Ôn tập

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI, THƯƠNG NHÂN

Câu 1: Hãy phân tích phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 2005 và cho ví dụ minh họa?

Phạm vi điều chỉnh của luật TM 2005: Điều 1 LTM.

Ví dụ:

- Công ty A ( Tp HCM) kí hợp đồng bán 10.000kg gạo cho công ty B( Tp HCM).

- Công ty Hàn Quốc kí hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty Việt Nam tại Hàn Quốc và thoả thuận áp dụng pháp luật Việt Nam.

Câu 2: Cho biết vai trò của Luật thương mại?

*Đối với các chủ thể kinh doanh:

- Tạo ra hành lang pháp lí cho các chủ thể kinh doanh hoạt động hợp pháp.

- Pháp luật ghi nhận, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh.

- Ràng buộc trách nhiệm đối với các chủ thể kinh doanh từ quá trình thành lập, hoạt động, giải thể và phá sản.

- *Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Ràng buộc trách nhiệm của các cqnn có thẩm quyền trong việc đảm bảo hoạt động, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh.

- Là công cụ để nhà nước quản lí kinh tế vĩ mô.

Câu 3: Hãy kể nguồn của Luật thương mại?

- Hiến pháp.

- Luật, Bộ luật ( Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Hợp tác xã 2012, Luật Thương mại 2005,...).

- Các văn bản dưới luật: Pháp lệnh của UBTVQH; Nghị định của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn.

- Tập quán thương mại; thông lệ trong nước và quốc tế.

Câu 4: Hãy phân biệt thương nhân và pháp nhân?

Tiêu chí

Pháp nhân

Thương nhân

Khái niệm

Là một tổ chức được thành lập theo Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một các độc lập.

Là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Tính chất hành vi

Hành vi thương mại hoặc phi thương mại.

Hành vi thương mại.

Điều kiện

1. Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân quy định trong điều lệ pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

Việc tổ chức các cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc quy định pháp luật khác.

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Đối với tổ chức:

- Phải là tổ chức kinh tế.

- Được thành lập một cách hợp pháp.

Đối với cá nhân:

- Có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.

- Có đăng ký kinh doanh.

Đặc điểm

Chịu trách nhiệm độc lập, hữu hạn với tài sản cá nhân.

Chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản cá nhân.

Chủ thể

Tổ chức

Cá nhân hoặc tổ chức.

Phân loại

- Pháp nhân thương mại.

- Pháp nhân phi thương mại.

- Thương nhân là cá nhân.

- Thương nhân là pháp nhân.

- Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình.

Đối tượng

Có thể mang lợi ích cho chính pháp nhân đó hoặc cho xã hội.

Ví dụ: công ty dịch vụ công ích

Chỉ mang lợi ích cho chính thương nhân đó.

Ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phân bón.

Luật điều chỉnh

Bộ luật dân sự 2015

Luật thương mại 2005

Doanh nghiệp được xem là pháp nhân/thương nhân

- Công ty TNHH.

- Công ty cổ phần.

- Doanh nghiệp Nhà nước

- Công ty TNHH.

- Công ty cổ phần.

- Doanh nghiệp Nhà nước.

- Công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp không được xem là pháp nhân/thương nhân

- Công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân.

Không có.

Câu 5: Có phải tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại chỉ do Luật thương mại điều chỉnh?

Sai.

Hoạt động mua bán hàng hoá trong thương mại còn được điều chỉnh bởi LDS. Vì có nhiều quy định của hoạt động mua bán hàng hoá trong TM mà LTM không quy định như: hiệu lực của HĐ, giao kết hợp đồng, HĐ vô hiệu, các biện pháp đảm bảo thưc hiện nghĩa vụ HĐ, thời điểm có hiệu lực của HĐ... Do đó, hoạt động mua bán hàng hoá trong thương mại cũng có thể được điều chỉnh bởi luật dân sự.

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA.

Câu 6: Phân tích vấn đề áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng thương mại, có ví dụ minh họa.

- Nếu luật chuyên ngành và luật chung cùng điều chỉnh một vấn đề thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành; những vấn đề nào luật chuyên ngành không quy định hoặc quy định không rõ thì áp dụng quy định của luật chung.

- Hoạt động TM đặc thù được quy định trong luật riêng thì áp dụng theo luật đó (Luật Xây dựng, Bộ luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng,...).

+ Ví dụ: Khi giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm, các bên cần tuân thủ điều kiện về chủ thể của hoạt động thương mại đặc thù này theo quy định tại Điều 86, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổi sung năm 2010:

"1.Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp. Bộ Tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp Chứng chỉ đại lý bảo hiểm.

2.Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b)Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. 3.Người đang bị truy cứu cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm".

- Hoạt động thương mại (mua bán hàng hóa, dịch vụ trung gian, xúc tiến

thương mại và các dịch vụ thương mại khác) phải tuân theo Luật thương mại và các

văn bản có liên quan.

+ Ví dụ: Đối với hợp đồng đại lý bảo hiểm thì Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 không

quy định về phương thức thanh toán thù lao đại lý. Do đó, khi các bên không có thỏa thuận thì sẽ phải tuân thủ quy định của LTM 2005. Cụ thể, Điều 176, LTM 2005 quy định: " Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lí được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lí hoàn thành việc mua, bán 1 khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định."

Câu 7: Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa theo qui định của pháp luật là thời điểm bên mua nhận được hàng hóa từ bên bán.

Sai.

Theo điều 62 LTM 2005: "Trừ trường hợp có quy định khác hoặc các bên có thoả thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hoá được chuyển giao."

Do đó, đối với các đối tượng hàng hoá khác nhau sẽ có những quy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu khác nhau như:

Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng hóa mà khi giao nhận được dịch chuyển về mặt cơ học như động sản nói chung thì quyền sở hữu của bên mua được phát sinh kể từ khi bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Đối với trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản như nhà ở và các tài sản gắn liền với đất đai thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu được xác định thông qua việc giao nhận chứng từ về hàng hóa. Khi hai bên hoàn tất về việc chuyển giao các chứng từ này thì quyền sở hữu hàng hóa sẽ thuộc về bên mua.

Trường hợp hàng hóa không thể dịch chuyển khi giao nhận cũng như không có chứng từ về hàng hóa thì thời gian hợp đồng có hiệu lực được xác nhận là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu.

Một số loại hàng hóa đặc biệt được pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy,... thì thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu chính là thời điểm phát sinh quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đó.

8.Trong trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể, bên bán phải chịu trách nhiệm đối với mọi khiếm khuyết của hàng hóa sau khi giao hàng cho bên mua.

Sai. Trong trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể, bên bán không cần phải chịu trách nhiệm đối với mọi khiếm khuyết của hàng hóa sau khi giao hàng cho bên mua. Theo Khoản 1,Điều 40 LTM quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và Khoản 4, Điều 44 LTM về kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng

9. Bình luận về khẳng định sau: "Luật thương mại 2005 không qui định về Hợp đồng mua bán hàng hóa bị coi là vô hiệu vì vậy không áp dụng chế định này"

Sai. Theo Khoản 3, Điều 4 LTM 2005 quy định về việc áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan:

"Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự."

Như vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động thương mại không chỉ chịu sự điều chỉnh của riêng Luật Thương mại, mà cùng với đó là các pháp luật có liên quan khác và đặc biệt là Bộ luật Dân sự – luật chung của các ngành luật tư. Vì vậy, dù Luật thương mại 2005 không qui định về hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu thì cũng không có nghĩa rằng không thể áp dụng chế định này khi chưa xét đến Bộ luật Dân sự 2015. Nói cách khác, khẳng định nói rằng không áp dụng chế định hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu là không có căn cứ!

10. Khi A ký hợp đồng bán hàng cho B. Hãy làm rõ:

a. Khi nào hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005?

- đầu tiên bản hợp đồng này phải là sự thỏa thuân giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự theo quy định Điều 385 BLDS 2015

Để nhận diện hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành, cần căn cứ vào các yếu tố pháp lý sau :

+ thứ nhất: chủ thể của hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa được kí kết giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân hoặc thương nhân với các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa. ( Định nghĩa về thương nhân được quy định tại Khoản 1, Điều 6, LTM 2005). Hoạt động thương mại của bên không phải là thương nhân và hoạt động ko vì mục đích lợi nhuận trong hợp đồng mua bán , phải tuân theo luật thương mại khi chủ thê này lựa chọn áp dụng luật thương mại theo khoản 3, Điều 1, LTM

+ thứ hai: HÌnh thức của hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa có 3 hình thức : bằng lời nói, văn bản và hành vi cụ thể của các bên. Đối với hợp đồng mà pháp luật quy định phải giao kết bằng văn bản . Thì phải tuân theo quy định đó ( Khoản 2, Điều 24, LTM)

+ thứ ba: mục đích của hợp đồng mua bán hafg hóa

Sinh lợi cho chinh bản thân các thương nhân

Đôi khi chỉ mang tính tương đối : ví dụ trường hợp là pháp nhân phi thương mại

b. Nêu các nội dung tranh chấp có thể phát sinh trong hợp đồng này mà bắt buộc sẽ phải sử dụng Bộ Luật Dân sự năm 2015 làm cơ sở giải quyết tranh chấp?

có 4 trường hợp tranh chấp có thể xảy ra mà bắt buộc sử dụng BLDS 2015:

- Tranh chấp về hợp đồng vô hiệu: các trường hợp về hợp đồng vô hiệu được quy định từ Điều 123 dến Điều 129

- Tranh chấp về quyền sỡ hữu hàng hóa với bên thứ 3:

Bên bán là chủ sở hữu tài sản hoặc người được ủy quyền bán .bên bán còn có thể là người đại diện hợp pháp theo pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ đảm bảo quyền sỡ hữu tài sản cho bên mua . Nếu bên bán ko phải là chủ sỡ hữu hoặc người được ủy quyền bán , mà có người thứ 3 yêu cầu đòi tài sản của bên mua thì bên bán có trách nhiệm hoàn trả lại cho bên mua số tiền đã nhận. cụ thể điều này được quy định tại điều 444 BLDS

- Tranh chấp về vấn đề giao kết hợp đồng :

Trong quá trình giao kết hợp đồng cần làm rõ các vấn đề về: đề nghị giao kết HĐ, chấp nhận giao kết HĐ, thời điểm giao kết, hiệu lực HĐ,.. những vấn đề này ko được LTM quy định cụ thể, nên sẽ áp dụng theo quy định của BLDS

- Tranh chấp về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng:

Đặt cọc, kí quỹ, thế chấp tài sản, cầm cố, bão lãnh, kí cược, tín chấp

c. Khi hợp đồng không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng, việc xác định vi phạm hợp đồng của các bên sẽ được thực hiện như thế nào?

- nếu ko có thỏa thuận thì địa điểm giao hàng được xác định theo khoản 2, Điều 35 LTM.

Việc xác định vi phạm hợp đồng của các bên sẽ thực hiện dựa trên việc xác định lỗi của bên vi phạm và những thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm xảy ra mà có

d. Để tránh khả năng hợp đồng trên đây vô hiệu do người không có thẩm quyền đại diện ký kết, cần lưu ý những vấn đề pháp lý nào?

- điều kiện về chủ thể để hợp đồng thương mại có hiệu lực:

+ thương nhân , có đăng kí kinh doanh hợp pháp để thực hiện công việc thỏa thuận trong HĐ. Nếu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì thương nhân phải đáp ứng đủ đk đó.

+ không phải là thương nhân thì chủ thế đó phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy đinh của pháp luật

-Hợp đồng thương mại vô hiệu do người ko có thẩm quyền đại diện kí kết :

Việc xác định người có thẩm quyền giao kết HĐ phải dựa trên căn cứ: Điều lệ cty, quyết định thành lập đối với công ty nhà nước , giấy chứng nhận đki kinh doanh,...

Đối với thương nhân khi giao kết hđ có thể thông qua đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền ( khoản 1, Điều 13, LDN)

Người đại diện cho chủ thế khác ko phải thương nhân sẽ áp dụng các quy định về đại diện theo PL và đại diện ủy quyền của BLDS 2015

Chương 3: Hoạt động về cung ứng dịch vụ

11. Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện tất cả những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng phải không?

Sai.

12. Hợp đồng cung ứng dịch vụ là hợp đồng luôn có tính chất đền bù phải không?

Sai.

hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về việc không phải trả tiền công ( ví dụ cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm).

13. Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đồng thời được kinh doanh dịch vụ logistics phải không?

Sai.

Vì Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển ; dịch vụ vận tải tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa; dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt; dịch vụ vận tải tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải đa phương thức. Theo quy định tại Điều 3, Nghị Định số 163/2017/NĐ-CP

Theo Điều 4, Nghị Định số 163/2017/NĐ-CP "Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistic quy định tại Điều 3, NGhị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó."

14. Việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistis cũng được quy định như đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ khác phải không?

Sai . vì dịch vụ logistic là dịch vụ đặc thù, thương nhân kinh doanh dịch vụ này ko thể can thiệp vào chất lượng hàng hóa là đối tượng tác động của dvu. Đây cũng là d.vụ có độ rủi ro cao, do trong quá trình dịch chuyển có thể được quản lí bởi bên thứ 3 và chịu tác động bởi các yếu tố khách quan. Nên việc phạt vi phạm , bồi thường thiệt hại và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh d.vụ logistic sẽ được quy định khác với các hợp đồng cung ứng d,vụ khác.

Ví dụ: về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh l.vụ logistic được quy định cụ thể trong Nghị định 163/2017/NĐ-CP

15.Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là như nhau phải không?

=> Đúng. Vì theo pháp luật việt nam quy định không phân biệt thương nhân việt nam hay thương nhân nước ngoài đều phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra theo khoản 4 điều 5 nghị định CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 140/2007/NĐ-CP về định nghĩa của thương nhân nước ngoài về dịch vụ logistics.

16.Mọi thương nhân đều có thể kinh doanh dịch vụ giám định phải không?

=> Sai. Căn cứ vào điều 256 LTM 2005 thì chỉ có thương nhân đầy đủ các điều kiện theo pháp luật quy định thì mới được kinh doanh dịch vụ giám định chứ ko phải bất kì thương nhân nào cũng có thể làm được.

17.Gíam định được thực hiện trước hay sau khi có tổn thất về hàng hóa?

=> giám định được thực hiện từ điểm giao hàng kho người bán cho đến nơi người nhận hàng. Theo Điều 254 :Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Do đó việc giám định này được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng không thể thực hiện trước hay sau khi có tổn thất về hàng hóa đc.

18. Bộ Công thương cấp chứng chỉ cho giám định viên phải không?

=>

19.Nếu cấp Chứng thư giám định có kết quả sai thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng không?

=> Có. Theo điều Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai

1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.

20.Bộ Công thương là cơ quan duy nhất có quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động giám định thương mại khi cần thiết?

=>

Chương 4: Các hoạt động xúc tiến thương mại

21. Xúc tiến thương mại là một dịch vụ trong thương mại phải không?

=> đúng. Vì Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại

22. Thương nhân được phép khuyến mại mọi hàng hóa thuộc quyền kinh doanh của mình phải không?

sai. Không phải hàng hóa nào thương nhân cũng được khuyến mại mặc dù trong quyền kinh doanh của mình căn cứ vào khoản 1 điều 100 thì có các hàng hóa bị cấm khuyến mại.

Câu 23: Mọi hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân đều do Luật thương mại điều chỉnh.

Sai.

Hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành (Luật Quảng cáo) Đối với các vấn đề luật chuyên ngành không quy định hoặc quy định không rõ thì mới áp dụng quy định của LTM.

Câu 24: Thương nhân có thể sử dụng hình thức khuyến mại giảm giá đối với tất cả các mặt hàng không bị cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh

Sai.

Điều 100 LTM 2005 quy định: "Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại:

. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.

4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức."

Do đó, thương nhân không thể sử dụng hình thức khuyến mại giảm giá đối với các thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, các loại hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng và khuyến mại rượu, bia cho người dưới 18 tuổi.

Câu 25: Quảng cáo là một hoạt động thương mại mà khi thực hiện các thương nhân bắt buộc phải ký hợp đồng quảng cáo thương mại

Đúng.

Điều 6 Luật quảng cáo 2012 quy định: "Việc hợp tác giữa các chủ thể trong hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật."

Câu 26: Tất cả các hoạt động quảng cáo thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ không thuộc phạm vi các đối tượng bị cấm kinh doanh đều được coi là hợp pháp

Sai.

Điều 7 Luật quảng cáo 2012 quy định về các hàng hoá cấm quảng cáo:

"1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc lá.

3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế."

Câu 27: Bên phát hành quảng cáo phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến tính hợp pháp của sản phẩm quảng cáo

Sai.

Điều 14 Luật quảng cáo 2012 quy định:

"1. Được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo.

3. Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4. Thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

5. Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.

6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."

Do đó, người phát hành quảng cáo có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo.

Câu 28: Thương nhân không được thực hiện hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp sản phẩm của mình với sản phẩm của thương nhân khác

Đúng.

Khoản 10 điều 8 Luật quảng cáo 2012 quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo: "Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác."

Câu 29: Thương nhân được phép quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh và đài truyền hình

Sai.

Khoản 3 điều 7 Luật quảng cáo 2012 quy định về các hàng hoá cấm quảng cáo: "Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên."

30. Các bên trong hợp đồng quảng cáo có quyền tự do thỏa thuận mức phạt hợp đồng không?

Có. Theo quy định tại Điều 301 Luật thương mai 2005: "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm..."

è Các bên trong hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận mức phạt nhưng không được vượt quá mức phạt tối đa (8%) theo quy định của pháp luật.

31. Trình bày vai trò của hoạt động khuyến mại và phân biệt hai hình thức khuyến mại tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92 Luật thương mại 2005.

- Khuyến mại là hoạt động nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng. Nói cách khác, khuyến mại là hoạt động góp phần khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn đến công ty và góp phần tăng tỷ phần tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường.

Tiêu chí

Hàng mẫu (Khoản 1)

Quà tặng (Khoản 2)

Chủ thể thực hiện

Thương nhân có hàng mẫu, dịch vụ mẫu cung cấp cho khách hàng.

Thương nhân tự thực hiện hoặc nhờ thương nhân khác thực hiện hộ.

Mục đích

Quảng bá 1 loại sản phẩm mới.

Nhằm khuyến khích sự liên kết xúc tiến thương mại của các thương nhân, ngoài ra đây còn là cơ hội để các thương nhân quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của nhau.

Người nhận

Khách hàng bất kỳ.

Khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân.

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng

Sản phẩm hoàn toàn mới, chưa có trên thị trường, do chính thương nhân sản xuất.

Có thể là sản phẩm mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là sản phẩm của thương nhân khác.

Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện

- Phải có văn bản thông báo gởi đến Sở Công thương nơi cung ứng chậm nhất là 7 ngày trước khi thực hiện, hàng mẫu hay dịch vụ tung ra thị trường phải đảm bảo chất lượng như đã đăng ký, khách hàng phải được thông báo đầy đủ mọi thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, không được tạo ra sự so sánh trực tiếp với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

- Thương nhân cũng không được phép sử dụng một số mặt hàng như thuốc tân dược, các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia vượt quá mức quy định để làm hàng mẫu và các quy định khác trong các văn bản hướng dẫn thi hành.

Không cần thủ tục như hàng mẫu.

32. Phân tích đặc điểm của quảng cáo thương mại? Phân biệt quảng cáo thương mại với trưng bày giới thiệu hàng hóa.

v Đặc điểm của quảng cáo thương mại

- Thứ nhất, chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại: thương nhân. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm khác biệt của quảng cáo thương mại đối với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội... thực hiện nhằm tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Thứ hai, về tổ chức thực hiện: thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ.

- Thứ ba, cách thức xúc tiến thương mại: trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng. Những thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa dịch vụ cần giới thiệu... được truyền tải đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm. Đặc điểm này là đặc điểm riêng biệt của quảng cáo thương mại với hình thức xúc tiến thương mại cũng có mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ như trưng bày, hội trợ triển lãm.

- Thứ tư, mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại: mục đích là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương nhân giới thiệu về một loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng... Như vậy, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hóa, dịch vụ, có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại.

v Phân biệt quảng cáo thương mại và trưng bày giới thiệu hàng hóa

Tiêu chí

Quảng cáo thương mại

Trưng bày, giới thiệu hàng hóa

Khái niệm

Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình.

Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó.

Đối tượng

Hàng hóa, dịch vụ.

Hàng hóa.

Chủ thể tiến hành

Thường có nhiều chủ thể tham gia: người quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo (bởi quảng cáo cần phải thông qua các phương tiện truyền thông).

Chủ thể thường không đa dạng bằng thường chỉ là thương nhân có hàng hóa cần trưng bày giới thiệu và và thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hóa.

Phương tiện

+ Sử dụng sản phẩm quảng cáo và phương tiện quảng cáo.

+ Sản phẩm quảng cáo bao gồm thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ánh sang chứa đựng các thông tin nội dung quảng cáo. Truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, băng, biển,báo chí,chương trình hội chọ triển lãm...

+ Hàng hóa, dịch vụ chính là công cụ để giới thiệu thông tin về sản phẩm,kiểu dáng, chất lượng, giá cả...

+ Tổ chức hội nghị hội thảo có trưng bày hàng hóa

+ Trưng bày hàng hóa, dịch vụ trên internet...

Hình thức

Thể hiện bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng... thông qua các phuơng tiện.

+ Mở phòng trưng bày.

+ Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ tại các trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm.

33. Phân tích các hình thức khuyến mại bị khống chế về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng khuyến mại.

34. Phân biệt hình thức giảm giá và hình thức tặng quà trong trường hợp giám giá 50% và tặng quà "mua một tặng một"

Chương 5: Các hoạt động trung gian thương mại

35: Hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền.

Đúng.

Đại diện cho thương nhân là một loại dịch vụ trung gian thương mại do thương nhân thực hiện: ủy quyền cho thương nhân khác làm đại diện cho mình trong việc thực hiện các hoạt động thương mại. Đại diện cho thương nhân là một dạng của quan hệ ủy quyền có thù lao.

36: Bên đại diện có thể làm đại diện của nhiều bên đại diện khác nhau.

Đúng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân chủ yếu được xác định thông qua các điều khoản của hợp đồng, ngoài ra còn có quyền và nghĩa vụ theo luật định. Điều 145 –LTM 2015 quy định về Nghĩa vụ của bên đại diện, trong đó không có quy định cấm việc đại diện cho nhiều thương nhân cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, trong trường hợp hợp đồng giữa bên đại diện và bên giao đại diện không có quy định hạn chế việc đại diện cho nhiều thương nhân khác thì bên đại diện trong quan hệ đại diện cho thương nhân có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân khác.

37: Trong quan hệ đại diện thương nhân, bên đại diện không được ủy quyền lại cho bên thứ 3 để thực hiện công việc đại diện.

Sai.

Hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền. Khoản 1 – Điều 564 – Luật dân sự 2015 quy định: "Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

a. Có sự đồng ý của bên ủy quyền

b. Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được."

Vậy, nếu rơi vào một trong hai trường hợp trên, bên đại diện được ủy quyền lại cho bên thứ ba để thực hiện công việc đại diện.

38: Trong mọi trường hợp, bên đại diện đều phải tuân thủ sự chỉ dẫn của bên giao đại diện.

Sai.

Khoản 3 – Điều 145 – Luật thương mại 2005 quy định về Nghĩa vụ của bên đại diện: "Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật"

Câu 39: Bên đại diện thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa của bên giao đại diện nên bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng mà bên đại diện đã nhân danh bên giao đại diện để ký với khách hàng.

Sai.

Khoản 3 – Điều 139 – Luật dân sự 2015 quy định về Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện: "Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối."

Câu 40: Bên đại diện vẫn có quyền hưởng thù lao đối với những hợp đồng được giao kết giữa bên giao đại diện và bên thứ 3 trước và sau khi hợp đồng đại diện chấm dứt.

Đúng.

Khoản 3 – Điều 144 – Luật thương mại 2005 quy định: "Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng."

Câu 41: Bên đại diện có thể trở thành một bên mua/bán hàng hoá hoặc làm bên đại diện cho một bên mua/bán hàng hoá với bên giao đại diện.

Sai.

Khoản 4 điều 145 LTM 2015 quy định: "Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện."

Câu 42: Bên đại diện bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại mà bên giao đại điện kí kết.

Sai.

Khoản 1 điều 141 LTM 2015 quy định: "Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện."

Vì vậy bên đại diện chỉ hoạt động trên danh nghĩa và sự chỉ dẫn của bên giao đại diện trong phạm vi thoả thuận, không yêu cầu phải có chứng nhận đăng kí kinh doanh trên lĩnh vực mà bên giao đại diện uỷ quyền kí kết.

Câu 43: Các bên tham gia hợp đồng môi giới đều phải là thương nhân và ký kết hợp đồng môi giới thương mại nhằm mục đích kinh doanh.

Sai.

Điều 150 LTM 2015 quy định: "Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới."

Vì vậy chủ thể của hợp đồng môi giới chỉ yêu cầu bên môi giới là thương nhân. Mục đích của bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của bên được môi giới.

Câu 44: Trong trường hợp các bên không có thoả thuận cụ thể về thù lao môi giới, thù lao môi giới thương mại chỉ được trả cho bên môi giới khi các bên được môi giới ký kết hợp đồng với nhau.

Đúng.

Khoản 1 điều 153 LTM 2015 quy định: "Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau."

Câu 45: Giải thích về việc người môi giới phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới.

Căn cứ vào bản chất của hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới; tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới; thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu. Do đó bên bên môi giới cần đảm bảo về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, đảm bảo sự giao kết và quan hệ giữa các bên được môi giới là đúng quy định và không gây ảnh hưởng đến lợi ích của từng bên, từ đó là cơ sở để các bên được môi giới giao kết và thực hiện hợp đồng.

46. Người môi giới phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới phải không?

- Sai. Theo khoản 3 Điều 151 Luật thương mại 2005 quy định về Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại: Bên môi giới thương mại "Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ."

 Chỉ chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý, không chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng.

47. Người môi giới không được ký hợp đồng với cả người mua và người bán trong cùng một quan hệ mua bán hàng hóa đúng không?

- Sai. Vì đây là 2 hoạt động độc lập – mua và bán. Nên người môi giới vẫn có thể ký hợp đồng với cả người mua và người bán.

48. Trong mọi trường hợp, người môi giới không được tham gia thực hiện hợp đồng với các bên được môi giới phải không?

- Sai. Theo khoản 4 Điều 151 Luật thương mại 2005 quy định về Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại: Bên môi giới thương mại chỉ "Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới."

 Nếu bên được môi giới ủy quyền cho người môi giới thì người môi giới được quyền tham gia thực hiện hợp đồng với các bên được môi giới trong tư cách của bên đại diện.

49. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải không?

- Sai. Theo quy định tại Điều 514 BLDS 2015 "Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội." Do đó, đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hoá do bên nhận uỷ thác tiến hành theo sự uỷ quyền của bên uỷ thác. Hàng hoá được mua bán theo yêu cầu của bên uỷ thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận uỷ thác với bên thứ 3 chứ ko phải đối tượng của HĐ uỷ thác.

50. Trong hoạt động ủy thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu, bên ủy thác có thể ủy thác cho bên nhận ủy thác mua bán tất cả các hàng hóa lưu thông hợp pháp tại VN phải không?

- Sai. Vì theo Điều 16 NĐ 187/2013/NĐ-CP thì "Thương nhân được uỷ thác cho thương nhân khác xuất nhập khẩu các loại hàng hoá trừ các hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu."

50. Ủy thác mua bán hàng hóa là một dang đại diện cho thương nhân phải không ?

Sai . Vì đại diện cho thương nhân là việc thương nhân (bên đại diện) sẽ thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa , theo sự hướng dẫn của thương nhân (bên giao đại diện). còn ủy thác MBHH là bên nhận ủy thác sử dụng chính danh nghĩa của mình để MBHH cho bên ủy thác.

51. Đại lí thương mại là 1 hoạt động thương mại trong đó bên đại lý nhân danh mình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba và chịu mọi trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba phải không ?

Sai, vì trách nhiệm được phân chia theo HĐ hoặc theo quy định của PL tuỳ theo lỗi của bên gây ra thiệt hại. Theo khoản 5 điều 175 LTM bên đại lí chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lí mua bán hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lí cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi của mình gây ra

52. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa phải không?

Sai. Vì HĐ đại lí mua bán hàng hoá cũng là một HĐ dịch vụ theo quy định tại Điều 513 BLDS 2015 nên đối tượng của HĐ đại lí là công việc mua bán hàng hoá hoặc công việc cung ứng dịch vụ của bên đại lí cho bên giao đại lí. Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí không phải là người mua hàng hoá của bên giao đại lí mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ 3

53. Trong hợp đồng đại lí mua bán hàng hoá, các bên có thể thoả thuận quyền sở hữu hàng hoá có thể được chuyển giao cho bên đại lí kể từ thời điểm bên giao đại lí giao hàng cho bên đại lí

Sai. Vì: Theo điều 170 LTM. Hàng hoá giao cho bên đại lí thuộc sở hữu của bên giao đại lí, Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí không phải là người mua hàng hoá của bên giao đại lí mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ 3. Chỉ khi hàng hoá được bán, quyền sở hữu hàng hoá mới chuyển từ bên giao đại lí cho bên thứ 3.

54.Trong quan hệ đại lí thương mại, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí.

Đúng. Vì theo Khoản 1, Điều 177LTM thì các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí và chỉ cần thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lí trong thời hạn quy định.

55. Trong mọi trường hợp, bên giao đại lý có nghĩa vụ bồi thường cho bên đại lý một khoản tiền theo mức độ 1 năm làm đại lý bằng 1 tháng thù lao đại lý trung bình nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý đúng không?

Sai. Vì theo điều 177 LTM 2005 quy định :" Thời hạn đại lý

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.

Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý."

56. Khi uống chai nước mua ở ngay đại lý và phát hiện có một vật thể bên trong chia nước thì trách nhiệm thuộc về ai ?

Công ty sản xuất phải chịu (Không biết làm ;(( )

Vì theo Điều 18. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa:

1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có). Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật và phải bảo đảm trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn.

Khoản 2 Điều 173 Luật thương mại quy định, bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng hành hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ..

57. Đại lý bán hàng có quyền ấn định giá thấp hơn giá mà bên giao đại lý ấn định ?

Sai. Chỉ có bên giao đại lý mới có quyền ấn định sản phẩm

Theo Khoản 1, 2 Điều 172 LTM2005 : "Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:

1. ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng

2. Ấn định giá giao đại lý;"

58. Gía thưởng hoa hồng của đại lý bao gồm thuế hay chưa bao gồm thuế?

Tùy thuộc vào quy định của công ty

Theo chính sách bán hàng của doanh nghiệp, khi đại lý bán hàng đạt mức doanh thu nhất định sẽ được thưởng một khoản tiền hoặc một số hàng tương ứng với khoản tiền thưởng về doanh thu (ví dụ: nếu đại lý đạt mức doanh thu hàng bán đại lý 500 triệu đồng thì được thưởng 1 triệu đồng hoặc được thưởng lượng hàng tương ứng 1 triệu đồng). Việc hạch toán phần thưởng doanh thu cho đại lý chưa được quy định trong chế độ kế toán hiện hành về kế toán bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng . Đối với hoạt động thương mại thông thường, khoản tiền thưởng doanh thu được hạch toán như một khoản chiết khấu thương mại dành cho khách hàng

Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau

" Điều 79. Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.6.6. Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh thu là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng."

59.Hãy so sánh tính chất pháp lý giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật thương mại?

Giống nhau :

Đều là một dạng của thương mại dịch vụ.

Khác nhau:

Hợp đồng đại lý

HĐ nhượng quyền thương mại

Trong quan hệ đại lý thương mại, theo quy định tại Điều 170 Luật thương mại thì bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu của hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.
Do đó, trong trường hợp bên đại lý không bán được hàng hóa hoặc có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, bên giao đại lý với tư cách chủ sở hữu phải tự gánh chịu mọi rủi ro về hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý

Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền và bên nhượng quyền là hai độc lập.
Do đó, bên nhận quyền phải tự gánh chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa.

Khoản 2 Điều 173 Luật thương mại quy định, bên giao đại lý phải chịu về chất hành hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ.

Bên nhận quyền và nhượng quyền chỉ là hai chủ thể độc lập, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.
Vì thế, bên nhận quyền phải chịu mọi trách nhiệm với khách hàng về chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ mà mình cung ứng.

