Thời kì khởi nguyên - Khai Thiên Lập Địa

Từ ban đầu cõi sơ khai, trời đất, khoảng không trong vũ trụ là một vùng hỗn độn tăm tối. Tại đó xuất hiện một vị thần khổng lồ, Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Cột đắp lên cao chừng nào thì trời như tấm màn mênh mông được nâng dần lên chừng ấy. Thần một mình hì hục đào, đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên tận mây xanh.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất bằng như cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau ấy là chân trời.

Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, đống, thành những dải đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông.

Vị thần này được gọi là thần trụ trời, sau khi khai sinh ra trời đất, các vị thần, tiên khác dần dần ra đời. Trong đó xuất hiện một vị thần tối cao, đứng đầu trong tất cả các vị thần, vị tiên. Vị thần đó được gọi là Ngọc Đế hay Ông Trời. Ông Trời tạo ra các vì sao xung quanh, kiến tạo chúng sinh, ban phát sự sống, tạo ra thời tiết, thiên tai, cai quản toàn bộ nhân gian.

Dưới Ông Trời có rất nhiều vị thần, vị tiên như thần sét, thần đất, thần nông, thần mưa, thần lửa, thần núi, thần sông, thần biển, thần sao, các vị Diêm Vương. Nhưng chức thần đều có rất nhiều vị thần khác nhau, tức là có rất nhiều thần núi, rất nhiều thần biển.

Nói về thần núi thì có rất nhiều thần núi khác nhau thần núi như thần núi Ba Vì, Thần núi Hồng Lĩnh, thần núi Tản Viên ( Sơn Tinh )

Thần biển và thần sông là được gọi chung là thần nước, tương tự như thần núi thì cũng có rất nhiều vị thần biển, thần sông ở khắp thế gian. Chưa kể tộc các thần này còn phân ra nhiều nhánh và nhiều bộ hạ như Xích Long, Viêm Long, Hắc Long, Kim Quy, ...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top