luyen ielts

Luyện IELTS 8.0 trong 2 tuần hay 1 năm?

Chào các sĩ tử nhà mình. Bài viết sau đây, Khanh muốn chia sẻ một xíu về kinh nghiệm học thi IELTS của mình, như là một lời cảm ơn chân thành nhất đến hội, vì đã giúp đỡ Khanh rất nhiều trong thời gian ôn tập. Đợt thi 30.06 vừa qua, Khanh đã nhận được kết quả overall là 8.0 :D Cụ thể Reading: 8.5; Listening: 8.0; Writing: 8.0; và Speaking: 7.0, và Khanh cũng nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ các bạn trong hội ^^ Cám ơn các bạn nhiều nhé.

Khanh xin tự giới thiệu một xíu về bản thân. Hiện tại, Khanh đang theo học tại FTU2 và đang làm việc part-time vị trí trợ giảng các lớp IELTS tại trung tâm Global Manpower. Nói thì nghe kiêu sa vậy, chứ thực ra công việc của Khanh giống như tutor vậy á, chứ Khanh không đứng lớp lớn. Đa số các bạn học viên của Khanh, là các bạn U20, cần lấy bằng IELTS gấp trong một thời gian ngắn để có thể apply đi du học.

Điều K thích nhất khi đi trợ giảng, ngoài kiến thức mà mình học được, mà còn là cách mà mình có thể tự hệ thống lại các kiến thức đó để có thể dễ dàng truyền đạt lại cho các bạn khác. Nhờ vậy, việc ôn tập trước khi thi của Khanh cũng khá dễ dàng, tuy là hơi có phần “tà đạo” tí :”> Do Khanh thường xuyên hướng dẫn các bạn học viên, có những bạn chỉ học trong vòng 3 tuần-1 tháng để đi thi ngay, nên có nhiều lúc Khanh không thể đi sâu quá vào phần kiến thức mà tập trung hướng dẫn cách làm bài nhiều hơn. Do đó, bài note này của Khanh sẽ có hơi hướm mang tính “tà đạo” và “quảng cáo” một xíu :”> Mong mọi người thông cảm nhé. Nhưng thực sự, là Khanh không khuyến khích cách học “tà đạo” này, vì nó chỉ dùng để đối phó và mang tính short-term mà thôi. Các bạn nên nhớ, IELTS không chỉ là một kì thi, it’s not an end, mà nó là một phương tiện, it’s a means, để chúng ta có thể đi tới những kiến thức xa hơn, mang tính lâu dài và bền vững hơn. Vì thế, Khanh sẽ cố gắng chia sẻ quá trình học và dạy của Khanh theo hai hướng: “tà đạo” (a.k.a short-term) và “chính quy” (a.k.a long-term).

1. Điều kiện quan trọng: Một động lực thú vị ;)

Đa số các anh/chị trong hội đều biết Khanh có ý định học và thi IELTS với mức điểm 8.0 từ cả năm trước cơ. Nhưng nói là một chuyện, làm mới thấy khó. Cái khó nhất mà Khanh thấy, đó là phải tìm được động lực để có thể quyết tâm tập trung ôn tập; khi mà áp lực thi cử trên lớp cũng dồn dập không kém. Vì thế, các bạn phải xác định, mình thi IELTS để làm gì, nó cần thiết và quan trọng như thế nào, để có thể có động lực học tập thật tốt, thì mới có thể vượt qua nhiều cám dỗ và mới không bị nản.

Ý định thi 8.0 của Khanh không phải vì một nhu cầu lấy bằng để đi du học như nhiều bạn, mà là vì Khanh muốn có thêm uy tín trong việc trợ giảng của mình. Thật sự, Khanh chưa tốt nghiệp, tuổi đời và kinh nghiệm còn khá trẻ, nên khi dạy học, rất ‘tự ti’ là sợ học viên không thích học với mình :( hoặc không tin tưởng mình. Vì thế, Khanh quyết định phải đạt được IELTS 8.0, như là một ‘tờ giấy thông hành’ dùng để khẳng định bản thân, để mình tự tin hơn và là một ‘tấm giấy hành nghề’ chân chính nhất :D Khanh xem cột mốc IELTS 8.0 này là một đỉnh núi cao, mà chỉ sau khi mình vượt qua, mình mới có thể chinh phục các đỉnh núi cao hơn khác (ví dụ như GMAT hay việc học một ngôn ngữ khác chẳng hạn).

