ly luan 6

CHƯƠNG XIII 

PHÁP LUT TƯ SẢN 

Cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản, pháp luật tư sản cũng hình thành và

phát triển. So với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có nhiều

tiến bộ. Pháp luật tư sản có sự phát triển khá hoàn thiện về phạm vi điều chỉnh và

hình thức thể hiện.

I. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN

Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản

chủ nghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của quan hệ đó.

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là quan hệ hàng hoá tồn tại dựa trên chế

độ tư hữu và bóc lột lao động làm thuê. Chính điều này đã làm giai cấp tư sản đặc biệt

quan tâm đến việc duy trì và củng cố chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do và pháp luật trở thành công cụ để thực hiện vai trò đó. Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá duy trì và củng cố chế độ tư hữu là cơ sở tồn tại của Nhà nước

tư sản, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã chỉ rõ bản chất của pháp luật tư sản: “pháp quyền

của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà

nội dung do những điều kện sinh hoạt vất chất của giai cấp các ông quyết định”1.

Như vậy, pháp luật tư sản một mặt là công cụ để Nhà nước tư sản củng cố và

bảo vệ nền trật tự xã hội phù hợp, có lợi cho giai cấp tư sản, là công cụ chuyên chính

tư sản nhằm củng cố, bảo vệ các lợ ích kinh tế, chính trị, tư tưởng... của giai cấp tư

sản. Mặt khác bản chất, nội dung của pháp luật tư sản do chính những điều kiện tồn

tại của giai cấp tư sản- chế độ tư hữu tư bản quyết định.

Cũng giống như bản chất của bất kỳ kiểu pháp luật bóc lột nào, pháp luật tư

sản trước tiên là công cụ để bảo vệ sở hữu tư nhân- cơ sở kinh tế của xã hội bóc lột

và bảo vệ chế độ người bóc lột người.

Thứ hai, pháp luật tư sản ghi nhận và bảo vệ sự thống trị về chính trị của giai

cấp tư sản.

Thứ ba, pháp luật tư sản ghi nhận và bảo vệ sự thống trị của tư sản về mặt tư


tưởng.


Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ, toàn vẹn và khách quan bản chất của pháp luật


tư sản phải cần thiết thông qua các chế định cụ thể được quy định trong pháp luật.

1.   Quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một trong những chế định phát triển, hoàn thiện nhất của

pháp luật tư sản. Chế định quyền sở hữu trong pháp luật tư sản được kế thừa từ

những nguyên tắc của chế định quyền sở hữu trong Luật La mã cổ đại. Tuy nhiên giai


cấp tư sản đã có công phát triển đến mức hoàn thiện nhất về hình thức chế

quyền sở hữu.


định


Hiến pháp và pháp luật các nước tư sản tuyên bố quyền tư hữu là quyền thiêng

liêng bất khả xâm phạm. Pháp luật bảo vệ quyền tư hữu của tất cả mọi người, quyền

tư hữu chung. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Nước Pháp năm 1789 đã

tuyên bố: không ai có thể mất quyền sở hữu là một quyền thiêng liêng bất khả xâm

phạm trừ trường hợp có sự cần thiết của xã hội mà luật đã quy định với điều kiện là

bồi thường trước và công bằng. Bên cạnh đó, cũng giống như pháp luật chủ nô và

1 C.Mác- Ph.Ăng ghen. Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội 1980, tập1, tr562,563.


pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản quy định các hình phạt nặng nề đối với các

hành vi xâm phạm tới quyền tư hữu; đồng thời hạn chế áp dụng các biện pháp tịch

thu, trưng thu, trưng mua, trưng dụng. Nhận định về vấn đề này trong Tuyên ngôn

Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng ghen viết: “lao động làm thuê, lao động của người

vô sản có tạo ra sở hữu cho người vô sản không? Tuyệt đối không. Nó tạo ra tư bản,

tức là cái sở hữu bóc lột lao động làm thuê”1. Nhận xét này của Mác vẫn hoàn toàn giữ

nguyên giá trị đối với xã hội tư sản hiện đại.

Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, chế

định sở hữu có sự thay đổi, bên cạnh sở hữu tư nhân có thêm sở hữu nhà nước, vì vậy

ngay lập tức có các quy định về nó xuất hiện. Mặc dù các học giả tư sản mô tả về sự

hình thành sở hữu nhà nước và các quy định pháp lý về nó như là một hiện tượng “xã

hội hoá” tư liệu sản xuất, như là một tiền đề cho sự chuyển hoá nhà nước tư sản sang

nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực chất việc xuất hiện hình thức sở hữu nhà nước

không làm thay đổi bản chất của chế độ tư hữu tư sản cũng như không làm thay đổi

bản chất của pháp luật tư sản về sở hữu: “Nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng

sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể

thực sự bấy nhiêu và càng bóc lột công nhân bấy nhiêu. Công nhân vẫn là những người

công nhân làm thuê, những người vô sản. Quan hệ Tư bản chủ nghĩa vẫn không bị thủ

tiêu mà trái lại còn được đẩy tới chỗ tột cùng”1  .

Kết luận mang tính nguyên lý trên của C.Mác- Ph.Ăng ghen trong tác phẩm

chống Đuy Rinh vẫn còn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong những thập niên cuối của

thế kỷ XX, và những năm đầu của thế kỷ XXI, các Nhà nước tư sản đặc biệt nhóm

các nhà nước tư sản phát triển cũng rất chú trọng tới chức năng xã hội của mình. Sự

tác động của nhà nước tư sản tới các vấn đề sở hữu không chỉ đơn thuần vì lợi ích

của giai cấp tư sản mà còn tính đến lợi ích của xã hội nói chung. Vì vậy pháp luật tư

sản ngày càng thể hiện rõ chức năng xã hội của mình.

2.   Chế định hợp đồng

Chế định hợp đồng là chế định mang tính tiến bộ nhất của pháp luật tư sản so

với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, nó hình thành và phát triển dựa trên

nguyên tắc tự do hợp đồng, thể hiện sự tự do ý chí, bình đẳng của các bên tham gia

vào quan hệ.

Nguyên tắc tự do hợp đồng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ khác nhau

như quan hệ mua bán, quan hệ lao động... Về hình thức, chế định hợp đồng quy định

quyền bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, khi tham gia quan hệ

các bên tự mình quyết định việc có ký kết hợp đồng hay không, không bên nào cưỡng

ép bên nào. Vì vậy nhìn ở góc độ này quan hệ hợp đồng không mang dấu ấn quyền

lực của người tạo ra nó, tức là quyền lực của giai cấp tư sản. Thực chất, chế định

hợp đồng cũng phản ánh bản chất của giai cấp tư sản, bởi lẽ nó là hình thức pháp lý

tốt nhất cho chế độ cạnh tranh tự do mua và bán, tự do vốn rất phù hợp với lợi ích của

nhà tư sản.

Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà

nước, dưới sức ép của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân buộc nhà nước tư

sản phải có những nhượng bộ đưa ra các quy định từng bước thừa nhận các quyền về

1  C.Mác- Ph.Ăng ghen tuyển tập, tập1, NXB Sự thật, Hà Nội 1980, tr 559)

1 C.Mác- Ph.Ăng ghen tuyển tập, tập5, NXB Sự thật, Hà Nội 1980, tr 394.


lao động của công nhân, kết quả cho ra đời ngành luật mới- ngành luật lao động với

chế định cơ bản là hợp đồng lao động. Tuy nhiên, tính chất bình đẳng trong quan hệ

hợp đồng lao động không thể đạt được khi công nhân phải đứng trước sự lựa chọn

giữa việc có việc làm với các điều kiện không bảo đảm và việc không có việc làm, vì

vậy họ buộc phải ký kết các hợp đồng lao đồng bất lợi cho mình.

Hiện nay, cùng với sự can thiệp của nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế, sự


lũng  đoạn  của  các  tập  đoàn  tư


bản  độc  quyền,  vị


trí  của  chế


định  hợp  đồng  với


nguyên tắc tự do bị hạn chế rất nhiều. Các nhà tư sản vừa và nhỏ buộc phải ký kết

hợp đồng theo sự áp đặt của các tập đoàn tư bản lớn, của nhà nước hoặc sẽ bị phá

sản. Do đó, không có sự bình đẳng về ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng trên

thực tế theo nghĩa vốn có của hợp đồng mà chỉ có sự tự do dưới hình thức pháp lý.

3. Địa vị pháp lý của công dân

Địa vị pháp lý của công dân là một trong những chế định quan trọng mà các học

giả tư sản sử dụng để phủ nhận tính giai cấp của pháp luật tư sản.

Xét ở một góc độ chung nhất chế định địa vị pháp lý của công dân là chế định

phản ánh sự tiến bộ hơn hẳn của pháp luật tư sản so với pháp luật chủ nô và pháp

luật phong kiến. Lần đầu tiên các quyền tự do, dân chủ của công dân được ghi nhận

rộng rãi trong pháp luật. Các nhà nước tư sản đều ghi nhận trong Hiến pháp các quyền

tự do, bình đẳng, dân chủ của công dân. Đây là một thành tựu lớn mà giai cấp tư sản

đã mang lại cho nhân loại. Tuy nhiên, dù tiến bộ và dân chủ rộng rãi nhiều lần so với

chế độ phong kiến, các quyền tự do, dân chủ mà pháp luật tư sản quy định vẫn luôn

mang bản chất giai cấp và thể hiện ý chí của giai cấp tư sản. Điều này được chứng

minh thông qua việc ghi nhận các quyền tự do, dân chủ trong pháp luật qua các giai

đoạn phát triển của nhà nước tư sản.

Trong thời kỳ đầu, giai cấp tư sản chủ trương đề cao các quyền bình đẳng, tự

do, dân chủ bởi vì đây là những đòn bẩy thúc đẩy, lôi kéo sự ủng hộ của nhân dân lao

động chống lại sự thống trị phong kiến. Giai cấp tư sản ở giai đoạn này đã cùng với

nhân dân lao động đấu tranh giành cho được các quyền tự do, dân chủ.

Chuyển sang giai đoạn sau khi nhà nước tư sản đã được củng cố, chính giai

cấp tư sản lại vi phạm các quyền tự do dân chủ: quyền biểu tình, bãi công, tự do

nghiệp đoàn... vì lo ngại các quyền này sẽ đe dọa đến lợi ích của giai cấp tư sản.

Ngày nay các quyền tự do, dân chủ lại được giai cấp tư sản đề cao dưới sự tác

động của nhiều nguyên nhân, giai cấp tư sản ở các nước dưới danh nghĩa “bảo vệ

nhân quyền” để can thiệp vào các nước khác.

Như vậy, các quyền tự do, dân chủ của cá nhân được pháp luật tư sản bảo

đảm về mặt pháp lý. Song các bảo đảm thực tế cho việc thực hiện các quyền tự do,

dân chủ này bị hạn chế.

Tuy nhiên, khi đánh giá về bản chất của pháp luật tư sản chúng ta phải nhìn

nhận pháp luật tư sản trong sự phát triển cụ thể. Từ chỗ là công cụ chủ yếu phục vụ

lợi ích của giai cấp tư sản, pháp luật tư sản dần dần trở thành một công cụ điều tiết

có hiệu quả của toàn xã hội. Điều này phản ánh thực tế là chức năng xã hội của pháp

luật đã có bước phát triển đáng kể. Thể hiện, trước tiên pháp luật tư sản đóng vai trò

quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ xã hội, thiết lập một “trật tự xã hội” để bảo đảm cho sự phát triển của xã hội. Mặt khác, chức năng xã hội của pháp luật tư sản còn biểu hiện ở chỗ phạm vi các quan hệ xã hội mà pháp luật tư sản điều chỉnh


ngày càng được mở rộng. Hầu hết các lĩnh vực quan trọng của xã hội đều được pháp

luật tư sản tác động đến một cách hiệu quả. Ngày nay pháp luật tư sản còn mang tính

toàn cầu hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Trong thực tiễn nhiều

chế định pháp luật quốc tế quan trọng đã được hình thành dưới sự tác động của pháp

luật tư sản.

II. HÌNH THỨC VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TƯ SẢN

1.   Hình thức pháp luật tư sản

Hình thức của pháp luật tư sản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ

pháp, tập quán pháp và ở một số ít các nước hồi giáo là luật tôn giáo.

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức phổ biến nhất của pháp luật tư sản,

văn bản quy phạm pháp luật của pháp luật tư sản phát triển và hoàn thiện rất nhiều

về nội dung và hình thức so với pháp luật phong kiến và pháp luật chủ nô.

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của pháp luật tư sản, hiến pháp

là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp tư sản xuất

hiện sau khi nhà nước tư sản ra đời. Sự ra đời của hiến pháp tư sản đánh dấu một

bước tiến quan trọng của nền văn minh nhân loại nói chung và lịch sử phát triển của

pháp luật nói riêng. Với quan niệm hiến pháp chỉ là “văn bản phản ánh tổ chức chính

trị của quốc gia” nên hiến pháp tư sản đầu tiên thường chỉ quy định những vấn đề liên

quan tới quyền lực nhà nước, mà ít quan tâm đến chế độ kinh tế, văn hoá - xã hội,

quyền công dân như hiến pháp xã hội chủ nghĩa.

Sau hiến pháp thì luật là loại văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng rộng

rãi trong pháp luật tư sản. Luật là văn bản do nghị viện tư sản ban hành. Các nước tư

sản rất chú trọng tới công tác hệ thống hoá đặc biệt là công tác pháp điển hoá vì vậy

phần lớn các lĩnh vực quan hệ xã hội đều có các bộ luật điều chỉnh. Thực tiễn pháp

luật trong các nước tư sản cho thấy các nước có các tổng tập luật lệ, bộ luật có độ

chính xác và khoa học cao.

Sắc lệnh, nghị định là những văn bản dưới luật được sử dụng phổ biến trong

hệ thống pháp luật tư sản, đặcbiệt ở các nước theo chính thể cộng hoà tổng thống

như Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Philípin, Mê xi cô...

Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật được áp dụng chủ yếu ở các nước thuộc

hệ thống Ăng lô- Xắc xông, gồm các nước Anh, Mỹ và một số nước nằm trong hệ

thống thuộc địa của Anh trước đây.

Tiền lệ pháp là quyết định trước đây của toà án hoặc cơ quan hành chính được

sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra sau này.

Tiền lệ pháp có đặc điểm là không ổn định, không xác định về mặt hình thức,

đòi hỏi phải đối chiếu các tình tiết của vụ việc đang xem xét với tình tiết của vụ việc

tương tự đã được giải quyết, từ đó có thể áp dụng hình phạt hoặc cách giải quyết đã

có, vì vậy dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền, tuỳ tiện trong việc áp dụng.

Mặt khác, cũng cần phải thấy tính tích cực của tiền lệ pháp, vì quan hệ xã

hội- đối tượng điều chỉnh của pháp luật luôn thay đổi. Do đó, trong bất kỳ hệ thống

pháp luật nào cũng đều có những “khoảng trống” nhất định, việc áp dụng tiền lệ pháp

sẽ khắc phục được tình trạng này.

Tập quán pháp được áp dụng chủ yếu ở một số nước có chính thể quân chủ

lập hiến, tuy nhiên vị trí của nó không đáng kể. Sự tồn tại của tập quán pháp chứng tỏ

sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến đối với pháp luật tư sản.


Tập quán pháp là những quy tắc xử sự phổ biến trong xã hội  được nhà nước

thừa nhận dù không ghi ở bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tập quán pháp

được nhà nước tư sản sử dụng trong một số lĩnh vực hạn chế và hiện đang mất dần

ảnh hưởng.

Luật tôn giáo hiện này chỉ được sử dụng ở một số nhà nước tư sản, vì đại đa

số các nhà nước tư sản quan niệm vấn đề tôn giáo là quyền tự do cá nhân, do đó pháp

luật không điều chỉnh. Hiện tại chỉ còn một số nước Hồi giáo và Ấn Độ trong cộng

đồng người Hin Đu sử dụng các quy tắc tôn giáo để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2.   Hệ thống pháp luật tư sản


Mỗi nhà nước  tư  sản có  một  hệ


thống  pháp  luật riêng  với những  đặc thù


riêngvề hình thức và nội dung. Tuy nhiên, giữa các nước vẫn có những nét tương đồng

nhất định. Căn cứ vào những nét tương đồng này có thể xếp pháp luật các nước tư sản

vào các hệ thống pháp luật khác nhau, mà phổ biến là hai hệ thống: Ăng lô-xắc xông

và La mã- Giéc manh (Châu Âu lục địa).

Hệ thống pháp luật Ăng lô- xắc xông bao gồm pháp luật các nước Anh, Mỹ và

các nước chịu ảnh hưởng của Anh, hệ thống pháp luật này có những đặc trưng sau:

- Pháp luật không chia thành công pháp và tư pháp.

- Phần lớn các quy phạm pháp luật và chế định pháp luật không hình thành

bằng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà hình thành chủ yếu thông qua

hình thức án lệ. Như vậy, thẩm phán vừa là người xét xử, vừa là người sáng tạo ra

pháp luật một cách gián tiếp.

- Các nước trong hệ thống pháp luật này đều lấy dân luật Anh làm hình mẫu.

