Chương 7: Tri kỷ (1)
"Gia Chú, mưa rồi". Quảng trường cũ truyền tới tiếng chuông báo giờ, cô bé giơ tay lên, hướng lòng bàn tay về phía trời đêm.
Chưa chờ Lòng bàn tay chạm được tới cảm xúc lạnh lẽo.
Thì bên tai đã nghe âm thanh tí tách ...
Lắng tai nghe, đó không phải là tiếng mưa rơi trên đá hoa cương, đó là âm thanh đặc biệt của chiếc đồng hồ kiểu cũ, quen thuộc mà xa lạ.
Lâm Phức Trăn mở to hai mắt ra.
Đầu tiên mà mắt nhìn thấy chính là cánh tay đang giơ cao giữa không trung kia, nhìn cánh tay đó chậm rãi xoay theo chiều kim đồng hồ, vòng nửa vòng, lòng bàn tay hướng về phía khuôn mặt.
Đó là một đôi tay của người hai mươi tuổi.
Bảy tiếng trước Lâm Phức Trăn đã thổi tắt cây nến đại diện cho sinh nhật thứ hai mươi của cô.
Trong căn nhà cũ ở phía nam bờ sông Seine cô đã mơ thấy cái đêm sinh nhật năm mười tuổi của mình, cảnh tượng trong mơ tựa như hình ảnh ở trong phim, theo hình ảnh xoay chuyển cô đã trở lại cái đêm mười năm trước, đó mà một đêm dài nhất trong hai mươi năm của Lâm Phức Trăn.
Cơn mưa bất chợt rơi xuống kết thúc một đêm dài. Ánh đèn rực rỡ của đêm Paris như chiếc kính vạn hoa dần tan biến.
Cô bị âm thanh của chính mình trong mơ làm cho bừng tỉnh.
"Gia Chú, mình lại mơ thấy cậu rồi". Thì thầm lặp lại trong mơ, nhắm mắt lại lần nữa.
Thời gian mười năm chỉ tựa như một cái chớp mắt.
Đập vào mắt, chuyện đã qua như dòng sông tăm tối.
Mùa đông năm mười một tuổi, người phụ nữ có đôi mắt màu nâu hỏi cô muốn sống cùng với ba hay muốn sống cùng mẹ.
Giữa một đôi từng được ca ngợi là trai tài gái sắc, cặp vợ chồng trẻ danh tiếng tại bộ ngoại giao. Tất cả đã lặng lẽ tan rã, đến cuối cùng cũng chỉ còn lại đứa con ấy.
Sau khi giải quyết vấn đề của đứa trẻ chính là mỗi người một ngả.
Loại trò chơi mỗi người một ngả trong mắt của đứa trẻ này còn có một cách gọi nữa là: Ly hôn.
Đó là một buổi chiều cuối cùng của mùa đông, diện tích của tòa án không lớn, nó thoạt nhìn lại càng giống một căn phòng học hơn, ở đây có mặt hơn mười người giống như là phụ huynh tới tham gia buổi họp phụ huynh.
Trong lòng Lâm Phức Trăn biết đây không phải là một cuộc họp phụ huynh.
Theo như Gia Chú nói thì đã tới lúc khó khăn để lựa chọn rồi.
Không, không phải, không khó khăn chút nào, thật đấy.
Thậm chí trong lòng của cô còn rất phấn khích khi có được một cơ hội như vậy, cô phải thay mẹ dạy dỗ cho cái người phản bội kia một chút.
Đối diện với những người hỏi ý kiến, cô khép chặt miệng, một người phụ nữ tóc ngắn với giọng điệu xót thương "Cô bé nhất định là khổ sở đến nỗi một câu cũng không nói ra được".
Gia Chú, nhìn đi, thế giới của đám người lớn vẫn tự cho là đúng.
Cuối cùng, họ nói với cô, nếu như cháu muốn sống cùng với ba thì cháu qua nắm tay của ba, nếu như cháu muốn sống cùng với mẹ thì cháu qua nắm lấy tay của mẹ.
Họ chỉ cho cô thời gian năm phút để lựa chọn.
Người phụ nữ có đôi mắt màu nâu với vẻ mặt ôn hòa nhắc nhở bên tai cô, cháu gái thời gian của cháu không còn nhiều nữa.
Lâm Phức Trăn di chuyển bước chân, chậm rãi đi tới trước mặt ba, rồi ngẩng đầu lên.
Nước mắt rưng rưng trên viền mắt của ba, còn không may chưa phun ra cái câu thoại kinh điển kia "A Trăn, ba luôn tìm ra con ở dưới bàn học trước".
Mấp máy môi, duỗi bàn tay đang run rẩy về phía cô.
Cô Dừng lại, tay dùng hết toàn lực, đập mạnh vào cánh tay đó, trút hết sự căm phẫn dài suốt một năm.
Cuối cùng sức lực của cô và mẹ cũng đánh không lại được người phụ nữ tên là Thu Linh Lung kia.
Chuyện cũ mơ hồ trong một năm ấy đã khơi dậy vô cùng rõ ràng: Cô đã từng nghe ông ta nhỏ giọng gọi người phụ nữ ấy là "Thu", cô đã nhìn thấy ông ta cùng người phụ nữ kia cách cô nhìn nhau chăm chú rất lâu, những chuyện này đều phát sinh ở trong phòng học của cô.
Thật buồn nôn.
Cúi đầu, nước bọt phun mạnh trên đôi giày da của người đàn ông tên Lâm Mặc.
Tôi khinh bỉ ông, mãi mãi.
Sau này, từ nay về sau ông cũng không còn là gì nữa.
Xoay người qua chỗ khác, quay mặt về phía người phụ nữ sắc mặt tái nhợt như tờ giấy kia.
Đã từng có lúc ông ta gọi người phụ nữ kia là "Thu", đã từng có lúc ông ta và người phụ nữ kia cách cô đã nhìn nhau chăm chú rất lâu.
Trong lòng cô không chỉ một lần vui vẻ, ba là người cô yêu mến, cô giáo Thu cũng là người cô yêu quý, hai người cô yêu quý đã vui vẻ ở chung với nhau là một chuyện không thể tốt hơn.
Thậm chí cô còn có ý trả thù nói với mẹ "Vì sao mẹ không phải là cô giáo Thu".
Hổ thẹn gặm cắn tâm trí nhỏ bé của cô.
Chậm rãi đi về phía mẹ, mặt chôn trong lòng bàn tay của mẹ tỏ ra vô cùng thân thiết: Mẹ à, con đã thay mẹ dạy dỗ cho tên phản bội kia rồi. Mẹ à, con cũng đã thay mẹ dạy cho chính con rồi.
Về sau ông ta là người xa lạ.
Lời nói nhất định là rất êm tai nhưng ra khỏi tòa án, ánh mắt vẫn không tự chủ được mà dõi theo một thân ảnh khác, mãi cho tới khi ông ấy biến mất không nhìn thấy nữa, quay đầu lại cô đã nhìn thấy rất rõ ánh mắt của mẹ.
"Không sao, ông ấy vẫn là ba của con, khi nào con nhớ ông ấy thì cứ nói với mẹ". Mẹ nói với cô.
Lời này làm cho cô rất tức giận: "Con sẽ không nhớ ông ấy, ông ấy đã không còn là ba của con".
Nhưng mà ....
Mỗi buổi tối khi có sấm sét thì cô lại len lén gọi vào một số di động, đầu kia điện thoại truyền tới một giọng nữ dịu dàng "Là A Trăn phải không?"
Cúp điện thoại, đứng trong mưa, đó là cô đang trừng phạt chính mình.
Mười hai tuổi. Một tối mùa hè Lâm Phức Trăn đã chứng kiến cảnh mẹ cuồng loạn trong nước mắt.
Người phụ nữ luôn nổi tiếng dùng lý trí đã ép cô tới trước cửa sổ, giật tấm rèm cửa ra chỉ vào người phụ nữ đứng dưới tán cây ngô đồng: "Lâm Phức Trăn, hãy nhìn cho thật kỹ đi, nhìn thật kỹ dáng vẻ của người phụ nữ kia đi".
Lâm Phức Trăn cũng không hiểu rõ sự tức giận của mẹ.
Nhưng cô đã trộm nghe được chồng trước của mẹ nói những lời đó với mẹ: "Anh đã muốn từ chức công việc bộ ngoại giao rồi, Thành phố bọn anh ở cách Paris bốn trăm tám mươi cây số, cho dù em không nói anh cũng cố gắng tránh cơ hội chạm mặt nhau, cô ấy rất thích công việc hiện nay của cô ấy".
Lời này làm cho mẹ trực tiếp gọi điện thoại tới cục cảnh sát, sau khi báo danh tính: "Có người không được hoan nghênh đã tới nhà của tôi, người này có khả năng uy hiếp tới tôi cùng người nhà của tôi".
Người đàn ông đó chân trước vừa mới đi mẹ đã trốn trong một góc dùng khuôn mặt đẫm nước mắt của bà nhìn theo.
Dưới tia nhìn đó, tay mẹ nắm chặt một thứ khác ở phía sau lưng, giấy gói quà bị vo thành một cục.
Đó là món quà sinh nhật bà ấy định tặng cho một người.
Lòng bàn tay của bà điên cuồng vo viên nắm giấy, nắm giấy bị vất trên sàn nhà, chân của mẹ điên cuồng đạp trên nắm giấy đó.
Mẹ đã ném tất cả những thứ có thể ném được.
Tiếp sau đó, mẹ dắt cô tới trước cửa sổ, chỉ vào người phụ nữ đứng ở tiểu khu dưới tán cây ngô đồng kia: "Lâm Phức Trăn, con nhìn cho thật kỹ, nhìn thật kỹ dáng vẻ của người phụ nữ kia".
Cô không cần phải nhìn kỹ, diện mạo của người phụ nữ kia cô vẫn quen thuộc chỉ là tại sao người phụ nữ đó còn có mặt mũi mà tới cửa nhà cô.
Bây giờ mẹ đang rất đau lòng, cô phải nghe lời mẹ.
Vì thế, Lâm Phức Trăn mở to hai mắt mà nhìn người phụ nữ kia, mỏng manh, nhỏ bé. Chiếc váy liền màu trắng kia làm cho cô ta thoạt nhìn tựa như một đóa hoa gió thổi qua là sẽ úa tàn.
Theo người đàn ông dáng người cao gầy từ của nhà cô đi ra.
Người đàn ông dáng người cao gầy đi về phía người phụ nữ mặc đồ trắng, người đàn ông vuốt tóc người phụ nữ, người phụ nữ tựa đầu lên vai người đàn ông.
Hai người rời khỏi chỗ góc đó, đi về phía ánh mặt trời, đó là đường rời khỏi nhà của cô.
"Lâm Phức Trăn, con đã nhìn rõ chưa?" Mẹ hỏi cô.
Cô gật đầu.
"Lâm Phức Trăn, sau này nếu như con yêu một người, nếu như yêu rất nhiều thì con nhất định không được giống như mẹ, con phải giống như cô ta, đàn ông đều thích phụ nữ như vậy". Thanh âm của mẹ bình tĩnh.
Bóng dáng của một nam một nữ kia đã biến thành hai chấm nhỏ.
Cô nhìn hai chấm nhỏ đó tới xuất thần, nói:
"Không, mẹ à, con sẽ không!"
"Lâm Phức Trăn, sau này nếu con yêu một người, nếu yêu rất nhiều thì con nhất định không được giống như mẹ, con phải giống như cô ta, đàn ông đều thích phụ nữ như vậy". Lời này là lời Lâm Phức Trăn ghét nhất năm mười hai tuổi.
Mười ba tuổi Lâm Phức Trăn đã hiểu được giọt nước mắt và sự điên cuồng của mẹ ở mùa hè năm mười hai tuổi.
Nói tới thật buồn cười, Thu Linh Lung vô duyên vô cớ bị đuổi việc, bởi vì đó là công việc cô ta yêu thích, cô ta liên tiếp đòi đơn vị công tác phải nói đạo lý, nhưng không có kết quả.
Thái độ của những người đó lấp lửng nước đôi làm cho cô ta bắt đầu hoài nghi vợ trước của người chồng hiện tại của mình đứng sau tác động, giai đoạn đó công việc của Lâm Mặc cũng gặp phải trắc trở khắp nơi.
Trắc trở cuộc sống làm cho lòng của người đàn ông kia trở nên hung ác: Chúng tôi cũng đã tránh tới nơi hoang vu hẻo lánh rồi.
Vì thế đã mang người vợ thứ hai của ông ta tới Paris, từ nay về sau chúng ta không còn mắc nợ nhau nữa.
Lưỡng tình tương duyệt, thề non hẹn biển như tuyết bay ngập trời, hạnh phúc chỉ ngăn ngủi thế thôi.
Năm Lâm Phức Trăn mười bốn tuổi, Lâm Mặc đã về nước, trở về Bắc Kinh, nơi xuất thân của ông ta.
Trước khi Lâm Mặc trở về nước ông ta bảo dì Daisy đưa cho cô một tấm danh thiếp, nhìn cũng chắng thèm nhìn, tấm danh thiếp ấy đã bị ném vào thùng rác.
Nhưng. Sân bay Charles de Gaulle, cô đội bộ tóc giả thật dày chứng kiến một nhà ba người ấm áp.
Người đàn ông dáng người cao gầy đẩy xe đẩy của sân bay, xe đẩy đặt bao lớn bao nhỏ, trên xe đẩy còn có một bé gái xấp xỉ tuổi với cô, cô bé kia nhỏ hơn cả vali hành lý còn nhìn không bắt mắt.
Dời ánh mắt khỏi người bé gái kia, sau đó Lâm Phức Trăn nhìn thấy người phụ nữ bụng dưới hơi nhô lên một tay đặt trên xe đẩy, đến đây cô không còn dũng khí nhìn qua người thứ ba kia.
Một nhà ba người đó. Không, phải xem như là một nhà bốn người rồi.
Lúc một nhà bốn người đó đi vào lối đi kia Lâm Phức Trăn đã quay đầu đi kéo bộ tóc giả xuống.
Quăng bộ tóc giả vào thùng rác, sau này sẽ không bao giờ nữa, không bao giờ làm chuyện rỗi hơi thế này nữa.
Lâm Phức Trăn mười lăm tuổi, 'Vianne của chúng ta' đã đăng liên tiếp tới quyển thứ mười, đó cũng là quyển cuối cùng.
Theo lời của tác giả mà nói thì: "Vianne đã trưởng thành rồi, chúng ta phải trả lại cuộc sống yên bình cho cô bé".
Nhưng thật sự là như vậy sao? Người thông minh bao giờ cũng phải biết nguyên lý dừng lại đúng lúc.
Vianne đeo mắt kính, dáng vẻ quê mùa đã trở thành một đại biểu không thể thiếu trong thuở thơ ấu trong cảm nhận của trẻ em Pháp.
Để phối hợp với chủ đề "Vianne đã lớn, chúng ta phải trả lại cuộc sống bình yên cho cô bé" Lâm Phức Trăn đã ở tiết mục phỏng vấn trên truyền hình bẻ gẫy mắt kính, nói ra những lời làm cho rất nhiều người nước mắt lưng tròng.
Đương nhiên những lời này cô đã thuộc lòng rồi.
Sau cùng cô đã nhấn mạnh tới việc sau này cô sẽ theo dấu của quý bà Dora mang trọng tâm cuộc sống tập trung vào sự nghiệp công ích.
Tiết mục truyền hình ngày đó đã tạo ra một tiết mục phỏng vấn đạt được lượng coi cao nhất trong những năm gần đây.
Dĩ nhiên chứng minh cho việc Vianne đã lớn cũng không phải chỉ bằng một đoạn đăng tải tuyên bố bẻ gãy mắt kính.
"Nếu là như vậy thì tôi sẽ coi thường cô ấy". Bọn trẻ nói.
Nghe đi, Vianne năm mười lăm tuổi đã làm những gì.
"Cô ấy đã đạt được giải nhất của giải đua thuyền buồm dành cho thanh thiếu niên Liên bang". "Để thay nhà Dora thu thập tiền vốn, trong kỳ nghỉ hè cô ấy đã lấy Monaco làm khởi điểm, Tây ban Nha làm điểm cuối cùng để kết thúc bảy mươi hai tiếng không ngừng nghỉ kéo dài đi suốt eo biển Gibraltar". Bọn trẻ thuộc như lòng bàn tay.
Cho dù 'Vianne của chúng ta' đã không còn đăng tiếp, nhưng "Vianne" không hề đeo kính vẫn luôn là đối tượng chú ý của giới truyền thông.
Trong sự chăm chỉ của truyền thông "Dịp Lễ giáng sinh Vianne đi viếng thăm bọn trẻ ở viện phúc lợi", "Vianne trở thành khách mời đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đọc bài diễn văn trong phần "Nhìn về tương lai", "Trong hội đấu giá từ thiện hàng năm cặp kính bị Vianne bẻ gãy đã được bán ra với giá trên trời năm trăm nghìn Euro", vân vân, Những tin tức như thế thỉnh thoảng được đăng lên báo.
Mười sáu tuổi, phương tiện truyền thông điện tử, phương tiện truyền hình, thậm chí còn cả những tờ báo nhỏ trên phố cũng không hẹn mà cùng lấy cụm từ "Duyên dáng yêu kiều' để hình dung về Vianne của họ.
"Vianne đã lớn rồi", "Vianne đã trở nên xinh đẹp rồi", "Vianne xuất hiện trên buổi vũ hội xã giao", "Vianne bắt đầu hẹn hò với con trai", vân vân và vân vân, những chuyện này đã trở thành đề tài chú ý của đám học sinh trung học.
Mười bảy tuổi, cái tên "Vianne" và "Tiểu Pháp" liên tiếp được gắn với nhau.
Vianne và Tiểu Pháp cùng đi biển, Vianne và Tiểu Pháp xuất hiện ở trong siêu thị giá rẻ, Vianne và Tiểu Pháp đã đi Thụy Sĩ trượt tuyết, sau đó mọi người đã cho ra kết luận thế này "Có lẽ là họ đang yêu nhau".
Các phóng viên rất vui sướng truyền đạt nghi vấn này tới mọi người, thật vất vả bắt được hai người cùng nhau xuất hiện trên khán đài sân bóng.
Không thèm đếm xỉa tới hoàn cảnh ồn ào xung quanh, lớn tiếng đặt câu hỏi.
Câu hỏi phóng viên đưa ra làm cho "Vianne" cười ngặt nghẽo trong lòng "Tiểu Pháp", "Tiểu Pháp" nói với phóng viên chỉ cần không gây trở ngại anh xem bóng thì họ thích viết thế nào thì viết.
Phóng viên thất vọng rời khỏi sân bóng, hai người đó vừa nhìn đã thấy không phải diễn kịch.
Ý nghĩ "Vianne và Tiểu Pháp thân với nhau đến lúc đó bị tổn thương nhất định là Vianne" này có lẽ vẫn thật sự làm cho người ta thở thở phào một hơi.
Phải biết rằng, con gái yêu Tiểu Pháp nhiều như sao trên trời.
Tuy rằng Tiểu Pháp không giống với những người bạn công tử nhà giàu của anh thay phụ nữ như thay áo, nhưng từ tin tức Tiểu Pháp và con gái ở cùng nhau cứ cách một khoảng thời gian lại được lên báo.
Lần trước là cô gái tóc dài, lần này là cô gái tóc ngắn. Cho dù là mỹ nữ tóc dài hay mỹ nữ tóc ngắn đều là xinh đẹp thời thượng.
Đúng, đúng vậy, Vianne của họ cũng trẻ trung xinh đẹp, nhưng chỉ một kiểu tóc, chỉ một kiểu trang phục làm cho cô ấy càng có xu hướng giống như là kiểu hình tượng học sinh ưu tú từ trước tới giờ chưa từng nói qua chuyện yêu đương.
Học sinh ưu tú luôn làm cho người ta gắn liền với khuôn mẫu, một người như vậy làm sao có thể giữ được trái tim của chàng trai như Tiểu Pháp.
Nhưng, bây giờ họ không cần lo lắng nữa.
Vianne và Tiểu Pháp không có cảm giác điện giật.
Hết chương 7!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top