Thời Kì Hùng Vương
Sau khi chia tay Lạc Long Quân, Âu Cơ cùng các con trở về quê cũ, tại đây con trai cả của hai người lên làm vua vùng đất này. Lấy hiệu là Hùng Vương.
Miền Hưng Hóa các châu, trang, động, sách thường bị loài thủy quái dâng nước làm cho mất người mất của. Vua Hùng sai em là Hùng Hải, con tra thứ 19 của Lạc Long Quân, về Hưng Hóa chủ giữ các sông. Đức Hải Công sau gọi là "Hải Vân Long Vương Động Đình thủy tề". Hùng Hải nhận mệnh xong liền thả hịch xuống các đầu sông ngọn nguồn, các nơi thác ghềnh hiểm dữ. Trong ba ngày nước vỡ thành khe ngòi chảy đi hết.
Mùa xuân Hùng Hải lấy Trang Hoa làm vợ. Trang Hoa rất xinh đẹp, quê ở Châu Mai, là con gái Lạc hầu. Hùng Hải thường đi tuần thú xem xét các sông từ sông Đà, sông Thao tới sông Lô, sông Hát, thấy chỗ nào khuyết lở thì truyền sức cho nhân dân bồi đắp.
Một hôm Hùng Hải cùng vợ từ đầm Thọ Xuyên sang Đào Xá, dựng lầu nghỉ ở đây một đêm. Sau đó bà Trang Hoa có thai, sinh ra ba bọc trứng, nở ra 3 con rồng, rồi hóa thành 3 người con trai, đặt tên là Đạt Công Long Vương, Mãn Công Long Vương và Uyên Công Long Vương. Bà Trang Hoa hóa ở cửa sông Nhị sau đó.
Các Hùng Vương truyền ngôi cho các con mình theo các đời.
Hùng Vương thứ 3 có cô con gái tên Tiên Dung, vị công chúa này sau đó kết hôn cũng với một người tên là Chữ Đồng Tử. Chữ Đồng Tử sau đó được dịp gặp gỡ và bái một vị đạo sĩ tên Phật Quang làm thầy. Phật Quang nghe đâu là hậu duệ của một vị thần nông ở đây, học xong phép thuật, Chữ Đồng Tử được thầy của mình tặng cho hai bảo bối là một cái quạt và một chiếc nón lá, những bảo vật của thần nông. Chữ Đồng Tử về nhà kể lại cho vợ nghe, hai vợ chồng đi khắp nơi để giảng đạo, sau đó cùng bay về trời. Dân gian kể rằng lâu lâu hai người vẫn trở về giúp đỡ nhân dân.
Tại đời Hùng Vương thứ 6, Văn Lang bị giặc Ân âm mưu xâm chiếm. Tại làng Phù Đổng, một cặp vợ chồng già sinh ra một người con trai, đặt tên là Gióng. Người con trai này ba năm không nói, không cười, không khóc. Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm:"Ta là tướng nhà Trời!"
Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Bỗng chốc gươm gãy. Không bối rối, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói nghiến chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc-sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng thiên vương.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top