Hệ thống pháp luật La mã- Giéc manh bao gồm pháp luật các nước Châu âu lục

địa (Pháp, Đức, ý...) và một số nước Châu Mỹ la tinh (Braxin, Vênêzuêla...). Hệ thống

pháp luật La mã- Giéc manh có những đặc trưng sau:

-     Pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của dân luật La mã cổ đại.

-     Hệ thống pháp luật này chia pháp luật ra thành công pháp và tư pháp.

Công pháp bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan

hệ về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, những quan hệ liên quan tới việc

bảo vệ lợi ích của từng cá nhân.

Tư pháp bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ

liên quan tới việc bảo vệ lợi ích của từng cá nhân.

Bên cạnh hai hệ thống pháp luật trên, còn có sự tồn tại của các hệ thống pháp

luật khác, như pháp luật các nước Hồi giáo, hệ thống pháp luật Bắc âu, hệ thống pháp

luật Ấn độ...

IV.      PHÁP CHẾ TƯ SẢN

Pháp chế tư sản là sự tuân thủ của công dân, của các tổ chức, cơ quan đối với

pháp luật hiện hành.

Pháp chế tư sản có hai yêu cầu:

- Thứ nhất, hiến pháp phải có hiệu lực tối cao. Điều này đòi hỏi các văn bản

quy phạm pháp luật khi ban hành phải phù hợp với hiến pháp, nếu nội dung của nó

trái với hiến pháp sẽ bị vô hiệu.

- Thứ hai, việc tuân thủ đầy đủ của công dân đối với pháp luật hiện hành.

Xem xét pháp chế tư sản cho chúng ta thấy qua các giai đoạn phát triển khác

nhau của nhà nước tư sản, pháp chế tư sản có những biểu hiện khác nhau.


Trong giai đoạn đầu của nhà nước tư sản, nhà nước tư sản đang trong thời kỳ

củng cố và hoàn thiện nên pháp luật tư sản là công cụ để giai cấp tư sản lôi cuốn

nhân dân chống lại các tàn dư của chế độ phong kiến. Hơn nữa, trong giai đoạn này

giai cấp tư sản đề cao khẩu hiệu bình đẳng, tự do nên việc chú trọng đến nguyên tắc

pháp chế là tất yếu. Pháp chế là biểu hiện ở mức độ cao sự bình đẳng xét từ góc độ

hiệu lực của pháp luật.

Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, pháp chế tư sản

có nguy cơ bị hạn chế. Nguyên nhân sâu xa là do cơ sở xã hội của pháp luật bị thu hẹp,

do sự đối lập giữa lợi ích của các tầng lớp khác trong xã hội càng trở nên gay gắt. Sự

phá vỡ pháp chế tư sản diễn ra theo hai hướng. Hướng 1, nhà nước tư sản ban hành

các đạo luật vi hiến. Ví dụ: Luật Lendran- Grifin ngày 14-9-1959, Luật Macaren ngày

23-9-1950, Luật giám sát hoạt động của Đảng cộng sản 1954 do Nhà nước Mỹ ban

hành, Luật về quan hệ đối với các phần tử không hợp pháp trong bộ máy nhà nước

(1972), Luật về kiểm duyệt bưu điện (1961) của Cộng hoà Liên bang Đức, Luật về

quyền hạn khẩn cấp ở Anh ngày 2-4-1940...  Các luật này thường nhằm chống lại các

quyền tự do, dân chủ được coi là chế định cơ bản của Hiến pháp tư sản. Hướng 2,

Nhà nước tư sản đàn áp các phong trào tiến bộ, thu hẹp cơ sở xã hội của công dân.

Pháp chế tư sản bị hạn chế khá mạnh trong thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ

20. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự tăng cường giá trị xã hội của pháp

luật, do những biến đổi xã hộivà sự lớn mạnh về uy tín của các đảng cánh tả trong

đời sống chính trị các nước tư sản làm cho pháp luật tư sản thể hiện đậm nét lợi ích

của nhân dân lao động, vì thế pháp chế tư sản cũng có những bước phát triển cao hơn.

Tuy nhiên, việc giai cấp tư sản mong muốn pháp luật của mình được thực hiện

chưa phải là điều kiện đảm bảo pháp chế tư sản. Ngay cả trong giai đoạn hiện nay và

tương lai bản thân các điều kiện nội tại trong xã hội tư sản không bảo đảm cho pháp

chế tư sản không bảo đảm cho pháp chế tư sản khó mang tính triệt để.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: