Chương 7: Cân đối tài chính tổng hợp
I/ Lý luận chung về cân đối
1. Ý nghĩa của cân đối:
Ý nghĩa của cân đối trong hoạt động kinh tế được biểu hiện trên các khía cạnh sau:
- Cân đối biểu hiện mối quan hệ tương đương về lượng.
Sự tương đương về lượng có thể biểu hiện dưới hai hình thái hiện vật và giá trị.
Trong lĩnh vực kinh tế, trong quan niệm cân đối, không thể chỉ nói đến quan hệ cân bằng về con số, mà phải dựa trên cơ sở phân tích định lượng để tiến hành phân tích từ trạng thái cân đối tĩnh sang trạng thái cân đối động đối với các yếu tố tạo thành quan hệ số lượng đó và các tài liệu gốc của chúng.
- Cân đối biểu hiện ở các cơ cấu và quan hệ về số lượng giữa các yếu tố cơ cấu.
Mối quan hệ số lượng phản ánh hoạt động kinh tế - tài chính và kết quả của nó trong từng thời kỳ nhất định. Cần phải sắp xếp sao cho hợp lý các quan hệ, các yếu tố ấy để tạo điều kiện lựa chọn tối ưu cho sự cân đối chung.
- Cân đối biểu hiện quan hệ tỷ lệ hài hoà luôn ở trạng thái vận động, là sự thống nhất giữa tốc độ và hiệu quả.
- Cân đối và không cân đối tồn tại khách quan và chuyển hoá lẫn nhau
2. Nội dung của cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân:
Cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân có phạm vi rất rộng và nội dung rất phong phú, có thể chia thành 2 loại hình:
- Cân đối tổng hợp toàn quốc ( cân đối tổng hợp kinh tế vĩ mô). Đây là cân đối tổng hợp giữa tái sản xuất xã hội và tổng nguồn lực tài chính xã hội, thực hiện cân đối tổng hợp giữa tổng cung và tổng cầu xã hội nhằm cân đối về phân bổ nguồn lực tài chính và phân phân bổ kinh tế, điều tiết nguồn lực tài chính và điều tiết kinh tế thực hiện theo chiến lực chung trong phạm vi toàn quốc.
- Cân đối tổng hợp của ngành, khu vực, đơn vị ( cân đối tổng hợp kinh tế vi mô).
Đây vừa là cơ sở của cân đối tổng hợp kinh tế vĩ mô, vừa phải có chuẩn mực là cân đối tổng hợp kinh tế vĩ mô.
Để nền kinh tế quốc dân có thể phát triển một cách vững chắc và liên tục, một trong các điều kiện có ý nghĩa quyết định là phải xác lập được một số quan hệ tỷ lệ cơ bản nhất trong nền kinh tế xuất phát từ lợi ích toàn cục. Đó chính là
- Tạo cho sản xuất xã hội phù hợp với nhu cầu xã hội nhằm làm cho mục đích của sản xuất và xã hội được thực hiện.
- Làm cho hai khu vực sản xuất hoạt động một cách hài hoà nhằm cân đối tổng sản phẩm xã hội theo tỷ lệ dưới hình thức hiện vật.
- Tạo quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa tích luỹ và tiêu dùng nhằm cần đối tổng sản phẩm xã hội theo tỷ lệ dưới hình thức giá trị.
- Thực hiện cân đối về nhân lực, vật lực và tài lực. Cân đối ba loại quan hệ tỷ lệ kể trên phải thông qua sự cân đối về nhân lực, vật lực và tài lực thể hiện dưới hình thức cân đối cả về ba mặt tài chính, tín dụng và vật tư.
3. Cơ sở lý luận của cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân:
- Lý luận về tái sản xuất của K.Marx:
K. Marx đã: + chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực lớn: Khu vực I ( khu
vực sản xuất ra tư liệu sản xuất ) và khu vực II ( Khu vực sản xuất ra tư liệu tiêu dùng)
+ chia tổng sphẩm xh dưới hình thức giá trị thành 3 bộ phân C, V, M
Và đưa ra nguyên lý về sự hình thành quỹ bù đắp, quỹ tiêu dùng và quỹ tích luỹ.
Trên cơ sở đó, K.Marx đã đưa ra công thức về mối quan hệ giữa hai khu vực và ba bộ
phận. Đó là:
+/ Để tái sản xuất giản đơn cần có: (V+M)I = CII
+/ Để tái sản xuất mở rộng cần có: (V+M)I > CII
- Lý luận kinh tế học vĩ mô trong nền kinh tế mở:
II/ Những vấn đề chung về cân đối tài chính tổng hợp
1. Khái niệm cân đối tài chính tổng hợp:
Bảng cân đối tài chính tổng hợp, thực chất là một hình thức phản ánh tương quan giữa nguồn tạo lập và hướng sử dụng các quỹ tiền tệ của cả hệ thống tài chính quốc gia. Chính vì thế, bảng cân đối tài chính tổng hợp còn được gọi là bảng cân đối các nguồn tài chính.
Bảng cân đối tài chính tổng hợp có nhiệm vụ:
- Vạch ra chiều hướng vận động của các nguồn tài chính trong cả nước qua các khâu của hệ thống tài chính thống nhất
- Đảm bảo sự phối hợp và sự thống nhất của các kế hoạch tài chính, xác định vị trí của mỗi kế hoạch tài chính trong bảng cân đối và trên cơ sở đó phối hợp việc sử dụng các nguồn vật tư và tài chính trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
2. Vị trí của cân đối tài chính tổng hợp:
Trong hệ thống kế hoạch tài chính quốc gia:
Trong hệ thống này, cân đối tài chính tổng hợp là kế hoạch tài chính có tính chất tổng hợp, các khoản mục của nó được tập hợp từ các khoản mục của các kế hoạch tài chính cụ thể, do đó, nó có mối quan hệ chặt chẽ với cân đối tài chính của tất cả các khâu trong hệ thống tài chính quốc gia. Cụ thể:
- Cân đối tài chính tổng hợp có quan hệ mật thiết với cân đối ngân sách Nhà nước
- Cân đối tài chính tổng hợp có quan hệ trên một số mặt nào đó với cân đối tài
chính của các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính ( ngoài NSNN)
Trong hệ thống các bảng cân đối kinh tế quốc dân:
Trong hệ thống này, cân đối tài chính tổng hợp là một bộ phận hữu cơ và là bộ phận cớ vị trí nòng cốt. Cụ thể:
- Cân đối tài chính tổng hợp được hình thành từ các cân đối kinh tế quốc dân, các chỉ tiêu của cân đối tài chính tổng hợp được tính toán dựa trên cơ sở các chỉ tiêu của cân đối kinh tế quốc dân
- Cân đối tài chính tổng hợp, hay cân đối các nguồn lực tài chính, không những phản ánh sự phân phối và tái phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị theo các chỉ tiêu của cân đối kinh tế quốc dân, mà còn vạch ra nguồn tài chính (vốn) bảo đảm cho việc thực hiện các chỉ tiêu đó nhằm tác động mạnh mẽ tới sự hình thành cơ cấu vật chất của quá trình tái sx mà cân đối kinh tế quốc dân đã dự liệu.
3. Vai trò của cân đối tài chính tổng hợp:
- Cân đối tài chính tổng hợp vừa phản ánh, vừa tạo khả năng vạch ra một cách có căn cứ những quan hệ tỷ lệ cân đối quan trọng nhất trong nền kinh tế xuất phát từ nguyên tắc cân đối giữa chi tiêu và nguồn thu nhập bằng tiền.
- Bảng cân đối tài chính tổng hợp vừa phản ánh, vừa tạo khả năng đánh giá việc quán triệt các chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước và việc tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình kế hoạch hoá tài chính.
- Bảng cân đối tài chính tổng hợp tạo khả năng xem xét, lựa chọn phơng án tối ưu trong việc cung ứng và sử dụng các nguồn tài chính của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
III/ Nội dung, cấu trúc của bảng cân đối tài chính tổng hợp
1. Nội dung của bảng cân đối tài chính tổng hợp:
Việc thiết kế danh mục các khoản mục trên bảng cân đối tài chính tổng hợp dựa trên các nguyên tắc sau:
- Các khoản mục của bảng cân đối tài chính tổng hợp phải được thiết kế phù hợp với các khoản mục của bảng cân đối NSNN
- Các khoản mục của bảng cân đối tài chính tổng hợp phải đựơc tập hợp theo các tiêu thức cho phép dễ dàng sử dụng các số liệu của hệ thống tài khoản quốc gia
2. Cấu trúc của bảng cân đối tài chính tổng hợp
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH TỔNG HỢP
Năm …..
Khoản mục
Trong đó
Tổng số
Nhà nước
Tài chính
Phi tài chính
Hộ gia đình
A. Nguồn (thu)
A1. Trong nước
A11. Thuế và phí, lệ phí
A12. Lợi nhuận
A13. Khấu hao
A14. Vay nợ
A2. Nước ngoài
A21. Xuất siêu
A22. Đầu tư trực tiếp
A23. Vay nợ
A24. Viện trợ, tặng biếu
A25. Chuyển ngân
Tổng số
Hụt nguồn
Cân đối
B. Sử dụng(chi)
B1. Trong nước
B11. Đầu tư cơ bản
B12. Tăng vốn lưu động
B13. Văn – xã
B14. Quốc phòng
B15. Trả nợ
B16. Dự trữ
B2. Nước ngoài
B21. Nhập siêu
B22. Đầu tư trực tiếp
B23. Trả nợ
B24. Viện trợ, tặng biếu
B25. Chuyển ngân
Tổng số
Dư nguồn
Cân đối
IV/ Phương pháp lập và sử dụng bảng cân đối tài chính tổng hợp
1. Phương pháp lập bảng cân đối tài chính tổng hợp:
Bảng cân đối tài chính tổng hợp được lập theo phương pháp tập hợp kết hợp với phương pháp suy diễn.
- Theo phương pháp tập hợp, các số liệu trên bảng cân đối tài chính tổng hợp được tập hợp từ các số liệu có lien quan trên các cân đối tài chính của các khâu trong hệ thống tài chính quốc gia ( như cân đối ngân sách nhà nước, cân đối tài chính doanh nghiệp, cân đối tài chính của các tổ chức xã hội và của các hộ gia đình)
- Thực chất của phương pháp suy diễn là dựa vào số liệu của cân đối ngân sách nhà nước, của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm và cán cân thanh toán để tính toán số tổng hợp các chỉ tiêu của cân đối tài chính tổng hợp.
2. Sử dụng bảng cân đối tài chính tổng hợp:
Sự cân bằng thu – chi ( nguồn - sử dụng) trên bảng CĐTC tổng hợp có thể được
khảo nghiệm theo các góc độ khác nhau nhưng chủ yếu là theo hai góc độ sau đây:
a, Nghiên cứu sự cân bằng giữa khả năng tài trợ ( tích luỹ ) và nhu cầu tài trợ (đầu
tư) trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Khả năng tài trợ của nền kinh tế bao gồm khả năng được tạo ra ở trong nước ( tích
luỹ nội địa ) và khả năng tài trợ từ ngoài nước ( tích luỹ bên ngoài)
- Nhu cầu đầu tư của nền kinh tế bao gồm đầu tư của nhà nước và đầu tư của DN
- Mối qhệ giữa khả năng tài trợ và nhu cầu đầu tư
b, Nghiên cứu sự cân bằng giữa thu, chi của các chủ thể trong nền kinh tế là hộ gia đình, doanh nghiệp, Nhà nước và quan hệ thu chi với nước ngoài.
Theo cách nghiên cứu này, ở mỗi chủ thể, người ta mở ra một tài khoản để hạch toán số thu và số chi của chúng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top