Bên đại lý được quyền chủ động trong việc tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình và không cần đảm bảo sự thống nhất với các bên đại lý khác.

Theo quy định của Luật thương mại, nhận quyền có chấp nhận sự kiểm soát, và hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền và điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhựng quyền thương mại. thương nhân nhượng quyền có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ ( khoản 3 Điều 286 và khoản 3 Điều 289 Luật thương mại)

60. Có phải chế tài hủy hợp đồng được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hợp đồng hay không?

Không. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 312 Luật thương mại 2005: "Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp động được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng."

è Chỉ khi thuộc 1 trong 2 trường hợp quy định ở trên mới áp dụng chế tài hủy hợp động, không phải mọi hành vi vi phạm hợp đồng đều dẫn đến hủy hợp đồng, có thế áp dụng chế tài tạm ngưng hợp đồng, đình chỉ hợp đồng,...

61. Bên vi phạm hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng được miễn trách nhiệm với mọi thiệt hại phát sinh phải không?

Đúng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005: "Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;"

Điều 161 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép"

à Khi bên vi phạm chứng minh được mình gặp phải trở ngại khách quan mà không thể lường trước được, chống đỡ được buộc phải vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục hậu quả nhưng không khắc phục được thì được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại.

62. Chế tài TM chỉ áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: hành vi vi phạm,thiệt hại thực tế và mqh nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế đúng không ?

-Sai vì mỗi hình thức áp dụng chế tài TM thường là những căn cứ khác nhau, bên bị vi pham phải chứng minh 1 hoặc cả 3 căn cứ áp dụng : hành vi vi phạm,thiệt hại thực tế và mqh nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế

63. Bên bị vi phạm có phải áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trước khi áp dụng các chế tài khác ?

-Trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực giện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác theo khoản 1 Điều 299 LTM 2005

64.Có phải mức phạt vi phạm trong hợp đồng TM chỉ được áp dụng tối đa 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm?

-Sai. Theo điều 300 và điều 266 phạt vi phạm LTM , không chỉ 8% mà còn áp dụng theo thõa thuận khác của các bên áp dụng.

65. Trong quan hệ hợp đồng có trường hợp nào bên bị vi phạm có thể không được bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế ?

-Có trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng (Đ156 BLDS) , hoặc do thực hiện quyết định của cơ quan quản lí nhà nước.

66. Nêu các bên thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì không được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại phải không?

-Sai theo khoản 2, Điều 307 LTM 2005 "Các bên có thõa thuận phạt vi phạm thì bên phạt vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bòi thường thiệt hại "

67. Căn cứ nào để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ?

-Điều 303, LTM 2005:

+Có hành vi vi phạm hợp đồng

+Có thiệt hại thực tế

+Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

68. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán được quy định như thế nào?

Điều 306 – LTM 2005 quy định: "Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."

69. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm được quy định như thế nào?

Điều 295 – LTM 2005 quy định:

1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

70. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng được quy định như thế nào?

Điều 296 – LTM 2005 quy định:

1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.

4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.

71. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần được thực hiện như thế nào?

Điều 313 – LTM 2005 quy định:

1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.

2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.

3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.

72. Thông báo tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ thực hiện hợp đồng được thực hiện như thế nào?

Điều 315 – LTM 2005 quy định: "Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại."

73. Thời hạn khiếu nại trong thương mại được thực hiện như thế nào?

Điều 318 – LTM 2005 quy định:

Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:

1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;

2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;

3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

74. Thời hiệu khỏi kiện trong giao dịch thương mại là bao lâu?

Điều 319 – LTM 2005 quy định:

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

BỔ SUNG:

1. Ủy thác mua bán hàng hóa là một ví dụ cụ thể về hoạt động đại diện cho thương nhân.

ð Sai. Vì đại diện nhân danh bên giao đại diện còn uỷ thác nhân danh chính mình

Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác.

Đặc điểm ủy thác mua bán hàng hóa

- Là hoạt động thương mại theo sự ủy nhiệm và vì lợi ích của người khác để được hưởng thù lao

- Bên được ủy thác nhân danh chính mình trong hoạt động thương mại

- Là hành vi thương mại trung gian nhưng bên nhận ủy thác trực tiếp ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng

2. Giảm giá bán 50% khi mua hai sản phẩm chính là hình thức khuyến mại mua 1 tặng 1

ð Sai. Căn cứ Điều 92 LTM 2005, Nghị định 37/2006/NĐ-CP.

Điều 8, nghị định 37, hình thức tặng hàng hóa này không bắt buộc phải mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Còn đối với hình thức mua 1 tặng 1 thì bắt buộc phải có điều kiện là mua hàng, sử dụng dịch vụ. Cũng ko phải là hình thức giảm giá, vì nhu cầu ban đầu của khách hàng chỉ là mua 1 thôi. ...

3. Theo pháp luật thương mại Việt Nam chỉ có quy định về đấu giá hàng hóa chứ không có quy định về đấu giá dịch vụ.

ð Đúng. Đối tượng của đấu giá là tài sản, hàng hóa.. thật cụ thể , rõ ràng để xác định giá cả thực sự của nó và việc đấu giá sẽ quyết định cá nhân, tổ chức nào được mua do trả giá cao nhất. Vì dịch vụ là khái niệm chung chung, không cụ thể thì làm sao là đối tượng của đấu giá được.

Ngược lại, đối tượng của đấu thầu lại có thể là dịch vụ cung cấp, dự án công trình....dự kiến sẽ được tiến hành nên dịch vu được mang ra đấu thầu để quyết định đơn vị, cá nhân được phép thực hiện dịch vụ đó.

4. Trong mọi trường hợp, bên bị vi phạm trong hợp đồng thương mại chỉ có quyền phạt vi phạm tối đa 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.

ð Đúng. Căn cứ điều 301 Luật thương mại 2005

Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

5. Bên thuê có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa cho thuê không phù hợp với hợp đồng

ð Đúng. Căn cứ điều 276 Luật thương mại 2005

Điều 276. Từ chối nhận hàng

1. Bên cho thuê phải dành cho bên thuê một thời gian hợp lý sau khi nhận được hàng hoá để kiểm tra.

2. Bên thuê có quyền từ chối nhận hàng hoá trong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê không dành cho bên thuê điều kiện, thời gian hợp lý để kiểm tra hàng hoá;

b) Khi kiểm tra hàng hóa, bên thuê phát hiện thấy hàng hoá không phù hợp với hợp đồng.

6. Trong hình thức đại lý độc quyền, bên đại lý không được làm đại lý đối với hàng hóa cùng loại của thương nhân khác

ð Sai. Căn cứ khoản 2 điều 169 và điều 175

Điều 169. Các hình thức đại lý

2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

Điều 175. Nghĩa vụ của bên đại lý

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

1. Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;

2. Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;

3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;

4. Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;

5. Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;

6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;

7. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.

Bên đại lý có thể ký hợp đồng độc quyền với nhiều bên giao đại lý (trừ khi có luật chuyên ngành quy định). Đối tượng hợp đồng: nhóm hàng, tên hàng nào. Khi kí hợp đồng thì phải xem độc quyền nhãn hiệu nào hay tất cả các nhãn hàng của bên giao đại lý. v/d: Bên giao đại lý sản xuất những tên nhãn hàng khác với mục đích sử dụng tương tự, Trong trường hợp này cũng không vi phạm Luật thương mại về đại lý độc quyền vì đối tượng hợp đồng đã được xác định.

7. Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài được phép trực tiếp thực hiện việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa cho thương nhân nước ngoài ở Việt Nam.

ð Sai. Căn cứ điều 118 Luật thương mại 2005

Điều 118. Quyền trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; lựa chọn các hình thức trưng bày, giới thiệu phù hợp; tự mình tổ chức hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình.

2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ sở của Văn phòng đại diện đó. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để thực hiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện.

3. Thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt nam muốn trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ Việt Nam thực hiện.

Chỉ được nếu trưng bày tại trụ sở của Văn phòng đại diện. Trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để thực hiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện.

8. Trong hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền có nghĩa vụ thực hiện quyền đã mua trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng quyền chọn

ð Đúng. Căn cứ khoản 4 điều 66 Luật thương mại 2005

Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn

1. Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả thuận.

2. Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.

3. Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.

4. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.

Ví dụ: Bên giữ quyền chọn mua bỏ ra USD 100 để mua quyền chọn mua 10 tấn cà phê với giá USD 2,100/ tấn, thời gian giao hàng tháng 2, 2017.

Ø Nếu đến tháng 2, 2017, giá thị trường biến động giảm xuống còn có USD 2,000/ tấn. Khi đó, bên giữ quyền chọn mua có quyền không thực hiện hợp đồng nữa à Thiệt hại đối với bên giữ quyền chọn mua là USD 100 (tiền mua quyền chọn mua)

Ø Nếu đến tháng 2, 2017, giá thị trường biến động tăng lên USD 2,200/tấn. Khi đó, bên giữ quyền chọn mua yêu cầu thực hiện hợp đồng à Lợi nhuận mà bên giữ quyền chọn mua có được là 10 tấn * (USD 2,200 – USD 2,100)/tấn – USD 100 (tiền mua quyền) = USD 900

9. Bên giao đại lý chịu mọi trách nhiệm đối với bên thứ 3 mua hàng hóa từ bên đại lý

ð Sai. Căn cứ khoản 5 điều 175 Luật thương mại 2005. Đại lý vẫn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi do bên đại lý gây ra.

Điều 175. Nghĩa vụ của bên đại lý

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

1. Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;

2. Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;

3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;

4. Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;

5. Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;

6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;

7. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.

10. Đối tượng của hoạt động quảng cáo thương mại là tất cả các hàng hóa được phép lưu thông và tất cả các dịch vụ được phép thực hiện trên thị trường VN.

ð Đúng. Căn cứ điều 105 Luật thương mại 2005 và khoản 1, 3 điều 2 Luật quảng cáo 2012

Điều 105. Sản phẩm quảng cáo thương mại

Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

3. Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.

11. Luật thương mai hiện hành chỉ áp dụng đối với các hoạt động thương mại được thực hiện trên lãnh thổ VN

ð Sai. Căn cứ khoản 2 điều 1 Luật thương mại 2015. Trong trường hợp có thỏa thuận.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

12. Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại chưa được xác lập, nếu các bên chưa thỏa thuận xong về giá.

ð Sai. Căn cứ điều 52 đối với hợp đồng mua bán hàng hóa và điều 86 đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng mua bán hàng hoá hay hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể cho nên vấn đề về giá có thể cố tình bỏ qua, bỏ quên, không rõ hay cũng có thể là thỏa thuận 1 cách sơ sài, thiếu căn cứ. Cho nên nhiều trường hợp thỏa thuận hợp đồng trong trường hợp như giao nhận hàng có thể là thỏa thuận miệng. Vậy nên khi xử lý giá sẽ được xác định giá của hàng hóa đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Điều 52. Xác định giá

Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.

Điều 86. Giá dịch vụ

Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

13. Thương nhân được phép quyết định thời hạn thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức giảm giá.

ð Sai. Căn cứ khoản 4 điều 9 Nghị định 37/2006/NĐ-CP

Điều 9. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó

1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này.

2. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.

3. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.

4. Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày.

5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.

14. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán mà hàng hóa phải dịch chuyển qua biên giới lãnh thổ Việt Nam.

ð Sai. Căn cứ điều 28 Luật thương mại 2005. Có những khu vực được xem là khu vực đặc biệt nhưng vẫn nằm trên lãnh thổ Việt Nam được xoi là khu vực hải quan riêng (Khu hải quan riêng bao gồm khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu – Dự thảo luật quản lý ngoại thương 2012)

Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.

15. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn đại diện, nếu bên đại diện thương nhân đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đó sẽ mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng

ð Đúng. Căn cứ điều 144 Luật thương mại 2005

Điều 144. Thời hạn đại diện cho thương nhân

1. Thời hạn đại diện do các bên thoả thuận.

2. Trường hợp không có thoả thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.

3. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.

4. Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều này theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác.

16. Tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa đều có thể giao kết bằng lời nói,bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

ð Đúng. Căn cứ điều 24 Luật thương mại 2005.

Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

17. Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật.

ð Sai. Căn cứ điều 165 Luật thương mại 2005. Bên ủy thác thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận. Như vậy ngoài yếu tố không vi phạm quy định của pháp luật. Còn phải phù hợp với thỏa thuận đã nêu ra.

Điều 165. Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;

2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;

4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;

5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

18. Mọi thương nhân đều có quyền tham gia mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa

ð Sai. Chỉ có thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa mới có quyền tham gia.

19. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp làm dịch vụ logistics không qúa giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa mà khách hàng thuê làm dịch vụ

ð Sai. Chỉ giới hạn trách nhiệm nếu không phải cố ý, cố tình

20. Hợp đồng tín dụng giữa thương nhân A với ngân hàng thương mại B tại Việt Nam là hợp đồng thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005

ð Sai. Hoạt động thương mại là hoạt động của thương nhân nhằm mục đích sinh lợi. Hợp đồng này là hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, nó không chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005, mà là chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành.

21. Các bên khi mua bán hàng hóa quốc tế có quyền áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế

ð Sai. Căn cứ Điều 27 đến Điều 30, Điều 5 Luật thương mại. Căn cứ Điều 758, BLDS

22. Bên giao đại lý luôn luôn ấn định giá mua bán hàng hóa cho khách hàng.

ð Sai. Đối với đại lý bao tiêu Trừ trường hợp có thoản thuận khác, bên đại lý quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng.(k4, Điều 174)

23. Hợp đồng giữa một trường đại học với một doanh nghiệp về việc trường đại học mua sắm thiết bị do doanh nghiệp cung cấp để phục vụ cho công tác đào tạo của trường đại học có thể là một hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại hoặc là hợp đồng mua bán tài sản theo Bộ luật Dân sự.

ð Đúng. Nếu các bên có thỏa thuận là hợp đồng bán hàng hóa theo Luật Thương mại hoặc là hợp đồng mua bán tài sản theo Bộ luật Dân sự.

24. Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua khi quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua.

ð Sai. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định (Đ57 LTM).

25. Thương nhân thực hiện khuyến mại được phép giảm giá không hạn chế mức tối đa với hàng hóa được khuyến mại trong thời gian khuyến mại.

ð Sai. Theo K4 Điều 94 Chính phủ quy định cụ thể hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.

26. Thời điểm giao kết HĐ trong HĐTM cũng như thời điểm giao kết HĐDS

ð Đúng. Luật TM không điều chỉnh về thời điểm giao kết HĐ thương mại nên phải áp dụng BLDS.

27. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ VN chỉ chịu thuế nhập khẩu khi được phép tiêu thụ tại VN

ð Sai. Khi được phép tiêu thụ tại Việt Nam hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải tuan thủ quy định k3 Điều 247 "Việc tiêu thụ hàng hoá quá cảnh tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hoá, thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác".

28. Bên nhận ủy thác mua không chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho KH nếu bên ủy thác mua không giao tiền mua hàng cho bên nhận ủy thác mua.

ð Sai. Bên nhận ủy thác mua phải có nghĩa vụ giao tiền, hàng cho khách hàng theo đúng thỏa thuận bất kể việc bên ủy thác đã giao tiền cho bên nhận ủy thác hay chưa (K6-Đ165). Trường hợp bên ủy thác quên chưa giao tiền thì bên nhận ủy thác có để kiện đòi bên ủy thác phải có nghĩa vụ trả lại theo K3-Đ163.

29. Trường hợp HĐ đại lý, thỏa thuận HĐ chấm dứt vào cuối ngày 31/12/2007 thì HĐ đại lý đó chấm dứt vào cuối ngày 31/12/2007.

ð Sai. K1 Điều 177. Thời hạn đại lý: "Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

30. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại VN được phép thuê thương nhân VN thực hiện tất cả các họat động xúc tiến TM tại VN.

ð Sai. Điều 9, K2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.

31. Cuộc đấu giá lên được coi là không thành khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả.

ð Sai. Điều 202.Cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường hợp sau đây: 1. Không có người tham gia đấu giá, trả giá; 2. Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên. Do đó, nếu người trả cao nhất rút lại giá đã trả thì cuộc đấu giá vẫn tiếp tục.

32. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải là DN được thành lập theo luật doanh nghiệp 2005.

ð Sai. Theo K1-Đ6 LTM thì thương nhân có thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp. Theo qui định tại K1-Đ257 LTM về điều kiện kinh doanh DV giám định TM thì chỉ cần thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo qui định của PL là được mà không nhất thiết phải được thành lập theo luật DN. Vì ngoài luật DN 2005 thì PL còn có các qui định về luật DNNN 2003, luật đầu tư v.v...

33. Thương nhân kinh doanh dich vụ Logistics và thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh đều có quyền định đoạt hàng hóa của khách hàng để bù đắp các khoản nợ mà khách hàng chưa thanh toán cho mình.

ð Sai. Logictic thì được, quá cảnh thì không. Điều 239. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá K2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.

34. Các qui định của LTM luôn luôn đương nhiên được áp dụng đối với HĐ ủy thác mua bán hàng hóa.

ð Sai. Nếu các bên không phải là thương nhân thì không áp dụng luật thương mại.

35. Bên nhận ủy thác xuất khẩu không chịu trách nhiệm đối với người nhập khẩu nước ngoài do giao hàng chậm vì bên ủy thác đã không giao hàng đúng hạn.

ð Đúng. Bên ủy thác phải chịu trách nhiệm, vì trong k 7, đ165 quy định bên nhận ủy thác chỉ liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra. Nhưng việc này là lỗi hoàn toàn của bên ủy thác.

36. Thương nhân được phép thực hiện một chương trình khuyến mại theo hình thức khuyến mại giảm giá trong một khoảng thời gian dài bất kỳ tự mình ấn định.

ð Sai. K1 Điều 101. Trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thương nhân phải đăng ký và sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại, thương nhân phải thông báo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

37. Tất cả các thương nhân đều có quyền kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

ð Sai. Điều 256 chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.

38. Người rút lại giá đã trả trong cuộc bán đấu giá hàng hóa phải trả chi phí cho việc tổ chức cuộc bán đấu giá.

ð Sai. Nếu rút lại giá đã trả trong cuộc bán đấu giá hàng hóa làm cho cuộc đấu giá không thành mới phải chịu chi phí cho việc tổ chức cuộc bán đấu giá. K4, đ204.

39. Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua.

ð Sai. Trường hợp thỏa thuận khác, nếu chưa chuyển giao quyền SH thì rui ro thuộc về người có QSH.

40. Quyền về tài sản là hàng hóa theo quy định tại LTM

ð Sai. Vì nếu TS là BĐS là hàng hóa thì được Luật BĐS điều chỉnh.

41. Cán bộ công chức không thể trở thành thương nhân.

ð Sai. Dưới hình thức kinh tế hộ gia đình.

42. Trong mọi trường hợp tổng giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại trong thời gian khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa được khuyến mại.

ð Sai. Vì hoạt động khuyến mại ngoài giảm giá k wá 50% thì còn hoạt động tặng hàng cho khách hàng dùng thử thì thế tổng gái trị KM có thể >50%

43. Hợp đồng tín dụng giữa thương nhân A với ngân hàng thương mại B tại Việt Nam là hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại 2005.

ð Sai. Được điềuchỉnh bởi LDS

44. Thương nhân nước ngoài không được phép quảng cáo cho hàng hóa của họ ở Việt Nam.

ð Sai. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình (k1đ103)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: