luatbien nviett1993

LUẬT BIỂN VIỆT NAM

NỘI DUNG

Cơ sở thực tiễn và pháp lý về biển đông

Một số nội dung cơ bản của Luật biển Việt Nam

1.1.  Cơ sở thực tiễn

Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo (Hoàng sa, Trường sa) bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

 Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như:

     + Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII),

     + Phủ Biên Tạp Lục (1776),

     + Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848),

     + Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875),

     + Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)...

-          Ba là:

     + Năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền.

     + Trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...

     + Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo (chúa Nguyễn từ 1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802). Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

1.2.  Cơ sở pháp

. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển 1982:

            - Được tạo ra trong Hộinghịvềluậtbiển LiênHiệpQuốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa, thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994.

    (Tính đến ngày 3/6/2011, đã có 162 nước phê chuẩn và tham gia Công ước Luật biển 1982 (Thái lan là quốc gia thứ 162 gia nhập ngày 15/5/2011).

             - Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tàinguyênthiênnhiên đại dương.

Sau hơn 4 năm chuẩn bị và 9 năm đàm phán, ngày 10/12/1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica (tính đến nay, số quốc gia ký là 157), đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật biển lần thứ 3, với sự tham gia của trên 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ, cùng xây dựng nên một Công ước mới về Luật biển, được nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia không có biển, cùng chấp nhận.

Công ước Luật biển 1982- UNCLOS 1982 thay cho:

Năm 1956, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về Luật Biển đầu tiên (UNCLOS I) ở Geneva, ThụySĩ. Hội nghị này đạt được bốn hiệp định ký kết năm 1958):

- CôngƯớcvềLãnhHảivàVùngTiếpGiáp, có hiệu lực vào ngày 10/09/1964

- CôngƯớcvềThềmLụcĐịa, có hiệu lực vào ngày 10/06/1964

- CôngƯớcvềHảiPhậnQuốcTế, có hiệu lực vào ngày 30/09/1962

- CôngƯớcvềNghềCávàBảoTồnTàiNguyênSống ở HảiPhậnQuốcTế, có hiệu lực vào ngày 20/03/1966

2. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt Quy tắc Hướng dẫn DOC).

 

Ngày 21 tháng 7 năm 2011, tại Bali – Indonesia, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC sau 9 năm đàm phán. Văn bản này được xem là bước tiến trong tiến trình quản lý tranh chấp trên Biển Đông.

3/. Luật Biển Việt Nam

-Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội thông qua. Đây là luật có tỷ lệ số đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng 21/6/2012.

 - Việc xây dựng luật bắt đầu từ năm 1998 trên cơ sở các quy định của Công ước Luật biển 1982, có tham khảo các thông lệ quốc tế, trong đó có thực tiễn của các nước và yêu cầu phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng của Việt Nam"

 - Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực từ 01/01/2013.

2. NỘI DUNG LUẬT BIỂN VIỆT NAM

-          Quy định về:

  + Đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;

 + Hoạt động trong vùng biển Việt Nam;

 + Phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Các hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh khi tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam

- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;

-          Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;

-          Thu thập thông tin gây phương hại cho quốc phòng an ninh của Việt Nam;

-          Cố ý gây nghiêm trọng môi trường Biển…

     (13 hành vi trong Điều 23 Luật Biển VN)

Ngoài ra, khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân bị cấm: tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại; mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy; phát sóng trái phép.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nviett1993