù đắp

các khoản bội chi tạm thời, thời hạn dưới 1 năm. Tín dụng ngắn hạn của Nhà nước

được thực hiện bằng cách phát hành kỳ phiếu kho bạc (còn gọi là tín phiếu). Việc

phát hành được thực hiện bằng hai cách: (1) Phát hành để vay vốn Ngân hàng Trung

ương và (2) Phát hành để vay vốn cá nhân và nhà doanhnghiệp. 

. Tín dụng dài hạn: Là các khoản vay dài hạn của kho bạc Nhà nước, thường

từ 5 năm trở lên. Tín dụng Nhà nước dài hạn được thực hiện bằng cách phát hành

công trái (trái phiếu). Theo thời gian công trái chia ra hai loại: Trái phiếu thời hạn 5

năm hoặc 10 năm và trái phiếu vĩnh viễn. Theo phạm vi phát hành, công trái cũng

chia ra hai loại: Trái phiếu quốc nội và trái phiếu quốc tế. Lãi suất công trái được

Nhà nước qui định lúc phát hành và chi trả hàng năm.

  55IV. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG

1. Chức năng của tín dụng

1.1. Chức năng phân phối lại tài nguyên.

Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ

sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên

của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.

Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách:

:+ Phân phối trực tiếp là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa

sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phương

pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát

hành trái phiếu của Nhà nước và các công ty. 

+ Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức

trung gian, như ngân hàng, HTX tín dụng, Công ty Tài chính...

Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các tổ chức trung gian

chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt các tổ chức trung gian tập trung vốn tiền tệ

của các doanh  nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt khác chúng phân

phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và

một phần cho kho bạc Nhà nước.

Giữa phân phối qua tín dụng và phân phối qua Ngân sách có những điểm khác

nhau: Đối với tín dụng phân phối trên cơ sở hoàn trả, phân phối vốn liên quan đến

thu nhập quốc dân, và tổng sản phẩm xã hội, phân phối chủ yếu cho lĩnh vực sản

xuất kinh doanh. Trong khi ngân sách phân phối vốn mang tính chất cấp phát, phân

phối chủ yếu liên quan đến thu nhập quốc dân và phân phối chủ yếu cho lĩnh vực

phi sản xuất. 

1.2 Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá (tiền không đủ giá).

Trong thời kỳ đầu lưu thông là hoá tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát

triển, các  giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi dụng đặc

điểm này, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu thông. Lúc đầu tiền

giấy phát hành trên cơ sở có dự trữ quí kim (vàng), nhưng dần dần tiền giấy phát

hành vào lưu thông tách rời với dự trữ vàng của ngân hàng.

  56Ngày nay ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu  được thực hiện

thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định,

đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông. 

Như vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho

sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tiền tệ do ngân hàng tạo ra gồm:

+ Tiền tệ: Tiền giấy và tiền kim loại không đủ giá trị.

+ Bút tệ (chúng ta sẽ đề cập ở phần sau).

Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hoá nhanh hơn và do vậy,

hàng hoá đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh mẽ

hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế.

2- Vai trò của tín dụng

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau:

+ Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục

đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.

Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh

tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa

tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp

ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển.

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn vốn

hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp

phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật

đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.

+ Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.

Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên

cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực

hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh

doanh hiệu quả.

+ Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và

ngành kinh tế mũi nhọn. 

  57Trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu …

Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ đó tạo điều

kiện phát triển các ngành khác. 

+ Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế

của các doanh nghiệp.

Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi

tức, nhờ vậy mà hoạt  động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả.

Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tín dụng

phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng

vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.

+ Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.

Trong điều kiện kinh tế “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phương

tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.

V. LÃI SUẤT TÍN DỤNG

Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp, có liên quan chặt chẽ đến một số

phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một đòn bẩy kinh tế cực kỳ nhạy bén

có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp và dân cư. Quan trọng

hơn, nó được Nhà nước sử dụng như một công cụ quản lý vĩ mô trong nền kinh tế

thị trường. Một nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp A.POIAL đã khẳng định: lãi suất

là một công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời lại là một công cụ kìm

hãm của chính sự phát triển ấy, tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc

sử dụng chúng.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, vai trò của lãi suất được nhìn nhận một cách

hết sức mờ nhạt và lệ thuộc, nhiều khi được hiểu như sự phân chia cuối cùng của

sản xuất giữa giữa những người sản xuất, người đầu tư vốn và người cho vay.

Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất được các nhà kinh tế học định nghĩa là

cái giá để vay mượn hoặc thuê những dịch vụ tiền. Vì việc vay mượn hoặc thuê

những dịch vụ tiền liên quan đến việc tạo ra tín dụng, do vậy, người ta có thể coi lãi

suất như là giá cả của tín dụng.

  58Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều loại lãi suất khác nhau: lãi suất cầm cố

thế chấp, lãi suất về những trái khoán công ty, lãi suất về trái phiếu kho bạc, kỳ

phiếu thương mại và nhiều công cụ tín dụng khác. Vô số những lợi tức khác nhau

cùng tồn tại vào một thời điểm; do vậy, lãi suất được xem xét trên cơ sở sự khác

nhau về khả năng chuyển đổi trên thị trường vốn, rủi ro sai hẹn hoặc không trả được

nợ, độ dài kỳ hạn hoàn trả và những lý do về thuế.

Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta đề cập đến lãi suất theo khái niệm này,

nhưng để đơn giản hoá, chúng ta loại trừ khả năng chuyển đổi và khả năng sai hẹn.

1. Khái niệm về thời giá

Một công cụ tín dụng như tín phiếu, trái phiếu kho bạc, giấy nhận thanh toán

nợ của chủ ngân hàng… bao giờ cũng bao hàm một sự thoả thuận giữa người mua

(người cho vay) trả số tiền nào đó để đổi lấy “quyền nhận những khoản tiền trong

tương lai”. Vì công cụ tín dụng liên quan đến những khoản tiền phải trả, được thực

hiện trong tương lai, do vậy tổng số tiền ghi trên giấy về những khoản phải trả này

cần thiết phải được chiết khấu để xác định thời giá ( giá bán hôm nay). Ví dụ một

công cụ hứa bảo đảm trả tiền mặt là 1000 đôla trong thời hạn một năm, thì bao giờ

giá bán cũng nhỏ hơn 1000 đôla, vì một cá nhân có 1000 đôla ngày hôm nay có thể

đặt số vốn đó vào tài khoản tiết kiệm hoặc một tích sản sinh lợi khác và sau một

năm có thể kiếm được hơn 1000 đôla.

2. Mối quan hệ giữa thời giá và lãi suất của công cụ tín dụng 

Ta hãy xem xét công thức sau  đây  để  đánh giá giá trị của một công cụ tín

dụng.

F

C

C

C PV

+

+

+

+ +

+

+

+

=

1 1 1 1

2 1

 Trong đó PV biểu hiện thời giá của quyền yêu sách. 

C1, C2,…Cn : biểu hiện những khoản hoàn lại vào cuối năm thứ 1, 2,…,n.

Trong trường hợp của một trái phiếu, C  đại diện khoản tiền trả theo phiếu hàng

năm.

F : biểu hiện giá trị ghi trên mặt công cụ, phải được hoàn trả năm đáo hạn.

i : biểu hiện lãi suất thị trường của  những công cụ có thể so sánh được.

  59Vì lãi suất thị trường được dùng để chiết khấu dòng các khoản hoàn trả từ một

công cụ nợ để xác định thời giá của công cụ đó, nên rõ ràng thời giá và lãi suất thị

trường có mối quan hệ nghịch chiều: lãi suất thị trường tăng lên thì  thời giá của

công cụ nợ giảm xuống và ngược lại. Công thức trên có thể được sử dụng để ước

tính thời giá của những loại công cụ tín dụng khác nhau.

Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá là 1.000 USD, thời gian thanh toán 4 năm.

Số tiền mặt trả hàng năm cho người giữ trái phiếu 50 USD. Lãi suất của những công

cụ so sánh được là 5%.

Thời giá của trái phiếu sẽ là: 

000 . 1

05 , 1

000 . 1

05 , 1

50

05 , 1

50

05 , 1

50

05 , 1

50

4 4 3 2

= + + + + = PV (USD)

Nếu công cụ này được bán với giá thấp hơn 1.000 USD thì người ta sẽ bán

những chứng khoán khác đi để mua nó và ngược lại.

Nếu những lãi suất của những chứng khoán so sánh được là 6%, thì khi đó

thời giá của trái phiếu là:

34 , 965

06 , 1

000 . 1

06 , 1

50

06 , 1

50

06 , 1

50

06 , 1

50

4 4 3 2

= + + + + = PV (USD)

Như vậy nếu công cụ này được mua với giá cao hơn 965,34 USD thì người ta

sẽ bán nó để mua các chứng khoán khác. Ví dụ trên minh họa mối liên hệ nghịch 

giữa thời giá và lãi suất của một công cụ tín dụng.

3- Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Về lý thuyết, hiện đang tồn tại hai quan điểm về lãi suất thực và lãi suất danh

nghĩa.

3.1. Quan điểm thứ nhất.

Lãi suất thực thường  được hiểu là lãi suất  được vận hành trong một không

gian và thời gian, trong đó giả định lạm phát luôn luôn bằng không. Trong điều kiện

không có lạm phát, lãi suất thực là tiêu chuẩn để xem xét hiệu quả của việc sử dụng

vốn. Lãi suất thực đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết kiệm hay đầu

  60tư, với ý nghĩa, kiềm chế ý muốn tiêu dùng hiện tại để có được một mức tiêu dùng

lớn hơn trong tương lai. 

Thực tế, không thể lúc nào cũng tồn tại một thế giới mà lạm phát bằng không,

do đó đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, tính toán để có được một lãi suất thực, tức

là phải tìm ra một số đo nào đó về lạm phát trên cơ sở đó trừ ra khỏi lãi suất danh

nghĩa để có được lãi suất thực. Phương pháp này xuất phát từ cách tính tỷ lệ lạm

phát trung bình được dự đoán, trên cơ sở độ dài của hợp đồng tín dụng hoặc các

công cụ tín dụng khác nhau.

Ví dụ, để tính lãi suất thực của trái phiếu kho bạc có thời hạn 90 ngày, ta có

thể lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát hàng năm được dự đoán trong 90

ngày.

Việc dự đoán tỷ lệ lạm phát đòi hỏi phải tiến hành trong một thời gian dài, trên

cơ sở phân tích các dữ kiện của tình hình kinh tế trong nước và các nước khác. Đến

nay, công việc này còn rất phức tạp, độ tin cậy chưa cao.

Phải khẳng  định rằng, trong  điều kiện có lạm phát, chính lãi suất thực chứ

không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư, đến công việc phân phối thu

nhập giữa những con nợ và chủ nợ và các “dòng chảy” về vốn.

+ Phương pháp tính lãi suất thực: 

Hiện nay tồn tại hai phương pháp tính lãi suất thực. Một phương pháp lập theo

công thức không chú ý đến những lý do về thuế thu nhập và một phương pháp có

tính thuế thu nhập. 

. Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là tính toán theo công thức: 

r = i – Pe

Công thức này xác định lãi suất thực (r) chính là hiệu số giữa lãi suất danh

nghĩa (i) và tỷ lệ lạm phát được dự đoán hình thành trong suốt độ dài của chứng

khoán hoặc các công cụ tín dụng khác nhau (Pe). Ví dụ, nếu lãi suất của một trái

phiếu kho bạc là 14%/năm, và tỷ lệ lạm phát dự đoán cả năm là 7%, thì lãi suất 

thực của trái phiếu kho bạc được ghi nhận là 7%. 

  61. Nếu tính đến yếu tố thuế phải nộp ta có công thức biểu biễn lãi suất thực sau

khi đóng thuế như sau:

Rat = i(1-t)- Pe

Lãi suất thực sau thuế (Rat), bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi thuế thu nhập biên

tế (t) và trừ đi tỉ lệ lạm phát được dự đoán. 

Ví dụ: Một chủ sở hữu một trái phiếu kho bạc có lãi suất 14% năm, thì theo

qui định thuế thu nhập biên tế là 30%, và nếu tỉ lệ lạm phát được dự đoán cho năm

sau đó là 8% thì lãi suất thực sau khi trừ thuế thu nhập là 1,8%/năm.

Lãi suất sau khi trừ thuế thu nhập luôn luôn nhỏ hơn lãi suất thực chưa trừ

thuế. Vì thuế thu nhập biến tế luôn lớn hơn không, do đó thoả mãn biểu thức trên.

Điều cần lưu ý là, như đã được đề cập, lãi suất danh nghĩa và cả lãi suất thực đều

biến động theo chu kỳ, chúng lên cao khi nền kinh tế hưng thịnh và giảm xuống khi

nền kinh tế suy thoái.

3.2. Quan điểm thứ hai

Quan điểm thứ hai cho rằng, lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có mối liên hệ

với nhau qua biểu thức sau:

r = i + Pe +  Lq + Df + Mt

Trong đó:

-  r: Lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này còn gọi là lãi suất bề ngoài hay lãi suất

danh định, là lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa người đi vay

và người cho vay về một số vốn nào đó.

-  i : Lãi suất thực. Lãi suất thực thường được hiểu là lãi suất trong điều kiện

không có bất cứ loại rủi ro nào (rủi ro lạm phát, rủi ro sai hẹn...). Hai yếu tố quyết

định  lãi suất thực: (1) Cơ hội kinh doanh được thể hiện bằng tỉ suất lợi nhuận trên

vốn đầu tư kỳ vọng bình quân. Nếu tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư bình quân càng

cao thì lãi suất thực càng cao và ngược lại. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư kỳ

vọng bình quân quyết định giới hạn trên của lãi suất. (2) Thời gian ưu tiên cho tiêu

dùng hay sự cấp bách tiêu dùng. Nếu sự cấp bách tiêu dùng càng cao, thì tiết kiệm

và do đó cung tín dụng càng thấp nên lãi suất thực càng cao và ngược lại. Thời gian

  62ưu tiên cho tiêu dùng quyết định mức tiêu dùng mà người tiêu dùng vui lòng hoãn

laị và do đó quyết định cung tín dụng.

-  Pe: Phí bù đắp rủi ro lạm phát, được tính bằng tỉ lệ lạm phát dự báo trung

bình.

- Lq: Phí bù đắp rủi ro thanh khoản. Tính thanh khoản của một chứng khoán

nợ là khả năng chuyển đổi sang tiền mặt nhanh chóng và ở mức giá hợp lý. Một

công cụ nợ có tính thanh khoản càng thấp thì chịu mức phí bù đắp rủi ro càng cao. 

-  Df: Phí bù đắp rủi ro sai hẹn. Rủi ro sai hẹn là rủi ro xảy ra do người đi

vay không hoàn trả được tiền vay như đã giao hẹn. Có nhiều yếu tố chi phối rủi ro

sai hẹn, bao gồm rủi ro đạo đức và rủi ro đối nghịch cũng như uy tín của người vay. 

Rủi ro sai hẹn càng cao thì phí bù đắp rủi ro sai hẹn càng cao.

- Mt: Phí bù đắp rủi ro kỳ hạn. Do mối tương quan nghịch giữa thời giá và lãi

suất, nên một công cụ nợ có kỳ hạn càng dài thì sự biến động giá cả càng lớn và rủi

ro càng cao. Vì vậy, lãi suất dài hạn thường phải cao hơn lãi suất ngắn hạn.

Theo Lý thuyết kỳ vọng về lạm phát, tín phiếu kho bạc chỉ chịu rủi ro lạm

phát, nên lãi suất của nó chỉ bao gồm lãi suất thực và phí bù đắp rủi ro lạm phát. Do

đó, i = r + Pe.

4- Các loại lãi suất thông dụng

Trên cơ sở nghiên cứu việc hình thành lãi suất, trong thực tế người ta đã đưa

vào ứng dụng những lãi suất mang tính thông dụng và được phổ biến rộng rãi trong

hoạt động tín dụng, tức là trong việc bán và mua quyền sử dụng vốn.

4.1 Lãi suất cơ bản của ngân hàng

Đó là lãi suất hàng năm do ngân hàng quy định, để trên cơ sở đó tính lãi suất

cho các khoản cho vay khác nhau. Những khoản tín dụng không có bảo lãnh, được

tính trên cơ sở lãi suất cơ bản cộng thêm một tỷ lệ, ví dụ ở Pháp là 1,55%; nếu lãi

suất cơ bản là 12,25% một năm (năm hiện hành), thì lãi suất ứng với các khoản tín

dụng không có bảo lãnh là 13,80%. 

4.2 Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được Ngân hàng Trung ương áp dụng để tái

chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại về thương phiếu hoặc những giấy tờ

  63có giá khác. Việc định ra lãi suất tái chiết khấu được coi là một công cụ quan trọng

của Ngân hàng trung ương trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài

chính. Thông thường mỗi khi lãi suất tái chiết khấu tăng lên hay giảm xuống, kéo

theo nâng hoặc giảm lãi suất cơ bản. 

4.3 Lãi suất thị trường tiền tệ

Đây là lãi suất được thực hiện giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ, thông

thường được ấn định hàng ngày. Trong hoạt động đi vay và cho vay có thời hạn,

mức lãi suất này được  ấn định theo quy luật cung cầu theo các kỳ hoàn trả khác

nhau và theo dự đoán tăng giảm lãi suất trên thị trường.

4.4 Lãi suất trung bình tháng của thị trường tiền tệ

Là lãi suất cuối cùng của tháng được tính trên cơ sở trung bình lãi suất hàng

ngày của thị trường tiền tệ trong tháng đó. Lãi suất này được sử dụng như lãi suất

hướng dẫn cho việc mua bán cổ phiếu hoặc cho các hợp  đồng tín dụng tại ngân

hàng, hay xác lập lãi suất tiền gửi của ngân hàng.

4.5 Lãi suất trung bình của trái phiếu

Lãi suất này có thể sử dụng như lãi suất hướng dẫn cho các trái phiếu và đồng

thời là lãi suất hướng dẫn cho các hợp đồng tín dụng tại ngân hàng. Lãi suất này

được tính mỗi tháng từ lãi suất hiện hành trên các đợt phát hành trái phiếu với lãi

suất cố định gia quyền, căn cứ vào số tiền của mỗi đợt phát hành trong tháng đó.

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể tiến

hành bất cứ việc gì nếu họ muốn, trong khuôn khổ của pháp luật, miễn là họ có tiền

để thanh toán. Vì vậy, bằng cách kiểm soát giá bán và mua quyền sử dụng tiền tệ

tức lãi suất, Ngân hàng Trung ương ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể chi phối được

sự tăng trưởng kinh tế.

  64CHƯƠNG IV

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC

1. Bản chất của Ngân sách Nhà nước 

Ngân sách Nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Nhà nước

bằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện

chức năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của Ngân sách Nhà

nước. Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối

với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất

hoạt động của Ngân sách Nhà nước.

Trong thực tế nhìn bề ngoài hoạt động của Ngân sách Nhà nước biểu hiện đa

dạng dưới hình thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các

lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội. Các khoản thu chi này được tổng hợp trong một

bảng dự toán thu chi tài chính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của Ngân sách Nhà nước là một bộ phận các

nguồn tài chính chủ yếu được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân

được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của

Ngân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư phát triển và tiêu dùng của

xã hội .Như vậy, về hình thức có thể hiểu: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các

khoản thu chi của nhà nước có trong dự toán, đã được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền phê duyệt và được thực hiện trong một năm để đảm bảo việc thực hiện chức

năng,nhiệm vụ của nhà nước.  

           Tuy nhiên, hoạt động của Ngân sách Nhà nước (NSNN) là hoạt động phân

phối các nguồn tài chính của xã hội gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền

tệ tập trung là Ngân sách nhà nước. Trong quá trình phân phối đó đã làm nảy sinh

các quan hệ tài chính giữa một bên là nhà nuớc và một bên là các chủ thể trong xã

hội. Những quan hệ tài chính này bao gồm:  

  65          *Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp: Các quan hệ kinh tế này

phát sinh trong quá trình hình thành nguồn thu của Ngân sách dưới hình thức các

loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Đồng thời, Ngân sách chi hổ trợ cho sự phát

triển của doanh nghiệp dưới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng, hổ trợ vốn…

          *Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các đơn vị hành chính sự nghiệp: Quan hệ

này phát sinh trong qúa trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc Ngân sách

nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị quản lý nhà nước. Đồng thời, trong cơ chế

kinh tế thị trường các đơn vị có hoạt động sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ phí,

nguồn thu này một phần các đơn vị làm nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách, một

phần trang trải các khoản chi tiêu của mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.

          *Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư: Quan hệ này được thể

hiện qua việc một bộ phận dân cư thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước

bằng việc nộp các khoản thuế, phí, lệ phí. Một bộ phận dân cư khác nhận  từ ngân

sách nhà nước các khoản trợ cấp theo chính sách qui định.

*Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính: Quan hệ này phát sinh

khi nhà nước tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng

khoán của kho bạc nhà nước nhằm huy động vốn của các chủ thể trong xã hội để

đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của ngân sách nhà nước. 

Như vậy, đằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của Ngân sách nhà nước là

một quỹ tiền tệ với các khoản thu và các khoản chi của nó thì Ngân sách nhà nước

lại phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối. Từ sự phân tích trên cho

thấy: Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình

phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung

của nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước .

2. Vai trò của Ngân sách nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách nhà nước được thay đổi

và trở nên hết sức quan trọng .Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia Ngân sách

nhà nước có các vai trò như sau :

2.1 Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu

của Nhà nước

Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước, để đảm

bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi

  66phải có những nguồn tài chính nhất  định. Những nguồn tài chính này  được hình

thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế . Đây là vai trò lịch sử của

Ngân sách nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân

sách nhà nước đều phải thực hiện.

2.2 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và

chống lạm phát

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà

doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là

cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị

trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột

biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh

nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác.

Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế

phát triển không cân  đối. Do  đó,  để  đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như

người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm

bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nước dưới

các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài

chính. Đồng thời , trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách nhà nước còn tác

động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài

chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia

mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát.

2.3 Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất

Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ

thuế và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt

khác nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp

phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào

những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã

định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào

các ngành kinh tế mũi nhọn… nhà nước có thể tạo  điều kiện và hướng dẫn các

nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ

cấu kinh tế hợp lý.

  672.4 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp

dân cư

Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá

giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại

thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư.

Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều

tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt …

một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của

tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân

sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội:

phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia

đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp .

Các vai trò trên của Ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của

Ngân sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả

đối với toàn bộ nền kinh tế .

II. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thu Ngân sách nhà nước phản ảnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá

trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để phân phối các nguồn tài chính của xã

hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Như

vậy, thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay

nhà nước để hình thành quỹ ngân sách nhà nước đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu

của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm: thu trong cân đối ngân sách và thu

bù đắp thiếu hụt của ngân sách.

1. Thu trong cân đối ngân sách: gồm các khoản thu mang tính chất

Thuế (Thuế ,Phí , Lệ phí ) và thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước.

1.1  Thu Thuế 

1.1.1 Khái niệm về thuế

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp qui định

đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu

chi tiêu của nhà nước. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của

xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Do đó, tại thời điểm nộp

thuế, người nộp thuế không được hưởng bất kỳ một lợi ích nào mà xem như đó là

  68trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước . Như vậy , thuế mang tính cưỡng chế và

được thiết lập theo nguyên tắc luật định. 

Bằng quyền lực chính trị của mình, nhà nước đã ban hành các loại thuế để

tạo lập nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, các khoản thu này được bố trí sử dụng

theo dự toán ngân sách nhà nước đã được phê duyệt cho tiêu dùng công cộng và đầu

tư phát triển nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, thuế

phản ảnh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ

tài chính giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội.

1.1.2. Phân loại thuế 

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá phân tích quá trình vận dụng

và quản lý các loại thuế đòi hỏi phải phân loại thuế.

* Phân loại thuế theo tính chất: Với cách phân loại này thuế được chia thành

hai nhóm lớn:

- Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các

pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được qui định nộp thuế. Đây là

loại thuế mà người nộp thuế chính là người chịu thuế và họ không có khả thu hồi lại

tiền thuế bằng cách chuyển gánh nặng thuế sang một người khác. Ví dụ như: thuế

thu nhập cá nhân, thuế nhà đất …

- Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá khi nó

lưu chuyển trên thị trường, là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là

người chịu thuế, nó được cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ và người tiêu

dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế gián thu chẳng qua là nộp hộ người tiêu

dùng. Ví dụ như: V.A.T, thuế tiêu thụ đặc biệt…

  Cách phân loại thuế theo tính chất cho thấy được vai trò của từng loại thuế

trong phân phối và điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội, phản ảnh mối

tương quan giữa thuế trực thu và thuế gián thu trong tổng thu nhập về thuế của ngân

sách nhà nước và có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa một cách khoa học các sắc

thuế phục vụ cho việc nghiên cứu và thiết kế các chính sách thuế.

* Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế: theo cách phân lọai này hệ thống

thuế được chia thành:

- Thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ: thuế giá trị gia

tăng (V.A.T)

  69- Thuế  đánh vào sản phẩm. Ví dụ: thuế tiêu thụ  đặc biệt, thuế xuất nhập

khẩu.

- Thuế đánh vào thu nhập. Ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập

cá nhân.

- Thuế đánh vào tài sản. Ví dụ: thuế nhà đất, thuế trước bạ.

- Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Ví dụ: thuế tài nguyên.

Việc phân loại thuế theo đối tượng như trên vừa phát huy tác dụng riêng của

từng loại thuế, vừa hỗ trợ cho nhau để bảo đảm thực hiện chức năng toàn diện của

cả hệ thống thuế.

1.1.3. Vai trò của thuế

Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng

trong phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài

chính và ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ xem xét thuế với các vai trò cơ bản của nó

là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kích thích tăng trưởng kinh tế và điều

chỉnh thu nhập.

*Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Là vai trò đầu tiên của thuế. Mỗi

một loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho

ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của thuế càng nổi bậc

bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

Vai trò tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của nhà

nước đối với xã hội. Nhà nước với quyền lực chính trị có thể ban hành các loại thuế

với các mức thuế suất tuỳ ý. Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài khi định ra các

loại thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn

nhu cầu tăng thu của ngân sách nhà nước, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng

trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính

phủ phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng  khi ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu

của thuế bắt nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc

chủ yếu vào phát triển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất.               

Như vậy, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước là vai trò cơ bản của thuế.

Tuy nhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với tăng

  70trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trưởng kinh tế và

thực hiện công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế.

*Vai trò kích thích tăng trưởng kinh tế: là vai trò không kém phần quan trọng

bởi vì chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu,

cơ cấu đầu tư và đến sự phát triển hoặc suy thoái của một nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản

xuất và thị trường nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý; có những ngành kinh tế

tác động đến sự tăng trưởng kinh tế ( kinh tế công cộng ) nhưng lại không được các

nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế quan tâm vì lợi nhuận không cao, cần có sự

đầu tư của nhà nước. Điều này đòi hỏi phải huy động thuế một tỷ lệ tương đối cao

đối với một số ngành có điều kiện thuận lợi trong những thời kỳ nhất định và một tỷ

lệ thuế tương đối thấp đối với những ngành kém thuận lợi nhằm tạo cơ sở hạ tầng

cho nền kinh tế. Đồng thời, việc phân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm,

ngành hàng tự nó đã góp phần điều chỉnh giá cả, quan hệ cung cầu và hướng dẫn

các nhà  đầu tư bỏ vốn vào  đầu tư những sản phẩm, ngành hàng theo  đúng  định

hướng của nhà nước và việc ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành nghề cũng

góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung trong quá trình cải cách hệ thống thuế của nước ta nhà nước đã

chú trọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý các đối

tượng chịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm cho nên hệ thống thuế hiện hành đã

phát huy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển những ngành sản xuất

kinh doanh có lợi cho nền kinh tế, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính

sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ và phát triển sản xuất hàng hóa trong

nước và tạo điều kiện cho hàng hóa trong nước xâm nhập, cạnh tranh được với thị

trường thế giới.

*Vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: Trong nền kinh tế thị

trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thị trường tự điều chỉnh thì sự

phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập

nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của  đại bộ

phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế, sự phát triển của một đất nước là kết

quả nỗ lực của cả một công đồng, sẽ không công bằng nếu không chia xẻ thành qủa

phát triển kinh tế cho mọi người. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nước vào qúa

  71trình phân phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu qủa bằng cách sử dụng công

cụ thuế.

Với các sắc thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu

nhập… theo hướng thuế đánh cao vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp, người có

thu nhập cao nhằm điều tiết bớt thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập

cao. Đồng thời thuế đánh thấp vào những hàng hóa dịch vụ cần thiết cho đại bộ

phận dân chúng. (Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất 75% đối với rượu từ 40 độ

trở lên, thuế suất 15% đối với rượu thuốc. Bia chai, bia hộp, bia tươi thuế suất 75%

trong khi bia hơi thuế suất là 30%  …). Như vậy, việc qui định về đối tượng chịu

thuế, thuế suất từng ngành hàng như trên bên ngoài như là một sự cưỡng chế nhưng

bên trong nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định. 

Mặt khác, những nhà doanh nghiệp cũng không thể suốt  đời phục vụ cho

mục đích tăng trưởng kinh tế nếu thu nhập của họ bị chia xẻ một cách vô lý. Đây là

mâu thuẩn cơ bản trong nền kinh tế thị trường mà chính sách thuế của chính phủ

phải giải quyết. Thực ra, vẫn có một mối quan hệ phụ thuộc để tồn tại giữa nhà kinh

doanh và người lao động. Tức là, có một giới hạn phân phối lại mà ở đó độ nhạy

cảm về tăng trưởng bị hạn chế, các nhà kinh doanh sẳn sàng đóng góp một phần thu

nhập cho xã hội mà không làm suy giảm sự tăng trưởng của họ. Chính sách thuế

phải xác định được khung giới hạn đó thông qua phản ứng của doanh nghiệp đối với

thuế suất từng loại thuế và có sự điều chỉnh cho phù hợp.

1.2 Thu lệ phí và phí

Lệ phí và phí là các khoản thu tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng

nguồn thu của ngân sách nhà nước nhưng có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến

tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.

1.2.1. Lệ phí: là khoản thu mang tính chất thuế vì nó vừa mang tính

cưỡng bách được qui định trong những văn bản pháp luật của nhà nước nhưng đồng

thời nó lại mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc nhà nước thực hiện

một số thủ tục hành chính nào đó. Ví dụ: lệ phí trước bạ, lệ phí tòa án, lệ phí cấp

giấy phép xây dựng, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lệ phí công

chứng…

               1.2.2. Phí:  là khoản thu mang tính chất thuế, là khoản thu mang tính

bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về các dịch vụ công

  72cộng hoặc bù đắp chi phí cho các hoạt động duy trì, tu bổ các công trình kết cấu hạ

tầng kinh tế xã hội phục vụ cho người nộp phí. Phí có hai loại: thứ nhất, các loại phí

mang tính phổ biến do chính phủ qui  định. thứ hai, các loại phí mang tính  địa

phương. Ví dụ: học phí, viện phí, phí giao thông, phí cầu đường….

1.3 Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước  

Trong nền kinh tế thị trường nhà nước tham gia các hoạt động kinh tế bằng

việc  đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức góp vốn vào các doanh

nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần. Số vốn đầu tư

của nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên sẽ  sinh lời và lợi tức

thu  được sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của nhà nước, hiệu quả sản xuất kinh

doanh và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khoản thu này phản

ảnh hoạt động kinh tế đa dạng của nhà nước, bao gồm:

- Thu từ việc bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước trong quá trình cổ phần

hóa doanh nghiệp quốc doanh.

-Thu từ việc bán tài sản của nhà nước đã cho các chủ thể trong xã hội thuê

trước đây.

- Thu từ sử dụng vốn thuộc nguồn của ngân sách nhà nước.

- Thu từ việc bán lại các cơ sở kinh tế của nhà nước cho các thành phần

kinh tế khác.

- Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên.

2. Thu bù đắp thiếu hụt của Ngân Sách

Trong quá trình điều hành ngân sách, các chính phủ thường có nhu cầu chi

nhiều hơn số tiền thu được và việc cắt giảm các khoản chi rất là khó khăn vì liên

quan đến các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội …. Do đó, bắt buộc chính

phủ phải tính tới các giải pháp để bù đắp sự thâm hụt của ngân sách nhà nước. Giải

pháp thường được chính phủ sử dụng là vay thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu,

bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài:

2.1 Vay trong nước:

 Vay nợ trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công

trái. Công trái phiếu là chứng chỉ nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán

  73hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và

ngân hàng. Ở Việt Nam chính phủ thường ủy nhiệm cho Kho Bạc nhà nước phát

hành trái phiếu chính phủ dưới các hình thức:

- Tín phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ ngắn hạn, có thời hạn dưới một

năm, đươc phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết  mất cân đối tạm thời của

ngân sách nhà nước trong năm tài chính.

- Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, có thời hạn

trên một năm được phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết bội chi ngân sách

nhà nước xuất phát từ yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế.

- Trái phiếu công trình: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, có thời hạn

trên một năm và được phát hành để huy động vốn cho các công trình xác định đã

được ghi trong kế hoạch đầu tư của nhà nước.

Đối với Việt Nam, công trái là hình thức huy động vốn có hiệu quả, qua các

đợt phát hành với chính sách lãi suất và thời hạn hoàn trả hợp lý đã huy động được

nguồn vốn to lớn vào ngân sách nhà nước đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của nhà

nước góp phần chống lạm phát và ổn định nền kinh tế xã hội.

2.2 Viện trợ và vay nợ nước ngoài

2.2.1 Viện trợ nước ngoài: bao gồm viện trợ không hoàn lại và viện trợ

có hoàn lại với lãi suất thấp và thời hạn trả nợ dài hơn so với các khoản

vay trên thị trường quốc tế.

 Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức

liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cấp cho chính phủ một nước nhằm thực hiện các

chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn

viện trợ phát triển chính thức (ODA). Nguồn viện trợ này được các tổ chức quốc tế

chủ động phân bổ theo những tiêu chuẩn do Liên Hợp Quốc qui định đối với các

loại quỹ chung hoặc do các tổ chức quốc tế chuyên ngành cấp đối với các loại quỹ

ủy thác trên cơ sở các dự án xây dựng trước của nước nhận viện trợ. 

Nhìn chung, viện trợ quốc tế là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn

vốn đang thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vấn đề

quan trọng ở đây là các nước nhận viện trợ cần có phương án sử dụng vốn viện trợ

có hiệu quả.

2.2.2. Vay nợ nước ngoài: là những khoản cho vay của nước ngoài theo

điều kiện thương mại và lãi suất thị trường.

  74Vay nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu

bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng xuất khẩu (khi nhà

nước mua hàng của nước ngoài nhưng được hoãn trả nợ trong một thời gian nhưng

phải chịu lãi suất trên khoản nợ  đó) và vay từ các ngân hàng thương mại nước

ngoài.

Cũng giống như nguồn vốn viện trợ, vay nợ nước ngoài là nguồn vốn quan

trọng để thúc  đẩy tăng trưởng kinh tế. Điểm khác nhau là do vay theo điều kiện

thương mại phải chịu lãi suất tương đối cao, vì vậy việc tính toán sử dụng nguồn

vốn này cho có hiệu quả là hết sức cần thiết, khoản vay nợ này sẽ trở thành gánh

nặng cho ngân sách.

III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Chi ngân sách, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất

lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chi ngân sách bao gồm chi cho đầu tư phát

triển (tích lũy), chi tiêu dùng thường xuyên và chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay.

1. Chi đầu tư phát triển kinh tế

Một trong các chức năng quan trọng của nhà nước là chức năng tổ chức kinh

tế. Chức năng này trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay được thể hiện bằng vai

trò của nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân sách nhà nước

với các vai trò của nó được coi là một công cụ quan trọng trong việc thực hiện chức

năng nói trên của nhà nước.

 Chi đầu tư phát triển là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ

cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra

môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào

các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. Nói khác đi, việc chi

cho đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước nhằm mục đích tạo ra một sự khởi

động ban đầu, kích thích qúa trình vận đông các nguồn vốn trong xã hội để hướng

tới sự tăng trưởng.

Chi đầu tư phát triển được cấp phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và một

bộ phận đáng kể của ngân sách địa phương và bao gồm các khoản chi cơ bản sau

đây:

  751.1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản: là khoản chi tài chính nhà nước được

đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân

bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế

có tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội

trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh

tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn của doanh nghiệp và

tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật

chất, tinh thần cho người dân.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật

chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý

theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng

cao năng suất lao động xã hội.

1.2 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước: là khoản chi

gắn liền với sự can thiệp của nhà nưóc vào lĩnh vực kinh tế. Với khoản chi

này một mặt nhà nưóc bảo đảm đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh

doanh cần thiết tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác

nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý. 

Trong nền kinh tế thị trường, các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước

được hình thành và tồn tại trong các ngành, các lĩnh vực then chốt như: khai thác tài

nguyên thiên nhiên, năng lượng, các ngành công nghiệp cơ bản, an ninh quốc

phòng, các ngành phục vụ lợi ích công cộng…Với sự hoạt động của loại hình doanh

nghiệp nhà nước đòi hỏi ngân sách nhà nước phải cấp vốn đầu tư ban đầu và hỗ trợ

vốn cho doanh nghiệp nhà nước, khoản chi này hình thành nên vốn cố định và vốn

lưu động của doanh nghiệp nhà nước.

1.3 Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các

lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước: trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam các công ty cổ phần được hình thành thông qua quá

trình cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh hoặc thành lập mới. Các

doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở liên doanh liên kết

giữa các tổ chức kinh tế với nhau . Các doanh nghiệp này tham gia vào

nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế kể cả ở những lĩnh vực có vị trí trọng

yếu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Trong điều kiện đó đòi hỏi nhà nước với vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô

nền kinh tế phải tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu đó bằng việc mua cổ phần của

các công ty hoặc góp vốn liên doanh theo một tỷ lệ nhất định, tuỳ theo tính chất

quan trọng của từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế , nhằm thực

hiện hứơng dẫn, kiểm soát hoặc khống chế hoạt động của các doanh nghiệp này đi

theo hưóng phát triển có lợi cho nền kinh tế.

  761.4 Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển:

Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia là những

tổ chức tài chính có tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động

vốn và tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để cho vay đối với

các chương trình , dự án phát triển các ngành nghề thuộc diện ưu đãi và

các vùng khó khăn theo quy định của chính phủ ( chương trình đánh bắt

xa bờ, chương trình phát triển kinh tế biển, phát triển rừng … ). Trong

qúa trình hình thành và hoạt động của các quỹ này được ngân sách nhà

nưóc cấp vốn điều lệ ban đầu và bổ sung vốn hàng năm để thực hiện các

nhiệm vụ được giao.

1.5 Chi dự trữ nhà nước: Dự trữ quốc gia cho phép duy trì sự cân đối và

ổn định trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh

trong quá trình hoạt động của nền kinh tế và trong những trường hợp

nhất định cho phép ngăn chặn, bù đắp các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với

nền kinh tế, xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các quy

luật kinh tế có thể dẫn đến những biến động phức tạp không có lợi cho

nền kinh tế hoặc xảy ra thiên tai đòi hỏi phải có một khoản dự trữ giúp

nhà nước điều tiết thị trường, khắc phục hậu quả. Khoản dự trữ này

được hình thành bằng nguồn tài chính được cấp phát từ ngân sách nhà

nước hàng năm. Dự trữ quốc được sử dụng cho hai mục đích:

- Điều chỉnh hoạt động của thị trường, điều hòa cung cầu về tiền,ngoại tệ và

một số mặt hàng thiết yếu: gạo, xăng dầu …trên cơ sở đó bảo đảm ổn định cho nền

kinh tế.

- Giải quyết hậu quả các trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm ảnh hưởng đến

sản xuất và đời sống .

2. Chi tiêu dùng thường xuyên

Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý

xã hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn

được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội, nó có

mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ

phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nước. 

Bằng vào các khoản chi tiêu dùng thường xuyên nhà nước thể hiện sự quan

tâm của mình đến nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời với

các khoản chi này nhà nước thực hiện chức năng văn hóa, giáo dục, quản lý, an ninh

quốc phòng.

Chi tiêu dùng thường xuyên bao gồm các khoản chi sau đây:

  772.1 Chi quản lý nhà nước (quản lý hành chính)

Chi quản lý nhà nước bắt nguồn từ sự tồn tại và việc thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của nhà nưóc. Đây là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống

các cơ quan quản lý nhà nưóc từ trung ương đến địa phương, hoạt động của Đảng

Cộng sản Việt Nam và hoạt  động của các tổ chức chính trị xã hội. Về nội dung

khoản chi này bao gồm:

- Chi lương và phụ cấp lương

- Chi về nghiệp vụ

- Chi về văn phòng phí

- Các khoản chi khác về quản trị nội bộ.

Trong các khoản chi trên thì chi về tiền lương và phụ cấp lương là quan trọng

nhất, chiếm tỷ trọng trên 50% khoản chi quản lý nhà nước nên chi cho duy tu bảo

dưỡng cơ sở vật chất, chi trang thiết bị chưa được quan tâm đúng mức, bị xuống cấp

nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Tuy vậy, tiền lương của cán bộ

công chức lại chưa phù hợp với mức sống trung bình của xã hội đã làm nảy sinh

tiêu cực và giảm hiệu suất công tác, đòi hỏi phải cải cách chế độ tiền lương thông

qua công tác cải cách bộ máy hành chính. 

Để tinh giản bộ máy nhà nước, giảm chi phí, thực hiện yêu cầu hiệu quả và

tiết kiệm trong chi quản lý nhà nước cần tiến hành đồng bộ các biện pháp:

- Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

của nhà nước trong cơ chế thị trường.

- Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý : tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức,

viên chức để bố trí nhân sự cho phù hợp với khả năng công tác và yêu cầu quản lý

của bộ máy hành chính.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý hành chính.

2.2 Chi An ninh quốc phòng

An ninh và quốc phòng thuộc lĩnh vực tiêu dùng xã hội, là những hoạt động

bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và cần thiết phải cấp phát tài chính cho các hoạt

động này từ ngân sách nhà nước. Khoản chi này được phân làm hai bộ phận:

-  Khoản chi cho an ninh nhằm bảo vệ chế độ xã hội, an ninh của dân cư

trong nước.

  78- Khoản chi cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ nhà nước chống sự xâm

lược, tấn công và đe dọa từ nước ngoài.

Xét về nội dung, chi an ninh quốc phòng bao gồm:

- Chi về tiền lương và phụ cấp lương cho toàn quân và lực lượng công an

nhân dân.

-  Chi về đào tạo huấn luyện cho bộ máy quốc phòng, an ninh và chi nghiên

cứu khoa học trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

-  Chi mua sắm trang thiết bị, vũ khí và các phương tiện quân sự cho toàn

quân và lực lượng công an.

-  Chi đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật phục vụ cho mục đích quốc

phòng và an ninh.

- Các khoản chi khác…

Chi về an ninh quốc phòng phải căn cứ vào tình hình thực tế của đất nưóc

trong từng thời kỳ. Hàng năm nhà nước phải dành ra một phần kinh phí đáng kể từ

ngân sách để duy trì , củng cố lực lượng an ninh quốc phòng. Nếu khoản chi này

quá lớn thì sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế, ngược lại nếu quá ít sẽ không đảm bảo

được sự tồn tại của nhà nước và trật tự an toàn xã hội. Do đó, bố trí ngân sách an

ninh quốc phòng một mặt phải đảm bảo những chi phí cần thiết cho phòng thủ và

giữ gìn an ninh của đất nưóc trên cơ sở đó ổn định về kinh tế xã hội, mặt khác phải

thực hiện tiết kiệm và có hiệu qủa trong chi tiêu.

2.3 Chi sự nghiệp:

Bao gồm những khoản chi cho các dịch vụ và hoạt động xã hội phục vụ nhu

cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí của dân cư. Chi sự nghiệp bao gồm

các khoản: chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi

trường, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa nghệ thuật ,

thể thao và sự nghiệp xã hội. Đây là các khoản chi quan trọng nhằm đảm bảo quá

trình tái sản xuất kết hợp với sức lao động có chất lượng cao. 

Sự phát triển của sản xuất và khoa học công nghệ đòi hỏi ở người lao động

phải có một trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định . Do đó, sự tham gia của nhà

nước trong cấp phát tài chính cho hoạt động sự nghiệp mang ý nghĩa kinh tế và xã

hội. Về kinh tế khoản chi này tác động đến qúa trình tái sản xuất mở rộng và quá

trình tạo ra thu nhập quốc dân, nhờ vào các khoản chi này mà trình độ văn hóa, kỹ

  79thuật và sức khoẻ của người lao động đưọc nâng cao góp phần tăng năng suất lao

động và hiệu suất công tác. Về xã hội các khoản chi này góp phần nâng cao mức

sống và thu nhập thực tế của các tầng lớp dân cư do lợi ích từ các hoạt động phúc

lợi, dịch vụ công ích mang lại. Chính các khoản thu nhập phúc lợi này đã giảm bớt

chênh lệch về trình độ dân trí cũng như thu nhập của các thành viên trong xã hội.

2.3.1 Chi sự nghiệp kinh tế

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu sản

xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát

triển. Mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải nhằm vào lợi

nhuận, do đó áp dụng chế độ cấp phát như các đơn vị dự toán ngân  sách. Chi sự

nghiệp kinh tế liên quan hầu hết đến các ngành kinh tế và bao gồm các khoản chi:

sự nghiệp địa chính (điều tra đo đạc địa giới hành chính, đo vẽ bản đồ…) sự nghiệp

giao thông, sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thủy lợi, sự nghiệp ngư nghiệp, sự

nghiệp lâm nghiệp, sự nghiệp thị chính và một số hoạt động sự nghiệp khác.

Về nội dung chi sự nghiệp kinh tế bao gồm các khoản chi cơ bản sau đây:

- Chi về lương và phụ cấp lương cho viên chức đơn vị sự nghiệp.

- Chi mua nguyên vật liệu dùng cho nghiên cứu sản xuất thử nghiệm

- Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, dụng cụ dùng trong hoạt động sự nghiệp

và một số các khoản chi khác.

2.3.2 Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ

Xuất phát từ yêu cầu và sự cần thiết phải nhanh chóng tiếp cận với nền khoa

học và công nghệ tiên tiến của thế giới để khoa học và công nghệ trở thành một

trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Về nội dung khỏan chi

này bao gồm:

- Chi cho mạng lưới các cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ bao gồm

các viện, phân viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Chi về lương và phụ cấp lương cho cán bộ khoa học.

- Chi cho các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước (4 chương

trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước hiện nay: chương trình công nghệ thông

tin, chương trình công nghệ sinh học, chương trình vật liệu mới và chương trình tự

động hóa).

  80-  Chi  đầu tư xây dựng cơ bản cho những công trình nghiên cứu, thực

nghiệm về khoa học, công nghệ.

-  Các khoản chi khác về khoa học, công nghệ.

2.3.3 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo:

Đây là khoản chi mà tầm quan trọng của nó là nhằm nâng cao dân trí, trình độ

chuyên môn kỷ thuật của mọi người dân trong xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế. Về nội dung khoản chi này bao gồm:

-  Chi về giáo dục phổ thông: hệ mẫu giáo, hệ tiểu học, hệ trung học, và hệ

bổ túc văn hóa.

-  Chi về đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,

đào tạo nghề và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác.

- Chi cho các chương trình quốc gia về giáo dục và đào tạo: chương trình phổ

cập giáo dục tiểu học, chống xuống cấp trường học, tăng cường giáo dục miền núi

-  Các khoản chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo khác.

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo

đang phát triển theo hướng xã hội hóa và đa dạng hóa mục tiêu, chương trình, loại

hình trường lớp và các loại hình giáo dục, đào tạo nhằm mục đích nâng cao trình độ

dân trí của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bên cạnh các trường công lập đã phát

triển các dạng trường dân lập, tư thục ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục quốc

dân đã giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước cũng như tạo điều kiện nâng cao

chất lượng giáo dục và đào tạo.

2.3.4 Chi sự nghiệp y tế:

Chi sự nghiệp y tế là khoản chi phục vụ công tác phòng bệnh và chữa bệnh

nhằm nâng cao mức sống cho mọi người dân trong xã hội. Về nội dung khoản chi

này bao gồm:

-  Chi cho công tác phòng bệnh: bao gồm các khoản chi nhằm bảo đảm điều

kiện hoạt động của các viện nghiên cứu, phòng khám, trạm chuyên khoa.

-  Chi cho công tác chữa bệnh: là khoản chi quan trọng nhất nhằm duy trì sự

hoạt động của hệ thống các bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng.

-  Chi cho các chương trình quốc gia về y tế: chương trình phòng chống

bướu cổ, phòng chóng sốt rét, dân số và kế hoạch hóa gia đình ..

-  Các khoản chi sự nghiệp y tế khác. 

  81Hiện nay, các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp y tế

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành y. Việc nâng cao chất lượng hoạt

động khám, chữa bệnh và tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một nền

y học hiện đại đòi hỏi bên cạnh nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phát cần

phải huy động thêm các nguồn thu khác từ trong nước và nước ngoài.

Trong điều kiện nhằm xóa bỏ dần sự bao cấp của ngân sách nhà nước đối với

hoạt động sự nghiệp y tế và tăng cường sử dụng có hiệu qủa kinh phí cấp cho ngành

y tế, xu hướng chung hiện nay là nhà nước chỉ cấp kinh phí cho các hoạt  động

phòng chống các dịch bệnh, thực hiện các chương trình quốc gia về y tế và chi chữa

bệnh cho các đối tượng đặc biệt. Các trường hợp còn lại sẽ huy động sự đóng góp từ

người bệnh thông qua việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho mọi đối tượng để

hình thành quỹ bảo hiểm y tế nhằm thanh toán  chi phí cho người bệnh khi  đến

khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

2.3.5 Chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao                                                         

Mục tiêu của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao là nhằm nâng cao tri

thức và thẩm mỹ cho mọi tầng lớp dân cư nhằm xây dựng một nền văn hóa đậm đà

bản sắc dân tộc, có nội dung nhân đạo, dân chủ và tiến bộ, phát triển đạo đức xã hội

và truyền thống dân tộc. Các mục tiêu của các hoạt động này cho phép mỗi công

dân phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng và đạo đức. Vì tính chất quan trọng

của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao nên việc thực hiện các mục tiêu của

chúng gắn liền một khoản cấp phát từ ngân sách nhà nước. Về nội dung khoản chi

này bao gồm:

- Chi cho hệ thống thư viện, bao tàng, nhà văn hóa.

- Chi cho hệ thống phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác.

- Chi cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác.

- Chi cho sự nghiệp thể dục thể thao.

- Chi cho các chương trình quốc gia về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao.

2.3.6 Chi sự nghiệp xã hội

Mục tiêu của khoản chi này là nhằm bảo đảm đời sống của người lao động khi

gặp khó khăn, tai nạn, già yếu, những người không có khả năng lao động đồng thời

giải quyết những vấn đề xã hội nhất định.

Chi từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp xã hội bao gồm :

  82- Chi thực hiện những chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình

có công với cách mạng. 

 - Chi để giúp đỡ đời sống nhân dân ở những vùng xảy ra thiên tai và nhũng sự

cố bất ngờ. 

 - Chi cho các trại xã hội: trại trẻ mồ côi, trại nuôi dưỡng người già, các trại cải

tạo.

Chi cho sự nghiệp xã hội chủ yếu là do ngân sách nhà nước đài thọ, bên cạnh

đó còn có nguồn do các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước quyên

góp, ủng hộ của nhân dân. Khoản chi này đã góp phần giảm nhẹ những khó khăn về

đời sống của một số đối tượng nhất định và hình thành thu nhập về phúc lợi xã hội

cho những đối tượng đó.

2.3 Chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay

Chi trả nợ nhà nước bao gồm:

- Trả nợ trong nước: là những khoản nợ mà trước đây nhà nước đã vay các

tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác bằng cách phát hành các

loại chứng khóan nhà nước như tín phiếu kho bạc, trái phiếu quốc gia.

- Trả nợ nước ngoài: là các khoản nợ nhà nước vay của các chính phủ nước

ngoài, các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Hàng năm số chi trả nợ của nhà nước được bố trí theo một tỷ lệ nhất định

trong tổng số chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

3. Cân đối ngân sách

Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng được nhà nước sử dụng

để phân phối thu nhập quốc dân. Chức năng phân phối của ngân sách được thể hiện

trong quá trình huy  động và sử dụng các nguồn tài chính  để hình thành nên các

khoản thu và các khoản chi của ngân sách. Về nội dung, các khoản thu và chi này

có quan hệ hữu cơ với nhau và dựa trên nguyên tắc hai bộ phận này phải được cân

đối.

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc cân đối ngân sách nhà nước được

thực hiện theo nguyên tắc: Ưu tiên cho các khoản chi đầu tư phát triển sau đó mới

dành cho chi tiêu dùng thường xuyên. Trong thực tế do số thu thường rất thấp, thậm

chí nhiều khi không đủ cho chi đầu tư phát triển nên việc cân đối ngân sách luôn

lâm vào tình trạng bị động, trong khi đó nhu cầu chi tiêu dùng thường xuyên lại rất

  83cấp bách. Do đó, chính phủ thường phải phát hành tiền ngoài dự kiến là nguyên

nhân gây ra lạm phát.

Trong cơ chế thị trường, yêu cầu đổi mới hoạt động của ngân sách nhà nước

đòi hỏi phải xây dưng mô hình quản lý ngân sách thích hợp và phù hợp với thông lệ

quốc tế, mô hình này cho phép xác định cơ cấu ngân sách với nội dung các khoản

thu và chi để đảm bảo sự cân đối của ngân sách nhà nước. Cụ thể mô hình quản lý

ngân sách nhà nước được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng:

- Thu ngân sách nhà nước từ thuế, phí, lệ phí và một số khoản thu không mang

tính chất thuế như: thu lợi tức cổ phần nhà nước, thu từ cho thuê và bán tài sản

thuộc sở hữu nhà nước…là những khoản thu thường xuyên của nhà nước và được

hình thành theo nguyên tắc không hoàn trả. Các khoản thu này còn được gọi là các

khoản thu trong cân  đối ngân sách  được sử dụng ưu tiên cho các khoản chi tiêu

dùng thường xuyên của chính phủ, phần còn lại sẽ dành cho chi đầu tư phát triển.

- Thu từ các khoản viện trợ và vay nợ của chính phủ. Nguồn thu này dùng để

bù đắp số thiếu hụt của ngân sách nhà nước do chênh lệch giữa tổng số chi và tổng

số thu trong cân đối ngân sách để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Do đó, các

khoản thu viện trợ và vay nợ của chính phủ được gọi là các khoản thu bù đắp thiếu

hụt của ngân sách.

Cơ chế cân đối ngân sách nhà nước này tạo ra thế chủ động rất lớn cho chính

phủ cho phép giải quyết trước hết các nhu cầu cấp bách để ổn định đời sống và trật

tự xã hội, hơn nữa nó cũng vạch ra một ranh giới rõ ràng về phạm vi tiêu dùng nằm

trong giới hạn các khoản thu nhập do nền kinh tế tạo ra. Các khoản thu bù đắp thiếu

hụt (vay) chỉ phục vụ cho chi đầu tư phát triển nhằm đảm bảo khả năng trả nợ cho

chính phủ.

IV. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền

nhà nước. Tổ chức hệ thống ngân sách chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết

đó là chế  độ xã hội của một nhà nước và phân chia lãnh thổ hành chính. Thông

thường ở các nước hệ thống ngân sách được tổ chức phù hợp với hệ thống hành

chính. Ở nước ta với mô hình nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ

  84chức theo hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa

phương, trong  đó ngân sách  địa phương bao gồm các cấp ngân sách: ngân sách

thành phố (hay tỉnh) , ngân sách quận (huyện) , ngân sách xã (phường).

Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất

theo nguyên tắc tập trung và dân chủ, thể hiện:

- Tính thống nhất: đòi hỏi các khâu trong hệ thống ngân sách phải hợp thành

một thể thống nhất, biểu hiện các cấp ngân sách có cùng nguồn thu, cùng định mức

chi tiêu và cùng thực hiện một quá trình ngân sách.

- Tính tập trung: thể hiện ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung

các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng. Ngân sách cấp dưới chịu sự chi

phối của ngân sách cấp trên và được trợ cấp từ ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo

cân đối của ngân sách cấp mình.

- Tính dân chủ: Dự toán và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từ ngân

sách cấp dưới, đồng thời mỗi cấp chính quyền có một ngân sách và được quyền chi

phối ngân sách cấp mình.

2. Phân cấp quản lý ngân sách

Trong nền kinh tề thị trường ngân sách nhà nước trở thành công cụ quan trọng

giúp nhà nước điều hành nền kinh tế xã hội. Hoạt động của ngân sách nằm trong sự

vận động của thị trường. Tạo nguồn thu cho ngân sách phải gắn với mục tiêu ổn

định và tăng trưởng kinh tế, các khoản chi của ngân sách phải gắn với nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Do đó, việc xác định cơ

cấu thu chi của các cấp ngân sách cũng như phương pháp quản lý các cấp ngân sách

là rất cần thiết.

Phân định nguồn thu và các khoản chi của mỗi cấp ngân sách là nội dung cơ

bản của phân cấp quản lý ngân sách nhằm tạo  điều kiện về tài chính cho chính

quyền nhà nước các cấp tham gia vào quá trình tổ chức, huy động, phân phối và sử

dụng các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để thực hiện các chức năng nhiệm vụ

xác định. Khi phân cấp quản lý ngân sách cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản

sau:

- Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc lập của ngân

sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước thống nhất.

- Xác định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn thu chi giữa các cấp ngân sách.

  85- Đảm bảo sự hợp lý và công bằng giữa các địa phương.

2.1 Phân định nguồn Thu giữa các cấp ngân sách

Có 4 phương pháp thực hiện phân phối nguồn thu giữa các cấp ngân sách:

* Phương pháp thu đủ chi đủ: nội dung của phương pháp này là toàn bộ số thu

và các nhiệm vụ chi của ngân sách đều do ngân sách trung ương đảm nhận. Phương

pháp này đảm bảo cho trung ương quyền chủ động nhưng hạn chế khả năng sáng

tạo của địa phương.

* Phương pháp khoán gọn: Trung ương giao cho địa phương được thu một số

khoản thu xác định để đảm bảo nhiệm vụ chi cho địa phương. Phương pháp này

khuyến khích địa phương quan tâm và bồi dưỡng nguồn thu của mình nhưng không

chú ý đến nguồn thu của trung ương.

* Phương pháp dự phần: Theo phương pháp này ngân sách địa phương được

hưởng một phần từ các khoản thu chung được xác định theo tỷ lệ phần trăm hay còn

gọi là tỷ lệ  điều tiết. Phương pháp này khuyến khích  địa phương quan tâm  đến

khoản thu nhưng phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách rất phức tạp và hàng

năm phải điều chỉnh.

* Phương pháp hỗn hợp: Là phương pháp áp dụng hỗn hợp cả ba phương

pháp trên, nguồn thu của ngân sách địa phương bao gồm 3 phần chính: Các khoản

thu ổn định, các khoản thu điều tiết và các khoản trợ cấp từ ngân sách trung ương. 

Theo luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam (1996) và luật Sửa đổi, Bổ sung

một số điều của luật Ngân sách Nhà nước VN (1998) phân định nguồn thu giữa các

cấp ngân sách của nước ta được thực hiên theo phương pháp hỗn hợp. 

2.2 Phân định chi giữa các cấp ngân sách

Phân công quản lý nhà nước về kinh tế xã hội giữa các cấp chính quyền là cơ

sở để phân định chi giữa các cấp ngân sách. Trong cơ chế thị trường, nhà nước sử

dụng ngân sách nhà nước làm công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì

phân cấp quản lý chi giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo các nguyên tắc:

- Ngân sách trung ương đảm nhận nhiệm vụ chi theo các chương trình quốc

gia hoặc các dự án phát triển nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế và tạo

môi trường thuận lợi kích thích quá trình tích tụ và đầu tư vốn cho sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp và dân cư.

  86- Ngân sách địa phương thực hiện các khoản chi gắn với việc thực hiện chức

năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

3. Quá trình ngân sách

Quá trình ngân sách là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn: lập và phê chuẩn

ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Quá trình ngân sách cho

thấy toàn bộ hoạt động của một ngân sách từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết

thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài chính mới. Thời gian của quá trình ngân

sách dài hơn so với năm tài chính (còn được gọi là năm ngân sách hay tài khoá)

điều đó được thể hiện ở chổ giai đoạn lập và phê chuẩn ngân sách được bắt đầu

trước năm tài chính, giai  đoạn quyết toán ngân sách  được thực hiện sau năm tài

chính và trong năm tài chính là thời gian chấp hành ngân sách. Quá trình ngân sách

của nước ta được qui định trong luật Ngân sách Nhà nước.

3.1 Lập và phê chuẩn ngân sách 

Mục tiêu của giai đoạn này là để xác định nhiệm vụ động viên, phân phối tối

ưu các nguồn vốn nhằm bảo đảm tính vững chắc, tính khả thi của ngân sách. Giai

đoạn này bao gồm:

- Lập ngân sách (lập dự toán ngân sách)

Hàng năm vào thời điểm qui định trước khi năm tài chính bắt đầu Chính phủ

và Bộ tài chính ra thông báo về yêu cầu, nội dung và hướng dẫn lập dự toán ngân

sách cho các ngành, các cấp. Các đơn vị căn cứ vào hướng dẫn của bộ tài chính lập

dự toán ngân sách cho đơn vị mình dựa trên hệ thống luật, định hướng phát triển

kinh tế xã hội của năm kế hoạch và các chính sách, định mức tài chính. 

Các Bộ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành tổng hợp dự toán ngân sách ở

phạm vi mình quản lý gởi cho Bộ tài chính. Bộ tài chính sẽ xem xét dự toán thu chi

của các Bộ và địa phương, tính toán khả năng thu chi, các giải pháp cân đối ngân

sách và tổng hợp thành dự toán ngân sách của năm tài chính trình Chính phủ. Chính

phủ xem xét, thảo luận, điều chỉnh lại các khoản thu chi nếu thấy cần thiết và trình

Quốc hội.

- Phê chuẩn ngân sách

Dự toán ngân sách nhà nước trước hết sẽ được uỷ ban kinh tế và ngân sách

của quốc hội nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh và trình Quốc hội. Quốc hội sẽ thảo

luận dự toán ngân sách nhà nước về các nội dung: điều chỉnh tăng giảm các khoản

  87thu trên cơ sở sửa đổi luật thuế, điều chỉnh tăng giảm các khoản chi dựa trên các

giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách. Sau khi thảo luận và thông qua Quốc hội ra

nghị quyết phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước

trở thành một đạo luật của nhà nước mà mọi pháp nhân và thể nhân trong xã hội

điều có trách nhiệm thực hiện.

- Công bố ngân sách nhà nước

Sau khi dự toán ngân sách nhà nước  được Quốc hội phê chuẩn sẽ  được

chuyển sang cho nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước để công bố và giao cho Chính

phủ thực hiện bằng cách uỷ nhiệm cho Bộ tài chính giao các chỉ tiêu pháp lệnh về

thu và chi ngân sách cho từng Bộ và từng địa phương để thi hành.

3.2 Chấp hành ngân sách

Dự toán ngân sách được phê chuẩn và được thực hiện khi năm tài chính bắt

đầu. Nội dung của giai đoạn này là tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn thu vào

ngân sách và cấp phát cho các nhiệm vụ chi đã xác định nhằm động viên, phân phối

và sử dụng các nguồn tài chính của xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh

tế xã hội trong năm tài chính.

Chấp hành ngân sách bao gồm chấp hành thu ngân sách nhà nước và chấp

hành chi ngân sách nhà nước.

