ly luan 10

CHƯƠNG XVIII 

THC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 

I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 

Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xác định những khả

năng xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ trở thành hiện thực trong đời

sống khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.

Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của quản lý

nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào

cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả. Chính vì

vậy, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ

với nhau. Nhà nước sử dụng pháp luật như là phương tiện để thực hiện sự quản lý

đối với xã hôị, và đây là nguyên tắc hiến định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp

luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân

dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp pháp luật, đấu

tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của

tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (Điều 12 Hiến pháp năm 1992).

Qua các lun đim trên cho thấy, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt 

đng có mc đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành 

những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. 

Nói cách khác, việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật, đó là bằng hành

vi cụ thể của mình, các chủ thể pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đã

bằng các hành vi của mình thực hiện các quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định

đã được đưa ra. 

Các quy phạm pháp luật hết sức phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng

cũng rất phong phú. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học

pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

- Tuân thủ pháp luật 

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế

không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Ở hình thức thực hiện này đòi

hỏi chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật

dưới dạng không hành động, ví dụ như không tiến hành những hành vi trôm cắp tài

sản, cướp của, giết người...chính là đã tuân thủ pháp luật.

- Thi hành pháp luật 

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện

nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi chủ thể

phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích cực, chẳng hạn như cá

nhân thực hiện nghĩa vụ quân sự, ghi tên vào danh sách nhập ngũ, hoặc người kinhn

doanh thực hiện nghĩa vụ thuế... chính là đã thi hành pháp luật.

- Sử dụng pháp luật 

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện

quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).

Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực

hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ

không bị bắt buộc phải thực hiện, chẳng hạn như công dân thực hiện quyền khiếu

nại, tố cáo... 

- Áp dụng pháp luật 

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực

hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp

luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những

quan hệ pháp luật cụ thể.

Nếu tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là những hình

thức thực hiện pháp luật mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng

pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia  của các cơ quan nhà nước

hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. Áp dụng pháp luật là một hình thức rất quan

trọng của thực hiện pháp luật liên quan đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

vì thế cần thiết phải đi sâu nghiên cứu.

II. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Áp dụng pháp luật là một hoạt động có tổ chức mang tính quyền lực nhà nước

của các cơ quan, người có thẩm quyền, nhằm thực hiện trong thực tế các quy phạm

pháp luật trong mọi tình huống cụ thể của cuộc sống.

Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

a. Khi những quan hệ pháp luật với những quyền và nghĩa vụ cụ thể không

mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

b. Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên

tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

c. Khi cần áp dụng các biện pháp chế tài được nhà nước quy định trong các quy

phạm pháp luật nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

d. Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia

để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó, hoặc nhà nước xác

nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế.

Ap dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước.

Nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức nhà nước tổ chức cho

các chủ thể thực hiện pháp luật.

Ap dụng pháp luật có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước, cụ thể,

hoạt động này chỉ do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền

tiến  hành.  Hoạt  động  áp  dụng  pháp  luật  được  tiến  hành  chủ

yếu  theo  ý  chí  đơn

phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không bị phụ thuộc vào ý chí của chủ

thể bị áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc phải thực

hiện đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan.

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo thủ tục do pháp

luật quy định chặt chẽ. Trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền và các bên có liên quan phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ

tục.

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các

quan hệ xã hội. Đối tượng của áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự

điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật.

Bằng hoạt động áp dụng pháp luật, những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt

hoá, cụ thể hoá đối với những trường hợp cụ thể.

Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo. Khi áp dụng pháp

luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách phải nghiên cứu kỹ lưỡng

vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản

áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành.

Từ sự phân tích trên cho thấy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ

chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông quan những cơ quan nhà

nước có thẩm quyền, nhà chức trách, hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao

quyn, nhm cá bit hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối

vi các cá nhân, t chc c thể.

Hình thức thể hiện chính thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp

dụng pháp luật.

Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau:

1.Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) có

thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

2.Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, chỉ áp dụng một lần đối với

các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.

3.Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải

phù hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu không phù hợp

với các căn cứ pháp lý được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì văn

bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ.

4. Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác

định như: bản án, quyết định, lệnh...

5. Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp,

thiếu nó, nhiều quy phạm pháp luật không thể thực hiện được.

Như vậy, văn bn áp dng pháp lut là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính

quyn lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức

xã hi được trao quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác

đnh những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định

những biện pháp chế tài đối với chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

III. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Để áp dụng pháp luật chính xác, đạt hiệu quả cao cần phải tiến hành những

bước sau:

1. Phân tích, đánh giá đúng, chính xác những tình tiết,  hoàn cảnh, điều

kiện của vụ việc thực tế đã xảy ra.

Để giải quyết đúng đắn sự việc cụ thể có tính chất pháp lý, nhất thiết phải

hiểu đúng bản chất của sự việc và cần tìm hiểu tất cả các tình huống, chứng cứ của

sự việc đúng như thực tế của nó.

Khi cần điều tra xem xét cần bảo đảm tính khách quan, công bằng đối với các

tổ chức và cá nhân liên quan đến vụ việc.

Việc xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc cũng đòi hỏi phải nghiên cứu

xác định vụ việc đó thực sự có ý nghiã pháp lý hay không? Không thể áp dụng pháp

luật đối với những vụ việc không có đặc trưng pháp lý. Do đó, giai đoạn này yêu cầu:

- Nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ những tình tiết của vụ việc.

- Xác đinh đặc trưng pháp lý của vụ việc.

- Tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc.

Sau khi xem xét tất cả những tình tiết của vụ việc, nếu xác địng vụ việc có

đặc trưng pháp lý cần áp dụng pháp luật thì chuyển sang giai đoạn thứ hai.

2. La chn quy phm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng tỏ nội

dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng.

Trước tiên, phải xác định ngành luật nào điều chỉnh vụ việc này, sau đến lựa

chọn quy phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc. Tiếp theo, phải làm sáng tỏ

nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật được lựa chọn. Điều này có mục đích

bảo đảm áp dụng đúng đắn pháp luật.

Tóm lại, giai đoạn thứ hai của quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu: a, lựa chon

đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp đó; b, xác định quy phạm pháp

luật đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; c,

nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật.

3. Ra văn bn áp dng pháp luật

Đây là giai đoạn quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật. Ở giai đoạn này,

những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện

pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm được ấn định.

Khi ra văn bản áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người

có thẩm quyền không thể xuất phát từ động cơ cá nhân hoặc quan hệ riêng tư. Văn

bản áp dụng pháp luật phù hợp với lợi ích của nhà nước, tập thể, cá nhân được thể

hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi, có

cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý, theo đúng mẫu đã quy định. Nội dung của văn bản phải

rõ ràng, chính xác, nêu rõ trường hợp cụ thể, chủ thể cụ thể và chỉ được thực hiện

một lần.

4. T chc thc hin quyết định áp dụng pháp luật

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Giai đoạn này gồm

những hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo về mặt vật chất, kỹ thuật cho việc thực

hiện đúng văn bản áp dụng pháp luật hiện hành. Ví dụ: Tổ chức thi hành bản án đã

tuyên, dẫn người bị kết án tới trại cải tạo...Đồng thời cũng cần tiến hành các hoạt

động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật. Đó là một trong

những bảo đảm quan trọng để quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời

sống.

IV. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TƯƠNG TỰ

Trong thực tế, nhiều trường hợp xảy ra không tìm ra được các quy phạm pháp

luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó. Mặc dù nhu cầu của đời sống xã hội đòi hỏi

các cơ quan nhà nước phải giải quyết các vấn đề đó ngay lập tức để bảo đảm lợi ích

của người lao động, của các tổ chức, của nhà nước. Giải pháp cho những tình huống

nêu trên là áp dụng pháp luật tương tự.

Áp dụng pháp luật tương tự có 2 loại: tương tự quy phạm pháp luật và tương

tự pháp luật.

- Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế cụ

thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, vì thế người áp dụng

pháp luật đã dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh một trường hợp khác có

nội dung gần giống như vậy để giải quyết vụ việc xảy ra.

- Áp dụng tương tự pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế, cụ thể nào đó

chưa có pháp luật điều chỉnh, và việc giải quyết vụ việc xảy ra dựa trên cơ sở những

nguyên tắc chung và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Các điều kiện chung để áp dụng pháp luật tương tự bao gồm:

- Vụ việc được xem xét phải có liên quan và có ảnh hưởng lớn tới quyền, lợi

ích của Nhà nước, của xã hội hoặc của cá nhân đoi hỏi nhà nước phải xem xét, giải

quyết.

- Phải chứng minh một cách chắc chắn rằng vụ việc cần xem xét, giải quyết

đó đã không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh.

Ngoài điều kiện chung nói trên với mỗi loại áp dụng pháp luật tương tự lại có

những điều kiện riêng:

- Đối với áp dụng tương tự quy phạm pháp luật phải xác định được quy phạm

pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống như vậy.

- Đối với áp dụng pháp luật tương tự pháp luật cần phải xác định là không có

quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc tương tự với vụ việc giải quyết. Chỉ ra được

nguyên  tắc  pháp  luật  hay  quan  điểm  pháp  lý  nào  đó  được  áp  dụng  để

trường hợp cụ thể đó.

giải  quyết

V. GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT

1. Khái nim hình thức giải thích pháp luật

Gii thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của

các quy phm pháp luật, đảm bảo cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống

nht pháp luật.

Giải thích pháp luật nhằm giúp việc thực hiện pháp luật được đầy đủ, chính

xác, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật. Chính vì vậy, giải thích pháp

luật được tiến hành thường xuyên trong quá trình xây dựng pháp luật, quá trình thực

hiện và áp dụng pháp luật. Giải thích pháp luật là hoạt động có tác động tích cực đối

với việc tăng cường pháp chế và bảo vệ trật tự pháp luật.