Các bạn có thể tìm động lực và xây dựng kế hoạch học tập của mình một cách rất dễ dàng, càng thú vị càng tốt nhé ;) Tạo cho mình một lí do, rủ bạn bè học chung, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, theo học ở các trung tâm (tiếc tiền cũng có thể là lí do để cho bạn phải cố gắng đi học, hehe), hâm mộ một ai đó (ví dụ như các admins của hội mình nè) v.v… Động lực không ở đâu xa cả, ở xung quanh mình hết á, ăn thua là các bạn có muốn thấy hay không thôi :D

Điều Khanh vui nhất khi đi trợ giảng, không phải là kết quả cao của các bạn học viên đâu. Ngày lên lớp đầu tiên, Khanh thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng Anh, và trong các ngày sau, Khanh thích nhất là được ‘gieo rắt’ vào đầu các bạn í việc học IELTS nó cũng nhẹ nhàng thú vị để cho các bạn í đừng ghét bỏ nó. Khanh biết, nhiều bạn xem IELTS là ‘một chướng ngại vật khó chịu, đáng ghét, chắn giữa cái lối đi nước ngoài du học của người ta’ (trích lời một bạn học viên của Khanh), nhưng nếu các bạn tìm thấy niềm vui và động lực, thì chẳng có gì khó đâu, vui là đằng khác ;)

2Việc thứ hai cần làm: Nắm thật kĩ cấu trúc đề thi và các dạng câu hỏi, từ đó hệ thống hoá lại kiến thức đã có.

Nói thật là mình chỉ có mỗi 2 tuần để ôn tập trước khi đi thi thôi. Cũng lo lắng lắm :(. Nhưng bất ngờ là, nhờ vào những kiến thức cơ bản về IELTS mình học được và thường xuyên nói đi nói lại cho các bạn học viên, Khanh có thể dễ dàng hệ thống hoá kiến thức mà Khanh có trong 1 ngày, và bắt tay vào ôn tập những gì mình còn yếu trong 2 tuần.

Có thể có nhiều bạn cho rằng bước này không quan trọng lắm, đọc sơ cũng biết IELTS có 4 kĩ năng, đọc & nghe có 40 câu hỏi, nói 15 phút, viết 1 tiếng 2 tasks rồi. Không đâu nhé! Tìm hiểu là phải tìm hiểu thật kĩ luôn cơ.

Đối với bài Reading/Listening, các bạn có thể sử dụng một bài test trong sách ra để dùng làm ví dụ (chứ khoan hãy bắt tay vào làm liền nhé). Các bạn phải đọc thật kĩ, để xem cấu trúc một bài test được trình bày và sắp xếp như thế nào. Tự mình liệt kê và viết ngay vào bài dạng câu hỏi là gì (General hay Specific, Gap filling hay Multiple choice, v.v…). Hay như Listening, các bạn để ý sẽ thấy mỗi Section sẽ thường xoay quanh các đề tài gì, bao nhiêu người nói, mình cần tập trung nghe người nào nói, v.v…

Đối với bài Speaking và Writing, các bạn nên tìm hiểu kĩ những tiêu chí đánh giá, và cấu trúc đề thi thường hay ra như thế nào.

(Khanh chỉ liệt kê câu hỏi thôi, chứ Khanh không đưa giải đáp, vì để các bạn tự tìm hiểu sẽ hay hơn ;) Các bạn có thể tham khảo notes của hội, hoặc hỏi những người bạn của mình, tham gia các lớp học IELTS cơ bản, để có thể nắm vững những thông tin trên. Những thông tin trên sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc hệ thống hoá các kiến thức mà mình đã có, và cần phải có. Bạn sẽ biết được, mình yếu ở phần nào, dạng câu hỏi nào, tiêu chí nào mình chưa đáp ứng tốt, từ đó có thể xây dựng kế hoạch học tập “TĂNG CƯỜNG ĐIỂM MẠNH – KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU” của mình được.

Mỗi người đều có thế mạnh và điểm yếu khác nhau, nên chỉ có mỗi bạn mới có thể hệ thống hoá kiến thức cho mình, mà không ai khác có thể giúp được. Vì thế, tốt nhất là các bạn nên dành thêm thời gian cho việc này nhé :D Cũng nhờ vào việc này, mà Khanh đã có thể dễ dàng vượt qua được nỗi sợ hãi Writing của mình chỉ trong vòng 2 tuần thôi đấy :D

3Bắt tay vào luyện tập thôi!!