- Chấp hành thu ngân sách nhà nước: là quá trình tổ chức và quản lý nguồn

thu của ngân sách nhà nước. Hệ thống tổ chức thu ngân sách hiện nay ở nước ta có

các cơ quan thuế và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu. Các cơ quan này có

trách nhiệm kiểm soát các nguồn thu ngân sách nhà nước, xác định và thông báo số

phải nộp cho các pháp nhân và thể nhân. Cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước phối

hợp với ngành thuế và các cơ quan được giao nhiệm vụ thu để tổ chức thực hiện thu

nộp cho ngân sách nhà nước và trích chuyển kịp thời các khoản thu giữa các cấp

ngân sách nhà nước theo qui định.

- Chấp hành chi ngân sách nhà nước: là quá trình tổ chức và quản lý các

khoản chi của ngân sách nhà nước. Tham gia vào chấp hành chi ngân sách gồm có

các đơn vị sử dụng vốn ngân sách. Việc cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước được

thực hiện theo qui định:

  88* Căn cứ vào dự toán ngân sách  được giao, các  đơn vị thụ hưởng lập kế

hoạch chi gởi cơ quan tài chính cùng cấp và kho bạc nhà nước nơi giao dịch  để

được cấp phát.

* Cơ quan tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị, căn cứ vào khả năng

của ngân sách để bố trí số chi hàng quý thông báo cho đơn vị thụ hưởng và kho bạc

nhà nước để thực hiện.

3.3 Quyết toán ngân sách      

    Nội dung của giai đoạn này là nhằm phản ảnh, đánh giá và kiểm tra lại quá

trình hình thành và chấp hành ngân sách nhà nước. Sau khi kết thúc năm tài chính,

các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải khoá sổ kế toán và lập quyết toán

ngân sách nhà nước theo số thực thu, thực chi theo hướng dẫn của Bộ tài chính.

Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ tài chính các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập

quyết toán thu chi của đơn vị mình gởi cơ quan quản lý cấp trên, số liệu quyết toán

phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận. Thủ trưởng

các cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, xử lý quyết toán thu chi ngân sách

của các  đơn vị trực thuộc, lập quyết toán thu chi ngân sách thuộc phạm vi mình

quản lý gởi cho cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương

xét duyệt quyết toán thu chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp, thẩm tra quyết

toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp lập quyết toán ngân sách địa phương trình uỷ ban

nhân dân cùng cấp để uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét trình hội đồng nhân dân

cùng cấp phê chuẩn và gởi cho Bộ tài chính.

Bộ tài chính xem xét và tổng hợp quyết toán thu chi ngân sách của các bộ,

ngành ở trung ương, kiểm tra xem xét quyết toán ngân sách của các địa phương, sau

đó tổng hợp và lập tổng quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ để Chính

phủ đệ trình Quốc hội. Quốc hội sau khi nghe báo cáo kiểm tra của cơ quan Tổng

kiểm toán quốc gia sẽ xem xét và phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước.

  89Chương V

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH

CHẾ

TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

I. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG

 “Thị trường” là một khái niệm cơ bản của kinh tế học và  được nhiều nhà

kinh tế học định nghĩa.

 Trong từng thời kỳ khác nhau thì khái niệm về “thị trường” cũng khác nhau.

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, thị trường được hiểu là một cơ chế độc lập, tự

hoạt động, tự điều tiết.

 Ngày nay, cơ cấu kinh tế hiện đại do các yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật và

việc quốc tế hoá đời sống kinh tế tạo nên, thị trường được hiểu là một yếu tố của

một hệ thống kinh tế phức tạp, trong đó các qui luật thị trường luôn luôn biến đổi và

vố số những thể chế điều tiết (đặc biệt là thể chế nhà nước) tác động qua lại với

nhau một cách chặt chẽ.

 Vì thế, nếu chúng ta hiểu “thị trường” là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng

hoá thì không sai nhưng chưa đủ, vì với cách hiểu đó chúng ta không thấy được sự

hiện diện của thị trường  lao động, thị trường địa ốc,… (đây là những loại thị trường

mới hình thành) là thị trường không có “chợ” để mua bán tập trung. Đồng thời, nó

cũng không cho chúng ta thấy được một số thị trường mua bán những loại hàng hoá

vô hình như: thị trường vốn, thị trường dịch vụ,…

 Xét về mặt bản chất, “thị trường” là sự kết hợp của các yếu tố: hàng hoá,

cung cầu giá cả, và phương thức thanh toán. Nơi nào, lúc nào có đủ 5 loại yếu tố

trên thì sẽ diễn ra hoạt động của thị trường. Với việc tìm ra được bản chất của thị

trường đã giúp chúng 1ta thấy được tất cả các loại thị trường kể cả thị trường “vô

hình”. Ngoài 5 yếu tố giống nhau ở trên thì các thị trường chỉ còn khác nhau ở: qui

mô thị trường rộng hay hẹp, phổ biến hay chưa phổ biến, hiện đại hay thô sơ.

  90II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH

1. Phân biệt giữa tài sản và vốn

 Tài sản là tất cả mọi thứ có giá trị trao đổi và được sở hữu bởi một chủ thể

nào đó.

 Người ta thường phân loại tài sản theo tiêu chí sau đây:

Phân loại theo hình thái: tài sản hữu hình (là loại tài sản mà giá trị của nó tuỳ

thuộc vào thuộc tính vật chất đặc thù của nó, như: máy móc thiết bị, nhà, đất. TS

hữu hình có thể chia hành tài sản có thể tái sản xuất (máy móc, thiết bị) và tài sản

không có thể tái sản xuất (đất, mỏ, tác phẩm nghệ thuật) và tài sản hữu hình (thể

hiện quyền hợp pháp đối với một lợi ích nào đó trong tương lai. Giá trị của tài sản

vô hình không liên quan gì đến hình thức mà những quyền đó được ghi lại)

 Phân  loại theo tính chất: tài sản tài chính (là những loại tài sản có tính chất

tiền tệ: vàng, đá quí, chứng khoán, các giấy tờ có giá), tài sản phi tài chính (đất đai,

nhà xưởng, máy móc thiết bị, thương quyền nhãn hiệu,…)

  Phân loại theo mục đích sử dụng:

-  Tài sản tiêu dùng: là những tài sản sẽ hao mòn, mất đi trong quá

trình sử dụng

-  Tài sản dự trữ: là những tài sản có giá trị lâu bền được dùng vào

mục đích dự trữ, dự phòng rủi ro.

-  Tài sản đưa vào kinh doanh để tạo ra lợi nhuận là tăng khối tài sản.

Đây phải là vốn

Như vậy, vốn là một phần tài sản có mục đích sử dụng cho quá trình kinh doanh.

2 Khái niệm tài sản tài chính và các loại tài sản tài chính chủ yếu

Tài sản tài chính, hay còn gọi là công cụ tài chính, thuộc loại tài sản vô hình.

Lợi ích trong tương lai của tài sản này là quyền được hưởng các khoản tiền lãi, hay

lợi nhuận (cash flow) trong tương lai.

Những người đồng ý thực hiện việc thanh toán các dòng tiền đó trong tương

lai được gọi là người phát hành tài sản tài chính; những người sở hữu tài sản tài

chính được gọi là những người đầu tư. Người phát hành có thể là chính phủ, các tổ

chức tài chính hay các doanh nghiệp. Người sở hữu tài sản tài chính có thể là tổ

chức hay là cá nhân.

  91Tài sản tài chính được chia thành 2 loại: công cụ nợ và công cụ vốn

-  Công cụ nợ (debt instrument): là loại tài sản tài chính mang lại cho người

nắm giữ nó quyền được hưởng dòng tiền cố định được ấn định trước. VD:

Trái phiếu chính phủ, Kho bạc; các khoản cho vay,…. Hay nói một cách

khác, các công cụ nợ có các khoản lợi tức cố định.

-  Công cụ vốn là loại công cụ mà buộc người phát hành phải trả cho người

nắm giữ nó một số tiền dựa vào kết quả đầu tư (nếu có) sau khi đã thực

hiện xong các nghĩa vụ đối với công cụ nợ (equity instrument). Công cụ

vốn thường thấy nhất là cổ phiểu phổ thông ( cổ phiếu thường).

3. Giá của tài sản tài chính và rủi ro

Một nguyên tắc kinh tế cơ bản là giá của bất kỳ tài sản tài chính nào  thì cũng

phải cân bằng với giá trị hiện tại của các cash flow kỳ vọng của tài sản đó, mặc dù

chúng ta chưa biết một cách chắn chắc về các cash flow này.

Cash flow, ta có thể hiểu đó là dòng của sự chi trả tiền trong một khoảng thời

gian nhất định.

VD: Trái phiếu chính phủ đồng ý trả 600.000 đồng mỗi 6 tháng trong suốt 5

năm và trả 10.000.000  đồng vào thời  điểm  đáo hạn của trái phiếu (5 năm). Các

khoảng tiền đó là cash flow.

Khái niệm về giá của tài sản tài chính liên quan trực tiếp đến lợi nhuận kỳ

vọng của tài sản tài chính đó. Từ việc đưa ra cash flow kỳ vọng và giá của công cụ

tài chính giúp chúng ta có khái niệm về tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng. Tỷ suất lợi nhuận

kỳ vọng là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận kỳ vọng với tổng vốn đầu tư.

VD: Nếu giá của một tài sản tài chính là 100.000 đồng và cash flow của nó

chỉ là 105.000 đồng được trả vào thời điểm đáo hạn là 1 năm. Vậy tỷ suất lợi nhuận

của TS này là 5%.

Mức  độ chắc chắn của cash flow kỳ vọng phụ thuộc vào loại của tài sản

(công cụ nợ hay công cụ vốn) và đặc tính của chủ thể phát hành tài sản đó.

Việc mua trái phiếu chính phủ là rất an toàn vì cash flow mà chúng ta hy

vọng nhận được từ việc đầu tư đó là chắc chắn, khả năng trễ hạn các khoản tiền

thanh toán của chính phủ  đối với người nắm giữ trái phiếu CP là rất thấp. Tuy

nhiên, việc  đầu tư vào trái phiếu chính phủ vẫn mang lại cho chúng ta một  điều

không chắc chắn, đó chính là sức mua của cash flow mà chúng ta nhận được, vì giá

  92trị của các khoản tiền thanh toán đó không còn được như lúc ban đầu (thời điểm đầu

tư).

Ngược lại với trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty hay là các món nợ vay

của các cá nhân  đối với ngân hàng thì khả năng trễ hạn trong việc thanh toán

cashflow là cao hơn.

Đối với trường hợp nhà đầu tư đầu tư vào một trái phiếu do chính phủ nước

ngoài phát hành, cashflow do chính phủ nước ngoài chi trả cũng sẽ không bị trễ hạn.

Tuy nhiên, cash flow đó được chi trả bằng ngoại tệ chứ không bằng tiền nội tệ. Như

vậy, cash flow mà nhà đầu tư nhận được trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào tỷ

giá hối đoái.

Từ đó chúng ta nhận ra rằng, việc đầu tư vào công cụ tài chính bị ảnh hưởng

bởi những rủi ro sau đây:

-  Rủi ro lạm phát (purchasing risk, inflation risk): rủi ro liên quan đến sự

trượt giá (mất giá) của cash flow kỳ vọng.

-  Rủi ro tín dụng (credit risk) hay rủi ro sai hẹn (default risk): là rủi ro mà

người phát hành hay người mượn trể hạn giao ước

-  Rủi ro tỷ giá (foreign-exchange risk): là loại rủi ro xảy ra khi có sự

chuyển đổi giá cả sẽ làm thay đổi một cách bất lợi, kết quả là làm giảm số

tiền được nhận

4. Vai trò của tài sản tài chính

  Tài sản tài chính có 2 chức năng kinh tế chủ yếu:

-  Là công cụ để chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi đến những

người cần vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình

-  Bằng một phương thức chuyển vốn nào đó từ người có vốn sang người

cần vốn đã làm phân bổ lại những rủi ro không thể tránh khỏi do dòng

tiền mà tài sản hữu hình tạo ra giữa người gọi vốn và người cung cấp vốn.

Để thấy rõ được 2 chức năng này chúng ta cùng xem xét các tình huống sau:

1.  Ông A nhận được giấy phép sản xuất trái cây hộp. Ông ước tính cần có

15 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị nhưng

ông chủ có 3 tỷ đồng. Đó là toàn bộ số tiền tiết kiệm của đời ông nên ông

không muốn đem đầu tư mặc dù ông rất tin tưởng vào tính khả thi của dự

án này vì ông không muốn phải gánh chịu rủi ro cao.

  932.  Bà B vừa được thừa kế 12,25 tỷ đồng. Bà dự định dùng 250 triệu để chi

cho các nhu cầu tiêu dùng của mình, còn lại 12 tỷ đồng bà dự định sẽ đem

tiết kiệm.

3.  Ông C và nhận được một khoảng tiền từ việc trúng số ( lần 1 trúng 10 tờ;

lần 2 trúng 13 tờ đặc biệt) sau khi trừ tiền thuế thu nhập cá nhân ông còn

được 1,035 tỷ đồng. Ông dự định dùng 35 triệu; còn lại 1 tỷ đồng ông dự

định đem tiết kiệm.

Giả sử 3 người này gặp nhau và họ đạt được thoả thuận như sau:

Ông A đồng ý đầu tư 2 tỷ đồng vào doanh nghiệp và chia 50% lợi ích của

doanh nghiệp cho bà B với điều kiện bà B đầu tư cho doanh nghiệp 12 tỷ đồng. Còn

ông C đồng ý cho ông A vay 1 tỷ đồng với lãi suất 18%/năm. Ông A sẽ tự điều

hành công ty mà không cần sự giúp đỡ của ông C và bà B. Như vậy ông A đã có đủ

vốn cho quá trình thực hiện dự án của mình.

Từ tình huống trên đã phát sinh 2 công cụ tài chính:

-  Công cụ vốn do ông A phát hành và bà B đã mua với giá 12 tỷ đồng

-  Công cụ nợ do ông A phát hành và ông C mua với giá là 1 tỷ đồng

Hai tài sản này đã giúp cho vốn được chuyển từ những người có vốn (bà B

và ông C) sang người cần vốn (ông A). Đây chính là chức năng thứ nhất của công

cụ tài chính.

Việc ông A không muốn đầu tư toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình vào dự án

là vì ông muốn san sẻ bớt rủi ro. Ông đã thực hiện điều này bằng cách bán cho bà B

một tài sản tài chính, với tài sản tài chính này bà B nhận được một nữa lợi nhuận

của doanh nghiệp. Đồng thời, ông A còn nhận thêm một khoản tiền khác nữa từ ông

C, là người không muốn san sẻ rủi ro của doanh nghiệp, bằng cách cam kết chi trả

một khoản thanh toán cố định hàng năm cho ông C bất chấp hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp. Như vậy, ông A  đã phân bổ một phần rủi ro của mình cho người

khác. Đó chính là chức năng thứ 2 của tài sản tài chính.

III. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH:

1. Khái niệm về thị trường

Thị trường tài chính thể hiện rất nhạy cảm mọi hoạt động của các thị trường

hàng hoá và dịch vụ. Nó được ví như là thị trường phái sinh từ nền kinh tế thực, nó

  94đo lường và phản ảnh hiệu quả kinh doanh và hiện trạng của nền kinh tế thực. Thị

trường tài chính ra đời đã làm đa dạng hoá và phức tạp hoá mọi hoạt động tài chính.

Thị trường tài chính không chỉ chịu ảnh hưởng của nền kinh tế mà nó còn gây ra

nhiều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế, nó có vai trò nhất định đối

với sự vận hành kinh tế và trở thành công cụ đắc lực giúp nhà nước quản lý có hiệu

quả nền kinh tế.

Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm các mối quan

hệ cung cầu về hàng hoá mà còn xuất hiện quan hệ cung cầu về tiền tệ. Quan hệ này

xuất hiện tất yếu dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu,

chủ yếu diễn ra trên thị trường tài chính. Thuật ngữ “thị trường tài chính” được sử

dụng để phân biệt thị trường mua bán, giao dịch các loại chứng khoán (tài sản tài

chính)với các thị trường khác (thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động,...).

Nếu “thị trường hàng hoá hữu hình” mua bán các loại sản vật cụ thể, nhìn

thấy được, sờ được (lúa, gạo, cafê,...), nghĩa là đó là thị trường hữu hình. Còn thị

trường tài chính là nơi mua bán các loại hàng hoá theo đúng tên gọi đặc trưng của

nó: đó là tài chính. Đây là loại tài sản vô hình với giá trị của nó không liên quan gì

đến đặc tính và vật thể của hàng hoá đó, giá trị của nó dựa vào trái quyền hợp phát

trên một lợi ích tương lai nào đó. Hàng hoá của thị trường tài chính là những loại

hình thay thế tiền mặt. Để có nó, người ta đem tiền mặt đi đổi bằng các hình thức

như: mua, ký gửi, cho vay,... Sở dĩ người ta làm như vậy là vì nó tạo ra lãi suất mà

tiền mặt không làm được. Khi thị trường tài chính phát triển, người ta dễ dàng đem

chuyển đổi những loại hàng hoá đó trở thành tiền mặt. Xã hội ngày càng phát triển

thì người ta càng thích cất giữ những loại hàng hoá thay cho tiền mặt  bởi lẽ nó

cũng là tiền nhưng lại sinh lãi trong mỗi ngày.

Như vậy, ta có thể rút ra được khái niệm về thị trường tài chính:

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các tài sản tài chính.

•  Đối tượng của thị trường tài chính: là những nguồn cung cầu về

vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, doanh

nghiệp, các tổ chức xã hội, các  định chế tài chính trung gian và

công chúng

•  Công cụ của thị trường tài chính: đây là nguồn sống cho hoạt động

của thị trường, bao gồm: công trái nhà nước, chứng khoán do doanh

  95nghiệp phát hành, trái phiếu công ty, trái phiếu của các định chế tài

chính trung gian và các loại giấy tờ có giá khác: séc, kỳ phiếu,...

•  Chủ thể của thị trường tài chính: đây là những pháp nhần và thể

nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn tham gia trên

thị trường tài chính.

2. Vai trò của thị trường tài chính

Thị trường tài chính có 3 chức năng kinh tế cơ bản sau:

Thứ nhất, hình thành giá các tài sản tài chính. Thông qua tác động qua lại

giữa những người mua và những người bán, giá của tài sản tài chính (chứng khoán)

được xác định, hay nói cách khác, lợi tức cần phải có trên một tài sản tài chính được

xác định. Yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp gọi vốn chính là mức lợi tức mà các

nhà đầu tư yêu cầu; và với đặc điểm này của thị trường tài chính đã phát tín hiệu

cho biết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa các tài sản tài

chính. Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành giá.

Thứ hai, cung cấp một cơ chế để cho các nhà đầu tư bán một tài sản tài

chính. Với đặc tính này, thị trường tài chính là thị trường tạo ra tính thanh khoản.

Thiếu tính thanh khoản, các nhà đầu tư phải nắm giữ tài sản tài chính cho đến khi

nào đáo hạn, hoặc đối với cổ phiếu cho khi nào công ty tự nguyện thu hồi hoặc nếu

không tự nguyện thì phải chờ thanh lý tài sản. Mặc dù tất cả các thị trường tài chính

đều có tính thanh khoản, nhưng mức độ thanh khoản sẽ là khác nhau giữa chúng.

Thứ ba, giảm bớt chi phí tìm kiến và chi phí thông tin. Để các giao dịch có

thể được diễn ra thì những người mua và người bán phải tìm được nhau. Họ phải

mất rất nhiều tiền và thời gian cho việc tìm kiếm này, ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ

vọng của họ. Chi phí đó là chi phí tìm kiếm. Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư họ

cần có các thông tin về giá trị đầu tư như khối lượng và tính chắc chắn của dòng

tiền kỳ vọng. Thị trường tài chính nhờ có tính trung lập này – là nơi để người mua,

người bán đến đó tìm gặp nhau, là nơi cung cấp các thông tin một cách công khai và

đầy đủ - nên có khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn vì thế nó cho phép

giảm đến mức thấp nhất những khoản chi phí trên.

Thị trường tài chính phát triển cùng với trình độ phát triển của nền kinh tế, đi

từ đơn giản đến phức tạp. Ở trình độ phát triển ngày càng cao, thị trường tài chính

  96ngày càng có nhiều loại trung gian tài chính tham gia. Các trung gian tài chính ngày

càng tạo ra nhiều loại sản phẩm tài chính đa dạng, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu

cầu của các bên tham gia thị trường.

3. Phân loại thị trường tài chính

Có nhiều cách đến phân loại thị trường tài chính:

Nếu phân loại theo công cụ tài chính trên thị trường thì ta có:

-  Thị trường nợ

-  Thị trường chứng khoán

Nếu phân loại theo thời gian luân chuyển vốn, ta có:

-  Thị trường tiền tệ: thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá 1

năm

-  Thị trường vốn: thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm trở

lên

Nếu phân loại theo hình thức phát hành, thì ta có:

-  Thị trường sơ cấp: thị trường phát hànhc chứng khoán lần đầu tiên

-  Thị trường thứ cấp: thị trường mua đi bán lại các chứng khoán

Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng các hình thức phân loại nào thì sẽ tuỳ

thuộc vào vấn đề mà người ta muốn nghiên cứu đến. Thông thường, khi nói đến thị

trường tài người ta thường phân theo 2 cách (2) và (3)

4. Mối quan hệ giữa các loại thị trường

4.1.Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn

4.1.1. Thị trường tiền tệ

Là thị trường vốn ngắn hạn. Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu

thông qua hoạt  động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vì các ngân hàng

thương mại là chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn

ngắn hạn.

Thị trường tiền tệ có một số đặc điểm sau đây:

-  Thời gian luân chuyển vốn ngắn hạn Công cụ của thị trường này là những

món nợ vay hay những chứng khoán có thời gian đáo hạn dưới 1 năm.

-  Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính gián tiếp. Đóng vai

trò trung gian giữa những người vay và người cho vay là các ngân hàng

thương mại

  97-  Các công cụ trên thị trường tiền tệ có độ an toàn tương đối cao nhưng lại

thường có mức lợi tức thấp.

Thị trường tiền tệ được phân thành 3 bộ phận sau:

* Thị trường cho vay ngắn hạn của các định chế tài chính trung gian. Thị

trường này hoạt động dựa vào hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian. Các

tổ chức này sẽ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân

bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm và đem cho các tổ chức kinh tế, cá nhân

khác vay lại nếu cần.

* Thị trường hối đoái (thị trường ngoại hối):  là nơi diễn ra các hoạt động

mua bán và trao đổi ngoại tệ. Khác với các loại thị trường khác, người ta dùng tiền

để đổi lấy hàng hoá, thì trên thị trường này người ta dùng tiền để đổi lấy tiền. Một

đặc tính riêng biệt nữa của thị trường ngoại hối đó là tất yếu nó sẽ là thị trường quốc

tế. Khi nào người dân ở các khu vực khác nhau còn dùng những  đồng tiền khác

nhau thì thị trường ngoại hối tồn tại là cần thiết.

* Thị trường liên ngân hàng: đây là thị trường hoạt động phục vụ cho các

khách hàng là các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động không phải lúc nào ngân

hàng luôn có  đủ tiền  để cho vay, không phải lúc nào ngân hàng cũng tìm  được

khách hàng để cho vay hết khoản tiền mà mình có. Vì thế sẽ phát sinh nhu cầu vay

và cho vay giữa các ngân hàng nhằm phục vụ tốt cho hoạt động chính của mình là

huy động vốn và cho vay vốn. Đặc điểm của thị trường này là chỉ dành riêng cho

các ngân hàng và thường khối lượng, giá trị giao dịch là lớn.

4.1.2. Thị trường vốn:

Thị trường vốn là thị trường dành cho các khoản vốn dài hạn. Thị trường này

cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ, các doanh nghiệp và các

hộ gia đình. Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị

trường tiền tệ nên các công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn và tất nhiên

mức lợi tức của nó cũng sẽ cao hơn.

Trong lịch sử hình thành của thị trường tài chính thì thị trường tiền tệ là thị

trường được hình thành trước vì ban đầu do kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn

và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn. Sau khi nền kinh tế phát

triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thị trường vốn ra

đời. Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung

  98gian thì chính phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành

chứng khoán.

Một khi chứng khoán ra đời thì tất yếu sẽ xuất hiện nhu cầu mua bán chứng

khoán. Chính vì thế mà thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là 1 bộ phận của

thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán.

Thị trường vốn bao gồm: thị trường vay nợ dài hạn và thị trường chứng

khoán

Đối với thị trường vay nợ dài hạn thì lại được chia thành

* Thị trường thế chấp: đây là thị trường chuyên cho vay các món nợ dài hạn

dùng để tài trợ mua bán địa ốc, nhà xưởng. Do thời hạn dài và thường giá trị của các

món nợ vay thường rất lớn để hình thành bất động sản (nhà, đất, nhà xưởng,...) nên

cần có sự thế chấp tài sản cho món nợ vay này. Tài sản thế chấp có thể là những tài

sản sẵn có của những người đi vay và kể cả những tài sản được hình thành từ khoản

nợ vay đó. Chính vì thế, thị trường thế chấp còn được gọi là thị trường cho vay dài

hạn có cầm cố bất động sản

* Thị trường tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính):

Tín dụng thuê mua hay còn được gọi là hoạt động cho thuê tài chính hoặc có

thể được gọi là thuê vốn. Đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn, trong đó người

cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và là người nắm

giữ quyền sở hữu tài sản đó. Người thuê là người sử dụng tài sản và phải thanh toán

tiền thuê cho người cho thuê tài sản trong một khoảng thời gian đã được thảo thuận

trước. Trong suốt thời gian thuê, người thuê không được quyền huỷ bỏ hợp đồng

thuê trườc kỳ hạn. Khi kết thúc hợp đồng, người thuê có thể chuyển quyền sở hữu,

mua lại hoặc tiếp tục thuê như đã thoả thuận trong hợp đồng.

Hoạt động tín dụng tài chính là một hình thức tín dụng rất hữu ích đối với

các doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vì, thông qua

hình thức tín dụng này các doanh nghiệp tìm được nguồn tài trợ cho hoạt động đầu

tư máy móc, thiết bị, cải thiện công nghệ. 

Hoạt động cho thuê tài chính còn được xem là quá trình chuyển quyền sử

dụng, khai thác các  tính năng hữu ích của tài sản mà không chuyển đổi quyền sở

hữu nó.

Hoạt động tín dụng thuê mua có những ưu điểm như:

  99Đối với người đi thuê thì thuê tài chính cũng có thể được xem là họ đã mua

được tài sản bằng một khoản vốn vay có đảm bảo bằng chính tài sản cho thuê. Các

điều khoản của hợp đồng thuê được xem như là những điều khoản ràng buộc của

ngân hàng đưa ra trong một hợp đồng tín dụng thông thường.

Ngoài ra, thông qua hoạt động tín dụng thuê mua thì doanh nghiệp được tài

trợ 100% vốn mua tài sản hoặc được thuê tài sản đảm bảo nguồn vốn hoạt động

(vốn lưu động) của doanh nghiệp.

Hầu hết tài sản trong hoạt động cho thuê tài chính đều là tài sản mới. Bởi vì,

thông thường người đi thuê sẽ đạt ra yêu cầu về tính năng kỹ thuật cho tài sản muốn

thuê trước đối với người thuê và hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Sau đó, người

cho thuê sẽ mua những tài sản này trực tiếp từ nhà sản xuất và chuyển cho bên thuê

sử dụng. Người cho thuê thường mua tài sản mới để cho thuê nhằm đảm bảo những

điều kiện trong hợp  đồng,  đồng thời nó sẽ giúp họ hạn chế  đến mức thấp nhất

những rủi ro như rủi ro do hao mòn vô hình hoặc rủi ro không thể cho thuê tiếp tài

sản sau khi kết thúc hợp đồng do tài sản đã quá cũ,… 

Hoạt động tín dụng thuê mua có những đặc điểm quan trọng sau đây:

- Bên cho thuê sẽ không cung cấp các hoạt động bảo trì tài sản hay những

dịch vụ khác đi kèm.

- Bên cho thuê sẽ nhận được những khoản tiền thanh toán tiền cho thuê bằng

với giá trị của tài sản cho thuê bị hao mòn và có thêm một khoản tiền lãi.

- Bên đi thuê thì được ưu tiên mua lại sau khi kết thúc thời hạn của hợp thuê

tài chính.

- Bên thuê không được huỷ bỏ ngang hợp đồng tín dung thuê mua. Nghĩa là

bên thuê phải đảm bảo việc thanh toán các khoản thanh toán tiền thuê đúng kỳ hạn

cho dù phải đối mặt với những rủi ro có thể gặp phải như rủi ro không thể thực hiện

được những trách nhiệm tài chính này hoặc rủi ro phá sản của bên thuê.

Loại hình cho thuê tài chính chỉ phát huy hết những ưu thế của mình khi hội

đủ những điều kiện sau đây:

- Hợp đồng tín dụng thuê mua phải đảm bảo được tính không chắc chắn của

khoảng giá trị còn lại của tài sản sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua

- Các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính có thể cao hơn

so với khoảng chi phí khi tự bỏ tiền đi mua tài sản đó bằng nguồn vốn tự có những

  100cái giá phải trả cho những nợ hay vốn cổ phần thì cao hơn so với chi phí của hợp

đồng cho thuê tài chính

(Nguồn vốn tài trợ trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Võ

Thành Thông)

Thông thường hoạt  động tín dụng thuê mua  được cung cấp bởi các ngân

hang lớn hoặc các công ty tài chính. Cho nên thị trường tín dụng thuê mua là một

nơi hoạt động của ngân hang và công ty tài chính.

* Thị trường chứng khoán: Đây là thị trường được hình thành dùng để giao

dịch mua bán chứng khoán. Đối với hoạt động của thị trường này khá là phức tạp

nhưng cũng rất hấp dẫn. Chúng ta sẽ có dịp nói đến nó về sau. Tuy nhiên, khi nói

đến thị trường chứng khoán thì chúng ta có thể chia nó ra thành 2 loại thị trường cơ

bản là:

-  Sở giao dịch chứng khoán: là thị trường chứng khoán chính thức bởi vì

nó được tổ chức một cách tập trung tại địa chỉ cụ thể và tuân thủ theo

những qui được ban hành một cách chặt chẽ

-  Thị trường OTC (Over The Counter): đây là thị trường chứng khoán ở

cấp độ cao hơn với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện tại nên việc giao dịch

chứng khoán không cần được tập trung lại một nơi cụ thể mà có thể thực

hiện giao dịch từ nhiều nơi khác nhau. Đồng thời số lượng chứng khoán

được giao dịch trên thị trường này sẽ nhiều hơn so với thị trường chứng

khoán tập trung, không bó hẹp trong số những chứng khoán được nằm

trong danh mục cụ thể.

4.1.3. Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn:

Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường

tài chính cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó các

nghiệp vụ hoạt động ở trên hai thị trường có mối liên quan bổ sung và tác động hỗ

tương.

Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua

bán chứng khoán trên thị trường vốn. Nếu lãi suất của các ngân hàng trả cho người

tiết kiệm cao, điều này sẽ khiến cho người tiết kiệm thích gửi tiền vào ngân hàng để

hưởng lãi suất và rủi ro thấp hơn so với việc đầu tư vào chứng khoán. Mặt khác, các

biến đổi về giá cả và lãi suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi

  101trực tiếp trên thị trường vốn như quan hệ cung cầu và giá của cổ phiếu và trái phiếu.

Chẳng hạn như, một số chứng khoán dài hạn có lãi suất thả nổi, căn cứ  để  điều

chỉnh lãi suất là lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng. Hay khi định giá của cổ

phiếu hay trái phiếu tại một thời điểm bất kỳ nào đó trên thị trường, người ta phải

tham khảo lãi suất của ngân hàng được hình thành trên thị trường tiền tệ. Giữa lãi

suất thị trường và giá của trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất của

ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, trái phiếu sẽ sụt giá và tình hình ngược

lại khi lãi suất ngân hàng hạ xuống hơn lãi trái phiếu.

Ngược lại, các thay đổi về chỉ số giá cổ phiếu của thị trường vốn cũng phản

ảnh các hiện tượng tốt hay xấu, đã đang hoặc sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ. Đối

với thị trường vốn, việc duy trì một lãi suất ổn định không thăng trầm quá đáng là

cần thiết cho sự ổn định của thị trường.

Trên thực tế, các hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn được thực

hiện đồng bộ xen lẫn nhau, tác động và chịu sự ảnh hưởng của nhau, tạo thành cơ

cấu hoàn chỉnh của một thị trường tài chính.

Việc phân định thị trường tài chính thành 2 bộ phận là thị trường tiền tệ và

thị trường vốn chỉ là biện pháp để tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu từng loại

thị trường. Trên thực tế, không phải dễ dàng có thể chỉ ra đâu là khu vực chuyên

môn hoá của thị trường tiền tệ và đâu là khu vực chuyên môn hoá của thị trường

vốn. Hai thị trường này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Các biến đổi về giá cả, lãi

suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường

vốn. Ngược lại, các biến đổi về chỉ số chứng khoán hoặc trị giá cổ phiểu của thị

trường vốn cũng phản  ảnh các hiện tượng tốt xấu  đã  đang và sẽ xảy ra trên thị

trường tiền tệ. Các chính sách của Nhà nước như chính sách lãi suất, tiền tệ với mục

đích phát triển thị trường tiền tệ đồng thời cũng là các yếu tố ngăn cản phạm vi hoạt

động của thị trường vốn. Xét trong tương lai, xuất phát từ những đòi hỏi thực tế,

không thể tồn tại một thị trường tiền tệ thuần tuý cũng như không thể tồn tài một thị

trường vốn thuần tuý mà phải tồn tại một thị trường tài chính bao gồm cả thị trường

vốn và thị trường tiền tệ hỗn hợp.

4.2. Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

4.2.1. Thị trường sơ cấp (primary market):

  102Đây là nơi mua bán những chứng khoán mới phát hành. Vì thế, trong thực tế

người ta còn gọi thị trường phát hành chứng khoán. Nguồn vốn chủ yếu của thị

trường này là nguồn tiền tiết kiệm của công chúng cũng như một số tổ chức phi tài

chính. Như vậy, thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng của thị trường

chứng khoán đó là mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần sử dụng, đưa tiền

tiết kiệm vào công cuộc đầu tư. Với đặc tính thị trường sơ cấp là nơi phát hành lần

đầu tiên chứng khoán ra công chúng cho nên nó được xem là thị trường tạo vốn cho

đơn vị phát hành và chỉ tạo ra phương tiện huy động vốn. Vì thế, vai trò của thị

trường sơ cấp là tạo ra hàng hoá cho thị trường giao dịch và là tăng vốn đầu tư cho

nền kinh tế. Trong thị trường sơ cấp, nhà phát hành (người bán chứng khoán) là

người huy động vốn và người đầu tư mua chứng khoán là nhà đầu tư.

Việc phát hành lần đầu tiên chứng khoán ra công chúng là giai đoạn gay go

nhất, vì nếu không đạt được kết quả thì chứng khoán phát hành sẽ không tiêu thụ

được và làm mất uy tín của đơn vị phát hành. Không phải nhà phát hành nào cũng

có đủ điều kiện để thực hiện tốt việc phát hành nên trên thị trường sơ cấp xuất hiện

một tổ chức trung gian giữa nhà phát hành và người đầu tư, đó là nhà bảo lãnh phát

hành chứng khoán.

Tuỳ thuộc vào cung cầu, giá chứng khoán ở thị trường sơ cấp có thể cao hơn

hoặc thấp hơn  giá trị danh nghĩa của chứng khoán.

Nhà phát hành sẽ thu được vốn mới chỉ khi những chứng khoán của nó được

bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp. Sau đó, việc mua bán các chứng khoán này

trên thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ không làm ảnh hưởng đến số vốn của người

phát hành.

4.2.2.Thị trường thứ cấp (secondary market):

Đây còn được gọi là thị trường cấp hai, là nơi mua bán các chứng khoán đã

được phát hành trên thị trường sơ cấp. Đây cũng là một bộ phận quan trọng của thị

trường tài chính và có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường sơ cấp và khác với thị

trường sơ cấp là nó hoạt động một cách liên tục. Chứng khoán giao dịch trên thị

trường này có thể được mua đi bán lại nhiều lần với giá cả cao thấp khác nhau với

tác động của quan hệ cung cầu và nhiều nhân tố khác. Nhờ có thị trường thứ cấp,

những người có vốn nhàn rỗi tạm thời có thể yên tâm đầu tư vào chứng khoán, vì

  103khi cần tiền họ có thể bán lại các chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư khác

trên thị trường.

Thị trường thứ cấp thực hiện các chức năng sau:

-  Tạo điều kiện dễ dàng để bán những công cụ tài chính nhằm thu tiền mặt,

tức là tạo cho các công cụ tài chính tăng cao tính thanh khoản

-  Kiếm lời từ việc nắm giữ chứng khoán

-  Xác định giá chứng khoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do

-  Giá hợp lý trên thị trường cấp hai  ảnh hưởng đến giá phát hành chứng

khoán trên thị trường sơ cấp

4.2.3 Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Tóm lại, giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ

với nhau. Mối quan hệ giữa 2 thị trường này là mối quan hệ nội tại, trong đó thị

trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để cho thị trường  thứ cấp hoạt động; thị

trường thứ cấp là  động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng

khoán cho thị trường thứ cấp hoạt động; và ngược lại, nếu không có thị trường thứ

cấp thì thị trường sơ cấp khó có thể hoạt động một cách trôi chảy được. Vì khi đó

các loại chứng khoán rất khó khăn khi phát hành, không ai dám đầu tư vào chứng

khoán vì chứng khoán không thể chuyển đổi thành tiền tệ khi cần, vốn của họ bị ứ

động.

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt

lý thuyết. Trong thực tế, hoạt động của thị trường chứng khoán chúng ta không thể

chỉ rõ ra được đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, bởi vì trong hoạt

động của thị trường chứng khoán vừa diễn ra việc phát hành chứng khoán vừa diễn

ra việc mua đi bán lại chứng khoán.

IV. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

(Intermediary financial institution)

1. Khái niệm

Các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm các tổ chức tài chính và phi tài chính.

Tổ chức phi tài chính là các tổ chức sản xuất sản phẩm (xe, máy tính,mỹ phẩm, ...)

hoặc cung cấp các dịch vụ phi tài chính (vận tải, du lịch, các dịch vụ công cộng

  104khác,...). Các tổ chức tài chính hay chúng ta thường gọi là các tổ chức tài chính

trung gian, là các tổ chức có cung cấp một (hoặc nhiều) trong số các dịch vụ sau:

Huy động các nguồn tài chính từ những người có vốn để cho những người cần vốn vay

2.  Làm môi giới mua bán  tài sản tài chính theo sự uỷ quyền của khách hàng

3.  Mua bán tài sản tài chính để kiếm lời cho chính công ty mình

4.  Tham gia vào hoạt động đầu tư tài sản tài chính cho nhà đầu tư và sau đó

bán chúng trên thị trường để kiếm lợi cho nhà đầu tư

5.  Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho nhà đầu tư

6.  Quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư 

2. Các loại hình định chế tài chính trung gian chủ yếu

2.1 Các tổ chức nhận ký gửi

Các tổ chức nhận ký gửi bao gồm các ngân hàng thương mại, các hợp tác xã

tín dụng. Các tổ chức này có đặc điểm chung là nhận tiền gửi và sau đó đem cho

vay trực tiếp tới các cá nhân, tổ chức cần vốn và một phần khác đem đầu tư vào

chứng khoán. Như vậy, thu nhập của tổ chức này có được từ 2 nguồn: thu nhập từ

tiền lãi cho vay và đầu tư chứng khoán; thu nhập từ các khoản phí dịch vụ. 

Đối với tiết kiệm Bưu Điện thì có sự nhằm lẫn khi cho rằng Bưu Điện được

xem là một tổ chức tài chính trung gian. Thực chất, tiền Bưu Điện huy động không

đem cho vay lại mà chủ yếu để đáp ứng cho nhu cầu vốn đầu tư trong hoạt động của

chính công ty. Đây có thể xem là một hình thức huy động trực tiếp của một công ty.

Chính vì thế, Bưu Điện không được xem là một tổ chức tài chính trung gian

2.2  Các tổ chức không nhận ký gửi

Loại tổ chức này bao gồm các tổ chức như:

Công ty bảo hiểm: là tổ chức có nhiệm vụ thanh toán một khoản tiền khi có

một sự cố xảy ra cho những người được quyền thụ hưởng khoản tiền này với các

khoản đóng góp trước của họ cho công ty. Công ty bảo hiểm hoạt động với tư cách

là người chấp nhận rủi ro. 

Ở thị trường Việt Nam, hoạt động bảo hiểm là một hoạt động còn mới nhưng

nó đã sớm chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân đồng thời là

một nguồn tài chính lớn góp phần hiènh thành nên một thị trường tài chính hoàn

hảo. Trong phần tiếp theo trong chương này sẽ trình bày rõ hơn về những vấn đề cơ

bản của hoạt động bảo hiểm.

  105Quỹ hưu trí: là một quỹ được thiết lập để thanh toán những khoản lợi ích

cho người lao động khi họ về hưu. Thành lập ra quỹ này là các doanh nghiệp, các cơ

quan nhà nước, các nghiệp đoàn lao động và các cá nhân có nhu cầu. Đặc điểm của

quỹ này là nó liên quan đến việc đầu tư vào một tài sản rất kém tính thanh khoản,

đó là hợp đồng về tiền hưu trí. Tài sản này không được đem sử dụng, dù chỉ là thế

chấp một khoản tiền vay cho đến khi về hưu. Tuy nhiên, lợi thế của quỹ này là các

khoản đóng góp này được phép đóng thuế chậm. Về thực chất, quỹ hưu trí là một

hình thức trả công của người chủ mà người làm công khôngbị đánh thuế cho đến

khi rút số tiền này ra.

Quỹ đầu tư: là những định chế tài chính trung gian bán cổ phần (bằng việc

phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư) ra công chúng và đầu tư số tiền thu được vào một

dự án hay một danh mục đầu tư chứng khoán được đa dạng hoá. Đối với các quỹ

đầu tư chứng khoán, các chứng khoán được đầu tư có thể được giới hạn - dựa vào

mục tiêu đầu tư của quỹ - trong những loại tài sản nhất định: cổ phiếu, trái phiếu

chính phủ, trái phiếu công ty hay những công cụ tài chính khác. Có 3 dạng quỹ đầu

tư:

• Quỹ đầu tư mở: là loại quỹ mà vốn đóng góp có thể được mở rộng

thêm bằng việc phát hành thêm chứng chỉ quỹ đầu tư

• Quỹ  đầu tư  đóng: là loại quỹ mà vốn  đóng góp không thể tăng

thêm, hay nói cách khác, chứng chỉ của quỹ chỉ được phát hành một

lần

3. Chức năng của các định chế tài chính trung gian

Các tổ chức tài chính trung gian huy động các nguồn tài chính bằng việc phát

hành ra các tài sản tài chính rồi tiến hành đầu tư những nguồn tài chính đó. Những

người góp vốn cho các tổ chức tài chính được gọi là những người đầu tư; hoạt động

đầu tư của họ được gọi là đầu tư gián tiếp; tài sản của họ có thể là những món nợ

vay hay những chứng khoán. Việc những tổ chức tài chính trung gian sử dụng

nguồn vồn huy động được để đi đầu tư được gọi là hoạt động đầu tư trực tiếp.

Chúng ta cùng xét ví dụ sau:

•  Các ngân hàng thương mại nhận các khoản tiền gửi và có thể sử dụng

chúng để cho các khách hàng là cá nhân hay các doanh nghiệp vay. Các

khoản tiền gởi  đó tượng trưng bằng phiếu nợ của ngân hàng thương

  106mại và tài sản tài chính đó (phiếu nợ) được sở hữu bởi những người gửi

tiền. Các món nợ (của các ngân hàng thương mại cho vay) được tượng

trưng bằng của phiếu nợ của những người vay tiền và các phiếu nợ này

là tài sản của các ngân hàng thương mại. Như vậy, ngân hàng thương

mại là những người đầu tư trực tiếp cho những người đi vay và những

người gửi tiền vào ngân hàng là những người  đầu tư gián tiếp cho

những người đi vay.

•  Chúng ta cùng xem xét đến một công ty đầu tư chứng khoán. Công ty

này đã kêu gọi vốn góp từ các chủ thể trên thị trường (cá nhân, tổ chức

kinh doanh, ...) và sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư vào một danh mục

chứng khoán (portfolio of securities) như cổ phiếu hay trái phiếu. Các

nhà đầu tư góp vốn cho công ty đầu tư chứng khoán nhận được những

tài sản chứng khoán – do công ty đầu tư chứng khoán phát hành - và

chúng  đã mang lại cho họ một khoản thu nhập từ danh mục  đầu tư

chứng khoán - được chia theo tỷ lệ đóng góp của họ vào quỹ này. Danh

mục đầu tư chứng khoán này tượng trưng cho hoạt động đầu tư trực

tiếp của công ty chứng khoán. Và những người nắm giữ các tài sản

chứng khoán do công ty đầu tư chứng khoán phát hành là những nhà

đầu tư gián tiếp 

Và các định chế tài chính trung gian (tổ chức tài chính trung gian) có 4 chức

năng kinh tế cơ bản sau đây:

3.1 Chuyển đổi thời gian đáo hạn của các tài sản tài chính

Chức năng này được thể hiện rõ nhất thông qua hoạt động của các tổ chức

nhận tiền gửi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Nhờ các trung gian tài chính

này, cả người đầu tư (người gửi tiền) và người đi vay đều có thể dễ dàng lựa chọn

được những thời hạn thích hợp với mục tiêu của mình, tránh được tình trạng người

đi vay phải tự tìm những người cho vay  đồng ý chấp nhận với thời hạn vay của

mình (rất khó khăn cho các khoản vay dài hạn). Đối với các khoản vay dài hạn thì

có rất ít người đồng ý cho vay vì họ sợ rủi ro, để bù đắp rủi ro đó họ thường đòi một

mức lãi suất cao, gây khó khăn đối với người đi vay. Nhưng các tổ chức tài chính

trung gian đã kết nối được các khoản tiền gửi ngắn hạn nối tiếp nhau nên các tổ

  107chức này có thể cho vay với thời hạn dài hơn mà chi phí lại thấp hơn nhiều so với

một người cho vay cá nhân.

3.2 Giảm rủi ro bằng hình thức đa dạng hoá danh mục đầu tư

Càng có nhiều các trung gian tài chính thì càng có nhiều các công cụ tài

chính. Khi các nhà đầu tư gửi tiền vào các quỹ đầu tư, những quỹ đầu tư sẽ dùng số

tiền đó đầu tư cùng lúc vào nhiều loại tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu của nhiều

công ty hay trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ,... Bằng cách đó, quỹ đầu tư đã

đa dạng hoá việc đầu tư, làm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nguồn vốn đầu

tư. Nhưng việc này chỉ được thực hiện khi có số tiền đủ lớn mà một hay 2 cá nhân

không đủ khả năng thực hiện được. Từ đó ta nhận thấy, đa dạng hoá danh mục đầu

tư là một lợi thế của định chế tài chính trung gian

3.3 Giảm chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin

Những nhà đầu tư mua tài sản tài chính phải có những kỹ năng cần thiết để

hiểu và  đánh giá một khoản  đầu tư. Tuy nhiên, các nhà  đầu tư cá nhân thường

không có đủ điều kiện để phát triển những kỹ năng này cả về mặt thời gian và kiến

thức. Vì thế, để thực hiện một khoản cho vay thì nhà đầu tư cá nhân này thường

phải thuê người viết hợp đồng và dùng lợi nhuận thu được từ hợp đồng cho vay này

để trả cho chi phí này. Chi phí này được gọi là chi phí hợp đồng. Bên cạnh đó, để có

các thông tin và xử lý các thông tin đó về tài sản tài chính và người phát hành tài

sản tài chính đó, ngoài chi phí cơ hội là việc tiêu tốn thời gian cho việc thu thập và

xử lý thông tin thì nhà đầu tư còn tốn tiền để có được những thông tin. Chi phí đó

được gọi là chi phí xử lý thông tin.

Các định chế tài chính trung gian là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Với vai

trò đó, chúng có thể dễ dàng thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhiều người đi vay.

Mặc dù nó phát sinh thêm chi phí  để cho những  đối tượng này gặp nhau nhưng

ngược lại, chúng có được một  đội ngũ nhân viên  được  đào tạo một cách chuyên

nghiệp nên có thể soạn thảo các hợp đồng đủ loại một cách tốt nhất, giám sát việc

tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng và có những hành đồng cần thiết để bảo vệ

lợi ích của các trung gian tài chính. Nói một cách khác, do các định chế tài chính

trung gian quản lý một khối lượng vốn lớn và hoạt động chuyên nghiệp, nên họ có

được lợi thế về qui mô trong việc ký hợp đồng và xử lý thông tin. Chi phí thấp hơn

này sẽ làm tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư mua tài sản tài chính của các định chế

  108tài chính trung gian, và những người phát hành tài sản tài chính cũng có lợi ích từ

việc đi vay với chi phí thấp.

3.4 Cung cấp phương thức thanh toán

Với sự phát triển của nền kinh tế, ngày nay việc thanh toán không còn được

thanh toán nhiều bằng mặt. Nó được thanh bằng các hình thức khác như: séc, thẻ tín

dụng, thẻ nợ, chuyển khoản. Một số tổ chức tài chính trung gian  đảm nhận việc

cung cấp những phương thức thanh toán này ( chủ yếu là ngân hàng). Khả năng

thực hiện việc thực hiện thanh toán không bằng tiền mặt là hết sức quan trọng đối

với sự vận hành trôi chảy của một thị trường tài chính có hiệu quả. Nói tóm lại, các

tổ chức nhận tiền gửi chuyển các tài sản mà không thể sử dụng để thanh toán thành

những tài sản khác có khả năng này.

V. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM

1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm:

  Trong quá trình tái sản xuất con người với tư cách là chủ thể của ý thức luôn

phải đối đầu với nhiều các rủi ro: những rủi ro do chính con người tạo ra và những

rủi ro từ tự nhiên.

 Những rủi ro đó con người không lường trước được nhưng có những rủi ro mà

con người đã dự đoán trước được nhưng nó vẫn xảy ra mà chúng ta không ngăn lại

được. Cho dù là rủi ro dự đoán trước được hay không thì khi rủi ro phát sinh đều

ảnh hưởng đến con người với tư các là cá thể trong xã hội và vả xã hội loài người

nhưng mức độ thiệt hại là khác nhau. Như vậy thì cần phải có được sự đảm bảo đó

cho những rủi ro, đó là cơ sở và tiền đề khách quan cho sự ra đời của hoạt động bảo

hiểm.

 Hoạt động bảo hiểm ra đời nhằm mục đích bảo đảm cho sự an toàn của con

người, tài sản vật chất, của cải xã hội…

 Chính sự tích lũy của bảo hiểm đã đảm bảo cho quá trình sinh hoạt con người

được liên tục, quá trình tái sản xuất không bị gián đoạn…

 Sự tồn tại của quỹ bảo hiểm càng có cơ sở kinh tế vững chắc khi kinh tế hàng

hoá hình thành và phát triển với khối lượng sản phẩm xã hội ngày càng nhiều và

một phần trong đó là sản phẩm thặng dư.

  1092. Bản chất của bảo hiểm

 Cơ chế hoạt động của kinh doanh bảo hiểm tạo ra một “sự đóng góp của số

đông vào bất hạnh của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành

cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Như vậy, thực

chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người

bảo hiểm và người  được bảo hiểm mà là tổng thể các mối quan hệ giữa những

người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh việc hình

thành và sử dụng quỹ bảo hiểm – một hình thức đặc biệt của các khoản dự trữ bằng

tiền.

 Các mối quan hệ kinh tế nảy sinh gắn với việc tạo lập và phân phối quỹ bảo

hiểm được thể hiện ở hai mặt:

 Một là, chúng nảy sinh trong quá trình huy động phí bảo hiểm để lập quỹ bảo

hiểm. Nguồn thu hình thành quỹ bảo hiểm càng lớn khi số lượng người tham gia

bảo hiểm càng đông.

  Hai là, chúng nảy sinh trong quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm

chủ yếu và trước hết được sử dụng để bù đắp những tổn thất cho người được bảo

hiểm khi xảy ra các rủi ro được bảo hiểm làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời

sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội. Quỹ bảo

hiểm còn được sử dụng trang trải các chi phí hoạt động của chính người bảo hiểm,

tham gia vào các mối quan hệ phân phối mang tính pháp định (thuế, phí,…) và lãi

kinh doanh cho người bảo hiểm kinh doanh (trong bảo hiểm thương mại)

 Như vậy thực chất bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong

quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị nhằm bù đắp tổn

thất do rủi ro bất ngờ gây ra cho người được bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái

sản xuất được thường xuyên và liên tục.

 Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung việc tuyệt đối hoá vai trò của

kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể nói chung và sự độc quyền nhà nước trong lĩnh

vực bảo hiểm đã làm cho các mối quan hệ của bảo hiểm trở nên đơn giản và việc sử

dụng quỹ bảo hiểm trở nên kém hiệu quả. Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị

trường hiện nay đã tạo tiền đề khách quan và cơ sở vững chắc cho các hoạt động

bảo hiểm.

  110  Tuy nhiên bên cạnh đó việc hình thành một nền kinh tế thị trường nhiều thành

phần sẽ làm cho các mối quan hệ kinh tế (trong đó các mối quan hệ thuộc bảo hiểm)

sẽ trở nên  đa dạng, phức tạp. Bảo hiểm,  ở mọi góc  độ (doanhnghiệp, sản phẩm,

quản lý nhà nước, hiệp hội,…) bức thiết phải được xây dựng và hoàn thiện nhanh

chóng nhằm phát huy chức năng vốn có của mình: bảo vệ con người, bảo vệ tài sản,

của cải vật chật của xã hội.

3. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm

  3.1. Khía cạnh của kinh tế - xã hội

 Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại các đối tượng: của cải vật chất do con

người tạo ra và chính bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của dân

cư, ngưng trệ hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Nói chung nó làm gián đoạn và

giảm hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội.

 Quỹ dự trữ bảo hiểm được tạo lập một cách có ý thức, khắc phục hậu quả nói

trên, bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính thường

xuyên liên tục của các quá trình xã hội. Như vậy, trên phạm vi rộng trên toàn bộ nền

kinh tế xã hội, bảo hiểm đóng vai trò như công cụ an toàn và dự phòng đảm bảo khả

năng hoạt động lâu dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế. Với vai trò đó, bảo hiểm

khi xâm nhập sâu rộng mọi lĩnh vực của đời sống đã phát huy tác động vốn có của

mình: thúc đẩy ý thức đề phòng, hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội.

  3. 2. Khía cạnh tài chính

 Sản phẩm bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt: một lời cam kết đảm bảo cho

sự an toàn (an toàn động) hơn nữa nó là một loại hàng hoá trên thị trường bảo hiểm

thương mại. Tổ chức hoạt động bảo hiểm với tư cách là một đơn vị cung cấp một

loại sản phẩm dịch vụ cho xã hội, tham gia vào quá trình phân phối như là một đơn

vị ở khâu trong hệ thống tài chính quốc gia.

 Mặt khác sự tồn tại và phát triển của các hoạt động bảo hiểm không chỉ đáp

ứng nhu cầu đảm bảo an toàn (cho các cá nhân, doanh nghiệp) mà còn đáng ứng

nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mỏ rộng, đặc biệt trong

nền kinh tế rhị trường. Với việc thu phí theo nguyên tắc ứng trước, các tổ chức hoạt

động bảo hiểm chiếm giữ một quỹ  tiền tệ rất lớn thể hiện cam kết của họ đối với

khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi.

  111  Và do vậy, các tổ chức hoạt động bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn,

quan trọng cho các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân.

 Bảo hiểm do đó không chỉ đóng vai trò của một công cụ an toàn mà còn có vai

trò của một trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các doanh nghiệp

công nghiệp và thương mại lớn.

 Với các vai trò nói trên, bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức quan trọng đối với

nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị

trường. Tác dụng chính là: tập trung, tích tụ vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất

được thường xuyên và liên tục. Tác dụng này càng quan trọng đối với nước ta hiện

nay khi mà nó có thể góp phần tích cực vào việc tăng số vốn đầu tư chính từ nội bộ

của nền kinh tế, huy động và tận dụng một cách triệt để nhất các quỹ tiền tệ nằm rải

rác trong dân cư.

 Chính vì những tác dụng tích cực nói trên của bảo hiểm, mà bất kỳ ở quốc gia

nào dù đã phát triển hay đang phát triển, chính phủ luôn tìm nhiều cách khác nhau

để thúc đấy, khuyến khích hoạt động bảo hiểm phát triển, tăng số lượng các loại bảo

hiểm bắt buộc, miễm giảm thuế thu nhập đối với người kinh doanh bảo hiểm, thuế

thu nhập cá nhân đánh trên các khoản tiền bảo hiểm được nhận hưởng đối với người

được bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà bảo hiểm đầu tư…

4. Phân loại bảo hiểm

4. 1. Bảo hiểm xã hội

    4.1.1 Khái niệm

Bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bảo vệ người lao động bằng cách

thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ người lao động, người

sử dụng lao động cộng với sự hộ trợ của nhà nước, thực hiện trợ cấp vật chất, góp

phần ổn định đối tượng đời sống cho người tham gia bảo hiểm xã hội và gia đình 

họ trong các trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội gặp rủi ro ốm

đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, rủi ro tuổi già làm cho gia đình bị

mất hoặc giảm thu nhập bất ngờ.

    4.1.2 Nội dung, đặc điểm

Việc thực hiện bảo hiểm xã hội ở từng quốc gia rất khác nhau về nội dung tuỳ

thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo nhu cầu an toàn

  112cho đời sống người lao động, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào khả năng tài chính và khả

năng quản lý có thể đáp ứng.

Ở nước ta hiên nay nội dung thực hiện bảo hiểm xã hội được quy định gồm 5

chế độ sau:

(1) chế độ ốm đau.

(2) chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(3) chế độ trợ cấp thai sản.

(4) chế độ hưu trí.

(5) chế độ tuất

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ chăm sóc y tế (khám và chữa

bệnh) theo điều lệ bảo hiểm y tế.

Việc thực hiện bảo hiểm xã hội được tiến hành theo 2 hình thức: bảo hiểm bắt

buộc và tự nguyện áp dụng cho 2 nhóm đối tượng khác nhau: người lao động làm

công ăn lương và nhóm lao động tự do.

Nhìn chung bảo hiểm xã hội nước ta nói riêng và ở các quốc gia nói chung có

cùng một số đặc đểim sau:

- Trước tiên, bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bắt buộc.

- Bảo hiểm xã hội là một trung tâm phân phối lại của hệ thống kinh tế, xã hội.

- Bảo hiểm xã hội  được thực hiện trên một nhóm mở của những người lao

động.

- Bảo hiểm xã hội là cơ chế đảm bảo cho người lao động chống đỡ rủi ro của

chính bản thân.

  4. 2. Bảo hiểm thương mại

    4.2.1 Nội dung, đặc điểm của bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức

kinh doanh trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại chỉ những

hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người

được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm

bồi thường hay trả tiền khi xảy ra các rủi ro đã thoả thuận trước trên hợp đồng.

Nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài mối quan hệ giữa doanh

nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình (gọi là người được bảo hiểm) mà còn

được thể hiện trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm gốc bà người nhận tái bảo

  113hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm và bao gồm các hoạt động của trung gian bảo hiểm

như: môi giới, đại lý.

Hoạt động của bảo hiểm thương mại được tạo ra một sự đóng góp của số đông

vào sự bất hạnh của số ít trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng

đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Số người tham gia

càng đông, tổn thất càng phân tán mỏng, rủi ro càng giảm thiểu ở mức độ thấp nhất

thể hiện ở mức phí bảo hiểm phải đóng là nhỏ nhất đủ để mỗi người đó không ảnh

hưởng gì quan trọng đền hoạt động sản xuất của mình. Hoạt động theo quy luật số

đông, đó là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm.

Bên cạnh đó, đám đông tham gia vào cộng đồng bảo hiểm càng lớn thể hiện

nhu cầu bảo hiểm càng tăng theo đà phát triển của nền kinh tế xã hội, những người

bảo hiểm không thể và cũng không cần biết nhau họ chỉ cần biết người quản lý cộng

đồng là người nhận phí bảo hiểm và cam kết sẽ bồi thường cho họ khi có rủi ro tổn

thất xảy ra. Hoạt động thương mại tạo ra được một sự hoán chuyển rủi ro từ những

người được bảo hiểm qua những người bảo hiểm trên cơ sở một văn bản pháp lý:

Hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe doạ mối quan hệ giữa hai

bên hợp đồng. Dịch  vụ bảo hiểm thương mại là một lời cam kết, liệu lúc xảy ra tổn

thất, doanh nghiệp bảo hiểm có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện cam kết của

mình hay không trong khi phí bảo hiểm  đã  được trả theo nguyên tắc  ứng trước.

Ngược lại các rủi ro, tổn thất được bảo hiểm minh thị rõ ràng trên hợp đồng, liệu có

sự man trá của người được bảo hiểm hay không để nhận tiền bảo hiểm. Như vậy,

mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp đồng bảo hiểm phải được đảm bảo nguyên tắc thứ

hai: nguyên tắc trung thực tối đa.

Nhìn chung, bảo hiểm thương mại có một số đặc điểm sau:

- Hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thoả thuận.

- Sự tương hỗ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một  “cộng

đồng giới hạn”

- Cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho rủi ro bản thân mà cho cả rủi ro tài

sản và trách nhiệm.

   4.2.2 Phân loại bảo hiểm thương mại

  114•  Theo đối tượng bảo hiểm: căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các

loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành 3 nhóm: bảo hiểm tài sản,

bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

(1) Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm.

Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất,

người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm

căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận tiên hợp

đồng.

(2) Bảo hiểm con người:  đối tượng chính của loại bảo hiểm này là tính

mạng, thân thể, sức khoẻ của con người. Người ký kết hợp đồng bảo

hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra

làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người được bảo hiểm thì

họ hoặc người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do

người bảo hiểm trả.

(3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là

trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự,

theo đó người được bảo hiểm phải được bồi thường bằng tiền cho người

thứ ba những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành

của tài sản thuộc sở hữu của chính mình.

•  Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm: đây là cách phân loại của các chuyên gia

bảo hiểm Pháp và Châu Âu có nghĩa là luôn thiên về mặt kỹ thuật. Theo

cách phân  loại này các loại hình bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: loại

dựa trên kỹ thuật phân bổ và loại dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn. 

(1) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ: là loại bảo hiểm đảm bảo

cho các rủi ro có tính chất ổn định theo thời gian và thường độc lập với

tuổi thọ của con người (nên gọi là bảo hiểm phí nhân thọ). Hợp đồng

bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn.

(2) Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn: là loại bảo hiểm đảm

bảo cho các rủi ro có tính chất  thay  đổi rõ rệt theo thời gian và  đối

tượng thường gắn liền với tuổi thọ của con người. Các hợp đồng loại

này thường là trung và dài hạn

  115•  Dựa trên tính chất của các khoản bồi thường, các loại hình bảo hiểm được

chia ra 2  loại:

(1) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường:

theo nguyên tắc này số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo

hiểm không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta phải

gánh chịu. Các loại bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản cá nhân, bảo

hiểm trách nhiệm dân sự. Ngày nay người ta có xu hướng đưa cả bảo

hiểm tai nạn và bệnh tật vào loại này.

(2) Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: Người

được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã

thoả thuận trên hợp  đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tuỳ thuộc và

phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng  đóng phí. Đây chính là bao

hiểm nhân thọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật.

•  Phân loại theo phương thức quản lý:

(1) Bảo hiểm tự nguyện: là những bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa

hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây

là tính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là

một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người.

(2) Bảo hiểm bắt buộc: được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ

lợi ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ

nền kinh tế, xã hội. Các hoạt động bảo hiểm có thể dẫn đến tổn thất tài

chính và con người trầm trọng gắn liền với với trác nhiệm dân sự, nghề

nghiệp chính là đối tượng của sự bắt buộc này. Thông thường đối với

các loại bảo hiểm bắt buộc này gần như hầu hết các nội dung cơ bản của

hợp đồng là do nhà nước quy định.

•  Phân loại theo quy định hiện hành: Theo Ng 100/Cp hiện đang áp dụng ở

Việt Nam thì các loại hình bảo hiểm được phép triển khai thực hiện trên

lãnh thổ Việt Nam gồm:

(1)  Bảo hiểm nhân thọ.

(2)  Bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm tai nạn con người

(3)  Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại.

  116(4)  Bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển và đường sông, đường sắt

và đường hàng không.

(5)  Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu.

(6)  Bảo hiểm trách nhiệm chung.

(7)  Bảo hiểm hàng không.

(8)  Bảo hiểm xe cơ giới.

(9)  Bảo hiểm cháy.

(10) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.

(11) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh.

(12) Bảo hiểm nông nghiệp.

(13) Bảo hiểm khác.

  117CHƯƠNG VI

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP

1. Khái niệm 

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được pháp

luật thừa nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ một chủ

sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của

mình, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định.

Trong nền kinh tế thị trường các loại hình doanh nghiệp phát triển một cách đa

dạng, phong phú. Có nhiều cách tiếp cận về doanh nghiệp. Nếu xét trên một góc độ

cung cầu vốn trong nền kinh tế thì doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp tài

chính kinh doanh tiền tệ và doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh hàng hoá dịch vụ

thông thường. Nếu dựa vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất thì doanh nghiệp

được chia thành doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần.

Nếu dựa vào hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghệp thì doanh nghiệp  được

phân chia thành doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu

hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư

nhân.

Dù là cách phân chia nào thì  đối với một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt

động kinh doanh đều phải sử dụng tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu

kinh doanh. Trong chương này chỉ đề cập đến doanh nghiệp phi tài chính. Để tiến

hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có những yếu tố cần thiết là tư

liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có

một lượng vốn nhất định. Muốn vậy doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các

quỹ tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình

thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó,

phát sinh và hình thành các luồng tiền tệ gắn liền với các hoạt động đầu tư và hoạt

động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Các luồng tiền tệ bao hàm các

  117luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận

động của các luồng tài chính doanh nghiệp.

Bên trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh

nghiệp là các quan hệ kinh tế, các quan hệ này được gọi là các quan hệ tài chính và

bao gồm các quan hệ như:

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác thể hiện

trong việc góp vốn, vay vốn, cho vay vốn…, trong việc thanh toán cho việc mua

hoặc bán tài sản, vật tư, hàng hoá, dịch vụ…

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh

nghiệp: trả lương, thưởng, phạt vật chất.

- Quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp như thanh toán giữa các

bộ phận trong doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, hình

thành và sử dụng quỹ của doanh nghiệp.

- Quan hệ tài chính nảy sinh trong các hoạt  động xã hội của doanh

nghiệp như tài trợ cho các tổ chức xã hội, các quỹ từ thiện, thể dục, thể thao, văn

hoá…

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài

như liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, thanh

toán xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ…

Từ các dạng quan hệ tài chính trên có thể kết luận tài chính doanh nghiệp xét

về nội dung vật chất là quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp được tạo lập, sử dụng cho

mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, xét về thực chất là những quan hệ kinh tế

giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Từ đó, có thể

khái quát tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá

trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính và là khâu cơ sở,

nên có những đặc điểm sau đây:

  118Thứ nhất, gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có

các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh như quan hệ nộp, cấp giữa

doanh nghiệp với nhà nước, quan hệ thanh toán với các chủ thể khác trong xã hội,

với người lao động trong doanh nghiệp.

Thứ hai, sự vận động của quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêng biệt

đó là: sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư là lao

động: ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quả kinh doanh; sự

vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu doanh lợi.

Cũng giống như các khâu tài chính khác, tài chính doanh nghiệp có chức năng

khách quan đó là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Nhờ có chức năng

phân phối mà doanh nghiệp có khả năng động viên khai thác và thu hút các nguồn

tài chính trong nền kinh tế để hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi

đã hình thành vốn kinh doanh, để sử dụng vốn, một lần nữa phải có sự tham gia của

chức năng phân phối. Lúc này phân phối vốn lại đồng nghĩa với việc đầu tư vốn:

đầu tư bên trong hay đầu tư bên ngoài. Lợi nhuận thu được là yếu tố quan trọng

nhất, quyết định phương hướng và cách thức đầu tư của doanh nghiệp. Mục tiêu

cuối cùng của mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là thu lợi nhuận, vì thế

bên cạnh khả năng phân phối  để thoả mãn về vốn kinh doanh, tài chính doanh

nghiệp còn có khả năng giám sát dự báo hiệu quả của quá trình phân phối. Chức

năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp có khả năng phát hiện những khuyết tật

trong khâu phân phối  để từ  đó  điều chỉnh quá trình phân phối nhằm thực hiện

phương hướng mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song

chức năng khách quan đó của tài chính doanh nghiệp phát huy đến mức nào thì phụ

thuộc vào sự nhận thức một cách tự giác và hoạt động chủ quan của người quản lý.

Đó chính là vai trò của tài chính doanh nghiệp.

3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 

Trong hoạt  động kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp có

những vai trò chủ yếu sau đây: 

- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

  119Để thực hiện mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trước hết phải có

một yếu tố tiền đề đó là vốn kinh doanh. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước

hết được thể hiện ở việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của

doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình

thức huy động vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn để hoạt động của

các doanh nghiệp được thực hiện một cách nhịp nhàng liên tục với chi phí huy động

vốn thấp nhất.

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Việc tổ chức sử dụng vốn

tiết kiệm và hiệu quả  được coi là  điều kiện tồn tại và phát triển của mọi doanh

nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa

chọn dự án đầu tư tối ưu; huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh,

phân bổ hợp lý các nguồn vốn, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của

vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

- Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh. Vai trò này của tài chính

doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn

đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ, đồng thời xác định giá bán hợp lý khi phát hành cổ

phiếu, hàng hoá bán, dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh

nghiệp, phân phối quỹ tiền thưởng, quỹ tiền lương, thực hiện các hợp đồng kinh

tế…

-  Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một tấm gương phản ánh trung thực nhất

mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính thực

hiện mà các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh

doanh của doanh nghiệp, để từ đó có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các

mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để từ

đó đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục

tiêu đã định.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động trước hết

là phụ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng các chức năng của tài chính, sau nữa còn

phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, cơ chế tổ chức tài chính doanh nghiệp và các

nguyên tắc cần quán triệt trong mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp.

  120II. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 

Để sử dụng tốt công cụ tài chính, phát huy vai trò tích cực của chúng trong sản

xuất kinh doanh cần phải tổ chức tài chính. Tổ chức tài chính doanh nghiệp là việc

hoạch định chiến lược về sử dụng tài chính và hệ thống các biện pháp để thực hiện

chiến lược đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời

kỳ nhất  định. Song việc tổ chức tài chính doanh nghiệp lại chịu  ảnh hưởng của

nhiều nhân tố (như sự khác nhau về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc

điểm kinh tế kỹ thuật của ngành, môi trường kinh doanh…) và các nguyên tắc cần

quán triệt.

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức TCDN 

1.1. Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp 

Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, ở nước ta hiện nay có các loại

hình doanh nghiệp sau đây:

- Doanh nghiệp nhà nước.

- Công ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các loại hình doanh nghiệp khác nhau chi phối đến việc tổ chức, huy động

vốn cũng như việc phân chia lợi nhuận cũng khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp

nhà nước được Ngân sách nhà nước đầu tư vốn toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ

ban đầu. Ngoài vốn nhà nước đầu tư, doanh nghiệp được quyền huy động vốn dưới

các hình thức phát hành trái phiếu, vay vốn, nhận góp liên doanh… nhưng không

thay  đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận sau thuế

được thực hiện theo quy định của chính phủ. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì vốn

là do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra, cũng có thể huy động thêm từ bên ngoài

dưới hình thức đi vay. Loại doanh nghiệp này không được phép phát hành một loại

chứng khoán nào trên thị trường để tăng vốn. Phần thu nhập sau thuế thuộc quyền

sở hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệp. Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

  121thì vốn điều lệ của công ty là do các thành viên đóng góp. Trong quá trình hoạt

động vốn có thể tăng nên nhờ kết nạp thêm thành viên mới, trích từ quỹ dự trữ hoặc

đi vay bên ngoài nhưng không được phép phát hành chứng khoán. Việc phân chia

lợi nhuận sau thuế do các thành viên quyết định, mức lợi nhuận các thành viên nhận

được phụ thuộc vào vốn đóng góp…

1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Tổ chức tài chính doanh nghiệp còn dựa vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của

ngành kinh doanh. Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật

riêng. Những  đặc  điểm  đó  đã  ảnh hưởng  đến cơ cấu vốn kinh doanh của doanh

nghiệp (ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến vốn cố định chiếm tỷ

trọng khác nhau trong tổng số vốn kinh doanh); ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển

vốn (tốc  độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp sản xuất chậm hơn tốc  độ luân

chuyển vốn của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh có tính chất thời vụ khác với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên tục…).

1.3. Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới

hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc tổ chức tài chính doanh nghiệp phải tính

đến tác động của môi trường kinh doanh.

Môi trường kinh doanh bao gồm: sự ổn định về kinh tế, thị trường, lãi suất, cơ

sở hạ tầng của nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, chính

sách kinh tế, tài chính của nhà nước… Sự ổn định của nền kinh tế sẽ tạo môi trường

thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế biến động có thể

gây nên những rủi ro cho kinh doanh, những rủi ro đó ảnh hưởng tới các khoản chi

phí đầu tư, ảnh hưởng nhu cầu về vốn, ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp, cơ

sở hạ tầng của nền kinh tế phát triển cũng ảnh hưởng đến tiết kiệm chi phí trong

kinh doanh…

Thị trường, gia cả, lãi suất  đều  ảnh hưởng  đến hoạt  động kinh doanh của

doanh nghiệp.

Thị trường tài chính, thị trường hàng hoá phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho

doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài cũng như mua vật tư, thiết bị bán hàng hoá

của doanh nghiệp được dễ dàng. 

  122Giá cả, lãi suất đều ảnh hưởng tới sự tăng giảm về chi phí tài chính và sự hấp

dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường

khả năng huy động vốn vay.

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng

cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp tồn

tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh. Từ đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có

vốn đầu tư lớn và chọn hướng đầu tư thích hợp…Chính sách kinh tế và tài chính

của nhà nước  đối với doanh nghiệp (như chính sách khuyến khích  đầu tư, chính

sách thuế, chính sách tín dụng và lãi suất, chính sách ngoại hối, chế độ khấu hao…)

phù hợp với môi trường tài chính vĩ mô sẽ ổn định, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp đầu tư phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp tích tụ vốn, sử dụng vốn

tiết kiệm và có hiệu quả.  

2. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp

Tổ chức tài chính của doanh nghiệp không những chỉ dựa vào các nhân tố trên

mà còn phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất: Nguyên tắc tôn trọng luật pháp

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chung của các doanh nghiệp là  đều

hướng tới lợi nhuận. Vì lợi nhuận tối đa mà các doanh nghiệp có thể kinh doanh với

bất cứ giá nào có thể phương hại tới lợi ích quốc gia, đến lợi ích của các doanh

nghiệp khác. Do đó, song song với bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường phải

có bàn tay hữu hình của nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế. Nhà nước đã sử dụng

hàng loạt các công cụ như luật pháp, chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả… để quản

lý vĩ mô nền kinh tế. Các công cụ đó một mặt tạo điều kiện kích thích mở rộng đầu

tư, tạo môi trường kinh doanh, mặt khác tạo ra khuôn khổ luật pháp kinh doanh rất

chặt chẽ. Vì vậy, nguyên tắc hàng đầu của tổ chức tài chính doanh nghiệp là phải

tôn trọng luật pháp. Doanh nghiệp phải hiểu luật để đầu tư đúng hướng – nơi được

nhà nước khuyến khích (như giảm thuế, tài trợ tín dụng…)

Thứ hai: Nguyên tắc hạch toán kinh doanh

Hạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định tới sự sống

còn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Yêu cầu tối cao của nguyên

tắc này là lấy thu bù chi, có doanh lợi. Nó hoàn toàn trùng hợp với mục tiêu của các

  123doanh nghiệp là kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa. Do có sự thống nhất đó

nên hạch toán kinh doanh không chỉ là điều kiện để thực hiện mà còn là yêu cầu bắt

buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu như không muốn doanh nghiệp bị phá

sản. Thế nhưng hạch toán kinh doanh chỉ có thể được phát huy tác dụng trong môi

trường  đích thực là nền kinh tế hàng hoá mà  đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị

trường và doanh nghiệp  được tự chủ về mặt tài chính, tự chủ trong kinh doanh.

Doanh nhiệp được quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, chủ động lựa

chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư kinh doanh, góp vốn vào các

doanh nghiệp khác; lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, chủ động tìm

kiếm thị trường khách hàng và ký kết hợp đồng; tuyển thuê và sử dụng lao động

theo yêu cầu kinh doanh; chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học hiện đại

để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Mục tiêu hiệu quả kinh tế  phải được

coi là mục tiêu bao trùm chi phối hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Thứ ba: Nguyên tắc giữ chữ tín

Giữ chữ tín không chỉ là một tiêu chuẩn đạo đức trong cuộc sống đời thường

mà còn là nguyên tắc nghiêm ngặt trong kinh doanh nói chung và trong tổ chức tài

chính doanh nghiệp nói riêng. Trong thực tế kinh doanh cho thấy, kẻ làm mất chữ

tín, chỉ ham lợi trước mắt sẽ bị bạn hàng xa lánh. Đó là nguy cơ dẫn đến phá sản.

Do đó trong tổ chức tài chính doanh nghiệp để giữ chữ tín cần tôn trọng nghiêm

ngặt các kỉ luật thanh toán, chi trả các hợp đồng kinh tế, các cam kết về góp vốn đầu

tư, và phân chia lợi nhuận. Mặt khác để giữ chữ tín doanh nghiệp cũng cần mạnh

dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm để

luôn giữ được giá trị của nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp.

Thứ tư: Nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro

Đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro bất trắc cũng được coi là nguyên tắc quan

trọng trong kinh doanh nói chung và tổ chức tài chính doanh nghiệp nói riêng. Đảm

bảo an toàn là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả.

Nguyên tắc an toàn cần được quán triệt trong mọi khâu của công tác tổ chức tài

chính doanh nghiệp: an toàn trong việc lựa chọn nguồn vốn, an toàn trong việc lựa

chọn đối tác đầu tư liên doanh, an toàn trong việc sử dụng vốn…An toàn và  mạo

hiểm trong kinh doanh là hai thái cực đối lập nhau. Mạo hiểm trong đầu tư thường

phải chấp nhận nhiều rủi ro lớn, nhưng cũng thường thu  được lợi nhuận cao và

  124ngược lại. Điều này đòi hỏi các nhà tài chính phải có những quyết sách đúng đắn

trong các thời cơ thích hợp để lựa chọn phương án đầu tư vừa đảm bảo an toàn, vừa

mang lại hiệu quả cao. Ngoài các giải pháp lựa chọn phương án an toàn trong kinh

doanh, cần thiết phải tạo lập quỹ dự phòng (quỹ dự trữ tài chính) hoặc tham gia bảo

hiểm. Mặt khác, việc thành lập công ty, hình thức phát hành cổ phiếu cũng là biện

pháp vừa để tập trung vốn, vừa để san sẻ rủi ro cho các cổ đông nhằm tăng độ an

toàn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là những nguyên tắc rất cơ bản cần được quán triệt trong công tác tổ

chức tài chính doanh nghiệp. Để sử dụng tốt công cụ tài chính doanh nghiệp, cần

thiết phải tìm hiểu những nội dung hoạt động của tài chính doanh nghiệp.

III. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT

ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của tài chính doanh nghiệp có vị trí

quan trọng  đặc biệt, chi phối tất cả các khâu của quá trình kinh doanh của một

doanh nghiệp.

Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà có những nội dung hoạt động tài chính

khác nhau, trọng tâm và mức độ quản lý trong từng khâu cũng khác nhau. Ở phần

này chỉ giới thiệu nội dung hoạt  động tài chính của doanh nghiệp phi tài chính

(doanh nghiệp sản xuất kinh doanh). Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nội dung hoạt động tài chính của doanh nghiệp, quản lý và sử dụng vốn

kinh doanh là khâu quan trọng nhất, có tính chất quyết định tới mức độ tăng trưởng

hoặc suy thoái của một doanh nghiệp. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh bao gồm

nhiều khâu như xác định nhu cầu vốn kinh doanh, khai thác tạo lập vốn kinh doanh,

đầu tư sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh…Vậy vốn kinh doanh là gì, nó có

những đặc trưng gì trong quá trình vận động của nó. Nhận thức được vấn đề này

không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa trong việc định ra những

luận cứ cho các phương pháp quản lý vốn.

  1251.1.Vốn kinh doanh và những đặc trưng của nó

Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có

vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của

quá trình kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp dùng vốn đó

để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh như sức lao động, đối

tượng lao động và tư liệu lao động. Do sự tác động của lao động vào đối tượng lao

động thông qua tư liệu lao động mà hàng hoá dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị

trường. Cuối cùng, các hình thái vật chất khác nhau đó được chuyển hoá về hình

thái tiền tệ ban đầu. Để đảm bảo sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, số tiền thu

được do tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp toàn bộ các chi phí đã bỏ ra và có

lãi. Như vậy, số tiền đã ứng ra ban đầu không những chỉ được bảo tồn mà nó còn

được tăng thêm do hoạt động kinh doanh mang lại. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu

và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh được gọi là vốn. Vốn được biểu

hiện cả bằng tiền lẫn cả giá trị vật tư tài sản và hàng hoá của doanh nghiệp, tồn tại

dưới cả hình thái vật chất cụ thể và không có hình thái vật chất cụ thể. Từ đó có thể

hiểu, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện  bằng tiền của toàn bộ tài sản

hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Vốn kinh

doanh của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh tức là mục đích

tích luỹ. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Vốn kinh doanh phải đạt tới mục tiêu sinh lời và vốn luôn thay đổi hình thái biểu

hiện, nó vừa tồn tại dưới hình thái tiền vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản

vô hình, nhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền.

Ở đây cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn. Tiền được gọi là vốn phải đồng

thời thỏa mãn những điều kiện sau đây:

Thứ nhất, tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định (tiền phải được

đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực).

Thứ hai, tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức để

đầu tư cho một dự án kinh doanh.

Thứ ba, khi đã đủ về số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh

lời. Cách vận động và phương thức vận động của tiền lại do phương thức đầu tư

kinh doanh quyết định. Các phương thức đầu tư có thể mô phỏng theo sơ đồ sau:

  126                        SLĐ            

T – H … SX … H’ - T

                       TLSX

Trường hợp đầu tư vào lĩnh vực thương mại

                        T – H – T

Trường hợp đầu tư mua cổ phiếu trái phiếu, góp vốn liên doanh …

                     T – T

Trong thực tế, một doanh nghiệp có thể vận dụng đồng thời cả ba phương thức

đầu tư vốn tiền tệ theo các mô hình trên miễn sao đạt được mục tiêu có mức doanh

lợi cao và nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Mục đích vận động của tiền vốn là

để sinh lời. Trong quá trình vận  động, vốn có thể  thay  đổi hình thái biểu hiện

nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là giá trị - là tiền.

Đồng tiền phải quay về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn. Đó là nguyên  lý đầu tư, sử

dụng và bảo toàn vốn. Trong nền kinh tế thị trường, giá trị thực của một doanh

nghiệp không phải chỉ là phép cộng giản đơn các loại vốn cố định và vốn lưu động

hiện có, mà còn tính đến giá trị của những tài sản khác có khả năng sinh lời của

doanh nghiệp như vị trí địa lý của doanh nghiệp, bí quyết về công nghệ chế tạo sản

phẩm, mức độ uy tín của nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường, uy tín của người lãnh

đạo doanh nghiệp, trình độ tay nghề công nhân… Những tài sản trên được gọi là tài

sản vô hình. Những tài sản này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra khả năng

sinh lời của doanh nghiệp. Vì thế, khi góp vốn liên doanh, các hội viên có thể góp

bằng tiền, vật tư, máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất kinh doanh và cả bí quyết kỹ

thuật hoặc khả năng uy tín kinh doanh . Tất nhiên, khi góp vốn, những tài sản đó

đều phải  được lượng hoá  để quy về giá trị,  đó chính là giá trị thực của doanh

nghiệp. Những nhận thức trên đây về vốn kinh doanh không chỉ giúp cho việc xác

định giá trị thực của một doanh nghiệp, mà còn giúp cho công tác quản lý vốn có

tầm nhìn rộng để khai thác, sử dụng những tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp phục

vụ cho đầu tư kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

1.2 Đầu tư vốn kinh doanh

Căn cứ vào mục  đích kinh doanh của doanh nghiệp, vốn  đầu tư  được  đồng

nghĩa với vốn kinh doanh. Đó là số vốn được dùng vào kinh doanh trong một lĩnh

vực nhất định nhằm mục đích sinh lời. Đầu tư vốn là hoạt động chủ quan có cân

nhắc của người quản lý trong việc bỏ vốn vào một mục tiêu kinh doanh nào đó với

hy vọng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai. Việc bỏ vốn vào mục đích

  127kinh doanh nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận thì được gọi là đầu tư vốn. Trong

thực tế, giữa khả năng thu lợi nhuận cao với khả năng an toàn về vốn thường mâu

thuẩn với nhau: mức lợi nhuận càng cao thì độ rủi ro càng lớn. Do đó, người đầu tư

cần phải lựa chọn hướng đầu tư và phương án đầu tư thích hợp.

Theo phạm vi đầu tư, đầu tư của doanh nghiệp chia ra đầu tư vào bên trong và

đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp.

Đầu tư vào bên trong doanh nghiệp được chia làm hai loại, đó là đầu tư xây

dựng cơ bản và đầu tư vốn lưu động. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là vốn đầu tư

nhằm tạo ra tài sản cố định của doanh nghiệp (TSCĐ). Theo tính chất công việc,

đầu tư xây dựng cơ bản chia làm ba loại: đầu tư cho xây và lắp, đầu tư mua máy

móc thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản khác. Theo hình thái vật chất của kết quả

đầu tư, đầu tư XDCB chia làm hai loại: đầu tư TSCĐ hữu hình và đầu tư TSCĐ vô

hình (mua bằng phát minh, sáng chế, bản quyền, quy trình công nghệ sản xuất mới,

nhãn hiệu thương mại ….). Đầu tư vốn lưu động (VLĐ): doanh nghiệp cần dự trữ

thường xuyên  về nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ sản xuất nhỏ … tương

ứng với quy mô sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp

được thực hiện. Ngoài ra phải có một số vốn lưu động bằng tiền mặt.

Đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp là góp vốn liên doanh với doanh nghiệp

khác, mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nhgiệp khác hoặc của Nhà nước. Trong nền

kinh tế thị trường, để phát triển và bảo toàn vốn phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp

thường dành một tỷ lệ vốn đầu tư nhất định đầu tư tài chính ra bên ngoài.

Việc phân loại vốn đầu tư theo cơ cấu vốn giúp doanh nghiệp xem xét tính

hợp lý các khoản đầu tư  trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với

điều kiện cụ thể của môi trường cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao.

Trong mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp, đầu tư của doanh nghiệp được

chia thành các loại sau:

- Đầu tư cho việc tăng năng lục sản xuất của doanh nghiệp.

- Đầu tư cho đổi mới sản phẩm.

- Đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ.

- Đầu tư để mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh.

- Đầu tư tài chính ra bên ngoài.

  128Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được tình hình thực hiện

đầu tư dài hạn theo những mục tiêu nhất  định, qua  đó có thể tập trung vốn cho

những mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất hoặc những mục tiêu nằm trong chiến lược

kinh doanh của doanh nghiệp.

Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là một nhân tố quyết định sự phát triển của

doanh nghiệp, do đó việc lựa chọn hướng đầu tư có tầm quan trọng quyết định.

Về mặt kinh tế kỹ thuật và công nghệ, quyết định đầu tư dài hạn có ảnh hưởng

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài,

ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quy mô, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, công

nghệ sản xuất của doanh nghiệp, từ đó  ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến

tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận đạt được trong tương lai.

Về mặt tài chính, quyết định đầu tư dài hạn là một quyết định tài chính dài hạn

và thường là phải vay hoặc huy động từ bên ngoài. Đầu tư sai sẽ gây hậu quả

nghiêm trọng cho doanh nghiệp, lãng phí vốn, gây nên tình trạng nợ nần, hoạt động

kém hiệu quả và có thể dẫn đến phá sản.

Để có quyết định dầu tư dài hạn đúng đắn, doanh nghiệp phải quyết định hợp

lý các quan hệ cấu thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp như:

- Quan hệ hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động.

- Quan  hệ gữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

- Quan hệ giữa đầu tư bên trong và đầu tư bên ngoài.

- Quan hệ giữa đầu tư ban đầu và đầu tư mở rộng, đầu tư đổi mới.

- Quan hệ đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài.

1.3. Nguồn vốn kinh doanh

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có vốn: vốn đầu tư ban

đầu và vốn bổ sung để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp,

vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể có các nguồn vốn do

Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn do chủ kinh doanh bỏ ra, nguồn vốn tích lũy

được trong quá trình kinh doanh, nguồn vốn do liên doanh, nguồn vốn từ phát hành

cổ phiếu và nguồn vốn huy động khác.

  129Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước: là nguồn vốn do Ngân sách nhà nước cấp

cho các doanh nghiệp nhà nước lúc mới hình thành doanh nghiệp. Nguồn vốn Ngân

sách nhà nước cấp phát cho các doanh nghiệp nhà nước sẽ có xu hướng giảm đáng

kể cả về tỷ trọng và số lượng. Các doanh nghiệp nhà nước phải chủ dộng bổ sung

vốn bằng  các nguồn tài trợ khác.

Nguồn vốn tự có là nguồn vốn do chủ đầu tư bỏ ra. Nguồn vốn gốc của vốn tự

có là tiền để dành, tích lũy được từ lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp hoặc huy

động vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở

hữu của số vốn đã góp vào công ty cổ phần và nhờ đó được hưởng những quyền lợi

của doanh nghiệp. Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu là một phương thức

huy động có hiệu quả các nguồn tài chính trong xã hội để có một số vốn lớn, ổn

định cho đầu tư kinh doanh.

Theo luật kinh doanh, để được kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định, vốn

tự có của doanh nghiệp đạt đến một quy mô nhất định. Nhà nước quy định bắt buộc

khi doanh nghiệp ra đời phài có vốn pháp định ở mức mà luật pháp quy định cho

từng ngành nghề, đồng thời phải có vốn điều lệ để hoạt động với yêu cầu vốn điều

lệ không nhỏ hơn vốn pháp định.

Nguồn vốn liên doanh: là những nguồn đóng góp theo tỷ lệ giữa các chủ đầu

tư để cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi nhuận. Việc góp vốn liên doanh có thể

được hình thành từ nhiều nguồn tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, có thể là liên

doanh giữa nguồn vốn ngân sách với các nguồn vốn tự có của tư nhân, liên doanh

giữa vốn ngân sách của quốc gia này với quốc gia khác hoặc liên doanh giữa tư

nhân với nhau … Hình thức góp vốn liên doanh    thích hợp với các công ty có quy

mô nhỏ, tổ chức quản lý sản xuất và quản lý vốn, chia lãi giản đơn.

Nguồn vốn tín dụng: là khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của các

ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức tài

chính trung gian khác, huy động của cán bộ công nhân viên làm việc trong doanh

nghiệp hoặc vay nước ngoài theo cơ chế tự vay tự trả, cũng có thể bằng hình thức

doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn cho đầu tư kinh doanh. Trái

phiếu là phiếu nhận  nợ do doanh nghiệp phát hành khi vay vốn của người khác để

kinh doanh, cam kết trả lợi tức và hoàn trả vốn vay theo thời hạn nhất định. Theo

định kỳ, doanh nghiệp phải trả cho người có trái phiếu một khoản lợi tức cố định và

  130đến thời hạn thanh toán doanh nghiệp phải thanh toán số tiền vay. Đối với doanh

nghiệp, trái phiếu là phương tiện tài chính để vay vốn trên thị trường. Tuy nhiên vay

được hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố của doanh nghiệp. Các chủ nợ cho

doanh nghiệp vay thường quan tâm đến các vấn đề như: tình hình tài chính của bản

thân doanh nghiệp có lành mạnh không, mà trước tiên là khả năng thanh toán, uy tín

của doanh nghiệp trên thị trường, cho vay có bị mất vốn hay không. Ở đây có tác

động của yếu tố lạm phát làm giảm sức mua của vốn cho vay, có cả rủi ro của

doanh nghiệp, lãi suất thực tế có được bao nhiêu… Còn đối với doanh nghiệp khi

vay cần phải cân nhắc xem xét kỹ:

- Nếu hiệu quả thực tế của khoản vay không đủ để trả giá cả khoản vay thì

không nên vay.

- Nếu hiệu quả thực tế của khoản vay tương đương với giá cả khoản vay

thì cân nhắc kỹ, nhất là phải tính tới các rủi ro có thể xảy ra.

- Nếu hiệu quả thực tế các khoản vay cao hơn giá cả các khoản vay thì nên

vay, vì vay tốt hơn là phát hành cổ phiếu (bán bớt quyền sở hữu tài sản)

Nghiên cứu nội dung, tính chất của các nguồn vốn giúp cho doanh nghiệp có

thể lựa chọn nguồn vốn, khai thác huy động vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng

cho phép của mỗi doanh nghiệp. Mỗi một loại hình doanh nghiệp cũng chỉ có thể

khai thác huy  động vốn trên một số nguồn nhất  định. Chẳng hạn,  đối với doanh

nghiệp nhà nước được phép huy động nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước, còn các

loại hình doanh nghiệp khác thì không có khả năng. Đối với công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, ngoài nguồn vốn tự có của mình,

thì có thể vay của các tổ chức tài chính trung gian để bổ sung vốn sản xuất kinh

doanh, nhưng không được phát hành chứng khoán. Trong khi đó, đối với các công

ty cổ phần, để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh thì thông qua việc phát hành

chứng khoán lại là chủ yếu. Việc nghiên cứu các nguồn vốn không chỉ giúp cho các

doanh nghiệp lựa chọn nguồn vốn  và khai thác các nguồn vốn đó phục vụ quá trình

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn tạo cho doanh nghiệp có biện pháp

huy động vốn nhanh, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của doanh nghiệp với chi phí

(giá cả) thấp nhất, đồng thời có phương hướng sử dụng hợp lý số vốn đã huy động

được từ các nguồn vốn khác nhau  cho các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, khi cần huy động vốn bổ sung cho quá trình kinh doanh của mình thì

  131doanh nghiệp có thể xem xét, lựa chọn hình thức nào có lợi nhất để phát hành cổ

phiếu, phát hành trái phiếu, đi vay vốn của các tổ chức tài chính trung gian hay gọi

vốn liên doanh. Dù huy động dưới hình thức nào cũng phải trả một khoản chi phí và

đảm bảo những điều kiện nhất định, đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán hiệu quả,

cân nhất lãi suất, thời hạn và điều kiện.

Đối với doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rằng khi có nhu cầu đầu tư vốn dài

hạn, trước hết doanh nghiệp phải huy động tối đa nguồn vốn từ bên trong để thực

hiện kế hoạch đầu tư của mình. Chỉ khi nguồn vốn từ bên trong không đủ đáp ứng

thì doanh nghiệp mới bổ sung nguồn vốn từ bên ngoài. Việc huy động nguồn vốn

bên trong doanh nghiệp  là một vấn đề hết sức quan trọng trong sự phát triển của

doanh nghiệp. Nguồn  tài trợ từ bên ngoài là cần thiết nhưng không nên mong đợi

quá mức vào nguồn vốn đó.

1.4. Sử dụng  và bảo toàn vốn kinh doanh

Căn cứ vào công dụng kinh tế thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia

thành vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính. Các loại vốn này có đặc

điểm chu chuyển khác nhau. Chính sự khác nhau về đặc điểm chu chuyển đó đã chi

phối  đến phương thức quản lý, phương thức bù  đắp và bảo toàn vốn cũng khác

nhau.

1.4.1. Vốn cố định

Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TSCĐ của doanh

nghiệp. TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng

dài, có chức năng là tư liệu lao động.

TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành hai loại:

- Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà

xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải … trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ

cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể

như chi phí để mua bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả…

TSCĐ có những đặc điểm là:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ không thay đổi hình thái hiện vật,

nhưng năng lực sản xuất và kèm theo đó là giá trị của chúng bị giảm dần. Đó là do

  132chúng bị hao mòn. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình là hao mòn có liên quan  đến việc giảm giá trị sử dụng của

TSCĐ. Hao mòn vô hình lại có liên quan tới việc mất giá của TSCĐ. Việc mất giá

của TSCĐ có nhiều nguyên nhân:

- TSCĐ cũ có thể bị mất giá do TSCĐ mới được sản xuất ra với giá như

cũ nhưng có năng lực sản xuất cao hơn hoặc TSCĐ cũ bị mất giá do TSCĐ mới

được sản xuất ra có công suất bằng tài sản cũ nhưng giá trị lại rẻ hơn.

- TSCĐ cũ bị mất giá do sản phẩm của chúng sản xuất ra không còn

phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Đối với TSCĐ hữu hình thì thường bị cả hai loại hao mòn hữu hình và vô

hình, còn TSCĐ vô hình thì chỉ bị hao mòn vô hình.

Bộ phận giá trị đại diện cho phần hao mòn được gọi là tiền khấu hao. Tiền

khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất, một bộ phận của giá thành sản phẩm.

Khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao được trích lại hình thành nên quỹ khấu

hao.

Từ đặc điểm vận động của TSCĐ đã quyết định đến đặc điểm vận động của

vốn cố định.:

Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và chuyển dần từng

phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định.

Vốn cố  định được thu hồi dần từng phần tương  ứng với phần hao mòn của tài

sản cố định, đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được thu hồi về đủ

thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định đã chi phối đến phương

thức bù đắp và phương thức quản lý vốn cố định.

Vốn cố định được bù đắp (thu hồi) bằng biện pháp khấu hao, tức là trích lại

phần giá trị hao mòn của tài sản cố định. Tiền trích lại đó hình thành nên quỹ khấu

hao. Quỹ khấu hao dùng để duy trì năng lực sản xuất bình thường của TSCĐ và

dùng để tái sản xuất toàn bộ tài sản cố định.

Việc quản lý vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật

của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp. Nói cách khác, quản lý vốn cố định là quản

lý quỹ khấu hao. Để quản lý tốt quỹ khấu hao cần phải đánh giá và đánh giá lại tài

  133sản cố định một cách thường xuyên và chính xác, tạo cơ sở cho việc xác định mức

khấu hao hợp lý để thu hồi vốn. Mặt khác, cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao

thích hợp để đảm bảo thu hồi vốn nhanh và bảo toàn được vốn.

Quản lý mặt hiện vật của vốn cố định là quản lý TSCĐ. Để quản lý tốt tài sản

cố định cần phải phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau (phân loại theo

hình thái biểu hiện, theo mục đích sử dụng, theo công dụng kinh tế, theo tình hình

sử dụng) để từ đó xác định trọng tâm của công tác quản lý.

Do đặc điểm tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng  ban đầu, còn giá trị lại

chuyển dần vào giá trị sản phẩm nên nội dung bảo toàn vốn cố định bao gồm hai

mặt giá trị và hiện vật. Trong đó bảo toàn về hiện vật là tiền đề để bảo toàn vốn cố

định về giá trị.

Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không chỉ là giữ nguyên hình thái vật

chất và duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó đòi hỏi

trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất tài sản

cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng

lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ hư hỏng trước thời hạn quy định.

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của vốn cố

định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn   đầu tư ban đầu bất kể sự biến

động của giá cả, tỷ giá hối đoái, tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá đúng đắn

các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện pháp xử lý

đúng (như phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ để trích đủ, trích đúng chi phí khấu

hao, không để mất vốn; lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp không để mất

vốn, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình; chú trọng đổi mới trang thiết bị; thực

hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa; thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro trong kinh

doanh …) Một trong các biện pháp chủ yếu bảo toàn phát triển vốn cố định là sử

dụng có hiệu quả vốn cố định.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể sử dụng một số chỉ tiêu tổng

hợp và phân tích sau đây:

  134

                                         Doanh thu (doanh thu thuần) trong kỳ

        =                               

Ý nghĩa của chỉ tiêu này: Phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu

đồng doanh thu.

Ý nghĩa của chỉ tiêu này: Phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận. 

Hoặc chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ.

Ý nghĩa của chỉ tiêu này: Phản ánh mức  độ hao mòn của TSCĐ trong

doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu.

Ý nghĩa của chỉ tiêu này: Phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một

công nhân trực tiếp sản xuất 

Hệ số hao mòn tài 

 sản cố định   

                    Số vốn cố định bình quân trong kỳ                       

Chỉ tiêu hiệu suất

vốn cố định 

            Lợi nhuận trước thuế

= ------------------------------------------

   Số vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu tỷ suất lợi  

nhuận vốn cố định

          Số tiền khấu hao luỹ kế

= ---------------------------------------

   NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá 

    NG TSCĐ bình quân trong kỳ

= --------------------------------------

Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất 

Hệ số trang bị tài 

sản cố định 

  135Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa to lớn  về kinh tế tài

chính: giúp cho doanh nghiệp tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất ra, tiết kiệm

chi phí đầu tư, giảm hoặc tránh được hao mòn vô hình, hạ giá thành đơn vị sản xuất,

từ đó tăng doanh lợi.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải áp dụng các biện pháp

để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ; nâng cao chất lượng quản lý vốn cố định và

bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho công nhân.

1.4.2. Vốn lưu động 

Vốn lưu  động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu  động của doanh

nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động của doanh nghiệp chia làm hai loại:

- Tài sản lưu động sản xuất (nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, sản

phẩm dở dang …)

- Tài sản lưu thông (sản phẩm  thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn

bằng tiền, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước …)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu

động   lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá

trình sản xuất được tiến hành liên tục.

Đặc điểm của tài sản lưu động là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, tài sản

lưu động bị tiêu dùng hoàn toàn trong việc chế tạo ra sản phẩm và thay đổi hình thái

biểu hiện.

Đặc điểm của tài sản lưu động đã chi phối đến đặc điểm của vốn lưu động.

Vốn lưu động chuyển một lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra. Vốn

lưu động được thu hồi một lần toàn bộ sau khi bán hàng và thu tiền về và lúc đó kết

thúc vòng tuần hoàn của vốn.

Từ đặc điểm về phương thức vận động của tài sản lưu động và phương thức

chuyển dịch giá trị của vốn lưu động đã ảnh hưởng chi phối đến công tác quản lý sử

dụng vốn lưu động. Muốn quản lý tốt vốn lưu động thì phải quản lý trên tất  cả các

hình thái biểu hiện của vốn. Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải

tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau: phân loại theo vai

trò của từng loại vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh (vốn lưu dộng ở khâu dự

  136trữ, khâu sản xuất và khâu lưu thông); phân loại theo hình thái biểu hiện gồm vốn

vật tư hàng hoá và vốn bằng tiến; phân loại theo quan hệ sở hữu hoặc theo nguồn

hình thành. Mỗi một cách phân loại đều đạt được những yêu cầu nhất định trong

công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Nó giúp doanh nghiệp xác định đúng

trọng điểm và biện pháp quản lý vốn có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể

của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể được đánh giá

bởi các chỉ tiêu sau đây:

- Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm có thể đo

bằng chỉ tiêu số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển.

Công thức xác định số lần luân chuyển (L):

                    M

      L  =   

                     V

Trong đó :

L : số lần luân chuyển trong kỳ .

M : Tổng mức luân chuyển

V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ.

Công thức xác định kỳ luân chuyển (K):\=

              360

  K =

                L

Trong kỳ :

K : kỳ luân chuyển 

L : Số lần luân chuyển .

Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn lưu động: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách

lấy tổng số lợi nhuận trước thuế chia cho vốn lưu động bình quân trong kỳ. Ngoài

ra, còn có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác như mức tiết kiệm vốn, hàm lượng vốn

  137Việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và tài

chính: có thể tăng  được khối lượng sản phẩm sản xuất ra, tiết kiệm vốn, hạ giá

thành đơn vị sản phẩm và tăng doanh lợi.

Đối với doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải

thực hiện các biện pháp sau đây:

- Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm

với hiệu quả kinh tế cao. Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động giúp cho

doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm,

đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, không gây sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu

vốn doanh nghiệp và là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu

cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu

thụ: ở khâu dự trữ thì có mức dự trữ tồn kho hợp lý giúp cho doanh nghiệp không bị

gián đoạn sản xuất và tối thiểu hoá các chi phí dự trữ; ở khâu sản xuất cần áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất, hợp lý hoá dây chuyền công

nghệ; ở khâu tiêu thụ thì cần lựa chọn khách hàng, phương thức thanh toán để đẩy

nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

- Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như xử lý các vật tư ứ đọng, hàng hoá

chậm luân chuyển một cách kịp thời ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn …

- Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động để có biện pháp

điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

1.4.3. Vốn đầu tư tài chính

Một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư dài hạn ra bên

ngoài nhằm mục đích sinh lời gọi là vốn đầu tư tài chính của doanh nghiệp.

Có nhiều hình thức đầu tư tài chính ra bên ngoài như: Doanh nghiệp bỏ vốn

mua cổ phiếu, trái phiếu của các công ty khác, góp vốn liên doanh với các doanh

nghiệp khác. Mục đích của đầu tư tài chính ra bên ngoài là nhằm thu lợi nhuận và

đảm bảo an toàn về vốn. Đối với doanh nghiệp, trước khi đi tới quyết định đầu tư tài

chính ra bên ngoài cần phải hết sức thận trọng, cân nhắc độ an toàn và độ tin cậy

  138của dự án, am hiểu tường tận những thông tin cần thiết, phân tích đánh giá các mặt

lợi hại của dự án để chọn đúng đối tượng và hình thức đầu tư thích hợp.

2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh

nghiệp.

2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh

Thực hiện các mục tiêu của kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi

phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp là biểu bằng tiền của các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh

doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí mà doanh nghiệp bỏ

ra bao gồm chi phí cho việc sản xuất sản phẩm, chi phí tổ chức tiêu thụ sản phẩm và

những khoản tiền thuế gián thu nộp cho nhà nước theo luật thuế quy định (thuế giá

trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu …). Tuy nhiên, các doanh

nghiệp thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau thì nội dung cơ cấu chi phí sẽ

không giống nhau. Điều quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp là phải luôn

quan tâm đến tiết kiệm chi phí vì nếu chi phí không hợp lý, không đúng với thực tế

của nó đều gây ra những trở ngại trong quản lý và đều giảm lợi nhuận của doanh

nghiệp. 

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải kiểm soát được chi phí sản xuất

kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm chi phí. Muốn tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp phải

tính toán trước mọi chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch, phải xây dựng được ý

thức thường xuyên tiết kiệm để đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề

ra. Cần phân biệt rõ các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng

cường công tác kiểm tra giám sát đối với từng loại chi phí đó.

2.2. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp biểu hiện chi phí cá biệt của doanh

nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giữa chi phí sản xuất sản phẩm  và giá

thành sản phẩm có sự giống nhau và khác nhau. Chi phí sản xuất hợp thành giá

thành sản phẩm nhưng không phải toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính

vào giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm chỉ biểu hiện lượng chi phí để hoàn

thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm.

Còn chi phí sản xuất và tiêu thụ thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản

xuất và tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định.

  139Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải dự kiến giá thành sản phẩm và đề ra các

biện pháp thực hiện dự kiến đó, hay nói cách khác, doanh nghiệp phải tiến hành xây

dựng kế hoạch giá thành. Trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu

giá thành giữ vai trò quan trọng và được thể hiện trên các mặt sau:

-   Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh

nghiệp, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh.

-   Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình

hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ

thuật.

Do đó, trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc

giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn:

là một trong những nhân tố tạo điều kiện thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm, trực

tiếp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy

mô sản xuất… Từ đó doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, hạ giá

thành sản phẩm như: áp dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và

công nghệ vào sản xuất; tổ chức và sử dụng con người một cách hợp lý nhằm nâng

cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức quản lý

tốt sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính.  Nhờ vào việc bố trí hợp lý các khâu

sản xuất có thể hạn chế sự lãng phí nguyên liệu, giảm  thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng; tổ

chức sử dụng hợp lý đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tránh được những tổn thất

trong sản xuất… Việc giảm chi phí sản xuất góp phần tích cực đến hạ giá thành sản

phẩm của doanh nghiệp.

3. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

3.1. Doanh thu của doanh nghiệp

Kết thúc quá trình kinh doanh , doanh nghiệp thu được một khoản tiền nhất

định, đó là doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số

tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Doanh thu từ các hoạt động liên doanh liên kết với các đơn vị và tổ chức khác,

từ các nghiệp vụ đầu tư tài chính.

Doanh thu khác như thu về nhượng bán vật tư ứ đọng, các khoản được bồi

thường, các khoản nợ vắng chủ hay nợ không ai đòi…

  140Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của

doanh nghiệp. Nó là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí sản

xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản

xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với khách hàng, đối với các

cổ đông tham gia các hoạt động liên doanh… Do đó, mọi doanh nghiệp cần phải

phấn đấu để tăng doanh thu của mình. Muốn tăng doanh thu trước hết doanh nghiệp

phải phấn đấu để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, đây là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng số doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện

các biện pháp sau đây:

- Doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm vì chất lượng sản

phẩm luôn gắn liền với uy tín của doanh nghiệp trong giới kinh doanh và trong công

chúng. Doanh nghiệp cũng cần mở rộng các hoạt động tiếp thị nhằm tạo điều kiện

mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Doanh nghiệp phải xác định giá bán hợp lý. Việc xây dựng giá hết sức

mềm dẻo và linh hoạt để tác động vào cầu, kích thích tăng cầu của người tiêu dùng

để tăng doanh thu tiêu thụ.

- Doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm bớt các khoản nợ

phải thu, xử lý tốt những khoản nợ nần dây dưa … để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu

doanh thu.

3.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là

chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà

doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp

đưa lại.

Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh, lợi nhậun từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên kết, các hoạt

động thuộc các dịch vụ tài chính…

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp

có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra

  141được lợi nhuận không. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời

còn là  chỉ tiêu cơ bản để đánh gía hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, để

đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì không chỉ dùng

chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối mà còn dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối (tỷ suất lợi

nhuận vốn, tỷ suất lợi nhuận giá thành, tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng…)

Việc phấn đấu tăng lợi nhuận và tăng tỷ suất lợi nhuận là nhiệm vụ thường

xuyên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh

doanh, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản

phẩm. Sau khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận sẽ tiến hành phân phối lợi nhuận

đó.

Phân phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia tiền lãi một cách đơn

thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế diễn ra đối với doanh

nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Giải quyết mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và công nhân

viên một cách hài hoà.

Phải giành phần lợi nhuận để lại thích đáng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong đơn

vị mình.

Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối theo trình tự: (1) Nộp thuế thu

nhập doanh nghiệp cho NSNN, (2) Nộp tiền thu sử dụng vốn NSNN “nếu có”, (3)

Trả các khoản tiền bị phạt, bồi thường, (4) Trừ các khoản lỗ, (5) Trả lợi tức cổ

phiếu, trái phiếu, lợi tức cho các bên tham gia liên doanh, (6) Bù đắp bảo toàn vốn

và (7) Phần còn lại, trích lập các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp như quỹ đầu tư

phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ khen

thưởng, quỹ phúc lợi.

  142IV.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Quản lý nhà nước về tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để

Nhà nước XHCN điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước, hình thành và đảm bảo

các cân đối chủ yếu và tỷ lệ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước sử dụng

tài chính, tiền tệ để kích thích doanh nghiệp quan tâm đến việc  hoàn thành nhiệm

vụ kế hoạch, nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất xã hội và thực hiện việc kiểm soát

của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý nhà nước về tài chính thực chất là sử dụng và phát huy vai trò của hệ

thống tài chính thông qua Nhà nước. Điều đó được thể hiện thông qua cơ chế hoạt

động và vận động của tài chính phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội và nâng

cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước XHCN, kết hợp với quản lý vi mô của cơ sở

doanh nghiệp thích ứng với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, nhằm phát

triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi lên CNXH.

Trong khi thực hiện việc quản lý nhà nước  đối với tài chính doanh nghiệp,

Nhà nước phải tôn trọng quyền chủ động sản xuất và tự chủ về tài chính của doanh

nghiệp. Đơn vị kinh tế là cơ sở, là tế bào của nền kinh tế, có quan hệ sử dụng phân

phối đan xen chặt chẽ về mặt giá trị của các nguồn tài sản. Việc quản lý đó được

thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự chủ tài chính, tự

trang trải, tự phát triển của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đảm bảo nghĩa vụ

đối với Nhà nước.

Nhà nước quản lý tài chính doanh nghiệp trước mắt theo hướng sau đây:

Xác định những hình thức thích hợp để đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền

sở hữu trong sở hữu nhà nước đối với những tài sản giao cho doanh nghiệp sử dụng.

Mặt khác, giao quyền tự chủ đầy đủ, rõ ràng tạo điều kiện cho doanh nghiệp  cạnh

tranh theo đúng pháp luật.

Quan hệ phân phối giữa xí nghiệp và ngân sách được phân định qua cơ chế

phân phối thu nhập: doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp các thứ thuế theo luật định, phần

còn lại sau khi bù đắp chi phí, bảo toàn vốn, thanh toán với khách hàng, xí nghiệp

được lập quỹ chuyên dùng của mình.

  143Bằng các công cụ chính sách biện pháp kinh tế vĩ mô của Nhà nước để quản lý

tài chính doanh nghiệp, tác  động  đến phát triển và mục  đích của sản xuất, tăng

nhanh vòng quay của vốn… 

Định hướng và chỉ  đạo sự phát triển, tạo môi trường kinh tế và khuôn khổ

pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa mặt

tiêu cực, khắc phục mặt khuyết tật của cơ chế thị trường.

Các doanh nghiệp  được quyền tiêu thụ, bán hàng trực tiếp cho người tiêu

dùng,  được quyền  định giá, bảo  đảm nguyên tắc xã hội chấp nhận, phù hợp với

chính sách, lợi ích quốc kế dân sinh, làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh kế toán, thống kê, tăng cường hệ thống kiểm

toán Nhà nước, thực hiện có hiệu lực việc thanh tra kiểm tra đối  với doanh nghiệp.

  144CHƯƠNG VII

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. LịCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN

HÀNG:

Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời gắn liền với quan hệ thương mại. Việc giao

lưu thương mại được thực hiện bằng những loại tiền khác nhau ở mỗi quốc gia đã

tạo điều kiện cho sự ra đời của nghề kinh doanh tiền tệ.

Khi nhu cầu giao lưu thương mại phát triển thì càng có nhiều người có tiền

dư muốn cất giữ, nhưng việc cất giữ tại nhà không làm cho họ an tâm, vì thế họ đem

gởi cho người mà họ tin tưởng nhất đó chính là nhà thờ. Lúc đầu số lượng người gởi

tiền cho nhà thờ cất giữ không nhiều, nhưng do độ an toàn cao nên ngày càng có

nhiều người có nhu cầu gởi tiền vào nhà thờ và những người này sẽ chi trả cho nhà

thời một khoản tiền vì công cất giữ. Số tiền nhà thời cất giữ ngày càng nhiều, trong

khi đó nhà thờ cũng nhận thấy rằng, trong khi có một lượng tiền tạm thời dư thừa

thì đồng thời cũng có những người đang cần tiền để vì thế nhà thờ đã tiến hành kinh

doanh tiền tệ.

Như vậy, trước công nguyên 3500 năm nghề kinh doanh tiền tệ do nhà thờ tổ

chức vì đây là nơi mà dân chúng tin tưởng để ký gởi tài sản của mình, không sợ

mất. Vậy là, ngay từ buổi đầu chữ tín là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh

doanh tiền tệ.

Dần dần các thương gia nhận thấy rằng, đây là một nghề mang lại nhiều lợi

nhuận nên đã tham gia vào hoạt động này.

Đến thế kỷ VI trước công nguyên, hoạt động kinh doanh này đã phát triển ở

3 khu vực: nhà thờ, tư nhân và Nhà nước. Lúc bấy giờ, nghề kinh doanh tiền tệ đã

có thêm một số nghiệp vụ mới như: hối đoái, chuyển tiền. Hoạt động của ngân hàng

ở khu vực NN giống như hoạt động của kho bạc ngày nay: thu nhận tài nguyên vào

công quỹ và chi trả thay cho NN.

  145Thế kỷ thứ V trước công nguyên (thời kỳ đế chế La Mã): các tổ chức kinh

doanh tiền tệ phát triển nhanh và có thêm nhiều nghiệp vụ mới như: thanh toán bù

trừ, ghi chép sổ sách và tài khoản, nghiệp vụ bảo lãnh,…

Từ thế kỷ thứ V - X sau công nguyên, đây là thời kỳ suy thoái của hoạt động

của ngân hàng do sự suy thoái của nền kinh tế  và nhà thờ cho ra luật cấm cho vay

nặng lãi.

Đến thế kỷ thứ XIII, hoạt động cho vay được phép hoạt động trở lại, nhưng

chi có người Do Thái và người Ý mới được thực hiện. Lợi dụng sự độc quyền, nạn

cho vay nặng lãi xảy ra, nên hoạt động cho vay lại bị lên án. Sau đó ngân hàng bị

phá sản do cho nhà vua vay quá nhiều nhưng nhà vua không trả nợ

Thời kỳ cận  đại,  được  đánh dấu với sự ra  đời của ngân hàng Hà Lan

Amsterdam vào năm 1609. Ngân hàng này tiến hành phát hành tiền giấy bất khả

hoán, nhận ký gởi tiền, đúc vàng, bạc, phát hành giấy chứng nhận là một tín phiếu

chứng nhận nợ và quyền được hoàn trả. Sau đó hàng loạt các ngân hàng khác đã ra

đời như:

Ngân hàng Hamburg của Đức (1619)

Ngân hàng cổ phần Anh quốc (1694),….

II. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG:

1. Bản chất của ngân hàng trung ương:

Để có thể hiểu được bản chất của ngân hàng trung ương chúng ta nên lướt sơ

qua lịch sử hình thành của ngân hàng trung ương (NHTW)

Các ngân hàng thương mại, dưới tác động của qui luật cạnh tranh đã dẫn đến

tình trạng có một số ngân hàng có ưu thế đã giành được quyền phát hành “kỳ phiếu

ngân hàng”. Từ  đó các ngân hàng phát hành  đã  được phân  định rõ với các ngân

hàng thương mại khác. Các ngân hàng phát hành ít dần các nghiệp vụ vốn có của

mình và chỉ tiến hành giao dịch với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng

khác bằng hình thức nhận tiền gởi và tiếp vốn cho các ngân hàng thương mại và các

tổ chức tín dụng.

Các ngân hàng phát hành là công cụ mạnh mẽ của các trùm tư bản tài chính,

có khả năng gây lũng đoạn cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, NN đã từng bước can

  146thiệp vào tổ chức cũng như hoạt động của các ngân hàng này. Nhưng các ngân hàng

phát hành lúc này vẫn là các ngân hàng của tư nhân.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vào năm 1929 – 1933 và sau cuộc

chiến tranh thế giới 2, người ta nhìn thấy vai trò to lớn của ngân hàng phát hành nên

tất cả các nước thực hiện quốc hữu hoá các ngân hàng, bằng cách NN bỏ tiền ra

mua lại toàn bộ cổ phiếu của ngân hàng phát hành.

Quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành là biện pháp tập trung toàn bộ quyền

lực và quyền lợi to lớn vào tay của NN. NH phát hành lúc này có một tên gọi mới

đó chính là NH trung ương. NHTW vừa thực hiện chức năng độc quyền phát hành

tiền, vừa thực hiện chức năng quản lý NN về mặt tiền tệ – tín dụng – ngân hàng.

Như vậy, về mặt bản chất, NHTW là ngân hàng phát hành, là nơi tập trung

các quyền lực của nhiều NH vào một NH, là một bộ máy quyền lực to lớn có khả

năng chi phối cả về mặt kinh tế và chính trị trong nước. NHTW dù được gọi với

nhiều tên gọi khác nhau như: NH NN, NH quốc gia, NH dự trữ,… nhưng đều thể

hiện là một trung tâm tài chính tiền tệ lớn của quốc gia, đóng vai trò rất to lớn trong

hệ thống tín dụng của và NH ở các nước.

2. Chức năng của ngân hàng trung ương

2.1. Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ

Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTW. Thực hiện chức

năng này có ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia, do đó có thể

ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế – xã hội.

Việc phát hành tiền  được tập trung tuyệt  đối vào NHTW theo chế  độ NN

nắm độc quyền phát hành tiền. Trong luật NHNN có ghi rõ: “NHNN là cơ quan duy

nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN bao gồm tiền giấy và

tiền kim loại”.

Ngoài việc phát hành tiền  để  đảm bảo cho sự vận  động của hàng hoá thì

NHTW còn có thể phát hành tiền để cho ngân sách vay, tham gia bình ổn thị trường

hối đoái,…. Do việc phát hành tiền có ảnh hưởng rộng lớn đến lưu thông tiền tệ của

đất nước, nên đòi hỏi công việc phát hành phải tuân theo những nguyên tắc nhất

định. Đồng thời việc phát hành tiền phải đi đôi với việc điều tiết lưu thông tiền tệ,

nhằm đảm bảo cung ứng một khối lượng tiền phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế

  147(khối lượng tiền vừa đảm bảo cung ứng đủ phương tiện lưu thông vừa không gây ra

lạm phát).

2.2. NHTW là ngân hàng của ngân hàng

Chức năng này được thể hiện ở chỗ đối tượng giao dịch chủ yếu của NHTW

là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế. Cụ thể:

NHTW nhận tiền gởi và bảo quản tiền tệ cho các ngân hàng thương mại và

các tổ chức tín dụng: các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ không sử

dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay mà sẽ giữ lại một khoản nhất định để đảm

bảo khả năng thanh toán. Khoản tiền này được gởi cho NHTW bảo quản.

NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.

Hoạt động này của NHTW nhằm đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế có đủ phương

tiện thanh toán trên cơ sở thực hiện các chính sách tiền tệ. Trong trường hợp này,

NHTW đóng vai trò là người chủ nợ và là người cho vay cuối cùng, do đó nghiệp

vụ cấp tín dụng của NHTW cho các ngân hàng thương mại có ý nghĩa quyết định

đối với hoạt động tín dụng của cả nền kinh tế.

Với việc nhận tiền gởi và cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại,

NHTW đã trở thành trung tâm tín dụng của cả nền kinh tế, trung tâm thanh toán

giữa các ngân hàng thương mại. Với tư cách đó, NHTW đứng ra tổ chức thanh toán

bù trừ hay thanh toán tứng lần giữa các ngân hàng thương mại. Nhờ hoạt  động

thanh toán này của NHTW mà quá trình chu chuyển thanh toán của nền kinh tế mới

phát triển thuận lợi.

2.3. NHTW là ngân hàng của Nhà nước

Chức năng này được thể hiện thông qua một số điểm:

-  Thuộc sở hữu của NN

-  Ban hành các văn bản pháp qui về tín dụng, tiền tệ, ngoại hối, ngân

hàng và thực hiện kiểm tra công tác thi hành các văn bản này.

-  Mở tài khoản và giao dịch với kho bạc NN

-  Làm đại lý cho kho bạc NN

-  Tổ chức thanh toán giữa kho bạc và các ngân hàng

-  Cung cấp tín dụng và tạm ứng cho ngân sách NN trong những trường

hợp cần thiết.

  148Tóm lại, với tư cách là NH của NN, NHTW đảm nhiệm những công việc

thuộc chức năng quản lý của NN, và thay mặt chính phủ làm đại diện tại các tổ

chức tài chính tiền tệ quốc tế.

3. Vai trò của ngân hàng trung ương

NHTW có vai trò rất quan trọng đối với tiến trình phát triển của nền kinh

tế – xã hội. Vai trò đó của NHTW Việt Nam được thể hiện thông qua việc thực

hiện các chức năng của mình ở những mặt sau:

-  Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội

-  Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, xây dựng

chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng.

-  Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh về tiền tệ và hoạt động ngân hàng,

ban hành các văn bản luật liên quan  đến hoạt  động tiền tệ và ngân

hàng.

-  Cấp, thu hồi giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động ngân hàng của , 

các tổ chức tín dụng; quyết  định giải thể, hợp, tách các tổ chức tín

dụng.

-  Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động ngân

hàng.

-  Thực hiện việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo qui

định của CP.

-  Chủ trì lập, theo dõi việc thực hiện bảng cán cân thanh toán quốc tế,

quản lý hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng.

-  Tham gia ký kết các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân

hàng,  đại diện cho CP tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế khi

được uỷ quyền.

-  Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ ngân hàng; tổ chức nghiên

cứu khoa học và công nghệ ngân hàng.

-  Thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi và tiêu huỷ tiền; tổ chức in,

đúc và bảo quản việc chuyển tiền.

  149-  Tổ chức cấp tín dụng và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.

-  Kiểm soát và quản lý ngoại hối Nhà nước, kiểm soát ngoại hối của các

tổ chức tín dụng.

-  Tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng

-  Làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cho kho bạc NN.

II. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Định nghĩa

Ngân hàng thương mại (ngân hàng trung gian) là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà

hoạt  động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gởi của khách hàng với trách

nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và

làm phương tiện thanh toán.

Hệ thống ngân hàng nước ta là hệ thống ngân hàng 2 cấp, trong đó NH nhà

nước làm nhiệm vụ của NHTW, còn các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín

dụng khác hoạt  động như là các ngân hàng trung gian thực hiện chức năng kinh

doanh.

2. Các chức năng của ngân hàng thương mại (NHTM)

2.1. Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trưng của ngân hàng thương mại, nó có ý nghĩa quan

trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này,

NHTM đã huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan,

đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư,…và sử dụng cho vay nguồn vốn này để đáp ứng

nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã tiến hành điều

hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã

hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.

2.2. NHTM làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh

toán

NHTM với tư cách là thủ quỹ của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện để ngân

hàng thực hiện  các dịch vụ thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng. Trong quá

trình thanh toán ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay cho vàng, sau đó sử

  150dụng các công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc ngân hàng (séc, giấy chuyển

ngân, thẻ thanh toán,…).

Khi khách hàng gởi tiền vào trong ngân hàng, họ sẽ được ngân hàng đảm bảo

an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi,

nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn, cùng khắp địa phương, mà nếu tự

khách hàng thực hiện sẽ tốn kém và khó khăn, vì thế đã tiết kiệm được cho xã hội

rất nhiều về chi phí lưu thông.

2.3. NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ ngân hàng có

điều kiện thuận lợi về kho qũy, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp,

nên có thể thực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo như: tư vấn tài chính,

đầu tư, giữ hội giấy tờ, chứng khoám, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu

cho các doanh nghiệp,… để được hưởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm được chi

phí, vừa đạt hiệu quả cao.

2.4 NHTM “tạo ra tiền”

  Quá trình tạo ra tiền của ngân hàng thương mại được thực hiện nhờ vào hoạt

động tín dụng và nhờ vào việc các ngân hàng thương mại hoạt động trong cùng một

hệ thống. Tiền ở đây chính là bút tệ. Bút tệ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động tín

dụng giữa các ngân hàng.

VD: NHTW đưa ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, NHTM A nhận được 100 triệu

đồng từ một khách hàng.

