Lý luận về tư bản và tái sản xuất của A.smith
Câu 5: Lý luận về tư bản và tái sản xuất của A.smith?
Trả lời
* Lý luận về tư bản:
Nếu chủ nghĩa trọng nông coi mọi của cải là tư bản, thì A.smith cho rằng vật phẩm tiêu dùng không thể là tư bản và cũng không hải mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản, chỉ có tư liệu sản xuất do lao động tạo nên mới là tư bản, chỉ có bộ phận tài sản mang lại lợi nhuận mới là tư bản.
Theo A.smith, tư bản lưu động là tư bản mang lại thu nhập cho người chủ của nó do kết quả của việc thực hiện, tiêu thụ hàng hóa. Tư bản lưu động bao gồm: tiền, dự trữ lương thực, nguyên liệu, hàng hóa ở trong kho. Theo ông tư bản của thương nhân thuộc về tư bản lưu động. Tư bản cố định là tư bản đem lại lợi nhuận, "không chuyển từ tay kẻ sở hữu này qua tay kẻ sở hữu khác, không lưu thông". Nó bao gồm: máy móc, công cụ, công trình xây dựng đem lại thu nhập, việc cải tạo đất đai và những năng lực có ích của dân cư.
Theo K.marx, A.smith có một bước tiến nhưng cũng có một bước lùi so với những nguười trọng nông. Bước tiến của A.smith là ở chỗ xem xét tư bản trong một hình thức của tư bản sản xuất, trong mọi ngành đều có tư bản cố định và tư bản lưu động. Còn bước lùi của A.smith là ở chỗ những người trọng nông đã nêu ra khoản ứng trước đầu tiên và khoản ứng trước hàng năm, còn A.smith đã không phâ biệt được ranh giới rõ ràng giữa phạm vi sản xuất và lưu thông. Do đó ông không phân biệt được tư bản lưu thông và tư bản lưu động. Qua các yếu tố của tư bản lưu động, cho thấy tư bản lưu động đã mất tính chất sản xuất. Ông không xếp sức lao động vào tư bản lưu động. Phương pháp phân chia tư bản lưu động và tư bản cố định cũng không đúng đắn và không nhất quán, ông gọi hai phạm trù này là cách đầu tư mang lại lợi nhuận, khi thì dựa vào đặc tính của vật thể (đứng im là cố định, chạy như tàu biển là lưu động)...
* Lý luận về tái sản xuất:
Theo Lê-nin, A.smith đã vâps phải vấn đè phân biệt trong lý luận, ông nhận thấy cần phải phân biệt hai hình thức lao động, một thứ cung cấp những vật phẩm tiêu dùng, còn một thứ cung cấp những sản phẩm không phải để tiêu dùng (nhận xét, máy móc, công cụ). Chỉ cần tiến một bước nữa là thừa nhận hai hình thức tiêu dùng: tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất.
A.smith mắc phải sai lầm mà Marx gọi là sai lầm "giáo điều" là đã bỏ C trong giá trị hàng hóa. Ông xây dựng lý luận tái sản xuất trên cơ sở cho rằng giá trị của hàng hóa gồm các khoản thu nhập: tiền lương, lợi nhuận và địa tô. Đôi lúc ông cảm thấy sự trái ngược với sai lầm "giáo điều", ông đã dùng khái niệm "tổng thu nhập" "để lén lút" đưa C vào.
Nguồn gốc sai lầm của A.smith là ông đã lẫn lộn toàn bộ giá trị của sản phẩm với giá trị mới sáng tạo ra, ông không thấy được tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
Về tái sản xuất mở rộng, Marx đã đánh giá cao A.smith và cả Ricardo là đã phân biệt được tích lũy và cất trữ, tích lũy là phải dành một phần giá trị thặng dư để thuê thêm công nhân. Song A.smith đã sai lầm ở chỗ, việc tích lũy tư bản chỉ là việc biến giá trị thặng dư thành tư bản khả biến (V) phụ thêm, không có tư bản bất biến (C) phụ thêm.
A.smith đã đưa khoa học KTCT thành một hệ thống. Lý luận kinh tế của ông vừa chứa đựng những nhân tố khoa học, vừa chứa đựng mhững nhân tố tầm thường. Trong đó tất cả các vấn đề, A.smith đều có mâu thuẫn. Điều đó là do nhiệm vụ của A.smith có hai mặt, một mặt cố gắng xâm nhập vào cái sinh lý nội tạng bên trong của xã hội tư bản, mặt khác cố gắng miêu tả những hình thái sinh động biểu hện qua bề ngoài của xã hội này.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top