Luc luong xe tang Nhat trong ww2

Quốc gia chế tạo Đế quốc Nhật Bản

Thông số kỹ chiến thuật Trọng lượng 18.2 tấn Chiều dài 5.64 m Chiều rộng 2.41m Chiều cao 2.68 m Kíp chiến đấu 5 Bọc giáp 12-80 Vũ khí chính Pháo 75 mm Vũ khí phụ 1 x Súng máy Kiểu 97 7.7 mm

Động cơ Mitsubishi Kiểu 100 động cơ diesel V-12 240 hp (179 kW) Hệ thống treo Đòn khuỷu Tầm hoạt động 210 km Tốc độ 39 km/giờ Chi-Nu Kiểu 3 (三式中戦車 San-shiki chusensha?) là một mẫu cải tiến khác của xe tăng Chi-Ha Kiểu 97 thuộc dòng tăng hạng trung của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Đây là một sản phẩm của công ty Mitsubishi và được đưa vào hoạt động cuối Thế chiến thứ hai. Lịch sử phát triển Xe tăng hạng trung Chi-Nu Kiểu 3 được thiết kế để đối đầu với loại xe tăng M4 Sherman của Mĩ[1] khi mà việc thiết kế xe tăng Chi-He Kiểu 1 vẫn chưa thành công. Trước đó, Lục quân Nhật Bản đã cho thiết kế Chi-To Kiểu 4 để đối đầu với M4 Sherman, nhưng chương trình này đã có vấn đề và phải tạm hoãn, buộc lòng phải có một kiểu xe tăng khác thay thế. Sự phát triển của Chi-Nu Kiểu 3 đã bắt đầu từ tháng 5 1943 và kết thúc vào tháng 10. Tuy nhiên, đến năm 1943, xe tăng không còn được ưu tiên sản xuất tại Nhật nên Chi-Nu Kiểu 3 chỉ thực sự đi vào sản xuất từ năm 1944. Đây là thời điểm mà nước Nhật đang thiếu nguyên liệu trầm trọng cộng với các nhà máy công nghiệp luôn bị máy bay Mĩ ném bom tàn phá. Tổng cộng 166 xe tăng kiểu này đã được sản xuất (55 chiếc năm 1944, 111 chiếc năm 1945). Chi-Nu Kiểu 3 là kiểu xe tăng cuối cùng được đưa vào hoạt động và nó tiếp tục được sản xuất cho đến cuối chiến tranh.[2] Thiết kế Chi-Nu Kiểu 3 có cấu trúc khung gầm và hệ thống giảm sóc giống như Kiểu 97 nhưng có tháp pháo lớn hơn với hình dáng sáu cạnh. Hỏa lực chính của kiểu xe tăng này là khẩu pháo Kiểu 3 75 mm, nòng súng dài 2,883m. Ngoài ra xe còn được trang bị một súng máy hạng nhẹ Kiểu 97 7,7 mm. Súng có góc bắn cao từ -10 đến +25 độ. Tốc độ viên đạn là 680m/s và có thể xuyên giáp 90mm ở khoảng cách 100m và 65mm ở khoảng cách 1000m. Loại pháo Kiểu 3 dựa trên nền tảng là loại pháo dã chiến Kiểu 90 của Nhật, bản thân loại này cũng dựa trên sơn pháo 1919 75mm Schneider của Pháp. [3] Lịch sử hoạt động Chi-Nu kiểu 3 đã được đưa vào nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản trước cuộc đổ bộ của Đồng Minh. Đã có ít nhất 6 trung đoàn xe tăng được trang bị mẫu xe tăng này tại Kyūshū và Honshū, kể cả Sư đoàn thiết giáp số 1 và Sư đoàn thiết giáp số 4 đặt quanh Tokyo. Tuy nhiên, Đế quốc Nhật Bản đã đầu hàng Đồng Minh trước khi cuộc đổ bộ diễn ra nên kiểu xe tăng này đã chưa bao giờ được sử dụng trong chiến đấu.[2] Ngày nay, kiểu xe tăng này chỉ còn lại duy nhất một chiếc và nó được trưng bày tại một trường huấn luyện quân sự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Tsuchiura, Ibaraki, Nhật Bản. Quốc gia chế tạo Đế quốc Nhật Bản

