ly thuyet kt

Chương 3: Các khái niệm cơ bản trong kiểm toán

I, Gian lận và sai sót

- Gian lận là hành vi cố ý lừa dối có liên quan đến tham ô, biển thủ tài sản hay xuyên tạc thông tin tài chính, che dấu tài sản…

- Sai sót là những sai phạm xảy ra không có ý nhưng ảnh hưởng đến  các thông tin tài chính và báo cáo tài chính.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót:

+ bên trong:

-         trách nhiệm và năng lực của ban quản lí

-         trách nhiệm và ý thức của nhân viên

-         lương của nhân viêc

-         cơ cấu tổ chức bộ máy

-         bản chất của tài sản

-         bản chất của ngành nghề kinh doanh

-         thiếu sót của hệ thống kế toán và KSNB

+ bên ngoài

-         điều kiện kinh tế vĩ mô

-         kinh tế tăng trưởng quá nhanh

-         sức ép bất thường lên dn

-         chính sách kinh tế, phát luật của nn,…

- trách nhiệm phát hiện gian lận, sai sót:

    - ban lãnh đạo đơn vị có trách nhiệm trực tiếp trong việc phát hiện gian lận, sai sót.

    - KTV phải thu thập đầy dủ bằng chứng về các thông tin cần đc kiểm toán để chắc chắn rằng hok có bất kì gian lận, sai sót trọng yếu nào trên BCTC của đơn vị. Nếu có gl, ss thì đã đc sửa chữa hoặc đc trình bày trên BCTC và KTV phải trình bày những ảnh hưởng của gl, ss đó đối với BCTC

II, cơ sở dẫn liệu

-         là việc khẳng định 1 cách công khai hoặc ngầm định của ban lãnh đạo về sự trình bày các thông tin trên BCTC. Cơ sở dẫn liệu đc hình thành xuất phát từ trách nhiệm của nhà quản lí đối với việc thiết lập, trình bày và công bố các BCTc theo chuẩn mực kế toán hiện hành.

Yêu cầu của cơ sở dẫn liệu:

-         hiện hữu/phát sinh

-         tính đầy đủ

-         tính chính xác

-         quyền và nghĩa vụ

-         đánh giá

-         phân loại

-         trình bày và thuyết minh

Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán:

-         giúp KTV lực chọn thủ tục và trình tự kiểm toán phù hợp nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán

-         giúp KTv xác định đc các mục tiêu, các thử nghiệm đnag thực hiện, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định có hiệu quả cho cuộc kiểm toán

-         là căn cứ để KTV đánh giá và xác định múc độ thuyết phục của các bằng chứng kiểm toán đã có đc.

III, Bằng chứng kiểm toán

-         là những tài liệu mà ktv thu thập đc để làm sơ cở cho những ý kiến nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán. Thực chất, bằng chức kiểm toán chính là cở sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán, công việc kiểm toán là quá trình thu thập các bằng chứng kiểm toán.

-         Phân loại:

Theo nguồn gốc:

-    bên ngoài đơn vị

-    bên trong đơn vị

-    từ thông tin đại chúng

-    ktv tự tính toán

Theo hình thức biểu hiện:

-         bằng chứng vật chất

-         bằng chứng lời nói

-         bằng chứng tài liệu    

yêu cầu của bằng chứng kiểm toán:

-         Tình thích hợp: thể hiện chất lượng và độ tin cậy của bằng chứng thu thập đc. Nhân tố ảnh hưởng: nguồn gốc, dạng, hệ thống ksnb,..

-         Tính đầy đủ: thể hiện số lượng các bằng chứng kiểm toán thu thập đc để ktv đưa ra ý kiến của mình 1 cách thuyết phục

Các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán:

-         kiểm tra đối chiếu

-         quan sát

-         xác nhận

-         phỏng vấn

-         tính toán

-         phân tích

1.    Kiểm tra, đối chiếu: là việc ktv xem xét, đối chiếu các tài liệu, số sách kế toán với các tài sản vật chất nhằm kiểm tra tính đúng đắn của tài liệu và sự tồn tại, quyền sở hữu tài sản vật chất đó.

-         kiểm tra vật chất: việc ktv trực tiếp xem xét, tình toán các tài sản vật chất sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán.

-         kiểm tra tài liệu : việc ktv xem xét, đối chiếu các văn bản, tài liệu, sỏ sách với nhau để đánh giá tính hợp lí của chúng.

2.    Quan sát: là việc ktv trực tiếp theo dõi, chứng kiến tận mắt quá trình xử lí các nghiệp vụ do ké toán nội bộ tiến hành, từ đó, xem xét tính tuân thủ chấp hành các quy định của đơn vị

3.    Xác nhận: việc thu thập bằng chứng bằng cacgs gửi thu xác nhận cho bên thứ 3 về các thông tin liên quan đến thông tin cần đc kiểm toán

4.    Phỏng vấn: thu thập thông tin thông qua trao đổi, trò chuyện với ng nội bộ đơn vị hoặc bên ngoài đơn vị

5.    Tính toán: việc ktv trực tiếp kiểm tra, đo lường, tính toán lại các phép tình trên số sách kế toán

6.    Phân tích: việc ktv đánh giá lại thông tin của đơn vị thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin thài chính với nhau và với các thông tin phi tài chính.

7.    các bằng chứng kiểm toán đặc biệt:

-         ý kiến của chuyên gia

-         thu giải trình của nhà quản lí

-         sử dụng bằng chứng của ktv nội bộ

-         sử dụng bằng chứng của ktv khác

-         bằng chứng về các bên hữu quan

IV, Trọng yếu

-         ktv có trách nhiệm trong việc xác định độ tin cậy của các thông tin trên BCTC nhưng hok phải ở mực tuyệt đối chính xác mà chỉ xác nhận rằng trên bctc hok còn sai phạm trọng yếu nào ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của ng use.

-         Trọng yếu là khái niệm dung để chỉ mức quan trong của 1 thông tin trên bctc

-         1 thông tin đc coi là trọng yếu khi việc bỏ sót hay sai sót thông tin đó co ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của ng use.

-         Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trong ccuar khoản mục và việc bỏ qua sai sót đó đc đánh giá theo bói cảnh cụ thể tạo ra sai sót.

-         Nhân tố ảnh hưởng: bản chất của từng đơn vị và tưng loại nghiệp vụ, bản chất của thông tin và mức quan trọng của thông tin, yêu cầu của pháp luật, ý kiến của quan của ktv

·       vận dụng tính trọng yếu trong cuộc kiểm toán

b1: ước tính ban đầu về mức trọng yếu của toàn bộ bctc: là lượng tối đa mà ktv cho rằng dù có sai phạn thì sai phạn đó hok ảnh hưởng đến quyết định kinh té của ng use

b2: phân bổ mức trọng yếu vào từng bộ phận, khoản mục

b3: ước tính sự sai sót của tưng bộ phân

b4: ước tính sai số của toàn bộ bctc

b5: so sánh với ước tính ban đầu: xem xét sai sót các khoản mục có vượt quá gới hạn về mức trọng yếu cho phép hay hok để từ đó đưa ra ý kiến của mình ( chấp nhận toàn bộ, chấp nhận từng phần, ý kiến trái ngược)

V, Rủi ro kiểm toán AR: là rủi ro mà ktv đưa ra ý kiến không thích hợp khi mà bctc đc kiểm toán vẫn còn những sai sót trọng yếu

- rủi ro tiềm tang: IR

- rủi ro kiểm soát: CR

- rủi ro phát hiện: DR

1. IR: là khả năng các thông tin đc kiểm toán chứa đựng các sai phạm trọng yếu dù có hay không có kiểm soát nội bộ. Nhân tố ảnh hưởng: lĩnh vực hđ kd, đặc điểm của đơn vị, bản chất công việc,…

2. CR:  là khả năng các thông tin đc kiểm toán chứa đựng các sai phạm trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ hok ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa.

=> IR và CR luôn tồn tại cho dù có hoạt đọng kiểm toán hay hok

3. DR: là rủi ro mà ktv không phát hiện ra các sai phạm trọng yếu trong các thông tin đc kiểm toán

AR = IR * CR* DR

·       Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và trọng yếu

-         tỉ lệ nghịch: mức trong yếu càng tăng, ktv càng phải thực hiện nhiều thử nghiệm cơ bản, sẽ phát hiện và ngăn chặn đc nhiều sai phạm hơn, rủi ro kiểm toán giảm

VI, Doanh nghiệp hoạt động liên tục

Doanh nghiệp đc coi là hoạt động liên tục trong 1 tương lai gần khi nó có thể dự báo trước đc mà hok có ý định hay yêu cầu về giải thể, ngừng hđ hay giảm quy mô hđ 1 cách đáng kể.

Việc giả định dn hđ liên tục là để:

-         khi dn hđ liên tục thì mới có thể lập BCTC

-         giả định dn hđ liên tục quyết định đến các thủ tục, nguyên tắc mà ktv chọn lựa để tiến hành kiểm toán bctc

Trách nhiệm của ktv: khi ktv thực hiện cuộc kiểm toán và trình bày kết quả, ý kiến của mình trên báo cáo tc thì ktv phải xem xét mức độ phù hợp của giả định hđ liên tục mà đơn vị đã sử dụng để lập và trình bày bctc. Nếu  giả định là hok phù hợp hoặc là phù hợp nhưng có yếu tố hok chắc chắn thì ktv phải nếu ý kiến trên bc kiểm toán của mình

VII, Hồ sơ kiểm toán: là những tài liệu do ktv lập, thu thậpm sử dụng, phân loại, thể hiện quá trình làm việc của ktv về các bằng chứng thu thập đc hỗ trợ trong quá trình kiểm toán, là cơ sở giúp ktv đưa ra những ý kiến nhận xét trên bc kiểm toán.

Chức năng:

-         phục vụ cho việc phân công và phối hợp các công việc kiểm toán

-         làm cơ sở cho việc giám sát và kiểm tra của ktv trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán

-         làm cơ sở để ktv đưa ra những ý kiến nhận xét trên bc kiểm toán

-         làm cơ sở pháp lỹ cho cuộc kiểm toán

-         làm tài liệu cho các  cuộc kiểm toán sau

Yêu cầu của hồ sơ kiểm toán:

-         phân loại đề mục rõ ràng

-         có chữ kí đầy đủ của ktv

-         sắp xếp khoa học, rõ rang

-         chú thích đầy đủ

-         ghi rõ kết luận của ktv

-         đc giữ bí mất và đảm bảo an toàn bởi các cty kiểm toán và ktv

Chương 4: phương pháp kiểm toán và kĩ thuật chọn mẫu

Phương pháp kiểm toán:

-         pp kiểm toán hệ thống

-         pp kiểm toán cơ bản

1.    PP kiểm toán hệ thống

-         là pp kiểm toán mà trong đó các thủ tục kiểm toán đc thiết kế để thu thập các bằng chứng về tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống ksnb của đơn vị. Nói cách khác, ktv tiếp cận hệ thống ksnb để từ đó xây dựng các thủ tục kiểm toán. Thực chất của pp này là ktv đi đánh giá hệ thống ksnb của đơn vi từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để tìm ra, chọn lựa phương hướng kiểm toán.

-         ND: 1, tìm hiểu hệ thống ksnb

            2, xác nhận hệ thống ( đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của ksnb trong thực tế)

-   ưu, nhược điểm:

     Ưu → chi phí thấp, tiết kiệm thời gian

           → mang tính định hướng trong tương lai

           → cung cấp cái nhìn hệ thống

     Nhược  → chưa thu thập các bằng chứng trực tiếp, bc kiểm toán hok có sức thuyết phục cao.

-         vận dụng: các dn có quy mô lớn, hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh, các nghiệp vụ phức tạp nhưng diễn ra thường xuyên.

2.    PP kiểm toan cơ bản

-         là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm toán đc thiết kế để thu thập các bằng chứng để chứng mình tính trung thực, hợp lí của các số liệu trên bctc. Đặc trưng của pp này là việc tiến hành các thử nghiệm cơ bản, các đánh giá đều dựa lập vào số liệu

-         ND: 1, phân tích số liệu: đc tiến hành khi lập kế hoạc kiểm ttoasn và kết thúc công việc kiểm toán. Nó có tác dụng: cung cấp cái nhìn khái quát về tính hình hđ và tính hình tài chính của đơn vị, phát hiện những điều bất hợp lí, những trọng tâm lớn và những trọng tâm trọng yếu trong kiểm toán

             2, kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản: với mục đích là cung cấp bằng chứng cho cơ sở dẫn liệu của các khoản mục

- Ưu → bc kiểm toán có độ tin cậy và sức thuyết phục cao hơn

        → thấy rõ đc nguyên nhân nếu có gian lận, sai sót

   Nhược → chi phí cao, tốn nhiều thòi gian

               → mang tính hiện tại, hok có sự định hướng cho tương lai

               → phát hiện đc những sai phạm cụ thể nhưng hok phát hiện đc cái sai phạm mang tính hệ thống

-         vận dung: các dn có quy mô nhỏ, hệ thống ksnb kém, các nghiệp vụ diễn ra đơn giản, hok thường xuyên.

Hai ppkt có quan hệ bổ sung cho nhau và tùy theo mức độ, tỷ trọng mỗi pp trong các cuộc kiểm cụ thể để ktv áp dụng thích hợp

Phương pháp kiểm toán hệ thống nhìn chung có phi phí thấp nhưng độ chính xác hok vượt qua đc ngưỡng nhất định. Để có đc độ chính xác cao hơn, giảm RRKS, cần thực hiện kiểm tra số liệu, phân tích các nghiệp vụ và số sư tài khoản. PPKT chi tiết lại tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian nhung độ chính xác thì cao hơn nhiều so với ppkt hệ thống. Vì vậy, để có 1 bc kiểm toán trung thực, hợp lí, ktv cần vận dụng cả 2 pp để có thể giảm chi phí và giảm RRKS ở mức cho phép.

Kỹ thuật chọn mẫu

-         là việc chọn lựa một phần tử đc gọi là mẫu từ nhiều phần tử gọi là tổng thể, nghiên cứu và đánh giá mẫu đó, rồi sau đó tìm ra những đặc trung của mẫu so với tổng thể để rút ra đặc trưng của tổng thể.

-         Các pp chọn mẫu: 6 pp

1, sử dụng chương trình chọn số ngẫu nhiên

2, lực chọn theo hệ thống

3, lựa chọn  bất kì

4, lựa chọn theo khối

5, lựa chọn toàn bộ

6, lựa chọn phần tử đặc biệt

- Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu

→ rủi ro lấy mẫu: xuất phát từ việc kiểm tra số phần tử ít hơn 100% so với tổng thể, và sai phạm khi đánh giá mẫu khác với sai phạm của tổng thể

→ rủi ro ngoài lấy mẫu: là việc ktv đưa ra kết luận sai vì các nguyên nhận hok liên quan đến mẫu ( tiến hành sai thủ tục, hiểu sai về bc kiểm toán)

Kỹ thuật phân tổ: là việc phân chia các mẫu theo 1 tiêu thức hay đặc trưng kinh tế nào đó nhằm tăng tính đại diện của mẫu đc chọn

Quy trình lấy mẫu và kiểm tra mẫu: 7 bước:

→ B1: xác định mục tiêu thử nghiệm

→ B2: xác định tổng thể

→ B3: xác định kích cỡ mẫu

→ B4: xác định phương pháp chọn mẫu

→ B5: thực hiện lấy mẫu

→ B6: nghiên cứu và đánh giá các mẫu đc chọn

→ B7: ghi thành tài liệu về việc lấy mẫu để rút ra suy đoán tổng thể

Chương 5: Quy trình kiểm toán

→ lập kế hoạch kiểm toán

→ thực hiện kiểm toán

→ hoàn tất và lập bc kiểm toán

1.    Lập kế hoạch kiểm toán

-         là việc phát triển chiến lược tổng thể và phương pháp tiếp cận đối tượng kiểm toán trong một khuôn khổ nội dung và thời gian dự kiến.

-         mục tiêu: đảm bảo cuộc kiểm toán có hiệu quả và diễn ra trong thời gian dự kiến; giúp phân công công việc một cách kiểm toán giữa các ktv; đảm bảo sự phối hợp giữa các ktv với nhau và với các chuyên gia khác.

-         Cơ sở để lập kế hoạch: đc xây dưng dựa trên sự hiểu biết về khách hàng (đánh giá rr tiềm tang, rr ks nhằm đưa ra dự kiến về rủi ro phát hiện)

-         Thời điểm lập kế hoạch: ngay khi nhận đc giấy mời và viết thư xác nhận kiểm toán. Việc lập kế hoach kiểm toán đã trở thành 1 chuẩn mực nghề nghiệp của ktv. Ktv lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán diễn ra có hiệu quả và đúng thời gian. Việc lập kế hoạc dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm hđ kinh doanh của khách hàng .

-         ND: kế hoạch kiểm toán đc lập trên 3 điểm chủ yếu: nd công việc, nhân sự tham gia và thời gian tối đa cho phép

·       nội dung:

-         xác định mục tiêu

-         xác định khối lương, phạm vi công việc

-         tìm hiểu tính hình kinh doanh của đơn vị

-         đánh giá ksnb, rủi ro kiểm soát

-          lựa chọn pp kiểm toán để áp dụng

·       nhân sự

-         số lượng ktv tham gia

-         yêu cầu về trình độ chuyên môn của ktv

-         yêu cầu về sự độc lập của ktv

-         phân chia công việc cho các ktv với đối tượng kiểm toán cụ thể

-         mời them chuyên gia

·       thời gian

-         số ngày tối thiểu để thực hiên

-         ngày bắt đầu, ngày kết thúc

-         thời gian cho việc phối hợp kết quả

→ kế hoạch kiểm toán cần đc lập ở  mức độ khác nhau

-         kế hoạc chiến lược: đc lập khi bắt đầu nhận kiểm toán, thường lập ở những cuộc kiểm toán có quy mô lớn, địa bàn rộng hay kiểm toán  bctc trong nhiều năm

-         kế hoạch tổng thể: là sự cụ thể hóa các công việc nêu ra trong kế hoạch chiến lược, đc lập ở mọi cuộc kiểm toán và lập cho từng năm

-         chương trình kiểm toán: sự chi tiết hóa các công việc đc lập ở kế hoạch tổng thể

2.    thực hiện kiểm toán: là việc thực hiện các công việc đã đc lập, các chương trình kiểm toán đã đc hoạch định sẵn.

Nd:

-         xác định các phương pháp và kỹ thuật để thực hiện

-         tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán, các thông tin, các sai phạm,..

-         phân tích đánh giá các tài liệu thu thập đc, đưa ra kế luận ở từng bước, từng thủ tục kiểm toán

-         ghi chép lại quá trình thực hiện kiểm toán, kết quả kiểm toán

-         trao đổi với ban quan lí đơn vị để đưa ra ý kiến cuối cùng

-         lập dự thảo báo cáo kiểm toán

3.    hoàn tất và lập bc kiểm toán

·       hoàn tất:

-         ktv chính kiểm tra và đánh giá toàn bộ công việc đã thực hiện nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công việc, xem xét tính thích hợp và đầy đủ của bằng chứng kiểm toán, đánh giá mục tiêu kiểm toán đã đạt đc hay chưa

-         xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập bác cáo

-         phân tích tổng quát báo cáo tài chính của đơn vị

-         lập bc kiểm toán

·       lập báo cáo kt:

-         báo cáo kiểm toán là văn bản để ktv trình bày và đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lí của các thông tin đc kiểm toán.

Vai trò của bác cáo kiểm toán

-         là căn cứ giúp ng sử dụng đưa ra quyết định kinh tế

-         đối với ktv hay ctykt, quyết định sự uy tín, vị thế của mình và họ phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình

-         đối với đơn cị đc kiểm toán: nang cao uy tin của đươn vị, cung cấp thông tin tin cậy cho nhà quản lí

Các loại báo cáo kiểm toán:

·       báo cáo chấp nhận toàn bộ: ktv đưa ra báo cáo chấp nhận toàn bộ có nghĩa là ktv thừa nhận các thông tin đc kiểm toán là trung thực, hợp lí trên tất cả các khía cạnh trọng yếu và phù hợp với chuaarm mực kế toán hiện hành.  hok còn những sai phạm trọng yếu nào ảnh hưởng đến bctc, nếu có thị đã đc sửa chữa hoặc điều chỉnh.

·       báo cáo chấp nhận từng phần: khi ktv hok thể đưua ra báo cáo chấp nhận toàn bộ vì vẫn còn những bộ phận hok hợp lí. Những bộ phận đó là quan trọng, có ảnh hưởng đến bctc những hok ảnh hưởng đến số lượng lớn các khoản mục để đưa ra ý kiến từ chối hay trái ngược.

·       báo cáo bày tỏ ý kiến trái ngược: đc đưa ra khi ktv có bất đồng quan điểm với các nhà quản lí đơn vị

·       báo cáo từ chối đưa ra ý kiến nhân xét: đc đưa ra khi ktv thấy các tài liệu, thông tin rất mập mờ, hok rõ rang khoeens ktv hok thực hiện đc cuộc kiểm toán như đã dự kiến.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: