Ly thuyet Giao thong
7. Quy hoạch đô thị xây dựng hệ thống giao thông:
1. Chức năng giao thông đô thị
a. Liên hệ và điều hoà giao thông
Giao thông đô thị có vai trò đảm bảo việc vận chuyển hành khách và hàng hoá, bảo đảm lưu thông và đi lại hàng ngày của người dân, an toàn và nhanh chóng, bảo đảm mối liên hệ qua lại bên trong và bên ngoài đô thị được thuận lợi.đồng thời điều hoà được các phương tiện giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt. Chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thể hiện ý đồ và việc phân chia đất đai trong quy hoạch đô thị xây dựng đô thị. Do đó việc nghiên cứu đô thị thường bắt đầu bằng việc vạch mạng lưới giao thông.
b.Mạng lưới đường giao thông
Phân chia đất đô thị thành nhiều khu vực chức năng, nó làm ranh giới cho các khu đất và các lô đất xây dựng trong và ngoài đô thị. Đường giao thông vành đai đô thị thường là ranh giới nội thị và ngoại thị. Đường phố chính trong đô thị thường là ranh giới giữa các khu ở.
c. Làm trục bố cục đô thị
Cùng với các quảng trường, trục của đường được dùng làm sườn bố cục quy hoạch đô thị xây dựng. Thông thường việc bố cục qyu hoạch chung đô thị đều xoay quanh hệ thống giao thông. Đặc biệt những tuyến đường phố chính, quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc xác định vị trí các công trình trọng điểm, xác định các trục bố cục kiến trúc chính và phụ của đô thị.
d. Tổ chức không gian đường phố
Các tuyến chức năng trên đường phố với các thiết bị giao thông, ánh sáng, cây xanh là một tổng thể mang tính nghệ thuật cao, làm cho cảnh quan và môi trường trên đường phố thêm phong phú, bộ mặt kiến trúc đường phố thêm sinh động. Cho nên ngoài chức năng phục vụ đi lại, đường phố còn là nơi giao tiếp hàng ngày trong các phương tiện giao thông, trên hè phố, trên các quảng trường, của người dân đô thị cũng như khách vãng lai.
2. Các loại hình giao thông ở đô thị
Giao thông đô thị có thể phân thành hai loại hình cơ bản: hệ thống giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông đối nội. Sự khác nhau cơ bản của hai loại hình cơ bản này là tính chất phục vụ và phương tiện sử dụng, cách quản lý tổ chức quản lý xây dựng hệ thống đường và các ga, cảng, bến, bãi,của từng loại phương tiện.
Phương tiện giao thông phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và hành khách ở đô thị có thể phân ra như sau:
Đối với giao thông đối ngoại có máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả... ở khu vực ven nội có thể có thêm xe điện chạy nhanh,xe gắn máy cá nhân, xe đạp các loại xe thô sơ khác đi ra các vùng ngoại ô.
Đối với giao thông đối nội có các loại tàu điện ngầm (Métro),xe điện xe ô tô công cộng và cá nhân,xe máy xe đạp, xe thô sơ, đường đi bộ chính.
Phương tiện giao thông càng nhiều và càng đa dạng thì việc tổ chức mạng lưới giao thông và xây dựng các tuyến đường càng phức tạp, đặc biệt là ở các đầu mối giao thông.
Việc phân loại đường cũng như phương tiện sử dụng giao thông của từng đối tượng là cần thiết để dể dàng phân biệt các tuyến đi trong cũng như ngoài đô thị và để giảm bớt những điểm xung đột không cần thiết ở những đầu mối giao thông. Các loại giao thông đô thị gồm có:
- Đường hàng không:
Bao gồm khu vực sân bay, đường băng, khu vực nhà ga hàng không. Các khu vực kho hàng hoá, nhà chứa máy bay, sửa chữa kĩ thuật, bến bãi và các công trình dịch vụ khác của hàng không, kể cả khu vành đai bảo vệ và các trạm trung chuyển.
- Đường thuỷ:
Bao gồm các khu vực bến cảng, nhà kho, sân bãi, nhà ga đường thuỷ, khu vực quản lý kỹ thuật điều hành bảo dưỡng. Phần dưới nước bao gồm bến cảng, lòng lạch và câu tầu. Đường thuỷ có đường sông và đường biển. Xây dựng cảng sông và cảng biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là độ sâu của nước, chiều dài cập bến và lòng lạch.
- Đường sắt:
Bao gồm các đường tàu hoả, tàu điện bên ngoài thành phố, đường xe điện ngầm (Metro), đường xe điện trong thành phố, đường xe điện chạy nhanh ra ngoại ô, các nhà ga, sân ga, bến bãi, kho tàng, ga lập tàu, ga kỹ thuật, ga hàng hoá và kể cả các giải phân cách hai bên đường sắt.
- Đường bộ:
Bao gồm các đường xe cơ giới dành cho ô tô, xe máy các loại, đường xe điện bánh hơi (Trolley Bus), đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ. Đường bộ còn phân ra thành đường cao tốc ( xa lộ quốc gia), đường quốc lộ, đường nhập thành, đường phố chính, đường khu vực, đường nội bộ trong các khu ở. Các bến xe, bãi đỗ xe, quảng trường, các trạm kỹ thuật giao thông.
3. Một số nguyên tắc cơ bản về QH hệ thống giao thông đô thị.
Mạng lưới đường phố và giao thông công cộng trong và ngoài đô thị phải được thiết kế thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo vận chuyển nhanh chóng an toàn. Nó phải liên hệ tốt với tất cả các khu chức năng của đô thị, với các công trình ở ngoại thị, với các đầu mối giao thông đối ngoại và mạng lưới đường giao thông quốc gia, quốc tế.
Quy mô, tính chất của hệ thống đường phải dựa vào yêu cầu hàng hoá, hành khách và khả năng thông xe của mỗi tuyến đường đối với các phương tiện giao thông.
Mỗi loại đường trong đô thị có một chức năng riêng đối với từng loại đô thị. Những yêu cầu về kĩ thuật giao thông đặc biệt là ở các đầu mối chuyển tiếp giữa các loại giao thông hoặc chuyển hướng đi lại của đường phải tuân thủ các chỉ tiêu quy định của Nhà nước và quốc tế đối với một số loại hình giao thông. Phải luôn luôn có đất dự phòng phát triển và hành lang an toàn cho các tuyến giao thông vành đai, các tuyến chuyên dùng và những trục chính có khả năng phát triển và hiện đại hoá.
Các đầu mối giao thông đối ngoại, các bến xe và bãi đỗ xe phải liên hệ trực tiếp thuận lợi với mạng lưới đường bên trong và bên ngoài để khi chuyển đổi phương tiện đi lại không trở ngại cho hành khách, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của đô thị. Các công trình đầu mối giao thông được bố trí trên các trục chính nối liền với trung tâm thành phố.
4. Hình thức tổ chức mạng lưới giao thông thành phố.
Các loại đường phố kết hợp với nhau tạo nên những mạng lưới giao thông thành phố có hình thức khác nhau.
a. Hệ thống bàn cờ
Các đường giao thông được tổ chức vuông góc với nhau. Đây là hình thức thường thấy ở các thành phố cổ Hy lạp và các thành phố châu Mĩ (New York, Chicago ...) có ưu điểm là phân chia đất thành phố thành các khu vực đơn giản hình vuông ha chữ nhật. Mạng đường này không có sự phân chia đường phố một cách rõ ràng (đường chính, đường khu vực, đường khu nhà ở ...) khó thích hợp với điều kiện địa hình phức tạp, chỉ có thể sử dụng được ở những khu vực có địa hình bằng phẳng.
b. Hệ thống bàn cờ có đường chéo.
Do mạng lưới bàn cờ không thuận tiện cho việc đi lại theo hướng chéo người ta thường bố trí những đường giao thông nhánh nối các góc chéo nhau. Hình thức này chia cắt các khu đất thành phố, ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng ở những khu vực có đường giao thông cắt ngang.
c. Hệ thống tia và nan quạt
Được tạo thành khi có nhiều đường giao thông cùng xuất phát từ một điểm (trung tâm thành phố) và phát triển về các hướng khác nhau. Khi có địa hình như sông hồ hạn chế sự phát triển về mọi hướng thì các đường phố tạo thành hình tia ở một phía giống nan quạt.
Mạng đường này tạo khả năng liên hệ nhanh giữa bên ngoài với trung tâm thành phố, nhưng mật độ đường tập trung cao ở trung tâm gây khó khăn cho việc tổ chức đầu mối.
d. Hệ thống tia có vòng
ở những đường phố có mạng lưới đường hình tia, nan quạt, người ta tổ chức những tuyến đường vòng (hai đường vành đai) nối liền các nhánh đường, do đó bảo đảm mối liên hệ thuận tiện giữa các khu vực khác nhau của thành phố và giảm bớt mật độ đi lại ở khu trung tâm
e. Hệ thống tam giác
ở hình thức mà hệ thống giao thông phân chia đất đai thành những khu vực tam giác, ưu điểm của nó tạo điều kiện tổ chức hợp lý các bộ phận quy hoạch đô thị xây dựng thành phố trong khuôn khổ cơ cấu tam giác (như các đơn vị ở, cụm công nghiệp ...) tổ chức giao thông thuận tiện đồng thời bảo đảm mối quan hệ dễ dàng giữa khu vực trong các phố với những đường phố xung quanh.
Nhược điểm : cứng nhắc, khó phù hợp với địa hình thiên nhiên. Nhiều đường cùng cắt qua một điểm, nên tổ chức đầu mối giao thông tại điểm này khá phức tạp.
f. Hệ thống lục giác
Đây là mạng đường phố dựa trên hình 6 cạnh đều tạo thành những nút giao thông 3 nhánh với góc 1200. Hình thức này đảm bảo an toàn giao thông cao độ thành các tuyến đường giao thông khép kín 1 chiều tránh được điểm xung đột giữa những luồng xe. Có thể hình thành các đơn vị ở trong khuôn khổ hình lục giác bao quanh là hệ thống cơ giới một chiều.
g. Hệ thống răng lược
Do Hinbert Seym (người Mỹ) đề xuất năm 1944. Các tuyến đường được tổ chức theo hình răng lược, phân biệt rõ ràng mỗi tuyến giao thông theo chức năng phục vụ của nó và được đi sâu vào bên trong các đơn vị ở
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top