Thông số kỹ chiến thuật Trọng lượng 30 tấn Chiều dài 6.73 m Chiều rộng 2.87 m Chiều cao 2.87 m Kíp chiến đấu 5 Bọc giáp 12-75 mm Vũ khí chính Pháo Kiểu 5 75mm Vũ khí phụ 2x Trung liên Kiểu 97

Động cơ 1 động cơ Diesel V12 Kiểu 4 làm mát bằng không khí với bơm tăng nạp 400 mã lực Hệ thống treo Đòn khuỷu Tầm hoạt động 250 km Tốc độ 45 km/h Chi-To Kiểu 4 (四式中戦車 Yonshiki chūsensha?) là một kiểu xe tăng hạng trung được Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Đây cũng là kiểu xe tăng mạnh nhất của Nhật Bản được đưa vào sản xuất trong thời kì đó.[1] Lịch sử phát triển Việc phát triển Chi-To Kiểu 4 đã được bắt đầu từ năm 1942, với ý định thay thế kiểu xe tăng cũ Chi-Ha Kiểu 97. Khác với hầu hết các kiểu xe tăng hạng trung khác của Nhật, thiết kế của Chi-To không dựa trên thiết kế của Chi-Ha.[1] Sau một thời gian trì hoãn, dự án đã được khởi động trở lại vào đầu năm 1944. Trong quá trình thiết kế, người Nhật đã cho đánh giá, nghiên cứu cẩn thận các kiểu xe tăng Đức, tham khảo các thiết kế nước ngoài đồng thời tuyển dụng các cựu binh người Đức để cố vấn trong quá trình thiết kế.[2] Nguyên mẫu đầu tiên được chuyển giao trong năm 1944. Việc sản xuất đã bị cản trở bởi thiếu hụt nguyên liệu, và nhất là những cuộc ném bom vào lãnh thổ Nhật Bản của không quân Hoa Kỳ. Do đó, kế hoạch mỗi tháng sản xuất 25 chiếc xe tăng của công ty Công nghiệp hạng nặng Mitsubishi tại hai địa điểm khác nhau đã không thể thực hiện. Cho đến năm 1945, chỉ có 6 khung gầm được sản xuất, trong đó có 2 chiếc hoàn chỉnh.[3] Thiết kế Chi-To Kiểu 4 nặng 30 tấn, được hàn kín toàn bộ với độ dày giáp tối đa khoảng 75 mm. Kiểu xe tăng này to hơn Chi-Ha Kiểu 97, với một khung gầm cao, rộng và dài hơn, được hỗ trợ bởi 7 bánh xe. Chi-To Kiểu 4 cho thấy rõ ràng nó chịu ảnh hưởng từ xe tăng T-34 của Liên Xô và xe tăng Panther của Đức Quốc xã với các tháp pháo hẹp và dốc giáp, nhưng trên thực tế nó cùng cấp với mẫu mới nhất của Panzer IV. Hỏa lực chính, một pháo chống tăng Kiểu 5 75 mm, thiết kế dựa trên pháo phòng không Kiểu 4 75 mm, thực chất là bản sao chép của pháo phòng không Bofors Kiểu 1929 75mm. Tháp pháo có hình lục giác, được bọc thép tốt cùng với một khẩu trung liên Kiểu 97 đồng trục, giống với kiểu thiết kế của tăng Panther.[1] Một khẩu súng máy khác được đặt ở sườn xe[4], khác với các kiểu xe tăng Nhật là trang bị đằng sau tháp pháo. Ngoài ra, khi cần thiết, còn có thể gắn một súng máy phòng không trên nóc tháp pháo. Lịch sử hoạt động Chỉ có duy nhất 2 chiếc xe tăng Chi-To Kiểu 4 được sản xuất thành công vào lúc chiến tranh kết thúc, cùng với 4 chiếc khác đang trong quá trình hoàn thành. Vào thời điểm đó, người Nhật đã không còn khả năng vận chuyển các loại xe cơ giới hạng nặng qua biển, nên Chi-To Kiểu 4 chỉ được dùng vào công việc phòng thủ Nhật Bản trước cuộc đổ bộ theo dự tính của quân Đồng Minh. Lục quân Nhật hi vọng nhiều sư đoàn thiết giáp được trang bị kiểu xe tăng này sẽ dư sức đẩy lùi quân địch xuống biển, nhưng chiến tranh đã kết thúc trước khi có thêm chiếc xe tăng nào hoàn thành và cả 2 chiếc Chi-To Kiểu 4 hoàn chỉnh đã không bao giờ có cơ hội chiến đấu.[1] Quốc gia chế tạo Đế quốc Nhật Bản

Thông số kỹ chiến thuật Trọng lượng 15,4 tấn Chiều dài 5,9 m Chiều rộng 2,29 m Chiều cao 2,39 m Kíp chiến đấu 5 Bọc giáp 25 - 51 mm Vũ khí chính Dã pháo Kiểu 90 75mm Động cơ Mitsubishi làm mát bằng không khí động cơ diesel V-12 170 hp Công suất/trọng lượng 11.0 hp/t Hệ thống treo Đòn khuỷu Tầm hoạt động 200 km Tốc độ 38 km/giờ Ho-Ni I Kiểu 1 (一式砲戦車 ホニ I Isshiki ho-sensha?) là một kiểu pháo tự hành chống tăng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử phát triển Sau khi Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, các lực lượng lục quân Đế quốc Nhật Bản đã phải đối đầu với các xe tăng hạng trung của Đồng Minh như M4 Sherman. Kiểu xe tăng chính của quân Nhật là Chi-Ha Kiểu 97 tỏ ra yếu thế hơn do có lớp thép và hỏa lực không bằng các kiểu xe tăng của Đồng Minh. Để khắc phục điều đó, người Nhật đã quyết định cho ra đời các phiên bản pháo tự hành chống tăng.[1] Ho-Ni I Kiểu 1 được phát triển dựa trên khung xe và động cơ của xe tăng Kiểu 97, tháp pháo gắn một dã pháo Kiểu 90 75 mm, được bọc thép bảo vệ ở phía trước và đằng sau, rất linh hoạt trong đánh cận chiến. Ho-Ni I Kiểu 1 được thiết kế để hoạt động với vai trò như pháo tự hành trong đơn vị thiết giáp yểm trợ cho bộ binh lẫn chống tăng. Kiểu thiết kế này không có chỗ cho việc lắp đặt súng máy, và tuy có hình dáng giống kiểu pháo tự hành chống tăng Panzerjäger của Đức Quốc xã, Ho-Ni I Kiểu 1 có tầm bắn lên đến hơn 12.000 m.[2] Khẩu dã pháo Kiểu 90 75 mm có khả năng xoay ngang 10 độ và góc bắn cao từ -5 đến 25 độ. Một chiếc Ho-Ni I có thể mang theo 54 quả đạn pháo.[2] Chỉ có một số lượng rất ít Ho-Ni I được sản xuất từ năm 1941 đến tháng 11 năm 1943 là 124 chiếc, trước khi nó được thay thế bởi Ho-Ni II Kiểu 2 trang bị một lựu pháo Kiểu 91 105 mm.[3] Thiết kế Ho-Ni I có chi tiết kỹ thuật tương đồng với xe tăng Kiểu 97 như cấu tạo khung gầm, hệ thống giảm xóc và sử dụng động cơ diesel. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống hỏa lực của kiểu xe tăng cũ đã được thay thế bằng khẩu dã pháo Kiểu 90 75 mm, được bọc thép ở ba mặt dày 50 mm. Trong khi đó, so với toàn bộ lớp thép của xe tăng Kiểu 97 (một trong những điểm yếu của kiểu xe tăng này), Ho-Ni I được tăng cường thêm một lớp thép dày 16 mm. Lịch sử hoạt động Ho-Ni I Kiểu 1 được đưa ra sử dụng lần đầu trong trận Luzon tại Philippines năm 1944, với một số thành công nhất định, nhưng nó đã không đạt đến một số lượng đủ để ảnh hưởng đến cục diện trận chiến tại Philippines. Hầu hết những chiếc còn lại đều được đưa vào nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản trước cuộc đổ bộ của người Mỹ, do đó nó đã không còn được sử dụng trong chiến đấu từ đó cho đến ngày đế quốc Nhật đầu hàng. Một chiếc Ho-Ni I Kiểu 1 thuộc trung đoàn 2 pháo binh thiết giáp (sư đoàn thiết giáp 2) Lục quân Nhật đã bị sư đoàn bộ binh 37 Lục quân Mỹ chiếm được tại Luzon vào ngày 6 tháng 4, 1945. Hiện nay, nó vẫn còn đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân nhu Quân đội Mỹ ở Aberdeen, Maryland. Quốc gia chế tạo Đế quốc Nhật Bản

