Chương 3 - 4
Chương III NHÀ TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁCMục 1.TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 48. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hìnhsau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảođảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sởvật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinhtế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạtđộng bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều đượcthành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dụcquốc dân.
Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạtđộng giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trườngđược quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật này.
Điều 49. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân
1.Trường của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cónhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường của lực lượng vũ trang nhândân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp vàcông nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệmvụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.
2. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lựclượng vũ trang nhân dân là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân theo quyđịnh tại Điều 36 và Điều 42 của Luật này nếu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường ở mỗi cấphọc và trình độ đào tạo, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt độnggiáo dục và thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thốnggiáo dục quốc dân.
3. Chính phủ quy định cụ thể về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 50. Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện để được cho phép hoạtđộng giáo dục
1. Nhà trường được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàquy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt;
b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dunggiáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộmáy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhàtrường.
2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường;
b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáodục;
c) Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học,người dạy và người lao động;
d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy học tập theo quy định phù hợp vớimỗi cấp học và trình độ đào tạo;
đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộvề cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạtđộng giáo dục;
g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trong thời hạn quy định, nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạnquy định, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phépthành lập bị thu hồi.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện thành lập, cho phép hoạt độnggiáo dục đối với trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quanquản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định cụ thể điều kiện thành lập, chophép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác.
Điều 50a. Đình chỉ hoạt động giáo dục
1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong những trường hợp sau đây:a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luậtnày;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày đượcphép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ởmức độ phải đình chỉ;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý dođình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học vàngười lao động trong trường. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trườngphải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phụcthì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạtđộng giáo dục trở lại.
Điều 50b. Giải thể nhà trường
1. Nhà trường bị giải thể trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyênnhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thànhlập trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
2. Quyết định giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảođảm quyền lợi của nhà giáo, người học và người lao động trong trường. Quyết định giảithể nhà trường phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 51. Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phéphoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhàtrường
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập,trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trườngmẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổthông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đối với trường trung cấptrực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường cao đẳng trường dựbị đại học; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quyết định đối với trườngcao đẳng nghề;đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sởgiáo dục đại học.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạynghề quy định thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấphọc và trình độ đào tạo khác.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường thì có thẩmquyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia,tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩmquyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể thủ tục thành lập, cho phép thành lập, chophép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thểtrường đại học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhànước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định cụ thể thủ tục thành lập, cho phép thànhlập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giảithể nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác."
Điều 52. Điều lệ nhà trường
1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và điều lệnhà trường.
2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
d) Nhiệm vụ và quyền của người học;
đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;
e) Tài chính và tài sản của nhà trường;
g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhàtrường ở các cấp học khác theo thẩm quyền.
Điều 53. Hội đồng trường
1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dânlập, trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệmquyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sửdụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảođảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhàtrường;
b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động củanhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quychế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồngtrường được quy định trong điều lệ nhà trường.
Điều 54. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, docơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo,bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.
3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, côngnhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trườngở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạynghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.
Điều 55. Hội đồng tư vấn trong nhà trường
Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cánbộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một sốnhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động củacác hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.
Điều 56. Tổ chức Đảng trong nhà trường
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 57. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luậtvà có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này.
Mục 2.NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kếtquả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường.
Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chươngtrình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.
2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điềuđộng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
3. Tuyển sinh và quản lý người học;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;
5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt độngxã hội;
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục củacơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;
9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 59. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung cấp, trường cao đẳng,trường đại học trong nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội
1. Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học thực hiện những nhiệm vụvà quyền hạn quy định tại Điều 58 của Luật này, đồng thời có các nhiệm vụ sau đây:
a) Nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham giagiải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước;
b) Thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, trường trung cấp,trường cao đẳng, trường đại học có những quyền hạn sau đây:
a) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất;được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật;
b) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiêncứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường;
c) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất củanhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 60. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường trung cấp, trườngcao đẳng, trường đại học
Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịutrách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt độngsau đây:
1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với cácngành nghề được phép đào tạo;
2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, côngnhận tốt nghiệp và cấp văn bằng;
3. Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cánbộ, nhân viên;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực;
5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiêncứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Mục 3.CÁC LOẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT
Điều 61. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bántrú, trường dự bị đại học
1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộcbán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộcđịnh cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phầntạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bịđại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
Điều 62. Trường chuyên, trường năng khiếu
1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những họcsinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một sốmôn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện.Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tàinăng của học sinh trong các lĩnh vực này.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho cáctrường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối vớicác trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ có liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức chotrường chuyên, trường năng khiếu.-
®Điều 63. Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật
1. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớpdành cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, họcvăn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho cáctrường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưuđãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ chức, cá nhân thànhlập.
Điều 64. Trường giáo dưỡng
1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm phápluật để các đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện,có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội.
2. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáodục cho trường giáo dưỡng.
Mục 4.CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRƯỜNG DÂN LẬP, TRƯỜNG TƯ THỤC
Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường dân lập, trường tư thục
1. Trường dân lập, trường tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lậptrong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quyđịnh liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp,cấp văn bằng, chứng chỉ.
2. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kếhoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển độingũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáodục.
3. Văn bằng, chứng chỉ do trường dân lập, trường tư thục, trường công lập cấp cógiá trị pháp lý như nhau.
4. Trường dân lập, trường tư thục chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nướcvề giáo dục theo quy định của Chính phủ.
Điều 66. Chế độ tài chính
1. Trường dân lập, trường tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tựcân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán.
2. Thu nhập của trường dân lập, trường tư thục được dùng để chi cho các hoạtđộng cần thiết của nhà trường, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lậpquỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của nhà trường. Thu nhập còn lại được phân chiacho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp.
3. Trường dân lập, trường tư thục thực hiện chế độ công khai tài chính và có tráchnhiệm báo cáo hoạt động tài chính hằng năm cho cơ quan quản lý giáo dục và cơ quantài chính có thẩm quyền ở địa phương.
Điều 67. Quyền sở hữu tài sản, rút vốn và chuyển nhượng vốn
Tài sản, tài chính của trường dân lập thuộc sở hữu tập thể của cộng đồng dân cư ởcơ sở; tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu của các thành viên góp vốn. Tàisản, tài chính của trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước bảo hộ theo quy địnhcủa pháp luật.
Việc rút vốn và chuyển nhượng vốn đối với trường tư thục được thực hiện theo quyđịnh của Chính phủ, bảo đảm sự ổn định và phát triển của nhà trường.
Điều 68. Chính sách ưu đãi
Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng. Trường dân lập,trường tư thục được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 89 của Luật này.
Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tưthục.
Mục 5.TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC
Điều 69. Các cơ sở giáo dục khác
1. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ, nhà trẻ; các lớp độc lập gồm lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoạingữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhàtrường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệpđược tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáodục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học;
c) Viện nghiên cứu khoa học được đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đạihọc đào tạo trình độ thạc sĩ.
2. Viện nghiên cứu khoa học, khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chophép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ có trách nhiệm ký hợp đồngvới trường đại học để tổ chức đào tạo."
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động củacác cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc tổchức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;quy định nguyên tắc phối hợp đào tạo của cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm c khoản1 Điều này.
Chương IV NHÀ GIÁO
Mục 1.NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO
Điều 70. Nhà giáo
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sởgiáo dục khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dụcnghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáoviên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.
Điều 71. Giáo sư, phó giáo sư
Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dụcđại học.Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danhgiáo sư, phó giáo sư.
Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo
Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và cóchất lượng chương trình giáo dục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệnhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của ngườihọc, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của ngườihọc;
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chínhtrị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho ngườihọc;
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 73. Quyền của nhà giáo
Nhà giáo có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáodục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệmvụ nơi mình công tác;
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.
Điều 74. Thỉnh giảng
1. Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tạikhoản 2 Điều 70 của Luật này đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạyđược gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.
2. Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quyđịnh tại Điều 72 của Luật này.
Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ,công chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
3. Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học làngười Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại các cơ sởgiáo dục theo chế độ thỉnh giảng.
Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm
Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện củangười học;
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;
4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Điều 76. Ngày Nhà giáo Việt NamNgày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Mục 2.ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO
Điều 77. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểuhọc;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và cóchứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và cóchứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, côngnhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và cóchứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;
e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sưphạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhàgiáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáogiảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước vềdạy nghề theo thẩm quyền quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trìnhđộ chuẩn.
Điều 78. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo bao gồm trườngsư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồidưỡng nhà giáo.
2. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cánbộ quản lý giáo dục. Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trícán bộ quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo.Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
3. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dụcbao gồm cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phépđào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cơ sở giáo dục được đào tạo bồidưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Điều 79. Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học
Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học được tuyển dụng theo phương thứcưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và người có trìnhđộ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, cónguyện vọng trở thành nhà giáo. Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viêncao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sưphạm.
Mục 3.CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
Điều 80. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nângcao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.
Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụđược hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
Điều 81. Tiền lương
Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên vàcác phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 82. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ởtrường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên, trường năngkhiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bịđại học, trường dành cho người tàn tật, khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc các trườngchuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy địnhcủa Chính phủ.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởngchế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tácở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục ở vùng thuận lợi đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng này antâm công tác; tổ chức cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộcthiểu số được học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy và học.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top