Phụ thuộc vào chủ thể tiến hành giải thích và đặc trưng của sự giải thích, có

thể chia giải thích pháp luật ra làm 2 loại (hình thức): Giải thích chính thức và giải

thích không chính thức.

Gii  thích  không  chính  thức:

là  sự

giải  thích  tư

tưởng,  nội  dung  của  quy

phạm pháp luật nhưng không mang tính chất bắt buộc phải xử sự theo cách giải thích

đó. Loại giải thích này có thể được tiến hành bởi mọi cá nhân, tổ chức bất kỳ. Nội

dung lời giải thích không chính thức không có ý nghĩa về mặt pháp lý, chỉ có tính chất

giúp mọi người hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật.

Gii thích chính thức: là giải thích do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

tiến hành và được ghi nhận trong các văn bản chính thức. Giải thích chính thức có tính

đặc trưng, thể hiện ở chỗ: a, nó được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b, là sự giải thích có hiệu lực bắt buộc; c, nó được ghi nhận trong văn bản giải thích

pháp luật.

Giải thích chính thức gồm: giải thích mang tính quy phạm và giải thích cho

những vụ việc cụ thể.

Gii thích chính thức mang tính quy phạm: là sự giải thích có tính bắt buộc

chung, hình thành từ kết quả của sự khái quát hoá thực tế thực hiện và áp dụng pháp

luật, từ đó xác định sự thực hiện, áp dụng thống nhất pháp luật.

Gii thích chính thức cụ thể: có hiệu lực đối với một vụ việc pháp lý cụ thể.

Còn đối với vụ việc pháp lý khác nó không có giá trị.

Ở nước ta Ủy ban thường vụ quốc hội có quyền giải thích chính thức luật,

pháp lệnh. Còn đối với văn bản pháp luật khác, về nguyên tắc, cơ quan nào có thẩm

quyền ban hành thì có quyền chính thức giải thích văn bản đó.

2. Các phương pháp gii thích pháp luật

Để làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật, khoa học pháp lý

đưa ra các phương pháp giải thích pháp luật sau:

Phương pháp lô gíc: là phương pháp sử dụng những suy đoán lô gíc để làm

sáng tỏ nội dung quy phạm pháp luật, được sử dụng trong trường hợp lời văn của quy

phạm không trực tiếp nói đến các yêu cầu của nhà nước.

Phương pháp giải thích văn phạm: là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của quy

phạm pháp luật bằng cách làm rõ nghĩa từng chữ, từng câu và xác định mối liên hệ

ngữ pháp giữa chúng.

Phương pháp này được chia ra:

- Phương pháp giải thích từ ngữ. Ý nghĩa của văn bản được giải thích theo ý

nghĩa của từng từ riêng biệt.

- Phương pháp giải thích cú pháp. Bằng cách thông qua việc đặt dấu chấm,

dấu phẩy... mối liên hệ giữa các từ trong câu được phân tích, tính toán kỹ lưỡng.

Phương pháp gii thích chính trị - lịch sử: là phương pháp tìm hiểu nội dung,

tư tưởng quy phạm pháp luật thông qua việc nghiên cứu các điều kiện chính trị, lịch

sử đã dẫn đến việc ban hành văn bản có chứa quy phạm đó.

Phương pháp gii thích hệ thống: là làm rõ nội dung, tư tưởng quy phạm

pháp luật thông qua đối chiếu nó với các quy phạm khác; xác định vị trí quy phạm đó

trong chế định pháp luật, ngành luật cũng như trong toàn bộ hệ thống pháp luật.

Về mặt nguyên tắc, pháp luật phải được giải thích đúng nguyên văn. Theo cách

này, nội dung lời văn của quy phạm pháp luật được hiểu theo đúng từng câu, từng chữ

của nó. Đây là cách giải thích phổ biến nhất trong thực tế.

Tuy nhiên, có những trường hợp cần giải thích theo cách phát triển mở rộng,

hoặc giải thích hạn chế.

Gii thích theo cách phát triển mở rộng là giải thích nội dung văn bản quy

phạm pháp luật rộng hơn so với nghĩa của từ ngữ trong văn bản sao cho đúng với

nghĩa thực mà nhà làm luật muốn thể hiện trong quy phạm.

Gii thích hạn chế là cách giải thích nội dung văn bản pháp luật hẹp hơn so

với nghĩa của từ ngữ trong văn bản sao cho đúng với nghĩa thực mà nhà làm luật muốn

thể hiện trong quy phạm.

Trong thực tế, tất cả các hình thức phương pháp giải thích pháp luật đã nêu ở

trên không phải áp dụng tách biệt mà phối hợp với nhau. Trong nhiều trường hợp,

chúng ta cần phải tiến hành đồng thời các phương pháp để loại trừ cách nhận thức

không đúng pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: