Chương 7 - 8 - 9
Chương VII QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Mục 1.NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ CƠ QUAN QUẢNLÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Điều 99. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:-
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháttriển giáo dục;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; banhành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dụckhác;
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêuchuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hànhsách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáodục;
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục;
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnhvực giáo dục;
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sựnghiệp giáo dục;
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại,tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Điều 100. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởngđến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trươngvề cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạtđộng giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhànước về giáo dục.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lýnhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.
4. UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lýnhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạnglưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáodục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơsở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triểncác loại hình trường, thực hiện xã hội hoá - giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộngquy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.
Mục 2.ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC
Điều 101. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao côngnghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cánhân trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổchức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệpgiáo dục. Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Điều 102. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục
1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷlệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc côngkhai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hộicủa từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổcập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phùhợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụngcó hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy địnhcủa pháp luật.
Điều 103. Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học
Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có tráchnhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể dục, thể thao, văn hóa, nghệthuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành vàđịa phương; ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng trường học và ký túcxá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 104. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trítuệ, công sức, tiền của cho giáo dục.
2. Các khoản đầu tư, đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục và các chiphí của doanh nghiệp để mở trường, lớp đào tạo tại doanh nghiệp, phối hợp đào tạo vớicơ sở giáo dục, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu củadoanh nghiệp là các khoản chi phí hợp lý, được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo Luậtthuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo dục được xem xét để miễn,giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục; đóng góp, tàitrợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhậnbằng hình thức thích hợp.
Điều 105. Học phí, lệ phí tuyển sinh
1. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hoặc người họcphải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục.
Học sinh tiểu họctrường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người họchoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác.
2. Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hìnhnhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề để quy định mức thu học phí, lệ phí tuyểnsinh đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc trung ương.Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với cáccơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùngcấp.Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí,lệ phí tuyển sinh.
Điều 106. Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bịdạy học, đồ chơi
Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáotrình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhậpkhẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơsở giáo dục khác.
Mục 3.HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC
Điều 107. Hợp tác quốc tế về giáo dục
Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôntrọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Điều 108. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục kháccủa Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nướcngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoàigiảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinhphí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức vàtrình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốtđể phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc công dân Việt Nam ra nước ngoàigiảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; việc hợp tác về giáo dụcvới tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Điều 109. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nướcngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam;được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tếmà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải bảo đảm giáo dục người học về nhâncách, phẩm chất và năng lực công dân; tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc; thực hiệnmục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học,trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quyđịnh của pháp luật Việt Nam.
3. Các hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam baogồm:
a) Thành lập cơ sở giáo dục;
b) Liên kết đào tạo;
c) Thành lập văn phòng đại diện;
d) Các hình thức hợp tác khác.
4. Chính phủ quy định cụ thể về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáodục.
Điều 110. Công nhận văn bằng nước ngoài
1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thựchiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hiệp định về tương đương văn bằng hoặccông nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế.
Mục 3a.KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Điều 110a. Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục
1. Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chukỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo; nguyên tắc hoạtđộng, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáodục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhậnkiểm định chất lượng giáo dục.
2. Quản lý hoạt động kiểm định chương trình giáo dục và kiểm định cơ sở giáo dục.
3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá, kiểmđịnh chất lượng giáo dục.
4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
Điều 110b. Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục
Việc kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Độc lập khách quan, đúng pháp luật.
2. Trung thực, công khai, minh bạch.
Điều 110c. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lậptổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệmvụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Mục 4THANH TRA GIÁO DỤC
Điều 111. Thanh tra giáo dục
1. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước vềgiáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừavà xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.
2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;
b) Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phươngpháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thựchiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;
c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quyđịnh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luậtvề xử lý vi phạm hành chính;
đ) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vựcgiáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;
e) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửađổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 112. Quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục
Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật vềthanh tra.
Khi tiến hành thanh tra, trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quanquản lý giáo dục cùng cấp, thanh tra giáo dục có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạtđộng trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xửlý và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 113. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra giáo dục
1. Các cơ quan thanh tra giáo dục gồm:a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;b) Thanh tra sở giáo dục và đào tạo.
2. Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra.Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng giáo dục và đào tạotrực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo.Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đạihọc do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
Mục 4THANH TRA GIÁO DỤC
Điều 111. Thanh tra giáo dục
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩntheo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhândân, Nhà giáo ưu tú.
Điều 115. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáodục
Tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khenthưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 116. Khen thưởng đối với người học
Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dụckhác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng; trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắcđược khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 117. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự
Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệpgiáo dục và khoa học của Việt Nam được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dựtheo quy định của Chính phủ.
Điều 118. Xử lý vi phạm
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép;
b) Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dụckhác;
c) Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chươngtrình giáo dục;
d) Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép;
đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;e) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học;
g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
h) Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quyđịnh;
i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.
2. Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáodục.
Chương IX.ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 119. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
2. Luật này thay thế Luật giáo dục năm 1998.
Điều 120. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật Giáo dục Số 38/2005/QH11 (đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Số 38/2005/QH11 đã đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 6ngày 25/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010).
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI(Đã ký)Nguyễn Văn An
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top