Thông số kỹ chiến thuật Trọng lượng 17 tấn Chiều dài 5.52 m Chiều rộng 2.29 m Chiều cao 2.39 m Kíp chiến đấu 5 Bọc giáp 12-25 mm Vũ khí chính Pháo Kiểu 3 75 mm Vũ khí phụ - Động cơ Động cơ Diesel V12 Mitsubishi 170 mã lực 170 mã lực Công suất/trọng lượng 10 mã lực/tấn Hệ thống treo Đòn khuỷa Tầm hoạt động 200 km Tốc độ 38 km/giờ Ho-Ni III Kiểu 3 (三式砲戦車 ホニIII San-shiki hōsensha?) là một kiểu pháo tự hành chống tăng hay pháo tự hành được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Đây là kiểu pháo tự hành chống tăng được thiết kế thay thế cho Ho-Ni I Kiểu 1, với độ an toàn cao hơn nhờ cấu trúc tháp pháo kín.[1] Lịch sử phát triển Một trong những nhược điểm của Ho-Ni I Kiểu 1 và Ho-I Kiểu 2 là cấu trúc tháp pháo hở nóc, khiến cho các kiểu pháo tự hành này tỏ ra không phù hợp với đánh cận chiến. Tháp pháo kín và được bọc thép của Ho-Ni III Kiểu 3 đã khắc phục được những nhược điểm trên. Việc sản xuất đã được giao cho công ty Hitachi vào đầu năm 1944 tuy nhiên do thiếu hụt nguyên liệu và các cuộc ném bom của Đồng Minh trên lãnh thổ Nhật Bản, chỉ có 31 hoặc 41 chiếc đã được hoàn thành khi Thế chiến thứ hai kết thúc.[2] Thiết kế Ho-Ni III Kiểu 3 sử dụng cấu trúc của kiểu xe tăng hạng trung Chi-Ha Kiểu 97. Hỏa lực chính của kiểu xe này là một dã pháo Kiểu 90 75 mm, dựa trên kiểu pháo của Pháp Schneider et Cie Canon de 85 mle 1927, giống như xe tăng Chi-Nu Kiểu 3. Khẩu pháo 75 mm được đặt trong một khoang chiến đấu kín với cạnh bên kéo ra bên ngoài những cạnh vỏ ngoài tạo nên hình dạng một tháp pháo nhưng trên thực tế nó không có khả năng xoay. Lịch sử hoạt động Ho-Ni III Kiểu 3 được đưa vào nhiều đơn vị, trong đó phần lớn vào nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản trước kế hoạch đổ bộ của Đồng Minh. Khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh trước khi cuộc đổ bộ diễn ra, không hề có ghi nhận nào về việc Ho-Ni III Kiểu 3 được sử dụng trong chiến đấu. Quốc gia chế tạo Đế quốc Nhật Bản Thông số kỹ chiến thuật Trọng lượng 10 tấn Chiều dài 4.38 m Chiều rộng 2.23 m Chiều cao 2.23 m Kíp chiến đấu 4 Bọc giáp 8-20 mm Vũ khí chính Pháo chống tăng Kiểu 1 47mm Vũ khí phụ Trung liên Kiểu 97 7.7mm Động cơ Động cơ diesel có sáu xy-lanh đặt thẳng hàng, có tăng áp khí nạp, làm mát bằng không khí 150 Mã lực Hệ thống treo Đòn khuỷu Tốc độ 50 km/giờ Ke-Ho Kiểu 5 (五式軽戦車 Go-shiki keisensha?) là kiểu xe tăng hạng nhẹ cuối cùng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Giống như hầu hết các xe tăng hạng nhẹ của Nhật thời kì này, Ke-Ho Kiểu 5 thực chất cũng chỉ là một phiên bản được nâng cấp của Ha-Go Kiểu 95. Lịch sử phát triển Khi Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu, các chỉ huy quân đội Nhật Bản bắt đầu nhận ra kiểu xe tăng chủ lực của lục quân Nhật Bản, Ha-Go Kiểu 95 đã trở nên lỗi thời. Tuy tỏ ra vượt trội khi đối đầu với Quân đội Cách mạng Quốc dân được trang bị chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, Kiểu 95 hoàn toàn không đủ sức chống lại các kiểu xe tăng của phe Đồng Minh. Khẩu pháo chống tăng 37mm không đủ sức để xuyên thủng lớp giáp của xe tăng Anh Matilda cũng như M4 Sherman và M3 Stuart của Hoa Kỳ. Chưa kể, các vũ khí bộ binh bình thường cũng có thể xuyên thủng lớp giáp mỏng của nó, khiến cho Ha-Go Kiểu 95 trở nên vô cùng yếu ớt. Để khắc phục những khuyết điểm trên, các kiểu thiết kế xe tăng hạng nhẹ mới đã ra đời như Ke-Ni Kiểu 98 và Ke-To Kiểu 2 đã đi đúng hướng nhưng vẫn chưa đủ.[1] Vì vậy, việc xem xét một thiết kế hoàn chỉnh đã được tổ chức và nguyên mẫu cho một kiểu tăng hạng nhẹ mới đã được hoàn thành vào năm 1942. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, dự án này đã bị trì hoãn do Bộ tổng tham mưu Lục quân Đế quốc Nhật Bản muốn tập trung khả năng sản xuất cho xe tăng hạng trung và máy bay. Việc sản xuất hàng loạt kiểu xe tăng này cuối cùng đã được cho phép vào 1945 nhưng đã quá muộn. Nó trở nên bất khả thi vì thiếu hụt nguyên liệu và các cuộc ném bom của không quân Hoa Kỳ xuống lãnh thổ Nhật Bản. Chỉ có duy nhất 1 chiếc nguyên mẫu được hoàn thành khi Thế chiến thứ hai kết thúc.[2] Thiết kế Ke-Ho Kiểu 5 đã sử dụng khung xe và cách bố trí cơ bản của Ha-Go Kiểu 95 nhưng có tăng cường lớp giáp và sử dụng hỏa lực chính lớn hơn là một pháo chống tăng Kiểu 1 47 mm, kèm theo 80 quả đạn pháo. Ngoài ra, xe còn được gắn một trung liên 7,7 mm trên tháp pháo. Động cơ làm mát bằng không khí, công suất 150 Mã lực, giúp cho xe có thể đạt tốc độ cao nhất là 50 km/giờ. Tuy hoàn toàn vượt trội hơn so với Kiểu 95 cũ, Ke-Ho cũng không thể so lại với M4 Sherman của Hoa Kỳ về lớp giáp lẫn hỏa lực. Quốc gia chế tạo Đế quốc Nhật Bản

Thông số kỹ chiến thuật Trọng lượng 7.2 tấn Chiều dài 5.5 m Chiều rộng 2.2 m Chiều cao 2.38 m Kíp chiến đấu 3 Bọc giáp 6-16 mm Vũ khí chính Pháo Kiểu 100 37 mm Vũ khí phụ 1 x Súng máy Kiểu 97 7.7 mm Động cơ Mitsubishi Kiểu 100 làm mát bằng không khí động cơ diesel V-12 130 Mã lực

Hệ thống treo Đòn khuỷu Tầm hoạt động 300 km Tốc độ 50 km/giờ Ke-Ni Kiểu 98 (九八式軽戦車 Kyuhachi-shiki keisensha?) là kiểu xe tăng hạng nhẹ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản được thiết kế nhằm thay thế cho Ha-Go Kiểu 95, kiểu xe bọc thép được Nhật Bản sản xuất với số lượng nhiều nhất trong Thế chiến thứ hai. Một số tài liệu còn gọi tên kiểu xe này là Chi-Ni Kiểu 98.[1] Lịch sử phát triển Mặc dù ý tưởng phát triển một kiểu xe tăng mới để khắc phục những khuyết điểm của Ha-Go Kiểu 95 thể hiện qua thời gian thực tiễn chiến đấu tại Mãn Châu và Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật đã bắt đầu từ năm 1938, nhưng thiết kế của Kiểu 98 mới đã bị bỏ qua cho đến tận năm 1942. Nguyên nhân khiến cho Kiểu 95 vẫn được duy trì sử dụng vì trong Chiến tranh Trung-Nhật, lục quân Nhật Bản chỉ phải đối đầu với Quân đội Cách mạng Quốc dân thiếu xe tăng và vũ khí chống tăng. Ngoài ra, Nhật Bản còn ưu tiên sử dụng số thép sản xuất được cho việc đóng tàu hơn là chế tạo xe bọc thép. Khi Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, bộ tổng tham mưu Lục quân Đế quốc Nhật Bản nhanh chóng nhận ra Ha-Go Kiểu 95 hoàn toàn không có khả năng đối đầu với các kiểu xe tăng của Đồng Minh, như M4 Sherman hay M3 Stuart.[2] Việc sản xuất được giao cho 2 tập đoàn lớn là Hino Motors và Mitsubishi vào năm 1942, nhưng chỉ có tổng cộng 103 chiếc được sản xuất, 24 vào năm 1942 và 79 vào năm 1943.[3] Thiết kế Thiết kế của Kiểu 98 có những điểm tương đồng với Kiểu 95, nhưng có lớp giáp dày hơn, được hàn kín và cải thiện hình dạng, sử dụng động cơ Mitsubishi Kiểu 100 6 xy-lanh làm mát bằng không khí, công suất 130 Mã lực, và được đặt nằm nghiêng để cho việc bảo trì dễ dàng hơn. Nhẹ và ngắn hơn Kiểu 95, Kiểu 98 có thể di chuyển với tốc độ 55 km/h dù có lớp giáp dày hơn. Về vũ khí, Kiểu 98 có một tháp pháo dành cho hai người, cải tiến từ tháp pháo bất đối xứng của Kiểu 95, trang bị một pháo chống tăng Kiểu 100 37mm, với vận tốc đạn lên đến 760m/giây, và một súng máy 7.7mm đồng trục. Các phiên bản • • Ke-Ni Ko Kiểu 98A (Nhật: 九八式軽戦車(甲型) Kyuhachi-shiki keisensha (Kō-gata)?) Đây là mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn của Kiểu 98 với hệ thống dẫn động gồm ba khung treo độc lập gắn sáu bánh nối với khung gầm bằng cần trục, có thể đổi hướng các chuyển động đứng thành lực ngang và hấp thu bởi các ống nhún lò xo. • Ke-Ni Otsu Kiểu 98B (Nhật: 九八式軽戦車(乙型) Kyuhachi-shiki keisensha (Otsu-gata)?) Đây là một mô hình thử nghiệm, được phát triển với năm bánh xe chữ thập, sử dụng cơ cấu giảm sóc treo Christie với bề mặt rộng, các bánh xe được đỡ bởi mặt phẳng đệm tỳ lên lò xo xoắn. Kiểu này chưa bao giờ được đưa vào sản xuất. • Ke-To Kiểu 2 Phiên bản nâng cấp của Kiểu 98-B với vũ khí chính là Pháo chống tăng Kiểu 1 37 mm có hỏa lực mạnh, với vận tốc đạn 810 m/s. Việc sản xuất Ke-To Kiểu 2 được bắt đầu từ năm 1944 nhưng chỉ có 29 chiếc được sản xuất.[3] • Xe tăng phòng không Ta-Se 20 mm Tháng 11 năm 1941, một phiên bản phòng không của Kiểu 98 với khung gầm của Kiểu 98 cộng với một pháo tự động Kiểu 2 20 mm đặt trên một tháp pháo hình tròn được bảo vệ. 1 nguyên mẫu đã được thiết kế mang tên "Ta-Se", viết tắt của"Taikū (phòng không) sensha (xe tăng)". Khi thử nghiệm, nó đã thất bại trong việc vượt qua khả năng của chương trình Ki-To bị hủy bỏ trước đó. Kế hoạch tiếp theo là nâng cấp thành phiên bản pháo phòng không đôi và dự tính sẽ hoàn thành vào tháng 3 năm 1944. Tuy nhiên, dự án đã bị hủy bỏ vào n Quốc gia chế tạo Đế quốc Nhật Bản

Thông số kỹ chiến thuật Trọng lượng 7.20 tấn Chiều dài 4.14 m Chiều rộng 2.14 m Chiều cao 1.83 m Kíp chiến đấu 3 Bọc giáp 6 - 16 mm Vũ khí chính Pháo chống tăng 37 mm Vũ khí phụ Súng máy 7.7 mm Động cơ Mitsubishi Kiểu 100 (làm mát bằng không khí) - động cơ diesel 130 HP Công suất/trọng lượng - Hệ thống treo Christie Tầm hoạt động 300 km Tốc độ 50 km/giờ Xe tăng hạng nhẹ Ke-To Kiểu 2 (二式軽戦車 ケト Nishiki keisensha Ke-To?) là một kiểu xe tăng hạng nhẹ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Đây là kiểu xe tăng được cải tiến từ Ke-Ni Kiểu 98 với mục tiêu thay thế kiểu xe tăng hạng nhẹ chính của Nhật lúc bấy giờ là Ha-Go Kiểu 95. Lịch sử phát triển Những khuyết điểm trong thiết kế của xe tăng Kiểu 98 đối với Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã ngày càng thể hiện rõ khi Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Mặc dù trong các trận đánh tại Trung Quốc trước đó, kiểu xe tăng này đã tỏ ra hiệu quả trong việc yểm trợ bộ binh tấn công nhưng đó là trước Quân đội Cách mạng Quốc dân trang bị vũ khí yếu kém, đặc biệt là thiếu tăng và vũ khí chống tăng. Tuy nhiên, khi phải đối đầu ác loại xe tăng của quân Đồng Minh như M4 Sherman có hỏa lực mạnh hơn và lớp thép dày hơn, nó đã trở nên yếu thế hoàn toàn.[1] Những nỗ lực nhằm tạo ra một phiên bản cải tiến với hỏa lực mạnh hơn đã hoàn thành vào cuối năm 1942; tuy nhiên, do lượng thép sản xuất được vào thời điểm này phải tập trung cho việc đóng mới chiến hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản nên dự án này đã phải hoãn lại. Công việc sản xuất Ke-To Kiểu 2 chỉ bắt đầu vào năm 1944, khi mà các cơ sở công nghiệp Nhật Bản đã bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc ném bom của không quân Mỹ, cũng như tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Do đó, chỉ có một số lượng cực ít là 34 chiếc được sản xuất từ đó cho đến khi Nhật Bản đầu hàng.[2] Thiết kế Ke-To Kiểu 2 được phát triển dựa trên kiểu xe tăng thử nghiệm Kiểu 98B "Otsu" với sự giống nhau về khung gầm, động cơ và hệ thống giảm xóc kiểu Christie. Tuy nhiên, hỏa lực chính đã được nâng cấp mạnh mẽ hơn với một khẩu pháo chống tăng Kiểu 1 37 mm[3] có vận tốc đạn 810 m/giây. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong thiết kế tháp pháo của xe, lớn hơn và cấu trúc hình trụ rõ nét hơn. Ngoài ra, xe còn được trang bị thêm súng máy 7,7 mm. Lịch sử hoạt động Theo dự tính ban đầu của lục quân, Ke-To Kiểu 2 sẽ đóng vai trò trong các chiến dịch đổ bộ đường không, yểm trợ cho các đơn vị đặc biệt và lính dù với việc vận chuyển bằng phương pháp đặc biệt thông qua các tàu lượn hạng nặng có sự trợ giúp của máy bay. Người Nhật đã lấy ý tưởng này dựa trên xe tăng Tetrarch của quân đội Anh. Tuy nhiên, vào thời điểm Ke-To được đưa vào sản xuất, quân đội Nhật Bản đã mất đi khả năng mở những cuộc tấn công trên chiến trường, và nhiều chiếc xe tăng đã được đưa đến các sư đoàn bộ binh làm nhiệm vụ phòng thủ quần đảo chính Nhật Bản trước cuộc đổ bộ dự kiến sắp tới của quân Đồng Minh. Không một chiếc Ke-To Kiểu 2 nào được sử dụng trong chiến đấu cho đến tận khi chiến tranh kết thúc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top