Chương một: Chương trình nghị sự mới của nhân loại

Khi bình minh của thiên niên kỷ thứ ba bắt đầu, loài người tỉnh giấc, duỗi duỗi tay chân, dụi mắt. Những cơn ác mộng đêm qua với đám dây thép gai và đám mây hình nấm khổng lồ vẫn còn trong tâm trí. Cũng may nó chỉ là cơn ác mộng mà thôi. Tự nhủ như thế, loài người bước vào phòng tắm, rửa mặt, nhìn những nếp nhăn trên gương mặt trong tấm gương, làm một tách cà phê, mở cuốn nhật ký và nghĩ: "Để xem điều gì sẽ diễn ra vào hôm nay."

Hơn ngàn năm nay, câu trả lời cho vấn đề vẫn không thay đổi. Người dân ở Trung Quốc vào thế kỷ XX, hay người dân Ấn Độ vào thời trung cổ và kể cả Ai Cập thời kỳ cổ đại đều bận tâm ba vấn đề giống nhau. Nạn đói, thiên tai, và chiến tranh luôn là những mối bận tâm hàng đầu của loài người. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, nhân loại đều cầu nguyện đến Thượng đế, Thiên thần và các vị Chúa, chế tạo ra công cụ nhiều đến mức không thể kể hết, những tổ chúc và hệ thống xã hội nhưng hàng triệu người trong số họ vẫn chết vì đói, thiên tai, dịch bệnh và bạo lực. Rất nhiều triết gia và cả những nhà tiên tri đều kết luận rằng nạn đói, thiên tai và cả chiến tranh nữa phải là một phần không thể thiếu trong kế hoạch vũ trụ của thượng đế hay là trong chính bản chất không hoàn hảo của chúng ta và không có gì hết thời gian sẽ giúp chúng ta thoát khỏi chúng.

Vào buổi đầu của thiên niên kỷ thứ ba, loài người tỉnh thức với những nhận thức tuyệt vời. Trong vài thập kỷ qua loài người đã cố gắng chế ngự nạn đói, thiên tai và chiến tranh. Do đó, phần lớn trong số họ hiếm khi nghĩ về những vấn nạn trên. Dĩ nhiên những vấn đề trên không phải đã được giải quyết một cách triệt để. Nhưng thay vì nạn đói thiên tai và chiến tranh được xem là những điều không thể hiểu và kiểm soát được của tự nhiên như trước đây thì bây giờ nó chỉ được xem là những thách thức có thể giải quyết được của loài người. Chúng ta không cần cầu nguyện với Thượng đế hay bất kỳ vị thần linh nào để cứu rỗi chúng ta nữa mà thay vào đó chúng ta biết chắc được những điều cần phải làm để ngăn ngừa nạn đói, thiên tai và chiến tranh. Phần lớn, chúng ta đều thành công khi giải quyết chúng. Vẫn còn một vài những khó khăn cần phải nhìn nhận khi đương đầu với thử thách nhưng chúng ta không còn nhún vai và chặc lưỡi: "Vâng đó là cách mọi thứ vận hành trong thế giới đầy rẫy khiếm khuyết của chúng ta", hay là:" Thượng đế sẽ giúp chúng ta giải quyết chúng". Thay vào đó, khi nạn đói, bệnh dịch hoặc chiến tranh vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chúng ta, chúng ta sẽ nghĩ rằng một ai đó đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn và do đó chúng ta đã thiết lập nên một ủy ban điều tra và tự hứa với chính mình rằng lần tới chúng ta sẽ giải quyết vấn đề tương tự vậy tốt hơn.

Và điều này thực sự diễn ra. Những thiên tai từng là nỗi lo lắng của nhiều người thực sự ít xảy ra hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, ngày nay nhiều người chết vì no hơn là đói, tuổi tác gây ra cái chết nhiều hơn từ những căn bệnh truyền nhiễm; và nhiều người tự tử hơn là bị giết bởi những người lính, những kẻ khủng bố hay những tên tội phạm. Đầu thế kỷ XXI, trung bình tử vong của loài người là do gồng mình làm việc ở McDonald, hơn là từ hạn hán, Ebola hay một cuộc tấn công từ tổ chức khủng bố như al-Qaeda.

Do đó, mặc dù các tổng thống, CEO và các vị tướng vẫn có lịch trình hàng ngày khi phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế và xung đột quân sự, trên quy mô vũ trụ của loài người có thể ngước mắt lên và bắt đầu nhìn về phía chân trời mới. Nếu chúng ta thực sự kiểm soát được nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh thì những vấn đề mới nào sẽ thay thế chúng trong các nghị sự của con người? Giống như lính cứu hỏa trong một thế giới không có lửa, vì vậy loài người trong thế kỷ hai mươi mốt cần phải tự hỏi mình bằng một câu hỏi chưa từng có: Chúng ta sẽ làm gì với chính mình? Trong một thế giới lành mạnh, thịnh vượng và hài hòa, những gì sẽ đòi hỏi chúng ta phải đối mặt bằng tất cả sự chú ý và khéo léo? Câu hỏi này trở nên cực kỳ cấp thiết khi chúng ta ngày nay đang sở hữu công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Chúng ta sẽ làm gì với tất cả những sức mạnh đó.

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nói sơ lược về nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Lập luận rằng chúng ta thực sự đã kiểm soát được nạn đói, thiên tai và chiến tranh sẽ gây ra làn sóng phản đối của nhiều người. Thế còn hàng tỷ người kiếm sống dưới 2 đô la một ngày thì sao? Các bạn sẽ giải thích thế nào về về cuộc khủng hoảng AIDS đang diễn ra ở châu Phi, hay các cuộc chiến tranh nổ ra ở Syria và Iraq? Để giải quyết những mối bận tâm này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về thế giới đầu thế kỷ XXI, trước khi khám phá chương trình nghị sự của con người trong những thập kỷ tới.

Chuẩn nghèo sinh học

Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc nói về nạn đói, trong hàng ngàn năm qua, đây là kẻ thù tồi tệ nhất của nhân loại. Cho đến gần đây hầu hết con người sống ở rìa của diện nghèo sinh học. Còn ở dưới mức đó, mọi người sẽ trở nên suy dinh dưỡng và đói. Một lỗi nhỏ hoặc một chút xui xẻo có thể trở thành án tử hình cho một hoặc oàn bộ gia đình hay làng xã. Nếu mưa nặng hạt kéo dài nhiều ngày liền phá hủy vụ thu hoạch lúa mì của bạn, hoặc những tên trộm đã mang đi bầy dê hoặc gia súc của bạn , bạn và những người thân yêu của bạn có thể đã chết đói. Bất hạnh hay ngu ngốc ở mức độ tập thể dẫn đến nạn đói hàng loạt. Khi Ai Cập cổ đại hoặc Ấn Độ thời trung cổ phải đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng, không có gì ngạc nhiên khi con số tử vong lên đến 5 hoặc 10% tổng số dân trong một nước. Việc cung cấp hàng hóa, lương thực trở nên khan hiếm; thời gian vận chuyển quá dài và phí tổn để nhập khẩu thực phẩm đầy đủ là quá cao; và các chính phủ thể hiện sự bất lực trong việc giải quyết khủng hoảng nêu trên.

Mở bất kỳ cuốn sách lịch sử nào bạn cũng có thể bắt gặp những trang sách nói về những điển cố khủng khiếp do nạn đói gây ra. Người dân phát điên vì đói. Đơn cử vào tháng 4 năm 1694, một quan chức Pháp tại thị trấn Beauvais đã mô tả tác động của nạn đói và việc giá lương thực tăng vọt. Ngài nói rằng toàn bộ khu vực này giờ đây chỉ toàn những linh hồn đáng thương, yếu đuối vì đói khát, khốn khổ và chết dần chết mòn vì thất nghiệp, không có đủ tiền để mua bánh mì. Để sống và xoa dịu cơn đói của họ, những người dân nghèo này ăn những thứ ô uế như mèo và thịt của ngựa bị ném lên đống phân. Những người khác uống máu chảy ra khi bò bị tàn sát.Những người nghèo khổ khác ăn cây tầm ma và cỏ dại, hoặc rễ và các loại thảo mộc khác.

Những điều tương tự trên đã diễn ra trên khắp nước Pháp. Thời tiết xấu đã hủy hoại mùa gặt trong suốt hai năm trước. Mùa xuân năm 1694, các vựa lúa hoàn toàn trống rỗng. Người giàu trả giá cắt cổ cho bất kỳ thực phẩm nào họ có thể tích trữ, số lượng người chết vì đói rất cao.Khoảng 2,8 triệu người Pháp, ước tính chiếm khoảng 15% trong tổng dân số đã chết vì đói từ năm 1692 đến năm 1694, trong khi Vua Louis XIV, đang tình tự với các tình nhân của Ngài ở Versailles. Hay trường hợp diễn ra vào năm 1695, khi nạn đói xảy ra ở Estonia đã giết 1/5 tổng dân số. Năm 1696, đến lượt Phần Lan, nơi một phần tư đến một phần ba số người chết vì đói. Scotland đối mặt với nạn đói nghiêm trọng kéo dài từ năm 1695 đến 1698, một số quận ở nơi này mất khoảng 20 phần trăm dân số của họ trong nạn dịch này.

Hầu hết các độc giả có thể cảm nhận rõ điều này khi bạn bỏ bữa trưa, hoặc khi bạn nhịn ăn hoặc khi bạn chỉ ăn rau lắc trong vài ngày với rau lắc theo chế độ giảm cân. Nhưng bằng cách này, bạn có thể hiểu được những gì mà những người không có miếng ăn đã trải qua khi bạn đã ăn thịt trong nhiều ngày liên tục. Hầu hết mọi người ngày nay chưa bao giờ trải qua sự đau khổ tột cùng này. Tổ tiên của chúng ta, than ôi, chỉ biết khóc khi cầu xin Thượng đế rằng: 'Hãy giải thoát con khỏi nạn đói!", Đây là những gì họ có thể nghĩ đến khi lâm vào bờ vực của sự tuyệt vọng và đói kém.
Trong một trăm năm qua, sự phát triển công nghệ, kinh tế và chính trị đã tạo ra một

mạng lưới an toàn ngày càng mạnh mẽ giúp loài người thoát khỏi chuẩn nghèo sinh học. Một số khu vực thỉnh thoảng vẫn phải đối mặt với nạn đói hàng loạt phần lớn là do vấn đề chính trị thay vì bởi những thảm họa tự nhiên như trước đây nữa. Ở hầu hết các nơi trên hành tinh này, ngay cả khi một người mất việc và tài sản của mình, anh ta khó có thể chết vì đói. Đề án bảo hiểm tư nhân, các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể không giúp anh ta khỏi nghèo đói, nhưng họ sẽ cung cấp đủ lượng calo hàng ngày để tồn tại. Ở cấp độ tập thể, mạng lưới thương mại toàn cầu lần lượt xem việc cung cấp đủ lương thực trong tình trạng hạn hán và lũ lụt như các đề mục của các cơ hội kinh doanh.Ngay cả khi chiến tranh, động đất hay sóng thần tàn phá quốc gia chịu ảnh hưởng, những nỗ lực quốc tế thường thành công trong việc ngăn chặn nạn đói. Mặc dù trên thế giới hằng ngày vẫn có hàng trăm triệu người đói, nhưng rất ít người thực sự chết đói. Nghèo đói chắc chắn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như suy dinh dưỡng, rút ngắn tuổi thọ. Ở Pháp, chẳng hạn, 6 triệu người (khoảng 10% dân số) bị mất an ninh dinh dưỡng. Họ thức dậy vào buổi sáng không biết liệu họ sẽ có bất cứ thứ gì để ăn cho bữa trưa; họ thường xuyên đi ngủ lúc không còn gì để ăn cả; và họ thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Nhưng tình trạng thiếu dinh dưỡng không phải lòa nạn đói và vấn đề nước Pháp gặp phải vào đầu thế kỷ XXI khác Pháp vào năm 1694. Ngay cả trong những khu ổ chuột tồi tệ nhất ở Beauvais hay Paris, người ta vẫn không chết vì thiếu ăn suốt hàng tuần liền.

Sự chuyển đổi tương tự đã xảy ra ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc. Xuyên suốt thiên niên kỷ, nạn đói rình rập mọi chế độ Trung Quốc từ chế độ quân chủ cho đến chế đợ cộng sản. Một vài thập kỷ trước, Trung Quốc luôn lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Hàng chục triệu người Trung Quốc chết đói trong giai đoạn Đại nhảy vọt và các chuyên gia thường dự đoán rằng vấn đề này sẽ trầm trọng hơn mà thôi. Năm 1974, Hội nghị Lương thực Thế giới đầu tiên diễn ra tại Rome đã dự đoán rằng không có cách nào để Trung Quốc

nuôi sống hàng tỷ người và đất nước đông dân nhất thế giới đang trên bờ vực thảm họa.Trên thực tế, từ năm 1974 trở đi, hàng trăm, hàng triệu người Trung Quốc đã thoát nghèo, và mặc dù hàng trăm triệu người vẫn bị suy dinh dưỡng nhưng lần đầu tiên trong lịch sử được ghi lại, Trung Quốc đã thoát khỏi hàng ngũ quốc gia đói.

Thật vậy, ở hầu hết các quốc gia ngày nay việc ăn quá nhiều đã trở thành một vấn đề tồi tệ hơn nhiều so với nạn đói. Vào thế kỷ XVIII, Marie Antoinette đã khuyên người dân Phápđói khát rằng nếu họ không còn đủ bánh mì để ăn, họ có thể ăn bánh ngọt để thay thế. Ngày nay, người nghèo khổ đang làm y như vậy. Những tầng lớp giàu có ở Hillsly Hills ăn salad rau diếp và đậu phụ hấp trong khi đó ở những khu ổ chuột, cư dân ăn bánh Twinkie, Cheetos, hamburger và pizza. Năm 2014 đã ghi nhận 2,1 tỷ người bị thừa cân trong khi chỉ có 850 triệu người bị suy dinh dưỡng. Một nửa nhân loại dự kiến sẽ bị thừa cân vào năm 2030. Vào năm 2010, số ca tử vong vì đói chỉ có khoảng 1 triệu trong khi vì no đã lên tới con số 3 triệu.

Những vũ khí vô hình

Sau nạn đói, bệnh dịch hạch và bệnh truyền nhiễm là kẻ thù lớn thứ hai của loài người. Các thành phố nhộn nhịp được xem là nền tảng của nền văn minh và đồng thời cũng là một nơi sản sinh lý tưởng của mầm bệnh khi có một lưới lớn gồm thương nhân, viên chức và khách hành hương. Do đó, người dân Athens hoặc Florence thời trung cổ biết được rằng họ có thể bị bệnh và chết vào tuần tới, hoặc dịch bệnh có thể đột ngột bùng phát và phá hủy toàn bộ gia đình của họ. Vụ dịch nổi tiếng nhất trong lịch sử gọi là Cái chết đen, bắt đầu từ những năm 1330, ởở phía đông hoặc trung tâm châu Á, khi vi khuẩn cư trú ở bọ chét Yersinia pestis bắt đầu lây nhiễm cho người bị bọ chét cắn. Từ đó, bệnh dịch nhanh chóng lan rộng khắp châu Á, Châu Âu và Bắc Phi, và chưa đầy hai mươi năm thì bệnh dịch đã lan đến bờ Đại Tây Dương. Hơn một phần tư dân số Á-Âu ước tính lên đến hơn 200 triệu người đã tử vong sau cơn dịch bệnh. Ở Anh, trong mười người thì có bốn người chết và dân số giảm từ 3,7 triệu người trước Cái chết đen xuống chỉ còn lại 2,2 triệu người sau dịch. Thành phố Florence đã mất 50.000 trong số 100.000 cư dân.

Chính quyền hoàn toàn bất lực trước thảm họa. Ngoại trừ những lời cầu nguyện và đám rước được tổ chức đại chúng, họ không biết làm thế nào để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh - chứ đừng nói đến việc chữa trị. Con người thời kỳ đó tin rằng bệnh tật họ phải oằn mình gánh chịu đến từ nguồn năng lượng xấu, ác quỷ và sự tức giận của các vị thần thay vì tin vào sự tồn tại của vi khuẩn và virus. Mọi người dễ dàng tin vào thiên thần và nàng tiên, nhưng họ không thể tưởng tượng được rằng một con bọ chét nhỏ hay một giọt nước có thể chứa toàn bộ vũ khí của động vật ăn thịt chết người.

Cái chết đen không phải là một sự kiện đơn lẻ, thậm chí không phải là bệnh dịch tồi tệ nhất trong lịch sử. Một loại dịch bệnh tai hại khác đã xảy ra ở Mỹ, Úc và quần đảo Thái Bình Dương sau khi người châu Âu đến khai phá và định cư tại những vùng nêu trên. Những nhà thám hiểm và người định cư không ngờ được rằng họ mang theo những bệnh truyền nhiễm mới đến cho người bản địa không có miễn dịch với loại bệnh này. Hệ quả là có tới 90 phần trăm dân số địa phương đã chết.

Vào ngày 5 tháng 3 năm 1520, một đội tàu nhỏ của Tây Ban Nha rời đảo Cuba trên đường đến Mexico. Những con tàu này chở 900 lính Tây Ban Nha cùng với ngựa, súng và một vài nô lệ châu Phi. Một trong những nô lệ là Francisco de Eguía, mang trên người của mình một loại vũ khí sinh học chết choc mang tên vi rút đậu mùa. Khi đặt chân đến vùng đất vùng Mexico, virus trong người Francisco bắt đầu nhân lên theo cấp số nhân trong cơ thể và gây ra cơn phát ban khủng khiếp. Francisco được chữa trị trong nhà của một gia đình người Mỹ bản địa ở thị trấn Cempoallan. Anh lây bệnh cho gia đình họ, lây nhiễm cho hàng xóm. Trong vòng mười ngày, Cempoallan trở thành một nghĩa địa. Người tị nạn lây bệnh từ Cempoallan đến các thị trấn gần đó, và sau đó khắp Mexico và xa hơn nữa.

Người Maya ở bán đảo Yucatán tin rằng ba vị thần xấu xa - Ekpetz, Uzannkak và Sojakak

bay từ làng này sang làng khác vào ban đêm, lây nhiễm cho người bệnh. Người Aztec cho rằng bệnh tật là do các vị thần Tezcatlipoca và Xipe gây nên, hoặc có lẽ về ma thuật đen của người da trắng. Linh mục và các bác sĩ đã tư vấn cho người bản đại bằng cách khuyên họ cầu nguyện, tắm lạnh, chà xát cơ thể bằng bitum và bôi nhọ của bọ cánh cứng đen trên vết loét. Không có phương pháp nào hiệu quả cả. Hàng vạn xác chết thối rữa trên đường phố, mà không ai dám đến gần và chôn họ. Toàn bộ gia đình bị diệt vong trong một vài ngày, trong một số khu định cư, một nửa dân số đã chết.

Vào tháng 9 năm 1520, bệnh dịch hạch đã đến Thung lũng Mexico. Một tháng sau đó, nó đã xâm nhập thủ đô Aztec, Tenochtitlan - một đô thị tráng lệ với 250.000 người. Chỉ trong vòng hai tháng, có ít nhất một phần ba dân số bị diệt vong, bao gồm cả hoàng đế Azuit Cuitláhuac. Trong khi đó vào tháng ba năm 1520, khi hạm đội Tây Ban Nha đến, Mexico là nơi sinh sống của 22 triệu người, đến tháng 12 chỉ có 14 triệu người vẫn còn sống. Bệnh đậu mùa chỉ là cú đánh đầu tiên. Trong khi người Tây Ban Nha làm giàu cho mẫu quốc bằng việc khai thác thuộc địa thì những đợt cúm chết người, sởi và các bệnh truyền nhiễm khác bắt đầu tấn công xứ thuộc địa hết lần này đến lần khác. Cho đến năm 1580, dân số xứ thuộc địa đã giảm xuống dưới 2 triệu.

Hai thế kỷ sau, vào ngày 18 tháng 1 năm 1778, thuyền trưởng thám hiểm người Anh James Cook đến Hawaii. Quần đảo Hawaii lúc bấy giờ có mật độ dân số đông đúc lên đến nửa triệu người. Người dân trên quần đảo này sống cô lập tách biệt khỏi châu Âu và châu Mỹ. Thuyền trưởng Cook và người của ông gây ra mầm bệnh gồm bệnh cúm, lao và giang mai ở đây. Du khách châu Âu sau đó đến du lịch tại quần đảo này đã gây thêm bệnh thương hàn và bệnh đậu mùa. Đến năm 1853, chỉ còn 70.000 người sống sót vẫn còn ở Hawaii.

Dịch tễ học tiếp tục giết chết hàng chục triệu người vào thế kỷ XX. Trong tháng một, 1918 người lính ở các chiến hào ở miền bắc nước Pháp bắt đầu chết vì một chủng cúm có , biệt danh là bệnh cúm Tây Ban Nha. Chiến tuyến là điểm cuối của nhiều mạng lưới cung ứng toàn cầu hiệu quả nhất mà thế giới đã có cho đến nay. Đàn ông và đạn dược từ Anh, Mỹ, Ấn Độ và Úc được đưa đến vùng chiến. Dầu được gửi từ Trung Đông, ngũ cốc và thịt bò từ Argentina, cao su từ Malaya và đồng từ Congo. Đổi lại, tất cả họ đều bị mắc bệnh cúm Tây Ban Nha. Trong một vài tháng, một phần ba dân số toàn cầu ước tính khoảng nửa tỷ người đã chết vì dịch bệnh. Ở Ấn Độ, nó đã giết chết 5% dân số khoảng 15 triệu người. Trên đảo Tahiti, 14 phần trăm dân số đã chết. Trên đảo Samoa, 20 phần trăm dân số đã không còn vì dịch bệnh. Trong các mỏ đồng của Congo, đại dịch đã giết chết từ 50 triệu đến 100 triệu người trong chưa đầy một năm. Số lượng người tử vong vì dịch bệnh được thống kê còn nhiều hơn số lượng người tử vong trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, 40 triệu người.

Bên cạnh những cơn sóng thần dịch tễ học đã tấn công loài người như vậy thì cứ sau vài thập kỷ, con người cũng phải đối mặt những đợt bệnh truyền nhiễm nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn, giết chết hàng triệu người mỗi năm. Bọn trẻ, những người thiếu khả năng miễn dịch đặc biệt thường xuyên phải đối mặt với những bệnh truyền nhiễm thời thơ ấu. Cho đến đầu thế kỷ XX, khoảng một phần ba trẻ em đã chết trước khi đến tuổi trưởng thành do suy dinh dưỡng và bệnh tật. Trong thế kỷ qua, loài người trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi dịch bệnh, do dân số ngày càng tăng và giao thông tphát triển hơn. Một đô thị hiện đại như Tokyo hay Kinshasa có khả năng gây bệnh cao hơn nhiều nơi săn bắn hơn Florence thời trung cổ hoặc Tenochtitlan vào năm 1520. Do mạng lưới giao thông toàn cầu ngày nay thậm chí được quy hoạch tốt hơn so với năm 1918. Một loại virus Tây Ban Nha có thể lây lan đến tận Congo hoặc Tahiti trong vòng chưa đầy hai mươi bốn giờ. Do đó, chúng ta đã dự kiến ​​sẽ sống ở một địa ngục dịch tễ học, với một bệnh dịch chết người khác. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc và ảnh hưởng của dịch bệnh đã giảm đáng kể trong vài thập kỷ qua. Cụ thể, tỷ lệ tử vong ở trẻ em toàn cầu đang ở mức thấp nhất mọi thời đại: dưới 5% trẻ em tử vong trước khi đến tuổi trưởng thành. Ở các nước phát triển, tỷ lệ này chỉ còn dưới 1%.

Phép lạ này là do những thành tựu chưa từng có của y học thế kỷ XX, đã cho chúng ta thụ hưởng một nền y tế tiên tiến từ việc tiêm chủng, kháng sinh, cải thiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng y tế tốt hơn nhiều. Đơn cử, một chiến dịch tiêm phòng bệnh đậu mùa toàn cầu đã thành công đến nỗi vào năm 1979 Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố rằng nhân loại đã chiến thắng trước căn bệnh đậu mùa.

Đó là dịch bệnh đầu tiên con người đã ngăn ngừa thành công. Trong năm 1967, đậu mùa vẫn lây nhiễm cho 15 triệu người và giết chết 2 triệu người trong số họ, nhưng đến năm 2014, không còn số liệu tử vong vì bệnh đậu mùa được thống kê. Chiến thắng nàylà cơ sở củng cố cho việc WHO đã ngừng tiêm vắc-xin cho con người chống bệnh đậu mùa.

Cứ sau vài năm, chúng ta lại hoảng hốt vì sự bùng phát của một số bệnh dịch mới tiềm ẩn, như SARS vào 2002, 2003, cúm gia cầm năm 2005, cúm lợn năm 2009,2010 và Ebola năm 2014. Tuy nhiên, nhờ có biện pháp đối phó hiệu quả mà số lượng người mắc bệnh tương đối nhỏ. Điển hình như SARS, , ban đầu làm dấy lên nỗi sợ về một Cái chết đen mới, nhưng cuối cùng kết thúc với số lượng ca tử vong chưa đến 1.000 người được thống kê trên toàn thế giới.

Dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi lúc đầu dường như vượt khỏi tầm kiểm soát. Vào ngày 26 tháng 9 năm 2014, WHO đã mô tả nó như là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất được thấy ở thời hiện đại. Tuy nhiên, vào đầu năm 2015, dịch bệnh đã được kiểm soát và vào tháng 1 năm 2016 WHO tuyên bố dịch bệnh đã lây nhiễm cho hơn 30.000 người, giết chết 11.000 người trong số họ, gây ra hàng loạt thiệt hại kinh tế trên khắp Tây Phi, và gửi sóng xung kích lo lắng trên toàn thế giới; nhưng dịch bệnh đã không lan ra ngoài Tây Phi, và số người tử vong được ghi nhận lại vẫn thấp hơn nhiều so với bệnh cúm Tây Ban Nha hay dịch bệnh đậu mùa ở Mexico.

Ngay cả thảm kịch của dịch bệnh AIDS, dường như là thất bại y tế lớn nhất trong vài thập kỷ qua, cũng được xem như một dấu hiệu của sự tiến bộ. Kể từ lần bùng phát lớn đầu tiên vào đầu những năm 1980, hơn 30 triệu con người đã chết vì AIDS, và hàng chục triệu người khác đã bị suy nhược cơ thể và tổn thương tâm lý. Thật khó để hiểu và điều trị dịch mới, vì AIDS là một

bệnh khó trị. Trong khi một người bị nhiễm virus đậu mùa sẽ chết trong vòng vài ngày,

một bệnh nhân dương tính với HIV có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh trong nhiều tuần và nhiều tháng, nhưng vẫn tiếp tục lây nhiễm cho những người khác một cách thầm lặng. Ngoài ra, bản thân virus HIV không gây chết người nhưng phá hủy hệ thống miễn dịch,do đó làm bệnh nhân mắc phải nhiều bệnh khác. Đó là những bệnh thứ cấp thực sự giết nạn nhân AIDS. Do đó, khi AIDS bắt đầu lan rộng. Khi hai bệnh nhân được đưa vào bệnh viện New York năm 1981,

một người chết vì viêm phổi và người kia vì ung thư, không phải tất cả đều rõ ràng thực tế là nạn nhân của virus HIV từ nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước đây.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn này, sau khi cộng đồng y tế nhận thức được bí ẩn của

bệnh dịch mới, các nhà khoa học chỉ mất hai năm để xác định nó, hiểu được virus lây lan như thế nào và đề xuất những cách hiệu quả để làm chậm dịch bệnh. Trong vòng mười năm nữa, thuốc mới đã khiến AIDS từ bản án tử hình thành một tình trạng mãn tính đối với những người giàu có đủ khả năng chi trả cho loại thuốc này.

Chúng ta hãy giả sử điều gì sẽ xảy ra nếu AIDS bùng phát vào năm 1581 chứ không phải năm 1981. Rất có thể không ai có thể tìm ra nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nó đã lây lan như thế nào

từ người này sang người khác, hoặc làm thế nào nó có thể được dừng lại, huống chi là chữa khỏi.Trong điều kiện như vậy, AIDS có thể đã ban tử cho nhiều người hơn cả Cái chết đen.
Bất chấp tỉ lệ người mắc bệnh AIDS cao, mặc dù hàng triệu người thiệt mạng mỗi năm do các bệnh truyền nhiễm lâu đời như sốt rét, thì ngày nay dịch bệnh là mối đe dọa tầm thường đối với sức khỏe con người so với hàng thiên niên kỷ trước đây. Đại đa số mọi người trong thời đại này chết vì các bệnh không nhiễm trùng như ung thư và bệnh tim, hoặc đơn giản là do tuổi già. Ung thư và bệnh tim đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại tuy nhiên ít người trong thời đại đó tử vong vì những căn bệnh trên.

Mặc dù, con người đã ngăn ngừa thành công một số loại bệnh truyền nhiễm, nhưng nhiều người lo sợ rằng đây chỉ là một chiến thắng tạm thời và không ai có thể đảm bảo rằng bệnh dịch hạch sẽ được diệt trừ vĩnh viễn. Trong cuộc chiến giữa bác sĩ với các loại dịch bệnh do vi- rút gây ra, dường như bác sĩ với kiến thức và công nghệ y khoa tiên tiến chiếm nhiều ưu thế hơn. Các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện chủ yếu là kết quả của đột biến cơ hội trong bộ gen mầm bệnh. Những đột biến này cho phép mầm bệnh lây lan từ động vật sang người, xâm nhập và phá vỡ hệ thống miễn dịch của con người hoặc kháng lại các loại thuốc như kháng sinh. Ngày nay những đột biến như vậy có thể xảy ra nhanh hơn so với trước đây, do tác động của con người đối với môi trường sống chung quanh. Trong cuộc đua này, các bác sĩ cần nhiều hơn cả sự may mắn. Các bác sĩ thử nghiệm nhiều loại thuốc khác nhau nhờ vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ và phát triển của y khoa. Mỗi năm trôi qua, ngành y khoa lại tích lũy thêm được bề dày kiến thức để thử nghiệm thành công các loại thuốc và thành công trong các phác đồ mới điều trị bệnh cách hiệu quả. Vào năm 2050, có khả năng chúng ta sẽ phải đối mặt với các loại vi-rút và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hơn nhưng y học vào năm đó có đủ khả năng để chế ngự dịch bệnh mới hiệu quả hơn so với giai đoạn này.

Vào năm 2015, các bác sĩ đã công bố phát hiện ra một loại kháng sinh hoàn toàn mới với tên gọi là teixobactin. Loại kháng sinh này các bác sĩ tuyên bố rằng vi khuẩn chưa có sức đề kháng chống lại nó. Một số học giả tin rằng teixobactin có thể đảo ngược tình thế trong cuộc chiến chống lại vi trùng có khả năng kháng thuốc cao. Các nhà khoa học cũng đang phát triển các phương pháp điều trị mới mang tính cách mạng mà cơ chế hoạt động theo những cách hoàn toàn khác với bất kỳ loại thuốc nào trước đây. Ví dụ, một số các phòng thí nghiệm nghiên cứu vi robot để có thể điều hướng trong dòng máu của chúng ta, xác định bệnh tật và tiêu diệt mầm bệnh và tế bào ung thư. Các vi sinh vật có thể có 4 tỷ năm kinh nghiệm tích lũy để chiến đấu với kẻ thù hữu cơ, nhưng chúng hoàn toàn không có kinh nghiệm chiến đấu với những kẻ săn mồi cơ năng học, và do đó chúng sẽ gặp khó khăn gấp đôi để phát triển hệ thống phòng thủ hiệu quả.

Vì vậy, trong khi chúng ta không thể chắc chắn rằng một số vụ dịch mới như là Ebola hoặc một chủng cúm chưa biết gây hệ quả xấu trên qui mô trên toàn cầu và giết chết hàng triệu người, chúng ta sẽ không coi đó là một thiên tai không thể tránh khỏi. Thay vào đó, chúng ta sẽ thấy đó là một thất bại không thể giải thích được của con người và đòi hỏi trách nhiệm của những nhà chức trách và các tổ chức liên quan. Một sự việc đã diễn ra vào cuối mùa hè 2014 khi các cơ quan y tế toàn cầu tỏ ra bất lực trước sự bùng phát của dịch bệnh Ebola, các ủy ban điều tra đã được thành lập. Báo cáo ban đầu của ủy ban này được công bố vào ngày 18 tháng 10 năm 2014 đã chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới về những nhận định sai lầm đối với sự bùng phát dịch, đổ lỗi cho việc lây lan không thể kiểm soát được của dịch bệnh là do tình trạng quan liêu, tham nhũng và vận hành kém hiệu quả trong lòng các quốc gia ở Châu Á. Những lời chỉ trích như trên cho rằng loài người có kiến ​​thức và công cụ để ngăn chặn bệnh dịch, và nếu một dịch bệnh vượt khỏi tầm kiểm soát, đó là do sự bất lực của con người hơn là sự tức giận của thần linh.

Vì vậy, trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai như AIDS và Ebola, con người đang tỏ ra chiếm ưu thế. Nhưng những gì nguy hiểm nhất không ở đâu khác ngoại trừ tồn tại ngay trong bản chất con người? Công nghệ sinh học cho phép chúng ta đánh bại vi khuẩn và virus, nhưng nó đồng thời biến chính con người thành mối đe dọa chưa từng có. Các công cụ tương tự cho phép các bác sĩ nhanh chóng xác định và chữa các bệnh mới cũng có thể cho phép quân đội và những kẻ khủng bố gây ra những căn bệnh khủng khiếp hơn và có thể đưa con người vào kịch bản của ngày tận thế. Do đó, nhiều khả năng dịch bệnh lớn sẽ tiếp tục gây nguy hiểm cho loài người trong tương lai khi chính con người không ngừng tạo ra chúng để phục vụ cho mưu đồ nào đó. Thời đại mà loài người đứng bất lực trước dịch bệnh tự nhiên có lẽ đã qua nhưng chúng ta có thể đã bỏ lỡ nó.

Phá vỡ luật rừng

Tin vui nữa mà tôi muốn chia sẻ ở đây là các cuộc chiến cũng đang dần biến mất. Trong suốt lịch sử, hầu hết con người đều trong trạng thái sẵn sàng đương đầu với chiến tranh trong khi đó họ xem hòa bình là một tình trạng tạm thời và mong manh. Luật rừng chi phối và điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Do đó mà ngay cả khi hai thể chế chính trị không có mâu thuẫn và xung đột thì chiến tranh vẫn luôn là một lựa chọn. Điển hình là trường hợp của Pháp và Đức, mặc dù hai quốc gia này đã đi đến một số thỏa thuận hòa bình vào năm 1913, mọi người đều nhận thức được rằng hai quốc gia này vẫn có khả năng xung đột và mâu thuẫn vào một năm sau đó. Bất cứ khi nào các chính trị gia, tướng lĩnh, doanh nhân và công dân lên kế hoạch cho tương lai, chiến tranh vẫn luôn là một phần trong kế hoạch đó. Từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ cách mạng công nghiệp phát triển với sự phát minh ra máy hơi nước và từ Bắc cực đến sa mạc Sahara, mọi người trên trái đất đều biết rằng bất cứ lúc nào những quốc gia láng giềng có thể xâm chiếm lãnh thổ, đánh bại quân đội của họ, tàn sát người dân và chiếm đất của họ. Trong nửa sau của thế kỷ XX, luật rừng cuối cùng đã bị phá vỡ. Nếu không hủy bỏ luật rừng thì chiến tranh ở các khu vực trên không thể nào dừng lại được. Ở các xã hội nông nghiệp cổ đại, tình trạng bạo lực gây ra khoảng 15% tổng số ca tử vong. Tuy nhiên, trong thế kỷ 20, 5% số ca tử vong là do tình trạng bạo lực gây nên, và vào đầu thế kỷ XXI, chỉ còn khoảng 1% tỷ lệ tử vong toàn cầu. Một con số thú vị khác là vào năm 2012, khoảng 56 triệu người đã chết trên khắp thế giới; trong đó có 620.000 người đã chết vì bạo lực; chiến tranh đã tước đi sinh mạng của 120.000 người và 500.000 người khác chết vì tội phạm. Ngược lại, 800.000 người tự tử và 1,5 triệu người chết vì bệnh tiểu đường.

Do đó, đường bây giờ còn nguy hiểm hơn thuốc súng. Thậm chí quan trọng hơn, một bộ phận tinh hoa của nhân loại đã nhận định rằng chiến tranh đơn giản là không thể tưởng tượng nổi. Lần đầu tiên trong lịch sử, khi các chính phủ, tập đoàn và cá nhân xem xét tương lai trước mắt , nhiều người trong số họ không nghĩ rằng chiến tranh là một sự kiện có thể xảy ra. Vũ khí hạt nhân đã biến chiến tranh giữa các siêu cường thành một hành động tự sát tập thể điên rồ, và do đó buộc các quốc gia hùng mạnh nhất trên trái đất phải tìm những giải pháp thay thế hòa bình để giải quyết xung đột. Đồng thời, nền kinh tế toàn cầu đã được chuyển đổi từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế tri thức. Trước đây, nguồn tài sản chính là tài sản hữu hình như mỏ vàng, lúa mì và giếng dầu. Ngày nay, kiến ​​thức chính là tài sản vô hình . Và trong khi bạn có thể chinh phục các mỏ dầu thông qua chiến tranh, bạn không thể tích lũy kiến ​​thức theo cách đó. Do đó,kiến ​​thức trở thành nguồn lực kinh tế quan trọng nhất, lợi nhuận của chiến tranh giảm sút và chiến tranh ngày càng giảm xuống mức thấp nhất ở những nơi trên thế giới kể cả ở những nơi được xem là điểm nóng của chiến tranh ở Trung Đông và Trung Phi, mà nền kinh tế vẫn là nền kinh tế vật chất lỗi thời. Vào năm 1998, Rwanda đã nắm bắt và cướp phá các mỏ coltan phong phú của nước láng giềng Congo, bởi vì quặng cung cấp nguyên liệu để sản xuất điện thoại di động và máy tính xách tay, và Congo nắm giữ 80% trữ lượng coltan trên thế giới. Rwanda kiếm được 240 triệu đô la hàng năm từ những mỏ coltan chiếm được. Đối với đất nước nghèo như Rwanda mà nói, đó là một gia tài.

Ngược lại, điều này trở nên vô nghĩa cho Trung Quốc xâm chiếm California và chiếm Thung lũng Silicon, ngay cả khi Trung Quốc bằng cách nào đó có thể chiếm ưu thế trên chiến trường, nhưng không có mỏ silicon nào để cướp bóc ở đây cả. Thay vào đó, người Trung Quốc đã kiếm được hàng tỷ đô la từ việc hợp tác với những tập đoàn khổng lồ về công nghệ cao như Apple và Microsoft, mua phần mềm và sản xuất sản phẩm của họ. Những gì Rwanda kiếm được cả năm ở những mỏ coltan chiếm được từ người Congo, người Trung Quốc kiếm được vỏn vẹn trong một ngày nhờ vào thương mại hòa bình.

Do đó, ý nghĩa của hai chữ hòa bình mang sắc thái mới. Các thế hệ trước nghĩ về hòa bình như sự vắng mặt tạm thời của chiến tranh. Ngày nay chúng ta nghĩ về hòa bình như là một thành trì mà chiến tranh không thể công phá vào được.Vào năm 1913, mọi người nói rằng hòa bình giữa Pháp và Đức có nghĩa là vào năm đó không có cuộc xung đột nào xảy ra giữa Pháp và Đức, nhưng ai biết được năm tới sẽ như thế nào? Khi hôm nay chúng ta nói rằng hòa bình giữa Pháp và Đức có nghĩa là không thể tưởng tượng được trong bất kỳ trường hợp có thể thấy trước mà chiến tranh có thể bùng nổ. Như là hòa bình chiếm ưu thế không chỉ giữa Pháp và Đức, mà giữa hầu hết các quốc gia. Không có kịch bản cho một cuộc chiến nghiêm trọng sẽ diễn ra vào năm tới giữa Đức và Ba Lan, giữa Indonesia và Philippines, hoặc giữa Brazil và Uruguay.Hòa bình theo kiểu mới này không chỉ là ảo mộng hippie (chú thích của người dịch: Hippie là lối sống đề cao hòa bình vào thập niên 60 ở Mỹ. Người Hippie thuộc vào giai đoạn " flower children", những đứa con của hoa hay "baby boomer", bùng nổ dân số. Khẩu hiệu nổi tiếng của nguời Hippie là:"Make love not war"). Chính phủ khao khát quyền lực và các tập đoàn khổng lồ

cũng dựa vào nền hòa bình theo kiểu mới này. Khi Mercedes lên kế hoạch cho chiến lược bán hàng ở Đông Âu, có rất ít khả năng Đức chinh phục Ba Lan. Một tập đoàn nhập khẩu lao động giá rẻ từ Philippines đồng nghĩa với việc không cần phải lo lắng rằng Indonesia có thể xâm chiếm Philippines vào năm tới. Khi chính phủ Brazil triệu tập để thảo luận về ngân sách năm tới, bạn có thể tưởng tượng được rằng bộ trưởng quốc phòng Brazil sẽ từ chỗ ngồi của ngài, đập tay lên bàn và hét lên, 'Chờ một phút! Nếu chúng ta muốn xâm chiếm và chinh phục Uruguay? Chúng ta phải cân nhắc đến việc Chúng tôi phải dành 5 tỷ đô la viện trợ cho việc chinh phục này. Tất nhiên, vẫn còn một vài nơi mà các bộ trưởng quốc phòng vẫn nói những điều này, và ở đó

là những khu vực mà nền hòa bình khó ươm mầm và phát triển. Tôi biết điều này rất rõ vì tôi sống trong một khu vực như thế này.Nhưng cũng có một vài trường hợp ngoại lệ. Tất nhiên, không có gì đảm bảo rằng nền hòa bình theo kiểu mới này là vĩnh cửu. Cũng như vũ khí hạt nhân là tiền đề cho việc thiết lập nền hòa bình mới vì vậy sự phát triển công nghệ trong tương lai có thể tạo tiền đề cho các loại chiến tranh mới. Cụ thể, chiến tranh mạng có thể gây bất ổn cho thế giới. Ngay cả các nước nhỏ và các chủ thể phi quốc gia cũng có khả năng chống lại các siêu cường một cách hiệu quả. Khi Mỹ gây chiến ở Iraq vào năm 2003, Baghdad và Mosul bị tàn phá nặng nề ngay cả khi không một quả bom nào thả xuống hai thành phố Los Angeles hoặc Chicago. Tuy nhiên, trong tương lai, một quốc gia như Bắc Triều Tiên hoặc Iran có thể sử dụng quả bom logic để tắt điện ở California, làm nổ tung các nhà máy lọc dầu ở Texas và khiến các đoàn tàu va chạm ở Michigan (bom logic là mã phần mềm độc hại được tạo ra trong thời bình và hoạt động từ xa. Rất có khả năng các mạng kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Hoa Kỳ và

nhiều quốc gia khác đã bị nhiễm những mã như vậy). Tuy nhiên, chúng ta không nên nhầm lẫn khả năng với động lực. Mặc dù chiến tranh mạng giới thiệu những phương thức mới của sự hủy diệt hàng loạt, nó không nhất thiết phải thêm các động lực mới để sử dụng chúng. Hơn bảy mươi năm qua, loài người đã phá vỡ không chỉ Luật rừng, mà còn cả Luật Chekhov. Anton Chekhov nổi tiếng với câu nói rằng một khẩu súng xuất hiện trong cảnh đầu tiên của vở kịch chắc chắn sẽ khi hỏa vào cảnh thứ ba. Trong suốt lịch sử, nếu các vị vua và hoàng đế có được một số vũ khí mới, sớm hay muộn họ sẽ bị cám dỗ để sử dụng nó. Tuy nhiên, kể từ năm 1945, loài người đã học cách chống lại sự cám dỗ này. Khẩu súng xuất hiện trong những chiến dịch đầu tiên của Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ bị khai hỏa . Đến bây giờ chúng ta đã quen sống trong một thế giới đầy bom và tên lửa không bị phá hủy, và chúng ta đã trở thành chuyên gia phá vỡ cả hai Luật rừng và Luật Chekhov. Nếu những luật này vẫn còn tồn tại với chúng ta, đây là lỗi chứ không phải là định mệnh không thể chối cãi của chúng ta.
Thế còn khủng bố thì sao? Ngay cả khi chính quyền trung ương và các quốc gia hùng mạnh đã học được sự kiềm chế, nhưng những kẻ khủng bố vẫn sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt mới.Đó chắc chắn là một khả năng đáng lo ngại. Tuy nhiên, khủng bố là một chiến lược nhắm vào sự yếu đuối của con người không có khả năng tự bảo vệ mình . Ít nhất trong quá khứ, hoạt động khủng bố chủ yếu gieo rắc nỗi sợ hãi hơn là gây ra thiệt hại đáng kể về mặt vật chất. Những kẻ khủng bố thường không có sức mạnh thật sự để đánh bại một đội quân, chiếm cứ một quốc gia hoặc phá hủy toàn bộ thành phố. Vào năm 2010, căn bệnh béo phì và các bệnh liên quan khác đã lấy đi sinh mạng của khoảng 3 triệu trong khi số lượng người tử vong do hoạt động khủng bố theo thống kê là 7697 người trên quy mô toàn cầu, phần lớn đến từ các quốc gia đang phát triển.

Trung bình ở Mỹ và Châu Âu, coca-cola thực sự là mối hiểm họa lớn hơn nhiều so với tổ chức AlQuaeda. Làm thế nào, sau đó, những kẻ khủng bố có thể kiểm soát được các mặt báo và thay đổi tình hình chính trị thế giới? Bằng cách khiêu khích kẻ thù để tự họ có những phản ứng thái quá. Về bản chất, khủng bố là một chương trình. Những kẻ khủng bố tạo ra một cảnh tượng bạo lực đáng sợ tác động vào tâm trí của chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đang quay trở về giai đoạn hỗn loạn thời trung cổ. Do đó, các quốc gia thường cảm thấy bắt buộc phải phản ứng với hành động của chủ nghĩa khủng bố bằng biện pháp an ninh, điển hình như như cuộc đàn áp của toàn bộ dân số hoặc sự xâm lược quốc gia bên ngoài biên giới lãnh thổ. Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng thái quá đối với khủng bố đặt ra một mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với an ninh quốc gia so với những gì những kẻ khủng bố có thể làm được.

Để dễ hình dung, thì có thể mường tượng những kẻ khủng bố giống như một con ruồi cố gắng phá hủy một cửa hàng Trung Quốc. Nhưng con ruồi này yếu đến nỗi nó không thể di chuyển được thậm chí cả một tách trà Vì vậy, nó tìm thấy một con bò đực, con ruồi này liền chui trong tai của con bò và bắt đầu làm con bò ù tai . Con bò lồng lên. Trong cơn sợ hãi,giận dữ, nó đã phá hủy các cửa hàng Trung Quốc. Đây là những gì đã xảy ra ở Trung Đông vào thập kỷ cuối của thế kỷ trước. Những người theo trào lưu chính thống Hồi giáo không bao giờ có thể lật đổ Saddam Hussein. Thay vào đó, họ đã tạo ra làn sóng phẫn nộ của Hoa Kỳ sau vụ tấn công ngày 11/9 vào hai tòa tháp đôi ở Mỹ và Hoa Kỳ đã phá hủy kẻ thù của họ ở Trung Đông.

Bây giờ họ phát triển mạnh trên đống hoang tàn. Chính họ, những kẻ khủng bố quá yếu để đưa chúng ta trở lại Thời trung cổ và tái lập Luật rừng. Họ có thể khiêu khích chúng ta, nhưng cuối cùng, tất cả phụ thuộc vào chính phản ứng của chúng ta.Nếu Luật rừng phát triển trở lại, đó sẽ không phải là lỗi của những kẻ khủng bố.

Nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh có thể sẽ tiếp tục cướp đi hàng triệu nạn nhân trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên, những vấn nạn trên không còn là bi kịch không thể tránh khỏi ngoài sự hiểu biết và kiểm soát của nhân loại bất lực mà thay vào đó là những thách thức có thể kiểm soát.Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc coi thường Điều này sự đau khổ của hàng trăm triệu người nghèo đói; hàng triệu người mất mạng do sốt rét, AIDS và bệnh lao; hàng triệu người mắc kẹt trong các vòng luẩn quẩn bạo lực ở Syria, Congo hoặc Afghanistan. Thông điệp không phải là nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh đã hoàn toàn biến mất khỏi bề mặt của trái đất, mà là chúng ta nên ngừng lo lắng về chúng. Xuyên suốt lịch sử mọi người cảm thấy đây là những vấn đề không thể giải quyết được, vì vậy không có lý do gì để cố gắng chấm dứt chúng. Mọi người cầu nguyện với Thượng đế nhưng chính họ đã không nghiêm túc cố gắng để tiêu diệt nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Những người lập luận rằng thế giới năm 2016 cũng đói, bệnh tật và bạo lực như những gì đã diễn ra vào năm 1916. Do duy trì quan điểm trên, một bộ phận ngụ ý rằng tất cả những nỗ lực to lớn mà con người đã làm trong thế kỷ XX là vô nghĩa, và nghiên cứu y học, cải cách kinh tế và tất cả các sáng kiến ​​hòa bình đều vô ích. Nếu vậy, chúng ta sẽ được gì khi đầu tư thời gian và nguồn lực nghiên cứu y học, cải cách kinh tế hoặc sáng kiến ​​hòa bình mới?

Công nhận những thành tựu trong quá khứ đã truyền đi thông điệp về hy vọng và trách nhiệm, khuyến khích chúng ta nỗ lực hơn trong tương lai. Đưa ra những thành tựu của thế kỷ XX, nếu người dân tiếp tục chịu đựng nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh, chúng ta không thể đổ lỗi cho thiên nhiên hay Thượng đế. Chính chúng ta sẽ làm cho mọi thứ tốt hơn và giảm hơn nửa tỷ lệ đau khổ. Tuy nhiên, đánh giá cao tầm quan trọng của những thành tựu của chúng ta trong quá khứ gửi gắm một thông điệp khác: lịch sử không dung thứ được những khoảng không. Nếu tỷ lệ nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh đang giảm, một cái gì đó chắc chắn sẽ xảy ra để thay thế vị trí của vấn nạn trên trong chương trình nghị sự của con người. Chúng ta nên có chuẩn bị về những gì có khả năng sẽ xảy ra. Nếu không thì, chúng ta có thể giành chiến thắng tuyệt đối trước các vấn nạn cũ rích mà không hay biết rằng các vấn nạn mới đang dần hình thành. Vậy các vấn đề nào sẽ thay thế nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh ở trong các chương trình nghị sự của con người vào thế kỷ hai mươi mốt?

Một dự án cốt lõi sẽ bảo vệ loài người và toàn bộ trái đất khỏi những nguy hiểm tiềm tàng do sức mạnh của chúng ta gây nên. Chúng ta đã cố gắng để kiểm soát nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh phần lớn nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của chúng ta, nơi đã cho chúng ta thụ hưởng thực phẩm, thuốc men, năng lượng và nguyên liệu dồi dào.Tuy nhiên, sự tăng trưởng này làm mất ổn định trạng thái cân bằng sinh thái của hành tinh theo vô số cách, mà chúng ta chỉ mới bắt đầu khám phá. Loài người khi đã nhận thức được vấn đề trên thì đã quá trễ để có thể thực sự giải quyết vấn đề. Bất chấp các cuộc nói chuyện về ô nhiễm, nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, hầu hết các quốc gia vẫn chưa thực hiện bất kỳ sự hy sinh nào về lợi ích kinh tế hoặc chính trị để cải thiện tình hình. Khi thời điểm lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và sinh thái;sự ổn định, các chính trị gia, CEO và cử tri hầu như luôn thích tăng trưởng. Trong thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta sẽ phải làm tốt hơn nữa nếu chúng ta muốn thoát khỏi thảm họa.

Liệu trong thế kỷ XXI, nhân loại sẽ phấn đấu vì thành tựu gì khác nữa? Hài lòng khi kiểm soát được vấn đề nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh tại vùng vịnh, bảo vệ trạng thái cân bằng sinh thái,...hay là điều gì khác nữa? Đó thực sự có thể là hành động khôn ngoan nhất, nhưng loài người chưa chắc đã làm như thế. Con người hiếm khi hài lòng với những gì họ đang sở hữu. Phản ứng phổ biến nhất của tâm trí con người đối với thành tích không phải là sự hài lòng,

mà là muốn đạt được nhiều hơn. Con người luôn tìm kiếm một cái gì đó tốt hơn, lớn hơn, ngon hơn. Khi loài người sở hữu những sức mạnh mới to lớn và khi mối đe dọa của nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh cuối cùng được nâng lên ở tầm cao mới, chúng ta sẽ làm gì với chính mình? Các nhà khoa học, nhà đầu tư, chủ ngân hàng và chủ tịch sẽ làm gì cả ngày? Viết thơ?

Tham vọng sinh sản thành công, và những thành tựu gần đây của chúng ta đang thúc đẩy loài người tự thiết lập mục tiêu thậm chí táo bạo hơn. Có được mức độ thịnh vượng, sức khỏe và sự hài hòa chưa từng có, và dựa trên thành tích cuả quá khứ và các giá trị hiện tại của chúng ta, các mục tiêu tiếp theo của loài người có khả năng là bất tử, hạnh phúc và thiêng liêng. Đã giảm tỷ lệ tử vong do đói, bệnh tật và bạo lực, bây giờ chúng ta sẽ thắng được tuổi già và thậm chí là cái chết. Đã cứu người khỏi sự khốn khổ, bây giờ chúng ta sẽ làm sao để cho họ hạnh phúc theo cách tích cực hơn. Và đã nâng nhân loại lên trên mức sinh tồn đấu tranh, bây giờ chúng ta sẽ nhắm đến việc nâng cấp con người thành các vị thần và biến Homo sapiens thành Homo deus.
Những ngày cuối cùng của tử thần

Vào thế kỷ 21, mục tiêu của con người hướng tới sự bất tử. Cuộc chiến chống lại tuổi già và cái chết sẽ chỉ đơn thuần là cuộc chiến lâu dài nhằm chống lại nạn đói và bệnh tật như trước đây. Cuộc chiến này còn nhằm thể hiện giá trị tối cao của văn hóa đương đại: giá trị của cuộc sống con người. Chúng ta liên tục được nhắc nhở rằng cuộc sống là người là điều thiêng liêng nhất vũ trụ này. Tất cả mọi người từ giáo viên dạy học, các chính trị gia trong quốc hội, luật sư tranh cãi ngoài tòa đến các diễn viên trên sân khấu kịch đều nói thế.

Tuyên ngôn nhân quyền được Liên Hợp Quốc phê chuẩn và thông qua sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể được xem như một bản hiến pháp toàn cầu xem quyền được sống là giá trị cơ bản nhất của nhân loại. Do đó cái chết rõ ràng vi phạm quyền này, cái chết là tội ác chống lại loài người, và chúng ta nên tiến hành chiến tranh tổng lực chống lại nó. Xuyên suốt lịch sử, các tôn giáo và ý thức hệ đã không tự thánh hóa cuộc sống. Họ luôn luôn thánh hóa một điều gì đó ở trên hoặc vượt ra ngoài sự tồn tại trên trái đất này, và do đó họ có cái nhìn khá khoan dung với cái chết. Thật vậy, họ tôn sùng thần chết. Bởi vì Kitô giáo, Hồi giáo và đạo Hindu nhấn mạnh rằng ý nghĩa sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào số phận chúng ta như thế nào ở thế giới bên kia, họ đã xem cái chết là một phần quan trọng và tích cực của thế giới. Con người ta chấm dứt cuộc sống ở trần gian vì Chúa quyết định điều đó, và khoảnh khắc họ ra đi là một kinh nghiệm siêu hình thiêng liêng rất có ý nghĩa. Khi một con người sắp trút hơi thở cuối cùng, đây là lúc gọi các linh mục, giáo sĩ và pháp sư, để giải thích sự cân bằng của cuộc sống và có một vai trò thực sự trong vũ trụ. Chỉ cần cố gắng tưởng tượng Kitô giáo, Hồi giáo hoặc đạo Hindu trong một thế giới không có cái chết - đó cũng là một thế giới không có thiên đường, địa ngục hay tái sinh. Khoa học và văn hóa hiện đại có một sự sống và cái chết hoàn toàn khác nhau. Họ không xem cái chết là một bí ẩn siêu hình, và họ chắc chắn không thể xem cái chết là nguồn gốc của ý nghĩa sự sống. Thay vào đó, đối với người hiện đại, cái chết là một vấn đề kỹ thuật mà chúng ta có thể và nên giải quyết quyết nó.

Vậy con người thực sự chết như thế nào? Truyện cổ tích thời trung cổ miêu tả Thần chết như một nhân vật mặc áo choàng trùm đầu maù đen, tay cầm một lưỡi hái lớn. Người trần mắt thịt sống cuộc sống của mình, lo lắng về điều này, điều kia, tất bật lo toan điều này điều nọ. Và đột nhiên Thần chết xuất hiện trước mặt anh ta, vỗ vai anh ta bằng một ngón tay xương xẩu và nói, 'Giờ chết của mày đã điểm!" Người trần chúng ta van nài:"Làm ơn, hãy cho tôi một năm, một tháng, hoặc một ngày cũng được!" Thần chết lắc đầu và rít lên:" Không, tao phải dẫn maỳ đi ngay." Và đó là cách chúng ta từ giã đời sống ở thế giới này.

Tuy nhiên, trên thực tế, con người không chết vì một người mặc áo choàng đen vỗ vai họ, hoặc bởi vì Chúa phán quyết điều đó, hoặc bởi vì cái chết là một phần thiết yếu của một kế hoạch vũ trụ vĩ đại nào đó. Con người luôn chết vì một số trục trặc kỹ thuật. Tim ngừng bơm máu. Động mạch chính bị tắc bởi mỡ. Tế bào ung thư lan rộng trong gan. Vi trùng nhân lên trong phổi. Vậy thì điều gì chịu trách nhiệm cho tất cả những vấn đề kỹ thuật này? Tim ngừng bơm máu vì không đủ oxy đến cơ tim. Tế bào ung thư lan rộng vì một cơ hội đột biến gen nào đó. Vi trùng lắng xuống phổi vì ai đó hắt hơi tàu điện ngầm. Không có gì siêu hình về nó. Đó là tất cả các vấn đề kỹ thuật.

Và mọi vấn đề kỹ thuật đều có một liệu pháp kỹ thuật. Chúng ta không cần chờ đợi thời cơ thứ hai để thoát khỏi cái chết. Một vài chuyên viên máy tính trong phòng thí nghiệm có thể làm điều đó. Nếu theo truyền thống cái chết là chuyên môn của các linh mục và nhà thần học, bây giờ các kỹ sư đang tiếp quản. Chúng ta có thể tiêu diệt các tế bào ung thư với hóa trị liệu hoặc robot nano. Chúng ta có thể tiêu diệt vi trùng trong phổi bằng kháng sinh. Nếu trái tim ngừng bơm máu, chúng ta có thể làm trái tim đập mãi bằng thuốc và bằng cách sốc điện- và nếu điều đó không hiệu quả chúng ta có thể cấy ghép một trái tim mới. Đúng vậy, hiện tại chúng ta không có đủ giải pháp cho tất cả các vấn đề kỹ thuật. cáNhưng đây chính là lý do tại sao chúng ta đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để nghiên cứu ung thư, vi trùng,di truyền và công nghệ nano.

Ngay cả những người bình thường, những người không tham gia vào nghiên cứu khoa học, đã trở nên quen với việc suy nghĩ về cái chết như một vấn đề kỹ thuật. Khi một người phụ nữ đến gặp bác sĩ của mình và hỏi, 'Bác sĩ ơi, tôi bị mắc phải căn bệnh gì vậy?' Bác sĩ có khả năng nói, 'Chà, bạn bị cúm, hoặc lao, hay ung thư. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không bao giờ nói, bạn bị tử vong. Và tất cả chúng ta đều hiểu được một điều rằng cúm, lao và ung thư là những vấn đề kỹ thuật, mà một ngày nào đó chúng ta có thể tìm thấy liệu pháp chữa trị hiệu quả.

Ngay cả khi mọi người chết trong một cơn bão, tai nạn xe hơi hoặc chiến tranh, chúng ta có xu hướng xem nó như là một thất bại kỹ thuật và có thể được ngăn chặn. Nếu chính phủ áp dụng chính sách tốt hơn; nếu đô thị đã thực hiện đúng công việc của mình; và nếu chỉ huy quân sự đã quyết định khôn ngoan hơn thì chúng ta đã không phải đối mặt với cái chết. Điều tra và vụ kiện tụng là điêù hiển nhiên khi nói về cái chết. Làm thế nào họ có thể chết? Ai đó đã làm hỏng việc ở đâu đó. Đại đa số các nhà khoa học, bác sĩ và học giả vẫn đang trên cuộc hành trình vạn dặm để chinh phục sự bất tử. Bởi vì tuổi già và cái chết là kết quả của không có gì ngoài những vấn đề đặc biệt, không có lý do gì mà các bác sĩ và nhà khoa học sẽ dừng lại và tuyên bố: 'Chúng tôi đã cố hết sức nhưng chúng tôi đã vượt quá giới hạn của mình. Chúng ta có thể vưchiến thắng bệnh lao và ung thư, nhưng chúng ta đã không cố gắng đủ để chiến thắng bệnh Alzheimer. Mọi người có thể tiếp tục chết vì điều đó. Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người không nói rằng con người có quyền để sống đến tuổi chín mươi. Nó nói rằng mỗi con người đều có quyền sống. Quyền này không có trường hợp ngoại lệ hay trở nên lỗi thời vì không gian và thời gian. Do đó, ngày càng ít các nhà khoa học và nhà tư tưởng nói chuyện cởi mở hơn trong những ngày này, và

tuyên bố rằng doanh nghiệp hàng đầu của khoa học hiện đại sẽ đánh bại cái chết và ban cho con người tuổi trẻ vĩnh cửu. Ví dụ đáng chú ý là Aubrey de Gray và Ray Kurzweil (người giành được Huy chương Công nghệ và Sáng tạo Quốc gia Hoa Kỳ năm 1999). Năm 2012 Kurzweil được

bổ nhiệm vị trí giám đốc kỹ thuật tại Google và một năm sau Google ra mắt một công ty con

được gọi là Calico có nhiệm vụ là 'giải quyết cái chết." Google gần đây đã bổ nhiệm

Bill Maris để chủ trì quỹ đầu tư Google Ventures. Trong một cuộc phỏng vấn tháng 1 năm 2015, Maris nói, 'Nếu bạn hỏi tôi hôm nay, có thể sống đến 500 không, câu trả lời tất nhiên rồi. Maris dùng rất nhiều tiền để chứng minh cho mọi người đó không phải là ý tưởng viễn vông. Google đang mạo hiểm đầu tư 36 phần trăm tổng giá trị đầu tư lên đến 2 tỷ đô la trong các dự án đầy tham vọng.

Những giấc mơ như vậy cũng được rất nhiều nhân vật lẫy lừng khác ở Thung lũng Silicon ủng hộ. Đồng sáng lập PayPal, Peter Thiel có thú nhận rằng gần đây anh ta đang nhắm đến việc sống mãi cùng năm tháng.Tôi nghĩ có lẽ có ba hướng chính khi tiếp cận cái chết, ông đã giải thích. Bạn có thể chấp nhận nó, từ chối nó hoặc chiến đấu với nó. Tôi nghĩ rằng xã hội chúng ta bị chi phối bởi những người từ chối hoặc chấp nhận cái chết, và tôi thích khiêu khích nó. Mọi người có khả năng xem những tuyên bố như là tưởng tượng hoặc viễn vông thời niên thiếu. Nhưng Thiel là người rất nghiêm túc. Ông là một trong những doanh nhân thành công và có ảnh hưởng nhất ở Thung lũng Silicon với tài sản riêng ước tính lên đến khoảng 2,2 tỷ USD.

Chữ viết trên tường: sự bình đẳng đã hết - sự bất tử còn mãi.

Sự phát triển vượt bậc của các lĩnh vực như kỹ thuật di truyền, y học tái sinh và công nghệ nano thúc đẩy những lời tiên tri này trở nên lạc quan hơn bao giờ hết. Một số chuyên gia tin rằng con người sẽ chiến thắng trước cái chết vào năm 2200, những người khác nói năm 2100. Kurzweil và de Grey thậm chí còn lạc quan hơn. Họ tin rằng bất cứ ai sở hữu một cơ thể khỏe mạnh và một tài khoản kếch xù ở ngân hàng vào năm 2050 sẽ có một cuộc sống lâu dài hơn.Theo Kurzweil và de Gray, cứ sau mười năm họ sẽ sẽ làm một cuộc cách mạng y khoa để thay đổi liệu pháp liệu pháp chữa bệnh, tái tạo các mô sâu, và nâng cấp tay, mắt và não của nhân loại.
Trước khi đến hạn kỳ của bước điều trị tiếp theo, các bác sĩ sẽ chế rất nhiều loại thuốc mới nâng cấp tiện ích mới. Nếu Kurzweil và de Grey đúng, có thể đã có một số người bất tử đi bên cạnh bạn trên con Phố Wall hoặc Đại lộ thứ năm. Trong thực tế, họ sẽ thực sự là một phàm nhân, hơn là bất tử. Không giống như Thượng đế, trong tương lai siêu nhân có thể tử nạn trong chiến tranh hay bởi tai nạn và không có gì có thể đem họ trở lại từ thế giới bên kia. Nhưng khác với chúng ta, cuộc sống của người bất tử là vô hạn. Chỉ cần đừng có bất kỳ quả bom nào dội xuống họ, hay có xe tải nào tông họ, thì họ sẽ sống mãi cùng tháng năm. Do đó những người bất tử khác với chúng ta. Trong khi chúng ta tranh thủ từng giây từng phút để chinh phục đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, bơi ra biển lớn, hay làm những việc nguy hiểm khác như băng qua đường, hay ăn uống ngoài đường. Nhưng nếu như bạn là người bất tử, sẽ thật điên rồ nếu bạn làm liều như thế.

Có lẽ chúng ta nên khởi đầu bằng những mục tiêu khiêm tốn hơn chẳng hạn như là tăng gấp đôi tuổi thọ trung bình. Trong thế kỷ hai mươi, chúng ta đã tăng gần gấp đôi tuổi thọ từ bốn mươi đến bảy mươi, vì vậy trong thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta ít nhất có thể sống đến 150 tuổi. Mặc dù chúng ta vẫn còn cách muc tiêu bất tử rất xa nhưng ít nhất điều này có thể được xem là một cuộc cách mạng trong đời sống xã hội loài người. Để bắt đầu chúng ta nên chuyển đổi cấu trúc gia đình, hôn nhân, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Ngày hôm nay, con người ai cũng mong moỉ có một cuộc hôn nhân mỹ mãn cho đến khi cái chết khiến chúng ta phải chia xa đối phương. Phần lớn cuộc đời chúng ta đều xoay quanh việc sinh và nuôi dưỡng con cái. Bây giờ chúng ta thử tưởng tượng một người có thể sống đến 150 tuổi, kết hôn ở tuổi 40 như vậy họ có thể hy vọng có cuộc hôn nhân có cuộc hôn nhân mỹ mãn đến 110 năm. Ngay cả những người theo Công giáo cũng khó chịu về điều đó. Nên các cuộc hôn nhân nối tiếp có xu hướng tăng lên. Mang hai đứa con ở độ tuổi bốn mươi, người mẹ vào năm 120 tuổi chỉ còn vài kí ức xa xôi, vụn vặt về những năm tháng nuôi dạy chúng khôn lớn, một khoảng thời gian ngắn trong cuộc đời dài dằng dặc của người mẹ. Thật khó để nói mối quan hệ cha mẹ và con cái có thể phát triển như thế nào trong hoàn cảnh như vậy.

Bây giờ chúng ta sẽ nói đến con đường sự nghiệp. Hiện nay, con người chúng ta giả định rằng chúng ta học nghề ở tuổi thiếu niên và tuổi đôi mươi, và sau đó dành phần còn lại của cuộc đời để kiếm sống. Bạn có thể học những điều mới thậm chí ngay cả khi bạn đang ở độ tuổi bốn mươi và năm mươi. Cuộc sống chúng ta được chia thành hai giai đoạn học tập và sau đó là làm việc.Khi bạn sống đến 150 tuổi, đặc biệt là trong một thế giới liên tục bùng nổ bởi công nghệ. Mọi người sẽ làm việc trong khoảng thời gian dài hơi hơn và sẽ phải liên tục sáng tạo và đổi mới kể cả ở độ tuổi chín mươi. Do đó, người lao động không thể nào nghỉ hưu ở tuổi sáu mươi và sẽ khó có thể tạo điều kiện cho thế hệ sau với những ý tưởng mới lạ đầy khátvọng to lớn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Marx Planck nói rằng khoa học tiến bộ khi những cái lạc hậu không còn nữa.Điều này có nghĩa là chỉ khi những cái cũ qua đi thì những lý thuyết mới có cơ hội để phát triển. Điều này không chỉ đúng về mặt khoa học và học thuật mà còn có thể áp dụng trong đời sống của chính chúng ta.Hãy ngẫm lại cuộc sống của chính bạn mà xem.Bất kể bạn là học giả, nhà báo, đầu bếp hay cầu thủ bóng đá, bạn sẽ cảm thế nào nếu ông chủ của bạn là 120, ý tưởng của ông đã được hình thành khi từ khi Victoria vẫn còn là nữ hoàng, và ông ấy vẫn có khả năng là sếp của bạn trong một vài thập kỷ nữa? Trong lĩnh vực chính trị, kết quả có thể còn tàn độc hơn thế nhiều. Bạn có phiền khi không khi thấy Putin tiếp tục là tổng thống khoảng chín mươi năm nữa? Về ý nghĩ thứ hai, nếu con người sống tới 150, thì năm 2016 Stalin vẫn sẽ cầm quyền ở Moscow, mạnh mẽ dù ở tuổi thứ 138, Mao Chủ tịch vẫn sẽ cầm quyền dù năm nay tuổi của ông là 123 tuổi hay Công chúa Elizabeth sẽ chờ đợi kế vị từ vua cha của mình là hoàng đế George VI ngay cả khi bà đã 121 tuổi và hoàng tử Charles cũng không có cơ hội ngồi lên ngai vàng vào năm 2076.

Quay trở lại vấn đề chúng ta đang đề cập, chúng ta lấy gì đảm bảo rằng lời tiên tri của Kurzweil, và de Grey sẽ đúng vào năm 2050 hay 2100. Quan điểm của riêng cá nhân tôi là hy vọng về một tuổi trẻ vĩnh cửu trong thế kỷ hai mươi mốt là quá sớm, và bất cứ ai coi điều này quá nghiêm trọng đều phải chịu nếm trải thất vọng nặng nề. Thật không dễ chịu khi biết rằng mình sắp chết, nhưng còn khó tin hơn nữa khi chứng minh được bất tử là có thật.Mặc dù tuổi thọ trung bình đã tăng gấp đôi trong một trăm năm qua, nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận rằng chúng ta có thể sống đến 150 tuổi trong thế kỷ tới. Vào những năm 1900 tuổi thọ trung bình toàn cầu của con người còn chưa đến 40 vì suy dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm, bệnh tật và bạo lực. Tuy nhiên, những người may mắn thoát khỏi những vấn nạn trên như nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh có thể sống đến 70 hay 80 tuổi, đó là tuổi thọ tự nhiên của giống nòi chúng ta. Trái với những quan niệm thông thường, sống đến 70 ở thế kỷ trước không được xem là hiếm lạ về mặt bản chất. Đơn cử như, Galileo Galilei qua đời ở tuổi 77, Isaac Newton lúc 84 tuổi và Michelangelo sống đến tuổi 98 mà không có bất kỳ sự trợ giúp từ kháng sinh, tiêm chủng hoặc cấy ghép nội tạng. Thật vậy, ngay cả tinh tinh sống trong rừng đôi khi sống được hơn 60 năm.

Trong thực tế, cho đến nay y học hiện đại đã không kéo dài tuổi thọ tự nhiên của con người lên thêm một hai năm nữa. Những thành tựu tuyệt vời giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống lâu dài trên trái đất này. Ngay cả khi bây giờ chúng ta chiến thắng được căn bệnh ung thư, tiểu đường và các tác nhân chí mạng khác nhưng điều đó chỉ có nghĩa là hầu như tất cả mọi người sẽ sống đến chín mươi, nhưng sẽ không đủ để sống tới 150 tuổi, chứ đừng nói đến 500. Y học sẽ cần phải thiết kế lại các cấu trúc và quy trình cơ bản nhất của con người và tìm cách nào để tái tạo các cơ quan và mô. Không có nghĩa là rõ ràng rằng chúng ta có thể làm điều đó cho đến năm 2100.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực thất bại để chiến thắng lưỡi hái tử thần sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn đến mục tiêu, và điều đó sẽ nuôi dưỡng hy vọng truyền cảm hứng để khuyến khích mọi người nỗ lực hơn nữa. Mặc dù Calico chưa thể tìm được giải pháp để những người đồng sáng lập Google Serge Brin và Larry Page bất tử nhưng có thể khiến con người phát hiện và có những khám phá cũng như là bước đột phá quan trọng về sinh học tế bào, thuốc di truyền và sức khỏe con người. Do đó, thế hệ tiếp theo có thể có những khởi đầu và bước tiến tốt hơn.

Do đó, ngay cả khi chúng ta vẫn phải đối mặt với cái chết, cuộc chiến đối đầu với cái chết vẫn là dự án hàng đầu của thế kỷ tới. Khi bạn cân nhắc đến việc tin vào việc thánh hóa cuộc sống này thì sẽ là động lực phát triển cơ sở khoa học, và trên hết là kinh tế tư bản chủ nghĩa, một cuộc chiến không ngừng chống lại cái chết dường như là không thể tránh khỏi. Hệ tư tưởng của nhân loại chúng ta không nên dễ dàng chấp nhận cái chết. Miễn là có nguyên nhân tử vongmột cái gì đó, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp khắc phục nó. Cơ sở khoa học và nền kinh tế tư bản sẽ là những đối tượng chính đấu tranh vì điều này. Hầu hết các nhà khoa học và nhân viên ngân hàng đều không quan tâm đến điều đó ngoại trừ việc bất tử có thể đem lại cho họ lợi nhuận lớn hơn.
Có ai có thể tưởng tượng một thách thức khoa học thú vị hơn cái chết sự bất tử nữa đây? Bạn hãy thử nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn trên bốn mươi tuổi, nhưng cơ thể bạn sung mãn như thể bạn chỉ mới hai mươi lăm. Nếu như điều này thành thật bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu? Chắc chắn một số người sẽ không quan tâm lắm nhưng có nhiều khách hàng sẽ trả bất cứ giá nào để được quay lại  tuổi thanh xuân một lần nữa. Hơn thế nữa, một động lực để con người nỗ lực trong cuộc chiến dài hơi để giành lấy sự sống là nỗi sợ hãi cảm giác kề cận lưỡi hái tử thần. Do đó mà Woody Allen khi được hỏi liệu anh ta có hy vọng được thử cảm giác bất tử thông qua những thước phim màn bạc. Allen đã trả lời rằng ’Tôi thích sống trong căn hộ của mình và tận hưởng cảm giác đó thông qua thật sự bất tử. Nếu bạn nghĩ rằng sự bất tử là điều điên rồ mà chỉ  những kẻ cuồng tín mới theo đuổi thì hãy thử tưởng tượng những ngôi sao màn bạc lớn tuổi của Hollywood sẽ làm gì nếu biết được họ có thể trẻ lại lần nữa? Nếu khoa học thành công trong cuộc chiến chống lại cái chết, thì khi đó những nhà khoa học không chỉ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nữa mà thực sự áp dụng vào đời sống thì cuộc đấu tranh của loài người vào thế kỷ 21 sẽ là cuộc đấu tranh giành lấy tuổi thanh xuân vĩnh hằng. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #sachdich