Dù cho bạn có đi con đường ‘tà đạo’ hay ‘chính quy’, việc luyện tập cũng không thể tránh khỏi :”> Các bạn có thể dễ dàng dùng các sách tham khảo để thực hành các bài luyện tập. Khanh giới thiệu sơ lược lại các cuốn sách xếp theo thứ tự từ trình độ dễ đến khó nhé (cái này cũng ý kiến cá nhân Khanh thôi, mọi người có thể góp ý giúp K với nhé!) Khanh khuyến khích các bạn nên tập làm quen với các bài dễ trước, sau đó hãy đi đến các cuốn cấp độ khó hơn. Nếu không có nhiều thời gian, các bạn có thể bỏ qua các bài tập nhỏ mà sử dụng luôn phần Exam practice cũng được. Nếu các bạn có điều kiện, các bạn có thể in các phần bài test của các sách và tổng hợp chúng lại thành một quyển đề chung, dễ có, khó có, để tiện ôn tập hơn :D

- Step up to IELTS

- Vocabulary for IELTS

- Grammar for IELTS

- IELTS Foundation & Graduation

- Bộ Improving Skills for IELTS

- IELTS Testbuilder 2

- Bộ sách IELTS của Collins

- 6 practice tests for IELTS – MacMillan

- Bộ Cambridge 4-8

- Bộ sách IELTS Practice Plus 1, 2, 3

- Achieve IELTS 2

(và còn nhiều nữa, các bạn có thể tham khảo notes của hội nhé!)

Quảng cáo xíu :”> Nếu các bạn lười tổng hợp các bài test từ các sách trên, các bạn có thể ghé qua văn phòng của GMP – 7 Lý Văn Phức, Phường Tân Định, Quận 1 – để mua các bộ sách Practice Tests, được tổng hợp lại. Mỗi bộ có 25 bài, tổng cộng 3 bộ. Làm xong hết, yên tâm đi thi, hehe :D

4Một số lưu ý khi ôn tập:

- Reading:

+ Short-term: Các bạn chỉ nhớ một nguyên tắc duy nhất khi làm bài Reading IELTS: đó là đây là một bài test tìm kiếm thông tin trong bài, chứ không phải là một bài đọc hiểu. Công việc của bạn là tìm được câu tương ứng trong bài, đối chiếu với câu hỏi, và trả lời. Chỉ đơn giản thế thôi!

Ví dụ:

Câu hỏi: The feeding of the human race will perhaps be guaranteed by changes in ……….

Passage: While developments in agricultural technology ensure humanity may be able, by and large, to feed the people flocking to these great metropolises…

feeding tương đương to feed

human race = humanity

be guaranteed = to ensure

Suy ra từ cần điền là ‘agricultural technology’.

Vì thế, bài reading IELTS chỉ yêu cầu skim và scan thôi, chứ không đòi hỏi quá nhiều reading comprehension. Cách làm quen với dạng bài test này nhanh nhất là bạn gạch dưới câu tương ứng trong bài, gạch bỏ các synonyms hay từ thay thế đi, và boom, there it is, chi tiết bạn cần tìm sẽ hiện ra, là lá la. Bạn cứ luyện tập skim và scan từ bài dễ đến bài khó, thời gian làm bài sẽ dần dần được rút ngắn lại. Những chi tiết rườm rà khác, bạn cứ bỏ qua, không cần đọc, vì bài không yêu cầu bạn phải đọc hay hiểu :D

+ Long-term: Những bài đọc của IELTS thật sự rất hay và cung cấp rất nhiều điều mà bạn có thể tận dụng. Nếu bạn có thời gian, hãy tận dụng hết các bài đọc để chắt lọc những từ vựng theo chủ đề (để làm sổ tay từ vựng), hoặc highlight những mẫu câu tiêu biểu (để tái sử dụng trong Writing), ghi chú lại các cấu trúc tương tự, từ thay thế hoặc synonyms (để sử dụng trong Writing, tránh lặp lại từ), ‘chôm chỉa’ các ý hay argument có trong bài (để dành cho bài viết), v.v… Đồng thời, bạn hãy dành thời gian để đọc hiểu bài viết (khoan dịch sang tiếng Việt nhé!) để tăng khả năng đọc hiểu tiếng Anh của mình, rất tốt cho bạn sau này đấy. Còn nếu bạn muốn tận dụng tối đa 100% bài đọc, hãy dịch ra tiếng Việt! Các bạn có thể tăng khả năng biên dịch của mình, và sẽ hiểu được bài viết trên nhiều phương diện khác nhau hơn.

- Listening:

+ Short-term: Nếu đối với Reading, khả năng ăn điểm là skim và scan, thì ở Listening, để dễ điểm cao, bạn cần phải luyện tập khả năng Prediction và Concentration. Có nghĩa là, bạn phải có khả năng dự đoán những gì mình sắp nghe, và phải nghe, từ đó, tập trung nghe cho đúng lúc đúng chỗ :D Thật sự, không ai có thể nghe và hiểu được tất cả đoạn hội thoại dài chừng 30′. Về mặt khoa học, khả năng tập trung của con người là có giới hạn, đồ thị attention line của chúng ta chỉ reach a peak một thời điểm ngắn nhất định, và sau đó là trượt dài trước khi bắt đầu tăng trở lại. Vì thế, việc dự đoán mình cần nghe và cần tập trung ở chi tiết nào, và bỏ qua các chi tiết thừa là một kĩ năng cực kì quan trọng. Một lần nữa, cũng như Reading, bạn không cần phải hiểu tất cả các chi tiết trong đoạn hội thoại (vì đề thi IELTS không yêu cầu như thế), bạn chỉ cần chọn chi tiết để trả lời câu hỏi thôi!

Ví dụ:

SECTION 1: một đoạn hội thoại trao đổi giữa một người đi thuê hội trường, và nhân viên văn phòng.

Người hỏi là người nhân viên văn phòng, người trả lời là người đi thuê. Câu hỏi và các câu xã giao của người nhân viên văn phòng là những chi tiết thừa, bạn không cần phải quá tập trung. Câu hỏi của anh ta, là báo hiệu cho chúng ta biết chúng ta đang ở vị trí nào, và sắp nghe câu trả lời hay chưa.

Ví dụ:

Đề bài: Date of party: ………..

Câu hỏi sẽ là: When do you expect to hold this party?

Những chi tiết trước câu hỏi này, bạn cứ relax và đừng quá căng thẳng. Đến khi nghe được “câu hỏi dự báo”, bạn hãy bắt đầu tập trung để chờ nghe câu trả lời từ người đi thuê phòng. Lúc ấy, câu trả lời của người đi thuê cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi Date of party trong đề bài. Và vì bạn tập trung đúng lúc, câu trả lời chẳng thể thoát khỏi tai bạn :D

Vì thế, cách làm cho Listening IELTS, đó là bạn cố gắng đọc thật kĩ câu hỏi, dự đoán tình huống, dự đoán chi tiết, dự đoán dạng từ bạn cần điền, nếu là danh từ thì là danh từ nói về cái gì (nghề nghiệp, môn học, dụng cụ, v.v…). Bạn càng dự đoán chi tiết, cụ thể bao nhiêu, thì khả năng bạn tập trung và nghe được những gì cần nghe càng chính xác bấy nhiêu. Những gì không quan trọng, bạn cứ ‘vờ’ đi, để đừng quá phân tâm hay căng thẳng nhé! Lúc mới bắt đầu, bạn có thể làm từ từ, ghi mờ mờ trong đề để dễ nhớ, càng làm, các bạn cố gắng rút ngắn thời gian cho khâu này, nhìn và tưởng tượng trong đầu luôn :D Đợt mình thi, đề Listening khá dễ, hầu như cả Section 3, mình điền sẵn từ trước luôn, nghe chỉ để xác định lại coi có đúng không thôi :”>

Trong quá trình luyện tập, các bạn nên ghi lại những từ vựng nào mà mình chưa nghe ra được (có thể dựa vào script), và những danh từ cùng một nhóm với nhau, ví dụ như về chỗ ở dành cho sinh viên, có các từ như dormitory, guest house, resident hall, apartment, homestay, bunk house v.v… Những từ này cũng khá đơn giản và xuất hiện nhiều trong các bài nghe khác nên các bạn cố gắng học thuộc nhé.

+ Long-term: Kĩ năng nghe là một kĩ năng khá quan trọng, không chỉ trong việc thi cử mà còn trong đời sống hằng ngày như giao tiếp, học tập, làm việc, v.v… IELTS chỉ giúp bạn tăng khả năng sàng lọc thông tin quan trọng khi nghe, còn việc nghe và hiểu cho chính xác là cả một quá trình lâu dài. Khanh tự hào về khả năng nghe của mình, một phần là nhờ Khanh rất thích nghe tiếng Anh, vì mình mê âm cuối của nó :D Bản thân từ ‘love’ chẳng hạn, khi bạn nói từ love ra chính xác, thì một làn gió nhẹ của âm /v/ thôi, cũng đủ mê mẩn và lãng mạn rồi :”> Khanh thường hay nghe nhạc US-UK, xem phim truyền hình (như Glee, How I met your mother, v.v…), xem gameshow (như The Voice, Masterchef), v.v… Trong các kĩ năng, Listening là kĩ năng “thụ động” nhất, vì các bạn có lười cách mấy, vẫn có thể lắng nghe dù cho là thụ động được. Vì vậy, các bạn đừng lấy làm nản khi mình nghe chưa được tốt nhé. Cứ tự cung cấp cho mình một môi trường nghe authentic, bằng cách nghe những gì mình thích trước, rồi bật băng đĩa để nghe thường xuyên, tranh thủ thời gian trước khi ngủ, hoặc khi đi xe bus để nghe và thấm dần tiếng Anh. Riêng kĩ năng này, Khanh nghĩ có lười cách mấy vẫn làm được nhỉ ;)

- Writing:

+ Short-term: Đây có lẽ là kĩ năng khó lòng mà học được trong một thời gian ngắn nhỉ ;) Nếu gấp quá, thì chắc chỉ có nước học tủ mà thôi :( Các bạn có thể theo dõi các sample 8.0 được post trên hội mình để tham khảo, hoặc chôm các ideas từ Ideas for Topic của ông Simon. Nhưng học tủ thì việc bị tủ đè là khó tránh khỏi lắm nhé :( Mình thì mình không khuyến cáo cách học ‘nguy hiểm’ này :”>

+ Long-term: Để có được số điểm cao trong kĩ năng này, bạn phải viết. Không viết nhiều, thì viết ít, nhưng nhất định là phải viết. Có thể, kiến thức bạn thu thập được từ các bài viết mẫu, hay các sách là rất nhiều. Chỉ có đến khi viết ra, bạn mới nhận ra rằng kiến thức thì nhiều, nhưng sử dụng thật sự thì lại không được bao nhiêu. Vì thế, bạn phải tập luyện viết dần để có thể sử dụng nhiều hơn những kiến thức đã được học.

Một việc cần thiết nhất là bạn phải có người sửa bài. Rất rất rất cần luôn đấy. Dù bạn có muốn tự học hay không, thì có người sửa bài vẫn là quan trọng. Con người ta thường có xu hướng thấy lỗi sai của người khác, chứ ít khi thấy lỗi sai của mình. Vì thế, dù bạn có thật lòng với bản thân đến cách mấy, bạn ít có thể thấy được lỗi sai của bản thân :( và vì thế, khó mà tiến bộ được. Khanh rất tự tin với khả năng viết task 1 của mình, cho đến khi bị thầy Tuấn sửa nát cả các bài :(( thì mới thấy, mình còn nhiều lỗi như thế nào :”> Từ lúc K ôn tập cho đến lúc thi, K chỉ có thời gian viết được chừng 5 bài, nhưng may mắn là bài nào cũng được thầy sửa cho (và sửa kĩ nữa), nên rút được kinh nghiệm ở mỗi dạng bài, và không lặp lại các lỗi sai khi đi thi nữa :D

Một vấn đề đáng quan tâm của các bạn khi đi thi nữa, đó là về phần từ ngữ. Nhiều bạn (trong đó có cả Khanh), rất lo lắng về việc sử dụng từ ngữ academic. Nhưng khi sửa bài cho Khanh, thầy bảo “Một người nhà quê, dù cho có đeo rất nhiều trang sức vào người, thì họ vẫn không làm cho họ đẹp lên được; Một người có đẳng cấp, thì dù họ không đeo trang sức gì, vẫn thấy được đẳng cấp của họ”. Một bài writing, bạn chỉ nên sử dụng từ ngữ academic khi bạn thật sự chắc chắn với cách dùng của từ đó. Đừng quá lạm dụng nhé. Nếu lạm dụng mà sử dụng sai, thì cả câu đó sẽ trở nên tối nghĩa :( Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc làm cho bài viết nổi bật được dàn ý, và nhấn mạnh vào coherence hơn. Đối với một bài viết chặt chẽ, đầy đủ ý, thì điểm sẽ tốt hơn là một bài dàn ý lỏng lẻo, được trang trí từ academic.