Bảng cân đối kế toán của NHTM A

TÀI SẢN  NGUỒN VỐN

-Thiết lập dự trữ: 10

- Tín dụng: 90

- Tiền gửi của khách hàng: 100

NHTM A cho NHTM B vay hết 90 triệu đồng

Bảng cân đối kế toán của NHTM B

TÀI SẢN  NGUỒN VỐN

-Thiết lập dự trữ: 9

- Tín dụng: 81

- Tiền gửi của khách hàng: 90

NHTM B cho NHTM C vay hết 81 triệu đồng

  151Bảng cân đối kế toán của NHTM C

TÀI SẢN  NGUỒN VỐN

-Thiết lập dự trữ: 8,1

- Tín dụng: 72,9

- Tiền gửi của khách hàng: 81

Tổng số bút tệ được tạo ra = Tiền gửi ban đầu của khách hàng/tỷ lệ dự trữ bắt buộc

3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:

3.1. Nghiệp vụ tạo vốn:

Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt  động của  ngân hàng, nằm bên

Nguồn vốn trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại. Các nguồn vốn

của ngân hàng bao gồm:

- Vốn tự có và quỹ ngân hàng: Vốn tự có là vốn điều lệ của ngân hàng, khi

mới thành lập, mức vốn này phải lớn hơn mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) do NN

qui định. Quỹ ngân hàng là các quỹ được trích lập từ lợi nhuận ròng của ngân hàng.

Ngoài các quỹ được thành lập từ lợi nhuận thì ngân hàng còn có những quỹ khác

như: quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ khấu hao sữa chữa lớn,…. Nguồn vốn tự có

của ngân hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng,

nhưng nó đóng vai trò quan trọng vì đó là cơ sở để tiến hành kinh doanh, tiến hành

thu hút những nguồn vốn khác.

- Tiền gởi của khách hàng: Trước  đây, người ta  đem tiền, vàng vào ngân

hàng gởi nhờ bảo quản dùm và yêu cầu phải được hoàn trả đủ và đúng những gì đã

gởi vào. Về sau, họ không đòi hỏi phải được hoàn trả đúng nữa (chỉ cần đủ) và thời

hạn gởi dài hơn, nên ngân hàng có thể đem lượng tiền, vàng gởi này đem cho vay

để kiếm lời; những người gởi tiền bây giờ không những không phải trả tiền thuê giữ

tiền  mà còn được trả lãi từ số tiền gởi đó. Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn

tiền gởi là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, nó chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng

nguồn vốn của NHTM.

- Nguồn vốn đi vay: 

+ Vốn vay bằng hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền

gởi,… nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng khi vốn tự có và vốn tiền

gởi chưa đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh.

  152+ Vốn vay của NHNN: khi NHNN cho vay, nhận chiết khấu, tái chiết khấu

các giấy tờ có giá của NHTM.

+ Vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác: nhằm giải quyết vấn  đề

thiếu khả năng thanh toán tiền mặt tạm thời.

+ Vốn vay của các ngân hàng nước ngoài

- Nguồn vốn tiếp nhận: đây là những nguồn vốn mà NHTM được các tổ chức

trong và ngoài nước, ngân sách NN uỷ thác cho vay trung trung và dài hạn thuộc kế

hoạch xây dựng cơ bản, các chương trình và các dự án có mục tiêu  định hướng

trước trong sản xuất kinh doanh.

- Các nguồn vốn khác: các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động

của ngân hàng như: làm đại lý, dịch vụ thanh toán, làm trung gian thanh toán,….

3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn:

Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn đã hình thành của ngân hàng, chúng

thuộc bên Tài sản của bảng tổng kết tài sản của NHTM. Bao gồm:

- Thiết lập dự trữ: dự trữ nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của

khách hàng và bản thân ngân hàng. Trong nghiệp vụ này ngân hàng phải duy trì các

khoản sau:

+ Tiền mặt tại quỹ: ngân hàng phải để tại quỹ của mình một số tiền theo một

tỷ lệ nhất định trên tiền gởi của khách hàng đế đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút

tiền mặt của khách hàng.

+ Tiền gởi tại NHNN: bao gồm 2 phần:

•  Phần dự trữ bắt buộc theo qui định của NHNN để bảo đảm hoàn trả

tiền gởi của khách hàng khi ngân hàng bị phá sản. NHTW thực thi chính sách

giới hạn khối lượng tiền lưu hành trong thời kỳ lạm phát hoặc tăng thêm khối

lượng tiền vào lưu thông, mở rộng mức cho vay của NHTM. Tỷ lệ dự trữ bắt

buộc hiện nay qui định từ 0 – 15%

•  Phần còn lại dùng để giao hoán séc và thanh toán nợ với các tổ chức

tín dụng và NHTM khác.

+ Tiền gởi của NHTM tại các tổ chức tín dụng và các NHTM khác: đế đáp

ứng nhu cầu thanh toán, chuyển tiền khác địa phương của khách hàng.

+ Tiền đầu tư vào các chứng phiếu có giá.

  153- Nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ này của NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốn

hoạt động của NH. Nghiệp vụ tín dụng bao gồm:

+ Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá khác: đây là việc ngân

hàng sẽ mua lại những thương phiếu còn trong thời hạn của khách hàng.

+ Nghiệp vụ tín dụng thế chấp: đây là hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài

sản thế chấp của khách hàng.

 + Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản: đây là thể thức cấp tín dụng

mà ngân hàng đồng ý cho khách hàng sử dụng một mức tín dụng nhất định trong

một khoản thời gian nhất  định. Được thực hiện dưới 2 hình thức: chuyển tất cả

khoản vay vào tài khoản vãng lai của khách hàng, hoặc khách hàng sử dụng dần

khoản vay bằng hình thức phát hành séc hoặc các công cụ  thanh toán khác ngay

trên tài khoản vãng lai.

+ Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tư:

•  Tín dụng thuê mua: là hình thức ngân hàng mua tài sản  để cho

thuê đối với người có nhu cầu sử dụng. Hết thời hạn của hợp đồng, người thuê

có thể gia hạn thuê tiếp hoặc có thể mua lại theo giá thoả thuận với ngân hàng.

•  Tín dụng đầu tư: thực chất đây là những khoản vay trung và dài

hạn, ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp, các dự án xây dựng cơ bản mới, cải

tạo và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh,…

- Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng: đây là hình thức cho vay để mua hàng tiêu

dùng.

- Nghiệp vụ đầu tư: trong nghiệp vụ này, ngân hàng thực hiện kinh doanh

kiếm lãi như các doanh nghiệp như:

+ Đầu tư chứng khoán

+ Hùn vốn liên doanh.

Theo qui định, NHTM chỉ được phép sử dụng nguồn vốn tự có để thực

hiện nghiệp vụ đầu tư.

3.3. Nghiệp vụ trung gian – nghiệp vụ kinh doanh:

Đây là những nghiệp vụ mà NHTM thực hiện theo sự uỷ nhiệm của

khách hàng được hưởng hoa hồng như:

-  Chuyển tiền.

  154-  Thu hộ: ngân hàng đứng ra thay mặt ngân hàng để thu các khoản kỳ

phiếu đến hạn, chứng khoán, tiền bán hàng hoá,….

-  Uỷ thác: là nghiệp vụ ngân hàng thực hiện theo sự uỷ thác của khách

hàng để quản lý hộ tài sản, chuyển gia tài, bảo quản chứng khoán, vật

có giá trị, thực hiện thanh lý tài sản của các doanh nghiệp bị phá sản.

-  Mua bán hộ: theo sự uỷ nhiệm, ngân hàng đứng ra phát hành cổ phiếu,

trái phiếu cho công ty, cho Nhà nước, hoặc mua ngoại tệ, đá quý,…

cho khách hàng.

-  Kinh doanh vàng, bạc đá quý để kiếm lời.

-  Làm tư vấn về tiền tệ, tài chính như: cung cấp thông tin, hướng dẫn

chính sách tài chính tiền tệ, thương mại, lập dự án đầu tư tín dụng, uỷ

thác đầu tư

4. Khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại

Khả năng này được hiểu như là năng lực trả tiền kịp thời đối với các khách

hàng của mình. Bao gồm 2 khoản chính sau đây:

-  Tiền mặt tại quỹ và tiền gởi tại tài khoản vãng lai của ngân hàng tại

NHTW. Đây là năng lực thanh toán thường trực và nhanh nhất của

ngân hàng để đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng.

-  Các khoản cho vay dưới hình thức tín dụng không kỳ hạn, chiết khấu

những loại giấy tờ có giá,… mà ngân hàng có thể thu nợ nhanh hoặc

mang tái chiết khấu tại NHTW

Khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều

nhân tố như: tính chất của khoản tiền gởi (tiền gởi không kỳ hạn thì ngân hàng phải

đảm bảo năng lực thanh toán thường trực hơn so với khoản tiền gởi có kỳ hạn), tình

trạng bất ổn của nền kinh tế làm ảnh đến lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng

thương mại. Do đó, ngân hàng cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu duy trì

khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của tiền vốn.

  155Chương VIII

LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

I. LẠM PHÁT

1. Khái niệm

Tiền giấy là dấu hiệu của vàng, thay thế cho vàng làm chức năng thanh toán

và làm phương tiện trao đổi. Tiền giấy bản thân nó không có giá trị mà chỉ có giá trị

danh nghĩa, cho nên nó không thể tự điều hoà giữa chức năng lưu thông và tích trữ,

do đó tiền giấy bị mất giá là trở thanh một hiện tượng phổ biến và thường xuyên

trong xã hội ngày nay. 

Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn gập trong lưu thông vượt quá nhu cầu

cần thiết của lưu thông hàng hoá làm cho tiền giấy bị mất giá và giá cả hàng hoá

được biểu hiện bằng đồng tiền mất giá không ngừng tăng lên.

Khi nói đến lạm phát thì cũng nên nói đến giảm phát. Giảm phát là một hiện

tượng trái ngược lại hiện tượng lạm phát. Trong tình trạng đó dẫn đến một loạt các

doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp gia tăng, sức sản xuất giảm, nền kinh tế bị

khủng hoảng. Trong khi đó, Keynes lại cho rằng, hiện tượng giảm phát có thể xảy

ra nếu nhà nước tăng lượng tiền vào lưu thông nhưng không làm cho giá cả hàng

hoá tăng lên.

Trong thực tế, hiện tượng giảm phát ít xảy ra một cách tự nhiên mà thường là

một việc làm chủ quan của NN nhằm hạn chế ngay nhu cầu để giảm những mất cân

đối trong nền kinh tế.

2. Một số luận thuyết về lạm phát

2.1. Lạm phát lưu thông tiền tệ

Tiêu biểu cho quan điểm này là J.Bodin và M. Friedman cho rằng: lạm phát

là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. Friedman nói: “Lạm

phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên

với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất”.

  1562.2. Lạm phát cầu dư thừa tổng quát

Lý thuyết này do J.M.Keynes đề xướng. Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản

của lạm phát là do sự biến động cung cầu. Khi mức cung vượt quá mức cầu thì dẫn

đến tình trạng đình đốn sản xuất. Nhà nước cần tăng lượng tiền vào lưu thông, tăng

chi tiêu nhà nước, tăng tín dụng nghĩa là tăng cầu để đạt được mức cân bằng giữa

cung và cầu và vượt cung. Khi đó lạm phát xuất hiện. Ở đây, lạm phát có tác dụng

thúc đẩy sản xuất phát triển, chống suy thoái.

2.3. Lạm phát chi phí

Luận thuyết này cho rằng: lạm phát nảy sinh do mức tăng chi phí sản xuất

kinh doanh nhanh hơn mức tăng năng suất lao động. Mức tăng này chủ yếu là tăng

về tiền lương, giá các nguyên, nhiên, vật liệu,….

2.4. Lạm phát cơ cấu

Lạm phát nảy sinh là do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu của nền

kinh tế (mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa công nghiệp và nông nghiệp,

giữa sản xuất và dịch vụ,…), chính sự mất cân đối này làm cho nền kinh tế phát

triển không có hiệu quả.

3. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Từ những luận thuyết trên ta có thể thấy nguyên nhân và bản chất của lạm

phát được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng chung qui lại lạm phát xuất hiện

do những nguyên nhân sau:

-  Sự mất cân đối của nền kinh tế quốc dân, sản xuất thấp kém, thâm hụt

ngân sách quốc gia. Đây được coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Nói

cách khác, sự khủng hoảng của nền kinh tế và tài chính của một quốc gia là

nguyên nhân cơ bản và sâu xa đưa đến lạm phát.

-  Lượng tiền cung cấp vào lưu thông quá mức cần thiết cũng là nguyên

nhân trực tiếp của lạm phát.

-  Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là hệ thống chính trị bị

khủng hoảng do những tác động bên trong hoặc bên ngoài, làm cho lòng tin của

dân chúng vào chế độ tiền tệ NN bị ảnh hưởng, từ đó làm uy tín và sức mua của

đồng tiền bị giảm sút.

  157-  Nguyên nhân chủ quan khác đó là do NN chủ động sử dụng lạm phát

như là một công cụ để thực thi chính sách kinh tế của mình.

 Từ những phân tích trên có thể nói rằng lạm phát vừa là một phạm trù kinh tế

khách quan, vừa là một công cụ kinh tế được NN sử dụng để phát triển kinh tế. Vì

việc phân phối sản phẩm và thu nhập đều được thực hiện thông qua tiền tệ nên lạm

phát là biện pháp để phân phối lại sản phẩm và thu nhập trong nền kinh tế. Như vậy

lạm phát mang bản chất kinh tế – xã hội sâu sắc chứ không phải là một hiện tượng

tự nhiên của nền kinh tế.

4. Phân loại lạm phát

Do biểu hiện  đặc trưng của lạm phát là giá cả hàng hoá tăng liên tục nên

người ta thương căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hoá tăng để làm căn cứ phân thành 3

loại lạm phát:

-  Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số): biểu hiện chỉ số giá cả

tăng chậm trong khoảng 10% trở lại. Do  đó,  đồng tiền mất giá không nhiều,

không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Ở hầu hết các nước trên thế giới áp

dụng và xem đó là chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển.

-  Lạm phát phi mã: giá cả hàng hoá bắt đầu tăng vởi tỷ lệ 2 hoặc 3 con

số. Khi lạm phát này xuất hiện thì bắt đầu gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã

hội.

-  Siêu lạm phát: xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa lạm phát phi mã.

Nếu trong điều kiện của lạm phát phi mã vẫn có một số trường hợp nền kinh

tế vẫn phát triển tốt như Brazil, thì một khi siêu lạm phát xảy ra thì chắt chắc nó sẽ

gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia

5. Tác động của lạm phát

Trừ lạm phát một chữ số thì hầu hết các loại lạm phát khác  đều gây  ảnh

hưởng không tốt đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Cụ thể:

  Đối với hoạt  động sản xuất kinh doanh:  do lạm phát, giá cả hàng hoá,

nguyên liệu tăng làm cho việc sản xuất kinh doanh và kết quả cuối cùng ngày càng

giảm sút và không chính xác, dẫn đến sự phát triển không đồng đều, mất cân đối

giữa các ngành (ngành có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài ngày càng bị thua lỗ nặng

  158nề, trong khi ngành có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì có thể trụ được nhưng

vẫn gặp không ít khó khăn.

Lĩnh vực lưu thông buôn bán: giá cả hàng hoá tăng dẫn đến tình trạng tích

đầu cơ tích trữ hàng hoá, gây hỗn loạn quan hệ cung cầu, tạo sự mất cân đối giả tạo

làm cho lĩnh vực lưu thông cũng bị rối loạn. Tuy nhiên, với mức lạm phát cao cũng

là một điều kiện để thực hiện khuyến khích xuất khẩu.

Lĩnh vực tiền tệ tín dụng: Lạm phát làm cho sức mua của đồng tiền giảm, tốc

độ lưu thông của thị trường tăng lên càng làm cho sức mua của  đồng tiền giảm

xuống nhanh chóng. Hoạt động của hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng khủng

hoảng do lượng tiền gởi vào ngân hàng giảm mạnh làm cho nhiều ngân hàng bị phá

sản do mất khả năng thanh toán, thu lỗ trong kinh doanh. Tình hình đó làm cho hệ

thống tiền tệ bị rối loạn và không kiểm soát nổi.

 Lĩnh vực tài chính NN: tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập chi ngân sách

NN qua cơ chế phân phối lại thu nhập và kể cả qua cơ chế phát hành. Nhưng ảnh

hưởng nặng nề và lâu dài của lạm phát lại làm giảm nguồn thu của ngân sách, chủ

yếu là thuế do sản xuất bị sút kém, nhiều doanh nghiệp, công ty bị phá sản, giải

thể,…. Trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề.

Tóm lại, hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây

hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của một nước. Lạm phát làm cho quá

trình phân hoá giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho nhóm này kiếm

được lợi lộc nhưng lại làm cho nhóm khác thiệt hại nặng nề, nhất là đối với người

lao động.

6. Đo lường lạm phát

Để đánh giá mức độ lạm phát người ta căn cứ vào tỷ lệ lạm phát được xác

định theo công thức:

Mức giá năm t  -  Mức giá năm (t -1)

                 =    

Tỷ lệ lạm phát năm  t

Mức giá năm (t -1)

Mức giá được đo bằng giá cả trung bình của các loại hàng hoá và dịch vụ.

Trên thực tế, người ta đo mức giá bằng tỷ số giá

Chỉ số giá:

  159Chỉ số giá là 1 chỉ tiêu phản ảnh sự thay đổi giá cả hàng hoá, dịch vụ của 1

năm nào đó so với năm gốc. Tuỳ theo nhu cầu phân tích, chí số dùng để tính tỉ lệ

lạm phát là chỉ số giá toàn bộ hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế hoặc là tính theo

giá của một nhóm hàng hoá tiêu biểu.

Chỉ số giá tiêu dùng: (CPI: Consumer price index):

Được tính theo giá bán lẻ của 1 giỏ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, các

giỏ hàng hoá chính là lượng thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt, thuoosc

men. Giỏ hàng hoá được chọn với cơ cấu và số lượng cố định.

     CPIt    =                              x 100

Σ Pi

  qi

0

Σ Pi

0

  qi

0

Trong đó:

Pit , Pi

0

: giá cả của sản phẩm i ở năm t và năm 0

qi

0

 : số lượng của sản phẩm i dùng để tính ở năm 0.

Năm 0 được chọn là năm gốc.

CPIt : chỉ số giá tiêu dùng của năm t.

Chỉ số giá sản xuất: (PPI: procuder price index)

Được tính theo giá bán buôn của các nhóm hàng hoá như lượng thực, thực

phẩm, thực phẩm của ngành chế tạo, khia khoáng. Chỉ số này  được các doanh

nghiệp sử dụng, cách tính hoàn toàn giống như tính CPI, các số đo về tỷ trọng nhằm

phản ảnh tầm quan trọng của từng loại sản phẩm, sản phẩm càng chiểm tỷ trọng lớn

thì sự thay đổi giá cả của nó càng ảnh hưởng mạnh đến mức giá chung.

7. Đường cong Philips

Lạm phát

  160Thất nghiệp

Năm 1960, nhà kinh tế gia Philips đã định lượng được các yếu tố gây nên

thất nghiệp và lạm phát. Ông đã mô tả mối quan hệ gữa lạm phát và thất nghiệp

bằng 1 đường cong mà sau này người ta gọi là đường cong Philips.

Lạm phát và thất nghiệp đều có tác hại đối với nền kinh tế. Việc tìm cách thủ

tiêu cả 2 nhân tố này đều là mong muốn của mọi chính phủ. Tuy nhiên, trong thực

tế có sự đánh đổi giữa chúng với nhau, nghĩa là: việc giảm tỷ lệ lạm phát sẽ làm

tăng lượng thất nghiệp và ngược lại. Chính  đều này đã  đưa  đến sự lựa chọn của

chính phủ trong việc giải quyết vấn để ổn định giá cả và vấn đề việc làm. Tất nhiên,

nếu giảm lạm phát bằng các chính sách thay đổi về phía cung thì sẽ không có sự

đánh đổi, nghĩa là sự giảm lạm phát sẽ kèm theo sự gia tăng số lượng và việc làm,

nhưng những chính sách này rất khó thực hiện. Phần lớn các chính phủ đều giảm

lạm phát theo hướng cắt giảm tổng cầu và vì thế sẽ làm cho thất nghiệp tăng lên và

ngược lại khi thực hiện chính sách mở rộng tổng cầu để thúc đẩy sản lượng tăng lên

nhằm giảm thất nghiệp thì phải chấp nhận 1 tỷ lệ lạm phát cao hơn. Mối quan hệ

trên được thể hiện bằng đường cong Philips.

Nó minh hoạ cho lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Mức độ

đánh đổi phụ thuộc vào độ dốc của đường cong. Nhưng đây là đường cong Philips

áp dụng cho ngắn hạn bởi vì nó chỉ đúng trong ngắn hạn.

Trong dài hạn, khi nghiên cứu thực tế của nền kinh tế, người ta nhận thấy

rằng, có thời kỳ thất nghiệp ở mức cao nhưng lạm phát vẫn không giảm. Thực tế là

giá cả và tiền lương không được hình thành trên thị trường cạnh tranh, mà chúng

được quyết định vởi các nhân tố kinh tế khác như doanh nghiệp và công đoàn. Ở bất

kỳ thời kỳ nào, một số khu vực phát triển trong khi vẫn có những khu vực bị trì trệ.

Ở khu vực phát triển thì giá cả và tiền lương tăng, còn ở khu vực bị trì trệ thì giá cả

và tiền lương tương đối ổn định. Như vậy, tính trung bình, giá cả vẫn tăng khi có sự

trì trệ vừa phải. Trong dài hạn, không có mối quan hệ trao đổi nào của lạm phát và

thất nghiệp. 

8. Các biện pháp kiềm chế lạm phát

Trong trường hợp có lạm phát xảy ra, Nhà nước thường áp dụng các giải pháp sau:

  1618.1 Thắt chặt khối cung tiền tệ

Khi khối cung tiền tệ trong lưu thông tăng lên sẽ làm tăng tổng cầu và giá cả

hàng hóa sẽ tăng lên. Trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát NHTW sẽ

thực hiện chính sách thắt chặt khối cung tiền tệ bằng các công cụ của mình như tăng

lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ pháp định, không phát hành thêm

tiền vào lưu thông.

8.2 Kiềm giữ giá cả

Bằng các biện pháp:

-  Nhập khẩu lượng hàng mà nền kinh tế thiếu

-  Xuất kho dự trữ ra bán

-  Thực hiện chính sách kiểm soát giá

8.3 Ấn định mức lãi suất cao

Khi lãi suất tiền gửi được ấn định ở mức cao sẽ thu hút bớt tiền trong lưu

thông về, tuy nhiện sử dụng biện pháp này cần sự hỗ trợ của NHTW và NSNN

8.4 Giảm chi tiêu ngân sách:

Chi tiêu ngân sách là 1 bộ phận quan trọng của tổng cầu, giảm chi ngân sách

những khoản chưa thật sự cần thiết sẽ làm giảm sức ép đối với tổng cầu và giá cả sẽ

hạ xuống.

8.5 Hạn chế tăng tiền lương

Tiền lương là 1 bộ phânh quan trọng trong chi phsi sản xuất, tăng tiền lượng

sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất dẫn đến làm giá cả tăng lên, đồng thời tăng tiền

lương cũng làm tăng thu nhập cho dân chúng gây sức ép làm tăng tổng cầu.

8.6 Lạm phát chống lạm phát

Nhà nước gia tăng đầu tư mở rộng sản xuất, kết quả của đầu tư sẽ làm tăng

cung tạo điều kiện cân bằng quan hệ cung cầu.

8.7 Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo sẽ tránh được  độc quyền đẩy giá lên, mặt khác cạnh

tranh sẽ thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần làm cho giá

cả hàng hóa hạ xuống

  1628.8 Mua lấy 1 tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát

Lạm phát và thất nghiệp là 2 yếu tố đối nghịch nhau, người ta có thể mua lấy

1 tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vừa phải để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bình

thường và đời sống xã hội ổn định.

II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHTW

1. Vai trò của NHTW trong điều tiết vĩ mô

NHTW ra đời trong quan điểm là ngân hàng phát hành với chức năng phát

hành tiền cho lưu thông, về sau, khái niệm NHTW thay cho ngân hàng phát hành

với chức năng vừa phát hành tiền vừa quản lý về lưu thông tiền tệ,có các vai trò sau:

 1.1 Điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông cho phù hợp với yêu cầu ổn

định và phát triển kinh tế

Khối lượng tiền trong lưu thông trong mối quan hệ với khối lượng hàng hóa

có tác động rất lớn đến ổn định và phát triển kinh tế với tư cách là ngân hàng của

các ngân hàng. NHTW giữ vai trò quyết định khối lượng tiền trong lưu thông qua

các công cụ của nó như các chính sách về lãi suất, về dự trữ pháp định nhằm đảm

bảo khối lượng tiền trong lưu thông đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế

 1.2 Ổn định đồng tiền nội địa

Sức mua của đồng tiền chịu tác động từ nhiều phía, cung cầu về tiền tệ, giá

vàng, tỷ giá ngoại hối... NHTW phải tiềm mọi biện pháp ổn định sức mua của đồng

tiền nội địa nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế và quan hệ quốc tế. Khi

sức mua của đồng tiền giảm tức là giá cả hàng hóa tăng lên chứng tỏ quỹ tiêu dùng

bằng tiền của xã hội lớn hơn quỹ hàng hóa. NHTW tìm biện pháp giảm quỹ tiêu

dùng và phát triển sản xuất.. Ngược lại khi sức mua của đồng tiền tăng tức là giá cả

hàng hóa sẽ giảm, chứng tỏ quỹ tiêu dùng bằng tiền của xã hội nhỏ hơn quỹ hàng

hóa. NHTW sẽ tìm biện pháp đưa thêm tiền vào lưu thông để kích thích tiêu dùng

và kích thích sản xuất. Ngoài ra NHTW còn can thiệp để ổn định giá vàng và giá

ngoại tệ tạo cơ sở cho ổn định tiền.

 1.3 Điều tiết sản xuất, thiết lập cơ cấu kinh tế hợp lý

Là việc NHTW sử dụng các biện pháp cần thiết để phân phối tài nguyên của

xã hội cho các ngành, lĩnh vực tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng

và cân đối thể hiện trên 2 mặt:

  163  + NHTW tham gia vào việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế vì vậy

ngay từ đầu đã góp phần vào việc hình thành cơ cấu kinh tế.

  + Tham gia thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế  đó qua việc cung cấp

tín dụng cho ngành này hoặc hạn chế tín dụng ở 1 ngành khác để đảm bảo sản xuất

được ổn định và cân đối.

  1.4 Vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng

- Thể hiện trong việc kiểm soát khối lượng tín dụng mà các tổ chức tín dụng cung

cấp cho nền kinh tế đồng thời cũng nắm được khối lượng tín dụng đã và sẽ cung cấp

cho nền kinh tế.

2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ

•  Ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái:

Thực chất của mục tiêu này là kiểm soát lạm phát để bảo vệ giá đối nội và

đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. 

•  Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế:

Đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của chính sách tiền tệ. Muốn ổn định và

thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải khuyến khích mở rộng đầu tư bằng cách khai

thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước và nước ngoài.

•  Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội:

Ở nước ta, trong 3 nhân tố thuộc yếu tố cung là lao động, nguồn vốn và tiến

bộ kỹ thuật thì yếu tố lao động có tiềm năng lớn nhất. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển

kinh tế với thì chính sách tiền tệ phải khai thác tối đa lực lượng lao động tro xã hội,

còn tiền tệ và tín dụng là chất xúc tác quan trọng.

  Tuy nhiên cần lưu ý rằng sử dụng chính sách tiền tệ để tạo công ăn việc làm,

giảm thất nghiệp thì rất có thể đi đến tình trạng lạm phát cao. Vấn đề quan trọng ở

chỗ là làm thế nào để vừa kiềm chế và kiểm soát được lạm phát vừa tạo được công

ăn việc làm.

Người ta cho rằng, nếu duy trì lạm phát ở một tỷ lệ vừa phải thì hình như đó

lại là liều thuốc kích thích tăng trưởng kinh tế.

3. Các công cụ của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ của 1 quốc gia về cơ bản có 2 loại:

  164•  Chính sách mở rộng tiền tệ

Còn được gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ. Chính sách này được áp dụng

trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng. Trong tình hình

này, chính sách nới lỏng tiền tệ làm tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở

rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công  ăn việc làm cho người lao  động. Chính

sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái.

•  Chính sách thắt chặt tiền tệ:

Còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Loại chính sách này được áp

dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia

tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.

Để thực hiện các chính sách trên NHTW sử dụng các công cụ sau:

3.1 Các công cụ trực tiếp

3.1.1 Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay

NHTW có thể ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và bắt buộc các

NHTM áp dụng khi muốn tăng mức cho vay NHTW hạ lãi suất tiền gửi và tiền cho

vay. Công cụ này có ưu và nhược điểm:

Ưu điểm: NHTW có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các

điều kiện tín dụng

Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế

gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường

tiền tệ sẽ bị suy giảm.

 Bên cạnh đó việc quy định lãi suất tiền gửi của các NHTM áp dụng có tác

động trực tiếp đến thị trường tiền tệ nhưng lại làm cho hoạt động của tổ chức tín

dụng kém linh hoạt.  

3.1.2. Ấn định hạn mức tín dụng

Là việc NHTW  ấn định 1 khối lượng sẽ cung cấp cho nền kinh tế trong 1

thời gian nhất định, sau đó tìm các kênh để đưa vào, biện pháp này được thực hiện

rất lâu ở các nước XHCN theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đây là cách vận dụng

máy móc công thức của Mac: Kt=Kc, tức là nhận định rằng phải định được Kc sau

đó tạo ra Kt và đưa vào nền kinh tế, thật ra đây là sự hiểu lầm công thức của Mac,

ông chỉ  đưa ra  yêu cầu  để hàng hóa lưu thông bình thường thì Kt=Kc chứ ông

không định lượng Kc là 1 con số nào đó bởi vì Kc=P.Q/V là 1 đại lượng luôn biến

  165động và khó tính toán trong 1 thời gian tương đối dài, hiện nay người ta sự đoán 1

Kc mà nó có thể cần thiết cho nền kinh tế sau đó tạo điều kiện để thực hiện nó trên

cơ sở để cho quy luật cung cầu vận động. Biện pháp này có ưu và nhược điểm

Ưu điểm: Có thể kế hoạch 1 cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông

Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được

trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

3.1.3 Phát hành trái phiếu Nhà nước

Nhằm làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông qua việc NHTW thỏa thuận

với Bộ Tài chính về việc phát hành 1 khối lượng trái phiếu nhất định, biện pháp này

chỉ thực hiện khi không còn biện pháp nào khác. Nó có ưu điểm là làm giảm bớt

khối lượng tiền trong lưu thông nhưng có nhược điểm là phục vụ cho mục tiêu chi

tiêu của ngân sách

3.1.4 Phát hành tiền cho ngân sách và cho đầu tư

Khi ngân sách bị thiếu hụt, NHTW có thể phát hành tiền để đáp ứng nhu cầu

chi tiêu của ngân sách. Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, thông thường biện pháp

này được áp dụng để phát hành tiền cho đầu tư phát triển xem như là ứng trước cho

sản xuất

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các công cụ trực tiếp thường được áp

dụng trong những trường hợp nhất định. NHTW thường sử dụng các công cụ gián

tiếp để điều hành chính sách tiền tệ

3.2 Các công cụ gián tiếp

3.2.1 Quy định tỷ lệ dự trữ pháp định

Là phương thức quản lý khối lượng tiền trong lưu thông bằng các quy định tỷ

lệ mà các NHTM được phép cho vay khi nhận được 1 khối lượng tiền gửi, tỷ lệ dự

trữ pháp định là tỷ lệ % trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải gửi vào Tài

khoản tại NHTW hoặc giữ tại  ngân hàng theo quy định. Với biện pháp này NHTW

nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tín dụng khác cung

cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế. Do đó NHTW có thể tác động trực

tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ pháp định

3.2.2 Biện pháp thị trường mở

Nội dung của biện pháp này là NHTW tiến hành mau và bán các giấy tờ có

giá trên thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

  166Trong trường hợp NHTW muốn tăng khối lượng tiền trong lưu thông NHTW sẽ

mua vào 1 lượng chứng khoán nhất  định, việc các NHTM bán chứng khoán cho

NHTW sẽ làm tăng dự trữ cho các NHTM nhờ vào lượng tiền nhận  được từ

NHTW. Ngược lại, nếu NHTW muốn thu hẹp khối lượng tiền tệ NHTW sẽ bán ra 1

lượng chứng khoán nhất định, biện pháp này có ưu điểm là tác động trực tiếp đến

dự trữ của các NHTM buộc các NHTM phải gia tăng hay giảm khối lượng ín dụng.

Nhưng có nhược điểm chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền trong lưu

thông đều nằm tại các NHTM.

3.2.3 Biện pháp chiết khấu, tài chiết khấu và cho vay của NHTW

Là hình thức cung cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM trong điều kiện

có thế chấp, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM. Việc ấn

định lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cao hay thấp có tác động đến

khả năng cho vay của các NHTM và do đó làm cho khối cung tiền tệ tăng lên hay

giảm đi. Biện pháp này có ưu điểm các khoản cho vay của NHTW đảm bảo thu

được về. Việc cho vay gắng liền với yếu cầu phát triển kinh tế, do sự tác động của

quy luật cung cầu nhưng có nhược điểm việc vay hay không vay phụ thuộc vào các

NHTM.

3.2.4 Giới hạn khối lượng tín dụng trên số tiền gửi nhận được

NHTW quy định giới hạn tỷ lệ tín dụng mà các NHTM có thể cung cấp khi

nhận được 1 lượng tiền gửi, biện pháp này thường được đi kèm bằng biện pháp quy

định tỷ lệ dự trữ  ổn định, thông thường NHTW thường quy  định tỷ lệ dư nợ tín

dụng của các NHTM không được vượt qua bao nhiêu nhiêu lần so với vốn tự có.

Biện pháp này có ưu điểm quy định được 1 khối lượng tín dụng vừa phải theo yêu

cầu phát triển kinh tế có tính đến mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.

3.3 Một số công cụ khác

3.3.1 Dự đính công trái bắt buộc

Là việc NHTW quy định 1 tỷ lệ trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải

dùng vào việc mua công trái bắt buộc nhằm hạn chế khối lượng tín dụng của các

NHTM và làm công cụ của NHTW thông qua việc chiết khấu các công trái này, khi

  167các NHTM cần vốn thông qua đó NHTW có thể sử dụng công cụ thị trường mở để

điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông

3.3.2 Dự đính công trái tự nguyện

Ngoài việc buộc các NHTM mua công trái bắt buộc, NHTW còn kích thích

các NHTM mua thêm công trái khi số tiền cho vay không hết.

3.3.3 Phát hành giấy bạc,cho phép lưu thông các công cụ thay tiền mặt

Thông thường khi các công cụ thay tiền mặt được sử dụng thì lưu thông tiền tệ sẽ nhanh hơn,

tiết kiệm được chi phí lưu thông và đặc biệt làm tăng khả năng tín dụng của các NHTM bởi vì khi mọi

khoản tiền đều được thanh toán qua ngân hàng bằng các công cụ thay tiền mặt như sec, the tín dụng,

lệnh chuyển khoản... sẽ làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gần như không bao giờ mất khả năng

cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. 

  168CHƯƠNG IX

QUAN HỆ THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG

QUỐC TẾ

I. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Các loại cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ

nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời

kỳ nhất định. Như vậy, thực chất cán cân thanh toán là một tài liệu thống kê, có mục

đích cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới nhiều khoản mục phù hợp với yêu cầu phân

tích những quan hệ kinh tế tài chính của một nước đối với nước ngoài trong một

thời gian xác định. Tùy theo những yêu cầu phân tích trong quản lý, cán cân thanh

toán có thể được soạn thảo dưới những hình thức thích hợp.

- Cán cân thanh toán trong một thời kỳ: là bản đối chiếu giữa những khoản

tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà nước đó thực tế chi ra

nước ngoài trong một thời gian nhất định. Như vậy loại cán cân này chỉ phản ánh số

liệu thực thu và thực chi của một nước với nước ngoài trong thời kỳ đã qua. 

- Cán cân thanh toán tại một thời điểm: là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã

và sẽ chi ra và thu vào ở một thời điểm nào đó. Như vậy trong nội dung loại cán cân

này chứa đựng cả các số liệu phản ánh các khoản nợ nước ngoài và nước ngoài nợ

nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngày của cán cân.

Tình trạng của cán cân thanh toán là nhân tố  ảnh hưởng có tính chất quyết

định đến tỉ giá hối đoái và quan hệ thương mại quốc tế của một quốc gia..

2. Nội dung của cán cân thanh toán

Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế bao gồm những khoản mục sau đây:

2.1. Khoản mục hàng hoá.

Khoản mục hàng hoá phản ánh tổng giá trị hàng hoá xuất và nhập của một

nước, mối tương quan giữa tổng thu và tổng chi của khoản mục này hình thành cán

  168cân thương mại. Khoản mục hàng hoá là khoản mục đóng vai trò quan trọng nhất

trong cán cân thanh toán quốc tế. 

2.2. Khoản mục dịch vụ

Khoản mục dịch vụ phản ánh toàn bộ số thu và chi đối ngoại của một quốc gia

về các dịch vụ đã cung ứng và được cung ứng, chẳng hạn như dịch vụ vận tải, bảo

hiểm, bưu điện, ngân hàng… Các nghiệp vụ trên đây phản ánh những nghiệp vụ có

tính chất hai chiều đối với nước ngoài.

2.3. Khoản mục giao dịch đơn phương.

Khoản mục giao dịch đơn phương phản ánh những nghiệp vụ xuất nhập hàng

hoá, dịch vụ hay tiền vốn không cần có sự bù đắp, bồi hoàn. Chẳng hạn các khoản

thu chi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, các khoản giúp  đỡ nhân  đạo, từ

thiện, chuyển ngân kiều hối…

Tổng các khoản thu và chi của các khoản mục trên gọi là “cán cân thanh toán

vãng lai”. 

2.4. Khoản mục về vốn.

Khoản mục về vốn phản ánh các trao đổi đối ngoại có liên quan đến sự vận

động của vốn ngắn hạn cũng như vốn dài hạn giữa một nước với nước ngoài.

Thông thường sự vận động của vốn dài hạn hay biểu hiện thông qua hoạt động

đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp với nước ngoài. Còn sự vận động của vốn ngắn hạn

dưới hình thức chuyển dịch vốn để kiếm chênh lệch về lãi suất hoặc để đầu cơ trong

nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

Có thể nhận thấy rằng, số đầu tư ra nước ngoài của một nước bằng số thặng dư

của cán cân thanh toán vãng lai và ngược lại, số đầu tư của nước ngoài vào một

nước thì bằng số thiếu hụt của “cán cân thanh toán vãng lai”.

2.5. Khoản mục dự trữ quốc tế.

Khoản mục dự trữ quốc tế bao gồm sự vận động của vàng, ngoại tệ tại quỹ

và ngoại tệ gửi ở nước ngoài.

Sự vận động của các khoản mục dự trữ quốc tế của một nước trong thời kỳ

nhất định là kết quả tổng hợp của các nghiệp vụ thuộc cán cân thanh toán vãng lai

  169cũng như các nghiệp vụ về vốn. Mức chênh lệch có thể được coi như là số thặng dư

hay thiếu hụt trên cán cân thanh toán của một nước.

3. Những biện pháp cải thiện cán cân thanh toán

Khi cán cân thanh toán quốc tế bị thiếu hụt, các Nhà nước trong nền kinh tế thị

trường thường sử dụng một số biện pháp sau: 

(1) Biện pháp thường xuyên và phổ biến là vay nợ nước ngoài. Thông qua các

nghiệp vụ vãng lai với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết

nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường.

(2) Biện pháp thứ hai là tăng lãi suất chiết khấu. Biện pháp này thường được

áp dụng khi thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được

nhiều tư bản ngắn hạn từ những thị trường ngoài nước di chuyển đến nước mình

làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoảng cách

về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán. Chính sách chiết khấu

thường được sử dụng phổ biến để thu hút tư bản. NHTƯ thường nâng lãi suất chiết

khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng, thu hút tư bản nước ngoài vào.

Biện pháp này chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế chính trị xã hội của quốc gia khá

ổn định và mức độ bội chi không lớn lắm.

(3) Biện pháp thứ ba là phá giá tiền tệ. Ở nhiều nước, trong những điều kiện

nhất định đã sử dụng biện pháp này như một công cụ hữu hiệu, góp phần cân bằng

cán cân thanh toán và bình ổn tỷ giá hối  đoái. 

Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về việc giảm giá đồng tiền nước

mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Biện pháp này sẽ

tạo điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, từ đó cải thiện cán cân

thanh toán. Thực ra phá giá tiền tệ chỉ tạo điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu, vì hoạt

động xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như: năng lực sản xuất, khả năng cạnh

tranh….

  170II. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

1. Tỉ giá hối đoái

Trong thanh toán quốc tế, việc chi trả dù thực hiện bằng cách chuyển ngân hay

bù trừ, tiền mặt hay tiền ghi sổ đều có liên quan chặt chẽ đến vấn đề chuyển đổi đơn

vị tiền tệ nước này thành đơn vị tiền tệ của nước khác. Muốn thực hiện việc chuyển

đổi này phải dựa vào mức quy đổi xác định, hay nói cách khác là phải dựa vào tỉ giá

hối đoái. Vậy tỉ giá hối đoái là gì?

Tỉ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng

những đơn vị tiền tệ của nước khác.

Có hai phương pháp biểu hiện tỉ giá hối đoái:

- Nếu biểu hiện một đơn vị cố định tiền trong nước bằng một số lượng biến

đổi tiền nước ngoài gọi là cách biểu hiện gián tiếp của tỉ giá. 

    - Nếu biểu hiện một đơn vị cố định tiền nước ngoài bằng một số lượng biến

đổi tiền trong nước thị gọi là cách biểu hiện tỉ giá trực tiếp. 

Trong nền kinh tế hiện đại, tỉ giá hối đoái biến động thường xuyên trên thị

trường tiền tệ thế giới, vì vậy các quốc gia đã tìm mọi cách, mọi biện pháp để bình

ổn giá hối đoái. Các phương pháp thường được sử dụng là:

+  Chính sách chiết khấu: Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là: thông

qua vai trò điều tiết vĩ mô (của Nhà nước) đối với nền kinh tế, NHTƯ có thể công

bố thay đổi lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, dẫn đến làm thay đổi lãi suất tín

dụng trên thị trường, tạo ra sự kích thích đối với tư bản nước ngoài. Từ đó dẫn tới

sự thay đổi về lượng cung cầu ngoại tệ phù hợp và bình ổn tỉ giá hối đoái.

+ Chính sách hối đoái: Nguyên lý cơ bản của biện pháp này là Nhà nước phải

tạo cho được sự tác động trực tiếp vào tỉ giá hối đoái. NHTƯ, thông qua các nghiệp

vụ mua bán ngoại tệ tạo khả năng thay  đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị

trường, từ đó thực hiện mục tiêu bình ổn tỉ giá hối đoái của mình. Biện pháp này đòi

hỏi NHTƯ phải có quỹ ngoại hối dồi dào và Nhà nước cũng cần hình thành quỹ dự

trữ bình ổn hối đoái.

  1712. Thị trường hối đoái

Thị trường hối đoái là thị trường vốn ngoại tệ, là nơi chuyên môn hoá về trao

đổi đồng tiền các nước, nơi xảy ra thường xuyên sự cọ sát giữa nhu cầu ngoại tệ và

xác định các điều kiện giao dịch nhằm thoả mãn nhu cầu về ngoại tệ của các chủ thể

kinh tế .

Trên thị trường hối đoái thường diễn ra hai loại giao dịch là: mua bán các

loại ngoại tệ và vay- cho vay ngoại tệ.

2.1. Các loại thị trường hối đoái

Do mọi loại giao dịch như trên có những đặc điểm khác nhau, dẫn đến sự

phân chia thị trường hối đoái làm hai bộ phận: một bộ phận được gọi là “thị trường

trao ngay”, còn bộ phận thứ hai được gọi là “thị trường tiền gửi”

- Thị trường hối đoái trao ngay là một thị trường vô hình, tại đó tập trung

cung cầu về ngoại tệ, có nghĩa là không có một phòng riêng biệt dành cho các nhà

giao dịch gặp gỡ nhau, song mọi giao dịch được thực hiện qua các phương tiện giao

dịch khác nhau. Trên thị trường hối đoái trao ngay, giải quyết vào mọi thời điểm tất

cả các giao dịch mua bán ngoại tệ theo một giá hoàn toàn chỉ do cung và cầu ngoại

tệ quyết định.

- Thị trường tiền gửi. Đây là nơi tiến hành tất cả các hoạt động vay và cho

vay bằng ngoại tệ với những thời hạn nhất định theo một khoản tiền lời thể hiện qua

lãi suất. Do nội dụng hoạt  động có tính chất chuyên môn hoá như vậy, nên các

thành viên tham gia trong quá trình hoạt động trên thị trường hối đoái cũng tương

đối đặc biệt sự với những loại thị trường khác. 

2.2. Các thành viên tham gia thị trường hối đoái

Tuỳ theo những luật lệ riêng của mỗi nước qui định, thành viên tham gia thị

trường hối đoái có thể khác nhau, nhưng nhìn chung thường gồm những thành viên

chủ yếu sau:

+ Các Ngân hàng Thương mại (NHTM). Các NHTM được phép tham gia thị

trường với tư cách là trung gian  được uỷ quyền, mọi giao dịch hối  đoái không

thường xuyên và thường xuyên đối với bản thân ngân hàng lẫn khách hàng của họ.

  172+ Ngân hàng Trung ương. Cũng như các NHTM, NHTƯ cũng có khách hàng

của mình và vì thế họ tham gia vào thị trường một mặt cũng để thoả mãn nhu cầu

của khách hàng. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan giám sát thị trường trong khuôn

khổ của pháp luật qui định, NHTƯ đóng vai trò kiểm soát (kể cả bảo vệ) tỉ giá đồng

tiền của mình là chủ yếu.

Để thực hiện điều này NHTƯ sử dụng dự trữ ngoại tệ theo nguyên tắc tăng

dự trữ lên khi đồng tiền trong nước được đầu cơ tăng giá và giảm dự trữ khi đồng

tiền trong nước bị đầu cơ xuống giá. Nói cách khác, NHTƯ hành động ngược chiều

với xu hướng thị trường.

+ Các nhà môi giới. Cho dù sự có mặt của các nhà môi giới là không bắt

buộc, nhưng với tư cách là trung gian giữa các ngân hàng, họ đã góp phần tích cực

vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung cầu ngoại tệ gặp nhau. Do có

nhiều mối quan hệ, các nhà môi giới sẽ sẽ mang lại cho các ngân hàng: (1) Những

thông tin tức thời và thường xuyên về thị trường, (2) Khả năng tìm thấy bạn hàng

ngay khi cần gọi, và (3) Bảo đảm sự vận hành tốt của thị trường.

+ Các doanh  nghiệp. Ngoài các thành phần nêu trên, ở một số nước, các

doanh nghiệp có thể được tham gia trực tiếp vào thị trường hối đoái. Tuy nhiên trên

thực tế cũng chỉ có những công ty lớn hoạt động trực tiếp không thông qua vai trò

trung gian của các NH.

2.3. Các nghiệp vụ hối đoái chủ yếu

Hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái được thực hiện thông

qua một số nghiệp vụ kỹ thuật ngoại hối như:

- Nghiệp vụ chuyển hối Arbitrage. Là một loại nghiệp vụ hối đoái nhằm sử

dụng mức chênh lệch tỉ giá hối đoái giữa các thị trường ngoại hối để thu được lãi.

Yêu cầu của nghiệp này là tiến hành đồng thời việc mua bán ngoại tệ trên các thị

trường ngoại hối theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.

- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn. Là nghiệp vụ trong đó, bên bán bán

một số ngoại tệ nhất định tại một thời điểm nhất định, trong tương lai, theo tỉ giá lúc

ký hợp đồng. Nói cách khác, đây là loại nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao

  173nhận ngoại tệ tiến hành sau một thời gian nhất định theo tỉ giá thoả thuận lúc ký hợp

đồng.

- Nghiệp vụ Swap. Là nghiệp vụ hối  đoái xảy ra  đồng thời cùng một  đối

tượng ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền  vào một thời điểm hiện tại và

mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong tương lai.

III. CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC

THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG:

1. Các phương tiện thanh toán thông dụng

1.1. Hối phiếu. 

Hối phiếu là một phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử

dụng phổ biến. Theo “Luật thống nhất và hối phiếu” được ký kết tại Geneve năm

1930, thì “hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát

cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày xác

định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo

lệnh của người này trả cho một người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu”. Như

vậy hối phiếu có một số đặc điểm sau:

- Hối phiếu có tính trừu tượng - nội dung của hối phiếu không ghi cụ thể nội

dung quan hệ tín dụng, mà chỉ ghi số tiền phải trả. 

- Tính bắt buộc phải trả tiền.

- Hối phiếu có thể lưu thông được - chuyển nhượng quyền thụ hưởng từ người

này sang người khác.

Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu được phân ra nhiều loại dựa theo những

tiêu thức phân loại khác nhau.

- Căn cứ vào thời hạn trả tiền,  hối phiếu có hai loại: hối phiếu trả tiền ngay và

hối phiếu có kỳ hạn.

- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, hối phiếu cũng chia ra

hai loại: hối phiếu đích danh và hối phiếu theo lệnh. 

- Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, hối phiếu có hai loại: hối phiếu thương

mại và hối phiếu ngân hàng.

  1741.2. Séc. 

Séc là một tờ một lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản đối với ngân hàng, yêu

cầu trích từ tài khoản của mình tại ngân hàng một số tiền nhất định để trả cho người

thụ hưởng ghi trên séc.

Séc là một phương tiện chi trả rất thuận tiện và thông dụng trong thanh toán

nội địa cũng như thanh toán quốc tế về hàng hoá lao vụ, dịch vụ…

Nguyên tắc cơ bản trong thành lập séc là người ký phát hành séc phải có tiền

mở tài khoản tại ngân hàng, số tiền ghi trên tờ séc (mệnh giá) không được vượt quá

số dư có trên tài khoản ở ngân hàng. Séc có thể được phát hành để chi trả một tổ

chức, một cá nhân, séc cũng có thể do ngân hàng này phát hành để trả tiền cho ngân

hàng khác.

Ngày nay trong thanh toán quốc tế người ta sử dụng khá nhiều các loại séc

khác nhau, như: séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh, séc xác nhận, séc chuyển

khoản, séc du lịch. 

2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng

2.1. Phương thức chuyển tiền. Nội dung của phương thức này là - một

khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một

số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một thời điểm

nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước

người thụ hưởng để thực hiện việc chuyển tiền.

Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách: Chuyển tiền bằng

điện và chuyển tiền bằng thư. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ, người

chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỉ giá hối đoái của nước đó. 

2.2. Phương thức uỷ thác thu hay nhờ thu: Phương thức trong đó người

xuất khẩu sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người

nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng  phục vụ mình thu hộ phiếu do

mình lập ra.

-  Nhờ thu phiếu trơn: là người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập

các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (thông qua ngân hàng)

đồng thời uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu

do mình lập ra. 

-  Nhờ thu kèm chứng từ : Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác

cho ngân hàng thu hộ tiền  ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối

  175phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo, với điều kiện là người

nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn thì ngân hàng mới trao bộ

chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.  

2.3. Phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này là một sự thoả

thuận trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số

tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người

thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình

cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra

trong thư tín dụng.

 Như vậy trong phương thức này bắt buộc phải hình thành một thư tín dụng.

Đây là một văn bản pháp lý quan trọng trong phương thức tín dụng chứng từ, vì nếu

không có thư tín dụng thì người xuất khẩu sẽ không giao hàng.

 Thư tín dụng là văn bản pháp lý trong đó NH mở thư tín dụng cam kết trả

tiền cho người xuất khẩu, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp

với nội dung của thư tín dụng đã mở.

 Thư tín dụng phải được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, có nghĩa

là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục

yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Khi đã được mở, thư tín dụng hoàn toàn độc

lập với hợp đồng thương mại đó khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung

thư tín dụng mà thôi.

  Trong thanh toán quốc tế, người ta sử dụng nhiều loại thư tín dụng như: thư

tín dụng có thể huỷ ngang, thư tín dụng không thể huỷ ngang, thư tín dụng không

thể huỷ bỏ xác nhận và thư tín dụng chuyển nhượng..

IV. TÍN DỤNG QUỐC TẾ

Tín dụng quốc tế là mối quan hệ cho vay và sử dụng vốn lẫn nhau giữa các

nước, các tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà kinh doanh xuất

nhập khẩu….

1. Các hình thức tín dụng quốc tế

Trong quan hệ tín dụng quốc tế, phổ biến tồn tại một số loại hình tín dụng chủ

yếu sau đây:

  1761.1. Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng quốc tế chia thành hai loại : 

- Tín dụng hàng hoá: Là loại tín dụng mà nhà xuất khẩu cấp cho nhà nhập

khẩu dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá giữa hai bên.

- Tín dụng tiền tệ: Là loại tín dụng mà các NHTM cấp cho các nhà doanh

nghiệp dưới hình thức cho vay bằng tiền

1.2. Căn cứ vào chủ thể tín dụng, thì tín dụng quốc tế có ba loại: 

- Tín dụng thương mại: Là tín dụng giữa các doanh nghiệp (xuất nhập khẩu),

không có sự tham gia của ngân hàng.

- Tín dụng Ngân hàng: Là tín dụng của ngân hàng  cấp cho các nhà xuất nhập

khẩu dưới hình thức tiền tệ.

- Tín dụng của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế .

1.3. Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng quốc tế có ba loại: 

- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 1-12 tháng.

- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1- 5 năm.

- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm.

2. Tín dụng thương mại quốc tế

Tín dụng thương mại quốc tế bao gồm có 2 loại:

(1). Tín dụng thương mại cấp cho người nhập khẩu: Loại nghiệp vụ này được

thưc hiện thông qua nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản.

(2). Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu: Đây là loại tín dụng do

người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu nhằm mục  đích thuận tiện cho người

nhận hàng sau này. Hình thức thực hiện là việc ứng tiền trước cho người xuất khẩu

để nhập hàng.

3. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng có 2 loại:

(1) Tín dụng ngân hàng cấp cho người xuất khẩu: Các NHTM cho các nhà

doanh nghiệp xuất khẩu vay dưới hình thức chiết khấu các loại thương phiếu cầm

cố hàng hoá cho vay  trong quá trình sản xuất. Người xuất khẩu có thể vay ngân

  177hàng bằng cách chiết khấu hối phiếu chưa đến hạn trả tiền. Đây là loại tín dụng phổ

biến trên thế giới.

Ngoài ra ngân hàng  còn cho người xuất khẩu vay căn cứ vào nhu cầu vốn

chuẩn bị và tiến hành xuất khẩu (chẳng hạn vay về hàng hoá trong kho; chuẩn bị

hàng hoá xuất khẩu), chứng từ hàng hoá đang trên đường đi (tải hoá đơn)…

(2) Tín dụng Ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Các NHTM cấp tín dụng

cho người nhập khẩu như cho vay mở thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu, cho vay

quá ngạch… Trong đó cho vay quá ngạch và chấp nhận hối phiếu là hai loại phổ

biến nhất.

  178

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  GS.TS Dương Thị Bình Minh (1995), “Giáo trình Lý thuyết tài chính”, 

Nhà xuất bản Giáo dục 

2.  GS.TS Dương Thị Bình Minh (2001), “Giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền

tệ”,  Nhà xuất bản Giáo dục 

3.  GS.TS Trương Mộc Lâm (1993), “Tài chính học”, Trường Đại học tài chính

kế toán Hà Nội

4.  PGS.TS Nguyễn Thanh Tuyền (1994), “Lý thuyết Tài chính”, Trường Đại

học Tài chính kế toán Tp HCM

5.  TS Nguyễn Thị Mùi (2001), “ Lý thuyết Tiền tệ ngân hàng”, nhà xuất bản

Xây dựng Hà Nội

6.  Ths Trần Ái Kết (1998), “ Lý thuyết Tài chính-Tín dụng”, Tủ sách Đại học

Cần Thơ

7.  Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình Ánh (1998), “Tiếp tục đổi mới

chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng”, nhà xuất bản Tài chính,

Hà Nội

8.  Luật thuế Giá trị gia tăng – đã sửa đổi, bổ sung năm 2003

9.  Luật gia Đinh Tích Linh (2002), “Tìm hiểu những chính sách mới về Phí và

Lệ phí”,  nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

10. Luật Ngân sách nhà nước 1997 và Luật sửa  đổi, bổ sung một số  điều của

Luật Ngân sách nhà nước 1999. MỤC LỤC

CHƯƠNG I: NHỨNG VẤN ĐÈ VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ .. 1

I. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ ………………………........1

II. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ …………………………………….....................1

1. Hóa tệ ………………………………………………………………..............2

2. Tín tệ ………………………………………………………………..............3

3. Bút tệ …………………………………………………………………..........5

4. Tiền điện tử ……………………………………………………...................5

III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ………………………………..................6

1. Chức năng phương tiện trao đổi   ……………………………......................6

2. Chức năng đơn vị đánh giá.    ……………………………......................7

3. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị   ……………………………......................7

IV. KHỐI TIỀN TỆ   ........................................................................................8

III. CUNG VÀ CÂU TIỀN TỆ   ................................................................10

1. Cầu tiền tệ    ...........................................................................10

2.Cung tiền tệ    ...........................................................................17

3. Cân đối cung cầu tiền tệ   ...........................................................................19

IV. TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN TỆ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ   ........20

1. Chi tiêu đầu tư    ...........................................................................21

2. Chi tiêu dùng      ...........................................................................22

3. Xuất khẩu ròng    ...........................................................................23

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH  ...................24

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH    ...............................24 

   1. Tiền đề ra đời của Tài chính    ................................................................24

2. Sự cần thiết khách quan của tài chính  ................................................................26

II. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH  ................................................................27

1. Hiện tượng tài chính    ...........................................................................27

2. Bản chất của tài chính    ..........................................................................27

III. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH  ................................................................29

1. Chức năng phân phối   ...........................................................................29

2. Chức năng giám đốc   ...........................................................................30

IV. NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH  ....................32

1. Sự xuất hiện nguồn tài chính    ................................................................32

2. Các luồng di chuyển vốn và các tụ điểm vốn .....................................................33

3. Hệ thống tài chính – các nhân tố và mối quan hệ ..........................................35

V. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ........38

1. Hoạt động tài chính trong sự đổi mới về cơ chế kinh tế ..............................38

2. Hoạt động tài chính và vấn đề lạm phát  .....................................................40

3. Chính sách tài chính của chính phủ   .....................................................42

CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ....................46

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG   ...............................46

1. Cơ sở ra đời của tín dụng   ................................................................46

2. Quan hệ tín dụng nặng lãi    ................................................................46

3. Sự phát triển của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế hiện đại ....................47

II. BẢN CHẤT TÍN DỤNG   ................................................................49

1. Sự vận động của tín dụng   ................................................................49

2- Hoạt động của tín dụng trong phạm vi vĩ mô    ..........................................50

   III. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG   .....................................................52

1. Thời hạn tín dụng    ...........................................................................52

2- Đối tượng tín dụng   ...........................................................................52

3. Mục đích sử dụng vốn   ...........................................................................53

4. Chủ thể trong quan hệ tín dụng ...........................................................................53

IV. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG   ..........................................55

1. Chức năng của tín dụng:       ..........................................55

2- Vai trò của tín dụng   ...........................................................................57

V. LÃI SUẤT TÍN DỤNG   ...........................................................................58

1. Khái niệm về thời giá    ...........................................................................59

2. Mối quan hệ giữa thời giá và lãi suất của công cụ tín dụng     ....................59

3- Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát    .....................................................60

4- Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa   .....................................................63

CHƯƠNG IV: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC   ..........................................65

I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ....................65

1. Bản chất của Ngân sách Nhà nước     .....................................................65

2. Vai trò của Ngân sách nhà nước  .....................................................66

II. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC   .....................................................68

1. Thu trong cân đối ngân sách      ………………………….............68

2 .Thu bù đắp thiếu hụt của ngân sách    ……………………….................73

III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC   .....................................................75

1. Chi đầu tư phát triển kinh tế   ................................................................75

2. Chi tiêu dùng thường xuyên    ................................................................77

3. Cân đối ngân sách      ................................................................83

IV. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .....................................................84

1. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước   .....................................................84

2. Phân cấp quản lý ngân sách      .....................................................85

3. Quá trình ngân sách       .....................................................87

   Chương V : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

TRUNG GIAN    ......................................................................................90

I. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG   .....................................................90

II. TÀI SẢN TÀI CHÍNH      ................................................................90

1. Phân biệt giữa tài sản và vốn   ................................................................90

2 Khái niệm tài sản tài chính và các loại tài sản tài chính chủ yếu ....................91

3. Giá của tài sản tài chính và rủi ro    .....................................................92

4. Vai trò của tài sản tài chính      .....................................................93

III. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH    ................................................................94

1. Khái niệm về thị trường    ................................................................94

2. Vai trò của thị trường tài chính    ................................................................96

3. Phân loại thị trường tài chính    ................................................................96

4. Mối quan hệ giữa các loại thị trường ......................................................................97

IV. CÁC  ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (Intermediary financial

institution)    ....................................................................................104

1. Khái niệm    ....................................................................................104

2. Các loại hình định chế tài chính trung gian chủ yếu   .............................105

3. Chức năng của các định chế tài chính trung gian    .............................106

V. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM ........................................109

1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm   ...................................................109

2. Bản chất của bảo hiểm     ...................................................109

3. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm   ...................................................110

4. Phân loại bảo hiểm     ...................................................112

CHƯƠNG VI:  TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP   .............................117

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................117

1. Khái niệm     …………………………………………………........117

2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp   ………………………...............118

3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp     ……………………...................119

II. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP …………………………….......121 

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức TCDN   …………………………….......121

   2. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp …………………………..........123

III. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP    …………………………………………………........125

1. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ………………................125

2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp .......139

3. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp   …………………............140

IV.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC  ĐỐI VỚI HOẠT  ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP …………………………………………………..............................143

CHƯƠNG VII:  HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG    ....................................................................................145

I. Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng    ........................................145

II. Ngân hàng trung ương   .........................................................................146

1. Bản chất của ngân hàng trung ương   ...................................................146

2. Chức năng của ngân hàng trung ương   ...................................................147

3. Vai trò của ngân hàng trung ương   ...................................................148

III. Ngân hàng thương mại   .........................................................................149

1. Định nghĩa     .........................................................................149

2. Các chức năng của ngân hàng thương mại (NHTM)    .............................150

3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại   ........................................151

4. Khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại ........................................155

CHƯƠNG VIII: LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ   …………..156

I. LẠM PHÁT    ....................................................................................156

1. Khái niệm    ....................................................................................156

2. Một số luận thuyết về lạm phát    ..............................................................156

3. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát    ..............................................................157

4. Phân loại lạm phát    .........................................................................158

5. Tác động của lạm phát    .........................................................................158

6. Đo lường lạm phát    .........................................................................159

7. Đường cong Philips    .........................................................................160

   8. Các biện pháp kiềm chế lạm phát  ..............................................................161

II. Chính sách tiền tệ của NHTW    ..............................................................162

1. Vai trò của NHTW trong điều tiết vĩ mô    ........................................162

2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ    ........................................164

3. Các công cụ của chính sách tiền tệ    ........................................164

CHƯƠNG IX: QUAN HỆ THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ .......168

I. CÁN CÂN THANH TOÁN TẾ   ...................................................168

1. Nội dung của cán cân thanh toán    ...................................................169

2. Những biện pháp cải thiện cán cân thanh toán  ...................................................170

II. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI   .............................170

1. Tỉ giá hối đoái   ....................................................................................170

2. Thị trường hối đoái ....................................................................................171

III. CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

THÔNG DỤNG   ....................................................................................174

1. Các phương tiện thanh toán thông dụng   ........................................174

2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng ........................................175

IV. TÍN DỤNG QUỐC TẾ    ..............................................................176

1. Tín dụng thương mại quốc tế   ..............................................................176

2. Tín dụng ngân hàng      ..............................................................177

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #binh