Chương 1: Giới hạn vô hình (1)

Gửi đến: Nữ hiệp nóng tính

Con biết là bà không biết chữ, cho nên con muốn ở đây bài tỏ lòng mình một lần. Bà có gương mặt của một thiên sứ (nghe nói hồi còn trẻ), đáng người đẹp lắm ( không có hình ảnh làm chứng), tính tình nóng như lửa (chứng kiến từ nhỏ đến lớn), nhưng những điều này đã trở thành quá khứ hết rồi. Bà bây giờ có khuôn mặt hiền từ, thích ăn lại chóng quên như trẻ nhỏ. Thế cũng tốt, hãy quên hết những buồn phiền bấy lâu đi bà nhé! Con chỉ muốn nói, cảm ơn bà, cảm ơn ông trời đã cho con làm cháu ngoại của bà.

Con cầu mong trời cao cho bà được trẻ lại mười tuổi, trả lại cho bà thân thể khỏe, giọng nói vang vọng, tính tình "nóng như lửa". Con không biết bà còn ở bên cạnh chúng con bao lâu nữa, chỉ mong bà có thể nhìn thấy con nhiều hơn. Nếu như có thể trở về quá khứ để làm một việc, con chỉ muốn trở về thời tiểu học, để lại được bà đón mỗi khi tan trường rồi mua kẹo cao su cho con ăn.

Con yêu bà, bà ơi! Bà phải luôn nhớ đến con đấy nhé!

Again and Again

Trước tết năm nay mẹ tôi nói, nếu đã mua nhà mới rồi hay là đón bà ngoại đến, cả nhà cùng nhau ăn tết ở Bắc Kinh. Tôi biết bà rất muốn đến đây, bà giờ đã ngoài 80 rồi, một năm cùng lắm tôi cũng chỉ gặp bà một hai lần, bây giờ chuyện quan trọng nhất là được ngồi ăn bữa cơm với bà. Tết đến, Bắc Kinh trở nên vắng vẻ hơn, đi đâu cũng không tắc đường, có thể để bà vui vẻ tham quan thành phố này.

Mọi ký ức về bà ngoại trong lòng tôi đều vô cùng đẹp, nếu phải nói điểm nào ấn tượng sâu đậm nhất về bà, thì chắc chắn đó là giọng nói cực lớn. Hồi nhỏ mỗi khi đến giờ ăn cơm bà sẽ gọi to: "Mau về ăn cơm", cho dù cách cả hai tòa nhà cũng vẫn nghe thấy rất rõ ràng. Trong nhà quy định ăn cơm trưa xong trẻ con phải đi ngủ, thấy tôi kiểu gì cũng không ngoan ngoãn nằm yên, bà không chịu được lại quát lên. Bà sốt ruột, tính tình lại nóng nảy, xưa nay chuyện làm nũng với bà chẳng có ích gì, cũng may bà hết cơn nóng xong là không sao nữa.

Bà ngoại không được đi học, hồi trẻ bà rất vất vả, ngày tháng vui sướng khổ cực đều đã trải qua cả. Bản thân bà chịu khổ cở nào cũng không sao, đối với đứa cháu ngoại là tôi tuy rằng bà rất nghiêm khắc nhưng lại hết mực yêu thương cưng chiều. Đôi giày thể thao đầu tiên của tôi là được mà mua cho, thật ra là hàng nhái thôi, nhưng bà không biết, thấy tôi thích đá bóng, nên bà muốn trang bị cho tôi tốt hơn. Hồi cấp hai từ nhà đến trường có hơi xa, bà không nói lời nào đã mua xe đạp cho tôi. Thường thì khi tôi vẫn chưa ý thức được mình cần thứ gì, bà đều đã chuẩn bị ổn thỏa hết cả rồi.

Bà bị đột quỵ nhẹ một lần vào hai, bà năm trước. Tuy rằng sức khỏe của bà vốn rất tốt, bệnh tình cũng không nghiêm trọng nhưng ít nhiều vẫn để lại di chứng, bà không còn khỏe mạnh như xưa, trí nhớ cũng suy giảm. Ngày trước bà đi chợ, đồ đạc có nhiều thế nào cũng kiên quyết tự mình xách, một đống túi to túi nhỏ mà chẳng chịu để người khác giúp đỡ. Một "nữ hiệp nóng tính" như vậy mà giờ bỗng như đứa trẻ, chuyện gì cũng cần người khác nhắc nhở và chăm sóc, trong lòng tôi rất buồn. Nếu như lãng quên là một phần không thể thiếu của sinh mệnh, tôi hy vọng bà có thể quên đi mọi buồn phiền, trong lòng chỉ lưu lại những ký ức vui vẻ. Nếu như sức khỏe yếu đi là giai đoạn cần phải trải qua của cuộc đời, tôi hy vọng những ngày tháng khỏe mạnh của bà có thể lâu hơn chút nữa, hưởng thụ nhiều điều tốt đẹp hơn.

Trước khi bà đến Bắc Kinh, trong lòng tôi thấp thỏm lo âu. Có lúc nửa đêm không kiềm được lại nghĩ, đây là lần đầu tiên bà đến Bắc Kinh, phải chăng cũng là lần cuối. Trở mình, tôi bắt đầu lo lắng quyết áp của bà liệu có chịu được khi máy bay lên cao hay không. Những vấn đề thật tế này khiến tôi vừa buồn vừa xót xa ân hận, nhưng tôi buộc phải đối mặt. Tôi không biết chúng tôi còn bao nhiêu thời gian để bên nhau, chỉ muốn quý trọng từng phút từng giây này, mong rằng khi bà đi đến ngày cuối cùng của cuộc đời, sẽ không còn hối tiếc hay phiền muộn gì nữa.

Giới hạn vô hình. Ngầm hiểu.
Bà bây giờ giống như một đứa trẻ.
Hãy quên hết những đau lòng và phiền muộn quấn lấy mình bấy lâu đi bà nhé!




Ý nghĩa món quà

Từ bé, mọi người trong nhà đều rất cưng chiều tôi. Hồi nhỏ ở Thành Đô, đối với nhà tôi mà nói, đón Tết không phải là chuyện gì đó long trọng. Tất nhiên vẫn sẽ có bữa cơm Tất niên cùng cả gia đình. Bắt đầu từ buổi trưa, các nàng dâu trong nhà sẽ tập hợp lại để cùng nhau chuẩn bị. Còn đối với lũ trẻ chúng tôi, việc quan trọng nhất đương nhiên là nhận lì xì rồi.

Tiền lì xì mỗi năm bà ngoại luôn mừng cho tôi nhiều nhất. Bà con họ hàng mừng tuổi tôi cũng không ích, nhưng lúc đó tôi chẳng tiêu gì đến tiền cả, bố mẹ tôi cũng không bắt tôi phải "nộp lại". Vậy nên làm thế nào để bảo quản số tiền này khiến tôi vô cùng đau đầu. Tôi đã từng gom hết tiền kẹp vào trong sách, nhưng một thời gian sau phát hiện tiền đã không cách mà bay. Hỏi ra mới biết, bố tôi "vì lý do an toàn" nên đã cầm hết tiền đi rồi. Tôi luôn rất tò mò, trong phòng ngủ có nhiều sách như vậy, sao bố có thể tìm đúng quyển sách ấy chứ? Sau đó tôi liền đến ngân hàng mở một cuốn sổ tiết kiệm, đem hết tiền bỏ vào trong đó.

Thế nên, từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ phiền não vì việc "không đủ tiền tiêu vặt", càng không cần vắt óc suy nghĩ xem làm thế nào để "giành lấy" sự chú ý và tình yêu thương của cả nhà. Còn nhớ lúc tôi cùng mấy người anh họ đi chợ, đến trước quầy hàng bán đồ chơi, chỉ cần tôi đòi, thì cái gì các anh ấy cũng mua cho, nhưng tôi không bao giờ tùy tiện đòi hỏi linh tinh. Bố từng nghiêm khắc nói với tôi: "Nếu như bây giờ con muốn gì chúng ta cũng đều cho con, vậy sao này con muốn mua xe đua, hoặc đòi những thứ chúng ta không mua nổi, thì làm thế nào?" Câu nói đó dường như đã giúp tôi tẩy não và nó cũng trở thành nguyên tắc sống sau này của tôi. Từ trong tìm thức tôi luôn cho rằng, không thể dùng cách khóc lóc, ăn vạ để ép người khác thỏa mãn những đòi hỏi vật chất của mình được. Duy chỉ có một chuyện mà đến bây giờ khi nhắc lại tôi vẫn cảm thấy có chút tiếc nuối. Đó là từ trước tới giờ tôi chưa từng có một cái máy tính để bàn. Mặc dù hồi còn đi học tôi rất ngưỡng mộ những bạn nhà có máy tính, nhưng tôi hiểu rõ điều kiện kinh tế khi ấy của nhà mình, nên tuyệt nhiên không dám mở miệng đòi hỏi.

Lên cấp hai, một hôm tôi đang đi dạo trên đường, bỗng có người chạy đến hỏi tôi có đồng ý làm người mẫu chụp ảnh quảng cáo cho một studio áo cưới không. Trở thành "ngôi sao" luôn là mục tiêu duy nhất trong cuộc đời tôi. Giây phút đó trong lòng tôi không khỏi có chút kích động. Cái tình tiết thường chỉ xuất hiện trong phim ấy cuối cùng đã xảy đến với tôi. Mặc dù quá trình có hơi quê, nhưng tốt xấu gì nó cũng đã mở ra bước đi đầu tiên cho con đường trở thành "ngôi sao lớn" của tôi! Ước mơ thì nhiều, nhưng để thực hiện được lại không dễ chút nào. Đi chụp ảnh từ cấp hai cho đến tận đại học, tôi nhận thấy khoảng cách giữa việc làm người mẫu và việc trở thành ngôi sao cũng không cách xa nhau mấy. Nhưng suy cho cùng tôi đã dựa vào năng lực của bản thân để kiếm tiền. Tôi nhớ tháng lương đầu tiên được khoảng hai, ba nghìn nhân dân tệ. Giữ lại cho mình một ít, số tiền còn lại tôi mua cho mỗi thành viên trong gia đình một món quà. Mọi người chẳng hề có một chút phản ứng nào khoa trương cả. Tình tiết bị cảm động đến nỗi nước mắt lưng tròng không bao giờ có thể xảy ra trong nhà tôi. Món quà ấy càng giống như một lời tuyên bố: Con trưởng thành rồi vẫn sẽ hiếu thảo như vậy.

Từ trước đến nay tôi luôn cho rằng, giữa người nhà với nhau dùng quà tặng để biểu đạt tình cảm có tác dụng hơn dùng lời nói. Chỉ có đều mỗi lần chọn quà cho bố đều khiến tôi rất đau đầu, có lúc tôi vô cùng hy vọng bố có thể trực tiếp nói với tôi suy nghĩ của mình. Nếu như một ngày nào đó ông ấy nói: "Bố muốn có một chiếc xe", thì tôi sẽ lập tức đi mua cho ông ấy. Nhưng bố tôi lại không như vậy, cả đời này cũng không. Tôi từng tặng cho bố những món quà "thông thường" như đồng hồ, dao cạo râu... Nhận xong bố tôi vẫn sẽ dùng, nhưng ông ấy lại luôn nói mình không cần thứ gì cả, tốt nhất tôi đừng tiêu tiền vào việc ấy. Tặng quà cho mẹ thì đơn giản hơn nhiều, "túi xách trị bách bệnh". Vừa nhìn thấy mẫu túi xách mới nhất mặt mày rạng rỡ cười nói: "Cảm ơn con trai! Chao ôi... Nhưng mà con đã nhìn thấy ở đâu có kiểu túi miệng rộng chưa?", phương hướng hết sức rõ ràng.

Tặng quà cho bà ngoại càng đơn giản hơn, chỉ cần là đồ tôi tặng, bà luôn rất vui lòng. Mấy năm nay mỗi dịp Tết đến tôi đều chuẩn bị cho bà một bao lì xì thật lớn. Nhưng bà không bao giờ lấy ra dùng, chỉ cất đi để giành và bảo đợi sau này khi tôi kết hôn sẽ đưa lại cho tôi.

Tôi biết bố mẹ và bà ngoại căn bản không hề để ý đến quà của tôi là cái gì, đáng giá bao nhiêu tiền, nhưng chúng tôi luôn ghi nhớ tấm lòng dành cho nhau. Đây không phải một cuộc trao đổi ngang giá, mà là tình cảm yêu thương lẫn nhau. Tôi rất vui vì mọi người trong gia đình đã dùng hết khả năng của họ để đem lại cho tôi một môi trường trưởng thành an toàn và ấm áp tình yêu thương, khiến tôi trong vô thức cảm nhận được ý nghĩa của "tình yêu", hiểu được cái cốt lõi dịu dàng như tràn đầy sức mạnh của nó.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top