Các bạn có thể tham khảo các bài notes dàn ý hoặc các mẫu câu sample của Đình Long á :D Mình khuyến khích các bạn nên tham khảo và tự tổng hợp lại một dàn ý riêng cho mình đối với mỗi dàn bài, như một công thức vậy á, gặp dạng nào thì cũng đều có công thức riêng, khỏi sợ tủ đè :D

Nên nhớ, bài thi Writing IELTS không phải là một bài văn nghệ thuật, mà là một bài viết thể hiện kĩ năng viết của bạn mà thôi. Nên đừng quá chú trọng về từ ngữ mà quên đi tính chặt chẽ của nó nhé. Nhưng về lâu về dài, những kĩ năng bạn học được trong việc viết essay IELTS một cách logic sẽ giúp rất nhiều trong các bài luận, bài báo cáo trên trường đấy.

Sách tham khảo:

- Writing Samples from Mat Clark

- Writing Right

- IELTS Ideas for Topic from Simon

- Speaking: Cũng như Writing, Speaking cũng đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài. Tuy nhiên, thi Speaking IELTS hổng phải là như đi phỏng vấn xin việc làm, hay đi network dụ dỗ khách hàng, mà là một buổi nói chuyện để show ra khả năng nói của bạn. Vì thế, trong 10′, bạn phải làm sao thể hiện được những tiêu chí đánh giá của bài nói như là Fluency & Coherence, Lexical Resource, Grammar Accuracy & Range, và Pronunciation. Khanh nghĩ cũng có rất nhiều bài viết của hội chia sẻ về vấn đề này rồi. Thật sự, trong 4 tiêu chí đó, tiêu chí Khanh nghĩ các bạn nên đầu tư nhiều thời gian nhất, đó là về phát âm. Vì phát âm sẽ được theo dõi xuyên suốt từ đầu đến cuối bài nói, nên nếu bạn phát âm tốt sẽ là một lợi thế rất lớn để đạt điểm cao :D Hic, thú thật là, lúc Khanh đi thi, do có nhiều bài kiểm tra, và cũng vì tập trung ôn Writing, nên Khanh chẳng có ôn Speaking miếng nào cả =.=” Vào phòng thi, nói bừa nói bậy không thôi :((, tâm lí hôm ấy lại không vững nữa ấy chứ, tưởng chắc có khi mình 5.0 Speaking thôi quá :(, ai dè được điểm cao như vậy, mình cũng khá bất ngờ, mình nghĩ chắc một phần cũng nhờ Pronunciation vớt vát đấy :D

Một điều quan trọng nữa, đó là các bạn nên thủ sẵn một vài cụm từ hoặc câu dùng để câu thời gian suy nghĩ. Một số từ vague như là Well/I think/I believe/Possibly/Maybe/Perhaps/I may say that/v.v… trong một số trường hợp có thể hữu dụng, nhưng đừng lạm dụng quá nhé. Nên sử dụng khi thật sự bí thôi.

Đối với Task 1 và 3, do tính chất là hỏi nhanh-đáp nhanh, các bạn chỉ cần giữ vững tinh thần, đừng quá run là có thể trả lời được. Task 3 thì yêu cầu phải luyện tập nhiều hơn so với Task 1. Tuy nhiên, task 2, nếu không chuẩn bị trước, thì khó mà có thể vượt qua dễ dàng được. Và task 2 cũng là task để lấy điểm, và điểm ở task 2 thường là điểm cuối cùng luôn. Do đó, các bạn nên chuẩn bị sẵn ý (liệt kê các noun/noun phrase/tính từ miêu tả) để tập nói, quen dần để có thể phản xạ tốt trong 1 phút chuẩn bị của task 2. Các bạn có thể download file tổng hợp các đề Task 2 Speaking của GMP để chuẩn bị sẵn ở nhà, hoặc luyện tập với các bạn trong hội, để có thể chuẩn bị tốt hơn nhé :D

Bài chia sẻ của Khanh đến đây cũng khá dài rồi. Những gì Khanh nêu ra ở trên đây, các bạn cũng có thể tham khảo và bắt gặp ở các note khác của hội mình đấy :D Mong rằng, chia sẻ của Khanh có thể giúp các bạn phần nào vượt qua được sự sợ hãi không đáng có  đối với IELTS và tìm ra được động lực mới để phấn đấu ^^ Nếu bài viết của Khanh có ‘tà đạo’ và sai lệch gì, các bạn cũng bỏ qua cho Khanh nhé. Một lần nữa, Khanh cám ơn sự giúp đỡ, chia sẻ của các admins và thành viên trong Hội, để Khanh có được kết quả này. Hẹn một ngày không xa, Khanh sẽ cố gắng chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm học tập hơn với mọi người nhé ^^

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: