luoi wa

Đặt văn bản tại đây...CHÍ KHÍ ANH HÙNG

(Trích Truyện Kiều - NGUYỄN DU)

I. TÌM HIỂU CHUNG:

Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều: Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

a) Nội dung:

- Khát vọng lên đường (bốn câu đầu đoạn trích)

Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi.

- Lí tưởng anh hùng của Từ Hải (phần còn lại). Chú ý các động thái của Từ Hải:

+ Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.

+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.

+ Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.

+ Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.

b) Nghệ thuật:

Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ; trong đó, hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.

c) Ý nghĩa văn bản:

Lí tưởng anh hùng của Từ Hai và ước mơ công lí của Nguyễn Du.

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

- Học thuộc lòng đoạn thơ.

- Anh hùng theo quan niệm xưa là người phi thường. Theo anh (chị), ngôn từ và cách tả Từ Hải trong đoạn trích đã nêu lên nét phi thường như thế nào?

——&––

Đọc thêm:

THỀ NGUYỀN

(Trích Truyện Kiều - NGUYỄN DU)

I. TÌM HIỂU CHUNG:

Giới thiệu vị trí đoạn trích và hoàn cảnh buổi thề nguyền (SGK).

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

a) Nội dung:

- Vẻ đẹp của mối tình Thúy Kiều - Kim Trọng: sự chủ động của Kiều và sự đắm say trân trọng người yêu của chàng Kim đã làm nổi bật vẻ đẹp của mối tình Kim - Kiều.

- Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi

+ Lời của Thúy Kiều nói với Kim Trọng bộc lộ kín đáo khát vọng vượt qua rào cản của xã hội, người đời:

"Nàng rằng: "Khoảng vắng đêm trường

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa"

+ Lời thề nguyện ghi xương khắc cốt "trăm năm tạc một chữ đồng" chân thành, tha thiết, đồng cảm với tâm hồn bao chàng trai, cô gái.

b) Nghệ thuật:

- Lựa chọn hình ảnh, từ ngữ,...

- Các biện pháp tu từ, cách sử dung điển cố,...

c) Ý nghĩa văn bản:

Ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với khát vọng hạnh phúc của con người.

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

Học thuộc lòng đoạn thơ.

——&––

Lí luậnvăn học

VĂN BẢN VĂN HỌC

I. TÌM HIỂU CHUNG:

a) Các tiêu chí của văn bản văn học:

- Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

- Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao; thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng.

- Văn bản văn học được xây dựng theo phương thức riêng, theo đặc trưng một thể loại nhất định (truyện, thơ, kịch).

b) Cấu trúc của văn bản văn học:

- Tầng ngôn từ

- Tầng tượng hình

- Tầng hàm nghĩa,...

c) Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa văn bản văn học và văn bản phi văn học: tính thẩm mĩ, tính hình tượng, tính kí hiệu.

II. LUYỆN TẬP:

- Câu ca dao sau đây có phải là một văn bản văn học không? Vì sao?

"Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa cành sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ".

- Phân tích ý nghĩa hàm ẩn trong khổ thơ:

... "Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi".

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

Nêu và phân tích những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học (căn cứ vào một vài tác phẩm đã học).

——&––

Tiếng Việt

THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ:

PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI

I. TÌM HIỂU CHUNG:

- Làm bài tập thực hành để củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ đã được học sơ lược ở SGK Ngữ văn lớp 7.

- Về phép điệp, chú ý đến các trường hợp điệp âm, vần, từ, ngữ, câu,... và tác dụng của chúng trong từng ngữ cảnh cụ thể.

- Về phép đối, chú ý đến phép đối trong thành ngữ, tục ngữ, văn biền ngẫu, thơ Đường luật, trong văn xuôi,... Chú ý đến sự cân xứng và đối chọi của từ ngữ về các phương diện âm thanh, nhịp điệu, ngữ nghĩa, ngữ pháp (từ loại).

- Ở cả hai phép tu từ, cần quan tâm đến hiệu quả nghệ thuật trong văn bản.

II. LUYỆN TẬP:

- Nhận diện hai phép tu từ trong văn bản nghệ thuật.

- Phân tích cấu tạo và tác dụng (hiệu quả) nghệ thuật của hai phép tu từ.

- Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ có phép đối hoặc những câu đối được lưu truyền trong dân gian.

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

- Sưu tầm ngữ liệu về phép điệu trong ca dao, trong các khẩu hiệu.

- Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép đối trong thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, văn biền ngẫu, câu đối,...

——&––

LÍ LUÃN VĂN HỌC:

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

I. TÌM HIỂU CHUNG:

a) Các khái niệm về nội dung của văn bản văn học:

- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn thể hiện trong văn bản.

- Chủ đề là vấn đề cơ bản được thể hiện trong văn bản.

- Tư tưởng của văn bản là cách mà nhà văn lí giải vấn đề cơ bản , là điều nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc.

- Cảm hứng nghệ thuật là tình cảm chủ đạo của văn bản.

b) Các khái niệm về hình thức văn bản văn học:

- Ngôn từ là yếu tố đầu tiên để văn bản văn học khác với các loại văn bản khác. Ngôn từ bao giờ cũng mang dấu ấn của tác giả.

- Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản để trở thành một chỉnh thể.

- Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với từng nội dung văn bản khác nhau.

II. LUYỆN TẬP:

- Nêu đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

- Cảm hứng nghệ thuật của Phạm Tiến Duật trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính và của Y Phương trong Nói với con.

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

- Ghi nhớ các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học.

- Chọn một vài tác phẩm văn xuôi và thơ đã học, tập phân tích đề tài, chủ đề, tư tưởng văn bản, cảm hứng nghệ thuật; ngôn từ, kết cấu, thể loại.

——&––

Làm văn

CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN

I. TÌM HIỂU CHUNG:

- Qua việc phân tích ví dụ, rút ra và ghi nhớ kiến thức:

+ Để triển khai một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe, cần sử dụng các thao tác nghị luận phù hợp.

+ Cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

+ Mỗi thao tác có một vai trò, ưu thế riêng; cần hiểu yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp vơi từng vấn đề nghị luận.

- Qua việc phân tích ví dụ để nhận ra và phân biệt thao tác so sánh với các thao tác đã học.

II. LUYỆN TẬP:

- Nhận diện và phân tích thao tác so sánh trong một số văn bản (trong và ngoài SGK).

- Triển khai tháo tác so sánh trong một số đề văn nghị luận.

Ví dụ: Vận dụng các thao tác phù hợp để triển khai các luận điểm sau:

+ Màu xanh của những cánh rừng đang mất dần đi trên hành tinh của chúng ta.

+ Văn học dân gian là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

Kết hợp luyện tập trên lớp và ở nhà để củng cố và phát triển kĩ năng viết văn nghị luận.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: