Luat KT

Câu 1: Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa DNNN và DNTT

- Đ/n DNNN: Theo luật DNNN năm 2003, DNNN là 1 tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư và thành lập dưới dạng doanh nghiệp 100% vốn . Cty TTHH nhà nước một 2 thành viên và cty cổ phần nhà nước góp vốn chi phí .

- Đ/n DNTT: Theo luật doanh nghiệp năm 2005, DNTN là 1 tổ chức kinh tế do 1 cá nhân tự bỏ tiền ra đầu tư và chịu trách nhiệm vô hạn về các khoảng vốn và tài sản của mình.

- Giống:

+ Đều là tổ chức do nhà nước thành lập bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong nền kinh tế thị trường.

+ Nếu lâm vào tình trạng phá sản thì đều được điều giải quyết bởi luật phá sản.

- Khác:

+ DNNN là 1 tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân còn DNTN kô có.

+ 1 bên chịu TNHH còn 1 bên vô hạn.

+ 1 bên đầu tư của NN và 1 bên tự bỏ vốn

+ 1 bên Lời hay rủ ro chỉ 1 mình mình chịu. còn 1 bên NN chịu.

+ DNTN Không được phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra thị trường chứng khóan.

Xét thấy rằng 2 lọai hình tên điều có những ưu việt của riêng mình

Câu 2: Phân biệt điểm giống và khác nhau Cty TNHH 2 thành viên trở lên và CTy cổ phần? Trong 2 loại hình này, Loại hình nào có hiệu quả hơn? Tại sao?

- Đ/n Cty TTHH: Theo luật Dn năm 2005, Cty TNHH là 1 tổ chức kinh tế do 2 hay nhiều thành viên (tối thiểu là 2 tối đa là 50) cùng góp vốn để kinh doanh và các thành viên chịu trách nhiệm HH về các khoảng vốn đóng góp vào công ty.

- Đ/n Cty CP: Theo luật doanh nghiệp năm 2006 của Việt Nam, công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

- Giống nhau:

+ Như vậy về trách nhiệm hữu hạn thì Công ty TNHH và Công ty CP là giống nhau

+ Đều có tư cách pháp nhân

- Khác nhau:

+ Vốn: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; còn vốn của các thành viên của công ty TNHH tính không được chia thành từng phần mà tính theo tỷ lệ phần trăm vốn góp của các thành viên.

+ Quyền phát hành cổ phiếu: Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiểu còn công ty TNHH không có quyền này.

+ Cơ cấu tổ chức: Công ty Cổ phần được tổ chức theo một mô hình duy nhất đó là: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) còn Công ty TNHH được có thể được tổ chức dưới hình thức CT TNHH 1 thành viên hoặc CT TNHH có từ 2 thành viên trở lên. Tuỳ thuộc vào mỗi loại hình mà cơ cấu tổ chức của công ty TNHH được tổ chức theo cơ cấu nhất định.

+ Số thành viên: Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là một tổ chức.Còn số thành viên Công ty TNHH 2 thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

Câu 3: Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa phá sản DN HTX và giải thể? Những đối tượng nào có quyền làm đơn yêu cầu tuyên bố phá sản? Tại sao họ rất ít thực hiện quyền này?

- Giống:

+ Xét về bản chất , giữa phá sản và giải thể có điểm chung là chấm dứt kinh doanh.

+ Điều phải khắc phục hậu quả của việc phá sản và giải thể.

- Khác:

+ Về nguyên nhân: Phá sản chỉ có 1 nguyên nhân duy nhất là Dn không thanh toán được nợ còn giải thể thì có nhiều nguyên nhân.

+ Về thủ tục: Thủ tục của 1 vụ án phá sản là thủ tục tư pháp nghĩa là tuân theo 1 nguyên tắc tố tụng kinh kế còn giải thể chỉ là thủ tục hành chính thong thường.

+ Về thẫm quyền: Tuyên bố phá sản thuộc về tòa án kinh tế còn giải thể thì người nào ký quyết định thành lập thì người đó ký quyết định giải thể.

+ Về hậu quả pháp lý: PS bao giờ cũng để lại hậu quả rất nặng nề, chủ DN sau khi bị tuyên bố phá sản cấm đảm nhiệm chức vụ giám đốc cho DN khác, cấm thành lập DN mới từ 1 đến 3 năm còn giải thể không để li hậu quả nào.

- Đối tượng có quyên yêu cầu tuyên bố PS:

+ Chủ nợ: Luật qui định chủ nợ là người có quyền yêu cầu toà án tuyên bố phá sản DN mắc nợ nhưng trên thực tế đối tượng naỳ rất ít thực hiện quyền đó (trừ ngân hàng) .Bởi thời gian tiến hành tố tụng tại toà án kinh tế kéo dài, luật lại qui định phần tài sản còn lại của DN mắc nợ lại phân chia theo thứ tự ưu tiên cho nên nếu có lấy lại được củng không còn lại bao nhiêu hoặc thậm chí có thể mất hềt.

J Trình tự

. Làm đơn nộp toà án 1 tháng

. TA gọi đối chất 1 tháng

. TA gọi nguyên đơn bị đơn 3 tháng

. sau 1 tháng hòa giải 1 tháng

. hòa giải lần 2 1 tháng

. hòa giải lần 3 1 tháng

J ưu tiên

. NN

. người lao động

. Chủ nợ có đảm bảo

. chủ nợ không đảm bảo.

+ Con nợ: Trên thực tế luật cho phép Dn mắc nợ được quyền tuyên bố phá sản chính Dn của mình nhưng trên thực tế họ rất ít thực hiện quyển này bởi tâm lý chung sợ than bại danh liệt.

+ Người lao động: đối tượng này mặc dù luật lao động cho phép họ có quyền nếu 3 tháng lien tiếp DN không trả lương. Tuy nhiện hộ rất ít thực hiện quyền này bởi quan niệm rằng việc làm này là thất đức.

- Từ những lý do đã ohân tích ở trên cho thấy họ rất ít thực hiện quyển này, quyền quyên bố phá sản.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: