Chương 4: Tài chính quốc tế
I. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế:
1. Khái niệm
1.1. Cơ sở hình thành
Sự ra đời và phát triển của các quan hệ tài chính quốc tế bắt nguồn từ các quan hệ chính trị và các quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau. Các yếu tố đó hợp thành cơ sở khách quan cho sự ra đời và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế, trong đó yếu tố kinh tế giữ vai trò quyết định, còn yếu tố chính trị giữ vai trò hết sức quan trọng, đôi khi làm nền tảng cho các quan hệ tài chính quốc tế nói riêng và các quan hệ kinh tế nói chung.
Như vậy tài chính quốc tế được hình thành trên cơ sở:
- Sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.
- Sự phát triển các hoạtđộngđầu tư quốc tế (FDI, ODA, vốnđầu tư qua thị trường chứng khoán, vốn cho vay của cácđịnh chế kinh tế quốc tế và ngân hàngnước ngoài …)
1.2. Khái niệm
Tài chính quốc tế là hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân của nước này với nước khác ( bao gồm nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội, cá nhân) trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bên ngoài để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định phục vụ việc thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại của các nước.
2. Đặc điểm
- Trong tài chính quốc tế, sự vận động của các nguồn tài chính không chỉ vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước mà còn liên quan đến việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhiều quốc gia.
- Hoạt động phân phối của tài chính quốc tế gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị của Nhà nước.
- Tài chính quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố về kinh tế mà còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố chính trị của mỗi nước.
3. Vai trò
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Mở ra các cơ hội cho các nước phát triển kinh tế - xã hội
- Nâng cao hiệu quả sử dụng của các nguồn lực tài chính
II. Các hình thức quan hệ tài chính quốc tế của Việt Nam
1. Tín dụng quốc tế:
1.1. Sự cần thiết của tín dụng quốc tế:
Tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng.
Ngày nay, trong một nền kinh tế có tình toàn cầu cao, tín dụng là công cụ quan trọng để các nước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, khắc phục những nhu cầu to lớn về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước cũng như nhu cầu đầu tư vốn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế đối ngoại, đối nội của nước đó.
1.2. Các hình thức tín dụng quốc tế của Việt Nam:
- Tín dụng quốc tế giữa Chính phủ các nước: nguồn vốn của loại tín dụng này lấy từ ngân sách Nhà nước của nước cấp tín dụng, mục đích vay là đáp ứng các nhu cầu cơ bản của Nhà nước đi vay như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế,… Thời hạn tín dụng là trung và dài hạn, lãi suất không cao.
- Tín dụng hỗn hợp: là hình thức tín dụng kết hợp giữa viện trợ không hoàn lại với tín dụng ngân hàng, hoặc kết hợp giữa tín dụng nhà nước và ngân hàng.
- Tín dụng tài chính: là hình thức vay vốn ngoại tệ của nước ngoài để nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật, vật tư thực hiện công nghiệp hoá phục vụ phát triển kinh tế của đất nước.
1.3. Quản lý nợ nước ngoài:
Trong việc quản lý vay nợ nước ngoài cần chú ý những điểm chủ yếu sau:
- Thực hiện tốt chu trình vay nợ nước ngoài: Chu trình vay vốn gồm nhiều khâu liên hoàn từ tìm nguồn, ký kết hợp đồng, sử dụng tiền vay đến hoàn trả tiền vay.
- Xác lập một số chỉ tiêu cơ bản về khả năng hấp thụ vốn vay và khả năng hoàn trả nợ:
+ Chỉ tiêu xác định vốn vay ở giới hạn hợp lý:
Tổng số nợ nước ngoài
K = ------------------------------- x100%
Tổng sản phẩm quốc nội
Các nước đều cố gắng hạ thấp dần chỉ tiêu này để giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài.
+ Chỉ tiêu vay thêm mỗi năm:
Số nợ tăng thêm = k x g
2. Đầu tư quốc tế trực tiếp
2.1 Khái quát về đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Bản chất của đầu tư quốc tế là những hình thức xuất khẩu tư bản – một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa.
Đầu tư quốc tế bao gồm:
- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
- Đầu tư gián tiếp: Bao gồm hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó phần vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài không đủ để trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư (mua trái phiếu quốc tế,…).
2.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam
Các quan hệ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được điều chỉnh bởi “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam “đã ban hành. Các hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam gồm:
- Hình thức hợp tác tại liên doanh trên cơ sở hợp đồng: Hình thức này được hình thành trên cơ sở một hợp đồng kinh tế, trong đó, hai bên hoặc nhiều bên cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh trên cơ sở quy định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên bằng một hợp đồng kinh tế mà không hình thành một pháp nhân mới.
- Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức hợp tác liên doanh trên cơ sở hình thành một pháp nhân mới. Vốn điều lệ của pháp nhân này được hình thành từ vốn góp của một hoặc nhiều chủ thể đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều chủ thể đầu tư trong nước. Đây là hình thức phổ biến nhất của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là những doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của chủ thể nước, họ tự bỏ vốn (100%), tổ chức, quản lý và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Khu chế xuất – khu công nghiệp tập trung: là khu vực chuyên sản xuất, thực hiện các dịch vụ hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý do Chính phủ Việt Nam quy định. Mọi tổ chức, các cá nhân nước ngoài và Việt Nam đều có quyền tham gia kinh doanh tại khu chế xuất nếu họ có những điều kiện và thực hiện đầy đủ các điều kiện do Chính phủ Việt Nam quy định về khu chế xuất. Điều kiện cơ bản là:
+ Sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu và phải bán ở nước ngoài.
+ Sử dụng lao động Việt Nam
2.3 Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài là việc sử dụng các nguồn lực của Việt Nam ở nước ngoài nhằm thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại - đối nội của Việt Nam.
Đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao các nguồn lực của Việt Nam, phát huy những lợi thế trong phân công lao động quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam iện nay, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đã và đang được mở rộng dần dần.
3. Viện trợ quốc tế không hoàn lại
3.1. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế
Một số tổ chức quốc tế lớn: CIND, UNICEF, PAM, OMS,…
Nguồn vốn cho các tổ chức này hoạt động là do các nước đóng góp nên hoạt động của các tổ chức quốc tế này chịu sự chi phối của các nước góp vốn đặc biệt là các nước có tỷ lệ góp vốn cao.
Viện trợ quốc tế của các tổ chức quốc tế theo hướng gắn liền với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, có sự cam kết của phía được viện trợ và được các tổ chức quốc tế đồng ý phê duyệt tài trợ. Vì vậy
3.2. Viện trợ của các tổ chức quốc tế phi Chính phủ
Các tổ chức phi Chính phủ thực hiện các phương thức viện trợ theo nguyên tắc quan hệ trực tiếp với các địa phương, cơ sở nhận viện trợ. Viện trợ của các tổ chức quốc tế phi Chính phủ bao gồm 2 nhóm chủ yếu:
- Viện trợ theo chương trình dự án được duyệt
- Viện trợ thất thường.
3.3. Viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ
Là viện trợ song phương giữa các nước có thỏa thuận tay đôi với nhau.
III. Một số tổ chức quốc tế có quan hệ với Việt Nam
1. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước mới giành độc lập đưa ra yêu cầu bức thiết đòi hỏi được viện trợ để thoát nạn đói nghèo. Năm 1944, cơ quan “ Cứu trợ và tái thiết “ của Liên hợp quốc ra đời nhằm giúp đỡ khẩn cấp sau chiến tranh. Năm 1949, “Chương trình mở rộng về viện trợ kỹ thuật” của Liên hợp quốc ( FEAT) ra đời, chủ yếu giúp trang bị kỹ thuật. Năm 1959, “ Quỹ đặc biệt” của Liên hợp quốc ( FS) được hành lập để tập trung giải quyết yêu cầu “ tiền đầu tư”. Năm 1966, UNDP ra đời trên ơ sở hợp nhất FEAT và FS với chức năng kết hợp cả viện trợ kỹ thuật và tiền đầu tư NDP là một tổ chức trực thuộc Đại hội đồng LHQ, mọi hội viên của LHQ đều ược tham gia đều được tham gia UNDP mà không cần thủ tục kết nạp. Đứng đầu NDP là một tổng giám đốc do tổng thư ký LHQ chỉ định, Hội đồng quản trị UNDP gồm 48 thành viên. Vốn của UNDP do các nước tự nguyện đóng góp hàng năm tại Đại hội đồng LHQ.
2. Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund – IMF):
IMF là một tổ chức tài chính đa quốc gia, được thành lập năm 1944 tại Bretton Woods, Mỹ - hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng quốc tế. IMF hoạt động theo chế độ quản trị điều hành. Nguồn vốn của IMF bao gồm nguồn vốn đóng góp của các thành viên và nguồn vốn vay.
Quan hệ của IMF với Việt Nam:
- Việt Nam chúng ta đã chính thức trở thành hội viên của IMF vào tháng 1/1976 sau khi thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Tuy nhiên, nếu xét về lịch sử thì Việt Nam đã có quan hệ với IMF từ năm 1956 ( Do nguỵ quyền Sài Gòn đóng vai trò hội viên, đến 1976 Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tiếp quản vai trò hội viên của IMF).
- Vốn góp của Việt Nam vào IMF khoảng 176.8 triệu USD.
- Từ năm 1977 Việt Nam bắt đầu được vay của IMF đến năm 1997 tổng dư nợ là 157.9 triệu SDR.
- Trước đây, VN là một nước chậm phát triển. Vì vậy tranh thủ các nguồn vốn tín dụng và tài trợ của IMF để phát triển kinh tế - xã hội cũng là một hướng quan trọng giảm bớt khó khăn về vốn cho phát triển kinh tế. Mặt khác, quan hệ tốt với IMF còn là tiền đề quan trọng để tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế và nhóm các ngân hàng thế giới, tạo tiền đề tốt cho việc phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của VN.
3. Ngân hàng thế giới (World Bank - WB):
Tổ hợp ngân hàng thế giới bao gồm 3 tổ chức tiền tệ quan trọng:
3.1. Ngân hàng tái thiết và phát triển ( IBRD)
- IBRD được thành lập cùng lúc với IMF và được quy định gắn kết mật thiết với IMF trong bản Hiệp ước điều lệ thành lập. IBRD thuộc quyền sở hữu của 160 nước thành viên, nguồn vốn sử dụng gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay.
- Toàn bộ quyền hành của IBRD được tập trung vào Hội đồng các thống đốc.
Mỗi thống đốc do một quốc gia thành viên bổ nhiệm.
- Ngân hàng chỉ cho vay đối với mục đích sản xuất và phải thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế của các nước đang phát triển mà nó cho vay.
- Hoạt động của IBRD được áp dụng dưới các hình thức tài trợ hoặc đồng tài trợ, như: cho vay theo lãi suất hiện hành của thị trường; trợ cấp và bù đắp; bảo lãnh;…
3.2. Công ty tài chính quốc tế (IFC)
- IFC được thành lập năm 1956 nhằm trợ giúp cho khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển, bổ trợ cho các hoạt động của IBRD.
Thông qua hoạt động tài trợ cho phát triển kinh tế tư nhân, IFC thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, IFC không chỉ cấp tín dụng mà còn đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp mà không cần sự bảo lãnh của các Chính phủ.
- Mức đầu tư của IFC chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ( < ¼ chi phí của dự án ) và chủ yếu là đầu tư hỗ trợ cho các nước nghèo.
3.3. Hiệp hội phát triển quốc tế ( IDA)
- IDA được thành lập năm 1960, cung cấp các khoản cho vay dài hạn có thể lên đến 40 năm cho những nước nghèo nhất thế giới. Hiện này có gần 160 nước thành viên.
- Các khoản cho vay không tính lãi, nhưng có tính khoản phí hành chính không đáng kể.
- IDA không có vốn chủ sở hữu, nguồn vốn sử dụng nhận được bằng nguồn viện trợ đỡ đầu cho các khoản vay. Ngoài ra, một phần thu nhập ròng của IBRD cũng được chuyển giao cho IDA.
4. Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB):
- ADB là một ngân hàng phát triển khu vực, được thành lập năm 1996, trụ sở đặt tại Manilia Philipine.
- Phạm vi hoạt động: Là các nước đang phát triển ở khu vực châu Á và vành đai Thái Bình Dương. Đối tượng phục vụ của ADB là các nước kém và đang phát triển ở khu vực, mục đích là hỗ trợ cho hoạt động của WB bằng cách tài trợ, viện trợ cho các nước nghèo không có khả năng và đủ điều kiện tiếp cận với nguồn vốn của WB.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top